Đề tài Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân

Tài liệu Đề tài Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân: KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 1/ 155 Lời cám ơn Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã gặp không ít khó khăn về kiến thức liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng cũng như các khó khăn trong phân tích, thiết kế, và cả phần kỹ thuật. Ngày hôm nay, có thể hoàn thành tốt luận văn của mình, trước hết, chúng em xin chân thành cảm ơn đến Cô Đồng Thị Bích Thủy và Thầy Đinh Hùng. Cô và Thầy đã tận tình chỉ dạy cho chúng em từ những bước đầu khi chúng em nhận đề tài, còn ngỡ ngàng khi phải tiếp nhận và thực hiện một đề tài thực tế. Kế đến, chúng em cũng chân thành cảm ơn các anh chị ở phòng tin học của quý ngân hàng. Các anh chị đã giúp chúng em hiểu rõ các nghiệp vụ cũng như phân tích được hiện trạng thực tế của ngân hàng, để từ đó đưa ra định hướng để phát triển đề tài. Và để có thể cài đặt theo giải pháp đã chọn, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Hồ Thanh Tùng,...

pdf155 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 1/ 155 Lời cám ơn Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã gặp không ít khó khăn về kiến thức liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng cũng như các khó khăn trong phân tích, thiết kế, và cả phần kỹ thuật. Ngày hôm nay, có thể hoàn thành tốt luận văn của mình, trước hết, chúng em xin chân thành cảm ơn đến Cô Đồng Thị Bích Thủy và Thầy Đinh Hùng. Cô và Thầy đã tận tình chỉ dạy cho chúng em từ những bước đầu khi chúng em nhận đề tài, còn ngỡ ngàng khi phải tiếp nhận và thực hiện một đề tài thực tế. Kế đến, chúng em cũng chân thành cảm ơn các anh chị ở phòng tin học của quý ngân hàng. Các anh chị đã giúp chúng em hiểu rõ các nghiệp vụ cũng như phân tích được hiện trạng thực tế của ngân hàng, để từ đó đưa ra định hướng để phát triển đề tài. Và để có thể cài đặt theo giải pháp đã chọn, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Hồ Thanh Tùng, người đã hỗ trợ kỹ thuật cho chúng em trong quá trình cài đặt. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 2/ 155 – MỤC LỤC — CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU..............................................................................5 1.1. Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài:............................................................... 5 1.2. Nội dung của luận văn:............................................................................ 5 CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG .................................................7 2.1. Giới thiệu về địa điểm khảo sát: ............................................................. 7 2.2. Hiện trạng về tổ chức tại Sở giao dịch khảo sát:.................................... 7 2.2.1. Phòng kế toán: ................................................................................... 7 2.2.2. Phòng tín dụng 1:............................................................................... 8 2.2.3. Phòng tín dụng 2:............................................................................... 8 2.2.4. Phòng thanh toán quốc tế:.................................................................. 8 2.2.5. Phòng kho quỹ: .................................................................................. 8 2.2.6. Phòng hành chính: ............................................................................. 9 2.3. Hiện trạng về nghiệp vụ: ......................................................................... 9 2.3.1. Nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm cá nhân: ................................................. 9 2.3.2. Nghiệp vụ tín dụng cá nhân:............................................................. 17 2.4. Hiện trạng về mặt tin học:..................................................................... 22 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU...........................23 3.1. Về mặt Nghiệp vụ: ................................................................................. 23 3.1.1. Một số nhược điểm của mô hình nghiệp vụ hiện tại:......................... 23 3.1.2. Giải pháp cho mô hình nghiệp vụ:.................................................... 23 3.2. Về mặt Tin học: ..................................................................................... 24 3.2.1. Một số hạn chế của mô hình Tin học hiện tại: .................................. 24 3.2.2. Giải pháp cho mô hình tin học: ........................................................ 25 3.3. Xác định yêu cầu: .................................................................................. 27 3.3.1. Yêu cầu chức năng: .......................................................................... 27 3.3.2. Yêu cầu phi chức năng: .................................................................... 29 CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH.......................................................................30 KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 3/ 155 4.1. Phân tích yêu cầu: ................................................................................. 30 4.1.1. Xác định tác nhân (Actor): ............................................................... 30 4.1.2. Xác định các tình huống sử dụng (Use case): ................................... 32 4.1.3. Sơ đồ tình huống sử dụng (Use case diagram): ................................ 34 4.2. Các lớp đối tượng trong hệ thống:........................................................ 46 4.2.1. Sơ đồ lớp đối tượng:......................................................................... 46 4.2.2. Danh sách các lớp đối tượng:........................................................... 54 4.2.3. Danh sách các quan hệ trên sơ đồ:................................................... 60 4.3. Sơ đồ trình tự thực hiện và sơ đồ cộng tác:.......................................... 64 4.3.1. Sơ đồ trình tự thực hiện của nghiệp vụ tiết kiệm:.............................. 66 4.3.2. Sơ đồ trình tự thực hiện của nghiệp vụ tín dụng: .............................. 74 CHƯƠNG 5 : THIẾT KẾ ..........................................................................84 5.1. Thiết kế hệ thống:.................................................................................. 84 5.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu: ........................................................................... 85 5.2.1. Thiết kế bảng dữ liệu:....................................................................... 85 5.2.2. Lý do đưa thêm các bảng dữ liệu:..................................................... 89 5.2.3. Thiết kế các store procedure và các view: ........................................ 89 5.3. Thiết kế lớp xử lý:.................................................................................. 94 5.4. Thiết kế giao diện: ............................................................................... 100 CHƯƠNG 6 : CÀI ĐẶT..........................................................................106 6.1. Cách tiếp cận: ...................................................................................... 106 6.2. Cài đặt .................................................................................................. 107 6.2.1. Trang Đăng Nhập: (Index.aspx) ..................................................... 107 6.2.2. Trang chủ: (TrangChu.aspx) .......................................................... 108 6.2.3. Trang giao dịch mở sổ gửi vốn: (frmMoSoGuiVon.aspx)................ 109 6.2.4. Trang giao dịch gửi vốn không kỳ hạn: (frmGuiVonThem.aspx)..... 110 6.2.5. Trang thực hiện giao dịch rút tiền tiết kiệm: (frmRutVonlai.aspx) .. 111 6.2.6. Trang thực hiện nghiệp vụ giải ngân: (GiaiNgan.aspx) .................. 112 6.2.7. Trang thực hiện nghiệp vụ thu nợ: (ThuNo.aspx)........................... 113 KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 4/ 155 CHƯƠNG 7 : Đánh giá ...........................................................................114 7.1. Đối với ngân hàng:............................................................................... 114 7.2. Đối với bản thân: ................................................................................. 114 7.3. Kết quả đạt được: ................................................................................ 114 KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 5/ 155 CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1. Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài: Hơn bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động Ngân hàng thương mại luôn luôn phải đặt trong môi trường cạnh tranh, môi trường mà trong đó mỗi Ngân hàng phải thường xuyên điều chỉnh hoạt động của mình, phải tìm cách phát triển để đạt được mục tiêu tạo vốn cho xã hội và lợi nhuận cao nhất có thể cho chính mình. Vì thế, mỗi Ngân hàng không ngừng thay đổi từ chính sách đến cơ chế hoạt động. Một trong những thay đổi thiết thực và cấp bách là công tác Tin học hoá các nghiệp vụ Ngân hàng. Trong hơn 10 năm qua (từ đầu những năm 1989-1990), hệ thống các Ngân hàng Việt Nam đã tiến hành ứng dụng Công nghệ thông tin vào hầu hết các nghiệp vụ Ngân hàng, hỗ trợ hầu hết trong việc xử lý tự động các nghiệp vụ Ngân hàng và hỗ trợ phần nào công tác quản lý. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin ở nước ta còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Điều này dẫn đến các vấn đề khó khăn trong công tác hội nhập và trong việc mở rộng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: máy rút tiền tự động (ATM), thanh toán bằng thẻ tín dụng, giao dịch qua điện thoại (phone banking), ngân hàng điện tử (e-banking),… Đứng trước nhu cầu hội nhập và mở rộng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại nêu trên, đề tài “Xây dựng chương trình quản lý nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân” ra đời. Đề tài nhằm tìm hiểu và xây dựng thử nghiệm chương trình quản lý nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm và cho vay cá nhân trên nền công nghệ mới làm tiền đề cho quá trình hội nhập và mở rộng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. 1.2. Nội dung của luận văn: Luận văn gồm 7 chương: Chương 1: Mở đầu Giới thiệu tổng quan đề tài Chương 2: Khảo sát hiện trạng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 6/ 155 Tìm hiểu hiện trạng nghiệp vụ và hiện trạng tin học tại một Ngân hàng cụ thể: Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chương 3: Giải pháp và xác định yêu cầu Dựa vào hiện trạng của Ngân hàng đã khảo sát đưa ra giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại và xác định yêu cầu của phía Ngân hàng đối với chương trình ứng dụng. Chương 4: Phân tích Ứng dụng phương pháp phân tích hướng đối tượng bằng UML để phân tích bài toán Ngân hàng gửi tiền tiết kiệm và tín dụng cá nhân theo giải pháp đã đề ra. Chương 5: Thiết kế Dựa vào các phân tích ở chương 4 đưa ra các mô hình thiết kế cho hệ thống mới. Chương 6: Cài đặt Chương này trình bày về ứng dụng đã cài đặt dựa vào các kết quả phân tích thiết kế trên. Chương 7: Đánh giá Phần này đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế trong suốt quá trình thực hiện đề tài. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 7/ 155 CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 2.1. Giới thiệu về địa điểm khảo sát: Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long là ngân hàng thương mại quốc doanh, mạng lưới trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau với hơn 20 sở giao dịch. Trong đề tài này, các qui trình nghiệp vụ, số liệu, qui định đều được khảo sát và tham khảo tại Sở giao dịch chính (số 2-4-6 Đồng Khởi thành phố Hồ Chí Minh). Sở giao dịch được thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1999 theo quyết định số 70/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, chính thức khai trương hoạt động từ ngày 1/1/2000. Từ khi đi vào hoạt động đến nay đã phát triển hệ thống mạng lưới gồm: 4 phòng giao dịch (Chợ Lớn, Tân Bình, Quận 7, Bình Thạnh), 1 bàn tiết kiệm (số 17 Bến Chương Dương) và trong năm 2004 phấn đấu thành lập 5 phòng giao dịch, trong đó: 3 phòng giao dịch tại các quận nội thành, 2 phòng giao dịch ở các huyện ngoại thành. Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long đã và đang thực hiện dự án hiện đại hoá ngân hàng theo hướng tự động hóa, phù hợp với lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. 2.2. Hiện trạng về tổ chức tại Sở giao dịch khảo sát: 2.2.1. Phòng kế toán: Hạch toán kế toán và thanh toán toàn bộ hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính, tài sản và vốn quỹ, điều hành, hạch toán các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, quyết toán một cách kịp thời nhanh chóng chính xác và trung thực. Lập kế hoạch tài chính và tham mưu cho Ban Giám Đốc kế họach tài chính, tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, cân đối vốn, thu/ chi tài chính của Ngân hàng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 8/ 155 2.2.2. Phòng tín dụng 1: Thực hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế hoạt đông sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật Việt Nam hiện hành. Bao gồm: - Doanh Nghiệp Nhà Nước - Công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty Cổ phần - Doanh nghiệp tư nhân - Các công ty, Xí nghiệp liên doanh với nước ngoài - Hợp tác xã - Cá thể và hộ sản xuất 2.2.3. Phòng tín dụng 2: Cho vay tiêu dùng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng mới sửa chữa nhà ở nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt gia đình. Các đối tượng cho vay bao gồm: Giá trị 1 căn nhà hoàn chỉnh (bao gồm đất ở), khung nhà lắp ghép hoặc vật tư, vật liệu xây dựng, chi phí sửa chữa, xây dựng nhà ở và các chi phí khác có liên quan. 2.2.4. Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng trong lĩnh vực Thanh toán Quốc tế, đảm bảo về khâu kỹ thuật trong Thanh toán Quốc tế, thực hiện các dịch vụ Ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng. 2.2.5. Phòng kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của Chi Nhánh: tiền mặt VNĐ, ngân hàng phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, séc du lịch, thẻ tín dụng, vàng bạc đá quí, chứng từ có giá, hồ sơ giá trị tài sản thế chấp. Thanh toán phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phục vụ dich vụ của Chi nhánh đối với khách hàng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 9/ 155 2.2.6. Phòng hành chính: Quản lý toàn bộ tài sản, bất động sản, trang thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác thuộc sở hữu của Chi nhánh. Điều hành công việc hành chính phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, sửa chữa, thanh lý tài sản hết hạn sử dụng. 2.3. Hiện trạng về nghiệp vụ: Ngân hàng sử dụng cơ chế nhiều cửa nghĩa là các nghiệp vụ khác nhau được giao dịch tại các quầy khác nhau, và mỗi giao dịch viên có một nhiệm vụ riêng biệt như: đăng ký khách hàng, thực hiện giao dịch, thu tiền,… Khách hàng đến giao dịch phải thực hiện theo đúng qui trình định sẵn tùy theo loại giao dịch được trình bày dưới đây. 2.3.1. Nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm cá nhân: 2.3.1.1. Qui trình gửi tiết kiệm: Qui trình nghiệp vụ gửi tiền KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 10/ 155 - Khách hàng xuất trình Chứng minh nhân dân (CMND) (hoặc hộ chiếu) và thông báo số tiền gửi cho kế toán Ngân hàng. - Khách hàng điền đầy đủ các thông tin trên Giấy gửi tiết kiệm: thông tin người gửi (họ tên, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ), thông tin gửi tiết kiệm (số tiền gửi, loại tiền gửi, loại tiết kiệm). - Kế toán căn cứ vào CMND và yêu cầu của khách hàng , nhập các thông tin ( họ tên, điạ chỉ, số CMND, nơi cấp, ngày cấp, số tiền gửi, kỳ hạn gửi…) vào máy, in ra Giấy gửi tiền và Sổ Lưu (còn gọi là Phiếu lưu) (trường hợp gửi lần đầu) chuyển cho khách hàng. - Khách hàng : o Kiểm tra các yếu tố trên Giấy gửi tiền, nếu đúng ký tên (ghi rõ họ tên), đăng ký chữ ký mẫu lên Sổ lưu (trường hợp gửi lần đầu) và chuyển trả lại cho Kế toán Ngân hàng. o Đồng thời lập bảng kê các loại tiền nộp (ký tên) và nộp tiền tại bộ phận ngân quỹ. - Kế toán Ngân hàng in các yếu tố vào Sổ Tiết Kiệm, Sổ lưu và ký tên lên toàn bộ chứng từ (giấy gửi tiền, sổ tiết kiệm, sổ lưu) chuyển sang cho thủ quỹ Ngân hàng. - Thủ quỹ đối chiếu các yếu tố trên Sổ tiết kiệm, Sổ lưu với số tiền nộp ghi trên Bảng kê các loại tiền nộp, nếu đúng thủ quỹ ký tên lên tất cả các chứng từ và chuyển lại sổ tiết kiệm, sổ lưu cho Trưởng bàn. - Trưởng bàn kiểm soát lại các yếu tố ghi trên Sổ tiết kiệm, sổ lưu và đối chiếu số liệu trên máy, nếu đúng ký tên lên tất cả các chứng từ, duyệt trên máy và chuyển sổ tiết kiệm cho thủ quỹ để trả cho khách hàng. - Chỉ hình thức tiết kiệm không kỳ hạn mới có thể gửi vốn vào tài khoản, số dư hiện tại sẽ được cập nhật: Số dư hiện tại = Số dư hiện tại + Số tiền gửi trong phiên giao dịch KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 11/ 155 2.3.1.2. Qui trình rút tiền: Trưởng bàn Kế toán tiết kiệm Khách hàng $$ Thủ quỹ (2) Giấy rút tiền (6) Tiền rút (1) CM ND , Sổ tiết kiệ m (3) Giầ y rú t tiề n đã ký tên (5) C hứ ng từ sa u k hi Tr ưở ng bà n k ý (4) Giấy rút tiền, phiếu lưu Qui trình nghiệp vụ rút tiền - Khách hàng đến rút tiền phải mang theo sổ tiết kiệm, CMND, hộ chiếu đã đăng ký lúc gửi tiền và thông báo số tiền cần chuyển cho kế toán. - Kế toán viên Tiết kiệm nhập vào số sổ để xem các thông tin khách hàng, loại tiết kiệm, ngày gửi, ngày đến hạn, lãi suất, tiền lãi, tiền lãi nhập vốn, tiền vốn và in ra Giấy rút tiền cho khách hàng. - Khách hàng kiểm tra Giấy rút tiền, nếu đúng ký tên( ghi rõ họ tên). - Kế toán Ngân hàng đối chiếu chữ ký của khách hàng trên giấy rút tiền với mẫu trên Sổ lưu, nếu đúng in số tiền rút vào sổ tiết kiệm, Sổ lưu và ký tên lên toàn bộ chứng từ, chuyển cho Trưởng bàn. - Trưởng bàn kiểm soát Giấy rút tiền, Sổ tiết kiệm, Sổ lưu đối chiếu với số liệu trên máy, nếu đúng ký tên, duyệt trên máy rồi chuyển cho thủ quỹ để chi tiền cho khách hàng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 12/ 155 - Thủ quỹ: o Chi tiền cho khách hàng, yêu cầu khách hàng ký tên lên bảng kê các loại tiền rút, sau đó thủ quỹ ký tên lên tất cả các chứng từ và chuyển trả Sổ tiết kiệm cho khách hàng.(trường hợp sổ còn số dư). o Chuyển Giấy rút tiền, Sổ lưu cho kế toán theo qui định. 2.3.1.3. Các thông tin liên quan: - Các hình thức tiết kiệm: bao gồm gửi tiền không kỳ hạn, có kỳ hạn từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. - Đối tượng giao dịch: o Cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. o Đối với người Việt Nam: phải có CMND. o Đối với người nước ngoài: phải có hộ chiếu và thị thực nhập cảnh còn thời hạn hiệu lực, thẻ thường trú, thẻ tạm trú (nếu có). - Loại tiền giao dịch: Đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ mạnh. - Mức gửi tiền tiết kiệm: o Mức gửi tiền tiết kiệm tối thiểu 100.000 đồng đối với đồng Việt Nam và 50 USD hoặc ngoại tệ khác quy đổi tương đương. o Không hạn chế mức gửi tối đa. - Lãi suất khách hàng được hưởng:Các mức lãi suất gửi tiền của các chi nhánh có thể khác nhau. Về cơ bản cách áp dụng cho loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn như sau: o Tiền gửi không kỳ hạn áp dụng lãi suất thả nổi, tiền gửi thay đổi theo mức lãi suất do Ngân hàng công bố trong từng thời kỳ. o Tiền gửi có kỳ hạn áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian từ ngày gửi cho đến ngày đáo hạn. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 13/ 155 USD Không kỳ hạn STT Kỳ trả lãi Lãi suất 1 Trả lãi sau 1,60%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 1 tháng 1 Trả lãi sau 1,60%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 2 tháng 1 Trả lãi sau 1,65%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 3 tháng 1 Trả lãi sau 1,80%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 6 tháng 1 Trả lãi sau 1,90%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 9 tháng 1 Trả lãi sau 2,00%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 12 tháng 1 Trả lãi sau 2,20%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 24 tháng 1 Trả lãi sau 2,50%/năm VND Không kỳ hạn STT Kỳ trả lãi Lãi suất 1 Trả lãi sau 0,20%/tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 1 tháng 1 Trả lãi sau 0,44%/tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 2 tháng 1 Trả lãi sau 0,54%/ tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 3 tháng 1 Trả lãi sau 0,64%/ tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 6 tháng 1 Trả lãi sau 0,66%/ tháng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 14/ 155 STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 9 tháng 1 Trả lãi sau 0,67%/ tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 12 tháng 1 Trả lãi sau 0,69%/ tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 24 tháng 1 Trả lãi sau 0,73%/ tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 36 tháng 1 Trả lãi sau 0,75%/ tháng Bảng lãi suất gởi tiết kiệm ngày 20/02/2004 - Phương pháp tính lãi: o Tính lãi theo món: cho loại tiết kiệm có kỳ hạn Tiền lãi = Số dư * Số tháng gửi * Lãi suất Vd: Với số tiền gửi là 10 triệu cho kỳ hạn 12 tháng lãi suất 0,69%/tháng (lãi trả sau) => Lãi suất = 0,69% * 12 * 10.000.000 = 828.000 o Tính lãi theo tích số: cho loại không kỳ hạn Tiền lãi = ∑(( Số dư * Lãi suất / 30) * Số ngày) Vd: Với số tiền gửi không kỳ hạn là 10 triệu. Ngày gửi: 1/1/2004, ngày tất toán: 10/1/2004. Giả sử lãi suất từ ngày 1/1/2004 đến 5/1/2004 (5 ngày) là 0,2% Giả sử lãi suất từ ngày 5/1/2004 đến 10/1/2004 (5 ngày) là 0,3% => Lãi suất = ((10.000.000 * 0,2%) / 30) * 5 + ((10.000.000 * 0,3%) / 30 * 5) = 6666 - Phương thức trả lãi: KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 15/ 155 o Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền lãi được nhập vào gốc tháng hoặc quý hoặc vào ngày rút hết số dư nếu khách hàng không đến lĩnh lãi. o Tiền gửi có kỳ hạn: tiền lãi được trả trước vào ngày khách hàng gửi tiền (đối với loại tiết kiệm trả lãi trước); hoặc được trả định kỳ tháng, quý, 6 tháng, 1 năm (đối với loại tiết kiệm trả lãi định kỳ); hoặc trả lãi cuối kỳ (đối với loại tiết kiệm trả lãi sau). - Rút vốn trước hạn (áp dụng lãi bậc thang): Khách hàng gửi tiền có kỳ hạn khi có nhu cầu rút vốn trước hạn được áp dụng lãi suất ở kỳ hạn tương đương với thời gian gửi thực tế hoặc mức lãi suất ở kỳ hạn ngắn hơn kế trước (nếu Ngân hàng không huy động loại kỳ hạn tương đương thời gian khách hàng đã gửi). Vd: Khách hàng gửi 10 triệu loại tiết kiệm 12 tháng lãnh lãi cuối kỳ, lãi suất 0,7%/tháng: Ngày gửi: 1/4/2002, ngày đáo hạn: 1/4.2003. Ngày xin tất toán: 6/8/2002 => thời gian thực gửi là: 4 tháng, 5 ngày. Nếu tại thời điểm đó Ngân hàng có huy động Tiết kiệm 3 tháng (LS: 0,3%/tháng) và không kỳ hạn (LS: 0,2%/tháng) thì tiền lãi sẽ là: ü Trả lãi kỳ hạn 3 tháng: 10.000.000*3*0,6% = 180.000(VND) ü Trả lãi kỳ hạn 1 tháng: 10.000.000*1*0,3% = 30.000(VND) ü Trả lãi không kỳ hạn: (10.000.000*5*0,2%)/30 = 3.300(VND) Tổng cộng: 213.300(VND) - Tái ký gửi: Khi đến hạn, nếu khách hàng chưa cần dùng số tiền gửi tại Ngân hàng hoặc không có yêu cầu gì khác thì Ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và chuyển toàn bộ số tiền đó sang kỳ hạn mới cùng kỳ hạn khách hàng đã gửi hoặc chuyển sang loại kỳ hạn ngắn hơn kế tiếp nếu vào thời điểm đó Ngân hàng không huy động loại kỳ hạn cũ. Mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn mới sẽ áp dụng theo biểu lãi suất hiện Ngân hàng đang huy động. - Phong tỏa sổ tiết kiệm: KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 16/ 155 o Sổ tiết kiệm bị phong tỏa khi khách hàng làm mất sổ hoặc cầm sổ để vay tiền - Ủy quyền khi rút tiền, thừa kế: o Khách hàng có thể ủy quyền cho người khác đến ngân hàng lĩnh thay mình. o Sổ, phiếu tiết kiệm được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật thụ hưởng. - Các chính sách khách hàng liên quan đến người gửi tiết kiệm: o Đối tượng được hưởng chính sách: Khách hàng là cá nhân có số dư tiền gửi bình quân quý từ 500 triệu đồng trở lên đối với Sở giao dịch, từ 200 triệu đồng trở lên đối với chi nhánh tỉnh (bao gồm Việt Nam đồng và ngoại tệ quy đổi), gửi có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên và gửi liên tục từ 2 lần trở lên. o Các ưu đãi và khuyến khích đối với khách hàng: § Khách hàng sẽ được ưu đãi lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất huy động vốn bình thường của Ngân hàng 10% lãi suất tiền gửi cùng loại. § Đối với khách hàng có số dư tiền gửi thấp hơn đến 20% mức quy định nói trên được ưu đãi lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất huy động vốn bình thường của Ngân hàng tối đa 5% lãi suất tiền gửi cùng loại. - Hạch toán: o Kế toán tiết kiệm phải làm công việc hạch toán mỗi khi có phát sinh tiết kiệm, nghĩa là với mỗi bút toán phát sinh trong quá trình giao dịch gửi tiền, rút tiền với khách hàng, Kế toán tiết kiệm phải ghi số tiền vào tài khoản nợ, có thích hợp và lưu vào hệ thống. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 17/ 155 2.3.2. Nghiệp vụ tín dụng cá nhân: 2.3.2.1. Qui trình tín dụng cá nhân: Cán bộ tín dụng Kế toán tín dụng Người có thẩm quyềnKhách hàng Hồ sơ vay Lập tờ trình thẩm định Duyệt Văn bản cho vayLập hợp đồng Lập tờ trình giải ngân Duyệt Hợp đồng được giải ngân Giải ngân Hợp đồng tín dụng Hợp đồng đã giài ngân Theo dõi sử dụng vốn vay Lập giấy báo nợ đến hạn Giấy báo nợ Trả nợ Thu nợ Thanh lý hợp đồng (1) (2) (3) (5) (6) (7) (8) (11) (1 2) (16) (14) (14') Xin gia hạn (15) Lập tờ trình xin gia hạn Duyệt (15') (16') (17') (4) (9)(10) (13) Qui trình nghiệp vụ tín dụng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 18/ 155 - Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Kiểm tra hồ sơ xem có phù hợp với chính sách cho vay và khả năng vốn có của ngân hàng không. Nếu phù hợp thì tiếp nhận hồ sơ để tiến hành thẩm định, ngược lại từ chối. - Thẩm định và thảo luận sơ bộ điều kiện cho vay đưa ra kết luận, đánh giá bằng văn bản và trình lên Giám đốc. - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng căn cứ tờ trình thẩm định để xem xét và quyết định cho vay hay không. Trường hợp không cho vay thì ghi rõ lý do để thông báo cho khách hàng. Trường hợp quyết định cho vay thì nội dung duyệt cho vay phải xác định rõ số tiền, lãi suất, thời hạn cho vay và các điều kiện khác (nếu có). - Hoàn chỉnh thủ tục, lập và ký kết hợp đồng tín dụng. Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, cán bộ tín dụng nhận hồ sơ, tài liệu của khách hàng, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay và giao cho các bộ phận có liên quan để theo dõi, lưu giữ theo quy định. - Duyệt giải ngân: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các chứng từ, điều kiện giải ngân phù hợp với điều kiện của hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng sau khi kiểm tra xem xét, nếu có đủ điều kiện giải ngân thì lập tờ trình giải ngân trình Lãnh đạo ngân hàng phê duyệt (nếu không chấp thuận giải ngân thì phải ghi rõ lý do) - Giải ngân: Khi đã được duyệt giải ngân, cán bộ tín dụng theo dõi việc phát tiền vay, chuyển chứng từ thanh toán đã được Lãnh đạo duyệt cho phòng Kế toán giải ngân cho khách hàng và lưu giữ hồ sơ làm căn cứ giải ngân theo quy định. Lập báo tài sản thế chấp chuyển đến các cơ quan chức năng theo luật định. Phòng Kế toán giải ngân khoản tiền vay cho khách hàng theo nội dung đã được duyệt và tiến hành hạch toán, vào sổ theo quy trình kế toán. - Cán bộ tín dụng nạp thông tin dữ liệu về khách hàng, khoản vay vào máy tính và chuyển những chứng từ cần thiết cho các phòng, bộ phận có liên quan để phối hợp và theo dõi. Khi chuyển giao chứng từ phải có biên nhận liệt kê các chứng từ bàn giao giữa các bên.. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 19/ 155 - Theo dõi quá trình sử dụng vốn vay. - Thu nợ: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi, chậm nhất trước 10 ngày phải lập danh sách các khoản vay đến hạn trả nợ. Thông báo khách hàng vay vốn trả nợ chậm nhất 5 ngày trước thời điểm nợ phải trả.. - Khi khách hàng gặp khó khăn, thông báo và hướng dẫn khách hàng theo nội dung văn bản chỉ đạo của lãnh đạo và các quy định, hướng dẫn của Ngân hàng. Nếu vượt quyền phán quyết của Lãnh đạo chi nhánh, lập tờ trình và gởi hồ sơ xin ý kiến giải quyết của Tổng Giám đốc - Thanh lý Hợp đồng tín dụng: Sau khi khách hàng đã trả hết nợ, phòng Nghiệp vụ Kinh doanh lập văn bản đề nghị giao trả tài sản đảm bảo nợ vay, các giấy tờ thế chấp tài sản, cầm cố, bảo lãnh cho khách hàng. Giám đốc chi nhánh phê duyệt giải chấp và ký văn bản giải chấp gởi đến cơ quan có liên quan. Sau khi có phê duyệt giải chấp, Thủ quỹ xuất kho để trả lại các giấy tờ thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh cho người vay. Cán bộ tín dụng lập thông báo giải chấp đối với tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. 2.3.2.2. Các thông tin liên quan: - Đối tượng cho vay: o Cho vay kinh doanh. o Cho vay phát triển kinh tế gia đình. o Cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống khác. o Cho vay tiêu dùng. o Cho vay để mua, xây dựng, sửa chữa nhà. o Cho vay tín chấp đối với CBCNV Riêng đối tượng cho vay ngoại tệ phải phù hợp với qui định quản lý ngoại hối hiện hành. Đối với vay tiêu dùng cá nhân chỉ cho vay VND. - Thời hạn cho vay: KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 20/ 155 o Cho vay ngắn hạn: Được xác định phù họp với đặc điểm luân chuyển vốn của đối tượng vay và phương thức vay vốn nhưng với giới hạn tối đa là 12 tháng. o Cho vay trung hạn: tối đa là 5 năm o Cho vay dài hạn: trên 5 năm. - Phương thức cho vay: o Cho vay từng lần: Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định. o Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận trước số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả theo các kỳ hạn trong thời gian vay. o Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, kỳ phiếu hoặc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền do Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phát hành đối với những khách hàng là chủ sở hữu hợp pháp giấy tờ trị giá được bằng tiền đó. o Các loại hình cho vay bán lẻ khác. - Phương pháp tính lãi: o Tính lãi theo tích số: Tiền lãi = ∑(( Số dư nợ * Lãi suất / 30) * Số ngày) § Khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn: Vd: Khách hàng vay 9 triệu từ 1/1/2004 đến ngày 1/4/2004 lãi suất là 1% chia làm 3 kỳ trả nợ (gốc và lãi) Số khế ước Ngày thu nợ Số tiền thu AZ.000.000 1/2/2004 3.000.000 AZ.000.000 1/3/2004 3.000.000 AZ.000.000 1/4/2004 3.000.000 Lãi suất: Kỳ 1 (31 ngày): (9.000.000*1%*31)/30 = 93.000 (VND) KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 21/ 155 Kỳ 2 (28 ngày): (6.000.000*1%*28)/30 = 56.000 (VND) Kỳ 3 (31 ngày): (3.000.000*1%*31)/30 = 31.000 (VND) § Khách hàng trả lãi và gốc không đúng hạn: Vd: Khách hàng vay 9 triệu từ 1/1/2004 đến ngày 1/4/2004 lãi suất là 1% chia làm 3 kỳ trả nợ (gốc và lãi) Số khế ước Ngày thu nợ Số tiền thu AZ.000.000 1/2/2004 3.000.000 AZ.000.000 1/3/2004 3.000.000 AZ.000.000 1/4/2004 3.000.000 Lãi suất: Kỳ 1: Khách hàng không trả cả gốc và lãi. Ngày 10/2/2004 khách hàng trả lãi và gốc cho kỳ 1: ((9.000.000*31*1% ) /30) + ((9.000.000*10*1,5%)/30) = 138.000 (VND) (Giả sử lãi quá hạn là 1,5%). Kỳ 2 (28 ngày): (6.000.000*1%*28)/30 = 56.000 (VND) Kỳ 3 (31 ngày): (3.000.000*1%*31)/30 = 31.000 (VND) - Gia hạn nợ: Trước khi đến kỳ phải trả nợ mà khách hàng gặp sự cố trong kinh doanh và biết không thể trả gốc đúng hạn thì phải đến ngân hàng làm đơn xin gia hạn nợ. Nếu được lãnh đạo ngân hàng chấp thuận thì thanh toán viên sẽ dời ngày phải trả gốc trên lịch trả nợ của khách hàng đến 1 ngày tương lai - Hồ sơ vay vốn: o Vay vốn tín dụng làm nhà yêu cầu: ü Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Sở giao dịch TP Hồ Chí Minh) ü Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản. ü Hợp đồng tín dụng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 22/ 155 ü Các giấy tờ khác liên quan đến vay vốn: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà, biên bản bàn giao nhà hoặc hợp đồng mua, thuê xây dựng, sữa chữa nhà ở, dự trù tiền mua vật tư, vật liệu xây dựng và chi phí, bản sao CMND và hộ khẩu, ... o Vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh: ü Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của Ngân Hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Sở giao dịch TP Hồ Chí Minh) ü Bản sao giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề, … ü Phương án sản xuất kinh doanh, giải trình mục đích sử dụng vốn vay, kế họach hoàn trả nợ vay. ü Các hợp đồng Kinh tế có liên quan đến mục đích vay vốn ü Các giấy tờ về Tài Sản thế chấp cầm cố (bản chính). ü Bản sao CMND, hộ khẩu của khách hàng vay vốn. - Hạch toán: Kế toán tín dụng phải làm công việc hạch toán mỗi khi có phát sinh tín dụng, nghĩa là với mỗi bút toán phát sinh trong quá trình giao dịch giải ngân, thu nợ… với khách hàng. Kế toán tín dụng phải ghi số tiền vào tài khoản nợ, có thích hợp và lưu vào hệ thống. 2.4. Hiện trạng về mặt tin học: - Hệ thống máy tính của Ngân hàng được trang bị hiện đại, đa số các nhân viên đều thành thạo các phần mềm văn phòng. - Sử dụng hệ điều hành WinXP, hệ quản lý cơ sở dữ liệu sử dụng phần mềm FoxPro. - Các chi nhánh của Ngân hàng không được nối mạng với nhau, cơ sở dữ liệu “rời rạc”. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 23/ 155 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU Dựa vào kết quả khảo sát thực tế tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, sau đây sẽ đưa ra các hạn chế còn tồn tại ở Ngân hàng và các giải pháp để giải quyết các hạn chế này. 3.1. Về mặt Nghiệp vụ: 3.1.1. Một số nhược điểm của mô hình nghiệp vụ hiện tại: Như đã nêu trên, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long từ lúc thành lập đến nay vẫn sử dụng cơ chế giao dịch nhiều cửa, nghĩa là mỗi giao dịch viên đảm trách một nhiệm vụ riêng lẻ (như đăng ký khách hàng, thực hiện giao dịch, thu tiền, …) tạo thành một qui trình mà người khách hàng cần phải tuân theo khi muốn giao dịch với Ngân hàng. Cơ chế này đã bộc lộ một số hạn chế sau: - Khách hàng phải trải qua nhiều thủ tục mới đạt được mục đích giao dịch của mình, điều này gây phiền toái cho khách hàng và không thích hợp với môi trường cạnh tranh hiện nay. - Với cơ chế này, Ngân hàng không tận dụng được tối đa nguồn nhân lực của mình tại một thời điểm. 3.1.2. Giải pháp cho mô hình nghiệp vụ: Ngày nay, cơ chế một cửa được áp dụng rộng rải trong các hệ thống Ngân hàng trên thế giới. Với cơ chế một cửa, phòng giao dịch của Ngân hàng không phân chia ra thành các quầy khác nhau mà mỗi quầy có thể thực hiện mọi giao dịch của Ngân hàng như: gửi tiền tiết kiệm, thu nợ tín dụng, thanh toán quốc tế,… Như vậy, mỗi giao dịch viên tại mỗi quầy phải nắm vững các nghiệp vụ Ngân hàng, có khả năng thực hiện mọi giao dịch với khách hàng và sẽ đảm trách mọi thủ tục trong quá trình giao dịch. Điều này dẫn đến việc phân chia quyền hạn theo các hạn mức thu, hạn mức chi và hạn mức tồn quỹ cho các nhân viên. Trong đó: KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 24/ 155 - Hạn mức thu là số tiền tối đa có thể thu, vượt qua số tiền này cần phải xin ý kiến phê duyệt của cấp trên. - Hạn mức chi là số tiền tối đa có thể chi, vượt qua số tiền này cần phải xin ý kiến phê duyệt của cấp trên. - Hạn mức tồn quỹ là số tiền tối đa có thể để tồn tại quầy giao dịch, vượt qua số tiền này cần phải chuyển tiền sang ngân quỹ của Ngân hàng. Đây là một giải pháp mới, năng động hơn, thích hợp với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt và hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Một số ưu điểm của qui trình một cửa: - Khách hàng chỉ cần giao dịch tại một quầy duy nhất, do đó quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, tạo được cảm giác thoải mái cho khách hàng. - Trong trường hợp nhiều khách hàng cùng một mục đích giao dịch có thể giao dịch tại mọi quầy mà không cần phải chờ đợi như trước. - Giao dịch viên chủ động hơn trong việc thu, chi. - Người kiểm soát chứng từ chỉ cần phê duyệt các bút toán thu, chi vượt quá hạn mức cho phép của Giao dịch viên. 3.2. Về mặt Tin học: 3.2.1. Một số hạn chế của mô hình Tin học hiện tại: Như đã trình bày trong phần trên, hiện tại, Ngân hàng vẫn sử dụng cơ sở dữ liệu “rời rạc”, mỗi chi nhánh có một kho dữ liệu riêng và chỉ tổng hợp khi có nhu cầu. Mô hình này đã bộc lộ các hạn chế đáng kể sau: - Thông tin khách hàng phân tán (theo địa lý, theo ứng dụng) và chưa đầy đủ. - Việc huy động và sử dụng vốn không hiệu quả do mỗi chi nhánh giữ và điều hành một khoản vốn riêng. - Chưa quản lý tốt rủi ro trong hoạt động tín dụng. - Thông tin tổng hợp chậm, thiếu chính xác và khó khăn. Điều này dẫn đến việc phục vụ lãnh đạo điều hành kinh doanh chưa đầy đủ, chưa kịp thời. - Kênh dịch vụ còn hạn chế và rất khó mở rộng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 25/ 155 Mặt khác, từ khi Ngân hàng thực hiện công tác máy tính hóa cho đến nay, chương trình viết bằng ngôn ngữ FoxPro vẫn được sử dụng ở mọi chi nhánh. Đây là một chương trình quản lý khá mạnh, hỗ trợ được hầu hết việc tự động hóa các nghiệp vụ Ngân hàng. Tuy nhiên, chương trình còn một số khuyết điểm: - Màn hình giao diện đơn sắc không thân thiện với người sử dụng. - Chương trình sử dụng tiếng Việt không dấu gây nhiều khó khăn cho người sử dụng. - Với phần mềm hiện tại này, công tác hội nhập và mở rộng các dịch vụ hiện đại của Ngân hàng là hết sức khó khăn. 3.2.2. Giải pháp cho mô hình tin học: Chính vì những hạn chế của cơ sở dữ liệu “rời rạc” kể trên, tập trung hóa là một xu hướng tất yếu của Ngân hàng. Một số lợi ích có thể kể đến của tập trung hóa: - Tập trung khách hàng và tài khoản tại một nơi. Do đó, thông tin khách hàng luôn đầy đủ và tập trung dễ dàng kiểm soát. - Huy động và sử dụng vốn tập trung, hiệu quả - Không cần hệ thống thanh toán nội bộ trong khi bài toán chuyển tiền nội bộ Ngân hàng cần một giải pháp rất phức tạp và tốn kém. - Quản lý tốt hơn các rủi ro trong hoạt động tín dụng. - Nhanh chóng và dễ dàng cung cấp thông tin tổng hợp phục vụ kịp thời lãnh đạo điều hành kinh doanh. - Dễ dàng mở rộng các dịch vụ hiện đại gửi rút nhiều nơi, rút tiền bằng thẻ (ATM), thanh toán bằng thẻ tín dụng,… Tập trung hóa có thể triển khai theo mô hình Cơ sở dữ liệu tập trung hoặc mô hình Cơ sở dữ liệu phân tán. Sau đây là các phân tích ưu điểm và khuyết điểm của hai mô hình: KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 26/ 155 - Ưu điểm của mô hình Cơ sở dữ liệu tập trung so với Cơ sở dữ liệu phân tán: Cơ sở dữ liệu tập trung Cơ sở dữ liệu phân tán o Các thành phần xử lý ứng dụng (Application processing components), phần mềm cơ sở dữ liệu (Database software components) và bản thân cơ sở dữ liệu (The database itseft) đều ở trên một bộ xử lý. o Chỉ có một bộ xử lý duy nhất nên mô hình này dễ quản lý và đảm bảo an toàn hơn: chỉ cần một quyền để đảm bảo an toàn cho mạng. o Không cần thực hiện việc đồng bộ hóa dữ liệu vì dữ liệu chứa trên một máy duy nhất. o Quá trình triển khai đơn giản hơn với chi phí thấp hơn nhiều so với mô hình phân tán. o Tập hợp một số máy tính kết nối vào mạng, chia sẻ chung tài nguyên (thông tin, dữ liệu, xử lý) phối hợp hoạt động nhằm hoàn tất một nhiệm vụ chung. o Việc quản lý phức tạp, tốn kém vì cần nhiều thủ tục quản lý các người dùng với các quyền khác nhau trong hệ thống. o Cần phải thực hiện công việc đồng bộ hóa dữ liệu với các giải pháp phức tạp. o Quá trình triển khai phức tạp với chi phí khá lớn do phải trang bị nhiều máy tính, các thành phần hỗ trợ cho việc thu thập, trình bày dữ liệu, và cả một đội ngũ triển khai, hỗ trợ kỹ thuật khá lớn. - Khuyết điểm của mô hình Cơ sở dữ liệu tập trung so với mô hình Cơ sở dữ liệu phân tán Cơ sở dữ liệu tập trung Cơ sở dữ liệu phân tán o Tốc độ thi hành chậm hơn do khối lượng dữ liệu và phiên giao dịch (transaction) lớn. o Tài nguyên hệ thống được phân tán trên nhiều bộ phận xử lý nên khối lượng dữ liệu và xử lý trong một thời điểm ít đi, thời gian đáp ứng nhanh KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 27/ 155 o Mức độ an toàn không cao bằng mô hình phân tán, giả sử có một thành phần (phần cứng, hoặc phần mềm) bị lỗi thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống . hơn. o Mức độ an toàn cao hơn do các thành phần được đặt trên các máy khác nhau. Từ những phân tích trên có thể kết luận giải pháp phù hợp nhất cho một Ngân hàng có qui mô vừa như Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long là Tập trung hóa theo mô hình Cơ sở dữ liệu tập trung. Kế đến, việc xây dựng một chương trình quản lý các nghiệp vụ phù hợp với hướng phát triển của Ngân hàng và có khả năng thay thế cho chương trình hiện tại là hết sức cần thiết. Trong thời đại ngày nay, mức độ phát triển của mạng và công nghệ thông tin đã mang đến những thay đổi chưa từng thấy trong lĩnh vực công nghiệp Ngân hàng truyền thống. Ở Châu Âu và Mỹ khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) không còn mấy xa lạ, các nước Châu Á cũng đang bắt tay vào cuộc. Đối với các Ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, giải pháp xây dựng ứng dụng web quản lý các nghiệp vụ Ngân hàng chính là tiền đề để hướng đến các dịch vụ Ngân hàng hiện đại mà trong tương lai không xa sẽ trở nên quen thuộc ở Việt Nam. 3.3. Xác định yêu cầu: Từ hiện trạng của Ngân hàng và các giải pháp đưa ra, các yêu cầu cần phải đạt được của đề tài như sau: 3.3.1. Yêu cầu chức năng: 3.3.1.1. Yêu cầu về lưu trữ: - Quản lý (thêm, xóa, sửa) thông tin khách hàng. - Quản lý (thêm, xóa, sửa) các thông tin trên sổ tiết kiệm của một khách hàng. - Quản lý (thêm, sửa) các thông số chung (như: loại tiền tệ, số hiệu tài khoản,…) KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 28/ 155 - Quản lý (thêm, sửa) các loại tiết kiệm và lãi suất tương ứng. - Quản lý (thêm, xóa, sửa) hợp đồng tín dụng. - Quản lý (thêm, xóa, sửa) kế hoạch trả nợ. - Quản lý (thêm, xóa, sửa) kế hoạch giải ngân. - Quản lý (thêm, xóa, sửa) các phát sinh giao dịch với khách hàng. - Quản lý (thêm, sửa) thông tin Ngày giao dịch. 3.1.1.1 Yêu cầu tra cứu: - Tra cứu thông tin khách hàng. - Tra cứu thông tin sổ tiết kiệm của một khách hàng. - Tra cứu hợp đồng tín dụng của một khách hàng. 3.1.1.2 Yêu cầu tính toán: - Tính tiền lãi tiết kiệm bao gồm lãi đúng hạn cho sổ có kỳ hạn, sổ không kỳ hạn và lãi bậc thang cho sổ có kỳ hạn lãnh lãi không đúng hạn. - Tính tiền lãi tín dụng bao gồm tiền lãi trong hạn, tiền lãi quá hạn. 3.1.1.3 Yêu cầu kết xuất: - Giấy gửi/ rút tiền. - Phiếu tính lãi các loại. - Hoạt động của một hợp đồng tín dụng. - Hoạt động của một sổ tiết kiệm. - Các phát sinh giao dịch trong ngày. - Danh sách sổ tiết kiệm mở trong tháng, năm. - Danh sách hợp đồng tín dụng đăng ký trong tháng, năm. - Danh sách hợp đồng đang quá hạn. - Thông báo nợ đến hạn. - Thông báo lãi đến hạn. - Danh sách các sổ tiết kiệm đến hạn tất toán. 3.1.1.4 Yêu cầu hệ thống: KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 29/ 155 - Phân quyền người sử dụng. 3.3.2. Yêu cầu phi chức năng: - Mô hình thiết kế phần mềm 3 lớp. - Sử dụng Rational Rose 2003 để phân tích thiết kế hướng đối tượng. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000. - Môi trường cài đặt Microsoft Visual C#, ASP.NET. - Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung. - Giao diện đẹp, thân thiện với người sử dụng, tiện dụng. - Chương trình có tính tiến hóa. - Tốc độ tra cứu, kết xuất nhanh. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 30/ 155 CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH Trong phần phân tích này nhằm mục tiêu nắm bắt và mô tả các yêu cầu của hệ thống sau đó tạo ra mô hình các lớp đối tượng trong hệ thống. 4.1. Phân tích yêu cầu: 4.1.1. Xác định tác nhân (Actor): STT Tác nhân Diễn giải 1 Quan tri he thong (from Phan chung) Người thực hiện các chức năng phân quyền và chịu trách nhiệm quản lý các thống số chung của hệ thống. 2 Nguoi su dung (from Phan chung) Người sử dụng chương trình. 3 Giao dich vien Người trực tiếp giao dịch với khách hàng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 31/ 155 4 Ke toan tiet kiem Người chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ tiết kiệm, lập báo cáo hằng tháng, hằng năm (hoặc khi có yêu cầu của cấp trên), thực hiện các nghiệp vụ cuối ngày như lãi nhập vốn, tái ký gửi cho sổ tiết kiệm.. 5 Kiem soat chung tu tiet kiem Người duyệt các bút toán phát sinh trong các nghiệp vụ tiết kiệm. thường, đây là người có quyền hạn cao nhất trong nghiệp vụ tiết kiệm (có thể là Kế toán trưởng hoặc Trưởng bàn, ...) 6 Quan tri tiet kiem (from Tiet kiem) Người chịu trách nhiệm quản lý các thông số thuộc về nghiệp vụ tiết kiệm 7 Can bo tin dung Người giao dịch với Khách hàng trong quá trình lập các hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng, theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, lập kế hoạch giải ngân, kế hoạch thu gốc cho một hợp đồng. 8 Ke toan tin dung Người quản lý việc nhập/ xuất tài sản thế chấp, gia hạn nợ cho khách hàng, lập báo cáo hằng tháng hoặc khi có yêu cầu của cấp trên. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 32/ 155 9 Kiem soat chung tu tin dung Người duyệt các bút toán phát sinh trong nghiệp vụ tín dụng. thường, đây là người có quyền hạn cao nhất trong nghiệp vụ tín dụng. 10 Quan tri tin dung (from Tin dung) Người chịu trách nhiệm quản lý các số chung thuộc về tín dụng. 4.1.2. Xác định các tình huống sử dụng (Use case): v Phần chung: - Đăng nhập. - Quản lý khách hàng . - Quản lý danh mục. - Xem/Tra cứu khách hàng . - Phân quyền. - Thay đổi tham số. v Nghiệp vụ tiết kiệm: - Mở sổ/ gửi vốn - Gửi vốn - Duyệt mở sổ/ gửi vốn. - Rút vốn/ lãnh lãi. - Duyệt rút vốn/ lãnh lãi. - Chuyển kỳ hạn. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 33/ 155 - Thực hiện lãi nhập vốn. - Quản lý hồ sơ tiết kiệm. - Quản lý sổ tiết kiệm. - Báo cáo ngày/tháng tiền gửi - Báo cáo loại tiết kiệm. - Thống kê theo loại tiền gửi. - Xem tra cứu sổ tiết kiệm v Nghiệp vụ tín dụng: - Quản lý hợp đồng tín dụng. - Quản lý kế hoạch giải ngân. - Quản lý kế hoạch thu nợ. - Quản lý tài sản thế chấp. - Nhập/xuất tài sản thế chấp. - Quản lý kế hoạch thu gốc. - Xem/tra cứu hợp đồng. - Xem tra cứu tài sản. - Báo cáo về hợp đồng. - Báo cáo về nợ. - Duyệt bút toán giải ngân. - Duyệt bút toán thu nợ. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 34/ 155 4.1.3. Sơ đồ tình huống sử dụng (Use case diagram): v Phần quản trị hệ thống và quản lý thông tin: Quan ly loai tiet kiem (from Tiet kiem) Dang nhap (from Phan chung) Thay doi tham so (from Phan chung) Phan quyen (from Phan chung) Quan tri he thong (from Phan chung) Quan ly khach hang (from Phan chung) Xem/ Tra cuu khach hang (from Phan chung) Nguoi su dung (from Phan chung) Quan tri tin dung (from Tin dung)Quan ly danh muc (from Phan chung) Quan tri tiet kiem (from Tiet kiem) Sơ đồ Use case phần quản trị hệ thống và quản lý thông tin KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 35/ 155 v Bảng mô tả: STT Tên tình huống sử dụng Tên tác nhân Mô tả Điều kiện tiên quyết 1 Đăng nhập Người sử dụng Use case này bắt đầu khi Người sử dụng muốn đăng nhập vào hệ thống. Người sử dụng nhập vào tên đăng nhập và mật khẩu đồng thời chọn quyền tương ứng để đăng nhập vào hệ thống. 2 Quản lý khách hàng Người sử dụng Chức năng này cho phép Người sử dụng một khách hàng, hiệu chỉnh thông tin khách hàng, xóa một khách hàng. Phải đăng nhập vào hệ thống. 3 Xem/Tra cứu khách hàng Người sử dụng hức năng này cho phép Người sử dụng tra cứu thông tin khách hàng theo Mã khách hàng hoặc xem thông tin các khách hàng giao dịch tiết kiệm hay tín dụng ở ngân hàng. Phải đăng nhập vào hệ thống 4 Thay đổi tham số Quản trị hệ thống Chức năng này cho phép Người dùng hiệu chỉnh các Phải đăng nhập vào hệ KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 36/ 155 tham số của hệ thống. Trong đó, Quản trị tiết kiệm được phép thay đổi các tham số thuộc về tiết kiệm, Quản trị tín dụng được phép thay đổi các tham số thuộc về tín dụng. thống dưới quyền quản trị tiết kiệm, tín dụng 5 Phân quyền Quản trị hệ thống Chức năng này cho phép người quản trị hệ thống phân quyền cho người sử dụng, cấp username, password và quyền tương ứng Phải đăng nhập vào hệ thống 6 Quản lý loại tiết kiệm Quản trị tiết kiệm Thực hiện quản lý thêm, xóa, sửa loại tiết kiệm Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền quản trị tiết kiệm 7 Quản lý danh mục Quản trị tiết kiệm và quản trị tín dụng Thực hiện quản lý thêm, xóa, sửa các bảng danh mục Phải đăng nhập vào hệ thống KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 37/ 155 v Phần nghiệp vụ tiết kiệm: Bao cao ve khach hang (from Tiet kiem) Duyet mo so/ gui von (from Tiet kiem) Mo so/ Gui von (from Tiet kiem) Rut von/ Lanh lai (from Tiet kiem) Duyet rut von/ lanh lai (from Tiet kiem) Kiem soat chung tu tiet kiem Nhap lai vao von (from Tiet kiem) Tai ky gui so (from Tiet kiem) Bao cao ve so tiet kiem (from Tiet kiem) Quan ly so tiet kiem (from Tiet kiem) Nhap lai vao von (from Tiet kiem) Ke toan tiet kiem Giao dich vien Xem/ Tra cuu so tiet kiem (from Tiet kiem) Sơ đồ Use Case phần nghiệp vụ tiết kiệm KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 38/ 155 v Bảng mô tả: STT Tên tình huống sử dụng Tên tác nhân Mô tả Điều kiện tiên quyết 1 Duyệt mở số/ gửi vốn Kiểm soát chứng từ tiết kiệm Chức năng này được thực hiện khi Người dùng có yêu cầu duyệt bút toán mở sổ/ gửi vốn. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kiểm soát chứng từ. 2 Duyệt rút vốn lãnh lãi Kiểm soát chứng từ tiết kiệm Chức năng này cho phép Kiểm soát chứng từ tiết kiệm duyệt bút toán rút vốn/ lãnh lãi. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kiểm soát chứng từ tiết kiệm. 3 Mở sổ/ gửi vốn Giao dịch viên Chức năng này được thực hiện khi Người dùng có yêu cầu lập một sổ tiết kiệm mới, gửi vốn vào sổ tiết kiệm không kỳ hạn, hiệu chinh thông tin mở sổ/ gửi vốn khi bút toán này chưa được Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền giao dịch viên KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 39/ 155 duyệt. Thông tin mở sổ gửi vốn được chuyển đến cho Kiểm soát chứng từ duyệt qua. tiết kiệm 4 Rút vốn/ lãnh lãi Giao dịch viên Chức năng này cho phép Người dùng thực hiện giao dịch lãnh lãi khi đến hạn trả lãi, lãnh lãi đã nhập vốn, rút vốn bất kỳ đối với sổ tiết kiệm không kỳ hạn, tất toán sổ tiết kiệm. Thông tin rút vốn/ lãnh lãi được gửi đến cho Kiểm soát chứng từ duyệt qua. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Giao dịch viên tiết kiệm. 5 Xem tra cứu sổ tiết kiệm Giao dịch viên, kiểm soát chứng từ tiết kiệm, kế toán tiết kiệm Chức năng này cho phép Người dùng tra cứu sổ tiết kiệm theo một số tiêu chí như số sổ, mã khách hàng, loại tiết kiệm, tình trạng phong tỏa. Đối với mỗi sổ tiết kiệm có thể in phiếu lưu và giấy báo số dư. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kế toán viên tiết kiệm, giao dịch viên, kiểm soát chứng từ tiết kiệm KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 40/ 155 6 Nhập lãi vào vốn Kế toán tiết kiệm Chức năng này cho phép Người dùng chủ động thực hiện nghiệp vụ nhập lãi vào vốn cho các sổ tiết kiệm đến hạn lãnh lãi nhưng chưa đến lãnh. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kế toán viên tiết kiệm. 7 Tái ký gửi sổ Kế toán tiết kiệm Chức năng này cho phép Người dùng chủ động tái ký gửi sổ tiết kiệm đã đến hạn nhưng không rút. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kế toán viên tiết kiệm. 8 Danh sách khách hàng gửi tiền nhiều nhất Kế toán tiết kiệm Chức năng này cho phép Kế toán tiết kiệm lập báo cáo về danh sách khách hàng gửi tiền nhiều nhất. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kế toán viên tiết kiệm. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 41/ 155 v Phần nghiệp vụ tín dụng: Giai ngan (from T in dung) Quan ly hop dong tin dung (from T in dung) Nhap/ Xuat tai san (from T in dung) Gia han mot ky no (from T in dung) Bao cao ve no (from T in dung) Quan ly ke hoach giai ngan (from T in dung) Quan ly ke hoach thu goc (from T in dung) Xem/ Tra cuu tai san (from Tin dung) Xem/ Tra cuu hop dong (from Tin dung) Bao cao ve hop dong (from T in dung) Can bo tin dung Ke toan tin dung Quan ly tai san the chap (from Tin dung) Kiem soat chung tu tin dung Giao dich vien (from Phan chung) Thu no (from Tin dung) Duyet but toan thu no (from Tin dung)Duyet but toan giai ngan (from Tin dung) Sơ đồ Use case phần nghiệp vụ tín dụng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 42/ 155 v Bảng mô tả: STT Tên tình huống sử dụng Tên tác nhân Mô tả Điều kiện tiên quyết 1 Quản lý hợp đồng tín dụng Cán bộ tín dụng Chức năng này cho phép Người sử dụng lập một hợp đồng tín dụng mới, hiệu chỉnh thông tin trên hợp đồng, thanh lý một hợp đồng và xóa thông tin hợp đồng. Trong đó, Người sử dụng bao gồm Cán bộ tín dụng được phép một hợp đồng mới, hiệu chỉnh các thông tin thường của hợp đồng và Kế toán tín dụng hiệu chỉnh các thông tin tài khoản của hợp đồng, thanh lý, xóa hợp đồng. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Cán bộ tín dụng hoặc Kế toán viên tín dụng. 2 Quản lý tài sản thế chấp Cán bộ tín dụng Chức năng này cho phép Người dùng đăng ký một tài sản thế chấp, hiệu chỉnh thông tin tài sản, thanh lý tài sản, xóa một tài sản. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Cán bộ tín dụng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 43/ 155 3 Nhập/ Xuất tài sản thế chấp Kế toán viên tín dụng Chức năng này cho phép Người dùng thực hiện nhập một tài sản đã đăng ký hoặc xuất một tài sản đã nhập. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kế toán viên tín dụng. 4 Quản lý Kế hoạch giải ngân Cán bộ tín dụng Chức năng này cho phép Người dùng lập kế hoạch giải ngân, điều chỉnh thông tin trên kế hoạch, xoá kế hoạch giải ngân của một hợp đồng tín dụng. Các thông tin kế hoạch giải ngân được chuyển đến cho Kế toán tín dụng giải ngân. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Cán bộ tín dụng. 5 Giải ngân Kế toán viên tín dụng Chức năng này cho phép Người dùng giải ngân cho hợp đồng. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kế toán viên tín dụng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 44/ 155 6 Duyệt bút toán giải ngân Kiểm soát chứng từ tín dụng Chức năng này cho phép Người dùng duyệt bút toán giải ngân cho hợp đồng. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kiểm soát chứng từ tín dụng. 7 Quản lý Kế hoạch thu gốc Cán bộ tín dụng Chức năng này cho phép Người dùng lập kế hoạch thu gốc, điều chỉnh thông tin trên kế hoạch, xoá kế hoạch thu gốc của một hợp đồng tín dụng. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Cán bộ tín dụng. 8 Thu nợ Giao dịch viên Chức năng này cho phép Người dùng thu nợ cho một hợp đồng tín dụng. Việc thu nợ bao gồm thu gốc và thu lãi. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền giao dịch viên KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 45/ 155 9 Duyệt bút toán thu nợ Kiểm soát chứng từ tín dụng Chức năng này cho phép Người dùng duyệt bút toán thu nợ cho hợp đồng. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kiểm soát chứng từ tín dụng. 10 Gia hạn cho một kỳ nợ Chức năng này cho phép Người dùng gia hạn một kỳ nợ cho một hợp đồng tín dụng. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Kế toán tín dụng. 11 Xem/ Tra cứu hợp đồng Cán bộ tín dụng hoặc kế toán tín dụng Chức năng này cho phép Người sử dụng tra cứu thông tin hợp đồng theo Mã hợp đồng, mã khách hàng, tình trạng thanh lý của hợp đồng. Phải đăng nhập vào hệ thống dưới quyền Cán bộ tín dụng hoặc Kế toán tín dụng. 12 Xem/ Tra cứu Cán bộ tín Chức năng này cho phép Người Phải đăng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 46/ 155 tài sản dụng hoặc kế toán tín dụng sử dụng tra cứu thông tin tài sản theo Mã tài sản, loại tài sản. nhập vào hệ thống dưới quyền Cán bộ tín dụng hoặc Kế toán tín dụng. 4.2. Các lớp đối tượng trong hệ thống: Trong phần phân tích này còn xác định các lớp đối tựơng, đây là các lớp chính yếu của hệ thống. Để xác định các lớp đối tượng cần: v Cần dựa vào các usecase và bảng đặc tả đã phân tích ở trên. v Nhìn vào các khái niệm được xử lý bởi hệ thống. v Tiếp xúc với các chuyên gia trong lĩnh vực để tìm ra tất cả các khái niệm và quan hệ giữa chúng. 4.2.1. Sơ đồ lớp đối tượng: Các lớp đối tượng của hệ thống tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân của Ngân hàng bao gồm: - Chi tiết phát sinh giao dịch - Chi tiết tài sản thế chấp - Danh mục tài khoản - Danh mục loại giao dịch - Danh mục loại tiền - Danh mục kỳ lãi tiết kiệm KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 47/ 155 - Danh mục kỳ lãi tín dụng - Danh mục loại vay - Danh mục loại quá hạn - Danh mục phượng pháp tính lãi - Danh mục loại lãi - Danh mục loại tài sản - Giao dịch viên - Hợp đồng tín dụng. - Kỳ thu lãi - Kỳ thu gốc - Kỳ giải ngân - Kỳ nợ điều chỉnh - Khách hàng - Loại tiết kiệm - Nhân viên - Nợ quá hạn - Nhóm người dùng - Quầy - Quyền - Phòng giao dịch - Phát sinh tiết kiệm - Phát sinh tín dụng - Phát sinh giao dịch - Phân quyền - Phân nhóm - Sổ tiết kiệm - Sở giao dịch KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 48/ 155 - Tài khoản - Tài sản thế chấp - Tham số Sau đây là sơ đồ lớp đối tượng của hệ thống và các mối quan hệ giữa chúng. Vì các lớp đối tượng tương đối nhiều nên chúng ta chỉ trình bày trên sơ đồ tên đối tựơng, phần thuộc tính và trách nhiệm chính sẽ được trình bày trong phần mô tả chi tiết tiếp. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 49/ 155 Sơ đồ lớp đối tượng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 50/ 155 Phần mô tả chi tiết các lớp đối tượng: CTPSGiaoDich SoGiaoDich SoTien (from Phan chung) CTTSTheChap NgayNhap TriGiaNhap NgayXuatGN TriGiaConLai (from T in dung) DMKyLaiTK MaKyLai TenKyLai Them() CapNhat() Xoa() (from Tiet kiem) DMLoaiGiaoDich MaLoai TenLoai CapNhat() Them() Xoa() (from Phan chung) DMLoaiLai MaLoaiLai LoaiLai Them() CapNhat() Xoa() (from Tin dung) DMLoaiQuaHan MaLoaiQuaHan TenLoaiQuaHan NgayQuaHan Them() CapNhat() Xoa() (from Tin dung) DMLoaiTaiSan MaLoaiTaiSan TenLoaiTaiSan Them() CapNhat() Xoa() (from Tin dung) DMLoaiTien MaLoaiTien LoaiTien Them() CapNhat() Xoa() (from Phan chung) DMLoaiVay MaLoaiVay TenLoaiVay KyHan Them() CapNhat() Xoa() (from Tin dung) DMPhPhTinhLai MaPhPhTinhLai TenPhPhTinhLai Them() CapNhat() Xoa() (from Tin dung) DMTaiKhoan SoHieuTaiKhoan TenTaiKhoan Them() CapNhat() Xoa() (from Phan chung) GiaoDichVien HanMucThu HanMucChi HanMucTonQuy (from Phan chung) KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 51/ 155 HopDongTinDung MaHD SoTienXinVay SoTienDuyet NgayGiaiNgan NgayDaoHan NgayBDTinhLai NgayBDTraGoc NgayThanhLy LaiSuatTrongHan ThongTinKhac SoDu Them() CapNhat() Xoa() ThanhLy() TraCuu() ThongKe() BaoCao() (from Tin dung) KhachHang MaKh HoTen CMND DiaChi DienThoai Them() CapNhat() Xoa() TraCuu() (from Phan chung) KyGiaiNgan Ky SoTienKH NgayKH SoTienGN NgayGN Them() Xoa() CapNhat() GiaiNgan() (from Tin dung) KyNoDieuChinh MaGiaHan NgayGiaHan NgayGiaHanMoi (from Tin dung) KyThuLai Ky NgayKH SoTienLaiThu NgayThuLai MaLoaiLai Them() CapNhat() Xoa() ThuLai() (from Tin dung) KyThuGoc Ky SoTienKH NgayKH SoTienThu NgayThu Them() CapNhat() Xoa() ThuGoc() (from Tin dung) LoaiTietKiem MaLoai TenLoai KyHan DangHuyDong LaiSuat Them() CapNhat() Xoa() (from Tiet kiem) NhanVien MaNhanVien HoTen MatKhau DiaChi SoDienThoai Khoa Them() CapNhat() Xoa() (from Phan chung) NoQuaHan MaHDTD NgayChuyenNo SoTienNo MaLoaiQuaHan (from Tin dung) KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 52/ 155 NhomNguoiDung MaNhomNguoiDung TenNhomNguoiDung Them() CapNhat() Xoa() (from Phan chung) Quyen MaQuyen TenQuyen Them() CapNhat() Xoa() (from Phan chung) PhongGiaoDich MaPhong TenPhong CapNhat() Them() (from Phan chung) PhatSinhGiaoDich SoButToan NgayGiaoDich DaDuyet Them() CapNhat() BaoCao() DuyetButToan() (from Phan chung) PhatSinhTinDung Them() Duyet() (from Tin dung) PhatSinhTietKiem Them() Duyet() (from Tiet kiem) SoTietKiem SoSo NgayMoSo NgayHieuLuc NgayDenHan NgayTinhLaiGanNhat PhongToa NgayTatToan SoDu CapNhat() KiemTra() Them() TinhLai() Xoa() TraCuu() ThongKe() BaoCao() (from Tiet kiem) SoGiaoDich MaSoGiaoDich TenSoGiaoDich CapNhat() Them() (from Phan chung) TaiKhoan Ngay SoDuDauNgay SoPhatSinhCo SoPhatSinhNo CapNhatSoPS() (from Phan chung) KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 53/ 155 TaiSanTheChap MaTS TenTS TriGiaTS TriGiaHienTai NgayDangKy NgayThanhLy CapNhat() ThanhLy() Them() Xoa() NhapTS() XuatTS() (from Tin dung) ThamSo (from Phan chung) KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 54/ 155 4.2.2. Danh sách các lớp đối tượng: STT Tên Ý nghĩa 1 Nhân viên - Cung cấp thông tin nhân viên: Mã nhân viên, tên nhân viên, tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ, số điện thoại - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xóa, cấp quyền cho nhân viên. 2 Khách hàng - Cung cấp thông tin khách hàng: Mã khách hàng, họ tên, CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, điện thoại. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xóa, tra cứu. 3 Sở giao dịch - Cung cấp thông tin sở: Mã, tên sở. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật. 4 Phòng giao dịch - Cung cấp thông tin phòng giao dịch: mã phòng, tên phòng, mã sở giao dịch. - Trách nhiệm: thêm, cập nhật. 5 Quầy - Cung cấp thông tin quầy: Mã quầy, mã phòng. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật. 6 Danh mục loại giao dịch - Cung cấp thông tin loại giao dịch: Mã loại, tên loại. - Trách nhiệm chính: Cập nhật, thêm, xóa. 7 Danh mục tài khoản - Cung cấp thông tin các tài khoản: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xóa. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 55/ 155 8 Tài khoản - Cung cấp thông tin về tài khoản: Ngày, số dư đầu ngày, số phát sinh có, số phát sinh nợ, số hiệu tài khoản. - Trách nhiệm chính: Cập nhật số phát sinh. 9 Danh mục loại tiền - Cung cấp thông tin loại tiền: Mã loại tiền, loại tiền. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xoá 10 Phát sinh giao dịch - Lớp cơ sở, Cung cấp thông tin về một phát sinh giao dịch gồm các thuộc tính chung: số bút toán, ngày giao dịch, mã quầy, mã nhân viên, mã loại giao dịch. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, duyệt bút toán. 11 Chi tiết phát sinh giao dịch - Cung cấp thông tin phát sinh giao dịch: số bút toán, ngày giao dịch, số giao dịch, số tiền, số hiệu tài khoản có, số hiệu tài khoản nợ. 12 Danh mục kỳ lãi tiết kiệm - Cung cấp thông tin kỳ lãi tiết kiệm: Mã kỳ lãi, tên kỳ lãi. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật. 13 Loại tiết kiệm - Cung cấp thông tin các loại tiết kiệm: Mã loại, tên loại, kỳ hạn, lãi suất, số hiệu tài khoản, mã kỳ lãi, mã loại tiền. - Trách nhiệm chính: Cập nhật, thêm, xóa, KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 56/ 155 thống kê. 14 Sổ tiết kiệm - Cung cấp các thông tin của sổ tiết kiệm: Số sổ, ngày mở sổ, ngày hiệu lực, ngày đến hạn, ngày tính lãi gần nhất, phong tỏa, ngày tất toán, mã khách hàng, mã loại tiết kiệm. - Trách nhiệm chính: Cập nhật, kiểm tra, thêm , tính lãi, xóa, tra cứu, thống kê, báo cáo. 15 Phát sinh tiết kiệm - Kế thừa các thuộc tính của lớp cơ sở, ngoài ra có thuộc tính riêng là Số sổ 16 Danh mục phưong pháp tính lãi - Cung cấp thông tin về phương pháp tính lãi, có thuộc tính chính là: mã phương pháp tính lãi và tên phương pháp tính lãi. - Trách nhiệm chính:thêm, xoá, cập nhật. 17 Danh mục loại quá hạn - Cung cấp thông tin về loại quá hạn, có thuộc tính chính là: mã loại quá hạn, tên loại quá hạn, số ngày quá hạn. - Trách nhiệm chính: thêm, xoá, cập nhật. 18 Danh mục loại vay - Cung cấp thông tin về loại vay, có thuôc tính chính là: mã loại vay, tên loại vay, thời hạn. - Trách nhiệm chính: thêm, xoá, cập nhật. 19 Danh mục loại lãi - Cung cấp thông tin về loại lãi, có thuôc tính chính là: mã loại lãi, tên loại lãi. - Trách nhiệm chính: thêm, xoá, cập nhật. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 57/ 155 20 Danh mục loại tài sản - Cung cấp thông tin về loại tài sản, có thuôc tính chính là: mã loại tài sản, tên loại tài sản. - Trách nhiệm chính: thêm, xoá, cập nhật. 21 Hợp đồng tín dụng - Cung cấp thông tin về hợp đồng, có các thuộc tính chính: mã hợp đồng, số tiền xin vay, số tiền duyệt, ngày giải ngân, ngày đáo hạn, ngày bắt đầu tính lãi, ngày bắt đầu thu gốc, lãi suất trong hạn, tài khoản trong hạn, tài khoản quá hạn, tài khoản lãi trong hạn, tài khoản lãi quá hạn, ngày thanh lý, thông tin khác, mã phương pháp tính lãi, mã loại vay, mã khách hàng, mã loại tiền, mã cán bộ tín dụng. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xoá, tra cứu, thồng kê, báo cáo. 22 Nợ quá hạn - Cung cấp thông tin nơ quá hạn, có thuộc tính chính: ngày chuyển nợ, số tiền nợ. 23 Kỳ thu lãi - Cung cấp thông tin kỳ thu lãi: có thuộc tính chính: kỳ, ngày kế hoạch, số tiền kế hoạch, số tiền thu lãi, ngày thu lãi. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xoá, thu lãi. 24 Kỳ thu gốc - Cung cấp thông tin kỳ thu gốc: có thuộc tính chính: kỳ, ngày kế hoạch, số tiền kế hoạch, số tiền thu gốc, ngày thu gốc. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 58/ 155 - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xoá, thu gốc. 25 Kỳ giải ngân - Cung cấp thông tin kỳ giải ngân: có thuộc tính chính: kỳ, ngày kế hoạch, số tiền kế hoạch, số tiền giải ngân, ngày giải ngân. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xoá, giải ngân. 26 Kỳ nơ điều chỉnh - Cung cấp thông tin kỳ nợ điều chỉnh: có thuộc tính chính: ngày gia hạn, ngày gia hạn mới. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xoá, gia hạn. 27 Tài sản thế chấp - Cung cấp thông tin tài sản thế chấp: mã tài sản thế chấp, tên tài sản, trị giá tài sản, trị giá hiện tại, ngày thanh lý, ngày đăng ký. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, nhập tài sản, xuất tài sản,xoá, thanh lý. 28 Chi tiết tài sản thế chấp - Cung cấp thông tin chi tiết tài sản thế chấp: ngày nhập, trị giá nhập, ngày xuất gần nhất, trị gía còn lại. 29 Phát sinh tín dụng - Cung cấp thông tin phát sinh tín dụng, kế thừa các thuộc tính của lớp cơ sở phát sinh giao dịch. 30 Danh mục kỳ lãi tín dụng - Cung cấp thông tin kỳ lãi tín dụng, có các thuộc tính chính: Mã kỳ lãi, thời hạn, đơn KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 59/ 155 vi. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xoá. 31 Giao dịch viên - Kế thừa lớp nhân viên, có các thuộc tính chung của nhân viên, ngoài ra còn có các thuộc tính riêng: Hạn mức thu, hạn mức chi, hạn mức tồn qũy. - Trách nhiệm chính: thêm giao dịch viên, cập nhật, xoá 32 Nhóm người sử dụng - Cung cấp thông tin nhóm sử dụng: mã nhóm sử dụng, tên nhóm sử dụng - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xoá, phân quyền cho nhóm. 33 Quyền - Thông tin quyền trong hệ thống: mã quyền, tên quyền. - Trách nhiệm chính: thêm, cập nhật, xoá, phân quyền. 34 Phân quyền - Cung cấp thông tin nhóm người sử dụng nào được phân quyền nào, có thuộc tính chính như: mã người sử dụng, mã quyền - Trách nhiệm chính: thêm 35 Phân nhóm - Cung cấp thông tin cho biết nhân viên đó thuộc nhóm người dùng nào - Trách nhiệm chính: thêm KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 60/ 155 4.2.3. Danh sách các quan hệ trên sơ đồ: STT Các đối tượng Ý nghĩa 1 Sở giao dịch(1) Phòng giao dịch(1..n) Sở giao dịch có thể có 1 hoặc nhiều phòng giao dịch. Phòng giao dịch phải thuộc một sở giao dịch 2 Phòng giao dịch(1) Quầy(1..n) Phòng giao dịch có 1 hoặc nhiều quầy. Quầy phải thuộc một phòng giao dịch. 3 Phòng giao dịch(1) Nhân viên(1..n) Phòng giao dịch có một hoặc nhiều nhân viên. Nhân viên phải thuộc một phòng giao dịch. 4 Nhân viên(1) Phát sinh giao dịch(0..n) Một nhân viên có thực hiện nhiều phát sinh giao dịch hoặc không thực hiện giao dịch nào. Phát sinh giao dịch phải được thực hiện bởi 1 nhân viên. 5 Quầy(1) Phát sinh giao dịch(0..n) Một quầy có thể thực hiện nhiều giao dịch hoặc không thực hiện giao dịch nào. Một phát sinh giao dịch phải được thực hiện tại một quầy. 6 DM Loại giao dịch(1) Phát sinh giao dịch(0..n) Một loại giao dịch có thể phát sinh giao dịch nhiều lần hoặc không phát sinh. Một phát sinh giao dịch phải thuộc một loại giao dịch. 7 Phát sinh giao dịch(1) CTPS Giao dịch(1..n) Một phát sinh giao dịch có một hoặc nhiều chi tiết phát sinh giao dịch. Một chi tiết phát sinh giao dịch phải thuộc 1 KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 61/ 155 phát sinh giao dịch. 8 CTPS Giao dịch(0..n) DM Tài khoản(2) Một số hiệu tài khoản có thể có nhiều chi tiết phát sinh giao dịch. Một chi tiết phát sinh giao dịch có 2 số hiệu tài khoản. 9 DM Tài khoản(0..n) Tài khoản(1) Một số hiệu tài khoản có thể có phát sinh nhiều tài khoản hoặc không phát sinh. Một phát sinh tài khoản thuộc 1 số hiệu tài khoản. 10 Sổ tiết kiết kiệm(1..n) KhachHang(1) Một khách hàng có thể có 1 hoặc nhiều sổ tiết kiệm. Một sổ tiết kiệm phải thuộc 1 khách hàng. 11 Sổ tiết kiệm(1) Phát sinh tiết kiệm(1..n) Một sổ tiết kiệm có 1 hoặc nhiều phát sinh tiết kiệm. Một phát sinh tiết kiệm phải thuộc 1 sổ tiết kiệm. 12 Sổ tiết kiệm(0..n) Loại tiết kiệm(1) Một loại tiết kiệm có nhiều sổ tiết kiệm hoặc không có sổ tiết kiệm nào. Một sổ tiết kiệm phải thuộc 1 loại tiết kiệm. 13 DM kỳ lãi tiết kiệm(1) Loại tiết kiệm(0..n) Một loại kỳ lãi tiết kiệm có hoặc không có loại tiết kiệm. Một loại tiết kiệm phải thuộc 1 kỳ lãi tiết kiệm. 14 DM Loại tiền(1) Loại tiết kiệm(0..n) Một loại tiền có hoặc không có loại tiết kiệm. Một loại tiết kiệm phải thuộc một loại tiền. 15 DM Loại tiền(1) Một loại tiền có hoặc không có hợp đồng tín KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 62/ 155 Hơp đồng tí n dụng (0..n) dụng. Một hợp đồng tín dụng phải có 1 loại tiền. 16 Hợp đồng tín dụng(1) Phát sinh tín dụng (1..n) Một hợp đồng tín dụng có 1 hoặc nhiều phát sinh tín dụng. Một phát sinh tín dụng phải thuộc 1 hợp đồng tín dụng. 17 Hợp đồng tín dụng(1..n) KhachHang(1) Một khách hàng có thể có 1 hoặc nhiều hợp đồng tín dụng. Một h ợp đồng tín dụng phải thuộc 1 khách hàng. 18 Hợp đồng tín dụng(0..n) DM Loại vay (1) Một loại vay có nhiều nhiều hoặc không có hợp đồng tín dụng nào. Hợp đồng tín dụng phải thuộc 1 loại vay. 19 DMLoại quá hạn(1) Nợ quá hạn(0..n) Một loại quá hạn có hoặc không có hợp đồng tín dụng nào nợ quá hạn Một hợp đồng tín dụng nợ quá hạn phải thuộc 1 loại quá hạn. 20 Nơ quá hạn(0..n) Hợp đồng tín dụng(1) Một hợp đồng tín dụng có hoặc không có nợ quá hạn. Một nợ quá hạn phải thộc 1 hợp đồng tín dụng. 21 Hợp đồng tín dụng(1) CTTSThế chấp(1..n) Một hợp đồng tín dụng có 1 hoặc nhiều chi tiết tài sản thế chấp. Một chi tiết tài sản thế chấp phải thuộc 1 hợp đồng. 22 Tài sản thế chấp(1) Một tài sản thế chấp có thể có nhiều chi tiết KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 63/ 155 CTTSThế chấp(1..n) tài sản thế chấp. Một chi tiết tài sản thế chấp phải thuộc 1 tài sản thế chấp. 23 Hợp đồng tín dụng(1) Kỳ thu lãi(1..n) Một hợp đồng tín dụng có 1 hoặc nhiều kỳ thu lãi. Một kỳ thu lãi phải thuộc 1 hợp đồng tín dụng. 24 Hợp đồng tín dụng(1) Kỳ thu gốc(1..n) Một hợp đồng tín dụng có 1 hoặc nhiều kỳ thu gốc Một kỳ thu gốc phải thuộc 1 hợp đồng tín dụng. 25 Hợp đồng tín dụng(1) Kỳ giải ngâ n(1..n) Một hợp đồng tín dụng có 1 hoặc nhiều kỳ giải ngân. Một kỳ giải ngân phải thuộc 1 hợp đồng tín dụng. 26 Kỳ thu gốc(1) Kỳ nợ điều chỉnh(0..n) Một kỳ thu gốc có hoặc không có kỳ nơ điều chỉnh. Một kỳ nợ điều chỉnh phải thuộc 1 kỳ thu gốc. 27 Kỳ thu lãi(0..n) DMLoaiLai(1) Kỳ thu lãi phải thuộc 1 loại lãi. Một loại lãi có thể có hoặc không có kỳ thu lãi. 28 DM phưong pháp tính lãi(1) Hợp đồng tín dụng(0..n) Một phương pháp tính lãi có hoặc không có hơp đồng tín dụng. Một hợp đồng tín dụng phải có 1 phương pháp tính lãi. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 64/ 155 29 DM kỳ lãi Tín dụng(1) Hợp đồng tín dụng(0..n) Một kỳ lãi tiết kiệm có hoặc không có hợp đồng tín dụng Một hợp đồng tín dụng phải có 1 kỳ lãi tín dụng. 30 Nhân viên(1..n) Nhóm người dùng(1..n) Một nhân viên có thể được phân vào nhiều nhóm Một nhóm có một hoặc nhiều nhân viên 31 Nhóm người dùng(1..n) Quyền(1..n) Một nhóm người dùng có một hoặc nhiều quyền Một quyền có thể phân ra nhiều nhóm 4.3. Sơ đồ trình tự thực hiện và sơ đồ cộng tác: Để làm rõ các tình huống sử dụng (use case) chúng ta có thể minh họa bằng sơ đồ trình tự thực hiện (sequence diagram). Tương ứng với một tình huống sử dụng (use case) có một sơ đồ trình tự thực hiện (sequence diagram) và một sơ đồ cộng tác (collaboration diagram) của luồng xử lý chính và một số luồng xử lý phụ (truờng hợp xử lý lỗi). Dựa vào các tình huống sử dụng đã phân tích ở trên, chúng ta sẽ có rất nhiều sơ đồ, và có thể sẽ giống nhau hoặc lặp lại, do đó ở đây chỉ đưa ra các tình huống luồng xử lý phức tạp để minh họa, làm rõ vấn đề. Phần tiết kiệm bao gồm các sơ đồ: - Nghiệp vụ mở sổ gửi vốn (luồng xử lý chính). - Nghiệp vụ rút lãi (luồng xử lý chính) - Nghiệp vụ rút vốn không ký hạn(luồng xử lý chính). - Nghiệp vụ tái ký gửi(luồng xử lý chính) Phần tín dụng sẽ các sơ đồ về nghiệp vụ như: - Nghiệp vụ lập hợp đồng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 65/ 155 - Nghiệp vụ lập kế hoạch giải ngân - Nghiệp vụ lập kế hoạch thu nợ. - Nghiệp vụ thu nơ. - Nghiệp vụ giải ngân. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 66/ 155 4.3.1. Sơ đồ trình tự thực hiện của nghiệp vụ tiết kiệm: : Giao dich vien : frmChinh : frmMoSoGuiVon : frmInGiayGuiTien : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem [Thong tin hop le] [Thong tin hop le] [Nhap du thong tin] [So but toan] 1: GoiMHMoSoGuiVon( ) 2: HienThi( ) 3: NhapThongTin( ) 4: Luu( ) 5: KiemTraNhapDu( ) 17: TrinhBayGiayGuiTien( ) 6: GanThongTin( ) 7: KiemTraHopLe( ) 10: Them( ) 20: LayThongTin( ) 8: GanThongTin( ) 9: KiemTraHopLe( ) 13: Them( ) 14: TaoSoButToanMoi( ) 18: LayThongTin( ) 11: GanThongTin( ) 12: Them( ) 15: GanThongTin( ) 16: Them( ) 19: LayThongTin( ) 21: LayThongTin( ) Nhaäp soá soå, ngaøy môû soå, loaïi tieát kieäm, maõ khaùch haøng, caùc soá hieäu taøi khoaûn haïch toaùn vaø soá tieàn göûi Sơ đồ trình tự thực hiện của nghiệp vụ mở sổ gửi vốn KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 67/ 155 : Giao dich vien : frmChinh : PhatSinhTietKiem : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem 9: KiemTraHopLe( ) 14: TaoSoButToanMoi( ) : frmMoSoGuiVon 5: KiemTraNhapDu( ) : SoTietKiem 7: KiemTraHopLe( ) : frmInGiayGuiTien 1: GoiMHMoSoGuiVon( ) 3: NhapThongTin( ) 4: Luu( ) 2: HienThi( ) 6: GanThongTin( ) 10: Them( ) 8: GanThongTin( ) 13: Them( ) 17: TrinhBayGiayGuiTien( ) 18: LayThongTin( ) 20: LayThongTin( ) 11: GanThongTin( ) 12: Them( ) 21: LayThongTin( ) 15: GanThongTin( ) 16: Them( ) 19: LayThongTin( ) Sơ đồ cộng tác của nghiệp vụ gửi vốn KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 68/ 155 : Giao dich vien : frmChinh : frmRutVonLanhLai : frmInPhieuTinhLai : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem [So ton tai] Nhaäp soá soå tieát kieäm Nhaäp soá hieäu taøi khoaûn nôï, coù ñeå ha ïch toaùn nghieäp vuï laõûnh laõi 1: GoiMHRutVonLanhLai( ) 2: HienThi( ) 3: NhapThongTin( ) 6: TrinhBayThongTinSo( ) 4: LayThongTin( ) 5: LayThongTin( ) 7: NhapThongTin 8: LanhLai( ) 10: Them( ) 11: TaoSoButToanMoi( ) 12: GanThongTin( ) 13: Them( ) 14: CapNhatNgayTinhLaiGN( ) 15: CapNhatNgayTinhLaiGN( ) 16: InPhieuTinhLai( ) [Thong tin so tiet kiem] 17: ThongTinPhieu Neáu tieàn laõi > 0 thì coù hai luoàng naøy 9: GanThongTin( ) Sơ đồ trình tự thực hiện của việc lãnh lãi KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 69/ 155 : Giao dich vien : frmChinh : frmRutVonLanhLai : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem 6: TrinhBayThongTinSo( ) 11: TaoSoButToanMoi( ) : frmInPhieuTinhLai 1: GoiMHRutVonLanhLai( ) 3: NhapThongTin( ) 7: NhapThongTin 8: LanhLai( ) 2: HienThi( ) 4: LayThongTin( ) 14: CapNhatNgayTinhLaiGN( ) 9: GanThongTin( ) 10: Them( ) 16: InPhieuTinhLai( ) 17: ThongTinPhieu 5: LayThongTin( ) 15: CapNhatNgayTinhLaiGN( )12: GanThongTin( ) 13: Them( ) Sơ đồ cộng tác của nghiệp vụ rút lãi KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 70/ 155 : Giao dich vien : frmChinh : frmRutVonLanhLai : frmInGiayRutTien : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem [So ton tai] [So tien rut hop le] Nhaäp soá soå tieát kieäm Nhaäp soá tieàn caàn ruùt, soá hieäu taøi khoaûn nôï, coù ñeå haïch toaùn nghieäp vuï ruùt voán, ruùt laõi [Nhap du thong tin] 1: GoiMHRutVonLanhLai( ) 2: HienThi( ) 3: NhapThongTin( ) 6: TrinhBayThongTinSo( ) 4: LayThongTin( ) 5: LayThongTin( ) 7: NhapThongTin( ) 8: RutVon( ) Theâm thoâng tin ha ïch toaùn nghieäp vuï ruùt voán Caäp nhaät laïi ngaøy t ính laõi gaàn nhaát vaø theâm soá dö môùi, ngaøy caäp nhaät soá dö [Thong tin so] 9: KiemTraNhapDuThongTinRutVon( ) 10: KiemTraSoTienRutHopLe( ) 20: InGiayRutTien( ) 21: ThongTinGiayRutTien( ) 18: CapNhatSoDu( ) 19: CapNhatSoDu( ) 16: CapNhatNgayTinhLaiGN( ) 17: CapNhatNgayTinhLai( ) 12: Them( ) 13: TaoSoButToan( ) 15: Them( ) 14: GanThongTin( ) 11: GanThongTin( ) [So but toan moi] Sơ đồ trình tự thực hiện của việc rút vốn không kỳ hạn KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 71/ 155 : Giao dich vien : frmChinh : frmRutVonLanhLai : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem : SoTietKiem : PhatSinhTietKiem 6: TrinhBayThongTinSo( ) 9: KiemTraNhapDuThongTinRutVon( ) 10: KiemTraSoTienRutHopLe( ) 13: TaoSoButToan( ) : frmInGiayRutTien 1: GoiMHRutVonLanhLai( ) 3: NhapThongTin( ) 7: NhapThongTin( ) 8: RutVon( ) 2: HienThi( ) 4: LayThongTin( ) 16: CapNhatNgayTinhLaiGN( ) 18: CapNhatSoDu( ) 11: GanThongTin( ) 12: Them( ) 20: InGiayRutTien( ) 5: LayThongTin( ) 17: CapNhatNgayTinhLai( ) 19: CapNhatSoDu( ) 14: GanThongTin( ) 15: Them( ) 21: ThongTinGiayRutTien( ) Sơ đồ cộng tác của nghiệp vụ rút vốn không kỳ hạn KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 72/ 155 : Ke toan tiet kiem : frmChinh : frmTaiKyGui : SoTietKiem : SoTietKiem 1: GoiMHLaiNhapVon( ) 2: HienThi( ) 3: LayDanhSachDenHan( ) 4: LayDanhSachDenHan( ) 5: TrinhBayDanhSach( ) 6: ChonSo 7: LayThongTin( ) 8: LayThongTin( ) 10: TrinhBayThongTinSo( ) 11: NhapThongTin ( ) 12: TaiKyGui( ) 14: GanThongTin ( ) 16: CapNhat( ) 17: CapNhat( ) 9: KiemTraCoTheTaiKyGui( ) [co the tai ky gui]Nhaäp loaïi tieát kie äm taùi kyù göûi cho soå tieát kieäm 13: KiemTraDayDu( ) 15: KiemTraHopLe( ) [Thong tin day du] [Thong tin hop le] Sơ đồ trình tự thực hiện của việc tái ký gửi KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 73/ 155 : Ke toan tiet kiem : frmChinh : frmTaiKyGui : SoTietKiem : SoTietKiem 5: TrinhBayDanhSach( ) 10: TrinhBayThongTinSo( ) 13: KiemTraDayDu( ) 15: KiemTraHopLe( ) 1: GoiMHLaiNhapVon( ) 6: ChonSo 11: NhapThongTin ( ) 12: TaiKyGui( ) 2: HienThi( ) 3: LayDanhSachDenHan( ) 7: LayThongTin( ) 9: KiemTraCoTheTaiKyGui( ) 14: GanThongTin ( ) 16: CapNhat( ) 4: LayDanhSachDenHan( ) 8: LayThongTin( ) 17: CapNhat( ) Sơ đồ cộng tác của nghiệp vụ tái ký gửi KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 74/ 155 4.3.2. Sơ đồ trình tự thực hiện của nghiệp vụ tín dụng: : Can bo tin dung : frmChinh : frmQuanLyHopDongTinDung : HopDongTinDung : HDTinDung 1: GoiMHQuanLyHopDongTinDung( ) 2: HienThi( ) 3: NhapThongTin( ) 4: Luu( ) 6: GanThongTin( ) 5: KiemTraNhapDu( ) [Nhap du thong tin] 7: KiemTraHopLe( ) [Thong tin hop le] 8: Them( ) 10: GanThongTin( ) 11: Them( ) 9: TaoMoi( ) Sơ đồ trình tự thực hiện của nghiệp vụ lập hợp đồng tín dụng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 75/ 155 : Can bo tin dung : frmQuanLyHopDongTinDung : HopDongTinDung : HDTinDung : frmChinh 5: KiemTraNhapDu( ) 9: TaoMoi( ) 1: GoiMHQuanLyHopDongTinDung( ) 3: NhapThongTin( ) 4: Luu( ) 6: GanThongTin( ) 7: KiemTraHopLe( ) 8: Them( ) 10: GanThongTin( ) 11: Them( ) 2: HienThi( ) Sơ đồ cộng tác của nghiệp vụ lập hợp đồng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 76/ 155 : Can bo tin dung : frmChinh : frmQuanLyGiaiNgan : KeHoachGiaiNgan : HopDongTinDung : HDTinDung : KyGiaiNgan 1: GoiMHQuanLyGiaiNgan( ) 2: HienThi( ) 3: LayDanhSach( ) 4: LayDanhSach( ) 5: TrinhBayDanhSachHopDong( ) 6: ChonHopDong(String) 7: LayThongTin( ) 8: LayThongTin( ) 10: NhapThongTin(DataTable) 9: TrinhBayThongTinHopDong( ) 13: GanThongTin(DataTable) 11: Luu( ) 12: KiemTraNhapDu( ) [Nhap du thong tin] [Thong tin hop le] 15: Them( ) 17: Them( ) 16: GanThongTin( ) Nhaäp keá hoaïch giaûi ngaân cho hôïp ñoàng bao goàm: Kyø, Soá tieàn keá hoaïch, Ngaøy keá hoa ïch 14: KiemTraHopLe( ) Sơ đồ trình tự thực hiện của việc lập kế hoạch giải ngân KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 77/ 155 : Can bo tin dung : frmChinh : frmQuanLyGiaiNgan : KeHoachGiaiNgan : HopDongTinDung : HDTinDung : KyGiaiNgan 5: TrinhBayDanhSachHopDong( ) 9: TrinhBayThongTinHopDong( ) 12: KiemTraNhapDu( ) 14: KiemTraHopLe( ) 1: GoiMHQuanLyGiaiNgan( ) 6: ChonHopDong(String) 10: NhapThongTin(DataTable) 11: Luu( ) 2: HienThi( ) 3: LayDanhSach( ) 7: LayThongTin( ) 13: GanThongTin(DataTable) 15: Them( ) 16: GanThongTin( ) 17: Them( ) 4: LayDanhSach( ) 8: LayThongTin( ) Sơ đồ cộng tác của nghiệp vụ lập kế hoạch giải ngân KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 78/ 155 : Can bo tin dung : frmChinh : frmQuanLyThuGoc : KeHoachThuGoc : HopDongTinDung : dbHDTinDung : dbKHThuGoc [Nhap du thong tin] [Thong tin hop le] 1: GoiMHQuanLyThuGoc( ) 2: HienThi( ) 5: TrinhBayDanhSachHopDong( ) 6: ChonHopDong(String) 10: NhapThongTin(DataTable) 9: TrinhBayThongTinHopDong( ) 11: Luu( ) 12: KiemTraNhapDu( ) 13: GanThongTin(DataTable) 14: KiemTraHopLe( ) 15: Them( ) 3: LayDanhSach( ) 7: LayThongTin(String) 4: LayDanhSach( ) 8: LayThongTin(String) 17: Them( ) 16: GanThongTin(KeHoachThuGoc) Sơ đồ trình tự thực hiện của việc lập kế hoạch thu nợ KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 79/ 155 : Can bo tin dung NhapTHongTin( ) : frmChinh : frmQuanLyThuGoc : KeHoachThuGoc : HopDongTinDung : HDTinDung : KyThuGoc 5: TrinhBayDanhSachHopDong( ) 9: TrinhBayThongTinHopDong( ) 12: KiemTraNhapDu( )1: GoiMHQuanLyThuGoc( ) 6: ChonHopDong( ) 10: NhapThongTin(DataTable) 11: Luu( ) 2: HienThi( ) 3: LayDanhSach( ) 7: LayThongTin( ) 13: GanThongTin(DataTable) 14: KiemTraHopLe( ) 15: Them( ) 16: GanThongTin( ) 17: Them( ) 4: LayDanhSach( ) 8: LayThongTin(String) Sơ đồ cộng tác của nghiệp vụ lập kế hoạch thu nợ KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 80/ 155 : Ke toan tin dung : frmChinh : frmGiaiNgan : KeHoachGiaiNgan : HopDongTinDung : PhatSinhTinDung : HDTinDung : KyGiaiNgan : PhatSinhTinDung [Nhap du thong tin] [Thong tin hop le] 1: GoiMHQuanLyGiaiNgan( ) 2: HienThi( ) 3: NhapThongTin( ) 4: LayThongTin( ) 5: LayThongTin( ) 6: LayThongTin( ) 7: LayThongTin( ) 8: LayKyDauTienCanGiaiNgan( ) 9: TrinhBayThongTin( ) 10: NhapThongTin( ) 11: Luu( ) 12: KiemTraNhapDu( ) 17: Them( ) 18: TaoSoButToanMoi( ) 19: GanThongTin( ) 20: Them( ) 16: GanThongTin( ) 13: KiemTraHopLe( ) 14: GiaiNganMotKy( ) 15: CapNhatMotKy( ) Sơ đồ trình tự thực hiện của việc giải ngân KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 81/ 155 : Ke toan tin dung : frmChinh : frmGiaiNgan : KeHoachGiaiNgan : HopDongTinDung : PhatSinhTinDung : HDTinDung : KyGiaiNgan : PhatSinhTinDung 9: TrinhBayThongTin( ) 12: KiemTraNhapDu( ) 13: KiemTraHopLe( ) 18: TaoSoButToanMoi( ) 1: GoiMHQuanLyGiaiNgan( ) 3: NhapThongTin(String, Date) 10: NhapThongTin(String, Date) 11: Luu( ) 2: HienThi( ) 4: LayThongTin( ) 6: LayThongTin( ) 8: LayKyDauTienCanGiaiNgan( ) 14: GiaiNganMotKy( ) 16: GanThongTin( ) 17: Them( ) 7: LayThongTin( ) 15: CapNhatMotKy( ) 5: LayThongTin( ) 19: GanThongTin( ) 20: Them( ) Sơ đồ cộng tác của nghiệp vụ giải ngân KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 82/ 155 : Ke toan tin dung : frmChinh : frmThuNo : HopDongTinDung : KeHoachThuGoc : KeHoachThuLai : PhatSinhTinDung : HDTinDung : KyThuGoc : KyThuLai : PhatSinhTinDung 1: GoiMHThuNo( ) 2: HienThi( ) 3: NhapThongTin(String, D... 4: LayThongTin( ) 5: LayThongTin( )[Hop dong ... 6: LayThongTin( ) 7: LayThongTin( ) 16: TrinhBayThongTin( ) 17: NhapThongTin(String, D... 10: LayNgayTinhLaiGanNhat( ) 11: LayNgayTinhLaiGanNhat( ) 14: TinhSoNgayQuaHan( ) 9: LayThongTinLai( ) 12: LayCacSoDuNoChuaTinhLai( ) 13: TinhLaiTrongHan( ) 15: TinhLaiQuaHan( ) 20: KiemTraHopLe( ) 18: Luu( ) 8: LayKyDauTienCanThu( ) Nhaäp soá tieàn goác thu, soá tieàn laõi trong haïn thu, soá tie àn laõi quaù haïn ... [Thong tin hop le] 22: ThuGoc( ) 21: ThuNoMotKy( ) 23: GanThongTin(Double, Date, Str... 24: Them( ) 25: TaoMotKyMoi( ) 26: GanThongTin( ) 27: Them( ) 28: GanThongTin ( ) 29: Them( ) 31: GanThongTin( ) 32: Them( ) 30: TaoSoButToanMoi( ) [Lai trong ha... 33: GanThongTin( ) 34: CapNhatSoDuNo( ) Laëp laïi ñ... 19: KiemTraNhapDu( ) Sơ đồ trình tự thực hiện nghiệp vụ thu nợ KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 83/ 155 : Ke toan tin dung : frmThuNo : frmChinh : HopDongTinDung : KeHoachThuGoc : HDTinDung : KyThuLai : KeHoachThuLai : PhatSinhTinDung : PhatSinhTinDung 12: LayCacSoDuNoChuaTinhLai( ) 13: TinhLaiTrongHan( ) 15: TinhLaiQuaHan( ) 16: TrinhBayThongTin( ) 19: KiemTraNhapDu( ) 20: KiemTraHopLe( ) 25: TaoMotKyMoi( ) 30: TaoSoButToanMoi( ) : KyThuGoc 1: GoiMHThuNo( ) 3: NhapThongTin( ) 17: NhapThongTin( ) 18: Luu( ) 4: LayThongTin( ) 9: LayThongTinLai( ) 33: GanThongTin( ) 6: LayThongTin( ) 8: LayKyDauTienCanThu( ) 21: ThuNoMotKy( ) 23: GanThongTin( ) 24: Them( ) 28: GanThongTin ( ) 29: Them( ) 2: HienThi( ) 5: LayThongTin( ) 34: CapNhatSoDuNo( ) 10: LayNgayTinhLaiGanNhat( ) 14: TinhSoNgayQuaHan( ) 7: LayThongTin( ) 22: ThuGoc( ) 11: LayNgayTinhLaiGanNhat( ) 26: GanThongTin( ) 27: Them( ) 31: GanThongTin( ) 32: Them( ) Sơ đồ cộng tác của nghiệp vụ thu nợ KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 84/ 155 CHƯƠNG 5 : THIẾT KẾ 5.1. Thiết kế hệ thống: Sau giai đoạn phân tích nêu trên, mô hình cơ sở cho hệ thống đã được thiết lập. Chúng ta sẽ đi vào giai đoạn thiết kế, đây là giai đoạn xây dựng hệ thống thành một giải pháp thực thi. Mô hình phân tích sẽ được thiết kế chi tiết và xem xét đến các vấn đề kỹ thuật. Một số lớp mới có thể được phát hiện bổ sung, các lớp vai trò giải quyết vấn đề về mặt kỹ thuật như: cơ sở dữ liệu (database), giao diện người dùng (user interface).., cũng được vào. Để xây dựng ứng dụng quản lý tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân, chúng em sẽ xây dựng chương trình dựa trên mô hình 3 lớp: Giao Dien Lop Xu Ly Co So Du Lieu KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 85/ 155 v Lớp giao diện: lớp này liên quan đến giao tiếp người sử dụng cho phép người sử dụng xem, nhập dữ liệu. Lớp giao diện sẽ kết hợp với lớp xử lý, nó sẽ gọi đến lớp xử lý để truy xuất dữ liệu và lưu thông tin. v Lớp xử lý: bao gồm các lớp đối tượng chính dựa trên sơ đồ các lớp đối tượng chính của hệ thống đã đưa ra ở phần phân tích. Ở giai đoan thiết kế sẽ thiết kế chi tiết 1 số lớp chính để làm rõ hơn vấn đề. Các lớp trong lớp xử lý sẽ tác động trực tiếp lên lớp cơ sở dữ liệu để thực hiện các chức năng yêu cầu từ lớp giao diện. v Lớp cơ sở dữ liệu: bao gồm các bảng, các ràng buộc, cung cấp các strore procedure, view cho lớp xử lý để thực hiện các chức năng truy xuất dữ liệu, thêm, xoá, cập nhật dữ liệu. 5.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu: Trong bất kỳ ứng dụng quản lý nào phần cơ sở dữ liệu là một trong những phần quan trọng nhất của hệ thống vì nó chịu trách nhiệm lưu trữ thông tin. Đặc biệt trong các ứng dụng về quản lý nghiệp vụ Ngân hàng, cơ sở dữ liệu cần phải đựơc thiết kế sao cho tốc độ truy xuất phải nhanh, thông tin lưu trữ chính xác, dễ tổng hợp, đối chiếu, … Sau đây là các bảng dữ liệu quan hệ được phát triển từ các lớp đối tượng đã phân tích ở trên (object-to-table). 5.2.1. Thiết kế bảng dữ liệu: KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 86/ 155 KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 87/ 155 HOPDONGTINDUNG PK MaHDTD SoTienXinVay SoTienDuyet NgayGiaiNgan NgayDaoHan NgayBDTinhLai NgayBDThuGoc SoNgayAHGoc SoNgayAHLai LaiTrongHan LaiQuaHan TKTinDung TKTrongHan TKQuaHan TKLaiTH TKLaiQH NgayThanhLy ThongTinKhac FK1 MaPhPhTinhLai FK2 MaLoaiQuaHan FK3 MaLoaiVay FK4 MaKH FK5 MaKyTinhLai FK6 MaLoaiTien FK7 SoHieuTaiKhoan KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 88/ 155 PHATSINHTD PK SoButToan PK NgayGiaoDich PK MaTrangThai FK1 MaHDTD SODUTK PK,FK1 MaLoaiTietKiem PK,FK1 SoSo PK NgayCapNhat SoDu TSTHECHAP PK MaTSTC TenTS TriGiaTS TriGiaHienTai NgayThanhLy NgayDangKy FK1 MaLoaiTaiSan THAMSOTINDUNG LaiSuatPhatGoc LaiSuatPhatLai SoNgayTrongThang SoNgayAnHan_TraChamGoc SoNgayAnHan_TraChamLai SoNgayAnHanQuaHan SoThangToiDaTrongMotKy KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 89/ 155 Ghi chú: phần mô tả chi tiết của các bảng sẽ được đưa vào phần phụ lục. 5.2.2. Lý do đưa thêm các bảng dữ liệu: Các bảng dữ liệu được thêm vào bao gồm: Số dư tiết kiệm, số dư nợ, lãi suất tiết kiệm, ngày giao dịch. - Đối với bảng Số dư tiết kiệm: Vì bảng Sổ tiết kiệm quản lý thông tin của sổ tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn do vậy thuộc tính số dư phải được tách ra thành bảng số dư tiết kiệm để có thể quản lý được số dư của sổ theo từng ngày. - Đối với bảng Số dư nợ: sau mỗi lần hợp đồng được giải ngân hoặc khách hàng trả gốc số dư nợ sẽ được cập nhật lại và khi đó ta biết được số dư nợ của hợp đồng theo từng ngày giúp cho việc tính lãi được chính xác. - Đối với bảng lãi suất tiết kiệm: lãi suất của mỗi loại tiết kiệm có thể thay đổi theo từng giai đoạn nên việc lưu lại lãi suất theo từng giai đoạn đó là cần thiết. - Đối với bảng ngày giao dịch: bảng này đưa ra thông tin một năm tài chính của Ngân hàng. Trong lĩnh vực Ngân hàng, việc theo dõi thời điểm bắt đầu và kết thúc một ngày giao dịch là vô cùng quan trọng vì một ngày chính là đơn vị thời gian để tính lãi cho một số loại hình dịch vụ và quan trọng hơn đó chính là đơn vị thời gian để Ngân hàng tính toán sổ sách theo dõi thu chi. Với bảng Ngày giao dịch, Ngân hàng có thể theo dõi các ngày giao dịch mà không cần quan tâm đến ngày hệ thống bởi thông tin của ngày hệ thống thiếu chính xác và có thể không thống nhất giữa các chi nhánh Ngân hàng với nhau. 5.2.3. Thiết kế các store procedure và các view: Chương trình được xây dựng theo mô hình 3 lớp, trong đó lớp xử lý sẽ gọi đến lớp cơ sở dữ liệu để truy vấn thông tin, thực hiện các thao tác thêm, cập nhật và xoá dữ liệu trên các bảng. Do đó trong lớp cơ sở dữ liệu ta cần tạo ra các hàm để thực hiện các KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 90/ 155 thao tác truy vấn thông tin cũng như các phiên giao dịch. Sau đây là danh sách các hàm thực hiện chức năng đó: 5.2.3.1. Danh sách các store procedure: STT Tên Ý nghĩa 1 prDelDMKYLAITK Xóa 1 kỳ lãi tiết kiệm 3 prDelDMLOAIGIAODICH Xóa 1 loại giao dịch 3 prDelDMLOAILAI Xóa 1 loại lãi 4 prDelDMLOAIQUAHAN Xóa 1 loại quá hạn 5 prDelDMLOAITAISAN Xóa 1 loại tài sản 6 prDelDMLOAITIEN Xóa 1 loại tiền 7 prDelDMLOAIVAY Xóa 1 loại vay 8 prDelDMTAIKHOAN Xóa 1 tài khoản 9 prDelHOPDONGTINDUNG Xóa 1 hợp đồng tín dụng 10 prDelKHACHHANG Xóa 1 khách hàng 11 prDelKHGIAINGAN Xóa 1 kế hoạch giải ngân 12 prDelKHTHUGOC Xóa 1 kế hoạch thu gốc 13 prDelKHTHULAI Xóa 1 kế hoạch thu lãi 14 prDelLOAITIETKIEM Xóa 1 loại tiết kiệm 15 prDelNHANVIEN Xóa 1 nhân viên 16 prDelPHATSINHTIETKIEM Xóa 1 phát sinh tiết kiệm 17 prDelPHONGGIAODICH Xóa 1 phòng giao dịch 18 prDelSOGIAODICH Xóa 1 sở giao dịch 19 prDelSOTIETKIEM Xóa 1 sổ tiết kiệm 20 prDelTSTHECHAP Xóa 1 tài sản thế chấp 21 prInsCHITIETTSTC Thêm 1 chi tiết tài sản thế chấp KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 91/ 155 22 prInsCHITIETPSGIAODICH Thêm 1 chi tiết phát sinh giao dịch 23 prInsDMDONVITG Thêm 1 danh mục đơn vị thời gian 24 prInsDMKYLAITK Thêm 1 danh mục kỳ lãi tiết kiệm 25 prInsDMLOAIGIAODICH Thêm 1 danh mục loại giao dịch 26 prInsDMLOAILAI Thêm 1 danh mục loại lãi 27 prInsDMLOAIQUAHAN Thêm 1 danh mục loại quá hạn 28 prInsDMLOAITAISAN Thêm 1 danh mục loại tài sản 29 prInsDMLOAITIEN Thêm 1 danh mục loại tiền 30 prInsDMLOAIVAY Thêm 1 danh mục loại vay 31 prInsDMPHPHTINHLAI Thêm 1 danh mục phương pháp tính lãi 32 prInsDMTAIKHOAN Thêm 1 danh mục tài khoản 33 prInsHOPDONGTINDUNG Thêm 1 hợp đồng tín dụng 34 prInsKYGIAINGAN Thêm 1 kỳ giải ngân 35 prInsKYNODIEUCHINH Thêm 1 kỳ nợ điều chỉnh 36 PrInsKYTHULAI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-0012093.pdf
Tài liệu liên quan