Tài liệu Đề tài Phương pháp luận sáng tạo khoa học bài luận về phương pháp brainstorming: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
--------------- T ---------------
BÀI LUẬN:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC
BÀI LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING
Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Sinh viên thực hiện:
Lê Như Phương - 06520355
Lớp : CNPM01
Niên khóa : 2006 - 2010
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 5 tháng tìm hiểu và thực hiện, báo cáo cuối kì “Bài luận về phương pháp luận sáng tạo – Phương pháp Brainstorming ” đã cơ bản hoàn thành. Để đạt được kết quả này, tôi đã nỗ lực hết sức đồng thời cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của các quí Thầy Cô và các bạn.
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Công Nghệ Phần Mềm,Khoa Mạng Máy Tính, trường Đại học Công Nghệ Thông Tin và các quí Thầy Cô đặc biệt là GS.TSKH. Hoàng Kiếm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo cuối kì này. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn đến phòng kỹ thuật của Khoa đã hỗ trợ để em c...
26 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp luận sáng tạo khoa học bài luận về phương pháp brainstorming, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
--------------- T ---------------
BÀI LUẬN:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA HỌC
BÀI LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING
Giảng viên hướng dẫn : GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Sinh viên thực hiện:
Lê Như Phương - 06520355
Lớp : CNPM01
Niên khóa : 2006 - 2010
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 5 tháng tìm hiểu và thực hiện, báo cáo cuối kì “Bài luận về phương pháp luận sáng tạo – Phương pháp Brainstorming ” đã cơ bản hoàn thành. Để đạt được kết quả này, tôi đã nỗ lực hết sức đồng thời cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của các quí Thầy Cô và các bạn.
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Công Nghệ Phần Mềm,Khoa Mạng Máy Tính, trường Đại học Công Nghệ Thông Tin và các quí Thầy Cô đặc biệt là GS.TSKH. Hoàng Kiếm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo cuối kì này. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn đến phòng kỹ thuật của Khoa đã hỗ trợ để em có điều kiện thảo luận nhóm và tạo môi trường làm việc hiệu quả.
Tôi cũng rất cảm ơn bạn bè trong Khoa đã luôn bên cạnh và ủng hộ, đóng góp ý kiến giúp tôi có thể giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện báo cáo cuối kì này.
Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn báo cáo cuối kì này vẫn còn nhiều thiếu sót, và thực sự chưa phải là một báo cáo hoàn thiện. Tôi rất mong nhận được sự góp ý đánh giá của quí Thầy Cô, của các bạn để tôi có thể phát triển báo cáo này thêm hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
TpHCM, tháng 12 năm 2009
Lớp CNPM01
Sinh viên thực hiện:
Lê Như Phương
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
....................................................................................................................... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Mục Lục
Giới thiệu chung 1
Đặc điểm chung của môn học 3
Brainstorming 5
Tính đúng đắn 11
Tính sáng tạo 15
Kết luận 21
Tài liệu tham khảo 22
Giới thiệu chung.
Tầm quan trọng của QL rủi ro được nói rất rõ: tỉ lệ thành công của các dự án CNTT (theo nghĩa đạt được yêu cầu chất lượng, đúng hạn và không vượt chi) thấp, chủ yếu do không có hoặc thực hiện không tốt việc phòng ngừa và xử lý các rủi ro dẫn đến thất bại hoặc hạn chế thành công của một dự án.
Tuy đây là “kiến thức vỡ lòng” của QL dự án CNTT (hay chính vì nó là “kiến thức vỡ lòng”?) nên trên thực tế nhiều dự án phần mềm đã bỏ qua hoặc kiểm soát rủi ro sơ sài. Thất bại của các dự án CNTT vẫn xảy ra thường xuyên, từ những thất bại mang lại hậu quả có tính khủng hoảng như “112”, đến hàng loạt đề tài và nhiệm vụ ứng dụng được nói khéo là “hiệu quả chưa cao”! Thường xuyên gặp thất bại và kém hiệu quả có lẽ đã làm nảy sinh ý nghĩ coi đó là chuyện “tự nhiên” không tránh khỏi. Thậm chí làm xói mòn uy tín của việc tin học hóa, cũng như niềm tin vào sự nghiệp này. Đây là nỗi bức xúc lớn của những người liên quan đến công cuộc tin học hóa của Việt Nam, đã được nhiều người, trong đó có các chuyên gia về CNTT đề cập nhiều lần và trên nhiều diễn đàn.
Quản lý rủi ro có vai trò khá quan trọng trong toàn bộ tiến trình quản lý dự án. Trong cả 2 bộ mô hình và tiêu chuẩn nổi tiếng được ứng dụng nhiều trong dự án phần mềm là CMMi (Capability Maturity Model Integration) của viện Công nghệ Phần mềm Hoa Kỳ (SEI) và PMP (Project Management Professional) của viện Quản trị Dự án PMI (Project Management Institude) đều xem quản lý rủi ro là một trong những hoạt động cơ bản nhất của quá trình quản trị dự án.
Quản trị rủi ro là một quy trình cho phép xác định, đánh giá, hoạch định và quản lý các loại rủi ro. Do đó, quản trị rủi ro hướng tới 3 mục tiêu: xác định được rủi ro, thực hiện phân tích khách quan về các loại rủi ro đặc thù đối với tổ chúc, ứng phó với những rủi ro đó theo một phương cách hữu hiệu và phù hợp.
Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ quản lý rủi ro, brainstorming là một phương pháp dễ thực hiện với chi phí ít, với phương pháp này áp dụng trong hoạt động nhóm sẽ rất hiệu quả, các thành viên có điều kiện phát huy ý tưởng sáng tạo của mình trong khi gặp các vấn đề khó khăn.
Đặc điểm chung của môn học
Nói một cách ngắn gọn, "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" (Creativity Methodologies) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.
"PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" là phần ứng dụng của khoa học rộng lớn hơn, mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây : KHOA HỌC SÁNG TẠO (Creatology). Theo các nhà nghiên cứu, khoa học này ứng với "làn sóng thứ tư" trong quá trình phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn sóng thứ tư ứng với Creatology (hay còn gọi là thời đại hậu tin học) chính là sự nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ XXI.
Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ... đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ..., hoạt động sáng tạo của loài người không ngừng được thúc đẩy. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy - hoạt động bộ não của con người. Chính quá trình tư duy sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo các giá trị vật chất, tinh thần, các thành tựu vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại. Ý định "khoa học hóa tư duy sáng tạo" có từ lâu. Nhà toán học Hy Lạp Pappos, sống vào thế kỷ III, gọi khoa học này là Ơristic (Heuristics). Theo quan niệm lúc bấy giờ, Ơristic là khoa học về các phương pháp và quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, chính trị, triết học, toán, quân sự... Do cách tiếp cận quá chung và không có nhu cầu xã hội cấp bách, Ơristic bị quên lãng cho đến thời gian gần đây. Cùng với cuộc cách mạng KHKT, số lượng bài toán phức tạp mà loài người cần giải quyết tăng nhanh, đồng thời yêu cầu thời gian phải giải được chúng rút ngắn lại. Trong khi đó không thể tăng mãi phương tiện và số lượng người tham gia giải bài toán. Thêm nữa, cho đến nay và trong tương lai khá xa sẽ không có công cụ nào thay thế được bộ óc tư duy sáng tạo. Ngưòi ta đã nhớ lại Ơristic và phát triển tiếp để tìm ra cách tổ chức hợp lý, nâng cao năng suất, hiệu quả quá trình tư duy sáng tạo - quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định trong mọi lĩnh vực không riêng gì khoa học kỹ thuật. Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...) Một số nước tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu đào tạo cử nhân, thạc sỹ về chuyên ngành sáng tạo và đổi mới (BA, BS, MA, MS in Creativity and Innovation). Ví dụ Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity) thuộc Ðại học Buffalo bang New York (Mỹ) đến cuối năm 1994 đã đào tạo được 100 thạc sỹ.
Em rất cảm ơn khi trong chương trình đào tạo của trường ta có môn học này, thông qua các bài giảng của Thầy giúp em có cái nhìn khái quát hơn về các vấn đề và từ đó đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Đây có thể nói là môn học rất thú vị và bổ ích đối với sinh viên nói chung và đối với sinh viên CNTT nói riêng. Mỗi bài giảng có thể coi là một kinh nghiệm sống mà Thầy luôn muốn truyền thụ cho chúng em để những sinh viên như chúng em chuẩn bị hành trang kiến thức cho mình trước khi rời khỏi ghế nhà trường và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, những công dân có ích cho xã hội. Để hiểu rõ về sự thú vị của môn học này em xin đi vào tìm hiểu một phương pháp để giải quyết vấn đề rủi ro trong quản lý dự án trong CNTT, và đã được áp dụng phương pháp này trong quá trình làm việc nhóm của em.
Brainstorming
Brainstorming: (Tập kích não): Đây là một phương pháp suất sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung trên vấn đề, và rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng đủ càng tốt. Chúng có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khiá cạnh nhỏ nhặt nhất cuả vấn đề. Trong "tập kích não" thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh va nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.
Phương pháp này có thể tiến hành bởi từ 1 đến nhiều người. số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vao nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau cuả mỗi người.
Lịch sử phát triển: Chữ tập kích não (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi Alex Osborn năm 1941. Ông đã mô tả tập kích não như là "Một kĩ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến cuả nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định (mà sẽ được mô tả trong phần tiếp theo). Ngày nay, phương pháp này không nhất thiết phải cần có nhiều người mà một người cũng có thể tiến
Đặc điểm, phương pháp và kỹ thuật của brainstorming
* Có thể tiến hành bởi một hay nhiều người:
Tuy nhiên, thường thì phương pháp này sẽ hiệu quả hơn cho nhóm làm việc bởi vì cơ sở hoạt động của nó dựa trên việc tạo ra càng nhiều ý tưởng liên quan từ nhiều góc nhìn và nhiều cấp độ càng tốt. Số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người. * Dụng cụ:
Dễ nhất là thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình trạng của hoạt động công não. Nếu tiến hành cá nhân hay vài người thì có thể thay thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng cách nối các máy tính cá nhân vào chung một mạng làm cùng tiến hành việc công não. Bằng cách này những người ở xa nhau cùng có thể tham gia và việc tập kích còn được giúp đỡ bởi các phương tiện mạnh của tin học như là các kho dữ liệu, các từ điển trực tuyến, và các máy truy tìm dữ liệu. * Định nghĩa vấn đề: Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn. Nói theo cách chuyên môn đây là bước đầu tiên xác định nội hàm của vấn đề và xác định các khả năng, các điều kiện cần hay đủ của một lời giải. * Tập trung vào vấn đề: Đây là bước tập kích. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc bảng tất cả). Những ý kiến này đều được xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn nhỏ. Việc ghi chép ra bảng cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào hết. Trong phần này, chúng ta chú ý các điều sau: - Kết hợp nhiều ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới: Đây là một bước vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm những ý tưởng mới. Giả sử ta có một cây đèn và một chiếc đồng hồ trong tay, nếu kết hợp chúng lại thì sẽ như thế nào? Một cây đèn có gắn đồng hồ? Một chiếc đèn hẹn giờ bật tắt? Một chiếc đồng hồ dạ quang? Hay đồng hồ sử dụng năng lượng ánh sáng? Một chiếc đồng hồ du lịch có thể phát sáng để soi đường? Kết hợp hai hay nhiều thứ khác nhau lại với nhau theo chức năng, hình dạng, cấu tạo và bạn sẽ bất ngờ với những ý tưởng mới nghe có thể là vô lý những hoàn toàn có thể là bước bắt đầu cho một sản phẩm đột phá. - Đặt ý tưởng trong những điều kiện khác thường và đối nghịch: Cố gắng khai thác sự đối nghịch với ý tưởng đang có sẽ giúp ta có 2 ý tưởng hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như tại sai phải xây một ngôi nhà đầy góc cạnh mà không xây một ngôi nhà tròn? Hay tại sao phải lắp ráp một máy tính có kích thước lớn mà không lắp ráp một máy tính thật nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích? Bên cạnh đó hãy đặt ý tưởng vào trong những điều kiện khác thường. Ví dụ một chiếc máy tính thu nhỏ hết cỡ thì sẽ như thế nào? Có thể xách tay? Có thể bỏ túi áo? Hay thậm chí có thể ghép dưới da?
Kết hợp nhiều ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới
* Loại bỏ các chi tiết cảm tính không liên quan: Không được phép đưa bất kì một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi tập kích não. Ngoài ra, thành viên tham gia không được dù chỉ là tỏ thái độ cử chỉ chán chường, lãng ý, hay khinh khỉnh đối với các ý kiến đóng góp. Thành viên cung cấp ý kiến không nên dùng các câu có đại từ xưng hô (như là ''anh, các anh, bạn, các bạn, đồng chí, ...'') thay vào đó là các câu chỉ có các động từ chỉ hành động hay thao tác. * Khuyến khích tinh thần tích cực: Mỗi thành viên cần thực sự cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên. * Cuối cùng là phải biết đặt ra những giới hạn và luật lệ khi brainstorming Việc liệt kê các ý tưởng một cách lan tràn sẽ dễ dẫn tới đi quá xa vấn đề cần giải quyết nếu bạn không đặt ra một hàng rào giới hạn nó và thực hiện theo. Ví dụ, khi nghĩ về quảng cáo một loại nước hoa thì bạn không phải suy nghĩ phát triển ra tới tình hình thế giới, hay khi tìm hiểu về con đường thì không cần phát triển ý tưởng lan qua lãnh vực thể thao chẳng hạn. Giới hạn hợp lý giúp bạn tập trung vấn đề và kiếm thật nhiều ý tưởng hữu dụng mà không mất quá nhiều thời gian, nhưng nếu giới hạn quá nhỏ có thể sẽ giới hạn luồng suy nghĩ của bạn. Đến đây bạn đã nắm bắt được cơ bản của kỹ thuật brainstorming. Ý tưởng sáng là thứ đóng vai trò quyết định trong bất cứ lĩnh vực nào và giới hạn của bộ não bạn là vô cùng. Hãy kết hợp và sử dụng Brainstorming đúng lúc để khai thác nó một cách hiệu quả nhất. Tập thành thói quen thúc đẩy não làm việc hết sức khi cần ý tưởng. Hãy nhớ rằng một ý tưởng tốt là bước đầu tiên để có một tác phẩm hoàn hảo. Các bước tiến hành - Tổng thời gian cho 1 buổi công não sẽ tùy theo tầm cỡ và độ sâu của vấn đề, tùy trình độ và sự phân tán về chuyên môn, và tùy số lượng người tham gia thường kéo dài từ 30 phút đến vài tiếng. Số lượng người tham gia tối đa thường là 10 - 15. - Trong nhóm lựa ra 1 người trưởng nhóm (để điều khiển) và một người thư kí để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện). - Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được tập kích. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu. - Thiết lập các "luật chơi" cho buổi tập kích não. Chúng nên bao gồm: + Người trưởng nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc. + Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác. + Không có câu trả lời nào là sai! + Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ). + Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ. - Bắt đầu tập kích não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư kí phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kì một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kì câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi tập kích. - Sau khi kết thúc tập kích, hãy lược lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm: + Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại. + Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí + Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp. + Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung.Lưu ý: - Đối với một đề tài lớn hay có vai trò thiết yếu: Thường người ta sẽ có vài buổi công não. Trong đó, vấn đề sẽ được chia làm nhiều mối nhỏ hơn và mỗi buổi tập kích não sẽ tập trung theo từng mối. Buổi đầu thường sẽ tập trung vào các đề tài tổng quát nhất và cách chia vấn đề thành nhiều mối. Buổi cuối có thể dành cho tổng kết và đưa ra cái nhìn và biện pháp thực tế cho việc giải quyết đề tài. - Trong các buổi làm việc tập trung cao dài hơn 1 giờ thường cần xen vào 5 - 15 phút giải lao cho mỗi giờ nhằm mụch đích xả bớt sự căng thẳng và giúp thành viên có thể có thêm các ý tưởng thoáng mới thông qua giờ giải lao. Trên đây là những thông tin cơ bản của kỹ thuật brainstorming. Ý tưởng sáng là thứ đóng vai trò rất quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào và giới hạn của bộ não bạn là vô cùng. Hãy kết hợp và sử dụng brainstorming đúng lúc để khai thác nó một cách hiệu quả nhất. Tập thành thói quen thúc đẩy não làm việc hết sức khi cần ý tưởng. Hãy nhớ rằng một ý tưởng tốt là bước đầu tiên để có một tác phẩm hoàn hảo.
Tính đúng đắn
Như các bạn đã biết để giải quyết một vấn đề nào thì con người luôn phải động não suy nghĩ để đưa ra hướng giải quyết tối ưu, đây là một sự thật mà không ai chối cãi. Tuy nhiên đôi lúc con người không tự tin vào chính bản thân mình, luôn tự ti và nghĩ mình không có khả năng sáng tạo như bao người khác, nếu bạn không động não suy nghĩ thì làm sao bạn biết được hướng giải quyết của bạn có hợp lý không. Khi các thành viên cùng ngồi lại phân tích các vấn đề gặp phải thì khi đó cách giải quyết sẽ được tổng hợp từ nhiều ý kiến hay, dựa vào nguyên tắc kết hợp để liên kết các giải pháp sao cho hợp lý. Nhưng điều chú ý ở đây là mỗi thành viên phải luôn tin một điều rằng “Ai cũng sáng tạo được”.
Sáng tạo là gì: hầu như ai cũng biết và hiểu sự quan trọng của sáng tạo. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, khi máy vi tính và kỷ thuật cơ giới cáng đáng hầu hết những công việc mà trước kia con người phải bỏ ra nhiều thời gian để hoàn thành, thì những “lao động sáng tạo” mà máy móc không thể (hoặc chưa thể) thay thế con người, sẽ tạo nên một giá trị rất khác biệt so với những công việc chỉ thuần túy dựa vào kỹ năng kiến thức.
Sáng tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện các vấn đề thuộc đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế, sáng tạo không chỉ thu hút và trao đặc quyền dành riêng cho một nhóm người nào đó, mà phải là, nên là, cho tất cả mọi người. Những người sáng tạo và những người sẽ sáng tao: Ai cũng sáng tạo được, nếu bạn muốn và thật sự tin rằng các ý tưởng đang ở quanh đây chỉ chờ bạn túm lấy nó.
Chỉ cần một lần mở khóa cho năng lực sáng tạo khai sinh, bạn chợt nhận ra rằng: bạn được ban tặng một bộ óc sáng tạo tuyệt vời nhưng im ắng tự bấy lâu chỉ vì bạn đã thiếu can đảm khơi dậy nó.
Tất cả chúng ta đều có khả năng sáng tạo tiềm ẩn, hiệu quả của nó tùy người, tùy lúc có thể khác nhau vì chúng ta khác nhau bởi di truyền, bởi tác động của không gian và thời gian, bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh và môi trường xã hội nơi ta sống. Sức sáng tạo của một nông dân nghèo thất học khi tự chế tạo ra một nông cụ thì sức sáng tạo đó không thua kém gì với bất kỳ một sức sáng tạo nào khác. Nếu người nông dân đó có được trình độ của một kỹ sư, một nhà khoa học thì sẽ như thế nào? Và nếu bạn thực hiện một cú nhảy trong tư duy để khai phá tiềm năng sáng tạo của chính mình thì cuộc sống của bạn sẽ thay đổi đến đâu?
Trước khi tìm hiểu các trình tự để tìm ra ý tưởng sáng tạo, vấn đề quan trọng nhất là bạn phải can đảm. Nhận biết khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mình, biết mình có những ý tưởng muốn truyền đạt nhưng bạn sợ hãi vì lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ bị thui chột. Cho dù bạn có nghiên cứu, học hỏi rất nhiều, rất nhiều các kỹ năng, bí quyết sáng tạo nào chăng nữa, thì nó cũng chẳng có ích gì. Nếu bạn không vượt qua được sự sợ hãi thì bạn sẽ không bao giờ có được ý tưởng sáng tạo mà đáng lẽ ra bạn có khả năng làm được.
Bạn phải luôn biết rằng: Mọi người, ai ai cũng đều có quyền được sáng tạo và ai cũng sáng tạo được. Chúng ta luôn luôn có khả năng tìm ra những ý tưởng khác, không có ý tưởng nào là ý tưởng cuối cùng cả, ý tưởng nối tiếp ý tưởng và ý tưởng mới có thể sẽ tốt hơn, phù hợp hơn mà thôi.
Thực ra, hiểm trở khó vượt qua nhất, chướng ngại đầu tiên trên con đường đi tìm sáng tạo của bạn chính là sự lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình. Chính nó đã bóp chết, tàn phá những ý tưởng sáng tạo của bạn ngay từ lúc vừa mới manh nha. Đó là sự sợ hãi, có thể bạn đã không nhận biết: Bạn đã làm việc chăm chỉ, rất muốn có những ý tưởng sáng tạo và đôi lúc dường như bạn có được nó nhưng rồi bạn buông xuôi, chẳng thà chấp nhận mình là người kém cõi, bình thường còn hơn là phải nhìn thấy cái nhếch mép mĩa mai của một ai đó và thế là nhà máy sáng tạo của bạn đóng cửa từ đây, có thể là vĩnh viễn.
Tại sao bạn lại phải lo lắng, quá quan tâm đến sự đánh giá của người khác đối với mình? Chẳng có ai rổi hơi lập kế hoạch theo dõi, dò xét bạn cả. Họ có hàng ngàn vấn đề của riêng họ cần phải giãi quyết đã là quá đủ đối với họ rồi. Có ai thật sự quan tâm đánh giá bạn đâu?
Thi thoảng cũng có thể bạn gặp phải trêu chọc, cười chê nhưng đàng sau sự chế giễu đó phần nhiều lại là sự nể nang, e sợ trước những sáng tạo, cho dù đó là sáng tạo “điên rồ”. Bạn hãy thử nhớ lại xem, lúc bạn giễu cợt “sáng tạo” của ai đó, một chút cảm phục và e sợ mới là cảm giác thật sự chứ không phải hoàn toàn chỉ là sự cười chê.
Có lẽ bạn cũng còn sợ, sợ tất cả mọi người sẽ cười bạn, sợ ý tưởng chưa tốt nên công ty sẽ cho bạn nghỉ việc, sợ gia đình trách móc, sợ người yêu xấu hổ vì bạn nên sẽ chia tay, sợ suốt đời phải mang tiêng là tên thất bại….Thế thì, bạn hãy sáng tạo thật nhiều ý tưởng vào, bạn sẽ là “Bách khoa sáng tạo- Thiên tài ý tưởng”, bạn là người dám chơi hết mình thì thất bại chỉ là cái đinh gỉ.
Bạn hãy làm điều mà người khác không dám làm: Tạo ra sự khác biệt, sáng tạo để thay đổi, để đạt hạnh phúc. Bạn sẽ khác liền và bạn sẽ có những nụ cười, bạn sẽ không còn bận tâm người khác nghỉ gì về mình, chuyện vặt vãnh ! Bạn sẽ tự tin và tự hào về bản thân hơn nữa.
Không những thế khi xem xét kỹ các điểm chính của phương pháp brainstorming chúng ta sẽ thấy rằng vấn đề sẽ được giải quyết nhanh khi chúng ta xác định đúng đâu là nguồn gốc của vấn đề và cái nào là quan trọng nhất, đôi khi các giải pháp đưa ra không phù hợp tuy nhiên đó là cách giải quyết của mỗi người, chúng ta trước hết phải tôn trọng ý kiến của họ, luôn xem xét kỹ lưỡng các vấn đề không kể là nhỏ hay lớn, quan trọng hay không quan trọng để khi đó phương pháp đưa ra phải là cách tốt nhất và khái quát nhất. Áp dụng nguyên tắc chia nhỏ để ta phân tích từng chi tiết một của vấn đề, không loại trừ bất kỳ một khả năng nào hết. Do đó luôn khuyên khích các thành viên bày tỏ ý kiến hay suy nghĩ của mình trước vấn đề để người trưởng nhóm có thể bao quát hết góc nhìn của vấn đề.
Tính sáng tạo
Khi làm việc một mình hay làm việc theo nhóm chúng ta luôn phải động não suy nghĩ các hướng giải quyết vấn đề gặp phải, đây là điều tất yếu. Tuy nhiên, biết vận dụng phương pháp này thế nào để đem lại hiệu quả cao là cũng là một vấn đề mà chúng ta không khỏi quan tâm. Phương pháp thì có rất nhiều nhưng cách vận dụng và kết hợp các phương pháp nào cho phù hợp để đưa ra giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề là điều quan trọng. Như đã đề cập ở trên , brainstorming được sử dụng để phát triển óc sáng tạo của con người sao cho vấn đề được giải quyết nhanh chóng và triệt để, khi đứng trước một vấn đề nào đó chúng ta luôn vận dụng các phương pháp được biết để giải quyết, có nghĩa là người phát triển phải vận dụng nguyên tắc kết hợp một cách hiệu quả để giải pháp đưa ra là tối ưu. Các thành viên đưa ra rất nhiều ý kiến nhưng người lãnh đạo phải biết xem xét để lựa chọn cách nào phù hợp nhất, hướng giải quyết ở mỗi giai đoạn. Người lãnh đạo biết vận dụng brainstorming để khai thác một cách có hiệu quả khả năng sáng tạo của mỗi thành viên, đồng thời biết hòa hợp các ý tưởng lại với nhau tạo thành một giải pháp tối ưu cho vấn đề. Tính sáng tạo ở đây được thể hiện thông qua việc sử dụng nguyên tắc kết hợp. Để có nhiều ý tưởng hơn và hay hơn, điều quan trọng trước tiên là quên đi tư duy phê phán và thành kiến. Đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình sáng tạo, nếu suy nghĩ logic quá mạnh mẽ, nó sẽ nhanh chóng hạn chế sự tưởng tượng, giết chết các ý tưởng sáng tạo vừa mới manh nha.
Chấp nhận sự mâu thuẩn, sự không nhất quán là “thông minh sáng tạo” cao nhất của con người. Trí tuệ, tư duy con người không phải là cỗ máy “logic”; máy móc chỉ có thể phán đoán, xác định: đúng hoặc sai, hoặc có hoặc không. Nhưng con người có thể đồng thời chấp nhận tất cả, biết cách khoan dung với sự mơ hồ để tìm thấy ý tưởng ngay trong mâu thuẩn, có thể gọi đó là linh cảm trực giác. “Đường đi lên và đi xuống là một” (Triết gia Heraclitus).
Tuy nhiên, khi đánh giá và chuẩn bị đưa ý tưởng vào thực hiện thì tư duy “logic” lại là phù hợp. Nó là công cụ phán xét cần thiết cho sự chắc chắn và chính xác của thực tế. Vì thế, hãy sử dụng loại tư duy “thích hợp” cho từng giai đoạn.
Tránh tư duy logic, thực tế xen vào quá trình đang tìm ý tưởng mới. Sự đánh giá hấp tấp do định kiến có thể ngăn cản trí tưởng tượng và làm hư tổn nhận thức sáng tạo. Sự “hữu ích” chỉ nên được xem xét sau khi đã có nhiều ý tưởng.
Ngoài ra đâu chỉ biết sáng tạo và biết kết hợp các cách giải quyết vấn đề là đủ, brainstorming giúp cho chúng ta luôn linh động, luôn phải đưa ra phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và mức độ của mỗi vấn đề. Một khi quyết định chính thức được đưa ra nhưng chỉ cần một yếu tố nhỏ nào đó có thể làm cho khó khăn đó sẽ không được giải quyết theo hướng chúng ta đã chọn, khi đó chúng ta cần xem xét lại vấn đề và nhanh chóng đưa ra cách giải quyết hay hơn và triệt để hơn. Đâu ai có thể nắm bắt toàn bộ các khía cạnh của một vấn đề, khi đó phương pháp giúp chúng ta kiểm soát được hết các thành phần, do mỗi người có cái nhìn cũng như khả năng nhận thức trước một vấn đề là khác nhau, lợi dụng yếu tố này brainstorming đã kết hợp nguyên tắc chia nhỏ vấn đề để giải quyết vấn đề chính xác và triệt để. Vấn đề luôn được phân tích dưới nhiều góc nhìn khác nhau, đi theo hướng từ cái nhỏ đến cái lớn khi đó chúng ta luôn bao quát được tất cả các mặt liên quan đến khó khăn gặp phải.
Hơn nữa, khi các thành viên đã nêu ra ý kiến thì brainstorming sử dụng nguyên tắc đồng nhất để chọn ra phương pháp tối ưu nhất cho vấn đề đã nêu. Cách giải quyết được chọn khi cách đó được nhiều thành viên áp dụng và được phân tích là có khả thi và hiệu quả cao.
Đã gọi là rủi ro thì không ai có thể kiểm soát hết được các khả năng xảy ra của nó, tuy nhiên chúng ta phải biết dự đoán và ngăn chặn trước những hậu quả mà nó mang lại, khi rủi ro đã xảy ra thì chúng ta phải biết vận dụng phương pháp nào cho thật hiệu quả để giải quyết một cách triệt để và không làm ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của dự án là một việc làm quan trọng và khó khăn. Phương pháp brainstorming đưa ra ở đây là phương pháp được nhóm em áp dụng trong quá trình làm việc theo nhóm. Đây là phương pháp dễ dàng áp dụng và sẽ rất hiệu quả khi làm việc theo nhóm. Vì là sinh viên nên các giải pháp đưa ra để giải quyết một vấn đề nào đó sẽ không thật sự là một cách tối ưu, tuy nhiên khi nhiều ý tưởng hợp lại sẽ là một cách tốt để khắc phục khó khăn này.
Ví dụ cụ thể: chúng em đang xây dựng một phần mềm ứng dụng quản lý quán cafe, trong quá trình phát triển nhóm gặp một số khó khăn như: không có nghiệp vụ về kinh doanh hay kế toán, ước lượng chi phí hay định lượng thời gian làm việc cũng không chặt chẽ, trước tình hình đó nhóm đã họp lại và tìm cách giải quyết vấn đề này. Trưởng nhóm đã áp dụng brainstorming bằng cách: mọi thành viên trong nhóm đều nêu ra suy nghĩ, cách hiểu và đánh giá của mình trước khó khăn của nhóm gặp phải, sau đó mỗi thành viên sẽ đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề này như thế nào, có một số thành viên chọn sử dụng MSProject để quản lý về dự án _ đây là cách được quan tâm nhiều nhất, nhưng còn về nghiệp vụ khi phát triển phần mềm thì sao, cách được đưa ra nhiều nhất là tự học, làm đến đâu học đến đó, vừa học vừa áp dụng thì hiệu quả sẽ cao hơn, các thành viên sẽ giúp đỡ nhau trong quá trình xây dựng gặp vấn đề gì. Trưởng nhóm luôn là người lắng nghe và tổng hợp lại các ý kiến, các ý kiến đưa ra không bao giờ có lời nhận xét là đúng hay sai, với cách làm việc này sẽ tạo động lực cho các thành viên làm việc nhiệt tình hơn, có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo của mình trong từng ý tưởng. Sau khi các thành viên đã trình bày ý kiến của mình, nhóm đã quyết định vận dụng phương pháp được đưa ra nhiều nhất và có khả thi.
Như đã đề cập ở trên, ai cũng có thể sáng tạo được, vấn đề ở đây là bạn có tin tưởng ở bản thân mình không, vậy bạn có bao giờ quan tâm cách để tạo ra sáng tạo cho chính bản thân mình không. Sau đây tôi xin đưa ra một phương pháp đơn giản để giải quyết vấn đề này:
DOIT - Một trình tự đơn giản để sáng tạo
Các kỹ thuật đã nêu trong các chương truớc tập trung trên các khía cạnh đặc biệt cuả tư duy sáng tạo. DOIT sẽ "gói ghém" chúng lại với nhau, và dẫn ra các phương pháp về sự xác nghĩa và đánh giá cuả vấn đề. DOIT giúp bạn tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất.
Chữ DOIT là chữ viết tắt bao gồm: D - Define Problem (Xác định vấn đề) O - Open Mind and Apply Creative Techniques (Cởi Mở Ý Tưởng và Áp Dụng Các Kỹ Thuật Sáng Tạo) I - Identify the best Solution (Xác Định lời giải hay nhất) T - Transform (Chuyển Bước) Lịch sử cuả Phương Pháp: Kĩ thuật này đã được mô tả trong quyển "The Art of Creative Thinking" (tạm dịch Nghệ Thuật Tư Duy Sáng Tạo) cuả Robert W. Olson năm 1980 Cách tiến hành 1. Xác Định Vấn Đề - Phần này tập trung vào phân tích vấn đề để đoan chắc rằng vấn đề được đặt ra là đúng. Những bước sau đây sẽ giúp bạn khẳng định nó: Kiểm lại rằng bạn nắm vững vấn đề, không chỉ thấy dấu hiệu cuả nó. Hãy hỏi lập đi lập lại rằng tại sao vấn đề tồn tại, cho tới khi nào bạn nhận ra cội rể cuả vấn đề. Đặt câu hỏi tại sao vấn đề nảy sinh. Điều này có thể dẫn tới mệnh đề tổng quát hơn cuả vấn đề. Hãy nắm rõ các giới hạn, biên giới cuả vấn đề. Rút ra từ các đối tượng cái gì bạn muốn đạt tới và cái gì ràng buộc những hoạt động/thao tác cuả bạn Ghi xuống các mụch đích, các đối tượng và/hoặc các tiêu chuẩn mà một lời giải cuả vấn đề phải thoả mản. Sau đó hÀy "kéo dãn" mỗi mụch đích, mỗi đối tượng và tiêu chuẩn ra và viết xuống tất cả những ý tưởng mà nó có thể được "để mắt tới". Khi mà vấn đề tưỏng chừng rất lớn, thì hãy chia nhỏ hay bẽ gãy nó ra thành nhiều phần. Tiếp tục như vậy cho tới khi tất cả các phần chia ra đều có thể giải đoán được trong đúng phạm vi cuả nó, hay là phải xác định một cách chính xác những vùng nào cần nghiên cứu để tìm ra. (* xem thêm về kỹ thuật đào bới 1 vấn đề) Tổng kết vấn đề trong một dạng càng ngắn gọn súc tích càng tốt. tác giả cho rằng cách tốt nhất để làm việc này là viết xuống một số mệnh đề mô tả vấn đề bằng hai từ và lựa chọn mệnh đề nào rõ nhất 2. Cởi Mở Ý Tưởng và Áp Dụng Các Kỹ Thuật Sáng Tạo
- Một khi đã nắm rõ vấn đề muốn giải quyết, bạn đã có đủ diều kiện để bắt đầu đề ra các lời giải khả dĩ. Hãy chấp nhận tất cả những ý tưởng hay nảy sinh trong óc. Ở giai đoạn này chúng ta không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra (cởi mở ý tưởng). Thay vaò đó, hày cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý kiến có thể dùng. Ngay cả những ý tồi có thể làm ngòi nổ cho các ý tốt về sau. Kích thích những ý mới bằng cách "lôi ra" (một cách bắt buộc) những sư tương đồng, tương tự giữa vấn đề đang suy nghĩ với những vấn đề khác tưởng chừng không hề có một liên hệ nào với nhau. Chẳng hạn như (dùng phương pháp Thâu Nhập ngẫu nhiên): 1- Viết xuống tên cuả các đối tương vật chất, hình ảnh, thưc vật, hay động vật2- Lập danh sách chi tiết các đặc tính cuả nó. 3- Sử dụng danh sách này để làm mồi kích thích trực giác nảy sinh các ý mới cho việc giải quyết vấn đề. Bạn có thể dùng đến tất cả các phương pháp tư duy đã đề cập trước đây để tìm tất cả các ý có thể là lời giải đúng cho vấn đề. Mỗi phương pháp sẽ cho ta những điểm mạnh và những điều lợi ích. Hãy hỏi nhiều ngươì có nền tảng học vấn, có hiểu biết, và có mức độ thông minh khác nhau cho ý kiến về các lời giải. Trong khi đưa ra các lời giải, hãy nhớ cho rằng mỗi cá nhân khác nhau sẽ có một cách tiếp cận khác nhau và cái nhìn khác nhau về cùng 1 vấn đề, và gần như chắc chắn rằng các ý kiến dị biệt đó sẽ góp phần vào quá trình chung 3. Xác Định Lời Giải Hay Nhất - Chỉ có trong bước này bạn mới lựa ra ý tưởng hay nhất trong các ý đã nêu ra. Thường thì ý tưởng tốt nhất được nhận ra một các hiển nhiên. Nhưng nhiều lúc, một cách có giá trị là kiểm nghiệm và phát triển chi tiết hơn nhũng ý kiến đã đề ra trước khi lưạ chọn ý nào hay hơn. Khi lựa chọn lời giải phải luôn bám sát vào các mục đích cuả bạn. Việc quyết định sẽ trở nên dể dàng khi mà bạn hiểu rõ các mục đích này Ghi ra tất cả những "mặt trái" hay yếu điểm cuả ý kiến cuả bạn. Hãy thật sự nghiêm khắc! Cố gắng để làm tốt lên (mỹ hoá) các mặt xấu này. Sau đó hãy điều chỉnh lời giải để giảm các khiá cạnh yếu kém trên. Hãy nhấn mạnh các hậu quả tiềm tàng - xấu nhất cũng như tốt nhất có thể xãy đến khi thực thi lời giải cuả bạn. Điều chỉnh lại lời giải để giảm nhẹ hết sức hậu quả xấu và tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực. Tiến hành "Chuyển Bước" nếu bạn có đủ sức. 4. Chuyển Bước - Sau khi xác định và đưa ra lời giải cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực hiện lời giải. Biến lời giải thành hành động. Bước này không chỉ bao gồm sự phát triển sản phẩm bền vững cuả các ý kiến cuả bạn mà còn bao gồm cả các mặt khác (như là thị trường và giao thương nêu vấn đề có liên quan đến sản xuất). Điều này có thể cần nhiều thì giờ và công sức. Một lời nhắc nhở khá quan trọng: Khi mà thì giờ cho phép, hãy lợi dụng tìm hiểu thêm những quá trình nghiên cứu và những dự định khác xem các ý kiến nào đã được thử nghiệm Có rất nhiều nhà sáng tạo thất bại trong giai đoạn này. Họ sẽ có nhiều vui sướng để sáng chế ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới là những thứ có thể đi trước thị trường hiên tại trong nhiều năm. Họ lại thất bại để phát triển chúng và đành bó tay ngắm nhìn những người khác hưởng lợi trên những ý tưởng sáng tạo này trong rất nhiều năm (như trường hợp cuả người sáng lập ra thương hiệu Mc Donald, Penicillin người tìm ra chất kháng sinh đầu tiên, máy chụp ảnh...)
ee Kết luận ff
Đây quả thật là môn học hay và bổ ích, thật thú vị khi đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp và nguyên tắc cả nó. Việc vận dụng và phân tích làm rõ tính sáng tạo của phương pháp brainstorming thật sự đã mang lại rất nhiều kiến thức và trải nghiệm thú vi. Các nguyên tắc trong bài giảng của Thầy cũng được ôn lại rất nhiều.
Như các bạn đã thấy, lĩnh vực nào cũng vậy không riêng gì công nghệ thông tin, luôn tồn tại rất nhiều vấn đề và các phương pháp để giải quyết các vấn đề đó thì thật là phong phú, việc sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau, tùy thuộc cách vận dụng của mỗi người, khả năng tư duy và tùy vấn đề và tùy hoàn cảnh. Dành thời gian để nghiên cứu hết các phương pháp và tìm ra sự sáng tạo của các phương pháp là một việc thật sự nên làm. Đôi khi chúng ta thật sự không quan tâm phương pháp chúng ta đang áp dụng có điểm gì nổi bật hay nó đòi hỏi phải tập trung chuyên sâu vào khía cạnh gì, thông qua môn học này giúp chúng ta sẽ có nhận định khác về cách nhìn đó, chúng ta sẽ cảm thấy rất thú vị khi đi tìm hiểu sự sáng tạo trong mỗi phương pháp.
Do giới hạn về thời gian cũng như phạm vi của đề tài, bản thân chỉ có thể triển khai, giới thiệu một phương pháp đã được áp dụng trong quá trình học. Đi sâu vào tìm hiểu phương pháp này để làm rõ mục đích vì sao áp dụng phương pháp này mà không áp dụng phương pháp khác. Hy vọng đề tài có ích và được đón nhận.
Xin kính cám ơn giảng viên phụ trách môn học đã giảng dạy nhiệt tình cũng như chỉ bảo rất nhiều giúp bản thân hoàn thành đề tài.
Xin cám ơn các bạn đã theo dõi.
Mong nhận được sự đánh giá và nhận xét của thầy và của các bạn.
Hồ Chí Minh, ngày 31/12/2009
Sinh viên thực hiện:
Lê Như Phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&
Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản _ phần 1 của Thầy Phan Dũng (hard book).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gfdsa.doc