Đề tài Quan hệ của công ty lữ hành với hệ thống khách sạn 5 sao tại Hà Nội

Tài liệu Đề tài Quan hệ của công ty lữ hành với hệ thống khách sạn 5 sao tại Hà Nội: ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI TRƯờng ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI & NHÂN VĂN KHOA DU LịCH Đề tài niên luận: QUAN Hệ CủA CÔNG TY Lữ HàNH VớI Hệ THốNG KHáCH SạN 5 SAO Tại Hà NộI Mục lục Mở ĐầU: 2 - Giới thiệu đề tài và nêu lí do chọn đề tài 2 - Mục đích nghiên cứu đề tài 3 - Phương pháp 4 CHƯƠNG 1: khách sạn 5 SAO TạI Hà NộI 6 1.1 Khái quát về các khách sạn 5 sao tại Hà Nội 6 1.1.1 Số lượng 6 + Tổng số khách sạn + Số lượng phòng 1.1.2 Hệ thống dịch vụ 7 1.2 Tình hình kinh doanh 8 1.2.1 Nguồn khách 1.2.2 Kết quả + Số lượng khách + Công suất sử dụng buồng phòng + Doanh thu CHƯƠNG 2: QUAN Hệ CủA CÔNG TY Lữ HàNH VớI Hệ THốNG KHáCh Sạn 5 SAO Tại Hà NộI 10 2.1 Quan hệ giữa công ty lữ hành với hệ thống cơ sở lưu trú 10 2.2 Vai trò của hệ thống khách sạn 5 sao 12 2.3 Sức ép của các khách sạn 5 sao đối với các công ty lữ hành trong giai đoạn hiện nay 16 CHƯƠNG 3: MộT Số GIảI PHáP LàM GIảM SứC éP 22 3.1Nguyên nhân của việc gia tăng sức ép 22 3.2 Tìm hiểu ...

doc27 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quan hệ của công ty lữ hành với hệ thống khách sạn 5 sao tại Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI TRƯờng ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI & NHÂN VĂN KHOA DU LịCH Đề tài niên luận: QUAN Hệ CủA CÔNG TY Lữ HàNH VớI Hệ THốNG KHáCH SạN 5 SAO Tại Hà NộI Mục lục Mở ĐầU: 2 - Giới thiệu đề tài và nêu lí do chọn đề tài 2 - Mục đích nghiên cứu đề tài 3 - Phương pháp 4 CHƯƠNG 1: khách sạn 5 SAO TạI Hà NộI 6 1.1 Khái quát về các khách sạn 5 sao tại Hà Nội 6 1.1.1 Số lượng 6 + Tổng số khách sạn + Số lượng phòng 1.1.2 Hệ thống dịch vụ 7 1.2 Tình hình kinh doanh 8 1.2.1 Nguồn khách 1.2.2 Kết quả + Số lượng khách + Công suất sử dụng buồng phòng + Doanh thu CHƯƠNG 2: QUAN Hệ CủA CÔNG TY Lữ HàNH VớI Hệ THốNG KHáCh Sạn 5 SAO Tại Hà NộI 10 2.1 Quan hệ giữa công ty lữ hành với hệ thống cơ sở lưu trú 10 2.2 Vai trò của hệ thống khách sạn 5 sao 12 2.3 Sức ép của các khách sạn 5 sao đối với các công ty lữ hành trong giai đoạn hiện nay 16 CHƯƠNG 3: MộT Số GIảI PHáP LàM GIảM SứC éP 22 3.1Nguyên nhân của việc gia tăng sức ép 22 3.2 Tìm hiểu giải pháp làm giảm sức ép của các công ty lữ hành 23 Kết luận 26 Mở ĐầU 1.Giới thiệu và nêu lí do chọn đề tài Từ trước tới nay, Hà Nội vẫn là một tâm điểm của rất nhiều thế hệ sinh viên nói chung và sinh viên theo học ngành du lịch nói riêng nghiên cứu, khám phá những nét đẹp, nét đặc trưng cũng như những tinh hoa văn hoá của người dân đất Hà Thành. Riêng với cá nhân tôi, Hà Nội đã trở thành một điểm để đam mê tìm hiểu. Chỉ hai chữ Hà Nội thôi song đã có rất nhiều rất nhiều đề tài khác nhau để nghiên cứu. Nói đến du lịch mọi người thường nghĩ ngay đó là những chuyến tham quan, những kì nghỉ, những chuyến du ngoạn vui vẻ, thú vị và mới lạ. Tuy nhiên, ít ai để tâm đến những yếu tố nào góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh đó. Bởi bản chất của du lịch là một sản phẩm tổng hợp, nó cần có sự điều phối đồng bộ của nhiều ngành {giao thông, hàng không, thương mại….} và các nhà cung ứng khác{dich vụ vui chơi giải trí, dich vụ ăn uống, trong đó dịch vụ cơ sở lưu trú được xem là một trong những nhà cung ứng rất quan trọng đối vối các doanh nghiệp lữ hành trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình du lịch, nhưng hiện nay ở Hà Nội thì có thể coi là “mạnh ai nấy làm”. Các sản phẩm cung ứng còn quá nghèo nàn từ khu vui chơi giải trí đến dịch vụ ăn uống, cơ sở lưu trú. Ngay cả nhữnh ấn phẩm quảng bá về du lịch Hà Nội vừa thiếu vừa yếu, chưa chuyên nghiêp cả về hình thức và nội dung. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là nơi tổ chức và diễn ra nhiều sự kiện lớn lẽ ra phải sở hữu một hệ thống lớn cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, trong khi thực tế hệ thống khách sạn 5 sao tại Hà Nội còn quá hạn chế, mới dừng ở con số 8 tương đương với 2361 buồng phòng. Trong khi lượng khách đến Hà nội ngày càng đông, điều đó thực sự đáng mừng cho ngành du lịch Hà Nội. Thế nhưng đứng trước cơ hội lớn đó ngành du lịch thủ đô vẫn chưa biết phát huy hết lợi thế của mình. Thực tế cho thấy sản phẩm du lịch Hà Nội vẫn rất nghèo nàn, thiếu sự đổi mới, các nhà cung ứng liên quan thiếu sự liên két hợp tác chặt chẽ. Nổi bật là việc đặt phòng tại các khách sạn 5 sao ở Hà Nội rất khó khăn, đã thế giá thuê phòng lại tăng lên rất cao khiến cho các công ty lữ hành buộc phải từ chối đón khách đến Hà Nội vì không thể đáp ứng được nhu cầu lưư trú trong những khách sạn có phòng chất lượng cao, đặc biệt là khách quốc tế. Lữ hành Hà Nội đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn. Đề tài tác giả chọn nghiên cứu tuy không còn mới mẻ nhưng cũng chưa có nhiều sinh viên nghiên cứu. Hơn nữa, lữ hành và khách sạn là hai lĩnh vực tác giả rất yêu thích trong ngành học của mình. Trước thực trạng khó khăn của lữ hành Hà Nội hiện nay đã tạo động lực để tác giả quyết định nghiên cứu đề tài này và để hiểu rõ hơn về thực trạng của ngành kinh doanh khách sạn và lữ hành trong giai đoạn hiện nay. 2.Mục đích nghiên cứu đề tài Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tác phẩm muốn hướng tới việc trang bị và củng cố kiến thức thực tế về hai lĩnh vực lữ hành và khách sạn trước một thời gian ngắn sắp ra trường, đồng thời có thể nắm bắt được những thông tin một cách xác thực nhất cùng lúc hai lĩnh vực. Những thông tin đó sẽ giúp tác giả có được cách nhìn tổng quan nhất về hoạt động lữ hành và kinh doanh khách sạn tại Hà Nội. Bài nghiên cứu của tác giả chủ yếu được thể hiện qua hai nội dung sau: - Khảo sát hệ thống khách sạn 5 sao tại Hà Nội cũng như hoạt động kinh doanh của những khách sạn này trong thời gian qua, để thấy được vai trò của hệ thống các nhà cung ứng cơ sở lưu trú chất lượng cao đối với các công ty lữ hành trong quá trình xây dựng chương trình du lịch. - Hiện nay các khách sạn 5 sao tại Hà Nội đang rơi vào tình trạng khan hiếm phòng trầm trọng và nó đã tạo một sức ép rất lớn tới các công ty lữ hành. - Để khắc phục được tình trạng “cháy” phòng như hiện nay đồng thời làm giảm sức ép từ phía các nhà cung cấp cơ sở lưu trú, tác giả có một số đề xuất làm hài hòa mối quan hệ giữa lữ hành và khách sạn. 3.Phương pháp nghiên cứu đề tài Việc lựa chọn đúng và áp dụng một cách khoa học các phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của đề tài. Để đề tài nhanh chóng được hoàn thành và đạt được kết quả nhu mong đợi, cùng lúc tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập tài liệu qua các tạp chí và các trang web. Theo tôi, đây là phương pháp rất thuận tiện cho việc nghiên cứu và được rất nhiều sinh viên sử dụng. Nó đem lại cho tôi nhiều thông tin cần thiết mà tính xác thực cao. Giúp tôi có cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu của mình hơn. - Phương pháp phân tích và xử lí số liệu thứ cấp. Đề tài tôi nghiên cứu cùng lúc hai lĩnh vực khác nhau vì vậy để có thể đi đến một kết quả chung buộc tôi phải tìm hiểu các yếu tố và các số liệu liên quan để từ đấy có thể hiểu rõ mối quan hệ hữu cơ giữa lữ hành và khách sạn. Vì đây đều là hai lĩnh vực kinh doanh vì vậy độ tin cậy và sức thuyết phục sẽ cao hơn nếu thể hiện kết quả đó qua các số liệu đã được xử lí. - Phương pháp phỏng vấn sâu. Thực sự đây là phương pháp rất khó thực hiện nhưng lại rất thực tế. Để thu được kết quả như mong đợi thì tôi phải chuẩn bị một số câu hỏi chính xác vào đúng vấn đề cần hỏi để có thể thu được thông tin đúng hướng. Trong quá trình làm đề tài của mình, tôi đã gặp một số nhà điều hành để hỏi một số vấn đề liên quan tới sức ép mà các công ty lữ hành ở Hà Nội đang gặp phải. - Phương pháp chuyên gia: Vì những kiến thức thực tế cũng như cách thức định hướng đề tài của tôi còn rất hạn chế, vì vậy vai trò của thầy hướng dẫn với chúng tôi là rất quan trọng. Thầy đã giúp tôi trong quá trình xây dựng và hoàn thành bài nghiên cứu, đồng thời thầy đã cho tôi những lời khuyên và giúp tôi xác định rồi xử lí lại một số thông tin thu thập được. Trên đây là những phương pháp tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu cùng với sự cố gắng của bản thân tôi đã hoàn thành được đề tài của mình. CHƯƠNG I Hệ THốNG KHáCH SạN 5 SAO TạI Hà NộI 1.1 Khái quát về hệ thống khách sạn 5 sao tại Hà Nội 1.1.1 Số lượng Hà Nội đã trở thành một trong hai thành phố của cả nước có lượng khach du lịch đến đông nhất Việt Nam. Song tính đến cuối qui 1/2007 trên địa bàn Hà Nội có tất cả 516 cơ sở lưu trú du lịch với 12894 phòng trong đó có 181 khách sạn đã được xếp hạng với hơn 8562 phòng.Gồm 8 khách sạn 5 sao tương với 2361 phòng. Nhìn chung quy mô những khách sạn này không lớn và còn dừng ở con số rất hạn hẹp. Số khách sạn có số phòng trên 100 chỉ chiếm3,63% và khách sạn có 50 phòng chiếm 8,87% tổng số cơ sở lưu trú.Bên cạnh đó ở Hà Nội còn có rất nhiều khách sạn có phòng đạt chất lượng cao nhưng theo quy định xếp sao không đủ quy mô. Nhưng trong thực trạng " cháy phòng” như hiện nay ở Hà Nội, về phía các công ty lữ hành họ vẫn rất cần đến các khách sạn này trong phương pháp khắc phục sức ép của mình. Nếu tính cả số lượng các phòng này, năm 2006 tổng số phòng đạt chất lượng cao ở Hà Nội đạt được khoảng 8.000 phòng. STT Tên khách sạn Vị trí Số phòng 1 Khách sạn Daewoo Hà Nội 360 Kim Mã, BĐ- HN 330 2 Khách sạn Horison 40 Cát Linh, ĐĐ-HN 250 3 Khách sạn Melia 44b Lý Thường Kiệt HN 306 4 Khách sạn Sofitel Metropole 15 Ngô Quyền Hà Nội 232 5 Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội Số 1 Thanh Niên, T. Hồ 323 6 Khách sạn Nikko 84 Trần Nhân Tông 255 7 Khách sạn Hilton Số 1 Lê Thánh Tông 269 8 Khách sạn Sheraton 11 Xuân Diệu, Tây Hồ 299 1.1.2 Hệ thống dịch vụ: Trong 5 năm liên tiếp Hà Nội được độc giả tạp chí Travel and Leisure bình chọn là một trong 10 thành phố hấp dẫn nhất Châu á dựa trên các tiêu chí về cảnh quan, văn hoá, con người, ẩm thực và dịch vụ du lịch. Năm 2006 Hà Nội được công ty De – Loitte và Touche LLB xếp đứng thứ 3 trong số các thành phố có công suất sử dụng phòng khách sạn cao nhất thế giới. Hiện nay Hà Nội được coi là điểm đến được nhiều du khách quốc tế lựa chọn. Đến Hà Nội du khách không chỉ được thưởng ngoại cảnh quan, tìm hiểu và làm quen với cuộc sống của người dân đất Hà Thành mà qua hệ thống khách sạn 5 sao du khách có thể hiểu rõ nét văn hoá ẩm thực cũng như nét văn hoá khác của người dân Việt Nam nói chung. Chất lượng dịch vụ khách sạn vốn rất được chú trọng, đặc biệt trong các khách sạn 5 sao. Du khách có thể được đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của mình với sự hài lòng bầng sự phục vụ nhiệt tình niềm nở và văn minh từ phía các nhân viên trong khách sạn. Có thể nói mọi dịch vụ trong khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội đều xứng tầm với hạng sao của chính nó. Khách sạn không chỉ được hiểu với nghĩa thuần túy là nơi để ngủ mà lưu trú trong khách sạn này du khách được sống trong sự tiện nghi, thoải mái và sự mới lạ của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam hay những món ăn thân quen từ đất nước xa xôi của mình ngay tại khách sạn. Du khách có thể tìm đến những quán bar, nhà hàng trong khách sạn để giải trí thư giãn hay có thể tìm đến những phòng luyện tập thể thao bể bơi. Khách lưu trú trong những khách sạn 5 sao tại Hà Nội đều có thể được hưởng cách dịch vụ đạt chất lượng cao như: - Dịch vụ lưu trú ở nhiều mức độ - Dịch vụ ăn uống - Dịch vụ vui chơi giải trí (bể bơi, tennis, phòng tập thể thao). - Bar and restaurant - Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp - Business center 1.2 Hoạt động kinh doanh khách sạn 1.2.1 Nguồn khách Là nơi tổ chức và diễn ra các hoạt động kinh tế , chính trị, ngoại giao của cả nước vì vậy mà lượng khách đến Hà Nội ngày càng đông và rất nhiều đối tượng khác nhau. Du khách lựa chọn Hà Nội là điểm đến qua nhiều loại hình du lịch thuần túy, song hiện nay lượng khác đến Hà Nội bằng loại hình du lịch MICE khá phổ biến. Bởi Hà Nội đã thu hút và tổ chức được nhiều hội nghị, hội thảo ở trong nước và khu vực. Thị trường khách Châu Âu, Châu Mỹ được xem là thị trường khách chủ yếu đến Hà Nội và lượng khách đến từ các nước phát triên trong khu vực Châu á cũng đang gia tăng như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc. Điều đáng mừng là Hà Nội đã trở thành điểm thu hút được rất đông du khách vì vậy nhu cầu lưu trú cũng tăng lên rất cao khiến thị trường khách sạn 5 sao tại Hà Nội đang rơi vào tình trạng khan hiếm phòng trầm trọng thậm chí nhiều lúc du lịch Hà Nội tưởng chừng như không còn mùa thấp điểm. 1.2.2 Kết quả Ngày 16 – 12 vừa qua Việt Nam đã long trọng đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu tại sân bay Nội Bài. Đây quả là con số đáng mừng của ngành du lịch Việt Nam trong đó lượng khách đến Hà Nội là gần 2 triệu. Với sức gia tăng hiện nay thì đến năm 2010 Hà Nội có thể đón được hơn 2 triệu khách quốc tế là điều rất khả thi. Ngành kinh doanh khách sạn hiện nay được đánh giá là có mức doanh thu cao nhất trong ngành kinh tế Hà Nội. Mức độ doanh thu tỷ lệ thuận với cấp sao của mỗi khách sạn. Điều đó có nghĩa hệ thống khách sạn 5 sao tại Hà Nội có mức doanh thu cao nhất hiện nay. Kết quả khảo sát của công ty kiểm toán Grant Thorton cho thấy khách sạn 5 sao đạt tỷ suất thu nhập ròng trên doanh thu gần 40% trong khi khách sạn 4 sao chi đạt 21,1%. Doanh thu chủ yếu của khách sạn do 61 – 63% từ dịch vụ cho thuê phòng đem lại. Với tốc độ phát triển của ngành du lịch hiện nay thì lượng phòng chất lượng cao hiện ‎có là quá ít và thiếu trầm trọng. Công suất sử dụng phòng ở miền Bắc cao nhất nước nổi bật là trong khách sạn 5 sao ở Hà Nội đạt tới mức ly tưởng là 80 – 90 %, thậm chí có lúc đạt 100%. Trong khi công suất phòng của khách sạn 3 sao trung bình cả năm là 64,4%. Hà Nội đồng thời là khu vực có giá thuê phòng đắt nhất tại Việt Nam hiện nay với mức trung bình ở khách sạn 5 sao là 115 USD trong một ngày đêm. CHƯƠNG 2: mốI QUAN hệ giữa CáC CÔNG TY Lữ HàNH VớI CáC KHáCH SạN 5 Sao tại Hà NộI 2.1 Mối quan hệ giữa công ty lữ hành với hệ thống cơ sở lưu trú Khác hẳn với các ngành khác,du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp vì vậy mối quan hệ và hợp tác với các ngành liên quan là yếu tố không thể phủ nhận. Nó cần thiết ở bất cứ thời điểm nào. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tức là các dịch vụ bổ sung và dịch vụ cơ bản là quan hệ giữa các đối tác nhằm cung cấp những dịch vụ cần thiết để đáp ứng nhu cầu của du khách.Mối quan hệ này được thực hiện dựa trên nguyên tắc thoả thuận và cùng có lợi của doanh nghiệp lữ hành trước khi xây dựng chương trình du lịch, họ cần phảixây dựng các phương án lưu trú. Đối với các công ty lữ hành Hà Nội, hệ thống cơ sở lưu trú được xem là một trong những nhà cung ứng rất quan trọng và không thể không có. Với du khách đến Hà Nội nói chung và du khách quốc tế nói riêng,chất lượng dịch vụ lưu trú là một trong những nhân tố hấp dẫn du khách và góp phần tạo nên một sản phẩm lữ hành đạt chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ lưu trú sẽ phụ thuộc và được phản ánh rất rõ qua từng cấp hạng cơ sở lưu trú. Hiện nay ở Hà Nội,hệ thống khách sạn 5 sao là hệ thống cơ sở lưu trú hiện đại và sang trọng nhất, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Song nó còn đang dừng ở quy mô rất hạn hẹp. Thực tế các công ty lữ hành ở Hà Nội chưa thể tự có được dịch vụ lưu trú để đáp ứng nhu cầu cho du khách của mình khi tới thăm và có nhu cầu lưu trú trong các phòng cao cấp như các khách sạn 5 sao. Vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ty lữ hành với hệ thống khách sạn 5 sao tại Hà Nội là một yêu cầu khách quan và cần thiết của cả hai bên. Trong quá trình xây dựng chương trình du lịch, việc lựa chọn và đặt chỗ lưu trú của công ty lữ hành là đảm bảo cho lịch trình du lịch có được một chương trình ổn định, có được nơi lưu trú đáp ứng theo nhu cầu và khả năng thanh toán của du khách, khi đó chính các công ty lữ hành đã đem đến cho các khách sạn này nguồn khách lưu trú đáng tin cậy, như vậy cũng có nghĩa dịch vụ lưu trú của họ được giao dịch trên thị trường, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho họ. Cho đến nay, trừ một số loại hình du lịch như : du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm, du lịch homestay có tính chất chuyên biệt là ít sử dụng dịch vụ khách sạn còn hầu hết các loại hình du lịch khác đều phảisử dụng dịch vụ lưu trú cố định. Đặc biệt với các du khách quốc tế đều có nhu cầu lưu trú ở những khách sạn sang trọng, hiện đai, nổi bật là hệ thống khách sạn 5 sao. Một sản phẩm lữ hành được xem là sản phẩm lữ hành đầy đủ hay sản phẩm lữ hành trọn vẹn khi chương trình được thực hiện với tất cả các dịch vụ được thiết kế trong chương trình được thực hiện đầy đủ. Nhưng không phảimọi công đoạn đều được thực hiện suôn sẻ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc theo như những gì đã được định trước mà nó phảiphụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có liên quan khác.Để thực hiện tốt mối quan hệ lâu dài,tin cậy cùng nhau hợp tác giữa các công ty lữ hành với hệ thống cơ sở lưu trú cần phảiđảm bảo các nguyên tắc sau. Về phía cơ sở lưu trú cần phảithực hiện đúng, đủ và chính xác những yêu cầu về buồng phòng, tạo sự ổn định thường xuyên đối với đối tác và luôn tạo thuận lợi cho khách, đảm bảo số lượng buồng phòng cũng như chất lượng dịch vụ lưu trú từ khi khách đến cho đến khi khách rời khỏi khách sạn . Nhưng xem ra trong tình hình hiện nay, hệ thốnh các công ty lữ hành tại Hà Nội đang gặp phảirất nhiều khó khăn trong việc xây dựng phương án lưu trú, đặc biệt việc đặt phòng ở những khách sạn 5 sao là rất khó thậm chí không thể đặt phòng trước được buộc họ phải huỷ bỏ tuor. Đây chính là thực trạng mà ngành kinh doanh lữ hành Hà Nội hiện nay đang gặp phải. Một chương trình du lịch được xem là không thành công nếu các dịch vụ bao gồm không được thực hiện đầy đủ. Có thể nói nhu cầu lưu trú là không thể tách rời trong chuyến du lịch. Vì vậy, mối quan hệ giữa công ty lữ hành với hệ thống cơ sở lưu trú là mối quan hệ hữu cơ, cùng hướng tới để đáp ứng nhu cầu của du khách. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của một chương trình du lịch là sự cung ứng thiếu đồng bộ, mạnh ai nấy làm. Quả thật việc thiết lập mối quan hệ lâu bền tốt đẹp thật sự không dễ dàng chút nào. Trong thực trạng hiện nay ở Hà Nội thì liệu rằng ngành du lịch thủ đô có thể phát triển mạnh mẽ được mãi không nếu từ phía các nhà cung ứng cơ sở lưu trú đang "gây khó dễ” cho các công ty lữ hành khi đặt phòng. 2.2 Vai trò của hệ thống khách sạn 5 sao tại Hà Nội Ngành khách sạn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. Nó không những đáp ứng nhu cầu lưu trú cho sự vận động của con người mà còn là một bộ phận cung ứng không thể thiếu trong sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Hà Nội nói riêng. Điều này khẳng định vai trò của hệ thống khách sạn đối với các công ty lữ hành trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình du lịch mà Hà Nội là một trong những nơi du khách sẽ dừng chân lưu trú. - Là nơi quảng bá hình ảnh thủ đô tới bạn bè thế giới rất hữu hiệu. Khách sạn được xem như là một xã hội thu nhỏ và là nơi tuyên truyền, quảng bá về con người và cảnh quan Hà Nội. Khách lưu trú trong Khách sạn sẽ phần nào hiểu được tiềm năng du lịch không chỉ mặt tự nhiên mà cả về mặt nhân văn. Tiềm năng du lịch càng hấp dẫn thì càng có sức thu hút thì khách sạn càng đông khách. Điều đó cũng đồng nghĩa nếu thiếu cơ sở lưu trú thì tiềm năng du lịch sẽ khó được khai thác và ít người biết đến. Mới đây Hà Nội vừa được tạp chí danh tiếng về Du lịch của Mỹ Travel and Leisure đánh giá cao và bình chọn là thành phố đứng thứ 6 trong tốp 10 thành phố hấp dẫn nhất Châu á với tỷ lệ bình chọn 82%. Quả thực đây là tín hiệu rất đáng mừng, với danh hiệu Hà Nội – thành phố vì hòa bình, là điểm đến an toàn hấp dẫn du khách. Lượng khách ghé thăm Hà Nội ngày càng gia tăng. Nếu khách sạn phục vụ chu đáo, đảm bảo chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp, chắc hẳn sẽ để lại một ấn tượng rất tốt về khách sạn đó cũng như về con người và cảnh quan Hà Nội. Điều đó đương nhiên khiến khách đánh giá cao sản phẩm lữu hành, uy tín của công ty sẽ được du khách biết và nhớ đến. Sản phẩm du lịch vồn mang tính tổng hợp cao. Một chương trình du lịch chỉ có thể thực hiện được khi có sự gióp sức của các nhà cung ứng đã nêu trong lịch trình. - Tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Ăn uống, nghỉ ngơi và lưu trú là 3 yếu tố nhu cầu thiết yếu của một chuyến du lịch. Để có được một chuyến du lịch đảm bảo như du khách mong muốn thì 3 yếu tố nhu cầu đó phảicùng lúc được đáp ứng một cách đầy đủ. Nghỉ ngơi là một trong 3 yếu tổ không thể tách rời trong việc thực hiện chương trình du lịch vì lẽ đó mà vai trò của các nhà cung ứng cơ sở lưu trú là rất quan trọng. Trong thực tế mối liên hệ, hợp tác giữa các công ty lữ hành với hệ thống cơ sở lưu trú tốt là một cơ sở đảm bảo cho sự ra đời của một sản phẩm lữ hành chất lượng cao. Có thể khẳng định hệ thống khách sạn 5 sao ở Hà Nội là hệ thống cơ sở lưu trú đạt chất lượng cao, hiện đại và sang trọng nhất Hà Nội nói riêng và toàn bộ hệ thống khách sạn Việt Nam nói chung. Theo công ty tư vấn và quản lý bất động sản CBRE cho biết hầu hết các khách sạn từ 4 đến 5 sao ở Hà Nội đi vào hoạt động vào những năm 1990 nhưng từ năm 2003 đến nay vẫn chưa có thêm khách sạn 5 sao nào đi vào hoạt động. Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 3238 phòng khách sạn từ 4 đến 5 sao, trong đó có 8 khách sạn 5 sao tương ứng với 2061 phòng phục vụ khách với công suất sử dụng rất cao khoảng 80 – 90 %. - Hệ thống cơ sở lưu trú cũng như các cơ sở dịch vụ khác là điều kiện cần thiết để chương trình du lịch được thực hiện hoàn chỉnh, sản phẩm lữ hành được đánh giá không chỉ qua hoạt động của công ty lữ hành mà còn qua thái độ phục vụ của nhân viên và chất lượng dịch vụ của các nhà cung ứng mà đã bao gồm trong chương trình. Uy tín và chất lượng của công ty lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan. Trong đó chất lượng của cơ sở lưu trú là một yếu tố cấu thành đáng kể. Do vậy vai trò liên kết và hợp tác giữa công ty lữ hành với hệ thống khách sạn 5 sao Hà Nội là một trong những cơ sở đảm bảo cho quá trình sản xuất, bán và thực hiện chương trình góp phần tăng chất lượng sản phẩm. - Là yếu tố cấu thành lên giá bán một chương trình du lịch. Để xây dựng được những phương án lưu trú, các công ty lữ hành phảitìm hiểu trước đó rất kỹ hệ thống cơ sở lưu trú theo những yêu cầu về giá cả của các loại hình dịch vụ lưu trú vì nó liên quan trực tiếp tới giá thành và giá bán chương trình du lịch. Với mỗi điểm du lịch yếu tố mùa vụ thể hiện và ảnh hưởng rất rõ qua hoạt động kinh doanh các dịch vụ ở đó, và lưu trú là một trong những dịch vụ như vậy. Nhưng với Hà Nội trong những năm gần đây yếu tố mùa vụ không còn là điều đáng bận tâm, dường như không có sự phân biệt rõ ràng về nhu cầu lưu trú vào mọi thời điểm trong năm. Bởi công suất sử dụng buồng phòng hiện nay ở Hà Nội trong những khách sạn 5 sao là rất cao. Chất lượng và phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên tại cơ sở lưu trú được lựa chọn cũng như sự tiện nghi, tiêu chuẩn quốc tế của khách sạn 5 sao sẽ đem lại sự hài lòng, thích thú của du khách góp phần tạo nên một sản phẩm lữ hành tốt. - Qua cuộc khảo sát của tổng cục du lịch về hoạt động kinh doanh khách sạn ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cho thấy sự tăng trưởng về nguồn khách du lịch đến Hà Nội dẫn đến công suất sử dụng phòng, giá thuê phòng và lợi nhuận tăng lên cũng rất cao. Đặc biệt là hệ thống khách sạn 5 sao, với công suất trung bình là trên 80%, có nghĩa hiện trạng tăng giá phòng là 21,1%, thu nhập ròng { thu nhập trước khấu hao, lãi và thuế} của các khách sạn 5 sao trong tổng doanh thu là 37,9%. Điều đó có thể khẳng định hệ thống khách sạn 5 sao Hà Nội không chỉ có vai trò đối với các công ty lữ hành mà còn góp phần đáng kể vào sự thúc đẩy nền kinh tế thủ đô trong những năm qua. Kết quả thể hiện đang ngày sàng trở thành điểm đến được nhiều người yêu thích với những du khách đến từ Châu Âu, Châu Mỹ và từ những nước phát triển trong khu vực Châu á {chủ yếu là thị trường khách Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc}. Thông tin thu được từ cuộc điều tra cho thấy tỷ trrọng khách quốc tế lưu trú trong năm 2006 tăng mạnh 60%. Chính vì lượng du khách đếnHà Nội ngày càng gia tăng đã xảy ra một thực trạng cung không đủ cầu. Bởi lẽ hệ thống cơ sở lưu trú đạt chất lượng cao – hệ thống khách sạn 5 sao với tổng số phòng mới dừng ở con số rất khiêm tốn là 2361 phòng. Điều này đã thúc đẩy lĩnh vực đầu tư xây dựng khách sạn đang rất "nóng hổi" trên thị trường khách sạn Hà Nội. Các khách sạn 5 sao ở Hà Nội đều đi vào hoạt động từ những năm 90 và từ năm 2003 đến nay vẫn chưa có thêm khách sạn 5 sao nào đi vào hoạt động. Thị trường buồng phòng khách sạn 5 sao tại Hà Nội đang trong tình trạng "cháy phòng" trầm trọng. Công ty Loittera Touch LLP đã xếp Hà Nội là thành phố đứng thứ 3 trong các thành phố có công suất sử dụng phòng cao nhất thế giới. Kéo theo đó là giá phòng tăng kên cao "chót vót". Trước thực trạng này, các công ty lữ hành đang phải chịu nhiều sức ép trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình du lịch. 2.3 Sức ép của các khách sạn 5 sao đối với các công ty lữ hành tại Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, các công ty lữ hành đang gặp phải một thách thức lớn trước thềm WTO. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới có nghĩa là thị trường được mở rộng, tính chuyên nghiệp và sức cạnh tranh sẽ đòi hỏi rất cao đối với các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội. Bởi chúng ta bước vào hoạt động du lịch sau các nước khác nên còn rất nhiều hạn chế và khó khăn, chính vì vậy điều khiến các doanh nghiệ lữ hành lớn ở Hà Nội hiện nay là khả năng cạnh tranh khi bước vào một sân chơi mới, với những luật lệ khắt khe đầy cam go và thử thách. Đó cũng là nỗi lo chung của cả 10400 doanh nghiệp lư hành trong cả nước cũng như các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội. - Khó khăn rất nhiều và thuận lợi cũng rất lớn. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới tạo cho các doanh nghiệp lữ hành một cơ hội mới để có thể tham gia trên đấu trường quốc tế, buộc các doanh nghiệp phảicố gắng hết sức,vận độmh theo một guồng máy của thời cuộc. Nếu thực sự muốn vươn xa để khẳng định mình buộc các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu, có như vậy du lịch Việt Nam cũng như du lịch Hà Nội mới phát triển vững mạnh được. Hoà chung xu thế hội nhập của toàn ngành du lịch Việt Nam, với sự tự thân của mình, du lịch Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đang từng bước hội nhập vào quá trình phát triển của du lịch trong khu vực và thế giới. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, lực lượng kinh doanh du lịch nước ta cũng đã phát triển và thích nghi với cơ chế mới, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Du lịch Hà Nội đang đứng trước những vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên trong một "sân chơi" mở rộng với những luật chơi rõ ràng mà khắt khe. Tiến trình hội nhập sẽ thúc đẩy và cải thiện và mở rộng các mối quan hệ song phương, đa phương với thế giới góp phần mở rộng thị trường kinh doanh du lịch ngày một thông thoáng hơn. Tuy nhiên, du lịch Hà Nội mới đang chập chững bước vào thềm WTO trong thời gian đầu nên còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Nội còn thấp, dịch vụ chưa đa dạng thậm chí còn rất nghèo nàn và thiếu sự đổi mới. Hiện du lịch Hà Nội đang rơi vào tình trạng thiếu cơ sở lưu trú trầm trọng, giá thuê phòng cao mà lại thiếu sự phối hợp đồng bội giữa các bên liên quan. - Khó khăn trong việc đặt phòng lo chỗ ở cho khách. Để xây dựng đươcnhững phương án lưu trú tại những khách sạn 5 sao ở Hà Nội trong tình hình hiện nay quả là một vấn đề rất khó của các doanh nghiệp lữ hành lớn, thậm chí không thể đặt phòng trước tại đây. Lí do này đã tạo nên một tâm thế "lao đao" trong quá trình xây dựng các chương trình du lịch mà trong đó Hà Nội là nơi du khách sẽ dừng chân lưu trú. Điều này lí giải tại sao du lịch Hà Nội chưa giữ chân du khách, chưa kéo dài được thời gian lưu trú của họ, tỷ lệ du khách quay trở lại Hà Nội lần thứ hai còn rất thấp. Điều này đang đặt ra một câu hỏi lớn cho ngành du lịch Hà Nội. - Có thể coi hoạt động kinh doanh lữ hành là một trong những chức năng cơ bản nhất của một công ty lữ hành. Nó không chỉ đem lại lợi nhuận cho công ty đó mà còn thúc đẩy nền kinh tế thủ đô lên cao hơn. Các lĩnh vực kinh doanh khác trong du lịch có mối quan hệ gắn kết với lữ hành từ khi sản xuất, bán cho đến khi thực hiện và kết thúc chương trình du lịch. Nó được xem là cơ sở tiên quyết để đưa du khách đến với các dịch vụ cùng với sự hài lòng, thoả mãn nhu cầu. Hoạt động kinh doanh lữ hành có tác dụng là cầu nối cùng lúc kéo theo các hoạt động kinh doanh khác trong hoạt động kinh tế chung của thủ đô. Có nghĩa hoạt động kinh doanh lữ hành còn góp phần mang lại lợi ích cho các ngành kinh danh khác, trong đó kinh doanh cơ sở lưu trú là một ngành liên quan trực tiếp tới kinh doanh lữ hành. Tuy nhiên, thiếu sự cung ứng của các cơ sở lưu trú thì hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đây chính là khó khăn lớn nhất của cáccông ty lữ hành tại Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Trong 9 tháng đầu năm 2007, Hà Nội phải đối phó rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế –xã hội. Đó là việc bùng phát bệnh dịch, giá dầu thế giới tăng, do đó xăng tăng dẫn tới một loạt các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng theo, chủ yếu là lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, từ phía các nhà cung ứng cơ sở lưu trú đã tạo nên một sức ép lớn nhất của lữ hành Hà Nội trong thời gian gần đây. - Mặc dù là thủ đô của một nước có tới 3,5 triệu khách quốc tế mỗi năm, trong đó Hà Nội đã thu hút được 1 triệu khách, song đây cũng chưa phải là kết quả đáng mừng. Chính sự thiếu đầu tư, thiếu nét đặc trưng, thiếu sự đổi mới và phối hợp đồng bộ cùng với áp lực của một sức ép lớn mà hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đang gặp phải là không thể "book" phòng cho khách. Đăc biệt là các khách sạn 5 sao. Buộc nhiều doanh nghiệp phải bỏ qua Hà Nội trong hành trình liên quan. Không chỉ thiếu tuyến điểm, mà tình trạng thiếu phòng khách sạn, giá thuê lại tăng cao cũng khiến cho du lịch Hà Nội kém lợi thế. Theo sở du lịch Hà Nội, hiện thành phố có khoảng 420 khách sạn với 12500 phòng trong đó có 8 khách sạn 5 sao tương đương với 2361 phòng đạt tiêu chuẩn. Trong khi lượng khách quốc tế và nội địa là 5 triệu khách vậy Hà Nội còn thiếu 2000 phòng lưu trú nữa, chủ yếu là phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Với sức tăng trưởng như hiện nay thì lượng khách tới Hà Nội sẽ còn tăng hơn rất nhiều, bởi Hà Nội được đánh giá là thành phố có sức hấp dẫn du khách nhờ những vẻ đẹp và tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên, liệu sau này Hà Nội có còn duy trì được mãi danh hiệu đó hay không nếu phía các công ty lữ hành không thể lo được chỗ nghỉ cho khách khi Hà Nội là nơi du khách dừng chân và tình trạng "sốt" phòng khách sạn 5 sao như hiện nay cứ kéo dài mãi đồng thời ngày càng gây sức ép cho các công ty lữ hành? Vì công suất sử dụng buồng phòng ở các khách sạn 5 sao hiện rất cao, luôn ở mức 80 >90%. Công suất sử dụng buồng, phòng phản ánh nhu cầu lưu trú ngày càng cao. Trước đây, tháng 5 và tháng 6 là thời gian thấp điểm của ngành du lịch thế nhưng hiện nay dường như Hà Nội không còn mùa thấp điểm nữa. Vì vào thời gian này công suất sử dụng phòng là trên 70%. Cùng với sự khan hiếm phòng khách sạn chất lượng cao thì các khách sạn này cũng đang lần lượt đội giá lên cao với tốc độ chóng mặt khiến các công ty lữ hành phải " lao đao " không thể theo kịp thậm chí giá phòng Hà Nội còn đắt hơn cả Malaysia và Thailand đến vài chục phần trăm và tương đương với giá phòng ở Singapore. Điều này lại trở thành một thách thức lớn cho các công ty lữ hành, buộc họ phải từ chối một số tour đón khách quốc tế tới Hà Nội vì không thể lo nổi chỗ lưu trú cho họ. Tuy nhiên, với những khách đi lẻ, khách vãng lai trong nước do không có thói quen đặt phòng trước nên họ thường bị "choáng " khi gặp cảnh "cháy" phòng như hiện nay. Du lịch vốn là một sản phẩm mang tính tổng hợp cao, vì vậy rất cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành và các nhà cung ứng liên quan. Trên thực thế thì “ngành nào biết ngành ấy”. Phòng đã khan hiếm nhưng các "ông chủ" thì cứ việc đẩy giá thuê phòng lên cao chót vót, giá thuê mỗi lúc một khác không theo quy tắc nào cả. Khách đông lại càng tăng giá, đặt trươc giá rẻ, đặt sau giá đắt. Khi một khách sạn tăng giá thì lần lượt các khách sạn khác cũng tăng theo, giá thuê luôn được "thả nổi" với các công ty lữ hành. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của một tour du lịch và nó lí giải tại sao giá tour Việt Nam lại cao ở mức "chót vót" như hiện nay và đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Sự liên kết giữa các đơn vị trong ngành du lịch sẽ tạo nên một sức cạnh tranh và thu hút đông đảo du khách trong khi điền này ở Hà Nội hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu. Các công ty lữ hành đã phải "lên tiếng" rằng trong cơ cấu giá tour thì chi phí cho việc lưu trú bình thường chiếm 20% trong toàn giá tour, còn hiện nay với giá thuê phòng ở Hà Nội thì nó chiếm tới 30>40% giá tour như trước đây. Một công ty lữ hành lớn ở Hà Nội đã dẫn chứng " từ năm 2003 khách sạn lớn đã tăng giá lên 10 >20% nhưng trong năm qua giá phòng còn tăng lên cao hơn rất nhiều”. Hậu quả của tình trạng này đã tạo nên một sức ép vô cùng lớn đó là các công ty lữ hành khó mà cạnh tranh được với các công ty khác trong khu vực trong khi du lịch Hà Nội đã "nghèo và yếu" hơn hẳn những nước khác trong khu vực. Vậy các công ty lữ hành phải làm gì để đối măth với tình trạng này? Nhiều công ty bược phải huỷ bỏ tour, một số công ty khác thì bỏ qua Hà Nội trong lịch trình thăm quan của mình mà đưa thẳng khách tới điểm tiếp theo, nhưng cũng có một số công ty thì khắc phục bằng cách cắt giảm một số dịch vụ khác mà lẽ ra du khách sẽ được hưởng để bù vào tiền chi phí cho việc thuê phòng lưu trú để không phải tăng giá tour. Như vậy, rõ ràng người thiệt thòi nhất ở đây vẫn là những du khách. Nhiều công ty lữ hành lớn ở Hà Nội đã bức xúc và “chua chát” nói rằng, riêng chi phí cho việc lưư trú ở khách sạn chất lượng cao ở Hà Nội hiện nay đã chiếm tới 60 >70% giá tour và gần bằng một tour trọn gói tương tự ở nước khác. Họ cho rằng các khách sạn lớn đang "bắt tay” với nhau để lũng đoạn thị trường. Càng cố gắng khắc phục bao nhiêu các công ty này càng gặp nhiều khó khăn bấy nhiêu, bởi rõ ràng nếu cắt đi một số dịch vụ khác để bù chi phí cho việc lưu trú nó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của chương trình du lịch và đương nhiên khi đó hơn ai hết các công ty lữ hành vì họ bị du khách nghi ngờ về chất lượng sản phẩm du lịch và điêu này làm ảnh hưởng nặng nề về uy tín cũng như tiếng tăm của công ty. Như vậy, hình ảnh về một Hà Nội đẹp trong lòng du khách có còn được trọn vẹn và bền lâu nữa hay không. Song song với thực trạng đó vẫn chưa khắc phục được thì hiện nay du lịch Hà Nội đang rơi vào tình trạng sẽ không còn là nơi du khác dừng chân lưu trú nữa mà chỉ là điểm tham quan của nhiều du khách quốc tế. Vậy về lâu dài làm thế nào để du khách có thể tìm hiểu và gián tiếp quảng bá hình ảnh Hà Nội ra bên ngoài. Lúc này nhìn chung giá tour trong khu vực đang giảm nhanh. Có thể thấy rõ việc giá tour các nước trong khu vực giảm nhanh như vậy không chỉ nhờ giá vé máy bay giảm mà gần như các ngành liên quan trong du lịch như :hàng không, khách sạn, thương mại và các dịch vụ khác…….đều đồng loạt giảm cùng nhau có lợi để thu hút được đông đảo du khách. Còn ở nước ta thì “mạnh ai nấy làm”. Trước tình trạng này thì dường như các cônmg ty lữ hành và khách sạn không thể ngồi lại với nhau, khiến cho sức cạnh tranh chung giảm sút, lúc này đây rất cần có sự điều phối dung hoà lợi ích của các bên tham gia vì mục tiêu chung của ngành du lịch quốc gia nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng thì dường như vắng vai trò điều phối của sở du lịch Hà Nội. CHƯƠNG 3 : MộT Số GIảI PHáP LàM GIảM SứC éP CUả CáC CÔNG TY Lữ HàNH 3.1 Nguyên nhân dẫn đến sức ép với cá công ty lữ hành Có thể thấy, trước mắt nguyên nhân trước mắt do lượng cầu tăng quá nhanh so với lượng cung dẫn tới tình trạng "cháy" phòng khách sạn 5 sao. Hiẹn nay, ở Hà Nội là do đang vào mùa du lịch, nên du khách đến Hà Nội rất đông đồng thời lại sắp vào dịp Tết nên muốn có phòng lưu trú thì phải đặt phòng ngay từ bây giờ thậm chí trước mấy tháng. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do ở Hà Nội hiện mới chỉ có 8 khách sạn 5 sao tương đương với 2361 phòng. Đây thực sự là con số rất khiêm tốn với Hà Nội - thủ đô của một nước, lượng du khách ngày càng gia tăng đến chóng mặt. Điều đó đã chứng minh cho tầm nhìn ngắn của sự thiếu tính quy hoạch khoa học về mạng lưới khách sạn, đặc biệt là khả năng dự báo lượng khách du lịch bùng nổ của sở du lịch. Tuy nhiên, thực tế trong những năm gần đây Hà Nội đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước về vấn đề xây dựng khách sạn nhưng thủ tục cấp giấy phép đầu tư rất khó khăn, quỹ đất ở những địa điểm đẹp, thuận lợi cho hoạt động du lịch lại rất khan hiếm, gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thi công chậm trễ. Từ năm 2000 đến nay, số lượng phòng khách sạn 5 sao vẫn chưa tăng thêm do không có khách sạn 5 sao nào uất hiện thêmtrong khi số lượng khách đến Hà Nội và các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn thì tăng lên từng ngày nên phòng đã thiếu lại càng thêm thiếu. - Ngoài ra cũng phải kể đến nguyên nhân, nhiều khách sạn đã sử dụng phòng với mục đích khác đó là cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê từ trước để làm văn phòng cao cấp. Vì những năm về trước lượng khách du lịch đến Hà Nội còn rất ít, công suất sử dụng phòng thấp nên một số khách sạn: Melia, Horison, Daewoo… buộc phải cho các doanh nghiệp thuê dài hạn để đảm bảo công suất hoạt động của phòng khách sạn. Đến thời gian gần đây khi lượng du khách tăng đột biến thì không dễ "xóa" hợp đồng với những nhà đầu tư để lấy lại phòng. - Đến nay, hậu quả của tình trạng này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nhiều công ty lữ hành, buộc họ phảitừ chối nhận thêm hoặc phải hủy bỏ các tour đã bán hoặc bỏ qua Hà Nội trong lịch trình du lịch. Thậm chí, nhiều công ty vì đã bán tour nên không muốn hủy bỏ khi mà giá phòng chiếm tới 60% giá tour buộc họ phải cắt bớt chi phí của một số dịch vụ khác để bù vào tiền thuê phòng và điều này nghiễm nhiên trở thành nguyên nhân tại sao du khách lại nghi ngờ về uy tín, chất lượng của công ty. 3.2 Một số giải pháp khắc phục sức ép của các công ty lữ hành * Giải pháp trước mắt. - Mặc dù là thủ đô của một nước có tới 3,5 triệu khách mỗi năm, song với tình trạng "cháy" phòng, giá phòng cao " chót vót" như hiện nay thì Hà Nội đang dần trở thành điểm mà du khách không dừng chân lưu trú mà chỉ là điểm thăm quan. - Để có thể duy trì sự tồn tại và phát triển lâu dài các công ty lữ hành ở Hà Nội đã có những chiến lược trong sự phát triển kinh doanh lữ hành để mở rộng thị trường, trong đó đặc biệt chú y đến việc phát huy sức mạnh nội tạng của các đơn vị trực thuộc bằng cách tạo mối quan hệ giữa các đơn vị với nhau. Bên cạnh đó các đơn vị này cũng chú y liên kết với các doanh nghiệp lữ hành khác và các nhà cung ứng cơ sở lưu trú. Đã đến lúc các công ty lữ hành và các " ông chủ" các khách sạn 5 sao tại Hà Nội cần phảingồi lại với nhau để cùng điều phối, giúp nhau cùng phát triển trên một thị trường chung, cũng như giúp các công ty lữ hành có thể đứng vững theo đúng vai trò của nó. Sự liên kết này nhằm tận dụng lợi thế của mỗi đơn vị, hỗ trợ góp phần giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Tại sao chúng ta làm du lịch sau các nước khác trong khu vực và trên thế giới mà chúng ta lại không học cách làm du lịch, chiếm lĩnh được đông đảo thị trường du khách hơn trong khi tiềm năng về du lịch của chúng ta không hề kém họ là bởi vì ta thua họ ở chỗ, họ đã biết điều phối và hợp tác đồng bộ với các ngành liên quan tới du lịch để tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho du lịch nước nhà, đó chính là nội lực của mỗi quốc gia mà chúng ta chưa biết tận dụng. - Năm 2010 theo dự báo Hà Nội có thể đón được hơn 2 triệu khách quốc tế mỗi năm. Thực tế chỉ ra rằng Hà Nội là thành phố đứng thứ 3 trong số các thành phố có công suất sử dụng buồng phòng cao nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng hiện nay thì con số dự báo đó hoàn toàn có thể đạt được và rất khả thi. Nhưng về lâu dài liệu Hà Nội có còn giữ được danh hiệu là một trong 10 thành phố có sức hấp dẫn du khách nữa hay không nếu tình trạng cháy phòng, giá thuê phòng tăng cao vần mãi kéo dài. Để khắc phục tình trạng này, trước hết các doanh nghiệp lữ hành buộc phảiđặt phòng ở các khách sạn thấp sao hơn nhưng vẫn cố gắng đáp ứng đúng nhu cầu chất lượng phòng của khách để vẫn có thể thực hiện mọi dịch vụ theo như những gì trong chương trình du lịch mà khách đã nêu mà khách đã mua tour. - Nhiều công ty lữ hành khác lại chọn giải pháp giãn khách sang các khách sạn ở các vùng lân cận. Ví dụ như từ khi đón khách ở sân bay Nội Bài về, công ty sẽ đưa khách thẳng đến điểm dừng chân tiếp theo để lưu trú chứ không dừng chân ở Hà Nội nữa. Hay nói cách khác họ đã cố tình bỏ qua Hà Nội trong lịch trình thăm quan, tuy nhiên không phảitiềm năng và thế mạnh của du lịch Hà Nội không có mà cái yếu trong ngành du lịch là vẫn chưa biết tận dụng thế mạnh của các ngành liên quan để tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh. Điều này thực sự ảnh hưởng rất ghê gớm tới sự phát triển của ngành du lịch Hà Nội. - Trên đây là một vài giải pháp mà các doanh nghiệp lữ hành đang tự cứu mình vậy từ phía các cơ quan chuyên trách và sở du lịch Hà Nội, họ đã nghĩ gì? Họ đã có cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Trên thực tế sở du lịch đã xúc tiến được rất nhiều dự án đầu tư xây dựng các khách sạn lớn trên địa bàn Hà Nội, Song cái khó ở đây là để tìm được một vị trí đẹp, thuận lợi cho việc phát triển du lịch và kinh doanh khách sạn để khởi công xây dựng quả không phảilà vấn đề đơn giản. - Thị trường xây dựng khách sạn ở Hà Nội hiện nay " nóng hổi" không kém thị trường xây dựng văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp - Đó là nhận định của tổng giám đốc tập đoàn bất động sản CBRE. * Giải pháp lâu dài. - Sở Du lịch Hà Nội tăng sức thu hút các nhà đầu tư xây dựng thêm các khách sạn 5 sao. - Hiện nay trên địa bàn Hà Nội đang thi công một số dự án: + X2 (Mễ Trì, Từ Liêm) 550 phòng, vốn đầu tư 500 triệu USD. Chủ đầu tư là Riviera của Nhật). + X7 (Mĩ Đình, Từ Liêm) 200 phòng, khoảng 270 tỉ đồng. + X1 (Trần Duy Hưng, Hà Nội) 564 phòng, 80 triệu USD , Charmvit Hàn Quốc làm chủ đầu tư. + X3 (Mễ Trì, từ Liêm) 350 phòng, 70 triệu USD, do Công ty Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư. + E6 (Đô thị Cầu Giấy) 500 phòng, vốn đầu tư 500 triệu USD, do Keangnam Hàn Quốc làm chủ đầu tư. - Tiến hành quy hoạch và dự báo chính xác lượng khách quốc tế đến Hà Nội trong từng giai đoạn. Kết luận Trong quá trình hội nhập và phát triển ngành du lịch, Hà Nội cũng đang nỗ lực hòa cùng guồng quay của khu vực và trên thế giới, mở rộng thị trường để đưa Hà Nội đến với đông đảo bạn bè thế giới. Hiện nay, Hà Nội được bình chọn là một trong 10 thành phố hấp dẫn du khách nhất trong khu vực. Bài nghiên cứu đã giúp tác giả cũng như bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành du lịch. Điều đó được thể hiện rất rõ qua hoạt động kinh doanh khách sạn lữ hành ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Lượng khách quốc tế tới Hà Nội trong năm qua bỗng tăng đột biến khiến cho lượng cung không đủ cầu. Điều này giải thích tại sao Hà Nội đang rơi vào tình trạng “khan hiếm” phòng trầm trọng, từ đó tạo nên một sức ép lớn tới các công ty lữ hành do không thể xây dựng được phương án lưu trú cho khách trong quá trình xây dựng chương trình du lịch. Bài nghiên cứu của tác giả đã nêu một cách khái quát nhất về vai trò của khách sạn 5 sao với các công ty lữ hành Hà Nội cũng như chỉ ra được những sức ép mà các công ty lữ hành đang gặp phải, do những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này để từ đó các công ty lữ hành có những biện pháp tự cứu mình trên thị trường. Để ngành du lịch Hà Nội phát triển một cách vững mạnh thì điều cần thiết lúc này là cần thắt chặt mối quan hệ giữa hệ thống khách sạn 5 sao với các công ty lữ hành Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 64.doc
Tài liệu liên quan