Tài liệu Đề tài Phối hợp laser tác động hiệu ứng nhiệt và quang phá hủy cắt mống mắt chu biên: Nhận xét bước đầu các thông số laser – Trần Nguyệt Thanh: 3
PHỐI HỢP LASER TÁC ĐỘNG HIỆU ỨNG NHIỆT VÀ QUANG
PHÁ HỦY CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN: NHẬN XÉT BƯỚC
ĐẦU CÁC THÔNG SỐ LASER
TRẦN NGUYỆT THANH
Bệnh viện Mắt Trung ương
PHẠM TÂN TIẾN, NGUYỄN HỒNG GIANG
Bệnh viện TWQĐ 108
TÓM TẮT
Nghiên cứu bước đầu đánh giá các thông số kĩ thuật trong qui trình phối hợp hai
loại laser: laser hiệu ứng nhiệt (Nd:YAG 532nm) và hiệu ứng quang phá hủy (Q-
switched Nd:YAG)- trong cắt mống mắt mầu nâu sẫm, dầy để điều trị glôcôm góc đóng.
Số mắt được điều trị là 56 mắt của 42 bệnh nhân, tuổi từ 38-84, trung bình là 60,09 ±
10,84. Tỉ lệ cắt mống mắt thành công đạt 100% với một lần điều trị.
Thông số laser Nd:YAG 532nm: công suất được đặt từ 200- 800mW, thời gian
0,3-0,5 giây, kích thước vết đốt 200- 500 micromet. Tổng năng lượng trung bình điều trị
cho một mắt là 0,97 ± 0,33J. Với laser Q-Switched Nd:YAG mức năng lượng được đặt
từ 1,5-7mj/xung, trung bình 5,35 ± 1,39 mj, tổng năng lượng trung bình cho 1 mắt điều
trị 42 ± 20,08mj. Số p...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phối hợp laser tác động hiệu ứng nhiệt và quang phá hủy cắt mống mắt chu biên: Nhận xét bước đầu các thông số laser – Trần Nguyệt Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
PHỐI HỢP LASER TÁC ĐỘNG HIỆU ỨNG NHIỆT VÀ QUANG
PHÁ HỦY CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN: NHẬN XÉT BƯỚC
ĐẦU CÁC THÔNG SỐ LASER
TRẦN NGUYỆT THANH
Bệnh viện Mắt Trung ương
PHẠM TÂN TIẾN, NGUYỄN HỒNG GIANG
Bệnh viện TWQĐ 108
TÓM TẮT
Nghiên cứu bước đầu đánh giá các thông số kĩ thuật trong qui trình phối hợp hai
loại laser: laser hiệu ứng nhiệt (Nd:YAG 532nm) và hiệu ứng quang phá hủy (Q-
switched Nd:YAG)- trong cắt mống mắt mầu nâu sẫm, dầy để điều trị glôcôm góc đóng.
Số mắt được điều trị là 56 mắt của 42 bệnh nhân, tuổi từ 38-84, trung bình là 60,09 ±
10,84. Tỉ lệ cắt mống mắt thành công đạt 100% với một lần điều trị.
Thông số laser Nd:YAG 532nm: công suất được đặt từ 200- 800mW, thời gian
0,3-0,5 giây, kích thước vết đốt 200- 500 micromet. Tổng năng lượng trung bình điều trị
cho một mắt là 0,97 ± 0,33J. Với laser Q-Switched Nd:YAG mức năng lượng được đặt
từ 1,5-7mj/xung, trung bình 5,35 ± 1,39 mj, tổng năng lượng trung bình cho 1 mắt điều
trị 42 ± 20,08mj. Số phát bắn cho một lần điều trị từ 2-15.
Biến chứng: bỏng giác mạc 3,57%, chảy máu 3,57%, tăng nhãn áp 5,36%, viêm
màng bồ đào 1,78%.
Cắt mống mắt chu biên bằng laser
trong điều trị glôcôm góc đóng đã được
ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển.
Hai loại laser phổ biến nhất trong cắt
mống mắt là loại hiệu ứng nhiệt (thermal
effect) có tác dụng quang đông như laser
Argon, diod và gần đây là Nd:YAG
532nm, loại thứ hai tác dụng theo cơ chế
quang phá hủy (photodisruption) tiêu
biểu là laser Nd:YAG Q Switched. Loại
tác dụng theo cơ chế hiệu ứng nhiệt
thường khó khăn trong cắt một số loại
4
mống mắt màu xanh nhạt hoặc nâu sẫm
và dễ gây bịt lại lỗ cắt sau điều trị. Loại
tác động theo cơ chế quang phá hủy có
nhiều ưu điểm trong cắt mống mắt,
không phụ thuộc vào màu sắc mống mắt,
nhưng dễ gây chảy máu và cũng gặp khó
khăn ở mống mắt dày. Phối hợp hai loại
laser này giúp hạn chế nhược điểm và
tăng ưu điểm của mỗi loại laser, kĩ thuật
này đã được các tác giả trên thế giới tiến
hành. Ở Việt Nam do điều kiện trang
thiết bị còn hạn chế nên kĩ thuật này
chưa được sử dụng nhiều. Chúng tôi tiến
hành phối hợp hai loại laser điều trị cắt
mống mắt loai nâu sẫm, dầy ở bệnh nhân
glôcôm góc đóng nhằm bước đầu đánh
giá thông số kỹ thuật của từng loại laser
trong cách thức điều trị phối hợp để đạt
hiệu quả cắt mống mắt ở loại mống mắt
nâu sẫm, dầy.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi cắt mống mắt cho 56 mắt
của 42 bệnh nhân tại Bệnh viện TƯQĐ
108 từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2006.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bệnh nhân có chỉ định cắt mống
mắt chu biên điều trị glôcôm góc đóng
(như trong chỉ định cắt mống mắt chu
biên bằng phương pháp phẫu thuật).
+ Tất cả đều là loại mống mắt dày,
phẳng màu nâu sẫm.
- Loại trừ những trường hợp tiền
phòng quá nông (<0,5mm), giác mạc đục
và mắt đang viêm nhiễm.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
Thử nghiệm lâm sàng không đối
chứng tiến cứu.
2.2. Phương tiện:
Sử dụng thiết bị laser quang đông
Nd:YAG có bước sóng 532nm, (máy
Laserrex Integre SP) và thiết bị laser Q-
Switched Nd:YAG bước sóng 1064nm
(máy Laserrex LQ 2106) có tác dụng
quang phá hủy. Kính tiếp xúc Abraham
dùng cho cắt mống mắt bằng laser.
2.3. Kỹ thuật:
Bệnh nhân được khám lâm sàng, đo
thị lực, nhãn áp, thị trường, soi góc tiền
phòng và được giải thích về quá trình,
cách thức điều trị.
Bệnh nhân được nhỏ pilocarpin 1%
2-3 lần vào mắt sẽ phẫu thuật khoảng 1
giờ trước khi điều trị. Sau đó nhỏ thuốc
tê lidocain 1% để gây tê.
Qui trình điều trị phẫu thuật bằng
laser gồm 2 bước:
Bước 1: Laser quang đông mống
mắt vị trí dự định sẽ cắt. thường ở vị trí
là điểm 1/3 ngoài nối 2/3 trong từ chân
mống mắt tới bờ đồng tử.
Đặt kính tiếp xúc Abraham lên mắt.
Đặt các thông số laser quang đông:
Công suất: 200-800 mw
Đường kính: 200-500
micromét
Thời gian: 0,2-0,5s
Số xung: 2-8 xung
Bước 2: Ngay sau đó tiến hành cắt
thủng mống mắt bằng laser Q-Switched
Nd:YAG. Đặt thông số: 1.5-7 mj, số phát
bắn 3-15 phát để đạt được lỗ thủng kích
thước khoảng 150-300 micromét.
5
Sau điều trị bệnh nhân nhỏ thuốc
kháng sinh có kèm corticoid như
tobradex, maxitrol 4lần/ngày x 7 ngày.
2.4. Theo dõi kết quả:
- Chúng tôi ghi nhận các thông số
điều trị.
- Các biến chứng trong điều trị, và
biến chứng sớm.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Tuổi, giới và phân loại bệnh
Có 42 bệnh nhân trong nhóm
nghiên cứu gồm 14 nam (33,33%), 28 nữ
(66,67%). Tuổi từ 38 – 84, trung bình là
60,09± 10,84
Kết quả phân loại giai đoạn bệnh như
sau: (bảng 1)
Bảng 1. Tình trạng giai đoạn bệnh
Giai đoạn bệnh Số mắt Tỉ lệ %
Tiềm tàng 34 60,72
Sơ phát 19 33,92
Tiến triển 3 5,36
Tổng 56 100
Như vậy chủ yếu bệnh nhân
glôcôm góc đóng ở giai đoạn sớm, điều
này phù hợp với chỉ định điều trị bằng
phương pháp cắt mống mắt chu biên.
2. Kết quả các thông số kĩ thuật:
- Trong 56 mắt điều trị bằng cắt
mống mắt bằng phối hợp hai loại laser,
tất cả đều tạo được lỗ mở mống mắt
trong một lần điều trị, đạt tỉ lệ 100%.
Kết quả các thông số larser thu
được như sau:
2.1. Thông số laser quang đông
Nd:YAG 532nm:
Công suất sử dụng từ 200mW–
800mW, đường kính vết bắn (spot size)
từ 200 – 500 micromet, thời gian xung từ
0,2-0,5 giây, số xung từ 2-8 (trung bình
là 3,68±1,38). Tính ra tổng năng lượng
trung bình cho một mắt điều trị bằng
laser quang đông Nd:YAG 532nm là
0,97±0,33J (J = W x số giây). Tổng năng
lượng này theo một nghiên cứu của
Motschmann M., Utermann D. (1995) là
1,1J [6]. Trong khi đó nếu sử dụng laser
Argon đơn thuần để cắt mống mắt thành
công, Klapper RM cho rằng tổng năng
lượng phải dùng tới 10J [5]. Tất nhiên
khi dùng nhiều năng lượng sẽ có nhiều
nguy cơ biến chứng hơn.
Theo Robert K. Abraham nếu sử
dụng laser Argon đơn thuần để mở mống
mắt nâu nên tiến hành hai bước với công
suất, vết đốt và thời gian khác nhau.
Bước 1 tác giả sử dụng công suất
500mW, thời gian 0,5 giây, kích thước
500 micromet để làm mỏng bớt mống
mắt. Bước 2 công suất có thể tới
1300mW, thời gian 1 giây, kích thước
6
100 micromet để hoàn thành việc cắt
thủng mống mắt [3].
Chúng tôi sử dụng laser quang
đông Nd:YAG trước ở bước 1 cũng với
mục đich làm mỏng bớt mống mắt đồng
thời quang đông các mạch máu tại vị trí
cắt mống mắt để tránh biến chứng chảy
máu. Theo Abreu (1997), qui trình cắt
mống mắt bằng laser Nd:YAG nhân tần
532nm cũng giống như laser Argon [4].
Ritch và Liebmann sử dụng kĩ thuật tạo
một nền bỏng mống mắt làm mống mắt
co lại với công suất 200-400mW, vết đốt
đường kính 500 micromet, thời gian 0,5
giây, sau đó cắt thủng bằng vết đốt với
công suất cao hơn, thời gian xung ngắn
hơn và kích thước nhỏ hơn.
Chúng tôi sử dụng công suất tùy
theo tính chất mống mắt nếu màu nâu
sẫm với mống mắt dày, bề mặt mống mắt
phẳng lì, không xốp thì đặt công suất cao
hơn từ 500-800mW, thời gian dài hơn.
Khi bắn tia laser lên mống mắt thấy
mống mắt co lại và hơi ngả sang màu
đen, trũng xuống, mất 1 phần tổ chức. Có
thể hình thành bóng khí trên vết đốt, khi
đó bắn phát tiếp theo sát bên cạnh sẽ phá
được bóng hơi để quan sát bắn tiếp. Có
thể bắn từ 2-8 xung.
Chúng tôi nhận thấy để công suất
cao đường kính lớn sẽ gây tổn hại rộng
hơn nên chúng tôi thường cố gắng sử
công suất thấp hơn, kích thước vết đốt
nhỏ hơn đủ đạt tác dụng quang đông và
mỏng bớt được một phần tổ chức. Theo
chúng tôi sử dụng vết bắn 300 micromet,
công suất 300-500mW, thời gian 0,3
giây, thông thường từ 3-5 xung là vừa
đủ.
2.2. Thông số laser Q-Switched
Nd:YAG:
Ngay sau khi laser quang đông
mống mắt chúng tôi sử dụng laser Q-
Switched Nd:YAG “cắt” thủng mống
mắt trên nền vị trí quang đông vừa tạo ra.
Kết quả các thông số như sau (bảng 2).
Bảng 2: Các thông số laser Q-switched Nd:YAG
Các thông số kỹ thuật Kết quả
Năng lượng trung bình/phát bắn 5,35 ± 1,39 mJ
Số phát bắn (xung) trung bình/1 mắt 7,76 ± 2,27
Tổng năng lượng trung bình/ 1 mắt 42,49 ± 20,08 mJ
Tùy thuộc vào đánh giá tình trạng
mống mắt sau khi đã quang đông chúng
tôi đặt mức năng lượng thường bắt đầu
3-5mJ có thể tăng lên tới mức 7mJ. Có
bệnh nhân chỉ cần đặt 1,5mJ khi thấy
mống mắt mỏng đi khá nhiều tại vị trí
quang đông. Tổng năng lượng của laser
Q-Switched Nd:YAG sử dụng cho 1 mắt
dao động từ 6 - 105mJ.
Nếu so sánh với kết quả thông số kĩ
thuật chỉ sử dụng laser Q-Switched
Nd:YAG đơn thuần để cắt loại mống
mắt nâu sẫm, dày trong một nghiên cứu
khác của chúng tôi (2003) thì chúng tôi
thấy kết quả không khác biệt. Trong
7
nghiên cứu cắt mống mắt với chỉ sử dụng
một loại laser, kết quả của chúng tôi cho
thấy số phát bắn trung bình là 7,28±3,45,
năng lượng trung bình cho một phát bắn:
6,19±0,98mJ, tổng năng lượng trung
bình để cắt thủng mống mắt:
46,22±24,33mJ. Tuy nhiên ở nhiên cứu
đó để cắt thủng được mống mắt nâu sẫm,
dày có tới 53,85% số mắt chúng tôi phải
tiến hành điều trị 2-3 lần (buổi điều trị),
mỗi lần cách nhau 5-7 ngày [2]. Trong
khi ở nghiên cứu phối hợp hai loại laser
tất cả 58 mắt (100%) chỉ cần điều trị một
lần là thành công. Điều này giúp cho
bệnh nhân tiết kiệm được thời gian đi lại.
3. Biến chứng:
Chúng tôi gặp rất ít biến chứng khi
phẫu thuật, biến chứng sớm sau phẫu
thuật cũng rất hiếm, và những biến
chứng thường nhẹ (bảng 3).
Bảng 3: Biến chứng của laser cắt mống mắt
Biến chứng Số mắt Tỉ lệ %
Trong điều
trị
Bỏng giác mạc 2 3,57
Chảy máu vị trí cắt mống
mắt
2 3,57
Sau điều trị Tăng nhãn áp 3 5,36
Viêm màng bồ đào 1 1,78
Biến chứng bỏng giác mạc biểu
hiện nhẹ xảy ra sau laser quang đông. Tại
chỗ giác mạc đối diện vị trí mống mắt
được laser giác mạc hơi trắng mờ, sau
một ngày khám lại chúng tôi thấy giác
mạc trong trở lại. Trên 2 mắt này đều sử
dụng công suất 800mW, vết đốt kích
thước 500 micromet, thời gian 0,5 giây,
vị trí laser hơi lệch về phía 1/3 ngoài gần
chân mống mắt. Vì vậy ở mắt tiền phòng
nông nên giảm công suất và vị trí có thể
hơi lệch vào trong ra gần giữa mống mắt
ở chỗ tiền phòng sâu hơn.
Chảy máu vị trí cắt cũng rất nhẹ khi
dùng laser Q-Switched Nd:YAG để cắt
thủng mống mắt, máu ít và máu cầm
nhanh, không ảnh hưởng đến tiến trình
điều trị. Những mắt này lại do đặt công
suất laser quang đông thấp 300mW, thời
gian ngắn hơn 0,3 giây, trong khi mống
mắt quá dầy.
Tăng nhãn áp sau cắt mống mắt
laser mang tính chất tạm thời, có 2 mắt
tăng ngay sau giờ đầu, mức tăng trên
10mmHg, 1 mắt tăng ở ngày thứ 2, nhãn
áp 25mmHg (mức tăng 5mmHg). Bệnh
nhân chỉ cần uống 2 viên Acetazolamid
0,25 nhãn áp lại điều chỉnh và ổn định.
Viêm màng bồ đào xảy ra ở 1 mắt,
thực chất chỉ là phản ứng nhẹ, mắt hơi
đau nhức,cảm giác thể mi nhẹ. Bệnh
nhân này chúng tôi chỉ tăng cường nhỏ
thuốc corticoid sau 2 ngày bệnh nhân hết
các triệu chứng viêm.
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận
thấy,khi laser cắt mống mắt có hiện
tượng sắc tố mống mắt giải phóng lơ
lửng ở tiền phòng xảy ra ở một số mắt.
8
Lượng sắc tố tuy rất ít nhưng cũng có
một số bệnh nhân cảm thấy mắt mờ nhẹ,
khám lại sau 1 giờ thấy tiền phòng trong
trở lại. Có số ít bệnh nhân còn ít sắc tố
bám mặt sau giác mạc ở gần vị trí cắt
mống mắt, nhưng không ảnh hưởng tới
thị lực.
Rõ ràng phối hợp hai loại laser hiệu
ứng nhiệt và quang phá hủy đã đem lại
một số lợi thế và giảm được biến chứng.
Theo Charles M. Wormington (2003)
phối hợp hai loại laser này có một số lợi
ích như: giảm chảy máu, giảm giải phóng
sắc tố khi điều trị bằng laser Q-Switched
đơn thuần nhờ laser hiệu ứng nhiệt đã
quang đông và bịt các mạch máu. Giảm
khả năng gây tổn thương võng mạc, thể
thủy tinh, giảm tỉ lệ đóng lại lỗ cắt khi
dùng laser hiệu ứng nhiệt đơn thuần [7].
KẾT LUẬN
- Sử dụng phối hợp hai loại laser:
laser hiệu ứng nhiệt Nd:YAG bước sóng
532nm và laser hiệu ứng quang phá hủy
Q-Switched Nd:YAG 1064nm để cắt
mống mắt ở mống mắt mấu nâu sẫm, dầy
điều trị glôcôm góc đóng đạt hiệu quả
cao.
- Tỉ lệ cắt mống mắt thành công đạt
100% với một lần điều trị.
- Các thông số sử dụng cho từng loại
laser có thể thay đổi cho từng ca điều trị.
Thường được đặt như sau:
Bước 1: laser quang đông mống
mắt bằng laser Nd:YAG bước sóng
532nm, với công suất từ 200-800mW,
kích thước vết đốt 200-500 micromet,
thời gian xung 0,2-0,5 giây, số xung từ 2-
8 xung (thường từ 2-5 xung là đủ). Tổng
năng lượng trung bình: 0,97±0,33J.
Bước 2: cắt thủng mống mắt bằng
laser Q-switched Nd:YAG với năng
lượng từ 1,5-7 mJ/xung, trung bình
5,35±1,39mJ, với số phát bắn từ 2-15 để
cắt thủng được mống mắt. Tổng năng
lượng thường rất biến động, trung bình:
42,49± 20,08mJ.
Các biến chứng ít và thường nhẹ,
có thể khắc phục dễ dàng. Tuy nhiên cần
tiếp tục nghiên cứu đối tương rộng hơn,
thời gian dài hơn để đánh giá kết quả và
các biến chứng đầy đủ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. PHAN DẪN, PHẠM TRỌNG VĂN: Lade ứng dụng trong nhãn khoa. Nhà
xuất bản y học. Hà Nội – 2000: 123-129.
2. PHẠM TÂN TIẾN, NGUYỄN HỒNG GIANG, TRẦN NGUYỆT
THANH: Nhận xét một số thông số kĩ thuật laser Nd: YAG trong cắt mống
mắt. Tạp chí Y học Việt Nam,11/2003:110-114.
3. ABRAHAM RK.: Protocol for single- session Argon Laser iridotomy for
angle-closure glaucoma. Glaucoma surgery. Little, Brown and Company -
USA 1981: 145-168
9
4. ABREU MM. et al: Diod laser- pumped,frequency- double neo dymium:
YAG laser peripheral iridotomy. Opthalmic Surg Lasers, 1997-28: 305-
310.
5. KLAPPER RM.: Q-Switched neodymium: YAG laser iridotomy.
Ophthalmology. September 1984, 91: 1017-1021.
6. MOTSCHMANN M., UTERMANN D.: Thermal photodisruptive laser
iridotomy. A retrospective long-term study. Klin Monatsbl
Augenheilkd.1995 Jul; 207(1): 22-8
7. WORMINGTON CM.: Ophthalmic Lasers. Buterworth Heinemann, USA,
2003, 257-305.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_phoi_hop_laser_tac_dong_hieu_ung_nhiet_va_quang_pha_h.pdf