Tài liệu Đề tài Phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh (phacoemulsification) và đặt thể thuỷ tinh nhân tạo đa tiêu cự - Khúc Thị Nhụn: 11
PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THUỶ TINH
(PHACOEMULSIFICATION)
VÀ ĐẶT THỂ THUỶ TINH NHÂN TẠO ĐA TIÊU CỰ
KHÚC THỊ NHỤN
Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng
TÓM TẮT
Chúng tôi thông báo kết quả nghiên cứu 54 bệnh nhân mổ đục thể thuỷ tinh bằng
phương pháp tán nhuyễn thể thuỷ tinh phối hợp đặt thể thuỷ tinh nhân tạo mềm đa tiêu cự
AMO-ARRAY của hãng ALLERGAN - FRANCE. Đề tài được thực hiện từ tháng 5 đến
tháng 7/1997 tại khoa mắt của giáo sư Paul TURUT, viện trường AMIENS, Pháp. Với
thời gian theo dõi trung bình là 6,21 tuần.
Kết quả:
1. Thị lực:
- Thị lực nhìn xa không kính trung bình sau mổ là 0,59, trong đó thị lực 5/10
chiếm 66%. Thị lực nhìn xa có kính trung bình là 0,83 trong đó thị lực 5/10 chiếm
94,43%.
- Thị lực nhìn gần không kính sau mổ : Có 56,25% số bệnh nhân của chúng tôi có
thị lực nhìn gần không kính sau mổ là P2 - P3 (tức là bệnh nhân có thể đọc sách không
cần kính). Sau khi đã chỉnh kính có 96,28% số bệnh nhân của chúng tôi có thể đọc P1,5 ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh (phacoemulsification) và đặt thể thuỷ tinh nhân tạo đa tiêu cự - Khúc Thị Nhụn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11
PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THUỶ TINH
(PHACOEMULSIFICATION)
VÀ ĐẶT THỂ THUỶ TINH NHÂN TẠO ĐA TIÊU CỰ
KHÚC THỊ NHỤN
Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng
TÓM TẮT
Chúng tôi thông báo kết quả nghiên cứu 54 bệnh nhân mổ đục thể thuỷ tinh bằng
phương pháp tán nhuyễn thể thuỷ tinh phối hợp đặt thể thuỷ tinh nhân tạo mềm đa tiêu cự
AMO-ARRAY của hãng ALLERGAN - FRANCE. Đề tài được thực hiện từ tháng 5 đến
tháng 7/1997 tại khoa mắt của giáo sư Paul TURUT, viện trường AMIENS, Pháp. Với
thời gian theo dõi trung bình là 6,21 tuần.
Kết quả:
1. Thị lực:
- Thị lực nhìn xa không kính trung bình sau mổ là 0,59, trong đó thị lực 5/10
chiếm 66%. Thị lực nhìn xa có kính trung bình là 0,83 trong đó thị lực 5/10 chiếm
94,43%.
- Thị lực nhìn gần không kính sau mổ : Có 56,25% số bệnh nhân của chúng tôi có
thị lực nhìn gần không kính sau mổ là P2 - P3 (tức là bệnh nhân có thể đọc sách không
cần kính). Sau khi đã chỉnh kính có 96,28% số bệnh nhân của chúng tôi có thể đọc P1,5
- P3 (Tương ứng với thị lực nhìn gần là 12/10, 10/9, 9/10).
2. Độ loạn thị: Độ loạn thị giác mạc sau mổ là thấp và ổn định sớm. Loạn thị giác
mạc sau mổ 1,25 dp chiếm 79,74% số bệnh nhân của chúng tôi.
3. Biến chứng trong và sau mổ: Không có biến chứng trong và sau mổ.
Phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh
(Phacoemulsification) được mô tả bởi
KELMANN năm 1967 là một kỹ thuật
mổ lấy thể thuỷ tinh ngoài bao, tinh vi,
hiện đại thực hiện qua một đường rạch
giác mạc nhỏ (3,2mm). Trong kỹ thuật
này, người ta dùng một kim dẫn động
bằng siêu âm để tán nhân của thể thuỷ
tinh và hút chất thể thuỷ tinh qua hệ
thống hút song hành. Nó có ưu điểm là ít
biến chứng liên quan đến vết mổ lớn,
lành sẹo nhanh hơn, phục hồi thị lực sớm
hơn và gây độ loạn thị sau mổ ít hơn các
phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh ngoài bao
bằng tay qua một vết mổ rộng.
12
Để thích ứng với loại phẫu thuật
này, và tránh mở rộng vết mổ trước khi
đặt thể thuỷ tinh nhân tạo, thể thuỷ tinh
nhân tạo một tiêu cự, mềm, gấp được, ra
đời từ những năm cuối của thập kỷ 80 (1)
và hiện nay trở thành loại thể thuỷ tinh
nhân tạo được dùng nhiều nhất ở các
nước phát triển.
Từ đầu những năm 90 thể thuỷ tinh
nhân tạo đa tiêu cự, mềm, gấp được ra
đời (1). So với loại thể thuỷ tinh nhân tạo
một tiêu cự thì loại thể thuỷ tinh này có
thể mang lại cho bệnh nhân thị lực nhìn
gần tốt hơn mà không cần kính. Nó đem
đến cho bệnh nhân một lực giả điều tiết
từ 2,5 đến 3,5 dioptres, vì thế nó cho
phép bệnh nhân có thể đọc sách không
cần kính. Tuy nhiên, theo một số thống
kê, loại thể thuỷ tinh nhân tạo này có thể
mang đến cho người bệnh cảm giác
quầng sáng và sự chói mắt với một tỷ lệ
nhỏ.
Trong đề tài này, chúng tôi báo cáo
54 bệnh nhân mổ đục thể thuỷ tinh bằng
phương pháp tán thể thuỷ tinh và đặt thể
thuỷ tinh nhân tạo đa tiêu cự, mềm, gấp
được loại AMO-ARRAY của hãng
ALLERGAN. Đề tài được thực hiện từ
tháng 5 đến tháng 7 năm 1997 tại Khoa
Mắt của giáo sư Paul Turut, Viện trường
AMIENS, Pháp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng:
Tất cả những bệnh nhân (BN) được
mổ đục thể thuỷ tinh tại khoa mắt viện
trường AMIENS - FRANCE của giáo sư
Paul Turut từ tháng 5-7/1997, Turut không
có chọn lọc, phẫu thuật chỉ do 1 phẫu thuật
viên thực hiện. Trước khi phẫu thuật tất cả
các BN đều được giải thích kỹ về đặc tính
của loại thể thuỷ tinh nhân tạo này và BN
chấp nhận tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những BN có tổn hại giác mạc, đáy
mắt ảnh hưởng đến kết quả thị lực.
- Những BN đã mổ mắt thứ nhất và
được đặt thể thuỷ tinh nhân tạo một tiêu
cự.
2. Thể thuỷ tinh nhân tạo đa tiêu cự
AMO - ARRAY SA - 40N:
Thể thuỷ tinh nhân tạo đa tiêu cự
AMO, ARRAY SA - 40N của hãng
Allergan France ... ra đời từ 1992 (1), từ
khi xuất hiện đến nay nó đã được rất nhiều
tác giả nghiên cứu sử dụng và cho kết quả
tốt. Chính vì vậy chúng tôi đặt vấn đề
nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ
tinh phối hợp đặt thể thuỷ tinh nhân taọ đa
tiêu cự để tìm hiểu lợi ích và nhược điểm
của loại thể thuỷ tinh nhân tạo đa tiêu cự
này.
Hình thái: Bộ phận quang học của
loại thể thuỷ tinh này có đường kính
6mm và 2 càng là 13,5mm. Bộ phận
quang học được làm bằng Silicone và 2
càng bằng PMMA (Polymethyl
méthacrylate).
- Chức năng: Thể thuỷ tinh nhân tạo
đa tiêu cự này ưu tiên thị lực nhìn xa. Nó
đảm bảo thị lực nhìn xa tốt. Còn đối với
13
thị lực nhìn gần, nó cho phép nhìn gần
tương đối chính xác trong cuộc sống
hàng ngày, muốn có thị lực nhìn gần
chính xác, cần phải chỉnh thêm bằng
kính.
- Đặc tính: Mặt trước của loại thể
thuỷ tinh này đảm bảo chức năng đa tiêu
cự. Nó được chia làm 5 vùng vòng tròn
đồng tâm được đánh số từ 1 đến 5 tính từ
trung tâm ra ngoại vi. Mỗi vùng này được
xử lý để mang lại cả thị lực nhìn xa, nhìn
gần và thị lực trung gian.
Tỷ lệ dẫn truyền ánh sáng qua mặt
trước của thể thuỷ tinh quyết định tính
ưu tiên đối với thị lực nhìn xa của loại
thể thuỷ tinh này: 49% cho thị lực nhìn
xa, 37% cho thị lực nhìn gần và 14% cho
thị lực trung gian.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Những đặc điểm về bệnh nhân:
- Số lượng bệnh nhân : 54
- Số mắt mổ : 54
- Tuổi trung bình : 71,73 tuổi
- Giới : Nam: 18, nữ :
36
- Công suất trung bình của thể thuỷ
tinh nhân tạo: 21,10dp
- Mắt mổ: Mắt phải
: 23
Mắt trái : 31
- Thời gian theo dõi trung bình: 6,21
tuần
2. Kết quả về độ khúc xạ:
Bảng 1: Độ loạn thị sau mổ
Độ khúc xạ Số mắt Tỷ lệ %
Chính thị 11 20,37%
Không có loạn thị 16 29,62%
Loạn thị 0,75dp 08 14,81%
Loạn thị từ 1-1,25 dp 08 14,81%
Loạn thị từ 1,5 -2dp 11 20,37%
Như vậy chính thị và loạn thị sau mổ 1,25dp chiếm 79,74% số bệnh nhân của
chúng tôi.
3. Kết quả về thị lực nhìn xa:
Bảng 3 : Thị lực nhìn xa có kính, trước và sau mổ.
Thị lực nhìn xa có kính Trước mổ Sau mổ
2
2/10 48,14% 1,85% (Giác mạc Guttata)
2/10 -4/10 51,85% 3,70%
5/10-7/10 0 18,51%
8/10 0 75,92%
Thị lực trung bình 1,71/10 8,31/10
Như vậy thị lực nhìn xa sau mổ
trên hoặc bằng 5/10 chiếm 94,43% số
bệnh nhân của chúng tôi. Tuy nhiên, có
một mắt sau mổ thị lực có kính chỉ được
1/10 vì bệnh nhân này có bệnh giác mạc
Guttata ở cả hai mắt.
Bảng 3: Thị lực nhìn xa sau mổ không kính
Thị lực Số mắt Tỷ lệ
1-4/10 17 34%
5/10 33 66%
Thị lực không kính trung bình 5,97/10
Như vậy thị lực không kính sau mổ trung bình là gần 6/10 ở lô bệnh nhân của
chúng tôi.
Bảng 4: So sánh với các tác giả
Tác giả Loại thể thuỷ tinh
Thị lực nhìn xa >5/10
Không kính Có kính
GIMBEL (1991) TTT nhiễu xạ 3M
(Diffactif)
78%
STEINERT (1992) TTT đa tiêu cự
AMO-ARAY
78% 100%
PERCIVAL (1992) AMO-ARAY 72% 100%
CHEVALIER
(1996)
TTT hai tiêu cự
TRUE VISTA
95%
Khúc Thị Nhụn
(1997)
AMO-ARAY 66% 94,43%
Qua bảng trên, nhận thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần giống kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác.
94,43%
2
4. Kết quả về thị lực nhìn gần:
Bảng 5: Thị lực nhìn gần không kính sau mổ
Thị lực nhìn gần có kính Trước mổ Sau mổ
P2+P3 27 56,25%
P4/P8 20 41,66%
P10 01 2,08%
Như vậy có 56,25% số bệnh nhân
của chúng tôi có thị lực nhìn gần không
kính là P2/P3, tức là bệnh nhân có thị lực
nhìn gần 10/10 hoặc 9/10 bệnh nhân có
thể đọc sách không cần kính.
Bảng 6: Thị lực nhìn gần có kính trước và sau mổ.
Thị lực nhìn gần có kính Trước mổ Sau mổ
P*1,5 0 14,81%
P2+3 35,18% 81,47%
P4/P10 61,81% P4: 1,85%; P10:1,85%
Như vậy theo thống kê của chúng
tôi có 95,28% số BN có thị lực nhìn gần
sau mổ có kính là từ P1,5 - P3.
Chú thích:
P* Bảng đánh giá thị lực nhìn gần
của Parinaud.
P1,5: Dòng chữ nhỏ nhất của bảng
(tương ứng 12/10)
P10: Dòng chữ to nhất của bảng
(tương ứng 1/10)
Bảng 7: So sánh với các tác giả.
Tác giả
Loại thể thuỷ tinh
nhân tạo
Thị lực nhìn gần
Không kính
P2/P3
Có kính
P1,5/P3
GIMBEL (1991) TTT nhiễu xạ 3M 84% 100%
RERCIVAL (1992) AMO-ARAY 72% 84%
CHEVALIER (1996) TTT hai tiêu cự 93%
TRUE VISTA
DUBLINEAU (1996) AMO-ARAY 64% 99%
Khúc Thị Nhụn (1997) AMO-ARAY 56,25% 96,29%
1
Qua bảng trên, nhận thấy kết quả
của chúng tôi cũng tương tự kết quả của
các tác giả khác.
Chúng tôi trình bày tóm tắt kết quả
nghiên cứu trong bảng sau:
Bảng 8: Thị lực nhìn xa, nhìn gần trung bình trước và sau mổ.
Thị lực trung bình Trước mổ Sau mổ
Thị lực nhìn xa không kính 0 5,97/10
Thị lực nhìn xa có kính 1,71/10 8,31/10
Thị lực nhìn gần không kính 0 P2/P3: 56,25%
Thị lực nhìn gần có kính P2/P3: 35,18% P1,5/P3: 96,38%
5. Biến chứng trong và sau mổ:
Không có biến chứng trong và sau mổ
- Có 53,34% số BN sau mổ không
cần mang kính trong cuộc sống hàng
ngày (kể cả việc đọc sách). Kết quả này
gần tương tự với kết quả của Steinert:
52% số BN của ông không cần mang
kính với loại thể thuỷ tinh đa tiêu cự,
trong khi đó chỉ có 25% số BN không
cần mang kính với loại thể thuỷ tinh một
tiêu cự.
- Cảm giác quầng sáng và sự chói
mắt được thấy ở 10,20% số BN của
chúng tôi, nhưng không bị coi là một
điều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày
của họ.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh
là một kỹ thuật mổ lấy thể thuỷ tinh bằng
máy tinh vi, hiện đại. Với vết mổ nhỏ,
lành sẹo nhanh, tăng tỷ lệ biến chứng
trong và sau mổ rất ít nó cho phép thị lực
phục hồi nhanh và cao sau phẫu thuật.
Thể thuỷ tinh nhân tạo đa tiêu cự
AMO-ARAY của hãng Allergan đã xuất
hiện từ năm 1992 và từ đó nó đã cho
những kết quả tương đối khích lệ (theo
thống kê của các tác giả):
- Từ 52% đến 88% số bệnh nhân với
loại thể thuỷ tinh này, không có nhu cầu
về kính.
- Từ 56% đến 72% BN có thể đọc
J2/J3 hoặc P2/P3 không cần kính. Theo
thống kê của Steinert, thị lực nhìn gần
không kính của BN là J3(+) trong nhóm
đặt thể thuỷ tinh nhân tạo đa tiêu cự, trái
lại chỉ là J7 trong nhóm đặt thể thuỷ tinh
nhân tạo một tiêu cự.
- Từ 66% đến 82% số bệnh nhân đặt
thể thuỷ tinh nhân tạo đa tiêu cự AMO-
ARAY có thị lực nhìn xa không có kính
trên hoặc bằng 5/10 và từ 94% đến 100%
số BN có thị lực trên hoặc bằng 5/10 khi
có chỉnh kính.
- Nhìn chung các kết quả của chúng
tôi đều tương tự như của các tác giả
khác.
2
- 84,78% số BN của chúng tôi rất hài
lòng với loại thể thuỷ tinh nhân tạo này,
còn 14,48% số BN thì có mức độ hài
lòng trung bình.
Nhược điểm:
Còn có một tỷ lệ nhỏ (10,20%) số
bệnh nhân có cảm giác quầng sáng và sự
chói mắt sau mổ, tuy nhiên những dấu
hiệu này không coi là khó chịu trong
cuộc sống hàng ngày của các
BN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PH. DUBLINNEAU: Impant multifocal sonple Visions internationnales,
N071, Décembre, 1996, 47-50.
2. HOWARD.GIMBEL., FRCS (C), FAAO, DONALD R.SANDERS,
MARTSHA GOLD RAANAN: Visual and refractive results of multifocal
intraocular lenses. Ophthalmology, June, 1991, volume 98, number 6, 881-
888.
3. MILAZZOS., TURUT: P. Phacoemulsification. Education Technique.
EMC, 1993, 1-12
4. PERCIVAL S.P.B, F.R.C.D., SETTY S.S, FR.C.S: “Prospectively
randomired trial comparing the pseudoaccomodation of the AMO array
multifocal lens and a monofocal lens”. J.Cat. refract Surg 1993, 19, 1, 26
– 31.
5. PERCIVAL S.P.B. and SETTY S.S: Comparative analysis of three
prospective trials of multifocal implant. Eye (1991) 5, 712-716.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_phau_thuat_tan_nhuyen_the_thuy_tinh_phacoemulsificati.pdf