Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của viện khoa học công nghệ tàu thuỷ

Tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của viện khoa học công nghệ tàu thuỷ: chương I quá trình hình thành và phát triển của viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 1. tóm tắt về hoạt động của viện qua các thời kỳ- vị trí , vai trò, kết quả hoạt động và phát triển : Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ có quá trình hình thành và phát triển lâu dài trải qua 40 năm, nhiều thời kỳ với tên gọi: Năm 1959-1961 : Ban thiết kế trong phòng Cơ khí kỷ thuật, Cục vận tải thuỷ bộ ( Bộ GTVT ) là tổ chức tiền thân của Viện. Năm 1961 : Phòng thiết kế tàu thuỷ ô tô Cục cơ khí ( Bộ GTVT ). Năm 1970 : Phân viện thiết kế tàu thuỷ ô tô Cục cơ khí ( Bộ GTVT)_ Quyết định số 3507 TC/QĐ ngày 5/12/1969 của Bộ trưởng Bộ GTVT. NĂm 1980 : Viện Nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ ( Bộ GTVT ) _ Quyết định số 05/CP ngày 7/01/1980 của Hội đồng Chính Phủ. Năm 1983 : Viện Nghiên cứu thiết kế cơ khí GTVT ( Bộ GTVT ) _ Quyết định số 267/QĐ/TC ngày 3/2/1983 của Bộ trưởng Bộ GTVT trên cơ sở hợp nhất viện Nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ và Viện Nghiên cứu sức kéo vận tải. Năm 1993 : Công ty Nghiên cứu thiết kế c...

doc17 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của viện khoa học công nghệ tàu thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương I quá trình hình thành và phát triển của viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 1. tóm tắt về hoạt động của viện qua các thời kỳ- vị trí , vai trò, kết quả hoạt động và phát triển : Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ có quá trình hình thành và phát triển lâu dài trải qua 40 năm, nhiều thời kỳ với tên gọi: Năm 1959-1961 : Ban thiết kế trong phòng Cơ khí kỷ thuật, Cục vận tải thuỷ bộ ( Bộ GTVT ) là tổ chức tiền thân của Viện. Năm 1961 : Phòng thiết kế tàu thuỷ ô tô Cục cơ khí ( Bộ GTVT ). Năm 1970 : Phân viện thiết kế tàu thuỷ ô tô Cục cơ khí ( Bộ GTVT)_ Quyết định số 3507 TC/QĐ ngày 5/12/1969 của Bộ trưởng Bộ GTVT. NĂm 1980 : Viện Nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ ( Bộ GTVT ) _ Quyết định số 05/CP ngày 7/01/1980 của Hội đồng Chính Phủ. Năm 1983 : Viện Nghiên cứu thiết kế cơ khí GTVT ( Bộ GTVT ) _ Quyết định số 267/QĐ/TC ngày 3/2/1983 của Bộ trưởng Bộ GTVT trên cơ sở hợp nhất viện Nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ và Viện Nghiên cứu sức kéo vận tải. Năm 1993 : Công ty Nghiên cứu thiết kế cơ khí GTVT ( Bộ GTVT ) – Quyết định số 1298/QĐ/TCCB- LĐ ngày 29/6/1993 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Năm 1996: Khi tổng công ty tàu thuỷ Việt Nam được thành lập thì Viện là đơn vị thành viện của tổng công ty. Năm 1998: Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ Tổng công ty công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam- văm bản số 5587/ĐMDN ngày 6/11/1997 của chính phủ, quyết định số 2890/1998/QĐ/BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT. Ngày 24/12/1959 bộ phận kỹ thuật của Phòng cơ vụ và bộ phận thiết kế của tổng xưởng đóng tàu Hải Phòng chuyển về Hà Nội hợp thành ban thiết kế nằm trong Phòng cơ khí kỹ thuật Cục vận tải thuỷ bộ.Trụ sở tại 162 Trần Quang Khải Hà Nội . Phòng có nhiệm vụ : thiết kế tàu thuỷ , tham mưu quản lý và giải quyết các vấn đề cơ khí. Trong bước đi ban đầu, lực lượng thiết kế đảm bảo vấn đề sửa chữa , lắp ráp là chính và phục vụ 4 Xưởng đóng tàu. trong các sản phẩm sửa chữa mà ngày nay còn để lại ấn tượng sâu sắc là tàu khách Đà Nẵng và Mỹ Tho phục vụ đắc lực công tác vận chuyển hành khách trên sôngvùng đồng bằng trong suốt một thời gian dài. Thời kỳ 1961-1970: phòng thiết kế tàu thuỷ ô tô. Tháng 4/1961 cục cơ khí Bộ giao thông vận tải được thành lập, Phòng thiết kế tàu thuỷ ô tô nằm trong tổ chức bộ máy cục có nhiệm vụ: Thiết kế mới, thiết kế sửa chữa, cải tạo, lắp ráp các phương tiện vận tải thuỷ, vận tải đường bộ, thiết bị bốc xếp và tham mưu kỹ thuật cho cục về lĩnh vực cơ khí. Trụ sở tại 120 Hàng Trống Hà Nội. Về tổ chức từ ngày đầu thành lập số lượng cán bộ có 22, phần đông là kỹ sư đóng tàu, kỹy sư ô tô được đào tạo ở trong nước và các nước Trung quốc, Liên xô và các nước đông âu, đến năm 1968 cán bộ nghiên cứu thiết kế đã có hàng trăm người. Ngay từ đầu phòng xác định cơ chế hợp lý lấy thu bù chi, nhờ đó đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có thể phát triển nhanh , đảm đương được nhiều công việc khoa học công nghệ phục vụ đắc lực, hiệu quả cho sản xuất và chiến đấu . Xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ năm 1961 đến năm 1964, Nghiên cứu thiết kế phục vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời kỳ này có nhiều sản phẩm do ta tự thiết kế ,tự chế tạo ghi nhận sự cố găng và tiến bộ của lực lượng khoa học non trẻ . Đó là tàu khách 400 chỗ, tau ven biển chở 400 khách, sà lan chở hàng 500 và 800 tấn chạy ven biển, tàu lai chạy sông 90 ~ 300 sức ngựa tàu sửa chựa 70~ 120 tấn, xe chách 23- 41 chỗ ngồi, rơ móc 3 tấn…Đặc biệt trong thời kỳ này chúng ta đã thiết kế và chế tạo thành công loại tàu vận tải ven biển 50~ 100 tấn, thuyền gắn máy 20 tấn, thuyền buồm gắn máy 90~ 100 sức ngựa làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, tàu không số phục vụ kế hoạch vận chuỷển vũ khí vào miền nam theo đường HCM bí mật trên biển. Sau kế hoạnh 5 năm lần thứ nhất, với các sản phẩm đầu tay của phòng thiết kế, chúng ta không phải nhập bất kỳ một loại tàu nào với giá đắt.Cống hiến đó của lực lượng nghiên cứu thiết kế được nhà nước đánh giá cao và tặng huân chương lao động hạng 3. Từ năm 1965- 1970: nghiên cứu thiết kế phục vụ xản xuất và chiến đấu của ngành, đặc biệt là trên mặt trận đảm bảo giao thông. Lực lượng thiết kế đã phải giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật phức tạp để các phương tiện làm ra vừa đảm bảo các tính năng chủ yếu vừa thoả mãn các yêu cầu của thời chiến: Gọn nhẹ cơ động dẽ cất dấu và nguỵ trang để thi công nối gép được, tốn ít nguyên vật liệu. Đó là lý do ra đời của hàng loạt ca nô con nóc , con nòng nọc, phà ghếp, sà lan nghép, ca nô nghép, xe lội nước chở hàng ,xe kéo lội nước, rơ móc lội nước lội nước vv… phục vụ vận tải các tuyến khu bốn và cả chiến trường C. Nhiều sản phẩm tiểu biểu và công trình nghiên cứu được thiết kế và đưa vào xản xuất phục vụ kịp thời cho chiến đấu, phục vụ sự nghiệp đảm bảo giao thông vận tải thời chiến và sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật giao thông nói chung : như cầu dây cáp dùng để đưa ô tô qua sông bằng phương pháp chạy trực tiếp trên dây và trên sario truyền lực, hoặc một công trình tiêu biểucho trí thông minh sáng tạo , độc đáo của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Việt Nam là cầu ngầm, dã hoạt động liên tục trên các địa điểm vượt sông và máy bay địch không thể nào phát hiện ra được để triệt phá giao thông của ta . Các cario truyền lực và phà truyền lực đã đưa phà qua sông không phải bằng ca nô mà bằng bản thân xe ô tô góp phần chuyển tải tại các vùng cầu bị bị đánh phá hỏng. Thời kỳ này thiết kế đã cho ra đời hàng loạt tàu vận tải vên biển 30~ 100 tấn và hàng vạn tấn thuyền để phục vụ chiến dịch vận tải T5. Một công trình nghiên cứu tập thể khác để chứng minh cho long yêu nước nồng nàn , tính sáng tạo ,dám nghĩ dám làm của lực lượng khoa học kỹ thuật là T5 – tàu rà phá bom mìn không người lái , góp phần xứng đáng vào việc giải toả các cảng, các của sông, cửa biển và tuyến vận tải quan trọng khỏi sự phong toả bằng thuỷ lôi . Công trình này đã được Đảng , Nhà nước tặng thưởng huy chương hạng ba ( năm 1972 ) và giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 1998 ). Thời kỳ 1971- 1980 : phân viện thiết kế tàu thuỷ, ô tô. Năm 1970 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã quyết định chuyển PHòNG thiết kế tàu thuỷ ô tô thành phân viện thiết kế tàu thuỷ ô tô để đáp ứng yêu cầu sản xuất, nghiên cứu trước mắt và lâu dài. Trụ sở tại trạm 10 Cầu giấy. Phân viện có các nhiệm vụ cơ bản: căn cứ chủ trương phương hướng và quy cách phát triển giao thông vận tải Của nhà nước và của bộ để nghiên cứu đề xuất phương hướng ứng dụng những thành tựu mới về kỹ thuật trong nghành đóng mới tàu thuỷ và ô tô cho thích hợp với tình hình sông biển và đường sá của ta. nghiên cứu thí nghiệm những vấn đề kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho công tác thiết kế tàu thuỷ ,ô tô nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật tiên tiến và thích hợp với đặc điểm của ta như thử mô hình, thí nghiệm chế tạo thử những kết cấu mới… tổ chức thiết kế đóng mới và cải tạo các loại phương tiện vận tải sông, biển như tàu lai, tàu khách, tàu chuyên dùng ,sà lan ,thiết kế đóng mới và cải tạo các loại ô tô rơ moóc chuyên dùng, thiết kế cải tạo theo phương thức thay đổi tổng thành, đông hoá các mác xe. xây dựng tiêu chuẩn hoá, định hình hoá các loại thiết bị thường dùng các chi tiết kết cấu trong nghành đóng mới tàu thuỷ và ô tô ; Xây dựng các quy trình , quy tắc sổ tay thiết kế làm cơ sở cho việc thiết kế thi công, quản lý và sử dụng. Biên soạn, sưu tầm dịch các tài liệu kỹ thuật phục vụ cho nghàng công nghiệp tàu thuỷ ô tô. Xây dựng các tài liệu , phục vụ cho công tác thiết kế các sản phẩm đó. Tổ chức việc tổng kết và xác minh các sáng kiến , kinh nghiệm ,các thành tựu mới về thiết kế tàu thuỷ ô tô, có kế hoạch và biện pháp phổ biến thông tin áp dụng rộng rãi. Phân viện có 7 phòng nghiên cứu, kỹ thuật và nghiệp vụ , một xưởng mô hình về thử sản phẩm. Lực lượng nghiên cứu thiết kế được xếp vào một trong những mũi xung kíchquan trọng của sản xuất. Ngành cơ khí giao thông không ngừng phát triển và lớn mạnh.trong những năm chiến tranh ác liệt cán bộ nghiên cứu thiết kế thường xuyên có mặt tại các cơ sở sản xuất, trên các tuyến đường, các bến phà để nghiên cứu thiết kế và chỉ đạo giải quyết các vấn đề kỹ thuật do thực tế đặt ra. Từ năm 1973 khi ra khỏi chiến tranh, do yêu cầu nhiệm vụ viện thiết kế đã phát triển thành một lực lượng đông đảo. Toàn viện có 14 phòng ban và một xưởng thử mô hình với hơn 200 cán bộ trong đó có 2/3 có trình độ đại học và trên đại học. Được rèn luyện qua thực tế phục vụ chiến đấu cán bộ khoa học- công nghệbắt tây ngay vào việc nghiên cứu thiết kế phục vụ công cuộc khôi phục và phát triển giao thông vận tải. Phân viện được giao nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế hàng loạt tàu khách phục vụ cho việc đi lại của nhân dân, đặc biệt phải kể đến là tàu du lịch cao cấpchạy trong vịnh Hạ Long do ta tự thiết kế và chế tạo. Một số sản phẩm cỡ lớn và phức tạp: tàu hàng 1000- 3000 tấn, tàu đẩy và tàu kéo 540- 1000 ngựa, âu nổi 300, 350 và 2500 tấn, cần cẩu trục vớt 150 tấn, àu lai tàu đẩy sông 200- 300 ngựa, sà lan đẩy biển 2000 tấn. Trong suốt quá trình phát triển, công tác nghiên cứu và thiết kế luôn luôn được tiến hành song song đáp ứng những đòi hỏi cấp bách nhưng phức tạp của thực tế sản xuất. Sau hoà bình lập lại công tác nghiên cứu càng có điều kiện để triển khai mạnh mẽ, mặt học thuật của các đề tài được nâng cao, các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến,dần dần được đưa vào áp dụng. Chỉ tính riêng từ năm 1976 đến 1980 phân viện đã: - Thực hiện 36 đề tài nghiên cứu có kết quả, nhiều đề tài tàu thuỷ được đưa vào áp dụng trong thực tế. - Xây dựng một số công trình lý thuyết có tính chất học thuật cao, hàng chục chương trình trên máy tính điện tử đã được áp dụng trong nghiên cứu thiết kế. - Công tác nghiên cứu dần dần chiếm một khối lượng lớn trong các hoạt động khoa học công nghệ của phân viện. Tính chất của công tác trong giai đoạn này là vừa giải quyết trực tiếp các vấn đề trong thực tiễn sản xuất vừa đặt cơ sở cho những bước đi vững vàng hơn trong tương lai. PHÂN VIệN THIếT Kế TàU THUỷ Ô TÔ là đơn vị nghiên cứu thiết kế theo chế độ hạch toán kinh tế. Qua 10 năm xây dựng va phát triển phân viện đã đóng góp cho trong và ngoài ngành 464 sản phẩm thiết kế (trong đó có 362 sản phẩm thuỷ, 102 sản phẩm bộ, 52 máy phụ 596 thiết bị định hình ). Phân viện có quan hệ hợp đồng kinh tế, phối hợp nghiên cứu với nhiều cơ sở trong cả nước, nhiều viện nghiên cứu và các trường đại học. Ngoài ra cán bộ của phân viện còn được cử sang Lào và Campuchia làm chuyên gia giúp bạn khoả sát thiết kế một số sản phẩm : phà qua sông Mê công, ca nô lai phà…, quan hệ hợp tác giúp đỡ quốc tế được mở rộng. Thời kỳ 1980 - đến nay : viện nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ đến viện khoa học công nghệ tàu thuỷ: Do yêu cầu phát triển ngày càng cao trong việc nghiên cứu và thiết kế các phương tiện vận tải tàu thuỷ có tính năng phức tạp nhằm phát huy thế mạnh của nước ta về tiềm năng sông biển. Ngày 7 tháng 1 năm 1980 Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập viện nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ trực thuộc bộ giao thông vận tải. Viện nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ là trung tâm khoa học về tàu thuỷ của bộ giao thông vận tải, có trách nhiệm tham mưu cho Bộ về các vấn đề có liên quan đến ngành tàu thuỷ, là cơ quan nghiên cứu và thiết kế chuyên ngành có nhiệm vụ chính: 1. Nghiên cứu ứng dụng những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật trong ngành đóng tàu thuỷ cho phù hợp với tình hình sông biển nước ta. Xây dựng các quy trình, quy phạm kỹ thuật làm cơ sở cho công tác thiết kế chế tạo, bảo quản và sử dụng các loại tàu trong lĩnh vực giao thông vận tải. 2. Tổ chức thiết kế đóng mới và khôi phục các loại tàu, phương tiện nổi và các thiết bị chuyên dùng trên tàu thuỷ. Thiết kế dây chuyền công nghệ xí nghiệp đóng tàu. 3. Sản xuất chế thử thực nghiệm các thiết bị cơ khí tàu thuỷ. 4. Xây dựng các tiêu chuẩn định hình háo các trang thiết bị dùng trên tàu, biên soạn, sưu tầm dịch các tài liệu kỹ thuật phục vụ cho ngành đóng tàu. Viện có 19 phòng ban đơn vị trực thuộc gồm : 10 phòng nghiên cứu thiết kế, Một trung tâm đo lường thử nghiệm, một bể thử mô hình, một xưởng chế thủ, phân viện ở Thành phố Hồ Chí Minh và 5 phòng nghiệp vụ. Ngày 3-2- 1983 VIệN NGIÊN CứU THIếT Kế CƠ KHí GIAO THôNG VậN TảI được thành lập theo quyết định số: 267/ QĐ/ TC của Bộ giao thông vận tải trên cơ sơ hợp nhất Viện nghiên cứu thiết kế tàu thuỷ .Việc thiết lập này đánh dấu bước trước trưởng thành vững chắc của lượng nghiên cứu và thiết kế cơ khí giao thông vận tải , nó mở một hướng mới trong liên hợp NCKH với sản xuất, trong ứng dụng và triển khai những tiến bộ kỹ thuật. Với chức năng tham mưu, quản lý ,viện nghiên cứu thiết kế cơ khí giao thông vận tải là trung tâm khoa học và kỹ thuật về cơ khí trong nghành giao thông vận tải : ( như tàu thuỷ , ô tô ,máy móc thi công công trình, thiết bị bốc xếp… ). Tham mưu cho Bộ và Nhà Nước về càc vấn đề khoa học kỹ thuật có liên quan đến cơ khí giao thông vận tải nhằm góp phần khai thác hợp lý năng lượng cơ khí trong toàn nghành. Với chức năng nghiên cứu và thiết kế , viện chịu trách nhiệm tiến hành nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra các phương tiện vận tải , các máy móc thi công công trình, thiết bị bốc xếp ,phụ tùng… đáp ứng kịp thời nhu cầu của gioa thông vận tải với hiệu quả kinh tế kỹ thuật ngày càng cao .đảm bảo nhiệm vụ thiết kế đóng mới, khôi phục cải tạo ,đối với các loại phương tiện vận tải, máy móc thiết bị phụ tùng ,có hiệu quả, nhanh chóng góp phần tăng cương cơ sở vật chất kỹ thuật của nghành Giao Thông Vận Tải . Viện nghiên cứu và thiết kế là một liên hiệp nghiên cứu khoa học – thiết kế thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập với tư cách pháp nhân đầy đủ . kinh phí hoạt động của viện bao gồm kinh phí sự nghiệp khoa học kỹ thuật , kinh phí đài thọ theo đề tài nghiên cứu , kinh phí thiết kế , ét duyệt thiết kế và các chi phí khác theo chế độ nhà nước. Năm 1993 viện được thành lập doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ giao thông vận tải , theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng,Viện mang tên công ty nghiên cứu thiết kế cơ khí giao thông vận tải . Năm 1996 Tông công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam được thành lập . công ty nghiên cứu thiết kế cơ khí giao thông vận tải trở thành doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty. Năm 1998 ,do yêu cầu nhiệm vụ của Viện Khoa Học Công Nghệ TàU THUỷ.Được thành lập trên cơ sở Công ty nghiên cứu thiết kế giao thông vận tải theo văn bản số : 5587/ĐMDN ngày 6/11//1997 của Chính Phủ và quyết định số 2890 / 1998 / QĐ/ Bộ giao thông vận tải. Hoạt động khoa học công nghệ của Viện trong thời kỳ này là: nghiên cứu thiết kế các loại phương tiện thuỷ bộ phục vụ các yêu cầu của sự nghiệp phát triển của ngành giao thông vận tải nói riêng và nền kinh tế đát nước nói chung. Cán bộ công nhân viên toàn viện đã khắc phục biết bopa khó khan gian khổ, quyết tâm vượt qua những thử thách về đời sống, về tổ chức thường xuyên biến đổi, và những trở lực do cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp gây ra… từng bước khẳng định mình để phát triển. Thành quả thuyến phục của thời kỳ này là: hành loạt sản phẩm đã được thiết kế và cho ra đời phục vụ sản xuất trên suốt chiều dì đất nước, các sản pphẩm ngày càng đa dạng về chủng loại, tăng dần về quy mô và trình độ kỹ thuật hiện đại. Những sản phẩm điển hình được viện cho ra đời theo thời gian là: tàu hàng cỡ nhỏ 70- 400 tấn chạy ven biển; tàu khách và tàu du lịch hiện đại; tàu lai cải tiến được nâng cao vông suốt lên 890cv và 3000 cv, đội xà lan với nhiều chủng loại được bổ sung thêm để thích ứng với thị trường, nhiều loại tàu đã và đang được thiết kế có trọng tải khác nhau: tàu phà sông biển có trọng tải 400- 1000T; tàu vận tải quân sự 450- 1000T; tàu đi biển xa 1400T, 3000T, 3850T và 11500T( tương lai gần); ngoài ra là những loại tàu và công trình đặc chủng như: tàu dầu 3500T, âu nổi 8500T, tàu cao tốc bằng thép cường độ cao và hợp kim nhôm, các công trình phục vụ biển đông: cẩu nổi 600T, xà lan tự nâng 2000T. Về cơ khí ô tô cũng đã cho ra đời các loại xe khách, rơ moóc chuyên dùng, xe tải chuyên dùng. Chức năng của một viện khoa học chuyên ngành GTVT cũng được phát huy bằng việc triển khai có kết quả các chương trình mục tiêu, các công nghệ mũi nhọn, như các công trình: 34-02, 34A, 34B, với hàng trăm đề tài bao quát hầu hết các chủng loại phương tiện cơ khí – thuỷ bộ. Lực lượng nghiên cứu thiết kế của viện cũng đã từng bước tiếp cận với nhiều vấn đề khoa học công nghệ mới nhưng rất có hiệu quả và thiết thực với điếu kiện vận tải ở nước ta: tàu xi măng lưới thép, tàu thuỷ àu hàng 3000T, rơ moóc chuuyên dùng chở hàng “ siêu trường siêu trọng, tàu đặc biệt, cần cẩu derrek, các giải pháp phục hồi phụ tùng… Những năm gần đay, công tác nghiên cứu, thiết kế của viện được triển khai vào các mũi nhọn về tự động hoá trong thiết kế- chế tạo, thử nghiệm bằng mô hình toán và vật lý tàu cao tốc, tàu chở khí hoá lỏng, tàu container từ 1 vạn tấn trở lên… các đề tài trên thể hiện bước phát triển mới của viện về KHCN theo xu hướng hội nhập quốc tế và là đòi hỏi cấp thiết của mọi quốc gia biển. Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ là đơn vị thử nghiệm. Kể từ khi thành lập đến nay dù dưới hình thức là viện hay công ty rồi lại trở về viện, viện vẫn là cơ quan KHCN đầu đàn trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, thiết kế, tham mưu chuyên ngành cho tổng công ty, bộ GTVT và nhà nước về công nghiệp tàu thuỷ, công trình nổi, công trình biển, cơ khí GTVT; thực hiện sự uỷ nhiệm của bộ GTVT trong lĩnh vực hợp tác và trao đổi KHKT với nước ngoài và các tổ chức quốc tế, các trường đại học trong và ngoài nước. Viện thực hiện nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới về công nghiệp tầu thuỷ và cơ khí GTVT cũng như thực hiện các dịch vụ tư vấn và triển khai các hoạt động KHCN có liên quan. Chương II Quyền hạn nhiệm vụ và hoạt động của Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ I. nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của viện khoa học công nghệ tàu thuỷ 1. Thực hiện các nhiệm vụ nghiện cứu và ứng dụng khoa học công nghệ , bao gồm: - Nghiên cứu xây dựng chính sách , quy hoạch , kế hoạch phát khoa học công nghiệp tàu thuỷ và cơ khí giao thông vận tải ; - Tổ chức và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học , ứng dụng công nghệ mới của công nghiệp mới - Tổ chức thực hiện các công nghệ mới vào các quá trình thiết kế và sản xuất các sản phảm thử, sản phẩm mẫu; - Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình công nghệ, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành công nghiệp tàu thuỷ và cơ khí Giao thông vận tải, để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành; - Thực hiện công tác thử nghiệm, kiểm định tàu thuỷ và các sản phẩm có liên quan trong bể thử mô hình tàu thuỷ và trong các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm. 2. Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ và sản xuất theo khả năng của mình và phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm: a. Trong tư vấn, lập dự án: - Tư vấn và lập dự án tiền khả thi, khả thi để xây dựng các cơ sở công nghiệp tàu thuỷ, cơ hkí giao thông vận tải; - Lập dự án đầu tư phương tiện, thiết bị giao thông vận tải. Trong tư vấn,thiết kế: - Tư vấn, thiết kế, đóng mới, hoán cải các lọai phương tiện thuỷ và phương tiện cơ giới đường bộ. - Tư vấn, thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị cơ khí điện, điện tử, thuỷ lực, tự động hoá, thiết bị lạnh trên phương tiện vận tải và dân dụng; - Tư vấn thiết kế dây chuyền công nghệ và chuyển giao công nghệ của nhà máy đóng tàu và các công trình công nghiệp chuyên ngành Giao thông vận tải cho các cơ sở sản xuất. c. Lập dự toán đóng mới, sửa chữa hoán cải,nâng cấp các công trình công nghiệp tàu thuỷ và cơ khí giao thông vận tải. d. Trong thẩm định thẩm kế: Khi được giao nhiệm vụ hoặc được đặt hàng, thì được tiến hành thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán chế tạo và sửa chữa các phương tiện thuỷ và cơ khí giao thông vận tải có liên quan. e. Sản xuất các sản phẩm, các tổng thành theo hợp đồng đặt hàng thuộc chuyên môn của Viện. g. Được nhập các loại phụ tùng, thiết bị phục vụ cho hoạt động khoa học công nghệ của Viện. 3. Phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước tổ chức đào tạo đại học và trên đại học, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành 4. Hợp tác,liên kết với các tổ chức khoa học – công nghệ, đào tạo trong và ngoài nước để phát triển khoa học – công nghệ . 5. Quản lý cán bộ, viên chức, vốn và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và điều lệ Tổng công ty. II. thực trạng hoạt động của viện khoa học công nghệ tàu thuỷ. 1. hoạt động khoa học công nghệ: Mặc dù trải qua nhiều biến động về tổ chức, tên gọi và hình thức, nhưng Viện luôn thực hiện nhiệm vụ chính là nghiên cứu và thiết kế các phương tiện GTVT mà chủ yếu là các phương tiện nổi. Bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 80m đến nay, ngoài hai hướng chính trên Viện có thêm các dịch vụ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, xản xuất công nghiệp và tham gia đào tạo cán bộ chuyên môn cho ngành. Hoàn cảnh Việt Nam trong những năm qua cũng như trong tương lai đã hình thành nên những nét đặc thù trong hoạt động của một Viện khoa học công nghệ chuyên ngành như viện khoa học tàu thuỷ. 1. Viện là cơ quan tham mưu khoa học công nghệ tàu thuỷ cho ngành và nhà nước: Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển Viện luôn luôn đóng vai trò cơ quan tham mưu của khoa học cho ngành , nhà nước và cán bộ, ngành khác( Quốc Phòng An ninh, hải quan và dầu khí, du lịch … ) cung như các đại phương trong cả nước về những vấn đề liên quan đến vận tải thuỷ: các chương trình trọng điểm 34-02, 34A,34B đến các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đóng tàu và các dự án sản xuất tàu thuỷ. Đến nay mặc dầu mọi hoạt động trong tổng công ty 91 nhưng Viện tiếp tục phát huy vai trò của mình để giúp ngành gúp bộ GTVT và nhà nước giải quyết các chủ trương, đường lối chiến lược liên quan đến đóng tàu và vận tỉa thuỷ . 2. Nghiên cứu ứng dụng mở đường cho thiết kế : Công tác nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, kết quả nghiên cứu được ứng dụng đầu tiên cho các sản phẩm thiết kế, từ tổng kết các sản phẩm thiết kế đã được sản xuất chung tôi quay trở lại hoàn chỉnh các vấn đề nghiên cứu, nhờ thế các sản phẩm mới và các sản phẩm mới nghiên cứu trở nên trọn vẹn. Điều đó tạo nên mặt mạnh cơ bản của Viện. 3. Kết hợp chặt chẽ công tác thiết kế với giải pháp công nghệ và tư vấn kỹ thuật : Trong suất quá trình tồn tại của mình Viện khoa nhọc công nghệ thông tin luôn kết hợp thiết kế vơí công nghệ, sau khi hoàn thành thiết kế, Viện tiếp tục chịu trách nhiệm về thi công phù hợp với từng nhà máy. Không ít công việc đã đòi hỏi phải nghiên cứu, dữ liệu và khả năng công nghệ của xí nghiệp, đề xuất các giải pháp công nghệ thích hợp cho từng sản phẩm thiết kế được đóng tại các nhà máy trong và ngoài Tổng công ty CNTT. Từ trước đến nay có rất nhiều đoàn cán bộ của Viện xuống nhà máy hướng dẫn thi công trong việc đóng mới và sửa chữa . Yêu cầu nâng cao vai trò của công nghệ của viện càng lớn khi các xưởng ứng dụng công nghệ đã trở thành động lực của nền kinh tế thì vai trò tư vấn công nghệ của Viện cho các nhà máy đóng tàu trở thành một mặt hoạt động trọng yếu của Viện. 4. Kết hợp công tác thiết kế với sản xuất thử nghiệm Đặc thù của công nghiệp đóng tàu là nhiều sản phẩm được đặt hàng đơn chiếc hoặc nhóm nhỏ. Ngày ngay, khi các thiết bị trên tầu ngày càng được “ điện – thuỷ lực hoá”, “ điều khiển vi xử lý và tự động hoá , Viện đã thiết kế và xản xuất các hệ thống , thiết bị chuyên nghành bằng khả năng của mình : khả năng huy động, kết hợp các nhà máy cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ với các cơ sở sản xuất thử nghiệm của chính mình. 5. Mở rộng hoạt động sang nghành công trình biển Xu hướng chung của thế là kêt hợp công nghiệp tàu thuỷ với xây dựng công trình biển . Viện cũng đã đặt cơ sở ban đầu cho việc mở rộng hướng hoạt động khoa học công nghệ mới của mình là công trình biển. Những kết quả đầu tiền là thiết kế và thi công thắng lợi của một số công trình biển ở Biển Đông ( Cột đèn biển Đá Lát, Tiên nữ… ), tham gia các công việc khảo sát, sử chữa trên các giàn khoan dầu khí. 6. Phối hợp đào tạo cán bộ kĩ thuật và hợp tác quốc tế: Trong lĩnh vực đào tạo: Nhiều chuyên gia của Viện đã tham gia giảng dạy đào tạo đại học và sau đại học tại các trường đaị học Hàng hải, Bách khoa Hà nội, Bách khoa thành phố HCM. Các cán bộ ủa viện tham gia nhiều hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Viện có quan hệ với nhiều viện nghiện cứu, cơ quan thiết kế, trường đại học, các công ty có cùng chuyên ngành với Viện và thực hiện hợp tác quốc tế có hiệu quả như Hitachi Zosen(Nhật Bẩn), Calbro, DMI (Đan Mạch), Skhun (ucraina), CTO (Balan)… Hiện nay viện là trung tâm khoa học công nghệ tàu thuỷ lớn nhất tại Việt nam, có đội ngũ đông đảo các cán bộ khoa học công nghệ giàu kinh nghiệm gồm 6 tiến sĩ, nhiều kỹ sư bậc cao, các nghiên cứu viên, các kỹ sư thiết kế và các chuyên gia công nghệ. Các hoạt động khoa học công nghệ của viện được các đơn vị trong và ngoài ngành đánh giá cao. 2. Công tác quản lý: Bắt đầu từ năm 1980, mặc dù trong thời kì bao cấp chung của cả nước, Viện là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình quản lí kinh tế lấy thu bù chi, tự trang trải lương cho anh chị em cán bộ mà không nhận quỹ lương như phần lớn các đơn vị khoa học công nghệ khác. Trong một thời gian dài Viện đã dần hoàn chỉnh phương thức quản lí, lấy công việc để nuôi đội ngũ và thực hiện nguyên tắc trả lương cho người làm việc theo lao động của họ dưới hình thức khoán. Điều đó làm cho nội dung công việc và các dạng sản phẩm của Viện thêm phong phú, các công việc từ nghiên cứu tới thiết kế… đều có chất lượng tốt, bảo đảm tiến độ và đội ngũ nhanh chóng trưởng thành, người lao động thu nhập ổn định hơn trước. Phương thức này giúp Viện dần dần tích luỹ để phát triển và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Trong giai đoạn trước 1990 trong khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, đặc biệt là ngành công nghiệp tàu thuỷ, viện thực sự rất thiếu việc làm do ngành vận tải thuỷ không có khả năng đầu tư đóng mới các phương tiện. Thêm vào đó, nhiều đơn vị thiết kế mới ra đời, quản lí của nhà nước trong ngành nghề mới này chưa chặt chẽ làm nảy sinh cạnh tranh không lành mạnh. Sự thả lỏng quản lí của Viện trứơc đó mặc dù là bắt buộc nhưng đã dẫn tới phân hoá mất mát cán bộ. Đối với cơ quan khoa học công nghệ thì đây là tổn thất vô cùng to lớn. Từ khi trở thành Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ Viện được tổ chức lại theo một dây chuyền làm việc mới, đẩy mạnh quản lí chuyên môn, tăng cường chuyên môn hoá. Quản lí kinh tế trở laị tập trung nhưng luôn cải tiến qui chế hoạt động để phát huy tinh thần sáng tạo và thực hiện nguyên tắc trả lương theo chất lượng và hiệu quả lao động. Không được nhà nước cấp quĩ lương, Viện mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hoá loại hình dịch vụ và sản phẩm, nâng dần mức thu nhập cho cán bộ. 3.Những khó khăn và tồn tại : Mặc dù đạt được một số thành tựu trong công tác khoa học công nghệ nhưng vẫn còn một số khó khăn và tồn tại, nổi bật lên là những vấn đề sau: 3.1.Cơ sở vật chất ngèo nàn: Nghiên cứu và thiết kế tàu thuỷ là nghành khoa học mang tính thực nghiệm. Mặc dù các bộ môn khoa học như toán, cơ học, công nghệ thông tin phát triển đã toạ nên những bước tiến nhảy vọt trong ngành nhưng thực nghiệm trên mô hình toán vẫn chưa thể thay thế được. Các trang thiết bị khoa học cơ bản cần có của ngành như bể thử mô hình, ống thử sủi bọt…đều là những công trình đầu tư cấp quốc gia. Viện được nhà nước đầu tư xây dựng một bể thử mô hình tàu thuỷ loại nhỏ, nhưng do kinh phí hạn hẹp và kéo dài nên sau 13 năm đầu tư nay mới xây dựng xong bể, nhà bao và rất ít thiết bị, các thiết bị chính chưa có và chỉ thử được sức cản mô hình trên nước tĩnh. Viện đã tự trang bị và đưa máy tính cá nhân vào các công tác nghiên cứu và thiết kế nhưng chưa có một hệ thống thiết kế đồng bộ bao gồm mạng nội bộ và phần mềm tích hợp chuyên dụng cho thiết kế (CAD) tàu thuỷ. Những bộ chương trình chuyên dụng đượng thừa nhận như thế phổ cập trong tất cả các viện nghiên cứu, viện thiết kế và trường đại học trên toàn thế giới và có giá bán từ vài trăm ngàn đến vài triệu USD. Thiếu các phần mềm như vậy các sản phẩm của Viện chưa đủ khả năng đảm bảo để các sản phẩm thiết kế đạt tiêu chuẩn quốc tế và đủ điều kiện cho các nhà máy có thể thực hiện công nghệ CAM. Điều này làm cho chất lượng thiết kế không cao và là khó khăn lớn trên bước đường hội nhập quốc tế của ngành. 3.2. Đời sống cán bộ công nhân viên còn nhiều khó khăn: Hiện Viện có các nguồn thu là: Từ các hợp đồng nghiên cứu thiết kế, Sản xuất thiết bị đặc chủng, Dịch vụ khoa học kỹ thuật, Kinh phí của các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ được giao. Trong tổng doanh thu kính phí các đề tài chỉ chiếm khoảng 5- 7%, các nguồn thu nhập khác chủ yếu là thiết kế và sản xuất chiếm khoảng 90% và mọi chi phí của Viện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn này. Hàng năm Viện phải đầu tư để tự trang bị, duy tu, nâng cấp thiết bị, nhà cửa …tuy nhiên phí thiết kế thấp và thuế giá trị gia tăng cao nên rất khó cải thiện thu nhập cho cán bộ. Nghiên cứu, thiết kế tàu thuỷ là công việc khó, đòi hỏi tinh thần lao động căng thẳng và tinh thần trách nhiệm cao, nếu không thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ sẽ bị đào thải sớm. Mức tgu nhập bình quân cho một người là 650.000-700.000đ/tháng (1999) thật sự là thấp, khiến cho anh chị em trong Viện không yên tâm công tác và không hấp dẫn cán bộ từ nơi khác hoặc mơí ra trường chuyển về. Cơ cấu tổ chức hoạt động của XN chế thử thực nghiệm Bể thử mô hình Công ty SXcông nghệ tàu thuỷ phía nam TT.cơ khí đường bộ Trung tâm công nghệ-ĐT&TĐH Các cơ quan quản lý nhà nước, ngành Viện trưởng VP Công ty sản xuất công nghệ tàu thuỷ Phía bắc Phân Viện KHCN Văn phòng vũng tàu Phòng CTB và NMĐT Phòng cơ khí Phòng điện và tự động hoá Trung tâm đào tạo CN tàu thuỷ Phòng máy tàu Phòng vỏ tàu Phòng TCKT Phòng kế hoạch PhòngTCCB- LĐ Phòng Bảo vệ Văn phòng Các doanh nghiệp Các phòng và TTKH- CN Các phòng n. vụ- quản lý VP VP VP Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35685.DOC