Đề tài Quá trình sấy thăng hoa

Tài liệu Đề tài Quá trình sấy thăng hoa: MỤC LỤC Chương 1……………………………………………………………………………………….5 Chương 2……………………………………………………………………………………….7 2.1 Nguyên lý hoạt động……………………………………………………………….7 2.1.1 Giai đoạn làm lạnh……………………………………………………….8 2.1.2 Giai đoạn thăng hoa……………………………………………………...8 2.1.3 Giai đoạn bốc hơi ẩm còn lại…………………………………………….8 2.2 Ưu điểm – nhược điểm của quá trình sấy thăng hoa………………………………9 2.2.1 Ưu điểm………………………………………………………………….9 2.2.2 Nhược điểm……………………………………………………………...9 Chương 3……………………………………………………………………………………..10 3.1 Phân loại…………………………………………………………………………..10 3.2 Cấu tạo……………………………………………………………………………10 3.2.1 Hệ thống sấy hoạt động gián đoạn……………………………………...10 3.2.2 Hệ thống sấy liên tục……………………………………………………15 Chương 4……………………………………………………………………………………...19 4.1 Gấc………………………………………………………………………………..19 4.1.1 Thành phần hoá học…………………………………………………….19 4.1.2 Qui trình công nghệ……………………………………………………..20 4.1.3 Giải thích qui trình công nghệ…………………………………………..21 4.2 Dâu tây…………………………………………………...

doc35 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quá trình sấy thăng hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Chương 1……………………………………………………………………………………….5 Chương 2……………………………………………………………………………………….7 2.1 Nguyên lý hoạt động……………………………………………………………….7 2.1.1 Giai đoạn làm lạnh……………………………………………………….8 2.1.2 Giai đoạn thăng hoa……………………………………………………...8 2.1.3 Giai đoạn bốc hơi ẩm còn lại…………………………………………….8 2.2 Ưu điểm – nhược điểm của quá trình sấy thăng hoa………………………………9 2.2.1 Ưu điểm………………………………………………………………….9 2.2.2 Nhược điểm……………………………………………………………...9 Chương 3……………………………………………………………………………………..10 3.1 Phân loại…………………………………………………………………………..10 3.2 Cấu tạo……………………………………………………………………………10 3.2.1 Hệ thống sấy hoạt động gián đoạn……………………………………...10 3.2.2 Hệ thống sấy liên tục……………………………………………………15 Chương 4……………………………………………………………………………………...19 4.1 Gấc………………………………………………………………………………..19 4.1.1 Thành phần hoá học…………………………………………………….19 4.1.2 Qui trình công nghệ……………………………………………………..20 4.1.3 Giải thích qui trình công nghệ…………………………………………..21 4.2 Dâu tây……………………………………………………………………………22 4.2.1 Qui trình công nghệ……………………………………………………..22 4.2.2 Giải thích qui trình công nghệ…………………………………………..22 4.3 Nấm hương………………………………………………………………………..23 4.1.1 Thành phần hoá học…………………………………………………….23 4.1.2 Qui trình công nghệ……………………………………………………..24 4.1.3 Giải thích qui trình công nghệ…………………………………………..24 4.4 Măng tây:…………………………………………………………………………25 4.1.1 Thành phần hoá học…………………………………………………….25 4.1.2 Qui trình công nghệ……………………………………………………..26 4.1.3 Giải thích qui trình công nghệ…………………………………………..27 4.5 Sầu riêng………………………………………………………………………….28 4.1.1 Thành phần hoá học…………………………………………………….28 4.1.2 Qui trình công nghệ……………………………………………………..29 4.6 Giới thiệu một số sản phẩm………………………………………………………30 4.6.1 Đậu nành………………………………………………………………..30 4.6.2 Hỗn hợp trái cây………………………………………………………...30 4.6.3 Hỗn hợp rau củ………………………………………………………….31 4.6.4 Dâu tây………………………………………………………………….31 4.6.5 Nấm……………………………………………………………………..31 4.6.6 Mơ………………………………………………………………………31 4.6.7 Chuối……………………………………………………………………31 4.6.8 Việt quất………………………………………………………………...32 4.6.9 Cherry…………………………………………………………………...32 4.6.10 Nam việt quất………………………………………………………….32 4.6.11 Xoài……………………………………………………………………33 4.6.12 Lê………………………………………………………………….......33 4.7 Kết luận…………………………………………………………………………...33 MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ thăng hoa của nước đá............................................9 Bảng 2: Thông số về hệ thống sấy thăng hoa của hãng LYOVAC®..........................................17 Bảng 3: Thông số về hệ thống sấy thăng hoa của hãng NIRO.................................................18 Bảng 4: Thành phần hoá học của gấc......................................................................................19 Bảng 5: Thành phần hoá học của nấm.....................................................................................23 Bảng 6: Thành phần hoá học của măng tây.............................................................................25 Bảng 7: Thành phần hoá học của sầu riêng.............................................................................28 MỤC LỤC HÌNH Hình 1: Giản đồ pha của nước....................................................................................................7 Hìmh 2: Đồ thị nhiệt độ làm việc của bình thăng hoa................................................................8 Hình 3: Sơ đồ hệ thống sấy thăng hoa......................................................................................10 Hình 4 : Sơ đồ nhà máy sấy thăng hoa hoạt động gián đoạn của hãng RAYTM ......................11 Hình 5 : Cấu tạo của buồng thăng hoa.....................................................................................12 Hình 6: Một số buồng thăng hoa trong thực tế.........................................................................13 Hình 7: Cấu tạo bình ngưng-đóng băng...................................................................................14 Hình 8: Bơm chân không..........................................................................................................15 Hình 9: Sơ đồ hệ thống sấy liên tục 60 tấn/ngày của hãng NIRO............................................16 Hình 10: Mô hình hệ thống sấy thăng hoa hoạt động liên tục của hãng CONRADTM.............17 Chương 1 LỊCH SỬ SẤY THĂNG HOA Sấy thăng hoa (thực phẩm đông khô) là một phương pháp chế biến cao cấp nhất hiện nay. Lịch sử về đông khô thực phẩm đã bắt đầu vào năm 1100 do người Incas ở Peru thực hiện bằng cách lợi dụng vị trí cao (4500m) của vùng núi Ande ở Nam Mỹ. Họ sử dụng vị trí cao này có không khí lạnh và áp suất thấp để đông lạnh thịt cũng như một số loại thực phẩm. Nhờ tác dụng của bức xạ mặt trời và áp suất thấp nên các sản phẩm thực phẩm sau khi bị đông giá liền có xu hướng bị đông khô. Người Incas của Peru đã sử dụng phương pháp chế biến đông khô thiên nhiên này trong nhiều thế kỷ. Các chế phẩm thực phẩm đã được bảo quản trong những”tâm bố”(một loại ba lô) của quân đội hành quân. Với những kết qủa sử dụng tốt đẹp của các sản phẩm thực phẩm đông khô thiên nhiên như vậy, cho nên những kho dự trữ sống về rau qủa có sức chứa đủ để nuôi sống 25-30 ngàn người đã được thay thế bằng đông khô thiên nhiên trên cao nguyên này từ năm 1533. Sau đó, năm 1906 hai nhà vật lý người Pháp là Bordas và Darsonval đã sáng chế được thiết bị làm ngưng đá hơi nước bằng tuyết trộn với axeton trong qúa trình sấy. Tiếp theo, các nhà khoa học khác của Pháp, Mỹ đã tiếp tục hoàn thiện phương pháp đông khô huyết tương sử dụng tốt trong chiến tranh Mỹ-Nhật (1941). Năm 1942-1943 đã có những thiết bị đông khô hoàn chỉnh với công suất lớn cho công nghiệp dược phẩm. Các nhà nghiên cứu đã phải mất tiếp 15 đến 20 năm tìm tòi áp dụng phương pháp đông khô cho công nghiệp cho các loại thực phẩm. Ngày nay, thực phẩm đông khô đã trở thành thực phẩm có quy mô sản xuất công nghiệp trên thế giới, đặc biệt là thị trường Âu – Mỹ. Người ta sản xuất thực phẩm đông khô để phục vụ cho xuất khẩu vì đó là sản phẩm chế biến cho ra chất lượng cao nhất. Sản phẩm đông lạnh cũng giữ được hầu như nguyên vẹn tính chất tươi sống, hoạt tính sinh học, các hoạt tính đặc biệt như sản phẩm đông khô song quá trình bảo quản, vận chuyển tiếp theo đều cần phải giữ khép kín trong mạch lạnh liên tục trong môi trường có nhiệt độ âm(-18÷-25o C). Bởi vậy, nếu vận chuyển xa quá 300km, hoặc bảo quản quá 6 tháng thì tổng giá thành của sản phẩm đông lạnh sẽ cao hơn tổng giá thành của sản phẩm đông khô. Mặt khác sản phẩm đông khô có nhiều ưu điểm trong bảo quản dài hạn ở nhiệt độ bình thường (khác với trữ đông, phải giữ ở nhiệt độ dưới – 18oC liên tục) vận chuyển dễ dàng và sử dụng tiện lợi so với sản phẩm đông lạnh. Từ 20 năm nay ở Italia đã có những nhà máy đông khô thực phẩm cỡ lớn, trang bị hiện đại để chế biến đông khô các loại nông sản thực phẩm như các loại đậu Cô-ve, đậu Hà Lan, súp lơ, cà chua, bắp cải, hành tây, tỏi, cam, quýt, chuối, táo, lê, dâu tây và các loại súp thịt, súp cua, cá....Các loại thực phẩm đông khô của Italia đã chiếm lĩnh được nhiều thị trường ở miền trung, miền bắc Châu Au và Châu Mỹ. Các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới và chương trình lương thực thế giới đã rất chú ý đến thực phẩm đông khô trong chương trình viện trợ lương thực, thực phẩm cho những nước thiếu ăn và những nơi bị thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán…). Họ đã kết luận: thực phẩm đông khô có nhiều ưu việt hơn các sản phẩm đông lạnh, có thể cất giữ bình thường trong nhiều năm ngay ở những điều kiện khí hậu nhiệt đới, khối lượng của nó thấp hơn đến 12 lần so với khối lượng thực phẩm đông lạnh cùng loại hoặc đóng hộp. Khi đưa ra không khí ẩm hoặc đổ nước vào, sản phẩm đông khô phục hồi nguyên vẹn tính chất tươi sống, màu sắc và cả hương vị lúc đầu. Chính vì vậy mà hiện nay nhiều nước Tây Âu đang cố gắng triển khai mạnh công nghiệp đông khô các loại thực phẩm và nhiều nước coi đây là một cuộc cách mạng về công nghệ chế biến hiện đại. Trang thiết bị cho đông khô ngày càng được hiện đại hoá. Nhiều hãng chế tạo máy đông khô công nghiệp như Usifroid (Pháp), Atlas (Đan Mạch), Leybold-Heraeus,…vv… với các loại máy đông khô kiểu RAY, CONRAD, CQC, SM.H.15 đến SM.H.1501, SERAIL (dùng nhiệt ngưng tụ) YBC8,…các cơ sở chế tạo máy đông khô nhỏ cho sản xuất dược phẩm, cho sản xuất pilot thực phẩm đông khô như Leybold-Heraeus, Atlas, Edwasds, Vacuummas, Cadan-Nga…với các loại máy đông khô LYOVAC GT1 đến GT20 (Leybond-Heraeus), RAY_1A(Atlas), FKM (Tây Đức), MODUYO, YBC-4…là các hãng nổi tiếng về chế tạo máy đông khô có chất lượng cao. Ở Mỹ, Canada, Nhật, Trung Quốc cũng đã có nhiều cơ sở chế tạo máy đông khô các loại. Nhiều loại máy đông khô ra đời trong thập kỉ 80 đã được trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra, điều chỉnh tự động bằng điện tử và vi điện tử hiện đại. Chương 2 QUÁ TRÌNH SẤY THĂNG HOA 2.1 Nguyên lý hoạt động: A K O E F D B Hình 1: Giản đồ pha của nước. Theo giản đồ pha của nước, tại điểm ba (Triple Point) nước tồn tại đồng thời ở ba thể: thể rắn, thể lỏng và thể khí. Nhiệt độ và áp suất của điểm ba tương ứng bằng: t = 0,0098oC; p = 4,6 mmHg. Trên giản đồ hình 1 đường BO biểu diễn ranh giới giữa pha rắn và pha hơi. Tương tự như vậy đường OA là ranh giới giữa pha rắn và pha lỏng và cuối cùng đường OK là ranh giới giữa pha lỏng và pha khí. Điểm K gọi là điểm tới hạn, ở đó ẩn nhiệt hoá hơi có thể xem bằng 0. K Nếu ẩm trong vật liệu sấy có trạng thái đóng băng ở điểm F như trên giản đồ, được đốt nóng đẳng áp đến nhiệt độ tD tương ứng với điểm D thì nước ở thể rắn sẽ thực hiện quá trình thăng hoa DE. Cũng trên giản đồ có thể thấy rằng áp suất càng thấp thì nhiệt độ thăng hoa của nước càng bé. Do đó, khi cấp nhiệt cho vật liệu sấy ở áp suất càng thấp thì độ chênh lệch nhiệt độ giữa nguồn nhiệt và vật liệu sấy càng tăng. Đứng về mặt truyền nhiệt thì đây là ưu điểm của sấy thăng hoa so với sấy chân không bình thường. Quá trình sấy thăng hoa chia làm ba giai đoạn: 2.1.1 Giai đoạn làm lạnh: Trong giai đoạn này vật liệu sấy được làm lạnh từ nhiệt độ môi trường khoảng 20oC xuống đến nhiệt độ -10÷-40oC. Trên hình 2 nhiệt độ vật liệu sấy biểu diễn bởi đường A . Đồng thời trong giai đoạn này không gian của bình thăng hoa được hút chân không và áp suất trong bình giảm xuống. Do áp suất giảm nên phần áp suất hơi nước trong không gian bình thăng hoa cũng giảm so với phần áp suất hơi nước trong lòng vật liệu sấy. Điều đó dẫn đến hiện tượng thoát ẩm từ vật liệu sấy vào không gian bình thăng hoa. Như vậy kết thúc giai đoạn làm lạnh nhiệt độ của vật liệu sấy nhỏ hơn nhiệt độ điểm ba. Ap suất trong bình thăng hoa cũng nhỏ hơn áp suất điểm ba. Theo số liệu thực nghiệm có khoảng 10÷15% toàn bộ ẩm thoát ra khỏi vật trong giai đoạn này. Hìmh 2: Đồ thị nhiệt độ làm việc của bình thăng hoa. A- Nhiệt độ vật liệu sấy; B- Nhiệt độ khay sấy; C- Áp suất trong bình thăng hoa. 2.1.2 Giai đoạn thăng hoa: Trong giai đoạn này, nhờ dòng nhiệt chủ yếu là bức xạ từ các tấm bức xạ, nước trong vật liệu sấy bắt đầu thăng hoa mãnh liệt. Độ ẩm của vật liệu sấy giảm rất nhanh và gần như tuyến tính. Như vậy giai đoạn thăng hoa có thể xem là giai đoạn có tốc độ sấy không đổi. Đương nhiên, phần lớn nhiệt lượng vật liệu sấy nhận được trong gia đoạn này dùng để biến thành nhiệt ẩn thăng hoa. Do đó, nhiệt độ vật liệu sấy trong giai đoạn này hầu như không đổi. Cuối giai đoạn này, nhiệt độ vật liệu sấy mới dần dần tăng từ -10÷-40oC lên 0oC. Đến đây quá trình thăng hoa kết thúc. 2.1.3 Giai đoạn bốc hơi ẩm còn lại: Sau giai đoạn thăng hoa, do trạng thái của nước trong vật liệu sấy nằm trên điểm ba nên ẩm trong vật liệu sấy trở về dạng lỏng. Vì khi đó áp suất trong bình thăng hoa vẫn được duy trì bé hơn áp suất khí trời nhờ bơm chân không và vật liệu sấy vẫn tiếp tục được gia nhiệt nên ẩm vẫn không ngừng biến từ dạng lỏng lên dạng hơi và đi vào không gian bình thăng hoa. Như vậy giai đoạn bốc hơi ẩm còn lại chính là quá trình sấy chân không bình thường. Như vậy, trong sấy thăng hoa mối quan hệ giữa nhiệt độ và áp suất là rất quan trọng. Khi áp suất càng thấp thì nhiệt độ sấy thăng hoa càng giảm, nhưng trong thực tế rất khó đạt độ chân không thấp, để lựa chọn một chế độ sấy thích hợp, bảng 1 sẽ cho chúng ta mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ thăng hoa của nước đá. Bảng 1: Quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ thăng hoa của nước đá Áp suất Nhiệt độ mmHg N/m2 oC 4,6 613,333 0,0098 1 133,333 -17,5 0,1 13,333 -39,3 0,001 0,133 -57,6 2.2 Ưu điểm – nhược điểm của quá trình sấy thăng hoa: 2.2.1 Ưu điểm: Quá trình dịch chuyển ẩm trong sấy thăng hoa khác với quá trình dịch chuyển ẩm trong các hệ thống sấy khác làm việc ở áp suất khí quyển. Khi thăng hoa các phân tử nước không va chạm nhau, nhờ đó mà sấy thăng hoa có một ưu điểm rất lớn là bảo toàn được chất lượng sinh học của sản phẩm sấy: - Giữ được mùi thơm, hương vị, các vitamin và protein. - Giữ nguyên được hình dạng và màu sắc ban đầu của sản phẩm. - Một yếu tố nổi bật khác trong sấy thăng hoa là cấu trúc cứng rắn tạo ra trong quá trình lạnh đông, ngăn cản sự biến dạng cấu trúc sau khi sấy. Đây cũng là lý do giải thích sản phẩm sấy thăng hoa có đặc tính hút nước trở lại nhanh hơn so với sản phẩm sấy thông thường. - Sản phẩm có thể hút nước trở lại hầu như hoàn toàn trong khoảng 1 ÷ 3 phút và vẫn giữ lại hình dạng cấu trúc ban đầu. - Quá trình sấy thăng hoa tạo ra các sản phẩm ổn định với thời gian bảo quản rất lâu. - Các sản phẩm sấy thăng hoa bền trong các khoảng nhiệt độ rộng, mà không cần các hệ thống phân phối lạnh phức tạp. - Các sản phẩm này còn có trọng lượng nhỏ, dễ dàng vận chuyển nên giảm được công chuyên chở. Ví dụ: 3000 kg dâu tây đông lạnh sau quá trình sấy thăng hoa sẽ còn lại 300 kg. 2.2.2 Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của hệ thống sấy thăng hoa là chi phí sấy của một kg sản phẩm rất cao, hệ thống phức tạp, cồng kềnh, phải dùng đồng thời bơm chân không và máy lạnh. Do đó vận hành phức tạp và đòi hỏi công nhân có trình độ cao. Chương 3 HỆ THỐNG SẤY THĂNG HOA 3.1 Phân loại: Dựa theo nguyên lý hoạt động của thiết bị, người ta phân thiết bị sấy thăng hoa thành hai loại: - Hệ thống sấy thăng hoa hoạt động liên tục. - Hệ thống sấy thăng hoa hoạt động theo chu kỳ. 3.2 Cấu tạo: 3.2.1 Hệ thống sấy hoạt động gián đoạn: Hình 3: Sơ đồ hệ thống sấy thăng hoa. 1 – Buồng thăng hoa; 2 – Van; 3 – Xyfon; 4 – Bể chứa nước nóng; 5 – Bình ngưng; 6 – Bình tách lỏng; 7 – Giàn ngưng NH3; 8 – Bình chứa NH3; 10 – Bơm chân không; 11,12,13 – Động cơ điện; 14 – Bơm nước; 15 – Phin lọc; 16 – Tấm gia nhiệt; 17 – Chân không kế; 18 – Van điều chỉnh; 19 – Khay chứa vật liệu sấy; 20 – Tấm gia nhiệt dưới; 21 – Bộ điều chỉnh nhiệt. Đây là hệ thống sấy thăng hoa chu kỳ sử dụng trong công nghệ thực phẩm.Trong hệ thống này, vật liệu sấy được làm lạnh đến một nhiệt độ thích hợp trong các kho lạnh sâu, thường là từ -10÷-40oC, rồi được đưa vào buồng thăng hoa (1). Buồng thăng hoa một mặt được nối với bơm chân không (10) qua bình ngưng- đóng băng (5). Bình ngưng -đóng băng (5) được làm lạnh bởi một máy lạnh amoniac gồm máy nén (9), giàn ngưng (7), bình tách lỏng (6) và bình chứa amoniac (8). Nhờ bình ngưng- đóng băng (5) mà ẩm thoát ra từ vật liệu sấy được tách ra dưới dạng băng để máy hút chân không (10) làm việc với không khí khô. Điều đó không những tạo cho bơm chân không làm việc nhẹ nhàng mà theo tính toán trong thực tế thì chi phí điện năng cho cả hệ thống sẽ giảm. Mặt khác buồng thăng hoa (1) được nối với một hệ thống cung cấp nước nóng từ bình chứa (4) làm nguồn gia nhiệt cho vật liệu sấy. Hình 4: Sơ đồ nhà máy sấy thăng hoa hoạt động gián đoạn của hãng RAYTM. 1 – Hầm lạnh đông; 2 – Hệ thống vận chuyển đường ray; 3 – Thiết bị sấy thăng hoa RAYTM; 4 – Hệ thống cung cấp nhiệt; 5 – Hệ thống chân không; 6 – Bộ phận rã đông; 7 – Hệ thống bảo quản lạnh; 8 – Hệ thống điều khiển PC/PLC. Như vậy, thiết bị chính của một hệ thống sấy gián đoạn gồm buồng thăng hoa (1), bình ngưng- đóng băng (5), bơm chân không (10) và máy lạnh với các thiết bị: bình tách lỏng (6), giàn ngưng (7), bình chứa tác nhân lạnh (8) và máy nén (10). 3.2.1.1 Buồng thăng hoa: Buồng là một hình trụ tròn nằm ngang. Một đáy được hàn liền với hình trụ còn đáy kia là một chỏm cầu được gắn kết với thân trụ bằng bulông để đưa vật liệu sấy vào. Đỉnh buồng thăng hoa có một mặt bích để nối với bơm chân không qua bình ngưng- đóng băng. Phía trong buồng thăng hoa người ta bố trí các hộp kim loại xen kẽ nhau. Trên các hộp đó là các khay chứa vật liệu sấy. Trong các hộp là nước nóng chuyển động. Do nhiệt độ trong bình thăng hoa rất thấp và có một độ chân không rất lớn nên truyền nhiệt giữa các thành hộp chứa nước nóng với vật liệu sấy chủ yếu xảy ra nhờ bức xạ nhiệt. Khay sấy có diện tích 7.6 ÷ 140 m2, có thể đựng 2000 kg. Khay sấy làm bằng thép không rỉ, có cơ cấu thanh răng dễ dàng trong tháo nhập liệu. Còn các bản truyền nhiệt được làm bằng nhôm, có kích thước 500x400x30mm. Hình 5 : Cấu tạo của buồng thăng hoa Hình 6: Một số buồng thăng hoa trong thực tế. 3.2.1.2 Bình ngưng-Đóng băng: Bình ngưng- đóng băng là thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống. Nó là một hình trụ đứng, trong đó bố trí các ống có đường kính 51/57 mm được gắn kết với nhau và với hình tru nhờ hai mặt sàng. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống xoắn. Hỗn hợp hơi nước và không khí được bơm chân không hút từ bình thăng hoa qua một lưới phân phối phía dưới đi vào trong các ống. Amoniac được đưa vào đầy không gian của các ống. Ơ đây hỗn hợp hơi nước- không khí được làm lạnh và hơi nước trong hỗn hợp đó ngưng tụ lại bám vào các thành trong của ống, còn không khí khô qua bơm chân không (10) để thải vào khí quyển. Ngược lại, amoniac lỏng nhận nhiệt của hỗn hợp hơi nước- không khí để bay hơi và qua bình tách lỏng (6) về máy nén (9) của máy lạnh. Thiết bị ngưng tụ làm bằng thép không rỉ. Hình 7: Cấu tạo bình ngưng-đóng băng. Hãng NIRO cung cấp hai loại bình ngưng-đóng băng: - Bình ngưng-đóng băng với bộ phận rã đông gián đoạn (RAYTM non CDI). - Bình ngưng-đóng băng với bộ phận rã đông liên tục (RAYTM-CDI), (CDI: Continuous De-Icing System). RAYTM non CDI: Hệ thống rã đông này dùng nước phun thành tia vào các bình ngưng-đóng băng. Hệ thống rã đông này áp dụng cho các hệ thống sấy hoạt động gián đoạn, loại nhỏ (8, 17, 30, 45, 50).Vào cuối mỗi chu kỳ sấy, thiết bị ngưng tụ được phun nước đã được làm nóng trước và đá trong thiết bị ngưng tụ tan chảy chỉ trong vòng 10 phút, sau đó lượng nước tan ra sẽ được thải ra ngoài, tiến hành vệ sinh thiết bị để thực hiện mẻ sấy tiếp theo. Phương pháp này sử dụng cho những hệ thống nhỏ, đảm bảo rằng: - Chi phí đầu tư thấp. - Vận hành đơn giản. RAYTM với CDI (Continuous De-Icing System): Đối với các thùng chứa lớn hơn (75, 100, 125 và 150) thường kết hợp với hệ thống rã đông liên tục (CDI). Trong suốt quá trình rã đông, hơi ở 25oC từ thùng rã đông sẽ ngưng tụ trên bề mặt thiết bị ngưng tụ, và vì vậy làm tan chảy đá. Đồng thời khi khí ngưng tụ, áp suất trong thiết bị ngưng tụ giảm xuống cho đến khi độ chân không vận hành được thiết lập, điều này giúp loại đi sự hao tổn chân không ở những điểm chuyển tiếp giữa các khoang ngưng tụ. Hệ thống CDI hoạt động hoàn toàn tự động. Hệ thống này có ưu điểm: - Khả năng chứa của thiết bị ngưng tụ là không đổi. - Khả năng sấy trên một mét vuông diện tích bề mặt khay lớn. - Thời gian chuyển từ vật mang này sang vật mang khác ngắn. - Có nhiều thuận lợi khi áp dụng ở qui mô lớn. 3.2.1.3 Bơm chân không: Bơm chân không là một bộ phận quan trọng để tạo độ chân không thích hợp trong bình thăng hoa. Hình 8: Bơm chân không 3.2.2 Hệ thống sấy liên tục: Quá trình làm lạnh có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và thời gian cần thiết để sấy sản phẩm. Đối với hệ thống sấy thăng hoa vận hành liên tục với một lượng lớn nguyên liệu được đưa vào, người ta sử dụng hệ thống băng tải có phun dòng khí lạnh liên tục để làm lạnh đông sản phẩm trước khi đưa vào buồng sấy thăng hoa. Tốc độ khác nhau của băng tải và bề dày của lớp sản phẩm sẽ quyết định điều kiện làm lạnh cho các sản phẩm khác nhau. Trong hệ thống sấy liên tục, các sản phẩm thường được phân phối bởi một bộ phận phân phối đặc biệt đến băng tải thứ nhất của hệ thống băng tải. Lượng nhiệt cần thiết cho quá trình thăng hoa nước được truyền trực tiếp giữa các băng tải và các bảng truyền nhiệt đặt ở phía dưới. Các vùng nhiệt độ khác nhau thích hợp cho các giai đoạn của quá trình sấy: giai đoạn trước sấy, giai đoạn sấy chính và giai đoạn sau sấy. Vào cuối hệ thống băng tải, các sản phẩm sấy thăng hoa chuyển ra ngoài thông qua khoá chân không và được đưa vào thùng để bảo quản. Toàn bộ quá trình được điều khiển và giám sát một cách tự động bởi hệ thống PLC. Cũng giống như hệ thống sấy gián đoạn, hệ thống sấy liên tục gồm một số thiết bị chính là: buồng sấy, bình ngưng-đóng băng và bơm chân không. 3.2.2.1 Buồng sấy: Đối với hệ thống sấy liên tục, buồng sấy được thiết kế như là một hệ thống các phần nhỏ, mỗi phần gọi là một đơn vị sấy (module). Mỗi đơn vị riêng biệt này gồm thùng chứa, các bảng truyền nhiệt và bộ phận ngưng tụ hơi. Hình 9: Sơ đồ hệ thống sấy liên tục 60 tấn/ngày của hãng NIRO. Hình 10: Mô hình hệ thống sấy thăng hoa hoạt động liên tục của hãng CONRADTM. 3.2.2.2 Bình ngưng-đóng băng: Đối với hệ thống sấy liên tục có qui mô và năng suất lớn, do vậy thường sử dụng bình ngưng-đóng băng loại RAY –CDITM như đã giới thiệu ở trên. 3.2.2.3 Bơm chân không: Tuỳ theo năng suất của các hệ thống sấy mà sử dụng bơm chân không thích hợp 3.2.2.4 Thông số của một số hệ thống sấy thăng hoa trong thực tế: Bảng 2: Thông số về hệ thống sấy thăng hoa của hãng LYOVAC® Loại 50 75 100 150 250 350 400 500 Diện tích khay m2 4,5-6,1 5,6-8,9 10,1-13,4 11,2-18,6 17,9-26,8 26,8-35,7 27,9-41,9 36,8-50,2 Kích thước khay mm (wxd) 610x 915 915x 1220 915x 1220 1220x 1525 1220x 1830 1220x 1830 1525x 1830 1830x 1830 Số khay 8-11 5-8 9-12 6-10 8-12 12-16 10-15 11-15 Bảng 3: Thông số về hệ thống sấy thăng hoa của hãng NIRO. Loại Thông số kỹ thuật RAYTM non CDI RAYTM CDI 8 17 30 45 50 75 100 125 150 Diện tích thực của khay (m2) 7,6 16 26 39 45 68 91 114 136 Sức chứa vùng thăng hoa (kg H2O/h) 17 35 60 85 105 160 200 250 300 Năng suất nhập liệu (kg/24h) 190 400 650 975 1125 1780 2375 2965 3560 Năng suất tháo liệu (kg/24h) 28 60 100 150 175 275 370 460 550 Thùng sấy (WxL1) (m2) 36 48 60 60 72 96 108 120 132 Khu vực lạnh và tồn trữ lạnh (WxL2) (m2) N/A 12 24 24 36 48 60 80 96 Chương 4 ỨNG DỤNG SẤY THĂNG HOA Sấy thăng hoa được sử dụng để bảo quản thực phẩm có chứa nước hay dung môi. Bảo quản tốt hương thơm, mùi vị, các thành phần có giá trị dinh dưỡng là nhiệm vụ cần thiết của công nghiệp thực phẩm. Trong quá trình bảo quản, các sản phẩm sấy thăng hoa có thể tàng trữ trong thời gian rất dài mà sự hao hụt về chất lượng là không đáng kể thậm chí ngay cả khi để ở nhiệt độ thường. Sự giảm khối lượng có thể đạt đến 92%. Các ứng dụng của sấy thăng hoa: - Trà và cà phê hoà tan - Sấy thịt, các sản phẩm thịt, gia cầm, cá, thuỷ sản, trái cây và rau quả. - Các sản phẩm sữa như sữa chua, phomai. - Sấy các loại bột màu Đặc biệt trong lĩnh vực sấy rau quả và trái cây, kỹ thuật sấy thăng hoa có nhiều ứng dụng lớn. 4.1 Gấc: Gấc sấy thăng hoa là sản phẩm được chế biến từ trái gấc tươi chín đỏ được đưa qua máy chà tách lấy cơm gấc đem nghiền nhuyễn và được đem đi làm lạnh đông nhanh, sấy thăng hoa sau đó bảo quản ở nhiệt độ thường. 4.1.1 Thành phần hoá học: Bảng 4: Thành phần hoá học của gấc. Thành phần hoá học Gấc Nước (%) 77 Protein (%) 2,1 Lipid (%) 7,9 Glucid (%) 10,5 Cellulose (%) 1,8 Tro (%) 0,7 Ca (mg%) 56 P (mg%) 6,4 Carotenoid (mg%) 91,6 4.1.2 Qui trình công nghệ: Gấc Bột nếp rang, gấc (1:1) Gấc đông khô Quả không đúng qui cách Bã chà Hạt Chọn, phân loại Dú chín Rửa Để ráo nước Chà Tách hạt Lấy cơm gấc Nghiền nhuyễn Trộn đều Tạo hình xếp khay Lạnh đông nhanh Sấy thăng hoa Đóng túi, thùng Nước sạch (T = -350C, 5 giờ) (P = 0,2 mmHg) Thùng 4.1.3 Giải thích qui trình công nghệ: 4.1.3.1 Yêu cầu nguyên liệu: Trái gấc phải tươi, chín đỏ đều không dập, thối, mốc, không chọn quả chín nhũn, sâu bệnh. Những quả không đạt thành phẩm tốt không nên sử dụng để sấy, vì sau khi sấy không đạt chất lượng về cảm quan cũng như tốn kém nhiên liệu. 4.1.3.2 Chọn-phân loại: Trái gấc trước khi tiến hành chế biến phải đảm bảo độ chín, màu sắc, do đó phải phân loại các trái có cùng độ chín. 4.1.3.3 Dú chín: Vì phải tập trung số lượng lớn nên khi thu mua gấc người ta mua nguyên liệu chưa được chín hoàn toàn để vận chuyển do đó khi mang về phải có thời gian dú chín quả. 4.1.3.4 Rửa: Nước rửa dùng cho trái gấc phải xử lí sạch sẽ. Quá trình rửa gấc phải nhẹ nhàng và luôn giữ ngập nước, sau đó để ráo. 4.1.3.5 Chà: Vì cơm gấc nằm bên trong cho nên gấc được cho vào máy chà để tách lấy cơm gấc ra riêng, phần hạt và vỏ riêng. 4.1.3.6 Nghiền trộn: Màng đỏ hạt gấc được đem nghiền nhuyễn và trộn với bột nếp để cho việc sấy thăng hoa được thuận lợi. 4.1.3.7 Xếp khay, tạo hình: Sau khi trộn đều hỗn hợp bột nếp rang vào gấc (1:1) tạo hình thành những viên nhỏ bằng hạt tiêu xếp vào khay, khay làm bằng nhôm kim loại hay tráng men. 4.1.3.8 Lạnh đông nhanh: Đưa gấc nghiền vào làm lạnh ở nhiệt độ -35oC, thời gian làm lạnh là 5 giờ. 4.1.3.9 Sấy thăng hoa: Gấc vẫn luôn giữ trong buồng lạnh chuyển liên tục sang thiết bị sấy thăng hoa để đá trong gấc chuyển hơi. 4.1.3.10 Bao gói đóng thùng: Sản phẩm sau khi sấy rất dễ hút ẩm trở lại và dễ bị oxi hoá làm sản phẩm đổi màu nên phải đóng gói ngay. Song song quá trình đóng gói ta phải hút chân không và nạp khí Nitơ. Tuỳ theo yêu cầu bảo quản lâu hay mau mà chọn bao bì hai lớp PE hay PP. Sau đó xếp sản phẩm trong thùng carton. Sản phẩm đông khô gấc được bảo quản ở nhiệt độ thường. 4.2. Dâu tây: 4.2.1 Quy trình công nghệ: Dâu tây Chọn, rứt cuống Rửa Chần Xử lý hoá chất Để ráo Xếp khay Lạnh đông nhanh Sấy thăng hoa Đóng túi, thùng Dâu đông khô Cuống, quả hư Nước sạch SO2 min 0,02% T = -35÷-400C, 5 giờ Tâm -120C P = 0,1÷2,5 mmHg Thùng 4.2.2 Giải thích quy trình công nghệ: 4.2.3.1 Yêu cầu nguyên liệu: Quả dâu phải tươi chắc, đỏ đều, có vị và hương thơm hoàn hảo, không dâp, thối, mốc. Không chọn quả chín mềm, sâu bệnh, rỗng ruột. Những quả không đạt tiêu chuẩn không nên sử dụng vì sản phẩm sau khi sấy không đạt chất lượng về cảm quan. 4.2.3.2 Chọn, rứt cuống: Quả dâu trước khi tiến hành chế biến phải đảm bảo độ chín, màu sắc và mùi thơm, rứt cuống tránh làm dập quả vì bản thân dâu là loại quả thịt không có vỏ bao bên ngoài. 4.2.3.3 Rửa sát trùng: Rửa bằng vòi sen, sau đó đem đi chần bằng nước sôi. 4.2.3.4 Tẩm chất chống oxi hoá: Để ổn định vitamin C, nhúng dâu vào dung dịch có hàm lượng SO2 tối thiểu là 0,02% tính theo khối lượng dâu đưa vào. 4.2.3.5 Xếp khay, tạo hình: Xếp dâu vào khay làm bằng nhôm hay sắt tráng men sau khi để ráo nước. 4.2.3.6 Lạnh đông nhanh: Đưa dâu vào làm lạnh ở nhiệt độ -350C đến -400C, thời gian làm lạnh 5 giờ, nhiệt độ trọng tâm là -120C. 4.2.3.7 Sấy thăng hoa: Dâu tây được giữ trong buồng lạnh chuyển liên tục sang thiết bị sấy thăng hoa. Nhiệt độ buồng không vượt quá 450C vì vitamin C sẽ bị oxi hoá, phản ứng Maillaird sẽ tạo mùi khó chịu và hàm lượng đường bị giảm. 4.3 Nấm hương: 4.3.1 Thành phần hoá học: Bảng 5: Thành phần hoá học của nấm. Thành phần dinh dưỡng Nấm hương Nấm mỡ Nấm rơm Nước (%) 87 90,4 91 Protein (%) 5,5 4 3,6 Lipid (%) 0,5 0,3 0,3 Glucid (%) 3,1 3,4 3,2 Cellulose (%) 3 1,1 1,1 Tro (%) 0,9 0,8 0,8 Năng lượng/100g (cal) 40 33 31 Ca (mg%) 27 28 28 P (mg%) 89 80 80 Fe (mg%) 0 1,3 1,2 Vitamin B2 (mg%) 0 0,2 0 Vitamin PP (mg%) 3,3 0 0 Vitamin C (mg%) 0 4 0 4.3.2 Quy trình công nghệ: Nấm đông khô Tai nấm Phân loại Cắt bỏ gốc, tách rời từng cái Rửa Để ráo nước Chần Để ráo nước Xếp khay Sấy thăng hoa Lạnh đông nhanh Nước sạch Nấm không đạt tiêu chuẩn T = 1000C, 2÷3 phút T = -350C P = 0,1÷2,5 mmHg 4.3.3 Giải thích quy trình công nghệ: 4.3.3.1 Yêu cầu nguyên liệu: Chọn nấm hương trắng hay nâu tuỳ theo yêu cầu. Các tai nấm hương được chọn phải có độ nở của tán vừa phải, không được quá nở hoặc quá búp. Không chọn các loại nấm sâu bệnh, chọn tán nấm càng đều càng tốt. 4.3.3.2 Rửa: Nước dùng rửa nấm phải được xử lý sạch sẽ. Quá trình rửa nấm phải nhẹ nhàng và luôn giữ nấm ngậm nước. 4.3.3.3 Chần: Nấm trước khi đưa vào lạnh đông cần phải chần trước ở 100o C với thời gian 2-3 phút. Sau đó làm nguội nhanh qua nước sạch đã được xử lý hay dùng quạt gió mạnh. 4.3.3.4 Xếp khay, phân cỡ, tạo hình: Sau khi làm nguội, nấm được xếp vào khay sấy bằng inox có mắt lưới, lớp nấm xếp dày không quá 3 cm. 4.3.3.5 Lạnh đông nhanh: Chế độ lạnh phụ thuộc vào kích cỡ của nguyên liệu (tai nấm, cuống nấm, nấm nguyên tai), thường nhiệt độ lạnh đông trung bình khoảng -35oC. 4.3.3.6 Sấy thăng hoa: Nấm được đưa vào thiết bị sấy để các tinh thể đá chuyển trực tiếp sang trạng thái hơi. Chú ý, cần sấy ở nhiệt độ không vượt quá nhiệt độ làm cho nấm bị biến màu. Đem phân loại theo độ nguyên vẹn và kích cỡ rồi đóng gói. 4.3.3.7 Bao gói, trữ và xuất sản phẩm đông khô: Độ hút ẩm của nấm hương đông khô cao nên phải bao gói kịp thời và nạp khí Nitơ vào. Đóng gói cỡ 200-500g để tiêu thụ lẻ hay đóng thành bánh 25kg cho các dây chuyền thực phẩm khác. Yêu cầu độ ẩm dưới 7%, màu sắc sản phẩm không lẫn tạp. Nấm đông khô được bảo quản ở nhiệt độ thường để cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng khách sạn hay các công ty chế biến thực phẩm khác. 4.4 Măng tây: 4.4.1 Thành phần hoá học: Bảng 6: Thành phần hoá học của măng tây. Nước % Đường % Protein % Cellulose % Tro % Ca mg % Vitamin C mg % 76 0,47 2,2 2,3 0,6 21 14-16 4.4.1.1 Protein: Hàm lượng protein trong măng tây khoảng 2,2% góp phần cung cấp đạm thực vật cho cơ thể. Thành phần đạm được hấp thụ ở ruột non nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể . 4.4.1.2 Sinh tố và khoáng chất: Trong măng tây, hàm lượng sinh tố C, B1, B2,...hầu như rất ít. Còn thành phần khoáng tồn tại dưới dạng tro khoảng 0,6% và Ca là 21 mg%. 4.4.1.3 Đường và cellulose: Lượng đường và cellulose trong măng tây là: 0,47% và 2,3%. Cellulose sau khi nấu chín đi vào cơ thể có tác dụng nhuận trường, dễ tiêu hóa. 4.4.1.4 Giá trị sử dụng của măng tây: Măng tây được sử dụng để nấu nướng như một loại rau cao cấp có thành phần dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng. Ngoài việc làm nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp chế biến có giá trị cao trong xuất khẩu, măng tây được đông lạnh, đông khô là thành phần không thể thiếu được trong món súp măng cua, dùng để ăn với sốt Mayonnaise, điểm vào các món thịt ứơp đông và các món ăn cao cấp khác. 4.4.2 Quy trình công nghệ: Đọt hư, cong, mảnh Phần xơ, măng sâu bệnh Măng tây Sản phẩm Nước: 90 - 100oC Chọn đọt Rửa Để ráo nước Xếp khay Lạnh đông nhanh Sấy thăng hoa Đóng gói Ngâm (1 giờ ) Gọt vỏ, cắt tạo hình Phân loại Chần Đất, cát, bụi Nước Nước Măng vụn, nát -35 ÷ -40oC 4 giờ P = 0,1 – 0,25 mmHg 24h 4.4.3 Giải thích quy trình công nghệ: Măng tây đông khô được chế biến từ đọt măng tươi có kích thướt đạt yêu cầu. Măng tây sau khi thu hái được đem rửa, ngâm, gọt vỏ, cắt thành khúc (thân, búp, vụn) rồi đem lạnh đông ở nhiệt độ -18oC, sau đó đem sấy thăng hoa. 4.4.3.1 Yêu cầu nguyên liệu: Búp măng phải thẳng, bụ, không xơ hoặc ít xơ, giòn, không bị dập, héo, thối. Thời gian từ khi thu hái đến lúc đưa vào chế biến càng ngắn càng tốt. 4.4.3.2 Rửa búp măng: Măng dễ bị dập, tổn thương nên phải nhẹ tay, tránh cho măng tiếp xúc với các loại thau bằng kim loại, sắt hoặc đồng. Rửa măng trong chậu nhựa bằng vòi nước xối mạnh nhằm làm trôi sạch đất, cát, bụi bám ở gốc măng. 4.4.3.3 Chọn đọt: Đọt đạt yêu cầu phải lớn hơn 12mm. Chọn chiều dài măng được khống chế ở 20 cm, phần búp dài 3 - 4 cm, búp càng ngắn càng tốt. Không chọn đọt măng cong queo, quá mảnh. 4.4.3.4 Ngâm: Măng sau khi rửa xong chuyển sang thùng bằng nhựa, inox hoặc nhôm để ngâm tối thiểu 1 giờ trước khi gọt vỏ. 4.4.3.5 Gọt vỏ: Dùng dao gọt bằng inox có khe hở khoảng 1 mm, gọt phần thân cách búp 2 - 3 cm. Gọt nhẹ nhàng chỉ nhằm tước bỏ phần xơ bên ngoài làm cho đọt măng nhẵn, sạch xơ với nhát gọt vừa phải sao cho đọt măng tròn, tránh cắt lẹm, không để lại góc cạnh. Quá trình gọt loại bỏ những cây măng bị sâu bệnh, có màu sắc không bình thường. 4.4.3.6 Phân loại: Có 3 loại: - Thân: gồm phần búp và phần kế tiếp do cắt có chiều dài theo đúng yêu cầu kích cỡ lúc đóng hộp. - Khúc ngắn: phần thân không búp có độ dài 2,5 – 2,7 cm. - Vụn: thân có độ dài không bằng khúc ngắn. Trừ loại vụn, độ dài các cỡ trên phải được cắt bằng nhau gần như tuyệt đối. Trong lúc chờ xử lý hoặc chần ngâm măng vào nước. 4.4.3.7 Chần: Măng được chần ở nhiệt độ 90 - 100oC. Búp măng được chần 1 phút, thân măng chần từ 2 - 3 phút. Thân măng và búp măng được xếp đứng sát cạnh nhau vào sọt chần (măng trắng, măng xanh xếp riêng) phía trên có vỉ cài. Nhúng sọt chần vào nước chần 1-2 phút đầu để phần búp nhô ra khỏi mặt nước. Phút tiếp theo hạ sọt xuống cho ngập toàn bộ, chần xong làm nguội ngay, nếu không măng sẽ bị nhũn. Măng chần có trạng thái mềm hơn măng sống, dễ bị nhiễm vi sinh vật hơn nên phải giải quyết các khâu tiếp theo càng nhanh càng tốt. 4.4.3.8 Để ráo nước: Măng sau khi chần phải để ráo nước khi đã qua khâu làm nguội. 4.4.3.9 Xếp khay: Măng xếp vào khay phải ngay ngắn, nếu là măng búp, măng khúc thì xếp dàn từng lớp. 4.4.3.10 Lạnh đông nhanh: Để tránh sản phẩm bị biến màu, măng tây sau khi xếp khay nhanh chóng đưa vào làm lạnh đông trong thiết bị lạnh -35 ÷ -40oC, thời gian lạnh đông khoảng 4 giờ, nhiệt độ tâm sản phẩm là -12oC. 4.4.3.11 Sấy thăng hoa: Măng tây làm lạnh xong được đem đi sấy thăng hoa để chuyển hết đá trong măng tây thành hơi và hơi này được bơm chân không hút qua hệ thống làm lạnh để ngưng tụ hơi nước này thành đá, sau đó đá này được xả ra. Thời gian sấy khoảng 24 giờ, ở áp suất 0,1 ÷ 0,25 mmHg. Sản phẩm sau khi sấy có độ ẩm khoảng 8% là đạt yêu cầu. 4.4.3.12 Bao gói và trữ sản phẩm đông khô: Môi trường đóng gói có độ ẩm thấp, nhiệt độ thấp. Bao bì sử dụng là loại hai lớp polyetylen hoặc giấy thiếc. Vào bao bì phải hút khí chân không và nạp khí Nitơ. 4.5 Sầu riêng: 4.5.1 Thành phần hoá học: Sầu riêng là một loại quả khác thường, giá trị calo, tỷ lệ cacbonhydrat, protein, lipid, chất khoáng đều rất cao so với các quả khác tuy hàm lượng vitamin chỉ trung bình. Bảng 7: Thành phần hoá học của sầu riêng. Thành phần 100g thịt quả Năng lượng 153 calo Độ ẩm 64,1 g Protein 2,6 g Béo 3,4 g Cacbonhydrat 27,9 g Khoáng 103,9 g b-carotene 140 mg Vitamin B1 0,1 mg Vitamin B2 0,13 mg Vitamin C 23,2 mg 4.5.2 Quy trình công nghệ: Sầu riêng vừa chín tới 90% Sản phẩm Dú chín Ngâm rửa sạch vỏ Cắt bỏ vỏ, lấy cùi tách hạt Hạt, vỏ Đông lạnh cùi ở £ -35oC Sấy thăng hoa ở áp suất P = 0.2mmHg Đóng gói Bảo quản ở nhiệt độ thường Nước 4.6 Giới thiệu một số sản phẩm: 4.6.1 Đậu nành: Khối lượng: 3,5. Năng lượng: 130 Năng lượng từ chất béo: 52 Tổng khối lượng béo: 6g Vitamin A: 20% Cholesterol: 0 mg Vitamin C: 35% Carbohydrat: 10g Ca: 13% Na: 13 mg Fe: 12% Protein: 11 g Xơ: 4 g 4.6.2 Hỗn hợp trái cây: Thành phần: Việt quất, mâm xôi, lê, xoài. Khối lượng: 1,5 Năng lượng: 100 Năng lượng từ chất béo:0 Tổng chất béo: 0 Vitamin A: 4% Cholesterol: 0 Vitamin C: 16% Carbohydrat: 25g Ca: 4% Fe: 4% Protein: 1g Xơ: 2g Thành phần: Táo, việt quất, chuối, cherry, dứa, xoài. Khối lượng: 1,5 Năng lượng: 98 Năng lượng từ chất béo: 2 Tổng chất béo: 1g Na: 20mg Vitamin A: 6% Cholesterol: 0 Vitamin C: 14% Carbohydrat: 25g Ca: 4% Fe: 2% Protein: 1g Xơ: 2g 4.6.3 Hỗn hợp rau củ: Thành phần: Bắp, carot, đậu Hà Lan, cà chua, tiêu. Khối lượng: 2,25 Năng lượng: 100 Tổng chất béo: 1g Na: 35mg Vitamin A: 150% Cholesterol: 0 Vitamin C: 150% Carbohydrat: 21g Ca: 3% Fe: 10% Protein: 4g Xơ: 2g 4.6.4 Dâu tây: Khối lượng: 1 Năng lượng: 98 Năng lượng từ chất béo: 2 Tổng chất béo: 1g Na: 1mg Vitamin A: 2% Cholesterol: 0 Vitamin C: 14% Carbohydrat: 18g Ca: 6% Fe: 2% Protein: 2g Xơ: 2g 4.6.5 Nấm: Khối lượng: 1,5 4.6.6 Mơ: Khối lượng: 2 4.6.7 Chuối: Khối lượng: 2,5 Năng lượng: 100 Năng lượng từ chất béo: 5 Tổng chất béo: 0,5g Na: 0 Carbohydrat: 25g Xơ: 2g Đường: 16g Protein: 1g Vitamin A: < 2% Vitamin C: 4% Ca: 0 Fe: < 2% 4.6.8 Việt quất: Khối lượng: 2 Năng lượng: 100 Tổng chất béo: 0,5g Na: 10mg Carbohydrat: 25g Xơ: 2g Đường: 23g Protein: 1g Vitamin A: 2% Vitamin C: 10% Ca: 0 Fe: 0 4.6.9 Cherry: Khối lượng: 2,5 Năng lượng: 100 Năng lượng từ chất béo: 5 Chất béo bão hoà: 0 Tổng chất béo: 0,5g Na: 5mg Carbohydrat: 24g Xơ: 2g Đường: 23g Protein: 2g Vitamin A: 25% Vitamin C: 8% Ca: 4% Fe: 4% 4.6.10 Nam việt quất: Khối lượng: 1,5 Năng lượng: 150 Tổng chất béo: 25 Na: 5mg Carbohydrat: 35g Xơ: 11g Đường: 25g Protein: 1g Vitamin A: 2% Vitamin C: 20% Ca: 4% Fe: 8% 4.6.11 Xoài: Khối lượng: 2 Năng lượng: 90 Tổng chất béo: 0 Na: 0 Carbohydrat: 24g Xơ: 3g Đường:21g Protein: 1g Vitamin A: 110% Vitamin C: 30% 4.6.12 Lê: Khối lượng: 1,5 4.7 Kết luận: Nguồn nguyên liệu rau quả của nước ta rất dồi dào và phong phú về chủng loại và sản lượng. Hiện nay công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm rất đa dạng và phong phú, đủ đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng và xuất khẩu đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Trong quá trình chế biến bảo quản, sản phẩm tạo ra bị hao tổn lượng vitamin, mùi, vị và màu sắc tự nhiên bị thay đổi sâu sắc, protein bị biến tính không thuận nghịch có thể có một số acid amin không thay thế bị phá huy, do đó chất lượng thực phẩm giảm. Phương pháp sấy thăng hoa là phương pháp tiên tiến nhất có thể khắc phục điều đó. Phương pháp này tách nước làm khô sản phẩm ở nhiệt độ thấp tạo sản phẩm có chất lương dinh dưỡng hầu như không đổi, màu sắc mùi vị như nguyên liệu tươi. Và đây là sản phẩm định hướng trong tương lai. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được tối ưu đặc biệt là chi phí đầu tư của nó cao nên phạm vi ứng dụng còn hạn chế. Hệ thống sấy thăng hoa cần phải được tự động hoá hoàn toàn, cần cải tiến kỹ thuật nhất là thiết bị truyền nhiệt chân không (bằng bức xạ) phải là sóng cực ngắn mới rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Phải định hướng sản xuất ở quy mô công nghiệp muốn vậy phải có thị trường cho sản phẩm này, xây dựng thương hiệu quảng bá thông tin sản phẩm. Hiện nay phương pháp sấy thăng hoa chỉ mới ứng dụng thực tế đới với cafe hoà tan, mật ong, một số sản phẩm khác còn đối với rau quả thì không có nhiều. Đa phần những sản phẩm rau quả sấy trên thị trường thường dùng các phương pháp sấy thường hay sấy chân không có giá thành thấp như các sản phẩm mít sấy, thơm sấy, chuối sấy, khoai lang sấy của VINAMIT. Trước mắt đây là sản phẩm của tương lai cần có chính sách và sự định hướng nghiên cứu kỹ hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Đức Ba, “Lạnh đông rau quả xuất khẩu”, Nhà xuất bản nông nghiệp 2000. [2]. Nguyễn Tấn Dũng- Đề tài thạc sĩ, “Nghiên cứu sấy thăng hoa”, Trường ĐH Bách khoa Tp. HCM- 2005. [3]. Trần Văn Phú, “Tính toán và thiết kế hệ thống sấy”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. www.steris.com www.wildernessdining.com www.niro.com. www.labconco.com www.niroinc.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQua trinh say thang hoa.doc