Đề tài Phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát Hà Nội

Tài liệu Đề tài Phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát Hà Nội: Lời mở đầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nươc ta đã có nhưng chuyển biến tích cực của bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường . cùng với sự phát triển trung củalền kinh tế đất nước, các doanh nghiêp việt nam cững đã từng bước trưởng thành và phát triển không ngừng lớn mạnh cả về thế và lực . Nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và cả thế giới. Một trong những nghành công nghiệp Việt Nam đã có được những tăng trương theo các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội , nghành công nghiệp gạch ốp lát Hà Nội hiện nay đang phát triển trong xu thế thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào, là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam cũng như công ty gạch ốp lát Hà Nội phát triển mạnh mẽ . Cùng với quá trình đổi mới phát triển nền kinh tế của đất nước và các nghành công nghiệp khác , nghành công nghiệp gạch ốp lát không ngừng phát triển hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh, với những sản phẩm đạt chất lượng cao đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, đồng thời giảI quy...

docx61 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nươc ta đã có nhưng chuyển biến tích cực của bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường . cùng với sự phát triển trung củalền kinh tế đất nước, các doanh nghiêp việt nam cững đã từng bước trưởng thành và phát triển không ngừng lớn mạnh cả về thế và lực . Nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và cả thế giới. Một trong những nghành công nghiệp Việt Nam đã có được những tăng trương theo các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội , nghành công nghiệp gạch ốp lát Hà Nội hiện nay đang phát triển trong xu thế thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào, là động lực thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam cũng như công ty gạch ốp lát Hà Nội phát triển mạnh mẽ . Cùng với quá trình đổi mới phát triển nền kinh tế của đất nước và các nghành công nghiệp khác , nghành công nghiệp gạch ốp lát không ngừng phát triển hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh, với những sản phẩm đạt chất lượng cao đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, đồng thời giảI quyết việc làm cho hàng trăm công nhân lao động, giảm sự mất cân đối trong cán cân thương mạI của đất nước. Trong thời gian thực tập tạI công ty gạch ốp lát Hà Nội – viglacera, em đã đi sâu tìm hiểu đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát hà nội, vận dụng những kiến thức đã học ở trường và kết hợp với tình hình thực tế ở công ty gạch ốp lát Hà Nội, em đã hiểu biết được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực quản lý kinh tế, và với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa cũng như nhà trường và các cô chú bác anh chị trong công ty gạch ốp lát Hà nội đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Phần I Quá trình hình thành và phát triển của công ty gạch ốp lát Hà nội – viglacera I.1- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Công ty gạch ốp lát Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc tổng công ty thuỷ tinh và gốm sứ – Bộ xây dựng. Ra đời từ công ty gốm sứ Hữu Hưng mà tiền thân của nó là xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng được thành lập từ năm 1959. Ngày 24-3-1993 Bộ xây dựng ra quyết định xố 094A/BXD-TCLD về việc thành lập xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng. Ngày 30-7-1994 Bộ trưởng Bộ xây dựng ra quyết định số 484/BXD-TCLD đổi tên xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng thành công ty gốm xây dựng Hữu Hưng, tên tiếng Anh của công ty là Huu Hung Ceramic Company (HCC). Tháng 5-1998 Bộ xây dựng đồng ý cho công ty gốm sứ xây dựng Hữu Hưng đổi tên thành công ty gạch ốp lát Hà Nội lấy thương hiệu sản phẩm là “gạch men viglacera” và có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng tại Ngân hàng, có con dấu riêng để hoạt động giao dịch theo phạm vi trách nhiệm của mình. Hình thành từ năm 1959 nhưng công ty chỉ bắt đầu phát triển từ năm 1990 do chú trọng đầu tư chiền sâu, sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Tháng 10-1990 xí nghiệp khởi công xây dựng lò nung Tuynel và tháng 9-1991 đưa vào sử dụng. Tháng 4-1992 xí nghiệp đã tự thiết kế và xây dựng lò sấy Tuynel. Cả lò nung và lò sấy Tuynel, xí nghiệp đều là đơn vị dẫn đầy về quy trình công nghệ và hiện nay các công ty khác vẫn đang áp dụng. Đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tăng và đa dạng, tháng 2-1993 công ty đã đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất gạch của ITALIA với công suất 23 tấn/giờ (gạch xây dựng). Sản phẩm có chất lượng cao được khách hàng ưa chuộng. Song song với gạch xây dựng, gạch chống nóng nhu cầu gạch ốp tường và gạch lát nền ngày càng tăng, do vậy tháng 2-1994 xí nghiệp đầu tư 70 tỷ đồng để xây dựng nhà máy dạch lát nền có công suất 1 triệu m2/năm, toàn bộ thiết bị công nghệ tự động hoá cao, nhập của ITALIA. Tháng 8-1994 công ty gốm xây được thành lập và đi vào hoạt động ngày 6-11-1994. Cũng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tháng 4-1996 công ty tiếp tục đầu tư 60 tỷ đồng để lắp đặt dây chuyền 2 sản xuất gạch lát nền và gạch ốp tường. Thiết bị công nghệ được nhập từ ITALIAvà công suất 3 triệu m2/năm. Tháng 10-2000 công ty đầu tư thêm dây chuyền 3 cũng với công suất 3 triệu m2/năm với công nghệ nhập từ ITALIA. Dây chuyền thứ 3 này được đặt tại Vĩnh Phúc. Dự kiến tháng 5-2001 công ty sẽ nhập thêm 1 dây chuyền công nghệ nữa với công suất 1 triệu m2/năm, nhằm mở rộng quy mô của công ty được đặt tại công ty (trụ sở chính). Đến tháng 10-2001 một dây chuyền công nghệ sữ được nhập và đặt tại Tiên Sơn (Bắc Ninh) với công suất 3 triệu m2/năm. Tất cả các công nghệ này đều được nhập từ ITALIA. Hiện nay, công ty gạch ốp lát Hà Nội do ông Nguyễn Trần Nam làm giám đốc. Công ty đóng tại địa bàn ( trụ sở chính ) tại đường Khuất Duy Tiến, phường Trung Hoà, quận Cỗu Giấy, Hà Nội với diện tích mặt bằng toàn bộ là 2,2 ha, trong đó diện tích của bộ phận quản lý là 0,66 ha (chiếm 30% tổng diện tích) và diện tích của bộ phận sản xuất là 1,54 ha (chiếm 70% diện tích). II.2-Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Công ty gạch ốp lát Hà Nội được tổ chức theo quy mô doanh nghiệp lớn. Chức năng và nhiệm vụ của công ty là sản xuất và kinh doanh mặt hàng gạch lát nền với kích cỡ là 20 x 20 cm; 30 x30 cm; 40 x 40 cm; 50 x 50 cm và dự kiến của công ty là khoản tháng 6-2002 sẽ cho ra sản phẩm với kích cỡ là 60 x 60 cm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các sản phẩm này được làm từ các nguyên liệu ban đầu như: nguyên liệu xương; nguyên liệu mem, màu; dầu; điện; nước; vật tư bao bì. Sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao mang tính truyền thống, có tín nhiệm trên thị trờng và được người tiêu dùng mếu mộ. Công ty luôn làm tròn tròng trách nhiệm thuế khoá đối với nhà nước và nộp ngân sách đầy đủ. Với truyền thống VIGLACERA luôn toả sáng, và một đội nhũ cán bộ lãnh đạo năng động có kinh nghiệm, số lao động tăng 435 cán bộ công nhân viên năm 2000 lên 483 cán bộ công nhân viên năm 2001 nên nhịp độ sản xuất của công ty luôn tăng trưởng. Ví dụ: Giá trị tổng sản lượng của công ty năm 2001 là 235.000.000.000đ Gạch lát nền năm 2001 là: 3.580.000 m2. Dự kiến năm 2002 công ty có giá trị tổng sản lượng là 331.000.000.000đ trong đó gạch lát nền là: 4.680.000 m2. II.3-Công nghệ sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty: Công nghệ sản xuất của công ty gạch ốp lát Hà Nội là quá trình sản xuất vừa theo kiểu song song, vừa theo kiểu liên tục. Các nguyên liệu khác nhau được sưt lý theo từng bước công nghệ khác nhau và cuối cùng kết hợp laị cho ra sản phẩm cuối cùng. Bơm màng Bể khuấy Sàng rung Máy nghiền bi Băng tải Xe xúc, cân , cấp liệu Đất xét, felspat, các nguyên liệu khác Sơ đồ1: Kết cấu sản xuất gạch lát nền của công ty gạch ốp lát Hà Nội Bể trung gian Máy lọc sắt Bơm pít tông Sấy phun tạo bột Băng tải, gầu nâng Băng tải vào xi lô chứa bột Dầu hoả Lò nung, con lăn Băng chuyền gạch đã tráng men Dây chuyền, tráng men và in lưới Băng chuyền dẫn Sấy đứng Băng chuyền Máy ép thuỷ lực Chuyển bột Băng tải, gầu nâng, băng tải Dầu hoả Dầu hoả Bể chứa, khuấy Ngoài rung, khử từ Bơm màng Máy nghiền men Nguyên liệu men, cân Thành phẩm, xếp kho Thành phẩm xuất kho Máy đóng hộp, ni lon Máy phân loại tự động Băng chuyền Chuẩn bị nguyên liệu xương: Nguyên liệu làm xương được mua về công ty theo kế hoạch sản xuất và đưa về kho dự trữ theo từng loại riêng biệt. Đất sét được tập kết về kho Đại Mỗ với trữ lượng đủ 3 tháng sản xuất, sau đó chuyển dần ra kho của công ty. Felspat được tập kết về kho công ty đủ 1 tháng sản xuất, các nguyên liệu khác được dự trữ từ 1 đến 2 tháng sản xuất. Quá trình nghiền xương: Các loại nguyên liệu xương được cân định lượng theo từng đơn phối liệu và nạp vào thùng cấp liêụ bằng xe xúc lật. Phối liệu xương được chuyển vào máy nghiền bi bằng hệ thống băng tải phân phối, quá trình được thực hiện trong máy nghiền bi có dung tích từ 10.000 đến 38.000 lít; sau khi nghiền xong, hồ phối liệu có chứa 35% nước được đưa vào bể chứa có cánh khuấy (dung tích bể là 100 m3). Quá trình sản xuất và ủ bột ép: hồ được bơm màng bơm lên bể trung gian của máy sấu phun và được bơm lên tháp sấy bằng 1 hệ thống bơm pít tông và được sấy thành bột ép có độ ẩm bằng 6%. Bột ép được chuyển vào si lô để ủ cho độ ẩm đồng nhất bằng 1 hệ thống tải và gầu nâng tự động. Sản xuất gạch mộc: bột ép được tháo ra khỏi si lô tự động qua băng tải và gầu nâng chuyển vào phễu máy ép và cấp vào khuôn ép. Máy ép thuỷ lực 1500 tấn hoạt động tự động với chương trình cài đặt sẵn, gạch sau khi ép được chuyển đến hệ thống sấy nhanh bằng 1 máy sấy đứng,gạch sau khi sấy có độ ẩm< 1% qua hệ thống băng chuyền đến dây chuyền tráng men. Chuẩn bị men và tráng men: men được gia công nghiên cứu ướt trong các máy nghiền 5.000 và 10.000 lít và được lưu chứa trong các bể khuấy, sau đó được vận chuyển ra khu vực dây chuyền tráng men để tráng men và trang trí hoa văn bằng hệ thống in lưới lụa, sau đó được chuyển vào hệ thống kho chứa mộc chuẩn bị nung. Nung sản phẩm: gạch mộc sau khi tráng men được lưu trong kho chứa và chuyển vào lò nung bằng hệ thống băng chuyền, lò nung là 1 hệ thống lò nung thanh lăn, nung nhanh với nhiệt độ cực đại 1150 đến 12000C trong khoảng thời gian từ 40 đến 50 phút. Phân loại và đóng hộp: gạch sau khi nung được chuyển thẳng qua hệ thống băng chuyền vào hệ thống phân loại và đóng gói tự động, sau đó được bọc 1 lớp nilon bảo vệ nhờ 1 hệ máy màng co và nhập kho sản phẩm. I.4-Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có bộ máy tổ chức với chức năng điều hành chung các hoạt động. Vì vậy công ty đã thành lập bộ máy quản lý và sản xuất như sau: Sơ đồ 2 : Bộ máy quản lý và sản xuất của công ty gạch ốp lát Hà Nội Giám đốc công ty PGĐ Cơ điện PGĐ Sản xuất PGĐ Kinh doanh Phân xưởng cơ điện Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch sản xuất Phòng kỹ thuật Phân xưởng sản xuất Văn phòng Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý có quyền hành cao nhất của công ty và có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ, bộ máy quản lý chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc chỉ huy mọi hoạt động thông qua các trưởng phòng hoặc uỷ quyền cho các phó giám đốc. Phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc cơ điện, phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ đưa ra kế hoạch cụ thể cho phòng của mình trên cơ sở kế hoạch phát triển chung của doanh nghiệp như: các chiến lược về phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến hỗn hợp, lựa chọn mẫu mã của sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dụng... phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong phòng. Phòng kinh doanh: Có chức năng chủ yếu là thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của công ty thông qua các hoạt động khinh doanh. Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing, tìm hiểu thị trường, xây dựng và phát triển hệ thống đại lý và các cửa hàng bán lẻ... Phòng tổ chức lao động: Đề xuất phương án sắp xếp, cải tiến bộ máy quản lý sao cho bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, bố trí sử dụng lao động hợp lý. Xây dựng kế hoạch và thực hiện trả lương lao động, xây dựng và quản lý định mức lao động. Xây dựng kế hoạch và thực hiện chế độ bồi dưỡng đào tạo, nâng cao bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ đề bạt, sa thải lao động. Tổ chức công tác bảo vệ sản xuất trật tự an toàn, giúp giám đốc giải quyết quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân viên, thực hiện công tác định mức lao động, công tác tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thay lương làm thủ tục hưu trí... Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc trong việc chỉ đạo công tác thống kê, thực hiện công tác kế toán quản trị và tài chính, thực hiện chế độ thống kê kế toán theo chế độ của nhà nước, sử dụng tốt tài sản vật tư tiền vốn. Tổ chức hướng dẫn chế độ ghi chép ban đầu từ người công nhân đến tổ sản xuất và toàn công ty. Phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho giám đốc, các phòng nghiệp vụ, phân xưởng để xây dựng kế hoạch phục vụ chỉ đạo sản xuất Hạch toán bằng tiền kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch thu chi tài chính, xây dựng hạch toán giá thành sản phẩm, thanh toán tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên. Phòng kế hoạch sản xuất: Xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong nhắn hạn và dài hạn, trực tiếp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ, điều kiện sản xuất để phân bổ kế hoạch hàng tháng, hàng quý cho từng phân xưởng. Tiến hành công tác điều độ sản xuất cân đối, nhịp nhàng, liên tục. Lập kế hoạch cung cấp vật tư, nguyên vật liệu chính, phụ cho các đơn vị sản xuất. Cấp phát vật tư theo hạng mục cho các phân xưởng, kiểm kê kho tàng định kỳ, tham mưu cho lãnh đạo thanh lý vật tư tồn đọng, xây dựng các biện pháp tiết kiệm vật tư, tổ chức quản lý vật tư hàng hoá ở kho. Văn phòng: Có chức năng quản lý và thực hiện toàn bộ công tác hành chính trong công ty theo quy định chung về pháp lý hành chính hiện hành thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, phục vụ hội thảo... Nhiệm vụ chủ yếu: tổ chức công tác văn thư đánh máy, quản lý chặt chẽ nguyên tắc sử dụng con dấu lưu trữ hồ sơ, mua sắm cấp phát đồ dùng, dịch vụ văn phòng và các tài sản của công ty. Phòng kỹ thuật – KCS: Xây dựng quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật trong các công đoạn sản xuất, xây dựng các tiêu chẩn chất lượng sản phẩm, các định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến. Lập hồ sơ từng loại máy móc thiết bị, xây dựng lịch trình tu sửa, bổ sung và đầu tư máy móc thiết bị mới. Tổng hợp các đề tài tiến bộ kỹ thuật, phối hợp với phòng kế hoạch sản xuất để lên kế hoạch nhập phụ tùng thay thế sửa chữa. Xây dựng các bậc kỹ thuật, lập kế hoạch bồi dưỡng lý thuyết tay nghề cho công nhân. tổ chức nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm mới và đưa ra thị trường hàng hoá. Thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công đoạn sản xuất, xác định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của công ty. Phân xưởng cơ điện: Thực hiện chức năng quản lý thiết bị của công ty về mặt kỹ thuật, công tác duy trì, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, tránh tiêu hao máy móc. Phần II Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát hà nội II.1- phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động marketing của công ty gạch ốp lát Hà Nội. II.1.1- Chính sách sản phẩm: Nhận thức được tầm quan trọng của chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản phẩm công ty đã đặc biệt quan tâm chú ý điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. công ty đã luôn thay đổi về kiểu dáng, màu sắc chủng loại khác nhau. Số lượng mẫu tung ra trên thị trường được coi là nhiều nhất so với các hãng khác ( trên 50 loại gạch lát và 30 loại gạch ốp, 10 mẫu gạch chống trơn ). Những mẫu mã này thường xuyên có sự kết hợp, sàng lọc để sản xuất hàng loạt và quay vòng để sản xuất bán ra trên thị trường. Hiện nay công ty có bốn chủng loại sản phẩm như: Gạch men lát nền 40 x 40 cm Gạch men lát nền 30 x30 cm Gạch men lát nền 50 x 50 cm Gạch chống trơn 20 x 20 cm Tất cả các sản phẩm trên đều đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu. Do sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, sự chuyển đổi hợp lý các mặt hàng và cơ cấu mặt hàng. Do vậy tình hình tiêu thụ của công ty là rất khả quan, điều này được thể hiện rõ ở kết quả tiêu thụ các mặt hàng. Biểu: Một số tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm của công ty Tiêu chuẩn chất lượng châu Âu Gạch lát Gạch ốp 1. Độ sai lệch kích thước + 0,5 % +- 0,5 % 2. Độ vuông góc +- 0,5 % +- 0,5 % 3. Độ cong vênh +- 0,5 % +- 0,5 % 4. Độ hút nước 3-6 % 12-16 % 5. Hệ số phá hỏng >=220 kg/cm >=150 kg/cm 6. Độ cứng bề mặt theo thang mosh >= 5 >= 3 7. Chất lượng kết cấu Bán sứ Bán sứ Bảng 1: Kết quả tiêu thụ của công ty trong năm 2001 so với năm 1999 Loại sản phẩm ĐVT Thực hiện 1999 Kế hoạch 2000 Thực hiện 2000 Tỷ lệ so sánh TH 1999 KH 2000 Tổng số tiêu thụ m2 2.925.085 3.400.000 3.777.432 127,16 111,1 Gạch lát 30x30cm m2 1.992.572 1.950.000 1.165.129 116,63 119,17 Gạch lát 40x40cm m2 0 300.000 2.659.111 0 88,64 Gạch ốp 25x20cm m2 932.513 1.150.000 2.323.847 124,95 102,32 Gạch lát 20x20cm m2 45.634 - 22.545 49,4 0 Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 111% vượt mức kế hoạch được giao 11% so với năm 1999 đạt 127,16%. Đây là thành tựu đạt được góp phần thúc đẩy công ty chiếm lĩnh và củng cố thị phần tại từng khu vực thị trường. Bảng 2: Doanh thu tại từng khu vực trong năm 2000 Doanh thu (tỉ đồng) Tỷ trọng (%) Miền Bắc 143,1 58,22 Miền Trung 33,1 14,37 Miền Nam 63,1 27,41 Doanh thu trong năm 2000 tại từng khu vực đều tăng một cách rõ rệt. Điển hình là khu vực thị trường miền Bắc ( từ Hà Tĩnh trở ra ) có mức doanh thu chiếm tới 58,22% tổng doanh thu của toàn công ty. Như vậy chất lượng sản phẩm của công ty là cao, độ bền, độ cứng đảm bảo, giá trị đơn vị sản phẩm lớn. Đâu là nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm của công ty, đặc biệt là tạo uy tính với khách hàng. Công ty dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002 như sau: Giá trị tổng sản lượng: 331.000.000.000 đồng Tổng doanh thu tiêu thụ: 226.000.000.000 đồng Nộp ngân sách: 9.444.000 đồng Các loại sản phẩm chủ yếu: Đóng gói viên/hộp Gạch men lát nền 40 x 40 cm 1.300.000 m2 06 Gạch men lát nền 30 x30 cm 2.500.000 m2 11 Gạch men lát nền 50 x 50 cm 500.000 m2 06 Gạch chống trơn 20 x 20 cm 900.000 m2 25 Gạch lát nền 20 x20 cm 400.000 m2 Nhận xét: Qua phân tích trên cho thấy sản phẩn của công ty luôn đạt chất lượng cao. Đây cũng là nhân tố giúp cho doanh nghiệp tạo được lòng tin cũng như uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Trong nhiều năm liên tục được người tiêu dùng bình chon là hàng Việt Nam chất lượng cao. II.1.2- Chính sách giá cả: Giá cả bao giờ cũng là công cụ cạnh tranh sắc bén của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do vậy mà công ty xác định cần phải có một giá cả hợp lý vừa đảm bảo bù đắp chi phí lại có thể khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm. Vì vậy một chính sách giá cả đúng đắn và hợp lý luôn là mục tiêu quan trọng mà công ty cần phấn đấu. Công ty đã lập cho mình khung giá cần thiết đối với từng loại sản phẩm. Căn cứ vào: chi phí, lợi nhuận, mục tiêu của công ty, căn cứ vào chất lượng sản phẩm, nhu cầu của thị trường, quy chế thanh toán. Công ty có quyết định từng loại theo 3 mức giá khác nhau và được áp dụng thống nhất cho các đại lý tại thời điểm phù hợp với sức mua của thị trường. Căn cứ vào thời gian khách hàng thanh toán tính từ khi nhận hàng đến ngày thanh toán đến các nức giá ưu đãi cụ thể sau: Thanh toán trong vòng 20 ngày được hưởng với mức giá ưu đãi 1. Thanh toán từ 21 ngày đến ngay thứ 30 được hưởng mức giá ưu đãi 2. Thanh toán từ ngày 31 đến ngày thứ 40 được hưởng mức giá ưu đãi 3. Ngoài ra công ty còn có cơ chế thưởng khuyến khích cho khách hàng trong các trường hợp như: Nếu khách hàng trả đủ ngay 100% số tiền của lô hàng thì được hưởng 1% trên tổng giá trị của lô hàng. Nếu khách hàng trả được 50% số tiền của lô hàng thì sẽ được hưởng 0,4% trên tổng giá trị của lô hàng. Định giá sản phẩm là do công ty. Điều này cũng đã tạo điều kiện cho công ty áp dụng một số chính sách giá cả sau: Chính sách giá cả căn cứ theo thị trường: Công ty căn cứ vào giá bán của các đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh sản phẩm là gạch ốp lát để định giá bán cho sản phẩm của công ty mình. Như vậy công ty sẽ không bị bất ngờ khi có sự thay đổi giá cả của thị trường và cũng tạo được tâm lý cho khách hàng. Chính sách định giá thấp: Công ty áp dụng chính sách này khi muốn thâm nhập vào một thị trường nào đó. Nó giúp cho sản phẩm được tiêu thụ nhanh hơn, nhưng công ty sẽ gặp nhiều khó khăn nếu gặp đối thủ mạnh hơn sẽ khó bảo toàn vốn nếu gặp các biến động về thị trường đầu vào. Do vậy mà công ty chỉ áp dụng trong 1 thời gian ngắn. Chính sách giá cả có chiết khấu theo khối lượng hoặc là giá cả hàng hoá tiêu thụ. Tức là tuy theo giá trị hay khối lượng lô hàng của công ty thực hiện theo chế độ chiết khấu khác nhau cho khách hàng của mình. Ví dụ: Nếu khách hàng trả được 50% số tiền của lô hàng thì sẽ được hưởng chiết khấu là 0,4% trên tổng giá trị của lô hàng. Bảng giá của công ty và các đối thủ cạnh tranh STT Tên hãng Sản lượng (triệu m2) Giá nhập (nghìn đồng) Giá bán lẻ (nghìn đồng) ốp thường ốp trắng Màu đậm ốp tường 1 Đồng Tâm 8 67 73 81 83 2 American 3 75 69 79 83 3 Shijar 1,5 75 - - 80 4 Taicera 3 77 73 85 82 5 Hà Nội 6 75 73 79 85 Nhận xét: Nhìn chung chính sách giá cả của công ty sẽ phát huy được hiệu quả hơn nữa nếu công ty áp dụng trên các chính sách giá cả theo phân đoạn thị trường, chiết khấu giảm giá ở các sản phẩm khác nhau thì khác nhau. Phần lớn việc xác định giá ở công ty thường giao phó cho bộ phận chuyên trách và trình ban lãnh đạo phê duyệt. Còn mức giá bán cụ thể trong giao dịch giao cho bộ phận quản lý hoặc người trực tiếp quyết định, trong khuôn khổ khung giá mà công ty quy định cho từng loại sản phẩm. II.1.3- Chính sách phân phối sản phẩm của công ty: Cơ chế thị trường đã tạo ra một bước phát triển lớn trong công tác tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây, khâu tổ chức mạng lưới bán hàng hầu như là không được chú trọng, toàn bộ mọi hoạt động phân phối hàng hoá đều là do cấp trên quy định. Từ khi nền kinh tế cả nước chuyển sang cơ chế mới, cơ chế thị trường công ty được nhà nước giao quyền tự chủ để kinh koanh, từ đó mà việc đầu tiên công ty làm là đổi mới toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đó là việc khuyến khích bán hàng tự do, các cá nhân làm đại lý cho công ty. Ngoài ra công ty còn hoạt động tiêu thụ và kế hoạch tiêu thụ để đưa ra các chỉ tiêu. Doanh số bán hàng theo từng quý, chi phí theo từng quý...trên cơ sử chia toàn bộ công việc thành từng mảng theo trình tự để dễ thực hiện, giao cho mỗi đơn vị cá nhân phụ trách một mảng công việc. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp khi có sự biến động của thị trường thì công ty có thể thay đổi chương trình hàng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Hiện nay công ty đã thiết lập được một mạng lưới bán hàng rộng khắp trên cả nước thông qua trên 100 tổng đại lý tại khu vực phía Bắc, chi nhánh miền Trung và chi nhánh tổng công ty tại miền Nam. Mạng lưới bán hàng này bước đầu đã tạo ra một kênh phân phối có hiệu quả làm nòng cốt cho việc gia tăng sản lượng tiêu thụ trong năm. Thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất là thị trường Hà Nội năm 2000 là 58,22% doanh số bán hàng của công ty, năm 2001 là 51%. Thị trường các tỉnh miền trung và miền Nam tiềm năng lớn nhưng có nhiều biến động. Các thị trường này cũng có sự cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm thay thế cùng loại của các doanh nghiệp gạch ốp lát phía Nam như: gạch ốp lát Mỹ Đức ( TP HCM ); gạch ốp lát Taicera ( Đồng Nai )... Sau Hà Nội thì TP. HCM có tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng của công ty năm 2000 là 27,41% và năm 2001 là 18%. Nhu cầu ở các thị trường khác chủ yếu là thị trường các huyện cũng có nhiều chuyển biến. Như ta đã biết nội dung cơ bản của công tác tổ chức mạng lưới bán hàng là việc thiết lập các kênh phân phối. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty gạch ốp lát Hà Nội được thực hiện như sau: Để nâng cao sản lượng tiêu thụ cũng như uy tín của mình công ty đang tổ chức thực hiện hai kênh tiêu thụ sau: kênh gián tiếp và kênh trực tiếp. Kênh phân phối trực tiếp. Công ty gạch ốp lát Hà Nội Người tiêu dùng Sơ đồ: Kênh tiêu thụ trực tiếp Kênh này được sử dụng ngay tại công ty, là hình thức bán sản phẩn tại cửa hàng của công ty cho khách hàng. Ưu điểm: Công ty trực tiếp tiếp xúc được với khách hàng và giảm được chi phí trung gian, nắm bắt thông tin thị trường nhanh chóng. Nhược điểm: Kênh này chỉ có tác dụng với lượng nhỏ khách hàng có điều kiện, ở khu vực lân cận nhà máy lhoặc những khách hàng có nhu cầu mua lớn. Số lượng tiêu thụ kênh này năm 2001 là từ 1 - 2% Kênh phân phối gián tiếp: Hiện nay công ty sử dụng hai kênh phân phối gián tiếp: Sơ đồ: Kênh phân phối gián tiếp cấp 1 Công ty gạch ốp lát Hà Nội Chi nhánh đại lý Người tiêu dùng Quá trình tiêu thụ của công ty tiến hành qua kênh gián tiếp được thực hiện thông qua một kênh trung gian đó là các chi nhánh, đại lý đại diện cho công ty tại các địa phương làm nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Ngoài ra các đại lý, chi nhánh còn có nhiệm vụ dịch vụ sau bán hàng như: bảo hành, đổi hàng khi có sai sót kỹ thuật. Đối với các đại lý công ty có chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi như trong việc trợ giá vận chuyển, thanh toán tiền hàng chậm từ 15 – 20 ngay hưởng phần trăm trên doanh số bán hàng, hạch toán độc lập, có quyền thay mặt công ty để tiến hành làm các hoạt động quảng cáo, khuyếch chương. Kênh phân phối này có ưu điểm là hạn chế được những chi phí lưu kho, tăng hiệu quả tiêu thụ và luôn nắm bắt được các thông tin mới về khách hàng. Số lượng tiêu thụ theo kênh này năm 2001 là 95%. Sơ đồ: kênh gián tiếp cấp hai Công ty gạch ốp lát Hà Nội Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Đây là kênh được công ty sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Những người bán buôn ở đây là các doanh nghiệp thương mại hoặc các hộ gia đình có nguồn tài chinh mạnh liên hệ trực tiếp với công ty làm các tổng đại lý đại diện bán hàng phân phối hàng đến các cửa hangf bán lẻ từ đây sản phẩm được đưa đến tận tay người tiêu dùng. Ưu điểm : Loại kênh này phân bố các đại lý không đồng đều tập trung nhiều ở Hà Nội, dẫn đến sản phẩm không đề ở các thị trường. Số lượng tiêu thu kênh này năm 2001 : 95% Nhận xét: Qua phân tích trên cho thấy mạng lưới tiêu thụ của công ty đã khá hoàn chỉnh, nó đã góp phần không nhỏ vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên mạng lưới tiêu thụ cuản công ty mới chỉ tập trung ở các thành phố, thị xã mà chưa trải rộng đến các vùng nông thôn, và chỉ tập trung ở các tỉnh phía Bắc mà chưa trải đều ra các tỉnh trong cả nước. II.1.4 – Chính sách xúc tiến bán hàng của công ty: Quảng cáo: Công ty chỉ quảng cáo bằng phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm của doanh nghiệp ( đặc biệt là truyền hình và báo chí) . Ngoài ra vào dịp đầu năm và cuối năm để khuyếch trương và quảng bá sản phẩm củan công ty. Công ty đã thuê phát sóng các chương trình quảng cáo về công ty trên các đài truyển hình như ĐTHTW, VTV1, VTV3 và Đài THHN, Đài THTPHCM. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia thường xuyên các hội chợ triển lãm như expo 2001, hàng Việt Nam chất lượng cao tại Hà Nội, TPHCM... Đặc biệt công ty đã kết hợp tham gia cùng Tổng công ty tổ chức một hội nghị khách hàng toàn qóc tại Hà Nội vào tháng 10/2001 . Hội nghị này còn kết hợp cả việc trao giải thưởng của chương trình khuyến mại. “ Đồng hành cùng VIGLACERA tiến vào kỷ nguyên mới”. Công tác tiếp thị: Ngay từ đầu năm, sau khi nhận được kế hoạch doanh thu được giao, bộ phận kinh doanh đã đặc biệt chú trọng tới công tác tiếp thị, luông xác định rõ tầm quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch đói với từng đại lý trong từng tháng. Bên cạnh đó luông có sự rà soát bổ sung để tăng cường công tác tiếp thị tại mỗi khu vực sao cho có hiệu quả nhất. Hàng tháng bộ phận kinh doanh đều có kế hoạch doanh thu cụ thể đến từng cán bộ quản lýu để từ đó phân bổ chi tíêt cho các đại lý. Hàng ngày cán bộ tiếp thị của công ty tới đôn đốc việc phân phối của các tổng đại lý cung cấp đầy đủ mẫu mới cho các cửa hàng đồng thời nắm chắc và phản ánh kịp thời tình hình biến động trên thị trường cho cán bộ quản lý để có phương án giải quyết phù hợp. Hình thức xúc tiến bán hành khác: Chào bán hàng. Tham gia hội chợ triền lãm. Việc áp dụng các chính sách khuyến mại như mua 10 tặng 01, mua 15 tặng 01 chính sách 8 triệu, 15 triệu, 20 triệu ( phụ thuộc vào từng tháng) thưởng 01 vàng 9999 cho các cửa hàng bán lẻ và chiết khấu boỏ sung 2 đến 4 % của số tiển nộp cho các tổng đại lý... đã đóng góp một cách tích cực vào công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm qua. Các chính sách này có hiệu quả mạnh mẽ làm tăng doanh thu hàng bán ra cũng như lượng tiền nộp về nhằm đảm bảo sự ổn định cho quá trình sản suất và kinh doanh của công ty. Các phương pháp xây dựng mối quan hệ với khách hàng: + Hội nghị khách hàng tổ chức mỗi năm 1 lần vào đầu năm. + Hội thảo. + Tặng quà. + In ấn Catalog, tờ rơi.... II.1.5 – Đối thủ cạnh tranh của công ty: Đối thủ cạnh tranh ở trong nước của công ty rất nhiều, ngoài các công ty tư nhân, còn các công ty sản xuất gạch ốp lát khác của Viẹt Nam có mối quan hệ là đồng nghiệp nhưng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh để cùng tồn tại và phát triển. Với cơ chế thị trường hiện nay đã có nhiều công ty tư nhân, công ty TNHH sản xuát gạch ốp lát ra đời. Một số công ty đã có được thông tin về công nghệ sản xuất làm ra những sản phẩm tương tự để cạnh tranh với sản phẩm của công ty. Ví dụ công ty gạch ốp lát Đồng Tâm... Những công ty này đã có thuận lợi từ phía nhà nước, được khuyến khích phát triển đầu tư dây truyền công nghệ tiên tiến phải cập nhật thông tin nhanh chóng hiện tại công ty gach ốp lát Hà Nội có ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh của mình do đã có uy tín từa lầu trên thị trường không những vậy các sản phẩm của công ty gạch ốp lát Hà Nội luông cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm có đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Ngoài ra công ty còn có các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài, các công ty nằy vốn thuộc các nước có diều kiện phát triển như Tây Ban Nha, Mã Lai, Thái Lan... Họ hơn hẳn về công nghệ, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật. Do vậy việc cạnh tranh của công ty coàn phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để có thể tiếp tục đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay. II.1.6- Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty: Bảng: Báo cáo doanh thu và tiêu thụ thực hiện năm 2001 Chỉ tiêu đvt Thực hiện 2000 Kế hoạch 2001 Thực hiện 2001 % so với Cùng kỳ 2000 Kế hoạch 2001 Sản lượng sản xuất M2 3.835.705 3.500.000 3.600.039 93,86 102,86 Gạch lát nền M2 2.659.486 3.500.000 3.600.039 135,37 102,860 Gạch ốp tường M2 1.176.219 - - - - Số lượng tiêu thụ M2 3.758.462 4.010.393 4.287.908 115,00 106,92 Gạch lát nền M2 2.555.483 3.500.000 3.539.906 138,52 101,14 Gạch ốp tường M2 1.172.979 510.393 748.002 63,77 146,55 Doanh thu thuần tr.đ 211.733 198.908 215.921 101,98 108,55 Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh và tiêu thụ ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có hướng phát triển. Tổng sản lượng sản xuất giảm 93,86% so với cùng kỳ năm 2000 và tăng 102,86% so với kế hoạch đặt ra cho năm 2001. Trong đó: Gạch lát nền tăng 135,37% so với năm 2000 và 102,86% so với kế hoạch. Số lượng sản phẩm tiêu thụ cũng tăng 115,0% so với năm 2000 và 106,92% so với kế hoạch năm 2001 với sản lượng tiêu thụ là 4.287.908 m2. Trong đó: Gạch lát nền tăng 101,14% so với kế hoạch. Gạch ốp tường giảm là 63,77% so với năm 2000 và tăng 146,55% so với kế hoạch 2001. Kết quả tiêu thụ tăng làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăn đáng kể là 101,98% so với năm 2000 và 108,55% so với kế hoạch. Bảng: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty STT Loại sản phẩm ĐVT Sản xuất cùng kỳ 2000 Tiêu thụ cùng kỳ 2000 Kế hoạch sản xuất 2001 Kế hoạch tiêu thụ 2001 Thực hiện 2001 % so sánh sản xuất % so sánh tiêu thụ Tôn kho đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Doanh thu trong kỳ (nghìn đồng) Tồn kho cuối kỳ Cuối kỳ 2000 Kế hoạch 2001 Cuối kỳ 2000 Kế hoạch 2001 1 Gạch lát 200 x 200 M2 44.533 20.651 300.000 300.000 23.901 331.423 330.077 17.132.177 25.247 744,22 110,47 - 110,03 2 Gạch lát 300 x 300 M2 2.340.000 2.289.941 2.500.000 2.500.000 85.826 2.633.836 2.610.543 127.217.157 109.119 112,56 105,35 114,00 104,42 3 Gạch lát 400 x 400 M2 274.953 244.891 640.000 640.000 30.007 557.876 545.900 31.303.658 41.983 202,90 87,17 222,92 85,30 4 Gạch lát 500 x 500 M2 - - 60.000 60.000 - 31.995 28.454 1.934.470 3.541 53,33 47,42 5 Gạch viền M2 - - - - - 41.907 39.565 2.775.732 2.342 6 Gạch ốp 200 x 250 -Sx tại công ty -Gạch men T.Long M2 1.172.979 1.176.219 1.172.979 1.172.979 510.393 510.393 29.738 10.475 19.263 720.660 720.660 750.398 10.475 739.923 36.158.817 596.106 35.562.711 61,27 63,97 147,02 144,97 7 Tổng cộng M2 3.835.705 3.728.462 3.500.000 4.010.393 169.472 3.597.037 4.304.937 216.522.011 182.232 93,78 102,77 115,46 107,34 II.1.7- Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của công ty: Mặt mạnh: Danh tiếng sản phẩm của công ty có từ lâu. Thiết lập được các lênh phân phối, xây dựng được chính sách hỗ trợ khác như: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả... Thị trường tiêu thụ có cả trong nước và nước ngoài. Mặt yếu: Chưa tận dụng tối đa năng lực sản xuất ( vào thời điểm bán chạy ) chưa khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất, chưa sử dụng hết công suất máy móc thiết bị. Do còn hạn chế về chất lượng sản phẩm nên khối lượng xuất khẩu chưa tương xứng với năng lực. Chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi còn thấp. Định giá bán sản phẩm có những mặt hàng còn cao chưa phù hợp với mức thu nhập của các đối tượng người tiêu dùng. II.2- Phân tích tình hình lao động tiền lương của công ty: II.2.1- Cơ cấu lao động của công ty: Theo số liệu thống kê của phòng tổ chức lao động, cho đến cuối năm 2001 công ty có 446 lao động. Trong đó có 359 lao động nam và 87 lao động nữ. với cơ cấu lao động tương đối hợp lý, trong những năm qua công ty đã sưt dụng hiệu quả lực lượng lao động của mình. Số lượng lao động của công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty gạch ốp lát Hà Nội Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 337 100 386 100 446 100 Nữ 63 18,7 71 18,4 87 19,51 Nam 274 81,3 315 81,6 359 80,49 Lao động trực tiếp 280 83,08 307 79,5 365 81,8 Lao động gián tiếp 57 16,92 79 20,5 81 18,2 Qua bảng 1 ta thấy số lượng lao động của công ty tăng qua các năm: năm 2000 tăng 49 người so với năm1999, sang năm 2001 số lượng lao động của công ty tăng thêm 60 người so với năm 2000. Số lao động của công ty tăng qua các năm đáp ứng được quy mô mở rộng sản xuất của công ty. Song , do tính chất của công việc là sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại hoàn toàn bằng máy móc, đòi hỏi công nhân phải có trình độ kỹ thuật nhất định mà chỉ lao động nam mới đáp ứng được cho neen cơ cấu lao động của công ty không đồng đều, nam nhiều hơn nữ. lao động nữ của công ty phần lớn nằm trong bộ phận gián tiếp và trong bộ phận phân loại của phân xưởng sản xuất. Sổ lao động gián tiếp của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này chứng tỏ bộ máy quản lý của cộng ty đơn giản, gọn nhẹ, dẫn đến không có sự chồng chéo chức năng, quyền hạn mang lại hiệu quả chung trong quản lý và quản trị chất lượng. Với dây chuyền công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần phải có một đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao trong những năm vừa qua công ty đã chú trọng vào công tác tuyển chọn và nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Năm 1999 số người có trình độ Đại học chiếm 12,75% tổng số lao động, năm 2000 là chiếm 15,54% và năm 2001 con số này đã tăng lên đến 20,18% tổng số lao động. Chất lượng lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của công ty STT Trình độ 1999 2000 2001 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 1 Đại học 43 12,75 60 15,54 90 20,18 2 Cao đẳng và trung cấp 18 5,34 30 7,7 45 10,08 3 Phổ thông 276 81,91 296 76,76 311 69,74 4 Bậc thợ 2,1 2,5 2,6 Phương thức xác định mức thời gian lao đông: Ngành sản xuất gạch ốp lát có đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng và sản xuất nhiều loại sản phẩm do vậy mà mức tiêu hao thời gian cho một đơn vị sản phẩm của mỗi loại gạch ốp lát khác nhau. Công ty gạch ốp lát Hà Nội khi xây dựng mức thời gian lao động chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp kinh nghiệm. II.2.3- Tình hình sử dụng thời gian lao động: Tình hình sử dụng thời gian làm việc chế độ của công ty gạch ốp lát Hà Nội như sau: Công nhân gián tiếp: khối văn phòng làm việc 8h trong ngày và nghỉ chủ nhật. Riêng phòng kinh doanh làm cả chủ nhật. Công nhân trực tiếp sản xuất: làm 3 ca trên ngày. Ca 1 từ 6h sáng đến 14h chiều. Ca 2 từ 14h chiều đến 22h. Ca 3 từ 22h đến 6h sáng hôm sau. II.2.4- Năng suất lao động: Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng nói lên số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số thời gian tiêu hao để sản xuất ra 1 sản phẩm. Chỉ tiêu năng suất lao động thường được tính bằng tiền, bng hiện vật, hay bằng giờ công cho một người lao động trong 1 đơn vị thời gian. Năng suất lao động có thể tính cho 1 năm, 1 ngày làm việc, 1 giờ lao động của 1 lao động. Trong doanh nghiệp thường quy định 2 loại chỉ tiêu năng suất lao động. Năng suất lao động của 1 công nhân sản xuất. Năng xuất lao động của một công nhân sản xuất công nghiệp. NSLĐ = Số lượng sản phẩm Số lao động Bảng: Tình hình năng xuất lao động của công ty từ năm 1999 đến năm 2001 Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Sản lượng (m2) Số LĐ (người ) NSLĐ (m2/người) Sản lượng (m2) Số LĐ (người ) NSLĐ (m2/người) Sản lượng (m2) Số LĐ (người) NSLĐ (m2/người) Gạch lát nền 200x200mm 45.633 337 135,5 44.533 386 115,37 331.423 446 743,10 Gạch lát nền 300x300mm 2.140.000 337 6.350,1 2.340.000 386 6.062,17 2.633.836 446 5.905,46 Gạch lát nền 400x400mm 234.891 337 697,0 274.953 386 712,3 577.877 446 1.295,68 Gạch lát nền 500x500mm 0 337 0 22.875 386 59,26 31.995 446 71,73 So sánh năng suất lao động năm 2000/1999 và 2001/2000 Chỉ tiêu NSLĐ 1999 NSLĐ 2000 NSLĐ 2001 So sánh 2000/2001 So sánh 2001/2000 Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) Gạch lát nền 200x200mm 135,5 115,37 743,10 -20,13 -14,86 +627,73 +544,1 Gạch lát nền 300x300mm 6.350,1 6.062,17 5.905,46 -287,93 -4,53 -156,71 -2,5 Gạch lát nền 400x400mm 697,0 712,3 1.295,68 +15,3 +2,19 +583,38 +82 Gạch lát nền 500x500mm 0 59,26 71,73 +59,26 0 +12,47 +21 II.2.5- Tuyển dụng và đào tạo lao động của công ty: Từ khi tách ra thành công ty gạch ốp lát Hà Nội thì việc tuyển chọn lao động của công ty thực hiênj theo cơ chế hợp đồng ngắn hạn và dài hạn, nguồng lao động chủ yếu là được đào tạo ngay tại công ty. Khi ký hợp đồng công ty đòi hỏi phải thực hiện đùng nguyên tắc sau: Tuổi từ 18 trở lên Có sức khoẻ tốt, có tư cách đạo đức Thực hiện tốt các quy chế của công ty đề ra Làm việc có năng suất chất lượng Ngoài ra công ty cũng đã đưa một số cán bộ quản lý ra đào tạo ở nước ngoài. Bên cạnh đó công ty thực hiện nghiêm chỉnh các định mức lao động do cấp trên ban hành, thực hiện và hoàn thiện định mức lao động nội bộ. II.2.6- Phương pháp xác định tổng quỹ lương của công ty: Tổng quỹ lương hay còn gọi là quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Hay nói khác đi, tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương ca doanh nghiệp dùng để trả cho tát cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Do sản phẩm gạch ốp lát của công ty là loại sản phẩm có thể quy đổi được do đó công ty đã áp dụng phương pháp xác định đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm để từ đó xác định đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm để từ đó xác định quỹ lương kế hoạch cho công ty. Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch được xác định như sau: Vc = Vkh + Vbs + Vtg Trong đó: Vc : tổng quỹ lương chung năm kế hoạch Vkh : tổng quỹ tiền lương sản phẩm ( theo kế hoạch để xác định đơn giá tiền lương ) Vbs : là quỹ tiền lương bổ sung theo kế hoạch ( phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, nghỉ theo chế độ phụ nữ... ) Vtg : quỹ lương làm thêm giờ được tính theo kế hoạch, không vượt quá số giờ làm thêm quy định của bộ lao động áp dụng công thức trên tính tổng quỹ lương kế hoạch năm 2001 cho công ty: với sản lượng kế hoạch là 4.700.000 m2 x 1.776 đ = 8.347.200.000 (đ) quỹ lương bổ sụng: Vbs = 233.000.000 (đ) quỹ lương thêm giờ: Vtg = 253.289.000 (đ) tổng quỹ lương kế hoạch: Vc =8.347.200.000 đ +233.000.000 đ +253.289.000 đ =8.833.489.000 (đ) II.2.7- Cách xây dựng đơn giá tiền lương sản xuất 1m2 gạch ốp lát năm 2001. Công ty lấy mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng để tính đơn giá tiền lương cho 1m2 sản phẩm gạch ốp lát như sau: Đối với công nhân công nghệ: cấp bậc công việc bình quân lag 6 được chia thành hai nhóm: Nhóm 4: có hệ số lương là 3,32. Nhóm này chiếm 50% số công nhân trực tiếp sản xuất trong công ty. Tính lương 1 giờ của công nhân công nghệ: Hệ số lương chính: HSC = 3,32 Phụ cấp ca 3: HS ca = 0,4 ( có 100% số công nhân thường xuyên làm ca 3 ) Phụ cấp độc hại: HSĐH = 0,3 ( có 100% số công nhân thường xuyên làm ca 3 ) Phụ cấp trách nhiệm: HSTN = 0,01 Tổng hệ số: HSN4 = 3,32 + 0,4 + 0,3 + 0,01 = 3,94 Tiền lương 1 giờ của công nhân công nghệ nhóm 4 là: 210.000 đ Vg4 26 x 8h ==== ==== 3,94 x 210.000 đ 26 x 8 ==== ==== 3.977,884 (đ/giờ) Nhóm 3: có hệ số lương là 3,05. nhóm này chiếm 50% số công nhân trực tiếp sản xuất. Tính lương 1 giờ như sau: Hệ số lương chính: HSC = 3,05 Phụ cấp ca 3: Hsca = 0,4 ( có 100% công nhân thường xuyên làm ca 3 ) Phụ cấp độc hại: HSĐH = 0,3 ( có 100% công nhân thường xuyên làm ca 3 ) Phụ cấp trách nhiệm: HSTN = 0,01 Tổng hệ số: HSN3 = 3,05 + 0,4 + 0,3 + 0,01 = 3,76 26 x 8h 26 x 8h HSN3 x 210.000 đ Vg3 = = 3,76 x 210.000 đ = 3.796,153 (đ/giờ) Tiền lương 1 giờ của công nhân công nghệ nhóm 3 là: Tiền lương bình quân 1 giờ của công nhân công nghệ: Vgcn = 3.977,844 x 0,5 + 3.796,153 x 0,5 = 3.887,018 ( đ/giờ ) Đối với cán bộ quản lý: hệ số lương bình quân lag 3,82 Hệ số lương chính:HSC = 3,82 Phụ cấp ca 3: HS ca = 0,4 x 0,2 = 0,08 ( có 20% số công nhân thường xuyên làm ca 3 ) Phụ cấp độc hại: HSĐH = 0,3 x 0.2 = 0,06 ( có 20% số công nhân thường xuyên chịu độc hại ) Phụ cấp trách nhiệm: HSTN = 0,01 Tổng hệ số lương 1 giờ của cán bộ quản lý: HSCB = 3,82 + 0,08 + 0,06 + 0,01 = 3,97 Tiền lương 1 giờ của cán bộ quản lý: Vgcb = HSCB x 210.000 đ 26 x 8h = 3,97 x 210.000 đ 26 x 8h = 4.008,173 (đ/giờ) Căn cứ vào chi phí tiền lương/giờ, hao phí lao động và các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động, ảnh hưởng tới năng suất ca máy đơn giá tiền lương suất ra 1 m2 sản phẩm gạch ốp lát của công ty trong năm 2001 lag 1.776 đ/m2. II.2.8- Hình thức trả lương của công ty: Qua quá trình thoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy sản phẩm gạch ốp lát của công ty được sản xuất trên dây chuyền máy móc thiết bị tự động do từng tập thể lao động thực hiện. Do vậy mà công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể cho phân xưởng sản xuất và hình thức trả lương theo thời gian cho các đơn vị phòng ban khác. a, Hình thức trả lương sản phẩm theo sản phẩm tập thể. Công ty áp dụng hình thức trả lương này cho người lao động ở phân xưởng sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch sản xuất, phân xưởng cơ điện. Để động viên khuyến khích người lao động làm việc tốt và đảm bảo công bằng cho phân phối tiền lưoưng, xét đề nghị của phòng tổ chức lao động, giám đốc công ty đã quyết định tiêu chuẩn phân loại lao động và hệ số tiền lương trong tháng như sau: Lao động loại A: bảo đảm 26 ngày công trở lên, là thợ chính được bố trí ở các vị trí chính của dây chuyền, vận hành thành thạo thiết bị dây chuyền ở vị trí được phân công, xử lý các sự cố về kỹ thuật công nghệ thành thạo, không có ngày nghỉ không có lý do. Lao động loại B: đảm bảo 22 ngày công trở lên, là thợ phụ được bố trí ở các vị trí phụ trong dây chuyền hoặc thợ chính nhưng không đảm bảo này công. Vận hành thành thạo các sự cố về kỹ thuật công nghệ, không có ngày nghỉ không có lý do. Lao động loại C: là thợ chính hoặc thợ phụ nhưng ngày công đạt dưới 22 ngày trong tháng và có ngày nghỉ không có lý do. Hệ số tiền lương; Loại A: 1 Loại B: 0,8 Loại C: 0,6 Bên cạnh đó để gắn trách nhiệm của người lao động với soó lượng và chất lượng sản phẩm của công ty trả lương theo mức hoàn thành kế hoạch sản lượng và chất lượng sản phẩm: Quỹ lương của các đơn vị sản xuất được tính theo công thức: Lsx = Qtt x Đg Trong đó: Qtt: sản lượng nhập kho thực tế trong tháng Đg: đơn giá theo định mức đơn giá tiền lương của đơn vị Tiền lương của bộ phận sản xuât: Ltti = Đgi x Qtt x H1 x H2 x H3 Trong đó; Ltti: tiền lương của bộ phận thứ i Đgi: đơn giá tiền lương của bộ phận thứ i H1: hệ số lương theo mức hoàn thành kế hoạch sản lượng H2: hệ số lương theo mức hoàn thành kế hoạch chất lượng H3: hệ số lương theo mức hoàn thành kế hoạch về tỷ lệ thu hồi sản phẩm/mộc vào lò Cánh tính các hệ số hoàn thành: Hệ số hoàn thành kế hoạch về số lượng: H1 = 1 + Qtt - Qkh Qkh Qkh: kế hoạch sản phẩm nhập kho trong tháng Hệ số hoàn thành kế hoạch về chất lượng: H2 = 1 + Ptt - Pkh Pkh Pkh và Ptt là tỷ lệ chất lượng loại A1 ( A1 + A2 ) theo kế hoạch và thực tế Hệ số hoàn thành kế hoạch về tỷ lệ thu hồi sản phẩm/mộc: H3 = 1 + Mtt - Mkh Mkh Mtt và Mkh là tỷ lệ thu hồi sản phẩm ( A1 + A2 )/mộc vào lò theo thực tế và theo kế hoạch Tiền lương của người lao động j: Llđj = Ltti x NCj x Lcbj x hj x Lvm x Lpc ồ NCj x Lcbj Trong đó; NCj : ngày công thực tế trong kỳ của công nhân thứ j Lcbj : tiền lương cấp bậc ngày của công nhân thứ j Hj : hệ số lương theo tiêu chuẩn phân loại. Lvm: tiền lương ngày công vắng mặt theo chế độ ( nghỉ phép, hội,họp ) Lpc : các loại phụ cấp tính theo quy định. Qua phân tích ta thấy, hình thức trả lương theo sản phẩm của công ty đã gắn tiền lương của người lao động với kết quả lao động của họ. Điều này đã khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả. b, Hình thức trả lương theo thời gian: Hình thức này áp dụng cho các phòng ban, đơn vị khối gián tiếp của công ty. Trừ phòng kinh doanh có quỹ lương bằng 1% doanh thu của tháng, các đơn vị còn lại có quỹ lương bằng: TL = ồ Lcbj x HTN + TLvm + TLpc Trong đó; TL: tổng quỹ lương khối gián tiếp. ồ Lcbj : tổng quỹ tiền lương cấp bậc toàn đơn vị. TLvm : tổng quỹ lương ngày công vắng mặt. TLpc : tổng quỹ lương các loại phụ cấp. Htn = Lsx L x Lcbbq Hệ số thu nhập HTN được tính theo hệ số thu nhập của phân xưởng sản xuất Trong đó; Lsx : quỹ lương của phân xưởng sản xuất. L : số lao động của phân xưởng sản xuất. Lcbbq : lương cấp bậc bình quan của phân xưởng sản xuất. Lương của người lao động hưởng lương theo thời gian: Ltg = Lcb x Htn x NCtt + Lvm + Lpc Lương của cán bộ quản lý: Ltg = Lbq x 3 x H + Lvm + Lpc Trong đó; Lbq : lương bình quân công nhân trong tháng. H : hệ số trách nhiệm của từng người theo trách nhiệm đảm nhận. Bảng: Hệ số lương phụ cấp Chức danh Hệ số Giám đốc 1 Phó giám đốc, kế toán trưởng, chủ tịch công đoàn 0,8 Trưởng phòng, quản đốc các văn phòng, phân xưởng 0,6 Ngoài hình thức trả lương cho công nhân công ty còn áp dụng phân phối tiền thưởng và công ty chỉ thưởng vào cuối năm, tiền thưởng được trích theo lợi nhuận và nhập vào quỹ khen thưởng, phương pháp tiền thưởng này dựa vào tay nghề của công nhân và cấp bậc quản lý. Tiền thưởng này không hạch toán vào giá thành sản phẩm. II.2.9- nhận xét tình hình lao động tiền lương của công ty: Công ty gạch ốp lát Hà Nội không ngừng cải tiến cơ cấu tổ chức lao động cho phù hợp, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Lao động của công ty được phân chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp được phân theo trình độ chuyên môn, lao động công nghệ, lao động cơ điện, đội ngũ lái xe. Tiền lương bình quân tăng đều qua các năm đã cho thấy sự phát triển đều của công ty và sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty tới đời sống của người lao động. Qua đây cho tao thấy được bước chuyển đổi của công ty là hợp lý với mức thu nhập mỗi lao động là 1.600.000 đồng/tháng sẽ giúp cho cán bộ công nhân viên trong công ty ổn định cuộc sống và gắn bó với công ty hơn. II.3- Phân tích tình hình công tác quản lý vật tư, tài sản cố định: II.3.1- các nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nguyên liệu chính để sản xuất ở công ty gạch ốp lát Hà Nội là nguyên liệu xương bao gồm: Đất Sét Kim Sen, Đất Sét Sóc Sơn, Feldspar Yên Bái, Feldspar Tuyên Quang, STPP, Bi Sỏi. Nguyên liệu mem, màu các loại như: Men gạch lát, Feldspar, Đất sét men, Caolin ngoại, Nepheline, Quartz ngoại, Silicat ziecon ngoại, frit, frit Engobe, Men lưới ngoại, Màu ngoại, STPP ngoại, CMC ngoại, Dung môi. Nhiên liệu như: Dầu, Điện, Nước và một số vật tư khác như Vỏ hộp, kệ gỗ, dây đai, nẹp sắt, keo dán, nilon... II.3.2- Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu: Dựa vào chất lượng của từng loại đất dét qua sơ chế là bộ phận KCS đánh giá để xây dựng định mức thu hồi khác nhau. Đối với nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật tư bao bì, nhãn mác và căn cứ vào quá trình kiểm tra giám sát quá trình sản xuất để định mức hạ các loại nguyên vật liệu và các vật tư nói trên. Bảng: Định mức tiêu hao vật tư Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2000 Kế hoạch 2001 Thực hiện 2001 Tỷ lệ % so sánh Thực hiện 2001/KH TH 2001/TH2000 Nguyên liệu xương Kg/m2 Gạch lát 200 x 200 Kg/m2 17,65 17,95 17,99 100,25 101,92 Gạch lát300 x 300 Kg/m2 19,20 19,15 19,19 100,25 99,95 Gạch lát400 x 400 Kg/m2 21,51 22,74 22,80 100,25 105,99 Gạch lát500 x 500 Kg/m2 - 26,67 26,74 100,25 - Nguyên liệu men Kg/m2 1,14 1,08 1,10 101,85 96,49 Nhiên liệu Kg/m2 1,93 2,03 2,05 100,99 106,22 Điện năng Kwh/m2 2,72 2,75 2,02 73,45 74,26 (Nguồn: phòng kế hoạch – vật tư) Qua những số liệu thực hiện trong năm 2001, ta thấy chỉ số tiêu hao xương tăng lên so với kế hoạch đặt ra là 0,25% do tỷ lệ sản phẩm/mộc không đạt kế hoạch. Tiêu hao men màu trong năm 2001 thực hiện thấp hơn so với thực hiện năm 2000 là 3,51% đã tiết kiệm được 1,40 tỷ đồng. Tiêu hao điện năng giảm đáng kể so với kế hoạch đã góp phần giảm được chi phí sản xuất. II.3.3- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp htường phải trải qua nhiều công đoạnh để sản xuất. Nguyên vật liệu để sản xuất gạch ốp để lâu cũng dễ bị kém chất lượng nên công ty gạch ốp lát Hà Nội nhập nguyên liệu thường là nhập trước thì sản xuất trước, nhập sau thì sản xuất sau. Các loại nguyên liệu chính như đất sét kim sen, đất set Sóc Sơn qua sơ chế được phâm theo cấp để sản xuất. II.3.4- Tình hình sự trữ, bảo quản cấp phát nguyên vật liệu: Việc dự trữ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất tại công ty đóng vai trò hết sức quan trọng nhàm đảm bảo tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty thường dự trữ nguyên vật liệu từ 2 đến 3 tháng. Nguyên liệu dự trữ được bảo quản cẩn thận. Gạch ốp được tiêu thụ nhanh nhất vào tháng 10, 11 và 12 hàng năm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng kinh tế thị trường viết các lệnh để sản xuất. Khi có lệnh sản xuaats thủ kho viết phiếu suất kho nguyên liệu chính và vật liệu phụ. II.3.5- Tình hình tài sản cố định: Cơ cấu tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định ( nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại ). Bảng: Tổng hợp tài sản cố định đang sử dụng của công ty năm 2001 TT Chỉ tiêu ĐVT Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 1 Nhà xưởng vật kiến trúc 1000đ 4.500.000 1.510.000 2.990.000 2 Máy móc thiết bị 1000đ 138.224.330 41.337.160 96.887.170 3 Phương tiện vận tải 1000đ 3.900.000 1.100.000 2.800.000 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 1000đ 5.330.000 2.670.000 2.660.000 5 Tài sản khác 1000đ 13.000.000 3.000.000 10.000.000 Tổng 1000đ 164.954.330 49.617.160 115.337.170 (Nguồn: phòng tài chính kế toán) II.3.6- Tình hình sử dụng tài sản cố định: công suất và thời gian. Công ty gạch ốp lát Hà Nội – Viglacera thuộc tổng xông ty thuỷ tinh và gốm sứ – Bộ xây dựng trước đây thuộc xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng. Từ khi tách ra đã lắp đặt các dây chuyền có công nghệ cao tháng 4/1996 lắp đặt 2 dây chuyền với công suất từ 1 đến 2 triệu m2/năm nhằm đáp ứng như cầu thị trường. Năm 2000 công ty tiếp tục đầu tư xây dựng 1 dây chuyền nữa với công suất là 1,5 triệu m2/năm. Do đặc điểm sản xuất của công ty chủ yếu là theo đơn đặt hàng của tổng công ty, nên mỗi năm máy móc hoạt động nhiều từ tháng 4 đến tháng 11 còn lại là máy cũng có hoạt động nhưng với số lượng ít và bảo dưỡng. Bảng: Danh sách máy móc thiết bị chủ yếu của công ty STT Tên máy móc thiết bị Nước sản xuất Số lượng 1 Dây chuyền Welko với công suất 1 triệu m2 Đức 1 2 Dây chuyền Nassetti với công suất 2 triệu m2 Italia 1 3 Dây chuyền Nassetti với công suất 1,5 triệu m2 Italia 1 Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều: Mức khấu hao phải trích bình quân năm Nguyên giá tài sản cố định bình quân Tỷ lệ khấu hao bình quân năm Nguyên giá tài sản cố định Số năm sử dụng = x = Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm 12 Tỷ lệ khấu hao bình quân năm = Mức khấu hao phải tính bình quân năm Nguyên giá tài sản cố định bình quân Giá trị còn lại = nguyên giá - khấu hao II.3.7- Nhận xét tình hình sử dụng vật tư và tài sản cố định: Từ khi tách ra là công ty gạch ốp lát Hà Nội - Viglacera thì tình hình sử dụng vật tư của công ty thực hiện rất chặt chẽ, kiêm phần bao bì, đóng gói và có 1 bộ phận chuyên cân đo sẵn để tiện cấp phát theo đúng tỷ lệ, thu hồi đúng định mức. định mức tiêu hao bật tư chính xác thì giá thành đơn vị sản phẩm sữ hợp lý và việc tính toán số lượng vật tư cần dùng sữ chính xác hơn, hạn chế được số vốn lưu động sử dụngc ho dự trữ. ở công ty gạch ốp lát Hà Nội chủ yếu dùng phương pháp kinh nghiệm kết hợp với phương pháp thống kê để định mức vật tư. Tài sản cố định do đặc thù là sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu nên máy móc hoạt động nhiều. II.4- Tình hình chi phí giá thành của công ty: II.4.1- Phân loại chi phí của doanh nghiệp: Công ty gạch ốp lát Hà Nội – Viglacera sử dụng phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục giá thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí chung phân xưởng. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng. II.4.2- Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch của công ty được tính theo khoản mục chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp căn cứ vào kế hoạch sản xuất của 1 sản phẩm trong năm với số lượng là bao nhiêu sau đó nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Lấy đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm đã xây dựng nhân với số lượng sản phẩm kế hoạch sản xuất trong năm. Chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng đã được xây dựng theo kế hoạch trong năm cho 1 triệu m2 sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm kế hoạch sản xuất trong năm. II.4.3- các loại sổ sách kế toán: Phương pháp: Nhật ký chung. Sổ nhật ký chung. Sổ các tài khoản. Sổ các chi tiết. Bảng cân đối phát sinh các tài khoản. Bảng cân đối kế toán. Và 1 số sổ sách liên quan khác. II.4.4- Phương pháp tập hợp chi phí và giá thành thực tế toàn bộ sản lượng và đơn vị sản phẩm chủ yếu: Hàng tháng kế toán tập hợp các khoản mục chi phí cơ bản – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tại khoản mẹc nayd có loại được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng như: chi phínguyên liệu chính ( đất sét ) chi phí vật liệu phụ như nhãn mác, hộp caston... Các loại được tập trung toàn phân xưởng như nhiên liệu xăng, dầu, điện đến cuối kỳ mới phân bổ cho từng loại gạch ốp lát thành phẩm. Căn cứ vào số lượng, đơn giá, thành tiền của từng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất để tính giá trị. Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ snả xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dụng cụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. kế toán có nhiệm vụ tập hợp tất cả các cho phí này để tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành thực tế: Xuất phát từ đối tượng tập hợp chi phí là toàn doanh nghiệp cuối tháng căn cứ vào kết quả chi phí sản xuất kinh doanh đã tập hợp được kế toán giá thành tiến hành tính giá thành gạch ốp lát theo từng loại. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu, vật liệu phụ phát sinh trực tiếp cho đối tượng nào thì được tính trực tiếp cho đối tượng đó. Khoản mục chi phí về nhiên liệu, tiền lương, chi phí sản xuât chung được tính toán phân bổ cho các đối tượng theo sản lượng thành phẩm thực tế sản xuất trong tháng. Bảng: Tính giá thành đơn vị một số loại sản phẩm năm 2001 STT Tên sản phẩm Số lươợng sản phẩm(m2) Tổng giá thành thực tế Giá thành đơn vị 1 Gạch men lát nền 20 x 20 cm 300.000 11.861.532.985 39.538 2 Gạch men lát nền 30 x 30 cm 2.500.000 101.670.691.889 40.668 3 Gạch men lát nền 40 x40 cm 640.000 30.527.265.334 47.700 4 Gạch men lát nền 50 x 50 cm 600.000 3.338.481.078 55.641 Tổng 3.500.000 147.398.331.186 138.547 ( Nguồn: phòng tài chính kế toán ) Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm bao gồm nhiều khoản mục giá thành tạo nên trong đó có chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Chi phí trong sản xuất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tạo thành công xưởng. Giá thành đơn vị = Tổng giá thành Khối lượng gạch sản xuất trong kỳ Bảng: Tính giá thành toàn bộ 1 số loại sản phẩm năm 2001 STT Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm ( m2 ) Giá thành toàn bộ sản phẩm 1 Gạch men lát nền 20 x 20 cm 300.000 29.898.538 2 Gạch men lát nền 30 x 30 cm 2.500.000 29.899.668 3 Gạch men lát nền 40 x40 cm 640.000 29.906.700 4 Gạch men lát nền 50 x 50 cm 60.000 29.914.641 Giá thành toàn bộ đơn vị = Giá thành công + Chi phí + Chi phí sản phẩm 20 x 20 xưởng quản lý bán hàng = 39.538 + 15.312.000 + 14.547.000 = 29.899.538 II.4.5- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất – kinh doanh dịch vụ Nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. ở công ty gạch ốp lát Hà Nội gồm rất nhiều loại được chia thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Giá nguyên vật liệu chính được tính theo giá bình quân cả kỳ dự trữ. Giá vật liệu dùng xuất trong kỳ = Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ + giá trị nguyên liệu nhập trong kỳ Số lượng tồn kho đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ Giá nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá hoá đơn ( đã có thuế VAT ) và các chi phí vận chuyển bốc dỡ. Phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp vào giá thành sản phẩm để sản xuất ra được một đơn vị sản phẩm cần phải có cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp = Giá thành công xưởng NVL trực tiếp + nhân công trực tiếp + chi phí chung sản xuất Những chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm theo từng yếu tố chi phí do kế hoạch nhận tổng hợp và phân bổ cho từng loại sanr phẩm theo tiêu thức nhất định. Phương pháp tính giá thành của công ty gạch ốp lát Hà Nội là theo phương pháp giản đơn kết hợp với phân bước. II.4.6- Nhận xét tình hình chi phí giá thành của công ty: Công tác tập hợp chi phí và tính giá thnhf được công ty chú trọnh hệ thống sổ kế toán được mở chi tiết cho từng loại và công cụ dụng cụ giúp cho kế toán tính giá thành được nhanh chóng, chính xác. Với quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý hiện nay ở công ty thì đối tượng tập hợp chi phí và đôí tượng tính giá thành là phù hợp, đảm bảo ý nghĩa của việc tập hợp chi phí và chỉ tiêu giá thành. Công tác tập hợp chi phí được tiến hành hàng tháng. Việc phối hợp giữa các nhân viên thống kê phẩn xưởng và phòng tài chính kế toán, phòng kinh tế thị trường nhịp nhàng giúp cho việc ghi chép các số liệu được đầy đủ, nhanh chóng và việc tính giá thành được kịp thời. Kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn giúp cho công việc kế toán được dễ dàng. II.5- Phân tích tình hình tài chính của công ty: II.5.1- Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát Hà Nội: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001 Lỗ, lãi Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Mã số Quỹ trước Quý này Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu 01 54.039.348.614 55.144.408.839 213.461.828.105 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 02 - Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 37.632.560 645.962.481 802.718.514 + Chiết khấu 04 + Giảm giá 05 37.632.560 552.006.423 674.936.591 + Hàng bán bị trả lại 06 93.956.058 127.781.923 1.Doanh thu thuần (01-03) 10 54.001.716.054 54.498.446.358 212.659.117.591 2.Giá vốn hàng bán 11 41.360.676.376 43.701.466.630 160.074.483.412 3.Lợi tức gộp (10-11) 20 12.614.039.678 10.796.979.728 52.584.634.179 4.Chi phí bán hàng 21 3.533.904.919 4.893.299.543 1.463.836.361 5.Chi phí quản lý DN 22 8.503.471.013 3.721.683.694 32.916.115.669 6.Lợi tức thuần từ HĐKD [20-(21+22)] 30 603.663.746 2.181.996.491 5.030.154.909 + Thu nhập HĐ tài chính 31 + Chi phí HĐTC 32 7.Lợi tức HĐTC (31-32) 40 + Các khoản thu nhập bất thường 41 + Chi phí hoạt động bất thường 42 8.Lợi tức bất thường (41-42) 50 9.Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50) 60 603.663.746 2.181.996.491 5.030.154.909 10.Thuế thu nhập DN 60x25% thuế suất 70 150.915.936 530.499.122 1.325.788.727 11.Lợi tức sau thuế (60-70) 80 452.747.810 1.651.497.369 3.704.366.182 II.5.2- Bảng cân đối kế toán của công ty gạch ốp lát Hà Nội Đơn vị tính: đồng Tên tài khoản Mã số Số đầu năm Số cuối năm Tài sản A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 48.803.832.266 77.791.045.077 I. Tiền 110 1.780.654.382 6.481.356.357 1. Tiền mặt 111 1.110.779.180 5.940.100.214 2. Tiền gửi ngân hàng 112 669.542.202 541.256.143 3. Tiền đang chuyển 113 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu 130 18.121.431.134 30.391.201.156 1. Phải thu của khách hàng 131 17.690.955.734 28.817.636.137 2. Trả trước cho người bán 132 430.475.400 1.573.565.019 3. Phải thu nội bộ 133 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 134 - Phải thu nội bộ khác 135 4. Các khoản phải thu khác 138 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 28.101.453.373 38.944.259.517 1. Hàng mua đang đi đường 141 2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 24.780.838.286 30.508.078.857 3. Công cụ dụng cụ trong kho 143 1.196.675.693 1.370.233.270 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 308.105.180 98.331.139 5. Thành phẩm tồn kho 145 1.815.834.214 16.143.740.676 6. Hàng tồn kho 146 823.875.575 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản lưu động khác 150 800.293.377 1.974.227.977 1. Tạm ứng 151 772.911.727 733.810.712 2. Chi phí trả trước 152 1.240.417.265 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ sử lý 154 5. Các khoản thế chấp 155 27.381.650 VI. Chi sự nghiệp 160 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 121.391.262.130 98.781.051.837 I. TSCĐ 210 118.961.887.247 98.335.597.292 1. TSCĐ hữu hình 211 118.961.887.247 98.335.597.292 - Nguyên giá 212 161.538.096.098 164.633.806.143 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 42.576.208.851 66.298.208.851 2. TSCĐ thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế 216 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 115.073.905 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 115.073.905 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 2.314.300.987 455.454.544 IV. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 170.195.094.396 176.572.096.844 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 200.733.383.481 186.971.814.909 I. Nợ ngắn hạn 310 84.342.330.391 95.541.753.342 1. Vay ngắn hạn 311 40.948.613.069 54.232.593.616 2. Nợ dài hạn đến hạn phải trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 28.225.454.811 33.756.450.003 4. Người mua trả tiền trước 314 348.933.229 1.287.641.860 5. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 315 4.951.523.849 1.540.846.705 6. Phải trả cộng nhân viên 316 762.371.822 2.310.531.163 7. Phải trả nội bộ 317 7.796.965.358 1.936.040.028 8. Các khoản phải nộp, phải trả trước 318 308.468.253 477.643.967 II. Nợ dài hạn 320 97.680.660.140 75.240.639.919 1. Vay dài hạn 321 97.680.660.140 75.240.639.919 2. Nợ dài hạn 322 III. Nợ khác 330 18.710.392.950 16.189.421.648 1. Chi phí trả trước 331 1.434.963.295 12.103.661.648 2. Tài sản thừa chờ xử lú 332 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 4.360.760.000 4.085.760.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 30.538.289.085 10.399.718.065 I. Nguồn vốn – quỹ 410 30.538.289.085 10.399.718.065 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 4.662.445.354 6.738.884.915 2. Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 13.664.893.043 526.185.499 4. Quỹ phát triển kinh doanh 414 52.108.235 52.108.235 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 6. Lãi chưa phân phối 416 20.679.876.212 15.649.821.303 7. Quỹ khen thưởng 417 578.073.419 1.014.804.413 8. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 418 II. Nguồn kinh phí 420 1. quỹ quản lý của cấp trên 421 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 Tổng cộng nguồn vốn 430 170.195.094.396 176.572.096.844 II.5.3- Phân tích tình hình tài chính của công ty: Các tỷ số tài chính chủ yếu: Vốn lưu động bình quân = Vốn lưu động đầu kỳ + vốn lưu động cuối kỳ 2 = 48.803.832.266 + 77.791.045.077 2 632.974.386.71,5 = Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần 212.659.117.591 63.297.438.671,5 Vốn lưu động bình quân = = 3,36 Tình hình sử dụng tài sản lưu động: Cứ 1 đồng vốn lưu động đem lại 3,36 đồng doanh thu thuần ( vốn lưu động quay 3,36 vòng trong kỳ ). Sức sinh lời vốn lưu động = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân 63.297.438.671,5 5.030.154.909 = = 0,079 Cứ 1 đồng vốn lưu động đem lại 0,079 đồng lợi nhuận thuần. TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ cuối kỳ TSCĐ bình quân = 2 TSCĐ bình quân = 118.961.887.247 +98.335.597.292 2 = 108.648.742 Tình hình sử dụng tài sản cố định: Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ bình quân 212.659.117.591 108.648.742.269,5 = 1,95 = Cứ một đồng vốn TSCĐ đem lại 1,95 đồng doanh thu thuần Tỷ suất doanh thu/đồng tài sản: Tổng TS bình quân Tổng TS đầu kỳ + tổng TS cuối kỳ 2 = 170.195.094.396 + 176.572.096.844 + = = 173.383.595.620 2 Tỷ suất doanh thu/ tổng TS Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 212.659.117.591 173.383.595.620 = 1,22 = = Với một đồng tổng tài bình quân đem lại 1,22 đồng doanh thu thuần Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ = Hệ số nợ = 170.195.094.396 168.971.814.909 = 1,18 Hệ số nợ = 200.733.383.481 176.572.096.844 = 1,05 Đầu năm: Cuối năm: Hệ số thanh toán ngắn hạn ( hiện hành ) = TSCĐ Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = 48.803.832.266 84.342.330.391 = 0,57 Nhận xét: Hệ số nợ của năm cuối đã giảm 0,13 đồng so với đầu năm. Đầu năm: Hệ số thanh toán ngắn hạn = 77.791.045.077 95.541.753.342 = 0,81 Hệ số thanh toán nhanh = Tiền mặt hiện có Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = 1.780.654.382 84.342.300.391 = 0,02% Hệ số thanh toán nhanh = 6.481.356.357 95.541.753.342 = 0,06% Cuối năm: Đầu năm: Cuối năm: Hệ số sinh lợi doanh thu ( lợi nhuận biên ) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần = 3.704.366.182 212.659.117.591 = 0,017 Cứ một đồng doanh thu thuần thì đạt được 0,017 đồng lợi nhuận biên. Sức sinh lợi cơ sở Tổng tài sản Thu nhập trước thuế = 176.572.096.844 5.030.154.909 = = 0,028 Một đồng tái sản bỏ ra sẽ thu được 0,028 đồng lợi nhuận trước thuế Suất thu hối tài sản (tỷ lệ lãi/tổng tài sản ) Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế = 176.572.096.844 3.704.366.182 = = 0,02 Cứ 1 đồng tái sản cho ta 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế. II.5.4- Phân tích cơ cấu tái sản và nguồn vốn: II.5.4.1- Phân tích cơ cấu tài sản của công ty: Để nắm bắt được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bản cân đối kế toán. về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét trong từng loại taì sản chiếm trong tổng số biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bố. Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Cũng qua việc phân tích cơ cấu tài sản mà ta biết được tỷ suất đầu tư. Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định đã và đang đầu tư ( mục I, III loại B ) Tổng số tài sản Bảng: Phân tích cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm Số tiền(đ) Tỷ trọng (%) Số tiền(đ) Tỷ trọng (%) Số tiền(đ) Tỷ trọng (%) A: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 48.803.832.266 28,7 77.791.045.077 44,1 28.987.212.811 159,4 I. Tiền 1.780.654.382 1,05 6.481.356.357 3,7 4.700.701.975 364,1 II. Đầu tư tài chính - - - - - - III. Các khoản phải thu 18.121.431.134 10,6 30.391.201.156 17,2 12.269.770.222 167,7 IV. Hàng tồn kho 28.101.453.373 16,5 38.944.259.517 22,1 10.842.806.144 138,6 V. TSLĐ khác 800.293.377 0,5 1.974.227.977 1,1 1.173.934.600 246,7 VI. Chi sự nghiệp - - - - - - B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 121.391.262.130 71,3 98.781.051.837 55,9 -22.610.210.293 81,4 I. TSCĐ 118.961.887.247 69,8 98.335.597.292 57,9 -20.626.289.955 82,6 II. Đầu tư tài chính dài hạn 115.073.905 0,07 - - -115.073.905 - III. Chi phí XDCB dở dang 2.314.300.978 1,36 455.454.544 0,3 -1.858.846.434 19,6 IV. Ký quỹ, ký cược khác - - - - - - Tổng tài sản 170.195.094.396 100,0 176.572.096.844 100,0 +6.377.002.448 +103,7 Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản cho thấy TSCĐ và đầu tư dài hạn cuối kỳ giảm so với đầu nâưm cả về số tuyệt đối và tương đối, trong đó chủ yếu là bộ phận tài sản cố định đã và đang đầu tư. Đầu năm TSCĐ: 118.961.887.247/170.195.094.396 = 0,69 cuối kỳ TSCĐ: 98.335.597.292/176.572.096.844 = 0,55 Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tăng bởi vì TSCĐ lưu chuyển nhanh. II.5.4.2- Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty: Bảng: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm Số tiền(đ) Tỷ trọng (%) Số tiền(đ) Tỷ trọng (%) Số tiền(đ) Tỷ trọng (%) A.Nợ phải trả 200.733.383.481 117,9 189.971.814.909 105,9 -13.761.569.572 93,1 I.Nợ ngắn hạn 84.342.330.391 49,6 95.541.753.342 54,1 +11.199.422.951 113,3 II.Nợ dài hạn 97.680.660.140 57,4 75.240.639.919 42,6 -22.400.020.221 77,0 III. Nợ khác 18.710.392.950 10,9 16.189.421.648 9,2 +2.530.971.302 86,5 B. Nguồn VCSH 30.538.289.085 17,9 10.399.718.065 5,9 +20.138.571.020 34,1 I. Nguồn vốn-quỹ 30.538.289.085 17,9 10.399.718.065 5,9 +20.138.571.020 34,1 II.Nguồn kinh phí - - - - - - Tổng nguồn vốn 170.195.094.396 100,0 176.572.096.844 100,0 +6.377.002.484 103,7 Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn đã cho thấy đây là một cố gắng lớn của doanh nghiệp nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ mới cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên xét về tỷ suất tài trợ thấp ( đầu năm là + 0,18, cuối kỳ là + 0,06 ) cho thấy khả năng tài chính của đơn vị vẫn chưa được đảm bảo, phần lớn tài sản của đơn vị mua sắm và đầu tư bằng số vốn của tổng công ty cấp cho. II.5.5- Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty: Qua bảng số liệu ta thấy tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu năm tăng là 6.377.002.448 đồng đã cho thấy doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong huy động vốn trong kỳ. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tài trợ (đầu năm) = Tổng nguồn vốn = 30.538.289.085 170.195.094.396 = 0,18 Về tỷ suất tài trợ: Tỷ suất tài trợ (cuối kỳ) = 10.399.178.065 176.572.096.844 = 0,06 Về tỷ suất thanh toán hiện hành ( ngắn hạn ): Tổng số TSLĐ Tỷ suất thanh toán ngắn hạn (đầu năm) Tổng số nợ ngắn hạn = 48.803.832.266 84.342.330.391 = 0,578 Tỷ suất thanh toán ngắn hạn (cuối năm) 77.791.045.077 95.541.753.342 = 0,81 = = 48.803.832.266 84.342.330.391 = 0,578 = Ta thấy tỷ lệ này của công ty là hoàn toàn có khả năng: Thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh. Về tỷ suất thanh toán của vốn lưu động: Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động: = Tổng số vốn bằng tiền Tổng số tài sản lưu động Đầu năm là 0,03 ( 1.780.654.382/48.803.832.266 ) và cuối năm là 0,08 (6.481.356.357/77.791.045.077 ) cho thấy đơn vị không đủ tiền để thanh toán. Tỷ suất thanh toán tức thời: = Tổng số vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn Về tỷ suất thanh toán tức thời: Đầu năm là 0,02 (1.780.654.382/84.342.330.391 ) và cuối năm là 0,07 ( 6.481.356.357/95.541.753.342 ) cho thấy mặc dù đơn vị có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm. Dựa vào các chỉ tiêu qua phan tích ta có thể nhận thấy khả năng tự bảo đảm về nguồn vốn của công ty là bình thường, tuy nhiên chỉ tiêu tỷ suất tài trợ cuối kỳ của công ty nhỏ hơn so với đầu năm chứng tỏ việc lưu ddộng vốn vay tự vay nợ, chiếm dụng vốn đang tăng lên, mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty giảm xuống vì số vốn đầu tư cho tài sản không phải hầu hết của công ty. Như vậy tình hình tài chính của công ty là khả quan, quy mô đầu tư tăng. Nguồn vốn kinh doanh của công ty khá tốt. Phần III đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp III.1- Đánh giá chung: Công ty gạch ốp lát Hà Nội – Viglacera suất phát điểm là một công ty làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. Sự thay đổi về cơ chế quản lý dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao động , nguồn vốn và tiền đề vật chất khác nhằm mục đích nâng cao tính hiệu quả và sự phát triển bền vững của công ty. Mặt mạnh: So với các công ty khác, công ty gạch ốp lát Hà Nội có một lợi thế là: có 1 hệ thống dây chuyền sản xuất tại chính nơi có khu đô thị phát triển. Với kinh nghiệm tích luỹ được qua các năm công ty đã có được vị trí quan trọng trong tổng công ty Thuỷ Tinh và gốm sứ Việt Nam. Là một mắt xích không thể thiếu trong chiến lược phát triển chung của ngành gạch ốp lát. công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên, đội ngũ lao động, có trình độ tay nghề có kinh nghiệm lâu năm. Việc lấy thương hiệu là Viglacera đã đem lại cho công ty một nguồn sinh khí mới, tăng nguồn vốn trong kinh doanh ( bao gồm vốn cố định và vốn lưu động ). Người lao động đã ý thức được quyền làm chủ của mình hăng hái trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động đặc biệt với hợi thế về vốn đã giúp cho công ty có những dây chuyền sản xuất ở các nước có công nghệ tiên tiến như Đức, Italia... Hiện tại công ty có rất nhiều mặt hàng thương phẩm có mặt trên thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm của công ty đã được tặng thưởng nhiều tại các hội chợ triển lãm và được người tiêu dụng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty có một bộ máy quản lý gọn nhẹ, không cồng kềnh và mang lại hiệu quả cao, năng động trong việc điều hành và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Cuối cùng công ty có một hệ thống các đại lý trên khắp trong cả nước tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả nước. Mặt yếu: Về việc công tác tiếp cận thị trường, trong cơ chế thị trường là việc đặt yêu cầu cho công ty tạo ra lợi nhuận bằng chính nỗ lực của mình ở tất cả các khâu của quá teình kinh doanh, từ việc sản xuất đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dụng thì công ty cũng có tuy chưa nhiêù đội ngũ những nười chuyên làm công tác marketing ( tiếp cận thị trường ). Thực tế đòi hỏi tiếp cận thị trường phải một cách toàn diện: Marketing sản phẩm, Marketing khách hàng, Marketing về nguyên liệu. Do vậy mà đôi khi những biến động về nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng chưa được công ty cập nhật hoặc là cập nhật chưa chính xác đã phần nào gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Do hệ thống tiêu thụ sản phẩm rộng lớn nên việc quản lý cũng như tổ chức tiêu thụ ở các chi nhánh, đại lý còn gặp nhiều khó khăn. III.2- Lựa chọn đề tài tốt nghiệp: Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty em đã hiểu và nắm bắt được tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty từ đó em lựa chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp như sau: Phân tích và đề xuất biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty gạch ốp lát Hà Nội – Viglacera. Nhận xét cuả cơ quan thực tập ………………………………………………………………………………………................ ………………………………………………………………………………………............... ………………………………………………………………………………………................ ………………………………………………………………………………………............... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............................... ………………………………………………………………………………………............... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT158.docx
Tài liệu liên quan