Đề tài Phương hướng và biện pháp thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời kỳ 2001-2010

Tài liệu Đề tài Phương hướng và biện pháp thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời kỳ 2001-2010: Lời mở đầu Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã ảnh hưởng toàn diện đến đời sống kinh tế xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức rõ điều này, tại Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần VIII đã nhấn mạnh :"giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào các nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu qủa". Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ trong thời gian tới, Việt Nam đã có chủ chương xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh, giảm tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu thô và tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu tinh, đã qua chế biến. Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm nhiều lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mạ...

doc85 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương hướng và biện pháp thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã ảnh hưởng toàn diện đến đời sống kinh tế xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức rõ điều này, tại Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần VIII đã nhấn mạnh :"giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào các nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu qủa". Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ trong thời gian tới, Việt Nam đã có chủ chương xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh, giảm tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu thô và tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu tinh, đã qua chế biến. Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm nhiều lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại,...được phát triển dựa trên lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú, điều kiện khí hậu nhiệt đới thuận lợi. Trong những năm qua ngành đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản. Tại Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định : “thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế đất nước”. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng đều qua các năm, đến năm 2000 đã đạt 1,4786 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 21,87%, chiếm tỷ trọng hơn 10,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu thuỷ sản đã đóng vai trò đòn bẩy tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, đặc biệt là ngư dân vùng biển, đảm bảo an ninh xã hội, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của thị trường nội địa cũng như thế giới. Nhận thức được vai trò quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới cũng như trước những đòi hỏi thực tế của việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, cùng với những kiến thức được trang bị ở nhà trường và những tìm hiểu thực tế ở trong đợt thực tập cuối khoá tại Vụ Tổng Hợp KTQD, Bộ Kế Hoạch- Đầu Tư, em đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu : “phuong huong va bien phap thuc day mat hang xuat khau thuy san cua viet nam thoi ky 2001- 2010”. Mục đích nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp em củng cố, bổ sung và mở rộng những kiến thức thực tế,vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết một vấn đề của thực tiễn trong đời sống kinh tế-xã hội. Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được nhữnh thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới. Phương hướng nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là các biện pháp biện chứng, Mác xít, phương pháp hệ thống, phân tích thống kê, phân tích kinh tế-xã hội và phương pháp so sánh để nghiên cứu. Kết cấu của chuyên đề như sau : ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài còn gồm có 3 chương như sau : Chương I : Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu thuỷ sản . Chương II : Phân tích thị trường thuỷ sản thế giới và thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (giai đoạn 1991-2000). Chương III : Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới. Đây là một đề tài rộng, do trình độ, thời gian, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế và nguồn tài liệu thông tin còn hạn hẹp, chuyên đề này không tránh được những khiếm khuyết. Vì vậy, kính mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, bạn bè và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này. Chương I Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế thị trường I. Khái quát về xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 1. Cơ sở khoa học của Thương mại Quốc tế và hoạt động xuất khẩu 1.1. Lý thuyết Trọng thương về Thương mại quốc tế Học thuyết này cho rằng sự phồn vinh của một quốc gia được đo bằng lượng tài sản mà quốc gia đó cất giữ, thường được tính bằng vàng. Nước nào xuất siêu được nhiều hơn thì nước đó có lợi nhiều hơn. Trường phái này ủng hộ sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ về các hoạt động kinh tế và tăng cường chủ nghĩa dân tộc về kinh tế vì họ tin rằng một quốc gia có thể thu được từ thương mại chỉ khi chiếm đoạt được từ nước khác. Học thuyết này chưa giải thích các bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế. 1.2.. Học thuyết " Lợi thế tuyệt đối " của Adam Smith Adam Smith (1723-1790) là nhà kinh tế cổ điển người Anh.Trong tác phẩm "Sự giàu có của các quốc gia”-1776- ông bày tỏ sự nghi ngờ về giả thuyết của Trường phái Trọng thương cho rằng sự giàu có của các quốc gia chỉ phụ thuộc vào số vàng tích trữ. Ông lập luận rằng: hai quốc gia có thể thu được lợi ích từ thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối, nghĩa là mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mà mình có lợi thế tuyệt đối hơn và nhập khẩu những hàng hoá mà mình kém lợi thế. Tóm lại, Adam Smith ủng hộ tự do hoá thương mại. Lợi thế tuyệt đối, tuy vậy, chỉ giải thích được một phần nhỏ thương mại hiện tại, như thương mại giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Hầu hết, thương mại thế giới, đặt biệt là thương mại giữa các nước phát triển với nhau, không thể giải thích được bằng học thuyết về lợi thế tuyệt đối. Vấn đề này được giải quyết bởi nhà kinh tế học David Ricardo qua học thuyết về lợi thế so sánh phân tích một cách thực tế cơ sở và thặng dư từ thương mại. Lợi thế tuyệt đối được xem xét như trường hợp đặc biệt của học thuyết chung về lợi thế so sánh. 1.3. Học thuyết " Lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh" của David-Ricardo David Ricardo (1772-1823) là nhà duy vật, nhà kinh tế học người Anh. Ông được Các Mác đánh giá là người “đạt đến đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị cổ điển”. Năm 1817, Ricardo xuất bản cuốn sách “những nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế”, trong đó ông trình bày quy luật về lợi thế so sánh. Theo quy luật về lợi thế so sánh, thậm chí một quốc gia sản xuất cả hai hàng hoá đều có chi phí tuyệt đối cao hơn quốc gia kia vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại. Quốc gia đó sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá chi phí so sánh ít hơn, nhập khẩu những hàng hoá có chi phí so sánh nhiều hơn. Các quốc gia sẽ có lợi ích thương mại nếu quốc gia đó chuyên môn hoá vào sản xuất các hàng hoá mà việc sản xuất hàng hoá đó có chi phí tương đối thấp hơn các nước khác. Tóm lại, phát triển Thương mại Quốc tế có lợi cho tất cả các quốc gia tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, học thuyết của David Ricardo còn có nhiều hạn chế như : các phân tích của ông chưa đề cập tới chi phí vận tải, hàng rào mậu dịch ngày càng tăng. Lý thuyết của Ricardo không giải thích được nguồn gốc phát sinh thuận lợi của một nước đối với một loại sản phẩm nào đó, cho nên không giải thích triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình Thương mại Quốc tế. Kết luận: Thương mại Quốc tế xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và xã hội giữa các quốc gia. Chính sự khác nhau nên đều có lợi là mỗi nước chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng cụ thể phù hợp với điều kiện sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của mình, để nhập khẩu những hàng hoá cần thiết khác từ nước ngoài. Điều quan trọng là mỗi nước phải xác định cho được những mặt hàng nào mà nước mình có lợi nhất trên thị trường cạnh tranh quốc tế, từ đó chuyên môn hoá vào sản xuất để xuất khẩu. 2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất hàng hoá mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Hoạt động đó không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt, mà là có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của Nhà nước. Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động xuất khẩu. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động. Còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý. Chiến lược hướng về xuất khẩu về thực chất là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu. Như vậy, đối với mọi quốc gia cũng như nước ta, xuất khẩu thực sự có vai trò quan trọng, thể hiện : 2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá đất nước Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước mắt chúng ta cần phải nhập khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài, nhằm trang bị cho nền sản xuất. Nguồn vốn để nhập khẩu thường dựa vào các nguồn chủ yếu là: đi vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu . Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bị phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính là xuất khẩu. Thực tế là nước nào gia tăngđược xuất khẩu thì nhập khẩu theo đó cũng tăng theo. Ngược lại , nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu làm cho thâm hụt cán cân thương mại quá lớn sẽ có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc dân. 2.2. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên vật liệu như bông, đay, ... Sự phát triển ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu (gạo, cà phê...) có thể kéo theo của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó. - Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. 2.3. Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thị trường thế giới, một thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt. Sự tồn tại và phát triển hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả; do đó phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật công nghệ sản xuất chúng. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới, luôn cải tiến thiết bị, máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. Mặt khác, xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt còn đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động. 2.4.Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân. Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thương trường quốc tế..., xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế.... Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu. Có thể nói xuất khẩu không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế, mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như : vốn, lao động, kỹ thuật, nguồn tiêu thụ thị trường... Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại, được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước, qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới. Kinh nghiệm cho thấy bất cứ một nước nào và trong một thời kỳ nào đẩy mạnh xuất khẩu thì nền kinh tế nước đó trong thời gian đó có tốc độ phát triển cao. Tóm lại, thông qua xuất khẩu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng và cơ hội của đất nước. Nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa giao lưu kinh tế với nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam đã từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. II. Xuất khẩu thuỷ sản và vai trò của nó trong hệ thống các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Trong nền kinh tế quốc dân, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều khả năng và tiềm năng huy động để phát triển, có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao vào những năm tới và tiến kịp các nước trong khu vực nếu có các chính sách phù hợp và được đầu thoả đáng. Thuỷ sản từ lâu đã được coi là ngành hàng thiết yếu và được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện tự nhiên ưu đãi, giúp thuận lợi cho việc khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Thuỷ sản là một ngành sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đã thu hút trên 3,4 triệu lao động, cung cấp khoảng 40% đạm động vật cho đời sống xã hội và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sản phẩm thuỷ sản luôn có nhu cầu cao trên thị trường trong nước và nước ngoài, luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu điều tra hàng năm, có thể khai thác được từ 1,0-1,3 triệu tấn thuỷ sản các loại mà không ảnh hưởng đến tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản, trong đó công suất đánh bắt những loại hải sản có giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới như tôm, mực, cá...Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng rất lớn, có khoảng 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, trong đó có gần 30 vạn ha bãi biển, gần 40 vạn ha hồ chứa, sông, suối.... Ngoài ra, có hơn 80.000 ha eo, vùng vịnh, đầm phá tự nhiên có thể sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản.Tóm lại, tiềm năng nguồn lợi về thuỷ sản rất lớn của Việt Nam đã góp phần làm tăng nhanh nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Những năm qua là giai đoạn tăng trưởng liên tục của ngành thuỷ sản trên mọi mặt, từ khâu tạo nguyên liệu đến tiêu thụ. Tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục (khoảng 6,6%/năm). riêng giai đoạn 1991-1995 tăng với tốc độ 7,5%/năm; giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân 9%/ năm. Năm 2000 tổng sản lượng khai thác hải sản đạt 1.280.590 tấn. Trong đó mức tăng trưởng bình quân hàng năm của sản lượng thuỷ sản xuất khẩu là 17,8%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng liên tục tăng, năm 1990 mới đạt 205 triệu USD, thì đến năm 1999 đạt 971 triệu USD và năm 2000 đạt 1478,6 triệu USD. Tốc độ tăng trong 10 năm qua (1990-2000) là 6,84 lần. Từ những năm đầu của thập kỷ 80, với việc thử nghiệm cơ chế mở theo tinh thần đổi mới, thực hiện “cơ chế tự trang trải”, cùng với sự đóng góp ngày càng tích cực của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công nghiệp chế biến, nên đến nay từ một lĩnh vực còn yếu về vật chất kỹ thuật, ngành thuỷ sản đã vươn lên đóng góp ngày càng tích cực vào quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản. Hiện nay, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của ta đã có mặt ở hơn 60 nước trên thế giới với những sản phẩm đã có uy tín trên một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ... Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 I.Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (Tr.USD): 9236 11423 1. Lạc nhân 33 41 2. Cao su 147 166 3. Cà phê 585 501 4. Chè 45 70 5.Gạo 1025 668 6.Hạt điều 110 167 7.Hạt tiêu 137 147 8. Rau quả 105 214 9. Thuỷ sản 971 1478,6 10.Hàng dệt may 1747 1892 11. Hàng giày dép 1392 1465 12. Hàng thủ công mỹ nghệ 168 237 13. Hàng linh kiện điện tử 585 783 14. Dầu thô 96 94 15. Than đá 2091 3501 II. Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu các mặt khẩu xuất khẩu chủ lực (%) 10,5 12,9 Nguồn : Vụ Tổng hợp KTQD, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nếu như năm 1991, Việt Nam chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD (là dầu thô, thuỷ sản, gạo và hàng dệt may) thì đến nay đã có thêm 11 mặt hàng nữa là: cà phê, cao su, lạc nhân, chè, hạt điều, hạt tiêu, giày dép, than đá, hàng linh kiện điện tử , hàng thủ công mỹ nghệ và hàng rau quả. Trong đó 4 mặt hàng có giá trị trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, dầu thô , hàng dệt may và giày dép. Năm 2000, ngành thuỷ sản đã đạt được thành tựu đáng kể, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt 1,4786 tỷ USD (chỉ sau dầu thô là 3,501 tỷ USD và dệt may 1,892 tỷ USD) vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đặt ra là 179 triệu USD (kế hoạch năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là 1,3 tỷ USD). Mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam : năm 1999 chỉ chiếm 10,5 % đến năm 2000 tăng lên là 12,9%. Mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ vị trí xếp thứ 5 vào năm 1999 (sau: dầu thô, dệt may, giày dép và gạo) thì đến năm 2000 nó đã vươn lên xếp thứ 3( chỉ sau: dầu thô và dệt may). Tóm lại, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng liên tục với tốc độ hàng năm đã thực sự đóng góp tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng và kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung. III. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản ở Việt nam Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đều chịu sự chi phối bởi các nhân tố bên trong lẫn nhân tố bên ngoài nước. Các nhân tố này thương xuyên biến đổi vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố tới hoạt động xuất khẩu. 1. Môi trường quốc tế Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến xu hướng phát triển thị trường thuỷ sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá. Việt Nam đã tham gia các tổ chức: ASEAN, AFTA, APEC…, điều này cho thấy Việt Nam đã bước đầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nước ta. Trong thời gian qua ngành thuỷ sản đạt được kim ngạch xuất khẩu là 1,4786 tỷ USD, do một phần có sự đóng góp của việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thu hút được nhiều nhà đâù tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức như : khi gia nhập AFTA để hưởng được ưu đãi thuế quan CEPT, Việt Nam cần phải tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu chế biến thay vì hàng xuất khẩu thô. Thị trường EU và Mỹ cũng đặt ra các điều kiện cho Việt Nam như HACCP (điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm). Thị trường thuỷ sản thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động xu hướng hiện nay của người tiêu dùng là giảm tiêu thụ thịt tăng tiêu thụ thuỷ sản, và nhu cầu của thế giới về thuỷ sản lại tăng khá ổn định. Năm 1985, xuất khẩu thuỷ sản thế giới đạt 17,2 tỷ USD, tới năm 1997 đạt 107,6 USD tăng bình quân trên 13%. Giá thuỷ sản cũng tăng khá hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu thuỷ sản, giá tăng xấp xỉ 6% trong khi nhu cầu trên toàn thế giới không giảm. Như vậy, diễn biến nhu cầu và giá thuỷ sản trên thế giới cho thấy tiềm năng phát triển thuận lợi cho Việt Nam trong việc xuất khẩu thuỷ sản. Khu vực Châu á là thị trường có nhu cầu rất lớn về thuỷ sản, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông. Đây là thị trường tiềm năng to lớn về thuỷ sản cho những nước xuất khẩu thuỷ sản. Nhật Bản là nước tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới, do đó là nước thống soái thị trường nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Các nước Châu á, trong đó có Việt Nam, là những nước cung cấp thuỷ sản chủ yếu cho thị trường này. Thị trường Mỹ và EU cũng là các thị trường tiêu thụ lớn thuỷ sản nhưng đây là các thị trường đòi hỏi cao về chất lượng thuỷ sản và an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỹ là thị trường rộng lớn và khá thống nhất về thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản so với thị trường EU, nhưng hàng rào thuế quan lại khắt khe hơn. Đối với Việt Nam, thị trường này đã có cải thiện đáng kể trong việc nhập khẩu tôm,cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ... đặc biệt là khi EU công nhận Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào thị trường này. 2.Môi trường văn hoá xã hội Môi trường văn hoá xã hội được coi là một tổ hợp phức tạp gồm nhiều kiến thức, tín ngưỡng, luật pháp, nghệ thuật, lý luận và tất cả những thói quen khác mà con người đã thu nhận được vì là thành viên của xã hội. Vùng ảnh hưởng của một nền văn hoá có thể trải ra nhiều nước hoặc nhiều vùng. Thị trường được xây dựng trước hết bởi khách hàng. Khách hàng và hành vi ứng xử của họ trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá xã hội (từ cách sống, cách chi tiêu, lựa chọn sản phẩm...), cũng như các đối thủ cạnh tranh và cách sử dụng của họ chịu ảnh hưỡng của môi trường văn hoá mà ho hoạt động. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản, do khách hàng của họ là có quốc tịch khác nhau và do nền văn hoá có đặc trưng riêng, do vậy nhu cầu thị hiếu, thói quen , tập quán tiêu dùng ở các nước là khác nhau. Vì vậy, Việt Nam muốn xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường nào thì phải nghiên cứu các tham số như: dân số, thu nhập, phân phối thu nhập, tình hình chính trị, chính sách thương mại... 3. Môi trường kinh tế và công nghệ Hiện nay, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đảng và Nhà nước chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế và mở cửa ra bên ngoài, tự do buôn bán, kinh doanh xuất nhập khẩu theo khuôn khổ pháp luật cho phép các doanh nghiệp tự giải quyết mọi vấn đề của mình còn Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý, định hướng. Điều này tạo cho doanh nghiệp quyền chủ động sáng tạo nhiều hơn và kinh doanh có hiệu quả hơn. Yếu tố tỷ giá là yếu tố tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến tới hiệu quả của thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. Yếu tố lạm phát và khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ không chỉ là những nhân tố làm nảy sinh các vấn đề xã hội mà còn tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Thành công của ngành thuỷ sản bắt đầu từ đổi mới cơ chế đầu tư từ bao cấp sang cơ chế tự cân đối, tự trang trải, lấy nguồn thu trong xuất khẩu thuỷ sản để đầu tư lại cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành, gắn việc đầu tư với việc áp dụng công nghệ mới, sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy việc tăng cường đầu tư của ngành sẽ tạo động lực để phát triển ngành, thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản phát triển. Tình hình đầu tư có tác động rất lớn đến ngành thuỷ sản xuất khẩu và chủ yếu tập trung vào một số khâu như : khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư cho cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá và cho nghiên cứu các loại giống mới,..., từ đó tạo nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng tốt cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, tình hình đầu tư còn tác động mạnh mẽ tới việc trang bị các thiết bị, máy móc, công nghệ chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, nâng dần chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng thuỷ sản xuất khẩu, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đòi hỏi của thế giới và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu là nhân tố quan trọng quyết định tới sự phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Nếu sản phẩm có sức cạnh tranh càng cao thì càng dễ được thị trường chấp nhận, cũng có nghĩa là ngành thuỷ sản có triển vọng mở rộng và phát triển. Mà một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu là công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Khoa học công nghệ tiên tiến tác động mạnh đến ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam, chuyển sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản từ sản phẩm chế biến thô, sơ chế là chủ yếu sang những sản phẩm được chế biến sâu, tinh chế. 4. Môi trường chính trị và luật pháp Đây cũng là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng hay kìm hãm sự phát triển, cũng như việc khai thác các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Nước ta có môi trường chính trị ổn định, tạo điều kiện cho các đối tác của doanh nghiệp tuân theo khuôn khổ pháp luật. Với chính sách đối ngoại: đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế, đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 100 nước, trong vòng hơn 10 năm dã ký trên 60 Hiệp định thương mại với các nước, tạo cơ sở cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Các luật điều chỉnh các quan hệ trong thương mại quốc tế, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động.Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vừa phải tuân theo các thông lệ quốc tế, và luật của các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam, vừa phải tuân theo luật pháp trong nước. Tuy nhiên, luật pháp nước ta chưa hoàn chỉnh, cụ thể, chi tiết; đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Luật Thuỷ Sản. Hơn nữa, các chính sách, quy định ...đối với hoạt động xuất nhập khẩu liên tục thay đổi, thêm vào đó đã có những cải cách tích cực nhưng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, quan liêu, mất nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là từ khi ra đời Nghị Định 57/1998 NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính Phủ và các văn bản hướng đẫn thi hành quyền tự do kinh doanh tất cả những gì mà luật pháp không cấm, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động. Ngày 25/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 251/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005” đã tạo lực đẩy quan trọng cho việc phát triển của ngành thuỷ sản xuất khẩu. Như vậy, để thúc đẩy xuất khẩu thì nhà nước có vai trò rất lớn trong việc ổn định chính trị, tạo sự ổn định cho các doanh nhiệp kinh doanh xuất khẩu yên tâm sản xuất, thu hút đầu tư của nước ngoài nhằm nâng cao trình độ công nghệ trong nước, ban hành các văn bản pháp luật và dưới luật nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. 5. Môi trường địa lý và cơ sở hậu cần nghề cá Nước ta có bờ biển dài và điều kiện khí hậu thuận lợi, vùng biển có khả năng tái tạo sinh học cao của vùng thái nhiệt đới, môi trường biển tương đối sạch, nguồn lợi ven biển có khả năng phụ hồi nhanh,nguồn lợi khai thác xa bờ còn có thể khai thác thêm 300-400 nghìn tấn mỗi năm. Mặt khác, do mức độ công nghiệp còn chưa cao nên bờ biển Việt Nam chưa bị ô nhiễm. Vì vậy, nguồn lợi hải sản Việt Nam được đánh giá là là hợp vệ sinh và tốt cho sức khoẻ, điều này tạo điều kiện cho việc khai thác và kinh doanh hải sản. Khí hậu nhiệt đới, các loài động thực vật phong phú và đa dạng, diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng, công nghệ sản xuất giống và thức ăn ngày càng được cải thiện, các hình thức nuôi quảng canh, thâm canh ...đã tạo thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, chúng ta chưa có các vùng nuôi quy mô lớn, nuôi công nghiệp hay nuôi quảng canh cải tiến để tạo ra sản lượng thuỷ sản lớn, ổn định. Cơ sở vật chất, hậu cần nghề cá ngày càng được nâng cấp : đội tàu thuyền đánh bắt hải sản dần được nâng cấp và tăng công suất, các cơ sở bến cảng cá đang được nâng cấp, hoàn thiện và đưa vào sử dụng,... đã tạo điều kiện cho việc đánh bắt và khai thác hải sản. IV. Kinh nghiệm xuất khẩu thuỷ sản của một số các quốc gia trên thế giới 1. Thái Lan Trong hơn 10 năm qua, ngành thuỷ sản Thái Lan tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là xuất khẩua thuỷ sản. Giá trị xuất khẩu tăng từ 2,3 tỷ USD năm 1990 lên 4,2 tỷ USD năm 1998. Riêng năm 1995, Thái Lan còn là nước xuất khẩu thuỷ sản và sản xuất tôm sú nuôi lớn nhất thế giới . Bảng 2: Xuất khẩu thuỷ sản Thái Lan 1990 -1998 Năm Sản lượng ( nghìn tấn ) Giá trị ( tỷ USD) 1990 1000 2,3 1991 1030 3,01 1992 1131 3,1 1993 1115 3,5 1994 1215 4,2 1995 1193 4,5 1996 1118 4,2 1997 1280 5 1998 1380 4,2 Nguồn :Tạp chí Thương mại Thuỷ sản 4/2000- Bộ Thuỷ Sản Có được những thành công như vậy, trước hết phải kể đến những đặc điểm tự nhiên thuận lợi của nước này như bờ biển dài, tiếp giáp cả Thái Bình Dương và biển Andaman, khí hậu ôn hoà; ngư dân giàu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất thuỷ sản. Nhưng để đạt được thành công đó, là sự hợp tác toàn diện giữa Chính phủ và khu vực tư nhân trong ngành thuỷ sản Thái Lan, thể hiện ở những điểm sau : - Cục nghề cá Thái Lan đã thành lập phòng kiểm soát chất lượng và thanh tra thuỷ sản để thống nhất quản lý chất lượng thuỷ sản và vấn đề cấp chứng chỉ cho tất cả các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Cục nghề cá là đơn vị duy nhất đủ thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu thuỷ sản Thái Lan sang các nước EU, cam kết bảo đảm tất cả các cơ sở sản xuất thủy sản và các sản phẩm theo đúng quy định của EU và các chỉ thị có liên quan khác. - Vấn đề thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng theo HACCP. Thái Lan là một trong số ít các nước trên thế giới bắt buộc áp dụng HACCP trong các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Nhiều nhà máy chế biến hàng đầu không chỉ tuân thủ hệ thống HACCP mà còn phấn đấu đạt chứng nhận chất lượng ISO 9000 nhằm cải thiện hình ảnh và vị trí của doanh nghiệp trong kinh doanh. - Chương trình hỡ trợ của chính phủ. Để đảm bảo sản xuất, nuôi trồng có chất lượng cao, đảm bảo tính an toàn và phát triển bền vững, Cục nghề cá đã và đang thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát và giám sát nghề nuôi, chú trọng đặc biệt đến phòng ngừa dư lượng thuốc và hoá chất cũng như khả năng nhiễm vi sinh, ngăn chặn ô nhiễm môi trường và duy trì chất lượng nước ở các vùng nuôi thuỷ sản như đăng ký trại nuôi, thanh tra và giám sát trại, đăng ký nhà máy sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, quản lý sử dụng hoá chất... Tuy nhiên, Thái Lan hiện cũng đang phải giải quyết nhiều vấn đề trong phát triển ngành thuỷ sản. Về khai thác, do chưa quản lý chặt chẽ và hướng dẫn cụ thể, từ năm 1982 đến 1996, sản lượng khai thác giảm dần, bắt đầu có hiện tượng lạm thác vì ngư dân chủ yếu khai thác bằng lưới kéo hoặc lưới rê khiến nhiều loại thuỷ sản không thể phát triển được. Về sản xuất, do phát triển quá nhanh, vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và lạm dụng thuốc đã xảy ra nhiều nơi, khiến sản lượng nuôi trồng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản giảm mạnh. 2. ấn Độ ấn Độ là nước đứng thứ 7 trên thế giới về sản lượng thuỷ sản và là một trong những nước xuất khẩu chính hàng thuỷ sản thế giới. Ngành thuỷ sản chiếm khoảng 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, là ngành lớn thứ 4 về đống góp ngoại tệ cho đất nước, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 6 triệu ngư dân và hàng triệu người trong ngành công nghiệp thực phẩm thuỷ sản và các ngành truyền thống khác. Xuất khẩu thuỷ sản ấn Độ tăng đáng kể trong 10 năm qua từ 97.179 tấn năm 1987-1988 lên hơn 378.000 tấn năm 1996-1997, tăng 289%. Về giá xuất khẩu tăng từ 5,132 tỷ rupi năm 1987-1988 lên 41,21 tỷ rupi năm 1996-1997, tăng 676%. Thành công đó của ngành thuỷ sản phải kể tới sự tham gia của cơ quan quản lý phát triển xuất khẩu thuỷ sản (MPEDA)- được chính phủ ấn Độ thành lập từ năm 1972 nhằm quản lý và giám sát cả lĩnh vực trong ngành thuỷ sản, các tiêu chuẩn xuất khẩu, chế biến, mở rộng thị trường và đào tạo. Trước hết, về quản lý và chất lượng, Chính phủ ấn Độ đã ban hành một số văn bản pháp lý để đảm bảo quản lý chất lượng và đưa ra tiêu chuẩn bắt buộc đối với một số loại thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản, quản lý kế hoạch kiểm tra trước khi giao hàng, thành lập hội đồng thanh tra xuất khẩu từ những năm 1963. Hơn nữa, các công ty ngay từ đầu cũng tự xác định và đề ra chính sách chất lượng cho mình. hầu hết các Công ty ngay từ đầu cũng tự xác định và đề ra chính sách chất lượng cho mình. Hơn nữa, MPEDA từ khi được thành lập đã giúp cho ngành thuỷ sản tìm hiểu thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tìm hiểu các yêu cầu về buôn bán và nhập các mặt hàng thiết yếu của các nước. Cụ thể MPEDA đã thành lập hai văn phòng xúc tiến thương mại ở nước ngoài : ở Tokyo năm 1978 và ở New York năm 1983. Các văn phòng liên lạc chặt chẽ với các quan chức sứ quán ấn Độ, duy trì các mối quan hệ cộng đồng ở các nước sở tại để cải thiện hình ảnh hàng thuỷ sản ấn Độ. Ngoài ra, MPEDA còn tiến hành một số chương trình hỗ trợ tài chính, khuyến khích, hỗ trợ các nhà chế biến và xuất khẩu các mặt hàng theo định hướng xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, phục vụ thị trường quốc tế; đưa ra các chương trình đào tạo về nuôi, chế biến, bảo quản thuỷ sản một cách vệ sinh và nhiều vấn đề quan trọng khác. Tuy xuất khẩu khá phát triển ngành thuỷ sản ấn Độ cũng có một số yếu điểm cần khắc phục: Thứ nhất : sản lượng thuỷ sản chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt. Nguồn lợi ven bờ bị khai thác quá mức trong khi nguồn lực xa bờ đang chờ để khai thác. Vì vậy, mục tiêu chính trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 nhằm vào phát triển khai thác đại dương và nuôi trồng ven bờ. Thứ hai : do thiếu kinh nghiệm phân tích các mối ngay và thiếu dữ liệu về dịch tễ học, thông tin về kỹ thuật chế biến thực phẩm trong việc áp dụng HACCP, việc áp dụng HACCP thiếu hiệu quả. Năm 1997, nhiều nước thành viên EU phát hiện trong sản phẩm thuỷ sản ấn Độ nhập khẩu có Salmonella và Vibrio. Tháng 6 năm đó các thanh tra EU đã đi thăm ấn Độ và đến tháng 7, EU đã đưa ra quyết định cấm nhập hàng thuỷ sản ấn Độ. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực của mình đặc biệt là của MPEDA, tháng 12/1997, EU đã dỡ bỏ lệnh cấm với hàng thuỷ sản ấn Độ. Đây không chỉ là bài học cho riêng ấn Độ mà cả cho các nước đang phát triển xuất khẩu thuỷ sản như Việt Nam. 3. Trung Quốc Từ đầu năm 1990 trở lại đây, Trung Quốc đã trở thành một trong các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thể giới với giá trị khoảng 3 tỷ USD và sản lượng thuỷ sản vào loại cao nhất thế giới, khoảng 25-30 triệu tấn mỗi năm. Trung Quốc có nhiều đặc điểm thuận lợi phát triển thuỷ sản như bờ biển dài và rộng, khí hậu khá thuận lợi và nhân công Trung Quốc cần cù, chăm chỉ và giá lại rẻ- ưu điểm chính của Trung Quốc so với các nước khác trên thế giới nhưng trên hết, ngành thuỷ sản phát triển là nhờ Chính Phủ Trung Quốc đã có những quy định luật pháp rất chặt chẽ, hợp lý. Về nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo định hướng và quy hoạch tổng thể, không phát triển tự phát. Phát triển thuỷ sản phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Chính Phủ Trung Quốc quy định rõ chỉ có chính quyền từ cấp huyện mới được cấp giấy sử dụng mặt nước nhưng hiện chính quyền đang uỷ quyền cho Cục thuỷ sản các tỉnh, thành phố kiểm tra và cấp phép sử dụng (riêng mặt nước biển, sông hồ lớn do nhà nước quản lý, còn lại do tập thể quy định). Chính phủ còn miễn thuế 1-13 năm cho các mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, người dân chỉ phải nộp phí sử dụng mặt nước tuỳ theo vùng nước và đối tượng nuôi. Về khai thác hải sản, Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ phát triển khai thác xa bờ và viễn dương, sắp xếp hợp lý khai thác nội quỷ và biển gần. Khai thác thuỷ sản nội thuỷ, biển gần phải xin giấy chứng nhận của cơ quan chủ quản nghề cá từ cấp huyện trở lên, còn làm nghề khai thác hải sản xa bờ phải được sự cho phép của cơ quan chủ quản hành chính nghề cá quốc vụ viện. Việc cấp giấy phép không được vượt quá chỉ tiêu không chế về tàu thuyền, lưới công cụ, vạch ranh giới cấm nghề lưới kéo đáy, không tăng số lượng tàu, cấm sử dụng chất nổ, chất đánh cá, quy định thời gian được phép khai thác trên các vùng biển, không sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, không khai thác con giống có giá trị kinh tế quan trọng để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Riêng vùng biển Nam độ sâu 20 m trở vào, mọi hoạt động khai thác hoàn toàn bị cấp để bảo vệ nơi sinh trưởng cho cá con, cá sinh sản trừ nhuyễn thể có thể khai thác. Xử lý thật nặng các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. 4. Malaysia Bờ biển dài 5000 km, nguồn lợi hải sản khá phong phú. Từ những năm 1970 trở đi lại đây, do nhận thấy sản lượng đánh cá hải sản nhanh và với số lượng tàu thuyền nghề cá hiện có, nguồn lợi thuỷ sản rất dễ bị cạn kiệt. Chính phủ đã chuyển sang áp dụng mô hình quản lý tàu thuyền với nội dung là chia ngư trường đánh bắt hải sản ra làm bốn vùng . + Vùng A (trong vòng 5 hải lý kể từ bờ ): ngư trường đánh bắt của các nghề cá truyền thống. Loại tàu được phép khai thác có tổng dung tích từ 0-19,9 TDK (TDK = 2,83m3). + Vùng B (từ đến 12 hải lý ): loại tàu được phép khai thác có tổng dung tích từ 20-39,9 TDK, nghề lưới vây kéo, lưới vây rút chì. + Vùng C1 (12-30 hải lý ): Loại tàu được phép khai thác có tổng dung tích từ 40-69,9 TDK, nghề lưới vây kéo, lưới vây rút chì . + Vùng C2 (30 hải lý trở lên): loại tàu được phép khai thác có tổng dung tích từ 70 TDK trở lên, nghề lưới kéo, vây rút chì hoặc câu khơi. Trong vùng A và vùng B, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải là chủ tàu, nghĩa là trong vùng này một chủ tàu chỉ được phép sở hữu một con tàu duy nhất để đánh hải sản trong vùng. Còn vùng C1 và C2 chủ tàu dược phép sử dụng một lúc nhiều tàu. Kết quả trong một thời gian ngắn, Malaysia đã hạn chế đến mức thấp nhất số phương tiện tàu nhỏ đánh bắt gần bờ và phát triển được nghề cá xa bờ. Về quản lý tàu thuyền, Malaysia cũng làm rất chặt chẽ. Mọi dữ liệu tàu thuyền, sản lượng đánh bắt được cập nhật thường xuyên qua đội ngũ nhân viên thống kê ở các bang trong toàn quốc. Chỉ tiêu cấp phép theo vùng nước trên cơ sở dữ liệu về tàu thuyền, số lượng đánh bắt sao cho mục đích cuối cùng đạt hiệu quả cao mà vẫn bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản. Ví dụ tại một thời điểm nào đó sản lượng đánh bắt của tàu thuyền vượt quá giới hạn cho phép chỉ tiêu cấp phép sẽ giảm để nguồn lợi không bị khai thác qúa mức. Đây là bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển đội tàu lớn đánh bắt xa bờ, hạn chế tàu nhỏ đánh bắt ven bờ, bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản đang cạn kiệt ở Việt Nam. V. Những vấn đề rút ra cho xuất khẩu thuỷ sản trong một nền kinh tế mở quy mô nhỏ như Việt Nam * Việt Nam cũng như các nước có quy mô nhỏ là những nước chấp nhận giá trên thị trường thế giới: Nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả nước ta là những nước có quy mô nhỏ trên thị trường quốc tế, không có tác động nhiều đến giá cả của các hàng hoá mà những nước đó xuất hay nhập khẩu. Các nhà sản xuất Việt Nam không thể chi phối giá cả bằng cách tăng lượng cung trên thị trường thế giới. Điều đó có nghĩa là, các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam bị chấp nhận giá thị trường xuất hay nhập khẩu của thế giới. Như vậy, tất cả những nước có nền kinh tế quy mô nhỏ và hầu hết nền kinh tế quy mô vừa, phải đối mặt với thị trường, đó là một nền kinh tế chấp nhận giá đối với hàng xuất hay nhập khẩu trên thế giới. * Xuất khẩu ở Việt Nam cũng như các nước có nền kinh tế quy mô nhỏ : Hàng hoá có thể được chia làm hai loại là hàng hoá và dịch vụ mậu dịch và phi mậu dịch : - Hàng hoá và dịch vụ mậu dịch: là loại hàng hoá và dịch vụ tham gia vào Thương mại Quốc tế. Đối với một nền kinh tế quy mô nhỏ, giá cả của loại hàng hoá này được xác định trước khi đưa chúng vào thị trường quốc tế. - Hàng hoá và dịch vụ phi mậu dịch: là loại hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và bán trong nước không tham gia vào Thương mại Quốc tế. Giá của nó được xác định trên thị trường bằng quan hệ cung cầu trong nước và chúng không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thị trường của cùng loại sản phẩm ở nước khác. Đối với một nền kinh tế có qui mô nhỏ, giá cả trên thị trường thế giới được xác định trước và nước đó có thể mua bán mọi thứ mà nước đó muốn ở mức giá quy định. Đương nhiên, kinh doanh Thương mại Quốc tế làm nâng giá của hàng xuất khẩu lên trên mức giá của tình trạng tự cung tự cấp. Sự cân bằng đó sẽ không có nữa khi mà lượng cầu vượt quá lượng cung trong nước, thay vào đó, giá cân bằng là giá quốc tế và lượng cung vượt quá lượng cầu, ở đó sẽ được xuất khẩu. Trong nền kinh tế mở quy mô nhỏ, nếu mọi yếu tố khác cân bằng, thì sự thay đổi về cung và cầu sẽ dẫn tới sự thay đổi về số hàng xuất khẩu hay nhập khẩu hơn là sự thay đổi về giá trong nước. Chương II phân tích Thị trường thuỷ sản thế giới và Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (giai đoạn 1991-2000) I. Khái quát tình hình xuất khẩu thuỷ sản thế giới và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới 1. Khái quát tình hình xuất khẩu thuỷ sản thế giới 1.1. Nhu cầu về thuỷ sản thế giới Nhu cầu thuỷ sản thế giới ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các yếu tố chủ yếu sau: - Dân số tăng: dân số thế giới tăng trung bình trên 2%/năm. Đặc biệt dân số tăng nhanh ở các nước chậm và đang phát triển (LDCs). Với dân số thế giới hiện nay khoảng 7 tỉ người thì nhu cầu thuy sản của thế giới sẽ còn tăng nhanh. - Thu nhập bình quân đầu người tăng: thu nhập tăng dẫn đến chi dùng cho thực phẩm cũng tăng. Riêng ở các nước đang phát triển mức tăng tiêu thụ thuỷ sản còn lớn hơn so với mức tăng thu nhập. Tại các nước đang phát triển, thuỷ sản được xem như loại thức ăn lành mạnh hơn nhiều so với thịt lợn, thịt bò, thịt gà. Tại LDCs, đặc biệt là Châu á, thuỷ sản là một nguồn cung cấp protein chủ yếu. Nhu cầu thuỷ sản ở các nước phát triển cũng ngày càng tăng. - Tốc độ đô thị hoá trên phạm vi toàn cầu tăng: dẫn tới xu hướng tiêu thụ hiện nay của người tiêu dùng thường đòi hỏi những loại thực phẩm lành mạnh mà khi sử dụng không tốn nhiều thời gian chế biến. - Sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng: hiện nay người tiêu dùng đang chuyển từ tiêu thụ thịt sang thuỷ sản. Khu vực Đông Nam á chiếm 50% tổng lượng tiêu thụ của thế giới (trong đó Nhật Bản, Trung Quốc và các nước NICs đều là các thị trường tiềm năng). Khu vực Tây Âu, Nga và các nước Đông Âu với lượng tiêu thụ năm 1996 lần lượt là 11%, 7% và 9% tổng lượng tiêu thụ thuỷ sản của thế giới. Bảng 3: Dự tính dân số và tiêu thụ thuỷ sản ở các châu lục năm 2001 Châu lục Dân số Tiêu thụ thuỷ sản Triệu người % thế giới Kg/ đầu người Triệu tấn Nam á 2100 33,8 31,4 30 Đông á 1470 24 32,6 21,8 Trung Quốc 1260 20,6 20 11,5 ấn Độ 962 15,7 7,0 3,1 Nhật Bản 128 2,1 140 8,1 Nơi khác ở C.á 82 1,3 50 2,2 Châu Phi 877 14,3 31,9 12,7 Châu Âu 513 8,4 42,9 10 Nga 315 5,1 60 8,6 Bắc Mỹ 298 4,9 47,2 6,4 Châu úc 330 5,4 73,3 1,0 Nguồn: Thông tin chuyên đề ngoại thương thuỷ sản thế giới và ASEAN-Bộ Thuỷ Sản Theo FAO (Tổ Chức Lương Nông thế giới) thì nhu cầu tiêu thụ trung bình của mỗi người dân trên thế giới giai đoạn 1991-1997 là 14-15 kg/người/năm, nhưng nhu cầu này sẽ tăng lên 18-19 kg/người/năm vào năm 2015-2020. Đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam trong thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản. 1.2. Sản lượng thuỷ sản thế giới Theo FAO, sản lượng thuỷ sản thế giới sau khi đạt mức tăng nhanh vào thập kỷ 80 (đặc biệt là vào những năm 1980 là 72,3 triệu tấn, 1985 là 86,01 triệu tấn, năm 1988 là 85,6 triệu tấn và năm 1989 là 86,5 triệu tấn). Từ năm 1980-1985 mức tăng trung bình hàng năm đạt 18,96%. Sản lượng thuỷ sản thế giới tiếp tục tăng lên 120 triệu tấn năm 1996 và 122 triệu tấn vào năm 1997. Trong giai đoạn 1991-1997, sản lượng thuỷ sản thế giới tăng ổn định với mức tăng trung bình là 3,86%/năm. Bảng 4: Sản lượng thuỷ sản thế giới ( Đơn vị: triệu tấn) Khu vực /nước 1980 1985 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 SLTSTG 12,3 86,01 85,6 86,5 82,19 97,15 98,8 102,2 109,6 112,4 Trung Quốc 4,23 6,78 5,81 6,36 6,58 13,13 15,0 17,6 20,7 24,4 % so với Thế giới 5,85 7,88 6,79 7,35 7,94 13,52 15,18 17,22 18,89 21,71 Peru 2,74 4,13 5,1 6,83 6,54 6,94 6,9 8,5 11,6 8,9 % so với Thế giới 3,79 4,8 6,66 7,9 7,89 7,14 6,98 8,32 10,58 7,92 Chi Lê 2,81 4,8 5,21 6,45 4,97 6,5 6,5 6 7,8 7,6 % so với Thế giới 3,89 5,58 6,09 7,46 6,0 6,69 6,58 5,87 7,12 6,76 Nhật Bản 10,34 11,41 11,77 10,97 10,14 9,3 8,1 8,1 7,4 6,8 % so với Thế giới 14,3 13,27 13,75 12,68 12,23 9,57 8,2 7,93 6,75 6,05 Mỹ 3,63 4,76 5,66 5,47 5,6 5,49 5,6 5,9 5,9 5,6 % so với Thế giới 5,02 5,53 6,61 6,32 6,76 5,65 5,67 5,77 5,38 4,98 ấn Độ 2,44 2,82 1,8 2,26 2,31 4,04 4,2 4,3 4,5 4,6 % so với Thế giới 3,37 3,28 2,1 2,61 2,79 4,16 4,25 4,21 4,11 4,09 Indonexia 2,33 2,07 2,18 2,27 3,25 3,36 3,7 3,9 4,1 % so với Thế giới 2,71 2,42 2,52 2,74 3,35 3,4 3,62 3,56 3,65 CH CQGĐL 9,47 10,52 10,33 10,29 9,41 9,22 7,67 4,5 4,6 5,3 % so với Thế giới 13,1 12,23 12,07 11,9 11,35 9,49 7,76 4,4 4,2 4,72 Các nước khác 36,64 38,46 37,25 35,69 35,08 39,28 46,5 43,6 44 46,8 % so với Thế giới 50,68 44,72 43,52 41,26 42,32 40,43 47,06 42,66 40,15 41,64 Nguồn: FAO-ASIA Yearbook 1993, Commodity Review Outlook 1990- 1995 và FAO-Fishery yearbook 1980-1998 Ngôi thứ của các quốc gia có tổng sản lượng thuỷ sản thế giới lớn nhất đang có sự thay đổi. Nhật Bản liên tiếp giữ số 1 thế giới trong hai thập kỷ qua nay tụt xuống xếp thứ tư (sau Pêru, Trung Quốc và Chilê). Theo thống kê FAO: từ năm 1988-1997, sản lượng thuỷ sản thế giới được đem xuất khẩu tăng lên 1,4 lần nhưng sự tăng trưởng đó chỉ diễn ra những năm 1988-1994, còn từ những năm 1995-1997 dường như không chuyển biến. Tỷ trọng của phần thuỷ sản đem xuất khẩu năm 1988 là 32,2% tăng lên 41,1% vào năm 1994, sau đó giảm xuống còn 37,5% vào năm 1997. Như vậy trong thập kỷ qua, mặc dù tổng sản lượng thuỷ sản thế giới tiếp tục tăng trưởng nhưng tỷ trọng của phần sản lượng phục vụ xuất khẩu lại hầu như không tăng. 1.3. Tình hình thương mại thuỷ sản thế giới 1.3.1.Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu Trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của thế giới hiện nay, khoảng 75% là dạng sản phẩm cá tươi, ướp đông, đông lạnh và giáp xác, nhuyễn thể tươi, ướp đông, đông lạnh (riêng giáp xác và nhuyễn thể chiếm 33-35%); sản phẩm đồ hộp thuỷ sản chiếm hơn 15%, còn dạng khô, muối, hun khói chiếm hơn 5%, dầu cá và bột cá cộng lại chiếm xấp xỉ 5 1.3.2.Tình hình xuất khẩu thuỷ sản thế giới Bảng 5: xuất khẩu thuỷ sản thế giới Đơn vị : Triệu USD Khu vực /nước 1980 1985 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Thế giới 15098 17249 31820 32031 35731 38917 40215 41501 47418 52034 52800 55300 51200 %tăng giảm - 12,5 45,8 0,7 10,4 8,2 3,2 3,1 12,5 8,9 MDCs 9218 9862 17237 17131 20132 21186 216546 21181 23185 %trongtổngsố 57,2 57,2 54,2 53,5 56,3 84,4 53,9 51 49,4 LDCs 1579 1766 14583 14899 15599 17730 18558 20320 23782 %trong tổng số 43,9 43,9 45,8 46,5 43,7 45,6 46,2 49 50,6 Mỹ 993 1162 2441 25324 3019 3281 3582 31,9 3229 3383 3100 2800 2400 Thái Lan 358 675 1631 1959 2264 8901 3071 3404 4190 4449 4100 4300 4400 Nauy 974 922 1608 1563 2059 2284 2436 2302 2718 3122 Đan Mạch 999 953 1854 1745 2165 2302 2319 2050 2359 2459 2600 2600 2900 Canada 1088 1356 1219 2051 2269 2168 2085 2056 2182 2314 2300 2300 2200 Đài Loan 1067 1311 1591 1517 1524 1803 2369 2213 2326 1700 1800 1600 Trung Quốc 308 445 1023 1039 1301 1582 1560 1542 2320 2854 2800 2900 2600 Hà Lan 524 544 874 1061 1332 1556 1409 1294 1614 1447 Hàn Quốc 677 797 1784 1538 1363 1500 1365 1335 1411 1564 Aixơlen 708 617 1221 1027 1241 1280 1252 1138 1264 1240 Chi Lê 360 426 771 899 866 1067 1252 1125 1304 1704 1700 1800 1600 Indonexia 211 236 664 797 978 1186 1178 1419 1583 1686 1700 1600 1600 VQ Anh 365 362 718 794 962 1121 1147 868 1180 1195 Pháp 320,3 359 730,8 772,7 931,2 925,6 955,4 821 909,7 983,4 CHLB Nga 300,7 383,9 799,6 931,2 1014 1560 1491 1628 Nhật Bản 3400 3500 3600 Nguồn: FAO- Fishery yearbook 1980-1998 Xuất khẩu thuỷ sản thế giới thời gian qua tăng nhanh. Năm 1980, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thế giới đạt 15.098 tỷ USD thì đến năm 1995 đạt 52.034 tỷ USD, năm 1998 đạt 52800 Tr.USD. Trong vòng 10 năm từ 1985 - 1995, xuất khẩu thuỷ sản thế giới đã tăng 210,6%, trung bình 13% / năm. Tỷ trọng các nước phát triển trong xuất khẩu thuỷ sản thế giới vẫn cao hơn ở các nước đang phát triển. Tỷ trọng của các nước đang phát triển trong xuất khẩu thuỷ sản có chiều hướng tăng (từ 43,9% năm 1960 tăng lên 50,6% vào năm 1994) và chiều hướng này sẽ tiếp tục tăng. 1.3.3.Tình hình nhập khẩu thuỷ sản thế giới Nhập khẩu thuỷ sản thế giới thời gian qua tăng nhanh từ 15,908 tỷ USD (năm 1980) tăng lên 56,025 tỷ USD (1995) tăng gấp 3,52 lần. Trong đó nhập khẩu ở các nước phát triển luôn chiếm vị trí áp đảo (khoảng 85% nhập khẩu toàn thế giới) từ 13,519 tỷ USD năm 1980 lên 43,73 tỷ USD năm 1994. Các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ nhỏ song đang có xu hướng tăng ngày càng mạnh. Nước truyền thống nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới là Nhật Bản, mức nhập khẩu tăng từ 3,115 tỷ USD (1980) lên 4,744 tỷ USD vào năm 1985 và đạt mức 17,854 tỷ USD vào năm 1995, năm 1998 đạt 12,5 tỷ USD và năm 2000 đạt 13 tỷ USD. Vậy trong giai đoạn 1985-1995, Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản tăng 13,1 tỷ USD với mức tăng bình quân hàng năm là 14,2% cao hơn mức tăng bình quân hàng năm của thế giới (12%). Sau Nhật, Mỹ là nước nhập khẩu thuỷ sản thứ 2 thế giới với kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản năm 1980 là 2,366 tỷ USD thì đến 1995 tăng lên là 7,141 tỷ USD, với mức tăng bình quân hàng năm (giai đoạn 1985 - 1995) là 5,8%, năm 1998 đạt 8,5 tỷ USD và năm 2000 đạt 10 tỷ USD. Tiếp đó là EU, cũng là khu vực nhập khẩu thuỷ sản lớn với mức tăng kim ngạch nhập khẩu từ 1985 là 5,502 tỷ USD lên 18,6 tỷ USD năm 1995, mức tăng bình quân giai đoạn này là 13%. Trong 15 nước nhập khẩu thuỷ sản thế giới lớn nhất hiện nay cũng có các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore,.... kim ngạch nhập khẩu của các nước này tăng mạnh vào đầu những năm 90. Bảng 6: Nhập khẩu thuỷ sản thế giới Đơn vị : Triệu USD Khu vực /nước 1980 1985 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Thế giới 15908 18327 35325 35886 39565 43546 45102 44607 51616 56025 57.000 56.500 55.000 %tăng giảm - 15,21 92,75 1,59 10,25 10,06 3,57 -1,1 15,71 8,54 MDCs 13519 16202 30554 30705 34224 37358 38606 37903 43730 %trongtổng số 85 88,4 86,5 85,6 86,5 85,8 85,6 85 84,7 LDCs 2389 2152 4708 5068 5341 6188 6496 6704 7786 %trongtổng số 15,0 11,6 13,3 14,1 13,5 14,2 14,4 15 15,1 Nhật Bản 3115 4744 10657 10127 10668 12085 12832 14187 16141 17854 15420 13000 12.500 %trongtổng số 19,6 25,9 30,2 28,2 27,0 27,8 28,5 31,8 31,3 31,9 Bắc Mỹ 2934 4407 5982 6416 6193 6674 6710 7111 7956 8175 %trongtổng số 18,4 24,1 16,9 17,9 15,7 15,3 14,9 15,9 15,4 14,6 Mỹ 2366 1052 5389 5756 5573 5999 6024 6490 7043 7141 7000 8100 8500 EU 5252 5502 11584 11807 14974 16211 16499 14312 16834 18600 Châu âu 6786 6418 12811 13044 16375 17693 18068 15658 18382 19646 %trongtổng số 42,7 35 36,3 36,3 41,4 40,6 40,1 35,1 35,6 35,1 Italia 832 985 1899 1986 2458 2690 2643 2131 2257 2281 2500 2500 2800 Pháp 1131 1040 2243 2195 2809 2925 2934 2518 2796 3221 3200 3000 3500 Anh 1033 944 1577 1627 1911 1911 1906 1626 1880 1910 2000 2100 2400 Đức 1034 944 1429 1479 1990 2114 2191 1843 2580 2479 2500 2300 2600 Đan Mạch 331 370 852 864 1116 1149 1197 1094 1415 1574 1600 1600 1700 Hồng Kông 362 1030 988 1111 1232 1398 1377 1642 1827 2000 2100 1600 Thái Lan 23,4 138,3 537,7 726,8 794,4 1052 942 830 815 824 Trung Quốc 95,4 297,7 359,5 204,1 438,8 680,8 576 855,7 941,3 Singapo 142,1 204,4 370 361,6 460,1 543,8 567 619,6 659,7 Nguồn: FAO- Fishery yearbook 1980 - 1998 Trên thực tế, nước xuất khẩu thuỷ sản thường là nước nhập khẩu thuỷ sản. Ví dụ như các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... 1.3.4.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thế giới Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thế giới tăng nhanh từ 67 tỷ USD ( 1988) lên 108,1 tỷ USD (1995) và 109,9 tỷ USD (1996). Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khởi đầu từ khu vực Châu á - Thái Bình Dương, sau đó lan sang khu vực khác đã ảnh hưởng đến thương mại thuỷ sản thế giới thời kỳ 1997, làm giá trị xuất khẩu thuỷ sản thế giới giảm chỉ còn 107,6 tỷ USD. Có thể kết luận rằng thời kỳ 1989 - 1991 tới 1997, giá trị xuất khẩu thuỷ sản thế giới tăng 135% là mức tăng rất nhanh trong xuất khẩu thực phẩm nói chung. Các nước phát triển vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất về kim ngạch XNK thuỷ sản thế giới (49%), sau đó là EU (19%), Mỹ (6%) và các nước khác ( 26%). Bảng 7: Kim ngạch XNK thuỷ sản thế giới. Đơn vị: tỷ USD Năm 1989 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 KNXNKTSTG 66,0 67,9 75,2 82,5 85,4 86 98,4 108,1 109,9 107,6 Nguồn: Thông tin chuyên đề ngoại thương thuỷ sản thế giới và ASEAN-Bộ Thuỷ Sản Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thế giới tăng trong thời gian qua do sản lượng thuỷ sản xuất khẩu thế giới tăng. Tuy nhiên, sản lượng thuỷ sản giành cho xuất khẩu hầu như không tăng trong giai đoạn 1994 đến 1997. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng không phải hoàn toàn là do sản lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng mà là do giá trị gia tăng của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu ngày càng tăng. Việt Nam muốn tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới thì không bằng con đường nào khác hơn là phải nâng cao trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản. 1.4. Diễn biến giá thuỷ sản trên thị trường thế giới Giá thuỷ sản trên thị trường thế giới diễn biến rất phức tạp, có thể thấy rõ diễn biến giá quốc tế của hàng thuỷ sản trên cơ sở chỉ số giá tổng hợp của FAO là chỉ số giá cá xuất khẩu (export price indices of fish). Từ năm 1993 tới nay, giá xuất khẩu thuỷ sản diễn biến khá hợp lý, thuận lợi cho các nước xuất khẩu thuỷ sản. Hàng năm, giá tăng xấp xỉ 6% trong khi nhu câù trên toàn thế giới không giảm. Nếu coi giá thuỷ sản xuất khẩu năm 1993 là 100, giá xuất khẩu thuỷ sản của các năm sẽ như sau : Bảng 8: Chỉ số giá thuỷ sản xuất khẩu Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Chỉ số giá thuỷ sản xuất khẩu 100 106 113 120 131 138 Nguồn: FAO Commodities review and outlook 93/98 So với chỉ số giá cả của các sản phẩm xuất khẩu khác như thịt, trứng, sữa...thì chỉ số giá thuỷ sản xuất khẩu tăng với tốc độ cao hơn nhiều (năm 1997, chỉ số giá thịt xuất khẩu chỉ tăng 1%, năm 1998 không tăng; chỉ số giá sản phẩm làm từ sữa giảm 2% năm 1997 và tiếp tục giảm 1% năm 1999). Tóm lại, giá cả thuỷ sản xuất khẩu trên thị trường thế giới cho thấy những tiềm năng rất to lớn đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Nhưng cơ hội và tiềm năng trên thị trường nước ngoài sẽ còn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam. 2. Triển vọng xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới Theo dự báo khả quan thì năm 2010, sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên dùng làm thực phẩm cho con người có thể tăng lên 20% so với năm 1991-1993. Tuy nhiên, các chuyên gia của ngành thuỷ sản trong Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) đã khẳng định : việc cung cấp thuỷ sản sẽ không mấy lạc quan về khả năng tăng sản lượng cá biển, vì sản lượng khai thác hải sản tăng là do công nghệ đánh bắt được cải tiến và điều kiện quản lý tốt hơn, tuy nhiên khai thác hải sản lại phụ thuộc vào môi trường sinh thái, tự nhiên, tài nguyên lại có hạn và chi phí đánh bắt ngày càng tăng cao. Bảng 9: Dự báo cơ cấu sản lượng khai thác thuỷ sản vào năm 2010. Đơn vị: triệu tấn Cơ cấu sản lượng hải sản Trung bình 1991-1993 Năm 2010 Giáp xác 4 5 Nhuyễn thể chân đầu 2 3 Nhuyễn thể khác 6 6 Cá nỏi nhỏ 31 35 Cá ngừ 4 4 Cá đáy có giá trị cao 1 15 Cá đáy có giá trị thấp 19 24 Tổng số 50 62 Hải sản làm bột cá 28 30 Nguồn: Thông tin chuyên đề ngoại thương thuỷ sản thế giới và ASEAN-Bộ Thuỷ Sản Theo dự báo của FAO về sản lượng thuỷ sản cung cấp cho tiêu dùng của thế giới trong năm 2010 như sau: Bảng 10: Sản lượng thuỷ sản cung cấp cho tiêu dùng của thế giới năm 2010 Đơn vị : triệu tấn Từ nguồn 1991 1995 2010 1. Khai thác hải sản 39 52 62 2. Khai thác nước ngọt 4 7 11 3. Nuôi trông thuỷ sản 11 21 39 4.Giảm thất thoát sau thu hoạch 3-8 Tổng cộng: 54 80 115-120 Nguồn: Thông tin chuyên đề ngoại thương thuỷ sản thế giới và ASEAN- Bộ Thuỷ Sản. *Dự báo nuôi trồng thuỷ sản vào năm 2010: Bảng 11: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản vào năm 2010 Các loài Năm 1994 Năm 2010 Sản lượng (triệu tấn) Cơ cấu (%) Sản lượng (triệu tấn) Cơ cấu (%) Cá nước ngọt 11,3 61 20 51 Cá lưỡng cư 1,3 7 3 8 Cá biển 0,4 2 3 8 Nhuyễn thể 4,4 24 11 28 Tôm 1,1 6 2 5 Tổng số 18,5 100 39 100 Nguồn: FAO Xu hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản như một giải pháp hữu hiệu để bổ sung nguồn cung cấp thuỷ sản do khai thác hải sản ổn địng hay giảm sút, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng sẽ góp phần làm tăng sản lượng giành cho xuất khẩu. Xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản sẽ tiếp tục còn được mở rộng trong thời gian tới do tính chất quốc tế của hàng thuỷ sản và do xu hướng cung lớn hơn cầu. Mặt khác, xu hướng toàn cầu hoá và xu hướng tự do mậu dịch có thể dẫn đến sự mở rộng hơn nữa thị trường thuỷ sản thế giới. Xu hướng tăng giá hàng thuỷ sản trên thị trường quốc tế trong thời gian tới vẫn tiếp tục do khả năng cung không thoả mãn cầu, do tăng chi phí khai thác và tăng giá lao động, do sự thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng hàng thuỷ sản ăn liền và các hàng thuỷ sản cao cấp khác. Bên cạnh đó, do những luật lệ ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của người tiêu dùng, và do vậy sẽ gây khó khăn lớn hơn cho người xuất khẩu thuỷ sản. Tóm lại, trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu quyết định rất lớn đến sản lượng thuỷ sản xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu,....Công nghệ chế biến thuỷ sản phát triển sẽ thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản phát triển và ngược lại. Vậy Việt Nam muốn thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản thì không còn con đường nào khác là nâng cao trình độ công nghệ chế biến và tăng cường công tác marketing sản phẩm. II. Phân tích thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 1. Tiềm năng của ngành thuỷ sản Việt Nam 1.1. Lợi thế về tự nhiên Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, với 112 cửa sông lạch, tính trung bình cứ 100km2 diện tích có 1km bờ biển và gần 30 km bờ biển có 1 cửa sông lạch. Diện tích vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải 226.000km2 và vùng đặc quyền kinh tế khoảng trên 1 triệu km2. Có thể chia vùng biển Việt Nam thành 4 vùng nhỏ: * Vịnh Bắc bộ: tính từ vĩ tuyến 170N trở lên phía Bắc là một vịnh nông, đáy có hình lòng chảo, độ dốc đáy biển nhỏ, độ sâu trung bình 38,5m,nơi sau nhất của vịnh không quá 100m. * Vùng biển Trung bộ: giới hạn từ vĩ độ 11030’N đến 170N. đáy biển có độ dốc Môi trường nước mặn xa bờ: bao gồm vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Mặc dù chưa nghiên cứu kỹ về mặt nguồn lợi nhưng những năm gần đây ngư dân đã khai thác rất mạnh ở cả 4 vùng biển khơi : Vịnh Bắc Bộ, Duyên Hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Vịnh Thái Lan. Nhìn chung, nguồn lợi mang tính phân tán, quần tụ, đàn nhỏ nên rất khó tổ chức khai thác công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó, khí hậu thuỷ văn của vùng biển này rất khắc nghiệt, nhiều dông bão làm cho quá trình khai thác mang nhiều sắc thái rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất. Môi trường nước mặn gần bờ: Vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ thuộc vùng sinh thái này có sản lượng khai thác cao nhất, có khả năng đạt 67% tổng lượng hải sản khai thác của Việt Nam. Dọc bờ biẻn Việt Nam có nhiều vùng vịnh kín, đặc biệt vịnh Bắc bộ và bờ biển Kiên Giang, với trên 4.000 hòn đảo tạo nên nhiều bãi biển được che chắn và có dòng chảy thích hợp có thể nuôi các giống loài hải sản có giá trị cao như các loài cá, các loài nhuyễn thể, giáp xác, cầu gai, hải sâm… Nguồn lợi hải sản Việt Nam có thể ước tính như sau: Tôm có 75 loài, mực 25 loài, bạch tuộc 7 loài, tảo biển 653 loài. Rong kinh tế chiếm 14%(90 loài). San hô (loài san hô cứng) tạo rạn san hô có 298 loài thuộc 76 giống 16 họ và trên 10 loài san hô sừng. Cá có trên 2.100 loài, trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế. Vịnh Bắc Bộ có thành phần khu hệ cá nghèo nhưng có đến 10,7% số loài mang tính ôn đới, thích nước ấm. Đặc tính nguồn lợi này gây khó khăn cho các nhà khai thác khi phải chọn lựa các thông số kỹ thuật của ngư cụ sao cho kinh tế vừa có tính chọn lọc cao – nghĩa là các ngư cụ có khả năng đánh bắt một cách lựa chọn loài thuỷ sản cần khai thác. Vùng nước gần bờ (vịnh Bắc bộ và Đông, Tây Nam bộ) từ 30 mét nước sâu trở vào và Trung bộ 50 mét nước sâu trở vào là vùng khai thác chủ yếu của ngư dân nghề cá qui mô nhỏ và vừa Việt Nam. Môi trường nước lợ: Bao gồm vùng nước cửa sông, ven biển và rừng ngập mặn, đầm phá. Đây là nơi cư trú, sinh sản sinh trưởng của nhiều loại tôm và cá có giá trị kinh tế cao. Các vùng nước lợ nước ta, đặc biệt là những vùng rừng ngập mặn ven biển đã bị lạm dụng quá mức cho việc nuôi trồng thuỷ sản, cao nhất là cho việc nuôi tôm. Tổng diện tích nước lợ khoảng 619 nghìn ha, với nhiều loại thuỷ đặc sản có giá trị kinh tế cao như : tôm, rong, cá mặn lợ... Đặc biệt rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng giống hải sản. Tuy nhiên, theo FAO (1987) thì diện tích rừng ngập mặn ven biển Việt Nam giảm từ 400 nghìn ha xuống 250 nghìn ha. Do đó, để tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở môi trường nước này thì biện pháp hiệu quả nhất là lựa chọn những vùng nuôi thích hợp với kỹ thuật nuôi thâm canh, song với việc này cần có việc quy hoạch và chỉ đạo sản xuất. Vùng nước nợ vừa có ý nghĩa sản xuất lớn, vừa có ý nghĩa trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Đây là môi trường tốt cho việc phát triển nuôi dưỡng ấu trùng giống hải sản và nhiều loại thuỷ sản đặc sản có giá trị như tôm, rong, cá nước mặn...Tuy nhiên, Việt Nam cần phải chú ý hơn trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản sao cho tương xứng với tiềm năng to lớn này như : phải qui hoạch cụ thể diện tích nuôi trồng và nâng cao kỹ thuật nuôi trồng.... Về tuổi và tốc độ sinh trưởng: Chu kỳ sinh sống của các loại cá biển Việt Nam tương đối ngắn và thường từ 3- 4 năm, nên các đàn thường được bổ sung xung quanh đảm bảo duy trì một cách bình thường. Tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh ở vào những năm đầu, năm thứ hai giảm dần và năm thứ ba giảm rõ rệt. Do vòng đời ngắn, tốc độ sinh trưởng lại nhanh như vậy nên chiều dài của các loài cá kinh tế ở biển nước ta hầu hết chỉ 15- 20 cm cỡ lớn nhất đạt 75- 80 cm. Đặc điểm hải sản nước ta có độ tuổi ngắn nhưng tốc độ sinh trưởng lại tương đối nhanh, do đó vẫn đẩm bảo duy trì một cách bình thường và đáp ứng nhu cầu khai thác phù hợp.Trữ lượng thuỷ sản của Việt Nam vẫn cho phép khai thác 1-1.2 triệu tấn/năm mà vẫn đảm bảo tái tạo tự nhiên nguồn lợi thuỷ sản. Tổng hợp kết quả của công trình nghiên cứu điều tra khoa học nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, chúng ta có thể đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác nguồn hải sản Việt Nam như sau: trữ lượng nguồn lợi hải sản 3- 3,5 triệu tấn. Khả năng khai thác 1,5 - 1,6 triệu tấn trong đó: tầng mặt (51-52%), tầng đáy (48-49%), khả năng cho phép tối đa mà vẫn đảm bảo tái tạo tự nhiên nguồn lợi là 1,0- 1,3 triệu tấn/năm. Sản lượng khai thác có hiệu quả: khoảng 1 triệu tấn/ năm và sản lượng gia tăng 0,5- 0,6 triệu tấn. Bảng 12: Diện tích nuôi mặn lợ, ngọt Đơn vị: 1.000 ha Phát triển diện tích 1996 1997 1998 1999 2000 5/2001 Ngọt Mặn lợ Ngọt Mặn lợ Ngọt Mặn lợ Ngọt Mặn lợ Ngọt Mặn lợ Ngọt Mặn lợ Tổng số 310 290 300 305 310 316 310 320 310 342 404,6 473,6 Phân theo vùng ĐBSH 51,7 18,1 52,3 18,1 57,3 18,5 51,65 18,6 51,8 18,7 95,8 29,3 BTB 23,6 10,8 23,4 10,8 23,6 10,8 20,2 11,1 20,2 11,4 16,1 15,6 NTB 6,3 11,1 6,4 11,1 6,8 11,1 7,3 11,6 7,3 11,8 8,73 17,9 ĐNB 33,6 2,92 29,9 2,9 30,5 2,78 31,1 3,05 31,1 3,05 41,7 ĐBSCL 142,7 234,2 135,3 249,2 135,4 260,2 145,8 284,2 145,8 284,2 150,8 393,6 TDMN 43,3 12,8 43,8 12,8 46,2 12,8 43,4 12,8 43,4 12,8 70,5 11,9 TN 8,6 0 8,64 0 10,1 0 10,2 0 10,2 0 21,0 0 Nguồn: Tóm tắt Qui hoạch tổng thể Phát triển Kinh tế – Xã hội ngành Thuỷ Sản đến năm 2010. 1.2. Lợi thế về lao động Lao động nghề cá Việt Nam có số lượng dồi dào, thông minh, khéo tay, chăm chỉ có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến. Giá cả sức lao động Việt Nam trong lĩnh vực thuỷ sản tương đối thấp so với khu vực và thế giới. Đây là một lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, lao động thuỷ sản chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ văn hoá thấp và phần lớn chưa được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển mới. Do đó, để nâng cao sản lượng khai thác thuỷ sản thì việc nâng cao trình độ của ngư dân là thiết yếu. Năm 1995, lao động nghề cálà 3,03 triệu người, trong đó lao động nghề cá chiếm khoảng 420 nghìn người. Đến năm 1999, thì con số này tăng lên là 3,38 triệu người và năm 2000 là 3,4 triệu người. Tóm lại, lao động nghề cá đã thu hút một lượng lao động khá lớn (năm 1999: 520 nghìn người, đến năm 2000 là 540 nghìn người), đấy là chưa kể những người, những hộ nuôi với quy mô nhỏ và xen canh ở đồng ruộng. Tính trong toàn ngành hiện có 90 Tiến sỹ 4200 cán bộ Đại học, 14000 cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, 5000 cán bộ trung cấp. Giá lao động kỹ thuật cũng rất thấp so với khu vực và thế giới. Giá cả sức lao động trong ngành thuỷ sản Việt Nam còn rất rẻ so với thế giới cũng như khu vực. Đây là lợi thế lớn trong cạnh tranh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam với các nước khác. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay mức thu nhập của người lao động lĩnh vực thuỷ sản tương đối ổn định. 1.3. Tàu thuyền và các ngư cụ Trong gia đoạn 1991-2000 số lượng tàu thuyền máy tăng nhanh, ngược lại thuyền thủ công giảm dần: Năm 1991 tàu thuyền máy có 44.347 chiếc, chiếm 59,6%; thuyền thủ công 30.284 chiếc, chiếm 40,4%, đến năm 2000 tổng số tàu thuyền máy là 75928 chiếc chiếm đại bộ phận tàu thuyền khai thác hải sản của Việt Nam. Trong giai đoạn 1991-2000 bình quân hàng năm tàu thuyền máy tăng 8%, tốc độ tăng về ắ lượng tàu thuyền máy có xu hướng chậm dàn nhưng tổng công suất tàu lại tăng nhanh. Năm 2000 tổng công suất đã đạt tới 3185558 CV lớn gấp 4 lần so với năm 1991. ước tính năm 2001 số lượng tàu thuyền giảm xuống còn 73037 tàu máy với tổng công suất toàn đội tàu là 3202453 CV. Tốc độ tăng bình quân hàng năm lên tới 33%. Công suất bình quân năm 1991 đạt 18CV/chiếc, đến năm 2000 đạt 42,2CV/chiếc. Năm 2001 công suất đạt 42,8CV. - Năm 1992 cơ cấu chủng loại tàu thuyền máy như sau: + Dưới 20CV: chiếm 58,0% + 20-45CV: chiếm 32,0% + 46-75CV: chiếm 9,0% + Trên 76: chiếm 0,7% - đến năm 2000 cơ cấu tàu thuyền máy như sau: + Dưới 20CV: chiếm 41% + 20-45CV : chiếm 34% + 46-75CV : chiếm 13% + Trên 76CV: chiếm 12% Số tàu thuyền tham gia khai thác hải sản xa bờ ngày một tăng nhanh. Nếu năm 1997 mới chỉ có khoảng 5000 tàu đánh cá xa bờ thì năm 2000 đã có 5896 chiếc tăng 687 chiếc so với năm 1999 và năm 2001 ước tính có 6005 tàu thuyền đánh xa bờ tăng 109 chiếc so với năm 2000. Đây cũng là kết quả tất yếu của chương trình phát triển khai thác xa bờ do ngành thuỷ sản đề xướng và Chính Phủ hỗ trợ 1.4. Các dịch vụ của ngành * Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản: Bao gồm hệ thống sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt: Số cơ sở sản xuất cá giống nhân tạo toàn quốc hiện có 350 cơ sở, cung cấp một số lượng ổn định, hầu hết các loài cá nước ngọt truyền thống, hàng năm các cơ sở này cung cấp trên 7,6 tỷ cá giống, cung cấp kịp thời vụ cho nhu cầu nuôi của cả nước, tuy nhiên giá cá giống đặc biệt là các loại đặc sản còn cao, chưa đảm bảo chất lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặt chẽ; Hệ thống sản xuất tôm giống (chủ yếu là tôm sú): mạng lưới sản xuất giống đã hình thành ở hầu hết các tỉnh ven biển. Cả nước hiện có 2669 trại tôm giống, sản xuất khoảng 10tỷ tôm P15, bước đầu đã đáp ứng được một phần nhu cầu giống. Tuy nhiên, các cơ sở chưa có đủ công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất tôm sạch bệnh; Hệ thống sản xuất thức ăn: toàn quốc hiện nay có 40 cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp cho nuôi tôm sú với tổng công suất 30.000 tấn/ năm. Thức ăn sản xuất, nhìn chung, chưa đáp ứng nhu cầu về chất và số lượng, giá thành cao do chi phí đầu vào chưa hợp lý. Một số mô hình nuôi bán thâm canh (nuôi tôm), thâm canh (nuôi cá lồng) còn phải nhập thức ăn nước ngoài, gây lãng phí ngoại tệ. * Dịch vụ hậu cần khai thác hải sản: - Cơ khí đóng sửa tàu thuyền: Hiện có 702 cơ sở với năng lực đóng mới 4000 chiếc/năm các loại tàu vỏ gỗ từ 400 CV trở xuống và các loại tàu vỏ sắt từ 250 CV trở xuống; năng lực sửa chữa 8.000 chiếc/ năm. Công nghệ đóng mới tàu thuyền chủ yếu trên cả nước là đóng vỏ gỗ, đóng mới vỏ sắt rất hạn chế, chỉ tập trung ở hai xí nghiệp cơ khí Hạ Long và cơ khí Nhà Bè. Sự phân bố các cơ sở trong cả nước theo vùng lãnh thổ là : Miền Bắc có 7 cơ sở ; Bắc trung bộ có 145 cơ sở; Nam Trung Bộ 385 cơ sở; Đông Nam Bộ 95 cơ sở và Tây Nam Bộ có 70 cơ sở . - Cơ sở bến cảng cá: Tính đến năm 2000 số bến cảng cá đã và đang xây dựng có 70 cảng, trong đố 54 cảng thuộc vùng ven biển, 16 cảng trên tuyến đảo. Tổng chiều dài bến cảng là 4146 m. Số bến cảng cá đã đưa vào sử dụng là 48 cảng. Hệ thống hạ tầng dịch vụ như cung cấp nguyên liệu, nước đá bảo quản, nước sinh hoạt, dịch vụ sửa chữa tàu thuyền đều được xây dựng trên cảng. Một số cảng còn bố trí kho tàng bảo quản, nhà máy chế biến. Tuy nhiên, về tổng thể hệ thống cảng cá nước ta chưa hoàn thiện. Số cảng cá hiện có chủ yếu chỉ đảm ứng nhu cầu neo đậu của tàu thuyền, chưa tạo được các cụm cảng cá trung tâm cho từng vùng, đặc biệt chưa có cơ sở tránh và trú bão, các cơ sở cứu nạn cho tàu thuyền. - Dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, hệ thống tiêu thụ sản phẩm: cơ sở dịch vụ sản xuất lưới sợi bao bì hiện có 4 xí nghiệp sản xuất với năng lực sản xuất lưới sợi 2000 tấn/ năm, 7400 tấn/ năm dịch vụ vật tư. Dịch vụ cung cấp nguyên liệu và nước đá bảo quản tuy chưa có hệ thống cung cấp với quy mô lớn nhưng năng lực phục vụ tương đối tốt. Riêng việc cung cấp thiết bị phụ tùng máy tàu, dụng cụ hàng hải chưa được quản lý theo hệ thống. 2.Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Nguồn nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu chủ yếu từ hai nguồn chính là: từ nguồn khai thác hải sản và nguồn nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ những lợi thế về tự nhiên như: bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới, hệ sinh thái phong phú, năng suất cao và nhiều loại có giá trị kinh tế,… Khai thác hải sản: vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển ngành thuỷ sản. Gần đây, khai thác hải sản có những bước phát triển sản lượng năm sau cao hơn năm trước, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản lượng khai thác hải sản Việt Nam không ngừng tăng, góp phần làm tăng sản lượng thuỷ sản giành cho xuất khẩu . Cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản cũng có nhiều thay đổi: ngư dân đã chú trọng khai thác những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: tôm, mực, cá ngừ đại dương, cá hồng....Mặt khác, việc sản xuất trên biển không còn quan tâm đến số lượng mà chủ yếu đến giá trị và chất lượng sản phẩm. Hiệu quả của chuyến đi biển được tính bằng số lượng và giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu với những đối tượng khai thác chính là những loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục (khoảng 6,6%/ năm). Riêng giai đoạn 1991-1995 tăng với tốc độ 7,5%/năm; giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân 9%/năm. Năm 2000 tổng sản lượng khai thác hải sản đạt 1.280.590 tấn. Sản lượng tăng theo đầu tư và hạn chế bởi mức độ cạn kiệt. Cơ cấu sản phẩm theo các vùng lãnh thổ được trình bày ở bảng dưới đây: Bảng13: Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản theo vùng lãnh thổ năm 2000 Vùng Sản lượng % Bắc bộ 71500 5,6 Bắc Trung bộ 123980 9,7 Nam Trung bộ 361050 28,3 Đông Nam bộ 138830 11,0 Tây Nam bộ 582100 45,4 Cả nước 1277460 100 Nguồn: qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ngành thuỷ sản đến năm 2010 Sản lượng khai thác hải sản tăng trong thời gian qua là nhờ có sự tăng cường đầu tư vào Chương trình khai thác xa bờ.Năm 2000, ngành đã đầu tư duy trì 79.017 tàu thuyền máy (tăng gấp 10517 chiếc so với năm 1996), với tổng công suất 3,1 triệu CV (tăng 5,3 lần so với 1996), số lượng tàu đánh bắt xa bờ đã có 5.896 chiếc với công suất khoảng 1 triệu CV, tăng 332 chiếc so với 1999, chứng tỏ xu hướng đầu tư của ngành đã chú trọng đóng tàu có công suất lớn để khai thác hải sản ở các ngư trường xa bờ. Bên cạnh đó,sản lượng khai thác hải sản tăng trong thời gian qua còn do các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia vào chương trình đánh bắt hải sản xa bờ : đến nay có 452 Hợp tác xã khai thác hải sản với 15.650 xã viên và 1875 tàu, có 5542 tập đoàn và tổ hợp tác đánh cá. Ngư dân đã dần nắm bắt được ngư trường, kỹ thuật khai thác nên tỷ lệ sản phẩm đưa vào xuất khẩu tăng 15% so với năm 1999. Ngoài ra công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản còn đã dược tăng cường, tàu kiểm ngư đã được đầu tư trang bị cho tất cả các tỉnh ven biển từ TW đến địa phương, cơ sở đã triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Pháp Lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Bảng 14: Tổng sản lượng, giá trị xuất khẩu Năm Chỉ tiêu 1991 1995 %so năm 1991 2000 %so năm 1995 %so năm 1991 Tổng SLTS (1.000tấn) 1.060 1.414 133 2003,7 142 189 Giá trị XKTS (triệu USD) 262 550 212 1402,17 255 535 Giá trị tổng SLTS (tỷ.đ) 9.400 14.700 156 20.198 137 215 Nguồn: Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ngành thuỷ sản đến năm 2010 Về sản lượng thuỷ sản tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1995 là 8,25%, giai đoạn 1995-2000: 11%, giai đoạn 1991-2000: 22%. Về giá trị xuất khẩu tăng binhg quân hngf năm giai đoạn 1991-1995 là 28%, giai đoạn 1995-2000: 39%, giai đoạn 1991-2000: 109%. Tỷ trọng GDP của ngành thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc giai đoạn 1995-2000 khoảng 3%. Riêng GDP thuỷ sản trong tổng GDP các tỉnh duyên hải miền Trung là 7% và đồng băng sông Cửu Long là 8%. GDP toàn ngành thuỷ sản năm 1995 đạt 6.664 tỷ VNĐ, năm 2000 đã đạt tới 13.538 tỷ VNĐ. Tổng giá trị sản lượng thuỷ sản tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1995 là 13%, giai đoạn 1995-2000: 9%, giai đoạn 1991-2000: 29%. Thành tựu đã đạt được đang tạo ra những điều kiện cho ngành thuỷ sản phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, sản lượng khai thác hải sản không thể tăng kịp với tốc độ phát triển của nhu cầu tiêu dùng do khai thác hải sản bị hạn chế bởi mức độ cạn kiệt và yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy, để góp phần giải quyết nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, bên cạnh phát triển khai thác ngoài khơi, phải kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Bảng 15: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng Năm Tổng số (tấn) Chỉ số phát triển (năm trước=100)-% 1990 162076 98,3 1991 168104 103,7 1992 172899 102,9 1993 188061 108,8 1994 344084 183,0 1995 389069 113,1 1996 423038 108,7 1997 414593 98,0 1998 425031 102,5 1999 480767 113,1 2000 525555 109,3 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 Cùng với việc tăng cường đầu tư cho các phương tiện khai thác, nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng tiếp tục phát triển mạnh theo hướng tăng sản lượng, ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trong chọn và lai giống đi đôi với Công nghiệp hoá sản xuất thức ăn. Thực hiện Nghị Định 773/QĐ-TTg ngày 21/12/1994 của Thủ tướng Chính Phủ về việc khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở vùng đồng bằng, diện tích đưa vào nuôi trồng thuỷ sản Trong nhiều năm qua, nhờ diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng, nên sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng lên đáng kể. Từ năm 1995, diện tích nuôi trồng thuỷ sản chỉ có 585.000 ha thì năm 2000 tăng lên là 652.000 ha (trong đó có 251.000 ha diện tích nuôi tôm sú). Do đó, đã cung cấp đáng kể cho nhu cầu sản lượng thuỷ sản dành cho xuất khẩu. Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu theo từng nhóm mặt hàng thay đổi rõ rệt : Sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu tăng đều năm 2000 sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu giảm còn 66.704 tấn, nhưng kim ngạch mặt hàng này tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất. Sản lượng mực đông lạnh xuất khẩu cũng tăng đều, từ 11.300 tấn (năm 1995) tăng lên đạt 21.241 tấn, mức tăng trưởng bình quân hàng năm mực đông lạnh giai đoạn 1995-2000 đạt 13,45%. Sản lượng cá đông lạnh xuất khẩu năm 2000 là 56.052 tấn. Sản lượng mực khô xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu, năm 2000 sản lượng mực khô xuất khẩu tăng lên là 26.424 tấn. Sản lượng thuỷ sản giành cho xuất khẩu theo nhóm mặt hàng cho thấy : Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu tôm, cá, và mực. Trong đó, tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng thuỷ sản giành cho xuất khẩu (khoảng 30-55%). Tuy nhiên, những năm gần đây sản lượng mực khô đang tăng nhanh, đặc biệt là vào năm 2000. Nhìn chung, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam tăng là nhờ xuất khẩu những sản phẩm trên. Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu, muốn vậy cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho nâng cấp và đóng mới tàu phù hợp với khai thác ngoài khơi, chống thất thu sau thu hoạch và bảo quản tốt hơn sản lượng khai thác được nhằm tăng sản lượng khai thác hải sản. Bên cạnh đó phải phát triển diện tích và phương thức nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, chú ý phát triển nuôi trồng những loại có giá trị và những loại mà thị trường cần như tôm, cá, nhuyễn thể... 3. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Trong những năm qua do giá cả và sản lượng thuỷ sản xuất khẩu còn đang ở mức cao nên về giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước vẫn đạt khá cao. Năm 1996, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng 17,85% (tăng 22.800 tấn) so với năm 1995; và giá trị cũng tăng 21,81% (tăng 120 triệu USD) so với năm 1995. Bảng 16: kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Năm Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu (tấn) Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản (triệu USD) Mức độ tăng trưởng Về sản lượng Về giá trị kim ngạch ± % ± % 1995 127.700 550 1996 150.500 670 28.800 17,85 120 21,81 1997 187.850 776,4 37.350 24,81 106,4 15,88 1998 209.630 858,6 21.780 11,59 82,2 10,58 1999 235.000 971,1 25.370 12,1 112,5 13,18 2000 291.923 1.478,6 56.920 24,2 507,5 52,26 Nguồn : Vụ Tổng hợp KTQD – Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Sang năm 1997, tuy sản lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng 24,81% (tăng 27.350 tấn); kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng 106,4 triệu USD nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 1996, chỉ đạt 15,88%. Nguyên nhân của tốc độ tăng chậm này là do cuộc khủng hoảng Tài chính- Tiền tệ bắt đầu ở khu vực Đông Nam á sau đó lan rộng ra toàn cầu. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng là do ta đã bắt đầu mở rộng nhiều thị trường mới như thị trường EU, Mỹ,... Năm 1998 là năm tồi tệ nhất đối với ngành thuỷ sản tốc độ tăng trưởng, giá trị gia tăng về sản lượng và gia tăng về giá trị kim ngạch giảm sút đáng kể do hậu quả của cuộc khủng hoảng để lại. Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu chỉ tăng 11,59%, sản lượng xuất khẩu tăng 21.780 tấn so với năm 1997, về giá trị kim ngạch cũng chỉ tăng 10,58% so với năm 1997. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do giá cả xuất khẩu trung bình năm 1998 giảm 1% so với năm 1997, một số thị trường truyền thống bị thu hẹp, ví dụ như thị trường Nhật Bản cũng chỉ bằng 90% so với năm 1997. Trong năm 1999, tình hình có vẻ tiến triển hơn. Sản lượng xuất khẩu đã tăng 12,1% có nghĩa là tăng 25375 tấn (năm 1999 đạt 235000 tấn), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản có tăng trưởng caoo hơn là 13,1% cụ thể năm 1999 giá trị kim ngạch tăng lên 112,5 triệu USD. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do giá cả có phần tăng ổn định hơn, giá cả xuất khẩu trung bình tăng 1% so với năm 1998; bên cạnh đó ta đã mở rộng được thị trường và tăng thị phần xuất khẩu sang EU và Mỹ. Năm 2000, ngành thuỷ sản đã tạo được bước đột phá mới, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vượt 1 tỷ USD, cụ thể là đạt 1478,6 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 10.23% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước), tăng 52,26% so với năm 1999 có nghĩa là tăng 507,5 triệu USD, đã đưa ngành thuỷ sản xếp vị trí số 3 (chỉ sau dầu thô và dệt may). Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu cũng tăng 24,2% có nghĩa là tăng 56.923 triệu USD so với năm 1999. Vậy trong giai đoạn 1995-2000, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là 21,87%. Nguyên nhân chủ yếu góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là do giá xuất khẩu thuỷ sản thế giới tăng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Mặt khác là do ta đã tăng cường đầu tư nâng cao trình độ chế biến và đã thực hiện hiệu quả việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản. Đặc biệt là do 49 doanh nghiệp của Việt Nam được vào danh sách I xuất khẩu thuỷ sản của EU và 60 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vào Bắc Mỹ. 4. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được đề cập ở 4 nhóm sản phẩm sau: tôm đông lạnh; mực đônglạnh; cá đông lạnh và mực khô. Dù ngành thuỷ sản Việt Nam đã cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu nhưng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của nước ta vẫn chủ yếu là ở dạng sơ chế, tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp (chiếm 14-15% lượng hàng xuất khẩu). Tuy nhiên, những năm gần đây do có sự đầu tư ngày càng tăng nên tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng cao, năm 1999 chỉ đạt 19,7% thì năm 2000 đă tăng lên 35%, dần dần hạn chế xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản dưới dạng nguyên liệu thô. Bảng 17: Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Đ.vị: Tấn Nhóm mặt hàng xuất khẩu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 S L % SL % SL % SL % SL % SL % Tôm đông lạnh 65.500 52,08 70.000 46,51 72.800 38,75 74.200 35,39 76.000 32,34 66.704 22,84 Mực đông lạnh 11.300 8,85 14.500 9,63 18.800 10,0 19.450 9,29 21.096 10,0 21.241 7,27 Cá đông lạnh 31.400 24,59 41.000 27,24 49.200 26,19 53.000 52,28 8.600 27,66 56.052 19,2 Mực khô 4.000 3,13 4.000 2,26 6.000 3,19 7.680 3,67 65.000 3,66 26.424 9,05 Thuỷ sản khác 14.500 11,35 21.000 13,95 41.050 21,85 55.300 26,37 64.330 26,34 121.502 41.62 Tổng cộng 127.700 100 150.500 100 187.850 100 209.630 100 235.000 100 291.923 100 Nguồn : Bộ Thuỷ sản. Xét về chủng loại mặt hàng, cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu là mất cân đối. Năm 1995, mặt hàng tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng cao (52,08%) trong tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu nhưng đến 1999 tỷ trọng này giảm xuống còn 32,34%, sang năm 2000 tỷ trọng này chỉ còn 22,84%, mức giảm thấp nhất nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh lại tăng lên 318,2 tr.USD so với năm 1995. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh ngày càng tăng chứng tỏ giá trị gia tăng của măt hàng này ngày càng tăng. Cá đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu quan trọng xếp thứ hai của Việt Nam sau tôm đông lạnh. Tỷ trọng của mặt hàng này ngày càng tăng trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 1995, cá đông lạnh chỉ chiếm tỷ trọng 24,59% nhưng đến năm 1999 mặt hàng này chiếm tỷ trọng 52,28% đạt mức cao nhất, nhưng đến năm 2000 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 19,2%. Tuy tỷ trọng có giảm song kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ngày càng tăng, tăng từ 94 Tr.USD năm 1995 đến 165,79 Tr.USD vào năm 2000). Mực đông lạnh thường chiếm tỷ trọng 7-10% trong tổng số sản lượng thuỷ sản xuất khẩu, trong năm 1995 đến 1997 (từ 8,85% đến 10%), sau đó giảm xuống 7,27% vào năm 2000. Mực khô chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu, năm 1995 mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng 3,13% nhưng tăng vào nhưng năm 1998 (3,67%), năm 1999 (3,66%),và năm 2000 (9,05%), kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng nhanh trong những năm gần đây,năm 1995 chỉ đạt 30 Tr.USD thì đến năm 2000 đạt 211,32 Tr.USD. Đây là mặt hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các nhóm sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu trong năm 2000, đưa tỷ trọng mặt hàng này vượt lên vị trí số 3 sau tôm và cá. Mực khô chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông trong năm 2000, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng vọt nhờ nhu cầu tăng cao khi Trung Quốc thực hiện chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Bên cạnh đó, các nhóm sản phẩm khác cũng góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua như : các mặt hàng sản phẩm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ, đặc sản biển. Các nhóm hàng này cũng phát triển mạnh, trong 11 tháng đầu năm 2000 đạt kim ngạch xuất khẩu trên 211,7 Tr.USD, tăng trên 58,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 16.2% trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Đây cũng là thắng lợi của việc đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản . Kết luận, cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam thời gian qua khoảng hơn 90% là dạng sản phẩm tươi, ướp đông, đông lạnh (riêng giáp xác và nhuyễn thể là 80-85%). Sự mất cân đối về cơ cấu các dạng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của ta một mặt phản ánh thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản, mặt khác lại thể hiện sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của nước nhà, nhưng đây cũng là tiềm năng để Việt Nam có thể đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới. Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam cần phù hợp tương đối với cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của thế giới : tăng hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu đồ hộp (phát triển các mặt hàng mới như đồ hộp cá ngừ hay tôm hộp chẳng hạn), tăng tỷ trọng cá và tăng tỷ trọng thuỷ sản có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu hàng thuỷ sản tươi, ướp đông, đông lạnh và giảm tỷ trọng hàng đông lạnh sơ chế. 5.Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Theo thống kê của FAO năm 1999, Việt Nam đứng thứ 29 trên thế giới và đứng thứ 4 trong các nước ASEAN về xuất khẩu thuỷ sản. Hơn 10 năm qua, công tác đa dạng hoá thị trường đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, từ chỗ chỉ xuất sang hai thị trường trung gian chủ yếu là Singapore và Hồng Kông, ngày nay các sản phẩm của Việt Nam đã có mặt ở 62 quốc gia trên khắp thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Đặc biệt vào năm 2000, Việt Nam đã có 49 doanh nghiệp được EU công nhận vào danh sách I xuất khẩu thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, 60 doanh nghiệp được công nhận xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Bắc Mỹ đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam là : Nhật Bản, Mỹ, EU, và Trung Quốc-Hồng Kông. Trong những năm 1996, thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chủ yếu là thị trường Nhật Bản (chiếm tỷ trọng khoảng 47,6%), nhưng sau năm 1997, cuộc khủng hoảng Tài chính-Tiền Tệ ở khu vực Đông Nam á đã ảnh hưởng đến dung lượng thị trường của Việt Nam, tỷ trọng giảm xuống còn 46,4%. Nhận thức được điều này, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện tích cực trong việc đa dạng hoá thị trường, cụ thể là đã giảm được tỷ trọng thị trường Nhật Bản xuống 33% vào năm 2000, để tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, tiếp tục mở rộng sang khác thị trường khác, và Việt Nam đã thành công trong việc đa dạng hoá thị trường. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng mạnh ở thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc-Hồng Kông; và tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước ở các thị trường này ngày càng tăng nhất là vào năm 2000, như ở thị trường Mỹ tỷ trọng tăng từ 4,5% tăng lên 20,58%, ở thị trường Trung Quốc- Hồng Kông tỷ trọng tăng từ 13,7 lên 19,8%. Bảng 18: Cơ cấu thị trường thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam Đơn vị: kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản: triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 KNXKTS cả nước 670 776 858,6 971 1478,6 KNXKTS vào Nhật Bản 319,34 360,413 347,103 412,378 488,022 Tỷ trọng 47,6 46,4 40,4 42,46 33 KNXKTS vào Mỹ 28,527 42,652 81,551 125,595 304,359 Tỷ trọng 4,25 5,5 9,5 13 20,58 KNXKTS vào EU 34,799 69,619 91,539 89,113 100,263 Tỷ trọng 5,2 8,97 10,66 9,17 6,78 KNXKTS vào TQ-HK 91,881 118,013 137,515 117,098 293,156 Tỷ trọng 13,7 15,2 16,01 12,06 19,8 KNXKTS vào thị trường khác 195,453 185,303 200,89 226,816 Tỷ trọng 32,1 24,7 23,3 23,25 19,9 Nguồn : Qui hoạch tổng thể Phát triển Kinh tế – Xã hội 5.1.Thị trường Nhật Bản Nhật Bản hiện là thị trường chính của hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này thường xuyên đạt 3400-4000 Tr.USD, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Năm 1997 đến nay đã giảm xuống còn 42,46% (năm 1999) và 33% vào năm 2000.Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này tăng lên đến 412,378 Tr.USD (1999) và 488,022 Tr.USD (2000). Việc giảm tỷ trọng này được giải thích như sau: Năm 1997, do ảnh hưởng của biến động kinh tế trong khu vực và do sự mất giá của đồng Yên. Mặt khác, do một số nước bị đình chỉ hay bị hạn chế xuất hàng sang EU nên đã chuyển hướng vào thị trường khác trong đó có thị trường Nhật Bản, đã tạo cạnh tranh gay gắt với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản tăng thuế bán hàng đã khiến hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tại Nhật Bản giảm về tỷ trọng. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta và bất cứ sự biến động nào thị trường này cũng đều gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Năm 1998, tuy có suy giảm lớn, nhưng thị trường Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng 40,4% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước, đạt trị giá 347,103 Tr.USD và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai vào Nhật Bản chỉ sau dầu thô. Năm 1999, Nhật Bản vẫn được coi là thị trường chính đối với xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Kinh tế của Nhật Bản đã dần hồi phục, giá thuỷ sản nhập khẩu được phần nào cải thiện đôi chút, đặc biệt do Quốc hội Nhật vừa quy định nghiêm ngặt hơn về việc hạn chế khai thác thuỷ sản trong 5 năm tới đã khiến cho cân bằng cung cầu về cung ứng thuỷ sản thay đổi theo hướng cung không đủ cầu. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này đạt 412,378 Tr.USD, chiếm 42,46% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này tăng 75,644 Tr.USD, tức tăng 118,3% so với năm 1999 nhưng tỷ trọng lại giảm tới mức thấp nhất từ trước tới nay, đạt 33%. Sự suy giảm về tỷ trọng do nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn bị suy thoái, đồng Yên (JPY) vẫn còn bị mất giá so với đồng USD. Tuy nhiên, nếu so với tỷ trọng 80% của thị trường Nhật vào đầu thập kỷ 90 hoặc 46,4% năm 1997 thì có thể dễ dàng thấy rõ kết quả của quá trình phát triển đa dạng hoá thị trường, giảm sự lệ thuộc vào một thị trường duy nhất của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của Việt Nam là hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản vẫn chưa được hưởng chế độ ưu đãi. Sau khi Việt Nam gia nhập APEC ( tháng 11 năm 1998), thuế suất nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vào Nhật vẫn chưa được thay đổi đáng kể so với các nước trong khu vực như : Thái Lan, Indonexia, ấn Độ,....Thuế suất của Tôm vẫn cao hơn 3% so với nước khác, mực cao hơn 6-7%, điều này gây ảnh hưởng đến việc các nhà nhập khẩu định giá mua đối với sản phẩm của ta. Với cùng một mặt hàng chất lượng ngang nhau, giá mua của ta thấp hơn và lượng mua cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực. Kết luận: tại thị trường khổng lồ này thị phần của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chỉ chiếm 2,9% cho thấy tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này còn lớn. Nếu chúng ta khai thác triệt để hơn nữa thị trường truyền thống này thì khả năng tăng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là còn nhiều triển vọng.Vì vậy, muốn tăng thị phần ở thị trường này thì Việt Nam cần nhanh chóng cải tiến công nghệ chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng sản phẩm; bên cạnh đó, cần đa dạng hoá hơn nữa sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu như đồ hộp, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ....Theo dự kiến thì vào năm 2001 tốc độ tăng trưởng của thị trường này chỉ là 34%. 5.2.Thị trường Mỹ Thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ thuỷ sản cao nhất thế giới và là thị trường quan trọng xếp thứ hai của hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản. Trung bình một năm người Mỹ phải chi khoảng 50 tỷ USD cho mặt hàng này. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế phát triển nhất thế giới, bình quân GDP đầu người rất cao, đạt 33.900 USD (năm 1999), mức tăng trưởng trung bình khoảng 4%/năm. Sức tiêu dùng của người Mỹ rất cao, đặc biệt là hàng thuỷ sản, trung bình mỗi năm người Mỹ tiêu thụ hết khoảng 14,9 pounds thuỷ sản tương đương 8 kg, tăng 44,6% so với 10,3 pounds năm 1960, và 19,5% so với 12,5pounds năm 1980. Theo thống kê của Bộ Thuỷ Sản Mỹ, người Mỹ hiện sử dụng xấp xỉ 80% tổng lượng thuỷ sản thế giới, trong số đó hơn một nửa có nguồn gốc từ nhập khẩu.Tại Mỹ nhiều cơ sở chế biến phải sử dụng nguyên liệu ngoại nhập. Khoảng 1000 cơ sở chế biến cả nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Năm 1998, các cơ sở này đã nhập khoảng 1,6 triệu tấn, trị giá hơn 8,2 tỷ USD, khiến cho Mỹ trở thành nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản. Mỹ nhập khẩu từ hơn 130 nước, chủ yếu từ Canada, Thái lan, Trung Quốc, Ecuado, Chi Lê và Mêhico và ngày càng nhập khẩu nhiều tư các nước đang phát triển. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ từ năm 1994, với trị giá khoảng 6 Tr.USD. Kể từ khi Mỹ bình thường quan hệ thương mại với Việt Nam năm 1995, con số này đã tăng vọt, cụ thể năm 1997 xuất khẩu thuỷ sản đạt 141 Tr.USD, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 19 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ.Năm 2000, với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này đạt 304,359 Tr.USD,Mỹ là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lón thứ hai của Việt Nam, nhưng lại là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất , gấp 2,42 lần so với cùng kỳ năm 1999. Theo số liệu chính thức của Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái, năm 2000, Mỹ đã giảm nhập khẩu một vài sản phẩm cá biệt như : mực nang( chỉ còn 1.926 so với 2.606 tấn ); thịt và đùi ếch ( giảm còn 868 tấn so với 1.054 tấn);bạch tuộc ổn định 9.804 tấn; hầu hết các sản phẩm khác nhập khẩu đều tăng với khối lượng lớn như mực ống ( 32.767 tấn so với 29.918 tấn ; tôm tăng 10.000 tấn ( nhập khẩu 243.214 so với 231.529 tấn). Trong đó tôm bao bột và tôm bóc vỏ đặc biệt tăng mạnh : tôm bao bột đạt 1.133 tấn so với 611 tấn; tôm bóc vỏ khác 34.522tấn so với 27.908 tấn; điệp tăng mạnh 17.030 tấn so với 12.946 tấn; cá da trơn tăng mạnh 2.574 tấn so với 1.199 tấn; rô phi tăng 9.275 tấn so với 7.369 tấn. Năm 2000, hai nhóm sản phẩm chủ lực của ta đều tăng đột biến : Đó là nhóm tôm và cá. Nhóm tôm vào năm1999 của ta đứng thứ 9/50 nước cung cấp tôm cho Mỹ, đạt 8.081 tấn, ngang với Trung Quốc và Bănglađét, trong đó Thái Lan dẫn đầu đạt 114.503 tấn. Năm 2000, trong số 244.260 tấn tôm Mỹ nhập khẩu, Việt Nam chiếm tỷ trọng 4,6% vượt lên vị trí thứ 8/50 nước cung cấp tôm cho thị trường này. kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ đạt 201 Tr.USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm 1999. Nhóm cá đã làm lên bất ngờ lớn nhất trong xuất khẩu thuỷ sản năm 2000 vào thị trường Mỹ. Nếu kim ngạch xuất khẩu nhóm cá vào năm 1997 chỉ đạt 5,2 Tr.USD, thì sang năm 2000 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt kim ngạch xuất khẩu 56,1 Tr.USD, gấp 10,8 lần so với năm 1997. Sản phẩm basa, cá tra của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với trên 10.000 lồng bè nuôi cá, với công nghệ sản xuất độc đáo, khép kín đã đưa Việt Nam trở thành nước cung cấp sản phẩm này cho thị trường Mỹ, chiếm trên 80% tổng lượng hàng nhập khẩu sản phẩm này vào Mỹ. Trong năm 2000, 6000 tấn cá basa được xuất khẩu sang Mỹ, tăng gấp 2 lần so với năm 1999. Tóm lại, với sự nổ lực thâm nhập thị trường và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu cùng với những thuận lợi như : 60 doanh nghiệp của Việt Nam được công nhận xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ, Hiệp Định Thương Mại Song Phương Việt - Mỹ bắt đầu phát huy hiệu lực, và nhu cầu đáp ứng sự thiếu hụt gần 100 tấn tôm (do thị trường chính cung cấp thuỷ sản cho Mỹ là các nước châu Mỹ La Tinh bị mất mùa do dịch bệnh), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ tăng từ 28,527 Tr.USD (1996) lên 304,359 Tr.USD (2000). Tuy nhiên, những thuận lợi này sẽ giảm đi trong năm 2001 do các nước châu Mỹ La Tinh dần phục hồi sau thiệt hại do dịch bệnh, cùng với sự đòi hỏi cao về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ còn là thách thức đối với Việt Nam. Kết luận : thị trường Mỹ là một thị trường giàu tiềm năng và đang là cơ hội làm ăn mới của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ hai của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này liên tục tăng và tăng kỷ lục vào năm 2000 ( tăng gấp 2,4 lần so với năm 1999), cá tra- basa Việt Nam đã khẳng định uy tín cao tại thị trường này đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu cá ngọt lớn nhất sang Mỹ. Cho thấy việc tăng nhanh thị phần của Việt Nam ở thị trường Mỹ là đầy triển vọng, theo dự kiến tốc độ tăng trưởng của thị trường này sẽ là 25%. Muốn vậy, Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản vì Mỹ đang xây dựng một quy tắc kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mới, đây sẽ là một thách thức cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, vì có khả năng giá một số mặt hàng thuỷ sản cao cấp như tôm sú, cá basa của Việt Nam không còn cao như năm 2000 vì ta sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở các thị trường cung cấp chính cho Mỹ như Ecuado, Indonexia,... khi các nước này phục hồi sản xuất. 5.3.Thị trường EU Đây là thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam lớn thứ 3 là EU, với mức tiêu thụ thuỷ sản lớn, trung bình khoảng 17 kg/người/năm, tăng dần hàng năm khoảng 3%. Giá mặt hàng thuỷ sản ở thị trường EU cũng cao, hơn các thị trường Châu á trung bình khoảng từ 1,1-1,4 lần và có tính ổn định. EU là thị trường rộng lớn, thống nhất, với hơn 367 triệu người tiêu dùng, EU gồm 15 nước : Ai Len, Anh, áo,Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, ý, Luxawmbua, Phần Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, trong đó Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 12 nước, áp dụng thống nhất chính sách và chế độ quản lý xuất nhập khẩu cho 15 nước. Việt Nam bắt đầu có quan hệ ngoại giao với EU từ tháng 10/1990, tính đến nay, mối quan hệ đă hơn 10 năm. Từ tháng 1/1995, hai bên đã thông qua Hiệp Định Khung Hợp Tác Thương Mại Việt Nam- EU, dành cho nhau hưởng quy chế tối huệ quốc MFN và đến 1/1/1999, EU dành cho Việt Nam hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Theo chế độ này, tuỳ theo mức độ nhạy cảm của hàng hoá (mức độ ảnh hưởng đến sản xuất của EU), một mặt hàng có thể được giảm từ 15,30-65% mức thuế MFN áp dụng cho mặt hàng đó, thậm chí còn được miễn thuế. Nhờ đó kim ngạch mậu dịch hai chiều Việt Nam- EU tăng lên 12 lần, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong số hàng hoá xuất khẩu chủ yếu sang EU, thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Gía trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào EU năm 1997 đạt 69,619 Tr.USD (chiếm tỷ trọn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100348.doc