Tài liệu Đề tài Phương pháp phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long: Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 1 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài:
Là một tỉnh đất hẹp người đông, nông nghiệp Vĩnh Long có xuất phát
điểm thấp, diện tích đất nông nghiệp là 118.658 ha. Xác định mô hình cho một
nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi, ngành
nghề dịch vụ nhằm từng bước phá thế thuần nông và độc canh cây lúa đồng thời
chuyển từ nền nông nghiệp tự sản, tự tiêu sang nền nông nghiệp hàng hóa, tỉnh
Vĩnh Long đã thực hiện nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ thông qua nghị quyết số 09/NQ - CP ngày
15/06//2000 về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”,
Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt đề án “chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nông nghiệp giai đọan 2001 - 2005 và kế họach 2006 - 2010” với
mục tiêu ...
76 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 1 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài:
Là một tỉnh đất hẹp người đông, nông nghiệp Vĩnh Long có xuất phát
điểm thấp, diện tích đất nông nghiệp là 118.658 ha. Xác định mô hình cho một
nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi, ngành
nghề dịch vụ nhằm từng bước phá thế thuần nông và độc canh cây lúa đồng thời
chuyển từ nền nông nghiệp tự sản, tự tiêu sang nền nông nghiệp hàng hóa, tỉnh
Vĩnh Long đã thực hiện nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ thông qua nghị quyết số 09/NQ - CP ngày
15/06//2000 về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”,
Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt đề án “chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nông nghiệp giai đọan 2001 - 2005 và kế họach 2006 - 2010” với
mục tiêu nông nghiệp tăng trưởng bền vững và liên tục theo vùng sinh thái, phát
triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Quán triệt nghị
quyết trên, tỉnh đã định hướng trong thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp, chỉ đạo tập trung cho các cấp ngành, đồng thời xác định được
ngành hàng và địa bàn sản xuất thích hợp.Qua các năm thực hiện tỉnh đã đạt
được một số thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là trong cơ cấu nôi bộ ngành nông
nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó việc thực hiện chuyển dịch vẫn còn hạn chế và
tồn tại. Đề tài “phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Vĩnh Long” xin được điểm qua tình hình cũng như thành tựu của tỉnh khi thực
hiện việc chuyển dịch và đưa ra các giải pháp góp phần giải quyết những khó
khăn, hạn chế nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn:
- Căn cứ khoa học: ngày nay khoa học công nghệ đã khẳng định vai trò
của mình trong nhiều lĩnh vực và nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Cũng như
các quốc gia khác trên thế giới, nước ta cũng phải công nhận khoa học công nghệ
đã có tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp. Nếu như trước đây, đất đai và lao động là hai yếu tố chủ yếu tác động
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 2 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thì khi đất đai được toàn dụng thì vốn và
khoa học công nghệ là những yếu tố nổi lên hàng đầu.
Những tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi như: công nghệ thụ
tinh nhân tạo, lai tạo giống, chuyển phôi, giúp cải tạo đàn gia súc, gia cầm về
năng suất cũng như chất lượng thịt. Trong trồng trọt việc lai, ghép, nhũng giống
cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, chăm sóc ở nước ta đã tạo ra những
giống cây trồng, rau màu có khả năng kháng bệnh và phẩm chất ngon hơn. Bên
cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến đã tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp và thủy sản. Nhờ đó, hàng nông
sản Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng tạo được thị trường trong nước
và nước ngoài. Chúng ta không chỉ xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm thô và
sơ chế mà các sản phẩm qua chế biến ngày càng nhiều góp phần làm gia tăng giá
trị xuất khẩu. Mức độ tác động của khoa học công nghệ vào nông nghiệp – nông
thôn diễn ra nhanh chóng làm thay đổi quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các thành
phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. Thừa hưởng những thành tựu về khoa học
công nghệ, Vĩnh Long có lợi thế chọn lọc công nghệ phù hợp hơn để đẩy nhanh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ngày càng hợp lý hơn.
- Căn cứ thực tiễn: cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh
Long được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp. Lượng đất phù sa màu mỡ thuộc loại bậc nhất so với các tỉnh khác
trong khu vực, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt cung cấp nguồn nước
tưới phục vụ cho trồng trọt cũng như nuôi trồng và khai thác thủy sản. Vĩnh Long
có Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, có cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ đang xây dựng,
Quốc lộ 53, 54, 80 cùng với giao thông đường thủy khá thuận lợi đã nối liền tỉnh
với các vùng trong cả nước tạo cho Vĩnh Long có vị thế rất quan trọng trong
chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng. Qua các năm thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nền nông nghiệp đã đạt được những
thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, nhiều mô hình sản xuất có
hiệu quả đã được áp dụng thành công góp phần cải thiện một bộ phận đời sống
người dân. Đồng thời người dân Vĩnh Long cần cù, chăm chỉ ham học hỏi đây là
lực lượng lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cùng với sự chỉ
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 3 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp, ban, ngành Tỉnh đã góp phấn thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành công bước đầu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh qua các năm 2001 –
2007, so sánh hiệu quả đạt được từ việc chuyển dịch.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 3 mục tiêu
- Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế của tỉnh sau khi chuyển dịch giai đoạn
2001 – 2007 qua các ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và sơ lược tình
hình nông nghiệp Vĩnh Long trước khi thực hiện chuyển dịch giai đoạn 1995 –
2000.
- So sánh hiệu quả đạt được từ việc chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng
trọt, thủy sản trước khi thực hiện chuyển dịch ( năm 2000) và sau khi thực hiện
chuyển dịch (2007) và hiệu quả của một số mô hình luân canh lúa màu với mô
hình canh tác cũ.
- Các định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
trong thời gian tới và các giải pháp tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng bền vững.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long
thời gian qua như thế nào?
- Hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các lĩnh
vực như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản như thế nào?
- Các giải pháp nào để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả sản
xuất từ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.4.1 Phạm vi không gian:
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long, cụ thể nghiên cứu cơ cấu
nông - lâm – ngư của tỉnh.
1.4.2 Phạm vi thời gian: số liệu của đề tài dược thu thập qua các năm 1995
đến năm 2007.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 4 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
1.4.3 Giới hạn đề tài:
Đề tài phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh
là cơ cấu nông – lâm – ngư, trong đó ngành nông nghiệp phân tích hai lĩnh vực
là trồng trọt, chăn nuôi; lâm nghiệp không đề cập trong đề tài vì chiếm tỉ trọng
nhỏ; ngư nghiệp phân tích hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng.
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu:
- Trồng trọt: cây lương thực, cây ăn trái, rau màu.
- Chăn nuôi: gia súc, gia cầm.
- Thủy sản: đánh bắt và nuôi trồng.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN:
Dương Ngọc Thành ( 2005), chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sau những
năm đổi mới vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Vì đề tài này có ý nghĩa
rất tích cực, là tiền đề cho các chính sách phát triển sản xuất cũng như thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 5 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1 Các khái niệm cơ bản:
2.1.1.1 Kinh tế nông nghiệp:
a) Nông nghiệp:
- Nông nghiệp: theo nghĩa rộng là tổng hợp các ngành sản xuất gắn liền
với các quá trình sinh học (đối tượng sản xuất là những cơ thể sống) gồm nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
- Nông nghiệp: theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Ngành
trồng trọt và chăn nuôi lại được phân ra thành những ngành nhỏ hơn, các ngành
đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hợp thành ngành sản xuất nông
nghiệp.
b) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là những tổng thể các bộ phận hợp thành
kinh tế nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau về chất lượng và hợp
thành hệ thống kinh tế nông nghiệp.
- Theo nghĩa rộng: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm các
ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Theo nghĩa hẹp: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm kinh tế
ngành trồng trọt và chăn nuôi.
c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Là sự thay đổi quan hệ tỉ lệ về mặt lượng giữa các thành phần, các yếu tố
và các bộ phận hợp thành nền kinh tế nông nghiệp theo xu hướng nhất
định.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp cũng có thể diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác.
* Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch
không theo một xu hướng mục tiêu định trước mà là chuyển dịch phụ thuộc vào
tác động của qui luật và điều kiện kinh tế khách quan.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 6 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
* Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hướng, mục tiêu sẵn
có cả về lượng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con người
nhằm thúc đẩy, định hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hướng có lợi và
hiệu quả hơn.
2.1.1.2 Kinh tế nông thôn:
Kinh tế nông thôn là một bộ phận hợp thành kinh tế quốc dân, là tổng thể
các ngành kinh tế trong khu vực nông thôn gồm các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về
chất lượng và theo tỉ lệ nhất định về số lượng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn là một quá trình biến đổi thành phần và quan hệ tỉ lệ các ngành kinh tế nông
nghiệp và dịch vụ từ trạng thái này sang trạng thái khác theo những xu hướng
nhất định.Cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác.
2.1.1.3 Nông nghiệp bền vững:
Năm 1991 theo Fao đưa ra định nghĩa như sau: “phát triển bền vững là
quá trình quản lí và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự
thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức đảm bảo đạt được sự thỏa
mãn một cách liên tục các nhu cầu con người ở thế hệ hiện tại cũng như thế hệ
tương lai. Sự phát triển như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp ( nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn gen động
thực vật, không làm suy thoái môi trường, hợp lí về kĩ thuật, dễ thấy về lợi ích
kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội”. 4 tiêu chí cho nông nghiệp bền vững là:
+ Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương
lai.
+ Đối với những người trực tiếp làm nông nghiệp thì phải đảm bảo việc
làm, đủ thu nhập và điều kiện sống đảm bảo lâu dài.
+ Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên
nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không
phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không
phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn.
+ Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 7 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
2.1.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh là cơ cấu nông – lâm –
ngư, trong đó nông nghiệp chiếm tỉ trọng tương đối lớn. Chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp của tỉnh trong điều kiện ngày nay thực chất là chuyển từ nông thôn
thuần nông sang nông thôn đa dạng hóa ngành nghề, trong nông nghiệp xây dựng
nhiều mô hình sản xuất đa dạng về cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt trong lĩnh vực
ngư nghiệp việc nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển nhanh nhất đặc biệt là
trong lĩnh vực nuôi công nghiệp, đây là mũi đột phá của ngành trong cơ cấu kinh
tế nông nghiệp. Đồng thời phát triển theo hướng bền vững, công nghiệp hóa -
hiện đại hóa.
2.1.3 Sự cần thiết thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Một cách tổng quát, cơ cấu nông nghiệp truyền thống bao gồm các ngành
sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Từ xã hội nông
nghiệp bước sang xã hội công nghiệp, nhờ tác động công nghiệp, nông nghiệp
được công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài các ngành truyền thống như trên còn
có thêm các ngành như: chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy sản, dịch
vụ nông nghiệp,…mang tính chuyên môn hóa. Và khi bước sang xã hội hậu công
nghiệp, lại phát sinh thêm những ngành mới như: công nghệ sinh học, tin học
nông nghiệp, để có ngành nông nghiệp hoàn chỉnh trong tương lai.
Sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của
con người do đó sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng chịu sự tác động mạnh mẽ của
nhu cầu thị trường, thị hiếu, sức mua dân cư, chẳng những chịu sự tác động trực
tiếp của thị trường trong nước mà còn chịu ảnh hưởng cạnh tranh của sản phẩm
ngoại nhập. Cùng tốc độ của tăng trưởng kinh tế, thu nhập và sức mua của tầng
lớp dân cư cũng tăng tương ứng, mức sống được nâng lên, mặt tích cực là đã tác
động kích thích các ngành sản xuất nông nghiệp phải tăng trưởng nhanh để
không chỉ đáp ứng về mặt số lượng và chất lượng do nhu cầu tiêu dùng đã tăng
rất cao. Chính những đòi hỏi này về mặt hàng nông sản đặt ra yêu cầu bức xúc
phải điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 8 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh về nông – lâm – ngư,
báo cáo về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:
- Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: sử dụng phương pháp thống kê, mô tả
thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất, sản lượng,
diện tích qua đó đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi
và thủy sản.
- Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: so sánh hiệu quả việc chuyển dịch giữa
các ngành trồng trọt, thủy sản vì đây là 2 ngành có những hiệu quả nhất định
trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phân tích và đánh giá hiệu
quả sản xuất của các mô hình luân canh lúa màu so với mô hình cũ dựa trên phân
tích các tỉ số tài chính trên 1 ha đất canh tác.
Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất như:
+ Thu nhập/chi phí: 1 đồng chi phí đầu tư thì sẽ thu được bao nhiêu đồng
thu nhập nhằm xác định hiệu quả khai thác sử dụng vốn trên đơn vị đất canh tác.
+ Lợi nhuận/chi phí: 1 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của các mô hình.
+ Lợi nhuận/thu nhập: nhằm xác định khả năng sinh lời từ hoạt động sản
xuất.
- Đối với mục tiêu nghiên cứu 3: chỉ ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của
tỉnh dựa trên kết quả đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 9 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ THỰC
TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG:
3.1.1 Điều kiện tự nhiên:
3.1.1.1 Vị trí địa lí:
Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL),
nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu, tọa độ địa lí 9052’45” đến 10019’50” vĩ độ
Bắc và từ 104041’25” đến 106017’00” kinh độ Đông. Phía Đông Bắc giáp tỉnh
Tiền Giang và Bến Tre, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây và
Tây Nam giáp Cần Thơ và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Cũng như các tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của
vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, đặc biệt là TPHCM và Cần Thơ. Vị trí đó vừa
là thuận lợi, nhưng cũng là thách thức nhất là trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài và thu hút đầu tư lao động chất lượng cao. Mặt khác, Vĩnh Long là nơi tập
trung đầu mối giao thông thủy và bộ mà không tỉnh nào ở ĐBSCL có được, vị trí
đó giúp Vĩnh Long mở rộng giao thương thuận lợi với các vùng trong khu vực và
cả nước. Do đó, phát huy đúng mức lợi thế về vị trí địa lí này sẽ giúp Vĩnh Long
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên là 147.204,84 ha (có qui mô nhỏ
nhất trong các tỉnh ĐBSCL). Diện tích đất nông nghiệp là 119.135 ha (80,93%).
Trong đất nông nghiệp được chia ra thành: đất canh tác cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Chất lượng đất tương đối cân đối
các thành phần NPK, thích hợp cho phát triển ngành trồng trọt. Vùng đất ngập
nước thích hợp cho việc trồng lúa, vùng đất bãi bồi ở các cù lao thích hợp cho
việc phát triển các loại cây ăn trái.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 10 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình:
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 20 cao trình
khá thấp so với mực nước biển (62,85% diện tích có cao trình dưới 1,0 m). Ở
trung tâm tỉnh có dạng lòng chảo và cao dần về hướng bờ sông Tiền, sông Hậu,
sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò
(cao trình 1,2 – 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình dưới 0,4 m). Vĩnh Long có
thể chia làm 3 cấp địa hình như sau:
+ Vùng có cao trình từ 1,0 – 2.0m (chiếm 37,17% diện tích), phân bố
ven sông Tiền, Sông Hậu, sông Mang Thít và các rạch lớn và vùng đất giồng gò
cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Do cao trình lí tưởng, ít ngập lũ và phân bố
ven sông, thuận tiện giao thông, nên đây chính là địa bàn chủ yếu cho hoạt động
công nghiệp, đô thị và dân cư nông thôn. Cơ cấu kinh tế vùng này là cây ăn trái,
cây công nghiệp ngắn ngày (mía, cói), lúa, màu và tiểu thủ công nghiệp.
+ Vùng có cao trình từ 0,4 – 1,0 m (chiếm 61.53% diện tích), với tiềm
năng tưới tiêu tự chảy khá lớn, khả năng tăng vụ cao. Đất trồng cây lâu năm
không thích hợp vì thường bị lũ. Vùng bắc quốc lộ 1A (huyện Bình Minh giáp
với Đồng Tháp) là vùng chịu ảnh hưởng lũ hằng năm, dân cư phân bố ít. Cơ cấu
kinh tế của vùng này là lúa cao sản 2 -3 vụ/năm.
+ Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích), có địa hình
thấp trũng, ngập sâu, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa 2 vụ (đông xuân
– hè thu, hè thu – mùa) trong điều kiện quản lí nước tốt.
3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn:
a) Khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng
ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
+ Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hằng năm từ 25 – 270C, nhiệt độ tối
thấp17,70C. Biên độ nhiệt bình quân giữa ngày và đêm là 7,30.
+ Bức xạ: bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng 7,5 giờ/ngày,
bức xạ quang hợp/năm là 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân từ 2.550
– 2.700 giờ/năm.
Điều kiện thuận lợi về nhiệt và bức xạ dồi dào đã tạo thành lợi thế
nhiệt đới cho phép sản xuất các đặc sản xuất khẩu.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 11 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
+ Độ ẩm: độ ẩm không khí bình quân 80 – 83% tháng cao nhất (tháng
9) 88% và tháng thấp nhất (tháng 3) là 77 %.
+ Gió: trong năm có hai hướng gió chính: gió Đông Bắc thổi từ tháng
10 đến tháng 3 năm sau và gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10, ở Vĩnh Long
hầu như không có bão.
+ Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân của tỉnh khá lớn khoảng
1400 – 1500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/tháng vào mùa khô là 116 –
179mm/tháng.
+Mưa: lượng mưa bình quân 1.450 -1.504mm/năm số ngày mưa bình
quân 100 – 115 ngày/năm. Số lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ tháng 4 đến
tháng 10), ngày bắt đầu mưa từ 12 đến 15/5 và ngày kết thúc mùa mưa từ ngày 4
đến 13/11( tần suất 75%).
Cá biệt năm 1998 do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino và Lanina nên
khí hậu thời tiết có diễn biến phức tạp, khác thường; năm 2000 vàv 2001 cả
ĐBSCL bị ngập lũ lớn nhất trong 60 năm nay.
So với cả nước, Vĩnh Long là nơi có điều kiện khí hậu ưu đãi, rất hiếm
khi có hiện tượng khí hậu khắc nghiệt như ở miền Bắc nên ảnh hưởng tốt đến sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa chỉ tập trung vào mùa mưa trùng
hợp với mùa lũ tạo ngập úng ở những vùng trũng thấp (vùng phía Bắc quốc lộ 1A
là yếu tố hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng này).
b) Thủy văn: Vĩnh Long cách biển Đông gần 200 km nên hầu như không có
nước mặn. Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của
biển Đông thông qua hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu với sông
Mang Thít nối liền hai sông này. Mực nước và biên độ triều khá cao, triều cường
mạnh, biên độ triều vào mùa lũ khoảng 70 – 90 cm và vào mùa khô dao động từ
140 – 144 cm, kết hợp với hệ thống kênh rạch khá chằng chịt (mật độ 67,5 m) tạo
tiềm năng tưới tự chảy cho cây trồng rất lớn, khả năng tiêu rút nước tốt, chủ yếu
tập trung ven bờ sông Tiền, sông Hậu và sông Mang Thít là những nơi có thế đất
cao hơn. Ngoài ra, hệ thống sông rạch phong phú với chế độ thủy văn bán nhật
triều còn là tiềm năng lớn để phát triển giao thông. Tuy nhiên, do phần lớn diện
tích (62,85%) có cao trình mặt đất khá thấp (dưới 1,0m) nhiều vùng bị ngập sâu,
khó tiêu thoát nên phân bố đất trồng cây hàng năm (lúa). Những vùng đất không
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 12 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
ngập lũ hoặc ngập nông, có thế đất cao, tập trung ven hai bờ sông Tiền, sông Hậu
và ven sông rạch lớn, nơi đây trồng cây lâu năm và hoa màu trồng cạn, thổ cư
xen lẫn đất vườn.
Đặc điểm thuận lợi của tỉnh là có nguồn nước ngọt quanh năm dồi dào,
hệ thống kênh rạch khá dày, phân bố đều, kết hợp tác động thủy triều, khả năng
tải lượng nước lớn, trữ lượng nước cao, tạo điều kiện cho chủ động tưới tiêu, có
thể khai thác thích hợp cho thâm canh, tăng vụ, cải tạo đất và ngọt hóa môi
trường nông nghiệp so với các tỉnh khác ven biển Đông và biển Tây thuộc
ĐBSCL.
Tuy nhiên, một số tiểu vùng trũng thấp bị ảnh hưởng nhẹ bởi nước
nhiễm phèn (các huyện Bình Minh, Vũng Liêm, Mang Thít, Trà Ôn). Tiềm năng
khai thác và nuôi trồng thủy sản khá lớn.
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên:
3.1.2.1 Tài nguyên đất: theo kết quả điều tra thổ nhưỡng của chương trình
đất, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn chiếm 70,16% diện tích, đất phù
sa chiếm 29,54% diện tích, đất cát giồng chiếm 0,21% và đất xáng thổi chiếm
0,09% diện tích.
+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất 92.278,13 ha (70,16%), phân bố chủ
yếu ở các vùng thấp trũng của huyện Bình Minh, Tam Bình, Vũng Liêm, Long
Hồ, Mang Thít…Khác với đất phèn vùng tứ giác Long Xuyên và vùng Đông
Tháp Mười, đất phèn ở đây có tầng sinh phèn nằm khá sâu so với mặt tiền đất
nên ít ảnh hưởng đến canh tác, hiện nay nơi đây là vùng lúa năng suất cao của
tỉnh (canh tác 2 -3 vụ/năm), tiềm năng phát triển cây lúa còn lớn nếu trình độ
thâm canh được nâng cao.
+ Đất phù sa: diện tích 38.852,56 ha (29,54%), phân bố tập trung ở
vùng đất cao hai bên sông Tiền – sông Hậu và cù lao giữa sông thuộc các huyện:
Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh, Long Hồ, thị xã Vĩnh Long. Đây là nhóm đất
không phèn, thuận lợi cho canh tác lúa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.
+ Đất cát giồng: có qui mô diện tích nhỏ: 113,794 ha (0,21%) phân bố
tập trung ở huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, hiện trạng chủ yếu làm đất thổ cư và canh
tác cây ăn trái, rau màu. Nhóm đất này có tiềm năng thích nghi hoa màu trồng
cạn và cây ăn trái.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 13 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
+ Đất xáng thổi: qui mô diện tích đất nhỏ (0,09%) phân bố ở vùng ven
sông Mang Thít của huyện Tam Bình. Địa hình cao, thích hợp làm đất ở và đất
xây dựng, trồng cây ăn trái và mía.
Nhìn chung, các kết quả đánh giá đất đai của tỉnh cho thấy: vùng trung tâm tỉnh
phần lớn diện tích đất thấp nên thích nghi cơ cấu 2 – 3 vụ lúa hoặc cơ cấu lúa
mùa hoặc cơ cấu lúa – màu. Vùng ven sông Tiền, Sông Hậu và sông Mang Thít
do thế đất cao hơn, đa số thích nghi cơ cấu cây trồng: lúa – màu hoặc chuyên
màu và cây ăn trái đặc sản. Lợi thế khí hậu nhiệt đới cần phải được lưu ý để phát
triển các sản phẩm nông nghiệp, nhiệt đới vốn rất được yêu thích ở thị trường
Châu Âu.
3.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản: kết quả điều tra các khoáng sản sét và cát
sông của Công ty địa chất khoáng sản (GEOSIMCO), tỉnh Vĩnh Long có:
+ Cát sông: trữ lượng khoảng 70 triệu m3, phân bố chủ yếu ở khu vực
phà Mỹ Thuận. Cát thô sử dụng cho trộn hồ, làm gạch không nung. Ngoài ra, ở
hầu hết các huyện trong tỉnh đều có đất pha sét dùng làm đập thủy nông.
+ Sét: trữ lượng khoảng 92 triệu m3 phân bố chủ yếu ở thị xã Vĩnh
Long và huyện Long Hồ. Thành phần sét gồm có Kaolinite, thích hợp để làm
nguyên liệu sản xuất đồ gốm, gạch ngói. Sét là loại tài nguyên có lợi thế của
Vĩnh Long, từ sét Vĩnh Long đã có đồ gốm xuất khẩu sang Châu Âu.
3.1.2.3 Tài nguyên sinh vật: Vĩnh Long có hệ động vật và thực vật phong
phú, đa dạng có nhiều loại quí hiếm.Thảm thực vật trên đất nông nghiệp bao gồm
tập đoàn cây ngắn ngày và cây dài ngày, cây ngắn ngày chủ yếu là lúa nước,
phân bố khắp toàn tỉnh và vùng ĐBSCL. Lúa nước là cây có qui mô phát triển
hàng đầu so với các loại cây ngắn ngày khác, nó tỏ ra thích hợp với môi trường
sinh thái ở ĐBSCL đã, đang và sẽ còn phát triển mạnh ở đây. Bên cạnh cây lúa
nước, Vĩnh Long còn có hầu hết các loại cây ngắn ngày nhiệt đới như: màu
lương thực, cây công nghiệp, rau quả và cây thuốc.
Trong tập đoàn cây dài ngày có dừa, cây ăn trái ( xoài, chôm chôm,
nhãn, cam, quýt, chanh, bưởi, măng cụt, sầu riêng…) đặc biệt bưởi năm roi ở
Bình Minh và cam sành ở Tam Bình là hai đặc sản mà không nơi nào ở ĐBSCL
có chất lượng bằng và là sản phẩm xuất khẩu có triển vọng.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 14 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Hệ động vật cũng rất phong phú: heo, bò, trâu, gà, vịt… đều đã được
thuần dưỡng từ rất lâu đời, những giống ngoại nhập cũng thích nghi tốt với môi
trường địa phương.
Nguồn tài nguyên thủy sản rất phong phú, gồm thủy sản nước ngọt và
lợ. Vĩnh Long có 3 hệ sinh thái thủy sản chính: hệ kênh rạch, hệ ao hồ mương
vườn, hệ ruộng lúa, là tiềm năng phát triển thủy sản chưa được khai thác tốt.
3.1.3 Tiềm năng kinh tế:
3.1.3.1 Tiềm năng du lich:
Cũng như các tỉnh khác nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long
có tài nguyên du lịch mang đặc thù của sông nước, kênh rạch, miệt vườn. Các thế
mạnh để phát triển du lịch thể hiện ở những danh lam thắng cảnh, những di tích
văn hóa, cùng như di tích lịch sử của Vĩnh Long, tỉ lệ người Khơme thấp nhưng
vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng như: lễ vào năm mới, lễ cúng ông
bà, lễ hội cúng trăng, lễ dâng bông, lễ dâng phước của người Khơme luôn là thời
điểm hấp dẫn du khách tham quan, nhất là những khách du lịch muốn tìm hiểu về
văn hóa, tín ngưỡng.
3.1.3.2 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế:
Nguồn tài nguyên không nhiều nhưng đa dạng, nông sản làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến, đất sét, cát tạo điều kiện để phát triển công nghiệp
vật liệu xây dựng và gốm sứ. Nhiều ngành, nghề truyền thống là cơ sở để phát
triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và tham gia xuất khẩu.
3.1.4 Dân số, lao động:
Dân số trung bình của Vĩnh Long năm 2000 là 1 triệu người, năm 2007
là 1,057 triệu người, mật độ dân số trung bình 708 người/km2 vào hàng cao nhất
của ĐBSCL. Nguồn lao động dồi dào và tỉ lệ tăng khá nhanh, đa số là lao động
nông, lâm, ngư ở tỉnh đều chưa qua đào tạo chiếm tới 97,32%, tỉ lệ lao động đã
qua đào tạo ở các bậc sơ cấp, trung cấp, cao dẳng và đại học chỉ chiếm 2,69%.
Những con số cho thấy hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư còn mang nặng tính
tập quán, truyền thống, trình độ của người lao động còn hạn chế, gây khó khăn
cho việc hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 15 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
3.1.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
Điều kiện tự nhiên Vĩnh Long có nhiều sông rạch và hệ thống đường
bộ chưa phát triển nên giao thông thủy có vai trò đặc biệt quan trọng trong vận
chuyển. Đường thủy chiếm ưu thế về vận chuyển hàng hóa, đường bộ chiếm ưu
thế về vận chuyển hành khách.
3.1.5.1 Đường thủy: sông Tiền và các chi nhánh của nó cùng sông Mang
Thít là những tuyến giao thông chính của tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, hiện nay
hầu hết các sông không sử dụng được cho tàu lớn. Tuyến sông Tiền nối với
TPHCM hiện chỉ lưu thông được tàu có tải trọng dưới 3000 tấn. Hàng hóa vận
chuyển bằng đường thủy chủ yếu là gạo, vật liệu xây dựng, phân bón.
3.1.5.2 Đường bộ: tổng chiều dài hệ thống đường bộ cấp quốc lộ, tỉnh lộ,
hương lộ đến cấp huyện là 320 km. Quốc lộ 1A từ TPHCM qua Vĩnh Long đến
Cần Thơ dài 44 km, quốc lộ 53 nối liền tỉnh Trà Vinh dài 65 km, và quốc lộ 54
nối liền Sa Đéc dài 21 km. Toàn tỉnh có 6 tỉnh lộ dài 117 km.
Nhìn chung hệ thống giao thông bộ ở Vĩnh Long khá thuận lợi cho việc
đi lại và sản xuất hàng hóa ở qui mô phân tán. Đứng trước yêu cầu công nghiệp
hóa nông thôn và sản xuất nông sản tập trung hệ thống đường bộ của tỉnh còn
nhiều khó khăn nhất là tải trọng các cầu ở các tỉnh lộ nối liền các khu, cụm và
tuyến công nghiệp.
3.1.5.3 Điện, nước sinh hoạt:
+ Điện: đến nay 100% số huyện và xã, phường, thị trấn đã có nguồn từ
điện lưới quốc gia, số hộ sử dụng điện chiếm trên 95%. Điện nông thôn chỉ phục
vụ sinh hoạt là chính, phần phục vụ cho sản xuất còn chiếm tỉ trọng nhỏ chỉ đạt
mức 18% điện 3 pha cho phát triển sản xuất.
+ Nước sinh hoạt: hiện nay có 6/8 huyện thị có nhà máy nước. Phát
triển cấp nước ở Vĩnh Long, đặc biệt ở nông thôn là vấn đề hết sức phức tạp vì
điều kiện tự nhiên nhiều sông rạch, dân cư nông thôn phân bố không tập trung và
tập quán quen dùng nước sông, ao. Do đó, cần phải có nhiều mô hình cấp nước
thích hợp ở từng địa bàn cụ thể.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 16 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
3.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHỆP VĨNH
LONG NĂM 2007:
Với sự chỉ đạo của các cấp, ban ngành chức năng Vĩnh Long đã thực
hiện việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với bước đầu đạt được những thành
tựu đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp phát triển liên tục với tốc độ cao. Một số
thành tựu đạt được năm 2007:
- Giá trị sản xuất bình quân/ha/năm đất sản xuất nông nghiệp: 69
triệu/ha/năm, tăng 37,6% so năm 2006, nguyên nhân tăng do sản lượng thủy sản
nuôi công nghiệp tăng 44.557 tấn, giá lúa tăng.
- Diện tích đạt 50 triệu/ha/năm: 34.305,5 ha, chiếm 29,3% diện tích đất
nông nghiệp. Mô hình canh tác cụ thể như sau:
Cây ăn trái: 20.970,6 ha (chiếm 57,6% diện tích cây ăn trái), có thu
nhập từ 50 – 140 triệu đồng/ha.
Đất lúa luân canh màu: 10.400 ha, có thu nhập từ 50 - 55 triệu đồng/ha;
đất chyên màu: 1799,4 ha, có thu nhập từ 73 – 120 triệu đồng: đất trồng cỏ: 60
ha, có thu nhập từ 50 – 75 triệu đồng/ha.
Ao hồ thủy sản: 625,5 ha, có thu nhập từ 180 – 1.440 triệu đồng/ha. Nuôi
thủy sản bãi bồi ven sông: 450 ha, có thu nhập từ 1.440 – 4.020 triệu đồng/ha; đất
chuyên nuôi cá ở Long Hồ, ven sông các xã cù lao, ven sông Hậu từ Tân An
Thạnh – Tân Quới, ven các cồn Lục Sỹ - Phú Thành.
- Diện tích chuyển đổi:
+ Diện tích chuyển dịch từ lúa sang màu: 10 ha, nâng tổng số diện tích
chuyên màu 1.598 ha; diện tích màu luân canh trên ruộng lúa: 16.250 ha.
+ Diện tích chuyển dịch từ lúa sang cây ăn trái lâu năm: 562 ha, nâng tổng
diện tích vườn cây lâu năm: 45.331 ha trong đó diện tích cây ăn trái: 38.559 ha,
cây dừa: 6.732 ha.
+ Diện tích chuyển dịch từ chuyên sản xuất nông nghiệp sang thủy sản:
160 ha, nâng tổng diện tích nuôi thủy sản lên 301 ha.
+ Phong trào sản xuất nấm rơm được phát triển rộng rãi: tổng diện tích
14.869 ha, tập trung nhiều ở Bình Minh (4.975 ha), Tam Bình (3.532 ha), Vũng
Liêm (5.787 ha), Trà Ôn (550 ha), Mang Thít (25 ha). Sản lượng đạt gần 6.859
tấn nấm tươi.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 17 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thủy sản tuy có sự điều chỉnh mạnh vào
năm 2007 nhưng chưa thật sự cân đối so với tiềm năng nuôi trồng thủy sản của
địa phương.Quá trình phát triển thủy sản tuy nhanh nhưng nhìn chung chưa vững
chắc, còn nhiều tiềm ẩn, rủi ro về thị trường, môi trường dịch bệnh, khả năng
cung cầu cũng như năng lực chế biến còn hạn chế.
+ Chuyển dịch cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ còn chậm, trồng
trọt nhất là cây lúa vốn đã chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nhưng do tác động giá
cả thị trường thì nay lại càng tỏ ra có ưu thế hơn cả chăn nuôi. Đặc biệt từ năm
2004 đến nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngoài đàn bò tăng mạnh còn lại đàn
heo và đàn gia cầm có tố độ phát triển chậm lại, chưa ngang xứng với khả năng
và thị trường. Dịch vụ nông nghiệp có lợi thế nhưng chưa được phát huy và đang
ở dạng tiềm năng.
+ Kinh tế thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán, phân đoạn, chuyên canh cây lúa là
đặc trưng cơ bản của kinh tế nông thôn tỉnh nhà. Con đường để gia tăng sản
lượng và giá trị sản lương thông qua thâm canh, tăng vụ lúa đã tới ngưỡng là một
trong những nguyên nhân sâu xa làm chậm tốc độ tăng giá trị của ngành nông
nghiệp. Quá trình tiêu thụ hàng hóa nếu gặp khó khăn về thị trường, giá cả đầu
vào, đầu ra ắt sẽ phát sinh tiêu cực mang tính dây chuyền đến toàn bộ hệ thống từ
người trồng lúa đến các doanh nghiệp thu mua, chế biến, bảo quản xuất lúa gạo
trong tỉnh, mà hậu quả cuối cùng là làm phát sinh sự bất ổn về kinh tế cũng như
xã hội nông thôn.
+ Công tác giống cây trồng, vật nuôi chậm được đổi mới về chất lượng,
công nghệ sản xuất cũng như hệ thống phân phối. Các mặt hàng về trái cây
ngoài cam sành, bưởi 5 roi, xoài cát là đặc sản chính của địa phương có truyền
thống là chất lượng khá song độ đồng đều về chất lượng những năm gần đây có
dấu hiệu sa sút, sản xuất lại manh mún, quá trình sản xuất, thu mua, tiêu thụ,
phân chia ra nhiều công đoạn đã làm phát sinh nhiều chi phí bất hợp lí, đẩy giá
thành lên cao, giảm năng lực cạnh tranh với hàng hóa cùng loại của nước ngoài.
Quá trình ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp khó
khăn nên khi hàng hóa trái cây Vĩnh Long xuất sang thị trường các nước khó
vượt qua hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 18 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
+ Trong xu thế hội nhập các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế, hợp tác,
trang trại đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất quy mô
lớn, tập trung, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học công nghệ mới như kinh
tế hợp tác, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn Vĩnh Long hoạt động còn lúng túng,
nông dân tham gia hợp tác cũng như tổ hợp tác còn mang tính hình thức, hiệu
quả kinh tế mang lại từ sự sản xuất kinh doanh của nhiều tổ hợp tác xã trong
ngành chưa thực sự hấp dẫn đối với nông dân.
+ Năng lực đầu tư về tài chính để hiện đại hóa nông nghiệp như giống cây
trồng, vật nuôi, trình độ sản xuất thâm canh, thông tin thị trường, xây dựng nhãn
hiệu, thương hiệu, nông sản hàng hóa, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, hàng
hóa chưa thật sự xứng với nhu cầu.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 19 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG
NGHIỆP Ở VĨNH LONG.
4.1 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP:
Giai đoạn 1995 – 2000, nông nghiệp Vĩnh Long chiếm 59,2% trong GDP,
giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,25% năm, chiếm tỉ trọng 94,98% -
95,89%, một tỉ lệ “áp đảo”trong cơ cấu nông – lâm – ngư. Sản phẩm chủ yếu là
cây lúa, giá trị sản xuất trên 1 ha là 30,3 triệu đồng, đây là chỉ số thấp.
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp hầu như không chuyển đổi, nông
nghiệp luôn có tỉ trọng cao, thủy sản chiếm vị trí thứ hai, tuy có khá hơn lúc
trước nhưng vẫn còn khiêm tốn, sự mất cân đối trong cơ cấu nông – lâm – nghiệp
kéo dài, chậm được khắc phục gây ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư của tỉnh năm 2000 (tính theo giá
hiện hành) là 3.675.108 triệu đồng, trong đó nông nghiệp là 3.498.309 triệu đồng,
lâm nghiệp là 36.001 triệu đồng, ngư nghiệp là 140.798 triệu đồng ( Nguồn:
SNN&PTNT Vĩnh Long).
Bảng 1: CƠ CẤU GIÁ TRỊ NÔNG - LÂM - NGƯ CỦA TỈNH NĂM 2000.
Chỉ tiêu Cơ cấu ( %)
Nông nghiệp 95,19
Lâm nghiệp 0,98
Ngư nghiệp 3,83
Tổng 100
Nguồn: SNN& PTNT Vĩnh Long.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 20 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Biểu đồ 1: Cơ cấu giá trị nông - lâm -
ngư của tỉnh năm 2000.
95.19%
0.98% 3.83%
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Ngư nghiệp
4.1.1 Nội bộ ngành nông nghiệp:
Cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi – dịch vụ trong nông nghiệp giai đoạn này
chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
Tuy nhiên, trồng trọt vẫn giữ vai trò then chốt trong nông nghiệp, tỉ trọng giá trị
trồng trọt năm 1995 (tính theo giá hiện hành) là 78,95%, năm 2000 giảm còn
73,47% giảm 1,4%/năm.
4.1.1.1 Nội bộ ngành trồng trọt:
Trong giai đoạn này cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất, mặc dù cơ
cấu ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ
trọng cây lâu năm, rau đậu và gia vị.
Bảng 2: CƠ CẤU GIÁ TRỊ NỘI BỘ NGÀNH TRỒNG TRỌT NĂM 2000.
Chỉ tiêu Cơ cấu ( %)
Cây lương thực 58,5
Cây lâu năm 27,7
Rau đậu, gia vị 4,68
Khác 9,12
Tổng 100
Nguồn: SNN&PTNT Vĩnh Long.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 21 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Biểu đồ 2: Cơ cấu giá trị ngành trồng
trọt của tỉnh năm 2000.
58.50%27.70%
4.68%
9.12%
Cây lương thực
Cây lâu năm
Rau đậu
Khác
- Cây lương thực: chủ yếu là cây lúa, năm 1995 chiếm 72,8% giá trị sản
xuất ngành trồng trọt và có xu thế giảm nhanh ở giai đoạn 1996 – 2000, năm
2000 tỉ trọng này còn 58,5% (tương đương 1.559.893 triệu đồng, giá hiện hành),
diện tích lúa tăng giẳm lệ thuộc nhiều vào sản xuất vụ 3 (vụ đông xuân), nguyên
nhân chủ yếu do khó khăn về thời tiết như nắng hạn kéo dài vào thời điểm 1997
và 2000. Mặt khác vào giai đoạn này giá lúa thấp (khoảng 1200đ/kg) không
khuyến khích sản xuất nên diện tích gieo trồng lúa vụ 3 bị thu hẹp. Đây là hậu
quả của việc độc canh cây lúa và qui luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường mà
người nông dân Vĩnh Long phải gánh chịu.
Năng suất lúa bình quân giai đoạn này dao động trong khoảng 4,3 –
4,5tấn/ha, sự tăng giảm năng suất chủ yếu phụ thuộc vào tình hình lũ lụt tác động
vào cuối vụ thu đông, nắng hạn cuối vụ đông xuân và mưa bão cuối vụ hè thu.
Ngoài ra, còn các yếu tố liên quan như sâu bệnh, cỏ dại cũng góp phần ảnh
hưởng đến năng suất lúa. Trong các vụ lúa thì vụ đông xuân có năng suất cao
nhất, kế đến là vụ hè thu, vụ mùa và sau cùng là vụ thu đông. Do thâm canh năng
suất lúa đã đến gần tột đỉnh và có xu hướng chựng lại.Vì thế để gia tăng sản
lượng và thu nhập là tăng chất lượng và giảm chi phí sản xuất.
- Cây lâu năm: chủ yếu là cây ăn trái phát triển do cải tạo vườn tạp,
chuyển đất lúa sang trồng cây ăn trái kết hợp thâm canh nên sản lượng và giá trị
sản xuất liên tục tăng. Qua 5 năm 1996 – 2000, diện tích cây ăn trái tăng 3.851
ha, bình quân tăng 2,74%/năm, sản lượng tăng 0,94%/năm, giá trị sản xuất của
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 22 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
cây ăn trái năm 2000 là 711.822 triệu đồng (theo giá hiện hành). Trong đó diện
tích lớn nhất là nhãn, sầu riêng, bưởi cũng có tốc độ tăng trưởng về diện tích và
sản lượng ở mức cao, cây xoài, cam, quýt diện tích giảm do ảnh hưởng của sâu
bệnh. Tuy nhiên, trái cây Vĩnh Long giai đoạn này còn kém đồng đều về kích
thước, màu sắc,…và còn khoảng 50 – 60% sản phẩm chất lượng xếp loại trung
bình và kém. Cây lâu năm khác là cây dừa, do ít được chăm sóc, bị sâu bệnh,
thiếu thị trường giá bấp bênh nên diện tích, năng suất, chất lượng đều giảm. (phụ
lục 1)
- Rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày: năm 2000 chiếm tỉ trọng 4,68 %,
tương đương 120.235 triệu đồng (giá hiện hành) . Diện tích gieo trồng rau màu,
cây công nghiệp ngắn ngày có khuynh hướng giảm đến năm 1996 và sau đó tăng
dần lên. Chủng loại rau màu sản xuất rất đa dạng, màu lương thực và rau đậu
thực phẩm diện tích tăng ngày càng cao. Cây công nghiệp có xu thế giảm dần
nhất là các chủng loại như mía, đậu phộng, bố trí sản xuất trên đất màu, hiệu quả
kinh tế kém và bắp bênh nên nông dân chuyển sang trồng cây ăn trái hoặc rau
đậu khác để có thu nhập cao hơn. Riêng các chủng loại như: khoai lang, bắp, đậu
nành, dưa hấu, rau đậu thực phẩm có nhiều triển vọng phát triển và mở rộng diện
tích trong cơ cấu mùa vụ luân canh với đất lúa.
Năng suất rau màu, cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khả quan như
bắp, khoai lang, đậu các loại. Năng suất màu thực phẩm và cây công nghiệp đã
ổn định và bảo hòa do sử dụng các giống địa phương. Kể từ năm 2000 đã có
bước đột phá về giống đã góp phần tăng năng suất rau màu. Năng suất và chất
lượng rau màu tiếp tục được nâng cao nếu ứng dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật
liên hoàn trong sản xuất.
4.1.1.2 Nội bộ ngành chăn nuôi:
Trong nội bộ ngành chăn nuôi giai đoạn này gia súc chiếm hơn ½ tỉ trọng.
Trong đó, đàn trâu giảm rất mạnh do cơ giới hóa, đàn bò tăng bình quân 5,82%,
năm 2000 có 14.029 con. Đàn heo tăng khá ổn định (5,63%) năm 2000 có
245.747 con. Đàn gà tăng 7,2%/năm và đàn vịt tăng 5,33%/năm, đến năm 2000
đàn gà là 2.849.651 con và vịt là 2.064.459 con.( phụ lục 2). Tỉ trọng giá trị
ngành chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2000 là 22,58 %,tương đương 790.026
triệu đồng(giá hiện hành).
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 23 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Bảng 3: CƠ CẤU GIÁ TRỊ NGÀNH CHĂN NUÔI NĂM 2000.
Chỉ tiêu Cơ cấu (%)
Gia súc 55,59
Gia cầm 42,92
Khác 1,49
Tổng 100
Nguồn: SNN& PTNT Vĩnh Long.
Biểu đồ 3: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi của
tỉnh năm 2000.
55.59%
42.92%
1.49%
Gia súc
Gia cầm
Khác
Nuôi gia cầm chủ yếu là gà thịt ở hộ gia đình, trong khi đó nuôi công
nghiệp ở các trại có mức lãi thấp do chi phí cao và giá bán sản phẩm thấp. Ngoài
ra trong giai đoan này có nuôi gà chuyên trứng cho hiệu quả cao.
Tổng sản lượng thịt hơi năm 2000 là 46.920 tấn cao hơn năm 1996 là
10.047 tấn, bình quân 46kg/người/năm. Chăn nuôi luôn cố gắng vươn lên để tăng
qui mô đàn, góp phần cải thiện đời sống tăng thu nhập cho nông hộ, song vẫn
chưa trở thành ngành sản xuất chính. Chăn nuôi Vĩnh Long giai đoạn này chủ
yếu là ở nông hộ qui mô nhỏ, giá thành cao, chất lượng thiếu đồng đều, chất
lượng giống có cải thiện nhưng vẫn còn chậm.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 24 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
4.1.2 Thủy sản:
Giai đoạn này thủy sản phát triển chậm không tương xứng với tiềm năng
vốn có, giá trị thủy sản giai đoạn 1996 – 2000 có tốc độ tăng thấp 2,51%/năm,
trong đó khai thác 0,45%/năm và nuôi trồng 3,12%/năm (Nguồn: SNN&PTNT
Vĩnh Long). Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng đều qua các năm nhưng sản
lượng chủ yếu vẫn là do khai thác, nuôi trồng thủy sản giai đoạn này vẫn chưa
phát triển mạnh.
Bảng 4: CƠ CẤU GIÁ TRỊ NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2000.
Chỉ tiêu Cơ cấu (%)
Khai thác tự nhiên 55,9
Nuôi trồng 37,7
Dịch vụ thủy sản 6,4
Tổng 100
Nguồn: SNN & PTNT Vĩnh Long.
Biểu đồ 4: Cơ cấu giá trị ngành thủy
sản của tỉnh năm 2000.
55.90%37.70%
6.40% Khai thác tự nhiên
Nuôi trồng
Dịch vụ TS
. Sản lượng thủy sản trước năm 2000 hầu như không tăng chỉ đến năm
2000 mới có bước nhảy vọt (phụ lục 3). Tổng sản lượng thủy sản năm 2000 đạt
17.068 tấn ( tăng 734 tấn so năm 1996, chiếm 68% sản lượng thủy sản giai đoạn
này), giá trị sản xuất của ngành thủy sản năm 2000 là l40.798 triệu đồng, trong
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 25 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
đó khai thác đạt 78.819 triệu đồng, nuôi trồng đạt 53.171 triệu đồng (giá hiện
hành). Khai thác thủy sản ở Vĩnh Long chủ yếu thực hiện trên sông và khai thác
nội đồng với những phương tiện nhỏ, thô sơ, sản lượng khai thác không tăng và
có xu hướng giảm.
Bảng 5: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN
1995 - 2000.
Nguồn: SNN&PTNT Vĩnh Long.
Diện tích nuôi tăng rất chậm thậm chí diễn biến qua các năm còn có xu
hướng giảm, giai đoạn 1996 – 2000 diện tích nuôi không ổn định. Phương thức
nuôi phổ biến với tôm là quảng canh, cá thì áp dụng phương thức nuôi cải tiến và
bán thâm canh nên đạt năng suất khá.
Hoạt động dịch vụ thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng giá trị
sản xuất ngành thủy sản (giá hiện hành), năm 1996 đạt 1.844 tỉ đồng (chiếm
1,74%), năm 2000 đạt 8.808 triệu đồng (chiếm 6,26%).
Nhìn chung thủy sản Vĩnh Long giai đoạn này do chưa có sự hỗ trợ phát
triển một cách toàn diện, chưa được xây dựng một cách đầy đủ nên chưa phát
triển mạnh. Khai thác và nuôi trồng thủy sản phần lớn còn mang tính tự phát,
việc quản lí, bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được mọi người nghiêm túc thực
hiện. Tuy nhiên, với môi trường và nguồn thủy sinh vật khá phong phú và đa
dạng được xem là tiềm năng lớn cho việc nuôi thủy sản nước ngọt nhất là ở
mương vườn, ruộng lúa, bãi bồi. Thủy sản Vĩnh Long trong thời gian tới hứa hẹn
sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn của tỉnh
nếu như chúng ta biết tận dụng lợi thế và có những định hướng phát triển phù
hợp.
Sản lượng thủy sản Tốc độ tăng trưởng
bình quân/năm (%)
Khai thác 0,54
Nuôi trồng 3,11
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 26 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
4.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2001 – 2007:
Cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, những năm qua Vĩnh Long
thực hiện sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí
hậu diễn biến phức tạp, giá các sản phẩm nông nghiệp luôn biến động thiếu ổn
định, tốc độ phát triển trên các lĩnh vực không đồng đều,…nhưng nhìn chung sản
xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long đã đạt được bước phát triển đáng kể, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Long đang khởi sắc. Cơ cấu giá trị nông – lâm
– ngư nghiệp của tỉnh có sự chuyển biến rõ rệt, tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp
qua các năm giảm. Trong đó, nông nghiệp năm 2001 là 94,82 %, năm 2007 là
82,42 %; ngư nghiệp năm 2001 là 4,2 %, năm 2007 là 16,78 % tỉ trọng ngành
ngư nghiệp tăng mạnh đặc biệt nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh.
Bảng 6: CƠ CẤU GIÁ TRỊ NÔNG - LÂM - NGƯ GIAI ĐOẠN 2001 - 2007.
Nguồn: SNN&PTNT Vĩnh Long.
Cơ cấu (%) Năm
Nông Nghiệp Lâm Nghiệp Ngư Nghiệp
Năm 2001 94,82 0,98 4,2
Năm 2002 94,55 0,88 4,57
Năm 2003 93,63 0,89 5,49
Năm 2004 91,52 0,84 7,63
Năm 2005 89,89 0,95 9,16
Năm 2006 87,44 0,96 11,6
Năm 2007 82,42 0,8 16,78
Tỉ lệ chuyển
dịch cơ cấu
(%)
-12,4 -0,18 +12,58
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 27 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Biểu đồ 5: Cơ cấu giá trị nông - lâm -
ngư của tỉnh năm 2007.
82.42%
0.80%
16.78%
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Ngư nghiệp
4.2.1 Nội bộ ngành nông nghiệp:
Nông nghiệp Vĩnh Long giai đoạn 2001 – 2007, trồng trọt vẫn chiếm tỉ
trọng cao nhất, kế đến là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, trồng trọt
có xu hướng giảm ở giai đoạn 2001 – 2005, nhưng năm 2006, 2007 lại có xu
hướng gia tăng nên tốc độ tăng trưởng giá trị ngành trồng trọt giai đoạn này tăng
khá 13,79%, chăn nuôi là 12,96%.
Bảng 7: CƠ CẤU GIÁ TRỊ NỘI BỘ NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN
2001 - 2007.
Cơ cấu (%) Năm
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Năm 2001 73,87 22,6 3,53
Năm 2002 71,73 25,33 3,3
Năm 2003 71,28 25,5 3,22
Năm 2004 71,55 25.41 3,04
Năm 2005 72,88 24,02 3,1
Năm 2006 77,81 18,63 3,57
Năm 2007 74,37 21,78 3,86
Tỉ lệ chuyển dịch(%) +0,5 -0,82 +0,33
Tốc độ tăng trưởng giá trị bình
quân(%)
+13,79 +12,96 +15,33
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê và SNN&PTNT Vĩnh Long.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 28 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
4.2.1.1 Nội bộ ngành trồng trọt:
Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, trong
đó chủ yếu là cây lương thực mà cây lúa giữ vị trí số 1, kế đến là cây lâu năm chủ
yếu là cây ăn trái, sau cùng là rau đậu, gia vị. Tuy nhiên trong giai đoạn này cây
lương thực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, cây lâu năm có tốc độ tăng trưởng
khá đặc biệt trong giai đoạn này cây màu phát triển rất mạnh do áp dụng nhiều
biện pháp chuyển đổi canh tác. Năm 2007, giá trị ngành trồng trọt của tỉnh là
7.782.965 triệu đồng, trong đó cây lương thực là 5.787.938 triệu đồng, cây lâu
năm là 2.198.710 triệu đồng, rau đậu các loại là 716.927 triệu đồng (giá hiện
hành)
Bảng 8: CƠ CẤU GIÁ TRỊ NỘI BỘ NGÀNH TRỒNG TRỌT GIAI ĐOẠN
2001 - 2007.
Cơ cấu (%) Năm
Cây lương
thực
Cây lâu năm Rau màu Khác
Năm 2001 55,61 30,34 5,01 8,04
Năm 2002 57,27 28,65 5,71 8,37
Năm 2003 53,77 30,96 7,35 7,93
Năm 2004 51,94 32,79 6,12 9,15
Năm 2005 49,33 37,20 13,42 0,05
Năm 2006 45,40 38,15 16,45 _
Năm 2007 42,12 38,35 19,55 _
Tỉ lệ chuyển dịch
(%)
-13,49 +8,01 +14,54 _
Tốc độ tăng trưởng
giá trị bình quân
(%)
+8,43 +15,48 +32,31 _
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê và SNN&PTNT Vĩnh Long.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 29 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Biểu đồ 6: Cơ cấu giá trị ngành trồng
trọt của tỉnh năm 2007.
42.12%
38.35%
19.55%
Cây lương thực
Cây lâu năm
Rau màu
a) Cây lương thực: có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất (+8,43%) do
trong những năm qua diện tích trồng lúa đều giảm (phụ lục 4). Cây lúa được gieo
trồng từ 3 vụ mùa chính là đông xuân, hè thu và thu đông. Trong những năm qua
nhờ chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiến bộ và
được sự trợ giúp của các cấp ngành về máy móc, thuốc bảo vệ thực vật và các
chương trình khuyến nông nên nông dân đã tích góp được nhiều kinh nghiệm sản
xuất lúa, năng suất qua các năm đều tăng. Tuy nhiên sâu bệnh trên cây lúa vẫn
còn là nỗi lo của bà con, nhất là trong 2 năm 2006, 2007, bệnh vàng lùn, lùn xoắn
lá, rầy nâu để lại di chứng nặng nề. Giảm diện tích lúa vụ 3 là kết quả của sự chỉ
đạo kiên quyết của các cấp chính quyền, vận động của các đoàn thể và thực tiễn
nhiều năm về sâu bệnh của vụ lúa sau. Giảm diện tích gieo trồng đi đôi với tăng
năng suất lúa trong điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, sâu bệnh phá hoại là sự
nỗ lực vượt bậc của người sản xuất. Đồng thời ngành nông nghiệp và các cấp
chính quyền đã thực hiện khá tốt việc tuyên truyền vận động nông dân làm đất kỹ
trước khi gieo sạ, xuống giống tập trung theo lịch thời vụ, đảm bảo nguồn nước
tưới tiêu, kiểm soát chặt chẽ sâu bệnh,…
Giá lúa trong những năm qua tuy có gia tăng nhưng không ồn định, trong
khi đó giá nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu phục vụ
sản xuất lúa đều tăng mạnh dẫn đến chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận thực tế
của người trồng lúa là thấp. Trong những tháng đầu của năm 2008 này, nông dân
ở đồng bằng sông Cửu Long có được niềm vui là nhờ vụ đông xuân được mùa và
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 30 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
trúng giá. Năng suất lúa vụ này đạt bình quân từ 7 – 7,5 tấn/ha, điều mà nông dân
phấn khởi hơn là giá lúa tăng rất cao và gần như tăng hằng ngày, đây là tín hiệu
đáng mừng cho người trồng lúa. Tuy nhiên, để năng suất lúa tăng cao, giá lúa ổn
định thì cần có sự hỗ trợ của các cấp ngành có liên quan để thu nhập của nông
dân trồng lúa khá hơn.
b) Cây lâu năm: trong những năm qua tốc độ tăng trưởng khá (+15,48%),
chủ yếu là cây ăn trái. Có thể nói cây ăn trái là cây có vị trí quan trọng đứng thứ
hai sau cây lúa ở Vĩnh Long.
Giai đoạn 2001 – 2004, cơ cấu giá trị gia tăng của cây ăn trái trong tổng
giá trị tăng thêm của ngành trồng trọt đã tăng 4,57% trong khi so với cây lúa giai
đoạn này có tỉ lệ chuyển dịch giảm -4,35%. Xét về tốc độ tăng trưởng bình quân
trong nội bộ cây ăn trái giai đoạn 2001 – 2004, cây bưởi có sản lượng đạt tốc độ
tăng trưởng cao nhất 49,33%, kế đến là xoài 36,64%, chôm chôm 11,82%,…(
SNN&PTNT).
Trong giai đoạn 2005 – 2007, diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh lại tiếp
tục tăng, dẫn đến sản lượng cũng tăng rất nhiều (phụ lục 4) đưa giá trị kinh tế
vườn tăng gấp 2 – 3 lần. Diện tích cây ăn trái tăng là do hiện nay ngành nông
nghiệp Vĩnh Long đang tập trung hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh thâm
canh cây ăn trái, với mô hình này đem lại thu nhập và lợi nhuận tăng gấp 3 – 5
lần so với trước kia. Với thế mạnh của vườn cây ăn trái đặc sản, tỉnh đang nổ lực
quy hoạch, định hướng phát triển vườn cây theo hướng chất lượng cao, có lợi thế
cạnh tranh. Đặc biệt tỉnh chủ trương vận động nông dân phát triển mạnh mô hình
sản xuất thành vùng chuyên canh lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời hội
nhập khắc phục nhanh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng
nguyên liệu,…vì thế tỉnh coi công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ
hàng đầu. Năm 2007, tỉnh giao các ngành chức năng tổ chức tập huấn kỹ thuật
cho trên 200 nhà vườn, hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp sản xuất nhằm phát
triển vùng sản xuất hàng hóa bền vững đồng đều về chủng loại, đảm bảo về chất
lượng, đẹp về hình thức. Song song đó tỉnh tiến hành nhân rộng các mô hình hợp
tác xã trái cây, kết hợp thực hiện các giải pháp tích cực khẳng định thương hiệu
trái cây Vĩnh Long. Bên cạnh đó, các ngành chức năng vận động bà con mở rộng
vùng sản xuất trái cây hàng hóa theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch của Châu Âu
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 31 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
(GAP) như: bưởi năm roi Bình Minh; cam sành Tam Bình, Trà Ôn; quýt đường
Trà Ôn; bòn bon, măng cụt ở các xã cù lao của huyện Vũng Liêm; xoài cát chu,
nhãn xuồng ở Mang Thít,…Cùng các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc
Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long đang tiếp tục triển khai dự án nâng cao chất lượng
9 loại trái cây đặc sản trong vùng. Mỗi tỉnh sẽ chọn và phát triển từ 1 đến 3 cây
chủ lực, khuyến khích nhà vườn đầu tư cùng dự án dẫn đến hình thành các vùng
chuyên canh cây ăn trái đặc sản cho sản lượng cao, chất lượng tốt.
Cây lâu năm khác chủ yếu là cây dừa: đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho công nghiệp chế biến dầu ăn. Tuy nhiên Vĩnh Long chỉ sản xuất cùi dừa và
dầu dừa thô vì không có nhà máy chế biến nên giai đoạn 2001 – 2006 sản lượng
dừa giảm (phụ lục 4). Nguyên nhân nữa là do đất vườn trồng cây ăn trái có hiệu
quả hơn trồng dừa nên đã hạn chế khả năng phát triển cây dừa, khả năng phát
triển cây dừa phụ thuộc vào khả năng đa dạng hóa các sản phẩm chế biến có giá
trị từ dừa.
c) Cây công nghiệp hằng năm: có vai trò rất quan trọng việc cung cấp
nguyên liệu, thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. Do đó sự chuyển dịch cơ
cấu cây công nghiệp hàng năm nói lên khả năng chuyển dịch cơ cấu theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vĩnh Long có 5 loại cây công nghiệp hàng năm
là: mía, đậu nành, đậu phộng, cói, thuốc lá.
Bảng 9: BIẾN ĐỘNG VỀ DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÂY
CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 2001 - 2006.
Đơn vị tính: %
Cây công nghiệp hằng năm Diện tích và sản lượng Thay đổi
Diện tích -55,51Mía
Sản lượng -54,42
Diện tích -11,43Đậu phộng
Sản lượng +24,00
Diện tích +90,89Đậu nành
Sản lượng +87,55
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê và SNN&PTNT Vĩnh Long.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 32 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Trong các cây công nghiệp hàng năm thì cây mía có sự thay đổi rất lớn về
diện tích và sản lượng, diện tích mía giảm từ 636 ha (năm 2001) xuống còn 283
ha (năm 2006) (phụ lục 5). Nguyên nhân là do giá đường trong nước cao hơn giá
đường nhập khẩu vì giống mía trồng có chất lượng thấp, công nghiệp chế biến
lạc hậu nên tỉ lệ thu hồi đường thấp làm cho giá thành cao không đủ sức cạnh
tranh với đường nhập khẩu. Đây là dấu hiệu tốt trong chuyển dịch cơ cấu cây
trồng một cách hợp lý hướng theo kinh tế thị trường nhờ vào lợi thế so sánh từng
vùng.
Trong khi đó cây đậu nành có tốc độ tăng trưởng bình quân/năm cao nhất
và ổn định về sản lượng cũng như diện tích trong các loại cây công nghiệp hàng
năm giai đoạn 2001 – 2007. Nguyên nhân là do tỉnh đã áp dụng và chuyển đổi,
nhân rộng mô hình chuyên canh màu trên đất lúa, trong đó đậu nành phát triển
mạnh nhằm cải tạo độ phì nhiêu cho đất và tăng thêm thu nhập trên 1 ha đất lúa
canh tác của tỉnh với mô hình này các huyện đã triển khai mang lại hiệu quả rất
cao, đặc biệt là huyện Bình Minh. Đồng thời do nhu cầu thực phẩm của người
dân rất lớn nên việc tiếp tục phát triển cây đậu nành cả về diện tích và công
nghiệp chế biến là đòi hỏi khách quan.
Đối với đậu phộng: vì đất đai không thích hợp để trồng cây đậu phộng nên
dẫn đến năng suất thấp, diện tích trồng cây đậu phộng năm 2006 giảm so với
năm 2001 là 4,6 ha (hay giảm 11,43 %) nhưng sản lượng lại tăng 35 tấn (24 %)
do năng suất đậu phộng tăng. Năng suất đậu phộng năm 2001 là 14,13 tạ/ha, năm
2006 tăng lên 20,36 tạ/ha. Tuy nhiên do sản lượng ít nên đậu phộng được dùng
làm thức ăn bổ sung cho con người mà không được chế biến làm dầu vìVĩnh
Long không có cơ sở ép dầu phộng.
d) Rau màu:
Mặc dù rau màu chiếm cơ cấu nhỏ trong cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt so
với các loại cây khác nhưng lại là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa
ăn hằng ngày của con người cho nên phát triển các loại rau màu có ý nghĩa quan
trọng trong việc đa dạng hóa cây trồng với lại nhu cầu của người dân trong tỉnh
cũng cao. Năm 2001 tỉ trọng cây màu trong cơ cấu trồng trọt là 5,01%, năm 2007
tỉ lệ này là 19,55% tăng 14,54%, bình quân tăng 2,07%/năm. Tỉ trọng cây màu
tăng là do những năm qua tỉnh đã phát triển mạnh mô hình luân canh màu trên
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 33 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
đất lúa đem lại lợi nhuận cao gấp 2 – 3 lần so với việc độc canh cây lúa. Đồng
thời trong tỉnh đã có vùng chuyên canh rau, màu phát triển mạnh thuộc các xã
phía bắc Quốc lộ 1A thuộc huyện Bình Minh và các xã đông Quốc lộ 53 thuộc
huyện Vũng Liêm. Vùng rau màu còn phát triển mạnh ở các xã dọc tuyến sông
Măng thuộc huyện Trà Ôn, Tam Bình và dọc tuyến sông Tiền thuộc thị xã Vĩnh
Long. Phát triển rau màu từng bước phá thế độc canh cây lúa là hướng đi thích
hợp trong việc chỉ đạo phát triển bền vững trồng trọt. Bên cạnh đó, tận dụng thời
gian nhàn rỗi, phụ phẩm và khoảng trống quanh vườn để sản xuất nấm rơm tăng
thêm thu nhập đã được chú ý và phát triển.
4.2.1.2 Nội bộ ngành chăn nuôi:
Giai đoạn 2001 – 2004: cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp
đều tăng, năm 2001 là 22,6%, năm 2004 là 25,41%. Giai đoạn 2004 – 2007, do
ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng bùng phát trong cả nước
làm giảm đàn gia súc, gia cầm, người nuôi bị lỗ nên những năm 2004 – 2006 tỉ
trọng ngành chăn nuôi giảm. Nhưng năm 2007, giá cả hợp lí chăn nuôi có lãi,
dịch bệnh được khống chế nên tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng 3,15% so năm 2006.
Năm 2007, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (giá hiện hành) là 1.694.943
triệu đồng, trong đó gia súc đạt được 1.012.068 triệu đồng, gia cầm là 303.228
triệu đồng.
Bảng 10: BIẾN ĐỘNG LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2001 -
2007.
Đơn vị tính: ngàn con.
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê Vĩnh Long và số liệu của SNN&PTNT
Vĩnh Long.
Năm 2001 Năm 2007 Thay đổi (%)
Trâu 0,3 0,17 -43,3
Bò 14,5 65,4 +351,0
Heo 256,9 304,2 +18,4
Gia cầm 5.372,1 2.894,9 -46,1
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 34 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Trong chăn nuôi thì gia súc chiếm tỉ trọng cao nhất và đóng vai trò rất
quan trọng vì nó là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu mà chưa có ngành nào có
khả năng thay thế được. Trong khi đó gia cầm bị ảnh hưởng bởi dịch H5N1 càng
làm cho vị thế gia súc được nâng cao. Gia súc được nuôi chủ yếu ở Vĩnh Long là
heo, bò và các loại khác nhưng số lượng không đáng kể. Heo là loại gia súc được
nuôi phổ biến ở Vĩnh Long vì nó phù hợp với điều kiện chăn nuôi và tập quán
sản xuất của người dân. Giai đoạn 2001 – 2007 cơ cấu ngành chăn nuôi tăng nên
sản lượng cũng tăng (phụ lục 6). Nhưng việc chăn nuôi heo chủ yếu ở hộ gia
đình, qui mô sản xuất lớn chưa nhiều, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún
thường gây khó khăn trong công tác quản lí khi có dịch bệnh xảy ra. Đồng thời
giá cả bấp bênh, không ổn định là nỗi băn khoăn của người chăn nuôi mặc dù giá
heo đã gia tăng trong thời gian qua.
Bò là loại gia súc được nuôi nhiều thứ hai trong tỉnh tập trung nhiều ở
huyện Vũng Liêm. Nuôi bò là hình thức chăn nuôi khá đơn giản và tiện lợi, tiêu
tốn ít chi phí và lợi ích kinh tế khá cao nên chăn nuôi bò tăng khá trong giai đoạn
2001 – 2007. Năm 2001 tỉnh có 14,6 ngàn con, năm 2007 là 65,3 ngàn con tăng
gấp 4 – 5 lần (+351%), đây được xem là mức tăng đột biến trong lĩnh vực chăn
nuôi. Hiện nay người chăn nuôi bò tập trung nuôi bò thịt và bò giống. Sản lượng
đàn bò tăng mạnh ở hai huyện Vũng Liêm và Trà Ôn do điều kiện địa hình cao,
không ngập lũ người chăn nuôi có kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt và bước đầu
hình thành thị trường tiêu thụ. Chương trình phát triển đàn bò chất lượng cao của
tỉnh đã triển khai các dự án hỗ trợ người chăn nuôi cải tạo đàn bò theo hướng lai
sind và hướng đến sind hóa đàn bò để nâng cao tầm vóc, thể trọng và chất lượng
thịt của đàn bò địa phương. Toàn tỉnh có trên 2.300 hộ chăn nuôi bò sinh sản
trong đó 650 hộ chăn nuôi bò sinh sản chuyên nghiệp, chất lượng đàn bò giống
từng bước được nâng lên. Tỉnh đã đầu tư nâng cấp trại bò giống với 90 con bò
giống cao sản, đẩy mạnh việc lai tạo đàn bò cung cấp con giống chất lượng cao.
Qua khảo sát mô hình chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả kinh tế cao do nhu cầu tiêu
thụ và giá thịt bò hơi đứng ở mức cao.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 phát triển tổng đàn bò đạt từ 95.000
– 100.000 con trong đó tỉ lệ đàn bò lai Zebu đạt trên 65% tổng đàn, ngành nông
nghiệp Vĩnh Long đã qui hoạch vùng chăn nuôi bò thịt tập trung ở địa bàn 17 xã
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 35 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
thuộc huyện Vũng Liêm và Trà Ôn. Theo phương án phát triển chăn nuôi giai
đoạn này, tỉnh huy động nguồn vốn đầu tư 66,4 tỉ đồng trong đó tập trung bò sinh
sản trên 22 tỉ đồng. Ngành nông nghiệp đã xây dựng dự án đầu tư bò thịt chất
lượng cao như chuyển giao kĩ thuật chăn nuôi bò thịt với qui mô trên 5000 bò cái
và 121 bò đực lai Sind, tiếp tục thực hiện Zebu hóa đàn bò và cho lai tạo với các
giống bò thịt có năng suất cao như Brahman đỏ, Drough Master,…theo hướng
sản xuất thịt chất lượng cao và cung cấp sữa hàng hóa, đầu tư trang bị và đào tạo
70 kĩ thuật viên gieo tinh nhân tạo. Các huyện qui hoạch diện tích trồng các loại
cỏ cao sản như cỏ voi, cỏ sả trên 642 ha, và trồng xen cỏ trong vườn và tận dụng
diện tích cỏ tự nhiên cung cấp nguồn thức ăn tươi cho bò. Đồng thời xây dựng
thêm một lò giết mổ tập trung đảm bảo cung ứng thịt cho các tỉnh lân cận và
TPHCM.
Tuy nhiên khó khăn cho người chăn nuôi bò hiện nay là tình trạng nuôi
phân tán, chưa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ từ khâu sản xuất - thu mua - chế biến
- bảo quản - tiêu thụ để tạo ra lượng hàng hóa lớn với chất lượng cao, giá thành
hợp lí, nâng cao cạnh tranh trên thị trường.Tốc độ phát triển đàn bò đang có
hướng chậm lại do khan hiếm nguồn thức ăn tươi, giá bò giống tăng cao trong
khi giá thịt bò hơi không ổn định do ảnh hưởng của dịch bệnh. Vì thế, tỉnh cần
quan tâm theo dõi và có phương hướng để giữ vững và phát triển đàn bò trong
thời gian tới.
Gia cầm Vĩnh Long chủ yếu là các loại gà, vịt, ngan, ngỗng,…đây là
nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu thứ 2 sau lượng thịt gia súc. Gia cầm được
nuôi chủ yếu ở hộ gia đình, các cơ sở chăn nuôi và trang trại. Từ năm 2001 –
2004 sản lượng gia cầm đều tăng hằng năm nhưng từ năm 2004 trở đi sản lượng
gia cầm giảm súc là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm ( phụ lục 6).
4.2.2 Nôi bộ ngành thủy sản:
Sản xuất thủy sản được các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng như Vĩnh
Long xác định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Có thể nói thủy sản là ngành có bước đột phá
của Vĩnh Long giai đoạn 2001 – 2007, cơ cấu giá trị ngành thủy sản của tỉnh
trong cơ cấu nông – lâm – ngư liên tục tăng nhanh qua các năm. Cơ cấu giá trị
thủy sản năm 2001 là 4,2 %, năm 2007 là 16,78 % tăng 12,58 %.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 36 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Bảng 11: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN TRONG
CƠ CẤU NÔNG – LÂM – NGƯ GIAI ĐOẠN 2001 - 2007.
Chỉ
tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Tăng/giảm
2007/2001
Cơ cấu
(%)
4,2 4,57 5,49 7,63 9,16 11,6 16,78 +12,58
Nguồn: SNN&PTNT Vĩnh Long.
Biểu đồ 7: Diễn biến cơ cấu giá trị
ngành thủy sản giai đọan 2001 - 2007.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
C
ơ
c
ấu
(%
)
Giai đoạn 2001 – 2007, cơ cấu thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm
đánh bắt, tăng nuôi trồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của lĩnh vực nuôi trồng
khá cao 48,95 %, trong khi đó khai thác giảm 4,63 % ( Tính toán từ niên giám
thống kê Vĩnh Long và số liệu của SNN&PTNT Vĩnh Long ). Diện tích nuôi
trồng tăng nhanh do việc nuôi thâm canh công nghiệp được phát triển rộng rãi,
đặc biệt là nuôi cá theo hướng thâm canh công nghiệp. Diện tích nuôi trồng đều
tăng qua các năm dẫn đến sản lượng nuôi trồng tăng rất nhanh (phụ lục 7). Có thể
nói thủy sản Vĩnh Long trong những năm qua có bước phát triển vượt bậc, giá trị
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 37 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
sản xuất ngành thủy sản (giá hiện hành) năm 2001 là 160.051 triệu đồng, năm
2006 là 859.448 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản
giai đọan 2001 – 2006 là 39,96 % ( tính toán từ niên giám thống kê Vĩnh Long )
đặc biệt năm 2007 là năm có sự bức phá ngoạn mục về cả về diện tích, năng suất,
sản lượng của ngành thủy sản. Thủy sản Vĩnh Long năm 2007 chiếm 4,6% cả
nước góp phần làm tăng giá trị sản phẩm đất nông nghiệp năm 2007 là 69 triệu
đồng/ha/năm.
Do diện tích nuôi trồng tăng dẫn đến sản lượng thủy sản cũng tăng theo.
Đối với tốc độ tăng sản lượng thủy sản bình quân năm thì sản lượng cá nuôi
trồng có tốc độ tăng cao nhất +40,97 % trong các loại nuôi. Trong khi các loại
còn lại đều có tốc độ tăng trưởng âm, cụ thể tôm nuôi có tốc độ tăng trưởng về
sản lượng giảm 13,69 %. Sản lượng cá, tôm khai thác cũng đều giảm do nguồn
lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt.
Bảng 12: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN THEO
HÌNH THỨC SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2001 - 2007.
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê và SNN&PTNT Vĩnh Long.
Hiện nay việc nuôi trồng thủy sản rất đa dạng về hình thức như: nuôi cá ở
ao mương vườn, nuôi trên ruộng lúa, ở các bãi bồi ven sông, nuôi lồng bè,...Nuôi
cá lồng, bè xuất hiện ở tỉnh năm 2001 và ban đầu chỉ với 4 bè nuôi trên sông,
hiện nay toàn tỉnh có khoảng 362 lồng, bè nuôi thủy sản (153 lồng, 209 bè), chủ
yếu là nuôi cá tra, basa, diêu hồng (nguồn SNN&PTNT ) bình quân mỗi ha nuôi
cá tra công nghiệp cho năng suất 300 tấn/năm và năng suất lồng bè là 20
tấn/năm. Nuôi thủy sản phát triển kéo theo ngành chế biến thủy sản tăng mạnh,
Sản lượng thủy sản Loại thủy sản Tốc độ tăng trưởng bình
quân năm (%)
Cá -5,44Khai thác
Tôm -3,39
Cá +40,97Nuôi trồng
Tôm -13,69
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 38 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vừa đóng góp gia tăng GDP
vừa góp phần giải quyết công ăn, việc làm, ổn định đời sống. Vì thế giữ vững và
phát triển mạnh ngành thủy sản là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh để đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
4.3 SO SÁNH TÌNH HÌNH TRỒNG TRỌT, THỦY SẢN TRƯỚC VÀ SAU
KHI THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN DỊCH VÀ SO SÁNH GIỮA CÁC MÔ
HÌNH:
4.3.1 So sánh trong nội bộ ngành trồng trọt trước khi thực hiện chuyển
dịch (năm 2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (năm 2007):
Năm 2000, trồng trọt chiếm tỉ trọng 73,47%, năm 2007 chiếm 74,37%
trong cơ cấu giá trị nông – lâm – ngư, tăng bình quân 0,12%/năm. Trong đó diện
tích trồng lúa giảm, diện tích trồng cây ăn trái, rau màu tăng đặc biệt là diện tích
trồng rau màu tăng mạnh.
Bảng 13: SO SÁNH VỀ DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG TRONG NỘI BỘ
NGÀNH TRỒNG TRỌT GIỮA NĂM 2000 VÀ 2007.
Chênh lệch Chỉ tiêu Loại cây
trồng
Năm 2000 Năm 2007
Tuyệt đối %
Cây lúa 208.671 158.361 ( 50.355) ( 24,13)
Cây ăn trái 37.632 45.331 7.699 20,46
Diện tích
( ha)
Rau màu 5.657 15.425 9.768 172,67
Cây lúa 941.000 810.721 ( 130.279) ( 14,84)
Cây ăn trái 256.593 455.000 198.407 77,32
Sản lượng
( tấn)
Rau màu 96.766 327.320 230.554 238,56
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê và SNN&PTNT Vĩnh Long.
Nhận xét: qua bảng so sánh ta thấy, năm 2007 diện tích trồng lúa của tỉnh
giảm 50.355 ha so với năm 2000 (hay giảm 24,13%) nhưng sản lượng giảm
không đáng kể, giảm 130.279 tấn (hay giảm 14,84%) do năng suất lúa được cải
thiện. Năng suất lúa trung bình năm 2007 là 5,12 tấn/ha (năm 2000 là 4,51
tấn/ha).
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 39 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Biểu đồ 8: So sánh diện tích nội bộ
ngành trồng trọt
0
50000
100000
150000
200000
250000
Cây lúa Cây ăn
trái
rau màu
Chỉ tiêu
H
a Năm 2000
Năm 2007
Biểu đồ 9: So sánh sản lượng nội bộ
ngành trồng trọt
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
900000
1000000
Cây lúa Cây ăn
trái
rau màu
Chỉ tiêu
Tấ
n Năm 2000
Năm 2007
Có thể nói năm 2007 diện tích và sản lượng của cây ăn trái và rau màu có
sự gia tăng khá so với năm 2000 đặc biệt là rau màu. Nguyên nhân do trong quá
trình chuyển dịch đã có nhiều mô hình luân canh rau màu trên đất ruộng, cây ăn
trái cũng như những vùng chuyên màu đạt hiệu quả rất cao. Việc gia tăng những
mô hình này đã mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân so với mô hình
độc canh cây lúa như trước đây.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 40 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
4.3.2 So sánh trong nội bộ ngành thủy sản trước khi thực hiện chuyển dịch
(năm 2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch ( năm 2007):
Năm 2000 chiếm tỉ trọng 3,83% cơ cấu giá trị ngành thủy sản, năm 2007
chiếm 16,78% trong cơ cấu nông – lâm – ngư của tỉnh tăng 1,85%/năm.
Bảng 14: SO SÁNH VỀ DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN GIỮA 2 NĂM 2000 VÀ 2007.
Chênh lệch Chỉ tiêu Lĩnh vực Năm 2000 Năm 2007
Tuyệt đối %
Diện tích
(ha)
Nuôi trồng 4.700 13.800 9.100 193,62
Nuôi trồng 9.400 89.979 80.579 857,22Sản lượng
(tấn) Khai thác 10.097 4.179 ( 5918) (58,54)
Nguồn: Niên giám thống kê và SNN&PTNT Vĩnh Long.
Biểu đồ 10: So sánh sản lượng
ngành thủy sản
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
100000
Nuôi trồng Khai thác
Chỉ tiêu
Tấ
n Năm 2000
Năm 2007
Nhận xét:
Qua bảng so sánh và biểu đồ ta thấy: diện tích nuôi trồng thủy sản năm
2007 tăng 9.100 ha so năm 2000 (hay tăng 193,62%) vì thế sản lượng cũng gia
tăng 80.579 tấn (hay tăng 857,22%). Đây là kết quả của việc gia tăng các hình
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 41 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
thức nuôi như: nuôi thâm canh công nghiệp, nuôi lồng bè, nuôi ở các bãi bồi,
mương vườn,…góp phần làm gia tăng cơ cấu thủy sản trong cơ cấu nông – lâm –
ngư cũng như gia tăng giá trị sản xuất thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản năm
2007 gần 486 tỉ đồng.
Sản lượng khai thác giảm vì việc khai thác thủy sản ở Vĩnh Long chủ yếu
là ở các sông, kênh rạch,…tuy nhiên lượng thủy sản này thì lại có hạn nên sản
lượng khai thác giảm. Nguyên nhân khác là do người dân khai thác, đánh bắt quá
mức không theo những qui định về đánh bắt thủy sản nên đã làm cho nguồn thủy
sản tự nhiên bị cạn kiệt.
4.3.3 So sánh hiệu quả giữa các mô hình:
Trong lĩnh vực trồng trọt, diện tích lúa giảm trong khi đó diện tích và sản
lượng cây ăn trái, rau màu tăng mạnh. Đặc biệt là rau màu đây là một trong
những kết quả của việc đẩy mạnh mô hình thâm canh lúa - màu. Điều đó chứng
tỏ các mô hình sản xuất này mang lại hiệu quả cao hơn so với việc độc canh cây
lúa như trước đây.
4.3.3.1 So sánh hiệu quả giữa mô hình 3 lúa và mô hình 1 lúa – 2 màu:
- Mô hình 3 lúa (đông xuân – hè thu – thu đông).
- Mô hình 1 lúa – 2 màu: lúa (đông xuân) – khoai lang (xuân hè) – dưa
hấu (thu đông).
Bảng 15: SO SÁNH HIỆU QUẢ GIỮA MÔ HÌNH 3 LÚA VÀ MÔ HÌNH 1
LÚA - 2 MÀU.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch Chỉ tiêu 3 lúa 1 lúa – 2 màu
Tuyệt đối %
Chi phí 20,41 49,96 29,55 144,78
Thu nhập 28,80 125,90 97,10 337,15
Lợi nhuận 8,39 75,94 67,55 805,13
Thu nhập/chi phí 1,41 2,52 1,11 78,72
Lợi nhuận/chi phí 0,41 1,52 1,11 270,73
Lợi nhuận/thu nhập 0,29 0,60 0,31 106,89
Nguồn: SNN&PTNT Vĩnh Long.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 42 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Biểu đồ 11: So sánh hiệu quả giữa
mô hình 3 lúa và mô hình 1 lúa - 2
màu
0
20
40
60
80
100
120
140
Chi phí Thu nhập Lợi nhuận
Chỉ tiêu
Tr
iệ
u
đ
ồ
ng
3 lúa
1 lúa - 2 màu
Nhận xét:
Từ bảng so sánh chỉ số tài chính ta thấy: khi canh tác mô hình 3 lúa thì 1
đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo được 1,41 đồng thu nhập và 0,41 đồng lợi nhuận.
Nhưng khi canh tác mô hình lúa – khoai lang – dưa hấu thì 1 đồng chi phí bỏ ra
thu được 2,52 đồng thu nhập và 1,52 dồng lợi nhuận cao hơn 1,11 đồng so với
mô hình 3 lúa (chiếm 78,72%). Từ 1 ha đất nếu áp dụng mô hình lúa – khoai
lang – dưa hấu sẽ thu được 75,94 triệu đồng lợi nhuận trong khi áp dụng mô hình
3 lúa cho lợi nhuận là 8,39 triệu đồng, lợi nhuận của mô hình lúa - khoai lang –
dưa hấu cao gấp 9 lần mô hình 3 lúa.
4.3.3.2 So sánh hiệu quả giữa mô hình 3 lúa và mô hình 2 lúa – 1 màu:
- Mô hình 3 lúa (đông xuân – hè thu - thu đông).
- Mô hình 2 lúa – 1 màu: 2 lúa (thu đông- đông xuân) – dưa hấu (hè thu).
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 43 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Bảng 16: SO SÁNH HIỆU QUẢ GIỮA MÔ HÌNH 3 LÚA VÀ MÔ HÌNH 2
LÚA - 1 MÀU.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch Chỉ tiêu 3 lúa 2 lúa – 1 màu
Tuyệt đối %
Chi phí 15,91 31,20 15,29 96,10
Thu nhập 27,00 60,20 33,20 122,96
Lợi nhuận 11,09 29,00 17,91 161,49
Thu nhập/chi phí 1,69 1,93 0,24 14,20
Lợi nhuận/chi phí 0,69 0,93 0,24 34,78
Lợi nhuận/thu nhập 0,41 0,48 0,07 17,07
Nguồn: SNN&PTNT Vĩnh Long.
Nhận xét:
Khi canh tác mô hình 3 lúa nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1,69
đồng thu nhập, trong đó có 0,69 đồng lợi nhuận. Nhưng khi canh tác mô hình 2
lúa + dưa hấu thì 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,93 đồng thu nhập trong đó có
0,93 đồng lợi nhuận cao hơn 0,24 đồng so với mô hình 3 lúa (chiếm 14,2%).
Từ 1 ha đất nếu áp dụng mô hình 2 lúa + dưa hấu thì thu được 29 triệu đồng lợi
nhuận cao hơn lợi nhuận của mô hình 3 lúa là 11,09 triệu đồng hay lợi nhuận cao
gấp 2,6 lần.
Biểu đồ 12: So sánh hiệu quả giữa
mô hình 3 lúa và mô hình 2 lúa - 1
màu
0
10
20
30
40
50
60
70
Chi phí Thu nhập Lợi nhuận
Chỉ tiêu
Tr
iệ
u
đ
ồ
ng
3 lúa
2 lúa - 1 màu
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 44 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
4.3.3.3 So sánh hiệu quả giữa mô hình 3 lúa và mô hình chuyên trồng cỏ:
Mô hình chuyên trồng cỏ là mô hình phục vụ chăn nuôi, những diện tích
đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang mô hình này.
Bảng 17: SO SÁNH HIỆU QUẢ GIŨA MÔ HÌNH 3 LÚA VÀ MÔ HÌNH
CHUYÊN TRỒNG CỎ.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch Chỉ tiêu 3 lúa Trồng cỏ
Tuyệt đối %
Chi phí 12,48 16,12 3,64 29,17
Thu nhập 28,40 45,53 17,13 60,32
Lợi nhuận 15,92 29,41 13,49 84,74
Thu nhập/chi phí 2,66 2,82 0,16 6,02
Lợi nhuận/chi phí 1,66 1,82 0,16 9,64
Lợi nhuận/thu nhập 0,56 0,65 0,09 16,07
Nguồn: SNN&PTNT Vĩnh Long.
Biểu đồ 13: So sánh hiệu quả giữa mô
hình 3 lúa và mô hình chuyên trồng cỏ
0
10
20
30
40
50
Chi phí Thu
nhập
Lợi
nhuận
Chỉ tiêu
Tr
iệ
u
đ
ồ
ng
3 lúa
Trồng cỏ
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 45 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Nhận xét:
Khi canh tác mô hình 3 lúa 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 2,66 đồng thu
nhập trong đó có 1,66 đồng lợi nhuận. Nhưng khi chuyển sang mô hình trồng cỏ
1 đồng chi phí bỏ ra thu được 2,82 đồng thu nhập, trong đó có 1,82 đồng lợi
nhuận, cao hơn 0,16 đồng khi canh tác mô hình 3 lúa (hay 6,02%). Mặc dù thu
nhập của mô hình trồng cỏ nhỏ hơn 50 triệu đồng/ha nhưng đây là mô hình
chuyên trồng cỏ phục vụ chăn nuôi rất hiệu quả, góp phần giải quyết vấn đề về
thức ăn cho chăn nuôi bò.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 46 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
CHƯƠNG 5
NHỮNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN VĨNH LONG THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG
TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1 NHỮNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN VĨNH LONG THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG:
5.1.1 Qui hoạch, bố trí lại sử dụng đất nông nghiệp:
Cơ cấu đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa và cây ăn trái. Xu hướng
biến động quỹ đất nông nghiệp theo hướng giảm diện tích đất canh tác lúa và
tăng diện tích đất trồng cây ăn trái. Đây là đặc trưng chính biểu hiện xu hướng
chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp ở Vĩnh Long.
Ngoài tiềm năng cây lúa, cây ăn trái, đất đai Vĩnh Long còn bao hàm một
hệ thống mặt nước chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy
sản, nhất là tôm cá là những sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tiềm năng đó gồm
các hệ sông rạch tự nhiên, kênh đào thủy lợi, ao mương vườn và ruộng lúa.
Như vậy Vĩnh Long không còn khả năng mở rộng diện tích đất đai nên đã
và phải thực hện con đường thâm canh để gia tăng sản lượng nông nghiệp. Xu
hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua đã hình thành vùng tập trung
chuyên canh lúa và cây ăn trái, góp phần vào việc thực hiện tốt tốc độ tăng
trưởng khá và cao của ngành nông nghiệp nói riêng, của nền kinh tế tỉnh nói
chung. Xuất phát từ những quan điểm nêu trên, mục tiêu quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp Vĩnh Long nhằm: bố trí sử dụng đất nông nghiệp hợp lí và phù hợp
với điều kiện sinh thái từng vùng nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn
diện, kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản vừa đảm bảo hiệu
quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích, vừa đảm bảo sự bền vững của môi
trường tự nhiên.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 47 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Phương hướng: trong thời gian tới cần đưa cây ăn trái lên vị trí hàng đầu
trong cơ cấu ngành trồng trọt. Chuyển phần lớn đất trồng lúa sang trồng cây ăn
trái, cải tạo triệt để vườn tạp để trở thành vườn chuyên canh cây ăn trái. Thực
hiện đa dạng hóa cây trồng trên nền đất lúa theo chế độ luân canh khoa học, đưa
cây màu xuống ruộng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như bắp con, đỗ
tương, ngô hạt vàng,…
5.1.2 Tăng cường và điều chỉnh cơ cấu đầu tư hướng vào những ngành
và trọng điểm xuất khẩu:
Ở Vĩnh Long, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của tỉnh.
Vị trí đặc biệt quan trọng đó biểu hiện ở tỉ trọng nông nghiệp lớn trong GDP, tỉ lệ
dân số và lao động ở nông thôn cao mà nguồn sống chính của họ dựa vào nông
nghiệp: giá trị xuất khẩu nông thủy sản chiếm tỉ trọng cao.Đầu tư cho nông
nghiệp có ảnh hưởng đến qui mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế địa phương,
vì thế muốn có tăng trưởng phải có sự đầu tư thỏa đáng. Mục đích đầu tư vào
nông nghiệp là nâng cao năng lực sản xuất trong nông nghiệp, thúc đẩy chuyển
giao tiến bộ khoa học – công nghệ cho nông nghiệp – nông thôn, trước hết là
nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành nông sản hàng hóa. Các hình thức
đầu tư:
+ Đầu tư trực tiếp bằng ngân sách Nhà nước để khuyến khích những sản
phẩm nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội như: cây lương thực, cây
đặc sản có giá trị cao,…
+ Đầu tư gián tiếp thông qua tín dụng phát triển nông thôn với lãi suất ưu
đãi. Nhà nước dành một phần vốn ngân sách, một phần vốn vay cho người sản
xuất kinh doanh nông nghiệp – nông thôn vay với mục đích hỗ trợ vốn cho người
sản xuất; Nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng nông nghiệp – nông thôn bù lỗ
cho sản xuất phần lãi suất ưu đãi.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thủy lợi, giao thông, điện,
nước, chợ, thông tin liên lạc, kho tàng, bến bãi,…tùy theo khả năng ngân sách, có
thể toàn bộ hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng và hoàn thiện cơ
sở hạ tầng nông thôn phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp – nông thôn.
+ Nghiên cứu và triển khai những tiến bộ khoa học – công nghệ vào nông
nghiệp nông thôn cũng là hình thức đầu tư có hiệu quả cho khu vực này.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 48 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
5.1.3 Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi nước ta gia nhập WTO
thì việc tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa cho phù hợp với điều kiện
thay đổi này là rất cần thiết. Những giải pháp chủ yếu có tính chất lâu dài về thị
trường tiêu thụ nông sản:
Qui hoạch, xây dựng cụm dân cư và chợ theo nguyên tắc gắn dân cư với
các trục giao thông thủy, bộ, cơ sở hạ tầng, điện nước thủy lợi,…để người nông
dân có chỗ để bán những sản phẩm của mình và mua được những sản phẩm đầu
vào phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng.
Xây dựng kho tàng sơ chế, bảo quản nông sản: hiện nay nông dân vẫn
phải sơ chế và bảo quản sản phẩm của mình theo phương pháp thủ công nên tỉ lệ
hao hụt cao, phẩm chất bị xuống thấp gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. vì thế
việc xây dựng kho bảo quản với công nghệ bảo quản phù hợp vừa giúp đảm bảo
chất lượng phù hợp, vừa bảo đảm kịp thời qui mô sản phẩm cho thị trường.
Củng cố và phát triển hệ thống thương mại nông thôn: hệ thống thương
mại quốc doanh thời gian qua chưa thực sự thực hiện vai trò chủ đạo của mình.
Để khắc phục tình trạng này cần phải tiếp tục củng cố hệ thống thương mại quốc
doanh hiện có, đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực chuyên môn,
đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng có lợi cho người nông dân.
Tạo thị trường xuất khẩu cho những sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Các tỉnh trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí
Minh liên kết nhau xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu nông sản nhằm
mục tiêu tạo thương hiệu hàng hóa cho một số nông sản chủ lực của vùng; tạo
khả năng cạnh tranh cho nông sản trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Các
giải pháp đề xuất: hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất hiện có như tổ hợp
tác sản xuất, hợp tác xã, khuyến khích các hình thức trang trại,..Thực hiện dán
nhãn nông sản; hỗ trợ các tổ chức kinh doanh nông sản thực hiện công tác tiếp
thị, quảng cáo cho thương hiệu của mình; phổ biến tuyên truyền pháp luật về vấn
đề bảo hộ thương hiệu theo pháp luật trong nước và thế giới; khai thác triệt để
công nghệ thông tin để vừa phát triển thương hiệu nông sản vừa phát triển
thương mại điện tử.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 49 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
5.1.4 Giải pháp về phát triển và hoàn thiện tổ chức sản xuất, chế biến và
dịch vụ tiêu thụ:
Hiện nay việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản cần được
thực hiện trong một hệ thống chặt chẽ vì đây là đòi hỏi của nền kinh tế thị trường
cũng như đảm bảo quyền lợi cho người nông dân. Chế biến, bảo quản và dịch vụ
tiêu thụ nông sản hàng hóa phải được thực hiện bởi hệ thống tổ chức ngoài phạm
vi nông hộ nên giải pháp cho vấn đề này là thực hiện liên kết “4 nhà”. Doanh
nghiệp trong hệ thống “4 nhà” ở Vĩnh Long có nhưng chưa lớn mạnh phải
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển.
5.2 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VĨNH LONG TRONG THỜI GIAN TỚI:
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một quá trình nhằm đạt mục
tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển
chung của nền kinh tế. Theo đó hướng về xuất khẩu được coi là mũi đột phá để
đẩy mạnh trình độ sản xuất hàng hóa và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Từ
những căn cứ trên, định hướng chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp –
nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới là tập trung khai thác một cách có
hiệu quả lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lí và lao động của tỉnh tạo ra khối lượng
là sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
5.2.1 Định hướng và giải pháp phát triển cây ăn trái:
Khả năng phát triển cây ăn trái của Vĩnh Long là khá lớn và tốc độ
tăng trưởng của cây ăn trái trong thời gian qua là rất lớn. Nó được biểu hiện ở các
mặt sau:
- Là vùng đất ngập nông nên dễ có khả năng khắc phục lũ bằng đê bao để
phát triển cây ăn trái.
- Tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học tạo ra khả năng
nhân nhanh cây giống, cung cấp giống tốt cho sản xuất nông nghiệp.
- Tại địa phương đã có sẵn giống cây cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu (bưởi năm roi).
- Đất trồng lúa còn lớn để chuyển sang trồng cây ăn trái xuất khẩu. Do đó,
chuyển phần lớn đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái là khâu đột phá để đẩy mạnh
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 50 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Đồng thời chuyển đất trồng cây lâu năm kém
hiệu quả sang trồng cây ăn trái xuất khẩu.
- Tiềm năng thâm canh còn lớn nếu đầu tư tốt vào các khâu như: kỹ thuật
canh tác, chủ động điều kiện tưới tiêu, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh sẽ làm tăng
năng suất và sản lượng cây ăn trái.
* Định hướng:
Úng dụng mạnh mẽ những thành tựu của công nghệ sinh học và công
nghệ sau thu hoạch, đẩy mạnh phát triển cây ăn trái nhằm xuất khẩu quả tươi.
Đồng thời đầu tư phát triển công nghệ chế biến góp phần làm tăng thêm giá trị
sản phẩm trái cây, giải quyết đầu ra ổn định.
Khai thác thị trường trong nước nhất là TPHCM và các tỉnh phía Bắc.
Nâng cao vị trí cây ăn trái lên vị trí hàng đầu trong ngành trồng trọt trong thời
gian tới, xây dựng ngày càng nhiều hơn nữa thương hiệu trái cây.
* Giải pháp:
Trung tâm khuyến nông phối hợp với các viện ứng dụng những thành tựu
khoa học, nghiên cứu chọn lọc, tuyển chọn những cây tốt, có đặc tính di truyền
ổn định, bảo tồn gen quí của địa phương, làm cơ sở tái tạo giống mới. Đồng thời
quản lí chặt chẽ hệ thống tổ chức cung ứng giống và các dịch vụ hỗ trợ phát triển
nhanh cay trồng có giá trị kinh tế cao (bưởi năm roi, cam sành, sầu riêng, chôm
chôm,…)
Đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch nhất là kỹ
thuật bảo quản trái cây tươi, công nghệ chế biến trái cây ngay tại chỗ tạo ra
những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước
để khuyến cáo nông dân tạo ra những sản phẩm trái cây mà thị trường yêu thích.
Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư thỏa đáng và ưu đãi
về: tín dụng, thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu trái
cây, nông sản để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh cũng
như vốn đầu tư nước ngoài.. Quan tâm phát triển các loại trái cây chủ lực ngắn
ngày để phục vụ nhu cầu nội địa. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi để bảo vệ vườn
cây khi chuyển đổi là hết sức quan trọng và cần thiết.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 51 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
5.2.2 Định hướng và giải pháp phát triển cây lúa:
Giống như cây ăn trái, năng suất là yếu tố quan trọng hàng đầu làm tăng
sản lượng lúa trong thời gian qua. Ngày nay, tuy chất lượng lúa gạo là yếu tố
quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu,
nhưng năng suất vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm giá thành,
nâng cao khả năng cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên sản xuất lúa gạo còn phụ thuộc vào tình hình thị trường lương
thực thế giới, giá cả biến động thường xuyên không có lợi cho người sản xuất.
Mặt khác, Vĩnh Long là vùng ngập nông, có nhiều khả năng đắp đê bao vượt lũ
để trồng cây ăn trái cho hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy để đảm bảo tốc độ tăng
trưởng cao trong nông nghiệp, giảm tỉ trọng cây lúa, tăng tỉ trọng cây ăn trái
trong cơ cấu ngành trồng trọt phải mạnh dạn chuyển đại bộ phận đất trồng lúa
sang trồng cây ăn trái, số diện tích đất trồng lúa còn lại chuyển sang trồng lúa
chất lượng cao để xuất khẩu.
Vĩnh Long tuy là tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, vùng đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia nhưng không nhất thiết phải trồng lúa vì trồng lúa năng suất
thấp hơn so với các loại cây trồng khác, thu nhập từ trồng lúa cũng không cao
làm cho đời sống của người nông dân chậm được cải thiện, nông thôn vẫn mãi
nằm trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu mục tiêu nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn
minh, nông dân tri thức khó thực hiện.
* Định hướng: phát triển lúa chất lượng cao chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
* Giải pháp
Tổ chức phân phối lại mạng lưới phân phối giống suốt từ tỉnh đến hộ sản
xuất đảm bảo cho tất cả các hộ trồng lúa đều có đủ giống tốt để sản xuất.
Công ty lương thực trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị hiếu thị trường về lúa
gạo, đầu tư và thu mua lúa gạo của dân ngay khi thu hoạch bằng biện pháp bảo
đảm giá sàn có lợi cho nông dân. Đổi mới công nghệ chế biến lương thực, đảm
bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhà nước có cơ chế cho vai ưu đãi để đổi
mới công nghệ xay xát và trang bị cơ sở vật chất cho bảo quản, thu mua, dự trữ,
dự trữ lúa gạo bằng cơ chế cho thuê tài chính.
Thực hiện cơ giới hóa nhỏ, phù hợp qui mô đồng ruộng nhỏ trong các
khâu làm đất, gieo trồng, tưới tiêu thu hoạch thông qua cơ chế cho thuê tài chính.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 52 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Giảm thiểu tối đa tổn thất sau thu hoạch trước mắt bằng biện pháp sấy khô, dự
trữ trong silô. Thông tin kịp thời những thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ
và tình hình thị trường nông sản tới tận hộ nông dân ở nông thôn. Thực hiện bảo
hiểm đối với người trồng lúa xuất khẩu.
5.2.3 Định hướng và giải pháp phát triển cây màu:
Hiện nay, rau màu tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu cây trồng nhưng được
xem là loại cây mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Vì vậy giữ vững và phát
triển rau màu như hiện nay là hướng đi thích hợp. Các mô hình luân canh lúa
màu hoặc chuyên màu mang lại hiệu quả và góp phần nâng cao thu nhập của
nông dân trên cùng một diện tích sản xuất đất nông nghiệp.
* Định hướng: chuyển những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang luân
canh màu hoặc chuyên màu.
* Giải pháp:
+ Tiếp tục vận động bà con phát triển và mở rộng các mô hình luân canh màu
và chuyên màu.
+ Cung cấp giống cây trồng cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà
con.
5.2.4 Định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi:
Tình hình thực tế cho thấy Vĩnh Long có nhiều thuận lợi trong việc phát
triển chăn nuôi bò, heo và đã có những bước phát triển khả quan cùng với nguồn
phụ phẩm trong trồng trọt từ cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, đậu phộng,
ngô, đậu nành, nguồn rơm rạ.
* Định hướng:
Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp
ứng nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng trong tỉnh, bên cạnh đó phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu trên cơ sở tận dụng tối đa các lợi thế về điều kiện tự
nhiên, giống, kinh nghiệm của người dân.
Tổ chức phát triển chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, đảm
bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường, trên cơ sở phát triển
mạnh mẽ về công nghệ sinh học trong chăn nuôi, thu gom chất thải rắn sản xuất
phân hữu cơ phục vụ trồng trọt.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 53 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
Tập trung phát triển chăn nuôi với các đối tượng có lợi thế như heo thịt,
bò thịt, gà thịt, vịt đẻ trứng.
Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô
trang trại, động viên, tổ chức hộ gia đình chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình
sang chăn nuôi qui mô lớn, tập trung tạo thành sản phẩm hàng hóa với việc áp
dụng đồng bộ các giải pháp xử xý chất thải, giảm thiểu mùi hôi, chất thải rắn
phát tán ra môi trường xung quanh
* Giải pháp: để thực hiện các chỉ tiêu trên ngành chăn nuôi tiến hành đồng
bộ các giải pháp:
Tiếp tục triển khai, rà soát và điều chỉnh qui hoạch ngành chăn nuôi phù
hợp với nhu cầu thị trường, trình độ phát triển khoa học công nghệ và nhu cầu
phát triển bền vững.
- Giống:
+ Củng cố, phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng giống heo. Trong đó
trại giống của tỉnh cung cấp giống bố mẹ cho vùng chăn nuôi, tập trung khuyến
khích các cơ sở tư nhân đầu tư nuôi các giống mới có năng suất cao theo hướng
sind hóa, zebu hóa bằng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo.
+ Tổ chức bình tuyển, giám định đàn gia súc để loại thể các cá thể không
đủ tiêu chuẩn làm giống, khuyến khích các cơ sở chăn nuôi tư nhân nhập, nhân
thuần một số giống heo, giống bò có nhiều ưu thế để khai thác tinh phục vụ gieo
tinh nhân tạo.
- Thức ăn:
+ Phát triển các vùng cỏ chuyên canh tập trung, chế biến rơm rạ cung cấp
thức ăn thô xanh cho đàn bò. Nhập một số giống cỏ cao sản vào trồng chuyên
canh thay thế một số cây trồng kém hiệu quả ở một số vùng đất có nhu cầu
chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
+ Sử dụng phụ phẩm ngành nông nghiệp, phối trộn thức ăn công nghiệp
dùng cho chăn nuôi để giảm giá thành.
- Thú y:
+ Kiện toàn hệ thống thông tin, kiểm soát dịch bệnh, cơ sở vật chất, kỹ
thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ thú y đủ năng lực kiểm soát
dịch bệnh, bảo đảm an toàn đàn gia súc, gai cầm, rủi ro chăn nuôi.
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 54 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
+ Ứng dụng kỹ thuật xử lí chất thải chăn nuôi, hạn chế đến mức tối đa khả
năng phát tán chất thải, mùi hôi ra môi trường xung quanh.
- Chuyển đổi phương thức chăn nuôi:
+ Bò: chuyển từ chăn nuôi hộ qui mô 1 - 5 con/hộ sang chăn nuôi hộ qui
mô 5 – 10 con/hộ.
+ Heo: phát triển chăn nuôi tập trung qui mô vừa thay thế cho phương
thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán.
+ Gà: chuyển dần chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi nhốt tập trung, nếu
có điều kiện chuyển sang chăn nuôi trang trại.
+ Thủy cầm: khuyến khích các hộ chăn nuôi thủy cầm áp dụng hoặc nuôi
nhốt trong chuồng có sân chơi, hoặc nuôi thả có kiểm soát.
- Giải pháp khuyến nông
+ Xây dựng, trình diễn các mô hình, loại hình chăn nuôi gia súc, gia cầm
an toàn dịch bệnh.
+ Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đào tạo nghề chăn nuôi, kiểm soát dịch
bệnh thông tin thị trường, kiến thức quản lí, hạch toán kinh doanh cho người
chăn nuôi.
- Giải pháp vế chính sách đất đai, tài chính:
+ Tạo điều kiện cho các chủ trang trại thuê đất lâu dài, khuyến khích phát
triển trang trại chăn nuôi.
+ Áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi, chính sách thuê đất đối với các hộ
chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ, phân tán sang chăn nuôi qui mô vừa,
qui mô lớn và tập trung, hỗ trợ kinh phí 30% – 50% chi phí cho các hộ, các cơ
sở, trang trại.
- Giải pháp về thị trường: tổ chức hệ thống chăn nuôi khép kín liên hoàn
từ sản xuất đến lưu thông phân phối, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tăng
cường đầu tư hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho bà con.
5.2.5 Định hướng và giải pháp phát triển thủy sản:
Vĩnh Long là tỉnh có nhiều sông rạch tự nhiên, nước ngọt quanh năm có
nhiều chủng loại thủy sản có giá trị xuất khẩu như: tôm càng xanh, cá tra, cá
basa, diêu hồng,… thủy sản đông lạnh là một trong những mặt hàng xuất khẩu ổn
định của tỉnh trong thời gian qua. Những nguồn lợi này đang bị cạn kiệt do ô
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long
GVHD: Trương Chí Tiến 55 SVTH: Lê Thị Bích Trâm
nhiễm nguồn nước từ hóa chất nông nghiệp và phương thức đánh bắt hủy diệt
của dân cư.
* Định hướng:
Nhanh chóng chuyển nhanh những phương thức đánh bắt của tự nhiên
sang nuôi trồng thủy sản đảm bảo tính bền vững trong vùng thủy sản.
Tập trung phát triển thủy sản tạo nguồn xuất khẩu cho giá trị kinh tế cao
như: cá basa, cá tra, cá diêu hồng,…
Phát triển thủy sản hài hòa với phát triển trồng trọt , chăn nuôi, công
nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ với bảo vệ môi trường nước và các hệ sinh
thái.
Khai thác hợp lí khu vực bãi bồi, cồn nổi ven sông Tiền, sông Hậu nuôi cá
tra công nghiệp.
Chuyển dần từ nuôi tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa tất cả các đối
tượng nuôi, trong đó chú trọng ưu tiên cá tra, cá basa, cá diêu hồng, cá phi dòng
gift.
Phát triển diện tích, năng suất sản lượng thủy sản phải phù hợp với nhu
cầu thị trường, trình độ quản lí, năng lực tài chính tín dụng, kiểm soát chất thải,
năng lực cung ứng con giống, thức ăn, thú y thủy sản, nước cấp, nước thoát. Phát
triển đều và mạnh trên cả 4 loại hình nuôi (nuôi ao, nuôi lồng, nuôi bè, nuôi xen
canh lúa).
Huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nuôi thủy
sản với hình thức khép kín thân thiện với môi trường.
* Giải pháp:
Nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn để nông dân đầu tư nuôi cá và phát triển
vì vốn đầu tư cho sản xuất là rất lớn đòi hỏi phải có s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinhte 9http___quantri34.co.cc.pdf