Đề tài Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên Bang Nga

Tài liệu Đề tài Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên Bang Nga: LờI NóI ĐầU Mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt - Nga là mối quan hệ truyền thống hữu nghị gắn bó lâu đời. Lịch sử đã ghi nhận và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình, vô tư xuất phát từ “mệnh lệnh của trái tim” mà nhân dân Liên Xô đã dành cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Do những hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã phải trải qua những bước thăng trầm của lịch sử. Khi hai nước thực hiện việc cải cách - cải tổ chuyển đổi cơ chế kinh tế, nhất là sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong hầu hết các lĩnh vực đều bị chững lại và suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới kinh tế ở hai nước không những đã làm cho nền kinh tế Việt Nam đứng vững và phát triển, làm cho nền kinh tế Liên bang Nga thoát dần khỏi khủng hoảng để vươn tới một chất lượng mới mà còn tạo cơ sở vững chắc cho việc khôi phục và phát triển quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước với một hiệu quả hoàn toàn khác trước....

doc99 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI NóI ĐầU Mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt - Nga là mối quan hệ truyền thống hữu nghị gắn bó lâu đời. Lịch sử đã ghi nhận và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình, vô tư xuất phát từ “mệnh lệnh của trái tim” mà nhân dân Liên Xô đã dành cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Do những hoàn cảnh cụ thể, mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã phải trải qua những bước thăng trầm của lịch sử. Khi hai nước thực hiện việc cải cách - cải tổ chuyển đổi cơ chế kinh tế, nhất là sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong hầu hết các lĩnh vực đều bị chững lại và suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới kinh tế ở hai nước không những đã làm cho nền kinh tế Việt Nam đứng vững và phát triển, làm cho nền kinh tế Liên bang Nga thoát dần khỏi khủng hoảng để vươn tới một chất lượng mới mà còn tạo cơ sở vững chắc cho việc khôi phục và phát triển quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước với một hiệu quả hoàn toàn khác trước. Ngày nay, do nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này, chính phủ hai nước đã củng cố, tăng cường tình hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc trên cơ sở mới, bình đẳng, cùng có lợi, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế của thời đại, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước. Chính vì lẽ đó, việc nhìn nhận lại quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga cũng như xem xét triển vọng của nó trong tương lai, tìm ra các phương hướng, biện pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đưa quan hệ hợp tác Việt – Nga đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn để tương xứng với tiềm năng to lớn và đáp ứng nguyện vọng lợi ích của cả hai nước đã trở thành một vấn đề hết sức thiết thực. Đây cũng là lý do em chọn đề tài: “Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên Bang Nga”. Khoá luận được chia thành ba chương: Chương I: Tổng quan về hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư của Liên bang Nga. Chương II: Thực trạng quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Chương III: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế cho nên khoá luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo, những người đã giảng dạy và truyền thụ những kiến thức quý báu cho em có hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ chuyên môn của mình. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, Tiến sỹ Vũ Thị Kim Oanh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu và hoàn thành khoá luận này. Hà nội ngày 12 tháng 12 năm 2003 Sinh viên Vũ Thị Thanh Hiền Chương 1 Tổng quan về hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư của Liên Bang Nga I. Vài nét về bối cảnh kinh tế - chính trị của Liên Bang Nga 1. Bối cảnh chính trị của Liên bang Nga từ khi Liên Xô cũ sụp đổ cho đến nay 1.1. Bối cảnh trong nước Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, Liên bang Nga ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập, là người thừa kế địa vị pháp lý của Liên Xô cũ. Liên bang Nga là quốc gia có vị trí địa lý trải qua hai châu lục á - Âu, với diện tích lớn nhất thế giới 17,1 triệu km2, trong đó 1/3 nằm ở châu Âu và 2/3 nằm ở châu á. Về dân số, Liên bang Nga có gần 150 triệu người, đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Kể từ khi Liên bang Nga bắt đầu cuộc cải cách kinh tế thị trường đến nay đã hơn một thế kỷ và thời gian này đánh dấu một thời kỳ vô cùng khó khăn của nước Nga. Công cuộc cải cách đã tạo ra những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện quan trọng để Liên bang Nga có những bước tiến trong giai đoạn phát triển mới và nâng cao vị thế của Liên bang Nga trên trường Quốc tế. Tuy nhiên bức tranh tổng quát trong những năm cải cách vừa qua thật đáng buồn, nền kinh tế Nga ngập chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị sâu sắc, đời sống của nhân dân giảm sút, mâu thuẫn xã hội, sắc tộc gay gắt. Sự bất ổn chính trị ở Liên bang Nga thực sự nổ ra khi nền kinh tế Nga lâm vào tình trạng suy thoái. Trong thời gian cầm quyền của Tổng thổng Boris Yelsin, cuộc chiến giữa Tổng thống và Duma quốc gia luôn xảy ra, gây thêm khó khăn cho đất nước Nga. Các phe phái chính trị chỉ tận dụng thời điểm để mặc cả cho mình một cái gì đó, trước hết là chỗ đứng trong nội các trong khi cái mà nước Nga cần là một chính phủ mạnh mẽ với các chuyên gia kinh tế có khả năng vạch ra các chiến lược đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Hậu quả của cuộc chiến tranh giành quyền lực là nước Nga dần đánh mất đi sức mạnh đoàn kết dân tộc. Một số nước cộng hoà tự trị đã đòi quyền độc lập tách khỏi Liên bang Nga. Cuộc chiến ở Tresnhia gây nhiều tổn hại về kinh tế và xã hội cho nước Nga vẫn chưa đủ giải quyết thấu đáo. Sự bất ổn chính trị cao điểm nhất xảy ra trong thời kì nước Nga đã bốn lần thay đổi thủ tướng chỉ trong vòng chưa đầy hai năm (giai đoạn 1998-1999). Có thể nói, thập niên cuối cùng của thế kỉ XX là thập niên chứa đầy những biến động dữ dội và phức tạp của lịch sử nước Nga. Nền chính trị của Liên bang Nga phần nào được ổn định từ sau khi Vladimia Putin đắc cử Tổng Thống Liên bang Nga vào năm 2000. 1.2. Bối cảnh quốc tế: Liên Xô sụp đổ là sự kiện lịch sử quan trọng cuối thế kỷ XX. Thế giới chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống, hai phe đối lập, đứng đầu là Liên Xô và Mỹ, chuyển thành thế giới đa cực với một siêu cường là Mỹ. Bối cảnh trên mở ra những thuận lợi mới đồng thời với những thách thức mới cho Liên bang Nga. 1.2.1. Thuận lợi: Thế giới đa cực được hình thành đã làm giảm bớt vai trò bá chủ thế giới của Mỹ, đối thủ truyền thống của Liên bang Nga trước kia. Ngày nay, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ trong tương quan so sánh với Liên minh châu Âu và Nhật Bản có xu hướng suy giảm. Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao và ổn định. Vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng tăng cùng với sự phát triển không ngừng của Liên minh châu Âu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu sẽ khiến Mỹ không thể cho phép mình tự quyết định được mọi vấn đề quốc tế. Thế giới đang chuyển mạnh từ chạy đua quyết liệt về quân sự, tranh giành những khoảng trống quyền lực sang cạnh tranh về kinh tế, chiếm lĩnh các thị trường. Sức mạnh kinh tế ngày càng có vai trò quyết định vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế hiện nay. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đang phát triển mạnh mẽ. Từ ngày 1/1/1999, EU đã tiến thêm một bước quan trọng trong quá trình liên kết của mình, đó là sự ra đời của đồng euro. Các tổ chức thương mại thế giới đang phát triển mạnh mẽ và có vai trò ngày càng to lớn đến kinh tế thế giới. Xu thế chủ đạo là hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển toàn thế giới đã tác động tích cực đến các nước SNG. Các nước này đã nhận ra rằng việc không chú trọng đúng mức đến các quan hệ kinh tế truyền thống giữa họ vốn được hình thành qua nhiều thập kỷ qua trong khuôn khổ một nền kinh tế quốc dân là một điều sai lầm nghiêm trọng. Do đó, các nước đã thống nhất là cần khôi phục và phát triển các quan hệ kinh tế và xây dựng chiến lược phát triển, củng cố liên kết kinh tế giữa các nước. Quan hệ của Liên bang Nga với các nước SNG đã được cải thiện nhiều. Lịch sử đã từng ghi nhận Liên Xô cũ từng là siêu cường của thế giới, trong những năm tồn tại của mình đã tạo ra tiềm lực kinh tế, quân sự khổng lồ mà hiện nay Liên bang Nga được thừa hưởng khoảng 75% tiềm lực kinh tế trong nông nghiệp nói chung và khoảng 70% tiềm lực kinh tế nói riêng. Về mặt quốc tế, Liên bang Nga được thừa kế chiếc ghế Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc và là một cường quốc hạt nhân trên thế giới . Chính phủ Nga cũng đạt được nhiều thành tựu trên phương diện ngoại giao. Tuy có nhiều khó khăn trên phương diện kinh tế song Liên bang Nga cũng đã chính thức gia nhập APEC. Theo đánh giá của các nhà kinh tế Nga, việc trở thành thành viên APEC sẽ đem lợi cho Liên bang Nga nhiều tỷ USD. Trước hết, nhờ mở rộng thị trường xuất nhập khẩu Liên bang Nga có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc nhập hàng hoá của các nước châu á và châu Phi và xuất khẩu máy móc thiết bị và sản phẩm công nghệ cao cũng như nhiều mặt hàng khác. Matxcơva cũng trông đợi vào sự gia tăng đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Nga từ các bạn hàng tương lai trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, mở ra khả năng đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển tiềm năng công nghiệp và khoa học kỹ thuật vùng Sibir và Viễn Đông, thúc đẩy các khu vực miền Đông nước Nga còn đang bị tụt hậu trong các quan hệ kinh tế. Việc trở thành thành viên đầy đủ của APEC là một hậu thuẫn có ý nghĩa hết sức trong việc đàm phán gia nhập WTO vốn là điều kiện quan trọng để hội nhập vào hệ thống thương mại và kinh tế thế giới. Liên bang Nga cũng có những lợi ích chính trị khi gia nhập APEC. Từ năm 1996, Liên bang Nga đã trở thành nước đối thoại với ASEAN, giờ đây lại sẽ thêm khả năng có các cuộc tư vấn chính trị đa phương về những vấn đề an ninh và ổn định tại khu vực châu á - Thái Bình Dương trong khuôn khổ các cuộc gặp không chính thức hàng năm của APEC, trước hết là với Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, những nước cùng với nước Nga có thể tạo thành “bộ tứ chiến lược” châu á - Thái Bình Dương. 1.2.2. Thách thức: Hiện nay, nước Nga đang đứng trước nhiệm vụ phức tạp là hoà nhập vào thị trường thế giới, vào sự phân công lao động quốc tế, vào trật tự thế giới mới đang hình thành. Không thể thực hiện nhiệm vụ này nếu thiếu dân chủ hoá và không chuyển xã hội Nga vào một xã hội cởi mở, bởi vì hiện nay, sự đổi mới xã hội trên các nguyên tắc dân chủ là một xu hướng toàn cầu của sự tiến hoá xã hội . Bối cảnh hiện nay có những khó khăn sau mà chính quyền của Tổng thống V.Putin cần đối mặt, đó là: Thực lực kinh tế Nga vẫn còn yếu, thực lực kinh tế là điều hết sức quan trọng đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo số liệu thống kê, thực lực kinh tế của Liên bang Nga năm 1999 chỉ bằng 10% của Mỹ. Nợ nước ngoài của Liên bang Nga là 160 tỷ USD, việc cung ứng thực phẩm và hàng tiêu dùng vẫn phải dựa vào phương Tây. Việc lệ thuộc nhiều vào phương Tây làm giảm vai trò nước lớn của Liên bang Nga. Xu hướng ly khai tuy đã giảm nhưng vẫn còn gây khó khăn đến việc bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Nga, cùng với các vấn đề về chủ nghĩa khủng bố, tập kích chưa được giải quyết triệt để đã tạo điều kiện cho “sự can thiệp nhân đạo” của nước ngoài nhúng tay can thiệp. Liên bang Nga còn thiếu những bạn đồng minh đắc lực. Trước đây, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô có rất nhiều bạn đồng minh. Từ sau khi khối Vacsava tan rã, các nước Trung - Đông Âu đều ngả sang phương Tây, duy nhất chỉ còn Belarut là bạn đồng minh của Liên bang Nga. Tuy nhiên, dân số Belarut chưa đến 10 triệu người, sức mạnh rất hạn chế. Đứng trước sức ép về quân sự ngoại giao của phương Tây, Liên bang Nga thiếu hẳn những trợ thủ đắc lực mà cơ bản là đơn thương độc mã. Mỹ còn tiếp tục gây nhiều sức ép tấn công Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực. NATO sẽ tiếp tục tiến sang phía Đông cho đến tận biên giới nước Nga. Mỹ sẽ tiếp tục thẩm thấu vào khu vực Liên Xô cũ, lôi kéo 3 nước cộng hoà vùng Baltic vào NATO, thúc đẩy để Ucraina xa rời khu vực này, đẩy Liên bang Nga ra khỏi khu vực Trung á và ngoại Capcadơ, đồng thời triển khai hệ thống phòng thủ quốc gia, phá vỡ thế cân bằng chiến lược giành ưu thế hạt nhân, tiếp tục can thiệp vào vấn đề Tresnhia nhằm chia rẽ nước Nga. 2. Bối cảnh kinh tế của Liên bang Nga từ khi Liên Xô cũ sụp đổ cho đến nay 2.1. Giai đoạn trước năm 2000 Bức tranh kinh tế của nước Nga sau cải cách thật là ảm đạm. Nền kinh tế Nga chìm ngập trong khủng hoảng triền miên, kinh tế suy thoái, gắn với tình trạng chính trị không ổn định, mức sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Liên tục trong một thập kỷ, tăng trưởng kinh tế của Liên bang Nga luôn ở con số âm, với mức suy giảm bình quân 6,9%/ năm. Năm 1997 kinh tế Nga mới bắt đầu có mức tăng trưởng dương 0,8% thì đến tháng 8 năm 1998 lại lâm vào cuộc khủng hoảng, một cuộc khủng hoảng sâu sắc khiến nước Nga gặp phải những khó khăn. Năm 1996 tiềm lực kinh tế của Liên bang Nga chỉ còn 40% so với tháng 12 năm 1991. Trong các ngành kinh tế của Liên bang Nga, công nghiệp là một ngành chịu khủng hoảng nặng nề nhất. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân là âm 7,8% giai đoạn 1993-1998. Tính chung trong giai đoạn 1991 – 1997, sản xuất công nghiệp giảm 81%, trong đó ngành chế tạo máy giảm 64%, công nghiệp nhẹ giảm 87%, công nghiệp thực phẩm giảm 59% , công nghiệp chế biến gỗ và giấy giảm 66%. Đồng thời, đồng Rúp liên tục mất giá, trong giai đoạn 1993 - 1998 tỷ giá Rúp/ USD ngân hàng tăng hơn 10 lần – từ 0,932 rúp = 1 USD (năm 1993) lên 9,71 rúp = 1USD (năm 1998). Lạm phát trung bình hằng năm xấp xỉ 200 - 250%, giá cả trong một năm tăng hơn 10 lần, thâm hụt ngân sách thường xuyên ở mức 10% GDP. Năm 1992, tỷ lệ lạm phát đạt mức cao kỷ lục 1353% sau đó giảm dần xuống mức 3 con số vào các năm 1993, 1994, 1995 và 2 con số từ năm 1996 trở lại đây. Thế nhưng, việc tiến hành các biện pháp thực tế cải tổ cơ cấu nền kinh tế và cải tổ khu vực ngân sách luôn luôn bị trì hoãn. Các vấn đề hiện tại thường được giải quyết bằng nợ ngắn hạn mà Nhà nước vay trong và ngoài nước theo lãi suất cao hơn hàng chục lần mức tăng sản xuất. Tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn so dự trữ ngoại tệ của Liên bang Nga là 230% (trong khi ở Trung Quốc chỉ có 13%). Phần lớn nợ trong nước là do trái phiếu Nhà nước thời hạn dưới 1 năm. Tính đến ngày 1/1/1999, tổng nợ nước ngoài là 140,8 tỷ USD. Nếu tính cả các khoản nợ trong nước được quy theo ngoại tệ thì tổng nợ chính phủ lên tới 158,8 tỷ USD, dịch vụ nợ đến hạn phải trả là 9 tỷ USD. Tiền lương bình quân có xu hướng tăng nhưng vẫn không tăng nhanh bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm. Trong giai đoạn 1993 – 1998, tiền lương bình quân/ năm tăng 232,3% trong khi tỷ lệ lạm phát/ năm tăng 245,3%. Do vậy, tính chung cho cả giai đoạn 1991 – 1997 tiền lương thực tế giảm 78%, thu nhập bình quân đầu người giảm 58,5%. Giá cả tăng quá nhanh so với lương thực tế, lưu thông hàng hoá đình trệ, các xí nghiệp thua lỗ mắc nợ lẫn nhau không có khả năng thanh toán làm cho mức sống của đại đa số quần chúng suy giảm một cách cơ cực. Số người sống dưới mức nghèo khổ tăng từ 13 triệu người năm 1992 lên 30 triệu người vào cuối năm 1994, hơn 100 triệu người sống ở mức tối thiểu. Đội quân thất nghiệp tăng từ 1,5 triệu người vào năm 1992 lên 6 triệu người vào cuối năm 1994. Nhiều cuộc mit tinh, biểu tình, bãi công của quần chúng lao động nổi lên khắp nơi làm cho tình hình xã hội ngày càng căng thẳng. 2.2. Thời kỳ sau khi Tổng thống Putin lên nắm quyền Nhìn nhận một cách khách quan, kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền đến nay, nền kinh tế Nga cũng đã có một số dấu hiệu tích cực hơn hẳn thời gian trước đó. Năm 1999, nền kinh tế đã có những dấu hiệu tích cực đáng khích lệ. Đặc biệt là năm 2000 đã đánh dấu nét khởi sắc mới trong nền kinh tế Nga. Trên tất cả các chỉ tiêu Liên bang Nga đều có bước phát triển vượt bậc. Cụ thể GDP tăng 7,6%, sản lượng công nghiệp tăng 10%, sản lượng nông nghiệp tăng 3%, đầu tư cơ bản tăng gần 20%, cán cân thương mại thặng dư khoảng 61 tỷ USD. Năm 2001 kinh tế Nga duy trì mức tăng trưởng ổn định trên 5%, tốc độ tăng đầu tư và vốn cố định đạt mức 6%, thu nhập thực tế của người dân Nga tăng 6,3%, giá tiêu dùng tăng 16,7% so với năm 2000. Liên bang Nga đã xuất khẩu một khối lượng hàng hoá trị giá 94,3 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 47,7 tỷ USD, tăng 17,7% so với năm 2000. Về hoạt động thanh toán quốc tế, Nhà nước đã bắt đầu có khả năng kiểm soát tỷ giá hối đoái giữa đồng Rúp và đồng USD, trên cơ sở phối hợp hành động với Ngân hàng Trung Ương, dự trữ ngoại tệ tăng 49 tỷ USD. Năm 2002 được đánh giá là năm thành công của Liên bang Nga trong lĩnh vực kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế là 4,3%, sản lượng công nghiệp tăng 3,7%, sản lượng ngũ cốc đã đạt được mức thu hoạch kỷ lục 90 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 9 triệu tấn, đã khai thác 380 triệu tấn dầu thô, đứng thứ 2 trên thế giới sau ả rập Sau đi. Trong năm 2003 Liên bang Nga dự tính sẽ khai thác 420 triệu tấn dầu. Mức thu nhập thực tế của dân Nga đã tăng 8,8%. Những kết quả này đã tạo nền móng thuận lợi cho phát triển kinh tế Nga trong năm nay. Theo những số liệu sơ bộ của nửa đầu năm 2003, mức tăng trưởng kinh tế và sản lượng công nghiệp đã tăng khoảng 6%. Đây là chỉ tiêu tăng hiệu quả nhất trong 4 năm gần đây. Thành tựu này cho phép nước Nga hoàn toàn lạc quan khẳng định có khả năng hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2003 và thậm chí có thể hoàn thành vượt mức. II. Chính sách hợp tác thương mại và đầu tư của Liên bang Nga 1. Chính sách kinh tế đối ngoại Trước hết, chúng ta tiếp cận với chính sách đối ngoại nói chung của Liên bang Nga, bởi nó sẽ định hướng cho chính sách kinh tế đối ngoại của nước này. Văn kiện có ý nghĩa quan trọng nhất và là bước tiến đáng kể nhất trong lĩnh vực đối ngoại của Liên bang Nga suốt mười năm qua là “Chiến lược đối ngoại của Liên Bang Nga”được công bố ngày 28/6/2000. Chiến lược này đã trình bày các luận điểm chung, khái quát tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga sau chiến tranh lạnh, nêu rõ những ưu tiên của Liên bang Nga trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng như các ưu tiên khu vực. Chiến lược ghi rõ: “Ưu tiên tối cao trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga là bảo vệ lợi ích con người, xã hội và Nhà nước Nga ”. Về chính sách đối ngoại, chiến lược khẳng định “Liên bang Nga sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và xây dựng nhà nước Liên bang Nga. Chính sách đó dựa trên sự nhất quán và chủ nghĩa thực dụng cùng có lợi. Chính sách đó phải hoàn toàn rõ ràng, có tính đến lợi ích hợp pháp của các nước khác và nhằm tìm kiếm những giải pháp chung”. Cũng như trong văn bản về chính sách đối ngoại, nét nổi bật trong thực tiễn hoạt động đối ngoại của Tổng thống Nga V.Putin là tính thực dụng, nghĩa là chú trọng hiệu quả thực tế của hoạt động này. Tổng thống vừa thực sự vào cuộc trong những vấn đề quốc tế nóng bỏng và phức tạp, vừa chú trọng sao cho việc giải quyết những vấn đề đó phù hợp với lợi ích quốc gia thiết thực của Liên bang Nga. Trong khi luôn khẳng định rằng nước Nga đã và sẽ là một đất nước vĩ đại, một cường quốc, Tổng thống V.Putin đã nhấn mạnh: “Trong thế giới hiện đại, vị thế cường quốc của một nước thể hiện không chỉ ở sức mạnh quân sự, mà còn ở khả năng nước đi đầu trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bảo đảm mức sống cao cho nhân dân, bảo vệ vững chắc an ninh của mình trên trường quốc tế”. Trên thực tế, ngoại trừ kho vũ khí hạt nhân, các tiêu chí thể hiện sức mạnh cường quốc của Liên bang Nga đang ở mức thấp. Do vậy, Tổng thống Nga quan tâm trước hết đến hiệu quả của các hoạt động ngoại giao với các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, trước hết trong không gian hậu Xô viết. Trong chính sách ngoại giao, chúng ta còn có thể thấy được thứ tự ưu tiên ngoại giao của Liên bang Nga đối với các nước như sau: Thứ nhất, tiếp tục quan hệ toàn diện với các nước SNG, trong đó xác định: “Tăng cường đối tác chiến lược với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), thúc đẩy sự thống nhất của SNG”. Đáng lưu ý là việc tăng cường hợp tác với khu vực biển Caxpi được ghi vào phần đặc biệt. Thứ hai, là khu vực châu Âu, khu vực ưu tiên truyền thống của Liên bang Nga. Liên bang Nga xác định: 1- Phát triển hơn nữa tổ chức hợp tác an ninh châu Âu. 2- Coi Liên minh châu Âu (EU) là đối tác kinh tế chính trị chủ yếu. 3- Hợp tác với NATO có điều kiện kèm theo (không bố trí vũ khí thông thường, hạt nhân, tên lửa ở các nước mới gia nhập NATO; không sử dụng vũ lực bên ngoài lãnh thổ NATO khi không có nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc). 4- Duy trì quan hệ với các nước Trung - Đông Âu như trước. Thứ ba, là Mỹ. Liên bang Nga xác định “quan hệ Nga – Mỹ là điều kiện cần thiết để cải thiện tình hình quốc tế và ổn định chiến lược thế giới”. Tuy nhiên, trong chính sách ngoại giao của mình, Liên bang Nga cũng cho thấy vấn đề cắt giảm vũ khí huỷ diệt là vấn đề dự phòng giải quyết xung đột ở những khu vực nguy hiểm là những lĩnh vực độc lập cơ bản và khó giải quyết trong quan hệ Nga – Mỹ hiện nay. Liên bang Nga cũng khẳng định quyết tâm tiếp tục đối thoại để duy trì nền tảng quan hệ hai nước đã được xây dựng trong 10 năm qua. Thứ tư, là khu vực châu á. Với vị trí địa lý Âu - á đặc biệt của mình, Liên bang Nga không thể không chú trọng đến quan hệ với châu á, đặc biệt là khu vực châu á - Thái Bình Dương. Việc Liên bang Nga tham gia vào APEC, diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và thành lập “Nhóm Thượng Hải +5” được ghi thành mục đặc biệt. Trong chính sách ngoại giao song phương của mình, vấn đề phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, ấn Độ được nêu lên đầu tiên chứng tỏ Liên bang Nga rất quan tâm tới quan hệ với hai nước châu á khổng lồ này. Tiếp đó, Liên bang Nga xác định quan hệ ổn định với Nhật Bản thông qua việc hoạch định đường biên giới mà hai bên có thể chấp nhận được. Các nước được nêu lên tiếp theo là Đông Nam á, Iran, bán đảo Triều Tiên, Apganixtan, Trung Đông, châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Theo định hướng của chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế đối ngoại được hoạch định trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của đường lối kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga là cần phải tuân thủ nguyên tắc có đi có lại và phụ thuộc lẫn nhau trong các mối ràng buộc kinh tế quốc tế. Để trong tương lai không những loại trừ các hậu quả xấu của việc toàn cầu hoá nền kinh tế, mà còn có những ưu thế rõ rệt, nước Nga cần phải hướng tới việc liên kết có giá trị cả “hai phía”, có nghĩa là xuất hiện không những chỉ là nước xuất khẩu hàng hoá của mình và là nước nhận vốn, mà còn thường xuyên mở ra các thị trường của mình để có khả năng cạnh tranh với hàng hoá và dịch vụ nước ngoài, mà cũng là để tiếp cận tới một vấn đề mới đối với Liên bang Nga là xuất khẩu vốn. Trong giai đoạn đầu, các bạn hàng để xuất khẩu kiểu này có lẽ trước hết là các quốc gia thành viên SNG và các nước đang phát triển. Một nguyên tắc cơ bản khác của chính sách kinh tế đối ngoại của nước Nga là cần phải tính đến việc gia nhập của nước này vào các tổ chức tài chính và thương mại quốc tế và tác động tương hỗ tích cực với chúng. Năm 1998 Liên bang Nga đã được tiếp nhận vào Hội nghị quan trọng nhất của hợp tác châu á - Thái Bình Dương. Sự phát triển của các mối quan hệ hai bên cùng có lợi về kinh tế, đầu tư khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác cùng với các nước ở khu vực này là một trong những ưu tiên quan trọng trong tương lai gần và xa. Tháng 5 năm 1996 nước Nga đã tán thành điều khoản 8 của điều lệ Quỹ tiền tệ quốc tế, điều đó có một ý nghĩa chiến lược quan trọng để mở rộng việc tăng thêm đầu tư vào Liên bang Nga, bởi vì như mọi người đều biết vốn nước ngoài không hướng vào những nước có những hạn chế về tiền tệ. Cuối năm 1992, nước Nga đã tán thành Hiệp ước về việc thành lập Cơ quan đảm bảo đầu tư đa biên (MIGA), đã gia nhập vào nhóm ngân hàng Thế giới. MIGA là cơ quan đại lý bảo hiểm cho đầu tư nước ngoài vào các nước tham gia và được bảo đảm khỏi sự rủi ro không thuộc về buôn bán, bao gồm: quốc hữu hoá đầu tư khỏi sự rủi ro của việc đưa ra những hạn chế về việc chuyển lợi nhuận sang ngoại tệ và chuyển nó ra nước ngoài, điều đó mở ra một cách đáng kể những khả năng của các nhà đầu tư nước ngoài về việc bảo vệ vốn đầu tư của mình. Tháng 4 năm 1991 Ngân hàng phục hồi và phát triển châu Âu (EBRD) đã được mở và bắt đầu các giao dịch, ngân hàng này là viện tài chính duy nhất mà Liên Xô đã là thành viên và là một trong những nước sáng lập ra viện này, còn sau đó nước Nga với tư cách là người kế tiếp. Theo đúng các văn bản của điều lệ EBRD, các mục đích của nó là cấp công trái, tư vấn, thực hiện đầu tư vào vốn pháp định của các tổ chức của các quốc gia thành viên, mà kể cả những bảo đảm đưa ra về tín dụng. Vấn đề Liên bang Nga trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đó là điều kiện quan trọng nhất của sự liên kết nước Nga với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện tăng nhanh hàng xuất khẩu của Liên bang Nga, đặc biệt các hàng công nghiệp. Ngoài ra, các nguyên tắc của WTO chứa đựng cơ chế giải quyết các xung đột thương mại bảo vệ mình khỏi những hành động phi pháp của các đối tác thương mại. Nằm ngoài không gian luật pháp chung, chưa là thành viên của tổ chức quốc tế quan trọng này, nước Nga, về nguyên tắc, bắt mình phải chịu tình thế của người ngoài cuộc trong thương mại quốc tế, bởi vì các quy tắc chung chưa thích ứng với nước Nga. Để gia nhập vào WTO Liên bang Nga buộc phải hạ thấp một cách đáng kể biểu thuế nhập khẩu, đồng thời phải thực hiện một số các điều chỉnh lớn trong các chính sách kinh tế cho phù hợp với các quy định của WTO. Nói cách khác, nếu nước Nga không “tự mở”, dù cho là chỉ một trong nhiều khu vực kinh tế, thì nước Nga không thể sử dụng các khả năng mà WTO cho phép nói chung, bởi vì hiệp ước về sự thành lập tổ chức này là chọn gói, không thể lấy ra từ đó những bộ phận cấu thành . Một vấn đề quan trọng gắn với đường lối kinh tế thương mại của quốc gia Nga là vấn đề cấp chế độ tối huệ quốc cho các nước đang phát triển. Nước Nga cũng như các nước phát triển khác có nhiệm vụ tạo ra một công cụ có hiệu quả cho sự phát triển các mối quan hệ buôn bán – chính trị với các nước đang phát triển, công cụ này có lẽ cho phép thúc đẩy sự phát triển quốc tế trên cơ sở các quy chế, quy định chung của luật kinh tế quốc tế, loại trừ việc lạm dụng và nhận các ưu đãi phi pháp. Bản chất của chế độ ưu đãi chung là cho các nước đang phát triển các quyền được ưu đãi về việc đưa hàng hoá của họ vào thị trường các nước phát triển. Về phần mình, các nước nhận được ưu đãi cần phải tuân thủ một trách nhiệm chung – không lạm dụng các ưu đãi đặc biệt, xuất khẩu lại các hàng hoá chuyển đổi từ nước thứ ba như điều đó thường xảy ra. Và cuối cùng, đối với nước Nga vấn đề điều khiển hoạt động thương mại của Nhà nước là một vấn kinh tế đối ngoại tương đối quan trọng. Như đã biết, 13/01/1995 Luật “Về Nhà nước điều khiển hoạt động ngoại thương” đã bắt đầu có hiệu lực. Trong luật chỉ ra rằng việc không cho phép bất cứ một phương pháp nào (trừ biểu suất thuế xuất nhập khẩu và không biểu suất thuế) của việc Nhà nước điều khiển hoạt động ngoại thương bằng con đường can thiệp và lập nên các hạn chế khác nhau bởi các cơ quan của Chính quyền Nhà nước Liên bang Nga và các chủ thể của nó. Tuy nhiên, sau một thời gian kể từ khi luật này có hiệu lực thực tế đòi hỏi Nhà nước Liên bang Nga cần phải can thiệp sâu hơn vào hoạt động ngoại thương của nước Nga. Đặc biệt, điều đó có liên quan đến việc đưa ra các mức thuế nhập khẩu cao hơn đối với các hàng hoá được quy định và lập nên các mức thuế suất. Ví dụ, với mục đích bảo vệ người sản xuất đường trong nước, từ 01/01/2001 Liên bang Nga tăng mức thuế nhập khẩu đường từ 5% đến 30% và ấn định mức nhập khẩu đường. Một quyết định như vậy, rõ ràng đã tạo khả năng việc sản xuất đường từ nguyên liệu trong nước – củ cải đường, mà hiện nay chỉ chiếm có 25% trong toàn bộ số đường đang sử dụng ở nước Nga với khối lượng là 5,5 triệu tấn. 2. Chính sách ngoại thương. Trọng tâm chính sách ngoại thương của Liên Bang Nga là cải cách hoạt động ngoại thương với hướng đi then chốt là tự do hoá ngoại thương, trong đó lấy tự do hoá điều tiết phi thuế quan làm trung tâm. 2.1. Chính sách thuế quan. Thuế quan là loại thuế thu đánh vào hàng hóa xuất nhập khi qua cửa khẩu của một nước. Chính sách thuế quan nhằm vào hai mục đích cơ bản: mục đích tài chính và mục đích bảo hộ. Trên thực tế, Liên bang Nga đánh thuế nhằm vào cả hai mục đích, trong đó mục đích tài chính được đặt lên hàng đầu do tình trạng căng thẳng triền miên của Ngân sách Liên bang. Hiện nay ở Liên bang Nga đang áp dụng một số loại thuế sau: Thuế suất nhập khẩu: Hàng hóa qua cửa khẩu Liên bang Nga phải chịu thuế suất nhập khẩu, được quy định bởi Luật thuế suất của Liên bang Nga. Biểu thuế Hải quan hiện hành là danh mục hàng hoá được lập ra trên cơ sở phân loại quốc tế. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, Liên bang Nga chia các nước trên thế giới thành 5 nhóm để áp dụng 4 mức thuế suất thuế nhập khẩu khác nhau. Nhóm nước có thoả thuận về chế độ tối huệ quốc (MFN) với Liên Bang Nga (127 nước) được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu cơ sở (thuế suất MFN). Nhóm nước không có thoả thuận MFN với Liên bang Nga phải chịu mức thuế gấp đôi mức thuế MFN. Nhóm nước đang phát triển (104 nước), trong đó có Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 75% mức thuế MFN. Nhóm các nước kém phát triển (47 nước) được miễn thuế nhập khẩu vào Liên bang Nga. Nhóm các nước SNG (11 nước) cũng được miễn thuế nhập khẩu vào Liên bang Nga. Thuế suất nhập khẩu ưu đãi: Được áp dụng đối với tất cả các mặt hàng trừ khoảng 40 mặt hàng, trong đó có một số mặt hàng như nước quả, nước uống (kể cả nước khoáng), bia và cồn các loại, thuốc lá, xì gà, quần áo, khăn, găng tay và vải bằng nguyên liệu tổng hợp 100%… Thuế nhập khẩu đặc biệt: Một số mặt hàng Liên bang Nga không khuyến khích nhập khẩu, các hàng xa xỉ phẩm phải chịu thuế nhập khẩu đặc biệt với mức thuế rất cao, như rượu các loại từ 1,4 đến 60 rúp/ lít, thuốc lá 6 - 25 rúp/ ngàn điếu, xăng ô tô 200 - 300 rúp/ tấn, xe con 10%… Thuế giá trị gia tăng(VAT): Hàng hoá nhập khẩu vào Liên bang Nga sau khi chịu thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu đặc biệt còn phải chịu Thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng tính chung cho các loại hàng nhập khẩu ở mức 20% trị giá nhập khẩu trừ một số hàng thực phẩm tính 10% hoặc miễn thuế do danh mục riêng do Chính phủ ban hành. Hàng trả nợ được miễn VAT. Thuế suất tối thiểu nhập khẩu: Là mức thuế tối thiểu phải nộp trên một đơn vị số lượng hoặc trọng lượng. Thuế suất tối thiểu nhập khẩu đã phần nào ngăn chặn được hiện tượng gian lận thương mại và bảo hộ sản xuất trong nước. 2.2. Chính sách phi thuế quan: Trong tiến trình gia nhập WTO, để thực hiện cam kết minh bạch hoá chính sách phi thuế quan, ngày 14/ 04/1998 Tổng thống Nga đã kí luật về các biện pháp bảo vệ lợi ích của Liên bang Nga trong hoạt động ngoại thương. Luật này đã được hai viện quốc hội thông qua. Theo đạo luật này, Liên bang Nga sẽ áp dụng các biện pháp phi thuế quan như quota nhập khẩu và/ hoặc hạn chế nhập khẩu, các biện pháp chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ khác nhằm bảo vệ các ngành kinh tế của đất nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài, đối phó với sự phân biệt đối xử của một số nước đối với mặt hàng xuất khẩu của Liên bang Nga và đảm bảo cân bằng cán cân thương mại. Tuy nhiên cho đến nay, Liên bang Nga vẫn chưa áp dụng một cách có hệ thống biện pháp cấp quota nhập khẩu, kể cả đối với hàng may mặc, hải sản và một số hàng hoá nhạy cảm khác. Mặc dù vậy, ở từng thời điểm Liên bang Nga đã áp dụng một số biện pháp bảo hộ mậu dịch mang tính chất phi thuế quan cho phép xác định những hạn chế nhất định nhằm mục tiêu bảo vệ thị trường trong nước. Đặc biệt để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu nhất là hàng nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng, dụng cụ y tế, và dược phẩm được tiến hành nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Bất cứ hàng hoá nào trong nhóm trên trước khi nhập vào Liên bang Nga đều phải được cơ quan kiểm tra giám định hàng hoá có thẩm quyền của Liên bang Nga tiến hành xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận chất lượng phù hợp, không gây độc hại cho người tiêu dùng. Giấy chứng nhận thẩm định phẩm chất của cơ quan giám định quốc tế có uy tín có thể thay giấy chứng nhận phù hợp vào Liên bang Nga. Các mặt hàng nhập khẩu vào Liên bang Nga đều phải có nhãn mác bằng tiếng Nga ghi rõ tên hàng, thành phần, chất lượng, hưóng dẫn sử dụng. Những thông tin này có thể in trên bao bì hoặc in thành tờ rời để trong từng hộp, từng gói hàng hoá. Quy định này được đưa ra nhằm góp phần ngăn chặn sản phẩm kém chất lượng được đưa vào Nga và bảo vệ người tiêu dùng. 3. Chính sách đầu tư Đầu tư nước ngoài được xem là một trong những điều kiện quan trọng để đưa nước Nga ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và phát triển đất nước. Liên bang Nga đã thực hiện một số biện pháp tích cực để thu hút đầu tư nước ngoài thể hiện việc thông qua Luật Đầu tư nước ngoài (1999) và các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài. Từ năm 1991 đến nay, sau những năm cải cách đầy sóng gió, nền kinh tế Nga đã bắt đầu khôi phục và đạt được nhiều thành công đáng kể. Thành công này có một phần không nhỏ của đầu tư nước ngoài. Do đó, khi hoạch định chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các nhà lãnh đạo Nga đã dựa trên quan điểm: coi đầu tư nước ngoài là nguồn đầu tư chủ đạo để tạo ra hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, đem lại công nghệ và thiết bị hiện đại cùng những kinh nghiệm và phong cách quản lý tiên tiến. Đồng thời vốn đầu tư nước ngoài cũng được xem là hoạt động không làm tăng nợ của chính phủ mà còn tạo ra công cụ để trả nợ và đảm bảo cho nền kinh tế Nga liên kết có hiệu quả với nền kinh tế thế giới và khu vực. Với mục tiêu cơ bản như vậy, chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của Liên bang Nga nhằm vào các nhiệm vụ cụ thể sau: Hình thành những đơn vị kinh tế hoạt động có hiệu quả cao. Góp phần tạo ra sự ổn định về tài chính như một điều kiện cần thiết cho việc phát triển nền kinh tế liên bang. Phát triển mạnh các ngành sản xuất tiêu dùng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của đông đảo nhân dân. Thúc đẩy cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành tiên tiến có công nghệ thiết bị hiện đại. Góp phần hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền. Tăng kim ngạch xuất khẩu theo hướng tạo lập các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Để tìm hiểu về chính sách đầu tư của Liên bang Nga, trước tiên ta cần phải tiếp cận với Luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga. Luật đầu tư nước ngoài của Nga được ban hành vào năm 1991 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1999. Luật điều chỉnh mối quan hệ gắn liền với việc đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư vào các ngành kinh tế của Liên bang Nga. Luật có một số nội dung đáng chú ý sau: Cơ sở pháp lý của việc bảo lãnh đầu tư và quyền của chủ đầu tư: Chủ đầu tư Nga và nước ngoài được sự đảm bảo của Nhà nước về tài sản của họ và các quyền lợi khác theo Hiến pháp của Liên bang Nga, Luật Dân sự và Luật Đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga. Chủ đầu tư còn được bảo đảm bởi các hiệp định quốc tế ký kết giữa Liên bang Nga và các nước khác. Quyền bình đẳng về lợi ích của nhà đầu tư: Tất cả các chủ đầu tư ký kết hiệp định về phân chia sản phẩm đều được đối xử công bằng với các phía Liên bang Nga. Việc đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Liên bang Nga được hưởng tuyệt đối và vô điều kiện mọi sự bảo vệ bởi pháp luật hiện hành, các văn bản pháp quy khác của Liên bang Nga, các hiệp định quốc tế mà chính phủ Nga đã ký kết. Các quy định đãi ngộ với các nhà đầu tư nước ngoài không được thua thiệt hơn các doanh nhân trong nước về vấn đề tài sản, quyền sở hữu tài sản…Chủ đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng sự ưu đãi đặc biệt khi hoạt động trong lĩnh vực được đặc biệt ưu tiên tại Liên bang Nga. Chủ đầu tư nước ngoài được bảo đảm có quyền lợi bình đẳng như các công dân Nga trong giới hạn quyền lợi mà luật pháp nước Nga đã quy định. Bảo lãnh của chính phủ khi luật pháp thay đổi : Chính phủ đảm bảo sẽ bảo vệ sự ổn định về quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài và các điều kiện đầu tư. Trong trường hợp có thay đổi về pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài thì một số điều khoản sau đó sẽ được ban hành có hiệu lực trong vòng 3 năm, xem xét tới quyền lợi của những nhà đầu tư đã tham gia hoạt động đầu tư tại Liên bang Nga. Những điều khoản nói trên sẽ không áp dụng trong trường hợp mọi sự thay đổi có liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường và chống độc quyền. Những văn bản quy phạm pháp luật của nhà chức trách Nga mà được áp dụng bổ sung nếu không được quy định bởi Luật và những nghị định của chính phủ thì hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga sẽ không có hiệu lực và không áp dụng đối với các nhà đầu tư. Bảo lãnh đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp bị bắt buộc rút đầu tư và những hành động phạm pháp của các cơ quan nhà nước và công chức: Các khoản đầu tư vào Liên bang Nga sẽ không bị quốc hữu hoá trừ khi nhà đầu tư có hành động gây phương hại tới quyền lợi của Nhà nước Nga. Vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị trưng thu trừ trường hợp thiên tai, bệnh dịch và các trường hợp khác được coi là bất khả kháng. Trong trường hợp vốn đầu tư nước ngoài bị quốc hữu hoá hoặc trưng thu, nhà đầu tư sẽ được đền bù đầy đủ và nhanh chóng. Văn bản hướng dẫn việc trưng thu hay quốc hữu hoá vốn đầu tư do quốc hội nước Nga đưa ra và việc giải quyết trưng thu sẽ do Chính phủ thực hiện. Quyết định của cơ quan nhà nước về việc thu hồi vốn đầu tư nước ngoài phải được lập bằng văn bản. Bồi thường và bồi hoàn tổn thất cho nhà đầu tư: Các khoản bồi thường trả cho nhà đầu tư nước ngoài phải tương ứng với chi phí đầu tư thực tế của chủ đầu tư mà đã bị quốc hữu hoá hoặc trưng thu trước khi việc quốc hữu hoá hoặc trưng thu được thực hiện hoặc công bố chính thức. Các khoản bồi thường phải trả không được trì hoãn vì bất cứ lý do nào và bằng đồng tiền mà chủ đầu tư sử dụng từ ban đầu hoặc bằng đồng tiền khác mà nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận. Cho đến khi thanh toán, lãi suất của khoản chi phí bồi thường sẽ được tính thêm vào khoản bồi thường theo tỷ lệ lãi suất hiện hành tại Liên bang Nga. Bảo lãnh của Nhà nước trong trường hợp hoạt động đầu tư bị chấm dứt: Trong trường hợp hoạt động đầu tư nước ngoài bị chấm dứt, nhà đầu tư có quyền thu hồi lại những khoản tiền đầu tư và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá quy đổi theo giá cả trên thị trường tại thời điểm mà hoạt động đầu tư bị chấm dứt. Khuyến khích đầu tư nước ngoài: Các biện pháp dưới đây được áp dụng với các chủ đầu tư để khuyến khích đầu tư nước ngoài. Miễn hoặc giảm thuế (khấu trừ thuế suất) Các biện pháp tài chính tín dụng (cho vay lãi suất thấp). Chuyển đổi các khoản nợ thành cổ phần trong các công ty. Các biện pháp phi tài chính khác. Quyền của nhà đầu tư nước ngoài được hưởng miễn thuế bổ sung và bảo lãnh đối với các dự án đầu tư nước ngoài có ý nghĩa kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng. Bảo lãnh của nhà nước đối với các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng bao gồm: nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ kinh tế. Nghĩa vụ pháp lý bao gồm: đóng góp cho việc thực hiện dự án đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ hiến pháp hiện hành; không cản trở sự thực hiện các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng; không cản trở các nhà đầu tư trong việc sử dụng tài sản của mình; thông báo cho các nhà đầu tư kịp thời về những sửa đổi và bổ sung của luật pháp hiện hành mà có thể ảnh hưởng tới các điều kiện thực hiện dự án đầu tư nước ngoài; thông báo cho chủ đầu tư việc không áp dụng các văn bản pháp lý hay những hành động pháp lý khác mà có thể thay đổi hay phương hại tới các điều kiện thoả thuận trong hợp đồng đầu tư trong thời hạn hiệu lực. Nghĩa vụ kinh tế: Bồi hoàn tín dụng, thiệt hại là hậu quả từ chính phủ hoặc các công chức do không thực thi hoặc thực thi không đúng các nghĩa vụ hợp đồng. Bảo hiểm rủi ro tài sản: Nhà đầu tư nước ngoài với sự suy xét của mình có thể mua bảo hiểm cho tài sản của mình trong trường hợp bất khả kháng xảy ra và được quyền quyết định có mua bảo hiểm cho các khoản tiền kiếm được hay không ngoại trừ trường hợp mà luật pháp hiện hành có quy định bắt buộc. Thuế: Trừ việc đảm bảo mức thuế ổn định, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được hưởng bất kỳ sự ưu đãi về thuế nào khác. Các dự án được ưu tiên có thể được ưu đãi một số quyền lợi về thuế theo luật thuế và luật hải quan của Liên bang Nga. Quy định về việc chuyển lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài về nước: Sau khi nộp đủ các khoản thuế, chủ đầu tư có quyền chuyển không giới hạn các khoản tiền lợi nhuận trong nội hạt nước Nga cũng như chuyển ra nước ngoài. Giải quyết tranh chấp: Nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm quyền lợi giải quyết các tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh đầu tư ở toà án tại Liên Bang Nga hay ở nước ngoài. Để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều vốn ĐTNN, đặc biệt thu hút vốn ĐTNN vào những ngành kinh tế trọng điểm, chiến lược, Chính phủ Nga đã có những chính sách ưu tiên đặc biệt dành cho các nhà ĐTNN: Chính phủ đặt sự ưu tiên hàng đầu đối với các khoản đầu tư vào phát triển tiềm năng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào khu vực kinh tế định hướng xuất khẩu không chỉ các tài nguyên tự nhiên, năng lượng mà còn gồm cả lĩnh vực lĩnh vực máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị công nghệ cao, khu vực sản xuất hàng hoá trong nước thay thế nhập khẩu, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm… Ưu tiên đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trước tiên là cơ sở hạ tầng trong giao thông và bưu chính viễn thông. Khuyến khích đầu tư vào khu vực sử dụng nhiều lao động trong nước, đặc biệt là khu vực miền trung tâm và tây bắc nước Nga là các vùng thừa nhân lực và khu vực phía đông có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất và các dịch vụ có thể tăng cao hiệu quả của nền công nghiệp thì sẽ được nhận sự hỗ trợ ban đầu của chính phủ. Tuy nhiên, lợi ích của nước Nga và các nhà đầu tư nước ngoài không phải bao giờ cũng trùng nhau. Liên bang Nga xác định chiến lược thu hút đầu tư là theo đuổi mục tiêu khôi phục và khai thác tiềm năng kinh tế, khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng hoá có chất lượng cao, tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhanh chóng hiện đại hoá, đưa đất nước đi lên. Về phía các nhà đầu tư, Liên bang Nga như một thị trường còn bỏ ngỏ cần khai thác kiếm lời vì đây là quốc gia có nhiều tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao và có nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật. Chính vì thế, các nhà hoạch định chính sách Nga cần phải tính toán đầy đủ đến lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài để xác định các chính sách, biện pháp mềm dẻo và thích hợp. III. Khái quát tình hình hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư của Liên Bang Nga trong những năm gần đây 1. Hoạt động Ngoại thương của Liên Bang Nga trong những năm gần đây 1.1. Kim ngạch ngoại thương Trước năm 1999 do những bất ổn về chính trị và khủng hoảng kinh tế kéo dài kim ngạch ngoại thương của Liên bang Nga vẫn tăng nhưng ở mức thấp. Trong giai đoạn 1992 - 1994, kim ngạch ngoại thương của Liên bang Nga tăng trưởng không ổn định. Sang giai đoạn 1995-1997 tình hình đã có chuyển biến tốt, kim ngạch ngoại thương tăng trung bình 5%/ năm do cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng (bảng 1). Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tháng 8/ 1998, kim ngạch ngoại thương Liên bang Nga đã giảm sút và kéo dài đến tận năm 1999. Đến năm 2000, cán cân ngoại thương đã phục hồi và đạt mức 66,9 triệu USD. Bảng 1: Kim ngạch ngoại thương của Liên bang Nga (1992- 2000) Đơn vị tính: tỷ USD Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 KNXK 42.4 44.3 49.2 63.7 69.2 68.4 57.6 62.2 89.2 KNNK 37.0 26.8 28.3 33.2 31.5 38.8 32.3 21.9 22.3 Tổng KNXNK 79.4 71.1 77.5 96.9 100.7 107.2 89.9 84.1 111.5 Cán cân thương mại +5.4 +17.5 +20.9 +30.5 +37.7 +29.6 +25.3 +40.3 +66.9 Nguồn : Thống kê chính thức của Tổng cục Hải Quan Liên bang Nga. Kim ngạch xuất khẩu bắt đầu suy giảm vào năm 1998 (giảm 13,4%) chủ yếu do giá thị trường hàng hoá thế giới suy giảm, cầu về hàng nguyên liệu giảm dẫn đến giá cả những mặt hàng chủ lực của Liên bang Nga trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do hàng hoá của Liên bang Nga đang mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Năm 1998 quyết định thả nổi đồng rúp của chính phủ đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu, làm giảm sức mua của thị trường Liên bang Nga và làm cho kim ngạch nhập khẩu giảm 4,9% so với năm 1997. Theo số liệu của Bộ Phát triển Kinh tế Nga hoạt động ngoại thương giai đoạn 1999 - 2000 diễn ra trong bối cảnh hiệu quả kinh doanh tăng cao và nhu cầu nội địa được mở rộng, trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới hết sức thuận lợi. Kim ngạch ngoại thương năm 2001 tăng lên đến 141,9 tỷ USD, tăng 3,6 %, trong khi đó năm 2000 tốc độ tăng là 32,4%. Tốc độ tăng trưởng ngoại thương năm 2001 được giải thích bởi khối lượng xuất khẩu giảm do giá trên thị trường của các mặt hàng năng lượng và các mặt hàng khác giảm trong điều kiện tình hình nền kinh tế thế giới suy yếu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Liên bang Nga, kim ngạch ngoại thương năm 2002 tăng lên đến 151,8 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2001, trong đó xuất khẩu đạt 105,8 tỷ USD (tăng 5,8%) và nhập khẩu đạt 46 tỷ USD (tăng9,8%). Năm 2002 tình hình thị trường thuận lợi làm tăng nhu cầu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga và giá thị trường tăng, tạo điều kiện nâng thặng dư cán cân thương mại lên 59,8 tỷ USD và tăng 1,7 tỷ so với năm 2001. Theo số liệu của Cục thống kê Hải quan Liên bang Nga, từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2003 kim ngạch ngoại thương của Liên Bang Nga đạt 118,8 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2002, trong đó xuất khẩu đạt 83,8 tỷ USD (tăng 26,2%) và nhập khẩu đạt 35 tỷ (tăng 20,6%). Thặng dư cán cân thương mại đạt 48,8 tỷ USD (quý 1 năm 2002 đạt 37,4 tỷ USD). Nhìn chung, xuất khẩu 2000 - 2002 đạt khối lượng cao nhất, tuy nhiên năm 2002 nhập khẩu tăng với tốc độ cao. Trong bối cảnh giảm tỷ giá của đồng rúp thì hiệu quả của các thương vụ xuất khẩu tăng lên đáng kể. Mặc dù nhu cầu trong nước ngày càng lớn song lợi nhuận từ xuất khẩu không ngừng tăng đã làm tăng tiếp tục hạn ngạch xuất khẩu trong công nghiệp khai thác và trong các ngành kinh tế mũi nhọn. 1.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu Về xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga chủ yếu dựa vào nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu, bao gồm: than đá, dầu thô, sản phẩm hoá dầu, khí thiên nhiên, phân bón, kim loại đen, đồng, quặng niken, quặng nhôm và máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này bình quân chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga thì mặt hàng năng lượng – nhiên liệu chiếm vị trí hàng đầu (năm 2002 chiếm 56,4% tổng kim ngạch xuất khẩu ra các nước – không thuộc nhóm SNG). Năm 2002 nhờ việc giá dầu trên thế giới tăng nên thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu dầu tăng 14,1%, tăng lên đến 25,1Äỷ USD; ™Lợng xuất khẩu dầu đạt 154,7 triệu tấn, tăng 9,9% so với năm 2001. Năm 2002 giá dầu tăng do sự bất ổn về chính trị của các nước Cận Đông và Vênêduyêla, bởi sự giảm về dự trữ dƒu ở Mỹ ồH tình hình căng thẳng xung quanh vấn đề Irăc. Năm 2001 giá dầu trung bình là 156,4 USD/ tấn và năm 2002 tăng lên đến 162,4 USD. Điều này đem lại cho ngành dầu khí của Liên bang Nga naắều thuận lợiẻ Về nhập khẩu Liên bang Nga chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng lương thực - thực phẩm, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, kim loại và đồ gỗ. Mười hai mặt hàng nhập khẩu chủ yếu càa Liên Ÿ„ng Nga (thịt đông lạnh; thịt gia cầm; ngũ cốc; đường thô, đường trắng; rượu và đồ uống không cồn; sản phẩm hoá dầu; tân dược; sắt, thép, thép cán; ống thép; máy móc thiết bị uà phươn7ótiện; đồ gỗ) chiếm trên 35% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải là những mặt hàng nhập khẩu lớn, có tới trên 60% kim ngạch nhập khẩu của những mặt hàng chủ yếu, trên 20% của tổng kim ngạch nhập khẩu và đang tăng dần lên qua các năm do sản xuất công nghiệp trong nước sa sút nên nhu cầu nhập khẩu tăng. Năm 2002 nhập khẩu máy móc và thiết bị chiếm 38,7% tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước (không thuộc nhóm SNG), trong khi năm 2001 là 37,2%. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2003 tỷ lệ nhập khẩu máy móc thiết bị đạt 39,7%. 1.3. Cơ cấu xuấB nhập k•ễu Về ngành hàng Cơ cấu hàng xuất khẩu phản ánh rõ nét nhất những chuyển dịch kinh tế theo chiều hướng xấu của Liên bang Nga. Tỷ trọng các sản phẩm nguyên nhiên liệu xuất khẩu cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Máy móc và thiết bị chiếm tỷ lệ thấp, trên dưới 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga. Nguyên nhân chủ yếu là do Liên bang Nga mất đi thị trường truyền thống (khối SEV cũ) và thị trường các nước thuộc Liên Xô cũ. Khả năng cạnh tranh của máy móc, thiết bị Liên bang Nga thấp hơn so với máy móc, thiết bị từ Tây Âu, dẫn đến lượng xuất khẩu nhiều loại máy móc, thiết bị đều giảm. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu hiện nay, nhóm các mặt hàng máy móc và phương tiện vận tải chiếm từ 30-32%, hàng thuộc nhóm thực phẩm từ 32-35%, hàng công nghiệp tiêu dùng chiếm khoảng 10%. Cơ cấu hàng nhập khẩu như trên thể hiện chính sách nhập khẩu không chỉ nhằm phục vụ quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị đang diễn ra tại Liên bang Nga mà còn thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hiện tại của nhân dân, đồng thời cơ cấu này còn bộc lộ những yếu điểm của nền kinh tế Liên bang Nga: công nghiệp nặng trì trệ, công nghiệp nhẹ suy giảm, nông nghiệp kém phát triển và mất cân đối nặng. Về thị trường Nhằm hội nhập nền kinh tế Nga vào nền kinh tế thế giới, Liên bang Nga một mặt chủ trương tăng cường các quá trình liên kết cùng có lợi với các nước SNG, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành một không gian kinh tế thống nhất, mặt khác hợp tác chặt chẽ với EU. Mở rộng quan hệ ngoại thương với các nước Châu á - Thái Bình Dương và các nước khác trên thế giới. Thực hiện chủ trương đó, Liên bang Nga đã và đang có quan hệ ngoại thương với nhiều nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Cơ cấu ngoại thương của Liên bang Nga với các nước hiện nay như sau: Bảng 2 : Cơ cấu xuất nhập khẩu theo thị trường Đơn vị : % Nhóm nước 2000 2001 2002 Quý 1/2003 EU 31,5 36,7 36,6 37,4 APEC 15,3 18,2 17 15,1 SNG 18.6 16,1 16,4 16,6 Trung - Đông Âu 14,8 13,8 12,9 14,2 Nguồn: Báo Biki – Tiếng Nga,số 57 ngày 24/ 05/ 2003 1.4. Một số đặc điểm về phương thức thanh toán. Thanh toán trước Những công ty mới xuất khẩu sang Liên bang Nga nên yêu cầu thanh toán trước đối với hàng hoá và dịch vụ. Thực tế, đây là quy trình thanh toán đơn giản nhất tại Liên bang Nga. Các ngân hàng của Liên bang Nga phát hành thư tín dụng chỉ khi nhà nhập khẩu nước này ký quỹ một tài khoản. Trước khi khủng hoảng tài chính năm 1998, các ngân hàng phương Tây chỉ chấp nhận những thư tín dụng như vậy, tuy nhiên, ngày nay đã có một số ngân hàng chấp nhận thư tín dụng của nhà nhập khẩu Nga dưới mọi trường hợp. Đối với giao dịch lớn, thanh toán trước từ nhà nhập khẩu Nga là hết sức cần thiết. Trong những trường hợp này tín dụng có thể do một ngân hàng, một tổ chức tín dụng xuất khẩu, một quỹ nào đó cung cấp. Nếu có thể tiến hành theo phương thức leasing, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng 3,4 tháng. Thuê mua(leasing) Hiện nay có khoảng 20 ngân hàng của Liên bang Nga cung cấp dịch vụ factoring. Trong điều kiện thiếu vốn hiện nay của nền kinh tế Nga, leasing đang trở thành một phương thức quan trọng nhất để tài trợ cho xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay chỉ có 5% thiết bị nhập khẩu theo phương thức leasing. Những thiết bị trong ngành hàng không, năng lượng, vận tải, dược phẩm, lâm nghiệp, thuỷ sản có chi phí quá cao đối với khách hàng Nga, do đó phương thức leasing trở nên phổ biến. Hàng đổi hàng và kỳ phiếu Do tính thanh khoản thấp trong nền kinh tế Nga, phần lớn giao dịch được tiến hành trên cơ sở không có tiền mặt. Có thời điểm, những giao dịch hàng đổi hàng ước tính chiếm tới 70-80% của hoạt động kinh tế. Rõ ràng là phương thức này đang nhanh chóng trở nên lỗi thời. Mặc dù giao dịch hàng đổi hàng phức tạp hơn giao dịch tiền mặt, các công ty nước ngoài không nên từ chối phương thức này vì có thể chúng có lợi và giúp công ty giành được thị phần trên thị trường Nga. Đối với giao dịch tiền mặt, các công ty nên cam kết mọi mặt của hợp đồng, như yêu cầu những điều khoản trong hợp đồng phải được thực hiện đúng thời hạn, tuân thủ luật pháp của Liên bang Nga. Các công ty Nga hoặc Chính phủ khi nhập khẩu thường đưa ra kỳ phiếu (veksel) bằng đồng Rúp. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu không nên chấp nhận kỳ phiếu như một phương thức thanh toán trực tiếp, mà nên dựa vào các Ngân hàng Liên bang Nga hoặc các nhà môi giới veksel như các nhà trung gian, là những người sẽ chấp nhận rủi ro cuối cùng của kỳ phiếu để đảm bảo rằng họ được thanh toán bằng tiền mặt. 2. Hoạt động đầu tư của Liên bang Nga 2.1. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga 2.1.1. Cơ cấu theo tổng vốn và hình thức đầu tư Bảng 3: Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Liên Bang Nga. Đơn vị : tỷ USD. Vốn đầu tư Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp Đầu tư khác Tổng số 1991-1993 … … … 3,0 1994 0,55 0,001 0,5 1,05 1995 2,02 0,04 0,92 2,98 1996 2,44 0,13 4,40 6,97 1997 5,33 0,68 6,28 12,3 1998 3,36 0,19 8,22 11,77 1999 4,26 0,03 5,269 9,56 2000 4,42 0,15 6,39 10,96 2001 3,98 0,45 9,83 14,26 2002 4,00 0,47 15,31 19,78 Nguồn: Báo BIKI – Tiếng Nga số 59 (8555) – ngày 29/ 05/2003. ở Liên bang Nga vốn đầu tư nước ngoài được phân làm 3 loại, đó là đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI), đầu tư nước ngoài gián tiếp, và đầu tư khác. Số liệu bảng trên phản ánh khá rõ nét về tình hình đầu tư tại Liên bang Nga trong những năm qua. Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư gián tiếp vào Liên bang Nga bằng cách mua cổ phiếu, chứng khoán. Nhìn chung, vốn đầu tư gián tiếp vào Liên bang Nga còn rất hạn chế do thị trường chứng khoán luôn luôn phản ánh sự biến động của bức tranh kinh tế. Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài theo loại hình đầu tư tại Liên bang Nga. Đơn vị : % Vốn đầu tư Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp Đầu tư khác Tổng số 1991 – 1993 … … … 100,0 1994 52,1 0,1 47,8 100,0 1995 67,7 1,3 31,0 100,0 1996 35,0 1,8 63,2 100,0 1997 43,4 5,5 51,1 100,0 1998 28,6 1,6 69,8 100,0 1999 44,6 0,3 55,1 100,0 2000 40,4 1,3 58,3 100,0 2001 27,9 3,2 68,9 100,0 2002 20,2 2,4 77,4 100,0 Nguồn :Báo BIKI – Tiếng Nga số 59 ( 8555 ) ngày 29/ 05 / 2003. Giai đoạn 1991 – 2001, đầu tư nước ngoài vào Liên bang Nga tăng từ 1,05 đến 14,2 tỷ USD. Trong đó tổng vốn đầu tư gián tiếp tăng hơn 100 lần, nhưng tỷ trọng nguồn vốn đầu tư này trong tổng vốn đầu tư vào Liên bang Nga những năm 90 vẫn còn thấp. Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư khác tăng khoảng 20 lần và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng hơn 7 lần. Giai đoạn 2000 – 2002 tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp và vốn đầu tư khác đều tăng chứng tỏ nước Nga đã tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đã cải thiện các điều kiện nhằm giảm rủi ro cho họ. Ngoài ra, vốn đầu tư khác tăng còn do sự “ hồi hương” tư bản (vốn) của Liên bang Nga mà trước đây đã được đưa ra nước ngoài. Nguồn vốn này chủ yếu từ đảo Sip, Gibranta, các nước từ vùng biển Bantich… Trong những năm gần đây, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Liên bang Nga không tăng. Điều này được giải thích do xu hướng giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Năm 2001 dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 51%, chủ yếu do các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là tốc độ tăng trưởng GDP của các nước phát triển hàng đầu thấp và hoạt động trên thị trường vốn giảm đáng kể. Do đó số lượng các cuộc sáp nhập và mua bán xuyên quốc gia giảm và gây ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế các nước khác. Việc thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Nga không chỉ góp phần ổn định các ngành công nghiệp then chốt mà còn đẩy mạnh hoạt động ngoại thương. 2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo ngành Giai đoạn 1995 – 2002 vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp luyện kim, dầu mỏ, hoá chất, thực phẩm, hoá dầu và công nghiệp gỗ, ngành chế tạo máy và chế tạo kim loại. Năm 2002 ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 1/3 tổng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Nga, tương đương hơn 6 tỷ USD; năm 2001 tương ứng 40%, đạt 5,7 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 31% (1,8 tỷ), đầu tư khác – 65% (3,7tỷ) và hơn 4% là đầu tư vào chứng khoán. Năm 2002 các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt chú trọng vào các ngành thương mại và ăn uống (chiếm tỷ trọng 44,5% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài), công nghiệp luyện kim loại đen và màu, cũng như ngành công nghiệp thực phẩm. Ngành vận tải và bưu điện chiếm 44,5% tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư; lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ chiếm 42%; công nghiệp nhiên liệu (chủ yếu là công nghiệp khai thác dầu) - 34,4%. Vốn đầu tư gián tiếp chủ yếu đầu tư vào ngành luyện kim, thương mại và ăn uống. Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư theo các ngành chủ yếu năm 2002 Đơn vị : triệu USD Tổng số Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp Đầu tư khác Tổng số 19780 4002 472 15306 Dịch vụ đảm bảo thị trường hoạt động 1355 299 81 975 Thương mại và ăn uống 8800 959 210 7631 Công nghiệp luyện kim loại đen và màu 2469 85 88 2296 Thực phẩm 1210 439 3 771 Vận tải và bưu điện 610 209 8 393 Công nghiệp nhiên liệu 1943 667 2 1274 Chế tạo máy và cơ khí 490 262 0,3 228 Công nghiệp hoá chất, hoá dầu 334 106 43 185 Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ 312 133 0,3 179 Nguồn : Báo BIKI – Tiếng Nga – số 60( 8556) ngày 31/ 05/ 2003. 2.2. Các nước đầu tư lớn nhất vào Liên Bang Nga. Giai đoạn 1991- 2002 Liên bang Nga đã thu hút đầu tư từ khoảng 110 nước trên thế giới. Danh sách mười nước đầu tư lớn nhất vào Liên bang Nga hầu như không hề thay đổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã xuất hiện các nước đầu tư mới. Sau đây là danh sách các nước hàng năm đầu tư hơn 80% vào nền kinh tế Liên bang Nga. Bảng 6: Các nước đầu tư lớn nhất vào Liên bang Nga. Đơn vị :% 2000 2001 2002 Tổng số 100,0 100,0 100,0 Mỹ 14,5 Đảo Sip 16,3 Đức 20,2 Đức 13,4 Mỹ 11,3 Đảo Sip 11,8 Đảo Sip 13,2 Anh 10,9 Anh 11,5 Hà Lan 11,2 Thụy Sĩ 9,4 Thụy Sĩ 6,8 Thụy Sĩ 7,2 Hà Lan 8,8 Lucxembua 6,7 Pháp 6,8 Đức 8,7 Đảo Virgin 6,6 Gibranta 6,5 Pháp 8,4 Pháp 6,0 Anh 5,5 Đảo Virgin 4,2 Hà Lan 5,9 Thụy Điển 2,8 áo 3,0 Mỹ 5,7 Đảo Anti 2,3 Nhật 2,9 Phần Lan 3,0 Nguồn: Báo BIKI – Tiếng Nga số 60 ( 8556 ) ngày 31/ 5/ 2003 Năm 2001- 2002 các nước đầu tư lớn nhất: đảo Sip, Anh và các nước đầu tư khác đã đầu tư vào Nga hơn 70% thông qua các hình thức đầu tư khác; Pháp, Thụy Sĩ, áo – hơn 90%. Vốn đầu tư vào khu vực sản xuất trong nền kinh tế Nga chủ yếu thu hút từ Mỹ (chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Liên bang Nga), Hà Lan, Nhật Bản, Đức (trung bình hơn 40%). Đầu năm 2003, 10 nước đầu tư lớn nhất vào Liên bang Nga là Mỹ, đảo Sip, Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, Italia, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Nhật Bản. Trong giai đoạn 1999 - 2002 trong nhóm các nước này cũng có một số sự thay đổi. Tỷ trọng của Mỹ giảm từ 30,6 xuống còn 5,7%, trong khi đó tỷ trọng của đảo Sip tăng từ 9,6 lên đến 11,8%, Đức – từ 17,7 lên tới 20,2 %, Pháp - từ 3,3 lên 6%, Thụy Sĩ – từ 4,2 lên 6,8%. Tính đến năm 2003, các công ty của Đức chiếm 19% (8,15 tỷ USD) trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào nước Nga, các nhà đầu tư từ đảo Sip – 5,6 tỷ, Mỹ – 5,5 tỷ, Anh – 5,05 tỷ, Pháp – 3 tỷ, Hà Lan – 2,85 tỷ. Liên bang Nga đã thu hút được 4,22 tỷ USD vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty của Mỹ; 3,9 tỷ từ công ty của đảo Sip; Hà Lan - 2,4 tỷ, Anh - 2,2 tỷ, Đức – 1,7 tỷ. Về vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp thì đảo Sip đầu tư 0,3 tỷ USD, Anh – 128 triệu, Mỹ – 7%; Thụy Sĩ, Đức, Hà lan – khoảng 2,5%. Xét về vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức khác thì Đức chiếm 28%, Pháp - 18%, Anh – 11%, Mỹ- 9% và Italia – 8%. Năm 2002 tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp trong tổng vốn đầu tư của đảo Sip là 24%, đảo Virgin (Anh) – 55%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu thu hút từ các công ty của Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, thị trường chứng khoán của Liên bang Nga chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài (ngay cả đối với hoạt động đầu cơ). Khu vực tiền trợ cấp, bảo hiểm và một số quỹ khác vẫn chưa phát triển và kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 2.3. Tình hình đầu tư tại các khu vực của Liên bang Nga Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào khu vực Trung tâm liên bang (vùng thu hút nhiều đầu tư nhất là Matxcơva); 6 khu vực liên bang còn lại vẫn còn khá lạc hậu so với thủ đô. Năm 2002 các khu vực liên bang được phân bổ vốn đầu tư nước ngoài như sau: Trung tâm- 48,1%, Sibir – 14,9%, Uran- 12,8%, vùng Tây Bắc – 8,1%, vùng ven sông Vônga – 7,3%, vùng Viễn Đông – 5,8% và miền Nam – 3,0%. Bảng 7: Các khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất ở Liên bang Nga năm 2001 Tổng số FDI Đầu tư gián tiếp Đầu tư khác Matxcơva 5654 Matxcơva 1155 Matxcơva 167 Matxcơva 4332 Pêterbua 1171 Vùng Krasnôdar 686 Cộng hoà Tatarstan 92 Pêterbua 1043 Khu vực Omsk 925 Khu vực Xakhalin 374 Pêterbua 14 Khu vực Omsk 918 Vùng Krasnôdar 793 Khu vực Lêningrat 238 Khu vực Omsk 2,3 Khu vực Sverđlova 646 Khu vực Trenobưn 767 Khu vực Samara 118 Vùng Stavropol 1,4 Cộng hoà Tatarstan 551 Cộng hoà Tatarstan 651 Khu vực Tuymen 110 Vùng gần biển 1,2 Cộng hoà xakha 140 Khu vực Xakhalin 389 Khu vực Novoxibiri 89 Khu vực Sverđlova 0,2 Vùng Krasnôdar 107 Nguồn : Báo BIKI – Tiếng Nga số 60(8556) ngày 31/05/2003 Trong những năm gần đây một số khu vực của Liên bang Nga đã rút ngắn khoảng cách với Matxcơva và Pêterbua về tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được nhờ áp dụng các chính sách đầu tư hiệu quả (bằng cách hoàn thiện cơ sở luật pháp). Các nhà đầu tư trong khu vực (trong đó có cả các nhà đầu tư Nga) được miễn các khoản thuế địa phương đến thời hạn hoàn lại vốn đầu tư, cũng như không phải đóng thuế cho phần lợi nhuận tái đầu tư. Chương 2 Thực trạng quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa việt nam và liên bang nga I. Quan hệ thương mại song phương 1. Giai đoạn 1991-1999 Sự kiện Liên Xô cũ tan rã, khối SEV giải thể vào năm 1991 đã gây một cú sốc mạnh trên quy mô thế giới, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga, nhất là quan hệ thương mại giữa hai nước đã lâm vào một thời kỳ hết sức khó khăn. Mặc dù ngay sau đó Liên bang Nga kế thừa Liên Xô, kế thừa mối quan hệ thương mại với Việt Nam nhưng do việc chuyển đổi cơ chế từ hợp tác xin – cho, vay mượn sang hợp tác bình đẳng cùng có lợi theo cơ chế thị trường với nhiều xáo trộn và mới mẻ, khó khăn…nên trao đổi thương mại song phương bị thu hẹp một cách nhanh chóng. Và phải đến sau năm 1996, quan hệ ấy mới bắt đầu phục hồi và tăng trưởng dần dần. Từ chỗ là bạn hàng lớn nhất, Liên bang Nga đã tụt dần trong danh sách các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Xét về kim ngạch ngoại thương, từ chỗ chiếm 70% tổng kim ngạch ngoại thương Việt Nam, trong những năm vừa qua, trao đổi thương mại Việt - Nga tụt xuống con số kỷ lục: chỉ còn 2%. Năm 1991, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga bị giảm sút nghiêm trọng, bằng 10% kim ngạch năm 1990 trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga giảm còn 7%, tỷ trọng nhập khẩu dự kiến 40% giảm xuống còn 15,3%. Trong các năm tiếp theo từ 1992 đến 1995, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước có tăng lên chút ít, nhưng tăng không ổn định. Đặc biệt, năm 1995 kim ngạch giảm chỉ còn bằng 60% năm 1994, từ 378,9 triệu USD xuống còn 225,6 triệu USD, làm cho tốc độ tăng kim ngạch trong cả giai đoạn này chỉ ở mức 3,25%/ năm. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện buôn bán giữa hai nước thay đổi một cách căn bản và đột biến: cả hai bên đều thiếu ngoại tệ, chưa có cơ chế thanh toán... nên các hợp đồng được ký kết chủ yếu dưới dạng hàng đổi hàng. Trong các năm này, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Liên bang Nga là: máy móc, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện; thiết bị thăm dò, khai thác dầu khí; xe tải các loại; máy móc xây dựng và một số mặt hàng tiêu dùng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga vẫn là hàng nông sản, lâm sản như thịt chế biến, gạo, lạc, cà phê, chè, cao su, quả hộp.., hàng tiểu thủ công nghiệp và hàng hoá gia công chế biến. Từ năm 1996, quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga đã có bước phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga Đơn vị: Triệu USD . Năm Trị giá XK cả nước XK sang Nga % so trị giá % so năm trước Trị giá NK cả nước NK từ Nga % so trị giá % so năm trước 1992 2580,7 104,82 4,06 2540,8 100,1 3,99 +44,2 1993 2985,2 135,41 4,53 +29,2 3924,0 144,3 3,67 +100,1 1994 3893,4 90,227 2,13 -33,4 5225,3 288,7 5,52 -49,9 1995 5448,9 80,806 1,48 -10,4 8155,4 144,8 1,77 +9,1 1997 9185,0 124,6 1,35 +54,2 11592,3 158,0 1,36 +36,9 1998 9360,3 126,2 1,34 +1,3 11499,6 216,3 1,88 +10,5 1999 11540 Bảng 14114,5 0,99 -9,3 11622,0 239,1 2,05 +0,7 Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 2(50)/2003. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá với Liên bang Nga trong giai đoạn này vẫn thiên về nhập khẩu là chủ yếu, tuy nhiên về mặt tương đối thì tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Liên bang Nga đã có xu hướng giảm dần. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là những mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu lớn nhưng chưa có khả năng sản xuất như ô tô, xe máy, thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các ngành công nghiệp trong nước. Trong số 11 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của giai đoạn 1992 - 1995, khối lượng nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nguyên vật liệu nhìn chung tăng dần qua các năm, đặc biệt là sắt thép các loại, nhôm phân bón, chất dẻo. Hàng tiêu dùng chủ yếu là vải may mặc và xe máy nguyên chiếc nhưng khối lượng nhập khẩu không lớn lắm. Bảng 9: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Liên bang Nga Giai đoạn 1992 - 1995 Mặt hàng Đơn vị 1992 1993 1994 1995 Ôtô các loại Chiếc 11 214 738 592 Ôtô con Chiếc 620 471 210 331 Săm lốp ôtô, máy kéo Bộ 36.040 71.099 21.517 8.825 Sắt thép các loại Tấn 8.449 143.665 423.792 37.295 Nhôm Tấn 5 340 163 2.298 Phân Urê Tấn 10.468 7.186 22.533 17.031 Phân Kali Tấn 2.962 5.659 … 15.799 Chất dẻo Tấn 242 718 96 1.118 Vải may mặc 1000m 34 100 338 69 Xe máy nguyên chiếc Chiếc … 473 1.500 14.225 Bông Tấn 197 1.502 … 3.017 Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế – xã hội Việt Nam từ 1985-1995 Từ năm 1996 trở đi, một số mặt hàng như phân bón, sắt thép có khối lượng nhập khẩu tăng nhanh, trong khi các mặt hàng ô tô nguyên chiếc và xăng dầu các loại lại giảm xuống. Bảng 10: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Liên bang Nga. Giai đoạn 1996 - 1998 Mặt hàng Đơn vị 1996 1997 1998 Ô tô nguyên chiếc các loại Chiếc 1.235 928 793 Phân bón các loại Tấn 30.347 53.820 148.194 Xăng dầu các loại Tấn 129.305 86.874 30.531 Sắt thép các loại Tấn 153.493 109.268 198.298 Phụ tùng ô tô USD 731.394 … … Clinke Tấn 13.200 … … Xe máy dạng CKD, SKD, IKD Chiếc … … 2.400 Nguồn:Báo cáo tổng hợp năm 1998 của Vụ xuất nhập khẩu –Bộ thương mại Về xuất khẩu, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Liên bang Nga cũng tăng dần qua các năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nga trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là hàng nông sản, hàng tiểu thủ công nghiệp và hàng gia công chế biến (Phụ lục – Bảng 11 và 12). Giai đoạn 1992 - 1995 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga có sự biến động thất thường. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là quan hệ buôn bán Việt – Nga mới bước đầu được khôi phục, nên nhìn chung chưa ổn định, lượng hàng hoá trao đổi không nhiều. Năm 1998 chúng ta xuất khẩu thêm một số các mặt hàng mới là giầy dép, hạt điều. Các hàng gạo, cà phê, hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, trong đó gạo, cà phê có tốc độ tăng khá cao (tương ứng 45% và 74%/năm). Một số mặt hàng như cao su, rau quả, chè lại có xu hướng giảm. Về cơ bản, các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta vẫn ở dạng thô, hàm lượng công nghệ thấp, chất lượng chưa cao, bao bì mẫu mã còn kém hấp dẫn. Đó là những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Nga nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga vẫn còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của hai bên. Đặc biệt chúng ta sẽ nhận thấy rõ hơn điều này nếu xem xét tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường Nga trong hai năm 1999 và 2000. Bảng 13: Xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga trong tổng kim ngạch xuất khẩu Đơn vị : 1000 USD và %. Thị trường 1999 2000 2000/1999 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng KN 11.540.000 14.450.000 125,2 LB Nga 114.547 0.99 122.548 0,85 107,0 Nguồn : Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 1/2002 Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương tháng 8/1998 là một mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới được mở rộng trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt là hợp tác phát triển kinh tế thương mại. 2. Giai đoạn 2000 đến nay Cho đến trước năm 2000, quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga vẫn chưa có những thay đổi đáng kể. Một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt – Nga nói chung và quan hệ thương mại nói riêng được đánh dấu bằng sự kiện Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải sang thăm chính thức Liên bang Nga vào tháng 9 năm 2000. Trong chuyến thăm này một loạt Hiệp định đã được ký kết, tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng hợp tác song phương. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga V.Putin vào tháng 3 năm 2001 với Tuyên bố chung Nga – Việt và một loạt Hiệp định được ký kết một lần nữa củng cố và tạo dựng thêm cơ sở pháp lý cho một số lĩnh vực hợp tác mũi nhọn, nhất là hợp tác phát triển kinh tế thương mại. Chuyến thăm này đã thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga sang một giai đoạn phát triển mới ở tầm cao với việc xác định mối quan hệ giữa hai đối tác chiến lược trong thế kỷ 21. Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước đã từng bước được củng cố phát triển có hiệu quả. Theo Bộ phát triển kinh tế và thương mại Liên bang Nga, kim ngạch buôn bán hai chiều Nga – Việt năm 2001 tăng 1,5 lần so với năm 2000, đạt 571,3 triệu USD. Năm 2001 có thể coi là năm quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga thuận buồm xuôi gió. Năm 2002 kim ngạch ngoại thương gia tăng hơn 22%, đạt gần 700 triệu USD. 8 tháng đầu năm 2003 kim ngạch thương mại hai chiều Nga – Việt đạt 439,8 triệu USD. Có thể nói bức tranh buôn bán thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga có nhiều chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực kể từ năm 2001 do Việt Nam bắt đầu trả nợ Liên bang Nga bằng hàng hoá. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau: Bảng 14: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam- Liên bang Nga Đơn vị : nghìn USD. Kim ngạch 2000 2001 2002 8 tháng đầu năm 2003 Tổng KN 363.117 571.267 687.620 439.777 Xuất khẩu 122.548 194.488 187.017 103.116 Nhập khẩu 240.569 376.779 500.603 336.661 Nguồn : Số liệu 2000 - 2001: Tạp chí Kinh tế đối ngoại - số 1/2002 Số liệu 2002 - 2003: Báo cáo tổng hợp 8 tháng đầu năm 2003 của Bộ thương mại Cơ cấu xuất nhập khẩu trong giai đoạn này vẫn thiên về nhập khẩu là chủ yếu, tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có xu hướng giảm. Năm 2002 Việt Nam nhập khẩu từ Liên bang Nga khoảng 500 triệu USD, chiếm tới 73% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam với Liên bang Nga. Cũng như trước đây, Việt Nam nhập khẩu từ Liên bang Nga chủ yếu là máy móc, thiết bị toàn bộ cho ngành điện và khai thác dầu lửa, ô tô tải và phụ tùng, kim loại đen và các sản phẩm kim loại, phân hoá học, sản phẩm hóa học, dầu mỏ… và một số mặt hàng mới như linh kiện điện tử và vi tính. Bảng 15: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Liên bang Nga Mặt hàng Đơn vị 2000 2001 2002 8 tháng đầu 2003 Sắt thép 1000Tấn 496 1.063 1.340 652 Phân bón 1000 Tấn 344 279 446 135 Xăng dầu 1000 Tấn 5 71 113 139 Ô tô nguyên chiếc các loại Chiếc 555 1.113 2.080 1.135 Ô tô dạng CKD, SKD Bộ …. …. 248 408 Xe máy dạng CKD, IKD USD 1075 …. …. 3.741 Giấy Tấn …. 6.985 …. …. Linh kiện điện tử và vi tính 1000USD 793 2.257 2.183 160 Máy móc 1000USD 33 …. 50.122 30.806 NPL dệt may da 1000USD …. 162 81 274 Nguồn : Báo cáo tổng hợp 8 tháng đầu năm 2003 của Bộ thương mại Trong số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Liên bang Nga, ta thấy khối lượng nhập khẩu phân bón, sắt thép vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2002 Việt Nam nhập khẩu khoảng 446 nghìn tấn phân bón các loại; khoảng 1.340 nghìn tấn sắt thép các loại. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì trong thời gian tới các mặt hàng này vẫn tiếp tục là các mặt hàng ưu tiên Việt Nam nhập khẩu từ Liên bang Nga. Điều này được đưa ra trên cơ sở, một mặt là vì phía Nga đã có uy tín và quan hệ lâu năm với thị trường Việt Nam về mặt hàng này. Mặt khác, chất lượng và giá cả các hàng hoá này của LB Nga thực sự vẫn có khả năng cạnh tranh cao so với các nguồn cung cấp khác trên thế giới. Ngược lại với nhập khẩu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm. Năm 2001 tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Bang Nga chiếm khoảng 0,9%. Năm 2002 tỷ trọng này đã tăng lên đến 1,13%. Điều này thể hiện những nỗ lực rất lớn của chúng ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga các nguyên liệu như cao su, đồ gia vị và các mặt hàng thực phẩm như chè, cà phê, gạo, thịt, mì ăn liền và nhu yếu phẩm. Năm 2000 Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga tổng số hàng hoá trị giá 122,5 triệu USD nhưng sang năm 2001 con số đó đã tăng thêm gần 70%. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 187 triệu USD. Năm 2002 Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường Nga 213 nghìn tấn gạo; 5.582nghìn tấn hạt tiêu…Nhìn chung các sản phẩm rau quả hộp, hàng thủ công mỹ nghệ …đều tăng đáng kể. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam là khá cao, đặc biệt năm 2001 đạt 58,7%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Năm 2002 đã có bước nhảy vọt về tổng giá trị cũng như những chuyển biến đáng kể về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Các mặt hàng truyền thống trước đây được ưu tiên xuất khẩu như cà phê, cao su, chè, gạo, giầy dép, hải sản, hàng dệt may, rau quả và thực phẩm không còn giữ vị trí độc tôn nữa. Ngày càng có nhiều mặt hàng tham gia xuất khẩu sang thị trường Nga. Những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu sang Liên bang Nga những mặt hàng mà thị trường Nga có lợi thế tuyệt đối như dầu ăn, gỗ, nhựa, xe đạp và đồ chơi trẻ em. Đặc biệt là hàng hải sản, thủ công mỹ nghệ, rau quả khô và tươi của Việt Nam đã bắt đầu được thị trường Nga chấp nhận, trong đó hạt điều, hạt tiêu là 2 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Bảng 16: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Liên bang Nga Mặt hàng Đơn vị 2000 2001 2002 8 tháng đầu 2003 Cà phê Tấn 553 …. 1.133 859 Cao su 1000tấn 20,6 15,4 7,5 7,1 Chè Tấn 1.785 4.726 3.622 2.099 Dầu ăn Tấn …. …. 24.971 22.548 Gạo Tấn 76.090 204.995 212.748 235.730 Giầy dép các loại 1000USD 10.158 15.626 12.182 5.667 Hải sản 1000USD 77 …. 1.697 2.791 Hàng dệt may 1000USD 32.582 48.181 50.879 21.774 Hàng rau quả 1000USD 465,4 …. 8.505,7 3.647,4 Thủ công mỹ nghệ USD …. …. 1.615.596 …. Hạt điều Tấn …. …. 626.998 …. Hạt tiêu Tấn …. 1290 5.582.225 …. Sản phẩm gỗ 1000USD …. 190 356,7 …. Sản phẩm nhựa 1000USD …. 4.329 5.690,8 …. Xe đạp và phụ tùng xe đạp 1000USD …. 112 1.105,7 …. Nguồn: Báo cáo tổng hợp 8 tháng đầu năm 2003 của Bộ thương mại Tính đến năm 2000, Liên Bang Nga đứng thứ 21 về xuất khẩu và đứng thứ 14 về nhập khẩu của Việt Nam, còn quá thấp so với tiềm năng và thế mạnh của hai nước. Do bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực sẽ còn suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt chủ yếu như dệt may, da giầy, hàng điện tử, hàng nông sản… thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga là một vấn đề trọng tâm. Điều này xuất phát từ thực tế là sau một thời gian dài suy thoái, nền kinh tế Nga đã đạt được thành tựu tăng trưởng bền vững trong vài năm gần đây. Cụ thể, GDP năm 1999 tăng 3,2%, năm 2000 với mức nhảy vọt 7,6%, năm 2001 đạt 5,2%, năm 2002 đạt 4,3%. Điều này chứng tỏ thị trường Nga ngày càng phát triển ổn định và Liên bang Nga sẽ là một thị trường có triển vọng đang lên và nhu cầu chắc chắn vẫn tiếp tục tăng. Mặt khác, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này không những giúp nước ta có thêm thị trường để phát triển sản xuất mà còn có thể giảm mạnh được tỷ lệ nhập siêu đã quá lớn hiện nay. Một trong những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nga hiện nay đó là việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã không ngừng cấp các khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu Nga, cải thiện phương thức thanh toán. Năm 2000, lần đầu tiên VCB đã cấp hạn mức tín dụng trị giá 30 triệu USD cho Liên bang Nga mua hàng xuất khẩu của Việt Nam, “các doanh nghiệp Nga mua hàng Việt Nam, nếu thanh toán qua Ngân hàng Ngoại thương Liên bang Nga bằng những hình thức như L/C, thuê bảo lãnh …sẽ nhận được hàng ngay. Trong trường hợp Ngân hàng ngoại thương Liên bang Nga không có trong tay lượng ngoại tệ cần thiết để thanh toán cho phía Việt Nam và giao dịch có giới hạn tối đa 30 triệu USD, VCB sẽ ứng trước trả tiền cho doanh nghiệp Việt Nam đồng thời ghi “nợ” tài khoản Ngân hàng Ngoại thương Liên bang Nga với một thời gian nhất định” (theo lời bà Nguyễn Thu Hà - Phó Tổng giám đốc VCB ). Trong khi việc các doanh nghiệp Nga rất khó khăn về vốn, các ngân hàng gặp khó khăn trong phương thức thanh toán thì phương thức mua hàng trả chậm này đã cung cấp thêm nguồn tài chính mới cho các doanh nghiệp Nga nhập khẩu hàng Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, nhằm tăng cường hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga cũng như góp phần thúc đẩy thương mại hai nước phát triển, ngày 3/ 7/ 2002 tại Matxcơva, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 2 của Tổ công tác hợp tác Ngân hàng Nga – Việt, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng quốc tế Matxcơva (IMB) đã ký Hiệp định khung tài trợ thương mại giữa hai ngân hàng. Hiệp định có hiệu lực 3 năm kể từ ngày ký này là bước cụ thể hoá của Biên bản ghi nhớ ngày 27/3/2002 trong đó VCB cam kết cung cấp cho IMB một hạn mức tín dụng trị giá 20 triệu USD. Trên cơ sở các điều kiện và điều khoản của Hiệp định khung, các nhà xuất khẩu của Việt Nam sẽ được đảm bảo cao nhất về khả năng thu hồi vốn nhanh khi xuất hàng sang Liên bang Nga. Còn đối với các doanh nghiệp Nga, hạn mức tín dụng với mức lãi suất ưu đãi giúp họ giảm chi phí hàng nhập khẩu, qua đó làm tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Nga. Cụ thể, trong trường hợp các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nga được thanh toán bằng L/C trả tiền ngay mở tại IMB, khi các nhà xuất khẩu Việt Nam xuất trình chứng từ phù hợp với L/C tại hệ thống VCB, VCB sẽ thanh toán trực tiếp ngay cho nhà xuất khẩu toàn bộ số tiền ghi trong hoá đơn thương mại mà không phải chờ xác nhận hối phiếu từ phía Ngân hàng mở L/C (IMB). Có thể nói, đây là hình thức hỗ trợ vốn rất kịp thời cho các nhà nhập khẩu Nga, cũng như là biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nga. 3. Đánh giá chung. Trong thời gian qua Việt Nam và Liên bang Nga đã có nhiều cố gắng tìm mọi giải pháp để thúc đẩy quan hệ mậu dịch, bước đầu đã có những kết quả nhất định. Quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay đã có mức tăng trưởng, nhưng nếu so sánh với giá trị xuất khẩu và trị giá nhập khẩu của hai nước thì mức độ buôn bán, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn ở mức độ quá thấp (thời kỳ Liên Xô cũ quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Xô đã đạt đến con số gần 70% tổng giá trị thương mại của Việt Nam). Nguyên nhân chủ yếu là: Trước tiên do những khó khăn ban đầu trong cải cách kinh tế của Liên bang Nga đầu năm 1990, do hoàn cảnh lịch sử – chính trị- kinh tế của mỗi nước mà quan hệ thương mại giữa hai nước tạm thời bị thu hẹp. (Giữa hai nước phải giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng cũ như các khoản nợ thương mại và phương thức trả nợ giữa Việt Nam và Liên Xô cũ mà Liên bang Nga là người đại diện…) Ngoài ra, mặc dù Liên bang Nga được xác định là một thị trường lớn, đầy tiềm năng, có phần “ dễ tính” hơn so với một số thị trường khác và là đối tác quan hệ thương mại truyền thống của Việt Nam, nhưng đây cũng là thị trường có độ rủi ro cao và thực tế cho thấy ngày càng khó xâm nhập, bởi vì: Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cao, đặc biệt thuế đánh vào hàng tiêu dùng trung bình từ 20-30% trị giá kèm theo mức thuế tối thiểu áp dụng cho một số mặt hàng. Các quy định của Luật pháp Nga đối với hàng nhập khẩu rất chặt chẽ như hàng nhập khẩu vào Liên bang Nga cần có “Chứng nhận chất lượng hàng hoá và dịch vụ” hoặc “Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Nga” và các quy định của luật bảo vệ người tiêu dùng… Các quy định về quản lý tài chính – tín dụng của Liên bang Nga rất phức tạp, trong khi khả năng tài chính của các doanh nghiệp Nga còn rất hạn chế. Nhiều hãng kinh doanh lớn nước ngoài đã xây dựng được mạng lưới cung cấp và tiêu thụ ở thị trường Nga, làm cho khả năng “chen chân’’ của hàng Việt Nam bị hạn chế . Ngoài ra, những khó khăn về các thủ tục hành chính và sự cách xa về địa lý cũng làm hạn chế quan hệ thương mại giữa hai nước. Có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu của việc kim ngạch tăng chậm là do tính cạnh tranh gay gắt ở thị trường Nga trong điều kiện cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, hàng hoá Việt Nam rất khó cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác như Trung Quốc, thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, EU…Nhìn chung, hàng hoá Việt Nam chưa cạnh tranh được về chất lượng, giá cả với các mặt hàng cùng chủng loại của một số nước trên thế giới, nhất là hàng may mặc, giày dép, thịt lợn, gạo, chè…. Cơ cấu, chủng loại, mẫu mã, bao bì sản phẩm không thay đổi kịp so với sự biến động thị hiếu của người tiêu dùng Nga. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam hay bị mất cơ hội do việc giao hàng không kịp tiến độ. Chi phí vận tải từ Việt Nam sang các điểm giao hàng trên lãnh thổ nước Nga cao (vì phải gánh chịu thêm nhiều chi phí khác). Công tác xúc tiến thương mại cũng như việc cung cấp thông tin thị trường còn yếu. Tuy vậy cả hai bên đều rất lạc quan khi đánh giá về triển vọng thương mại bởi lẽ quan hệ thương mại giữa hai nước có nền tảng và truyền thống từ lâu. Thêm vào đó, hành lang pháp lý và kinh doanh đã được tạo dựng theo hướng ngày càng đồng bộ, khuyến khích và ở tầm cao hơn. Quan hệ giữa hai nước đang dần đi vào thế ổn định và có xu hướng phát triển. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những bạn hàng chính của Liên bang Nga ở Đông Nam á, chiếm khoảng 15% khối lượng buôn bán hai chiều giữa Nga với khu vực Đông Nam á. Cả hai nước đang từng bước khẳng định lại vị trí của mình trong quan hệ thương mại song phương, cũng như ở khu vực và trên phạm vi quốc tế, đặc biệt từ khi Liên bang Nga có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng “cân bằng Đông Tây”. Ngoài ra, các khoá họp thường niên của Uỷ ban liên chính phủ được tổ chức lần lượt ở hai nước nhằm báo cáo tình hình quan hệ hai bên, đồng thời đưa ra các biện pháp cấp thiết nhằm tăng cường quan hệ thương mại hai bên. Tóm lại chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của quan hệ thương mại Việt nam - Liên bang Nga trong thời gian tới. II. Quan hệ đầu tư và vay nợ 1. Quan hệ đầu tư 1.1. Liên bang Nga đầu tư vào Việt Nam Giai đoạn 1991 - 2000 là thời kỳ có những bước phát triển mới trong hợp tác và đầu tư trực tiếp (FDI) giữa Việt Nam và Liên bang Nga dựa trên nền tảng của cải cách thị trường và đổi mới của cả hai nước. Hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ đầu tư của cả hai nước này đó là: thứ nhất, Luật Đầu tư nước ngoài được chính phủ Việt Nam thông qua vào tháng 12/1987, tạo khung pháp lý cho thu hút FDI, đồng thời quy định mức đóng góp các loại thuế về chủ quyền tài nguyên của nước CHXHCN Việt Nam; thứ hai, Luật công ty được ban hành năm 1990 thừa nhận một chủ thể thị trường cơ bản, không kể trong nước hay ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo luật pháp Việt Nam và Công ước quốc tế. Quan hệ giữa hai nước bị ngưng trệ do những khó khăn của cải cách trong các năm 1998 - 1992, chỉ sau đó ít lâu Việt Nam đã chủ động nối lại và có những hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trên một cơ sở mới. Thời kỳ này được đánh dấu bởi các cuộc viếng thăm của nhiều đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước, Quốc hội và chính phủ các bộ, các ngành của CHXHCN Việt Nam tới Liên bang Nga, và đã ký kết được nhiều văn kiện hợp tác quan trọng mà nội dung trong đó có việc xác định các nguyên tắc quan hệ mới và những lĩnh vực hợp tác cùng có lợi. Nội dung của Hiệp định ngày 16/7/1991 đã phản ánh những nguyên tắc cơ bản của hợp tác kinh tế nói chung và của lĩnh vực đầu tư trực tiếp Việt Nam- Liên bang Nga trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa: là bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng pháp luật nước chủ nhà cũng như thông lệ quốc tế; xí nghiệp liên doanh (XNLD) hoạt động trên cơ sở hoạch toán kinh doanh kinh tế độc lập, tự cấp vốn và hoàn vốn; được mở rộng quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý đầu vào cũng như hiệu quả cuối cùng, có công tác xuất khẩu; phải trả tiền thuê mặt đất hoặc mặt nước và mặt biển trong khu chính của mình cho nước chủ nhà; phải nộp thuế cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài; thời hạn hoạt động của XNLD là 20 năm kể từ 1/1/1991; vốn pháp định của XNLD chuyển từ góp vốn bằng hiện vật sang góp vốn bằng tiền (theo hiệp định là 1500 triệu USD và phần của mỗi bên là 750 triệu USD); cũng từ đây đồng tiền để hoạch toán trong kinh doanh đó là đôla; XNLD được để lại không quá 35% khối lượng sản phẩm hàng hóa trong năm để cấp vốn bổ sung; có quyền ký các hợp đồng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất của mình; Tổng giám đốc phải là công dân Việt Nam. Trong suốt những năm từ khi Liên bang Nga thành lập đến năm 1998 số vốn đầu tư của LB Nga vào Việt Nam rất khiêm tốn cũng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các dự án đầu tư của Nga tập trung vào khu vực phía nam với 12 dự án chiếm 34% trên tổng số. Nguồn vốn đầu tư của Liên bang Nga tồn tại dưới 3 hình thức: 100% vốn của Liên bang Nga, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong số dự án 100% vốn của Liên bang Nga dự án số 359/ GP "chi nhánh SEASAFICO" ở Hà Nội chuyên về chế biến hải sản đang hoạt động rất tốt. Về ngành nghề thì có đến 93% số vốn tập trung trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Sau đây là những phân tích cụ thể về hai lĩnh vực đầu tư hiệu quả nhất: 1.1.1. Lĩnh vực dầu khí Có thể nói lĩnh vực hợp tác có hiệu quả hiện đang giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga là lĩnh vực dầu khí. Trước hết, trong lĩnh vực này phải kể đến xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, là một trong mười công ty dầu khí kinh tế hiệu quả nhất trên thế giới, được thành lập từ ngày 19 tháng 7 năm 1981 đã đánh dấu một mốc quan trọng cho ngành dầu khí Việt Nam và được coi là ngày ra đời của ngành dầu khí hiện đại Việt Nam với việc thành lập liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa phía nam Việt Nam: liên doanh dầu khí Việt -Xô (Vietsovpetro) liên doanh giữa Việt Nam petro và tập đoàn dầu khí Zarubezhneft (Liên bang Nga) được thành lập theo hiệp định liên chính phủ giữa hai nước. Hai mươi năm qua xí nghiệp này đã thực hiện nghiên cứu 66.360 km tuyến khảo sát địa chấn, xây dựng 400 công trình biển, lắp đặt 210 km đường ống nội bộ mỏ, khoan 135.000 m thăm dò với 37 giếng và 714000 m khai thác 171 giếng. Các kế hoạch khai thác dầu liên tục được hoàn thành vượt mức. Nhờ vậy, chỉ riêng trong giai đoạn 1991 - 1997 xí nghiệp đã giao nộp cho ngân sách Nhà nước Việt Nam là 3,4 tỷ USD từ doanh thu bán dầu thô và tháng 11 năm 1997 xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã làm lễ chào mừng khai thác tấn dầu thô thứ 50 triệu. Ngày 13/2/2001 tấn dầu thô thứ 100 triệu được khai thác. Hiện nay có tới hơn 80% tổng sản lượng dầu thô khai thác được trên cả nước là của Vietsovpetro, đây là một tổ hợp công nghiệp then chốt của Việt Nam, mỗi năm đóng góp 30% các khoản thu cho ngân sách Nhà nước. Năm 2000 liên doanh khai thác được 12,6 triệu tấn trong số 16,2 triệu tấn dầu của cả nước. Hoạt động ổn định của Vietsovpetro đã và đang là cơ sở vững chắc cho sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Trong Nghị định thư giữa hai chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí ở thềm lục địa phía nam Việt Nam nhân chuyến đi thăm chính thức của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin sang Việt Nam, hai bên nhất trí cho phép Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro mở rộng vùng hoạt động thăm dò khai thác dầu khí theo đó vùng hoạt động được mở rộng ra lô 043 thuộc biển Trầm tích – Cửu Long. Tổng thống Liên bang Nga V. Putin đánh giá rất cao liên doanh này : “Đây là viên ngọc quý của nền kinh tế nước Nga, mỗi năm liên doanh này đã nộp vào ngân sách nửa tỷ USD”. Qua các cuộc đàm phán phía Nga muốn ngoài việc khai thác mỏ Bạch Hổ còn mở rộng hoạt động của liên doanh dầu khí Vietsovpetro ra cả mỏ Đại Hùng và Thanh Long. Phía Nga khẳng định rằng về mặt kỹ thuật Liên bang Nga không thua kém bất cứ nước nào. Hơn nữa phía Nga còn muốn cùng Việt Nam quy hoạch phát triển tổ hợp nhiên liệu năng lượng ở Việt Nam trong vòng 10 –15 năm tới. Một công trình mới của mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực dầu khí Việt - Nga đã xuất hiện, đó là Vietross, là công ty liên doanh giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam và Công ty dầu khí nước ngoài của Liên bang Nga đã bắt đầu xây dựng thành lập theo hiệp định Chính phủ Việt - Nga ngày 25/8/1998. Nhiệm vụ của Vietross là vận hành Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất. Nhà máy này có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô 1 năm với số vốn đầu tư ban đầu 1,3 tỷ USD (không kể lệ phí tài chính ), vốn pháp định là 800 triệu USD do các bên đóng góp theo tỷ lệ 50 - 50. Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam và là một công trình mang tính quốc tế. Tại cuộc họp lần thứ 3 của Hội đồng quản trị Liên doanh Vietross vào tháng 1 năm 2000 đã bổ sung một điều mới vào biểu đồ sản xuất Polyropylene, điều này cho phép trong tương lai nhà máy có thể tinh chế khí propylene thu được trong quá trình lọc dầu. Theo bản thoả thuận thời gian hoạt động của công ty là 25 năm, thời gian hoàn vốn từ 5 – 7 năm kể từ khi bắt đầu vận hành với tổng giá trị thương phẩm là 1293,3 triệu USD một năm. 1.1.2. Lĩnh vực năng lượng Năng lượng là lĩnh vực hợp tác chính giữa hai nước, được Liên bang Nga coi là hướng ưu tiên. Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp hàng đầu của Nga trong lĩnh vực này như Zarubezneft, Gazprom đã tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành năng lượng Việt Nam. Thời gian qua hai nước tiếp tục hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực này. Nhà máy điện Hoà Bình công suất 1920 MW đang có vai trò quan trọng trong sản xuất điện năng và điều tiết thuỷ lợi. Hàng năm nhà máy này sản xuất gần 40% tổng năng lượng điện cho Việt Nam. Phía Nga còn tham gia thiết kế và cung cấp thiết bị cũng như hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho nhiều công trình năng lượng ở Việt Nam. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của Liên bang Nga, ngày 27/4/2002 Việt Nam đã đưa vào vận hành Nhà máy Thủy điện Yaly có công suất lớn thứ hai ở Việt Nam. Yaly là công trình có giá trị xây dựng lớn nhất Tây Nguyên gồm 4 tổ máy, tổng công suất thiết kế 720 MW được khởi công ngày 4/11/1993. Năm 1995, các hạng mục được triển khai thi công trên toàn bộ công trình và đến năm 2000 hai tổ máy đầu tiên đã được đưa vào vận hành. Cùng trong năm 2001 hai tổ máy thứ 3 và thứ 4 đã bắt đầu hoạt động. Tổ hợp xuất nhập khẩu kỹ thuật điện tử của Liên bang Nga đã đưa vào Việt Nam những tài liệu thiết kế kỹ thuật, những thiết bị từ LB Nga và nhập từ nước thứ 3 để khai thác tổ máy phát điện thứ tư nhà máy thuỷ điện Yaly. Tháng 5/1998, tập đoàn gồm Liên đoàn Technopromexport, Công ty Hidromontaj và tổng công ty lắp máy Lilama (Việt Nam) đã ký hợp đồng giao thiết bị thuỷ công cho nhà máy điện Đami thuộc công trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đami. Cho đến 12/ 2001 thiết bị cơ khí thuỷ lực của Nhà máy thuỷ điện Đami với công suất 170MW cũng đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Phía Nga tiếp tục cung cấp vật tư, phụ tùng, thiết bị để duy trì cải tạo và sửa chữa các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện và các mạng lưới điện do Liên Xô cũ giúp ta xây dựng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nga tích cực tham gia đấu thầu quốc tế các dự án mới. Với kinh nghiệm thi công ở Việt Nam và máy móc thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao, Liên bang Nga có đủ khả năng kỹ thuật tham gia xây dựng một loạt công trình năng lượng mới ở Việt Nam như thuỷ điện Playkrong, Sơn La, Cần Sơn, Se-san 3, nhiệt điện Na dương, Cao Ngạn... Tháng 3/2002 nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Thủ tướng Liên Bang Nga Kasyanov, hai bên đã ký kết hiệp định tín dụng, theo đó Liên bang Nga cung cấp cho Việt Nam 100 triệu USD để xây dựng hai nhà máy thuỷ điện Plei Krong và Se-san 3. 1.1.3. Hợp tác trên các lĩnh vực khác. Cùng với thành quả trong lĩnh vực hợp tác dầu khí và năng lượng, gần đây FDI Việt Nam- Liên Bang Nga trên các lĩnh vực khác cũng có xu hướng tăng mạnh và gặt hái được nhiều thành công. Năm 1998 tăng thêm 4 dự án với tổng số vốn lên tới 1.307,1 triệu USD (vốn pháp định 803 triệu USD), năm 1999 có 2 dự án với tổng số vốn 20,7 triệu USD, năm 2000 có 4 dự án với tổng số vốn 54,8 triệu USD, Liên bang Nga từ vị trí 20 đã vươn lên hàng thứ 8 trong số hơn 60 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 2000 chỉ tính riêng các dự án đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga đã được thực hiện (không kể XNLD Vietsopetro) với tổng số vốn trị giá 238,9 triệu USD, tăng 19,6% so với năm 1999. Năm 2001 Liên bang Nga đầu tư 4 dự án vào Việt Nam với số vốn đăng ký 11,8 triệu USD. Tính đến cuối năm 2002, Liên bang Nga đã có 75 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam được cấp giấy phép, với tổng số vốn 1,6 tỷ USD, trong đó vốn pháp định là gần 1 tỷ USD. Bảng 17: Đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga vào Việt Nam. Giai đoạn 1994 - 2002 Đơn vị : triệu USD Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Số dự án 50 53 56 56 60 62 66 70 75 % so với cả nước 4,26 3,43 2,6 2,5 2,41 2,21 2,08 2,89 2,67 Vốn đăng ký 173,9 186,22 191,3 191,3 1498,4 1519,1 1577,5 1589,3 1616,8 % so với cả nước 1,4 1,3 0,5 0,43 4,2 4,1 4,03 Vốn pháp định 128,1 135,98 137,2 940,3 940,3 950,8 959,2 963 983 Tăng trong năm Số dự án 3 3 4 2 4 4 5 Vốn đăng ký 12,320 0,5 1307,1 20,7 58,4 11,8 27,5 Nguồn: Niên giám thống kê năm 1995, 1996, 1997, 1998 và 2002 (không tính đầu tư của Vietsovpetro) Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ba dự án đầu tư của Liên bang Nga với tổng trị giá 18,6 triệu USD đã được đăng ký trong 10 tháng đầu năm 2003. Ba dự án 100% vốn của Liên bang Nga chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp nặng và dịch vụ. Dự án lớn nhất đó là Tập đoàn Vit Corporation thành lập Công ty TNHH sản xuất CD và DVD chất lượng cao thời hạn 40 năm với tổng vốn đầu tư 13,5 triệu USD. Ngoài ra, hai dự án còn lại vẫn còn đang tiến hành làm các thủ tục hành chính. Thành tựu hợp tác FDI Việt Nam – Liên Bang Nga thời kỳ đổi mới được đánh giá trên những phương diện sau: Thứ nhất, xét trong một quá trình cả trước đây cũng như hiện nay, Liên bang Nga vẫn là đối tác giàu tiềm năng và kinh nghiệm, là nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam về qui mô cũng như hiệu quả. Quan hệ hợp tác đầu tư Nga – Việt tuy có những giai đoạn thăng trầm khó khăn, nhưng về căn bản có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa và tác dụng kinh tế – xã hội tích cực đối với kinh tế của cả hai nước, đặc biệt là đối với tăng trưởng và đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Chính nhờ quan hệ hợp tác với Liên Xô cũ trước đây và Liên Bang Nga hiện nay mà Việt Nam có những công trình lớn, nhỏ xây dựng bằng vốn vay, viện trợ hay đầu tư trực tiếp của Nga như thuỷ điện hoà bình, cầu Thăng Long, nhiệt điện Phả Lại…Ước tính có tới 300 cơ sở kinh tế quan trọng do Liên Xô và Liên bang Nga giúp đỡ xây dựng hiện đang hoạt động và phát huy tác dụng trong nền kinh tế quốc dân của CHXHCN Việt Nam; ngoài ra Liên bang Nga còn giúp Việt Nam trong việc kiến tạo hạ tầng công cộng và giao thông của đất nước. Cũng theo số liệu thống kê cho thấy, những nhà máy và cơ sở công nghiệp có sự trợ giúp của Liên bang Nga về kinh tế và kĩ thuật đang sản xuất ra 73% sản lượng điện của Việt Nam, 62% than đá, 47% chè chế biến, 45% máy công cụ cắt gọt kim loại, 41% xi măng, 15% động cơ diezel, còn các sản phẩm như dầu thô, aptite, su-pe-phốt-phát, kính tấm thì chiếm tỷ trọng lớn. Thứ hai, riêng trong lĩnh vực FDI tính tới 2002, Liên bang Nga đã đạt con số kỷ lục1,7 tỷ usd, đó là không kể đầu tư của Vietsovpetro, chiếm 4% tổng FDI ở Việt Nam hiện nay. Liên bang Nga được xếp vào câu lạc bộ “13 nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam” có vốn trên 1 tỷ USD; trong khi nhóm các nước này chỉ chiếm 19,7% tổng số các nhà đầu tư, nhưng lại chiếm 85,5% tổng số vốn FDI. Nếu xếp theo thứ tự, Liên bang Nga 4% chỉ đứng sau Singapore: 15,9%, Đài Loan; 12,3%, Hồng Kông: 9,8%, Nhật Bản: 9%, Hàn Quốc: 8,5%…là những nước có nền kinh tế mạnh; nhưng lại vượt Hoa Kỳ: 3,5%, Anh: 3,1%, Malaixia: 3,5%, Thái Lan: 2,9% (theo tính toán năm 1999). FDI Liên bang Nga đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và cải thiện tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì đổi mới, đặc biệt thông qua XNLD Vietsovpetro. Thứ ba, thông qua FDI, đặc biệt thông qua Vietsovpetro Liên bang Nga đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất – kĩ thuật đồng bộ, hiện đại cho ngành dầu khí, để ngành có khả năng độc lập hoạt động (từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyểnvà sắp tới là chế biến và phân phối sản phẩm). Trong đó có giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân dầu khí lành nghề. Ngày nay, đội ngũ cán bộ, công nhân viên Việt Nam chiếm gần 90% lực lượng lao động và giữ vai trò chủ chốt thay thế người Nga đảm nhận hầu hết các khâu sản xuất của XNLD. Thứ tư, hợp tác kinh tế và đầu tư trực tiếp là điểm sáng thành công và hiệu quả nhất trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên Bang Nga thời kì đổi mới. Xét trên ý nghĩa biện chứng vĩ mô thì quan hệ này vừa là kết quả vừa là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới và mở cửa ở cả hai nước, đặc biệt đối với Việt Nam thông qua Vietsovpetro. Cũng qua những hoạt động hợp tác và đầu tư này mà chúng ta có được những kinh nghiệm quý báu về làm ăn và hợp tác với nước ngoài, giúp cho lời giải bài toán lớn “mở cửa và hội nhập”. Ngoài ra, đối với bên trong thì FDI và Vietsovpetro còn có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích các ngành phát triển. 1.2. Đầu tư của Việt Nam vào Liên Bang Nga. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đi mới, tuy có không ít rủi ro. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư tính đến tháng 12/2002 Việt Nam đầu tư vào Liên bang Nga 10 dự án với số vốn đầu tư là 17,6 triệu USD, chiếm tỷ lệ tương đối cao trong các dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài (10/64). Đầu tư Việt Nam vào Liên bang Nga chủ yếu ở một số lĩnh vực như : sản xuất mỳ ăn liền, hàng may mặc, khai thác chế biến hải sản, dịch vụ xuất nhập khẩu du lịch... Hiện nay mới chỉ có Nghị định số 22 năm 2000 quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nên việc quản lý hoạt động đầu tư sau khi cấp giấy phép rất khó khăn, gần như phó thác hoàn toàn cho các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp cũng chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ phía nhà nước. Trong số rất ít các dự án đầu tư ra nước ngoài việc đầu tư của Tổng công ty gốm thuỷ tinh và xây dựng (Viglacera) sang Liên bang Nga là một sự kiện rất đáng hoan nghênh và khuyến khích. Năm qua, Tổng công ty gốm thuỷ tinh và xây dựng đã xuất khẩu khoảng gần 1 triệu USD mặt hàng sứ vệ sinh sang Liên bang Nga - một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Tuy nhiên, hàng vật liệu xây dựng Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga đang phải chịu một mức thuế nhập khẩu rất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van hien1.doc