Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công ty May Phố Hiến: LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những phát triển đáng kinh ngạc không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè quốc tế. Chỉ trong vòng hơn mười năm, nền kinh tế từ chỗ trì trệ, khó khăn, lạm phát kéo dài đã tiến tới kiểm soát và đẩy lùi được lạm phát, nền kinh tế luôn tục phát triển với tốc độ cao. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã làm cho đời sống của người dân được nâng cao một cách rõ rệt. Để có được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng.
Với chiến lược phát triển kinh tế đất nước hướng về đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước đã coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của chính sách kinh tế đối ngoại. Nhà nước đã tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng Dệt May là một tr...
71 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công ty May Phố Hiến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những phát triển đáng kinh ngạc không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè quốc tế. Chỉ trong vòng hơn mười năm, nền kinh tế từ chỗ trì trệ, khó khăn, lạm phát kéo dài đã tiến tới kiểm soát và đẩy lùi được lạm phát, nền kinh tế luôn tục phát triển với tốc độ cao. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã làm cho đời sống của người dân được nâng cao một cách rõ rệt. Để có được điều đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng.
Với chiến lược phát triển kinh tế đất nước hướng về đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước đã coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của chính sách kinh tế đối ngoại. Nhà nước đã tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng Dệt May là một trong các mặt hàng đó. Trong thời gian qua, ngành Dệt May đã đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Đây là ngành có thể khai thác tốt những lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Một thực tế là trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May thì tiêu thụ mặt hàng gia công chiếm tới 90%. Điều đó khẳng định rằng hoạt động gia công xuất khẩu vẫn rất cần thiết đối với ngành Dệt May Việt Nam. Phát triển hoạt động gia công xuất khẩu là một giải pháp đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi mà khả năng về vốn và công nghệ còn hạn chế. Hoạt động gia công xuất khẩu nói chung và gia công xuất khẩu hàng may mặc nói riêng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Công ty may Phố Hiến là Công ty TNHH vốn Nhà nước có sự phát triển rất tốt trong sản xuất hàng Dệt May. Từ khi Nhà nước có chính sách mở cửa, Công ty đã tự khẳng định mình vượt qua khó khăn thử thách để đứng vững. Trong những năm 90 khi mà thị trường truyền thống bị thu hẹp Công ty đã mạnh dạn thâm nhập vào các thị trường mới. Từ đó đến nay thị trường của Công ty luôn được mở rộng, doanh thu từ các hoạt động xuất khẩu luôn chiếm hầu hết trong tổng doanh thu của Công ty. Công ty đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, và đóng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam.
Trong tình hình thực tế của nước ta hiện nay, các mặt hàng có uy tín trên thị trường quốc tế không phải là nhiều thì việc đẩy mạnh gia công xuất khẩu để khai thác hết lợi thế so sánh của đất nước là rất cần thiết. Nhưng làm thế nào để thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu là vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với công ty may Phố Hiến mà còn đối với cả ngành Dệt May Việt Nam. Đây là lý do để Em chọn đề tài:
Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công ty May Phố Hiến.
Mục đích nghiên cứu chủ yếu của Em là dựa vào sự phân tích sản lượng tiêu thụ của công ty may Phố Hiến để đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty. Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương :
Chương I: Cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Phố Hiến.
Chương III:Phương hướng và một số biện pháp chính nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng gia công xuất khẩu may mặc tại công ty may Phố hiến.
Vì trình độ có hạn và thời gian thực tế tại công ty không nhiều nên những giải pháp đưa ra không thể bao quát hết được những vấn đề đang còn tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty. Do vậy, Rất mong được sự góp ý của các thầy, các cô cũng như ban giám đốc công ty, phòng KHVT.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm tuyết Hoa và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đồ án này.
Ngày…..tháng…..năm2005
Sinh viên
Đặng Văn Dũng
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
1.1.1Khái niệm, bản chất của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá hình thái giá trị và quyền sở hữu của sản phẩm nhằm đáp ứng hiệu quả của sản xuất hay tiêu dùng.
Bản chất của tiêu thụ sản phẩm: Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được hiểu là một quá trình gồm nhiều công viêc khác nhau từ việc tìm hiểu nhu cầu, tìm nguồn hàng, chuẩn bị hàng , tổ chức bán hàng, xúc tiến bán hàng… cho đến các phục vụ sau bán hàng như: chuyên chở, nắp đặt bảo hành…
Tóm lại: hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm hai quá trinh có liên quan sau:
Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị tiếp nhận, phân loại, bao gói, lên các nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.
Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hoá tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng.
1.1.2.Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì có đảm bảo được công tác tiêu thụ doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận cao nhất, từ đó có cơ sở tích luỹ và tiến hành tái sản xuất mở rộng.
Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để tiến hành tái sản xuất. Quá tribnhf sản xuất bao gồm ba khâu: Sản xuất – lưu thông - tiêu dùng. Trong đó mỗi khâu đảm nhận một chức năng nhất định và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chỉ thông qua tiêu thụ sản phẩm hàng hoá doanh nghiệp mới thu vốn đầu tư vào quá trình sản xuất. Việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ làm cho thu nhập tăng lên, từ đó mức lợi nhuận cũng tăng, doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, phát triển nguồn vốn kinh doanh. Nếu việc tiêu thụ sản phẩm không đạt được hiệu quả thì quá trình tiếp theo chỉ là tái sản xuất giản đơn thậm chí là ngừng sản xuất.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với khách hàng quen thuộc, vừa mở rộng quan hệ với khách hàng mới, củng cố và tạo lập uy tín cho sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản của sản xuất kinh doanh. Việc tiêu thụ sản phẩm không đơn thuần là mình bán cái gì sản xuất ra mà còn hiểu được nhu cầu thị trường, nắm bắt thời cơ làm lợi cho doanh nghiệp.
Nội dung cơ bản của công tác tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
+Tổ chức hệ thống phân phối.
+Tổ chức lực lượng bán hàng.
+Tổ chức bán hàng.
+Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Từ việc nghiên cứu các bước trên doanh nghiệp xây dựng cho mình một kế hoạch tiêu thụ phù hợp với tiềm lực thực sự và nhu cầu của thị trường góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.Tổ chức hệ thống phân phối
Phân phối là cách thức mà doanh nghiệp đa dạng các sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Việc thiết lập được các kênh phân phối hợp lý sẽ đảm bảo tốt cho các sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Những căn cứ để doanh nghiệp tổ chức được các kênh phân phối cho phù hợp với thị trường là:
-Khối lượng nhu cầu thị trường và cơ cấu của nhu cầu
-Trạng thái của thị trường
-Tiềm năng và khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Việc hoạch định các kênh phân phối có nội dung, chủ yếu là nghiên cứu phân tích lựa chọn và tìm ra những phương pháp phù hợp với tình hình vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sẽ thúc đẩy, tăng cường khả năng liên kết và nâng cao hiệu quả. Chính sách phân phối của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao phụ thuộc rất lớn vào chính sách sản phẩm và chính sách giá cả của doanh nghiệp.
1.2.2. Tổ chức lực lượng bán hàng
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, lực lượng bán hàng là cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Ngoài nhiệm vụ bán hàng, nhân viên bán hàng còn đảm nhận và có trách nhiệm với các nhiệm vụ sau:
+Hỗ trợ cho các đại lý
+Tư vấn cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp
+Thu thập thông tin và những ý kiến phản hồi của khách hàng để doanh nghiệp có thể nghiên cứu, điều chỉnh, thay thế cho phù hợp.
*Phân loại nhân viên bán hàng
Tuỳ theo chức năng thương mại mà các nhân viên đảm nhận trong mạng lưới phân phối mà doanh nghiệp có thể phân loại nhân viên bán hàng như sau:
-Người nhận đơn đặt hàng hoặc nhân viên viên này có nhiệm vụ đến các điểm bán hàng trong hệ thống phân phối để nhận các đơn yêu cầu. Ví dụ đạt diện của các hãng nước giải khát trong khu vực.
-Nhân viên giao nhận hàng: Có nhiệm vụ giao hàng đến các điểm bán và nhận đơn dặt hàng cho các lần sau.
-Nhân viên thăm dò và tìm kiếm thị trường: Nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm các khách hàng nằm trong khu vực được phân công, có nhu cầu hoặc quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp.
-Nhân viên kỹ thuật thương mại:Làm chức năng đảm bảo kỹ thuật cho sản phẩm, hỗ trợ sau bán hàng.
-Nhân viên thương thuyết hợp đồng:Tuỳ theo cách tổ chức hệ thống phân phối của công ty, nhân viên sẽ đảm nhân chức năng thương thuyết các điều khoản hợp đồng với khách hàng khu vực hoặc ngành. Đồng thời đảm nhận luôn chức năng theo dõi hợp đồng.
-Nhân viên sắp xếp trưng bày sản phẩm: Đảm nhận chức năng hỗ trợ các điểm bán hàng, trong việc tổ chức điểm bán hàng, trưng bày sản phẩm, làm biển quảng cáo…
-Nhân viên bán hàng: Thường trực tại các điểm bán hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bán hàng và thu tiền.
chính vì vậy đội ngũ nhân viên là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần phài có các khoá đào tạo, tập huấn năng cao kỹ năng nghiệp vụ bàn hàng cho nhân viên.
1.2.3.Tổ chức bán hàng
Tổ chức bàn hàng là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là hoạt động mang tính nghệ thuật nhằm tác động tới tâm lý của người mua. Bán được nhiều hàng nhất, hiệu quả nhất. Việc tổ chức bàn hàng bao gồm các hạot động sau:
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những sản phẩm của mình định tiêu thụ như: Bảo đảm sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, đóng bao gói và sắp xếp sản phẩm cho đồng bộ.
Tổ chức hoạt động trong quan hệ với trung gian ở các kênh phân phối các hoạt động chủ yếu bao gồm: Xác định cam kết giữa bên bán và bên mua, điều kiện về giá cả, phương thức thanh toán, giao nhận hàng, ký kết các hợp đồng.
Riêng đối với các đại lý, doanh nghiệp phải có các điều kiện rằng buộc chặt chẽ, cụ thể và khả năng kiểm soát. Đối với đại lý độc quyền, hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với các đại lý độc quyền là cực kỳ quan trọng.
Trong các hợp đồng kinh tế giữa các đại lý, doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau:
+Ghi rõ tên hàng, số lượng và giá cả sản phẩm.
+Vùng lãnh thổ địa lý mà đại lý có quyền bán.
+Thoả thuận lượng hàng hoá dự trữ
+Trách nhiệm quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
+Ghi rõ giới hạn các mặt hàng khácngoài hợp đồng.
+Các khoản thưởng phạt.
+Thời hạn hiệu lực và cam kết dự phòng để tiếp tục hợp đồng mới.
1.3.Các chính sách Marketing- Mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Marketing- Mix là tập hợp những công cụ marketing mà doanh nghiệp sử dụng để theo đuổi những mục tiêu markting của mình trên thị trường mục tiêu .
Trong Markting- mix các nhà nghiên cứu phân loại ra làm bốn yếu tố, gọi là chính sách 4p đó là: sản phẩm(product), giá cả(price), phân phối (place) và khuyến mại (promotion).
1.3.1. Chính sách sản phẩm
Sản phẩm- hàng hoá là những yếu tố có thể thoả mãi nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, những lợi ích và khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự mua sắm, tiêu dùng.
Chính sách sản phẩm có vị trí quan trọng trong chính sách tiêu thụ . Nếu chính sách sản phẩm không phù hợp, thị trường tiêu thụ hàng hoá sẽ ứ đọng , vốn không lưu thông được, hoạt động kinh doanh coi như thất bại.
Để có được chính sách sản phẩm đúng dắn, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ chu kỳ sống của sản phẩm và đặc trưng của mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống để có những biện pháp chính sách và quyết định hợp lý.
chu kỳ sông của một sản phẩm bất kỳ có thể chia ra làm bồn giai đoạn : giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường, giai đoạn phát triển, giai đoạn chín muồi, giai đoạn suy thoái.
*Giai đoạn tung sản phẩm vào thi trường: Sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến, số lượng tiêu thụ ít. Lợi nhuận ròng giai đoạn này hầu như không có thậm chí lỗ. Doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí lớn cho việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
*Giai đoạn phát triển: Sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến, số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên rất nhanh, lợi nhuận tăng nhanh.Trong giai đoạn này doanh nghiệp sử dụng rộng rãi các kênh phân phối.
*Giai đoạn chín muồi: Nhịp độ tiêu thụ chậm dần. Doanh nghiệp phải chú ý đến các đòi hỏi khác của khách hàng đối với sản phẩm, bán hàng cá nhân phát huy tác dụng trong giai đoạn này.
*Giai đoạn suy thoái: Doanh nghiệp bán được rất ít hàng và phải chọn thời điểm thích hợp loại bỏ sản phẩm ra khỏi thị trường.
1.3.2.Chính sách giá bán
Việc định ra chính sách giá bán linh hoạt, phù hợp với cung cầu trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong kinh doanh như: Tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá lượng tiêu thụ hoặc thâm nhập và mở rộng thị trường…bởi vậy, chính sách giá xcủa doanh nghiệp phù hợp với xu thế của thị trường sẽ có tác dụng tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như ở tương lai.
1.3.2.1.Các mục tiêu định giá bán
Doanh nghiệp có thể lựa chọn các mục tiêu sau đây định giá bán sản phẩm của mình:
a-Mục tiêu đảm bảo không phải đóng của sản xuất:
Giá cả trang trải được chi phí khả biến và một phần chi phí cố định. Tuy nhiên đảm bảo sống sót chỉ là mục tiêu trước mắt.
b-Tôi đa hoá lợi nhuận :
Doanh thu của doanh nghiệp được xác định như sau:
TR = Q* P
Trong đó: - Q là số lượng hàng tiêu thụ
- P là đơn giá của một đơn vị hàng hoá
Doanh thu biên là mức tăng tổng doanh thu khi sản lượng tăng m đơn vị. Doanh thu biên (MR) được xác định bằng hai cách:
Nếu doanh thu là một hàm gian đoạn thì doanh thu biên được xác định bằng công thức:
MRi = TRi –TRi-1
Trong đó:
MRi: là doanh thu biên củân phẩm thứ i
TRi: là tổng doanh thu của (i) sản phẩm
TRi-1: là doanh thu của(i-1)sản phẩm
Nếu doanh thu là một hmà liên tục thì doanh thu biên được xác định theo công thức sau:
MR = dTR/dQ
Chi phí biên (MC) là mức tăng tổng chi phí khi xuất hiện tm đơn vị hàng hoá. Chi phí biến được xác định theo hai cách:
Nếu tổng chi phí là một hàm gián đoạn, thì chi phí biên được xác định bằng công thức sau:
MCi =TCi –TCi-1
Trong đó:-TCi là Tổng chi phí của i sản phẩm
-TCi-1 là tổng chi phí của (i-1) sản phẩm.
Nếu hàm tổng chi phí là một hàm tổng liên tục thì chi phí biên được xác định bằng công thức sau: MC = dTC/ dQ
Lợi nhuận là lượng dôi ra giữa tổng doanh thu so với tổng chi phí.
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau:
B = TR – TC
Doanh nghiệp muôn tối đa hoá lợi nhuận thì phải thoả mãi điều kiện chi phí cân biên phải bằng doanh thu cân biên: MR = MC.
c- Tối đa hoá doanh thu :
Dù lượng bán hàng có lớn bao nhiêu chăng nữa, song nếu giá bán bằng không, thì tổng doanh thu cũng bằng không. Do đó thường có một mức sản lượng chọn trước làm cho tổng doanh thu đạt mức tối đa. Mức sản lượng này thường được xác định bằng quy tắc: Tổng doanh thu chỉ tối đa khi doanh thu cận biên MR = 0.
d- Tối đa hoá lượng tiêu thụ
Để đạt được số lượng tiêu thụ tối đa doanh nghiệp thường định giá tương đối thấp. Chú ý giá còn liên hệ với chất lượng. Nếu định giá quá thấp (dưới một ngưỡng nào đó, tuỳ theo loại hàng hoá) có thể không làm tăng được số lượng tiêu thụ, vì khi đó người ta cho rằng hàng hoá kém chất lượng, giá thấp sẽ làm giảm uy tín sản phẩm, làm giảm lợi nhuận của công ty, thậm chí có thể lỗ.
e- Tôi đa hoá việc danh thị phần tốt của thị trường(giá hớt váng)
Chiến lược giá hớt váng chỉ có ý nghĩa trong các điều kiện sau:
+Cầu lớn hơn cung hoặc sản phẩm độc quyền, sản phẩm đặc biệt, sản phẩm mới.
+Giá cao, tạo một hình ảnh về một sản phẩm có chất lượng cao.
+Giá ban đầu cao nhưng không thu hút thêm các đối thủ cạnh tranh.
Khi xuất hiện các sản phẩm cạnh tranh và cung vượt cầu thì doanh nghiệp phải hạ giá.
f- Giành vị trí dẫn đầu về chất lượng sản phẩm
Công ty có thể đề ra mục tiêu có thể trở thành người dẫn đầu thị trường về chất lượng sản phẩm, vì vậy sẽ chọn chiến lược giá cao.
Ngoài các chiến lược định giá trên, công ty có thể định giá trên một vài mục tiêu khác cho phù hợp với công ty.
1.3.2.2. Một số phương pháp định giá
a-Định giá từ chi phí:
Giá cả xác định từ chi phí sản xuất kinh doanh theo công thức sau:
P = Ztb + Cth +Ln
Trong đó:
-Ztb là giá thành toàn bộ tính cho một đơn vị sản phẩm.
-Ctb là các khoản thuế phải nộp ( trừ thuế lợi tức) tính cho một sản phẩm.
-Ln là lợi nhuận dự kiến thu được ( định mức) của một đơn vị sản phẩm.
b-Định giá theo quan hệ cung cầu:
ở các mức giá thấp (PPo) số lượng cầu thấp hơn số lương cung. Những nhà cung cấp muốn bán nhiều nhưng khách hàng không sẵn sàng mua số lượng lớn với giá cao. Rõ ràng, nếu giá được cố định ở mức thấp thì sẽ có sự thiếu hụt về hàng hoá và ngược lại. còn ở mức giá mà có số lượng cung bằng số lượng cầu(P=Po) thì không có sự vượt cung cũng như vượt cầu.
P Đường cung
Po Đường cầu
Q
Qo
Sơ đồ 1: Định giá theo quan hệ cung cầu
a-Định giá theo giá theo giá thị trường(định giá theo giá của đối thủ cạnh tranh).
Phương pháp này còn gọi là phương pháp định giá theo giá trị hiện hành. Giá sản phẩm của doanh nghiệp căn cứ vào giá hiện hành của thị trường để quyết định. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá cao hơn giá thị trường nếu chất lượng uy tín của sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn các doanh nghiệp khác và ngược lại.
Vùng giá chấp nhận được
Pmax
Pmin % khách hàng tiềm năng
Sơ đồ 2: Định giáVùng giá chấp nhận được
Giá của sản phẩm được ấn định trong khoang giữa tối đa Pmax và giá tối thiểu Pmin.
Giá tối đa Pmax là giá cao nhất mà người mua chấp nhận mua. Nếu mượt ra ngoài giới hạn này thì người mua không có khả năng thanh toán.
Giá tối thiểu Pmin là gia thấp nhất mà đa số người mua vẫn cồn chấp nhận mua. Nếu giá thấp dưới min, thì khách hàng không mua hàng vì cho rằng hàng chất lượng kém. Vùng đa số khách hàng mua hàng có thể xác định trên cơ sở nghiên cứu Marketing.
e-Định giá nhằm đạt được mức lợi nhuận mục tiêu đã đề ra
Giá xác định nhằm đạt lợi nhuận mục tiêu được tính như sau:
P= Ztb + Cth +B*/Q
Trong đó: B* là tổng lợi nhuận mục tiêu đề ra
Zth là giá thành toàn bộ.
Cth là các khoản thuế.
Q là số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Doanh Tổng doanh thu Lợi nhuận
thu Tổng chi phí
Po chi phí cố định
Khối lượng tiêu thụ Q
Sơ đồ 3: Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Sản lượng hoà vốn Qo được xác định:
FC
Qo =
A- AVC
Trong đó: FC là tổng chi phí cố định
AVC là chi phí khả biến bình quân.
1.3.3. Chính sách phân phối.
Trong nên kinh tế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, thêo đó các sản phẩm được đưa từ nơi sản xuất bán đến tay người tiêu dùng.
Việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thông qua hai hình thức: đó là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Hai hình thức này hình thành nên các kênh tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi kênh đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy việc lựa chọn kênh tiêu thụ nào cho phù hợp là phụ thuộc vào quy mô, uy tín mặt hàng…của doanh nghiệp.
Doanh
nghiệp
sản
xuất
Người
tiêu
dùng
I
Người bán lẻ
II
Người bán buôn
Người bán lẻ
III
Người bán bán lẻ
Đại lý
IV
Người bán buôn
Đại lý
Người bán buôn
V
Sơ đồ 3:Hệ thống kênh phân phối
Kênh 1 : Đây là hình thức tiêu thụ trực tiếp, người tiêu dùng mua sản phẩm trực tiếp thông qua của hàng giới thiệu sản phẩm. Kênh này khôi lượng tiêu thụ sản phẩm thấp nhưng lại mang ý nghĩa rất quan trọng.
kênh 2 : Quá trình tiêu thụ sản phẩm đi qua một khâu trung gianlà người bán lẻ, trung gian này bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng, Đây cũng chính là bộ phận đóng góp quan trọng cho quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi và thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất.
Kênh 3: Kênh tiêu thụ này gồm hai khâu trung gian là người bán buôn và nguời bán lẻ. Vì trực tiếp giao dịch với doanh nghiệp là người bán buôn nên ý nghĩa của kênh tiêu thụ này là ở chỗ sản lượng sản phẩm tiêu thụ lớn.
Trong cơ chế thị trường hiện nay có hai loại đại lý tư nhân và đại lý quốc doanh. Khi nắm bắt được tính chất của hai thành phần kinh tế này, doanh nghiệp phải có chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khai thác tối đa những thế mạnh cũng như dự phòng các tình huống xấu để đảm bảo an toàn về vốn của doanh nghiệp
Kênh 4: Kênh này cung có hai khâu trung gian là đại lý và người bán lẻ trong cơ chế thị trường hiện nay có hai loại đại lý tư nhân và đại lý quốc doanh. Khi nắm bắt được tính chất của hai thành phần kinh tế này, doanh nghiệp phải có chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khai thác tối đa những thế mạnh cũng như dự phòng các tình huống xấu để đảm bảo an toàn về vốn của doanh nghiệp.
Kênh 5 : Đây là kênh tiêu thụ mà doamnh nghiệp khó quản lý và khó theo dõi nhất. Trong kênh có 3 khâu trung gian là :đại lý, nguời bán buôn, người bán lẻ. Do tính chính xác của những thông tin phản hồi mà doanh nghiệp nhận được bị hạn chế bởi kênh này, do đó mà doanh nghiệp không đáp ứng kịp thay đổi của thị trường. Tuy nhiên đây là kênh thị trường sản phẩm có số lượng lớn, ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đến hoạt động tiêi thụ và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao đối với kênh này doanh nghiệp cần phải có biện pháp phù hợp nhất.
1.3.4. Chính sách xúc tiến bán hàng
Hoạt động xúc tiến bán hàng gồm có năm công cụ chủ yếu:
+Hoạt động quảng cáo
+Marketing trực tiếp
+Khuyến mại
+Mở rộng quan hệ công chúng
+Bán hàng trực tiếp
*Quảng cáo: Là toàn bộ các hình thức giới thiệu gián tiếp qua các phương tiện như : báo, đài phát thanh, truyền hình…. khuyếch trương các ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ do người bán thực hiện mà phải trả tiền.
*Marketing trực tiếp: công cụu của marketing trực tiếp là Marketing bằng catalog, bằng thư trực tiếp, điện thoại, thương mại điện tử…
*Khuyến mãi, khuyến mại: Bao gồm nhiều công cụ khác nhau, thường là ngắn hạn và có tính chất tạm thời nhằm khuyến khích người tiêu dùng hoặc người phân phối mua phẩm ngay lập tức, kích thích những người thời ơ mua hàng. làm cho khách hàng từ chỗ mua hàng lần đầu, tiến đến mua hàng thường xuyên , lấy được sự trung thành của khách hàng.
*Mở rộng quan hệ với công chúng: Công ty cần mở rộng được mối quan hệ đông đảo với quần chúng qua các bài nói chuyện hoạt đọng công ích… sẽ lưu giữ tốt ấn tượng hình ảnh về sản phẩm hàng hoá , về của công ty mình.
*Bán hàng trực tiếp: là một nghệ thuật. Những nhân viên bán hàng là người thay mặt công ty quan hệ với rất nhiều khách hàng và đồng thời năm bắt được thông tin cần thiết về khách hàng. Vì vậy, tổ chức, tuyển chọn, đào tạo, quản lý, động viên nhân viên bán hàng mà công ty phải dành một sự thoả đáng.
1.4. Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sảnphẩm
1.4.1. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm:
đây là thước đo hiện vât với kết quả tiêu thụ đạt được trong thời kỳ. doanh nghiệp xác định xem khối lượng sản phẩm tiêu thụ đưpợc so với khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế. Trong kỳ tăng hay giảm từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt tinh hình sản xuất kinh doanh. Xác định số lượng hàng tồn kho mỗi năm và xem xét cân nhắc kế hoạch sản xuất cho hợp lý, đảm bảo đáp ứmh nhanh chóng nhu cầu với chi phí tồn kho thấp nhất.
1.4.2. Doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do bán sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh thu là thước đo giá trị kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. “doanh thu = Giá bán * Số lượng hàng tiêu dùng” khi cá doanh nghiệp đánh giá chỉ tiêu doanh thu có thễem xét doanh thu thuần hay tổng doanh thu, trong đó doanh thu thuần là phần còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ thuế doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu . Doanh thu có thể tiến hành đánh giá qua các chỉ tiêu doanh thu thực tế so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong từng địa bàn, việc đánh giá doanh thu cũng có thể được tiến hành so sánh giữa mức doanh thu thực tế đạt được trong năm so với năm trước để xác định sai sót có ảnh hưởng của các yếu tố như giá cả, về số lượng tiêu thụ của sản phẩm như thế nào, từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh giá cả, cơ cấu sản phẩm, các biện pháp marketing phù hợp nhằm nâng cao doanh thu.
1.4.3. Khả năng chiếm lĩnh thị trường
Trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần giữ vững và mở rộng thi trường, nhằm đánh giá các chỉ tiêu, khôi lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận. Các doanh nghiệp cần biết rõ thị phần hàng năm tăng hay giảm, nếu tăng thị phần kềm theo mức lợi nhuận tăng nghĩa là doanh nghiệp đang có xu hướng sản xuất và tiêu thụ hợp lý, có lợi thế cạnh tranh. Nếu thị phần giảm và tỷ lệ lợi nhuận giảm doanh nghiệp cần có biện pháp điều chỉnh giá cả sản phẩm, phân phối phù hợp với từng điều kiện thị trường.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, vì qua hoạt động này, sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ trên thị trường. Nhờ đó quá trình lưu thông hàng hoá được đẩy mạnh. Mặt khác, làm tăng hiệu quả về chi phí quản lý sản xuất, tăng khả năng quay vòng vốn và tăng lợi nhuận. Đó là mong muốn của doanh nghiệp quan tâm hơn nữa tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó có một số nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu sau:
1.5.1.Những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp.
*Chất lượng sản phẩm, hàng hoá: Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá là tổng hợp các tính chất của sản phẩm, hàng hoá; mà do đó, sản phẩm hàng hoá đó có công dụng tiêu thụ nhất định. Chất lượng sản xuất hàng hoá là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và vươn lên trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần phải không ngừng tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
*Số lượng sản phảm, hàng hoá: Doanh nhiệp muốn đạt được khối lượng tiêu thụ cao, trước hết phải có đủ sản phẩm hàng hoá để tiêu thụ.
Khối lượng Số lượng Số lượng sản Số lượng sản
sản phẩm = SPHH tồn + phẩmHH mua vào - phẩm tồn kho
HH bán ra kho đầu kỳ hoăc sản xuất trong kỳ cuối kỳ
Qua mối liên hệ trên, ta thấy rõ khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, hàng hoá tồn kho đầu kỳ sản xuất, nguyên nhân phải xem xét, so sánh tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ với lượng dự trữ cần thiết và thường xuyên, dự trữ thời vụ và lượng dự trữ bảo hiểm.
Lượng sản phẩm, hàng hoá tồn kho đầu kỳ hay cuối kỳ phản ánh tình hình tiêu thụ, cho biết khả năng và xu thế tiêu thụ của mỗi loại sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Từ đó, quyết định mức sản xuất (đối với đơn vị sản xuất) hoặc mua vào “đối với đơn vị thương mại” trong kỳ.
*Tổ chức công tác tiêu thụ: Tổ chức công tác tiêu thụ bao gồm hàng loạt những công việc khác nhau. Từ việc quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ, ký kết hợp đồng tiêu thụ, vận chuyển, điều tra nghiên cứu nhu cầu khách hàng…cuối cùng là nhanh chóng thu hồi tiền hàng đã bán ra. Đây chính là những biện pháp chủ yếu của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. trong điều kiện bình thường giá cả của sản phẩm hàng hoá tỷ lệ nghịch với số lượng sản xuất hàng hoá bán ra.
1.5.2.Các nguyên nhân thuộc về khách hàng
Trong nên kinh tế thị truờng, khách hàng được coi là “thượng đế”. Nhu cầu (tự nhiên hay mong muốn), mức tiêu thụ, thói quen, tập tính sinh hoạt, phong tuc tập quán…của người tiêu dùng là những nguyên nhân trực tiếp tác động trực tiếp đến số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.Trong đó, thu nhập của người tiêu dùng có tính quyết định lượng hàng hoá mua.
1.5.3.Các nguyên nhân thuộc về đối thủ cạnh tranh
Hiểu được khách hàng của mình không thôi vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp cần phải hiểu được đối thủ cạnh tranh.
Những đối thủ cạnh tranh được hiểu là một nhóm các doanh nghiệp chào bán một hay một lớp sản phẩm có thể thay thế hoàn toàn nhau được.
Hiểu được đối thủ cạnh tranh là cực kỳ quan trọng để có thể thiết lập kế hoạch markting có hiệu quả. Doanh nghiệp phải thường xuyên so sánh các sản phẩm, giá cả, các kênh và hoạt động khuyến mại của mình với đối thủ cạnh tranh. Qua đó phát hiện những lĩnh vực có ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh. Tìm ra những giải pháp tiêu thụ có hiệu quả, đồng thời có thể ứng phó trước các cuộc tấn công của đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phát hiện các đối thủ cạnh tranh, chiến lược markting của họ, xác định được các mực tiêu, đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ đó hoàn thiện các chiến lược dành ưu thế trước các đối thủ.
1.5.4.Các nguyên nhân thuộc nhà nước
Các chính sách thuế khoá, chính sách bảo trợ…của nhà nước đối với sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng là một nguyên nhân có tác động mạnh mẽ đến mức sản xuất kinh doanh, mức tiêu thụ. Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách tài chính(như thuê, lãi xuất…) đẻ khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm hàng hoá.
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty may Phố Hiến, Là một đơn vị liên doanh được thành lập theo quyết định số 439/QĐUB ngày 10/5/1997 của UBND Tỉnh Hưng yên với 2 sáng lập viên là Công ty May Hưng yên và Công ty Đay Hưng yên. Với nhiệm vụ chính của đơn vị là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu. Công ty hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn Nhà nước.
Tên Công ty: Công ty May Phố Hiến
Tên giao dich quốc tế: PHO HIEN GARMENT COMPANY
Giấy CNĐKKD số 054579 do Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Hưng yên cấp ngày 30/6/1997.
Trụ sở giao dịch: 311 Lê Văn Lương- Thị xã Hưng yên ,Tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 0321.862704 Fax: 0321
Tài khoản giao dịch:
Mã số thuế:
*Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá tình phát triển.
Từ ngày đầu được thành lập, Công ty chỉ có 2 tổ sản xuất với đội ngũ cán bộ và công nhân viên hoàn toàn là mới còn non trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề cũng như về trình độ quản lý. Được sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị Công ty may Phố Hiến, Chi bộ đảng Công ty. Với những nỗ lực điều hành của Ban giám đốc Công ty, sự kết hợp của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Công ty đã chủ động vươn lên chuyển hướng từ gia công lại hàng cho Công ty May Hưng yên và làm hàng nội địa sang tìm kiếm khách hàng và sản xuất gia công hàng xuất khẩu mở rộng thị trường sang các nước Nhật bản, Tây Âu và Mỹ…Chuyển dần sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. Đến nay Công ty May Phố hiến đã có nhiều khách hàng và thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhiều Quốc gia như Nhật bản, Đức, Hà Lan, Pháp. Hoa Kỳ... Các khách hàng chủ yếu của công ty là: Flexcon LTD- Hồng Kông, Gunyong- Hàn Quốc, ONGOOD Ind – Hồng Kông, Amerex – USA. Đây là những khách hàng mang lại giá trị gia công lớn của công ty.
Qua hơn 7 năm xây dựng và phát triển. Đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển chủ yếu bằng sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên công ty, bằng nguồn vốn khấu hao, đã từng bước đầu tư mở rộng sản xuất mua sắm thêm thiết bị, mở rộng sản xuất (Công ty không có nợ dài hạn). Qua đó nâng cao năng suất, chất lương sản phẩm, thu hút và tạo được việc làm cho nhiều lao động địa phương trong tỉnh.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty May phố hiến
Hội Đồng Quản Trị
Công ty May Phố Hiến
Giám đốc Công ty
Giám
Phòng
Kế toán
Phòng
Y tế
Phòng
XNK
Phòng
TCHC
Phòng
K.thuật
Phòng
KCS
Các tổ May
Tổ cắt
P. Giám đốc
Phân xưởng
Công ty May Phố hiến là một đơn vị quản lý theo hình thức tập trung. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp là Giám đốc công ty và Ban lãnh đạo Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
- Về phía quản lý cấp trên của Công ty:
Hội đồng quản trị: + Đứng đầu là chủ tịch HĐQT
+ Phó chủ tịch HĐQT.
+ Các thành viên trong HĐQT.
-Về phía công ty:
Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước và HĐQT về toàn bộ hoạt động của Công ty đồng thời điều hành chung mọi hoạt động của bộ máy quản lý các phòng ban.
2.1.1.Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
- Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty.
- Phó giám đốc : Có chức năng điều hành, quản lý toàn bộ hệ thống các tổ sản xuất, kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về số lượng, chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất và tiến độ giao hàng.
- Các phòng chức năng bao gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính : Có trách nhiệm giúp giám đốc xây dựng các nội quy, quy chế hạch toán tiền lương, ngày, giờ, công lao động của Công ty, lập phương pháp đánh giá thực hiện các chỉ tiêu hạch toán kinh tế nội bộ của Công ty, tham mưu cho Giám đốc về các chế độ khuyến khích vật chất, tiền lương, tiền thưởng.
+ Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác Tài chính- Kế toán của Công ty, ghi chép , phản ánh, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cả về mặt hiện vật và giá trị, đánh giá kết quả hoạt động của Công ty, cung cấp thông tin và giúp Giám đốc trong việc ra các quyết định về hoạt động kinh tế - tài chính.
+ Phòng Xuất Nhập Khẩu: Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu. Trực tiếp giao dịch với khách hàng giúp Giám đốc đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế. Lập chứng từ thanh toán, hoàn tất các thủ tục thanh toán với khách hàng trong và ngoài nước. Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất bằng nguồn nhập khẩu hoặc mua tại thị trường trong nước, dưới sự điều hành của Giám đốc.. Quản lý công tác xuất nhập khẩu, dịch các tài liệu kỹ thuật, thương mại phục vụ cho hoạt động sản xuất và chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất để kịp thời giao hàng theo đúng tiến độ đã ký với khách hàng. Theo dõi, cân đối nguyên phụ liệu đảm bảo tính đồng bộ và đầy đủ cho sản xuất. Quản lý kho và cấp phát đúng chủng loại đủ số lượng theo tiến độ sản xuất, hạn chế sự hao hụt quá định mức do tồn đọng quá mức cần thiết trong quá trình sản xuất.
+ Phòng Kỹ thuật: quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, lập tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế giác sơ đồ cắt và ban hành mẫu chuẩn cho sản xuất hàng loạt.... và chịu trách nhiệm về toàn bộ các yếu tố kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, phát hiện sản phẩm hỏng, sản phẩm mắc lỗi trước khi đi vào nhập kho hay xuất cho khách hàng, có quyền chỉ thị cho cán bộ kiểm hàng từ chối nhận hàng khi chất lượng hàng nhập không đảm bảo.
+ Phòng Y Tế: Có nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên Công ty.
+ Phân xưởng: Có Quản đốc phân xưởng trực tiếp điều hành sản xuất chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm ra chuyền ở từng tổ sản xuất, đồng thời đảm bảo tiến độ giao hàng. Ngoài ra để giúp việc cho quản đốc còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên thống kê, nhân viên báo sổ
1.3.Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty có nhiệm vụ kinh doanh hàng may mặc, dệt thảm len theo kế hoạch, qui hoạch của tổng công ty và theo yêu cầu thị trường. Từ đầu tư sản xuất đến cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên liệu phụ liệu thiết bị phụ tùng, sản phẩm dệt, may mặc và các hàng hoá khác liên quan đến hàng dệt và may mặc.Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và trên thế giới, nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do tổng công ty giao.Trong hoạt động kinh doanh công ty có nhiệm vụ cụ thể sau:
+Xây dựng kế hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp với tổng công ty giao và nhu cầu thị trường, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký với đối tác
+Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, tiền thu từ chuyển nhượng phải được tái đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của công ty
+Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật lao động và luật công đoàn
+Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường quốc phòng và an ninh quốc gia
+Thực hiện chế độ báo cáo thống kê , kế toán theo định kỳ theo quy định của tổng công ty và nhà nước,chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó
+Chịu sự kiểm tra của tổng công ty, tuân thủ các quy định về thanh tra và của cơ quan tài chính và nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
4.1. Sơ lược về thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam hiện nay
4.1.1. Thị trường trong nước
Thị trường nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong nước.Với số dân khoảng 80 triệu người đã tạo sức cầu rất lớn. Sẽ là rất phiến diện nếu như chỉ chú trọng thị trường nước ngoài trong khi thị trường trong nước lại bỏ ngỏ cho sản phẩm nước ngoài tràn vào.Hiện nay, hàng Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ hầu như đã hấp dẫn được người tiêu dùng nước ta. Đến năm 2010, dân số nước ta sẽ vào khoảng 97 triệu người,sức mua hàng sẽ rất lớn. Nếu chúng ta có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý thì đây sẽ là thị trường tiềm năng rất lớn
4.2.2. Thị trường nước ngoài
Thị trường EU: là một trong những thị trường lớn của Việt Nam, hàng năm EU nhập khoảng trên 80 tỷ USD quần áo. Hiện nay hạn ngạch mà EU cấp cho Việt Nam hàng năm khoảng 27 nghìn tấn hàng dệt may,trị giá trên 800 triệu USD. Việt nam và EU đã ký hiệp định về hàng may mặc từ tháng 12/1992, đến năm 2000 chúng ta đã đàm phán gia hạn hiệp định về “ Buôn bán hàng dệt-may mặc” đến năm 2002 thay vì đến năm 2000 . Trong hiệp định qui định rõ danh mục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam được đưa vào EU tổng cộng 151 nhóm hàng trong đó có 122 nhóm hàng theo hạn ngạch và 29 nhóm hàng phi hạn ngạch. Đặc biệt, hiệp định còn qui định rõ Việt Nam và EU sẽ xem xét đến khả năng tăng số lượng có tính đến nhu cầu của ngành công nghiệp dệt EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam . Đây là thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt nam cần tuân thủ các quy định để không làm tổn hại đến quan hệ giữa nước ta và cộng đồng kinh tế Châu âu.
Thị trường Nhật Bản là thị trường lớn lại không cần hạn ngạch.Năm 1997, hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Nhật xấp xỉ đạt 200 triệu USD, chủ yếu là áo jacket,sơ mi nam,áo kimono... Đây là thị trường khó tính nhưng chứa đựng rất nhiều tiềm năng.
Thị trường CANADA là thị trường cần có hạn ngạch, hàng dệt may của ta vào thị trường này chủ yếu là quần áo thể thao, áo sơ mi, áo dài phụ nữ. Con người Canada hiếu khách, lịch sự vừa phóng khoáng nên sản phẩm dệt may của chúng ta xuất sang cũng có phần dễ dàng hơn các thị trường khác. Tuy nhiên , ở thị trường này thì số lượng đối thủ cạnh tranh cũng rất nhiều. Theo số liệu thống kê thì đây là thị trường lớn thứ ba của Việt nam
Thị trường Hoa kỳ và Bắc Mỹ: Hàng năm Mỹ phải nhập khoảng 34 tỷ USD quần áo. Nguồn nhập chủ yếu từ các nước châu á như:
Trung Quốc :8,9 tỷ
Đài Loan :4 tỷ
Hàn Quốc :3 tỷ
Các nước ASEAN :2,5 tỷ
Năm 1998, Mỹ mới nhập của Việt nam khoảng 10 triệu USD, tuy nhiên thị trường này có tiềm năng rất lớn, gấp đôi thị trường Châu Âu.
Thị trường SNG Kể từ khi các nước XHCN Đông âu tan rã thì kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của ta vào thị trường này giảm hẳn . Hiện nay , chủ yếu là do các thương gia buôn chuyến, còn kim ngạch do các doanh nghiệp thì ở mức thấp do chưa tìm được phương thức thanh toán thích hợp thay thế cho phương thức hàng đổi hàng truyền thống.
Thị trường Châu Á: Trong các nước Châu á, Việt Nam có quan hệ làm ăn với các đối tác ở các nước như: Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc, Singapore,Irăc...Các công ty ở các nước này vừa là người đặt gia công vừa là người môi giới trung gian giữa Việt Nam và khách hàng Châu Âu, họ thường mua hàng may mặc của Việt Nam để thực hiện tái xuất khẩu.
Hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam có đặc điểm chính sau: Hầu hết các hợp đồng gia công được ký kết theo hình thức đơn giản là nhận nguyên vật liệu và giao lại thành phẩm. Và phần lớn các hợp đồng nguyên vật liệu phụ cũng do bên đặt gia công cung cấp. Chúng ta ít có cơ hội sử dụng được các nguyên vật liệu của mình. Gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu gián tiếp sức lao động. Chúng ta vẫn thường thực hiện giao thành phẩm theo điều kiện FOB và nhận nguyên vật liệu theo điều kiện CIF cảng Việt Nam.
Các hợp đồng gia công thường tập trung vào một số công ty của Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và một số công ty thuộc EU. Việc ký kết hợp đồng với khách hàng EU thường vẫn phải qua các môi giới trung gian là các công ty của Đài Loan, Hồng Kông...
4.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam
Ngày nay, để phát triển nền kinh tế đất nước các nước đều đề chiến lược phát triển kinh tế phù hợp. Đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì chiến lược phát triển kinh tế đất nước dựa vào các nguồn lực sẵn có của đất nước là rất cần thiết.Việt Nam là một đất nước có dân số trên 80 triệu người, đây là nguồn lao động rất rồi dào cho nên nếu được khai thác tốt thì đó sẽ là một nguồn lực để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với một nền công nghệ, kỹ thuật tương đối lạc hậu thì bên cạnh việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn hiện đại thì việc quan tâm đúng mức đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là rất cần thiết. Nó cho phép khai thác triệt để các lợi thế so sánh của đất nước và thu hút được nguồn công nghệ kỹ thuật tiên tiến cho đất nước. Nền công nghiệp dệt may sử số vốn không lớn nhưng lại sử dụng nhiều lao động và lực lượng lao động này lại không cần đòi hỏi có trình độ học vấn cao đây là điều rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Mặt khác ngành công nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động sẽ giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Trong tình hình đa số hàng hoá của Việt Nam nói chung và mặt hàng may mặc nói riêng có các nhãn hiệu thương mại được người dân trên thế giới biết đến và ưa chuộng không phải là nhiều cho nên cùng với việc mở rộng các quan hệ quốc tế và tạo điều kiện cho hàng hoá thâm nhập vào thị trường nóc ngoài thì việc gia công xuất khẩu hàng may mặc là điều cần thiết. Gia công xuất khẩu hàng may mặc sẽ tận dụng được mọi lợi thế so sánh của đất nước, giúp cho việc nâng cao được trình độ quản lý và tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập dễ hơn vào thị trường thế giới. Vì lý do đó và với điều kiện của nền kinh tế hiện nay với vấn đề thiếu vốn, thiếu công nghệ thì việc gia công xuất khẩu hàng may mặc là điều cần thiết.
Mặt khác, tuy số lượng lao động cao nhưng tỷ lệ lao động kỹ thuật có tay nghề lại rất thấp, cho tới nay chỉ có khoảng 11% lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Do đó vấn đề đặt ra là phải đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động và không đòi hỏi chất lượng lao động quá cao. Gia công may mặc xuất khẩu có thể đáp ứng được yêu cầu này.
Trình độ tiếp thị và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của chúng ta còn thấp. Phát triển gia công xuất khẩu và sử dụng các trung gian là một bước để các doanh nghiệp Việt Nam tích luỹ kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Trên đây là lý do cơ bản cho thấy rằng việc phát triển gia công xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và tất yếu.
1.2.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Trong những năm qua mặc dù đã có sự biến động về kinh tế cả trong và ngoài nước, công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May Phố Hiến.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Phố Hiến qua các năm.
Stt
Chỉ tiêu
Đ. vị tính
2002
2003
2004
1
Doanh thu
Tỷ VND
63154
57067
61117
2
Lợi nhuận
Triệu VND
319
405
478
3
Nộp NSNN
Triệu VND
326
403
483
4
Tổng số lao động
Người
645
690
703
5
TNBQ tháng/người
1000đ
756
797
859
(Nguồn: Phòng tài vụ)
Chỉ tiêu doanh thu cho biết tốc độ tiêu thụ của công ty qua các năm. Năm 2002 đạt 63154 tỷ đồng, năm 2003 đạt 57067 tỷ đồng giảm9 % so với năm 2002. Những Năm 2004 doanh số tăng lên đạt 61117 tỷ đồng, năm 2003 đạt là 57067 tỷ đồng tăng 9,3 % so với năm 2003. Như vậy, các số liệu thống kê cho thấy mở rộng quy mô sản xuất, không những tăng về cả sản lượng của công ty mà tốc độ tăng trưởng cũng tăng cao chứng tỏ hướng đầu tư vào dây truyền sản xuất mới và mở rộng thị trường tiêu thụ là hướng đi đúng dắn của ban lãnh đạo công ty.
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận phát sinh của công ty luôn tăng từ năm 2002 đến năm 2004. Mức lợi nhuận năm 2002 đạt 319 triệu đồng tăng
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN.
2.1 Giá trị tiêu thụ gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Phố Hiến
Giá trị tiêu thụ gia công của công ty may Phố Hiến thời kỳ 2000-2004 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Qua phân tích số liệu( ở hình 3) ta thấy giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty may Phố Hiến luôn ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu trên dưới 4 triệu USD một năm. Năm giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty đạt giá trị thấp nhất do sự phát triển và cạnh tranh của các nước trong khu vực như Trung quốc, Thái Lan ...Một nguyên nhân khác nữa la do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề năm 1997 làm chậm lại sự phát triển. Nhưng đến năm 2001 và 2002 kim ngạch của công ty đạt giá trị cao nhất, do công ty mở rộng dây truyền và tăng thêm nhiều đôi tác mới, kim ngach đạt trên 4532340 USD.
Đến năm 2003 giá trị gia công giảm xuống chỉ đạt kim ngạch 3822923 USD do nền kinh tế phát triển mang tính chu kỳ và sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới. Nhưng theo đánh giá của phòng xuất nhập khẩu thì kim ngạch đạt được từ hoạt động gia công vẫn tăng cao. Đến năm 2004 giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty tăng mạnh và đạt giá trị kim ngạch 4077976 USD, đây thực sự là điều đáng mừng đối với công ty. Với sự phát triển này, dự đoán rằng năm 2005 giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty sẽ đạt kim ngạch trên 4.3 triệu USD, do tình hình kinh tế trên thế giới có dấu hiệu phát triển. Nhìn chung giá trị gia công của công ty may Phố Hiến đạt kim ngạch không lớn và có mức tăng trưởng không cao, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty.
Giá trị gia công của công ty luôn luôn lớn hơn rất nhiều so với giá trị xuất khẩu trực tiếp. Do khâu tiếp thị còn kém mặt khác công ty chưa có một phòng marketing với đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ cao nên việc quảng bá sản phẩm chưa được hiệu quả dẫn đến việc xuất khẩu trực tiếp còn kém và giá trị chưa lớn. Giá trị gia công và giá trị xuất khẩu trực tiếp được thể hiện thông qua bảng sau
Bảng 2: Giá trị tiêu thụ gia công đơn thuần và giá trị tiêu thụ xuất khẩu trực tiếp của công ty may Phố Hiến.
Đơn vị : USD
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Trị giá gia công
3495156
4094200
4532304
3822923
4077976
Trị giá xuất khẩu trực tiếp
153425
439314
1271716
955704
1842457
Tỷ lệ gia công(%)
95,8
90,3
78,08
80
68,87
Tổng
3648581
4533514
5804020
4778627
5920433
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty may Phố Hiến)
Qua số liệu của bảng 3 ta thấy giá trị tiêu thụ sản phẩm gia công xuất khẩu của công ty luôn luôn chiếm vị trí rất lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong những năm đầu khi công ty đưa hàng hoá của mình thâm nhập vào thị trường quốc tế thì tỷ trọng gia công chiếm hầu hết trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, còn tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu trực tiếp chiếm không đáng kể. Trong những năm gần đây công ty đã đạt được thành tựu đáng kể trong hoạt động marketing nghiên cứu và nắm bắt thị trường, quảng bá nhãn hiệu sản phẩm để ký kết các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Các hoạt động nghiệp vụ tìm kiếm và ký kết hợp đồng đã dần dần được hoàn thiện mà bằng chứng là tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp của công ty không ngừng tăng nên trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, trong năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp chỉ đạt 4,2 % nhưng đến năm 2004 tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp đã tăng lên 31,13 %. Đây là thành tựu rất đáng khích lệ khẳng định được vị trí, uy tín của công ty trên thương trường quốc tế.
Tuy hình thức xuất khẩu trực tiếp chứa đựng nhiều rủi ro hơn nhưng đây là hình thức kinh doanh mà công ty cần vươn tới bởi vì hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn và nó giúp công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín. Đặc biệt hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp đội ngũ cán bộ quản lý của công ty tiếp thu được các kinh nghiệm quý báu trên thương trường đây là điều rất quan trọng thể hiện bản lĩnh của các nhà kinh doanh trong thời đại mới thời đại mà các nhà kinh doanh luôn luôn năng động sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh doanh của mình.
2.2. tình hình tiêu thụ mặt hàng gia công theo chủng loại sản phẩm
Qua số liệu( của bảng 3) về tiêu thụ mặt hàng gia công của công ty may phố Hiến ta thấy mặt hàng áo Jacket luôn đạt số lượng lớn và trị giá gia công cao, đây là sản phẩm may gia công chính của công ty. Số liệu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm gia công theo chủng loại của công ty may Phố Hiến
Năm
Sản phẩm
2000
2001
2002
2003
2004
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
ÁO Jacket
2077418
59,4
2036085
49,3
1917501
42,3
1766080
46,19
1187407
29,1
ÁO Sơ Mi
20866
0,6
164826
4
130630
2,9
38204
0,99
Quần
29448
0,7
29816
0,66
24968
0,6
Khăn tay
78265
2,2
83215
2
110804
2,4
125807
3,3
111910
2,74
ÁO Váy
343262
9,82
271288
6,6
258242
5,7
136940
3,6
Quần đùi
8100
0,2
19422
0,5
10460
0,23
Khác
967245
27,7
1489916
36,4
207481
45,78
1755892
45,93
2753691
67,52
Tổng
3495156
100
4094200
100
4532304
100
382293
100
4077976
100
Nguồn : Báo cáo xuất khẩu của công ty may Phố Hiến.
Qua bảng 4 ta thấy, áo Jacket luôn là sản phẩm gia công xuất khẩu chính của công ty, đây là sản phẩm quan trọng nhất chiếm phần lớn trong tổng giá trị kim ngạch gia công của công ty. Năm 2000 mặt hàng Áo Jacket đạt giá trị tiêu thụ 2077418 USD chiếm tỷ trọng tới 59,43 % trong tổng giá trị kim ngạch gia công của công ty. Mặt hàng này có ưu điểm là dễ làm và có đơn giá gia công tương đối cao. Trong những năm sau này mặt hàng này có kim ngạch giảm xuống do sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường gia công nội địa đơn giá gia công giảm mạnh mặt khác công ty đã có sự chuyển sang đa dạng hoá mặt hàng gia công. Nhưng dù sao đây vẫn là mặt hàng gia công chủ yếu trong những năm sau này.
Mặt hàng có trị giá tiêu thụ gia công cao thứ hai của công ty là mặt hàng Áo váy, đây là mặt hàng có giá trị gia công tương đối cao và có thị trường chủ yếu là Đài Loan. Năm 2000 mặt hàng này tiêu thụ đạt trị giá 323262 USD chiếm tỷ trọng 9,82% trong tổng trị giá gia công của công ty. Trong những năm sau, mặt hàng này có trị giá gia công luôn bị giảm xuống do thị trường Đài Loan bị thu hẹp, cạnh tranh bởi hãng xản xuất từ Trung Quốc.Đến năm 2003 giá trị tiêu thụ chỉ đạt 136940 USD chiếm tương ứng 3,6 % trong tổng trị giá gia công của công ty. Trong năm 2004 do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan nên công ty không ký được một hợp đồng nào về mặt hàng này.
Mặt hàng khăn tay có giá trị tiêu thụ tương đối lớn và ổn định. Hàng năm tiêu thụ sản phẩm đạt giá trị kim ngạch khoảng trên dưới một trăm nghìn USD và luôn ổn định. Năm 2000 mặt hàng này tiêu thụ xuất khẩu đạt trị giá 78265 USD chiếm tương ứng 2,2 % trong tổng kim ngạch gia công của công ty, đến năm 2004 đạt trị giá 111910 USD chiếm tương ứng 2,74 % trong tổng trị giá gia công của công ty. Mặt hàng áo Sơmi, Quần, Quần đùi cũng có trị giá tiêu thụ gia công tương đối cao nhưng không ổn định qua các năm.
Các mặt hàng khác chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng kim ngạch gia công của công ty, năm2000 các mặt hàng này đạt kim ngạch 967215 USD và chiếm tương ứng 27,7 % trong tổng gí trị kim ngạch gia công của công ty nhưng đến năm 2004 giá trị này đạt 2753691 USD và chiếm tỷ trọng 67,2 % trong tổng giá trị gia công của công ty. Các mặt hàng này có trị giá gia công ngày càng tăng do công ty có chiến lược đa dạng hoá mặt hàng gia công.
Nhìn chung tiêu thụ các mặt hàng gia công của công ty có chủng loại còn ít và chất lượng chỉ tương đối còn các mặt hàng cao cấp thì công ty chưa đáp ứng được.
2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực.
Trong những năm qua, thị trường may gia công của công ty chủ yếu là thị trường EU đây là thị trường rất quan trọng và chiếm tỷ trọng rất lớn. Thị trường này may gia công chủ yếu mặt hàng áo Jacket, áo Sơmi, đây là hai mặt hàng có giá trị gia công cao. Thị trường Đông Á cũng là thị trường lớn của công ty, đây là thị trường truyền thống và có các khách hàng trung gian chỉ định họ giao sản phẩm tới các khách hàng ở thị trường EU. Thị trường may gia công của công ty được thể hiện ở bảng 4 trang sau:
Bảng 4: Một số thị trường tiêu thụ sản phẩm gia công theo khu vực của công ty may Phố Hiến
Năm
Thị trường
2000
2001
2002
2003
2004
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Đức
1365158
39,05
1171127
28,6
1358617
29,97
1227493
32,1
1123068
27,54
Anh
225720
6,46
572096
13,97
354118
7,8
155897
4
139755
3,4
Pháp
40261
1,15
107878
2,63
106478
2,3
267797
7
633760
15,54
Hoa Kỳ
58468
1,67
167863
4,1
89404
1,97
70081
1,8
230978
5,66
Nhật
233853
6,69
127348
3,1
423393
9,3
449335
11,75
317458
7,78
Hàn Quốc
166846
4,77
231310
5,65
162204
3,6
74856
1,96
352591
7,98
Đài Loan
376857
10,78
196446
4,8
172804
3,8
145130
3,8
12193
0,3
Thuỵ Điển
62908
1,5
45381
1
38009
1
32803
0,8
Tây Ban Nha
105626
3
114697
2,8
548802
12,1
329506
8,6
138941
3,4
Hà Lan
382924
10,9
232465
5,67
115391
2,5
132278
3,5
193804
4,75
Khác
542448
15,52
1112803
27,18
1335216
29,46
936234
24,49
930594
22,82
Tổng
3495156
100
4094200
100
4532304
100
3822923
100
4077976
100
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty may Phố Hiến
Qua số liệu (bảng 4) ta thấy CHLB Đức là thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty, hàng năm thị trường tiêu thụ này có kim ngạch đạt trên một triệu USD và chiếm tỷ trọng trên một phần tư trong tổng giá trị kim ngạch gia công của công ty. Năm 2000 CHLB Đức là thị trường tiêu thụ đặt hàng gia công lớn nhất của công ty với kim ngạch đạt 1365183 USD chiếm tới 39,05 % tỷ trọng trong tổng kim ngạch gia công của công ty. Đây là thị trường rất quan trọng mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của công ty, trong những năm tới công ty cần có biện pháp thích hợp để tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của công ty là thị trường Nhật Bản. Đây là thị trường không hạn ngạch và có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc rất lớn. Thị trường Nhật Bản cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi kiểu dáng, chất lượng hàng hoá cao. Hàng năm công ty gia công xuất khẩu sang thị trường này với kim ngạch ngày càng cao, năm 2000 công ty đã ký kết được các hợp đồng gia công đạt kim ngạch 233853 USD chiếm tỷ trọng 6,69 % trong tổng kim ngạch gia công nhưng đến năm 2000 giá trị đó đã tăng lên 499355 USD đạt tỷ trọng 11,75 % trong tổng giá trị kim ngạch gia công của công ty. Trong năm 2001 do nền kinh tế Nhật Bản bị suy thoái nên kim ngạch gia công qua thị trường này bị giảm xuống nhưng vẫn đạt kim ngạch 317458 USD chiếm tỷ trọng 7,78 % trong tổng giá trị gia công của công ty.
Thị trường Hàn Quốc và Đài Loan cũng là hai thị trường tiêu thụ quan trọng của công ty, đây là hai thị trường truyền thống mà công ty có quan hệ làm ăn lâu dài. Cũng như thị trường Nhật Bản thị trường Hàn Quốc có kim ngạch gia công liên tục tăng trong các năm gần đây, năm 2000 thị trường này đã đặt hàng gia công đạt trị giá kim ngạch đạt 166848 USD chiếm 4,77 % trong tổng giá trị gia công của công ty nhưng đến năm 2001 kim ngạch gia công đã đạt trị giá 352519 USD chiếm tỷ trọng 7,98 % trong tổng giá trị gia công của công ty. Đài Loan là thị trường chủ yếu của công ty về mặt hàng Áo Váy, năm 2000 thị trường này tiêu thụ đạt trị giá kim ngạch 376857 USD chiếm tỷ trọng 10,78 % trong tổng giá trị gia công của công ty. Nhưng thị trường này do tác động nhiều từ phía nhà nước, nên giá trị gia công qua thị trường này luôn tục bị giảm theo và đến năm 2004 giá trị gia công chỉ đạt kim ngạch 12193 USD chiếm tỷ trọng 0,3 trong tổng trị giá gia công của công ty. Các thị trườngTây Ban Nha, Anh, Hà Lan… cũng là thị trường tiêu thụ lớn và quan trọng đối với công ty, hàng năm các thị trường tiêu thụ này luôn đặt gia công với giá trị tương đối lớn và đạt trên một trăm nghìn USD. Đặc biệt thị trường tiêu thụ Pháp đặt hàng gia công với công ty có giá trị tăng trưởng rất nhanh, năm 2000 giá trị gia công chỉ đạt kim ngạch 40216 USD chiếm tỷ trọng 1,15 % nhưng đến năm 2001 kim ngạch gia công của công ty qua thị trường này đã tăng lên 633760 USD chiếm tỷ trọng lên tới 15,54 % trong tổng kim ngạch gia công của công ty. Trong các năm gần đây công ty đã thâm nhập được vào thị trường Châu Mỹ như : Canađa, Mexico, Argentina, Braxin... Đặc biệt chỉ có thị trường tiêu thụ Canađa là có giá trị đặt hàng gia công tương đối cao và ổn định qua các năm, trong năm 2001 kim ngạch gia công đạt trị giá kim ngạch 230978 USD chiếm tỷ trọng 5,66 % trong tổng kim ngạch gia công của công ty. Các thị trường tiêu thụ còn lại có giá trị kim ngạch đặt hàng gia công không cao và không ổn định qua các năm.
Các thị trường khác của công ty có giá trị đặt hàng gia công không cao và không ổn định qua các năm, chỉ có thị trường CHLB Nga trong các năm gần đây là có giá trị kim ngạch đặt hàng gia công tương đối lớn. Trong các năm 2000,2001,2002 công ty không ký kết được một hợp đồng gia công nào, nhưng đến năm 2003 công ty đã ký kết được các hợp đồng đạt trị giá kim ngạch 306215 và năm 2004 là 468833 USD chiếm tương ứng 8% và 11,5 % trong tổng giá trị gia công của công ty. Ưu điểm của thị trường CHLB Nga là thị trường lớn và tương đối dễ tính và thị trường này đặt hàng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn nên đạt đạt hiệu quả tiêu thụ rất cao và phù hợp với phương hướng phát triển của công ty.
Trong những năm gần đây, công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn. Một số khách hàng chính và có nhu cầu đặt hàng thường xuyên đối với công ty là:
Bảng 5: Các khách hàng tiêu thụ chính của công ty may Phố Hiến.
Khách hàng chính
Thị trường
Mặt hàng gia công
YOUNG SHIN
HÀN QUỐC
Áo jacket
LEISURE
XINGAPORE
Áo jacket
JEANES
ĐÀI LOAN
Áo Váy
ITOCHU
NHẬT
Khăn TE
FLEXCON
ĐỨC
Áo jacket
AMATEXA
ANH
Áo jacket, áo Sơmi
MATAICHI
NHẬT
Áo jacket, Quần, áo bơi
UNICORE
HÀN QUỐC
Áo jacket
HADONG
HÀN QUỐC
Gang Tay, mác Lôgô
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty may Phố Hiến.
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.5.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác
Kinh doanh trong thời đại ngày nay thì vấn đề tìm kiếm đối tác kinh doanh là rất quan trọng, vì nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng phát triển của công ty. Trong nghiệp vụ tìm kiếm hợp đồng gia công công ty có thể thông qua rất nhiều kênh như : Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Việt Nam, bộ Thương Mại... Thông qua các kênh này công ty có thể chủ động tìm kiếm khách hàng hoặc nhờ họ tìm cho các hợp đồng gia công.Trong những năm gần đây, hoạt động tìm kiếm các hợp đồng gia công tại công ty may Phố Hiến thông qua các kênh sau :
2.5.1.1. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI)
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ, đại diện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Các hoạt động bao gồm: chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường, hội chợ, hội thảo, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác.
Với tư cách là hội viên của VCCI, công ty may Phố Hiến thường chủ động đưa ra các bảng chào hàng để thông qua VCCI giúp bắt các mối giao dịch hoặc thông qua đó để tìm kiếm các khách hàng đặt hàng gia công. Mặt khác công ty cũng thường tham gia vào các cuộc triển lãm, hội thảo do VCCI tổ chức. Hàng năm thông qua kênh này công ty thường ký kết được các hợp đồng chiếm tỷ trọng trên 10 % trong tổng giá trị gia công.
2.5.1.2. Bộ thương mại.
Bộ Thương mại là một cơ quan của Nhà nước có chức năng điều phối Phân bổ hạn ngạch thương mại giữa trong và ngoài nước. Bộ Thương mại thông qua các tham tán thương mại ở nước ngoài nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tạo ra các mối giao dịch, kết hợp giữa khách hàng và công ty. Trong những năm gần đây, công ty may Phố Hiến thường tổ chức cán bộ của mình đi cùng với đoàn cán bộ của bộ Thương Mại để đi khảo sát thị trường nước ngoài, kết hợp với tìm kiếm các đối tác kinh doanh. Nhưng kênh tìm kiếm hợp đồng này chưa đạt hiệu quả cao, nó chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 10 % trong tổng trị giá kim ngạch gia công.
2.5.1.3. Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX).
Tổng công ty dệt may Việt Nam có chức năng điều phối hoạt động sản xuất của các công ty thành viên sao cho tương đối phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của công ty mình. Vì May Phố Hiến không thuôc thành viên. Nên qua kênh này, Phố Hiến Không có hợp đồng nào.
2.5.1.4. Bộ công nghiệp
Bộ Công Nghiệp là một cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà Nước. Bộ Công Nghiệp thường tổ chức cán bộ của bộ đi đàm phán các hiệp định kết hợp với khảo sát thị trường, công ty may Phố Hiến cũng thường liên hệ tổ chức cho cán bộ của mình đi cùng để giới thiệu về doanh nghiệp mình và tìm đối tác kinh doanh. Đây là kênh tìm kiếm hợp đồng đạt hiệu quả không cao, hàng năm thông qua kênh này công ty may Phố Hiến chỉ ký kết được các hợp đồng chiếm tỷ trọng 4-5 % tổng trị giá gia công.
2.5.1.5. Các khách hàng quen biết
Hiện nay công ty đã tạo dựng được một số khách hàng có nhu cầu đặt gia công thường xuyên với khối lượng lớn như: LEISURE, YOUNG SHIN, SUKYONG, HADONG, UNICORE , ITOCHU, MATAICHI , AMATEXA , JEANNES, FLEXCON…
Thông qua các khách hàng này họ vừa có nhu cầu đặt gia công thường xuyên họ vừa giới thiệu các khách hàng mới cho công ty. Đây là một kênh tìm kiếm hợp đồng tương đối quan trọng, đạt hiệu quả tương đối cao nhưng chi phí lại thấp. Hàng năm qua kênh này, công ty may Phố Hiến đã ký kết được các hợp đồng chiếm tỷ trọng khoảng 70 % tổng giá trị kim ngạch gia công. Trong những năm tới để đẩy mạnh hoạt động gia công công ty cần phải không ngừng mở rộng các mối quan hệ với khách hàng để làm sao giữ được khách hàng và qua họ giới thiệu cho các khách hàng mới.
2.5.1.6. Thông qua thăm quan hội chợ triển lãm
Công ty có thể giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng, nếu khách hàng có nhu cầu và cảm thấy chất lượng sản phẩm đảm bảo thì họ có thể ký kết các hợp đồng với công ty. Đây là một hình thức thâm nhập thị trường rất có hiệu quả, nó giúp cho việc xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm một cách nhanh chóng. Nhưng trong các năm qua công ty ký kết được các hợp đồng qua kênh này không nhiều chỉ chiếm khoảng 5 % tổng giá trị gia công.
2.5.2.Các chính sách Markting- Mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty May Phố Hiến.
2.5.2.1.Chính sách sản phẩm
Công ty may Phố Hiến là công ty TNHH vốn nhà nước được phép sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc, may da và dịch vụ. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là gia công hàng may mặc cho nước ngoài. Gia công hàng may mặc chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn của công ty. Ngoài ra công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa.
*Đặc điểm của các sản phẩm chủ yếu:
Một số sản phẩm chính của công ty may Phố Hiến - áo Jacket
- áo sơ mi
- Khăn tay
- áo áo váy
- Jilê nam, nữ
- Quần âu nam, nữ
- Quần soóc nam, nữ
*Về chất lượng: Để có sản phẩm đảm bảo chất lượng trên thị trường, công ty phải kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu khi mua về và trước lúc xuất kho cho hoạt động sản xuất. Đồng thời các cán bộ kỹ thuật còn kiểm tra chất lượng nguyên liệu về màu sắc và các tính chất cơ lý trước khi pha cắt trên máy. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất cán bộ kỹ thuật luôn kiểm tra chất lượng chi tiết sản phẩm trên dây chuyền may, kiểm tra thành phẩm. Cũng ở giai đoạn này công ty tiến hành kiểm tra ba lần, công nhân sản xuất tự kiểm tra, tổ trưởng của tổ sản xuất kiểm tra chất lượng sản phẩm, và cán bộ KCS kiểm tra lần cuối để quyết định cho việc nhập kho thành phẩm. Mặt khác, công ty đề ra khẩu hiệu về chính sách "chất lượng 5S" bắt buộc với sản phẩm: Sàng lọc - Sắp xếp - Săn sóc - Sạch sẽ - Sẵn sàng. Với qui trình kiểm tra nhiều bước, nhiều lần như trên, sản phẩm của công ty may Phố hiến luôn có chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu khắt khe của các đối tác trong nước và đặc biệt là các đối tác nước ngoài.
2.5.2.2.Chính sách giá.
Chính sách giá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới số lượng hàng bán ra của công ty và quyết đinh mua của khách hàng. Để đưa ra một mức giá hợp lý, công ty phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận mong muốn, mức ưa chuộng của người tiêu dùng, thời điểm bán và mức giá của đối thủ cạnh tranh.
Giá bán là công cụ đắc lực đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay công ty áp dụng chính sách giá của một số sản phẩm thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, nghĩa là May Phố Hiến định giá gia công sản phẩm thấp hơn mức thông trị trên thị trường nhưng cao hơn chi phí sản xuất và tiêu thụ tức là chấp nhận mức lãi thấp. Dưới đây là giá gia công một số sản phẩm của May Phố Hiến.
Bảng 6 : Giá gia công một số sản phẩm của May Phố Hiến
Tên sản Phẩm
Giá gia công
áo Jacket 3 lớp
52.500đ
áo Jacket 2 lớp
37.500đ
Quần âu
21.000đ
Quần soóc
15.000đ
áo Jilê
21.500đ
(Nguồn: Phòng KHVT)
Cạnh tranh giá là công cụ của công ty nhưng không phải vì giá thấp mà công ty không quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của Phố Hiến có giá tương đối cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ.
Bảng 7 : Giá gia công của một số mặt hàng so với một số đối thủ khác.
Tên sản phẩm
Đối thủ cạnh tranh
Giá gia công của May Phố Hiến
May xuất Khẩu
áo Jacket 38.000đ
37.500đ
May Cơ Khí 1-5
Quần âu 22.500đ
21.500đ
May II Hưng Yên
áo Jilê 22.000
21.000đ
(Nguồn: Phòng KHVT)
2.5.2.3.Chính sách phân phối.
Một trong những hoạt động chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và mở rộng thị trường là thiếp lập và mở rộng kênh phân phối và phương thức phân phối sản phẩm. ý thức được điều đó, trong những năm qua công ty May đã thiết lập được kênh phân phối sau:
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Công ty Đại lý bán buôn Đại lý bán lẻ Người
may tiêu dùng
Phố hiến cuối
cùng
Đại lý bán lẻ
Môi giới- xuất khẩu
Sơ đồ : Hệ thống kênh phân phối
- Kênh 1 : Sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng một cách trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Mặc dù lượng tiêu thụ sản phẩm trên kênh này không lớn, chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm, nhưng công ty có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Qua đó công ty có thể nhận được thông tin phản ánh từ phía khách hàng về sản phẩm, nhân viên, công ty .... một cách nhanh chóng và kịp thời.
- kênh 2 : Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những người bán lẻ đến lấy trực tiếp tại công ty, số lượng hàng hoá tiêu thụ hàng hoá qua kênh này rất ít vì chỉ có một số khách hàng buôn bán nhỏ gần công ty.
- Kênh 3: Kênh này sản phẩm tiêu thụ hàng năm của công ty cũng không nhiều, chỉ có một số khách nhà đại lý bán buôn quen thuộc chuyên buôn bán một số mặt hàng trùng với sản phẩm của công ty.
- Kênh 4 : Đây là kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty hàng năm tiêu thụ khoảng 92% tổng sản lượng tiêu thụ. Theo kênh này thông qua các nhà phân phối bán hàng của nước ngoài mà sản phẩm của công ty được xuất khẩu tới nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Như công ty ONGOOD- Hồng Kong , AMEREX- Hoa Kỳ, Công ty FLEXCON - Hàlan
Với việc áp dụng các kênh phân phối như trên đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đại lý lớn và lâu dài của công ty.
2.5.2.4.Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng
Công ty May Phố Hiến sử dụng giá cả và chất lượng làm công cụ cạnh tranh chủ yếu nên các hoạt động truyền thông có thể nói là mờ nhạt. Sản phẩm của công ty it được người tiêu dùng biết đến qua hoạt động này.
Đầu tiên là hoạt động quảng cáo, một hoạt động rất phổ biến trong cơ chế thị trường nhưng ở công ty May Phố Hiến hoạt động này còn chưa được chú trọng. Các trương trình quảng cáo còn đơn điệu, nghèo nàn về thông tin và hình thức quảng cáo.Thông tin về công ty và sản phẩm về công ty thường xuất hiện trên các tạp chí như tạp chí công nghiệp do Bộ công nghiệp phát hành và tạp chí thương mại do Bộ thương mại phát hành vì vậy vẫn chưa tạo ảnh hưởng rộng rãi, ngoài ra công ty quảng cáo trên các phương tiện vận tải, tạo các catalog, tờ gấp về hình ảnh của công ty.
Chi phí hàng năm dành cho quảng cáo về công ty như sau:
năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
Doanh thu(1)
tỷ đồng
63154
57067
61117
Chi phí dành cho quảng cáo (2)
Triệu đồng
175
330
380
Tỷ lệ= (2)/ (1)
0.28%
0.57
0.62
Trong đó quảng cáo trên:
-Báo chí
50
85
100
-Biển hiệu
80
165
115
-Các hinh thức khác
45
80
165
Có thể thấy rằng 2 năm gần đây công ty dành nhiều hơn cho ngân sách quảng cáo. Nếu như năm 2002 chi phí này là 175 triệu chiếm tỷ lệ 0.28% doanh thu, thì năm 2003 chi phí tăng lên đáng kể, chiếm 0.57% doanh thu và năm 2004 tỷ lệ này là 0.62%. Nguyên nhân có tăng chi phí cũng là một phần trong lỗ lực của công ty muốn quảng bá sản phẩm và hình ảnh của công ty. Có thể nói tuy công ty đã có những chú ý nhất định đến hoạt động xúc tiến này, những vẫn chưa mang tính chiều sâu. còn thiếu linh hoạt, hấp dẫn. Ngân sách dành cho hoạt động này cũng rất khiêm tốn chỉ chưa đến 1%.doanh thu. Công ty nên chủ động hơn nữa hoạt động này để tăng sản lượng tiêu thụ.
2.5.3.Một số đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường tiêu thụ sản phẩm May.
Đối với bất kỳ công ty nào, nếu muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì ngoài tiềm lực vốn có của mình, môi trường cạnh tranh trên thị trường, đăc biệt là các đối thủ cạnh tranh, luôn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Như vây, để thấy được thực trạng cũng như khả năng của hoạt động mở rộng thị trường của công ty May Phố Hiến ta cần hiểu về quy mô, tiềm lực cũng như chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là ví dụ về đối thủ cạnh tranh của công ty.
*Công ty May II Hưng Yên.
Đây là đơn vị cũng có truyền thống gia công hàng dệt may xuất khẩu. sản lượng tiêu thụ của công ty này hàng năm vào khoảng450.000 –600.000 sản phẩm. Mặt hàng sản xuất gia công của công ty là áo Jacket, quần âu, áo sơ mi….Trong đó mặt hàng nổi bật, có sức tiêu thụ lớn đó là áo sơ mi. Hàng năm sản phẩm này chiếm tỷ trong tương đối lớn khoảng 40% các sản của công ty, so với Phố Hiến, sản phẩm này của May II mạnh và chiếm ưu thế hơn. Thị trường của May II Hưng Yên tiêu thụ ở một số nước thuộc EU, còn đa phần là tiêu thụ thị trường Hoa Kỳ, đươc biết trong thời gian gần đây sản phẩm của May II tiêu thụ thị trưòng này rất mạnh. chiếm tỷ trọng khoảng 60% trong tổng giá trị của công ty. Điều đó cho thấy công ty đã tiếp cận và tranh thủ cơ hội kề tư sau Nước ta ký hiệp định thương mại với Mỹ. Về đội ngũ công nhân kỹ thuật, May II cũng đào tạo và huấn luyện khá tốt. Công ty thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và trình độ kỹ thuật trong toàn công ty. Mục đích nâng cao khả năng chất lượng sản phẩm. kiện toàn hệ thống kỹ thuật trong các khâu gia công. Bêm cạnh đó May II cũng luôn đổi mới và trang bị công nghệ máy móc hiện đại.
Nhược điểm của May II là chỉ chú trọng được một số sản phẩm có chất lượng tốt, còn hạn chế về mở rộng thị trường tiêu thụ, giá cả một số sản phẩm cao hơn so với Phố Hiến như: sản phẩm áo Jilê. Về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường cũng chưa được quan tâm
Qua nhìn nhận cho thấy May II Hưng Yên sẽ đối thủ có sức ảnh hưởng cạnh tranh rất lớn đối với Phố Hiến.
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN
3.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ GIA CÔNG XUẤT KHẨU
Công ty may Phố Hiến hiện nay vẫn thực hiện may gia công xuất khẩu theo hai hình thức: gia công đơn thuần và mua nguyên liệu bán thành phẩm. Trong những năm qua công ty may Phố Hiến đã đạt được thành tựu rất lớn trong hoạt động gia công xuất khẩu, điều này thể hiện là kim ngạch đạt được trong hoạt động gia công xuất khẩu ngày một tăng cao với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Doanh thu xuất khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty, điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8: Doanh thu xuất khẩu và nội địa của công ty.
Đơn vị : triệu VND
Doanh thu
2002
2003
2004
Doanh thu xuất khẩu
61051
54081
59140
Doanh thu bán nội địa
2103
2986
1977
Tổng
63154
57067
61117
Nguồn: Báo cáo giá trị sản xuất công ty may Phố Hiến.
Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã xuất sang gần 20 nước bạn hàng, các bạn hàng đến với công ty ngày càng nhiều và các bạn hàng cũ ngày càng được củng cố. Đó là do có sự chuẩn bị, nâng cấp đầu tư đúng hướng vào máy móc thiết bị, nhà xưởng... nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tạo được lòng tin từ phía khách hàng. Một số khách hàng quen biết đã đặt chọn niềm tin về chất lượng sản phẩm và phương thức kinh doanh vào công ty, họ đặt hàng gia công thường xuyên.
Trong các năm qua, hình thức gia công mua đứt bán đoạn đã được tăng nên đáng kể thể hiện ở bảng 8. Trong các năm 2000, 2001, 2002 hình thức gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng đến năm 2003 đã tăng lên 13,26 % và tỷ trọng này năm 2004 là 11,79 % trong tổng trị giá gia công.
Phương thức gia công mua đứt bán đoạn đã giúp công ty tăng được lợi nhuận và giúp công ty tích luỹ được kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế là bước tạo đà cho công ty tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Hiện nay các sản phẩm mà công ty sản xuất gia công chủ yếu là cho thị trường EU trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường CHLB Đức chiếm tỷ trọng lớn nhất (thường chiếm trên dưới 30% trong tổng trị giá gia công của công ty). Cùng với việc tìm lại được thị trường truyền thống đầy triển vọng đó là thị trường CHLB Nga với kim ngạch gia công xuất khẩu năm 2004 đạt 468833 USD chiếm tỷ trọng 11,5% đây là thị trường rộng lớn và rất rễ tính. Hiện nay công ty may Phố Hiến đang xúc tiến thành lập văn phòng đại diện của mình tại CHLB Nga để theo dõi sát sao tình hình thị trường này. Mặt khác văn phòng này sẽ giúp Công ty theo dõi quá trình giao nhận hàng hoá một cách tốt nhất để đạt hiệu quả cao. Công ty cũng cần phải cố gắng mở rộng các thị trường truyền thống khác như: Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... hơn nữa.
Trong những năm qua, với sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc áp dụng quản lý chất lượng vào sản xuất, công ty đã đạt được chứng chỉ ISO 9001: 2000 vào đầu năm 2002. Đây là vấn đề rất quan trọng giúp công ty mở rộng thâm nhập vào các thị trường khó tính nhưng có nhiều triển vọng như: Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ...
Trong những năm gần đây, công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ giàu khinh nghiệm, trong những năm tới cùng với xu hướng tinh giảm bộ máy quản lý công ty cũng đang tiếp tục chiêu mộ những cán bộ quản lý có phẩm chất và năng lực để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả cao. Công ty cũng đã đào tạo được một đội ngũ công nhân viên có trình độ kỹ thuật khá về chuyên môn để thực hiện các đơn hàng đòi hỏi trình độ cao về chất lượng sản phẩm.
Trong những năm qua, công ty may Phố Hiến đã thành công trong chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng gia công. Ngoài các mặt hàng truyền thống, Công ty đã sản xuất các loại mặt hàng khác như: gang tay, mác lôgô, bộ quần áo thể thao... từng bước sản xuất các mặt hàng cao cấp như áo Sơmi cao cấp, áo gilê...
3.2. Những tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu.
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Phố Hiến ta thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục. Đây là những tồn tại không chỉ ở công ty may Phố Hiến mà còn là vướng mắc của hầu hết các công ty kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam hiện nay:
Khả năng nắm bắt các thông tin thị trường và các cơ hội kinh doanh còn hạn chế, khả năng tiếp thị kém chưa có được chính sách giao tiếp hiệu quả.
Mới chỉ phát triển chiều rộng chưa phát triển chiều sâu. Công tác cải tiến đa dạng hoá sản phẩm còn hạn chế. Các sản phẩm chưa phong phú, chủ yếu vẫn là áo Jacket, áo sơ mi, khăn tay,... những sản phẩm cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, phương thức gia công đơn thuần chiếm tỷ lệ cao (86 – 100%), giá trị gia tăng của hoạt động gia công thấp.
Không có được sự chủ động trong lựa chọn đối tác: Trong hoạt động gia công xuất khẩu công ty chủ yếu thực hiện gia công theo các đơn đặt hàng nhiều khi bị đối tác ép giá, đơn giá gia công thấp nên lợi nhuận thu được không cao. Trong các hoạt động nghiệp vụ công ty làm chưa tốt cho nên trong quá trình tìm kiếm và ký kết hợp đồng công ty chưa có sự chủ động dẫn đến hiệu quả trong kinh doanh chưa cao.
Công ty may Phố Hiến là một công ty có bề dày lịch sử nhưng chất lượng sản phẩm của công ty chỉ ở mức độ tương đối, đặc biệt giá trị kim ngạch đạt được qua hoạt động gia công không lớn và giá trị gia tăng nhỏ.
3.3.Những nguyên nhân tồn tại
3.3.1. Những nguyên nhân chủ quan
Công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường chưa được chú trọng đúng mức, công ty chưa có một phòng marketing với đội ngũ cán bộ thị trường có trình độ và chuyên môn cao.
Công tác kế hoạch quản lý và điều động sản xuất chưa triệt để, tiết kiệm chi phí dẫn đến giá thành gia công cao giảm lợi nhuận. Việc điều phối kế hoạch chưa nhịp nhàng dẫn đến các khâu trong dây chuyền chưa liên hoàn nhiều khi còn phải chờ đợi lẫn nhau kéo dài thời gian sản xuất và năng suất lao động không cao.
Công ty chưa tổ chức được một xưởng chuyên thiết kế các mẫu chào hàng để chủ động trong vấn đề tiếp thị.
Công ty chưa chú trọng đến vấn đề quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng cho nên việc có đầy đủ thông tin để xác định đúng đối tác cần lựa chọn đôi khi bị xem nhẹ nên một phần cũng làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.3.2. Những nguyên nhân khách quan
Đây là những nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty:
Sự cạnh tranh trong nước và khu vực trong ngành hàng may mặc đang diễn ra gay gắt, đơn giá gia công thấp.
Nhà nước chưa có định hướng rõ ràng và cụ thể để động viên khuyến khích phát triển hàng gia công may mặc. Các thủ tục vay vốn và các thủ tục xuất nhập khẩu còn rườm rà cũng cản trở hoạt động gia công xuất khẩu của công ty.
Trên đây là những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Phố Hiến. Đây cũng là những tồn tại chung của các doanh nghiệp sản xuất gia công xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đó và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu trong thời gian tới là rất quan trọng.
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN.
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay và những kết quả đã đạt được kết hợp với những yêu cầu, phương hướng khách quan, công ty may Phố Hiến cũng đã lập ra những kế hoạch quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Hiện tại trong những năm tới hoạt động chủ yếu của công ty sẽ vẫn là hoạt động gia công xuất khẩu. Nhưng Công ty sẽ phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ hình thức gia công mua đứt bán đoạn (FOB) trong tổng trị giá gia công xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty cũng sẽ chú trọng và đẩy mạnh tiêu thụ thị trường trong nước.
Công ty cũng sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị mới, nhất là các thiết bị chuyên dùng, tinh giảm bộ máy quản lý để hoạt động có hiệu quả.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN
Trong những năm tới, hoạt động gia công may mặc ở Việt Nam còn tiếp tục được áp dụng, đó là xu thế thời đại, là một tất yếu trong quá trình phân công lao động quốc tế. Ngoài lợi ích kinh tế, hoạt động gia công may mặc xuất khẩu còn giải quyết việc làm cho một số lớn lực lượng lao động ở các thành phố cũng như ở các vùng sâu vùng xa. Có thể nói, tăng cường hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc là một bước chuẩn bị quan trọng để thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, cần hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu để đáp ứng các mục tiêu trên.
Từ những phân tích chi tiết về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Phố Hiến, ta thấy rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại đó và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu của công ty.
2.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường.
Thị trường là tấm gương phản ánh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vậy nghiên cứu thị trường là rất cần thiết, qua nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty:
- Nắm bắt được sự biến động của cầu mà nhu cầu thị trường về sản phẩm may mặc hết sức phong phú, đa dạng, luôn thay đổi theo thị hiếu và có tính thời vụ.
- Nghiên cứu và dự đoán thị trường sẽ giúp công ty nắm được tình hình tiêu dùng, chi phí cho việc mua sắm hàng may mặc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng chi phí, từ đó mà dự báo dược từng nhóm khách hàng cụ thể. Giúp công ty xác định được các mục tiêu và các biện pháp cụ thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trong nền kinh tế hiện đại, công tác Marketing được coi là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường sẽ đem đến các thông tin làm cơ sở cho công ty xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp mạnh gắn liền với khả năng Marketing mạnh, do đó cần phải có cái nhìn mới về Marketing đặc biệt là Marketing quốc tế, phải nhận thức được tầm quan trọng của Marketing như là một công cụ hàng đầu của quản trị kinh doanh.
Sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường:
- Công việc quan trọng nhất là tạo dựng được một đội ngũ cán bộ Marketing có năng lực thông qua các biện pháp tuyển dụng mới và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thị trường.
- Tổ chức một phòng Marketing với đầy đủ các trang thiết bị thông tin, tin học hiện đại, tích cực áp dụng kỹ thuật quản trị Marketing hiện đại.
-Liên kết chặt chẽ với tổng công ty dệt may Việt Nam và các tổ chức xúc tiến thương mại ( phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ; các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài). Khi có điều kiện tiến tới mở các văn phòng ở các thị trường trọng điểm.
-Xúc tiến các hoạt động quảng cáo khuếch trương, tham gia các hội chợ thương mại, các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước để giới thiệu các mặt hàng của công ty và những thế mạnh của công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc.
2.2. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết.
Việc mở rộng mối quan hệ với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần chú trọng đến các mối liên kết sau:
a.Liên kết kinh tế kỹ thuật giữa các doanh nghiệp may.
Tạo dựng mối liên kết này sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi thông tin và hợp tác với nhau trên nhiều phương diện sẽ có hiệu quả hơn. Nó giúp công ty ngày càng bám sát hơn đến tận các khâu, quy trình sản xuất nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh trong sản xuất , nghiệm thu sản phẩm kịp thời và xây dựng khung giá hợp lý tạo sức mạnh và ổn định về kinh doanh trên thị trường quốc tế. Mặt khác hiện nay nhiều công ty ở cá thị trường lớn thường đặt những đơn hàng rất lớn mà khả năng của công ty không thể đáp ứng được thì liên kết giữa các công ty lại với nhau để đáp ứng các đơn đặt hàng như vậy là rất cần thiết.
a.Hợp tác kinh doanh với các hãng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đây là một biện pháp giúp công ty mở rộng quy mỗ sản xuất, thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài. Theo hình thức này thì đối tác nước ngoài sẽ góp vốn, máy móc thiết bị, đảm nhận việc tìm khách hàng (kể cả những khách hàng đặt gia công ) và tiêu thụ sản phẩm còn phía công ty góp vốn, lao động, lợi nhuận được phân chia theo thoả thuận. Với hình thức này công ty có điều kiện thu hút vốn,công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ phía nước ngoài, gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
2.3. Đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm
Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng, bởi vì nó giúp cho công ty có ưu thế hơn trong tình hình thị trường có sự cạnh tranh ngày một gay gắt. Đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, sẽ giúp cho khách hàng ngày một an tâm, tin tưởng hơn vào khả năng của công ty để đáp ứng các yêu cầu của họ. Để đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm thì cần phải có nguồn vốn lớn, vậy nguồn vốn này lấy từ đâu ra đây là vấn đề rất nan giải.
Thực tế trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc công ty còn thiếu một số thiết bị máy móc chuyên dùng để sản xuất ra các mặt hàng có chất lượng cao. Khi thiếu trang thiết bị để thực hiện các hợp đồng gia công công ty phải đi mượn hoặc thuê từ một số cơ sở khác, hoặc từ khách hàng đặt gia công. Đây là vấn đề rất phiền toái vì nó làm cho quá trình thực hiện hợp đồng gia công mất sự chủ động. Mặt khác khi khách hàng muốn đặt hàng gia công thì họ cũng phải kiểm tra trang thiết bị sản xuất để chứng tỏ răng công ty sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu mà họ đặt ra.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, công ty cũng phải đào tạo được đội ngũ người lao động có trình độ tay nghề cao và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường lực lượng lao động của công ty thường bị xáo trộn nên công ty thường xuyên phải đào tạo và tuyển chọn thêm những lao động từ bên ngoài vào. Công ty cần phải có chiến lược nhân sự cụ thể nhằm tuyển chọn những lao động có tay nghề cao cũng như mạnh dạn sa thải những lao động có tay nghề quá thấp. Để làm được điều này công ty cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám trong lực lượng lao động.
Mặt khác khi có trang thiết bị hiện đại rồi công ty cần phải lập kế hoạch toàn diện hơn nữa tránh tình trạng đứt chuyền làm giảm năng suất của người lao động.
2.4. Phát triển các quan hệ đối tác
Quan hệ đối tác có thể coi là một tài nguyên vô hình của một doanh nghiệp. Công nghiệp ty chính sách thể phát triển được hay không là nhờ vào hai mặt: Thực lực của công ty và các quan hệ đối tác mà công ty đã tạo dựng được. Để giữ vững được các quan hệ đã có, công ty luôn phải giữ chữ tín đối với đối tác, có thể đó là thái độ sòng phẳng hoặc là chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ sản xuất kinh doanh.
Muốn cho hoạt động gia công phát triển hơn nữa , công ty cần phải có các giải pháp đối với đối tác như sau:
Quan hệ trực tiếp với các đối tác gia công. Công ty cần tạo cho được các quan hệ trực tiếp này tức là phải bỏ qua được khâu trung gian bởi hầu hết các hoạt động gia công ký kết qua các công ty trung gian đều dẫn tới là lợi nhuận bị chia sẻ nên lợi ích của công ty bị hạn chế. Nếu bỏ qua khâu trung gian, công ty quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn rất nhiều. Muốn làm được điều này công ty cần phải :
Tạo ra được những mặt hàng có mẫu mã hợp lý, phù hợp với thị trường.Đây chính
là cơ sở để bên nước ngoài đặt gia công. Phía nước ngoài sẽ căn cứ vào mẫu mã do công ty tạo ra để đánh giá được trình độ sản xuất, thể hiện chất lượng có đáp ứng được yêu cầu gia công hay không. Điều đó đòi hỏi người thiết kế mẫu phải có trình độ cao.
Mở rộng quan hệ với khách hàng mới. Một khách hàng có thể đặt gia công tại nhiều doanh nghiệp trên một nước hay nhiều nước khác nhau nhau, vấn đề này đã tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút các đơn hàng gia công. Bởi vậy nếu như công ty chỉ có một số lượng khách hàng ít ỏi thì trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ký kết hợp đồng. Do vậy ngoài việc công ty phải giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cần chú trọng quan hệ với các khách hàng mới. Việc Việt Nam ký kết hiệp định thương mại với Mỹ sẽ mở ra một cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam bởi vì đây là thị trường có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và cơ cấu thị trường rất đa dạng.
2.5. Tạo dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh trong kinh doanh quốc tế
Công ty muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, muốn tạo dựng uy tín trên thương trường thì bản thân bộ máy quản lý phải thông suốt, có sự phân cấp và trách nhiệm rõ ràng. Khi tuyển chọn cần phải lựa chọn những người có trình độ nghiệp vụ thông qua việc tổ chức thi tuyển để có thể tuyển chọn được đội ngũ cán bộ có năng lực trong kinh doanh, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường làm cho công ty tránh được các rủi ro trong kinh doanh, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, tiếp thu được công nghệ sản xuất mới, hiện đại từ phía nước ngoài, có khả năng phân tích đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, vạch ra các chủ trương, chương trình hành động thích hợp cho công ty.
Một trong những yêu cầu đặt ra cấp bách hiện nay đối với công ty là phải tạo dựng một đội ngũ vững mạnh về quản trị Marketing, quản lý công tác xuất nhập khẩu và cán bộ có khả năng tổ chức đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Công ty có thể lựa chọn một trong các phương án sau :
- Tổ chức cho các cán bộ tham gia các khoá học nghiệp vụ chuyên môn tại các trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh hay tại các trường đại học trong nước.
- Gửi các cán bộ có năng lực ra nước ngoài học tập.
- Thuê chuyên gia về đào tạo tại chỗ.
Với chương trình đào tạo hợp lý công ty sẽ có một đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
2.6. Nâng cao tỷ trọng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp
Công ty may Phố Hiến doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam hiện nay thực hiện gia công đơn thuần là chủ yếu, điều này đã làm giảm lợi nhuận và làm chậm quá trình thâm nhập mặt hàng của mình vào thị trường thế giới. Gia công xuất khẩu, đặc biệt là phương thức gia công đơn thuần chỉ là hoạt động kinh doanh tạm thời trong giai đoạn trước mắt, trong tương lai công ty cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình. Muốn làm được điều này thì ngay bây giờ công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn đây là tiền đề để công ty chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. Gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn sẽ giúp công ty tìm được những nhà cung cấp nguyên phụ liệu có uy tín và chất lượng ổn định. Mặt khác gia công theo hình thức này làm cho công ty luôn phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường điều này giúp cho cán bộ công nhân viên của công ty nâng cao được trình độ cũng như bản lĩnh kinh doanh trên thương trường quốc tế. Vì vậy gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn vừa làm nâng cao được lợi nhuận vừa tạo tiền đề cho công ty tiến tới xuất khẩu trực tiếp.
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Dưới đây là một số kiến nghị với nhà nước nhằm thúc đẩy gia công xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam.
3.1. Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may
Hiện nay, ngành dệt trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp may gia công thì gần 100% các loại vải là do nhập khẩu, chính vì vậy cần phải sao cho cân đối giữa ngành dệt và ngành may mặc. Cần phải đầu tư ngành dệt theo chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Điều đó vừa tạo cho sự phát triển của ngành may lẫn ngành dệt của Việt Nam, muốn làm được điều này Nhà nước cần phải :
Có quy hoạch phát triển ngành dệt theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự cân đối giữa hai ngành dệt và may.
Có chính sách khuyến khích về tín dụng và thuế đối với các doanh nghiệp ngành dệt.
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
3.2. Cải cách các thủ tục hành chính.
Hiện nay, các thủ tục hành chính của nhà nước còn rất rườm rà, phức tạp. Điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà công ty may Phố Hiến nằm trong số đó. Hiện nay, yếu tố cản trở lớn nhất đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc thông qua hải quan. Vẫn biết răng hải quan họ có trách nhiệm và nghĩa vụ của họ nhưng vấn đề ở chỗ là thủ tục rất rườm rà nhiều khi làm giảm tiến độ giao hàng.
Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và chống tham nhũng trong các cơ quan chức năng của Nhà nước như thuế vụ, hải quan, ngân hàng…đổi mới quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các của trong xét duyệt đầu tư, vay vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với mọi ngành mọi cấp.
3.3. Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công.
Nước ta là một nước có nền kinh tế có xuất phát điểm rất thấp, các doanh nghiệp thường đi sau trong quá trình hội nhập vì vậy Nhà nước cần phải có những chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Cụ thể là:
Về lãi vay ngân hàng:
Hiện nay ngành may mặc của nước ta các máy móc sản xuất đa phần là các máy móc lạc hậu, một số máy móc vẫn còn mới nhưng trình độ công nghệ không cao do vậy chất lượng sản phẩm không cao. Để đầu tư cho sản xuất thì nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được, do vậy cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ về mặt tín dụng như đơn giản các thủ cho vay vốn, giảm lãi vay…
Về quản lý và phân bổ hạn ngạch :
Trong những năm qua Nhà nước đã có thay đổi rất nhiều trong vấn đề quản lý và phân bổ hạn ngạch. Mặc dù với cách phân bổ hiện nay của Bộ thương mại đã có nhiều tiến bộ nhưng vấn đề phân bổ hạn ngạch vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Thực tế hiện nay số lượng sản phẩm sản xuất để xuất khẩu bao giờ cũng lớn hơn số lượng trong hạn ngạch. Do vậy công ty liên tục bị thiếu hạn ngạch và luôn phải lo lắng xin hạn ngạch bổ sung hoặc tìm các doanh nghiệp khác để xuất khẩu uỷ thác. Điều này làm chi phí sản xuất gia công tăng, đồng thời tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong vấn đề xin hạn ngạch.
3.4. Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành dệt may
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường thiếu thông tin về công nghệ và thị trường công nghệ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy Nhà nước phải có các dự án nhằm cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp.
Tổng công ty dệt may Việt Nam nên tổ chức hệ thống thông tin về khoa học công nghệ dệt may. Ngoài thông tin công nghệ và thị trường công nghệ, hệ thống còn cung cấp các thông tin khác về thị trường hàng may mặc. Thông tin bao gồm thông tin nóng và thông tin tĩnh. Thông tin tĩnh có giá trị cố định trong thời gian dài hàng năm thậm chí vài năm, còn thông tin nóng chỉ có giá trị trong thời gian ngắn vài tháng thậm chí từng ngày, từng giờ.
3.5. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại
Thị trường tiêu thụ trên thế giới luôn biến động và tương đối phức tạp, nhưng hiện nay các thông tin về thị trường vẫn còn thiếu và độ chính xác chưa cao. Vì vậy, Nhà nước sớm thành lập trung tâm xúc tiến thương mại để trợ giúp các nhà sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Chức năng của trung tâm này là cung cấp thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại, tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài. Trung tâm này sẽ thiết lập một ngân hàng dữ liệu về các thị trường nước ngoài.
Trong thời gian trước mắt, khi mà chưa thành lập được trung tâm xúc tiến thương mại, Bộ thương mại cần phải thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài để nghiên cứu theo dõi tình hình thị trường nước ngoài và thường xuyên đứng ra tổ chức và bảo trợ cho các đoàn đi khảo sát thị trường nước ngoài.
Kinh nghiệm một số nước cho thấy, ngoài việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển hợp lý ngành dệt may, các nước đó đã thực hiện những biện pháp chiếm lĩnh thị trường hữu hiệu đó có thể coi là kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam.
IV.Đề xuất biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm May mặc ở thị trường trong nước.
Là cụng ty chủ yếu gia công hàng xuất khẩu và các đơn hàng, hàng năm công ty nhận gia công đều được hoàn thành trước thời gian. lý do, Vỡ cụng ty tổ chức sản xuất 2 ca 1 ngày. Nờn nhiều năng lực của công ty vẫn cũn thời gian trống. Xột thấy cụng ty nờn tận dụng . vẫn cũn trống. của Trong giai đoạn thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, việc quảng cáo giữ một vai trũ quan trọng.Nhờ quảng cỏo mà hàng hoỏ được bán nhanh và nhiều hơn. Thông qua quảng cáo thương hiệu của sản phẩm, hỡnh ảnh của doanh nghiệp thu hỳt được nhiều khỏch hàng. Vỡ vậy, quảng cỏo gúp phần thỳc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
*Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay, trên thị trường sản phẩm hàng May mặc rất phong phú và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mốt, rất nhiều đơi vị cung cấp, tạo cho khách hàng tâm lý luôn quan tâm đến những sản phẩm mới và những sản phẩm đáy ứng thị hiếu tiêu dùng mong muốn. Vỡ vậy, để sản phẩm mới đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất( mục đích là giảm sự cạnh tranh) là thông qua công viêc quảng cáo. Thực tế cho thấy các sản phẩm mới sau khi quảng cỏo khụng những tiờu thụ nhanh mà cũn cú tỏc dụng đến nhà sản xuất điều chỉnh để hoàn thiện hơn sản phẩm đó.
Trong thời gian qua ở công ty may Phố Hiến, hoạt động quảng cáo chưa được quan tâm chú trọng đúng mức, đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty đối với thị trường trong nước. Vỡ vậy hoạt động này cần được tăng cường trong thời gian tới.
*Nội dung của Biện phỏp.
Có rất nhiều cách để quảng cáo sản phẩm, quảng cáo trên các phương tiện chuyền thông như: Báo chớ, phỏt thanh, truyền hỡnh.Thực tế cho thấy quảng cỏo sản phẩm thụng qua phương tiện truyền hỡnh đem lại hiệu quả tốt nhất vỡ ưu việt cử phương thức là có sựu trợ giúp của màu sắc hỡnh ảnh, õm thanh sống động. Tuy nhiên cũng tốn kếm nhất.Vỡ võy phải chọn lựa sản phẩm, thời điểm quảng cáo và kênh truyền hỡnh nào sao cho cú hiệu quả cao và chi phớ hợp lý mà doanh nghiệp cú thể chấp nhận. Đối với sản phẩm mới cần thiết cho mọi người và sản phẩm cao cấp nên quảng cáo ở truyền hỡnh trung ương vỡ mức quảng bỏ rộng nhất. Được sự quan tâm,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1713.doc