Tài liệu Đề tài Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- Lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua: LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhanh, ổn định. Để thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đi đôi với quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu về xây dựng-lắp đặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn và cần thiết. Bên cạnh đó thì những nguy cơ về rủi ro gây tổn thất cho các công trình là rất lớn và không lường trước được. Một khi rủi ro xảy ra gây tổn thất cho các công trình sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thời gian thi công và gây khó khăn về tài chính cho các chủ đầu tư. Để khắc phục những thiệt hại này thì một trong những biện pháp đó là tham gia bảo hiểm cho các công trình trong qúa trình xây lắp.
Nhận thấy xu hướng phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật nói chung và bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng trong những năm qua Bảo Minh Hà Nội đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý triển khai khá hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm ...
65 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- Lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhanh, ổn định. Để thực hiện tốt mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đi đôi với quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu về xây dựng-lắp đặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn và cần thiết. Bên cạnh đó thì những nguy cơ về rủi ro gây tổn thất cho các công trình là rất lớn và không lường trước được. Một khi rủi ro xảy ra gây tổn thất cho các công trình sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thời gian thi công và gây khó khăn về tài chính cho các chủ đầu tư. Để khắc phục những thiệt hại này thì một trong những biện pháp đó là tham gia bảo hiểm cho các công trình trong qúa trình xây lắp.
Nhận thấy xu hướng phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật nói chung và bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng trong những năm qua Bảo Minh Hà Nội đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý triển khai khá hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt mang lại doanh thu cao cho công ty.
Để đánh giá quá trình triển khai nghệp vụ bảo hiểm xây dưng-lắp đặt trong thời gian qua cũng như đưa ra những kiến nghị chủ quan về việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này ở Bảo Minh Hà Nội Em chọn đề tài “Quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội trong thời gian qua”. Làm đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập tại công ty Bảo Minh Hà Nội.
Để hoàn thành bài viết này Em đã có sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình của TS. Phạm Thị Định cùng các Anh, Chị phòng tài sản & kỹ thuật Công ty Bảo Minh Hà Nội.
Do thời gian có hạn cũng như kiến thức, tài liệu còn hạn chế vì vậy bài viết của Em chắc chắn không tránh được những thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của các Thầy, Cô cùng toàn thể các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xây dựng lắp đặt
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỷ thuật trong thế kỷ XX và thế kỷ XXI đã đánh dấu một bước phát triển mới của thế giới. Khoa học công nghệ phát triển rất nhanh kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt do yêu cấu kỹ thuật ngày càng cao và giá trị công trình ngày càng lớn, bên cạnh đó là sự gia tăng của nhiều rủi ro kỹ thuật trong quá trình xây dựng – lắp đặt. Các công trình, dự án đều cần có sự đảm bảo về mặt tài chính nhằm đáp ứng được yêu cầu tiến độ liên tục nhanh và đạt được hiệu quả. Ngày nay trong tất cả các lĩnh vực đều thấy rõ vai trò của bảo hiểm kỹ thuật nói chung và bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng từ các trình có giá trị lớn: như các tòa nhà cao tầng, lắp đặt các giàn khoan dầu lớn, các công trình thủy điện…đến các công trình có giá trị vừa và nhỏ đều có nhu cầu bảo hiểm.
Các rủi ro trong bảo hiểm xây dựng rất đa dạng, từ cá rủi ro thiên tai như: mua, gió, bảo, lũ lụt, động đất. núi lửa…đến cá rủi ro do con người gây ra như sai lầm trong thiết kế của cá kỹ sư, sai lầm của những công nhân trong vận hành máy, hành động phá hoại…chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn không thể lường trước được. Nó gây ra thiệt hại không chỉ cho một công trình, một ngành kinh tế mà còn cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như gây ta thiệt hại cho nền kinh tế, cho xã hội.
Cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt mục đích nhằm ổn định hoạt động của các tổ chức kinh tế cũng như đời sống của nhân dân trong trường hợp không may gặp phải rủi ro gây tổn thất. Trước nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân thì các công ty bảo hiểm đã đứng ra triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này do đó các công ty bảo hiểm sẽ thu phí của các tổ chức, các nhân tham gia bảo hiểm đễ lập thành quỹ và các quan hệ tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm giữa các công ty bảo hiểm trong nước và trên toàn thế giới. Công ty bảo hiểm có đủ khả năng bồi thường những tổn thất mà các tổ chức, cá nhân gặp phải cho dù tổn thất có lớn đến mức nào đi chăng nữa, giúp cho họ nhanh chóng khắc phục những hậu quả đó nhằm đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, mỗi đơn vị, doanh nghiệp đều phải tự chủ về mặt tài chính và chủ động trong kinh doanh và những rủi ra xảy ra đối với họ là rất lớn. Họ phải tính toán sao cho sản xuất kinh doanh được ổn định và đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, do đó một trong những phương án mà họ tính đến đó là tham gia bảo hiểm cho những công trình, tài sản của mình. Nếu tham gia bảo hiểm trong trường hợp gặp phải rủi ro gây ra tổn thất thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra bồi thường, chi trả để họ đảm bảo quá trình kinh doanh của mình
Khi triển khai bảo hiểm xây dựng – lắp đặt, người được bảo hiểm cùng với các ban ngành, cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhằm ngăn chặn những hậu quả mà các rủi ro có thể gây ra thiệt hại đối với tài sản, con người. Do đó khi tiến hành bảo hiểm nhà bảo hiểm phải thực hiện công tác đánh giá rủi ro cũng như các phương án đề phòng hạn chế tổn thất của đối tượng bảo hiểm, trên cơ sở đó nhà bảo hiểm sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết phối hợp với các bên liên quan nhằm đề phòng và hạn chế nhưng rủi ro gây tổn thất cho công trình, tài sản được bảo hiểm.
Ngày nay các dự án, công trình xây dựng – lắp đặt thường được đầu tư với một số tiền lớn của chủ đần tư và các nhà hổ trợ tài chính. Khi đầu tư vào những công trình với số vốn lớn thì các nhà đầu tư phải xem xét đánh giá đến năng lực của chủ đầu tư, các bươc thực hiện dự án, các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất… để đảm bảo cho số vốn mà họ đã đầu tư để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Tham gia bảo hiểm cho các dự án, công trình là một trong những biện pháp bảo đảm cho qua trình thực hiện công trình, dự án làm cho các chủ đầu tư yên tâm về nguồn vốn mà mình đã đầu tư.
2. Tác dụng của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt
Bảo hiểm xây dưng-lắp đặt có những tác dụng chủ yếu sau:
B- Việc tham gia bảo hiểm xây dựng, lắp đặt sẽ giúp cho các chủ đầu tư nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về mặt tài chính cho các tổ chức, cá nhân không may gặp phải những rủi ro gây tổn thất, giúp cho họ khôi phục sản xuất, kinh doanh đảm bảo cho các công trình, dự án hoàn thành tốt tiến độ thi công.
- Giúp các chủ đầu tư tự chủ về mặt tài chính có chiến lược kinh doanh hợp lý trên cơ sở hoạch toán đầy đủ giá thành (trong đó có tính tới phí bảo hiểm). Do đó việc lựa chọn tham gia loại hình bảo hiểm nào để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất đồng thời luôn đảm bảo được quá trình kinh doanh của mình.
- Góp phần tăng cường công tác đề phòng hạn chế tổn thất cho các công trình, dự án từ đó góp phần đảm bảo an toàn của nề kinh tế trách được những biến động ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ.
- Triển khai bảo hiểm xây dựng, lắp đặt giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm đa dạng sản phẩm bảo hiểm từ đó mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bảo hiểm đồng thời giúp cho ngành bảo hiểm phát triển hơn.
3. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt
3.1 Trên thế giới
Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt là một bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm kỹ thuật luôn gắn liền với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Trong các loại hình bảo hiểm thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời sau nhưng từ khi ra đời đến nay loại hình bảo hiểm này đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1859 tại nước Anh đó là đơn bảo hiểm máy móc, muộn hơn so với bảo hiểm hàng hải xuất hiện vào năm 1547, bảo hiểm hỏa hoạn xuất hiện vào năm 1667…kể từ khi ra đời bảo hiểm kỹ thuật đã được hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai. Đặc biệt là trong thế kỹ XX bảo hiểm kỹ thuật đã có những bước tiến dài quan trọng đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Ngày nay bảo hiểm kỹ thuật đã phát triển và xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, khoa học trên toàn thế giới.
Trên thế giới Munichre, một công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến, giới thiệu và phát triển loại hình loại hình bảo hiểm xây dựng, lắp đặt trên thế giới. Hầu hết các công ty bảo hiểm trên thế giới đều áp dụng quy tắc bảo hiểm xây dựng lắp đặt do Munichre đưa ra.
Đơn bảo hiểm xây dựng đầu tiên trên thế giới được cấp vào năm 1929 cho công trình xây dựng cầu LABERTH bắc qua sông THAMES ở luân đôn. Sau đó đến năm 1934 đơn bảo hiểm rủi ro lắp đặt được cấp ở Đức. Kể từ sau chiến tranh thế giới thư 2 đến nay việc tái thiết đất nước của các nước tham chiến được triển khai mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của các nước trên thế giới diễn ra nhanh chóng. Do đó nhu cầu bảo hiểm của các công trình, nhà máy, xí nghiệp… ngày càng tăng .
3.2. Ở Việt Nam
Trước khi đất nước thống nhất (năm1975) thì ngành bảo hiểm thương mại nhìn chung chưa phát triển. Kể từ sau khi thống nhất đặc biệt là sau đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một cuộc cải cách, đổi mới toàn diện của nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước ban hành “luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (tháng 12/1987). Kể từ đây đã có nhiều dự án công trình xây dựng lớn được thi công và nhu cầu bảo hiểm của các chủ đầu tư về việc tham gia bảo hiểm xây dựng, lắp đặt để đảm bảo cho quá trình thi công của công trình. Đứng trước sức ép đó thì vào ngày 7/8/1991 Bộ tài chính đã ban hành quyết định số 253/TCQD, cho phép Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam gọi tắt là “Bảo Việt” được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ở Việt Nam. Thời gian đầu triển khai Bộ tài chính đã cho phép Bảo Việt sử dụng đơn bảo hiểm, các điều khoản, biểu phí của Munichre. Đơn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt được cấp đầu tiên ở Việt Nam là đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR) cho trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung, đây là công trình liên doanh giữa Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam và hãng Teltra – Úc. Kể từ đó đến nay bảo hiểm xây dựng lắp đặt ngày càng phát triển và là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm mang lại doanh thu cao cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước.
Cùng với sự phát triển của bảo hiểm nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng thì Bộ tài chính đã có những thông tư, nghị định ban hành dần dần hoàn thiện hành lang pháp lý giúp cho nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt phát triển hơn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tronmg từng thời kỳ nhất định. Như thông tư số 105 – TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ tài chính hướng dẫn bảo hiểm các công trình xây dựng, Quyết định số 663TC/QĐ – TCNH ngày 24/6/1995 về việc ban hành quy tắc, biểu phí, phụ phí cũng như mức khấu trừ của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Bộ trường Bộ Tài Chính về việc quy định quy tắc bảo hiểm xây dựng – lắp đặt.
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XÂY DỰNG & LẮP ĐẶT
1. Người được bảo hiểm
1.1 Trong bảo hiểm xây dựng
Việc xác định người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng là rất quan trọng, cần thiết nó giúp cho các nhà bảo hiểm thấy được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình. Do đó người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng được xác định là:
Tất cả các bên liên quan tới công việc xây dựng và có quyền lợi trong công trình xây dựng và được nêu tên hay chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm bao gồm:
- Chủ đầu tư hoặc chủ công trình (bên A trong hợp đồng xây dựng)
- Nhà đầu tư chính (bên B trong hợp đồng xây dựng). Người ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
- Các nhà thầu phụ
- Các kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn, cố vấn chuyên môn. Tuy nhiên hợp đồng bảo hiểm xây dựng không bảo hiểm cho trách nhiệm nghề nghiệp của các kiến trúc sư, cố vấn chuyên môn, các kỹ sư tư vấn mặc dù họ liên quan đến công trình xây dựng
Trong trường hợp có nhiều bên được bảo hiểm thì việc ghi tên ai hay ai sẽ là người ghi tên đầu tiên là do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Thông thường người đứng ra ký kết hợp đồng bảo hiểm và đóng phí sẽ là người đại diện cho các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy trên hợp đồng sẽ ghi tên người đứng ra đại diện kèm theo danh sách những người có quyền lợi liên quan đến công trình.
Các bên liên quan trong thi công công trình xây lắp được thể hiện theo sơ đồ sau:
Nhà tài trợ
Chủ đầu tư Tư vấn
Chủ thầu A Chủ thầu B
Các chủ thầu phụ Các chủ thầu phụ
1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
Đơn bảo hiểm lắp đặt cung cấp sự bảo vệ về mặt tài chính cho các chủ thầu và những người được bảo hiểm khác trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cũng giống như trong bảo hiểm xây dựng thì:
Người được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt là tất cả các bên liên quan có quyền lợi trong công trình lắp đặt và được nêu tên hay được chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm như:
- Nhà thầu chính
- Nhà thầu phụ
- Nhà thầu phụ (nếu có liên quan đến lắp đặt)
- Các kiến trúc sư, nhà thiết kế hoạt động liên quan đến công trường
- Các kỹ sư tư vấn hoạt động liên quan đến công trường
Ngoài ra còn có các tổ chức cho vay (như các ngân hàng, tổ chức tín dụng…) cũng là những người được bảo vệ một cách gián tiếp bởi hợp đồng này.
2. Đối tượng bảo hiểm
2.1. Trong bảo hiểm xây dựng
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp…với điều kiện là những đối tượng bảo hiểm đó được ghi trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Các công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
- Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng.
- Máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng.
- Phần công việc lắp đặt phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng.
- Tài sản sẳn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm.
- Trách nhiệm đối với người thứ ba.
2.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
Dối tượng bảo hiểm lắp đặt được hiểu là các máy móc lắp đặt, trang thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt và một số công việc, hạng mục liên quan tới công việc lắp đặt bao gồm:
- Các máy móc, cá dây chuyền đồng bộ trong xí nghiệp hay trong khi tiến hành lắp đặt các thiết bị, các máy móc đó.
- Các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác lắp đặt
- Các phần việc xây dựng phục vụ cho công tác lắp đặt
- Chi phí dọn dẹp vệ sinh
- Tránh nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
3. Rủi ro được bảo hiểm
3.1. Trong bảo hiểm xây dựng
3.1.1. Rủi ro được bảo hiểm
Các đơn bảo hiểm xây dựng do công y bảo hiểm cung cấp thường là đơn bảo hiểm mọi rủi ro nên phạm vi được bảo hiểm thường rất rộng, chỉ trừ các rủi ro loại trừ được nêu rõ trong đơn (theo thông lệ quốc tế) còn hầu hết các rủi ro bất ngờ không lường trước được đều được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng.
Những rỏi ro được bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm thường phải chịu trách nhiệm là:
- Cháy, sét đánh, nước chữa cháy hay phương tiện chữa cháy.
- Lũ lụt, bảo, tuyết rơi, tuyết lỡ, sóng thần.
- Động đất, sụt lỡ đất đá
- Trộm cắp;
- Thiếu kinh nghiệm, bất cần, hành động ác ý hay lỗi của con người.
Ngoài ra tùy từng công trình và khả năng của công ty bảo hiểm mà hai bên có những điều khoản bổ sung cần thiết.
3.1.2. Rủi ro loại trừ
* Những rủi ro loại trừ chung cho cả phần bảo hiểm vật chất và trách nhiệm bao gồm:
- Chiến tranh hay những hoạt động tương tự, đình công, nổi loạn, ngừng trên công việc, yêu cầu của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào.
- Hành động cố ý hay là sự cẩu thả cố ý của người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ.
- Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay ô nhiễm phóng xạ.
* Cá rủi ro loại trừ áp dụng đối với phần bảo hiểm thiệt hại vật chất bao gồm:
- Bất kỳ loại tổn thất nào có tính chất hậu quả:
- Hỏng hóc cơ khí/điện hay sự trục trặc của máy móc, trang thiết bị xây dựng:
- lỗi thiết kế.
- Chi phí thay thế, sữa chữa hay khắc phục các khuyết tật của nguyên vật liệu và/hoặc do tay nghề (các tổn thất hư hại do hậu quả thì được bảo hiểm).
* Các rủi ro loại trừ đối với phần bảo hiểm trách nhiệm.
- Khiếu nại tổn thất liên quan đến tai nạn được bảo hiểm hay có thể được bảo hiểm hay có thể được bảo hiểm trong phạm vi của phần bảo hiểm vật chất của đơn bảo hiểm xây dựng.
- Khiếu nại phát sinh do dịch chuyển, rung động hay suy yếu của cột chống.
3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
3.2.1.Rủi ro được bảo hiểm.
Những rủi ro chính được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm lắp đặt thường bao gồm ba loại chính:
- Các rủi ro do thiên tai gây ra như: Động đất, sóng thần, gió bảo, mưa lớn, lũ lụt, ngập nước, đóng băng, sét đánh, cháy do sét đánh, hay hoạt động của núi lửa, sụt lỡ đất đá…
- Các rủi ro do hoạt động của con người trên công trường gây ra như: Thiếu kinh nghiệm hay kỹ năng, lỗi của con người, bất cần, trộm cắp, hành động các ý, phá hoại, vận chuyển, khuân vác nguyên vật liệu, lỗi thiết kế, tập trung cao độ do thời gian xây dựng lắp đặt quá ngắn, phối hợp công việc thiếu hợp lý, trông nom, bảo vệ công trường không tốt, thiếu những biện pháp ngăn ngừa tổn thất, lỗi vận hành, lỗi do người vận hành máy…
- Các rỏi ro do kỹ thuật, vận hành như: áp suất ép quá lớn (nổ vật lý), chân không (nổ bên trong), nhiệt độ quá lớn (đoản mạch), lực li tâm, lỗi nguyên vật liệu, mất kiểm soát cảu phản ứng hóa học (nổ hóa học), lỗi của hệ thống hay thiết bị điều hành hay điều khiển.
3.2.2. Rủi ro loại trừ
Trong đơn bảo hiểm lắp đặt các rủi ro được loại trừ được chia thành ba loại chính:
* Loại trừ chung như: Áp dụng cho cả phần bảo hiểm thiệt hại vất chất và phần bảo hiểm trách nhiệm bao gồm:
- Chiến tranh
- Những rủi ro hạt nhân
- Các hành vi có tính vi phạm của người được bảo hiểm
- Gián đoạn công việc.
* Các loại trừ đặc biệt áp dụng cho thiệt hại vật chất bao gồm:
- Các khoản miễn thường
- Mọi tổn thất hậu quả
- Lỗi thiết kế, khuyết tật thiết bị, nguyên vật liệu.
- Hao mòn và xé rách…
- Các tổn thất về hồ sơ, bản vẽ, tài liệu…
- Các tổn thất phát hiện vào thời điểm kiểm kê
* Các loại trừ áp dụng với phần thiệt hại về trách nhiệm như:
- Các khoản miễn thường
- Những chi tiêu hay chi phí sửa chữa có liên quan đến sửa chữa những thiệt hại được bảo hiểm trong phần bảo hiểm vật chất:
- Trách nhiệm đối với thương tật của con người/công nhân tham gia vào quá trình thi công công việc:
- Tổn thất và thiệt hại đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hay chăm sóc, quản lý của bất cứ người được bảo hiểm nào:
- Tổn thất gây ra bởi xe cơ giới, tàu (biển, sông), máy bay
- Bất cứ khoản bồi thường nào vượt quá phạm vi bảo vệ qui định trong hợp đồng bảo hiểm.
4. Thời hạn bảo hiểm
4.1. Trong bảo hiểm xây dựng
Trong bảo hiểm xây dựng thời hạn bảo hiểm được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm thường được tính kể từ khi bắt đầu khởi công công trình đến khi hoàn thiện hay chuyển giao đưa vào hoạt động tuy nhiên trên thực tế thời hạn bảo hiểm không nhất thiết phải trùng với thời gain thi công công trình. Nếu công trình hoàn thành trước thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng cũng chấm dứt ngay sau khi công trình được bàn giao đưa và sử dụng còn nếu trong trường hợp thời gian thi công công trình vượt quá thời hạn bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải có giấy yêu cầu gia hạn hợp đồng và phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ phí phát sinh cho bên bảo hiểm
Thông thường thời hạn bảo hiểm bao gồm thời gian:
- Lưu kho (vật liệu) trước khi xây dựng (tối đa là 3 tháng).
- Giai đoạn xây dựng
- Kiểm nghiệm, chạy thử (nếu có máy móc):
- Bảo hành
4.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
Cũng giống như trong bảo hiểm xây dựng thì thời hạn bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt là do thỏa thuận giửa các bên và đựoc ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm có thể bao gồm một phần hoặc toàn bộ thời gian:
- Lưu kho trước khi lắp đặt
- Giai đoạn lắp đặt
- Chạy thử (không tải và có tải)
- Giai đoạn bảo hành.
5. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng & lắp đặt
5.1. Giá trị bảo hiểm
5.1.1. Trong bảo hiểm xây dựng
Việc xác định giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng rất phức tạp bao gồm:
* Giá trị bảo hiểm của phần công tác xây dựng: thường là giá trị ước tính và có thể là một số cá gí trị sau:
- Tổng gí trị khôi phục lại công trình trong trường hợp có tổn thất toàn bộ và phải tiến hành xây dựng lại.
- Giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng
- Giá trị nhỏ hơn hoặc bằng tổn thất lớn nhất có thể xảy ra
* Giá trị bao hiểm của máy móc và trang thiết bị xây dựng: Được xác định theo gia trị thay thế tương đương của máy moc trang thiết bị đó mua tại thời điểm thi công công trình và có thể bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp ráp.
* Giá trị bảo hiểm cho phần chi phí dọn dẹp: Thường được ước tính theo % giá trị của hợp đồng xây dựng
* Giá trị bảo hiểm cho các công trình hoặc tài sản có sẵn trong hoặc xung quanh khu vực thi công thuộc quyền sở hữu, trông nom hoặc coi sóc của người được bảo hiểm: Được xác định theo giá trị thực tế của các tài sản đó tại thời điểm yêu cầu bảo hiểm.
* Mức trách nhiệm bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba do việc thi công công trình: Thường được xác định trên cơ sở giá trị tổn thất tối đa có thể. Đây là giới hạn thỏa thuận cho mỗi tai nạn nhưng không giới hạn trong suốt thời hạn bảo hiểm.
Thông thường các công ty bảo hiểm thường thuyết phục người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm ngang giá trị. Trong trường hợp người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm dưới giá trị bảo hiểm sẽ áp dụng phương pháp bảo hiểm theo tỷ lệ đối với các thiệt hại xảy ra.
5.1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
Tương tự như trong bảo hiểm xây dựng giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt được tính theo từng hạng mục. Đó là trị bảo hiểm máy móc trang thiết bị phục vụ cho lắp đặt, giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp vệ sinh và giá trị bảo hiểm của tài sản có sẳn trên và xung quanh công trường lắp đặt thuộc quyền quản lý, sở hữu của người được bảo hiểm, Mức trách nhiệm bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba do việc thi công công trình: Được xác định giống trong bảo hiểm xây dựng.
Ngoài ra trong bảo hiểm lắp đặt còn tính đến gí trị thiết bị lắp đặt được tính bằng giá trị thay thế mới của bất kỳ một máy móc hay thiết bị mới tương đương bao gồm: Giá mua, chi phí kỹ thuật, cước phí vận chuyển, thuế hải quan, chi phí lắp đặt, chi phí kho bãi.
Trên thực tế nếu giá trị lắp đặt lớn hơn 50% tổng số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm cấp đơn lắp đặt. Nếu giá trị xây dựng lớn hơn 50% tổng số tiền bảo hiểm thì cấp đơn bảo hiểm xây dựng. Ngoài ra tùy từng yêu cầu cụ thể sẽ có những sửa đổi bổ sung phù hợp trong mỗi hợp đồng bảo hiểm.
6. Hợp đồng bảo hiểm xây dựng – lắp đặt
Hợp đồng trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt cũng giống như các loại hợp đồng kinh tế khác đó là sự thỏa thuận giửa một bên là người được bảo hiểm, một bên là công ty bảo hiểm về các vấn đề liên quan. Hợp đồng bảo hiểm xây dựng, lắp đặt thường bao gồm; quy tắc bảo hiểm xây dựng-lắp đặt, giấy yêu cầu bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi bổ sung hợp đồng (nếu có).
Hợp đồng bảo hiểm xây dựng lắp đặt thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
* Tên hợp đồng, số hợp đồng, các căn cứ thực hiện hợp đồng, ngày tháng ký kết hợp đồng.
* Thông tin liên quan đến người được bảo hiểm
* Thông tin liên quan đến người bảo hiểm
* Các điều kiện, điều khoản của hợp đồng
- Thỏa thuận chung:
- Quyền lợi được bảo hiểm
+ Tổn thất vật chất
+ Trách nhiệm đối với bên thứ ba
- Số tiền bảo hiểm
+ Thiệt hại vật chất
+ Trách nhiệm đối với người thứ ba
- Thời hạn bảo hiểm và mức khấu trừ
+ Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
+ Mức khấu trừ
- Tỷ lệ phí, phí bảo hiểm và phương thức thanh toán
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm
+ Tổng phí bảo hiểm
+ phương thức thanh toán
- Quy tắc bảo hiểm và các điều khoản sữa đổi bổ sung
Theo quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng – lắp đặt ban hành theo quyết định 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài Chính và các điều khoản sửa đổi, bổ sung sau:
001 -Bảo hiểm cho các tổn thất gây ra bởi đình công, gây rối, bạo loạn của quần chúng (Giới hạn trách nhiệm: 05 tỷ VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm)
002 -Bảo hiểm trách nhiệm chéo
004 -Mở rộng thời hạn bảo hiểm cho giai đoạn bảo hành 24 tháng
005 -Điều kiện đặc biệt liên quan đến tiến độ xây dựng (Thời gian được kéo dài lịch trình tiến độ thi công : 08 tuần)
006 -Bảo hiểm đối với các chi phí phụ làm thêm giờ, làm đêm, làm ngày lễ, cước phí vận chuyển khẩn cấp (Giới hạn trách nhiệm: 20% giá trị tổn thất và 03 tỷ VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm)
007 - Bảo hiểm chi phí phát sinh do vận chuyển bằng hàng không (Giới hạn trách nhiệm : 10% giá trị tổn thất, tối đa 03 tỷ VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm; Mức miễn thường: 20% giá trị tổn thất phát sinh)
013 - Bảo hiểm cho các kho chứa ngoài công trường (Giới hạn trách nhiệm: 03 tỷ VNĐ/một kho và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm)
100 - Bảo hiểm đối với lắp đặt hoặc chạy thử (Thời hạn bảo hiểm : 04 tuần).
101 -Các điều khoản đặc biệt liên quan đến việc xây dựng đường hầm và các hành lang ngầm (115%).
104 - Các điều kiện đặc biệt về xây dựng đập và hồ chứa nước
106- Điều khoản cam kết về việc thi công theo từng đoạn (Chiều dài tối đa cho mỗi đoạn là 100m)
107 - Điều khoản về những đảm bảo liên quan đến các lều và kho chứa hàng (Giới hạn trách nhiệm : 02 tỷ VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm)
110 - Điều khoản về điều kiện đặc biệt về các biện pháp an toàn đối với mưa và lũ lụt
115 -Điều khoản về rủi ro thiết kế
116 -Bảo hiểm các hạng mục được bảo hiểm đã bàn giao hoặc đưa vào sử dụng
120 -Chấn động, bộ phận chống đỡ bị dịch chuyển hoặc suy yếu (Hạn mức bồi thường cho mỗi vụ: 01 tỷ VNĐ; Tổng hạn mức bồi thường: 05 tỷ VNĐ; Mức miễn thường : 100 triệu VNĐ/một vụ tổn thất)
121-Điều kiện đặc biệt liên quan đến việc thi công móng cọc và tường chắn
ĐKBS - Điều khoản chi phí dọn dẹp hiện trường (Giới hạn trách nhiệm : 05 tỷ VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm)
ĐKBS - Điều kiện đặc biệt liên quan đến công việc ẩm ướt
ĐKBS - Điều khoản loại trừ đặc biệt đối với kênh dẫn dòng và ngập nước
ĐKBS - Cam kết bảo vệ mái dốc
ĐKBS - Bảo hiểm cho thiệt hại trực tiếp do bom, mìn nổ chậm hoặc chưa nổ, phát nổ gây ra trong quá trình thi công (Giới hạn bồi thường: 05 tỷ VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm)
ĐKBS - Điều khoản tự động điều chỉnh STBH (15%).
ĐKBS - Điều khoản Tính toán lại Phí bảo hiểm
ĐKBS - Điều khoản điều chỉnh thời gian ( 72 giờ)
ĐKBS - Điều khoản về tài liệu và các bản vẽ (Giới hạn trách nhiệm : 500 triệu VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm)
ĐKBS - Điều khoản tự động khôi phục giá trị bảo hiểm sau tổn thất.
ĐKBS - Điều khoản tạm ứng trước tiền bồi thường (50%)
ĐKBS - Điều khoản chi phí chuyên gia (Giới hạn trách nhiệm : 03 tỷ VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm)
ĐKBS - Điều khoản chi phí chuẩn bị hồ sơ bổi thường (Giới hạn trách nhiệm : 5% giá trị tổn thất nhưng không vượt quá 500 triệu VNĐ/một vụ tổn thất và cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm).
ĐKBS - Điều khoản chi phí bảo vệ tạm thời.
ĐKBS - Điều khoản Chỉ định Công ty Giám định.
ĐKBS - Điều khoản cam kết về tiến độ thanh toán tổn thất.
ĐKBS - Điều khoản loại trừ rủi ro khủng bố
ĐKBS - Điều khoản loại trừ rủi ro ô nhiễm
ĐKBS - Điều khoản loại trừ rủi ro máy tính.
ĐKBS - Điều khoản loại trừ rủi ro chất amiăng.
- Trách nhiệm của các bên
+ Trách nhiệm của Người được bảo hiểm
+ Trách nhiệm của Người bảo hiểm
- Cam kết chung
Đại diện người bảo hiểm
Đại diện người được bảo hiểm
_ Sau khi hợp đồng được ký kết bên bảo hiểm (công ty bảo hiểm) có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên tham gia nảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm thường đề cập đến những nội dung sau:
* Những thông tin liên quan bên tham gia bảo hiểm đó là:
- Người được bảo hiểm
- Địa chỉ
- Tên công trình, máy móc
- Xây mới hoặc sửa chữa
- Địa điểm rủi ro
- Tổng phí bảo hiểm phải đóng (bao gồm cả thuế VAT)
- Thời hạn bảo hiểm
* Những thông tin liên quan đến cáo hạng mục bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, mức khấu trừ thường đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:
- Phần 1: Tổn hại vật chất
Các hạng mục được bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Mức khấu trừ
1. Công việc xây dựng – lắp đặt (bao gồm cả nguyên vật liệu đi kèm theo công trình)
1.1. Giá trị hợp đồng
1.2. Nguyên vật liệu hay hạng mục do chủ đầu tư cung cấp
2. Máy móc và trang thiết bị xây dựng, lắp đặt
3. Máy móc xây dựng – lắp đặt theo bản danh mục kèm theo
4. Chi phí dọn dẹp hiện trường
Tổng số tiền bảo hiểm theo phần 1
Rủi ro được bảo hiểm
Giới hạn bồi thường
Mức khấu trừ
1. Động đất, núi lửa, sóng thần
2. Bão, lốc xoáy, lũ lụt, trượt đất
- Phần 2: Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ 3
Các hạng mục tham gia bảo hiểm
Giới hạn bồi thường
Mức khấu trừ
1. Thương tật
1.1. Cho mỗi người / vụ tổn thất
1.2. Cho tổng số người / vụ tổn thất
2. Tổn hại tài sản
Điều kiện và điều khoản: Theo Quyết điịnh số 33/2004/QĐ – BTC ngày 12/04/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Quy tắc “ Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng và lắp đặt” (đính kèm)
Ngoài ra còn có điều khoản bổ sung bao gồm chủ yếu như sau:
+ SĐBS 004 – Điều khoản mở rộng thời hạn bảo hiểm cho giai đoạn bảo hnàh 12 tháng
+ SĐBS Điều khoản dọn dẹp hiện trường (Hạn mức 10% giá trị tổn thất cho mỗi vụ tổn thất và 100.000.000 đồng cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm)
+ SĐBS Điều khoản ứng trước tiền bồi thường (50% tổng số tiền bảo hiểm ước tính)
+ SĐBS Điều khoản loại trừ rủi ro khủng bố
+ SĐBS Điều khoản loại trừ bảo hiểm tổn thất đối với dữ liệu, phần và các chương trình máy tính.
Đại diện công ty bảo hiểm
7. Phí và cách tính phí trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt
7.1. Đánh giá các yếu tố rủi ro
Đây là một trong những công việc rất quan trọng của công ty bảo hiểm trước khi ký kết bất kỳ một hợp đồng bảo hiểm nào nói chung, bảo hiểm xây dựng – lắp đặt nói riêng. Việc đánh giá các yếu tố rủi ro liên quan đến đối tượng bảo hiểm sẽ giúp cho công ty bảo hiểm cũng như người được bảo hiểm quản lý rủi ro tốt hơn, lựa chọn những điều khoản bảo hiểm phù hợp, mức khấu trừ thích hợp.
7.1.1. Các yếu tố khách quan
Đó là các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của con người như: các hiểm họa tự nhiên (động đất, sóng thần, mưa gió, bảo lũ lụt…), cháy nổ…Ngày nay con người hầu như chưa có biện pháp khống chế những rủi ro này mà chỉ có thể đưa ra các phương án đề phòng hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra
7.1.2. Các yếu chủ quan
Đó là những yếu tố liên quan đến bản thân con người nó có thể gây ra do sự cố ý hoặc vô ý của con người như:
- Kinh nghiệm của chủ đầu tư, chủ thầu trong xây dựng: Khi công ty bảo hiểm xem xét ký kết hợp đồng bảo hiểm thì họ phải tính đến năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư cũng như của các chủ thầu thi công công trình. Nếu chủ đầu tư và chủ thầu co năng lực tốt, có kinh nghiệm trong thi công và có uy tín thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể tính đến phương án giảm phí cho họ và ngược lại đối với những chủ đầu tư và chủ thầu kinh nghiệm còn ít, năng lực còn hạn chế thì công ty bảo hiểm cần phải đưa ra mức phí phù hợp.
- Tiến độ thi công và thời gian thi công công trình thông thường công trình thi công càng nhanh thì khả năng rủi ro càng lớn.
[ Ngoài các yếu tố trên thì còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình xây dựng công trình cũng như phương án thi công các biện pháp an toàn, bản thiết kế công trình và khả năng ảnh hưởng của công trình khi thi công đến người thứ ba (tài sản hoặc con người).
7.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm xây dựng & lắp đặt
Phí bảo hiểm xây dựng – lắp đặt thường phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Loại công trình xây dựng, lắp đặt
- Khu vực xây dựng lắp đặt theo địa hình, khí hậu, điều kiện sinh thái
- Loại rủi ro, nhóm rủi ro (bao gồm cá rủi ro cơ bản, các rủi ro phụ…)
- Số tiền bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm
- Mức độ đảm bảo của bảo hiểm về mức miễm thường, điều kiện bồi thường được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu, chủ đầu tư thời gian thi công công trình…
- Tuổi máy móc, nước sản xuất, chế độ bảo dưỡng tăng phí theo mức tăng như sau:
Tuổi
Mức tăng phí
5-10 tuổi
5%
Tới 10 tuổi
10%
Tới 15 tuổi
15%
Tới 20 tuổi
20%
Trên 20 tuổi
Xin ý kiến Tổng Công Ty
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Hãng sản xuất (không phụ thuộc vị trí sản xuất):
Khu vực
Mức tăng giảm phí (%)
Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản
-10%
Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ấn Độ
-5%
Trung Quốc
+5%
Việt Nam
+10%
Các nước khác
Xin ý kiến Tổng Công Ty
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
- Chế độ Bảo dưỡng máy móc thiết bị
+ Theo quy định của Nhà chế tạo: giảm 5%
+ Không theo quy định của nhà chế tạo: tăng tối thiểu 5%
7.3. Phương pháp tính phí trong bảo hiểm xây dựng & lắp đặt.
7.3.1 Trong bảo hiểm xây dựng
Để đảm bảo khả năng kinh doanh của mình thì công ty bảo hiểm phải đưa ra một cách tính phí phù hợp thông thường phí bảo hiểm xây dựng bao gồm hai phần chính: phí bảo hiểm tiêu chuẩn và phí mở rộng.
* Phí bảo hiểm tiêu chuẩn: Là phí tính cho các rủi ro tiêu chuẩn như cá rủi ro thiên tai, các rủi ro bất ngờ, các rủi ro do tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm…Phí bảo hiểm tiêu chuẩn có ba phần chính đó là:
- Phí cơ bản tối thiểu: Là mức phí tối thiểu cho một công trình xây dựng, lắp đặt nhất định, được tính bằng một tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm
- Phụ phí rủi ro động đất: Là mức phụ phí tính cho từng loại công trình, phụ thuộc vào độ nhạy cảm của công trình đối với rủi ro động đất. Trong kỹ thuật mức đọ nhạy cảm của công trình được chia thành năm loại C, D, E, F, G. Tỷ lệ phí được tính bằng phần nghìn/năm
Nếu công trình xây dựng có thời thời gian xây dựng trên hoặc dưới một năm được tính như sau:
Phụ phí động đất (trong
thời gian xây dựng)
= Phí cho 1 năm Ï
Thời hạn bảo hiểm (tháng)
12 tháng
Bảng 1: Biểu phí rủi ro động đất
Độ nhạy cảm của
Công trình
Phụ phí rủi ro động đất
Khu vực 0
Khu vực 1
C
0
0,20
D
0
0,22
E
0
0,24
F
0
0,26
G
0
0.36
(Nguồn: Bảo minh Hà Nội )
Khu vực 1: Bao gồm các tĩnh: Sơn la, Lào cai, Hà giang, Tuyên quang, Cao bằng, Lạng sơn, Thái nguyên, Bắc cạn, Phú thọ, Vĩnh phúc, Hòa bình, Bắc giang, Bắc ninh, Hà tây, Yên bái, Lai châu, Điện biên.
Khu vực 0: Bao gồm các tĩnh còn lại
Các ký hiệu (1): C, D, E, F, G là các ký hiệu quy định về độ nhạy cảm của công trình.
- Phụ phí lũ lụt: Mức phí này được tính cho một năm căn cứ vào tính chất của từng loại công trình chịu tác động của lũ lụt. Tỉ lệ phí được tính bằng tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm (phần nghìn). Nó phụ thuộc vào thời gian thi công (mùa mưa hay mùa khô).
Bảng 2: Biểu phụ phí rủi ro bão và lũ lụt ở Việt Nam
Sức chụi đựng
Của công trình (2)
Phụ phí rủi ro bão
Phụ phí rủi ro lụt
KV1
KV2
KV3
KV1
KV2
KV3
I
0,05
0,10
0,15
0,05
0,15
0,25
II
0,10
0,15
0,20
0,10
0,20
0,30
III
0,15
0,20
0,25
0,20
0,30
0,40
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
+ Phân chia khu vực rủi ro bão:
Khu vực 1: Bao gồm các tĩnh sau đây: Lai châu, Điện biên, Sơn la, Lào cai, Yên bái, Hà giang, Tuyên quang, Bình dương, Bình phước, Tây ninh, Long An, TP Hồ Chí Minh, Vũng tầu, Tiền giang, Bến tre, Trà vinh, Đồng tháp, TP Cần thơ, Hậu giang, Vĩnh long, Sóc trăng, An giang, Bạc liêu, Cà mau, Kiên giang.
Khu vực 2: Bao gồm các tỉnh sau đây: Cao bằng, Lạng sơn, Thái nguyên, Bắc cạn, Quảng ninh, Phú thọ, Vĩnh phúc, Hòa bình, Hà tây, Đắc nông, Đắc lắc, Lâm đồng, Gia lai, Lam đồng, Gia lai, Kon tum, Bình thuận, Đồng nai.
Khu vực 3: Bao gồm các tĩnh sau: Hà nội, Bắc giang, Bắc ninh, Hải dương,, Hưng yên, Thái bình, Hải phòng, Nam hà, Ninh bình, Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quãng bình, Quãng trị, Thừa thiên-Huế, Quãng Nam, TP Đà nẵng, Quãng ngãi, Bình định, Phú yên, Khánh hòa, Ninh thuận.
+ Phân chia khu vực rủi ro lũ lụt
Khu vực 1: Bao gồm các tĩnh: Lâm đồng, Đắc nông, Đắc lắc, Gia lai, Kon tum, Bình dương, Bình phước, Tây ninh.
Khu vực 2: Bao gồm các tỉnh: Cao bằng, Lạng sơn, Hà giang, Lào cai, Yên bái, Thái nguyên, Bắc cạn, Quảng ninh, Bắc giang, Bắc ninh, Phú thọ, Vĩnh phúc, Hòa bình, Hà tây, Hà Nội, Hải phòng, Hải dương, Hưng yên, Thái bình, Hà nam, Ninh bình, TP Hồ Chí Minh, Đồng nai, Vũng tầu, Long an, Tiền giang, Bến tre, TP Cần thơ, Hậu giang, Vĩnh long, Trà vinh, Kiên giang.
Khu vực 3: bao gồm các tỉnh: Sơn la, Lai châu, Điện biên, Tuyên quang, Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh, Quãng bình, Quảng trị, Thừa thiên-Huế, Quảng nam, TP Đà nẵng, Quãng bình, Bình thuận, Đồng tháp, An giang, Sóc trăng, Bạc liêu, Cà mau.
_Việc phân chia khu vực ở trên chỉ là tương đối, trong khi tiến hành khai thác bảo hiểm cho công trình căn cứ và vị trí cụ thể của công trình và các yếu tố để đánh để đánh giá mức độ rtủi ro lũ lụt: Khoảng cách tới sông, hồ nước gần nhất, khả năng mưa lớn làm tràn bờ gây lũ lụt, vị trí cao thấp của công trình so với địa điểm khác trong khu vực.
Các ký hiệu: I, II, III là các ký hiệu quy định về độ nhạy cảm của công trình
* Phụ phí mở rộng
Đây là phần phí bảo hiểm xác định cho phần trang thiết bị xây dựng, máy móc xây dựng, tài sản có sẳn trên và xung quanh công trường thi công , chi phi dọn dẹp hiện trường, trách nhiệm đối với người thứ 3.
7.3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt
Về cơ bản phương pháp tính phí bảo hiểm lắp đặt giống như phương pháp tính trong bảo hiểm xây dựng, chỉ có một số điểm khác đó là:
- Phí cơ bản tối thiểu trong bảo hiểm lắp đặt tối thiểu là $300 hoặc tương đuơng bằng các loại tiền khác.
- Việc xác định phu phí rủi ro lũ lụt phụ phí phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của công trình đối với tác động của gió, bảo, lũ, lụt…Hiện nay người ta chia thành ba loại có sức chụi đựng khác nhau là I, II và III.
8. Mức khấu trừ trong bảo hiểm xây dựng & lắp đặt
8.1. Trong bảo hiểm xây dựng
Trong bảo hiểm xây dựng mức khấu trừ được chia làm hai mức chính là “M”, “N” và được chia ra đối với tổn thất vật chất trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba như sau:
- Mức khấu trừ đối với thiệt hại vật chất
+ Đối với các công trình có giá trị tham gia bảo hiểm dưới 50 triệu Đô la Mỹ
Bảng 3: Mức khấu trừ đối với thiệt hại vật chất đối với công trình có giá trị tham gia bảo hiểm dưới 50 triệu USD
Giá trị
Bảo hiểm
(USD)
Mức khấu trừ loại “M”
Mức khấu trừ loại “N”
Đối với rủi ro thiên tai
Đối với rủi ro khác
Đối với rủi ro thiên tai
Đối với rủi ro khác
Tới 500.000
5.000
1.000
7.500
2.000
1.000.000
7.500
1.500
10.000
3.000
5.000.000
10.000
3.000
15.000
4.000
30.000.000
15.000
4.000
25.000
7.500
50.000.000
25.000
5.000
35.000
10.000
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
+ Đối với các công trình có giả trị bảo hiểm từ 50 triệu Đô la Mỹ trở lên:
Mức khấu trừ sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận, đựoc xác định trên cơ sở mức khấu trừ tương ứng với giá trụ công trình của một công ty đứng đầu nhận tái bảo hiểm được các tổ chức định giá quốc tế xếp hạng có khả năng tài chính tốt (Standad & Poor’s xếp hạng từ BBB trở lên, Moody’s xếp hạng từ A trở lên…) cung cấp.
- Mức khấu trừ cho trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba
Bảng 4: Mức khấu trừ cho trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba (USD).
Mức trách nhiệm tới
5000.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
Mức khấu trừ
500
1.000
1.500
2.000
2.500
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
8.2 Trong bảo hiểm lắp đặt
Giống như trong bảo hiểm xây dựng mức khấu trừ trong bảo hiểm lắp đặt cung được chia thành:
- Mức khấu trừ đối với thiệt hại vật chất
Bảng 5: Mức khấu trừ đối với thiệt hại vật chất
Giá trị BH tới
(USD)
Mức khấu trừ loại “M”
Mức khấu trừ loại “N”
Rủi ro thử máy
Và thiên tai
Rủi ro
khác
Rủi ro thử máy
Và thiên tai
Rủi ro
khác
500.000
1.000
250
2.500
500
2.500.000
2.500
500
5.000
1.000
10.000.000
5.000
1.000
10.000
2.000
20.000.000
10.000
2.000
15.000
3.000
30.000.000
15.000
3.000
20.000
4.000
50.000.000
25.000
5.000
30.000
4.500
(Nguồn:Bảo Minh Hà Nội)
- Mức khấu trừ cho bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba:
Được tính dựa trên mức trách nhiệm đối với người thứ ba mà công ty bảo hiểm phải chịu. Mức khấu trừ này do thỏa thuận giửa bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm nhìn chung là giống trong bảo hiểm lắp đặt.
9. Giám định tổn thất và bồi thường trong bảo hiểm xây dựng & lắp đặt
9.1. Cơ sở giải quyết bồi thường
Giải quyết bồi thường là một công việc rất cần thiết đối với các công ty bảo hiểm nó đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Giải quyết bồi thường phải dựa trên những cơ sở nhất định đó là: Khi nhận được thông báo tổn thất xảy ra của người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm dựa trên những thông tin cần thiết mà tiến hành giám định, bồi thường làm sao cho việc giám định bồi thường xảy ra nhanh, chính xác tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm.
9.2. Nguyên tắc chung trong giám định bồi thường
Bảo hiểm xây dựng & lắp đặt là mộ nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật rất phức tạp. Để việc giám định bồi thường được đảm bảo đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải có cách thức giám định tiên tiến, trình độ cán bộ phải đáp ứng đuợc yêu cầu của công việc. Giám định bồi thường trong Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt phải đảm bảo nguyên tắc: chính xác, nhanh chónh, khách quan và hợp lý. Các công ty bảo hiểm có thể tự mình giám định hoặc thuê giám định ngoài tùy thuộc vào tính chất phức tạp của công tác giám định và yêu cầu của bên tham gia bảo hiểm.
9.3. Các bước thực hiện giám định và bồi thường
* Nguyên tắc chung:
- Tất cả các sự cố - thông báo bằng fax hoặc email trong vòng 24 giờ kể từ khi phát sinh.
- Sự cố lớn hoặc nghiêm trọng – ngay lập tức thông báo bằng điện thoại
- Giử fax Mẫu thông báo sự cố đính kèm tại phụ lục trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi xãy ra sự cố.
Khách hàng thực hiện nghĩa vụ thông báo sự cố kịp thời theo quy định của hợp đồng bảo hiểm qua đó giúp cho Công ty bảo hiểm phản hồi nhanh chóng hướng giải quyết sự cố. Công ty bảo hiểm sẽ có phương án thực hiện các bước giám định và bồi thường hợp lý.
* Sơ đồ thông báo và giả quyết sự cố
Chủ thầu chính và Nhà thầu phụ
Cán bộ phu trách bảo hiểm tại công
trường (BQLDA)
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
Công ty Bảo Minh Hà Nội
Công ty Tái bảo hiểm đứng đầu
Công ty giám định
tính toán tổn thất
Ghi chú: Công ty Bảo Minh Hà Nội, là nhà bảo hiểm đứng đầu, chịu trách nhiệm toàn bộ đối với việc giải quyết và xử lý bất kỳ khiếu nại nào (bao gồm cả việc chỉ định công ty tính toán tổn thất) với sự chấp thuận của khách hàng.
* Tiến hành giám định và giả quyết bồi thường
Ngay sau khi nhận được thông báo về sự cố gây ra tổn thất Công ty bảo hiểm hay đại diện cho họ phải xuống công trường nơi xãy ra sự cố, để tiến hành công việc giám định như: Chụp ảnh hiện trường, thu thập các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến tổn thất, lập biên bản giám định, thẩm tra lại các bên có liên quan đến sự cố và thực hiện biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất phát sinh thêm.
Khi công việc giám định đã được hoàn tất thì công ty bảo hiểm căn cứ vào hồ sơ khiếu nại yêu cầu bồi thường của khách hàng để tiến hành bồi thường. Hồ sơ khiếu nại yêu cầu bồi thường bao gồm:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Giấy yêu cầu bồi thường
- Biên bản giám định
- Các hóa đơn đóng phí bảo hiểm
- Lời khai của nhân chứng
- Các giấy tờ có liên quan khác theo yêu cầu củ Công ty bảo hiểm
ð Sau khi xem xét hồ sơ khiếu nại yêu cấu bồi thường của khách hàng. Công ty bảo hiểm căn cứ vào thời hạn bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, mức trách nhiệm đối với người thứ ba, mức miễn thường… để tiến hành bồi thường cho khách hàng giúp họ nhanh chóng khắc phục tổn thất ổn định sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG & LẮP ĐẶT TẠI BẢO MINH HÀ NỘI
I. Một số nét về công ty bảo Minh Hà Nội
1. Sự ra đời và phát triển
Công Ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) được thành lập theo quyết định số 1164TC/TCCB ngày 28/11/1994 và được phép hoạt động theo giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 04TC/GCN ngày 20/12/1994 của Bộ tài chính với 100% vốn nhà nước trực thuộc bộ tài Bộ tài chính.
Ngày 08/09/2004 Bộ tài chính đã có quyết định số 27GP/KDBH về việc thành lập Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh dưới hình thức chuyển đổi Công ty bảo hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh từ doanh nghiệp Nhà nước thành tổng công ty cổ phần, với vốn điều lệ là 1.100.000.000.000 đồng. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần ngày 01/10/2004.
- Trụ sử chính: Trụ sở chính: 26 Tôn Thất Đạm, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: (84) 8 8294 180
- Fax: (84) 8 8294 185
- Email: baominh@baominh.com.vn
- Website: www.baominh.com.vn
- Tài khoản số: 001.004761.121
- Ngân hàng: Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tổng Công Ty cổ phần Bảo Minh hiện nay có 58 công ty thành viên và trung tâm đào tạo với mạng lưới trải rộng khắp từ bắc xuống nam.
Hiện nay Tổng công ty cổ phần Bảo Minh kinh doanh về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và các lĩnh vực tài chính khác do Bộ Tài Chính quy định.
Ø Sau gần 15 năm hoạt động Bảo Minh đã chứng tỏ được là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Bảo Minh là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng giải pháp phần mềm tích hợp doanh nghiệp (ERP) thuộc hàng tiên tiến nhất trên thế giới của hãng SAP. Sau 10 năm xây dựng và phát triển Bảo Minh đã vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng huân chương Lao động hạng Ba (11/1999) và huân chương Lao động Hạng Hai (10/2004).
* Tóm lược về công ty Bảo Minh Hà Nội.
Địa chỉ:
Số telex (fex)
Số điện thoại
: 74 Ngô Quyền, P.Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội
: 04 9454276
: 04 9454277
Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội được khai trương và đi vào hoạt động chính thức từ 06/1995 Bảo Minh Hà Nội đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn Tổng công ty và từ tháng 10/2004 cùng với việc cổ phần hoá Tổng công ty Bảo Minh, Bảo Minh Hà Nội là chi nhánh của Tổng công ty. Từ 06/1995 đến tháng 06/2006 Công ty Bảo Minh Hà Nội hoạt động độc quyền trên địa bàn Thành Phố Hà Nội cho đến tháng 06/2006 thì Bảo Minh Thăng Long ra đời trên cơ sở một bộ phận cán bộ thuộc Bảo Minh Hà Nội chuyển sang nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanh của Bảo Minh trên địa bàn Hà Nội.
Công ty Bảo Minh Hà Nội triển khai tất cả các lĩnh vực bảo hiểm mà Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh được phép triển khai. Trong những năm qua Bảo Minh Hà Nội luôn đạt được kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng cao. Doanh thu hàng năm của công ty đứng vào tốp đầu trong tất cả các công ty thành viên của Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh.
2. Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh Hà Nội.
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng phi hàng hải
Phòng tài sản – kỹ thuật
Phòng kế toán thống kê
Phòng tổ chức hành chính
Phòng hàng hải
Phòng KT2
Phòng quản lý đại lý
Phòng KT7
Phòng KT3
Phòng KT4
Phòng KT8
Phòng KT12
Phòng KT14
Giám Đốc
Hiện nay Công ty Bảo Minh Hà Nội có mạng văn phòng và lưới đại lý phủ kín địa bàn Hà Nội như: Trụ sở chính đặt tại 74 Ngô Quyền, phường Hàng bài, Q. Hoàn kiếm, TP. Hà Nội ở đây có các phòng đó là Phòng Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Phòng phi Hàng Hải, Phòng Quản lý đại lý, Phòng Tài sản - Kỷ thuật, Phòng kế toán thống kê, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Hàng Hải. Các phòng khai thác (KT) được bố trí dàn trải trên tất cả các Quận, Huyện thuộc Thành Phố Hà Nội.
3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty bảo minh Hà Nội.
Công ty bảo minh Hà Nội kinh doanh tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Minh được phép triển khai đó là:
* Kinh doanh bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không.
- Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu
- Bảo hiểm trách nhiệm chung
- Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm cháy, nổ.
- Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác
* Kinh doanh tái bảo hiểm
Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
* Giám định tổn thất
Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
4. Kết quả kinh doanh trong một số năm vừa qua của Công Ty bảo minh Hà Nội.
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006.
Năm 2006 đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam trên đường hội nhập, với nhiều sự kiện lớn như: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14 tại Hà Nội và là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Thiên tai, dịch bệnh hoành hành vào những tháng cuối năm gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006 đạt mức tăng trưởng 16% so với năm 2005.
Về phần mình năm 2006 mặc dù có nhiều biến động và cạnh tranh nhưng Bảo Minh Hà Nội vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng cao và vượt kế hoạch đề ra. Uy tín Bảo Minh Hà Nội không ngừng được nâng cao và khẳng định vị trí doanh nghiệp làm ăn đạt hiệu quả tốt.
Bảng 6: Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu - Mục tiêu tăng trưởng năm 2006
(Đơn vị: Triệu đồng)
STT
Nghiệp vụ
Kế hoạch 2006
Thực hiện 2005
Thực hiện 2006
Tỷ lệ % KH
% tăng trưởng
BH HH XUẤT NHẬP KHẨU
750,000
1,505,883
5,274,411
699.7
348.5
BH HÀNG VC NỘI ĐỊA
200,000
374,133
1,071,031
535.5
286.3
BH THÂN TẦU BIỂN
1,429,368
BH TNDS TÀU BIỂN VÀ P&I
119,475
BH TÀU SÔNG VEN BIỂN
106,779
BH CHÁY NỔ
10,000,000
7,761,483
7,159,786
71.6
92.2
BH XÂY DỰNG LẮP ĐẶT
23,283,000
16,571,312
19,217,148
82.5
116.0
BH KỶ THUẬT
600,000
530,101
328,029
54.7
61.9
BH TÀI SẢN VÀ RRĐB
8,000
461,040
25,823
5.6
TR. NHIỆM CHỦ VỚI NLĐ
80,000
8,073
1,792,257
22200.6
BH TRÁCH NHIỆM
3,650,000
2,821,780
THÂN VÀ TOÀNBỘ MÁY BAY
17,000
TR. NHIỆMHÀNG KHÔNG
TR. NHIỆM CHỦ SÂN BAY
3,400,000
3,396,222
4,194,221
123.4
123.5
TNHK VÀ TỔ BAY
BH XE HAI BÁNH
460,000
261,310
807,175
308.9
BH THÂN XE Ô TÔ
10,000,000
10,083,429
15,883,522
157.5
BH TN XE Ô TÔ
3,620,000
2,466,758
4,188,713
115.7
169.8
BH HỌC SINH
1,000,000
593,501
491,790
49.2
82.9
BH TN CON NGƯỜI
4,970,000
1,417,029
4,297,387
86.5
303.3
BH TNCN VÀ Y TẾ
479,000
139,342
205,214
42.8
147.3
TỔNG
62,500,000
48,408,398
66,565,120
106.5
137.5
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Tháng 06/ 2006 Bảo Minh Thăng Long được tách ra từ Bảo Minh Hà Nội nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển địa bàn Hà Nội của Bảo Minh. Một số phòng, nguồn nhân lực của Bảo Minh Hà Nội được thành lập và bổ sung.
- Doanh thu phí phát sinh luỹ kế đạt 66,655,120 tiệu đồng, đạt 106% kế hoạch năm, tăng trưởng 38% so với cùng kỳ năm trước: Bảo hiểm hàng nhập đạt 348%, bảo hiểm TNDS người thứ 3 đạt 116%, Bảo hiểm vật chất xe đạt 158%, bảo hiểm xe máy đạt 309%, bảo hiểm con người đạ 300%...
- Nhiều phòng doanh thu được mức tăng trưởng cao và vượt mức kế hoạch như: Phòng KT2 đạt 159% kế hoạch, phòng KT4 đạt 128% kế hoạch và tăng trưởng 52%, phòng KT7 đạt 110% kế hoạc tăng trưởng 36%, phòng quản lý đại lý đạt 161% kế hoạch, phòng KT12 đạt 116% kế hoạch...
- Một số phòng ty không đạt kế hoạch kinh doanh nhưng có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như phòng KT8 đạt 85% kế hoạch tăng trưởng 70%. Bên cạnh đó có một số phòng mới thành lập sau khi Bảo Minh Thăng Long tách ra, tuy hoạt động trong vòng 6 tháng nhưng đã ổn định tổ chức và đạt kết quả tốt như phòng KT12.
§ Năm 2006, công ty tiếp tục tăng cường biện pháp quản lý, kiểm soát trình hình kinh doanh, phấn đấu tăng doanh thu, nâng cao chất lượng khâu giám định, bồi thường, tiế kiệm chi phí, đảm bảo đạt chỉ tiêu hiệu quả năm 2006 là 10 tỷ đồng.
- Tổng chi bồi thường năm 2006 là 16,315 tiệu đồng, chiếm 24,5% doanh thu (tỷ lệ cùng kỳ năm 2005 là 37%).
- Tình hình bồi thường một số nhóm nghiệp vụ bảo hiểm như: bảo hiểm cháy nổ chiếm 61% doanh thu nghiệp vụ do phát sinh bồi thường một số đơn vị như: Trung tâm quản lý bay, Kho bạc...
- Chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tăng cao do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân khách quan là hệ thống giao thông hạ tầng chưa được tốt, nên các xe cơ giới dễ bị va chạm, gây tai nạn. Hơn nữa ý thức người điều khiển xe tham gia giao thông chưa tốt cũng dễ gây tai nạn làm hư hỏng xe...
§ Tình hình chi quản lý: Tổng chi quản lý (không lương) năm 2006 là 6.752.321.000 đồng chiếm 10,5% doanh thu (tỷ lệ này cùng kỳ năm trước là 11%).
4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007.
Năm 2007 đánh dấu một bước phát triển mới của Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh cùng với sự phát triển chung của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Uy tín và thương hiệu Bảo Minh tiếp tục được cũng cố, khẳng định vị trí hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thể hiện bằng những kết quả mà Công ty đạt được trong năm qua:
Cùng với sự phát triển chung của thị trường, mặc dù có nhiều khó khăn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng Bảo Minh Hà Nội vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ổ định. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận đều tăng cao và vượt kế hoạch đề ra
Bảng 7: Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu - Bồi thường năm 2007
(Đơn vị: 1.000 đồng)
Stt
Ngiệp vụ
Kế hoạch2007
Thực hiện2007
Thực hiện2006
% KH
B. Thường2007
1
BH. Hàng hải
10,000,000
10,419,862
7,973,627.00
104%
2,560,976
Hàng nhập
7,000,000
Hang xuất
100,000
6,979,287
5,246,974
6979%
2,469,094
VC Nội địa
1,000,000
820,856
1,071,031
82%
Thân tầu
1,500,000
1,854,570
1,536,147
124%
91,882
P&I
400,000
765,050
119,475
191%
0
2
BH. TS - KT
32,000,000
32,544,762
32,933,910
102%
4,351,515
XD - LĐ
18,000,000
22,138,721
18,731,839
123%
3,684,775
Hỏa Hoạn
8,000,000
8,530,285
7,440,018
107%
497,540
Trách nhiệm
5,000,000
1,441,336
6,407,779
29%
34,137
Kỹ thuật
1,000,000
434,420
354,275
43%
135,063
3
Xe cơ giới
26,000,000
34,115,978
21,292,800
131%
16,877,498
TNDS
5,000,000
5,773,820
4,278,605
115%
1,265,312
Vật chất
20,000,000
27,903,859
16,196,351
140%
15,530,748
Xe máy
1,000,000
438,229
817,815
44%
81,438
4
Con người
6,000,000
4,905,635
4,586,888
82%
1,325,216
5
Học sinh
600,000
773,468
509,240
129%
327,745
6
Du lịch
400,000
7
Tổng cộng
75,000,000
82,759,796
67,296,456
110%
25,442,949
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Năm 2007 Bảo Minh Thăng Long tách ra khỏi Bảo Minh Hà Nội (tháng 6/2006) và hoạt động trên cùng một địa bàn nên chắc chắn doanh thu của Bảo Minh Hà Nội sẽ giảm so với năm 2006. Do đó lãnh đạo Bảo Minh Hà Nội chỉ đưa ra mức kế hoạch kinh doanh là: 75 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế trong năm qua Bảo Minh Hà Nội đã dạt doanh thu là 82,759,706,000 đồng đạt 110% so với kế hoạch. Trong đó Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải đạt 7,937,627,000 đồng đạt 104% kế hoạch, Nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản - Kỷ thuật doanh thu là 32,544,762,000 đồng đạt 102% kế hoạch, Nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới doanh thu là 34,115,978,000 đồng đạt 131% kế hoạch, Nghiệp vụ bảo hiểm con người doanh thu là 4,905,635,000 đồng đạt 82% kế hoạch, Nghiệp vụ bảo hiểm Học sinh doanh thu là 773,468,000 đồng đạt 129% kế hoạch.
Bảng 8: Tình hình kinh doanh cụ thể các phòng như sau
(Đơn vị:1.000đồng)
STT
PhòngNghiệp vụ
Kế hoạch
2007
Thực hiện
2007
Cùng kỳ2006
% KH
B. Thường
2007
1
Hàng Hải
5,000,000
3,237,068
869,434
65%
2,463,836
2
Tài sản - Kỷ thuật
18,000,000
19,270,339
16,573,722
107%
1,421,746
3
Phi Hàng Hải
3,000,000
6,302,745
166,489
210%
2,638,729
4
Quản lý Đại lý
3,000,000
6,815,144
4,872,032
227%
2,903,654
5
KT2
5,000,000
4,113,120
4,861,167
82%
1,519,903
6
KT3
2,000,000
2,622,227
1,505,040
131%
1,070,076
7
KT4
5,000,000
7,258,406
5,452,262
145%
3,492,734
8
KT7
7,000,000
8,053,479
7,204,434
115%
3,348,049
9
KT8
3,500,000
3,215,670
2,588,586
92%
944,220
10
KT12
2,500,000
2,944,624
1,164,881
118%
854,175
11
KT14
1,000,000
794,520
170,773
79%
141,832
12
Công ty
20,000,000
18,054,007
21,856,646
90%
4,643,987
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong năm 2007 có nhiều phòng kinh doanh rất hiệu quả đã đạt và vượt kế hoạch đề ra như: Phòng quản lý đại lý doanh thu là 6,815,144,000 đồng đạt 227% kế hoạch đề ra, phòng Phi hàng hải doanh thu là 6,302,745,000 đồng đạt 210% kế hoạch, phòng KT4 doanh thu là 7,258,406,000 đồng đạt 145% kế hoạch, phòng KT3 doanh thu là 2,622,227,000 đồng đạt 131% kế hoạch, phòng KT12 doanh thu là 2,944,624,000 đồng đạt 118% kế hoạch, phòng, phòng Tài sản - Kỷ thuật doanh thu là 19,207,339,000 đồng đạt 107% kế hoạch. Bên cạnh đó cũng có nhiều phòng chưa hoàn thành kế hoạch được giao như phòng Hàng hải doanh thu là 3,237,086,000 đồng chỉ đạt đựoc 65% kế hoạch, phòng KT14 doanh thu là 794,520,000 đồng đạt 79% kế hoạch, phòng KT2 doanh thu là 4,113,120,000 đồng đạt 82% kế hoạch, phòng KT8 doanh thu là 3,215,670,000 đồng đạt 92% kế hoạch.
II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng & lắp đặt ở Công Ty Bảo Minh Hà Nội.
1. Những thuận lợi và khó khăn đối với thị trường bảo hiểm xây dựng & lắp đặt.
1.1. Những thuận lợi
Những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội nước ta tiếp tục có những bước phát triển nhanh và ổn định. Năm 2007 kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trửng cao, tăng trưởng GDP đạt 8,44% vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước tăng 15,8%, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3%. Hà Nội là một trong những địa phương có mức tăng trưởng tương đối cao và là nơi thu hút nguồn vốn FDI lớn đứng thứ 2 sau Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng llắp đặt nói riêng.
Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng liên tục tăng để đáp ứng cho nhu cầu sản suất kinh doanh cũng như nhu cầu về nhà ở của người dân nhiều khu chung cư cao cấp đã ra đời như Linh Đàm, Đinh Công, Trung Hoà – Nhân Chính…và xây dựng mới mở rộng nhiều trường đại học khu ký túc xá sinh viên đến đầu tư cho các công trình giao thông…Tất cả những yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt mang lại hiệu quả cao.
Về mặt chính sachs nhà Nhà nước ta đã ban hnàh nhiều văn bản, nghị định tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt như nghị định 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính Phủ về quản lý đầu tư xây dựng và để hoàn thiện hơn quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ngày 08/07/1999 Chính Phủ đã ban hành nghị định số 52/CP về quy chế quản lý đầu tư xây dựng. Luật dân sự nươc CHXHCNVN ban hành ngày 14/06/2005, nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư, Bộ luật kinh doanh bảo hiểm ban hành ngày 09/12/2000 và quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng ban hnàh kèm theo quyết định 33/TC/QĐ-TCNH ngày 12/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tất cả những cơ sở pháp lý này là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dưng-lắp đặt.
1.2. Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì nghiệp vụ bảo hiểm xây dưng-lắp đặt cũng gặp không ít những khó khăn đó là:
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tê (WTO) thị trường bảo hiểm đã loại bỏ những rào cản đây là cơ hội cho các công ty bảo hiểm nhân thọ trong và ngoài nước ra đời làm hoạt đông kinh doanh tronh lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh ngày càng phức tạp hơn.
Ý thức của người dân về bảo hiểm chưa cao khả năng hiểu biết về các nghiệp vụ của mỗi người dân còn hạn chế nhất là trong bảo hiểm xây dựng-lắp đặt là một nghiệp vụ bảo hiểm khó phức tạp làm cho khả năng hiểu sâu về nghiệp vụ này là rất khó kể cả các chủ thầu cũng như chủ đầu tư. Hầu hết các chủ đầu tư chỉ tham gia bảo hiểm một cách bị động. Điều này làm ảnh hưởng đến việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này.
Về mặt chủ trương chính sách tuy Nhà nước ta đã có những văn bản, nghị đinh, thông tư hướng dẫn cụ thể về việc triển khai nghiệp vụ này nhưng vẫn còn những vướng mắc, lổ hổng đây là điều kiện cho các chủ đầu tư trốn trách trách nhiệm cũng như các công ty bảo hiểm đua nhau giảm phí kỹ thuật làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thi trường.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều tuy nhiên hầu hết các công trình dự án mà chủ đầu tư là người nước ngoài thì họ thường tham gia bảo hiểm cho các công trình của họ với các công ty bảo hiểm trên thế giới. Đây cũng chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngiệp cụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt trong nước.
2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng & lắp đặt ở công ty Bảo Minh Hà Nội.
Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản-kỹ thuật nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng là một trong những nghiệp vụ được Bảo Minh Hà Nội triển khai rất thành công mang lại doanh thu cao nhất trong tất cả các nghiệp vụ mà Bảo Minh hà Nội triển khai.
Để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm được thành công thì Bảo Minh Hà Nội phải có những bước thực hiện hiệu quả. Khâu khai thác sẽ quyết định đến doanh thu của phí bảo hiểm nếu khâu khai thác thực hiện tốt thì sẽ làm cho doanh thu phí bảo hiểm tăng và ngược lại mà kinh doanh bảo hiểm mục tiêu truớc tiên và quan trọng nhất là doanh thu phí bảo hiểm ngày càng tăng. Nhưng đối với Bảo Minh nói chung và Bảo Minh Hà Nội nói chung sẽ không làm mọi cách để ký được nhiều hợp đồng như hạ phí kỹ thuật, cạnh tranh không lành mạnh…mà công ty phải xem xét đến khả năng tài chính của mình, chất lượng của hợp đồng mà có chiến lược khinh doanh phù hợp như đồng bảo hiểm với các công ty bảo hiểm khác và tái đi những hợp đồng mà công ty cảm thấy cần thiết. Bên cạnh đó Bảo Minh Hà Nội sẽ xem xét giảm phí cho những hợp đồng mà người tham gia bảo hiểm có phương án đề phòng hạn chế tổn thất khả thi cũng như đối với khách hàng lâu năm mà ít co tổn thất xảy ra. Đồng thời đưa ra mức phí phù hợp đối với những hợp đồng mà nguy cơ xảy ra rủi ro tổn thất lớn.
Bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào thì khi triển khai cũng có những quy trình khai thác để đảm bảo cho việc khai thác đạt hiệu quả hiện nay Bảo Minh Hà Nội khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt theo một quy trình chung như sau:
- Tìm hiểu thị trường bảo hiểm xây dựng lắp đặt trong nước, tìm hiểu về tình hình xây dựng lắp đặt của các công trình dự án đang thực hiện và sẽ thực hiện trong tương lai. Để làm tốt việc này cán bộ khai thác của Bảo Minh Hà Nội tìm hiểu qua cá phương tiện tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, báo chí và thông tin có được từ những người thân quen… Sau đó sẽ có cách thức tiếp cận khách hàng hợp lý.
- Khi tiếp cận khách hàng tư vấn cho khách hàng về dịch vụ bảo hiểm và khả năng bảo hiểm của công ty.
- Đánh giá các rủi ro và tổn thất có thể xảy ra để từ đó đưa ra được tỷ lệ phí hợp lý. Sau đó sẽ gửi cho khách hàng tài liệu liên quan đến bảo hiểm của công trình như: hồ sơ năng lực, điều khoản sơ bộ của hợp đông, tỷ lệ phíi mà công ty áp dunng, cũng như những điều khoản bổ sung....
- Đàm phán ký kết hợp đồng; sau khi gửi cho khách hàng những thông tin cần thiết lúc này theo yêu cầu cua khách hành hai bên sẽ tiến hành đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng.
- Cấp đơn bảo hiểm và tiến hành thu xếp tái bảo hiểm nếu cần
- Tiến hành thu phí theo thoả thuận trong hợp đồng đồng thời lưu trữ hồ sơ tài liệu liên quan.
- Đưa ra các phương án đề phòng hạn chế tổn thất hợp lý
ð Bảo Minh Hà Nội khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng- lắp đặt theo hai kênh chủ yếu là khai thác trực tiếp và khai thác qua môi giới.
Hiện nay việc khai thác trực tiếp vẫn llà chủ yếu đối với các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Minh Hà Nội nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt nói riêng nhưng trong những năm qua thì công việc thác qua môi giới cung đã phát triển rất mạnh như việc kha thác qua hệ thống ngân hàng, các công ty môi giới như Công ty môi giới Việt quốc, Công ty môi giới Á Đông…đã đem lại hiệu quả nhất định cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này. Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt ở Bảo Minh Hà Nội qua một số năm gân đây như sau:
Bảng 9: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt tại
Bảo Minh Hà Nội
NămChỉ tiêu
Dơn vị
2004
2005
2006
2007
1.Số đơn bảo hiểm
Đơn
81
93
84
97
2.Giá trị bảo hiểm
Trđ
4.675.438
7.885.097
8.084.877
11.508.732
3. Giá trị bảo hiểm bình quân 1 đơn
Trđ/đơn
57721,45679
84785,9892
96248,536
118646,72
4. Phí bảo hiểm
Trđ
15.437
20.214
18.731
22.138
5. Phí bảo hiểm bình quân 1 đơn
Trđ/đơn
190,5802469
217,354839
222,9881
228,2268
6. Tốc độ tăng phí bảo hiểm
%
-
131,1
92,7
118,2
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Số đơn bảo hiểm hiểm tăng theo từng năm riêng có năm 2006 số đơn bảo hiểm giảm bởi vì trong năm 2006 Bảo Minh Thăng Long được tách ra (6/2006) trên cơ sở cán bộ nhân viên của Bảo Minh Hà Nội và hoạt động trên cùng một địa bàn Hà Nội nên số đơn bảo hiểm khai thác bị giảm đáng kể từ 93 đơn xuống còn 84 đơn. Tuy nhiên đến năm 2007 thì số đơn bảo hiểm lại tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2004 điều đó nói lên là quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt ở Bảo Minh Hà Nội ngày càng đạt được những hiệu quả nhất định.
- Giá trị bảo hiểm các công trình và giá trị bảo hiểm bình quân một đơn nhìn chung là tăng theo từng năm điều này cũng nói lên được giá trị các công trình xây lắp trong những năm gần đây ngày càng lớn, nhu cầu tham gia bảo hiểm cho các công trình tham gia bảo hiểm cho các công trình của chủ đầu tư ngày càng cao. Điều này cũng phản ánh đúng bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ đó là quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá diễn ra hết sức mạnh mẽ. Hà Nôị là một địa bàn tập trung nhiều công trình, dự án lớn của các công ty trong và ngoài nước cũng như của Chính Phủ Việt Nam. Từ bảng số liệu trên cho ta thấy giá trị bảo hiểm bình quân một đơn năm sau cao hơn năm trước.
+ Trong năm 2005 tuy nghiệp vụ bảo hiểm này gặp một số điều kiện không thuận lợi đó là nhiều dự án có vốn ngân sách được giải ngân rất chậm, nhiều dự án đầu tư của của các công ty lớn vào lĩnh vực hạ tầng như xi măng như: Mỹ đức, Tuyên quang, Yên bái, Thăng Long, Hạ Long…và các dự án thuỷ , nhiệt điện như: Krông Kmar, Minh lương, Nậm chiến, Cẩm phả…chưa thu xếp được vốn nên tiến độ thi công bị đình trệ. Tuy nhiên phí bảo hiểm vẫn tăng so với năm 2004 đó là tăng tư 15.437 trđ năm 2004 lên 20.214 trđ tốc độ tăng của phí bảo hiểm so với năm 2004 là 131,1% là năm có tốc độ tăng phí bảo hiểm cao nhất kể từ năm 2004 đến năm 2007.
+ Năm 2006 vẫn tiếp tục phát huy những kết quả đạt được tuy số đơn bảo hiểm tham gia có giảm đồng thời cũng làm cho doanh thu phí bảo hiểm giảm từ 20.214trđ xuống còn 18.731trđ làm cho tốc độ tăng của phí bảo hiểm bị giảm từ 131,1% xuống còn 92,7% đây nó cũng phản ánh đúng tực tế là trong năm 2006 Bảo Minh Thăng Long tách ra và tình hình khai thác nghiệp vụ này ngày một kho khăn hơn do có nhiều công ty bảo hiểm tham gia vào thị trường.
+ Năm 2007 tuy tình hình khai thác ngày càng khó khăn nhưng Bảo Minh Hà Nội vẫn chứng tỏ được là doanh nghiệp khai thác có hiệu quả số đơn bảo hiểm khai thác được là cao nhất trong những năm gần đây 97 đơn doanh thu phí bảo hiểm cũng là lớn nhất 22.138 trđ phí bảo hiểm bình quân một đơn cũng là cao nhất 228,2268 trđ tốc độ tăng của phí bảo hiểm cũng tăng trưởng khá cao 18,2% hầu hết là do cán bộ khai thác năng động, quan tâm chăm sóc khách hàng, một số hợp đồng lớn được nhiều công ty hợp tác đồng bảo hiểm và năm 2007 là năm đánh dấu nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là cao nhất. Tuy nhiên các đơn vị khai thác đều chưa chú trọng nhiều đến giai đoạn hậu mãi (tập huấn PCCC, tăng cường công tác quuản lý rủi ro…) mà chủ yếu vẫn là sự cạnh tranh giữ khách và giữ khách hàng bằng các mối quan hệ cá nhân như: tăng hoa hồng, giảmm phí, mở rộng phạm vi bảo hiểm…
Bảng 10: Danh sách một số hợp đồng bảo hiểm xây dựng- lắp đặt lớn đã ký kết trong những năm qua ở Bảo Minh Hà Nội
Tên công trình hoặc HĐBH
Tổng giá trị hợp đồng
Giá trị công ty nhận BH
Thời hạn hợp đồng
Tên cơ quan chủ công trình
% tỉ lệ nhận tái BH (nếu có)
Bắt đầu
Kết thúc
Nhà máy thuỷ điện A Vương
1.692.982.630.000
VNĐ
1.692.982.630.000
VNĐ
24/08/2004
Sau 48 tháng
Ban QLDA Thuỷ điện 3
Munich Re và SwissRe là các nhà tái BH chính
Công trình thuỷ điện Bản Vẽ
2.969.498.000.000
VNĐ
2.969.498.000.000
VNĐ
17/05/2005
Quý II năm 2009
Ban QLDA Thuỷ điện 2
Nhà máy thuỷ điện Sông Ba Hạ
2.165.617.662.000
VNĐ
2.165.617.662.000
VNĐ
21/12/2004
Sau 48 tháng
Ban QLDA Thuỷ điện 3
Công trình thuỷ điện An khuê-Kanak
1.971.506.864.000
VNĐ
1.971.506.864.000
VNĐ
15/12/2006
Sau 48 tháng
Ban QLDA Thuỷ điện 7
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
3. Tình hình kiểm soát tổn thất
Trong kinh doanh bảo hiểm một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho lựo nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm giảm mạnh đó là phải bồi thường cho những tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Do đó để doanh nghiệp bảo hiểm làm ăn có hiệu quả thì việc đề phòng hạn chế tổn thất cho đối tượng bảo hiểm là rất cần thiết.
Kiểm soát tổn thất là những hoạt động nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất xảy ra cho những rủi ro có thể xảy ta đối với đối tượng bảo hiểm công tác kiểm soát tổn thất là các hoạt động được thực hiện trước khi tổn thất xảy ra và sau khi tổn thất xảy ra.
- Trước khi tổn thất xảy ra. Khi công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho đố tượng bảo hiểm thì sau khi ký hợp đồng họ phải tính đến công việc để làm sao đề phòng tổn thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm như: Đưa ra quy trình về đề phòng tổn thất cho từng giai đoạn của dự án, tuyên truyền quảng cáo về khả năng xảy ra tổn thất, chi tiền để cùng với chủ đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết để đề phòng hạn chế tổn thất xảy ra….
- Sau khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm phải có các biện pháp cần thiết nhằm mục đích giảm thiểu tổn thất xảy ra tránh tình trạng tổn thất theo giây chuyền gây hậu quả nghiêm trọng.
Bảng 11: Tình hình chi đề phòng hạn chế tổn thất ngiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội
NămChỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
1.Doanh thu (DT)
Trđ
15.437
20.214
18.731
22.138
2. Tổng chi (TC)
Trđ
9.863
13.579
12.406
14.578
3. Chi ĐPHCTH
Trđ
450
671
547
689
4. Chi ĐPHCTT/DT
%
2,91
3,32
2,92
3,11
5. Chi ĐPHCTT/TC
%
4,56
4,94
4,41
4,73
6. Tốc độ tăng của chiĐPHCTT
%
-
49,1
-18,48
25,96
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất đối với nghiệp vụ này tăng dần qua các năm. Chi đề phòng hạn chế tổn thất so với doanh của nghiệp vụ cũng tăng dần ánh đung tình hình thực tế là các công trình tham gia bảo hiểm ngày càng lớn, rủi ro ngày càng phức tạp, do đó doanh nghiệp cần có những khoản chi hợp lý để đảm bảo quá trình kinh doanh
- Chi đề phòng hạn chế tổn thất so với tổng chi của nghiệp vụ bảo hiểm này chiếm tỷ lệ khá cao từ 4% - 5%, tốc độ tăng của chi đề phòng hạn chế tổn thất cũng tăng theo từng năm riêng năm 2006 tốc độ chi giảm do trong năm này tình hình khai thác gặp nhiều khó khăn, số hợp đồng khai thác giảm, doanh thu giảm, chi phí giảm do đó chi cho đề phòng hạn chế tổn thất cũng giảm.
4. Tình hình giám định bồi thường
Trong những năm qua Bảo Minh Hà Nội đã thực hiện công tác giám định bồi thường tương đối tốt tuy nhiên vẫn còn những bất cập vì khâu giám đinh bồi thường là tương đối phức tạp nó đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, khách quan. Để thực hiện tốt công việc này ngoài việc nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ giám định đễ chủ động hơn khi có những vụ tổn thất phức tạp thì Bảo Minh Hà Nội còn phối hợp chặ chẽ với Tổng Công Ty cũng như các công ty thành viên và các công ty iám định trong và ngoài nước. Các công ty giám định mà Bảo Minh Hà Nội thường phối hợp đó là: Công ty cổ phần giám định Thái Bình Dương, Công ty giám định quốc gia, Công ty CUNNINGHAM, Công ty CRAWFORD… Bảo Minh Hà Nội thực hiện phương châm giám định là những tổn thất có giá trị nhỏ không phức tạp thì cán bội của Công ty sẽ trực tiếp giám định bồi thường cho khách hàng còn những tổn thất có giá trị lớn có tính chất phức tạp thì phải nhờ đến các công ty giám định trung gian đễ đãm bảo tính khách quan cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công việc thuêu giám định cũng như việc giải quyết bồi thường của công ty phải thông qua ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công Ty.
Bảng 12: Tình hình chi giám định và bồi thường nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng-lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội
NămChỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
1.Số vụ tổn thất
Vụ
15
11
13
16
2. Số tiền bồi thường
Trđ
5.258
2.506
2.378
3.684
4. Doanh thu phí BH
Trđ
15.437
20.214
18.731
22.138
5. Tỷ lệ bồi thường
%
34,06
12,39
12,69
16,64
6. Chi phí giám định
Tđ
53,23
34,07
43,35
56,14
7. Chi phí giám địnhbình quân 1 vụ
Trđ/vụ
3,548667
3,097273
3,334615
3,50875
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
- Số vụ thất; nhìn chung là có xu hướng tăng nhưng số vụ tăng không đáng kể vì năm 2004 và năm 2006 là những năm có số vụ tổn thất cao nhất vì trong những năm này Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Số vụ tổn thất tăng không đáng kể điều này cũng chứng tỏ một phần là trong những năm qua công tác đề phòng hạn chế tổn thất của Bảo Minh Hà Nội đã đạt đựoc những kết quả nhất định.
- Số tiền bồi thường nhìn chung là tăng theo từng năm kể từ năm 2005 tuy nhiên trong năm 2004 số tiền bồi thường của công ty là cao nhất vì trong năm 2004 nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật nói chung, bảo hiểm xây dựng-lắp đặt nói chung phải chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai gây tổn thất lớn và số vụ bồi thường từ những năm trước chuyển sang nhiều. Năm 2007 số tiền bồi thường của công ty cũng tương đối cao là do trong năm 2007 công ty phải bồi thường cho những tổn thất có giá trị lớn như: Hồ Cửa Đạt khoảng 3 triệu USD, Cảng Cái Lân khoảng 51 tỷ đồng…
- Tỷ lệ bồi thường nhìn cung cũng tăng theo từng năm do năm 2004 số tiền bồi thường là cao nhất làm cho tỷ lệ bồi thường cũng là cao nhất 34,06% và năm 2007 tỷ lệ bồi thường cũng tương đối cao 16.64%.
- Chi phí giám đinh, chi phí giám cũng tăng theo số vụ tổn thất cũng như số tiền bồi thường cao nhất là năm 2007 với số tiền 56,14 trđ nó cũng nói lên được tính chất phức tạp của những tổn thất trong tương lai sẽ còn phức tạp hơn. Bên cạnh đó chi phí giám định bình quân 1 vụ tổn thất cúng có xu hướng tăng cao nhất là năm 2004 với số tiền là 3,548667 trđ và năm 2007 số tiền là 3,50875 trđ. Chi phí giám định bình quân tăng lên do số vụ tổn thất lớn tăng lên qua các năm làm cho chi phí giám định cũng tăng theo.
5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng & lắp đặt trong những năm qua.
5.1 Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp bất kỳ bao giờ cũng được phản ánh bởi hai chỉ tiêu quan tronh nhất là doanh thu và lợ nhuận của doanh nghiệp thường tính cho một năm.
* Doanh thu: Doanh thu của một doanh nghiệp bảo hiểm thường bao gồm cá bộ phận như:
- Doanh thu từ hoạt độnh kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm
- Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính
- Doanh thu từ các hoạt động khác
* Chi phí: Chi phí của một doanh nghiệp bảo hiểm thường bao gồm các khoản:
- Chi phí cho các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.
- Chi phí cho hoạt động đầu tư tài chính
- Các chi phí khác như chi nộp thuế, chi quản lý, chi phí quảng cáo, in ấn, chi hội nghj khác hàng…
Trên cơ sở số liệu doanh thu và chi phí ta có thể tính được lợi nhuận của dôanh nghiệp như sau:
Lợi nhuận trước thuuế =
Tổng doanh thu -
Tổng chi phí
Lợi nhuận sau thuế =
Lợi nhuận trước thuế -
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Từ khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắpp đặt cho đến nay doanh thu nghiệp vụ này liên tục tăng và dẫn đầu về doanh thu phí trong tất cả các nghiệp vụ triển khai ở Công ty Bảo Minh Hà Nội.
Bảng 13 :Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội (2004 -2007).
NămChỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
1.Tổng doanh thu (trđ)
15.437
20.214
18.731
22.138
2. Tổng chi phí (trđ)
9.863
13.579
12.406
14.578
3. Lợi nhuận trước thuế (trđ)
5.574
6.635
6.325
7.560
4. Lợi nhuận sau thuế (trđ)
3790,32
4511,8
4301
5140,8
5. Tốc độ phát triển của tổng doanh thu (%)
-
130,95
92,67
118,19
6. Tốc độ phát triển của tổng chi phí (%)
-
137,67
91,36
117,51
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:
- Nhìn chung xu hướng là doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm riêng năm 2006 doanh thu và lợi nhuân giảm so với năm 2005 là do trong năm này Bảo Minh Thăng Long được thành lập.
- Năm 2005 có tốc độ tăng doanh thu lớn nhất 130,95%. Nguyên nhân là do trong năm này môi trường kinh doanh bảo hiểm gặp nhiều thuận lợi hơn, đầu tư nước ngoài tăng và ổn định, các dự án của nhà nước triển khai có hiệu quả hơn và công ty đã ký được những hợp đồng lớn từ các công trình xây lăp như công trình thuỷ điện Bản Vẽ…
- Lợi nhuận trước thuế nhìn chung cũng tăng đều qua các năm nhưng so với tổng doanh thu thì vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế đạt 5.574 trđ và tăng lên 7.560 trđ vào năm 2007 điều này chứng tỏ Công Ty ngày càng kinh doanh đạt kết quả tốt. Các khoản ngày càng hợp lý hơn công tác đề phòng hạn chế tổn thất thực hiện tốt hơn.
Theo quy định của nhà nước thì hàng năm Công ty phải nộp một khoản cho nhà nước đó là thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 32% so với lợi nhuận trước thuế (từ năm 2008 trở đi là 28%). Do đó làm cho lợi nhuận mà công ty thực đuợc hưởng sẽ giảm đi đáng kể.
- Tốc đọ phát triến của tổng chi phí cao nhất vào năm 2005 là 137,67% do trong năm này công ty phải chi cho bồi thường, cũng như công tác chi giám định tổn thất, chi đề phòng hạn chế tỏn thât lớn hơn các năm trước đến năm 2006 con số này là 91,36% và tăng lên 117,51% năm 2007.
5.2 Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bảo Hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Trong các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay người ta thường tính các chỉ tiêu hiệu quả theo doanh thu và theo lợi nhuận.
- Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí nó phản ánh là 1 đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
- Chỉ tiêu hiệu quả theo lợ nhuận nó phản ánh 1 đồng cho phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng 14: Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Bảo Minh Hà Nội (2004 – 2007).
NămChỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
1.Tổng doanh thu (trđ)
15.437
20.214
18.731
22.138
2. Tổng chi phí (trđ)
9.863
13.579
12.406
14.578
3. Lợi nhuận trước thuế (trđ)
5.574
6.635
6.325
7.560
4. Lợi nhuận sau thuế (trđ)
3790,32
4511,8
4301
5140,8
5. Hiệu quả theo doanh thu (Hd) (lần)
1,56514
1,48862
1,50983
1,51859
6. Hiệu quả theo lợi nhuận trước thuế (lần)
0,56514
0,48862
0,50983
0,51859
7. Hiệu quả theo lợi nhuận sau thuế (lần)
0,3843
0,33226
0,34669
0,35264
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Ta thấy các chỉ tiêu có xu hướng tăng dần giữa các năm riêng chỉ có năm 2004 là cao nhất.
- Năm 2004 hiệu quả theo doanh thu cao nhất trong các năm đạt 1,56514 lần điều này chứng tỏ Công ty cứ bỏ ra một đồng chi phí sẽ mang lai 1,56514 đồng doanh thu đây là con số rất ấn tượng nhưng sang năm 2005 lại giảm xuống còn 1.48862 lần và trong những năm sau nó tiếp tục tăng đến 1,51895 lần vào năm 2007 tuy tốc độ tăng không nhiều nhưng nó cũng phản ánh được sau một thời gian công ty gặp khó khăn giờ đây Công ty đã làm ăn hiệu quả hơn.
- Hiệu quả theo lợi nhuận của công ty đạt được là tương đối cao tuy nó không đồng đầu giữa các năm năm 2005 công ty đạt hiệu quả theo lợi nhuận thấp nhất ví dụ như lợi nhuận trước thuế là 0,48862 lần còn lợi nhuận sau thuế là 0,33226 lần do trong năm này công ty gặp nhiều tổn thất và công ty phải trích lâp quỹ dự phòng lớn hơn các năm khác…Sang các năm sau chỉ số này đã tăng lên cho thấy tình hình kinh doanh của công ty khả quan hơn.
Tóm lại trong gia đoạn 2004 – 2007 tuy tình hình kinh tế xã hội có những diễn biến khó lường nhưng Bảo Minh Hà Nội vẫn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt rất tốt đạt được những kết quả tốt độ tăng doanh thu tương đối cao. Hiệu quả kinh doanh mà công ty đạt được là tương đối ổn định và tăng trưởng.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG & LẮP ĐẶT TẠI CÔNG TY BẢO MINH HÀ NỘI
1. Tình hình xây dựng & lắp đặt ở Hà Nội trong tương lai
Trong Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và thứ VII, Đãng và Nhà Nước ta đã vạch ra đường lối phát triển phát triển kinh tế xã hội là thực hiện đường lối đổi mới đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp. Do vậy vấn đề tập trung nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng luôn được Nhà nước quan tâm.
Hà Nội là thủ đô của đất nước đồng thời là trung tâm đầu não của cả nước về vấn đề kinh tế chính trị. Do đó việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho thủ đô Hà Nội là rất cần thiết thể hiện được bộ mặt của Đất Nước. Các kế hoạch về phát triển thủ đô đã được Nhà nước, Chính Phủ cũng như Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đưa ra. Trong đó có việc xây dựng lắp đặt các công trình lớn như:
- Phát triển xây dựng và nâng cấp hạ tầng cơ sở giao thông như cầu đường sắt, đường bộ hệ thống tầu điện ngầm chạy trong thành phố, cầu vượt ở các nút giao thông quan trọng…
- Phát triển và mở rộng các khu công nghiệp như khu công nghiệp Nam thăng Long, khu công nghiệp Đông Anh ….
- Xây dựng và phát triển các khu chung cư đáp ứng nhu cầu nhà ở đang tăng lên ở Hà Nội như khu chung cư Mỹ Đình, khu chung cư Trung Hoà Nhân Chính, Định Công, Linh đàm và xây dựng khu nhà ở tại xã Thanh Oai với quy mô khu đất quy hoạch 12,9ha dân số 3.640 người, khu chung cư Hoàng Mai…
- Xây dựng và phát triển hà tầng trường học, văn hoá nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao...
Vừa qua Sở GTCC Hà Nội vừa trình Thành uỷ đề án “ Một số giải pháp cấp bách thực hiện giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội” giai đoạn 2008 – 2010 theo đó ngoài phần luồng hợp lý xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ. Giai đoạn 2008 – 2009 sẽ xây dựng 10 -16 cầu bộ hành trên cao. Bên cạnh đó sẽ đầu tư cho các quốc lộ hướng tâm (khoảng 27Km).
2. Khả năng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng & lắp đặt trong thời gian tới.
Đứng trước tình hình có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Việc xây lắp các công trình ngày càng diễn ra nhiều hơn phục vụ cho sản xuất và kinh doanh bên cạnh đó là kéo theo nhu cầu bảo hiểm cho các công trình của chủ đầu tư ngày càng lớn hơn.
Tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm qua (2007) có những bước phát triển mạnh mẽ. Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 8.350 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước, cao nhất trong 5 năm qua (gần đạt chỉ tiêu 9.000 tỷ đồng cho năm 2010 trong chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2003 – 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt)
Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và Nghiệp vụ bảo hiểm xây, dựng lắp đặt nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Có nhiều công trình đã xây dựng lắp đặt đã được Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ Quan tiến hành xây lắp nhưng bên cạnh đó cuối năm 2007 đầu năm 2008 nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phát triển nóng lạm phát cao, giá cả tăng mạnh chỉ trong ba tháng đầu năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 9,3% làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong đó việc xây dựng lắp đặt cũng bị ảnh hưởng nhiều do giá nhiều mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu cũng như giá Nhân công tăng cao làm cho nhiều chủ đầu tư bị lỗ hoặc phá sản Ảnh hưởng đến việc thi công các công trình. Đứng trước tình hình đó Chính Phủ đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó có giải pháp sẽ đình chỉ các công trình dự Án xây dựng chậm tiến độ và chưa cần thiết trong thời gian tới tập trung vào những công trình trọng điểm mang chiến lược Quốc Gia do đó nhiều dự án xây dựng lắp đặt bị ngừng hoặc huỷ bỏ sẽ làm ảnh hưởng đến việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt trong tương lai gần.
3. Cơ hội và thách thức Công ty Bảo Minh Hà Nội trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng & lắp đặt
3.1 Cơ hội
- Việt Nam đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO và đang thực hiện tốt lộ trình mở cửa của nền kinh tế cũng như việc dễ dàng tiếp cận hơn đối với các nền kinh tế khác trên thế giới của các công ty Việt Nam đây là cơ hội cho cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt cũng như các công ty Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Nền kinh tế, chính trị, xã hội nước ta tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ cao (tốc độ tăng trưởng GDP 2007 là 8,44%). Quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra rất nhanh chóng. Để đảm mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Do vậy đòi hỏi phải xây dựng các công trình giao thông, thủy điện, nhà máy phục vụ cho sản xuất đến nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân không ngừng tăng. Đi đôi với đòi hỏi đó thì nhu cầu về bảo hiểm xây dựng-lắp đặt ngày càng thiết thực hơn.
- Các quy định về tham gia bảo hiểm bắt buộc từng bước được tuyên truyền, triển khai mạnh trong các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân...làm nâng cao nhận thức về bảo hiểm của người dân.
- Bảo Minh là một trong những Tổng Công ty hàng đầu, có uy tín, thương hiệu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để đón lấy các cơ hội khai thác tiềm năng trên thị trường đây cũng chính là cơ hội cho Bảo Minh Hà Nội triển khai ngiệp vụ bảo hiểm xây dưng-lắp đặt.
- Tình hình xây dựng và lắp đặt trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua diễn ra hết sức sôi đọng nhiều công trình có giá trị lớn được khởi công xây dựng. Trong thời gian tới cũng sẽ có nhiều hơn nữa công trình xây dựng, lắp đặt được khởi công trong đó có nhiều công trình lấy từ ngân sánh của Chính Phủ. Đây là cơ hội tốt cho Bảo Minh Hà Nội khai thác được những hợp đồng có giá trị cao.
3.2 Thách thức
- Số lượng các công ty bảo hiểm tham gia thị trường ngày càng tăng, Công ty bảo minh Thăng Long được tách ra từ Bảo Minh Hà Nội là cho quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt cạnh tranh ngày càng gay gắt, hình thức cạnh tranh không lành mạnh: tăng chi phí, giảm phí kỹ thuật...phát triển mạnh trong thời gian gần đây.
- Tính độc quyền kinh doanh trên thị trường ngày càng rõ khi hàng loạt các công ty bảo hiểm mới ra đời có vốn góp của các ngân hàng, các tập đoàn. Các công ty này dần độc quyền khai thác các đối tượng ngân hàng tài trợ vốn hay hệ thống trực thuộc tập đoàn... làm giảm đáng kể doanh thu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt của Công Ty bảo minh Hà Nội.
- Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư họ thường mua bảo hiểm xây dựng, lắp đặt của các công ty bảo hiểm nước ngoài bởi vì các công ty này có thế mạnh về tài chính và trình độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp của họ. Đây là thách thức thực sự đối với việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt của công ty bảo minh nói chung và bảo minh Hà Nội nói riêng.
II. GIẢI PHÁP
1. Đổi mới và hoàn thiện khâu khai thác
Khâu khai thác là mộit trong những khâu quan trọng nhất khi triển khai bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào. Đây là khâu quyết định đến doanh thu mà nghiệp vụ mang lại do vậy cần phải có biện pháp đổi mới và hoàn thiện nó cho phù hợp với tình hình thực tế để kinh doanh có hiệu quả hơn. Do vậy Công ty cần phải làm tốt môt số công việc sau:
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm nó được biểu hiện thông qua chất lượng phục vụ khách hàng trước và sau thời hạn bảo hiểm. Công ty cần đưa ra được những hợp đồng bảo hiểm chất lượng chính đến điều khoản bổ sung cũng như những điểm loại, mức khấu trừ phù hợp cho mỗi công trình.
- Có những bước tiếp cận khách hàng phù hợp mang lại hiệu quả nhất định có thể thông qua các mối quan hệ quen biết, thông qua những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Có gắng rút ngắn được thời gian thực hiện công việc thương thảo và ký kết hợp đồng.
2. Nâng cao hiệu quả trong việc đề phòng hạn chế tổn thất
Đề phòng hạn chế tổn thất là công việc cần thiết giúp cho Công ty có thể trách được những tổn thất không đáng có giúp, những tổn thất lớn có thể ra. Điều này sẽ làm giảm chi phí của Công ty trong việc bồi thường cho khách hàng.
- Công ty cần phải có kế hoạch cụ cho mổi công trình và phải đưa ra được những phương án phù hợp đó là: Từ khi thiết kế công trình Công ty cần cử cán bộ xem xét bản thiết kế lắng nghe tư vấn của các Kiến trúc sư để có phương án đề phòng phù hợp. Trong quá trình thi công công trình và trong quá trình công trình đưa vào sử dụng Công ty cấn có Cán Bộ thường xuyên đến giám sát tình hình thi công cũng như việc đề phòng hạn chế tổn thất của Chủ đầu tư.
- Để nâng cao hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất có thể trong hợp đồng bảo hiểm Công ty bổ sung những điều khoản quy định việc thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất của chủ đầu tư. Bên cạnh đó công ty cũng có thê xem xét giảm phí cho chủ đầu tư khi họ thực hiện công việc này tốt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cảu họ đối với sự an toàn của công trình.
- Khi có tổn thất xảy ra Công ty cần có sự phối hợp nhanh chóng kịp thời với các bên liên quan để đưa ra phương giảm thiểu những tổn thất xảy ra thêm.
3. Tổ chức làm tốt khâu giám định bồi thường
Giám định bồi thường nó thể hiện cam kết thực hiện hợp đồng khi có rủi ro xãy ra gây tổn thất khâu này nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Công ty .
Công tác giám định phải nhanh chóng, chính xác khách quan do đó Công ty cần phối hợp chặt chẽ giửa khâu khai thác, khâu đề phòng hạn chế thất và khâu giám đinh bồi thường.
Hiện nay Bảo Minh Hà Nội chỉ có thể giám định được những tổn thất nhỏ còn những vụ tổn thất lớn phức tạp thì phải thuê giám định làm tốn kém thêm chi phí. Do vậy trong thời gian tới Công ty phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ giám định bồi thường giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm đồng thời phải tiếp tục xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan giám định độc lập, cục giám định để có sự phối hợp, giúp đỡ từ phí họ khi cần thiết.
Giám định bồi thường là khâu nhạy cảm do đó đòi hỏi nhân viên giám định phải trung thực để làm tốt điều này công ty cần nâng cao ý thức cho cán bộ có những hình phạt thích đáng cho những ai cố tình làm sai ảnh hưởng đến uy tín của công ty
4. Làm tốt công tác dịch vụ khách hàng
Tạo dựng và giữ mối quan hệ với khách hàng; Đây là bước đi cần thiết vì trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì quan hệ với khách hàng nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Đối với bảo minh Hà Nội cần tạo dựng mối quan hệ đối với khách hàng kể cả khách hàng trong và ngoài nước. Công ty cần thực hiện tuyên truyền quảng cáo về nghiệp vụ để nâng cao nhận thức của họ trong việc tham gia bảo hiểm cho các công trình. Đối với những khách hàng truyền thống Công ty cần có những quan tâm chăm sóc phù hợp như thăm tặng quà kỷ niệm nhân ngày khởi công công trình, hoàn thành, nhiều khi là ngày vui, buồn của khách hàng và có ưu đải giảm phí. Còn đối với những khách hàng tiềm năng là mới thì Công thy cần cho họ thấy được những lợi ích khi tham gia bảo hiểm tại công ty.
5. Làm tốt công tác chống gian lận và trục lợi bảo hiểm
Gian lận và trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi hơn để làm hạn chế đến mức thấp nhất việc này thì công ty cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình khai thác, quy trình đánh giá rủi ro đến quy trình giám định bồi thường.
- Phối hợp chặt chẽ các bên có liên quan trong việc đánh giá rủi ro tổn thất. Kiểm tra hồ sơ và đối chiếu xác minh các giấy tờ liên quan để loại bỏ ra những gì không hợp lý.
- Khi phát hiện có hiện tượng trục lợi bảo hiểm công ty cần có những biện pháp mạnh như từ chối trả tiền bồi thường. Trong trường hợp số tiền lớnn thì công ty có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo…
- Xử lý nghiêm những cán bộ công ty có hành vi tiếp tay cho trục lợi bảo hiểm
6. Nâng cao hiệu quả công tác tái bảo hiểm
Để thực hiện tốt công việc này công ty cần chú trọng đến:
- Khi nhượng tái Công ty cần chú ý đến chất lượng công trình, tổn thất mà công ty phải gánh chịu khi có tổn thất xảy ra,lợi ích từ việc nhựng tái để lựa chọn những công trình nhựng tái phù hợp đảm bảo cho khả năng kinh doanh của công ty
- Khi nhận tái công ty cũng phải đánh giá được các yếu tố rủi ro mà mình có thể gặp phải, xem xét đến các vấn đề cung cấp thông tin của nhà nhượng tái và của khách hàng…
7. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc khai thác và quản lý hợp đồng
Công nghệ thông tin nó rất quan trọng trong thời đại ngày nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào khâu khai thác và quản lý hợp đồng sẽ giúp cho công ty thực hiện có hiệu quả hơn, rút ngắn được thời gian khai thác thuận tiện hơn trong việc quản lý hợp đồng.
KẾT LUẬN
Tuy mới ra đời tại Việt Nam Nhưng nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng-lắp đặt đã có những bước phát triển rất nhanh chóng. Trong những năm qua Bảo Minh Hà Nội đã triển khai khá thành công nghiệp vụ bảo hiểm này. Cho dù trong thời gian qua nghiệp vụ bảo hiểm này có sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước nhưng Bảo Minh nói chung và Bảo Minh Hà Nội nói riêng vẫn đạt được thành công nhất định. Trong thời gian tới nghiệp vụ bảo hiểm này còn hứa hẹn nhiêu tiềm năng phát triển nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn của các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này tốt hơn trong tương lai thì Bảo Minh nói chung, Bảo Minh Hà Nội nói riêng đang có những bước đi phù hợp từ việc cải tiến sản phẩm đến nâng cao trình độ cho các cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực khai thác cũng như giám định bồi thường và quản lý hợp đồng…
Tuy nhiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt công ty cũng đã bộc lộ những thiếu sót, hạn chế trong lý luận cũng như thực tiễn triển khai. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần tận dụng uy tín của mình, năng lực của các cán bộ khai thác, sự giúp đỡ của Tổng công ty Bảo Minh đồng thời Công ty cần khắc phục những hạn chế và thiếu sót trong những năm qua để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 2
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xây dựng lắp đặt 2
2. Tác dụng của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt 3
3. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xây dựng – lắp đặt 4
3.1 Trên thế giới 4
3.2. Ở Việt Nam 5
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM 7
1. Người được bảo hiểm 7
1.1 Trong bảo hiểm xây dựng 7
1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt 8
2. Đối tượng bảo hiểm 9
2.1. Trong bảo hiểm xây dựng 9
2.2. Trong bảo hiểm lắp đặt 9
3. Rủi ro được bảo hiểm 10
3.1. Trong bảo hiểm xây dựng 10
3.1.1. Rủi ro được bảo hiểm 10
3.1.2. Rủi ro loại trừ 10
3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt 11
3.2.1.Rủi ro được bảo hiểm. 11
3.2.2. Rủi ro loại trừ 12
4. Thời hạn bảo hiểm 13
4.1. Trong bảo hiểm xây dựng 13
4.2. Trong bảo hiểm lắp đặt 13
5. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trong 14
5.1. Giá trị bảo hiểm 14
5.1.1. Trong bảo hiểm xây dựng 14
5.1.2. Trong bảo hiểm lắp đặt 15
6. Hợp đồng bảo hiểm xây dựng – lắp đặt 15
7. Phí và cách tính phí trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt 20
7.1. Đánh giá các yếu tố rủi ro 20
7.1.1. Các yếu tố khách quan 21
7.1.2. Các yếu chủ quan 21
7.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm 21
7.3. Phương pháp tính phí trong bảo hiểm 23
7.3.1 Trong bảo hiểm xây dựng 23
7.3.2. Trong bảo hiểm lắp đặt 26
8. Mức khấu trừ trong bảo hiểm xây dựng & lắp đặt 26
8.1. Trong bảo hiểm xây dựng 26
8.2 Trong bảo hiểm lắp đặt 27
9. Giám định tổn thất và bồi thường trong bảo hiểm 28
9.1. Cơ sở giải quyết bồi thường 28
9.2. Nguyên tắc chung trong giám định bồi thường 28
9.3. Các bước thực hiện giám định và bồi thường 29
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ 31
I. Một số nét về công ty bảo Minh Hà Nội 31
1. Sự ra đời và phát triển 31
2. Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh Hà Nội 33
3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty bảo minh Hà Nội. 33
4. Kết quả kinh doanh trong một số năm vừa 34
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 34
4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 37
II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm 39
1. Những thuận lợi và khó khăn đối với thị trường 39
1.1.Những thuận lợi 39
1.2. Những khó khăn 40
2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm 41
3. Tình hình kiểm soát tổn thất 46
4. Tình hình giám định bồi thường 47
5. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ 49
5.1 Kết quả kinh doanh 49
5.2 Hiệu quả kinh doanh 51
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ 53
1. Tình hình xây dựng & lắp đặt ở Hà Nội trong tương lai 53
2. Khả năng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm 54
3. Cơ hội và thách thức Công ty Bảo Minh Hà Nội 55
3.1 Cơ hội 55
3.2 Thách thức 56
II. GIẢI PHÁP 57
1. Đổi mới và hoàn thiện khâu khai thác 57
2. Nâng cao hiệu quả trong việc đề 58
3. Tổ chức làm tốt khâu giám định bồi thường 58
4. Làm tốt công tác dịch vụ khách hàng 59
5. Làm tốt công tác chống gian lận và trục lợi bảo hiểm 59
6. Nâng cao hiệu quả của công tác tái bảo hiểm 60
7. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc 60
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Định trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân xuất bản năm 2004.
2. Giáo trình QTKD bảo hiểm chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Định trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân xuất bản năm 2004.
3. Bài giảng thống kê bảo hiểm của PGS.TS. Nguyễn Văn Định
4. Tạp chí bảo hiểm
5. Tài liệu Tổng công ty Bảo Minh và công ty Bảo Minh Hà Nội
6. Google.com
7. Luận văn, chuyên đề khoá trước
8. Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BH3.docx