Tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001- 2005: Mở đầu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư ở Hà Nội những năm gần đây, nhất là từ Hội nghị lần thứ 8 khoá XII của Thành uỷ Hà Nội - tháng 4/1997 được Thành phố rất quan tâm và đã đạt những kết quả khá. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, việc nghiên cứu những phương hướng và các giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho giai đoạn 2000-2005 là rất cần thiết, đặc biệt là giải pháp điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư.
Năm 1999, Hà nội đã triển khai có kết quả việc Nghiên cứu động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1991-1998, kiến nghị về phương hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2001-2005 . Qua nghiên cứu cho thấy: Những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1991-1998 mà Nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần thứ XI ( tháng 11/1991) và lần thứ XII ( tháng 5/1996) đã đề ra là phù hợp. Những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Nội thời gian qua có nguyên nhân quan trọng là chưa đề ra đ...
86 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001- 2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư ở Hà Nội những năm gần đây, nhất là từ Hội nghị lần thứ 8 khoá XII của Thành uỷ Hà Nội - tháng 4/1997 được Thành phố rất quan tâm và đã đạt những kết quả khá. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, việc nghiên cứu những phương hướng và các giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho giai đoạn 2000-2005 là rất cần thiết, đặc biệt là giải pháp điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư.
Năm 1999, Hà nội đã triển khai có kết quả việc Nghiên cứu động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1991-1998, kiến nghị về phương hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2001-2005 . Qua nghiên cứu cho thấy: Những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1991-1998 mà Nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần thứ XI ( tháng 11/1991) và lần thứ XII ( tháng 5/1996) đã đề ra là phù hợp. Những khó khăn, hạn chế trong thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Nội thời gian qua có nguyên nhân quan trọng là chưa đề ra được những định hướng và giải pháp phù hợp trong điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đặc biệt là cơ cấu vốn đầu tư nhằm phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đã định. Tháng 4/1997 Hội nghị Thành uỷ lần thứ VIII khoá XII mới bắt đầu đề cập đến vấn đề này với mục đích đầu tư là phương tiện trực tiếp hình thành cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư sẽ tác động và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cho nên sau thời gian thực tập qua nghiên cứu các tài liệu liên quan và tìm hiểu thực tế tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội với những kiến thức đã được học, dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Tiến Dũng giảng viên khoa Kinh tế Phát triển cùng với Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cùng toàn bộ cán bộ của phòng tôi quyết định chọn đề tài" Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001- 2005" làm Luận văn tốt nghiệp. Luận văn là sự nghiên cứu nối tiếp những phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng đã đề ra.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng cơ cấu vốn đầu tư của Hà Nội giai đoạn 1996-2000. Trên cơ sở đó căn cứ định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2001-2005 để đề xuất phương hướng và những giải pháp kinh tế điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nội dung nghiên cứu:
Từ xác định mục tiêu nghiên cứu của Luận văn, nội dung nghiên cứu của Luận văn gồm:
1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cơ cấu vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư làm cơ sở cho công tác nghiên cứu thực tiễn.
2. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng cơ cấu vốn đầu tư và tình hình chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1996-2000, rút ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân.
3. Trên cơ sở định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2001-2005, xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp kinh tế điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây để nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thống kê
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp mô hình hoá
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội và giới hạn trong nghiên cứu về đầu tư phát triển ở giác độ nền kinh tế Thủ đô.
Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, một số kiến nghị và danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận về chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành
Chương 2: Thực trạng cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1996-2000
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2005.
Mặc dù Luận văn đã hoàn thành, nhưng do thời gian thực tập ngắn. Mặt khác do sự hiểu biết của bản thân cả về trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế hơn thế nữa đây là một vấn đề còn rất mới. Cho nên Luận văn mới chỉ là bước khởi đầu, còn nhiều sai xót và khiếm khuyết. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Dũng, TS Nguyễn Văn Nam và toàn thể phòng Tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thiện Luận văn.
Chương 1
Nhũng lý luận về chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành
1.1. Vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư
Đầu tư là "sự bỏ ra, sự hy sinh" những cái gì đó ( tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi hơn cho người đầu tư trong tương lai. Hay nói cách khác, đầu tư là sự hy sinh những lợi ích hiện tại để nhằm thu về lợi ích lớn hơn trong tương lai.
Căn cứ vào bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại có thể chia đầu tư thành 3 loại chủ yếu sau:
1.1.1.1. Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài chính không làm tăng tài sản của nền kinh tế ( nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư. Với hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng và là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
1.1.1.2. Đầu tư thương mại: là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế ( nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi, bán lại. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển.
1.1.1.3 Đầu tư phát triển: là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
Nhìn chung đối tượng nghiên cứu trong Luận văn chỉ là nghiên cứu về đầu tư phát triển - loại hình đầu tư gắn trực tiếp với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.1.2. Nguồn gốc và bản chất của vốn đầu tư
Trong tác phẩm "Tư bản", với giả định nền kinh tế không có ngoại thương, K. Marx đã chỉ ra: để đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng, nền sản xuất xã hội cần phải đảm bảo V+M của khu vực I ( khu vực sản xuất ra tư liệu sản xuất) lớn hơn tiêu hao vật chất của khu vực II ( khu vực sản xuất ra tư liệu tiêu dùng): CII, tức là:
(V+M)I > CII Trong đó: C là phần tiêu hao vật chất
hay: (C+V+M)I > CI+CII V+M là phần giá trị mới sáng tạo ra
Điều này có nghĩa là tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn cho những tiêu hao vật chất CI và CII ở cả hai khu vực của nền kinh tế, mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo.
Còn ở khu vực II ( sản xuất tư liệu tiêu dùng) thì:
( C+V+M)II > (V+M)I + (V+M)II
Có nghĩa là tư liệu tiêu dùng do khu vực II tạo ra không chỉ bù đắp tư liệu tiêu dùng ở cả hai khu vực mà còn phải thừa để đảm bảo thoả mãn nhu cầu tư liệu tiêu dùng tăng thêm do quy mô của nền sản xuất xã hội được mở rộng.
Để có dư thừa tư liệu sản xuất, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Để có dư thừa tư liệu tiêu dùng, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm tư liệu tiêu dùng ở cả hai khu vực. Từ đó có thể rút ra kết luận:
Con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và trong tiêu dùng.
Vấn đề này cũng đã được kinh tế học hiện đại chứng minh. Thật vậy, nếu gọi GDP là tổng sản phẩm quốc nội, C là tiêu dùng (tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của Chính phủ), I là đầu tư của doanh nghiệp ( bổ sung vốn lưu động và cố định) thì:
GDP = C + I
Phần đầu tư I của doanh nghiệp chính là phần dư ra ( hay tiết kiệm) không tiêu dùng đến từ GDP. Nếu gọi phần tiết kiệm là S thì:
GDP = C + S
Từ đó suy ra I = S
Như vậy, tăng GDP cho phép tăng C + S hay C+I. Nếu C+I càng lớn thì sản xuất càng được mở rộng; đến lượt mình, sản xuất càng mở rộng, GDP càng tăng và càng có điều kiện tăng tiêu dùng, nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng sản xuất.
Trong điều kiện nền kinh tế mở (nền kinh tế có ngoại thương):
GDP = C+I+X-M Trong đó: X là giá trị hàng hoá xuất khẩu
M là giá trị hàng hoá nhập khẩu
GDP = C+S
Vậy: S = I+X- M hay I - S = M - X
Nếu M - X > 0 thì I - S >0.
Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế mở, nguồn vốn để đầu tư ngoài tiết kiệm trong nước còn có thể huy động vốn từ nước ngoài trong trường hợp tiết kiệm không đáp ứng nhu cầu đầu tư, thâm hụt tài khoản vãng lai. Vay nợ nước ngoài là hình thức chủ yếu để tài trợ cho đầu tư nhằm phát triển kinh tế trong trường hợp thâm hụt tài khoản vãng lai.
Từ đây có thể rút ra định nghĩa về vốn đầu tư theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng như sau: Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Từ sự xem xét bản chất của vốn đầu tư, các lý thuyết kinh tế, đều coi vốn đầu tư là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này được thể hiện trên các mặt sau:
1.1.3.1. Vốn đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu:
Về tổng cầu: Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Theo Ngân hàng Thế giới , đầu tư thường chiếm 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn, khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng ( đường D1 dịch chuyển sang D2) kéo sản lượng cân bằng tăng theo từ Q0 đến Q1 và giá cân bằng tăng từ P0 đến P1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0, đến E1.
Về tổng cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới do đầu tư tạo ra đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên ( đường S1 dịch chuyển sang S2), kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1 đến Q2 và do đó giá cả sản phẩm giảm từ P1 đến P2. Sản lượng tăng, giá giảm xuống, cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất phát triển hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
D1
D2
Eo
E1
P1
Po
P2
Qo Q1 Q2
E2
Q
P
S1
S1
Hình1
1.1.3.2 .Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Đầu tư tạo ra năng lực sản xuất mới, làm tăng năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung do đó làm tăng tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Mức ảnh hưởng của đầu tư đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư và hệ số ICOR. Mối quan hệ đó được thể hiện qua công thức:
Vốn đầu tư Vốn đầu tư
Mức tăng GDP( DGDP) = ----------------- hay ICOR = ------------------
ICOR D GDP
Hệ số ICOR cho thấy hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, nói lên lượng vốn đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị GDP tăng thêm. Về phương diện lý thuyết khi hệ số ICOR càng thấp chứng tỏ nền kinh tế càng có hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế ICOR còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nền kinh tế đang ở trong giai đoạn phát triển nào, đã công nghiệp hoá chưa? Đó là nền kinh tế "đóng" hay "mở"? Mức độ tác động của bối cảnh quốc tế thuận lợi hay khó khăn? Chất lượng quản lý nhà nước về đầu tư cao hay thấp?...
ở các nước phát triển, ICOR thường lớn do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thường thấp do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. ICOR trong nông nghiệp thường thấp hơn trong công nghiệp. Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.
1.2. Phân loại vốn đầu tư
1.2.1. Phân loại vốn đầu tư theo nguồn hình thành
Ngày nay vốn đầu tư của mỗi nước thường gồm 2 nguồn: vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.1.1. Vốn đầu tư trong nước bao gồm các nguồn: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư từ các nguồn tự có của doanh nghiệp, vốn đầu tư tích luỹ của dân cư.
- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn hình thành trong quá trình hoạt động thu - chi ngân sách nhà nước theo luật ngân sách. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước, ngoài ra để thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội quốc gia. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có thể cấp phát không thu hồi và có thể thu hồi thông qua hình thức tín dụng nhà nước.
- Vốn tín dụng đầu tư là nguồn vốn huy động và cho vay của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng dùng để cho vay trung và dài hạn đối với nền kinh tế. Nguồn vốn này do ngân hàng quản lý và cho vay theo luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng.
- Vốn tự có của doanh nghiệp bao gồm vốn doanh nghiệp tích luỹ từ thu nhập kinh doanh, vốn ngân sách cấp vốn điều lệ, vốn khấu hao cơ bản và các nguồn vốn huy động khác.
- Vốn đầu tư tích luỹ của dân cư là bộ phận vốn nhàn rỗi chưa sử dụng trong dân cư có thể huy động cho đầu tư phát triển.
Xét về lâu dài, vốn trong nước là nguồn vốn quan trọng đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục, vững chắc và không phụ thuộc của nền kinh tế các nước. Kinh nghiệm thực tế của các nước trong khu vực và của nước ta trong những năm qua, đặc biệt là từ cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực gần đây càng chứng tỏ điều này.
1.2.1.2. Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: vốn viện trợ phát triển chính thức ( ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOS), vốn tín dụng thương mại nước ngoài.
- Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO)
Vốn tín dụng thương mại nước ngoài
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với các nước nghèo, để phát triển kinh tế nhanh thì một vấn đề đặt ra là thiếu vốn gay gắt. Do thiếu vốn nên thiếu nhiều điều kiện cho sự phát triển như thiếu công nghệ, thiếu cơ sở hạ tầng... Do dó trong bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế thì không thể không huy động vốn từ nước ngoài. Ngày nay không có một nước chậm phát triển nào trên con đường phát triển lại không tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoaì, nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở.
Tuy nhiên, cơ sở để tiếp thu và phát huy tác dụng của vốn đầu tư nước ngoài lại chính là cơ sở vật chất kỹ thuật và khối lượng vốn đầu tư trong nước. Tỷ lệ giữa vốn đầu tư huy động từ trong nước để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Với Trung quốc tỷ lệ này là 5:1, một số nước khác thường là 3:1,với Việt Nam theo các nhà kinh tế thì tỷ lệ hợp lý là 2:1.
Do đó, xét về lâu dài thì nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục, vững chắc và không phụ thuộc phải là nguồn vốn đầu tư từ trong nước. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực, nhất là kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á vừa qua càng chứng tỏ điều này.
1.2.2. Phân loại vốn đầu tư theo mục đích sử dụng
Theo mục đích sử dụng vốn đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Theo mục đích đầu tư vào các ngành kinh tế thì vốn đầu tư chia thành: vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Theo mục đích đầu tư vào tài sản, vốn đầu tư chia thành: vốn đầu tư hình thành tài sản cố định ( vốn đầu tư dài hạn) và vốn đầu tư hình thành tài sản lưu động ( vốn đầu tư ngắn hạn ).
Theo lĩnh vực đầu tư, vốn đầu tư chia thành: vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho kinh doanh. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng không mang lại hiệu quả tài chính trực tiếp mà thông qua đánh giá tổng thể hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư kinh doanh nhằm tăng năng lực sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm...
Theo khu vực phát triển, vốn đầu tư chia thành: vốn đầu tư vào khu vực đô thị, vốn đầu tư vào khu vực nông thôn đồng bằng, vốn đầu tư vào miền núi... Riêng đối với Hà Nội, đó là vốn đầu tư cho khu vực nội thành và vốn đầu tư cho khu vực ngoại thành.
Theo nội dung đầu tư, vốn đầu tư chia thành: vốn đầu tư cho xây lắp, vốn đầu tư cho thiết bị và vốn đầu tư cho kiến thiết cơ bản khác.
1.3 . Cơ cấu vốn đầu tư và phân loại cơ cấu vốn đầu tư
Cũng như mọi khái niệm về cơ cấu, cơ cấu vốn đầu tư là một phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất và tỷ lệ về lượng giữa các yếu tố cấu thành bên trong của hoạt động đầu tư vốn cũng như giữa các yếu tố đó với tổng thể các mối quan hệ hoạt động kinh tế khác trong quá trình tái sản xuất xã hội.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cơ cấu vốn đầu tư thường được đề cập từ khía cạnh nguồn vốn hay từ khía cạnh thực hiện vốn đầu tư.
Phân tích cơ cấu vốn đầu tư theo khía cạnh nguồn hình thành vốn rất có ý nghĩa đối với việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Thực chất của cơ cấu này là quy định rõ tính chất sở hữu của nguồn vốn đầu tư, từ đó quyết định tính chất sở hữu đối với các tài sản được hình thành từ nguồn vốn đầu tư và do vậy quy định thu nhập và phân phối thu nhập có được do năng lực sản xuất mới tăng thêm tạo ra. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn tác động trực tiếp đến việc hình thành cơ cấu thành phần kinh tế.
Cùng với việc nghiên cứu cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn, việc nghiên cứu cơ cấu vốn đầu tư theo khía cạnh thực hiện vốn có ý nghĩa rất quan trọng vì nó nói rõ vốn được phân bổ vào đâu? được sử dụng như thế nào? Theo giác độ thực hiện vốn đầu tư có thể nghiên cứu cơ cấu vốn đầu tư theo rất nhiều khía cạnh khác nhau. Với mục đích nghiên cứu cơ cấu vốn đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thường chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu thực hiện vốn đầu tư trên khía cạnh :
- Cơ cấu thực hiện vốn đầu tư theo ngành: Đây là loại cơ cấu vốn đầu tư có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu này quy định tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư vào các ngành kinh tế, qua đó quyết định quan hệ tỷ lệ về vốn sản xuất giữa các ngành và cuối cùng quyết dịnh mối quan hệ giữa các ngành về mặt định tính cũng như định lượng.
- Cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư: cơ cấu vốn đầu tư này quyết định tỷ lệ vốn đầu tư phân bổ cấu thành kết cấu kỹ thuật của các công trình đầu tư như: vốn xây lắp, vốn thiết bị, vốn cho kiến thiết cơ bản khác. Cơ cấu đầu tư này có tác động tích cực hình thành cơ cấu kỹ thuật của nền kinh tế.
Tuy nhiên trong Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu thực hiện vốn đầu tư theo ngành
1.4. Quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế và sự cần thiết phải định hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư.
1.4.1 Cơ cấu kinh tế và những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
1.4.1.1 Cơ cấu kinh tế .
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận cấu thành của nền kinh tế, cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các yếu tố cấu thành của nền kinh tế đối với nhau hay toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của một nền tái sản xuất xã hội trong hoàn cảnh kinh tế nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại về nội dung bên trong của hệ thống kinh tế.
+ Cơ cấu kinh tế có các đặc trưng chủ yếu như:
- Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan
- Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử
- Cơ cấu kinh tế mang tính hệ thống
- Cơ cấu kinh tế có tính chất động
- Cơ cấu kinh tế có tính hướng đích hay mục tiêu
- Cơ cấu kinh tế mang tính kế thừa rất rõ rệt
+ Cơ cấu kinh tế bao gồm các loại chính như sau:
- Cơ cấu ngành: là sự kết hợp giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân hoặc từng loại hình sản xuất, từng xí nghiệp trong nội bộ ngành.
Cơ cấu lãnh thổ: là sự kết hợp giữa các vùng, lãnh thổ trong toàn quốc hoặc từng đơn vị cơ sở trong mỗi vùng.
Cơ cấu các thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế-kỹ thuật: là quan hệ kết hợp theo quy mô trình độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, cơ giới hoá...
Cơ cấu kinh tế chung: là quan hệ giữa các chỉ tiêu chủ yếu , các mối quan hệ cân đối trong nền kinh tế quốc dân như quan hệ tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, trong thu nhập quốc dân, giữa đầu tư với tổng sản phẩm quốc dân...
Cơ cấu kinh tế quản lý: phản ánh mối quan hệ kết hợp giữa các cấp quản lý kinh tế như Trung ương, địa phương.
Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành là quan trọng nhất vì nó phản ánh tập trung nhất trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Ngành được biểu hiện ở tổng thể các đơn vị kinh tế cùng thực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Nó được phân biệt theo tính chất và đặc điểm của sản phẩm một trong những cách phân loại cơ cấu ngành là cơ cấu: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Các bộ phận hợp thành của cơ cấu kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau, tính hợp lý của một cơ cấu kinh tế chính là sự hài hoà, ăn khớp giữa các bộ phận cấu thành, cho phép sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của xã hội phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.
Để đánh giá hiệu quả của một cơ cấu kinh tế cần phải đưa ra các chỉ tiêu đánh giá toàn diện cả về mặt định tính cũng như định lượng.
Về mặt định tính: Đó là sự phù hợp, đáp ứng được các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế-chính trị-xã hội đặt ra trong từng thời kỳ cụ thể. Đối với nước ta hiện nay, quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thập niên 90 được Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII chỉ rõ: “Phát triển nông lâm-ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội, đồng thời tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và một số khoáng sản, phát triển có chọn lựa một số ngành công nghiệp tư liệu sản xuất khác và các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên phát triển điện, giao thông, thuỷ lợi và thông tin liên lạc”.
Về mặt định lượng: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực chất là sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng đầu ra. Sự chuyển dịch này phụ thuộc vào hai yếu tố: năng suất lao động và quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ...Từ đó cho thấy hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế xét về mặt lượng thể hiện ở hiệu quả sử dụng các yếu tố đó trên phạm vi toàn nền kinh tế.
1.4.1.2. Một số lý luận cơ bản về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Về mặt lịch sử có thể thấy quá trình công nghiệp hoá cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Từ trước đến nay đã có nhiều trường phái lý thuyết đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy góc độ tiếp cận có khác nhau. Xét điển hình các quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ba trường phái lớn là: Kinh tế học Macxít , kinh tế học thuộc trào lưu chính hiện đại và kinh tế học phát triển.
+ Kinh tế học Macxít
Trong kinh tế học Macxít, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ được trình bày tập trung trong 2 học thuyết: Phân công lao động xã hội và tái sản xuất tư bản xã hội.
Học thuyết về phân công lao động xã hội đã chỉ rõ những điều kiện tiền đề cần thiết quyết định sự thay đổi về chất của cuộc cách mạng công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất của phương thức sản xuất TBCN hiện đại. Những tiền đề đó là:
- Sự tách rời giữa thành thị và nông thôn.
Số lượng dân cư và mật độ dân số.
Năng suất lao động trong nông nghiệp được nâng cao đủ để cung cấp sản phẩm “tất yếu” cho cả những người lao động trong nông nghiệp lẫn những người lao động thuộc các ngành sản xuất khác.
Điều kiện có ý nghĩa quyết định cuộc cách mạng công nghiệp của CNTB là sản xuất hàng hoá và phát triển kinh tế thị trường.
Đặc biệt trong học thuyết tái sản xuất TBXH đã phân tích mối quan hệ giữa các ngành sản xuất trong quá trình vận động và phát triển. Thông qua việc phân tích sự trao đổi sản phẩm giữa các khu vực sản xuất, có chú ý đến tác động của khoa học-kỹ thuật dưới khái niệm “cấu tạo hữu cơ ”, học thuyết về tái sản xuất TBXH đã nêu lên mối quan hệ giữa các ngành trong mệnh đề cơ bản như sau: “sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất; sau đó đến sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng; và chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng ”
+ Kinh tế học thuộc trào lưu chính:
Do đối tượng của kinh tế học thuộc trào lưu chính là nền kinh tế thị trường phát triển nên vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là mục tiêu phân tích trực tiếp. Song với mục tiêu duy trì sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế, kinh tế học hiện đại một mặt đi sâu phân tích các điều kiện đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của thị trường, mặt khác đề cao vai trò của Nhà nước nhằm khắc phục những hạn chế của thị trường thông qua hàng loạt chính sách kinh tế vĩ mô. Trên góc độ đó, những phân tích về xu hướng chuyển dịch về cơ cấu kinh tế ở những nền kinh tế phát triển dưới tác động của cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới đã đóng góp một phần quan trọng vào lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Hầu hết các công cụ phân tích động thái tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang được sử dụng trong các lý thuyết phát triển mà đối tượng của nó là các nền kinh tế đang phát triển.
+ Các lý thuyết phát triển.
Với việc tổng kết kinh nghiệm ở các nước khác nhau trên con đường phát triển, vận dụng các công cụ phân tích của kinh tế học hiện đại, lý thuyết phát triển có nhiệm vụ tìm ra con đường hoặc mô hình phát triển kinh tế cho các nước chậm phát triển. Do vậy, động thái tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng trở thành những nội dung cơ bản của trường phái lý thuyết kinh tế này. Tuy nhiên, do địa bàn khảo sát khác nhau và góc độ tiếp cận khác nhau nên vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét ở những góc độ không giống nhau.
Lý thuyết phân kỳ của Walt Rostow cho rằng phát triển kinh tế ở một nước trải qua 5 giai đoạn tuần tự: xã hội truyền thống, giai đoạn chuẩn bị cất cánh, giai đoạn cất cánh, giai đoạn chuyển tới sự chín muồi về kinh tế, và giai đoạn phát triển cao. Theo lý thuyết này, hầu hết các nước đang phát triển hiện nay đang ở vào khoảng giữa giai đoạn 2 và 3. Ngoài những dấu hiệu kinh tế-xã hội khác, về mặt cơ cấu thể hiện ở sự hình thành một số ngành công nghiệp chế biến có khả năng tạo tích luỹ, lôi kéo nền kinh tế, tạo lập một số lĩnh vực có vai trò đầu tàu, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Nghĩa là trong chính sách cơ cấu, các nước có xu hướng chung là lựa chọn và ấn định một trật tự ưu tiên phát triển cho các ngành và lĩnh vực trong từng giai đoạn cụ thể.
Lý thuyết Nhị nguyên do A.Lewis khởi xướng tiếp cận vấn đề cơ cấu từ thực tế các nước đang phát triển. Theo thuyết này nền kinh tế ở các nước đang phát triển có hai khu vực song song tồn tại: khu vực kinh tế truyền thống (chủ yếu là nông nghiệp ) và khu vực kinh tế công nghiệp (nhập khẩu từ bên ngoài). Do khu vực truyền thống có năng suất lao động thấp, dư thừa lao động nên có thể di chuyển một phần lao động sang khu công nghiệp mà không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Còn công nghiệp, do năng suất lao động cao, có thể tự tích luỹ để mở rộng sản xuất một cách độc lập không phụ thuộc vào những điều kiện chung của nền kinh tế. Như vậy theo thuyết này thì chỉ cần tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp hiện đại càng nhanh càng tốt và khi công nghiệp phát triển sẽ dần dần rút lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển nền kinh tế từ trạng thái nhị nguyên thành nền kinh tế công nghiệp phát triển.
Trong thực tế thuyết nhị nguyên tỏ ra không phù hợp với nền kinh tế các nước đang phát triển. Bởi vì, Thứ nhất, khu vực công nghiệp hiện đại chưa đủ lớn mạnh để thu nhận hết lao động từ nông nghiệp. Thứ hai, trình độ chuyên môn của người lao động nông nghiệp rất hạn chế, chưa được đào tạo và không thể đáp ứng được đòi hỏi của ngành công nghiệp du nhập có hàm lượng sử dụng lao động thấp. Nhiều nhà kinh tế đã tiếp tục nghiên cứu và bổ xung vào lý thuyết này. Họ đã lần lượt chỉ ra giới hạn trong quan hệ chuyển đổi giữa hai khu vực và đi tới khẳng định sự cần thiết quan tâm thích đáng tới nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Lý thuyết cân đối liên ngành:
Quan điểm của trường phái này cho rằng để nhanh chóng công nghiệp hoá cần phát triển đồng đều ở tất cả mọi ngành kinh tế quốc dân, sự tác động qua lại giữa các ngành là nội lực duy nhất tạo ra sự tăng trưởng của các ngành đó. Do tư duy khép kín trong nền kinh tế đóng, lý thuyết này đã bộc lộ hai yếu điểm lớn:
+ Việc phát triển một cơ cấu kinh tế cân đối, hoàn chỉnh đã biệt lập nền kinh tế với thế giới bên ngoài.
+ Do hạn chế về nguồn lực, việc phát triển theo kiểu dàn đều làm phân tán nguồn lực và không cho phép thực hiện được mục tiêu cơ cấu đã đề ra ban đầu.
Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối:
Những người đại diện của trường phái này như: A. Hirschman, F. Perrens, G.Destanne de Bernis cho rằng không thể và không cần thiết phải duy trì cơ cấu liên ngành hoàn chỉnh cho mọi quốc gia với những lý do sau đây:
+ Phát triển cân đối sẽ triệt tiêu động lực kích thích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng.
+ Trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò tạo “cực tăng trưởng” của các ngành là không giống nhau, trên cơ sở lợi thế so sánh mà các ngành khai thác được là khác nhau.
+ Nguồn lực của các nước bước vào công nghiệp hoá rất hạn chế, thị trường chưa phát triển, việc bố trí dàn trải sẽ làm phân tán nguồn lực.
Do những lý do trên, việc phát triển cơ cấu không cân đối là một sự lựa chọn bắt buộc, nhất là trong xu thế mở cửa, quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới như hiện nay.
Lý thuyết phát triển theo mô hình “đàn nhạn bay”.
Người khởi xướng lý thuyết này là giáo sư Kaname Akamatsu đã khẳng định khả năng đuổi kịp các nước đi trước của các nước đang phát triển và đưa ra những kiến giải về quá trình đuổi kịp đó. Ông chia quá trình “đuổi kịp” ra thành 4 giai đoạn theo trình tự sau:
+ Giai đoạn 1: Các nước đang phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển hơn và xuất khẩu sản phẩm thủ công đặc biệt.
+ Giai đoạn 2: Nhập hàng từ các nước công nghiệp để phát triển sản xuất hàng tiêu dùng trước đây vẫn phải nhập khẩu. Những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu phát triển mạnh trong giai đoạn nay. Song những điều chỉnh cơ cấu kinh tế vĩ mô lại được dành ưu tiên cho các ngành trợ giúp đặc biệt là cơ sở hạ tầng.
+ Giai đoạn 3: Sản phẩm tiêu dùng thay thế nhập khẩu đã đạt đến trình độ xuất khẩu. Nền kinh tế đã có thể tự sản xuất các sản phẩm đầu tư để tự mở rộng sản xuất. ở giai đoạn này cơ cấu hàng công nghiệp đã trở nên đa dạng hơn.
+ Giai đoạn 4: Xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng đã bắt đầu giảm xuống, thay vào đó là hàng hoá đầu tư. Về mặt kỹ thuật nền công nghiệp đã có thể đạt ngang bằng với các nước công nghiệp phát triển và thực hiện chuyển giao một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sang các nước kém phát triển hơn. Lý thuyết phát triển theo mô hình “đàn nhạn bay” có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối, trên cơ sở tạo ra các cực tăng trưởng nhanh, hướng về xuất khẩu trên cơ sở tận dụng các lợi thế so sánh.
Tóm lại: trên phương diện lý luận, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành đã được nhiều trường phái kinh tế phân tích. Do đứng từ những góc độ khác nhau và cách tiếp cận khác nhau nên các quan niệm về vấn đề cơ cấu ngành kinh tế cũng không giống nhau. Đó là cách thức phân chia ngành trong nền kinh tế, là tiêu chuẩn đánh giá vai trò của các ngành trong sự phát triển của nền kinh tế, là sự khác nhau trong các kết luận rút ra,...Sự khác nhau như vậy cũng là điều bình thường. Vấn đề là khi phân tích và vận dụng chúng, phải đúng trong logic của mỗi lý thuyết đó để tìm ra được các đặc thù trong mô hình thực tế được lựa chọn và áp dụng.
1.4.2. Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế
Trên giác độ kinh tế vĩ mô, đầu tư với chức năng quan trọng tác động trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội và làm biến đổi cơ cấu kinh tế. Do đó, cơ cấu vốn đầu tư có mối quan hệ mật thiết với sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế. Những tác động chủ yếu của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu kinh tế thể hiện ở các nội dung sau:
- Thứ nhất, một sự thay đổi về số tuyệt đối hoặc tỷ trọng vốn đầu tư trong mỗi ngành sẽ làm thay đổi năng lực sản xuất và do đó làm thay đổi sản lượng của ngành đó dẫn đến làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mức tác động của thay đổi cơ cấu đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuỳ thuộc vào động thái tăng trưởng sản lượng và mức độ phát triển hợp lý của mỗi ngành.
- Thứ hai, tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi ngành không chỉ phụ thuộc vào khối lượng gia tăng vốn đầu tư mà còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó. Nghĩa là vốn đầu tư được sử dụng phải phù hợp với các nguồn đầu vào khác như lao động, tài nguyên và công nghệ, phải cho phép phát huy được các lợi thế của ngành. Tức là mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn đầu tư đến cơ cấu kinh tế tuỳ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nội bộ mỗi ngành.
- Thứ ba, do đầu tư là một quá trình có độ trễ về thời gian và độ dài của thời gian trễ thường khác nhau giữa các ngành, hiệu quả tác động của cơ cấu vốn đầu tư đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế chỉ có thể diễn ra khi vốn đầu tư được phát huy hiệu quả trong sản xuất xã hội. Sự tác động của cơ cấu vốn đầu tư đối với cơ cấu tổng cung và cơ cấu tổng cầu của nền kinh tế là không cùng thời điểm. Từ hai nhận xét trên cho thấy cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu kinh tế có mối quan hệ độc lập tương đối. Vì vậy, khi bố trí cơ cấu vốn đầu tư không chỉ xem xét sự tác động trực tiếp, trước mắt của cơ cấu vốn đầu tư tới cơ cấu kinh tế, mà phải có cái nhìn chiến lược lâu dài, có như vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu định hướng mới được thực hiện một cách có hiệu quả.
- Thứ tư, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu đầu tư được hình thành từ hai lực tác động: thị trường và định hướng của nhà nước. Dưới tác động của thị trường, việc phân bổ vốn đầu tư vào đâu, nhằm sản xuất cái gì và lựa chọn công nghệ nào là do tác động của giá cả trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường. Điều này dẫn đến xu hướng tự phát hình thành cơ cấu đầu tư và theo đó tự phát hình thành cơ cấu kinh tế. Để hạn chế những mặt tự phát của thị trường, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và các công cụ, kể cả việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước để định hướng cho mọi thành phần kinh tế đầu tư theo mục tiêu đã định.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai, về khả năng sinh học, để đạt tốc độ tăng trưởng 5-6% là rất khó khăn. Đầu tư còn là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nền kinh tế. Với trình độ công nghệ lạc hậu của nền kinh tế hiện nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chúng ta không có một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo; phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế kinh tế, chính trị,... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển ( ví dụ tập trung đầu tư phát triển mạnh các vùng kinh tế động lực, làm bàn đạp thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển).
Như vậy, chính sách đầu tư có tính chất quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia, các vùng, các địa phương nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
1.4.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
Trong 15 năm đổi mới, nền kinh tế Thủ đô đã vượt qua nhiều thử thách lớn, đạt tốc độ tăng trưởng cao và liên tục. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới đã và đang tạo thế và lực mới cho kinh tế Thủ đô bước vào một thời kỳ phát triển cao hơn. Những tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã được tạo ra. Quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới đã và đang được mở rộng hơn bao giờ hết. Khả năng hội nhập trên tinh thần giữ vững độc lập tự chủ của đất nước đang ngày càng tăng thêm. Đó là những cơ hội lớn để chúng ta tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Để thoát khỏi một cách cơ bản tình trạng yếu kém của nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra cần phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, theo nội dung của phát triển kinh tế, tăng trưởng cao cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung cơ bản có tính chất quyết định.
Tăng trưởng kinh tế là tăng quy mô sản lượng đầu ra của nền kinh tế tính bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước ( GDP), thực chất là nâng cao tiềm lực sản xuất của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi mức gia tăng quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào và hiệu qủa sử dụng chúng. Trong các yếu tố đầu vào , thực tế phát triển của các nước đi trước với những điều kiện tương đồng cho thấy vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trong nhất. Là một nước nghèo như nước ta, sự thiếu vốn cho đầu tư phát triển của nước ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng nổi lên như một cản trở chủ yếu đối với yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Vì vậy về mặt này có hai đòi hỏi đặt ra một cách nghiêm khắc là:
- Một là phải tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn bên trong và bên ngoài, của nhà nước cũng như của mọi thành phần kinh tế cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao.
- Hai là khi đã có vốn phải quản lý và sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả sao cho vừa tăng trưởng kinh tế cao nhằm giảm sự tụt hậu so với các nước, vừa tránh hậu quả quá phụ thuộc vào nước ngoài như một số nước đã vấp phải.
Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, nhưng trên giác độ kinh tế vĩ mô thì trước hết và quan trọng hơn hết là phân bố vốn vào đâu, theo số lượng và tỷ lệ như thế nào. Nói một cách khác là cần sử dụng vốn theo một cơ cấu tối ưu và hiệu quả nhất. Một cơ cấu đầu tư tối ưu vừa cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa là phương tiện để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững. Song cơ cấu đầu tư không phải là bất biến, cũng giống như cơ cấu kinh tế không phải là cố định. Sở dĩ như vậy là vì cơ cấu đầu tư phụ thuộc vào nhiều nhân tố và các nhân tố đó lại luôn vận động và phát triển.
Sự thay đổi của cơ cấu đầu tư và sự tác động của nó đến cơ cấu kinh tế diễn ra một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại theo hướng tiệm cận đến những cơ cấu kinh tế tối ưu. Quá trình thay đổi đó mang tính chất khách quan, dưới tác động của các quy luật kinh tế. Thông qua việc nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc cơ chế tác động của các quy luật kinh tế mà nhà nước có thể định hướng, điều tiết quá trình thay đổi cơ cấu đầu tư hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được trù định.
1.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về chuyển dịch cơ cấu đầu tư
Các quốc gia khác nhau, có những điểm rất khác nhau về điểm xuất phát, về các điều kiện trong và ngoài nước... và do đó có cách lựa chọn riêng về con đường và bước đi để đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nghiên cứu kinh nghiệm thành công và cả thất bại của các nước, nhất là các nước có điều kiện khá tương đồng với Việt Nam vẫn luôn có ý nghĩa đối với nước ta trong quá trình phát triển.
1.5.1. Hàn Quốc.
Hàn Quốc ra khỏi chiến tranh và bước vào quá trình phát triển với điểm xuất phát rất thấp, với một nền nông nghiệp tồi tàn và các cơ sở công nghiệp nhẹ nhỏ nhoi. Quá trình cải biến về chính sách khuyến khích và điều chỉnh cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc từ sau chiến tranh Triều Tiên đến nay là một quá trình liên tục phát triển nền kinh tế. Quá trình đó cũng là quá trình thay đổi chiến lược công nghiệp hoá và có thể chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn từ kết thúc chiến tranh đến năm 1960: có đặc điểm là thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu thuần tuý.
- Giai đoạn kéo dài suốt thập kỷ 60: với việc thực hiện bước quá độ chuyển sang chiến lược hướng về xuất khẩu. ở thời kỳ này các ngành được khuyến khích phát triển và ưu tiên đầu tư là các ngành: công nghiệp dệt, gỗ giầy dép. Đây là những ngành sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn.
- Những năm của thập kỷ 70: Vào những năm đầu của thập kỷ 70, chiến lược hướng về xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng lao động nhiều đã gặp bế tắc do tiền công tăng nhanh, yêu cầu ngày càng tăng về nhập khẩu tư liệu sản xuất ( máy móc, thiết bị, công nghệ và vật tư phục vụ sản xuất). Năm 1973 Chính phủ Hàn Quốc đã chủ trương phát triển công nghiệp nặng và hoá chất. Chiến lược này đã thúc đẩy sản xuất thay thế nhập khẩu các sản phẩm trung gian và tư liệu sản xuất; phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều vốn như đóng tầu, sản xuất xe hơi, sắt thép, kim loại mầu và hoá dầu. Chính phủ đã lập quỹ đầu tư quốc gia nhằm cung ứng vốn cho các công trình đầu tư lớn với lãi xuất ưu đãi.
Chiến lược đó đã dẫn đến việc đầu tư quá nhiều vào các ngành công nghiệp nặng và hoá chất, xem nhẹ ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều nhân công và các xí nghiệp vừa và nhỏ. Thời kỳ 1973-1976 có đến 71% trong tổng vốn đầu tư cho ngành chế tác là dành cho công nghiệp nặng và hoá chất. Thời kỳ 1977-1979 tỷ lệ này là 79,1%. Kết quả của chính sách đầu tư trên đã dẫn đến tình trạng tập trung phát triển công nghiệp nặng và hoá chất mà không cân nhắc đến thị trường trong nước và quốc tế. Trong khi đó các ngành công nghiệp nhẹ truyền thống nhanh chóng mất đi khả năng trên thị trường quốc tế.
- Giai đoạn từ 1980 đến nay: Là giai đoạn thực hiện tự do hoá. Chính phủ chủ trương khuyến khích tất cả các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế đều phát triển trong môi trường cạnh tranh. Một nội dung quan trọng chiến lược phát triển thời kỳ này là cải cách hệ thống công nghiệp; giảm thiểu khu vực kinh tế nhà nước, mở rộng khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường đầu tư cho các xí nghiệp vừa và nhỏ, các ngành tiết kiệm năng lượng.
1.5.2. Đài Loan
Đầu những năm 1950, Đài Loan còn là một nước nông nghiệp, không có tài nguyên, thiếu việc làm và kinh tế thấp kém. Lợi thế lớn nhất của Đài Loan là có một lực lượng lao động với khả năng tiếp thu công nghệ mới. Đài Loan đã sớm thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, đặt các doanh nghiệp của mình trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Để phát huy lợi thế về lao động Đài Loan thực hiện chính sách gia công và chuyên môn hoá với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm 60 Đài Loan chủ trương gia công chế biến hàng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Đến thập kỷ 70 bắt đầu phát triển một số ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hoá chất và chế tạo máy. Thập kỷ 80 Đài Loan bắt đầu chuyển sang phát triển công nghiệp công nghệ cao như điện tử, thông tin, rôbot... Hiện nay Đài Loan được coi là nước dư thừa vốn ( năm 1993 thừa 70 tỷ USD) và thực hiện chính sách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài. Trong cơ cấu công nghệ Đài Loan thực hiện chính sách sử dụng công nghệ loại vừa, phát huy hiệu quả nhanh sau đó chuyển giao sang nước thứ ba. Bài học rút ra từ bố trí cơ cấu vốn đầu tư của Đài Loan là luôn luôn tìm cách khai thác lợi thế so sánh, thực hiện một chính sách cơ cấu đầu tư linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi của lợi thế so sánh. Đài Loan cũng mạnh dạn đặt các doanh nghiệp trong nước trong môi trường cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo sức ép thúc đẩy nâng cao không ngừng trình độ công nghệ, chất lượng hàng hoá, cải biến cơ cấu công nghiệp một cách hiệu quả.
1.5.3. ấn Độ và Trung Quốc
ấn Độ và Trung Quốc do đặc điểm có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú, thị trường trong nước rộng lớn, đã đề cao cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế hướng nội. Chủ trương của hai quốc gia này giống nhau ở chỗ đều mong muốn xây dựng một cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, cân đối trên cơ sở dựa vào sức của mình là chính. Sau khi chủ trương đi từ công nghiệp nặng không thành công đã chuyển sang phát triển nông nghiệp để ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Do quá đề cao kinh tế quốc doanh, trong nhiều thập kỷ đã không khai thác được lực lượng kinh tế tư nhân trong khi kinh tế quốc doanh có nhiều khó khăn, kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm kém và khả năng cạnh tranh yếu.
1.5.4. Các nước ASEAN
Các nước ASEAN có chung đăc điểm là trước chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là các cơ sở khai thác khoáng sản nhằm cung cấp nhiên liệu cho các nước chính quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước này lần lượt dành được chủ quyền về chính trị. Trong hai thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng nền kinh tế dân tộc theo chiến lược " phát triển công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu". Chiến lược hướng nội sau một thời gian đã tỏ ra không hiệu quả, hạn chế sự phát triển kinh tế bởi không hoà nhập được với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước lại nhỏ hẹp và không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Tình hình đó buộc các nước này chuyển sang chiến lược " phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu", tạo khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài để khai thác các thế mạnh đang còn ở dạng tiềm năng ở trong nước.
Nhờ sự điều chỉnh chiến lược phát triển phù hợp, trong mấy thập kỷ gần đây, các nước ASEAN đã trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới.
Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng ( GDP) một số nước ASEAN
Đơn vị: %
Nước
71-80
81-90
1985
1986
1987
1988
1989
1990
Inđônêxia
Thái Lan
Philippin
Malaixia
Singapo
7,9
9,9
6,2
8,0
9,0
5,5
7,8
1,2
5,2
6,3
2,5
3,5
-4,3
-1,0
-1,6
5,9
4,5
1,4
1,2
1,8
4,9
9,5
4,7
5,2
9,4
5,7
13,2
6,3
8,9
11,9
7,4
12,0
5,6
8,8
9,2
7,0
10,0
2,5
9,4
8,3
Nguồn: Hai thập kỷ phát triển của Châu á và triển vọng những năm 80 KHXH-Hà Nội 1990.
Cơ cấu kinh tế các nước thay đổi cơ bản theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Biểu 2: Cơ cấu các ngành tính theo GDP của các nước ASEAN
Đơn vị: %
Thời kỳ 1950
1970
1990
CN
NN
DV
CN
NN
DV
CN
NN
DV
Inđônêxia
Philippin
Thái Lan
Malaixia
Singapo
15,9
24,8
26,8
12,7
17,6
49,0
40,6
40,9
44,3
3,5
31,5
34,6
32,2
38,5
78,9
41,3
36,2
30,8
35,8
38,8
24,4
25,6
20,5
22,9
1,1
34,3
38,3
48,6
41,3
60,0
40,6
33,0
5,3
41,7
36,9
19,7
26,9
14,2
19,4
0,3
39,6
40,1
50,1
38,9
63,8
Nguồn: Tăng trưởng kinh tế ở châu á gió mùa- UBKHXH - Harry oshima
Những thành công của các nước ASEAN trong phát triển kinh tế mấy thập kỷ qua phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song yếu tố quyết định là các nước này đã có chính sách phù hợp huy động được nguồn vốn đầu tư lớn cả từ trong nước và nước ngoài cho phát triển kinh tế của nước mình cũng như phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đó.
Trong công nghiệp xuất hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ công nghiệp tốn ít vốn, quay vòng nhanh, sử dụng nhiều lao động chuyển dần sang ngành có hàm lượng công nghệ cao đòi hỏi sử dụng nhiều vốn hơn song vẫn dùng nhiều lao động và hướng về xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm 70 được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế các nước ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phần lớn được tập trung vào những ngành mũi nhọn kỹ thuật hiện đại để xuất khẩu như chế biến dầu, sửa chữa và đóng tầu, dụng cụ quang học và điện tử, công nghiệp chế biến.
Trong nông nghiệp, các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là:
- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp: chủ yếu là đường giao thông nông thôn, và nối liền các vùng nông thôn với các trung tâm kinh tế.
- Đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi chiếm 50% tổng đầu tư cho nông nghiệp
- Đầu tư cho sản xuất phân bón
- Thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp phù hợp nhằm hỗ trợ cho nông dân ổn định đời sống và phát triển sản xuất.
1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước Châu á có thể rút ra một số kinh nghiệm trong điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:
- Một là, để đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, mở rộng đầu tư là yếu tố cực kỳ quan trọng. Để nâng mức đầu tư cần mở rộng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế kết hợp với nhập khẩu vốn từ nước ngoài.
Hai là, để sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cần khuyến khích khu vực tư nhân tham gia ngày càng nhiều vào đầu tư và đầu tư cho xuất khẩu. Vốn nhập khẩu chủ yếu sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ba là, thực hiện đường lối kinh tế hướng vào xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế, tăng cường cạnh tranh, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, chú ý phối hợp cơ cấu kinh tế trong nước với cơ cấu kinh tế trong vùng.
Bốn là, phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu kết hợp với sản xuất thay thế hàng nhập khẩu để đảm bảo không phụ thuộc vào nước ngoài; đảm bảo tính đồng bộ trong cơ cấu ngành , nhất là ngành công nghiệp.
Năm là, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; kinh tế nhà nước chỉ tập trung vào những lĩnh vực có tính chất quyết định sự phát triển của nền kinh tế, các lĩnh vực mà tư nhân không có khả năng làm và không muốn làm. Kết hợp quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ. Đồng thời lựa chọn các công nghệ tiên tiến, tăng cường đầu tư chiều sâu.
Sáu là, trong bố trí vốn đầu tư cần chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp; mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ.
Bẩy là, để sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư cần được bố trí theo hướng tận dụng cao nhất lợi thế so sánh của đất nước và chủ động tạo ra những lợi thế so sánh mới, bảo đảm tính linh hoạt của cơ cấu kinh tế để thích ứng với sự thay đổi về lợi thế so sánh, bảo đảm phát triẻn kinh tế nhanh và bền vững.
Chương 2
Thực trạng cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn hà nội giai đoạn 1996-2000
2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội cơ bản của Thủ đô Hà nội khi bước vào thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000 và những chủ trương chính sách trong đầu tư của Thành phố.
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội:
Năm năm 1991-1995 là thời kỳ mà kinh tế - xã hội Thủ đô đạt được những thành tựu đầy ấn tượng. Hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm đều đạt và vượt mức đề ra. GDP tăng bình quân 12,52%/ năm, GDP bình quân đầu người tăng gần 10% /năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,07%/ năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,82%/ năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tăng 4 lần; tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương tăng bình quân 14,6%/ năm...
Trên cơ sở những thành quả đã đạt được của kế hoạch 5 năm và của cả thời kỳ đổi mới bắt đầu từ năm 1986, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà nội lần thứ 12 đã đề ra phương hướng, mục tiêu cho kế hoạch 5 năm 1996-2000 như sau :
Mục tiêu tổng quát của thời kỳ 1996-2000
1. Đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế phù hợp và hiệu quả kinh tế ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.
2. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền đối với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
3. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch, cải tạo và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, quản lý tốt đô thị, giữ gìn Thủ đô sạch đẹp.
4. Cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và văn hoá, môi trường sống của nhân dân, tăng hộ giầu, giảm hẳn hộ nghèo, chăm lo đời sống các đối tượng chính sách xã hội. Kiên trì cuộc đấu tranh có hiệu quả chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống trật tự kỷ cương, văn minh, thanh lịch, gia đình văn hoá, xây dựng con người mới.
5. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, quyền làm chủ của nhân dân, đảm
bảo vững chắc an ninh - quốc phòng.
Trong đầu tư, đã xác định mục tiêu phát triển mạnh với 3 khâu đột phá và trọng điểm đầu tư lớn: Xây dựng các khu công nghiệp tập trung, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch và thương mại.
Thực hiện những chủ trương và định hướng trên, 5 năm qua Thành phố đã chủ trương:
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, tiếp tục thực hiện chương trình số 13/CTr-TU của Thành uỷ.
- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm; kế hoạch 5 năm 1996-2000 xác định các khâu đột phá và trọng điểm đầu tư gồm:
Tập trung đầu tư các khu công nghiệp tập trung; chú trọng các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử, dệt da may, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp xây dựng; xây dựng kết cấu hạ tầng ( giao thông, vận tải, cấp thoát nước...); xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch; xây dựng một số siêu thị.
- Tăng cường xã hội hoá đầu tư phát triển ở một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, xây dựng đường làng ngõ xóm... theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Kết hợp nhiều nguồn vốn đầu tư cho mỗi dự án và lồng ghép các dự án đầu tư nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ nhiều nguồn. - Ưu tiên tập trung vốn cho các công trình sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Chú trọng thu hút mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, cả vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.2. Các điều kiện tự nhiên-Xã hội tác động đến phát triển kinh tế Thủ đô
2.1.2.1. Vị trí địa lý - chính trị: Thủ đô Hà nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ. Với vị trí địa lý và địa thế tự nhiên của mình, Hà nội đã sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt nam. Nhiều triều đại đã chọn các đế đô nằm bao quanh Hà nội trong vòng bán kính 20-30 km. Từ năm 1010 Hà nội đã được Lý Công Uẩn chọn làm Thủ đô của cả nước Đảng và Nhà nước đã xác định:
Hà nội là Thủ đô của nước Cộng hoà XHCN Việt nam. NQ 15 của Bộ chính trị và Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội khẳng định: Thủ đô Hà nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Nhờ vị trí là trung tâm của vùng Bắc bộ và là Thủ đô của cả nước, Hà nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước, của bên ngoài cho sự phát triển của mình. Đồng thời sự phát triển của Hà nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng, cũng như cả nước.
2.1.2.2. Trình độ dân trí và lao động: Lực lượng lao động của Hà nội khá dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ 58-60 % dân số, trong đó số người có khả năng lao động chiếm 76 % nguồn lao động.
Với đội ngũ hiện có trên 14000 cán bộ trên đại học, 20,6 vạn người có trình độ đại học và cao đẳng, 11 vạn người có trình độ trung cấp. Hà nội là địa phương có chất lượng lao động khá nhất trong cả nước, có nhiều nghề tinh sảo ở đỉnh cao của đất nước.Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% ( tỷ lệ chung cả nước 9,77% ).
Hà nội hiện có 43 trường đại học, cao đẳng quốc lập và dân lập (chiếm 60% cả nước), 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dậy nghề,112 viện nghiên cứu chuyên ngành ( 86% cả nước ). Đây là một lợi thế rất lớn của Hà Nội so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Nếu có chính sách khai thác và phối hợp tốt thì lực lượng cán bộ khoa học này sẽ có đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của cả vùng và đất nước.
Hà nội là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao đoàn, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế. Đây là ưu thế để tăng thêm trí tuệ cho công tác tư vấn trong việc hoạch định các chính sách phát triển. Tại Hà nội tập trung tất cả các cơ quan đầu não, phần lớn các Viện nghiên cứu, các trường đại học với đông đảo đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm.
2.1.2.3. Hạ tầng kỹ thuật: Hà nội là một đầu mối giao thông quan trọng, từ Hà nội có thể đi mọi miền đất nước bằng một hệ thống giao thông thuận tiện. Về hàng không Hà nội có sân bay Quốc tế Nội Bài (thuộc huyện Sóc sơn, cách trung tâm Hà nội khoảng 40 km), sân bay Gia lâm và sân bay Bạch mai. Hà nội còn là đầu mối giao thông đường sắt trong nước và đường sắt liên vận quốc tế sang Trung quốc rồi đi Châu Âu... Đường bộ và đường thuỷ của Hà Nội cũng rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán giữa các tỉnh, các vùng, các nước và giao lưu với quốc tế.
Cùng với hệ thống giao thông, so với các địa phương trong vùng thì Hà Nội có hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống cấp điện phát triển nhất. Tổng số máy điện thoại của Hà Nội hiện đạt khoảng 340.000 máy, mật độ đạt khoảng 15 máy/100 dân. Có 61 trung tâm chuyển mạch, 74 tổng đài thoả mãn liên lạc trong nước và nước ngoài từ Hà Nội đi và nơi khác đến. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, truyền dữ liệu, internet, điện thoại dùng thẻ được phát triển.
2.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế của Hà Nội.
2.2.1.Thực trạng vốn đầu tư xã hội và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Thủ đô giai đoạn 1996-2000
Trong 5 năm qua, vốn đầu tư xã hội của Hà nội đạt khoảng 66.358 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư trong nước là 39.008 tỷ đồng; vốn đầu tư nước ngoài là 27.350 tỷ đồng.
Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm đạt 0,68%/năm. So với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thời kỳ này là 10,6%/năm thì vốn đầu tư xã hội của Hà nội tăng rất thấp.
Nguyên nhân của tình trạng vốn đầu tư của Hà nội tăng thấp so với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là do trong giai đoạn này vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư có sự giảm sút mạnh vào những năm cuối. Vốn đầu tư xã hội tăng thấp và rất không ổn định, nhất là sự giảm sút mạnh của vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế tăng trưởng và phát triển kinh tế Thủ đô giai đoạn 1996-2000, hạn chế sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Biểu 3: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội của Hà Nội
thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000
Đơn vị: Tỉ đồng
STT
Nguồn vốn
1996
1997
1998
1999
2000
BQ
96-2000
A.
Tổng số vốn đầu tư xã hội
13020,9
15436,2
13326
11198
13377
66358,1
I
Đầu tư trong nước
6043,9
6612,2
6095
8450
11807
39008,1
1
Vốn đầu tư của nhà nước
1438,9
1827,2
1875
2173
2892
10206,1
A
Vốn ngân sách
1199,8
1454,9
1461
1793
2442
8350,7
B
Vốn tín dụng đầu tư NN
239,1
372,3
414
380
450
1855,4
2
Vốn doanh nghiệp NN đầu tư
2300
2325
1960
3286
4720
14591
3
Vốn ĐT của kinh tế ngoài NN
1990
2088
1860
2341
3465
11744
A
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
1142
1235
960
1241
2315
6893
B
Các hộ cá thể
758
853
900
1100
1150
4761
4
Vốn dân góp xây đường làng ngõ xóm
150
200
150
220
180
900
5
Vốn dân tự xây nhà
165
172
250
400
550
1537
II
Vốn đầu tư nước ngoài
6977
8824
7231
2748
1570
27350
1
Vốn FDI
6655
8544
6786
2328
1120
25433
2
Vốn ODA
302
240
445
420
450
1857
B.
Tốc độ tăng trưởng vốn hàng năm(%)
18,55
-13,67
-15,97
19,46
0,68
I
Đầu tư trong nước
9,40
-7,82
38,64
39,73
18,22
1
Vốn đầu tư của nhà nước
26,99
2,62
15,89
33,09
19,07
a
Vốn ngân sách
21,26
0,42
22,72
36,20
19,44
b
Vốn tín dụng đầu tư Nhà Nước
55,71
11,20
-8,21
18,42
17,13
2
Vốn doanh nghiệp NN đầu tư
1,09
-15,70
67,65
43,64
19,69
3
Vốn ĐT của kinh tế ngoài NN
4,92
-10,92
25,86
48,01
14,87
4
Vốn dân góp xây đường làng ngõ xóm
33,33
-25,00
46,67
-18,18
4,66
5
Vốn dân tự xây nhà
4,24
45,35
60,00
37,50
35,12
II
Vốn đầu tư nước ngoài
26,47
-18,05
-62,00
-42,87
-31,13
1
Vốn FDI
28,38
-20,58
-65,69
-51,89
-35,95
2
Vốn ODA
-20,53
85,42
-5,62
7,14
10,48
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội và Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội.
Đồ thị 1: Tổng vốn đầu tư xã hội của Hà Nội giai đoạn 1996-2000
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Vốn đầu tư nước ngoài sau khi đạt đỉnh cao là 8824 tỷ đồng vào năm 1997 đã giảm mạnh và liên tục còn 7231 tỷ đồng năm 1998, còn 2748 tỷ đồng năm 1999 và còn 1570 tỷ đồng năm 2000, làm cho cả giai đoạn 5 năm 1996-2000 vốn đầu tư nước ngoài giảm bình quân 31,13%/năm.
Vốn nước ngoài giảm là do vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh trong 3 năm 1998-2000. Năm 1998 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 20,58% so với năm 1997, năm 1999 giảm 65,69% so với năm 1998, năm 2000 giảm 42,87% so với năm 1999.Vốn viện trợ chính thức (ODA) tuy không ổn định, song vẫn duy trì tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 10,48%/năm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng giảm mạnh vốn đầu tư nước ngoài có nhiều, song theo tôi ảnh hưởng mạnh nhất và trực tiếp nhất là do:
Thứ nhất, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực làm cho nền kinh tế của chính các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn,chính phủ một số nước đã thi hành chính sách hạn chế đầu tư ra nước ngoài để tập trung vốn cho phát triển kinh tế trong nước; một số nhà đầu tư nước ngoài do khó khăn của nền kinh tế trong nước đã không còn đủ khả năng thực hiện đúng tiến độ các dự án đầu tư đã được cấp phép và không mở rộng được hoạt động đầu tư.
Thứ hai, do cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng gay gắt giữa các nước, giữa các địa phương trong nước đã làm cho Hà Nội ngày càng mất dần thế mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài so với giai đoạn đầu ( do môi trường đầu tư nước ngoài của các nước được cải thiện nhanh hơn, nhất là các thủ tục hành chính được đơn giản hoá; do cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, thông tin liên lạc... của các địa phương đã được nâng lên đạt mức khá cùng với giá thuê đất thấp hơn đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài).
Thứ ba, việc chậm giải ngân các dự án ODA so với hiệp định chủ yếu do những khó khăn về giải phóng mặt bằng đã hạn chế nhiều đến việc huy động nguồn vốn này cho đầu tư phát triển của Thủ đô trên cả hai phương diện là thực hiện các dự án đã ký kết và kêu gọi những dự án mới.
Đồ thị 2: Vốn đầu tư nước ngoài vào Hà nội giai đoạn 1996-2000
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Ngược lại với đầu tư nước ngoài, 5 năm qua vốn đầu tư trong nước của Hà Nội tăng mạnh từ 6.043,9 tỷ đồng năm 1996 lên 11.807 tỷ đồng năm 2000, đạt tốc độ tăng bình quân 18,22%/năm.
Trong đó, tăng cao nhất là vốn dân tự xây nhà bình quân tăng 35,12%/năm, tiếp theo là vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước với mức tăng bình quân 19,69%/năm, vốn đầu tư của nhà nước cũng được tăng mạnh với mức tăng bình quân 19,07%/năm, vốn của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng bình quân 14,87%/năm.
Đồ thị 3: Vốn đầu tư trong nước của Hà Nội giai đoạn 1996-2000
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội của Hà nội so với GDP giảm liên tục từ 75,3% năm 1996 xuống còn 45,2% năm năm 2000 song vẫn chiếm một tỷ lệ cao. Nếu so với Thành phố Hồ Chí Minh thì trong giai đoạn 1996-1999, tỷ lệ đầu tư/GDP của Hà nội thường cao hơn từ 1,5-1,9 lần; còn nếu so với cả nước thì tỷ lệ này thường cao hơn khoảng hơn 2 lần.
Biểu 4: Tỷ lệ đầu tư phát triển /GDP của Hà Nội so với
Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước
Đơn vị: %
1996
1997
1998
1999
2000
BQ96-2000
Cả nước
27,9
30,9
26,9
26
28
27,9
Thành phố HCM
39,5
41,6
37,7
26,9
Hà Nội
75,3
75,2
55,3
41,4
45,2
56,0
Hà Nội/Cả Nước
2,7
2,4
2,1
1,6
1,6
2,0
Hà Nội/Thành phố HCM
1,9
1,8
1,5
1,5
Nguồn: Cục Thống kê Hà nội, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thống kê và Bộ kế hoạch và đầu tư.
Biểu 5: Tỉ lệ đầu tư / GDP ở một số nước
Đơn vị: %
Nước
1960-1969
1970-1979
1980-1989
1990-1996
Trung Quốc
Hồng Kông
Indonesia
ấn Độ
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malaysia
Singapore
Đài Loan
Thái Lan
Mỹ
Anh
Đức
35
18
16
35
18
15
23
25
22
21
19
26
35
24
19
18
34
28
23
41
29
25
20
20
23
34
28
27
22
30
30
30
42
24
28
20
17
20
39
30
32
24
30
37
38
35
24
41
17
16
22
Nguồn: IMF, 1998, Hiệu quả đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh (2000)
Đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tư trong nước so với GDP của Hà Nội đã tăng từ 35% năm 1996 lên 39,9% vào năm 2000, góp phần quan trọng khắc phục những khó khăn do đầu tư nước ngoài giảm, chặn đà giảm sút tăng trưởng kinh tế Thủ đô. Tuy nhiên, bình quân 5 năm qua tỷ trọng vốn đầu tư trong nước của Hà Nội so với GDP chỉ đạt 32,9%, thấp hơn năm 1996 tới 2,1%. Điều này cho thấy, tiềm năng vốn của Thành phố còn nhiều chưa được huy động tối ưu cho đầu tư phát triển trong những năm qua.
Biểu 6: Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội và vốn đầu tư trong nước so với GDP
của Hà Nội giai đoạn 1996 -2000
Đơn vị:%
STT
Nguồn vốn
1996
1997
1998
1999
2000
BQ 96-2000
Tổng đầu tư xã hội/GDP
75,3
75,2
55,3
41,4
45,2
56,0
Đầu tư trong nước/GDP
35,0
32,2
25,3
31,3
39,9
32,9
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Nhân tố quan trọng thúc đẩy đầu tư trong nước tăng nhanh là nhờ cơ chế quản lý mới, các thành phần kinh tế đã có thêm cơ hội, điều kiện vừa hợp tác, vừa cạnh tranh cùng đầu tư phát triển. Khu vực Nhà nước được sắp xếp lại, kinh tế gia đình, cá thể, tiểu thủ công nghiệp không còn chịu sức ép về luật lệ và tâm lý e ngại như trước đây đã từng bước phát triển và tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước đã hình thành và phát triển. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần được khuyến khích phát triển.
Đầu tư trong nước tăng nhanh còn do Nhà Nước đã tăng cường động viên tài chính nhằm đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư của Nhà nước ( bao gồm vốn ngân sách đầu tư và vốn tín dụng nhà nước) đã tăng từ 1438,9 tỷ đồng năm 1996 tăng lên 2892 tỷ đồng năm 2000.
Cùng với sự tăng lên của vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư cũng có sự thay đổi theo hướng ngày càng đa dạng, vốn đầu tư trong nước ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế Thủ đô. Vốn đầu tư nước ngoài từ 53,58% năm 1996 đã giảm xuống chỉ còn 11,74% năm 2000 ( giảm tới 41,84% sau 4 năm).
Vốn trong nước tăng mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối, số tuyệt đối tăng từ 6.043,9 tỷ đồng năm 1996 lên 11.807 tỷ đồng năm 2000, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội từ 46,42% năm 1996 tăng lên 88,26% năm 2000. Trong đó đáng chú ý là sự tăng lên nhanh của nguồn vốn nhà nước, từ 11,05% năm 1996 tăng lên 21,62% năm 2000, chủ yếu do vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng từ 9,23% lên 18,26%; cùng với vốn đầu tư của nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước cũng tăng mạnh ( vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư từ 17,66% năm 1996 tăng lên 35,28% năm 2000, vốn do các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 15,28% lên 25,9%). Sự giảm sút của vốn đầu tư nước ngoài là do giảm sút mạnh vốn đầu tư trực tiếp ( FDI) trong các năm 1999 và 2000, nguồn vốn này từ chỗ chiếm trên 50% vốn đầu tư xã hội trong các năm 1996-1998 đã giảm mạnh xuống còn 20,91% năm 1999 và xuống 8,37% năm 2000.
Biểu 7 Cơ cấu vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn của Hà Nội
thời kỳ 1996-2000
Đơn vị %
Nguồn
1996
1997
1998
1999
2000
BQ 96-2000
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
I
Đầu tư trong nước
46,42
42,84
45,74
75,46
88,26
58,78
1
Vốn đầu tư của nhà nước
11,05
11,84
14,07
19,41
21,62
15,38
a
Vốn ngân sách
9,21
9,43
10,96
16,01
18,26
12,58
b
Vốn tín dụng đầu tư NN
1,84
2,41
3,11
3,39
3,36
2,80
2
Vốn doanh nghiệp NN đầu tư
17,66
15,06
14,71
29,34
35,28
21,99
3
Vốn ĐT của kinh tế ngoài NN
15,28
13,53
13,96
20,91
25,90
17,70
4
Vốn dân góp xây đường làng ngõ xóm
1,15
1,30
1,13
1,96
1,35
1,36
5
Vốn dân tự xây nhà
1,27
1,11
1,88
3,57
4,11
2,32
II
Vốn đầu tư nước ngoài
53,58
57,16
54,26
24,54
11,74
41,22
1
Vốn FDI
51,11
55,35
50,92
20,79
8,37
38,33
2
Vốn ODA
2,32
1,55
3,34
3,75
3,36
2,80
Nguồn: Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Sự biến đổi cơ cấu vốn đầu tư từ chỗ tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài chiếm phần hơn ( trên 50%) sang chỗ tỷ lệ vốn đầu tư trong nước chiếm phần chủ yếu (năm 2000 vốn trong nước chiếm 88,26%) và tăng với tốc độ cao trong những năm gần đây vừa thể hiện xu thế coi trọng phát huy nội lực, vừa cho thấy nền kinh tế Thủ đô đã phát triển với một thế và lực mới.
Nếu môi trường đầu tư được cải thiện, trong những năm tới chúng ta có thể huy động được một lượng vốn nhiều hơn cho đầu tư phát triển của Thủ đô, trong đó nguồn vốn trong nước sẽ đóng vai trò quyết định, vốn nước ngoài có vai trò quan trọng. Xu thế tăng nhanh vốn đầu tư của tất cả các thành phần, các khu vực kinh tế trong nước, nhất là tăng cao trong năm 2000 cho thấy chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Thủ đô nói riêng và Việt nam nói chung trong thời kỳ đổi mới ngày càng được sự quan tâm của Nhà nước và sự hưởng ứng của nhân dân, nhất là giới doanh nhân.
Mặc dù vậy, nếu không xét ảnh hưởng sự giảm sút của đầu tư nước ngoài làm cho cơ cấu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước tăng lên thì trong 5 năm qua, tỉ lệ vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước ngày càng tăng, kinh tế ngoài nhà nước ngày càng giảm. Điều đó cho thấy chủ trương khơi dậy mạnh các tiềm năng vốn trong dân, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động đầu tư chưa được thực hiện tốt. Tỉ lệ vốn đầu tư Nhà nước ( vốn ngân sách và vốn tín dụng đầu tư ) đã tăng từ 23,81% lên 24,46%; vốn doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư tăng từ 38,05% lên 39,98%; vốn của kinh tế ngoài nhà nước( các doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn của các hộ cá thể) giảm từ 32,93% xuống còn 29,35%; vốn của dân đóng góp xây dựng đường làng ngõ xóm giảm từ 2,48% xuống còn 1,52%.
Biểu 8 Cơ cấu vốn đầu tư trong nước của các thành phần kinh tế
Đơn vị: %
1996
1997
1998
1999
2000
BQ 96-2000
Tổng đầu tư trong nước
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1
Vốn đầu tư của nhà nước
23,81
27,63
30,76
25,72
24,49
26,16
a
Vốn ngân sách
19,85
22,00
23,97
21,22
20,68
21,41
b
Vốn tín dụng đầu tư NN
3,96
5,63
6,79
4,50
3,81
4,76
2
Vốn doanh nghiệp NN đầu tư
38,05
35,16
32,16
38,89
39,98
37,41
3
Vốn ĐT của kinh tế ngoài NN
32,93
31,58
30,52
27,70
29,35
30,11
a
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
18,90
18,68
15,75
14,69
19,61
17,67
b
Các hộ cá thể
12,54
12,90
14,77
13,02
9,74
12,21
4
Vốn dân góp xây đường làng ngõ xóm
2,48
3,02
2,46
2,60
1,52
2,31
5
Vốn dân tự xây nhà
2,73
2,60
4,10
4,73
4,66
3,94
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà nội giai đoạn 1996 -2000
2.2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế .
Trong 5 năm qua, sự tác động của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu các thành phần kinh tế Thủ đô tính theo GDP là không đáng kể. Khu vực kinh tế quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng trên 65% GDP của Thành phố, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mặc dù được khuyến khích phát triển song tỷ trọng đóng góp trong GDP của bộ phận kinh tế này không những không tăng mà còn giảm từ 23,7% năm 1996 xuống còn 21,5% năm 2000. Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù vốn đầu tư giảm mạnh trong hai năm gần đây, song tỉ trọng GDP của bộ phận kinh tế này vẫn tăng liên tục từ 10,2% năm 1996 lên 11% năm 1997, lên 12,6% năm 1998, lên 13% năm 1999 và lên 13,3% năm 2000.
Mặc dù vốn đầu tư nước ngoài giảm liên tiếp trong 2 năm gần đây, nhưng tỉ trọng đóng góp trong GDP vẫn tăng theo tôi đó là do: một phần do ảnh hưởng trễ của sự tác động đầu tư đến tăng trưởng kinh tế, thể hiện tác động trong dài hạn của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế; một phần do đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ hiện đại, tổ chức sản xuất hợp lý và quản lý khoa học nên hiệu quả đầu tư cao hơn khu vực kinh tế trong nước. Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh trong 2 năm gần đây cũng sẽ cho thấy một xu thế giảm sút tỉ trọng GDP của khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài ở Hà Nội trong 2 năm tới.
Biểu 9: Tình hình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của Hà Nội
giai đoạn 1996 - 2000
Đơn vị %
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
100
100
100
100
100
I. Khu vực KT trong nước
89,8
89,0
87,4
87,0
86,7
1. Kinh tế quốc doanh
66,1
68,6
67,3
65,4
65,2
- Quốc doanh TW
57,0
60,4
58,2
57,2
57,0
- Quốc doanh ĐP
9,1
8,2
9,1
8,2
8,2
2. Kinh tế ngoài QD
23,7
20,4
20,1
21,6
21,5
II. Khu vực đầu tư NN
10,2
11,0
12,6
13,0
13,3
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Các nghiên cứu về hệ số ICOR cho thấy nhận định trên là hợp lý. Trong thời gian từ 1996-2000, hệ số ICOR chung tăng từ 4,7 lên 5,3 còn hệ số ICOR của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh từ 20,9 xuống còn 4,5.
Biểu 10: Hiệu quả đầu tư tính bằng hệ số ICOR theo khu vực kinh tế
ở Hà Nội giai đoạn 1996-2000
1996
1997
1998
1999
2000
BQ
96-2000
A Tổng GDP tăng thêm(tỷ đồng)
2793
3242
3549
2956
2531
15071
1. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
318
429
381
214
248
1590
2. Khu vực ngoài nhà nước
774
99
644
1014
492
3023
B. ICOR chung
4,7
4,8
3,8
3,8
5,3
4,4
1. ICOR khu vực đầu tư nước ngoài
20,9
19,9
17,8
10,9
4,5
16,0
2. ICOR Khu vực ngoài nhà nước
2,6
21,1
2,9
2,3
7,0
3,9
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Xu hướng biến đổi của cơ cấu đầu tư và cơ cấu thành phần kinh tế của Hà Nội 5 năm qua cho thấy, chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã đi vào cuộc sống ở Thủ đô, song tỉ trọng vốn đầu tư cũng như tỉ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp so với tiềm năng phát triển của các khu vực này. Kinh tế nhà nước vẫn chiếm một tỉ trọng cao.
2.2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Kế hoạch 5 năm 1996 -2000 đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến năm 2000 cơ cấu kinh tế ngành theo GDP là: Công nghiệp mở rộng 39%; Dịch vụ 57,7%; Nông nghiệp 3,3%.
Thực tiễn 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỉ trọng GDP công nghiệp từ 34,88% năm 1996 lên 38,48% năm 2000 ( thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch 0,52%), tỉ trọng GDP nông nghiệp giảm từ 5,13% năm 1996 xuống còn 3,49% năm 2000 ( cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch 0,14%), tỉ trọng GDP dịch vụ từ 59,99% năm 1996 giảm xuống còn 58,03% năm 2000 ( cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra 0,23%).
Biểu 11: Cơ cấu kinh tế ngành (theo GDP) ở Thủ đô Hà Nội
giai đoạn 1996 -2000.
Đơn vị: %
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Công nghiệp mở rộng
34,88
35,28
36,43
37,86
38,48
TĐ: Công nghiệp
26,44
24,26
25,74
27,74
28,45
Xây dựng
8,44
11,03
10,69
10,12
10,03
2. Nông lâm- Thuỷ sản
5,13
4,70
3,94
3,65
3,49
3. Dịch vụ
59,99
60,02
59,63
58,49
58,03
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Xét về mặt hình thức biểu hiện thì cơ cấu kinh tế trên là cơ cấu của một nền kinh tế phát triển với tỉ trọng GDP dịch vụ và công nghiệp cao, GDP nông nghiệp chiếm một tỉ lệ không đáng kể.
Tuy nhiên, khi đi sâu vào phân tích cụ thể cơ cấu của từng ngành thì thấy rằng:
Ngành dịch vụ có tỉ trọng GDP cao, song những lĩnh vực dịch vụ "hiện đại" có tác dụng hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển như: tài chính, tín dụng; hoạt động khoa học công nghệ; giáo dục, đào tạo còn chiếm tỉ trọng nhỏ, thậm trí lĩnh vực dịch vụ khoa học công nghệ còn giảm tỉ trọng từ 2,51% năm 1996 xuống còn 1,96% năm 2000; lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc cũng giảm từ 15,75% năm 1996 xuống còn 11,79% năm 2000. Như vậy chuyển dịch cơ cấu cơ cấu ngành dịch vụ của Hà Nội trong giai đoạn 1996 - 2000 đã không đáp ứng được yêu cầu đi vào phát triển các lĩnh vực dịch vụ hiện đại mà một nền kinh tế phát triển đòi hỏi.
Trong công nghiệp, các ngành công nghiệp truyền thống ( có tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Thành phố) như thực phẩm, đồ uống; thuốc lá, dệt; sản xuất xe có động cơ... đều có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn nên tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của những ngành này giảm mạnh.
Ngành may mặc và da giầy có tốc độ tăng cao và đóng góp ngày càng lớn cho kinh tế Thủ đô về giá trị sản xuất công nghiệp cũng như thu hút nhiều lao động.
Một số ngành thuộc lĩnh vực cơ khí có tốc độ tăng trưởng cao như sản xuất kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại; sản xuất dụng cụ chính xác; sản xuất phương tiện vận tải khác.
Biểu12: Cơ cấu kinh tế (tính theo GDP) chi tiết các ngành trên địa bàn Hà nội
Đơn vị:%
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nông nghiệp:
5.13
4.7
3.94
3.65
3.49
-Nông-lâm nghiệp
4,88
4,47
3,76
3,49
3,34
-Thuỷ sản
0,25
0,23
0,18
0,16
0,15
Công nghiệp:
34.88
35.28
36.43
37.86
38,48
-CN khai thác mỏ
0,75
0,52
0,66
0,60
0,63
-Công nghiệp chế biến
23,49
21,47
22,27
22,57
23,21
-SXPP điện, nước
2,20
2,26
2,81
4,57
4,61
-Xây dựng
8,44
11,03
10,69
10,12
10,03
Dịch vụ:
59.99
60.02
59.63
58.49
57.43
-T/nghiệp, SC xe có đ/cơ
14,26
13,05
13,39
14.64
14,76
-Khách sạn, nhà hàng
4,47
5,06
4.23
4.03
3,94
-Vận tải, kho bãi, TTLL
15,75
16,62
13,68
12,44
12.29
-Tài chính,tín dụng
2,42
2,47
3,69
3,73
3,59
-Hoạt độngKHCN
2,51
2,44
2,35
1,96
1,96
-H/động liên quan đến KDTS
5,15
4,89
6,58
6,74
6,63
-Quản lý nhà nước, ANQP
2,33
2,28
2,38
2,34
2,23
-Giáo dục và đào tạo
5,39
5,58
5,56
5.46
5,54
-Y tế,HĐ cứu trợ Xã hội
2,39
2,41
2,39
2,33
2,36
-Hoạt động văn hoá
1,91
1,84
2,36
2,12
2,28
-Hoạt động Đảng, đoàn thể
1,46
1,48
0,94
0,77
0,56
-HĐ phục vụ cá nhân & cơ cấu
0,97
0,96
1,17
0,99
0,99
-HĐ làm thuê trong các hộ GĐ
0,33
0,30
0,29
0,37
0,36
-HĐ của các tổ chức quốc tế
0,65
0,64
0,62
0,57
0,54
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
Tuy nhiên các ngành khác của cơ khí lại có tốc độ tăng thấp như sản xuất máy móc thiết bị; sản xuất xe có động cơ, nên tỉ trọng của ngành cơ - kim khí trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố không chỉ tăng từ 75,3% năm 1995 lên 79,14% năm 2000 ( tăng 3,86% sau 5 năm). Ngành điện - điện tử cũng ở tình trạng tương tự như ngành cơ - kim khí, trong khi sản xuất Tivi, Radio tăng với tốc độ bình quân 23,39%/năm thì ngành sản xuất và phân phối điện chỉ tăng bình quân 12,79%/năm ( thấp hơn tốc độ tăng bình quân toàn ngành là 2,21%/năm), nên tỉ trọng của ngành này trong tổng giá sản xuất công nghiệp trên đại bàn Thành phố cũng không có sự thay đổi lớn ( sau 5 năm tăng được 3,13%).
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng có sự phát triển khá hơn, nên tỉ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng từ 5,5% năm 1995 lên 6,68% năm 2000. Đáng chú ý là một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao mà Thành phố chủ trương hạn chế phát triển lại có tốc độ tăng cao như sản xuất cao su, platic; sản xuất hoá chất. Như vậy trong 5 lĩnh vực mà Thành phố chọn là mũi nhọn để phát triển là: Cơ kim - khí; Dệt - may - da - giầy; Điện - điện tử; Chế biến thực phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng chỉ có 3 lĩnh vực là Cơ kim - khí; Điện - điện tử và Sản xuất vật liệu xây dựng là phát triển cao hơn mức trung bình toàn ngành. Song sự phát triển cũng chưa vượt trội nhiều so với các ngành khác. Hai lĩnh vực còn lại phát triển thấp làm cho cơ cấu của cả 5 lĩnh vực này trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng không đáng kể trong giai đoạn 1996-2000 ( từ 75,3% lên 79,14%). Điều này có nghĩa là mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Thành phố đề ra đã được thực hiện song kết quả chưa cao
Biểu 13: Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp
trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1996-2000
Quy mô (tỉ đồng)
Cơ cấu(%)
Tăng BQ(%/năm)
1996-2000
1995
2000
1995
2000
Tổng số
8463,8
17094,6
100,00
100,00
15,10
-Khai thác than
103,2
176,9
1,22
1,03
11,38
-Khai thác đá
36,7
32,6
0,43
0,19
-2,34
-Sản xuất thực phẩm, đồ uống
916,9
1548
10,83
9,06
11,04
-Sản xuất thuốc lá
507,7
568,9
6,00
3,33
2,30
-Dệt
797,2
1020,7
9,42
5,97
5,07
-Sản xuất trang phục
188,8
418,3
2,23
2,45
17,25
-Sản xuất đồ da, giày dép
237
552
2,80
3,23
18,42
-Chế biến gỗ
126,5
141
1,49
0,82
2,19
-Sản xuất giấy, chế biến giấy
131,9
254,6
1,56
1,49
14,06
-Xuất bản, in
182,7
334,9
2,16
1,96
12,88
-Sản xuất hoá chất
436,1
976
5,15
5,71
17,48
-Sản xuất cao su,plastic
195,8
585,7
2,31
3,43
24,50
-SXSP từ chất khoáng phi KL
465,2
1142,1
5,50
6,68
19,68
-Sản xuất kim loại
35,6
360,5
0,42
2,11
58,89
-Sản xuất SP từ kim loại
274,1
666,7
3,24
3,90
19,45
-Sản xuất máy móc thiết bị
372,8
539,6
4,40
3,16
7,68
-Sản xuất thiết bị văn phòng
27,1
0
0,32
0,00
-Sản xuất máy móc thiết bị điện
586,9
1293,8
6,93
7,57
17,13
-Sản xuất tivi, radio
777,4
2223,2
9,18
13,01
23,39
-Sản xuất dụng cụ ytế,dụng cụ chính xác
17,2
149,3
0,20
0,87
54,07
-Sản xuất xe động cơ
521,2
756,5
6,16
4,43
7,74
-Sản xuất phương tiện VT khác
578,8
1755,3
6,84
10,27
24,84
-Sản xuất giường tủ,bàn ghế
165,9
268,1
1,96
1,57
10,08
-Tái chế
0,7
0,2
0,01
0,00
-22,16
-Sản xuất phân phối điện
604,5
1103,2
7,14
6,45
12,79
-Sản xuất phân phối nước
175,9
226,5
2,08
1,32
5,19
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
Ngành nông nghiệp giữ được mức tăng giá trị sản xuất khá và tương đối ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm qua đạt 5,1%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản cũng như cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp đều không có sự biến đổi lớn. Trong 5 năm qua tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,33% ( từ 94,80% năm 1996 xuống 94,47% năm 2000), tỉ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 0,4% (từ 0,50% năm 1996 lên 0,90% năm 2000), tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản giảm 0,34% ( từ 4,70%% năm 1996 xuống 4,36% năm 2000); tỉ trọng ngành trồng trọng giảm 1,28% ( từ 60,00% năm 1996 xuống 58,72% năm 2000), tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm 0,82% ( từ 34,30% năm 1996 xuống 33,48% năm 2000), tỉ trọng ngành dịch vụ tăng từ 0,50% năm 1996 lên 2,27% năm 2000 ( tăng 1,77%)
Biểu 14: Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng giá trị sản xuất 5 nhóm ngành
công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1996-2000
Quy mô(tỷ đồng)
Cơ cấu(%)
Tăng BQ(%/năm)
1996-2000
1995
2000
1995
2000
Toàn ngành công nghiệp
8463,8
17094,6
100,00
100,00
15,10
5 nhóm ngành mũi nhọn
6373,6
13529,2
75,30
79,14
16,25
Cơ - kim khí
2386,6
5521,7
28,20
32,30
18,27
Dệt - may - da - giầy
1223
1991
14,45
11,65
10,24
Điện - điện tử
1381,9
3326,4
16,33
19,46
19,21
Chế biến thực phẩm
916,9
1548
10,83
9,06
11,04
Sản xuất vật liệu xây dựng
465,2
1142,1
5,50
6,68
19,68
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Tuy cơ cấu giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; giữa trồng trọt và chăn nuôi không có sự biến đổi lớn, nhưng cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt và chăn nuôi có sự biến đổi quan trọng, hướng mạnh vào sản xuất các loại nông sản hàng hoá có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Qua khảo sát ở các địa phương ( các huyện ngoại thành) thì tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao những năm đầu thập kỷ (1990-1991) chỉ chiếm không quá 20% trong tổng giá trị sản lượng thì đến nay tỷ lệ đó tăng lên khoảng 60-65%.
Trong trồng trọt: diện tích gieo trồng cây lương thực một mặt thì diện tích lúa giảm và tăng diện tích các lại cây màu ( chủ yếu là tăng diện tích ngô) mặt khác trong tổng diện tích lúa thì tỷ lệ gieo trồng các loại lúa đặc sản tăng từ khoảng 35% năm 1996 lên hơn 50% năm 2000. Diện tích trồng rau sạch chiếm tỷ lệ tăng dần trong 3 năm qua và đến năm 1999 ( theo số liệu của sở NN & PTNT) đã đạt khoảng 12% tổng diện tích rau của thành phố. Diện tích trồng hoa - cây cảnh tăng khá nhanh, năm 1995 toàn Thành phố có 389 ha thì đến 1998 là 1009 ha.
Trong ngành chăn nuôi : Đàn lợn phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 1995 tổng đàn lơn trên 2 tháng tuổi là 27,2 ngàn con đến năm 2000 đã tăng lên 30,7 ngàn con. Trong đó tỷ lệ đàn lợn nạc tăng từ 28 % năm 1995 lên khoảng 50% năm 2000; đàn trâu giảm từ 18,7 ngàn con năm 1995 xuống còn 16,2 ngàn con năm 2000; đàn bò từ 1995 đến 2000 ổn định ở mức 35,5 ngàn con và phát triển về chất lượng. Trong lĩnh vực thuỷ sản , diện tích và sản lượng nuôi trồng các loại thuỷ đặc sản như lươn, baba, ếch... cùng với các loại cá chất lượng cao tăng đáng kể .
Biểu 15: Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản
Đơn vị (%)
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
1. Nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Dịch vụ nông nghiệp
2. Lâm nghiệp
3. Thuỷ sản
100,00
94,80
60,00
34,30
0,50
0,50
4,70
100,00
94,80
60,40
33,40
1,00
0,90
4,30
100,00
94,56
62,02
30,89
1,65
1,03
4,41
100,00
94,38
58,28
33,80
2,30
0,93
4,69
100,00
94,47
58,72
33,48
2,27
0,90
4,63
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
2.3. Thực trạng cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1996 -2000.
Năm 5 qua, cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở Hà nội có sự thay đổi đáng kể. Tỉ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, cho phát triển lĩnh vực dịch vụ ngày cao. Quy mô vốn đầu tư cho nông- lâm nghiệp và thuỷ sản từ 140,6 tỷ đồng tăng lên 195,3 tỷ đồng năm 2000, đạt tốc độ bình quân 8,56%/năm, tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này đã tăng từ 1,08% năm 1996 lên 1,46% năm 2000 thể hiện sự quan tâm của Thành phố trong đầu tư cho phát triển nông thôn ngoại thành nhằm giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại thành.
Quy mô vốn đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ từ 5.827 tỷ đồng đã tăng lên 8.477 tỷ đồng, đạt tốc độ bình quân 9,82%/năm, làm cho cơ cấu vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng từ 44,75% năm 1996 lên 63,37% năm 2000. Đầu tư cho công nghiệp - xây dựng giảm cả về quy mô vốn đầu tư và tỷ trọng. Vốn đầu tư cho công nghiệp - xây dựng giảm từ 7.053,3 tỷ đồng năm 1996 xuống còn 4.704,7 tỷ đồng năm 2000, tốc độ giảm bình quân -9,63%/năm, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành này giảm từ 54,17% năm 1996 xuống còn 35,17% năm 2000.
Như vậy trên thực tế, cơ cấu đầu tư của Hà Nội đã không thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Thủ đô.
Chúng ta đều biết rằng, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá thì trong 3 khu vực của nền kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, khu vực công nghiệp là khu vực cần nhiều vốn để đầu tư máy móc, thiết bị hơn so với sản xuất nông nghiệp hay các hoạt động thương mại, dịch vụ.
Việc thiếu tập trung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp Thủ đô trong 5 năm qua đã hạn chế rất nhiều khả năng đầu tư chiều sâu trong các ngành công nghiệp chế biến, và đầu tư để phát triển các ngành các ngành công nghiệp mới, các ngành công nghiệp mũi nhọn mà Thành phố mong muốn phát triển
Biểu 16: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phân theo ngành của Hà Nội
giai đoạn 1996-2000
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
BQ 96-2000
I. Tổng vốn đầu tư ( tỷ đồng)
13021
15436
13326
11198
13377
66357,9
1. Nông - lâm - Thuỷ sản
140,6
150,5
159,2
163,4
195,3
809,0
2. Công nghiệp - xây dựng
7053,3
8141,4
7510,2
3937,9
4704,7
31347,5
3. Dịch vụ
5827
7144,1
5656,6
7096,7
8477,0
34201,4
Trong đó:
- Thương nghiệp, khách sạn
2517,7
3011,1
1640,7
735,0
3461,9
11366,4
- Vận tải TT liên lạc
2451
2385
1295,9
2098,1
1395,5
9625,5
- KD tài sản và DV tư vấn
618,6
729,6
1129,9
2269,3
1485,6
6233,0
- Phục vụ cá nhân và cộng đồng
161,2
653,8
1058,4
1389,2
1745,7
5008,3
II. Tốc độ tăng hàng năm (%/năm)
18,55
-13,67
-15,97
19,46
0,68
1. Nông - lâm - Thuỷ sản
7,04
5,78
2,64
19,53
8,56
2. Công nghiệp - xây dựng
15,43
-7,75
-47,57
19,47
-9,63
3. Dịch vụ
22,60
-20,82
25,46
19,45
9,82
Trong đó:
- Thương nghiệp, khách sạn
19,60
-45,51
-55,20
371,01
8,29
- Vận tải TT liên lạc
-2,69
-45,66
61,90
-33,49
-13,13
- KD tài sản và DV tư vấn
17,94
54,87
100,84
-34,53
24,49
- Phục vụ cá nhân và cộng đồng
305,58
61,88
31,25
25,66
81,41
III. Cơ cấu (%)
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Nông - lâm - Thuỷ sản
1,08
0,97
1,19
1,46
1,46
1,22
2. Công nghiệp - xây dựng
54,17
52,74
56,36
35,17
35,17
47,24
3. Dịch vụ
44,75
46,28
42,45
63,37
63,37
51,54
Trong đó:
- Thương nghiệp, khách sạn
19,34
19,51
12,31
6,56
25,88
17,13
- Vận tải TT liên lạc
18,82
15,45
9,72
18,74
10,43
14,51
- KD tài sản và DV tư vấn
4,75
4,73
8,48
20,27
11,11
9,39
- Phục vụ cá nhân và cộng đồng
1,24
4,24
7,94
12,41
13,05
7,55
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội.
Đầu tư vào dịch vụ tuy tăng cả về quy mô, tốc độ và tỉ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố. Song mới chú ý đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ thông thường ( bình quân 5 năm qua, riêng nhóm các dịch vụ thương nghiệp, khách sạn; vận tải, thông tin liên lạc; kinh doanh tài sản; phục vụ cá nhân và công đồng đã chiếm 94,25% tổng đầu tư cho toàn ngành dịch vụ).
Các loại dịch vụ hiện đại mang tính hỗ trợ nền kinh tế phát triển như dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ khoa học, công nghệ; giáo dục, đào tạo chưa được chú trọng đầu tư.
Xét cơ cấu nguồn vốn nhà nước đầu tư XDCB của địa phương cho thấy vốn dành cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ so với vốn đầu tư cho phát triển các ngành dịch vụ. Tính chung cả giai đoạn 1996-2000, tỉ trọng vốn nhà nước của địa phương đầu tư XDCB cho nông nghiệp chiếm 5,03%; cho công nghiệp chỉ chiếm 11,14% trong khi vốn đầu tư cho ngành dịch vụ chiếm tới 83,83% tổng đầu tư của nguồn vốn này.
Biểu 17: Quy mô, cơ cấu vốn nhà nước đầu tư XDCB của địa phương giai đoạn 1996 -2000
Quy mô
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Tổng số
4151567
100,00
I. Nông - lâm nghiệp thuỷ sản
208816
5,03
1. Nông - Lâm nghiệp
201352
4,85
2. Thuỷ sản
7464
0,18
II. Công nghiệp
462594
11,14
1. Công nghiệp khai thác mỏ
2800
0,07
2. Công nghiệp chế biến
106966
2,58
3. sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước
339290
8,17
4. Xây dựng
13538
0,33
III. Dịch vụ
3480157
83,83
1. Khách sạn, nhà hàng
10057
0,24
2. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
940347
22,65
3. Hoạt động khoa học và công nghệ
20154
0,49
4. Hoạt động liên quan đến KD tài sản và tư vấn
233178
5,62
5. Quản lý nhà nước và an ninh QP
106326
2,56
6. Giáo dục đào tạo
247649
5,97
7. Y tế và HĐ cứu trợ xã hội
105666
2,55
8. Hoạt động văn hoá, thể thao
266355
6,42
9. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
1550425
37,35
Nguồn: Cục thống kê Hà Nội
Trong công nghiệp, chủ yếu đầu tư cho sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước, đầu tư cho công nghiệp chế biến chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Trong dịch vụ, đầu tư chủ yếu được tập trung cho lĩnh vực truyền thống như vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc; cho các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. Các lĩnh vực dịch vụ hiện đại như tài chính, ngân hàng; hoạt động khoa học, công nghệ chưa được chú trọng đầu tư.
Trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp hầu như không thay đổi về tỷ trọng đối với vốn đăng ký và tăng về vốn thực hiện từ 37,12% năm 1996 lên 38,27% năm 2000. Song xét về cơ cấu vốn đầu tư thì đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chiếm tỉ trọng thấp hơn nhiều so với đầu tư cho dịch vụ.
Biểu 18: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành từ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội giai đoạn 1996-2000
Đơn vị %
1996
1997
1998
1999
2000
BQ 96-2000
I. Vốn đăng ký
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1.Nông-lâm nghiệp
0,03
0,02
0,02
0,03
0,03
0,03
2.Công nghiệp- XD
17,26
15,32
16,55
15,65
16,90
16,31
3. Dịch vụ
82,71
84,65
83,43
84,32
83,07
83,67
- Khách sạn, nhà hàng
14,89
15,40
13,53
13,31
14,20
14,22
- Kinh doanh tài sản và tư vấn
51,64
50,10
48,32
46,06
48,95
48,87
- Lĩnh vực khác
16,18
19,15
21,58
24,96
19,92
20,58
II. Vốn thực hiện
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1.Nông-lâm nghiệp
0,15
0,11
0,09
0,08
0,08
0,10
2.Côngnghiệp - XD
37,12
31,37
32,89
38,85
38,27
35,91
3. Dịch vụ
62,73
68,52
67,02
61,07
61,65
63,99
- Khách sạn, nhà hàng
20,87
31,11
31,21
30,31
29,48
29,19
- KD tài sản và tư vấn
12,01
16,84
16,56
14,93
16,70
15,66
- Lĩnh vực khác
29,86
20,56
19,25
15,83
15,47
19,14
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội.
Về vốn đăng ký, đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 0,03% so với tổng số; đầu tư cho công nghiệp giảm từ 17,26% năm 1996 xuống còn 15,65% năm 1999 rồi lên 16,9% năm 2000, trung bình cả giai đoạn là 16,31%; đầu tư cho dịch vụ từ 82,71% năm 1996 tăng lên 84,32% năm 1999 và 83,07% năm 2000, bình quân cả giai đoạn là 83,67%.
Về vốn thực hiện, vốn đầu tư cho nông nghiệp từ 0,15% năm 1996 giảm xuống còn 0,08% năm 2000, bình quân cả giai đoạn đạt 0,10%; đầu tư cho công nghiệp tăng từ 37,12% năm 1996 lên 38,27% năm 2000, trung bình cả giai đoạn là 35,91%; đầu tư cho dịch vụ từ 62,73% năm 1996 tăng lên 68,52% năm 1997, và 67,02% năm 1998 rồi giảm xuống 61,65% năm 2000, bình quân cả giai đoạn là 63,99%.
Trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài, lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng chiếm tỉ trọng khá cao, trung bình cả giai đoạn vốn thực hiện chiếm tới gần 1/3 tổng vốn đầu tư nước ngoài.
2.4.Những kết quả đạt được
2.4.1. Hiệu quả chung
+ Nhờ huy động vốn đầu tư đạt kết quả khai thác và sử dụng vốn đầu tư đúng hướng, cơ cấu đầu tư tương đối phù hợp nên công tác đầu tư đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung củaThành phố;GDP thời kì 1996-2000 tăng bình quân10,18%/năm; Nông nghiệp tăng 4,44%/năm; Dịch vụ tăng 8,9%/năm; Đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có khối lượng đầu tư tăng lớn nhất cũng đạt tốc độ cao nhất(KVVĐTNN: tăng 22,16%, KV trong nước tăng 8,68%/năm) và ngày càng có vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng chung của Thành phố.
+ Tỷ lệ tích luỹ tài sản năm 1996 là 29,7%; năm 1998 tăng lên đạt 36,9%.
+ Giá trị tài sản mới tăng thêm của các công trình bàn giao của địa phương năm 1996 đạt 295,4 tỷ đồng, năm 1997 là 255,6 tỷ đồng, năm 1998 là 155,4 tỷ đồng, năm 1999 đạt 612,6 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2000 đạt 1000 tỷ đồng. Tổng cộng 5 năm đạt 2319,2 tỷ đồng.
+ Hệ số sử dụng vốn đầu tư của địa phương theo kết quả trên đạt 0,52%.
2.4.2.Kết quả của một số ngành và lĩnh vực:
+ Công nghiệp: Tổng dự án đầu tư 5 năm (Được cấp có thẩm quyền phê duyệt):102 dự án.
Tổng vốn đầu tư: 1101,49 tỷ đồng có 91 dự án đi vào hoạt động.
+ Hạ tầng kỹ thuật đô thị: Tổng vốn đầu tư XDCB 5 năm khoảng 2880 tỷ đồng, trong đó GTVT: 1075 tỷ, chiếm 37%; cấp nước 225 tỷ chiếm 8%; Công cộng: 1500tỷ chiếm 52%; Vốn sự nghiệp duy tu duy trì trong 5 năm khoảng 971 tỷ đồng. Với mức vốn đầu tư trong 5 năm nhiều mục tiêu xây dựng, quản lý đô thị và hạ tầng kỹ thuật đã được hoàn thành: điều chỉnh bổ xung quy hoạch phát triển không gian Thành phố đến năm 2020; Hoàn thành chi tiết quy hoạch một số Quận , Huyện: tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống đường vành đai và đường xuyên tâm; Cải tạo nâng cấp các ngõ phố; Cải thiện tình hình cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân; Xây dựng hệ thống bến bãi đỗ xe, các điểm vui chơi giải trí.
+ Nông nghiệp và phát triển kinh tế ngoại thành: Tổng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và phát triển kinh tế ngoại thành 5 năm đạt 468 tỷ đồng bình quân hàng năm đầu tư 93,6 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 1995; Thực hiện đầu tư trong 5 năm đã góp phần tích cực vào phát triển nông nghiệp nông thôn kinh tế ngoại thành: chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thời vụ nhàn rỗi, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp khá, sản xuất phát triển , cơ sở sản xuất kỹ thuật được tăng cường làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hình thành các thị trấn đô thị , góp phần thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.
+ Văn hoá xã hội: Trong 5 năm Thành phố đã đầu tư cho lĩnh vực này khoảng 1255,3 tỷ đồng(sở ngành 516,4tỷ, Quận/ huyện 738,8 tỷ đồng). Trong đó vốn XDCB là 615,4 tỷ đồng .
Kết quả đầu tư đã tạo ra những cơ sổ vật chất kỹ thuật phục vụ mục tiêu phát triển văn hoá xã hội, đào tạo con người thủ đô: Thực hiện nâng cấp đồng bộ Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Xây dựng nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thể dục thể thao(Sân vận động Hà Nội, trùng tu tôn tạo 4 di tích lịch sử lớn).
Xây dựng cải tạo 2880 phòng học, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng học 3 ca ở Sóc Sơn và Quận Thanh Xuân, giảm tỷ lệ nhà học cấp 4 từ 41% năm 1995 còn 15% năm 2000, xây dựng thêm 4 trường phổ thông trung học, một trường chuyên nghiệp, 6 trường phục vụ học bán trú; đầu tư xây dựng, mở rộng 4 cơ sở xã hội, một trung tâm giáo dục lao động xã hội cho các đối tượng nghiện ma tuý, xây dựng một nhà tang lễ, một trung tâm bảo trợ xã hội; xây dựng 2 trung tâm y tế ngoại thành, một trung tâm thận học 40 giường một trung tâm y học dự phòng, một trung tâm y tế cấp quận, xây dựng hoàn chỉnh một khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện chuyên khoa sản quy mô 200 giường, xây dựng một nhà đa khoa kỹ thuật nghiệp vụ bệnh viên Xanh-Pôn 450 giường,xây dựng và mở rộng 240 giường bệnh của trung tâm chống lao, trung tâm mắt và khoa lây của bệnh viện Đống Đa.
2.5. Những khó khăn tồn tại
2.5.1. Những ưu điểm
- Nhiều cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đã được triển khai có kết quả. Tỉ trọng vốn đầu tư xã hội trong GDP của Hà Nội luôn cao hơn của cả nước từ 1,6-2,7 lần ( bình quân cả giai đoạn là 2).
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã được đa dạng hoá, cơ chế bao cấp trong đầu tư phát triển từng bước được hạn chế và xoá bỏ dần (cả về mức độ và phạm vi). Vốn ngân sách đầu tư chiếm bình quân 12,58% trong tổng vốn đầu tư xã hội, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng không có khả năng thu hồi vốn; vốn tín dụng đầu tư nhà nước và vốn các doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiếm bình quân 24,79% tập trung đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh phát triển các ngành thuộc lĩnh vực Thành phố ưu tiên; vốn của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn dân cư tự đầu tư cũng ngày càng được mở rộng, nhất là vốn dân tự xây nhà, tăng bình quân 35,12%/năm trong giai đoạn 1996-2000.
- Cùng với việc tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhiều chính sách khai thác nguồn nội lực đã được áp dụng thành công, vốn đầu tư trong nước ngày càng có tỉ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong chặn đà giảm sút tăng trưởng kinh tế những năm khủng hoảng tài chính khu vực.
- Tuy khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thời gian này tăng chậm và không ổn định, nhưng bước đầu đã hình thành cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý nên đã giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, hiệu quả đầu tư được cải thiện ( hệ số ICOR có xu hướng giảm).
- Đã bước đầu tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16135.DOC