Tài liệu Đề tài Quan điểm chiến lược về đầu tư cơ sở hạ tầng với ngân sách nhà nước và nợ công: 1
QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VỚI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NỢ CÔNG
TS. Vũ Đình Ánh
Cơ sở hạ tầng (CSHT) là một trong những nút thắt cho sự phát triển kinh tế xã
hội của Việt Nam nên phát triển CSHT luôn là trọng tâm chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam từ 1991 đến nay và từ nay đến 2020 khi cơ bản trở thành
nước công nghiệp như chúng ta mong muốn.
Hạ tầng cơ sở hiện vẫn được coi là một điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo Giám đốc
Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Chỉ số
cạnh tranh toàn cầu (GCI) giai đoạn 2009-2010 của Việt Nam đứng thứ 75, tụt 5 bậc so với GCI 2008-
2009, trong đó, trụ cột thứ 2 trong 12 trụ cột làm nên chỉ số GCI* là chỉ số về hạ tầng cơ sở lại đứng vị trí
thứ 94 chỉ với mức 3 điểm trong tổng số 7 điểm. So sánh chỉ số hạ tầng cơ sở của Việt Nam với một số
quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan hay Trung Quốc thì chỉ số này của họ đề...
12 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan điểm chiến lược về đầu tư cơ sở hạ tầng với ngân sách nhà nước và nợ công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VỚI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NỢ CÔNG
TS. Vũ Đình Ánh
Cơ sở hạ tầng (CSHT) là một trong những nút thắt cho sự phát triển kinh tế xã
hội của Việt Nam nên phát triển CSHT luôn là trọng tâm chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam từ 1991 đến nay và từ nay đến 2020 khi cơ bản trở thành
nước công nghiệp như chúng ta mong muốn.
Hạ tầng cơ sở hiện vẫn được coi là một điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo Giám đốc
Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Chỉ số
cạnh tranh toàn cầu (GCI) giai đoạn 2009-2010 của Việt Nam đứng thứ 75, tụt 5 bậc so với GCI 2008-
2009, trong đó, trụ cột thứ 2 trong 12 trụ cột làm nên chỉ số GCI* là chỉ số về hạ tầng cơ sở lại đứng vị trí
thứ 94 chỉ với mức 3 điểm trong tổng số 7 điểm. So sánh chỉ số hạ tầng cơ sở của Việt Nam với một số
quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan hay Trung Quốc thì chỉ số này của họ đều cao hơn Việt
Nam (từ 4,3-5 điểm). Kết quả khảo sát cho thấy, quãng đường từ nhà máy vào trung tâm của một tỉnh,
thành phố trung bình bị phong tỏa bởi lũ lụt, lở đất khoảng 8,7 ngày/năm, 71% doanh nghiệp cho biết sản
phẩm của mình bị hư hại bởi chất lượng đường xấu, gây tổn thất khoảng 2.300 USD/doanh nghiệp và
trung bình trong 1 tháng doanh nghiệp bị cắt điện khoảng 29,27 tiếng và dịch vụ điện thoại và mạng ngoài
vùng phủ sóng khoảng 8,23 tiếng.
Tuy nhiên, do chúng ta còn thiếu quá nhiều CSHT, hơn nữa chất lượng CSHT
hiện có cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên nguồn vốn cần để
đầu tư phát triển CSHT là rất lớn, vượt ra khỏi khả năng của NSNN, thậm chí của
quốc gia1. Hơn nữa, CSHT lại rất đa dạng, thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong thời
gian dài trong khi không phải CSHT nào cũng có khả năng hoàn vốn hay có thể
đánh giá được hiệu quả kinh tế (hiệu quả xã hội thường được dùng để biện minh cho
những CSHT không thể làm rõ có hiệu quả kinh tế hay không song lại càng làm cho
các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư CSHT thêm mù mờ, theo
đó, vừa gây khó khăn cho việc huy động vốn cho CSHT, vừa khó kiểm tra giám sát
hiệu quả của việc sử dụng những đồng vốn đã huy động được đó). Thêm vào đó, đầu
tư xây dựng CSHT còn liên quan đến phân cấp NSNN, cả phân cấp giữa NSTW và
NSĐP cũng như phân chia trách nhiệm giữa quản lý vốn đầu tư và quản lý vốn duy
tu bảo dưỡng CSHT. Chính vì vậy, quan hệ giữa đầu tư CSHT nói chung, đầu tư
công nói riêng với NSNN và nợ công cần được tiếp cận dựa trên những quan điểm
chiến lược sau:
Quan điểm 1:
Chỉ lập dự án xây dựng CSHT sau khi đã thiết lập được bộ tiêu chí đánh giá
hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của mỗi loại CSHT. Căn cứ vào bộ tiêu chí có
thể định lượng được này mới xem xét phê duyệt từng dự án CSHT đồng thời sắp xếp
1 Eurocham ước tính Việt Nam cần khoảng 70-80 tỷ đô la đầu tư cho đường bộ, đường sắt và cơ sở
hạ tầng cảng biển trong 5-10 năm tới. Con số này lên mức 120 tỷ đôla nếu bao gồm cả hạ tầng về
năng lượng tại quốc gia đang thiếu điện.
2
trật tự ưu tiên đầu tư CSHT. Bên cạnh đó, có thể chế đảm bảo việc đánh giá dự án
theo bộ tiêu chí và sắp xếp thứ tự ưu tiên một cách khách quan, trung thực, giảm
thiểu những áp lực bên ngoài. Chẳng hạn, thành lập Hội đồng thuộc Quốc hội thẩm
định những dự án CSHT tầm quốc gia do Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý thực
hiện và Hội đồng thuộc HĐND cấp tỉnh thẩm định dự án CSHT trên địa bàn tỉnh do
các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh quản lý thực hiện. Chính phủ và UBND
cấp tỉnh căn cứ vào kết quả thẩm định sẽ phê duyệt dự án, xếp hạng ưu tiên, chịu
toàn bộ trách nhiệm về triển khai dự án, từ kế hoạch huy động nguồn lực tài chính,
chọn nhà thầu thực hiện, tiến độ triển khai dự án, chất lượng CSHT, nghiệm thu và
đưa CSHT vào khai thác sử dụng.
Quan điểm 2:
Các dự án được phê duyệt phải nằm trong qui hoạch không gian và thời
gian phát triển CSHT quốc gia và tỉnh (ngay cả các dự án CSHT cấp xã cũng phải
nằm trong qui hoạch chứ không phải do huy động từ nguồn ngoài NSNN mà cấp xã
hay huyện tùy ý quản lý thực hiện vì CSHT phải đồng bộ trên cả cấp độ quốc gia và
địa phương. Chúng ta không có đủ tiền để xây dựng tất cả CSHT cùng một lúc nên
càng cần phải đồng bộ để đảm bảo hiệu quả khai thác tối đa. Đây cũng là cơ sở để
chống lại căn bệnh đầu tư dàn trải, đầu tư kéo dài chậm đưa CSHT vào khai thác sử
dụng, thậm chí xây dựng xong lại bỏ hoang lãng phí. Hiệu quả đầu tư tổng thể của
Việt Nam đang giảm một cách đáng lo ngại.
Trường hợp Đại lộ Thăng Long
Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc được Bộ Giao thông vận
tải phê duyệt từ tháng 7-2003 với tổng mức đầu tư hơn 3.733 tỉ đồng và đến tháng
10-2007 lại điều chỉnh dự án lên đến hơn 7.527 tỉ đồng.
Theo quyết định 2013 của Bộ GTVT, đường Láng - Hòa Lạc có chiều rộng
nền đường tối thiểu bằng 140m nhưng tại các bản thiết kế cơ bản, thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, bản vẽ mặt cắt ngang điển hình đều thể hiện
Đầu tư và ICOR 1995-2010
3.34 3.45
4.22
5.59
6.83
4.84 4.96 4.80 4.84 4.65 4.33
4.90 4.80
6.97
8.05
6.3831.7 32.1
34.6
32.4 32.8 32.9 33.7
36.2 36.5
40 40.5 41.5
35.5
34
43.1 42.8
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
8.00
9.00
1995 19961997 1998 1999 20002001 2002 2003 20042005 2006 2007 20082009 2010
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
%
G
D
P
ICOR Đầu tư (%GDP)
3
chiều rộng nền đường tối đa chỉ đạt 134m, hụt 6m so với quyết định (trừ đoạn qua
sông Đáy).
Theo quy định sẽ dành các khu đất phát triển đô thị giao cho chủ đầu tư để tạo
vốn song UBND tỉnh Hà Tây (cũ) chỉ giao khu đô thị mới Bắc An Khánh cho
Vinaconex làm chủ đầu tư, còn lại 746,8ha thuộc các khu Nam An Khánh, Quốc
Oai, Liên Quan, Sơn Đồng, Dương Cốc được giao cho các đơn vị không phải nhà
đầu tư. Việc dành quỹ đất cho nhà đầu tư chỉ tạo được 1.472 tỉ đồng vốn làm đường,
khiến Nhà nước phải chi thêm khoảng 6.000 tỉ đồng dẫn đến quá trình thực hiện
phải thay đổi hình thức đầu tư, làm chậm tiến độ dự án. Theo quyết định đầu tư và
hợp đồng ký kết lần đầu, dự án chậm bốn năm; lần hai chậm một năm (dự kiến hoàn
thành tháng 12-2010 nhưng đến 6/12/2010 vẫn chưa hoàn thiện).
Công trình đã phải thay đổi nhà đầu tư, hình thức đầu tư, tổng thầu xây lắp...
cùng với những biến động giá cả và khủng hoảng kinh tế đã làm tăng tổng mức đầu
tư dự phòng về giá hơn 1.387 tỉ đồng.
Quan điểm 3:
4
0
100
200
300
400
500
600
700
800
N
gà
n
t
ỷ
V
N
D
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Đầu tư toàn xã hội 1995-2009
Kinh tÕ NN Kinh tÕ ngoµi NN Khu vùc FDI
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh ở cả 3 khu vực kinh tế nhà nước,
ngoài nhà nước và FDI. Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính phát triển CSHT dựa
trên: (i) 100% vốn đầu tư NSNN; (ii) 100% vốn có nguồn gốc NSNN (vay ODA,
tín dụng nhà nước, TPCP, DNNN); (iii) 100% vốn ngoài NSNN (doanh nghiệp
trong nước, FDI từ vốn tự có và vay tín dụng, phát hành TPDN); (iv) hỗn hợp các
nguồn vốn trên.
Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội 1995-2009
42.0%
49.1%49.4%
55.5%58.7%59.1%59.8%57.3%52.9%48.1%47.1%45.7%
37.2%33.9%
40.6%
27.6%
24.9%22.6%
23.7%
24.0%22.9%22.6%25.3%31.1%37.7%38.0%38.1%
38.5%
35.2%
33.9%
30.4%26.0%28.0%
20.8%17.3%18.0%17.6%17.4%16.0%
14.2%14.9%16.2%
24.3%
30.9%25.6%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Kinh tÕ NN Kinh tÕ ngoµi NN Khu vùc FDI
Quan điểm 4:
5
NSNN 1995-2011 (%GDP)
-0.5 -0.2
-1.7
-0.1
-0.8
-2.8 -2.8
-1.4 -1.2
0.9
-1.2
-0.4
-1.9
-0.9
-8.9
-5.9
-4.3
28.7 28.7 29.0
26.7 26.9 27.225.5 24.4 24.2
30.6 29.8
35.6
32.8 31.5
22.9
23.3
25.9
26.7
24.9
22.7
21.620.519.820.220.8
29.1
27.1
26.1
25.820.620.422.6
23.624.1
0
5
10
15
20
25
30
35
40
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
2
Cân đối NSNN chính thức
Cân đối NSNN tổng thể (gồm chi quĩ ngoài NS)
Tổng thu NSNN
Tổng chi NSNN
Vốn đầu tư từ NSNN: Nguồn vốn này cần thu hẹp về tỷ trọng vốn cho CSHT
do hạn chế về qui mô NSNN, điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng giảm tỷ lệ
chi NSNN/GDP và tỷ lệ chi đầu tư/tổng chi NSNN khi phải đảm bảo tăng tỷ lệ chi
thường xuyên và chi trả nợ/tổng chi NSNN mặc dù số tuyệt đối chi từ NSNN cho
CSHT vẫn có thể tăng. Qui mô thu chi NSNN cũng như thâm hụt NSNN so với
GDP đã tăng quá cao.
Cơ cấu vốn đầu tư Nhà nước
44.6 45.6 44.0 40.4 41.3 43.6 44.7 43.8 45.0
49.5 54.4 54.1 54.2
61.8 64.3
19.9 19.3 23.7 28.3 32.1
31.1 28.2 30.4 30.8 25.5
22.3
14.5 15.4
13.5 14.1
35.5 35.1 32.3 31.3
26.6 25.3 27.1 25.8 24.2 25.0 23.3 31.4 30.4 24.7
21.6
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác
Vốn vay
Vốn ngân sách Nhà nước
6
Cơ cấu chi NSNN 2006-2010
31.02 25.53 27.83 24.53 25.00 21.73 22.96
30.78
21.56
15.51
13.93
13.75 12.83
10.62
11.97 11.08 12.07
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
DT2006 QT2006 DT2007 QT2007 DT2008 QT2008 DT2009 TH2009 DT2010
Chi trả nợ và viện trợ (%tổng chi)
Chi thường xuyên (%tổng chi)
Chi đầu tư phát triển (%tổng chi)
Hơn nữa, quản lý chi đầu tư từ NSNN rất khó, dễ dẫn đến thất thoát lãng phí
nên nguồn vốn này chỉ dành cho các CSHT có ý nghĩa chiến lược quốc gia/tỉnh song
không thể thu hồi vốn. Tiến tới có cơ chế sử dụng nguồn vốn này để mua lại/trả nợ
vốn xây dựng các CSHT phục vụ lợi ích chung chứ Chính phủ/UBND các cấp
không trực tiếp đầu tư nữa.
Quan điểm 5:
Vốn có nguồn gốc NSNN: đây là nguồn vốn chủ yếu cho CSHT trong tương
lai ít nhất 5-10 năm nữa cho những CSHT chậm thu hồi vốn, không thu được lợi
nhuận hoặc lợi nhuận không đáng kể. Vốn ODA quản lý theo dự án nên phải giải
quyết 2 vấn đề cơ bản là lựa chọn dự án và nguồn trả nợ gắn với an ninh tài chính
quốc gia nói chung và khả năng trả nợ nói riêng.
7
Nợ quốc gia 1995-2011
1.3 1.7 1.9 1.8 2.7 3.0 3.4 3.7
5.6 6.3
8.6
11.5
21.0 23.0
14.1 15.4
19.2
43.9
50.9
86.1
71.4
31.5 33.5
41.3
49.0 51.3
45.6
42.9
44.5
42.4
41.0
38.2
36.0
77.7 75.3
74.5
32.332.5
33.5
33.7
35.0
38.6
40.7 40.8
38.5
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
80.0
90.0
100.0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Gross officl reserves (incl. gold, bill USD)
Total public debt (%GDP)
External Debt (%GDP)
Nguồn trả nợ có thể từ nguồn thu khai thác sử dụng CSHT và nguồn chi trả
nợ từ NSNN (trả nợ gốc và lãi), trong đó nguồn thu thứ nhất cần nâng lên. Đối với
nguồn TPCP và tín dụng Nhà nước cũng tương tự. Nợ công của Việt Nam đã lên tới
52,6%GDP năm 2009 và khoảng 56,7%GDP năm 2010 trong khi nợ nước ngoài
cũng lên tới gần 40%GDP. Chi trả nợ gốc từ NSNN bình quân 40-45 ngàn tỷ
đồng/năm giai đoạn 2006-2010 và tiếp tục gia tăng trong những năm tới do đến hạn
trả nợ cũng như biến động tỷ giá hối đoái. Theo Bộ KH&ĐT, đến hết năm 2010,
Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho đầu tư 1.757 dự án (tương
đương 1.939 tiểu dự án) giao thông, thủy lợi và di dân tái định cư sử dụng vốn trái
phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010, trong đó: 1.001 dự án giao thông (trung
ương: 132 dự án2, địa phương: 869 dự án); 753 dự án thủy lợi (trung ương: 108 dự
án3, địa phương: 645 dự án); 3 dự án di dân tái định cư. Các dự án trên có tổng mức
đầu tư là 443.126 tỷ đồng, trong đó vốn trái phiếu Chính phủ là 424.781 tỷ đồng.
Bộ KH&ĐT cho rằng, để hoàn thành các dự án đã có trong danh mục đầu tư
bằng TPCP, trong 5 năm 2011-2015 cần huy động khoảng 315 nghìn tỷ đồng TPCP,
bình quân 63 nghìn tỷ đồng/năm, cao hơn tổng số vốn TPCP kế hoạch năm 2010
khoảng 7 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững, tăng
cường quản lý nợ và dư nợ của Chính phủ và nợ công không vượt ngưỡng cho phép
bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dự kiến huy động TPCP trong 5 năm 2011-2015
khoảng 225 nghìn tỷ đồng; trong đó, năm 2011 là 45 nghìn tỷ đồng (giảm 11 nghìn
tỷ đồng so với năm 2010). Dự kiến tổng số vốn TPCP này mới đáp ứng được
2 Số dự án Thủ tướng Chính phủ Quyết định bố trí ban đầu cho các cơ quan Trung ương là 144 dự án, trong quá trình
triển khai thực hiện đã chuyển 12 dự án từ Trung ương quản lý về địa phương quản lý.
3 Số dự án Thủ tướng Chính phủ Quyết định bố trí ban đầu cho các cơ quan Trung ương là 118 dự án, trong quá trình
triển khai thực hiện đã chuyển 10 dự án từ Trung ương quản lý về địa phương quản lý.
8
khoảng 70% số vốn còn thiếu để hoàn thành các dự án đã có trong danh mục hiện
nay.
Riêng nguồn vốn đầu tư CSHT từ các DNNN, đặc biệt là từ các tập đoàn cần đối xử
như loại (iii) để đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế.
Qui mô nợ và dự trữ ngoại hối 2006-2015
26.1
32.4
39.6
45.7
53.3
59.7
65.9
72.3
79.1
86.2
19.1
23.1
28.4
36.5
41.7
47.7
54.4
61.1
68.0
73.8
45.6
38.1
30.8
15.414.111.5
21.0 23.0 19.2
24.4
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
80.0
90.0
100.0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Total public debt (billions USD)
Total external debt (billions USD)
Gross official reserves (billions USD)
Quan điểm 6:
Vốn ngoài Nhà nước: đây là nguồn vốn chủ yếu đầu tư những CSHT không
những có khả năng thu hồi vốn mà còn có lợi nhuận (từ khai thác sử dụng CSHT
hay/và gắn với CSHT).
9
FDI giai đoạn 1988-2009
341.7
5590.7
2565.4 3142.8 3191.2
12004.0
21347.8
64011.0
16345.4
6937.2
5099.9
2838.9
4547.6
6839.8
2998.8
10164.1
2208.53037.4
4188.4
735.0
1291.5
525.5 196
274
349 391
555
811
987 839
372
415 372
1544
970
791
808
327
285
10767
37
152
1171
0.0
10000.0
20000.0
30000.0
40000.0
50000.0
60000.0
70000.0
19
88
19
89
19
90
19
91
19
92
19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
Vốn đăng ký (Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) Số dự án
Chẳng hạn như, cùng là một công trình giao thông như con đường song có thu
phí khác với không thu phí, có lợi ích từ 2 bên đường khác với không có lợi ích từ
hai bên đường (đổi đất lấy hạ tầng), có lợi ích trực tiếp từ con đường khác với không
có lợi ích trực tiếp (đường vào khu đô thị, vào nhà máy, vào công trình của nhà đầu
tư con đường đó) hay cùng là một ngôi trường song trường công lập (công ích phi
lợi nhuận) khác hẳn với trường tư thục (công ích thu lợi nhuận chẳng kém gì một
ngành kinh doanh khác).
Đối với nguồn vốn này, quan trọng không phải là ưu tiên ưu đãi (kinh tế và tài
chính) mà là tạo ra cơ chế kiểm soát và cân đối lợi ích giữa các bên tham gia đồng
thời tạo môi trường tài chính tín dụng thuận lợi để nguồn vốn này vận động và
hướng vào phát triển CSHT theo qui hoạch chung. Lợi nhuận và điều kiện để đạt
được lợi nhuận (tổng thể) mới là yếu tố quyết định dòng vốn này.
10
Chính sách tiền tệ 1995-2011
18.5 18.7 19.9 20.1
28.4
35.3 39.3
43.1 48.4
58.7
65.9 71.2
93.3 90.2
112.7
119.6
134.6
0
20
40
60
80
100
120
140
160
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
20
10
20
11
Credit to the economy (%GDP) M2 (%GDP)
Trường hợp ngành điện
Sản lượng điện phát ra tăng liên tục nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nên
phải mua điện ở nước ngoài (đồng thời vẫn bán điện ra nước ngoài) với giá cao hơn
giá bán bình quân nên EVN thông báo lỗ chủ yếu là từ khoản chênh lệch giá này.
Ngay cả khi mua điện từ nước ngoài thì chênh lệch cung cầu vẫn giao động ở mức
10-25% tuỳ theo thời điểm. Giai đoạn 2005-2009, sản lượng điện phát ra hàng năm
tăng 11-13%/năm song vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp
theo giá so sánh 1994 bình quân 14-17%/năm (ngoại trừ năm 2009 chỉ tăng 7,6% do
tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu). Như vậy, mặc dù sản lượng công
nghiệp năm 2009 tăng tới 67,2% so với năm 2005 song sản lượng điện chỉ tăng có
gần 54,9% trong giai đoạn này. Nói cách khác, sản lượng điện cung ứng đã không
theo kịp tốc độ tăng sản lượng công nghiệp chứ chưa nói đến đáp ứng yêu cầu gia
tăng về điện sinh hoạt cùng với xu thế cải thiện điều kiện sống của người dân nên
tình trạng thiếu điện là tất yếu.
Trong khi các tập đoàn nhà nước như EVN, PVN, TKV được giao trọng trách
đảm bảo nguồn cung điện cho nền kinh tế song sản lượng điện phát ra lại chỉ tăng 6-
10%/năm (thậm chí năm 2006 còn giảm gần 6% so với năm trước) nên tỷ trọng của
kinh tế nhà nước trong tổng sản lượng điện phát ra đã giảm từ gần 97% năm 2004
xuống còn gần 71% năm 2009. Trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ đảm
bảo một phần không đáng kể nguồn điện với 13 triệu kwh năm 2009 (con số này
năm 2000 là 11 triệu kwh) chủ yếu do đầu tư nguồn điện đòi hỏi vốn lớn và chậm
thu hồi vốn đầu tư nên không hấp dẫn khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tích cực lấp vào khoảng trống này mặc dù có
nhận định là do giá điện thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Khu
11
vực FDI có lợi thế về vốn và sẵn sàng chấp nhận thời gian thu hồi vốn dài do họ là
những nhà đầu tư chuyên nghiệp với cam kết đầu tư lâu dài. Kết quả là sản lượng
điện của khu vực FDI tăng tới 20-30%/năm, thậm chí năm 2006 tăng gấp 4 lần so
với năm 2005, năm 2009 gấp 8,4 lần so với 2005 và gấp gần 14 lần so với năm
2000. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng sản lượng điện phát ra đã tăng vọt từ
5,4% năm 2005 lên gần 30% năm 2009.
Nguyên nhân cơ bản của tình hình này được giải thích là do khu vực kinh tế
Nhà nước thiếu vốn, song kết quả báo cáo Quốc hội cho thấy điển hình như EVN
vẫn dành hàng ngàn tỷ VND đầu tư ra ngoài ngành, từ viễn thông đến BĐS,… Bên
cạnh đó, một phần vốn của khu vực nhà nước và vốn tín dụng được dành cho các dự
án EPC, trong đó tới 80-90% là do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận với đặc điểm
nổi bật là chậm tiến độ, công nghệ và trang thiết bị tiêu chuẩn thấp, không tạo điều
kiện cho sự tham gia của các nhà thầu phụ Việt Nam cũng như người lao động Việt
Nam, giá bỏ thầu tuy rẻ (thực ra là thấp nhất, thậm chí chỉ bằng ½ so với nhà thầu
khác) song lại thường xuyên yêu cầu tăng dự toán và khó có thể nói là rẻ nếu so với
chi phí vô hình do không đảm bảo tiến độ dẫn đến phá vỡ qui hoạch điện chung và
so với trang thiết bị công nghệ được sử dụng. Một lý do được đưa ra giải thích việc
thắng thầu của các nhà thầu Trung Quốc là do nguồn vốn phụ thuộc vào vốn tín
dụng của Trung Quốc nên hạn chế trong chọn thầu, thậm chí chỉ định thầu. Rõ ràng
an ninh năng lượng điện có thể sẽ không đảm bảo trong tương lai nếu việc phát triển
nguồn điện dựa vào trang thiết bị tiêu chuẩn thấp.
Quan điểm 7:
Vốn hỗn hợp nhà nước và ngoài nhà nước: Kết hợp các nguồn vốn trên cần
dựa trên nguyên tắc vừa tránh xung đột lợi ích vừa tránh CNTB thân hữu (crony
26683
1700
46202
1538
52078
2819
57917
11443
64147
14134
70960
17857
80651
23685
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Sản lượng điện 2000-2009 (triệu kwh)
Tổng số Nhà nước Ngoài NN FDI
12
capitalissm), nói cách khác là phải cân đối được lợi ích giữa các bên tham gia.
Nguồn vốn cho CSHT từ NSNN có thể kết hợp với vốn có nguồn gốc NSNN khi
nhu cầu tài chính vượt khả năng đầu tư của NSNN song phải đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia, đảm bảo khả năng trả nợ. Kết hợp giữa vốn nhà nước với vốn ngoài
nhà nước trong phát triển CSHT cần xem xét hình thức PPP bên cạnh các hình thức
truyền thống BT, BOT, BOO,… hiện nay. Tuy nhiên, hình thức PPP cần rất thận
trọng để tránh CNTB thân hữu nêu trên và làm thiệt hại lợi ích của nhà nước do hợp
đồng bất lợi. Theo các chuyên gia nước ngoài, chìa khóa cho PPP ở Việt Nam là
phải xây dựng được một thể chế có tính thị trường vững chắc trong đó duy trì được
tính cạnh tranh qua mỗi giai đoạn của dự án, đảm bảo được nguồn tiền cho dự án để
đáp ứng được yêu cầu đầu tư và tăng hiệu quả trong chuyển giao dịch vụ tới doanh
nghiệp và người dân. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp, quy tắc,
chính sách, cấu trúc và cách thức tiến hành... hoàn chỉnh để tạo lòng tin cho nhà đầu
tư. Theo đó, Việt Nam cần chú trọng tập trung rà soát các dự án phát triển hạ tầng,
phê chuẩn những dự án được đề xuất dựa vào tính khả thi của dự án. Đồng thời,
quản lý quỹ tài chính dành cho CSHT, phê duyệt những dự án nào được gọi vốn từ
thị trường tài chính trong nước, nước ngoài hay những dự án nào thì được sử dụng
nguồn NSNN, TPCP, ODA,...
PPP là một dạng hợp đồng giữa đại diện nhà nước và bên tư nhân, trong đó bên tư nhân cung cấp
dịch vụ công hoặc dự án đồng thời chấp nhận rủi ro tài chính, kỹ thuật và vận hành của dự án đó.
Trong một số mô hình PPP, người sử dụng dịch vụ phải thanh toán chi phí chứ không phải là
người nộp thuế. Trong một số mô hình PPP khác thì tư nhân thực hiện dự án theo hợp đồng song
nhà nước phải trả toàn bộ hay một phần chi phí dự án. Đối với những dự án CSHT, Chính phủ có
thể tài trợ vốn dưới dạng trợ cấp một lần đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân. Chính phủ cũng có
thể tài trợ dưới dạng miễn giảm thuế hoặc bảo đảm nguồn thu ổn định cho nhà đầu tư tư nhân
trong khoảng thời gian nhất định. Vấn đề quan trọng nhất đối với các dự án PPP là nhà đầu tư tư
nhân cần có tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất TPCP.
Tóm lại, chính sách tài chính phát triển CSHT cần tiếp cận theo hướng gắn
chiến lược phát triển CSHT với chiến lược tài chính, gắn từng dự án xây dựng
CSHT với nguồn tài chính và phương thức thực hiện khả thi nằm trong khuôn khổ
chiến lược tài chính tổng thể đó./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC VỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NỢ CÔNG.pdf