Tài liệu Đề tài Quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh trong thời kỳ phát triển: Lời mở đầu I
Văn hóa và kinh doanh, hiểu theo nghĩa là mối liên hệ tác động qua lại giữa hai lĩnh vực dường như tách bạch ấy, có một nội dung rất phong phú và phức tạp.
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là tổng thể các giá trị và đạo lý mà daonh nghiệp tự nguyện theo đuổi trong kinh doanh; là hệ thống các động lực vật chất và tinh thần, các kiểu hành vi và biểu tượng, các niềm tin và sự tự hào gắn bó và chi phối mọi thành viên vì mục tiêu tồn tại và phát triển cẻa doanh nghiệp. Cơ sở triết lý của văn hoá doanh nghiệp chính là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đó là sự thể hiện trình độ thế giới quan và phương pháp luận của các thành viên ( đặc biệt là của những nhân vật thủ lĩnh, những người sáng lập ) trong điều kiện đặc thù của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tác động quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao dộng và các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh. Trong kinh doanh hiện, môi trường văn hoá được đặc biệt quan tâm và đề cao. Môi t...
17 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh trong thời kỳ phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu I
Văn hóa và kinh doanh, hiểu theo nghĩa là mối liên hệ tác động qua lại giữa hai lĩnh vực dường như tách bạch ấy, có một nội dung rất phong phú và phức tạp.
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là tổng thể các giá trị và đạo lý mà daonh nghiệp tự nguyện theo đuổi trong kinh doanh; là hệ thống các động lực vật chất và tinh thần, các kiểu hành vi và biểu tượng, các niềm tin và sự tự hào gắn bó và chi phối mọi thành viên vì mục tiêu tồn tại và phát triển cẻa doanh nghiệp. Cơ sở triết lý của văn hoá doanh nghiệp chính là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đó là sự thể hiện trình độ thế giới quan và phương pháp luận của các thành viên ( đặc biệt là của những nhân vật thủ lĩnh, những người sáng lập ) trong điều kiện đặc thù của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tác động quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao dộng và các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh. Trong kinh doanh hiện, môi trường văn hoá được đặc biệt quan tâm và đề cao. Môi trường văn hoá càng trở nên quan trọng hơn trong các doanh nghiệp liên doanh, bởi vì ở đó có sự kết hợp văn hoá của các dân tộc, các nước khác nhau. Mỗi doanh nghiệp thường có văn hoá riêng. Những doanh nghiệp thành công thường là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường có văn hoá riêng biệt khác với các doanh nghiệp khác. Tính hiệu quả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp, to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách; đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp.
Các yếu tố văn hoá tồn tại trong doanh nghiệp vừa là sự phản ánh các giá trị văn hoá chung của xã hội, vừa được cấu thành từ các nhóm người khác nhau về nguồn gốc văn hóa ( nhất là trong các công ty liên doanh, công ty đa quốc gia) cùng hoạt động với nhau trong một tổ chức.
Nhiều yếu tố văn hoá tồn tại trong tiềm thức, ý thức của các thành viên, chúng không nhất thiết và cũng không cần thiết hiện thành văn ( các văn bản trong quản lý .v.v..) nhưng lại tạo ra những mối quan hệ rất chặt chẽ giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
II
Phần 1
Quan hệ giữa Văn hoá và Kinh doanh trong thời kỳ phát triển
1 - Văn hoá trong kinh doanh
Văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm mới xuất hiện ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Trong khi một số doanh nghiệp trong nước còn khá bỡ ngỡ trước khái niệm này thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã rất chú trọng vào công việc xây dựng bản sắc Văn hoá - Doanh nghiệp, hay nói cách khác họ đã cố gắng tạo dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp mình trên thương trường thông qua phong cách văn hóa nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Văn hóa và kinh tế là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, quy định và tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của mọi nhà kinh doanh cũng như của mọi quốc gia trên thế giới.
Đã có thời và cho cả đến nay nữa, vẫn tồn tại những ý kiến thậm chí một vài " lý luận phát triển " cho : Văn hoá chỉ là kết quả, là sự phản ánh và sự " thăng hoa " của kinh tế. " Phú quí sinh lễ nghĩa ", kinh tế có tăng trưởng, đời sống vật chất có dồi dào thì mới có điều kiện phát triển văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của con người. Văn hoá vì thế, thường bị liệt vào lĩnh vực " phi sản xuất ", đứng bên ngoài kinh tế và do kinh tế trợ cấp. Khi nào kinh tế gặp khó khăn, thì ngân sách Nhà Nước cho văn hoá thường bị cắt giảm trước hết và cắt nhiều nhất. Lý do thật đơn giản : Văn hoá chỉ là để " giải trí ", nếu có cắt giảm bớt thì cũng chưa chết ai ! Song kinh nghiệm thực tế của hàng loạt nước trên thế giới trong những thập kỷ qua cho thấy : " Khi các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế đặt ra mà tách rời với môi trường văn hoá thì kết quả thu được rất khập khiễng, mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hoá, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều".
Nền kinh tế của Việt nam hôm nay cũng có một bước tiến đáng kể so với thời kỳ trước đây, khi còn thực hiện nền kinh tế chỉ huy theo lối hành chính quan liêu, bao cấp. Nguyên nhân thành công thực ra không phải chỉ do sự thúc đẩy tự động của các nhân tố kinh tế đơn thuần ( như có thêm vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường ), mà trước hết là nhờ ở đổi mới tư duy trên cơ sở làm sống lại bài học " lấy dân làm gốc " đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chủ trương, chính sách và kế hoạnh phát triển, khơi dậy và nhân lên các tiềm năng sáng tạo của
III
mọi tầng lớp nhân dân bắt nguồn từ những giá trị văn hoá nhân loại. Điều đó có nghĩa rằng chính văn hoá là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình đổi mới.
Về nhận thức lý luận, nhiều người có thể đồng ý với quan điểm kể trên về vai trò của văn hoá trong kinh doanh. Song trong thực tế, cần làm gì và làm như thế nào để có thể kết hợp hài hoà giữa văn hóa và kinh tế, đặc biệt các yếu tố văn hoá trong kinh doanh ( bao gồm ba nội dung chủ yếu : sản xuất, tiếp thị và quản lý tài chính ) vốn là những hoạt động cụ thể, sinh động trong một nền kinh tế hiện đại, thì vấn đề lại không dơn giản chút nào.
Nói đến kinh doanh, trước hết là nói đến việc đầu tư cho sản xuất, buôn bán, phân phối hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời. Không thu dược lợi nhuận để từ đó vừa thực hiện tái đầu tư, vừa đảm bảo lợi ích thiết thân cho cả người quản lý lẫn người lao động thì kinh doanh không thể tồn tại và phát triển. Nhưng kiếm lời bằng cách nào thì lại có nhiều cách khác nhau. Như thực tế của nền kinh tế thị trường đã phát triển lâu năm ở nhiều nước trên thế giới, cũng như nền kinh tế thị trường còn non trẻ ở Việt nam cho thấy :
- Có cách kiếm lời bằng sự bóc lột quá mức sức lao động của người làm công, khiến cho những người này chỉ đủ tồn tại với mức sống tối thiểu.
- Có cách kiếm lời bằng cách khai thác bừa bãi các tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái .
- Lại có cách kiếm lời bằng làm hàng giả, buôn lận trốn thuế, lừa đảo, đầu cơ, ích kỷ hại nhân đối với cả trong lẫn ngoài nước.
- Nhưng cũng có cách kiếm lời bằng nhanh nhạy nằm bắt thông tin, gia sức cải tiến kỹ thuật và công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu, quan tâm thích đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của người làm công, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong việc sáng tạo ra những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp và giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường, giữ được chữ tín của người tiêu dùng và bạn hàng cả trong ngoài nước.
Rõ ràng, ba cách kiếm lời đầu tiên là những biểu hiện tồi tệ của lối kinh doanh chụp giật, thiếu văn hoá, vô đạo đức, phản tự nhiên và không thể tồn tại lâu bền, do sự thiển cận, sai lầm của bản thân những cách đó và sự phản đối của xã hội.
Còn cách kiếm lời thứ tư thể hiện những mặt ưu việt của phương thức kinh doanh có văn hóa. Nó đảm bảo kết hợp được cái đúng, cái tốt, cái đẹp - vốn là những giá trị cốt lõi của văn hóa - với cái lợi là mục đích của kinh doanh.
Văn hoá doanh nghiệp được hiểu là những giá rrị chung của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến cách thức suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Nó được nâng lên thành phong cách của
IV
mỗi thành viên trong thực thể doanh nghiệp. Nói cách khác, văn hoá doanh nghiệp là những giới hạn trong đó quy định những gì các thành viên của doanh nghiệp được phép hoặc không được phép làm. Những giới hạn này thể được thể hiện trong các quy định, quy chế của doanh nghiệp bao gồm cách thức ra quyết định, mức độ kiểm soát nhân viên thông qua quy chế, việc sử dụng các hình thức thưởng phạt, quan hệ giao tiếp trong doanh nghiệp, các hoạt động vui chơi, giả trí, mức độ chấp nhận đối lập rủi ro…
Yếu tố văn hóa trong kinh doanh chính là hoạt động đem cái dẹp, cái tiện nghi tới mọi nhà. Không thoả mãn với những gì đã có hôm nay, các nhà thiết kế mỹ thuật, nhà sản xuất, nhà kinh doanh… đã không ngừng cải tiến mẫu mã, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ vào quá trình chế tạo sản phẩm và đội ngũ các nhà thương nghiệp đã không quản ngại đường sá xa xôi đưa sản phẩm đưa tới nơi tiêu thụ… từng bước hình thành một mạng lưới kinh doanh xuyên quốc gia, xuyên lục địa và cũng từ hoạt động này thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng văn minh hiện đại.
Yếu tố văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền của mỗi nước, giữa các quốc gia và có tính toàn cầu mà sản phẩm là phương tiện chuyển giao các thông tin về văn minh và tiến bộ xã hội từ nước này sang nước khác. Nếu như ta đặt vào tồn tại xã hội thi ta thấy ngay được các mặt tích của nó. Ví như tại sao con người Việt nam lại thích dùng những đồ dùng của Nhật hoặc củaThái lan là vì hai nước này đa kết hợp tốt yếu tố văn hoá của nước mình với văn hoá của Việt nam vào trong sản phẩm của họ bán ra thị trường, làm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt nam .
Văn hoá trong kinh doanh còn thể hiện mối quan hệ giữa người bán và người mua. Người mua có tiền nên có quyền lựa chọn sản phẩm mà mình có nhu cầu với những chỉ tiêu về chất lượng và số lượng. Người bán cố bày tỏ lòng kính trọng với người mua bởi họ hiểu rằng chính khách hàng là ân nhân của họ, là " thượng đế " trên thương trường. Còn nhà sản xuất coi sự thành đạt trong kinh doanh là nguyên nhân chính đưa đến sự phát triển sản xuất nên họ rất tôn trọng quan hệ bán - mua trên thị trường. Nếu như một nhà doanh nghiệp nào coi thường quan hệ này sẽ không tồn tại lâu được trên thương trường, vì quan hệ tốt với khách hàng sẽ chiếm được một thị trường rộng và giúp cho nhà doanh nghiệp đó thành công.
Nội dung văn hoá của một doanh nghiệp còn thể hiện ở điểm không chỉ chú trọng đến lợi nhuận đơn thuần mà còn phải quan tâm thích đáng đến khía cạnh xã hội của hoạt động doanh nghiệp. Nó chi phối từ khâu xây dựng kế hoạch, hình thành chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển đến việc tổ chức kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Đó chính là tính nhân văn của hoạt động kinh doanh. Có giá trị tinh thần truyền
V
thống buộc các nhà doanh nghiệp phải đặt mình trong cộng đồng dân tộc. Xã hội là một gia đình lớn, các doanh nghiệp là một gia đình nhỏ. Mối quan hệ xã hội mang tính truyền thống đó buộc các nhà doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong việc sử lý. Không có một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển mà không có mối quan hệ với nhau, hay nói cách khác, các phúc lợi xã hội mà doanh nghiệp được hưởng đã quy định họ phải có nghĩa vụ đóng góp thoả đáng cho xã hội. Việc đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tham gia hoạt động xã hội từ thiện, tôn trọng những quy phạm đạo đức trong quan hệ xã hội, quan hệ kinh doanh là thái độ văn hoá tối thiểu của các doanh nghiệp. Nếu làm ngược lại, vô hình chung doanh nghiệp đã từ chối cội nguồn và nghĩa vụ của mình, và như thế cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã tự tha hoá và tách rời khỏi cộng đồng dân tộc.
Trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp, nội dung văn hoá thể hiện ở việc tổ chức kinh doanh, nhân cách của người lãnh đạo và người lao động. Trước hết là doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà phải xem người lao động vừa là động lực cho sự phát triển kinh doanh, vừa là mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Cần xem đơn vị kinh doanh là một gia đình lớn, trong đó mỗi thành viên có trách nhiệm phải hành động vì sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác người lao động phải là đối tượng được chăm sóc và được hưởng thích đáng kết quả do công sức họ làm ra. Quan hệ đối xử, phong cách kinh doanh, cách tổ chức kinh doanh… là nét riêng của từng doanh nghiệp, và tất nhiên đó là biểu hiện bên ngoài của sự phát triển hay sa sút của doanh nghiệp. Ngoài ra văn hoá của một doanh nghiệp cong thể hiện ở thái độ đối với sự thành công hay thất bại trong trương trường: " thắng không kiêu, bại không nản ", " khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười ". Đó là thái độ đúng đắn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Quá trình kinh doanh là một quá trình vượt dốc, nhà kinh doanh phải luôn luôn tính toán để đưa cả đơn vị đi lên, và lúc hưng thịnh vẫn phải lo lắng sao để tồn tại và phát triển mà không bị phá sản. Và phải luôn nhớ rằng không có ai thắng một mình ở quá trình này. Cá nhân chỉ là cái chấm nhỏ nhoi trong lòng của tập thể, nhà doanh nghiệp mới động viên, thuyết phục và huy động được mọi người lao động hướng về mục tiêu chung chứ không chỉ phục vụ, sùng bái một người, một tập thể nào.
Chính việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có thể lành mạnh hoá các quan hệ xã hội bởi nó thúc đẩy quá trình tiến hoá của xã hội. Chính lợi nhuận do kinh doanh đưa lại đã tạo nên tiềm lực kinh tế, khoa học - kỹ thuật cho mỗi đơn vị hay cá nhân tham gia kinh doanh, cũng có nghĩa là nếu dân giàu thì nước mạnh và từ đó " phú quý sinh lễ nghĩa ".
2 - Kinh doanh văn hoá :
VI
Còn trong phạm trù " kinh doanh có văn hoá " thì yếu tố cái thiện và cái ác là thước đo giữa văn hoá và phản văn hoá, giữa văn minh và man rợ mà biểu hiện cụ thể của phạm trù này chính là vật được đem đi trao đổi và tư cách của kẻ bán - người mua. Kinh doanh có văn hoá còn thể hiện rõ nét trong mối quan hệ giữa các người cùng làm kinh doanh… có người, để bán được nhiều hàng họ cải tiến phương pháp phục vụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; song cũng có nhiều kẻ đê hèn tham lam và vị kỷ dùng các thủ đoạn tranh mua, tranh bán, thậm chí tìm mọi cách thủ tiêu đối thủ của mình. Nó còn được thể hiện ở cách chọn sản phẩm kinh doanh và đối tượng phục vụ. Ví như có hai nhà kinh doanh đồ chơi: Một nhà chuyên tìm kiếm đồ chơi có tính giáo dục, giúp trẻ phát triển cả thể lựcvà trí tuệ vì thật khó có thể cung đạt nhiều mục đích trong một hoạt động và do vậy, có lúc họ chịu thua thiệt về hiệu quả kinh tế, nhưng đổi lại " họ được lời " một trạng thái tâm lý lành mạnh, yên tâm và thanh thản biết bao… Một nhà kinh doanh khác lại săn lùng các hàng cấm kích thích tính hiếu kỳ ở trẻ, lặn lội lên tận biên giới cõng về hàng kiện hàng toàn súng ống và bán với giá caothu được lời nhiều, song đổi lại ý nơm nớp ngày đêm bị phát giác và ra hầu toà. Do đó chọn đối tượng để kinh doanh phản ánh khía cạnh kinh doanh có văn hoá của người tham gia kinh doanh. Ngoài ra kinh doanh có văn hóa còn thể hiện việc đáp ứng yêu cầu của thị trường, cũng có người không ngừng đầu tư công sức tiền của để cải tiến mẫu mã, công nghệ; nhưng cũng có kẻ lao vào con đường phạm phát như làm hàng giả, ăn cắp mẫu mã, tranh cướp thị trường…
Từ đó ta đặt vào tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì ta thấy rõ được điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Ví như việc kinh doanh mở các vũ trường ( các sàn nhảy ) không có gì là xấu nhưng những gì đang diễn ra hiện nay thì không thể chấp nhận được. Những cuộc chơi đêm suốt sáng và những cuộc ẩu đả làm mất đi cái đẹp của việc mở các sàn nhảy để phục vụ sự vui chơi giải trí. Em xin được trích một đoạn mà tờ báo tạp chí " Sành điệu " đăng để thấy rõ được cái thác loạn của việc kinh doanh theo kiểu thiếu văn hoá : Những cuộc chơi không giới hạn " Chúng tôi lướt qua quầy bar, nơi có một đám đông các cô nàng cười nói lả lơi, về bàn mình. Trên mặt các bàn xung quanh chúng tôi là cả một cuộc phô trương về rượu. Tôi thấy chủ yếu là Remy, M nói như hét vào tai tôi ( thế mới nghe được ) rằng laọi rượu này được khuyến mãi nua hai tặng một, nên số chai rượu trên mặt bàn đa số là lẻ. Tôi kín đáo rút lưỡi vào sau khi biết một chai Remy VSOP 0,75 giá 800.000đ, còn Remy Club là hai triệu. Nhưng có vẻ điều đó không hề gây sốc dân chơi. M quả quyết với tôi rằng không một nơi nào có thể bán được nhiều rượu hơn ở nơi đây. Khi các thượng đế đã " chơi ngông " thì rượu không chỉ để uống mà còn đổ đi để thử độ " khệnh" của nhau. Ai đổ càng nhiều, loại rượu càng đắt thì người đó càng đáng nể. Sự ngông
VII
cuồng ở đây không hề có giới hạn. Một người bạn của M đã chơi ngông đến độ, sau khi trúng sổ số hai chiếc xe Sirius ở đây, anh ta lập tức đổi một chiếc thành rượu đãi cả đám say tuý luý. Tỷ lệ thuận với lượng rượu bán ra là những cuộc ẩu đả. Điều đó giải thích tại sao trong bầu khong khí đầy quá khích này, chỉ có các securities là luôn bình thản. Họ lúc nào cũng ở trong tư thế sẵn sàng xuất phát. M nói : " đã vào N là no limit " ( không giới hạn ). Nhạc vẫn đập ầm ầm. Một người phục vụ bê một khay đựng đầy các loại xì gà đến tận bàn mời. Tôi nhặt một điều, vừa đưa lên miệng thì đã thấy một ngọn lửa nhỏ ngay phía đầu thuốc. Người phục vụ mặt tỉnh queo trước cái nhìn ngỡ ngàng của tôi thì không hiểu anh ta lộ ra từ góc nào. " Vô tư đi. Không có nơi nào sức mạnh của đồng tiền được phô bày rõ như ở đây " M nói. Quả thật, kể cả ở khách sạn 5 sao cũng không thể tìm thấy những nhân viên chuyên đứng trong nhà vệ sinh để đưa khăn thơm cho khách như ở N. Người mồi lửa vừa đi thì một thanh niên khác xuất hiện. " Xài thuốc không ?" Thấy tôi không mặn mà, anh ta quay qua " tiếp thị " cái khác. " Hay là đong " một em cho vui, 30 đô " hàng thường ", 100 đô " hàng nuột ". " Giữa lúc anh chàng đang dẻo quẹo thì quay lại từ bàn rượu bên cạnh, nơi một số " chiến hữu " của anh bắt đầu kíu kưỡi hè nhau " uốn " ( uống ). " Biến " Anh chàng " tiếp thị " mất hút sau câu nói của M." Đây chỉ là một ví dụ để ta thấy sư thác loạn của việc kinh doanh thiếu văn hoá như thế nào.
Chúng ta cần xác định việc đưa những thành tựu khoa học- kỹ thuật, phương tiện hiện đại vào các mặt quản lý, quản lý kinh doanh chỉ nhằm đạt đến mục tiêu cao cả là phục vụ con người. Con người - chứ không thể vì lợi nhuận, vì hiệu quả kinh tế đơn thuần mà đánh mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất nền văn hóa là cái vốn tinh thần luôn luôn được bổ sung từ thực tiễn sinh động của các thế hệ kế tiếp nhau. Hoạt động kinh doanh phải nhằm kết hợp hài hoà giữa cái lợi và cái thiện, cái đẹp, chứ không vì những lợi ích thấp hèn, làm mất đi nhân cách của con người Việt nam đã được rèn đúc nên từ những di sản quý báu của truyền thống dân tộc. Nếu không làm được như vậy ta sẽ đắc tội với tổ tiên và cả nhân loại tiến bộ.
Tóm lại, phạm trù " Văn hoá trong kinh doanh " chính là sự nỗ lực chủ quan của người tham gia kinh doanh, họ thực sự đã đóng góp công sức cho sự tiến bộ xã hội, song cũng chính họ nếu không đủ sức và lực, nhân và trí sẽ có những hành vi phản văn hoá trong kinh doanh; còn phạm trù " Kinh doanh có văn hóa" chính là phần thể hiện cái tâm và là bản chất văn hoá của người tham gia kinh doanh. Nó chính là thước đo trình độ văn hoá, giáo dục, tình cảm và trách nhiệm của người kinh doanh trước vận mệnh của khách hàng.
VIII
Phần 2
" Cái tâm " của nhà doanh nghiệp và " triết lý " trong kinh doanh.
1 - " Cái tâm " của nhà doanh nghiệp :
Việc đưa các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều điều kiện . Trong đó điều kiện quyết định là con người - bao gồm tất cả mọi người trong dây truyền sản xuất, phân phối và tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ làm ra, nhưng trước hết và chủ yếu là người đứng đầu, người quản lý doanh nghiệp.
Lâu nay, một số nhà kinh tế học ở phương tây thường cho rằng : Kinh doanh là kinh doanh, lợi nhuận là mục tiêu tối thượng. Để đạt lợi nhuận tối đa, nhà doanh nghiệp có thể sử dụng mọi biện pháp và thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn xấu xa và tàn ác theo triết lý " khôn sống mống chết "," mạnh được, yếu thua ". Không thể hô hào đạo đức trong kinh doanh. Không thể nói đến " cái tâm " của nhà doanh nghiệp.
Nhưng ở các nước phương Đông, vốn có truyền thống tôn trọng các giá trị văn hoá và đạo đức, nhiều nhà doanh nghiệp nổi tiếng lại quan niệm vừa phải đề cao nhân tố trí tuệ, vừa phải hết sức coi trọng nhân tố đạo đức, tức " cái tâm " của con người trong các hoạt động trong sản xuất buôn bán và dịch vụ. Theo quan niệm ấy, các nhà doanh nghiệp trước hết phải có tài năng. Tài năng trong việc nắm bắt các thành tựu khoa học và công nghệ và vận dụng sáng tạo vào quá trình sản xuất làm cho hàm lượng trí tuệ trong mỗi đơn vị sản phẩm ngày càng tăng lên, đồng thời sự tiêu hao năng lượng, nguyên liệu ngày càng giảm bớt. Tài trong việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng của thị trường, dự báo được chiều hướng thay đổi của cung - cầu, từ đó mà có thể " đi trước, đón đầu " trong việc vạch kế hoạch hành động của doanh nghiệp. Tài năng trong quản lý tài chính để mỗi đồng vốn bỏ ra đều mang lại hiệu quả mà không xảy ra lãng phí, thất thoát. Nhưng tài năng phải đi đôi với đạo đức, vì đạo đức là nền tảng nhân cách làm cho tài năng nhà doanh nghiệp được nâng lên.
Theo như em nghĩ, tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức của các nhà doanh nghiệp là tính trung thực. Trung thực trong việc chấp hành luật pháp của nhà nước để không đi vào con đường trốn thuế, lậu thuế, buôn bán những đồ quốc cấm, hoặc tiến hành những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục của dân tộc, như du lịch tình dục chẳng hạn. Đối với những kẻ không lương thiện, có thể đó là con đường dễ " hái ra tiền " nhưng cũng là con dường ngắn nhất để đi đến nhà tù và sự phá sản ! Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng và người tiêu dùng để đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ đúng như những lời giới thiệu và quảng
IX
cáo. Không thể dùng cái bóng bẩy, hào nhoáng bề ngoài để che đậy cái giả dối, thậm chí cái độc hại bên trong miễn sao thu được nhiều lời theo kiểu " sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi " ! Trung thực ngay cả với bản thân để không tham ô, thụt két, " chiếm công vị tư ", dù hàng ngày hàng giờ va chạm với tiền và hàng, lại có quyền quyết định trong aty và cũng có thể không ai biết được ngoài lương tâm mình. Cùng với tính trung thực, điều không thể thiếu trong đạo đức của nàh doanh nghiệp có văn hoá là thái độ tôn trọng cuộc sống, phẩm giá và quyền lợi chính đáng của những người cộng sự và những người dưới quyền. Trong thời đại ngày nay, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng chỉ có thể thành công và thành công lâu bền, nếu nhà quản lý biết khơi dậy và phát triển được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, niềm say mê sáng tạo của đội ngũ viên chức và những người lao động trực tiếp bằng cách đối xử với họ như những con người, hơn nữa như những người anh em gắn bó với nhau trong một cộng đồng. Tính trung thực, thái độ tôn trọng con người và nhiều đức tính khác nữa của nhà doanh nghiệp khó có thể chỉ do pháp luật hay bất cứ một chỉ thị, mệnh lệnh nào tạo ra được. Những đức tính cần được gieo mầm, vun xới, bồi đắp, rèn luyện suốt cả cuộc đời người từ trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội. Mặc dầu vốn là một nước chưa có truyền thống thương mại, kinh doanh phát triển, nhưng từ lâu người Việt nam đã khuyen nhau làm theo châm ngôn : " Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa ".
Tu tại gia lag tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách tại gia đình. Vấn đề được đặt lên vị trí hàng đầu, vì gia đình chính là nơi giáo dục cho mỗi người từ thủa thơ ấu biết phân biệt cái thiện và cái ác, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái tốt và cái xấu xa, nghĩa là truyền thụ những giá văn hoá tinh thần cơ bản chuẩn bị cho con người bước vào đời.
Tu tại chợ là quan hệ đạo đức ngoài xã hội. Vấn đề được đặt ở vị trí trung tâm, vì đây chính nơi là nơi thử thách gay go nhất, đòi hỏi tính trung thực phải vượt lên sự giả dối, cái lương thiện phải thắng cái bất lương trong trao đổi tiền hàng diễn ra liên tục ngày này qua ngày khác. Tiếp theo việc tu tại gia, việc tu tại chợ mà thành công, thì những giá trị văn hoá trong con người mới được vững chắc. Còn việc tu tại chùa chỉ là khâu cuối cùng để đạt tới quả phúc của sự giác ngộ.
Không thể có một nhà doanh nghiệp, một thương nhân nào trong khi coi thường cái giá trị đình, lừa đảo trong kinh doanh lại có thể lên chùa cầu phật ( hoặc đi nhà thờ cầu Chúa ) mong cứu hồi tinh thần, thanh thoát lương tâm được.
2 - Văn hoá và " Triết lý " trong kinh doanh
Xét đến cùng, việc có đưa được nhân tố văn hoá vào trong kinh doanh hay không là tuỳ thuộc vào quan niệm của người ta ( bao gồm từng cá nhân và cả cộng đồng ) về các giá trị mà hoạt động kinh doanh
X
cần đạt tới. Quan niệm đó được khái quát thành triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh là những giá trị cốt lõi làm nên linh hồn của văn hoá doanh nghiệp, thí dụ như :
Sáng tạo và đổi mới thường xuyên là động lực hàng đầu để phát triển doanh nghiệp.
Mỗi thành viên của doanh nghiệp phải là một đối thủ giỏi kỹ thuật cá nhân nhưng biết chơi tập thể.
Chất lượng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
Đất nước có ổn định thì doanh nghiệp mới thành đạt.
Doanh nghiệp có thành đạt thì cá nhân thành đạt.
Người nào thất bại, người đó sẽ thành công.
Chủ nghĩa cá nhân và sự không trung thực là hiểm hoạ của doanh nghiệp.
Giữ chữ tín là cách quảng cáo tốt nhất cho doanh nghiệp.
v.v…
Mọi người đều biết, do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự tách rời giữa sản xuất và người tiêu dùng là hiện tượng tất nhiên. Mối quan hệ giữa con người với con người trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày vì thế chủ yếu phải thông qua các sản phẩm làm ra. Về thực chất, việc trao đổi này là trao đổi những giá trị sáng tạo đích thực của con người, Nhưng khi các sản phẩm đó được bán ra và mua trên thị trường thì lại phải thông qua tiền tệ ( dưới dạng tiền mặt hoặc tín phiếu ). Và người có nhiều tiền thì dường như mua được tất cả! Đó chính là cội nguồn sâu xa làm nảy sinh sự sùng bái tiền tệ, sùng bái của cải vật chất. Sự sùng bái ấy dần dần biến thành triết lý hành động, triết lý dống của một số người.
Trong triết lý sống của một số người theo quan niệm nói trên, đồng tiền đã xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc đối với bản chất con người, cũng như đối với những liên hệ xã hội khác, như C.Mac đã từng phân tích. Đó chính là mặt trái, là sự tha hoá của quan hệ tiền hàng, mà quan hệ này vốn là một tất yếu kinh tế và bước tiến của văn minh. Nhưng có những giới hạn mà đồng tiền không thể vươn tới được. Đó là hạnh phúc và niềm vui chân thành của con người. Như thực tế đã cho thấy không ít nhà kinh doanh giầu có ngồi trên cả đống vàng vẫn thấy mình bất hạnh vì tình cảm giữa con người với con người bị cạn kiệt, gia đình tan vỡ, đạo đức suy đồi, các tệ nạn xã hội tràn lan… là những cái chứa đựng nguy cơ phá hoại nền tảng của chính xã hội mà họ đang sống. ở Nhật Bản, một nước có nền kinh tế thị trường phát triển vào bậc nhất thế giới, người ta cũng rất đề cao triết lý : " Cuộc sống hạnh phúc không gì khác hơn là sáng tạo tối đa… Sáng tạo ra ba loại giá trị : Giá trị của cái đẹp, giá trị của cái lợi giá trị của cái thiện ". ở Việt nam, tuy nền kinh tế thị trường còn ở dạng sơ khai với không ít
XI
hiện tượng tiêu cực trong buôn bán, giao dịch, hùn vốn…, nhưng càng ngày càng có nhiều nhà kinh doanh biết suy nghĩ và hành động vì nục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, trong đó có hạnh phúc của bản thân gia đình mình. Ngay sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhà kinh doanh nổi tiếng Trần Văn Bô đã nêu một tấm gương như vậy. Gia đình ông ủng hộ cho quỹ độc lập số tiền giá trị tương đương 5000 lạng vàng! Lẽ sống cũng là triết lý trong kinh doanh của gia đình này là : " Buôn bán được 10 đồng lãi thì giữ lại 7, còn giúp đỡ người nghèo và làm những việc phúc đức. Khi cần để nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả ".
Nói chung tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và triết lý tronhg kinh doanh là :
+ Khuyến khích được nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình cho mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Thu hút, giữ chân được các tài năng. Tiền lương cao chỉ là một yếu tố, điều quan trọng hơn là nhân viên cảm thấy tự hào và thích thú khi được làm việc trong tập thể doanh nghiệp đó.
+ Khuyến khích được tinh thần đồng đội, gắn kết các thành viên trong cộng đồng, đó chính là nguồn gốc sức mạnh của doanh nghiệp.
+ Tổng hợp các yếu tố nên sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường.
Kết luận
Nói tóm lại nhóm văn hoá và doanh nghiệp là hai mặt phức tạp nên không thể đi sâu hơn nữa và cũng do sự hiểu biết của em còn hạn chế nên chỉ biết dừng lại ở đây. Văn hoá và doanh nghiệp là hai mặt phức tạp nhưng lại có quan hệ rất mật thiết với nhau, nếu như bỏ một trong hai cái đó thì nhà doanh nghiệp sẽ không thể nào thành công, và không có cái nào có trước mà chúng tồn tại song song. Từ những cái đó mà còn liên hệ tới cái tâm và triết lý trong kinh doanh để giúp nhà doanh nghiệp thành công hơn.
Do thời gian có hạn và em chưa phải là một chủ doanh nghiệp nên có nhiều kiến thức về kinh tế cũng như lý thuyết về triết lý kinh doanh nên trong bài không tránh khỏi có những sai sót nên em mong được sự góp ý của các thầy giáo và các bạn sinh viên. Em xin trân thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa triết đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. /.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60360.DOC