Đề tài Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Bình Thủy

Tài liệu Đề tài Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Bình Thủy: Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 1 SVTH: Đặng Minh Hiển CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thuế xuất hiện từ rất lâu đời và luôn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất ki nh doanh trong nước phát triển. Ngày nay vai trò của thuế càng được nâng cao hơn nữa, thuế thực sự là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý v à điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời phục vụ yêu cầu kiểm soát và hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế. B ên cạnh đó, thuế cũng đóng vai trò tích cực góp phần thực hiện công bằng x ã hội, đảm bảo tính pháp lý cao, thể hiện được tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ và mang tính khả thi. Trong mỗi thời kỳ với các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau cần có các chính sách thuế phù hợp mang lại hiệu quả cao. Thuế c ông thương nghiệp là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách Nhà nước, vì vậy để nâng cao được hiệu quả của thuế thì vai trò của công tác qu...

pdf80 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Bình Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 1 SVTH: Đặng Minh Hiển CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thuế xuất hiện từ rất lâu đời và luôn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất ki nh doanh trong nước phát triển. Ngày nay vai trò của thuế càng được nâng cao hơn nữa, thuế thực sự là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý v à điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời phục vụ yêu cầu kiểm soát và hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế. B ên cạnh đó, thuế cũng đóng vai trò tích cực góp phần thực hiện công bằng x ã hội, đảm bảo tính pháp lý cao, thể hiện được tính đơn giản, rõ ràng, công khai, dân chủ và mang tính khả thi. Trong mỗi thời kỳ với các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau cần có các chính sách thuế phù hợp mang lại hiệu quả cao. Thuế c ông thương nghiệp là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách Nhà nước, vì vậy để nâng cao được hiệu quả của thuế thì vai trò của công tác quản lý thu thuế công th ương nghiệp càng trở nên quan trọng hơn hết. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế công thương nghiệp nói chung công tác quản lý thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng mới hạn chế được khả năng thất thu thuế, hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, góp phần thể hiện tính công bằng x ã hội. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Công tác quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ” để đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế trên địa bàn quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Công tác quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thuỷ trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 . 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nhận xét tình hình chung của ngành thuế. - Phân tích kết quả thu thuế, những thuận lợi v à khó khăn của cơ quan thuế để từ đó có biện pháp thu thuế một cách có hiệu quả. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 2 SVTH: Đặng Minh Hiển - Phân tích tình hình thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh để thấy được sự tăng giảm qua các năm (2006 – 2008). - Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch trong công tác thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. - Đánh giá tổng hợp lại việc thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Vì Chi cục Thuế quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ thu gồm nhiều loại thuế như: thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế cấp quyền sử dụng đất… nhưng ở đây chỉ phân tích về thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh (trong đó gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế công thương nghiệp khác…) 1.3.2. Thời gian Phân tích số liệu tình hình thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục Thuế quận Bình Thuỷ từ năm 2006-2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình lập bộ, lập kế hoạch thu thuế và kết quả thu thuế trên địa bàn quận Bình Thuỷ theo: - Từng nguồn thu. - Từng sắc thuế. - Từng địa bàn - Từng ngành nghề. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 3 SVTH: Đặng Minh Hiển CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 2.1.1. Vài nét về lịch sử ra đời của thuế Hệ thống thuế nước ta được hình thành và phát triển gắn với sự ra đời và phát triển của Cách mạng nhân dân v à Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế xã hội luôn có những biến động. Việc xây dựng v à tổ chức thực hiện các chính sách thuế phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng để có những sửa đổi bổ sung thích hợp. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công cho đến cuối năm 1989 hệ thống thuế Việt Nam vẫn tiếp tục duy tr ì, bổ sung và sửa đổi để thực hiện đường lối của Đảng và mục tiêu của Nhà nước. Trong các giai đoạn này, để phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế có nhiều th ành phần, mở cửa buôn bán, hợp tác kinh tế rộng rãi với nước ngoài, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI và VII đề ra kỳ họp thứ 11 khóa IX của Quốc hội đ ã ban hành các luật thuế đầu tiên ở Việt Nam và ngày 01/10/1990 hệ thống thuế được thành lập thống nhất ở Việt Nam. 2.1.2. Bản chất của thuế - Thuế là một khoản thu mang tính chất bắt buộc đối với mọi tổ chức, mọi cá nhân trong xã hội khoản thu này không hoàn trả trực tiếp theo quy định của pháp luật. Nhà nước và thuế là hai phạm trù có quan hệ với nhau trong quá tr ình phát triển. Nhà nước ra đời sử dụng công cụ thuế để tạo nguồn thu nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho quá trình hoạt động và tồn tại của mình. - Các loại thuế được coi là bắt buộc mang tính chất cưỡng bức, nhằm tạo nên quỹ tiền tệ tập trung, khá ổn định cho N hà nước. Nhà nước sử dụng nguồn thu này thực hiện nhiệm vụ của m ình là xây dựng phát triển đất nước. Mọi tổ chức và mọi cá nhân khi nộp thuế cho N hà nước sẽ không trực tiếp nhận lại của Nhà nước bất cứ lợi ích nào mà coi như khoản nghĩa vụ phải đóng góp. - Trong tình hình đất nước ta hiện nay, thì công cụ thuế càng quan trọng. Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế để thực hiện mục ti êu Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 4 SVTH: Đặng Minh Hiển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh cho nên mọi nghĩa vụ, mọi tính cưỡng chế của thuế phải được thể hiện đầy đủ, đúng đắn theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Khái niệm về thuế Thuế là một khoản thu theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại thuế , phí, lệ phí, tiền phạt và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi cơ quan thuế quản lý. 2.1.4. Phân loại thuế Để phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý và tổ chức tiến hành thu thuế, tùy mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn mà cơ cấu và nội dung chính sách thuế có khác nhau. Cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu của việc xem xét, đáng giá và phân tích mà phân loại các loại thuế căn cứ vào các tiêu thức. 2.1.4.1. Phân loại thuế theo tính chất Phân loại theo tính chất kinh tế của thuế th ì toàn bộ số thuế trong xã hội được phân thành hai loại: Thuế gián thu và thuế trực thu - Thuế gián thu: Là loại thuế cấu thành trong giá cả hàng hóa dịch vụ, trường hợp này người nộp thuế là người kinh doanh, người chịu thuế là người tiêu dùng (Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu...) * Ưu điểm: Đơn giản trong việc tính toán. * Nhược điểm: Không đảm bảo tính công bằng xã hội. - Thuế trực thu: Là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của người nộp, trong trường hợp này người nộp thuế và người chịu thuế đồng nhất với nhau, Thuế trực thu không được trừ các khoản chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế (Thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao). * Ưu điểm: Đảm bảo tính công bằng x ã hội. * Nhược điểm: Khi áp dụng thuế trực thu đ òi hỏi nhiều điều kiện ràng buộc; áp dụng chế độ kế toán, hóa đ ơn chứng từ, đội ngũ cán bộ đạt trình độ nhất định, không phù hợp với tâm lý, tập quán của ng ười nộp thuế. Từ đó có thể thấy sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu chỉ mang tính chất tương đối và nó có thể chuyển hóa cho nhau. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 5 SVTH: Đặng Minh Hiển Trong điều kiện nước ta hiện nay thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu về thuế. V ì vậy Nhà nước ta đang quan tâm đến thuế gián thu h ơn là thuế trực thu vì những lý do sau: * Thông qua thuế gián thu Nhà nước có thể qui định giá hoặc trợ giá trong những trường hợp cần thiết. * Nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng. * Nhằm phân phối lại thu nhập của các tầng lớp dân c ư. * Điều tiết được thu nhập của những người có thu nhập cao (cụ thể hàng hóa cao cấp bị đánh thuế cao). * Phù hợp với tâm lý người chịu thuế. 2.1.4.2. Phân loại thuế theo đối tượng Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế ti êu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế thu nhập, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền cấp giấy quyền sử dụng đất - thu tiền sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thuế môn bài, lệ phí trước bạ, phí giao thông, các loại phí - lệ phí khác. Hệ thống thuế của nước ta được hình thành và phát triển từng bước gắn với sự ra đời và phát triển của Nhà nước cách mạng dân chủ nhân dân v à Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tình hình kinh tế - xã hội luôn luôn có những biến động, việc xây dựng v à tổ chức thực hiện các chính sách thuế phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng để từ đó có nhữ ng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. 2.1.4.3. Phân loại theo địa giới hành chính a) Thuế trung ương: Là loại thuế mà ngân sách trung ương hưởng 100% như thuế xuất nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng, hàng hoá nhập khẩu… b) Thuế địa phương: Là loại thuế mà ngân sách địa phương hưởng 100% như thuế môn bài, thuế nhà đất... c) Thuế điều tiết: Là loại thuế phân chia giữa cấp ngân sách trung ương và cấp ngân sách địa phương theo tỷ lệ nhất định như thuế giá trị gia tăng ngoại trừ Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 6 SVTH: Đặng Minh Hiển thuế giá trị gia tăng hàng hoá xuất khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước ngoại trừ thuế giá trị gia tăng từ hoạt động xổ số kiến thiết. 2.2. VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI Mỗi loại thuế đều mang tính chất riêng biệt, có tác dụng điều tiết nhất định trong nền kinh tế thị trường. 2.2.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước Đây là vai trò cơ bản của thuế, mỗi chính sách thuế, luật thuế, pháp lệnh thuế được ban hành nhằm điều tiết tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường thì vai trò của thuế càng quan trọng hơn, đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước từ 90% trở lên. Vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước với việc sử dụng quyền lực chính trị của Nhà nước đã ban hành. Các luật thuế, các chính sách về thuế nhằm huy động và sử dụng nguồn thu ngân sách Nhà nước để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn thu thuế là thu từ thu nhập quốc dân nên mức huy động thuế còn phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất kinh doan h của xã hội, giá trị sản phẩm thặng dư do sản xuất kinh doanh trong xã hội mang lại. Do vậy, thực hiện chính sách động viên thuế trên cơ sở tạo nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu, nhằm tạo nguồn thu khá ổn định v à lâu dài, đáp ứng được mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước là xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2.2.Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nh à nước, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, đến quan hệ cung cầu đến c ơ cấu đầu tư phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Căn cứ vào tình huống cụ thể, Nhà nước có thể chủ động điều tiết nền kinh tế bằng thuế. Khi nền kinh tế ở giai đoạn cực thịnh Nhà nước có thể tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách. Trong giai đo ạn này việc tăng thuế thường không gây ra phản ứng ở ng ười nộp thuế bởi vì ở giai đọan này thu nhập của người dân rất cao và ổn định nên việc tăng thuế sẽ không ảnh hưởng đến đời sống của họ. Số bội thu ngân sách sẽ được thành lập quỹ dự trữ để đề phòng khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái. Việc tăng thuế trong giai đoạn này sẽ có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng cầu, làm giảm bớt sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngược lại khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 7 SVTH: Đặng Minh Hiển thoái, việc giảm thuế sẽ có tác dụng nâng cao tổng cầu, từ đó m à xúc tiến việc phục hưng nền kinh tế. 2.2.3. Thuế là công cụ điều tiết thu nhập Trong nền kinh tế hàng hóa nói chung, đặc biệt là nền kinh tế thị trường nói riêng nếu không có sự can thiệp của Nh à nước, để thị trường tự do điều chỉnh th ì việc phân phối của cải và thu nhập sẽ càng tập trung, tạo ra hai cực đối lập nh au, một thiểu số người giàu sẽ giàu lên nhanh chóng và đa s ố người nghèo cuộc sống không được cải thiện. Tình trạng trên chẳng những liên quan đến vấn đề đạo đức, công bằng xã hội mà còn tạo nên sự đối lập giai cấp làm mất đi ý nghĩa cao cả của sự phát triển kinh tế của một đất n ước. Sự phát triển của một quốc gia là kết quả nỗ lực cộng đồng của toàn dân, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định của họ. Thành quả của sự phát triển kinh tế nếu không chia sẽ cho mọi người cùng hưởng thì rõ ràng mất đi sự công bằng. Bởi v ì vậy cần có sự can thiệp của Nhà nước trong sự phân phối thu nhập tr ong xã hội, đặc biệt thông qua công cụ thuế. Vai trò là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội của thuế thể hiện rõ ràng trong thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh v ào người có thu nhập cao. Như vậy ngoài việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng x ã hội. Vai trò này thể hiện rõ rệt khi sử dụng thuế suất lũy tiến . Việc điều hòa thu nhập xã hội còn được thể hiện một phần thông qua các sắc thuế gián thu như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…các loại thuế này thường đánh rất cao vào những mặt hàng, dịch vụ cao cấp nhằm điều tiết thu nhập của các cá nhân có thu nhập tương đối cao so với mức bình quân của xã hội 2.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ LUẬT THUẾ CHỦ Y ẾU 2.3.1. Luật thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá tr ình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng; khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu. Như vậy thuế giá trị gia tăng thể hiện rõ tính chất là loại thuế gián thu, giá bán và thuế giá trị gia tăng được thể hiện ngay trên hóa đơn bán hàng hóa, d ịch Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 8 SVTH: Đặng Minh Hiển vụ. Thuế giá trị gia tăng sẽ căn bản khắc phục được những tồn tại của thuế doanh thu trước đây, do đó được nhiều nước trên thế giới áp dụng. 2.3.1.1. Đối tượng nộp thuế Theo qui định tại Điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 3 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT từ nước ngoài đều là đối tượng nộp thuế GTGT. 2.3.1.2. Đối tượng chịu thuế Theo qui định tại Điều 2 Luật thuế GTGT và Điều 2 Nghị định 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT đ ã qui định trong luật. 2.3.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT được xác định dựa trên hai căn cứ là: Giá tính thuế và thuế suất. a) Giá tính thuế Theo điều 7 luật thuế GTGT và điều 6 Nghị định 158/2003/NĐ-CP, giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ được qui định như sau: - Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT. - Hàng hóa nhập khẩu là giá tại cửa khẩu (+) với thuế nhập khẩu (nếu có) (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). - Hàng hóa, dịch vụ dùng trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng, giá tính thuế GTGT xác định theo giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản, là số tiền cho thuê trong kỳ. - Hàng hóa bán theo phương th ức trả góp, tính theo giá bán trả 1 lần ch ưa có thuế GTGT của hàng hóa đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 9 SVTH: Đặng Minh Hiển b) Thuế suất Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau: - Thuế suất 0%: áp dụng đối với h àng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng hoá gia công xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt các công tr ình ở nước ngoài và công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá bán cho cửa hàng miễn thuế; hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu . - Mức thuế suất 5% : Được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp sản xuất và tiêu dùng như: nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, thiết bị và dịch vụ y tế, phân bón, thuốc trừ sâu … - Mức thuế suất 10%: là mức thuế suất phổ thông áp dụng hầu hết đối với các sản phẩm dịch vụ khác thuộc diện chịu thuế GTGT m à không quy định ở mức thuế suất 0% và 5%. 2.3.1.4. Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp kh ấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. a) Phương pháp khấu trừ thuế - Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: • Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của h àng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của h àng hóa, dịch vụ đó. • Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, d ịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, d ịch vụ chịu thuế GTGT. - Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 10 SVTH: Đặng Minh Hiển Riêng đối với tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thì được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào. • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản có tổ chức sản xuất khép kín . • Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh h àng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT th ì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa (đ ối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài b) Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng - Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT Phải nộp = Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó GTGT của hàng hóa, dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng 2.3.1.5. Hoá đơn chứng từ Hoá đơn là bằng chứng thực tế chứng minh việc mua bán háng hoá, dịch vụ bằng giấy tờ theo mẫu do Bộ tài chính qui định, hoặc do các cơ sở kinh doanh tự in theo những điều kiện được qui định và được sự chấp thuận của cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo ph ương pháp khấu trừ phải sử dụng hoá đơn GTGT và ghi đầy đủ, đúng các yếu tố qui định, trong đ ó ghi rõ giá bán, các khoản phụ thu, phí thu thêm, khoản thuế GTGT, giá thanh toán. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 11 SVTH: Đặng Minh Hiển Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo ph ương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng (thông thường). Giá bán ghi trên hoá đơn là giá đã có thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ h àng hoá cho người tiêu dùng, đối với hàng hoá có giá bán dưới mức qui định phải lập hoá đ ơn chứng từ hoặc hoá đơn bán hàng, nếu cơ sở kinh doanh lập hoá đơn thì phải lập bảng kê khai hàng hoá bán lẻ theo mẫu kê khai của cơ quan thuế để làm căn cứ tính thuế GTGT. Trường hợp nếu người mua yêu cầu lập hoá đơn thì cơ sở kinh doanh phải lập theo đúng qui định. 2.3.1.6. Kê khai nộp thuế GTGT Các cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải có trách nhiệm kê khai thuế GTGT theo qui định tại Điều 13 Luật thuế GTGT. Cụ thể: Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi tờ khai tính thuế GTGT từng tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là 20 ngày đầu của tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu c ùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hoá. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất qui định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định đ ược theo từng thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của h àng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước, chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế phát sinh phải nộp lớn ( b ình quân tháng từ 200 triệu đồng trở lên) thì phải nộp thuế định kỳ là 05, 10 ngày một lần trong tháng. 2.3.1.7. Quyết toán thuế GTGT Theo qui định của Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn một số điều của luật quản lý thuế v à hướng dẫn thi hành Nghị Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 12 SVTH: Đặng Minh Hiển định số 85/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế thì cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế tính theo năm d ương lịch. Trong thời hạn 90 ngày từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, c ơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với c ơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản. 2.3.1.8. Hoàn thuế GTGT Theo qui định tại Điều 16 Luật thuế GTGT, việc ho àn thuế GTGT chỉ thực hiện trong các trường hợp sau: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế nếu số thuế đầu vào được khấu trừ của 3 tháng liên tục lớn hơn số thuế đầu ra hoặc được hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định trong trường hợp có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa có quyền đề nghị c ơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT đã nộp thừa. 2.3.2. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào lợi nhuận của tất cả các tổ chức và cá nhân kinh doanh. 2.3.2.1. Đối tượng nộp thuế Theo Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/0007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành luật thuế TNDN thì đối tượng nộp thuế gồm: a) Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, d ịch vụ bao gồm - Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp; Luật doanh nghiệp Nhà nước; Luật đầu tư; Luật hợp tác xã. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 13 SVTH: Đặng Minh Hiển - Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã (sau đây gọi tắt là hợp tác xã); tổ hợp tác (trừ trường hợp nêu tại điểm 1 mục II phần A Thông tư này). - Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. b) Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm - Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh. - Hộ kinh doanh cá thể. - Cá nhân hành nghề độc lập có hoặc không có văn phòng, địa điểm hành nghề cố định (trừ người làm công ăn lương) như: bác s ỹ, kế toán, kiểm toán, hoạ sỹ, kiến trúc sư, nhạc sỹ và những người hành nghề độc lập khác. - Cá nhân cho thuê tài sản như: nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác. c) Công ty ở nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của m ình tại Việt Nam mang lại thu nhập. C ơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài gồm một trong các hình thức sau: - Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm d ò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thi ết bị, phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên. - Địa điểm xây dựng; công tr ình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp. - Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ t ư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác. - Đại lý cho công ty ở nước ngoài. - Đại diện ở Việt Nam trong các tr ường hợp : + Có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 14 SVTH: Đặng Minh Hiển + Không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng t ên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần m à Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. Công ty nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu t ư và Luật doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ tài chính. 2.3.2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp l à thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất. a) Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu đ ược từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài. * Phương pháp xác định thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bằng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế cộng thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế. b) Thuế suất - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với c ơ sở kinh doanh là 28%. - Thuế suất thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 28% đến 50%. 2.3.2.3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 15 SVTH: Đặng Minh Hiển - Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra l à toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế giá trị gia tăng) kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trợ mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng. Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu để tính thu nhập là cả thuế giá trị gia tăng. - Đối với hàng hoá bán theo phương th ức trả góp là tiền bán hàng hoá trả một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp. - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra dùng để trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động được xác định trên cơ sở tiền bán hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; biếu, tặng; trang bị, thưởng cho người lao động. - Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản kể cả trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng nhà cho người lao động thuê là số tiền cho thuê tài sản thu từng kỳ theo hợp đồng về cho thuê tài sản, cho thuê nhà. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định phù hợp với việc xác định chi phí của cơ sở kinh doanh - Đối với hoạt động tín dụng là số lãi phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế đối với các khoản nợ xác định l à có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời hạn. - Đối với các hoạt động khác do bộ t ài chính quy định. 2.3.2.4. Chi phí hợp lý a) Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế - Khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, mức trích khấu hao tài sản cố định do Bộ tài chính quy định. - Chi phí nguyên nhiên liệu, năng lượng hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 16 SVTH: Đặng Minh Hiển - Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, tiền ăn giữa ca. - Chi phí cho nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tài trợ cho giáo dục, y tế, đào tạo lao động theo chế độ quy định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê tài sản, bảo hiểm tài sản, chi trả tiền sử dụng các t ài liệu kỹ thuật bằng sáng chế .... - Các khoản chi cho lao động nữ, chi bảo hộ lao động, chi bảo vệ c ơ sở kinh doanh, trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đo àn ... theo chế độ quy định. - Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngân h àng, của các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế nhưng tối đa không quá 1, 2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại cùng thời điểm. - Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính và dự phòng các khoản thu khó đòi. - Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của phápluật. - Chi về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bao gồm chi phí vận chuyển bốc vác, thuê kho, bãi, bảo hành sản phẩm. - Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, hoa hồng môi giới v à các loại chi phí khác phải có chứng từ theo quy định của Bộ t ài chính, gắn với kết quả kinh doanh nh ưng tối đa không quá 10% tổng các khoản chi phí hợp lý quy định. - Các khoản thu, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản suất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). b) Các khoản không được tính vào chi phí hợp lý - Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi hết như chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng ... trừ trường hợp có văn bản thoả thuận của Bộ T ài chính. - Các khoản chi không có hóa đơn chứng từ. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 17 SVTH: Đặng Minh Hiển - Các khoản tiền phạt vi phạm giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, vi phạm chế độ kế toán thống k ê, phạt vi phạm hành chánh và thuế, các khoản phạt khác. - Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như: chi về đầu tư xâydựng cơ bản, chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương. - Các khoản chi khác do nguồn kinh phí khác đ ài thọ. • Chi sự nghiệp. • Chi ốm đau, thai sản. • Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất. • Các khoản chi khác do nguồn kinh phí khác đài thọ. Cái mới trong Thông tư 34 là các khoản chi phí tài trợ cho giáo dục, tiền điện nước sử dụng chung với chủ nh à cho thuê phần chi phí này được tính vào chi phí xác định thu nhập chịu thuế. 2.3.2.5. Kê khai nộp thuế - Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế theo k ê khai hàng quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo. - Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ thì số thuế phải nộp hàng tháng, thời gian nộp thuế chậm nhất l à ngày 20 của tháng tiếp theo 2.3.2.6. Quyết toán thuế Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế h àng năm với cơ quan thuế sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Quyết toán thuế phải thể hiện đầy đủ các khoản sau: - Doanh thu. - Chi phí hợp lý. - Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập khác. - Số thuế TNDN phải nộp. - Số thuế TNDN đã nộp trong năm. - Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp (Thừa hoặc thiếu ). Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 18 SVTH: Đặng Minh Hiển 2.3.2.7. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp - Miễn giảm thuế cho dự án đầu t ư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi, không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất ưu đãi 20%, áp dụng trong thời gian 10 năm, nếu là thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất ưu đãi 15%, áp dụng trong thời gian 12 năm, nếu là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%, áp dụng trong thời gian 15 năm. - Dự án đầu tư thành lập sơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch hoặc di chuyển đến địa b àn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế từ 2 đến 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế v à giảm 50% số thuế phải nộp từ 2 đến 9 năm tiếp theo. - Ngoài ra còn miễn, giảm thuế cho cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất th ì được miễn thuế từ 1 đến 4 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp từ 2 đến 7 năm tiếp theo. 2.3.3. Giới thiệu sơ bộ luật quản lý thuế Trong thời gian 20 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế , mở cử a và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đ ã dược cải cách, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Trong quá trình thực hiện các luật thuế và pháp lệnh thuế, công tác cải cách hành chính thuế luôn luôn được xác định là yếu tố quan trọng và từng bước được hoàn thiện, đổi mới theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, từng bước được tăng cường chuyển sang cơ chế tự khai - tự nộp thuế, cơ quan quản lý thuế chuyển từ cơ chế quản lý tiền kiểm sang h ình thức hậu kiểm và cung cấp dịch vụ công. Ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế ngày được nâng cao. Vai trò của cơ quan tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế từng b ước được tăng cường. Công tác quản lý thuế đã hình thành một hệ thống tổ chức thống nhất trong cả nước và từng bước đã được củng cố, tăng cường, kiện toàn cả bộ máy quản lý thuế và qui trình nghiệp vụ quản lý thuế. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 19 SVTH: Đặng Minh Hiển Trước yêu cầu đổi mới phát triển kinh tế, x ã hội và hội nhập kinh tế quốc tế công tác quản lý thuế còn những bất cập và tồn tại trong quản lý. Để thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Luật quả n lý thuế đã được Quốc Hội khoá XI thông qua kỳ họp lần thứ 10, v à đã thực hiện từ ngày 01/7/2007 nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế vừa qua, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.3.3.1. Luật quản lý thuế quy định Đầy đủ các nội dung của công tác quản lý thuế, phạm vi điều chỉnh thống nhất đối với toàn bộ các loại thuế ( bao gồm thuế nội địa v à thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ) 2.3.3.2. Đối tượng áp dụng - Người nộp thuế : Tổ chức, cá nhân nộp thuế, hộ gia đình, tổ chức cá nhân khấu trừ thuế, tổ chức cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế. - Cơ quan quản lý thuế bao gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan. - Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế và công chức hải quan. - Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 2.3.3.3 Các thủ tục hành chính thuế Được qui định đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm v à bảo đảm quyền lợi hợp pháp của ng ười nộp thuế, tạo điều kiện cho ng ười nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế. 2.3.3.4. Luật quản lý thuế Qui định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế nhằm bảo đảm phục vụ hỗ trợ người nộp thuế và giám sát quá trình tuân thủ pháp luật thuế có hiệu quả. 2.3.3.5. Các qui định của Luật quản lý thuế Nhằm nâng cao vai trò của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý thuế. Về tổng thể Luật quản lý thuế đ ã tạo lập khung pháp lý chung để thực thi tất cả các Luật thuế, Pháp lệnh thu ế, các khoản thu khác thuộc ngân sách Nh à nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu. Sự ra đời của Luật quản lý thuế sẽ khắc phục được tình trạng chia cắt, tách biệt về ph ương thức quản lý giữa các Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 20 SVTH: Đặng Minh Hiển loại thuế. Từ đó tạo nền tảng cho việc áp dụng một c ơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theo hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đây là một cơ chế đề cao quyền và trách nhiệm của các chủ thể chấp hành pháp luật thuế như: người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan về thuế. Các qui định của Luật quản lý thuế tạo điều kiện cho việc cải cách thủ tục hành chính thuế, tăng cường công cụ quản lý, nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật thuế. Diện mạo của công tác quản lý thuế sẽ được hiện đại hoá phù hợp với hệ thống quản lý thuế quốc tế, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn tới. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu từ đội kê khai – kế toán thuế - tin học, đội kiểm tra thuế, đội nghiệp vụ dự toán – hỗ trợ và tuyên truyền, đội xử lý nợ và đội hành chính tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. 2.4.2. Phương pháp phân tích s ố liệu (theo từng mục tiêu) - Phương pháp phân tích so sánh theo s ố tuyệt đối. - Phương pháp phân tích so sánh theo s ố tương đối. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 21 SVTH: Đặng Minh Hiển CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THỦY 3.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THỦY 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Thuế quận B ình Thủy Cùng với sự phát triển ngành thuế cả nước. Tháng 9/1990 Cục Thuế thành phố Cần Thơ chính thức được thành lập theo cơ cấu chung của ngành mà tiền thân của nó là Phòng thu quốc doanh, Phòng thuế công thương nghiệp và Phòng thuế nông nghiệp trực thuộc Ban t ài chính vật giá thành phố sáp nhập theo quyết định số 3141/QĐ/BTC ngày 21/08/1990 của Bộ tài chính. Đến ngày 01/01/2004 tỉnh Cần Thơ được chia tách thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, Chi cục Thuế quận Bình Thủy tách ra theo Quyết định số 268/QĐ-BTC ngày 19/01/2004 của Bộ tài chính về việc thành lập các Chi cục Thuế trực thuộc Cục T huế thành phố Cần Thơ. Từ đó đến nay, đơn vị thống nhất vai trò lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện thu ngân sách hàng năm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trư ớc, đội ngũ cán bộ thuế được quan tâm đào tạo về chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ ngày càng vững mạnh và toàn diện, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. 3.1.2. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Chi cục Thuế quận Bình Thủy có diện tích tự nhiên: 6.878,69 ha với dân số 93.839 người, trong đó hơn 55% là thị dân, sinh sống tại 6 phường: An Thới, Bình Thủy, Trà Nóc, Thới An Đông, Long Hòa và Long Tuyền. - Phía nam giáp với quận Ô Môn. - Phía tây giáp với quận Cái Răng. - Phía đông giáp huyện Bình Minh, Vĩnh Long và huyện Tân Quới, tỉnh Đồng Tháp. - Phía bắc giáp với quận Ninh Kiều * Về tọa độ địa lý: Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 22 SVTH: Đặng Minh Hiển + 1050 39’ 30’’ đến 1050 48’ 36’’ kinh đông. + 90 58’ 45’’ đến 100 6’ 36’’ vĩ độ bắc. 3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Quận Bình Thủy là đơn vị có nguồn thu lớn thứ hai sau quận Ninh Kiều ( so các quận, huyện trong thành phố Cần Thơ). Thành phố Cần Thơ là một thành phố đồng bằng cấp quốc gia, quận B ình Thủy là “phần lõi” của đô thị Cần Thơ được giao nhiệm vụ nặng nề, một sứ mệnh mới, có th uận lợi về điều kiện giao dịch mua bán trao đổi xuất nhập khẩu, tiểu thủ công nghiệp v à các loại hình dịch vụ, du lịch….do thuận lợi về mặt giao thông đ ường thủy lẫn đường bộ. Có sân bay Trà Nóc, cảng Cần Thơ, khu công nghiệp Trà Nóc, hàng năm Chi cục Thuế quận Bình Thủy thu thuế trên 50 tỷ đồng, trong đó số thu chủ yếu từ nguồn công thương nghiệp chiếm tỷ trọng trên 45%. 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình quản lý thuế. Phân tích, đánh giá công tác quản lý thu thuế, tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa ph ương về lập dự toán ngân sách, công tác thu thuế trên địa bàn, phối hợp với cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật thuế và các hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Tổ chức, thực hiện các biện pháp thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân do chi cục thuế trực tiếp quản lý: tính thuế, lập sổ thuế, phát h ành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế, đôn đốc các tổ chức, cá nhân nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế của các đối tượng nộp thuế và tổ chức cá nhân được ủy nhiệm thu thuế, xử lý vi phạm hành chính thuế, quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thuộc thẩm quyền, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các cá nhân, tổ chức vi phạm luật thuế, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo quy định của pháp luật. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 23 SVTH: Đặng Minh Hiển Tiếp nhận ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin v ào công tác quản lý thu thuế. Tổ chức công tác kế toán, thống k ê thuế, quản lý ấn chỉ thuế, lập báo cáo về tình hình, kết quả thu thuế và các báo cáo phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan thuế cấp trên, Ủy Ban Nhân Dân đồng cấp v à các cơ quan có liên quan, tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế. Được quyền ấn định số thuế phải nộp, thực hiện các biện pháp c ưỡng chế thi hành pháp luật về thuế theo thẩm quyền thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các cá nhân nộp thuế vi phạm nghi êm trọng pháp luật về thuế. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn giảm, ho àn thuế, truy thu thuế theo quy định của pháp luật. Được quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có li ên quan cung cấp kịp thời các thông tin có li ên quan đến việc quản lý thu thuế của c ơ quan thuế, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nh iệm phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước. Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề cần sửa đổi pháp luật thuế, các quy trình của cơ quan thuế cấp trên. Báo cáo Cục Thuế những vướng mắc phát sinh, vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế. Quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức theo quy định quản lý kinh phí, tài sản của đơn vị. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục tr ưởng Cục Thuế giao. 3.2. CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CHI CỤC THUẾ 3.2.1. Cơ cấu lãnh đạo 3.2.1.1. Chi cục trưởng Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo Cục Thuế thành phố và Ủy Ban Nhân Dân cùng cấp điều hành toàn diện các mặt công tác của Chi cục Thuế, chịu trách nhiệm về kế hoạch và việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, ký duyệt các quyết định, các văn bản báo cáo về Cục Thuế và Ủy Ban Nhân Dân cùng cấp, tổ chức các buổi học tập hội thảo bồi d ưỡng trao dồi rút kinh nghiệm. Triển khai các Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 24 SVTH: Đặng Minh Hiển chủ trương chính sách của Nhà nước và công văn hướng dẫn của Cục Thuế, Ủy Ban Nhân Dân cùng cấp và các ban ngành thuộc lĩnh vực của mình, chịu trách nhiệm về tổ chức, điều động nhân sự thực hiện kế hoạch thu thuế cho to àn Chi cục. 3.2.1.2. Phó chi cục trưởng Chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về những mặt được giao, thay mặt Chi cục trưởng khi đi vắng hoặc được ủy quyền một số công tác khác. Một phó chi cục trưởng phụ trách về phí-lệ phí, các khoản thu về đất, tr ước bạ; một phó chi cục trưởng phụ trách về thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. 3.2.1.3. Các đội trưởng Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Chi cục Thuế về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội đã được phân công. Chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo tính chính xác các căn cứ, số liệu báo cáo thuộc vấn đề chuy ên môn nghiệp vụ trong dự thảo các quyết định, các văn bản tr ình ban lãnh đạo Chi cục, chịu trách nhiệm về nội dung và thời gian, báo cáo thường xuyên, định kỳ theo quy định. Căn cứ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đội trưởng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo cán bộ thuộc quyền thực hiện, đảm bảo về mặt thời gian, số liệu phối hợp chặt chẽ với các đội trưởng trong Chi cục để đề xuất giải quyết các vấn đề chuy ên môn, nghiệp vụ có liên quan. Quản lý cán bộ thuộc quyền, phân công nhiệm vụ hợp lý nhằm phát huy khả năng của từng cá nhân góp phần ho àn thành nhiệm vụ và hạn chế các mặt tồn tại của cán bộ. 3.2.2.Cơ cấu đội 3.2.2.1. Đội dự toán nghiệp vụ, tuyên truyền pháp chế Giúp chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước được giao của Chi cục Thuế. Giúp chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 25 SVTH: Đặng Minh Hiển 3.2.2.2. Đội kê khai - kế toán thuế tin học, thu lệ phí trước bạ và thu khác Giúp chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý v à vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, c ài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế; quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác 3.2.2.3. Đội xử lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Giúp chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với ng ười nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. 3.2.2.4. Đội kiểm tra Giúp chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của c ơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo li ên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế. Chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; 3.2.2.5 . Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ Giúp chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý t ài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục quản lý. 3.2.2.6. Đội thuế phường, liên phường Giúp chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp , thuế tài nguyên ...). Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 26 SVTH: Đặng Minh Hiển 3.2.3. Sơ đồ tổ chức quản lý của Chi cục Thuế quận Bình Thủy Sơ đồ 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐƠN VỊ (Nguồn: Tài liệu của đội hành chánh, nhân sự, tài vụ, ấn chỉ) CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Đội kê khai-kế tốn thuế- tin học, trước bạ- thu khác Đội hành chánh- nhân sự- tài vụ- quản trị, ấn chỉ Đội kiểm tra Đội xử lý nợ và cưỡng chế nợ Đội nghiệp vụ-dự toán, tuyên truyền- hỗ trợ Đội thuế phường Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 27 SVTH: Đặng Minh Hiển 3.2.3.1. Cơ cấu tổ chức Bảng 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC NĂM 2008 CHỈ TIÊU SỐ NGƯỜI 1. Ban lãnh đạo Chi cục Thuế Trong đó : Nữ 03 02 2. Đội kê khai-kế toán thuế - tin học, trước bạ- thu khác 04 3. Đội hành chánh - nhân sự - tài vụ - quản trị, ấn chỉ 10 4. Đội kiểm tra 14 5. Đội xử lý nợ và cưỡng chế nợ 04 6. Đội nghiệp vụ-dự toán, tuyên truyền-hỗ trợ 11 7. Đội thuế phường 10 Tổng cộng 58 (Nguồn: Tài liệu của đội hành chánh, nhân sự, tài vụ, ấn chỉ) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 28 SVTH: Đặng Minh Hiển 3.2.3.2. Cơ cấu nhân sự Bảng 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ NĂM 2008 CHỈ TIÊU SỐ NGƯỜI Tổng số cán bộ công chức 58  Trình độ văn hóa - Cấp III 48  Trình độ chuyên môn - Đại học - Trung học 22 30  Trình độ tin học - Bằng A - Bằng B 38 15  Trình độ chính trị - Cao cấp - Trung cấp 01 05 (Nguồn: Tài liệu của đội hành chánh, nhân sự, tài vụ, ấn chỉ) Nhìn chung cơ cấu nhân sự của Chi cục Thuế quận Bình Thủy được phân công theo trình tự chặt chẽ, khoa học, có xác định năng lực tr ình độ và trách nhiệm của cán bộ công chức nhằm mục ti êu hoàn thành kế hoạch được giao của toàn Chi cục. Tổng số cán bộ công chức trong Chi cục là 58 người (kể cả hợp đồng) trong đó trình độ đại học 22 người chiếm 37,93% với số lượng cán bộ công chức trình độ đại học trên 1/3 sẽ đáp ứng được nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ trình độ đại học đa số là cán bộ trẻ mới vào ngành, chưa có kinh nghiệm nhiều trong chuyên môn nghiệp vụ, trái lại hơn 1/2 cán bộ công chức lớn tuổi có thâm niên cao có kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế nhưng còn hạn chế về trình độ. Vì vậy Chi cục Thuế đã tạo mọi điều kiện cho cán bộ công chức nâng cao tr ình độ để có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 29 SVTH: Đặng Minh Hiển CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC NGO ÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THỦY TỪ NĂM 2006- 2008 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THỦY TỪ NĂM 2006-2008. 4.1.1. Phân tích công tác quản lý đối tượng nộp thuế Một trong những công việc đầu ti ên và rất quan trọng trong công tác quản lý thuế là quản lý người nộp thuế. Đối với Chi cục Thuế công tác này được quan tâm hàng đầu vì có quản lý tốt được đối tượng nộp thuế thì mới mang lại hiệu quả cho công tác thu thuế đạt dự toán, hạn chế đ ược thất thu thuế. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 30 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 3. BẢNG TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ ĐANG HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2006-2008 Đvt: Hộ Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Thành phần kinh tế Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lượng Tỷ lệ % tăng, giảm Số lượng Tỷ lệ % tăng, giảm Công ty trách nhiệm hữu hạn 100 119 165 19 19,00 46 38,66 Công ty cổ phần 18 18 30 0 0 12 66,67 Hợp tác xã 15 17 20 2 13,33 3 17,65 Doanh nghiệp tư nhân 97 110 131 13 13,4 21 19,1 Hộ cá thể 950 1.009 1.098 59 6,21 89 8,82 TỔNG CỘNG 1.180 1.273 1.444 93 7,88 171 13,43 (Nguồn: đội kê khai kế toán thuế, tin học, trước bạ, thu khác) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 31 SVTH: Đặng Minh Hiển Số liệu ở bảng 3 sẽ cho ta thấy đ ược số lượng đối tượng nộp thuế mà Chi cục quản lý qua 3 năm 2006-2008 theo từng loại hình kinh tế như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân (kể cả chi nhánh), hộ cá thể. Nhìn chung số lượng đối tượng nộp thuế qua mỗi năm đều tăng lên, chỉ có loại hình công ty cổ phần năm 2007 không tăng so với năm 2006, tuy nhiên sự thay đổi này có khác nhau đối với mỗi thành phần kinh tế về số lượng và tùy từng thời điểm. Số liệu ở bảng 3 cho thấy số lượng người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý tăng khá ở năm 2008. Số lượng người nộp thuế năm 2007 tăng vượt hơn so với năm 2006 là 93 hộ tương đương 7,88%. Ngoài ra số lượng người nộp thuế của năm 2008 cũng vượt hơn so với năm 2007 là 171 hộ tương đương 13,43%. Nguyên nhân là do trong 3 năm 2006, 2007, 2008 tình hình kinh tế xã hội của quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ khá phát triển, hệ thống đường xá giao thông thuận lợi, c ơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp. Đặc biệt có sân bay Trà Nóc, cảng Cần Thơ, khu công nghiệp Trà Nóc...là những lợi thế cho việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ cá thể. 4.1.2. Công tác phân tích kiểm tra tờ khai thuế Theo qui định của Luật quản lý thuế các đối tượng nộp thuế bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể có đăng ký thực hiện sổ sách kế toán th ì trong thời gian không quá 20 ngày của tháng tiếp theo phải kê khai thuế theo qui định. a) Đối với doanh nghiệp Sau khi doanh nghiệp gửi tờ khai cho Chi cục Thuế thông qua đội nghiệp vụ dự toán - tuyên truyền hỗ trợ nhận đóng dấu xác nhận ng ày nhận tờ khai thuế của doanh nghiệp, sẽ chuyển tờ khai thuế đến đ ội kê khai - kế toán thuế để thực hiện công tác kiểm tra phân tích tờ khai, nếu qua kiểm tra phát hiện doanh ng hiệp kê khai có thiếu sót thì sẽ điện thoại báo cho doanh nghiệp biết để sửa chữa lỗi sai sót hoặc qua máy kiểm tra tờ khai nếu đúng v à đầy đủ thì đội kê khai - kế toán thuế sẽ nhập máy và xác định số thuế phải nộp của tháng. b) Đối với hộ cá thể Theo qui định hiện nay hộ kinh doanh cá thể có đăng ký thực hiện sổ sách kế toán được áp dụng một trong hai h ình thức kê khai như sau: Hộ đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng khi Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 32 SVTH: Đặng Minh Hiển có đầy đủ các loại hoá đơn chứng từ đầu vào và hoá đơn chứng từ đầu ra; nộp thuế theo tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ lệ thu nhập doanh nghiệp chịu thuế được qui định sẵn của cơ quan thuế thì các hộ kinh doanh này gửi tờ khai thuế trực tiếp tại đội thuế nơi quản lý đối tượng nộp thuế. Đội thuế nhận tờ khai thuế, xác nhận vào tờ khai và kiểm tra đánh giá phân tích sơ bộ về tờ khai thuế, nếu có sai sót th ì yêu cầu chủ hộ kê khai và điều chính lại các sai sót, nếu hộ kê khai chính xác, đầy đủ và trung thực thì đội thuế chuyển tờ khai về bộ phận xử lý dữ liệu nhập máy và thông báo số thuế phải nộp trong tháng của hộ kinh doanh. Riêng đối với doanh nghiệp và hộ kê khai thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hàng năm chậm nhất ngày 30/01 phải kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong năm cho c ơ quan thuế. Đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán ổn định từ 6 tháng đến 12 tháng, thì đầu tháng 12 hàng năm đội thuế căn cứ vào số hộ thực tế kinh doanh trên địa bàn gởi tờ khai thuế theo mẫu in sẵn để hộ kinh doanh k ê khai thuế theo qui định. Sau khi nhận tờ khai thuế của hộ kinh doanh cá thể, đội tiến hành khảo sát điều tra doanh thu, thu nhập của từng hộ kinh doanh trên địa bàn để hiệp thương doanh số và mức thuế của từng hộ. 4.1.3 Phân tích tình hình quản lý và thực hiện hoá đơn chứng từ a) Về phía Chi cục Thuế - Tổ chức thực hiện tốt việc niêm yết công khai các thủ tục mua bán hoá đơn tại cơ quan thuế đúng theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế và của Cục Thuế. - Thực hiện tốt công tác cấp phát, quản lý hoá đ ơn, ấn chỉ đúng theo quy định của Tổng cục Thuế; đồng thời hàng năm hai lần đều triển khai thực hiện công tác kiểm kê hoá đơn của các đối tượng nộp thuế, các đơn vị sử dụng hoá đơn đúng theo quy định. Ngoài ra còn thực hiện kiểm kê đột xuất theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế và của Cục Thuế. b) Về phía đối tượng nộp thuế Đối với các doanh nghiệp và hộ cá thể, việc sử dụng hoá đơn bước đầu đa số doanh nghiệp và hộ còn nhiều lúng túng, song qua một thời gian sử dụng đ ã quen dần và thực hiện cơ bản tốt chế độ hoá đơn chứng từ, nhưng cũng không ít Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 33 SVTH: Đặng Minh Hiển trường hợp vi phạm, chủ yếu là vi phạm về chế độ báo cáo hoá đơn chứng từ chưa đúng theo quy định. 4.1.4. Phân tích kế hoạch thu ngân sách hàng năm Hàng năm vào cuối quý 3 Chi cục Thuế phải tiến hành lập dự toán thu ngân sách cho năm sau. Đến đầu quý 4 Cục Thuế thành phố kết hợp cùng Sở tài chính tiến hành giao chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thu ngân sách Nhà nước cho Chi cục Thuế năm sau. Cuối quý 4 hàng năm thường là thời điểm Hội đồng Nhân dân thành phố và quận giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách cho Chi cục Thuế năm sau, số thu phấn đấu thường cao hơn số thu ngân sách theo pháp lệnh từ 5% đến 10% tổng thu ngân sách. Kế hoạch thu ngân sách Nhà nước theo chỉ tiêu pháp lệnh được giao cho Chi cục Thuế quận Bình Thủy qua từng năm như sau: Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 34 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 4. KẾ HOẠCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO TỪNG NGUỒN THU Đơn vị tính: Triệu đồng Số thu kế hoạch Chênh lệch năm 2007 so năm 2006 Chênh lệch năm 2008 so năm 2007 STT Nguồn thu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số thu Tỉ lệ % tăng giảm Số thu Tỉ lệ % tăng giảm 1 2 3 4 5=3-2 6=5/2 7=4-3 8=7/3 1 Thuế công thương nghiệp(NQD) 21.000 25.000 29.000 4.000 19,05 4.000 16,00 2 Thuế nhà đất 2.000 2.200 3.000 200 10,00 800 36,36 3 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 1.600 2.600 2.700 1.000 62,50 100 3,85 4 Thu cấp quyền sử dụng đất 27.000 42.000 14.700 15.000 55,56 (27.300) (65,00) 5 Thu trước bạ 3.800 9.000 9.100 5.200 136,84 100 1,11 6 Thu phí – lệ phí 2.200 2.800 3.000 600 27,27 200 7,14 TỔNG CỘNG 57.600 83.600 61.500 26.000 45,14 (22.100) (26,44) (Nguồn: đội nghiệp vụ - dự toán, tuyên truyền - hỗ trợ) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 35 SVTH: Đặng Minh Hiển Để đánh giá tầm quan trọng của từng nguồn thu tr ên địa bàn quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ chiếm tỷ lệ bao nhiêu và nó góp phần vào cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện như thế nào, cần đánh giá kỹ nguồn thu nào quan trọng trong tổng các nguồn thu của quận, để ta thấy đ ược tầm quan trọng và to lớn của từng nguồn thu, để luôn chủ đ ộng tạo nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu ngày một tốt hơn cần quan tâm phân tích một số nguồn thu chủ yếu nh ư sau: Tuy nguồn thu cấp quyền sử dụng đất có cao hơn nguồn thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh nhưng đây là nguồn thu không ổn định Chi cục không chủ động khai thác được vì nguồn này phụ thuộc vào các dự án đầu tư phát sinh trên địa bàn quận, đối với nguồn thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh là nguồn thu chủ yếu và tương đối ổn định trong dự toán thu ngân sách Nhà nước của quận, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các khoản thuế như sau: - Thuế môn bài. - Thuế giá trị gia tăng. - Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thuế tiêu thụ đặc biệt. - Thu khác về thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Chỉ tiêu thu ngân sách giao cho Chi c ục qua từng năm, ta thấy được tỷ trọng của nguồn thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng thu ngân sách luôn luôn khá lớn và tương đối ổn định ít có biến động lớn trong tổng nguồn thu. Năm 2006 kế hoạch thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh là 21.000 triệu đồng trên 57.600 triệu đồng của tổng nguồn thu ngân sách, chiếm tỷ trọng 36,46%, đứng sau nguồn thu cấp quyền sử dụng đất là 27.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 46,88% cao nhất trong các nguồn thu. Năm 200 7 kế hoạch thu cao nhất là nguồn thu cấp quyền sử dụng đất với 42.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,23%, tiếp theo là nguồn thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh với kế hoạch thu 25.000 triệu đồng trên 83.600 triệu đồng của tổng nguồn thu ngân sách, chiếm tỷ trọng 29,90%. Năm 2008 kế hoạch thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh là 29.000 triệu đồng trên 61.500 triệu đồng của tổng nguồn thu ngân sách, chiếm tỷ trọng 47,15% cao nhất trong các nguồn thu, tiếp theo l à Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 36 SVTH: Đặng Minh Hiển nguồn thu cấp quyền sử dụng đất với kế hoạch thu 14.700 triệu đồng chi ếm tỷ trọng 23,90% so với tổng nguồn. Qua bảng 4: ta thấy kế hoạch thu một số nguồn thu không ổn định có lúc tăng, lúc giảm đột biến như: nguồn thu cấp quyền sử dụng đất năm 2007 tăng 62,5% so năm 2006, nguồn thu cấp quyền sử dụng đất năm 2007 tăng 15.000 triệu đồng tương đương 55,56% so năm 200 6 vì phát sinh một số dự án đầu tư, nhưng sang năm 2008 nguồn này giảm 27.300 triệu tương đương giảm 65% do không những không có phát sinh dự án đầu t ư, trái lại các dự án cũ không thể thực hiện được do vướng mắc khâu đền bù giải toả chỉ có 2dự án /18 dự án chính thức đi vào hoạt động. Kế hoạch thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh tương đối ổn định tăng đều hàng năm khoảng 16%, năm 2007 kế hoạch thu tăng 4.000 triệu đồng so với năm 2006 tương đương 19,05%, năm 2008 kế hoạch thu tăng 4.000 triệu đồng so với năm 2007 tương đương 16,00%. Kế hoạch thu nguồn thu trước bạ trong năm 2007 tăng 5.200 triệu đồng tương đương tăng 136,84%, nhưng sang năm 2008 kế hoạch thu chỉ tăng 100 triệu t ương đương 1,11%. Như vậy trong 3 năm từ 2006 đến 2008 kế hoạch thu cao nhất là năm 2007 với kế hoạch giao là 83.600 triệu đồng tăng 25.500 triệu tương đương tăng 43,89% so v ới kế hoạch thu năm 2006, các nguồn tăng cao chủ yếu tập trung ở các nguồn thu: c huyển quyền sử dụng đất, cấp quyền sử dụng đất, trước bạ…Ngoài ra các nguồn khác tuy không tăng giảm đột biến nhưng cũng ảnh hưởng đến kế hoạch thu nhất là nguồn thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh vì nguồn này chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhì trong các nguồn thu, nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh quyết định đến việc hoàn thành kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn, nếu nguồn thu này không hoàn thành đư ợc kế hoạch thu ngân sách th ì ảnh hưởng lớn đến tổng thể các nguồn thu. V ì nguồn thu cấp quyền sử dụng đất tuy lớn nhưng không được tính vào chỉ tiêu thi đua. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 37 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 5. KẾ HOẠCH THU THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP NGOÀI QUÓC DOANH THEO TỪNG NGUỒN THU Đơn vị tính: Triệu đồng Số thu kế hoạch Chênh lệch năm 2007 so năm 2006 Chênh lệch năm 2008 so năm 2007 STT Nguồn thu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số thu Tỉ lệ % tăng giảm Số thu Tỉ lệ % tăng giảm 1 Thuế môn bài 720 820 950 100 13,89 130 15,85 2 Thuế GTGT 11.020 12.908 15.218 1.888 17,13 2.310 17,90 3 Thuế TNDN 9.150 11.102 12.632 1.952 21,33 1.530 13,78 4 Thuế TTĐB 30 40 50 10 33,33 10 25,00 5 Thuế khác 80 130 150 50 62,50 20 15,38 TỔNG CỘNG 21.000 25.000 29.000 4.000 19,05 4.000 16,00 (Nguồn: đội nghiệp vụ - dự toán, tuyên truyền – hỗ trợ) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 38 SVTH: Đặng Minh Hiển Qua bảng 5 ta thấy chỉ tiêu thu ngân sách của nguồn thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh năm sau luôn cao h ơn năm trước, năm 2007 số thu tăng 3.500 triệu đồng tương đương tỷ lệ 16,28% so với năm 2006. Trong đó thuế giá trị gia tăng tăng 1.888 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 17,13% và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 1.952 triệu đồng, tương đương tỷ lệ 21,33%, thuế môn bài tăng 100 tiệu đồng tương đương 13,89% so với năm 2006, các sắc thuế còn lại cũng đều tăng. Năm 2008 số thu tăng 4.000 triệu đồng tương đương tỷ lệ 16% so với năm 2007. Trong đó số thu thuế giá trị gia tăng tăng 2.310 triệu đồng, tương đương tỷ lệ 17,90 % và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 1.530 triệu đồng, tỷ lệ tăng 13,78 %. Kế hoạch thu thuế môn b ài năm 2008 tăng 130 tiệu đồng tương đương 15,85% so với năm 2007. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế công thương nghiệp khác cũng tăng so với năm trước nhưng do các sắc thuế này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh nên số thu tăng không cao lắm. Tốc độ tăng chỉ tiêu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh của năm 2008 so với năm 2006 bằng số 7.500 triệu đồng tỷ lệ tăng thêm 35,71 %. Nhìn chung, kế hoạch thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm là do chính sách của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế. Hơn nữa, Chi cục Thuế quận Bình Thủy là đơn vị tuy mới được chia tách từ năm 2004, là quận cận trung tâm thành phố Cần Thơ, có khu công nghiệp, sân bay, bến cảng… nên có lợi thế để mở rộng đầu tư quy mô sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Do đó đã làm cho nguồn thu này trong kế hoạch tổng thu ngân sách Nh à nước tăng trưởng nhanh. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 39 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 6. KẾ HOẠCH THU THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP NGOÀI QUÓC DOANH THEO TỪNG ĐỊA BÀN Đơn vị tính: triệu đồng Số thu kế hoạch Chênh lệch năm 2007 so năm 2006 Chênh lệch năm 2008 so năm 2007 STT Địa bàn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số thu Tỉ lệ % tăng giảm Số thu Tỉ lệ % tăng giảm 1 Phường An Thới 2.250 2.700 3.530 450 20,00 830 30,74 2 Phường Bình Thuỷ 3.100 3.900 4.020 800 25,81 120 3,08 3 Phường Trà Nóc 2.140 2.554 2.960 414 19,35 406 15,90 4 Phường Thới An Đông 145 165 145 20 13,79 (20) (12,12) 5 Phường Long Hoà 290 316 287 26 8,97 (29) (9,18) 6 Phường Long Tuyền 335 365 460 30 8,96 95 26,03 TỔNG CỘNG 8.260 10.000 11.402 1.740 21,07 1.402 14,02 (Nguồn: đội nghiệp vụ - dự toán, tuyên truyền – hỗ trợ) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 40 SVTH: Đặng Minh Hiển Do nguồn thu thuế CTN(NQD) của khối doanh nghiệp không phân bổ chỉ tiêu riêng cho từng địa bàn các phường mà để lại tập trung cho ngân sách quận, cho nên Chi cục thuế quận Bình Thủy không có phân tách số thuế CTN(NQD) của khối doanh nghiệp ở từng địa bàn phường. Vì vậy lập kếa hoạch số thuế CTN(NQD) theo từng địa bàn phường chỉ có số thuế CTN(NQD) đối với hộ kinh doanh cá thể. Qua chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn từng phường ta thấy tốc độ thu ngân sách Nhà nước hàng năm đều cao ở 3 phường lớn là: phường An Thới, phường Bình Thuỷ, phường Trà Nóc, còn lại 3 phường nhỏ có tăng có giảm, nhưng tăng giảm với số lượng ít vì tỷ trọng 3 phường nhỏ thấp, tỷ trọng của 3 ph ường nhỏ chỉ chiếm 9,23% kế hoạch thu của 6 ph ường trên địa bàn quận. Vì vậy Chi cục tập trung chỉ đạo thu ở 3 phường lớn là chủ yếu. Đối với chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn các phường trung bình năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.740 triệu đồng tỷ lệ tăng bình quân toàn quận của khối các phường là 21,07%. Trong đó có 2 phường có số thu tăng cao là phường Bình Thuỷ tăng 800 triệu đồng tương đương 25,81%, tiếp theo là phường An Thới tăng 450 triệu đồng t ương đương 20%, phường Trà Nóc cũng tăng khá là 414 triệu đồng tương đương 19,35%. Các phường còn lại tăng không đáng kể. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.402 triệu đồng tỷ lệ tăng b ình quân toàn quận của khối các phường là 14,02% nhưng có 2 phường chỉ tiêu thu ngân sách giảm là: phường Thới An Đông giảm 20 triệu đồng tỷ lệ giảm của phường là 12,12%, Phường Long Hoà giảm 29 triệu đồng tương đương 9,18%, còn lại các phường khác chi tiêu thu ngân sách đều tăng. Chỉ tiêu thu ngân sách tăng cao nh ất là phường An Thới tăng 830 triệu t ương đương 30,74% do phường này phát sinh cho thuê mặt bằng nhiều, thấp nhất là phường Bình Thuỷ tăng 120 triệu đồng tỷ lệ tăng 3,08%, v ì phường này có một số hộ kinh doanh mua bán vàng, và mua bán thuốc tây có mức thuế quá cao không thể điều chỉnh tăng thêm ( hộ khoán lâu năm) chiếm tỷ trọng cao so với bộ thuế của phường đồng thời nguồn phát sinh ít , phường Long Tuyền tuy chỉ tiêu thu chỉ tăng 95 triệu đồng nhưng tương đương tỷ lệ tăng 26,03% vượt hơn mức tăng bình quân của toàn quận. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 41 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 7. KẾ HOẠCH THU THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP NGOÀI QUÓC DOANH THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: triệu đồng Số thu kế hoạch Chênh lệch 2007 so năm 2006 Chênh lệch 2008 so năm 2007 STT Nguồn thu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số thu Tỉ lệ % tăng giảm Số thu Tỉ lệ % tăng giảm 1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 5.096 6.000 7.039 904 7,10 1.039 6,93 2 Doanh nghiệp tư nhân 4.459 5.250 6.159 791 6,21 909 6,06 3 Công ty cổ phần 1.911 2.250 2.640 339 2,66 390 2,60 4 Hợp tác xã 1.274 1.500 1.760 226 1,77 260 1,73 5 Hộ kinh doanh cá thể 8.260 10.000 11.402 1.740 21,07 1.402 14,02 TỔNG CỘNG 21.000 25.000 29.000 4.000 19,05 4.000 16,00 (Nguồn: đội kê khai - kế toán thuế - tin học, trước bạ - thu khác) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 42 SVTH: Đặng Minh Hiển Qua bảng 7: ta thấy thành phần kinh tế khối doanh nghiệp có chỉ ti êu thu và chiếm tỷ trọng cao hơn thành phần kinh tế hộ kinh doanh cá thể. Năm 200 6 số thu của khối doanh nghiệp là 12.740 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60 ,67% tổng kế hoạch thu ngân sách về thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2007 chỉ tiêu thu của khối doanh nghiệp là 15.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60% tổng kế hoạch thu ngân sách về thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2008 chỉ tiêu thu của khối doanh nghiệp là 17.598 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,68% tổng kế hoạch thu ngân sách về thuế công thương nghiệp ngoài quc doanh. Như vậy tỷ trọng của thành phần kinh tế khối doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao gấp 1,5 lần hộ cá thể và có số thu lớn, trên tổng thu ngân sách của quận. 4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THU THUẾ QUA 3 NĂM 2006 -2008 Tình hình thu ngân sách trong th ời gian từ năm 2006 đến năm 2008 có nhiều thuận lợi như: Công cuộc đổi mới đất nước tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng tác động tích cực đến t ình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. Đời sống kinh tế của người dân từng bước được nâng cao. Đồng thời bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn nh ư: giá cả thị trường không ổn định ảnh hưởng nhiều đến các hộ sản xuất kinh doanh, xuất hiện dịch bệnh như: bệnh tai xanh ở heo, dịch cúm gia cầm H 5N1 đối với đàn gia cầm ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh ngành thương nghiệp và ngành ăn uống…. Ngoài ra tình trạng quy hoạch treo của các dự án làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả thu của đ ơn vị, vì nguồn thu cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong kế hoạch thu ng ân sách (như phân tích trên) còn xuất hiện một số doanh nghiệp mua bán hoá đ ơn giá trị gia tăng làm trái pháp luật ngành thuế phải đối phó. 4.2.1. Công tác lập bộ quản lý thu thuế đối với hộ cá thể Trong công tác quản lý thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh nhiệm vụ lập bộ quản lý thu thuế l à một trong những công việc trọng tâm có tính chất quyết định đến sự nghiệp thu thuế của ng ành thuế, bởi vì nếu cơ quan thuế quản lý tốt số hộ đang kinh doanh tr ên địa bàn, thì cơ quan thuế mới đưa được toàn bộ các hộ kinh doanh vào bộ thuế để quản lý thu thuế, từ đó c ơ quan thuế mới nắm được doanh số và mức thuế của từng hộ kinh doanh, mới biết đ ược số thuế phải thu được là bao nhiêu và nhằm cân đối được số thu ngân sách trên địa Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 43 SVTH: Đặng Minh Hiển bàn. Do trên địa bàn quận rất ít hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo h ình thức kê khai nên không phân tích tách riêng ngành ngh ề của hộ kê khai mà chỉ gom chung nhóm hộ kê khai để phân tích, chủ yếu là phân tích tình hình lập bộ từng ngành nghề của hộ khoán như sau: Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 44 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 8a. BẢNG TỔNG KẾT LẬP BỘ THUẾ GTGT – TNDN QUA TỪNG NĂM THEO NGÀNH NGHỀ Đơn vị tính: Triệu đồng TỔNG THUẾ LẬP BỘ SO SÁNH Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch tăng (giảm) 2007/2006 Chênh lệch tăng (giảm) 2008/2007 Ngành nghề kinh doanh Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế Hộ kê khai 23 485 20 230 20 343 (3) (255) 0 113 Hộ khoán 950 6.231 989 6.863 1.078 7.472 39 632 89 609 Sản xuất 66 574 70 617 76 683 4 43 6 66 Thương nghiệp 473 3.874 478 4.124 461 4.406 5 250 (17) 282 Ăn uống 186 1.003 176 1.106 174 1.100 (10) 103 (2) (6) Vận tải 54 132 71 356 106 488 17 224 35 132 Dịch vụ 171 648 194 660 261 795 23 12 67 135 Tổng cộng 973 6.716 1.009 7.093 1.098 7.815 36 377 89 722 (Nguồn: đội kê khai-kế toán thuế-tin học, trước bạ-thu khác) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 45 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 8b. BẢNG TỔNG KẾT LẬP BỘ THUẾ GTGT – TNDN QUA TỪNG NĂM THEO NGÀNH NGHỀ Đơn vị tính: Triệu đồng THUẾ BÌNH QUÂN LẬP BỘ SO SÁNH Chênh lệch tăng (giảm) 2007/2006 Chênh lệch tăng (giảm) 2008/2007 Ngành nghề kinh doanh Năm 2006 Thuế/hộ Năm 2007 Thuế/hộ Năm 2008 Thuế/hộ Số thuế Tỷ lệ % tăng, giảm Số thuế Tỷ lệ % tăng, giảm Số thuế tăng, giảm 2008 so 2006 Hộ kê khai 21,09 11,50 17,15 (9,59) (45,46) 5,65 49,13 (3,94) Hộ khoán 6,56 6,94 6,93 0,38 5,80 (0,01) (0,11) 0,37 Sản xuất 8,70 8,81 8,99 0,12 1,35 0,17 1,96 0,29 Thương nghiệp 8,19 8,63 9,56 0,44 5,34 0,93 10,78 1,37 Ăn uống 5,39 6,28 6,32 0,89 16,53 0,04 0,60 0,93 Vận tải 2,44 5,01 4,60 2,57 105,12 (0,41) (8,18) 2,16 Dịch vụ 3,79 3,40 3,05 (0,39) (10,22) (0,36) (10,47) (0,74) Tổng cộng 6,90 7,03 7,12 0,13 1,85 0,09 1,25 0,22 (Nguồn: đội kê khai-kế tóan thuế-tin học, trước bạ-thu khác) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 46 SVTH: Đặng Minh Hiển Qua công tác lập bộ thuế giá trị gia tăng – thu nhập doanh nghiệp của năm 2006 đến năm 2008, ta thấy, đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo ph ương pháp kê khai rất ít so với số hộ kinh doanh nộp thuế khoán chỉ chiếm khoảng 2% trong số hộ kinh doanh cá thể, mặc dù mức thuế bình quân của hộ kê khai cao hơn thuế bình quân của hộ khoán từ 2 đến 3 lần, nh ưng do tỷ trọng số hộ kê khai quá thấp nên số thuế lập bộ của hộ kê khai chỉ chiếm từ 2% đến 7% so với tổng số thuế lập bộ của hộ cá thể. Nguyên nhân các hộ kinh doanh có số thuế lớn th ường thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty… Những hộ kinh doanh nhỏ, lẻ hoặc những hộ lớn không đủ điều kiện th ành lập doanh nghiệp như các hộ kinh doanh mua bán vàng, thuốc tây… nộp thuế khoán ổn định thuế h àng tháng từ 6 tháng đến một năm, tuy số hộ nộp thuế khoán cao nhưng số lập bộ so với kế hoạch thu thì thấp hơn chỉ tiêu của các doanh nghiệp. Qua bảng 8a ta thấy số thuế lập bộ của năm sau luôn cao h ơn năm trước, cụ thể năm 2006 lập bộ 973 hộ với tổng số tiền t huế là 6.716 triệu đồng; năm 2007 lập bộ 1.009 hộ với tổng số tiền thuế l à 7.093 triệu đồng; tăng so với năm 2006 được 36 hộ với số tiền số tiền là 377 triệu đồng tương đương 5,61%. Năm 2008 lập bộ 1.098 hộ với tổng số tiền l à 7.815 triệu đồng, tăng so với năm 2007 được 89 hộ với số tiền tăng 722 triệu đồng t ương đương 10,18%. Tốc độ tăng về thuế năm 2008 so với năm 2006 là 16,36 %. Nhìn chung tuy tình hình lập bộ của các hộ cá thể trên địa bàn quận có tăng về số hộ và số thuế nhưng tốc độ tăng còn thấp so với tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế của toàn quận Bình Thuỷ (GDP hàng năm từ 14% đến 15% năm). Nguyên nhân số lập bộ năm 2007 của hộ kê khai giảm so với năm 2006 là 3 hộ với số thuế giảm 255 triệu đồng, c òn lại các hộ khoán đều tăng trong đó tăng nhiều nhất là ngành thương nghiệp tăng 250 triệu đồng so với năm 200 6, kế đến là ngành vận tải tăng 224 triệu đồng so với năm 200 6. Đối với ngành ăn uống tuy số hộ có giảm 10 hộ so năm 2006 nhưng thuế lập bộ tăng thêm 103 triệu đồng so với 2006. Qua bảng 8b ta thấy thuế bình quân của hộ cá thể tuy có tăng nhưng mức độ tăng còn thấp so với tình hình phát triển kinh tế của quận cụ thể nh ư sau: Năm 2006 thuế bình quân 6,9 triệu đồng/hộ/năm. Năm 2007 thuế bình quân 7,03 triệu đồng/hộ/năm tăng 0 ,13 triệu đồng/hộ/năm tương đương 1 ,85%. Năm 2008 thuế Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 47 SVTH: Đặng Minh Hiển bình quân 7,12 triệu đồng tăng 0,22 triệu đồng/hộ/năm so năm 2006, và tăng 0,09 triệu đồng/hộ/năm so năm 2007 tương đương 1,25%. Cụ thể do năm 2007 thuế bình quân của hộ kê khai giảm 9,59 triệu đồng/hộ/năm tương đương g iảm 45,46%, ngành dịch vụ thuế bình quân giảm 0,39 triệu đồng/hộ/năm tương đương 10,22%. Bên cạnh đó có một số ngành nghề có mức thuế bình quân tăng khá cao so với năm 2006 như ngành vận tải thuế bình quân tăng thêm 2,57 triệu đồng/hộ/năm tương đương 105,12 % so năm 2006, ngành ăn uống thuế bình quân tăng 0,89 triệu đồng/hộ/năm tương đương 16,53%. Điều này chứng tỏ loại hình kinh doanh theo phương pháp kê khai không phát tri ển, ngành phát triển mạnh nhất trong năm 2007 là ngành vận tải và ngành ăn uống, tuy nhiên do 2 ngành này chiếm tỷ trọng không lớn nên tăng nguồn thu không cao lắm. Năm 2008 thuế lập bộ bình quân của các ngành tăng không cao lắm, cao nhất là các hộ kê khai thuế bình quân tăng 5.65 triệu đồng/hộ/năm tương đương 49,13% so với năm 2007, kế tiếp là ngành thương nghiệp thuế bình quân tăng 0,93 triệu đồng tương đương 10,78% so với năm 2007. Các ngành còn lại tăng không cao lại có một số ngành giảm so với năm 2007 như ngành vận tải, ngành dịch vụ. Qua phân tích trên ta thấy các hộ kê khai, ngành vận tải có số lập bộ không ổn định tăng giảm đột xuất, còn lại các ngành khác tương đối ổn định Như vậy tốc độ tăng số thuế lập bộ h àng năm chưa cao hơn tốc độ tăng kế hoạch thu hàng năm do một số nguyên nhân sau: Các hộ lớn thường chuyển loại hình kinh doanh sang doanh nghiệp, số hộ nhỏ phát sinh không đủ bù đắp cho số hộ lớn ngưng nghỉ cụ thể tình hình lập bộ hàng năm tăng từ 6% đến 10% so với năm tr ước, nhưng thuế bình quân chỉ tăng chưa đến 2% so năm trước. Mặc dù số hộ nộp thuế của hộ kê khai giảm do có một số hộ giải thể để lên doanh nghiệp so với số hộ nộp thuế khoán lại tăng đều h àng năm. Tỷ lệ tăng thuế của ngành chưa đồng đều. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 48 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 9. BẢNG TỔNG KẾT LẬP BỘ THUẾ GTGT – TNDN QUA TỪNG NĂM THEO TỪNG ĐỊA BÀN Đơn vị tính: triệu đồng TỔNG THUẾ LẬP BỘ SO SÁNH Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch tăng (giảm) 2007/2006 Chênh lệch tăng (giảm) 2008/2007 Ngành nghề kinh doanh Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế Số hộ Số thuế An Thới 239 1.735 274 1.786 341 2.053 35 51 7 267 Bình Thuỷ 301 2.872 321 3.054 325 3.270 20 182 4 216 Trà Nóc 272 1.544 266 1.729 277 1.907 (6) 185 11 178 Thới An Đông 35 110 32 101 31 113 (3) (9) (1) 12 Long Hoà 53 187 45 158 48 173 (8) (29) 3 15 Long Tuyền 73 268 71 265 76 299 (2) (3) 5 34 Tổng cộng 973 6.716 1.009 7.093 1.098 7.815 36 377 89 722 ((Nguồn: đội kê khai-kế tóan thuế-tin học, trước bạ-thu khác) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 49 SVTH: Đặng Minh Hiển Qua bảng số 9 ta thấy công tác lập bộ thuế giá trị gia tăng – thu nhập doanh nghiệp hàng năm đều tăng, nhưng số thu và tỷ lệ tăng, giảm giữa các địa b àn khác nhau qua các năm: năm 200 6 số lập bộ có 973 hộ với 6.716 triệu đồng trong đó phường Bình Thuỷ có số hộ và số thu cao nhất là 2.872 triệu đồng/301hộ, chiếm tỉ trọng 42,76% so với số lập bộ hộ cá thể năm 2006, tiếp theo là phường An Thới có số thu 1.735 triệu đồng/239 hộ, chiếm tỉ trọng 25 ,83% so với số lập bộ hộ cá thể năm 2006. Kế tiếp là phường Trà Nóc có số thu là 1.544 triệu đồng/272 hộ, chiếm tỉ trọng 22 ,98% so với số lập bộ hộ cá thể năm 2006, còn lại các phường nhỏ chiếm tỷ trọng thấp. Năm 200 7 phường Bình Thuỷ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với số lập bộ 3.054 triệu đồng/321 hộ chiếm tỷ trọng 43 ,05% so với lập bộ hộ cá thể năm 2007, tuy nhiên trong năm 2007 số lập bộ của 3 phường nhỏ chẳng những không tăng mà còn giảm về số hộ lẫn số thuế lập bộ, ph ường Trà Nóc tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn phường Bình Thuỷ và phường An Thới nhưng số lập bộ năm 2007 tăng cao nhất 185 triệu đồng so với lập bộ năm 200 6. Năm 2008 phường An thới tuy số lập bộ không cao bằng phường Bình Thuỷ nhưng có số lập bộ tăng cao nhất 267 triệu đồng so với năm 200 7, phường Bình thuỷ tăng 216 triệu đồng, phường Trà Nóc tăng 178 triệu đồng, 3 phường nhỏ có tăng nhưng rất thấp. 4.2.2. Công tác lập bộ thuế đối với doanh nghiệp Đối với khối doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận quản lý thu thuế: - Đối với các công ty quá lớn do Cục thuế thành phố quản lý thuế - Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân có qui mô vừa và nhỏ do Chi cục quản lý. Do các công ty, doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và chỉ tập trung đội quản lý doanh nghiệp (nay đổi lại đội kiểm tra ) quản lý. Do đối tượng là doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, vì vậy các doanh nghiệp này áp dụng nộp thuế theo h ình thức tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm số liệu kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm số liệu kê khai của mình. Do đó việc quản lý bộ thuế không có lập bộ h àng tháng. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 50 SVTH: Đặng Minh Hiển 4.2.3. Kết qua thu thuế công thương nghiệp (NQD) qua 3 năm 2006 – 2008 tại Chi cục thuế quận B ình Thủy 4.2.3.1. Kết quả thu thuế CTN (NQD) theo từng sắc thuế (Ta xem bảng phân tích kết quả thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh trên bảng tổng hợp số 10) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 51 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 10. KẾT QUẢ THU THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP (NQD) THEO TỪNG SẮC THUẾ TỪ NĂM 2006 - 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng THỰC THU Chênh lệch số thu năm 2007 so 2006 Chênh lệch số thu năm 2008 so 2007 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 S T T TỪNG LOẠI THUẾ Số tiền Tỉ trọng % Đạt (%) Số tiền Tỉ trọng % Đạt (%) Số tiền Tỉ trọng % Đạt (%) Số thu Tỉ lệ % tăng giảm Số thu Tỉ lệ % tăng giảm 1 Thuế môn bài 926 3,88 128,61 995 3,77 121,34 1.165 4,45 122,63 69 7,45 170 17,09 2 Thuế GTGT 13.206 55,30 119,84 14.404 54,51 111,59 14.976 57,22 98,41 1.198 9,07 572 3,97 3 Thuế TNDN 9.646 40,39 105,42 10.909 41,28 98,26 9.926 37,92 78,58 1.263 13,09 (983) (9,01) 4 Thuế TTĐB 22 0,09 73,33 28 0,11 70,00 31 0,12 62,00 6 27,27 3 10,71 5 Thu CTN khác 81 0,34 101,25 88 0,33 67,69 75 0,29 50,00 7 8,64 (13) (14,77) Tổng Cộng 23.881 100 113,71 26.424 100 105,70 26.173 100 90,25 2.543 10,65 (251) (0,95) (Nguồn: đội nghiệp vụ - dự toán, tuyên truyền - hỗ trợ) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 52 SVTH: Đặng Minh Hiển Qua bảng số 10: ta nhận thấy thuế giá trị gia tăng có số thu cao nhất trong tổng nguồn thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm tỷ trọng từ 54% đến gần 57% trong tổng nguồn thu t huế công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy giá trị gia tăng chiếm một phần rất quan trọng và đáng kể đến việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn. Năm 2006 nguồn thu thuế giá trị gia tăng đã thu được 13.206 triệu đồng đạt 119 ,84% kế hoạch được giao, chiếm tỷ trọng 55,3% so với nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2007 thu thuế giá trị gia tăng được 14.404 triệu đồng đạt 111 ,59% kế hoạch được giao, chiếm tỷ trọng 54,51% so với nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2008 thu thuế giá trị gia tăng được 14.976 triệu đồng đạt 98,41 % kế hoạch được giao, chiếm tỷ trọng 57,22% so với nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh do nguồn thu thuế giá trị gia tăng có tỷ trọng lớn nhưng không đạt kế hoạch làm ảnh hưởng đến nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh cũng không đạt trong năm 2008. Nhìn chung, nguồn thu thuế giá trị gia tăng là nguồn thu chủ yếu của nguồn thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh trong đó đối với loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp sẽ góp phần rất lớn v ào việc hoàn thành kế hoạch thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục đồng thời góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của quận. Hơn nữa, thuế giá trị gia tăng có số thu tăng nhanh qua các năm l à do tình hình kinh tế xã hội của quận Bình Thuỷ không ngừng phát triển các hộ sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển về số hộ và số thu kết quả thuế giá trị gia tăng năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.198 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 9,07%. Năm 2008 thuế giá trị gia tăng tăng so với năm 2007 là 572 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 3,97%. Tốc độ tăng trưởng thuế giá trị gia tăng năm 2008 so với năm 2006 là 13,40%. Bên cạnh nguồn thu thuế giá trị gia tăng thì nguồn thu thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng không kém nguồn thu thuế giá trị gia tăng vì thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có tỷ trọng thu cao thứ hai trong tổng nguồn thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng từ 38% đến 41%, nó cũng góp phần không nhỏ đến việc ho àn thành thu ngân sách hàng năm, s ố Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 53 SVTH: Đặng Minh Hiển thu thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm tăng giảm không đều như: năm 2006 thuế thu nhập doanh nghiệp thu được 9.646 triệu đồng đạt 105 ,42% kế hoạch được giao, chiếm tỷ trọng 40,39% so với nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2007 thu thuế thu nhập doanh nghiệp được 10.909 triệu đồng đạt 98,26 % kế hoạch được giao, chiếm tỷ trọng 41 ,28% so với nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2008 thu thuế thu nhập doanh nghiệp được 9.926 triệu đồng đạt 78,58 % kế hoạch được giao, chiếm tỷ trọng 37 ,92 % so với nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh do nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp có tỷ trọng lớn nhưng không đạt kế hoạch làm ảnh hưởng đến nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh cũng không đạt trong năm 2008. Qua 3 năm thực hiện thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2006 đến năm 2008 thì có 2 năm không đạt so với kế hoạch được giao làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thu ngân sách của quận, kết quả thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 tuy không hoàn thành kế hoạch nhưng có tăng so với năm 2006 là triệu 1.263 đồng tương đương tỷ lệ tăng 13,09%. Năm 2008 thuế thu nhập doanh nghiệp giảm so với năm 2007 là 983 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm 9,01%. Tốc độ tăng trưởng thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 so với năm 2006 là 2,90%. Nếu so sánh số thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh qua từng năm ta thấy số thu thuế của từng năm tăng giảm không đều do nguồn thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng giảm nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh của quận vì nguồn thuế giá trị gia tăng - thu nhập doanh nghiệp chiếm tỷ trọng trên 95% nguồn công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Vì thế để hoàn thành kế hoạch thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh Chi cục cần có biện pháp kiểm tra tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhằm khai thác tốt nguồn thu có tỷ trọng cao n ày để hoàn thành kế hoạch thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đồng thời hoàn thành kế hoạch tổng nguồn thu ngân sách của quận. 4.2.3.2. Kết quả thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh theo từng địa bàn Do nguồn thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh của khối doanh nghiệp không phân bổ chỉ tiêu riêng cho từng địa bàn các phường mà để lại tập Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 54 SVTH: Đặng Minh Hiển trung cho ngân sách quận, cho nên Chi cục thuế quận Bình Thủy không có phân tách số thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh của khối doanh nghiệp ở từng địa bàn phường. Vì vậy để phân tích số thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh theo từng địa bàn phường chỉ có số thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với hộ kinh doanh cá thể. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 55 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 11. KẾT QUẢ THU THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP (NQD) THEO TỪNG ĐỊA BÀN NĂM 2006 - 2008 Đơn vị tính: triệu đồng THỰC THU Chênh lệch năm 2007 so năm 2006 Chênh lệch năm 2008 so năm 2007 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 STT TỪNG PHƯỜNG Số tiền Đạt (%) Số tiền Đạt (%) Số tiền Đạt (%) Số thu Tỉ lệ % tăng giảm Số thu Tỉ lệ % tăng giảm 1 An Thới 2.505 111,3 3.017 111.7 3.676 104,14 512 20,44 659 21,84 2 Bình Thuỷ 3.594 115,9 3.634 93,18 4.017 99,92 40 1,11 383 10,54 3 Trà Nóc 2.312 108 2.583 101,1 2.806 94,81 271 11,72 223 8,63 4 Thới An Đông 151 104,4 134 80,98 201 138,81 (17) -11,26 67 50,00 5 Long Hoà 295 101,6 265 83,87 284 99,06 (30) -10,17 19 7,17 6 Long Tuyền 345 103,1 407 111,7 459 99,68 62 17,97 52 12,78 TỔNG CỘNG 9.202 111,4 10.040 100,4 11.443 100,36 838 9,11 1.403 13,97 (Nguồn: đội nghiệp vụ - dự toán, tuyên truyền - hỗ trợ) Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 56 SVTH: Đặng Minh Hiển Nhìn vào bảng số 11, ta thấy số thu thuế CTN(NQD) đối với hộ cá thể có tỷ trọng thấp hơn doanh nghiệp, chỉ chiếm tỷ trọng từ 38% đến gần 44% so với tổng nguồn về thuế CTN(NQD). Với tỷ trọng tr ên tuy không bằng khối doanh nghiệp nhưng cũng góp phần to lớn vào kế hoạch thu thuế CTN(NQD) của đ ơn vị, vì số thu của các hộ các thể tương đối ổn định không tăng giảm đột biến nh ư khối doanh nghiệp. Ở đây ta phân tích số thực thu theo địa b àn đối với hộ kinh doanh cá thể là chính: Năm 2006 tổng thu thuế CTN(NQD) đối với hộ kinh doanh cá thể l à 9.202 triệu đồng đạt 111,40% kế hoạch đ ược giao chiếm tỷ trọng 38,53% tổng thu thuế CTN-NQD. Trong đó ta thấy có 6/6 phường đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Đơn vị đạt cao nhất là phường Bình Thuỷ thu được 3.594 triệu đồng, vượt kế hoạch 494 triệu đồng đạt 115,9 % kế hoạch đ ược giao, kế đến là phường An Thới thu được 2.505 triệu đồng vượt kế hoạch 255 triệu đồng đạt 111,3%, đây l à 2 phường có tỷ trọng lớn nhất trong địa b àn quận Bình Thuỷ đã góp phần vượt kế hoạch thuế CTN-NQD của hộ cá thể là 9,06%, phường Trà Nóc thu được 2.312 triệu đồng vượt kế hoạch 172 triệu đồng, đạt 108% kế hoạch đ ược giao đã góp phần vượt kế hoạch thu thuế CTN -NQD của hộ cá thể là 2,08%. Còn lại 3 phường nhỏ số thu chiếm tỷ trọng thấp nh ưng cũng hoàn thành kế hoạch được giao. Cụ thể: phường Thới An Đông thu được 151 triệu đồng, đạt 104,4% kế hoạch đuợc giao; phường Long Hoà thu được 295 triệu đồng, đạt 101,6% kế hoạch đuợc giao; phường Long Tuyền thu được 345 triệu đồng, đạt 103,1% kế hoạch được giao. Năm 2007 tổng thu thuế CTN(NQD) đối với hộ kinh doanh cá thể l à 10.040 triệu đồng đạt 100,40% kế hoạch đ ược giao chiếm tỷ trọng 38% tổng thu thuế CTN-NQD. Trong đó chỉ có 3/6 phường đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Đơn vị đạt cao nhất là phường An Thới thu được 3.017 triệu đồng, vượt kế hoạch 317 triệu đồng đạt 111,7 % kế hoạch được giao, góp phần vượt kế hoạch thu thuế CTN- NQD của hộ cá thể là 3,17%. Tuy phường Long Tuyền có tỷ lệ đạt 111,7% bằng phường An Thới, nhưng do phường Long Tuyền có tỷ trọng thấp n ên số vượt không đáng kể, cụ thể như sau: phường Long Tuyền thu được 407 triệu đồng vượt kế hoạch 42 triệu đồng chỉ l àm tăng thêm 0,42% so kế hoạch thu thuế CTN - NQD của hộ cá thể. Phường Trà Nóc thu được 2.583 triệu đồng chỉ vượt kế Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 57 SVTH: Đặng Minh Hiển hoạch 29 triệu đồng đạt 101,1%. Ph ường Bình Thuỷ có tỷ trọng lớn nhất trong địa bàn quận Bình Thuỷ nhưng chỉ thu được 3634 triệu đồng, đạt 93 ,18% kế hoạch, tăng 40 triệu đồng so với năm 2006 t ương đương 1,11%, nếu so với kế hoạch thu 2006 thì phường Bình Thuỷ hụt (266) triệu đồng làm giảm (2,66%) kế hoạch thu thuế CTN-NQD của hộ cá thể. Còn lại 2 phường nhỏ số thu thấp nhưng vẫn không hoàn thành kế hoạch được giao, và điều quan trọng là số thu năm 2007 thấp hơn so với số thu năm 2006. Cụ thể: ph ường Thới An Đông thu được 134 triệu đồng, đạt 80,98% kế hoạch đuợc giao, giảm 17 triệu so với năm 2006 tương đương giảm 11,26%. Phường Long Hoà thu được 265 triệu đồng, đạt 83,87% kế hoạch đuợc giao, giảm 30 triệu đồng so với năm 2006 t ương đương giảm (10,17%). Nhìn chung tuy năm 2007 chỉ có 3/6 hoàn thành vượt kế hoạch nhưng cũng tăng 838 triệu đồng so với năm 2006 t ương đương 9,11% so với năm 2006. Trong đó phường An Thới tăng 512 triệu đồng so với năm 2006 t ương đương 20,44% so với năm 2006, phường Trà Nóc tăng 271 triệu đồng tương đương 11,72% so với năm 2006. Năm 2008 tổng thu thuế CTN(NQD) đối với hộ kinh doanh cá thể l à 11.443 triệu đồng đạt 100,36% kế hoạch được giao chiếm tỷ trọng 43,72% tổng thu thuế CTN-NQD. Trong đó chỉ có 2/6 phường đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Đó là phường An Thới thu được 3.676 triệu đồng, tăng 659 triệu đồng t ương đương 21,84% so với năm 2007, vượt kế hoạch 146 triệu đồng đạt 104,14 % so kế hoạch được giao. Phường Thới An Đông thu được 201 triệu đồng, là phường có tỷ lệ đạt cao nhất là 138,81%, nhưng do số thu của phường Thới An Đông chiếm tỷ trọng thấp nên số thu chỉ vượt 56 triệu đồng so với kế hoạch thu thuế CTN của phường, nguyên nhân trong năm phát sinh n ợ truy thu của hộ bà Mai Thị Chanh 52 triệu đồng nên số thu của phường tăng đột biến trong năm 2008. C òn lại 4 phường tuy không đạt kế hoạch tr ên giao nhưng số thu đều cao hơn năm trước cụ thể: phường Bình Thuỷ thu được 4.017 triệu đồng, đạt 99,92% kế hoạch đ ược giao, so với năm 2007 tăng 383 triệu đồng t ương đương 10,54%. Phường Trà Nóc thu được 2.806 triệu đồng đạt 94,81%, so với năm 2007 tăng 223 triệu đồng tương đương 8,63%. Phường Long Hoà thu được 284 triệu đồng, đạt 99,06 % kế hoạch đuợc giao, so với năm 2007 tăng 19 triệu đồng t ương đương 7,17%. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 58 SVTH: Đặng Minh Hiển Phường Long Tuyền thu được 459 triệu đồng, đạt 99,68 % kế hoạch đuợc giao, so với năm 2006 tăng 52 triệu đồng t ương đương 12,78% Về tổng thể thu thuế CTN(NQD) đối với hộ cá thể ta nhận thấy số thu năm sau luôn cao hơn năm trước, có sự tăng trưởng qua từng năm về số thu thuế CTN(NQD). Cụ thể mức tăng trưởng về thuế của năm 2007 tăng so với năm 2006 số tiền là 838 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 9,11% và năm 2008 so với năm 2007 số tiền 1.403 triệu đồng, tỷ lệ tăng l à 13,97%. Công tác quản lý thu thuế tăng qua từng năm ta thấy tại đơn vị Chi cục Thuế quận B ình Thủy đã quản lý khai thác tốt nguồn thu hiện có trên địa bàn, cũng như nuôi dưỡng, bồi dưỡng để khai thác từng nguồn thu của mình nhằm hoàn thành kế hoạch được giao như: Hàng năm Chi cục Thuế quận Bình Thuỷ căn cứ vào kế hoạch của cấp trên giao cho đơn vị, đã phân bổ xác lập chỉ tiêu kế hoạch giao cho từng đơn vị phường dựa vào số thực thu hiện có và dự kiến số tăng thêm trong năm để giao kế hoạch đúng theo nguồn thu của từng ph ường. Các phường căn cứ vào số thu được giao hàng năm, ủy ban nhân dân các phường chỉ đạo chặt chẽ cho đội thuế, uỷ nhiệm thu lập danh sách các đối t ượng nộp thuế trên địa bàn hiện đang thực tế có kinh doanh để đưa vào bộ thuế quản lý thu thuế theo luật định, từ đó cân đối số thu thuế tr ên địa bàn nhằm điều chỉnh doanh số, mức thuế cho phù hợp với từng hộ kinh doanh tránh đ ược sự so bì khiếu nại của người dân về mức thuế. Do đó số thuế lập bộ h àng năm của hộ kinh doanh cá thể chiếm từ 68% đến 73% so với số thuế thu đ ược của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, khai thác các nguồn thu như: hộ kinh doanh vãng lai lưu động, hộ kinh doanh thời vụ, hộ san lắp mặt bằng, hộ cho thu ê mặt bằng, cho thuê trọ, dịch vụ khám chữa bệnh, dạy thêm học thêm, hộ thầu xây dựng nhà ở tư nhân, hộ kinh doanh nhỏ mới ra kinh doanh ch ưa đưa vào bộ thuế kịp do điều kiện khách quan,… Tóm lại: nguồn thu từ thuế CTN(NQD) tr ên địa bàn quận Bình Thủy liên tục tăng trưởng cao là do: - Một số hộ kinh doanh cá thể mở rộng quy mô chuyển từ loại hộ kinh doanh cá thể lên loại hình doanh nghiệp tư nhân, làm cho số thuế đóng góp cho ngân sách tăng lên đáng kể. Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận B ình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 59 SVTH: Đặng Minh Hiển - Điều kiện địa bàn thuận lợi thu hút các ngành nghề, thu hút đầu tư tự do, địa bàn quận Bình Thủy cận trung tâm thành phố Cần thơ có khu công nghiệp nên phát sinh nhiều công ty doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn quận đồng thời kéo theo các dịch vụ cho thuê trọ, kinh doanh ăn uống và các ngành nghề khác thuộc hộ cá thể cũng phát triển theo. B ên cạnh đó Chi cục thuế còn biết tranh thủ sự lãnh đạo của Cục thuế thành phố Cần Thơ, sự quan tâm lãnh đạo về mặt Nhà nước của Quận ủy – ủy ban nhân dân quận B ình Thuỷ và sự nỗ lực của cán bộ, công chức ngành thuế đã quản lý tốt nguồn thu trên địa bàn để góp phần hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho quận. 4.2.3.3. Kết quả thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh theo thành phần kinh tế Quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy GVHD: Nguyễn Thị Lương 60 SVTH: Đặng Minh Hiển Bảng 12. KẾT QUẢ THU THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính: Triệu đồng THỰC THU Chênh lệch số thu năm 2007 so 2006 Chênh lệch số thu năm 2008 so 2007 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008THÀNH PHẦN KINH TẾ Số tiền Đạt (%) Tỉ trọng % Số tiền Đạt (%) Tỉ trọng % Số tiền Đạt (%) Tỉ trọng % Số thu Tỉ lệ % tăng giảm Số thu Tỉ lệ % tăng giảm Công ty TNHH 5.871 115,2 24,6 6.554 109,2 24,8 5.892 83,7 22,5 683 11,6 (662) -10,1 DNTN 5.138 115,2 21,5 5.734 109,2 21,7 5.156 83,7 19,7 596 11,6 (578) -10,1 Công ty CP 2.202 115,2 9,2 2.458 109,2 9,3 2.209 83,7 8,5 256 11,6 (249) -10,1 Hợp tác xã 1.468 115,2 6,2 1.638 109,2 6,2 1.473 83,7 5,6 170 11,6 (165) -10,1 Hộ kinh doanh cá thể 9.202 111,4 38,5 10.040 100,4 38 11.443 100,36 43,7 838 9,11 1.403 13,97 Tổng cộng 23.881 113,7 100 26.424 105,7 100 26.173 90,25 100 2.543 10,65 (251) (0,95) (Ngu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuan ly thu thue ngoai quoc doanh tai Chi cuc Thue Binh Thuy.pdf
Tài liệu liên quan