Tài liệu Đề tài Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tào Tháo: 1
BÀI LUẬN
Đề Tài:
Phong cách lãnh đạo độc đoán
của Tào Tháo
2
MỤC LỤC
[ \
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................
1. LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 4
1.TÍNH KHÍ ........................................................................................................................ 4
2.TÍNH CÁCH .................................................................................................................... 6
3.NĂNG LỰC ..................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ...................
48 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tào Tháo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI LUẬN
Đề Tài:
Phong cách lãnh đạo độc đoán
của Tào Tháo
2
MỤC LỤC
[ \
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................
1. LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 4
1.TÍNH KHÍ ........................................................................................................................ 4
2.TÍNH CÁCH .................................................................................................................... 6
3.NĂNG LỰC ..................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ............................................................................... 9
1. GIỚI THIỆU VỀ TÀO THÁO VÀ BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG ................................... 9
1.1 Tiểu sử Tào Tháo ......................................................................................................... 9
1.2 Bối cảnh tác động ....................................................................................................... 22
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ CỦA TÀO
THÁO ................................................................................................................................ 12
2.1. Những điểm nổi bật trong tính khí của Tào Tháo ................................................. 13
2.2. Tào Tháo- Chân dung một nhân vật đa tính cách ................................................. 15
2.3. Năng lực cá nhân của Tào Tháo .............................................................................. 21
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ..................................................................................... 34
1. MỤC TIÊU .................................................................................................................. 34
2.BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Bài học kinh nghiệm
2.2 Giải pháp ..................................................................................................................... 34
3. ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ ............................................................................... 38
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................
1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 40
2. ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI ................................................................................................... 41
3. PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 42
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 47
3
LỜI MỞ ĐẦU
rong một tổ chức, người lãnh đạo bao giờ cũng đóng một vai trò hết sức
quan trọng, một tổ chức không thể tồn tại nếu không có người lãnh đạo.Vậy
như thế nào để trở thành một nhà quản trị thành công? Có rất nhiếu yếu tố
tác động nhưng “tâm lý lãnh đạo” chính là nên tảng cho việc đạt được mục tiêu ấy.
Đây là một mảng nội dung rất thú vị của “tâm lý nghệ thuật lãnh đạo” mà nhóm
chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu để có cái nhìn tổng quát hơn, sâu sắc hơn vế chân
dung của một nhà lãnh đạo.
Có rất nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng được cả thế giới ghi nhận, và có lẽ trong đó
nhiều nhất là Trung Hoa, một quốc gia nổi tiếng với bề dày lịch sử hào hùng. Nhắc
đến Trung Hoa, chúng ta không thể không nhắc đến Tào Tháo, một vị mãnh tướng
trong lịch sử, người đã thống nhất bảy phần mười lãnh thổ Trung Quốc và đặt nền
móng cho nhà Hán thống nhất đất nước sau tnày. Thế nhưng, Tào Tháo lại là nhân
vật đã gây bao tranh cãi cho người đời xưa và nay khi một trường phái cho rằng ông
là một người mưu mô và xảo quyệt, không đáng tôn trọng, một trường phái khác phản
bác điều đó. Vậy đâu mới là Tào Tháo – một nhà lãnh đạo nổi tiếng của lịch sử? và
chúng ta học được gì từ vị tướng này?
Và đó chính là lý do mà nhóm quyết định chọn nhân vật này để làm sáng tỏ phần
nào đề tài về tâm lý của nhà lãnh đạo mà nhóm đang tiến hành nghiên cứu nhằm
mang đến một giá trị nào đó cho tất cả những ai đang trong quá trình phát triển mục
tiêu lãnh đạo của mình nói chung và các bạn đang nghiên cứu môn “tâm lý nghệ
thuật lãnh đạo” nói riêng.
Với sự nỗ lực hết sức, nhóm mong muốn đề tài này được thực hiện một cách
hoàn thiện nhất và đạt được kết quả đánh giá tốt nhất. Tuy nhiên, những sai sót là
điều không thể tránh khỏi. Nhóm chúng tôi rất hân hạnh nhận được những góp ý của
thầy và các bạn để hoàn chỉnh đề tài hơn.
Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe.
T
4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Dựa trên những lý thuyết môn học “ Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo”, từ đề tài đã
chọn, nhóm tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu. Nhóm cũng đã thực hiện một
cuộc khảo sát nhỏ đối với các bạn cùng lớp để xác định tâm lý quản lý của các bạn,
nhằm tạo sự thuận tiện trong việc ứng dụng đề tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó từ, khi nghiên cứu về Tào Tháo, nhóm sử dụng tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau sách, báo và internet. Trong đó, Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả
La Quán Trung là tài liệu được nhóm sử dung nhiều, nhưng nhóm không nhìn Tào
Tháo theo cái nhìn của La Quán Trung mà chỉ dựa vào những sự kiện và đứng trên góc
độ khách quan của lịch sử để nhìn nhận sự việc.
5
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH KHÍ, TÍNH CÁCH VÀ
NĂNG LỰC
Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tương đối ổn định, khó hình thành và
mất đi, tạo thành những nét riêng biệt của nhân cách cho phối các quá trình và trạng
thái tâm lý của người ấy.Thuộc tính tâm lý bao gồm ba phần chính, đó chính là khí
chất, tính cách và năng lực.
1.1 Tính khí
Tính khí là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ cảu các hoạt động
tâm lý trong những hành vi cử chỉ cách nói năng của con người
Tính khí là thuộc tính tâm lý cá nhân,gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh
tương đối bền vững của con người,là động lực của toàn bộ hoạt động tâm lý của con
người và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động của họ hằng ngày.
Hoạt động tâm lý cá nhân biểu hiện ra bên ngoài rất khác nhau: có người hăng
hái, hoạt bát, có người ưu tư, lo lắng, có người trầm tính bình thản, có người lại vội
vàng nóng nảy…
Những biểu hiện như vậy chỉ rõ hoạt động tâm lý của con người mạnh hay yếu,
nhanh hay chậm, đồng đều hay bất thường. Đó chính là tính khí của con người (hay
còn gọi là khí chất của cá nhân).
Với cách hiểu này có thể nói tính khí của con người chủ yếu bị ảnh hưởng bởi
hệ thần kinh của con người và mang tính chất bẩm sinh. Căn cứ vào các hoạt động hệ
thần kinh của con người như: Cường độ hoạt động, trạng thái hệ thần kinh… Có thể
phân làm 4 loại tính khí cơ bản của con người như sau:
1.1.1 Tính khí linh hoạt.
Đây là loại tính khí tương ứng với kiêu thần kinh mạnh cân bằng linh hoạt của
hưng phấn, ức chế, nên loại người này hoạt động mạnh mẽ, rất dễ thành lập phản xạ
có điều kiện. Họ nhận thức nhanh, nhớ nhanh, phản ứng nhanh. Xúc cảm dễ dàng xuất
hiện và bộc lộ, vui tính, lạc quan, tính tình cởi mở, vui vẻ dễ gần và dễ bắt chuyện,
liên hệ nhanh chóng với mọi người xung quanh.
Họ giao tiếp rông rãi, thân mật.Họ tham gia hăng hái mọi công việc, nhiệt tình
và tích cực trong công việc, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới. Nhưng họ cũng có một
số nhược điểm như nhận thức nhanh mà chưa sâu, tình cảm dễ thay đổi, chan hòa với
6
mọi người xung quanh nhưng dễ hời hợt bề ngoài, hành động thường thiếu kiên trì
nhẫn nại. Hành động của họ dễ “phồng” cũng dễ “xẹp”.
1.1.2 Tính khí bình thản
Loại tính khí này tương ứng với kiểu thần kinh cân bằng không linh hoạt. Do
những thuộc tính thần kinh không linh hoạt nên loại người này khó thành lập phản xạ
có điều kiện, nhưng khi đã thành lập thì khó phá vỡ. Loại này có tâm lý bền vững sâu
sắc. Họ nhận thức hơi chậm.Tình cảm thường đáo.kìm hãm sự xúc cảm, bề ngoài
tưởng chừng như thiếu nhiệt tình, ít chan hòa với mọi người, thiếu cởi mở, dễ bị đánh
giá là khinh người. Họ thường bình tỉnh và chính chắn trong hoạt động, ít nói cười, ba
hoa, kiên trung thận trọng trong hành động. Năng lực kiềm chế và tự chủ cao, làm
việc đều đặn, có mức độ và có phương pháp không tiêu phí sức vô ích.
Loại này có nhược điểm là chậm chạp, ít biểu lộ sự hăng hái, xung phong hay
do dự nên bỏ lỡ thời cơ,có độ ỳ cao thích nghi với môi trường chậm.
1.1.3 Tính khí nóng nảy
Loại tính khí này thường tương ứng với loại thần kinh mạnh và không cân
bằng. Tâm lý họ thường biểu hiện một cách mạnh mẽ. Ở họ nhận thức tương đối mạnh
nhưng không sâu sắc. Họ vội vàng hấp tấp, nóng vội khi đánh giá sự việc.
Đặc biệt họ dễ bị kích thích và khi bị kích thích thì thường phản ứng nhanh và
mạnh. Tình cảm của họ bộc lộ mãnh liệt, nhưng dễ thiếu tế nhị. Họ rất thẳng thắng,
trung thực quả quyết.
Trong công tác họ dũng cảm. Can đảm, hăng hái, sôi nổi.Họ thường là những
người thật lòng nói thẳng.
Nhược điểm của họ là tính kiềm chế kém, dễ bị xúc động thất thường.Họ nóng
nảy, bộp chộp nên phung phí nhiều sức lực mà rất dễ bị kiệt sức.trong việc làm thì họ
tỏ ra quả quyết nhưng dễ đi đến chỗ liều mạng.Với loại người này nên cư xử tế nhị,
nhẹ nhàng tránh phê bình trực diện.
1.1.4 Tính khí ưu tư.
Loại người này tương ứng kiểu thần kinh yếu nên loại người này ít hành động.
Họ thường có biểu hiện lo lắng, thiếu tự tin. Nhận thức của họ khá sâu sắc, tế nhị có
sự suy nghĩ sâu sắc, chin chắn, năng lực tưởng tượng dồi dào, lường trước được hậu
quả của hành động.
Tình cảm của họ bền vững và thắm thiết.cởi mở với người xung quanh với thái
7
độ dịu hiền và rất dễ dàng thông cảm với mọi người. Hay tư lự nhưng trong những
hoàn cảnh bình thường, quen thuộc họ làm việc tốt và có trách nhiệm với những công
việc đã được phân công.
Nhược điểm chủ yếu của loại người này là thiếu tinh thần vươn lên, dám nghĩ,
dám làm. Những tác động bên ngoài đặc biệt là những tác đông mạnh dễ làm cho họ e
ngại. sợ sệt, họ kém khả năng làm quen với người xung quanh. Nhìn bề ngoài họ có vẻ
ủy mị, yếu đuối.
1.2 Tính cách
Là sự kết các thuộc tính tâm lý cơ bản và bền vững của con người mà những
thuộc tính ấy biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực và biểu hiện trong hành
vi của con người. Mỗi một thuộc tính được gọi là một nét tính cách. Ở mỗi con người
có nhiều nét tính cách, có những tính cách tốt như chăm chỉ, khiêm tốn, dũng cảm,
trung thực..và những đặc tính xấu như kiêu ngạo, hẹn nhát, dối trá…Một con người có
cả những nét tốt và những nét xấu. Tính cách còn là thái độ của con người đối với
người khác, là cư sử của con ngươi đối với xã hội, nó chính là bộ mặt đạo đức của con
người.
Tính cách được hình thành do ảnh hưởng của môi trường sống và giáo dục của
mỗi người. Nhưng tính cách cũng có một phần do bẩm sinh mà ra.
1.2.1 Biểu hiện
Cấu trúc của tính cách co hai mặt: mặt nội dung và mặt hình thức
Mặt nội dung là hệ thống thái độ của con người, bao gồm thái độ đối với xã hội
như ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, sự tôn trọng con người, sự lịch sử, văn hóa…) thái
độ với lao động( chăm chỉ, lười biếng, tích cực, tinh thần trách nhiệm) và thái độ với
bản thân( sự khiêm tốn, sự kiêu ngạo, tính tự trọng…). Hệ thống thái độ của con
người là mặt bên trong, mặt quan trọng ta thường gọi là tư tưởng của con người.
Mặt hình thức của tính cách là sự biểu hiện ra bên ngoài của thái độ. Đây là hệ
thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng…của con người, là sự cư sử của con người đối
với người khác.
Nội dung và hình thức của tính cách có quan hệ phức tạp, vai trò của con người
thể hiện ở hành vi ứng xử của họ ví dụ như một người tôn trọng người khác ta có thể
dễ dàng nhận ra qua cách họ chào hỏi.Trong trường hợp này từ hành vi ta có thể suy
ra được thay độ, nói chung một thái độ tốt thường thể hiện ra được hành vi tốt.
8
Ta cần chú ý đến 4 kiểu người sau đây:
Kiểu Tên gọi Biểu hiện
Kiểu 1 Nội dung tốt hình
thức tốt
Là kiểu người toàn diện, có thái độ tốt, hành vi cử chỉ
cũng tốt, đối xử vơi mọi người tốt. Người có thể tin
tưởng được.
Kiểu 2 Nội dung xấu hình
thức xấu
Là kiểu người xấu toàn diện, con người có bản chất
xấu và hành vi cử chỉ cũng xấu. Trong hoạt động
quản ta cần có biện pháp cương quyết đối với loại
người này.
Kiểu 3 Nội dung xấu hình
thức tốt
Là kiểu người giả dối, thiếu trung thực, là con người
thủ đoạn nham hiểm “ Bề ngoài thơn thớt nói cười mà
trong nham hiểm giết người không dao”. Hiểu đời
nhưng độc ác, thường biết cách che đậy. Nhà quản trị
cần cảnh giác với loại người này.
Kiểu 4 Nội dung tốt hình
thức chưa tốt
Là loại người có bản chất tốt nhưng chưa từng trải
chưa được giáo dục, hướng dẫn. Có ý thức tốt với
mọi người và xã hội nhưng chưa biết cách biểu hiện
cái tốt của mình. Loại người này cần phải: “học ăn,
học nói, học gói, học mở”. Họ thường vụng về làm ăn
kém hiệu quả nhưng nhiệt tình, tích cực…
1.2.2 Môi trường
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách: Nền văn hóa trong
đó con người lớn lên, những điều kiện sống ban đầu, các chuẩn mực trong gia đình
bạn bè, tầng lớp xã hội và các kinh nghiệm sống của con người. Rõ ràng môi trường
sống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính cách.
Nền văn hóa trong đó con người lớn lên sẽ quy định cách suy nghĩ và hành
động của con người. Ví dụ, người phương Tây rất quen với xã hội công nghiêp, cạnh
tranh độc lập trong khi đó người phương Đông lại là tính cộng đồng tinh thần hợp tác
và các giá trị gia đình
Môi trường sống của con người, điều kiện sống của họ, cách thức giáo dục của
cha mẹ và ảnh hưởng của những người xung quanh giải thích có lý do cho sự khác
9
biệt của các anh chị em ruột trong khi quan niệm di truyền không giải thích được.
Rõ ràng cả hai yếu tố di truyền và môi trường đều quan trọng trong việc hình
thành nên tính cách của con người: Di truyền tạo ra các yếu tố, nhưng toàn bộ các
tiềm năng của một người sẽ được xác định bởi khả năng mà con người điều chỉnh đối
với các nhu cầu và đòi hỏi của môi trường.
1.3 Năng lực
Là những thuộc tính tâm lý của cá nhân giúp cho việc con người lĩnh hội một
lĩnh vực kiến thức nào đó được dễ dàng và nếu họ tiến hành hoạt động trong lĩnh vực
đó thì sẽ có kết quả cao.
Năng lực là một tổng hợp nhiều phẩm chất như: vốn tri thức, khả năng tư duy
và hoạt đông trí tuệ, những kĩ xảo, nhưng đặc điểm thuận lợi của cơ thể…và những
đặc điểm khác. Kinh nghiệm chỉ là những cái con người đã trải qua hoặc đã tích lũy
qua hoạt động.Nó là một trong những yếu tố tạo thành năng lực. Có trường hợp kinh
nghiệm không phải năng lực.
Năng lực được hình thành chủ yếu qua quá trình sống và rèn luyện của cá nhân,
trong hoạt động của cá nhân.
Có nhiều loại năng lực như năng lực tái tạo, năng lực sáng tạo, năng lực chung
và năng lực riêng, năng lực nghiên cứu học tập. năng lực quản lý, tổ chức là năng lực
cần thiết, quan trọng đối với nhà lãnh đạo.
Khi đánh giá năng lực của con người cần chú ý đến những đặc điểm sau đây:
- Sự nhạy bén tinh tế khi nhận thức( phát hiện vấn đề có nhanh chóng hay
không).
- Khả năng quan sát nhanh chóng và chính xác.
Khả năng tư duy và giải quyết vấn đề(có sâu sắc, linh hoạt, sáng tạo, độc đáo
không…)
- Trình độ nhận thức của con người( trình độ kiến thức, trình độ văn hóa xã hội,
trình độ kinh nghiệm sống, trình độ tư duy…)
10
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO CỦA TÀO THÁO
1. Tiểu sử Tào Tháo và bối cảnh tác động
1.1 Tóm tắt tiểu sử
Tào Tháo tự là Đức Mạnh (155-220) là một nhân vật
quan trọng trong Tam Quốc, là người đặt nên cơ sở cho thế
lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính
quyền nhà Ngụy.
Tào Tháo nguyên gốc là họ Hạ Hầu. Cha ông là Hạ
Hầu Tung, do làm con nuôi của một vị hoạn quan là Tào
Đằng, nên đổi họ lại thành Tào Tung.
Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Hiếu Liêm, làm quan cai trị kinh thành Lạc Dương, đã
nổi tiếng là người nghiêm túc. Chú của đại thần Kiển Thạc phạm tội vác dao đi đêm,
ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể.
Năm 184, cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tào
Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều đình đàn áp thành
công, nên được phong làm quan trong triều.
Khi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư,
Tào Tháo chủ trương hành thích Đổng Trác. Do việc không thành nên Tào Tháo đã bỏ
trốn và tham gia vào nhóm quân chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu đánh Đổng Trác vào
năm 191.
Sau đó, Tào Tháo được Viện Thiệu cử làm Thứ sử Thanh Châu và thu nhận 2 vạn
quân Khăn vàng Thanh Châu đầu hàng. Từ đó, ông bắt đầu thực hiện ý định ly khai và
phát triển thành một quân phiệt cát cứ độc lập. Với tài năng quân sự và chính trị, biết
trọng dụng nhân tài, Tào Tháo lần lượt tiêu diệt các quân phiệt miền Bắc Trung Quốc
như Lữ Bố, Viên Thuật, Trương Tú...
Đặc biệt, trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật
ngược tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất
nhiều, xoay chuyển cục diện, Tào Tháo chẳng những thừa hưởng được một số binh
lực hùng hậu của Viên Thiệu mà còn tạo thế lực thống nhất Hà Bắc.
Sau khi thống nhất Trung Nguyên, Tào Tháo kéo xuống phía nam. Tuy nhiên, do
11
chủ quan khinh địch và thiếu kinh nghiệm thủy chiến nên trong trận chiến Xích Bích,
đội quân Tào Tháo bị thất bại trước liên quân của 2 quân phiệt khác là Lưu Bị và Tôn
Quyền, đổ vỡ kế hoạch thống nhất Trung Quốc. Từ đó, Tào Tháo quyết định tập trung
xây dựng nền tảng chính trị ở phía Bắc và chờ đợi thời cơ.
Sau trận Xích Bích, về cơ bản thế đứng của ba họ Tào, Tôn và Lưu khá vững, lực
lượng khá cân bằng nên Tào Tháo không còn thời cơ nam tiến thuận lợi để thống nhất
Trung Hoa nữa. Thế chân vạc hình thành.
Năm 211, Tào Tháo tiêu diệt thế lực họ Mã ở Tây Lương, thống nhất hoàn toàn
Trung Nguyên. Năm 215, quân Tào đánh chiếm Hán Trung của Trương Lỗ, nhưng
đến năm 219 lại bị quân Thục chiếm mất.
Với chiêu bài "Mượn tiếng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu", Tào Tháo đưa Hán
Hiến đế để làm bình phong thực hiện các quyết định chính trị, quân sự. Táo Tháo đã
lập đô ở Hứa Xương, khống chế triều đình, tự xưng Thừa tướng (năm 208), thăng dần
đến tước Ngụy công rồi Nguỵ vương.
Năm 220, ông mất, thọ 66 tuổi. Người con cả kế vị là Tào Phi ép vua Hán Hiến
Đế nhường ngôi, lập ra nhà Nguỵ, đóng đô ở Lạc Dương. Đó là vua Nguỵ Văn đế.
Tào Tháo được truy tôn là Nguỵ Vũ Đế.
1.2 Bối cảnh tác động
Tâm lý con người phức tạp, được hình thành trên cơ sở sự tổng hòa các tác
động của hoàn cảnh khách quan vào các nhân tố chủ quan. Tâm lý Tào Tháo cũng
được hình thành dựa vào sự tổng hòa như trên. Ở đây có một số yếu tố, sự kiên tác
động tới tâm lý Tào Tháo rõ nét:
1.2.1 Yếu tố khách quan:
Tào Tháo xuất thân từ gia đình hoạn quan, là con của Tào Tung, Tào Tung là
con nuôi của Tào Đằng – một hoạn quan phục vụ nhiều đời vua, được phong tước hầu,
có thế lực rất lớn trong cung. Nhà vô cùng giàu có, đồng thời chú trọng giáo dục nho
giáo truyền thống. Tào Tháo con nhà giàu nên bạn bè thường rủ rê chơi bời quậy phá.
Khi trưởng thành Tào Tháo làm quan trong triều, như bao sĩ phu cùng thời, Tào Tháo
cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo phò vua giúp nước. Nhưng sau đó lại nhận
ra sự thối nát cùng cực của triều đình nhà Hán bấy giờ quan lại phần nhiều là mua
chức mà nên chỉ lo vơ vét, còn những người có lòng với nước lại không đủ trí tuệ và
sức lực. Hoàn cảnh hiện thực thay đổi nên tư tưởng Tào Tháo cũng bị ảnh hưởng thay
12
đổi theo.
Trong thời gian làm quan tại triều đình, Tào Tháo được cử đi đánh dẹp bọn
giặc cướp Khăn Vàng. Điều kiện này khiến cho Tào Tháo có sự quan tâm nghiêm túc
đến nghệ thuật quân sự đặc biệt là binh pháp Tôn tử. Tào Tháo lập nhiều chiến công
nên được thăng dần lên các chức lớn làm việc trong triều đình, tiếp xúc với vô số mưu
kế chính trị nham hiểm. Chính thời gian làm quan này đã tạo điều kiện hình thành ở
Tào Tháo khả năng về quân sự, chính trị, kinh tế hơn người.
Sau khi hành thích Đổng Trác bất thành, Tào Tháo bị truy nã khắp nơi phải
ngày đêm lẫn trốn về quê nhà. Trên đường đi luôn bị lùng sục
1.2.2 Yếu tố chủ quan:
Từ nhỏ Tào Tháo đã thích chơi bời, chống lại suy nghĩ, nền nếp gia giáo chính
thống.
Tào Tháo sớm mang trong mình ý chí muốn làm đất nước được cường thịnh,
khôi phục quốc gia. Bằng chứng là khi Đổng Trác dùng binh quyền khống chế triều
đình, ức hiếp nhà vua, Tào Tháo không màng an nguy lẫn suy tính cho bản thân, liều
mạng mang dao đi hành thích Đổng Trác.
Tâm trạng lo lắng bất an khi bị truy đuổi mà sinh ra nghi ngờ moi việc. Thêm
sự việc giết nhằm gia đình người bạn là Lã Bá Sa khiến tào Tháo trải qua biến đổi tâm
lý vô cùng lớn.
Bảng phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan và sự tác động
đến tính cách.
(trang tiếp theo)
13
STT Khách quan Chủ quan Tính cách hình thành
1 Hoàn cảnh kiềm kẹp của
gia đình, rất chú trọng
việc học nho giáo truyền
thống.
Thích chơi bời, ghét
khuôn khổ.
Đột phá, mưu mẹo, linh
hoạt để mà trốn học. Cho
nên mới có chuyện Tào
Tháo diễn kịch khiến
người chú bị mất uy tín
với Tào Tung.
2 Đang làm quan trong
triều đình nhà Hán + ảnh
hưởng của tư tưởng Nho
học phò vua đang nặng
nề.
Sau đó lại nhận ra sự đổ
nát của vương triều nhà
Hán.
Muốn phục hưng đất
nước, chấn chỉnh triều
đình. Đây là nguyện
vọng thật nên mới có
chuyện Tào Tháo,
không lo nguy hiểm
được mất, liều mạng
đem dao hành thích
Đổng Trác.
Hình thành tư tưởng chính
thống phò vua rồi chuyển
sang tư tưởng bá quyền tự
mình thống nhất đất nước.
Quá trình thay đổi này
khiến Tào Tháo mang
nhiều nét tính cách ở nhiều
nhóm tính cách, thuộc về
nhóm đa tính cách.
3 Sau khi hành thích Đổng
Trác bất thành, Tháo bị
truy nã, phải trốn về quê.
Trên đường trốn chạy
lúc nào cũng bị truy lùng
Mang theo lo lắng bên
mình. Tâm lý trải qua
biến đổi khi giết nhằm
gia đình Lã Bá Sa.
Đa nghi cực độ.
4 Được triều đình cử đi
đánh giặc Khăn Vàng
đang làm loạn. Sau đó
lại thăng chức làm quan
trong triều tiếp cận với
xảo kế chính trị.
Tào Tháo ham học hỏi.
Tào Tháo thường nói
rằng: “Sự học phải coi
trọng từ nhỏ, lớn lên đầu
óc kém, công việc
nhiều, học không tốt
nữa”
Năng lực về quân sự và
chính trị.
2. Phân tích thực trạng
Hàng nghìn năm nay, người đời vẫn có cái nhìn miệt thị đối với Tào Tháo.
Thật là oan cho ông quá, nhưng trên đời, ông là được người thanh minh. Cái thế
“được làm vua, thua làm giặc” khiến Tào Tháo nhiều khi tàn nhẫn. Thế nhưng, nếu
bụng dạ độc ác thì làm sao Tháo có thể thu phục được rất nhiều tướng giỏi như vậy?
Tính khí, tính cách và năng lực của ông chính là nguyên nhân giúp ông có được thành
14
công đó.
2.1 Những điểm nổi bật trong tính khí của Tào Tháo:
Tính khí con người chủ yếu bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh của con người và
mang tính bẩm sinh. Như phần cơ sở lý luận đã đề cập, với đặc điểm của từng loại khí
chất, ta thấy Tào Tháo thể hiện rõ nét ở tính khí linh hoạt đồng thời cũng mang một
phần tính khí nóng nảy.
2.1.1 Tính khí linh hoạt.
Đây chính là ưu điểm dễ thấy nhất tạo nên một “gian hùng” như Tào Tháo.
Ngay từ nhỏ, Tháo đã chứng tỏ mình là kiểu người có tính khí linh hoạt
nổi trội. Điều đó được thể hiện qua câu chuyện đối đáp giữa Tháo và chú.
Thuở nhỏ Tháo thích chơi bời phóng túng, thích săn bắn, ít chịu học hành và tỏ
ra tinh ranh. Người chú ruột thấy Tào Tháo như vậy thường mách với Tào Tung về
các việc làm của cháu. Tào Tháo biết vậy nghĩ cách, một lần giả bị trúng gió ngã lăn
ra. Người chú chạy đi gọi Tào Tung, nhưng khi thấy cha đến thì Tào Tháo lại tươi tỉnh
như bình thường. Tào Tung hỏi nguyên do, Tào Tháo nói rằng: Vì chú không thích con
nên bày đặt điều xấu thôi
Do đó Tào Tung không tin lời người chú mách tội của Tào Tháo nữa
Và ở những quyết sách trọng đại, Tào Tháo vẫn thể hiện ra là người có
tính khí linh hoạt. Tính khí này giúp ông thuận lợi khi hoạch định nhiều chiến
lược vĩ mô.
Truyện xưa cho rằng Tháo gian dối, xảo trá nhưng Tháo hơn người ở chỗ, biết
khi nào cần nói dối, khi nào cần nói thật. Tính khí đó đã khiến ông có những chiến
lược tấn công khiến kẻ thù bất ngờ, thụ động và trở tay không kịp. Ví dụ điển hình
như: lúc Tào Tháo vây đánh Từ Châu. Quân mã các nơi biết tin liên kéo quân đến
giúp Từ Châu chống Tào Tháo. Lưu Bị viết thư xin giảng hòa dọa rằng nếu Tháo
không nghe thì sẽ phát động chiến tranh. Thực ra các nơi chư hầu chỉ hư trương thanh
thế chứ quân đến giúp thì không có bao nhiêu, nhưng ngày lúc ấy Tào Tháo nhận
được tin Lữ Bố đang thống lĩnh một đội quân lớn công kích căn cứ của mình. Tháo
thấy thế nguy bèn viết thư nói rằng nể mặt Lưu Bị nên mới chịu hòa đồng thời nhanh
chóng rút quân về căn cứ, sự việc này thể hiện Tào Tháo không bị cuốn theo mục tiêu
đã định trước, luôn tỉnh táo sẵn sàng thay đổi chiến lược một cách linh hoạt. Nếu tính
khí không nổi trội ở mảng linh hoạt, chắc chắn không có ai có thể chuyển hướng chiến
15
lược như thế này.
Không những thế, Tào Tháo còn rất nhanh trí khi xử lý những tình
huống không lường trước.
Khi còn là thuộc hạ của Đổng Trác, vì Trác là người dối Vua lộng quyền nên ai
cũng muốn giết. Một hôm, Tào Tháo mang theo con dao quý để hành thích Đổng
Trác. Tháo và Trác nói chuyện trong phủ thừa tướng, vì Trác quá mập nên không ngồi
được lâu, khi Trác nằm quay lưng, Tháo rút dao định đâm thì Trác quay lại. Tháo liền
giả vờ đưa dao lên cao, cuối đầu xuống và nói là có vật quí muốn dâng lên Trác. Trác
chưa biết tính sao thì Tháo đã tìm cớ cáo từ. Từ sự việc này ta thấy ở Tào Tháo có tính
linh hoạt ở những hành động nhỏ, những suy nghĩ, hành động cá nhân, biết tùy cơ ứng
biến.
Tháo luôn biết tự đặt mình trong mọi hoàn cảnh và đều có những cách giải
quyết rất hợp lý và hiệu quả.Tháo xử lý tình huống rất linh hoạt, ông biết khi nào nên
nhu, khi nào cương để có đạt được những lợi thế nhất định. Điều đó thể hiện một đầu
óc biết tổ chức, một trí tuệ rất đáng ngưỡng mộ của một nhà lãnh đạo.
Tào Tháo lại biết lợi dụng những sự kiện xảy ra bất ngờ, linh hoạt biến thành
những điều kiện có lợi. Ta lại xem xét tiếp sự kiện tiêu biểu sau: Tào Tháo quay về
cứu căn cứ thì rơi vào thế giằng co với Lữ Bố ở Bộc Dương. Nhà họ Điền- một gia tộc
lớn ở Bộc Dương đưa thư trá hàng lừa quân Tào Tháo bị một trận hỏa công tan tác.
Tào Tháo vất vả lắm mới thoát được. Tháo lại tận dụng trận thua này mà kêu quân sĩ
đồn rằng Tào Tháo bị chết bảng. Lữ Bố nghe quân dò thấm báo lại liền đem quân
đánh trại quân Tào Tháo trong đêm nhưng không ngờ bị Tào Tháo xua binh mai phục
ra đánh một trận tan tác.
Tuy nhiên hành động nào cũng có 2 mặt ưu và khuyết. Cũng chính vì
quá linh hoạt, có những hoạch định bất ngờ nên ông bị đánh giá là mưu mẹo, thủ
đoạn. Đây là điểm mà đối thủ dễ lợi dụng để công kích, nói xấu, hạ thấp ông,
đánh vào đạo đức để chia rẽ đội quân của ông.
2.1.2 Ngoài tính khí linh hoạt thì Tháo còn thể hiện tính khí nóng.
Tào Tháo lúc đang hùng mạnh thì muốn đón cha là Tào Tung về ở chung. Khi
Tào Tung đi ngang qua Từ Châu, thứ sử Từ Châu (người nắm quyền cao nhất ở Từ
Châu) phái thuộc tướng là Trương Khải hộ tống, Trương Khải lại tham vàng bèn giết
hết nhà Tào Tung, cướp vàng rồi bỏ trốn. Tháo tức giận đem quân đánh Từ Châu báo
16
thù cho cha, Tháo đã thẳng tay tàn sát dân thường, mấy vạn xác nguời chất đầy đồng,
máu chảy tràn sông. Rõ ràng dân thường không liên quan gì đến việc Tào Tung chết
nhưng vì đang mang thù hận trong lòng, Tào Tháo đã để tính khí nóng nảy lấn át, tạo
ra hành động có ảnh hưởng vô cùng xấu đến danh tiếng của mình. Hành động này có
thể khiến nhân tài xa lánh, đồng thời đối thủ lợi dụng lấy cớ để công kích.
Thiết nghĩ, với vai trò một nhà lãnh đạo, Tháo phải biết quản trị bản thân. Việc
để mất bình tĩnh, thiếu kiềm chế, tính khí nóng nảy lấn át bản thân khi đang cầm quân
vô tình tạo hình ảnh xấu của một nhà lãnh đạo đối với cấp dưới.
2.2. Tào Tháo- Chân dung một nhân vật đa tính cách:
Với những gì được thể hiện qua con người Tào Tháo, ta thấy ở ông nổi bật lên
chân dung một con người đa tính cách.
2.2.1. Nhóm tính cách tình cảm:
Ít ai biết, Tháo cũng là một người rất tình cảm. Ở ông hiện rõ những tính
cách thuộc nhóm tính cách tình cảm.
Tính nhã nhặn và thành thật:
Tào Tháo vốn bị người đời chê cười bởi tính cách dối trá nhưng trong Tam
quốc chí đã chứng minh Tào Tháo nhiều khi rất thực thà, không hề giấu giếm ngay cả
chuyện riêng tư. Tào Tháo chỉ nói dối khi dùng binh (binh bất yếm trá).
Năm Tào Tháo ốm nặng, khi đó ông ta 66 tuổi – cái tuổi đã gần đất xa trời.
Ông ta viết “Di lệnh” (“Di lệnh” này chép trong Tam quốc toàn văn. Quyển 3. Ngụy
Võ đế). Một nhà chính trị quân sự kiệt xuất như Tào Tháo, mà trong “Di lệnh” không
hề có màu sắc chính trị, lời lẽ không đao to búa lớn như các chính khách thường làm.
Về công tội được mất của đời mình, Tào Tháo chi ghi mỗi câu: “Ta cầm quân nói
chung là được, ít sai lầm lớn”.
Tiếp theo, Tào Tháo dặn dò những việc rất đời thường, tỉ như “đám tì thiếp,
nàng hầu và đám con hát suốt đời lao động vất vả, sau khi ta chết, cho họ ở lại đài
Đồng Tước, không được ngược đãi họ” .
Sau đó, Tào còn dặn “phân phát hương quí cho họ, để tránh lãng phí”, dạy họ
đan giày cỏ để kiếm thêm ít tiền...Đó chính là những tâm sự thật lòng của Tào Tháo –
một tính cách rất đáng quý của một nhà lãnh đạo.
Ông thường quan tâm đến vấn đề tình cảm, quan hệ người với người
Tháo tuy giao chiến nhưng vẫn không quên dân, vẫn tỏ rõ uy đức quân vương.
17
Sau khi giải phóng Bạch Mã, Tào Tháo sợ Viên Thiệu trút giận lên đầu dân
chúng, nên dẫn họ men theo sông Hoàng đi về phía tây. Xưa nay ta chỉ biết chuyện
Lưu Bị khi rút lui đem theo dân Kinh, Tương, không biết Tào Tháo cũng từng như
thế.
Trong một lần đánh chiếm thành trì, do không đủ lương thực nên ông đã sai
người cấp phát lương thực làm cái đấu đong gạo nhỏ lại để đong ít số gạo kéo dài thời
gian, sau đó ông đổ tội cho viên quan trông coi việc cấp phát rồi bêu đầu để trấn an
lòng quân. Đây là việc làm thâm độc để cầm cự với quân địch. Nhưng hãy quan tâm ở
sự việc sau này, vì việc làm trên Tào Tháo đã trả công cho sự hy sinh oan uổng của
viên quan ngày đó bằng cách nhận phụng dưỡng suốt đời cả gia đình anh ta. Đáng lý
Tào Tháo không nên chu cấp cho gia đình này để đảm bảo màn kịch gian trá được
trọn vẹn. Nhưng thật sự Tháo đã không làm vậy. Cho nên việc làm này đã cho thấy
Tháo cũng đáng được xếp vào nhóm người có tính cách tình cảm.
Với những kẻ phản bội bạn bè, Tào Tháo cũng rất coi trọng tình xưa nghĩa cũ.
Trần Cung một thời là bạn của Tào Tháo trong một hoàn cảnh đặc biệt. Tào Tháo
được bổ nhiệm Cổn Châu Mục là do công lao của Trần Cung.
Về sau, Trần Cung giúp Lã Bố chống lại Tào Tháo, khi bị bắt, Trần Cung dứt
khoát không chịu đầu hàng.
Tào Tháo ra lời thuyết phục hai ba lần, Trần Cung vẫn không chịu hàng. Tháo
đành rớt nước mắt hạ lệnh chém, cho người hậu táng, đưa mẹ của Trần Cung về Hứa
Đô chu cấp cẩn thận.
Đôi lúc Tháo cũng dễ xúc động
Từ bao đời nay, Tháo đã mang tiếng là một người nham hiểm, độc ác nhưng ít
ai biết rằng Tào Tháo cũng khóc. Khóc chiến hữu chết trận, khóc khi bạn chết, người
thân chết. Nhưng Tháo không bao giờ khóc khi làm sai, khi thua trận, bị người khác sỉ
vả. Trái lại, ông ta cười. Đó là chỗ khác đời của ông ta.
Bài “Cảo lý hành” của ông ta nhắc lại chuyện liên quân chia rẽ, miêu tả cảnh
sống cơ cực của dân trong chiến tranh, xác chết đầy đồng, ngàn dặm không tiếng gà,
trông thấy mà trong lòng đau xót.
Trong trận đánh Trương Tú, Tào Tháo vì mê sắc đẹp người thiếm trẻ của
Trương Tú mà bị phục kích. Ở đây có thể nói vui, Tháo bị rung động trước cái đẹp.
Mãnh tướng của Tào Tháo là Điển Vi ở lại cản đường cho Tháo chạy mà bị giết, cháu
18
của Tháo là Tào An Dân chạy không kịp bị chém nát thây. Ngựa Tháo bị trúng tên
chạy không được, con trưởng Tào Tháo là Tào Ngang (người được Tháo cố công bồi
dưỡng làm người kế thừa) nhường ngựa cho cha mà bị địch đuổi kịp, giết chết. Mấy
năm sau, khi lại cất quân đánh Trương Tú, đi ngang qua Nam Dương, bỗng đang ngồi
trên lưng ngựa mà khóc hu hu, rồi lại sai quân bày cỗ to tế quân tướng ngày nào vì
Tháo mà bỏ mình. Sự việc này cho thấy trong Tào Tháo có phần cá tính thiên về
nhóm tính cách tình cảm, cho nên mới xúc động mà khóc trên lưng ngựa như thế.
2.2.2 Nhóm tính cách xã hội:
Tào Tháo lại là người có tính hài hước.
Trong điếu văn Tháo đích thân viết để khóc Kiều lão- tức Thái thú Kiều
Huyền, bạn vong niên của Tào Tháo, có một đoạn vui như sau: “Khi sinh thời Kiều
công có giao ước với tôi rằng nếu sau này đi ngang mộ lão mà không cúng một con
gà, một đấu rượu thì đi không quá mộ ba bước sẽ bị đau bụng, xin đừng có trách”.
Với bạn bè, Tháo luôn có những cử chỉ làm ta ngạc nhiên và thích thú. Không
ngờ trong điếu văn mà lại có những câu dân dã đến vậy, không màu mè quan cách,
tình cảm rất chân thực.
Tuy hài hước nhưng Tào Mạnh Đức vẫn thể hiện được cái uy của một nhà cầm
quân. Tam quốc diễn nghĩa thường không dẫn khía cạnh hài hước của Tào Tháo. Thật
ra, Tào Tháo rất thích đùa. Ra trận mà ông ta vẫn đùa được. Năm Kiến An thứ mười
sáu, Tào Tháo đem quân đánh Mã Siêu, Hàn Toại phía tây. Quân lính Hàn Toại nghe
tin Tào Tháo đích thân ra trận liền tranh nhau xem mặt. Thấy vậy, Tào Tháo lớn tiếng
bảo: “Các người muốn xem mặt Tào Tháo hả? Bảo cho các người biết, Tào Tháo cũng
là người như các ngươi, không ba đầu sáu tay gì, chỉ mỗi trí tuệ nhiều hơn mà thôi!”
Khoan dung cũng là một tính cách xã hội đáng quý ở Tháo
Với thuộc cấp hay những kẻ đã phản bội mình, ông không chấp nhặt và sẵn sàng bỏ
qua.
Lần trước ở Bộc Dương, nhà họ Điền đã lừa Tào Tháo bị một trận hỏa công
suýt chết. Một năm sau đó, nhà họ Điền lại phản bội Lữ Bố mà dâng Bộc Dương cho
Tào Tháo. Tháo vào thành không truy cứu chuyện cũ với họ Điền. Lại một lần khác,
khi Tào Tháo đánh tan đạo quân viễn chinh của Viên Thiệu. Thiệu bỏ chạy bỏ rơi lại
hòm công văn, quân Tào nhặt được đem về cho Tháo đề nghị mở ra tìm thư tín của
những kẻ phản bội đã gởi cho Viên Thiệu để trừng trị. Nhưng Tào Tháo ra lệnh đốt
19
rương ngay tại chổ và nói rằng: “ lúc trước thế ta yếu hơn Viên Thiệu bản thân còn
chưa giữ nổi mình huống chi kẻ khác”. Sự việc này cho thấy Tào Tháo có tính khoan
dung, không quen để bụng chuyện cũ. Điều đó khiến bộ hạ tin phục và hết lòng cống
hiến. Dễ dàng chiêu hàng các tướng địch, tiết kiệm được xương máu của binh sĩ.
Chính việc này khiến cho Tào Tháo giành được nhiều thắng lợi quyết định như: đánh
bại quân Viên Thiệu ở Quan Độ nhờ thu phục được mưu sĩ Hứa Du của Viên Thiệu;
giết Lữ Bố ở Hạ Bì nhờ việc làm phản của ba thuộc tướng của Lữ Bố là Ngụy Tục,
Tống Hiến, Hầu Thành.
Trong đời sống, không có ai chưa từng mắc phải những lỗi lầm, những lỗi lầm
đó cho dù là lớn hoặc nhỏ đều có thể làm rạn nứt các mối quan hệ. Do đó, con người
cần phải có sự tha thứ cho nhau, khoan dung sẽ giúp dung hòa các mâu thuẫn để
hướng đến các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Đối với nhà lãnh đạo, sự khoan dung sẽ giúp
họ nhận được sự cảm phục, trung thành và sự cống hiến từ cấp dưới của mình.
Cũng chính nhờ sự khoan dung mà Tháo thoát chết như chuyện Quan Công tha
cho Tào Tháo ở Hoa Dung đạo khi nhớ ơn cũ của Tháo.
Tuy nhiên tính cách này cũng để lại cho Tào Tháo nhiều mối họa sau này như
việc Tào Tháo không giết Lưu Bị khi Lưu Bị đang là thuộc tướng trong quân của Tào
Tháo, mặc dù lúc đó các mưu sĩ của Tháo đều khuyên nên giết nhưng Tào Tháo không
làm. Kết quả sau này Lưu Bị chiếm cứ một vùng lớn tạo nên thế chân vạc cản trở giấc
mơ thống nhất Trung Hoa của Tào Tháo.
Tháo là một người đầy tinh thần trách nhiệm
Tính cách này không chỉ thể hiện việc ông nhận trách nhiệm nuôi hết gia đình
người cai quản kho lương thực mà còn thể hiện trong nhiều tình huống khác.
Ngay từ khi mới ra làm quan, Tào Tháo nổi bật tính thanh liêm và luôn tôn
trọng luật pháp với phương châm "luật pháp bất vị thân" nên rất được dân nể sợ. Là
người hết sức coi trọng tài năng, bất kể "quý - tiện", Tào Tháo tỏ ra có quan điểm tiến
bộ nhất trong đám quan lại hồi đó.
Trong một lần hành quân ngang qua ruộng lúa của dân, Tháo phát quân lệnh
nếu ai dẫm lúa của dân thì chém. Chợt có bấy chim lúa ào ra làm con ngựa Tháo giật
mình, dẫm nát một vùng lúa. Tháo rút gươm ra định tự sát, các tướng xúm lại can
ngăn, Tháo vẫn không nghe đến khi Trình Dục viện dẫn sự việc thời Xuân Thu ra thì
Tháo mới chịu, rồi cắt tóc mình thay thế. Tuy có nhiều góc độ để xem xét sự việc này,
20
có thể nói việc cắt tóc này là một xảo kế chính trị, nhưng dù sao Tào Tháo cũng rất
thẳng thắn, rất thật lòng ở chỗ không đổ lỗi cho con ngựa và các sự việc khách quan
mà tự nhận trách nhiệm về mình.
Tinh thần này còn được thể hiện ở việc ông viết “Di lệnh”, ông nhận thấy rõ vì
đất nước chưa yên nên phải tiếp tục cầm quân.
Với thuộc cấp, ông luôn quy chiến tích cho họ và nhận trách nhiệm về mình.
Thẳng thắn, thích bàn về cứu cánh cuộc đời, chất lượng cuộc sống.
Dù La Quán Trung có mô tả Tào Tháo như một kẻ ác độc, một mẫu nhân vật có
thể khiến người đời phải khiếp đảm khi nghĩ đến ông ta, song điều nghịch lý lại ở chỗ
La Quán Trung vẫn cứ phải dùng những lời lẽ tốt đẹp nhất để nói về Tào Tháo, kể cả
việc viết nên rất nhiều chi tiết xúc động lòng người để mô tả tài năng xuất chúng và cả
lối hành xử rất quân tử của con người ấy.
Tính Tào Tháo lại thẳng thắn, nghĩ thường nói thực lòng cho dù là việc ở
phương diện chính trị. Tính cách đó rất đã thể hiện phong cách cương trực trước ba
quân của Tào Tháo.
Tháo luôn là người tỏ rõ lập trường của mình. Tháo không nói nhiều, nhưng ý
nghĩa cực kỳ sâu sắc. Ông ta tuyên bố dứt khoát lập trường của ông ta: Chủ trương
thống nhất, phản đối chia cắt, vì chia cắt sẽ dẫn đến chiến tranh, mà chiến tranh thì
nhân dân đau khổ. Qua đó càng thể hiện những điều ông trăn trở khi nước nhà loạn
lạc, những điều ông lo lắng cho đời sống nhân dân.
Với Tào Tháo, trong thực có dối, trong dối có thực. Ông biết khi nào nên nói
thật, khi nào nên dối. Tào Tháo rất thông minh ở chỗ, trong khi thiên hạ đều nói dối,
thì vũ khí tốt nhất là nói thật. Lời nói thật bao giờ cũng có sức mạnh vạch trần những
gì giả dối, khiến bọn gian dối không thể tiếp tục dối trá. Vậy nên thêm một khía cạnh
nữa trong tính cách Tào Tháo: Ông ta nói trơn tuột những điều mà về sách lược cần
phải nói dối. Do đó trong thực có dối, trong dối có thực, ngay cả những điều nửa thực
nửa dối, ông ta cũng phát biểu một cách tự nhiên, đàng hoàng. Đó là Tào Tháo, là chỗ
khác người của ông ta.
Vì sao nói Tào Tháo thẳng thắn? Vì ông công khai bộc lộ quan điểm, tham
vọng của mình. Chân thực nhất phải kể “Nhượng huyện tự minh bản chí lệnh”, còn
gọi là Thuật chí lệnh do Tào Thào ban bố. Xét về ý nghĩa, “lệnh” này có giá trị như
một “cương lĩnh chính trị”. Vậy mà nó được viết bằng bạch thoại - một thứ ngôn ngữ
21
bình dân và rất thực.
Mở đầu bài văn, Tào Tháo viết đại ý rằng: “Ta vốn không có mưu đồ to lớn gì,
vì ta biết mình xuất thân không tốt, không thuộc loại con dòng cháu giống, sợ người
đời coi thường. Vì vậy, ta chỉ muốn làm một viên quận thú, giữ gìn chính giáo, tạo lập
đôi chút uy tín, để người đời biết đến mình.
Sau vì đất nước loạn lạc, ta thấy làm trai phải xả thân vì nước, phải kiến công
lập nghiệp, nên tự đảm đương nhiệm vụ cầm quân đánh giặc. Lúc này yêu cầu của ta
không cao, chỉ mong được làm Chinh tây tướng quân, sau khi chết, trên mộ được khắc
dòng chữ “Hán Chinh tây tướng quân Tào hầu chi mộ”, là thỏa nguyện lắm rồi.
Giờ đây tham vọng của ta đã lớn hơn. Ta muốn trở thành Tề Hoàn công, Tấn
Văn công. Vì rằng hiện thời thiên hạ đại loạn, chư hầu cát cứ. Ta chỉ muốn xưng Bá,
không muốn xưng Đế”.
Ông công báo Từ bỏ trang ấp, không từ bỏ binh quyền vì “..đất nước chưa yên
thì chức vị này không thể nhường; còn như trang ấp thì có thể từ bỏ. Ta không thể vì
hư danh mà quên cái hại nhỡn tiền!...”
Thiết thấy không còn gì minh bạch hơn. Những ý kiến Tào Tháo đưa ra cho
thấy ông rất bản lĩnh, rất thẳng thắn. Một nhà lãnh đạo mà có tính cách ấy sẽ gặt hái
được nhiều thành công. Nếu nói Tào Tháo là gian hùng, thì đó là phong độ hơn người
của kẻ gian hùng.
Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật trong tính cách của Tào Tháo là tính đa nghi.
Đây chính là khuyết điểm lớn nhất trong con người ông.
Ông có quan niệm: "Thà giết lầm còn hơn tha lầm", "Ta thà phụ thiên hạ chứ
không để thiên hạ phụ ta".
Sau âm mưu giết Đổng Trác không thành, Tào Tháo chạy trốn khỏi Lạc
Dương. Khi chạy đến Thành Cao phía bắc Trịnh Châu, Tào Tháo ghé vào nhà người
quen là Lã Bá Sa. Người nhà Lã Bá Sa mài dao mổ lợn nhưng Tào Tháo nghĩ là giết
mình nên giết cả nhà Lã Bá Sa.
Vì đa nghi mà Tháo không để cho Hoa Đà chữa bệnh dẫn đến bệnh nặng mà
chết. Cũng vì Tháo đa nghi mà Chu Du có thể thực hiện kế ly gián khiến Tào Tháo
mất đi hai tướng thông thạo thủy chiến trong trận Xích Bích.
Giữa lãnh đạo và nhân viên rất dễ nảy sinh sự hiểu lầm nhau, tạo nên khoảng
cách. Do đó, ở nhà lãnh đạo cần một cách xử lý khéo léo của mình, tỏ rõ việc dùng
22
người không nghi ngờ, khiến cho người cảm thấy mình bị nghi ngờ không còn lo lắng
nữa, từ đó sẽ càng trung thành với mình, hết lòng với mình.
Người đời gán cho Tào Tháo mười hai tính cách: Đàng hoàng, thâm
trầm, cởi mở, hào sảng, thanh tao, hấp dẫn, nhậy bén, phục thiện, gian dối, xảo trá,
lạnh lùng, tàn nhẫn.
Ông ta vừa gian trá vừa thành thực, “gian trá” và “thành thực” thống nhất trong
“hùng”, cái “thiện” và cái “ác” của ông ta cũng thống nhất trong “hùng”.
Tháo “ác” không phải là do bản chất của ông mà do “Môi trường hình thành
tính cách”. Cái xã hội phong kiến và sự tranh giành quyền lực khiến ông phải như vậy.
Vì ông ta “ác” nhưng ông tài nên người ta không gọi ông là “anh hùng”, mà gọi là
“gian hùng”. Cách dùng từ của tác giả cũng như người đời rất hay. Chỉ hai từ đó thôi
cũng đã bộc lộ được hình ảnh con người đa tính cách nhưng đầy tài năng trong Tào
Tháo.
2.3. Năng lực cá nhân:
Với những gì đã làm được, Tào Tháo được xem là một chính trị gia lỗi lạc, một
nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nói dám làm.
Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông khâm phục Tào Tháo
nhất trong các đế vương Trung Quốc và gọi ông là "vua của các vua".
2.3.1 Tháo là một nhà chính trị đại tài.
Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia có tài. Kể từ khi là người
đầu tiên thành lập nghĩa binh đến khi thực thi chính sách đồn điền, Tào Tháo từ một
tướng trẻ trở thành nhà chính trị từng trải, hoạch định kế sách đâu ra đấy.
Thành công chính trị lớn nhất của Tào Tháo chính là thực hiện chiêu bài “bắt
thiên tử sai khiến chiêu hầu”. Trong bối cảnh các chiêu hầu đóng quân cát cứ khắp nơi
chính quyền trung ương không còn sức mạnh thực của nó nữa. Vua ở trung ương bị
hai tướng Lý Thôi, Quách Dĩ cậy thế nắm binh quyền ức hiếp, bèn viết mật chiếu mời
Tào Tháo về giúp Vua. Tào Tháo nhận được chiếu mời các tướng sĩ lại bàn bạc về
việc có nên thực hiện chiêu bài: “bắt thiên tử sai khiến chiêu hầu” hay không? Hầu hết
đều cho rằng làm như vậy sẽ là trung tâm chú ý, hứng chịu sự công kích của các chiêu
hầu, khó bảo toàn lực lượng. Nhưng Tào Tháo nhận thấy Vua là công cụ tốt nhất để
tập hợp, mở rộng lực lượng, là đại diện chính đáng nhất để thống nhất Trung Hoa. Vì
thế tuy chỉ có một mình mưu sĩ Tuân Úc có cùng ý kiến nhưng Tào Tháo vẫn thực
23
hiện ý đồ của mình. Chính vì thành công của chiêu bài này đã giúp Tào Tháo tập hợp
được một lực lượng lớn mạnh chiếm cứ hơn hai phần ba Trung Hoa.
Tài năng về phương diện chính trị của Tào Tháo còn bộc lộ ở việc Tháo nhìn
ra kẽ hở trong liên minh Tôn Quyền – Lưu Bị để liên minh với Tôn Quyền, giết mãnh
tướng của Lưu Bị là Quan Vũ, cứu nguy cho Tương Dương, Phàn Thành, đồng thời bẻ
gãy liên minh Tôn – Lưu.
Nhờ có tính khí và tính cách như đã phân tích ở trên, Tháo có những kỹ xảo,
những chiến thuật, những cách tạo hình tượng chính trị của mình với thủ cấp mà
không phải ai cũng làm được.
Dùng tóc thay thủ cấp.
Tháo nói là làm. Điển hình như việc con ngựa dậm chân xuống ruộng. Việc
ông định rút gươm tự sát là nhằm tạo hình tượng một nhà cầm quân “dám nói, dám
làm” để làm gương và củng cố tinh thần thủ cấp.
Mượn thủ cấp để mua lòng quân.
Việc chém đầu thủ kho rồi nhận nuôi dưỡng gia đình đó cũng là một trong
những kỹ xảo chính trị của Tào Tháo.
Không nhắc lỗi lầm của thủ hạ.
Như đã thấy trong phần phân tích tính cách Tào Tháo, sự độ lượng của Tào
Tháo khiến những người cấp dưới vô cùng khâm phục, những người từng manh tâm
phản ông cũng hết sức cảm kích. Về điểm này, nhiều chính trị gia đương thời và sau
ông chưa thể so sánh được.
Tháo tỏ ra là người biết chọn điểm dừng thích hợp.
Năm 216, Tào Tháo gần như lùi hẳn về Bắc củng cố thế lực rồi dâng biểu ép
vua phải phong mình là Ngụy Vương để có đủ uy quyền mà trấn áp quân Đông Ngô.
Có tướng hỏi sao ông "không lập quốc và xưng đế"? Tào Tháo chỉ nói: "Cô đã trải
qua bao năm chiến chinh hy vọng giữ vững giang sơn bờ cõi nhà Hán. Nay được làm
đến chức Ngụy Vương, Cô đã mãn nguyện lắm rồi, nếu có thì Cô chỉ mong được như
Chu Văn Vương ngày xưa thôi chứ nào ham gì chức vị đế vương?".
Việc Tào Tháo so mình với Tây Bá Hầu Cơ Xương đời nhà Chu vì ông không muốn
mang tiếng soán ngôi nhà Hán, nhưng đã sắp đặt cho con cháu mình sẽ là người kế tục
sự nghiệp đế vương sau này.
Trong hoạt động chính trị, Tào Tháo đã vận dụng khá nhiều tư tưởng
24
Pháp gia, đề cao tài trí, coi trọng năng lực.
Chính việc đề cao tài trí, năng lực nên Tháo thiếu quan tâm về mặt phẩm chất,
đạo đức.
Đánh giá về tài năng chính trị của Tào Tháo, nhà nghiên cứu Tào Hồng Toại
viết: “Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng
hai chữ "anh hùng", mà tính cách nhiều mặt thể hiện ra bằng sự tàn nhẫn thiếu tính
nhân ái, đó chính là sự bổ sung hiệu quả cho thuộc tính gian hùng của ông."
2.3.2 Năng lực quân sự:
Tào Tháo đã vận dụng linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung Hoa cổ đại.
Trong thời gian 25 năm (196-220), Tào Tháo đã bình định hết các lộ chư hầu
phương bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy. Bên cạnh đó, ông còn có một trí tuệ
tinh thông, những mưu mẹo đáng nể và những quyết định vô cùng sáng suốt.
Nếu mở "Hư thực thiên", chúng ta sẽ đọc được “chiến thuật quân sự” của Tháo: "Đi
ngàn dặm không mỏi mệt, là khi đi giữa chốn không người" (Tào Tháo chú vào đoạn
này rằng: xuất binh nơi trống vắng, tránh chỗ phòng thủ, đánh vào chỗ không ngờ) .
Đối với tài quân sự của ông, Mao Tôn Cương, nhà phê bình tác phẩm Tam Quốc Diễn
Nghĩa, dù có thành kiến không tốt với Tào Tháo cũng thừa nhận rằng:
"Việc binh của Tôn Quyền do Đại đô đốc quyết đoán. Việc quân của Lưu Huyền
Đức do quân sư quyết đoán. Chỉ có Tào Tháo là tự tay nắm quyền hành quân, một
mình quyết đoán. Tuy rằng có các mưu sĩ giúp mưu, nhưng phần quyết định cuối cùng
bao giờ cũng do Tháo. Tháo rỏ ra xuất sắc hơn hẳn bề tôi. Thế thì Lưu Bị, Tôn Quyền
không thể ví được với Tháo vậy. Cứ xem mỗi lần Tháo dự định mật kế, ban đầu các
tướng đều không hiểu, sau khi thành công, các tướng mới thán phục. Đường Thái
Tông có đề trên mộ Tháo rằng: "Nhất tướng chi trí hữu dư. Lương nhiên! Lương
nhiên" Khen như thế thật đúng".
Ông sáng suốt đã đành, nhưng cũng là người duy nhất ở Tam Quốc không bao
giờ kết thúc trận đánh ngay sau khi còn có thể, dù chỉ là một hy vọng nhỏ, để chuyển
bại thành thắng. Xem Tam Quốc, chỉ thấy mỗi Tào Tháo, trong tên đạn bời bời ở sông
Vị, lửa thiêu thành Bộc Dương hay giữa lúc mất áo, trụi râu vẫn đủ sức chuyển bại
thành thắng ngay trong khoảnh khắc bằng những quyết đoán sáng suốt. Vì thế, câu nói
"Không ngờ lại mắc mưu Tào Tháo" chẳng phải của riêng một ai ở Tam Quốc.
Tào Mạnh Đức được xem là người đầu tiên chú giải “ Binh pháp tôn tử”. Ông
25
đã viết đề tựa và các bản chú văn cho “Binh pháp tôn tử”. Ông cho rằng, nội dung
trung tâm của tư tưởng quân sự trong binh pháp Tôn Tử là: nghiên cứu quân sự tường
tận lập mưu cho kín kẽ (thẩm kế); thận trọng với từng hành động quân sự (trọng cử);
vạch trận đồ rõ ràng (minh hoạ); tính toán sâu xa mọi ý đồ quân sự (thâm đồ). Cuối
cùng kết luận là: bất khả tương vu. Cũng tức là không thể cố tình hiểu sai ý ấy đi
được.
Tào Tháo cũng là nhà quân sự duy nhất dùng “Binh pháp Tôn Tử” để thống
nhất thiên hạ.
Tuy lấy ít địch nhiều nhưng cuối cùng Tháo đã phá tan được đại quân của Viên
Thiệu. Trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật ngược
tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất nhiều,
xoay chuyển cục diện, Tào Tháo chẳng những thừa hưởng được một số binh lực hùng
hậu của Viên Thiệu mà còn tạo thế lực thống nhất Hà Bắc.
Cũng trong chiến dịch này, khi Tào Tháo đem một đội quân ít ỏi ra Diên Tân
thì gặp đội quân lớn của Viên Thiệu kéo tới cùng lúc. Tào Tháo bèn sai quân lính tháo
hết quân trang, quân dụng đem để không ở trước trận. Quân Viên Thiệu nhìn thấy bỏ
cả hang ngũ tranh nhau chạy ra cướp, thế quân bị rối loạn. lúc này Tòa Tháo mới xua
quân ra đánh một trận. Quân Viên Thiệu chết vô số phải rút lui.
Quyết đoán, biết chớp thời cơ.
Theo nhận xét từ Tuân Úc, một mưu sĩ của Tào Tháo: “ chủ công có tính quyết
đoán, có kế hay là dùng ngay, Viên Thiệu thích mưu kế nhưng lại hay do dự.”
Vì vậy, Tháo lợi dụng tối đa những lợi thế và những tài mà mình sẵn có, cộng thêm
thời cơ bởi sự lưỡng lự của Viên Thiệu rtồi lần lượt đánh chiếm các thành trì quan
trọng. Do đó, con số 83 vạn quân Tào hùng hậu ở trận Xích Bích hầu hết do Tào Tháo
thừa hưởng từ quân Viên Thiệu mà ra.
Biết nhìn xa trông rộng, biết dự báo trước tình hình quân sự.
Lữ Bố thua Tào Tháo ở Bộc Dương, rút chạy qua Định Đào. Tào kéo quân đuổi
theo đến gần Định Đào cho hạ trại. Lữ Bố nhân lúc quân Tào còn mệt kéo quân ra
đánh. Khi đi ngang qua khu rừng ở gần trại quân Tào thì dừng lại một lúc rồi kéo quân
đi về. Tào Tháo cho rằng Lữ Bố nghi ngờ có quân mai phục ở trong rừng, ra lệnh cho
quân sĩ vào rừng cắm thật nhiều cờ, còn bao nhiêu thì kéo ra phía bờ đê gần đó mai
26
phục. Quả nhiên hôm sau, Lữ Bố kéo quân ra phóng hỏa khu rừng, Tào Tháo liền cho
quân mai phục ra đánh. Quân Lữ Bố tan vỡ cả, Lữ Bố phải mở đường máu chạy thoát.
Cũng bởi lẽ đó, ông được đánh giá là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất.
Mặc dù tính cách của ông khá tàn ác tuy nhiên Tào Tháo cũng có những phẩm chất
của 1 bậc Đế Vương thiên hạ. Những nhà nghiên cứu lịch sử từ xưa đến nay đều nhận
xét Tào Tháo là 1 trong những thiên tài quân sự của nhân loại và có khí chất oai hùng.
Trong thời Tam Quốc Chí, Tào Tháo - Lưu Bị - Tôn Quyền là 3 vị quân vương được
ca ngợi nhiều nhất. Tào Tháo được xem là “gian hùng”, Lưu Bị là “kiêu hùng”, Tôn
Quyền là “anh hùng” nhưng trong đó nổi bật nhất là Tào Tháo. Lưu Bị tuy được xem
là 1 quân vương hiền đức nhưng Lưu Bị không có được nhiều phẩm chất Đế Vương
và trí tuệ như Tào Tháo, chỉ khi Lưu Bị được sự giúp đỡ của Khổng Minh thì nhà
Thục mới trở thành 1 thế lực mạnh còn Tào Tháo tự mình gầy dựng nên cơ nghiệp của
ông. Từ 1 viên quan thái thú ông đã xây dựng nên đế chế cho riêng mình. Khi Tào
Tháo còn sống, cả Lưu Bị và Tôn Quyền đều phải kiêng dè sức mạnh của Tào Tháo và
cả 2 đã phải buộc liên minh với nhau để chống Tào Tháo, điều đó đủ nói lên tài năng
của Tào Tháo. Tuy nhiên cũng như Hạng Vũ, Tào Tháo lại không gặp thời và phải
chết ngay sau khi lật đổ Hán Hiến Đế tự xưng Vua và Trung Hoa đã phải trải qua gần
500 năm bất ổn cho đến khi Lý Uyên (nhà Đường) thống nhất lại Trung Hoa.
Biết nhìn người và dùng người chính là ưu điểm nổi bật trong năng lực
quân sự của ông.
Có thể nói, tài trí của Tào Tháo vượt xa Tôn Quyền, Lưu Bị và Gia Cát Lượng,
không hổ danh là nhất đại anh hùng giữa thời loạn thế. Những thành tựu trác việt của
ông trong tất cả các mặt chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn học…không thể
phủ nhận. Đặc biệt trong chính sách tôn trọng trí thức và trọng dụng nhân tài, những
cống hiến của ông xứng đáng được học hỏi, mang ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa hiện thực
sâu sắc. Lại nhờ sức hút tỏa ra từ nhân vật này mới có thể khiến hàng trăm văn nhân
võ tướng biết tên biết mặt của thời bấy giờ đều tới quy tụ dưới trướng ông.
Để có được như vậy, ông đã sáng suốt chọn người tài, rộng lượng không tính
đến thù riêng. Biết Quan Công là danh tướng, Tào Tháo đãi cực hậu: Thượng mã đề
kim, hạ mã đề ngân (lên ngựa tặng vàng, xuống ngựa tặng bạc); năm ngày một tiệc
lớn, ba ngày một tiệc nhỏ, đưa mười người thiếp để hầu hạ.
Biết Trương Phi tài giỏi, Tào Tháo bảo các tướng ghi tên Dực Đức vào vạt áo, sau gặp
27
không được khinh địch...
Màn ảnh nhỏ mới đây đã cho người xem thấy rõ hơn về Tào Tháo. Ông ra đón
Quan Công với con mắt thán phục sâu sắc, quỳ xuống đất vái kẻ hàng tướng. Trận
Quan Độ, khi hai tướng của Viên Thiệu là Trương Cáp, Cao Lãm tới doanh trại, dù tả
hữu khuyên nên đề phòng, Tào Tháo vẫn tự mình bước ra tận nơi vái chào. Có lẽ vì
thế các tướng giỏi như Từ Hoảng, Trương Liêu, Hứa Chử, Trương Cáp... lần lượt về
với Tào Tháo.
Một điểm đáng quý nữa trong cách đối nhân của Tào Tháo là ở chỗ, ông luôn
quy chiến tích, công lao cho hạ cấp, trong khi lại nhận trách nhiệm về mình. Một lần,
Tào Tháo theo lời bàn của Tảo Chi, thực hiện chế độ tuân điền, nhờ thế quân dân đều
có lương ăn, công tích to lớn vô cùng. Nhưng lúc bấy giờ Tảo Chi giữ chức Đô uý
tuân điền chẳng may chết sớm, Tào Tháo đã viết một thiên lệnh văn rất dài để kể công
lao của ông ta, trong đó có viết rằng nhờ thực hiện chế độ tuân điền, nâng cao uy vọng
của triều đình, “Tảo Chi đáng ra phải được phong tước. Kéo dài mãi tới nay thì đã
muộn, ấy là lỗi lầm của ta”.
Tất nhiên, Tào Tháo hậu đãi bộ hạ nhưng không hề bao biện cho bọn họ. Trong
trận đánh Trương Tú, Tào Hồng đã nhường ngựa cho Tháo. Tháo khuyên Hồng chạy
gấp nhưng Hồng thưa: “Thiên hạ có thể không có Tào Hồng nhưng không thể một
ngày không có chủ công”. Khi người nhà của Tào Hồng phạm pháp, bị Mãn Sủng bắt,
Tào Tháo quen biết với Mãn Sủng cũng không dùng mọi cách xin xỏ, ngược lại còn
khen ngợi Sủng đã chấp pháp nghiêm chỉnh và trọng dụng Sủng.
Tuy nhiên, nhược điểm của Tào Tháo trong cách dùng người chính là
chỉ trọng dụng người tài mà không quan tâm đến đạo đức.
Chính vì lẽ đó mà ít nhiều tướng tài đã bỏ Tháo.
Bên cạnh đó, việc thu nhận người có đạo đức không tốt để hỏi kế sách cũng đã
làm hình ảnh của Tháo ít nhiều bị ảnh hưởng. Điển hình là khi đang giằng co với Viên
Thiệu ở trận Quan Độ, mưu sĩ của Viên Thiệu là Hứa Dụ đã ra hàng Tháo. Mặc dù
Hứa Dụ là người cao ngạo, coi thường người khác, trong trường hợp này có thể được
đánh giá là phản chủ nhưng Tháo vẫn hạ mình xin kế. Kế đó đã góp phần giúp Tháo
thắng Thiệu.
Cũng bởi Tào Tháo đi theo con đường bá đạo, trọng lợi hơn trọng đức; dùng người cốt
28
hiệu quả không tính đến phẩm chất đã gây ra những "tác dụng phụ" có liên hệ mật
thiết đến sự suy vong nhanh chóng của triều đại Tào Ngụy sau này. Mầm quyền lực
của cha con họ Tư Mã nhen nhóm, không lâu sau đã lấy ngôi của con cháu Tào Tháo
như cách ông đã dần dần lấy ngôi của nhà Hán. Nhà Tần thống nhất được toàn thiên
hạ sau này, phần lớn là thụ hưởng cơ nghiệp mà Tào Tháo đã xây dựng.
Chủ quan, khinh địch cũng là một khuyết điểm đáng bàn của Tào Tháo.
Trong lần Tào Tháo kéo quân đến Uyển Thành, Trương Tú ra hang. Tháo đem
người thím trẻ của Trương Tú về trại ăn ngủ chung, không quan tâm đến việc quân
nữa. Trương Tú sắp xếp quân sĩ đột kích trong đêm. Tào Tháo nghe tiếng quân la ó ra
ngoài hỏi, quân sĩ trả lời Trương Tú đang đi tuần. Lát sau thì thấy lửa cháy, Tào Tháo
cho rằng quân sĩ lỡ đánh rơi lửa, không để ý nữa. Một lát sau, Trương Tú tự thân chỉ
huy quân lính ùa vào trại chém giết, Tào Tháo hoảng sợ, vội vàng chạy thoát thân.
Trong trận đó, Tào Tháo mất đi mãnh tướng Điển Vi, con trưởng Tào Ngang, người
cháu Tào An Dân và đội quân tinh nhuệ của mình.
2.3.3 Bên cạnh đó, ở Tháo còn hiện lên những năng lực nổi bật khác:
Ngoài đóng góp về chính trị và quân sự, phải kể tới đóng góp trong khôi
phục nông nghiệp thời loạn lạc của Tào Tháo.
Thời chiến loạn, nhiều chư hầu không nghĩ tới sự sống chết của nông dân: khi
cần lương thực thì lùng sục để giành lấy, nhưng sau khi có được lại phung phí, đến nỗi
khi không còn lương thực để cướp đoạt thì tự suy yếu tan rã - điển hình trong số đó là
Viên Thuật. Chiến tranh liên miên nhiều năm khiến nông nghiệp bị đình đốn, ảnh
hưởng rất lớn đến việc cung cấp lương thực cho quân đội trong các cuộc giao tranh
giữa các chư hầu. Trong khi nhiều quân phiệt chỉ dùng chính sách cướp đoạt của nông
dân, hoàn cảnh kinh tế bị tàn phá thì Tào Tháo đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc khôi phục nông nghiệp. Ngay từ khi làm chủ Duyện châu, Tào Tháo đã rất tán
thành ý kiến của Mao Giới và Hàn Hạo về vấn đề này, bắt đầu mang ra thảo luận
trong nội bộ.
Tư Mã Lãng đề nghị khôi phục chế độ "tỉnh điền" thời Tây Chu, Tào Tháo
không tán thành vì cho đó là phục cổ, thụt lùi. Cức Đê đề xuất với Tào Tháo nên tổ
chức đồn điền; sau khi thảo luận kỹ ông quyết định cho thi hành. Phương pháp của
Cức Đê là chiêu mộ những nhóm nông dân đang lang thang về tập trung lại, xây dựng
đồn điền. Họ sẽ được cấp nông cụ, trâu bò, hạt giống để tự canh tác rồi dựa vào số thu
29
hoạch để thu tô của họ. Nhờ áp dụng chính sách này, vùng Duyện châu mà ông cai
quản có lương thực đủ dùng. Năm 194, khi đại quân Tào Tháo từ Từ châu trở về đánh
Lã Bố, hoàn toàn nhờ vào thành Đông A do Cức Đê trấn thủ cấp quân lương.
Sau khi đưa Hán Hiến Đế về Hứa Đô, Tào Tháo tiếp tục thực hiện chính sách
này. Ông nhân danh Hiến Đế công bố "Lệnh đồn điền", trong đó nhấn mạnh:
Đối với thuật giữ vững quốc gia thì trước tiên phải làm cho quân đội mạnh lên
và lương thực đủ ăn. Xưa nước Tần nghiêm khắc thực hiện vừa canh tác vừa tác chiến
nên mới có thể thôn tính cả thiên hạ; sau Hán Vũ đế cũng dựa vào chính sách đồn điền
để bình định Tây Vực. Đó là biện pháp hay mà đời trước đã làm.
Ông áp dụng chính sách đồn điền trong toàn bộ vùng ông cai quản, cử Nhâm
Tuấn làm Điển Nông trung lang tướng chủ quản việc chấn hưng nông nghiệp, Cức Đê
làm Đồn điền đô uý, chủ quản việc xây dựng đồn điền ở Hứa Xương. Từ đó đồn điền
trở thành "quốc sách" với tập đoàn họ Tào.
Chế độ đồn điền mà ông áp dụng có 2 loại: đồn điền quân sự và đồn điền dân
sự. Thực thi chính sách đồn điền đã đạt được những thành quả quan trọng. Hàng năm,
khu vực Cức Đê quản lý cung cấp hàng triệu hộc quân lương. Đời sống của nông dân
được giải quyết, góp phần ổn định khu vực mà ông cai quản.
Chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp bị tàn
phá, vừa giải quyết đời sống nông dân, vừa đảm bảo lương thực cho quân đội của ông.
Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào
Tháo ở trung nguyên. Đông Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế
cân bằng với Tào Tháo và con cháu ông sau này nhờ sớm học tập chính sách phát
triển đồn điền với mô hình tương tự của Tào Tháo trong khu vực mà họ quản lý.
Mao Trạch Đông lúc phê vào cuốn “Tư trị thông giám” đã viết, “Tào Tháo
thống trị miền Bắc Trung Quốc, sáng lập nước Nguỵ, ông đã cải cách nhiều hủ hoá
trong triều Đông Hán, áp chế cường hào, phát triển sản xuất, thực hiện chế độ tuân
điền, còn đôn đốc khai hoang, cho thực thi pháp chế, đề xướng tằn tiện, biến một xã
hội đã bị phá vỡ nghiêm trọng bắt đầu đi vào ổn định, khôi phục, phát triển. Ngần ấy
chẳng lẽ không đủ để khẳng định, chẳng lẽ không phải là tài cán phi thường hay
sao?”
Tào Tháo cũng góp phần không nhỏ đến thi ca Trung Quốc.
Tào Tháo trên con đường chinh chiến, thực hiện hoài bão của mình, đi khắp đất
30
nước nên đã cảm thông được phần nào nỗi khổ của dân chúng và binh sĩ. Ông đã để
lại rất nhiều tác phẩm, đáng chú ý là quyền Tôn Tử Lược Giải, Binh Thư Tiếp Yếu,
Tào Tháo Tập, Tam Tào Thi Tập....Thơ Tào Tháo để lại hiện còn hơn 20 bài, dùng thể
thơ cổ nhạc phủ nhưng vẫn mang phong cách riêng độc đáo. Nội dung thơ chủ yếu thể
hiện lý tưởng, tinh thần sống hiên ngang, lạc quan; lòng yêu thiên nhiên, con người
của tác giả. Thơ văn Tào Tháo chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhạc phủ. Thơ ca Trung
Quốc ngày nay đều ảnh hưởng ca từ của nhạc phủ.
Với cách viết lúc hùng hồn, lúc trầm bổng..., với cách bộc lộ ý chí sắt đá không
do dự của mình, tinh thần thống nhất thiên hạ, tinh thần tiến thủ ngoan cường..., Tào
Tháo đã cho ta thấy được chân dung một nhà lãnh đạo tài ba, đa nhân cách và đa tài.
Có thể nói, Tào Tháo đã canh tân dân ca, tạo nên trào lưu tân phong của văn học thời
Hán Kiến An, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thơ văn Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư
Dị...đời Đường sau này.
Cũng chính Mao Trạch Đông đã ngợi khen khí khái hùng tráng của thơ văn
Tào Tháo, trong bài từ “Lương đào sa. Bắc Đới Hà” của mình ông đã viết “Nguỵ Vũ
quất roi, Đông lâm Kiệt thạch có áng văn lưu truyền muôn thuở”, vun đắp hình tượng
nhà chính trị vĩ đại Tào Tháo. Trong thư ông viết cho các con gái, ông cũng yêu cầu
họ phải học thơ văn Tào Tháo để nâng cao tu dưỡng văn học của mình.
Ở vào thời đại của mình, lịch sử đã ghi rằng ba cha con Tào Tháo, Tào Phi và
Tào Thực đều là những nhà thơ có tên tuổi. Tào Tháo tinh thông cầm-kỳ-thi-họa, thơ
phú ngay cả trong lúc gian nan, hài hước khi thua trận (đường Hoa Dung, Xích Bích),
giỏi đàn nơi doanh trại. Tào Tháo là người sành kiến trúc: từ việc lớn như "duyệt"
phương án xây đền Đồng Tước cho tới tiểu tiết về cái cổng của vườn hoa nơi chính
điện. Đi đánh Mặc Đặc xa xôi, trên đường vẫn ghé lại thăm nhà cố sử gia Sái Ung rồi
ra tận bia mộ đọc văn bia với một chi tiết cực kỳ sâu sắc của trí tuệ Tào Tháo.
3. Nhận định, đánh giá chung về tâm lý Tào Tháo:
Đứng ở góc độ một nhà lãnh đạo, có thể nói Tào Mạnh Đức đã làm hết
vai trò, trách nhiệm của mình. Những ưu điểm trong tính khí, tính cách cũng như năng
lực của ông rất đáng để ta học tập.
Đối với các nhà quản trị, tính linh hoạt là quan trọng nhất trong hoạch định.
Với tính khí linh hoạt, Tào Tháo cũng như những nhà lãnh đạo khác sẽ có được nhiều
mối quan hệ, linh động và có thể thích nghi với mọi môi trường sống. Điều đó đã giúp
31
Tháo xoay chuyển được thế trận.
Cũng chính tính khí này đã giúp Tháo hoạch định được những chiến lược quân
sự đúng đắn. Nếu việc hoạch định càng linh hoạt thì sự đe dọa thiệt hại do các sự kiện
bất thường, chưa lường trước sẽ càng ít. Những rủi ro bất thường đó buộc các nhà
quản trị phải linh hoạt để khắc phục khó khăn để đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng
như hoàn cảnh sống.
Tuy nhiên, với khuyết điểm là đôi lúc tính khí nóng, ông đã có những hành
động trái đạo lý, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chân dung một nhà lãnh đạo. Nóng
tính cũng sẽ dẫn đến việc ra quyết định sai, làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất,
kinh doanh.
Là một con người đa tính cách, bao gồm cả ưu và khuyết điểm, Tháo đã
đạt được nhiều thuận lợi cũng như khó khăn nhất định.
Các nhà lãnh đạo khi bước chân vào thương trường cũng như các nhà cầm quân
khi bước chân vào chiến trường phải đối mặt với nhiều phức tạp, cạnh tranh và thay
đổi hơn bất kỳ tổ chức nào. Để giải quyết chúng một cách hiệu quả, các nhà lãnh đạo
ngày nay phải tập trung vào đạo đức, trách nhiệm xã hội, sự hợp tác, các lộn xộn, đổi
mới, sáng tạo, thích nghi, sự linh hoạt, suy nghĩ hệ thống, các mối quan hệ, tinh thần,
và sự phức tạp. Điều này không chỉ ở đầu óc mà cả ở trái tim của các nhà lãnh đạo.
Nhiều ý kiến cho rằng Tháo mưu mô, gian dối nhưng với vai trò một nhà lãnh
đạo, Tháo đã có được những suy nghĩ, những quyết định hơn người. Trong kinh doanh
cũng vậy, ta hơn đối thủ cạnh tranh bởi bí mật kinh doanh, vậy hà cớ gì phải tiết lộ.
Ngạn ngữ có câu: “Thành thật không phải là ở chỗ nói tất cả những gì mình nghĩ mà
là nghĩ đến tất cả những gì mình nói”. (H.D.Livry)
Với Tháo, việc chịu trách nhiệm trước thuộc cấp và người dân hay yêu thương
cấp dưới, đối xử tốt với bạn bè đã giúp ông có được khối tình cảm và niềm tin của mọi
người. Ông thu được tướng tài về mình, giúp ông đánh thắng nhiều trận đánh, gây
nhiều tiếng vang…Phải nói Tháo là người biết nhìn xa trông rộng. Lòng tin của mọi
người và danh tiếng sẽ giúp ông dễ dàng thực hiện tham vọng thống nhất nước nhà
sau này.
Tuy nhiên cái dở lớn nhất của Tháo là đa nghi. Ông muốn tạo lòng tin ở thuộc
cấp nhưng đôi lúc ông lại nghi ngờ họ.
Lòng trung thành không thể có được bằng cách ra lệnh, nhưng nó sẽ xảy ra khi
32
nhân viên được thuyết phục và cảm hóa. Điều chắc chắn bạn nhận được khi tin tưởng
cấp dưới đó là sự trung thành. Một người nhân viên hay thuộc cấp nếu được lãnh đạo
tin tưởng sẽ trung thành, làm việc hết mình để không phụ lòng tin của lãnh đạo, từ đó
sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Thế nhưng, cách đãi ngộ nhân tài của Tháo cũng rất đáng để chúng ta học tập.
Ông trọng người tài, biết cách đối nhân xử thế với họ chính là cách để giữ chân họ. Có
người cho rằng Tháo đem vật chất ra mua chuộc, lợi dụng họ nhưng..không, theo
chúng tôi, Tào Mạnh Đức rất có đầu óc tổ chức. Nghệ thuật dùng người của ông đã
thể hiện một trí tuệ hơn người.
Chính năng lực quân sự, trí tuệ của Tào Tháo đã chứng tỏ ông là một nhà
quản trị tài ba. Ông luôn có những chiến thuật khiến đối phương phải mắc bẫy, giành
phần thắng về mình, cho dù là nhiều hay ít quân. Điển hình là trận Quan Độ. Tuy ít
quân nhưng Tào Mạnh Đức đã xoay chuyển được tình thế. Dùng câu nói của anh
hùng dân tộc Nguyễn Huệ để khen ngợi năng lực cá nhân của Tào Tháo trong trường
hợp này rất đúng: “Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không phải là
lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều đè ít”.
Trong kinh doanh, một chiến lược khả thi, một quyết định đúng lúc và kịp thời sẽ
tạo điều kiện khai thác hết năng lực sản xuất, giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Tài năng chính trị của Tháo khiến ta nhớ nhất là phò vua, đối xử tốt với
vua trong khi vua gặp khó khăn. Không phải ai cũng biết chớp lấy thời cơ và làm
được như Tháo. Việc làm này của Tháo đã chiếm được nhiều yếu tố có lợi
Một nhà lãnh đạo, nhà quản lý nếu biết tạo mối quan hệ tốt với cấp trên thì sẽ
có được những thuận lợi nhất định, tạo nhiều điều kiện để hoàn thành nhanh chóng
mục tiêu của mình.
• Lại bàn về năng lực cải phục kinh tế, đồn điền của Tháo, đứng ở môi
trường kinh tế, đặt Tháo với vai trò một nhà kinh doanh, có thể xem đây là một cuộc
kinh doanh kỳ thú.
Do chiến tranh, rất nhiều ruộng đất vô chủ. Tào Tháo sung công những ruộng vô
chủ đó, một phần giao cho quân sĩ và hàng binh Khăn vàng, gọi là quân đồn; một phần
giao cho những nông dân thiếu đất trồng trọt, gọi là dân đồn. Trâu bò và nông cụ do
33
Tháo cung cấp.
Một cuộc kinh doanh kỳ thú. Ruộng đất do chủ đất bỏ lại; trâu bò, nông cụ gom
lại từ quân Khăn vàng. Tào Tháo không bỏ vốn. Có thể gọi đó là một kiểu buôn không
cần vốn.
Địa tô thu 50 - 60%, cao gấp nhiều lần so với thời Hán sơ nhưng binh lính và
nông dân vẫn có cơm ăn, nên chấp thuận.
Quân sự hóa phương thức cư trú, tập thể hóa phương thức canh tác, coi như
xây dựng một xã hội với quân với dân là một, xây dựng “binh đoàn sản xuất xây
dựng”, vừa là kho lương thực, vừa là nguồn tuyển quân.
Chế độ đồn điền vừa cung cấp lương thảo vừa cung cấp binh lực, giải quyết
hữu hiệu tình hình trị an do dân li tán gây ra. Thật là một công ba việc.
Quách Mạt Nhược_Viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc đã so sánh Tào
Tháo với một số danh nhân trong thời phong kiến, sức hút của Tào Tháo là ở chỗ: văn
tài chí tình như Tần Hoàng Hán Vũ, như ngân hà rực rỡ; khí chất văn học hơn cả
Đường tông Tống tổ, như vút roi mà băng biển lớn; võ lược văn đạo vượt mọi nhân tài
đương thời, thực là người phi thường; chưa giành tột bực danh vọng lên làm bậc đế
vương một thời.
¾ Tóm lại, là một nhà lãnh đạo tương lai, chúng ta nên học tập những ưu điểm,
những cách tính toán, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo của Tào Tháo. Tuy vẫn có
những khuyết điểm nhưng thiết nghĩ, do hoàn cảnh chính trị đương thời khiến những
hành động như bức hiếp vua Hiến Đế, xử tử những người chống lại như Đổng Thừa,
Phục Hoàn, Đổng Quý phi, Phục hoàng hậu... là một lẽ tất nhiên, không tránh được.
Đây không phải là việc lạ trong thời phong kiến.
Và ngày nay, với những kiến thức được đào tạo, với những thực tiễn từ cuộc
sống, thiết nghĩ việc tìm giải pháp nhằm áp dụng những ưu điểm, khắc phục những
nhược điểm trong tâm lý của Tào Tháo là một điều không hề khó.
34
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP VÀ THỰC TIỄN
Những gì Tào Tháo đã làm thuộc về quá khứ nhưng bài học kinh nghiệm rút ra
từ ông vẫn giá trị cho mọi người trong mọi thời đại.
1. Mục tiêu:
Rút ra được những bài học từ những thực trạng về khí chất, tính cách và năng
lực của Tào Tháo như đã phân tích ở trên, từ đó phát huy ưu điểm cũng như
đưa ra giải pháp khắc phục nhược điểm.
Mở rộng giải pháp ấy đến những người có khí chất và tính cách tương tự.
Dựa vào giải pháp để đưa ra những ứng dụng trong các tình huống kinh doanh
nhất là các nhà lãnh đạo.
2. Bài học rút ra được từ ưu khuyết điểm của Tào Tháo và những giải
pháp cho cá nhân.
2.1 Bài học kinh nghiệm
Qua phần phân tích về thực trạng của Tào Tháo ta có thể rút ra được nhiểu bài
học kinh nghiệm như sau:
Tào Tháo là người có khí chất linh hoạt và pha lẫn nóng tính với nhiều tính
cách khác nhau.Có thể nói chính nhờ những ưu điểm từ nét tính khí và tính cách của
ông đã góp một phần lớn trong việc mở đường cho ông đến những vị trí cao trong xã
hội đương thời, nhưng cũng chính vì những khuyết điểm của mình mà ông đã có được
những kết quả không mong muốn mà điểm kết chính là sự kết thúc của sự sống.Ông
ra đi vì căn bệnh nhứt đầu mà đáng lẽ ra nếu ông không quá đa nghi thì cơ hội sống
của ông sẽ cao hơn khi cho Hoa Đà chữa bệnh, có thể là dài hơn 1 năm ( thời cơ hiếm
có để thống nhất tam quân).Trong cuộc sống sẽ có những lúc bạn phải chọn lựa. Tính
rủi ro của chọn lựa sẽ tồn tại nhưng bạn cũng phải biết cách đặt niềm tin vào người
khác, nghĩ đến trận Xích Bích_ một trận thua mà Tào Tháo chắc cả đời vẫn không
quên được chỉ vì đa nghi và khinh địch nên ông đã bại trận thảm hại, cũng chính vì sự
đa nghi của mình mà biết bao tướng tài theo ông đã hi sinh. Thiết nghĩ Tào Tháo tài
giỏi là thế, mưu lược là thế nhưng có thể ông lại chưa nhìn ra khuyết điểm của mình
35
hoặc chưa tìm ra cách để khắc phục nên mới mang cho mình danh là một người tàn
bạo và mưu mô.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại Tào Tháo mặc dù không phải là một con người có tính
cách và tính khí “tuyệt vời” nhưng về năng lực của ông thì ta không thể phủ nhận. Với
năng lực chính trị và năng lực quân sự tài ba ta phải công nhận ông là một người giỏi
và có tài, và chính lịch sử cũng đã công nhận điều đó.
2.2 Giải pháp.
Thời gian trôi qua, Tào Tháo là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung
Hoa, và những bài học từ ông là những bài học quý cho những người còn ở lại. Trong
phần này chúng tôi xin phép không đưa ra các giải pháp cho riêng ông mà xin đưa các
giải pháp để phát uy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm tồn tại ở Tào
Tháo.
2.2.1 Phát huy ưu điểm:
Thứ nhất, trọng dụng người tài: trong bản chất của con người thường hay tồn
tại tính ganh ghét và đố kỵ những người giỏi hơn mình,nhưng Tào Tháo lại rất trọng
dụng người tài, chon dù người đó có thù với ông.Từ điểu trên hẳn trong mỗi chúng ta
sẽ có suy nghĩ riêng.và việc dẹp bỏ đi long đố kỵ, ganh gét hay thù hận để biết tận
dụng những thứ bên cạnh mình là việc vô cùng khó.Cần phải được rèn từ những điều
tưởng chừng là nhỏ nhất.học cách tha thứ và học cách để không gét người khác là giải
pháp đầu tiên, sau đó học cách nhìn người và cách để người khác phục mình( đắc
nhân tâm) là bước tiếp theo.
Thứ hai, về phần năng lực: nhìn năng lực của ông về cả chính trị lẫn quân sự,
không ai có thể phủ nhận là ông không giỏi, và cái giỏi này được rèn giũa qua nhiều
giai đoạn, ông đã tích góp cho mình một vốn riêng mà nhiều người không có được.
Nhận ra điều đó, đối chiếu lại với thời hiện tại phải chăng năng lực về chính trị và
quân sự của Tào Tháo cũng chính là kiến thức chuyên môn và kĩ năng của con người
thời bấy giờ. Chẳng qua tùy vào giai đoạn lịch sử mà tên goi cũng như mục tiêu của
kiến thức và kĩ năng đó sẽ thay đổi, và chúng được hòa vào nhau tạo nên một thế
mạnh cho người sở hữu nó. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một môi trường mà
điều kiện phát triển ngày càng được nâng cao. Tận dụng được điều đó mỗi chúng ta
tùy vào những điều kiện của cá nhân cần phát huy hết mình để học hỏi không những
là về chuyên môn mà quan trọng chính là kỹ năng. Không những thế mà còn phải biết
36
cách đưa những gì đã biết, đã học trở thành một thế mạnh của bản thân.
Thứ ba, biết dừng đúng lúc và biết chớp thời cơ. Đây cũng là một trong những
cái hay của Tào Tháo.Giải pháp để học hỏi và phát huy ưu điểm này cách duy nhất
bạn hãy nắm bắt mọi thời cơ và thử làm hết mình những gì bạn muốn, rồi cuộc sống
sẽ dạy bạn cách để biết vừa và đủ. Nên nhớ cơ hội không đến với bạn hai lần và cũng
đừng quá tham lam.biết “ vừa” và “ đủ” là phương châm để học hỏi.
Thứ tư, một trong những bài học cần rút ra ở Tào Tháo là không nên quá chủ
quan trong mọi tình huống. Đồng thời, trong lãnh đạo, trọng tài nhưng cũng phải trọng
đức. Việc dùng người quan tâm đến đạo đức hay không, có hai mặt ưu và nhược của
nó. Mặt ưu: thu nhận được nhiều nhân tài, đóng góp nhiều kế sách.
Mặt nhược: Những hành động kế sách của người dưới quyền có thể làm mất uy
tín của nhà lãnh đạo, mà “một lần bất tín, vạn lần bất tin”, cha ông ta có câu vậy. Việc
này còn mang tính chất nghiêm trọng hơn khi mọi người đang sống trong xã hội có
Pháp Luật. Mặt khác, sự gia nhập của các nhân tài mà thiếu tâm đức trong công việc
cũng là nguyên nhân ra đi của những người có tâm. Thêm vào đó, những người có tài
mà thiếu đạo đức, không đáng tin cậy lâu dài.
2.2.2 Khắc phục khuyết điểm.
Dưới đây là hai đóng góp nhỏ của chúng tôi nhằm khắc phục khí chất nóng và
tính cách đa nghi:
• Đối với khí chất nóng:
Nóng giận là trạng thái tự nhiên của mỗi con người, về mặt sinh học sự tức
giận là một trạng thái bất thường của cơ thể do không được thỏa mãn, không được đáp
ứng những gì mình mong muốn.
Trong cuộc sống nhiều áp lực như hiện nay, người luôn giữ thái độ bình tĩnh
hay biết kiềm chế là rất hiếm. Tuy nhiên, đối với những người khí chất nóng, sự mất
cân bằng trong họ rất lớn, có thể thấy phần lớn họ là những người khá yếu đuối, nó là
biểu hiện của những người thiếu kiên nhẫn, dễ bất an và không ổn định.
Những người có khí chất này nếu không kiểm soát bản thân tốt sẽ đẩy mình
vào những tình huống bất lợi, làm xấu các mối quan hệ. Khi đủ bình tĩnh để xem xét
lại thì đã muộn.
Theo TS Trịnh Hoà Bình thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, nhiều công trình
nguyên cứu đã đi đến một nhận định: Những người có cái “tôi” quá mạnh hoặc có
37
nhiều uy quyền thường hay nóng giận. Ví dụ như người có thu nhập cao hơn, có vị thế
trong gia đình và xã hội thường là những người dễ nổi nóng.
Mà chủ thể chúng ta đang xét đến là nhà lãnh đạo, sự nóng giận xảy ra được
chấp nhận như một lẽ dĩ nhiên. Tuy nhiên, sự nóng giận thái quá nào cũng mang lại
hậu quả, riêng đối với nhà lãnh đạo:
9 Mất đi nhân viên giỏi, tạo hình ảnh xấu trong họ, tạo tâm lý không dám cởi mở
hay sợ sệt.
9 Mất đi khách hàng, các mối quan hệ. Đối tác sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng khi
hợp tác.
9 Đưa ra quyết đinh sai lầm, ảnh hưởng lợi ích công ty.
Ở đây, chúng tôi xin đưa ra một vài góp ý, khắc phục một phần tính nóng giận.
• Giải pháp tức thời:
Tránh những tác động, tác nhân gây nóng giận; tránh không tiếp xúc tạm thời
với đối tượng gây nóng giận... Khi đang tức giận mà nói chuyện thì sẽ chỉ dẫn đến sai
lầm khác mà thôi. Những cơn nóng giận không những có thể gây hại đến sức khỏe mà
còn phá vỡ các mối quan hệ, ảnh hưởng đến công việc.
• Học nổi giận: là phương pháp khi nóng giận chính đáng
Nổi giận cũng cần phải học. Nếu quá bức xúc, dồn nén, có thể thể hiện điều đó
qua lời nói nhưng không được chỉ trích và xúc phạm. Cũng như vậy, bạn cho người
dưới quyền được nói ra cảm giác thất vọng nhưng không được phép đe dọa người
khác.
Kiềm chế nóng giận là việc có thể rèn luyện được, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho hay:
Lúc nóng giận, hãy hít một hơi thở thật sâu, dồn hơi xuống bụng rồi thở ra thật chậm,
đếm từ 1 - 6, bạn làm một vài lần, cơn giận dữ sẽ giảm xuống.
• Khắc phục khí chất nóng: Tham gia các lớp học như Yoga, Chăm sóc cây
cảnh, một số người còn cho rằng ăn các thức ăn thanh mát và tập hòa nhập với
thiên nhiên là một giải pháp tốt bên cạnh đó câu cá cũng là một sự lựa chọn
hay.
Đối với tính đa nghi:
Khoảng 80% số lượng người khảo sát cho rằng tính đa nghi khó mà khắc phục
một cách triệt để, chỉ có thể làm giảm nó đi bằng cách tập tin tưởng.
Một lãnh đạo đa nghi sẽ không tin tưởng nhân viên, không dám giao quyền,
38
luôn có thái độ dò xét. Nhân viên dưới quyền những người có tính cách đa nghi sẽ
cảm thấy không được trọng dụng, không được tin cậy, và có thể cảm thấy bị xúc phạm
khi nổ lực bản thân, tâm huyết trong công việc bị nghi ngờ.
Hậu quả:
• Nhân viên rời bỏ công ty
• Khi có ý kiến đóng góp hay sáng kiến, góp ý, nhân viên không dám nêu lên vì
sợ cấp trên nghi ngờ.
• Tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh lôi kéo nhân viên giỏi ra khỏi công ty.
Tuy nhiên, thương trường cũng là chiến trường. Một người lãnh đạo giỏi cũng
không thể quá cả tin. Sự nghi ngờ là cần thiết nhưng không đến mức độ đa nghi. Lãnh
đạo nên thể hiện sự tin cậy đối với nhân viên của mình. Tin tưởng nhưng cũng dựa
trên nền tảng chứng cứ rõ ràng.
Giải pháp đề ra:"Dùng mà không nghi ngờ"
Dùng mà không nghi ngờ là một nguyên tắc dùng người quan trọng. Tất nhiên,
nguyên tắc này có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc "nghi ngờ thì không dùng". Về mặt
phẩm chất đạo đức về mặt tư tưởng thì người có chút nghi vấn, hoặc qua khảo sát,
nghiên cứu kỹ lưỡng mà cảm thấy không tín nhiệm, thì nhất định không dùng. Đối với
người có tài, hễ đã giao nhiệm vụ quan trọng thì phải thành thật, chân thành, đủ độ tin
cậy, mạnh dạn giao quyền, quyết không can dự. Chỉ có tín nhiệm mới được người có
tài trung thành, không ngại đem hết sức mình ra cho công việc.
Cổ nhân đã nói: Đã giao nhiệm vụ thì phải tin, đã tin thì phải tin đến cùng. Đối
với bất kỳ nhiệm vụ nào, khi lãnh đạo chọn người phải suy nghĩ thật kỹ trước khi làm.
Nhưng một khi đã chọn người thì không dễ thay đổi. Tuyệt đối không để một mặt để
cho họ đảm nhận một việc qua trọng nào đó, mặt khác lại nghi ngờ người ta không
hoàn thành được nhiệm vụ.
Người lãnh đạo sau khi giao nhiệm vụ cho một người nào đó nhất định phải tin
họ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Tất nhiên là phải đề ra mục tiêu, yêu cầu đối với họ,
và phải có sự theo dõi, giám sát nhất định, giúp đỡ chỉ dạo đúng mức. Tất cả những
cái đó là để giúp họ hoàn thành nhiệm vụ, tuyệt đối không gây cản trở đối với công
việc của họ, trói chân trói tay họ.
Dù cho người nhận nhiệm vụ năng lực có kém một chút cũng không nên nghi
ngờ. Đây cũng là một cách sử dụng người, khiến họ ở trong trạng thái quá tải, sinh
39
cảm giác bị thúc ép, phải cố vươn lên. Để hoàn thành nhiệm vụ mà lãnh đạo đã giao
cho phải phát huy hết mọi tài năng và tiềm lực của mình. Điều này rất có lợi đến việc
bồi dưỡng nhân tài và phát triển sự nghiệp. Để cho người có năng lực sớm gánh vác
nhiệm vụ quan trọng, thực tế là để rèn luyện, va đập để chóng trưởng thành, qua đó
không ngừng nâng cao lực trong thực tiễn.
3. Ứng dụng trong thực tế:
• Trọng dụng người tài.
Điển hình như sự việc sa thải Coma_ Tổng giám đốc điều hành của hãng xe
nổi tiếng Ford và hãng Ford đã phải trả một cái giá đắt là doanh thu giảm trầm trọng
trong vòng một tháng, tình hình kinh doanh của công ty rơi vào tình trạng khủng
hoảng. Nắm được cơ hội đó Ông Honda đã 4 lần qua Mỹ để mời bằng được Coma về
làm việc cho mình tại Nhật và tập đoàn Honda phát triển như vũ bão. Điều đó cho
thấy biết dung người tài là thành công. Nếu đặt câu hỏi rằng “ Nếu Tào Tháo kinh
doanh thì sẽ thành công như thế nào nhỉ”.
• MATSUSHITA: Biết dừng đúng lúc
Matsushita là một trong những công ty công nghệ thông tin nổi tiếng ở Nhật Bản với
những thành công chắc chắn và nhiều phát kiến. Vào những năm đầu thập kỷ 60 của
thế kỉ XX, cùng với một số công ty hàng đầu khác Matsushita đang dẫn đầu trong
cuộc nghiên cứu máy tính cỡ lớn. Năm 1964, công ty đột nhiên tuyên bố ngừng sản
xuất máy tính cỡ lớn. Tin tức này đã làm cho mọi người hết sức ngạc nhiên và khó
hiểu. Bởi vì Matsushita đã bỏ ra 5 năm để nghiên cứu và đây đã là giai đoạn cuối cùng
chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm, đã tiêu tốn khá nhiều tiền của và việc kinh doanh của
công ty vốn đang rất thuận lợi.
Đương nhiên, để đưa ra quyết định này, Matsushita đã dựa trên những nghiên
cứu, tính toán hết sức kỹ càng. Thị trường Nhật Bản không lớn nhưng có tới 7 công ty
trong nước như SANYO, HITACHI, SONY,...cùng cạnh tranh bán mặt hàng này. Thị
trường thế giới thì hiện đang bị hãng IBM độc chiếm, ngay cả các công ty nổi tiếng
như Siemens, RCA,...cũng phải rút khỏi lĩnh vực sản xuất máy tính cỡ lớn. Nếu quyết
định theo cuộc đua đến cùng thì công ty sẽ phải tiếp tục dốc vốn đầu tư vào đây mà
chưa biết sẽ chiếm được ngôi vị nào. Trong khi đó, còn rất nhiều phát minh khác
không nổi danh bằng máy tính, nhưng rất hữu dụng và không đòi hỏi quá nhiều chi
40
phí và công sức. Vì vậy, dù đã bỏ ra nhiều công sức và chi phí, MATSUSHITA đã
dũng cảm rời bỏ cuộc chơi này, nhanh chóng rút khỏi cuộc cạnh tranh và lập tức
chuyển hướng kinh doanh. Như vậy, trong tình huống này, sự quyết định rút lui của
MITSUSHITA không phải là hèn kém mà rất dũng cảm và đáng được khâm phục.
Ngày nay, trong nhiều lĩnh vực từ điện gia dụng đến điện công nghiệp,
MATSUSHITA vẫn là một trong những tên tuổi hàng đầu. Và cũng không mấy ai
quên bài được bài học từ cuộc rút lui đầy tính truyền kỳ của MATSUSHITA thuở
trước.
• DELL Corporation: Biết chớp thời cơ
Những năm đầu thập niên 80, Micheal Dell, chủ tịch Dell
Computer lúc đó còn là sinh viên đã phát minh ra mạch từ tính
của các máy điều khiển tự động. Sau đó, Dell đem bán phát minh
cho một công ty cơ khí của Mỹ. Dell nhận thấy rằng kỹ thuật máy
tính đang ngày một phát triển và sẽ rất hưng thịnh trong nay mai.
Dell không hề do dự sử dụng số tiền bán phát minh của mình để thành lập công ty
máy tính Dell Computer. Dưới sự trợ giúp của nhiều người cùng với sự phân tích đánh
giá đúng đắn về các nguồn thông tin, Dell nhận thấy thị trường tiêu thụ máy tính văn
phòng là rất có tiềm năng nên ngay lập tức chuyển sang kinh doanh các thiết bị máy
tính văn phòng. Chưa đầy 10 năm, Dell Computer đã có được những thành công vượt
bậc. Hàng năm mức doanh thu bình quân của Dell Computer tăng từ 40 đến 50%.
Đến những năm 90, Dell Computer một lần nữa phát hiện ra tiềm lực to lớn của thị
trường máy tính để bàn, hãng đã kiên quyết lao vào lĩnh vực mới, chấp nhận mạo
hiểm mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chỉ vài năm sau, máy
tính của Dell Computer đã có mặt hầu hết các nước trên thế giới với doanh thu hàng
năm hơn chục tỷ USD. Dell Computer trở thành một trong những hãng máy tính lớn
nhất thế giới và Micheal Dell cũng được xếp vào một trong những người giàu nhất thế
giới.
41
KẾT LUẬN
1. LỜI KẾT LUẬN
Ai cũng có những ưu và khuyết điểm riêng, Tào Tháo cũng vậy. Với những phân
tích ở trên, nhóm không phải đi đến mục đích bênh vực hay minh oan cho Tào Tháo
hay đi ngược lại lịch sử vì quá khứ đã là quá khứ, chúng ta sống cho hiện tại và tương
lai. Điều nhóm muốn gửi đến các bạn đó chính là những bài học từ ưu, nhược điểm
trong tâm lý của Tào Tháo mà nhóm đã rút ra được, nhằm học tập và đưa ra giải pháp
khắc phục cho cá nhân.
Từ quá trình nghiên cứu về tâm lý cá nhân của Táo Tháo, nhóm đã đưa ra những
biện pháp để khắc phục những nhược điểm của Tháo, đồng thời cũng mở ra những gợi
ý cho việc phát huy những ưu điểm của vị tướng này. Lịch sử là không thể thay đổi
nhưng nhóm tin rằng với những giải pháp có thể chưa là tối ưu này cũng sẽ tác động
rất lớn đến tâm lý của những người đã và đang muốn trở thành những nhà lãnh đạo.
Henry Ford – người sáng lập tập đoàn Ford từng nói: “Bí quyết của sự thành
công – nếu có – đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật
vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình”, do đó, để trở thành một
nhà lãnh đạo bản lĩnh và có thể đứng vững trên nền kinh tế thị trường cũng như thời
đại cạnh tranh ngày nay, bạn cần biết phát huy những ưu điểm cá nhân, học hỏi những
cái hay từ các nhà lãnh đạo khác mà ở đây, một trong những nhân vật nhóm muốn đề
cập là Tào Tháo và hơn thế nữa là sự nhìn ra khuyết điểm, tìm giải pháp và cách khắc
phục từ bạn.
Với đề tài này, ngoài việc muốn giới thiệu đến thầy và các bạn hình ảnh một nhà
cầm quân đa tài, một nhân vật đa tính cách trong lịch sử, nhóm đã khái quát lại những
những kiến thức tâm lý cá nhân và mở rộng dựa trên những cơ sở lý luận đã học.
Mong rằng qua đề tài của nhóm, chúng ta sẽ có cách nhìn sâu sắc hơn về môn học
Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo và có những hướng đi đúng đắn để trở thành một nhà
lãnh đạo thành công trong tương lai.
42
2. ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI:
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ đối
với các bạn trong lớp nhằm để các bạn nhận ra mình thuộc loại người nào, có các
thuộc tính tâm lý cá nhân như thế nào để phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược
điểm bản thân, đồng thời học hỏi những bài học từ những ưu, nhược điểm của nhóm
người có tính khí linh hoạt, có phần tính khí nóng nảy trong hành động, hay là chân
dung một con người đa tính cách như Tào Tháo.
Trên cơ sở thực hiện đề tài này, nhóm mong muốn đưa nó vào ứng dụng thực tế
hơn nữa cho những ai yêu thích bộ môn “ Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo”, đặc biệt là
các bạn sinh viên nói chung và sinh viên ngành quản trị kinh doanh nói riêng. Và hi
vọng, với việc ứng dụng đề tài này, bạn sẽ là những nhà lãnh đạo thành công.
43
A/.MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÀO THÁO
• Người đời Tấn là Lục Cơ có nói: "Tuy công lao của Tào Tháo đầy khắp cả cõi Trung
Hoa, nhưng ông ta lại tàn ác vô cùng, dân chúng ai ai cũng oán ghét".
• Đánh giá về tài năng chính trị của Tào Tháo, nhà nghiên cứu Tào Hồng Toại viết:
"Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng hai chữ
"anh hùng", mà tính cách nhiều mặt thể hiện ra bằng sự tàn nhẫn thiếu tính nhân ái, đó
chính là sự bổ sung hiệu quả cho thuộc tính gian hùng của ông."
"Trong hoạt động chính trị, Tào Tháo đã vận dụng khá nhiều tư tưởng Pháp gia, đề cao tài
trí, coi trọng năng lực mà không quá quan tâm đến đạo đức phẩm chất của người được sử
dụng. Đây là một liều thuốc rất công hiệu, có hiệu quả vô cùng lớn trong việc cai quản,
sửa đổi cục diện lỏng lẻo từ cuối thời Đông Hán trở lại".
"Tào Tháo hùng tài đại lược, dũng cảm mưu trí hơn người nhưng cũng là người đa nghi,
nham hiểm và tàn nhẫn... Ông đã dung hợp được 3 loại Pháp - Thuật - Thế trong tranh
giành quyền lực, đồng thời có thể vận dụng linh hoạt, hay thay đổi. Đây là một tính cách
đặc trưng... Chính vì tính cách con người Tào Tháo rất nhiều mặt nên đời sau cũng có
những đánh giá về ông rất khác nhau"..
• Đối với tài quân sự của ông, Mao Tôn Cương, nhà phê bình tác phẩm Tam Quốc Diễn
Nghĩa, dù có thành kiến không tốt với Tào Tháo cũng thừa nhận rằng:
"Việc binh của Tôn Quyền do Đại đô đốc quyết đoán. Việc quân của Lưu Huyền Đức do
quân sư quyết đoán. Chỉ có Tào Tháo là tự tay nắm quyền hành quân, một mình quyết
đoán. Tuy rằng có các mưu sĩ giúp mưu, nhưng phần quyết định cuối cùng bao giờ cũng
do Tháo. Tháo rỏ ra xuất sắc hơn hẳn bề tôi. Thế thì Lưu Bị, Tôn Quyền không thể ví
được với Tháo vậy. Cứ xem mỗi lần Tháo dự định mật kế, ban đầu các tướng đều không
hiểu, sau khi thành công, các tướng mới thán phục. Đường Thái Tông có đề trên mộ Tháo
rằng: "Nhất tướng chi trí hữu dư. Lương nhiên! Lương nhiên" Khen như thế thật đúng".
• Ngày 23 tháng 3 năm 1959, tờ “Nhân dân nhật báo” đã đăng tải bài viết của Quách
Mạt Nhược, viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc với đầu đề “thay Tào Tháo lật lại hồ
sơ”, trong đó có một tiêu đề nhỏ viết rằng: Tào Tháo đã phải làm tấm gương của kẻ phản
diện hơn một ngàn năm đầy oan uổng, ngày hôm nay, phải thay ông khôi phục danh dự.
Nhà lịch sử nổi tiếng Tiễn Bách Tán cũng đã viết một bài trên tạp chí “Sử học” lúc bấy
giờ với tiêu đề “Phải khôi phục danh dự cho Tào Tháo”.
• Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông khâm phục Tào Tháo
nhất trong các đế vương Trung Quốc và gọi ông là "vua của các vua".
44
• Ngày 21 tháng 2 năm 2007, tại Nhà sách Tân Hoa – khu Vương Phủ Tỉnh - Bắc Kinh,
thành viên của hội thuyết giảng phổ biến khoa học Viện khoa học Trung Quốc ông Thẩm
Nãi Trừng đã diễn giảng với chủ đề: Trả lại diện mạo thực trong lịch sử của Tào Tháo.
• Tào Tháo được rất nhiều người tôn sùng, xem như thần tượng, nhiều doanh nhân trên
thế giới vận dụng tư tưởng của ông trong kinh doanh, chẳng hạn như hiện tượng "Tam
Quốc trong ngành công nghệ thông tin", sự cạnh tranh của ba hãng vi xử lý dành cho
máy tính là Intel, AMD và Cyryx (đánh giá của Bill Gates về công nghệ phần cứng những
năm cuối thập niên 1990).
B/ BÀI VIẾT:
NẾU TÀO THÁO LÀ DOANH NHÂN
Trong các anh hùng thời Tam Quốc, Tào Tháo là người thành công nhất. Từ một viên
tiểu tướng, Tào Tháo đã làm chủ chiến cuộc, đánh bại tất cả các đối thủ, trở thành
Thừa tướng nhà Hán.
Chức là Thừa tướng nhưng quyền to hơn vua, thế át cả vua. Người đời sau nói Tào
Tháo là người thủ đoạn. Thủ đoạn là cách thức để đạt được mục đích. Điều đó quả
đúng. Song, thủ đoạn đáng học hỏi nhất ở Tào Tháo là việc sử dụng người tài. Xem
việc Tào Tháo lên núi cầu Trình Dục, trọng đãi Quan Công trong trướng đủ biết Tào
Tháo trọng dụng người tài như thế nào.
Cứ tài là được trọng dụng
Với Tào Tháo, ai tài đều được trọng dụng, bất chấp đẳng cấp, chính kiến. Tào Công
từng tuyển Vu Cấm, Nhạc Tiến trong hàng binh sỹ, lấy Trương Liêu, Từ Hoảng trong
đám tù binh phong làm tướng lĩnh. Hơn thế nữa, kể cả những người có tư thù, Tào
cũng bỏ qua mà trọng dụng tài năng của họ.
Năm Kiến An thứ 4, Viên Thiệu cho người đến liên kết với Trương Tú. Tú thấy anh
em Viên Thiệu, Viên Thuật không dung thứ nổi nhau huống chi kẻ khác nên xé thư
đuổi sứ giả về, song lại sợ Viên Thiệu tấn công, bèn hỏi Giả Hủ kế đối phó. Hủ nói:
“Chi bằng quy hàng Tào Tháo”. Tú nói: “Ta với Tào Tháo có hằn thù với nhau, ông ta
làm sao tha thứ cho ta được”. Vậy mà, khi thấy Tú quỳ dưới trướng mình, Tào Tháo
vội vàng kéo Tú dậy, nói: “Những sai lầm nhỏ, đừng canh cánh bên lòng” rồi phong
Trương Tú là Dương Võ tướng quân.
Trương Liêu hầu Lã Bố, có trận suýt giết Tào Tháo. Sau Lã Bố bại trận, Trương Liêu
bị bắt, Liêu chửi Tháo thậm tệ trước ba quân. Biết Liêu là bậc trung thần, Tháo tự cởi
trói cho Trương Liêu, phong làm Trung Lang tướng quân. Với Tào Tháo, không ai
quên được những chuyện như thế.
Phải tìm được người biết chê mình
Chỉ riêng việc biết trọng dụng người tài đã là người tài lắm rồi. Chỉ những thủ trưởng
tài ba mới nhìn ra người hiền tài và dùng được họ. Còn những hạng sếp ngu dốt thì chỉ
nhặt được một lũ giỏi vâng dạ, tài nịnh bợ mà thôi.
45
Nếu không có những người hiền tài thì tiền vốn đầy két, vật tư đầy kho thì cũng chẳng
làm nên cơm cháo gì. Năm 1995, ông Trương, một Tổng giám đốc ở Bắc Kinh từng bị
mất bay 2,1 triệu USD bởi một gã trưởng phòng xuất nhập khẩu bất tài và hám gái.
Một người khác mà tôi biết là Tuệ Mẫn trong mười năm đã phá tán hết sạch hàng chục
tỷ đồng vì dung nạp quanh mình một lũ mưu sỹ tham lam và nịnh bợ.
Nhà DN dù tài giỏi đến mấy cũng không thể việc gì cũng mó tay vào. Họ như vị
nguyên soái trong chiến tranh, cần rất nhiều ăn thần võ tướng để bày mưu tính kế và
thực thi thắng lợi mọi kế hoạch. Một ê kíp lý tưởng bao gồm nhiều tài năng, người
giỏi chuyên môn, thông minh, nhạy bén, người thì thẳng thắn trung thực, dám nói thật
ý nghĩ của mình, dám can ngăn cả sếp. Các sếp thích người khen mình ư? Quá dễ, xã
hội này đầy rẫy, chỉ vẫy tay là rồng rắn xếp hàng, đuổi đi không hết. Còn sếp muốn
tìm người dám can ngăn, dám chê mình ư? Hơi khó đấy, vì những người này hiếm
như vì sao trong giông bão. Nhưng vẫn phải tìm cho ra, nếu sếp muốn thành công.
Khát người nói thật như khát nước
Tào Tháo từng khát lời nói thật như khát nước. Xin hãy đọc lại chiếu cầu ngôn của
ông: “ Trị vì nhà nước, thiết lập trăm quan, phải thực sự phòng người xu nịnh. Kinh
Thi nói: “Người biết dùng người và biết nghe ý kiến của người khác thì không bao giờ
phải ân hận”. Đó chính là điều mà Trẫm cùng các quần thần phải đạt được. Trẫm gánh
vác xã tắc trên vai, chỉ lo mình mắc sai lầm. Mấy năm gần đây, ít được nghe những ý
kiến hay, chả nhẽ Trẫm lười nghe quá chăng?Từ nay trở đi, các quan như Thị trung,
Biệt giá đầu tháng phải đến trình bày với Trẫm chỗ được, chỗ mất trong việc trị vì nhà
nước. Trãm sẽ chú ý lắng nghe”.
Tào Tháo thành công trước hết nhờ biết dùng người, nghe người. Dưới trướng của
Tháo, mưu sỹ như mây, võ tướng như hổ, oai phong lẫm liệt, khét tiếng một thời.
Kinh doanh là việc của con người, bắt đầu từ con người và kết thúc cũng bằng con
người. Vậy nếu không có người hiền tài hỏi phỏng làm được cái gì? Sau khi sa thải
Coma – Tổng Giám đốc điều hành, hãng Ford rơi ngay vào khủng hoảng. Ông Honda
4 lần sang Mỹ, mời bằng được Coma sang Nhật và tập đoàn Honda phát triển như vũ
bão. Biết dùng người tài là thành công. Nếu Tào Tháo làm doanh nhân, chắc chắn ông
sẽ là người thành đạt.
Theo TẠP CHÍ DOANH NHÂN
C/.CÁCH HÒA HỢP VỚI NHỮNG NGƯỜI NÓNG TÍNH.
Hòa hợp với những người nóng tính: cực dễ!
Những đồng nghiệp nóng tính là những người dễ cáu giận, hay quát nạt và mặt lúc nào
cũng cau có. Làm việc với những người này rất dễ xảy ra xích mích vì tính cách của
họ. Vậy bí quyết nào có thể “làm mát” những cái đầu dễ nổi nóng này?
1. Đối xử với các đồng nghiệp như nhau: Xem lại cách xử sự của bạn với các đồng
nghiệp. Thiết lập quy tắc riêng cho bản thân về cách cư xử với mọi người nơi công sở
và xem lại thường xuyên xem liệu bạn có đối xử với tất cả các đồng nghiệp giống
nhau không. Dù trong tình huống, hoành cảnh mối quan hệ nào bạn không nên để tình
46
cảm xen vào sẽ khiến những người đồng nghiệp nóng tính này có cơ hội nói ra nói vào
về cách xử sự không công bằng của bạn.
2. Nói chuyện để “làm mát” cái đầu nóng của họ: Lúc này thì vấn đề công việc nên
được tạm gác qua một bên. Bạn đợi cho người đồng nghiệp này giãi bày hết những
bực tức, khó chịu của họ. Sau đó bạn sẽ nói chuyện với họ về sự tức giận này: “Tại
sao bạn lại cảm thấy khó chịu? Bạn muốn một cách làm việc như thế nào?...” Cho đến
khi người đồng nghiệp nóng tính trở nên ôn hòa hơn, thì là lúc hai người đã sẵn sàng
để quay trở lại công việc một cách vui vẻ.
3. Kiên nhẫn và lắng nghe: Với đồng nghiệp này thì kiên nhẫn, bình tĩnh và chăm chú
lắng nghe là giải pháp tối ưu dù trong hoàn cảnh nào. Bạn càng gay gắt lại bao nhiêu
thì không khí làm việc sẽ càng căng thẳng bấy nhiêu. Hãy kiên nhẫn lắng nghe mà
không ngắt lời họ. Gật gù đồng ý bất cứ khi nào bạn có thể một cách thành thật nhất.
Khi bạn cảm thấy bất đồng ý kiến thay vì cắt lời họ và phản đối ngay lúc đó. Bạn nên
đợi đến khi họ nói xong và sau đó đặt thêm các câu hỏi cho những phần thắc mắc của
mình.
D/BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Bạn hãy đánh dấu X vào những ô mà bạn nghĩ là thích hợp với mình nhất, bạn
nghĩ gì về những quan điểm sau đây
( Hãy chọn câu trả lời theo đúng những điều bạn nghĩ vì chúng tôi sẽ giữ kín bảng
khảo sát này và câu trả lời thật lòng của bạn vô cùng quan trọng với chúng tôi)
(theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5, với 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý).
Nhận định. 1 2 3 4 5
Sống vì mọi người nhưng mọi người chưa chắc họ
sống vì mình, hôm nay bạn không sống trên lưng
của đồng loại thì ngày mai bạn sẽ là người bị họ
đạp đổ, chi bằng hãy thực hiện điều đó trước họ.
Khi làm gì thì hãy nghĩ đến mình trước vì chỉ khi
bản thân đã đầy đủ thì mới nghĩ đến người khác
được.
Để không tiết lộ bí mật kinh doanh bạn có thể sẽ
nói dối.
Sống là cố gắng thực hiện những gì bạn muốn
bằng mọi cách có thể mới không phí phạm cuộc
đời
Bạn không bao giờ bỏ qua bất kì một cơ hội nào
đến với mình cho dù có phải đánh đổi nhiều thứ.
Cảm ơn bạn đã cho chúng tôi câu trả lời chân thành sau đây là phần tình huống ^^:
47
Tình huống 1:
Bạn tình cờ thấy một nhân viên trong phòng kế hoạch của mình đang trong quán caffe
với nhân viên của công ty cạnh tranh hai người còn bắt tay nhau cười nói rất vui
vẻ,hôm sau bạn được tin công ty cạnh tranh tung ra đợt hàng mới tương tự với đợt
hàng mới tung ra của công ty bạn cách đây vài ngày bạn sẽ:
Đúng là sai lầm khi để những người như vậy trong công ty, bạn mời anh ta nghỉ
việc.
Sẽ để ý anh ta hơn từ bây giờ.
Gặp nhân viên đó và hỏi rõ đầu đuôi, từ từ rồi tính sau.
Tình huống 2: trong tủ quần áo của bạn có một chiếc áo trắng đã lâu bạn không thèm
nhìn tới vì kể từ lúc mua nó đến giờ lần nào mặc nó bạn cũng gặp toàn chuyện xui
xẻo,2 ngày nữa bạn thi cuối kì mà theo quy định của trường phải mặc áo trắng vào
ngày này bạn sẽ:
Mua cái áo khác là ok nhất
Mượn cái áo khác của một người bạn khác.
Vẫn mặc nó.
BẠN MUỐN BIẾT ĐÁP ÁN CỦA NHỮNG CÂU TRẢ LỜI CỦA MÌNH CÓ NGHĨA GÌ
HÃY CÓ MẶT TRONG MÔN TL&NTLĐ, THỨ 3 TUẦN SAU!! Thân ái..
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đề cương bài giảng: “Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo”. TS. Huỳnh Thanh Tú
(2008).
2. “ Quản trị học”. TS. Phạm Thế Tri ( 2008) _ NXB ĐH Quốc gia TP. HCM.
3. “Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo” – Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn
Thông Tp. HCM
4. “ Tam Quốc Diễn Nghĩa ” – Tác giả La Quán Trung.
5. “Trí tuệ Mạnh Đức Tào Tháo” – Tác giả Đỗ Anh Thơ, NXB Lao động Xã hội.
6. Bộ phim “Đại chiến Xích Bích” – Đạo diễn Ngô Vũ Sâm.
7. Ngoài ra nhóm còn sử dụng nguồn thông tin trên một số trang web sau:
www.tamly.com.vn
www.thanhnien.com
www.caohockinhte.com
www.ebook.vn
www.saga.vn
Một số trang web khác và một vài nhận định của các nhà chính trị, các
nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc về Tào Tháo.
Y The end Z
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Tài- Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tào Tháo.pdf