Đề tài Phát triển du lịch bền vững du lịch sinh thái - Du lịch Mũi Né - Bình Thuận

Tài liệu Đề tài Phát triển du lịch bền vững du lịch sinh thái - Du lịch Mũi Né - Bình Thuận: VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA DU LỊCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI * GIẢNG VIÊN: SINH VIÊN: LỚP: HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2009 Bình Thuận là một tỉnh thuộc Duyên hải thuộc Nam Trung Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km về phía Nam.Với diện tích 7.828,4 km2 và dân số gần 1,2 triệu người. Tỉnh lỵ là Thành Phố Phan Thiết.Bình Thuận không chỉ là giao điểm, cửa ngõ giao lưu về kinh tế- văn hoá- xã hội giữa các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ mà còn là tỉnh giàu tài nguyên biển, rừng, khoáng sản, đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan tự nhiên, thơ mộng, hùng vĩ, hoang sơ…kết hợp cùng các di tích văn hoá lịch sử, với nhiều kiến trúc độc đáo đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa. Nhắc đến Bình Thuận là nhắc đến mảnh đất của biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên thời tiết nắng ấm, không khí trong lành, mát mẻ, nhiệt độ ôn hoà (trung bình 270C), lượng mưa...

doc20 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển du lịch bền vững du lịch sinh thái - Du lịch Mũi Né - Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA DU LỊCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI * GIẢNG VIÊN: SINH VIÊN: LỚP: HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2009 Bình Thuận là một tỉnh thuộc Duyên hải thuộc Nam Trung Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km về phía Nam.Với diện tích 7.828,4 km2 và dân số gần 1,2 triệu người. Tỉnh lỵ là Thành Phố Phan Thiết.Bình Thuận không chỉ là giao điểm, cửa ngõ giao lưu về kinh tế- văn hoá- xã hội giữa các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ mà còn là tỉnh giàu tài nguyên biển, rừng, khoáng sản, đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan tự nhiên, thơ mộng, hùng vĩ, hoang sơ…kết hợp cùng các di tích văn hoá lịch sử, với nhiều kiến trúc độc đáo đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa. Nhắc đến Bình Thuận là nhắc đến mảnh đất của biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên thời tiết nắng ấm, không khí trong lành, mát mẻ, nhiệt độ ôn hoà (trung bình 270C), lượng mưa thấp và tập trung đã tạo môi trường thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm. Bình Thuận có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Phan Thiết, Hàm Tân, Đồi Dương thu hút nhiều du khách khi đến với Bình Thuận. Sẽ quả là 1 thiếu sót khi nhắc tới Bình Thuận mà không nói đến Mũi Né. Nằm cách Phan Thiết 22 km về phía Đông Bắc, Mũi Né là tên một làng chài đồng thời là một trong những điểm du lịch thu hút khách nổi tiếng tại Bình Thuận. Dọc quốc lộ 706 từ thành phố Phan Thiết đến Mũi Né là một dãy đồi cát thoai thoải ven biển rộng, thoáng mát với những hàng dừa tuyệt đẹp. Về nguồn gốc của tên Mũi Né, có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Theo như những người dân sinh sống tại Mũi Né thì nguồn gốc của tên gọi này là do cứ mỗi lần đi biển, gặp bão to, những người ngư dân thường đến đây để nương náu. “Mũi” là mũi đất nhô ra biển, “Né” là để né tránh. Thời tiết tại Mũi Né nắng ấm quanh năm, không có bão, là nơi tắm biển, nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách. Tài nguyên du lịch tự nhiên: Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ, nguyên thuỷ, chưa được khai thác bởi con người, cảnh quan môi trường hung vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành, như bãi Ông Địa, bãi Trước và bãi Sau…là nơi du khách có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, dã ngoại, chơi golf…. Bãi đá Ông Địa là một bãi biểm đẹp, nước trong xanh với nhiều ghềnh đá nổi trên mặt biển. Bãi đá này do thiên nhiên tạo ra từ bao đời nay trong đó có tảng đá rất giống hình ông địa. Do đó được người dân gọi là bãi Ông Địa. Hơn nữa, ở Mũi Né còn có Đồi Cát Mũi Né. Nơi đây cũng là đề tài đã góp phần tạo ra nhiều thành công về các giải thưởng trong nước và quốc tế của các nhiếp ảnh gia. Đồi cát Mũi Né được tạo nên nhiều dáng vẽ khác nhau do gió thổi nên đã tạo những hình dạng rất tuyệt vời mà thiên nhiên đã dành cho Mũi Né. Khi đến với Mũi Né, du khách sẽ bị chìm đắm trước vẻ đẹp của nó và còn có nhiều trò chơi thể thao bổ ích như: trượt cát, thi leo lên đồi cát v.v....Trên vùng đất cát nắng nóng hoang sơ ngày nào giờ được thay vào một màu thẳm xanh kỳ diệu của sự sống vạn vật.Cao cao là trời, xanh xanh là biển, óng ả như tấm thảm khổng lồ là những đồi cát xa tận tít táp. Cả trời, đất và cát hoà quyện thành một bức tranh thuỷ mặc. Bờ biển của Hòm Rơm cũng rất sạch và trong. Mặc dù hầu hết tài nguyên du lịch tại Mũi Né là tài nguyên du lịch tự nhiên, nhưng bên cạnh đó cũng có một số tài nguyên du lịch nhân văn nổi tiếng cần kể đến như: lầu Ông Hoàng, tháp Chăm Posanư…Đến với Mũi Né, du khách không thể không thưởng thức đặc sản hấp dẫn của vùng. Đó chính là nước mắm - một loại đặc sản rất riêng của Phan Thiết. Ngoài ra còn có cốm sữa, mực một nắng…đó đều là những đặc sản vô cùng hấp dẫn của vùng. Đến với Mũi Né du khách sẽ được tham quan làng chài, chứng kiến và hiểu được hoạt động của một làng chài xứ biển. Khi đến với làng cổ Mũi Né, du khách không những tự mình tìm hiểu những hình ảnh yên bình của quê Việt, từ những chiếc cổng làng cho đến cảnh sinh hoạt đời thường, mà còn được thưởng thức các món ăn chế biến từ đặc sản biển như cá trình nướng, ba ba rang muối đến những món ăn thường ngày của người Việt như rau muống, cà pháo mắm tôm, cơm niêu, canh chua, cá kho tộ... Nhiều du khách quốc tế khi đến đây đã nhận xét thật bất ngờ khi đến làng cổ Mũi Né, đây thực sự là điểm văn hóa mang đậm nét quyến rũ của phương Đông. Ngoài ra Mũi Né còn có môi trường du lịch thật phong phú và lý tưởng với các resort, khách sạn đạt chất lượng cao. Tháp Chăm Posanư là một thắng cảnh và di tích hấp dẫn của Bình Thuận. Tháp Chăm Posanư đuợc xây dựng từ cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX. Là một trong những di tích còn xót lại của của vương quốc Chăm Pa.Quần thể gồm 3 tháp, 1 tháp chính và 2 tháp phụ được người Chăm xây dựng để thờ thần Shiva và công chúa Poshanư. Tháp cao khoảng 15m, mỗi cạnh đáy dài gần 10m, có một cửa chính lớn. Bên trong, nhiều hình ảnh chạm trổ công phu với đường nét kỳ ảo mang đậm phong cách nghệ thuật Chăm. Tháp chăm Posanư được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1991. Những nét cơ bản về tình hình khai thác du lịch. Lượng khách Cảm nhận được sự hấp dẫn và thú vị từ những lợi thế và đặc trưng riêng có của Bình Thuận, du khách tìm đến với mảnh đất được mệnh danh “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” này ngày càng tăng. Nếu năm 2003, bình quân mỗi người dân Bình Thuận đón 0,73 du khách, thì hiện nay con số này là 1,6; với thời gian lưu trú của du khách trong nước là 1,55 ngày/khách, du khách nước ngoài là 3,2 ngày/khách, tăng 1,12 ngày so với trước. Theo đó, lượng du khách tăng bình quân mỗi năm là 30%; trong đó du khách quốc tế chiếm 10%; kéo theo doanh thu du lịch tăng bình quân 32% - 35%/năm. Ngay cả những tháng đầu năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng lượng du khách cả trong và ngoài nước đến Bình Thuận vẫn tiếp tục tăng gần 12%. Công suất buồng, phòng thường xuyên đạt từ 55% - 58%; vào các dịp lễ, tết, các kỳ nghỉ hè... tỷ lệ đó thường đạt trên 90%. Mũi Né hiện nay không chỉ thu hút khách trong nước mà tên tuổi của nó đã vang khắp thế giới. Có thể chứng minh ngay bằng con số: (Đvt: %) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 CH Liên Bang Đức 14,2 11,9 15,0 Liên Bang Nga 5.7 8,7 13,1 Mỹ 10,0 10,4 8,1 Pháp 9,4 10,0 8,1 Hàn Quốc 7,1 9,7 7,0 Còn lại (Anh, Hà Lan, Nhật Bản…) 53,6 49,3 48,7 Theo tổng hợp nhanh của Sở Du lịch Bình Thuận, chỉ tính trong 3 ngày từ 29-04 đến 01-05-2008 có khoảng 40.000 lượt du khách đến tham quan nghỉ dưỡng ở Mũi Né - Phan Thiết. Trong đó, khách quốc tế là hơn 4.000 lượt, tăng khoảng 12% so với cùng kì năm trước. Tất cả các cơ sở lưu trú (hơn 5.500 phòng) hầu như hoạt động hết công suất. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Mũi Né – Hòn Rơm phát triển du lịch theo lẽ tự nhiên, sau khi sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24-10-1995 giúp Mũi Né thức tỉnh. Lượng khách du lịch trong và ngoài nước biết đến Mũi Né và đến với Mũi Né ngày càng nhiều hơn, điều đó đã khiến tại đây mọc thêm nhiều khách sạn, nhà hàng mới và sang trọng để đón nhận số du khách trong và ngoài nước đang ngày càng gia tăng. Trong năm 2002, Mũi Né chỉ có 15 khách sạn cỡ nhỏ và một số nhà hàng ăn, nhưng đến nay số lượng khách sạn 3-4 sao đã tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là số lượng các resort. Việc ra đời các resort đã đáp ứng phần nào nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách, nhất là khách châu Âu vốn rất thích đến các resort để “trốn” lạnh và tắm nắng, đồng thời tạo sự đa dạng trong cung cấp dịch vụ cho thị trường du lịch Việt Nam vốn được đánh giá là giàu tiềm năng phát triển. Mũi Né còn được mênh danh là “thủ đô resort” với hơn 70 resort cao cấp đạt chuẩn từ 2 đến 4 sao, chiếm gần 2/3 số resort tại Việt Nam. Hiện nay, toàn tỉnh Bình Thuận có gần 150 cơ sở lưu trú (bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, resort) với hơn 6000 phòng được xếp hạng, riêng Mũi Né - Phan Thiết chiếm đến trên 95% con số ấy với 9 Resort gần 900 phòng đạt 4 sao, 23 Resort với hơn 1600 phòng đạt 3 sao và 39 Resort với hơn 2500 phòng đạt 2 sao. Dọc bãi cát ven biển là các làng du lịch, các lều trại, các khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao, giải trí giúp du khách có thể tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ một cách thoải mái, vui vẻ. Loại hình du lịch đang được triển khai Sự đa dạng về tài nguyên du lịch giúp cho khu du lịch nghỉ mát Mũi Né có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau và làm đa dạng sản phẩm du lịch để thu hút khách theo nhiều động cơ khác nhau: du lịch tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển, du lịch thám hiểm, du lịch nghiên cứu, du lịch thể thao, du lịch công vụ…Điều kiện của khu du lịch nghỉ mát Mũi Né thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch nghỉ mát mang tầm quốc tế. Đến Mũi Né vào dịp hè, những tháng oi bức nhất trong năm mà thỏa sức vẫy vùng với biển thì tuyệt vời như thế nào, nhất là với những quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Nhưng đối với du khách phương Tây thì ngược lại, những ngày cuối Thu và mùa Đông của Việt Nam. Mũi Né là nơi hết sức lý tưởng để họ tìm đến… “trú đông” nghỉ ngơi, dưỡng sức. Không chỉ là nơi vui chơi giải trí lý tưởng, Phan Thiết- Mũi Né còn đáp ứng nhu cầu du lịch dã ngoại của các đoàn lớn. Khu đồi Hồng, hòn Rơm là nơi lý tưởng để tổ chức những đêm lửa trại, các trò chơi vận động ngoài trời cho hàng trăm khách. Thiên nhiên ưu đãi cho Phan Thiết- Mũi Né một eo biển thật lãng mạn, với những đồi cát nằm trải dài bên những rặng dừa ru mình nghe sóng vỗ. Ðến Mũi Né, du khách có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoại kết hợp săn bắn, câu cá, chơi golf... Biển Mũi Né được thiên nhiên hào phóng tặng thừa thãi cả gió và sóng nên du khách đến đây tha hồ vui đùa với lướt ván buồm (wind surf), lướt ván diều (kite – board), lướt ván (surf board) hay bơi thuyền kayak trên sóng – những môn thể thao đến với biển Việt Nam theo chân du khách nước ngoài. Tại Mũi Né còn có Ðồi Cát, nơi từ bao năm qua đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Tại đây đã và đang phát triển rất nhiều các hoạt động giải trí được đông đảo khách du lich trong và ngoài nước yêu thích như trượt cát, Ngoài các bãi biển và cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như suối Tiên, lầu Ông Hoàng, tháp Chàm Pô-Sha-Nư. Du khách vừa có thể tham quan, ngắm cảnh vừa có thể tìm hiểu nền văn hóa truyền thống, bản sắc của dân tộc Chăm và của dân cư địa phương. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham gia vào hoạt động hàng ngày của các cư dân ở đây với tour du lịch sinh thái – một ngày làm ngư dân tại làng chài Mũi Né. Doanh thu Doanh thu du lịch nằm trong nhiều ngành kinh tế, mà trước hết là toàn bộ ngành khách sạn, phần lớn trong ngành nhà hàng, ăn uống và một số nằm rải rác trong các ngành khác. Do vậy chỉ có thể tính doanh thu du lịch trên cơ sở điều tra chi tiêu khách du lịch. Thực tế trong các năm vừa qua doanh thu du lịch Mũi Né tăng khá cao. Năm 2008 đạt 1.424 tỷ đồng tăng 133% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 32,6%. Nhiều resort phần lớn chủ yếu phục vụ khách quốc tế đã không ngừng đầu tư mở rộng thêm nhiều loại hình giải trí phong phú như khu dã ngoại, lướt ván diều, lướt ván buồm, sân golf, tắm bùn nước khoáng (bùn khoáng + nước khoáng + rong biển + dược thảo + nước biển )…Do vậy chi tiêu khách quốc tế ngày càng được nâng cao, thể hiện qua mức tăng doanh thu du lịch khách quốc tế cao hơn rất nhiều so với khách nội địa. + Doanh thu du lịch khách quốc tế năm 2008 đạt 622,7 tỷ đồng so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 38,4%. + Doanh thu du lịch khách nội địa năm 2008 đạt 801,3 tỷ đồng tăng 111,6% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 28.6%. Kết quả doanh thu du lịch (chi tiêu khách du lịch) do các ngành dịch vụ du lịch mang lại trong hoạt động qua các năm như sau: (Đvt:%) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiền thuê phòng 30,9 33,0 35,3 Tiền ăn uống 28,1 26,5 27,2 Tiền đi lại 15,6 12,1 14,6 Chi phí tham quan 6,0 6,8 6,8 Chi mua hàng hóa, quà lưu niệm 11,8 13,4 10,6 Chi dịch vụ văn hóa, thể thao 2,7 2,4 2,3 Chi phí y tế 0,3 0,4 0,5 Chi phí khác 4,6 5,4 2,7 Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch. Sau 14 năm hoạt động và phát triển du lịch, Mũi Né đã đạt được không ít những thành công trong việc thu hút khách du lịch. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn với những khu du lịch, những tuyến đường du lịch được đầu tư mở rộng và thông suốt dọc theo biển, những resort với nhiều kiểu dáng, mô hình và quy mô không ngừng được đầu tư phù hợp gắn liền với du lịch sinh thái biển mà đặc thù thiên nhiên ưu đãi cho Mũi Né – bờ biển dài với những bãi cát trắng, đồi hồng đã được ví như một sa mạc thu nhỏ và mang đậm nét hoang sơ, thoáng mát, bình lặng - là nơi lý tưởng hấp dẫn du khách trong nước cũng như quốc tế ngày càng đến nhiều hơn. Số lượng sản phẩm du lịch từng bước nâng lên về số lượng và chất lượng. Cùng với dịch vụ lưu trú, giải trí, nghỉ ngơi là các sản phẩm hàng hóa, quà lưu niệm đặc thù của địa phương như hàng dệt thổ cẩm, nước nắm, thanh long…và các khu ẩm thực với những món ăn đặc sản biển được đầu tư, nghiên cứu chế biến phù hợp với khẩu vị của khách du lịch trong mọi miền đất nước và cả khách quốc tế thuộc các khu vực trên thế giới từ châu Á, châu Âu đến châu Mĩ. Đồng thời, UBND tỉnh Bình Thuận thường xuyên bàn nhiều biện pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm đặc thù phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các đối tượng khách du lịch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Nói chung, du lịch Mũi Né đã đạt được mục tiêu: du khách đến nghỉ ngơi lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và quay lại nhiều hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, những du khách đã từng đến Mũi Né không có ý định quay trở lại lần nữa. Thứ nhất, đó là do sự nghiệp dư trong thái độ phục vụ của những cán bộ, nhân viên đang hoạt động trong ngành du lịch và cả của cộng đồng dân cư tại Mũi Né. Nhân viên làm du lịch ở Mũi Né chưa giỏi tay nghề và cả ngoại ngữ. Lượng khách nước ngoài đến Mũi Né chiếm 1 phần lớn nhưng rất ít nhân viên biết ngoại ngữ như tiếng Anh, Nga, Hàn Quốc.... Tuy nhiên rào cản này không khó. Nhưng nếu có vốn ngoại ngữ tốt mà thiếu vắng nụ cười, thiếu vắng sự nhiệt tình, thiếu vắng lòng mến khách, thì sao?. Ngành du lịch địa phương lâu nay luôn tự hào, chúng ta có thiên nhiên tiềm năng, con người thân thiện, bờ biển dài và đẹp, thơ mộng, thích hợp nghỉ dưỡng. Đặc biệt, đến với Mũi Né – Hòn Rơm là đến với lòng mến khách. Làm du lịch ngoài cơ sở vật chất, lòng mến khách chính là yếu tố quan trọng để giúp ngành du lịch phát triển, tạo chất kết dính cho du khách trở lại với địa phương. Có thể nói kinh doanh du lịch là kinh doanh “lòng mến khách” nhưng lực lượng nhân viên trong ngành du lịch tại Mũi Né dường như không được huấn luyện để nhận thức rõ điều này. Đa phần resort phát triển ở khu vực ven biển của địa phương vốn không có trường đào tạo về du lịch. Các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên đều chỉ thỏa thuận trước, nhân viên sau khi được nhận làm thì chỉ chăm bẵm đồng lương mà không quan tâm đến tâm lý du khách. Tình trạng thiếu nhân viên cũng là một vấn đề đáng lo ngại của ngành du lịch Mũi Né. Nhân viên làm trong resort đánh nhau, gian lận bị đuổi việc, thì chỉ cần không quá 12 giờ đồng hồ, đã có Resort khác nhận làm, chỉ đơn giản vì thiếu nhân viên. Bất chấp phòng nhân sự ở nơi đào thải đã thông báo. Và cũng không ai dám chắc những hành vi gian lận không xảy ra ở những nơi làm việc mới. Du khách tìm đến những khu nghỉ dưỡng là để thư giãn và giải trí sau những áp lực công việc. Họ chọn resort cũng vì niềm tin: an toàn. Nhưng, lại rất khó. Bằng chứng là từ đầu năm đến nay có hơn 70 vụ về an ninh trật tự, và không ít du khách bị mất trộm tài sản, tiền bạc tại các resort. Tiếng tăm về một Mũi Né thiếu an toàn sẽ dễ dàng được lan truyền. Tình trạng bán hàng rong dọc bờ biển và mô tô nước ven bờ cũng đã được phản ánh nhiều lần, nhưng vấn đề này thực tế chưa được giải quyết triệt để. Lực lượng chức năng cũng đến can thiệp thì các đối tượng tạm thời dạt ra xa, sau đó thì hoạt động trở lại, thậm chí thách thức lại đối với nhân viên làm công tác bảo vệ bờ biển. Đặc biệt, các đối tượng vận hành mô-tô nước ngày càng liều lĩnh, hàng ngày vẫn gầm rú, chạy sát bờ, thậm chí đi xuyên qua nơi du khách đang tắm. Tiếng ồn, khói xăng và mức độ nguy hiểm ngày càng cao, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đối với việc kinh doanh nói riêng cũng như giữ vững uy tín của thương hiệu Mũi Né nói chung. Thêm nữa là thói quen xấu của người Việt khi giao dịch với người nước ngoài, đầu tiên là nghĩ ngay đến việc tăng giá. Một du khách Nga than thở với người có trách nhiệm ở khu Resort Romana rằng, họ đã phải trả 400.000 đồng cho một trái dưa hấu. Yếu tố thứ hai và cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đã làm giảm đáng kể lượng khách du lịch đến Mũi Né, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến là vấn đề rác thải. Dọc theo ven biển đủ các loại chất thải từ các chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải từ các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, rác từ giao thông vận tải trên biển (dầu thải, nước thải), rác từ hoạt động khai thác dầu khí, tảo độc, sinh vật từ các khu vực biển bị “thủy triều đỏ”…đều được thải trực tiếp ra biển. Trong các loại chất thải trên có nhiều loại khó phân hủy như: bao ni-lông, cao su, chai nhựa…trôi nổi nhiều ngày trên biển, gây ra sự hủy hoại môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của con người. Điều đáng lo ngại nhất là rác thải trôi dạt theo bờ biển thường bắt gặp nhiều ở các cửa sông, khu neo đậu tàu thuyền, khu dân cư và khu phát triển du lịch. Rác này không chỉ có ngư dân Việt Nam thải xuống biển mà còn do tất cả các ngư dân trên biển khi đánh bắt thải xuống. Do điều kiện tự nhiên, Mũi Né là bãi ngang nên vào mùa gió tây nam, các dòng hải lưu sẽ mang tất cả rác trên biển đổ vào Mũi Né. Ghé thăm bãi biển Mũi Né vài ngày, núi rác kia sẽ theo nước biển trôi đi nơi khác và năm nào cũng thế, đến mùa, rác lại xuất hiện ở Mũi Né dày đặc. Ngoài ra, các quán hàng rong, dân cư bán hàng bên bãi biển đặc biệt là các mặt hàng thủy, hải sản tươi sống, đồ ăn sẵn xả rác, nước thải ngay tại chỗ (bao gồm vỏ sò, vỏ ốc, vỏ cua, ghẹ…cùng nước rửa, đun nấu) ra ngay bãi biển gây phản cảm trong mắt du khách và gây ô nhiễm chung đến môi trường trong khu vực. Nhiều du khách thiếu ý thức xả rác bừa bãi ra bãi cát cũng góp phần làm tăng lượng rác thải khổng lồ tại đây (ước tính có khoảng 3,5 tấn hải sản và những sản phẩm khác được tiêu thụ mỗi ngày). Trước thực trạng trên, các ngành chức năng, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp tổ chức thu gom rác nhưng tỷ lệ mới chỉ đạt từ 55-70%. Tình trạng rác vương vãi còn rất nhiều. Bên cạnh vấn nạn trên, việc quy hoạch không đồng bộ và nước thải chưa qua xử lý của các resort, nhà nghỉ trực tiếp thải ra biển cũng làm đau đầu các nhà quản lý. Theo quy định, các resort, nhà nghỉ phải xây dựng hồ chứa và hệ thống xử lý nước thải nhưng hiện nay mới chỉ có khoảng 50% số nhà nghỉ, resort có hệ thống xử lý nước thải. Số còn lại khi được chính quyền địa phương yêu cầu thì lại lấy lý do rằng do các resort đã đi vào hoạt động, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Không chỉ có thế, chính đặc sản của Mũi Né - nước mắm - cũng đã và đang góp phần làm ô nhiễm nguồn nước và cả không khí một cách nghiêm trọng mà hiện nay chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng cũng chưa tìm ra cách giải quyết triệt để. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn cơ sở sản xuất nước mắm. Du khách tìm đến Phan Thiết, là tìm đến không khí thoáng đãng, trong lành của gió biển. Nhưng chỉ cần đi qua đoạn của con Sông Cái (Phú Hải), cảng cá Mũi Né, du khách sẽ bị tra tấn bởi mùi nồng nặc của xác thải nước mắm, mùi hôi tanh từ bến cá. Dân cư ở đây cũng như khách du lịch rỉ tai nhau: “Mùi đặc trưng của Phan Thiết”. Nguyên nhân của tình trạng này cũng từ rất nguồn khác nhau. Dù đã có hệ thống xử lý nhưng cũng không thể cùng lúc xử lý hết cả nước thải y tế, nước thải từ các cơ sở sản xuất muối, đặc biệt là từ hàng chục cơ sở chế biến cá cơm xuất khẩu và nước mắm. Gần đây nhất là hiện tượng thủy triều đỏ và tràn dầu vào bờ biển Hàm Tiến. Hôm chủ nhật ngày 13-07-2008, hầu hết bãi tắm tại thành phố Phan Thiết chìm trong màu nước đỏ đen của những vạt tảo và những cành lá rong biển trộn trong nước với mật độ dày đặc. Đây là loại thực vật có hoa chứa nước màu đỏ to bằng viên bi ( thường được người dân địa phương gọi là trứng báng). Không chỉ làm bẩn bãi biển mà khi chạm vào da người, trứng báng và lá rong còn gây ngứa. Tuy nhiên đây cũng không phải lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng này. Vào tháng 07-2002, thủy triều đỏ cũng đã tấn công các bãi biển ở phía bắc Bình Thuận không chỉ làm giảm lượng khách du lịch mà còn gây ô nhiễm khiến hàng loạt trại cá mú nuôi lồng của ngư dân bị chết. Về hiện tượng ô nhiễm dầu ở bờ biển Hàm Tiến – Mũi Né, đây là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng này. Trên bãi biển, từng vệt đen như bụi than pha lẫn cát đang hiện diện, đặc biệt có không ít những viên mềm mềm màu nâu đen to cỡ đầu ngón tay cái (tạm gọi là sỏi dầu) bị sóng biển đánh dạt vào bờ. Thử bóp nhẹ, viên “sỏi dầu” vỡ ra, trông nhão nhoẹt và bám chặt vào tay người giống như đang bóp phải nhựa đường. Không chỉ bờ biển Hàm Tiến mà cả bờ biển tại nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp khác cũng gặp phải hiện tượng này. Các ngành chức năng đang tích cực tìm cách khắc phục, đưa bờ biển trở lại trong sạch như cũ. Cuối cùng là vấn đề quy hoạch. Có một số nhà đầu tư thương lượng mua đất của cư dân địa phương xây resort mà không theo một quy hoạch nào. Các resort cái thì quá lớn, cái thì chỉ có khoảng 1ha, do quỹ đất nhỏ nhiều resort đã lấn biển, làm cho bãi biển Mũi Né ngắn đi và không còn thiên nhiên nữa. Nhiều du khách đã nói: “Giá mà để bãi biển Mũi Né tự nhiên hơn chút nữa, đừng khai thác quá triệt để thì bãi biển Mũi Né sẽ rất tuyệt vời”. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, cho biết: “Tôi đã từng khảo sát Phuket của Thái Lan. Về mặt tự nhiên, rõ ràng Mũi Né không thua kém gì, nhưng chúng ta còn thua họ về quy hoạch. Hơn nữa, trong vấn đề quản lý môi trường, quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của chúng ta vẫn còn yếu…”. Bên cạnh đó, việc phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch khoa học các resort ở khu vực Mũi Né đã dẫn đến tình trạng dự án đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, phá vỡ cảnh quan vốn rất đẹp và hoang sơ của Mũi Né trước kia và về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn và phát triển cảnh quan, vốn được xem là lợi thế trong du lịch biển của Việt Nam. Các nhiệm vụ và biện pháp về môi trường đang được áp dụng. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và tiến tới phát triển bền vững, đưa Mũi Né – Phan Thiết trở thành một “điểm đến của du lịch Việt Nam”, Chính phủ cũng như chính quyền tỉnh Bình Thuận đã đưa ra khá nhiều nhiệm vụ và các biện pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ đó một cách hiệu quả. Trên cơ sở những nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đang tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện có hiệu quả một số giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm sau đây: Một là, rà soát lại quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh và từng khu vực, xử lý tốt các mâu thuẫn đặt ra giữa phát triển du lịch với phát triển thủy sản và công nghiệp, bảo đảm kinh tế tỉnh nói chung và du lịch nói riêng cùng với các ngành khác phát triển một cách hài hòa, bền vững và đạt hiệu quả cao nhất. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thuê đất, đền bù, giao đất, lập hồ sơ thủ tục triển khai xây dựng, nhằm huy động tối đa các nguồn lực, đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng và phát triển du lịch, nhất là các khu và điểm du lịch trọng điểm. Tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong thực tế để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án còn lại; kiên quyết thu hồi những dự án xét thấy chủ đầu tư không có năng lực thực sự. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí; ưu tiên khuyến khích đầu tư để hình thành các tổ hợp du lịch - thể thao quốc tế hoặc các dự án gắn với du lịch sinh thái và các dịch vụ thể thao trên biển như lặn biển, mô-tô nước, ván trượt, dù lượn. Chú trọng tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, khôi phục bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống một cách chính quy và đồng bộ. Hai là, trước mắt, tập trung củng cố, nâng chất lượng khu du lịch trọng điểm Hàm Tiến - Mũi Né; khuyến khích các dự án mới đầu tư vào các vùng đang có tiềm năng như: Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, La Gi, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Tánh Linh... Chú trọng thu hút đầu tư để cải thiện kết cấu hạ tầng du lịch như: nâng cấp tuyến đường bộ nối các điểm, các khu du lịch (Phan Thiết - ga Mương Mán, Phan Thiết - Hàm Thuận - Đông Giang - Đa Mi...). Kêu gọi đầu tư xây dựng các tuyến xe buýt nội tỉnh; đầu tư xây dựng ga Phan Thiết hiện đại để đón du khách đến Bình Thuận bằng xe lửa. Xây dựng hệ thống vận tải thủy, cầu tàu phục vụ khách du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; cảng nước sâu Kê Gà; sân bay ở khu vực Hòa Thắng để rút ngắn thời gian du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết và có khả năng đón trực tiếp khách quốc tế qua sân bay và cảng. Nâng cao chất lượng khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né thành khu du lịch cao cấp và là khu du lịch quốc gia. Tiếp tục triển khai các dự án ở khu vực La Gi, Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam), Tiến Thành (Phan Thiết), Hòa Thắng (Bắc Bình) và khu vực Hàm Thuận - Đa Mi (Hàm Thuận Bắc); Thác Bà (Tánh Linh) v.v.. Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch; trong đó tập trung tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, nhằm tiếp tục thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư phát triển du lịch với hướng ưu tiên các dự án có quy mô lớn, chất lượng cao. Tăng cường đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch, nhất là tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ quảng bá sản phẩm du lịch Bình Thuận cả trong và ngoài nước. Đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với không ngừng nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ trên cơ sở đi sâu khai thác và phát huy tối đa các lợi thế so sánh về biển, đồi, rừng; những giá trị văn hóa, những nét đặc trưng riêng có của địa phương như các nét độc đáo về ẩm thực, các di tích lịch sử, những lời ca, điệu múa... Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách. Bốn là, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Đây là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính thường xuyên và lâu dài. Để có một đội ngũ làm du lịch “chính quy - tinh nhuệ - hiện đại”, cần có kế hoạch đào tạo bài bản, “dài hơi” và khả thi; trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp du lịch và nhân dân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng. Phương pháp, nội dung giảng dạy cần ngắn gọn, thiết thực và gắn với thực tế hơn. Xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức gồm nhà trường, nhà doanh nghiệp du lịch; từ đó có tiếng nói chung trong đào tạo và thực hành, giúp sinh viên có việc làm ngay khi ra trường, tránh tình trạng “chảy máu chất xám” trong ngành du lịch. Năm là, chú trọng bảo vệ môi trường, bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh, nhất là vấn đề vệ sinh, an ninh trật tự, quản lý giá cả, bảo vệ cảnh quan, hình thành nếp sống văn hóa, thói quen ứng xử văn minh của cộng đồng... Xây dựng môi trường lành mạnh, thân thiện là một nhân tố cốt yếu để duy trì và phát triển bền vững du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; mở các lớp tập huấn phổ biến Luật Du lịch, Luật Môi trường và các nghị định hướng dẫn cho cộng đồng lẫn các nhà kinh doanh du lịch. Quy hoạch, khôi phục và mở rộng diện tích cây xanh, thảm thực vật vùng ven biển, đi đôi với xây dựng và thực hiện quy chế quản lý riêng về kiến trúc, diện tích khuôn viên cây xanh, thảm thực vật v.v.. Sáu là, đẩy mạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch một cách đồng bộ, toàn diện theo hướng ngày càng hiện đại; đi đôi với hoàn thiện cơ chế, chính sách thuê đất, đền bù, giao đất, lập hồ sơ thủ tục triển khai xây dựng... nhằm huy động tối đa các nguồn lực vào đầu tư xây dựng và phát triển các loại hình du lịch, trước hết là tại các khu vực trọng điểm đã được quy hoạch. Nhận xét về tác động của các biện pháp trên. Đề ra và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trên là một động thái tích cực của tỉnh Bình Thuận. Nó đã tác động không nhỏ đối với môi trường, đối với tài nguyên, hoạt động du lịch và cộng đồng dân cư địa phương tại Mũi Né nói riêng và Bình Thuận nói chung. Trước hết, đối với môi trường điểm đến: Môi trường trở nên trong sạch hơn nhờ các hoạt động thu lượm rác của khách du lịch, những người bán hàng rong tại khu vực bờ biển và người dân địa phương tại các điểm du lịch. Qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, giúp Mũi Né trở thành một trong các bãi biển sạch nhất Việt Nam và thu hút thêm được thật nhiều khách du lịch. Môi trường trở nên xanh hơn nhờ các hoạt động khôi phục, mở rộng diện tích cây xanh, thảm thực vật. Qua đó bảo tồn hệ thực vật tại khu vực. Xây dựng hệ thống phân loại rác thải và xử lý nước thải tại các cơ sở sản xuất chế biến, các cơ sở lưu trú, ăn uống giúp làm trong sạch nguồn nước, tiết kiệm nguồn năng lượng không thể tái tạo. Tiếp đến, đối với tài nguyên du lịch tại khu vực: Việc quy hoạch trong xây dựng các cơ sở lưu trú, ăn uống, resort, các khu vui chơi giải trí quanh khu vực bãi biển giúp khôi phục và không phá vỡ cảnh quan, sự hoang sơ vốn có của Mũi Né. Chú trọng tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, khôi phục bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống giúp giữ gìn bản sắc văn hoá, những truyền thống quý báu của địa phương nói riêng và của dân tộc nói chung. Đầu tư cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng vật chất, hạ tầng kỹ thuật giúp cải thiện bộ mặt của Mũi Né. Tập trung nguồn lực nhằm phát triển hơn nữa các loại hình du lịch giúp tận dụng triệt để các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên vốn có của Mũi Né. Đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với không ngừng nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ trên cơ sở đi sâu khai thác và phát huy tối đa các lợi thế so sánh về biển, đồi, rừng; những giá trị văn hóa, những nét đặc trưng riêng có của địa phương như các nét độc đáo về ẩm thực, các di tích lịch sử, những lời ca, điệu múa... Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách. Đối với các hoạt động du lịch: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí; ưu tiên khuyến khích đầu tư để hình thành các tổ hợp du lịch - thể thao quốc tế hoặc các dự án gắn với du lịch sinh thái và các dịch vụ thể thao trên biển giúp có thêm nhiều loại hình du lịch, thu hút đông đảo và thoả mãn được nhiều nhu cầu vui chơi, giải trí khác nhau của du khách trong và ngoài nước. Kêu gọi đầu tư xây dựng các tuyến xe buýt nội tỉnh; đầu tư xây dựng ga Phan Thiết hiện đại để đón du khách đến Bình Thuận bằng xe lửa. Xây dựng hệ thống vận tải thủy, cầu tàu phục vụ khách du lịch giúp các hoạt động du lịch diễn ra dễ dàng hơn, du khách đến Mũi Né thuận tiện hơn. Tăng cường đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch, nhất là tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ quảng bá sản phẩm du lịch Bình Thuận cả trong và ngoài nước giúp đưa hình ảnh Mũi Né đến gần với du khách hơn. Đối với cộng đồng dân cư địa phương: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, hình thành nếp sống văn hoá, thói quen ứng xử văn minh của cộng đồng. Giảm bớt sự khai thác tài nguyên biển một cách bừa bãi của người dân như hệ động - thực vật dưới và trên biển trong đó đặc biệt là các loài tảo biển, các loài thuỷ - hải sản, bãi cát… Hoàn thiện các chính sách về thuê đất, đền bù đất, di dời dân cư, có sự thoả thuận, nhất trí giữa dân cư địa phương nơi cần di dời với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp giúp người dân yên tâm và thoải mái trong quá trình di dời, phát triển và sinh sống tại địa điểm mới. VI. Liên hệ với Phuket Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Hoàng Tuấn Anh đã đi khảo sát tiềm năng du lịch của thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Và ông kết luận: “Những món quà từ thiên nhiên đối với điểm du lịch này là vô giá. Phan Thiết sẽ nhanh chóng trở thành một thành phố du lịch có đẳng cấp quốc gia”. Trước đó, ông Gilles Poggi - Tổng giám đốc tập đoàn du lịch Victoria đã nhận định: “Từ sau thảm họa sóng thần, Mũi Né của Bình Thuận có tiềm năng thay thế Phuket (Thái Lan) để trở thành điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất Đông Nam Á”. Phuket nằm ở phía Nam Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á và cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất Thái Lan. Với những bờ biển dài, bãi cát trắng mịn, những rừng thông xanh mướt, nơi đây được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng. Phuket trước kia là vùng nổi tiếng khai thác quặng thiếc, hiện nay vùng đảo với diện tích 600km2 với khoảng 200.000 cư dân này loại hình kinh tế chính đó là kinh doanh du lịch với khoảng 80% cư dân trên đảo sống dựa vào ngành công nghiệp không khói này.  Phuket đáp ứng mọi nhu cầu thưởng ngoạn của du khách với nhiều điểm tham quan; hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn. Đến đây, du khách có thể thoả sức mua sắm hoa phong lan, các đồ thủ công truyền thống, vải lụa, quần áo, đồ sơn mài, ngọc trai, trang sức và đồ cổ cho tới những đồ hiện đại. Đây là nơi lý tưởng để chèo thuyền buồm, lặn, chơi golf và tất cả các hoạt động thể thao mà bạn muốn. Bạn cũng có thể đáp chuyến du lịch tàu ngầm để khám phá thế giới sinh vật biển phong phú. Ngoài ra Phuket còn được biết đến với 29 ngôi chùa nổi tiếng với các kiến trúc thiết kế độc đáo như chùa Chalong, chùa Watchalong… Đến với Phuket du khách sẽ không thể nào bỏ qua 1 điểm vui chơi thú vị đó là Phuket Fantasea. Phuket FantaSea là vẻ đẹp, sự quyến rũ của Thái Lan với làng lễ hội carnival, các trò chơi, đồ thủ công mỹ nghệ và mua sắm; một nhà hàng 4.000 chỗ ngồi phục vụ từ các món ăn hoàng gia Thái Lan tới các món ăn phổ biến của các nước; một nhà hát theo phong cách Las Vegas với những công nghệ hiện đại, hiệu ứng đặc biệt làm tăng vẻ đẹp huyền bí của Thái Lan. Ngoài ra, Phukhet còn tập trung nhiều bãi biển dài và đẹp, trong đó không thể không kể đến Patong, Karon, Kata và Nai Harn. Đến với Phuket, thiên nhiên biển đảo kỳ vĩ, đồ ăn hải sản, những hoạt động thể thao giải trí hấp dẫn và sự hiếu khách của người dân địa phương, tất cả sẽ mang lại cho bạn những ngày nghỉ khó quên. Chính vì thế, Phuket được mệnh danh là hòn ngọc phương Nam trên mảnh đất của nụ cười. Qua sự tìm hiểu về Phuket, ta có thể nhận thấy những điểm tương đồng giữa Mũi Né và Phuket về địa hình, tài nguyên…Nhưng mỗi sự so sánh chỉ là tương đối, mặc dù có điểm giống nhau nhưng Mũi Né và Phuket đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Không nên áp đặt một cách máy móc những loại hình du lịch, những chính sách phát triển của Phuket vào Mũi Né. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng trong tương lai, Mũi Né sẽ trở thành điểm du lịch lý tưởng như Phuket hoặc hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvien_dai_hoc_mo_ha_noi_2921.doc
Tài liệu liên quan