Tài liệu Đề tài Quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới, đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khiến cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước ngày càng trở nên gay gắt, để tồn tại và phát triển phải xây dựng thương hiệu vững mạnh trở thành một yếu tố tất yếu. Trước hết, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là đáng quan tâm hàng đầu, là công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệu nhằm mục đích khắc sâu sự khác biệt này vào tâm trí khách hàng, như một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp cho các người mua ổn định, đặc trưng về các đặc điểm, các lợi ích và các dịch vụ.
Đầu tư giáo dục, đầu tư dịch vụ du lịch, thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc có thể nói là ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nó có tiềm lực phát triển khá mạnh trong tương lai.
Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thức được sự cần thiết để xây dự...
64 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới, đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khiến cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước ngày càng trở nên gay gắt, để tồn tại và phát triển phải xây dựng thương hiệu vững mạnh trở thành một yếu tố tất yếu. Trước hết, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là đáng quan tâm hàng đầu, là công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệu nhằm mục đích khắc sâu sự khác biệt này vào tâm trí khách hàng, như một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp cho các người mua ổn định, đặc trưng về các đặc điểm, các lợi ích và các dịch vụ.
Đầu tư giáo dục, đầu tư dịch vụ du lịch, thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc có thể nói là ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nó có tiềm lực phát triển khá mạnh trong tương lai.
Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thức được sự cần thiết để xây dựng một thương hiệu thực sự vững mạnh trước hết cần phải xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu có nét đặc trưng riêng, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở thành tựu, những giải thưởng chất lượng do các tổ chức và khó khăn mà Công ty gặp phải, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế em đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu thái độ và hành vi của khách hàng trong sự lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Hiểu cảm nhận, đánh giá được thiếu xót trong việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Nhận diện khách hàng tiềm năng của thương hiệu Toàn Thịnh Phát.
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài chỉ đề cập đến tiến trình xây dựng hệ thống nhận diện Thương hiệu của Công ty Cổ Phần Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát, đề tài tập trung vào các giải pháp nhằm thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Thương hiệu.
Và được thực hiện từ việc vận dụng những kiến thức, lý thuyết về marketing, thương hiệu, xây dựng Thương hiệu (hệ thống nhận diện thương hiệu) từ các nguồn sách, báo, internet, web TTP
Thu thập thông tin từ những hoạt động thực tiễn của công ty, các số liệu nội bộ, báo cáo nghiên cứu thị trường của công ty AC Nielsen để phân tích và đánh giá.
Tại TP. HCM đã tiến hành khảo sát hơn 139 người có mặt tại công viên 30.4 tham gia, tiếp tục khảo sát 100 người biết đến Tổng công ty, đã nhận được phản hồi về hình ảnh, sự nhận diện thương hiệu Toàn Thịnh Phát.
Nội dung nghiên cứu:
Mức độ nhận biết: nhận biết đầu tiên, nhận biết không trợ giúp, nhận biết có trợ giúp.
Mức độ hài lòng về mỗi thành phần của hệ thống nhận diện thương hiệu như cảm nhận về tên thương hiệu, logo, slogan, đồng phục nhân viên, văn hóa thương hiệu, cá tính của thương hiệu Toàn Thịnh Phát.
Đặc trưng riêng của thương hiệu.
Đo lường vị trí của thương hiệu so với các thương hiệu cạnh tranh khác như thế nào.
Thông tin cá nhân và lối sống của các đối tượng khảo sát.
Kết quả đạt được của đề tài:
Xác định được vị trí của thương hiệu so với các thương hiệu cạnh tranh khác.
Hiểu được cảm nhận của khách hàng để có những hướng khắc phục, điều chỉnh những điểm còn hạn chế, hiệu quả hơn nữa việc xây dưng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giữ được vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một phần của văn hóa công ty.
Đề xuất những thay đổi cần thiết để nâng cao hình ảnh chất lượng, giá trị cảm nhận mà khách hàng mong đợi từ những dịch vụ, sản phẩm trên, định vị sản phẩm thương hiệu và truyền thông quảng cáo.
Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến thương hiệu.
Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm ba chương chính:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thương hiệu và quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty.
Chương 2 : Quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu Công ty Cổ phần Đầu tư -Kiến trúc -Xây dựng Toàn Thịnh Phát.
Chương 3 : Đánh giá kết quả và đề xuất một số giải pháp cho quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU.
LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU
Khái niệm về thương hiệu (Brand)
Có nhiều cách nhận diện thương hiệu khác nhau ta có thể rút ra một số khái niệm cơ bản như sau:
Thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người có khi họ nghĩ về một công ty hoặc một sản phẩm, là dấu hiệu đặc trưng của một doanh nghiệp được sử dụng để nhận biết, phân biệt một doanh nghiệp hay một sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường.
Theo Hiệp Hội Marketing Mỹ AMA (The American Marketing Assciation) đã định nghĩa thương hiệu như sau: “Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký tên biểu tượng hay kiểu dáng nào đó nhằm nhận diện các hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.
Thương hiệu là các dấu hiệu báo cho khách hàng biết nguồn gốc sản phẩm và bảo vệ cả hai là khách hàng và nhà sản xuất từ các công ty đối thủ luôn luôn cung cấp các sản phẩm có vẻ đồng nhất. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của các nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam: “Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, chữ cái, ảnh, hình ảnh – bao gồm cả hình khối - hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
Như vậy thương hiệu nhằm mục đích khắc sâu sự khác biệt này vào tâm trí khách hàng, nó như một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp cho các người mua ổn định một bộ đặc trưng về các đặc điểm, các lợi ích và các dịch vụ.
Thương hiệu thường được cấu thành từ hai thành phần:
Phần phát âm được: là những dấu hiệu có thể thể hiện thành lời nói tác động vào thính giác của người nghe như tên gọi, từ ngữ, chữ cái, câu khẩu hiệu (sologan), đoạn nhạc hiệu đặc trưng và các yếu tố khác.
Phần không phát âm được: là những dấu hiệu không đọc được mà chỉ nhận biết thông qua các tác động đến thị giác của người xem như hình vẽ, kiểu chữ, màu sắc (màu xanh lá của Henniken), biểu tượng…
Và hiện nay người ta cho rằng bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào giác quan của con người như mùi vị… cũng có thể là một phần của thương hiệu. Như vậy quan điểm về thành phần thương hiệu đã được mở rộng.
Tính chất và vai trò của thương hiệu
“Tính chất” thương hiệu là cái bề ngoài và cái lõi để tạo nên các thể loại tính cách khác nhau là “cá tính” thương hiệu. Nhưng “cá tính” thương hiệu chỉ có hấp lực mạnh và lâu dài với xã hội và thị trường khi cá tính ấy được khởi sinh từ gốc là sự nhận thức về đạo đức nhân sinh trong nhân cách và nhân phẩm của thương hiệu nghĩa là từ những hành xử cụ thể của doanh nghiệp với con người lao động, nhân viên với khách hàng.
Là những ý nghĩa gợi cảm xúc của một thương hiệu. Các công ty thường sử dụng nó như một đại diện, ví dụ L’Oreal dùng hình ảnh của Cindy Crawford; hay hình ảnh của con vật như con chó nhỏ Taco Bell sử dụng để đem đến cho sản phẩm của họ những tính cách đáng mơ ước – trong những ví dụ này, sự quyến rũ, đáng yêu hoặc sự tin cậy, bền bỉ, được đề cao.
Đối với doanh nghiệp
Thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu có vai trò như là một lời cam kết của doanh nghiệp về những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ mang lại cho khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu cũng mang lại những lợi ích, sự thiết thực cho doanh nghiệp như với thương hiệu nổi tiếng doanh nghiệp có thể được đối tác tin tưởng vào khả năng để hợp tác với nhau hiệu quả, tốt đẹp, như với thương hiệu nổi tiếng doanh nghiệp có thể bán hàng với giá cao hơn so với hàng hóa.
Thương hiệu vẫn mở ra những cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, cơ hội nhượng quyền thương hiệu hay bán thương hiệu. Lúc này thương hiệu là tài sản vô hình nhưng rất có giá của doanh nghiệp.
Đối với khách hàng
Thương hiệu phải vừa là một “ngôn ngữ” để người tiêu dùng “nói lên” cá tính của họ vừa là một “tấm gương” phản ánh một hình tượng mà thông qua đó người tiêu dùng có được sự tự hào về chính bản thân họ. Nghĩa là thương hiệu là một “không gian kết nối” mà ở đó người tiêu dùng đối diện với chính họ.
Thương hiệu phải thực hiện đầy đủ những gì được chuyển tải trong “thông điệp” của mình, nghĩa là phải làm cho khách hàng “luôn hết sức vững tâm” về việc “ Thương hiệu làm thật sự những gì thương hiệu nói. Và thương hiệu chỉ nói những gì thương hiệu làm”. Có như thế thì khách hàng mới đặt trọn niềm tin vào thương hiệu.
Hiện nay các công ty muốn giành thắng lợi trên thị trường thì phải luôn theo dõi kì vọng của khách hàng, những kết quả được thừa nhận của công ty và mức độ thỏa mãn của khách hàng. Các công ty luôn lấy tổng mức độ hài lòng của khách hàng (TCS – Total customer Satisfaction) làm mục đích như: Honda quảng cáo “Một lý do để khách hàng của chúng tôi hài lòng là chúng tôi không bao giờ bằng lòng với mình”.
Thương hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hành vi sử dụng của khách hàng, giúp khách hàng phân biệt chất lượng dịch vụ, xác định giá cả, tiết kiệm thời gian lựa chọn khi mua hàng hay dịch vụ. Như vậy, thương hiệu giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng khi quyết định mua và tiêu dùng sản phẩm. Những rủi ro như sau :
Rủi ro về chức năng : Sản phẩm không được như mong muốn.
Rủi ro về vật chất : Sản phẩm đe dọa sức khỏe hoặc thể lực của người sử dụng hoặc những người khác.
Rủi ro tài chính : Sản phẩm không phù hợp, không tương xứng với giá đã trả.
Rủi ro tâm lý : Sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người tiêu dùng.
Rủi ro xã hội : Sản phẩm không phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng hoặc chuẩn mực đạo đức xã hội.
Rủi ro thời gian : Sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác.
Bên cạnh đó, thương hiệu giúp khách hàng thể hiện rõ vị trí xã hội của mình thông qua việc sử dụng một thương hiệu.
Các thành tố thương hiệu.
Tên thương hiệu.
Là tên gọi được xác lập dưới sự bảo hộ của Sở Công Thương Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng riêng, cá tính của thương hiệu. Khi nhắc đến tên người ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm mà công ty đó đang kinh doanh. Tên ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc.
Dưới góc độ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, tên thương hiệu là yếu tố cơ bản, là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Nó là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt, của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu đó.
Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ. Đáp ứng các nhu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hóa.
Một số tiêu chí thường dùng để lựa chọn thành tố nhãn hiệu đó là:
Để dễ nhớ thì nhãn hiệu phải đơn giản, ngắn dọn, dễ phát âm, để đánh vần và mang tính hiện đại.
Có ý nghĩa như liên quan đến ngành của công ty, phù hợp với văn hóa của vùng miền, quốc gia đó.
Tên thương hiệu phải đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, có khả năng phân biệt, không bị trùng lặp hay tương tự như thương hiệu đã nộp đơn hoặc bảo hộ.
Logo
Logo là biểu tượng sản phẩm qua hình vẽ, hoa văn, kiểu chữ hoặc một dấu hiệu đặc biệt nào đó để xây dựng sự nhận biết của khách hàng.
Logo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tài sản thương hiệu là một dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết một thương hiệu, vì dù được thiết kế đơn giản hay trừu tượng thì logo luôn mang ý nghĩa truyền tải thông điệp của thương hiệu, giúp khách hàng nhớ đến bạn, nhận rõ bạn, tin tưởng bạn và tìm đến trong rất nhiều thương hiệu khác.
Hơn nữa, logo ít hàm chứa ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên có thể dùng logo cho nhiều chủng loại khác nhau. Các doanh nghiệp thường xây dựng logo như là một phương tiện để thể hiện xuất xứ sản phẩm, thể hiện cam kết sản phẩm của doanh nghiệp.
Logo nhằm cũng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. So với nhãn hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu không được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ.
Trên thị trường có hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn logo ở mọi loại hình kinh doanh, nhưng bằng cách nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chúng trong những tình huống giao tiếp nhất định. Đằng sau mỗi cách thể hiện đó là lao động sáng tạo của các chuyên gia. Logo được sáng tạo dựa trên qui tắc nào?
Các tiêu chí lựa chọn thành tố logo
Logo mang hình ảnh của công ty: các yếu tố hình cần khắc họa được điểm khác biệt, tính trội của doanh nghiệp.
Logo có ý nghĩa văn hóa đặc thù.
Dễ hiểu: các yếu tố đồ họa hàm chứa hình ảnh thông dụng
Logo phải đảm bảo tính cân đối và hài hòa, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Ngoài ra một số công ty chọn logo là hình ảnh, biểu tượng cách điệu của một con vật nào đó (ví dụ con bò tót của nước tăng lực RedBull), trong khi một số công ty khác lại sử dụng người thật (ví dụ chú hề Ronald McDonald) hay hình ảnh con báo trong logo thương hiệu (Puma) thể hiện sự mạnh mẽ, độc đáo. Logo thường được sử dụng để tạo chú ý, gợi nhớ và tạo sự khác biệt.
Đôi khi logo không chỉ đơn giản là những chữ cái hoặc hình vẽ mà chúng còn là một thực thể không thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu – brand association. Vòm cong vàng của McDonald không đơn giản chỉ là một chữ M màu vàng to hơn bình thường; mà chúng còn truyền đạt một cảm giác về địa điểm, vòm cong của chữ M thể hiện như một lối vào một nơi rất lớn và màu vàng của hình ảnh gợi đến món thịt rán và những đồ ăn nhanh khác.
Ví dụ như hình ảnh các logo của các thương hiệu RedBull, McDonald’s,…
Các thành tố khác.
Khẩu hiệu của thương hiệu (slogan):
Là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu theo một cách nào đó; là một yếu tố cần được cần nhắc trong xây dựng thương hiệu. Các chuyên gia cho rằng những khẩu hiệu luôn đúng như “Khách hàng là thượng đế”, “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” nhưng không thể tạo nên sự khác lạ. Cũng có những khẩu hiệu ban đầu nghe rất thuyết phục nhưng chỉ có tính nhất thời. Cách đây ít năm, slogan “Nâng niu bàn chân Việt” xuất hiện cùng đoạn phim quảng cáo ấn tượng đã dành được cảm tình lớn trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Âm điệu du dương của câu này cho thấy hình ảnh quen thuộc của một công ty Việt Nam, phục vụ thị trường Việt Nam với dịch vụ khách hàng không thể chê trách. Tuy nhiên, sức mạnh của thương hiệu này lại thiếu tính bền vững khi vươn ra làm ăn ở nước ngoài, hoặc phục vụ khách nước ngoài tại thị trường nội địa, do câu khẩu hiệu… đầy niềm tự hào dân tộc như thế!
Hình ảnh logo kết hợp với slogan của một số thương hiệu tiêu biểu nói lên đặc điểm, cá tính riêng của mỗi thương hiệu đó.
Đoạn nhạc
Mỗi một sản phẩm, dịch vụ sẽ có một đoạn nhạc được viết riêng phù hợp với từng thương hiệu đó. Những đoạn nhạc thú vị sẽ dễ thu hút người nghe và sẽ gắn chặt vào đầu óc của người tiêu dùng. Cũng giống như khẩu hiệu, đoạn nhạc thường mang tính trừu tượng và có tác dụng đặc biệt trong nhận thức thương hiệu.
Bao bì
Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của nhãn hiệu trong đó hình thức của bao bì có tính quyết định. Yếu tố tiếp theo là màu sắc, kích thước công dụng của bao bì.
Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Do đó, cần tích hợp các thành tố lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu trong từng trường hợp cụ thể. Việc lựa chọn các có ý nghĩa nếu tích hợp vào logo sẽ dễ nhớ hơn.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Khi mà thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về thương hiệu. Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” đối với những chiến lược truyền thông thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là hệ thống các công cụ dùng chuyển hóa những nhận thức mục tiêu mà công ty muốn khách hàng hiểu về thương hiệu (nhận diện thương hiệu) thành nhận thức thực tế về thương hiệu trong tâm trí khách hàng (hình ảnh thương hiệu) thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ. Hệ thống nhận diện thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một hệ thống nhận diện thương hiệu là tính đại chúng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.
“Một thương hiệu mạnh phải có một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh”
Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm:
Tên thương hiệu
Biểu tượng (logo)
Câu khẩu hiệu (Slogan)
Hình ảnh công ty (Bảng hiệu, tiếp tân, thiết kế công ty…)
Đồng phục nhân viên văn phòng và nhân viên đi ngoài
Văn bản giấy tờ (Danh thiếp, bì thư, giấy tiêu đề, các văn bản mẫu, biểu mẫu, email chuẩn…)
Các vật dụng hỗ trợ bán hàng (POSM), vật dụng hỗ trợ cho quảng cáo.
Phương tiện vận chuyển (xe tải, xe chở nhân viên…).
Quảng cáo ngoài trời (outdoor).
Quảng cáo trên báo chí / truyền hình.
Các chương trình, sự kiện.
Các hoạt động tài trợ.
Văn hóa trong doanh nghiệp
Cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để bắt kịp những phương hướng phát triển mới của họ nhằm củng cố và xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu công ty của mình ngày càng sâu rộng, hiệu quả.
Cuối cùng là kiểm nghiệm, đo lường kết quả đã đạt được sau tiến trình xây dựng sau đó rút ra những điểm hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện và xây dựng nhận biết của khách hàng ngày càng một sâu sắc hơn.
Hệ thống nhận diện của thương hiệu cần phải độc đáo, khác biệt và nổi bật so với các thương hiệu khác. Hệ thống này cũng phải dễ nhớ đối với người tiêu dùng. Vì vậy, hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải đồng bộ thống nhất về hình thức màu sắc kiểu dáng thông điệp truyền thông. Bên cạnh đó, phương tiện truyền tải phải đa dạng giúp khách hàng nhận biết nhanh chóng và dễ dàng.
Chiến lược xây dựng Thương hiệu mạnh.
Theo Tim Robinson, giám đốc quản lý của CoreBrand Strat – rgy, nói, “ Phần chính của bước này đó là chắt lọc tinh chất của thương hiệu cô lại thành một cái gì đó có thể được phiên dịch xuyên suốt công ty thành tiếp thị và truyền thông cũng như thành các tiến trình kinh doanh” kinh doanh của bạn, các quan hệ nhà đầu tư, các quan hệ nhà phân tích tài chính, và dịch vụ khách hàng”.
Chiến lược của bạn diễn tả cá tính của thương hiệu và lời hứa mà bạn đưa ra với các bên quyền lợi. Nó là cột mốc của các kỳ vọng mà bạn muốn các bên quyền lợi có từ công ty của bạn, và là đinh chốt của mọi thứ mà bạn muốn công ty ủng hộ và tác động lên. Chiến lược thương hiệu của bạn nói rõ cái bạn muốn mọi người được hưởng khi họ tương tác với công ty của bạn. Nó cho phép các cử toạ của bạn hiểu rõ bạn là ai và tại sao bạn đang làm cái mà bạn làm.
Robinson giải thích “Điều đó quan trọng, bởi mọi người muốn làm việc cho hay đầu tư vào các công ty mà họ hiểu rõ bạn là ai và tại sao bạn đang làm cái mà bạn làm”.
Giống như giai đoạn khám phá, CEO (nhà quản trị cao cấp) là cầu thủ chính trong việc cung cấp đầu vào và tán thành chiến lược thương hiệu. Ngoài ra, đội cần bao gồm giám đốc tiếp thị, giám đốc tài chính, và các nhà lãnh đạo khác trong công ty. Cũng có thể có một nơi trong bàn dành cho các nhà quản lý nghiệp vụ trong tiếp thị và truyền thông công ty, cũng như các nhà chiến lược thương hiệu từ các mặt hàng riêng lẻ.
Tuy nhiên, không có chỗ cho các chương trình làm việc cá nhân hay đơn vị khi đề ra một chiến lược thương hiệu công ty. Đâu là chỗ khác biệt giữa chiến lược thương hiệu và quảng cáo; chiến lược thương hiệu có một mục tiêu dài hạn, quảng cáo có một mục tiêu tương đối ngắn hạn. Có các ngoại lệ, vài công ty đã lấy quảng cáo của họ và biến nó thành thương hiệu hoặc truyền thông chiến lược thương hiệu của họ thật hiệu quả thông qua quảng cáo, nhưng điều đó hiếm có.
Một chiến lược thương hiệu công ty không những ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của công ty, kể cả quảng cáo, mà còn những phần tử khác biệt như dịch vụ khách hàng, bàn giao sản phẩm, và các quan hệ nhân viên.
Các đối thủ cạnh tranh.
Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là người đang chiếm giữ một phần thị phần và giành giật một phần khách hàng của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm cách để nắm bắt, phân tích các thông tin về đối thủ như: Chính sách phân phối, chiến lược quảng cáo, chính sách mở rộng thị trường v.v… từ đó có các biện pháp phù hợp.
Thông tin của các công ty đầu tư và xây dựng khác:
Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình
Trụ sở chính: 235 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, TP. HCM
Ðiện thoại: (84-8) 39325030; Fax: (84-8) 39325221 Văn phòng 2: 41-43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3, TP. HCM Điện thoại: (84-8) 62907626; Fax: (84-8) 62907636 E-mail:info@hoabinhcorporation.com Website: www.hoabinhcorporation.com Ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Xây dựng cầu đường, công trình GT, XD hệ thống cấp thoát nước - San lấp mặt bằng - Kinh doanh nhà - Tư vấn xây dựng (trừ tư vấn thiết kế công trình) - Sản xuất, mua bán hàng vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất - Dịch vụ: sửa chữa nhà & trang trí nội thất.
Công ty Cổ Phần XD - TM và Dịch vụ Khang Thông Địa chỉ : 67 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCMĐiện thoại : 84.8.6299 2288 - 6299 2289 - Fax: 84.8.6290 9868 E-mail:khangthong@khangthong.vn Website: www.khangthong.vn
Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất betong tươi
Giao dịch bất động sản quốc tế.
Đội xe cơ giới.
Khai thác Bãi cát, Mỏ cát.
Sản xuất gỗ và trang trí nội thất.
Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Đất Xanh.
Địa chỉ : 27 Đinh Bộ Lĩnh, P.24,Quận Bình Thạnh,TPHCMĐiện thoại : 08. 62 52 52 52 Fax: 08. 6285 3896Website : www.datxanh.com.vn
Ngành nghề kinh doanh
Đầu tư Bất động sản
Đầu tư cơ sở hạ tầng
Đầu tư tài chính
Xây dựng nhà cao tầng
Xây dựng hạ tầng các khu đô thị, công nghiệp
Khai thác khoáng sản
Sản xuất Vật liệu xây dựng
Kinh doanh dịch vụ Bất động sản
Quảng bá Thương hiệu.
Để thực hiện tốt công việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp phải thiết lập mục tiêu quảng bá cho từng giai đoạn cụ thể từ đó sử dụng các công cụ truyền thông tiếp thị tích hợp (khuyến mại, quảng cáo, tài trợ, tiếp thị trực tiếp, quan hệ cộng đồng, sự kiện) phù hợp để tác động đến khách hàng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc thực hiện quảng bá thương hiệu phải được lập kế hoạch hành động cụ thể chi tiết, trong đó phải xác định rõ câu hỏi WH: What (Cần làm những gì)? How (Làm như thế nào)? Why (Tại sao phải làm như vậy)? When (Thời điểm nào thực hiện)? Where (Thực hiện ở đâu)? Who (Nhân lực)? và How much (Ngân sách là bao nhiêu)?
Đo lường sức khỏe thương hiệu.
Đây là bước quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu mà doanh nghiệp cần phải thực hiện. Sau khi thực hiện công tác quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp cần đo lường hình ảnh của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng để có những so sánh với nhận diện thương hiệu đã được doanh nghiệp xác lập.
Một số các chỉ tiêu đo lường tài sản thương hiệu cần đo lường như:
Mức độ nhận biết thương hiệu
Những yếu tố của thương hiệu được người tiêu dùng nhớ đến.
Liên tưởng, nhận xét của người tiêu dùng về thương hiệu.
Tỉ lệ người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm
Tỉ lệ người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sau khi thử
Tỉ lệ người tiêu dùng giới thiệu cho người khác sử dụng.
Những chỉ tiêu trên sau khi được đo lường cần được đánh giá xem đã đạt được mục tiêu xây dựng thương hiệu đã đề ra hay chưa. Nếu đạt được thì chuyển sang giai đoạn mở rộng, phát triển thương hiệu, khai thác giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại. Nếu chưa đạt, doanh nghiệp cần phải quay lại từ bước 1 - phân tích môi trường doanh nghiệp, tái định vị thương hiệu và tiếp tục các hoạt động quảng bá thương hiệu.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CP ĐẦU TƯ-KIẾN TRÚC-XÂY DỰNG TOÀN THỊNH PHÁT.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngày 28/04/2002: Công ty TNHH Tân Thịnh Phát được thành lập, trụ sở đặt tại số 10B Kỳ Đồng - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh. (Hình 2.1)
Năm 2003: Tân Thịnh Phát được chuyển sang mô hình công ty cổ phần với tên mới là Công ty Cổ Phần Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát, trụ sở đặt tại số 284 Đào Duy Anh - Phường 9 - Quận Phú Nhuận với cổ đông chiến lược là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank.
Vốn điều lệ của Công ty Cổ Phần Đầu Tư – Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát là : 180.000.000.000 tỷ đồng (một trăm tám mươi tỷ đồng). Hình 2.1
Năm 2004: Toàn Thịnh Phát đầu tư toàn bộ trường THPT Lê Qúy Đôn tại Biên Hòa - Đồng Nai, đặt nền tảng cho sự đầu tư tại các tỉnh thành ngoài thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng lĩnh vực đầu tư vào giáo dục.
Địa chỉ: 79/393A Quốc lộ 15 - Phường Tân Mai - TP. Biên Hoà - Đồng Nai
Vốn điều lệ : 14,500,000,000 đồng
Năm 2005: ngôi trường thứ hai của Công ty - trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trảng Bom - Đồng Nai khai giảng năm học đầu tiên.
Địa chỉ: Quốc lộ 1A - Xã Quảng Tiến - Huyện Trảng Bom - Đồng Nai.
Vốn điều lệ : 15,100,000,000 đồng
Tháng 01/2006: khánh thành văn phòng trụ sở tại số 262A Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 8 - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh.
Tháng 03/2006: Công ty TNHH Thiết Kế Toàn Thịnh Phát Trẻ (TTP Arch) ra đời. Trong năm này, ông Huỳnh Phú Kiệt - Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc Công ty vinh dự nhận danh hiệu “Nhà Doanh Nghiệp Trẻ Xuất Sắc Thành Phố Hồ Chí Minh lần IV - 2006” và “Doanh Nhân Sài Gòn Tiêu Biểu 2006”.
Địa chỉ: 262A Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 8 - Quận 3 - Tp Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ : 1,000,000,000 đồng
Ngày 28/04/2007: Toàn Thịnh Phát kỷ niệm 5 năm thành lập và ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Cổ Phần Đồng Tâm cho hàng loạt các dự án quan trọng, đồng thời triển khai đầu tư vào resort HoneyMoon.
Năm 2007: các đơn vị thành viên lần lượt ra đời khẳng định tầm vóc và bước tiến vững mạnh của Toàn Thịnh Phát:
Tháng 04/2007: Công ty TNHH MTV CK-XD-TM Toàn Thịnh Phát Phát (TTP Tec).
Địa chỉ : 192 Quốc lộ 1- P. Trung Dũng - Biên Hòa - Đồng Nai
Vốn điều lệ : 5,000,000,000 đồng
Tháng 09/2007: Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát Kiên Giang.
Tháng 10/2007: Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát Bình Thuận (HoneyMoon Resort).
Địa chỉ: Thôn Thuận Thành, xã Thuận Qúi, huyện Hàm Thuận Nam, T.Bình Thuận.
Vốn điều lệ : 20,000,000,000 đồng
Tháng 11/2007: Chi nhánh Công ty Cổ Phần Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát - Bình Dương (Villa Bình An).
Địa chỉ: B296/15 CMT8 - P.Chánh Nghĩa - TX Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà ở.
Hoạt động theo ủy quyền của Công ty mẹ.
Ngày 04/04/2010: Công ty Cổ Phần Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát đã tổ chức lễ khánh thành trụ sở văn phòng Toàn Thịnh Phát tại Phú Quốc tại số 125 Nguyễn Trung Trực, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.
Các lĩnh vực hoạt động.
Xây dựng.
Đây là lĩnh vực hoạt động thành công nhất của Toàn Thịnh Phát gồm: xây dựng nhà ở, chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, ngân hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, các khu nghỉ mát, công trình văn hoá, các nhà máy, nhà xưởng, cảng, khu đô thị, v.v... Các công trình tiêu biểu đã hoàn thành gồm: hệ thống ngân hàng Sacombank, cao ốc văn phòng Thanh Lễ, nhà xưởng Công ty Liên Doanh Medevice 3S, Bar Cafe Điểm Hẹn Sài Gòn, khu biệt thự Bình Dương, trường THPT Trịnh Hoài Đức, trường THPT Lê Qúy Đôn… Toàn Thịnh Phát luôn tìm các giải pháp tối ưu trong thiết kế, thi công, không chỉ chú trọng việc bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của công trình mà còn đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, tiến độ nhanh cũng như tính khả thi của thiết kế.
Tư vấn thiết kế kiến trúc.
Lĩnh vực này do Công ty TNHH Thiết Kế Toàn Thịnh Phát Trẻ (TTP Arch) đảm nhận. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư ưu tú được đào tạo chính quy và tích lũy kinh nghiệm qua nhiều công trình có vốn đầu tư nước ngoài, Toàn Thịnh Phát có khả năng cung cấp các thiết kế kiến trúc, kết cấu và điện nước bao gồm cả tư vấn xây dựng cho các dự án nhà ở, công trình văn hóa, thương mại có yêu cầu kỹ - mỹ thuật cao cũng như các công trình công nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Một số công trình điển hình Toàn Thịnh Phát đã thực hiện như: Sở ngoại vụ Đồng Nai, quy hoạch KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, Trung tâm TDTT Quốc Phòng 2 – QK7...
Đầu tư phát triển giáo dục.
Hiện nay đã có 2 trường trung học phổ thông do Công ty sở hữu 100% đang hoạt động rất hiệu quả là trường THPT Lê Quý Đôn và Trịnh Hoài Đức (Trảng Bom – Đồng Nai), đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, vui chơi của hơn 3000 học sinh với hơn 83 phòng học, có hồ bơi, sân chơi thể thao được trồng cỏ nhân tạo, nhà thi đấu đa năng, bếp ăn đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ... cùng hệ thống trang thiết bị dạy và học hiện đại.
Đầu năm 2007, Toàn Thịnh Phát góp vốn xây dựng Trường THPT Tân Phú tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 3/9/2009 khánh thành và khai giảng Trường Mầm Non Quốc Tế Bambi, nằm ngay bên trong khu biệt thự cao cấp Villa Bình An – Bình Dương. Bambi là dự án giáo dục mầm non đầu tiên và là dự án giáo dục thứ 4 của hệ thống giáo dục Toàn Thịnh Phát (TTP Edu.).
Đầu tư vào du lịch.
Toàn Thịnh Phát là chủ sở hữu của HoneyMoon Resort tại Hàm Thuận Nam, Bình Thuận và nhiều dự án du lịch ở tỉnh Kiên Giang.
HoneyMoon Resort, sau quá trình chuyển đổi chủ sở hữu đã được Toàn Thịnh Phát cải tạo nâng cấp và chính thức khánh thành giai đoạn một vào ngày 28/10/2007. Đây là khu nghỉ dưỡng cao cấp rộng trên 15.000 m2 với 40 phòng nghỉ, bungalaw và các dịch vụ hiện đại. Hiện nay, HoneyMoon Resort đang được tiếp tục triển khai giai đoạn 2 trên quy mô 80 ha với 150 phòng, sân golf 18 lổ và 250 căn biệt thự sang trọng. Trong một vài năm tới HoneyMoon hứa hẹn trở thành một trong những resort đẹp và thu hút khách du lịch nhất tỉnh Bình Thuận.
Toàn Thịnh Phát cũng đang triển khai những dự án du lịch tại huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang. Đây là chuỗi các khu vui chơi, nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.
Đầu tư bất động sản.
Làng biệt thự chuyên gia Bình An đã được khởi công xây dựng tại Bình Dương vào quí I/2007 trên tổng diện tích đất 4.600 m2, giai đoạn 1 bao gồm 12 căn biệt thự, diện tích trung bình mỗi biệt thự 180 m2, được qui hoạch nằm trong khu đô thị khá yên tĩnh cùng với các tiện nghi hiện đại khác như hầm để xe, hồ bơi, sân tennis, công viên, quán cafe đã hoàn tất và đi vào hoạt động từ tháng 11/2007. Khu biệt thự nằm ngay trong khu trung tâm tỉnh Bình Dương, gần đài truyền hình, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, tài chính... tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của các chuyên gia. Dự kiến khách thuê sẽ là những chuyên gia nước ngoài đang sống và làm việc trong các khu công nghiệp tại Bình Dương.
Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Từ sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát (Phụ lục 1), ta thấy được toàn cảnh cơ cấu tổ chức công ty.
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Tổng công ty và bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông thực thi tất cả các quyền hạn của Tổng công ty nhưng không làm ở vị trí giám đốc hoặc giới hạn các quyền của Hội đồng quản trị.
Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua:
Báo cáo tài chính kiểm toán hành năm.
Báo cáo của Ban kiểm soát.
Báo cáo của Hội đồng quản trị.
Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Tổng công ty.
Hội đồng quản trị và Ban giám đốc:
Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách hiệm trước Đại hội đồng cổ đông, quản lý toàn bộ hoạt động của Tổng công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy điều hành của Tổng công ty, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động và các quy chế khác nhằm quản trị Tổng công ty và giám sát hoạt động của bộ máy điều hành của Tổng công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị bổ nhiệm ban Tổng giám đốc và văn phòng Hội đồng quản trị, một số phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành theo nhu cầu quản lý và kế toán trưởng Tổng công ty. Tất cả sẽ hỗ trợ cho Chủ tịch hội đồng, Ban lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành hoạt động các phòng ban. Mô hình này phát huy một cách chặt chẽ và khoa học của bộ máy quản lý cho phép Ban giám đốc điều hành Tổng công ty hiệu quả nhất, vì thông tin được cập nhật và xử lý nhanh chóng ít bị sai lệch. Chính vì thế các quyết định có thể được ban hành một cách nhanh chóng chính xác và kịp thời phù hợp với từng tình huống cụ thể.
Hội đồng quản trị quản lý, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc của Tổng công ty trong phạm vi nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Tổng giám đốc trừ những vấn đề thuộc thầm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và người quản lý khác của Tổng công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị có nhiệm vụ phải triệu tập và chủ tọa Đại hội đồng cổ đông và các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Chỉ đạo việc chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu cần thiết trong cuộc họp. Tổ chức việc thông qua của Hội đồng quản trị và gửi báo cáo tài chính thường niên, báo cáo về tình hình chung của Tổng Công ty, báo cáo kiểm tra của Ban kiểm soát cho các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông.
Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của Tổng công ty, là người điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tổng giám đốc thực hiện việc kí kết hợp đồng, sắp xếp, phân bổ nhân sự, giám sát và sử dụng vốn có hiệu quả, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao, phối hợp và giám sát chặt chẽ các công ty liên doanh nhưng phải thông qua Hội đồng quản trị của Tổng công ty.
Các phó Tổng giám đốc là người hỗ trợ cho Chủ tịch Hội đồng quản trị về chuyên môn trong hoạt động kinh doanh.
Các Giám đốc điều hành giúp Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc điều hành và chỉ đạo trực tiếp các bộ phận riêng biệt cửa từng lĩnh vực kinh doanh trong Tổng công ty.
Trưởng các phòng ban giúp các Giám đốc điều hành và chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các phòng ban.
Chức năng toàn bộ phận.
Tổng số lao động của Công ty và các đơn vị trực thuộc tại thời điểm ngày 31/09/2010 là trên 1368 người, trong đó:
- Ban điều hành Công ty : 5 người
- Cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng : 465 người
- Công nhân ngoài công trường : hơn 898 người
BẢNG MÔ TẢ NĂNG LỰC CÁN BỘ - NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG (Bảng 2.1)
TRÌNH ĐỘ
SỐ LƯỢNG
Thạc sĩ kỹ thuật xây dựng
8
Thạc sĩ kinh tế
9
Kỹ sư xây dựng
97
Kiến trúc sư
52
Kỹ sư cơ khí
29
Cử nhân kinh tế
48
Cử nhân khoa học
48
Cử nhân luật
12
Cao đẳng
31
Trung cấp
92
Khác
39
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua năm 2008 và 2009 Công ty CP Đầu tư - Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 và 2009 của Toàn Thịnh Phát (ĐVT: đồng). (Bảng 2.2)
Chỉ tiêu
MS
Năm 2008
Năm 2009
Tăng (giảm)
Tuyệt đối
(đ)
Tương đối (%)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
150.321.681.761
214.252.257.303
63.930.569.542
42,5
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
674.197.000
770.449.014
96.252.014
14,2
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-02)
10
149.647.484.761
213.481.808.289
63.834.323.528
42,7
Giá vốn hàng bán
11
94.920.523.779
165.180.156.777
70.259.632.998
74,0
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20= 10-11)
20
54.726.960.982
48.301.651.512
(6.425.309.470)
(11,7)
Doanh thu hoạt động tài chính
21
69.826.238.640
89.681.456.720
19.855.218.080
28,4
Chi phí tài chính
22a
75.346.707.627
52.070.866.448
(23.275.841.179)
30,9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
31.213.482.307
36.254.280.663
5.040.798.360
16,1
Chi phí dự phòng giảm trừ
22b
127.071.120.964
_
(127.071.120.964)
(100)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24-25))
30
(109.078.111.276)
49.657.961.120
(59.420.149.156)
(54,5)
Thu nhập khác
31
1.243.862.441
1.375.346.187
131.483.746
10,6
Chi phí khác
32
719.084.875
23.337.571
(695.747.304)
96,8
Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
524.777.566
1.352.008.616
827.231.050
157,6
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50
(108.553.333.710)
51.009.969.736
(57.543.363.974)
(53,0)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
51
450.128.179
2.581.213.567
2.131.085.388
4,73
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại
52
_
(36.528.685)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50-51-52)
60
(109.003.461.889)
48.465.284.854
(60.538.177.035)
(55,5)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy Công ty đã gặp khó khăn trong năm 2008 vừa qua, lợi nhuận sau thuế lỗ hơn 109 tỷ đồng, Công ty phải sử dụng đến nguồn chi phí dự phòng là 127 tỷ đồng; đó cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp Việt Nam lúc bấy giờ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ của Công ty đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế, tình trạng lạm phát cao, làm cho giá cả nguyên vật liệu biến động không ngừng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình, hoạt động chung của Công ty. Đến năm 2009 thì tình hình hoạt động của Công ty có thay đổi tích cực hơn, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng từ 150,3 tỷ đồng lên đến trên 214,3 tỷ đồng, do nước ta không bị ảnh hưởng nặng nề như các cường quốc phát triển khác nên hoạt động kinh doanh, dịch vụ của Công ty đã bắt đầu có hướng tăng trưởng trở lại trong năm 2009 nhưng còn chậm. Lợi nhuận sau thuế khoảng 48,5 tỷ đồng. Tỷ lệ đạt trên 55,5%. Và lợi nhuận năm 2009 bù lỗ cho năm 2008.
Phân tích kết quả lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (Năm 2008 và 2009).
Bảng kết chuyển tiền tệ hợp nhất năm 2008 và 2009 của Toàn Thịnh Phát (ĐVT: đồng). (Bảng 2.3)
Chỉ tiêu
MS
Năm 2008
Năm 2009
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
48.458.839.181
36.965.850.332
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
(715.332.610.486)
(33.557.231.036)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
660.927.587.793
22.033.996.365
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
50
(5.946.183.512)
25.442.615.661
Tiền tồn kho đầu kỳ
60
8.311.124.701
2.364.941.189
Tồn kho cuối kì
70
2.364.941.189
27.807.556.850
Nhìn một cách khái quát việc lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong 2 năm 2008 và 2009 cho thấy việc lưu chuyển tiền cho hoạt động đầu tư còn nhiều khó khăn, trì trệ và không bằng hoạt động tài chính. Hai năm vừa qua đã thấy tình trạng thua lỗ vì hoạt động đầu tư là một lĩnh vực khó kiểm soát, bị ảnh hưởng, tác động của lạm phát và tình hình phát triển kinh tế chung của Việt NamVề lĩnh vực hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh mang hướng tích cực hơn, đạt được lợi nhuận, lưu chuyển nhanh hơn và hiệu quả nên kéo theo tiền tồn cuối kỳ của hai năm tăng cao, nhằm hạn chế được tình trạng thiếu vốn lưu động trong công ty. Mặc dù, năm 2008 tồn kho đầu kỳ trên 8,3 tỷ đồng cao hơn so với năm 2009 là 5,9 tỷ đồng nhưng tồn cuối kỳ năm 2008 là gần 2,365 tỷ đồng, còn tồn cuối kỳ năm 2009 là khoảng 27,808 tỷ đồng. Qua đó ta thấy được năm 2009 Công ty đã có những bước phát triển kinh doanh tương đối cao, hiệu quả trong doanh thu.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TOÀN THỊNH PHÁT.
2.2.1 Các yếu tố cơ bản
Tên tiếng Việt : Công ty Cổ Phần Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng
Toàn Thịnh Phát
Tên tiếng Anh : Toan Thinh Phat Architecture Investment Construction Joint Stock Company
Tên gọi của Công ty được xác lập dưới sự bảo hộ của Sở Công Thương Việt Nam. Tên ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, khi nhắc đến tên người ta sẽ nghĩ ngay đến lĩnh vực hoạt động của Công ty Toàn Thịnh Phát (TTP. Corp).
Tên viết tắt : TTP. Corp
Logo :
Hình 2.2
Logo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tài sản thương hiệu, thường được sử dụng để tạo chú ý, gợi nhớ và tạo sự khác biệt.
Công ty lựa chọn màu sắc chủ đạo là màu trắng và màu xanh lá, kiểu dáng đơn giản nhưng phù hợp và trở thành biểu tượng riêng, là một dấu hiệu đặc biệt để xây dựng sự nhận biết của khách hàng, truyền tải thông điệp của thương hiệu, giúp khách hàng nhớ đến, nhận rõ, tin tưởng và tìm đến trong rất nhiều thương hiệu khác nhau.
Trụ sở : 262A Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phường 8 - Quận 3 - TP.HCM
Điện thoại : (84.8) 9320 390
Fax : (84.8) 9320 389
Website :
Email : info@toanthinhphat.com.vn
Thông qua những hình ảnh logo, slogan, đồng phục, danh thiếp, văn bản mẫu… ta có thể nhận biết, xác định được thương hiệu và lĩnh vực hoạt động của thương hiệu. Chúng mang giá trị biểu tượng, là một đặc trưng riêng của Công ty Toàn Thịnh Phát.
Trụ sở của công ty đặt ngay trung tâm thành phố, một vị trí rất thuận lợi cho việc di chuyển của nhân viên đi giám sát thi công các công trình, đi lại dễ dàng giúp khách hàng, đối tác thường xuyên trao đổi thông tin và giao dịch, tốt cho việc hợp tác lâu dài, khách hàng dễ tiếp nhận thông tin mới, việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả hơn.
Slogan: Nền tảng ổn định, tương lai phát triển
Xây dựng là nền tảng, giáo dục là ổn định, đầu tư là tương lai và du lịch là phát triển. Do vậy, chiến lược phát triển cũng gói gọn vào 8 chữ: "nền tảng, ổn định, tương lai, phát triển". Trong đó lấy xây dựng là nền tảng cho hoạt động của Công ty, đầu tư vào giáo dục tạo sự ổn định về kinh tế và góp phần vào sự phát triển của xã hội, đầu tư vào các dự án để tích lũy cho tương lai và cuối cùng khẳng định sự phát triển toàn diện của Toàn Thịnh Phát.
Văn bản mẫu (Phụ lục 4)
Logo các công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty Toàn Thịnh Phát.
Chi nhánh công ty CP ĐT - KT - XD Toàn Thịnh Phát tại Bình Dương
Tên giao dịch: Villa Bình An
ĐC: Khu 7 - P. Phú Hòa - TX. Thủ Dầu Một - Bình Dương
ĐT: (0650) 6250 913
Fax:(0650)6250900Web: www.villabinhan.com.vn
Công ty TNHH Giáo dục Toàn Thịnh Phát (TTP Edu) Tên giao dịch: TTP Edu.
Địa chỉ: 39/393A Phạm Văn Thuận – P. Tân Mai – Tp. Biên Hòa – T. Đồng Nai
Điện thoại: (061) 3812250
Fax: (061) 3913665
Web: www.ttp.edu.vn
Chi nhánh công ty CP ĐT - KT - XD Toàn Thịnh Phát tại Đồng Nai
Tên giao dịch: Toàn Thịnh Phát – Đồng Nai ĐC: 98A Võ Thị Sáu – P. Quyết Thắng – Tp. Biên Hòa – T. Đồng Nai
ĐT: (061) 8820859
Fax: (061) 8820833
Web: www.thepegasusresidence.com
Công ty TNHH MTV Toàn Thịnh Phát - TTP Phú Quốc
Tên giao dịch: TTP Phú Quốc
Địa chỉ: Số 4 Mạc Thiên Tích – TTr. Dương Đông – H. Phú Quốc – T. Kiên Giang
Điện thoại: (077) 3981719
Fax: (077) 3981718
Công ty CP SX - Thương mại - Dịch vụ Toàn Thành Tâm
Tên giao dịch: Toàn Thành Tâm
Địa chỉ : Lô C19-9 - đường Lạc Hồng – P. Vĩnh Lạc – Tp. Rạch Giá – T. Kiên Giang
Điện thoại : (077) 3928813
Fax: (077) 3942865
Công ty CP Toàn Hải Vân
Địa chỉ: Số 4 Mạc Thiên Tích – TTr. Dương Đông – H. Phú Quốc – T. Kiên Giang
ĐT: (077)3 996 879
Fax : (077)3 996 880
Cơ Sở Ngoại Ngữ Lê Quý Đôn (Fly Academy) Tên giao dịch: Fly Academy ĐC: Hẻm 89, Hưng Đạo Vương, P. Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai. ĐT: (061)3 940 519
Nhìn chung logo của các công ty thành viên đa phần đã được chỉnh sửa về màu sắc, hướng đến màu chủ đạo của Tổng công ty là màu xanh lá kết hợp với màu trắng. Màu xanh lá thể hiện sự nảy mầm xanh tốt, mát mẻ và thoải mái; màu trắng thể hiện sự trẻ trung, trong sáng của tuổi học trò tinh nghịch, sạch sẽ và trong lành, màu của mây trời. Với mục tiêu là các công trình thi công, kiến trúc của Tổng công ty có mặt trên tất cả mọi nơi dưới một bầu trời chung. Màu sắc của logo Công ty Cổ phần Toàn Hải Vân, Cơ sở Ngoại ngữ Lê Quý Đôn_Đồng Nai và Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương Đồng Nai chưa có đồng nhất với màu chủ đạo của Tổng công ty, cần phải có một vài chỉnh sửa về màu sắc cho tương xứng, phù hợp hơn.
Đồng phục nhân viên
Trang phục của Tổng công ty với kiểu dáng trang nhã, lịch sự tạo cảm giác thoải mái thể hiện nét đặc trưng của doanh nghiệp. Màu sắc hài hòa, dễ nhìn, phù hợp với đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp; màu chủ đạo là màu đỏ màu thể hiện sự may mắn và thành công, nhiệt quyết. Đồng phục nam là áo sơ mi màu đỏ tay ngắn đối với nhân viên văn phòng, áo tay dài với nhân viên giám sát các công trình, calavat tự chọn. Đồng phục nữ là áo sơ mi đỏ, áo ghile màu đen khoác ngoài; váy đen, trang phục thể hiện sự năng động, màu của sự quyền quý. Đó là hai màu của thương hiệu Toàn Thịnh Phát, màu truyền thống, bản sắc của công ty 8 năm qua, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, với mong muốn sẽ nhanh chóng trở thành doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xây dựng cả nước và nhiều người nước ngoài biết đến Toàn Thịnh Phát.
Hình 2.3: Hình ảnh đồng phục nhân viên văn phòng của TTP. Corp
Chiến lược truyền thông và quảng cáo tổng lực
Xây dựng một chiến lược quảng bá thương hiệu phù hợp với tình hình hiện tại của công ty là điều cần thiết, quan trọng cho việc xây dựng thương hiệu nói chung và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng.
Với nhiều hình thức truyền thông tiếp thị để đạt đạt hiệu quả tối ưu nhất và công ty sử dụng hình thức quảng cáo bằng bài phóng sự tự giới thiệu về công ty Toàn Thịnh Phát với thời lượng 20 phút đã được phát sóng trên một số đài truyền hình, phát thanh như Kiên Giang, Bình Dương, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu về những lĩnh vực hoạt động, những thành quả, thế mạnh mà công ty đã đạt được. Công ty còn tham gia một số trang quảng cáo trong các báo như Sài Gòn Tiếp Thị, Kinh Tế Sài Gòn, Nhịp Cầu Đầu Tư, Doanh nhân… tại Tp. HCM và một số báo của các tỉnh khác.
Các hoạt động xã hội.
Cảm nhận được niềm hạnh phúc khi chia sẻ được phần nào những vất vả, khó khăn với những mảnh đời bất hạnh, các thành viên trong công ty Toàn Thịnh Phát luôn ủng hộ việc làm từ thiện trên như hình thức khuyến khích trích một phần kinh phí hàng năm của doanh nghiệp để làm công tác xã hội, từ thiện với mong muốn cuộc sống của những con người nghèo khổ trở nên hạnh phúc, sống ấm no hơn, đỡ vất vã, phần nào làm đẹp hơn đời sống này.
Toàn Thịnh Phát đã gởi tặng quà và học bổng cho giáo viên, học sinh nghèo trường THPT Quế Sơn – Tỉnh Quảng Nam, là một trong những địa phương nghèo của tỉnh, nhân dân trong vùng đa phần là nghề nông, nghèo khó, hàng năm phải gánh chịu nhiều trận lụt. Đặc biệt là trong năm 2007, nhân dân và học sinh trong huyện bị thiệt hại rất nặng nề do các trận lũ lụt gây ra.Trong đợt này, Toàn Thịnh Phát hỗ trợ quà và học bổng với tổng giá trị 15 triệu đồng.
Nhân dịp Tết Mậu Tý Toàn Thịnh Phát tài trợ quà tết cho diện chính sách tỉnh Sóc Trăng, đã chi trên 1,7 tỷ đồng từ ngân sách để chăm lo tết cho hơn 10.000 người có công, thương binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng …trên toàn tỉnh, ấm áp những tấm lòng tri ân.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc cả nước cùng hướng về đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt, tháng 11 vừa qua, cán bộ nhân viên Toàn Thịnh Phát đã cùng chung tay góp sức tạo quỹ “Toàn Thịnh Phát hướng về miền Trung”. Trong đợt đóng góp đầu tiên, cán bộ nhân viên Công ty đã nhiệt tình đóng góp cho quỹ với mức đóng góp là 1 ngày lương/cán bộ nhân viên. Số tiền đóng góp của từng đơn vị sẽ được chuyển đến đồng bào miền Trung thông qua Ủy ban Mặt trân Tổ quốc địa phương nơi mà đơn vị đang đặt trụ sở hoạt động. Tổng số tiền đóng góp là 67.919.670 VNĐ.
Sáng ngày 29/8/2010 vừa qua, gần 100 cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát đã cùng với hơn 10.000 cán bộ nhân viên các doanh nghiệp đã từng đạt giải Sao Vàng Đất Việt và người dân Thành phố tham gia chương trình đi bộ diễu hành “Sao Vàng Đất Việt – Vì trẻ thơ có hoàn cảnh khó khăn” tại Công viên 30/4, Tp HCM. Chương trình do Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Tp HCM tổ chức. Đây là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động tôn vinh, quảng bá nhân dịp lễ trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2010, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, sức mạnh và vai trò của Doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt đối với cộng đồng. Nhân dịp này, công ty Toàn Thịnh Phát đã ủng hộ kinh phí cho Quỹ từ thiện “Sao Vàng Đất Việt – Vì trẻ thơ có hoàn cảnh khó khăn” số tiền 10.000.000 đồng.
Ngoài ra còn đang triển khai những đóng góp cho một số cơ quan chức năng nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho những con người gặp nhiều bất hạnh, kém may mắn khác…
Khẳng định uy tín thương hiệu (Các bằng cấp chứng nhận)
Ở một khía cạnh nào đó, ngành kiến trúc – xây dựng với những công trình ngày càng khang trang và tầm cỡ đã góp phần vào việc đổi thay diện mạo đất nước, đóng góp tích cực vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa nước nhà. Hòa chung vào không khí đó, Công ty Cổ phần Đầu Tư - Kiến trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát đã có những đóng góp không nhỏ bằng những dự án, những công trình có quy mô tầm cỡ quốc tế để tự khẳng định mình.
Tuy chỉ mới ra đời trong thời gian ngắn vào năm 2002, nhưng với phương châm: “ Uy tín - Chất lượng – Hiệu quả” hiện nay cái tên Toàn Thịnh Phát đã nằm trong Top 10 của các doanh nghiệp xây dựng có tên tuổi tại Tp HCM. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 50%
Có được nhựng thành công như ngày hôm nay là do ngay từ khi mới thành lập, Toàn Thịnh Phát đã ý thức được rằng: để tồn tại và phát triển bền vững, con đường duy nhất là phải có sự chuyên nghiệp trong công tác xây dựng bộ máy quản lý. Công ty đã tái cấu trúc theo định hướng chuyên nghiệp hóa, xây dựng cơ cấu tổ chức theo hình thức nhóm các công ty.
Công ty Toàn Thịnh Phát đã đảm trách một khối lượng lớn các dự án thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng có quy mô lớn, đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật, về thẩm mỹ trên khắp mọi miền đất nước như: Cao ốc Thanh Lễ 9 tầng ở quận 1, Cao ốc Khang Thông 10 tầng, Cao ốc Hoa Sen 9 tầng, Cao ốc Việt Thái 19 tầng ở quận 3, cùng với Cao ốc hội sở Sacombank 20 tầng ở địa chỉ 266 Nam Kì Khởi Nghĩa, Khách sạn Ngọc Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao ở Đà Lạt. Đây là những yếu tố mang rõ nét nhất, đậm dấu ấn của thương hiệu Toàn Thịnh Phát.
Không chỉ chuyên nghiệp và có uy tín trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng các công trình khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, các cao ốc văn phòng cao tầng hiện đại mà Toàn Thịnh Phát còn được biết đến là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện các công trình xây dựng khu công nghiệp, hạ tầng các khu dân cư, đô thị và hành chính. Cuối năm 2007, Công ty Toàn Thịnh Phát đã trúng thầu thi công phần đường và hệ thống cống thoát nước Khu Đô thị Trung Tâm Hành Chính Mới Thị Xã Tân An Tỉnh Long An rộng 70 hecta. Công trình do Công ty Cổ Phần Đồng Tâm làm chủ đầu tư.
Ngoài hai ngành chủ lực là thiết kế và thi công thì lĩnh vực giáo dục cũng góp phần tạo dấu ấn cho thương hiệu Toàn Thịnh Phát. Hiện nay, Trường THPT Lê Quý Đôn ở Biên Hòa và Trịnh Hoài Đức ở Trảng Bom, Đồng Nai do Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư vào hoạt động ổn định, được Sở giáo dục Đồng Nai và các nhà chuyên môn đánh giá cao. Bởi tại đây đã áp dụng, một mô hình giáo dục hoàn toàn mới, nhằm phát triển toàn diện về kiến thức, thể chất và về kỹ năng. Bên cạnh các phòng nghe nhìn, phòng tin học, phòng thí nghiệm Toán, Lý, Hóa, Sinh… Công trình Toàn Thịnh Phát còn xây dựng hồ bơi, sân vận động, nhà thi đấu đa năng… Song song đó, Công ty cũng tham gia góp vốn đầu tư xây dựng trường THPT Tân Phú ở quận Tân Phú Tp. HCM, và năm học 2007-2008 là năm học đầu tiên trường đi vào hoạt động.
Bên cạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chẩn Việt Nam và quốc tế, kết hợp với sức mạnh nội lực của Công ty thì mỗi công trình, mỗi dự án đều là thành quả của quá trình phấn đấu nổ lực từ Hội Đồng Quản Trị, Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên. Riêng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, Toàn Thịnh Phát còn được biết đến với hàng loạt dự án lớn như: Villa Bình An được thiết kế xây dựng với tiêu chí “ Xanh, sạch, đẹp và an toàn, đầy đủ các tiện ích đảm báo các điều kiện sống văn minh – hiện đại và được quản lý với một phong cách chuyên nghiệp”.
Và để ghi nhận những thành tích cho quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đã được Uỷ ban nhân dân Tp. HCM và các Ban, Ngành tặng nhiều bằng khen. (Hình 2.4).
Bằng khen của UBND Tp.HCM (Hình 2.4) Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 (Hình2.5)
Chứng nhận Doanh nhân Sài Gòn Chứng nhận Doanh nhân Sài Gòn
tiêu biểu 2009 (Hình 2.6) tiêu biểu 2008 (Hình 2.7)
Theo kết quả dự án “Khảo sát thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2010” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kết hợp với công ty nghiên cứu thị trường FTA Vietnam thực hiện, thương hiệu Toàn Thịnh Phát xếp thứ 6 trong ngành Xây dựng – Thiết kế của cả nước.
Dựa trên việc phân tích chi tiết các tiêu chí chỉ số cấu thành sức mạnh thương hiệu theo giới tính, tầng lớp kinh tế, độ tuổi, thu nhập hộ gia đình, khu vực (Bắc, Trung, Nam, miền Tây), FTA Vietnam đã đưa ra kết luận đánh giá tổng kết cho thương hiệu Toàn Thịnh Phát: “Thương hiệu Toàn Thịnh Phát thuộc nhóm có sức khỏe khá so với các thương hiệu khác trong ngành”.
Cũng theo dự án “ Khảo sát thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” do AC Nielsen Việt Nam thực hiện vào năm 2008, thương hiệu Toàn Thịnh Phát đứng thứ 14 trong ngành Xây dựng – Tư vấn – Thiết kế của cả nước.
Và sau một thời gian Công ty tổ chức triển khai thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ngày 06/ 05/ 2010 hoạt động quản lý thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Kỹ thuật – Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP Cons.) – Đơn vị thành viên của Toàn Thịnh Phát (TTP Corp.) chính thức được đánh giá và được công nhận phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008. (Phụ lục 5)
Các đặc trưng nổi bật khác.
Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là người đang chiếm giữ một phần thị phần, phân chia một phần khách hàng của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm cách để nắm bắt, phân tích các thông tin về đối thủ như: Chính sách phân phối, chính sách mở rộng thị trường v.v… từ đó có các biện pháp phù hợp.
Sự hợp tác toàn diện với các đối tác chiến lược là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Công ty Cổ phần Địa ốc Sài gòn Thương tín _ Sacomreal, Công ty Cổ Phần Đồng Tâm đã giúp cho Toàn Thịnh Phát có được thế và lực phát triển bền vững trong điều kiện Việt Nam hội nhập với nền kinh tế, bảo đảm được sự hợp tác lâu dài, phát huy tối đa nội lực của mỗi bên để cùng phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng mối quan hệ giữa Toàn Thịnh Phát và các đối tác lên một tầm cao mới. Đó cũng chính là lợi thế khác biệt nhất giữa ta với các đối thủ cạnh tranh khác.
Các đối tác chiến lược
Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Hội sở: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Quận 3, Tp. HCM
Điện thoại: (08) 39320420
Fax: (08) 39320424
Website: www.sacombank.com.vn
Công Ty Cổ phần Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal
Địa chỉ: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 8, Quận 3, Tp HCMĐiện thoại: (08) 38249988
Fax:(08)38249977Website: www.sacomreal.com.vn
Công Ty Cổ phần Đồng Tâm
Trụ sở chính: Số 7 - Khu phố 6 - Thị Trấn Bến Lức – T. Long AnĐiện thoại:(072) 3872121Fax: (072) 3872122Website: www.dongtam.com.vn
Văn hóa trong doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo nét bản sắc phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chính nhờ bản sắc này mà doanh nghiệp được xã hội chấp nhận, có được sức mạnh và lợi thế cạnh tranh. Nó trở thành truyền thống, tức là có giá trị lâu bền và được lưu truyền qua nhiều thế hệ người làm việc trong doanh nghiệp
Sự thân thiết, gắn bó và ngày càng gần gũi, thân thiện, nâng cao tinh thần đoàn kết hơn giữa những thành viên của một tập thể, một đại gia đình càng thể hiện rõ qua hoạt động của Tổng Công ty tổ chức mang ý nghĩa rất lớn như giải bóng đá mini tranh cúp “TTP.Corp 2010” được tổ chức hàng năm là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 6 năm thành lập Tổng Công ty, giải tổ chức có sự góp mặt của 6 đội bóng của những Công ty thành viên. Sau 2 tuần tranh tài sôi nổi, hào hứng trên tinh thần giao lưu, hòa nhã nhưng không kém phần quyết liệt với sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên và sự góp mặt động viên tinh thần của Ban Điều Hành Công ty, giải đã kết thúc tốt đẹp.
Theo dự kiến, giải bóng đá TTP.Corp sẽ trở thành một trong những hoạt động truyền thống chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Công ty hàng năm.
Ngoài ra, ngày 27 tháng 4 năm 2010, toàn thể cán bộ, công nhân viên trong hệ thống Công ty Cổ Phần Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh Phát và gia đình đã cùng hội tụ tại khu du lịch Bình Quới 1 tham gia ngày hội đặc biệt nhân kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Công ty mang tên: “ NGÀY HỘI ĐẠI GIA ĐÌNH TOÀN THỊNH PHÁT 2010”
Chủ đề: VƯƠN ĐẾN TẦM CAO MỚI
“Ngày Hội Đại Gia Đình Toàn Thịnh Phát 2010” với ý nghĩa tôn vinh vị trí vô cùng quan trọng của gia đình đối với từng cán bộ nhân viên Toàn Thịnh Phát đã khép lại trong niềm vui, niềm hân hoan. Từ năm 2008 trở đi đây sẽ trở thành ngày hội truyền thống của Toàn Thịnh Phát nhân kỷ niệm ngày thành lập Công ty hàng năm.
Kết quả đo lường khảo sát.
Nghiên cứu định lượng
Đây là cách nghiên cứu truyền thống, bao gồm thăm dò ý kiến, quan sát, phân tích thông tin từ website và các phương pháp tương tự. Phương pháp này lý tưởng cho việc đo lường hành động và quan sát mẫu... Nó đo lường những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ cung cấp thông tinh mang tính dự báo chính xác.
Nghiên cứu định tính
Một phương pháp khác là bạn có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc thảo luận nhóm giữa các đáp ứng viên. Phương pháp này cho phép họ có thể tự do bày tỏ ý kiến và bạn có thể biết được những động cơ thúc đẩy hành động của họ. Quan trọng hơn là bạn có thể biết được họ nghĩ thế nào về thương hiệu của bạn. Bạn còn có thể biết rõ hơn Bạn là ai? Bạn sẽ phải như thế nào?
Nhân dịp 29/8/2010, các Cán bộ _ Nhân viên của Công ty Cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát cùng với hơn 10.000 Cán bộ _ Nhân viên các doanh nghiệp đã từng đạt giải Sao Vàng Đất Việt và người dân Thành phố tham gia chương trình đi bộ diễu hành “Sao Vàng Đất Việt – Vì trẻ thơ có hoàn cảnh khó khăn”. Ngoại trừ những thành viên TTP.Corp, công ty đã tiến hành khảo sát hơn 139 người có mặt tại công viên 30.4 tham gia, tiếp tục khảo sát 100 người biết đến Tổng công ty, đã nhận được phản hồi về hình ảnh, sự nhận diện thương hiệu Toàn Thịnh Phát. Khảo sát được thực hiện với nhân viên văn phòng, các nhân viên của các công ty đã đoạt giải “Sao Vàng Đất Việt” và người dân tham gia chạy bộ gây quỹ từ thiện.
Qua khảo sát số người biết đến Toàn Thịnh Phát chiếm 72%, còn lại 28% là số người chưa biết đến thương hiệu. (Biểu đồ 2.1)
Đối tượng khảo sát gồm có:
Người quản lý, điều hành công ty chiếm 18%, nhân viên văn phòng: 31%; kỹ sư, kiến trúc sư : 25%; nhân viên kinh doanh : 6%, người dân : 20%. (Biểu đồ 2.2)
Toàn Thịnh Phát là thương hiệu có độ nhận biết trung bình trong trường hợp nhận biết có sự trợ giúp, Công ty Hòa Bình chiếm 29%, Tổng công ty xây dựng Số 1 chiếm 25%, Toàn Thịnh Phát đứng vị trí số 3 trong 5 công ty xây dựng có tiếng tại TP. HCM, Đất Xanh được 13%, Khang Thông chiếm 11%. (Biểu đồ 2.3)
Qua khảo sát ta đo được mức độ nhận biết trong cả 3 trường hợp nhận biết đầu tiên, nhận biết không có sự trợ giúp và nhận biết có sự trợ giúp. Có thể nói thương hiệu Hòa Bình và Tổng công ty Số 1 là thương hiệu được đa số mọi người nhận biết đầu tiên, còn lại hai thương hiệu Đất Xanh và Khang Thông có mứa độ nhận biết thấp hơn so với Toàn Thịnh Phát. (Biểu đồ 2.4)
Khách hàng biết đến Toàn Thịnh Phát qua các kênh thông tin chiếm tỷ lệ như sau:
Tivi: 22%, báo: 16%, đài: 8%, qua kênh bạn bè giới thiệu: 25%; băng rôn, áp phích quảng cáo: 15%, qua mạng internet chiếm tỷ lệ: 3%, nhìn thấy văn phòng công ty chiếm khoảng 11%. (Biểu đồ 2.5)
Khảo sát về sự nhận diện thương hiệu TTP. Corp, khách hàng nhớ màu sắc của logo công ty có hai màu chủ đạo là màu trắng và màu xanh lá có 79% số lượng khách hàng đã trả lời đúng câu hỏi, có một số lượng khách hàng nhầm lẫn về màu sắc chiếm 21%, khi hỏi hai màu chủ đạo là màu trắng và màu xanh dương có 12%, màu trắng và màu đỏ có 9% khách hàng đồng ý với câu hỏi đó. (Biểu đồ 2.6)
Màu sắc của logo thì đa phần khách hàng còn nhớ hai màu chủ đạo chính, còn về ý nghĩa logo thì đa phần họ đều thấy đơn giản, dễ nhớ chiếm 63%; dễ hiểu khoảng 7%, thể hiện đẳng cấp chiếm 8%, còn lại 22% số lượng khách hàng khảo sát không biết, không hiểu hình ảnh ý nghĩa của logo. (Biểu đồ 2.7)
Về câu khẩu hiệu slogan của TTP. Corp, khách hàng nhớ đúng có 3% còn 97% số lượng khách hàng không nhớ và nhớ không nhớ rõ đến câu khẩu hiệu của công ty, cụ thể có 28% số lượng khách hàng khảo sát không nhớ đúng, không nhớ rõ, 69% số lượng không có ấn tượng, không nhớ câu khẩu hiệu đó. (Biểu đồ 2.8)
Hình ảnh của thương hiệu còn thể hiện rõ qua màu sắc đồng phục lẫn kiểu dáng, chúng có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Kết quả khảo sát cho thấy, khách hàng đồng ý với ý kiến về màu sắc trang phục hài hòa chiếm 77% tổng số khách hàng đã được khảo sát, nhận xét màu sắc của trang phục còn sặc sỡ, sáng chói không hài hòa chiếm 16%, còn 7% khách hàng có nhận xét màu sắc không phù hợp. (Biểu đồ 2.9)
Kiểu dáng của đồng phục thì khách hàng có nhận xét như sau: 22% tổng số khách hàng đã được khảo sát cho biết đồng phục có thiết kế đẹp, phù hợp với khí hậu miền Nam, trang nhã, thấy được sự năng động, cá tính của thương hiệu; đồng phục lịch sự là lời nhận xét chiếm 69%, đồng phục bình thường và không có ý kiến gì đạt 7% tổng số người khảo sát, 2% là số lượng còn lại có nhận xét không phù hợp lắm. (Biểu đồ 2.10)
Các hoạt động xã hội, công tác từ thiện, giúp đỡ những gia đình chính sách, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh hàng năm của công ty mà khách hàng biết đến qua các kênh thông tin cụ thể là “Hướng về miền Trung lũ lụt năm 2010” được 25% khách hàng biết, “Sao vàng Đất Việt_Vì trẻ thơ có hoàn cảnh khó khăn” có 35%, “Tài trợ quà Tết cho diện chính sách tỉnh Sóc Trăng” chiếm 2% tỷ lệ khách hàng biết, còn lại 38% khách hàng không biết qua những hoạt động trên. (Biểu đồ 2.11)
Những hoạt động xã hội trên mang ý nghĩa to lớn, không chỉ phát huy được tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết dân tộc, đem lại niềm hạnh phúc cho họ mà còn cho chính bản thân mỗi chúng ta. Khi khảo sát 100% khách hàng đều ủng hộ việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn và cải thiện đời sống xã hội.
Cảm nhận của khách hàng về tác phong, văn hóa ứng xử của đội ngũ nhân viên trong công ty khi khách hàng đã tiếp xúc và trò chuyện được khảo sát khá chi tiết. Với tính cách thân thiện, vui vẻ, lịch sự thì có 78% khách hàng đã đồng ý với nhận xét trên, cách ăn mặc lịch sự nghiêm túc được đánh giá 19%, khoảng 3% là khách hàng chưa thấy trang phục không lịch sự của nhân viên trong công ty, sự không thân thiện trong cách ứng xử của nhân viên trong công ty là 0%. Ngoài ra, việc thể hiện cách ứng xử, giao tiếp của nhân viên, tác phong làm việc tương đối nghiêm túc, còn một số hạn chế có thể do một số nhân viên gặp sự cố trong việc đi lại ảnh hưởng đến việc ăn mặc không được lịch sự như thiếu logo của công ty hay không đúng với trang phục mà công ty đề ra. (Biểu đồ 2.12)
Đo lường mức độ hài lòng về sự hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty Toàn Thịnh Phát. Đa số mức độ hài lòng về hình ảnh thương hiệu ở mức tương đối, còn một vài điểm thiếu xót cần điều chỉnh và khắc phục nhằm đem lại sự tối ưu hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu. Một số khách hành có ý kiến không hài lòng về đồng phục nhân viên hay việc quảng bá thương hiệu còn nhiều hạn chế, trang web của công ty chưa thu hút khách hàng cần lưu ý hơn. (Biểu đồ 2.13)
Về kết quả dự án “Khảo sát thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2010” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kết hợp với công ty nghiên cứu thị trường FTA Vietnam thực hiện, thương hiệu Toàn Thịnh Phát xếp thứ 6 trong ngành Xây dựng – Thiết kế của cả nước.
Cũng theo dự án “ Khảo sát thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” do AC Nielsen Việt Nam thực hiện vào năm 2008, thương hiệu Toàn Thịnh Phát đứng thứ 14 trong ngành Xây dựng – Tư vấn – Thiết kế của cả nước (số liệu lưu giữ nội bộ).
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TOÀN THỊNH PHÁT
Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Việt Nam là một đất nước đông dân với dân số trẻ, đầu tư xây dựng, thiết kế về nhu cầu nhà ở là một thuận lợi cho ngành xây dựng, giáo dục, dịch vụ ngày càng tăng cao. Do vậy, đây là một thị trường lớn cho các doanh nghiệp, nhất là ngành đầu tư xây dựng, dịch vụ.
Hiện nay tên Toàn Thịnh Phát (TTP. Corp) đã nằm trong TOP 10 của các doanh nghiệp xây dựng, đã có một vị trí nhất định trong thị trường thiết kế, thi công, đầu tư giáo dục, với những thành công trên phải kể đến tình đoàn kết và tinh thần trách nhiệm với công việc của toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty, và thành quả đã đạt được là có một vị trí nhất định trong ngành xây dựng. Ngoài ra, còn có sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Huỳnh Phú Kiệt, các đối tác đều đặt niềm tin vào người đứng đầu của công ty.
Sau mỗi công trình khi xây dựng xong cảm nhận của những nhà thiết kế, thi công, công nhân… nhận thấy được niềm hạnh phúc vì làm đẹp thêm cho đời, xã hội phồn hoa, cho đô thị nhộn nhịp, vội vã này. Một phần kinh phí của doanh nghiệp hàng năm, Toàn Thịnh Phát đã làm công tác xã hội, từ thiện với mong muốn cuộc sống của những con người nghèo khổ trở nên hạnh phúc, sống ấm no hơn, đỡ vất vã, phần nào làm đẹp hơn đời sống này. Đây là yếu tố nhằm xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả, dễ dàng đi vào lòng người.
Khó khăn
Vì công ty mới thành lập không lâu, Toàn Thịnh Phát làm được mới chỉ là bước đầu, hội nhập kinh tế thế giới (WTO) đòi hỏi mỗi thành viên trong Công ty phải nỗ lực nhiều hơn để có thể khẳng định thêm vị trí của mình trong tâm trí khách hàng.
Cùng với việc khẳng định vị thế của mình thông qua cả lời nói lẫn hành động, đó là việc giám sát các công trình, hạn chế những tiêu cực do những lợi ích của một số cá nhân làm ảnh hưởng đến toàn tập thể, sẽ gây ảnh hưởng xấu, tổn thất nặng nề phá bỏ những gì mà ta đã cố gắng xây dựng…
Hơn thế nữa, hiện nay giá cả của vật liệu xây dựng ngày càng tăng cao, không có mốc dừng, và chi phí cho việc quảng bá thương hiệu qua những kênh thông tin hay trên phương tiện truyền thông đặc biệt là truyền hình tại Việt Nam quá cao đối với các doanh nghiệp. Quảng cáo là một trong những cách quảng bá để xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng. Với qui định này, một số doanh nghiệp sẽ hạn chế, không đủ khả năng để làm quảng cáo.
3.2 Định hướng phát triển đến năm 2020
“Nền tảng ổn định, tương lai phát triển” chính là quan điểm phát triển lâu dài của Toàn Thịnh Phát. Trong đó lấy xây dựng là nền tảng cho hoạt động của Công ty, đầu tư vào giáo dục tạo sự ổn định về kinh tế và góp phần vào sự phát triển của xã hội, đầu tư vào các dự án để tích lũy cho tương lai và cuối cùng khẳng định sự phát triển toàn diện của Toàn Thịnh Phát bằng những khu du lịch nghỉ dưỡng, các khách sạn đẳng cấp từ 3 đến 4 sao.
Ø Xây dựng: Thành lập các công ty, đơn vị vệ tinh và tập trung phát triển chuyên môn để trở thành một doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng với quy trình khép kín và hoàn chỉnh từ thiết kế, thi công đến trang trí nội thất.
Toàn Thịnh Phát cũng đang lên kế hoạch triển khai dự án khách sạn trên 500 phòng tại Q2, TP.Hồ Chí Minh và dự định đầu tư vào nhiều dự án bất động sản khác trên địa bàn cả nước.
Toàn Thịnh Phát sẽ tiếp tục triển khai ISO 9001:2008 cho các đơn vị thành viên khác trong hệ thống.
Ø Giáo dục: Theo định hướng phát triển, Toàn Thịnh Phát sẽ là một trong những Công ty đi đầu cả nước trong việc đầu tư vào giáo dục với ít nhất 5 trường trung học, công ty sẽ đầu tư vào đào tạo hệ đại học và cao đẳng.
Ø Đầu tư: Đặc biệt, tham gia vào nhóm các công ty thuộc hệ thống Sacombank, đầu tư có chọn lọc vào các dự án có tiềm năng trong tương lai.
Ø Du lịch: Xây dựng chuỗi các khu nghi dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cam Ranh, Bình Thuận, Phú Quốc ... và các tỉnh, thành phố có tiềm năng về du lịch khác.
Đề xuất một số giải pháp cho quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu Toàn Thịnh Phát.
Logo thương hiệu.
Logo của các Công ty thành viên đa phần đã được chỉnh sửa về màu sắc, hướng đến màu chủ đạo của Tổng công ty là màu xanh lá kết hợp với màu trắng. Màu xanh lá thể hiện sự nảy mầm xanh tốt, mát mẻ và thoải mái; màu trắng thể hiện sự trẻ trung, trong sáng của tuổi học trò tinh nghịch, sạch sẽ và trong lành, màu của mây trời. Với mục tiêu là các công trình thi công, kiến trúc của Tổng Công ty có mặt trên tất cả mọi nơi trong đất nước. Màu sắc của logo Công ty Cổ phần Toàn Hải Vân, Cơ sở Ngoại ngữ Lê Quý Đôn_Đồng Nai và Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương Đồng Nai chưa có đồng nhất với màu chủ đạo của Tổng công ty, cần phải có một vài chỉnh sửa về màu sắc cho tương xứng, phù hợp sẽ không gây nhầm lẫn và thỏa mãn với quy ước ngầm của các lĩnh vực đang hoạt động.
Khảo sát cho thấy việc nhận diện thương hiệu Toàn Thịnh Phát chưa đầy đủ thông tin, còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần kết hợp logo với slogan sự đồng bộ khi nhắc đến logo thì khách hàng sẽ nghĩ ngay đến mục tiêu mà công ty hướng đến qua các phương tiện truyền thông như quảng cáo trên internet, báo, radio…
3.3.2 Tăng cường quảng bá thương hiệu.
Chú trọng nhiều đến công tác quảng bá nhằm giúp khách hàng có thể nhận biết tên thương hiệu một cách chính xác, những mục tiêu phấn đấu của Công ty trong những năm kế tiếp đó là phải lấy được lòng tin của khách hàng, đối tác, khẳng định vị thế trong và ngoài ngành nhằm vươn cao vươn xa hơn, bước tiếp những bước tiến mới, ổn định vững chắc.
Qua khảo sát có thể nhận thấy hình ảnh thương hiệu TTP. Corp trong tâm trí khách hàng còn khá mới mẻ, quảng cáo hình ảnh của công ty chưa thực sự mạnh. Cần phải tăng cường hơn nữa cho công tác quảng cáo. Tổng công ty cần quan tâm việc tham gia các hội chợ triển lãm về lĩnh vực xây dựng, thiết kế đầu tư trong thành phố hay một số địa phương có nền kinh tế đang phát triển, kết hợp với việc phát tờ rơi, tờ bướm, tặng kèm những món quà nhỏ nhưng có giá trị rất lớn, các vật dụng thông thường gần gũi với nhu cầu thiết yếu của khách hàng như mũ bảo hiểm, mũ vải, móc chìa khóa, quẹt ga, áo mưa, bút… có in tên thương hiệu, logo Công ty giúp hình ảnh thương hiệu đến gần với người dân hơn nữa.
Giá cả cho việc quảng bá thương hiệu qua những kênh thông tin hay trên phương tiện truyền thông đặc biệt là truyền hình tại Việt Nam quá cao đối với các doanh nghiệp. Với qui định này, một số doanh nghiệp sẽ hạn chế, không đủ khả năng để làm quảng cáo, một trong những cách quảng bá để xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng mà giảm được một khoảng chi phí nhất định bằng cách tiến hành sử dụng chiến lược quảng cáo đánh vào tâm lý khách hàng bằng một số hình ảnh quảng cáo ngoài trời như trên xe buýt, xe đón công nhân viên mang hình ảnh logo, slogan của Toàn Thịnh Phát.
Đa số những dự án của công ty hợp tác là do những người quen biết, bạn bè giới thiệu, đó là một thuận lợi rất lớn nhưng cũng là hạn chế cần khắc phục, mở rộng phạm vi ảnh hưởng, phạm vi quảng bá thương hiệu.
Theo khảo sát thì cần mở rộng việc quảng bá thương hiệu, trang website của công ty qua hình thức tạo uy tín thông qua kênh bạn bè và một số kênh truyền thông báo đài khác, để các nhà đầu tư chứng khoán, khách hàng nắm bắt thông tin nhanh chóng và kịp thời.
3.3.3 Về nguồn nhân lực và văn hóa trong doanh nghiệp.
Công ty có mức độ đầu tư còn khiêm tốn, lực lượng nhân sự còn thiếu, vài vị trí chưa tuyển chọn được. Đa phần nguồn nhân lực trong công ty đều tuyển dụng nội bộ, họ trọng dụng một số nhân viên đã có kinh nghiệm và mời về cộng tác. Đất nước ngày càng có nhiều thay đổi cần có lập kế hoạch đào tạo huấn luyện thường niên nhân sự cũ; tuyển dụng thêm nhân sự có chất lượng và có trình độ chuyên môn cao, nâng cao tỉ lệ nhân viên văn phòng có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Công tác đào tạo của Công ty đang được triển khai bằng việc đưa một số cán bộ nhân viên ưu tú tu nghiệp tại những nước tiên tiến cùng ngành như Thạc sĩ Kỹ sư xây dựng ở Singapore, Ấn Độ từ một đến hai năm, hỗ trợ một phần học phí nếu kí kết hợp đồng sau khi về nước sẽ tiếp tục làm việc công ty trên năm năm trở lên. Khuyến khích tuyển dụng nhân viên có sáng tạo trong công việc để mang hiệu quả công việc cao.
Mối quan hệ nhân viên giữa Tổng công ty và các Công ty thành viên như TTP. Kiên Giang, TTP. Bình Thuận, TTP. Đồng Nai có hạn chế là ngăn cách về địa lý nên ít được tiếp xúc trao đổi những thông tin về công việc, đời sống … Vì vậy cần tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên gặp gỡ tiếp xúc, trao đổi, thân thiện, hiểu nhau hơn giảm bớt khoảng cách thông qua các buổi party cuối năm, lễ Tết, sinh nhật của Công ty, các nhân viên tham dự tiệc sẽ có quà tặng mang về, tổ chức các trò chơi có giải thưởng giúp mọi người hào hứng tham gia và hòa đồng, cải thiện được áp lực công việc hằng ngày hay khuyến khích đi đến dự tiệc cùng với một, hai người thân yêu nhất. Bộ phận hành chính nhân sự cần thiết lập một quỹ nhằm giúp đỡ gia đình các nhân viên gặp phải hoàn cảnh bệnh tật, tang lễ hoặc khó khăn, tổ chức tiệc, tặng quà sinh nhật cho các nhân viên trong Tổng công ty để khuyến khích tinh thần mỗi thành viên làm việc nhiệt tình và hiệu quả hơn.
3.2.4 Một số kiến nghị khác
Cần tăng tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ du lịch lên 3% và từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực dịch vụ bằng hình thức kinh doanh resort chất lượng cao tại các bãi biển đẹp của Việt Nam như Phú Quốc, Phan Thiết… (Hình 3.1).
Lĩnh vực bất động sản như xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, khu biệt thự cao cấp mà đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao cần phát triển rộng hơn nữa.
Qua khảo sát cho thấy việc thể hiện cách ứng xử, giao tiếp của nhân viên, tác phong làm việc tương đối nghiêm túc, còn một số hạn chế có thể do một số nhân viên gặp sự cố trong việc đi lại ảnh hưởng đến việc ăn mặc không được lịch sự như thiếu logo của công ty hay không đúng với trang phục mà công ty để ra, cần cải thiện tình hình nói trên.
Nghiên cứu thị trường là công việc rất cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thỏa mản được nhu cầu của khách hàng nếu không có đầy đủ về thông tin chính xác về thị trường. Thông qua việc nghiên cứu công ty sẽ nắm bắt được những thông tin về giá cả, cung cấp hàng hóa dịch vụ mà công ty đang kinh doanh hoặc để đề ra các phương án chiến lược và biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra. Vì vậy cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin, số liệu về thị trường kinh doanh, phân tích so sánh số liệu đó và rút ra kết luận. Từ đó, đề ra những giải pháp thích hợp với công ty.
Chăm sóc khách hàng là một bộ phận cấu thành của sản phẩm cung cấp cho khách hàng; nó là bộ phận, vũ khí cạnh tranh đặc biệt quan trọng trong công ty. Cạnh tranh hiện nay không chỉ là cạnh tranh về sản phẩm mà công ty làm ra mà về cả các dịch vụ góp phần làm cho sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là nguyên nhân cần thành lập một bộ phận chăm sóc khách hàng theo dõi thường xuyên các khách hàng cũ và tìm kiếm nguồn khách hàng mới, ta cần chú ý nhiều như tặng quà, thiệp chúc mừng đến khách hàng mới, khách hàng cũ và các đối tác lâu năm, vào dịp lễ Tết, sinh nhật, ngày thành lập công ty.
Cùng với việc khẳng định vị thế của mình thông qua cả lời nói lẫn hành động, đó là việc giám sát các công trình, hạn chế những tiêu cực do những lợi ích của một số cá nhân làm ảnh hưởng đến toàn tập thể, sẽ gây ảnh hưởng xấu, tổn thất nặng nề phá bỏ những gì mà ta đã cố gắng xây dựng. Ví dụ, cần có hộp thư khiếu nại qua website, thư tín, song song với đó, cần thành lập một nhóm kỹ sư giám sát có chuyên môn cao, được nhiều người tín nhiệm để giám sát các sai phạm tại các công trình, kiến trúc đang thi công để chỉnh sửa, khắc phục sai phạm kịp thời và nhanh chóng đem lại hiệu quả, đặc biệt những vấn đề nghiêm trọng cần phần xử lý khéo léo và sáng suốt, nhanh nhất.
Ngoài ra, khép kín quy trình sản xuất bằng cách thành lập các công ty con có chức năng hỗ trợ như: cung cấp vật liệu xây dựng, cơ khí, thi công hạ tầng… vì hiện nay giá cả của vật liệu xây dựng đang leo thang, ngày càng tăng cao, không có mốc dừng, ảnh hưởng rất lớn đến đấu thầu các công trình, kiến trúc soạn thảo, kí kết hợp đồng mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Định hướng đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động, Công ty Toàn Thịnh Phát cần hướng tới hoàn thiện vì khách hàng, và tiếp tục khẳng định thế đứng trên thương trường, trở thành địa chỉ đáng tin cậy để khách hàng và chủ đầu tư. Mở rộng hơn nữa quan hệ với các đối tác chiến lược nhằm thu hút nguốn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Một số kiến nghị đối với nhà nước
Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bằng cách cởi mở hơn trong việc cấp giấy phép đầu tư phát triển, phối hợp có hiệu quả hoặc đơn giản hóa quyền cấp giấy phép xuống cho cơ quan quy nhất quản lý để hạn chế việc cấp giấy phép đầu tư tràn lan dẫn đến lãng phí vốn đầu tư.
Miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu đối với các loại nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc cần thiết trong lĩnh vực xây dựng, bình ổn giá để hạn chế tình trạng lạm phát giá tăng quá cao, giảm rủi ro trong việc kí kết hợp đồng của công ty, có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Khuyến khích mở rộng kinh tế đối ngoại, có chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng, chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu, nhằm đẩy mạnh nền kinh tế của đất nước.
KẾT LUẬN
Công ty cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một thương hiệu mạnh là phải cần có một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, đây không phải là một công việc một sớm một chiều, mà là một chương trình đòi hỏi thời gian thực hiện dài, liên tục và hy vọng sẽ rút ra một vài kinh nghiệm có thể áp dụng cho doanh nghiệp một cách hiệu quả trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, WTO.
Ta cần chú trọng nhiều đến công tác quảng bá nhằm giúp khách hàng có thể nhận biết tên thương hiệu một cách chính xác, những mục tiêu phấn đấu của Công ty trong những năm kế tiếp đó là phải lấy được lòng tin của khách hàng, đối tác, khẳng định vị thế của công ty trong và ngoài ngành.
Trong quá trình hình thành và phát triển trên thị trường thì TTP. Corp có được lợi thế rất lớn đó là có một đội ngũ nhân viên lúc nào cũng tận tụy, có tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp vào thành công của công ty và các đối tác chiến lược luôn sát cánh với công ty để thúc đẩy công ty nhằm vươn cao vươn xa hơn, bước tiếp những bước tiến mới, ổn định vững chắc.
Với những kiến thức thu được trong quá trình học tập, những kinh nghiệm hoạt động trong thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh và quảng cáo, một số thông tin thu thập trong thời gian thực tập tại TTP. Corp, em đã nêu ra những đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hệ thống nhận diện thương hiệu để phát triển thương hiệu mạnh hơn. Có thể đề xuất đưa ra chưa phù hợp với tình hình thực tế của công ty do bản thân còn thiếu kinh nghiệm giải quyết vấn đề rất mong được sự góp ý của tất cả Quý Thầy Cô. Kính chúc Tổng công ty sẽ ngày càng phát triển và vững mạnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Philip Kotler (2009), Quản trị Marketing, NXB Lao động Xã hội, Tp. Hà Nội, 11-39.
Hiệp Hội Marketing My AMA (The American Marketing Assciation).
Tài liệu tham khảo tại Công ty CP ĐT – KT – XD Toàn Thịnh Phát.
Chiến lược kinh doanh, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của các nhà doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo khác trên một số trang web.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phụ lục 3 : Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.
Phụ lục 4 : Văn bản mẫu
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ - KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TOÀN THỊNH PHÁT (TTP. Corp) Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------- ---- oOo ----
Số: BB/10/TTP-VP.TGĐ
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
BIÊN BẢN HỌP
Hôm nay, ngày 20 tháng 5 năm 2010, vào lúc 10 g 00’ tại phòng họp Công ty Cổ phần Đầu tư Kiến Trúc Xây dựng Toàn Thịnh Phát tổ chức cuộc họp “Công tác tái cấu trúc Công ty TNHH Thiết Kế Toàn Thịnh Phát Trẻ” với thành phần tham dự như sau:
THÀNH PHẦN THAM DỰ:
Công ty CP Đầu tư Kiến trúc Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP Corp.)
Công ty TNHH Thiết Kế Toàn Thịnh Phát Trẻ (TTP Arch.)
NỘI DUNG CUỘC HỌP:
KẾT LUẬN:
Hôm nay là buổi làm việc đầu tiên của đoàn tái cấu trúc, các bên sẽ tiếp tục làm việc để có kết luận cuối cùng, lưu ý tập trung vào các vấn đề sau:
1. Về hệ thống văn bản lập quy:
2. Về hiệu quả hoạt động:
3. Cấu trúc hoạt động:
Phân công làm việc với TTP Arch.:
Cuộc họp kết thúc vào lúc 11g30’ cùng ngày, các thanh viên tham dự đồng thống nhất với các nội dung trên.
ĐOÀN TÁI CẤU TRÚC
HUỲNH PHÚ KIỆT
Phụ lục 5: Giấy chứng nhận ISO 9001 : 2008
Phụ lục 6:
BẢNG CÂU HỎI
Tên người trả lời: ……………………………………………………………............
Địa chỉ: ………………………………………..………Số ĐT: …………………….
Ngày phỏng vấn: …….. /…..…. / 2011
Thời gian phỏng vấn: …..………. phút
Giới thiệu:
Xin chào anh (chị). Tôi tên là Nguyễn Thị Thùy Khang, sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM. Hiện nay tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát về nhận diện thương hiệu Toàn Thịnh Phát, vì vậy tôi xin phép được phỏng vấn anh (chị) vài phút ạ. Cảm ơn.
CÂU HỎI GẠN LỌC
S1. Vui lòng cho biết anh (chị) hoặc người thân trong gia đình anh (chị) có ai làm việc trong những ngành sau không?
Nghiên cứu thị trường/quảng cáo/quan hệ công chúng 1 àKết thúc PV
Truyền thông (báo chí, phát thanh truyền hình) 2 àKết thúc PV
Sản xuất/buôn bán các loại quần áo thời trang 3àKết thúc PV
Không thuộc tất cả các ngành kể trên 4àTiếp tục PV
S2. Vui lòng cho biết trong 3 tháng qua anh (chị) có tham gia vào bất cứ một cuộc phỏng vấn nào không?
Có 1àKết thúc PV
Không 2àTiếp tục PV
S3. Vui lòng cho biết tuổi anh (chị) bao nhiêu ạ?
Dưới 18 1àKết thúc PV
18 – 25 2àTiếp tục PV
26 – 35 3àTiếp tục PV
36 – 45 4àTiếp tục PV
46 – 65 5àTiếp tục PV
Trên 65 6àKết thúc PV
NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU
M1. Xin anh (chị) cho biết:
Khi nói đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng thì anh (chị) nghĩ ngay đến thương hiệu nào đầu tiên ? (SA)
Còn thương hiệu nào khác nữa không? (MA)
(SHOWCARD) Những thương hiệu nào trong số những thương hiệu xây dựng sau đây mà anh (chị) biết? (MA)
(SHOWCARD) Anh (chị) đã từng sử dụng sản phẩm của thương hiệu nào? (MA)
(SHOWCARD) Anh (chị) đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của thương hiệu nào? (MA)
(SHOWCARD) Anh (chị) dự định sẽ sử dụng sản phẩm dịch vụ của thương hiệu nào trong thời gian sắp tới? (MA)
(SHOWCARD) Nếu có người hỏi ý kiến thì anh (chị) sẽ giới thiệu thương hiệu nào? (SA)
Nhận biết đầu tiên (SA)
Nhận biết không trợ giúp (MA)
Nhận biết có trợ giúp (MA)
TH từng sử dụng (MA)
TH đang sử dụng (MA)
TH sẽ sử dụng (MA)
TH sẽ không sử dụng (MA)
TH sẽ giới thiệu (SA)
(a)
(b)
(c)
(d)
(e)
(f)
(g)
(h)
Hòa Bình
1
1
1
1
1
1
1
1
Toàn Thịnh Phát
2
2
2
2
2
2
2
2
Khang Thông
3
3
3
3
3
3
3
3
Đất Xanh
4
4
4
4
4
4
4
4
Xây dựng Số 1
5
5
5
5
5
5
5
5
M2. (SHOWCARD) Khoanh tròn các thương hiệu có nhận biết trong M1a và M1b, lần lượt hỏi từng trường hợp. Anh nhận biết được (đọc tên TH) thông qua các phương tiện nào?
Tivi
Báo viết
Radio
Internet
Băng rôn, áp phích
Nhìn thấy văn phòng công ty
Khác (ghi rõ)
Hòa Bình
1
1
1
1
1
1
……….
Toàn Thịnh Phát
2
2
2
2
2
2
……….
Khang Thông
3
3
3
3
3
3
……….
Đất Xanh
4
4
4
4
4
4
……….
Xây dựng Số 1
5
5
5
5
5
5
……….
M3. (SHOWCARD) Chỉ hỏi câu này đối với những người có nhận biết TH Toàn Thịnh Phát (trong câu M1a, M1b)
Xin cho biết anh (chị) có nhớ 2 màu chủ đạo trong logo Toàn Thịnh Phát là gì không ạ? (MA)
Màu trắng và màu đỏ
1
Màu trắng và màu xanh dương
2
Màu trắng và màu xanh lá
3
M4. (SHOWCARD) Chỉ hỏi câu này đối với những người có nhận biết TH Toàn Thịnh Phát (trong câu M1a, M1b) Anh (chị) có thể mô tả bất kỳ chi tiết nào của logo của Toàn Thịnh Phát còn gì nữa không ạ?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
M5. (SHOWCARD) hỏi hết mọi đối tượng. Nhìn vào logo này, vui lòng cho biết suy nghĩ của anh (chị) ý nghĩa của logo này là gì?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
M6. (SHOWCARD) Chỉ hỏi câu này đối với những người có nhận biết TH Toàn Thịnh Phát (trong câu M1a, M1b) Anh (chị) có nhớ câu khẩu hiệu (slogan) của Toàn Thịnh Phát là gì không? Nếu nhớ anh (chị) vui lòng đọc câu sologan này?
Không
Có, ghi lại câu đọc ………………………………………………………
Nhớ đúng, 2. Nhớ không đúng)
ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU
Chỉ hỏi câu này đối với những người có nhận biết TH Toàn Thịnh Phát (trong câu M1a, M1b)
M7. (SHOWCARD) Anh (chị) đồng ý với ý kiến nhận xét nào sau đây về màu sắc đồng phục của TH Toàn Thịnh Phát.
Màu sắc sặc sỡ
1
Màu sắc hài hòa
2
Màu sắc không phù hợp
3
M8. (SHOWCARD) Anh (chị) có nhận xét gì về kiểu dáng đồng phục của Công ty Toàn Thịnh Phát?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
M9. (SHOWCARD) Vui lòng cho biết công ty Toàn Thịnh Phát đã từng tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nào sau đây mà anh (chị) đã nghe và biết đến?
Hướng về miền Trung lũ lụt năm 2010
1
Sao Vàng Đất Việt_Vì trẻ thơ có hoàn cảnh khó khăn
2
Tài trợ quà Tết cho diện chính sách tỉnh Sóc Trăng
3
Không nhớ rõ
4
M10. (SHOWCARD) Xin cho biết cảm nhận của anh (chị) khi tiếp xúc với đội ngũ nhân viên trong Công ty Toàn Thịnh Phát?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
M11. Xin cho biết mức độ hài lòng của anh (chị) đối với sự nhận biết thương hiệu công ty Toàn Thịnh Phát.
Hoàn toàn không hài lòng
Không hài lòng
Bình thường
Hài lòng
Hoàn toàn hài lòng
Tên thương hiệu
1
1
1
1
1
Màu sắc logo
2
2
2
2
2
Hình ảnh logo
3
3
3
3
3
Slogan
4
4
4
4
4
Website
5
5
5
5
5
Đồng phục nhân viên
6
6
6
6
6
Hoạt động xã hội
7
7
7
7
7
Văn hóa ứng xử của NV
8
8
8
8
8
THÔNG TIN ỨNG VIÊN
E1. (SHOWCARD) Xin vui lòng cho biết tình trạng hôn nhân, gia đình anh (chị) ạ?
Độc thân
1
Đã có gia đình, nhưng chưa có con
2
Đã có gia đình và có con
3
Li dị/ li thân
4
Góa vợ
5
E2. (SHOWCARD) Xin cho biết trình độ học vấn cao nhất của anh (chị) ở mức nào ạ?
Cấp 1-2
1
Cấp 3/ THCN
2
Cao đẳng
3
Đại học (có bằng cử nhân, kỹ sư hoặc tương đương)
4
Trên đại học
5
E3. (SHOWCARD) Anh (chị) đang làm việc trong lĩnh vực nào ạ?
Công nghiệp
1
Nông nghiệp
2
Lâm nghiệp
3
Thủy sản
4
Kinh doanh, thương mại
5
Giáo dục
6
Tài chính ngân hàng
7
Bảo hiểm
8
Du lịch, khách sạn
9
Bưu chính viễn thông
10
Công nghệ thông tin
11
Xây dựng
12
Khác
……..
E4. (SHOWCARD) Anh (chị) có thể cho biết thu nhập trung bình mỗi tháng của bản thân là khoảng bao nhiêu?
………………………………………………………………….
E5. (SHOWCARD) Anh (chị) có thể cho biết thu nhập trung bình mỗi tháng của cả gia đình là khoảng bao nhiêu?
E4
E5
Dưới 2,000,000 đồng
1
1
2,000,000 – 3,000,000
2
2
3,000,000 – 5,000,000
3
3
5,000,000 - 7,000,000
4
4
7,000,000 – 9,000,000
5
5
9,000,000 – 11,000,000
6
6
11,000,000 – 15,000,000
7
7
Trên 15,000,000 đồng
8
8
Không trả lời
9
9
CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ ANH (CHỊ)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B_Cao.docx