Đề tài Quản lý và tra cứu gia phả

Tài liệu Đề tài Quản lý và tra cứu gia phả: ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VÀ TRA CỨU GIA PH Ả Giới thiệu: Hiện nay với bánh xe của thời gian với vận tốc không ngừng cùng với vòng quay của trái đất nơi mà con người chúng ta đang sinh sống và tạo dựng chúng ngày càng tươi đẹp và phồn vinh. Trải qua nhiều thế hệ con người đã không ngừng phát triển và tạo dựng nền móng văn minh cho nhân loại. Chúng ta thường nhớ về cha ông ta đã từng một thời dựng nước và giữ nước. Qua bao nhiêu thế kỉ với các giai đoạn xã hội khác nhau, đối với các dòng họ với sự quản lý dòng họ của mình qua tấm GIA PHẢ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự “Quản lý” bằng tay những dữ liệu, những thông tin về mỗi cá nhân trong dòng họ… Điều này dẫn đến sự khó chịu và rất tốn thời gian khi ta muốn tra cứu thông tin về ai đó trong họ, thật rắc rối rất mất thời gian và khi dòng họ này lại có thêm thành viên mới sinh ra, hoặc dòng họ này lại tìm một người nào đó bị thất lạc. Thì cuốn Gia Phả trên lại t...

pdf25 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản lý và tra cứu gia phả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VÀ TRA CỨU GIA PH Ả Giới thiệu: Hiện nay với bánh xe của thời gian với vận tốc không ngừng cùng với vòng quay của trái đất nơi mà con người chúng ta đang sinh sống và tạo dựng chúng ngày càng tươi đẹp và phồn vinh. Trải qua nhiều thế hệ con người đã không ngừng phát triển và tạo dựng nền móng văn minh cho nhân loại. Chúng ta thường nhớ về cha ông ta đã từng một thời dựng nước và giữ nước. Qua bao nhiêu thế kỉ với các giai đoạn xã hội khác nhau, đối với các dòng họ với sự quản lý dòng họ của mình qua tấm GIA PHẢ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự “Quản lý” bằng tay những dữ liệu, những thông tin về mỗi cá nhân trong dòng họ… Điều này dẫn đến sự khó chịu và rất tốn thời gian khi ta muốn tra cứu thông tin về ai đó trong họ, thật rắc rối rất mất thời gian và khi dòng họ này lại có thêm thành viên mới sinh ra, hoặc dòng họ này lại tìm một người nào đó bị thất lạc. Thì cuốn Gia Phả trên lại trở lên dài rất khó quản lý, rất khó kiểm soát. Điều gây phiền hà nhất ở đây là khi muốn thay đổi thông tin của cá nhân nào đó trong họ thì cuốn Gia Phả đó lại phải viết lại từ đầu, hay là tạo ra cuốn Gia Phả mới. Đây quả là một sự bất tiện không mong muốn. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông tin chúng tôi đã tìm tòi, học hỏi, thu nhập các thông tin, tài liệu và phát triển phần mềm Quản lý Gia Phả. Phần mềm quản lý GIA PHẢ này nhằm để tra cứu các thông tin về cuốn GIA PHẢ một các nhanh chóng hơn, tiện lợi, chính xác và tiết kiệm thời gian hơn. Chương I: Phân tích yêu cầu người dùng: 1.Khảo sát tình hình: - Về phần chúng tôi trong quá trính khảo sát thực tiễn trên thị trường với đất nước Việt Nam ngày nay cũng như xa xưa ngay trong cuộc sống của chúng ta, các dòng họ lâu đời như : họ Trần, Nguyễn, Lý, Ngô, Đinh,… Mỗi dòng họ được chia làm nhiều chi khác nhau, qua các thế hệ này đến thế hệ khác. Bắt đầu từ người được tìm thấy đầu tiên trong họ và lấy người đàn ông làm gốc cho dòng họ của mình hay người này có quyền được phép cho con cháu về sau lấy đó làm gốc hay còn gọi là “Ông Tổ ” hay “Cụ Tổ ” của họ. Khi người này lập gia đình và có con thì những người con này là đời thứ hai.Và cứ tiếp diễn như vậy khi những người con trong đời thứ hai này lập gia đình thì những người con của họ là đời thứ ba và cứ thế theo đường dài thời gian họ liên tiếp kế thừa từ đời trên xuống dưới. Từ “Ông Tổ ” sẽ lấy đó làm chi gốc và sau đó phân cho các con trưởng nắm giữ chi gốc đó. Nhưng nếu con trưởng này không sinh được người con trai nào thì quyền làm trưởng sẽ do người em trai đảm nhận, và người em trai này lắm giữ luôn chi gốc đó. Vì theo sự suy nghĩ của con người thì Nam mới được phép làm trưởng. Nhưng nếu dòng họ này mà không có con trai ở thế hệ sau thì coi như đó là sự không may và dòng họ này được xếp vào dòng họ bị “thất lạc” hay mất họ. Nếu nhìn bằng con mắt trực quan ta có thể hình dung cả một dòng họ đi từ trên xuống thì có thể sắp xếp theo một dạng cây có nhiều nhánh, các nhánh này chính là các chi mà ta đã nói ở trên. Những nhánh này có chung một gốc đó chính là “Cụ Tổ ”. Và các nhánh này lại được phân ra làm nhiều nhánh con khác nhau. Nếu nhánh gốc mà không có con trai thì cũng như một cành cây chính bị cụt. Nó sẽ được chuyển sang nhánh gần nhất kế bên. Nhánh này sẽ giữ gốc Gia Phả. Ta có thể biểu diễn dòng họ như là một cái cây nhiều nhánh như sau: Đời 1: Đời 2 : Đời 3: Đời 4: Đời 5: Đời N: Hình 1. Cây Gia Phả Trong ví dụ về cây Gia Phả trên thì người cụ tổ là gốc của Phả Hệ. Qui định : + Đàn ông hình vuông. + phụ nữ hình tròn + Những người đã từng làm trưởng(nắm giữ gốc Phả hệ) màu đỏ. Trong cây Gia Phả này hiện tại ta chỉ xét có 5 đời :  Đời 1: Là người lắm vai trò là gốc của dòng họ hay còn gọi là “Cụ Tổ ”, người này sinh ra 5 người con: 3 trai, 2 gái. Con cả và con thứ hai đều là trai. Nên con cả này sẽ làm Trưởng nắm gốc Gia Phả.  Đời 2: Người con trai cả chỉ sinh được một người con gái nên khi người này mất đi con gái của anh ta không thể làm Trưởng khi đó người em trai của anh ta sẽ được phép làm Trưởng và giữ luôn gốc chính và con trai của người này lại là Trưởng. Hay nói một cách khác thì cây Gia Phả này được chuyển nhánh sang nhánh khác. Và cứ như vậy cho đến đời tiếp theo.  Đời 3: đến đời 4, đến đời 5, đến đời thứ N Ta có thể mô tả bằng hình ảnh như sau: Đây là danh sách được In ra theo Chi Hình 2. Danh sách được in theo chi(chỉ gồm con cháu chính trong họ) Trong thực tế do pháp luật Việt Nam đã công nhận trong dòng họ thì thế hệ này và thế hệ sau cứ cách nhau khoảng 5 đời thì được phép kết hôn. Nên theo sự điều tra trung thực của chúng tôi thì con cháu được phép thờ cúng tổ tiên đến đời thứ năm thì có thể thôi và được phép không thờ đến đời thứ 6 nữa. Theo khảo sát hiện trạng thì chúng tôi vẫn thấy đại đa số các dòng họ đều quản lý dòng họ của mình chỉ qua một đến hai cuốn Gia Phả và được người quan trọng trong họ giữ gìn người đó có thể là con Trưởng và cũng có thể là con thứ. Vậy họ quản lý ra cuốn Gia Phả này ra sao? Cũng như chúng ta có thể tưởng tượng ra với một dòng họ có rất nhiều người như vậy sự quản lý thật là rườm rà khi những thông tin ghi trong cuốn Gia Phả lại có vẻ không được thống kê đầy đủ. Và nếu có người mới được sinh ra hay dòng họ này lại tìm được một người bị thất lạc do chiến tranh hay thông tin cá nhân của người nào đó bị sai lệch. Vì thế người giữ cuốn Gia Phả muốn sửa lại thông tin thì cũng phải thống kê lại toàn bộ những thông tin đã có trong Gia Phả. Có những lúc phải vất cả cuốn Gia Phả đó đi để làm cuốn Gia Phả mới. Điều này thật là tốn thời gian và rắc rối cho người nào muốn sao lưu lại cuốn Gia Phả và muốn tìm kiếm thông tin của một ai đó trong họ… Hình 3. Danh sách được in theo chi(Gồm cả con dâu) - Vì vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi đã thực sự thấy được tầm quan trọng khi phần mềm này ra đời, nó giúp rất nhiều về mặt thời gian và tính dễ chịu khi chúng ta muốn tra cứu hay quản lý một tấm Gia Phả thiêng liêng của cả họ -Cũng trong quá trình khảo sát thì chúng tôi thấy hiện nay trên thị trường cũng không ít phần mềm Quản Lý và Tra Cứu Gia Phả, một sự tiến bộ cho nền Công Nghệ Thông Tin đánh dấu sự phát triển và phần nào chứng minh được Công Nghệ Thông tin không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế chúng tôi quyết định đóng góp công sức nhỏ bé của mình và hi vọng sẽ giúp được phần nào cho những người quản lý Gia Pha hay những người muốn tra cứu thông tin nào đó trong Gia Phả 2. Phân tích yêu cầu người dùng:  Về phía người dùng: Qua khảo sát và nghiên cứu chúng tôi có thể nói tóm gọn về đại đa số yêu cầu đơn giản và cũng có yêu cầu phức tạp của người muốn quan tâm đến phần mềm này. Và chúng tôi đã chia hai yêu cầu chính sau: là yêu cầu người tra cứu Gia Phả và yêu cầu của người quản lý Gia Phả. a. Người Tra Cứu : + Tra cứu thông tin dòng họ: Muốn biết dòng họ này hiện tại có bao nhiêu người, bao nhiêu Nam, bao nhiêu nữ, gốc Phả Hệ là ai, những ai đã làm Trưởng trong dòng họ, nguồn gốc của dòng họ này ra sao, đây là đời thứ mấy trong dòng họ, các chi của dòng họ này được phân ra như thế nào, người còn sống và người đã mất thì sao ... + Tra cứu thông tin cá nhân: Muốn biết thông tin về tiểu sử của người này, quê quán hoặc ngày sinh thông qua họ tên hoặc họ tên thông qua ngày sinh. Người này là nam hay nữ, là đời thứ mấy trong họ hay thuộc chi nào trong họ. Có thể biết được người này mất hay chưa mất, xem ngày sinh của họ khi ta không nhớ. Và có thể xem danh sách tên những người trong họ từ đó có thể đặt tên cho con của mình. Người tra cứu này đòi hỏi cần có một phần mềm dễ tra cứu, không rườm rà, tra cứu phải nhanh, thông tin cần biết phải chinh xác. Giao diện phải đẹp dễ sử dụng. b. Người Quản Lý : + Tra cứu thông tin: Yêu cầu này cho thấy người quản lý cũng chính là người Tra Cứu, họ cũng phải biết thông tin hiện trạng của dòng họ mình ra sao, từ đó sẽ nhập những thông tin cính xác cho cuốn Gia Phả mà họ sắp đưa ra. + Quản lý Gia Phả : Thủ tục quản lý phải đơn giản ngắn gọn dễ hiểu, dễ kiểm soát. Sự kết nối Cơ sở dữ liệu phải linh hoạt, chặt chẽ. Yêu cầu phải tạo ra được họ mới tuỳ ý theo người quản lý có quyền quyết định. Trong đó phải có sự quản lý mềm dẻo như có thể thêm người mới vào cuốn Gia Phả, có thể sử đổi thông tin khi cần thiết, khi thông tin của ai đó trong họ bị sai lệch. Có thể xoá bất kỳ cá nhân nào trong họ nếu như người đó không tồn tại hay chưa từng tồn tại. Ngoài ra sự bảo mật thông tin do người quản lý yêu cầu cũng có thể cần thiết. Hoặc không quan trọng lắm vì có thể cuốn Gia Phả được làm xong sẽ được lưu trữ và bảo quản thông quan đĩa CD. Còn về phía chúng tôi sẽ đưa ra sự thiết kế của mình như sau: Chương II : Phân tích và phân loại phần mềm I. Phân tích các chức năng: Biểu đồ phân cấp chức năng Hình 4. Biểu đồ phân cấp chức năng Chức năng chính của phần mềm có 3 điểm cần quan tâm như trên hinh vẽ QUẢN LÝ GIA PHẢ Quản lý In Thông Tin Tra cứu Nhập dòng họ Thêm thành viên Sửa đổi Tc.Theo ngày sinh Tc.Theo đời Tc.Theo họ tên Tc.Theo chi In thông tin cá nhân In danh sách Tc.Theo địa chỉ 1. Chức năng về Quản Lý: Trong chức năng Quản Lý sẽ phân ra làm 3 chức năng con như: + Nhập dòng họ : Chức năng này cho phép người Quản Lý có thể nhập một dong họ nào đó vào Gia Phả, điều này tương đương với việc lập một cuốn Gia Phả mới. + Thêm thành viên : Chức năng thêm thành viên được sử dụng khi dòng họ này có người mới sinh ra hoặc người này bị thất lạc và mới được tìm thấy. + Sửa đổi : Chức năng sửa đổi sẽ có tác dụng khi tat hay đổi thông tin sai lệch của cá nhân nào đó trong họ. Chức năng này có thể xoá bất kỳ người nào đó trong Gia Phả. 2. Chức năng Tra Cứu : Trong chức năng này sẽ phân ra làm 5 chức năng cần thiết sau: + Tra cứu theo Đời: Chức năng này sẽ in thông thông tin theo từng đời một khi một người tra cứu xem toàn bộ dòng họ theo đời. + Tra cứu theo Chi : Cũng tương tự như Tra cứu theo Đời thì Tra Cứu theo chi sẽ in toàn bộ thông tin của cả họ theo từng nhánh một. + Tra cứu theo Họ Tên: Khi người tra cứu nhập tên người muốn biết thông tin này thì toàn bộ những người nào có tên như vậy sẽ được hiện lên và in rõ thông tin của họ để người tra cứu biết. + Tra cứu theo Ngày Sinh: Cũng như tên, tra cứu theo ngày sinh cũng vậy. + Tra cứu theo địa chỉ : Muốn biết thông tin của người nào đó qua quê quán của họ. 3. Chức năng In Thông Tin : + In danh sách : In hay hiển thị toàn bộ thông tin của người trong dòng họ đó. + In thông tin cá nhân : In hay hiển thị chỉ thông tin cá nhân cần biết do người tra cứu yêu cầu. II. Biểu đồ luồng dữ liệu: - Luồng dữ liệu được chia ra làm hai mức quan trong nhất là: mức 0 và mức 1 Ở mức 0 : Thì tác nhân người sử dụng có hai yêu cầu chính như đã phân tích ở trên là Tra Cứu và Quản Lý. Người sử dụng đưa ra yêu cầu tra cứu (hay xem thông tin ) Gia Phả. Phần mềm này xe có sự phản hồi lại và đưa ra thông tin cần tra cứu cho người yêu cầu. Mặt khác người Tra Cứu này cũng có thể quản lý một cuốn Gia Phả thật sự hoặc rành riêng cho mình bằng cách yêu cầu thông tin về quản lý Gia Phả, và người dùng lại co sự trả lời phản hồi từ phần mềm trên. Những thông tin phản hồi có thể là sự hướng dẫn về Quản Lý, đưa ra thông tin: nhập, xoá, sửa và từng bước hướng dẫn người Quản Lý thao tác trên Giao Diện phần mềm được tốt hơn, linh hoạt hơn, đầy đủ ý và không rườm rà. Mức 0: Y.c tt Quản lý Thông tin quản lý Yêu câu tra Cứu Thông tin tra cứu Hình 5. Biểu đồ phân luồng giữ liệu Mức 0(mức đỉnh) Người Sử Dụng Quản Lý Gia Phả Ở mức 1: Mức 1 chính là sự phân tích chặt chẽ hay là sự mở rộng thật cần thiết từ mức 0. Ở đây ta phân tích rõ rang từng chưca năng với biểu đồ phân luôngf dữ liệu Người sử dụng có thể yêu cầu thông tin tra cứu và chức năng Tra Cứu sẽ lấy dữ liệu từ kho Gia Phả và cho biết thông tin cần tra cứu do người dùng yêu cầu đặt ra Người sử dụng có thể yêu cầu chức năng Quản Lý về sửa đổi thông tin cá nhân hay nội dung của dòng họ. Khi đó chức năng Quản Lý sẽ lấy thông tin từ kho Gia Phả cho Người Quản Lý xem và Người Quản Lý có quyền quyết định thay đổi thông tin hay không thay đổi thông tin. Người Quản Lý có thể yêu cầu chức năng Quản Lý về nhập họ mới hoặc thêm thành viên, xoá thành viên đã có trong Gia Phả Người sử dụng có thể yêu cầu chức năng In Thông Tin. Khi đó chức năng In Thông Tin này sẽ lấy thông tin từ Kho Gia Phả và hiển thị thông tin cho người dùng xem. Tuỳ yêu yêu cầu hiển thị thông tin như thế nào của người dùng, chức năng In Thông Tin sẽ in ra : chỉ in thông tin cá nhân hoặc in thông tin cả dòng họ. Ngoài ra trong chức năng này chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của nó là có thể in thông tin những người đã làm Trưởng trong họ, int toàn bộ Nam hoặc Nữ. Hay in thông tin những người đữa mất cũng như những người còn sống… Mà trong biểu đồ phân luồng dữ liệu ở mức 1 chúng tôi chưa tiện đưa ra, và chúng tôi sẽ nói rõ, chi tiết hơn về vấn đề này khi thiết kế Giao Diện người dùng. Mức 1: Y.c nhập GP mới Y.c thêm thành viên Thông tin yêu cầu Thông tin cá nhân Y.c sửa đổi thông tin Yêu cầu tra cứu Kho Gia Phả Thông tin tra cứu Yêu cầu in thông tin Thông tin được đưa ra Thông tin được in ấn Hinh 6. Biểu đồ phân luồng dữ liệu Mức 1(mức dưới đỉnh) Người sử dụng Tra Cứu In Thông Tin Quản Lý III. Biểu đồ thực thể liên kết (E - A) Hình 7. Biểu đồ thực thể liên kết  Phân tích biểu đồ thực thể liên kết (E-A) Theo lược đồ trên ta sử dụng lược đồ (E-A) kinh điển (+) Phâm tích về thuộc tính: Lược đồ (E-A) ở trên : theo phân tích thì lược đồ trên cho 4 kiểu thực thể là kiểu thực thể : +Người Dùng : Yêu cầu người dùng nhập họ tên, ngày sinh,giới tính khi cần thiết. +Dòng Họ : bao gồm các thuộc tính mã họ và tên họ(tên dòng họ) +Danh Sách Thành Viên : có thuộc tính thứ tự(để chỉ thứ tự của từng người trong dòng họ). Trong thực thể này có thực thể con là thực thể Người(thực thể cá nhân) +Người : có các thuộc tính như : họ tên, ngày sinh, giới tính, quê quán, tiểu sử, tuổi thọ, đời. (+) Phân tích về liên kết : 1.Thực thể :“Danh Sách Thành Viên ” và “Người”: Trong thực thể Danh sách thành viên bao gồm các thuộc tính cá nhân như : thứ tự, họ tên, ngày sinh, giới tinh, quê quán, tiểu sử, tuổi thọ, đời. Vì Danh sách thành viên nó bao gồm cả thực thể người nên ta có thể phân tích ra một thực thể con. Là một thực cá nhân ghi gộp lại sẽ tạo ra một “Danh sach thanh vien”. 2. Thực thể : “Danh Sách Thành Viên” và “Dòng Họ”: Mỗi một dòng họ chỉ một danh sách thành viên và ngược lại, mỗi một danh sách thành viên chỉ có một họ ma thôi chúng. Hai thực thể này sẽ liên kết (1-1). 3.Thực thể : “Người Dùng” và “Dòng Họ” : Mỗi một dòng họ được sự quản lý từ một đến nhiều người. Mỗi một người có thể được phép quản lý một dòng họ hoặc không quản lý bất kỳ dòng họ nào (trong thực tế có thể có trường hợp một người quản lý nhiều dòng họ, nhưng ta không xét ở đây) Mỗi một người có thể không Tra Cứu bất kỳ dòng họ nào hoặc Tra Cứu một đến nhiều dòng họ IV. Bảng Quan Hệ và Mối Quan Hệ : Hình 8. Bảng quan hệ Bảng Quan Hệ ở trên gồm hai bảng liên kết với nhau là: bảng “Danhsachthanhvien” và bảng “Dòngho”. + Bảng Danhsachthanhvien bao gồm các cột : thutu(thứ tự cá nhân của một người trong dòng họ đó), Hoten(họ tên), Ngaysinh(ngày sinh), Gioitinh(Giới tính), Quequan(Quê quán), Tieusu(Tiểu sử bản thân), Tuoitho(Tuổi thọ), Doi(Đời). + Bảng Dongho có duy nhất một cột là : Tenho(tên họ). Chương III : Thiết Kế Giao Diện Người Dùng : Dao diện được thiết kế theo các chức năng sau: Hình 10. Giao diện chính 1.Chức năng Quản Lý Gia Phả: Hình 11. Giao diện với các chức năng con Trong chức năng Quản Lý Gia Phả gồm các chức năng con như hình trên như : Lập Gia Phả, Thêm thành viên, sửa đổi, Thoát.  Lập Gia Phả: Khi chọn chức năng này sẽ xuất hiện giao diện khác là “Lập Gia Phả”. Chức năng này sẽ giúp người quản lý sẽ lập một Gia Phả mới cho dòng họ của mình bằng cách nhawpj các thong tin cần thiết như trong hình và nếu đồng ý thực hiện thong tin trên thì click vào nút Đồng Ý và Gia Phả này bắt đầu có thành viên được nhập, nếu không đồng ý thì Nhập Lại. Hình 12. Giao diện khi Lập một Gia Phả mới  Thêm thành viên: Chức năng Thêm Thành Viên được dùng khi trong dòng họ có người mới ra đời hoặc dòng họ này lại tìm ra ai đó khi xưa bị thất lạc có thể là do Chiến Tranh Hình 13. Giao diện khi thêm thành viên  Sửa Đổi : khi thông tin của thành viên nào đó trong dòng họ được nhập vào có sai sót hoặc thiếu chi tiết thì người Quản Lý Gia Phả có thể sửa đổi lại bằng việc nhập vào các thông tin có trong giao diện. Hoặc người Quản Lý Gia Phả có thể xoá bất kỳ thông tin nao không cần thiết hoặc loại bỏ thành viên khỏi cuốn Gia Phả khi người này chưa bao giờ tồn tại. Hình 14. Giao diện khi sửa đổi thông tin 2. Chức năng Tra Cứu: Khi cuốn Gia Phả được người Quản Lý Gia Phả làm xong thì có thể các thành viên trong họ hoặc bất cứ ai cũng có thể xem thông tin thành viên nào đó trong họ bằng việc điền các thông tin cần thiết như trong giao diện đã được thiết kế sẵn. Người Tra Cứu có thể xem theo nhiều cách khác nhau như: xem Tất Cả, xem theo Họ Tên, Theo Đời, Theo Chi, Ngày Sinh, Quê Quán, Giới Tính. Và nhập các thông tin tương ứng bên cạnh. Hình 15. Giao diện khi Tra Cứu tin thành viên 3. Chức năng Xem Thông Tin: Chức năng Xem Thông Tin được thiết kế với các chức năng con như: Xem Thông Tin Cá Nhân, Xem Thông Tin Gia Phả(Xem Theo Đời, Xem Theo Chi, Thông tin Khác ), Xem Người Đã Mất. Hình 16. Giao diện chính khi xem các thông tin khác 3. Ngoài ra còn có các chức năng:  Đặt Tên Cho Con: Khi một thành viên nào đó trong dòng họ được sinh ra. Ta có thể Tra Cứu xem nếu đặt tên con có trùng với tên một ai đó trong họ hay không.  Hướng Dẫn Sử Dụng:  In Ấn : Vì phần mềm này được dùng chỉ cho một dòng họ, khi người nào đó Lập Được Gia Phả mới thì họ có thể ghi ra thông tin đó ra một chiếc đĩa và có thể phát cho các thành viên trong dòng họ mình được xem, thông tin có thể được in ra và ghi tuỳ theo người lựa chọn. Cho nên chức năng này chúng tôi cũng không xét kỹ. Mục Lục Trang Lời nói đầu 3 Chương I : Phân tích yêu cầu người dùng 4 1.Khảo sát tình hình 4 2.Phân tích yêu cầu người dùng 9 a. Người Tra Cứu 9 b. Người Quản Lý 10 Chương II : Phân tích và phân loại phần mềm 11 I. Phân tích các chức năng 11 1. Chức năng về Quản Lý 12 2.Chức năng Tra Cứu 12 3.Chức năng In Thông Tin 13 II.Biểu đồ luồng dữ liệu 13 > Mức 0 : (mức đỉnh ) 13 > Mức 1 : (mức dưới đỉnh) 14 III. Biểu đồ thực thể liên kết (ERD) 16  Phân tich biểu đồ thực thể lien kết(ERD) 17 + Phân tích về thuộc tính 17 + Phân tích về thực thể liên kết 17 IV. Bảng Quan Hệ và Mối Quan Hệ 18 Chương III : Thiết Kế Giao Diện Người Dùng 19 1.Chức năng Quản Lý Gia Phả 20 2. Chức năng Tra Cứu 23 3. Các chức năng khác 25 Mục lục 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUẢN LÝ VÀ TRA CỨU GIA PHẢ.pdf