Tài liệu Đề tài Phân tích và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than kho vận đá Bạc: MỤC MỤC
Trang
Mục mục…………………………………………………………………..…......3
Lời nói đầu……………………………………………………………..……...…5
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh………..………….6
1. Khái niệm kết quả ...............................................................................................7
2. Khái niệm hiệu quả .............................................................................................8
3. Sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả
4. Khái niệm, phân loại và vai trò hiệu quả kinh doanh
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
7. Các đối tượng phân tích hiệu quả
8- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
8.1. Chỉ tiêu tổng quát
8.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH và TSDH
8.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH
8.4. nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
8.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
8.6. Một số chỉ ti...
86 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than kho vận đá Bạc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC MỤC
Trang
Mục mục…………………………………………………………………..…......3
Lời nói đầu……………………………………………………………..……...…5
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh………..………….6
1. Khái niệm kết quả ...............................................................................................7
2. Khái niệm hiệu quả .............................................................................................8
3. Sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả
4. Khái niệm, phân loại và vai trò hiệu quả kinh doanh
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
7. Các đối tượng phân tích hiệu quả
8- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
8.1. Chỉ tiêu tổng quát
8.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH và TSDH
8.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH
8.4. nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
8.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
8.6. Một số chỉ tiêu tài chính
9. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
9.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH
9.3. Giải pháp về nângcao hiệu quả sử dụng TSNH
9.4. Giải pháp về hạ giá thành sản phẩm
9.5. Giải pháp về tăng năng suất lao động.
Chương II: Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty than Nam Mẫu – TKV………………………………………….
2. 1. Giới thiệu chung về công ty
2. 1. Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Giới thiệu về công ty
2.1.2 Chức năng và nhiệm của công ty
2.1.3 Chức năng và nhiệm của công ty
2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức cuả Công ty
2.1.5 Cơ cấu quản lý chức năng và nhiệm vụ
2.1.6 Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp
2.2 Chế đọ kế toán được áp dụng tại công ty
2.3 Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.4. Phân tích bảng cân đối kết toán
2.4.1. Phân tích bản báo cáo kết quả kinh doanh
2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tổng quát ROS, ROE, ROA
2.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
2.4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
2.4.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
2.4.6. Phân tích chỉ tiêu tài chính.
2.5. Kết luận và đánh giá chung về hiệu suất sản xuất kinh doanh tại công ty
2.5.1 Đánh giá chung hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.5.2 Đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh qua các chỉ tiêu phân tích.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ công ty than Nam Mẫu – TKV……………………………………………
Kết luận………………………………………………………………………...…82
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………..84
Phụ luc(nếu có)………………………………………………………………
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế. Để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả.
Là một sinh viên khoa Quản Trị Tài Chính của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, thực tập tại Công Ty Than Nam Mẫu, em đã nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả trong hoạt động SXKD là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài: " Phân tích và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than kho vận đá Bạc".
NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN GỒM :
CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG II : Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty kho vận đá bạc.
CHƯƠNG III: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty kho vận đá bạc.
Sau cùng, vì khả năng kiến thức cũng như thời gian có hạn nên bản đồ án của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô, để em có được cách nhìn nhận thấu đáo hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Than Nam Mẫu.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Thầy giáo-Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Điện cũng như toàn thể CBCNV công ty than Nam Mẫu đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án này.
` UÔNG BÍ, NGÀY THÁNG NĂM 2010
Sinh viên
Đào Văn Thanh
CHƯƠNG I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1- Khái niệm kết quả :
Kết quả là chỉ tiêu kế hoạch phản ánh kết quả công tác trong một kỳ.
- Các kết quả vật chất: Là các giá trị sử dụng dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nó được thể hiện bằng các chỉ tiêu khối lượng tính theo đơn vị hiện vật và tính theo đơn vị giá trị.
- Kết quả về mặt tài chính: Thể hiện thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm phần để lại cho doanh nghiệp (Phần doanh nghiệp được hưởng) và phần doanh nghiệp nộp lại cho nhà nước.
2- Khái niệm hiệu quả :
Hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các điều kiện chính trị-xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để đạt được kết quả cao nhất theo mong muốn với chi phí thấp nhất. Những chỉ tiêu phản ánh trong doanh nghiệp bao gồm :
- Doanh lợi(Lợi nhuận/doanh thu, Lợi nhuận/vốn kinh doanh...)
- Định mức tiêu hao vật tư /sản phẩm.
- Vòng quay TSNH
Xét về hiệu quả của hoạt động SXKD của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng của các nguồn nhân lực và vật lực ( lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...) của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao trong hoạt động SXKD. Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi nào kết quả thu được từ hoạt động đó lớn hơn chi phí bỏ ra và chênh lệch này ngày càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
3- Sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả:
- Kết quả: là số tuyệt đối trong bất cứ hoạt động nào của con người cũng cho ta một kết quả nhất định.
- Kết quả HĐSXKD của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội (Sản phẩm vật chất hay phi vật chất).Những sản phẩm này phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh tiêu dùng xã hội, được tiêu dùng chấp nhận.
Như vậy, kết quả là biểu hiện quy mô của chỉ tiêu hay thực lực của một đơn vị sản xuất trong một chu kỳ kinh doanh nào đó. Tuy nhiên các kết quả hoạt động SXKD chỉ nói lên được bản chất bên trong của nó, chưa thể hiện được mối quan hệ của nó với các chỉ tiêu khác. Do đó dùng một chỉ tiêu kết quả để đánh giá chất lượng công tác quản lý kinh doanh người ta so sánh các chỉ tiêu kết quả với nhau để cho ta các chỉ tiêu hiệu quả SXKD.
- Hiệu quả : Khi so sánh các chỉ tiêu kết quả với nhau và các yếu tố đầu vào thì cho ta một chỉ tiêu hiệu quả như sau: Lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi phí...
Hệ thống chỉ tiêu tổng quát:
HQ tuyệt đối =Kết quả đầu ra- Chi phí đầu vào.
+ Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 hay kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào thì công ty làm ăn có hiệu quả và ngược lại.
+ Nếu chỉ tiêu này bằng 0 hay kết quả đầu ra bằng chi phí đầu vào thì hoà vốn.
Kết quả đầu ra đo được bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu thần và lợi nhuận thuần...
Chi phí đầu vào bao gồm: Lao động, vật tư, tiền vốn…
Ta thấy không có sự đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế và kết quả kinh tế.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu được về.
+ Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả.
4- Khái niệm, phân loại và vai trò hiệu quả kinh doanh:
4.1 Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về hiệu quả SXKD
- Quan điểm thứ nhất: theo nhà kinh tế học người Anh - Adam smith: hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá, ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh vì cho rằng doanh thu có thể tăng do chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất có kết quả, có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan niệm này cũng có hiệu quả ( Nguồn tài liệu Mai Ngọc Cường, 1999, lịch sử các học thuyết kinh tế, nhà xuất bản thống kê TP Hồ Chí Minh).
- Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả với tăng thêm chi phí ( Nguồn tài liệu Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liên, 2001 lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính).
- Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được chi phí đó (Nguồn tài liệu Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liên, 2001 lập, đọc,kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính).
- Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực và mọi thời điểm. Bất kỳ một quyết định nào cũng cần được một phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép là giải pháp thực hiện có cân nhắc tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể ( Nguồn tài liệu PGS PTS Nguyễn Văn Công, 2005 chuyên khảo sát về báo cáo tài chính, lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính. NXB tài chính Hà Nội ).
Từ những quan điểm khác nhau như trên của các nhà kinh tế, ta có thẻ đưa ra một khái niệm thống nhất trung về hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo càng trở lên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
4.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả là một phạm trù lớn mang tính tổng hợp vì vậy trong việc tiếp cận phân tích và đánh giá chỉ tiêu này cần nhận thức rõ về tính đa dạng các chỉ tiêu hiệu quả và phân loạiấcc chỉ tiêu hiệu quả theo căn cứ sau:
Căn cứ vào nội dung và tính chất của các kết quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của mục tiêu người ta phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
- Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt được so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn nhân lực. Tức là hiệu quả kinh tế là tác dụng của lao động xã hội đạt được trong quá trình sản xuất và kinh doanh, cũng như quá trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất và dịch vụ.
- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội đạt được trong kinh doanh biểu thị qua việc đóng góp của doanh nghiệp với nền kinh tế của đất nước dưới dạng tổng quát và việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, lợi ích xã hội mà doanh nghiệp mang lại thể hiện trên mọi khía cạnh sau:
Tăng sản phẩm căn cứ theo yêu cầu tổ chức xã hội và tổ chức quản lý kinh tế của các cấp quản lý trong nền kinh tế quốc dân. Phân loại hiệu quả kinh tế theo cấp hiệu quả của nghành nghề, tiềm lực và theo những đơn vị kinh tế bao gồm:
- Hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế vùng (địa phương)
- Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế khu vực phi sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế theo nguồn nhân lực sử dụng.
4.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh
Theo những nghiên cứu trên thì hiệu quả là một chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều yếu tố khác nhau, nó nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp:
Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hoá giúp cho doanh nghiệp củng cố được vị trí và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất mua sắm thiết bị đầu tư công nghệ mới góp phần vào lợi ích xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không bù đắp được những chi phí bỏ ra thì đương nhiên doanh nghiệp đó không phát triển mà còn không đứng vững và tất yếu sẽ dẫn đến phá sản.
Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất quan trọngnó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nó giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường đạt được những thành quả to lớn cũng như phá huỷ những gì doanh nghiệp đã xây dựng và vĩnh viễn không cònổtong nền kinh tế.
- Đối với kinh tế xã hội:
Một nền kinh tế xã hội phát triển hay không luôn đòi hỏi các thành phần kinh tế đó làm ăn hiệu quả đạt được những thuận lợi sau:
Doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn hiệu quả thì điều đầu tiên doanh nghiệp đó mang lại cho nền kinh tế xã hội là tăng sản phẩm cho xã hội, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Doanh nghiệp làm ăn có lãi thì phải đầu tư nhiều hơn vào quá trình tái sản xuất mở rộng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu đầy đủ, từ đó người dân có quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp và tốt nhất mang lại lợi ích cho mình và cho doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng doanh nghiệp có điều nâng cao chất lượng hàng hoá hạ giá thành sản phẩm dẫn đến hạ giá bán tạo ra mức tiêu thụ mạnh trong người dân, điều đó không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, góp phần ổn định và tăng trưởng cho nền kinh tế quốc dân.
Các nguồn thu từ ngân sách nhà nước chủ yếu từ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ tạo ra nguồn thúc đẩy đàu tư xã hội. Ví dụ khi doanh nghiệp đóng lượng thuế nhiều lên giúp nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, mở rộng quan hệ quốc tế kèm theo đó là văn hoá xã hội trình độ dân trí được đẩy mạnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, tạo tâm lý ổn định tin tưởng vào doanh nghiệp nên càng nâng cao năng xuất lao động, chất lượng. Điều này không những tốt cho doanh nghiệp mà còn tạo lợi ích xã hội nhờ đó mà doanh nghiệp giải quyết số lao động thừa của xã hội. Điều đó giúp cho xã hội giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển và hội nhập.
Việc doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng với chính doanh nghiệp cũng như đối với xã hội. Nó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như xã hội. Trong đó mỗi doanh nghiệp chỉ là một cá thể nhưng nhiều cá thể vững vàng và phát triển cộng lại sẽ tạo ra nền kinh tế phát triển vững vàng.
5- Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5.1. Nhóm nhân tố môi trường bên ngoài.
- Đối thủ cạnh tranh :
Bao gồm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp ( cùng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ( các đối thủ chưa thực hiện kinh doanh trong nghành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Những đối thủ có đủ tiềm năng và sẵn sàng nhảy vào kinh doanh). Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn, để tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnhtranh về giá cả, chủng loại, mẫu mã... như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn, nó tạo ra động lực phát triển cho doanh nghiệp.
- Thị trường:
Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như máy móc thiết bị ... cho nên tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp thị trường đầu ra nó sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ tạo ra vòng quay của vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân toàn dân cư :
Đây là nhân tố quan trọng việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại...Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những nhân tố này có tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như công tác Marketing và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường chính trị và pháp luật:
Các nhân tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị là một trong những tiền đề quan trọng cho sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sự thay đổi môi trường chính trị có thể có lợi cho doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác và ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện không thien vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới việc hoạch định tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường này có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt sản xuất, nghành nghề, phương thức kinh doanh....của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp như chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển... đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lại còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao cho luật bảo hộ cho doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại môi trường chính trị có ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh daonh bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ vĩ mô...
5.2. Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp, cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp không phải là bất biến mà có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. chính vì vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới các nhân tố này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa.
- Nhân tố vốn:
Đây là nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua chất lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khẳnng quản lý có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định qui mô của doanh nghiệp và qui mô có cơ hội để khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và sự đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiẹp trong kinh doanh.
- Nhân tố con người:
Trong sản xuất kinh doanh nhân tố con người là nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công, máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người tạo ra dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, kỹ thuật sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ kỹ thuật mới đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới và kiểu dáng phù hợp với người tiêu dùng làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng xuất lao động, trình độ sử dụng các nguồn nhân lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ:
Trình dộ kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng xuất lao động và hạ giá thành sản phẩm như đặc điểm sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay TSNH, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình sản xuất mở rộng. Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì lhông những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại nhân tố trình độ công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng xuất lao động và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nhân tố quản trị:
Nhân tố này đóng vai trò quan trọng chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản trị là người quyết định các hoạt động sản xuát kinh doanh: Sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Sản xuất thế nào? sản xuất bao nhiêu? ... mỗi quyết định của họ có tính quan trọng liên quan đến sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp. Chính họ là những người quyết định cạnh tranh như thế nào? sức cạnh tranh bao nhiêu? và bằng cách nào? ... Kết quả và hiệu quả của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, các nhân tố thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận cơ cấu tổ chức đó.
- Nhân tố khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Đây là nhân tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của doanh nghiệp, bất cứ hoạt động đầu tư mua sắm thiết bị nguyên vật liệu hay phân phối ... đều được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm năng mạnh sẽ có khả năng trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức khuyến mãi quảng cáo mạnh mẽ chấp nhận lỗ một thời gian ngắn, hạ giá thành nhằm giữ và mở rộng thị phần của doanh nghiệp để sau đó lại tăng giá thành sản phẩm thu được lợi nhuận nhiều hơn.
- Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin :
Thông tin dược coi là một hàng hoá đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hàng hoá. Để đạt được thành công trong kinh doanh khi điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt các doanh nghiệp cần có các thông tin chính xác về cung cầu thị trường, về kỹ thuật, về người mua, về đối thủ cạnh tranh...
Ngoài ra doanh nghiệp còn rất cần về các thông tin về thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác trong nước và quốc tế cần biết về các thông tin về thay đổi chính sách kinh tế của nhà nước và các nước khác có liên quan.
Trong kinh doanh, biết địch biết ta và nhất là hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách thắng lợi. Trong cạnh tranh có chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác hỗ trợ lẫn nhau. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp là nắm được các thông tin cần thiết và biết sử dụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định được phương hướng kinh doanh, xác định được chiến lược kinh doanh dài hạn.
5.3. Các bước phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Phân tích bảng cân đối kế toán theo cả chiều ngang và chiều dọc.
- Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo cả chiều ngang và chiều dọc.
- Phân tích các chỉ tiêu tổng quát ( ROS , ROA , ROE )
- Phân tích hiệu quả sử dụng lao động.
- Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.
- Phân tích hiẹu quả sử dụng vốn và tài sản của công ty.
- Một số chỉ tiêu tài chính.
6- Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh:
6.1. Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. bản chất của phương hướng này là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung một tính chất tương tự. Chúng cho phép chúng ta tổng hợp những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tương được so sánh trên cơ sở đánh giá được các mặt phát triển.
Hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các biện pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi sử dụng phương pháp so sánh này cần nắm giữ ba nguyên tắc cơ bản sau:
Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh gọi là gốc so sánh.
+ Tài liệu năm trước (hoặc kỳ trước) nhằm đánh giá su hướng phát triển của chỉ tiêu.
+ Các chỉ tiêu được dự kiến (kế hoạch, định mức hay dự toán) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch hay định mức, dự toán.
+ Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường ở thể so sánh số thực với mức hợp đồng hoặc tổng nhu cầu.
Các chỉ tiêu của kỳ so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và kết quả đạt được.
Điều kiện so sánh được
Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải được tính ở ba mặt sau:
+ Phải cùng nội dung kinh tế
+ Phải cùng phương pháp tính toán
+ Phải cùng một đơn vị đo lường
Về mặt không gian: Các chỉ tiêu phải được quy đổi về mặt qui mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Kỹ thuật so sánh
+ So sánh tuyệt đối
Số chênh lệch: ^ C = C1 - C0
Trong đó C1: Số thực tế
C0: Số gốc
+ So sánh tương đối: ^ C = C1/ C0 x 100%
* Phương pháp thay thế liên hoàn:
Thực chất của phương pháp này là so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, số liệu định mức hoặc số gốc.
Số liệu thay thế của một nhân tố nào đó phản ánh mức độ của nhân tố tới chỉ tiêu phân tích trong khi các nhân tố khác thay đổi. Theo phương pháp này các chỉ tiêu là các hàm nhân tố ảnh hưởng.
Trình tự thay thế: Các nhân tố về khối lượng thay thế trước, các nhân tố về chất lượng thay thế sau. Trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của mục đích phân tích.
Phương pháp này có ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu
Nhược điểm: Sắp xếp trình tự nhân tố từ lượng đến chất trong nhiều trường hợp không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì kết quả không chính xác.
Dùng phương pháp này để phân tích nguyên nhân, xác định được nhân tố tăng hay giảm.
* Phương pháp tính số chênh lệch:
Phương pháp tính số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nhằm phân tích các nhân tố thuận ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn, chúng chỉ khác ở chỗ là khi xác định nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạng và tính số chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Như vậy phương pháp tính số chênh lệch chỉ áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng thương số
6.2. Phương pháp cân đối
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào mối quan hệ cân đối này người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong mối quan hệ tổng số, mức ảnh hưởng tuyệt đối của từng thành phần bộ phận có tính độc lập với nhau và được xác định là chênh lệch tuyệt đối của các thành phần bộ phận ấy.
6.3. Phương pháp phân tích chi tiết
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu kinh tế thường được chia thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp chúng ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ: Tổng giá thành sản phẩm được chi tiết theo giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất. Trong mỗi loại sản phẩm giá thành được chi tiết theo các yếu tố của chi phí sản xuất.
- Chi tiết theo thời gian
Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động khác nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác đúng đắn kết quả kinh doanh từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian.
Ví dụ: Trong sản xuất lượng sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp được chi tiết theo tháng, quý hay năm.
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh do nhiều bộ phận theo nhiều phạm vi địa điểm phát sinh khác tạo nên. Việc phân tích chi tiét này nhằm đánh giá kết quả kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi địa điểm khác nhau nhằm khai thác các mặt mạnh mặt yếu của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau.
Ví dụ: Đánh giá hoạt động kinh doanh trên từng địa bàn hoạt động....
7- Các đối tượng phân tích hiệu quả
Khi tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào ta cũng cần phải thu thập các số liệu sau đây:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các bảng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của doanh nghiệp qua các năm hoạt động.
8- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
8.1. Chỉ tiêu tổng quát
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét doanh nghiệp đó hoạt động hiệu quả hay không.
- Khả năng sinh lời so với doanh thu ( ROS)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời so với doanh thu. Phản ánh 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu
- Khả năng sinh lời của tài sản ( ROA)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời so với tài sản, hay nói cách khác nó phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nó giúp cho người quản lý đưa ra quyết định để đạt được khả năng sinh lời mong muốn.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ suất sinh lời của tài sản =
Giá trị tài sản bình quân
- Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE)
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp. Doanh lợi vốn chủ sở hữu chỉ là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của chỉ tiêu này.
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng lớn biểu hiện xu hướng tích cực nó đo lường lợi nhuận đạt được trên vốn góp của chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi .nhuận so với vốn mà họ bỏ ra.
8.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH và TSDH
- Hiệu suất sử dụng TSDH
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSDH =
TSDH bình quân
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ trung bình một đồng TSDH thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Nó thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định khả năng sinh lời của tài sản kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH của công ty càng tốt và ngược lại.
- Số TSDH bình quân trong kỳ
TSDH đầu kỳ + TSDH cuối kỳ
TSDH bình quân trong kỳ =
2
Trong đó: Số TSDh ở đầu kỳ được tính theo công thức
Số TSDH Nguyên giá Số tiền khấu
ở đầu kỳ = TSCĐ ở đầu kỳ - hao luỹ kế ở đầu
(hoặc cuố kỳ) (hoặc cuối kỳ) kỳ (hoặc cuối kỳ)
Số tiền khấu Số tiền Số tiền Số tiền
hao luỹ kế = khấu hao + khấu hao - khấu hao
thừa ở cuối kỳ ở đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận TSDH
Lợi nhuận sau thuế x 100%
Tỷ suất lợi nhuận TSDH =
TSDH bình quân trong kỳ
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSDH trong kỳ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Tổng doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
NG TSCĐ đầu kỳ + NG TSCĐ cuối kỳ
Nguyên giá bình quân TSCĐ =
2
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần.Sức sản xuất của TSCĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tăng và ngược lại.
- Sức sinh lời của TSCĐ
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lời của tài sản cố định =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại.
- Tỷ suất hao phí TSCĐ
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Tỷ suất hao phí tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Qua chỉ tiêu ta thấy để có được một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân.
8.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH
Vốn điều lệ là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng... Đây là hình thái biểu hiện của TSNH tại doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng TSNH được bằng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển TSNH. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển TSNH còn gọi là hiệu suất luân chuyển TSNH.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu sau:
- Sức sản xuất của TSNH:
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất của TSNH =
TSNH bình quân năm
Trong đó:
TSNH bq đầu tháng + TSNH bq cuối tháng
TSNH bình quân tháng =
2
Cộng TSNH bình quân 3 tháng
TSNH bình quân quý =
3
Cộng TSNH bình quân 4 quý
TSNH bình quân năm =
4
Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng TSNH đưa vào SX KD tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần.
- Sức sinh lợi của TSNH
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lợi của TSNH =
TSNH bình quân năm
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH đưa vào SX KD tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần.
- Phân tích tốc độ luân chuyển của TSNH
+ Số vòng quay của TSNH:
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay TSNH =
TSNH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết TSNH quay được mấy vòng trong kỳ, nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là ( hệ số luân chuyển)
+ Thời gian của một vòng luân chuyển:
Thời gian của một kỳ phân tích (360 ngày)
Thời gian của một =
Vòng luân chuyển Số vòng quay của TSNH trong kỳ
ý nghĩa:Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho TSNH quay được một vòng. Thời gian của 1 vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và rút ngắn chu kỳ kinh doanh vốn quay vòng hiệu quả hơn.
+ Hệ số đảm nhiệm TSNH:
TSNH bình quân
Hệ số đảm nhiệm TSNH =
Tổng doanh thu thuần
Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu trên ta biết được để có một đồng doanh thu thì cần mấy đồng TSNH.
8.4. nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
- Sức sinh lợi của một lao động.
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lợi của một lao động =
Số lượng lao động bình quân
Trong đó: Số lao động trong kỳ + số Lđ cuối kỳ
Số lượng lao động bình quân =
2
Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ nhất định.
- Doanh thu bình quân của một lao động
Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ ( DT thuần)
Doanh thu BQ của 1 lao động =
Số lượng lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
8.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí là một chỉ tiêu bằng tiền cuả tất cả các chi phí trong doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu giảm chi phí sẽ làm tốc độ TSNH quay nhanh hơn và biện pháp quan trọng để hạ giá thành sản phẩm.
- Hệ số chi phí được xác định theo công thức sau:
Tổng doanh thu
Hệ số chi phí =
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí cho hoạt động SXKD trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó thể hiện mỗi đồng chi phí doanh nghiệp bỏ rađể SXKD đã mang lại hiệu quả tốt.
-Tỷ suất lợi nhuận chi phí.
Tổng lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận Chi phí =
Tổng chi phí
8.6. Một số chỉ tiêu tài chính
- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán chính là tỷ số giữa các khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng được các nhà quản trị quan tâm liệu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán với các khoản nợ tới hạn không.
Tổng tài sản
Htq =
Tổng nợ phải trả
+ Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Nó cho biết 1 đồng cho vay thì có mấy đồng đảm bảo.
+ Nếu Htq > 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt song nếu Htq > 1 quá nhiều thì lại được xem là không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn.
+ Nếu Htq < 1 nhiều quá nó báo hiệu doanh nghiệp đang đà phá sản do vốn CSH bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải trả.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh ( Hn)
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá. Tuỳ theo mức độ của việc thanh toán nợ hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định bằng 2 cách sau:
Tài sản NH và đầu tư NH - HTK
Hn =
Tổng nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Hn =
Nợ đến hạn
Nếu Hn = 1 tỷ lệ này là hợp lý nhất vì như vậy nghĩa là doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán vừa coa nhiều cơ hội do khả năng thanh toán đem lại.
+ Nếu Hn < 1 tình hình thanh toán nợ của công ty gặp nhiều khó khăn.
+ Nếu Hn > 1 tình hình thanh toán nợ của công ty không tốt do tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nguồn để trả nợ là lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, so sánh giữa nguồn để trả lãi vay phải trả sẽ cho ta thấy doanh nghiệp đã sẵn sàng để trả lãi vay đến mức độ nào.
LNTT và lãi vay
Hlv =
Lãi vay phải trả
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng đảm bảo vốn kinh doanh của đơn vị thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn.
- Các chỉ tiêu về hoạt động
+ Số vòng quay khoản phải thu
Doanh thu thuần
Số vòng quay của khoản thu =
Khoản phải thu bình quân
+ Số ngày một vòng quay khoản phải thu
360 ngày
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay khoản phải thu
Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi càng nhanh. Doanh nghiệp ít bị chiếm dụng và ngược lại.
9- Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
9.1. Thúc đẩy thực hiện Marketing
Sản phẩm dịch vụ có được thị trường chấp nhận hay không chính là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Nó gắn liền với qui luật cạnh tranh, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì thể hiện tính khốc liệt của cuộc chạy đua về chất lượng sản phẩm dịch vụ của mỗi doanh nghiệp và mức giá cả hợp lý được thị trường chấp nhận. Chính vì điều này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải thúc đẩy công tác nghiên cứu thị trường làm marketing thật thường xuyên và cũng phải thật khéo léo để có thể có những biện pháp thích hợp để chiếm lĩnh được thị trường. Muốn vậy thì mỗi doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản xuất thế nào? sản xuất cho ai?...
9.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH
Do đặc điểm TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ SX song vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu còn giá trị được chuyển dịch dần vào sản phẩm. Để bảo toàn và phát triển các DN cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trong việc tổ chức quá trình SX quá trình lao động, cung ứng vật tư SX, các biện pháp giáo dục và khuyến khích kinh tế đối với người lao động cũng như việc thực hiện khấu hao hợp lý.
Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của DN về cả thời gian và công xuất. Kịp thời thanh lý các tài snả cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng không dự trữ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng.
Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng sửa chữa dự phòng TSCĐ không để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước khi hết thời gian hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất.
9.3. Giải pháp về nângcao hiệu quả sử dụng TSNH
Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng hợp lý và tiết kiệm không gây lên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh. Giúp cho qúa trình SX KD của DN được thường xuyên và liên tục.
Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu TSNH. Cũng cần thấy rằng nhu cầu TSNH của DN là một đại lượng không cố định và chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
- Quy mô SX KD của DN trong từng thời kỳ.
- Sự biến động của giá cả các loại vật tư hàng hoá
- Chính sách chế độ lao động tiền lương đối với người lao động
- Trình độ tổ chức quản lý sử dụng TSNH của DN trong quá trình dự trữ SX và tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH giảm thấp tương đối nhu cầu TSNH không cần thiết DN cần phải tìm các biện pháp phù hợp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng trên sao có hiệu quả nhất.
9.4. Giải pháp về hạ giá thành sản phẩm
Để thực hiện được điều này các nhà quản lý phải nắm bắt được đầy đủ và cặn kẽ các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến giá thành sản phẩm, dịch vụ của Dn để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.
- Đối với các khoản chi phí nguyên, nhiên vật liệu.
Thông thường các chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí SX KD và giá thành sản phẩm dịch vụ. Chi phí NVL phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Số lượng tiêu hao và giá cả đầu vào. Điều này các nhà quản trị vật tư phải xây dựng được các định mức tiêu hao NVL phù hợp với DN và các đặc điểm kinh tế của nghành, bên cạnh đó việc ứng dụng máy móc, phương tiện thiết bị hiện đại vào trong SX sẽ làm thay đổi nhiều điều kiện cơ bản trong SX như việc tiêu hao NVL để SX giảm bớt được chi phí tiền lương tăng năng xuất lao động.
- Chi phí về lao động
Khi nghiên cứu và xây dựng hệ thống trả công lao động trong DN cần phải nghiên cứu kỹ các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động. Việc trả công lao động thích đáng và việc giảm bớt chi phí về tiền lương cho DN là vấn đề phức tạp. Người ta đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương như điều kiện kinh tế xã hội, thị trường lao động, khả năng tài chính doanh nghiệp.
9.5. Giải pháp về tăng năng suất lao động.
Công tác quản trị là tổ chức SX cũng là một vấn đề lớn góp phần nâng cao NSLĐ vì cơ cấu tổ chức của DN mà thích ứng với môi trường kinh doanh thì sẽ nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường. Bộ máy của DN phải gọn nhẹ năng động linh họat giữa các bộ phận của DN phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm tránh sự chồng chéo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động.
Một yếu tố hết sức quan trọng đó là công nghệ, các nhân tố kỹ thuật có vai trò quan trọng có tính quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh vì nó chính là làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng đến giá thành và khả năng cạnh tranh của DN.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN NAM MẪU
2.1. Giới thiệu chung về công ty than Nam Mẫu
2.1.1 Giới thiệu về công ty
- Tên địa chỉ doanh nghiệp :
Tên doanh nghiệp :
Công ty TNHH một thành viên Than Nam Mẫu TKV
Địa chỉ : 1A Trần Phú- Phường Quang Trung -thị xã Uông Bí- Quảng Ninh
Điện thoại :0333 854 293
- Sự thành lập và các mốc quan trọng của quá trình phát triển
Công ty TNHH một thành viên (TNHH1TV) than Nam Mẫu là đơn vị thành viên của Công ty than Uông Bí, được thành lập ngày 1/4/1999 theo quyết định số 502/QĐ-TCCB-ĐT ngày 23/3/1999 của Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam -TKV)trên cơ sở sát nhập của mỏ than thùng và mỏ Yên Tử. Đến ngày 16/10/2001 được đổi tên thành Xí nghiệp than Nam Mẫu ngày 15/5/2006 được đổi tên thành Công ty TNHH MTV than Nam Mẫu.
Trước khi sát nhập, quý I năm 1999 cả 2 mỏ lỗ 3.2 tỉ đồng, nợ vay ngắn hạn và vay dài hạn thời điểm mới sát nhập khá cao. Trong năm 1999, bằng mọi cách phấn đấu Công ty đã sản xuất kinh doanh có lãi để bù lỗ được 3.2 tỉ đồng trước đó và phấn đấu bù hết lỗ tồn đọng. Từ năm 2000 đến nay Công ty SXKD có hiệu quả, phát triển toàn diện vững chắc, tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài sau này.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn,phát triển mọi mặt từ sản xuất đến tiêu thụ cũng như nâng cao đời sống của CBCNV, cải thiện điều kiện làm việc người lao động, không ngừng cải tiến kỹ thuật , đấu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, đặc biệt là 7 năm gần đây (2002-2008)Công ty TNHH một TV than Nam Mẫu tinh thần đoàn kết, với ý chí quyết tâm vượt khó, dưới sự lãnh đạo, định hướng của Tổng Công ty than Việt Nam (TVN)(nay là Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam –TKV) và Đảng uỷ Than Quảng Ninh đã triển khai kịp thời các nghị quyết, kế hoạch, các chỉ tiêu cấp trên giao. Trên cơ sở đó Công ty đã chủ động tổ chức có hiệu quả các chỉ tiêu, kinh tế kỹ thuật, bảo toàn và mở rộng phát triển sản xuất. Trong đó mục tiêu Công ty đặc biệt quan tâm và thực hiện thành công nhất mạnh dạn đầu khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất bằng các giải pháp kỹ thuật hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là: Chuyển đổi công nghệ khai thác lò chợ dây chuyền chống gỗ bằng công nghệ khai thác lò chợ chống cột thuỷ lực đơn bơm ngoài , cột thuỷ lực bơm trong, giá thuỷ lực di động , đưa máy com bai đào lò vào sản xuất, đồng thời với hệ thống vận tải liên tục:băng tải, máng cào kết hợp đường sắt 900mm, tầu điện AM, goòng và quang lật 3 tấn.`
Do có sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV Công ty, đặc biệt là sự quan tâm phát triển áp dụng công nghệ sản xuất, xây dựng các công trình và cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho ngời lao động dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Công ty TNHH1TV than Nam Mẫu , Tổng Công ty than Việt nam và sự hỗ trợ của các đơn vị bạn trong và ngoài Công ty nên những năm qua Công ty đã thu được những thành tích đáng khích lệ .
2.1.2. Chức năng của doanh nghiệp
Công ty than TNHH MTV than Nam Mẫu là đơn vị hạch toán độc lập và là doanh nghiệp nhà nước do cơ quan quản lý được TKV kí quyết định thành lập.
Công ty than Nam Mẫu là đơn vị sản xuất hàng hoá (sản xuất chính là than). Thực hiện dây truyền khai thác than hầm lò, được quản lý tập chung khoáng sản(ranh giới mỏ)được giao khoán, quản lý khai thác và nguồn nhân lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của Công ty Than Uông Bí giao đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho nền kinh tế.
2.1.3. Nhiêm vụ của doanh nghiệp
- Khai thác than hầm lò.
- Sản xuất vật liệu xây dựng .
- Sửa chữa cơ khí, cơ điện phục vị khai thác và chế biến than.- Dịch vụ thương mại cung ứng vật, thiết bị hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống CBCNV.
Hoạt động sản xuất kinh doanh khác theo pháp luật quy định trên cơ sở khai thác tiềm năng của Công ty .
2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cuả Công ty
Bộ máy quản lý của Công Ty TNHH MTV than Nam Mẫu được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Trong cơ cấu này quyền lực tập trung vào Giám đốc Công ty. Bộ máy quản lí (hình 1-6) được chia làm 3 cấp, gồm 5 PGĐ, 1 trợ lý GĐ và 14 phòng ban.
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm chính về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi họat động của Công ty được phân bổ thành các bộ phận. Các PGĐ và các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho GĐ về các mặt mà mình chịu trách nhiệm. ở tuyến 2 gồm các phân xưởng và công trường làm nhiệm vụ trực tiếp sản xuất, sửa chữa trang thiết bị dưới sự chỉ đạo lãnh đạo Công ty, trong đó cao nhất là các quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Dưới quản đốc là PGĐ - chỉ huy điều hành sản xuất trong phạm vi một ca của phân xưởng.
* Ưu nhược điểm của mô hình quản lý của Công ty:
- Là hình thức quản lý có tính tập trung cao. Mối quan hệ đơn giản không chồng chéo.
- Thông tin được cập nhập nhanh chóng.
- Có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận. Tập trung được chuyên môn hoá
- Có hiệu quả khi giải quyết các mâu thuẫn.
* Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế:
- Có sự ngăn cách giữa các bộ phận với nhau.
- Có sự cứng nhắc khi phân tuyến đòi hỏi những nhà quản lý cán bộ phải có trình độ chuyên môn.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY CÔNG TY THAN NAM MẪU
(ANH LẤY SƠ ĐỒ CỦA UP VÀO)
2.1.5. Cơ cấu quản lý chức năng và nhiệm vụ
+ Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong bộ máy quản lý của Công ty.
* Phòng chỉ đạo sản xuất: Tham mưu giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo và điều hành toàn bộ cac hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đảm bảo sản xuất và tiêu thụ an toàn, hiệu qủa.
* Phòng kỹ thật an toàn : Tham mưu cho Giám đốc Công ty cho việc tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn – Bảo hộ lao động của Công ty.
* Phòng kỹ thuật công nghệ : Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức quản, quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác kĩ thuật công nghệ khai thác mỏ và xây dựng các công trình phục vụ cho duy trì và phát triển của Công ty.
* Phòng KT trắc địa - địa chất: Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra công tác trắc địa, địa chất để thực hiện nhiệm vụ SXKD, XDCB và phục vụ đời sống của Công ty.
* Phòng KT cơ điện : Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý, kiểm tra công tác kĩ thuật cơ điện – xe máy để thực hiện nhiệm vụ SXKD, XDCB và phục vụ đời sống của Công ty.
* Phòng KCS: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý công tác chất lượng than từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
* Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, quản lý công tác đầu tư XDCB các công trình hầm lò và mặt bằng, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, nhằm duy trì và phát triển SXKD của Công ty.
* Phòng bảo vệ, thanh tra: Tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức thực hiện công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài sản, bảo vệ an ninh trật tự nội bộ, thực hiện công tác quân sự địa phương và công tác thanh tra của Công ty.
* Văn phòng quản trị: Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý công tác hành chính – quản trị, thi đua, tuyên truyền văn hoá thể thao của Công ty.
* Trạm y tế: Tham mưu cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác y tế sức khoẻ cho CBCNV của Công ty.
* Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc việc quản lí chỉ đạo công tác : Tổ chức các bộ, đào tạo, lao động tiền lương và chế độ cho công nhân viên chức.
* Phòng TK-KT-TC:Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức quản lý thống kê,hạch toán kế toán quản lý tài sản của Công ty
* Phòng kế hoạch tiêu thụ:Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức quản lý theo dõi thực hiện công tác kế hoạch,dự toán hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
* Phòng vật tư: Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức, quản lý mua sắm, bảo quản cấp phát vật tư, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xất kinh doanh, XDCB và phục vụ đời sống của Công ty.
* Phòng tin học: Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức, quản lý cung cấp thông tin theo dõi số liệu nhân công , sử dụng vật tư hàng ngày trong toàn công ty qua mạng tin học.
* Phòng kiểm toán: Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức kiểm tra thanh,tài chính, vật tư, công tác trả lương.
2.1.6. Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp
* Sản phẩm hoặc dịch vụ chủ yếu (tính năng, công dụng, và các yêu cầu về chất lượng)
- Khai thác than hầm lò.
- Sản xuất vật liệu xây dựng .
- Sửa chữa cơ khí, cơ điện phục vị khai thác và chế biến than.
Hoạt động sản xuất kinh doanh khác theo pháp luật quy định trên cơ sở khai thác tiềm năng của Công ty .
* Quy trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm hoặc quy trình một dịch vụ chủ yếu
Công ty TNHH 1TV than Nam Mẫu là Công ty khai thác than hầm lò , áp dụng công nghệ khai thác ,khoan nổ mìm kết hợp với thủ công là chủ yếu, dây chuyền sản xuất công của Công ty được mô tả chi tiết như sau:
* Hệ thống khai thác
- Công ty áp dụng hệ thống khai thác chia cột dài theo phương.
- Khấu than bằng phương pháp khoan nổ mìn.
- Thông gió: sử dụng cả 2 phương pháp thông gió hút và thông gió đẩy.
- Vận tải: áp dụng hệ thống vận tải không liên tục: Than từ lò chợ được vận chuyển bằng máng trượt, máng cào rót xuống goòng sau đó ra quang lật than ngoài cửa lò.
Khoan lỗ mìn
Nạp nổ mìn và thông gió tích cực
Chuyển cột chống
Khấu chống
tải than
Chống dặm
Hạ nền, sang máng
Chuyển cột chống tăng cường, phá hoả đá vách
Hình 1-4: Sơ đồ hệ thống khai thác lò chợ
2.2 Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty
Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty được thực hiện theo những quy đinh sau:
+ Niên độ kế toán: Bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác bằng đồng Việt Nam.
+ Hình thức sổ kế toán ap dụng: Nhật ký chung.
+ Phương pháp kế toán tài sản cố định:
+ + Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Nguyên giá - Giá trị hao mon.
+ + Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: Theo quyết định số 206/3003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Nhập trước, xuất trước.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Đầu kỳ + Nhập – Xuất.
+ Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
2.3 Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Những năm qua, thị trường có nhiều chuyển biến phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động của công ty song công ty đã cố gắng duy trì mức độ hoạt động và tiếp tục phát triển, thể hiện qua bảng sau :
BẢNG 1- KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2008 -2009
ĐVT: tr.đ
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Tăng /Giảm
(+/-)
Tăng/ giảm
(%)
Tổng doanh thu
689.448
1.026.739
337.291
48,92
Lợi nhuận sau thuế
12.108
20.177
8.069
73,59
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua trên nhận thấy, kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm qua tương đối khả quan. Năm 2009, doanh thu của công ty tăng 337.291 triệu đồng tương ứng 48,92% so với năm 2008, lợi nhuận tăng 8.069 tương ứng 33,59% . Điều này cho thấy công ty đã đề ra những chính sách, định hướng phù hợp với tình hình thực tế nên kết quả của công ty có sự tăng trưởng rõ rệt.
Từ bảng 1 kết quả kinh doanh của công ty, ta có biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2008 -2009 như sau:
Biểu đồ 01- Doanh thu năm 2008 -2009
Biểu đồ 02- Lợi nhuận năm 2008 -2009
2.4. Phân tích bảng cân đối kết toán
Từ bảng dự liệu báo cáo tài chính của công ty ta lập bảng phân tích số liệu trên bảng cân đối kế toán như sau:
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
ĐVT: Đồng
S
TT
CHỈ TIÊU
Mã
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
%
Tỷ trọng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
6 = 4 - 5
7 =
6/5
2009
2008
Tăng giảm
(+/-)
TÀI SẢN
A
Tài sản ngắn hạn
100
299.834.982.003
253.593.705.980
46.241.276.023
18,23
28,09
35,28
(7,19)
I
Tiền và các khoản tương đương tiền
110
111.052.525.834
92.726.396.421
18.326.129.413
19,76
10,40
12,90
(2,50)
1
Tiền
111
111.052.525.834
92.726.396.421
18.326.129.413
19,76
II
Các khoản phải thu ngắn hạn
130
104.791.857.388
91.176.739.354
13.615.118.034
14,93
9,82
21,69
(11,87)
1
Phải thu của khách hàng
131
90.911.597.321
83.379.083.115
7.532.514.206
9,03
8,52
11,60
(3,08)
2
Trả trước cho ngời bán
132
7.739.168.800
740.083.500
6.999.085.300
945,72
0,73
0,10
0,63
3
Các khoản phải thu khác
138
6.141.091.267
7.057.572.739
(916.481.472)
(12,87)
0,58
0,98
(0,40)
III
Hàng tồn kho
140
73.446.161.005
66.714.129.802
6.732.031.203
10,09
6,88
9,82
(2,94)
1
Hàng tồn kho
141
73.591.623.005
66.859.591.802
6.732.031.203
10,07
6,89
9,30
(2,41)
2
Dự phòng giảm giá HTK (*)
149
(145.462.000)
(145.462.000)
0
0
1,36.10-2
0,02
1,87.10-2
IV
Tài sản ngắn hạn khác
150
10.544.437.776
2.976.440.403
7.567.997.373
254,26
0,99
0,41
0,58
1
Chi phí trả trước ngắn hạn
151
2.044.346.577
2.687.862.966
(643.516.389)
(23,94)
0,19
0,37
(0,18)
2
Thuế GTGT được khấu trừ
152
8.500.091.199
288.577.437
8.211.513.762
2845,51
0,80
0,04
0,76
B
Tài sản dài hạn
200
767.527.984.481
465.161.519.800
302.366.464.681
65,00
71,91
64,72
7,19
I
Tài sản cố định
220
754.399.233.141
451.596.678.236
302.802.554.905
67,05
70,68
62,83
7,85
1
TSCĐ hữu hình
221
723.089.691.062
392.612.513.568
330.477.177.494
84,17
67,75
54,62
13,13
-
Nguyên giá
222
1.026.795.520.921
613.978.492.224
412.817.028.697
67,24
96,02
85,42
10,78
-
Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
(303.705.829.859)
(221.365.978.656)
(82.339.851.203)
37,20
(28,45)
(30,80)
1,35
2
TSCĐ vô hình
227
92.873.059
139.539.726
(46.666.667)
(33,44)
0,87.10-2
0,02
(1,13.10-2)
-
Nguyên giá
228
140.000.000
140.000.000
0
0
0,02
0,02
0
-
Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
(47.126.941)
(460.274)
(46.666.667)
101,38
(0,44.10-2)
(0,64.10-4)
(43,36.10-4)
3
Chi phí XD cơ bản dở dang
230
31.216.669.020
58.844.624.942
(27.627.955.922)
(46,95)
0,29
8,19
(7,90)
II
Các khoản ĐTTC dài hạn
250
350.100.000
1.950.100.000
(1.600.000.000)
(82,05)
0,03
0,27
(0,24)
1
Đầu tư dài hạn khác
258
350.100.000
1.950.100.000
(1.600.000.000)
(82,05)
0,03
0,27
(0,24)
III
Tài sản dài hạn khác
260
12.778.651.340
11.614.741.564
1.163.909.776
10,02
1,20
1,62
(0,42)
1
Chi phí trả trước dài hạn
261
12.523.851.340
11.614.741.564
909.109.776
7,83
1,20
1,62
(0,42)
2
Tài sản dài hạn khác
268
254.800.000
0
(254.800.000)
0
0,02
0
0,02
TỔNG TÀI SẢN
270
1.067.362.966.484
718.755.225.780
348.607.740.704
100
100
100
0
NGUỒN VỐN
A
Nợ phải trả
300
954.452.693.957
633.731.127.682
320.721.566.275
50,61
89,42
88,17
1,25
I
Nợ ngắn hạn
310
609.222.512.775
413.465.997.362
195.756.515.413
47,35
57,08
57,53
(0,45)
1
Vay và nợ ngắn hạn
311
344.307.707.922
225.844.785.483
118.462.922.439
52,45
32,26
31,42
0,84
2
Phải trả cho ngời bán
312
174.314.681.987
96.955.959.127
77.358.722.860
79,79
16,33
13,49
3,04
3
Người mua trả tiền trước
313
72.975
0
72.975
0
6,83.10-6
0
6,83.10-6
4
Thuế và khoản phải nộp NN
314
18.002.822.909
5.012.755.982
12.990.066.927
259,14
1,69
0,70
0,99
5
Phải trả cho người lao động
315
63.757.380.641
34.260.767.255
29.496.613.386
86,09
5,97
4,77
1,20
6
Chi phí phải trả
316
590.143.281
2.016.339.045
(1.426.195.764)
(70,73)
0,06
0,28
(0,22)
7
Phải trả nội bộ
317
1.032.465.025
16.348.797.991
(15.316.332.966)
(93,68)
0,10
2,27
(1,17)
8
Các khoản phải trả phải nộp #
319
7.217.238.035
33.026.592.479
(25.809.354.444)
(78,15)
0,68
4,60
(3,92)
II
Nợ dài hạn
330
345.230.181.182
220.265.130.320
124.965.050.862
56,73
32,34
30,65
1,69
1
Vay và nợ dài hạn
334
337.866.626.824
215.575.106.291
122.291.520.533
56,73
31,65
30,00
1,65
2
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
7.363.554.358
4.690.024.029
2.673.530.329
57,00
0,69
0,65
0,04
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
400
112.910.272.527
85.024.098.098
27.886.174.429
32,80
10,58
11,83
(1,65)
I
Vốn chủ sở hữu
410
96.387.828.356
82.767.531.122
13.620.297.234
16,46
9,03
11,52
(1,49)
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
80.129.179.721
78.350.255.180
1.778.924.541
2,27
7,51
10,90
(3,41)
2
Quỹ đầu tư phát triển
416
13.170.325.217
3.364.864.981
9.805.460.236
291,41
1,23
0,47
0,76
3
Quỹ dự phòng tài chính
417
2.825.459.415
811.975.163
2.013.484.252
247,97
0,26
0,11
0,15
4
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
418
200.000.000
177.571.795
22.428.205
11,21
0,02
0,02
0
5
Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
62.864.003
62.864.003
0
0
0,59.10-2
0
0,59.10-2
II
Nguồn kinh phí và quỹ khác
420
16.522.444.171
2.256.566.976
14.265.877.195
632,19
1,51
0,31
1,20
1
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
421
7.822.590.467
2.256.566.976
5.566.023.491
246,66
0,73
0,31
0,42
2
Nguồn KP đã hình thành TSCĐ
422
8.699.853.704
0
8.699.853.704
0
0,82
0
0,82
TỔNG NGUỒN VỐN
430
1.067.362.966.484
718.755.225.780
348.607.740.704
100
100
100
0
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Phân tích theo chiều ngang.
Phần tài sản
+ Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn tăng 18,23% tương ứng 46.241 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền mặt tăng 19,76% tương ứng 18.326 triệu đồng và tiền mặt tồn tại quỹ 111.053 triệu đồng và do khoản phải thu ngắn hạn tăng 14,93% tương ứng tăng 13.615 triệu đồng khoản phải trả người bán tăng 945,72% tương ứng 6.999 triệu đồng tức trong năm 2009 công ty đã ứng trước tiền mua hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, hàng tồn kho tăng 6.732 triệu đồng với tỷ lệ tăng 10,07% chứng tỏ trong năm công ty sản xuất vượt kế hoach và thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng nên sản lượng than tồn kho tăng và đây là nhiệm vụ chính của công ty trong thời gian tới cần được giải quyết.
+ Tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn tăng 302.366 triệu đồng với tỷ lệ tăng 65,00%. Mức tăng này hoàn toàn do đầu tư máy móc thiết bị dùng trong việc khai thác để nâng cao sản lượng than. Cụ thể tài sản cố định tăng 302.803 triệu đồng với tỷ lệ tăng 67,05%, và khoản đầu tư tài chính lại giảm 1.600 triệu đồng tương ứng giảm 82,05%, nhưng giá trị giảm nhỏ hơn giá trị tăng nên kéo theo tổng TSDH tăng lên.
Phần nguồn vốn
Nợ phải trả tăng 320.722 triệu đồng với tỷ lệ tăng 50,61% trong đó giảm nợ ngắn hạn tăng 195.757 triệu đồng với tỷ lệ tăng 47,35%. Còn nợ dài hạn tăng 124.965 triệu đồng với tỷ lệ tăng 56,93% cụ thể khoản vay và nợ dài hạn tăng 122.292 triệu đồng với tỷ lệ 56,73%, khoản phải trả nhà cung cấp tăng 79,79% tương ứng với 77.359 triệu đồng, khoản khách hàng trả trước tăng 72.975 triệu đồng, các khoản thuế phải nộp nhà nước tăng 259,14% tương ứng với 12.990 triệu đồng do trong năm công ty có nguồn thu tiền từ việc khai thác than và cung cấp dịch vụ mang lại. Chứng tỏ các nguồn tài trợ kết hợp trong ngắn hạn và dài hạn và các khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp và khách hàng mang lại hiệu quả cao trong việc sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 27.886 triệu đồng tương ứng 32,80% nhưng chủ yếu là quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính tăng 9.805 triệu đồng và 2.013 triệu đồng tương ứng 291,41% và 247,97%. Các quỹ này tăng do lợi nhuận phân phối vào, điều này chứng tỏ công ty sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
b) Phân tích theo chiều dọc.
Về tài sản
Tài sản ngắn hạn có tỷ trọng giảm nhẹ 7,19% (từ 35,28% đầu năm đến cuối năm còn 28,09%). Còn tài sản dài hạn tăng 7,19% (từ 64,72% đầu năm đến cuối năm lên 71,91%). Tỷ lệ nghịch với tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho giảm 2,94%, khoản phải thu khách giảm 11,87% như vậy chứng tỏ công ty đã thu được các khoản phải thu và hoàn thành các đơn hàng bán than để chuẩn bị cho đầu tư dài hạn tuy nhiên cần xem xét tỷ trọng các loại tài sản như vậy đã hợp lý chưa.
Về nguồn vốn
Nợ phải trả có xu hướng tăng nhẹ (từ 88,17% tăng lên 89,42%) cụ thể là 1,25% cho thấy độ phụ thuộc vào tài chính tăng lên, song chủ yếu là nợ dài hạn tăng 1,69 (từ 30,65% tăng lên 32,34%). Vay ngắn hạn tăng 0,84% (từ 31,42% tăng lên 32,26%) trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm1,65% (từ 11,83 xuống còn 10,58) cho thấy mức độ phụ thuộc về tài chính ít. Công ty cần chú ý trả nợ ngắn hạn và dài hạn dần, nếu không lâu dài sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Về mối quan hệ của các chỉ tiêu cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu trong năm là 96.388 triệu đồng, nhỏ hơn tài sản đang sử dụng (Tài sản – các khoản nợ phải thu = 1.026.363 – 104.792 = 921.571 triệu đồng). Chứng tỏ doanh nghiệp hiện còn đang phụ thuộc vào bên ngoài. Song TSDH = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả = 112.910 + 954.453 = 1.067.363 triệu đồng lại lớn hơn tài sản ngắn hạn là 299.835 triệu đồng nhiều. Vốn thường trực trong năm (TSDH – Nợ ngắn hạn = 767.528 – 609.223 = 158.612 triệu đồng) chứng tỏ khả năng thanh toán nhìn chung là tốt. Các khoản nợ phải thu 104.792 triệu đồng nhỏ hơn nợ phải trả 954.294 triệu đồng thể hiện công ty chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng vốn.
2.4.1. Phân tích bản báo cáo kết quả kinh doanh
Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từ chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước). So sánh cả về cố tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu với kỳ này và kỳ trước (năm nay với năm trước). Điều này có tác dụng rất lớn nếu đi sâu xem xét những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu.
Thứ hai: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ bảng thông tin tài chính của công ty ta lập bảng phân tích số liệu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TRÊN BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐVT: Đồng
S
TT
CHỈ TIÊU
Mã
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
%
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
6 = 4 - 5
7 =
6/5
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ
1
1.026.738.643.597
689.448.314.102
337.290.329.495
48,92
2
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dich vụ
10
1.026.738.643.597
689.448.314.102
337.290.329.495
48,92
3
Giá vốn hàng bán
11
825.489.821.494
597.311.478.442
343.721.182.231
38,20
4
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ
20
201.248.822.103
92.136.835.660
109.111.986.443
118,42
5
Doanh thu hoạt động tài chính
21
856.247.402
195.165.935
661.081.467
338,73
6
Chi phí tài chính
22
43.368.025.875
31.013.532.948
12.354.492.927
39,84
7
- Trong đó: Lãi vay
23
42.805.604.101
30.839.573.046
11.966.031.055
38,80
Chi phí bản hàng
24
68.672.741.540
8.008.826.709
60.663.914.831
757,46
8
Chí phí qlý doanh nghiệp
25
66.535.265.147
39.348.854.161
27.186.410.986
69,09
9
Lợi nhuận hoạt động KD
30
23.529.036.943
13.960.787.777
9.568.249.166
68,54
10
Thu nhập khác
31
11.293.832.244
2.024.712.741
9.269.119.503
457,80
11
Chi phí khác
32
7.919.916.829
(158.024.475)
8.077.941.304
(5.111,83)
12
Lợi nhuận khác
40
3.373.915.415
2.182.737.216
1.191.178.199
54,57
13
Tổng lợi nhuận trước thuế
50
26.902.952.358
16.143.524.993
10.759.427.365
66,65
14
Thuêthu nhập doanh nghiệp
51
6.725.738.089,50
4.035.881.248,25
2.689.856.841,3
48,79
15
Lợi nhuận sau thuế
60
20.177.214.268,50
12.107.643.744,75
8.069.570.523,75
73,59
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng phân tích ta có nhận xét sau:
- Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ năm 2009 tăng so với năm 2008 là 337.290.329.495 đồng, tương ứng 48,92%.
- Doanh thu thuần năm 2009 tăng so với năm 2008 là 337.290.329.495 đồng, tương ứng 48,92%.
- Giá vốn hàng bán cũng tăng trong năm 2009, tăng 343.721.182.231 đồng tương ứng tăng 38,20% so với năm 2008.
Ta thấy, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 38,20%, tốc độ tăng của doanh thu là 48,92%, điều này cho thấy Công ty tiết kiệm được các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán. Tốc độ tăng của chi phí bán hàng là 57,46% cao hơn tốc độ tăng của doanh thu 48,92%, như vậy công ty cần kiểm tra các khoản chi phí bán hàng và đưa ra các biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận. Tốc độ tăng của doanh thu hoạt động tài chính là 338,73% lớn hơn tốc độ tăng của chi phí hoạt động tài chính là 39,84%, chứng tỏ hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp là có hiệu quả.
- Lợi nhuận khác trong năm 2009 tăng 1.191.178.199 đồng tương ứng 54,57% so với năm 2008. Bởi lẽ, trong năm 2009 tốc độ tăng của thu nhập khác lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí khác.
- Lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty trong năm 2009 cũng giảm đáng kể, tăng 10.759.427.365 đồng, bằng 66,65% so với năm 2008. Chứng tỏ công ty luôn tăng trưởng ổn định và khá cao nhờ có biện pháp kinh doanh hợp lý. Tuy nhiên, Công ty luôn phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cao nhất nhằm tăng lợi nhuận.
2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu tổng quát ROS, ROE, ROA
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS:
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận nhận được sau thuế
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ROA:
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên trên vốn (ROA) =
Giá trị tài sản bq
Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhận được sau thuế
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE:
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROE) =
NVCSH bq
Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời càng lớn và ngược lại.
Từ nguồn dữ liệu bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tóm tắt được một số chỉ tiêu sau:
Năm 2008
Đầu kỳ + Cuối kỳ 51.571.665.485 + 85.024.098.098
Vốn chủ SH bq = =
2 2
= 68.297.881.791,5
Năm 2009
Đầu kỳ + Cuối kỳ 85.024.098.098 + 112.910.272.527
Vốn chủ SH bq = =
2 2
= 98.967.185.312,5
Năm 2008
Đầu kỳ + Cuối kỳ 272.912.503.879 + 718.755.255.780
Tổng tài sản bq = =
2 2
= 495.838.379.829,5
Năm 2009
Đầu kỳ + Cuối kỳ 718.755.255.780 + 1.067.362.966.484
Tổng tài sản bq = =
2 2
= 893.059.111.132
Bảng số: 03
TỔNG HỢP SỐ LIỆU TÀI CHÍNH
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Doanh thu thuần
1.026.738.643.597
689.448.314.102
Lợi thuận sau thuế
20.177.214.268,50
12.107.643.744,75
Vốn chủ SH bq
98.967.185.312,5
68.297.881.791,5
Tổng tài sản bq
893.059.111.132
495.838.379.829,5
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ nguồn số liệu trên ta tính và lập bảng phân tích các chỉ tiêu tổng quát:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS:
12.107.643.744,75
Năm 2008 = = 0.0176
689.448.314.102
20.177.214.268,50
Năm 2009 = = 0.0197
1.026.738.643.597
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ROA:
12.107.643.744,75
Năm 2008 = = 0.0244
495.838.379.829,5
20.177.214.268,50
Năm 2009 = = 0.0266
893.059.111.132
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE:
12.107.643.744,75
Năm 2008 = = 0,1773
68.297.881.791,5
20.177.214.268,50
Năm 2009 = = 0,2039
98.967.185.312,5
Bảng số: 04
CÁC CHỈ TIÊU TỔNG QUÁT ROS, ROA, ROE
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Lần
0,0197
0,0176
0,0021
11,9318
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA)
Lần
0,0266
0,0244
0,0022
9,0164
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lần
0,2039
1,1773
0,0266
15,0028
Qua bảng 04 phân tích các chỉ số tổng hợp ROS, ROA, ROE cho thấy năm 2009 trong 100 đồng doanh thu thuần có 0,97 đồng lợi nhuận sau thuế (năm 2008 là 1,76 đồng). Năm 2009 lợi nhuận trên vốn 100 đồng vốn thu được 2,26 đồng lợi nhuận sau thuế (năm 2008 là 2,44 đồng). Năm 2009 lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 100 đồng vốn sẽ thu về cho mình 20,39 đồng lợi nhuận sau thuế (năm 2008 là 17,73 đồng). Như vậy chứng tỏ việc kinh doanh của công ty có hiệu quả song có xu hướng tăng so năm trước, chứng tỏ việc kinh doanh của công ty có hiệu quả đem lại lợi ích cho chủ sở hữu, các chỉ số đều có xu hướng tăng qua các năm, mức độ và hiệu quả chưa được cao thấp so với định mức trung bình trong nghành. Do đó công ty phải tìm các biện pháp để huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý tăng hiệu quả kinh doanh với mục tiêu mong muốn và đưa ra các quyết định phù hợp.
2.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng các yếu tố lao động cho thấy việc bố trí sử dụng nhân viên như thế nao để đạt được kết quả cao trong quá trình kinh doanh
- Doanh thu bình quân của một lao động
Doanh thu thuần
Doanh thu bình quân =
của một lao động Số lượng lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
689.448.314.102
Năm 2008 = = 176.194.305
3.913
1.026.738.643.597
Năm 2009 = = 245.455.091
4.183
- Hiệu quả sử dụng lao động
Lợi nhuận sau thuế
Mức sinh lời =
của một lao động Số lượng lao động bình quân
12.107.643.744,75
Năm 2008 = = 3.094.210
3.913
20.177.214.268,50
Năm 2009 = = 4.823.623
4.183
Bảng số: 05
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Số lao động bq
Người
4.183
3.913
270
6,90
Doanh thu thuần
Đồng
1.026.738.643.597
689.448.314.102
337.290.329.497
48,92
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
20.177.214.268,50
12.107.643.744,75
8.069.570.523,75
73,59
Doanh thu bq của 1 LĐ
Đ/1 lđ
245.455.091
176.194.305
69.260.786
39,31
Quỹ lương bq
Trđồng
307.292
227.346
79.946
35,20
Lương bq
Trđ/1 lđ
4,48
6,12
1,28
26,40
Mức sinh lời bq 1 LĐ
Đ/1 lđ
4.823.623
3.094.210
1.729
55,89
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Năm 2008 số lao động bình quân 3.913 người, năm 2009 là 4.183 người tăng 270 người với tỷ lệ tăng 6,90%. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động chúng ta phải đạt mức biến động số lượng trong mối quan hệ với kết quả sản xuất kinh doanh.
Năm 2008 để đạt được 689.448 triệu đồng doanh thu thì công ty cần 3.913 lao động, trong khi 2009 để đạt được 1.026.739 triệu đồng nhưng mức sử dụng là 4.183 lao động. Qua đó việc sử dụng lao động của công ty hiệu quả, tuy tiết kiệm được số lao động nhưng vẫn làm tăng suất lao động. Cụ thể một lao động năm 2008 tạo ra 176.091 triệu đồng doanh thu và tăng lên 245.455.091 triệu đồng trong năm 2009 tương ứng tăng 39,31%. Mức sinh 1 lao động lời tăng là do lợi nhuận tăng công ty cần phát huy để năng cao mức sinh lời này hơn nữa và phát huy điểm mạnh năng suất lao động theo doanh thu này.
Cũng dựa vào bảng số liệu trên thì mức lương bình quân một người lao động nhận được tăng lên, điều này cho thấy sự quan tâm của công ty trong việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, chăm no đời sống cho công nhân viên. Năm 2008 bình quân một nhân viên nhận được 4,84 triệu đồng/năm, năm 2009 là 6,12 triệu đồng/năm tăng 26,40% do tốc độ tăng của tổng quỹ lương lớn hơn tốc độ tăng số lao động bình quân (tốc độ tăng của tổng quỹ lương năm 2009 so năm 2008 là 35,20% trong khi tốc độ tăng số lao động bình quân lại giảm 6,90%).
Ta nhận thấy tổng quỹ lương của công ty gia tăng từng năm, nhưng đặt trong từng mối quan hệ doanh thu tăng lên thì việc tăng lên của tổng quỹ lương như vậy là hợp lý chưa? Để đánh giá cần so sánh mức biến động của tổng quỹ lương qua các năm. Năm 2008 để đạt được doanh thu 689.448 triệu đồng thì tiền lương phải trả 227.346 triệu đồng, với những điều kiện tương tự như vậy thi trong năm 2009 công ty phải trải 307.292 triệu đồng để đạt được doanh thu 1.026.739 triệu đồng, nhưng trên thực tế đã trả 306.226 triệu đồng thấp hơn số phải trả 1.066 triệu đồng .
Nhìn chung ở góc độ tiết kiệm chi phí sự gia tăng của tổng quỹ lương tăng chậm hơn tổng doanh thu. Nhưng trên phương diện tổng hợp, tiền lương có quan hệ với chỉ số lạm phát thì mức tăng này là không cao, việc chỉ thêm tiền cho nhân viên khi họ làm việc với năng suất ngày càng cao là tất yếu thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của công ty đối với nhân viên.
Hiệu quả sử dụng lao động trong năm 2008 là 3.094 triệu đồng thì sang năm 2009 tăng lên 4.824 triệu đồng. Chỉ tiêu này cho thấy một người lao động tạo được 3.094 triệu đồng lợi nhuận (năm 2008), việc tiếp tục sử dụng lao động như vậy, một người lao động tạo được 4.824 triệu đồng lợi nhuận năm 2009. do tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm cao hơn tốc độ tăng của tổng quỹ lương, công ty cũng cần xem xét các hoạt động chưa mang lại lợi nhuận cao để cho tổng quỹ lương tăng lên tương ứng tạo cho người lao động có thu nhập thực tê cao và ổn định đồng thời công ty cũng đạt được mức lợi nhuận ổn định.
Tổng hợp kết quả phân tich trên cho ta cái nhìn tổng quát về việc quản lý va sử dụng lao động ở công ty như sau: Công ty sử dụng lao động đạt năng suất nhưng chưa hiệu quả là do còn có đơn vị trực thuộc công ty làm ăn chưa hiệu quả công ty cần chấn chỉnh lại hoạt động của các đợn vị này để tránh tình trạng hiệu quả sử dụng tiền lương chưa cao.
2.4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Hiệu quả sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lai doanh thu.
Tổng doanh thu thuần
Hệ số =
chi phí Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
689.448.314.102
Năm 2008 = = 1,024
673.304.789.109
1.026.738.643.597
Năm 2009 = = 1,027
999.835.691.212
Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau:
Bảng số: 06
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Doanh thu thuần
Đồng
1.026.738.643.597
689.448.314.102
337.290.329.497
48,92
Tổng chi phí SXKD
Đồng
999.835.691.212
673.304.789.109
326.530.902.103
48,50
Hệ số chi phí
Lần
1,027
1,024
0,003
0,29
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Năm 2009 cứ 1 đồng chi phí thì mang lại cho công ty 1,027 đồng doanh thu thuần so với năm 2008 thì tăng 0,003 đồng với tỷ lệ tămh 0,29%. Từ bảng phân tích ta thấy trong năm 2008 – 2009 hệ số chi phí ngày càng tăng nhưng mức tăng không lớn chứng tỏ công ty sử dụng chi phí chưa hiệu quả, đó là nguyên nhân góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty.
2.4.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và tài sản
- Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn để có thể đánh giá kết quả tinh hình sử dụng vốn và khả năng sản xuất của đồng vốn.
- Hiệu quả sử dụng vốn
Doanh thu thuần
Hiệu suất =
Sử dụng vồn Tổng vốn bq
689.448.314.102
Năm 2008 = = 1,39
495.838.379.829,5
1.026.738.643.597
Năm 2009 = = 1,15
893.059.111.132
Bảng số: 07
HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Doanh thu thuần
Đồng
1.026.738.643.597
689.448.314.102
337.290.329.497
48,92
Tổng vốn (tài sản) bq
Đồng
893.059.111.132
495.838.379.829,5
397.220.731.302,5
80,11
Hiệu suất sử dụng vốn
Lần
1,15
1,39
-0,24
-17,27
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hiệu suất sử dụng vốn của toàn công ty giảm dần qua các năm. Năm 2008 số vòng quay vốn 1,39 lần. Sang năm 2009 số vòng quay vốn là 1,15 lần giảm xuống 17,27% giảm 0,24 lần do tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng vốn bình quân (48,92% < 80,11% năm 2009) dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn giảm, nghĩa là 1 đồng vốn bình quân bỏ ra năm 2008 thu về 1,39 đồng doanh thu, năm 2009 là 1,15 đồng doanh thu. Qua phân tích số vòng quay vốn cho thấy số lần vốn luân chuyển trong năm giảm nhẹ, nhưng đây là biểu hiện xấu cho thấy công ty sử dụng vốn chưa đạt hiệu suất, cần có biện pháp khắc phục ngay.
- Hiệu quả sử dụng vốn(ROI):
Lợi nhuận
Hiệu quả =
Sử dụng vốn Tổng vốn bq
12.107.643.744,75
Năm 2008 = = 0,024
495.838.379.829,5
20.177.214.268,50
Năm 2009 = = 0,023
893.059.111.132
Bảng số: 08
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
40.319.543.669
183.325.939.578
-143.006.395.809
-78,01
Tổng vốn (tài sản) bq
Đồng
893.059.111.132
495.838.379.829,5
397.220.731.302,5
80,11
Hiệu quả sử dụng vốn
Lần
0,023
0,024
-0,001
-41,67
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn có chiều hướng giảm, cụ thể năm 2008 tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đạt 0,024 lần, năm 2009 đạt 0,023 giảm xuống 41,67% về số tương đối, hay tuyệt đối 0,001 lần là do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng vốn bình quân (48,92% < 80,11% năm 2009) khiến tỷ lệ hoàn vốn đầu tư giảm xuống 0,023 đồng lợi nhuận mà trước đó đạt 0,024 đồng.
Qua phân tích hiệu quả sử dụng của công ty chúng ta rút ra được những nhận xét sau: doanh thu của công ty tăng đều và thấp hơn tốc độ tăng của vốn đầu tư làm cho vòng quay vốn của công ty giảm xuống, đây là biểu hiện xấu công ty cần biện pháp khắc phục ngay.
- Hiệu xuất sử dụng tài sản dài hạn:
Năm 2008
Đầu kỳ + Cuối kỳ 226.658.547.424 + 465.161.519.800
TSDH bq = =
2 2
= 345.910.033.612
Năm 2009
Đầu kỳ + Cuối kỳ 465.161.519.800 + 767.527.984.481
TSDH bq = =
2 2
= 161.344.752.140,5
Doanh thu thuần
Hiệu suất =
Sử dụng TSDH TSDH bq
689.448.314.102
Năm 2008 = = 1,9931
345.910.033.612
1.026.738.643.597
Năm 2009 = = 1,6659
161.344.752.140,5
Bảng số: 09
HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Doanh thu thuần
Đồng
1.026.738.643.597
689.448.314.102
337.290.329.497
48,92
Tổng TSDH bq
Đồng
161.344.752.140,5
345.910.033.612
270.434.718.528,5
78,18
Hiệu suất SD TSDH
Lần
1,6659
1,9931
-0,3272
-16,42
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hiệu xuất sử dụng TSDH của công ty giảm xuống qua các năm, đây là biểu hiện xấu cho thấy TSDH đã đem về doanh thu ngày càng giảm xuống, cụ thể năm 2009 hiệu suất sử dụng TSDH 1,6659 lần giảm 16,42% so với năm 2008 mặc dù trong năm công ty đã đầu tư thêm tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng TSDH giảm xuống là do tốc độ tăng của TSDH (78,18%) lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (48,92%) nghĩa là cứ đầu tư 1 đồng TSDH sẽ thu ít hơn 1 đồng doanh thu thuần, đây là biểu hiện xấu công ty cần có biện pháp khắc phục để sản xuất kinh doanh được tốt hơn
- Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn:
Lợi nhuận
Hiệu quả =
Sử dụng TSDH TSDH bq
12.107.643.744,75
Năm 2008 = x 100 = 3,5002
345.910.033.612
20.177.214.268,50
Năm 2009 = x 100 = 3,2737
161.344.752.140,5
Bảng số: 10
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
20.177.214.268,50
12.107.643.744,75
8.069.570.523,75
73,59
Tổng TSDH bq
Đồng
161.344.752.140,5
345.910.033.612
270.434.718.528,5
78,18
Hiệu quả SD TSDH
%
3,2737
3,5002
-0,2265
-6,47
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng, việc sử dụng TSDH của công ty mang lại hiệu quả thấp. Năm 2009 hiệu quả sử dụng TSDH đạt 3,2737% nghĩa là cứ 100 đồng TSDH mang về 3,2737 đồng lợi nhuận giảm 0,2265 đồng ứng giảm 6,47% so với năm 2008. Do tốc độ tăng của lợi nhuận (73,59%) nhỏ hơn tốc độ tăng của TSDH đưa đến hiệu quả sử dụng TSDH thấp hơn năm 2008. Điều làm cho việc sử dụng TSDH trong tương lai chưa có hiệu quả, theo đó cứ 100 đồng TSDH chỉ mang về 3,2737 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng so với năm 2008 là 3,5002 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm 6,47%.
Tóm lại, tình hình sử dụng TSDH chưa đạt hiệu quả, thấp và giảm dần qua các năm, công ty chưa thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí khi sử dụng TSDH, đòi hỏi trong thời gian tới cần có biện pháp thích hợp hơn nữa nâng cao hiệu qua sử dụng TSDH trong tương lai.
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Tài sản cố định bình quân
Năm 2008
Đầu kỳ + Cuối kỳ 220.414.643.137 + 451.596.678.236
TSCĐ bq = =
2 2
= 336.005.660.686,5
Năm 2009
Đầu kỳ + Cuối kỳ 451.596.678.236 + 754.399.233.141
TSCĐ bq = =
2 2
= 602.997.955.688,5
Doanh thu thuần
Hiệu suất =
Sử dụng TSCĐ TSCĐ bq
689.448.314.102
Năm 2008 = = 2,0519
336.005.660.686,5
1.026.738.643.597
Năm 2009 = = 1,7027
602.997.955.688,5
Bảng số: 11
HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Doanh thu thuần
Đồng
1.026.738.643.597
689.448.314.102
337.290.329.497
48,92
Tổng TSCĐ bq
Đồng
602.997.955.688,5
336.005.660.686,5
226.992.295.002
79,46
Hiệu suất SD TSCĐ
Lần
1,7027
2,0519
-0,3492
-17,02
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Lợi nhuận
Hiệu quả =
Sử dụng TSCĐ TSCĐ bq
12.107.643.744,75
Năm 2008 = = 0,0360
336.005.660.686,5
20.177.214.268,50
Năm 2009 = = 0,0335
602.997.955.688,5
Bảng số: 12
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
20.177.214.268,50
12.107.643.744,75
8.069.570.523,75
73,59
Tổng TSCĐ bq
Đồng
602.997.955.688,5
336.005.660.686,5
226.992.295.002
79,46
Hiệu quả SD TSCĐ
Lần
0,0335
0,0360
-0,0025
-6,94
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty qua các năm đều giảm. Năm 2009 là 1,7027 lần giảm 17,02% so năm 2008. Việc sử dụng tài sản cố định của công ty chưa đạt kết quả như mong đợi. Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng về tài sản cố định cho thấy cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 2,0519 đồng doanh thu (năm 2008) đạt 1,7027 đồng (năm 2009). Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản cố định (tốc độ tăng doanh thu 48,92% < 79,46% tốc độ tăng tài sản cố định năm 2009). Hiệu quả sử dụng tài sản cố định thể hiện cứ 100 đồng tài sản cố định tạo ra 0,0360 đồng lợi nhuận, năm 2009 giảm xuống còn 0,0335 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản cố định (tốc độ tăng lợi nhuận 73,59% < 79,46% tốc độ tăng tài sản cố định năm 2009). Hiệu quả sử sụng tài sản cố định giảm xuống trong năm 2009. Trong tương lai 1 đồng tài sản cố định sẽ đem lại lợi nhuận giảm dần qua cac năm, đây là biểu hiện xấu cần có biện pháp khắc phục ngay.
- Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (TSNH)
Hiệu quả sử dụng TSNH được biểu hiện bằng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển TSNH. Tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh tình hình tổ chức các mặt hoạt động của quá trình KD có hợp lý hay không.
Tài sản ngắn hạn bình quân
Năm 2008
Đầu kỳ + Cuối kỳ 46.262.956.455 + 253.593.705.980
TSNH bq = =
2 2
= 149.928.331.217,5
Năm 2009
Đầu kỳ + Cuối kỳ 253.593.705.980 + 299.834.982.003
TSNH bq = =
2 2
= 276.714.343.991,5
Tốc độ luân chuyển TSNH:
Doanh thu thuần
Hiệu suất =
Sử dụng TSNH TSNH bq
689.448.314.102
Năm 2008 = = 4,5985
149.928.331.217,5
1.026.738.643.597
Năm 2009 = = 3,7105
276.714.343.991,5
Kỳ luân chuyển TSNH bình quân
360 ngày
Kỳ luân chuyển =
bình quân Tốc độ luân chuyển TSNH
360
Năm 2008 = = 78,29
4,5985
360
Năm 2009 = = 97,02
3,7105
Hệ số đảm nhiệm TSNH:
TSNH bq
Hệ số đảm nhiệm =
TSNH Doanh thu thuần
149.928.331.217,5
Năm 2008 = = 0,2168
689.448.314.102
276.714.343.991,5
Năm 2009 = = 0,2695
1.026.738.643.597
Bảng số: 13
TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN NGẮN HẠN (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Doanh thu thuần
Đồng
1.026.738.643.597
689.448.314.102
337.290.329.497
48,92
TSNH bq
Đồng
276.714.343.991,5
149.928.331.217,5
126.786.012.774
84,56
Tốc đọ luân chuyển
Vòng
3,7105
4,4985
-0,8880
-19,31
Kỳ luân chuyển bq
Ngày/vòng
97,02
78,29
18,73
23,94
Hệ số đảm nhiệm
Lần
0,2695
0,2168
0,0527
24,31
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Tốc độ TSNH tăng năm 2008 tốc độ này là 4,5985 vòng, năm 2009 đạt 3,7105 vòng giảm 0,8880 vòng so năm 2008 do tốc độ tăng nhanh doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng TSNH (năm 2009 tốc độ trong doanh thu 48,92%, tốc dộ của TSNH là 84,56%) chu kỳ luân chuyển bình quân TSNH tăng (năm 2008 là 78,29 ngày/vòng, năm 2009 lên 97,02 ngày/vòng, tăng 18,73 ngày/vòng so với năm 2008), đây là tín hiệu xấu cần có giải pháp khắc phục ngay. Điều này còn cho thấy cứ 1 đồng TSNH đưa vào sản xuất kinh doanh thì sau sẽ thu về 4,5985 đồng (năm 2008) và thu được 3,7105 đồng (năm 2009). Hệ số đảm nhiệm TSNH có xu hướng tăng lên năm 2008 để tạo được 1 đồng doanh thu thì cần 0,2168 đồng TSNH chỉ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH đạt hiệu quả, sang năm 2009 hệ số đảm nhiệm TSNH tăng lên 0,2695 lần tương đương tăng 24,31%, điều này cho thấy năm 2009 để tạo được 1 đồng doanh thu thì chỉ cần 0,2695 đồng TSNH, chỉ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ trong năm 2009 công ty tiết kiệm được TSNH dẫn đến khả năng sinh lời của TSNH tăng lên rất nhiều. Nhưng trong tương lai cần có các biện pháp khắc phục nhằm đưa đưa hệ số này giảm xuống, có như vậy hiệu quả sử dụng TSNH mới được nâng lên.
- Hiệu quả sử dụng TSNH:
Lợi nhuận
Sức sinh lời =
TSNH TSNH bq
12.107.643.744,75
Năm 2008 = = 0,0808
149.928.331.217,5
20.177.214.268,50
Năm 2009 = = 0,0729
513.544.161.674,5
Bảng số: 14
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
20.177.214.268,50
12.107.643.744,75
8.069.570.523,75
73,59
TSNH bq
Đồng
276.714.343.991,5
149.928.331.217,5
126.786.012.774
84,56
Sức sinh lời TSNH
Lần
0,0729
0,0808
-0,0079
-9,78
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Sức sinh lời TNNH có chiều hướng giảm. Đây là biểu hiện chưa tốt do công ty sử dụng chưa đạt hiệu suất tối đa, đạt được hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao mà nguyên nhân chính vẫn là chi phí còn cao làm cho lợi nhuận công ty tăng chậm so với năm trước. Năm 2008 sức sinh lời TSNH 8,08% tức 100 dồng TSNH kinh doanh mang về 8,08 đồng lợi nhuận, năm 2009 công ty thu về được 7,29% đồng lợi nhuận giảm 9,78% do tốc độ tăng của lợi nhuận là 73,59% nhỏ hơn tốc độ tăng của TSNH là 84,56%.
- Hiệu suất một đồng vốn hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Hiệu suất =
sử dụng HTK HTK bq
Năm 2008
Đầu kỳ + Cuối kỳ 20.515.132.206 + 66.714.129.802
HTK bq = =
2 2
= 43.614.631.004
Năm 2009
Đầu kỳ + Cuối kỳ 66.714.129.802 + 73.446.161.005
TSNH bq = =
2 2
= 70.080.145.403,5
689.448.314.102
Năm 2008 = = 15,8077
43.614.631.004
1.026.738.643.597
Năm 2009 = = 14,6509
70.080.145.403,5
Bảng số: 15
HIỆU SUẤT SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Doanh thu thuần
Đồng
1.026.738.643.597
689.448.314.102
337.290.329.497
48,92
HTK bq
Đồng
70.080.145.403,5
43.614.631.004
26.465.514.399,5
60,68
Hiệu suất sd HTK
Lần
14,6509
15,8077
-1,1568
-7,32
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hiệu suất sử dụng 1 đồng vốn hàng tồn kho giảm cho thấy việc quản trị hàng tồn kho chưa được tốt. Năm 2009 một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho khi được tiêu thụ mang về cho công ty 14,6509 đồng doanh thu trong khi đó năm 2008 con số này là 15,8077 đồng do sản phẩm tồn kho của công ty tiêu thụ khá, doanh thu tăng, tốc độ tăng doanh thu qua các năm đều nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn hàng tồn kho (năm 2009 tốc độ tăng của vốn hàng tồn kho là 60,68% so với 48,92% tốc độ tăng của doanh thu) đây là biểu hiện xấu cần có giải pháp như đẩy mạnh bán than khai thác tồn kho nhằm giảm lượng HTK và tăng doanh thu.
Qua bảng tính hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua các năm chúng ta rút ra được những nhận xét sau:
+ Hiệu suất sử dụng vốn của công ty chưa cao nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Doanh thu của công ty tăng qua các năm cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ của công ty tốt. Tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu tuy có nhanh hơn so tốc độ tăng của chi phí nhưng độ chênh lệch này là không lớn (tốc độ tăng của chi phí năm 2009 là 48,50% trong khi tốc độ tăng của doanh thu là 48,92%) làm cho lợi nhuận của công ty qua các năm có xu hướng tăng nhưng mức tăng thấp.
+ Hiệu quả sử dụng TSNH cho thấy công ty đạt hiệu suất chưa cao. Đây là biểu hiện chưa tốt, công ty cần co biện pháp tích cực hơn trong công tác quản lý chi phí.
+ Việc tăng thêm vốn đầu tư nhưng lợi nhuận tăng thêm thấp chênh lệch không đắng kể như vậy không đạt hiệu quả. Công ty cần có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn, nhất là tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn.
+ Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn sẽ sẽ góp phần tăng doanh thu cao hơn tăng chi phí, tối đa hoá lợi nhuận.
- Số vòng quay hàng tồn kho: Là số lần mà hàng tồn kho bán ra trong năm
Giá vốn hàng bán
Vòng quay =
HTK HTK bq
597.311.478.442
Năm 2008 = = 13,6952
43.614.631.004
825.489.821.494
Năm 2009 = = 11,7792
70.080.145.403,5
Bảng số: 16
VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Giá vốn hàng bán
Đồng
825.489.821.494
597.311.478.442
343.721.182.231
38,28
HTK bq
Đồng
70.080.145.403,5
43.614.631.004
26.465.514.399,5
60,68
Vòng quay HTK
Vòng
11,7792
13,6952
-1,9160
-13,99
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Năm 2009 giá trị than tồn kho tăng 26.466 triệu đồng tương ứng tăng 60,68% so với năm 2008 và giá vốn hàng bán 343.721 triệu đồng tương ứng tăng 38,28% so năm 2008, tốc độ tăng HTK cao hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán (tốc độ tăng HTK 60,68% > 38,28 tốc độ tăng giá vốn hàng bán) dẫn đến vòng quay HTK giảm 1,9160 vòng hay giảm 13,99% so năm 2008 là do công ty đẩy mạnh khai thác chế biến than làm sản lượng than tăng nhanh dẫn đến than tồn kho tăng lên làm vòng quay HTK giảm xuống.
2.4.6. Phân tích chỉ tiêu tài chính.
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải có khả năng thanh toán các khoản nợ khi chúng đến hạn. Nếu không đủ khẳ năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì doanh nghiệp sẽ bị thiếu hụt tài chính, hoạt động sẽ rất khó khăn. Do đó ta cần phải phân tích các hệ số khả năng thanh toán một cách cụ thể để biết được mức độ trang trải của công ty trong hoạt động kinh doanh.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn : là chỉ tiêu cho thấy tài sản của công ty có đủ sức trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Khả năng thanh toán hiện thời (Rc)
Đây là chỉ tiêu chỉ ra phạm vi, quy mô mà yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng TSNH có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kì phù hợp với thời hạn trả nợ.
Tài sản NH
Hệ số thanh toán =
hiện thời Nợ ngắn hạn
253.593.705.980
Năm 2008 = = 0,6133
413.465.997.362
299.834.982.003
Năm 2009 = = 0,4922
609.222.512.775
Bảng số: 17
KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN THỜI (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Tài sản ngắn hạn (TSHN)
Đồng
299.834.982.003
253.593.705.980
46.241.276.023
18,23
Nợ ngắn hạn
Đồng
609.222.512.775
413.465.997.362
195.765.515.413
47,35
Hệ số thanh toán hiện thời
Lần
0,4922
0,6133
-0,1211
-19,75
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hệ số thanh toán hiện thời của công ty có chiều hướng giảm. Năm 2009 chỉ đạt 0,4922 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,4922 đồng TSNH dùng để trả nợ trong khi năm 2008 là 0,6133 lần giảm 0,1211 lần tương ứng với 19,75%. Mặt khác TSNH của công ty tăng 46.214 triệu đồng, tương ứng tăng 18,32% so năm 2008, trong đó tiền mặt tăng, hàng tồn kho tăng, tài sản ngắn hạn khác tăng, dẫn đến nợ ngắn hạn của công ty tăng 195.765 triệu đồng tốc độ tăng 47,35% nên khả năng thanh toán hiện thời giản theo.
Nhìn chung, khả năng thanh toán hiện thời của công ty có xu hướng giảm và nhỏ hơn 1, điều này thể hiện những cố gắng của công ty trong việc thanh toán công nợ chưa được thể hiện cao. Công ty cần phải duy trì và nâng cao khả năng này hơn.
- Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này cho thấy các tài sản mà khi cần có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng, nó không bao gồm hàng tồn kho.
TSNH - HTK
Hệ số thanh toán =
nhanh Nợ ngắn hạn
186.879.576.178
Năm 2008 = = 0,4520
413.465.997.362
226.388.820.998
Năm 2009 = = 0,3716
609.222.512.775
Bảng số: 18
KHẢ NĂNG THANH TOÁN NHANH (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
TSNH - HTK
Đồng
226.388.820.998
186.879.576.178
39.509.244.820
21,14
Nợ ngắn hạn
Đồng
609.222.512.775
413.465.997.362
195.765.515.413
47,35
Hệ số thanh toán nhanh
Lần
0,3716
0,4520
-0,0804
-17,79
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hệ số thanh toán nhanh năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 0,0804 lần giảm 17,79% khả năng thanh toán nhanh giảm thể hiện công ty hoàn toàn không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn (mức tăng TSNH – HTK là 21,14% < 47,35% nợ ngắn hạn) đã làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm.
Nhìn chung, khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009 có chiều hướng giảm cho thấy công ty chưa có nhiều cố gắng thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên hệ số còn thấp, công ty phải giải phóng ngay lượng hàng tồn kho bị ứ đọng để nhanh chóng chuyển chúng thành tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền một cách nhanh nhất.
Khả năng thanh toán bằng tiền
TSNH + ĐTTCNH
Hệ số thanh toán =
bằng tiền Nợ ngắn hạn
92.726.396.421
Năm 2008 = = 0,2243
413.465.997.362
111.052.525.834
Năm 2009 = = 0,1823
609.222.512.775
Bảng số: 19
KHẢ NĂNG THANH TOÁN BẰNG TIỀN (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Tiền + ĐTTCNH
Đồng
111.052.525.834
92.726.396.421
18.326.129.413
19,76
Nợ ngắn hạn
Đồng
609.222.512.775
413.465.997.362
195.765.515.413
47,35
Hệ số thanh toán bằng tiền
Lần
0,1823
0,2243
-0,0420
-18,72
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Năm 2008 khả năng thanh toán bằng tiền là 0,2243 lần trong khi năm 2009 chỉ là 0,1823 lần. Như vậy khả năng trong mức độ khắc liệt đã giảm 0,0420 lần giảm 18,72% nhưng lượng tiền tồn quỹ của công ty tăng lên nhiều, cụ thể là lượng tiền năm 2009 là 111.053 triệu đồng, trong khi năm 2008 chỉ là 92.726 triệu đồng tăng 18.326 triệu đồng, tương ứng tăng 19,76%. Nhưng tốc độ tăng của tiền + khoản ĐTTCNH (19,76%) nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (47,35%) nên khả năng thanh toán bằng tiền giảm xuống cho thấy công ty có hiệu quả rất thấp và không bổ sung được thêm tiền nhiều vào quỹ tiền mặt. Khả năng thanh toán bằng tiền qua các năm mất uy tín nhiều, công ty có nhiều cố gắng trong việc nắm giữ một lượng tiền nhằm đảm bảo tốt cho khả năng thanh toán.
Tóm lại, qua phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy công ty có đủ khả năng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ. Song khả năng thanh toán này cón ở mức thấp và có xu hướng giảm đòi hỏi cần phải tạo điều kiện tốt hơn trong thời gian tới.
- Khả năng thanh toán nợ dài hạn.
Vốn phục vụ cho các hoạt động của công ty chủ yếu là các khoản vay. Chính vì vậy mà công ty thường xuyên phải đối mặt với việc thanh toán lãi vay, muốn biết công ty sẵn sàng trả tiền vay đến mức độ nào ta xem xét khả năng thanh toán lãi vay của công ty.
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
Hệ số thanh toán =
lãi vay Lãi vay
46.983.098.039
Năm 2008 = = 1,5235
30.839.573.046
69.708.556.459
Năm 2009 = = 1,6285
42.805.604.101
Bảng số: 20
KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
LN trước thuế + lãi vay
Đồng
69.708.556.459
46.983.098.039
22.725.458.420
48,37
Lãi vay
Đồng
42.805.604.101
30.839.573.046
11.966.031.055
38,80
Khả năng thanh toán lãi vay
Lần
1,6285
1,5235
0,1050
6,89
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Lợi nhuận công ty tạo ra do việc sử dụng vốn qua các năm đều cao hơn lãi vay phải trả, điều này được thể hiện thông qua khả năng thanh toán lãi vay ở các năm thấp (nhỏ hơn 2). Nó cho thấy khả năng sinh lời của vốn không cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh lâu dài, kết quả trên cho thấy khả năng thanh toán lãi vay tăng dần và tăng rất chậm, cụ thể năm 2008 khả năng thanh toán lãi vay đạt 1,5235 lần. Sang năm 2009 khả năng này tăng lên 1,6285 lần đã tăng 0,1050 lần tương ứng tăng 6,89%.
Nhìn chung, khả năng thanh toán chưa được cải thiện, lãi vay phải trả tăng cho thấy công ty chưa cố gắng thanh toán bớt nợ dài hạn, song công ty cần có nhiều cố gắng hơn.
Tóm lại, khả năng thanh toán lãi vay rất thấp, công ty sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng này có chiều hướng tăng đây là biểu hiện tốt. Cần phải thấy rằng, do hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào vốn vay, vì vậy việc trả lãi vay nhiều là tất yếu, nó trực tiếp làm giảm lợi nhuận của công ty.
- Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh tính cân bằng giữa nợ vay và chủ sở hữu, thể hiện cơ cấu tài chính của công ty.
Nợ ngắn hạn
Hệ số nợ =
so với CSH Vốn chủ sở hữu
413.465.997.362
Năm 2008 = = 4,9955
82.767.531.122
609.222.512.775
Năm 2009 = = 6,3205
96.387.828.365
Bảng số: 21
NỢ PHẢI TRẢ SO VỚI VỐN CHỦ SỞ HỮU (2008 - 2009)
CHỈ TIÊU
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Tăng giảm
(+/-)
Tăng giảm
(%)
Nợ ngắn hạn
Đồng
609.222.512.775
413.465.997.362
195.765.515.413
47,35
Vốn chủ sở hữu
Đồng
96.387.828.365
82.767.531.122
13.620.297.234
16,46
Hệ số nợ so với vốn CSH
Lần
6,3205
4,9955
1,3250
20,96
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng số liệu cho thấy hệ số này luôn ở mức cao và tăng dần do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (mức tăng nợ ngắn hạn 47,35% > 16,46 mức tăng vốn chủ sở hữu). Năm 2008 là 4,955 lần, là vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 11,52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1561_www_com_6783.doc