Đề tài Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử

Tài liệu Đề tài Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử: Môc lôc MỞ ĐẦU Sau thành công vang dội của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại AFF Cup, hầu như tất cả các báo, đài đã ngay lập tức vào cuộc. Hàng trăm bài viết ở mọi thể loại đã được đăng tải liên tục xoay quanh chủ đề. Bên cạnh những bài bình luận sắc xảo của các chuyên gia, các cuộc giao lưu trực tuyến cũng tỏ ra cuốn hút độc giả không kém. Cuộc giao lưu Giao lưu trực tuyến với thủ môn Hồng Sơn, trung vệ Như Thành và HLV Mai Đức Chung do báo Dân trí điện tử tổ chức đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt người xem, hàng chục nghìn người tham gia gửi câu hỏi. Những ngày sau đó, hàng trăm các trang thông tin điện tử đã đăng tải lại cuộc phỏng vấn này, đồng thời tạo ra một sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng thông tin mạng. Không chỉ lôi cuốn độc giả tại AFF Cup, thể loại phỏng vấn trực tuyến còn được sử dụng trong rất nhiều các trường hợp khác và đã tạo ra những hiệu quả to lớn. Những cuộc giao lưu với những người nổi tiếng cho đến những buổi giải đáp trực tuyến với những chuyên gia hàng...

doc19 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phỏng vấn trên Báo mạng điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc MỞ ĐẦU Sau thành công vang dội của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại AFF Cup, hầu như tất cả các báo, đài đã ngay lập tức vào cuộc. Hàng trăm bài viết ở mọi thể loại đã được đăng tải liên tục xoay quanh chủ đề. Bên cạnh những bài bình luận sắc xảo của các chuyên gia, các cuộc giao lưu trực tuyến cũng tỏ ra cuốn hút độc giả không kém. Cuộc giao lưu Giao lưu trực tuyến với thủ môn Hồng Sơn, trung vệ Như Thành và HLV Mai Đức Chung do báo Dân trí điện tử tổ chức đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt người xem, hàng chục nghìn người tham gia gửi câu hỏi. Những ngày sau đó, hàng trăm các trang thông tin điện tử đã đăng tải lại cuộc phỏng vấn này, đồng thời tạo ra một sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng thông tin mạng. Không chỉ lôi cuốn độc giả tại AFF Cup, thể loại phỏng vấn trực tuyến còn được sử dụng trong rất nhiều các trường hợp khác và đã tạo ra những hiệu quả to lớn. Những cuộc giao lưu với những người nổi tiếng cho đến những buổi giải đáp trực tuyến với những chuyên gia hàng đầu đã góp phần tạo ra một thói quen tốt trong tác nghiệp của các tờ báo mạng điện tử cũng như trong cộng đồng những người sử dụng mạng Internet. Tất cả như minh chứng cho sự nở rộ và không ngừng phát triển của thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử trong một tương lai gần. Bên cạnh thể loại tin, giờ đây có thể nói phỏng vấn chính là một sự lựa chọn mới cho việc thông tin trên báo mạng. Vậy thể loại phỏng vấn trên báo mạng điện tử có những đặc điểm nổi bật gì khiến nó trở thành sự lựa chọn số một cho các sự kiện lớn như vậy ? NỘI DUNG I. Phỏng vấn trên báo mạng điện tử 1. Khái niệm phỏng vấn Theo nghĩa rộng thì phỏng vấn là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa con người với nhau để thu nhận thông tin và sản xuất ra những tri thức mới nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Còn theo nghĩa hẹp thì tùy theo góc độ tiếp cận mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về phỏng vấn. Tuy nhiên, bởi chính những góc độ tiếp cận mà tác giả lựa chọn đã vô tình tự hạn chế sự phát triển của khái niệm phỏng vấn dù là dưới góc độ một thể loại hay một phương thức khai thác thông tin. Trong cuốn “Cách viết một bài báo”, các nhà báo nước ngoài cho rằng: “Phỏng vấn là một hình thức đối thoại trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời. Mục đích của bài phỏng vấn là đem lại cho bạn đọc những thông tin và lý lẽ về một vấn đề thời sự do một nhân vật am hiểu, có thẩm quyền cung cấp”. Xong trong thực tiễn hoạt động báo chí, sự nở rộ của các hình thức phỏng vấn, đặc biệt là trên loại hình báo mạng điện tử đã cho thấy định nghĩa như vây là chưa đầy đủ. Hay như các nhà báo T.S. Giooc và B.Sumanta trong cuốn “Cách viết tin” thì lại cho rằng “Một cuộc phỏng vấn báo chí là phương pháp để thu thập tin tức từ một người nào đó có cương vị nắm được thông tin. Phỏng vấn không phải là một cuộc nói chuyện hay đối thoại”. Khi nhắc đến phỏng vấn người ta thường nhìn nhận nó trên hai phương diện : như là một thể loại và như một phương thức để thu nhận thông tin. Định nghĩa đã vô tình trở nên phiến diện khi chỉ đề cập đến phỏng vấn như một hình thức để khai thác thông tin mà không xét đến mối quan hệ biện chứng với các mặt khác. 2. Phỏng vấn trên báo mạng Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí còn khá non trẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Thế nhưng với sự hỗ trợ của một công cụ kết nối không biên giới và tích hợp đa phương tiện – Internet, báo mạng điện tử đã nhanh chóng tỏ ra chiếm ưu thế so với các loại hình báo chí cổ điển như: báo in, phát thanh hay truyền hình. Những tiện ích mà internet mang lại đã thay đổi về cơ bản cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng đồng thời tạo ra một môi trường báo chí mới để các thể loại báo chí tiếp tục sinh sôi và phát triển. Phỏng vấn, với tư cách là một thể loại báo chí lâu đời khi bắt gặp môi trường ấy đã thực sự bén duyên và sinh sôi, phát triển. Ta có thể dễ dàng nhận thấy sự bùng nổ về số lượng cũng như chất lượng của các hình thức phỏng vấn trên báo mạng trong những năm vừa qua. Hàng loạt các bài phỏng vấn chất lượng liên tục được đăng tải dưới nhiều hình thức. Và dù là phỏng vấn trực tuyến, bàn tròn trực tuyến hay giải đáp trực tuyến… đều thu hút sự tham gia của một số lượng công chúng đông đảo chưa từng có. Đồng thời, với sự xuất hiện của những bài phỏng vấn này một thói quen tốt đẹp đã được hình thành. Đó là sự tham gia trực tiếp, dân chủ và hết sức cần thiết của đông đảo công chúng vào môi trường báo chí. Điều này một mặt giúp nâng cao nhận thức và dần nâng tầm thành ý thức của công chúng đối với báo chí. Mặt khác sẽ tạo ra một môi trường tác nghiệp lý tưởng và đầy sống động cho các phòng viên. Báo mạng Việt Nam mặc dù vẫn còn đang trong quá trình tìm kiếm sự ổn định và tiếp tục phát triển nhưng cũng đã cho thấy những tiềm năng đầy hứa hẹn để các thể loại báo chí phát triển. 3. Các hình thức phỏng vấn trực tuyến trên báo mạng Với tư cách một thể loại báo chí, phỏng vấn trên báo mạng cũng tồn tại các dạng bài phỏng vấn thông thường hay xuất hiện trên báo in, phát thanh và truyền hình. Ở đây chỉ xin chủ yếu đi sâu, làm rõ về các hình thức phỏng vấn trực tuyến trên báo mạng điện tử. a. Giao lưu trực tuyến Đây là hình thức trao đổi thông tin về một vấn đề nào đó giữa độc giả với những người khách được mời, được tổ chức trực tiếp thông qua mạng Internet. Khách mời thường là những người nổi tiếng như ca sĩ, nghệ sĩ... đôi khi khách mời cũng có thể là những quan chức cao cấp của nhà nước được mời đến để giao lưu với công chúng về một vấn đề cụ thể. Giao lưu với tư cách là một hình thức thông tin báo chí là sự tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi ý kiến giữa các đối tượng: nhà báo - khách mời và khách mời- công chúng, tức là có sự tham gia từ nhiều phía. Tại những cuộc giao lưu trực tuyến này, độc giả có thể trực tiếp gửi câu trả lời thông qua mạng internet và cũng có thể nhận được câu trả lời ngay. Người hỏi có thể đặt nhiều câu hỏi cùng một lúc, về nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề. Bên cạnh đó, do không bị giới hạn về không gian nên độc giả có thể đồng thời gửi kèm những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm muốn chia sẻ cùng với khách mời song song với các câu hỏi. Vì thế, giao lưu phần nào đã tạo ra được sự bình đẳng giữa công chúng và khách mời. Ở hình thức phỏng vấn này, vai trò của công chúng và khách mời là quan trọng hơn cả. Chất lượng của cuộc phỏng vấn hoàn toàn phụ thuộc vào câu hỏi và cách trả lời của khách mời. Phóng viên chỉ đóng vai trò như người dẫn dắt câu chuyện và nêu câu hỏi của độc giả. Phóng viên thường kiêm luôn cả vai trò biên tập để đánh máy và biên tập lại nội dung câu hỏi và câu trả lời cho rõ ý, đúng chính tả, ngữ pháp và đảm bảo mọi thứ diễn ra “đúng luật”. Chủ đề của các cuộc giao lưu giải trí thường mang tính văn hóa, giải trí. Tuy nhiên, đôi khi hình thức này cũng được áp dụng để tổ chức những cuộc trò chuyện giữa các nhân vật quan chức cao cấp với công chúng. Và những cuộc trò chuyện như vậy thường mang tính chất chính trị, xã hội rõ ràng. b. Bàn tròn trực tuyến Đây thường là những cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa phóng viên với một hoặc nhiều nhân vật khách mời và có sự tham gia của công chúng trong quá trình phỏng vấn. Với hình thức này, phóng viên và khách mời đóng vai trò chủ đạo. Sự tham gia của công chúng vào cuộc phỏng vấn là không nhiều. Họ vẫn có thể gửi câu hỏi tham gia nhưng sẽ không được sử dụng nhiều. Các câu hỏi được sử dụng chỉ đóng vai trò là tiền đề để bắt đầu buổi phỏng vấn hoặc đôi khi chỉ là để kết thúc một đề tài và chuyển sang một đề tài khác. Sự cập nhật của nội dung bài phỏng vấn không đòi hỏi cao như trong hình thức giao lưu trực tuyến. Chính bởi thế nó thường lôi cuốn ít công chúng tham gia hơn là thể loại giao lưu. Chỉ những ai thực sự quan tâm và có nhu cầu trao đổi mới quan tâm để tham gia trực tiếp hình thức này. Bàn tròn trực tuyến được thiết lập khi có những vấn đề bức xúc, cần sự trao đổi qua lại để làm sáng tỏ hoặc có những vấn đề gây tranh cãi cần ý kiến của nhiều giới khác nhau. Chính vì thế khách mời của các cuộc bàn tròn trực tuyến trên phải là những người có uy tín, có thẩm quyền, trách nhiệm cao trong xã hội, có khả năng nắm bắt, khái quát vấn đề, phân tích sâu, cụ thể một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống: Thủ tướng, Bộ trưởng, các nhà nghiên cứu, chuyên gia... c. Tạo đàm trực tuyến Về cơ bản, tọa đàm trực tuyến có nhiều nét tương đồng với bàn tròn trực tuyến. Khách mời của nó cũng phải là những chuyên gia, những người am hiểu vấn đề và tiếng nói có trọng lượng. Các vấn đề được đưa ra trong buổi thảo luận cũng là những vấn đề thời sự nóng hổi, các vấn đề xã hội cần được làm rõ. Tuy nhiên, có 2 điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức này đó là mức độ tham gia của khách mời và vai trò của công chúng trong cuộc phỏng vấn. Ở hình thức này, vai trò của khách mời là quan trọng hơn cả, phóng viên chỉ là người dẫn dắt cuộc phỏng vấn, nêu vấn đề và đảm bảo mọi thứ diễn ra “đúng luật”. Sự tham gia của khách mời là tuyệt đối hay nói cách khác, ở hình thức này không hề có sự tham gia của công chúng. Mọi diễn biến sẽ xoay quanh ý kiến của các chuyên gia và nhiệm vụ của họ là phải thảo luận, trao đổi với nhau để tìm ra một kết luận, một hướng giải quyết cuối cùng cho vấn đề. Chính bởi vậy, tính chất của cuộc tọa đàm này là hết sức chính luận và nghiêm túc. Nó thực sự là một cuộc chơi đòi hỏi người tham gia phải có bản lĩnh, trình độ và sự lao động nghiêm túc. Vì thế, kết quả của những buổi tọa đàm thường rất tốt. Nó thường giúp giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Và cũng bởi không có sự tham gia của công chúng nên thể loại này ít được lựa chọn trong hầu hết các tình huống. Người ta có thể lựa chọn cách hình thức khác mềm mại hơn như giao lưu trực tuyến. Vì thế, thể loại này cũng không đòi hỏi phải cập nhật nội dung bài tọa đàm nhanh chóng. d. Đối thoại trực tuyến Đối thoại là sự trao đổi bình đẳng, công khai giữa công chúng và khách mời về những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn, những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Khách mời ở đây thường là các nguyên thủ quốc gia hay những người có trọng trách, có thẩm quyền, hiểu biết nhiều vấn đề lớn của đất nước. Họ có trách nhiệm cung cấp thông tin hay giải đáp những thắc mắc, câu hỏi, băn khoăn mà công chúng nêu ra trong cuộc đối thoại.Ví dụ như những cuộc đối thoại của Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng về vấn đề lao động, xã hội và tiền lương, đối thoại của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân về giải quyết tiêu cực trong thi cử... Công chúng sẽ gửi câu hỏi trước và ngay khi cuộc đối thoại đang diễn ra. Họ có thể bày tỏ thắc mắc của mình đến cùng. Khách mời sẽ trực tiếp trả lời những thắc mắc ấy. Câu hỏi gửi về trước sẽ trả lời trước, câu hỏi gửi về sau sẽ trả lời sau chứ không có sự phân biệt nào, tất nhiên việc lựa chọn những câu hỏi có chất lượng là không thể tránh khỏi. Cũng có khi ban biên tập sắp xếp câu hỏi theo những chủ đề để người trả lời tiện trả lời, người tiếp nhận thông tin cũng dễ hơn. Trong đối thoại trực tuyến, người dẫn chương trình thường ẩn đi. Họ chỉ giới thiệu khách mời, chủ đề đối thoại và đọc các câu hỏi của công chúng gửi về để khách mời trả lời chứ không có sự tranh luận như bàn tròn trực tuyến. Đây cũng là một trong nhữn thể loại lôi cuốn sự tham gia của đông đảo công chúng của loại hình báo mạng điện tử sau các cuộc giao lưu trực tuyến. e. Giải đáp trực tuyến Đây là hình thức hỏi đáp dùng đề giải đáp những thắc mắc của công chúng trong những vấn đề hẹp của đời sống xã hội như: sức khỏe, chính sách xã hội... Nó thường được sử dụng trong các chuyên mục giải đáp về y tế, sức khoẻ của các tờ báo mạng điện tử. Chủ đề chính thường xoay quanh các vấn đề sức khỏe, y tế phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội tốt để công chúng tìm hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác như : lao động việc làm, các chính sách về tiền lương. Người cung cấp thông tin là những chuyên gia, những nhà nghiên cứu như: bác sỹ, các chuyên gia y tế, cán bộ các cơ quan… Công chúng là những người quan tâm tới các căn bệnh này nên thường hẹp, câu hỏi ít, chủ yếu là những thắc mắc liên quan đến căn bệnh… Trong hình thức này, công chúng đóng vai trò quan trọng nhất. Thông qua các câu hỏi tham gia của họ, người ta sẽ phân loại, thống kê một cách nhanh chóng để tìm ra những vấn đề thắc mắc chung nhất. Sau đó câu hỏi sẽ được chuyển cho các chuyên gia trả lời. II. Đặc điểm của thể loại phỏng vấn Phỏng vấn trên báo mạng điện tử vẫn mang đầy đủ những đặc điểm của thể loại phỏng vấn nói chung. 1. Thể hiện tính dân chủ của báo chí Sự tham gia của công chúng là vô cùng quan trọng trong bất kì loại hình báo chí nào. Tuy nhiên, vai trò của nó lại ngày càng trở nên không thể thiếu được đối với hoạt động báo chí của thể loại phỏng vấn. Xoay quanh chủ đề của cuộc phỏng vấn hoặc xoay quanh các nhân vật được phỏng vấn, mọi người đều có quyền gửi những thắc mắc, chia sẻ của mình để tham gia vào buổi phỏng vấn. Điều này cũng đồng thời góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nội dung và tạo ra những yếu tố bất ngờ thú vị cho cuộc phỏng vấn. Phỏng vấn là loại hình báo chí thể hiện tính dân chủ cao nhất bởi sự lôi cuốn tham gia đối với đông đảo công chúng. Tất cả mọi người đều có thể trở thành một phần của cuộc phỏng vấn, được thẳng thắn bày tỏ những suy nghĩ, băn khoăn của mình. Tuy thế, cũng giống như các thể loại báo chí khác sự dân chủ trong thể loại phỏng vấn luôn được đảm bảo tính định hướng bởi những người làm công tác biên tập. Vai trò của họ là rất quan trọng trong việc sàng lọc, lựa chọn những câu hỏi, những ý kiến tốt để đăng tải rộng rãi; đồng thời xử lý kịp thời những sự tham gia “phạm luật”. 2. Trực tiếp, khách quan, chân thực Tính dân chủ đồng thời cũng bao gồm tính khách quan, trực tiếp, chân thực. Thể loại phỏng vấn dù được thực hiện dưới hình thức một chương trình phát thanh, truyền hình hay một bài báo in cũng gần như ngay lập tức đăng tải những ý kiến của người tham gia. Những ý kiến thông qua sự trao đổi, hỏi đáp, giao lưu mang tính ngẫu hứng cao nên sẽ chuyền tải không chỉ nội dung thông tin mà còn gắn liền với những sắc thái biểu cảm. Chính điều này đã góp phần tạo nên tính chân thật cho thể loại phỏng vấn khiến người theo dõi có cảm giác như đang được trực tiếp theo dõi. Bên cạnh đó, sự can thiệp vào các ý kiến, tư tưởng, tình cảm của người tham gia là hầu như không có. Thông qua các phương tiện trực quan như tiếng nói, hình ảnh người theo dõi có thể cảm nhận được diễn biến, tình cảm của cuộc phỏng vấn. Phỏng vấn là thể loại nguyên chất nhất bởi sự can thiệp của phóng viên chỉ còn là lựa chọn các câu hỏi, sắp xếp và dẫn dắt câu chuyện theo chủ đề đã định trước. Có thể thực hiện nhanh : Do sử dụng những chất liệu nguyên mẫu nhất là tiếng nói và đôi khi là cả hình ảnh nên thể loại phỏng vấn có thể dễ dàng được thực hiện. Với sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại, người ta có thể nhanh chóng tiến hành phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp. Đây là điều mà các thể loại khác như tin, phóng sự… khó có thể làm được. Trên báo mạng điện tử, phỏng vấn trực tuyến luôn là sự lựa chọn số một để đi sâu, làm rõ các vấn đề quan trọng hoặc có tính thời sự cao. Thậm chí có thể nói, thể loại phỏng vấn trực tuyến đang trong giai đoạn nở rộ. Ta có thể dễ dàng bắt gặp các cuộc tọa đàm trực tuyến, bàn tròn trực tuyến, giải đáp trực tuyến… trên các trang báo điện tử. Nếu các loại hình báo chí khác trước và sau các cuộc phỏng vấn đều phải chuẩn bị sân khấu rất lỉnh kỉnh và cồng kềnh thì trên báo mạng điện tử, việc tổ chức phỏng vấn có thể được thực hiện ở bất cứ chỗ nào có mạng Internet và máy tính. Việc tác nghiệp sẽ trở nên hết sức dễ dàng và thuận tiện. Tuy nhiên, cũng bởi lý do này mà bên cạnh sự linh hoạt trong việc tổ chức các cuộc phỏng vấn cũng đặt ra những vấn đề bất tiện. Đó là việc quá phụ thuộc vào máy tính và mạng Internet. Chúng ta có thể thực hiện phỏng vấn ở bất kỳ đâu có Internet nhưng ta không thể quản lý được đường truyền cũng như các thiết bị kỹ thuật vỗn dĩ hay bất thường. 3. Thể hiện tính sinh động, hấp dẫn Bản thân cuộc phỏng vấn đã tạo ra sự sinh động, hấp dẫn nhất định. Phỏng vấn tạo điều kiện để những người tham gia bày tỏ thái độ và quan điểm của mình về vấn đề. Điều này sẽ tạo ra sự tương tác giữa các luồng ý kiến và dẫn tới nhiều sự phát sinh bất ngờ thú vị. Bên cạnh đó, sự sinh động, hấp dẫn của cuộc phỏng vấn còn nằm ở chỗ phóng viên sử dụng câu hỏi như thế nào. Thông thường, có một số cách nhất định để tạo ra những điểm nhấn cho cuộc trò chuyện. Ví dụ phóng viên có thể đưa ra những câu hỏi bất ngờ, có tính chất ngẫu hứng; câu hỏi khiêu khích hoặc “gài bẫy” với một trình tự hợp lý và chặt chẽ có thể giúp cuộc phỏng vấn tạo ra được những hiệu quả tốt. Ngoài ra, trên báo mạng điện tử do đặc tính liên kết cao nên người đọc có thể vừa tham gia đặt câu hỏi cho phần phỏng vấn vừa có thể nghiên cứu các thông tin liên quan đến vấn đề hoặc làm một việc khác trong khi theo dõi cuộc phỏng vấn. Bên cạnh đó, do đặc tính đa chức năng nên báo mạng có thể cung cấp cho chúng ta các thông tin dưới chất liệu âm thanh hoặc hình ảnh. Điều này mang lại cho độc giả nhiều sự lựa chọn và qua đó sẽ cập nhất được nhiều thông tin cần thiết cho minh hơn. 4. Thông tin trong thể loại phỏng vấn do người trả lời hoàn toàn chịu trách nhiệm Đây là đặc điểm quan trọng của thể loại phỏng vấn. Nó liên quan đến mật thiết đến quá trình tác nghiệp và đồng thời cũng phản ánh đạo đức của người phóng viên. Vì thế, phóng viên không được thêm bớt những thông tin, tư liệu mà người tham gia không nói hoặc có nói nhưng trong hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, do đặc thù một người nói nhiều người nghe cho nên những quan điểm, thái độ được trình bày trong cuộc phỏng vấn trực tuyến sẽ gây ra những tác động rộng lớn. Và nếu như không cẩn trọng sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường. Bởi vậy, những người tham gia cuộc phỏng vấn cần cân nhắc kỹ hoặc có sự chuẩn bị tốt các ý kiến để tránh mắc phải những lỗi đáng tiếc ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông. 5. Đặc điểm của bài phỏng vấn trên báo mạng điện tử Cũng giống như các loại hình báo chí khác như: báo in, truyền hình, phát thanh... đặc trưng của mỗi loại hình sẽ quay trở lại quy định lại một số thuộc tính của loại hình cho phù hợp với những đòi hỏi về nội dung cũng như hình thức của công chúng. Những yếu tố này có tác động lên mọi thể loại báo chí khiến chúng có những biến đổi nhất định. Những biến đổi này chủ yếu xảy ra về phương diện hình thức. Còn về nội dung thì hầu như không có nhiều sự thay đổi. Phỏng vấn trên báo mạng ở khía cạnh trực tuyến là sân chơi chung giữa khách mời và độc giả. Nội dung các câu hỏi và câu trả lời cần phải được cập nhật và cho hiển thị theo từng chu kỳ thời gian nhất định. Do đặc điểm này mà các câu hỏi cũng như các câu trả lời thường phải sử dụng các biện pháp tóm tắt nội dung để độc giả tiện theo dõi và tham gia cuộc phỏng vấn. Điều này thường được người có trách nhiệm biên tập nội dung xử lý triệt để trên 2 phương diện là tít và nội dung của câu trả lời. Tít và nội dung của câu trả lời khi hiển thị trên báo điện tử phải có sự chỉnh sửa cẩn thận về mặt hình thức cũng như các lỗi “phạm quy”. Bởi đặc thù của phỏng vấn trên báo mạng là có hàng nghìn độc giả tham gia nên lượng câu hỏi sẽ rất nhiều. Tương ứng như vậy sẽ là số lượng những câu trả lời cũng sẽ rất lớn. Điều này đòi hỏi những người làm biên tập phải tâp trung cao độ để đảm bảo cuộc phỏng vấn diễn ra thông suốt vầ đặc biệt không mắc lỗi. Các câu hỏi cũng phải đặc biệt ngắn gọn và rõ ý. Cần loại bỏ ngay những câu hỏi ngô nghê và không rõ ý. Thao tác này sẽ giúp ta sàng lọc được một số lượng rất lớn các câu hỏi vô nghĩa. Điều này là rất quan trọng bởi trong các cuộc phỏng vấn, đặc biệt là trực tuyến thì câu hỏi là linh hồn của cuộc phỏng vấn. Nó sẽ quyết dịnh trực tiếp đến chất lượng của cuộc phỏng vấn. Một hệ câu hỏi dỡ sẽ khiến cho buổi phỏng vấn trở nên vỡ vụn và không có điểm nhấn. Chính bởi thế sẽ không gây được hứng thú cho độc giả. III. Cách thức tổ chức 1. Lập đề cương Đầu tiên, phóng viên phải tự mình quyết định sẽ làm gì ở cuộc phỏng vấn và nhằm mục đích gì. Điều đó có nghĩa là ta phải sắp xếp, ghi chép lại những câu hỏi từ trước. Những câu hỏi đã suy nghĩ kỹ, ngắn gọn, chính xác và đơn giản là những câu hỏi tốt. Những câu hỏi “Tại sao” luôn là những câu hỏi tốt trong trường hợp muốn gợi mở hay cần tìm hiểu sâu hơn về vấn đề. Việc lựa chọn đề tài cũng là một khâu cực kỳ quan trọng có liên hệ mật thiết tới thành công của cuộc phỏng vấn. Các đề tài phỏng vấn càng hẹp thì càng có nhiều khả năng thực hiện tốt và thành công. Đây là bước cơ bản và quan trọng nhất của cuộc phỏng vấn. Trên cơ sở lựa chọn các chủ đề sẽ phỏng vấn, người biên tập sẽ phải nghiên cứu các thông tin xoay quanh chủ đề, xoay quanh khách mời. Lên dàn ý sơ bộ các câu hỏi đồng thời dự đoán trước các tình huống trả lời và chuẩn bị các biện pháp đối phó với những tình huống được đánh giá là bất thường. 2. Viết lời mời gọi (giới thiệu vấn đề phỏng vấn) Giống như sapo trong vấn phỏng thông thường, nội dung của lời mời gọi bao gồm: đề tài phỏng vấn, lý do tiến hành phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn, thời gian tiến hành phỏng vấn, ngoài ra trong lời mời gọi thường nêu những nội dung hay những câu hỏi có tính chất gợi mở nhằm khuyến khích, động viên người đọc đặt câu hỏi. Lời mời gọi thường được đưa lên báo từ 3- 4 ngày trước đó, đôi khi từ 1-2 ngày. Trên báo mạng điện tử, bên cạnh đề tài và các nhân vật khác mời thì đây là một trong những khâu quan trọng có tính chất quyết định tới sự thành công của một buổi phỏng vấn trực tiếp. Cách chúng ta đặt vấn đề có hay, có hấp dẫn thì mới cuốn hút được sự quan tâm của độc giả. Một lời kêu gọi thành công phải được nhìn nhận dựa vào ba yếu tố: đúng, trúng và hay. 3. Tổ chức buổi trực tuyến a. Thành phần tham gia - Người dẫn: đóng vai trò quan trọng, thường xuất hiện trong bàn tròn trực tuyến, cũng có thể trong giao lưu trực tuyến…Trong đa số các trường hợp, người dẫn thường kiêm luôn kỹ thuật viên để đánh máy câu trả lời và chuyển nội dung cho người biên tập cao hơn xử lý, lựa chọn. - Những người tham gia khác: nhận câu hỏi, đánh máy câu trả lời, chụp ảnh, biên tập viên, ghi hình… - Khách mời: thường là những người nổi tiếng hoặc tiếng nói có trọng lượng. Trong tất cả các hình thức phỏng vấn thì khách mời luôn là trung tâm. Sự tham gia của họ đóng góp rất nhiều vào sự thành bại của buổi trực tuyến. - Công chúng: thành phần không thể thiếu trong các cuộc phỏng vấn trực tuyến. Sự tham gia của họ trong phần lớn các trường hợp chính là sự quyết định quan trọng nhất cho hình thức phỏng vấn đó có phải là trực tuyến hay không. b. Tiến hành phỏng vấn Trên cơ sở những câu hỏi đã được gửi đến từ những ngày trước đó, người dẫn sẽ phân loại, lựa chọn để hỏi khách mời. Trong quá trình khách mời trả lời, công chúng vẫn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho họ. Công chúng tham gia phỏng vấn trực tuyến sẽ phải điền các thông tin cần thiết vào một bảng cho sẵn, bao gồm: họ tên, địa chỉ, số điện thoại…Các thao tác này chỉ giúp những người làm công tác biên tập định danh đối tượng và sau đó kết hợp với nội dung gửi kèm mà quyết định có lựa chọn hay đăng tải hay không. Kết thúc cuộc phỏng vấn, nội dung này sẽ được biên tập lại ở những mức độ khác nhau (rút tít, viết sapo, sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, loại bỏ những câu hỏi nhạy cảm, tổ chức lại thông tin theo những chủ đề nhỏ hơn, đặt tít xen, kết luận) và xuất bản. Như vậy, từ lúc diễn ra cuộc phỏng vấn cho đến lúc đưa bài lên có một khoảng thời gian dành cho khâu biên tập, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào mức độ biên tập và quy trình biên tập của từng báo. PHỎNG VẤN Đối tượng: bạn Lê Văn Sơn, sinh viên trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Địa chỉ: Hoằng Phong, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. SĐT: 0976575345 CMTND: 172768499 Đề tài: Sơn “rác” và dự án vì cộng đồng Ngay sau khi nhận được giải thưởng 2000 USD cho dự án “Rác với sức khỏe” từ cuộc thi “Mầm nhân ái I”, Lê Văn Sơn cùng các thành viên trong nhóm Nhiệt huyết của mình đã ngay lập tức bắt tay vào thực hiện. Gặp lại Sơn trong một buổi chiều mùa đông, khi cậu vừa trở về từ bãi rác Nam Sơn, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện cởi mở về dự án vì cộng đồng mà cậu đang thực hiện. Lem luốc và mệt mỏi nhưng trên môi Sơn “rác” luôn nở những nụ cười. Vì đâu mà bạn có cái tên Sơn “rác” ? Khi đăng ký dự án “Rác vì sức khỏe” trên trang web vicongdong.vn mình đã lấy nick là Sơn rác.Chắc vì thế mà bạn bè và những người quan tâm đến dự án cứ gọi vậy cho tiện. Gọi mãi thành ra quen đấy ! Chứ không phải vì những thành công bước đầu của dự án “Rác với sức khỏe” sao ? Mình nghĩ là không còn nếu có thì đó cũng chỉ là một phần thôi. Dù ý tưởng là của mình nhưng để hiện thực hóa thì phải là công sức của tất cả thành viên trong nhóm Nhiệt huyết. Bọn mình đã phải chia nhóm khảo sát thực tế và nghiên cứu các khả năng khả thi đồng thời xây dựng các bước cho dự án một cách nghiêm túc trong dòng rã 3 tháng trời mới có được kết quả như ngày hôm nay đó ! Để thực hiện thành công dự án này thì bọn mình chỉ là một thôi ! Vậy động lực nào đã khiến bạn quyết tâm thực hiện dự án này đến vậy ? Một hôm mò mẫm trên mạng tìm tài liệu môn học, mình tình cờ được xem một phóng sự ảnh về bãi rác Nam Sơn. Những khuôn mặt, những thân hình và đặc biệt là đôi mắt của một cậu bé trong ấy khiến mình trăn trở. Mấy hôm sau, khi vừa ngủ dậy, một ý tưởng bỗng lóe lên trong đầu mình. Tất cả chỉ có vậy thôi sao ? Thì trước khi hình thành ý tưởng mình cũng đã mò xuống đấy một lần. Mình đã rủ thêm mấy người bạn (sau này để trở thành cốt cán của nhóm Nhiệt huyết) đi xuống bãi rác Nam Sơn, gọi là tìm hiểu thực tế môi trường sinh thái. Bọn mình học Môi trường mà. Khi xuống đó rồi, mình thật sự sock. Nhìn cách họ ăn ở, sinh hoạt; những ngôi nhà xiêu vẹo, xám xịt chứa đầy rác; nhìn bọn trẻ con chơi đùa vui vẻ quanh những đống ni-lông; rồi nước kênh mương quanh chỗ họ ở đen ngòm, hôi thối. Kinh khủng hơn những gì mình tưởng tượng cả vạn lần. Và mình muốn làm một điều gì đó. Vậy cụ thể thì dự án “Rác vì sức khỏe” sẽ làm được gì cho họ ? Dự án sẽ cố gắng trang bị cho họ những đồ bảo hộ lao động cần thiết như: khẩu trang đặc biệt, găng tay, ủng cao su... Đồng thời bọn mình sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động để những người lao động ở đây có được một ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người thân. Tại sao không phải là một dự án cải tạo môi trường hay nâng cao chất lượng sống của họ mà lại chỉ là trang bị kiến thức và đồ bảo hộ cho họ ? Vì tất cả đều không thực tế. Ban đầu mình cũng ao ước như thế. Nhưng càng đi sâu tìm hiểu mình mới cay đắng nhận ra điều đó là không thể. Sẽ rất tốn kém thời gian và đặc biệt là tiền của. Họ sẽ chết, họ sẽ héo mòn chỉ trong nay mai nếu không có một giải pháp nào đó tức thời. Dù chỉ là giúp họ sống đỡ vất vả, đỡ bệnh tật hơn một chút ít mà thực hiện được ngay còn tốt hơn những dự án tiền triệu, tiền tỷ nằm trên giấy. Vậy dự án của bạn thực hiện đến đâu rồi ? Hiện tại, bọn mình đang thí điểm tại thôn Lương Đình. Đây là thôn có số lượng người lao động nhặt rác đông nhất cũng và cũng là thôn có nền kinh tế kém phát triển nhất xã Bắc Sơn. Dự án đang được thực hiện hết sức suôn sẻ với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của UBND xã, đặc biệt là bác Phó chủ tịch Lê Sỹ Minh. Về phía thôn, hiện tại bọn mình đang phối hợp với anh Cao Xuân Kiên bí thư đoàn xã phụ trách Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và bác trưởng thôn Nguyễn Văn Ngà để lên danh sách tuyên truyền, vận động mọi người và tiến tới trang bị đồ bảo hộ cho họ. Nếu mô hình thành công, bọn mình sẽ cố gắng nhân rộng ra toàn xã trong thời gian nhanh nhất. Hy vọng những nỗ lực của mọi người sẽ tạo được một cuộc cách mạng cho nơi đây. Liệu có khi nào ngọn lửa kia nhạt đi chăng ? Rất có thể ! Tuy nhiên mình không hề lo sợ điều đó xảy ra. Khi mọi thứ đã đi vào ổn định và đã xây dựng được một mô hình chuẩn thì công việc tiếp theo chỉ còn là cố gắng duy trì cho nó hoạt động thôi. Khi ấy, nếu có chuyện gì xảy ra, mình chắc chắn sẽ không phải lo. Hơn nữa trong nhóm Nhiệt huyết còn rất nhiều người... Tất cả đã được tính toán. Việc trước mắt là phải thực hiện tốt mô hình thí điểm này. Tương lai còn ở xa tít kia mà. Cứ phải sống trọn vẹn cho ngày hôm nay đi đã. Nhân dịp năm mới Kỷ Sửu bạn sẽ chúc gì mọi người đây ? Chúc mọi người năm mới an khang, thịnh vượng ! Chúc ông bà, bố mẹ sức khỏe dồi dào ! Chúc các bạn thanh niên sống cống hiến được nhiều hơn nữa cho xã hội ! Và cuối cùng chúc cho dự án của mình thành công ! Xin chúc Sơn năm mới vạn sự như ý ! Xin cảm ơn bạn vì cuộc trò chuyện !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6161.DOC
Tài liệu liên quan