Tài liệu Đề tài Quản trị chất lượng bằng công cụ thống kê: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI, với sự phát triển của Khoa học – công nghệ đã kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Con người ngày càng đặt ra yêu cầu cao hơn, và sản phẩm họ mong đợi từ những nhà cung cấp cũng đa dạng và phong phú hơn. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước chân vào thị trường phải biết cũng như đo lường trước được những áp lực to lớn tác động đến sự thành công của doanh nghiệp mình, và vai trò của người lãnh đạo trong hệ thống phải điều phối để phát huy một cách hợp lý các nguồn lực trong tổ chức thích nghi được với sự thay đổi của các yếu tố chi phối tác động từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, công việc thiết lập một mô hình quản lý hiệu quả – quản lý chất lượng, đề cao việc quản lý theo quá trình được xem là một hướng giải quyết tốt nhất cho các doanh nghiệp hiện nay.
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, mối quan hệ giữa năng suất – chất lượng – giá thành – lợi nhuận thường gây ra những nhận thức...
80 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản trị chất lượng bằng công cụ thống kê, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI, với sự phát triển của Khoa học – công nghệ đã kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Con người ngày càng đặt ra yêu cầu cao hơn, và sản phẩm họ mong đợi từ những nhà cung cấp cũng đa dạng và phong phú hơn. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước chân vào thị trường phải biết cũng như đo lường trước được những áp lực to lớn tác động đến sự thành công của doanh nghiệp mình, và vai trò của người lãnh đạo trong hệ thống phải điều phối để phát huy một cách hợp lý các nguồn lực trong tổ chức thích nghi được với sự thay đổi của các yếu tố chi phối tác động từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, công việc thiết lập một mô hình quản lý hiệu quả – quản lý chất lượng, đề cao việc quản lý theo quá trình được xem là một hướng giải quyết tốt nhất cho các doanh nghiệp hiện nay.
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, mối quan hệ giữa năng suất – chất lượng – giá thành – lợi nhuận thường gây ra những nhận thức không rõ ràng. Thực tiễn cho thấy rằng: Để đảm bảo năng suất cao, giá thành hạ và tăng lợi nhuận, một trong những con đường mà các nhà sản xuất thường theo đuổi là ưu tiên cho chất lượng. Xuất phát từ thực tế đó, song song với những chính sách chung trong lĩnh vực quản lý chất lượng, chất lượng đã và đang trở thành quốc sách của Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chất lượng là yếu tố quan trọng, song để làm chủ được nó lại là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi một cách nhìn nhận, một sự quan tâm mới, không phải chỉ của những người “làm chất lượng”, của các cơ quan quản lý, các công ty mà còn là một vấn đề liên quan đến tất cả mọi người trong xã hội.
Và nhóm 3 chúng tôi, hôm nay xin được nói sâu về đề tài này, và cụ thể là về sản phẩm nước tăng lựcNumber One của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nhóm cũng đưa ra một số giải pháp cũng như định hướng chất lượng cho sản phẩm này thông qua 7 công cụ của KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ. Trong lúc làm bài còn nhiều lỗi và sơ sót, Nhóm mong Thầy và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài của Nhóm được hoàn thiện hơn và được ứng dụng trong thực tiễn. Nhóm xin chân thành cảm ơn.
LÝ THUYẾT
Bất cứ lúc nào cũng phát sinh vấn đề cần giải quyết. Lúc đó, việc giải quyết vấn đề cần được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định vấn đề: việc xác định vấn đề thành công có thể xem như đi được một nửa chặng đường. Do vậy, vấn đề cần phải được xác định một cách rõ ràng.
- Quan sát: xem xét những tính chất đặc thù của vấn đề từ nhiều khía cạnh, góc độ và quan điểm khác nhau.
- Phân tích: tìm ra những nguyên nhân dựa trên những triệu chứng đã xem xét.
- Hành động: tiến hành các biện pháp để loại bỏ những nguyên nhân chính.
- Kiểm tra: đảm bảo những vấn đề được ngăn ngừa không tái diễn.
- Tiêu chuẩn hóa: nhằm ngăn ngừa vĩnh viễn nguyên nhân gây ra vấn đề.
- Kết luận: xem xét lại cách thức giải quyết vấn đề và lập kế hoạch cho công việc.
Trong thực tế, các hoạt động chất lượng lại bỏ qua một số bước nêu trên, để đảm bảo hoạt động chất lượng có hiệu quả, nên đảm bảo thực hiện đúng 7 bước trên.
Khái niệm
Kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê (SPC) là việc áp dụng phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác, kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của một đơn vị, một tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó.
Kiểm soát quy trình bằng phương pháp thống kê (SPC) là một phương pháp kiểm tra chất lượng trong những quy trình công nghệ. Đó là một tập hợp những phương pháp sử dụng công cụ thống kê như giá trị trung bình, độ dao động và những công cụ khác để nhận diện liệu có phải quá trình được quan sát có đang được kiểm soát tốt không.
Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê (SPC) được xem là công cụ để nắm bắt thực tế trên cơ sở các dữ liệu thu thập. Ứng dụng SPC giúp công ty cải tiến quy trình hoạt động và chất lượng của sản phẩm. SPC không chỉ dùng để kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm hiện tại mà còn giúp đọc được xu hướng của quá trình đó. Đây là những công cụ rất hữu ích mà công nhân có thể sử dụng trực tiếp.
Lịch sử hình thành và phát triển
SPC được đề xướng bởi Tiến sĩ Walter Shewhart của phòng thí nghiệm Bell vào những năm 1920, và đã được mở rộng bởi Tiến sĩ W. Edwards Deming với tác động quan trọng bởi người Mỹ trong thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ II nhằm cải thiện việc sản xuất máy bay. Deming cũng giới thiệu kỹ thuật SPC vào nền công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh đó.
Sau khi áp dụng thành công ban đầu của các công ty Nhật Bản, thống kê phân tích các số liệu điều khiển quá trình đã được kết hợp bằng cách tổ chức trên toàn thế giới như một công cụ chính để cải thiện chất lượng sản phẩm bằng cách giảm quá trình biến đổi.
Tiến sĩ Shewhart đã xác định hai nguồn của quá trình biến đổi: “Chance” sự thay đổi đó là vốn có trong quá trình, và ổn định qua thời gian, và “Assignable”, hoặc không kiểm soát được sự thay đổi, đó là không ổn định theo thời gian - là kết quả của sự kiện cụ thể bên ngoài hệ thống. Tiến sĩ Deming cho rằng biến thể cơ hội là nguyên nhân phổ biến gây ra sự thay đổi.
Dựa trên kinh nghiệm với nhiều loại dữ liệu quá trình, và được hỗ trợ bởi luật pháp của số liệu thống kê và xác suất, Tiến sĩ Shewhart là người đã nghĩ ra biểu đồ kiểm soát được sử dụng đồ thị dữ liệu theo thời gian và xác định cả hai biến thể là nguyên nhân phổ biến và sự biến đổi nguyên nhân đặc biệt.
SPC hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật thống kê và lấy mẫu đã được Ford và Taylor áp dụng, Nhật Bản đã phát triển thêm các công cụ thực hành của Ishikawa và áp dụng rộng rãi tại các nhà máy sản xuất từ cuối thập niên 50.
Kiểm tra chất lượng cổ điển được thực hiện bằng việc quan sát những thuộc tính quan trọng của thành phẩm và chấp nhận hayloại bỏ thành phẩm. Ngược lại với điều đó, SPC sử dụng những công cụ thống kê để quan sát kết quả làm việc của dây chuyền sản xuất nhằm dự đoán những sự lệch quan trọng mà có thể dẫn tới việc loại bỏ sản phẩm.
Lợi ích và hạn chế khi áp dụng SPC
Lợi ích
Cùng với ISO, TQM,… SPC cũng đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình quản trị chất lượng. Kiểm soát quá trình là cần thiết vì không có một quá trình hoạt động nào có thể cho ra những sản phẩm giống hệt nhau. Sự biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể phân ra làm hai loại nguyên nhân:
Loại thứ nhất
Do biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình, chúng phụ thuộc vào máy móc, thiết bị, công nghệ và cách đo. Biến đổi do những nguyên nhân này là điều tự nhiên, bình thường, không cần phải điều chỉnh, sửa sai.
Loại thứ hai
Do những nguyên nhân không ngẫu nhiên, những nguyên nhân đặc biệt, dị thường mà nhà quản lý có thể nhận dạng và cần phải tìm ra để sửa chữa nhằm ngăn ngừa những sai sót tiếp tục phát sinh. Nguyên nhân loại này có thể do thiết bị điều chỉnh không đúng, nguyên vật liệu sai sót, máy móc bị hư, công nhân thao tác không đúng ...
Lợi ích của việc áp dụng SPC
Tập hợp số liệu dễ dàng
Xác định được vấn đề
Phỏng đoán và nhận biết các nguyên nhân
Loại bỏ nguyên nhân
Ngăn ngừa các sai lỗi
Xác định hiệu quả của cải tiến.
Ngoài ra SPC cho phép sức mạnh của từng nguồn biến thể được xác định bằng số. Nếu nguồn của sự thay đổi được phát hiện và đo lường, người ta có thể tuân theo điều chỉnh. Đổi lại, sửa chữa của các biến thể có thể làm giảm chất thải trong sản xuất và có thể cải thiện chất lượng của sản phẩm đến với khách hàng.
Một lợi thế của SPC so với các phương pháp kiểm soát chất lượng khác, chẳng hạn như “kiểm tra”, là nó nhấn mạnh phát hiện sớm và ngăn ngừa các vấn đề, chứ không phải là sửa chữa các vấn đề sau khi đã xảy ra.
Ngoài việc giảm thiểu chất thải, SPC cũng có thể dẫn đến việc giảm thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm. SPC làm cho nó ít có khả năng các sản phẩm đã hoàn thành sẽ cần phải được làm lại. SPC cũng có thể xác định tắc nghẽn, thời gian chờ đợi, và các nguồn khác của sự chậm trễ trong quá trình.
ð Trong xu thế hiện nay, việc nghiên cứu, ứng dụng các công cụ SPC là điều kiện cần thiết giúp các nhà doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập thị trường thế giới.
Hạn chế
Việc áp dụng SPC cho một quá trình nhằm mục đích để cho kết quả trong việc loại bỏ chất thải quá trình. Điều này, lần lượt, giúp loại bỏ sự cần thiết cho bước quá trình kiểm tra sau sản xuất. Sự thành công của SPC không chỉ dựa trên các kỹ năng mà nó được áp dụng mà còn phù hợp hoặc tuân theo quá trình này là SPC. Trong một số trường hợp, nó có thể là khó khăn để đánh giá khi các ứng dụng của SPC là thích hợp.
Yêu cầu cần thiết khi sử dụng SPC
Để đảm bảo việc thực hiện tốt SPC, cán bộ công nhân viên cần phải được đào tạo hợp lý ở các mức độ khác nhau tuỳ mục đích sử dụng. Cụ thể:
Cán bộ quản lý và các giám sát viên phải quen thuộc với các công cụ kiểm soát chất lượng và hiểu rõ cơ sở của phương pháp thống kê đựoc sử dụng trong quản lý chất lượng. Họ cũng phải được đào tạo đầy đủ để hướng dẫn nhân viên áp dụng đúng các kỹ thuật thống kê.
Tổ trưởng tổ dịch vụ hoặc phân xưởng sản xuất phải được đào tạo về các phương pháp thống kê để có thể áp dụng của 7 công cụ quản lý chất lượng truyền thống và 7 công cụ quản lý chất lượng mới. Họ phải có khả năng áp dụng các kỹ thuật thống kê để cải tiến việc kiểm soát chất lượng cũng như các công việc hàng ngày.
Các công cụ kiểm soát chất lượng bằng các công cụ thống kê
Hiện nay, các công cụ kiểm soát chất lượng dựa trên phân tích số liệu được chia thành hai nhóm:
NHÓM 1:
Gồm 7 công cụ truyền thống hay còn gọi là 7 công cụ kiểm soát chất lượng (7 QC tools). Các công cụ này đã được áp dụng một cách hiệu quả từ những năm của thập niên 60 và đã được người Nhật áp dụng rất thành công. Cơ sở của các công cụ này là lý thuyết thống kê. Các công cụ bao gồm:
Phiếu kiểm tra (Check sheet): được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu được từ phiếu kiểm tra là đầu vào cho các công cụ phân tích dữ liệu khác, do đó đây bước quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng của các công cụ khác.
Biểu đồ Pareto (Pareto chart): sử dụng các cột để minh hoạ các hiện tượng và nguyên nhân, nhóm lại các dạng như là các khuyết tật, tái sản xuất, sửa chữa, khiếu nại, tai nạn và hỏng hóc. Các đường gấp khúc được thêm vào để chỉ ra tần suất tích luỹ.
Biểu đồ nhân quả (Cause-effect diagram)́: chỉ mối liên hệ giữa các đặc tính mục tiêu và các yếu tố, những yếu tố dường như có ảnh hưởng đến các đặc tính, biểu diễn bằng hình vẽ giống xương cá.
Biểu đồ phân bố (Histogram): là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu tố biến động hay các dữ liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được diễn tả như các cột với khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu thị qua chiều cao.
Biểu đồ kiểm soát (Control chart): Biểu đồ kiểm soát là đồ thị đường gấp khúc biểu diễn giá trị trung bình của các đặc tính, tỷ lệ khuyết tật hoặc số khuyết tật. Chúng được sử dụng để kiểm tra sự bất thường của quá trình dựa trên sự thay đổi của các đặc tính (đặc tính kiểm soát). Biểu đồ kiểm soát bao gồm 2 loại đường kiểm soát: đường trung tâm và các đường giới hạn kiểm soát, được sử dụng để xác định xem quá trình có bình thường hay không. Trên các đường này vẽ các điểm thể hiện chất lượng hoặc điều kiện quá trình. Nếu các điểm này nằm trong các đường giới hạn và không thể hiện xu hướng thì quá trình đó ổn định. Nếu các điểm này nằm ngoài giới hạn kiểm soát hoặc thể hiện xu hướng thì tồn tại một nguyên nhân gốc.
Biểu đồ phân tán (Scatter diagram)́: Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 biến trong phân tích bằng số. Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số.
Phương pháp phân vùng (Stratified diagram): Phân vùng thông thường để tìm ra nguyên nhân của khuyết tật.
NHÓM 2:
Gồm 7 công cụ hay còn gọi là 7 công cụ mới (7 new tools) được phát triển và sử dụng từ những năm đầu của thập niên 80. Các công cụ này hỗ trợ rất đắc lực cho quá trình phân tích để tìm ra nguyên nhân gây ra chất lượng kém cũng như tìm giải pháp để cải tiến chất lượng. 7 công cụ này bao gồm:
Biểu đồ tương đồng (Affinity diagram): Phân tích vấn đề dựa trên cảm giác.
Biểu đồ quan hệ (Relation diagram): Phân tích vấn đề dựa trên logic.
Biểu đồ ma trận (Matrix diagram): Phát hiện mối quan hệ giữa mục tiêu và chiến lược, giữa giải pháp đề ra và khả năng thực hiện.
Phân tích dữ liệu theo phương pháp ma trận: Tìm ra mức độ ưu tiên cho các giải pháp đề ra.
Biểu đồ cây (Tree diagram): chia một mục tiêu thành các mục tiêu nhỏ hay một phương án thành các phương án chi tiết có thể thực hiện được trong thực tế. Biểu đồ này cũng có thể sử dụng để phân tích nguyên nhân tương tự như biểu đồ nhân quả.
Biểu đồ mũi tên (Arrow diagram): Sử dụng để để xác định rõ các sự kiện, các nguyên nhân của vấn đề nhằm tăng hiệu quả hoạch định giải pháp.
Sơ đồ quá trình ra quyết định (PDPC): Công cụ lập kế hoạch ngẫu nhiên và dự báo sự không chắc chắn qua việc phối hợp thông tin tại mọi giai đoạn của quá trình.
Trong số các công cụ này, biểu đồ cây và biểu đồ ma trận thường được sử dụng kết hợp hiệu quả nhất với 7 công cụ truyền thống nói trên.
Các công cụ đo lường quá trình bằng thống kê
Phiếu kiểm tra
Khái niệm
Phiếu kiểm tra là một phương tiện để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ của các hoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép bạn thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan. Đây là một dạng lưu trữ đơn giản một số phương pháp thống kê dữ liệu cần thiết để xác định thứ tự ưu tiên của sự kiện hoặc để xây dựng dự án mới.
Tác dụng
Phiếu kiểm tra có ích vì nó cung cấp các bằng chứng khách quan (ngược với bằng chứng chủ quan) về sự xuất hiện của các sự kiện.
Phiếu kiểm tra là một công cụ chi phí thấp, dễ sử dụng có thể cung cấp cho nhóm sự nhận biết nhanh chóng về một quá trình có đang hoạt động theo kế hoạch hay không. Phải đảm bảo rằng trước khi áp dụng phiếu kiểm tra, các thành viên trong nhóm hiểu được các tiêu chí của họ có nhất quán không?
Phiếu kiểm tra sẽ cung cấp cho bạn những dữ liệu đủ thuyết phục để chứng minh sự cần thiết phải có chương trình thực hiện giải pháp. Phiếu kiểm tra phải được thiết kế rõ ràng và dễ hiểu để dễ dàng hơn cho việc sử dụng.
Các thông tin nhận diện hữu ích:
Tên dự án
Địa điểm thu thập dữ liệu
Tên người ghi chép dữ liệu (nếu có thể)
Dữ liệu (sự việc hoặc khoảng thời gian)
Dữ liệu bổ trợ khác
Phần mô tả
Cột ghi tên của sai lỗi/sự việc
Một hoặc nhiều cột ghi ngày mà thu thập dữ liệu
Tổng hợp dữ liệu được ghi chép trong từng ô
Tổng hợp dữ liệu theo cột và dòng.
Phiếu kiểm tra phần lớn được sử dụng trong giai đoạn hoạch định bởi các thành viên trong nhóm, những người có trách nhiệm lập kế hoạch cho hoạt động cải tiến/chương trình/chiến lược mới. Họ có thể có sự xác nhận nhanh chóng rằng ý tưởng của họ đang được thực hiện, hay nơi nào cần cải tiến để dự án đi đúng hướng.
Thường thì, phiếu kiểm tra sẽ theo dõi sự kiện theo thời gian nhưng cũng có thể dùng để theo dõi số lượng sự kiện theo vị trí. Sau đó, dữ liệu này có thể được sử dụng làm đầu vào của biểu đồ tập trung, biểu đồ Pareto ...Ví dụ về các vấn đề cần theo dõi có thể là: số lần tràn đổ/tháng, cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa/tuần, rác thải nguy hại thu được/giờ làm việc,v.v...
Ý nghĩa
Phiếu kiểm tra có ý nghĩa khi bạn cần đánh giá nhanh để định lượng xu hướng hay hình dạng sự việc mà không có đủ thời gian hay tiền bạc cho một cuộc phân tích thống kê đầy đủ.
Phiếu kiểm tra được sử dụng để ghi lại tình trạng hiện thời, hỗ trợ cho việc phân tích nguyên nhân gốc rễ. Đặc biệt trong trường hợp những vấn đề then chốt đã được xác định, khi đó tổ chức cần tập hợp thông tin, dữ liệu nhiều hơn để có thể đi sâu vào việc phân tích, tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề một cách cụ thể.
Phiếu kiểm tra được áp dụng tại đâu?
Phiếu kiểm tra thường được sử dụng khi bạn gặp khó khăn trong việc đánh giá các thông tin mang tính chủ quan (như “chúng tôi có nhiều thùng rác không được sử dụng”) và biến chúng thành khách quan (như “có 3 thùng rác không được sử dụng trong 2 ngày của tuần trước”).
Phiếu kiểm soát thường được sử dụng để:
Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất
Kiểm tra các dạng khuyết tật
Kiểm travị trí các khuyết tật
Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm
Kiểm tra xác nhận công việc.
Cách thức áp dụng
Tiêu chuẩn chọn tham số cần kiểm tra: Trên nguyên tắc thì có thể kiểm tra tất cả các tham số của một quy trình nhưng trên thực tế thì phải giới hạn những điểm kiểm tra ở những tiêu chuẩn sau đây:
Tham số đó phải có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
Có thể điều khiển được tham số đó
Phiếu kiểm tra không thể rườm rà so với phương pháp kiểm tra khác
Nhiều khi không thể điều khiển được tham số nhưng cũng nên đặt một phiếu kiểm tra để theo dõi sự biến động của quá trình.
Tin học hóa những phiếu kiểm tra: Nếu có thể theo dõi quá trình bằng giấy, bút thì nên làm vì không có gì hữu hiệu hơn cách thức này. Tuy nhiên cần nghĩ đến việc tin học hóa phiếu kiểm tra trong những trường hợp sau:
Chu kỳ kiểm tra quá cao
Số những tham số phải kiểm tra quá nhiều
Số máy phải điều khiển quá nhiều.
Phiếu thu thập dữ dữ liệu để tìm ra nguyên nhân gây sai hỏng trong gia công cơ khí.
Phiếu kiểm tra các sai lỗi
Biểu đồ Pareto
Khái niệm
Biểu đồ Pareto phản ánh các nguyên nhân gây ra vấn đề được sắp xếp theo các tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng tác động của các nguyên nhân đến vấn đề, qua đó giúp bạn đưa ra các quyết định khắc phục vấn đề một cách hữu hiệu, bởi vì bạn biết đâu là những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất để tập trung nguồn lực giải quyết.
Biểu đồ này được Pareto – nhà kinh tế người Ý đưa ra đầu tiên, sau đó đã được Joseph Juran – một nhà chất lượng người Mỹ - áp dụng vào những năm 1950. Nguyên tắc Pareto dựa trên quy tắc “80 – 20”, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu.
Biểu đồ Pareto là một công cụ kiểm soát chất lượng và được minh họa bằng đồ thị cột, thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
Tác dụng
Nó cho phép bạn tập trung toàn bộ nỗ lực theo từng sự kiện. Nếu bạn giảm một nửa vấn đề mà gây ra 30% sự việc thì tức là về tổng thể bạn đã cải tiến được 15%. Nếu bạn loại bỏ 100% vấn đề mà chỉ gây ra 3% sự việc thì về tổng thể bạn cũng chỉ cải tiến được 3%. Do đó, Biểu đồ Pareto sẽ giúp bạn cần tập trung vào đâu để tạo ra những thay đổi lớn và đạt được kết quả cuối cùng.
Biểu đồ Pareto được áp dụng khi bạn phải đối mặt với những sự việc đa nhân tố. Sử dụng nó cho phép bạn lựa chọn nên ưu tiên tiến hành giải pháp nào và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
Biểu đồ Pareto đem lại lợi ích cho những ai liên quan tới dự án cải tiến. Cụ thể, lợi ích mà tổ chức nhận được đó là sự phân bổ nguồn lực hiệu quả vào vấn đề quan trọng nhất từ đó tạo ra cơ hội cải tiến tốt nhất.
Nó cũng là một công cụ trao đổi thông tin hiệu quả để giúp Lãnh đạo cấp cao và những người khác hiểu rõ tại sao bạn ưu tiên chọn triển khai các hoạt động hiện tại và kết quả mong đợi là gì.
Chú ý: Biểu đồ Pareto cho bạn cái nhìn trực quan và có thể được sử dụng như một hình thức khuyến khích nhân viên đối mặt với các vấn đề lớn hơn. Trao quyền và khiến nhân viên thấy tự tin là một nhân tố quan trọng để đạt tới thành công trong dài hạn.
Ý nghĩa
Từ biểu đồ Pareto cho thấy:
Hạng mục nào quan trọng nhất
Hiểu được mức độ quan trọng
Nhận ra tỷ lệ một số hạng mục trong số các hạng mục
Tỷ lệ cải tiến có thể thấy được sau khi cải tiến các hạng mục
Độ lớn của vấn đề dễ dàng thuyết phục khi nhìn thoáng qua
Sắp xếp các dạng khuyết tật trên trục x theo tần số và số các khuyết tật hoặc tổng sai lỗi và tổng tích lũy trên trục y tỏ ra hiệu quả trong việc chú trọng vào các vấn đề lớn, tập trung chứ không phải nhiều vấn đề nhỏ nhưng tản mạn
Sử dụng rộng rãi để lựa chọn các vấn đề và các đối tượng nghiên cứu và khảo sát tại giai đoạn lập kế hoạch của giải quyết vấn đề về chất lượng và để xác nhận kết quả của hoạt động khắc phục khi hành động này đã được thực hiện.
Cấu trúc biểu đồ Pareto
Cấu trúc biểu đồ Pareto bao gồm:
- Các biến số trên trục hoành:
Khuyết tật: Loại lỗi, chi tiết loại lỗi
Con người: Nhóm người vận hành, độ tuổi , tên nhân viên…
Thiết bị: tên thiết bị, tên cấu trúc, tên độ chính xác
Phương pháp: tên phương pháp thao tác, các điều kiện nhiệt độ/áp suất/tốc độ/điện áp
Nguyên vật liệu: Tên thầu phụ, tên nhà cung ứng
Thời gian: Giờ làm việc/ngày/tuần/tháng/năm/mùa.
Các biến số trên trục tung:
Tiền tệ: chi phí nhân công, tổng hợp, số lượng bán, mức hao hụt, giá vật tư…
Chất lượng: số khuyết tật/sai lỗi, tỷ lệ loại bỏ, số lần khiếu nại, số sản phẩm bị trả lại/làm lại.
Thời gian: số thời gian làm việc, thời gian rỗi, thời gian lưu kho/kiểm tra sản phẩm hỏng.
An toàn: Số tai nạn, số thiệt hại,…
Văn hóa: Tỷ lệ tham gia, số sáng kiến đề xuất…
Các cột (thể hiện độ lớn của các biến trên trục hoành).
Đường phần trăm tích lũy.
Xây dựng biểu đồ Pareto
Bước 1: Xác định nghiên cứu vấn đề gì và cách thu thập dữ liệu:
Xác định vấn đề cần nghiên cứu (các hạng mục khuyết tật, sai hỏng, tổn thất, tần suất xuất hiện rủi ro ...).
Xác định những dữ liệu cần để phân loại chúng (dạng khuyết tật, vị trí, quá trình, thiết bị, công nhân, phương pháp).
Xác định phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian thu thập dữ liệu (ngày, tuần, tháng, quý, năm...).
Bước 2: Lập Phiếu kiểm tra liệt kê theo các hạng mục:
Nên dựa vào các phiếu có sẵn
Nếu không có sẵn phiếu, phải xây dựng các phiếu mới theo các hạng mục (chỉ tiêu) thực tế.
Bước 3: Điền số liệu vào bảng dữ liệu và tính toán.
Tính tổng số của từng hạng mục, tổng số tích lũy, phần trăm tổng thể và phần trăm tích lũy.
Chú ý: Nếu các hạng mục có nhiều hơn 10, nên gộp các hạng mục không quan trọng, số lượng ít vào nhóm các dạng khác.
Bước 4: Lập bảng số liệu vẽ biểu đồ Pareto:
Đưa các số liệu xếp theo thứ tự giảm dần của hạng mục (chỉ tiêu) từ trên xuống dưới
Nếu có nhóm các dạng khác thì đặt cuối cùng.
Bước 5: Vẽ trục tung và trục hoành:
Trục tung:
Chia trục tung bên trái từ 0 đến tổng số tất cả các chỉ tiêu (tổng số tích lũy)
Chia trục tung bên phải từ 0% đến 100%.
Trục hoành: Được chia thành các khoảng theo số các hạng mục (chỉ tiêu) đã được phân loại.
Bước 6: Xây dựng biểu đồ cột:
Vẽ các chỉ tiêu theo dạng cột theo số liệu của bảng đã lập, thứ tự từ trái qua phải, liền kề nhau.
Bước 7: Vẽ đường tích luỹ (đường cong Pareto):
Vẽ đường chéo ngang qua cột thứ nhất, xuất phát từ điểm mút dưới bên trái hướng đến điểm mút trên bên phải của cột này.
Đánh dấu các giá trị tích lũy (tổng tích lũy hay phần trăm tích lũy) ở phía trên bên phải khoảng cách của mỗi một cột hạng mục, nối các điểm bằng một đường thẳng.
Phân tích Pareto
Mục tiêu của phân tích Pareto là phân tách các lỗi/khuyết tật của vấn đề làm hai loại: “Vital few” và “Useful many”. Và để làm được điều này, tổ chức phải xác định được điểm đứt gãy trên đường tổng phần trăm tích lũy của biểu đồ Pareto.
Trong thực tế, việc xác định điểm đứt gãy của đường cong Pareto trong nhiều trường hợp là không rõ ràng, khi đó ta có thể áp dụng nguyên tắc 80:20.
Nguyên nhân chính của vấn đề được xác định là cột cao nhất trong biểu đồPareto, sau đó đến các nguyên nhân thứ 2, 3,… tương ứng với độ cao của cột tiếp theo.
Sau quá trình thực hiện các biện pháp loại bỏ lỗi/khuyết tật và cải tiến, đường cong Pareto “mới” được vẽ trên cùng một biểu đồ với đường Pareto “gốc”. Điều này giúp chỉ ra những tác động của sự thay đổi.
Số liệu thu thập của các vấn đề hoặc nguyên nhân giống nhau nhưng lại đến từ các địa điểm, thiết bị,… khác nhau phải được thể hiện trong các biểu đồ Pareto sát cạnh nhau. Đối với đơn vị đo lường của các vấn đề hoặc nguyên nhân giống nhau, ví dụ: tần suất, giá cả,… phải được sắp xếp lần lượt.
Chú ý:
Pareto là một trong những công cụ kiểm soát chất lượng mạnh nhất đối với dữ liệu thực tế hơn là những quan điểm, phỏng đoán.
Những vấn đề xảy ra thường xuyên nhất không phải luôn là quan trọng nhất. Bởi vậy, tổ chức phải luôn xác định: Những gì tác động lớn nhất tới những mục tiêu kinh doanh và khách hàng của tổ chức.
Tổ chức có thể đạt được nhiều tác dụng hơn nữa từ việc sử dụng biểu đồ Pareto, sau khi đã hoàn thành việc thực hiện biểu đồ nhân quả đối với các nguyên nhân cần được giải quyết trước tiên.
Dạng khuyết tật
Tần suất
Tổng
A
7
B
22
C
11
D
37
E
3
Tổng
80
Phiếu kiểm tra tần xuất theo dạng khuyết tật
Dạng khuyết tật
Số khuyết tật
Cộng dồn khuyết tật
% của mỗi dạng khuyết tật
% tích luỹ
D
37
37
46.3
46.3
B
22
59
27.5
73.8
C
11
70
13.8
87.5
A
7
77
8.8
96.3
E
3
80
3.8
100
Tổng
80
100
Bảng số liệu vẽ biểu đồ Pareto
Vẽ biểu đồ Pareto
Biểu đồ kiểm soát
Khái niệm
Biểu đồ kiểm soát là công cụ để phân biệt ra các biến động do các nguyên nhân đặc biệt (hoặc có thể nêu ra được) từ những thay đổi ngẫu nhiên vốn có trong quá trình. Cấu trúc của biểu đồ kiểm soát dựa trên toán thống kê. Biểu đồ kiểm soát dùng cho các số liệu trong thao tác thiết lập các giới hạn mà các quan sát tương lai hy vọng sẽ nằm trong giới hạn đó nếu quá trình vẫn không bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân đặc biệt (hoặc nêu ra được).
Tác dụng
Cho phép phát hiện đơn giản của sự kiện được chỉ định thay đổi quá trình thực tế.
Biểu đồ kiểm soát thống kê cung cấp các tiêu chí khách quan của sự thay đổi vì các đặc tính quá trình liên tục thay đổi. Khi thay đổi được phát hiện và được coi là tốt nguyên nhân của nó nên được xác định và có thể trở thành cách làm việc mới, nơi mà thay đổi là xấu thì nguyên nhân của nó nên được xác định và loại bỏ.
Cung cấp thông báo sớm nếu có điều gì đó không ổn. Thay vì ngay lập tức phát động một nỗ lực cải tiến quy trình để xác định xem nguyên nhân đặc biệt là hiện nay, các kỹ sư chất lượng có thể tạm thời tăng tốc độ mà các mẫu được lấy từ quá trình đầu ra cho đến khi nó rõ ràng rằng quá trình này là thực sự kiểm soát. Lưu ý rằng với ba giới hạn sigma, một hy vọng sẽ được báo hiệu khoảng một lần trong số 370 điểm trên trung bình, chỉ do chung gây ra.
Ý nghĩa
Biểu đồ kiểm soát cung cấp thông tin theo thời gian về các tham số có tính quyết định đối với hoạt động của tổ chức bạn. Vì thế, Biểu đồ kiểm soát như là phương tiện giám sát những biến động của quá trình làm việc - nó cho bạn biết các quá trình có đang hoạt động tốt không hay có cần chú ý không.
Quá trình
Số liệu biến đổi là các số liệu được đo đạc từ các thiết bị đo có thang đo liên tục. Ví dụ: các số liệu đo chiều dài, trọng lượng, khoảng cách.
Biểu đồ thông thường được sử dụng cho loại số liệu biến đổi là biểu đồ x (“x-bar” chart) và biểu đồ R (biến đổi của giá trị đo) (range chart).
x-chart dùng để theo dõi đường trung bình của quá trình.
R-chart dùng để theo dõi sự dao động của quá trình. Để đơn giản và thuận tiện, người ta thường sử dụng biến đổi của giá trị đo để đánh giá mức độ dao động của quá trình, đặc biệt thường áp dụng cho trường hợp công nhân đứng máy, thực hiện biểu đồ kiểm soát bằng tay. Đối với các trường hợp số mẫu rất lớn và số liệu được phân tích bằng máy tính thì áp dụng độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ dao động của quá trình sẽ tốt hơn.
Xây dựng biểu đồ x-chart, R-chart và thiết lập trạng thái kiểm soát thống kê quá trình.
Thu thập số liệu: Thông thường thu thập khoảng 25-30 mẫu. Kích thước mẫu từ 3 đến 10, thông thường người ta lấy 5.
Tính toán trên số liệu thu thập được:
Ký hiệu số mẫu là k, kích thước mẫu là n, i là mẫu thứ i.
Mỗi mẫu thứ i, tính giá trị trung bình xi và khoảng biến đổi Ri. Chấm điểm tính được lên biểu đồ.
Tính giá trị trung bình tổng của k mẫu: xtb=(Sxi) / k (i=1-k).
Tính giá trị trung bình của khoảng biến đổi: Rtb=(SRi)/k (i=1-k).
Tính giới hạn kiểm soát của R-chart và x-chart:
UCLR=D4Rtb UCLx=xtb +A2Rtb
LCLR=D3Rtb LCLx=xtb -A2Rtb
Giới hạn kiểm soát biểu thị một khoảng giới hạn mà tất cả các điểm sẽ rơi vào giữa khoảng này nếu quá trình đang ở trạng thái kiểm soát thống kê. Nếu có bất kỳ điểm nào rơi ra ngoài giới hạn này hoặc biểu đồ có dạng không bình thường, nghĩa là có một nguyên nhân đặc biệt nào đó đã ảnh hưởng đến quá trình. Trong trường hợp này nên xem xét lại quá trình, xác định nguyên nhân. Nếu có nguyên nhân đặc biệt thì các điểm này không đại diện cho trạng thái kiểm soát thống kê của quá trình và phải được loại trừ và tính toán lại các giá trị xtb, Rtb, và các giới hạn kiểm soát.
Để xác định quá trình có nằm trong trạng thái kiểm soát hệ thống hay không, ta kiểm tra các điểm sau:
Không có điểm nào lọt ra ngoài các đường giới hạn kiểm soát.
Số điểm nằm trên và dưới đường trung bình gần bằng nhau.
Các điểm nằm trên và dưới đường trung bình bằng nhau.
Hầu hết các điểm nằm gần đường trung bình, chỉ một số ít nằm trong đường kiểm soát giới hạn.
Nhược điểm
Do giới hạn kiểm soát chỉ tính gần đúng, các điểm không kiểm soát có thể không biểu hiện trên biểu đồ.
Dùng biểu đồ sẽ khó phân tích đo độ chênh lệch chuẩn giữa các mẫu khác nhau là khác nhau, nên khi sử dụng phương pháp này cần phải cẩn thận. Thông thường thì nên sử dụng phương pháp kích thước mẫu trung bình kích thước mẫu rơi vào trong khoảng 25% của kích thước mẫu trung bình.
Ưu điểm
Biểu đồ phân bố tần số (biểu đồ cột)
Khái niệm
Biểu đồ tần số hay còn gọi là biểu đồ cột hay biểu đồ phân bố mật độ thể hiện bằng hình ảnh số lần xuất hiện giá trị của các phép đo xảy ra tại một giá trị cụ thể hoặc trong một khoảng giá trị nào đó. Nói cách khác, biểu đồ tần số là bảng ghi nhận dữ liệu cho phép thấy được những thông tin cần thiết một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn so với những bảng số liệu thông thường khác.
Biểu đồ phân bố tần số để đo tần số xuất hiện một vấn đề nào đó, cho ta thấy rõ hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập dữ liệu.
Biểu đồ phân bố tần số có dạng tổng quát như hình sau:
Trục hoành: Biểu thị các giá trị đo.
Trục tung: Biểu thị số lượng các chi tiết hay số lần xuất hiện.
Bề rộng của mỗi cột bằng khoảng phân lớp.
Chiều cao của cột nói lên số lượng chi tiết ( tần số ) tương ứng với mỗi phân lớp.
Ba đặc trưng của quan trọng của biểu đồ cột: tâm điểm, độ rộng, độ dốc.
Tác dụng
Biểu đồ tần số cho bạn thấy xu hướng của dữ liệu và đó có thể là những thông tin hữu ích cho việc thiết lập mục tiêu và triển khai chương trình. Người ta sử dụng Biểu đồ tần số để trả lời các câu hỏi sau:
Kiểu phân bố dữ liệu?
Dữ liệu là ở đâu?
Độ rộng của dữ liệu như thế nào?
Dữ liệu có đối xứng hay không?
Có dữ liệu nào nằm ngoài không?
Chính vì vậy mà biểu đồ tần số nên được đưa vào sử dụng khi có sẵn một lượng lớn dữ liệu, nhưng lượng dữ liệu này lại tạo ra dữ liệu tổng hợp không thể quản lý.
Biểu đồ tần số còn là công cụ trao đổi thông tin rất hữu ích khi bạn muốn có bằng chứng khách quan để chứng minh cho nhóm làm việc cũng như lãnh đạo về thứ tự ưu tiên cần được giải quyết của chương trình.
Chính vì vậy mà biểu đồ tần số phù hợp cho: Nhóm làm việc nhận được lợi ích khi sử dụng Biểu đồ này bởi nó là công cụ tổng hợp dữ liệu khiến việc nhận biết và trao đổi thông tin phạm vị ưu tiên trở nên dễ dàng hơn.
Ta cũng cần lưu ý rằng đây là công cụ có thể giúp bạn thấy được xu hướng với những dữ liệu mang tính định tính.
Tác dụng của biểu đồ tần số:
Trình bày kiểu biến động
Thông tin trực quan về cách thức diễn biến của quá trình
Tạo hình dạng đặc trưng “nhìn thấy được”từ những con số tưởng chừng vô nghĩa, giúp hiểu rõ sự biến động cố hữu của quá trình
Kiểm tra và đánh giá khả năng của các yếu tố đầu vào
Kiểm soát quá trình,phát hiện sai sót.
Ý nghĩa của biểu đồ tần số
Trong việc đo lường các chỉ số của quá trình sản xuất, cho dù hệ thống sản xuất có ổn định đến đâu đi chăng nữa thì sự khác biệt của các giá trị đo là điều không thể tránh khỏi. Sự khác biệt đó chỉ xảy ra ở trạng thái tổng thể của quá trình. Khi nhìn dữ liệu trên bảng với những con số dày đặc thì rất khó nhận ra trạng thái tổng thể. Do đó khi đưa các dữ liệu lên biểu đồ tần số thì vấn đề trở nên dễ nhận biết hơn. Biểu đồ tần số có ý nghĩa bởi nó mô tả xu hướng của một lượng dữ liệu lớn ở dạng đơn giản mà không làm mất bất cứ thông tin thống kê nào. Biểu đồ tần số giúp mô tả tổng quan về các biến động dữ liệu, cho phép ta nhìn thấy trạng thái tổng thể quá trình qua các hình ảnh do đó việc đánh giá quy trình dễ dàng hơn. Bạn vẫn có thể biết được những tiêu chí thống kê như: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, độ biến thiên, v.v từ biểu đồ mà không cần xem lại dữ liệu gốc.
Biểu đồ tần số cung cấp cho bạn những thông tin sau:
Tâm của dữ liệu (có nghĩa là vị trí).
Độ rộng của dữ liệu (có nghĩa là quy mô).
Độ lệch của dữ liệu.
Sự xuất hiện của dữ liệu nằm ngoài.
Sự xuất hiện của các dạng dữ liệu.
Các bước cơ bản để sử dụng biểu đồ phân bố
Bước 1: Thu thập giá trị các số liệu, lượng số liệu (n) phải lớn hơn 50 mới tốt.
Bước 2: Tính toán các đặc trưng thống kê.
Bước 3: Thiết lập biểu đồ phân bố.
Dùng giấy kẽ li vẽ biểu đồ cột. Đánh dấu trục hoành theo thang giá trị số liệu, trục tung theo thang tần số ( số lần hoặc phần trăm giá trị xuất hiện ).
Vẽ các cột tương ứng với các giới hạn của khoảng, chiều cao của cột tương ứng với tần số của khoảng
Bên cạnh đó khi sử dụng biểu đồ tần số, để thiết lập biểu đồ tần số, cần phân đoạn các dữ liệu. Các phân đoạn dữ liệu phải bao hàm toàn bộ các điểm dữ liệu và theo cùng một độ lớn (như: 0.1-5.0, 5.1-10.0, 10.1-15.0, v.v)
Khi đã sắp xếp tất cả điểm dữ liệu theo các phân đoạn cụ thể, hãy vẽ trục ngang thể hiện tần số xuất hiện (số điểm dữ liệu), nó sẽ mô tả trạng thái của sự việc.
Cách đọc biểu đồ phân bố
Có hai phương pháp cơ bản về cách đọc biểu đồ phân bố:
Cách thứ nhất: Dựa vào dạng phân bố.
Phân bố đối xứng hay không đối xứng
Có một hay nhiều đỉnh
Có cột nào bị cô lập không
Phân bố ngang, phân tán.
Từ đó đưa ra các điều chỉnh, cải tiến cụ thể cho quá trình đó.
Cách thứ hai: So sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ, ta đưa ra các so sánh.
Tỷ lệ phế phẩm so với tiêu chuẩn
Giá trị trung bình có trùng với đường tâm của hai giới hạn tiêu chuẩn không? Lệch qua phải hay qua trái? Từ đó ra quyết định làm giảm sự phân tán hay xét lại tiêu chuẩn.
Biểu đồ nhân quả
Khái niệm
Biểu đồ nhân quả là một kỹ thuật mô tả mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng độc lập của các yếu tố đến kết quả và để tìm ra nguyên nhân thật sự (tìm ra đầu mối để sửa chữa vấn đề).
Biểu đồ nhân quả là một công cụ giúp tổ chức đưa ra những nhận định nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề từ một hiện tượng quan sát thấy hoặc có thể xảy ra. Biểu đồ nhân quả còn minh họa cho mối quan hệ nhân quả giữa các nguyên nhân khác nhau được xác định với tác động hoặc hiện tượng được quan sát thấy.
Tác dụng
Liệt kê và phân tích các mối liên hệ nhân quả, đặc biệt là những nguyên nhân làm quá trình quản lý biến động vượt ra ngoài giới hạn trong tiêu chuẩn hoặc quy trình.
Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề từ triệu chứng, nguyên nhân tới giải pháp. Định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự công việc cần xử lý nhằm duy trì sự ổn định của quá trình, cải tiến quá trình.
Có tác dụng tích cực trong việc đào tạo, huấn luyện các cán bộ kỹ thuật và kiểm tra. Nâng cao sự hiểu biết, tư duy lôgic và sự gắn bó giữa các thành viên.
Cấu trúc của biểu đồ nhân quả
Xương trung tâm: Đó là những vấn đề, tác động có thể là:
Chất lượng sản phẩm: Cỡ sản phẩm, lỗi, tỉ lệ lỗi …
Kết quả hoạt động: Hiệu suất làm việc, thời gian yêu cầu, hạn giao hàng, và hiệu quả….
Xương chính và phụ: Được thể hiện thông qua những nguyên nhân điển hình:
Đối với sản xuất: 5M’s (Man – Con người, Mechine – Máy móc, Method – Phương pháp, Meterial – Nguyên vật liệu, Measurement – Sự đo lường)
Đối với dịch vụ: 5P’s ( People – Con người, Process – Quá trình, Place – Địa điểm, Provision – Sự cung cấp, Patron – Khách hàng).
Quá trình thực hiện
Bước 1: Vạch rõ tác động hoặc hiện tượng, các nguyên nhân phải được nhận biết cho mỗi hiện tượng hoặc tác động.
Bước 2: Đặt các tác động đang được giải thích ở bên phải và trong một cái hộp. Vẽ một đường xương sống trung tâm hướng đến tác động đó.
Bước 3: Sử dụng phương pháp não công, từng bước tiếp cận xác định các vấn đề có thể xảy ra.
Bước 4: Mỗi khu vực nguyên nhân chính nên đặt trong một cái hộp và kết nối với xương trung tâm bởi một đường nghiêng.
Bước 5: Thêm vào các nguyên nhân phụ cho mỗi nguyên nhân đã được nhập vào biểu đồ.
Bước 6: Tiếp tục thêm vào các nguyên nhân có thể cho đến khi mỗi nhánh đạt được một nguyên nhân gốc rễ.
Bước 7: Kiểm tra giá trị logic của mỗi chuỗi nguyên nhân.
Bước 8: Kiểm tra tính đầy đủ của biểu đồ.
Bước 9: Ghi tên tiêu đề biểu đồ.
Biểu đồ tán xạ
Khái niệm
Biểu đồ tán xạ là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bộ phận liên hệ xảy ra theo cặp [(ví dụ: x và y), mỗi số lấy từ một bộ phận]. Biểu đồ tán xạ trình bày các cặp như là các đám mây điểm. Mối quan hệ giữa các số liệu liên hệ được suy ra từ hình dạng của các đám mây đó.
Trong biểu đồ tán xạ, trục tung thường được biểu thị cho những đặc trưng mà chúng ta muốn khảo cứu (y), trục hoành biểu thị số mà chúng ta đang xét (x).
Tác dụng
Phát hiện và trình bày các mối quan hệ giữa hai bộ số liệu có liên hệ và xác nhận các mối quan hệ đoán trước giữa hai bộ số liệu có liên quan.
Quá trình thực hiện
Chọn mẫu, mẫu nên có khoảng 30 quan sát ( cấp số liệu [x, y]) trở lên.
Vẽ biểu đồ.
Kiểm tra hình dạng của đám mây để phát hiện ra loại và mức độ của các mối quan hệ đó.
Năm dạng hay xảy ra nhất của đám mây được trình bày trong các hình dưới đây. Bằng việc kiểm tra các hình dạng của đám mây, người ta có thể đi sâu vào mối quan hệ giữa các số liệu này.
Lưu ý:
Do nhiều nguyên nhân, thoạt nhìn ta tưởng hai biến số dường như có quan hệ nhưng thực ra chúng không liên quan gì với nhau.
Lưu đồ
Khái niệm
Biểu đồ tiến trình là một dạng biểu đồ mô tả một quá trình bằng cách sử dụng những hình ảnh hoặc những ký hiệu kỹ thuật ... nhằm cung cấp sự hiểu biết đầy đủ về các đầu ra và dòng chảy của quá trình. Tạo điều kiện cho việc điều tra các cơ hội để cải tiến bằng việc có được hiểu biết chi tiết về quá trình làm việc của nó. Bằng cách xem xét từng bước trong quá trình có liên quan đến các bước khác nhau như thế nào, người ta có thể khám phá ra nguồn gốc tiềm tàng của những trục trặc. Biểu đồ tiến trình có thể áp dụng cho tất cả các khía cạnh của mọi quá trình, từ tiến trình nhập nguyên liệu cho đến các bước bán và làm dịch vụ cho một sản phẩm.
Biểu đồ tiến tình được xây dựng với các ký hiệu dễ nhận ra. Những ký hiệu thường sử dụng.
Nhóm 1:
Điểm xuất phát, kết thúc
Mỗi bước quá trình (nguyên công) mô tả hoạt động hữu quan
Mỗi điểm mà quá trình chia thành nhiều nhánh do một quyết định
Đường vẽ của mũi tên nối liền các ký hiệu, thể hiện chiều hướng tiến trình
Các bước quá trình (hình chữ thập) và quyết định (hình thoi) cần được nối liền bằng những con đường dẫn đến vòng tròn xuất phát hoặc điểm kết thúc.
Nhóm 2:
Sử dụng những ký hiệu tiêu chuẩn đại diện cho hoạt động hoặc diễn biến khác nhau trong một quá trình biễu diễn biểu đồ tiến trình chi tiết.
- Nguyên công: Thể hiện những bước chủ yếu trong một quá trình.
- Thanh tra: Thể hiện một sự kiểm tra về chất lượng hoặc số lượng.
- Vận chuyển: Thể hiện sự chuyển động của người, vật liệu, giấy tờ, thông tin....
- Chậm trễ, trì hoãn: Thể hiện một sự lưu kho tạm thời do chậm trễ, trì hoãn, sự tạm ngừng giữa các nguyên công nối tiếp nhau.
- Lưu kho: Thể hiện một sự lưu kho có kiểm soát như là xếp hồ sơ ( điều đó không phải là chậm trễ )
Tác dụng
Mô tả quá trình hiện hành, giúp người tham gia hiểu rõ quá trình, qua đó xác định công việc cần sửa đổi, cải tiến để hoàn thiện, thiết kế lại quá trình.
Giúp cải tiến thông tin đối với mọi bước của quá trình.
Biểu đồ tiến trình là công cụ giao tiếp được chuẩn hoá. Chúng thường được sử dụng như là các công cụ trực quan để hướng dẫn thực hiện công việc và là nền tảng cho các tài liệu khác. Chúng rất linh hoạt và dễ dàng sử dụng như là một đầu vào trong dự án của bạn, hoặc là sự miêu tả trực quan dự án đó.
Ý nghĩa
Sơ đồ dòng chảy rất hữu ích nếu bạn muốn truyền đạt một quá trình (hay một phương hướng) cho tất cả mọi người hơn là cho các thành viên trong nhóm. Biểu đồ này hỗ trợ bạn giải thích những điểm cần cải tiến.
Biểu đồ tiến trình trực tiếp đem lại lợi ích cho các thành viên trong nhóm, chẳng hạn như đó là một cách để xem xét tiến độ và kế hoạch của dự án để từ đó cải tiến liên tục. Nó cũng giúp những người khác ngoài nhóm công việc hiểu được quá trình để đánh giá các việc cải tiến được thực hiện. Nó cũng có thể hỗ trợ những người không có kỹ thuật có được bức tranh rõ ràng về việc triển khai dự án của bạn và họ có thể hỗ trợ bạn ở điểm nào đó.
Cách thức áp dụng
Các biểu đồ tiến trình được ứng dụng rộng rãi, nhưng chúng sẽ có ích khi truyền đạt cho những người khác hiểu được các bước và các quá trình trong dự án. Chúng là những công cụ có ích trong các quy trình chuẩn. Chúng cũng là công cụ đào tạo đắc lực.
Quá trình thực hiện
Biểu đồ tiến trình sẽ giúp bạn giải thích quá trình thực hiện công việc trong các buổi đào tạo hoặc khi bạn muốn một nhóm thực hiện công việc theo đúng một hướng. Chúng cũng có thể rất hữu ích khi nhắc nhở mọi người thực hiện nhột nhiệm vụ thì phải làm như thế nào ở phân xưởng.
Quá trình thực hiện theo sơ đồ dòng chảy theo trình tự sau:
Xác định phạm vi của quá trình.
Nhận biết các bước cần thực hiện.
Thiết lập trình tự các bước.
Kiểm tra để chắc chắn bạn đã sử dụng đúng các biểu tượng.
Kiểm tra lưu đồ và hoàn thiện.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CHO SẢN PHẨM NƯỚC TĂNG LỰC NUMBER ONE CỦA TẬP ĐOÀN TÂN HIỆP PHÁT
Giới thiệu về công ty Tân Hiệp Phát:
Tên công ty: Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát hay Tập đoàn Tân Hiệp Phát (Tân Hiệp Phát).
Tên giao dịch quốc tế: Tan Hiep Phat.
Tên viết tắt: THP GROUP.
Người thành lập:Tiến sĩ Trần Quí Thanh.
Trụ sở chính: Tọa lạc tại 219 quốc lộ 13, huyện Thuận An , tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m2, với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.
Điện thoại: 0650 755 161
Website: www.thp.com.vn
Email: info@thp.com.vn hoặc sinquyen@thp.com.vn
Ngành: Đồ uống và thực phẩm.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất, kinh doanh sản xuất rượu, bia, nước giải khát.
Trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m2, với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.
Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội rượu bia và nướcgiải khát Việt Nam.
Định hướng phát triển của công ty là “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai” cùng với phương châm “thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng”. Định hướng trên được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tập đoàn và cũng chính là động lực để vươn lên đến hoài bão đưa Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn cung cấp thức uống tầm cỡ châu Á.
Sứ mệnh
“Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và tiêu chuẩn quốc tế”
Mục tiêu:
Mục tiêu của Tân Hiệp Phát là tạo ra những sản phẩm thức uống tốt nhất, qua nhiều thương hiệu: Number One, Laser, Bến Thành, Gold Bến Thành…đến với người tiêu dùng bởi hệ thống phân phối rộng khắp và trải đều trên 64 tỉnh thành ở Việt Nam.
“Trở thành tập đoàn hàng đầu Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: Ngành thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa”.
Giá trị cốt lõi:
“Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai”.
“Chất lượng tiêu dùng quốc tế”.
“Định hướng theo tinh thần cao nhất của gia đình”
“Trở thành đối tác được tin cậy”
“Tinh thần làm chủ doanh nghiệp trong công việc”.
Logo:
Ý nghĩa:
THP: Chữ viết tắt tên công ty
Hai bàn tay: Sức mạnh của sinh lực, nghị lực
Hai ngón cái : Trở thành tập đoàn Việt Nam cung cấp thức uống số một ở Việt Nam và có tầm cỡ Châu Á.
Màu xanh nước biển : Sự thịnh vượng, hòa bình
Màu xanh lá cây: Sự phát triển, lớn mạnh và đa dạng.
Hoạt động của công ty:
Từ khi thành lập đến nay, với trên 20 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất, phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng, Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy và đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ. Công ty đơn vị đạt liên tục 10 năm liền (từ 1999 – 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn”, do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
Đầu năm 2007, Tân Hiệp Phát chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận số 78822 công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công ty cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mang tên của công ty tại Việt Nam (quyết định số 1105/QĐ-SHTT cấp ngày 24.1.2007).
Tính tới cuối năm 2004 công ty đã có hơn 29 mặt hàng đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa do Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ngoài ra Tân Hiệp Phát đã được cấp bảo hộ nhãn hiệu bia Laser của công ty tại Singapore và Australia.
Tân Hiệp Phát là một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn, mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với các chi nhánh đại diện và đại lý phân phối đảm bảo khả năng phân phối nhanh chóng và hiệu quả các sản phẩm bia và nước giải khát đóng chai đến mọi nơi khi có nhu cầu, với giá cả hợp lý.
Tân Hiệp Phát trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, mua sắm trang thiết bị mới hiện đại phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, được nhiều tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước tặng bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương…về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Tân Hiệp Phát đặc biệt chú trọng đến chất lượng.Tháng 1/2007, Tân Hiệp Phát được cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001:2000, 14001 và Vệ sinh an toàn Thực phẩm HACCP.
Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán hàng có chất lượng tốt nhất, thể hiện văn hóa văn minh thương nghiệp cao nhất trong kinh doanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ khoa học kỹ thuật, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phục vụ của mọi khách hàng.
Những chặng đường phát triển:
Tiền thân của Tân Hiệp Phát là Xưởng nước giải khát Bến Thành, thành lập vào đầu những năm 1990.
Năm 1994: Hình thành phân xưởng nước giải khát Bến Thành sản xuất nước ngọt, nước giải khát hương vị bia. Sản xuất mẻ bia đầu tiên mang thương hiệu Bến Thành với 02 loại bia: bia hơn, bia chai, hình thành mạng lưới phân phối khắp các tỉnh thành miến Nam.
Năm 1995: Sản xuất sữa đậu nành.
Năm 1996: Đầu tư dây chuyền chiết bia tươi Krones hiện đại của Đức và cho ra đời bia tươi Flash được đông đảo khách hàng tin dùng.
Năm 1999: Thành lập nhà máy bia và nước ngọt, nước giải khát Bến Thành, sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi, bia tươi Flash.
Năm 2000: Bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận ISO 9002-1994, do cơ quan quản lý chất lượng Quốc tế Det Norske Veritas( Hà Lan) chứng nhận vào ngày 23.3.2000.
Năm 2001: Xây dựng nhà máy sản xuất và Văn phòng tại 219, Quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương. Chuẩn bị quảng cáo chiến dịch quảng cáo “ Number 1 sắp có mặt tại Việt Nam” và chuẩn bị cho ra đời sản phẩm mang tính cạnh tranh: nước tăng lực Number 1.
Năm 2002: Tung sản phẩm nước tăng lực Number 1 tạo một hiện tượng mới trong thị trường nước giải khát trong nước, được khách hàng tin dùng và vinh dự đứng vào hàng topten các sản phẩm nước ngọt, nước giải khát khu vực Đông Nam Á. Tháng 12.2006, nước tăng lực Number 1 đã phủ khắp thị trường miền Bắc, sản phẩm Number 1 có mặt ở 60 tỉnh thành trong cả nước.
Năm 2003: Tháng 3/2003, nhà máy được Cơ quan Quản lý Chất lượng Quốc tế Det Norske Veritas ( Hà Lan ) đánh giá tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001: 2000. Tháng 12.2003, nhà máy và văn phòng Công ty tại Bình Dương được khánh thành, với diện tích 5ha tại số 219, Quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương. Đột phá công nghệ với dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất Đông nam Á. Tân Hiệp Phát cho ra đời sản phẩm lần đầu tiên có mặt tại Đông Nam Á là “ Bia tươi đóng chai Laser”, mở ra một trang sử mới cho ngành bia Việt Nam.
Năm 2004: Ban hành sơ đồ tái cấu trúc, cải tổ cơ cấu quản lý nhân sự mới thích nghi với giai đoạn phát triển mở rộng của Tân Hiệp Phát. Sản xuất sữa đậu nành và nước tinh khiết Number 1. Sữa Number 1 đã được khẳng định là loại sữa có thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
Năm 2005: Tung sản phẩm mới “ Bia Gold-Bến Thành” rất gần gũi với người tiêu dùng. Sản phẩm mang ý nghĩa đồng hành cùng may mắn, sự thành công, sự chia sẻ trong cuộc sống của mọi giới khách hàng.
Năm 2006: Nhà máy sản xuất bao bì khởi động, sản xuất và đóng gói sữa đậu nành hộp giấy, trà xanh không độ với các hương vị chanh,mật ong, không đường; nước tăng lực Number 1 dâu và nước uống vận động Number 1 Active. Sản xuất các sản phẩm bao bì đầu tiên và đưa vào phục vụ các sản phẩm như nước tinh khiết Number 1 , trà xanh Không Độ. Tung sản phẩm Bia Gold-Draught.
Năm 2007: Tháng 01/2007, đón nhận 03 chứng chỉ tích hợp ISO 9001:2000. ISO 14001: 2004 và HCCP do cơ quan Quốc tế Det Norske Veritas(Hà Lan) cấp. Đây là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt thành tích vẻ vang này, đánh dấu quyết tâm cao độ trong việc hoàn thiện và cải tiến triệt để hệ thống sản xuất kinh doanh và quản trị kinh doanh, tạo nền móng vững chắc trong sứ mệnh góp phần thỏa mãn nhu cầu thức uống của người tiêu dùng toàn cầu bởi những sản phẩm hoàn hảo và thực hiện hoài bão trở thành một Tập đoàn cung cấp thức uống hàng đầu Châu Á, sản xuất Trà bí đao Không độ, nước cam ép Number 1 Chino và trà Barley Không độ.
19.04.2008: Cup Vàng “Vì Phát-triển cộng-đồng” cho Tân Hiệp Phát.
26.04.2008: Tân Hiệp Phát đạt danh hiệu 2 Nhãn hàng nổi tiếng Quốc gia: Number 1 & Trà Xanh không độ.
15.10.2008: Lễ Khánh thành Nhà máy Bao bì Thái Bình dương và Lễ ra mắt sản phẩm trà thảo mộc Dr Thanh.
29.11.2008: “FRUIT TEA’S DAY”, tổng Bán hàng, giới thiệu sản phẩm Trà Trái Cây.
28.12.2008 : Lễ diễu hành phối hợp cùng Đoàn Moto Show giới thiệu Trà thảo mộc Dr Thanh đi qua TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
15.11.2009: Ra mắt VIP CAFÉ tòan TPHCM và Bình Dương.
11.01.2010: VietNam Economic Times với chương trình TIN & DÙNG 2009 chứng nhận sản phẩm giải khát “ TRÀ của Tân Hiệp Phát đạt danh hiệu Sản phẩm Tin &Dùng ViệtNam.
20.01.2010: Biểu chương ”1.000 năm Thăng Long-Hà nội” Top Ten Doanh nghiệp vì sự phát triển Cộng-đồng
30.01.2010: Tân Hiệp Phát nhận Huy-chương Ngôi Sao Vàng Việt Nam, “vinh danh doanh nghiệp hội- nhập WTO”& Biểu-tượng Rồng Việt.
28.04.2010: Hiêp Hội Bia-Rượu-NGK Việt Nam (VBA) phối hợp Tân Hiệp Phát tổ chức Hội thảo “Xu hướng sử dụng Trà Thảo mộc có lợi cho sức khỏe tại Việt Nam”.
19.06.2010: Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam/Chương trình Nhãn Hiệu VIỆT chứng nhận : TGĐ Trần-Quí-Thanh của Tân Hiệp Phát là TOP 20 Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam” với thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển nhãn hiệu nổi tiếng “Cục Sở hữu Trí tuệ Chứng nhận Nhãn hiệu nổi tiếng “Trà Thảo mộc Dr Thanh “Trà xanh Không độ”, “Nước tăng lực Number 1”.
25.07.2010: Bảng Vàng GIẢI THƯỞNG HỘI-NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ tặng Công ty Tân Hiệp Phát–Đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong Hội nhập Kinhtế Quốc tế.
27.07.2010: Bộ Trưởng Bộ Công Thương tặng: Bằng Khen Công Ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua hòan thành nhiệm vụ Kế họach 5 năm 2005-2009 “ –số 3947/QĐ-BCT ngày 27.07.2010.
15.11.2010: Lễ ra mắt sản phẩm trà xanh có ga ikun (vị chanh và dâu).
Tháng 1/2011: Tái tung sản phẩm nước tăng lực dâu với công thức và bao bì mới.
Tháng 4/2011: Đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ công nhận đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
Các sản phẩm của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát:
Hiện nay Tân Hiệp Phát đã có hơn 29 mặt hàng được bộ y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa do công ty Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã gây tiếng vang lớn và đạt nhiều thành công về doanh thu trong thị trường nước giải khát đóng chai.
Các sản phẩm nước giải khát đóng chai của Tân Hiệp Phát:
Nước tăng lực Number 1, Number 1 dâu, Number 1 chino.
Sữa đậu nành Number 1 với hương vị đậu nành, dâu và bắp.
Sữa đậu xanh Number 1.
Trà xanh 0 độ với hương vị chanh, mật ong, không đường và hương táo.
Trà Barley.
Nước trái cây ép Number 1 Juicie với hương vị dứa, chanh dây, mãng cầu và me.
Nước giải khát Active
Trà Dr. Thanh.
Các loại bia Bến Thành, bia Gold, bia tươi Laser.
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát sau hơn 20 năm thành lập và phát triển
Trải qua hơn 20 năm, với những nỗ lực xây dựng và phát triển không ngừng, đến nay, Tân Hiệp Phát đã tạo dựng được 1 cơ nguơi với đầy đủ tiện nghi cùng thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á. Hiện tại, Tân Hiệp Phát đang chiếm phần lớn thị phần bia và nước giải khát của thị trường trong nước với các nhãn hiệu tiên phong như nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr Thanh, Sữa đậu nành Number 1 Soya, nước ép trái cây Number 1 Juicie, Trà xanh có ga ikun, nước uống vận động Number 1 Active, bia Bến Thành… tạo tiếng vang trên thị trường.
Trong khi người tiêu dùng đang ngày càng khó tính, nếu như các nhà sản xuất không có điểm khác biệt thì khó có thể thành công. Với quan niệm “không cung cấp cho thị trường những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thị trường cần”; để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, Tân Hiệp Phát không bao giờ dừng lại và thoả mãn trong thành công, mà càng quyết tâm hơn nữa để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng, dịch vụ tốt nhất, khẳng định sự nghiêm túc và tâm huyết của nhà sản xuất trong từng sản phẩm. Do đó, Tân Hiệp Phát đã xây dựng 1 phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trong tương lai sẽ phát triển thành 1 trung tâm phát triển sản phẩm mới. Như vậy, việc hình thành trung tâm nghiên cứu giúp Tân Hiệp Phát thành 1 đơn vị luôn tiên phong trên thị trường với những thương hiệu dẫn đầu, giá cả hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tân Hiệp Phát đã ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại ERP – Enterprise Resource Planning. Sự tăng trưởng không ngừng của Tân Hiệp Phát trong những năm qua khiến công ty nghĩ tới 1 giải pháp quản trị doanh nghiệp có nền tảng đủ mạnh, linh hoạt, đáng tin cậy và luôn sẵn sàng cho phép công ty có thể mở rộng kinh doanh bất kể khi nào.
Cùng với việc đẩy mạnh việc sản xuất, kinh doanh… Tân Hiệp Phát mong muốn nâng cao công tác quản trị điều hành và tái cấu trúc để trở thành tập đoàn hàng đầu Châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: thức uống, thực phẩm nhanh, bao bì nhựa… Giải pháp ứng dụng phần mềm ERP tích hợp những chức năng chung của 1 tổ chức vào trong 1 hệ thống duy nhất. Theo đó, toàn bộ các mảng kinh doanh của Tân Hiệp Phát bao gồm nhà máy sản xuất nước giải khát, nhà máy đóng gói bao bì sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại này. Sau khi ERP đưa vào sử dụng, quy trình và hệ thống quản lý các hoạt động sản xuất sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Chi phí hoạt động được giảm thiểu trong khi năng lực sản xuất gia tăng, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Mặt khác, khả năng tiết kiệm năng lượng và tính linh hoạt của hệ thống cũng gia tăng đáng kể. Nhờ hệ thống này, Tân Hiệp Phát có thể triển khai thực hiện kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai mà vẫn đảm bảo đựơc tỷ lệ thu hồi vốn ở mức cao.
Về công tác marketing, xúc tiến thương mại
Tân Hiệp Phát đã đầu tư vào truyền thông để quảng bá hình ảnh và lợi ích của sản phẩm. Lãnh đạo Tân Hiệp Phát rất quan tâm và trực tiếp tham dự vào việc xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông của các nhãn hàng, làm việc sâu sát với các cộng sự trong bộ phận marketing để phát triển ý tưởng sản phẩm, thiết lập mục tiêu nhận biết về nhãn hàng, dùng thử và thói quen sử dụng nhãn hàng. Tân Hiệp Phát đã nhận định để chinh phục thị trường nội địa không phải chỉ cần có kênh phân phối tốt là đủ mà phải có sản phẩm tốt, giá cả phù hợp, có sự khác biệt trong chiến lược marketing và khác biệt trong dòng sản phẩm của chính mình.
Về hoạt động xã hội
Suốt 20 năm qua, đồng hành với sự lớn mạnh không ngừng của Tân Hiệp Phát là sự chung tay góp sức vì sự phát triển chung của toàn xã hội. Như quan niệm của lãnh đạo công ty, mỗi thành công của doanh nghiệp phải luôn luôn gắn kết với lợi ích chung của cộng đồng.
Là nhà tài trợ vàng cho chương trình gây quỹ từ thiện “Sức mạnh nhân đạo” năm 2009 của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, tích cực trong các hoạt động nhân đạo, tâm niệm mình ở vị trí là đại diện của khách hàng cùng chia sẻ khó khắn với những mảnh đời kém may mắn, phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” đầy nghĩa tình tốt đẹp của dân tộc.
Tài trợ thể thao
Một trong những chương trình hành động truyền thống trong hơn 20 năm qua là gắn bó với các hoạt động thể thao. Tân Hiệp Phát là đơn vị đồng hành cùng nhiều chương trình hoạt động thể dục thể thao trên cả nước như: cúp bóng đá vô địch quốc gia V-League, cúp xe đáp truyền hình HTV, cúp bóng đá quốc tế Number 1, tặng thưởng cho vận động viên đạt huy chương vàng kỳ đại hội SEA GAMES 24, giải sinh viên văn thể mỹ U-league 2010….
Với chương trình chinh phục đỉnh Everest năm 2008, một chiến lược tiếp thị quan trọng được hoạch định khá lâu, chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản, sự kiện mang đến niềm tự hào hãnh diện cho Việt Nam khi lần đầu đưa các thành viên người Việt Nam đến được nóc nhà của thế giới. Nhờ phối hợp với giới truyền thông, công ty tổ chức sự kiện chuyển tải gần 300 chương trình tường thuật trực tiếp, gián tiếp về các hoạt động của đoàn trên truyền hình, báo chí. Sự kiện được phần lớn công chúng theo dõi và hưởng ứng. Chương trình thành công ngoài mong đợi.
Với quan niệm “những điều lớn lao là tập hợp từ những điều nhỏ”, mỗi năm tài trợ cho nhiều giải thể thao từ lớn đến nhỏ, từ chuyên nghiệp đến phong trào, từ lễ hội thể thao hiện đại đến truyền thống. Công ty luôn xác định với mỗi lễ hội thể thao đều có 1 đối tượng khán giả, mỗi khán giả là mỗi đối tượng khách hàng riêng. Tuỳ theo quy mô, vị trí địa lý, thời gian của từng giải mà công ty sẽ có những phương thức tiếp cận khác nhau và quảng bá sản phẩm phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau.
Về sản xuất và chất lượng
Tân Hiệp Phát chú trọng đầu tư đáng kể cho nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, ngoài các sản phẩm mới tiên tiến và hiện đại.
Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường là phần quan trọng gắn liền với phương án sản xuất, kinh doanh của Tân Hiệp Phát, phương án bảo vệ môi trường của Tân Hiệp Phát đã được Sở Khoa học và Môi trường tỉnh Bình Dương kiểm tra và công nhận, Tân Hiệp Phát cũng là đơn vị có nhà máy xử lý nước thải công nghiệp được chọn làm mô hình tiêu biểu cho toàn tỉnh Bình Dương.
Tân Hiệp Phát có hệ thống kỹ thuật đảm bảo an toàn sản xuất đến từng bộ phận trực thuộc nhà máy, trang bị đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong các dây chuyền sản xuất, kinh doanh.
Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán hàng có chất lượng tốt, thể hiện văn hóa văn minh thương nghiệp cao nhất trong kinh doanh. Đội ngũ Cán bộ công nhân viên của Công ty có trình độ khoa học kỹ thuật, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phục vụ của mọi khách hàng.
Với những thành công đã đạt được, Tân Hiệp Phát cam kết tiếp tục cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ người tiệu dùng, xây dựng và phát triển thương hiệu, Tân Hiệp Phát rất mong nhận được sự quan tâm và hỗ trợ một cách tích cực của các tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ trong nước và Quốc tế.
Đến nay, Tân Hiệp Phát tự hào là một trong những đơn vị trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất Việt Nam như dây chuyền chiếc lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền sản xuất có những bước phát triển mạnh mẽ cùng với việc đầu tư mạnh mẽ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị hiện đại và trụ sở điều hành, quản lý tại tỉnh Bình Dương, Tân Hiệp Phát đã đầu tư rất nhiều tài chính và công sức để đầu tư một trong những dây chuyền sản xuất bia và nước giải khát hiện đại nhất Đông Nam Á, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nhân viên Tân Hiệp Phát đều được đào tạo chuyên nghiệp, là những người có khả năng điều hành sàn xuất và quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh của Công ty trên toàn quốc.
Tân Hiệp Phát còn là Doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên dạt chứng nhận tích hợp ISO và HCCP đầy đủ nhất trong lĩnh vực thực phẩm, bao gồm:
Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 14001-2004.
Hệ thống Quản lý Vệ sinh An toàn Thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.
Thuận lợi và khó khăn của nhà máy sản xuất
Thuận lợi
Một là, hiện nay Tân Hiệp Phát có những khách hàng truyền thống, mua hàng với số lượng ổn định. Ngoài ra Tân Hiệp Phát có một hệ thống các đại lý, nhà phân phối ở các tỉnh thành trên cả nước từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM, … Trong mấy năm gần đây Tân Hiệp Phát đã cố gắng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường miền Bắc, đặc biệt là miền Đông Nam Bộ có sức tiêu thụ rất lớn.
Hai là, Tân Hiệp Phát có một đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo không những giỏi về chuyên môn mà còn gắn bó, tận tâm với công việc. Đây cũng là một nguồn nội lực mạnh mẽ để Tân Hiệp Phát vượt qua những khó khăn, phát huy những tiềm năng nhằm tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ba là, từ khi Tân Hiệp Phát đầu tư sản xuất mặt hàng nước tăng lực Number One đã mở ra sản phẩm mới cho Tân Hiệp Phát, đây là bước ngoặt lớn đánh dấu sự cố gắng vượt bậc của Tân Hiệp Phát. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay, nước tăng lực Number One của Nhà máy đã đảm bảo về điều kiện an tồn vệ sinh công nghiệp, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hơn nữa, tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng thương hiệu Number One đã có tiếng vang lớn trên thị trường nước giải khát trong nước. Trong thời gian tới Tân Hiệp Phát sẽ tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh, mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu Number One trở thành thương hiệu mạnh có uy tín trên thị trường trong nước cũng như trong khu vực.
Bốn là, Tân Hiệp Phát đã có một vị trí khá thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh và giao dịch, nằm ở khu vực trung tâm Kinh tế – Văn hóa – Xã hội của cả nước, Tân Hiệp Phát có điều kiện nắm bắt những thông tin mới nhất về giá cả thị trường, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm là, Tân Hiệp Phát luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước, trong năm năm vừa qua sản phẩm của Nhà máy đã liên tục đạt tiêu chuẩn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, vì vậy đã tạo dựng được uy tín đối với khách hàng.
Sáu là, Tân Hiệp Phát thường xuyên trau dồi công nghệ, mở rộng sản xuất. Mới đây ngày 22/5/2012, Công ty cổ phần Number One Chu Lai đã chính thức Khởi công Nhà máy nước giải khát Number One Chu Lai tại KCN Bắc Chu Lai thuộc xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tiếp đó, ngày 16/09/1012. Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã khởi công xây dựng nhà máy nước giải khát Number One Hà Nam, thuộc tập đoàn Tân Hiệp Phát, có quy mô lớn nhất khu vực Bắc bộ, diện tích 26ha, với 5 dây chuyền sản xuất hiện đại của châu Âu có tổng công suất 350 triệu lít/năm (giai đoạn 1) ð Mở rộng sản xuất, tăng cung ứng cho thị trường, chiếm lĩnh thị trường và tạo cho doanh nghiệp những khoản lợi nhuận kếch xù.
Khó khăn
Tân Hiệp Phát luôn bị động về nguyên vật liệu. Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất các sản phẩm của Tân Hiệp Phát hầu như phải nhập khẩu trong khi giá các nguyên liệu này đều tăng trong những năm qua, đồng thời việc giá đồng USD tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất thường là cao, trong khi giá bán không thể tăng.
Tình hình tài chính của Tân Hiệp Phát còn gặp nhiều khó khăn. Vốn lưu động của Tân Hiệp Phát thiếu nghiêm trọng, mặc dù năm 2003 số vốn này có tăng thêm nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư, cải tạo nâng cấp thiết bị công nghệ mới. Nguồn vốn dùng vào việc đầu tư chủ yếu là vay ngân hàng, lãi suất cao nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa được như mong muốn.
Tân Hiệp Phát chịu áp lực lớn về cạnh tranh. Năm 2003 tình hình tiêu thụ gặp phải sự cạnh tranh mãnh liệt của nhiều công ty sản xuất trong cùng ngành. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Tân Hiệp Phát hiện nay là các công ty nhà nước trong ngành, công ty liên doanh và các doanh nghiệp mới vào ngành.
Vốn kinh doanh của Tân Hiệp Phát bị khách hàng chiếm dụng nhiều, vì thế dẫn đến tốc độ quay vòng vốn chậm gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ phận nghiên cứu thị trường chỉ mang tính hình thức chứ chưa thật sự mang lại hiệu quả, chưa có chiến lược Marketing phù hợp.
Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên lành nghề kế cận cho tương lai chưa đi sâu.
Một số sản phẩm không đảm bảo chất lượng, nguyên liệu, phụ gia hết hạn cũng làm cho Tân Hiệp Phát gặp không ít khó khăn trước công luận, xã hội và khách hàng.
Bên cạnh đó một số nhà máy sản xuất của Tân Hiệp Phát còn chưa thực sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh môi trường theo các tiêu chuẩn đã cam kết ð Gây ô nhiễm môi trường và bức xúc cho người dân.
Tình hình chung về sản phẩm Number One
Quy mô sản xuất và tài chính đầu tư sản xuất cho sản phẩm Number One:
Ngoài nhà máy chính tại tỉnh Bình Dương, hiện nay Tân Hiệp Phát đã mở rộng qui mô sản xuất bằng việc đầu tư xây dựng 2 nhà máy lớn nhất khu vực miền Bắc và miền Trung- Tây Nguyên.
Nhà máy sản phẩm nước giải khát Number One tại Hà Nam:
Nhà máy sản phẩm nước giải khát Number One tại Hà Nam được Tân Hiệp Phát khởi công vào sáng ngày 16/9/2012 và dự kiến ra sản phẩm đầu tiên vào cuối năm 2013.
Ngày 16/9, tại Cụm Công nghiệp Kiện Khê I, thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm (Hà Nam), Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Tân Hiệp Phát tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hà Nam. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hà Nam được xây dựng trên diện tích 26ha thuộc Cụm Công nghiệp Kiện Khê I là dự án nước giải khát không cồn lớn nhất miền Bắc tính đến thời điểm hiện tại. Công trình do Công ty TNHH Number One Hà Nam đầu tư với tổng số vốn 1.480 tỉ đồng, trên diện tích 26ha với 5 dây chuyền sản xuất cho năng suất 350 triệu lít/năm trong giai đoạn I (2012 – 2017). Giai đoạn II từ năm 2017 - 2022 sẽ hoàn thiện tiếp 6 dây chuyền, cho năng suất thêm 600 triệu lít/năm.
Nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hà Nam được xây dựng dựa trên công nghệ tiên tiến của châu Âu với tổng công suất 600 triệu lít/năm. Tân Hiệp Phát cho biết, dự kiến nhà máy sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên vào cuối năm 2013. Với lĩnh vực sản xuất nước giải khát không cồn, nguyên liệu từ thiên nhiên, các sản phẩm phải đảm bảo tuyệt đối về VSATTP và hướng đến sức khỏe cộng đồng... nên Tân Hiệp Phát đầu tư mới 100% toàn bộ dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại nhất từ Châu Âu.
Dự án này dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ sau năm 2013. Khi đi vào hoạt động đầy đủ sẽ thu hút hơn 1.000 lao động tại địa phương, đóng góp hàng năm hơn 800 tỷ đồng thu ngân sách hàng năm.
Nhà máy nước giải khát Number One Chu Lai:
Ngày 22/5/2012, Công ty cổ phần Number One Chu Lai đã chính thức khởi công Nhà máy nước giải khát Number One Chu Lai tại KCN Bắc Chu Lai thuộc xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Nhà máy Number One được xây dựng trên diện tích 27 ha, với tổng vốn đầu tư 1.820 tỷ đồng và chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2012 đến 2013 sẽ hoàn thành 6 dây chuyền sản xuất và cho năng suất 300 triệu lít/năm; còn giai đoạn 2 từ năm 2016 đến 2020 sẽ hoàn thiện tiếp 8 dây chuyền sản xuất và đưa năng suất thêm 600 triệu lít/năm. Đây được xem là một trong những nhà máy nước giải khát lớn nhất miền Trung – Tây Nguyên, bao gồm đầy đủ các hạng mục công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng sản xuất, hệ thống kho nguyên liệu, kho thành phẩm, nhà ăn và cả khu nhà tập thể dành cho cán bộ công nhân viên.
Sự khởi công của Nhà máy Number One Chu Lai là cột mốc đánh giá sự nhạy bén và chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh của Tân Hiệp Phát trong hoàn cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra. Đồng thời, để tạo uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường, công ty đã đầu tư mới hoàn toàn các dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại bậc nhất từ công nghệ châu Âu nhằm cho ra đời nhiều sản phẩm với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng, phong phú mà vẫn đảm bảo chất lượng hàng đầu.
Theo dự tính chiến lược, sự ra đời của Nhà máy Number One sẽ giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương trong giai đoạn 1 và trên 2.500 lao động sau khi hoàn thành, đồng thời dự kiến đóng góp bình quân khoảng 700 tỉ đồng/năm vào ngân sách của tỉnh Quảng Nam.
Nhà máy ở Bình Dương:
Nhà máy và văn phòng công ty tại Bình Dương được khánh thành, với diện tích trên 5 ha tại 219, Đại lộ Bình Dương, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Trụ sở: tọa lạc tại 219 tỉnh lộ Bình Dương, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương.
Quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000 m2, với các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.
Công suất nhà máy ở Bình Dương đạt 1 tỷ lít/năm.
Quy mô công ty: trên 500 người.
Đặt mục tiêu “Trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa”, hơn 17 năm nay, kể từ khi thành lập – Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển, cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ. Tất cả những dây chuyền sản xuất hiện đại hiện nay của tập đoàn được nhập từ châu Âu, nổi bật là công nghệ chiết lạnh Asepstic hiện đang được áp dụng cho tất cả các sản phẩm của tập đoàn.
Công nghệ Aseptic được Tân Hiệp Phát đưa vào triển khai từ tháng 11/2006. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, được tập đoàn đầu tư trang thiết bị từ Đức và Ý. Để vận hành công nghệ Aseptic, đội ngũ lao động được tuyển dụng khá khắt khe, có kiến thức và kinh nghiệm vững vàng về an toàn vệ sinh thực phẩm, thành thạo kĩ năng vận hành thiết bị công nghệ cao… Bên cạnh đó, còn có một đội ngũ chuyên gia nước ngoài hỗ trợ về mặt đào tạo cho cán bộ, các lao động và bảo trì những thiết bị tự động hóa.
Giới thiệu về hệ thống chất lượng và môi trường:
Giới thiệu về hệ thống chất lượng:
Sản phẩm của Tân Hiệp Phát liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, vinh danh Thương Hiệu Quốc Gia năm 2010, cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác, được tin dùng rộng rãi nhờ đảm bảo công tác quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường và đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp: Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (1999), hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (2006) và hệ thống Quản lý Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (2006).
Với hoài bão “trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa”, Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, và tự hào là một trong những đơn vị trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất như dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền công nghệ châu Âu, Nhật Bản. Thêm đó, Tân Hiệp Phát có được đội ngũ 4000 cán bộ, nhân viên có chuyên môn, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, có kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết vì sự phát triển của công ty.
Hiện nay, Tân Hiệp Phát đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam với doanh thu tăng trưởng hàng năm ở mức hàng nghìn tỉ đồng, sản lượng tăng trưởng bình quân từ năm 2007 đến năm 2010 là 40%, luôn dẫn đầu trên thị trường nước giải khát trong nước và vươn tầm thế giới.
Bảo vệ môi trường
Bên cạnh các họat động sản xuất kinh doanh, Tân Hiệp Phát cam kết đảm bảo công tác quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường, như:
Về chất lượng môi trường không khí, đảm bảm đạt tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh theo TCVN 6992:2001: TCVN 6995:2001.
Đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 6980:2001.
Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công cộng theo Quyết định số 505/QĐ-BYT ngày 13/04/1992 của Bộ Y tế.
Đảm bảo các biện pháp PCCC theo đúng qui định của Luật PCCC.
Đảm bảo các thiết bị khi đưa vào họat động sản xuất không xảy ra sự cố và có biện pháp bảo trì thường xuyên.
Tổ chức các đợt đánh giá nội bộ và đạt được Giấy chứng nhận hệ thống chất lượng tích hợp về chất lượng, môi trường và an toàn thực phẩm do cơ quan DNV cấp.
Các văn bản của hệ thống chất lượng và môi trường trong Công ty bao gồm:
Chính sách chất lượng và môi trường, các mục tiêu chất lượng và môi trường.
Sổ tay chất lượng và môi trường.
Các thủ tục dạng văn bản do ISO 9001:2000 và ISO 14001:1996 yêu cầu và các tài liệu cần thiết do Công ty xác định để đảm bảo việc kiểm soát, điều hành, hoạch định có hiệu lực các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng và môi trường.
Hướng dẫn công việc, sơ đồ quản lý chất lượng, kế hoạch hành động, sơ đồ kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm tra thử nghiệm, bản vẽ, các tài liệu kỹ thuật.
Các hệ số chất lượng do tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:1996 yêu cầu.
Tháng 3 năm 2000, Tân Hiệp Phát là đơn vị đầu tiên trong ngành bia và nước giải khát đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000.
Tháng 10/2006, Tân Hiệp Phát vinh dự đón nhận chứng chỉ chứng nhận đạt chuẩn chất lượng quốc tế ISO và HACCP - tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Tân Hiệp Phát còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt được chứng nhận tích hợp ISO và HACCP đầy đủ nhất trong lĩnh vực thực phẩm; bao gồm:
Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (1999).
Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (2006).
Hệ thống quản lý Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm theo tiêu chuẩn HACCP (2006).
Cấu trúc hệ thống tài liệu có trong Công ty như sau:
Trong hơn 15 năm tạo dựng thương hiệu, Tân Hiệp Phát luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu, lấy sức khỏe người tiêu dùng làm thước đo thành công. Xã hội phát triển, mức sống của con người được nâng cao, theo đó người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Thay vì “ăn no”, ngày nay người tiêu dùng hướng đến “ăn ngon, ăn an toàn”, đặt tiêu chí sức khỏe lên hàng đầu trong việc lựa chọn thực phẩm. Thấu hiểu tâm lý lo ngại của khách hàng trước hiện trạng sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm nhái nhan nhản trên thị trường, mỗi dòng sản phẩm ra đời, công ty Tân Hiệp Phát luôn đảm bảo ở mức cao nhất về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, sản phẩm Tân Hiệp Phát nhanh chóng chiếm được sự tin dùng của khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất.
Chính sách của Tân Hiệp Phát là: “Thực hiện chất lượng toàn diện, thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng và các bên liên quan, liên tục cải tiến các điều kiện tác động môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và cam kết thực hiện đúng pháp luật quản lý môi trường”.
Giám đốc Tân Hiệp Phát đảm bảo tạo mọi điều kiện để thực hiện chính sách trên và kêu gọi mọi thành viên tích cực thực hiện chính sách này của Công ty.
Ban lãnh đạo nhà máy đảm bảo rằng, chính sách này được phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên để mọi người thấu hiểu, thực hiện và duy trì ở tất cả các cấp.
Chính sách này là cơ sở để xây dựng và xem xét sự phù hợp của các mục tiêu chất lượng môi trường, các mục tiêu được giám đốc phê duyệt.
Triển khai và thực hiện triệt để chính sách chất lượng và môi trường:
Trưởng các bộ phận hoạch định kế hoạch đạt mục tiêu chất lượng và môi trường, triển khai việc thực hiện xuống nhân viên.
Đại diện lãnh đạo quản lý tình hình hoàn thành mục tiêu và báo cáo cho Giám đốc.
Các trưởng bộ phận tiếp thu chính sách, mục tiêu chất lượng và môi trường xúc tiến việc thực hiện kế hoạch đã lập để đạt mục tiêu.
Để đảm bảo chính sách chất lượng và môi trường được thấu hiểu, được thực hiện ở tất cả các cấp, ban lãnh đạo sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như bích chương, khẩu hiệu, đào tạo.
Chính sách này được xem xét định kỳ trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo để đảm bảo sự phù hợp liên tục của nó với Công ty và sự thay đổi của môi trường sản xuất kinh doanh nội bộ cũng như bên ngoài.
Việc sử dụng chính sách, mục tiêu chất lượng và môi trường tạo thuận lợi cho cải tiến liên tục các hoạt động trong Công ty.
Cam kết về chất lượng: duy trì chất lượng ổn định là nền tảng xuyên suốt trong quá trình sản xuất của Tân Hiệp Phát. Toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và tuyệt đối tuân thủ các quy trình, quy phạm liên quan đến chất lượng.
Không ngừng cải tiến chất lượng: trao quyền cho cán bộ công nhân viên, mọi người có trách nhiệm cam kết đạt mục tiêu tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhất. Không ngừng nỗ lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm.
Quy trình SX nước tăng lực Number One:
Quy trình sản xuất nước tăng lực Number One gồm bốn công đoạn. Đầu tiên, nguyên vật liệu nhập về sẽ được kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý, các chỉ tiêu chất lượng, nếu các quy định đạt yêu cầu sẽ chuyển qua công đoạn nấu. Tại công đoạn nấu, nhân viên KCS cũng lần lượt kiểm tra các nồng độ cần thiết, và cuối cùng là chuyển qua công đoạn chiết và đóng gói.
Nguyên vật liệu
Nấu
Chiết
Đóng Gói
Các công đoạn sản xuất Number One
Công đoạn xử lý nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất nước tăng lực Number One gồm: Đường (đường RE và đường Glucose); nước và các hóa chất như Asp, Ben, Sod, HC, Cit, Ta, …
Khi nguyên vật liệu nhập về nhà máy sẽ được xử lý như sau:
Đường: RE, GLUCOSE
Lưu Trữ
Kiểm tra khi nhận
Kiểm tra
tra
Xử lý
Nước
Lưu Trữ
Kiểm tra
Quy trình xử lý nguyên vật liệu
Nước sau khi xử lý và kiểm tra sẽ đưa vào lưu trữ trong hồ nước lạnh công nghệ để đảm bảo chất lượng nước.
Nguyên vật liệu dùng để sản xuất nước tăng lực Number One khi nhập về nhà máy sẽ được kiểm tra chất lượng và các chỉ tiêu hóa lý bằng phương pháp lấy mẫu. Khi nhận nguyên vật liệu, nhân viên kiểm tra chất lượng tiến hành lấy ngẫu nhiên một mẫu cho một lần nhập. Mẫu đã lấy sẽ được trãi đều ra mâm, chia làm bốn phần và lấy hai phần đối diện. Tiếp tục lặp lại như trên 3 – 4 lần sau đó lấy phần mẫu được chọn để đo các chỉ tiêu cần kiểm tra.
Các chỉ tiêu chất lượng đường RE sau khi kiểm tra và đánh giá sẽ được ghi nhận vào một phiếu kiểm tra chất lượng. Tương tự đường Glucose cũng được đo đạc các chỉ tiêu hóa lý và được ghi nhận vào phiếu kiểm tra.
Công đoạn nấu
ĐƯỜNG
NƯỚC
Asp, Ben, Sod, HC, Cit, Tau
Caf, Ino, Nic, Asc, Ye, Or, Hl
Nấu đường
Lọc túi
Trộn hương
Nấu sôi
Giải nhiệt
Lọc túi
Kiểm tra
Kiểm tra
Kiểm tra
Lưu trữ
Lọc túi
DUNG DỊCH SIRO
Đường và nước sau khi qua kiểm tra được chuyển qua công đoạn nấu. Các hóa chất như: Aspartame, Benzoate, Sodium citrate, … khi nhập về nhà máy sẽ được kiểm định chất lượng và kết quả được lưu vào phiếu kiểm tra để tiện việc điều tra và theo dõi khi có sự cố xảy ra.
Quy trình nấu
Sau khi nấu chung đường và nước sẽ tạo ra dung dịch Siro, tại công đoạn này sẽ kiểm tra nồng độ các chất, đạt yêu cầu thì chuyển sang công đoạn chiết và đóng gói.
Công đoạn chiết và đóng gói:
Gió
Dung dịch Siro
Tạo và xử lý gió
Lưu Trữ
Chiết Chai
Kiểm Tra
Soi Chai 1
Thanh Trùng
Soi Chai 2
Gắp Chai Thành Phẩm
Nhập Kho
In Hạn SD
Sau khi chiết vào chai sẽ chuyển qua chuyền dập nắp, dán nhãn và bốc chai vào két.
Trên đây đã mô tả toàn bộ quy trình sản xuất nước tăng lực Number One.
Phân tích quá trình sản xuất nước tăng lực Number One
Chất lượng là một vấn đề rất quan trọng của bất cứ một doanh nghiệp nào. Mục tiêu của chất lượng là hướng vào chất lượng hoạt động của toàn bộ quá trình, bởi vì một khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được sản xuất, đã được cung cấp, nếu có những trục trặc về chất lượng thì việc hiệu chỉnh các thiếu sót đó vừa tốn kém và nhiều lúc lại không thể thực hiện được. Do vậy, để đảm bảo chất lượng cần thiết phải kiểm soát toàn bộ quá trình.
Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình, vì thế cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ. Muốn vậy, trước hết các công ty phải ưu tiên cho chất lượng, nghĩa là các công ty phải đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng thật tốt. Nhưng với hệ thống chất lượng hiện tại của Tân Hiệp Phát, tỷ lệ phế phẩm xảy ra trung bình là 0.5%, cao hơn tỷ lệ cho phép là 0.2% - nghĩa là cứ 500 sản phẩm sản xuất ra chỉ được phép có 01 phế phẩm. Điều này chứng tỏ hệ thống quản lý chất lượng của công ty chưa hoàn chỉnh nên cần phải kiểm soát quá trình.
Trong hệ thống kiểm soát chất lượng, các hoạt động chung có thể bao gồm kiểm soát quá trình bằng thống kê, kiểm soát năng lực của quá trình, phân tích sự phản hồi thông tin về quá trình từ những người làm việc trực tiếp và tiến hành các biện pháp hữu hiệu nhằm loại bỏ những diễn biến bất thường trong quá trình.
Kiểm soát chất lượng bằng thống kê là một kỹ thuật quan trọng trong hệ thống kiểm soát chất lượng. Không có quá trình sản xuất nào có thể cho ra các sản phẩm tuần tự giống hệt nhau, mọi quá trình sản xuất đều có một số thay đổi làm cho các đơn vị sản xuất ra không tránh khỏi khác nhau ở mức độ nào đó. Có hai lý do chính giải thích tại sao quá trình sản xuất biến đổi. Lý do thứ nhất đơn giản chỉ là do các biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quy trình, chúng phụ thuộc vào máy móc thiết bị, công nghệ và cách đo. Lý do thứ hai là không ngẫu nhiên, có thể nhận dạng, người quản trị cần tìm cho ra để sửa chữa, nếu bỏ qua, nó sẽ tiếp tục sinh ra các biến động làm cho chất lượng trở nên xấu. Nguyên nhân loại này có thể là do thiết bị điều chỉnh không đúng, nguyên vật liệu có sai sót, máy móc thiết bị hư hỏng, thợ đứng máy mệt hoặc thao tác không đúng, …
Khi các kỹ thuật kiểm soát chất lượng được sử dụng một cách đúng đắn sẽ phát hiện được tình trạng ngoài vùng kiểm soát, từ đó xác định các nguyên nhân gốc rễ mở đường cho các biện pháp khắc phục và phòng ngừa để ổn định quá trình. Kết quả sẽ làm giảm được các yếu tố không ngẫu nhiên về những sản phẩm không phù hợp, từ đây sẽ hạn chế được rất nhiều chi phí không chất lượng.
Kiểm soát số lượng sản phẩm lỗi
Công tác kiểm soát và đảm bảo chất lượng
Hoạt động kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng của công ty dựa vào các thủ tục sau:
Đối với đầu vào: Tất cả các nguyên liệu, vật tư, thiết bị mua vào đều phải được tuân thủ theo thủ tục mua hàng. Các nguyên liệu, thiết bị này đều phải được kiểm tra theo theo quy cách đã đăng ký, chỉ đưa vào sản xuất nếu phù hợp.
Đối với quá trình sản xuất: Việc kiểm soát chất lượng được thực hiện theo quá trình. Công nhân có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm trước khi đưa vào xử lý. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tuân thủ các thủ tục đề ra, người phụ trách ISO có trách nhiệm lập kế hoạch và kiểm tra việc tuân thủ các thủ tục của các bộ phận nhằm phát hiện các vi phạm hoặc các điểm không phù hợp của các thủ tục hay hướng dẫn.
Đối với sản phẩm hoàn tất: Các yêu cầu đối với sản phẩm hoàn tất được thể hiện trong “tiêu chuẩn kiểm tra hàng thành phẩm” cùng với sản phẩm mẫu.
Đối với sản phẩm không phù hợp: được kiểm soát theo “thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp” và “thủ tục khắc phục và phòng ngừa”.
Thực trạng áp dụng công cụ thống kê đối với sản phẩm nước tăng lực Number One:
Việc áp dụng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng và vấn đề được Tân Hiệp Phát chú trọng. Tuy nhiên do các hoạt động của công ty không cần sử dụng hết cả 7 công cụ thống kê nên công ty chỉ chú trọng áp dụng một số công cụ sau để xác định các khuyết tật, các loại lỗi cần giải quyết.
Thu thập số liệu
Biểu đồ này cho thấy sự biến động của quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định, là một loại biểu đồ được sử dụng để dự đoán, đánh giá sự ổn định quá trình.
STT
Ngày
Sản lượng/ ngày
Số lượng SP lỗi
Tỷ lệ %
Tỷ lệ % TB
1
1/9
356400
1640
0.0047
0.005
2
3/9
333000
1699
0.0051
0.005
3
4/9
369000
1771
0.0048
0.005
5
5/9
334800
1706
0.0051
0.005
4
6/9
374400
2131
0.0057
0.005
6
7/9
342000
1642
0.0048
0.005
7
8/9
378000
1928
0.0051
0.005
8
10/9
374400
1723
0.0047
0.005
9
11/9
345600
1832
0.0053
0.005
10
12/9
351000
1791
0.0051
0.005
11
13/9
356400
1700
0.0048
0.005
12
14/9
387000
1818
0.0047
0.005
13
15/9
369000
1771
0.0048
0.005
14
17/9
354600
1809
0.0051
0.005
15
18/9
345600
1919
0.0056
0.005
16
19/9
392400
1883
0.0048
0.005
17
20/9
349200
1643
0.0047
0.005
18
21/9
370800
1892
0.0051
0.005
19
22/9
343800
1582
0.0047
0.005
20
24/9
352800
1694
0.0048
0.005
21
25/9
363600
1854
0.0051
0.005
22
26/9
340200
1904
0.0056
0.005
23
27/9
354600
1703
0.0048
0.005
24
28/9
363600
1672
0.0047
0.005
25
29/9
336600
1649
0.0049
0.005
Tổng cộng
8938800
44356
Tỷ lệ phế phẩm hiện tại
0.005
Số lượng sản phẩm bị lỗi trong tháng 9/2009
Dựa vào chỉ số đo chất lượng của sản phẩm là dạng thuộc tính, đặc tính của sản phẩm là dạng phế phẩm, cỡ mẫu khi nghiên cứu thay đổi nên sẽ sử dụng biểu đồ kiểm soát dạng P.
Dựa vào việc lấy mẫu 25 lần liên tục của phân xưởng, từ ngày 1/9/2009 đến ngày 30/9/2009, tất cả các sản phẩm lỗi bị loại bỏ để xử lý làm lại đều được ghi nhận theo từng ngày. Bằng cách lấy mẫu như vậy sẽ đảm bảo mức độ tin cậy và tính chính xác cao của mẫu.
Biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ kiểm soát là một trong những công cụ để kiểm soát quá trình, là một loại đồ thị để nhận thấy kết quả của mẫu đo nằm bên trong hay bên ngoài giới hạn kiểm soát theo thống kê.
Sản phẩm nước tăng lực Number One là dạng thực phẩm tiêu dùng, do đó chất lượng sản phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm Number One được hiểu ở đây là chất lượng về màu, mùi thơm, vị, vỏ bề ngoài,…
Vì chỉ số đo chất lượng của sản phẩm là dạng thuộc tính, đặc tính sản phẩm là dạng phế phẩm, cỡ mẫu khi nghiên cứu thay đổi nên sẽ sử dụng biểu đồ kiểm soát dạng P để phân tích và đánh giá quá trình sản xuất nước tăng lực Number One.
Dựa vào kết quả của việc nghiên cứu và lấy mẫu 25 lần liên tục của dây chuyền sản xuất, từ ngày 01/09/2009 đến 30/09/2009, tất cả số sản phẩm bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền đều được ghi nhận theo từng ngày. Bằng cách lấy mẫu như vậy thì sẽ đảm bảo được mức độ tin cậy cao và tính chính xác của mẫu.
Khi sử dụng biểu đồ kiểm soát dạng P cần phải tính toán các thông số sau:
Đường trung tâm:
Độ lệch chuẩn:
Giới hạn trên và giới hạn dưới:
UCL (p) = p + 3σ
LCL (p) = p – 3σ
Việc tính toán các thông số này giúp cho việc kiểm soát quá trình trở nên rõ ràng và dễ nhận biết. Các thông số của quá trình sản xuất nước tăng lực Number One được tính toán cụ thể như sau:
Đường trung tâm: Đường trung tâm là đường thể hiện số lượng phế phẩm trung bình của quá trình sản xuất. Vì vậy thông số p được tính toán dựa vào hai chỉ số là “Số lượng SP khuyết tật” và “Sản lượng/ngày”.
Độ lệch chuẩn:
Giới hạn trên và giới hạn dưới: UCL(p) = 0.005 + 3 * 0.00012 = 0.00536
LCL(p) = 0.005 - 3 * 0.00012 = 0.00464
Vậy với ba thông số chính là đường trung tâm (=0.005), đường giới hạn trên (UCL=0.00536) và đường giới hạn dưới (LCL=0.00464) biểu đồ kiểm soát được vẽ như sau:
Biểu đồ kiểm soát tỷ lệ sản phẩm lỗi của Number One
Đồ thị hình trên cho thấy quá trình sản xuất nước tăng lực Number One hiện đang ở trong tình trạng không ổn định, đường trung bình của quá trình là 0.005 tương ứng với 0.5% sản phẩm khuyết tật, cao hơn mức quy định là 0.2%. Đồ thị còn cho thấy có ba điểm vượt khỏi giới hạn kiểm soát.
Biểu đồ kiểm soát tỷ lệ sản phẩm lỗi sau khi sửa đổi
Để kiểm soát được quá trình, giảm tỷ lệ phế phẩm và thay đổi giá trị trung bình của quá trình, ta phải tìm ra các nguyên nhân không ngẫu nhiên gây ra sự khác biệt lớn trong sản phẩm bằng cách thống kê và phân tích quá trình. Một trong những công cụ thống kê và phân tích quá trình hiệu quả là biểu đồ Pareto.
Biểu đồ Pareto:
Biểu đồ này được sử dụng nhằm thống kê và phân tích các lỗi của sản phẩm để xác định thứ tự ưu tiên giải quyết đối với các vấn đề về chất lượng.
Các dạng lỗi:
Để có thể cải thiện quá trình và giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi, việc cần thiết phải làm là tìm hiểu các nguyên nhân gây ra các dạng lỗi này. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra thì rất nhiều, nếu cứ tìm cách khắc phục tất cả các nguyên nhân này sẽ gây tốn kém mà đôi khi hiệu quả mang lại không cao, thậm chí là không thể thực hiện được. Do đó, cần phải xác định được một vài nguyên nhân quan trọng gây ra kết quả sản phẩm bị lỗi. Muốn xác định các lỗi ưu tiên cần giải quyết, ta dùng công cụ thống kê là biểu đồ Pareto để xác định chúng thông qua các số liệu đã thu thập được. Đồng thời, biểu đồ Pareto này cũng cho biết thứ tự ưu tiên cần giải quyết ở các lỗi.
Sau khi thu thập số liệu của 25 mẫu, với sản lượng sản xuất là 8938800 sản phẩm có 44356 sản phẩm lỗi bao gồm 12 loại lỗi xảy ra. Bảng thống kê các loại lỗi được theo dõi từ ngày 01/09/2009 đến ngày 30/09/2009 được trình bày cụ thể ở trang sau.
Trong đó, có các dạng lỗi như sau:
Lỗi bao bì
Mất hạn sử dụng
Nắp bị xì
Nhãn bạc màu
Nắp bị sét
Lỗi chiết chai
Lỗi chất lượng nước
Có vật lạ
Lỗi dụng cụ
Lỗi bên ngòai
Ta được bảng thống kê số lượng các lỗi như sau:
Các dạng lỗi cần ưu tiên giải quyết:
Dựa vào bảng trên, tính phần trăm thành phần các lỗi, sau đó sắp xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ cho tần suất xuất hiện các lỗi rồi tính phần trăm tích lũy của chúng. Ta có được bảng sau:
Bảng phân tích Pareto các dạng lỗi
Từ số liệu thống kê ở bảng trên ta có biểu đồ Pareto so sánh các dạng lỗi theo tần suất như hình sau:
Biểu đồ Pareto so sánh các dạng lỗi theo tần suất
Qua biểu đồ này, ta thấy trong quá trình sản xuất có 3 lỗi chiếm tỉ lệ cao (78%) trong tổng số các lỗi, đó là:
Lỗi bên ngoài chiếm 34%.
Nắp bị sét chiếm 24%.
Đóng váng là 20%.
Các loại lỗi khác chỉ chiếm 22%.
Do đó, nếu kiểm soát được 3 lỗi này sẽ làm tỉ lệ lỗi giảm đáng kể, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm.
Phân tích dạng lỗi gây phế phẩm
Lỗi bao bì
Là những loại lỗi xảy ra ở công đoạn hoàn tất và đóng gói. Khi sản phẩm chuyển qua công đoạn này thường xuất hiện những loại lỗi như:
Mất hạn sử dụng: Khâu cuối cùng trước khi hoàn tất quy trình sản xuất nước tăng lực Number One là in hạn sử dụng, các sản phẩm sẽ được chạy trên chuyền qua một máy phun để phun mực, nếu bề mặt tại nơi in hạn sử dụng bị ướt, mực sẽ không bám vào được.
Nắp bị xì: Trong quá trình đóng nắp, nếu người công nhân điều chỉnh máy không đúng quy định sẽ gây ra lỗi này, nguyên nhân thứ hai là do chất lượng nắp nhập về không tốt.
Nhãn bạc màu: Là màu sắc của nhãn chai không đúng theo quy định như: Logo phải rõ nét, đối chiếu theo mẫu chuẩn.
Nắp bị sét: Do lượng nắp chai nhập về tồn trữ quá lâu, và do điều kiện bảo quản không phù hợp gây rỉ sét.
Lỗi chiết chai
Trong quá trình chiết chai có thể xảy ra hai loại lỗi điển hình như lượng nước trong chai ít hơn quy định (bị lưng), hoặc chai rỗng.
Lỗi chất lượng nước: Gồm những lỗi như “Màu lạt”, “Có cặn”, “Nước bị đục”, “Đóng váng”. Những lỗi này xảy ra là do nguyên vật liệu đầu vào không đủ chất lượng, không đúng tiêu chuẩn quy định, lý do thứ hai là do việc vệ sinh các nồi chứa thực hiện không tốt.
Có vật lạ
Có hai nguồn gây ra dạng lỗi này, đó là lỗi do dụng cụ và lỗi do bên ngồi tác động.
Lỗi dụng cụ: Là dạng lỗi xảy ra vì dụng cụ vận hành sai lệch, ví dụ như trong chai có cặn đen là do mối hàn rơi vào; hoặc có trường hợp vòi chiết rơi vào chai.
Lỗi bên ngoài: Những vật lạ có trong chai là do người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm đã bỏ vào, chẳng hạn như trong chai có vỏ kẹo, ống hút, hạt táo, bông ráy tai, … Những vật lạ này máy súc chai không thể nào lấy ra được.
Phân tích nguyên nhân gây phế phẩm
Quá trình sản xuất nước tăng lực Number One hiện đang trong tình trạng không ổn định, đó là do sự xuất hiện của ba loại lỗi: “Lỗi do bên ngoài”, “Nắp bị sét” và “Đóng váng”. Biểu đồ nhân quả sẽ giúp cho việc điều tra những nguyên nhân gây ra ba loại lỗi trên. biểu đồ nhân quả dạng 5M-1E là phù hợp nhất. 5M-1E là những yếu tố sau:
M1 (Man): Là yếu tố con người, là công nhân vận hành máy móc thiết bị, công nhân đứng máy, …
M2 (Machine): Là yếu tố máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như nồi nấu siro, máy rửa chai, máy chiết chai, …
M3 (Measurement): Là yếu tố đo lường, nghĩa là đề cập đến cách đo các chỉ tiêu chất lượng, các dụng cụ được sử dụng để đo lường, …
M4 (Method): Là yếu tố phương pháp, phương pháp làm việc có được tiêu chuẩn hóa hay không, có an toàn hay không.
M5 (Material): Là yếu tố nguyên vật liệu, chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào.
E (Environment): Là yếu tố môi trường. Môi trường làm việc ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân.
Phân tích lỗi có vật lạ
Nguyên nhân
Vỏ chai mà công ty sử dụng do đại lý tại Việt Nam của một công ty của Malayxia cung cấp. Khi chai mới nhập về hoàn toàn không có vật lạ trong chai. Tỷ lệ lỗi của chai mới rất thấp. Do đó, lỗi có vật lạ trong chai chỉ xảy ra với chai tái sử dụng, mà chai tái sử dụng chiếm khoảng 80% trong tổng số chai của công ty.
Nguyên nhân gây ra việc có vật lạ trong chai là do khách hàng sau khi sử dụng xong lại nhét bất cứ thứ gì vào chai. Khi nhập về công ty, những chai này sẽ được nhân viên kho kiểm tra tình trạng ngoại quan, ví dụ như bể, mẻ miệng chai, … Sau đó sẽ đưa vào máy súc chai và rửa chai, nhưng những vật lạ trong chai thì máy không thể nào lấy ra được mà phải cho chạy qua đèn soi có công nhân kiểm tra. Việc xảy ra lỗi này là do công nhân kiểm tra đã bỏ qua những chai có vật lạ, không lấy ra khỏi dây chuyền.
Xác định công đoạn cần cải thiện
Muốn quá trình sản xuất được cải thiện một cách tốt nhất, cần phải xác định đúng một vài nguyên nhân nghiêm trọng xuất hiện trong một vài công đoạn nào đó, rồi tìm cách khắc phục ngay nguyên nhân đó, cách làm như vậy sẽ đem lại hiệu quả rất cao, vì những nguyên nhân này gây ra tỷ lệ sai lỗi cao, khi khắc phục được rồi thì sản phẩm sản xuất ra sẽ có tỷ lệ sai lỗi giảm đáng kể. Một quá trình sản xuất đang trong tình trạng không ổn định vì rất nhiều nguyên nhân thì không thể thấy sai chỗ nào là sữa chỗ đó được, việc làm này vừa tốn kém mà chưa chắc mang lại hiệu quả. Do đó, cần phải xác định tần suất xuất hiện của từng loại lỗi trong mỗi công đoạn.
Những ảnh hưởng của lỗi có vật lạ trong chai
Không có quá trình sản xuất nào luôn cho ra những sản phẩm hoàn toàn giống nhau, trong quá trình luôn tồn tại những biến đổi ngẫu nhiên gây ra sự khác biệt ở một mức độ nào đó đối với những sản phẩm sản xuất ra. Nếu quá trình vẫn nằm trong giới hạn cho phép thì không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nhưng nếu quá trình đang vượt ngoài giới hạn kiểm soát thì sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sản phẩm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của những nguyên nhân không ngẫu nhiên đang tồn tại trong quá trình. Để thấy được những ảnh hưởng của lỗi có vật lạ trong chai gây ra, trước tiên cần phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của loại lỗi này.
Sản phẩm sản xuất ra được kiểm tra và đánh giá chất lượng theo nguyên tắc sau:
Quy trình phân loại sản phẩm
Sản phẩm sau khi hoàn tất được phân làm hai loại là sản phẩm phù hợp và sản phẩm không phù hợp. Sản phẩm phù hợp là sản phẩm đạt các chỉ tiêu, yêu cầu so với quy định. Sản phẩm không phù hợp là những sản phẩm không đạt các chỉ tiêu quy định, sản phẩm không phù hợp có thể thích hợp để sử dụng hoặc không thích hợp để sử dụng, sự không phù hợp quá nghiêm trọng thì trở thành phế phẩm.
Dựa vào quy trình trên, lỗi có vật lạ trong chai được phân loại là sản phẩm không thích hợp để sử dụng, những thiệt hại do lỗi này mang lại là không ít.
Thiệt hại đối với Công ty:
Khi phát hiện ra phế phẩm, công ty phải tìm cách xử lý sản phẩm không phù hợp. Việc làm này đòi hỏi rất nhiều thời gian và chi phí. Trước tiên công ty phải thực hiện một báo cáo về kết quả kiểm tra gửi đến các bộ phận liên quan, sau đó phải cách ly lô hàng để điều tra tiếp và thu thập thông tin. Sau khi đã có đầy đủ thông tin về lô hàng thì phải quyết định làm lại hay hủy bỏ toàn bộ, quyết định này phải dựa trên chất lượng sản phẩm và tính kinh tế của phương án. Cuối cùng là quy kết trách nhiệm cho những bộ phận liên quan và tiến hành các hoạt động ngăn ngừa.
Nếu những phế phẩm này không được phát hiện ngay trong quá trình sản xuất mà lọt ra thị trường thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty, Tân Hiệp Phát sẽ mất khách hàng và dẫn đến những mất mát lớn hơn giá trị của sản phẩm.
Thiệt hại đối với người tiêu dùng
Sản phẩm nước tăng lực Number One là loại thực phẩm tiêu dùng, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng. Nếu những sản phẩm lỗi này đến tay người tiêu dùng chắc chắn sẽ gây tổn hại hoặc bệnh tật cho người.
Phân tích lỗi nắp bị sét
Nguyên nhân
Nắp bị sét cũng là một trong ba lỗi nghiêm trọng làm cho quá trình sản xuất nước tăng lực Number One ở trong tình trạng không ổn định, lỗi này chiếm 24%, đây là một con số không nhỏ trong tổng số lỗi xảy ra trên dây chuyền. Tân Hiệp Phát sử dụng nắp chai từ hai nguồn, đó là nắp chai của Acroma và của San Niquel. Do đó, nguyên nhân dẫn đến nắp bị sét có hai trường hợp.
Trường hợp 1: Nắp chai đã bị rỉ sét trước khi nhập về nhà máy, do Tân Hiệp Phát chưa đủ kinh phí để tự sản xuất nắp chai nên bắt buộc phải mua từ công ty khác. Mặc dù nhân viên kiểm tra chất lượng có kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập nhưng tỷ lệ lỗi xảy ra khá cao chiếm đến 28% và do công ty chỉ kiểm tra xác xuất nên không có đầy đủ thông tin về lô hàng. Tuy nhiên, công ty cũng đã có phản ánh với nhà cung cấp nhưng hiện tượng nắp bị rỉ sét vẫn tiếp tục xảy ra. Để khắc phục điều này, hiện nay nhà máy luôn đặt hàng dư gây ra lãng phí rất lớn.
Trường hợp 2: Nguyên nhân thứ hai dẫn đến nắp bị sét là do điều kiện bảo quản của công ty chưa tốt, nhà máy luôn tồn kho một lượng nắp chai nhất định để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, do môi trường trong kho ẩm ướt dễ làm cho nắp bị oxi hóa nên không đạt tiêu chuẩn khi đưa vào sản xuất.
Để cải tiến quá trình, cần phải không ngừng nỗ lực để lấy được nhiều thông tin hơn nữa về các quá trình đó và kết quả của chúng. Thông tin là chìa khóa để cải tiến quá trình, một công cụ có giá trị được sử dụng để đạt được mục tiêu này là biểu đồ nhân quả. Hay nói một cách khác, biểu đồ nhân quả là chìa khóa để thu thập thông tin. Mục đích của biểu đồ nhân quả thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả là nắp bị sét.
Tuy nhiên, trong tất cả những nguyên nhân này chỉ có một hoặc một vài nguyên nhân nghiêm trọng cần được phát hiện và khắc phục, những nguyên nhân còn lại thuộc về nguyên nhân ngẫu nhiên thì không nhất thiết phải loại bỏ khỏi quy trình. Muốn nâng cao năng lực quá trình, công việc của người quản lý không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc xác định một hay một vài nguyên nhân quan trọng đó - vì những nguyên nhân này không xuất hiện đều đặn ở tất cả các công đoạn - mà quan trọng là phải điều tra được những nguyên nhân này xuất hiện nhiều nhất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG BẰNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ.docx