Đề tài Phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệ Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng

Tài liệu Đề tài Phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệ Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng: Lời nói đầu Cùng với quá trình cải cách mở cửa, nền kinh tế nước ta ngày càng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều này khiến cho sự cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng khốc liệt, mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đều cảm nhận được sức ép rất lớn này. Doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể áp đặt giá cả thị trường như các doanh nghiệp quy mô lớn, họ lại càng không có đủ khả năng để quảng cáo rầm rộ quanh năm nhằm gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Họ chỉ có thể dựa vào giá cả thấp, chất lượng cao, thời gian giao hàng ngắn để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của khách hàng một cách linh hoạt, mong dành được sự tồn tại và phát triển trong các khe hở của thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, qua thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng, thầy có nhiều vấn đề trong lĩnh vực quản lý và sản xuất cần quan tâm, em mạnh dạn chọn đề tài : “Phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và giá th...

doc39 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệ Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Cùng với quá trình cải cách mở cửa, nền kinh tế nước ta ngày càng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều này khiến cho sự cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng khốc liệt, mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đều cảm nhận được sức ép rất lớn này. Doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể áp đặt giá cả thị trường như các doanh nghiệp quy mô lớn, họ lại càng không có đủ khả năng để quảng cáo rầm rộ quanh năm nhằm gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Họ chỉ có thể dựa vào giá cả thấp, chất lượng cao, thời gian giao hàng ngắn để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của khách hàng một cách linh hoạt, mong dành được sự tồn tại và phát triển trong các khe hở của thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, qua thời gian nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng, thầy có nhiều vấn đề trong lĩnh vực quản lý và sản xuất cần quan tâm, em mạnh dạn chọn đề tài : “Phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệ Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng”. Luận văn gồm 2 chương : Chương I : Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng. Chương II : Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm chính ở Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng. Chương I : Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp thiết bị y tế 130 – Bộ Quốc phòng I. Những đặc điểm cơ bản của xí nghiệp thiết bị y tế 130 1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp thiết bị y tế 130 1.1. Quá trình hình thành và phát triển xí nghiệp thiết bị y tế 130 Xí nghiệp thiết bị y tế 130 trước đây là doanh nghiệp hoạt động theo Nghị định 388/HĐBT, có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp duy nhất trong quân đội thực hiện nhiệm vụ tham mưu trong lĩnh vực trang thiết bị y tế chuyên sản xuất, sửa chữa máy y tế cho toàn quân. Song do nhu cầu tổ chức lại của doanh nghiệp, Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 trở thành xí nghiệp thành viên của Công ty Dược và trang thiết bị y tế quân đội theo Quyết định số 470/QĐ-QP cấp ngày 17/4/1996 của Bộ Quốc phòng. Trụ sở chính đặt tại km13 – Quốc lộ 1A – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì - Hà Nội. Vốn kinh doanh : 12.473.000.000đ Vốn cố định : 3.867.000.000đ Vốn lưu động : 8.606.000.000đ Giấy đăng ký kinh doanh số 110974 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 27/9/1996. Trải qua 8 năm hoạt động sau khi trở thành thành viên của Công ty Dược và trang thiết bị y tế quân đội, Xí nghiệp đã đạt được những thành tích như: 1 huy chương vàng và 2 huy chương bạc cho 3 loại sản phẩm hộp hấp bông băng, cọc ép xương ren ngược chiều, hộp đựng dụng cụ y tế tại Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam lần thứ 11 năm 2002. Năm 2003, tại Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp lần thứ 12, Xí nghiệp đạt được 2 huy chương vàng cho sản phẩm giường đa chức năng chạy điện và bàn bó bột kéo xương; 2 huy chương bạc cho sản phẩm xe cáng nâng và giường chăm sóc bệnh nhân nặng. - Trong công tác quản lý kỹ thuật, Xí nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 1994 phiên bản 2000. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các sản phẩm chính của Xí nghiệp * Chức năng - nhiệm vụ: Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 có chức năng nhiệm vụ vô cùng quan trọng là: - Sản xuất, cung cấp, lắp đặt và chuyển giao, bảo hành và bảo trì sau bảo hành các loại máy móc và thiết bị dùng trong y tế. - Nâng cấp, sửa chữa mức trung và đại tu các máy móc và thiết bị y tế dược. - Thiết kế đồng bộ, lắp đặt và chuyển giao công nghệ. - Kinh doanh thiết bị y tế. * Các sản phẩm chính của Xí nghiệp: Hiện nay, xí nghiệp đang sản xuất một số sản phẩm sau: Máy siêu âm, máy điện châm, máy sấy, máy huỷ bơm kim tiêm dùng một lần, các hệ thống hút và xử lý khí thải ở các bệnh viện, các sản phẩm nội thất bệnh viện như: giường, tủ các loại, bàn ghế phục vụ khám và điều trị, xe đẩy, đèn soi phim ... và các dụng cụ y tế bằng inox khác. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của xí nghiệp 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất : Giám đốc xí nghiệp Phó giám đốc Phòng Kế hoạch điều độ Phòng kỹ thuật -KCS Ban hành chính Ban Kinh doanh Ban Tài chính Phân xưởng thiết bị y tế Phân xưởng cơ điện lạnh Phân xưởng Cơ khí Phân xưởng Dụng cụ 2.2. Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban * Giám đốc: Do Cục trưởng Cục Quân y bổ nhiệm ,là người đại diện cho Xí nghiệp chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, trực tiếp điều hành các mặt công tác sau: - Công tác cán bộ , đào tạo , lao động tiền lương; - Ký kết các hợp đồng kinh tế; - Công tác đầu tư; - Điều hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. - Thực hiện phân cấp và giao trách nhiệm trong công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị. * Phó Giám đốc: Là người được giám đốc Xí nghiệp lựa chọn và đề nghị Cục trưởng Cục Quân y bổ nhiệm, giúp Giám đốc quản lý điều hành các lĩnh vực được phân công: Chỉ đạo công tác kĩ thuật, điều hành sản xuất; đầu tư trang thiết bị máy móc, quản lý máy và thiết bị sản xuất; chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, chế tạo sản phẩm mới; công tác đào tạo, nâng bậc, chuyên môn kĩ thuật; xây dựng tiêu chuẩn, đăng ký lưu hành sản phẩm mới. * Phòng Kế hoạch Điều độ: Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các mặt: Xem xét ký kết hợp đồng, tổ chức sản xuất, lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên nhiên vật liệu, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy và thiết bị sản xuất đào tạo, quản lý lao động tiền lương. * Phòng Kĩ thuật KCS: Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc giao. Nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, đề xuất công nghệ hoặc phương pháp sản xuất mới; hướng dẫn và giám sát thực hiện các nội dung theo HTQLCL. Quản lý kĩ thuật, quản lý máy và thiết bị sản xuất. Bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo về chuyên môn kĩ thuật. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm. Đăng ký quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn mác sản phẩm.  * Ban tài chính: - Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính kế toán, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Xí nghiệp. - Đảm bảo tài chính cho các hoạt động quản lý chất lượng. - Cung cấp các dữ liệu cần thiết (khi có yêu cầu của Giám đốc) để tính toán các chi phí quản lý chất lượng. Lưu giữ hồ sơ của HTQLCL có liên quan đến công tác tài chính. * Ban kinh doanh: - Có nhiệm vụ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai thác thêm công việc thông qua công tác kinh doanh, tăng cường đầu mối, nắm bắt các thông tin kinh tế kĩ thuật trong công tác kinh doanh để thông báo cho Giám đốc và các cơ quan chức năng của Xí nghiệp biết. - Nắm bắt và thông báo cho Giám đốc biết về các yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của Xí nghiệp để có thể đề xuất các biện pháp cải tiến phù hợp. * Ban hành chính - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc giao về : Đánh máy, in ấn, phân phối, quản lý các tài liệu. - Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp. - Chăm lo sức khoẻ và quyền lợi hợp pháp của người lao động. - Trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn khách hàng đến công tác, bảo vệ tài sản của khách hàng (nếu có). - Đảm bảo cơ sở hạ tầng : Hệ thống nhà xưởng sản xuất, thông gió, chiếu sáng, cấp thoát nước. 2.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm chính và kiểm soát chất lượng: Sơ đồ công nghệ sản xuất là phương pháp vẽ sơ đồ những hoạt động đồng bộ nối tiếp nhau của con người - máy móc, máy móc - máy móc và con người với con người. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính của Xí nghiệp. Sản phẩm giường bệnh nhân Inox. NVL NVL Các bước sản xuất khung giường Cắt Uốn Lăn tóp đầu ống Khoan lỗ song đứng Lắp vỉ lan can KCS Điện hóa Không đạt Đạt Tổng lắp Hàn lắp hồi giường Sửa nguội 2 Cắt Đột dập Nắn, hàn Hàn lắp Sửa nguội hoàn chỉnh KCS Điện hóa Không đạt Đạt Tổng lắp 1 Các bước sản xuất hồi giường NVL Các bước sản xuất cọc màn Các bước sản xuất các chi tiết Gia công KCS Điện hóa Không đạt Đạt KCS Không đạt Đạt Tổng lắp Bao gói nhập kho 1 2 3 Khoan lỗ khớp xoay Gá lắp KCS Điện hóa Không đạt Đạt Tổng lắp Sửa nguội 3 3. Các nguồn lực của Xí nghiệp 3.1. Cơ cấu vốn Bất cứ một doanh nghiệp nào dù đó là hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ đều cần đến vốn, bởi vốn là điều kiện cho hoạt động đó xảy ra, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều góp phần phản ánh nên doanh nghiệp đó có quy mô như thế nào, loại hình doanh nghiệp là gì và có trang thiết bị ra sao. Cơ cấu vốn của Xí nghiệp qua 3 năm 2002-2004 Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh tăng, giảm 2003/2002 So sánh tăng , giảm 2004/2003 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng vốn 8.023.684.039 7.037.413.650 6.656.112.270 - 986.270.389 -12,29 -381.721.380 -5,42 Chia theo sở hữu - Vốn chủ sở hữu 3.963.283.591 46,91 3.036.821.522 36,04 3.230.984.576 48,54 -1.226.462.069 -32,59 694.163.054 27,36 - Vốn vay 4.060.400.448 53,09 4.000.592.128 63,96 3.425.157.694 51,46 240.191.680 5,63 -1.075.434.434 -23,89 Chia theo tính chất - Vốn cố định 2.301.899.554 28,68 2.470.777.956 35,11 3.342.824.666 50,22 168.878.462 7,34 872.046.710 35,29 - Vốn lưu động 5.721.784.485 71,32 4.566.635.694 64,89 3.313.317.604 49,78 -1.115.118.791 -20,18 -1.253.318.090 -27,45 Nguồn: Ban tài chính Nhìn vào cơ cấu vốn của Xi nghiệp nghiệp có thể thấy rõ: Tuy hàng năm có sự biến động về vốn nhưng tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay trên tổng vốn gần như ngang nhau. Mặt khác, lượng vốn cố định của Xí nghiệp luôn tăng hàng năm, qua 2 năm 2003 và 2004 Xí nghiệp đã tăng tài sản cố định trên 1.040.925.112đ hay 45,22% so với năm 2002 trong khi đó vốn lưu động của Xí nghiệp lại giảm từ 5.721.784.485đ năm 2002 xuống 3.313.317.604đ năm 2004. Với những số liệu trên, có thể lý giải sự biến động đó là: Vốn cố định tăng mạnh là do Xí nghiệp đầu tư thêm máy dập thuỷ lực của Đức và một số máy cắt tôn loại mỏng. Vốn lưu động giảm hàng năm là do Xí nghiệp đã tìm được nguồn nuyên vật liệu thay thế ở trong nước (trước đây Xí nghiệp phải nhập nguyên vật liệu từ các nước Đông Âu nên chi phí về nguyên vật liệu cao). Tuy nhiên, với cơ cấu vốn như trên thì có thể thấy rõ cơ cấu vốn như vậy là hợp lý bởi các lý do sau: - Doanh nghiệp mới đi vào hoạt động được 8 năm, cộng với cơ chế quản lý của quân đội, nhưng tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay là ngang nhau Điều đó cho thấy có khả năng tự chủ về tài chính, tự chủ về khả năng thanh toán. - Do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, mặt khác lại vừa mới thành lập nên doanh nghiệp cần vốn cố định lớn. 3.2. Cơ cấu nhân lực Lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Sử dụng lao động hợp lý và tiết kiệm không chỉ có tác dụng giảm chi phí trực tiếp về lao động mà còn có tác động thúc đẩy sử dụng hợp lý và tiết kiệm mọi yếu tố khác. Cơ cấu nhân lực của xí nghiệp qua 3 năm 2002-2004 Đơn vị tính: người Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh tăng, giảm 2003/2002 So sánh tăng,giảm2004/2003 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng số lao động 151 157 156 -6 3,9 -1 -0,6 Phân theo tính chất lao động - Lao động trực tiếp 108 71,5 114 72,6 113 72,4 6 5,5 -1 -0,8 - Lao động gián tiếp 43 28,5 43 27,4 43 27,6 0 0 0 Phân theo giới tính - Nam 132 87,5 138 87,8 137 83,9 6 4,5 -1 -0,7 - Nữ 19 12,5 19 12,2 19 16,1 0 0 Phân theo trình độ - Đại học và trên đại học 28 18,6 32 20,3 32 20,5 4 14,2 - Cao đẳng và trung cấp 123 81,4 125 79,7 124 79,5 2 1,6 -1 -0,8 Phân theo độ tuổi - Trên 45 tuổi 28 18,54 30 19,1 40 25,64 2 7,1 10 33,3 - Dưới 45 tuổi 123 81,46 127 80,9 116 74,36 4 3,25 -11 -8,66 Nguồn: Phòng Kế hạch Điều độ Từ cơ cấu nhân lực của Xí nghiệp qua 3 năm 2002-2004 có thể thấy rõ: - Số lao động qua 3 năm không có sự biến động lớn. - Số lao động trực tiếp và lao động nam chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu trên xuất phát từ đặc thù của loại hình sản xuất của Xí nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Qua cơ cấu nhân lực của Xí nghiệp có thể thấy được phần nào điểm mạnh, điểm yếu của lực lượng lao động trong Xí nghiệp. Điểm mạnh: - Xí nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ, được đào tạo chính quy. - Số lao động trực tiếp và lao động nam chiếm tỷ trọng lớn sẽ đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, chế tạo sản phẩm của Xí nghiệp. Điểm yếu: Hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, việc cơ cấu số lao động ở độ tuổi trên 45 tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4 Tình hình quản lý và sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 4.1. Quản lý chất lượng Chất lượng, giá thành và thời gian giao hàng là ba nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như Xí nghiệp 130, chất lượng lại là nhân tố hàng đầu. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nếu không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì không thể thể hiện giá trị của nó trên thị trường. Hiện nay không ít các doanh nghiệp đang lâm vào tình thế khó khăn trước sự cạnh tranh về giá đang diễn ra khốc liệt trong cùng ngành hàng. Vậy làm thế nào để thoát khỏi hoàn cảnh đó trong khi vẫn phải duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng cao không có nghĩa là giá thành cũng cao, thực tiễn chứng minh, vấn đề chất lượng và vấn đề giá thành luôn có cùng nguồn gốc, đó là phương thức quản lý. Do vậy, cải tiến phương thức quản lý sản xuất truyền thống, về căn bản vừa là phương thức hữu hiệu để nâng cao chất lượng vừa là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành và nâng cao năng suất. Nhận thức được vấn đề trên, dù mới đi vào hoạt động nhưng cán bộ và công nhân xí nghiệp đều quyết tâm thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn SIO 9001: 1994 phiên bản 2000. Từ năm 2001, Xí nghiệp đã xây dựng, thực hiện và duy trì áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 1994 phiên bản 2000. Xí nghiệp đã lập hồ sơ chất lượng theo cấu trúc mô hình sau: Tầng 1 Tầng 2 Sổ tay chất lượng 10 quy trình Các biểu mẫu mô tả công việc, hướng dẫn công việc. Hồ sơ chất lượng Tầng 3 Tầng I: Giới thiệu chung về xí nghiệp và kết cấu của hệ thống quản lý chất lượng. Tầng II: 10 quy trình thủ tục dạng văn bản. QT1: Kiểm soát tài liệu QT2: Kiểm soát hồ sơ QT3: Đánh giá chất lượng nội bộ QT4: Kiểm soát sản phẩm không phù hợp QT5: Hành động khắc phục QT6: Hành động phòng ngừa QT7: Tạo sản phẩm QT8: Phân tích dữ liệu và cải tiến thường xuyên QT9: Xem xét của lãnh đạo QT10: Quản lý nguồn lực Năng lực Kiểm tra Nguyên liệu Kiểm tra Quy trình sản xuất Kiểm tra Thành phẩm Giao cho khách hàng Cải tiến Xem xét + - - + Tầng III: Các biểu mẫu, mô tả công việc, hướng dẫn công việc, tài liệu thiết kế sản phẩm, tài liệu ghi chép trong quá trình kiểm soát chất lượng. Hồ sơ công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng 4.2. Hệ thống kế hoạch sản xuất Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nó là cơ sở để doanh nghiệp có thể chủ động đáp ứng nhu cầu đầy biến động của thị trường, có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực, nguyên nhiên vật liệu, năng lực sản xuất, ổn định sản xuất và khống chế hợp lý lượng tồn kho. Nhận thức được tầm quan trọng của kế hoạch, Xí nghiệp đã từng bước thảo luận về khung tổng thể của hệ thống kế hoạch sản xuất, phương pháp dự đoán nhu cầu và phương pháp đồ giải kế hoạch sản xuất. Trong những năm qua, Xí nghiệp luôn chú trọng để lập ra hệ thống kế hoạch theo sơ đồ sau: 4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm Kết qủa sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm 2002-2004 S TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng % so với năm trước Số lượng % so với năm trước Số lượng % so với năm trước 1 Doanh thu tiêu thụ Triệu đồng 18.961 18.231 96,37 19.280 105,8 2 Tổng số lao động Người 151 157 103,9 156 -99,3 3 Tổng vốn kinh doanh 8.023 7.037 -87,7 6.656 -95,4 3a Vốn cố định Triệu động 2.301 2.470 107,3 3.343 135,2 3b Vốn lưu động Triệu đồng 5.722 4.567 79,8 3.313 -27,5 4 Lợi nhuận Triệu đồng 2.089 2092 100,1 2.113 101,1 5 Nộp ngân sách Triệu đồng 1206 1562 129,5 1652 105,7 6 Thu nhập bình quân 1 lao động (V) Triệu đồng 1,557 1,512 97,1 1,586 104,9 7 Năng suất lao động bình quân (W) Triệu đồng 150 157 104,7 157,8 100,5 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 11 11,47 104,3 10,96 95,6 9 Vòng quay vốn lao động Vòng 3,31 3,99 120,5 5,82 145,8 Nguồn:Ban tài chính Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có thể thấy rõ : Tuy doanh thu hàng năm của xí nghiệp có biến động, nhưng lợi nhuận mà xí nghiệp thu được hàng năm đều tăng. Theo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh cho thấy, mỗi một đồng vốn kinh doanh mà xí nghiệp bỏ ra đều thu được lợi nhuận. Năm 2002, với một đồng doanh thu, xí nghiệp thu được 0,11 đồng lợi nhuận. Năm 2003 với một đồng doanh thu, xí nghiệp thu được gần 0,147 đồng lợi nhuận. Còn ở năm 2004 tỷ lệ này là 1 đồng doanh thu thì xí nghiệp thu được 0,109 đồng lợi nhuận. Mặt khác theo chỉ tiêu mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân và thu nhập bình thân tháng của 1 lao động của xí nghiệp cũng rất tốt, điều này thể hiện rõ. Năm 2002, khi thu nhập bình quân 1 lao động tăng lên 1 lần thì năng suất lao động tăng lên 8,03 lần [150 : (1,557 x 12) = 8,03]. Năm 2003, khi thu nhập bình quân 1 lao động tăng 1 lần thì năng suất lao động bình quân tăng 8,65 lần. Tỷ lệ này ở năm 2004 là : Thu nhập bình quân 1 lao động tăng 1 lần thì năng suất lao động bình quân tăng 8,29 lần. Qua bảng số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 130, ta có thể thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm gần đây phát triển theo chiều hướng tích cực, điều này thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận tiền lương bình quân của 1 lao động đều tăng. 4.4. Thị trường của xí nghiệp Từ khi ra đời (năm 1996) đến nay, phạm vi hoạt động của xí nghiệp phần lớn là trong quân đội, sản phẩm sản xuất là được nghiệm thu và quyết toán theo đơn giá được duyệt nên việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường chưa được quan tâm. Vài năm gần đây, với cơ chế mới xí nghiệp được hoạt động mở rộng ra thị trường ngoài quân đội. Trong môi trường đó, khó khăn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nên xí nghiệp phải chú trọng việc nghiên cứu thị trường Đây là hướng đi đúng đắn và kịp thời vì hiện nay xí nghiệp đang tham gia phục vụ thị trường rộng hơn, mang tính cạnh tranh nhiều hơn, vì vậy chỉ có nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc mới có thể giành lấy được thị phần nhiều hơn. 4.5. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp * Đánh giá chung : Nhìn chung với 9 năm hoạt động, xí nghiệp đã đạt được những thành tựu khá quan trọng : - Tạo công ăn việc làm ổn định cho 156 lao động, với mức thu nhập bình quân tăng qua các năm - Nộp ngân sách hàng năm khoảng 290 triệu đồng. - Xí nghiệp luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và 05 năm liên tiếp đạt danh hiệu quyết thắng. Tuy nhiên, Xí nghiệp cũng đã và đang gặp phải những khó khăn như : - Do là xí nghiệp đặc thù (chịu sự quản lý của quân đội) nên việc đào tạo tuyển dụng công nhân gặp khó khăn. - Các kế hoạch sản xuất thường chịu sự chi phối của Cục Quân y. - Nguồn vốn, huy động vốn cho sản xuất gặp khó khăn . II. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của xí nghiệp 1. Yêu cầu quản lý và lập kế hoạch chi phí sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp. Yêu cầu quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp là phải tiết kiệm chi phí, vi chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu và lợi nhuận. Nếu chi phí tăng hoặc chi phí không đúng nội dung của nó, tất yếu sẽ phản ánh sai kết quả hoạt động kinh doanh và làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý chi phí kinh doanh là phải lập được kế hoạch phí phí hàng năm, tức là dùng hình thức tiền tệ để tính toán trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh (lập bảng dự toán chi phí theo yếu tố). Việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là xác định mục tiêu phấn đấu của đơn vị đồng thời thúc đẩy đơn vị cải tiến quản lý kinh doanh thực hiện chế độ tiết kiệm trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu chi phí sản xuất có ảnh hưởng tích cực đối với các chỉ tiêu khác, ví dụ như chỉ tiêu vốn lưu động được xác định căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất của đơn vị, lợi nhuận của Xí nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào giá thành sản phẩm hàng hoá dịch vụ của kỳ kế hoạch, được xác định trên cơ sở dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nhiệm vụ chủ yếu của việc lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là phát hiện và động viên mọi khả năng tiềm tàng trong kinh doanh để không ngừng giảm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm, tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng nhu cầu tái sản xuất và cải thiện đời sống của công nhân viên trong đơn vị. Nhiệm vụ này yêu cầu người quản lý tài chính phải tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất kinh doanh để xác định chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời theo dõi động viên từng bộ phận trong đơn vị phấn đấu thực hiện. Ngoài việc lập kế hoạch về dự toán chi phí sản xuất hàng năm và việc theo dõi, chấp hành dự toán đúng, xí nghiệp cần thực hiện việc quản lý chi phí theo định mức, hàng năm cần xây dựng các định mức về lao động, chế độ lương, trợ cấp, định mức tiêu hao NVL… Xí nghiệp cần phải xác định đúng tính chất các chi phí hoạt động kinh doanh và các chi phí hoạt động khác. 2. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính ở Xí nghiệp 2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp trong công tác quản lý chi phí Trong công tác quản lý chi phí, cùng với việc tập hợp chi phí theo yếu tố đúng như quy định chế độ của Nhà nước ban hành, Xí nghiệp luôn tập trung nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó, giá bán sản phẩm của từng mặt hàng đã hạ mặc dù một số chi phí trong từng mặt hàng vẫn có thể tăng lên. Bên cạnh những ưu điểm đó, trong công tác quản lý chi phí, Xí nghiệp vẫn còn những nhược điểm cần được khắc phục. Công tác lập kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh còn sơ sài, chưa được coi trọng, chưa được vận dụng tới trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 2.2. Tình hình quản lý chi phí * Quản lý chi phí NVL Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Xí nghiệp. Do vậy, việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc hạ giá thành sản phẩm. Chi phí NVL trong giá thành sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố : Lượng NVL tiêu hao và giá NVL, mặt khác CP NVL không chỉ phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc vào các khâu khác như khâu thu mua, khâu vận chuyển, khâu bảo quản… Do vậy, việc quản lý chi phí NVL không chỉ thực hiện trong khâu sản xuất mà cần phải quản lý ở các khâu mua, dự trữ…. Tuỳ vào từng loại sản phẩm, Phòng Kế hoạch Điều độcăn cứ vào khối lượng dự toán của từng loại sản phẩm, căn cứ vào tình hình sử dụng vật tư, quy trình, quy phạm về thiết kế kỹ thuật, công nghệ sản xuất cũng như các y tố liên quan khác mà kịp thời đưa ra các định mức cho từng loại sản phẩm cụ thể. * Quản lý chi phí nhân công. Chi phí nhân công ở Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong giá thành sản phẩm, chi phí này là những khoản tiền lương, tiền công được trả cho công nhân. Việc quản lý chi phí nhân công nhằm thúc đẩy việc phấn đấu hạ mức chi phí về tiền lương trên một đơn vị sản phẩm, mặc khác thông qua việc quản lý chi phí nhân công, đã góp phần vào việc phân phối và sử dụng hợp lý nguồn lao động của Xí nghiệp, thúc đẩy việc tăng năng suất. Việc quản lý chi phí nhân công được thực hiện trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch lao động tiền lương của Xí nghiệp. * Quản lý chi phí sản xuất chung : Việc quản lý chi phí sản xuất chung được thực hiện trong quá trình lập và thực hiện các dự toán chi phí này. Phương pháp chủ yếu quản lý chi phí trên là căn cứ vào nội dung các khoản chi phí và các tiêu chuẩn định mức để xem xét tính chất hợp lý của các khoản chi trong dự toán. 3. Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp 130. Trong những năm qua, Xí nghiệp Thiế bị Y tế 130 đã sản xuất được rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết của mình em chỉ xin đưa ra một số sản phẩm chủ yếu để làm số liệu phân tích. Bảng 4 : Chi phí sản xuất giường bệnh nhân Inox ĐVT : VNĐ Y tế CP Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % so với năm trước Số tiền % so với năm trước Số tiền % so với năm trước CP NVL 299.627.228 278.382.598 92,91 276.582.703 99,35 CP NCTT 108.894.445 109.099.573 100,18 109.873.527 100,71 BHXH, YT, CĐ 18.551.684 18.785.937 101,26 18.750.327 99,81 KHTSCĐ 28.839.559 32.563.784 112,91 34.873.592 107,09 CP khác 42.300.659 39.538.400 93,46 22.044.051 55,75 Tổng CPSX 498.231.575 473.370.300 95,01 462.394.200 97,68 Bảng 5 : Chi phí bồn rửa 2 vòi Y tế CP Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền % so với năm trước Số tiền % so với năm trước Số tiền % so với năm trước CP NVL 28.355.061 26.483.527 93,39 26.620.739 100,51 CP NCTT 1.753.053 1.683.872 96,05 1.923.385 114,22 BHXH, YT, CĐ 110.015 98.297 89,34 112.373 114,32 KHTSCĐ 761.172 803.592 105,57 1.127.536 152,75 CPkhác 315.189 431.815 136,99 601.273 139,24 Tổng CP 31.294.490 29.501.103 94,26 30.305.306 102,72 Qua bảng số liệu ở bảng 4 và 5 có thể thấy rằng sự biến động về chi phí của hai sản phẩm trên Chi phí NVL Với sản phẩm là giường bệnh nhân Inox. Năm 2003 so với năm 2004 giảm 7,09% hay giảm 0,0709 x 299.627.228 = 21.243.570 đồng. Năm 2004 so với 2003 giảm 0,65% hay giảm 0,0065 x 278.382.598 = 1.809.486 đồng. Đối với sản phẩm bồn rửa hai vòi : Năm 2003 so với 2002 giảm 6,61% hay giảm 0,0661 x 28.355.061 = 1.874.269 đồng Năm 2004 so với năm 2003 tăng 0,51% hay tăng 0,051 x 26.483.527 = 1.350.659 đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm này là do năm 2003 giá NVL Inox trên thị trường giảm dẫn đến chi phí NVL cho cac sản phẩm của xí nghiệp giảm so với năm 2002. Còn năm 2004 giá Inox trên thị trường không có biến động, sự biến động chi phí NVL của hai sản phẩm trên được lý giải bởi sự tăng giá của các NVL phụ. Nhìn chung, sự biến động về giá NVL cho các sản phẩm của xí nghiệp là do sự tác động khác quan (tác động của thị trường), xí nghiệp chưa chú trọng việc tiết kiệm NVL hay nói cách khác là tìm cách để giảm chi phí trong khầu cung ứng NVL. Chi phí nhân công : Nhìn chung chi phí này qua các năm không có nhiều biến động. Năm 2003 so với 2002 : Chi phí nhân công cho sản phẩm giường Inox tăng 0,18% hay tăng 0,018 x 108.894.445 = 1.960.100 đồng, còn cho sản phẩm bồn rửa 2 vòi giảm 3,95 % hay giảm 0,395 x 1.753.035 = 692.455 đồng. Năm 2004 so với năm 2003: chi phí nhân công cho sản phẩm giường tăng 0,71% hay tăng 0,071% x 109.099.573 = 7.746.069 đồng, còn cho sản phẩm bồn rửa 2 vòi tăng 14,22% hay tăng 0,1422 x 1.683.872 = 239.446 đồng. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Năm 2003 so với năm 2002: Chi phí khấu hao cho sản phẩm giường bệnh nhân Inox tăng 12,91% hay tăng 0,1291 x 28.839.559 = 3.723.187 đồng. Còn cho sản phẩm bồn rửa 2 vòi tăng 5,57% hay là tăng 0,0557 x 761.172 = 42.397 đồng. Năm 2004 so với năm 2003: Chi phí khấu hao cho sản phẩm giường tăng 7,09% hay là tăng 0,7709 x 32.563.784 = 2.308.722 đồng, còn với sản phẩm bồn rửa 2 vòi tăng 52,75% hay tăng 0,5275 x 803.592 = 423.894 đồng. Chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm đều tăng là do xí nghiệp mới đi vào hoạt động, tài sản đầu tư mới chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản cố định của xí nghiệp. Chí phí khác: Năm 2003 so với năm 2002: Đối với sản phẩm giường bệnh nhân giảm 6,54% hay giảm 0,0654 x 42.300.659 = 2.766.463 đồng, còn đối với sản phẩm bồn rửa 2 vòi tăng 36,99% hay tăng 0,3699 x 351.189 = 129.904 đồng. Năm 2004 so với 2003: Đối với sản phẩm giường bệnh nhân Inox giảm 44,25% hay giảm 0,4425 x 39.538.400 = 17.495.742 đồng, còn đối với sản phẩm rửa 2 vòi. Đối với sản phẩm bồn rửa, chi phí khác tăng qua các năm là do sản phẩm này không phải là hàng quốc phòng nên chi phí về đối ngoại, các khoản giảm giá được tính vào khoản mục này. Tổng chi phí sản xuất. Năm 2003 so với 2002 : Sản phẩm giường bệnh nhân Inox giảm 4,99% hay giảm 0,0499 x 498.213.575 = 24.412.465 đồng, còn đối với sản phẩm bồn rửa tăng 2,72% hay tăng 0,0272 x 29.501.103 = 802.430 đồng. Nhìn vào kết quả phân tích chi phí ở trên, có thể thấy rõ một cách tổng quát các yếu tố chi phí. Nhưng ta chưa thể đánh giá một cách chính xác công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của xí nghiệp tăng hay giảm, hợp lý hay không hợp lý. Mà cần đi sâu phân tích giá thành đơn vị sản phẩm, từ đó xem xét sự biến động của các khoản mục trong giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm của công tác quản lý giá thành sản phẩm của xí nghiệp để có được đánh giá đúng đắn về vấn đề này ta dùng phương pháp phân tích sự biến đổi chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm từ đó phát hiện được các chi phí làm tăng, giảm giá thành sản phẩm, từ đó giúp xí nghiệp khai thác khả năng giảm chi phí ở khoản mục nào. Vì công tác kế hoạch giá thành ở xí nghiệp chưa thực sự được chú trọng cho nên có thể thấy rõ được sự biến động các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm được thực hiện qua 3 năm gần đây. Nhìn vào kết quả phân tích chi phí ở trên, có thể thấy rõ một cách bảng tổng quát các yếu tố chi phí . Nhưng, ta chưa thể đánh giá một cách chính xác công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của xí nghiệp tăng hay giảm, hợp lý hay không hợp lý. Mà cần đi sâu phân tích giá thành đơn vị sản phẩm, từ đó xem xét sự biến động của các khoản mục trong quá trình sản phẩm. Bảng 6 : giá thành đơn vị gường bênh nhân Ixox Đơn vị tính : VNĐ Yếu tố chi phi Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 CPNVLTT 1078,521 972.167 90,13 914.562 94,07 CPNCTT 295.527 305.479 103,36 318.148 103,46 CPSXC 117.028 123.761 10575 125.986 101,79 CPQLDN 169.634 176.493 104,04 182.618 103,47 Giá thành 1.660.710 1.577.901 95,1 1.541.314 97,68 Qua số liệu của bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm giường bệnh nhân Inox thấy rằng giá thành sản phẩm giảm qua các năm, song tỷ lệ giảm chưa đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do. Qua các năm chi phí NVL có xu hướng giảm, cụ thể : Năm 2003 giảm được 9,87% hay giảm được 0,0987 x 1.078.521 = 106.450 đồng so với năm 2002. Năm 2004 so với năm 2003 giảm được 5,93% hay giảm 0,0593 x 972.167 = 57.649 đồng Chi phí NVL giảm là do xí nghiệp đã áp dụng định mức kỹ thuật, áp dụng kế hoạch khen thưởng cho các xưởng sản xuất tiết kiệm nguyên vật liệu, tìm được nguồn NVL mới thay thế (nguyên nhân chủ quan ) Thêm vào đó, vài năm gần đây giá NVL trên thị trường có xu hướng giảm, do trong nước đã có các Công ty sản xuất được Inox thương phẩm (nguyên nhân khách quan) Trong khi đó các khoản mục chi phí khác lại tăng qua các năm. Cụ thể : Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, năm 2003 so với năm 2002 tăng 3,36% hay tăng 0,0336 x 295.527 = 9.925 đồng. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 3,46% hay là tăng 0,034 x 318.148 = 11.007 đồng Nguyên nhân làm cho khoản mục này tăng là do trong hai năm qua xí nghiệp phải chi thêm các khoản như lương công nhân, phí công đoàn, bảo hiểm y tế, trả phần trăm hco phân xưởng tiết kiệm NVL… Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung, năm 2003 tăng 5,75% so với 2002 hay là tăng 0,0575 x 117.028 = 6.729 đồng. Năm 2004 so với 2003 tăng 1,7% hay tăng 0,0179 x 183761 = 2.215 đồng Đối với khoản mục quản lý doanh nghiệp năm 2003 tăng 4,04% so với 2003 hay tăng 0,0404 . 166, 345 = 6.720 đồng. Năm 2004 so với 2003 tăng 3,47% hay tăng 0,0347 x 176. 493 = 6.124 đồng Trong hai khoản mục này lượng tăng không đáng kể, nhưng cũng góp phần làm cho tốc độ giảm giá thành của sản phẩm bị chậm lại. Nhìn chung doanh nghiệp các chi phí khác có tăng nhưng do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên, khi chi phí nguyên vật liệu giảm đã làm cho giá thành cũng giảm theo. Bảng 7 : Giá thành đơn vị bồn rửa tay 2 vòi Đơn vị tính : VNĐ Yếu tố chi phí Năm 2002 2003 2004 ST % SNVT ST % SVNT ST % SVNT CPNVLTT 15.076.320 14.018.330 92,98 14.236.852 101,55 CPNCTT 289.798 371.668 128,25 436.095 117,33 CPSXC 114.760 152.383 132,78 235.189 154,34 CPQLDN 166.345 208.135 125,12 244.514 117,47 Giá thành 15.647.223 14.750.516 94,26 15.152.653 102,72 Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rõ Giá thành năm 2003 giảm so với 2002 là 5,74% hay là tiết kiệm được 0,0574 x 15.647.223 = 898.150 đồng, nhưng năm 2004 lại tăng thêm 2,72% hay là tăng 0,0272 x 15.152.653 = 412.152 đồng. - Chi phí NVLTT : năm 2003 giảm 7,02% hay giảm 0,0702 x15.076.320 = 1.058.357 đồng nhưng năm 2004 lại tăng 1,55% so với năm 2003 hay là tăng 0,0155 x 14.018.330 = 217.284 đồng. Nguyên nhân làm cho chi phí NVL năm 2004 tăng 1,55% hay tăng 217.284 đồng so với 2003 là do trên thị trường thiếu hụt loại Inox tấm loại 1,5 x 0,3 và loại 1,5 x 0,4 làm cho xí nghiệp phải thay thế NVL khác, dẫn đến chi phí NVL năm 2004 tăng lên. - Chi phí sản xuất chung Năm 2003 tăng 32,78% so với năm 2002 hay là tăng 0,3278 x 114760 = 37.619 đồng Năm 2004 tăng 54,34% so với năm 2003 hay là tăng 0,5434 x 235.189 = 127.801 đồng Nguyên nhân làm chi phí sản xuất chung tăng qua các năm là do khấu hao TSCĐ của xí nghiệp tăng, mặc khác xí nghiệp mới mua thêm một số công cụ nhỏ như máy mài, máy khoan… Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp : Năm 2003 so với 2002 tăng 28,25% hay tăng 0,2825 x 289.798 = 81.867 đồng Năm 2004 so với 2003 tăng 17,33% hay tăng 0,1733 x 371.668 = 64.410 đồng. Nguyên nhân làm cho khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tăng là do xí nghiệp phải trả tiền khen thưởng do công nhân tiết kiệm chi phí. Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp : Năm 2003 tăng 25, 12% so với năm 2002 hay tăng 0,2512 x 166.345 = 41.785 đồng. Năm 2004 tăng 17,47% so với năm 2003 hay tăng 0,1747 x 244514 = 42.716 đồng. Nguyên nhân làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do xí nghiệp mới mua một số thiết bị văn phòng nên việc khấu hao được tính vào khoản mục này. Qua phân tích số liệu của 2 bảng 6 và 7 có thể thấy rõ được, khoản mục chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành đơn vị sản phẩm. Sản phẩm giường, khoản mục này chiếm 64,9% còn sản phẩm bồn rửa hai vòi chiếm 96,3% nên việc tăng giảm chi phí khoản mục này có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Chương II : Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm chính ở xí nghiệp thiết bị y tế 130. I. Tầm quan trọng của quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính tại xí nghiệp 130. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại dịch vụ…Là để sản xuất và cung ứng hàng hoá - dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu kinh doanh đó, nhất thiết phải bỏ ra những chi phí nhất định. Mặt khác, đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, vì nó phản ánh chất lượng và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua việc tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế cho từng hoạt động, từng loại sản phẩm cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của quản lý chi phí sản xuất giá thành sản phẩm với mỗi doanh nghiệp sản xuất là phải tổ chức hạch toán sản xuất kinh doanh một cách chính xác, tính đủ giá thành. - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn. Xuất phát từ sự cần thiết đã phân tích ở trên mà đòi hỏi công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính gái thành sản phẩm cần phải thuộc những nhiệm vụ cơ bản sau : - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp và xác định tiêu thức phân bổ phù hợp phương pháp tính giá thành thích hợp. - Tổ chức tốt hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; phải đảm bảo phối hợp nhịp nhàng và tạo thuận lợi có các bộ phận khác trong doanh nghiệp hoặch kế toán kế toán. - Phần hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm, phát hiện khả năng tiềm tàng đề xuất các biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm với các nhà quản trị doanh nghiệp. II. Phương hướng và biện pháp nhằm quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở xí nghiệp thiết bị y tế 130 1. Những tồn tại Với đặc thù riêng của Xí nghiệp, vừa sản xuất hàng chục vụ cho quốc phòng và sản xuất hàng ngoài quốc phòng, lại mới đi vào hoạt động nên trong vấn đề quản lý chi phí và giá thành sản phẩm không tránh khỏi những tồn tại nhất định. * Việc quản lý chi phí chưa chặt chẽ, toàn diện, vì thế giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất. Trong giá thành sản phẩm của Xí nghiệp, NVL chủ yếu là hàng Inox chiếm tỷ trọng rất lớn (từ 65% đến 97%) nên việc tiết kiệm NVL là một trong những hướng chính để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, chi phí khấu hao tài sản cũng chiếm tỷ trọng lớn nhưng qua việc phân tích ở trên cho thấy, xí nghiệp chưa tận dụng được công suất của máy móc thiết bị, nhà xưởng, dẫn đến việc khấu hao TSCĐ trên 1 đơn vị sản phẩm là khá cao. * Kế hoạch giá thành ở Xí nghiệp còn sơ sài, do đó việc đánh giá, phân tích và xác định trọng tâm của việc quản lý để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành còn nhiều khó khăn. Kế hoạch giá thành là trọng tâm của công tác quản lý, vì thế phát huy tốt vai trò của kế hoạch giá thành sẽ làm cho công tác quản lý có hiệu quả tốt hơn. 2. Một số biện pháp quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chất lượng, giá thành và thời gian giao hàng là ba nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Giá thành thấp không có nghĩa là chất lượng cũng thấp, thực tiễn đã chứng minh, vấn đề chất lượng, giá thành luôn có cùng nguồn gốc, đó là phương thức quản lý. Do vậy, cải tiến phương thức quản lý sản xuất là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành sản phẩm. Là sinh viên thực tập tại Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130, em xin mạnh dạn đưa ra một số vài ý kiến nhỏ hy vọng góp phần hoàn thiện hơn công tác hoạt động quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp. 2.1. Quản lý khoản mục chi phí NVL. Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm, nên việc tiết kiệm chi phí NVL phải được coi trọng hàng đầu. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là cắt xén bớt lượng NVL theo định mức, mà theo quan điểm là giảm hao hụt trong bảo quản, sản xuất, giảm chi phí vận chuyển và nắm chắc giá thị trường để đối chứng, kiểm tra hoá đơn mua về do nhân viên cung ứng mua về. Trước đây, do trong nước chưa sản xuất được NVL Inox mà Xí nghiệp cần, nên xí nghiệp rất bị động trong việc mua NVL, điều này làm cho kế hoạch mua NVL gặp rất nhiều khó khăn, giá cả NVL lên xuống thất thường. Vì vậy để chủ động trong việc cung ứng NVL, xí nghiệp đã phải lập kế hoạch mua và dự trữ NVL một lượng khá lớn, điều này đã làm cho giá thành về NVL tăng lên đáng kể, mặt khác do dự trữ NVL lớn nên hệ số quay vòng vốn thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa tối. Để khắc phục vấn đề này, Xí nghiệp nên có kế hoạch mua NVL từ nhà máy sản xuất NVL Inox trong nước, nhằm chủ động về NVL, giảm dự trữ NVL, từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và nhất là đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Xí nghiệp cũng cần xây dựng quy chế thưởng rõ ràng cho cán bộ công nhân viên nào tìm được nguồn cung cấp NVL với chất lượng cao, giá thấp, đồng thời cần lập mức thưởng cho các phân xưởng có ý thức tiết kiệm, bảo quản vật tư (tỷ lệ thưởng cho cán bộ công nhân viên, phân xưởng là 70% - 80% giá trị tiết kiệm được). Theo phân tích ở trên, chi phí NVL chiếm tỷ trọng từ 65% đến 97% trong giá thành, mặt khác với giá thành các sản phẩm của Xí nghiệp từ 1.500.000đ đến 26.800.000đ. Như vậy, nếu Xí nghiệp tiết kiệm ít nhất được 2% chi phí NVL thì sản phẩm của xí nghiệp sẽ có thể giảm được giá thành từ 19.500 đồng (0,02 x 0,65. 15.000.000 = 195.000đ) đến 519.920 đồng (0,02 x 0,97 x 26.800.000 = 519.920 đồng). Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn giảm được lượng vốn do NVL dự trữ, chi phí dự trữ, chi phí vận chuyển từ vật liệu về kho và từ kho đến nơi sản xuất… .2.2. Quản lý khoản mục chi phí nhân công. Trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, hình thức trả lương theo thời gian không còn phù hợp nữa. Những năm gần đây, Xí nghiệp cũng đã áp dụng hình thức khoán sản phẩm. Đây là một hình thức quản lý hợp lý, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn và hạ giá thành sản phẩm. Nhưng do mới áp dụng nên hiệu quả mang lại chưa cao. Để quản lý tốt chi phí nhân công, Xí nghiệp cần quan tâm những vấn đề sau - Không để xảy ra tình trạng “khoán trắng” mà cần phải tham gia giám sát, kiểm tra nhằm loại bỏ được những bất lợi như công nhân làm không đúng thiết kế, làm để lấy số lượng. - Cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, đối với những phân xưởng hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất của mình, tiết kiệm được chi phí NVL, đảm bảo an toàn lao động, sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào thì mức thưởng có thể lên đến 70 – 80% giá trị tiết kiệm được, mặt khác Xí nghiệp cũng cần có hình thức phạt kịp thời đối với những công nhân, phân xưởng làm lãng phí NVL, không hoàn thành kế hoạch sản xuất, không bảo đảm an toàn lao động, sử dụng không hợp lý các yếu tố đầu vào, tỷ lệ phạt có thể lên đến 200 – 250% giá trị lãng phí. Nếu xí nghiệp áp dụng chế độ khen thưởng trên, lợi ích mà nó mang lại là rất lớn, không những Xí nghiệp tiết kiệm được chi phí mà cán bộ công nhân viên cũng thu được một khoản tiền đáng kể, từ đó nâng được thu nhập của người công nhân, khuyến khích mọi người tìm kiếm giải pháp để tiết kiệm, mặt khác với chế độ phạt nghiêm minh sẽ gíp cho công nhân chú ý đến công việc, không cố tình bớt xén NVL. Với giả thiết là Xí nghiệp tiết kiệm được 2% chi phí NVL hay tiết kiệm được từ 195.000 đồng đến 519.920 đồng thì những công nhân hay bộ phận tiết kiệm được NVL đó sẽ được hưởng ít nhất từ 136.500 (70% x 195.000) đến 363.944 đồng (363944 = 70% x 519.920) Còn Xí nghiệp thu được từ 585000 đồng (585000 = 30% x 195000) đến 155.976 đồng (155976 = 30% x 519.920) Đây là một khoản tiền đáng kể trên một đơn vị sản phẩm mà Xí nghiệp và công nhân viên có được từ chế độ và ý thức tiết kiệm của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. .2.3. Khuyến khích sáng kiến, áp dụng khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại. Điều này làm thay đổi các điều kiện sản xuất, tạo điều kiện cho việc sử dụng NVL ngày càng tiết kiệm hơn, sử dụng NVL mới, tiết kiệm lực lượng lao động vào sản xuất… Trong xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật, Xí nghiệp đứng trước một đòi hỏi bức thiết phải dần dần hiện đại hoá máy móc thiết bị.Điều này dường như quá tầm đối với Xí nghiệp, bởi hiện tại Xí nghiệp mới đi vào hoạt động được 9 năm, mặt khác xí nghiệp lại chịu sự chi phối về vốn bởi Cục Quân y và Công ty Trang Thiết bị Y tế Quân đội. Vì vậy còn đường khả thi nhất là khuyến khích sáng kiến. Trong những năm qua, Xí nghiệp cũng đã chú trọng đến khuyến khích công nhân viên đưa ra những sáng kiến, làm lợi cho Xí nghiệp, nhưng việc đãi ngộ cho người đưa ra sáng kiến chưa hấp dẫn, chưa thúc đẩy mọi người tích cực tham gia. Vì vậy, vấn đề hiện nay của Xí nghiệp là lập ra một cơ chế khen thưởng kịp thời cho người công nhân có sáng kiến như được hưởng phần trăm trong đơn giá mà sản phẩm sử dụng sáng kiến đó, hay được nâng bậc tay nghề trước thời hạn… Kết luận Vấn đề quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như thế nào cho tối ưu là một vấn đề không đơn giản. Đặc biệt là đối với sản phẩm mang tính kỹ thuật. Nhưng do tính chất vô cùng quan trọng của việc hạ giá thành sản phẩm nên phương hướng và biện pháp quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 – Bộ Quốc phòng đã thực sự giúp em rất nhiều trong công việc củng cố kiến thức đã học và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế. Qua đó em càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay . Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Thạc sỹ Đỗ Quốc Bình, sự giúp đỡ của lãnh đạo xí nghiệp đặc biệt là Phòng Kế hoạch Điều động và Ban Tài chính, trên cơ sở những số liệu thu thập được, kết hợp với kiến thức đã học, em đã hoàn thành luận văn này. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng vì điều kiện còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi sai sót trong nhận thức về chi phí và giá thành. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo thạc sỹ Đỗ Quốc Bình, Ban lãnh đạo cùng toàn bộ cán bộ CNV tại Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 Bộ Quốc phòng để em hoàn thành luận văn này . Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp – Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh, 2004 2. Giáo trình kế hoạch hóa hoạt động của doanh nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp – Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh, 2002 3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Khoa tài chính kế toán – Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh, 1999 4. Tổ chức và Quản lý sản xuất Viện nghiên cứu và Đào tạo về quản lý, 2004 Mục lục Đề cương Đề tài : “Phương hướng và biện pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp thiết bị y tế 130 – Bộ Quốc phòng” Lời nói đầu Chương I : Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp thiết bị y tế 130 – Bộ quốc phòng. I. Những đặc điểm cơ bản của Xí nghiệp thiết bị y tế 130. 1. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp thiết bị y tế 130. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp thiết bị y tế 130 1.2. Chức năng nhiệm vụ của các sản phẩm chính : (Giường, tủ các loại, sửa chữa máy siêu âm,…) * Chức năng, nhiệm vụ * Các sản phẩm chính. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp 2.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý và sản xuất 2.2. Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban 2.3. Sơ đồ CN sản xuất sản phẩm chính và kiểm soát chất lượng 3. Các nguồn lực của xí nghiệp 3.1. Cơ cấu vốn của xí nghiệp qua 3 năm 2002, 2003, 2004 3.2. Cơ cấu nhân lực 4. Tình hình quản lý và sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 4.1. Hệ thống ké hoặc (sắp xếp lại sơ đồ) 4.2. Thị trường của xí nghiệp 4.3. Quản lý chất lượng 4.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm II. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của xí nghiệp. 2.1. Yêu cầu quản lý và lập kế hoạch chi phí sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp. 2.2. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính ở xí nghiệp. 2.3. Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp 130. \ Chương II : Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm chính ở xí nghiệp thiết bị y tế 130. I. Tầm quan trọng của quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chính tại xí nghiệp 130. II. Phương hướng và biện pháp nhằm quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm ở xí nghiệp thiết bị y tế 130. 2.1. Những tồn tại 2.2. Một số biện pháp quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van Tuan.doc