Tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3: Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh
lê thị hạnh
Phương pháp dạy học
phép tu từ so sánh ở lớp 3
Luận văn thạc sĩ giáo dục học
Vinh - 2007
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh
Lê thị hạnh
Phương pháp dạy học
phép tu từ so sánh ở lớp 3
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học)
Mã số: 64 14 01
Luận văn thạc sĩ giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học:
TS. chu thị thủy an
Vinh - 2007
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Tiến sĩ Chu Thị Thủy An, người luôn tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo cho tôi niềm hứng thú trong công việc vốn đầy khó khăn và thách thức này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Vinh; Phòng GD&ĐT Đông Sơn; Trường Tiểu học Đông Xuân, Đông Sơn, Thanh Hóa - đã dành những góp ý chân thành và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Vinh, tháng 12 năm 2007.
Tác giả
các từ viết tắt trong luận văn
HS Học sinh
GV Giáo viên
SGK Sách giáo khoa
TV ...
110 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh
lê thị hạnh
Phương pháp dạy học
phép tu từ so sánh ở lớp 3
Luận văn thạc sĩ giáo dục học
Vinh - 2007
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh
Lê thị hạnh
Phương pháp dạy học
phép tu từ so sánh ở lớp 3
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học)
Mã số: 64 14 01
Luận văn thạc sĩ giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học:
TS. chu thị thủy an
Vinh - 2007
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Tiến sĩ Chu Thị Thủy An, người luôn tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo cho tôi niềm hứng thú trong công việc vốn đầy khó khăn và thách thức này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Vinh; Phòng GD&ĐT Đông Sơn; Trường Tiểu học Đông Xuân, Đông Sơn, Thanh Hóa - đã dành những góp ý chân thành và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Vinh, tháng 12 năm 2007.
Tác giả
các từ viết tắt trong luận văn
HS Học sinh
GV Giáo viên
SGK Sách giáo khoa
TV Tiếng Việt
PP Phương pháp
PPRLTM Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Cấu trúc luận văn 3
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 4
1.1. Cơ sở lí luận 4
1.1.1. Phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 4
1.1.2. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học 25
1.2. Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học phép so sánh ở tiểu học 29
1.2.2. Thực tế dạy và học phép tu từ so sánh ở tiểu học hiện nay 30
1.3. Tiểu kết chương 1 38
Chương 2. phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 40
2.1. ứng dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 40
2.1.1. ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 40
2.1.2. ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 42
2.1.3. ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 44
2.1.4. ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 46
2.1.5. ứng dụng phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 48
2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh giải các bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 51
2.2.1. Hệ thống bài tập về phép tu từ so sánh 51
2.2.2. Tổ chức dạy các dạng bài tập về phép tu từ so sánh ở lớp 3 55
2.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ học Tập đọc 65
2.3.1. Thống kê các hình ảnh so sánh Trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3 65
2.3.2. Phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc 68
2.3.3. Quy trình hướng dẫn học sinh cảm nhận giá trị của các hình ảnh so sánh trong bài Tập đọc 70
2.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ Tập làm văn 74
2.4.1. So sánh tu từ với phân môn Tập làm văn ở lớp 3 74
2.4.2. Các bài Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh 75
2.4.3. Quy trình hướng dẫn học sinh vận dụng phép so sánh vào bài Tập làm văn ở lớp 3 78
2.5. Tiểu kết chương 2 87
Chương 3: Thử nghiệm và kết quả thử nghiệm 89
3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm 89
3.1.1. Mục đích thử nghiệm 89
3.1.2. Nội dung thử nghiệm 89
3.1.3. Phương pháp thử nghiệm 89
3.1.4. Tổ chức thử nghiệm 89
3.1.5. Tiến hành thử nghiệm 91
3.2. Kết quả thử nghiệm 93
3.2.1. Kết quả kĩnh hội tri thức 93
3.2.2. Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh 96
3.2.3. Đánh giá sự chú ý của học sinh trong tiến trình bài dạy 97
3.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm 98
Kết luận và đề xuất 99
1. Kết luận 99
2. Một số đề xuất 99
Tài liệu tham khảo 101
phụ lục
Danh mục bảng biểu
Trang
I. Bảng
Bảng 1: Thống kê nội dung dạy học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 14
Bảng 2: Bảng điều tra thực thực tế dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 31
Bảng 3: Bảng điều tra việc học phép tu từ so sánh của học sinh ở lớp 3 36
Bảng 4: Các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3 65
Bảng 5: Những bài Tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh 76
Bảng 6: Các lớp thử nghiệm và đối chứng 90
Bảng 7: Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh 93
Bảng 8: Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng 94
Bảng 9: Mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với các bài học 96
II. Biểu đồ
Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thử nghiệm 95
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh.
“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh... Tuy nhiên, đến lớp 3 HS mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
Trong thực tế, GV và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. HS lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế. GV còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của phép so sánh. Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của HS cũng chưa có các tiêu chí cụ thể, nhiều khi, sự đánh giá của GV còn mang tính chất cảm tính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề này hầu như chưa có, vì vậy, GV tiểu học còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các tài liệu tham khảo.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất phương hướng ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3.
- Thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp phần giải quyết những khó khăn của GV tiểu học và nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho HS.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
4. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng, nếu áp dụng những phương pháp dạy học mới vào việc dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3; trên cơ sở đó, xây dựng các quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn thì hiệu quả của việc dạy học sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong tiếng Việt.
- Tìm hiểu nội dung dạy học về phép tu từ so sánh và thực trạng của việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
- Đưa ra một số đề xuất về việc ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3; quy trình tổ chức dạy các dạng bài tập về phép so sánh ở phân môn Luyện từ và câu; quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh trong giờ Tập đọc, Tập làm văn.
- Tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất trên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập các thông tin lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thực trạng dạy học các phép tu từ để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm ra giải pháp.
- Nhóm phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lí những số liệu thu được từ thử nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp dạy học về phép tu từ so sánh ở lớp 3.
Chương 3: Thử nghiệm và kết quả thử nghiệm.
Chương 1
Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. cơ sở lí luận
1.1.1. Phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
1.1.1.1. Phép tu từ so sánh
a. So sánh logic
So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Ví dụ:
a. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng
(TV3, t.1, tr.131)
b. Cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế.
(TV3, t.1, tr.55)
Các cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh logic dựa trên tính đồng chất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.
b. So sánh tu từ
So sánh tu từ (còn gọi: so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
(TV3, t.1, tr.7)
ở ví dụ trên, “bà” được ví như quả ngọt đã chín, bà càng có tuổi thì tình cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín trên cây. Với sự so sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với bà.
Như vậy, so sánh tu từ khác với so sánh logic ở tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại của sự vật. Nếu như giá trị của so sánh logic là xác lập được sự tương đương giữa hai đối tượng thì giá trị của so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe.
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
1
2
3
4
Mẹ
về
như
nắng mới
Trong đó:
Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.
Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng như nhau. Ngoài từ “như” còn có các từ: “tựa”, “tựa như”, “giống như”, “là”, “như là”, “ như thể”...
Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó.
Dựa vào cấu trúc, có thể chia ra các dạng so sánh như sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố:
Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh.
Ví dụ: Ông hiền như hạt gạo
1 2 3 4
Bà hiền như suối trong
1 2 3 4
(TV3, t.1, tr.117)
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1):
Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố 1, tức là không có cái so sánh. Cái so sánh là gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tưởng của người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng.
(Ca dao)
Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đông như hội, xấu như ma, lặng như tờ, ngọt như đường, sầu như dưa, trong như thạch, sạch như sương...
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2):
So sánh vắng yếu tố 2 còn gọi là so sánh chìm, tức là so sánh không có cơ sở so sánh. Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả ở cái được so sánh sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ
(TV3, t.1, tr.106)
“con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này người đọc có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau.
Chẳng hạn:
Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ
Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ
Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3)
Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi.
Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
(TV3, t.1, tr.43)
Tác giả đã rất thành công khi sử dụng hình thức so sánh này. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng. Cách so sánh thứ nhất vừa đúng vừa lạ: những quả dừa có khác gì đàn lợn con mà đàn lợn con này lại nằm trên cao. Cách so sánh thứ hai vừa đẹp vừa lạ: tàu dừa mà thành chiếc lược, mây xanh mà thành suối tóc thì thật kì diệu và thơ mộng.
Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh đổi chỗ.
Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
(Ca dao)
Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu... ”, “bấy nhiêu... ” để so sánh.
Ví dụ:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng so sánh với nhiều đối tượng được so sánh.
Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.
(TV3, t.1, tr. 85)
Dựa vào mặt ngữ nghĩa ta có thể chia phép so sánh thành các dạng:
Dạng 1: So sánh ngang bằng
Đây là dạng so sánh thường dùng từ “như”, từ “là”, từ “tựa”... để làm từ so sánh.
Ví dụ: Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
(TV3, t.1, tr. 8)
Hoa đầu cành luôn là hoa luôn tươi thắm, xinh đẹp và bàn tay của bé cũng xinh đẹp, và đáng yêu như bông hoa kia. Đây chính là một sự so sánh ngang bằng.
Dạng 2: So sánh bậc hơn - kém
Là dạng so sánh mà cơ sở so sánh luôn gắn liền với từ hơn: khoẻ hơn, cao hơn, đẹp hơn... .
Ví dụ: Thần chết chạy nhanh hơn gió
(TV3, t.1, tr.29)
Đây là một hình ảnh so sánh trích trong tác phẩm “Người mẹ” của An-đéc-xen. Thần Đêm tối vì muốn thử thách người mẹ đã nói với bà rằng: “Thần chết chạy nhanh hơn gió”. Trong tâm thức của mỗi người, gió là vị thần chạy nhanh hơn cả, và không có cách nói nào miêu tả sự chạy nhanh của thần chết hay hơn bằng một sự so sánh như thế. Tuy nhiên, người mẹ vẫn đuổi kịp thần chết, bởi một điều: không có gì chiến thắng được trái tim người mẹ, không có gì so sánh được với tình yêu của mẹ dành cho con.
Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối)
Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh giá riêng của người so sánh.
Ví dụ: Ôi lòng Bác bao la trong di chúc
Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc.
(Việt Phương)
Cũng có thể so sánh bậc cao nhất được thể hiện bằng câu hỏi tu từ:
Ví dụ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò?
(Tố Hữu)
Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau. Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện, phát hiện ra những gì nhiều người không nhìn ra, không nhận thấy.
Như vậy, So sánh tu từ là “một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [10.tr.154].
c. Chức năng của so sánh tu từ
- Chức năng nhận thức
Paolơ cho rằng: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức” [9.tr.193]. Bản chất của sự so sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể.
Chẳng hạn:
- Gầy như cò hương
- Vui như hội
hoặc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà
(Hồ Chí Minh)
Nhờ “tiếng hát xa” mà người đọc có thể hình dung ra âm thanh của tiếng suối và có tình cảm với tiếng suối. Nhờ “vẽ” mà người đọc hình dung ra rõ rệt độ sáng và đường nét của cảnh rừng với đêm trăng.
- Chức năng biểu cảm- cảm xúc
Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu cảm- cảm xúc. Gôlúp nói: “hầu như bất kì sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh”[9.tr.192]. Trong lời nói hàng ngày, chúng ta đã gặp rất nhiều cách ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía. Mỗi một sự so sánh là một lời nhận xét mà ít có cách nói nào diễn đạt hiệu quả hơn: gầy như mắm, béo như lợn, hôi như cú, gầy như quỷ...
Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nếu nói theo cách bình thường là: “Biển rất rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe bằng cách nói của Vũ Tú Nam: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch” (TV3, tr. 8). Bởi vì, ở cách nói thứ hai không chỉ đơn thuần là thông tin, sự kiện mà nó còn thể hiện thái độ của người nói đối với sự kiện đó. Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm của nhà văn, biển trở nên đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả.
Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người, dễ chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu. So sánh tu từ chính là một phương thức tạo hình, gợi cảm, là đôi cánh giúp cho chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của trí tưởng tượng vô cùng phong phú.
d. Sự phát triển của cấu trúc so sánh
Cấu trúc của phép tu từ so sánh luôn luôn vận động và phát triển theo quá trình phát triển của tư duy và quá trình hoàn thiện các phong cách chức năng trong tiếng Việt. Quá trình này được thể hiện qua sự biến đổi về cấu trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa bên trong của phép so sánh.
Thứ nhất, về mặt hình thức, trong thời kì hiện đại, phép so sánh có chiều hướng phát triển về độ dài cấu trúc dưới các dạng sau:
A x B (ca dao) " A x B x C (thơ hiện đại)
" A x B1 x B2 x B3
(Trong đó: - A là cái so sánh
- B là cái được so sánh
- x là mức độ so sánh)
Ví dụ 1: A xB:
Anh em cùng một mẹ cha
Cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
(Ca dao)
Ví dụ 2: A x B xC:
Nhớ em như một vết thương
Trong lòng như vỡ mảnh gương trong lòng
(Xuân Diệu)
Ví dụ 3: A x B1 x B2 x B3:
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
(Phạm Tiến Duật)
Thứ hai, về mặt nội dung ngữ nghĩa, sự thay đổi cấu trúc A x B còn được biểu hiện qua sự biến đổi về quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế. Xét về mức độ ý nghĩa, mô hình so sánh thường gặp trong ca dao là:
A - x - B
(trừu tượng) (cụ thể)
hoặc: A - x - B
(cụ thể) (cụ thể)
Nhưng trong phong cách nghệ thuật hiện đại ta gặp các phép so sánh ở tất cả các dạng lí tưởng của nó:
A - B: trừu tượng - cụ thể
A - B: trừu tượng - trừu tượng
A - B: cụ thể - cụ thể
A - B: cụ thể - trừu tượng
Ví dụ: A - B: (trừu tượng) - (trừu tượng)
Anh nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Nghe xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
(Chế Lan Viên)
Ví dụ: A - B: (Cụ thể) - (Cụ thể)
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.
(Phạm tiến Duật)
Ví dụ: A - B: (Cụ thể - trừu tượng)
Nghe như tiếng của cha ông dựng nước
Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước
Nghe như lời cây cỏ gió mưa
Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa...
(Lê Anh Xuân)
Tóm lại, so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một phương pháp làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ. Tất nhiên, mức độ hiệu quả tuỳ thuộc vào khả năng cụ thể, vào vốn ngôn ngữ và sự rèn luyện kĩ năng thường xuyên ở mỗi người.
1.1.1.2. Dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
a. Mục tiêu của việc dạy học phép tu từ so sánh ở tiểu học
Thống nhất với mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, mục tiêu của việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là rèn luyện kĩ năng. Thông qua việc giải bài tập, HS nhận diện phép tu từ so sánh tức là chỉ ra được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết được sử dụng trong bài đồng thời hiểu được tác dụng của phép tu từ so sánh.
Ngoài việc nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của phép tu từ so sánh, chương trình còn yêu cầu HS biết vận dụng so sánh tu từ vào việc nói viết, như biết dùng những hình ảnh so sánh sinh động trong giao tiếp, trong làm văn hay khi kể lại một câu chuyện mà các em được nghe, được đọc. Đây cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép so sánh tu từ khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4 hoặc lớp 5.
Mặc dù những kiến thức về so sánh được dạy cho HS lớp 3 còn ở mức độ sơ giản song thông qua đó chương trình còn muốn bước đầu trang bị cho HS những cách nói, cách nhìn giản dị mà sâu sắc, tinh tế về đời sống, văn hoá, văn học của con người Việt Nam. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm và nhân cách HS.
b. Phân tích nội dung dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
Nội dung về phép tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Tất cả chỉ có 7 tiết học khoảng 1/5 tổng số thời gian của phân môn Luyện từ và câu và 1/35 tổng số thời gian của môn Tiếng Việt.
Phép tu từ so sánh được dạy ở học kì I, cứ 2 tuần một tiết. Có thể thống kê nội dung dạy học về phép tu từ so sánh cụ thể như sau:
Bảng 1: Thống kê nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu:
Tuần
Chủ điểm
Nội dung dạy học
Trang
1
Măng non
Làm quen với phép so sánh
8
3
Mái ấm
Tìm hình ảnh so sánh và nhận biết các từ chỉ sự so sánh
24
5
Tới trường
So sánh hơn kém, cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh
43
7
Cộng đồng
So sánh sự vật với con người
58
10
Quê hương
Làm quen so sánh âm thanh với âm thanh
79
12
Bắc- Trung-Nam
So sánh hoạt động với hoạt động
98
15
Anh em một nhà
Đặt câu có hình ảnh so sánh
126
Qua phân tích nội dung dạy học, chúng ta thấy rằng, lớp 3 dạy phép tu từ cho HS thông qua hệ thống các bài tập, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có những loại bài tập sau:
b.1. Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh
ở loại bài tập này, hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ; đoạn văn, đoạn thơ) trong đó, có sử dụng phép tu từ so sánh; yêu cầu HS chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánh... với nhau trong các ngữ liệu đó. Sau đây, là một số dạng bài tập trong loại bài tập nhận biết.
Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh:
Là dạng bài tập giúp HS bước đầu nắm được cấu trúc của phép so sánh. Với yêu cầu tìm những sự vật được so sánh với nhau các em sẽ tìm ra yếu tố 1(cái so sánh) và yếu tố 4 (cái được so sánh) trong phép so sánh. Đây là những sự vật tồn tại xung quanh các em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em, giúp các em dễ dàng liên tưởng đến sự tương đồng giữa chúng
Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe
(TV3, t.1, tr.8)
Ai đi học mà chẳng biết cái dấu hỏi, ai mà chẳng biết đến cái vành tai của mình và chắc rằng ai cũng nhận ra chúng đều cong cong như nhau. Tuy nhiên, phép so sánh vẫn gợi cho các em một sự thích thú bởi một sự khám phá mới lạ. Cái mới lạ này nó tồn tại ngay trong những sự vật tưởng chừng như vô cùng quen thuộc, quen thuộc như chẳng còn gì để mà khám phá.
Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh:
Dạng bài tập không chỉ yêu cầu HS tìm những sự vật được so sánh với nhau một cách riêng lẻ mà còn phải tìm cả hình ảnh so sánh. Tức là, các em phải tìm cả cấu trúc có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ của phép so sánh. Những hình ảnh so sánh này sẽ đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìn mới mẻ về sự vật, về cuộc sống xung quanh.
Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây:
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
(TV3, t.1, tr.24)
Dòng sông vào những đêm trăng sáng thì không còn là một dòng sông nữa, nó đã biến thành một con đường lung linh bởi được tạo nên từ thứ ánh sáng trên cao tưởng chừng như được dát vàng kia. Một hình ảnh so sánh kì ảo và cũng rất đẹp.
Dạng 3: Tìm các từ so sánh
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như khi muốn so sánh một thứ gì đó. Chẳng hạn đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như bụt... Tuy nhiên, trong phép tu từ so sánh có rất nhiều những từ dùng để so sánh như: là tựa, giống, như thể, như là,... Để giúp các em nhận ra được sự phong phú, đa dạng cũng như sự tinh tế của so sánh tu từ, sách giáo khoa đã cung cấp cho các em dạng bài tập tìm các từ so sánh.
Ví dụ: Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu sau
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời
b. Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
c. Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung
(TV3, t.1, t.43)
Dạng 4: Tìm các đặc điểm so sánh
So sánh tu từ không chỉ là đối chiếu 2 đối tượng khác loại của thực tế khách quan mà đối tượng của so sánh tu từ có thể là đối tượng cùng loại: âm thanh với âm thanh, hoạt động với hoạt động... điều quan trọng tất cả những so sánh này đều gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ, đều là kết quả của sự liên tưởng, sự phát hiện mà không phải ai cũng nhìn ra và nhận thấy. Đây là dạng bài tập tìm hiểu thêm về đặc điểm của phép so sánh với những kiểu so sánh khác nhau.
- So sánh âm thanh với âm thanh:
ở dạng bài tập này, cái so sánh và cái được so sánh là âm thanh đó là tiếng suối với tiếng đàn, tiếng chim với tiếng xóc của những rổ tiền đồng... Bất kì một âm thanh quen thuộc hay không quen thuộc đều trở thành đối tượng của phép so sánh miễn là chúng ta có một thính giác nhạy bén, một tâm hồn tế nhị và một trình độ thẩm âm nhất định.
Ví dụ: Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Hồ Chí Minh)
Không phải ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên khen thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “một vị Chủ tịch nước mà có được một so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đúng là, phải có một thính giác nhạy bén, một tâm hồn tế nhị và một sự thẩm âm như thế nào mới nghe được cái trong trẻo của tiếng hát xa và chỉ có những âm thanh trong trẻo mới vang xa không bị những âm thanh hỗn loạn nhấn chìm. Tiếng suối của đêm khuya tĩnh mịch dưới vầng trăng cũng có tiếng vang xa như thế.
- So sánh hoạt động với hoạt động
ở dạng bài tập này, cái so sánh và cái được so sánh đều là những hoạt động. Hoạt động của những con vật, của cây cối, của những loài tưởng chừng như vô tri vô giác song trong phép so sánh chúng lại trở nên sinh động, có hồn. Với yêu cầu nhận diện những hoạt động được so sánh với nhau, HS có cơ hội thâm nhập vào thế giới vô tri đó, biến chúng có tâm hồn để làm bầu bạn. Điều này, không chỉ kích thích hứng thú học tập của các em mà còn cung cấp cho các em những nhìn mới lạ về loại vật, cây cỏ... Những vật như tàu cau, như chiếc xuồng qua phép so sánh bỗng trở nên sống động như là những người bạn gần gũi và thân thiết đối với con người.
Ví dụ: Trong những đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau: “Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền như đòi bú tí.”
(TV3, t.1, tr.98)
Những chiếc “xuồng con” bỗng trở thành những đứa con đang vòi vĩnh đòi bú tí quanh bụng mẹ và cái hành động “cót két rên rỉ” “rất mẹ” của xuồng mẹ đã tạo nên một hình ảnh so sánh rất đáng yêu, vừa trẻ thơ lại cũng rất nên thơ.
b.2. Bài tập vận dụng phép tu từ so sánh
ở dạng bài tập này có 2 loại bài tập nhỏ. Đó là, tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh và tập đặt câu có dùng phép so sánh. ở loại thứ nhất, chương trình không yêu cầu cụ thể HS phải chỉ ra tác dụng của phép so sánh mà HS phải cảm nhận được cái hay của hình ảnh so sánh và diễn đạt cảm nhận ấy thành lời. ở loại thứ hai, SGK đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua các tranh vẽ từng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau (hoặc gần giống nhau) về hình thức. HS chỉ cần xác định đối tượng so sánh và đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh ở từng cặp. Cũng loại bài tập này còn có dạng bài điền từ thích hợp vào chỗ trống, bài tập cho trước cái so sánh yêu cầu HS tìm ra cái để làm chuẩn so sánh. Cái khó là các em phải tìm được những hình ảnh so sánh hợp lí và sinh động.
Dạng 1: Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh
Để nhận biết được tác dụng của phép so sánh, bài tập đã mở ra cho HS một hướng tiếp nhận mới đó là tự mình đưa ra những đánh giá, những nhận xét của riêng mình dưới dạng như phát biểu cảm nghĩ. Chính vì mọi so sánh đều mang đậm dấu ấn cá nhân của người so sánh nên mỗi HS sẽ có một cách cảm thụ của riêng mình.
Ví dụ: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
a. Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c. Cánh diều như dấu “á
Ai vừa tung lên trời
d. ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
(TV3, t.1, tr.8)
Đây cũng là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, khả năng liên tưởng của các em, tạo cơ hội cho các em hoá thân vào phép so sánh để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của phép so sánh.
Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió
Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
(TV3, t.1, tr.80)
Dạng 2: Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánh
Đây là yêu cầu cao nhất mà các em phải thực hiện khi học phép so sánh. Với những kiến thức đã được học, cộng với sự tri giác qua các bức tranh HS sẽ tìm được sự giống nhau giữa các sự vật trong tranh từ đó viết ra những câu có hình ảnh so sánh. Hoặc từ những cấu trúc cho trước, HS sẽ tìm những từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành câu
Ví dụ 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh...
(TV3, t.1, tr.126)
Ví dụ 2: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như... , như...
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như...
c. ở thành phố có nhiều toà nhà cao như...
(TV3, t.1, tr.126)
c. Một số nhận xét về nội dung dạy học phép so sánh tu từ ở lớp 3
Qua khảo sát về nội dung chương trình dạy học phép so sánh ở lớp 3, chúng tôi nhận thấy một số điểm như sau:
Thứ nhất, nội dung dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Trong thực tế, từ trước tuổi đến trường, HS đã biết nói những câu có hình ảnh so sánh rất ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, đó chỉ là những câu nói thói quen, cảm tính chứ chưa dựa trên một sự hiểu biết nào về phép so sánh tu từ. Bởi vậy, chương trình được sắp xếp từ dễ đến khó. Đầu tiên là việc nhận diện những sự vật được so sánh, những dạng so sánh sau đó vận dụng những kiến thức này vào việc dùng từ, đặt câu. Những hiểu biết và kĩ năng cơ bản này sẽ giúp các em học hỏi được cái hay của một số câu thơ, câu văn, học hỏi cách quan sát những sự vật, cuộc sống thể hiện vào bài tập làm văn của mình. Hơn nữa những kiến thức về tu từ so sánh sẽ giúp các em nâng cao khả năng nói trong các cuộc giao tiếp.
Ngữ liệu để dạy phép so sánh thể hiện tính linh hoạt và sinh động rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS tiểu học. Đó là những câu thơ, câu văn vừa chứa đựng nội dung bài học, vừa mang dấu ấn ngộ nghĩnh trẻ thơ. Đó là cánh diều chở đầy những ước mơ thời thơ bé (cánh diều như dấu á- ai vừa tung lên trời), hay là ông trăng tròn luôn gắn với những đêm rằm (ông trăng tròn sáng tỏ, soi rõ sân nhà em, trăng khuya sáng hơn đèn, ơi ông trăng sáng tỏ).
Đề tài so sánh cũng được mở rộng, đối tượng được nói đến không chỉ là vẻ đẹp của tuổi măng non (trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan) mà đó còn là tình yêu dành cho những người thân, cho bà (bà như quả ngọt chín rồi, càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng), cho mẹ (những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con, đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời). Cao hơn nữa đó là tình yêu dành cho Bác Hồ vĩ đại (Mắt hiền sáng tựa vì sao, Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời). Không chỉ thế, nội dung dạy học còn mở ra cho các em những chân trời mới lạ. Đó là vẻ đẹp của những miền đất nước. Miền Trung với vẻ đẹp nên thơ của xứ Nghệ (Đường vô xứ nghệ quanh quanh, non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ), miền Nam với dòng sông Vàm Cỏ thân thương (đây con sông như dòng sữa mẹ- nước về xanh ruộng lúa, vườn cây- và ăm ắp như lòng người mẹ- chở tình thương trang trải đêm ngày). Dù là ở miền nào, miền Nam hay miền Bắc, là thành thị hay nông thôn thì mọi người cũng đều là “anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần).
Thứ hai, chương trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ so sánh. Mặc dù, mục đích của dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 là cung cấp cho các em những kiến thức sơ giản về phép tu từ so sánh nhưng chương trình đã lựa chọn hình thành các kiến thức cơ bản về phép tu từ này cho HS. Các em được làm quen với cấu trúc hoàn chỉnh của phép so sánh với đầy đủ cả 4 yếu tố (cái so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, và cái được so sánh). Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
1 2 3 4
(TV3, t.1,tr.80)
Từ cấu trúc này, các em được làm quen với các dạng so sánh không đầy đủ: So sánh vắng yếu tố 2 (phương diện so sánh). Ví dụ:
Cánh diều như dấu ‘á”
1 3 4
(TV3, t.1,tr.8)
Các em còn được làm quen với so sánh vắng yếu tố 2 và yếu tố 3. Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
1 4
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
1 4
(TV3, t.1,tr.43)
Đúng như Gôlúp nói: “Hầu như bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh”. Vì vậy, để giúp HS có khả năng diễn đạt những điều mình muốn bằng những cách so sánh khác nhau, chương trình đã cung cấp cho các em các kiểu so sánh khác nhau.Ví dụ:
- So sánh sự vật với con người:
- Trẻ em như búp trên cành
- Ngôi nhà như trẻ nhỏ
- Bà như quả ngọt chín rồi
- So sánh âm thanh với âm thanh:
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa
- Tiếng chim kêu như tiếng xóc của những rổ tiền đồng
- So sánh hoạt động với hoat động:
- Con trâu đen chân đi như đập đất
- Tàu cau vươn như (tay) vẫy
Ngoài ra các em còn được làm quen với các dạng so sánh.
- So sánh ngang bằng:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- So sánh bậc hơn kém:
Bế cháu ông thủ thỉ
Cháu khoẻ hơn ông nhiều.
Biện pháp tu từ luôn luôn vận động và phát triển theo quá trình phát triển của tư duy và quá trình hoàn thiện các phong cách chức năng trong tiếng Việt.Vì vậy, chương trình cũng giới thiệu sơ lược cho các em về sự phát triển của cấu trúc so sánh một cách sơ lược nhất.
Về mặt hình thức:
Từ cấu trúc: A x B:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
A B
(TV3,t.1,tr.58)
Các em sẽ được làm quen với phép so sánh có độ dài cấu trúc dưới các dạng sau:
Dạng 1: A x B x C:
Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lớp tuyết cực mỏng.
A B C
(TV3,t.1, tr.91)
Dạng 2: A x B1 x B2:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
A
Như tiếng thác dội về
B1
Như ào ào trận gió.
B2
(TV3,t.1, tr.125)
Về mặt nội dung ngữ nghĩa: Sự thay đổi của cấu trúc A x B còn được thể hiện qua sự biến đổi về quan hệ ngữ nghĩa của 2 vế. Xét về mức độ ý nghĩa, mô hình so sánh các em thường gặp là:
Dạng: A x B
(trừu tượng) (cụ thể)
Ví dụ: Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
(TV3,t.1, tr.8)
hoặc:
Dạng: A x B
(cụ thể) (cụ thể)
Ví dụ:
Cây pơ- mu đầu dốc
Im như người lính canh.
(TV3,t.1, tr.58)
Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho các em các phép so sánh ở các dạng:
Dạng 1: A - B
(trừu tượng) (trừu tượng)
Ví dụ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
(TV3,t.1, tr.80)
Dạng 2: A - B
(cụ thể) (trừu tượng)
Ví dụ: Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
(TV3, t.1, tr.24)
Bằng việc giới thiệu sự phát triển của cấu trúc so sánh thông qua các ngữ liệu, chương trình đã giúp các em tiếp cận được với phép so sánh với các dạng khác nhau, giúp các em có cái nhìn đầy đủ hơn về phép tu từ so sánh.
Thứ 3, nội dung phép tu từ so sánh được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Được biên soạn theo quan điểm tích hợp, các kiến thức về phép so sánh tu từ sẽ được dạy lồng ghép trong các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Chẳng hạn, ở nội dung Làm quen với phép so sánh ở tuần 1 thuộc chủ điểm Măng non, các em sẽ được làm quen với phép so sánh trong môn Tập đọc qua bài “Hai bàn tay em”, hay trong môn Tập viết với câu ngữ liệu là: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Cách biên soạn chương trình này đã tạo điều kiện để các em có cơ hội được tiếp cận với phép so sánh nhiều hơn, có cơ hội để học hỏi và cảm nhận giá trị của so sánh tu từ một cách toàn diện.
Có thể nói, nội dung dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 được biên soạn một cách logic, khoa học vừa phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HS. Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết về phép so sánh. Tạo cơ sở vững chắc giúp HS phát triển kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
1.1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học Tiếng Việt
Trong khoa học giáo dục và lí luận dạy học bộ môn, chưa có một định nghĩa hoặc cách giải thích hoàn toàn thống nhất về thuật ngữ phương pháp dạy học. Có quan niệm cho rằng: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa thầy giáo và HS, nhờ đó mà HS nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực”. Lại có quan niệm coi phương pháp dạy học là “những hình thức kết hợp hoạt động của GV và HS hướng vào việc đạt mục đích nào”. Nhìn chung, nhiều người tán thành quan điểm thứ nhất nhưng có cách hiểu “cách thức” rất khác nhau nên dẫn đến các hệ thống phương pháp khác nhau.
Đó là hệ thống có tính chất khái quát và tổng hợp. Từng bộ môn lại vận dụng hệ thống đó trên cơ sở đặc trưng môn học và những đặc thù của quá trình tổ chức dạy học dạy học môn học đó.
Trên tinh thần chung như vậy, có thể quan niệm phương pháp dạy học tiếng Việt là cách thức làm việc của thầy giáo và HS nhằm làm cho HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo tiếng Việt.
1.1.2.2. Các phương pháp dạy học tiếng Việt thường được sử dụng ở tiểu học
Để việc dạy học tiếng Việt có hiệu quả, cần sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Các phương pháp đặc trưng của môn học: phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp rèn luyện theo mẫu,phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt, phương pháp thảo luận nhóm,... các phương pháp dạy học khác như: diễn giải, thảo luận, sử dụng phương tiện trực quan... vẫn được vận dụng phối kết hợp với các phương pháp đã được nêu trên một cách hợp lí để dạy tiếng Việt.
Sau đây chúng tôi xin trình bày một số phương pháp dạy học mà chúng tôi cho rằng sẽ có tác dụng rất tích cực trong quá trình dạy học về phép tu từ so sánh và ứng dụng các phương pháp này vào việc dạy phép so sánh cho HS lớp 3.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Viện sĩ Chê-cu-chép A.V đã định nghĩa phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp “HS dưới sự chỉ dẫn của thầy giáo vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu ngôn ngữ cho trước, quy các hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc trưng của chúng”. Như vậy, thực chất của phương pháp này là từ việc quan sát, phân tích các hiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề nhất định và tìm ra những dấu hiệu đặc trưng của các hiện tượng ấy. Phương pháp phân tích ngôn ngữ tiến hành qua các thao tác cơ bản sau:
Phân tích - phát hiện. Trên cơ sở các tài liệu mẫu thầy giáo sử dụng các câu hỏi định hướng để HS quan sát, so sánh đối chiếu tìm ra các nét đặc trưng cơ bản của khái niệm và quy tắc mới. Thao tác này thường được áp dụng trong quá trình hình thành quy tắc, khái niệm mới của bài học.
Phân tích - chứng minh. Sau khi đã sơ bộ hình thành được tri thức mới, HS cần củng cố và khắc sâu chúng và hình thành các kĩ năng cụ thể. Muốn đạt mục đích này chúng ta cần phải cho HS tiến hành thao tác phân tích - chứng minh. Cách phân tích này được tiến hành như sau: GV đưa ra các tài liệu ngôn ngữ chứa các hiện tượng ngôn ngữ mà các em mới được học, yêu cầu các em phát hiện và chứng minh chúng bằng việc vận dụng tri thức mới được học, yêu cầu các em phát hiện và chứng minh chúng bằng việc vận dụng tri thức mới được học. Thao tác này được lặp đi lặp lại một số lần cho đến lúc GV yên tâm là các em đã nắm và áp dụng được khái niệm và quy tắc mới.
Phân tích - phán đoán. Nhờ phân tích - chứng minh HS đã hình thành được các kĩ năng cơ bản và thầy giáo kiểm tra được kiến thức của các em. Tuy vậy, thao tác này đòi hỏi khá nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian và thành thục hóa kĩ năng mới được hình thành, thầy giáo chuyển sang giai đoạn cho HS tiến hành phân tích - phán đoán.
Phân tích - tổng hợp. Điều quan trọng trong bài học Tiếng Việt là phải hướng HS sử dụng hiện tượng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp. Thao tác phân tích tổng hợp là bước cao nhất, bước cuối cùng của quá trình phân tích cần hướng tới mục đích này.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của con người gắn liền với quá trình “bắt chước”, học tập các lời nói của người khác trong hoạt động giao tiếp. Mô phỏng cũng là phương pháp rèn luyện và hình thành các kĩ năng thực hành tiếng Việt nói chung. Bởi vậy, phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp mà thầy giáo chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn HS phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng và bắt chước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình.
- Phương pháp thực hành giao tiếp
Từ chức năng của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp “trọng yếu nhất của xã hội loài người” và từ mục đích của việc dạy tiếng là hình thành và nâng cao khả năng giao tiếp cho HS có thể thấy giao tiếp vừa là mục đích, lại cũng vừa là phương thức để dạy học tiếng Việt. Điều này chứng tỏ, phương pháp giao tiếp là phương pháp quan trọng trong việc tổ chức dạy học tiếng Việt nói chung và biện pháp tu từ nói riêng
Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn HS vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của qúa trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Trên tinh thần này, phương pháp giao tiếp trở thành phương pháp quan trọng để phát triển kĩ năng sử dụng phép so sánh cho HS. Khi sử dụng phương pháp giao tiếp cần tiến hành theo các thao tác sau đây:
- Tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho HS.
- Giúp HS định hướng giao tiếp: Nói, (viết) với ai? Về cái gì? Có thể so sánh cái đó với cái gì và so sánh trong hoàn cảnh nào?
- HS căn cứ vào nhiệm vụ giao tiếp để tạo ra các hình ảnh so sánh cụ thể.
- Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một cách học tạo điều kiện cho HS luyện tập khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh.
Qua thảo luận, ngôn ngữ và năng lực tư duy của HS trở nên linh hoạt. Nó có tác dụng thay đổi vị thế của HS trong lớp từ vị thế thụ động, tiếp thu thông tin một chiều trở thành vị thế chủ động tiếp thu thông tin đa chiều.
Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với các bài dạy về phép so sánh tu từ cho HS lớp 3. Phương pháp này tạo không khí học tập sôi nổi, tạo môi trường thuận lợi cho việc vận dụng kĩ năng so sánh của HS. Mỗi một hình ảnh so sánh đều mang sắc thái khác nhau. Chính vì vậy, cần sự vận dụng một cách khéo léo và linh hoạt. Phương pháp thảo luận nhóm sẽ giúp các em tìm ra được hình ảnh so sánh đẹp nhất để vận dụng vào hoàn cảnh phù hợp nhất thông qua trí tuệ tập thể. Điều này, vừa giúp các em củng cố được kiến thức vừa kích thích hứng thú học tập của các em.
- Phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt
Là phương pháp trò chơi sư phạm trong dạy học môn tiếng Việt. Được hiểu là hình thức học tập môn tiếng Việt theo hứng thú vui chơi, dựa trên những tình huống thực tiễn hay trong nội bộ tiếng Việt mang đặc thù của một tình huống có vấn đề trong dạy học tiếng Việt. Việc giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra nhằm để HS lĩnh hội, củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã đựoc học, những kinh nghiệm sống đã được tích luỹ vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo.
Trên đây, là một số phương pháp đặc thù cho việc dạy tiếng Việt nói chung và dạy phép tu tù so sánh nói riêng ở tiểu học. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, các phương pháp này không hoàn toàn tách biệt nhau. Mỗi phương pháp có những yếu điểm riêng của nó, người GV cần phải vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo mới có thể thu được hiệu quả mong muốn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng nhận thức của GV về dạy học phép so sánh ở tiểu học
Để tìm hiểu tình hình nhận thức của GV tiểu học về việc dạy học phép tu từ so sánh, chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra725 GV ở 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá. Sau khi xử lí số liệu, chúng tôi thu được kết quả sau:
21,31 % số GV được hỏi phép tu từ là cách sử dụng từ ngữ có màu sắc tu từ.
23,69% số GV được hỏi phép tu từ là cách sử dụng những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản chúng còn có ý nghĩa bổ sung gọi là màu sắc tu từ.
Chỉ có 55% số GV được hỏi cho rằng phép tu từ là cách phối hợp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách đặc biệt để tạo ra hiệu quả tu từ trong biểu đạt.
Có 24,25% số GV được hỏi cho rằng cho HS là dạy HS nắm được dấu hiệu của biện pháp tu từ.
Có 25,75% số GV được hỏi dạy học phép tu từ so sánh là dạy HS nắm được giá trị biểu cảm của phép tu từ so sánh.
Chỉ có 50% số GV được hỏi cho rằng dạy học phép tu từ so sánh cho HS là dạy cho HS nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của phép so sánh, biết vận dụng phép so sánh vào việc nói và viết.
Như vậy số GV (50%) được điều tra đã hiểu chưa đầy đủ, chính xác về việc dạy học biện pháp tu từ so sánh cho HS.
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy sự hạn chế về mặt nhận thức của GV là do một số nguyên nhân sau:
- GV chưa nắm được dạy học phép so sánh cho HS là gì điều này sẽ dẫn đến việc việc xác định sai mục đích, mức độ dạy học các bài về phép so sánh.
- Do một số GV có trình độ đào tạo nhất định dẫn đến kiến thức về phong cách học của GV còn học chế. Số GV chưa hiểu rõ khái niệm biện pháp tu từ (45%).
1.2.2. Thực tế dạy và học phép tu từ so sánh ở tiểu học hiện nay
a. Về phía GV
Sau khi xử lí số liệu từ 725 phiếu điều tra nhận thức các GV ở 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2: Bảng điều tra thực tế dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
TT
Nội dung điều tra
Mức độ
Rất thành thạo
Thành thạo
Khó khăn, lúng túng
1
Xác định mục đích của việc dạy BPTT so sánh cho HS lớp 3
262
(36.14%)
300
(41.38%)
163
(22.48%)
2
Nắm mức độ nội dung chương trình của từng bài
125
(17.20%)
374
(51.69%)
226
(31.11%)
3
Xác định phương pháp, phương tiện dạy học và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài dạy.
146
(20.14%)
286 (39.45%)
293
(40.41%)
4
Xây dựng quy trình của một tiết dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
170
(23.45%)
292
(40.27%)
263 (36.28%)
5
Thiết kế hệ thống bài tập giúp HS chiếm lĩnh kiến thức
100
(13.79%)
213
(29.38%)
412
(56.83%)
6
Kiểm tra đánh giá khả năng nhận diện và vận dụng các phép tu từ.
155
(21.38%)
314
(43.31)
250
(35.31%)
Bảng 2 cho thấy:
- Chỉ có 36.14% GVTH được hỏi cho rằng họ rất thành thạo trong việc xác định mục đích của việc dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3. Có 41.38% cho rằng họ ở mức thành thạo.Vẫn có 22.48% cho rằng họ còn khó khăn lúng túng trong việc xác định mục đích yêu cầu của một bài dạy phép tu từ.
Chỉ có 17.20% số GVTH được hỏi cho rằng, họ rất thành thạo trong việc xác định mức độ nội dung chương trình nói chung cũng như nội dung của từng bài về phép tu từ. Có 51.69% GVTH cho rằng họ ở mức độ thành thạo. Còn 31.11% cho rằng họ còn rất lúng túng trong việc nắm vững mức độ nội dung của từng bài học cụ thể.
Chỉ có 20.14% GVTH được hỏi cho rằng họ rất thành thạo trong việc lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài học. Có 39.45% GV được hỏi cho rằng họ ở mức thành thạo. Có tới 40.41% cho rằng họ rất lúng túng, khó khăn trong việc sử dụng phù hợp các phương pháp, phương tiện, và hình thức tổ chức dạy học trong các tiết dạy.
Chỉ có 23.45% số GV được hỏi cho rằng họ rất thành thạo trong việc xây dựng quy trình một tiết dạy bài phép tu từ. Có 40.27% cho rằng họ ở mức thành thạo. Có 36.28% cho rằng họ còn lúng túng trong việc xây dựng quy trình một tiết dạy phù hợp với nội dung bài dạy.
Chỉ có 13.79% số GVTH được hỏi cho rằng họ rất thành thạo trong việc thiết kế hệ thống bài tập nhằm giúp HS chiếm lĩnh kiến thức. Có 29.38 % cho rằng họ ở mức thành thạo. Có tới 56.83% cho rằng họ còn khó khăn, lúng túng trong việc tự thiết kế hệ thống bài tập cho HS.
Chỉ có 21.28% số GVTH được hỏi cho rằng họ rất thành thạo trong việc tổ chức quá trình kiểm tra, đánh giá để xác định mức độ tri thức. Có 43.31% cho rằng họ ở mức độ thành thạo. Vẫn còn 35.31% cho rằng họ còn khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức quá trình kiểm tra, đánh giá để xác định khả năng nhận diện và vận dụng phép tu từ so sánh.
Từ kết quả điều tra, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:
- Nhìn chung, nhiều GV đã nắm được mục đích của việc dạy phép tu từ so sánh cho HS. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS; biết phối hợp nhiều hình thức dạy học để tổ chức các hoạt động học tập giúp HS tự tin và bộc lộ được năng lực của mình. Một số GV biết sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học giúp các em tiếp cận với phép so sánh một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, một số GV còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy học là vì do đặc trưng của phân môn Luyện từ và câu nói chung và phần dạy các phép tu từ nói riêng không có những bài học, những phần của bài học dạy riêng kiến thức về tu từ mà chỉ có một dạng bài học gồm các bài tập nhằm giúp HS nhận diện các phép tu từ thông qua bài tập thực hành và giúp HS thực hành vận dụng các kiến thức đó vào việc nói và viết. Do đặc điểm này, PPDH của phần Luyện từ và câu nói chung và các bài về phép so sánh nói riêng tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập mang tính thực hành là chính. Có 3 nhóm phương pháp cụ thể để dạy về phép tu từ so sánh sau:
Nhóm PP hướng dẫn HS giải bài tập
Nhóm PP tổ chức trò chơi học tập
Nhóm PP tích hợp kiến thức, kĩ năng trong các phân môn.
ở nhóm PP thứ nhất, GV thường sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu. Tức là, GV chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn HS phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng, bắt chước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình. Khi sử dụng phương pháp này, nhiều GV đã không phân biệt được sự bắt chước vô thức và sự học tập mẫu một cách có ý thức của HS. Hậu quả cho ra hàng loạt các hình ảnh so sánh giống nhau. Cứ nói đến da là trắng như tuyết, nói đến dáng là thon thả, mảnh mai, không giống với đối tượng được tả.
GV cũng chưa chú ý sử dụng nhóm PP thứ 3. Chương trình Tiếng Việt tiểu học được xây dựng theo quan điểm tích hợp giữa các phân môn. Do đó, việc dạy HS sử dụng phép so sánh tu từ không chỉ là nhiệm vụ của riêng phân môn Luyện từ và câu. Ví dụ, ở bài Tập đọc Anh đom đóm (tuần 17), bài tập 3 yêu cầu HS tìm một hình ảnh đẹp của anh đom đóm trong bài thơ. Bài tập này tích hợp giữa nội dung đọc hiểu với nội dung nhận diện phép so sánh tạo ra hình ảnh đẹp trong bài. Nếu biết sử dụng phương pháp dạy học tích hợp thì ngoài việc làm cho HS làm rõ đom đóm đã làm những việc gì trong đêm thì sau đó GV có thể hỏi HS xem những dòng thơ nào trong bài có hình ảnh so sánh, hình ảnh đó so sánh cái gì với cái gì. Với cách làm này, HS vừa được hiểu các chi tiết trong bài vừa nhận diện được phép tu từ so sánh. Nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều GV chưa biết khai thác nội dung có liên quan đến phép so sánh ở các phân môn.
Một số GV chưa biết sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lí, có rất nhiều phương tiện dạy học như tranh ảnh, bảng con, phiếu giao việc... Tuy nhiên, dạy phép tu từ so sánh thì phương tiện chính và đạt hiệu quả cao nhất đó là ngôn ngữ của GV. Bởi vậy, nếu sử dụng các phương tiện không hợp lí thì không những kết quả giờ học không cao mà còn làm mất cái hay của các phép tu từ.
Một số GV còn lúng túng trong việc xây dựng quy trình của một tiết dạy các bài về phép tu từ. Một số GV, sau khi kiểm tra bài cũ và kiểm tra bài mới thì lần lượt hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách giáo khoa mà không tổ chức cho HS tìm hiểu mục đích của bài tập, tìm cách giải qua việc phân tích các chỉ dẫn làm bài nêu trong đầu bài, cũng không tổ chức cho HS báo cáo kết quả, đánh giá, nhận xét để rút kinh nghiệm lần sau.
Một số GV khi dạy về phép tu từ đã không nắm vững mức độ nội dung của cả chương trình và của từng bài cụ thể dẫn đến việc dạy quá cao hoặc quá thấp so với chương trình. Yêu cầu của việc dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3 là giúp HS nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của các phép đó. Từ đó, biết vận dụng các hình ảnh so sánh vào bài tập làm văn của mình. Tuy nhiên, còn rất nhiều GV mới chỉ chú tâm vào việc dạy cho HS nhận biết phép tu từ so sánh còn việc vận dụng thì chưa được chú ý nhiều.
Dạy phép tu từ so sánh cho HS tiểu học thực chất là việc dạy cho các em cách sử dụng ngôn ngữ để tạo hiệu quả cao trong khi nói và viết. Sử dụng phép tu từ trong khi nói và viết cũng chính là nâng cao khả năng nhận xét, đánh giá, bộc lộ tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó. Vì vậy, ngôn ngữ thường mang tính cá nhân riêng biệt. Điều này, đòi hỏi GV phải có vốn kiến thức nhất định về phong cách học, biết thiết kế hệ thống bài tập phù hợp nhằm làm đa dạng hoá các hoạt động học tập tạo hứng thú cho HS để HS học tập có hiệu quả cao hơn. Từ đó, có cơ hội vận dụng kĩ năng sử dụng phép tu từ. Thế nhưng trong thực tế, yêu cầu này chưa được nhiều GV quan tâm đúng mức, có rất nhiều GV tổ chức cho HS luyện tập chỉ trong phạm vi những bài tập trong sách giáo khoa. Rất ít GV sáng tạo ra các bài tập mới, các tình huống mới tạo ra hoàn cảnh sử dụng từ của HS. Chưa có phép cụ thể tạo cho HS thói quen sử dụng phép so sánh trong khi nói và viết hay trong giao tiếp hàng ngày.
Nhiều GV còn rất lúng túng trong việc kiểm tra đánh giá khả năng nhận diện và vận dụng các phép tu từ của HS. Nhiều GV không biết cho điểm thế nào trước các câu so sánh của HS như: “Con đường thẳng tắp như cái thước” hay “Đầu em bé tròn như quả bưởi”. Bởi vì, trong câu của các em đã có đủ bốn yếu tố: Cái so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh (mức độ so sánh) và đối tượng được so sánh.
Nói đến phép tu từ là nói đến lời nói mang đậm tính cá nhân mà việc đánh giá các kĩ năng sử dụng từ của HS cũng chưa có các tiêu chí cụ thể. Chính vì vậy, nhiều GV cũng chưa đánh giá đúng những bài viết của các em có thể hiện nghĩa liên cá nhân trong bài, có nghĩa là các em đã biết thể hiện thái độ tình cảm của mình trong cách sử dụng các phép tu từ.
Nhìn chung, việc dạy các phép tu từ ở lớp 3 hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.
Qua tìm hiểu GV tiểu học, chúng tôi nhận thấy kết quả dạy phép tu từ so sánh hiện nay chưa đạt yêu cầu là do những nguyên nhân sau đây:
- Vốn kiến thức của GV về phong cách học còn hạn chế.
- Tài liệu tham khảo, mở rộng vốn hiểu biết cho GV và HS chưa nhiều.
- Phép tu từ so sánh là một nội dung mới đưa vào chương trình nên GV chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn PP và hình thức dạy học.
Tóm lại, phép tu từ so sánh là một nội dung quan trọng trong chương trình tiếng Việt lớp 3 nói riêng và chương trình tiểu học nói chung. Để dạy tốt được nội dung này đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình dạy học của mình.
b. Về phía HS
Sau khi khảo sát vở Tập làm văn, vở Bài tập Tiếng Việt của 210 HS lớp 3 trường thử nghiệm, chúng tôi thấy, HS thường mắc các lỗi về phép tu từ so sánh sau đây:
Nhầm lẫn giữa so sánh logic và so sánh tu từ
Tìm sai từ so sánh
Nhận diện sai các yếu tố so sánh
Tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lí
Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh.
Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Bảng điều tra việc học phép tu từ so sánh của HS ở lớp 3
Các lối cơ bản
Số HS mắc lỗi
TH Đông Xuân
TH Thị Trấn
TH Đông Tân
TH Trần Phú
TH Đông Minh
Tổng hợp
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Lỗi nhận diện phép SS
Nhận diện các SV được SS
12
30.0
15
37.5
11
27.5
14
35.0
17
34.0
69
32.86
Nhận diện các từ so SS
15
37.5
17
42.5
16
40.0
15
37.5
19
38.0
82
39.05
Nhầm lẫn giữa SS tu từ và SS logic
17
42.5
18
45.0
19
47.5
18
45.0
21
42.0
93
44.29
Lỗi về vận dụng phép SS
Chưa tạo được hình ảnh SS hoặc hình ảnh SS chưa hợp lí
21
52.5
22
55.0
22
55.0
23
57.5
30
60.0
118
56.19
Chưa cảm nhận được giá trị của phép SS
23
57.5
24
60.0
25
62.5
25
62.5
31
62.0
128
60.95
Nhìn vào bảng tổng hợp chúng ta thấy rất nhiều HS nhận diện sai các sự vật được so sánh với nhau trong câu (32.86 %). Chẳng hạn, với những câu như “những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê” HS thường xác định sự vật so sánh là “lá long lanh”. Đối với những phép so sánh có độ dài về cấu trúc như:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Với sự vật được so sánh là con sông, HS chỉ tìm được sự vật được so sánh là “dòng sữa mẹ” mà không chỉ ra được “lòng người mẹ”
Khi tìm các từ so sánh, đối với những phép so sánh có từ “như” thì HS tìm ra dễ dàng, còn đối với nhưĩng phép so sánh có dùng từ là, tựa, tựa như, giống... thì các em còn lúng túng.
Nhiều HS còn nhầm lẫn giữa so sánh logic và so sánh tư từ. Chẳng hạn, các em cho rằng câu tục ngữ: “Gió thổi là chổi trời, nước mưa là cưa trời” là một hình ảnh so sánh bởi vì các em không phân biệt được “là”trong kiểu câu tường giải khái niệm với “là” trong chức năng là một từ so sánh.
Cũng ở lỗi này, nhiều HS còn cho rằng “Trăng đêm nay sáng quá, trăng mai còn sáng hơn” là một phép so sánh tu từ bậc hơn kém. Sở dĩ như vậy, vì các em cho rằng “sáng hơn” là dấu hiệu của dạng so sánh bậc hơn kém.
Kiến thức về so sánh tu từ còn hạn chế dẫn đến việc vận dụng phép so sánh vào nói, viết của HS cũng còn hạn chế. Trong phân môn Tập làm văn, có nhiều dạng bài tập HS có thể vận dụng phép so sánh như đối với dạng văn tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt... Đối với những dạng văn này nếu biết sử dụng phép so sánh, các em mới có thể tả được nét độc đáo của đối tượng miêu tả. Qua khảo sát các bài tập làm văn của các em, chỉ có khoảng 40% HS là biết vận dụng phép so sánh vào bài viết của mình.
Có nhiều HS chưa tạo ra được hình ảnh so sánh, hoặc tạo ra những hình ảnh so sánh không đẹp. Ví dụ, khi tả nước da của một em bé, có HS viết: “da của bé trắng như vôi”. Các em không hiểu rằng màu trắng của vôi không phải dùng để chỉ màu sắc của da. Và điều quan trọng là các em không hiểu giá trị của một so sánh tu từ là phải gợi lên được những cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người đọc, người nghe.
Rất nhiều HS chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh tu từ mặc dù yêu cầu của sự cảm nhận mới ở dạng phát biểu cảm nghĩ. Chẳng hạn, với câu hỏi: Trong những hình ảnh so sánh trên em thích hình ảnh nào? Vì sao? hầu hết các em mới chỉ nêu được hình ảnh so sánh mình thích còn chưa lí giải được tại sao lại thích.
Có thể thấy, thực tế hiện nay còn rất nhiều HS mắc lỗi khi học về phép so sánh tu từ. Điều này được giải thích do một số nguyên nhân như do năng lực học tập của HS còn yếu, do phương pháp dạy học của GV chưa linh hoạt... dẫn đến kiến thức về phép tu từ so sánh cho HS còn hạn chế.
1.3. Tiểu kết chương 1
Qua phân tích cơ sở thực tiễn và lí luận của đề tài, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
1.3.1. Nội dung về phép so sánh tu từ trong tiếng Việt là một nội dung phong phú và khá phức tạp. Vì vậy, muốn dạy tốt GV cần phải nắm vững kiến thức về phong cách học nói chung và phép so sánh tu từ nói riêng.
1.3.2. Có rất nhiều phương pháp dạy học tiếng Việt có thể áp dụng để dạy phép so sánh tu từ như phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp làm mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp trò chơi tiếng Việt... Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có một đặc trưng riêng nên đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo của GV tiểu học.
1.3.3. Hiện nay, thực trạng dạy học về phép tu từ so sánh ở tiểu học đang có nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết như:
Về phía GV: Kiến thức về phong cách học của GV còn hạn chế. GV chưa biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức và hình thức dạy học nên kết quả học tập của HS chưa cao. Bên cạnh đó, GV phần lớn chỉ chú trọng đến việc dạy cho HS cách nhận diện phép so sánh mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy HS cách cảm nhận và vận dụng các kiến thức về so sánh vào việc nói và viết.
Về phía HS: Do năng lực tiếp thu của một số HS còn yếu nên các em còn mắc một số lỗi như lỗi về nhận diện phép sánh, lỗi về cách cảm thụ và vận dụng các hình ảnh so sánh vào bài làm của mình.
Chương 2
phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
2.1. ứng dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Qua quá trình tìm hiểu một số PP dạy học tiếng Việt ở tiểu học và nghiên cứu tính khả thi của chúng trong việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3, với mỗi PP chúng tôi đưa ra một cách ứng dụng như sau:
2.1.1. ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học phép tu từ so sánh nói riêng. GV có thể vận dụng phương pháp này vào việc dạy các loại bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày cách sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào dạy 2 loại bài tập cơ bản của phép tu từ so sánh: Bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.
2.1.1.1. Đối với loại bài tập nhận diện
Cách tiến hành
Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 1(Tiếng Việt 3)
Bài tập 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a. Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c. Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời.
d. ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
(TV3, t.1, tr.8)
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động
Thao tác 1: HS đọc to ngữ liệu trong sách giáo khoa, cả lớp đọc thầm bằng mắt.
Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ: Các em hãy đọc kĩ các câu thơ, câu văn rồi tìm ra những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn đó.
Thao tác 3: Phổ biến hình thức tổ chức hoạt động (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân)
Thao tác 4: Phát phiếu giao việc cho HS
Bước 2: HS tiến hành phân tích ngữ liệu và ghi kết quả vào phiếu
Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả
Thao tác 1: GV treo bảng phụ có ghi những câu thơ, câu văn làm ngữ liệu trong sách giáo khoa
Thao tác: HS báo cáo kết quả. GV dùng phấn gạch chân dưới những sự vật được so sánh với nhau.
Thao tác: HS cả lớp theo dõi phân tích kết quả của bạn, nêu nhận xét bổ sung
Bước 4: GV tổ chức cho HS rút ra bài học, thông qua các câu hỏi dẫn dắt, gợi ý.
Đây là loại bài tập thực hành, nhưng mục đích là hình thành kiến thức mới về phép tu từ so sánh nên tiến hành phân tích - phát hiện là chủ yếu. Hướng phân tích tập trung vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện ra 2 yếu tố quan trọng của phép tu từ so sánh là cái so sánh và cái được so sánh.
Hình thức tổ chức
Khi sử dụng này với hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, GV cần phối hợp vận dụng các hình thức dạy học như: dạy học theo nhóm, học cá nhân có sự hỗ trợ của phiếu giao việc.
2.1.1.2. Đối với loại bài tập vận dụng
Với loại bài này, khi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ chủ yếu là thao tác phân tích chứng minh và phân tích phán đoán. Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS các điều kiện cần thiết khi tiến hành các mức độ phân tích đó.
Cách tiến hành
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu tuần 15 (Tiếng Việt 3)
Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập
Nhiệm vụ 1: quan sát từng cặp sự vật trong tranh
Nhiệm vụ 2: Viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh
Bước 2: Quan sát kĩ các cặp trong tranh, viết tên từng cặp sự vật được so sánh trong tranh.
Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép tu từ so sánh (cách so sánh)
Bước 4: HS tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu
Bước 5: HS trình bày kết quả
Dưới sự dẫn dắt của GV HS rút ra kiến thức cần củng cố: Muốn viết được những hình ảnh so sánh, trước hết ta cần quan sát kĩ các sự vật được so sánh với nhau, sau đó tìm ra sự giống nhau giữa chúng và từ đó viết hình ảnh so sánh.
2.1.2 ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Đây là một phương pháp quan trọng trong việc dạy phép tu từ so sánh. PPRLTM thường được sử dụng trong việc tạo ra các hình ảnh so sánh. Để áp dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, GV có thể tiến hành theo các bước sau đây:
- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói.
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu theo một số yêu cầu.
- HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình.
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Sau đây, chúng tôi giới thiệu cách sử dụng phương pháp này vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS.
Ví dụ:. Em hãy đặt 3 câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh với các từ sau:
a. Con đường
- .........................................................................................
.........................................................................................
- .........................................................................................
.........................................................................................
- .........................................................................................
.........................................................................................
M: Con đường uốn cong như một dải lụa
Cách tiến hành:
Bước 1: GV treo bảng phụ có ghi bài tập và hình ảnh so sánh mẫu lên bảng
Bước 2: GV hướng dẫn HS phân tích mẫu
- ở câu trên, sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
- Con đường và dải lụa có đặc điểm gì giống nhau?
- ở câu trên, từ nào là từ dùng để so sánh?
- Con đường còn có thể so sánh với những sự vật nào?
- Dựa vào câu trên, với từ con đường em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh
Bước 3: HS tập đặt câu
Ví dụ:
- Con đường thân thiết như một người bạn
- Con đường thẳng tắp như nét vẽ của một hoạ sĩ khổng lồ
Bước 4: Nhận xét, bổ sung.
2.1.3. ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong dạy học phép so sánh là GV đưa ra những bài tập tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra những câu có sử dụng hình ảnh so sánh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Những hình ảnh so sánh HS đưa ra là những hình ảnh so sánh thoã mãn nhu cầu giao tiếp cụ thể chứ không chỉ là những hình ảnh so sánh chỉ sử dụng vào các tiết Tập làm văn.
Hằng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên so sánh cái này với cái kia, người này với người kia. Bất kì sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh. Vì vậy, đây là phương pháp rất gần gũi đối với HS, tích cực hoá được hoạt động học tập của HS. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một ví dụ về việc ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong một tiết Tập làm văn.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp thực hành giáo tiếp trong việc củng cố tri thức và hình thành kĩ năng giao tiếp cho HS
Tiết Tập làm văn tuần 8: Kể về 1 người hàng xóm (Tiếng Việt 3)
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chuẩn bị các tình huống
Tình huống 1: Tình cờ một hôm em gặp lại bác hàng xóm mà nay đã chuyển nhà đi nơi khác. Bằng một câu có sử dụng phép so sánh, hãy tả lại hình dáng của bác hàng xóm cho mẹ em nghe.
Tình huống 2: Em và bác hàng xóm đang đi trên đường bỗng nhìn thấy phía trước có một tên cướp giật đồ của một cô gái rồi bỏ chạy. Bác hàng xóm đã đuổi kịp tên cướp và lấy lại đồ cho cô gái. Bằng phép so sánh, em hãy tả lại hành động chạy của bác hàng xóm lúc đó.
Bước 2: GV nêu lần lượt các tình huống. Sau đó, chỉ định hoặc lấy tinh thần xung phong của HS giải quyết các tình huống đặt ra. Mỗi tình huống có 2 bạn, mỗi bạn sẽ sắm vai một nhân vật trong từng tình huống đó. Các HS khác sẽ bổ sung, chỉnh sửa hoặc nêu ra hình ảnh so sánh khác.
Ví dụ:
Tình huống 1:
Con: Mẹ ơi, con vừa gặp bác Nam ngoài phố.
Mẹ: ừ ! bác ấy có khoẻ không con?
Con: Không mẹ ạ. Trông bác ấy gầy như que củi ấy.
GV định hướng cho các HS khác nhận xét:
Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh của bạn Nam? Nếu là em, em sẽ nói thế nào?
Tình huống 2:
Trung: Bắc này, bạn biết không bác hàng xóm nhà tớ rất dũng cảm.
Bắc: Có chuyện gì sao?
Trung: Hôm vừa rồi tớ chứng kiến bác ấy chạy theo một tên cướp để lấy lại đồ cho một cô gái đấy.
Bắc: Bác ấy chạy nhanh thế cơ à?
Trung: ừ ! Chạy như ma đuổi ấy?
Đối với tình huống này GV lưu ý cho các em nhận xét về cách so sánh của Trung.
- Em có nhận xét gì về cách so sánh của bạn Trung?
- “Chạy như ma đuổi” là hình ảnh so sánh thường chỉ để miêu tả người chạy nhanh trong tình huống nào?
- Em sẽ thay bằng hình ảnh so sánh đó bằng hình ảnh so sánh nào?
HS có thể nói: Chạy như tên bắn, chạy nhanh như cắt...
HS cần phải hiểu so sánh không chỉ là miêu tả, mà quan trọng là trong hình ảnh so sánh phải thể hiện được sự nhận xét và tình cảm của riêng mình. Tóm lại, GV cần phải làm cho HS hiểu mỗi câu nói hay một hình ảnh so sánh là một hành động do nhu cầu nhất định của sự giao tiếp thúc ép. Trong thực tế của hoạt động ngôn ngữ, không có những câu đối lập với tình huống và ngữ cảnh. Chính vì vậy, muốn biết hình ảnh so sánh có phù hợp với mục đích giao tiếp hay không thì phải đặt nó vào trong ngữ cảnh. Điều này cho phép chúng ta thấy trong hoàn cảnh nào thì người nói có thể nói như thế này mà không nói như thế khác.
2.1.4. ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Mục đích của việc thảo luận nhóm là đặt HS vào trong giao tiếp, đưa các em vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, yêu cầu các em hoạt động giao tiếp để từ đó tự hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép so sánh trong giao tiếp. Qua hoạt động nhóm, GV đánh giá được khả năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức về so sánh tu từ trong giao tiếp của HS.
Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với việc dạy phép so sánh tu từ cho HS. Có thể sử dụng phương pháp này để dạy cả 2 loại bài tập cơ bản của phép tu từ so sánh: Bài tập nhận diện và bài tập vận dụng. Tuy nhiên, phương pháp thảo luận nhóm được tiến hành trên 2 loại bài tập này gần giống nhau nên chúng tôi chỉ trình bày một cách thức tổ chức thảo luận nhóm.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy loại bài tập nhận diện.
Bài: Luyện từ và câu Tuần 3 (TV3, t.1, tr.24)
Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Phân nhóm (nhóm cùng bàn)
Bước 2: Phát phiếu giao việc, HS thảo luận và cùng nhau giải quyết các câu hỏi trong phiếu.
Phiếu giao việc
1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời.
b. Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
c. Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung
d. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
(TV3,t.1, tr.8)
2. Hãy ghi các từ chỉ sự so sánh trong những câu thơ trên
Bước 3: Thông qua thảo luận nhóm giải quyết các bài tập trong phiếu giao việc, dưới sự dẫn dắt của GV HS sẽ rút ra những kiến thức sau:
1. Các hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn là:
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao
b. Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
c. Trời là cái tủ ướp lạnh- Trời là cái bếp lò nung
d. Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
2. Các từ chỉ sự so sánh trong câu trên là: Tựa- như- là- là- là.
Tóm lại, phương pháp thảo luận nhóm có một vai trò rất quan trọng trong việc dạy kĩ năng nhận diện và vận dụng phép tu từ của HS. Phương pháp này góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp và giáo dục cho HS tính tập thể trong học tập.
2.1.5. ứng dụng phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Qua nghiên cứu các bài dạy về phép so sánh, chúng tôi nhận thấy, phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt có thể sử dụng trong các tiết học phép so sánh với mục đích ôn luyện kiến thức và kĩ năng sử dụng phép so sánh. Ngoài ra, sử dụng phương pháp này còn nhằm phát triển trí thông minh, khả năng sáng tạo để đáp ứng yêu cầu giao tiếp hàng ngày và phục vụ cho việc học tập đạt kết quả tốt.
Yêu cầu khi xây dựng trò chơi học tập
- Về mục đích: Trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức về phép tu từ so sánh, rèn luyện kĩ năng vận dụng phép so sánh trong giao tiếp.
- Về nội dung: Trò chơi phải chứa nội dung về phép so sánh. Thực chất, đây là những bài tập vui và nhẹ nhàng về phép so sánh.
- Hình thức chơi: Các trò chơi thường được tiến hành thi theo nhóm hay cả lớp tuỳ vào nội dung trò chơi. Trò chơi có thể do GV hướng dẫn hoặc do HS tự tổ chức, góp phần rèn luyện tinh thần tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.
- Về cách chơi: Cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện trò chơi đơn giản (không cần chuẩn bị công phu) hay trò chơi có phần phức tạp (phải chuẩn bị trước) song phải đạt đựoc cái đích cuối cùng là củng cố kiến thức và tăng hứng thú học tập.
Ví dụ: Trò chơi Thử tài so sánh
Trò chơi này được tiến hành sau khi học xong bài Luyện từ và câu tuần 15, (TV3, t.1, tr.124)
I. Mục đích
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh đúng
- Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng.
II. Chuẩn bị
- Làm các bộ phiếu bắng giấy (kích thước khoảng 3x4 cm) ghi từ chỉ hoạt động, trạng thái, màu sắc, đặc điểm, tính chất, mỗi bộ phiếu có thể gồm 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái hoặc 5 từ chỉ màu sắc, đặc điểm, tính chất.
Ví dụ:
+ Bộ phiếu A: (5 phiếu từ chỉ hoạt động, trạng thái): đọc, viết, cười, nói, khóc.
+ Bộ phiếu B: (5 phiếu từ chỉ màu sắc): Trắng, xanh, đỏ, vàng.
+ Bộ phiếu C: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, chậm.
Chú ý: phiếu từ được gấp 4 để làm phiếu “bắt thăm”.
- Cử trọng tài theo dõi cuộc thi, có giấy bút để ghi lại kết quả.
III. Cách tiến hành
- Trọng tài để một bộ phiếu trên bàn (ví dụ bộ phiếu A); cho từng người lần lượt xung phong lên “thử tài so sánh” (một bộ phiếu chỉ nên dành cho 2-3 người thử tài)
- Người thứ nhất (N1) lên “bắt thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe rồi nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.
- Ví dụ: bắt thăm được từ “trắng” có thể nêu cụm từ so sánh: trắng như tuyết hoặc trắng như trứng gà bóc...
Trọng tài cùng các bạn chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai:
- Trường hợp Đúng: được 2 điểm (Đúng cả 5 phiếu được 10 điểm)
- Trường hợp Sai hoặc đếm từ 1-5 vẫn không nêu được cụm từ so sánh: không được điểm.
N1 thử tài hết 5 phiếu thì về chỗ, trọng tài công bố điểm của N1, sau đó gấp lại các phiếu để cho người thứ 2 (N2) lên ‘bắt thăm”, mở phiếu đọc từ và cụm từ có hình ảnh so sánh của mình. Không được nhắc lại cụm từ so sánh mà (N1) đã nêu.
- Dựa vào điểm số của những người “thử tài so sánh’’ theo bộ phiếu đưa ra, trọng tài cùng các bạn biểu dương người thắng cuộc (có điểm số cao nhất).
- Tuỳ thời gian cho phép, trọng tài tiếp tục điều khiển cuộc “thử tài” với các bộ phiếu tiếp theo... cuối cùng dựa vào điểm số của những người tham gia, trọng tài có thể xếp giải nhất, nhì, ba... cho toàn cuộc chơi.
IV. Tham khảo
1. Gợi ý các cụm từ có hình ảnh so sánh theo những bộ phiếu nêu ở mục chuẩn bị:
Bộ phiếu A (5 phiếu chỉ hoạt động, trạng thái)
+ Đọc: đọc như quốc kêu, đọc như cháo chảy, đọc như nói thầm...
+ Viết: viết như gà bới,viết như giun bò, viết như rồng bay phượng múa...
+ Cười: cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ, cười như mếu..
+ Khóc: khóc như mưa, khóc nhưi ri, khóc như cha chết..
Bộ phiếu B (5 phiếu chỉ từ màu sắc):
+ Trắng: trắng như tuyết, trắng như gà bóc, trắng như bột lọc, trắng như vôi..
+ Xanh: xanh như chàm đổ, xanh như tàu lá, xanh như pha mực...
+ Đỏ: đỏ như son, đỏ như quả cà chua...
+ Đen: đen như cột nhà cháy, đen như bồ hóng, đen như than, đen như quạ, đen như mun, đen như củ súng...
+ Vàng: vàng như nghệ, vàng như mật ong, vàng như nắng
Bộ phiếu C (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất):
+ Đẹp: đẹp như tiên, đẹp như hoa, đẹp như tranh...
+ Cao: cao như núi, cao như sếu, cao như que sào...
+ Khoẻ: khoẻ như voi, khoẻ như trâu, khoẻ như bò mộng, khoẻ như hùm, khoẻ như vâm..
+Nhanh: nhanh như cắt, nhanh như sóc, nhanh như chớp, nhanh như điện, nhanh như gió..
+ Chậm: chậm như rùa, chậm như sên...
...
2.2. Tổ chức hướng dẫn HS giải các bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu
Dạy phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở môn Tiếng Việt lớp 3 là dạy thông qua hệ thống bài tập. Trong các tiết dạy, GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập và qua các bài tập này các em sẽ rút ra được những kiến thức cơ bản về phép so sánh. Cụ thể là nhận diện và hiểu được tác dụng của phép tu từ này. Vì vậy, thực hành là hoạt động chính trong các tiết học về phép so sánh tu từ. Sau đây, chúng tôi sẽ nêu phương pháp hướng dẫn HS giải các bài tập về phép tu từ so sánh ở phân môn Luyện từ và câu dưới hình thức thiết kế quy trình dạy học.
2.2.1. Hệ thống bài tập về phép tu từ so sánh
ở phân môn Luyện từ và câu, phép tu từ so sánh được dạy trong 7 tuần, mỗi tuần 1 tiết với các bài tập như sau:
Tuần 1: Làm quen với phép so sánh
Bài 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên dưới đây:
a. Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch c. Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời
d. ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
Bài 2: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? vì sao?
(TV3, t.1, tr.8)
Tuần 3: Tìm hình ảnh so sánh và nhận biết các từ chỉ sự so sánh
Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời.
b. Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
c. Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung.
d. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
(TV3, t.1, tr.24)
Bài 2: Hãy ghi các từ chỉ sự so sánh trong những câu thơ trên
Tuần 5: So sánh hơn kém, cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
Bài 1: Tìm những hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau:
a. Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
b. Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
ơi ông trăng sáng tỏ
c. Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(TV3, t.1, tr.43)
Bài 2: Ghi lại những từ so sánh trong những khổ thơ trên
Bài 3: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong những khổ dưới đây:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.
(TV3, t.1, tr.43)
Bài 4: Hãy tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3
Tuần 7: So sánh sự vật với con người
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh
c. Cây pơ- mu đầu dốc
Im như người lính canh
Ngựa tuần tra biên giới
Dừng đỉnh đèo hí vang.
d. Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(TV3, t.1, tr.58)
Tuần 10: Làm quen so sánh âm thanh với âm thanh
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
(TV3, t.1, tr.79)
a. Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào?
b. Qua sự so sánh trên, em hình dung ra tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
Bài 2: Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:
a. Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
b. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
c. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc của những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.
(TV3, t.1, tr.79)
Tuần 12: So sánh hoạt động với hoạt động
Bài 1: Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân trên cỏ
a. Tìm các từ chỉ hoạt động trong các khổ thơ trên
b. Hoạt động chạy của các chú gà con được miêu tả bằng cách nào?
Bài 2: Trong những đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau:
a. Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất.
b. Cau cao, cao mãi
Tàu vươn giữa trời
Như tay ai vẫy
Hứng làn mưa rơi.
c. Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền như đòi bú tí
(TV3, t.1, tr.98)
Tuần 15: Đặt câu có hình ảnh so sánh
Bài 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh sự vật so sánh trong tranh
Bài 2: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như... , như...
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như
c. ở thành phố có nhiều toà nhà cao như...
(TV3, t.1, tr.126)
2.2.2. Tổ chức dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh ở lớp 3
Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, nội dung dạy học về phép tu từ so sánh được trình bày qua hệ thống bài tập. Bài tập được chia làm 2 loại: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng. Nhìn chung, cách dạy hai loại bài tập này đều được thực hiện theo các bước sau:
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích).
- GV giúp HS chữa một phần của bài tập để làm mẫu.
- GV tổ chức cho HS làm bài.
- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về phép tu từ so sánh.
a. Quy trình dạy học dạng bài tập nhận biết phép tu từ so sánh
Quy trình dạy học dạng bài tập nhận biết phép tu từ so sánh được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập
GV cho HS đọc thành tiếng toàn bộ bài tập. Các em khác vừa nghe vừa nhìn vào bài tập trong sách giáo khoa. ấn tượng thính giác kết hợp với ấn tượng thị giác giúp các em dễ nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn. Hoặc để giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập, GV có thể sử dụng lệnh và câu hỏi. Ví dụ, ở bài dạy Luyện từ và câu tuần 3 (TV3, tập 1) có thể thực hiện như sau:
+ Mời em X đọc giúp bài tập 1. Cả lớp đọc thầm theo.
+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
GV cũng có thể giúp HS nắm yêu cầu bài tập bằng lời giải thích. Chẳng hạn, GV có thể giải thích yêu cầu bài tập 4 (TV3, t.1, tr.43) như sau:
Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Qủa dừa- đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.
(Trần Đăng Khoa)
Để so sánh sự vật nọ với sự vật kia, chúng ta thường sử dụng các từ so sánh. Tuy nhiên, có nhà thơ khi so sánh lại thay những từ so sánh bằng những dấu gạch nối, các câu thơ trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một ví dụ. Bây giờ, các em hãy tìm một hoặc nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối đó.
Bước 2: Hướng dẫn HS giải một phần bài tập để làm mẫu
ở bước này, GV có thể gọi một em đứng tại chỗ hoặc lên bảng để giải một phần của bài tập sau đó phân tích để các em còn lại hiểu và nắm được cơ chế của phép so sánh rồi bắt chước mẫu để xác định các hình ảnh so sánh còn lại. Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý bằng câu hỏi.
Ví dụ: Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
(Bài 2-TV3, t.1, tr.8)
Đồng thời GV có thể viết câu trả lời của HS theo sơ đồ cấu tạo của phép so sánh lên bảng như sau:
Cái so sánh
Từ so sánh
Cái được so sánh
Hai bàn tay em
như
hoa đầu cành
Bước 3: HS làm bài tập vào vở hoặc bảng con
HS thực hiện các nhiệm vụ của mình theo yêu cầu đề ra. ở bước này, HS phải tự giác, tích cực, chủ động làm bài tập. Phương pháp chính trong bước này là thảo luận nhóm theo bàn, theo tổ... rồi viết câu trả lời ra giấy và đọc kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sữa chữa. GV tổng kết rồi lựa chọn kết quả chính xác nhất.
Ví dụ: dạy bài Luyện từ và câu ở tuần 5 (SGK TV3, tập 1) GV cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm thảo luận và gạch chân dưới những hình ảnh so sánh trong câu thơ. Sau đó, GV tổng kết, ghi bảng những hình ảnh so sánh mà các nhóm tìm được. GV lưu ý một hình ảnh so sánh thông thường có 4 yếu tố: cái so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh và cái được so sánh. Bởi vậy, khi yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh, có em nêu đầy đủ cả 4 yếu tố, có em chỉ nêu được cái so sánh và cái được so sánh song GV cũng nên công nhận đó là đáp án đúng. Ví dụ, ở các khổ thơ trên, đối với khổ thơ b HS gạch dưới từ trăng hoặc cả cụm từ trăng khuya đều được xem là đúng. Tương tự với khổ thơ c, HS có thể gạch dưới những ngôi sao hay những ngôi sao thức ngoài kia, mẹ hay mẹ đã thức vì chúng con đều được. Điều quan trọng là trong mỗi cụm từ đó có các từ nòng cốt: trăng, những ngôi sao, mẹ
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ về phép tu từ so sánh
Bước này nhằm giúp HS có kĩ năng nhận diện phép tu từ so sánh được tốt hơn. Khi thực hiện bước này, GV định hướng cho HS nội dung cần nhận xét: Đã thực hiện đúng yêu cầu bài tập chưa? Đáp án tìm được có đúng là các hình ảnh so sánh hay không?... GV hướng dẫn HS điêù chỉnh, sữa chữa từng trường hợp để tìm ra những hình ảnh so sánh đúng và phù hợp nhất. Từ đó, rút ra những kiến thức cần ghi nhớ về so sánh tu từ, giúp HS có thể vận dụng những hình ảnh so sánh hay vào trong giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản. Cách thực hiện bước này là tuỳ thuộc vào nội dung bài GV có thể dùng câu hỏi để HS rút ra kết luận hoặc GV có thể thông báo những nội dung cần ghi nhớ. Chẳng hạn, sau khi dạy tiết 1, tuần 1, GV có thể hỏi:
- Một hình ảnh so sánh thường có mấy phần?
- Đó là những phần nào?
Sau đây là ví dụ minh hoạ các bước dạy bài tập về phép tu từ so sánh:
Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a. Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c. Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời
d. ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
(TV3, t.1, tr.8)
Để giúp HS làm bài tập này GV có thể tiến hành như sau:
Hoạt động của GV
- Đọc yêu cầu bài tập?
- Bài tập yêu cầu tìm gì?
- Muốn tìm được những sự vật được so sánh với nhau, các em phải làm gì?
GV yêu cầu HS làm mẫu BT a.
GV kẻ sẵn lên bảng:
Sự vật so sánh
Sự vật được so sánh
Hai bàn tay em
Hoa đầu cành
? Nhận xét xem bạn tìm đúng chưa?
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp về các câu còn lại.
GV yêu cầu 3 HS lần lượt điền từng câu vào bảng.
GV tổ chức cho HS nhận xét bài làm trên bảng.
GV chốt lại lời giải đúng:
Câu b: mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
Câu c: cánh diều được so sánh với dấu “ á”.
Câu d: dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
GV lưu ý HS về cách trả lời:
ở câu b, các em có thể nói “ mặt biển” hoặc “mặt biển sáng trong” hay “tấm thảm khổng lồ” hoặc “ tấm thảm khổng lồ bặng ngọc thạch”. Tương tự với các câu còn lại.
GV kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ, trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau. Ví dụ:
? Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành? (Câu a)
? Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau? (Câu b)
- Màu ngọc thạch là màu thế nào?
(GV cho HS xem một chiếc vòng ngọc thạch hoặc ảnh một đồ vật bằng ngọc thạch, nếu có.)
GV: Khi gió lặng, không có dông bão, mặt biển phẳng lặng, sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
(GV cho HS xem tranh minh hoạ cảnh biển lúc bình yên, nếu có.)
? Vì sao cánh diều được so sánh với dấu “á”?
(GV treo bảng tranh minh họa cánh diều, mời 1 HS lên bảng vẽ một dấu “á” thật to để các em thấy sự giống nhau giữa cánh diều và dấu “á”.)
? Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ?
(GV viết bảng một dấu hỏi rất to, giúp HS thấy sự giống nhau giữa cánh diều và dấu hỏi và vành tai.)
GV kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
Hoạt động của HS
- 2 HS đọc to bài tập
- Tìm những sự vật được so sánh với nhau.
- Tìm các từ chỉ sự vật
- 1 HS lên bảng điền.
- HS nhận xét, GV bổ sung.
- HS thảo luận theo cặp.
- HS nhận xét.
- Vì hai bàn tay của bé nhỏ, xinh như một bông hoa.
- Đều phẳng, êm và đẹp
- Xanh biếc, sáng trong
- Vì cánh diều hình cong cong, võng xuống, giống hệt một dấu “á”.
- Vì dấu hỏi cong cong, nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai.
- Cả lớp chữa bài tập vào vở.
b. Quy trình dạy học dạng bài tập vận dụng phép tu từ so sánh
Cũng giống như ở dạng bài tập nhận diện, quy trình dạy học dạng bài tập vận dụng cũng phải trải qua 4 bước:
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Giúp HS chữa một phần bài tập làm mẫu
- GV tổ chức cho HS làm bài
- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập. Các thao tác thực hiện ở bước này gồm:
- Đọc nội dung bài tập
- Xác định dữ liệu đã cho
- Xác định lệnh của bài tập
Để giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập, GV cần gợi ý thông qua các câu hỏi như:
- Đọc to nội dung bài tập
- Bài tập cho ta biết những gì?
- Yêu cầu của bài tập là gì?
Bằng các câu hỏi gợi dẫn, HS sẽ xác định đúng yêu cầu bài tập và có định hướng để làm bài.
Ví dụ: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các so sánh sự vật trong tranh.
(TV3, t.1, tr.126)
ở bài tập này, GV có thể giúp HS tìm hiểu yêu cầu BT bằng phương pháp hỏi đáp như sau:
Hoạt động của HS
- Đọc nội dung BT
- Bài tập cho em biết những gì?
-Bài tập yêu cầu em làm gì?
- Muốn viết được em phải làm gì?
Hoạt động của GV
- 2 HS đọc to yêu cầu BT
- Tên và tranh các cặp sự vật được so sánh với nhau
- Viết câu có hình ảnh so sánh
- Quan sát từng cặp tranh vẽ
Bước 2: GV giúp HS giải một phần bài tập để làm mẫu. Các thao tác thực hiện ở bước này gồm:
- Một HS làm BT trên bảng lớp.
- Cả lớp làm BT vào vở hoặc bảng con.
- GV nhận xét bài làm trên bảng của HS cũng như bài làm trên bảng con của cả lớp.
- GV tổng kết, tìm ra kết quả đúng (có tính chất làm mẫu cho HS). ở ví dụ trên, có yêu cầu quan sát tranh mặt trăng và quả bóng rồi viết câu có hình ảnh so sánh. GV có thể hướng dẫn HS giải bằng cách sử dụng câu hỏi, sử dụng lệnh bằng cách giải thích ngắn gọn như sau:
Hoạt động của GV
- Bức tranh này yêu cầu chúng ta so sánh sự vật nào với sự vật nào?
- Mặt trăng và quả bóng có đặc điểm gì giống nhau?
- Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh giữa mặt trăng và quả bóng?
GV nhận xét bài làm trên bảng của HS và của cả lớp trên bảng con.
Hoạt động của HS
- So sánh mặt trăng và quả bóng
- Đều có hình tròn
- Một HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
Bước 3: HS làm bài tập vào vở
Sau khi nhận xét về phần làm mẫu của HS, GV yêu cầu HS làm bài tập. Mỗi em tập viết câu văn có hình ảnh so sánh hợp với từng tranh vào vở bài tập
Bước 4: GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ về tri thức
HS đọc những câu văn đã viết, căn cứ vào đó GV sẽ sửa chữa, uốn nắn cho những em đặt câu chưa hay và khen ngợi những em viết được những câu văn có hình ảnh so sánh đẹp.
Thông qua quá trình HS thực hiện yêu cầu bài tập và nhận xét, đánh giá kết quả của nhau, GV gợi ý để HS rút ra những điều cần ghi nhớ khi rèn luyện kĩ năng đặt câu có hình ảnh so sánh. Chẳng hạn, muốn viết được câu văn có hình ảnh so sánh đẹp thì cần phải biết quan sát tốt những sự vật xung quanh để tìm ra những điểm giống nhau của các sự vật đó.
Như vậy, đối với dạng bài tập này, SGK đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua các tranh vẽ từng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau hoặc gần giống nhau về hình thức. HS chỉ cần xác định đúng đối tượng được so sánh và đối tượng được đưa ra làm chuẩn để so sánh ở từng cặp. Sau đó, xác lập quan hệ so sánh giữa hai đối tượng rồi đặt câu có chứa hình ảnh so sánh ấy. Đối với những bài tập đã cho sẵn cấu trúc câu, cho sẵn ba trong 4 yếu tố trong mô hình cấu trúc của so sánh HS chỉ cần tìm 1 trong 4 yếu tố của mô hình để điền vào chỗ trống ấy.
Ví dụ: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như... , như...
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như...
c. ở thành phố, có nhiều toà nhà cao như...
(TV3, t.1, tr.126)
Hoạt động của GV
- Đọc yêu cầu bài tập?
- Đó là những sự vật nào?
- Bài tập yêu cầu em làm gì?
- Muốn tìm từ thích hợp vào chỗ trống em phải làm gì?
- Mời 1 bạn lên bảng điền câu a.
- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét kết quả bài làm của bạn.
- GV tổng kết và lựa chọn những kết quả phù hợp nhất rồi điền vào chỗ trống trong các câu văn viết trên bảng.
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
c. ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi / như trái núi.
Muốn viết được những câu văn có các em phải biết quan sát, ai có óc quan sát tốt, người ấy sẽ biết cách so sánh hay.
Hoạt động của HS
- 2 HS đọc
- BT cho em biết những sự vật so sánh trong câu
- Đó là những sự vật sau:
a. công cha nghĩa mẹ
b. đường đất sét
c. nhiều toà nhà
- Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trỗng.
- Tìm sự vật được so sánh tương ững với các sự vật trên.
- 1 HS lên bảng điền, cả lớp điền vào bảng con.
VD: Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
Với 2 câu còn lại, HS làm cá nhân vào VBT hoặc viết vào giấy nháp từ cần điền ứng với từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm và nhận xét bài làm của bạn.
2.3. Tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong giờ học Tập đọc
2.3.1. Thống kê các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3
Trong phân môn Tập đọc ở lớp 3 có 85 văn bản nghệ thuật bao gồm thơ, tạp văn, truyện ngắn, truyện cười, truyện ngụ ngôn... trong đó, có 32 văn bản chứa hình ảnh so sánh.
Bảng 4: Các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3
TT
Hình ảnh so sánh
Bài
Trang
1
Hai bàn tay em như hoa đầu cành
Hai bàn tay em
7
2
Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai
Cô giáo tí hon
17
3
Thần Chết chạy nhanh hơn gió
Người mẹ
29
4
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà
Mẹ vắng nhà ngày bão
32
5
Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
ông ngoại
34
6
Mùa thu là vàng hoa cúc như nghìn con mắt
Mùa thu của em
42
7
- Đi đón ngày khai trường vui như là đi hội
- Lá cờ bay như reo.
Ngày khai trường
49
8
- Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
- Mấy người học trò bỡ ngỡ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.
Nhớ lại buổi đầu đi học
51
10
- Quê hương là chùm khế ngọt
- Quê hương là đường đi học
- Quê hương là con diều biếc
- Quê hương là con đò nhỏ
- Quê hương là cầu tre nhỏ
- Quê hương là đêm trăng tỏ
- Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương
79
11
Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi
Đất quý, đất yêu
84
12
- Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lớp tuyết cực mỏng.
- Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
- Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong cái áo xôi nếp trắng được đặt vào những chiếc lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa
- Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó
Chõ bánh khúc của dì tôi
91
13
Đi giữa rừng hoa như đi trong mơ
Nắng phương Nam
94
14
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Cảnh đẹp non sông
97
15
Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc
Người con của Tây Nguyên
103
16
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh đồng lúa vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
Vàm Cỏ Đông
106
17
Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
- Bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển
Cửa Tùng
109
18
Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm
Người liên lạc nhỏ
112
19
- Người, xe đi như gió thổi
- Nhà cao sừng sững như núi
- Đường lên đi vào trong ruột
Quanh co như Páo leo đèo
- Bố ở tầng năm chót vót
Gió như đỉnh núi bản ta
Nhà bố ở
124
20
- Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa
Đôi bạn
130
21
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm
Về quê ngoại
133
22
Anh Đóm quay vòng như sao bừng nở
Anh Đom đóm
143
23
Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối
ở lại với chiến khu
13
24
Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng
Trên đường mòn Hồ Chí Minh
19
25
Những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay
Ông tổ nghề thêu
23
26
Cái cầu tre như võng trên sông ru người qua lại
Cái cầu
34
27
- Cái chân tựa như bằng cột sắt
- Ông nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên nhẹ nhàng như giơ con ếch có sợi rơm ngang bụng vậy.
Hội vật
59
28
Cả bầy hăng máu phóng như bay
Hội đua voi ở Tây Nguyên
60
29
Bước say mê như giữa trang cổ tích
Đi hội chùa Hương
68
30
- Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ.
- Cậu khoẻ chẳng khác gì một con bò mộng non
Buổi học thể dục
89
31
Nó cất cánh bay nhẹ như chẳng ngờ
Con cò
111
32
- Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác thổi về
Như ào ào trận gió.
- Lá xoè từng tia nắng
giống hệt như mặt trời
Mặt trời xanh của tôi
125
2.3.2. Vẻ đẹp của các hình ảnh so sánh trong các bài Tập đọc ở l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV GDTH Hanh.doc