Đề tài Quan điểm của thanh niên về tình yêu - Gia đình - lối sống

Tài liệu Đề tài Quan điểm của thanh niên về tình yêu - Gia đình - lối sống: Quan điểm của thanh niên về tình yêu - gia đình - lối sống * * * Trong thời đại hiện nay, Nhà nước đang thực hiện chính sách mở cửa làm ăn kinh tế với nước ngoài, mở rộng giao lưu văn hoá với tất cả các nước trên thế giới. Kéo theo đó là những ảnh hưởng lớn đến đời sống của mọi người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự giao thoa giữa nền văn hoá truyền thống với các nền văn hoá khác, nhất là nền văn hoá Âu Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp nhân dân năng động nhất, nhạy cảm nhất - đó chính là tầng lớp thanh niên. Sự ảnh hưởng này được thể hiện rất nhiều mặt trong đời sỗng xã hội, nhất là những quan niệm của thanh niên về tình yêu, gia đình, lối sống. Có thể nói, ba mặt này có quan hệ hữu cơ mật thiết, có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Sự phát triển về kinh tế đã làm thay đổi cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Đại đa số thanh niên trong thời đại ngày nay đều có trình độ và rất năng động. Trong rất nhiều lĩnh vực như trong lao động sản xuất, trong khoa học nghệ t...

doc7 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan điểm của thanh niên về tình yêu - Gia đình - lối sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan điểm của thanh niên về tình yêu - gia đình - lối sống * * * Trong thời đại hiện nay, Nhà nước đang thực hiện chính sách mở cửa làm ăn kinh tế với nước ngoài, mở rộng giao lưu văn hoá với tất cả các nước trên thế giới. Kéo theo đó là những ảnh hưởng lớn đến đời sống của mọi người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự giao thoa giữa nền văn hoá truyền thống với các nền văn hoá khác, nhất là nền văn hoá Âu Mỹ đã ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp nhân dân năng động nhất, nhạy cảm nhất - đó chính là tầng lớp thanh niên. Sự ảnh hưởng này được thể hiện rất nhiều mặt trong đời sỗng xã hội, nhất là những quan niệm của thanh niên về tình yêu, gia đình, lối sống. Có thể nói, ba mặt này có quan hệ hữu cơ mật thiết, có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Sự phát triển về kinh tế đã làm thay đổi cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Đại đa số thanh niên trong thời đại ngày nay đều có trình độ và rất năng động. Trong rất nhiều lĩnh vực như trong lao động sản xuất, trong khoa học nghệ thuật - có rất nhiều thanh niên đã và đang vươn tới những đỉnh cao mới dù ở nông thôn hay thành thị. Họ là những người trẻ tuổi có tri thức, có lòng nhiệt tình, lại ham học hỏi. Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển và phồn vinh của một quốc gia. Tuy vậy, mặt trái của nền kinh tế thị trường hay sự du nhập những nền văn hoá mới không chỉ có những ảnh hưởng tích cực. Và bao giờ mặt trái của nó cũng làm cho người ta phải quan tâm. Nhu cầu về cuộc sống vật chất ngày càng cao, đồng nghĩa với việc đòi hỏi con người ta phải lăn lộn với cuộc mưu sinh nhiều vất vả hơn, làm việc gì, người ta cũng tính đến lợi nhuận, người ta cũng còn ít thời gian quan tâm đến người xung quanh hơn. Đây có lẽ chính là nguyên nhân dẫn đến kiểu sống thực dụng. Đó là lối sống đôi khi quá vô tình, vô nghĩa. Có thể nói, lối sống này ta bắt gặp khá nhiều cả ở nông thôn và thành thị. Bây giờ ta không còn hiếm gặp trường hợp anh em trong một gia đình bất hoà chỉ vì việc phân chia tài sản. Người ta kiện tụng nhau, tranh giành nhau chỉ vì khi qua đời, bố mẹ để lại tài sản cho người này ít, người kia nhiều. Dù rằng khi bố mẹ còn sống, việc săn sóc phụng dưỡng cha mẹ đối với họ chỉ là những cuộc họp lên họp xuống. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là vài tháng một lần, những ông bố bà mẹ mắt mờ chân run lại phải chuyển nhà một lần để từng đứa con có dịp "hầu hạ" cha mẹ lúc tuổi già, hay chính họ phải săn sóc cho chính gia đình của con cái. Cũng không phải hiếm khi có những đứa con tính toán từng đồng tiền với bố mẹ khi làm cho bố mẹ việc này việc khác. Có trường hợp: một giáo viên, khi cuộc sống gia đình khấm khá hơn, nhờ tiền dạy thêm đã xây được những căn nhà lớn, bên trong đầy đủ các tiện nghi Đông, Tây kim cổ, vợ con đề huề hạnh phúc, chỉ trừ có một bà mẹ già hơn 80 mắt loà chân yếu phải sống trong một gian nhà bếp tối tăm, bữa ăn được ngồi ăn riêng chỉ vì ông con quý hoá kia sợ bẩn. Và với những vị đương chức cao vọng trọng thì khi bố mẹ qua đời, đám ma cũng trở thành một cuộc thu lợi hiếm có. Đấy là trong gia đình, còn ngoài xã hội thì sao. Thật đau lòng khi nghe những chuyện như: người ta nhẫn tâm lột hết cả tư trang của một người bị tai nạn; hay trước khi giúp ai bị nạn họ phải xem trong túi người đó có bao nhiêu để khỏi ảnh hưởng tới cái ví của họ. Thật là: nghe chẳng kém gì chuyện ở Mỹ cách đây hơn một thế kỷ, trong truyện ngắn của mình, khi chứng kiến cảnh một người ăn mày đàn và hát những bài hát làm xúc động lòng người trong một quán rượu dành cho các quý ông quý bà, và họ xúm quanh xem anh ta biểu diễn, trong số họ hầu như ai cũng rớt nước mắt, nhưng khi bài hát kết thúc anh ăn này ngửa nón xin vài đồng xu để có một bữa tối thì những quý ông quý bà kia xua đuổi anh ta như một vật gì ghê tởm lắm và một vài đồng xu bố thí vẫn nằm yên trong túi họ; Leptonstoi đã phải thốt lên rằng đó là một ngày đáng nhớ, một ngày không thể nào quên trong cuộc đời ông và những người có lương tri; ông ghê tởm sự bạc bẽo vô tình của con người. Và mấy năm gần đây, người ta thường nín thở theo dõi trên báo trên đài những vụ án ly kỳ hấp dẫn không kém gì xinê, mà mỗi năm tính chất và quy mô ngày càng phát triển, từ trốn thuế lừa đảo, buôn bán thuốc phiện, đến những hoạt động kiểu xã hội đen, bảo kê chém giết ngang nhiên hoành hành, mà phạm vi liên quan từ những người bình thường tới cựu hoa hậu, diễn viên; từ những phóng viên bình thường tới Tổng thư ký hội báo chí; từ những nhân viên an ninh bình thường đến phó chánh toà án nhân dân tối cao… Thực tế là còn nữa nhưng người ta không tiện đưa hết lên thông tin đại chúng. Tất cả những vị quyền cao chức trọng đó bao che cho những tên tội phạm hòng nhận khoản tiền hối lộ hàng chục nghìn USD. Một lối sống mà chỉ biết đến lợi ích cá nhân mình, thật ích kỷ và nhàn chán. Nó làm con người trở nên tha hoá, đánh rơi bản chất và đôi khi trở thành kẻ thù cho xã hội. Trong tình yêu cũng vậy, khi người ta đến với nhau không trên cơ sở là tình yêu thì sớm muộn hạnh ohúc gia đình cũng tàn phai theo năm tháng. Bây giờ không thiếu gì những anh này cô nọ lấy người này người kia chỉ vì họ giàu có, có quyền chức, hay con sếp này sếp khác. Tôi có biết bạn của anh tôi là bộ đội chuyên nghiệp. Anh ta được cấp trên của mình cất nhắc sau khi đã kết hôn với cô cháu ruột của ông ta. Cuộc sống của người bạn anh tôi không có gì đáng phàn nàn ngoại trừ một cô vợ suốt ngày chỉ biết đi chơi và có chăng là chăm sóc sắc đẹp cho mình và thêm một việc nữa là cho con bú. Cô ta quản lý anh bạn của anh tôi đến tận đồng lương cuối cùng, và đến cả tiền biếu bố mẹ anh ta cũng không có. Tôi không hiểu rồi cuộc sống gia đình của anh ta sẽ đi đến đây, nhưng chắc chắn một điều rằng người ta không thể sống mãi với người bạn đời ấy đến đầu bạc răng long được. Và cũng không thiếu gì các cô gái đã sẵn sàng lấy các vị có chức có quyền bằng cả tuổi bố mình, đấy là chưa kể đến có cô bị lừa bởi những cuộc đánh ghen… Hạnh phúc cả đời người tan theo những mưu toan vật chất, đấy là chưa kể để lại những gánh nặng cho xã hội khi những đứa trẻ sinh ra không có bố mẹ. Sự dư thừa của cải cũng đẩy con người ta đến một cuộc sống cũng đáng lên án không kém, đó là lối sống buông thả, chạy theo những dục vọng tầm thường. Chúng ta thật đau lòng khi thấy những tội phạm nguy hiểm cho tuổi đời còn rất trẻ, có khi còn chưa học hết phổ thông. Thầy giáo tôi có lần kể: thầy có người bạn lâu ngày mới gặp, ông ta than rằng có đứa con trai độc nhất thì đã theo bạn bè nghiện hút, về nhà bán mọi thứ khi bố đi vắng để có tiền hút hít. Lần khác, thầy lại kể: đứa cháu gái thầy nghe chuyện nhà tăng tiền cho quỹ học sinh nghèo vượt khó thì thắc mắc, học sinh nghèo vượt khó là chuyện thường, học sinh giàu vượt khó học giỏi mới là chuyện lạ chứ. Kể về "Câu lạc bộ một trăm cây" của những người có 100 cây vàng trở lên ở Hải Phòng ngày xưa. Còn bây giờ ở Hà Nội có "Câu lạc bộ 1 triệu" của các gia đình mỗi ngày cho con một triệu tiền tiêu vặt. Chuyện thầy giáo kể, tôi chỉ nhắc lại có lẽ chẳng ăn nhập gì lắm, nhưng như vậy không có nghĩa là chỉ có con nhà giàu mới sa ngã, và không thiếu gì những sinh viên khi bước chân lên thành phố học đã không giữ được mình, đã sa đà vào các tệ nạn xã hội với một cuộc sống buông thả không có ngày mai. Mới đây thôi, nạn đưa xe máy đã gây náo loạn cả trật tự giao thông. Mà điển hình là vụ đua xe máy quy mô lớn rạng sáng ngày mùng 1 tết làm náo loạn cả phố phường, làm cho tất cả mọi người phải quan tâm. Và khi người ta lôi chúng ra trước pháp luật thì hầu hết ở độ tuổi 19, 20 và không thiếu gì những cô gái đứng đường phải dấn thân vào cái nghề nhục nhã bị cả xã hội lên án không phải vì hoàn cảnh khó khăn mà chạy theo lối sống tầm thường, để phải bán rẻ cả phẩm hạnh của mình. Và cũng thạt là xót xa khi những năm gần đây, trong các bệnh việnphụ sản, số vụ nạo hút thai của các thiếu nữ chưa chồng tăng lên khá nhanh; đó cũng là một phần do lối sống buông thả trong tình yêu, rồi tương lai của các cô gái này không biết rồi sẽ đi về đâu. Bây giờ không thiếu gì những đôi nam nữ yêu nhau quá dễ dãi trong quan hệ và dẫn đến hậu quả xấu, sau này và phần lớn là các cô gái phải chịu thiệt thòi, nhiều chàng đã cao chạy xa bay khi đã để lại trong cô gái giọt máu của mình. Nhiều đôi lứa sinh viên giờ sống chung như vợ chồng, rồi chuyện học hành giảm sút, có khi còn phải bỏ học giữa chừng… để rồi phụ bạc lòng tin của gia đình, bè bạn, xã hội. Buông thả trong tình yêu thì dù có lấy được nhau thì cũng không đảm bảo được một hạnh phúc lâu dàu khi mà người vợ, người chồngkhông còn giữ được sự trân trọng, những hình ảnh đẹp về nhau. Lối sống buông thả hờn hợt theo đuổi những ham muốn thuộc về phần "con" cũng đã làm bao nhiêu gia đình tan nát, từ những người vợ dịu dàng, người cha mẫu mực, họ đã trở thành tấm "gương xấu cho con cái". Cuộc sống vật chất dư thừa đã đẩy họ đi tìm những thú vui ngoài gia đình. Có người cha nát rượu, người vợ ngoại tình, người chồng nghiện hút… Không có sự chăm sóc giáo dục của gia đình và thiếu sự quan tâm của xã hội, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy đều bị những ảnh hưởng xấu. Lối sống thực dụng, bạc bẽo vô hình và lối sống buông thả chạy theo những dục vọng thấp hèn đều khác xa với những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta. Những lối sống này không phải là phổ biến nhưng cũng đã đến lúc cần phải báo động. Sự tiếp thu văn hoá nước ngoài, lối sống phương Tây, là một điều tốt, nó giúp xã hội thoát ra khỏi cảnh trì trệ về kinh tế… nhưng cần phải có sự tiếp thu chọn lọc. Thanh niên ngày nay phải sống có hoài bão, có lý tưởng cao đẹp, và phải phấn đấu cho những lý tưởng đó một cách khoa học. Phải mài sắc trí tuệ, phải biết sông không chỉ cho mình, phải biết nhìn xa trông rộng, không phải là các trò lừa đảo khôi lỏi (ta cũng thường nghe chuyện sinh viên ta khi ra nước ngoài học tập đã bàu đủ trò như: bắt chim bồ câu làm thịt hay như buộc chỉ vào tiền xu để mua hàng ở máy tự động,… để rồi đến lúc người nước ngoài coi chúng ta bằng con mắt khinh thường. Ta phải học cái hay, cái đẹp từ họ và phù hợp với nền văn hoá nước ta. Ta không thể theo kiểu tự do súng ống của Mỹ, hay cái kiểu thời trang "quá thiếu vải" trên sàn diễn Tây Âu. Cái cách mà một số thanh niên ăn mặc quái dị, lố lăng, tóc nhuộm loè loẹt xanh đỏ tím vàng hay một số các ca sĩ khi hát các bài hát trên sàn diễn thì gào thét chẳng rõ lời nào, khán giả cũng không hiểu họ mặc, gì, bôi gì lên người, lên tóc… Cũng chính người phương Tây, họ cũng rất ngưỡng mộ và thèm muốn được chiêm ngưỡng những truyền thống văn hoá tốt đẹp phương Đông; nhất là trong mối quan hệ gia đình, sự kính trọng thương yêu giữa các thành viên trong gia đình; truyền thống tôn sư trọng đạo. Vẻ đẹp của văn hoá phương Đông là sự thâm trầm sâu sắc, là vẻ đẹp của sự tế nhị, dịu dàng. Sự tự do của người nước ngoài đối với ta nhiều khi là sự tự do quá trớn. Không phải không có lý khi có người nói rằng sự đổi mới hiện nay chính là sự quay về với cái cũ chân chính. Tuổi trẻ của chúng ta hiện nay cần ý thức được điều đó, không phải mọi cái du nhập từ nước ngoài vào đều tốt, và không phải mọi truyền thống từ xa xưa đều cổ hủ lạc hậu. Trong tình yêu cũng vậy! Đã hết thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nam nữ thụ thụ bất thân; trai gái được quyền tự do bình đẳng tìm hiẻu và tự quyết định lấy hạnh phúc lứa đôi của mình. Đó cũng chính là một tiến bộ trong thước đo sự phát triển xã hội. Nhưng đó không tuyệt đối không phải là thứ tình yêu được chăng hay chớ, ăn xổi ở thì. Tình yêu nam nữ là một trong những tình cảm cao quý nhất của con người. Bởi vậy, khi người ta đến với tình yêu cần phải có thái độ nghiêm túc và trân trọng, không chạy theo những cảm xúc nhất thời, để rồi khi lấy nhau rồi mới biết người bạn đời không phải là người mình thực sự mong muốn, khi đó nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc là rất lớn. Muốn có hạnh phúc lâu dài khi người ta đến với nhau thực sự trên cơ sở tình yêu, tình yêu không có chỗ cho những toan tính vụ lợi thấp hèn, sự đắm đuối say mê phải trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm với nhau. Theo con số của những nhà thống kê thì số vụ ly hôn trong xã hội bây giờ cao hơn nhiều so với ngày trước, đành rằng trong xã hội cũ, có nhiều định kiến xã hội làm cho người ta không dễ gì mà bỏ nhau, nhưng điều đó cũng chứng tỏ sự tự do yêu đương cũng chưa phải là hoàn toàn tốt, đến với nhau một cách dễ dàng và ra đi cũng dễ dàng như thế. Cuộc sống gia đình muốn hạnh phúc thì vợ chồng phải luôn yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, lấy nhau vì tiền thì của cải rồi cũng hết, lấy nhau vì địa vị thì chức quyền cũng chỉ có thời, lấy nhau vì nhan sắc thì nhan sắc cũng tàn phai theo năm tháng. Chỉ có tình yêu đích thực là tồn tại mãi cùng thời gian, là cơ sở để xây dựng nên một gia đình ấm no, hạnh phúc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60309.DOC