Tài liệu Đề tài Phẫu thuật giảm áp bao thị thần kinh ở trẻ em – Đỗ Quang Ngọc: 90
PHẪU THUẬT GIẢM ÁP BAO THỊ THẦN KINH Ở TRẺ EM
Pediatric Optic Nerve Sheath Decompression
(Thuente D. D.; Buckley E.G.).
Ophthalmology 2005; 112:724-727.
ĐỖ QUANG NGỌC
Bệnh Viện Mắt Trung ương
Tăng áp lực nội sọ vô căn (còn gọi
là PTC-Pseudotumor Cerebri hay IIH-
Idiopathic Intracranial Hypertension) là
một trạng thái bệnh lí đặc trưng bởi sự
tăng lên bất thường của áp lực nội sọ mà
không do căn nguyên nhiễm khuẩn hay
do khối choán chỗ nào. Biểu hiện ở mắt
là một trong những triệu chứng nổi bật
của tăng áp lực nội sọ vô căn với hậu quả
nặng nề nhất là gây mù vĩnh viễn. Vì vậy
bệnh nhân bị PTC cần thiết phải được
theo dõi chặt chẽ về thị lực, thị trường và
tiến triển của gai thị. Thái độ điều trị cho
bệnh nhân tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của
tăng áp lực nội sọ đối với cơ quan thị
giác và/hoặc mức độ đau đầu. Cũng
giống như với người lớn, điều trị nội
khoa ở trẻ em thường bắt đầu bằng các
thuốc ức chế men carbonic anhydrase
hoặc các thuốc l...
3 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phẫu thuật giảm áp bao thị thần kinh ở trẻ em – Đỗ Quang Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90
PHẪU THUẬT GIẢM ÁP BAO THỊ THẦN KINH Ở TRẺ EM
Pediatric Optic Nerve Sheath Decompression
(Thuente D. D.; Buckley E.G.).
Ophthalmology 2005; 112:724-727.
ĐỖ QUANG NGỌC
Bệnh Viện Mắt Trung ương
Tăng áp lực nội sọ vô căn (còn gọi
là PTC-Pseudotumor Cerebri hay IIH-
Idiopathic Intracranial Hypertension) là
một trạng thái bệnh lí đặc trưng bởi sự
tăng lên bất thường của áp lực nội sọ mà
không do căn nguyên nhiễm khuẩn hay
do khối choán chỗ nào. Biểu hiện ở mắt
là một trong những triệu chứng nổi bật
của tăng áp lực nội sọ vô căn với hậu quả
nặng nề nhất là gây mù vĩnh viễn. Vì vậy
bệnh nhân bị PTC cần thiết phải được
theo dõi chặt chẽ về thị lực, thị trường và
tiến triển của gai thị. Thái độ điều trị cho
bệnh nhân tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của
tăng áp lực nội sọ đối với cơ quan thị
giác và/hoặc mức độ đau đầu. Cũng
giống như với người lớn, điều trị nội
khoa ở trẻ em thường bắt đầu bằng các
thuốc ức chế men carbonic anhydrase
hoặc các thuốc lợi tiểu khác và nhìn
chung là trẻ em có xu hướng dung nạp
tốt với những thuốc điều trị này với thời
gian điều trị kéo dài. Tuy nhiên ở trẻ em
do khó có thể đánh giá được một cách
chính xác mức độ tổn hại của thị lực, thị
trường nên có xu hướng can thiệp phẫu
thuật sớm hơn như một biện pháp điều trị
dự phòng. Hơn nữa ở trẻ em do việc theo
dõi tiến triển của tổn thương thần kinh
thị giác cũng không dễ dàng, thậm chí có
khi phát hiện ra thì tổn hại của gai thị đã
ở giai đoạn muộn. Ngoài ra trong một số
trường hợp không đáp ứng với điều trị
nội khoa hoặc không dung nạp với thuốc
điều trị hay do các tác dụng phụ của
thuốc cũng cần can thiệp phẫu thuật.
Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật
cũng tuỳ thuộc vào bản chất của quá
trình bệnh lí. Nếu như việc giảm áp lực
nội sọ nhanh chóng là cần thiết do tổn
hại thị lực cả hai mắt trầm trọng và tiến
triển nhanh hoặc đau đầu nhiều thì nên
làm phẫu thuật nối thông não thất-phúc
mạc (ventriculoperitoneal shunt). Nếu
đau đầu không phải là vấn đề chủ yếu và
tổn hại thị lực không nhiều và còn sớm
3. Điểm báo
90
thì phẫu thuật giảm áp bao thị thần kinh
được đặt ra và có hiệu quả điều trị.
Phương pháp phẫu thuật giảm áp bao thị
thần kinh ONSD (Optic Nerve Sheath
Decompression) hay đôi khi còn gọi là
phẫu thuật mở cửa sổ bao thị thần kinh
ONSF (Optic Nerve Sheath Fenestration)
đã được tiến hành bởi DeWecker từ năm
1872 và được Hayreh phổ biến rộng rãi
kể từ năm 1964. Đường tiếp cận có thể là
mở thành ngoài hốc mắt hoặc qua thành
trong hốc mắt qua đường kết mạc. Trong
bài báo này, các tác giả đã giới thiệu kết
quả cũng như các kinh nghiệm khi tiến
hành phẫu thuật giảm áp bao thị thần
kinh (ONSD) để điều trị tăng áp lực nội
sọ vô căn ở trẻ em.
Đối tượng nghiên cứu là các trẻ
dưới 16 tuổi được chẩn đoán là PTC
trong thời gian từ 1994-2003 tại trung
tâm mắt của trường đại học Duke (Duke
University Eye Center). Áp lực nội sọ
được xác định là tăng khi cao hơn
20mmHg. Tất cả các bệnh nhân đều có
hình ảnh chụp sọ não bình thường và
không dung nạp với thuốc điều trị hoặc
không đáp ứng với điều trị nội khoa. Các
bệnh nhân này đều có triệu chứng giảm
thị lực, tổn hại sắc giác, thu hẹp thị
trường hoặc phù gai mãn tính không đáp
ứng điều trị gợi ý cần thiết can thiệp điều
trị bổ sung. Tiến hành ghi chép so sánh
trước và sau điều trị về thị lực, sắc giác,
hình ảnh gai thị và thị trường (nếu có thể
đo được). Đường tiếp cận để tiến hành
mở cửa sổ thị thần kinh là qua thành
trong hốc mắt qua đường kết mạc. Đây là
con đường không phải mở thành xương,
dễ thực hiện và ít gây tổn hại tới thần
kinh mạch máu của dây thần kinh thị
giác hơn so với đường mở thành ngoài
hốc mắt. Theo dõi sau mổ bao gồm khám
lại ngay ngày thứ nhất sau mổ, sau 4
tuần, 6 tuần rồi khám lại định kỳ cứ sau
2-3 tháng cho đến khi hết phù gai
và/hoặc đến khi thị lực được cải thiện.
Kết quả nghiên cứu: đã có 17 mắt
của 12 trẻ (6 nữ và 6 nam) được tiến
hành phẫu thuật ONSD. Tuổi trung bình
khi phẫu thuật là 10,1 tuổi (trải từ 4,4-16
tuổi) với thời gian theo dõi trung bình là
39,6 tháng (2,4-105,3 tháng). Như vậy,
cũng như một số báo cáo khác, trong
nghiên cứu này của tác giả thấy rằng
bệnh PTC ở trẻ em không có sự khác biệt
về giới và có cả trẻ béo phì lẫn trẻ bình
thường.
Đau đầu là triệu chứng chủ yếu rồi
đến là buồn nôn, lác trong và nhìn mờ.
Các triệu chứng này đều giảm đi đáng kể
sau mổ. Tất cả các bệnh nhân này đều đã
được điều trị nội khoa trước mổ trung
bình là 6 tháng (0,5-24 tháng) và không
bệnh nhân nào điều trị bằng steroids
đường uống cả. Thị trường chỉ đo được ở
1 nửa số bệnh nhân do trẻ còn nhỏ chưa
phối hợp. Tổn hại thị trường thường thấy
là điểm mù rộng ra hoặc thu hẹp toàn
thể. Sau mổ không có bệnh nhân nào thị
lực kém đi (p=0,0078) trong đó 64%
trường hợp thị lực cải thiện và 36% thị
lực không thay đổi. Thường là thị lực
90
tăng lên trong 3 tháng đầu. Sắc giác cũng
cải thiện hay không thay đổi ở tất cả
bệnh nhân tuy nhiên không có ý nghĩa
thống kê (p=0,1875). Phù gai thị nhìn
chung có xu hướng giảm đi trong những
tháng đầu sau mổ trong đó có tới 50%
trường hợp phù gai giảm ngay trong tuần
đầu sau mổ và 75% giảm phù gai trong 3
tháng đầu. Mức độ giảm phù gai trung
bình là 2,19 điểm (với thang điểm từ 0-
4). Trong 7 bệnh nhân chỉ phẫu thuật
ONSD một bên thì có 6 bệnh nhân giảm
phù gai ở mắt bên kia. Như vậy có thể
suy diễn là phẫu thuật ONSD một bên đã
làm giảm bớt áp lực nội sọ và từ đó cho
phép giảm phù gai ở mắt bên kia. Goh và
cộng sự cũng thấy rằng: ở người lớn có
tới 25% trường hợp cải thiện thị lực và
thị trường mắt bên kia sau khi tiến hành
phẫu thuật ONSD một bên.
Có 5 bệnh nhân trong nghiên cứu
cần thiết phải tiến hành ONSD cả hai
bên. Trong nhóm này có độ tuổi là 5,1-
16 tuổi. Thời gian trung bình giữa hai lần
ONSD là 4,5 tháng (1,9-9,7 tháng). Các
bệnh nhân này đều có phù gai tiếp tục
hoặc thị lực kém đi ở một hoặc hai bên
sau lần phẫu thuật ONSD đầu tiên.
Không có sự khác biệt về thị lực sau mổ
giữa nhóm bệnh nhân này so với nhóm
chỉ tiến hành ONSD một bên. Tuy nhiên
nhóm phải tiến hành ONSD hai bên có
mức độ phù gai trước mổ 2,7 điểm, lớn
hơn so với nhóm chỉ tiến hành ONSD
một bên (có mức độ phù gai là 1,7 điểm).
Không có bệnh nhân nào có biến
chứng liên quan đến phẫu thuật. Các biến
chứng đã được nêu lên như lác sau mổ,
nhiễm khuẩn, giảm thị lực hoặc tổn hại
dây thần kinh thị giác đều không xảy ra
trong nghiên cứu này. Cũng như các báo
cáo khác, tác giả thấy rằng nguy cơ tổn
hại dây thần kinh thị giác là cực kỳ hiếm.
Mặc dù số lượng bệnh nhân trong
nghiên cứu này còn hạn chế nhưng kết
quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: phẫu
thuật ONSD ở trẻ em để điều trị PTC là
một phẫu thuật an toàn và có hiệu quả
điều trị với kết quả có thể so sánh được
với phẫu thuật ONSD ở người lớn. Tác
giả cũng khuyến cáo nên tiến hành phẫu
thuật ONSD đối với trẻ bị PTC mà điều
trị nội khoa thất bại hoặc khi có tổn hại
về thị trường, thị lực hoặc với những
trường hợp phù gai mãn tính dai dẳng
kéo dài. Sau phẫu thuật, cải thiện thị lực
và giảm phù gai thường thấy sau vài tuần
sau mổ và tiếp tục cải thiện tới 75%
trường hợp trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên
việc theo dõi sát sao sau mổ là cần thiết
vì rằng có tới 5 trường hợp trong nghiên
cứu này cần thiết phải tiến hành phẫu
thuật ONSD lần hai ở mắt bên kia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_phau_thuat_giam_ap_bao_thi_than_kinh_o_tre_em_do_quan.pdf