Tài liệu Đề tài Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty đa quốc gia TOYOTA tại Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU
Tập đoàn Toyota Motor là tập đoàn hàng đầu về sản xuất ô tô trên thế giới có những chiến lược kinh doanh mang tầm quốc tế và có giá trị lịch sử mang lại kết quả lớn cho tập đoàn. Hiện nay những hoạt động kinh doanh của công ty Toyota Motor Việt Nam áp dụng thuần thục những chiến lược của công ty mẹ và điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh và tiềm lực ở Việt Nam. Toyota cũng đạt được những thành công nhất định, khẳng định vị trí số 1 tại thị trường nội địa. Ngoài ra, Toyota Việt Nam còn được đánh giá cao với những hoạt động mang tính xã hội, có tính chất tích cực ảnh hưởng tới đời sống người dân Việt Nam như bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực, nội địa hóa sản phẩm…
GIỚI THIỆU CÔNG TY MẸ:
Lịch sử hình thành và phát triển
Toyota Motor Corporation là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, hiện là công ty lớn thứ hai trên thế giới sau tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors, Mỹ, và là công ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam, thành công của Toyota bắt nguồn từ ...
44 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty đa quốc gia TOYOTA tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tập đoàn Toyota Motor là tập đoàn hàng đầu về sản xuất ô tô trên thế giới có những chiến lược kinh doanh mang tầm quốc tế và có giá trị lịch sử mang lại kết quả lớn cho tập đoàn. Hiện nay những hoạt động kinh doanh của công ty Toyota Motor Việt Nam áp dụng thuần thục những chiến lược của công ty mẹ và điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh và tiềm lực ở Việt Nam. Toyota cũng đạt được những thành công nhất định, khẳng định vị trí số 1 tại thị trường nội địa. Ngoài ra, Toyota Việt Nam còn được đánh giá cao với những hoạt động mang tính xã hội, có tính chất tích cực ảnh hưởng tới đời sống người dân Việt Nam như bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực, nội địa hóa sản phẩm…
GIỚI THIỆU CÔNG TY MẸ:
Lịch sử hình thành và phát triển
Toyota Motor Corporation là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, hiện là công ty lớn thứ hai trên thế giới sau tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors, Mỹ, và là công ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam, thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màu văn hoá truyền thống của người Nhật Bản.
Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản.
Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại.
Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô. Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới.
Logo toàn cầu hiện nay của Toyota.
Năm 1947: Tăng tốc
Những chiếc ô tô thương mại đầu tiên do Toyota sản xuất là xe tải BM, xe tải nhỏ SB và xe con SA. Đây cũng là thời gian Toyota sản xuất chiếc xe thứ 100.000 trong nước.
Crown đầu tiên sang Mỹ và thành lập
Sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi đầu thập niên, Toyota đã xuất lô xe Crown đầu tiên sang Mỹ và thành lập công ty Toyota Motor Sales tại Mỹ.
Năm 1950, công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co. được thành lập và đến năm 1956 là hệ thống phân phối Toyopet.
Năm 1965: Bắt đầu gây chú ý
Năm 1962, chiếc xe thứ 1 triệu của Toyota xuất xưởng. Năm 1965, công ty đã mở rộng sản xuất sang Brazil và Thái Lan, và vinh dự được nhận Giải Deming Prize danh tiếng cho chất lượng và quy trình sản xuất.
Năm 1966: Xe Corolla trình làng
Năm 1966, Toyota đã cho ra mắt mẫu xe Corolla. Hiện nay, xe Toyota có bán ở hơn 140 nước, với tổng doanh số đã đạt trên 30 triệu chiếc, biến đây trở thành mẫu xe bán chạy nhất thế giới.
1979: Đẩy mạnh xuất khẩu
Việc mở thêm 4 nhà máy mới tại Nhật Bản trong suốt những năm 70 đã nâng tổng số xe xuất khẩu của Toyota lên 10 triệu chiếc vào năm 1979. Với tầm nhìn xa, Toyota thành lập Trung tâm Nghiên cứu Thiết kế Calty tại Mỹ vào năm 1973.
Thập niên 80: Hợp tác hiệu quả và bền vững
Năm 1984, nhà máy liên doanh Toyota-GM tại Mỹ, mang tên New United Motor Manufacturing, Inc., bắt đầu đi vào sản xuất. Bốn năm sau, nhà máy Toyota Motor Manufacturing ở Kentucky , Mỹ, cho xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên.
Năm 1989: Thâm nhập thị trường xe sang
Nhằm dọn đường cho dự án chinh phục thị trường xe hạng sang, Toyota thiết lập mạng lưới đại lý phân phối xe Lexus tại Mỹ.
Năm 1994: Bành trướng
Nhờ việc mở nhà máy tại Anh 2 năm trước đó, sản lượng hàng năm của Toyota ở nước ngoài đạt con số 1 triệu xe. Cũng trong năm 1994, mẫu xe thể thao việt dã cỡ nhỏ RAV4 ra mắt tại Nhật Bản và châu Âu.
Năm 1997: Bắt đầu chiến dịch “xanh”
Prius, mẫu hybrid đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn, chính thức có mặt trên thị trường Nhật Bản vào năm 1997 và có mặt trên toàn thế giới 4 năm sau đó. Năm 1999, Toyota niêm yết tên trên sàn chứng khoán London và New York .
Năm 2001-2002: Tiến sang Trung Quốc
Toyota tiếp tục mở rộng hoạt động. Năm 2001, Toyota bắt đầu sản xuất tại nhà máy Sichuan Toyota ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Năm 2002, Toyota ký thỏa thuận hợp tác với tập đoàn ô tô FAW của Trung Quốc nhằm tăng sản lượng tại đây.
Kết thúc quý 1/2007, Toyota đã lần đầu tiên vượt qua General Motors để tạm thời trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Thành công này của Toyota không phải là điều dễ dàng đạt được trong một sớm một chiều, mà là thành quả của hơn 70 năm nỗ lực, với không ít khó khăn.
Giới thiệu những sản phẩm hàng đầu của thương hiệu Toyota
Thø nhÊt, ®ã lµ dßng xe Camry. §©y lµ s¶n phÈm n»m trong ph©n khóc xe sedan h¹ng trung cña Toyota. MÆc dï trªn thÞ trêng thÕ giíi, Camry cha thËt sù mang l¹i vÞ trÝ dÉn ®Çu cho Toyota trong ph©n khóc nµy do vÊp ph¶i sù c¹nh tranh cña nh÷ng “«ng lín” trong ph©n khóc nµy nh Mercedes, BMW,… Tuy nhiªn, t¹i thÞ trêng ViÖt Nam th× hoµn toµn kh¸c. Camry chÝnh lµ s¶n phÈm ®îc tiªu dïng nhiÒu nhÊt ë ph©n khóc sedan h¹ng trung, ®ång thêi ®©y còng lµ s¶n phÈm b¸n ch¹y thø hai cña Toyota ViÖt Nam.
Thø hai, ®ã lµ s¶n phÈm Innova. §©y lµ mét dßng xe tham gia ph©n khóc MPV gi¸ rÎ vµ nãi ®Õn Toyota ViÖt Nam, ngêi ta sÏ nghÜ ngay ®Õn Innova. Dßng xe nµy ®· lËp nªn nhiÒu kû lôc vÒ s¶n lîng b¸n ®îc t¹i thÞ trêng ViÖt Nam.
Tríc ®ã, chóng ta còng cã thÓ nhí ®Õn Zace hay Land Cruiser trong nh÷ng ngµy ®Çu Toyota cã mÆt t¹i ViÖt Nam. TÊt c¶ ®Òu ®· trë nªn rÊt quen thuéc víi ngêi ViÖt Nam.
Ngoµi ra , Toyota cßn cã mét nh·n xe sang lµ Lexus. §©y lµ nh·n hiÖu ®em l¹i nhiÒu thµnh c«ng cho Toyota trªn thÞ trêng thÕ giíi, ®Æc biÖt lµ ë Hoa Kú. T¹i Hoa Kú, Lexus lµ nh·n xe sang ®îc u chuéng bËc nhÊt, vît qua c¶ nh÷ng nh·n hÖu b¶n ®Þa cña Ford Hay GM.
Những nguyên lý kinh doanh của Toyota
Mục I: Triết lý dài hạn
Nguyên lý 1: Ra các quyết định quản lý dựa trên một triết lý dài hạn, dù phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn
Trang bị một ý thức về mục tiêu có tính triết lý để thay thế bất kỳ một hình thức ra quyết định ngắn hạn nào. Làm việc, phát triển và lèo lái cả tổ chức theo một mục đích chung lớn hơn là việc chỉ kiếm tiền. Thấu hiểu vị trí của công ty bạn trong lịch sử và làm việc để đưa nó lên một tầm cao hơn. Sứ mạng triết lý này chính là nền tảng cho mọi nguyên tắc khác.
Tạo ra giá trị cho khách hàng, cho cộng đồng và cho nền kinh tế. Đây là thời điểm của bạn. Đánh giá từng chức năng trong công ty của bạn theo khả năng được tiêu chí này.
Có trách nhiệm. Phấn đấu để định đoạt số mệnh của chính bạn. Hành động một cách tự chủ và tin tưởng vào năng lực bản thân. Nhận trách nhiệm từ những hành vi của bạn và cải thiện những kĩ năng có thể giúp bạn tạo ra các giá trị gia tăng.
Mục II: Quy trình đúng mang lại kết quả đúng
Nguyên lý 2: Tạo ra một chuỗi quy trình liên tục làm bộc lộ sai sót.
Tái thiết kế các quy trình nghiệp vụ để đạt được một luồng liên tục có giá trị gia tăng cao. Nỗ lực để triệt tiêu thời gian chết của bất kỳ dự án nào hoặc bất kỳ thời gian rỗi chờ việc của nhân viên
Tạo ra luồng chu chuyển nguyên vật liệu và thông tin cũng như liên kết nhân sự và các quy trình lại với nhau để phát hiện tức thì các trục trặc.
Làm chuỗi giá tri trở nên rõ nét trong văn hóa công ty. Đây là chìa khóa của quy trình cải tiến liên tục và phát triển nhân sự.
Nguyên lý 3: Sử dụng hệ thống “kéo” để tránh sản xuất quá mức
Cung cấp cho khách hàng nằm ở cuối quy trình sản xuất của bạn đúng cái mà họ cần, đúng thời điểm và với đúng số lượng mà họ mong muốn. Bổ sung nguyên phụ liệu theo yêu cầu tiêu dùng chính là nguyên tắc căn bản của JIT.
Tối thiểu hóa khối lượng công việc trong quy trình cũng như lượng tồn kho bằng cách tích trữ những lượng nhỏ từng sản phẩm và thường xuyên nhập kho theo số lượng mà khách hàng thực sự mua hết.
Đáp ứng tích cực tới những giáo động hàng ngày từ nhu cầu của khách hàng chứ không trông mong vào hệ thống máy tính tự động theo dõi lượng tồn kho lãng phí.
Nguyên lý 4: Bình chuẩn hóa khối lượng công việc (heijunka) – hãy làm việc như chú rùa, chứ đừng như chú thỏ
Cắt giảm lãng phí chỉ là một phần ba công việc của sự tinh gọn. Việc giảm bớt gánh nặng cong việc cho người và máy móc cùng với việc san bằng sự trồi sụt trong kế hoạch sản xuất cũng quan trọng không kém, mặc dù chuyện này vẫn thường không được hiểu đầy đủ tại các công ty muốn triển khai các công tác tinh gọn.
Tiến hành dàn đều khối lượng công việc tại tất cả các quy trình sản xuất và dịch vụ, thay thế cho cách thức sản xuất ngừng/chạy theo lô vốn thường gặp ở hầu hết các doanh nghiệp.
Nguyên lý 5: Xây dựng một thói quen biết dừng lại để giải quyết trục trặc, đạt đến chất lượng tốt ngay từ ban đầu.
Chất lượng cho khách hàng chính là động cơ xác định giá trị của bạn
Ứng dụng tất cả những biện pháp đảm bảo chất lượng tiên tiến hiện có.
Thiết lập sao cho máy móc có khả năng nhận biết trục trặc và tự dừng lại, Xây dựng biểu đồ để cảnh báo cho các tổ trưởng hoặc các nhóm làm việc biết khi nào máy mó cần đến sự can thiệp. Tự kiểm lỗi (máy thông minh) là nền tảng để xây dưng chất lượng.
Thiết lập tại doanh nghiệp của bạn những hệ thống phụ trợ để có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề và đưa ra những biện pháp đối phó.
Xây dựng cho văn hóa doanh nghiệp của bạn một triết lý biết ngừng lại và chậm rãi để có chất lượng cao ngay từ đầu và nâng cao năng suất về lâu dài.
Nguyên lý 6: Chuẩn hóa các nghiệp vụ là nền tảng của sự cải tiến liên tục cùng việc giao quyền cho nhân viên.
Sử dụng những biện pháp ổn dịnh được lập lại thường xuyên tại mọi khu vực nhằm duy trì khả năng phán đoán, nhịp độ sản xuất cùng với thông lượng đều đặn của các quy trình. Đây là nền tảng của luồng một sản phẩm và hệ thống kéo.
Khái quát những hiểu biết tích lũy được về một quy trình sau một khoảng thời gian bằng cách tiêu chuẩn hóa những thói quen làm việc tốt nhất của ngày hôm nay. Cho phép đưa ra những nhận định sáng tạo để cải tiến các tiêu chuẩn, sau đấy kết hợp thành tiêu chuẩn mới sao cho khi một nhân viên thuyên chuyển đi nơi khác, bạn vẫn có thể giao nó lại cho người mới tiếp nhiệm.
Nguyên lý 7: Quản lý trực quan để không có trục trặc nào bị che khuất
Dùng những chỉ dẫn hình ảnh đơn giản để giúp nhân viên nhân biết ngay tình trạng bình thường hay sai lệch.
Tránh sử dụng màn hình vi tính nếu nó làm công nhân mất tập trug tại nơi làm việc.
Thiết kế những hệ thống bảng biểu giản đơn tại nơi dản xuất, để hỗ trợ luồng một sản phẩm và hệ thống kéo.
Rút ngắn bản báo cáo xuống còn một trang giấy nếu có thể, thậm chí với các quyết định tài chính quan trọng nhất.
Nguyên lý 8: Chỉ áp dụng các công nghệ tin cậy, đã được kiểm chứng toàn diện, để phục vụ các quy trình và con người của công ty
Dùng công nghệ để hỗ trợ chứ không phải thay thế con người. Thường là nên thiết lập một quy trình thủ công trước khi thêm công nghệ vào để hỗ trợ quy trinh đó.
Công nghệ mới thường không đáng tin cậy và khó tiêu chuẩn hóa nên có thể tạo ra nguy cơ cho các luồng sản phẩm. Một công nghệ đã được chứng thực có hiệu quả thường vẫn tốt hơn một công nghệ mới chưa được thử nghiệm.
Tiến hành thử nghiệm thực tế trước khi áp dụng công nghệ mới vào các quá trình kinh doanh, hệ thống sản xuất hoặc các sản phẩm.
Gạt bỏ hoặc tinh chỉnh những công nghệ nào xung đột với văn hóa doanh nghiệp của bạn cũng như những công nghệ có thể làm gián đoạn sự ổn định, tin cậy và khả năng lường trước.
Tuy vậy, hãy khuyến khích nhân viên của bạn xem xét đến các công nghệ mới khi tìm cách tiếp cận mới mẻ trong công việc. Nhanh chóng triển khai một công nghệ mới nếu có đã được nghiên cứu kĩ lưỡng qua những lần chạy thử mà có thể cải tiến luồng sản phẩm tại các quy trình.
Mục III: Gia tăng giá trị cho tổ chức bằng cách phát triển con người và đối tác
Nguyên lý 9: Phát triển những nhà lãnh đạo, người hiểu thấu đáo công việc, sống cùng triết lý và truyền đạt lại cho người khác.
Phát triển những nhà lãnh đạo từ bên trong tổ chức, hơn là thuê từ bên ngoài
Không nên xem công việc của nhà lãnh đạo chỉ đơn giản là hoàn thành mục tiêu và có các kỹ năng giỏi trong quản lý con người. Nhà lãnh đạo phải là hình mẫu cho triết lý và cách thức kinh doanh của công ty.
Một nhà lãnh đạo giỏi phải là một người am tường nghiệp vụ đến từng chi tiết để có thể là người thày tốt nhất khi truyền đạt văn hóa công ty.
Nguyên lý 10: Phát triển các cá nhân và tập thể xuất sắc có thể tuân thủ triết lý của công ty.
Tạo dựng một nền văn hóa mạnh và ổn định mới mà các giá trị và niềm tin của doanh nghiệp được chia sẻ và phát tán rộng rãi trong niềm năm.
Đào tạo nên những cá nhân và tập thể xuất chúng có thể hành động trong khuôn khổ văn hóa công ty nhằm tạo ra những kết quả vượt trội. Hãy hành động cật lực để không ngừng củng cố văn hóa doanh nghiệp.
Sử dụng các nhóm làm việc liên chức năng để cải thiện chất lượng và năng suất đồng thời cải tiến chuỗi giá trị bằng cách giải quyết những khó khăn về kỹ thuật. Sự phân quyền sẽ tự nhiên đến khi người ta được quyền sử dụng các công cụ của công ty để cải tiến doanh nghiệp.
Liên tục nỗ lực huấn luyện mọi cá nhân cách thức làm việc tập thể vì những mục tiêu chung. Tinh thần đồng đội là cái phải học mới biết.
Nguyên lý 11: Tôn trọng mạng lưới đối tác và các nhà cung cấp bằng cách thử thách họ và giúp họ cải tiến
Thử thách các đối tác bên ngoài để họ phát triển. Điều này chứng tỏ bạn đánh giá cao họ.
Hãy đặt ra các mục tiêu có tính thử thách và hỗ trợ đối tác của bạn đạt được những mục tiêu đó.
Mục IV. Giải quyết liên tục vấn đề gốc rễ định hướn học hỏi trong tổ chức
Nguyên lý 12: Đích thân đi đến và xem xét hiện trường để hiểu tường tận tình hình (Genchi Genbutsu)
Giải quyết các trục trặc và cải thiện quy trình bằng cách đi đến nguồn gốc của vấn đề, đích thân quan sát và kiểm tra dữ liệu hơn là ngồi đưa ra các giả thiết dựa tren những gì mà người khác hay máy tính cung cấp cho bạn.
Suy nghĩ và phát biểu dựa trên dữ liệu được bản thân bạn kiểm chứng.
Thậm chí cấp lãnh đạo điều hành cao cấp cũng nên dích thân đi xem xét vấn đề để có thể có cái nhìn sâu sát hơn là bề mặt của tình huống.
Nguyên lý 13: Ra quyết định không vội vàng thông qua sự đồng thuận và xem xét kỹ lượng mọi khả năng, rồi nhanh chóng thực hiện (Nguyên tắc Nemawashi)
Không nên chỉ chọn một hướng giải quyết và đi theo con đường đó khi bạn chưa xem xét hết mọi khả năng có thể. Khi đã chọn được hướng đi rồi thì nhanh chóng nhưng thận trọng thực hiện nó.
Nemawashi là một quy trình thảo luận vấn đề cùng các giải pháp khả dĩ với tất cả các bên có liên quan, nhằm thu thập các ý kiến của họ và đi đến một sự thống nhất về hướng giải quyết. Quy trình động thuận này, tuy mất thời gian nhưng chúng ta mở rộng khả năng tìm kiếm các giải pháp và một khi ra được quyết định thì mọi người đều được chuẩn bị để nhanh chóng triển khai.
Nguyên lý 14: Trở thành một tổ chức biết học hỏi bằng việc không ngừng tự phê bình (Hansei) và cải tiến liên tục (Kaizen)
Một khi bạn có được một quy trình ổn định, hãy dùng những công cụ cải tiến liên tục để xác định nguyên nhân gốc của tình trạnh thiếu hiệu quả và áp dụng những biện pháp đối phó hữu hiệu.
Hãy thiết lập những quy trinh hầu như không cần sự tồn kho. Điều này sẽ giúp mọi người thấy lộ rõ những khoảng thời gian và nguồn lực lãng phí. Một khi chúng đã lộ rõ, yêu cầu nhân viên sử dụng cải tiến liên tục để loại bỏ.
Củng cố vốn hiểu biết của doanh nghiệp bằng cách phát triển nhân sự bền vững, thăng tiến chậm rãi bên cạnh một cơ chế kế thừa thận trọng.
Sự dụng phản tỉnh (hansei) tại những giai đoạn then chốt và sau khi bạn hoàn tất một dự án để thoải mái nhận định những thiết sót của dự án. Phát triển những biện pháp đối phó để tránh lập lại những sai sót đó.
Học tập thông qua việc tiêu chuẩn hóa những thói quen làm việc tốt nhất, thay vì cứ phải thay đổi cung cách làm việc qua mỗi dự án mới và với mỗi nhà quản lý mới.
Chiến lược toàn cầu của Toyota
Chủ trương chung:
Chiến lược toàn cầu hóa của Toyota là quan niệm thế giới như một thị trường đồng nhất thay vì những thị trường nội địa riêng lẻ. Công ty đang ấp ủ nhiều dự án táo bạo trong việc giới thiệu các mẫu xe mới cùng một lúc trên khắp thế giới, với phụ tùng sản xuất từ nước này để sử dụng tại nước khác.
Nội dung:
Mở rộng quy mô
Kế hoạch xây dựng những trung tâm đào tạo tương tự tại Georgetown, Kentucky và nhiều nơi khác trên thế giới để tăng tốc cho giai đoạn tăng trưởng tới. đào tạo cho công nhân tại những trung tâm mới chính là chìa khóa duy trì chất lượng và giảm tai tiếng cho công ty trong những năm gần đây
Phát triển khả năng riêng biệt:
Các mẫu xe thông minh và tiếng tăm về chất lượng
Với danh tiếng về chất lượng và tiết kiệm nhiên liệu trước tình trạng giá năng lượng "leo thang" đang khiến nhu cầu của các loại xe nhỏ - thế mạnh của hãng - tăng mạnh.
Toyota đã thành công với các động cơ hybrid, hay động cơ hydro thế hệ mới và động cơ sử dụng “bio ethanol”.
Sản phẩm mới: dòng xe Corolla nổi tiếng với hy vọng thế hệ xe mới này bán chạy ở trong nước và ở nước ngoài. Theo đánh giá, các mẫu tiết kiệm xăng như Corolla, Camry hay chiếc hybrid là con bài chiến lược của Toyota
Giảm chi phí: (mua lại, hợp tác)
Tháng 10/2005, hãng Toyota đã mua lại một phần cổ phần của công ty Fujichu từ tập đoàn GM đang kinh doanh thua lỗ. nhằm nắm lấy kỹ thuật chế tạo động cơ diesel làm mát máy bằng không khí và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất về khí thải và bảo vệ môi trường.
Toyota bắt tay với Ford, chiêu bài chiến lược của Toyota trong việc vượt mặt GM?
trước đó Toyota đã từng “chung giường” với GM từ năm 1984 và ăn chia 50/50 trong kế hoạch lắp ráp xe Toyto Corolla, Matrix và Tacoma cùng với xe hatchback Pontiac Vibe của GM tại?
Mục tiêu: giành được 15% thị trường xe hơi thế giới vào cuối thập niên này.
Quy mô :
Trong quá khứ, Toyota chỉ giới hạn hoạt động của mình tại Nhật. Nhưng hiện nay Toyota lại theo đuổi một chiến dịch toàn cầu hóa đầy tham vọng. Từ 20 nhà máy tại 14 nước, hiện công ty đã có 47 nhà máy ở 26 nước, không kể Nhật. Sắp tới công ty sẽ tiếp tục mở thêm nhà máy tại Mexico, Tiệp Khắc và Mỹ. Toyota đang thử nghiệm giảm thời gian hoàn thiện mẫu xe mới (tính bằng tháng) và làm việc với nhà cung cấp để tiết giảm chi phí cho phụ tùng.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM
Giới thiệu Toyota Việt Nam
Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10 ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.
Việt Nam đang ở giai đoạn lịch sử chứng kiến nhiều đổi thay và phát triển để xây dựng nền móng vững chắc cho đất nước, con người Việt Nam và thế hệ tương lai. Vinh dự được có mặt trong thời điểm lịch sử này, Công ty ôtô Toyota Việt Nam ý thức một cách sâu sắc trách nhiệm của Toyota đối với Việt Nam . Vì vậy, đường lối phát triển quan trọng nhất của chúng tôi là chia sẻ thành công với xã hội Việt Nam và chúng tôi hy vọng đạt được mục tiêu trên thông qua việc:
Nỗ lực để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng
Phấn đấu trở thành một công dân tốt với nhiều đóng góp xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống
Mang lại những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền công nghiệp trong nước
Bổ sung kiến thức, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế, đồng thời xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nhân viên Việt Nam làm việc tại Toyota
Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh lâu dài và bền vững ở Việt Nam
Với tinh thần tăng trưởng, thách thức và phát triển, Toyota tại Việt Nam tin tưởng chắc chắn rằng chúng tôi có mặt tại đây để chia sẻ thành công của Toyota và cùng Việt Nam tiến tới một tương lai tươi sáng hơn với. Sự phát triển hài hòa giữa các nhân tố con người, xã hội và môi trường.
Một số thông tin về Công ty ô tô Toyota Việt Nam:
Được thành lập vào ngày 5/9/1995, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa Tập đoàn Ô tô Toyota Nhật Bản (TMC), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam (VEAM) và công ty KUO (Singapore)
Thời gian chính thức hoạt động : Tháng 10 năm 1996
Vốn pháp định : 49,14 triệu USD
Vốn đầu tư : 89,60 triệu USD
Tỷ lệ góp vốn : Toyota-70%, VEAM -20%,Kuo-10%
Tổng giám đốc : Ông Nobuhiko Murakami
Trong suốt hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi đã không ngừng xây dựng TMV ngày càng vững mạnh và nỗ lực đóng góp tích cực cho xã hội Việt Nam . Chính từ những cố gắng không ngừng đó mà thành công của chúng tôi đã được Chính phủ Việt Nam và các tổ chức Quốc tế ghi nhận:
1999 : Nhà sản xuất ô tô đầu tiên nhận chứng chỉ ISO 14001 về thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý môi trường
2000 : Nhận Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ về những thành tích và đóng góp tích cực cho ngành công nghiệp ô tô và xã hội Việt Nam
2005 : Nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Jan-08
Feb
Mar
YTD 2008
Innova
9934
12433
1065
986
1521
3572
1663
2344
3648
4022
5938
10345
12609
1065
986
1521
3572
Vios
1328
1181
2192
1581
2112
166
162
348
676
Corolla Altis
701
1603
1912
1317
1166
949
1132
128
65
122
315
Camry 3.5 Q
52
738
75
29
51
155
Camry 2.2 / 2.4
870
1176
2016
1203
1137
568
2232
331
171
202
704
2456
3515
6681
4041
4828
3274
6248
700
427
723
1850
Hiace Gas 2.7
1559
1401
1339
947
795
575
510
28
18
34
80
Hiace Diesel 2.5
81
75
101
140
252
590
746
48
33
48
129
1640
1476
1440
1087
1047
1165
1256
76
51
82
209
Total
5759
7335
11769
9150
11813
14784
20113
1841
1464
2326
5631
2006 : Nhận giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Bộ thương mại và 53 Thương vụ Việt Nam tại các nước, vùng lãnh thổ xét chọn.
Bảng số liệu doanh số các dòng xe của TOYOTA tại Việt Nam, theo báo cáo của VAMA
Theo báo cáo của Toyota 2004: Lượng xe ô tô tiêu thụ ở Việt Nam tăng rất nhanh kể từ năm 1998, tăng khoảng 7 lần đến năm 2004, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP (7%)
Thị trường ô tô ở Việt nam chi bằng khoăng 1 phần trăm so với Nhật Bản. Tuy nhiên số lượng các nhà sản xuất lại gần như tương đương với ở Nhật (lượng tiêu thụ năm 2004: Nhật khoảng 4 triệu chiếc, Việt Nam khoảng trên 40 nghìn chiếc trong khi số lượng các nhà sản xuất tại Nhật là 12 công ty, còn tại Việt Nam là 11 công ty). Dẫn đến sự cạnh tranh gắt gao giữa các nhà sản xuất ô tô Việt Nam
Với Toyota Việt Nam, chủng loại xe năm 2004 gấp đôi so với năm 1998 đồng thời số lượng sản xuất cũng tăng lên nhanh chóng (1998: 3 loại xe Corolla, Hiace, Camry ®2004: 6 loại xe: có thêm 3 loại Land Cruiser, Zace, Vios)
Phân tích chiến lược kinh doanh
Phân tích môi trường kinh doanh:
Môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô:
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam việc sử dụng ô tô ở Việt Nam đang tăng vọt, tính đến cuối tháng 8/2007, cả nước có gần 722.000 ôtô đang lưu hành, tăng hơn 66.000 chiếc so với cuối năm 2006.
Đánh giá có liên quan đến xu hướng toàn cầu hóa:
Việt Nam được cho là thành viên của WTO sẽ kích thích tăng trưởng thị trường ôtô trong nước, do đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp. Chuyên nghiệp hóa sản xuất và củng cố mạng lưới bán hàng và hậu mãi là hai hướng đi chính để các doanh nghiệp sản xuất xe ôtô trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia, năm 2008 giá ô tô sẽ hạ nhiệt hơn năm 2007 do thị trường tài chính - bất động sản có biến động và do các nhà máy trong nước đẩy mạnh năng lực sản xuất, cạnh tranh với dòng xe nhập khẩu.Mức tăng trưởng chung được dự đoán sẽ vẫn đạt khoảng 10-20% trong năm 2008 - một mức tăng trưởng hấp dẫn
Yếu tố kinh tế xã hội
Tuy nhiên, thị trường ô tô sau Tết Nguyên Đán 2008 đang hạ nhiệt đáng kể. Chứng khoán sụt giảm, địa ốc đóng băng, vay ngân hàng khó khăn hơn trước đang làm nhiều người ngại ngần khi mua ô tô. Tại nhiều salon ô tô nhập cũng như ô tô mới, lượng xe về nhiều nhưng người mua, đặt xe khá vắng vẻ.
Những con số như 2 tháng đầu năm 2008, dân Việt Nam bỏ ra gần 400 triệu USD nhập xe, lượng xe bán ra của các thành viên Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) tháng 1/2008 đạt 12.084 xe, tăng 156% so với cùng kỳ năm 2007.
Loại xe
Bắc
Trung
Nam
Tổng cộng
Xe du lịch
1,168
214
724
2,106
Xe đa dụng MPV
556
113
920
1,589
Xe 2 cầu việt dã SUV
276
53
280
609
Xe Minibus, Bus
447
216
442
1,105
Xe Tải, Pick-up & Van
2,618
1,353
2,704
6,675
Tổng cộng
5,065
1,949
5,070
12,084
Xắt xi xe buýt
-
-
96
96
Yếu tố luật pháp:
Từ ngày 2/4/2008, quyết định tăng thuế đối với mặt hàng ôtô mới nguyên chiếc từ 60% lên 70% và thuế với mặt hàng xe đã qua sử dụng chính thức có hiệu lực.
Lần tăng thuế nhập khẩu ôtô lần này được Bộ Tài chính lý giải là nhằm giảm gánh nặng nhập siêu và giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong hai tháng đầu năm, nhập siêu của cả nước lên tới hơn 4 tỷ USD, trong đó kim ngạch ôtô dưới 12 chỗ ngồi nhập khẩu là 94 triệu USD, cao gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ nội địa hóa thấp
Theo quy định, khi xin cấp giấy đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam, các DN phải cam kết đạt tỷ lệ nội địa hóa 20-40% sau thời gian 5-10 năm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, không DN nào thực hiện đúng cam kết đó. Tỷ lệ nội địa hóa của các liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam là rất thấp. Theo đó, các DN này chỉ nội địa hóa được 5-10%, không đạt kế hoạch đề ra.
Có hai giải pháp hiện thời nhằm phát triển ngành ô tô. Thứ nhất là tăng số lượng ô tô nhập khẩu và sản xuất trong nước theo quy hoạch của ngành giao thông. Thứ hai là ngành ô tô cứ phát triển theo chiến lược đề ra và “bắt” ngành giao thông phát triển theo để giảm giá thành cũng như các vấn đề phát sinh khác.
Thuế - vấn đề nóng
Chỉ trong một năm thuế suất đối với ô tô tại Việt Nam được thay đổi tới ba lần, như vậy là quá nhanh, thể hiện sự không minh bạch. Đại diện Công ty GM Daewoo cho biết việc giảm thuế nhập khẩu thêm 10% đối với xe nguyên chiếc sẽ tác động rất lớn đến các DN sản xuất ô tô trong nước. Nếu tới đây xe nhập khẩu chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam thì nhà sản xuất trong nước sẽ phải cân nhắc có nên tiếp tục sản xuất hay chuyển qua nhập khẩu. Điều này gây ra những xáo trộn không đáng có.
Phân tích môi trường ngành:
Những đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô:
Là những sản phẩm đắt tiền và có tính quốc tế hóa lâu dài cho nhiều loại khách hàng
Sự cạnh tranh rất gắt gao cả ở thị trường trong nước cả ở thị trường ngoài nước
Do đó, sản phẩm cần phải có sự hấp dẫn (tính năng hoạt động, chất lượng, giá cả) mà sự hấp dẫn phải đuợc khách hàng chấp nhận (trên thị trường).
Đòi hỏi phải có sự đầu tư về vốn rất lớn và sự phát triển dài hạn,
èquản lý rủi ro chính xác là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo nhận được sự sinh lợi do đầu tư lượng vốn rất lớn
Rất nhiều ngành công nghiệp khác cùng tham gia
Đầu tư lượng lớn
Công nghệ cao
èNgành công nghiệp ô tô được xem như là một ngành công nghiệp chiến lược và chủ chốt tại nhiều quốc gia.
èĐiều đó đòi hỏi phải liên tục tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn và phân phối lợi ích nhận được tới tất cả mọi đối tượng có liên quan.
Toyota và hiện trạng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam:
Toyota Việt Nam lâu nay luôn dẫn đầu thị trường về lượng xe bán ra
Năm 2007 là năm có mức tiêu thụ ô tô tăng kỷ lục. Sự tăng trưởng của thị trường xe hơi không có dấu hiệu dừng lại khi doanh số của Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp Việt Nam (VAMA) tiếp tục lập kỷ lục mới trong tháng 11/2007, 18 thành viên của VAMA bán 10.110 xe, tăng 167% so với cùng kỳ 2006 và là tháng có doanh số cao nhất trong lịch sử của hiệp hội này. Tính tổng thể cho các sản phẩm, Toyota dẫn đầu thị trường với 2.190 xe, bỏ khá xa 1.390 chiếc của Trường Hải phía sau. Thành viên mới Vinamotor đứng thứ ba khi bán được 1.335 xe còn Vidamco đứng thứ tư với 1.016 chiếc. Xếp thứ 5 vẫn là một công ty xe thương mại, Vinaxuki (940 xe).
Về các đối thủ cạnh tranh:
Kết thúc 2007, thị trường ôtô Việt Nam lập kỷ lục mới với hơn 100.000 xe đã được tiêu thụ. Trong đó các DN trong nước tiêu thụ 80.392 xe và nhập khẩu 28.000 xe. Mặc dù có mức tiêu thụ xe tăng kỷ lục, nhưng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu vẫn đang tăng cao. Trong những tháng cuối năm, cả xe sản xuất trong nước lẫn xe nhập khẩu, cả xe con lẫn xe tải đều bán rất chạy và nhiều mẫu xe đang trong tình trạng "cháy" hàng.
Công ty Ford Việt Nam cho biết nửa cuối năm 2007 họ đã tăng sản lượng từ 300 xe/tháng lên 800 xe/tháng, nhưng vẫn không đủ xe để bán. Tháng 12/2007 Ford lần đầu tiên có số lượng xe bán ra vượt con số 1.000 xe/tháng. Năm 2007 cũng là năm Ford Việt Nam có số lượng cao kỷ lục xấp sỉ 6.000 xe. Hiện Ford còn nợ khách hàng trên 1.000 xe các loại và phải tới hết quý I/2008 mới trả hết nợ.
Công ty Toyota Việt Nam cũng cho biết năm 2007 chỉ có kế hoạch sản xuất 16.000-17.000 xe thì hết năm đã sản xuất tới 20.113 xe và nhà sản xuất này cũng đang có số lượng xe nợ khách hàng nhiều nhất tới gần 5.000 xe. Hiện nay Toyota đang phải sản xuất 2 ca với 85-90 xe/ngày. Toyota Việt Nam năm 2007 đã nộp vào ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc là 2.700 tỷ đồng tiền thuế, chưa kể thuế nhập khẩu nộp cho Hải quan khi nhập khẩu bộ linh kiện. Tính tổng cộng, Toyota đã nộp ngân sách Nhà nước năm 2007 khoảng 3.000 tỷ đồng.
Honda Việt Nam có một mẫu xe duy nhất là Civic cũng bán được 4.260 xe và hiện cũng đang nợ xe khách hàng. Muốn mua xe Civic giờ phải chờ khoảng 3 tháng. Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu về nhiều mẫu xe đã tăng trên 50%.
Với mẫu Captiva của Công ty GM Daewoo, các đại lý đã phải ngừng ký hợp đồng mua xe mới dành cho khách hàng. Có thông tin cho rằng GM Daewoo ngừng ký hợp đồng vì lượng khách hàng quá lớn không đáp ứng kịp và nhà sản xuất này đang có ý định tăng giá xe trong thời gian tới.
Hyundai Motor Việt Nam thì những tháng cuối năm Công ty này bán ra gần 200 xe/tháng chủ yếu là xe Santa Fe và Vera Cruz. Trong đó xe Vera Cruz có giá trên 70.000 USD/xe, nhưng mỗi tháng cũng tiêu thụ tới 50-60 xe.
2008: sẽ không thiếu xe Hiện nay nhiều DN đã bắt đầu đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu về ôtô của khách hàng. Công ty Toyota Việt Nam sẽ nâng công suất lên 25.000 xe trong năm 2008 . Ông Nguyễn Văn Quý - Phó tổng giám đốc GM Daewoo cho biết công suất dây chuyền của GM Daewoo hiện là 10.000 xe/năm nếu sản xuất 1 ca/ngày, còn sản xuất 2 ca/ngày sẽ là 20.000 xe/năm. Hiện doanh nghiệp này mới sản xuất 1 ca, ngoài Tết sẽ tăng lên 2 ca/ngày. Công ty Ford Việt Nam nói họ sẽ tiếp tục nâng công suất để đáp ứng như cầu. Trong thời gian vừa qua các DN ôtô đã tuyển thêm khá nhiều lao động nhằm mục đích tăng ca sản xuất. Ford Việt Nam đã tuyển thêm 300 lao động. Honda, Toyota, GM Daewoo cũng tuyển từ 150-300 lao động mới.
Theo Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tháng 1.2008, có tới hơn 12.000 xe ôtô của các thành viên VAMA được tiêu thụ (tăng 156% so với cùng kỳ năm 2007). Các loại xe bán chạy nhất tại thời điểm hiện nay là Toyota Innova, Chevrolet Captiva, Ford Everest, Honda Civic...
Sản phẩm thay thế:
Các loại xe ôtô loại nhỏ như Toyota Yaris, Kia Morning, Hyundai Getz, Click... được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Ngoài kiểu dáng thời trang, nhỏ gọn, màu sắc phong phú, phù hợp với sinh hoạt gia đình, các loại xe này còn rất tiết kiệm nhiên liệu, nhất là khi giá xăng ngày càng tăng như hiện nay.
Không chỉ xe con bán chạy mà xe tải các loại cũng đang bán rất chạy. Trong tháng 12 /2007 lần đầu tiên lượng xe tải bán ra của các DN thành viên VAMA đạt trên 6.000 xe. Nhu cầu xe tải tăng mạnh vì nhiều người lo ngại đầu năm 2008 giá xe sẽ tăng. Tin từ Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên, trong tháng 1/2008, có ngày họ bán tới trên 100 xe tải với doanh thu hơn 20 tỷ đồng tiền hàng. Ông Trần Bá Dương - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần ôtô Trường Hải cho biết tháng 12/2007 DN này bán được 1.500 xe tải và tháng1/2008 lượng xe bán ra ước trên 1.500 xe do nhu cầu đang tăng mạnh.
Khách hàng:
Nhu cầu ôtô cuối năm tăng mạnh. Bên cạnh đó xe nhập khẩu cũng đang thiếu hàng và giá tăng. Nhiều mẫu xe có nhu cầu rất cao là Camry, Prado, Lexus (Toyota), Accord (Honda), BMW và Mercedez. Tình trạng chung với xe nhập khẩu hiện nay là hàng về rất chậm và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Nhiều DN đặt hàng với số lượng lớn xe về làm taxi nhưng đến nay không đáp ứng kịp do xe nhập khẩu bị kẹt tại các cảng và vốn không nhiều để nhập khẩu nhiều xe cùng lúc.
Không chỉ các loại xe cỡ nhỏ mới hút hàng, mà hiện các loại xe nhập khẩu đời mới hay xe sản xuất ở trong nước có giá từ 25.000USD cũng được nhiều người quan tâm, như Huyndai Santa Fe, Honda Accord 2008, Altis 2008…Hầu như có loại xe nào mới tại thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ hầu hết đều được nhiều người VN đặt mua. Các loại xe có giá từ 50.000-70.000USD hiện chiếm tới 30% lượng xe bán ra.
Hiện nay, nếu khách hàng muốn mua xe vẫn phải đặt cọc, giữ chỗ trước cả tháng mới lấy được xe. Thậm chí, nhiều hãng vẫn còn tồn hồ sơ đặt chỗ của khách hàng, ra giêng mới có thể giao xe được. Thời gian tới, khi các hãng còn tiếp tục tung ra nhiều loại xe mới để "kích cầu" thì chắc chắn thị trường xe ôtô tại VN sẽ lại tiếp tục nhộn nhịp, sôi động.
Phân tích môi trường nội bộ:
Bằng các hoạt động của mình, Toyota luôn khát vọng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Là nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới và là một trong những hãng ô tô có mặt đầu tiên ở Việt Nam cách đây hơn 10 năm, Toyota đang gặt hái thành công. Với những gì mà liên doanh này đang làm, người ta tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là mảnh đất mà hãng ô tô ở đất nước mặt trời mọc muốn bám trụ để đi tới tương lai!
Các hoạt động chính:
Bán hàng:
Sau một năm giới thiệu, số lượng bán được 10.000 chiếc Innova. Thật ấn tượng, đến ngày 10 tháng 11/2007 đã có 20.000 chiếc được tiêu thụ trên thị trường. Trong đó, tháng 10.2007 được coi là tháng đỉnh cao của Innova với 1.320 chiếc xe được bán, vượt xa tất cả các loại xe đa dụng khác vốn cũng đang được xem là sốt, người mua phải xếp hàng, nhưng doanh số chỉ xấp xỉ 1/3 của Innova. Tình hình này cũng sẽ tiếp diễn trong thời gian tới khi hợp đồng mua xe Innova được ký với các đại lý của Toyota trên toàn quốc vẫn không ngừng tăng thêm.
Theo TMV, trong thời gian tới, cùng với những loại xe cao cấp khác, Innova vẫn sẽ là sản phẩm mũi nhọn để liên doanh này giữ vững vị trí dẫn đầu và tiếp tục phát triển tại Việt Nam.
Sản xuất:
Vào tháng 8.2003, một sự kiện rất đáng kể đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đó là TMV khánh thành dây chuyền dập vỏ xe tại nhà máy ở Vĩnh Phúc. Những người quan tâm đến ô tô đều hiểu rằng một dây chuyền dập vỏ xe quan trọng và đắt đỏ thế nào đối với một nền công nghiệp ô tô non trẻ. Cho đến bây giờ, đây vẫn là dây chuyền dập vỏ xe duy nhất trong các liên doanh ô tô ở Việt Nam. Toyota hẳn phải đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường 84 triệu dân này nên mới đầu tư dây chuyền tốn kém đến 12 triệu USD như thế. Bởi vì nếu không có chiến lược lâu dài, không có thị trường, thì đó là một sự đầu tư lãng phí.
Không chỉ đầu tư dây chuyền dập vỏ, liên doanh này còn tích cực trong việc nội địa hóa, đồng nghĩa với việc giảm giá thành sản phẩm. Sản phẩm của TMV luôn chiếm được lòng tin cao nhất của khách hàng, nhưng đó cũng là những chiếc xe có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong các loại xe lắp ráp tại Việt Nam. Điều thú vị là tỷ lệ nội địa hóa cao nhất nằm trong chính chiếc xe Innova bán chạy nói trên, với 33% theo cách tính theo phương pháp giá trị của các nước ASEAN.
Với thế mạnh về sản lượng sản xuất và tiêu thụ, chiếc xe chủ chốt sẽ được nội địa hoá nhiều hơn. Cụ thể là từ 33% hiện nay sẽ lên 37% trong năm tới và tiếp theo là 40-45% trong những mẫu Innova mới, và đến khi đó doanh số bán của chiếc xe này sẽ đạt khoảng 3.000 chiếc mỗi tháng.
Năm 2007, TMV đã đầu tư thêm hơn 22 triệu USD, trong đó 16 triệu USD được đầu tư cho mở rộng sản xuất, cải tiến sản phẩm và nội địa hoá. Đầu năm 2008 công suất nhà máy của TMV sẽ tăng lên 25,000 chiếc và năm 2009 sẽ là 30.000 xe, gấp rưỡi so với hiện nay. Trao đổi với chúng tôi, ông Nobuhiko Murakami cho biết thêm “Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ lệ nội địa hóa, trong hai năm tới chúng tôi sẽ đầu tư gần 30 triệu Đô-la. Như vậy, trong vòng 3 năm từ 2007 đến 2009, chúng tôi sẽ đầu tư hơn 50 triệu Đô-la, tức là đầu tư gần gấp đôi so với mức đầu tư trong 3 năm vừa qua (từ 2004 tới 2006. Quyết định tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất của TMV đã thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của chúng tôi vào sự phát triển của thị trường ô tô Việt Nam và quan trọng hơn, nó thể hiện cam kết đóng góp lâu dài của TMV vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam).”
Cung ứng đầu ra
Tháng 7.2004 cũng là một thời điểm không thể quên đối với Toyota Việt Nam, khi liên doanh này lần đầu tiên khánh thành một trung tâm xuất khẩu linh kiện ô tô ra nước ngoài. Từ những sản phẩm của các nhà cung cấp theo chuẩn của Toyota, trung tâm này có nhiệm vụ đóng nhán và xuất khẩu cho các nhà máy của Toyota trong hệ thống của dự án IMV nói trên.
Sẽ là một bất ngờ nếu ta biết rằng những chiếc Toyota hiệu Yaris, Vios, Corolla và Hiace lắp ráp ở Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Đài Loan, Venezuela và Pakistan hiện đang sử dụng những linh kiện made in Vietnam! Được biết, mỗi năm, TMV xuất khẩu khoảng 20 triệu USD, tổng kim ngạch từ khi thành lập cho đến nay đã lên đến trên 67 triệu USD. Theo ông Tổng giám đốc TMV Nobuhiko Murakami, vào năm tới, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng sẽ lên đến trên 25 triệu USD và đạt 30 triệu USD vào năm 2009.
Đẩy mạnh dịch vụ
Không chỉ sản xuất và bán hàng, TM còn tổ chức cả một mạng lưới hệ thống dịch vụ hậu mãi khá hoàn hảo trong cả nước và một lần nữa lên tiếng thách thức các đối thủ cạnh tranh. Đã có 290 lượt xe ô tô sử dụng dịch vụ này, tăng 18% so với năm trước. Dù không thể hiện doanh số, nhưng đây cũng là những con số đáng được phân tích để tìm ra nguyên nhân tăng trưởng của TMV thời gian qua.
Dịch vụ sửa chữa nhanh thân xe và sơn tại Việt Nam
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường ô tô Việt Nam thời gian gần đây đã tạo nên nhu cầu rất lớn về dịch vụ sau bán hàng, đặc biệt dịch vụ về sửa chữa thân xe và sơn với mức tăng trưởng trên 35% hàng năm, đã tạo động lực cho TMV và các đại lý luôn không ngừng nỗ lực nâng cao và phát triển các dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, với những nỗ lực không mệt mỏi của nhân viên và sự hỗ trợ nhiệt tình của Tập đòan ô tô Toyota Nhật Bản, sau 8 tháng triển khai, 5/9/2007 dây chuyền sửa chữa nhanh thân xe và sơn dựa trên nguyên tắc của Hệ thống sản xuất Toyota đã chính thức khai trương đi vào hoạt động phục vụ khách hàng Việt Nam tại đại lý Toyota Bến Thành – đại lý đầu tiên áp dụng dịch vụ sửa chữa mới này tại Việt Nam. Dịch vụ này là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sửa chữa thân xe và sơn của Toyota thông qua việc thiết lập sự chuyên môn hoá các công việc trong dây chuyền sửa chữa, dựa trên nguyên tắc của Hệ thống Sản xuất Toyota (TPS) nổi tiếng toàn cầu.
Tiếp nối thành công của dịch vụ Bảo dưỡng nhanh được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 2004, Dịch vụ sửa chữa nhanh thân xe và sơn được coi như là bước tiến tiếp theo thể hiện những nỗ lực to lớn của TMV nhằm không ngừng hoàn thiện các dịch vụ sau bán hàng với phương châm "Khách hàng là trên hết". Phương thức quản lý chuyên nghiệp trong dây chuyền sửa chữa nhanh thân xe và sơn, sự sắp xếp hợp lý các dụng cụ sủa chữa và việc phân chia công việc khoa học là những nhân tố đã mang lại thành công cho Dịch vụ sửa chữa nhanh thân xe và sơn của Toyota. Theo kế hoạch, tới năm 2010 TMV sẽ mở rộng dịch vụ này tại 6 đại lý trên toàn quốc.
Số lượt xe vào làm dịch vụ tại các đại lý của TMV
Trong 7 tháng đầu năm 2007, các đại lý của TMV đã đón 199.231 lượt xe vào làm dịch vụ, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó có 25.763 lượt xe vào làm dịch vụ sửa chữa thân xe và sơn, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
Tới cuối tháng 7 năm 2007, doanh số bán hàng của TMV đạt 9.936 xe, chiếm 28,4% thị phần, nâng tổng doanh số cộng dồn của công ty kể từ khi thành lập tới nay lên hơn 83.000 xe.
Thân thiện với môi trường:
06/03/2008, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức công bố 3 đại lý của Toyota Việt Nam là Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm Hà Nội (THKC), Công ty Toyota Lý Thường Kiệt (TLTK) và Công ty Cổ phần Toyota Đông Sài Gòn (TESC) đã được trao chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường, tính đến nay đã có 5 đại lý của TMV áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường và được cấp chứng chỉ ISO 14001 (trước đó, đầu năm 2007, Toyota Bến Thành và Toyota Láng Hạ là hai đại lý đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 14001).
Không chỉ đi đầu trong kinh doanh, Toyota còn được biết đến như công ty đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. TMV thường xuyên theo đuổi các công nghệ thân thiện với môi trường, nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường của đội ngũ nhân viên, và hàng loạt các hoạt động liên quan đến môi trường cho cộng đồng và xã hội.
TMV đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy vào tháng 5 năm 1999. Vào tháng 9 năm 2005, hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy của TMV đã được tái chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 phiên bản mới nhất (phiên bản 2004).
Bên cạnh các hoạt động bảo vệ môi trường tại nhà máy và tại các đại lý, TMV còn hướng tới việc tạo lập một môi trường xanh tại các nhà cung cấp phụ tùng chính cho TMV. Đến nay, toàn bộ các nhà cung cấp nội địa chính của TMV đã nhận được chứng chỉ ISO 14001 về quản lý môi trường, hoàn thành việc loại bỏ các loại hoá chất cấm
Thêm vào đó, từ năm 2008, TMV cũng sẽ triển khai các hoạt động hướng tới cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường, bao gồm các hoạt động vận động, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, hoạt động bảo vệ môi trường và ủng hộ cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Các hoạt động bổ trợ:
Nhân sự:
05/12/2007 – Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) thông báo kỹ thuật viên Toyota Việt Nam Nguyễn Hữu Tình đã vinh dự đoạt Huy chương Vàng phần thi sửa chữa sơn tại Hội thi tay nghề kỹ thuật viên Toyota châu Á 2007 được tổ chức tại Băng-Cốc (Thái Lan) vào ngày 2 tháng 12 vừa qua.
Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản bắt đầu tổ chức Hội thi tay nghề Kỹ thuật viên Toyota khu vực châu Á từ năm 1993 với mục tiêu nâng cao tay nghề kỹ thuật viên Toyota trong việc chẩn đoán và sửa chữa những hỏng hóc phức tạp nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất, đồng thời tạo sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình Toyota.
Đây là lần thứ 9 Toyota Việt Nam tham dự Hội thi và 5 lần đạt Huy chương. Do vậy, TMV liên tục lọt vào trong Top 3 nước đứng đầu kể từ khi tham dự với các thành tích đáng ghi nhận như: Huy chương Đồng về sửa chữa thân xe vào năm 2001, Huy chương Vàng về sửa chữa chung vào năm 2002, Huy chương Vàng về sửa chữa thân xe và Huy chương Đồng về sửa chữa sơn vào năm 2003, 02 Huy chương Đồng cho cả nội dung sữa chữa thân vỏ xe và sơn vào năm 2005, và năm 2007 đoạt Huy chương Vàng cho nội dung sửa chữa sơn. Thành công này đã phần nào thể hiện kết quả của những nỗ lực to lớn của TMV trong việc phát triển các hoạt động đào tạo nói chung và đạo tạo kỹ thuật viên nói riêng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
Một số hoạt động khác:
Tính đến nay, Toyota đã nộp ngân sách nhà nước trên 700 triệu USD, đóng góp cho xã hội gấn 10 triệu USD trong mọi lĩnh vực như giáo dục, an toàn giao thông, văn hóa, bảo vệ môi trường và thể thao với nhiều chương trình như Chương trình giáo dục ý thức an toàn giao thông cho học sinh tiểu học: "Toyota cùng em học an toàn giao thông", Học bổng Toyota, chương trình hỗ trợ đào tạo kĩ thuật viên Toyota, giải Tennis nữ mở rộng Toyota, chương trình hòa nhạc xuyên Việt Tyota, Toyota Classics 2007.
Trong năm 2007 Toyota đã tổ chức một số chương trình lớn như: Chương trình ưu đãi cuối năm dành cho khách hàng INNOVA, Trao tặng 160 triệu đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt, Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng 132 suất học bổng cho các sinh viên xuất sắc 2007
Quỹ Toyota Việt Nam (viết tắt là TVF) được thành lập tháng 10/2005 trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, Bộ Giáo & Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (Bộ Văn hóa -Thông tin trước đây) với số tiền ban đầu là 4 triệu đô la Mỹ. Quỹ Toyota Việt Nam tập trung vào việc tăng cường các hoạt động cộng đồng để phát triển văn hóa xã hội, đặc biệt là cải tiến chất lượng giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. Hiện nay, Quỹ đang thực hiện 4 hoạt động chính gồm:
Khóa học “Monozukuri – Bí quyết thành công trong sản xuất và kinh doanh” để chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết thành công của Toyota với Việt Nam.
Chương trình “Toyota cùng em học an toàn giao thông” dành cho tất cả học sinh lớp một trên cả nước trong ba năm học liên tiếp (2005-2008)
Chương trình “Hoà nhạc Toyota Concert” nhằm hỗ trợ nâng cấp Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam đạt trình độ quốc tế
Chương trình “Học bổng Toyota” dành cho các sinh viên xuất sắc tại các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật trên cả nước.
Phân tích SWOT:
Điểm mạnh: Vị trí dẫn đầu trong thị trường ô tô Việt Nam:
Ngay từ khi mới thành lập, Toyota Việt Nam đã luôn chú trọng tới việc phát triển một cách toàn diện trên các mục tiêu: Thành công trong kinh doanh, Bảo vệ Môi trường, và Phát triển Cộng đồng. Với phương châm “Khách hàng là trên hết, Sản phẩm chất lượng cao và Dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo”, TMV đã luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trong thị trường ô tô Việt Nam. Năm 2007, doanh số bán của TMV cũng đã đạt mức kỷ lục với 20.113 xe bán ra, tăng 36% so với năm 2006, góp phần đưa doanh số bán cộng dồn của công ty lên trên 90.000 xe. Các mẫu xe của công ty giới thiệu những năm gần đây như Innova, Camry và Vios hoàn toàn mới, đã được khách hàng nồng nhiệt đón nhận và ngay lập tức trở thành những mẫu xe “nóng” trên thị trường. Đặc biệt, mẫu xe Toyota Innova nối tiếp kỷ lục “mẫu xe bán chạy nhất” trong năm thứ hai liên tiếp với doanh số bán cộng dồn vượt ngưỡng 20.000 xe.
Từ khi “gia nhập” vào thị trường Việt Nam, Toyota luôn bảo đảm cho mình một vị trí tiên phong và chưa bao giờ chịu nhường thị phần lớn nhất vào tay bất cứ một đối thủ nào khác. Cùng với quá trình hội nhập sâu và nhanh hơn vào nền kinh tế trong một “thế giới phẳng”, đã xuất hiện thêm những đối thủ nặng ký cả ở trong và ngoài nước và hiển nhiên việc chia “chiếc bánh” thị trường ô tô Việt Nam sẽ ngày càng trở nên khó hơn. Hỏi ông Murakami về việc Toyota sẽ làm thế nào để giữ “miếng bánh” to nhất như hiện nay, vị Tổng giám đốc TMV cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy nội địa hóa
2007 là năm thị trường ô tô Việt Nam lập nhiều kỷ lục nhất từ trước đến nay, trong đó Toyota Việt Nam có lẽ là “đại gia” chiếm giữ nhiều kỷ lục với “hiện tượng” Innova tiếp tục gây ấn tượng mạnh với thành tích chưa từng có là đạt mốc doanh số bán ra 20.000 chiếc sau gần 2 năm ra mắt. Toyota cũng khẳng định vị trí số một trong 9 năm liên tiếp trên thị trường ô tô Việt Nam với lượng xe tiêu thụ năm nay khoảng trên 20.000 xe các loại.
Những nỗ lực cũng như thành công của TMV đã được công nhận với nhiều giải thưởng và bằng khen của Chính phủ Việt Nam cũng như nhiều tổ chức. Sau đây là một số giải thưởng tiêu biểu:
26/1/2008: Giải thưởng Rồng Vàng năm 2007 - lần thứ 7 liên tiếp kể từ năm 2001
8/2006: Giải thưởng “Doanh nghiệp Xuất khẩu Xuất sắc 2006”
1/2006: Giải thưởng Đặc biệt cho công ty được nhận giải thưởng Rồng Vàng 5 lần liên tiếp.
9/2005 Huân chương Lao động Hạng Ba và được trao phần thưởng là công ty đầu tiên có thành tích xuất khẩu 2004
b. Điểm yếu: Mặt trái của bài toán tăng trưởng:
Chủ tịch Toyota đã công khai thừa nhận rằng tốc độ tăng trưởng toàn cầu nhanh chóng của tập đoàn là một phần nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về chất lượng sản phẩm trong thời gian gần đây. Tập đoàn ô tô số 1 Nhật Bản này đã tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng, đồng thời giữ vững mục tiêu doanh số, bất chấp nhiều ý kiến lo ngại về việc những biến động trên thị trường tài chính Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường ô tô.
Có nhiều nguyên nhân đằng sau những vấn đề về chất lượng ô tô của tập đoàn trong thời gian gần đây, từ tốc độ phát triển, đến quá trình thiết kế, sản xuất...Tuy nhiên, một số vấn đề cũng được thừa nhận rằng một số vấn đề, như sức ép về thời gian, hay tình trạng thiếu chuyên gia, xuất phát từ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của tập đoàn trong mấy năm trở lại đây. Chủ tịch Toyota thậm chí còn đề cập đến hiện tượng “bệnh công ty lớn” đang tồn tại hiện nay, khi Toyota vươn lên vị trí nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Từ thời điểm năm 2006, khi ngày càng có nhiều đợt thu hồi sản phẩm, ông Watanabe đã nhiều lần phải nói lời xin lỗi trong các cuộc họp báo tại Nhật Bản. Nhìn chung, ông Watanabe đã khá thẳng thắn và trung thực khi thừa nhận những thách thức của Toyota trong quá trình mở rộng thị trường và bành trướng quy mô sản xuất.
Cơ hội và thách thức:
Trong quá trình phát triển Toyota Việt Nam cũng như Toyota Nhật Bản, Toyota luôn phải đối đầu với nhiều thách thức. Tuy vậy, Toyota luôn đặt quyết tâm tiến tới một tương lai tươi sáng cho sự lớn mạnh của công ty nói riêng và sự phát triển của xã hội Việt Nam nói chung.
Dự báo thị trường ô tô 2008 vẫn tăng trưởng, nhưng có thể không ở mức lạc quan như mong đợi. Mức tăng trưởng của thị trường nhìn chung sẽ vào khoảng 10-20% trong năm tới nếu không có những chính sách đặc biệt đối với ngành ô tô…
Một quy luật trên thị trường ô tô Việt Nam trong 10 năm qua là cứ một năm phát triển thì năm tiếp theo sụt giảm. Vì vậy, theo ông, thị trường ô tô năm 2008 có thể bằng hoặc nhỉnh hơn năm 2007 một chút, nhưng yếu tố cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn nhiều, vì mọi hãng đều đặt ra chỉ tiêu lớn. Cán cân cung cầu trên thị trường ô tô trong năm tới nhiều khả năng sẽ trái ngược so với năm nay và khách hàng sẽ được là “thượng đế” nhiều hơn.
Giá xe trong nước có thể giảm
Theo quan sát của các chuyên gia, do áp lực của thị trường thời gian vừa qua, các doanh nghiệp ô tô trong nước đã bắt đầu tăng đặt mua linh kiện phục vụ sản xuất. Do đó, năm 2008, nhiều khả năng nguồn cung ô tô trong nước sẽ dồi dào và cạnh tranh hơn, để giành lại thị phần từ dòng xe nhập khẩu. Thị trường ô tô ít nhiều sẽ giảm nhiệt.
Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu chính hãng cũng đã có đủ thời gian để đầu tư cho hệ thống đại lý, bảo hành, sửa chữa theo đúng tiêu chuẩn của hãng. Với lợi thế chất lượng, giá cả và dịch vụ bảo hành bảo dưỡng chính hãng, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc chắc chắn sẽ được đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Đây sẽ là sức ép cạnh tranh đối với ô tô lắp ráp trong nước, từ đó đặt ra yêu cầu giảm giá xe.
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, vì dân số đông và mức thu nhập có chiều hướng tăng, khuyến khích ngành công nghiệp ô tô phát triển. Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng chậm phát triển và tình trạng ùn tắc giao thông chưa được giải quyết triệt để như hiện nay, một bộ phận người tiêu dùng có nhu cầu mua xe cũng phải cân nhắc nhiều
Bên cạnh đó, giá dầu thế giới không ngừng leo thang, khiến giá xăng trong nước cũng tăng theo. Với nhiều người, việc mua xe có thể không khó nhưng chi phí “nuôi” xe sẽ khiến họ phải đắn đo trước khi quyết định.
Một thách thức mới đặt ra: Vốn được đánh giá là "Hãng xe xanh", tại Mỹ Toyota đang phải đối mặt với những chỉ trích của các tổ chức bảo vệ môi trường trong việc tham gia chống lại những quy chuẩn về bảo vệ môi trường nhưng vẫn đứng dưới vỏ bọc “thân thiện: cụ thể là dự luật về năng lượng có tiêu chuẩn về tiêu thụ xăng mà Quốc hội Mỹ đang cân nhắc ban hành.
Trong suốt 2 tuần qua, khoảng 8300 nhà hoạt động của Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên NRDC đã gửi thư và fax tới Công ty Toyota, yêu cầu công ty này tuân thủ những dự luật về năng lượng mà Thượng Nghị viện ban hành. Theo đó đến năm 2020, việc tiêu thụ xăng của xe ô tô phải ở mức 6,8l/100km.
Một tổ chức bảo vệ môi trường khác, Hiệp hội Những nhà khoa học và bảo vệ môi trường quốc gia cũng đã yêu cầu Toyota chấp hành tiêu chuẩn có tên CAFE trong đó yêu cầu đến năm 2022, xe ô tô chỉ được tiêu thụ 6.8-7.4l/100km
Về phần mình, Toyota quả quyết rằng những dự luật về năng lượng mà Thượng Nghị viện ban bố sẽ làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp và đưa ra những đề xuất nên tăng tiêu chuẩn tiêu thụ xăng lên 40% và tạo điều kiện cho những nhà sản xuất ô tô có thời gian đáp ứng những tiêu chuẩn này.
Chiến dịch phản đối Toyota này đã làm dấy lên sự bất bình với công ty trong cộng đồng những nhà hoạt động môi trường mặc dù dòng xe Toyota Prius đang được bán rất chạy.Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cấp công ty
Toyota rõ ràng là đã có đủ phẩm chất của một hãng danh tiếng. Nhưng khi muốn tìm ra ai là quán quân, bạn nên tính đến tất cả những ưu thế cạnh tranh khác có ảnh hưởng đến bức tranh toàn cục. Khi xác định được chúng, cuộc chơi sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều.
2.2.1 Hội nhập dọc
Toyota không sản xuất và tự cung ứng mọi linh kiện trong chiếc xe hơi; họ cũng phải làm việc với các nhà cung cấp bên ngoài và phải giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng. Toyota đã áp dụng Lean từ những năm 50, từ lúc còn là một doanh nghiệp chưa có tên tuổi mới bắt tay vào học cách làm xe hơi. Mãi cho đến ngày hôm nay, hơn 50 năm sau, Toyota vẫn “chung thuỷ” với triết lý Lean và không ngừng tìm kiếm cơ hội cải tiến để ngày một “lean” hơn.
Toyota đang xây dựng một tập đoàn toàn cầu, nhưng không giống như GM, Toyota tổ chức tập đoàn của mình bằng các năng lực cơ bản của họ trong sản xuất. Công ty đang chuyển từ mô hình có nhiều nhà cung cấp phụ tùng và bộ phận sang mô hình chỉ có hai nhà cung cấp cho mỗi phụ tùng hay bộ phận. Các nhà cung cấp này là các công ty độc lập tách biệt với nhau và thuộc quyền sở hữu của các chủ sở hữu địa phương, nhưng Toyota vận hành quá trình sản xuất cho các công ty này. Các công ty này chỉ có hợp đồng của Toyota nếu họ đồng ý chấp nhận sự thanh tra và tư vấn của cơ quan kiểm tra sản xuất đặc biệt của Toyota. Toyota cũng làm phần lớn công tác thiết kế cho các nhà cung cấp của họ
Phương châm quản lý của Toyota là “Tạo ra con người trước khi tạo ra sản phẩm”. Chẳng hạn, Toyota đã gởi khoản 600 nhân viên được tuyển vào làm việc tại một nhà máy của Toyota ở Mỹ, bao gồm cả những người từng bị General Motors sa thải, sang huấn luyện tại nhà máy Toyota ở Nhật, và chỉ sau 1 năm thì năng suất và chất lượng tại nhà máy ở Mỹ cũng cao tương ứng với nhà máy ở Nhật.
Lợi thế về quy mô thể hiện cụ thể nhất trong tổ chức sản xuất theo mạng lưới toàn cầu của các tập đoàn lớn như Toyota. Các công ty con của Toyota được tổ chức theo chuyên môn hóa sản xuất. Mỗi đơn vị tập trung vào sản xuất chỉ một vài linh kiện hiệu quả nhất. Ví dụ như vỏ xe ô tô có thể được sản xuất bởi Toyota Motor Malaysia; lốp xe được cung cấp bởi ToyotaMotor Thailand, vân vân, tuân theo cùng một tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn Toyota. Và những thiết bị này được xuất khẩu tới các công ty con khác, để rồi được ghép gộp lại thành sản phẩm của những dòng xe Toyota bán đi trên khắp các thị trường thế giới. Sự phối hợp như vậy rõ ràng là có hiệu quả hơn so với việc mỗi đơn vị của Toyota tự sản xuất ra mọi thiết bị mà nó cần.
Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, Nobuniko Murakami quyết định đề nghị tập đoàn Toyota tổ chức hội thảo ở Tokyo, Nhật bản, để thuyết phục các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất linh kiện van tuần hoàn xả khí tại Việt Nam. Điều đáng nói là sau đúng hai năm kể từ ngày tổ chức cuộc hội thảo, TMV đã nâng mức xuất khẩu van tuần hoàn xả khí lên 20 triệu USD. Đó rõ ràng là một tín hiệu tốt lành, làm tăng số lượng đơn đặt hàng cho TMV trong tương lai. Một điều mà ít quan chức Việt Nam nào có thể tin được khi tham dự lễ khởi công dự án cách đây hai năm.
Lý do tại sao mà trong thời gian hai năm TMV lại đạt được kết quả như vậy? TMV đã có chiến lược tổ chức hợp tác như thế nào?
Hãy đơn giản hoá thực tiễn và chỉ tập trung vào những tình tiết quan trọng nhất. Như đã nói, cách đây hai năm, TMV có hai sự lựa chọn ở Việt nam: hoặc là kêu gọi đầu tư nhằm sản xuất van tuần hoàn xả khí với chất lượng đáp ứng được chuẩn mực, áp dụng trong hệ thống của tập đoàn Toyota trên toàn cầu. Hoặc chỉ vẫn dừng lại ở mức nhập khẩu lắp ráp và sửa chữa xe Toyota tại thị trường nội địa tại Việt nam. Thị trường này còn hết sức nhỏ bé, chỉ vào khoảng 40.000 xe / năm (tức là bằng 1/20 so với Thái lan). Và sự lựa chọn thứ hai sẽ không thể cho phép TMV đạt đến mức hiệu quả về quy mô, điều mà phương án gọi đầu tư vào Việt nam và xuất khẩu Toyota ra bên ngoài có thể đem lại. Nhưng phương án gọi đầu tư tự nó lại chứa chấp quá nhiều rủi ro.
Nhà sản xuất ô tô Toyota của Nhật vừa công bố vào ngày 11-4-2008 rằng họ sẽ xây dựng nhà máy ô tô thứ hai tại Ấn Độ với tổng kinh phí đầu tư là 35 tỉ yên.
Nhà máy này sẽ khai trương vào năm 2010 tại Bangalore (tại khu công nghiệp đã xây dựng nhà máy ô tô Toyota đầu tiên hồi năm 1997, ở Ấn Độ), và sẽ hợp tác với đối tác Ấn Độ là Kirloskar để sản xuất các kiểu xe Corolla và Innova, theo thông báo của nhà sản xuất.
Nhà máy mới sẽ có năng lực sản xuất ban đầu là 100.000 chiếc/năm. Mẫu xe Corolla sẽ được sản xuất cho cả thị trường Ấn Độ và thị trường xuất khẩu.
Toyota quyết định xây dựng nhà máy thứ hai tại Ấn Độ vì đây vừa là nơi sản xuất cũng vừa là nơi tiêu thụ, đồng thời đáp ứng sự phát triển cơ giới hóa ở Ấn Độ.
Hai nhà máy của Toyota ở Ấn Độ sẽ có tổng năng lực sản xuất là 160.000 chiếc/năm.
Trong đó, biểu hiện rõ nhất của chiến lược hội nhập dọc là chiến lược nội địa hóa
Trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng khi nào thị trường ô tô Việt Nam đạt đến con số xe tiêu thụ 100.000 xe/năm thì ngành công nghiệp phụ trợ mới phát triển, đồng nghĩa với việc tỷ lệ nội địa hóa sẽ tăng lên. Còn với quy mô thị trường như hiện nay thì chính sách nội địa hóa “phá sản” cũng là điều dễ hiểu. Toyota đã và đang tích cực mời gọi các nhà cung cấp phụ tùng của mình đến đầu tư tại Việt Nam, góp phần phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Cho đến nay, hệ thống các nhà cung cấp của TMV đã lên tới con số 9 bao gồm: Harada Việt Nam, Denso Việt Nam, Toyota Gosei Hà Nội, Cty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Yazaki Việt Nam, Sumi-Hanel, Cty Tân Đức, Cty GS Việt Nam và Cty Nagata Việt Nam. Ông Murakami phân tích: “Nếu gia tăng lượng sản xuất tức là TMV sẽ cần thêm nhiều linh kiện, phụ tùng để sản xuất, các nhà sản xuất phụ trợ sẽ nhìn thấy tiềm năng lớn từ thị trường và họ sẽ theo chân Toyota vào đầu tư tại Việt Nam”.
Từ khi “gia nhập” vào thị trường Việt Nam, Toyota luôn bảo đảm cho mình một vị trí tiên phong và chưa bao giờ chịu nhường thị phần lớn nhất vào tay bất cứ một đối thủ nào khác. Cùng với quá trình hội nhập sâu và nhanh hơn vào nền kinh tế trong một “thế giới phẳng”, đã xuất hiện thêm những đối thủ nặng ký cả ở trong và ngoài nước và hiển nhiên việc chia “chiếc bánh” thị trường ô tô Việt Nam sẽ ngày càng trở nên khó hơn. Hỏi ông Murakami về việc Toyota sẽ làm thế nào để giữ “miếng bánh” to nhất như hiện nay, vị Tổng giám đốc TMV cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy nội địa hóa. Năm 2007, TMV đầu tư thêm 22 triệu USD, trong đó phần lớn dành cho việc tăng công suất sản xuất, cải tiến sản phẩm và nội địa hóa. Hiện nay Toyota đang chuẩn bị mở rộng nhà máy, nâng công suất từ 20.000 xe lên 30.000 xe/năm vào đầu 2009. Đồng thời, hãng cũng sẽ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và cải tiến dây chuyền sản xuất. Trong kế hoạch, Toyota sẽ đầu tư thêm 50 triệu USD trong giai đoạn 2007-2009, nhiều gấp đôi so với giai đoạn 2004-2006. Ông Murakami nhấn mạnh: “Với kế hoạch liên tục mở rộng sản xuất và gia tăng đầu tư, chúng tôi muốn khẳng định cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam và đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”.
2.2.2 Đa dạng hóa
Ngay từ năm 2004, TMV đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất khẩu phụ tùng tới các nước trong mạng lưới Toyota toàn cầu với thị trường xuất khẩu gồm 10 nước và vùng lãnh thổ là Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan. Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng mỗi năm của TMV đạt trung bình 20 triệu USD/năm. Theo kế hoạch, con số này sẽ tăng lên 25 triệu USD năm 2008 và 30 triệu USD vào năm 2009. “Việc xuất khẩu phụ tùng là một đóng góp lớn của Toyota vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam, tăng tỷ lệ nội địa hóa và mở ra một thời kỳ mới mà Việt Nam có thể tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu của Toyota”
Toyota cũng cấp các dịch vụ tài chính thông qua công ty con của mình, “Công ty dịch vụ tài chính Toyota”, và tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác.
Có tin đồn tại Nhật rằng Toyota đang có ý định cung cấp dịch vụ tư vấn sản xuất của mình cả cho các công ty không sản xuất ô tô và biến các năng lực cơ bản của họ trong sản xuất thành một hướng kinh doanh độc lập.
2.2.3 Chi phí thấp
Chiến lược chi phí thấp là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực để giảm chi phí Giá cả - Lợi nhuận yêu cầu = Chi phí Mục tiêu
Giá cả
- Quyết định bởi thị trường
- Nhà sản xuất tăng giá cao quá mức sẽ dẫn đến hoặc là lượng tiêu thụ giảm, hoặc tăng triết khấu cho các nhà phân phối.
Lợi nhuận Yêu cầu
- Lợi nhuận cần thiết phải có đối với một mẫu xe ô tô để đảm bảo đạt được kế hoạch lợi nhuận của công ty
Chi phí Mục tiêu
- Là chi phí cần phải đạt được
- Chất lượng, sự hoạt động, các chỉ số và các trang thiết bị, tất cả mọi sự thay đổi đều được phản ánh trên chi phí. Không những các yếu tố này phải đạt được các yêu cầu đặt ra mà khi đó còn đòi hỏi phải đảm bảo được chi phí đạt được mức mục tiêu.
- Chi phí là yếu tố được tích lũy.
“Lợi nhuận, không những cho Toyota mà còn cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất khác, đạt được do cắt giảm chi phí. Tư tưởng dựa vào chi phí bằng cách đặt giá trên cơ sở cộng thêm lợi nhuận vào chi phí là hoàn trái ngược với suy nghĩ của một nhà sản xuất ô tô hiện nay.”
(Taiichi Ohno, Cựu Phó Chủ tịch Tập đoàn Toyota)
Công ty Ô tô đạt chất lượng cao nhất
Với chi phí thấp nhất có thể
Với thời gian sản xuất ngắn nhất có thể
Chi phí = “Gentan-i” x Tỷ suất chí phí
“Gentan-i”: Suất tiêu hao
Lượng sử dụng nguồn lực trên một đơn vị (tiêu hao nguyên vật liệu, thời giờ, v..v..)
Suất tiêu hao là một chỉ số được kiểm soát bởi quá trình sản xuất
Tỷ suất Chi phí:
Giá cả đầu vào (trên một kg, một giờ, và vv.v)
Suất tiêu hao (Ví dụ)
Kiểm soát nhân lực = [giờ lao động]
Kiểm soát nguyên liệu = [tiêu hao nguyên liệu sơn (kg)]
Kiểm soát chi phí sản xuất gián tiếp = [tiêu hao điện năng (kw)]
Tỷ suất chi phí là chỉ số được kiểm soát bởi bộ phận hành chính
Giá mua (/đơn vị, kg, giờ) (Ví dụ)
Chi phí lao động = [Tiền công(/giờ)]: Phòng nhân sự
Chi phí nguyên liệu = [Giá mua nguyên liệu(/kg)]: Phòng Vật tư
Chi phí Hành Chính gián tiếp = [Giá điện(/kw)]: Phòng Vật tư
Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược kinh doanh xe đa dụng MPV của TMV
Toyota đã tạo nên 1 hiện tượng khi liên tiếp đạt được doanh số kỉ lục ở dòng xe đa dụng MPV. Đi ngược lại dòng thời gian, chúng ta sẽ tìm hiểu chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của Toyota, mà quân cờ chiến lược đầu tiên là xe Zace – một bàn đạp vững chắc cho thành công của Innova sau này.
2.3.1 Zace
Tháng 8/1999, Zace ra mắt lần đầu tại Việt Nam, với giá hợp lý và kết hợp nhiều tính năng hữu ích, mẫu xe Zace đã mở ra xu hướng xe đa dụng trên thị trường Việt Nam.
3/3/2003, Toyota Việt Nam bán ra mẫu Zace mới với những cải tiến về hình thức, kiểu GL giá 23.000 USD (tăng hơn trước 1.000 USD), kiểu DX 20.000 USD. Zace GL được sơn 2 màu: tím than / ghi, đỏ nâu / ghi hồng, xanh lá cây / ghi hồng. Còn Zace DX có 2 màu: ghi và xanh đậm.
Tháng 8/2004, TMV đã giới thiệu Zace Limited ra thị trường với tổng số bán giới hạn là 200 xe và đã rất thành công với mẫu xe này. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, toàn bộ 200 hợp đồng đã được ký (sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch)
Trước thành công của Zace Limited, Toyota đã tung ra thị trường xe Zace Surf. TMV quyết định giới thiệu xe Zace Surf mới ra thị trường với đối tượng khách hàng tập trung chủ yếu vào khách hàng gia đình bao gồm cá nhân và các công ty tư nhân. Chỉ tiêu bán hàng tháng của Zace Surf mới là 150 xe và Zace Surf mới sẽ được bán với giá là 32.000 USD
Con số kỉ lục (luôn đi đầu trong dòng xe MPV tại thị trường Việt Nam)
Tính đến hết năm 2002, Toyota đã bán được 4.500 chiếc Zace và đi tiên phong ở thị trường này. Riêng năm 2002, Zace là xe bán chạy nhất của Toyota tại Việt Nam với lượng tiêu thụ hơn 1.900 chiếc.
Năm 2005, Zace đạt doanh số kỉ lục với hơn 5.600 xe.
Sự thành công của Zace trong suốt thời gian từ 1999 – 2005 đã được tạo nên bởi nhiều yếu tố:
Phù hợp với địa hình và đường xá Việt Nam à mở ra xu hướng dòng xe đa dụng trên thị trường Việt Nam
Kết hợp được nhiều tính năng hữu ích.
Giá cả hợp lí.
Đa dạng hóa dòng xe Zace với nhiều mẫu mã: Zace GL, Zace DX, Zace Limited, Zace Surf. Đặc biệt, TMV đã biết hâm nóng thị trường khi tung ra mẫu xe Zace Limited với số lượng giới hạn chỉ có 200 xe.
2.3.2 Innova
Ra mắt từ tháng 1/2006, Innova là bài học kinh nghiệm về chiến lược sản phẩm. Sau khi đạt doanh số kỷ lục cùng Zace với hơn 5.600 chiếc năm 2005, Toyota thay ngay nó bằng một mẫu xe hiện đại, trẻ trung, mang tính toàn cầu và tích hợp nhiều tiện nghi nhưng lại có giá nhỉnh hơn không đáng là bao. (29.900 USD đối với xe Innova G và 26.900 USD đối với xe Innova J)
Đây là một sự "thay máu" và làm mới rất hợp lý bởi Zace trở nên quá cũ, ít tính năng và không phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Và điều này đã làm thỏa mãn cơn khát xe của người tiêu dùng, khiến doanh số xe tăng đều mặc dù thị trường ảm đạm
Con số kỉ lục (luôn đi đầu trong dòng xe MPV tại thị trường Việt Nam)
Hơn 1.000 xe tiêu thụ trong 1 tháng đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
Đạt mốc doanh số bán ra 20.000 chiếc sau gần 2 năm ra mắt ( cụ thể là: 9.934 chiếc năm 2006; 12.433 chiếc năm 2007
Trong 3 tháng đầu năm 2008, doanh số là 3.572
2006
2007
Quý I/ 2008
Innova (MPV)
9.934
62,65%
12.433
53,85%
3.572
51,28%
MPV/SUV của thị trường
15.855
100%
23.088
100%
6.965
100%
Sau đây, chúng tôi xin đưa ra các số liệu bán hàng của Innova, của dòng xe MPV/SUV trên thị trường Việt Nam, của TMV (nguồn: VAMA- hiệp hội xe oto Việt Nam ) để các bạn có thể so sánh:
Đơn vị: xe
2006
2007
Quý I/ 2008
Innova
9.934
67,19%
12.433
61,81%
3.572
63,43%
TMV
14.784
100%
20.113
100%
5.631
100%
Vậy điều gì đã tạo nên “hiện tượng” Innova ?
Bàn đạp vững chắc
Trong dòng xe đa dụng MPV, Zace của Toyota đang dẫn đầu với doanh số kỉ lục: hơn 5.600 xe năm 2005. Điều đó cho thấy nhu cầu của thị trường đối với dòng xe này là rất lớn. à ra mắt đúng thời điểm
Trên đà thuận lợi ấy, Toyota tung ra Innova: một mẫu xe mang tính toàn cầu, đẹp, bền và tiện nghi hơn Zace nhiều lần. Bên cạnh đó, giá cả chỉ nhỉnh hơn có một chút. Điều đó đã kích thích người tiêu dùng: nếu như Zace chỉ có mặt tại Việt Nam, Đài Loan thì Innova là một chiếc xe toàn cầu. Đây là yếu tố “tâm lý thời thượng”
Và với đặc điểm là một sản phẩm có chất lượng toàn cầu, Innova không chỉ nổi trội ở chất lượng mà còn có kiểu dáng tuyệt đẹp với phong cách trang nhã, hoàn hảo về thiết kế, tính năng hoạt động và độ an toàn cao – hoàn toàn khác biệt so với mẫu mà nó thay thế là Zace. Tuy nhiên,với giá cả gần như tương đương, TMV đã đưa ra một đòn bẩy cho khách hàng: nếu Zace là mua 1 được 1 thì với Innova sẽ là mua 1 nhưng được nhiều hơn gấp nhiều lần
Đột phá về giá cả
Bên cạnh hình thức, tiện nghi, kỹ thuật, công nghệ, sự tiện dụng… Innova thực sự có sự đột phá về mặt giá cả. Không rẻ nhưng giá của Innova được hầu hết giới chuyên môn, khách hàng đánh giá là hợp lý đối với thị trường nhiều nước nói chung. Và đương nhiên hợp lý hơn nhiều so với giá của các loại xe cùng loại của các hãng khác đang hoạt động tại Việt Nam. Một chuyên gia về thị trường ôtô khẳng định, giá của Innova không chỉ hợp lý mà còn được đưa ra đúng thời điểm. Với mức giá 29.900 USD đối với xe Innova G và 26.900 USD đối với xe Innova J, Innova đã hâm nóng thị trường ôtô trong nước và ngay lập tức trở thành tâm điểm của dòng xe đa dụng. Chuyên gia này cũng nhận định thêm, để cạnh tranh được với Innova, những dòng xe cùng chủng loại của các hãng khác đã bắt đầu giảm giá theo trong đầu tháng 2/2006
Đột phá về hệ thống dịch vụ
Một trong những vượt trội vủa xe Innova là hệ thống dịch vụ mà cụ thể là hệ thống các linh phụ kiện đồng bộ chính hiệu như các phụ kiện về nội, ngoại thất, đồ điện tử và các phụ kiện khác. Các phụ kiện này đều có giá cả hợp lý tạo cho người sử dụng sự tin tưởng cao hơn. ( đây chính là kết quả của chiến lược nội địa hóa)
Nhận xét: TMV đã sử dụng chủ yếu 2 chiến lược đối với dòng MPV
Chiến lược chi phí thấp:
Đây là chiến lược TMV áp dụng với hầu như tất cả các dòng xe của mình, và đã được phân tích rất kĩ trong phần chiến lược cấp công ty.Tuy nhiên điểm đặc biệt ở dòng xe Innova chính là có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong các dòng xe của TMV: 33% theo cách tính theo phương pháp giá trị của các nước ASEAN. Chính điều này đã khiến chiến lược chi phí thấp khi áp dụng với Innova trở nên hiệu quả hơn.
Chiến lược khác biệt hóa.
Mặc dù trong thời điểm 2006, Zace được nhận định là 1 chiếc xe cũ kĩ, ít tính năng và thực chất chỉ có mặt tại Việt Nam, Đài Loan; nhưng Zace đã luôn dẫn đầu trong các xe MPV bán chạy nhất tại Việt Nam giai đoạn 1999-2005.
Đó chính là nhờ yếu tố khác biệt hóa mà TMV đã đem lại cho Zace.
+ Giá cả
+ Kĩ thuật và tính năng: phù hợp với địa hình, đường xá Việt Nam
Khi Zace trở thành xe MPV bán chạy nhất tại Việt Nam, người tiêu dùng có lẽ đã coi Zace như 1 tiêu chuẩn trong việc chọn xe. Và một lần nữa, TMV lại đem đến cho khách hàng những khác biệt thực sự khi đem so sánh Innova với Zace:
+ Kĩ thuật và tính năng
+ Giá cả
+ Thương hiệu: nếu như Zace chỉ được biết đến ở Đài Loan và Việt Nam, thì Innova là một thương hiệu mang tính toàn cầu.
Phải nói rằng, để Innova có được doanh số bán thành công như trên, TMV đã phải nỗ lực rất nhiều. Từ tháng 7/2004, TMV đã trở thành một trong những cơ sở sản xuất và xuất khẩu phụ tùng cho xe Innova. Nhưng đến 1/2006 Innova mới được giới thiệu tại Việt Nam. Theo như ông Nobuhiko Murakami chia sẻ: TMV đã đầu tư rất nhiều để có thể giới thiệu Innova vào 1/2006 với tỉ lệ nội địa hóa là 33%, mang lại sự đột biến về giá cả và hệ thống dịch vụ. Đây là một chiến lược giúp TMV có thể mở rộng thị trường nhanh và hiệu quả.
2.3.3 Vios Limo
Cùng với việc ra mắt Zace Limited, Toyota Việt Nam còn giới thiệu chiếc Vios Limo, bán với giá 22.000 USD. Dựa trên phiên bản xe Vios hiện nay, có cùng động cơ 1,5 lít, chiếc Limo "được thiết kế để đạt hiệu quả cao hơn, kinh tế hơn, với nhiều đặc tính và trang thiết bị dành cho đối tượng khách hàng chủ yếu là các hãng taxi", theo nhà sản xuất.
Đó là lý do khiến Limo rẻ hơn Vios hiện nay tới 2.800 USD. Toyota ước tính sẽ bán được 250 xe trong quý IV năm nay. Trước đây, mẫu Toyota Corolla J cũng chuyên được sản xuất với mục đích dành cho các hãng xe taxi và bán theo lô.
Toyota dự định tăng cường nỗ lực cắt giảm chi phí trong năm 2008 để tiết kiệm hơn 300 tỷ yên (2,7 tỷ USD)/năm, trong bối cảnh nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đang tìm cách bù trừ chi phí phát triển và giá cả hàng hóa gia tăng.
Lý giải khả năng giảm giá của Vios
Giá tính cho xe Vios 1.5E MT
Bộ linh kiện : giá $10 000 Thuế nhập : $2 000 (20%) Tổng giá tại cảng : $12 000 Linh kiện trong nước : $1 000 (ghế, vỏ, ắc quy, dây điện...) Giá công nhân, chi phí sản xuất: $1 000Tổng giá thành xuất xưởng : $14 000 Lãi của Toy : $1 000Giá tính thuế SCT : $15 000Thuế SCT : $7 500 (50%) Giá tính thuế VAT: $23 500 Thuế VAT : $2 350 (10%) Hoa hồng đại lý : $1 000Tổng giá bán: $26 850
Có 2 khả năng để giảm giá Vios Limo so với các xe Vios khácLinh kiện đầu vào giảm : có thể xuống $8 000kGiảm thuế SCT (thuế tiêu thụ đặc biệt): 30% chẳng hạn với 2 thay đổi trên thì giá xe sẽ khoảng $19 000 – 22 000
2.4 Chiến lược cấp chức năng
2.4.1 Chiến lược sản phẩm dịch vụ
Ngay từ những năm đầu tham gia thị trường Việt Nam, Toyota đã nhận thức được rằng ngành công nghiệp phụ tùng đóng một vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nói chung. Toyota Việt Nam đã có những bước đi ban đầu trong việc mời các nhà sản xuất phụ tùng vào Việt nam với dự án Denso Việt nam tháng 10/2001 và Hội thảo xúc tiến đầu tư của Việt nam tại Nhật bản tháng 8/2002. Năm 2003 Toyota là công ty đầu tiên trong các liên doanh ôtô Việt Nam áp dụng tất cả 4 quy trình sản xuất tiêu chuẩn cho một nhà máy sản xuất ôtô bao gồm dập, hàn, sơn và lắp ráp.
Tăng tỷ lệ nội địa hóa đối với các dòng sản phẩm. VD, năm 2007, tỷ lệ nội địa hoa của những mẫu Inova mới là từ 33% hiện nay sẽ lên 37% trong năm tới và tiếp theo là 40-45%, và đến khi đó doanh số bán của chiếc xe này sẽ đạt khoảng 3.000 chiếc mỗi tháng. Đồng nghĩa với việc nội địa hóa là việc giảm chi phí và giảm giá các loại sản phẩm. Do đó, nhờ thực hiện tốt chiến lược nội địa hóa này, TMV đã có được lợi thế hơn các công ty khác trong ngành.
- Bên cạcnh đó, TMV còn có những chiến lược lâu dài khác về sản xuất sản phầm như: hướng tới xuất khẩu. Mỗi năm, TMV xuất khẩu khoảng 20 triệu USD, tổng kim ngạch từ khi thành lập cho đến năm 2007đã lên đến 67 triệu USD. Theo ông Tổng giám đốc TMV Nobuhiko Murakami, vào năm tới, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng sẽ lên đến trên 25 triệu USD và đạt 30 triệu USD vào năm 2009.
Năm 2006, TMV quyết định tăng thời gian bảo hành dành cho xe ôtô. gày 6/10, Công ty ô tô (TMV chính thức giới thiệu chính sách bảo hành mới: gia tăng thời hạn bảo hành từ 2 năm hay 50.000km lên 3 năm hay 100.000 km (tùy thuộc điều kiện nào đến trước). Chính sách này được áp dụng cho tất cả các loại xe của TMV giao cho khách hàng từ ngày 1/10/2006.Cùng với chính sách bảo hành mới, Toyota cũng giới thiệu các dịch vụ miễn phí kèm theo. Các dịch vụ này cũng được áp dụng cho các loại xe chính thức tiếp nhận chính sách bảo hành mới này kể từ ngày 1/10/2006. Cụ thể bao gồm: Dịch vụ kiểm tra trước khi giao xe; Kiểm tra xe tổng quát tại km 1.000; Tiền công bảo dưỡng tại km 50.000; Tiền công bảo dưỡng tại km 100.000. Đây cũng là một trong những phương thức tiêu biểu của Toyota nhằm mở rộng thị trường và thu hút khách hàng.
Thông qua các năm TMV đã nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới phù hợp yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tháng 05/2005: Giới thiệu xe Zace Surf mới.
Tháng 08/2005: Thông báo giới thiệu xe Hiace Hoàn Toàn Mới 2005 và xe Land Cruiser Mới 2005
Tháng 01/006, Cính thức giới thiệu sản phẩm hoàn toàn mới, xe 8 chỗ với tên gọi Innova - hai Nhịp Thời Đại
Tháng 09/2007 Chính thức giới thiệu chiếc Vios hoàn toàn mới.
Tháng 11/2007: Ra mắt dòng xe Camry 2007 với 2 phiên bản 2.4G và 3.5Q
Bằng việc thường xuyên thay đổi phát triển dòng sản phẩm của mình ngày một hoàn thiện hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn, TMV đã luôn giữ được hình ảnh của mình đối với khách hàng
2.4.2 Chiến lược giá
Ngay từ khi mới thâm nhập thị trường Việt Nam, TMV đã cố gắng mở rộng thị trờng thông qua việc cải tiến sản phẩm và điều chỉnh giá. Năm 2003 là lần đầu tiên TMV thực hiện hoạt động này đáp lại sự mong mỏi của khách hàng. Xuất phát từ thực tế là ngành công nghiệp ô tô hiện đại không thể tách rời quy mô sản xuất lớn, TMV dự tính hoạt động này sẽ mở rộng đợc thị trường để ngành công nghiệp ô tô có điều kiện phát triển.
Với triết lý chiếc xe tốt hơn, giá thành hợp lý hơn và cho nhiều người hơn, Toyota VN đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, sản phẩm đảm bảo tiện lợi, tin cậy, kinh tế, kiểu cách, không độc hại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù hợp với thị hiếu khách hàng.
2.4.3 Chiến lược phân phối
Ðể đạt được sự phát triển bền vững lâu dài, Toyota Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đại lý. Hiện nay, tại Việt Nam TMV có mạng lưới bán hàng và dịch vụ lên tới 15 đại lý. Với việc thiết lập mạng lưới đại lý trên toàn quốc, TMV đảm bảo rằng khách hàng của mình luôn nhận được dịch vụ chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn Toyota.
Mạng lưới của TMV có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, trang thiết bị xưởng dịch vụ hiện đại và hệ thống cung cấp phụ tùng chính hiệu. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, TMV đã thành lập trung tâm đào tạo tại trụ sở chính (Thị trấn Phúc Yên) với chức năng đào tạo và bổ sung kiến thức cho các kỹ thuật viên.
TMV luôn luôn chú trọng đến dịch vụ sau bán hàng và luôn nỗ lực để phát triển hơn nữa chất lượng của hệ thống dịch vụ cũng như không ngừng nâng cấp trang thiết bị để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
2.4.4 Chiến lược chiêu thị
TMV đã thực hiện rất tốt chiến lược chiêu thị của mình, bao gồm các hoạt động chiêu thị như trưng bày sản phẩm, quảng cáo (Panô, báo, đài, game show, tờ rơi …) khuyến mãi, chiết khấu, tài trợ – tuyên truyền cổ động, bán hàng trực tiếp, tổ chức câu lạc bộ khách hàng, tham gia hội chợ chuyên ngành, trang web công ty, …
Sau đây, nhóm chúng tôi xin được giới thiệu một vài hoạt động chiêu thị của Toyota trên thị trường Việt Nam.
Hoạt động của CLB Toyota
Họat động của Toyota là một chương trình được giới thiệu từ năm 1998 và thường xuyên được củng cố về nội dung và hình thức hoạt động nhằm mục đích mang lại nhiều hơn nữa các lợi ích thiết thực cho khách hàng. Hoạt động phong phú của CLB là “cầu nối” để Toyota và khách hàng của mình cùng nhau khám phá “chất lượng cuộc sống” mà xe Toyota là một phần trong cuộc sống chất lượng đó. Các hoạt động của CLB được tổ chức định kỳ, thường xuyên và là dịp các thành viên CLB gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt hơn quan hệ giữa khách hàng với các đại lý, nhà sản xuất cũng như khách hàng với khách hàng. Đến nay, hoạt động này đã tạo ấn tượng tốt đối với thành viên CLB. Ngoài ra, thành viên CLB Toyota còn được hưởng một số ưu đãi của hệ thống các doanh nghiệp đối tác của chương trình CLB. Các đối tác có mặt ở hầu hết các thành phố lớn với nhiều loại hình như khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng trong nước, các khu vực vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, trung tâm đào tạo tiếng Anh…
Tổ chức các khóa “Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe”
Từ năm 2001 đến nay, nhiều khoá “hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe” đã được TMV tổ chức cho hàng ngàn khách hàng. Với cách thức này, cả đôi bên cùng có lợi. Với khách hành, các khoá hướng dẫn không những giải đáp được những thắc mắc của khách hàng kể cả những vấn đề nhỏ nhất, bổ sung cho khách hàng những kiến thức cơ bản về kỹ thuật để sử dụng xe Toyota đúng cách, hướng dẫn bảo dưỡng định kỳ và tự bảo dưỡng tự kiểm tra đơn giả. Bên cạch đó, nó còn là cơ hội giúp TMV tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng, giúp tiếp cận được khách hàng mới, giữ chân khách hàng tiềm năng và mở rộng thị phần của mình. Chiến lược này thực sự có hiệu quả cao trong điều kiện hiện nay, nhu cầu của người dân về xe oto là cao nhưng hoạt động sau bán hàng của các hãng oto khác đều không được chu đáo như TMV
Chương trình bảo hiểm bàn tay chuyên nghiệp - Toyota cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng.
Chương trình bảo hiểm bàn tay chuyên nghiệp của Toyota với sự hợp tác của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh và Công ty Bảo hiểm United Insurance (UIC) thực hiện giải quyết các vấn đề về tổn hại vật chất.Lợi ích chính của chương trình bảo hiểm này:
Đây là loại dịch vụ 24/24 giờ, nghĩa là khi chủ xe Toyota tham gia chương trình bảo hiểm này không may gặp tai nạn, rủi ro sẽ được phục vụ bất kể ngày hay đêm.
Xe của người tham gia chương trình bảo hiểm bàn tay chuyên nghiệp sẽ được sửa chữa tại bất cứ Đại lý hay Trạm Dịch vụ Uỷ quyền Toyota nào theo yêu cầu của khách hàng, với đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và được thay thế phụ tùng chính hiệu của Toyota.
Chương trình bảo hiểm “bàn tay chuyên nghiệp” là một nỗ lực nữa của TMV nhằm cung cấp những tiện ích tốt nhất cho khách hàng. Tham gia chương trình này, khách hàng của TMV sẽ được đảm bảo phục vụ chu đáo dù có gặp bất cứ rủi ro nào cũng như được đảm bảo sự an tâm về tài chính.
Lái thử xe Toyota
Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là hãng đi tiên phong chương trình lái thử xe, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ xe Toyota tương lai tìm hiểu và đánh giá về chiếc xe định mua.
Với mục đích giúp khách hàng có quyết định đúng đắn trước khi mua xe, chương trình lái thử xe được tổ chức cho mọi khách hàng có nhu cầu thông qua các đại lý Toyota trên toàn quốc. Thông qua lái thử, ngoài việc nhân viên bán hàng giới thiệu trực tiếp, khách hàng sẽ tự cảm nhận những ưu điểm và tiện nghi của xe. Đối với những khách hàng không thể đến phòng trưng bày, các nhân viên bán hàng sẽ đưa xe đến tận nơi làm việc hoặc tại nhà cho khách hàng đi thử xe.
Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía khách hàng và được thực hiện thường xuyên tại các đại lý của Toyota trên toàn quốc.
2.4.5 Chiến lược nhân sự
Tập trung phát triển nguồn nhân lực: các công việc hoạch định, thu hút, tuyển dụng, đào tạo – phát triển, đánh giá, lương bổng – phúc lợi, tương quan lao động … Trong đó xác định việc đào tạo – phát triển; chính sách lương bổng thoả đáng theo năng lực, văn hoá công ty phù hợp là yếu tố hàng đầu để ổn định và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng.Đáp ứng yêu cầu phát triển, lực lượng lao động của Công ty cũng không ngừng lớn mạnh. Từ 8 nhân viên vào những ngày đầu thành lập, đến năm 2005 đã có hơn 700 cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty và hàng nghìn lao động khác tại các Đại lý và các nhà cung cấp linh kiện. Nhận thức rõ công tác giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động, Công ty đã cử hàng trăm CBCNV đi học các khoá học đào tạo nghề, nâng cao kiến thức quản lý tại một số nước châu á. Đồng thời, xây dựng một trung tâm đào tạo kỹ thuật viên tại VN, hàng năm đào tạo trên 500 kỹ thuật viên lành nghề được cấp chứng chỉ của Toyota để làm việc tại các hệ thống đại lý trên toàn quốc. Nhằm nâng cao tay nghề cho các kỹ thuật viên, hàng năm, Công ty tổ chức Hội nghị kỹ thuật viên Toyota và người dành giải nhất sẽ đại diện cho Toyota tham dự cuộc thi kỹ thuật viên Toyota châu á. Toyota đã hai lần liên tiếp giành được Huy chương Vàng tại Hội thi này.
2.4.6 Chiến lược tài chính
Hợp tác các đối tác hai bên cùng có lơi..
Tăng doanh số, tăng lợi nhuận rút ngắn vòng quay vốn, kết hợp chiến lược quản trị tồn kho JIT ( Just Tin Time) phát triển.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY HIỆN NAY
Đánh giá chung
Với nền tảng của công ty mẹ trên thế giới, Toyota Việt Nam có rất nhiều điều kiện để phát triển tại Việt Nam. Họ đã áp dụng linh hoạt các chiến lược kinh doanh và có hiệu quả rõ rệt khi liên tục dẫn đầu thị phần tại Việt Nam.
Cam kết nội địa hoá 30% trong vòng 10 năm Toy đã đạt được với dòng xe Innova (hiện tại 35% và sẽ tăng lên gần 40% khi Toy sản chassis của Innova tại nhà máy TMV). Và điều này chỉ có được khi sản lượng xe Innova > 1,000 xe. Với các mẫu xe khác Toyota đang nghiên cứu tăng tỷ lệ nội địa hoá. Đây là hướng đi đúng vừa đúng theo quy định pháp luật và khuyến khích của thị trường Việt Nam. Chiến lược này đi cùng với chi phí thấp vì khi tăng tỷ lệ nội địa hóa, chi phí đầu vào giảm nên giá thành sẽ giảm, tiến tới phù hợp với túi tiền người dân Việt Nam, cạnh tranh đượ với các dòng xe hạng trung.
Với mục tiêu dẫn đầu về thị phần, Toyota liên tục đưa các chiến lược bán hàng cho các hãng xe taxi, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ thuê xe, kết hợp với các hãng bảo hiểm cũng là một chiến lược đạt được nhiều kết quả đưa Toyota dẫn đầu về thị phần tại Việt Nam trong năm 2007.
Đề xuất
Nhận định về thị trường ôtô năm 2008 nhiều nhà sản xuất cho rằng nửa đầu năm 2008 vẫn sẽ rất sôi động. Nửa đầu năm 2008 thị trường ôtô Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt. Có thể nhìn thấy sự phát triển rất tốt của kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2008. Xuất khẩu tăng và đầu tư tăng, điều này sẽ tác động tích cực tới thị trường ôtô Việt Nam và sức mua vẫn tăng lên, nhưng còn nửa cuối 2008 thì những yếu tố khách quan từ bên ngoài như giá nhiên liệu tăng cao và tỷ giá các đồng tiền biến đổi... lúc này sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam và thị trường ôtô có thể sẽ không còn sôi động như nửa cuối năm 2007 và nửa đầu năm 2008 nữa. Bản thân nhiều DN ôtô cũng không chắc chắn lắm về thị trường năm 2008.
Công ty Toyota Việt Nam mặc dù cam kết sẽ nâng công suất lên 25.000 xe, nhưng nên hết sức chú ý sức tăng trưởng của thị trường 2008. Rất khó dự đoán cho thị trường năm 2008, họ chỉ biết sẽ theo dõi sát thị trường để có kế hoạch cho phù hợp. Nhưng việc thiếu xe thì tất cả khẳng định sẽ không căng thẳng như 2007. Khi sản lượng xe tăng, tỷ lệ nội địa hoá tăng thì giá xe sẽ giảm. Năm 2008 nếu thị trường ôtô vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao thì giá xe chắc chắn giảm. Giá xe có thể giữ nguyên nhưng nhà sản xuất sẽ tăng chương trình khuyến mãi và hỗ trợ khách hàng khi mua xe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan.doc