Tài liệu Đề tài Quan trắc chất lượng không khí trong nhà: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
****
Học phần: Quan Trắc Môi Trường
GVHD: TS. Nguyễn Văn Đông
ĐỀ TÀI:
0717003
0717017
0717038
0717040
0717077
Nhóm thực hiện : Nhóm 6
Trần Lê Thanh An
Phan Hoài Chương
Phạm Huỳnh Đoan Khanh
Võ Quốc Duy Khanh
Nguyễn Phương Hà Ninh
Tháng 12/2010
LỜI MỞ ĐẦU
_ Từ trước đến nay chúng ta đã được cảnh báo nhiều về tình trạng chất lượng không khí quá kém, quá ô nhiễm ở các thành phố, nhưng, cảnh báo đó chỉ mới dành cho không khí ở ngoài trời, trên đường phố…, thế thì chúng ta đã biết gì về tình trạng không khí trong chính ngôi nhà của mình?
_ Các tổ chức xây dựng, môi trường thế giới gần đây đã cảnh báo rằng “không khí trong nhà nhiều nguy cơ ô nhiễm hơn bên ngoài đấy!” (Thật vậy, người ta thường nói đi ra ngoài cho thoáng mát, hít không khí trong lành… chứ đâu có ai bảo vô nhà hít không khí trong lành). Cho nên, tập trung cải thiện không khí bên trong nhà, để tạo ra một chỗ tr...
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quan trắc chất lượng không khí trong nhà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
****
Học phần: Quan Trắc Môi Trường
GVHD: TS. Nguyễn Văn Đông
ĐỀ TÀI:
0717003
0717017
0717038
0717040
0717077
Nhóm thực hiện : Nhóm 6
Trần Lê Thanh An
Phan Hoài Chương
Phạm Huỳnh Đoan Khanh
Võ Quốc Duy Khanh
Nguyễn Phương Hà Ninh
Tháng 12/2010
LỜI MỞ ĐẦU
_ Từ trước đến nay chúng ta đã được cảnh báo nhiều về tình trạng chất lượng không khí quá kém, quá ô nhiễm ở các thành phố, nhưng, cảnh báo đó chỉ mới dành cho không khí ở ngoài trời, trên đường phố…, thế thì chúng ta đã biết gì về tình trạng không khí trong chính ngôi nhà của mình?
_ Các tổ chức xây dựng, môi trường thế giới gần đây đã cảnh báo rằng “không khí trong nhà nhiều nguy cơ ô nhiễm hơn bên ngoài đấy!” (Thật vậy, người ta thường nói đi ra ngoài cho thoáng mát, hít không khí trong lành… chứ đâu có ai bảo vô nhà hít không khí trong lành). Cho nên, tập trung cải thiện không khí bên trong nhà, để tạo ra một chỗ trú ẩn an lành cho gia đình mình là điều cấp thiết và nằm trong tầm tay của mỗi người.
_ Do đó, khái niệm "chất lượng không khí trong nhà", gọi tắt là IAQ (Indoor Air Quality), là một chỉ số quan trọng cho các ngôi nhà hiện nay.
MỤC LỤC
1
1
2
3
3
4
5
9
19
21
22
22
24
Chương 1: Một số vấn đề về ô nhiễm không khí trong nhà
Đặc điểm ô nhiễm không khí trong nhà………………….
Một số nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà…………
Những căn bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra..
Chương 2: Quan trắc chất lượng không khí trong nhà
Mục tiêu quan trắc IAQ…………………………………..
Vị trí quan trắc, thời gian quan trắc………………………
Các yếu tố ảnh hưởng đến IAQ…………………………..
Các thông số môi trường cần quan trắc…………………..
Lấy mẫu và đo đạc hiện trường…………………………..
Phân tích mẫu khí………………………………………...
Xử lý số liệu……………………………………………...
QA/QC trong quan trắc chất lượng không khí…………...
Chương 3: Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà…………………………………………………………………...
KẾT LUẬN………………………………………………………….
Chương 1: Một số vấn đề về ô nhiễm không khí trong nhà
Đặc điểm ô nhiễm không khí trong nhà:
_ Nhà là một khối không khí đóng, nhiều người cùng thở, toát ra hơi người và chia sẻ nhau một bầu không khí nhỏ; nhiều đồ đạc chất trong khoảng không gian đó; nhiều hoạt động diễn ra trong bốn bức tường đó (nấu ăn, làm việc, bài tiết…); nhiều thiết bị hoạt động tại đó (tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy vi tính, máy in, đèn chiếu sáng…).
_Mỗi căn nhà với diện tích vài chục mét vuông hoặc may mắn là hơn trăm mét vuông, nên chắc chắn, bầu không khí sau bốn bức tường ấy, sẽ "đặc quẹo" hơn khoảng không lồng lộng bên ngoài!
_Ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm ở chỗ nó tấn công đến sức khỏe con người một cách âm thầm, thậm chí đến khi đã mắc phải các chứng bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà thì người ta vẫn cho rằng nguyên nhân là do ô nhiễm không khí bên ngoài gây ra.
Một số nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà:
_Các họat động của con người như: hút thuốc lá, hệ thống lò sưởi, các loại bếp đun, các thiết bị máy móc...
_Các loại ký sinh trùng da, lông của gia cầm gia súc, nấm mốc vi khuẩn từ nệm, thảm, vải, phấn hóa, sâu bọ...
_Ô nhiễm điện từ gia đình : các thiết bị như ti vi, tủ lạnh, máy vi tính, điện thoại di động, sóng điện từ gây ra là tia bức xạ điện từ
_Các vật liệu trong nhà như: amiăng từ các lớp cách nhiệt, cách âm; bụi sợi, bụi vô cơ và hữu cơ từ các loại thảm, giấy dán tường, màn treo...
_Các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt..; chiếu sáng, tiếng ồn, độ rung
_Các yếu tố tâm lý (lo lắng, mối quan tâm công việc, mức độ tự chủ, không gian làm việc...)
_Tác nhân nguy hiểm hơn cả chính là 1 loại khí phát sinh từ các vật liệu xây dựng, đất đá : khí Radon.
Những căn bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra:
_Hội chứng bệnh trong nhà (SBS) - Sick Building Syndrome - được biết đến từ những năm 80, là loại hiện tượng mà người ta cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác bệnh khi ở lâu trong nhà, các biểu hiện thường không rõ ràng là bệnh gì, có thể là nhức đầu, đỏ mắt, chảy nước mũi, đau họng, ho, ngứa ngáy…, và các triệu chứng thường giảm khi rời khỏi nhà.
_Các loại bệnh gây ra từ căn nhà (BRI) - Building-related Illness - như: Bệnh viêm phổi Legionnaire có liên quan đến loại vi khuẩn tìm thấy trong máy điều hòa hay máy nước nóng. Tiếp đó, là các loại vấn đề sức khỏe mãn tính liên quan đến không khí trong nhà như bệnh suyễn, dị ứng
_Ung thư phổi: căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của 21000 người Mỹ mỗi năm mà tác nhân hàng đầu chính là khí Radon.
Chương 2: Quan trắc chất lượng không khí trong nhà
Mục tiêu quan trắc IAQ:
_ Đánh giá đặc trưng chất lượng không khí trong nhà
_Xác định các tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà
+ Đặc điểm phơi nhiễm
+ Nguồn gốc phát sinh
_ So sánh với các tiêu chuẩn an toàn
_Đề xuất giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu phơi nhiễm
* Theo Hiệp hội Kỹ sư về sưởi và điều hòa không khí Mỹ ASHRAE (American Society For Heating, Refrigerating and Air-conditioning Engineers) thì một chất lượng IAQ gọi là có thể chấp nhận được phải thể hiện ở hai yếu tố: Một bầu không khí không tập trung cao các chất gây ô nhiễm và phải có hơn 80% số người cảm thấy dễ chịu khi sống bên trong đó. Như vậy hai yếu tố cần quan tâm là: Sự dễ chịu của con người và chất ô nhiễm có hại trong nhà.
II. Vị trí quan trắc, thời gian quan trắc :
Vị trí quan trắc:
Đối với phơi nhiễm cá nhân: dùng các thiết bị lấy mẫu cá nhân, đặt ngay trên người cần khảo sát phơi nhiễm
Đối với đo chất lượng không khí:
_ Cửa chính (1 trạm): là nơi giao thoa giữa không khí trong nhà và không khí bên ngoài
_ Phòng khách (1 trạm):
+ Tập trung thường xuyên các thành viên trong gia đình và khách ra vào.
+ Khói thuốc lá là tác nhân gây ô nhiễm hàng đầu tại vị trí này
+ Phòng khách thường được trang trí bởi các loại cây cảnh là nguồn phát sinh các phấn hoa gây ô nhiễm
+ Ô nhiễm do các khí phát sinh từ các loại máy móc thiết bị : máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ…
…
_Các phòng ngủ (mỗi phòng 1 trạm):
+ Xuất hiện các chất như: phấn trang điểm, hơi nước hoa
+Phòng ngủ thường là nơi kín đáo do đó sẽ có sự tích tụ cao khí Radon
+ Các hạt, sợi vải bông từ chăn gối, quần áo cũng phát sinh chủ yếu từ phòng ngủ.
_Phòng bếp (2 trạm): việc nấu nướng làm phát sinh các loại khí độc hại như CO, CO2, SO2, NOx, CxHy…
_ Phòng tắm: (1 trạm) xuất hiện các loại hơi xà phòng, NH3, H2S
_ Hầm (nhà kho): (1 trạm) xuất hiện khí Radon vớn nồng độ cao nhất trong nhà
2. Thời gian quan trắc:
_Tiến hành quan trắc trong 1 tuần (7 ngày)
_ Mỗi ngày bắt đầu đo vào lúc 6h, thời gian giữa 2 lần đo là 3h, vậy các thời điểm đo sẽ là 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h, 0h, 3h
Có 8 lần đo/ngày
III.Các yếu tố ảnh hưởng đến IAQ:
Chất lượng không khí trong nhà phụ thuộc vào các yếu tố sau:
_ Khả năng trao đổi khí với bên ngoài: đây là một mâu thuẫn giữa việc thông thoáng và kín đáo: muốn có IAQ tốt phải cho không khí bên ngoài vào, nhưng như vậy lại không bảo đảm yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, chưa kể, chất lượng không khí bên ngoài đó lại đang xuống cấp.Thế thì một căn nhà hoàn hảo trước tiên phải thật kín khi đóng và phải mở được khi cần mở.
_Nồng độ chất ô nhiễm bên ngoài: rõ ràng nếu ngôi nhà của bạn nằm trong 1 khu vực lúc nào cũng đầy bụi bẩn, khói thải từ các nhà máy ngun ngút…thì cho dù bạn có bảo vệ nó tốt đến đâu thì việc khuếch tán ô nhiễm từ bên ngoài vào trong là điều không thể tránh khỏi. Ngược lại nếu không khí bên ngoài trong lành thì ngôi nhà chẳng những sẽ tránh được các ngoại tác mà nó còn giải phóng được các chất ô nhiễm bên trong ra ngoài.
_ Tốc độ phát xạ ô nhiễm trong nhà : tốc độ phát xạ các bức xạ điền từ từ các thiết bị máy móc trong nhà, tốc độ phát sinh khí radon từ tường nhà …càng nhanh thì IAQ càng giảm
_Tốc độ loại bỏ ô nhiễm: phụ thuộc vào mức độ thông thoáng giữa không khí trong nhà và không khí bên ngoài (trường hợp không khí bên ngoài trong lành hơn không khí trong nhà). Tốc độ này càng nhanh thì IAQ càng tăng.
_Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà: khi nhiệt độ ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh
_Tuổi của ngôi nhà : những ngôi nhà quá “cao tuổi” sẽ dễ bị nấm mốc tấn công gây hại cho các thành viên sống trong đó
_Loại đất đá, nền móng, vật liệu xây dựng : đây là nơi tích tụ của khí Radon gây ung thư phổi
IV. Các thông số môi trường cần quan trắc:
Khí Radon :
_Radon là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm khí trơ trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Rn và có số nguyên tử là 86. Radon là khí hiếm phóng xạ không màu, không mùi, là sản phẩm phân rã của radium. Nó là một trong những chất đặc nhất tồn tại ở dạng khí trong các điều kiện bình thường và được xem là có hại cho sức khỏe do tính phóng xạ của nó. Đồng vị bền nhất của nó là 222Rn, có chu kỳ bán rã 3,8 ngày. Do cường độ phóng xạ của nó cao nên nó chưa được nghiên cứu nhiều, chỉ có vài hợp chất được biết đến.
_Khí radon có nguồn gốc tự nhiên có thể tích tụ trong các tòa nhà, đặc biệt trong các khu vực như gác xép và tầng hầm. Nó cũng có thể được tìm thấy trong một số suối nước nóng.[2] Bằng chứng dịch tể học cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa hít thở nồng độ radon cao với tỷ lệ mắc ung thư phổi. Do đó, radon được xem là chất gây ô nhiễm đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà trên toàn cầu. Theo EPA, radon là chất gây ung thư phổi đứng thứ 2 sau tác hại của thuốc lá, đã gây nên 21.000 ca tử vong do ung thư phổ hàng năm ở Hoa Kỳ
Carbon monoxide (CO):
_Là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cácbon và các hợp chất chứa cácbon.
_CO là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% mônôxít cácbon trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
_CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với ôxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.
_Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.
_Ngộ độc CO có thể xảy ra ở những trường hợp chạy máy nổ phát điện trong nhà kín, sản phụ nằm lò than trong phòng kín, ngủ trong xe hơi đang nổ máy trong nhà hoặc gara...
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs):
_Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) được phát ra dưới dạng khí từ chất rắn hoặc chất lỏng nhất định.VOCs bao gồm các hoá chất có thể có ảnh hưởng bất lợi ngắn hạn và dài hạn cho sức khỏe. Nồng độ của nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong nhà luôn cao hơn (trên mười lần) so với bên ngoài. VOCs được phát ra bởi các sản phẩm như: sơn và keo xịt, bụi sơn, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng và đồ nội thất, thiết bị văn phòng như máy photocopy và máy in
Khí Cacbonic (CO2)
_Là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxy. Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được gọi theo công thức hóa học là CO2
Ozon (O3) :
_Ôzôn (O3) là một dạng thù hình của ôxy, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử ôxy thay vì hai như thông thường.
Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ôzôn là một chất khí có màu xanh nhạt. Ôzôn hóa lỏng màu xanh thẫm ở -112°C, và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193°C. Ôzôn có tính ôxy hóa mạnh hơn ôxy, do nó không bền, dễ dàng bị phân huỷ thành ôxy phân tử và ôxy nguyên tử.
_Ôzôn là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm chung. Nó có mùi hăng mạnh. Nó tồn tại với một tỷ lệ nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất
Sulfur dioxide (SO2):
_ Là một hợp chất khí không màu có công thức hóa học là SO2
_ SO2 là chất ô nhiễm hàng đầu thường được quy kết là một tong những nguyên nhân quan trọng gây tác hại cho sức khỏe của người dân đô thị. SO2 kích ứng niêm mạc mắt và các đường hô hấp trên. Ở nồng độ rất cao, SO2 gây viêm kết mạc, bỏng và đục giác mạc. Trường hợp tiếp xúc ào ạt với SO2 có thể làm chết người do nguyên nhân ngưng hô hấp. Tác hại của SO2 đối với chức năng phổi nói chung rất mạnh khi có mặt của các hạt bui trong không khí hô hấp. Ngoài ra, SO2 còn gây tác hại cho cơ quan tạo máu (tủy, lách), gây nhiễm độc da, gây rối loạn chuyển hóa protein – đường, gây thiếu các vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza.
Nito dioxide (NO2): tác động xấu đến màng nhầy não người
Formaldehyde (HCHO):
_ Thuộc họ hydrocarbon và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường.
_Formaldehyde hiện diện trong các sản phẩm đã qua chế biến: sơn và dầu bong, gỗ ép, keo, vải, chất chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly (trong thực phẩm)
_Trong không khí, ở điều kiện bình thường, formaldehyde hiện hữu ở nồng độ 0,03 ppm:
0,1 ppm trở lên có thể gây ho và dị ứng da.
0,3 ppm có thể gây chảy nước mắt.
2-3 ppm gây đau rát cho mắt, mũi và họng.
Nhưng quan trọng hơn hết tổ chức IARC (International Agency for Research on Cancel) trực thuộc WHO, từ năm 2004 đã xếp formaldehyde vào nhóm 1 các chất gây ung thư (carciogenic) cho người. Formaldehyde có thể gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và các bộ phận của hệ hô hấp.
_Bởi vì formaldehyde không tồn tại độc lập, chúng tồn tại dạng dung dịch hay các hợp chất khác và chỉ hóa hơi khi có điều kiện thích hợp (khi độ ẩm và nhiệt độ tăng), do đó sự tồn tại của formaldehyde ở môi trường trong nhà luôn cao hơn môi trường ngoài trời. Vì vậy sự nhiễm formaldehyde đối với sức khỏe cũng diễn ra liên tục và có tính tích lũy.
Asbestos (A-mi-ăng):
_Amiăng là một loại chất khoáng (khoáng thạch) tự nhiên.Lợi dụng tính chịu nhiệt tốt, vật liệu này được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm
khác nhau.
_Đặc biệt, amiăng được sử dụng làm vật liệu xây dựng để các tòa nhà tránh khỏi hỏa hoạn.Chất amiăng được quấn vào trong lõi sắt của tòa nhà, được trộn vào trong vật liệu xây trần, tường,v.v…
_Tuy nhiên, người ta đã biết rằng amiăng là chất có hại cho cơ thể._Amiăng là những sợi rất nhỏ mà mắt người không thể nhìn thấy được, và rất nhẹ.Khi con người hít phải chất đó vào, có trường hợp sẽ bị mắc bệnh ung thư vào khoảng 20 đến 30 năm sau.
Bụi các loại
_ Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micrômét đến nửa milimét,tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian sau. Các hạt to hơn có thể gọi là cát, sỏi. Khi bụi phân tán mạnh trong không khí hay các chất khí nói chung, hỗn hợp khí và bụi được gọi là aerosol rắn.
Bụi có nhiều tính chất vật lý khác so với khi chúng ở trạng thái chất rắn hay chất lỏng vĩ mô.
V.Lấy mẫu và đo đạc hiện trường:
Các tiêu chuẩn quy định về lấy mẫu quan trắc
Thông số quan trắc
Phương pháp lấy mẫu
SO2
TCVN 5971-1995 : Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh Dioxit - Phương pháp
NO2
TCVN 6137-1996 : Phương pháp Griss - Santfman cải biên. Xác định nồng độ khối lượng của nitơ dioxit.
CO
52 TCN-352-89 (Bộ y tế) : Cacbon Oxyt
O3
NBKI, WHO, 1994
Bụi PM
TCVN 5067-1995 : Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi
Khí Radon
TCVN 7889-2008 - Nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà - Mức quy định và yêu cầu chung về phương pháp đo
VOCs
ISO 16000-5:2007 Không khí trong nhà - phần 5 – Quy trình lấy mẫu các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
1. Lấy mẫu các chất khí:
_Có thể
+Lấy mẫu không khí và sau đó phân tích trên mẫu
+Giữ chất khí cần phân tích trên bộ thu mẫu, sau đó xử lý và phân tích (đa số các khí như CO, CO2, SO2, O3)
_Các kỹ thuật thu mẫu :
+ Lấy mẫu thụ động (không liên tục) – khuếch tán tự nhiên không khí tới bộ thu mẫu
+Lấy mẫu chủ động (không liên tục) – dùng bơm hút không khí qua bộ thu mẫu.
+Lấy mẫu tự động (liên tục) lấy tự động qua các module cùng lúc và phân tích tức thời
_Lấy mẫu (chủ động) vào túi
+Thu mẫu không khí vào túi với lưu lượng và thời gian xác định.
+Túi chứa mẫu phải làm từ các vật liệu chọn lọc để hạn chế mất mẫu ra ngoài
FEP (Fluorinated ethylene propylene)
Tedlar hay PVF (Polyvinyl floride)
PVC (HF welded)
+Có thể sử dụng bom chứa mẫu bằng thép không rỉ
Túi đựng mẫu Tedlar gắn với bơm lấy mẫu
_ Một số thiết bị dùng cho đo đạc các khí trong nhà :
* Protectair – đo hàm lượng các khí độc, khí nổ:
Model 8570
Đặc tính kỹ thuật: Đo hàm lượng oxi , khí độc, khí cháy nổ
Máy có màn hình hiển thị và âm thanh báo động
Điện thế: pin 6 x 1.5 V
* Hấp thu khí qua dung dịch bằng thiết bị DESAGA (đo CO2, SO2, NO2, NH3)
CO2
Phương pháp: Chuẩn độ axit oxalic (HCOO)2 với chỉ thị phenolphthalein 1%
Thiết bị và dụng cụ: Thiết bị thu mẫu khí DESAGA (gồm có máy thu mẫu khí và dụng cụ chứa dụng dịch hấp thu (impinger), buret, erlen 100mL.
S02
Phương pháp:
Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử Pararosanilin (phương pháp West – Gaeke)
Phương pháp Axit – H2O2
Thiết bị và dụng cụ:
Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử Pararosanilin: Thiết bị thu mẫu khí DESAGA, impinger, máy đo quang phổ (548 nm), ống nghiệm.
Phương pháp Axit – H2O2: Thiết bị thu mẫu khí DESAGA, impinger, máy đo pH, buret, erlen 100mL
NO2
Phương pháp: Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử NEDA (N-(I-Naphtylethylene diamine))
Thiết bị và dụng cụ: Thiết bị thu mẫu khí DESAGA, impinger, máy đo quang phổ (540nm), ống nghiệm.
NH3
Phương pháp: Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử Nessler
Thiết bị và dụng cụ: Thiết bị thu mẫu khí DESAGA, impinger, máy đo quang phổ (440 nm), ống nghiệm.
* Máy đo khí độc xách tay KANE-MAY KM 9106 (đo O2, CO, CO2, SO2, NO2)
Phương pháp: đo trực tiếp
Máy có màn hình LCD hiển thị 4 dòng, đèn LED báo hiệu, đầu cáp để truyền dữ liệu sang máy vi tính và bộ phận in dữ liệu sau khi đo.
Đo đạc nồng độ bụi :
_ Phương pháp: Xác định hàm lượng bụi trong không khí bằng phương pháp màng lọc sử dụng các máy đo nồng độ bụi khác nhau
Máy đo nồng độ bụi Sibata PS-43 kết hợp với máy đo bụi hiện số Sibata LD-1
Máy đo nồng độ bụi High Volume Air Sampler HVS-500-5S
_Thiết bị và dụng cụ: Máy đo nồng độ bụi Sibata PS-43 (Máy gồm có bơm nhỏ để thu mẫu khí, một lưu lượng kế (flowmeter), impacter, giấy lọc và dầu silicon), máy đo bụi hiện số Sibata LD-1, Máy đo nồng độ bụi High Volume Air Sampler HVS-500-5S (máy gồm có bơm thu mẫu khí, biểu đồ xác định lưu lượng và giấy lọc)
* Máy đo nồng độ bụi Sibata PS-43 (Nhật)
Đặc tính kỹ thuật: lưu lượng thu khí từ 0,5 – 2 lít / phút, điện thế 3 pin AA
* Máy đo bụi hiện số Sibata LD-1(Nhật)
Nguyên lý đo: Hàm lượng tương đối đo bởi hệ thống khuyết tán ánh sáng
Kích thước hạt chuẩn độ nhạy: nhỏ hơn 7.07 μm
Độ nhạy: 1CPM=0.001mg/m3
0.001-10mg/m3
Độ chính xác: <±10% so với hạt chuẩn
Thời gian đo: 5 khoảng 0.1; 1; 2; 5 và 10 phút.
Cài đặt thủ công, hệ thống định thời gian bằng thạch anh
Hiển thị: LCD 4 số; từ 0- 1000
Điện thế: 6 V DC, 8 pin AA
*Máy đo nồng độ bụi Sibata HVS – 500 – 5S (Nhật)
Lưu lượng thu khí: thang hiệu chỉnh từ 1 đến 18 (tương đương từ 10 đến 750 lít/phút)
Trọng lượng máy: 9.2 kg
Điện thế: 220 V AC
Tách bụi: 7.07 mm
Giấy lọc: Æ110 mm
HD 1100 là thiết bị đo hàm lượng bụi và kích thước hạt bụi hiện đại, máy được phát triển dựa trên sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ chế tạo, máy đo bằng phương pháp tán xạ hồng ngoại nên đảm bảo độ chính xác cao và tin cậy. Thiết bị có bộ nhớ ngoài để lưu trữ dữ liệu.
*Thiết bị đo hàm lượng bụi HD 1100
Sản phẩm chính hãng Environmental -Mỹ, được phân phối khắp toàn cầu
Model HD-1100 có thể đo hầu hết các khí và bụi như: chì, silic, khói, hàn, than đá, gỗ/giấy, cadmium, bê tông, bụi độc hại, khói thuốc, hóa chất khô, bụi sơn và nhiều loại khác.
* Thiết bị quan trắc bụi EPAM-5000
Mô tả
Thiết bị quan trắc bụi EPAM-5000 được cải tiến với phương pháp hấp thụ ánh sáng khuếch tán và đo bụi trọng lực trong thiết bị nhỏ gọn.
Nó cung cấp kết quả đo theo thời gian thực với đơn vị đo mg/m3 và được thể hiện bằng đồ thị . Khả năng linh động này của thiết bị thì không thể có được nếu chỉ đo bụi bằng phương pháp trọng lượng.
EPAM-5000 kết hợp cả hai phương pháp đo theo thời gian thực và phương pháp trọng lượng, nó cho phép người sử dụng đánh giá và phân tích chính xác mức độ ô nhiễm bụi trong không khí.
EPAM-5000 sử dụng các tính năng chọn cỡ bụi trong vùng hô hấp theo EPA và OSHA. EPAM-5000 không yêu cầu những kỹ năng hay những công cụ gì đặc biệt và có thể dễ dàng cài đặt nhanh chóng để đo các kích thước bụi khác nhau. Tất cả các dữ liệu đo thực tế được lưu trong bộ nhớ và có thể xem lại trên màn hình hoặc chuyển dữ liệu, kết quả sang máy tính.
Đặc trưng
Hiện ngay các kết quả và lưu trữ các dữ liệu quan trắc.
Tương quan cao với phương pháp EPA PM-10 và TEOM*.
Dễ dàng sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu.
Lưu lượng lấy mẫu 5 L/phút.
Hoạt động liên tục bằng pin (24 giờ) hoặc nguồn điện A/C.
Có chuông báo động.
Hỗ trợ chức năng truyền dữ liệu không dây về trung tâm điều
Ứng dụng
Kiểm tra ô nhiễm bụi kích thước PM10, PM2.5, PM1.0 µm và TSP.
Tự động kiểm soát ghi lại đồ thị nồng độ bụi.
Kiểm soát các vấn đề khẩn cấp và phát thải nhất thời.
Phục vụ cho việc nghiên cứu chất lượng không khí trong nhà, nghiên cứu các đám cháy tự nhiên và các quá trình đốt; nghiên cứu môi trường không khí trong giao thông đô thị
Thiết bị được sử dụng trong các lĩnh vực về môi trường nói chung, sức khỏe cộng đồng và các ngành bảo hộ lao động.
Đo đạc khí Radon
Thiết bị giúp phát hiện khí Radon trong nhà
_Đo đạc theo TCVN 7889-2008 - Nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà - Mức quy định và yêu cầu chung về phương pháp đo
_Radon không thể phát hiện được bằng giác quan con người mà phải nhờ máy đo; đó là máy đếm lượng phóng xạ phát ra khí Radon và các nguyên tử con của nó phân rã.
_ Do bởi nồng độ khí Radon trong nhà thấp và hay thay đổi nên người ta phải để máy giám sát phóng xạ qua một thời gian gian dài (thường là từ 3 tháng đến 1 năm).
_ Thiết bị để đo nồng độ Radon trong nhà là máy đo Radon RDA7
_ Máy đo Radon RAD7 (Radon detector) do công ty DURRIGE của Mỹ sản xuất là thiết bị dùng để đo khí Radon hoàn chỉnh, đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau
_ Máy có thể xác định nồng độ Radon trong không khí, đất, nước với phạm vi đo là 0,1 đến 20000 pCi/l (3,7 – 740000 Bq/m3 )
Lấy mẫu các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi:
Một vài thiết bị mini cầm tay đo đạc nồng độ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
VI. Phân tích mẫu khí:
SO2:
_ TCVN 5971-1995, Phương pháp West & Gaeke
_ Nguyên tắc
Khi lấy mẫu, SO2 hấp thu trong dung dịch tetrachloromecurate tạo phức bền:
SO2 + HgCl42- + H2OàHgCl2SO32- + 2H+ + 2Cl-
Ở phòng thí nghiệm, thêm p-rosaniline và HCHO – phản ứng tạo pararosaniline methylsulfonic acid màu đỏ tía, hấp thụ quang ở 548-550 nm
Chú ý:
Bảo quản mẫu ở 5oC, phân tích mẫu trong vòng 24h
Quét phổ ở 548-550 nm để xác định cực đại hấp thụ
Thuốc thử p-rosaniline phải không màu, nếu không phải tinh chế lại
Đo liên tục SO2 ở hiện trường có thể sử dụng các phương pháp đo độ dẫn, coulomb kế, dùng sensor phát huỳnh quang
NO2:
_ TCVN 6137-1996, Phương pháp Griss-Saltzman cải tiến
_ Nguyên tắc
Khi lấy mẫu, NO2 hòa tan trong dung dịch hấp Griss-Saltzman (sunfanilamid + axit tactric + EDTA + N-(1-naphthyl)-ethylendiamin dihydroclorua +axeton). Phản ứng dẫn đến tạo chất màu azo màu đỏ.
Đo hấp thụ quang ở 540-550 nm
Chú ý
Thời gian lấy mẫu từ 10 phút đến 2h
Do màu không bền, phải phân tích trắc quang sau khi lấy mẫu càng sớm càng tốt, không quá 8h
Đo liên tục NO2 được thực hiện bằng phương pháp phát quang hóa học (chemiluminescence)
CO:
_ 52 TCN 352-89 Bộ Y tế, Phương pháp Folin-Ciocalteu
_ Nguyên tắc:
Khi lấy mẫu, CO phản ứng với dung dịch hấp thụ PdCl2 giải phóng Pd kim loại. Pd mới tạo ra phản ứng với thuốc thử Folin-Ciocalteu tạo phức màu xanh
Đo hấp thụ quang ở 650-680 nm
_Chú ý:
Thời gian tiếp xúc mẫu với PdCl2 phải ít nhất là 4h
Thuốc thử Folin-Ciocalteu phải trong, không có kết tủa vàng, bảo quản trong chai màu sẫm
_Đo liên tục CO được thực hiện bằng phương pháp phổ hồng ngoại không khuếch tán (NDIR)
O3 :
_ Phương pháp NBKI, WHO-GEMS/AIR (1994)
_ Nguyên tắc:
Khi lấy mẫu, O3 phản ứng với dung dịch hấp thụ KI trong đệm phosphate (pH 6,8) tạo thành I2 :
O3 + 2H+ + 3I- àI3- + O2 + H2O
Đo hấp thu quang ở 352 nm
_ Chú ý :
Dùng 2 ống hấp thụ mắc nối tiếp (mỗi ống 5mL dung dịch hấp thụ).
SO2 ở nồng độ cao cản trở, phải được loại bằng hấp thụ với ống chữ U chứa CrO3 trước ống hấp thụ O3
_ Đo liên tục O3 được thực hiện bằng phương pháp phát quang hóa học với etylen
VII. Xử lý số liệu:
_Xử lý thống kê (TCVN 6751:2009 Chất lượng không khí-xác định đặc tính tính năng của phương pháp đo)
_Sử dụng các chỉ số chất lượng AQI, PSI
_Mô hình phát tán
Bảng phân loại chất lượng không khí theo chỉ số AQI
VIII. QA/QC trong quan trắc chất lượng không khí:
_ Thực hiện chương trình QA/QC trong các khâu lấy mẫu, đo đạc, phân tích
_ Ví dụ : bơm lấy mẫu phải được chuẩn hóa định kỳ
Chương 3 : Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà
Cách hiệu quả nhất để kiểm soát ô nhiễm trong nhà là phải loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm và cải thiện tình trạng thông gió của các phòng bằng cách đưa không khí sạch
bên ngoài vào.
1. Dọn vệ sinh nhà cửa: tiệt trừ những nguồn làm phát sinh bụi, mốc, nấm; hút bụi hoặc giặt rèm cửa hằng tuần, quét hoặc hút bụi nhà hằng ngày. Giặt thú nhồi bông 2 tuần/lần; dùng tấm nhựa che giường vào ban ngày. Nên mua máy hút bụi không sử dụng túi lọc bên trong (vì dễ làm phát tán bụi ra ngoài khi thao tác). 2. Trang bị bộ lọc không khí có chất lượng tốt: bộ lọc khí trong các máy điều hòa không khí hoạt động hiệu quả giúp cho bầu không khí trong phòng có chất lượng cao. Thông gió đầy đủ cũng là một cách duy trì chất lượng không khí trong nhà được tốt, mặc dù con đường này có thể đưa các chất ô nhiễm xâm nhập vào trong nhà. Vì vậy, cần thường xuyên làm vệ sinh bộ lọc không khí và các quạt hút, ít nhất 2 tháng/lần.3. Trang bị máy tạo khí ôzôn: khí ôzôn ở nồng độ thấp sẽ diệt mùi hôi gây ra bởi những chất ô nhiễm như mốc, khói thuốc lá, phoọc-môn (formaldehyde), ben-zen hoặc axêtôn. Tuy nhiên, nồng độ ozôn cao lại có hại cho sức khỏe.4. Tận dụng khí trời: mở cửa sổ để không khí trong lành bên ngoài vào phòng, có tác dụng pha loãng các chất ô nhiễm có trong phòng. Tuy nhiên, không nên mở cửa sổ nếu quanh nhà có nguồn khí thải ô nhiễm, nguồn mốc hoặc phấn hoa ở gần đấy. Không nên phơi quần áo ngoài trời khi có sự hiện diện của phấn hoa hoặc mốc trong
không khí.
5. Chiếu xạ: tia cực tím (UV-ultra violet) tiêu diệt các chất ô nhiễm trong nhà. Lưu ý rằng tia UV chỉ có tác dụng đối với chất ô nhiễm trong một khoảng cách nhất định từ
nguồn sáng.
6. Chỉ chiếu sáng nơi cần sử dụng. Không cần thiết mở đèn sáng khắp nhà, sử dụng bóng đèn có ánh sáng dịu mắt và nên có chụp đèn.7. Đừng hút thuốc trong nhà. Đừng vận hành xe ô tô hoặc động cơ chạy bằng nhiên liệu trong ga-ra. Khi tổ chức tiệc nướng, luôn để lò nướng ở ngoài trời. Nếu đun nấu bằng than, củi, dầu lửa, nhà bếp cần có ống khói.8. Mở cửa phòng khi sơn: Đồ nội thất mới hoặc các căn phòng mới sửa chữa, sơn phết lại thường có mùi dung môi phát thải vào không khí, đây là các chất rất độc hại, cần mở cửa phòng để bay bớt mùi dung môi hoặc dùng giấm để khử mùi bằng cách để vài dĩa giấm trong phòng đóng kín cửa, qua 1 đêm sẽ giảm mùi. Nếu phải sơn mới ngôi nhà hoặc đồ đạc, nên sơn chủ yếu ở bên ngoài và chọn loại sơn có nồng độ chất
hữu cơ bay hơi thấp.
9. Trồng nhiều cây xanh trong nhà (giúp loại bỏ chất ô nhiễm và chất gây dị ứng trong nhà), nhưng cần chọn loại cây phù hợp. 10. Hạn chế dùng thảm. Thảm là nơi ẩn náu của bụi, các chất gây dị ứng ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải dùng thảm, bạn nên dùng thảm len thay vì thảm bằng sợi tổng hợp
và cần hút bụi thường xuyên.
KẾT LUẬN
Ngôi nhà chính là nơi trở về của tất cả chúng ta sau một ngày làm việc và học tâp mệt nhoài. Tuy nhiên chất lượng không khí trong nhà ngày nay đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào quy định về chất lượng không khí trong nhà. Vì thế công tác quan trắc IAQ để cung cấp thông tin, góp phần cải thiện chất lượng không khí trong mỗi gia đình đang là một vấn đề cấp thiết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhom 6 - Indoor Air Quality Monitoring .docx