Đề tài Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh

Tài liệu Đề tài Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh: LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Gia nhập WTO cùng với các cam kết trong lộ trình hội nhập đã mang lại cho Việt Nam nhiều thời cơ và thách thức. Nền kinh tế đất nước sẽ hội nhập một cách toàn diện trong tương lai không xa. Nhu cầu, mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia sẽ không còn nhiều rào cản đáng kể như trước. Vì vậy, để xây dựng một nền kinh tế hội nhập ổn định và phát triển tránh những "cú sốc ngoại lai" thì cần phải có một hệ thống tài chính vững mạnh, năng động và hiện đại. Trong đó, Ngân hàng là một nhân tố quan trọng trong hệ thống tài chính đó. Ngày nay, Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán trong và ngoài nước. Trong đó, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu đã trở thành đòn bẩy và cầu nối quan t...

doc73 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Gia nhập WTO cùng với các cam kết trong lộ trình hội nhập đã mang lại cho Việt Nam nhiều thời cơ và thách thức. Nền kinh tế đất nước sẽ hội nhập một cách toàn diện trong tương lai không xa. Nhu cầu, mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia sẽ không còn nhiều rào cản đáng kể như trước. Vì vậy, để xây dựng một nền kinh tế hội nhập ổn định và phát triển tránh những "cú sốc ngoại lai" thì cần phải có một hệ thống tài chính vững mạnh, năng động và hiện đại. Trong đó, Ngân hàng là một nhân tố quan trọng trong hệ thống tài chính đó. Ngày nay, Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán trong và ngoài nước. Trong đó, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu đã trở thành đòn bẩy và cầu nối quan trọng cho sự phát triển các hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ hội nhập. Là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn đi đầu trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số thanh toán XNK trung bình hàng năm đạt: 3,8 tỷ USD, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với phương châm "Phát triển, an toàn và hiệu quả", Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh luôn là ngân hàng đi đầu trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phục vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động TTXNK tại Chi nhánh luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thanh toán. Vì vậy, với kiến thức đã được học tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và thực tiễn tại Phòng thanh toán XNK Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh, nơi tôi đang công tác. Tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài "Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh". Tôi mong rằng đề tài này sẽ được xem xét và ứng dụng một cách khả thi trong hoạt động TTXNK tại Chi nhánh nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ này trên địa bàn cũng như phòng tránh những rủi ro trong thanh toán XNK tại ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Với mục tiêu đi sâu vào phân tích nghiệp vụ thanh toán XNK tại Chi nhánh. Luận văn nêu bật những cơ sở khoa học để vận dụng, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận. Do vậy, mục tiêu của đề tài bao gồm: Thứ nhất, Luận văn nghiên cứu những lý luận về thanh toán Xuất nhập khẩu, trong đó chú trọng phương thức phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là tín dụng chứng từ. Nêu bậc một số khái niệm và quy trình thanh toán của các phương thức thanh toán quốc tế được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ban hành. Trong phần này có những lý luận thực tiễn nhằm khẳng định hoạt động thanh toán quốc tế rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh trong đó chú trọng phương thức tín dụng chứng từ phát sinh tại Chi nhánh trong 04 năm gần nhất (2004 -2007). Thứ ba, đề tài đúc kết những giải pháp đề xuất nhằm phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh trong hiện tại cũng như trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Như đã trình bày, đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh bao gồm chuyển tiền, nhờ thu đi, đến. Trong đó chú trọng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit) trong 04 năm gần nhất từ 2004 - 2007. Trên cơ sở đó, xây dựng và đề ra những giải pháp phát triển nghiệp vụ trên tại Chi nhánh phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay. 4. Nội dung nghiên cứu: Do đặc điểm hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh hoạt động chủ yếu nhằm phục vụ chủ yếu các đơn vị xuất nhập khẩu, các chủ thể kinh tế, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Do đó nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu đi vào nghiên cứu, phân tích các nội dung: + Lý luận cơ bản về các nghiệp vụ, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Phần này chủ yếu tập trung vào lý thuyết về các phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến hiện nay trong buôn bán giữa các quốc gia. + Quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán XNK tại Chi nhánh. Phần này đi sâu vào nghiên cứu các quy trình, quy định về thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ đang được áp dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng như tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh. + Phân tích hoạt động thanh toán XNK trong những năm qua. Phần này đi sâu vào phân tích tình hình thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh trong 04 năm gần nhất (2004 - 2007). Phân tích cụ thể từng nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức L/c đã, đang phát sinh tại Chi nhánh. + Thông qua việc nghiên cứu những nội dung trên thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở nội dung đề tài, thực hiện thu thập thống kê số liệu từ các báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán XNK của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh năm 2004-2007. Đề tài áp dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối phân tích đánh giá hoạt động thanh toán XNK tại Chi nhánh trong đó chú trọng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, xác định những mặt mạnh yếu của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh nhằm đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán xuất nhập khẩu trong tương lai. Tham khảo các giáo trình, tài liệu, tạp chí, số liệu báo cáo niên giám thống kê...từ các cơ quan, ban ngành trong nước, tỉnh Trà Vinh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Trà Vinh, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh phục vụ nội dung nghiên cứu. Thống kê tổng hợp số liệu, sử dụng các phần mềm vi tính như: Winwords đánh văn bản, Excel để xử lý số liệu, vẽ biểu bảng,.... 6. ý nghĩa của việc nghiên cứu: Đánh giá chính xác nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh trên cơ sở phân tích số liệu. Đồng thời, đề ra một số giải pháp, từng bước đưa hoạt động thanh toán XNK có hiệu quả hơn. Phát huy tốt vai trò tư vấn Ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả phòng tránh những rủi ro trong kinh doanh nhằm góp phần phát triển sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm, đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Thanh toán quốc tế và vai trò thanh toán quốc tế đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chương 2: Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh. CHƯƠNG 1 THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ 1. THANH TOÁN QUỐC TẾ: 1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế: Nền kinh tế hàng hóa phát triển đến trình độ cao bao trùm không những trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi quốc tế. Sự phát triển của một quốc gia tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự tác động của giao dịch làm ăn với bên ngoài. Nếu không có sự trao đổi mua bán ra bên ngoài thì quốc gia đó rơi vào tình trạng "tự cung, tự cấp" khi đó sản xuất trong nước chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà không chú trọng đến xuất khẩu từ đó dẫn đến nền kinh tế của quốc gia đó ngày càng lạc hậu và trì trệ. Do đó, mỗi quốc gia cần dựa vào những lợi thế so sánh riêng biệt của mình như: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, lao động,...để tận dụng và khai thác một cách tốt nhất những tiềm năng trên để cung ứng hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra bên ngoài. Việc xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài sẽ đem lại một nguồn ngoại tệ cho đất nước cũng như tạo ra nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trong nước. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Từ đó, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã trở thành nhân tố khách quan và tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở các quốc gia trên thế giới. 1.2. Thanh toán quốc tế: 1.2.1. Khái niệm: Thanh toán quốc tế (International Settlement) là quan hệ thanh toán các khoản thu và các khoản chi giữa các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho những mục đích quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, ngoại giao,...giữa các nước. 1.2.2. Nội dung: Thanh toán quốc tế có thể chia làm hai nội dung chủ yếu: - TTQT có tính chất mậu dịch, đây là các khoản thanh toán để phục vụ cho việc luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các nước, bao gồm thanh toán về xuất-nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng. - TTQT phi mậu dịch là những khoản thanh toán không liên quan đến sự vận động của sản phẩm hàng hóa dịch vụ, mà nó góp phần thực hiện các mối quan hệ phi mậu dịch giữa các nước với nhau, bao gồm các quan hệ về ngoại giao, xã hội, hợp tác khoa học kỹ thuật. 1.2.3. Đặc điểm: - TTQT được thực hiện chủ yếu bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng nội địa và các ngân hàng quốc tế. Thanh toán chuyển khoản hoặc bù trừ cho phép giải quyết nhanh chóng các giao dịch thanh toán, lại vừa đảm bảo độ an toàn và chính xác cao. Thanh toán chuyển khoản gắn liền với hệ thống ngân hàng và sự liên kết giữa hệ thống ngân hàng của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế. - Thanh toán quốc tế được tiến hành bằng các phương thức thanh toán hiện đại, tiên tiến trên cơ sở sự phát triển của công nghệ ngân hàng và công nghệ thông tin đảm bảo độ tin cậy, an toàn và chính xác. 1.3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế có liên quan đến 3 nhóm đối tượng: * Nhóm thứ nhất: Người bán (Seller) người hưởng lợi nói chung (Beneficiary) * Nhóm thứ hai: Người mua (Buyer) người trả tiền, người thanh toán nói chung (Paymenter) * Nhóm thứ ba: Nhà ngân hàng (Banker) người cung cấp dịch vụ và thanh toán. 1.3.1. Điều kiện về tiền tệ (Monetary Condition) Mọi giao dịch kinh tế đều được biểu hiện bằng tiền và được thực hiện kết thúc bằng đồng tiền. Vì là giao dịch quốc tế giữa người cư trú và người không cư trú nên cần có sự đồng thuận trong việc lựa chọn đồng tiền để ghi chép, để thanh toán. Điều kiện tiền tệ cần thỏa thuận những nội dung chính sau đây: * Lựa chọn đồng tiền ghi sổ (Account Currency) và thanh toán (Payment currency). Đồng tiền được chọn phải là những đồng tiền tự do chuyển đổi (Free Convertible currency) vì chỉ những đồng tiền này mới có giá trị sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, và người sở hữu được tự do chuyển đổi sang đồng tiền khác với điều kiện dể dàng hơn. Đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế là USD, EUR, GBP, JPY, HKD, AUD và một số ngoại tệ tự do khác. Đồng tiền ghi chép (ghi giá) và đồng tiền thanh toán có thể là một đồng tiền, cũng có thể là 02 đồng tiền khác nhau, tùy theo sự thỏa thuận của hai bên, nhưng thông thường người ta chọn đồng tiền nào có uy tín và có độ ổn định cao. Đảm bảo tiền tệ (điều kiện đảm bảo hối đoái): Bao gồm: 1.3.1.1. Đảm bảo bằng vàng (Gold Clause): điều này làm rõ những nội dung như: chọn giá vàng ở thị trường nào, cách điều chỉnh; giới hạn tối đa và tối thiểu của sự biến động. Khi giá vàng có sự biến động lớn vượt quá biên độ mà hai bên thỏa thuận thì giá trị thanh toán được điều chỉnh một cách tương ứng. 1.3.1.2. Đảm bảo bằng ngoại tệ (Foreign Currency Clause): Theo điều khoản này các bên thỏa thuận lấy một ngoại tệ nào đó làm chuẩn và đảm bảo đồng tiền thanh toán, nếu đồng tiền thanh toán biến động (tăng hoặc giảm giá) so với đồng tiền đảm bảo thì giá trị thanh toán được điều chỉnh giảm hoặc tăng lên một cách tương ứng với điều kiện sự thay đổi giá trị của đồng tiền thanh toán so với ngoại tệ được đảm bảo vượt quá biên độ cho phép (3%, 5%,...). 1.3.1.3. Đảm bảo bằng rỗ tiền tệ (Basket Foreign Currency Clause): Là phương thức mà các bên lựa chọn một số loại tiền tệ tiêu biểu, ổn định cao để đảm bảo cho đồng tiền thanh toán. Khi điều chỉnh giá trị thanh toán, người ta sẽ tính mức trượt giá của tất cả các loại ngoại tệ thuộc rỗ tiền tệ rồi tổng hợp lại với nhau theo phương pháp bình quân số học hoặc bình quân gia quyền để tính mức điều chỉnh giá trị thanh toán. 1.3.2. Điều kiện về thời gian thanh toán: (Payment time Condition): 1.3.2.1. Trả tiền trước (Payment in Advance): Là hình thức thanh toán mà hai bên thỏa thuận sẽ thanh toán trước một phần hay toàn bộ giá trị hợp đồng. Đây thực chất là hình thức mà nhà nhập khẩu cung cấp một khoản tín dụng ngắn hạn cho nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu thiếu vốn cho quá trình sản xuất hàng hóa của mình. 1.3.2.2. Trả tiền ngay (At sight Payment): là hình thức thanh toán mà người bán sẽ nhận được tiền ngay sau khi giao hàng như quy định trong hợp đồng. Phương thức này được chia làm các trường hợp sau: - Nhà nhập khẩu sẽ trả tiền ngay sau khi nhận được điện báo từ nhà xuất khẩu là hàng đã bốc lên phương tiện vận tải. - Nhà nhập khẩu trả tiền ngay sau khi nhà xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên chở tại nơi quy định. - Nhà nhập khẩu sẽ trả tiền ngay sau khi nhận được thông báo hàng hóa đã được chuyển giao cho người chuyên chở hoặc được bốc lên phương tiện vận tải. - Nhà nhập khẩu sẽ trả tiền ngay sau khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa do nhà xuất khẩu lập. 1.3.2.3. Trả tiền sau (Deferred Payment): là hình thức thanh toán mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán như sau: - Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thông báo của nhà xuất khẩu về việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi đến quy định. - Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận bộ chứng từ. - Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày ký chấp nhận hối phiếu. - Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng. 1.3.3. Điều kiện về phương thức thanh toán: Bao gồm các phương thức thông dụng hiện nay như: chuyển tiền, nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ,... Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý phụ thuộc vào các yếu tố: - Tính chất và ưu điểm của từng phương thức, có phương thức thanh toán có lợi cho bên mua hay có lợi cho bên bán, tốc độ thanh toán nhanh hay chậm, thủ tục đơn giản hay phức tạp, việc trả tiền có kèm điều kiện chứng từ hay không?,... - Quan hệ giữa người mua và người bán có thường xuyên và tin tưởng nhau hay không?,... - Phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người mua, khả năng tài trợ của Ngân hàng trong thanh toán, đối với người bán phụ thuộc vào khả năng lập chứng từ, khả năng giao hàng,... 1.3.4. Lựa chọn Ngân hàng trong thanh toán: - Trong thanh toán quốc tế, hai bên xuất khẩu và nhập khẩu cần lựa chọn ngân hàng phục vụ mình một cách tin cậy, có nhiều kinh nghiệm trong thanh toán. Dựa vào các yêu cầu sau: + Quy mô và mạng lưới. + Công nghệ trong thanh toán. + Dịch vụ khác kèm theo. + Uy tín và thương hiệu Ngân hàng. + Trình độ và thái độ phục vụ nhân viên. 1.4. Các phương thức Thanh toán quốc tế thông dụng hiện nay: 1.4.1. Phương thức nhờ thu (Collection of Payment): 1.4.1.1. Khái niệm: là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và các chứng từ có liên quan (nếu có). Có 02 phương thức nhờ thu: - Nhờ thu trơn (Clean collection): là phương thức nhờ thu mà nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền dựa trên hối phiếu đòi tiền, còn chứng từ hàng hóa lập sẽ gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu để làm cơ sở nhận hàng. - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): là phương thức nhờ thu mà nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, lập bộ chứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ số tiền với điều kiện ngân hàng xuất trình chứng từ thay mặt nhà xuất khẩu lưu giữ bộ chứng từ chỉ khi nào nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu, thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để làm cơ sở nhận hàng. Căn cứ vào thời hạn trả tiền, nhờ thu kèm chứng từ bao gồm 02 loại: + Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against Payment “D/P”): được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay khi người mua trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để nhận hàng. + Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Documents against Acceptance “D/A”): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu, chỉ khi nào người mua chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để nhận hàng. Đến hạn thanh toán hối phiếu, người mua có nhiệm vụ phải thanh toán đúng hạn cho người cầm hối phiếu. 1.4.1.2. Các đối tượng liên quan: - Người ủy thác (Principal): là người nhờ ngân hàng thu hộ tiền, nhà xuất khẩu. - Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank): là Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, được nhà xuất khẩu ủy thác thu hộ tiền nhà nhập khẩu, có nhiệm vụ chuyển giao chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu. - Ngân hàng thu hộ tiền (Collecting bank): có nhiệm vụ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu thường là đại lý của ngân hàng chuyển chứng từ ở nước ngoài. Nếu trong trường hợp ngân hàng thu hộ không trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu mà phải thông qua một ngân hàng khác đó là ngân hàng xuất trình chứng từ (Presenting bank). - Ngân hàng xuất trình chứng từ (Presenting bank): đây chính là ngân hàng thu hộ, là ngân hàng trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu. - Người trả tiền (Drawee): là nhà nhập khẩu, người được ký phát hối phiếu. 1.4.1.3. Quy trình diễn biến phương thức nhờ thu: a. Nhờ thu trơn (Clean Collection): * Sơ đồ: Foreign trade contract (hợp đồng ngoại thương) Principal (Người bán) Drawee (Người mua) () Goods, Services (hàng hóa) 1 Documents (chứng từ) Draft (Hối phiếu) Payment Acceptance (chấp nhận thanh toán) Payment Acceptance (chấp nhận thanh toán) (5) (2) Payment Acceptance (chấp nhận thanh toán) -Draft (Hối phiếu) Remitting bank (NH chuyển) Presenting bank (NH thu hộ) (7) (4) (6) Collection instruction (Chỉ thị nhờ thu) (3) Draft (Hối phiếu) Collecting bank (NH đại lý) * Nhận xét: - Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua. - Ngân hàng tham gia không chịu trách nhiệm thanh toán mà chỉ đơn thuần đóng vai trò trung gian trong thanh toán. Mặc dù trên tinh thần của URC No 522 khi ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ đòi tiền thì nhà nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán "không chậm trể" mà không quy định cụ thể thời gian hiệu lực thanh toán nên việc đồng ý thanh toán do nhà nhập khẩu chủ động. Rủi ro có thể xảy ra trong một số trường hợp do điều kiện diễn biến trên thị trường không có lợi cho bên mua như: giá cả hàng hoá giảm xuống, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, bên mua cố tình kéo dài thời gian thanh toán, hoăc từ chối thanh toán để ép nhà xuất khẩu giảm giá hàng hoá.... Trên thực tế, nếu bên mua từ chối thanh toán hàng hoá đang ở nước ngoài, người bán có thể giải quyết hàng hoá như sau: thuê kho lưu hàng hoá, giải phòng tàu, điều tra nguyên nhân bị từ chối, quảng cáo tìm khách hàng, bán đấu giá hàng hoá, nhờ ngân hàng bán hộ. Những cách trên dẫn đến chi phí phát sinh lên rất cao mà bên bán phải gánh chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và quyền lợi của người bán. - Điều kiện áp dụng: phương thức này chỉ được áp dụng giữa nhà xuất nhập khẩu có quan hệ thường xuyên, tin tưởng lẫn nhau, hoặc giữa nội bộ các công ty liên doanh với nhau, giữa công ty mẹ với công ty con. - Sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu, hoặc dùng để thanh toán cước phí vận tải, bưu điện, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức... b. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) * Quy trình diển biến: Trình tự diễn biến nhờ thu kèm chứng từ tương tự như nhờ thu trơn, nhưng khác nhau ở chỗ là nhà xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ dựa vào hối phiếu và chứng từ hàng hoá kèm theo điều kiện: nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán hoặc ký chấp nhận trên hối phiếu thì ngân hàng mới giao chứng từ để nhận hàng. 1) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu. 2) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu, thư yêu cầu thanh toán và các chứng từ hàng hoá liên quan gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền. 3) Ngân hàng chuyển chứng từ chuyển hối phiếu, bộ chứng từ hàng hoá và lập chỉ thị nhờ thu gửi cho ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà nhập khẩu nhờ thu hộ tiền. 4) Ngân hàng xuất trình tiến hành xuất trình hối phiếu, chỉ thị nhờ thu và đòi tiền nhà nhập khẩu. 5) Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra việc đòi nợ của nhà xuất khẩu có hợp lý hay không? Thông qua việc kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa so với hợp đồng đã ký, nếu hợp lý thì đồng ý thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay), hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu (đối với hối phiếu có kỳ hạn). Ngân hàng xuất trình sẽ giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng, hoặc từ chối gửi trả lại hối phiếu nếu như không phù hợp. 6) Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng xuất trình tiến hành thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng chuyển chứng từ, nếu hối phiếu được nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán, thì ngân hàng xuất trình thông báo hối phiếu đã được chấp nhận (qua telex, hoặc swift), nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng xuất trình sẽ chuyển trả lại hối phiếu. 7) Ngân hàng chuyển chứng từ ghi có trên tài khoản nhà xuất khẩu và gửi giấy báo có hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận, hoặc hoàn trả hối phiếu bị từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu. * Sơ đồ nhờ thu kèm chứng từ: Foreign trade contract (hợp đồng ngoại thương) Principal (Người bán) Drawee (Người mua) () Goods, Services (hàng hóa) 1 -Draft (Hối phiếu) -Documents (Bộ chứng từ) Draft (Hối phiếu) Payment Acceptance (chấp nhận thanh toán) Payment Acceptance (chấp nhận thanh toán) (5) (2) Payment Acceptance (chấp nhận thanh toán) Remitting bank (NH chuyển) Presenting bank (NH thu hộ) (7) (4) (6) Collection instruction, Document (Chỉ thị nhờ thu) (Bộ chứng từ) (3) Draft (Hối phiếu) Collecting bank (NH đại lý) * Nhận xét: - So với phương thức nhờ thu trơn, phương thức này được ngân hàng thay mặt người bán khống chế chứng từ, nếu như người mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng giao chứng từ cho người mua nhận hàng. - Tuy nhiên cần phải hiểu rõ trong phương thức này, ngân hàng chỉ khống chế chứng từ chứ không khống chế được hành vi thanh toán của bên mua. Việc thanh toán hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng thiện chí của người mua, do người mua chủ động quyết định thanh toán để nhận bộ chứng từ. Còn nếu như người mua không thanh toán, thông thường sau 10 ngày làm việc ngân hàng sẽ khóa hồ sơ lại và gửi trả lại bộ chứng từ. Nếu người mua từ chối thanh toán, hàng vẫn thuộc sở hữu của người bán, giải quyết số hàng đó tại nước người mua chi phí phát sinh sẽ do bên bán chịu, người mua có thể từ chối thanh toán hoặc cố tình kéo dài thời gian thanh toán sẽ gây bất lợi cho bên bán. - Nhờ thu kèm chứng từ được áp dụng trong trường hợp hai bên quen biết với nhau, tin tưởng lẫn nhau có quan hệ thường xuyên với nhau,... - Phương thức này có điểm bất lợi là người mua phải trả tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu mà chưa kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng, nếu có thể xảy ra trường hợp hàng không đúng với hợp đồng đã được ký kết. - Sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu, hoặc dùng trong thanh toán cước phí vận tải, bưu điện, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức,... 1.4.1.4. Quy trình và nghiệp vụ ngân hàng trong phương thức nhờ thu: a. Đối với ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank): Thông qua ngân hàng đại lý (Agent bank) của mình ở nước ngoài nhờ thu hộ tiền cho nhà xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy, khi thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán hàng xuất khẩu (Export Documentary Collection) còn được gọi là nhờ thu đi (Outward Bills Collection) trong thanh toán hàng xuất khẩu. Quy trình được thực hiện như sau: Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra đối chiếu Hoàn thiện hồ sơ gửi nhờ thu Gửi chứng từ - xử lý thông tin Thông báo khách hàng: thanh toán/chấp nhận thanh toán Lưu trữ hồ sơ b. Đối với ngân hàng xuất trình chứng từ, ngân hàng thu hộ (Presenting bank): Trong phương thức này ngân hàng với vai trò là ngân hàng thu hộ (Collecting bank), Ngân hàng xuất trình chứng từ (presenting bank) tiếp nhận và xử lý bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng đại lý nước ngoài thu tiền hàng xuất khẩu. Vì vậy, phương thức này còn gọi là nhờ thu đến (Inward Bill of Collection, Import Documentary Collection) trong thanh toán hàng nhập khẩu. Quy trình được thực hiện như sau: Tiếp nhận-kiểm tra hồ sơ nhận từ NH nước ngoài Thông báo cho khách hàng Thanh toán/chấp nhận thanh toán Lưu hồ sơ 1.4.2. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits): Đây là phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế, được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chọn lựa như là một hình thức tài trợ từ phía ngân hàng trong quá trình thanh toán. Bởi vì đây là phương thức thanh toán vừa đảm bảo cho người bán, người xuất khẩu thu được tiền một cách chắc chắn (vì có sự cam kết từ phía ngân hàng) vừa đảm bảo cho người mua, người nhập khẩu nhận được hàng hóa, dịch vụ phù hợp với số tiền mà mình đã thanh toán một cách kịp thời. 1.4.2.1. Khái niệm: Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở L/C - Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu) sẽ phát hành một thư bảo lãnh dưới dạng thư tín dụng (Letter of Credit-L/C) theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, để cam kết với nhà xuất khẩu sẽ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoản được ghi trong thư tín dụng. Nói cách khác, tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán được tiến hành dựa trên một văn bản cam kết có điều kiện của Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu. 1.4.2.2. Cơ sở pháp lý: Để sử dụng phương thức tín dụng chứng từ một cách hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại, tranh chấp giữa các bên. Phòng Thương mại Quốc tế ICC (International Chamber of Commercial) đã ban hành văn bản "Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ" (Uniforms Customs and Practice for Documentary credit) - gọi tắc là UCP. UCP được xuất bản lần đầu vào năm 1933 và đến nay đã qua 6 lần sửa đổi. Hiện tại sử dụng UCP 500 (1993) và UCP 600 (2007). URC là quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng số 525 (Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits URR525). Ban hành vào tháng 12/1995. Việt Nam bắt đầu thực hiện kể từ ngày 1/7/1996. URR 525 áp dụng trong các trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận, hoặc ngân hàng chiết khấu,...nếu người hưỡng xuất trình bộ chứng từ hợp lý, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân hàng khác-gọi là ngân hàng hoàn trả tiền. UCP ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng rộng rãi trong thương mại điện tử và được sử dụng trong trường hợp L/C quy định xuất trình điện tử và kể cả chứng từ truyền thống bằng văn bản. Văn bản ISBP 681 (The International Standard Banking Practice for examination of documents under documentary credits) là văn bản thực hành ngân hàng theo tiêu chuẩn Ngân hàng quốc tế về kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng nhằm hệ thống hóa và hoàn thiện các vấn đề vướng mắc mà UCP 500 đôi lúc chưa giải quyết trọn vẹn, thỏa đáng. Ngoài ra còn có Incoterms 2000, luật hối phiếu,...các tập hoán thương mại quốc tế. 1.4.2.3. Các đối tượng liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ: - Người mở thư tín dụng (applicant, Importer): là người mua, nhà nhập khẩu, người trả tiền. - Ngân hàng mở thư tín dụng (Opening Bank, Issuing Bank): Là ngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu, sẳn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. - Người hưởng lợi (Beneficiary, seller, exporter): Là người bán, nhà xuất khẩu hay một người bất kỳ do người hưởng lợi chỉ định cũng chính là người ký phát hối phiếu. - Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng có nhiệm vụ thông báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi. Ngoài ra còn các ngân hàng sau tham gia: - Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng khác đứng ra cam kết thanh toán LC, được áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi nghi ngờ khả năng tài chính của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo LC hay một ngân hàng bất kỳ do người hưởng lợi yêu cầu, thường là ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường quốc tế. - Ngân hàng thanh toán (Payment Bank): là ngân hàng được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thanh toán, chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi. Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác. - Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): là ngân hàng được ngân hàng mở thư tín dụng cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo LC. Ngân hàng chiết khấu có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác. 1.4.2.4. Các loại thư tín dụng thông dụng: Trong thanh toán quốc tế có rất nhiều loại thư tín dụng, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể để lựa chọn áp dụng cho phù hợp: a. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): là loại thư tín dụng sau khi đã mở trong thời gian hiệu lực không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của nhà xuất khẩu và các bên tham gia. Sử dụng thư tín dụng loại này đảm bảo quyền lợi của bên bán nên được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán. b. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable letter of credit): Là loại thư tín dụng được ngân hàng khác xác nhận đảm bảo cam kết thanh toán, do người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C đối với những L/C có giá trị tương đối lớn. Ngân hàng xác nhận thường là thông báo L/C, hoặc ngân hàng lớn hạng nhất (first class) có uy tín trong nước hoặc ngoài nước. Ngân hàng càng lớn, càng nổi tiếng thì phí xác nhận càng cao. Khi sử dụng L/C xác nhận thì trong L/C phải ghi rõ tên ngân hàng xác nhận và các chỉ thị dành cho Ngân hàng xác nhận. c. Thư tín dụng không thể hũy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/c): là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi nhà xuất khẩu đã được trả tiền thì Ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ nhà xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Đối với L/C này, trên hối phiếu người xuất khẩu ghi "không được truy đòi người ký phát". Nhìn chung loại L/C này được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. d. Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C): là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền của người hưỡng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/c hoặc là Ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/c cho một hay nhiều người khác. L/c chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưỡng lợi đầu tiên chi trả. L/c chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của Ngân hàng mở L/C và trên L/C phải ghi chữ "có thể chuyển nhượng" (Transferable). 1.4.2.5. Sơ đồ phương thức thanh toán thư tín dụng: (Hợp đồng ngoại thương) Foreign trade contract Applicant (người mua) Beneficiary (Người bán) (Hàng hóa, dịch vụ) Goods - Services Payment Advice of Acceptance (Thanh toán hoặc chấp nhận TT) 4 Advice L/C (Thông báo L/c) Documents Against Payment or Acceptance (thanh toán hoặc chấp nhận TT) (1) (9) (5) Application For Documentary Credits (Đơn xin mở thư tín dụng) Docs (Bộ CT) Send Documents (Gửi Bộ CT) (8) (6) (3) (7) Advising bank (NH thông báo) Issuing bank (NH phát hành) (6) (2) L/C (Thư tín dụng) Payment/advice of Acceptance (Thanh toán hoặc chấp nhận TT) (7) 1) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết, Nhà nhập khẩu chuẩn bị hồ sơ xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu mở thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưỡng. - Hồ sơ mở thư tín dụng: + 2 đơn xin mở thư tín dụng + Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp +Hợp đồng ngoại thương + Báo cáo tài chính + Phương án sản xuất kinh doanh + Hồ sơ về tài sản đảm bảo (nếu vay NH thanh toán L/C) + Giấy phép nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng (nếu có)...và một số chứng từ khác có liên quan. - Ngân hàng thẩm định hồ sơ mở L/C (ký quỹ dưới 100%), xác định khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá nguồn thanh toán L/C, phương án sản xuất kinh doanh để đưa ra cơ sở quyết định có đồng ý mở L/C hay không? Quy định mức ký quỹ cụ thể và thông báo cho khách hàng. - Muốn mở L/C, nhà nhập khẩu phải ký quỹ. Mục đích ký quỹ L/C nhằm để nhà nhập khẩu thanh toán và nhận hàng, nguồn vốn ký quỹ phải sử dụng vốn tự có của khách hàng. 2) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng xem xét nếu thấy hợp lý sẽ phát hành L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu. Ngân hàng có thể mở L/C bằng thư, telex, thông qua hệ thống SWIFT. Hiện nay theo UCP 500 chỉ được mở L/C bằng điện không cho phép mở L/C bằng thư. Sau đó ngân hàng giao bản gốc L/C cho khách hàng, đồng thời mở hồ sơ theo dỏi L/C và thu phí mở L/C. 3) Ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật, nội dung của L/C tiến hành thông báo L/C (phụ lục 8) kèm theo sự xác nhận (nếu ngân hàng thông báo là ngân hàng xác nhận), đồng thời chuyển bản gốc thư tín dụng cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm nội dung L/C. Trong trường hợp ngân hàng thông báo không kiểm tra được tính chân thật L/C thì phải thông báo cho nhà xuất khẩu là chưa kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C và lưu ý với nhà xuất khẩu những điều khoản mơ hồ, không rõ ràng cần phải bổ sung điều chỉnh L/C cho phù hợp. 4) Nhà xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng, nếu không đồng ý sẽ đề nghị ngân hàng điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng. Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C là dựa vào hợp đồng ngoại thương, UCP 600 đồng thời kết hợp với một số luật lệ trong nước, tập quán quốc tế...Nội dung L/C phải thống nhất nhau không được mâu thuẩn với nhau, kiểm tra về ngôn từ, số liệu, tính chân thật bề ngoài của L/C. Nếu có những điều khoản nào mơ hồ không rõ ràng phải sửa đổi điều chỉnh L/C. 5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng, xuất trình cho ngân hàng thông báo xin thanh toán. 6) Ngân hàng thông báo tiến hành kiểm tra chứng từ và xử lý chứng từ theo yêu cầu của L/C. Ngân hàng kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều khoản điều kiện đã ghi trong thư tín dụng một cách cẩn thận và hợp lý. Cụ thể như sau: - Thứ nhất kiểm tra tính thống nhất của bộ chứng từ có nghĩa là những nội dung trên từng chứng từ và các chứng từ phải thống nhất nhau, không được mâu thuẩn nhau và phù hợp nội dung L/C. - Thứ hai kiểm tra tính đầy đủ của bộ chứng từ về loại, số lượng có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không? - Thứ ba kiểm tra tính chân thật bề ngoài của bộ chứng từ, chứng từ này do ai cấp? Có chữ ký và đóng dấu đầy đủ hay không? Có sai sót gì không? Mẫu chữ ký chứng từ phải phù hợp với mẫu chữ ký lưu tại ngân hàng... Sau khi kiểm tra nếu bộ chứng từ có những bất hợp lý thì yêu cầu nhà xuất khẩu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã ghi trong L/C thì chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng. Thời gian kiểm tra chứng từ và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo là hai ngày làm việc. Nếu ngân hàng thông báo là ngân hàng thanh toán, sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lý thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, chuyển bộ chứng từ qua ngân hàng mở L/C đòi tiền. 7) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ. Nếu phù hợp với những điều kiện và điều khoản đã ghi trong thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu là L/C trả ngay hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu nếu L/c trả chậm. Nếu không phù hợp thì ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Thời gian hiệu lực của ngân hàng thanh toán để kiểm tra và thanh toán bộ chứng từ là (05) năm ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ. Nếu quá năm ngày mà không có thông báo gì về phía ngân hàng thanh toán, thì đương nhiên coi như ngân hàng đồng ý thanh toán. Còn nếu không phù hợp thì ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thanh toán và có nhiệm vụ phải thông báo cho nhà xuất khẩu bằng phương tiện nhanh nhất và nêu lý do từ chối thanh toán về những bất hợp lý của bộ chứng từ. 8) Ngân hàng mở thư tín dụng gởi thông báo về tình hình bộ chứng từ hàng nhập khẩu và yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán. (tiến hành song song với giai đoạn 7) 9) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều khoản điều kiện đã ghi trong L/C, thì hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng, hoặc vay ngân hàng thanh toán L/C (L/C trả ngay) hoặc cam kết thanh toán (L/C trả chậm). Ngân hàng mở L/C tiến hành ký hậu vận đơn và giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu ra cảng nhận hàng. 1.4.2.6. Quy trình nghiệp vụ Ngân hàng trong phương thức L/c: a. Đối với ngân hàng mở L/c: Tiếp nhận & kiềm tra hồ sơ xin mở L/c Thẩm định hồ sơ mở L/c và thực hiện ký quỹ L/c Phát hành L/c nhập khẩu & tu chỉnh L/c Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ Thông báo Bộ chứng từ đến khách hàng Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Ký hậu B/L hoặc bảo lãnh cho k. hàng nhận hàng Lưu hồ sơ b. Đối với Ngân hàng thông báo: Tiếp nhận & kiểm tra tính chân thật của L/c Kiểm tra nội dung của L/c Thông báo L/c Tiếp nhận & Kiểm tra bộ chứng từ Xử lý bộchứng từ sau khi kiểm tra và đòi tiền ngân hàng nước ngoài Chiết khấu và thanh toán Lưu hồ sơ * Nhận xét: so với phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ trong nghiệp vụ TTXNK có những ưu điểm hơn hẳn. - Đối với nhà xuất khẩu: đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho nhà xuất khẩu trong quan hệ buôn bán với đối tác, có thể thu được số tiền đúng như số lượng hàng hóa và chất lượng cung ứng cũng như thời gian nhận tiền. Giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro trong thanh toán. - Đối với nhà nhập khẩu: có thể yên tâm trong thanh toán và đảm bảo số lượng hàng hóa mà mình nhận được tương xứng với số tiền bỏ ra. Bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng được quy định rõ trong thư tín dụng nhằm tối thiểu hóa rủi ro. - Đối với Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu: giữ vai trò chủ động hơn trong hoạt động thanh toán, là trung gian thanh toán giữa Ngân hàng mở L/c và đơn vị xuất khẩu. - Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính trong quá trình thanh toán, trong đó đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời gian và các điều kiện, quy định trong thư tín dụng. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà nhập khẩu và thu phí. Kết luận: với những tính năng vượt trội so với các phương thức thanh toán khác, ngày nay hoạt động TTXNK bằng phương thức tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức phổ biến nhất trong lĩnh vực ngoại thương ở các quốc gia. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nêu trên tại Trà Vinh nói riêng cần có chiến lược phát triển nghiệp vụ TTXNK bằng phương thức TDCT trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và hội nhập. 2. VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TTXNK BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ: 2.1. Vai trò của Thanh toán quốc tế: 2.1.1. Đối với lĩnh vực ngoại thương: Ngoại thương có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, hoạt động ngoại thương góp phần giải quyết các nhu cầu trong nước về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, đồng thời cung cấp các sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà nước ngoài còn thiếu và có nhu cầu sử dụng. Ngoại thương sẽ giúp các nước bổ sung những hạn chế, khiếm khuyết mà nền kinh tế nội địa gặp phải. TTQT là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hóa, nếu như quá trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng từng khâu trong quá trình thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra. Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau. TTQT được vận hành tốt có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối của Nhà nước. TTQT còn là đòn bẩy kích thích hoạt động thanh toán XNK trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đề ra. 2.1.2. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng: Thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần thực hiện quá trình thanh toán, chuyển tiền giữa các nước, mà nó còn liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng của mỗi nước. TTQT thường gắn liền với quan hệ tài chính tín dụng, do đó liên quan đến sự luân chuyển của dòng vốn ngắn hạn từ quốc gia này sang quốc gia khác ở trên phạm vi toàn thế giới. Qua đó giúp giải quyết các nhu cầu vốn trong giao dịch thanh toán quốc tế cho những nước có tình trạng tài chính chưa ổn định. Thanh toán quốc tế gắn liền hoạt động của hệ thống ngân hàng nội địa với các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Qua đó giúp cho hệ thống ngân hàng của những nước chậm phát triển và những nước đang phát triển tiếp cận được hệ thống giao dịch thanh toán hiện đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng nước này với các ngân hàng nước khác; mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Trong thanh toán quốc tế ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Ngân hàng với sự ủy thác của khách hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng nhằm giảm bớt rủi ro, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Trong khi thực hiện quá trình thanh toán không những làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng mà khách hàng trả cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của mình do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng, đồng thời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như chấp nhận hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng,...Như vậy, thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế. 2.1.3. Đối với lĩnh vực ngoại giao xã hội: Trong điều kiện hiện nay và xu thế hội nhập quốc tế, hoạt động kinh tế thương mại, hoạt động tài chính ngân hàng và hoạt động ngoại giao, xã hội,...trên bình diện quốc tế không còn là hoạt động riêng lẽ, độc lập mà giữa chúng đều có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Trong quan hệ kinh tế thương mại có chứa đựng quan hệ ngoại giao, chính trị xã hội, ngược lại trong quan hệ ngoại giao, chính trị xã hội lại đan xen các quan hệ kinh tế thương mại, thanh toán quốc tế. Nếu giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, thương mại thì đồng thời cũng giải quyết tốt các quan hệ về ngoại giao xã hội. Nếu loại bỏ các yếu tố chính trị cực đoan, việc giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, rõ ràng góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các nước càng hiểu biết nhau nhiều hơn, xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển trong một thế giới hòa bình, hợp tác thân thiện. 2.2. Ý nghĩa của việc phát triển nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ hiện nay ở nước ta: - Phương thức tín dụng chứng từ hiện nay được xem là một trong những phương thức thanh toán an toàn nhất và được áp dụng phổ biến nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay, đặc biệt là khi các đối tác ở các quốc gia khác nhau chưa thật sự tin cậy lẫn nhau cũng như chưa có sự minh bạch thật sự về tài chính, chưa có sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ trong tranh chấp hợp đồng ngoại thương. - Phân tích nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ có tác dụng: 2.2.1. Về phía Ngân hàng: Kích thích và phát triển nghiệp vụ trên trong điều kiện đa số các Ngân hàng thương mại Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong phương thức tín dụng chứng từ, giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả và an tâm trong giao dịch hàng hóa quốc tế. Ngân hàng là chiếc cầu nối tài chính cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nâng cao trách nhiệm Ngân hàng trong thanh toán quốc tế. 2.2.2. Về phía Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong nước yên tâm trong ký kết, đàm phán và cung ứng hàng hoá cho đối tác với mức độ rủi ro thấp và an toàn. Kích thích các doanh nghiệp nên sử dụng phương thức TDCT trong buôn bán quốc tế cũng như áp dụng phương thức thanh toán hiện đại trong giao dịch khi mà các bên chưa xây dựng được niềm tin cho nhau. 2.3. Kinh nghiệm một số Quốc gia về TTQT: Tại Mỹ và Châu Âu, Phương thức TDCT được sử dụng phổ biến như các phương thức trả trước, nhờ thu, ghi sổ,... Tuy nhiên, tại các nước Châu Á, trừ một số quốc gia phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,...Các nước còn lại trong đó có Việt Nam thì tính minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng đều kém. Do vậy, việc sử dụng phương thức tín dụng chứng từ của các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng chưa được phổ biến. Thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng phương thức thanh toán bằng L/C nên việc xảy ra rủi ro và tranh chấp trong thanh toán là điều không thể tránh khỏi. Theo thống kê Thời báo Kinh tế Việt Nam tỷ lệ sử dụng phương thức thanh toán TDCT của các doanh nghiệp Việt Nam là 1/3 so với Châu Âu và Mỹ là 2/3 trên tổng các phương thức thanh toán quốc tế. Trong khi phía đối tác nước ngoài vẫn chưa có được độ tin cậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam nên khi mở L/c họ không những chọn Ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu có uy tín ở Việt Nam mà cần đòi hỏi các Ngân hàng lớn trên thế giới xác nhận lại. Kinh nghiệm để thực hiện một cách hiệu quả phương thức này ở một số Ngân hàng lớn trên thế giới như: HSBC, Bank of NewYork, Bank of America, CitiBank,..là các bên có liên quan đều nắm vững 02 nguyên tắc cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ là tính độc lập của thư tín dụng và tuân thủ chặt chẽ của chứng từ xuất trình thì sẽ hạn chế được rủi ro. Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đặt ra nhiều cơ hội và thách thức từ đó đòi hỏi các ngân hàng phải hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ trong đó, nghiệp vụ tín dụng chứng từ cần phải được chú trọng một cách đặc biệt sao cho phù hợp với các thông lệ quốc tế và đảm bảo sự phát triển một cách bền vững. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện đại và phức tạp, nó liên quan đến nhiều bên và kết hợp chặt chẽ trách nhiệm của các bên liên quan, mà đặc biệt là trách nhiệm của Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (hay còn gọi là ngân hàng mở L/c). Tuy nhiên, qua những lý luận cơ bản về các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng, vị trí và vai trò của các nghiệp vụ trong lĩnh vực ngoại thương, đặc biệt là những lý thuyết cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho thấy, phương thức nêu trên đã chứng minh những tiện ích vượt trội so với các phương thức khác cũng như có sự ràng buộc hài hòa về trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. Vì vậy, nó được sử dụng phổ biến tại các quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì vậy, để nắm bắt một cách sâu sắc tình hình kinh tế trên địa bàn, kim ngạch XNK trong những năm qua cũng như thực tiễn áp dụng phương thức Tín dụng chứng từ trong buôn bán ngoại thương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ra sao và làm thế nào để phát triển nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh – một trong những Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực nêu trên trong phần nghiên cứu ở chương 2. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TRÀ VINH 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỈNH TRÀ VINH. 1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế tỉnh Trà Vinh: Trà Vinh là một tỉnh nằm ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu. Đất Trà Vinh là một dãy đồng bằng ven biển bao gồm vùng châu thổ được hình thành lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, thời tiết có hai mùa mưa nắng, nhiệt độ trung bình năm từ 250--270. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông ngư nghiệp: trồng lúa, đánh bắt hải sản, kinh tế vườn, nuôi tôm cá…Vùng đất Trà Vinh có nhiều nét văn hoá mang đậm màu sắc của dân tộc Khmer với 60% dân tộc Kinh, 40% dân tộc Khmer, Hoa, Tày… 1.2. Địa lý tự nhiên: Ngày 26/12/1991, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá VIII đã quyết định tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Trà Vinh gồm có 7 huyện và 1 Thị xã, gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và Thị xã Trà Vinh. Vị trí địa lý được giới hạn bởi: * Phía Bắc, Tây- Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long. * Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên. * Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với Sông Hậu. * Phía Nam, Đông- Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển. Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km. Tổng diện tích tự nhiên 2.225 km2, chiếm 5,63% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và 0.67% diện tích cả nước. Tỉnh Trà Vinh hiện nay là 01 trong 64 tỉnh thành của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Toàn tỉnh được phân chia thành 8 đơn vị hành chính: 1 Thị xã và 7 huyện, có 102 phường, xã, 792 khóm, ấp. Tỉnh Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.225 km2, dân số 1.030.767 người tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, mật độ dân số 464 người/km2 Bảng 1: Diện tích- dân số - đơn vị hành chính của tỉnh có đến 31/12/2007: Chỉ tiêu Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Số phường, Xã Tổng số khóm, ấp Toàn tỉnh Thị xã Trà Vinh Huyện Càng Long Huyện Châu Thành Huyện Cầu Kè Huyện Tiểu Cần Huyện Cầu Ngang Huyện Trà Cú Huyện Duyên Hải 2.225,22 80,03 300,09 334,86 243,25 220,39 318,86 359,66 368,08 1.030.767 91.700 168.856 143.529 123.306 111.177 136.308 163.454 92.437 464 1.145 563 429 507 504 427 442 251 102 10 14 14 11 11 15 17 10 792 72 135 106 70 89 104 148 68 (Nguồn: Niên giám thống kê - Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh) 1.3. Tiềm năng phát triển kinh tế địa phương: Những thành tựu về kinh tế- xã hội quan trọng của tỉnh Trà Vinh trong những năm qua: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân là 14,50% /năm. - Thu nhập bình quân đầu người là 5,2 triệu đồng/người/năm. - Gía trị kim ngạch xuất khẩu đạt 63 triệu USD, tăng bình quân hàng năm trên 12,67%. - Về sản xuất nông lâm- thuỷ sản: 1.3.1. Nông nghiệp: Gía trị sản xuất nông nghiệp đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 4,1%, trong đó giá trị trồng trọt 3.030 tỷ đồng, chiếm 75,75%, chăn nuôi chiếm 16,05%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 8,2%. + Diện tích gieo trồng cây lúa đạt 232.405 ha + Năng suất bình quân đạt 4,427 tấn/ha. + Sản lượng lương thực đạt 1.028.815 tấn. + Diện tích vườn đạt 44.163 ha + Chăn nuôi phát triển đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 5,23%. 1.3.2. Lâm nghiệp: Gía trị sản xuất đạt 73 tỷ đồng, tăng 19%, diện tích trồng rừng đạt 393 ha rừng trồng tập trung, bao gồm dự án trồng rừng của chính phủ được 100 ha (dự án 661) và dự án CWPDP do ngân hàng thế giới tài trợ trồng được 293 ha. Ngoài ra còn nhiều diện tích do nhân dân tự trồng. Tổng số gỗ khai thác được 60.409m3, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,94%. 1.3.3. Thủy sản: Trong năm 2007, tổng sản lượng đạt 138.010 tấn, tăng 2,3%. Tình hình thời tiết thuận lợi cho quá trình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản như thời tiết biển tương đối ổn định, nguồn lợi thuỷ hải sản khai thác nhiều hơn năm trước, nhiều tàu khai thác hải sản xa bờ hoạt động có hiệu quả, ngư dân đóng đáy biển được mùa, giá tôm sú nguyên liệu tương đối ổn định, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục mở rộng, nhiều trang trại sản xuất đạt hiệu quả, tình hình nuôi tôm cá vùng nước ngọt phát triển mạnh. 1.3.4. Về sản xuất công nghiệp: Năm 2007, gía trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 1.705 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 15,06%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 919 tỷ đồng, tăng bình quân 10,32%, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 786 tỷ đồng, tăng 21,15%. Trong năm khu công nghiệp Long Đức đã đưa vào hoạt động, nhưng do cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, nhất là giao thông do đường hẹp nhiều loại xe chuyên dùng không vào được, các dịch vụ khác như điện, nước, điện thoại.. cũng gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. Khái quát tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2007, thể hiện qua 3 khu vực: khu vực 1: nông- lâm- thủy sản; khu vực 2: công nghiệp và xây dựng; khu vực 3: dịch vụ. Bảng 2: Tình hình tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Gía trị sản xuất Gía trị tăng thêm (GDP) So sánh (%) 2006 2007 2006 2007 GTrị sản xuất GTTT(GDP) Khu vực I 4.641.370 5.088.754 2.655.007 2.886.639 109,64 108,72 Khu vực II 943.521 1.155.090 392.739 472.764 122,42 120,38 Khu vực III 1.578.918 1.977.182 976.956 1.248.880 125,22 127,83 Tổng cộng 7.163.809 8.221.026 4.024.702 4.608.284 114,76 114,50 (Nguồn: Niên giám thống kê -Cục Thống Kê tỉnh Trà Vinh) 1.4. Tình hình hoạt động Xuất nhập khẩu tại Trà Vinh: Bảng 3: Kim ngạch XNK trong những năm qua: Stt Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 A Xuất khẩu 1.000USD 41.393 43.349 53.781 60.043 1 - Gạo Tấn 15.512 25.475 27.817 31.132 2 - Thủy sản đông lạnh Tấn 6.738 7.379 8.967 11.518 3 - Tơ xơ dừa Tấn 4.892 2.500 5.845 8.124 4 - Than hoạt tính Tấn 2.240 2.440 2.112 3.859 B Nhập khẩu 1.000USD 5.380 7.100 11.357 12.737 1 - Phân bón Tấn 6.754 6.931 7.042 9.241 2 - Dược liệu và NVL Tấn 1.025 1.241 1.287 1.325 3 - Khác 1.000USD 1.019 1.547 1.876 1.624 c Thặng dư (+), t.hụt (-) 1.000USD 36.013 36.249 42.424 47.306 (Nguồn: Niên giám thống kê – cục thống kê tỉnh Trà Vinh) Nhìn chung, Kim ngạch XNK trong 04 năm qua (2004-2007) của tỉnh không ngừng tăng trưởng, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trên 14%/năm. Đây là dấu hiệu cho thấy, tỉnh đã chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. Trong đó, mặt hàng lương thực đã được tỉnh đầu tư mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực, vững chắc, hiệu quả, tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao. Tỉnh đã chú trọng nhiều hơn đến việc xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện phục vụ xuất khẩu. Trong đó, chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp vào khu công nghiệp với những chính sách ưu đãi hấp dẫn,… Trong hoạt động XNK hàng hóa, Tỉnh đã chú trọng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nếu như trước đây chủ yếu xuất sang thị trường các nước Đông Nam Á (ASEAN) thì nay đã mở rộng Thị trường sang Trung Đông và Châu Phi,…Điều này, đánh dấu bước đi đúng đắn trong chính sách chú trọng và đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu của tỉnh trong những năm gần đây trên tinh thần chủ trương Nghị quyết 06/2005/NQ-TUTV của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh. 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TỈNH TRÀ VINH VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHCT TRÀ VINH: 2.1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Trà Vinh: Bảng 4: Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến 31/12/2007 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Chi nhánh NHCT Trà Vinh Tỷ trọng hoạt động của NHCT TV so với các TCTD trên địa bàn - Huy động vốn 1.213.682 168.416 13,8 - Cho vay 3.435.570 283.515 8,2 - Phân theo thời hạn cho vay: + Ngắn hạn + Trung dài hạn 2.157.448 1.296.122 202.343 81.172 9,4 6,3 - Phân theo ngành nghề cho vay: + Thương mại dịch vụ. + Nông nghiệp. + Thủy sản. + Công nghiệp, giao thông, xây dựng, khác. 1.287.589 1.106.745 817.024 224.212 187.737 30.971 22.950 41.857 14,6 2,8 2,8 18,6 (Nguồn: báo cáo tổng kết họat động Ngân hàng- NHNN chi nhánh Trà Vinh năm 2007) Hệ thống Ngân hàng tỉnh Trà Vinh được thành lập từ tháng 04/1992 sau khi tách ra từ tỉnh Cửu Long, là hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại. Tính đến ngày 31/12/2007, mạng lưới của các Ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bao gồm: - Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Trà Vinh. - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Trà Vinh; 10 Chi nhánh cấp huyện, thị và 09 Chi nhánh cấp liên xã. - Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh Trà Vinh và 03 Chi nhánh cấp huyện. - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Trà Vinh và 07 Phòng Giao dịch trực thuộc tỉnh ở các huyện. - Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) - Phòng giao dịch NHTM CP Sài Gòn. - Phòng Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Sóc Trăng. - Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương tỉnh Trà Vinh. - 15 Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở. Các Tổ chức tín dụng hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Trà Vinh. 2.2. Khái quát về Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh: Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh là đơn vị thành viên phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam, là loại hình của Ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qui định. 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh (dưới đây xin gọi tắt là NHCT): Nhằm phát triển mạng lưới hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam trong cả nước. Ngày 01/09/1994 Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ký quyết định số: 259/NHCT.QĐ về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tỉnh Trà Vinh trực thuôc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 14/11/1994 Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh chính thức khai trương và đi vào hoạt đông; có địa chỉ trụ sở hiện đặt tại số 15A Điện Biên Phủ - Phường VI - Thị xã Trà Vinh – Điện thoại: 074.863823 – 863827; Fax: 84.74.863886. + Tên giao dịch: Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Trà Vinh. + Tên tiếng Anh: Industrial & Commercial bank of Việt Nam – Trà Vinh branch (Incombank). Ngày 15/04/2008 vừa đổi tên mới: VietNam Bank for Industry and Trade (VietinBank). 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT tỉnh Trà Vinh: Một tổ chức hoạt động có hiệu quả thì phải kể đến vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức quản lý, nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động trong bất kỳ tổ chức nào. Đó là sự phân chia các bộ phận khác nhau trong tổ chức làm cho các hoạt động được phối hợp thực hiện các công việc một cách hiệu quả. NHCT Trà Vinh đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong vấn đề giải quyết công việc phù hợp vối nền kinh tế thị trường. Tổ chức bộ máy của NHCT Trà Vinh bao gồm 01 Giám đốc và 01 phó Giám đốc quản lý điều hành 6 phòng nghiệp vụ. Với tổng số cán bộ công nhân viên là 48, trong đó có: 30 nữ, 18 nam. Bao gồm: 14 cán bộ quản lý. 09 nhân viên kiểm ngân. 07 nhân viên kế toán. 10 nhân viên tín dụng. 03 nhân viên kinh doanh đối ngoại (TTXNK). Trong đó: 36 người có trình độ đại học, trên đại học, chuyên môn nghiệp vụ và tương đương, còn lại là trung cấp và trên trung cấp Số cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo và đào tạo lại, có thể đáp ứng được yêu cầu mở rộng phát triển của đơn vị. 2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh: 2.2.3.1. Chức năng nhiệm vụ chung: - Tổ chức khai thác các mặt nghiệp vụ theo qui định tại điều lệ Ngân hàng Công thương Việt Nam và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Công thương Việt Nam qui định. - Khai thác và huy động các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế và cho vay theo chỉ định của Chính phủ. - Tổ chức mua bán kinh doanh ngoại hối và thanh toán đối nội và đối ngoại phục vụ các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong tỉnh. - Làm tư vấn cho chính quyền và các đơn vị kinh tế tại địa phương về các vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ Ngân hàng Công thương. - Lập báo cáo thống kê theo qui định về chế độ thông tin báo cáo do NHNN, NHCT Việt Nam qui định và hướng dẫn. - Tham mưu, kiến nghị với lãnh đạo địa phương, với Ngân hàng Nhà Nước và các ngành hữu quan về các lĩnh vực, quan hệ phát sinh với hoạt động Ngân hàng Công thương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước. * Các chức năng, nhiệm vụ trên được cụ thể hóa thông qua các hình thức nghiệp vụ ngân hàng sau: - Nhận tiền gửi tiết kiệm, bán kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ và tiền gửi bằng ngoại tệ. - Đầu tư, cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ vốn, thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu và dịch vụ. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. - Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước. - Làm đại lý thanh toán các loại thẻ quốc tế: visa, master card. - Chi trả kiều hối. - Tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu qua mạng Swift. 2.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ: * Phòng Tín dụng: Đây là phòng có nguồn nhân lực đông nhất của Chi nhánh, có các chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong triển khai thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước, của ngành, của địa phương vào thực tiễn kinh doanh liên quan đến công tác đầu tư cho vay vốn của Chi nhánh. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng Tín dụng gồm: - Xây dựng kế hoạch cân đối vốn, kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh. - Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh. - Theo dõi tổng hợp các báo cáo các phòng nghiệp vụ, gửi báo cáo, truyền các file báo cáo về cấp trên đúng qui định của chế độ thống kê của Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Kinh doanh tín dụng, khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế đảm bảo nguyên tắc chế độ ngành qui định. - Chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ pháp lý, đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ trong xét duyệt mở L/C, cho vay ứng trước bộ chứng từ L/C hàng xuất cũng như phát hành thư bão lãnh trong và ngoài nước. - Xây dựng các loại lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của Chi nhánh. - Xây dựng qui chế về chính sách khách hàng, thực hiện các yêu cầu báo cáo của trung ương. - Thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro. - Thực hiện công tác tín dụng theo đúng qui chế của hội đồng tín dụng. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao. * Phòng kế toán: Thực hiện chức năng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ và chính xác theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Là nơi các nhân viên kế toán ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng về các nghiệp vụ rút và gửi tiền mặt, thanh toán các loại séc, chiết khấu các giấy tờ có giá. Tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý hạch toán và bảo quản tài sản Nhà nước theo chế độ qui định. * Phòng tiền tệ – ngân quỹ: Tổ chức quản lý trực tiếp và bảo quản tiền đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, các hồ sơ thế chấp theo chế độ quản lý kho quỹ trong hệ thống Ngân hàng Công thương hiện hành, thực hiện thu chi VNĐ, ngoại tệ, tham mưu cho Ban giám đốc những nhiệm vụ liên quan đến công tác kho qũy. * Phòng tổ chức - hành chánh: Thực hiện 2 chức năng quản lý hành chánh của Chi nhánh và tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác cán bộ như quản lý, lập kế hoạch mua sắm các tài sản, công cụ sử dụng chung trong cơ quan.Thực hiện công tác văn phòng như đánh máy, văn thư, bảo quản lao động tạp vụ, quản lý các loại xe cơ quan, quản lý chứng từ, tổ chức hội nghị, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, hợp đồng lao động trong cơ quan, theo dõi nâng lương, khen thưởng hằng năm, thực hiện báo cáo định kỳ về công tác tổ chức, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên, tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác tuyển dụng qui hoạch, đề bạt cán bộ. * Phòng kiểm tra nội bộ: Là một bộ phận độc lập với các phòng nghiệp vụ, chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Gíam đốc. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của Chi nhánh, tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý phát hiện và kiến nghị khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện kiểm tra nghiệp vụ đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc. Tham mưu giúp Giám đốc giải quyết các thắc mắc, khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. * Phòng kinh doanh thanh toán Xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, tham gia mua bán ngoại tệ và các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán ngoại tệ, hỗ trợ tích cực cho đơn vị để tạo nguồn ngoại tệ cho Chi nhánh. 3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU (TTXNK) TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH TRÀ VINH: 3.1. Sơ lược về phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Hiện nay, Phòng Thanh toán XNK tại Chi nhánh gồm 3 người, với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: - Thực hiện tất cả các mặt công tác liên quan đến hoạt động đối ngoại của Chi nhánh. - Giao dịch với ngân hàng nước ngoài như thanh toán mậu dịch (như thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các đơn vị trong nước và thương nhân nước ngoài ). - Thanh toán phi mậu dịch (chi trả kiều hối, thanh toán thẻ, séc). - Kinh doanh ngoại hối. - Mở và thanh toán L/C nhập khẩu. - Thương lượng và thông báo L/C xuất khẩu. - Nhận và xử lý chứng từ nhờ thu đi và đến. - Theo dõi diễn biến tỷ giá, xây dựng tỷ giá các loại ngoại tệ. - Hạch toán kế toán ngoại tệ. - Huy động tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ. - Theo dõi hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ. - Thực hiện tất cả các báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán xuất nhẩp khẩu. 3.2. Hoạt động thanh toán XNK tại NHCT Chi nhánh Trà Vinh: Bảng 5: Tình hình thanh toán XNK trong 04 năm 2004-2007: Số tt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 % tăng, giảm 05/04 % tăng, giảm 06/05 % tăng, giảm 07/06 1 Thanh toán xuất khẩu: Số món Số tiền (1.000USD) 178 4.685 313 7.013 364 7.975 401 8.195 +75,8 +49,7 +16,3 +13,7 +10,2 +2,8 2 Thanh toán nhập khẩu: Số món - Số tiền (1.000USD) 117 2.844 95 3.400 136 5.304 168 6.186 -18,8 +19,5 +43,1 +56,0 +23,5 +16,6 3 Tổng TTXNK: Số món - Số tiền (1.000USD) 295 7.529 408 10.413 500 13.279 569 14.382 +38,3 +38,3 +22,5 +27,5 +13,8 +8,3 (Nguồn: Từ các Báo cáo Phòng TTXNK – NHCT Trà Vinh) Bảng 6: tình hình thanh toán theo từng phương thức trong 04 năm qua: ĐVT: 1.000USD Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 % tăng, giảm 05/04 % tăng, giảm 06/05 % tăng, giảm 07/06 L/c Nhập khẩu 1.244 942 1.392 1.478 -24,2 +47,7 +6,2 L/c Xuất khẩu 2.114 2.931 3.529 3.916 +38,6 +20,4 +10,9 Nhờ thu (Collection) 702 1.514 2.654 3.015 +115,7 +75,3 +13,6 Chuyển tiền T.T 3.469 5.026 5.704 5.973 +44,9 +13,5 +4,7 Tồng cộng 7.529 10.413 13.279 14.382 +38,3 +27,5 +8,3 (Nguồn: Phòng Thanh toán XNK - NHCT Trà Vinh) Bảng 7: Số lượng thực hiện thanh toán XNK 2004-2007: ĐVT: món Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 % tăng, giảm 05/04 % tăng, giảm 06/05 % tăng, giảm 07/06 L/c Nhập khẩu 31 17 31 48 -45,1 +82,3 +54,8 L/c Xuất khẩu 61 122 145 167 +100 +18,8 +15,2 Nhờ thu (Collection) 55 85 118 142 +54,5 +38,8 +20,3 Chuyển tiền T.T 148 184 206 212 +24,3 +11,9 +2,9 Tồng cộng 295 408 500 569 +38,3 +22,5 +13,8 (Nguồn: Phòng Thanh toán XNK - NHCT Trà Vinh) Nhìn chung, hoạt động TTXNK tại Chi nhánh trong 04 năm 2004-2007 đã có những bước tăng trưởng ổn định, nếu như năm 2004 doanh số thanh toán XNK chỉ đạt 7.5 triệu USD thì đến năm 2005 con số này là 10.4 triệu USD, tăng 38,3%. Nguyên nhân tăng trưởng là do bên cạnh việc khai thác và chăm sóc tốt khách hàng truyền thống như: Công ty Cổ phần Dược Phẩm (TV.Pharm), Công ty Cổ Phần Trà Bắc (Trabacco), Công ty Xuất Khẩu Thủy hải sản Định An,... Chi nhánh chú trọng mở rộng tiếp thị và khai thác những khách hàng tiềm năng về dịch vụ TTXNK sang các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Long Đức như: Công ty Hóa Chất Mỹ Lan (Mylan Chemicals Inc), Công ty Vật tư Ngành in Mỹ Lan (Mylan Printing Media), Công ty Giày da Mỹ Phong,...Từ đó, doanh số TTXNK không ngừng gia tăng. Tính đến cuối năm 2007 con số này là 14.3 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2006 (13.2 triệu USD) và 37,5% so với năm 2005 và tăng 90,7% so với năm 2004. Với những số liệu đã nêu trên đã khẳng định bước đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong các năm qua đồng thời minh chứng thế mạnh vượt trội của Chi nhánh trong lĩnh vực thanh toán XNK trên địa bàn tỉnh. 3.3. Tình hình thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ: 3.3.1. Tình hình thanh toán XK tại Chi nhánh trong 04 năm 2004-2007: Hoạt động Thanh toán XK bằng phương thức tín dụng chứng từ được Chi nhánh triển khai thực hiện từ năm 2000 đến nay đã khẳng định thế mạnh của Chi nhánh trong việc phục vụ các doanh nghiệp XK trên địa bàn doanh số thanh toán hàng năm tăng trưởng ổn định: Bảng 8: Tình hình hoạt động thanh toán XK tại Chi nhánh: Chỉ tiêu Thông báo L/c Thanh toán Số món Số tiền (1.000USD) Số món Số tiền (1.000USD) Năm 2004 48 1.819 13 295 Năm 2005 116 2.796 6 135 Năm 2006 145 3.529 0 0 Năm 2007 164 3.624 8 292 % tăng/giảm 05/04 +141,4 +53,7 -53,8 -54,2 % tăng/giảm 06/05 +25 +26,2 0 0 % tăng/giảm 07/06 +13 +2,7 0 0 (Nguồn: Phòng TTXNK - NHCT Trà Vinh) Tình hình thông báo L/c xuất khẩu tại Chi nhánh có những chuyển biến tích cực. Trong đó, doanh số thông báo L/c đến tăng trưởng ổn định từ 1.81 triệu USD năm 2004 lên 2.79 triệu USD năm 2005, tăng 53,7% về doanh số và 141,4% số món thực hiện. Nguyên nhân là do Chi nhánh chủ động tiếp cận và tư vấn các khách hàng mới lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả như: Công ty SXTM Trọng Ngọc, Công ty XNK Thủy hải sản Định An,... trong quá trình xuất khẩu thủy, hải sản ra thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong đó, Chi nhánh chủ động tiếp cận các Thị trường các quốc gia nêu trên thông qua Phòng Ngân hàng Đại lý Ngân hàng Công thương Việt Nam để lựa chọn Ngân hàng mở L/c uy tín tại nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, tiếp tục phối kết hợp với Các doanh nghiệp xuất khẩu khác nhằm tìm kiếm thị trường và tư vấn xuất khẩu,...Từ đó, doanh số thanh toán L/c qua Chi nhánh không ngừng gia tăng. Tính đến năm 2007, con số này là 3.92 triệu USD tăng 11% so với năm 2006 và 33,6% so với năm 2005. Tuy nhiên, doanh số thanh toán L/c qua Chi nhánh có chiều hướng giảm mạnh, cụ thể năm 2005 con số này chỉ còn: 135.000USD, giảm 54,2% so với năm 2004 (295.000USD), đến năm 2006 doanh số thanh toán L/c đã không còn. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải thực hiện chuyển tiền về các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để thanh toán các khoản vay phục vụ xuất khẩu như: Chiết khấu Bộ Chứng từ hàng xuất, vay lưu động thu mua nguyên liệu chế biến,...trong khi các doanh nghiệp này ít có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Năm 2007, doanh số thanh toán đạt 08 món với doanh số 292.000 USD, chủ yếu là chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. 3.3.2. Tình hình thanh toán NK tại Chi nhánh trong 04 năm 2004-2007: Bảng 9: Tình hình thanh toán nhập khẩu: Chỉ tiêu Phát hành L/c Thanh toán L/c Số món Số tiền (1.000USD) Số món Số tiền (1.000USD) Năm 2004 16 671 15 573 Năm 2005 08 377 9 565 Năm 2006 14 686 17 706 Năm 2007 21 754 23 724 % tăng/giảm 2005/2004 -50 -43,8 -40 -1,4 % tăng/giảm 2006/2005 +75 +81,9 +88,9 +24,96 % tăng/giảm 2007/2006 +50 +9,9 +35,3 +2,5 (Nguồn: Phòng TTXNK - NHCT Trà Vinh) Tình hình thanh toán nhập khẩu tại chi nhánh trong 03 năm thiếu tính ổn định. Điều này phản ánh một thực tế về tính biến động trong quá trình nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu trong tỉnh. Nếu như năm 2004 chi nhánh phát hành được 16 L/c nhập khẩu với doanh số 671.000 USD và thanh toán được 15 món với số tiền là: 573.000 USD tập trung chủ yếu ở Công ty Cổ phần Dược phẩm Trà Vinh (TV.Pharm), Công ty Thủy sản Cửu Long (Cuu Long SeaPro) đến năm 2005, Chi nhánh chỉ phát hành được 08 L/c nhập khẩu với doanh số chỉ còn 377.000 USD, giảm 43,8% trong khi doanh số thanh toán giảm không đáng kể. Nguyên nhân chính là do sự biến động của thị trường nhập khẩu kèm theo những khó khăn về tài chính của một số doanh nghiệp đã làm ảnh hưỡng đến hoạt động của Chi nhánh. Năm 2006 tình hình phát hành và thanh toán L/c đã có sự hồi phục nhanh chóng, nguyên nhân chính là do Chi nhánh tiếp tục mở rộng chính sánh tiếp cận các doanh nghiệp nhập khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từ đó, doanh số phát hành tăng 81,9% và doanh số thanh toán tăng 24,96% so với năm 2005. Năm 2007, phát hành L/c tăng 50% số món và 9,9% số tiền trong khi thanh toán tiếp tục tăng 35% số món và 2,5% số tiền. Đây là một dấu hiệu cho thấy tình hình phát hành và thanh toán L/c nhập khẩu đã có bước phát triển vượt bậc, đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. 3.4. Ưu điểm của phương thức tín dụng chứng từ: Đây là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi của nhà Xuất khẩu và nhà Nhập khẩu nên được áp dụng khá phổ biến trong phương thức thanh toán Quốc tế. 3.4.1. Ưu điểm đối với Nhà xuất khẩu: - Khi nhận được L/c, nhà xuất khẩu yên tâm vì có được sự cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành, nếu vì nguyên nhân nào đó mà nhà nhập khẩu không đủ thanh toán, thâm chí bị phá sản thì Ngân hàng phát hành L/c vẫn đảm bảo thanh toán L/c. Ngay cả khi người mua muốn trì hoản hoặc ngăn cản việc thanh toán thì người bán vẫn có thể được đảm bản thanh toán nếu người bán thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện mà L/c quy định. - Nhà xuất khẩu trong trường hợp nghi ngờ khả năng thanh toán của Ngân hàng phát hành L/c có thể thỏa thuận với người mua áp dụng L/c xác nhận. Nếu trong trường hợp ngân hàng phát hành không thanh toán L/c thì ngân hàng xác nhận sẽ đảm bảo cam kết thanh toán L/c. - Trường hợp sử dụng L/c không thể hủy ngang, người mua và Ngân hàng phát hành chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ L/c cần phải có sự chấp thuận của người bán. - Trường hợp người bán cần được tài trợ trước khi gửi hàng, thì có thể thương lượng với người mua phát hành một L/c có điều khoản đỏ. 3.4.2. Ưu điểm đối với Nhà nhập khẩu: - Người mua có thể chủ động mở L/c để mua hàng hóa theo yêu cầu của mình và được ngân hàng cam kết thanh toán lô hàng nhập khẩu. - Khi vận dụng phương thức thanh toán bằng L/c thì người mua yên tâm vì người bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định trong L/c. Ngân hàng mở L/c thay mặt nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng mới thanh toán. - Với nhiều loại L/c cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu có thể vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với thực tiễn thương mại. - Thông qua việc mở và điều chỉnh L/c cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể bổ sung và điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng ngoại thương phù hợp với thực tiễn. - Thông qua phương thức tín dụng chứng từ các doanh nghiệp có thể nhận được sự tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng khi thiếu vốn. 3.4.3. Ưu điểm đối với Ngân hàng mở L/c: - Là ngân hàng phục vụ cho Nhà nhập khẩu, chủ động kiểm tra nhu cầu và hồ sơ xin mở L/c, xem xét nếu thấy hiệu quả sẽ tiến hành mở L/c cho nhà nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng ngoại thương giữa hai bên và đơn xin mở L/c của nhà nhập khẩu. - Thu phí mở L/c, phí sửa đổi (nếu có), phí thanh toán, bảo lãnh và các khoản phí khác trong quá trình thanh toán. - Tạm thời sử dụng số tiền ở tài khoản mở L/c (ký quỹ) khi chưa đến thời gian thanh toán cho nhà nhập khẩu. - Chủ động theo dõi và có quyền từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình không phù hợp với quy định của L/c. 3.4.4. Ưu điểm đối với Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu: - Tiếp nhận L/c từ ngân hàng phát hành, xem xét, đối chiếu theo yêu cầu của nhà xuất khẩu. - Thu phí thông báo, phí chiết khấu, phí bồi hoàn và các khoản phí khác phát sinh. - Chủ động theo dõi quá trình thanh toán và thực hiện các công việc phát sinh khi có yêu cầu từ nhà xuất khẩu. 3.5. Nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ: - Yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toán quốc tế để đáp ứng các yêu cầu khác nhau. Nếu sự hiểu biết không nhất quán hoặc không thể đáp ứng một số điều khoản hoặc điều kiện của người mua được quy định trong L/c thì người bán có thể không được đảm bảo thanh toán hoặc có thể trì hoãn thanh toán. - Trường hợp mở L/c có thể hủy ngang, người bán phải thật thận trọng vì người mua có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ L/c bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước hay chấp nhận của người bán. - Trường hợp L/c không thể hủy ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam kết thanh toán. Nếu như Ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc luật pháp của Quốc gia người mua có những hạn chế thanh toán thì người bán phải chịu những rủi ro do không được thanh toán hoặc bị thanh toán chậm trể. - Nhà nhập khẩu trong phương thức tín dụng chứng từ cũng gặp phải một số bất lợi như: không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ trừ khi có sự chấp thuận của nhà xuất khẩu và ngân hàng phát hành, Nhà nhập khẩu phải chịu chi phí mở L/c và các chi phí khác. - Nếu nhà xuất khẩu cố tình gian lận, họ sẽ gửi hàng kém chất lượng mặc dù các chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/c để được thanh toán. Đến khi nhà nhập khẩu phát hiện thì đã thanh toán vì trong các nghiệp vụ tín dụng chứng từ tất cả các bên đều giao dịch bằng chứng từ. - Mặt khác sử dụng phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương thức an toàn tuyệt đối trong thanh toán, vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể xảy ra. Nếu như nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cố tình lừa đảo, ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc do ngân hàng còn yếu kém về trình độ dẫn đến những rủi ro làm ảnh hưỡng đến quyền lợi của khách hàng. Rủi ro có thể xuất phát từ một số trường hợp điển hình sau đây: + Rủi ro từ phía người mở L/c (nhà nhập khẩu): ngoại trừ trường hợp L/c ký quỹ 100%, người mở L/c luôn được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng bằng cam kết thanh toán trong L/c. Việc phát hành L/c luôn mang yếu tố bảo lãnh khi người ký quỹ không đủ toàn bộ số tiền, khi họ yêu cầu ngân hàng phát hành L/c. Vào thời điểm thanh toán, nếu có vấn đề khó khăn từ phía người mở (phá sản, giải thể, mất khả năng thanh toán,…) thì ngân hàng mở L/c là người phải trả tiền cho người hưỡng bằng nguồn vốn của mình, mặt dù họ chỉ thỏa thuận với người mở là cấp bảo lãnh chứ không cấp tín dụng (vay), người mở phải dùng tiền của chính họ để thanh toán L/c. + Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu: xuất hiện khi nhà xuất khẩu giả mạo bộ chứng từ để xuất trình cho Ngân hàng đòi tiền. Các Ngân hàng chiết khấu và ngân hàng phát hành không thể kiểm soát được. Trên thực tế, dù các Ngân hàng đã kiểm tra chứng từ với “sự cẩn thận hợp lý” nhưng cũng rất khó phát hiện sự giả mạo. Trong xu thế giao dịch điện tử ngày càng gia tăng do những ưu việt của nó, thì sự xuất hiện nhà xuất khẩu lừa đảo chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các hành vi lừa đảo ảnh hưỡng đến nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành. Ngoài ra, không loại trừ khả năng nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phối hợp lừa đảo ngân hàng phát hành để rửa tiền, trốn thuế,… 3.6. Đánh giá một số kết quả đạt được trong thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Chi nhánh Trà Vinh: Mặc dù thời gian triển khai phương thức TDCT ngắn và kinh nghiệm thực hiện tại Chi nhánh chưa nhiều, nhưng qua số liệu thực hiện nêu trên cho thấy tiềm năng phát triển phương thức trên tại địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng như tại Chi nhánh rất đáng kể: 3.6.1. Đối với Chi nhánh: Hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức TDCT phát triển đã góp phần đa dạng hóa các loại hình sản phẩn dịch vụ của Ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của NHCT Chi nhánh Trà Vinh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, hoạt động này còn đem lại nguồn thu ngoại tệ và phí dịch vụ cho Ngân hàng, trong khi chi phí hoạt động thấp và mức độ rủi ro không cao. Bảng 10: So sánh thu từ hoạt động TTXNK với tổng thu nhập của Ngân hàng: ĐVT: Triệu đồng NĂM TỔNG THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG (1) THU TỪ HOẠT ĐỘNG TTXNK (2) TỶ LỆ %(2)/(1) 2004 1.465 833 56,8% 2005 4.869 1.352 27,7% 2006 12.427 1.458 11,7% 2007 13.418 1.514 11,28% (Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo tổng kết Ngân hàng Công thương Trà Vinh) Tỷ lệ thu từ hoạt động TTXNK chiếm từ 11% - 50% trên tổng thu nhập của Ngân hàng trong đó thu từ thanh toán XNK bằng phương thức TDCT luôn chiếm trên 55% tổng các khoản thu TTXNK. Bảng 11: So sánh thu từ tín dụng chứng từ với tổng thu từ TTXNK: ĐVT: Triệu đồng NĂM TỔNG THU TỪ HOẠT ĐỘNG TTXNK (1) THU TỪ HOẠT ĐỘNG TDCT (2) TỶ LỆ %(2)/(1) 2004 833 541 64,9% 2005 1.352 756 55,9% 2006 1.458 847 58% 2007 1.514 875 57,8% (Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo tổng kết Phòng TTXNK) Hoạt động TTXNK bằng phương thức TDCT phát triển góp phần đáng kể trong quá trình hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến ngoại tệ như: kinh doanh ngoại hối, thẻ TDQT, tín dụng tài trợ XNK,…phát triển nhằm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời thông qua nghiệp vụ trên, thương hiệu, vị trí và uy tín của Ngân hàng Công thương ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động trên, NHCT Chi nhánh Trà Vinh luôn chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác TTXNK đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, tin học, phong cách giao dịch, nắm vững các tập quán và thông lệ quốc tế,…Từ đó, góp phần cải thiện hình ảnh và nâng cao niềm tin của khách hàng. Đến nay, Chi nhánh đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ ổn định, xử lý tốt các quy trình nghiệp vụ, xử lý tốt các bộ chứng từ, tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của khách hàng, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong thanh toán,..đảm bảo khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. 3.6.2. Đối với Khách hàng: Thông qua nghiệp vụ TTXNK bằng phương thức TDCT, giúp cho quá trình thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng được đa dạng với khách hàng. Chi nhánh chủ động phục vụ trọn gói tất cả các nhu cầu đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tỉnh từ khâu cho vay, chuyền tiền thanh toán, tư vấn khách hàng,… Hoạt động TTXNK phát triển nhanh, tạo điều kiện gia tăng các hoạt động thanh toán qua hệ thống ngân hàng, góp phần tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các hoạt động có liên quan đến đối ngoại trong nền kinh tế. Ngoài ra, nó còn góp phần đa dạng hóa các mặt hàng của các doanh nghiệp, tạo ra nhiều loại hàng hóa mới thay thế hàng ngoại nhập do chính các doanh nghiệp trong nước sản xuất, nâng cao đời sống người lao động, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 3.7. Một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục: 3.7.1. Hoạt động marketing, chiến lược tiếp thị khách hàng trong nghiệp vụ còn hạn chế: Quá trình áp dụng nghiệp vụ TTXNK bằng phương thức tín dụng chứng từ đã được Chi nhánh triển khai từ lâu nhưng chưa thực sự tạo được một vị thế vững chắc trong lòng khách hàng. Nguyên nhân chính là do hoạt động tiếp thị, khuyến mãi thu hút khách hàng về giao dịch nghiệp vụ TTXNK chưa được chú trọng đúng mức, chưa xây dựng được một quy trình quy trình nghiệp vụ vững chắc đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. 3.7.2. Chưa chú trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ TTXNK: Năng lực và trình độ CBNV làm công tác TTXNK tại Chi nhánh còn hạn chế, khả năng xử lý các vấn đề phát sinh không cao. Công tác cập nhật những thay đổi những tập hoán, điều luật trong thương mại quốc tế chưa kịp thời. Cán bộ làm công tác TTXNK chưa được chú trọng đào tạo đúng mức, nguồn nhân lực phục vụ cho nghiệp vụ này hiện tại chỉ còn 03 người, chưa có được đội ngũ kế thừa trong tương lai. 3.7.3. Công nghệ Ngân hàng còn thấp: Trình độ công nghệ còn lạc hậu, trang thiết bị phục vụ TTXNK chưa hiện đại, khả năng và tốc độ xử lý thông tin của chương trình phần mềm chưa cao, các tiện ích trong chương trình không đa dạng…Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng. Tiềm lực tài chính không mạnh khả năng đối phó với những rủi ro xảy ra hạn chế,…Từ đó, phần nào ảnh hưỡng đến khả năng phát triển của nghiệp vụ trên. 3.7.4. Chưa xây dựng được một mạng lưới đại lý Ngân hàng nước ngoài rộng khắp: Mặc dù Ngân hàng Công thương đã có hơn 100 Ngân hàng Đại lý ở các quốc gia trên thế giới nhưng chủ yếu tập trung nhiều nhất là ở Mỹ, Châu Aâu, Trung Quốc, các Nước ASEAN… trong khi các thị trường mới giàu tiềm năng như: Châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ vẫn chưa chủ động mở rộng quan hệ đại lý. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm cho hoạt động TTXNK bằng phương thức tín dụng chứng từ bị thu hẹp và phải qua nhiều Ngân hàng Trung gian, và tốn kém chi phí,…Việc không xây dựng một mạng lưới đại lý rộng khắp làm cho hình ảnh và uy tín của Ngân hàng Công thương không cao trên thị trường tài chính quốc tế. 3.7.5. Trình độ, năng lực các doanh nghiệp XNK trên địa bàn còn thấp: Trên thực tế cho thấy, khả năng và trình độ đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương, lựa chọn đối tác và các phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả không cao. Theo mẫu khảo sát được Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư tỉnh Trà Vinh thực hiện trong năm 2007 cho thấy, có đến 78% các chủ doanh nghiệp không nắm vững các nghiệp vụ ngoại thương, các phương thức thanh toán hiện đại như: Nhờ thu, L/c. Trong đó, có đến 56% các doanh nghiệp XNK không nắm vững và cập nhật kịp thời những tập quán và các thông lệ buôn bán quốc tế như: - UCP400, UCP500 và mới đây là UCP600. - Doanh nghiệp kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE TAI lUAN VAN HA da sua lai.doc
Tài liệu liên quan