Tài liệu Đề tài Phương pháp phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005: LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta trong thời gian gần đây đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Chúng ta thấy được thành tựu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nhưng cũng thấy ra được rằng khi mọi thứ phát triển thì tiềm ẩn sau nó sẽ là những rủi ro và nhu cầu phải có một biện pháp để có thể góp phần ngăn chặn, hạn chế và chia sẻ rủi ro đó chính là bảo hiểm.
Bảo hiểm đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu đời, nhưng ở Việt Nam lĩnh vực bảo hiểm mới chỉ hình thành và hoạt động từ năm 1965, trong những ngày gian khổ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua một quá trình vừa phát triển vừa rút kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện, bảo hiểm Việt Nam đã xây dựng nên một nền tảng khá vững chắc. Thị trường bảo hiểm ở nước ta đang phát triển sôi động, nó đã tạo cho các doanh nghiệp bảo hiểm có được những cơ hội và thời cơ rõ nét nhưng đồng thời cũng hình thành nên những thử thách to lớn mà nếu như những doanh nghiệp nào không bắt kịp được thì sẽ nhanh chóng bị đào thải. Chính những vận ...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta trong thời gian gần đây đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Chúng ta thấy được thành tựu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nhưng cũng thấy ra được rằng khi mọi thứ phát triển thì tiềm ẩn sau nó sẽ là những rủi ro và nhu cầu phải có một biện pháp để có thể góp phần ngăn chặn, hạn chế và chia sẻ rủi ro đó chính là bảo hiểm.
Bảo hiểm đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu đời, nhưng ở Việt Nam lĩnh vực bảo hiểm mới chỉ hình thành và hoạt động từ năm 1965, trong những ngày gian khổ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua một quá trình vừa phát triển vừa rút kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện, bảo hiểm Việt Nam đã xây dựng nên một nền tảng khá vững chắc. Thị trường bảo hiểm ở nước ta đang phát triển sôi động, nó đã tạo cho các doanh nghiệp bảo hiểm có được những cơ hội và thời cơ rõ nét nhưng đồng thời cũng hình thành nên những thử thách to lớn mà nếu như những doanh nghiệp nào không bắt kịp được thì sẽ nhanh chóng bị đào thải. Chính những vận hội và thách thức đó đã giúp cho bảo hiểm ở nước ta phát triển và bắt kịp với thế giới.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới là một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, có đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự phát sinh của người được bảo hiểm đối với người bị thiệt hại sau khi xảy ra tai nạn xe cơ giới. Khi xảy ra tai nạn nhà bảo hiểm sẽ đứng ra thay mặt đối đối tượng bảo hiểm để bồi thường cũng như truy đòi trách nhiệm của người thứ ba có lỗi. Hầu hết các quy tắc và luật lệ của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới có được là do kế thừa và hoàn thiện các luật lệ và quy tắc của thế giới. Điều này tạo cho thấy những khó khăn trong việc đào tạo cán bộ bảo hiểm có đủ trình độ nghiệp vụ khi mà các luật lệ phát triển không ngừng.
Do vậy trong thời gian thực tập tại công ty bảo hiểm Hà Nội em đã chọn đề tài: "Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tạI Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005".
Kết cấu luận văn tốt nghiệp ngoài lời nói đầu, kết luận,danh mục tàI liệu tham khảo gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Chương II: Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 1997 - 2005.
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp mở rộng quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội trong thời gian tới.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI.
1. Khái niệm bảo hiểm thương mại và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
1.1. Khái niệm về bảo hiểm thương mại.
Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinh doanh - được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý rủi ro. Bảo hiểm thương mại có từ rất lâu trước cả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, manh nha của hoạt động này có từ rất lâu trong lịch sử văn minh nhân loại, khi con người săn bắn tìm kiếm thức ăn cái mặc đã biết tích trữ phòng khi không kiếm được hoặc có chiến tranh. Cuộc sống của con người ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều rủi ro nên đồng thời nhu cầu về an toàn cũng trở nên lớn hơn.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một khai niệm thống nhất và chính xác về bảo hiểm thương mại, mà mới chỉ có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về bảo hiểm thương mại theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Theo tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ A.I.A cho rằng: "Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm".
Dựa trên góc độ kỹ thuật bảo hiểm ta có thể hiểu bảo hiểm thương mại là biện pháp chia sẻ rủi ro của một hay một số ít người có cùng khả năng rủi ro bằng cách đóng góp tiền vào một quỹ chung là công ty bảo hiểm. Lẽ ra tổn thất sẽ là rất lớn và rất nghiêm trọng đối với một hoặc một số ít người nhưng với bảo hiểm thương mại tổn thất đó sẽ được gánh chịu bởi cả một cộng đồng người tham gia bảo hiểm. Vì vậy người tham gia bảo hiểm bị tổn thất có thể dễ dàng khắc phục hậu quả. Chính vì lí do này mà ta có thể nói rằng trong một phạm vi nhất định, bảo hiểm cũng có thể coi là một hoạt động tiết kiệm.
Tuy nhiên tựu chung lại ta thấy khái niệm của người Pháp về bảo hiểm thương mại có thể nói là toàn diện và chính xác nhất, theo họ thì: " Bảo hiểm là một hoạt động, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả nếu rủi ro xảy ra nhờ vào khoản đóng góp cho mình hay cho người khác. Khoản bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước các rủi ro và bù trừ chúng theo đúng quy luật thống kê".
1.2. Khái niệm về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Giao thông được coi như là huyết mạch của bất kỳ một nền kinh tế nào nhất là của một nền kinh tế đang phát triển như đất nước ta. Giao thông đường bộ với những ưu điểm là tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độ tương đối nhanh và giá cả hợp lý luôn chiếm một vị trí quan trọng trong giao thông vận tải nước ta. Nhưng giao thông đường bộ ở nước ta cũng tiềm ẩn khá nhiều những khó khăn và nguy hiểm mang tính đặc thù như:
- Sự bùng nổ ngày càng nhiều phương tiện giao thông với nhiều chủng loại và phân phối đa dạng. Số lượng xe tham gia giao thông ở nước ta tăng lên với tốc độ chóng mặt, nhất là xe máy. Bên cạnh đó là sự chưa kiểm duyệt một cách kỹ càng của nhà sản xuất và các cơ quan có thẩm quyền nên rất dễ xảy ra tai nạn.
- Do điều kiện địa hình nước ta rất phức tạp, với 3/4 diện tích là đồi núi đan xen nhau với nhiều sông suối, đèo dốc và vực sâu nguy hiểm.
- Do hệ thống đường xá ở nước ta chưa tốt và chất lượng chưa cao, dù đã có sự nâng cấp nhưng vẫn không theo kịp sự gia tăng về số lượng của các phương tiện cơ giới. Sự thiếu về cả chất lượng lẫn số lượng cơ sở hạ tầng như vậy luôn là những hiểm hoạ cho các phương tiện tham gia giao thông.
- Ý thức của người dân khi tham gia giao thông còn nhiều hạn chế do đa phần dân trí nước ta chưa cao cộng với thói quen tự do, coi thường của người dân.
Tai nạn giao thông là một tồn tại khách quan, ta chỉ có thể hạn chế và giảm bớt chứ không thể ngăn cho nó không xảy ra được. Chính vì vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới luôn là một nghiệp vụ cần thiết và ích lợi cho xã hội.
Vậy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là gì?
Đó chính là phần trách nhiệm được xác định bằng tiền theo quy định của luật pháp và sự phán quyết của toà án mà chủ xe phải gánh chịu do việc lưu hành xe gây tai nạn cho người thứ ba (bảo hiểm không chịu trách nhiệm về mặt hình sự của lái xe).
Để tham gia được bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, các chủ phương tiện phải đóng góp một khoảng tiền nhỏ gọi là phí bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm đặt tại công ty bảo hiểm, quỹ này sẽ dùng tiền thanh toán cho bất kỳ một thành viên nào tham gia quỹ bị tai nạn. Do đó, nghiệp vụ bảo hiểm này có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội. Ngoài vấn đề nộp thuế cho nhà nước để cho nhà nươc dùng tiền ấy để tái đầu tư cho các vấn đề khác, ngoài ra công ty bảo hiểm còn phải trích phần lợi nhuận ra để đầu tư cho việc tuyên truyền về an toàn giao thông, tạo thêm các đường thoát hiểm các bảng chi dẫn an toàn.
2. Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngoài những đặc điểm vốn có của bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung, nó còn mang những đặc điểm riêng biệt mang tính đặc trưng:
- Hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, theo đó công ty bảo hiểm trách nhiệm nhận một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả một khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra. Khoản tiền bồi thường hay chi trả này thường lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí mà các công ty bảo hiểm nhận được.
Để làm được điều này, hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới phải dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy. Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đã thực hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật số lớn. Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm càng tích tụ được lớn, việc chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn.
- Hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp, công ty bảo hiểm đều chấp nhận các yêu cầu bảo hiểm.
Hiếm có công ty nào đồng ý thoả thuận bồi thường cho các trường hợp tổn thất gây ra do sự cố ý của người được bảo hiểm. Chính vì vậy, công ty bảo hiểm không thể chấp nhận đứng ra bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho một chiếc xe cơ giới trong tình trạng không an toàn về kỹ thuật hay không được phép lưu hành. Đây là một nguyên tắc không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm.
Theo nguyên tắc này các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiểm như: xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, xe quá hạn sử dụng… Nói cách khác, rủi ro có thể được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ không lường trước được. Việc xác định các rủi ro có thể bảo hiểm nhằm tránh cho công ty bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất thấy trước, mà với nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến phá sản. Đồng thời đặc điểm này cũng giúp công ty bảo hiểm có thể lập nên một quỹ bảo hiểm đầy đủ để bảo đảm cho công tác bồi thường. Không chỉ bảo đảm quyền lợi cho các công ty bảo hiểm mà ngay cả những người tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng thấy công bằng hơn.
- Đòi hỏi người tham gia bảo hiểm phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro. Nói cách khác, người tham gia bảo hiểm phải có một số quan hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công nhận. Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nhằm loại bỏ khả năng trục lợi bảo hiểm.
- Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không chịu trách nhiệm về mặt hình sự của chủ xe (nếu như tai nạn gây chết người và chủ xe phải chịu phạt tù), chủ xe phải trả thêm cho nạn nhân số tiền chênh lệch giữa số tiền toà phán quyết bồi thường cho nạn nhân và số tiền được bảo hiểm bồi thường. Điều này nhằm gia tăng ý thức trách nhiệm của chủ phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông.
- Đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mang tính trừu tượng, do đối tượng mà trong các hợp đồng bảo hiểm đề cập đến chính là phần trách nhiệm hoặc nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại cho bên thứ ba.
Tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một việc làm có ý nghĩa nhân đạo, nhằm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, nâng cao hơn nữa trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông. Chính vì thế mà loại hình bảo hiểm này thường mang tính bắt buộc cho tất cả các chủ phương tiện ô tô, xe máy.. . theo QĐ 30/HĐBT ngày 10/03/1988, nghị định 115/1997/NĐ-CP 17/12/1997.
3. Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Giúp ổn định cho chủ phương tiện khi không may rủi ro xảy ra khi tham gia giao thông. Tất nhiên không một ai mong muốn xảy ra tai nạn, nhưng rủi ro lại không tránh né bất kỳ ai, bởi nếu mọi người đi cẩn thận không để xảy ra tai nạn thì rủi ro có thể lại đến từ các phương tiện giao thông khác. Khi xảy ra tai nạn, thường sẽ có thiệt hại cho cả hai bên, chủ phương tiện sẽ được bảo hiểm đứng ra bồi thường cho người thứ ba nếu chủ phương tiện sai hoặc sẽ đứng ra đòi quyền lợi chủ phương tiện nếu người thứ ba sai. Việc làm này giúp giảm thiệt hại cho chủ phương tiện cơ giới sau khi xảy ra rủi ro.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn đảm bảo quyền được bồi thường của người bị tai nạn giao thông trong mọi trường hợp. Khi tai nạn xảy ra, rất nhiều trường hợp chủ phương tiện gây ra tai nạn bị tử vong không còn khả năng chi trả hoặc bỏ trốn. Trong khi đó những người bị nạn vẫn còn sống và rất cần có các chế độ đền bù thỏa đáng khi không có một tổ chức nào có kinh phí, chế độ giải quyết các trường hợp này.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới góp phần không nhỏ vào việc tăng thu ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế của các công ty bảo hiểm. Từ đó Nhà nước có kinh phí cho việc đầu tư, nâng cấp, xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình công cộng nâng cao mức sống dân cư.
- Nghiệp vụ này góp phần không nhỏ trong việc các công ty bảo hiểm tái đầu tư một phần lợi nhuận vào việc đề phòng hạn chế tổn thất. Các công ty bảo hiểm lớn đầu tư hàng tỷ đồng cho việc xây dựng các đường lánh nạn, đường phụ, hốc cứu nạn tại các đèo dốc và nguy hiểm như: đèo Cả, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân… hay tuyên truyền, khuyến khích các chủ phương tiện tự giác thực hiện các biện pháp hạn chế, đề phòng tổn thất. Hoặc giảm phí bảo hiểm cho các phương tiện sau một thời gian không gặp sự cố nào.
Các biện pháp trên trước mắt giúp các công ty bảo hiểm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm và tăng thu nhập, nhưng cũng góp phần quan trọng làm giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế tổn thất góp phần ổn định đời sống xã hội.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI.
1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
1.1. Tại sao phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê.
1.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê.
- Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Tính chất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thông kê. Do đó chỉ tiêu thống kê phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả đơn vị hoặc nhóm đơn vị tổng thể,
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phản ánh các mặt các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ với các hiện tượng có liên quan.
- Hệ thống chỉ tiêu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự là tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự, các mối liên hệ của bảo hiểm trách nhiệm dân sự tới các vấn đề khác có liên quan như: quy mô bảo hiểm trách nhiệm dân sự, cơ cấu bảo hiểm trách nhiệm dân sự…
1.1.2 Sự cần thiết phảI lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Trong thị trường bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được coi là một lĩnh vực bảo hiểm khá sôi động kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt của khá nhiều công ty bảo hiểm. Họ có nhiệm vụ phải phổ biến, tiếp thị để cho người tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm này có thể dễ dàng chấp nhận đồng thời cũng phải nghiên cứu các mức độ rủi ro để có thể đề ra mức phí và thu phí nhằm xây dựng quỹ bảo hiểm. Ngoài ra còn phải thẩm định và bồi thường bảo hiểm cho các rủi ro.
Hiện nay trong các công ty bảo hiểm vẫn chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê hoàn chỉnh để đánh giá, phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng như một phòng thống kê độc lập. Mà thường chỉ là một bộ phận nằm trong phòng kế toán của công ty bảo hiểm.
Để đáp ứng nhu cầu tổ chức, quản lý và điều hành, đồng thời để đánh giá một cách toàn diện về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì các công ty bảo hiểm nói chung và các nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng cần phải có hệ thống chỉ tiêu thống kê riêng của mình.
1.2. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu.
Để cho hệ thống chỉ tiêu có thể đảm bảo yêu cầu phân tích, đánh giá nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cần phải đảm bảo một số đặc tính sau đây:
* Đảm bảo tính hướng đích:
Theo nguyên tắc này thì hệ thống chỉ tiêu phải được hình thành từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, nghĩa là từ việc xác định nhiệm vụ ta mới có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu. Chính vì vậy hệ thống chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phải đáp ứng nhu cầu phân tích và đánh giá về nghiệp vụ bảo hiểm trên.
* Đảm bảo tính hệ thống:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có khả năng nêu lên được mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận, giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan (trong phạm vi mục đích nghiên cứu). Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê bảo hiểm trách nhiệm dân sự có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận và cũng có các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh toàn diện và sâu sắc đối tượng nghiên cứu.
* Đảm bảo tính thống nhất:
Phải có được sự nhất quán giữa các chỉ tiêu tổng thể và các chỉ tiêu bộ phận. Đảm bảo trong khi tính toán các chỉ tiêu phải có sự thống nhất chung về nội dung, phương pháp và phạm vi tính.
* Đảm bảo tính khả thi:
Nghĩa là phải căn cứ vào khả năng nhân tài vật lực cho phép để có thể tiến hành thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu trong sự tiết kiệm. Từ đó đòi hỏi những người xây dựng chỉ tiêu cũng như hoàn thiện chỉ tiêu phải có sự cân nhắc, xem xét sao cho trong hệ thống chỉ tiêu phải là những chỉ tiêu căn bản nhất, quan trọng nhất vừa đảm bảo ngắn gọn mà vẫn đáp ứng được mục đích nghiên cứu.
* Đảm bảo tính hiệu quả:
Hiệu quả đạt được khi hệ thống chỉ tiêu này đưa vào sử dụng phải bao gồm cả hiệu quả về kinh tế và xã hội. Và như bất kỳ một bài toán kinh tế nào, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo có lãi nghĩa là chi phí bỏ ra để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phải không được nhiều hơn kết quả thu được.
1.3. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu.
1.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô.
a/ Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới (ký hiệu: Xb).
- Số xe cơ giới (bao gồm cả xe máy và ô tô) tham gia bảo hiểm là toàn bộ số xe cơ giới mà chủ xe đã mua phí bảo hiểm bắt buộc và được công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong kỳ.
Công thức:
Xb = SXb(i)
Trong đó: Xb - số xe cơ giới (bao gồm cả ô tô và xe máy) tham gia bảo hiểm trong kỳ.
Xb(i)- số xe cơ giới (bao gồm cả ô tô và xe máy) tham gia bảo hiểm ở công ty bảo hiểm (i).
Chỉ tiêu được chia ra:
- Theo chủ xe, trong đó: chủ xe là người Việt Nam và chủ xe là người nước ngoài.
- Theo loại xe:
+ Xe ô tô, trong đó: xe tải, xe ca, xe du lịch…
+ Xe máy, trong đó: xe dưới 50 cm3, xe từ 50 cm3 trở lên.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới của tổng công ty bảo hiểm nói chung và của từng công ty bảo hiểm nói riêng trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) là lớn hay nhỏ.
Nguồn thông tin: Số liệu được lấy từ báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường hàng năm của Công ty bảo hiểm Hà Nội.
b/ Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới (ký hiệu: Dxb)
- Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là toàn bộ số tiền (phí bảo hiểm) mà các công ty bảo hiểm thu được của các chủ xe cơ giới đã mua bảo hiểm bắt buộc trong kỳ.
Công thức:
DXb= å D Xb(i)
Trong đó: DXb: Doanh thu nghiệp vụ boả hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
D Xb (i): Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm (i)
Phí bảo hiểm được thu theo mỗi đầu phương tiện hoạt động. Do các phương tiện khác nhau có mức độ hay khả năng gây tai nạn khác nhau, cho nên phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe được tính riêng cho từng loại phương tiện.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh quy mô phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới mà các công ty bảo hiểm đã thu được trong kỳ.
Nguồn thông tin: Dựa trên thông tin thu được từ chỉ tiêu số xe tham gia bảo hiểm nhân với mức phí quy định.
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm và doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
a/ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm ( dSX(j))
- Cơ cấu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm cho biết từng loại xe tham gia bảo hiểm chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số xe tham gia bảo hiểm.
Công thức:
dSX(j) = Đơn vị: lần hoặc %
Trong đó: dSX(j): tỷ trọng của số xe cơ giới loại j tham gia bảo hiểm trong tổng số xe cơ giới tham gia bảo hiểm trong kỳ.
Xb(j) : Số xe cơ giới loại j tham gia bảo hiểm trong kỳ
Xb : Tổng số xe cơ giới tham gia bảo hiểm trong kỳ.
Ý nghĩa: Từ cơ cấu số xe cơ giới tham gia giao thông ta có thể đánh giá được xu hướng sử dụng phương tiện giao thông của người dân , từ đó góp phần quan trọng trong việc định giá phí bảo hiểm.
Nguồn thông tin: Cách thu thập cũng giống với nhóm chỉ tiêu quy mô.
b/ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới.
- Cơ cấu doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới cho biết tỷ trọng doanh thu bảo hiểm của từng loại xe trong tổng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm.
Công thức:
dDT(J) = Đơn vị: lần hoặc %
Trong đó: dDT(j) : Tỷ trọng của doanh thu xe cơ giới loại j tham gia bảo hiểm trong tổng số xe cơ giới tham gia bảo hiểm trong kỳ.
DXb(j) : Doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới của loại xe j trong kỳ.
DXb : Doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới của nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ.
Ý nghĩa: Xác định phần đóng góp của việc bảo hiểm từng loại xe trong tổng doanh thu, định hướng và xác định thị trường kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới cần nhắm tới.
Nguồn thông tin: Cách thu thập cũng giống với nhóm chỉ tiêu quy mô.
1.3.3. Nhóm chỉ tiêu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm.
Tỷ lệ xe cơ giới tham gia bảo hiểm (ký hiệu: KXb)
- Tỷ lệ số xe cơ giới (bao gồm cả ô tô và xe máy) tham gia bảo hiểm là tỷ số giữa số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm với số xe cơ giới trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
Công thức:
KXb= x 100
Trong đó: KXb : Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm
Xb : Số xe cơ giới tham gia bảo hiểm
X : Số xe cơ giới nói chung.
Chỉ tiêu được tính:
Theo chủ xe: người Việt Nam và người nước ngoài.
Theo loại xe: xe ô tô và xe máy.
Theo toàn quốc và từng địa phương.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh cường độ (mức độ) khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và được sử dụng để so sánh mức độ khai thác nghiệp vụ này giữa các địa phương hoặc giữa các thời kỳ trong một địa phương.
Nguồn thông tin: Ngoài nguồn thông tin có được như ở trên, chỉ tiêu này cần tới nguồn số liệu của phòng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội về số lượng xe cơ giới tham gia giao thông trong thành phố.
1.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số xe bị tai nạn và giải quyết bồi thường.
a. Số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn( ký hiệu XBt)
- Số xe cơ giới ( bao gồm cả ô tô và xe máy) tham gia bảo hiểm bị tai nạn là toàn bộ số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm trong khi hoạt động bị tai nạn làm thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ hay tài sản của người thứ ba mà công ty bảo hiểm có trách nhiệm thay chủ xe bồi thường.
Công thức : XBt = Σ XBt(i)
Trong đó: XBt : Số xe cơ giới ( bao gồm cả ô tô và xe máy) đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn.
XBt(i): Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạ tại công ty bảo hiểm (i).
- Chỉ tiêu được chia ra:
+ Theo chủ xe: người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
+ Theo loại xe: xe ôtô hoặc xe máy.
+ Theo nguyển nhân xảy ra tai nạn.
Ý nghĩa : Chỉ tiêu phản ánh quy mô số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn trong kỳ, được dùng để tính xác suất tai nạ là cơ sở để các công ty bảo hiểm nghiên cứu, đề xuất các biện pháp đề phòng hạn chế tai nạn và tổn thất.
Nguồn thông tin: Theo số liệu theo dõi của phòng nghiên cứu thị trường và phòng Công an giao thông thành phố.
b. Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn ( KBt)
- Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn là tỷ số giữa số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn trên tổng số xe tham gia bảo hiểm.
Công thức tính:
KBt = Đơn vị : lần hoặc %
Trong đó: KBt: là tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn trong kỳ.
XBt: Số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn trong kỳ.
XB : Số xe tham gia bảo hiểm trong kỳ.
Ý nghĩa: Thấy được tình hình tai nạn trong các thời kỳ từ đó có thể có những nhận định và giải pháp ở tầm vĩ mô.
Nguồn thông tin: được khai thác giống chỉ tiêu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn.
c. Số tiền bồi thường ( Ký hiệu TBtx)
- Số tiền bồi thường là số tiền các công ty bảo hiểm có trách nhiệm thay chủ xe bồi thường hoặc chấp nhận giải quyết bồi thường cho người thứ ba bị thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ ( kể cả tài sản và súc vật) do tai nạn xảy ra phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm.
Công thức tính:
TBtx = ΣTBtx(i)
Trong đó: TBtx : Số tiền bồi thường trong kỳ
TBtx(i): Số tiền bồi thường tại công ty bảo hiểm (i).
Chỉ tiêu được chia ra:
- Số tiền bồi thường cho những thiệt hại về tài sản.
- Số tiền bồi thuường co những thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh quy mô số tiền mà các công ty bảo hiểm đã bồi thường cho người thứ ba. Và là cơ sở để xác định chỉ tiêu tỷ lện bồi thường.
d. Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường ( Ký hiệu XBBt)
- Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm là toàn bộ số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn, chủ xe đã khai báo cho công ty bảo hiểm ( công ty bảo hiểm đã phối hợp với cảnh sát giao thông tiến hành giám định hiện trường, có kết luận cuối cùng về nguyên nhân tai nạn) và công ty đồng ý giải quyết bồi thường.
Công thức tính:
XBBt(i) = ΣXBBt(i)
Trong đó: XBBt: Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn được đồng ý giải quyết bồi thường.
XBBt(i): Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn được đồng ý giải quyết bồi thường tại công ty (i).
Nguồn thông tin: giống như các chỉ tiêu ở trên trong cùng hệ thống chỉ tiêu.
e. Tỷ lệ giải quyết bồi thường ( KXb)
- Tỷ lệ giải quyết bồi thường là tỷ số giữa số xe cơ giới ( bao gồm cả ô tô và xe máy) đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường với số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự trong kỳ.
Công thức tính:
KXb = x 100
Trong đó: KXb: Tỷ lệ giải quyết bồi thường
XBBt: Số xe cơ giới ( bao gồm cả ôtô và xe máy) đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn và được giải quyết bồi thường.
XBt: Số xe cơ giới( bao gồm cả ô tô và xe máy) đã tham gia bao hiểm bị tai nạn.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu được tính cho toàn quốc về từng địa phương phản ánh mức độ giải quyết bồi thường cho chủ xe đã tham gia bảo hiểm và được sử dụng để đánh giá tính kịp thời trong việc giải quyết bồi thường của các công ty bảo hiểm.
Nguồn thông tin: được khai thác giống các chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ tiêu.
f. Tỷ lệ bồi thường:( Kí hiệu KTx).
- Tỷ lệ bồi thường là tỷ số giữa số tiền bồi thường với doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe trong kỳ.
Công thức tính:
KTx = x 100
Trong đó: KTx: Tỷ lệ bồi thường
TBtx: Số tiền bồi thường
Dx : Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu được tính cho toàn quốc tổng công ty và từng địa phương công ty bảo hiểm phản ánh mức độ bồi thường và được sử dụng để sánh mức độ bồi thường giữa các địa phương và giữa các thời kỳ trong cùng 1 địa phương.
Nguồn thông tin: Giống các chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ tiêu
2. Lựa chọn các phương pháp phân tích:
2.1. Tại sao phải lựa chọn các phương pháp phân tích:
Phân tích là một giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê, phân tích có nhiệm vụ đưa ra những căn cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách kinh tế xã hội nói chung và phát triển sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng, từ đó giúp nhà quản lý đề ra các quyết định. Phân tích cần rút ra tính quy luật của các chỉ tiêu, xác định ảnh hưởng của các nhân tố của từng chỉ tiêu, xác định vai trò của các nhân tố, dự báo trong tương lai …
Từ đó ta thấy rằng chỉ với một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ chưa thể cho ta cái nhìn toàn diện về những vấn đề và hiện tượng cần phân tích. Cần phải sử dụng thêm một số phương pháp thống kê để có thể phân tích nguồn số liệu. Tuy nhiện để sử dụng các phương pháp thống kê cũng đòi hỏi phải có được sự lựa chọn đúng đắn. Vì mỗi phương pháp thống kê lại cho ra nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác nhau chính vì thế ta phải chọn xem những phương pháp nào cần thiết cho việc nghiên cứu và xem có thể kết hợp các phương pháp như thế nào để có thể cho hiệu quả nghiên cứu cao nhất.
2.2. Các phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê là các phương pháp nghiên cứu mặt lượng để từ đó tìm hiểu bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Bảo hiểm nói chung và hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới nói riêng là một vấn đề phức tạp có liên quan tới lĩnh vực khác. Do đó để phân tích tình hình hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, tìm hiểu bản chất và tính quy luật đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp thống kê khác nhau, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm, điều kiện vận dụng, phạm vi áp dụng riêng. Hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là một lĩnh vực bảo hiểm khá phức tạp. Do đó khi phân tích hoạt động này thì việc sử dụng tổng hợp tất cả các phương pháp là cần thiết. Sau đây là một số phương pháp em xin được trình bày:
2.2.1. Phương pháp phân tổ
a. Khái niệm:
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Sau quá trình phân tổ, các đơn vị có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau được đưa về cùng một tổ, các đặc trưng số lượng của tổ, giúp ta thấy được của tổng thể, nhận thức được bản chất, quy luật của hiện tượng.
b. Tác dụng:
Phương pháp phân tổ là một phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê và cũng là một trong các phương pháp quan trọng trong phân tích thống kê đồng thời là cơ sở vận dụng các phương pháp phân tích khác.
c. Đặc điểm vận dụng:
Tiêu thức được phân tổ có thể là tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng.
- Phân tổ theo tiềm thức thuộc tính: phản ánh các tính chất của đơn vị tổng thể, không biểu hiện ttực tiếp bằng con số. Căn cứ vào những nguyên tắc ở trên, hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, với nhiều lĩnh vực khác nhau có thể được phân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Căn cứ vào chủ xe tham gia bảo hiểm có thể được phân thành chủ xe quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài. Căn cứ vào phương tiện tham gia bảo hiểm có thể phân thành bảo hiểm ô tô và xe máy. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe máy có thể phân nhỏ thành xe máy trên 50cm3 và xe máy dưới 50cm3…
- Phân bổ theo tiêu thức số lượng: là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng con số. Thông thường lượng biến trong lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường là những lượng biến rời rạc.
- Phân bổ theo nhiều tiêu thức: hay còn gọi là phân tổ kết hợp.
2.2.2. Phương pháp hồi quy tương quan :
a. Khái niệm :
Hồi quy tương quan là phương pháp toán học được vận dụng trong thống kê để biểu hiện và phân tích mối liên hệ tưpưng quan giữa các hiện tượng kinh tế xã hội.
b. Tác dụng:
Phương pháp hồi quy tương quan dùng để phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, do ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách xác định hàm số biểu hiện mối liên hệ từ đó tính các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, đánh giá sự chặt chẽ của mối liên hệ và dự báo.
c. Đặc điểm vận dụng:
Khi nghiên cứu hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, phương pháp hồi quy tương quan cho phép xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động quy mô, cơ cấu xe cơ giới tham gia bảo hiểm. Qua các chỉ tiêu hệ số tương quan và hệ số co giãn, cường độ mối liên hệ hay vai trò của các nhân tố qua hệ số tương quan.
Nếu các tiêu thức có mối liên hệ tương quan tuyến tính thì phương trình hồi quy có dạng:
yx = a + bx
Trong đó: x : trị số của tiêu thức nguyên nhân.
yx : trị số điều chỉnh của tiêu thức kết quả.
A : nhân tố tự do nói lên ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài nhân tố x.
b : hệ số hồi quy nói lên ảnh của x đối với y tăng bình quân là b đơn vị.
a,b : được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Để đánh giá độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính người ta sử dụng hệ số tương quan ký hiệu e.
Ngoài ra còn có một số dạng phương trình mà mối liên hệ của nó là liên hệ tương quan phi tuyến tính.
Phương trình Parabol có dạng: yx = a + bx + cx2
Phương trình hàm mũ có dạng: y = a . bx
b
x
Phương trình Hypepol có dạng: yx = a +
Để đánh giá độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan phi tuyến giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả ta sử dụng tỷ số tương quan (n).
2.2.3. Phương pháp dãy số thời gian:
a. Khái niệm:
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Phân loại dãy số thời gian: tuỳ theo tiêu thức phân loại này dãy số thời gian được phân thành nhiều loại khác nhau.
Căn cứ vào đặc điểm quy mô:
- Dãy số thời kỳ: biểu hiện quy mô của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định. Do đó chúng ta có thể cộng các trị số của chỉ tiêu liền nhau để phản ánh hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn.
- Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng ở thời điểm trước vì vậy việc cộng các trị số của chỉ tiêu không có ý nghĩa trong việc phản ánh quy mô của hiện tượng. Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu chia thành:
+ Dãy số tuyệt đối: trị số là những số tuyệt đối.
+ Dãy số tương đối: được xây dựng bởi những số tương đối là kết quả của việc so sánh hai số tuyệt đối với nhau.
+ Dãy số trung bình: là dãy số gồm các mức độ trung bình hay các chỉ tiêu bình quân.
b. Đặc điểm vận dụng:
Phương pháp dãy số thời gian:
- Cho phép phân tích xu thế biến động của các chỉ tiêu quy mô.
- Cho phép tính toán mức độ biến động quy mô.
- Cho phép phân tích ảnh hưởng của yếu toó thời gian và yếu tố ngẫu nhiên đến sự biến động của chỉ tiêu quy mô bằng phương pháp hồi quy theo thời gian.
- Cho phép dự báo giá trị quy mô bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới trong tương lai, có thể xét trên góc độ toàn bộ nghiệp vụ hoặc trên góc độ từng bộ phận cấu thành.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI THỜI KỲ 2000 - 2005
I. KHÁI QUÁT CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm Hà Nội
Công ty bảo hiểm Hà Nội đựợc thành lập từ năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ-TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài Chính. Bảo hiểm Hà Nội là một Công ty trực thuộc tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam(Bảo Việt). Bảo Việt ra đời từ ngày 15/1/1965 theo Quyết định số 179/chính phủ ngày 17/12/1964 của thủ tướng chính phủ và có trụ sở chính đặt tại số 7 Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Trong những ngày đầu Bảo Việt chỉ có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh bảo hiểm tại Hải Phòng, điều đó lí giải tại sao bảo hiểm Hà Nội luôn là đơn vị đứng đầu trong tổng số 63 đơn vị thành viên và luôn nhận được sự ủng hộ và quan tâm chỉ đạo sát sao của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam về mọi mặt.
Cho đến nay bảo hiểm Hà Nội đã có được văn phòng tại tất cả các quận huyện trong thành phố nhằm kinh doanh và khai thác tối đa các dịch vụ bảo hiểm.Với khả năng tài chính vượt trội cùng với kinh nghiệm lâu năm trong kinh doanh bảo hiểm và sự nỗ lực hết sức mình của Bảo Việt Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn rủi ro cũng như kịp thời chia sẻ các rủi ro trong các hoạt động sản xuất, xã hội.
Với nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng của các đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội, bảo hiểm Hà Nội đã phải không ngừng nghiên cứu và triển khai các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới. Điều đó được minh chứng bằng các hoạt động đi đầu trong lĩnh vực bảo hiểm của Tổng Công ty Bảo Việt và Bảo Hiểm Hà Nội khi lần đầu tiên đưa ra thị trường dịch vụ Bảo hiểm Nhân Thọ vào năm 1996, sau đó vào năm 1999 thành lập công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam… Hiện nay những dịch vụ mà Bảo hiểm Hà Nội cung cấp cho khách hàng luôn là những dịch vụ có chất lượng cao phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Bảo hiểm Hà Nội đang tiến hành cung cấp cho khách hàng trên 61 nghiệp vụ bảo hiểm.
Cùng với sự đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo hiểm, Bảo Hiểm Hà Nội còn nghiên cứu tìm ra những bước đi và đối sách thích hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn. Một trong những phương thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín của Công ty đó là sự mở rộng quan hệ hợp tác với những Công ty bảo hiểm trên thế giới. Hiện nay Bảo hiểm Hà Nội thông qua tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã quan hệ với nhiều công ty tái bảo hiểm và các tập đoàn bảo hiểm trên thế giới như: Tokyo Marine, Yasuda Mitsui Marine(Nhật), Munich Re (Đức), Swiss Re (Thuỵ Sĩ), Commercial Union. Bảo Hiểm Hà Nội không những tham gia kí kết các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn mà còn đảm bảo được công tác bồi thường cho khách hàng nhanh chóng và thuận tiện.
Tuy nhiên, bảo hiểm Hà Nội nói riêng cũng như Bảo Việt nói chung đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới. Ngày 18/12/1993 Chính phủ ban hành nghị định 100/CP về việc kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý cho việc mở rộng và phát triển ngành bảo hiểm tại Việt Nam, đồng thời đánh dấu một bước chuyển biến mới trên thị trường bảo hiểm đó là hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam chấm dứt sự độc quyền nhà nước và bắt đầu có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau và phải kể đến đó là: Bảo Minh, PJICO, PVIC, AIA, Prudential, Manulife. Sự biến động của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty bảo hiểm nhằm thu hút khách hàng. Đây là một khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho Bảo Hiểm Hà Nội nói riêng và tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam nói chung phải tự khẳng định mình và tự vươn lên hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của khách hàng giành cho công ty.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Bảo hiêm Hà Nội.
2.1. Chức năng của công ty Bảo hiểm Hà Nội.
Bảo hiểm Hà Nội có chức năng quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà Nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiên các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh Nhà nước giao.
Tổ chức kinh doanh và quản lý bộ máy sao cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà Nước giao.
Đặt văn phòng chi nhánh đại diện cua Bảo hiểm Hà Nội tại tất cả các quận, huyện của thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh những ngành nghề đúng theo quy định trong giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ký kết và thực hiện các hợp đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Bảo hiểm Hà Nội và nhu cầu của thị trường; sử dụng vốn nhàn rỗi để mua trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật và kinh doanh những ngành nghề khác ngoài những ngành nghề đã đăng ký nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Vậy nhưng ngành nghề mà công ty Bảo hiểm Hà Nội đã đăng ký kinh doanh là :
- Kinh doanh bảo hiểm.
- Đầu tư tài chính.
- Các ngành nghề khác có liên quan.
Huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu của Bảo hiểm Hà Nội; được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Bảo hiểm Hà Nội tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy đinh của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ của công ty Bảo hiểm Hà Nội .
Bảo hiểm Hà Nội cùng với Bảo hiểm Việt Nam ra đời do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Bảo hiểm Hà Nội ra đời có nhiệm vụ như sau :
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Tông công ty Bảo hiểm Việt Nam và trước Nhà nước về kết quả hoạt động của Bảo hiểm Hà Nội và chịu trách nhiệm trước khách hàng, truớc pháp luật về sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm do công ty Bảo hiểm Hà Nội thực hiện. Nghiên cứu đề xuất với Bộ Tài chính ban hành hoặc bổ sung sửa đổi các điều khoản, điều kiện, quy tắc và biểu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ đó .
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác.
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, sử dụng các khoản thu từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của Bảo hiểm Hà Nội .
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ lao động, bảo đảm quyền lợi cho người lao động .
- Thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm, phù hợp với nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường bảo hiểm.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo hiểm Hà Nội.
- Ban giám đốc gồm: giám đốc và 3 phó giám đốc.
- Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty để báo cáo lên ban giám đốc đồng thời quản lý và giải quyết công việc hàng ngày; tiếp nhận và gửi công văn đi, đến. Tổ chức và phục vụ các hội nghị của cơ quan, tổng kết… phòng tổng hợp là cơ quan tham mưu của lạnh đạo công ty Bảo hiểm Hà Nội.
- Phòng tổ chức nhân sự: chịu trách nhiệm những vấn đề có liên quan đến đội ngũ cán bộ của công ty như cân đối lực lượng với nhu cầu kinh doanh; có kế hoạch và xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng và đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ; xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật nhằm đảm bảo kích thích người lao động.
- Phòng Marketing:có vị trí rất quan trọng nhất là ở công ty Bảo hiểm Hà Nội,hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào hoạt động marketing. Vì vậy phòng marketing phải có chiến lược dài hạn, trung hạn và trước mắt rõ ràng. Phòng marketing phải xây dựng chiến lược:
+ Tuyên truyền, quảng cáo cho các sản phảm bảo hiểm.
+ Phải nghiên cứu, nắm bắt thị trường;khai thác thị trường để chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần.
+ Nghiên cứu, tạo ra sản phẩm mới phù hợp nhu cầu thị trường; đồng thời bổ sung, hoàn thiện sản phẩm đã có cho thích hợp với khách hàng.
+ Tổ chức phân phối sản phẩm của công ty đến tay khách hàng một cách hợp lý va thuận tiện.v.v….
- Phòng dịch vụ khách hàng: là bộ phận phục vụ khách hàng được bảo hiểm, bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng các đại lý…trong việc quản lý khách hàng cũng như phục vụ khách hàng theo yêu cầu. Chẳng hạn, trả lời các yêu cầu của khách hàng về các thông tin liên quan; giải thích ngôn ngữ trong đơn bảo hiểm; thông báo cho khách hàng biết về phí bảo hiểm, thời gian thu phí; cách tính toán lãi cổ phần, lãi đầu tư.v.v… Dịch vụ khách hàng tốt sẽ hỗ trợ rất lớn cho khai thác bảo hiểm, làm cho khách hàng vừa lòng với hoạt động của công ty nên sẽ tham gia bảo hiểm tiếp và lôi kéo các khách hang khác tham gia bảo hiểm ở công ty.
- Phòng tài chính – kế toán: có nhiệm vụ thanh quyết toán các hợp đồng, quản lý thu phí bảo hiểm gốc, chi trả tiền bồi thường; tổng hợp số liệu báo cáo tài chính, quyết toán kinh doanh lãi (hay lỗ), thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước…
- Phòng thanh tra pháp chế: có nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; kiểm tra tính chất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường. Ban thanh tra còn kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm và thủ tục bồi thường, phát hiện các trường hợp trục lợi bảo hiểm v.v…
- Phòng thông tin – tin học: có nhiệm vụ cung cấp những thông tin về kinh tế chính trị cũng như hoạt động của thị trường trong nước và quốc tế; những thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ (tuần, tháng , quý.
- Phòng định giá phí bảo hiểm thực chất là tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm. Về nguyên tắc, phí bảo hiểm được bộ tài chính xét duyệt trên cơ sở định phí của các doanh nghiêp. Phòng định phí bảo hiểm phải căn cứ xác suất rủi ro; các điều kiện, điều khoản và chế độ bảo hiểm có liên quan đến sản phẩm đó, tình hình đầu tư trên thị trường v.v… để định phí bảo hiểm cho sản phẩm sẽ triển khai hợp lý, đảm bảo nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Định phí bảo hiểm là công việc khó khăn; không chỉ liên quan đến yếu tố hình thành phí mà còn liên quân đến thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế; liên quan đến chiến lược hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Nhà Nước. Vì vậy biểu phí bảo hiểm do Công ty Bảo hiểm Hà Nội xây dựng nhưng phải được Nhà Nước phê duyệt, điều chỉnh cho phù hợp chung của thị trường.
- Phòng đầu tư: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy bên cạnh việc đánh giá rủi ro quản lý rủi ro để đảm bảo kinh doanh bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm có lãi phải có chiến lược đầu tư hợp lý để thu được lợ nhuận. Đầu tư là bộ phận quan trọng của bộ phận kinh doanh bảo hiểm, phòng đầu tư có trách nhiệm xác định nguồn vốn đầu tư, phương thức đầu tư phù hợp với thị trường tài chính cũng như chiến lược doanh nghiệp xác định nguồn lợi thu được và phương pháp phân bổ nguồn lực v.v…nguồn vốn đầu tư của công ty bảo hiểm Hà Nội thông thường:
+ Vốn điều lệ
+ Quỹ dự trữ bắt buộc
+ Quỹ dự trữ tự nguyện
+ Lợi nhuận chưa phân phối
+ Vốn nhàn rỗi từ DPNV bảo hiểm
Phương thức đầu tư của Công ty Bảo hiểm Hà Nội :
+ Cho vay
+ Gửi Ngân hàng(VNĐ, ngoại tệ)
+ Kinh doanh bất động sản
+ Mua cổ phiếu và trái phiếu
Ngoài ra còn có các phòng Bảo Hiểm Hàng Hải, Bảo Hiểm Hàng Không là những nghiệp vụ bảo hiểm lớn đòi hỏi phải có một phòng ban chuyên trách. Bên cạnh đó còn có bảo hiểm cháy và rủi ro, kinh doanh, bảo hiểm kĩ thuật là những nghiệp vụ bảo hiểm đòi hỏi phải có chuyên gia thẩm định để tránh bị thiệt hại do lừa bảo hiểm.
Thêm vào đó, ở mỗi quận huyện trong thành phố bảo hiểm Hà Nội đều có một phòng kinh doanh. Đây chính là chủ lực của Công ty, với cơ cấu gọn nhẹ mỗi phòng kinh doanh ở quận huyện bao gồm:
- Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước công ty.
- Phó phòng phụ trách về nhân sự và kinh doanh.
- Cán bộ kế toán cân đối thu chi của phòng và liên lạc thường xuyên với phòng kế toán cua công ty.
- Cán bộ bồi thường chuyên thẩm định và bồi thường các hợp đồng bảo hiểm.
- Cán bộ thống kê kưu giữ số liệu,làm báo cáo định kì.
- Thủ quĩ nhận tiền bảo hiểm,chi tiền bồi thường.
- Cán bộ khai thác đi tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng cho phòng.
- Ngoài ra còn có các phòng Bảo hiểm do các ban ngành trong thành phố như phòng bảo hiểm quốc phòng…Các phòng bảo hiểm này ngoài phaỉ cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác trên địa bàn,còn phải thi đua với nhau bởi phòng bảo hiểm của quận này có thể tìm khách hàng đang thường trú ở quận khác trong thành phố,do đó đòi hỏi các phòng phải năng động tìm kiếm, kí hợp đồng và chăm sóc khách hàng cẩn thận.
Với mỗi phòng ban lại có:điểm bán lẻ,cộng tác viên,đại lí.Đây là những cá nhân, tập thể ở ngoài công ty đứng ra tìm kiếm khách hàng cho công ty và lời nhuận họ thu được chính là phần trăm số tiền trên hợp đồng mà công ty kí kết đựơc với khách hàng do họ tìm ra.Đây chính là những chân rết đI sâu tìm kiếm khách hàng đắc lực cho công ty.Nhờ có một cơ cấu tổ chức thích hợp,Bảo Hiểm Hà Nội đã phát huy được sức mạnh của mình trên cơ sở khai thác được ưu thế hoạt động của tất cả các phòng ban cũng như các văn phòng chi nhánh công ty.
4. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
4.1. Đặc điểm tình hình:
Trong năm 2005 tình hình kinh tế cả nước nói chung và địa bàn thủ đô Hà nội nói riêng tuy gặp phải nhiều khó khăn do thiên tai xảy ra và đặc biệt là do dịch cúm gia cầm hoành hành trong một thời gian dài….song tiếp tục tăng trưởng,nổi bật nhất là ngành công nghiệp và tiêu dùng bao gồm cả trong nước và xuất khẩu trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng mạnh.Trong các năm gần đây thành phố liên tục đạt tỉ lệ tăng trưởng cao ở mức 11% dự kiến năm 2006 vẫn giữ mức tăng trưởng này.Đây là những điều kiện khách quan rất có lợi cho bảo hiểm bên cạnh đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao,Bảo Hiểm Hà Nội luôn được sự quan tâm,tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng chính quyền thành phố Hà Nội,sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tổng công ty Bảo Việt Việt Nam cũng như sự hỗ trợ hiệu quả của các phòng ban thuộc tổng công ty Bảo Việt Việt Nam và các đơn vị thành viên thuộc hệ thống Bảo Việt.
Bên cạnh những thuận lợi đó Bảo Hiểm Hà Nội cũng gặp phải không ít nhũng khó khăn.Trong thời gian gần đây thị trường bảo hiểm cả nước và Hà Nội có những chuyển biến rõ nét so với thời gian trước đây.Sự ra đời của các công ty bảo hiểm trong nước và việc nhà nước cho phép các công ty Bảo Hiểm liên doanh với nước ngoài được mở rộng lĩnh vực kinh doanh làm cho thị phần của Bảo Hiểm Hà Nội bị thu hẹp rõ rệt.tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được cải thiện,tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng gay gắt,nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng giảm giá,tăng chi phí kinh doanh để có dịch vụ.
Đặc biệt sự gia tăng hoạt động của các công ty bảo hiểm cổ phần mới tham gia thị trường đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.Ngoài ra việc nhà nứơc cho phép các công ty Bảo Hiểm liên doanh với nước ngoài mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng ảnh huởng không nhỏ đến thị phần của công ty,chi riêng công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế (VIA) được phép mở rộng cung cấp các nghiệp vụ bảo hiểm đã không chuyển Bảo hiểm Việt Nam nữa làm giảm doanh thu của công ty nhiều tỷ đồng ,hay sự hoạt động của công ty liên doanh bảo hiểm Việt – Úc làm Bảo hiểm Hà Nội mất toàn bộ các dịch vụ của các công trình được đầu tư vốn qua Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam.Các công ty Bảo hiểm sử dụng nhiều biện pháp kể cả không lành mạnh để cạnh tranh.Trên đây là một số nét về đăc điểm tình hình kinh tế xã hội của thị trường bảo hiểm nói chung va Bảo hiểm Hà Nội nói riêng.
4.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2005:
*Kết quả kinh doanh:
Năm 2005 tổng doanh thu công ty đạt 178,92 tỷ đồng tăng trưởng 15% so với năm 2004(Doanh thu thực hiện năm 2004 là 155,56 tỷ đồng).Trong điều kiện kinh doanh găp nhiều khó khăn,Bảo Việt Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch tổng công ty giao va đạt tăng trưởng cao,thể hiên sự cố gắng rất lớn của toan thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
*Công tác giám định – bồi thường:
Trong năm 2005, toàn công ty tiếp nhận và giải quyết 41.420 hồ sơ trong đó:
- 5.844 hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
- 16.964 hồ sơ bồi thường bảo hiểm con người
- 18.485 hồ sơ bồi thường bảo hiểm hoc sinh
- 85 hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy và RRHH
- 11 hồ sơ bồi thường bảo hiểm ki thuật
- 31 hồ sơ bồi thường bảo hiểm hàng hải.
Và gần 250 các vụ bồi thường các nghiệp vụ khác.
Trong số 57 nghiệp vụ bảo hiểm đã triển khai, có 36 nghiệp vụ bảo hiểm phát sinh bồi thường với tổng số tiền chi bồi thường là 60,73 tỷ đồng, bằng 32,64% tổng thu.Tỷ lệ bồi thường này nhìn chung trong mức cho phép. Tỷ lệ bồi thường giảm 5% so với năm 2004 cho thấy công ty đã nỗ lực trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất và đã thu được kết quả nhất định.
Với những vụ tổn thất lớn trên phân cấp của công ty,công ty đã kịp thời báo cáo và nhận được ý kiến chỉ đạo giải quyết nhanh, kịp thời của Bảo Việt Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2005 Bảo hiểm Hà Nội đã phối hợp tốt với các công ty bảo hiểm Đà Nẵng, bảo hiểm Thừa Thiên Huế giải quyết tốt vụ tai nạn tầu E1 xảy ra ngày 12/3/2005 tại Lăng Cô - Thừa Thiên Huế với 11 người chết,bị thương trên 100 người.Công ty đã cử cán bộ kịp thời thăm hỏi gia đình các nạn nhân và chi trả bảo hiểm với tổng số tiền bồi thường là 1,051 tỷ đồng. Việc làm này đã được ngành Đường sắt và hành khách đánh giá cao, nâng cao uy tín của bảo hiểm Bảo Việt nói chung và của bảo hiểm Hà Nội nói riêng.
Để có được khả năng bồi thường nhanh chóng kịp thời và chính xác không thể không kể đến công tác giám định như:
- Tiếp nhận thông tin và tổ chức giám định kịp thời.
- Biên bản giám định và hồ sơ giám định cơ bản đảm bảo yêu cầu.
- Công tác phối hợp giữa các phòng, giữa Bảo Việt Hà Nội và khách hàng thực hiện tương đối tốt.
- Công tác giám định hộ tỉnh bạn đảm bảo quy định của Tông công ty. Trong năm không phát sinh khiếu nại, vướng mắc với các tỉnh bạn trong việc giải quyết tai nạn trên địa bàn.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như :
- Vẫn còn một số vụ giám định chậm, giám định viên chưa thực hiện đúng quy trình giám định.
- Một số vụ giám định chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu như:
+ Biên bản giám định ghi chép không đầy đủ, chưa đánh giá chính xác nguyên nhân tai nạn, quá thụ động vào hồ sơ của cơ quan chức năng.
+ Một số vụ giám định hồ sơ pháp lý chưa cao phải xác minh kiểm tra lại gây khó khăn và kéo dài thời gian xét bồi thường cho khách hàng.
+ Một số vụ việc phối hợp giữa các phòng chưa, thống nhất chưa nhịp nhàng.
*Những mặt công tác khác:
- Công tác tổng hợp, TCCB - đào tạo và lao động tiền lương.
Công tác Tổng hợp năm 2005 đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ, đáp ứng yêu cầu tham mưu cho lãnh đạo trong công tác điều hành, duy trì tốt việc giao ban hàng tháng của Công ty. Giao ban hàng tháng đã thực sự trở thành những buổi hội thảo để các phòng cùng trao đổi, chia sẻ những thông tin trong thị trường, những giải pháp, chíng sách cần được thực hiện để tăng sức cạnh tranh.
Trước và sau kỳ giao ban, Báo cáo tổng hợp kết quả công việc chung toàn Công ty đều được lập giúp cho Ban Giám đốc năm bắt sát tình hình hoạt động thực tế tại đơn vị và để ra nhiệm vụ, biện pháp giải quyết kịp thời. Tuy nhiên, công tác này cũng còn hạn chế chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, đôn đốc các đầu công việc đã để ra theo Chương trình công tác hàng tháng.
- Công tác Tổ chức cán bộ: Nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ trong toàn Công ty, Công ty đã bổ nhiệm mới 5 đồng chí lãnh đạo phòng, bổ nhiệm lại cho 21 đồng chí theo phân cấp, báo cáo Bảo Việt Việt Nam bổ nhiệm lại 3 đồng chí. Thực hiện đúng quy định của Luật lao động và quy chế của Công ty, năm qua Công ty đã giải quyết nâng lương cho 47 đồng chí, giải quyết tái tục hợp đồng lao động cho 19 cán bộ, kiểm tra xét duyệt chuyển 46 cán bộ hợp đồng thời hạn sang hợp đồng không xác định thời hạn. Những việc nêu trên đã mang lại sự phấn khởi, tin tưởng và tâm lý ổn định công tác cho các cán bộ trong Công ty.
Đầu năm Công ty đã tổ chức tốt việc giao kế hoạch cho các Phòng kinh doanh. Để hoàn thành được nhiệm vụ Tổng Công ty giao, đi đôi với công tác quản lý kinh doanh, công ty cũng luôn chú ý tăng cường giáo dục ý thức xây dựng tập thể đối với cán bộ, các trường hợp vị phạm Quy trình nghiệp vụ, Quy chế quản lý Tài chính đều được xử lý kịp thời.
- Công tác đào tạo:
Năm 2005 đã quan tâm cả về lượng và chất của công tác đào tạo. Hàng tháng, tuỳ thuộc yêu cầu quản lý, yêu cầu công tác và theo kế hoạch đào tạo trong năm, Công ty đều tổ chức các lớp tập huấn nội bộ cũng như mời các chuyên gia tham gia giảng dạy hay gửi cán bộ tham gia các khoá học của Trung tâm đào tạo và các Trung tâm Giáo dục-Đào tạo khác. Trong đó một số khoá học rất thiết thực và được đánh giá cao.
Công ty đã cử 97 lượt cán bộ tham dự các khoá học của Trung tâm đào tạo và Tổng Công ty tổ chức như “Khoá bảo hiểm xe cơ giới và an toàn giao thông”, khoá “Kỹ thuật ôtô”, khoá “ Bảo hiểm xe cơ giới nâng cao”, Khoá “ Ngoại gữ chuyên ngành nâng cao”... Ngoài ra Công ty còn tổ chức 18 lớp và buổi Hội thảo cho toàn thể cán bộ nhân viên như: Mời diễn giả nói chuyện về tình hình chính trị, khoa học xã hội quốc tế và trong nước. Tập huấn một số nghiệp vụ tại Công ty, Đào tạo “Marketing trong bảo hiểm, nghệ thuật chinh phục khách hàng và kỹ năng giao tiếp”, Khoá học “ Kỹ năng đàm phán, soạn thảo ký kết và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động kinh doanh”.
- Công tác tuyên truyền quảng cáo:
Trong năm 2005, công tác tuyên truyền quảng cáo đã được Công ty quant tâm chỉ đạo sát sao hơn. Công ty đã chú ý quảng bá, tuyên truyền hình ảnh của Bảo Việt trên địa bàn thủ đô, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành ngày truyền thống Bảo Việt Hà Nội. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú, hiệu quả tuyên truyền còn hạn chế.
- Công tác Tài chính – Kế toán
Công tác Tài chính - Kế toán đã kịp thời phản ánh được tình hình thu chi tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty. Công tác kế toán ấn chỉ, thanh quyết toán doanh thu phí bảo hiểm, chi kinh doanh từng bước được củng cố. Chứng từ sổ sách đầy đủ, rõ ràng. Thực hiện báo cáo nghiệp vụ theo đúng quy định của ngành.
Tổ chức tập huấn công tác kế toán và thống kê cho các cán bộ chuyên trách tại các Phòng bảo hiểm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của chế độ, chính sách.
Công tác chi trả tiền bồi thường cho khách hàng được đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo phục vụ khách hàng tốt, đáp ứng yêu cầu công tác, hỗ trợ cho công tác khai thác.
Phương án khoán chi quản lý được ban hành từ đầu năm đã tạo cho các phòng sự chủ động hơn trong điều hành kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty cũng đã tăng cường kiểm soát chi tiêu theo kế hoạch do các phòng thực hiện.
Công ty đã tiến hành việc kiểm tra công tác tài chính kế toán và quản lý tiền mặt tại một số Phòng tại trụ sở Công ty và các quận huyện.
Tuy nhiên Công tác Tài chính kế toán vẫn còn có một số tồn tại như sau:
+ Mặc dù Công ty đã chỉ đạo sát sao và đề ra mốc thời gian hoàn thành việc thanh quyết toán 15% để lại nhà trường nhứng nhiều phòng thực hiện còn chậm, do đó công tác này còn chưa được giải quyết triệt để.
+ Công ty cần chủ động tiến hành kiểm tra, kiểm soát hướng dẫn công tác thu chi tài chính của các phòng bảo hiểm khu vực một cách thường xuyên hơn nữa đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
Trong năm qua, Công ty đã được Cục Thuế, Kiểm toán độc lập tiến hành kiểm tra công tác quản lý tài chính của Công ty. Nhìn chung kết quả cho thấy Công ty đã luôn thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính Nhà nước. Tuy nhiên, Công ty vẫn phải tiếp tục rút kinh nghiệm và khắc phục những kiến nghị của các đoàn nêu ra để xây dựng bộ máy tài chính kế toán ngày càng hoàn thiện hơn.
- Công tác Thống kê - Tin học
Trong năm 2005, bên cạnh việc sử dụng và khai thác các ứng dụng tin học của Tổng Công ty cung cấp, Công ty còn hỗ trợ các phòng một số ứng dụng nhằm tăng năng suất lao động, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phục vụ khách hàng.
Một số ứng dụng được áp dụng như:
+ In Giấy chứng nhận bảo hiểm các nghiệp vụ: ôtô, con người, du lịch, học sinh và bảo hiểm xe máy đối với các hợp đồng lớn.
+ Theo dõi trình bồi thường nghiệp vụ con người, ôtô trên máy.
+ Theo dõi thông tin phát sinh và bồi thường trên phân cấp tới từng phòng
+ Xây dựng bổ sung báo cáo chỉ tiểu kinh tế cho các nghiệp vụ mới
+ Triển khai công tác thống kê theo từng cán bộ.
+ Hơn 60% các phòng đã có ứng dụng ADSL giúp cho việc giao dịch với khách hàng được thông suốt và kịp thời, giảm đáng kể việc giao dịch trực tiếp trong các trường hợp có thể giao dịch điện tử.
Bên cạnh đó, Công ty không ngừng chỉ đạo phòng tin học tổ chức việc tập huấn ngay tại các phòng trên cơ sở thực tế công việc hàng ngày.
Các ứng dụng và công tác trên không những giúp các cán bộ có thêm thời gian tập trung cho công tác khai thác, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc mà còn góp phần đáng kể trong việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Tuy nhiên công tác này còn một số hạn chế sau:
+ Số liệu thống kê còn chưa đầy đủ mất thời gian kiểm tra đối chiếu và bổ sung. Báo cáo số liệu thống kê về chỉ tiêu kinh tế còn có phòng nộp chậm.
+ Nhìn chung trình độ sử dụng thiết bị tin học của cán bộ còn hạn chế nên hiệu quả ứng dụng thiết bị tin học và mạng nội bộ trong kinh doanh chưa cao.
- Công tác sử dụng và quản lý đại lý
Năm 2005, Công ty đã đào tạo 6 lớp Đại lý cho 168 học viên (vượt kế hoạch 01 lớp), trong đó:
+ Đào tạo chính quy 03 lớp đại lý phi nhân thọ chuyên nghiệp cấp I cho 75 học viên.
+ Đào tạo theo yêu cầu 02 lớp đại lý tổ chức với 72 học viên
+ Phối hợp với Trung tâm đào tạo Bảo Việt mở 01 lớp đại lý cấp II cho 21 học viên.
Công ty thành lập mới 3 tổ Đại lý chuyên nghiệp: Đông Anh, Thanh Trì và một tổ đại lý chuyên nghiệp số 2 – phòng BH Long Biên. Kiện toàn tổ chức đại lý tại các phòng Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Xuân. Công ty cũng thực hiện việc Giao ban Tổ trưởng đại lý hàng tháng.
Công ty đã quan tâm theo dõi chế độ hỗ trợ đối với đại lý sát sao hơn cũng như chú trọng khuyến kích, động viên kịp thời hơn qua các đợt thi đua khen thưởng.
Đặc biệt năm 2005 là năm đầu tiên Công ty giao kế hoạch doanh thu cho các Tổ đại lý và đến 31/12/2005 doanh thu do đại lý chuyên nghiệp đem lại là 9 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao.
Phòng Quản lý đại lý và các phòng nghiệp vụ cần nghiên cứu để áp dụng cách thức quản lý và sử dụng đại lý chuyên nghiệp có hiệu quả hơn.
- Công tác Hành chính – Quản trị
Nhìn chung, Phòng đã đáp ứng được yêu cầu công tác, đảm bảo cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ làm việc cho các Phòng ban Công ty để đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
Trong năm, Công ty đã tiến hành thuê trụ sở làm việc mới cho Phòng Hoàng Mại, Thanh Trì.
II. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI
1. Hướng phân tích.
Như đã nói ở trên, để dánh giá một cách đầy đủ tình hình hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội đòi hỏi phải tính toán đầy đủ các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu ( đã trình bày ở chương I ). Tuy nhiên, do số liệu thu thập không đầy đủ và việc tính toán quá phức tạp nên trong phạm vi đề tài nghiên cứu ta chỉ tính toán và phân tích một số chỉ tiêu quan trọng.
1.1. Chỉ tiêu về quy mô.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô bao gồm số xe cơ giới tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và doanh thu của nghiệp vụ. Qua nhóm chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Hà Nội và quy mô phí mà Công ty đã thu được trong một năm hoặc một thời kỳ. Qua đó dánh giá được khả năng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm của Công ty và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ đó.
1.2. Chỉ tiêu cơ cấu.
Chỉ tiêu cơ cấu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bao gồm cơ cấu phân theo chủng loại xe như: xe máy 50 cm3, Ôtô 5 chỗ, Ôtô tải; cơ cấu phân theo mức trách nhiệm gồm 3 mức: 12/30, 15/80, 20/80; cơ cấu theo chủ phương tiện cơ giới gồm: chủ phương tiện cơ giới là người Việt Nam, chủ phương tiện cơ giới là người nước ngoài.
Mỗi loại cơ cấu ta lại nghiên cứu số lượng xe tham gia từng loại và tỷ trọng của chúng trong tổng số xe tham gia bảo hiểm đồng thời cũng tính luôn doanh thu của mỗi loại và tỷ trọng doanh thu của mỗi loại trong tổng doanh thu. Phân tích chỉ tiêu cơ cấu giúp ta biết được xu hướng biến động của mỗi loại tham gia bảo hiểm, loại nào có xu hướng tăng, loại nào có xu hướng giảm, nguyên nhân. Qua đó đánh giá được tiềm năng mỗi loại và xem loại nào có khả năng phát triển mở rộng.
1.3. Chỉ tiêu biến động.
Ta có thể xác định mức độ biến động của số xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường, tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường.
Việc xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu này giúp ta xác định mức tăng giảm hàng năm và trong từng thời kỳ, nhờ vậy có thể dự đoán được giai đoạn tiếp sau và rút ra những sai xót trong giai đoạn vừa qua.
1.4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu.
Để tính chỉ tiêu biến động số xe tham gia bảo hiểm, biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, cơ cấu của số xe tham gia bảo hiểm, biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn cần sử dụng chỉ tiêu quy mô số xe tham gia bảo hiểm.
Để tính các chỉ tiêu biến doanh thu nghiệp vụ, cơ cấu doanh thu… cần sử dụng chỉ tiêu quy mô doanh thu.
Để tính chỉ tiêu biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường cần phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ tương ứng như trên để tính.
2. Phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
2.1. Phân tích quy mô và biến động các chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Bảng 1 : Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005
Đơn vị : Chiếc
Năm
Phòng BH
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Q. Ba Đình
4.262
4.895
4.949
5.725
5.814
5.825
Q. Hoàn Kiếm
3.628
3.809
3.852
3.624
3.775
3.845
Q. Hai Bà Trng
2.224
2.334
3.310
2.054
2.220
2.235
Q. Hoàng Mai
0
0
0
2.674
3.046
3.257
Q. Long Biên
0
0
0
2.037
2.558
3.945
Q. Thanh Xuân
1.726
1.790
2.129
2.984
2.506
3.493
Q. Tây Hồ
2.833
2.686
2.790
2.769
2.773
2.784
Q. Đống Đa
3.103
3.130
3.131
2.893
2.731
2.908
Q. Cầu Giấy
1.885
1.630
2.311
2.230
3.145
2.264
H. Sóc Sơn
1.347
2.230
1.721
1.395
1.659
1.857
H. Đông Anh
1.213
1.730
1.826
1.625
2.345
2.352
H. Gia Lâm
2.161
1.838
2.387
1.987
2.357
2.136
H. Từ Liêm
1.631
2.739
2.018
1.653
2.718
2.813
H. Thanh Trì
1.947
1.949
1.576
1.350
2.353
2.286
Xb = ∑ Xb(i)
27.960
30.760
32.000
35.000
40.000
42.000
( Nguồn số liệu : Số liệu báo cáo thống kê thường niên hàng năm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 )
Qua bảng 1 ta thấy số xe tham gia bảo hiểm của các quận nội thành là đông hpn cả, từ đó có thể suy ra mật độ xe cơ giới trong nội thành là khá cao. Quận Ba Đình là một trong những nơi có số hợp đồng cao nhất, chỉ biến động trong khoảng từ 4262 chiếc (năm 2000) cho đến cao nhất là 5825 chiếc (năm 2005). Hai quận mới thành lập trong năm 2003 là Hoàng Mai và Long Biên cũng lập tức đạt được những kết quả khả quan. Như quận Hoàng Mai, trong năm đầu tiên thành lập đã đạt 2674 chiếc, con số này ở quận Long Biên là 2037 chiếc, trong các năm sau quận Hoàng Mai đạt 3046 chiếc (năm 2004) và 3257 chiếc (năm 2005) còn quận Long Biên đạt 2258 chiêc (năm 2004) và 3945 chiếc (năm 2005). Các huyện ngoại thành tuy có số xe tham gia bảo hiểm chưa cao nhưng nhờ công tác tiếp thị bảo hiểm tốt nên số lượng luôn luôn ổn định và tăng thêm sau mỗi năm.
Để có cái nhìn rõ nhất về số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên địa bàn Hà Nội, ta sẽ nhìn vào tổng số xe ở mỗi năm và thấy rằng lượg xe đều tăng lên đều trong mỗi năm. năm 200 là 27960 chiếc, năm 2001 là 30760 chiếc, năm 2002 là 32000 chiếc, đến năm 2003 là 35000 chiếc. Năm 2004 có sự đột phá khi con số này là 40000 chiếc và đến năm 2005 là 42000 chiếc.
Từ số liệu như trên ta tính biến động của số xe tham gia bảo hiểm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội với :
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối :
di = Yi – Y (i-1) i = (2,n)
Di = Yi – Y 0 i = (1,n)
+ Tốc độ phát triển :
ti = i = (2,n)
Ti = i = (2,n)
+ Tốc độ tăng (giảm) :
ai = ti – 1
Ai = Ti – 1
+ Giá trị 1% tăng giảm :
gi = i = (2,n)
Từ bảng 2 ta thấy lượng xe tham gia bảo hiểm trong các năm đều tăng. Lượng tăng trong năm 2002 là thấp nhất cũng đạt 1240 chiếc và cao nhất là năm 2004 đạt tới 5000 chiếc. Nhìn vào lượng tăng định gốc ta có thể thấy chỉ sau 5năm số xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của CXCG tại công ty bảo hiểm Hà Nội đã tăng 14040 chiếc
Tốc độ tăng được tính ra cũng tương ứng với lượng tăng khi mà năm 2002 chỉ đạt 4,03% và năm 2004 đã đạt được 14,28% và nếu như tính theo tốc độ tăng định góc thì chỉ sau 5 năm công ty bảo hiểm Hà Nội đã tăng 50,21% về số lượng xe tham gia bảo hiểm
Để có thể nhìn nhận rõ được hơn ta sẽ tính xem trong từng năm 1% tăng sẽ tương ứng với bao nhiêu chiếc do số lượng xe tham gia bảo hiểm có gốc để tính là khác nhau nên 1% tăng của chúng cũng là khác nhau. Nếu năm 2001 1% tăng lên tương ứng với 279,72 chiếc thì năm 2002 đã là 307,69 chiếc và năm 2003 là 320,17 chiếc, đến năm 2004 là 350,14 chiếc và năm 2005 là 400 chiếc.
Bảng 3 : Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới
Đơn vị : triệu
Năm
Phòng BH
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Q. Ba Đình
314
326
375
398
605
619
Q. Hoàn Kiếm
392
415
426
454
682
614
Q. Hai Bà Trng
279
291
315
319
432
447
Q. Hoàng Mai
387
582
541
Q. Long Biên
368
393
412
Q. Thanh Xuân
275
293
317
345
472
482
Q. Tây Hồ
343
386
415
427
465
473
Q. Đống Đa
359
373
398
413
415
418
Q. Cầu Giấy
279
268
315
320
336
341
H. Sóc Sơn
323
346
369
487
412
438
H. Đông Anh
238
265
241
368
489
462
H. Gia Lâm
295
311
323
395
445
446
H. Từ Liêm
292
319
258
312
425
435
H. Thanh Trì
235
327
293
340
473
475
DXb = ∑ DXb(i)
3.624
3.920
4.045
5.333
6.626
6.603
( Nguồn số liệu : Số liệu báo cáo thống kê thường niên hàng năm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 )
Qua bảng 3 ta thấy doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm không hoàn toàn tương ứng với số lượng xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, doanh thu của các quận nội thành luôn dẫn đầu và vẫn phải kể đến các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa . . . Cao nhất là phải kể đến quận Hoàn Kiếm, trong năm 2004 đạt 682 triệu đồng, quận Ba Đình trong năm 2005 đạt 619 triệu đồng.
Nhìn vào tổng thể ta thấy doanh thu của Công ty Bảo hiểm Hà Nội tăng lên đều trong các năm, như năm 2000 đạt 2634 triệu đồng, 2001 là 3920 triệu đồng, năm 2002 là 4045 triệu đồng, năm 2003 là 5333 triệu đồng và con số này của năm 2004 là 6626 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2005 lại có sự sjut giảm đoi chút khi doanh thhu chỉ đạt 6603 triệu đồng. Điều này được giải thích do năm 2005 số lượng ôtô tham gia bảo hiểm có phần giảm đi do người mua đã dừng lại để chờ sự thay đổi của Chính phủ về việc nhập khẩu ô tô.
Qua số liệu ở bảng 3 ta có thể tính toán sự biến động về doanh thu của Công ty bảo hiểm Hà Nội trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giai đoạn 2000 - 2005
Nhìn vào bảng 4 ta thấy doanh thu cũng tăng đều trong các năm, lượng tăng năm 2001 là 8,16% tương đương với 296 triệu đồng năm 2002 là 11,61% tương đương với 125triệu, năm 2003 tăng 31,84% tương ứng với 1.288 triệu đồng và năm 2004 tăng 24,24% tương ứng với 1293 triệu đồng. Duy chỉ có năm 2005 là giảm 0,35% có nghĩa là giảm 23 triệu do người dân có dấu hiệu chững lại trong việc sử dụng xe ô tô để chờ quyết định mới của nhà nước. Tuy vậy trong 5 năm công ty bảo hiểm đã tăng doanh thu lên được 82,2% tương ứng với 2979 triệu đồng
Tuy vậy cũng như ở bảng trên ta cần phải tính đến 1% tăng hay giảm tương ứng với bao nhiêu tiền. Năm 2001 với 1% tăng lên công ty bảo hiểm Hà Nội tăng lên được 36,27 triệu đồng, con số này năm 2002 là 10,77 triệu nhưng năm 2003 là 40,45 triệu và năm 2004 là 53,34 triệu đồng. Cuối cùng là năm 2005, 1% giảm về doanh thu sẽ tương ứng với 65,73 triệu đồng.
2.2. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu
- Căn cứ vào các loại xe tham gia bảo hiểm ta chia làm 5 loại :
+ Xe máy > 50 cm3
+ Xe máy < 50 cm3
+ Ô tô < 5 chỗ
+ Ô tô > 5 chỗ
+ Ô tô tải
Ta thấy rằng tỷ lệ phần trăm của xe gắn máy có dung tích xilanh lớn hơn 50cm3 luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số xe và thường xê dịch từ 74,6 đến 89,6% điều này phù hợp với thực tế giao thông ở đô thị nước ta đang tràn ngập xe máy. Các loại xe gầm máy có dung tích xi lanh nhỏ hơn 50m3 được quy định là học sinh cấp 3 chỉ được đi lại xe này nhưng việc làm “đầu voi đuôi chuột” đã gây ra việc số lượng xe này tham gia bảo hiểm thất thường.Số lượng ô tô con, ô tô khách và ô tô tải tham gia bảo hiểm cũng lên rất đều. Cuộc sống con người đang ngày càng được nâng cao, việc sở hữu những chiếc xe đắt tiền đã thể hiện điều đó nhưng việc mua bảo hiểm còn thể hiện trình độ dân trí của người dân đã thay đổi. Bảng thể hiện cơ cấu theo loại xe này chính là sự giải thích cho bảng 1 về sự tăng giảm % số lượng tăng lên hay giảm đi là do loại xe tham gia tăng lên hay giảm đi…
Để thấy được cơ cấu doanh thu mà mỗi loại xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ta có bảng sau :
Nhìn bảng 6 ta thấy rằng doanh thu có được từ bảo hiểm cho xe máy, lớn hơn 50m3 vẫn thu được nhiều nhất tuy rằng mức phí bảo hiểm để dành cho xe gắn máy rất thấp nhưng doanh từ bảo hiểm xe gắn máy > 50m3 luôn dao động từ 44,1 cho đến 60% tổng doanh thu bảo hiểm cả nghiệp vụ có riêng các loại ô tô đặc thù riêng mà mức phí bảo hiểm cao hơn hẳn chính vì vậy tuy ít về số lượng nhưng doanh thu lại rất cao. Đơn cử như các loại xe ô tô từ 50 chỗ trở lên tuỳ theo loại xe và mức trách nhiệm thì tương ứng sẽ có loại phí
- Căn cứ vào mức trách nhiệm mà người chủ xe cơ giới mua bảo hiểm ta có thể chia làm 3 loại, đó là :
+ Mức trách nhiệm 12/30
+ Mức trách nhiệm 15/80
+ Mức trách nhiệm 20/80
Qua bảng 7 ta thấy rằng lượng người mua bảo hiểm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội được phân đều cho các mức và nó phụ thuộc vào ý thức và túi tiền của người mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ không bao giờ bảo hiểm 100% trách nhiệm cho người mua bảo hiểm bởi như thế sẽ tạo cho người mua có ý thức hơn, nếu có thiệt hại họ cũng phải gánh chịu hậu qua và trách nhiệm. Công ty bảo hiểm tránh được khả năng trục lợi bảo hiểm từ một số cá nhân có ý đồ xấu. Ta thấy mức mua bảo hiểm với mức trách nhiệm là 15/80 là mức trách nhiệm có đông người tham gia nhất và có tỷ lện dao động từ 38,38 – 44,14%, do đây là mức trách nhiệm có mức phí vừa phải và khi xảy ra sự có thì có mức đền bù hợp lý.
Nhìn vào bảng 8 ta thấy cơ cấu doanh thu của nghiệp vụ khi chia theo mức trách nhiệm có sự phân chia rõ ràng. Mức trách nhiệm 15/80 như đã nói ở trên được người mua bảo hiểm chọn nhiều. Do vậy doanh thu từ mức trách nhiệm này luôn cao hơn cả và đạt từ 53,21 – 60,24% tổng doanh thu, tiêu biểu như năm 2005 đạt tới 31.611 triệu đồng, chiếm 54,68%.
- Căn cứ vào chủ phương tiện cơ giới tham gia giao thông chia thành :
+ Chủ xe cơ giới là người Việt Nam
+ Chủ xe cơ giới là người nước ngoài
Số xe có chủ xe là người nước ngoài chủ yếu là cán bộ của các đại sữ quán nước ngoài tại Việt Nam, nhân viên của các tổ chức phi chính phủ, doanh nhân của các Công ty liên doanh với Việt Nam. Tuy số lượng xe tham gia bảo hiểm chỉ xê dịch từ 1,66 – 2,47% trong tổng số xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội, nhưng cần phải nói rằng họ rất có ý thức và rất tự giác mua bảo hiểm do có thói quen ua bảo hiểm ở mọi lĩnh vực trong cuộc sóng nhằm hạn chế rủi ro. Chính vì lý do này mà mức phí bảo hiểm dành cho họ ở mức thấp hơn so với chủ xe là người Việt Nam.
Số xe có chủ là người nước ngoài tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội tuy chiếm số lượng ít nhưng đem lại doanh thu tương đối cao. Có những năm như năm 2003 chiếm tới 13,67% tổng doanh thu của nghiệp vụ. Đây là một hướng đi tiềm năng mà Công ty cần đi sâu khai thác vào những năm tới.
- Muốn tính xem thị phần của Công ty Bảo hiểm Hà Nội trong nghiệp vụ này, ta cần tính xem số xe tham gia bảo hiểm ở Công ty chiếm bao nhiêu phàn trăm trong tổng số xe cơ giới đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội.
Số xe cơ giới CXCG tại công ty BHHN thực chất mới chỉ chiếm vài % so vói tổng số xe có ở Hà Nội. Nếu như ở năm 2000 lượng xe tham gia bảo hiểm là 27960 chiếm 4,68, mặc dù số lượng xe tham gia bảo hiểm vẫn tăng dần đều nhưng tỷ trọng của công ty bảo hiểm Hà Nội ở nghiệp vụ này lại giảm dần từ 4,68% xuống còn 2,43%. Điều này có thể hiểu rằng số lượng xe cơ giới tăng quá nhanh nhưng thực chất ta lại chưa khai thấc được bao nhiêu. Điều này có thể là do người dân chưa có được ý thức về việc mua bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Vì vậy có thể kết luận rằng thị trường của nghiệp vụ này vẫn đang ở dạng tiềm năng.
Từ bảng 11 ta có thể phân tích mức biến động của tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm.
Nhìn vào bảng 12 ta thấy tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm liên tục giảm và lượng giảm trên dưới 1%. Nhìn tổng thể qua 5 năm tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm giảm 2,34%. Điều này thật sự đáng xem xét khi mà số xe tham gia bảo hiểm chỉ chiếm cao nhất là 4,76% vậy là đã giảm gần nửa. Mặc dù số xe tham gia bảo hiểm tang lên hàng năm nhưng tỷ lệ lại giảm đi được giải thích do số xe thực tế lưu hành ở nước Hà Nội tăng rất nhanh mà số xe tham gia bảo hiểm tăng chậm đặt ra cho người quản lý vấn đề về thị phần của Công ty Bảo hiểm Hà Nội trong nghiệp vụ bảo hiểm này.
2.3 – Phân tích số vụ tai nạn và tình hình giải quyết bồi thường
Bảng 13 : Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội bị tai nạn
trong thời kỳ 2000 – 2005
Đơn vị : Vụ
Năm
Phòng BH
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Q. Ba Đình
52
42
34
34
48
58
Q. Hoàn Kiếm
37
28
29
32
30
43
Q. Hai Bà Trng
31
41
22
28
26
40
Q. Hoàng Mai
27
31
34
Q. Long Biên
24
34
36
Q. Thanh Xuân
51
37
27
30
27
39
Q. Tây Hồ
35
38
16
32
30
31
Q. Đống Đa
56
29
33
41
42
42
Q. Cầu Giấy
34
22
27
28
25
35
H. Sóc Sơn
36
26
34
31
26
21
H. Đông Anh
42
38
29
20
32
37
H. Gia Lâm
27
24
13
26
38
43
H. Từ Liêm
33
20
23
28
26
38
H. Thanh Trì
34
39
18
24
27
37
XBt = ∑ XBt(i)
468
384
305
405
442
534
( Nguồn số liệu : Số liệu báo cáo thống kê thường niên hàng năm về công tác bồi thường ở Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005 )
Nhìn vào bảng 13 ta thấy được số vụ tai nạn xảy ra ở từng quận huyện trong từng năm. Ta thấy số vụ tai nạn trong một số năm không tăng mà còn giảm nhiều như quận Hoàn Kiếm năm 2001 số vụ tai nạn giảm tới24,32% hay như quận Đống Đa năm 2001 giảm so với năm 2000 tới 48,21%. Tuy vậy có những khu vực số vụ tai nạn lại tăng đột biến như khu vực quận Tây Hồ năm 2002 có 16 vụ thì đến năm 2003 số vụ mà bảo hiểm đứng ra thay mặt chủ phương tiện chịu trách nhiệm dân sự đã là 32 vụ.
Nhìn vào tổng thể số liệu thì năm 2002 là năm có số tai nạn ít nhất 305 vụ và năm 2005 là năm có số vụ tai nạn tăng đột biến cao nhất 534 vụ tăng 20,81% so với năm 2004
Bảng 14: Biến động số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội bị tai nạn
trong thời kỳ 2000- 2005.
Năm
Số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn (chiếc)
Lượng tăng (giảm)
tuyệt đối ( chiếc)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm ) (%)
LH (di)
ĐG (Di)
LH (t)
ĐG (T)
LH (ai)
ĐG (Ai)
2000
468
2001
384
- 84
- 84
0,82
0,82
- 0,18
- 0,18
2002
305
- 79
- 163
0,79
0,65
- 0,21
- 0,35
2003
405
100
- 63
1,33
0,86
0,33
- 0,14
2004
442
37
- 26
1,09
0,94
0,09
- 0,06
2005
534
92
66
1,21
1,14
0,21
0,14
(Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005)
Số xe bị tai nạn liên tục giảm trong các năm 2001 và 2002, lượng giảm lần lượt là84 và 79 vụ, đến năm 2003 thì tăng 100 vụ, năm 2004 tăng 37 vụ và năm 2005 tăng 92 vụ. Nhìn vào lượng tăng định gốc ta thấy năm 2000 là năm có số vụ tai nạn khá lớn, nên các năm sau đều giảm so với năm 2000, duy chỉ có năm 2005 là tăng hơn so với năm 2000 là 66 vụ. Tốc độ giảm tương ứng của năm 2000 và 2001 lần lượt là 0,18 và 0,21 ; đến năm 2003 lại tăng 0,33 ; năm 2004 tốc độ tăng là 0,09 và năm 2005 là 0,21. nhìn vào tốc độ tăng định gốc ta thấy có năm 2005 là năm có tốc độ tăng so với năm 2000 là 0,14. Xác định 1% của lượng giảm năm 2001 và 2002 có giá trị lần lượt là : 466,67 và 376,19 chiếc. 1% tăng của năm 2000là 303,03 chiếc ; năm 2004 là 616,67 chiếc. Lượng tăng 1% của năm 2005 so với năm 2004 tương ứng với 438,09 chiếc.
Từ số liệu về số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn ta có thể lập bảng tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm tai nạn trên tổng số xe tham gia mua bảo hiểm.
Bảng 15: Tỷ trọng xe cơ giới bị tai nạn tham gia bảo hiểm tại
Công ty Bảo hiểm Hà Nội trên tổng số xe thực tế lưu hành ở Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005
Năm
Số xe tham gia bảo hiểm
bị tai nạn
( chiếc )
Số xe tham gia bảo hiểm
( chiếc )
Tỷ trọng
( % )
2000
468
27960
1,67
2001
384
30760
1,23
2002
305
32000
0,95
2003
405
35000
1,16
2004
442
40000
1,1
2005
534
42000
1,27
( Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê định kỳ của phòng cảnh sát giao thông Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005)
Số vụ tai nạn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số xe tham gia bảo hiểm chỉ khoảng trên dưới 1% điều đó thể hiện việc khi người tham gia mua bảo hiểm đồng thời họ có ý thức luôn trong việc đi an toàn. Trong năm 2000 số người tham gia bảo hiểm bị tai nạn chiếm 1,67% trong tổng số người mua bảo hiểm ở công ty bảo hiểm Hà Nội. Tỉ lệ này đến năm 2001 giảm xuống là 1,23%, năm 2003 là 0,95%. Đến năm 2003 tỉ lệ này là 1,16% thì năm 2004 là 1,1% tuy tỉ lệ có giảm nhưng không phải do số vụ tai nạn giảm mà do số lượng người tham gia bảo hiểm ở công ty tăng lên.Đến năm 2005 cũng vậy tuy tỉ lệ số người mua bảo hiểm bị tai nạn tăng không nhiều nhưng thực chất số vụ tai nạn là 524 vụ do số người mua bảo hiểm vẫn tiếp tục tăng cao.
Từ tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn ta có thể tính được sự biến động của tỷ lệ này qua các năm.
Bảng 16 : Biến động tỷ lệ xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005
Năm
Tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn (%)
Lượng tăng (giảm)(%)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm)(%)
LH ()
ĐG ()
LH ( t)
ĐG ( T)
LH ( )
ĐG ()
2000
1,67
2001
1,23
-0,44
-0.44
0,74
0,74
-0,26
-0,26
2002
0,95
-0,28
-0,72
0,77
0,57
-0,23
-0,43
2003
1,16
0,21
-0,51
1,22
0,69
0,22
-0,31
2004
1,10
-0,06
-0,57
0,95
0,66
-0,05
-0,34
2005
1,27
0,17
-0,4
1,15
0,76
0,15
-0,24
(Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005)
Qua bảng 16 ta thấy lượng tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn lần lượt giảm trong các năm 200 và 2001 là 0,44% và 0,28% ; đến năm 2003 lại tăng 0,21% ; năm 2004 giảm 0,06% và năm 2005 tăng 0,17%. Nhìn chung cả giai đoạn có lúc tăng giảm nhưng không đáng kể và năm 2005 tăng so với năm 2000 là 0,17%.
- Phương châm của Bảo hiểm Hà Nội là phải nhanh chóng giải quyết hậu quả, bồi thường trách nhiệm cho chủ xe cơ giới để có thể kịp thời giúp người thứ ba bị tai nạn sớm khắc phục hậu quả.
Bảng 17 : Số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005.
Đơn vị : Chiếc
Năm
Phòng BH
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Q. Ba Đình
48
39
30
31
45
52
Q. Hoàn Kiếm
36
25
27
29
30
39
Q. Hai Bà Trng
27
40
19
26
25
37
Q. Hoàng Mai
25
30
31
Q. Long Biên
21
31
34
Q. Thanh Xuân
46
35
25
29
26
36
Q. Tây Hồ
32
34
16
30
28
28
Q. Đống Đa
51
27
31
37
41
40
Q. Cầu Giấy
34
19
22
25
21
33
H. Sóc Sơn
33
26
32
28
25
19
H. Đông Anh
40
37
26
17
39
35
H. Gia Lâm
23
23
13
23
37
40
H. Từ Liêm
30
17
22
24
22
35
H. Thanh Trì
32
35
16
21
24
36
XBBt = ΣXBBt(i)
432
357
279
366
424
495
(Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005)
Từ số liệu ở bảng trên, ta có thể phân tích biến động xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường
Năm
Số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường (chiếc)
Lượng tăng (giảm) (chiếc)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
LH ()
ĐG( )
LH( t)
ĐG ( T)
LH ()
ĐG ()
2000
432
2001
357
-75
-75
0,83
0,83
-0,17
-0,17
2002
279
-78
-153
0,78
0,64
-0,22
-0,36
2003
366
87
-66
1,31
0,85
0,31
-0,15
2004
424
58
-8
1,16
0,98
0,16
-0,02
2005
495
71
63
1,17
1,15
0,17
0,15
Bảng 18 : Biến động số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005
(Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005)
Nhìn vào bảng 18, ta thấy trong năm 2001 và 2002 số vụ tai nạn được giải quyết bòi thường ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội giảm lần lượt là 75 và 78 vụ, đến năm 2003 lại tăng lên 87 vụ, năm 2004 tăng 58 vụ và năm 2005 tăng 71 vụ. Do năm 2000 có số vụ tai nạn tăng cao nên số vụ được giải quyết bồi thường cũng cao, nhìn vào lượng tăng định gốc ta thấy các năm sau đều giảm so với năm gốc và chỉ có năm 2005 là tăng hơn 63 vụ so với năm 2000.
Từ nguồn số liệu về số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, ta có bảng tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường trên tổng số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn.
Bảng 19: Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn
được giải quyết bồi thường.
Năm
Số xe tham gia BH bị tai nạn (chiếc)
Số xe tham gia BH bị tai nạn được giảI quyết bồi thường (chiếc)
Tỷ trọng (%)
2000
468
432
92,30
2001
379
357
94,20
2002
305
279
91,47
2003
405
366
90,37
2004
442
424
95,93
2005
534
495
92,70
(Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005)
Tỷ lệ giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm là khá cao luôn trên 90%. Đây là một thành công của công ty bảo hiểm Hà Nội trong việc chăm sóc khách hàng. Năm 2000 công ty đã giải quyết được 92,3% số vụ tai nạn, năm 2001 là 94,2%, năm 2002 là 91,47% đến năm 2003 thì thấp nhất khi chỉ đạt được 90,37%. Điều này được giải thích rằng nguyên nhân do khách hàng không nộp đầy đủ giấy tờ để công ty bảo hiểm đứng ra giải quyết. Đến năm 2004 công ty đã giải quyết được 95,93% số vụ tai nạn và đây là tỉ lệ cao nhất mà công ty đạt được mặc dù năm 2005 là năm có số vụ giải quyết bồi thường cao nhất là 495 vụ nhưng chỉ chiếm 92,7%.
Từ bảng 19 ta có thể tính mức biến động tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bôì thường.
Bảng 20 : Biến động tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn
được giải quyết bồi thường
Năm
Tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường (%)
Lượng tăng (giảm) (%)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng (giảm) (%)
LH ()
ĐG ()
LH (t)
ĐG (T)
LH ( )
ĐG ( )
2000
92,30
2001
94,20
1,90
1,90
1,02
1,02
0,02
0,02
2002
91,47
-2,73
-0,83
0,97
0,99
-0,03
-0,01
2003
90,37
-1,10
-1,93
0,99
0,98
-0,01
-0,02
2004
95,93
5,56
3,63
1,06
1,04
0,06
0,04
2005
92,70
-3,23
0,04
0,97
1,01
-0,03
0,01
(Nguồn số liệu : Báo cáo thống kê thường niên của Công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 – 2005)
Qua bảng 20 ta thấy tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường giảm trong các năm 2002 ; 2003 ; 2005 và chỉ tăng ở năm 2001 và 2004. Tốc độ tăng của 2 năm 2001 và 2004 lần lượt là 0,02% và 0,06%. Còn các năm 2002 ; 2003 ; và 2005 giảm lần lượt là ,03 ; 0,01 ; 0,03%. Tốc độ tăng định gốc của năm 2005 so với năm 2000 là 0,01%
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA.
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI THỜI KỲ 2000 - 2005
Trải qua một thời kỳ dài hình thành và phát triển, bảo hiểm Hà Nội đã lớn mạnh không ngừng và có những đổi mới đáng kể. Với hơn 60 nghiệp vụ bảo hiểm đưa vào hoạt động đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm đa dạng của khách hàng với chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao giữ được chữ tín với đông đảo khách hàng với chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, giữ được chữ tín với đông đảo khách hàng.
Tuy nhiên để có được các thành tích đáng kể như trên phải kể đến sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của thành uỷ, UBND thành phố, sự phối hợp hiệu quả của các ban ngành và sự công tác chặt chẽ của các đơn vị khách hàng, các tầng lớp dân cư và hệ thống đại lý; cộng tác viên. Những năm gần đây, mặc dù phải hoạt động trong sự cạnh tranh khắc nghiệt bảo hiểm Hà Nội vẫn liên tục đổi mới và tăng trưởng cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong bảo hiểm của thành phố nhờ vậy đã khẳng định được vài trò của bảo việt trên thị trường bảo hiểm.
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới là một nghiệp vụ truyền thống của Công ty. Có thể nói năm 2005 là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của CXCG ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên ngoài những mặt đã làm được còn rất nhiều những tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau cần chúng ta tìm hiểu để có sự khắc phục kịp thời.
1. Những mặt đã làm được.
1.1. Về công tác khai thác
Công tác khai thác đã được thực hiện tốt và đem lại kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe. Để đạt được kết quả này là do sự nhiệt tình năng động của đội ngũ cán bộ của Công ty. Họ đã nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thêm vào đó là sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty với những chính sách chăm sóc khách hàng hợp lí. Đối với các khách hàng lớn Công ty có sự ưu đãi đặc biệt về phí bảo hiểm, thưởng khi hạn chế tổn thất tốt… Bảo hiểm Hà Nội đã phát triển đại lý tới tất cả mọi nơi trên địa bàn thành phố nhất là các khu vực sầm uất, nhu cầu giao thông đi lại lớn. Đồng thời Công ty đã trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động khai thác như: máy vi tính nối mạng, máy in…
1.2. Về công tác giám định và bồi thường tổn thất.
Đây là công tác có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong những năm qua, khối lượng công việc của công tác này tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội tăng lên liên tục. Tuy nhiên Công ty vẫn đảm bảo giải quyết tốt tất cả các hồ sơ, tình trạng nợ đọng hồ sơ của khách hàng hầu như là không có. Để kịp thời sự đòi hỏi ngày càng cao của công việc, ban lãnh đạo Công ty thường xuyên có những công tác nhằm củng cố và chấn chỉnh quy trình giải quyết bồi thường, tạo sự chủ động cho các chi nhánh cấp dưới trong việc giải quyết các sự kiện bảo hiểm. Công ty thực hiện phương châm: giải quyết nhanh, kịp thời và chính xác. Khi có sự cố bảo hiểm xảy ra, khách hàng đều được hướng dẫn thủ tục ban đầu nhanh chóng, nhiều trường hợp khách hàng gặp khó khăn được giải quyết tạm ứng để bớt khó khăn ban đầu. Rất nhiều hồ sơ được giải quyết ngay trong ngày để hạn chế đi lại nhiều, giảm phiền hà cho khách hàng. Việc thông tin về khách hàng giữa các phòng khai thác và phòng bồi thường trên phân cấp kịp thời do đó Công ty đã có những giải quyết mềm dẻo, vừa đảm bảo đúng quy định, vừa phục vụ tốt khách hàng.
1.3. Về tổ chức hoạt động.
Hoạt động của Công ty đã đi vào ổn định và đang trên đà phát triển thuận lợi. Với phương châm “phục vụ khách hàng tốt nhất” Bảo hiểm Hà Nội đã có một mạng lưới đại lí, cộng tác viên đến tận các xã phường. Công ty đã triển khai bảo hiểm trên khắp địa bàn Hà Nội và đã có những đáp ứng thích hợp trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2. Những hạn chế.
- Công ty mặc dù đã chú trọng công tác quảng cáo, tạo dựng hình ảnh nhấy định về mình đối với khách hàng, song vẫn chưa được thường xuyên và nổi bật. Điều này một phần là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa tới.
+ Về nguyên nhân chủ quan là do suốt một thời kỳ dài, nhắc đến bảo hiểm Việt Nam là nhắc đến “Bảo Việt”. Chính vì vậy mà Công ty trong một thời gian dài chỉ ngồi chờ khách đến với mình mà không có sự chủ động tìm kiếm khách hàng.
+ Bên cạnh đó lại có những nguyên nhân khách quan đó là sự cạnh tranh khốc liệt của rất nhiều Công ty trên thị trường bảo hiểm. Họ tranh dành khách bằng mọi giá, trong đó có những Công ty cạnh tranh không lành mạnh như tặng quà, lôi kéo khách hàng bằng cách hạ giá phí mặc dù mức phí là do Bộ Tài Chính đã quy định chung cho tất cả các Công ty bảo hiểm.
- Tỷ lệ bồi thường vẫn chưa cao do:
+ Nguyên nhân chủ quan là do cán bộ thiếu mẫn cán, thái độ tác phong phục vụ khách hàng chưa được tốt, điển hình như có một số vụ phức tạp nhưng đã không giải quyết và báo cáo cấp lãnh đạo một cách kịp thời để có hướng chỉ đạo và giải quyết cụ thể dẫn tới hậu quả là làm mất uy tín với khách hàng và đặc biệt là làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Công ty.
+ Bên cạnh đó cũng do một số nguyên nhân khách quan là do các chủ phương tiện không chịu nộp ngay các giấy tờ thủ tục liên quan hay bị sự cản trở của người xung quanh khi giám định.
- Công tác đề phòng hạn chế tổn thất, mặc dù ngày càng được quan tâm song hiệu quả còn rất khiêm tốn do chưa thực sự tuyên truyền đúng nơi đúng chỗ. Nhiều công trình giao thông như: đường lánh nạn, hệ thống báo hiệu chỉ dẫn…. vẫn chưa được tính toán kỹ lưỡng nên hiệu quả không cao.
- Bảo Việt Hà Nội vẫn còn thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, một số cán bộ còn lại từ khi Bảo Việt còn độc quyền trên thị trường bảo hiểm nên chưa kịp thích nghi với tình hình thị trường mới. Ngoài ra còn do công tác đào tạo không mang tính thường xuyên, lâu dài và chưa có kế hoạch cụ thể. Nhất là cán bộ về giám định, đây là bộ phận quan trọng quyết định đến sự thành bại của Công ty bảo hiểm, đòi hỏi cán bộ giám định phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm để có thể thực hiện công việc thật sự hiệu quả.
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI.
- Liên tục tạo thế vững chắc cho Công ty trên thị trường bảo hiểm, tăng sức cạnh tranh cho Công ty thông qua những hoạt động nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, giám định bồi thường. Thực hiện mục tiêu, sứ mệnh là phục vụ khách hàng, đảm bảo ổn định tài chính cho khách hàng, tránh những xáo trộn trong đời sống kinh tế, xã hội.
- Tăng doanh thu ở tất cả các nghiệp vụ nhưng vẫn chú trọng tập trung vào các nghiệp vụ truyền thống: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm xây lắp, bảo hiểm con người…
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp khai thác phù hợp để khách hàng tham gia bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Hà Nội, không ngừng mở rộng thị phẩm của Công ty.
- Chú trọng công tác đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho các cán bộ, nhân viên, đại lý của Công ty.
- Tiếp tục duy trì và xây dựng các mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI.
1. Với công tác khai thác
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, khai thác là khâu đầu tiên đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của bất kì nghiệp vụ bảo hiểm nào. Tuy nhiên công tác khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vẫn chưa được triển khai một cách triệt để, số xe tham gia bảo hiểm chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số xe đang lưu hành mặc dù đây là nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc. Điều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân cơ bản:
- Thứ nhất, do điều kiện kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao nên nhu cầu về bảo hiểm chưa nhiều và chưa trở thành thói quen, tập quán thực sự của người dân như ở các nước phát triển.
- Thứ hai, thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển với sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty bảo hiểm, không chỉ riêng Bảo Việt Hà Nội triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Hà Nội mà còn có rất nhiều Công ty khác cũng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này như: PJICO, Bảo Minh, Bảo Long… đều là các Công ty lớn, điều này cũng làm cho thị phần của nghiệp vụ bảo hiểm này bị san sẻ.
- Một nguyên nhân khác nữa là do ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao, mặc dù đây là nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc nhưng các chur xe tham gia bảo hiểm với số lượng thấp, họ chưa tham gia bảo hiểm một cách tự nguyện.
Vậy để thực hiện tốt khâu khai thác Công ty cần có những biện pháp sau:
a/ Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo.
Quảng cáo là hình thức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân và được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông. Quảng cáo là một công cụ hữu hiệu đặc biệt là đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Sản phẩm bảo hiểm nói chung là hết sức trừu tượng và sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng lại càng trìu tượng hơn nữa vì khách hàng chỉ thấy được chất lượng của sản phẩm, ích lợi của việc tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt trên thị trường nên Công ty lại càng phải tăng cường quảng cáo để cho khách hàng thấy được ưu thế của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng nhu cầu về sản phẩm này … từ đó Công ty sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Đồng thời cùng với việc vận động, tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Công ty cũng cần tổ chức những buổi hội nghị khách hàng nhằm lắng nghe ý kiến của khách hàng để từ đó rút kinh nghiệm, và hoàn thiện hơn trong thao tác nghiệp vụ. Việc tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng cần phải được thực hiện đúng lúc, đúng thời điểm nếu không sẽ rất lãng phí. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện công tác quảng cáo là thời điểm thu phí và khi giải quyết bảo hiểm cho khách hàng để họ thấy được tính cần thiết của bảo hiểm trong cuộc sống.
b/ Tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa Công ty với khách hàng.
Điều này có nghĩa là chúng ta phải xem xét lợi nhuận dưới một góc nhìn khác. Nếu vì lợi nhuận trước mắt mà để mất khách hàng thì không thể duy trì được hoạt động lâu dài. Chiến lược khách hàng đòi hỏi Công ty phải thay đổi cơ cấu quản lý theo hướng tập trung vào khách hàng. Do đó, Công ty phải điều chỉnh những sự khác biệt về chiến lược, sản phẩm cung cấp, dịch vụ cung cấp, giải quyết khiếu nại. Khách hàng sẽ có những yêu cầu và mong muốn khác nhau đối với chất lượng dịch vụ của Công ty. Vậy nên Công ty cần có một sách lược mềm dẻo để đáp ứng những nhu cầu khác nhau đó. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về Công ty nào có chiến lược tiếp cận khách hàng riêng, độc đáo và duy nhất. Sự thành công trong tương lai phụ thuộc nhiều vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng không chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà còn vì lợi nhuận lâu dài. Sản phẩm là quan trọng, nhưng thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm và tái tục trong một thời gian dài mới là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc duy trì khách hàng được cụ thể ở một số điểm:
- Tối đa hoá khả năng khách hàng sẽ tái tục những hợp đồng hiện có.
- Giảm thiểu khả năng khách hàng huỷ hợp đồng.
- Tạo ra lợi nhuận từ nhóm khách hàng hiện có.
Đối với các chủ xe là khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, Công ty cần phải có những chế độ chăm sóc khách hàng thường xuyên và khuyến khích họ tham gia bằng cách giảm phí, trích hoa hồng.
c/ Điều chỉnh và thay đổi mức phí mới phù hợp nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm.
Các biểu phí và hạn mức trách nhiệm hợp lí, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng mọi khả năng tài chính của các chủ xe và cả những chủ xe là người nước ngoài. Việc thu phí có thể linh động đối với các đơn vị tham gia bảo hiểm với số lượng lớn, thủ tục thanh toán phí nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng. Khách hàng có thể thanh toán bằng mọi phương tiện thanh toán như: tiền mặt, séc, chuyển khoản…
d/ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan cảnh sát giao thông để cùng có các biện pháp kiểm tra thường xuyên việc tham gia bảo hiểm bắt buộc của các chủ xe. Cần có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đặc biệt là đối với các xe gây ra tai nạn.
e/ Ngoài ra, Công ty không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của đội ngũ cộng tác viên, đại lý.
Công ty cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho mạng lưới cộng tác viên, đại lí của mình nâng cao vềc trình độ nghiệp vụ để củng cố vững vàng hơn nghiệp vụ khai thác của họ. Trong điều kiện ngày nay Công ty không chỉ có một mục tiêu là bán sao cho nhiều mà còn phải thay mặt Công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phn tch th7889ng k nghi7879p v7909 b7843o hi7875m trch nh.doc