Đề tài Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010

Tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010: PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Nằm tận cùng của dải đất miền Trung nhiều nắng gió, tiếp giáp với Vũng Tàu - Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động, bên cạnh Lâm Đồng sương mù thơ mộng; biển trời Bình Thuận thật hiền hòa, êm ả và quyến rũ lòng du khách. Với 192 km bờ biển, hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên, những đồi cát, những hòn đảo thơ giữa biển, những con thác, con suối..., thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận một tiềm năng du lịch thật tuyệt vời. Nếu như đất Bình Thuận ngày xưa chỉ được biết đến với sự khô hanh, toàn nắng và cát, thì ngày nay miền đất ấy đã thay đổi hoàn toàn. Nếu những du khách đã từng đặt chân tới Bình Thuận nhận xét về nơi đây, họ sẽ bảo rằng: “Mảnh đất và con người Bình Thuận thật hiền hòa như chính tên gọi của nó”. Sức sống mãnh liệt của đất và người Bình Thuận đang trỗi dậy, để biến nơi đây thực sự là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Có thể thấy rõ ràng rằng du lịch chính là lợi thế phát triển của Bình Thuận. Khi mà tiềm lực kinh tế của tỉ...

doc88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 - 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Nằm tận cùng của dải đất miền Trung nhiều nắng gió, tiếp giáp với Vũng Tàu - Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động, bên cạnh Lâm Đồng sương mù thơ mộng; biển trời Bình Thuận thật hiền hòa, êm ả và quyến rũ lòng du khách. Với 192 km bờ biển, hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên, những đồi cát, những hòn đảo thơ giữa biển, những con thác, con suối..., thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận một tiềm năng du lịch thật tuyệt vời. Nếu như đất Bình Thuận ngày xưa chỉ được biết đến với sự khô hanh, toàn nắng và cát, thì ngày nay miền đất ấy đã thay đổi hoàn toàn. Nếu những du khách đã từng đặt chân tới Bình Thuận nhận xét về nơi đây, họ sẽ bảo rằng: “Mảnh đất và con người Bình Thuận thật hiền hòa như chính tên gọi của nó”. Sức sống mãnh liệt của đất và người Bình Thuận đang trỗi dậy, để biến nơi đây thực sự là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Có thể thấy rõ ràng rằng du lịch chính là lợi thế phát triển của Bình Thuận. Khi mà tiềm lực kinh tế của tỉnh còn nhiều yếu kém, thì việc phát triển du lịch dựa vào tiềm năng tự nhiên trời phú là một hướng đi đầy triển vọng cho nền kinh tế của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng ấy, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã quyết định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, và hơn thế nữa, sự phát triển của ngành dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp - xây dựng... Mục tiêu là vậy, nhưng để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực phấn đấu. Không chỉ là sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, mà còn nhờ đến sự chung tay góp sức của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vốn là một tỉnh nghèo, nội lực chưa đủ mạnh, Bình Thuận vẫn rất cần đến các nhà đầu tư bên ngoài để tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển. Từ khi có chính sách mở cửa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện giao lưu quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư. Từ đó đến nay, hoạt động đối ngoại của ta không ngừng phát triển mạnh mẽ, và theo đó là sự xuất hiện với vị thế ngày càng được khẳng định của lĩnh vực đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta “một thành phần mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong những năm gần đây: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Việc nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp tối ưu để phát triển nền kinh tế này một cách có hiệu quả đang là mối quan tâm của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng, cốt để làm sao khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh cho từng vùng. Cũng giống nhiều tỉnh thành khác, Bình Thuận hiện nay cũng phải ra sức thu hút đầu tư nước ngoài, mà quan trọng hơn cả là đầu tư cho du lịch, nhằm phát triển một ngành công nghiệp xanh theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà tỉnh đã đề ra. Hiện nay, trên cả nước có hơn 100 Resort thì Bình Thuận đã có tới 79 Resort, trở thành nơi có nhiều Resort nhất Việt Nam. Tuy nhiên tất cả các cơ sở lưu trú của tỉnh chưa phải là tốt nhất, chưa có nhiều Hotel và Resort cỡ lớn, đạt tiêu chuẩn cao cấp; mà điều đó hầu như chỉ có thể được đáp ứng bởi các nhà đầu tư nước ngoài với quy mô vốn lớn và trình độ quản lý du lịch cao. Bên cạnh đó, mặc dù đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 90, nhưng cho đến nay, số lượng dự án đầu tư nước ngoài về du lịch ở Bình Thuận vẫn còn khá ít ỏi. Tại sao lại như vậy? Và giải pháp nào cho vấn đề này? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận. Và cũng từ những yêu cầu cấp bách đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010” để nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp cử nhân Hành chính hệ chính quy. Nội dung luận văn sẽ tìm hiểu xem tại sao nhà đầu tư lại lựa chọn Bình Thuận để đầu tư du lịch; doanh nghiệp FDI sẽ cần gì ở địa phương khi quyết định đầu tư một dự án, và Bình Thuận hiện đã đáp ứng được tới đâu các nhu cầu đó của nhà đầu tư. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển du lịch - một ngành công nghiệp xanh cho tỉnh Bình Thuận. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Mục đích của luận văn là nhằm nêu lên toàn diện thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận từ năm 1988 đến nay, đánh giá những đóng góp của nó trong nền kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Luận văn cũng hệ thống lại các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương về vấn đề này, nêu lên các nhân tố tác động, những cơ hội, thách thức trong thời gian tới; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực đồng bộ trong quản lý Nhà nước, góp phần đề xuất, gợi ý cho địa phương đẩy mạnh được thu hút đầu tư nước ngoài trong việc phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà. Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: Nêu các khái niệm, đặc đểm của đầu tư nước ngoài và của ngành du lịch. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quy mô dòng vốn đổ vào địa phương, thực trạng và xu hướng của dòng vốn FDI trong bối cảnh hiện nay Nghiên cứu thực trạng đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Phân tích hệ thống chính sách của Trung ương và địa phương trong lĩnh vực này. Phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề ra những giải pháp Quản lý nhà nước nhằm tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn, thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch của địa phương, đồng thời tạo được sự chặt chẽ trong quản lý dự án, tiến tới một đô thị du lịch bền vững. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đầu tư nước ngoài gồm có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, tại Bình Thuận nói riêng và nhiều tỉnh thành khác nói chung, hiện nay vốn đầu tư gián tiếp (mà chủ yếu là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), và vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ) hầu như chỉ đầu tư vào phát triển các lĩnh vực mang tính chất xã hội, cộng đồng, như: trường học, bệnh viện, đường giao thông nông thôn, điện nước sinh hoạt nông thôn..., chứ không đầu tư vào phát triển kinh tế du lịch. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu dưới góc độ quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (gọi tắt là FDI) trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của Đảng ta về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, lịch sử, so sánh, tổng hợp, để từ đó đề ra giải pháp thực tiễn. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI LĨNH VỰC DU LỊCH 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH: Khái niệm, các hình thức và vai trò của đầu tư nước ngoài: Khái niệm, đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khái niệm: Trong cuộc sống, đầu tư là một hoạt động rất phong phú, đa dạng, do đó cũng có khá nhiều cách hiểu về khái niệm này. Xét theo nghĩa gốc, «đầu tư» (Investment) là chỉ sự chi phí, hi sinh các nguồn lực ở hiện tại (thời gian, sức lực, tiền bạc...) vào hoạt động nào đó của con người nhằm thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai. (Trích Tài liệu tham khảo số [23]) Người Pháp có sự phân biệt rõ ràng giữa 2 khái niệm «Đầu tư» (investissement) và «dùng tiền sinh lãi» (Placement). Placement tức là dùng tiền để mua thứ gì đó cho thuê chẳng hạn, vậy nó sinh lời cho người đó nhưng thực ra tổng đầu tư xã hội không tăng. Còn investissement là xây nhà máy, xây dựng cơ sở vật chất, trồng cây nông lâm nghiệp...,hoạt động này làm tăng tổng đầu tư xã hội. [16] Người Mỹ lại không phân biệt những khái niệm này. Họ gọi chung đầu tư và dùng tiền sinh lãi là «investment». [16] Theo Luật đầu tư năm 2005, Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Pháp luật. [2] Như vậy, để phân biệt một hoạt động có phải là đầu tư hay không, ta có thể dựa vào 2 đặc trưng sau của đầu tư : Tính sinh lãi: mục đích của việc đầu tư là sinh lãi. Chẳng hạn nếu như ta bỏ tiền ra chỉ để mua một thứ hàng hóa cho tiêu dùng thì không gọi là đầu tư vì nó không vì mục đích sinh lãi. Tính rủi ro: Mục đích của đầu tư là sinh lãi, nhưng không phải hoạt động đầu tư nào trên thực tế cũng có lãi, mà có khi bị lỗ. Đó là do thuộc tính thứ hai này của đầu tư. Rủi ro cao hay thấp tuỳ thuộc vào loại hình đầu tư, nhưng đầu tư thì luôn đi liền với rủi ro. Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt một hoặc một số mục tiêu cụ thể được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực nhất định. Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất, hoạt động có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ dùng cho đầu tư trực tiếp). Để thực hiện dự án đầu tư, chủ thể thực hiện gọi là chủ đầu tư. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. Đầu tư gồm có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta chỉ đề cập đến hình thức «đầu tư trực tiếp». Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. [1] Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam) đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và trực tiếp điều hành quá trình sản xuất kinh doanh đó. Về bản chất, đầu tư nước ngoài là một hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn xuất khẩu hàng hóa. [23] Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực chất là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức là vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý... nhằm tối đa hóa lợi ích của mình. Nguyên nhân cơ bản của sự di chuyển vốn đầu tư dưới hình thức này là do có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận xuất phát từ lợi thế so sánh khác nhau giữa các quốc gia. Xu thế tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính ngày càng tăng trên thế giới hiện nay chính là điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển vốn đầu tư trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài biểu hiện sự gặp nhau giữa cung và cầu, đó là giữa lợi ích của nhà đầu tư và nhu cầu của nước tiếp nhận đầu tư. Khi việc đầu tư ở trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận, các nhà đầu tư có sự chuyển hướng đưa vốn đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng được chi phí sản xuất rẻ hơn. Còn đối với nước nhận đầu tư, FDI sẽ là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đổi mới công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế... Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu tuỳ theo quy định trong luật đầu tư của nước chủ nhà. Chẳng hạn như ở Việt Nam, luật Đầu tư nước ngoài quy định số vốn góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án. Quyền quản lý công ty phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nếu đóng góp 100% vốn thì công ty hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành. Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lời và lỗ được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế lợi tức cho Nhà nước. Tại các nước đang phát triển, FDI khác với các nguồn vốn đầu tư khác ở chỗ: FDI có khuynh hướng bổ sung vào đầu tư tư nhân và khu vực mậu dịch và làm gia tăng đầu tư trong khu vực tư nhân. Trong khi đó viện trợ hoặc các khoản vay từ ngân hàng nước ngoài có khuynh hướng bổ sung vào khu vực công và sản xuất hàng hoá phi mậu dịch. Mà thực tế cho thấy, tác động của đầu tư tư nhân lên tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với đầu tư của chính phủ, do đó, FDI chứng tỏ tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế hơn là bất cứ luồng vốn nước ngoài nào khác. So với các hình thức đầu tư khác như nguồn hỗ trợ chính thức ODA, viện trợ phi chính phủ NGOs... , FDI có một số mặt tích cực như sau: FDI không để lại gánh nặng nợ cho các nước nhận đầu tư như các hình thức vay, viện trợ ODA.... Đầu tư FDI khá bền vững vì nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn như đầu tư gián tiếp. Nếu nước sở tại có bất ổn, khủng hoảng thì dù cho nhà đầu tư có muốn rút vốn cũng không thể rút được ngay vì vốn của họ nằm trực tiếp trên nhà xưởng, thiết bị của nước nhận đầu tư. Nước tiếp nhận đầu tư không chỉ cò thể bổ sung nguồn vốn như các hình thức viện trợ khác mà còn tiếp nhận cả khoa học công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến... từ phía nhà đầu tư. FDI thích hợp cho mọi trình độ phát triển của đất nước, từ nước đang phát triển đến nước phát triển đều cần FDI. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta hiện nay: Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều hình thức đầu tư. Theo cách phân chia của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, có 3 hình thức đầu tư sau : Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. [2] Cùng với chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam cũng như xu thế hội nhập của quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu tư ở Việt Nam, các hình thức đầu tư cũng ngày càng đa dạng hơn. Theo Luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm các hình thức đầu tư như sau : 1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. 2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. 4. Đầu tư phát triển kinh doanh. 5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. 7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. [1] è Các hình thức đầu tư trên có thể gom lại thành 4 nhóm chính như sau: Nhóm 1: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế có thể gồm 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức kinh tề có thể là: a) Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật; c) Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi; d) Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Nhóm 2: Đầu tư theo hợp đồng Có nhiều hình thức đầu tư theo hợp đồng, trong đó điển hình có các hình thức: BCC, BOT, BTO, BT. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC: Hợp đồng BCC là tên gọi tắt của Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. [1] Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT: Hợp đồng BOT là tên gọi tắt của Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (Building – Operating – Transfering) Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. [1] Hình thức đầu tư theo hợp đồng BTO: Hợp đồng BTO là tên gọi tắt của Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh (Building – Transfering – Operating) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. [1] Hình thức đầu tư theo hợp đồng BT: Hợp đồng BT là tên gọi tắt của Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building – Transfering). Hợp đồng xây dựng - chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. [1] Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT. Nhóm 3: Đầu tư phát triển kinh doanh Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây: 1. Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; 2. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. Nhóm 4: Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại Hình thức này bao gồm cả việc mua cổ phần, góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư hoặc đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề và điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Pháp luật. 1.1.1.2. Vai trò của FDI đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong công cuộc CNH – HĐH: Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đến nay, tư duy lý luận của Đảng ta đã được đổi mới và có những tiến bộ đáng kể. Vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tuởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đưa ra những đường lối chính sách đúng đắn có được những thành công to lớn, tạo nên thế và lực cho đất nước. Với những chủ trương ấy, Đảng ta không những đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, mà còn nâng cao uy tín trên trường quốc tế; từ đó mà các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày một tăng lên, phát triển rộng khắp trong cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần vào việc huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, FDI cũng đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn cho phát triển. Có thể thấy rõ điều này qua bảng sau: 1995 2000 2002 Cả nước 100,0 1000,0 1000,0 - Kinh tế Nhà nước 40,2 39,0 38,3 - Dân doanh 53,5 47,8 47,8 - FDI 6,3 13,2 13,9 (Nguồn: Cục Thống kê: Niên giám thống kê 2002 – NXB Thống kê 2003 [23]) Có thể nói trong thời gian qua, FDI đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế nước ta, khai thác hiệu quả các tiềm năng phát triển của đất nước, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa vì lợi ích chung, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Chỉ tính riêng trong 5 năm (2001 – 2005) tổng vốn FDI đăng ký đạt 18,1 tỷ USD, và thực hiện được 13,6 tỷ, chiếm gần 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giá trị xuất khẩu không kể dầu khí đạt 34,2 tỷ USD , chiếm trên 31% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 3,4 tỷ USD. [18] Quá trình phát triển kinh tế cũng đồng thời là quá trình tích tụ và tăng trưởng các nguồn lực như vốn, kỹ năng lao động, công nghệ. Các nước nghèo như nước ta thường bị vướng vào một vòng lẩn quẩn: thu nhập thấp do đó tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư, vốn đầu tư thấp dẫn đến không phát triển được sản xuất kinh doanh, không nâng cao được thu nhập của người lao động, thu nhập thấp lại dẫn đến tích lũy thấp... Do đó, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp sẽ là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng cho các nước nghèo trong quá trình phát triển kinh tế. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì đầu tư nước ngoài là một nguồn vốn rất quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Mặc dù tài nguyên thiên nhiên của chúng ta dồi dào, nguồn nhân lực lớn, nhưng do tốc độ phát triển kinh tế chậm chạp, tỷ lệ gia tăng dân số lại nhanh; do đó, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn để đầu tư sản xuất và tự biến mình thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước khác. Để đánh thức các tiềm năng, lợi thế của đất nước nhằm phát triển kinh tế quốc gia, chúng ta rất cần vốn đầu tư. Do vậy, ngoài nguồn vốn hạn hẹp trong nước, cần phải tăng cường thu hút nguồn đầu tư dồi dào ở nước ngoài. Trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hiện nay, đầu tư nước ngoài có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế - xã hội, cụ thể là: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp giải quyết về lao động.Trong 5 năm qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã thu hút được khoảng 86 vạn lao động trực tiếp.. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao khả năng quản lý kinh doanh. Do được tiếp xúc với trình độ quản lý kinh doanh tiên tiến của các nước, công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia đã giúp các nhà quản lý kinh doanh trong nước nâng cao trình độ quản lý kinh doanh của mình, từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài đẩy nhanh tiến trình cải tiến máy móc, công nghệ. Thông qua đầu tư nước ngoài, các nước nhận đầu tư đã có dịp tiếp cận với máy móc, công nghệ hiện đại, giúp rút ngắn khoảng cách về khoa học kỹ thuật với các nước tiên tiến. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cải thiện cơ sở hạ tầng. Ngoài việc các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nước chủ nhà cũng tích cực cải thiện cơ sở hạ tầng của mình để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng tài sản cho quốc gia thông qua thu nhập của người lao động, thuế thu được... làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo sự cạnh tranh cho các thành phần kinh tế cùng phấn đấu. Thực tế cho thấy, khả năng huy động FDI cho phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay còn rất lớn. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, dự kiến trong thời gian tới sẽ phải huy động hơn nữa FDI, để tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội. Có thể thấy mức độ tăng tỷ trọng đó trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 như sau: Đơn vị: Nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành) Ước thực hiện 2000-2005 Kế hoạch 2006 - 2010 Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 1191,2 100 2675 100 Vốn thuộc khu vực Nhà nước 619,4 52 1203 45 Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 345,3 29 911 34,1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 193,5 16,2 460,5 17,2 Nguồn vốn khác 33,0 2,8 100,5 3,7 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) [18] Khái niệm, các hình thức và vai trò của ngành du lịch: 1.1.2.1. Khái niệm: Tại Pháp, người ta gọi du lịch là “Le tourisme”. Chữ này có nguồn gốc từ danh từ “le tour” tức là đi một vòng. “Le Tour” có nghĩa đen là sự lữ hành được kết thúc bằng việc quay về điểm xuất phát ban đầu. Yếu tố căn bản của du lịch là sự ra đi hay lữ hành. Tuy nhiên trong du lịch loại trừ những trường hợp du canh du cư, tức là phải có định cư mới có du lịch. Nói cách khác, du lịch chỉ được tính đối với người có nơi cư trú định cư thường xuyên ở một nơ nào đó của một quốc gia. Sau chuyến lữ hành, du khách lại trở về nơi sống thường xuyên của mình. [27] Trước đây, người ta cho rằng thời gian ra đi của một du khách không được ít hơn 24 giờ và không nhiều quá 3 tháng. Nhưng ngày nay, người ta cho rằng thời gian ra đi có thể ít hôn 24 giờ, nhưng đòi hỏi du khách phải nghỉ đêm ở khách sạn hoặc mua các loại dịch vụ du lịch ở nơi đến. Du khách cũng có thể đi du lịch với thời gian dài hơn 3 tháng, 6 tháng hoặc hơn nữa, nhưng đòi hỏi đến lúc nào đó du khách phải trở về nơi thường xuyên sống của mình. [27] Trước đây, người ta không công nhận sự làm việc của du khách ở nơi đến để nhận thu nhập. Người ta cho rằng du lịch chỉ thuần tuý là sự nghỉ ngơi hoặc dưỡng bệnh, thăm hỏi... Ngày nay người ta cho phép du khách có thể kết hợp công việc (hội họp, tìm hiểu thị trường, tiếp xúc, giao dịch, thể thao, tôn giáo...) trong chuyến đi du lịch của mình.[27] Theo Luật Du lịch 2005, “Du lịch” là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. [3] Liên quan đến khái niệm du lịch còn có một số khái niệm sau: “Khách du lịch” là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. [3] “Hoạt động du lịch” là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. [3] “Đô thị du lịch” là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị. [3] “Sản phẩm du lịch” là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. [3] Tùy theo mục đích của chuyến đi mà người ta chia ra làm nhiều loại du lịch khác nhau như: Du lịch để giải trí, dưỡng bệnh, hồi phục sức khoẻ. Du lịch sinh thái, tìm hiểu môi trường thiên nhiên khác lạ, giao lưu với các nền văn hóa, dân tộc khác nhau. Du lịch vì mục đích nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán... Du lịch kết hợp với thăm hỏi, đoàn tụ, lễ tết, nghỉ ngơi... Du lịch kết hợp với thể thao, hội hè, tôn giáo. Du lịch kết hợp với hội thảo, ngoại giao, văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu thị trường, triển lãm, buôn bán, giao dịch, hội chợ... Du lịch vì nhu cầu nếp sống hưởng thụ với chất lượng cao của tầng lớp thượng lưu như chơi gofl, sống trên tàu du lịch... Các hình thức du lịch ở nước ta và ở tỉnh Bình Thuận hiện nay: Các hình thức du lịch ở nước ta hiện nay khá đa dạng, phong phú. Tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng mà có lợi thế phát triển cho một số những loại hình du lịch khác nhau. Nhìn chung những hình thức du lịch phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là: Hình thức du lịch nghỉ dưỡng: Đây là một trong những hình thức du lịch phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Du lịch nghỉ dưỡng là hình thức du lịch gắn với các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn của khách du lịch, thường là ở các khách sạn nhà hàng, ở các resort, khu du lịch nghỉ dưỡng... Hình thức du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triền bền vững. Du lịch sinh thái thông thường gồm hai loại hình là du lịch sinh thái rừng và du lịch sinh thái biển. Du lịch dã ngoại: Du lịch dã ngoại là hình thức du lịch gắn với những hoạt động vui chơi sinh hoạt tập thể, cắm trại, gắn với thiên nhiên. Du lịch Spa: Đây là một hình thức du lịch khá mới mẻ. Du lịch Spa là du lịch gắn với phục hồi sức khỏe, chữa bệnh, làm đẹp. Du lịch Văn hóa, tín ngưỡng: Du lịch Văn hóa, tín ngưỡng là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Du lịch Mice: Du lịch Mice là một hình thức Du lịch - Hội thảo, tức là hoạt động du lịch được lồng ghép vào các chuyến đi hội thảo của du khách. Đây cũng là một hính thức du lịch mới mẻ và đang được nghiên cứu phát triển. Du lịch làng nghề: Tại Việt Nam có rất nhiều những làng nghề truyền thống, đó là một thuận lợi để phát triển du lịch làng nghề, tức là hình thức du lịch gắn với việc tham quan mua sắm tại các làng nghề truyền thống. Do lịch sử phát triển du lịch còn khá mới mẻ, tại Bình Thuận hiện nay hầu như chỉ mới phát triển vài loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, còn các hình thức du lịch khác còn rất ít ỏi. Thực tế, Bình Thuận có tiềm năng để phát triển tất cả các loại hình du lịch. Thiên nhiên phong phú với cả cảnh rừng và cảnh biển có thể phát triển du lịch sinh thái và du lịch dã ngoại. Với một số lượng Resort thuộc loại nhiều nhất nước, Bình Thuận là một điểm dừng lý tưởng cho du lịch nghỉ dưỡng. Các nguồn nước khoáng thiên nhiên, suối nước nóng... là điều kiện để phát triển du lịch Spa. Bính Thận cũng là một tỉnh rất đông người Chăm sinh sống, nhiều tôn giáo phát triển và nhiều loại hình văn hóa, lễ hội đặc sắc, do đó dễ dàng thu hút khách du lịch vào hình thức du lịch văn hóa, tín ngưỡng. Ở đây cũng có rất nhiều những làng nghề truyền thống như nghề cá, nghề làm nước mắm... có thể phát triển du lịch làng nghề. Đặc biệt ở Bình Thuận, các khu vực đô thị thường hay tổ chức hội họp lại nằm kề với những nơi có nhiều phong cảnh đẹp (như Phan Thiết, ...), vì vậy loại hình du lịch Mice rất có tiềm năng phát triển. [17] Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội: Du lịch là một ngành quan trọng trong khối ngành dịch vụ - một khối ngành chiến tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế hiện đại. Để tiến lên Công nghệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nước ta là phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong đó giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Muốn vậy, chúng ta phải ra sức phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn. Nước ta là một nước có tiềm năng lớn về du lịch với rất nhiều những cảnh quan đẹp, một nền văn hóa lâu đời và vật giá khá rẻ, là những yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch. Vì vậy chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ta đã xác định coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển trên nhiều lĩnh vực khác, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Sự mua hàng hóa trực tiếp của du khách đã tạo ra khả năng xuất khẩu tại chỗ, kích thách các ngành sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng truyền thống và hàng thủ công mỹ nghệ (như dệt thổ cẩm, thêu, đan lát, gốm sứ, tranh ảnh...) Du lịch giúp tạo ra các lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, các vườn quốc gia, công viên du lịch..., đẩy mạnh việc bảo vệ môi sinh, môi trường. Du lịch là cơ sở giúp bảo tồn các nền văn hóa dân tộc truyền thống, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, phục hồi và bảo vệ các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hóa. Du lịch giúp giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động, kể cả những lao động trực tiếp làm trong ngành du lịch lẫn lao động làm trong các ngành nghề khác chẳng hạn như buôn bán hàng hóa cho du khách. Du lịch là chất xúc tác cho sự phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế khác. Ngành du lịch của nước ta trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhanh và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thu hút cả khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 1990, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ có 250.000 lượt, khách du lịch nội địa 1 triệu lượt. Năm 1998 đã có trên 3.000 khách sạn với trên 50 nghìn buồng, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm đến 10%. Sau năm 2000 ngành du lịch Việt Nam lại khởi sắc sau sự giảm sút do khủng hoảng kinh tế trong khu vực, thu hút hơn 2 triệu khách nước ngoài và 13 triệu khách trong nước, với doanh thu hơn 2 tỷ USD. Năm 2004, lượng khách du lịch quốc tế xấp xỉ 3 triệu lượt (tăng 11 lần so với năm 1990), khách nội địa 14,5 triệu lượt (tăng 14,5 lần so với 1990). Thu nhập xã hội từ du lịch tăng từ 1.350 tỷ đồng năm 1990 lên 26.000 tỷ đồng năm 2004. [28] Các nhân tố tác động đến quy mô dòng vốn đầu tư đổ vào các địa phương: Để thu hút đầu tư nói riêng và quản lý nhà nước về đầu tư nói chung, nhà lãnh đạo cần phải nắm rõ đâu là những nhân tố có tác động trực tiếp lên quy mô dòng vốn, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục nhược điểm và phát huy điểm mạnh. Có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình đầu tư của một dự án, trong đó có thể kể đến 7 nhân tố quan trọng chủ yếu sau: Thứ nhất: Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có tác động đến quy mô dòng vốn nhiều hay ít tuỳ theo từng lĩnh vực đầu tư cụ thể. Riêng đối với lĩnh vực du lịch thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến đầu tư. Một khí hậu tốt, phong cảnh đẹp, đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi sẽ là động lực thu hút các dòng vốn đổ vào đầu tư du lịch. Thứ hai: Qui mô thị trường của tỉnh Quy mô thị trường là một chỉ tiêu quan trọng để đo lường hiệu quả các hoạt động kinh tế của tỉnh. Quy mô thị trường càng lớn thì càng cung cấp nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Nói cách khác, quy mô thị trường tỷ lệ thuận với lợi thế kinh tế đầu tư. Một trong các chỉ tiêu quan trọng của quy mô thị trường là tổng sản phẩm nội địa GDP. Thứ ba: Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh Trình độ phát triển kinh tế bao gồm các chỉ tiêu về kinh tế xã hội của một tỉnh. Mức độ phát triển kinh tế ngày càng cao không chỉ thể hiện các hoạt động kinh tế tốt và sức mua của thị trường ngày càng lớn mà còn bao hàm cả năng suất lao động, chất lượng lao động, công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất hạ tầng tốt và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện. Trình độ phát triển kinh tế của tỉnh có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với dòng vốn đầu tư. Chỉ tiêu đo lường chính của nhân tố này là GDP bình quân đầu người. Thứ tư: Các chi phí lao động của tỉnh Theo nhiều nhà đầu tư khi tiến hành việc khảo sát môi trường đầu tư trước khi đầu tư, họ rất quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực tại chỗ và tính toán rất kỹ chi phí đầu tư cho tuyển dụng và đào tạo. Một trong những chi phí quan trọng nhất quyết định đến dòng vốn đầu tư là mức lương. Mức lương có quan hệ tỷ lệ nghịch với dòng vốn đầu tư. Tuy nhiên, mức lương còn tùy thuộc vào năng xuất lao động. Nếu năng suất lao động thấp thì mức lương sẽ thấp. Do đó chi phí lao động được các nhà đầu tư tính toán ở đây không phải là số tiền lương thực tế đơn thuần mà nhân công nhận được, mà là số tiền lương tính theo hiệu quả công việc. Do đó, đối với địa phương, một giá nhân công rẻ chưa đủ thu hút các nhà đầu tư mà còn kể đến trình độ năng lực làm việc của lao động. Thứ năm: Mức độ tích lũy đầu tư của tỉnh Mức độ tích lũy đầu tư có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Mức độ tích lũy càng cao thể hiện môi trường đầu tư của tỉnh tốt, và thế là dòng vốn đầu tư đổ vào tỉnh lại càng nhiều. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tâm lý của các nhà đầu tư trong nước. Vì thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là những người khởi đầu cho những địa điểm đầu tư mới lạ, và chính nhờ sự tích luỹ đầu tư ban đầu đó thúc đẩy các nhà đầu tư trong nuớc mạnh dạn đổ vốn đầu tư. Thứ sáu: Sự phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch, là hệ thống điện nước và hệ thống giao thông. Do đó, trước khi có những chính sách thu hút đầu tư, điều mà các nhà cầm quyền ở địa phương quan tâm là phải làm sao có được một hệ thống cơ sở hạ tầng tối thiểu cho đầu tư và sẽ phải không ngừng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đó ngày càng đầy đủ, hiện đại hơn. Thứ bảy: Các thể chế chính sách Đây là một nhân tố ít được quan tâm đúng mức, nhưng thực chất lại là một trong những nhân tố có ảnh hưởng hàng đầu đến việc đầu tư. Đó cũng là lý do tại sao có những tỉnh thành có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi nhưng lại không thu hút được nhiều đầu tư như những tỉnh thành khác. Nếu chính quyền địa phương tạo ra được một cơ chế chính sách thông thoáng cho đầu tư, hoặc hơn thế nữa là có sự hỗ trợ ưu đãi cho đầu tư, thì sẽ hấp dẫn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến yếu tố này. Trong tình hình hiện nay của các tỉnh có ngân sách eo hẹp, việc đầu tư cho các nguồn lực truyền thống (cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực...) khó khăn và cần thời gian dài; thì việc xem thể chế chính sách như một nguồn lực để phát triển là một lợi thế cứu cánh. Vì thể chế chính sách là một nguồn lực dễ tạo ra nhất, ít tốn kém nhất, cũng không đòi hỏi thời gian quá dài mới có được., trong khi tác dụng ảnh hưởng của nó đến việc thu hút đầu tư lại rất lớn. 1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ TỈNH THÀNH TRONG NƯỚC VỀ THU HÚT FDI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH : 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới: Quản lý Nhà nước về các dự án FDI tại Hàn Quốc: Hàn Quốc là một quốc gia vươn lên từ những món nợ nần khổng lồ. Bắt đầu từ năm 1960, nợ nước ngoài của Hàn Quốc ngày càng tăng; cho tới năm 1971 đã tăng lên chiếm 30% trong tổng thu nhập từ nhập khẩu. Cùng với vấn đề quản lý nợ, Hàn Quốc còn phải đối đầu với sự suy yếu của kinh tế đất nước như giảm tỷ lệ gia tăng GNP và xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách để cải cách nền kinh tế, trong đó có việc chuyển từ chính sách hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài sang một chính sách có tính lưa chọn hơn. Năm 1973, Đạo luật khuyến khích đầu tư của nước ngoài (the Foreign Captail Inducement Act – FCIA) đã được thông qua nhằm khuyến khích những đầu tư nước ngoài phù hợp với mục đích phát triển của Hàn Quốc, và hạn chế sự tham gia của nước ngoài vào các xí nghiệp mới. Ngoài ra, Chính phủ còn thiết lập một bộ máy hành chính khoa học, có hiệu quả để đáp ứng hoạt động đầu tư nước ngoài. MÔ HÌNH CƠ CẤU HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI HÀN QUỐC: Cơ quan hải quan Công ty trong nước Công ty nước ngoài (liên doanh) (6) (1) (4) (5) Các Bộ và cơ quan ngang bộ Bộ Tài chính (2) (3) FCIDC FCDRVC (FCIDC: Ủy ban xem xét khuyến khích vốn của nước ngoài. FCPRC: Ủy ban xem xét dự án vốn của nước ngoài.) Theo sơ đồ này, quá trình đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc theo các bước sau đây: Các nhà đầu tư nước ngoài phải đệ trình dự án lên Bộ Tài chính để xin phép đầu tư. Bộ Tài chính có thể tham khảo các Bộ tương ứng về tình hình nghiên cứu kinh tế và tính khả thi của các dự án được đề nghị, các Bộ tương đương sẽ chuyển các đánh giá của mình cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ chuyển dự án chi tiết cùng với các ý kiến của các Bộ khác cho Ủy ban xem xét khuyến khích vốn của nước ngoài (Foreign Capital Inducement Deliberation Commitee – FCIDC) hay Ủy ban xem xét dự án vốn của nước ngoài (Foreign Capital Project Review Committe – FCPRC). Sau khi được sự đồng ý của FCIDC hoặc FCPRC, Bộ tài chính sẽ cấp giấy phép cho dự án đầu tư nước ngoài. Sau khi được Bộ tài chính cấp giấy phép, nhà đầu tư nước ngoài phải đệ trình danh mục về hàng hóa và số tư bản cụ thể cho Bộ tương quan để xin phép loại hàng nhập khẩu. Giấy phép này phải được chuyển cho cơ quan hải quan. Vào năm 1981, để nâng cao sức cạnh tranh của Hàn Quốc trên trường quốc tế, Chính phủ đã thông qua một chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp. Theo đó đã loại bỏ hầu hết những điều khoản khắc nghiệt về đầu tư nước ngoài. Tiếp sau đó là hàng loạt những chính sách khác nhằm ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài. Điểm đáng lưu ý trong việc quản lý Đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc là chính phủ đã có một nền tảng hành chính rộng lớn để kiểm soát đầu tư của nước ngoài. Các nguyên tắc đã được áp dụng một cách linh hoạt nên chính phủ đã có quyền quyết định theo ý mình nội dung các dự án. Ví dụ: nếu như dụ án nào được coi là gắn liền với các vấn đề của quốc gia như: phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội hay tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế; Bộ Tài chính có quyền thông qua các dự án này ngay cả khi dự án đó không được đề cập trong hướng dẫn chung. Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích đầu tư vào các liên doanh có tầm quan trọng đặc biệt. Ví dụ, nếu một dự án nào đó được coi là nhằm chuyển giao kỹ thuật thì việc thông qua dự án sẽ được áp dụng linh hoạt mà không tính đến tiền nộp tuỳ thuộc vào tài sản của đối tác trong nước. Các công ty nước ngoài liên doanh với những công ty cỡ vừa và nhỏ của Hàn Quốc có lợi từ những ưu tiên này. Nói chung, hệ thống quản lý của Nhà nước Hàn Quốc khá cứng rắn và hiệu quả, luôn đảm nhận một vai trò lớn hơn, áp đặt hơn và quyết đoán trong quan hệ với các nhà đầu tư. Chính phủ chỉ chấp nhận những dự án có khả năng thắng lợi tương đối chắc chắn rõ ràng và kiểm soát, điều tiết các hoạt động của đầu tư nước ngoài theo cách thức phù hợp với lợi ích quốc gia. Những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Trung Quốc: Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc ra đời ngày 01 tháng 7 năm 1979 đến nay FDI được coi là chìa khoá vàng cho tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc. Có thể nói, Trung Quốc là một trong những quốc gia đạt được những thành công lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng đã tận dụng được FDI để thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Để đạt được những thành công như vậy, đó là nhờ Chính phủ Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư. Những nỗ lực đó tập trung vào một số điểm chính sau đây: Nâng cao tính minh bạch của pháp luật, chính sách trước và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Phát triển một thị trường thống nhất và mở cửa (các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước, thậm chí các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng một số biểu thuế ưu đãi hơn trong các hoạt động kinh doanh). Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy chế khác có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tăng cường thực thi pháp luật. Nâng cao hiệu quả điều hành của Chính phủ, giảm thủ tục hành chính. 1.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong nước: Thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế: Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nhiều ngành nghề, trong đó có ngành du lịch. Tại đây phong cảnh hữu tình, lại có nhiều di tích lịch sử, nhiều thành quách cổ xưa. Trong những năm qua, với những cơ chế chính sách cởi mở của Chính phủ Trung ương và của tỉnh đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến với tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay tại đây có nhiều dự án phát triển du lịch như: khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô; Trung tâm giải trí hồ Thủy Tiên - Đồi Thiên An; khu du lịch sinh thái Bạch Mã; khu du lịch Hồ Truồi - Nhị Hồ - Suối Voi; xây dựng làng văn hóa dân tộc Pacô - Tà Ôi; khu du lịch suối nước nóng A Roàng - A Lưới... Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế luôn sẵn sàng mở rộng cửa mời gọi các doanh nhân Việt kiều và nước ngoài về cố đô Huế. Tỉnh chủ trương: Sẽ góp sức với các nhà đầu tư phát triển địa phương với sự ưu đãi tối đa dựa trên chính sách đầu tư của nhà nước. Đồng thời, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh luôn túc trực 24/24h để giải quyết tất cả những gì mà các nhà đầu tư cần tới. Ngoài các chính sách ưu đãi chung đã được quy định, tỉnh Thừa Thiên Huế có các chính sách ưu đãi cụ thể về thuế, tài chính; ưu đãi về tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng; ưu đãi về hỗ trợ tín dụng; chính sách hỗ trợ đào tạo, cung ứng lao động. Theo đó, nhà đầu tư được tỉnh hỗ trợ 100% thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp (phần ngân sách tỉnh được hưởng) kể từ khi có thu nhập chịu thuế trong 4 - 8 năm tùy thuộc vào địa bàn, ngành nghề đầu tư…; miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, lắp đặt thiết bị, chạy thử và tạm ngừng sản xuất, các dự án đầu tư vào khu du lịch Bạch Mã, huyện Nam Đông và huyện A Lưới được miễn thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án. Đền bù, giải phóng mặt bằng giao cho nhà đầu tư trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày chủ đầu tư ký hợp đồng thuê đất. Các dự án không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định của chính phủ về tín dụng phát triển của nhà nước, nhưng được UBND tỉnh xếp vào diện ưu đãi đầu tư thì được hưởng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Bình: Quảng Bình trước đây vốn là một tỉnh khó khăn. Đất hẹp, khô cằn nhưng lại có nhiều phong cảnh đẹp; do đó để phát triển kinh tế xã hội, du lịch được xem là một thế mạnh của tỉnh. Hiện tỉnh đang cố gắng phát triển mạnh ngành du lịch dịch vụ, bằng nhiều loại hình như du lịch sinh thái, du lịch lữ hành, nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan các di tích lịch sử, danh thắng; đầu tư các khu giải trí, các khách sạn, nhà hàng có chất lượng cao để phục vụ khách du lịch; tập trung đầu tư, khai thác, phát huy có hiệu quả khu du lịch trọng điểm của tỉnh; gắn du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với con đường Di sản khu vực Miền Trung. Để phát triển, Quảng Bình rất cần sự giúp đỡ, hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Để thu hút đầu tư khai thác các tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Bình đã ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh với nội dung: Các nhà đầu tư được hưởng các chính sách theo quy định của Nhà nước Việt Nam hiện nay với mức ưu đãi cao nhất, thống nhất về nghĩa vụ và quyền lợi. Tập trung đẩy mạnh phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, cảng biển, sân bay, hạ tầng khu du lịch, hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông và các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội khác. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực cấp giấy phép đầu tư theo hướng tập trung đầu mối với thủ tục nhanh, gọn, thuận lợi tránh phiền hà cho các nhà đầu tư. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH THUẬN: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, được phân công vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn Kinh tế Trọng điểm phía Nam; gần Thành phố Hồ Chí Minh, là điểm trung tâm của 3 vùng kinh tế Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Địa bàn tỉnh có toạ độ địa lý như sau: - Kinh độ: 1070 24’E - 1080 23’E - Vĩ độ: 10033’N - 11033’N Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc - Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông - Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, và phía Tây - Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không đều qua tỉnh. Đường bờ biển dài 192 km. Trung tâm tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Thành phố Nha Trang 250 km. Có Quốc lộ 1A với chiều dài 178 km đi qua 8/9 huyện, đường sắt Thống Nhất chạy qua dài 180 km nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, Quốc lộ 28 nối liền Thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối liền với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu. Ngoài khơi còn có đảo Phú Quý cách Thành phố Phan Thiết 120 km. Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, và đặc biệt là tạo liên kết trong lĩnh vực phát triển du lịch. [15, 29] Điều kiện tự nhiên: Bình Thuận nằm ở vùng nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam nên khí hậu nóng, khô hạn, có nhiếu nắng và gió, mùa khô kéo dài 6 tháng. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,50C - 27,50C. Lượng mưa trung bình thuộc dạng thấp nhất cả nước, chỉ có 800 – 1.600 mm / năm. Độ ẩm tương đối trung bình 79 – 85%. Tổng số giờ nắng 2.459 giờ /năm. Khí hậu trong vùng được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu thường vào tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Diện tích tự nhiên của tỉnh khá rộng: 7.992 km2. Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình sau: Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình: dài khoảng 52 km, rộng 20 km. Địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng. Đây là một trong những đặc điểm đặc thù thu hút du lịch của tỉnh. Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên gồm: Đồng bằng phù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh, nhỏ hẹp, độ cao từ 0 – 12m. Đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90– 120m. Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30 – 50m kéo dài theo hướng Đông Bắc Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh. Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích. Đây là những dãy núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ phía bắc huyện Bắc Bình đến đông bắc huyện Đức Linh. Cũng như các tỉnh ven biển miền Trung, Bình Thuận có sự phân hóa địa hình theo hướng vuông góc với bờ biển. Đặc trưng nổi bật nhất là tính phân bậc của địa hình, giảm dần theo hướng biển. Đặc điểm địa hình cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực đầu tư phát triển ngành du lịch. [15, 29] Tình hình kinh tế xã hội: Về tổ chức hành chính, tỉnh Bình Thuận có 1 thành phố thuộc tỉnh và 8 huyện bao gồm: Thành phố Phan Thiết, huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân, huyện Tánh Linh, huyện Đức Linh và huyện đảo Phú Quý. Thành phố Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Dân số năm 2005 của cả tỉnh là: 1.157.659 người, trong đó thành thị là 434.955 người, nông thôn 722.704 người. Mật độ trung bình 148 người/km2 Số người trong độ tuổi lao động là: 538.524 người. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là: 424 USD/ người. (Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận)[14] Trong thời gian qua, tỷ trọng khu vực kinh tế nông lâm thuỷ sản liên tục giảm, trong khi tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng đáng kể. Điều đó cho thấy được tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận khá nhanh. Cũng chính nhờ tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh kế này đã kéo theo sự tăng trưởng rất nhanh chóng của nền kinh tế tỉnh, nâng cao mức sống người dân và thu nhập bình quân đầu người. Tốc độ tăng GDP năm 2005: 13,4%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các ngành: + Nông lâm thuỷ sản : 7,8% + Công nghiệp - xây dựng : 17,6% + Khu vực dịch vụ : 16,7% [14] Tiềm năng: Đánh giá lợi thế đầu tư của tỉnh: Căn cứ vào những nhân tố tác động đến đầu tư có thể đánh giá được lợi thế đầu tư của một tỉnh. Một tỉnh có lợi thế cạnh tranh cao là khi các nhân tố tác động đến đầu tư của tỉnh đó phát triển theo chiều hướng tích cực tạo thuận lợi cho đầu tư. Nói cách khác, lợi thế đầu tư cũng chính là nguồn lực phát triển của địa phương đó. Sự hợp Thể chế tác chính sách NHÀ ĐẦU TƯ Tiềm năng Nguồn tự nhiên nhân lực Trong các nguồn lực trên, nguồn nhân lực và điều kiện tự nhiên được xem như những nguồn lực truyền thống, từ lâu đã được nhiều người quan tâm. Còn thể chế chính sách và sự hợp tác là những nhân tố rất mới. Tuy vậy, để tạo ra một môi trường cạnh tranh tốt, các nhà lãnh đạo cần phải có sự quan tâm đánh giá đúng tầm về hai nguồn lực này cũng như phải thực sự xem chúng là những nguồn lực để nâng cao vị thế cạnh tranh của tỉnh nhà trong thu hút đầu tư. Bình Thuận hiện nay đang phấn đấu phát huy lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư. Các lợi thế đầu tư của Bình Thuận được đánh giá khá cao, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn: Thứ nhất: Tiềm năng tự nhiên Bình Thuận là một địa phương được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều tiềm năng. Với sự phong phú, đa dạng về nhiều mặt: đất đai, biển, rừng, khoáng sản, cảnh quan tự nhiên… kết hợp với sự cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương, Bình Thuận thực sự là một địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Tiềm năng du lịch: Điều kiện khí hậu và vị trí thuận lợi cùng cảnh quan đa dạng đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh. Với bờ biển dài 192 km, Bình Thuận có nhiều bãi tắm đẹp, đồi cát trắng hoang sơ và thơ mộng; khí hậu trong lành. Nhiều khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp hấp dẫn du khách và được nhiều nhà đầu tư quan tâm như Hàm Tiến- Mũi Né, Thuận Quý – Khe Gà, Núi Tà Cú, Hàm Thuận- Đa Mi, Vĩnh Hảo – Cà Ná, Bàu Trắng. Bình Thuận có các điểm di tích văn hoá, lịch sử nổi tiếng như: Tháp Chăm Poshanư, Chùa Tà Cú, Dinh Thầy Thím, Chùa Hang, Chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh. Với cảnh quan tự nhiên độc đáo, vị trí thuận lợi; Bình Thuận có nhiều địa điểm phù hợp để đầu tư xây dựng các khu du lịch, giải trí, dịch vụ cao cấp, đa năng, quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch quốc tế cũng như trong nước. Về thuỷ sản, Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, trữ lượng hải sản trên 200.000 tấn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thủy sản như cua, tôm, cá, trai ngọc, rong biển. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 4.100 ha; đặc biệt nghề sản xuất tôm giống (sú) phát triển khá (gần 4.000 triệu post), dẫn đầu khu vực Nam Trung bộ về sản lượng tôm giống. Đảo Phú Quý (32 km2 ), cách Phan Thiết khoảng 100 km đang được đầu tư để trở thành khu kinh tế mở với các chức năng khai thác, chế biến hải sản và cung cấp các dịch vụ biển, dịch vụ hàng hải, dầu khí; đồng thời cũng phát triển các dịch vụ biển. Khu công nghiệp chế biến thuỷ sản Nam Cảng Phan Thiết được đầu tư để thu hút các dự án công nghiệp chế biến thuỷ sản. Ngành công nghiệp Bình Thuận phát triển khá ổn định, tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 15%. Một số sản phẩm tăng khá như thuỷ sản chế biến, may mặc, vật liệu xây dựng, nước khoáng, hàng thủ công mỹ nghệ. Nhiều sản phẩm truyền thống của địa phương tăng nhanh về sản lượng và số lượng xuất khẩu như: hàng hải sản, nông sản chế biến, hàng may mặc, sa khoáng. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu được khôi phục lại như sản xuất hàng mây tre, lá buông, cây dừa… Hiện có các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Phan Thiết (68 ha), các Khu công nghiệp đang triển khai như: Khu công nghiệp Hàm Kiệm (579 ha), Khu công nghiệp dầu khí Sơn Mỹ (4.000ha), Khu công nghiệp Tân Đức (2.250 ha). Nguồn khoáng sản tương đối đa dạng với trữ lượng lớn. Các loại khoáng sản chính như cát thủy tinh, đá Granit, sét Bentonit, nước suối khoáng, sét làm gạch ngói, sa khoáng nặng (TiO2), muối công nghiệp. Dầu khí là nguồn tài nguyên gần bờ biển, có tiềm năng khai thác với các mỏ có trữ lượng lớn và chất lượng tốt như Sử Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Sư Tử Vàng, Rubi,...Phát triển công nghiệp dầu – khí tại Bình Thuận đang được Trung ương hỗ trợ và các nhà đầu tư quan tâm. Nông nghiệp Bình Thuận phát triển đa dạng, toàn tỉnh có trên 220.000 ha đất nông nghiệp, với các cây trồng chính là lương thực, điều, cao su, Thanh Long, nho, bông vải..., trong đó thanh long là sản phẩm nổi tiếng, sản lượng hàng năm 120.000 tấn, có khoảng 50% sản phẩm được xuất khẩu. Rừng tự nhiên 345.000 ha với trữ lượng gỗ 19,5 triệu m3. Các loại hình dịch vụ như: vận tải, tín dụng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, dịch vụ hỗ trợ các ngành sản xuất…tiếp tục phát triển. Hiện nay, hệ thống ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm của các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động có hiệu quả tại Bình Thuận; đáp ứng nhu cầu các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu… Tại các đô thị lớn như Phan Thiết, Lagi, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá ngày càng tăng và đa dạng là thị trường đầy tiềm năng để phát triển các Trung tâm thương mại, Siêu thị tổng hợp để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và khách du lịch. Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể, cụ thể như hệ thống giao thông (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28; ga hành khách, du lịch Mương Mán; sân bay Phan Thiết đang xây dựng lại; cảng Phan Thiết, Lagi, Phan Rí Cửa, Phú Quý đã được nâng cấp), điện, nước, thông tin liên lạc... [15, 17, 28] Thứ hai: Nguồn nhân lực Bình Thuận có một lực lượng lao động dồi dào, nguồn nhân lực chưa được huy động hết. Dân số tỉnh Bình Thuận theo thống kê năm 2005 là 1.157.659 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 538.524 người, chiếm tỷ lệ 46,5% dân số. Người dân Bình Thuận cần cù, chịu khó, hiền lành, chân thực và hiếu khách. Đó là một trong những điểm mạnh tạo ấn tượng tốt và thu hút khách du lịch. Thực trạng cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn thấp. Tính đến năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ có 14,6%. Tình trạng này đã và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nói cách khác, nó không phải là yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, riêng đối với lĩnh vực du lịch, ảnh hưởng của điểm yếu về nguồn nhân lực không quá lớn, bởi vì trong du lịch, yêu cầu về nguồn nhân lực tại chỗ không nhiều như các ngành khác, ví dụ như ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển, tỉnh Bình Thuận đã rất quan tâm đến việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục và đào tạo để vừa nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật chuyên môn, vừa có một cơ cấu lao động hợp lý. Dưới đây là một số chỉ tiêu đạt được trong năm 2005 liên quan đến nguồn nhân lực của tỉnh: - Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 99% (vượt kế hoạch: 98%) - Hoàn thành phổ cập THCS: 30 xã (đạt kế hoạch) - Giải quyết việc làm: 22.340 lao động (vượt kế hoạch: 21.000 lao động) [15, 17, 29] Thứ ba: Thể chế chính sách Bình Thuận là một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của thể chế chính sách đối với việc phát triển nguồn lực, trong việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư về lĩnh vực du lịch nói riêng, Chính quyền tỉnh đã ban hành khá nhiều chủ trương chính sách, nhằm: Tạo cơ chế thông thoáng, rõ ràng, minh bạch trong việc quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Ví dụ: việc thực hiện quản lý về đầu tư FDI được thực hiện theo một quy trình rất rõ ràng với Quyết định 39/2002/QĐ-UBBT của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành bản quy định về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tạo sự ưu đãi cho nhà đầu tư nhằm khuyến khích đầu tư. Ví dụ: năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ năm 1993 đến 2010. Đặc biệt với một cơ chế thông thoáng, tỉnh Bình Thuận đã được VCCI (Phòng Thương mại – công nghiệp Việt Nam) xếp hạng 3/42 tỉnh thành được khảo sát về tính minh bạch và tiếp cận thông tin, và xếp hạng 7/42 tỉnh thành về chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước. Theo ý kiến của một số nhà đầu tư, họ cho rằng chính sự minh bạch trong cơ chế chính sách của tỉnh là một trong những nguyên nhân chính để họ quyết định đầu tư vào Bình Thuận. [21, 26] Thứ tư: Sự hợp tác Đặc biệt đối với lĩnh vực du lịch, sự hợp tác phát triển của tỉnh đối với các địa phương khác là vô cùng quan trọng. Ngày nay các du khách, nhất là du khách quốc tế thường có xu hướng đi tham quan theo những chương trình có sự kết nối giữa nhiều cảnh quan, nhiều hình thức du lịch khác nhau giữa các vùng miền. Tỉnh Bình Thuận có một vị trí thuận lợi cho sự hợp tác phát triển du lịch với các vùng phụ cận. Trước hết, Bình Thuận chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ 200km; do đó đây sẽ là một điểm nghỉ ngơi cuối tuần lý tưởng cho người dân Thành phố cũng như các vùng phụ cận. So với các điểm du lịch truyền thống khác (như Vũng Tàu...), du lịch Bình Thuận được xem là khá mới mẻ, hấp dẫn, do đó nó có một sức thu hút lớn đối với du khách. Mặt khác, Bình Thuận nằm trong tam giác tăng trưởng của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang; đồng thời nằm trong vùng giao điểm ảnh hưởng hoạt động của 3 trung tâm du lịch là: Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng phụ cận, thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. Hiện nay, để giúp cho mối quan hệ hợp tác với các tỉnh thành kế cận phát triển mạnh mẽ, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện cũng như tham gia các cuộc họp, hội thảo, hội nghị... nhằm đưa ra những phương hướng hợp tác với các tỉnh thành khác, đặc biệt là với Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Quan hệ hợp tác ngày càng được mở rộng, quy mô và chất lượng hợp tác ngày càng được nâng cao. Tóm lại: tỉnh Bình Thuận có một lợi thế khá tốt để thu hút đầu tư cho ngành du lịch. Nếu Chính quyền tỉnh có thể tiếp tục phát huy những thế mạnh, đồng thời khắc phục những yếu kém, trong tương lai, Bình Thuận nhất định sẽ là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Tiềm năng du lịch: Nói đến tiềm năng du lịch Bình Thuận là nói đến một sự khám phá, là “biến cái không thành cái có”, là “trong cái khó ló cái khôn”. Tỉnh Bình Thuận ngày xưa tồn tại trong tâm thức mọi người là một vùng đất nắng nóng như thiêu đốt, chỉ toàn gió cát mịt mù. Đất đai khô cằn. Cây cối héo úa trong nạn cát bay. Con người cũng phải khổ sở dưới sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Cho đến năm 1995, khi Mũi Né – Bình Thuận may mắn là địa điểm duy nhất ở Việt Nam có thể nhìn thấy hiện tượng nhật thực toàn phần, và câu chuyện về du lịch Bình Thuận cũng bắt đầu từ đó. Bất chấp đường sá đi lại khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng vô cùng thiếu thốn, không có nhà trọ, không có điện nước, người dân từ khắp nơi trong nước và cả nước ngoài vẫn đổ xô về đây để ngắm nhật thực. Và, sau khi ngắm nhật thực xong, cũng là lúc người ta bất giác khám phá ra một vùng đất vô cùng thơ mộng, hoang sơ, một bờ biển dài tuyệt đẹp với những cồn cát lạ lùng hiếm có. Không ngờ cái khí hậu ít mưa cũng như những cơn gió tạo ra những cồn cát và dáng dứng nghiêng nghiêng của hàng dừa trước đây cứ tưởng là khuyết điểm nay bỗng trở thành ưu điểm để phát triển du lịch. Thế là bắt đầu từ đó, tiềm năng du lịch Bình Thuận bắt đầu dần dần được khám phá. Ưu điểm nổi bật của tỉnh Bình Thuận là khí hậu quanh năm nắng ấm, bờ biển có nhiều bãi tắm sạch đẹp, nhiều nơi còn cảnh quan tự nhiên không chỉ có ở vùng bờ biển phía Đông mà cả các vùng trung du, đồi núi, thác, hồ phía Tây của Tỉnh đang được khám phá, khai thác. Những bãi biển dài: Bình Thuận có bờ biển khá dài 192 km. Cát trắng, biển trong. Mỗi bãi tắm lại có những sắc thái riêng. Có nơi vi vút những hàng dừa, có nơi lại rợp bóng dương, có nơi bờ biển dài phẳng lặng, cũng có nơi là những vũng, vịnh với những bãi đá tự nhiên. Sau rất nhiều những nổ lực phấn đấu, hiện nay chính quyền tỉnh đã khai thông xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối cho một số bờ biển, nối liền các bãi tắm đẹp như: Đường biển từ Phan Thiết ra đến Hòn Rơm – Mũi Né. Hiện nay đây là nơi có mật độ Resort cao nhất Việt Nam. Là một điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch. Đường biển nối từ thành phố Phan Thiết đến Tân Thành và chạy dài đến mũi Khe Gà (Hàm Thuận Nam): Đây là một khu vực còn rất hoang sơ, ít dân cư cảnh quan kỳ thú, cây cối ở đây như một khu rừng mang đặc tính bán sa mạc. Đặc biệt Mũi Kê Gà với ngọn hải đăng trên biển và kiến trúc đặc biệt là điểm tham quan hấp dẫn. Theo quy hoạch, khu vực này dành cho những Resort quy mô lớn. Có các Resort nổi tiếng như: Đồi Sứ, Ánh Dương, Thế Giới Xanh, Vườn Đá, Bình Yên… Bãi biển Cà Ná – Vĩnh Hảo: nằm sát Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Đây là một eo biển tuyệt đẹp với những bãi đá, vách núi, hang động… Các bãi biển Bình Thạnh, Tiến Thành, Gành Son, Cổ Thạch - Chùa Hang… Du lịch trên cát: Gió và cát đã tạo ra những đồi cát, động cát nhiều hình vẻ say lòng người, nhất là đồi với những nhà nhiệp ảnh và những người thích khám phá chinh phục thiên nhiên. Một số kỳ quan như: Đồi Cát (Hòn Rơm), Đồi Hồng, Bồng Lai Tiên Cảnh… Cát ở đây còn có một đặc biệt khác đó là rất nhiều màu sắc. Hiện nghệ nhân Ý Lan đã khám phá hơn ba mươi màu cát khác nhau và đưa vào những bức tranh cát đẹp lạ lùng. Du lịch cù lao, đảo: Ở Bình Thuận còn có khá nhiều Cù Lao, Đảo. Có một đảo lớn là huyện đảo Phú Quý rộng 16km2. Trên đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trường tự nhiên trong sạch, có giá trị thu hút khách du lịch, nghỉ dưỡng, tắm biển, câu cá và lặn biển. Ngoài đảo Phú Quý còn có các Hòn như Hòn Bà (được mệnh danh là Hòn Thơ giữa biển), Hòn Tranh… Cách đất liền chỉ khoảng 9 phút đi ghe máy là Cù Lao Câu.. Cù lao như một chiến hạm lớn xung quanh được bao bọc bởi hàng vạn khối đá với màu sắc và hình thù khác nhau. Đây là một khu bảo tồn sinh vật biển, phù hợp cho du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, lặn biển, câu cá, thể thao… Văn hóa lễ hội, dân gian: Đặc biệt là ở tỉnh Bình Thuận do có nhiều người Chăm sinh sống nên còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, nhiều lễ hội phản ánh đời sống vật chất tinh thần của cư dân miền biển. Nhìn chung lễ hội ở Bình Thuận khá phong phú với nhiều loại hình khác nhau. Các lễ hội dân gian như: Lễ hội Katê (người Chăm), lễ hội Nghinh Ông (người Hoa), lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, Lễ cúng giỗ tổ chùa Cổ Thạch, lễ cúng tổ sư Trần Hữu Đức, lễ dinh Thầy Thím; ngoài ra còn có các ngày lễ của các ngành nghề và lễ hội tôn giáo. Các di tích văn hóa lịch sử: Có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng như: trường Dục Thanh, chùa Ông, tháp Chăm Poshanư, dinh Thầy Thím, lầu Ông Hoàng, chùa Hang (Cổ Thạch Tự), Hải Đăng Khe Gà… Du lịch rừng thác: Tài nguyên rừng thác của Bình Thuận hiện nay chưa được khai thác nhiều, chủ yếu thuộc khu vực nằm giáp với tỉnh Lâm Đồng. Có nhiều thác đẹp vẫn còn giữ nét hoang sơ: thác Bà, thác C’reo,… và những hồ tự nhiên như Hồ Biển Lạc, Hồ Sông Quao, Hồ Bàu Trắng… Các tài nguyên du lịch khác: Núi Tà Kóu. Chi nhánh bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà lưu giữ bảo vật Chăm… Suối nước nóng, suối nước khoáng (suối nước khoáng Vĩnh Hảo, suối nước khoáng Dakai, suối nước khoáng Văn Lâm, suối nước nóng Bưng Thị…) [15, 29] CÔNG TÁC XÂY DỰNG LUẬT PHÁP TRONG THỜI GIAN QUA VỀ QLNN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN FDI DU LỊCH TẠI BÌNH THUẬN: Các văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987, sửa đổi bổ sung các năm 1990, 1992, ngày 12 tháng 11 năm 1996, và mới nhất là ngày 9 tháng 6 năm 2000, đến nay đây vẫn là đạo luật căn bản nền tảng cho mọi hoạt động FDI tại Việt Nam. Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất cho hoạt đầu tư tại Việt Nam, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Đầu tư số 59/2005/QH11. Để hướng dẫn thực hiện Luật, Chính phủ và các Bộ Ngành cũng đã ban hành khá nhiều những Nghị định, Thông tư, trong đó có một số văn bản quan trọng sau: Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính Phủ) Thông tư số 12/2000/TT-BKH ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong lĩnh vực du lịch, trước đây các hoạt động du lịch tại nước ta đều được thực hiện theo Pháp lệnh du lịch. Cùng với quá trình khai thác mạnh mẽ của du lịch Việt Nam và nhu cầu phát triển du lịch nước ta thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI , kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật du lịch và ngày 27 tháng 6 năm 2005, Chủ tịch nước ký Lệnh số 14/2005/L/CTN công bố Luật Du lịch. Các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương: Căn cứ trên Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP; ngày 29 tháng 5 năm 2002, Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có quyết định số 39/2002/QĐ-UBBT về việc ban hành bản quy định về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Quyết định này là văn bản pháp lý cho công tác Quản lý Nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, còn một số văn bản pháp quy khác trực tiếp hay gián tiếp điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài trong tỉnh như: Quyết định số 01/2005/QĐ-UBBT của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2005 về việc quy định giá các loại đất tại tỉnh Bình Thuận. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA FDI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở NƯỚC TA: Việt Nam có xuất phát điểm là một nước nghèo, năng lực nội sinh còn thấp, do đó những thành tựu đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế hiện nay là nhờ phần đóng góp không nhỏ của nguồn tài chính bên ngoài. Trong các nguồn tài chính bên ngoài thì FDI là một trong những nguồn chủ đạo. Năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời là một bước ngoặc quan trọng cho việc hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam và thế giới.Từ đó đến nay Luật này đã nhiều lần được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế (vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000) và đã được cộng đồng đầu tư thế giới đánh giá là một luật đầu tư nước ngoài hấp dẫn, thông thoáng trong khu vực. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời, bắt đầu từ năm 1988 đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Song, trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1990 thì số vốn đăng ký còn khá thấp, chỉ đạt gần 1,5 tỷ USD và vốn thực hiện thì không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành quá nhiều thủ tục ngay cả sau khi được cấp giấy phép đầu tư. Đến năm 1991, FDI bắt đầu tăng trưởng và từ năm 1991 đến năm 1997 thì tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Song cho đến năm 1998 thì lại suy giảm và suy giảm đến mức thấp nhất vào năm 1999. Thời kỳ từ 2001 đến nay, FDI đã có xu hướng phục hồi. Có thể thấy được sự tăng giảm FDI trong thời gian qua theo bảng sau đây: FDI ĐĂNG KÝ GIAI ĐOẠN 1998 – 2005 (Đơn vị: triệu USD) 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 358 539 596 1388 2271 2987 4071 6616 8538 4450 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 ước 2005 3979 1477 1972 3258 2805 3128 4222 4700 (Nguồn: Tổng hợp từ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính bên ngoài cho phát triển (Ts. Nguyễn Hồng Sơn)) Nhận xét biểu đồ trên, có thể thấy rằng thời kỳ đầu, FDI liên tục tăng là do xu hướng tăng FDI trên toàn thế giới. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997 – 1998, FDI vào Đông Nam Á giảm mạnh từ năm 1997. Đến năm 2000, FDI toàn khu vực dần dần được phục hồi; do Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và không ngừng cải thiện chính sách thu hút đầu tư, nên FDI vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 có xu hướng tăng nhanh. Trên đây là thực trạng FDI tại Việt Nam nói chung trên tất cả các ngành nghề, FDI trong lĩnh vực du lịch ở nước ta cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó. Đặc biệt năm 2005, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì cơ cấu đầu tư nước ngoài đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ; các dự án cấp mới trong lĩnh vực dịch vụ chiếm đến trên 37% tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên, theo danh sách các dự án FDI do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép thì số lượng dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch không nhiều. Điều đó chứng tỏ các dự án FDI du lịch đa phần thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh; nói cách khác, quy mô vốn của các dự án này còn khá thấp. Nói chung, trong thời gian qua, đối với du lịch Việt Nam, FDI hầu như là nhân tố tiên phong cho việc đầu tư. FDI là một nguồn vốn lớn, với những nhà quản lý trình độ cao, họ dám khai phá những vùng đất mới mẻ và tiềm năng, họ mở đầu cho những hình thức du lịch mới và những đầu tư với quy mô lớn.Mặt khác, FDI cũng đã góp phần tăng nguồn vốn đầu tư cho du lịch. Du lịch là một ngành quan trọng trong nhóm ngành dịch vụ. Thực tế những năm qua cho thấy FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất là cho công nghiệp, kế đó là nhóm ngành dịch vụ. Trong dịch vụ, khu vực đầu tư chủ yếu là thương mại và du lịch. Chúng ta đang tiến gần đến đích trên lộ trình gia nhập WTO. Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành của ta đang cố gắng cải thiện môi trường đầu tư thêm phần thông thoáng. Đa số các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đều lo ngại về các vấn đề như giá hải quan, thủ tục cồng kềnh, thiếu tính minh bạch và quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời họ cũng khẳng định gia nhập WTO là điều kiện vô cùng quan trọng để giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho FDI. Mặt khác, trong tình hình Chính phủ Trung Quốc đưa ra những chính sách nhằm chặn đà phát triển quá nóng của nước này, FDI vào Trung Quốc có thể sẽ bị chững lại, và kéo theo đó là sự phục hồi và tăng trưởng mạnh FDI vào Đông Nam Á. Xét về cơ cấu, đầu tư FDI trong những năm tới sẽ tăng cường vào lĩnh vực dịch vụ do xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực này tại Việt Nam đang được thúc đẩy. Bên cạnh đó, cùng với những nỗ lực quảng bá thu hút du khách, ngành du lịch hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, cho nên chắc chắn đầu tư cho lĩnh vực du lịch trong tương lai sẽ ngày càng tăng. QLNN VỀ FDI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI BÌNH THUẬN: Nội dung quản lý Nhà nước đối với FDI về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận: Căn cứ trên các quy định của trung ương về Quản lý nhà nước FDI (cụ thể là điều 116 của Nghị Định số 24/2000/NĐ-CP), ngày 29 tháng 5 năm 2002, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 39/2002/QĐ-UBBT để ban hành bản quy định quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Việc quản lý FDI trên tất cả mọi lĩnh vực tại Bình Thuận đều tuân thủ theo những quy định của văn bản này, trong đó bao gồm cả du lịch. Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên điạ bàn tỉnh theo quy định cuả pháp luật, bao gồm: 1) Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập và công bố quy hoạch và danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phương sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư; 2) Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nuớc ngoài và chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền; 3) Tham gia thẩm định đối với những dự án đầu tư trên địa bàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư . 4) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tỉnh theo các nội dung chủ yếu sau đây : a/ Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương , bảo vệ về trật tự an toàn xã hội, bảo vệï môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ ; b/ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng, cho phép đặt trụ sở, chi nhánh, đăng ký trụ sở cho người nước ngoài, giới thiệu lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp và cấp các chứng chỉ theo quy định hiện hành; c/ Giải quyết các vướng mắc khó khăn của nhà đầu tư theo thẩm quyền; d/ Chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; e/ Đánh giá hiệu quả hinh tế - xã hội cuả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên điạ bàn tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trực tiếp tham mưu cho UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tất cả các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo các nội dung trên. Các Sở, ngành, địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nhiệm vụ được Chính phủ, các Bộ Ngành Trung ương và UBND tỉnh phân công, ủy quyền . Quy trình QLNN đối với một dự án FDI về lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận: Một dự án FDI du lịch khi đầu tư vào Bình Thuận được Quản lý Nhà nước theo quy trình sau: Quản lý triển khai thực hiện dự án Tiếp nhận hồ sơ - Cấp giấy phép đầu tư Xúc tiến đầu tư – Hình thành dự án Giai đoạn 1 : Xúc tiến đầu tư – Hình thành dự án - Xây dựng danh mục dự - Vận động, tiếp - Xác định án và chính sách đầu tư xúc, đàm phán địa điểm - Nhà đầu tư đề nghị với nhà đầu tư dự án Giai đoạn đầu tiên cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào bất kỳ một lĩnh vực nào nói chung cũng như lĩnh vực du lịch nói riêng là Chính quyền địa phương phải xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài cho từng thời kỳ cụ thể để giới thiệu, vận động kêu gọi đầu tư. Công việc này sẽ do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành, mà quan trọng nhất là Sở Du lịch thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính cập nhật cho phù hợp với quy hoạch mới. Đối với các dự án không nằm trong danh mục, trên cơ sở đề nghị cuả nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh cho ý kiến về chủ trương. Song song với việc ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, các Sở theo sự chủ trì của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất và tổng hợp các dự thảo về chính sách khuyến khích thu hút FDI vào tỉnh để trình UBND tỉnh xem xét ban hành. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, giới thiệu danh mục các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài và vận động đầu tư cho từng lĩnh vực, dự án, đối tác dưới hình thức cung cấp thông tin hoặc tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài. Khi có đối tác đầu tư đến tìm hiểu, đặt quan hệ hợp tác đầu tư tại tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn hoặc phối hợp cùng với các Sở, ngành, doanh nghiệp bên Việt Nam làm việc với nhà đầu tư. Sau khi tiếp xúc, đàm phán với nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước thực hiện xác định địa điểm dự án. Đối với các dự án đầu tư ngoài các khu quy hoạch Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các Sở Điạ chính, Sở Xây dựng, Sở Tài chính-Vật giá, UBND huyện, thành phố, Sở Du lịch tổ chức khảo sát thực địa. Kết quả khảo sát do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và báo cáo kết quả khảo sát địa điểm, trình UBND tỉnh quyết định. Đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu quy hoạch được UBND tỉnh hoặc Trung ương phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất ý kiến trình UBND tỉnh quyết định vị trí và tiền thuê đất cho từng dự án. Giai đoạn 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cấp giấy phép đầu tư - (Chủ đầu - Tiếp nhận - Xem xét hồ sơ - Cấp giấy tư) lập Hồ hồ sơ dự án thẩm định dự án phép đầu tư sơ dự án Sau khi tìm hiểu, đàm phán và được UBND tỉnh chấp thuận ý muốn đầu tư, chủ đầu tư có thể tự lập hồ sơ hoặc thuê tổ chức tư vấn dịch vụ đầu tư được phép hoạt động tại Việt Nam lập hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật. Tùy theo quy mô của dự án mà thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ sẽ thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận. Tùy thuộc theo quy mô, tính chất của dự án mà việc cấp phép đầu tư được thực hiện theo một trong 2 quy trình đó là : Đăng ký cấp giấy phép đầu tư và Thẩm định cấp giấy phép đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự án đối với các dự án đầu tư vào tỉnh (đối với loại dự án thuộc quy trình đăng ký cấp Giấy phép đầu tư) hoặc tổ chức thẩm định (đối với hồ sơ dự án thẩm định xin cấp Giấy phép đầu tư) và báo cáo kết quả trình UBND Tỉnh xem xét quyết định cấp Giấy phép đầu tư hoặc trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xét cấp Giấy phép đầu tư. Giai đoạn 3: Quản lý việc triển khai thực hiện dự án Sau khi được cấp giấy phép đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận chịu trách nhiệm hướng dẫn nhà đầu tư đến các cơ quan hữu quan để thực hiện một số nhiệm vụ như: Đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp trên báo Trung ương hoặc báo địa phương (quy định 3 kỳ); Đăng ký trụ sở doanh nghiệp, nhân sự tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; Khắc và đăng ký con dấu tại Công an Bình Thuận; Nộp hồ sơ thuê đất tại Sở Tài nguyên môi trường;... Sau khi hoàn tất mọi thủ tục ban đầu, các doanh nghiệp FDI lĩnh vực du lịch đi vào hoạt động sẽ được Sở Du lịch quản lý. Tuy nhiên hàng tháng, doanh nghiệp vẫn phải gửi báo cáo về cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nêu rõ tình hình hoạt động và những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan đầu mối tổng hợp ý kiến doanh nghiệp để trình UBND tỉnh giải quyết. Thực trạng quản lý nhà nước về FDI trong lĩnh vực tại Bình Thuận: Giai đoạn 1988 – 1999: Năm 1988 là bắt đầu cho một giai đoạn mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta (với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987). Tuy nhiên, thời kỳ này hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chú ý đến các thành phố lớn phát triển, còn đối với Bình Thuận - một tỉnh nghèo ven biển miền Trung thì vẫn chưa thu hút được nhiều. Trước đây lợi thế về biển của Bình Thuận chỉ được chú ý với việc phát triển kinh tế thủy sản. Cho đến những năm 90, người ta mới nhận thấy rằng Bình Thuận còn được khai thác theo hướng phát triển dịch vụ du lịch. Đặc biệt chính các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là những người đi tiên phong trong việc khám phá khai thác du lịch Bình Thuận và cũng chính du lịch Bình Thuận là lĩnh vực đầu tiên thu hút được FDI đến với địa bàn tỉnh. Cho đến nay, sản phẩm chính của FDI Bình Thuận là các khu resort. Từ năm 1988 đến năm 1994, hầu như tiềm năng du lịch Bình Thuận vẫn còn trong tư thế ẩn mình. Người ta chỉ nói đến Bình Thuận như một vùng biển nhiều tôm cá, đầy nắng gió và khô cằn; chứ chưa ai nói đến việc đến Bình Thuận để dạo mát, ngắm cảnh và nghỉ ngơi. Song, điều đáng mừng là mặc dù khách du lịch chưa biết đến Bình Thuận, nhưng một số nhà đầu tư nước ngoài tinh mắt đã để ý đến nét đẹp hoang sơ này. Và họ đã mạnh dạn tiên phong đầu tư. Tuy nhiên mãi đến năm 1993, dự án đầu tư đầu tiên mới được ra đời. Cho đến năm 1994 toàn tỉnh chỉ có 4 dự án đầu tư FDI, thì trong đó đã có 3 dự án là thuộc lĩnh vực du lịch và ngoài 3 dự án này cũng chưa có bất kỳ nhà đầu tư trong nước nào đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại đây. Trong 3 dự án này thì 2 dự án 100% vốn Hoa Kỳ và 1 dự án liên doanh với Pháp. Tất cả đều được đầu tư tại Phan Thiết. Cho đến nay 2 dự án 100% vốn Hoa Kỳ này vẫn được xem là 2 dự án có vốn lớn (đứng thứ 2, 3 trong số dự án FDI du lịch và đứng thứ 3, 4 trong số dự án FDI nói chung). TÊN DOANH NGHIỆP CÔNG TY KHU NGHỈ MÁT PHAN THIẾT CÔNG TY GOFL VÀ CLB GOFL CÔNG TY DU LỊCH LÀNG NGHỈ MÁT HÀM TIẾN Soá giaáy pheùp - ngaøy caáp 645/GP ngày 27/7/1993 646/GP ngày 27/7/1993 927/GP ngày 27/7/1994 Tổng vốn Đầu tư (1.000USD) 13,300.0 13,000.0 1,017.0 Tổng vốn Pháp định (1.000USD) 5,000.0 2,700.0 626.7 Thời hạn (Năm) 49 50 22 Quốc gia Hoa Kỳ Hoa Kỳ Pháp Lĩnh vực Đầu tư Kinh doanh khu du lòch Du lòch Golf Kinh doanh khu du lòch (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] Với hiện tượng nhật thực toàn phần năm 1995 và Bình Thuận là địa điểm duy nhất để ngắm nhìn trọn vẹn hiện tượng hiếm có này, tỉnh Bình Thuận mở ra một giai đoạn mới với vẻ đẹp được biết đến của du khách đến từ bốn phương. Từ đó, Bình Thuận trở thành một điểm đến mới mẻ và hấp dẫn cho khách nội địa lẫn khách quốc tế. Lẽ ra FDI du lịch thời kỳ này trên địa bàn tỉnh bắt đầu khởi sắc, thế nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á vào những năm 1997, 1998, FDI vào châu Á nói chung và vào tỉnh Bình Thuận nói riêng bị chựng lại, không phát triển được, thậm chí còn sụt giảm nghiêm trọng. Từ năm 1995 đến năm 1999, duy nhất chỉ có 3 dự án FDI vào Bình Thuận, trong đó có duy nhất 1 dự án đầu tư vào du lịch vào năm 1995. Đó là Công ty làng du lịch Phan Thiết Victoria, số giấy phép 1112/GP cấp ngày 19 tháng 01 năm 1995, đầu tư tại Phan Thiết với vốn 100% của Pháp, vốn đầu tư 5,5 triệu USD, trong đó vốn pháp định 1,65 triệu USD. Đến nay Victoria vẫn đang là một trong những resort lớn và đẹp của tỉnh và của cả nước. TÊN DOANH NGHIỆP Soá giaáy pheùp - ngaøy caáp Tổng vốn Đầu tư (1.000USD) Tổng vốn Pháp định (1.000USD) Thời hạn (Năm) Quốc gia Lĩnh vực Đầu tư Công ty làng du lịch Phan Thiết Victoria 1112/GP ngày 19/ 01/1995 5.500 1.650 30 Pháp Kinh doanh khu du lòch (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] Tóm lại, 1988 – 1999 là giai đoạn chưa thu hút được nhiều FDI nói chung và FDI du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh. Lý do của hạn chế này bao gồm cả những lý do khách quan và chủ quan. Lý do chủ quan vẫn là do chính quyền địa phương chưa khai thác được tiềm năng du lịch của tỉnh cũng như chưa có những chính sách thỏa đáng để thu hút đầu tư nước ngoài. Song, nguyên nhân chính của sự khiêm tốn đầu tư thời kỳ này là do rất nhiều các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài, như tình hình chung của FDI cả nước cũng chưa cao, khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, và hầu hết các nhà đầu tư cũng còn khá e dè chưa tin tưởng vào sự đổi mới của Việt Nam. Giai đoạn 2000 – 2005: Có thể nói bắt đầu từ năm 2000 đến nay, đầu tư tại Bình Thuận trỗi dậy sức sống mới. Hàng loạt các dự án đầu tư trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư ngoài nước ồ ạt đổ vào tỉnh. Các dự án đầu tư tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Mặc khác, thời kỳ này chính quyền tỉnh cũng ra sức tạo điều kiện để ngành du lịch tỉnh phát triển. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác quy hoạch; lãnh đạo Tỉnh cũng ra sức hoàn thiện thể chế, bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước. Nhờ đó, ngành du lịch Bình Thuận đã khởi sắc, trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp đáng kể cho ngân sách của tỉnh. Cũng từ thời gian này, thắng cảnh Bình Thuận đã được nhiều du khách cả trong và ngoài nước biết đến. Nơi đây đã trở thành một điểm đến lý tưởng cho những ngày nghỉ cuối tuần, những chuyến cắm trại, những tour tham quan nghỉ dưỡng… Cảnh đẹp thiên nhiên cũng như nếp sống hiền hòa, chân thật của người dân Bình Thuận đã khiến cho lượng khách du lịch đến đây mỗi lúc một tăng. Tính đến nay (20/4/2006) trên địa bàn Tỉnh có 386 dự án du lịch (chủ yếu ven biển) đã được UBND Tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực. Với tổng diện tích đất được cấp là 2.944 ha và tổng vốn đăng ký là 9.822 tỷ đồng. Thực tế vốn thực hiện đầu tư của các khu resort cao hơn so với vốn đăng ký (khoảng 8-10 tỷ đồng/ha). Thời gian đầu, các nhà đầu tư tập trung vào thành phố Phan Thiết, nhưng đến nay thì họ đã có mặt khắp nơi, tập trung nhiều ở một số địa bàn các huyện phía Bắc và phía Nam Phan Thiết như: Hàm Tân, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình. Trong số đó, FDI chiếm không nhiều. Nếu tính về số lượng thì chỉ khoảng 1/10 so với tổng số dự án. Tuy nhiên những dự án FDI đa phần là những dự án có quy mô vốn đầu tư lớn. Có thể đánh giá tình hình FDI du lịch tại Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2005 theo các khía cạnh như sau: Về công tác hoàn thiện thể chế của chính quyền Tỉnh: Về thủ tục đăng ký đầu tư: Để rút ngắn thời gian kể từ khi Nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư đến khi được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào khảo sát, chọn địa điểm thuận lợi để đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế nói chung và tại các khu quy hoạch phát triển các lĩnh vực du lịch nói riêng,… Quyết định số 39/2002/QĐ-UBBT để ban hành bản quy định quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã giúp cho việc quản lý FDI trên địa bàn tỉnh được dễ dàng, minh bạch và rõ ràng. Một ưu điểm của tỉnh Bình Thuận theo đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài đó là tính minh bạch trong cơ chế chính sách. Một nhà đầu tư nước ngoài khi đến các cơ quan Bình Thuận, đặc biệt là đến với Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ được cán bộ cung cấp những văn bản in sẵn, trong đó có đầy đủ những mẫu đơn, quy trình thủ tục để nhà đầu tư thực hiện từ khâu xác định địa điểm xúc tiến đầu tư, cho đến khâu xin cấp Giấy phép đầu tư và kể cả những công việc phải tiến hành sau khi được cấp phép. Trong quá trình hoạt động của dự án (cho đến khi dự án ngưng hoạt động), các chủ dự án vẫn phải thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động hàng tháng, những vướng mắc khó khăn của dự án cho cơ quan Nhà nước và được UBND tỉnh Bình Thuận theo dõi, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Về cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước, các dự án FDI du lịch trên địa bàn tỉnh được quản lý thống nhất bởi UBND tỉnh với sự tham mưu chính của hai cơ quan đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Du lịch. Đây là 2 cơ quan chuyên môn trực tiếp giúp UBND tỉnh quản lý những vấn đề về đầu tư và du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, với từng công việc cụ thể thì có sự trợ giúp phối hợp của các Sở như: Sở Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm giao đất, cho thuê đất; Sở Xây dựng chịu trách nhiệm cấp phép xây dựng, quản lý công trình... Trong Sở Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay chịu trách nhiệm tham mưu trực tiếp trong lĩnh vực đầu tư ngoài ngân sách là phòng Hợp tác đầu tư. Phòng Hợp tác đầu tư là cơ quan đầu mối giải quyết mọi vấn đề về xúc tiến hình thành dự án, cấp phép và triển khai dự án, cũng như tập hợp ý kiến của các nhà đầu tư và các Sở, ban, ngành khác để trình UBND tỉnh. Sở Du lịch tỉnh Bình Thuận thì mới ra đời trong những năm gần đây, khi du lịch Bình Thuận đã khá phá triển. Vào năm 1996, tỉnh Bình Thuận thành lập phòng Quản lý du lịch thuộc Sở Thương mại du lịch. Phòng này chịu trách nhiệm thực hiện 3 chức năng: Xúc tiến du lịch, Quy hoạch du lịch và Quản lý hoạt động du lịch. Đến cuối năm 2004 thì Phòng quản lý du lịch ngưng hoạt động và thành lập Sở Du lịch vào đầu năm 2005. Sở Du lịch hiện nay cũng thực hiện chủ yếu 3 chức năng trên. Về công tác xúc tiến đầu tư du lịch: Tỉnh đã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch toàn tỉnh đến năm 2010; xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái Bình Thuận và một số quy hoạch chi tiết như: khu du lịch Thác Bà, khu du lịch suối nước nóng Bưng Thị, khu du lịch Suối Nhum - Thuận Quý, một số quy hoạch chi tiết các khu du lịch ở Hàm Tân, Bắc Bình, Tuy Phong. Đã tổ chức thành công Lễ hội Văn hoá - Du lịch “Bình Thuận - Hội tụ Xanh” năm 2005. Lượng khách du lịch hàng năm đều tăng, nhất là khách quốc tế. Năm 2005, tổng lượng khách du lịch đạt 1,7 triệu lượt khách, tăng 12,3% so với năm trước, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 8,8% (150.000 lượt), tăng 47%. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch 450 tỷ đồng, tăng 24,6%. Chất lượng kinh doanh du lịch tiếp tục được cải thiện, một số loại hình dịch vụ vui chơi, thể thao giải trí, nghỉ dưỡng được đầu tư đưa vào hoạt động phục vụ du khách. Hiện có 102 cơ sở kinh doanh lưu trú, 58 khách sạn, khu du lịch được xếp hạng sao với 2.294 phòng nghỉ, công suất sử dụng buồng phòng đạt 55%. Đã có thêm 24 dự án đầu tư du lịch được chấp thuận, nâng tổng số dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực lên 381 dự án với diện tích 3.415,6 ha và tổng vốn đăng ký hơn 11.186,5 tỷ đồng (trong đó có 17 dự án đầu tư nước ngoài). Công tác bảo đảm an ninh trật tự, giá cả trong hoạt động kinh doanh du lịch được tăng cường, ổn định; vệ sinh môi trường có chuyển biến. Hệ thống các tuyến giao thông ven biển, các đường nối liền quốc lộ với các khu du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Đã tổ chức đưa tàu cao tốc vào hoạt động tuyến Phan Thiết - Phú Quý. Dịp 30 tháng 4 năm 2006 vừa tuyến tàu lửa TP. Hồ Chí Minh – Phan Thiết cũng vừa được khánh thành nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại của nhân dân cũng như du khách. Trong thời gian qua, một nỗ lực lớn và mang tầm quan trọng trong chiến lược thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh là đã hoàn thành được tuyến đường giao thông dọc biển kéo dài từ Mũi Kê Gà đến Thành phố Phan Thiết, rồi từ Phan Thiết dọc biển ra Mũi Né, Hòn Rơm, và kéo dài trổ ra đến tận Bắc Bình. Cũng nhờ tuyến đường giao thông này mà tỉnh đã thu hút được dự án đầu tư du lịch của Công ty TNHH Shasi Development (Hoa Kỳ) với số vốn lên tới 50 triệu USD. Một tuyến đường khác cũng khá quan trọng vừa hoàn thành là tuyến đường Bắc Bình - Đức Trọng, có ý nghĩa quan trọng trong liên kết phát triển du lịch giữa Đà Lạt – Phan Thiết. Hiện có sự tham gia của 6 doanh nghiệp bưu chính viễn thông, mạng thông tin di động phát triển 69 trạm phát sóng ở các huyện lỵ và khu du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, phát triển du lịch của địa phương. Đó là sự nỗ lực phấn đấu của cả hai phía, từ phía nhà nước lẫn nhà đầu tư. Với những kết quả đó sẽ tạo một hấp dẫn để thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận. Về công tác lập quy hoạch sử dụng đất phát triển du lịch: Có thể nói công tác qui hoạch sử dụng đất phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã kịp thời đáp ứng yêu cầu của các Chủ đầu tư. Tốc độ đăng ký đầu tư cao nhất trong những năm 2001- 2003. Trong những năm đầu của thập kỷ, do số lượng đầu tư còn ít và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh cũng còn quá nhiều khó khăn, chính quyền địa phương chấp nhận dự án đầu tư với quy mô vốn tùy ý. Song, định hướng phát triển của Tỉnh trong những năm gần đây là phát triển du lịch ven biển với dự án có qui mô lớn. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan (qui định về phân cấp quyết định cho thuê đất từ 2 ha trở lên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ) nên hầu hết các dự án đăng ký qui mô nhỏ dưới 2 ha, vì ngại phải đi Hà Nội để được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho thuê đất. Điều này đã có nhiều ảnh hưởng đến thu hút đầu tư những khu du lịch có qui mô lớn. DANH MỤC DỰ ÁN GỌI VỐN ĐẦU TƯ TT TÊN DỰ ÁN ĐỊA ĐIỂM THÔNG SỐ KỸ THUẬT 1 Khu du lịch ven biển Phan Thiết - Mũi Né - Tiến Thành Phan Thiết 50 ha 2 Khu du lịch ven biển Hàm Tân Hàm Tân 100 ha 3 Khu du lịch ven biển Tuy Phong Tuy Phong 10 ha 4 Khu du lịch sinh thái Hàm Thuận Nam Hàm Thuận Nam 300 ha 5 Khu du lịch sinh thái Sông Quao Hàm Thuận Bắc 50 ha 6 Khu du lịch sinh thái Biển Lạc Huyện Tánh Linh 200 ha 7 Khu du lịch sinh thái Thác Reo, nước khoáng Đa Kai Xã Đức Hạnh, xã Đa Kai, Đức Linh 150 ha 8 Khu thể thao, giải trí tổng hợp Phan Thiết Phan Thiết 100 ha, khu giải trí tổng hợp, tàu lượn, cáp treo 9 Đầu tư xây dựng và kinh doanh Trung tâm thương mại Phan Thiết Phan Thiết Siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp 10 Khu du lịch thể thao dưới nước Phan Thiết 10 ha, hồ Hưng Long (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] Sau khi qui hoạch, Tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng đường giao thông và giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh đầu tư hệ thống điện, nước sinh hoạt và điện thoại các khu vực quy hoạch du lịch. Trên thực tế các Chủ đầu tư sau khi được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư còn trông chờ vào hạ tầng do Nhà nước đầu tư nên tiến độ đầu tư xây dựng khu du lịch tại các khu qui hoạch thiếu hạ tầng còn tùy thuộc vào tiến độ đầu tư hạ tầng. Do qui hoạch sử dụng đất ven biền có rừng phòng hộ ven biển nên UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dịch chuyển đất lâm nghiệp có dự án du lịch ra khỏi qui hoạch 3 loại rừng để Nhà đầu tư khai thác được qũy đất dự án đầu tư các hạng mục công trình với tỷ lệ từ 25- 35% (vì nếu trong qui hoạch 3 loại rừng thì diện tích xây dựng chỉ được phép không quá 15%) Về số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư: Chỉ trong vòng 6 năm từ năm 2000 đến năm 2005 đã có đến 13 dự án FDI vào lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận với tổng vốn đầu tư là 73,17 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 25,141 triệu USD; nâng tổng vốn đầu tư tích lũy lên 105,987 triệu USD tổng vốn pháp định tích lũy là 35,1177 triệu USD. Về nguồn gốc vốn đầu tư, ngoài 2 nhà đầu tư truyền thống trước đây là Hoa Kỳ và Pháp, có các nhà đầu tư đến từ Úc, Luxumbour, và đặc biệt là Hàn Quốc (có đến 5 dự án). Chỉ có 1 dự án liên doanh của Cty Liên doanh Du lịch sinh thái Kê Gà (liên doanh với Luxumbour), còn lại đều là 100% vốn nước ngoài. Loại hình đầu tư vẫn chủ yếu là kinh doanh du lịch theo dạng Resort. Nhưng địa bàn đầu tư thì không chỉ ở thành phố Phan Thiết mà còn mở rộng ra các huyện như Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong. TÊN DOANH NGHIỆP SỐ GIẤY PHÉP NGÀY CẤP ĐỊA ĐIỂM VỐN Đ.TƯ (1000USD) VỐN P.ĐỊNH (1000USD) THỜI HẠN (NĂM) QUỐC GIA LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 1.Cty TNHH Cát Trắng 05/GP-BT ngày16/03/2001 Phan Thiết 1,200 600.0 30 Anh KD khu du lịch 2. Cty TNHH ECO 06/GP-BT ngày 26/03/2001 Phan Thiết 800 310.0 30 Úc KD khu du lịch 3. CTy TNHH DL Lặn biển Việt Nam 07/GP-BT ngày 19/04/2001 Tuy Phong 500 500.0 30 Hàn Quốc KD du lịch lặn biển 4. Cty TNHH Du lịch Việt - Úc 11/GP-BT ngày 29/05/2002 Tuy Phong 400 400.0 30 Úc KD khu du lịch 5. Cty TNHH MG GRAPHIC VINA 15/GP-BT ngày 20/9/2002 Phan Thiết 1,500 500.0 30 Hàn Quốc KD khu du lịch 6. Cty TNHH MOONLIGHT 18/GP-BT ngày 03/3/2003 Phan Thiết 2,500 800.0 30 Hàn Quốc KD khu du lịch 7. Cty TNHH KOREANA 19/GP-BT ngày 03/3/2003 Phan Thiết 2,000 600.0 30 Hàn Quốc KD khu du lịch 8. Cty TNHH VI-M-KOREA VINA 20/GP-BT ngày 24/3/2003 Tuy Phong 3,500 2,500.0 30 Hàn Quốc KD khu du lịch 9. Cty TNHH Du lịch Việt Pháp 23/GP-UBBT ngày 19/1/2004 H. T. Nam 4,500 1,350.0 30 Pháp KD khu du lịch 10. Cty TNHH DAUPHINS 25/GP-UBBT ngày 29/4/2004 Phan Thiết 2,000 1,000.0 30 Thụy sĩ KD khu du lịch 11. Cty LD Du lịch sinh thái Kê Gà 26/GP-UBBT ngày 25/6/2004 H. T. Nam 4,000 1,500.0 45 Luxumbour KD khu du lịch 12. Cty TNHH Shasi Development 2427/GP ngày 4/11/2004 Bắc Bình 50,000.0 15,000.0 50 Hoa Kỳ KD khu du lịch 13. Cty TNHH AirWaves Việt Nam 29/GP-UBBT ngày 28/6/2005 Phan Thiết 270 81 50 Úc SX thiết bị du lịch (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận) [17] Đóng góp của FDI đối với ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1988 – 2005: 2.4.4.1. Đánh giá tỷ trọng đóng góp so với tổng vốn đầu tư của địa phương: Nhìn chung tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lên tổng vốn đầu tư của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng là không đáng kể. Giai đoạn 2001 – 2005, vốn đầu tư nước ngoài là 698 tỷ đồng, chiếm 5,51%, đóng góp ngân sách 43.956 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,29%. Trong lĩnh vực đầu tư du lịch, tại Bình Thuận hiện nay đã có 386 dự án đầu tư, trong đó chỉ có 17 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: Số dự án Vốn đầu tư Số lượng (dự án) Cơ cấu (%) Số lượng (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 386 100% 9821,8 100% Vốn trong nước 369 95,6% 8135,6 82,8% Vốn ngoài nước 17 4,4% 1686,2 17,2% (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] Tuy chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn đầu tư, song đối với một tỉnh đang trong giai đoạn phát triển như Bình Thuận, với cơ sở hạ tầng còn yếu kém, các doanh nghiệp đa số là vừa và nhỏ, tình trạng thiếu vốn là khá phổ biến thì nguồn vốn FDI nói lên ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua bảng số liệu trên có thể thấy được rằng tỷ lệ dự án FDI so với tổng số (4,4%) nhỏ hơn tỷ lệ vốn đầu tư FDI so với tổng vốn đầu tư (17,2). Điều đó chứng tỏ tuy số dự án FDI ít, nhưng đa phần là những dự án có quy mô đầu tư lớn. Trong định hướng quy hoạch du lịch hiện nay của tỉnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư với quy mô vốn lớn để phát triển những loại hình du lịch với diện tích lớn; do đó nguồn vốn FDI sẽ là một nguồn vốn cần thu hút khi các nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước không thể đáp ứng nổi. (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận)[17] 2.4.4.2. Hiệu quả của nguồn vốn FDI du lịch tại Bình Thuận: Thứ nhất: Tiên phong cho một lĩnh vực đầu tư mới ở một địa bàn mới Trước đây khi nền kinh tế Bình Thuận còn trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và ngành du lịch Bình Thuận chưa hề được quan tâm khai thác, chính các nhà đầu tư nước ngoài đã vào tỉnh đầu tư du lịch, khơi dậy một sức sống mới cho một vùng đất đầy tiềm năng. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài cùng với những sản phẩm du lịch khá hoàn chỉnh, chất lượng cao, quy mô lớn đã tạo ra một bầu không khí cạnh tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_0738.doc
Tài liệu liên quan