Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc

Tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc: MỤC LỤC Chương 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc 1.1. Giới thiệu về công ty Tên công ty : Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc - NORTHERN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY- NOSCO. Trụ sở chính : 278 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại : 04.8515805 Fax: 04.8514377 Email : NOSCO@fpt.vn 1.2. Quá trình hinh thành và phát triển của công ty Công ty vận tải biển bắc tiền thân là công ty vận tải Thuỷ Bắc, một doanh nghiệp nhà nước thuộc Cục đường sông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1108/QĐ/TCCB-LĐ ngày 03/06/1993 của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Ngày 30/07/1997, tại quyết định số 598/TTg, Thủ Tuớng Chính Phủ chuyển công ty vận tải Thuỷ Bắc vào làm thành viên của Tổng Cộng Ty Hàng Hải Việt Nam. Ngày 01/04/2004, tại quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, đổi tên công ty vận tải Thuỷ Bắc thành công ty vận tải Biển Bắc, trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Ngày 01/08/2007 c...

doc30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Chương 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc 1.1. Giới thiệu về công ty Tên công ty : Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc - NORTHERN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY- NOSCO. Trụ sở chính : 278 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại : 04.8515805 Fax: 04.8514377 Email : NOSCO@fpt.vn 1.2. Quá trình hinh thành và phát triển của công ty Công ty vận tải biển bắc tiền thân là công ty vận tải Thuỷ Bắc, một doanh nghiệp nhà nước thuộc Cục đường sông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1108/QĐ/TCCB-LĐ ngày 03/06/1993 của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Ngày 30/07/1997, tại quyết định số 598/TTg, Thủ Tuớng Chính Phủ chuyển công ty vận tải Thuỷ Bắc vào làm thành viên của Tổng Cộng Ty Hàng Hải Việt Nam. Ngày 01/04/2004, tại quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, đổi tên công ty vận tải Thuỷ Bắc thành công ty vận tải Biển Bắc, trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Ngày 01/08/2007 công ty vận tải Biển Bắc chuyển đổi thành công ty cổ phần. Vốn điều lệ công ty của công ty đạt 40.000.000.000 VNĐ. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhưng chủ yếu là vận tải biển và xuất khẩu lao đông.Quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Trong quá trình phát triển của của công ty,với sư đoàn kết và góp sức của cán bộ công nhân viên có trình độ cao của công ty công ty đạt nhiều thành tựu to lớn, doanh thu của công ty tăng theo hàng năm. Cụ thể năm 2003 đạt gần 98 tỷ VNĐ, năm 2004 đạt 148 tỷ VNĐ, năm 2005 đạt 156 tỷ VNĐ, năm 2006 đạt 155 tỷ VNĐ, doanh thu năm 2007 đạt 353 tỷ VNĐ, dự kiến cho kế hoạch năm 2008 doanh thu đạt được là 1,056 tỷ VNĐ. Chương 2 Cơ cấu bộ máy quản lý, chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Trong quá trình hình thành và phát triển, để tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách, thì công ty tổ chức được bộ máy quản lý thích hợp,làm việc hiệu quả cao và không ngừng đổi mới để thích nghi với tình hình mới để đạt các mục tiêu của cộng ty.Với đội ngũ nhân sự có chất lượng và có trình độ cao, có tinh thần đoàn kết, hết lòng vì công việc, hết lòng vì công ty, độ tuổi của cán bộ công nhân viên còn rất trẻ có lòng nhiệt huyết và mong muốn được cống hiến cho công ty bao gồm: tổng số lượng lao động là 322 người, trong đó nam chiếm 276 người, nữ 46 người. Trình độ cán bộ công nhân viên trên đại học có 2 người, trình độ đại học có 116 người, trình độ cao đẳng 13 người, trình độ trung cấp là 125 người, sơ cấp 56 người, khác 10 người.Tình hình ký hợp đồng lao động của công ty là hợp đồng lao động 3 năm 81 người, hợp đồng lao động một năm là 36 người, hợp đồng không xác định thời hạn là 199 người, không kí hợp đồng lao động là 06 người. Ban lãnh đạo của công ty gồm đại hội cổ đông của công ty có quyền lực cao nhất, dưới là hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Ban điều hành công ty gồm tổng giám đốc là Nguyễn Cảnh Việt và hai phó tổng giám đốc là Trần Anh Quang và Lê Thị Lý, dưới là các phòng chức năng gồm văn phòng tổng giám độc, phòng tổ chức cán bộ lao động, phòng tài chính kế toán, phòng đầu tư đối ngoại, ban an toàn hàng hải, phòng vận tải biển, phòng vật tư, phòng kỹ thuật, phòng thuyền viên, phòng pháp chế, ban tàu sông, khách. Văn phòng tổng giám đốc là bộ phận tham mưu, tư vấn cho tổng giam đốc ra quyết định, quyết sách. Thu thập thông tin của toàn công ty để cùng ban giám đốc và các phòng ban khác, các chi nhánh xí nghiệp lập kế hoạch sẩn xuất, đồng thời giam sát quá trình thưc hiện công việc của toàn công ty để báo cáo với ban giám đốc. Phòng tổ chức cán bộ và lao động là bộ phận chức năng chuyên thực hiện điều động cán bộ và lao động trong công ty sao cho hợp lý có hiệu quả cao nhất. Và đông thời là phòng tuyển dụng, tuyển chọn lao động ngoài cho công ty. Phòng tổ chức cán bộ và lao động là nơi tổ chức và đưa lao động đi đào tạo lao động nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Phòng tài chính kế toán là phòng có chức năng quản lý điều động nguồn vốn, tài sản công ty, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thông qua báo cáo, số liệu tài chính, đồng thời lập bảng kế toán, tài chính để tham mưu cho ban giám đốc ra quyết định và định hướng cho hoạt động của công ty góp phần vào lập kế hoạch hoàn chỉnh của công ty trong tương lai. Phòng đầu tư đối ngoại là phòng có chức năng quản lý các dự án đầu tư của công ty và cũng là phòng chịu trách nhiệm quan hệ các đối tác và khách hàng nước ngoài về vận tải, đầu tư, xuất nhập khẩu. Ban an toàn hàng hải là phòng chức năng chịu trách nhiệm về an toàn của các tàu, thuyền của công ty và các thuyền viên. Là phòng quản lý trang thiết bị an toàn đi biển và là phòng tổ chức đào tạo về an toàn hàng hải cho thuyền viên. Phòng vận tải biển là phòng chức năng điều động tàu thuyền và thuyền viên của công ty để thực hiện hợp đồng vận tải cảu công ty. Và là nơi tìm kiếm ký kết hợp đồng vận tải. Phòng vật tư là phòng cung cấp thiết bị vật tư cho toàn công ty, là phòng mua bán trang thiết bị cho công ty, chịu trách nhiệm quản lý trang thiết bị công ty sao cho thiết bị vật tư của công ty được dùng có hiệu quả cao nhất. Phòng kỹ thuật là phòng có chức năng đảm bảo kỹ thuật cho các thiết bị toàn công ty, quản lý làm dự an phát triển về kỹ thuật của công ty. Phòng thuyền viên là nơi quản lý chịu trách nhiệm mọi mặt về các thuyền viên như điều động, nghỉ phép, lương thưởng cho các thuyền viên, cử đào tạo bồi dưỡng thêm trình độ nghiệp vụ cho các thuyền viên… Phòng pháp chế là phòng chức năng tìm hiểu và đưa ra và thục hiện các quy định quản lý, quản lý thưởng phạt công bằng cho tất cả nhân viên tàon công ty qua giám sát và báo cáo của các phòng ban, chi nhánh xí nghiệp. Ban tàu sông, khách là phòng chức năng quản lý, điều động tàu và thuyền viên vận tải sông ,vận tải khách. Công ty hoạt động nhiều lĩnh vực kinh doanh, gồm nhiều xí nghiệp và chi nhánh phụ trách từng lĩnh vực kinh doanh.Công ty có 8 chi nhánh và xí nghiệp thành viên đó là: Chi nhánh công ty tại Phòng chuyên cung cấp dich vụ hàng hải và các dịch vụ khác của công ty. Xí nghiệp vận tải thuỷ NOSCO chuyên cung cấp dịch vụ vận tải đường sông, đường biển. Và là nơi điều đông, quản lý các đội tàu biển của công ty. Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ và đại lý hàng hải. Xí nghiệp xây dựng chuyên sản xuất, sửa chữa, lắp đặt các loại phương tiện, thiết bị giao thông đường thuỷ, Khai thác, sản xuất, kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng; công ty xuất khẩu lao động quốc tế NOSCO cung cấp dich vụ lao động cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động. Trung tâm xuất nhập khẩu Đông Phong và trung tâm xuất khẩu CKD chuyên sản xuât và xuất nhập khẩu thiết bị, phụ tùng máy thuỷ cho công ty và phục vụ thị truờng trong và ngoài nước. Trung tâm du lịch hàng hải cung cấp dịch vụ lữ hành và du lịch trong và ngoài nước, với đội tàu hiện đại, tiện nghi của công ty. Đại hội dồng cổ đông Bản kiểm soát Ban Giám Đốc HĐQT Phòng TCKT Phòng TCCB-LĐ Văn phòng TGĐ Phòng ĐT-ĐN Ban an toàn HH Phòng vận tải biển Xí nghiệp vận tải thuỷ NOSCO Chi nhánh Cty tại Tp. HCM Xí nghiệp xây dựng Cty cung ứng LĐ quốc tế NOSCO Phòng vật tư Phòng kỹ thuật Phòng thuyền viên Phòng pháp chế TT XNK Đông Phong TT XNK CKD TT Du lịch Hàng hải Ban tàu Sông, khách Chi nhánh Cty tại Hải phòng Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý -Điều Hành Công Ty Chương 3 Hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc 3.1 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc 3.1.1 Công ty hoạt đông nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm: + Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển; + Vận tải hành khách bằng đường sông, đường bộ, đường biển; + Vận tải đa phương thức; + Dịch vụ logistic; + Thuê tàu, cho thuê tàu, môi giới cho thuê tàu, đại lý vận tải, dịch vụ côngtenơ, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác; + Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, tôn sắt thép, thiết bị, phụ tùng, hàng hoá, phương tiện giao thông vận tải; + Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá; + Sản xuất, mua bán các sản phẩm nội thất gia đình và văn phòng; + Cung ứng lao động Việt Nam đi nước ngoài; + Đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động đi lao động ở nước ngoài và đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam; + Kinh doanh du lịch; + Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa; + Mua bán tàu biển, sửa chữa tàu biển và các trang thiết bị hàng hải; + Xây dựng các công trình giao thông dân dụng; + Dịch vụ - kinh doanh nhà khách; + Sửa chữa, sản xuất, lắp đặt các loại phương tiện, thiết bị công trình giao thông đường thuỷ, đường bộ, sản xuất kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn,vật liệu xây dựng; 3.1.2 Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc với nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thành cung cấp sản phẩm dịch vụ chủ của công ty rộng rãi bao gồm. - Vận tải sông, khách: NOSCO có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm chuyên chở hàng bằng đường sông, 5 đoàn tàu sông với tổng trọng tải 4.000 T chuyên chở than điện, xi măng, clinker cho các Nhà máy điện, Công ty Xi măng,… với doanh thu trung bình trên 1tỷ/đoàn/ năm là một con số rất cao trong lĩnh vực vận tải sông. Tuy nhiên, do đặc điểm của loại hình vận tải sông giá cước thấp trong khi các chi phí nhiên liệu, bến bãi, …. đều tăng nên kết quả kinh doanh chủ yếu là cân bằng. - Dịch vụ, đại lý hàng hải: NOSCO cung cấp dịch vụ cho các loại tàu ra vào các cảng biển chính Việt Nam bao gồm thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh cho tàu và thuyền viên, thủ tục giao nhận hàng tại cảng, thu xếp bốc dỡ hàng hóa, giải quyết khiếu nại, thu xếp cứu hộ …. - Xuất khẩu lao động: NOSCO bắt đầu tham gia hoạt động xuất khẩu lao động được khoảng gần 8 năm. Những năm gần đây, kết quả SXKD của Trung tâm đã bắt đầu cân bằng. Thị trường xuất khẩu lao động chính của Công ty là Đài Loan, Síp, Malaysia và bắt đầu vào Cộng hoà Séc làm việc trong các nhà máy cơ khí, điện tử, dệt may, đánh cá, giúp việc gia đình…. - Xuất nhập khẩu thiết bị, phụ tùng máy thuỷ Trong những năm qua, NOSCO làm đại lý chính thức cung cấp phụ tùng, thiết bị máy của hãng Đông Phong và Duy Phương cho các tàu biển, tàu sông trên toàn quốc. - Du lịch lữ hành: Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty dần chiếm được lòng tin và sự hài lòng của khách du lịch trong và ngoài nước với phương châm lấy chất lượng phục vụ là thước đo hiệu quả. -Vận tải đường biển: Tiền thân từ vận tải đường sông, NOSCO tham gia hoạt động trong ngành vận tải đường biển tại Việt Nam mới được hơn 13 năm. NOSCO hiện đang quản lý một đội tàu với tổng năng lực chuyên chở 30.000 DWT chủ yếu vận tải biển Quốc tế, trong đó tàu có trọng tải lớn nhất mới 7.000 DWT. 3.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Quy mô tài sản của của công ty ngày càng tăng, vốn điều lệ của công ty hiện tai là 4.000.000.000 VNĐ trong đó cổ đông nhà nước 20.400.000.000 VNĐ chiếm 51% vốn điều lệ, cổ đông là cán bộ công nhân viên là 4.101.000.000 VNĐ chiếm 10,25% vốn điều lệ, cổ đông chiến lược là 3.200.000.000 VNĐ chiếm 8% vốn điều lệ, cổ đông khác 12.299.000.000VNĐ chiếm 30.75% vốn điều lệ. Tình hình tài sản của công ty thời điểm ngày 31/3/2006 là 164.244.602.354 VNĐ trong đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 110.996.625.927 VNĐ, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 40.205.413.881 VNĐ, giá trị lợi thế kinh doanh là 1.827.388.417 VNĐ, giá trị quyền sử dụng đất là 0 VNĐ, tài sản không cần dùng 5.195.174.059 VNĐ. Thành tích sản xuất kinh doanh của công ty vận tai Biển Bắc trong những năm vừa qua, năm sau cao hơn năm trước cụ thể thành tích đạt được trong 10 năm từ 1993-2002, doanh thu năm 1993 là 5.247.000.000 VNĐ, doanh thu năm 2002 đạt 106.100.000.000 VNĐ, như vậy kết quả thực hiện giá trị tổng sản lượng năm 2002 so với năm 1993 doanh thu tăng gấp 20 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 200% .Với lợi nhuận tăng theo hàng năm lợi nhuận đạt được năm 1993 là 34.000.000 VNĐ, lợi nhuận đạt được năm 2002 là 505.000.000 VNĐ, so sánh ta thấy lợi nhuận lợi nhuận năm 2002 so với năm 1993 tăng 14.9 lần. Trong năm 1999 về doanh thu của công ty đạt 20.145.701.000 VNĐ tăng 8.3% so với năm 1998, trong đó sản xuất chính đạt 17.144.000.000 VNĐ, doanh thu khác đạt 3.000.000.000 VNĐ. Lợi nhuận thu đươc trước thúê là 63.197.853 VNĐ tăng 50.2% so với năm 1998. Trong năm 2000 kết quả thực hiện các mặt sản xuât kinh doanh như sau: Doanh thu 27.279.474.235 VNĐ đạt 107% so với kế hoach được giao,trong đó sản xuât chính đạt 24.320.990.352 VNĐ đạt 106.9% kế hoạch được giao, sản xuất khác đạt 2.958.483.883 VNĐ đạt 107% kế hoạch được giao.Lợi nhuận thu được là 74.982.069 VNĐ đạt 150% so với kế hoạch được giao, thu nhập bình quân là 1.167.000 VNĐ/tháng đạt 128.8% kế hoạch. Trong năm 2001 sản xuất kinh doanh của công ty đạt đươc sưj phát triển cụ thể doanh thu đạt 37.83.000.000 VNĐ đạt 102% kế hoạch đươc giao, trong đó vận tải biển chiếm 22.040.000.000 VNĐ, vận tải sông chiếm 3.600.000.000 VNĐ, vận tải khách thu được 7.939.000.000 VNĐ, trung tâm CKD doanh thu 1.900.000.000 VNĐ, trung tâm Đông Phong 1.000.000.000 VNĐ, trung tâm dịch vụ xuất khẩu lao động đạt doanh thi 436.000.000 VNĐ, xí nghiệp SCCK và vật liệu xây dựng doanh thu 120.000.000 VNĐ, dich vụ thu về 800.000.000 VNĐ. Lợi nhuân công ty thu về trong năm 2001 đạt 110.000.000 VNĐ đạt 100% kế hoạch được giao. Trong năm 2002 doanh thu công ty thu về là 106.129.890.684 VNĐ đạt 103% so kế hoạch đươc giao, trong đó vận tai biển đạt 42.205.395.210 VNĐ, vận tải sông đạt 3.489.794.584 VNĐ, vận tải khách đạt 6.480.634.490 VNĐ đạt 100.65% so kế hoạch, trung tâm CkD thu về 2.566.028.655 VNĐ đạt 128.3% so với kế hoạch, trung tâm Đông Phong thu về 1.507.839.290 VNĐ đạt 114.7% so với kế hoạch dươc giao, trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động doanh thu 672.838.460 VNĐ đạt 114,7% kế hoạch được giao, xí nghiệp SCCk và vật liệu xây dựng doanh thu là 56.312.260 VNĐ đạt 58.2% kế hoạch đươc giao, trung tâm du lịch lữ hành doanh thu là 507.312.260 VNĐ đạt 58.2% so với kế hoạch, dich vu doanh thu là 843.511.862 VNĐ đạt 115.1% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế thu được trong năm 2002 là 505.000.000 VNĐ. Tiền lương bình quân đạt 1.950.000 VNĐ/người/ tháng . Toàn bộ số liệu thể hiện qua biểu báo cáo kết quả kinh doanh 10 năm sau đây: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 10 năm (1993-2002) TT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 1993 Năm 2002 Độ tăng trưởng (lần) 1 Vốn (vốn nhà nước + vốn vay dài hạn ĐT) tỷ đồng 14,7 75,12 5,1 2 Giá trị tổng sản lượng 1.000 tấn 28 646 3 Hành khách vận tải Hành khách 65,629 4 Tổng doanh thu tỷ đồng 5,247 106 20,2 5 Nộp ngân sách tỷ đồng 0,211 3,151 14,9 6 Lợi nhuận triệu đồng 34 505 14,9 7 Lao động BQ người 176 314 1,78 8 Năng suất lao động triệu/người 29,812 348,68 11,7 9 Thu nhập bình quân 1.000đ/người 218 1,958 8,98 (Nguồn báo cáo tổng kết thi đua 10 năm 1993-2002 của công ty vận tải Thuỷ Bắc) Về kết quả đầu tư và sử dụng vốn đầu tư, sau 10 năm đội tàu của công ty đã không ngừng được đầu tư và đổi mới và đạt được những kết quả rất khích lệ. Kết qủa như sau, đội tàu vận tải biển từ chỗ chỉ có 2 tàu biển với trọng tải 400 tấn /chiếc và 800 tấn/chiếc, đến 2002 đã có 4 chiếc tàu biển có tuổi tàu khá trẻ tổng trọng tải là 20.350 tấn, phù hợp với việc chuyên chở hàng hoá hoạt động tuyến Đông Nam Á, Đông Bắc Á thu được doanh thu ngoại tệ cao và ổn định. Đội tàu khách cao tốc năm 1993 công ty cũng như cả Miền bắc Việt Nam chưa có 1 tàu khách cao tốc nào đến năm 2002 công ty đã có 3 chiếc tàu với trọng tải như sau: + Tàu khách cao tốc với sức trở 98 hành khách + Tàu khách cao tốc với sức trở 108 hành khách + Tàu khách cao tốc với sức trở 148 hành khách Đội tàu vận tải sông, năm 1993 công ty có 3 đoàn tàu vận tải sông, với sức chuyên chở 800T/đoàn, đến năm 1997 đội tàu này đã chuyển về Tổng Công Ty Đường Sông Miền Bắc, nhưng sau 6 năm không ngừng đầu tư đến năm 2002 công ty đã có 5 đoàn tàu vận tải đường sông với trọng tải 800 tấn/đoàn. Sau 10 năm không ngừng đổi mới và sử dụng phương tiện sản xuất có hiệu quả năng lực sản xuất kinh doanh đã không ngừng tăng lên. Thành tích nổi cuẩ công ty đã đạt được thể hiện đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, đổi mới đội tàu biển, tàu sông và tàu khách. Năm 1993 công ty chỉ có 2 phương tiện vận tải đến năm 2002 công ty đã có 20 phương tiện vận tải các loại và 60 trang thiết bị văn phòng. So với năm 1993 doanh thu vận tải biển tăng 22.3%, xuất nhập khẩu kinh doanh thương mại tăng 18,3%, còn các mặt khác đều tăng trưởng khá nên tổng doanh thu sau 10 năm tăng 20 lần. Trong năm 2003 doanh thu của công ty đạt 60.259.372.132 VNĐ đạt 102,13% kế hoạch đươc giao, trong đó vận tải biển đạt 44.194.763.784 VNĐ, vận tải sông doanh thu là 3.976.397.014 VNĐ, vận tải khách thu về là 5.881.539.532 VNĐ, trung tâm CKD doanh thu là 2.539.867.612 VNĐ, trung tâm Đông Phong doanh thu là 382.376.846 VNĐ, trung tâm dịch vụ xuất khẩu lao động doanh thu 1.507.841.606 VNĐ, xi nghiệp SCCk và vật liệu xây dựng có doanh thu là 49.423.232 VNĐ, trung tâm du lịch hàng hải doanh thu là 974.629.649 VNĐ, dịch vụ, đại lý doanh thu 752.532.857 VNĐ. Lợi nhuận trong năm 2003 là 619.169.350 VNĐ đạt 103% kế hoạch đươc giao. Về xây dựng cơ bản tổng giá trị công ty thưc hiện được là 58.548 triệu đồng, trong đó mua tàu Đông anh 3.850DWT là 17.000 triệu đồng, mua tàu Ngọc Hà 3.600DWT là 40.000 triệu đồng , mua đò chuyển tải là 110 triệu đồng, mua ôtô 4 ghế cho văn phòng là 599 triệu đồng, mua ôtô 4 ghế cho TT CKD là 438 triệu đồng mua ôtô 8 ghế cho trung tâm Đông Phong là 382 triệu đồng, san lấp mặt bằng cơ sở đào tạo tại xí nghiệp SCCK là 19 triệu đồng. Trong sự thành công của công ty là sự đóng góp của các xí nghiệp, chi nhánh, các trung tâm và kinh doanh tàu của văn phòng vận tải biển thuộc công ty cụ thể. Trung tâm CKD, trong năm 2003 tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm vẫn có lãi 225 triệu đồng. Đây là một thành công đáng kể đã góp phần không nhỏ vào thành tích của công ty, đồng thời hỗ trợ công ty khắc phục một được một phần khó khăn Trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao đông năm 2003 đã đạt đươc thành tích đáng kể. Đó là lượng lao động xuất khẩu đạt hơn 600 người, doanh thu đạt 1.508 triệu đồng, lãi gần 85 triệu đồng. trung tâm đã hoàn thành xuất sắc định hướng lấy xuất khẩu lao động là mũi nhọn trong phương hướng phát triển của công ty . Chi nhánh ở Hải Phòng đã có thành công bước đầu, đặt nền móng cho xu hướng phát triển về sau. Bằng nỗ lực và quyết tâm của mình, chi nhánh đã mua đươc tàu Đông Anh, 3.850DWT đưa vào khai thác từ tháng 10 năm 2003, trong năm đã có doanh thu hơn 3.000 triệu đồng. Năm 2003 chi nhánh đã có lãi 124 triệu đồng, đây là một tín hiệu khả quan cho sự phát triển của chi nhánh trong tương lai. Trung tâm Đông Phong do biến động của thị trường đã làm giảm đáng kể doanh thu chỉ còn khoảng 30% so năm 2002. Trươc tình hình đó trung tâm đã chủ động trong chi phí hoạt động tài chính nhờ thế trung tâm không bị lỗ nhưng chỉ lãi 1.5 triệu đồng. Trong năm 2003 kinh doanh khai thác tàu biển của công ty đã thu được hiệu quả cao. Tất cả tàu đều có lãi do sư điều hành có hiệu quả của văn phòng vận tải biển. Tổng lãi của các tàu là 4.448 triệu đồng. Đó thành tích xuất sắc đóng góp thành công chung của công ty, khảng định lấy chủ trương lấy vận tải biển làm nhiệm vụ sản xuất chính của công ty là đúng đắn. Tuy năm 2003 công ty đạt đươc thành công nhưng còn tồn tại cần khắc phục trong những năm sau. Đầu tiên là vận tải hành khách, bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh SARS, tất cả tàu phải dừng hoạt động hơn 4 tháng, không có doanh thu nhưng vẫn phải chi phí để duy trì đội tàu. Đồng thời, sự đầu tư ồ ạt các lâọi tàu cao tốc vào một khu vực của nhiều chủ tàu đã gây nên sự canh tranh thiếu lành mạnh mà đặc biệt sự giảm giá đến vô lý để tranh giành khách đã ảnh hưởng lớn kết qủa kinh doanh của tàu khách. Công ty đã đưa ra biện pháp khắc phục như sắp xếp lại khâu quản lý khai thác, bán vé, giảm chi phí, giảm người,dồn khách … nhưng cũng chỉ để giảm lỗ. Tàu sông đã khá hơn năm trước vì tập trung chạy than điện có giá cước cao hơn nhưng do sửa chữa kéo dài đã anh hưởng tới doanh thu. Chi nhánh Quảng Ninh tuy doanh thu năm 2003 của các đoàn tàu có cao hơn nhưng chi phí, như nhiên vật liệu còn cao ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Năm 2003 số lỗ của chi nhánh đã giảm gần 50% so với năm 2002. Trung tâm du lịch lữ hành hang hải có bươc tiến rõ nét, doanh thu năm 2003 tăng gấp đôi năm ngoái, đã chủ động được tiền lương, chi phí của trung tâm. Nhưng do phải trang trải một phần chi phí ban đầu nên chưa có lãi. Trung tâm đã phát triển đươc bạn hàng, năng cao chất lượng phục vụ, giư gìn uy tin khách hàng để dần chiếm lĩnh thị phần trong thị trường du lịch lữ hành quốc tế và trong nước. Xí nghiệp SCCK và VLXD đã ổn định sau khi liên kết với công ty Tân Hồng để sản xuất giầy. Bước đầu đạt được một số thành công tuy còn nhiều khó khăn. Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh sản xuất kinh doanh năm 2003. Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2003 TT Hạng mục Sản lượng (Tấn,KH) Doanh thu (VNĐ) % so với kế hoạch I Tổng số Doanh thu theo lãi gộp 60.259.372.132 102.13% Doanh thu theo doanh số 96.374.978.443 Tổng sản lượng vận tải 693.687 1 Vận tải biển 572.387 44.194.763.784 2 Vận tải sông 121.294 3.976.397.014 3 Vận tải khách 56.462 5.881.539.532 4 Trung tâm CKD 2.539.867.612 5 Trung tâm Đông Phong 382.376.846 6 Trung tâm DV & XKLĐ 606 1.507.841.606 7 XN SCCK &VLXD 49.423.232 8 Trung tâm du lịch hàng hải 974.629.649 9 Dịch vụ, đại lý 752.532.857 II Nộp ngân sách 1.777.764.510 III Lơi nhuận 619.169.350 103.2% (Nguồn báo cáo thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2003) Trong năm 2004 tổng sản lượng vận tải của công ty đạt 750.000 tấn, đạt 111,881% so với năm 2003, tổng doanh thu lãi gộp 71.220.000.000 VNĐ đạt 118.19% so với năm 2003, tổng doanh số đạt 103.335.000.000 VNĐ đạt 107.22% so với năm 2003, nộp ngân sách 1.650.000.000 VNĐ.Cụ thể Vận tải đường biển của công ty đạt doanh thu 56.450.000.000 VNĐ đạt 127.73%so với doanh thu năm 2003. Vận tải sông đạt 3.900.000.000 VNĐ đạt 98.08% so năm 2003. Vận tải khách doanh thu là 5.000.000.000VNĐ đạt 85.01% so năm 2003. Trung tâm CKD doanh thu 1.800.000.000 VNĐ đạt 70.87% so với 2003. Trung tâm Đông Phong doanh thu là 650.000.000 VNĐ đạt 169.99% so năm 2003. Trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động doanh thu 1.700.000.000 VNĐ đạt 112.74% so năm 2003. Xí nghiệp SCCK & VLXD doanh thu 48.000.000 VNĐ đạt 97.12%. Dịch vụ doanh thu là 672.000.000VNĐ. Công ty thu lợi nhuận là 700.000.000 VNĐ đạt 113% so với năm 2003. Trung tâm du lịch 1000.000.000 VNĐ. Trong năm 2004 công ty đạt những thành công với quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng , đã tiếp tục thưc hiện mô hình sản xuất kinh doanh đa ngành nghề với phương châm lấy vận tải biển làm nhiệm vụ sản xuất chính, lấy xuất khẩu lao động là mũi nhọn.Thực tế trong năm qua chứng minh đó định hướng đúng đắn và có hiệu quả cao. Phòng vận tải biển, phòng kinh tế vận tải, phòng tổ chức cán bộ và lao động trong năm qua khai thác tốt các tàu biển. Trong năm qua đẩy manh xuất khẩu lao động cả về số lượng lẫn chất lượng .trong năm 2004 hoàn thành đóng mới 1 tàu chở hàng khô 6.500 DWT với giá là 100.000.000.000 VNĐ bằng nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước theo kế hoạch đóng mới tàu biển của Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Sau đây là báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2004. Bảng báo Cáo Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh 2004 TT Hạng mục Sản lượng (T,HK) Doanh thu (triệu đồng) % so TH 03 I Tổng số Doanh thu theo lãi gộp 71.220 118,19% Doanh thu theo doanh số 103.335 107,22% Tổng sản lượng vận tải 750.000 1 Vận tải biển 630.000 56.450 127,73% 2 Vận tải sông 120.000 3.900 98,08% 3 Ban tàu khách 50.000 5.000 85,01% 4 Trung tâm CKD 1.800 70.87% 5 Trung tâm Đông Phong 650 169,99% 6 Trung tâm dv & XKLĐ 670 1.700 112,74% 7 Trung tâm du lịch 1000 97,12% 8 XN SCCK & VLXD 48 9 Dịch vụ 672 89.30% II Lãi toàn công ty 700 113% III Nộp ngân sách 1.650 (Nguồn báo cáo thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2004) Năm 2005 với sư chủ động sáng tao trong sản xuất công ty đạt tổng doanh thu là 156.075.000.000 VNĐ đạt 104.8% so với năm 2004. Trong đó hoạt đông vận tải đóng góp vào doanh thu là 81.072.000.000 VNĐ: Vận tải biển doanh thu là 76.370.000.000 VNĐ đạt 118,3% so với năm 2004, vận tai sông doanh thu 4.439.000.000 VNĐ đạt 113,8% so với năm 2004,vận tải khách doanh thu 263.000.000 VNĐ. Doanh thu sản xuất khác đạt 75.003.000.000 VNĐ: trong đó xuất nhập khẩu thiết bị phụ tùng máy thuỷ 64.232.000.000 VNĐ, xuất khảu lao động và nhà khách doanh thu 2.829.000.000 VNĐ, du lịch hàng hải doanh thu 783.000.000 VNĐ, dịch vụ hàng hải 6.160.000.000 VNĐ, doanh thu khác đạt 998.000.000 VNĐ. Lợi nhuận sau thuế là 4.985.900.000 VNĐ đạt 366,544%so với năm 2004. Sau đây báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2005. Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2005 TT Hạng mục SL(T,HK) Doanh thu (triệu đồng) A Tổng doanh thu 823.385 156.075 I Hoạt động vận tải 81.072 1 Vận tải biển 640.000 76.370 2 Vận tải sông 183.385 4.439 3 Vận tải khách 3.600 263 II SXKD khác 75.003 1 XNK thiết bị, phụ tùng máy thuỷ 64.232 2 XKLĐ, nhà khách 2.829 3 Du lịch hàng hải 783 4 Dịch vụ hàng hải 6.160 5 Khác 998 B Lợi nhuận sau thuế 4.985,9 (Nguồn báo cáo thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2005) Kết qủa sản xuất kinh doanh trong vong 3 năm 2003, năm 2004, năm 2005 một mặt công ty đã có thuận lợi nhất định và đạt những thành tích khả quan, đó là doanh thu hàng năm của công ty tăng, năm 2003 là 97.671.000.000VNĐ, năm 2004 là 148.972.000.000 VNĐ, năm 2005 là 156.076.000.000VNĐ. Quy mô công ty đươc mở rộng, công ty sản xuất kinh doanh đa dạng nhiều ngành nghề, đầu tư xây dựng cơ bản của công ty ngay một nhiều. Nhưng mặt khác công ty còn nhiều tồn tại và khó khăn công ty phải khắc phục đó là: Nguồn vốn của công ty hầu hết là vốn vay, vốn nhà nước tại công ty rất ít khoảng 05 tỷ đồng do đó đã hạn chế phần nào đến khả năng đầu tư phát triển và khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty đã xác định vận tải biển là nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty, tuy vậy nhưng các tàu thuộc đội tàu cuả công ty hiện tuổi đã cao (tuổi trung bình gần 20 tuổi ), nên dẫn đến các tàu hay phải dừng lại để sửa chữa, chi phí tiêu hoa nhiên liệu, vật tư phụ tùng nhiều hơn, trong khi giá cước đi tàu gìa lại thấp, đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các tàu biển của công ty. Một nguyên nhân nữa là các đội tàu của công ty còn ít, tải trọng thấp, nên ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trườngvà khả cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển. Một khó khăn nữa là, trong năm 2005 giá cước vận tải biển trong khu vực cũng như quốc tế đột ngột giảm mạnh, trong khi đó giá nhiên liệu vẫn tiếp tục tăng cao đã làm giảm hiệu quả khai thác đội tàu biển của công ty vì trong vận tải biển nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải biển. Trong lúc đó, giá mua tàu trong khu vực và thế giới lại tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu biển của công ty. Năm 2003/2004/2005 sản xuất kinh doanh của công ty gặp những khó khăn do sự ảnh hưởng của nguyên nhân khách quan như dịch cúm gia cầm, thiên tai, bến bãi đỗ tàu, …. phía Trung Quốc đã đóng cửa khẩu, hạn chế khách du lịch qua cửa khẩu Móng Cái đã làm ngưng trệ kinh doanh vận tải hành khách bằng đội tàu cao tốc cua công ty. Trước tình hình đó công ty đã phải quyết định tạm ngừng khai thác tàu khách để giảm bớt thua lỗ. Trong thi trường xuất khẩu lao đông trong nước có sự cạnh tranh gay gắt cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới công việc xuất khẩu lao động của công ty. Việc các nước tiếp nhận lao động thay đổi phương thức tiếp nhận để hạn chế lao động bỏ trốn cũng gây khó khăn nhất định làm chậm tiến trình đưa lao động đi, vừa giảm số lượng đi vừa giảm hiệu quả kinh doanh. Trước tình hình này, công ty phải chú trong nâng cao chất lượng chất lượng tuyển dụng, tạo những điều kiện thuận lợi cho người lao động để ổnn định giữ vững thị trường. Năm 2006 là năm công ty tập trung vào quá trình chuyển đổi sang công ty cổ phần nên phần nào ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2006 là 155.917.000.000 VNĐ trong đó vận tải biển chiêm 68.429.000.000 VNĐ, vận tải sông đạt 5.003.000.000 VNĐ, xuất nhập khẩu phụ tùng máy thuỷ đạt 59.232.000.000 VNĐ, xuất khẩu lao động và nhà khách là 2.805.000.000 VNĐ, du lịch hàng hải đạt 570.000.000VNĐ, dịch vụ hàng hải đạt 19.840.000.000 VNĐ, doanh thu khác là 38.000.000VNĐ. Tổng sản lượng vận tải là 938.988 tấn. Lợi nhuận sau thuế của công ty là 4.653.000.000 VNĐ. Về đầu tư xây dựng cơ bản, công ty đã hoàn thành việc ký kết hợp đồng và chuyển 10% tiền đặt cọc mua tàu New Explorer 220.201 T với tổng mức đầu tư 19 triệu USD. Công ty đầu tư ký kết hợp đồng đóng mới tàu 12.500 T tại nhà máy đóng tàu Hạ Long bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng phát triển Việt Nam với tổng dự toán là 12.8 triệu USD. Một đơn vị của công ty đã tiếp tuc vượt lên trong năm 2006 đạt thành tich khả quan trong sản xuất kinh doanh là Trung Tâm xuất nhập khẩu Đông Phong, tổng doanh thu của trung tâm đạt 41 tỷ đồng bằng 167.7% so với thực hiện năm 2005, đạt 117% kế hoạch năm 2006, lãi gộp 302 tỷ dồng bằng 142.41% so với năm 2005, đạt 107% so với kế hoạch, lợi nhuận của trung tâm đạt 250 triệu đồng . Trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động tuy năm 2006 gặp khó khăn khách quan tại thị trường Malaysia, thị trường Đài Loan, sự cạnh tranh giữa các đơn vị xuất khẩu lao động trong nước quyết liệt, tuyển dụng lao động đặc biệt khó khăn,…Nhưng năm 2006 Trung tâm đã tích cực mở rộng thị trường và đạt đươc thành tích tốt. Ban tàu sông và chi nhánh tại Quảng Ninh đã điều hành và khai thác có hiệu quả cao đăc biệt là trong quản lý tài chính và chi tiêu.Chi nhánh tại Hải Phòng, doanh thu đạt 15.57 tỷ đồng, trong đó doanh thu lãi gộp là5,868 tỷ đồng, lãi 225 triệu đồng. chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều hạn chế, sản xuất kinh doanh chua hiệu quả. Trung tâm du lịch hàng hải 6 tháng cuối năm 2006 đã bắt đầu có doanh thu. Sau đây báo cáo kết qủa kinh doanh năm 2006 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 TT Hạng mục Sản lượng (T.HK) Doanh thu (triệu đồng) A Tổng doanh thu 938.988 155.917 I Hoạt động vận tải 73.432 1 Vận tải biển 730.863 68.429 2 Vận tải sông 208.125 5.003 3 Vận tải khách II SXKD khác 82.485 1 XNK thiết bị phụ tùng máy thuỷ 59.232 2 XKLĐ, nhà khách 2.805 3 Du lịch hàng hải 570 4 Dịch vụ hàng hải 19.840 5 Khác 38 B Lợi nhuận sau thuế 4.653 ( Nguồn báo cáo tổng kế sản xuất kinh doanh năm 2006) Trong năm 2007 công ty hoàn thành quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, với nguồn vốn dồi dào và chủ đông công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Tổng doanh tu toàn công ty là 353.778.000.000 VNĐ đạt 226.9% so với năm 2006, trong đó vận tải biển đạt doanh thu 232.506.000.000VNĐ đạt 339.77% so với năm 2006, doanh thu vận tải sông là 7.028.000.000 VNĐ đạt 140.4% so với năm 2006, dịch vụ,đại lý, vận tải doanh thu là 1.828.000.000 VNĐ, xuất nhập khẩu-máy móc thiết bị là 97.796.000.000 VNĐ, doanh thu khác 14.620.000.000 VNĐ. Công ty vẫn tiếp tục ổn định, duy trì, phát triển các mặt sản xuất kinh doanh, đảm bảo giữ vững, mọi mặt của công ty được mở rộng về đầu tư xây dưng cơ bản , đẩy mạnh đầu tư phát triển đội tàu biển tiếp nhận tàu New Explorer 22.201T vào quý 2/2007. Trong năm 2007 công ty xin mua hai tàu chở hàng có trọng tải 200.000 T và 35.000 T của nươc ngaòi bằng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu của chính phủ và vốn vay thương mai với tổng mức đàu tư khoảng 42 triệu USD, xin đóng mới trong nước tàu có trọng tải 22.500 T với tổng mức đầu tư 48 triệu USD. Xây dựng cơ sở đào tạo để đưa lao động đào tạo đi làm việc ở nươc ngoài tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư là 8 tỷ đồng, đầu tư đóng mới 2 đoàn tàu sông có trọng tải là 1.200t của chi nhánh Quảng Ninh với mức đầu tư dự kiến là 5.73 ty đồng /đoàn đầu tư tàu trọng tải 6.500 tấn của chi nhánh tại Hải Phòng. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công ty hết sức chú trọng vào việc xây dựng và phát triển đội ngũ thuyền viên bằng quy chế tuyển chọn, đào tạo đánh giá cùng với chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý cụ thê : Thường xuyên ưu tiên tuyển chọn sỹ quan được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đi biển tốt về đi tàu cho công ty với chế độ lương thưởng, phụ cấp cao. Công ty trích 500 triệu đồng dành cho công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ thuyền viên của công ty, thường xuyên kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ để đảm bảo được công việc đi tàu theo đúng chức trách đuơc giao. Đối với cán bộ trên bờ đặc biệt quan tâm tới đội ngũ DP, đồng thời việc hiểu rõ và tuân thủ chính sách QLATvà ISM Code là bắt buộc với các nhân viên trên bờ trưc tiếp tham gia vào hoạt động hàng hải của công ty. Ngoài ra công ty thường xuyên tuyển chọn và kiểm tra đội ngũ cán bộ văn phòng để có được đội ngũ nhân viên tốt mẫn cán có chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao để đảm đương công việc trong hiện tại và tương lai. Sau đây là bản báo cáo kết qủa kinh doanh năm 2007. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 (ĐV triệu đồng ) TT Nội dung Doanh thu DT tính lương A Tổng doanh thu 353.778 253.328 1 Vận tải biển 232.506 232.506 2 Vận tải sông 7.028 7.028 3 DV & đai lý vận tải 1.828 790 4 XNK-MMTB 97.796 8.815 5 khác 14.620 4.189 B Tổng lợi nhuận 49.700 49.700 (Nguồn: Bảng tổng hợp thực hiện SXKD năm 2007) Chương 4 Phương hướng mục tiêu của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc trong thời gian tới Tình hình hiện tại của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc là nền móng vững chắc cho sư phát triển của công ty trong tương lai. Nhiều cơ hội mang lại cho cho công ty thì mặt khác thách thức đặt ra cho công ty là không nhỏ. 4.1 Cơ hội 4.1.1 Các yếu tố vĩ mô - Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá, các hoạt động XNK diễn ra sôi động. Trên bình diện vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với một mức khá cao và ổn định. Nằm trong xu thế chung đó, các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu cũng đạt mức tăng trưởng cao. Theo thống kê, tỷ trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm chừng 80% toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu. Do vậy, ngành kinh doanh vận tải biển và các dịch vụ phụ trợ như địa lí hàng hải, môi giới hàng hải, kho bãi và giao nhận ... có tiềm năng phát triển lớn. - Chính phủ khuyến khích và ưu đãi phát triển ngành hàng hải Đến nay, thị phần chuyên chở của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đạt 15% lượng hàng hoá XNK. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành hàng hải trong bối cảnh kinh tế mở cửa, Chính phủ đã có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành vận tải biển và các dịch vụ phụ trợ không những chỉ nhằm vào thị trường trong nước mà còn phục vụ nhu cầu của các nước thuộc hành lang kinh tế Đông Tây vốn không có thuận lợi về giao thông vận tải biển như Campuchia, Lào, Myanmar cũng như vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. - Triển vọng tích cực của thị trường vốn Việt Nam Việc chuyển đổi mô hình từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần của NOSCO diễn ra trong giai đoạn thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Đây là cơ hội vàng giúp Công ty khẳng định mình, nâng cao tính tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh, để từ đó không ngừng gia tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường. Hơn nữa, NOSCO có thể tham gia đầu tư tài chính vào các dự án hoặc các công ty có tiềm năng như một hình thức đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh. 4.1.2 Các yếu tố nội tại - Sự thay đổi hình thức hoạt động Việc chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần sẽ tạo được cho công ty tính tự chủ trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.và tạo nên động lực phát triển cho Công ty khi những người lao động là chủ sở hữu từ đó phát huy tính làm chủ của người lao động. - Sự hỗ trợ tích cực của các cổ đông chiến lược Chuyển sang mô hình công ty cổ phần, NOSCO sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược là Công ty Cổ phần Bảo Minh Sài Gòn. NOSCO sẽ tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí hợp lý hơn. Điều này quan trọng khi Công ty cần phải đầu tư nhiều hạng mục lớn trong tương lai như mua (đóng mới) tàu vận tải… 4.2 Thách thức 4.2.1 Các yếu tố vĩ mô - Khả năng cạnh tranh kém của đội tàu Việt Nam Có thể nói ngành vận tải biển trong nước hiện nay đang “thua trên sân nhà” với một thị phần khiêm tốn là 15%. Tình trạng yếu kém này là do đội tàu Việt Nam của chúng ta có trọng tải nhỏ. Tính đến tháng 4/2005, tổng tải trọng của đội tàu Việt Nam là 3.194.911 tấn xếp thứ 60/150 nước trên thế giới, xếp thứ 4/10 nước trong khu vực ASEAN. Độ tuổi bình quân của đội tàu tương đối cao, trên 15 năm. Các tàu chuyên dụng chở các mặt hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng lâm sản, hoá chất, gas hoá lỏng LPG, dầu thô chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn. Chi phí vận hành, bảo hiểm và sửa chữa cao trong khi chất lượng dịch vụ ngày càng giảm. Trong tương lai, khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các công ước hàng hải quốc tế và bảo vệ môi trường, nếu đội tàu không đựơc đầu tư nâng năng lực vận chuyển và trẻ hoá, nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường hàng hải quốc tế là không tránh khỏi. - Thị trường dịch vụ hàng hải, đại lý môi giới tàu biển, giao nhận hàng hoá.... cạnh tranh ngày càng cao. Trên cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải, trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp nhà nước còn lại là doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chủ yếu tại các trung tâm kinh tế và cảng biển lớn như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vũng Tàu. Về thị trường giao nhận hàng hoá và tiếp vận, hiện nay trên cả nước có hơn 500 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 20 công ty liên doanh nước ngoài. Số lượng các doanh nghiệp gia nhập ngày càng tăng trong khi tốc độ phát triển của thị trường chỉ có một mức độ nhất định. 4.2.2 Các yếu tố nội tại Trong giai đoạn vừa qua, Công ty chưa được năng động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến thị phần bị suy giảm đáng kể. Số cán bộ công nhân viên nhiều tuổi chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nhân viên nghiệp vụ kế cận chưa được thực hiện đúng mức. 4.2.3 Phương án đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực SXKD - Về vận tải biển: Tích cực đầu tư phát triển đội tàu, cụ thể là: Đầu tư tàu hàng khô có trọng tải từ 18.000 DWT - 30.000 DWT, có khả năng đi biển xa để mở thêm vùng tuyến hoạt động; Đầu tư tàu dầu trọng tải khoảng 15.000 T đến 20.000 T vào năm 2007- 2008 tiến tới đầu tư tàu chở Công ten nơ là những phương tiện thị trường khu vực và quốc tế đang cần, có khả năng khai thác và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên những phương tiện này đòi hỏi tiền vốn lớn, trình độ kỹ thuật, khai thác, điều hành và nhất là trình độ sử dụng, vận hành tàu của thuyền viên phải chuyên nghiệp đủ đáp ứng yêu cầu chuyên môn cao. - Đầu tư đổi mới phương thức xuất khẩu lao động và dịch vụ du lịch lữ hành, chú trọng đầu tư về nguồn nhân lực để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, lấy chất lượng làm khâu đột phá. Đào tạo, đào tạo lại, bổ sung những người có tâm huyết, có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm để quản lý, khai thác những lĩnh vực này. Mở mang thêm những ngành nghề có vốn đầu tư thấp nhưng có hiệu quả kinh tế cao như dịch vụ mua bán tàu biển mà trước mắt là mua tàu cho Công ty, kinh doanh nhà khách… 4.2.4 Các giải pháp tổ chức thực hiện - Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình SXKD đa ngành nghề có quy mô rộng hơn, loại hình SXKD phù hợp với nhu cầu của thị trường như dịch vụ mua bán tàu biển mà trước mắt là thực hiện mua tàu cho Công ty, đầu tư khai thác tàu dầu tiến tới tham gia vận chuyển Công ten nơ,… . - Sắp xếp mô hình tổ chức Công ty theo hướng hiện đại, chất lượng, gọn nhẹ đáp ứng được yêu cầu quản lý và mục tiêu của công ty cổ phần là đảm bảo nâng cao lợi nhuận. Mô hình tổ chức phải mang tính chuyên môn hoá cao, phù hợp với các loại hình SXKD của Công ty và phải linh hoạt, thích ứng kịp thời với sự phát triển thị trường, phát huy cao độ tính tự chủ, phẩm chất, năng lực, trình độ của từng người và từng bộ phận trong Công ty. - Đổi mới, mở rộng ngành nghề SXKD song song với đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực SXKD; Kịp thời bổ sung những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu, có hiệu quả kinh tế cao như đầu tư tầu hàng khô có tải trọng lớn có khả năng khai thác trên những tuyến quốc tế xa, đầu tư vận chuyển tàu dầu, tàu Công ten nơ…; Tiếp tục củng cố, hoàn thiện những ngành nghề đã có, đặc biệt là xuất khẩu lao động, phải mở được thị trường mới ngoài những thị trường truyền thống, phải mở rộng ngành nghề xuất khẩu có công nghệ cao ngoài xuất khẩu lao động giúp việc hay lao động phổ thông có thu nhập thấp; Mạnh dạn tổ chức, cơ cấu lại khai thác kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành hàng hải, phải đổi mới khâu tiếp thị khách hàng lấy chất lượng phục vụ làm mục tiêu phát triển trên cơ sở đầu tư đổi mới nguồn nhân lực có tinh thần sáng tạo, có quan hệ rộng rãi và nhất là phải có chuyên môn cùng với sự nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao. - Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; Xây dựng các chính sách phù hợp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu phát triển, đặc biệt là có chính sách thoả đáng, dài hạn để củng cố, thu hút, đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Công ty không để xảy ra tình trạng thiếu hụt những sỹ quan, thuyền viên có chuyên môn cao, năng lực tốt, có tâm huyết với nghề nghiệp cho đội tàu biển hiện có và sẽ có. - Tăng cường hợp tác, củng cố quan hệ với những khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với những khách hàng mới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi phù hợp với luật pháp Nhà nước và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở này, quảng bá truyền thống tốt đẹp, chất lượng dịch vụ cao và những lợi thế của Công ty ra các ban hàng, không ngừng nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường, củng cố vị thế của Công ty. - Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư tầu biển vào thời điểm thích hợp, giá thành hạ, khả năng khai thác ổn định. Chú trọng chuẩn bị các điều kiện thiết yếu về tài chính, nguồn vốn, về nguồn nhân lực, thuyền viên, về tổ chức điều hành khai thác, nguồn hàng, bến bãi, về lực lượng kỹ thuật và các điều kiện khác để năm 2008 thực hiện đầu tư khai thác tàu dầu đảm bảo có hiệu quả ngay từ ban đầu. - Sắp xếp, củng cố, đổi mới và mở rộng các chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện theo tinh thần nâng cao tính tự chủ trong SXKD của các đơn vị. Các chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện tự chịu trách nhiệm cao hơn về hiệu quả SXKD và lợi nhuận thu được, lấy lợi nhuận làm tiêu chuẩn chính đánh giá kết quả hoạt động và thành tích của các đơn vị này. Sau đây kế hoạch sản xuất kinh doanh 2008. Bảng bản kế hoạch sản xuât kinh doanh 2008 (ĐV triệu đồng) TT Nội dung Doanh thu DT tính lương A Tổng doanh thu 1.067.412 893.932 I Vận tải biển 862.312 862.312 II Vận tải sông 8.500 8.500 III Dịch vụ đại lý vận tải 21.100 120 IV XNK-MMTB 160.000 11.500 V Khác 15.500 11.500 B Tổng Lợi Nhuận 150.725 150.725 (Nguồn kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM1145.DOC