Đề tài Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của hợp tác xã Tiến Đạt

Tài liệu Đề tài Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của hợp tác xã Tiến Đạt: LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại trường em đã được các thầy cô giáo truyền đạt những kiến thức liên quan và ảnh hưởng đến môi trường, nhưng đó chỉ là phần lý thuyết chưa thực tế. Để giúp cho môn học có hiệu quả hơn nhà trờng đã tổ chức cho chúng em đi thực tập tại phòng Tài nguyên môi trường huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong khoảng thời gian từ gnày 3 tháng 5 đến ngày 10 tháng 7 năm 2006. Tuy đây là khoảng thời gian chưa dài nhưng vô cùng bổ ích vì chúng em được thực tế tiếp xúc và làm quen với những công việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, nhìn thấy những hoạt động tại Hợp tác xã Tiến Đạt và bãi đổ rác, qua đó đã giúp em hiểu hơn về môi trường và những gì chúng em đã được học. Qua đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng em đi thực tập được cọ sát với thực tế mở mang kiến thức để chúng em sau này đi làm đỡ bỡ ngỡ hơn. Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình đã giúp đỡ...

docx36 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của hợp tác xã Tiến Đạt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại trường em đã được các thầy cô giáo truyền đạt những kiến thức liên quan và ảnh hưởng đến môi trường, nhưng đó chỉ là phần lý thuyết chưa thực tế. Để giúp cho môn học có hiệu quả hơn nhà trờng đã tổ chức cho chúng em đi thực tập tại phòng Tài nguyên môi trường huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong khoảng thời gian từ gnày 3 tháng 5 đến ngày 10 tháng 7 năm 2006. Tuy đây là khoảng thời gian chưa dài nhưng vô cùng bổ ích vì chúng em được thực tế tiếp xúc và làm quen với những công việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, nhìn thấy những hoạt động tại Hợp tác xã Tiến Đạt và bãi đổ rác, qua đó đã giúp em hiểu hơn về môi trường và những gì chúng em đã được học. Qua đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng em đi thực tập được cọ sát với thực tế mở mang kiến thức để chúng em sau này đi làm đỡ bỡ ngỡ hơn. Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tập, giới thiệu chúng em làm việc với Hợp tác xã Tiến Đạt. Em xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên trong Hợp tác xác Tiến Đạt huyện Lộc Bình đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực tập vừa qua, chúng em đã được làm quen với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại Hợp tác xã, từ đó chúng em hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU Hình 1: Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Bình Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HTX Tiến Đạt Hình 3: Sơ đồ mặt bằng HTX Tiến Đạt Hình 4: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải. Hình 5: Sơ đồ mô tả quá trình thu gom và vận chuyển rác thải. Hình 6: Mô hình xe đẩy cải tiến. Hình 7: Mô hình xe ô tô loại nhỏ Hình 8: Mô hình xe công nông đầu ngang. Hình 9: Sơ đồ bãi chôn lấp. LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại của toàn cầu. Trong vài năm gần đây với thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá toàn cầu, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển như vũ bão và vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Nhiều hội nghị quốc tế được tiến hành họp bàn về hợp tác giữa các quốc gia trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống cho con người và trong đó rác thải sinh hoạt của con người được quan tâm nhiều nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của con người. Ở nước ta trong mấy chục năm gần đây nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng và Nhà nước, nên nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế, kéo theo tốc độ đô thị hoá dẫn tới lượng rác phát sinh trong sản xuất và trong sinh hoạt ngày càng gia tăng rõ rệt. Ngày nay trên khắp thế giới hiện tượng mưa axit ngày càng nhiều, nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, cộng đồng dân cư ngày càng mắc nhiều căn bệnh khó chữa. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng, không chỉ là một quốc gia, một khu vực mà là trách của toàn nhân loại trong đó có mỗi cá nhân chúng ta. Hiện nay đang là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, trong quá trình học tập tại trường chúng em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về môn học nên lại thiếu kiến thức cơ bản về thực tế. Vì vậy trong quá trình đi thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao của các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và toàn thể cán bộ công nhân viên trong HTX Tiến Đạt huyện Lộc Bình, chúng em đã được tiếp xúc và làm quen với những công việc trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của HTX, được khảo sát tình hình môi trường và nắm bắt được những điều cốt yếu trong công tác bảo vệ môi trường huyện Lộc Bình. Qua lần đi thực tập này chúng em đã thu được những kết quả nhất định về quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của HTX Tiến Đạt để trang bị cho chúng em những kiến thức cơ bản phục vụ cho công tác sau này và rút ra những kinh nghiệm cho bản thana, góp phần nhỏ bé của mình làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp hơn vì cuộc sống của nhân dân vì sức khoẻ của cộng đồng. CHƯƠNG I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG CỦA HUYỆN LỘC BÌNH I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Lộc Bình nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn, là một huyện miền núi với diện tích tự nhiên là 99,834ha, chiếm 12.2% diện tích của tỉnh. Từ thành phố Lạng Sơn đi về huyện Lộc Bình là 24km đi theo quốc lộ 4B. Huyện Lộc Bình tiếp giáp với các huyện như sau: + Phía Bắc giáp với huyện Cao Lộc và nước Trung Quốc. + Phía Đông giáp với huyện Đình Lập + Phía Tây giáp huyện Chi Lăng + Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và tỉnh Bắc Giang 2. Địa hình Lộc bình là huyện có nhiều đối núi cao: Mẫu Sơn 1541m địa hình nghiêng về từ Đông Bắc xuống Tây Nam chia thành 3 vùng tương đối rõ rệt. - Vùng đồi núi thấp - Vùng đồi núi cao bao quanh huyện. - Vùng thung lũng bằng 3. Khí hậu Lộc Bình là huyện chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Nam nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 15-290, phân biệt hai mùa rõ rệt: mùa Đông và mùa hè nhìn chung khí hậu của huyện Lộc Bình tương đối mát mẻ thuận lợi cho các cây trồng ngắn ngày và các cây ăn quả. II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Dân số Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc của tổ quốc, tiếp giáp với nước Trung Quốc có 11 huyện thị, trong đó có huyện Lộc Bình nằm về phía Đông Nam của tỉnh kề sát với nước Trung Quốc, huyện Lộc Bình có tổng dân số là 79083 người (2005) phân bố trên 27 xã, 2 thị trấn trong đó thị trấn Lộc Bình chiếm 7898 người, thành phần dân tộc rất đa dạng như: Tày, Nùng, Dao, Kinh… mỗi dân tộc có phong tục tập quán khác nhau. 2. Cơ cấu kinh tế: Do Lộc Bình là huyện miền núi, có nhiều thành phần dân tộc cư trú ở nhiều địa bàn khác nhau, trình độ cũng rất chênh lệch nhau, vì vậy điều kiện phát triển kinh tế cũng rất khác nhau, giữa thành thị và nông thôn, nền kinh tế chủ yếu là ngành nông nghiệp. - Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Bình + Nông - Lâm nghiệp chiếm 52% + Công nghiệp - Xây dựng chiếm 16% + Thương mại - dịch vụ chiếm 32% Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Bình được thể hiện quả sơ đồ sau: Hình 1 Lộc Bình là huyện của tỉnh Lạng Sơn có cửa khẩu thông thương với Trung Quốc đó là cửa khẩu Chi Ma, ngoài ra Lộc Bình còn có nhiều đồi núi và các con sông suối với lưu lượng nước tương đối lớn. Dựa vào lợi thế đó chính quyền và nhân dân huyện Lộc Bình đã tận dụng tối đa và phát huy thế mạnh nền kinh tế của mình. Nhờ vào sự ưu đãi của Đảng và Nhà nước chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư, quan tâm đến toàn dân trong huyện, phát huy các làng nghề thủ công, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước láng giềng, tận dụng khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên để chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng các điểm tham quan du lịch như khu du lịch Mẫu Sơn, Động Tam Thanh, Nhị Thanh thu hút khách du lịch từ bốn phương đến vãn cảnh. Hàng năm nền kinh tế của huyện Lộc Bình tốc độ tăng trưởng đáng kể, đời sống nhân dân được nâng cao lên, an ninh ổn định. Bên cạnh những thành tựu mà huyện đã đạt được, tuy nhiên còn một số khó kăn mà chính quyền cần phải giải quyết: giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp vẫn còn nhiều hộ gia đình còn nghèo đói, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, năng lực lãnh đạo còn hạn chế. Do đó chính quyền địa phương cần chú trọng hơn nữa đến những vùng khó khăn, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đồng bộ… III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA HUYỆN LỘC BÌNH Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, các ngành kinh tế đang phát triển đi lên, đi liền với đó các nguồn chất thải ngày càng thải ra môi trường nhiều hơn với từng loại chất thải rắn mang đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực. Huyện Lộc bình cũng đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang xảy ra và cần được quản lý một cách chặt chẽ để không gây ô nhiễm môi trường. 1. Nước cấp Nước là nhân tố rất quan trọng đối với cơ thể con người, nó gắn liền với cơ thể con người không thể tách rời nhau. Con người rất cần có nước để nuôi cơ thể và sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Hiện nay huyện Lộc Bình đã có một trạm nước cấp phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân. Năm 2003 trạm quản lý cấp nước sinh hoạt Lộc Bình đã được dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn thuộc Bộ Công nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Lộc Bình giai dodạn 2004-2010, nguồn nước khai thác từ suối Nà Mìn, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình đến tháng 6 năm 2004 công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với lượng nước khai thác 38m3/giờ. a) Đặc điểm của nguồn nước Là nguồn nước tự chảy, có nhiều lá cây mục nát, hiện nay chất lượng nước đã đáp ứng các tiêu chuẩn. Với lượng nước khai thác là 38m3/giờ, đây là lượng nước chỉ đã cung cấp cho riêng thị trấn Lộc Bình, còn các hộ gia đình ở ngoài thị trấn chủ yếu dùng nước giếng khoan tự phục vụ cho sinh hoạt gia đình, nhiều nơi còn thiếu nước sạch để sinh hoạt do thời tiết hạn hán vào mùa khô, vì vậy vấn đề nước cấp ở huyện Lộc Bình còn gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến nhưũng vùng còn gặp khó khăn về nguồn nước. 2. Nước thải Nước thải có thể định nghĩa là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và dã bị thay đổi tính chất ban đầu của nước. Thông thường nước tải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng chính là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Hiện nay nước thải của huyện Lộc Bình chủ yếu là nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau và được thải trực tiếp ra môi trường như: sông, suối, ao, hồ, mương… và hầu như chưa qua khâu xử lý, hầu hết các nước thải đều có nồng độ các chất độc hại vượt quá mức cho phép khi xả ra nguồn tiếp nhận, bên cạnh đó thì cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước thải lại kém chất lượng, ngày càng suy giảm, yếu kém cùng với đó là mạng lưới thoát nước còn thiếu hợp lý trong các khu vực dân cư từ đó gây tác động tiêu cực đến môi trường. Nhìn chung môi trường nước của huyện Lộc Bình còn bị ô nhiễm nhẹ, nhưng trong tương lai chính quyền các cấp cần phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và các nhà máy làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. 3. Khí thải Lộc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn đang trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế xã hội chủ yếu là các ngành nông nghiệp và dịch vụ phát triển, ngành công nghiệp đang trong thời kỳ phát triển, vì vậy mức độ ô nhiễm không khí của huyện Lộc Bình chủ yếu là các ống khói của các hộ dân và những cơ sở kinh doanh nhỏ, các hoạt động giao thông đi lại thải ra. Nhìn chung môi trường không khí huyện Lộc Bình bị ô nhiễm nhẹ, song về lâu dài chính quyền cần có biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm, cần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân, vì môi trường xanh - sạch - đẹp vì sự phát triển bền vững của huyện. 4. Chất thải rắn Hiện nay tổng lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày ở các đô thị nước ta là rất lớn, nhưng chưa thu gom được hết. Huyện Lộc bình là huyện miền núi đang trên đà phát triển kinh tế, có cửa khẩu Chi Ma thông thương qua Trung Quốc, vì vậy trong huyện đang diễn ra nhiều giao lưu buôn bán hàng hoá, nên lượng rác thải thải ra hàng ngày càng gia tăng từ nhiều địa điểm khác nhau: các nơi họp chợ, các cơ quan, công sở với nhiều thành phần rác khác nhau: vỏ hoa quả, túi nilông, chai, lọ… đây cũng là vấn đề ô nhiễm môi trường đang được quan tâm nhất. Hiện tại HTX Tiến Đạt là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm làm công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nhìn chung rác thải của huyện Lộc Bình chưa được thu gom hết chỉ đạt khoảng 75%, do các điểm buôn bán hàng rong chưa được giải quyết triệt để, ngoài ra còn một số người dân thiếu ý thức vứt rác bừa bãi xuống gầm cầu, cống, bụi câu… gây khó khăn cho công tác thu gom, làm mất vẻ đẹp cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA HUYỆN LỘC BÌNH Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, cương quyết xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường như: Nhà máy, xí nghiệp… Đầu tư thoả đáng hơn nữa kinh phí bảo vệ môi trường, khai thác hợplý đạt năng suất cao nhưng đồng thời phải đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, khắc phục kịp thời nạn gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, thường xuyên nâng cao nhận thức cho người dân bằng nhiều hình thức có ý nghĩa đích thực đến công tác bảo vệ môi trường. Đề cao việc trồng rừng làm cho khí hậu điều hoà, chống xói mòn, sạt lở đất. Đào tạo những cán bộ có năng lực có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc quản lý môi trường… CHƯƠNG II GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HTX TIẾN ĐẠT I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HTX TIẾN ĐẠT 1. Năm thành lập Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một vấn đề cấp bách và trọng yếu của mọi quốc gia, vì nó liên quan tới vấn đề sống còn của nhân loại. Với sự phát triển khoa học và công nghệ và cùng với sự phát triển về thế giới xung quanh và động cơ làm giàu một cách vị kỷ, nhiều quốc gia, nhiều công ty, tập đoàn xuyên quốc gia đã tàn phá môi trường - cái nôi nuôi dưỡng họ và con người đã nhận thức được nguy cơ này. Đứng trước tình cảnh như vậy HTX Tiến Đạt đã đứng ra chịu trách nhiệm làm công việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong huyện Lộc Bình, HTX Tiến Đạt huyện Lộc bình quyết định thành lập vào tháng 5 nưm 2002, tên gọi là HTX Tiến Đạt, địa chỉ giao dịch 24 khu Bản Kho, thị trấn Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Hợp tác xã cấp sổ đăng ký kinh doanh số: 0010-LB, cấp ngày 01 tháng 7 năm 2002. HTX Tiến Đạt kinh doanh 4 ngành nghề chính: - Dịch vụ vệ sinh môi trường - Ươm cây cung ứng cây con lâm nghiệp - Quản lý, bảo vệ, dịch vụ bến bãi đỗ xe - Các dịch vụ thương mại khác. Hiện nay HTX Tiến Đạt đang làm nghề chính là vệ sinh môi trường, nghề phụ là làm gạch ba banh, đóng cống. 2. Quá trình phát triển của Hợp tác xã Tiến Đạt Được thành lập năm 2002, Hợp tác xã Tiến Đạt chủ yếu làm vệ sinh trên 3 địa bàn sau: - Thị trấn Lộc Bình - Thị trấn Na Dương - Cửa khẩu Chi Ma Số vốn điều lệ ban đầu là 250 triệu đồng, năm 2005 Hợp tác xã Tiến Đạt đã thu gom, vận chuyển và xử lý 7.482,4m3 rác thải từ các địa bàn khác, hàng năm thu phí đạt 90-95%. Về chế độ Hợp tác xã Tiến Đạt đối với người lao động quan tâm như công chức Nhà nước. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, SƠ ĐỒ MẶT BẰNG CỦA HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT 1. Cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Tiến Đạt Hợp tác xã Tiến Đạt đặt dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện và Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn. Cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Tiến Đạt có: 1 ban quản trị bao gồm: + 1 chủ nhiệm + 1 phó chủ nhiệm + 1 uỷ viên ban quản trị + 1 kiểm soát + 1 kế toán + 1 thủ kho + 1 bảo vệ Tổ chức đội gồm 3 tổ chính: + Tổ vệ sinh thị trấn Lộc Bình gồm 13 xã viên có 1 tại Chi Ma. + Tổ vệ sinh môi trường thị rấn Na Dương gồm 6 xã viên. + 1 Tổ bảo vệ cùng 3 lái xe, 1 thủ kho. Hợp tác xã có 1 tổ chức công đoàn gồm 29 đoàn viên, nữ chiếm 68,9%. Chủ nhiệm hợp tác xã là người điều hành và quyết định mọi hoạt động của hợp tác xã. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Tiến Đạt Chủ nhiệm Phó Chủ nhiệm Uỷ viên BQT Kế toán Kiểm soát Thủ kho Tổ bảo vệ Các lái xe Tổ thu gom Tổ trưởng Tổ phó Xã viên số lượng tuỳ theo địa bàn Hình 2 Sơ đồ mặt bằng Hợp tác xã Tiến Đạt Cổng Phòng làm việc Nhà kho Nơi đóng ba banh và cống Tường bao quanh Bảo vệ Hình 3 III. NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐANG ĐỰƠC ÁP DỤNG TẠI HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT 1. Nội quy an toàn lao động Sau khi thành lập hợp tác xã Tiến Đạt đã đề ra nội quy an toàn lao động, nội quy an toàn lao động của hợp tác xã Tiến Đạt được xây dựng trên cơ sở các điều khoản của Bộ Luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có 6 chương 33 điều quy định chi tiết trong mỗi quan hệ lao động. a. Quy định chung Đối tượng phạm vi được áp dụng các quy định về nội quy an toàn lao động. Bao gồm toàn thể cán bộ công nhân viên trong hợp tác xã Tiến Đạt. b. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. * Thời gian làm việc Đảm bảo 8h trong ngày, 40 giờ trong 1 tuần và 22 ngày công trong 1 tháng. * Thời gian nghỉ ngơi Được nghỉ vào những ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần tuỳ theo công việc của mỗi người. Ngoài ra ngoài lao động được nghỉ làm việc và được hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết, nghri phép, nghỉ chế độ ốm đau, kết hôn… c. An toàn lao động vệ sinh lao động tại nơi làm việc Tất cả công nhân trong hợp tác xã Tiến Đạt phải được học tập, nội quy , quy chế , phạm vi an toàn lao động. Phải nghiêm chỉnh thực hiện nội quy đó. Người lao động vận hành máy móc thiết bị phải được đào tạo, kiểm tra. Người lao động làm việc ở bộ phận nào thì phải giữ vệ sinh công cộng ở khu vực đó. Người lao động phải bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh của hợp tác xã. d. Các hành vi vi phạm và các hình thức xử lý kỷ luật lao động trách nhiệm vật chất · Hành vi vi phạm Tự ý bỏ việc không xin phép, đi làm muộn, không hoàn thành nhiệm vụ, không chấp nhận nội quy, quy chế để lộ bí mật, gây ra tai nạn người lao động có hành vi vi phạm gây thiệt hại đến tài sản, làm hư hỏng thiết bị phải bồi thường thiệt hại. 2. Các văn bản pháp luật về quản lý môi trường của hợp tác xã Tiến Đạt đang áp dụng Để quản lý môi trường có hiệu quả hơn, hiện nay tổ chức môi trường của Liên hợp quốc và nhiều quốc gia đã thường xuyên ban hành các quy ước quốc tế về môi trường, các quyết nghiêm cấm tức thời và lâu dài… nhân loại đã thấy rằng, vấn đề về môi trường là vấn đề của toàn cầu. Ý thức đựơc tầm quan trọng của vấn đề này nước ta đã chính thức gia các công ước quốc tế về môi trường. Trong vài năm gần đây huyện Lộc Bình đã và đang áp dụng các văn bản pháp luật như: Nghị định 26/NĐ-CP về "xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường". Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt đang áp dụng văn bản pháp luật: Nghị định 175/NĐ-CP về "hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường" nhằm tạo cho công tác quản lý môi trường có hiệu quả hơn. CHƯƠNG III QUY TRÌNH THU GOM VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT I. NGUỒN RÁC PHÁT SINH, ĐỊA ĐIỂM, LƯỢNG RÁC THU GOM VÀ PHƯƠNG PHÁP THU GOM 1. Nguồn rác phát sinh Do nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng diễn ra sôi động, trao đổi buôn bán hàng hoá, thể thao, giao thông đi lại… vì vậy nguồn rác phát sinh ra cũng nhiều địa điểm khác nhau: các nơi họp chợ khu vui chơi, giải trí các hộ dân các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan , công sở… và thành phần rác cũng rất đa dạng: hữu cơ, vô cơ… Các hoạt động kinh tế xã hội của con người Các quá trình sản xuất Các quá trình phi sản xuất Hoạt động sống và tái sinh của con người Các hoạt động quản lý Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại Chất thải Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn Bùn ga cống Chất lỏng dầu mỡ Chất TSH CT công nghiệp Các loại khác Hơi độc hại Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải. Hình 4 2. Địa điểm thu gom Do nguồn rác phát sinh từ nhiều địa điểm khác nhau, vì vậy địa điểm thu gom cũng từ những nguồn phát sinh ra chất thải: nơi họp chợ, cơ quan, công sở, các hộ nhà dân, lễ đường. Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt thu gom trên 3 địa bàn chính: + Thị trấn Lộc Bình + Thị trấn Na Dương + Cửa khẩu Chi ma Trong đó có nhiều cơ quan, công sở, các hộ gia đình và có nhiều tuyến đường. 3. Lượng rác thu gom Nằm sát với biên giới Việt - Trung, Lộc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn, cơ cấu kinh tế chủ yếu là ngành Nông nghiệp và dịch vụ phát triển, dân số tương đối đông, với hai trung tâm thị trấn là nơi họp chợ của các xã tụ tập về đây, cùng với các khu chợ cóc, bán hàng rong hoa quả. Vì vậy lượng rác sinh ra trong một ngày đêm là tương đối lớn khoảng 33,4m3, thu gom và xử lý đạt khoảng 75% tức là khoản đến 25m3/1 ngày đêm. Thành phần rác rất đa dạng, số còn lại chưa do còn một số người dân thiếu ý thức vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định: vứt xuống gầm cầu, cống, bụi cây… gây khó khăn cho công tác thu gom rác thải, từ đó đã làm mất cảnh quan đô thị gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. 4. Thời gian thu gom Để thuận tiện cho việc thu gom có hiệu quả hơn, không gây ảnh hưởng đế giao thông đi lại. Hợp tác xã Tiến Đạt đã đề ra thời gian thu gom rác thải như sau: + Đối với các tuyến đường chính thu gom và quét dọn song trước 7h sáng. + Đối với khu dân cư Buổi sáng: từ 7 giờ đến 9 giờ Buổi chiều từ 3 giờ đến 7 giờ. 5. Phương pháp thu gom chất thải rắn của hợp tác xã Tiến Đạt Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt từ các hộ dân, các công Sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe chở đến địa điểm xử lý. Để thuận tiện cho việc thu gom hợp tác xã Tiến Đạt đã sử dụng các thiết bị và dụng cụ thu gom chủ yếu là xe đẩy cải tiến, chổi (tre, cọ) xẻng phục vụ cho công tác thu gom. Các phương pháp thu gom chất thải rắn của hợp tác xã Tiến Đạt a. Thu gom rác thải từ các tuyến đường và các chợ Công nhân khi đi thu gom rác phải dùng thiết bị xe đẩy cải tiến và dụng cụ chổi (cọ, tre) và xẻng. Xe đẩy cải tiến do công nhân điều khiển trực tiếp đến tất cả các tuyến đường phố, ngõ hẻm trên địa bàn hoạt động của hợp tác xã Tiến Đạt, song cần phải tuân theo các bước sau: Mọi công nhân trước khi đi làm việc trên địa bàn của mình phải đến trước giờ làm 5 phút để trang bị bảo hộ lao động và dụng cụ lao động như: đeo khẩu trang, găng tay, chổi, xẻng và xe đẩy cải tiến. Chổi che dùng để quét các địa bàn gồ ghề, chổi cọ dùng để quét địa bàn bằng phẳng, ít rác, chổi tiếp xúc với mặt đường lớn. Khi hót chổi dùng để chặn rác làm cho rác khỏi phải rơi vãi ra ngoài. Khi thu gom người công nhân phải quét trên vỉa hè trước sau đó gom xuống dưới đường thành đống và hót lên xe đẩy cải tiến khi quét phải quét phải quét trước xe đẩy cải tiến 50m như vậy sẽ làm việc đựơc liên tục và rút ngắn thời gian xe đẩy cải tiến: sau khi thu gom lên xe song người công nhân đẩy xe về bãi tập kết khi đẩy xe, phải tuân thủ quy định về an toàn giao thông, tránh va chạm cho người đi đường nếu xe đẩy cải tiến bị hư hỏng thì phải đẩy đến xưởng để sửa chữa, tuyệt đối không được đẩy đi làm, không được chất lên xe qá đầy che mất tầm nhìn. b. Phương pháp thu gom tại các khu dân cư Thông thường tại các khu dân cư, mỗi hộ gia đình đều các thùng, xô, chậu hoặc những túi đựng rác đặt tại góc sân vườn,,… khi có tín hiệu rung chuông của công nhân thì họ đưa rác ra đổ vào xe đẩy cải tiến, còn một số hộ dân đã để sẵn những thùng ở ngay cạnh đường khi người công nhân đẩy xe qua thì đổ vào thùng xe. Phương pháp này rất thuận lợi cho việc thu gom, người công nhân chỉ cần đổ những thùng, xô chậu vào thùng xe rồi để lại vào chỗ cũ, tránh được lượng rác vứt bừa bãi, không mất thời gian quét dọn. c. Phương pháp thu gom ở cơ quan công sở Tại các cơ quan, công sở, trường học… có rất đông người qua lại, để giảm lượng rác thải vứt ra bừa bãi, hợp tác xã Tiến Đạt đã và đang đầu tư đặt tại những nơi công cộng các thùng để đựng rác tạo thuận lợi cho việc thu gom, người công nhân khi đẩy xe đẩy cải tiến đến những thùng đã đặt sẵn ở đó chỉ việc đổ những thùng đựng rác đó lên xe, rồi lại đặt vào chỗ cũ, còn những rác rơi vãi ra ngoài người công nhân sẽ dùng chổi đã quét và hót lên xe. Khi xe rác đã đầy người công nhân đẩy xe về bãi tập kết rác, chờ ô tô hoặc công nông đến chở đi về bãi chôn lấp rác. Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt vẫn chưa có xe ép rác, vì vậy người công nhân phải đổ rác từ xe đẩy cải tiến ra đường rồi dùng xẻng hót lên xe, như vậy là mất rất nhiều thời gian cho công nhân. Sơ đồ: Mô tả quá trình thu gom và vận chuyển rác thải Nguồn phát sinh (ở cơ quan, công sở…) Thu gom rác (xe đẩy cải tiến) Bãi tập kết Vận chuyển (xe chở rác) Ủ sinh dục Thiêu đốt Các kỹ thuật mới khác Tiêu huỷ tại bãi chôn lấp Xử lý chất thải Nếu không được xử lý Hình 5 II. CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN CỦA HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt có các thiết bị thu gom như sau: 1. Xe đẩy cải tiến (xe gom rác) Đây là loại xe có cấu tạo rất đơn giản, có 3 bánh, 2 bánh trước to hơn, 1 bánh sau nhỏ, có giá đỡ thùng đựng rác, loại xe này rất thông dụng, vận hành rất đơn giản chỉ cần đẩy đi, đi được vào các ngõ ngách, thùng của xe này chữa được khoảng 0,8m3 thuận lợi cho việc thu gom ở các cụm dân cư và đường phố. Mô hình của xe đẩy cải tiến Hình 6 2. Xe ô tô loại nhỏ Là loại xe có 6 bánh, có thùng chứa được 4,2m3, có thể đổ ben được vì vậy khi đổ rác rất thuận lợi loại xe này có chức năng chuyên chở rác từ các điểm tập kết rác về bãi đổ rác, vận hành cũng đơn giản. Khi xe chuẩn bị hoạt động thì người lái xe phải kiểm lại xe xem có an toàn hay không, nên thấy không an toàn tuyệt đối không được đem đi sử dụng, khi xe đến điểm tập kết rác phải để sát vào lề đường tránh gây ách tắc giao thông, không được chở quá tải sẽ dễ gây ra tai nạn giao thông, khi xe đã đẩy rác người lái xe cho xe chạy về bãi đổ rác, khi vào bãi đổ rác phải quan sát kỹ rồi cho xe lùi vào bãi và kéo cần để xe ben thùng lên đổ rác xuống bãi. Người lái xe phải luôn luôn chấp hành luật lệ giao thông. Mô hình xe ô tô loại nhỏ Hình 7 3. Xe công nông đầu ngang Loại xe này giống như ô tô loại nhỏ có 4 bánh và có thùng chứa được 4,2m3 là loại xe rất thông dụng dùng để chuyên trở rác đến bãi đổ rác, vận hành cũng đơn giản có thể đổ ben được, hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt có 2 loại xe này chuyên dùng để chở rác từ các bãi tập kết rác trên các địa bàn khác nhau về bãi đổ rác. Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt có 1 xe ô tô loại nhỏ, 1 xe công nông đầu ngang và 25 xe đẩy cải tiến phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển rác thải. Mô hình xe công nông đầu ngang Hình 8 III. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT Mục tiêu xử lý chất thải rắn là làm giảm hoặc loại bỏ những thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh… để xử lý đúng khoa học kỹ thuật thì phải có phương pháp phân loại từng thành phần của rác thải. 1. Phương pháp phân loại rác thải tại nguồn của hợp tác xã Tiến Đạt Do kinh phí còn hạn hẹp, vì vậy hiện tại hợp tác xã Tiến Đạt chưa có phương pháp nào để phân loại rác một cách hợp lý chỉ có những người công nhân trong quá trình thu gom họ nhặt lại những vật liệu có thể tái chế được như: vỏ chai, phế liệu…. để đem đi bán lại ngoài ra còn có những người đồng nát nhặt những phế liệu ở bãi đổ rác, hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt thuê 3 người dân đẩy rác xuống khi và họ đã tận dụng nhặt những vật liệu có thể tái chế để bán cho những người thu mua do vậy lượng rác được phân loại do những người nhặt để bán đi là không đáng kể. Số rác còn lại gồm nhiều thành phần: giấy vụn, rẻ rách, nhựa, cao su, da, cây gỗ mà không có khả năng tái chế đều được đổ chung xuống bãi rác và đem đốt đi. 2. Lượng rác có thể tái chế, lượng rác hữu cơ có thể làm phân vi sinh lượng rác đem đốt. Do chưa có phương pháp phân loại rác, nên chưa thể tính chính xác các lượng rác có thể tái chế và lượng rác có thể làm phân vi sinh. Nhưng trong lần đi thực tập này có thể ước lượng như sau: Lượng rác có thể tái chế chiếm khoảng 8-10% Lượng rác có thể làm phân vi sinh khoảng 60% Lượng rác đem đốt khoảng 20-30% CHƯƠNG IV BÃI CHÔN LẤP HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT I. CẤU TẠO, ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT VÀ THUỶ VĂN XUNG QUANH BÃI CHÔN LẤP Lộc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn, được thiên nhiên ưu đãi, có những đồi núi cao, nhiều cảnh đẹp, dựa vào lợi thế đó hợp tác xã Tiến Đạt đã chọn bãi đổ rác ở khu Chộc Vằng thuộc thị trấn Lộc Bình, xung quanh bãi rác là một dãy đồi hình cánh cung có một khe đồi tương đối rộng, xung quanh bãi đổ rác là một dãy đồi ở bên trên, bên dưới là ruộng, và có nhiều cây cối mọc xung quanh. Bãi rác cách thị trấn Lộc Bình 3m, cách khu dân cư 300m đến 50m; cách sông kỳ cùng khoảng 200m, độ dốc khoảng 450 tính từ đáy lên, đất ở đây chủ yếu là đất cát pha, xung quanh bãi rác không có rào chắn, biển báo. Nước thải rác Phần đổ rác Phần chưa đổ rác Hố thoát nước Tường chắn rác Nước rỉ rác ngấm chảy Ruộng Sông Kỳ Cùng Đồi cây Đường đi Rãnh thu nước mưa Đường đi Rãnh thu nước mưa Đồi cây Đồi cây Sơ đồ bãi chôn lấp của hợp tác xã Tiến Đạt II. DIỆN TÍCH THỜI GIAN SỬ DỤNG BÃI CHÔN LẤP Do đây chỉ là một khe đồi nên diện tích bãi đổ rác chỉ khoảng 1ha, độ cao tính từ đáy lên khoảng 30m, hiện nay đã đổ rác được khoảng 10m tính từ mặt đường ra. Thời gian sử dụng khoảng 6-8 năm, nhưng hiện nay Hợp tác xã Tiến Đạt dự định sẽ đóng của bãi rác này, vì đây là bãi rác không hợp vệ sinh, không được xử lý đúng khoa học: chôn lấp, đầm nén, gần khu dân cư… III. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TẠI BÃI CHÔN LẤP Trong các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn, chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu hế các nước trên thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bài và có phải đất lên trên. Hiện nay Hợp tác xã Tiến Đạt chưa áp dụng phương pháp này, mà chỉ xử lý theo công nghệ thô sơ, đó là châm đốt thủ công. Vì hiện nay hợp tác xã mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn: kinh phí còn nghèo nàn, chưa có trang thiết bị hiện đại, thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa áp dụng được công nghệ khoa học hiện đại. Toàn bộ lượng rác thu gom từ các địa bàn được chuyển về đây, hầu hết chưa được phân loại và đem dổ chung xuống bãi đổ rác. Các xe chở rác về bãi đổ thành từng đống rồi cho người đẩy rác xuống khe, rồi dùng lửa để châm đốt. Vì có nhiều thành phần rác khác nhau: khó khăn như: vỏ ốc, xương, gạch đá… nên trong khi đốt lượng rác không thể cháy hết được, từ đó sẽ làm gây ô nhiễm môi trường không khí vì nhiều loại rác khó khăn sẽ luôn có khói lan toả xung quanh bầu không khí. Nước rỉ rác luôn ngấm qua lớp tường chắc rác cao hơn khoảng 3m, đi ra ruộng làm ảnh hưởng đến phần ruộng vườn xung quanh, hoa màu, lúa không phát triển được, nếu như mưa to nước mưa sẽ từ trên đồi đổ xuống tràn qua rãnh thu nước mưa chảy trực tiếp xuống bãi rác và chảy ra ruộng và rồi chảy xuống sông Kỳ Cùng, từ đó sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm (gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân xung quanh). Đây là một bãi rác không hợp vệ sinh, vì không được chôn lấp một lớp đất nào, ở dưới đáy bãi không có lớp vải địa kỹ thuật chống thấm, ngoài ra còn cách khu dân cư rất gần gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, làm mất cảnh quan đô thị. Hiện tại bãi đổ rác xuất hiện rất nhiều ruồi muỗi và mùi hôi thối, tuy nhiên mỗi tuần hợp tác xã cử 2 người lên phun thuốc diệt ruồi muỗi một tuần phun hai lần, nhưng vẫn xuất hiện rất nhiều ruồi muỗi. Vì vậy phát sinh ra rất nhiều dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. IV. THIẾT BỊ SỬ DỤNG TẠI BÃI CHÔN LẤP Việc lựa chọn thiết bị cho bãi chôn lấp rác thải là rất quan trọng cho việc vận hành một bãi chôn lấp có hiệu quả kinh tế và duy trì thuận lợi cho một bãi thải. Tại bãi rác của Hợp tác xã Tiến Đạt hiện nay chưa có thiết bị nào dùng để phục vụ cho bãi đổ rác: như máy ủi, máy đầm nén… Vì vậy bãi rác chưa được xử lý đúng khoa học, còn gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay Hợp tác xã Tiến Đạt chỉ sử dụng loại bình phun để phun thuốc diệt ruồi muỗi nhằm hạn chế sự phát triển mềm mống của chúng. Đây là loại bình phun rất thông dụng, có 1 vòi dài khoảng 1m và có một cần bơm, bình phun này có thể chứa được 10 lít nước, người ta thường đeo sau lưng trước khi sử dụng bình phun để phun thuốc người công nhân phải kiểm tra kỹ xem có bị rò rỉ hay không, nếu không thuốc sẽ ngấm vào cơ thể con người gây ảnh hưởng sức khoẻ con người, khi sử dụng để phun người công nhân phải đeo khẩu trang, găng tay cẩn thận tránh hít phải mùi thuốc gây ra nguy hiểm cho mình. Đây chỉ là một bãi đổ rác tạm thời, chưa được xử lý đúng khoa học, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm rất nhiều, song chính quyền các cấp và hợp tác xã Tiến Đạt cần phải có nhưng phương pháp hiệu quả hơn trong việc xử lý rác thải. Hiện nay người dân xung quanh bãi rác đã có rất nhiều kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét, vì bãi rác ở đây rất ô nhiễm mùi hôi thối quanh năm, lượng khói lan toả mù mịt làm cho người dân ở xung quanh ảnh hưởng rất khó chịu, ngoài ra còn làm thiệt hại đến kinh tế của người dân do nước rỉ rác ngấm qua tường vào các ruộng vườn của người dân. CHƯƠNG V HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT TRONG TƯƠNG LAI VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN I. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ TIẾN ĐẠT Để tồn tại và phát triển bền vững với bất kỳ một người, một tổ chức hay một quốc gia nào cũng đặt cho mình một hướng đi riêng, để phấn đấu đi lên mang lại lợi ích kinh tế cao. Hợp tác xã Tiến Đạt là đơn vị làm công tác thuu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, để làm tốt công việc đó, Hợp tác xã Tiến Đạt cũng đã xác định mục đích của mình trong tương lai để mang lại lợi ích kinh tế cho mình. Hiện nay Hợp tác xã Tiến Đạt có những định hướng như sau: Chủ trương đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như: chuyên dụng, xe hút bụi… và đặc biệt là nâng cao năng suất lao động của công nhân, bằng cách bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ công nhân và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân bằng cách tuyên truyền cho người dân biết được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống, có những quy hoạch cụ thể đề cao việc trồng rừng, bảo vệ cây xanh cho huyện. Tích cực trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, ngoài lợi ích về kinh tế giá trị của cây còn có lợi ích về lĩnh vực môi trường cũng rất to lớn như: điều tiết khí hậu, chống được xói mòn đất, sạt lở mùa mưa bão… Mở rộng địa bàn thu gom và xử lý rác thải nhiều nơi trên dịa bàn huyện từ nông thôn đến thành thị. Sử dụng bãi chôn lấp rác có diện tích lớn hơn, cách xa khu dân cư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào để xử lý rác thải. Mở rộng lĩnh vực của mình như làm vườn hoa, cây cảnh để tạo công ăn việc làm cho đội ngũ công nhân viên và thu hút nhiều lao động. Đầu tư xây dựng một xưởng cơ khí để sửa chữa các thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. II. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Nhìn chung các cấp quản lý, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức các tầng lớp nhân dân đã có những biến chuyển bước đầu đáng khích lệ, song vấn đề để bảo vệ tài nguyên môi trường ở nước ta vẫn là một vấn đề bức xúc. Do vậy, phải thực hiện nhiều biện pháp tích cực hơn mới có thể cứu vãn được tình hình tạo thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tiến những bước mới, tạo điều kiện cải thiện chất lượng đời sống con người. Trong thời gian đi thực tập vừa qua tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Chúng em đã được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tạo điều kiện giúp đỡ giới thiệu chúng em đến Hợp tác xã Tiến Đạt làm việc với cán bộ, công nhân trong Hợp tác xã. Tuy thời gian làm việc chưa lâu nhưng chúng em đã được làm quen với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của Hợp tác xã Tiến Đạt, nắm được nhiều kiến thức cơ bản trong công tác quản lý môi trường trong Hợp tác xã. Qua đây em cũng xin mạo muội đưa ra một số ý kiến riêng của mình, mong rằng những ý kiến này sẽ góp phần nhỏ bé vào công tác quản lý chất thải rắn tại Hợp tác xã Tiến Đạt, nếu có gì sai sót rất mong chủ nhiệm Hợp tác xã Tiến Đạt và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Hợp tác xã và các cấp có liên quan bỏ qua cho em. Hợp tác xã cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bị máy móc như: xe ép rác, xe chuyên chở lớn hơn nhằm mang lại năng suất lao động cao hơn. Hợp tác xã nên đầu tư những trang thiết bị kỹ thuật hơn nữa để phục vụ cho công việc xử lý rác thải: máy ủi, máy đầm nén… phải xử lý rác thải đúng khoa học như: phải có lớp chống thấm nước rỉ rác và có hệ thống xử lý nước rỉ rác tránh được sự ô nhiễm môi trường nước… Em mong phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lộc Bình cần chú trọng và quan tâm hơn nữa, cần có những biện pháp xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, thường xuyên tuyên truyền ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Vấn đề tài nguyên và môi trường giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong cuộc sống mọi mặt. Nó can thiệp ngày càng trực tiếp vào sự phát triển bền vững của xã hội và con người. Thế hệ trẻ ngày naylà thế giới ngày mai, sự chuẩn bị chu đáo kiến thức và những hiểu biết về môi trường, tương lai bền vững sẽ được bảo đảm. Vì vậy em mong rằng các cấp các ngành, các cơ quan, xí nghiệp và đặc biệt là quần chúng nhân dân hãy bắt tay vào cuộc sống bảo vệ môi trường, tất cả vì sức khoẻ con người, sự tiến bộ trong nhân loại, vì sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, vì sự sống còn của chúng ta và vì tương lai sau này. KẾT LUẬN Môi trường là tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước, của dân tộc và nhân loại. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề rất cấp bách, hàng ngày có bao nhiêu lượng rác thải, khí thải và nước thải ra môi trường mà vẫn chưa được xử lý hết, do đó đã xảy ra nhiều thảm hoạ trên trái đất, lũ lụt, hạn hán, hiệu ứng nhà kính… làm thiệt hại về người và tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên. Để nâng cao hiệu ứng quản lý Nhà nước và chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhândân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu. Là một sinh viên học ngành môi trường, em còn đang ngồi trên ghế nhà trường được thầy cô vun trồng, xây dựng cho chúng em một kiến thức vững vàng đi vào cuộc sống, hoạt động theo chuyên môn của một người kỹ thuật viên môi trường trong tương lai. Thầy cô là những người thắp sáng sự nghiệp cho chúng em những kiến thức trong nhà trường song chúng em ra thực tế mới thấy thiết thực và bổ ích không những cho bản thân mà cho cả xã hội. Thầy cô không chỉ là những người vì sự nghiệp trưởng thành của chúng em, mà thầy cô còn đóng góp không nhỏ cho đất nước. Vậy thầy cô là những người chuyên môn, là những người xây dựng nên nền tảng cho chúng em tạo nên thành công lớn trong công cuộc đổi mới đất nước, bởi yếu tố môi trường là rất quan trọng đối với chúng ta, không chỉ quan tâm ở một khu vực, một quốc gia mà nó mang tính toàn cầu. Bởi lẽ môi trường không những ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Không ai là người muốn sống trong môi trường không trong sạch. Vì thế tất cả chúng ta hãy bắt tay vào boả vệ môi trường, hướng tới môi trường xanh - sạch - đẹp vì sức khoẻ con người, vì nét sống văn minh trong cộng đồng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nước và đời sống con người - KS. Vũ Hải - NXB Thanh Niên 1999. Công nghệ xử lý nước thải - Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga - NXB Khoa học Kỹ thuật. Công trình làm sạch nước thải loại nhỏ - IGRVLƠ - NXB Xây dựng - 1985. Quản lý chất thải rắn - GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ; TS. Ứng Quốc Dũng - TS. Nguyễn Kim Thái - NXB Xây dựng - 2001. Công nghệ xử lý nước thải và chất thải rắn - PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên; KS. Trần Quang Huy - NXB Khoa học Kỹ thuật - 2004. Kinh tế và quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh - NXB Thống kê - 2003. Luật Môi trường - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân - 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMT6.docx