Tài liệu Đề tài Phát triển kênh phân phối hiện đại của các nhà xuất bản – định hướng nghiên cứu kênh phân phối của nhà xuất bản Tri Thức: PHẦN MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Cách đây vài năm, thị trường sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện ở Việt
Nam vẫn chưa được phát triển nhưng những năm gần đây thị trường này khá sôi động do trình độ dân trí ngày càng tăng lên. Đồng nghĩa với việc đó là sự cạnh tranh trong thị trường này cũng sẽ gay gắt hơn. Vì vậy, chiến lược phân phối sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện, giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng đúng thời gian, địa điểm và phương thức mà họ mong muốn. Thiết lập được một hệ thống kênh phân phối phù hợp là doanh nghiệp đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường cũng như là tạo dựng uy tín cho công ty.
Hiện tại sản phẩm sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện mà Nhà xuất bản Tri Thức đã được tiêu thụ tại cả ba miền trên cả nước với kênh phân phối sâu và rộng. Tuy nhờ kênh phân phối này mà sản phẩm của công ty đến được hết ba miền trên đất nước nh...
32 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phát triển kênh phân phối hiện đại của các nhà xuất bản – định hướng nghiên cứu kênh phân phối của nhà xuất bản Tri Thức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Cách đây vài năm, thị trường sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện ở Việt
Nam vẫn chưa được phát triển nhưng những năm gần đây thị trường này khá sôi động do trình độ dân trí ngày càng tăng lên. Đồng nghĩa với việc đó là sự cạnh tranh trong thị trường này cũng sẽ gay gắt hơn. Vì vậy, chiến lược phân phối sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện, giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng đúng thời gian, địa điểm và phương thức mà họ mong muốn. Thiết lập được một hệ thống kênh phân phối phù hợp là doanh nghiệp đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường cũng như là tạo dựng uy tín cho công ty.
Hiện tại sản phẩm sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện mà Nhà xuất bản Tri Thức đã được tiêu thụ tại cả ba miền trên cả nước với kênh phân phối sâu và rộng. Tuy nhờ kênh phân phối này mà sản phẩm của công ty đến được hết ba miền trên đất nước nhưng nó vẫn mang những nhược điểm riêng. Với sự hướng dẫn của Thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng, chúng em quyết định nghiên cứu đề tài:
“ Phát triển kênh phân phối hiện đại của các nhà xuất bản – định hướng nghiên cứu kênh phân phối của nhà xuất bản Tri Thức”
Mục tiêu của nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu giúp nhà xuất bản Tri Thức phát hiện ra những yếu kém của hệ thống kênh phân phối hiện tại và từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện, phát triển hơn nữa hệ thống này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hướng đến mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động phân phối các sản phẩm sách của các nhà xuất bản nói chung và của nhà xuất bản Tri Thức nói riêng trong thời gian qua
Tìm hiểu về cấu trúc kênh phân phối sản phẩm sách, tạp chí và sản phẩm thư viện: về chiều dài, chiều rộng kênh;
Đánh giá về hệ thống kênh phân phối của nhà xuất bản
Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Thông tin cần thu thập: để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên thì đề tài cần thu thập các thông tin sau:
Đặc điểm về thị trường sách, tạp chí và sản phẩm thư viện tại Việt Nam trong mấy năm gần đây
Đánh giá đặc điểm hệ thống phân phối của các nhà xuất bản trong những năm gần đây
Tình hình phân phối sách của nhà xuất bản Tri Thức trong những năm gần đây
Đặc điểm các kênh phân phối của Nhà xuất bản Tri Thức
Thực trạng các hoạt động quản lý kênh phân phối
Đánh giá hệ thống phân phối của nhà xuất bản
Đối tượng nghiên cứu: Để thu thập được những thông tin nêu trên, chúng em sẽ tiếp cận, thu thập thông tin từ các phòng ban, bộ phận của nhà xuất bản Tri Thức
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu bản giấy đối với các tài liệu thứ cấp mà nhà xuất bản cung cấp. Đồng thời vận dụng cả phương pháp quan sát thực tế hoạt động kinh doanh cũng như quản lý kênh phân phối của nhà xuất bản.
Phạm vi nghiên cứu: Do cuộc nghiên cứu chỉ là một mẫu điển hình được lấy để phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu nên phạm vi chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu hoạt động phân phối của nhà xuất bản và các kênh phân phối của nhà xuất bản.
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu khoa học của chúng em sẽ bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng các kênh phân phối hiện đại của ngành xuất bản hiện nay ở nước ta và định hướng phát triển kênh phân phối hiện đại
Chương 3: Nghiên cứu kênh phân phối hiện đại của nhà xuất bản Tri Thức
Chương1: Cơ sở lý luận
Bản chất kênh phân phối, kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối
Bản chất kênh phân phối
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng như để đáp ứng các nhu cầu về cả số lượng và chất lượng ngày càng tăng của khách hàng thì số lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa của các công ty, doanh nghiệp tăng lên một cách đáng kể. Không những mong muốn đáp ứng cho khách hàng những gì khách hàng cần mà còn đáp ứng tốt hơn đúng những hàng hóa họ cần vào đúng thời điểm, theo đúng cách họ muốn nhiều hơn đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp nhất. Đơn giản là vì khách hàng luôn mong muốn những sản phẩm tuyệt nhất, đúng ý muốn nhất với giá thấp nhất mà doanh nghiệp thì luôn mong đợi những lợi nhuận cao nhất vì thế chỉ còn cách giảm chi phí chứ không thể tăng giá. Và làm thế nào để sản xuất được các sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn là một bài toán khó cho doanh nghiệp. Giải quyết bài toán này, trong nền kinh tế ngày nay hầu hết những người sản xuất không bán hàng trực tiếp mà thông qua một bộ phận người trung gian để đưa hàng hóa đến khách hàng của mình. Bộ phận người trung gian (intermediaries) này ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống phân phối hàng hóa. Bộ phận này ra đời như một câu trả lời cho câu hỏi khó khăn trước đó. Nó làm được điều đó bởi khá nhiều lý do trong đó lý do chủ yếu là hiệu quả công việc khi nhà sản xuất tự phân phối kém hơn khi họ giao công việc này cho người khác và tập trung phát triển công việc của mìn. Trong khi đó, những người trung gian thực hiện công việc phân phối như một nghề riêng của mình. Đậy gọi là chuyên môn hóa công việc. Và chuyên môn hóa sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Nhất là trong một môi trường ngày càng cạnh tranh nhiều hơn, khó khăn hơn, đối thủ cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì việc làm việc chuyên nghiệp hơn để thỏa mãn khách hàng nhiều hơn đối thủ cạnh tranh có thể là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Nói về vai trò và vị trí của người trung gian Phillip McVey có câu: “người trung gian không phải là một khâu trong dây xích do người sản xuất rèn ra mà chính là một thị trường độc lập nơi hội tụ của một nhóm người độc lập, nơi hội tụ của một nhóm đông khách hàng mà người đó mua hàng cho” 1
Theo đây thì những nhà trung gian là một thị trường độc lập, người sản xuất chỉ có thể lựa chọn nhà trung gian cho mình chứ không thể trực tiếp điều khiển, chi phối thị trường này. Vì đây là một thị trường riêng, có khách hàng riêng, đối thủ cạnh tranh riêng. Cùng với sự phát triển của những nhu cầu vô hạn khách hàng thì đội ngũ nhà trung gian ngày càng tăng lên cả số lượng và chất lượng gồm rất nhiều thành phần khác nhau xen vào giữa người khách hàng và nhà sản xuất như một kết quả tất yếu của sự phát triển và chuyên môn hóa.
Những người trung gian dần dần trở thành những người phân phối hàng hóa đến khách hàng tạo nên những dòng hàng hóa phân phối đến những khách hàng cần chúng. Tất cả những điều đó hợp thành kênh phân phối hay kênh marketing. Vậy kênh phân phối là gì?
Ở đây ta có thể sử dụng định nghĩa của Stern và El-Ansary như sau: “các kênh marketing có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau lien quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dich vụ hiện có để sử dụng hay tiêu dùng.”1
Hay ta có thể nói một cách dễ hiểu hơn: kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa dịch vụ từ nơi sản xuất từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng hoặc người sử dụng công nghiệp.
Như vậy về bản chất định nghĩa thứ nhất bao quát hơn khi đề cập đến cả hai dòng qua lại giữa người sản xuất và khách hàng nói chung còn định nghĩa thứ hai thì mới đề cập được một chiều từ người sản xuất đến khách hàng mà thôi, tuy nhiên đây cũng là dòng chủ yếu và quan trọng nhất nên đây cũng là một cách để định nghĩa kênh phân phối.
Các thành viên trong một kênh marketing nói chung tham gia vào các dòng như sau:
Thông tin: thu thập và phổ biến thông tin cùng nghiên cứu marketing về các khách hàng tiềm ẩn và hiện có, các đối thủ cạnh tranh và những thành viên cùng những lực lượng khác trong môi trường marketing.
- Khuyến mãi: soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa nhằm thu hút khách hàng.
Thương lượng: cố gắng đạt cho được thỏa thuận cuối cùng về giá cả và những điều kiện khác để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng.
Đặt hàng: thông tin phản hôi về ý đò mua hàng của các thành viên kênh marketing gửi đến người sản xuất
Tài trợ: tìm kiếm và phân bổ vốn cần thiết để dự trữ hàng ở các cấp khác nhau của kênh marketing.
Chấp nhận rủi ro: gánh chịu những rủi ro liên quan đến việc hoạt động của kênh
Làm chủ tài sản vật chất: đảm bảo bảo quản và lưu thông sản phẩm vật chất từ nguyên liệu thô qua nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng.
Thanh toán: người mua thanh toán hóa đơn của mình qua ngân hàng và các định chế tài chính khác cho người bán
Quyền sở hữu: chuyển giao thực sự quyền sở hữu từ một tổ chức hay cá nhân khác
Ta có sơ đồ kênh:
Các kênh marketing hàng tiêu dùng
Nhà
sản
xuất
Khách hàng
Người bán lẻ
Người bán lẻ
Người bán sỉ
Người bán lẻ
Người bán sỉ nhỏ
Người bán sỉ
các kênh marketing của tư liệu sản xuất
Người sản xuất
Khách hàng công nghiệp
Người phân phối tư liệu sản xuất
Đại diện của người sản xuất
Chi nhánh tiêu thụ của người sản xuất
Hình 1: các kênh marketing hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất Quản trị marketing, Philip Kotler, sách dịch của Vũ Trọng Hùng.
Kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại
Như chúng ta biết, kênh phân phối đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thỏa mãn tối đa người tiêu dùng tối đa của doanh nghiệp. Nhưng như Phillip McVey nói thì người phân phối hay người trung gian không phải là “một khâu được thuê trong dây xích do người sản xuất rèn ra mà chính là một thị trường độc lập” hay “ Marketing channels are sets of interdependent organizations involved in the process of making a product or service available for use or consumption”chúng tôi tạm dịch đoạn này là các hệ thống marketing là tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho tiêu dùng
. Vì vậy, người sản xuất không thể điều khiển thị trường độc lập này. Thị trường này hoạt động độc lập với các mục tiêu riêng, lợi nhuận riêng, nhà cung cấp riêng và khách hàng riêng nên đương nhiên là họ cũng chỉ chăm lo cho khoản lợi nhuận mà mình có được nhiều hay ít cũng như nhà sản xuất mà thôi. Đó là lý do mà dễ dàng có những xung đột về lợi ích giữa các mắt xích trong kênh dẫn đến không có sự phối hợp để tăng lợi nhuận và phát triển trên toàn kênh.Vì thế hệ thống phân phối không còn là một dây chuyền mà trong đó khách hàng và nhu cầu của họ là trung tâm nữa. Mà nhu cầu đó cực kì phong phú và biến động hàng ngày nên việc hệ thống phân phối ngày càng thỏa mãn kém hơn nhu cầu của khách hàng là điều dễ hiểu. Kết quả là cuối cùng không những khách hàng mà cả nhà sản xuất và nhà phân phối đều sẽ chịu hậu quả của những xung đột này. Điều này chính là động lực khiến cho người ta nghĩ đến việc tổ chức hệ thống phân phối nhằm giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề phát sinh trong các kênh phân phối. Các kênh phân phối với các hoạt động của các mắt xích riêng lẻ, không đồng bộ, không có thành viên nào có thể kiểm soát các thành viên còn lại gọi là kênh phân phối truyền thống. Còn các hệ thống kênh mới được tổ chức, có sự phối hợp giữa các mắt xích trong kênh nhằm giải quyết các mâu thuẫn và nâng cao năng suất lao động được gọi chung là các kênh phân phối hiện đại để thể hiện sự thay đổi trong nhận thức về cách tổ chức kênh cho phù hợp với sự phát triển. Sự thay đổi này thể hiện sự phát triển, cũng là tất yếu khi các định chế bán sỉ và bán lẻ thay đổi. Điều này cũng đi theo quy luật về sự phát triển, mọi sự vật theo thời gian đều phát triển đi lên. Tuy nhiên các kênh phân phối hiện đại còn chưa thể giải quyết triệt để các vấn đề của kênh phân phối truyền thống nhưng phần nào cũng thể hiện sự phát triển trong tư duy, nhận thức của con người cũng như sự phát triển của các kênh phân phối.
Các dạng cấu trúc tổ chức của kênh phân phối hiện đại
Ra đời với chung một mục đích là hoàn thiện những khiếm khuyết của các kênh phân phối truyền thống, với hy vọng có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhiều hơn những gì đối thủ cạnh tranh có thể, các hệ thống kênh phân phối được tổ chức theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và mong muốn của nhà quản trị cùng doanh nghiệp như thế nào. Sau đây là một số dạng cấu trúc phổ biến vừa phát triển trong thời gian qua.
Hệ thống marketing dọc
Nếu như đối với hệ thống marketing truyền thống thì mỗi thành viên kênh là một bộ phận riêng biệt, việc hoạt động của các thành viên riêng biệt và hoạt động của các thành viên luôn hướng tới tăng tối đa lợi nhuận của mình mà không quan tâm đến việc tăng hay giảm của tổng lợi nhuận của cả kênh vì thế hiệu quả hoạt động của cả kênh sẽ không cao thì ở kênh marketing dọc người ta mong muốn giải quyết được vấn đề này. Hệ thống marketing dọc(VMS-vertical market system) là hệ thống gồm người sản xuất, một hay nhiều người bán sỉ và một hay nhiều người bán lẻ hành động như một thể thống nhất.Trong đó có một thành viên của kênh sở hữu các thành viên khác hay giao đặc quyền cho họ hoặc có đủ sức mạnh để bắt họ phải hợp tác với nhau. 1 Người có sức mạnh chi phối đó có thể là người sản xuất, người bán sỉ hay bán lẻ. Theo đây, bộ phận có sức mạnh lớn nhất trong kênh sẽ chi phối hoạt động của các thành phần khác nhằm tạo ra một kênh hoạt động hiệu quả nhất, giải quyết các mâu thuẫn trong kênh. Ngoài ra hệ thồng kênh VMS cũng tiết kiệm được chi phí nhờ quy mô theo tính kinh tế theo quy mô. Đó cũng là lý do mà VMS trở nên rât thịnh hành tại thị trường Hoa Kỳ đến khoảng 70-80%. Cũng bởi cách tổ chức này có khả năng tạo ra những hệ thống kênh marketing hoạt động hiệu quả, có sức cạnh tranh cao làm cho các kênh đơn lẻ dần mất vị thế của mình và phải liên kết với nhau để đứng vững trong cuộc đua thảo mãn nhiều nhất cho người tiêu dùng và tiết kiệm chi phí. Có 3 loại VMS chủ yếu: VMS của công ty, VMS có quản lý và VMS hợp đồng.
VMS của công ty kết hợp những giai đoạn tiếp theo của sản xuất và phân phối trong một nhất thể theo chiều dọc dưới một quyền sở hữu duy nhất. Việc nhất thể hóa dọc được ưa thích tại các công ty mong muốn có sự kiểm soát chặt các kênh.
Đây là một hình thức cũng khá điển hình của các nhà hàng ăn. Ở Việt Nam thì Phở 24 là một thương hiệu khá phổ biến theo phương thức này. Công ty mở liên tiếp các chuỗi cửa hàng cung ứng của riêng công ty tại các thành phố lớn, đến tháng 7 năm 2011 đã lên đến 53 cửa hàng.
VMS quản lý phối hợp giữa các giai đoạn sản xuất và phân phối kế tiếp nhau thông qua quyền sỏ hữu chung, mà thông qua quy mô và năng lực của mỗi bên. Các hãng lớn như unilever, P&G,… mới có đủ khử năng tạo ra sự hợp tác bất thường đối với bên cung ứng.
VMS hợp đồng gồm những công ty độc lập phối hợp với nhau ở các cấp sản xuất và phân phối khác nhau hợp nhất những chương trình của mình trên cơ sỏ hợp đồng để đạt được mức tiết kiệm hay tiêu thụ lớn hơn so với khả năng họ có thể đạt được khi hoạt động riêng. VMS theo hợp đồng có 3 kiểu:
Hệ thống liên kết tự nguyện được người bán sỉ bảo trợ ở đây người bán sỉ tổ chức ra các hệ thống cửa hàng liên kết tự nguyện cho nguồi bán lẻ độc lập để giúp họ cạnh tranh với các tổ chức lớn
Hợp tác xã của những người bán lẻ người bán lẻ có thể chủ động liên kết với nhau để tạo thành một hợp tác xã. Các xã viên sẽ mua hàng qua hợp tác xã và lợi nhuận sẽ chia cho xã viên.
Tổ chức đặc quyền một thành viên của kênh được gọi là người cấp đặc quyền có thể liên kết với một số giai đoạn kế tiếp của quá trình phân phối thông qua việc cấp đặc quyền
Hoạt động cấp đặc quyền khá là phổ biến. Các công ty lớn như Mc dolnald’s hay KFC. Phở 24 cũng thực hiện việc cấp đặc quyền trong và ngoài nước với mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh. Các tổ chức cấp đặc quyền thường yêu cầu một số nguyên tắc nhất định phải được giữ nguyên thể hiện bản sắc của tổ chức cấp đặc quyền kinh doanh.
1.2.2 Hệ thống marketing ngang
Là hiện tượng hai hay nhiều công ty không liên quan đến nhau sẵn sàng kết hợp với nhau về nguồn lực hay các chương trình nhằm khai thác một cơ hội marketing mới xuất hiện. Mà từng công ty thì không đủ nguồn lực nên họ hợp tác với nhau tạm thời hay vĩnh viễn để gia tăng nguồn lực và sức cạnh tranh.
1.2.3 Hệ thống marketing đa kênh
Nếu như trước kia người ta chỉ bán hàng cho một thị trường thông qua một kênh duy nhất thì ngày nay với sự phát triển của các nhóm khách hàng và tình hình cạnh tranh cũng gay gắt hơn thì người ta nghĩ đến marketing đa kênh. Ba lợi ích quan trọng của marketing đa kênh là tăng phạm vi bao quát thị trường, giảm chi phí của kênh và tăng tiêu thụ theo ý khách hàng.
Tất nhiên thì marketing đa kênh cũng tiềm ẩn nhưng khả năng gây mâu thuẫn giữa các thành viên kênh. Ví dụ đối với Phở 24, vừa có các của hang của công ty và các cửa hàng cấp đặc quyền, như vậy quyền lợi giữa các cửa hàng này sẽ khác nhau gây ra mâu thuẫn kênh dễ dàng.
Như vậy, qua các thời ký phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầu của khách hàng và tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì người ta càng nghĩ ra nhiều cách hơn để hoàn thiện hệ thồng kênh marketing để thỏa mãn khách hàng nhiều nhất, và nhiều hơn đối thủ cạnh tranh với chi phí là thấp hơn. Các dạng cấu trúc mới đã được đưa ra nhưng còn chưa giải quyết hết được các vẫn đề, tuy nhiên điều quan trọng là các hệ thống đó vẫn còn đang hoàn thiện và phát triển hơn nữa.
Chương 2: Thực trạng các kênh phân phối hiện đại của ngành xuất bản hiện nay ở nước ta và định hướng phát triển kênh phân phối hiện đại
2.1.Khái lược ngành xuất bản ở Việt Nam và đặc điểm
2.1.1 Khái lược về ngành xuất bản ở Việt Nam
- Khái niệm: “Publishing is the process of production and dissemination of literature or information — the activity of making information available to the general public. In some cases, authors may be their own publishers, meaning: originators and developers of content also provide media to deliver and display the content for the same” (Wikipedia)
Ta có thể hiểu: “ Xuất bản là quá trình sản xuất và phổ biến của văn học hoặc thông tin- hoạt động đưa thông tin có sẵn cho công chúng biết. Trong một số trường hợp, tác giả có thể là các nhà xuất bản riêng của họ, có nghĩa là họ là người khởi tạo và phát triển nội dung cũng như cung cấp phương tiện truyền thông để hiển thị nội dung đó”
Theo truyền thống, thuật ngữ này nói đến sự phân bố của các tác phẩm in như sách (cuốn sách thương mại ") và báo chí . Với sự ra đời của các hệ thống thông tin kỹ thuật số và Internet, phạm vi xuất bản đã mở rộng bao gồm các tài nguyên điện tử, chẳng hạn như các phiên bản điện tử của cuốn sách và tạp chí, cũng như các trang web, blog, trò chơi …
Tuy nhiên chúng tôi đề cập đến ở đây là các nhà xuất bản với chức năng phổ biến , in ấn sách giấy. Các loại nhà xuất bản hoạt động thực sự để tạo ra các loại sách bán trên thị trường.
Các giai đoạn xuất bản
Xuất bản bao gồm các giai đoạn phát triển, biên tập bản thảo, mua lại, thiết kế đồ họa, sản xuất - in ấn, và tiếp thị và phân phối các báo, tạp chí, sách, tác phẩm văn học , tác phẩm âm nhạc , phần mềm và các công trình xử lý thông tin, bao gồm cả các phương tiện truyền thông điện tử….
Chấp nhận và đàm phán
Một khi tác phẩm được chấp nhận, biên tập viên vận hành đàm phán mua quyền sở hữu trí tuệ và đồng ý trả tiền bản quyền theo tỷ lệ
Giai đoạn sản xuất
Giai đoạn này bao gồm nhiều quá trình thống nhất và phối hợp chặt chẽ để đưa ra những sản phẩm tốt nhất. Gồm các công đoạn như: giai đoạn biên tập, giai đoạn thiết kế, giai đoạn bán hàng và tiếp thị
Giai đoạn in ấn: khi việc chỉnh sửa và thiết kế đã hoàn thành, giai đoạn in ấn bắt đầu
Phân phối
Giai đoạn cuối cùng trong ấn phẩm là làm cho các sản phẩm có sẵn trong công chúng, thường là bằng cách cung cấp để bán. Giai đoạn này là giai đoạn có tính chất quan trọng, quyết định rất nhiều tới sự tồn tại của các ấn phẩm đối với công chúng.
2.1.2 Đặc điểm của ngành xuất bản ở Việt Nam
Việt Nam là một nước đang từng bước hội nhập và phát triển nhanh về mọi mặt vì thế các loại internet, e-book,… cũng dần được ưa chuộng hơn và đó cũng trở thành một thách thức cho ngành xuất bản sách. Khi các loại máy tính, laptop, máy tính bảng,.. cang phổ biến hơn thì các loại e-book càng trở thành phổ biến hơn, tiện lợi hơn và rẻ hơn. Sách không còn là cách duy nhất để tiếp cận tri thức như trước nữa mà trở thành thứ yếu trong một thế giới công nghệ như ngày nay. Tất nhiên, vì e-book cũng có những hạn chế riêng của nó như: phải có máy tính mới đọc đươc, không tiện lợi để đọc moi nơi, đọc mỏi mắt, có thể bị mất nếu máy tính mất dữ liệu, đặc biệt là không phải sách nào cũng có ở dạng e-book mà có những sách rất hiếm, khó mà xuất bản ở dạng e-book được nên sách giấy vẫn được nhiều bạn đọc sử dụng.
Hơn nữa, sách giấy cũng là dạng sách mà các nhà sưu tầm muốn dùng, ưa thích hơn. Và vì vậy, sách vẫn có những vị trí nhất định nhưng không phải thực sự là một thị trường giàu tiềm năng. Trong tương lai gần khi khoa học kỹ thuật được tràn vào Việt Nam nhiều hơn thì vị thế của các nhà xuất bản sẽ như thế nào.
Lẽ ra với một thị trường không mấy tiềm năng như vậy thì ít doanh nghiệp hứng thú với việc kinh doanh sách. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại, các nhà xuất bản tràn ngập với khoảng 60 nhà xuất bản tính đến năm 2011. Nếu như nhà nước phải kiểm soát sự thành lập của các công ty sách thì các công ty sách lại được cấp phép hoạt động hàng loạt tạo ra một hệ thống công ty sách, nhà xuất bản hỗn độn. Nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, các công ty sách nhỏ khó mà có khả năng đứng vững.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp có xu thế sáp nhập hoăc có nguy cơ tan rã khá nhiều là một điều tất yếu bởi khả năng hoạt động kém hiệu quả và
2.2 Thực trạng chung về tình hình phân phối sách của các nhà xuất bản ở Việt Nam hiện nay
Như đã phân tích ở trên, tình hình hoạt động của các nhà xuất bản không được khả quan cho lắm nên các hoạt động phân phối trên thực tế cũng không hề dễ dàng. Chỉ cách đây mấy năm khi Việt Nam gia nhập WTO thì bắt đầu mới có các luông khoa học công nghệ từ nước ngoài tràn vào một cách ồ ạt và tạo ra sự thay đổi khá là rõ rệt chỉ sau vài năm. Đó là khi mà các nhà xuất bản mới bắt đầu thực hiện các thay đổi trên mọi phương diện nhằm tạo dựng vị thế cho mình trên thị trường ngành. Nếu như với các nhà xuất bản có bộ phận khách hàng đặc biệt của riêng mình như NXB Giáo Dục thì đương nhiên không phải lo vì luôn có lượng sách giáo khoa độc quyền phát hành ra,và không học sinh nào mà không phải mua loại sách này. Đây là lợi thế cạnh tranh mà không phải nhà xuất bản nào cũng có được. Tuy nhiên với hầu hết các nhà xuất bản khác không có lợi thế này thì buộc phải có những thay đổi.
Không chỉ là vấn đề e-book ngày càng được ưa chuộng đe dọa đến ngành xuất bản mà còn là vấn đề sách lậu, sách giả tràn lan, không thể kiểm soát khiến cho ngành xuất bản càng điêu đứng hơn. Hơn nữa, sách giả lại được độc giả dùng nhiều hơn, dù các nhà xuất bản đã có các chính sách chiết khấu, kêu gọi loại bỏ sách giả, bảo vệ sách thật,… nhưng hình như là không thực sự hiệu quả.
Vì vậy, việc khả năng bán sách kém đi cũng ảnh hưởng đến khả năng phân phối được sách của các nhà xuất bản.
Bởi các yếu tố trên, tình hình phân phối của các nhà xuất bản đang gặp khá là nhiều khó khăn khi mà các nhà phân phối ngày càng thờ ơ với các loại sách tinh hoa thế giới, họ chú trọng hơn tới loại sách thị trường, dễ đọc, theo xu hướng và thì hiếu chung. Vì vậy, các loại sách có thể nâng cao nhận thức con người cũng như nhận thức, trí tuệ cho xã hội khó mà tồn tại và phân phối dễ dàng.
Phương án chung của các nhà xuất bản là bổ sung thêm các loại sách phổ thông, sách dễ đến với công chúng để “nuôi” những loại sách tinh hoa, tri thức. Nhưng đó chưa hẳn là cách lâu dài cho bài toán phân phối. Vì để mở rộng thị trường và phân phối sách một cách có hiệu quả cần có những bước tiến mới trong việc tổ chức hệ thống các kênh phân phối.
Hơn nữa, như đã nói ở phần trước thì việc số lượng nhà xuất bản nhiều như vậy cùng tập trung khai thác một thị trường như Việt Nam đã khiến cho nhiều nhà xuất bản chỉ tồn tại ở dạng cầm cự và không có những kênh phân phối chính cho riêng mình, hoạt động không hiệu quả, đó là còn chưa kể đến số lượng các công ty sách tư nhân. Có thể trong thời gian tới thì các nhà xuất bản sẽ hợp lại thành một số lượng vừa phải để có thể nâng cao hiệu quả cho các hoạt động xuất bản cũng như phân phối sách. Hơn nữa là dễ dàng hơn trong việc quản lý việc xuất bản cũng như sách giả, sách lậu. Tuy nhiên bao giờ điều này mới được thực hiện và thực hiện như thế nào thì lại là một vấn đề khác.
Bên cạnh đó cũng có các nhà xuất bản mạnh, vẫn có những hệ thống phân phối riêng cho mình như NXB Giáo Duc, NXB Kim Đồng,… Nhưng tình hình chung, khả năng phân phối đến bạn đọc một cách rộng rãi nhưng có kiểm soát vẫn là một bài toán chưa có lời giải.
Ở Hà Nội nhiều NXB chấp nhận chiết khấu từ 10-30% giá bìa để có được phân phối tại phố sách Đinh Lễ, hay có lập cho mình những show-room,… nhưng trên thực tế những chính sách này chưa thực sự hiệu quả về lâu dài.
2.3 Định hướng phát triển kênh phân phối hiện đại cho các NXB
Hiện nay, các kênh phân phối của các nhà xuất bản đêu hầu như mang tính truyền thống nghĩa là không có sự liên kết giữa các mắt xích trong phân phối để tạo ra kênh hoạt động hiệu quả hơn mà các thành viên kenh hoạt động độc lập, mục tiêu khác nhau vì vậy mà sẽ khó khăn để tồn tại trong thời buổi khó khăn hiện nay. Vì vậy việc liên kết lại với nhau theo chiều dọc hay chiều ngang hay phát triển đa kênh goi là các kênh marketing hiện đại. Với sự gắn kết nhất định của các thành viên trong kênh thì sẽ giúp kênh hoạt động hiệu quả hơn và cùng nhau tồn tại.
Chúng tôi đề xuất phát triển theo 2 hướng:
Hệ thống kênh marketing dọc: với hướng này thì các khâu trong phân phối theo chiều dọc sẽ liên kết với nhau theo các cách khác nhau. Tuy nhiên với quy mô của các nhà xuất bản ở Việt Nam thì có thể VMS hợp đồng là một phương thức phù hợp. Các nhà xuất bản có thể ký hợp đồng với các nhà sách trong dài hạn để hợp tác trong phạm vi nhất định. Theo chúng tôi thì nhiều nhà xuất bản đã thực hiện theo phương thức này như NXB Tri Thức vơi nhà phân phối chính là công ty sách Phương Nam,…
Hệ thống kênh marketing ngang: theo hướng này thì các nhà xuất bản có thể liên kết với các công ty sách để cùng nhau xuất bản sách. Đấy là một hướng mà nhiều nhà xuất bản đã áp dụng. Ngoài ra các nhà xuất bản cũng có thể liên kết xuất bản sách, phân phối sách, như vậy hai bên có thể trợ giúp lẫn nhau cùng kinh doanh một mảng sách nào đó.
Chương 3:Nghiên cứu kênh phân phối hiện đại của nhà xuất bản Tri Thức
1.Khái lược nhà xuất bản Tri Thức (NXB Tri Thức)
Địa chỉ: 53 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-4) 39454 661 / 3944 7278 / 3944 7280 - Fax: (84-4) 3945 4660
Website: www.nxbtrithuc.com.vn
Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)
Triết lý:
CHÂN THÀNH – CHUYÊN NGHIỆP – KHAI PHÓNG
Tôn chỉ:
“Cung cấp những tri thức nền quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại thông qua các bản dịch tốt và đáng tin cậy, hỗ trợ và góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy của các tầng lớp xã hội Việt Nam khi hội nhập vào thế giới đương đại".
c. Tầm nhìn:
Trở thành một Nhà xuất bản có những đầu sách có chất lượng, về nội dung và hình thức, thuộc nhiều tủ sách khác nhau, một diễn đàn và địa chỉ có uy tín của các học giả, nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên và độc giả Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới, để được thừa nhận là Nhà xuất bản tham chiếu trong việc phổ biến các trào lưu tư tưởng lớn, cổ điển lẫn hiện đại.
1.4 . Các sản phẩm
Các tủ sách:
Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới gồm các tác phẩm dịch như: Nguồn gốc các loài của của tác giả Charles Darwin, dịch giả Trần Bá Tín; Dân chủ và giáo dục của tác giả John Dewey, dịch giả Phạm Anh; Kẻ phản Ki tô: thử đưa ra một phê bình của Ki tô giáo của Friedrick Nietzsche, dịch giả Hà Vũ Trọng;… Tủ sách Tinh hoa Tri Thức thế giới là tủ sách chính, mang thiên hướng sách nhiều nhất của của Tri Thức. Nhưng trên thực tế thì loại sách này khá là khó tiêu thụ vì các loại sách tinh hoa không phải ai cũng có nhu cầu tìm đến mà chỉ có những trí thức thực sự hay các nhà nghiên cứu khoa học yêu thích mà thôi. Đó cũng là lý do khiền một nhà xuất bản khó mà tồn tại được với chỉ loại sách này dù rằng đây thực sự là một tủ sách quý và “hiếm” ở Việt Nam nên các dòng sách khác cũng được Tri Thức khai thác nhằm hướng đến các bạn đọc “bình dân” hơn với các tủ sách khác sau đây.
Tủ sách Dẫn nhập các sách đã xuất bản như kinh tế học tổ chức của Claude Mersnard, dịch giả Nguyễn Đôn Phước; nhập môn nghiên cứu dịch thuật-lý thuyết và ứng dụng của Jemery Munday, dịch giả Trịnh Lữ; thế mà là nghệ thuật ư? của Cynthia Freeland, dịch giả Như Huy; …
Tủ sách Tri thức mới các sách đã xuất bản như Ý nghĩa mọi thứ trên đời của Richard Feynman, dịch giả Nguyễn Văn Trọng, Gen vị kỷ của Richard dawkin, dịch giả Dương Ngọc Cường và Hồ Tú Cường, Sân chơi của Chúa: lịch sử Ba Lan của Norman Davies, dịch giả Diệp Minh Tâm,…
Tủ sách Tiểu sử các sách được xuất bản như Friedrich Hayek - Cuộc đời và sự nghiệp của Alan Ebenstein, dịch giả Lê Anh Hùng,…
Tủ sách Việt Nam đương đại
Tủ sách Tri thức Phổ thông
Bộ sách Thú vui Tư duy
2. Tình hình tổ chức các kênh phân phối của Nhà xuất bản Tri Thức
2.1. Các hệ thống phân phối sách của Nhà xuất bản Tri Thức
TỔNG PHÁT HÀNH
Công ty TNHH Sách Phương Nam
940 Đường Ba tháng Hai, Phường 15, Quận 11, TP.HCM
ĐT: (08) 38.663.447 - 39.616.759 - Fax: (84.8) 38.663.449
Website: www.phuongnambook.com.vn
TP. HỒ CHÍ MINH:
* Nhà sách Phương Nam - Parkson Lê Thánh Tôn: Lầu 3 TTTM Parkson, 35-45 Lê Thánh Tôn, Q.1, ĐT: 38.258.151
* Nhà sách Phú Thọ: 940 Đường Ba Tháng Hai, Q.11, ĐT: 38.644.444
* Nhà sách PNC - Đại Thế Giới: 105 Trần Hưng Đạo B, P.6, Q.5, ĐT: 38.570.407 - 38.536.090
* Nhà sách Dược Khoa: 2A Lê Duẩn, P, Bến Nghé, Q.1 - ĐT: 38.229.650
* Nhà sách Phương Nam: Lầu 2, Saigon Center, 65 Lê Lợi, Q.1, ĐT: 38.217.131
* Nhà sách Nguyễn Oanh: 03 Nguyễn Oanh, P.10, Q.Gò Vấp, ĐT:38.944.835
* Nhà sách Nguyễn Thái Sơn: 86A Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q. Gò Vấp, ĐT:38.944.835
* Nhà sách Phương Nam (Coopmart Nguyễn Kiệm): 571 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, ĐT: 39.972.476
* Nhà sách Phương Nam (Coopmart Xa lộ Hà Nội): 191 Quang Trung, P. Tân Phú, Q.9, ĐT: 37.307.995
* Nhà sách PNC - Phú Mỹ Hưng: S1-1, S2-1, S3-1 khu phố Sky Garden 1 Nguyễn Văn Linh, Q.7, ĐT: 54.102.474
* Nhà sách Cộng Hòa: 15-17 Cộng Hòa, P.4, Q.TB, ĐT: 38.944.835 * Nhà sách Hùng Vương: 126 Hùng Vương, Q.5, lầu 2, ĐT: 62.220.225
* Nhà sách Phương Nam: lầu 2 siêu thị An Phú, 43 Thảo Điền, Q.2 * Nhà sách Phương Nam: sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, P.2, Q. TB * Nhà sách Suối Tiên: Tầng 1, Coopmart 120 xa lộ Hà Nội, P. Tân Phú, Q.9, ĐT: 37.252.098.
* Book Outlet Phương Nam: 496 - Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Q.3, ĐT: 38321849.
BÌNH DƯƠNG: Lầu 1, TTTM Minh Sáng, số 888 Đại Lộ Bình Dương, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương ĐT:(0650) 3.769.598, Fax:(0650) 3.769.599.
CẦN THƠ: Nhà sách Phương Nam: 06 Hòa Bình, TP Cần Thơ - ĐT: (071) 3.813.436 - (071) 3.813.437.
NHA TRANG: 17 Thái Nguyên, P. Phước Tân, TP. Nha Trang - ĐT:(058) 2.221.029, Fax:(058) 3.819.958.
ĐÀ NẴNG: Nhà sách Phương Nam: 68 Phan Chu Trinh, Đà Nẵng - ĐT: (0511) 3.821.470 - 3821.471.
QUẢNG NAM: Hội An thư quán: 06 Nguyễn Thị Minh Khai, TX Hội An, Quảng Nam - ĐT: (0510) 3.916.272 - 3.916.271
HUẾ: Nhà sách Phú Xuân: 131-133 Trần Hưng Đạo, TP.Huế - ĐT: (054) 3.522.000-3.522.002, Fax: (054)3.522.002 * Nhà sách Phương Nam: Lầu 4, TTTM Big C, khu quy hoạch Bà Triệu, Hùng Vương. P. Phú Hội, Tp. Huế - ĐT: (054) 522.000.
HÀ NỘI:
* Nhà sách Phuongnambook: TT chiếu phim Quốc Gia, 87 Láng Hạ, Q. Ba Đình, Hà Nội - ĐT: (04) 39.724.866
* Nhà sách Tiền Phong: 175 Nguyễn Thái Học, Hà Nội - ĐT: (04) 37.336.235, Fax: (04) 37.336.236
* Nhà sách Garden Mall: S3-08 tầng 3 TTTM Garden Mall đường Mễ Trì, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội - ĐT: (04) 3.733.6235
* Nhà sách Phương Nam: Vincom Galleries, 114 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội, ĐT: (04) 22.225.238.
HẢI PHÒNG:
*Nhà sách Tiền Phong: 55 Lạch Tray, Q.Ngô Quyền, TP. Hải Phòng - ĐT: (031) 3.641.812, Fax: (031) 3.641.814
* Nhà sách Phương Nam: Lầu 3, TD Plaza, ngã 5 sân bay Cát Bi, P. Đông Khuê, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng, ĐT: (031) 3722.306-3722.305.
2.2. Các dạng kênh phân phối chính của Nhà xuất bản Tri Thức
Các ấn bản sách được phân phối qua hệ thống những nhà phát hành chuyên nghiệp, bao gồm các nhà sách và thư viện... Hệ thống phát hành cũng được tạo nên bởi các kênh đối tác, các nhà tài trợ và những tổ chức hợp tác.
Kênh Internet:
Nhà xuất bản Tri thức đang nỗ lực gây dựng kênh phát hành của chính mình tại Hà Nội. Tri Thức cũng đang phát triển hệ thống khách hàng có tiềm năng sử dụng dịch vụ đăng ký mua hàng qua mạng. Mọi giao dịch, đặt hàng và thanh toán sẽ được tiến hành trên mạng. Trang web của Nhà xuất bản cùng với các đối tác phát hành sẽ tạo thuận lợi nhất cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch trực tuyến.
Ngoài ra Facebook cũng là một kênh khá mới nhưng cũng được Tri thức cũng như một công ty sách khác khai thác triệt để nhằm quảng bá sản phẩm của mình
Các hoạt động tiếp thị và quảng bá:
Ngoài việc gửi Bản tin thường lệ và Thông cáo báo chí tới những tờ báo và tạp chí có uy tín, Nhà xuất bản TriThức thường xuyên hợp tác với các cơ quan nghiên cứu và đào tạo, các tổ chức văn hóa, các Đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ v.v... để tổ chức các sự kiện quảng bá giới thiệu những cuốn sách đã được xuất bản.
Đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa Tri thức đến với đông đảo độc giả xa gần có sự tham gia rất nhiệt thành của anh, chị cộng tác viên của Nhà xuất bản, hiện đang công tác trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, như nhà báo, phóng viên, biên tập viên, nhà nghiên cứu, nhà phê bình nghệ thuật, luật sư, các chuyên gia kinh tế, giảng viên, sinh viên, và các cán bộ đang nghỉ hưu... nhưng có chung lý tưởng và nhiệt tâm cùng chia sẻ tri thức với cộng đồng.
Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên viên quan hệ cộng đồng (PR) của Nhà xuất bản rất tích cực giao lưu với quý độc giả trong và ngoài nước qua chính website của Nhà xuất bản và qua cả các diễn đàn mở của các mạng điện tử toàn cầu. Nhà xuất bản đón nhận những chia sẻ, góp ý, đánh giá, nhận xét của các cộng tác viên và độc giả đối với Tri thức, và cũng cố gắng, trong thời gian sớm nhất, hồi đáp và cung cấp các thông tin cần thiết theo các yêu cầu hoặc đề xuất của của bạn đọc. Với sự hỗ trợ của các mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng tân tiến và tiện dụng như thư điện tử, điện thoại, các dịch vụ truyền thông qua internet, các dịch vụ bưu điện chuyển phát nhanh..., giúp cho Nhà xuất bản Tri Thức càng có nhiều cơ hội được tiếp cận nhanh nhất và hiệu quả nhất với độc giả ở khắp nơi, trong và ngoài nước.
Nhà xuất bản Tri Thức cũng đẩy mạnh phát hành sách tới những thư viện trong cả nước. Đây là một kênh phát hành rất hiệu quả đối với Nhà xuất bản Tri thức.
Những hoạt động thị trường chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ tài liệu cho các đối tác phát hành chiến lược, như in ấn poster, tài liệu quảng cáo v.v... Ngoài ra, Nhà xuất bản Tri Thức đang đẩy mạnh mô hình hợp tác với các trường Đại học, xây dựng Câu lạc bộ sách cho sinh viên các trường, qua đó vừa xây dựng thương hiệu vừa tạo điều kiện cho sinh viên có thêm cơ hội tiếp cận sách của Nhà xuất bản.
Nhà xuất bản Tri thức đang phát triển kênh phát hành riêng và gây dựng đội ngũ phát triển thị trường chuyên nghiệp hơn.
Ngoài ra, Nhà sách Phương Nam là nhà phát hành chính và thường xuyên của Tri Thức. Sách của Tri Thức được ưu tiên phân phối tại hầu hết các nhà sách của Phương Nam trên toàn quốc.
2.3. Đánh giá các kênh phân phối của nhà xuất bản Tri Thức
- Nhà xuất bản có hệ thống kênh phân phối sách trên hầu hết các tỉnh trong cả nước. Phục vụ nhanh chóng kịp thời nhu cầu của khách hàng ở các khu vực Bắc Trung Nam. Hệ thống phân phối tương đối đồng đều, có độ bao phủ thị trường cao.
- Thêm vào đó, việc phân phối sách qua Internet là một trong những dạng phân phối hiện đại có hiệu quả nhất hiện nay. Điều đó giúp Nhà xuất bản nắm được nhu cầu của khách hàng nhanh chóng và kịp thời, và phục vụ khách hàng tốt nhất có thể.
- Nhà xuất bản đã tạo ra được mối quan hệ bền chặt gắn bó với các khách hàng là các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu cùng các bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước. Qua các buổi hội thảo giới thiệu sách cho sinh viên tại các trường đại học cao đẳng ( trên thị trường Hà Nội) thành công, giúp đưa sách của Nhà xuất bản Tri Thức tới gần hơn với sinh viên, gây dựng được hình ảnh cũng như thương hiệu sách của NXB Tri Thức.
- Kênh phân phối của nhà xuất bản Tri Thức ngày càng được hoàn thiện về mặt tổ chức cũng như quản lý. Hệ thống phân phối rộng, các chi nhánh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có sự quản lý chặt chẽ, hoạt động hiệu quả giúp thị phần của Nhà xuất bản Tri Thức ngày càng tăng cao.
- Mặc dù, Nhà xuất bản có hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh, nhưng kênh phân phối phân bố chưa đồng đều. Miền Bắc tập trung chủ yếu ở Hà Nội, miền Nam tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh….Vì vậy còn nhiều thị phần Nhà xuất bản chưa khai thác đến
Như vậy, hầu hết các kênh phân phối của NXB là các kênh phân phối truyền thống. Các kênh chỉ mang tính nhỏ lẻ, không có sự liên kết cao chặt chẽ, sự ràng buộc đối với NXB. Tuy nhiên, mặt khác thì các kênh phân phối hiện đại cũng đang được nhen nhóm phát triển thông qua việc tạo dựng các mối quan hệ ngày càng vững chắc với các trường đại học, viện nghiên cứu - đối tượng khách hàng chính của Tri Thức. Ngoài ra việc tạo dựng mối quan hệ khăng khít với Nhà sách Phương Nam cũng là nhân tố khiến độ phủ của sách Tri Thức cao hơn và đến với bạn đọc nhiều hơn.
3. Đề xuất phương hướng nhằm phát triển kênh phân phối hiện đại của Nhà xuất bản Tri Thức
3.1. Định hướng phát triển của Nhà xuất bản Tri Thức
Trong giai đoạn tới, Nhà xuất bản Tri Thức sẽ gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh của các nhà xuất bản sách và sản phẩm thư viện khác. Sự cạnh tranh giữa các Nhà xuất bản càng ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có những nỗ lực không ngừng và quyết tâm cao độ để phát huy hết tiềm năng nội lực cũng như nắm bắt được các cơ hội hiện có. Nhà xuất bản Tri Thức phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình nhằm mở rộng hơn nữa thị trường tại Việt Nam
Vì vậy, cải thiện hệ thống kênh phân phối nhằm đẩy mạnh hệ thống phân phối tới người tiêu dùng là một điều rất cần thiết trong tình hình rất khó khăn để tồn tại của các nhà xuất bản hiện nay. Tuy nhiên, nếu hệ thống phân phối của nhà xuất bản Tri Thức tiếp tục theo hướng truyền thống thì rất dễ xảy ra xung đột dọc kênh doc các thành viên kênh đều mong muốn bảo vệ bản thân nhiều hơn là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Vì thế khi tình hình kinh tế nói chung, tình hình xuất bản sách nói riêng đều không mấy khả quan thì các nhà phân phối dễ dàng quay lưng lại với những dòng sách tinh hoa - dòng sách chính của Tri Thức để đến với những loại sách thị trường dễ bán hơn. Khi đó thì các mối liên hệ khá là lỏng lẻo dễ dàng bị phá vỡ trong hệ thống kênh. Đó cũng là lý do mà chúng tôi đề xuất phương hướng bền vững hơn cho nhà xuất bản Tri Thức đó là định hướng phân phối hiện đại. Hiện nay, Tri Thức đang có một dòng sách Liên Kết xuất bản với các công ty truyền thông xuất bản sách như Nhã Nam, Bách Viêt,…. Trên thực tế thì các công ty tư nhân không có quyền xuất bản sách mà chỉ có các nhà xuất bản mới có quyền đó thôi. Vì vậy, cũng có thể xem đây là hệ thồng Marketing ngang của Nhà xuất bản Tri thức với các doanh nghiệp tư nhân trong ngành.
Ngoài ra, việc có mối quan hệ truyền thống, tốt đẹp với các trường đại học như Đại học xã hội và nhân vă Hà Nôi và thành phố Hồ Chí Minh, các viện nghiên cứu,…cũng thể hiện những khả năng để phát triển kênh marketing dọc. Hơn nưa, nhà nhà sách Phương Nam là một đơn vị đối tác quan trọng giúp phân phối rộng rãi sách của Tri Thức mà cần khai thác hơn nữa.
3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Nhà xuất bản Tri Thức
Như đã phân tích ở trên thì sau đây chúng tôi xin đưa ra 3 định hướng nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống kênh phân phối hiện đại của Nhà xuất bản Tri Thức trong thời gian tới:
Xây dựng và phát triển hệ thống marketing ngang với các doanh nghiệp tư nhân, cùng xuất bản sách. Hiện nay, Tri Thức thực hiện khá tốt điều này, và cần phát triển hướng này hơn nữa.
Phát triển mối quan hệ với các trường đại học và viên nghiên cứu tạo thành những kênh marketing dọc đến tận sinh viên, nghiên cứu viên,.. cần sách của Tri Thức. Thời gian qua cung đã có một đợt bán sách của Tri Thức ngay tại trường Đại học xã hội và nhân văn Hà Nội.
Phát triển và giữ gìn mối quan hệ với nhà sách Phương Nam. Đây là một kênh phát hành chính và cũng khá là quan trọng trong hệ thống phân phối của Tri Thức.
KẾT LUẬN
Trải qua gần 7 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Tri Thức đã tạo được cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện, tạo uy tín trong giới các trường học, viện nghiên cứu ... Thông qua mạng lưới kênh phân phối của mình, nhà xuất bản đã đem sản phẩm đến các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trên cả nước, phục vụ tối đa nhu cầu học tập và nghiên cứu của tất cả mọi người. Tuy nhiên, hệ thống phân phối của nhà xuất bản vẫn còn có những hạn chế nhất định đòi hỏi cần thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối trong thời gian sắp tới.
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tình hình phân phối của các nhà xuất bản nói chung và đi sâu nghiên cứu sâu về hệ thống kênh phân phối cho các sản phẩm của nhà xuất bản Tri Thức, chúng tôi đã tìm ra được một số ưu điểm cũng như nhược điểm còn tồn tại.Từ đó chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty. Chúng tôi hy vọng rằng, với những đóng góp nhỏ bé của mình, chúng tôi sẽ góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa mạng lưới tiêu thụ của nhà xuất bản Tri Thức và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Do trình độ hiểu biết còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu và nghiên cứu chỉ trong một vài tháng nên bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, những đánh giá có thể còn chưa hợp lý hoặc mang tính lý thuyết. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để bài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng cùng toàn thể các anh chị trong các bộ phận của nhà xuất bản Tri Thức đã giúp đỡ chúng em hoàn thiện bài nghiên cứu khoa học này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Tài liệu Công ty
Báo cáo các hoạt động kinh doanh và các hoạt động trong những năm gần đây của nhà xuất bản Tri Thức
Danh sách các đại lý. nhà phân phối của nhà xuất bản Tri Thức trên toàn quốc
Sách, giáo trình, luận văn:
GS.TS Đặng Đình Đào(2004), Giáo trình Marketing căn bản
2. T.S Nguyễn Tiến Dũng, Hoàn thiện tổ chức và vận hành kênh phân phối hàng tiêu dùng ở nước ta hiện nay
3. Philip Kotler, Quản trị kênh phân phối
4.T.S Trần Đình Chiến (2004), Quản trị kênh phân phối
Các website :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan thien kenh phan phoi c.doc