Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có 2 quá trình hoạt động là sản xuất ra sản phẩm và xúc tiến công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi doanh nghiệp gắn mình với thị trường thì hoạt động tiêu thụ càng có vị trí quan trọng hơn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể và phải bán những gì mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có. Việc xác định cái mà thị trường cần là một bước trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2004 nhưng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên...

doc83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có 2 quá trình hoạt động là sản xuất ra sản phẩm và xúc tiến công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi doanh nghiệp gắn mình với thị trường thì hoạt động tiêu thụ càng có vị trí quan trọng hơn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể và phải bán những gì mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có. Việc xác định cái mà thị trường cần là một bước trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2004 nhưng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường, với chức năng nhiệm vụ là sản xuất tinh bột sắn chủ yếu dùng cho xuất khẩu ,phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và ngoài tỉnh, đã cố gắng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tiêu thụ của nhà máy vẫn có một số điểm tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm, mạng lưới tiêu thụ chưa rộng khắp, đặc biệt là chưa thâm nhập được các thị trường ở miền Nam và miền Bắc, chỉ mới tập trung ở một số thị trường mục tiêu ở nước ngoài, hơn nữa nhà máy chỉ sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng là chủ yếu, còn chiến lược chào hàng, khuyếch trương để mở rộng thị trường còn thấp, chưa kích thích thu hút khách hàng. Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình thực tập tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, tôi chọn đề tại : “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế “, để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm. + Đánh giá công tác tiêu thụ các sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy + Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010). - Phương pháp nghiên cứu: để hoàn thành khóa luận tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích thống kê + Thu thập và xử lí số liệu. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp chỉ số. + Phương pháp phân tích ma trận SWOT. -Giới hạn nghiên cứu: +Về mặt nội dung nghiên cứu: phân tích tình hình tiêu thụ về khối lượng, doanh thu qua các thị trường và các kênh phân phối của nhà máy trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của nhà máy. +Về mặt thời gian: tình hình tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010). +Về mặt không gian : hoạt động tiêu thụ tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nằm ở khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất với một bên là người tiêu dùng trong quá trình toàn cầu hóa nguồn vật chất. Quá trình tiêu thụ sản phẩm thực hiện chuyển quyền sở hữu, giá trị sử dụng hàng hóa từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng . Vì vậy, đây được xem là khâu then chốt, khâu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì một khi sản phẩm được tiêu thụ thì nhà sản xuất mới thu hồi được vốn để thực hiện sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Theo nghĩa hẹp, “ tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua, đồng thời gắn liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán”. Ở đây tiêu thụ sản phẩm được xem là hoạt động bán hàng, là quá trình người bán giao hàng và người mua thanh toán tiền, tiêu thụ sản phẩm đến đây là kết thúc. Theo nghĩa rộng,” tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, và phân phối sản phẩm, tổ chức bán hàng, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp và các công tác dịch vụ sau bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất.” Theo cách hiểu này, tiêu thụ sản phẩm không chỉ là một khâu, một bộ phận nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà là tổng hợp nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn thực hiện mỗi chức năng khác nhau nhưng cùng đạt mục tiêu là làm sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì vẫn xem xét đến bản chất của tiêu thụ sản phẩm. Đó chính là quá trình chuyển hình thái sản phẩm từ dạng hiện vật sang hình thái giá trị ( H-T). Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất là bán và thu lợi nhuận. 1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Đối với doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì sản xuất sản phẩm ra và được bán thì doanh nghiệp mới thu được tiền và tái sản xuất. Thông qua quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới thu thập thông tin về thị trường một cách chính xác nhu cầu về sản phẩm, thị hiếu của khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp mới có thể hoạch định chiến lược, phương hướng kinh doanh đúng đắn, hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng cao. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích kinh doanh là lợi nhuận. Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm giúp củng cố uy tín của doanh nghiệp, tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm giúp cân đối cung cầu trên thị trường. Sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ nghĩa là cung cầu được điều hòa . Đối người tiêu dùng Thông qua quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, họ sẽ được thõa mãn nhu cầu . Đồng thời qua đó họ có thể gửi gắm những yêu cầu, mong muốn về sản phẩm đến người làm công tác tiêu thụ để doanh nghiệp ngày càng thõa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với xã hội: Tiêu thụ sản phẩm giúp cho nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách cho nhà nước, góp phần giúp nhà nước điều tiết, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, từ đó số người có việc làm tăng hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giảm tệ nạn xã hội. 1.1.1.3. Nội dung công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu, thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường, tìm hiểu quy luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết và hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Khi nghiên cứu thị trường phải giải quyết được ba vấn đề cơ bản: nghiên cứu tổng cầu, nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu người tiêu dùng. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảo bảo cho quá trình tiêu thụ diễn ra suôn sẻ, liên tục . Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải giải quyết được những vấn đề sau : + Thiết lập mục tiêu cần phải đạt được: về doanh số, chi phí, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm,… + Xây dựng phương án để đạt được mục tiêu tối ưu nhất: công tác chuẩn bị sản phẩm để xuất bán, lựa chọn hình thức tiêu thụ, xây dựng các chính sách marketing hỗ trợ hoạt động tiêu thụ,… Hoàn chỉnh sản phẩm, đưa về kho thành phẩm chờ tiêu thụ. Giai đoạn này sẽ làm các công việc như tiếp nhận, phân loại, đóng gói, kê ký mã hiệu,…và bảo quản hàng hóa trong quá trình chờ xuất bán. Lựa chọn hình thức tiêu thụ Hình thức tiêu thụ trực tiếp : trong quá trình tiêu thụ chỉ có sự góp mặt của 2 đối tượng là nhà sản xuất và người tiêu dùng, không có sự góp mặt của một trung gian nào. Hình thức tiêu thụ gián tiếp : trong quá trình tiêu thụ có sự góp mặt của một hoặc một số trung gian như đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… Xúc tiến bán hàng Để hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp thường dùng các công cụ hỗ trợ như : quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ triển lãm, quan hệ công chúng,…nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Tổ chức hoạt động bán hàng: Hoạt động này cần có sự góp mặt quan trọng của các nhân viên bán hàng . Đào tạo, huấn luyện đội ngũ bán hàng có chuyên môn giỏi là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp đi tới thành công. Tổng hợp và đánh giá hoạt đông tiêu thụ sản phẩm : Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp biết được hạn chế cần khắc phục hay những thành công để phát huy. 1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm: việc tiêu thụ sản phẩm chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như: Chất lượng sản phẩm Khi mức sống con người ngày càng cao thì chất lượng sản phẩm được coi là mối quan tâm hàng đầu khi ra quyết định mua sắm của khách hàng.Sản phẩm nào đó có chất lượng tốt thì sẽ được khách hàng ưa chuộng, từ đó uy tín của doanh nghiệp sẽ dễ dàng định vị trong tâm trí khách hàng. Giá cả sản phẩm Ngày nay, giá cả không còn là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vai trò quan trọng của nó không hề mất đi.Việc định giá cao hay thấp đều ảnh hưởng tới năng xuất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Tùy vào mức chi phí bỏ ra khi sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp định giá sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn có lợị nhuận và vị thế của doanh nghiệp vẫn giữ vững trên thị trường. Nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn lực lao động: trình độ, kĩ năng làm việc, kinh nghiệm của cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Do đó, chiến lược con người cần phải được đặt lên hàng đầu đối với doanh nghiệp. Nguồn lực về tài chính: mọi kế hoạch, hoạt động của công tác tiêu thụ sản phẩm đều được tính toán dựa trên nguồn lực tài chính. Việc sử dụng tốt nguồn lực tài chính doanh nghiệp hạn chế sự lãng phí, cũng như nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở vật chất kĩ thuật: ngày nay khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển đã cho ra đời liên tục hàng ngàn phát minh. Nghiên cứu và đầu tư hiệu quả cơ sớ vật chất nhằm tránh khỏi sự nhanh lạc hậu là vấn đề hết sức cần thiết. Thương hiệu Thương hiệu có vai trò rất lớn trong quyết định mua sắm của khách hàng, bởi lẻ ngày nay khách hàng có xu hướng không chỉ mua sản phẩm mà còn mua của sự uy tín ,đẳng cấp khi sử dụng sản phẩm. Vì vậy tạo cho mình một thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất trong nền kinh tế thi trường. Dịch vụ trong và sau bán hàng Các hoạt động như quảng cáo, khuyến mãi có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thái độ bán hàng cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn tạo cho khách hàng cảm giác thỏa mãi khi mua sản phẩm. Đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, không những đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các đối thủ bán sản phẩm thay thế.Vì vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhằm lôi kéo và giữ khách hàng trung thành với sản phẩm của mình. Khách hàng Thị hiếu và tập quán ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng. Doanh nghiệp trước khi muốn tung một sản phẩm ra thị trường thì phải trả lời được các câu hỏi : Khách hàng là ai? Họ muốn mua cái gì? Mua như thế nào? Mua bao nhiêu ? Mua vào lúc nào ? Tại sao mua ? Ngoài ra còn các yếu tố thuộc về chính phủ như chính sách thuế, chính sách tiền lương, chính sách về trợ giá,…, các nhân tố như lạm phát, tiền tệ, tỷ giá ngoại hối đoái, các yếu tố về văn hóa xã hội, pháp luật cũng ảnh hưởngđáng kể đến thương hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. 1.1.1.5. Chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ - Chính sách sản phẩm Trong sản xuất kinh doanh chính sách sản phẩm có vai trò rất quan trọng . Chỉ khi nào doanh nghiệp xây dựng cho mình một chiến lược lâu dài, thích ứng với sự biến động của thị trường thì từ đó doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm. Chính sách sản phẩm là một nội dung cốt lõi của marketing mix vì thông qua doanh nghiệp mới có thể kết hợp hiệu quả các chính sách khác như chính sách giá, phân phối, quảng cáo, khếch trương,… Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những vấn đề sau: + Quản lý chất lượng. + Phát triển nhãn hiệu sản phẩm. + Quyết định lựa chọn bao bì sản phẩm. - Chính sách giá Chính sách giá cả của doanh nghiệp được tập hợp các cách thức quy định mức giá cơ sở và biên độ dao động giá cho phép trong điều kiện sản xuất kinh doanh trên thị trường. Việc quy định giá không nên quá cứng nhắc mà tùy vào tình hình thị trường để linh động điều chỉnh giá cho phù hợp. Vì vậy thăm dò thị trường, tìm hiểu mức giá của đối thủ cạnh tranh cũng như khả năng chi trả của khách hàng trước khi quyết định mức giá là vấn đề hết sức quan trọng. Trong chính sách giá đối với sản phẩm, doanh nghiệp phải theo đuổi những mục tiêu: để tồn tại, tối đa hóa lợi nhuận, tăng thị phần, thu hồi vốn nhanh, dẫn đầu về chất lượng và các mục tiêu khác. - Chính sách phân phối Nội dung cơ bản của chính sách phân phối sản phẩm là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong quá trình doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Bao gồm các vấn đề như thiết lập kênh phân phối, lựa chọn các trung gian, thiết lập các mối quan hệ trong kênh và toàn bộ mạng lưới phân phối, các vấn đề về dự trữ, kho bãi, phương thức vận chuyển ... Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau: + Phù hợp với tính chất của sản phẩm. + Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản phẩm. + Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh. + Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của doanh nghiệp và thiết lập mối quan hệ bền vững với các trung gian. - Chính sách xúc tiến khuếch trương Chính sách xúc tiến là mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm truyền bá những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nó bao gồm các hoạt động như quảng cáo, kích thích tiêu thụ và các hoạt động khuyến mại khác. Thông qua chính sách này đã đưa thông tin lợi ích của sản phẩm tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng cuối cùng, kích thích chân chính lòng ham muốn mua hàng của khách hàng. 1.1.1.6. Kênh phân phối sản phẩm Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân, những tổ chức hay các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Chức năng của kênh phân phối là làm cho dòng chảy hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thông suốt, trật tự, nhanh chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và người nhận với chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, tỷ lệ hư hao nhỏ hơn, doanh lợi cao hơn cho toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh. Kênh phân phối sản phẩm gồm các kênh sau: Phân loại theo hình thức phân phối sản phẩm: có 3 loại: trực tiếp, gián tiếp, hỗn hợp. Kênh phân phối trực tiếp: trong kênh này chỉ có sự tham gia của người sản xuất và người tiêu dùng, không có sự góp mặt của trung gian. Hàng hoá được đưa đến tay người tiêu dùng qua lực lượng bán hàng của doanh nghiệp hay các đại lý hợp đồng. Đại lý Người tiêu dùng Doanh nghiệp Lực lượng bán hàng của DN Sơ đồ 1: kênh phân phối trực tiếp Kênh phân phối gián tiếp: trong kênh này có sự tham gia của các phần tử trung gian như đại lý, người bán sĩ, người bán lẽ,…Doanh nghiệp không trực tiếp bán cho người sử dụng sản phẩm. Đại lý Doanh nghiệp Người tiêu dùng Người mua trung gian Lực lượng bán hàng của DN Sơ đồ 2: kênh phân phối gián tiếp Kênh phân phối hỗn hợp: dạng kênh này là sự kết hợp giữa hai dạng kênh phân phối trên. Doanh nghiệp Người tiêu dùng Đại lý Người mua trung gian Lực lượng bán hàng của DN Sơ đồ 3: kênh phân phối hỗn hợp Phân theo tiêu thức dài, ngắn Kênh phân phối ngắn: là dạng kênh phân phối trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng hoặc sử dụng một loại trung gian tham gia vào kênh phân phối sản phẩm. Kênh phân phối dài : là dạng kênh phân phối có sự tham gia của nhiều người mua trung gian, từ 2 đối tượng trung gian trở lên. Hàng hóa được chuyển dần quyền sở hữu qua các trung gian rồi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Ưu, nhược điểm của các kênh phân phối Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối ngắn: Ưu điểm: + Tiết kiệm được chi phí lưu thông + Doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt quá trình bán hàng. + Khai thác chính xác nhu cầu của khách hàng Nhược điểm: + Hàng hóa bán ra với khối lượng nhỏ lẻ, do đó có thể dẫn đến tồn động hàng hóa, ứ đọng vốn và vốn chu chuyển chậm. + Không khai thác nhu cầu khách hàng ở xa. + Cơ chế tổ chức và quản lý phân phối phức tạp. Kênh phân phối gián tiếp, kênh phân phối dài: Ưu điểm: + Tận dụng được mối quan hệ của các trung gian, làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra. + Hệ thống kênh phân phối chặt chẽ hơn, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Nhược điểm: + Chi phí lưu thông tăng lên và thời gian lưu thông hàng hóa dài. + Doanh nghiệp không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng do đó không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Kênh phân phối hỗn hợp :do sử dụng kết hợp nên loại kênh này sẽ tập hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của 2 loại kênh trên. 1.1.1.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm: - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm : Tt = Trong đó : Tt : tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Q0i : khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc của sản phẩm i Q1i : khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu của sản phẩm i P0i : giá kỳ gốc của sản phẩm i P1i : giá kỳ nghiên cứu của sản phẩm i Qua chỉ tiêu này ta thấy: + Nếu Tt < 100 chứng tỏ DN đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc. + Nếu Tt >100 chứng tỏ DN đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc. - Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ và lượng tồn kho đầu kỳ. Vì thế, khi phân tích ta cần phải đối chiếu tình hình sản xuất , dự trữ với khả năng tiêu thụ sản phẩm . Ta có thể dựa vào chỉ tiêu sau : Tồn đầu kỳ + Sản xuất trong kỳ = bán ra trong kỳ + tồn cuối kỳ (Tđk) (Stk) (Btk) (Tck) Hay Btk= Tđk + Stk - Tck - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Là tổng giá trị tấc cả hàng hóa đã tiêu thụ được trong kỳ nghiên cứu n TR= SPiQi i=1 Trong đó TR: Tổng doanh thu Pi : giá sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ Qi : khối lượng sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ Để phân tích sự biến động của doanh thu trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc ta sử dụng phương pháp chỉ số: Ipq = Ip *Iq Trong đó p1,q1 : giá bán và khối lượng tiêu thụ kỳ báo cáo p0,q0 : giá bán và khối lượng tiêu thụ kỳ gốc :chỉ số chung về giá : chỉ số chung về khối lượng tiêu thụ Số tăng giảm tuyệt đối: Số tăng giảm tương đối: Như vậy, sự biến động doanh thu của kỳ báo cáo so với kỳ gốc là do ảnh hưởng của hai nhân tố là giá bán và khối lượng hàng hóa tiêu thụ được. - Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí bằng tiền mà DN dùng để sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. TC= FC +VC Trong đó: TC: tổng chi phí FC: chi phí cố định VC: chi phí biến đổi - Lợi nhuận : P= Tp- Z – T Trong đó: P: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tp: Doanh thu thuần. Z: Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ. T: thuế Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng doanh thu - Tỷ suất doanh thu/Chi phí kinh doanh: X 100 Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận ròng - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: X 100 Tổng doanh thu Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thu được thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận ròng - Tỷ suất lợi nhuận / chi phí kinh doanh: X 100 Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận ròng - Tỷ suất lợi nhuận/ vốn: X 100 Tổng vốn Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho biết mỗi năm một đồng vốn quay được bao nhiêu vòng. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn: 1.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tinh bột sắn của một số nước trên thế giới Sắn hiện đang được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Tổ chức nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa, gạo, ngô, lúa mỳ. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng. Năm 2009, sản lượng sắn thế giới đạt 248,45 triệu tấn củ tươi tăng 3,7% so với 233,75 triệu tấn năm 2008. Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (48,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (34,58 triệu tấn) và Braxin (27,69 triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (35,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (24,78 tấn/ha), so với năng suất bình quân của thế giới là 13,56 tấn/ha (FAO 2009). Bảng 1: Năng xuất, sản lượng sắn một số nước trên thế giới năm 2009 Quốc gia NS(tấn/ha) SL(triệutấn) Nigeria 23,94 48,72 Thái Lan 24,78 34,58 Braxin 23,64 27,69 Inđônêxia 24,42 20,94 Ấn Độ 35,43 16,67 (Nguồn: trang Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www,TTTA.Food market, 2009). Đồng thời sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt , bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.Đặt biệt trong thời gian gần đây, sắn là nhiên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethenol) . Sản phẩm sắn được thế giới quan tâm chủ yếu là sắn khô với các dạng sắn khác nhau: sắn lát khô, bột dạng hạt ,dạng viên, tinh bột sắn. Thị trường Châu Âu là nơi nhập khẩu lớn nhất với 95% khối lượng sắn buôn bán trên thế giới. Trong EU thì Hà Lan và Đức là hai nước nhập khẩu sắn nhiều nhất. Thái Lan là nước cung cấp tinh bột sắn hàng đầu cho EU, chiếm 45% thị phần nhập khẩu, ngoài Thái Lan, các nước đang phát triển khác chỉ chiếm 2%, trong đó Việt Nam chiếm 1,7% tổng thị phần nhập khẩu tinh bột sắn của EU. 1.1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tinh bột sắn của Việt Nam: Tình hình sản xuất Hiện nay, cả nước có trên 500.000 ha trồng sắn với sản lượng năm 2009 là 8,6 triệu tấn, cao hơn năm 2008 khoảng 0,4 triệu tấn . Năng suất sắn cũng tăng từ 15,7 tấn/ha năm 2008 lên 16,2 tấn/ha năm 2010. Hầu hết được canh tác chủ yếu ở các vùng sinh thái nông nghiệp, diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung(168,80 nghìn.ha). Năm 2010, Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước đạt 150,10 nghìn.ha, nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 15,7tấn/ha, tổng sản lượng 2,49 triệu tấn, thấp hơn so với năng suất và sản lượng sắn của vùng Đông Nam Bộ (23,74 tấn/ha và 2,7 triệu tấn). Bảng 2: Sản lượng sắn của Việt Nam phân theo vùng qua 3 năm (2008-2010) ĐVT:nghìn tấn Vùng 2008 2009 2010 Cả nước 8448,18 8598,00 9211,80 1.ĐBSHồng 84,46 86,62 88,20 2.Đông Bắc 682,2 697,2 712,41 3.Tây Bắc 432,36 449,66 486,00 4.Bắc Trung Bộ 836,81 846,87 975,62 5.DH Miền Trung 1296,50 1346,49 1675,46 6.Tây nguyên 2354,08 2401,70 2495,66 7.Đông Nam Bộ 2691,64 2697,00 2704,30 8.ĐBSCửu Long 70,13 72,46 74,15 (Nguồn niên giám thống kê 2010) Tình hình tiêu thụ Toàn quốc có 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn có quy mô công nghiệp với tổng công suất chế biến mỗi năm hơn nữa triệu tấn tinh bột sắn, ngoài ra còn có những cơ sở chế biến nhỏ nằm rải rác ở các địa phương. Năm 2009, có khoảng 3 triệu tấn sắn và tinh bột đã xuất khẩu với tổng giá trị hơn 500 triệu USD. Năm 2009 trong khi nhiều loại hàng hóa xuất khẩu chậm và giảm mạnh về giá trị thì tinh bột sắn lại lên ngôi với mức xuất khẩu tăng 4 lần về mặt sản lượng và 3 lần về mặt kim ngạch.Tuy nhiên, đến năm 2010, tổng lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam giảm tới 48,8% so với năm 2009. Sự sụt giảm này không phải do ngành sắn suy giảm mạnh về sản lượng hay giá xuất khẩu thấp mà do nhu cầu sử dụng sắn cho nhiều ngành công nghiệp trong nước tăng cao, khiến nguồn cung xuất khẩu bị thu hẹp. Lượng sắn xuất khẩu năm 2010 giảm tới 48,8% nhưng giá trị xuất khẩu chỉ giảm 2,6% do giá xuất khẩu sắn tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2010 Việt Nam xuất khẩu được 1.677 nghìn tấn sắn, thu về 556 triệu USD. Trong cơ cấu các sản phẩm sắn xuất khẩu năm 2010, sắn lát chiếm khoảng 56,8% còn tinh bột sắn chiếm khoảng 42,9%, các loại khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.So với năm 2009, sắn lát đã giảm 13,5% về tỷ trọng còn tinh bột sắn lại tăng tới 15,4% về tỷ trọng trong tổng lượng xuất khẩu. Diễn biến xuất khẩu sắn theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm tinh, giảm tỷ trọng thô được coi là một tín hiệu tốt trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất trong nước có liên quan đến sắn như thức ăn chăn nuôi, ethanol đang cần nguyên liệu và giá tinh bột sắn đang có xu hướng tăng mạnh trên thị trường thế giới. Thị trường xuất khẩu chính ở nước ta vẫn là Trung Quốc, chiếm 90% kim ngạch. Tiếp theo là Hàn Quốc chiếm 5,5%, Đài Loan 2%, Châu Âu 1,7% và một thị phần nhỏ bắt đầu đến được Nhật Bản… Mặc dù nhu cầu tiêu thụ trên thế giới khá lớn, nhưng đầu ra cho mặt hàng sắn của Việt Nam chưa ổn định, lại tập trung quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, nếu thị trường này giảm nhu cầu thì sắn có thể sẽ giảm mạnh và có nguy cơ xảy ra tình trạng ứng đọng sắn với khối lượng lớn.Vì vậy cần phải có chiến lược hoạch định lâu dài cho ngành này. 1.2. Tình hình cơ bản của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty TNHH MTV Thực Phẩm và đầu tư FOCOCEV, Bộ Công Thương. Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đặt tại thôn Đông An, xã Phong An, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng với tổng diện tích đất quy hoạch là 50 héc ta với công suất thiết kế (giai đoạn một) là 60 tấn thành phẩm/ ngày, giai đoạn hai sẽ nâng công suất lên 120 tấn/ ngày. Nhà máy đi vào hoạt động từ ngày 23 tháng 8 năm 2004 đúng vào lúc thu hoạch sắn . Nhà máy được sản xuất với công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại nhất của Thái Lan. Sản phẩm của nhà máy gồm có sản phẩm chính là tinh bột sắn được sử dụng rất nhiều vào các ngành công nghiệp chế biến. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 1.2.2.1. Chức năng Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế - chi nhánh Công ty TNHH MTV Thực Phẩm và đầu tư FOCOCEV có chức năng sản xuất tinh bột sắn chủ yếu dùng cho xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần vào cán cân thanh toán của Nhà nước, phần còn lại phục vụ tiêu dùng trong nước, dùng làm nguyên liêu sản xuất ra các sản phẩm như đường Maltô, đường glucô… thay thế hàng nhập khẩu đáp ứng nguyên liệu sản xuất bia, sẳn xuất dược phẩm. Việc xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế là nhằm tận dụng hết khả năng của đất trồng sắn, có nơi tiêu thụ cây sắn của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và là vùng nguyên liệu ổn định với giá cả phù hợp, tạo công ăn việc làm hơn 10.000 lao động nông dân trong vùng cũng như đồng bào dân tộc miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế trung du miền núi, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 1.2.2.2. Nhiệm vụ : - Khai thác có hiệu quả khả năng tiềm tàng của nguồn nguyên liệu sắn có sẵn ở khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. - Cung cấp một phần nguyên liệu cho các Nhà máy chế biến ở khu vực Miền Trung, Miền Bắc và xuất khẩu đi các nước trên thế giới. - Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động trong tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phong Điền nói riêng. 1.2.3. Bộ máy tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 1.2.3.1. Bộ máy tổ chức và quản lý Nhà máy tinh bột sắn Huế thuộc chi nhánh công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV nên chịu sự chỉ đạo chung của công ty. Bộ máy quản lý tại nhà máy được tổ chức theo cơ chế trực tuyến chức năng. Với mô hình này, việc điều hành quản lý của các bộ phận không bị chồng chéo, và đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong nhà máy. Giám đốc Nhà máy là người trực tiếp điều hành quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh với sự tham mưu hỗ trợ đắc lực của các phòng nên đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều hành của mình. Giám đốc Phó giám đốc Phòng KT-SX Phòng KCS Phòng TC-KT Phòng tổng hợp KCS Bộ phận KH-KD-VT Ca sản xuất A,B,C Bộ phận cơ điện Môi trường Bộ phận nông vụ Bộ phận TC-HC Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 1.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban - Giám đốc Là người có quyền lực cao nhất trong Nhà máy có nhiệm vụ chỉ đạo và quyết định việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cái tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mở rông quy mô sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc quả lý của nhà nước, công ty và chỉ đạo công tác nông vụ , vùng nguyên liệu đáp ứng cho việc sản xuất của nhà máy. Đảm bảo các chế độ, chính sách đối với người lao động theo sự phân cấp của Giám đốc công ty và kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Xây dựng Nhà máy vững mạnh về mọi mặt, có mối quan hệ tốt và uy tín đối với khách hàng. Trực tiếp điều hành hoạt động của các phòng tổ chức… - Phó giám đốc phụ trách sản xuất Giúp giám đốc xây dựng thực hiện các kế hoạch sản xuất, cải tiến kỹ thuật đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao đông, chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, xử lý môi trường . Xây dựng định mức tiêu hao vật tư nhiên liệu, nguyên liệu. Ban hành và kiểm soát tư liệu thiết bị, công nghệ, duy trì vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, hệ thống chất lượng, các tiêu chí chất lượng và giám sát thực hiện các công việc này. Tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề tại chỗ và thi nâng cao cho công nhân. - Phòng tổng hợp Phối hợp với phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu công ty thực hiện công tác xuất khẩu tinh bột và kinh doanh nội địa. Lập, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch : kế hoạch vật tư, kinh doanh, các định hướng chung và các biện pháp cụ thể khác để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất , kinh doanh của nhà máy. Lên kế hoạch cụ thể đảm bảo nhiên liệu, vật tư cho nhà máy hoạt động bình thường liên tục. Quản lý tốt công tác tiền lương, chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho tập thể cán bộ, công nhân viên và người lao động. Phòng kỹ thuật- sản xuất Xây dựng, thực hiện các kế hoạch sản xuất, phương án kỹ thuật công nghệ, thiết bị, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. Quản lý công việc sản xuất, sửa chữa bảo dưỡng theo kế hoạch của nhà máy, đảo bảo đạt các yêu cầu về chất lượng và theo định mức đã được ban hành, thực hiện tấc cả công việc theo đúng quy định của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 Xây dựng và đề xuất hàng hóa vật tư trực tiếp cho sản xuất, vật tư dự phòng phục bảo dưỡng sửa chữa thiết bị. Quản lý, giám sát 3 ca sản xuất, tổ cơ khí thực hiện đúng và đầy đủ các công việc được giao . Giám sát thực hiện vệ sinh môi trường theo quy định của nàh máy. - Phòng tài chính- kế toán Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản xuất, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo biểu kế toán thực hiện các nghiệp vụ thu chi, quản lý các khoản vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng, đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất. Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, xây dựng kế hoạc tài chính ngắn hạn và dài hạn, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. 1.2.4. Đặc điểm nguồn lực phát triển của nhà máy: 1.2.4.1. Tình hình lao động của nhà máy: Nhìn chung số lượng lao động của nhà máy giảm qua 3 năm, năm 2008 là 110 người nhưng đến năm 2010 giảm 11,81% tương ứng giảm 13 người. Như vậy trong năm 2010 đã có sự biến động về số lượng lao động tương đối rõ rệt. Điều này có thể giải thích nhà máy đã phân loại và định biên lao động cho từng bộ phận, phòng ban để lập lại bộ máy tinh gọn, hạn chế lao động dư dôi. Nếu xét theo giới tính: do đặc điểm của nhà máy là sản xuất tinh bột sắn theo dây chuyền máy móc đòi hỏi về kỹ thuật, vận hành dây chuyền, khuân vác… đều đòi hỏi lao động nam có sức khỏe. Do đó nhà máy đã có một cơ cấu giữa nam và nữ, trong đó nam chiếm đa số còn lao động nữ chiếm tỷ trọng nhỏ và hầu hết là công tác hành chính và văn phòng. Qua bảng 3 chúng ta có thể thấy lao động nữ trong 3 năm qua không thay đổi, còn lao động nam đang co xu hướng giảm ,cụ thể năm 2008 là 90 người chiếm 81,82% trong tổng số lao động của nhà máy, tuy nhiên đến năm 2010 thì giảm xuống 77 người . Đây là phương án mà ban giám đốc nhằm tránh tình trạng sử dụng lãng phí lao động, hạ thấp mức chi phí trong sản xuất. Nếu xét theo tính chất sản xuất: ta có thể thấy rằng lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều có xu hướng giảm xuống. Thể hiện năm 2008 lao động trực tiếp chiếm 63,63% tương ứng với 70 người, còn lao động gián tiếp là 40 người chiếm 36,37%, đến năm 2010 lao động trực tiếp giảm xuống 8,57% so với năm 2009 tức là giảm 6 người và lao động gián tiếp giảm 7 người so với năm 2008. Điều này có thể giải thích là do hoạt động sản xuất tinh bột sắn của nhà máy đều là theo dây chuyền máy móc nên việc hạn chế sử dụng lao động trực tiếp. Còn việc giảm lao động gián tiếp là những cán bộ quản lý, do nhà máy đã chú trọng công tác đào tạo cán bộ nhân viên để họ có thể thích ứng với nhiều công việc khác nhau để tinh gọn bộ máy bên cạnh đó vẫn đảm bảo được chất lượng lao động. Xét theo trình độ chuyên môn: qua 3 năm cho thấy trình độ chuyên môn của lao động làm việc trong nhà máy có sự thay đổi . Lao động có trình độ cao đẳng, đại học cũng không biến động không đáng kể, năm 2008 lao động cao đẳng, đại học là 24 người chiếm 21,82%, năm 2009, 2010 mỗi năm tăng thêm một người và có một thạc sỹ. Lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp năm 2009 tăng thêm 2 người, năm 2010 tăng thêm 3 người hay tăng 9,43% so với năm 2008. Đối với lao động phổ thông giảm rất đáng kể, cụ thể năm 2010 giảm 20 người tương ứng với tốc độ giảm 62,5% so với năm 2008. Từ những phân tích trên ta thấy, nhà máy đã có chính sách đúng đắn trong đào tạo nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Bảng 3: Tình hình lao động của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2010/2008 LĐ % LĐ % LĐ % +/-LĐ % 1. Phân theo giới tính - Nam 90 81,82 88 81,48 77 79,38 -13 14,44 - Nữ 20 18,18 20 18,52 20 20,62 0 0 2. Phân theo tổ chức SX - Lao động trực tiếp 70 63,63 67 62,04 64 65,98 -6 8,57 - Lao động gián tiếp 40 36,37 41 37,96 33 34,02 -7 17,50 3. Phân loại theo trình độ - Thạc sỹ 1 0,91 1 0,92 1 1,03 0 0 - Đại học, cao đẳng 24 21,82 25 22,22 26 26,80 2 8,33 - Trung cấp, sơ cấp 53 48,18 55 50,93 58 59,80 5 9,43 - Lao động phổ thông 32 20,09 28 25,93 12 12,37 -20 62,5 Tổng số lao động 110 100 108 100 97 100 -13 11,81 (Nguồn : Phòng tổng hợp Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) 1.2.4.2. Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là DN sản xuất kinh doanh nên vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật luôn được coi trọng. Vì nó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là năng suất lao động. Để thấy rõ hơn về điều đó chúng ta tiếp tục đi vào phân tích số liệu ở bảng 4 : Nhìn chung, qua 3 năm tổng giá trị trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy không ngừng tăng lên. Năm 2008 tổng giá trị TSCĐ là 43964,70 triệu đồng, năm 2009 là 44119,32 triệu đồng và sang năm 2010 tăng thêm 443,15 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1,01%. Điều này thể hiện ý thức của nhà máy trong việc trang bị các máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm vừa nâng cao năng suất lao động vừa đem lại hiệu quả cho nhà máy. Mặc khác nhà máy tăng công suất hoạt động từ 60 tấn lên 90 tấn thành phẩm/ngày do đó nhà máy đã bổ sung thêm một số máy móc nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Trong cơ cấu TSCĐ thì giá trị của máy móc thiết bị động lực chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất và chế biến tinh bột sắn nên qua 3 năm giá trị của tài sản này biến động lớn nhất.Giá trị của máy móc thiết bị động lực năm 2008, 2009 không biến động lớn lắm. Năm 2010, để đáp ứng yêu cầu tăng công suất của nhà máy nên giá trị của tài sản này tăng 2111,06 triệu đồng. Đối với nhà cửa: trong 3 năm qua thì giá trị nhà cửa không thay đổi gì là do nhà máy đã cơ bản xây dựng đủ nhà cửa để phục vụ cho sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu ở của cán bộ công nhân viên ở lại nhà máy sản xuất 3 ca. Đối với vật kiến trúc: ta thấy năm 2009 giá trị này giảm so với năm 2008 do nhà máy đã thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử dụng và nhà máy điều chỉnh quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản công trình hoàn thành nên giá trị vật kiến trúc giảm đi. Nhưng năm 2010, giá trị vật kiến trúc lại tăng lên 104,55 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 2,22% so với năm 2008, cho thấy nhà máy đã bố sung thêm một số vất kiến trúc khác phục vụ sản xuất của mình. - Đối với máy móc thiết bị quản lý văn phòng: năm 2008, giá trị của tài sản này là 94,30 triệu đồng, đến năm 2009 là 100,74 triệu đồng và năm 2010 tăng thêm 19 triệu tương ứng với tốc độ tăng là 20,34%. Cho thấy trong 3 năm qua giá trị máy móc thiết bị quản lý văn phòng của nhà máy không ngừng tăng lên, do nhà mày mua thêm máy tính, máy photocopy phục vụ cho công việc của cán bộ văn phòng nhà máy, thiết lập mạng máy tính nội bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý, quyết toán hạch toán đúng đảm bảo hoàn thành công việc .Từ đây ta thấy những năm qua nhà máy đã cố gắng trong việc cung cấp thêm các thiết bị dụng cụ quản lý phục vụ tốt hơn trong quản lý sản xuất của mình. Tóm lại, nhà máy đã chú trọng đầu tư về tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh chưa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm của thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng và đầu tư hợp lý vào mỗi thời kỳ sẽ có tác động rất lớn trong việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy nhà máy cần phải tính toán trong việc đầu tư, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp để có được giải pháp đầu tư có hiệu quả. Bảng 4: Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật qua 3 năm (2008-2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2010/2008 GT(Trđ) % GT(Trđ) % GT(Trđ) % +/-GT % I.TSCĐ dùng trong sx 43964,70 97,60 44119,32 97,60 46407,85 97,71 2443,15 5,56 1.Nhà cửa 4869,73 11,08 4869,73 11,04 4869,73 10,97 0 0 2.Vật kiến trúc 4691,08 10,67 4563,40 10,34 4795,63 10,80 104,55 2,22 3.Máy móc và thiết bị động lực 33017,69 75,10 33128,75 75,09 35128,75 79,10 2111,06 63,94 4.Thiết bị và phương tiện vận tải 1292,80 2,94 1456,70 3,30 1501,32 3,38 209 16,16 5.Máy móc và thiết bị quản lí 93,40 0,21 100,74 0,23 112,42 0,25 19 20,34 II.TSCĐ không có tổ chức sản xuất 1083,66 2,4 1083,66 2,4 1083,66 2,38 0 0 Tổng giá trị tài sản 45048,36 100 45202,98 100 47491,51 100 2443,15 5,42 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán của nhà máy Thừa Thiên Huế) 1.2.4.3. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của nhà máy Tình hình tài chính của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế được thể hiện thông qua bảng 5 với tổng số vốn năm 2008 là 55608,91 triệu đồng, năm 2009 tổng nguồn vốn là 57366,94 triệu đồng và đến năm 2010 tăng lên 6,92% tương ứng với 3845,84 triệu đồng. Nhìn chung tổng số vốn của nhà máy trong 3 năm qua đều không ngừng tăng lên, để đánh giá chính xác hơn chúng ta xem xét cụ thể hơn trong từng chỉ tiêu như sau: Theo tổ chức sử dụng Với đặc trưng là một đơn vị sản xuất nên nguồn vốn cố định luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của nhà máy. Nhìn vào bảng số liệu 5 ta thấy vốn cố định có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 vốn cố định là 41178,65 tr.đ, năm 2009 là 41756,76 tr.đ, năm 2010 là 42702,65 tr.đ, tăng so với năm 2008 là 1524 tr.đ tương ứng với 3,70%. Điều này là do nhà máy đã mua sắm thêm các trang thiết bị, máy móc,… để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của mình. Cũng như vốn cố định thì vốn lưu động cũng có sự biến động theo chiều hướng ngày càng tăng lên . Do yêu cầu của quá trình hoạt động sản xuất là phải thu mua các nguyên liệu để sản xuất và thanh toán trong quá trình nhập sắn nên số lượng vốn lưu động của nhà máy cũng tăng lên đáng kể, một phần là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng nên nguồn vốn lưu động cũng tăng theo. Đặc biệt, năm 2010 VLĐ tăng lớn với tốc độ tăng là 16,09% tương ứng 2321,94 triệu đồng so với năm 2008. Phân theo nguồn hình thành Nguồn vốn CSH có xu hướng tăng nhanh qua các năm, năm 2008 là 5693,62 triệu đồng chiếm 10,24% trong tổng số vốn, năm 2009 là 5863,36 triệu đồng chiếm 10,22% và năm 2010 tăng mạnh với tốc độ tăng 19,69% hay tăng 1121,21 triệu đồng so với năm 2008. Điều này là do nhà máy trong những năm qua sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao. Nếu nguồn vốn CSH chiếm tỷ lệ lớn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ổn định và có hiệu quả, đồng thời nó còn thể hiện tính tự chủ trong kinh doanh.Tuy nguồn vốn CSH tăng so với hai năm trước nhưng nợ phải trả của nhà máy vẫn còn cao. Bảng 5: Quy mô và nguồn vốn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2010/2008 GT(Trđ) % GT(Trđ) % GT(Trđ) % +/- GT % I.Theo tổ chức sử dụng 1.Vốn cố định 41178,65 74,05 41756,76 72,79 42702,65 71,82 1524 3,70 2.Vốn lưu động 14430,26 25,95 15610,08 27,21 16752,20 28,18 2321,94 16,09 II.Theo nguồn hình thành 1.Nguồn chủ sở hữu 5693,62 10,24 5863,36 10,22 6814,83 11,46 11,21 19,69 2.Nợ phải trả 49915,29 89,76 51503,48 89,78 52640,02 88,54 2724,73 5,46 Tổng nguồn vốn 55608,91 100 57366,84 100 59454,85 100 3845,94 6,92 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán của nhà máy Thừa Thiên Huế) 1.2.5. Quy trình sản xuất tinh bột sắn: Dây chuyền công nghệ sản xuất tinh bột sắn gồm 5 bước (công đoạn): Nạp liệu- bóc vỏ - rửa sạch Nguyên liệu củ sắn tươi thu hoạch tối đa trong vòng 2 ngày, được đưa vào sản xuất chế biến, củ được đưa vào phiễu nạp liệu có hệ thống sàn rung nhằm loại bỏ đất cát, cặn bã và nạp các chất khác. Sau đó củ được chuyển đến thiết bị bóc vỏ, bóc xong củ được chuyển đến thiết bị rửa sạch . Thái nhỏ và mài Củ sắn sau khi rửa sạch được băng chuyền chuyển đến hệ thống sàng lọc để loại bỏ tạp chất cuối và sau đó được chuyển đến một thiết bị mài, ở đây nước sạch được bơm vào và khuấy trộn để tạo thành một hỗn hợp dịch bào. Tách chiết sửa, bột và bã Hỗn hợp bã, bột, nước sau khi trộn đều được bơm vào hệ thống thiết bị chiết tách gồm : Thiết bị chiết tách sơ bộ giai đoạn đầu nhằm tách bã và bột sữa Bã sắn sau khi chiết tách ở giai đoạn đầu xong được hòa trộn với nước và được bơm đến thiết bị chiết- tách kiệt cuối cùng nhằm tận dụng lượng bột còn sót lại trong bã sau khi chuyển đến băng chuyền ép xoắn vít và thiết bị ép bã nhão. Nhằm loại bỏ nước, rồi chuyển đến thiết bị ép lọc vắt nước lần cuối nhờ băng chuyền chuyển tải ra ngoài (nơi tiếp nhận bã). Sữa bột thu hồi từ các giai đoạn chiết trên chuyển đến các bồn nhỏ để hòa trộn với nước sau đó được bơm đến thiết bị chiết- tách tinh nhằm bỏ các cặn bã nhỏ, thu hồi loại sữa bột đồng nhất. Sữa bột đồng nhất này sau đó được chuyển đến bồn chứa lớn hòa trộn với nước tạo thành dung dịch sữa bột. Trích ly tâm phun rút nước Dung dịch sữa bột dược bơm vào thiết bị trích ly giai đoạn một để trích ly thu hồi tinh bột bước một. Tinh bột này lại được hòa trộn với nước tạo thành dung dịch sữa bột và được bơm đến thiết bị trích ly giai đoạn hai để thu hồi sữa tinh bột cuối cùng như mong muốn. Sữa tinh này tiếp tục được hòa trộn với nước và bơm vào thiết bị trích ly tâm phun rút nước nhằm trích nước và thu hồi tinh bột nhão co hàm lượng nước trong đó khoảng 38%. Sấy và đóng gói Tinh bột nhão được băng chuyền chuyển đến thiết bị làm tơi, sau đó được đưa vào thiết bị vít cấp tải và chuyển vào hệ thống sấy nhanh bằng khí nóng. Khí nóng được cung cấp từ hệ thống khí xoáy nóng. Bột sau khi sấy khô vào hệ thống ống có bộ phận không khí làm mát nhằm hạ nhiệt độ bột để đưa vào bồn tồn trữ, ở đây tinh bột tiếp tục được làm nguội một lần nữa rồi đưa và thiết bị rây và đóng gói theo định lượng yêu cầu . Công nghệ sản xuất chế biến tinh bột sắn vừa nêu trên có nhiều ưu điểm . Tỷ lệ thu hồi bột cao, toàn bộ công việc được thực hiện trong một hệ thống liên tục khép kín và cách ly riêng với môi trường, nên phòng chống được vi khuẩn,bụi bẩn bán vào,từng công đoạn được thực hiện theo hệ thống tự động sản xuất liên tục. Củ sắn tươi Lồng bóc vỏ Rửa Lọc thu hồi Chặt Sấy,phơi Ép nén Bã Nghền mài Bã nén Chiết tách Phân ly Nước thải Hệ thống xử lý nước thải Nước tách Tách nước ly tâm Sấy phun Đóng gói Thành phẩm Kho chứa thành phẩm Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tinh bột sắn 1.2.6. Môi trường kinh doanh của nhà máy: Môi trường kinh doanh là tập hợp các nhân tố, điều kiện chế định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Sở dĩ cần phải phân tích môi trường kinh doanh vì qua đó DN mới biết được những cơ hội và thách thức để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của mình . 1.2.6.1. Môi trường vĩ mô Yếu tố về tự nhiên : Thừa Thiên Huế là một tỉnh có vị trí khá đặc biệt, điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng rất đa dạng nên có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong những năm gần đây, cây sắn là cây công nghiệp có giá trị hàng hóa khá cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhận thấy được giá trị kinh tế của cây sắn nên tỉnh đã có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn toàn tỉnh. Phong Điền là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế ,có điều kiện đất đai và khí hậu khá phức tạp, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Trước đây, lúa là cây lương thực truyền thống của huyện, nhưng được sự chỉ đạo, chính sách của Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất hàng hóa, người dân địa phương đã mạnh dạng chuyển sang trồng sắn công nghiệp nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn. Đây cũng là vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho nhà máy, là điều kiện thuận lợi giúp nhà máy thu mua được nguồn nguyên liệu kịp thời. Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đóng tại huyện Phong Điền nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển đều phát triển nên thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu của nhà máy. Yếu tố về kinh tế Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh. Thừa Thiên Huế cũng là một trung tâm thương mại, dịch vụ,giao dịch quốc tế, là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Tuy nhiên, so với các tỉnh khác trong khu vực và hai đầu đất nước thì nó vẫn chưa phát triển mạnh . Do đó nó cũng ảnh hưởng đến một phần không nhỏ trong công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy trong và ngoài nước. Yếu tố khoa học kỹ thuật Công nghệ là yếu tố không thể thiếu được đối với mỗi đơn vị kinh doanh. Ngày nay, sự phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật với nhiều máy móc , thiết bị hiện đại ra đời. Đây chính là cơ hội để DN tiếp thu ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Việc sản xuất tinh bột sắn đòi hỏi dây chuyền công nghệ cao, tiết kiệm điện năng, trong điều kiện đó tạo cho nhà máy có cơ hội được tiếp thu, học hỏi và ứng dụng công nghệ đó trong quá trình sản xuất, đặc biệt là chuyển hệ thống sấy dùng nhiệt đốt từ dầu FO sang dùng nhiệt đốt từ than đá, chi phí ước tính giảm khoảng 03 lần so với việc sấy dùng nhiệt từ dầu FO. Yếu tố chính trị- pháp luật Các yếu tố thuộc về môi trường chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thị trường và khả năng thực hiện các mục tiêu của DN. Những năm qua quan hệ giữa nước ta,các nước trong khu vực và thế giới đã có những chuyển biến theo chiều hướng tốt. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho thị trường nước ta càng sôi động hơn, đây cũng là cơ hội và nguy cơ đối với các hàng hóa trong nước và nước ngoài. Và bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật được bổ sung sửa đổi ngày càng theo chiều hướng có lợi, tạo sự an tâm trong sản xuất kinh doanh cho DN. Yếu tố văn hóa – xã hội Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, trình độ nhận thức của người tiêu dùng ngày càng cao, các nhu cầu, cách nhìn nhận về chất lượng sản phẩm cũng cao hơn. Bên cạnh đó người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm hơn nên đây cũng là một khó khăn đối với nhà máy về chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ. 1.2.6.2. Môi trường vi mô Khách hàng Khách hàng là một trong những lực lượng, yếu tố quan trọng nhất chi phối mọi mang tính chất quyết định tới các hoạt động của DN. Khách hàng của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế gồm trong nước và ngoài nước, trong đó khách hàng truyền thống của nhà máy là Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Maylayxia …, chiếm hơn 80% lượng hàng bán của nhà máy. Điều này cho thấy uy tín của nhà máy ngày càng được nâng cao và khách hàng cũng bắt đầu chấp nhận sản phẩm của nhà máy. Bên cạnh đó, đối với khách hàng trong nước chủ yếu là khách hàng trong tỉnh như: công ty Dược TT Huế, công ty Bia Huế, công ty bánh kẹo, các tư thương bán buôn, và một số công ty chế biến ở ngoài tỉnh. Nên trong thời gian tới nhà máy sẽ tiến hành mở rộng khai thác thị trường tiêu thụ nội địa để đáp ứng nhu cầu của một số ngành chế biến trong nước. Nhà cung cấp Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp sản xuất nên nguồn nguyên liệu đầu vào là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sản xuất sản phẩm của nhà máy, có nguyên liệu thì nhà máy mới hoạt động. Trong những năm qua thì vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chủ yếu là huyện Phong Điền và một số huyện khác ở trong tỉnh nhưng lượng nguyên liệu này vẫn còn thiếu và mang tính mùa vụ, lúc vào mùa thì đủ sắn tươi cho nhà máy hoạt động, lúc trái mùa thì không có sắn tươi để nhà máy có thể hoạt động mà nhà máy phải thu mua ở nơi khác nhưng với số lượng rất ít để nhà máy hoạt động với công suất bình thường. Đây là cũng là một trong những khó khăn mà nhà máy đang gặp phải. Đối thủ cạnh tranh Mỗi DN khi hoạt động sản xuất trong một ngành đều có những đối thủ cạnh tranh của mình, để có thể đứng vững, cạnh tranh được với các đối thủ thì DN phải xác định rõ cho mình ai là đối thủ cạnh tranh để xem xét các hoạt động của họ nhằm có biện pháp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao. Đối thủ cạnh tranh của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là các nhà máy tinh bột sắn lân cận. Cụ thể: - Nhà máy tinh bột sắn Sepon Hướng Hóa –Quảng Trị với công suất hoạt động 90-120 tấn tinh bột/ ngày , thu mua khoảng 130 nghìn tấn sắn củ tươi, sản xuất ra 27 nghìn tấn thu về 253 tỷ đồng. - Nhà máy tinh bột sắn Sông Dinh huyện Bố Trạch,với vùng nguyên liệu sắn ở huyện Bố Trạch chiếm 70%, sản xuất từ 9000-13000 tấn tinh bột sắn /năm, xuất khẩu 11 nghìn tấn/ năm . - Nhà máy tinh bột sắn Intimex ở Nghệ An với công suất lên tới 160 tấn thành phẩm/ngày.Sản phẩm của nhà máy chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trong nước, trên 50% tổng sản lượng của nhà máy.Năm 2009 tiêu thụ trên 33 nghìn tấn trong đó tiêu thụ trong nước khoảng 17 nghìn tấn. - Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi APFCO, đây là công ty sản xuất tinh bột sắn rất lớn, nhiều chủng loại sản phẩm, với công suất 150 tấn thành phẩm/ngày, và có các công ty thành viên công ty TNHH tinh bột sắn Đăctô, nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân- Phú Yên,...Đây là nhà sản xuất và cung cấp tinh bột sắn có uy tín ở Việt Nam. Ngoài những đối thủ cạnh tranh trên, thì còn có nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn khác với công suất lớn và sản phẩm đa dạng hơn, do vậy trong thời gian tới nhà máy phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm bảo vệ lợi thế, hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tình hình thu mua nguyên liệu sắn của nhà máy Để cho quá trình sản xuất được tiến hành một các liên tục và đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn nguyên liệu cho nhà máy. Do đó muốn có nguồn nguyên liệu ổn định đòi hỏi nhà máy phải có công tác tổ chức thu mua thật hoàn thiện.Thu mua là khâu đầu tiên trong sản xuất nên nhà máy luôn quan tâm, bám sát phương hướng chỉ đạo của tỉnh, công ty và kế hoạch sản xuất của từng địa phương có vùng nguyên liệu để có lịch thu mua sắn tươi kịp thời. Để thấy rõ được tình hình thu mua sắn của nhà máy ta xem bảng 6. Qua bảng số liệu ta thấy tổng sản lượng sắn tươi thu mua được của nhà máy tăng dần qua 3 năm. Năm 2008, lượng sắn tươi thu mua được của nhà máy là 39584,98 tấn, năm 2009 là 44967,86 tấn tăng 13,60% so với năm 2008, đến năm 2010 thì tăng 10,46% tương ứng là tăng thêm 4705,02 tấn so với 2009. Nhà máy đã thu mua nguyên liệu từ các huyện trong tỉnh và các vùng lân cận ngoài tỉnh. Đối với thu mua trong tỉnh: Đây là nơi cung cấp trên 90% tổng sản lượng sắn cho nhà máy qua các năm. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn sắn trong tỉnh của nhà máy mua được qua 3 năm tăng lên một cách đáng kể. Cụ thể năm 2008 lượng sắn trong tỉnh mà nhà máy thu mua là 35992,15 tấn, năm 2009 thu mua 41775,30 tấn tăng so với năm 2008 là 16,06%, nhưng đến năm 2010 thì tăng lên 4921,66 tấn tương ứng tăng 11,78%. Điều này có được là do nhà máy đã đầu tư về giống, phân bón, vật tư cho hộ trồng sắn đồng thời cũng mở rộng và ổn định dần vùng nhiên liệu nên năng suất tăng nhanh và sản lượng thu được cũng nhiều hơn. Bảng 6: Tình hình thu mua nguyên liệu sắn qua 3 năm( 2008-2009) ĐVT: tấn Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/- SL % +/- SL % 1. Trong tỉnh 35992,15 90,92 41775,30 92,90 46697,00 94,00 5783,15 16,06 4921,66 11,78 - Huyện Phong Điền 22670,81 62,99 26597,20 63,67 29715,00 63,63 3926,39 17,32 3118,27 11,72 - Huyện Hương Trà 5655,02 15,71 6911,76 16,54 7945,70 17,02 1256,74 22,22 1033,89 14,95 - Huyện Phú Lộc 4911,15 13,64 5733,40 13,72 6643,20 14,23 822,25 16,74 909,81 15,86 - Huyện Phú Vang 1806,00 5,02 1941,51 4,65 1976,40 4,23 135,51 7,50 34,84 1,79 - Nơi khác 947,17 2,63 591,45 1,42 416,30 0,89 -355,72 37,55 -175,15 29,61 2. Ngoài tỉnh 3592,83 9,08 3192,52 7,10 2975,90 6,00 -400,31 11,14 -216,64 6,78 - Quảng Trị 2390,42 66,53 2204,95 69,07 1962,50 65,94 -185,47 7,76 -242,48 11,00 - Quảng Bình 858,75 23,90 786,44 24,63 776,32 26,09 -72,31 8,42 -10,12 1,28 - Nơi khác 343,66 9,56 201,13 6,30 237,09 7,97 -142,53 41,14 35,96 17,87 Tổng cộng 39584,98 100 44967,90 100 49673,00 100 5382,92 13,60 4705,02 10,46 (Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) Trong các huyện thuộc vùng nguyên liệu như Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang,... thì huyện Phong Điền là nơi cung cấp nguồn sắn tươi chủ yếu cho nhà máy, hàng năm cung cấp trên 60% nguồn sắn tươi cho nhà máy. Bên cạnh đó thì các huyện khác như Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, cũng cung cấp cho nhà máy một lượng khá lớn. Tại các huyện này, do diện tích trồng sắn còn ít, hơn nữa lại manh mún nên sản lượng sắn cung cấp cho nhà máy chưa nhiều. Trong những năm tiếp theo, nhà máy sẽ cố gắng áp dụng các giống sắn cho năng suất cao để tăng sản lượng sắn từ các huyện này. Tuy nhiên, một vấn đề bất cập hiện nay là sản lượng sắn từ vùng nguyên liệu bán ra bên ngoài nhà máy vẫn còn lớn. Một bộ phận người dân đến vụ thu hoạch họ lại bán sắn cho các tư thương trong và ngoài tỉnh do giá mua của nhà buôn cao hơn so với giá của nhà máy. Do đó trong thời gian qua nhà máy luôn bố trí lực lượng phụ trách vùng nguyên liệu nhằm tuyên truyền, vận động bà con trong việc cung cấp nguồn sắn cho nhà máy sản xuất. Không những vậy, để đảm bảo có nguồn vốn lưu thông đối với người dân thì ngoài việc đưa ra mức giá mua phù hợp, nhà máy luôn thanh toán tiền sắn ngay sau khi sắn được vận chuyển đến sân bãi, nên lượng sắn cung cấp cho nhà máy trong những năm qua không ngừng tăng lên. Đối với vùng sắn ngoài tỉnh: những năm qua, các vùng nguyên liệu ngoài tỉnh là nơi cung cấp sắn cho nhà máy chủ yếu vào cuối vụ. Vào những thời điểm này nguồn sắn trong từ các vùng trong tỉnh không còn nên các nhà thu gom trong tỉnh đã tìm kiếm các nguồn sắn trái vụ, hoặc từ nơi có sản lượng lớn để bán cho nhà máy. Tuy nhiên , trong những năm gần đây nguồn cung sắn này đang giảm dần, cụ thể năm 2008 thu mua được 3592,83 tấn, năm 2009 là 3993,14 tức là giảm 11,14%, năm 2010 giảm 6,78% so với năm 2009 tức là giảm 216,64 tấn. Điều này là do ở các tỉnh này đã xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn cho mình và một phần do khoảng cách vận chuyển sắn từ các tỉnh này đến Nhà máy tinh bột sắn TT Huế là rất lớn, chi phí cao. Tóm lại, nguồn sắn mà nhà máy thu mua chủ yếu vẫn là các huyện trong tỉnh TT Huế nên lượng sắn dùng trong sản xuất vẫn còn thiếu. Nhà máy mới chỉ hoạt động 60-70% công suất do đó để đáp ứng cho sản xuất trong những năm tới thì nhà máy cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc tăng lượng sắn thu mua hàng năm. 2.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế ở huyện Phong Điền tỉnh TT Huế 2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy Việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy, trên cơ sở các kế hoạch đã đặt ra, các phòng ban chức năng của đơn vị sẽ phối hợp với nhau để thực hiện công việc, làm cho hoạt động kinh doanh được nhẹ nhàng. Là DN sản xuất hàng hóa thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mình. Để hiểu rõ hơn về việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy, ta tiếp tục phân tích số liệu ở bảng 7. Nhìn chung thì tình hình thực hiện kế hoạch đều tiến triển theo chiều hướng tích cực về mặt số lượng tiêu thụ tinh bột sắn. Đối với thị trường xuất khẩu: năm 2008 chưa đạt được kế hoạch đề ra, chỉ đạt 98,90%, điều này là do năm 2008 sự khủng hoảng của nền kinh tế khiến cho tiêu dùng bị hạn chế, làm biến động thị trường xuất khẩu và cũng một phần là do vùng nguyên liệu sắn không ổn định, đây là những nguyên nhân khách quan rất khó kiểm soát. Nhưng đến năm 2009 thì nhà máy đã đạt 102,85% so với kế hoạch tức là đã vượt 2,85%, năm 2010 đạt 104,18% tức là vượt 4,18% tương ứng với 543,3 tấn tinh bột sắn so với kế hoạch đề ra. Do nhà máy đã có nhiều kế hoạch hỗ trợ vùng nguyên liệu sắn để đảm bảo hoạt động theo đúng công suất của nhà máy và các nước đã khắc phục được hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế, bên cạnh đó cũng do nhu cầu sử dụng tinh bột sắn của các ngành chế biến và công nghiệp nhẹ ngày càng tăng mạnh. - Đối với thị trường nội địa: sản lượng tiêu thụ của nhà máy ngày càng tăng dần qua các năm và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2008 đạt 113,22% tức là vượt 13,22% so với kế hoạch, năm 2009 đạt 118,36% so với kế hoạch và năm 2010 số lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên 20,91 tấn tinh bột sắn tương ứng vượt kế hoạch đề ra là 13,29%. Điều này có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng tinh bột sắn của các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ trong nước ngày càng cao, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho nhà máy mở rộng thị trường tiêu thụ của mình mà không chỉ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) ĐVT: tấn Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tình hình thực hiện kế hoạch(%) KH TH KH TH KH TH 2008 2009 2010 Xuất khẩu 11000 10879,20 12000 12309,63 1300 13543,30 98,90 102,85 104,18 Nội địa 150 169,83 200 236,72 250 270,91 113,22 118,36 108,36 Tổng SLTT 11500 11049,03 12190 12546,35 13300 13814,21 (Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế ) Tóm lại, trong 3 năm qua thì hầu như nhà máy đã hoàn thành và vượt kế hoạch đặt ra của mình, điều này cho thấy sản phẩm mà nhà máy sản xuất ra luôn được thị trường trong nước, nước ngoài chấp nhận và ưa chuộng. Mặc dù có những biến động nhỏ nhưng nhà máy vẫn thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ của mình. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay đòi hỏi mỗi DN phải nỗ lực đưa ra mức kế hoạch tiêu thụ hợp lý, từ đó có thể nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. 2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường Như chúng ta đã biết, một trong những nhân tố không thể thiếu được của công tác tiêu thụ sản phẩm chính là thị trường tiêu thụ. Nếu không giữ được thị trường tiêu thụ này thì DN sẽ bị thất bại. Tuy nhiên, mỗi thị trường đều có một đặc trưng riêng nên nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau. Về mặt số lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường Qua bảng 8 ta thấy tình hình tiêu thụ tinh bột sắn qua các thị trường đều tăng lên rõ rệt. Thể hiện, năm 2008 nhà máy đã tiêu thụ được 11049,03 tấn tinh bột sắn, năm 2009 là 12546,35 tấn tăng 13,86% so với năm 2008 và năm 2010 là 13567,21 tấn tăng so với năm 2009 là 1267,86 tấn tinh bột sắn, do nhà máy đã ổn định nguồn nguyên liệu, nâng cấp công suất hoạt động nên lượng tinh bột sắn sản xuất lớn hơn vì vậy lượng tinh bột tiêu thụ trên thị trường cũng nhiều hơn trước. Điều này thể hiện nhà máy đã dần khẳng định vị trí của mình không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, đây là một tín hiệu rất khả quan giúp cho nhà máy có thể đứng vững trên thị trường. Trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của nhà máy thì lượng hàng dùng cho xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn so với tiêu dùng trong nước. - Đối với xuất khẩu: qua bảng cho thấy sản phẩm chủ yếu đáp ứng cho xuất khẩu với trên 98% tổng cơ cấu lượng hàng tiêu thụ của nhà máy. Năm 2008 tiêu thụ 10879,20 tấn tinh bột sắn, sang năm 2009 con số này là 12309,63 tấn tăng so với năm 2008 là 1430,43 tấn tức là tăng 13,14%, năm 2010 tiêu thụ được 13543,30 tấn, tăng lên 10,02% tức là tăng 1106,21 tấn so với năm 2009. Điều này là do nhu cầu tinh bột sắn trên thế giới sử dụng vào các ngành công nghiệp để làm nhiên liệu sinh học và sử dụng trong các ngành chế biến tăng nên lượng tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể. Trong các thị trường mà nhà máy xuất khẩu thì Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất với trên 80% tổng sản lượng xuất khẩu của nhà máy. Năm 2008 là 9346,08 tấn chiếm 85,90% lượng hàng xuất khẩu, năm 2009 tăng 14,25% tức là tăng 1332,54 tấn so với năm 2008, đến năm 2010 tiêu thụ đạt 11784,83 tấn tức là tăng 1106,21 tấn tương ứng với tốc độ tăng là 10,36% so với năm 2009. Do Trung Quốc đang có các dự án đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm sau sản xuất tinh bột sắn, trong thời gian tới dự báo lượng nhập khẩu sắn ngày càng tăng nên đây là động lực giúp nhà máy luôn cố gắng trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu tinh bột sắn trên thị trường. Thị trường tiêu thụ đứng thứ hai trong tổng lượng hàng xuất khẩu đó chính là Singapore, là khách hàng khó tính, có yêu cầu về chất lượng khắt khe hơn so với thị trường Trung Quốc, tuy nhiên nhà máy đã đáp ứng được yêu cầu này nên lượng xuất vào thị trường này tăng qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự tăng mạnh lắm. Cụ thể năm 2008 lượng hàng tiêu thụ của thị trường này là 650,71 tấn, năm 2009 là 679,83 tấn tăng 4,47% so với năm 2008, đến năm 2010 tăng 21,73% tức là tăng 147,73 tấn so với năm 2009. Một thị trường non trẻ của nhà máy là Malayxia, tuy nhiên lượng hàng tiêu thụ tinh bột sắn vẫn tăng nhanh qua các năm. Đây là các thị trường đầy tiềm năng của nhà máy. Bên cạnh đó thị trường Ấn Độ, Châu Âu cũng bắt đầu nhập khẩu tinh bột sắn của nhà máy nhưng với lượng tiêu thụ rất ít. Vì thế trong những năm tới nhà máy nên chú trọng đầu tư, tìm kiếm các đơn đặt hàng và phải có các chiến lược kinh doanh phù hợp để thu hút được các thị trường này. - Đối với trong nước: so với thị trường xuất khẩu thì lượng hàng tiêu thụ trong nước chưa lớn lắm nhưng lượng tiêu thụ hàng năm vẫn tăng. Thị trường trong nước của nhà máy chủ yếu là bán trong tỉnh, còn ngoài tỉnh chiếm rất nhỏ, rải rác và không thường xuyên mua hàng. Thể hiện năm 2008 lượng tiêu thụ trong nước chỉ có 169,83 tấn chiếm 1,54% trong tổng lượng hàng bán, tuy nhiên hàng năm thì số lượng này cũng tăng lên, năm 2009 là 236,72 tấn tăng so với năm 2008 là 39,38% tương ứng tăng 66,89 tấn và đến năm 2010 là 270,91 tấn tăng lên so với năm 2009 là 34,19 tấn tức là tăng 14,44%. Bảng 8: Tình hình tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm( 2008-2010) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/-SL % +/-SL % 1. Xuất khẩu 10879,20 98,46 12309,63 98,12 13543,30 98,04 1430,43 13,14 1233,67 10,02 - Trung Quốc 9346,08 85,90 10678,62 86,75 11784,83 87,01 1332,54 14,25 1106,21 10,36 - Singapore 650,71 5,98 679,83 5,52 827,56 6,11 29,12 4,47 147,73 21,73 - Malayxia 524,20 4,82 602,12 4,89 711,32 5,25 77,92 14,86 109,2 18,13 - Nơi khác 358,21 3,30 349,06 2,84 219.59 1,62 -9,15 2,55 -129,47 37,1 2. Trong nước 169,83 1,54 236,72 1,88 270,91 1,96 66,89 39,38 34,19 14,44 - TT Huế 110,30 64,95 188,60 79,67 230,70 85,16 78,30 70,98 42,1 22,32 - Nơi Khác 59,53 35,05 48,12 20,33 40,21 14,84 -11,41 19,16 -7,91 16,43 Tổng SLTT 11049,03 100 12546,35 100 13814,21 100 1527,32 13,82 1267,86 10,10 (Nguồn : Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) Thị trường tiêu thụ lớn nhất trong nước là TT Huế chiếm trên 60% lượng hàng tiêu thụ trong nước. Năm 2008 là 110,30 tấn chiếm 64,95% lượng tiêu thụ trong nước, năm 2009 lượng tiêu thụ là 188,60 tấn tăng so với năm 2008 là 70,98% tức tăng 78,30 tấn, đến năm 2010 tăng lên 42,10 tấn tương ứng với tốc độ tăng là 22,32% so với năm 2009. Thị trường tỉnh TT Huế chủ yếu là các công ty chế biến như công ty Bia Huế, công ty Dược TT Huế, công ty bánh kẹo,…và các chợ lớn trong tỉnh như chợ Đông Ba, chợ An Cựu, Chợ An Lỗ,… Do nhu cầu của các thị trường này còn ít và tiêu thụ theo mùa, vào các dịp lễ tết khác nhau nên lượng tinh bột sắn tiêu thụ vẫn chưa nhiều và không cố định. Một phần nhỏ lượng tiêu thụ trong nước chủ yếu là các công ty Dược trong nước, công ty Acecook miền Trung. Qua bảng trên thì lượng tiêu thụ của các công ty này có xu hướng giảm, năm 2008 là 59,53 tấn, năm 2009 giảm 11,41 tấn tức là giảm 19,16% so với năm 2009, đến năm 2010 giảm 16,43% tức là giảm 7,91 tấn so với lượng tiêu thụ năm 2009, là do hầu hết các tỉnh đều đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong các tỉnh, nên lượng tiêu thụ này giảm là điều dễ hiểu. Nhìn chung sản phẩm tinh bột sắn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều tăng, đây là mặt tích cực mà nhà máy cần phát huy. Tuy nhiên, nhà máy cũng cần đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa vì đây cũng là thị trường tiêu thụ năng động và tiềm năng. Đồng thời, cần cố gắng tìm kiểm thị trường để xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực. Do vậy nhà máy cần đẩy mạnh việc đầu tư cho vùng nguyên liệu sắn ổn định và hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất nhằm góp phần tăng thu nhập cho người trồng sắn ổn định, cho công nhân viên và đóng ngân sách ngày càng nhiều cho Nhà nước. Về mặt doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn được thể hiện cụ thể qua bảng 9 qua các năm đều tăng. Qua bảng 9 ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng lên, trong đó doanh thu ở thị trường xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao. Đó là biểu hiện tốt về mặt kết quả của nhà máy. Năm 2008, doanh số tiêu thụ đạt 55134,76 tr.đ, sang năm 2009 là 87646,91 tr.đ tăng 32512,15 tr.đ tương ứng tăng 58,97% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 124143,67 tr.đ, tăng so với năm 2009 là 36496,76 tr.đ tức là tăng 41,64%. Là do nhu cầu tinh bột sắn trong nước và thế giới tăng mạnh và một phần do sự biến động giá bán tinh bột sắn đã làm cho doanh thu tăng cũng tăng lên một lượng lớn. Trong đó, doanh thu ở thị trường xuất khẩu tăng mạnh nhất trên 90% tổng doanh thu, thể hiện năm 2008 là 54396,00 tr.đ chiếm 98,66% trong tổng doanh thu xuất khẩu, năm 2009 đạt 86167,41 tr.đ chiếm 98,31%, và so với năm 2009 thì doanh thu năm 2010 tăng 41,46% tương ứng tăng 35722,29 tr.đ. Đây là điều đáng mừng đối với nhà máy vì nó đã có chỗ đứng của mình trên thị trường. Trong những năm tới thì nhu cầu tinh bột sắn trên thị trường sử dụng vào các ngành công nghiệp tăng mạnh và đây sẽ cơ hội lớn đối với nhà máy, nên trong thời gian tới nhà máy nên chú trọng hơn đến công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm và có chính sách hỗ trợ đúng đắn để tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn cũng như mang lại một khoảng doanh thu đáng kể. - Đối với thị trường trong nước thì doanh thu cũng tăng nhanh qua 3 năm. Năm 2008 là 738,76 tr.đ, sang 2009 đạt 1479,50 tr.đ tăng 740,74 tr.đ tức tăng 100,26% so với năm 2009, đến năm 2010 doanh thu là 2253,97 tr.đ, tăng so với năm 2009 là 774,47 tr.đ với tốc độ tăng là 52,35%. Trong cơ cấu doanh thu của thị trường này thì Thừa Thiên Huế là tỉnh tiêu dùng tinh bột sắn lớn nhất. Trước đây, các công ty chế biến trong tỉnh phải mua từ các sản phẩm này từ các tỉnh khác nhưng hiện nay nhà máy đã cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu về chất lượng cho các công ty này. Năm 2008 nhà máy thu được 479,80 tr.đ, nhưng đến năm 2010 thì con số này đã tăng lên và đạt 1919,42 tr.đ. Để đạt được điều này nhà máy đã không ngừng đấy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác bán hàng và các chính sách kinh doanh nhằm thu hút lượng khách hàng này. Bảng 9: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010) ĐVT: tr.đ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/-GT % +/-GT % 1. Xuất khẩu 54306,00 98,66 86167,41 98,31 121889,70 98,18 31771,41 58,41 35722,29 41,46 - Trung Quốc 46730,40 85,91 74750,34 86,75 106063,47 87,02 28019,94 59,96 31313,13 41,89 - Singapore 3253,55 5,98 4758,81 5,52 7448,04 6,11 1505,26 46,63 2689,23 56,51 - Malayxia 2621,00 5,82 4214,84 4,89 6401,88 5,25 1593,84 60,81 2187,04 51,89 - Nơi khác 1791,05 3,29 2443,42 2,83 1976,31 1,62 652,37 36,42 -467,11 19,12 2. Trong nước 738,76 1,34 1479,50 1,69 2253,97 1,82 740,74 100,26 774,47 52,35 - TT Huế 479,80 64,95 1178,75 79,67 1919,42 85,16 698,95 145,67 740,67 62,84 - Nơi Khác 258,96 35,05 300,75 20,33 334,55 14,84 41,79 16,14 33,80 11,24 Tổng SLTT 55134,76 100 87646,91 100 124143,67 100 32512,15 58,97 36496,76 41,64 (Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) cccc Nhìn chung, qua 3 năm doanh thu tiêu thụ có những biến động rõ rệt, không chỉ riêng thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước, điều này cho thấy khả năng cạnhh tranh và năng lực xâm nhập thị trường của nhà máy đã hoạt động tốt, đây là yếu tố góp phần tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. 2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn qua các kênh phân phối của nhà máy 2.3.3.1. Các kênh tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy Xác định kênh phân phối hợp lý sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Mỗi loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, DN sẽ lựa chọn hình thức kênh phân phối khác nhau. Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế trong quá trình xúc tiến bán hàng đã sử dụng các hình thức phân phối sau: NHÀ MÁY Thị trường nước ngoài Tổng công ty Kênh 1 Người tiêu dùng Công ty chế biến Kênh 2 Đại lý Người tiêu dùng Kênh 3 Sơ đồ 6:kênh phân phối sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế - Đối với thị trường nước ngoài: sản phẩm của nhà máy đến người tiêu dùng thông qua kênh 1. Kênh 1: nhà máy sản xuất và bán theo đơn đặt hàng từ công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV (tổng công ty), sau đó công ty này sẽ xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Singapore, Malayxia,…Đây là kênh được tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất của nhà máy. - Đối với thị trường nội địa : sản phẩm của nhà máy đến tay người tiêu dùng thông qua 2 kênh. Kênh 2: các công ty chế biến thực phẩm, dược phẩm như : công ty Bia Huế, công ty Bánh kẹo Huế, công ty Dược Huế,… có nhu cầu mua tinh bột sắn bổ sung vào nguyên liệu sản xuất bia, kem, bánh kẹo , thuốc uống, mỳ tôm,... Như vậy thông qua các công ty này người tiêu dùng đã gián tiếp sử dụng sản phẩm của nhà máy. Kênh 3: các đại lý, tư thương, nhà bán buôn ở các chợ lớn như An Lỗ, Đông Ba, An Cựu,… có nhu cầu về tinh bột sắn đã tìm đến nhà máy để mua trực tiếp sản phẩm. Đối với kênh này nhà máy có thể cung cấp sản phẩm của mình phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Nhìn vào sơ đồ kênh phân phối của nhà máy ta thấy, nhà máy chỉ sử dụng kênh phân phối gián tiếp . Khi sử dụng kênh phân phối này nhà máy sẽ có thuận lợi đó là: tận dụng được mối quan hệ của công ty, tư thương làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra. Bên cạnh đó gặp phải khó khăn là nhà máy không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên không nắm bắt chính xác được nhu cầu, thị hiếu của họ. 2.2.3.2. Khối lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn qua các kênh phân phối Về mặt khối lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn qua các kênh phân phối Để thấy rõ hơn về tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các kênh ta tiếp tục phân tích bảng 10. - Đối với kênh 1 là kênh tiêu thụ chủ lực của nhà máy: nhìn vào bảng ta thấy lượng tinh bột sắn tiêu thụ qua các năm đều tăng và trên 98% lượng tiêu thụ. Trong kênh này chủ yếu bán cho nước ngoài thông qua các hợp đồng lớn của Tổng công ty, đây luôn là thị truyền thống của nhà máy với số lượng lớn và giá cả cao hơn so với các kênh khác, nên nhà máy luôn ưu tiên cho các thị trường này. Được thể hiện : năm 2008 lượng tinh bột sắn tiêu thụ là 10879,20 tấn, năm 2009 là 12309,63 tấn tăng so với năm 2008 là 13,14% tức tăng 1430,43 tấn, đến năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1233,67 tấn tức là tăng 10,02%. Bảng 10: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các kênh phân phối (2008-2010) ĐVT : tấn Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 SL % SL % SL % +/-SL % +/-SL % Kênh 1 10879,20 98,46 12309,63 98,12 13543,30 98,04 1430,43 13,14 1233,67 10,02 Kênh 2 160,32 1,45 221,44 1,76 250,32 1,81 61,12 38,12 38,88 18,38 Kênh 3 9,51 0,09 15,28 0,12 20,59 0,15 5,77 60,67 5,31 34,74 Tổng SLTT 11049,63 100 12545,35 100 13814,21 100 1497,32 13,55 1267,86 10,10 (Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) Sở dĩ kênh phân phối này có lượng tinh bột sắn tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm là do đây là thị trường truyền thống của nhà máy. Hơn nữa những năm gần đây nhu cầu sử dụng tinh bột sắn dùng trong sản xuất công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ của các trên thế giới tăng mạnh, đặc biệt là Trung Quốc. - Đối với kênh 2: đây là lượng kênh phân phối tinh bột sắn chủ yếu là các công ty chế biến trong nước. Năm 2008 lượng tiêu thụ là 160,32 tấn chiếm 1,45% lượng tiêu thụ qua các kênh, so với năm 2008 thì lượng tiêu thụ qua kênh này của năm 2009 tăng 61,12 tấn tức tăng 38,12% tương ứng 221,44 tấn, đến năm 2010 lượng tiêu thụ này đã tăng lên 38,88 tấn tức là tăng 18,38% so với năm 2009. Tinh bột sắn được các công ty chế biến mua về dùng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm như đường Maltô, đường Glucô,…thay thế các hàng nhập khẩu đáp ứng nguyên liệu sản xuất bia, dược phẩm, dùng trong sản xuất cồn, bột nêm, mỳ ăn liền, bánh kẹo, bạch nha…Lượng tiêu thụ này chủ yếu được các công ty chế biến trong tỉnh Thừa Thiên Huế tiêu thụ và một lượng nhỏ không cố định là các công ty ngoài tỉnh. Do đó, trong những năm tới nhà máy sẽ chú trọng hơn nữa trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ của kênh phân phối này. - Đối với kênh 3: ta thấy lượng tiêu thụ trong kênh này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng vẫn tăng đều đặn qua các năm. Năm 2008 tiêu thu được 9,51 tấn chiếm 0,09% lượng tiêu thụ qua các kênh, năm 2009 là 15,28 tấn chiếm 0,12%, năm 2010 là 20,59 tấn tăng 34,74% so với năm 2009. Phần lớn lượng tiêu thụ qua kênh này chủ yếu được người tiêu dùng sử dụng làm thực phẩm trực tiếp: làm bánh, kem, daua… nhưng do nhà máy không bán sản phẩm với khối lượng nhỏ nên phải thông qua các đai lý tư thương mua với khối lượng lớn rồi phân phối lẻ ra ngoài thị trường. Do nhu cầu của kênh này ít và các tư thương phải mua trực tiếp sản phẩm tại nhà máy do đó quãng đường vận chuyển xa nên số lượng bán ở kênh này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các kênh. Nhìn chung, xu hướng tiêu thụ tinh bột sắn qua các kênh phân phối đếu tăng là do các nguyên nhân sau: - Nhu cầu về lượng tinh bột của thị trường ngày càng nhiều. - Nhà máy đã tạo được uy tín về sản phẩm đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước, đặc biệt là sản phẩm tinh bột sắn xuất khẩu. Về doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy Qua bảng 11 ta thấy, doanh thu tiêu thụ qua các kênh luôn có sự biến động và đều tăng, trong đó doanh thu từ kênh 1 vẫn là chủ yếu. Cụ thể, năm 2008 đạt 54396,00 tr.đ, năm 2009 tăng mạnh và đạt 86167,41 tr.đ, đến năm 2010 doanh thu của kênh 1 đạt 121889,70 tr.đ, tăng 35722,29 tr.đ tức là tăng 41,45% so với năm 2009. Việc doanh thu của kênh 1 này tăng là điều dễ thấy do lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này càng tăng, chủ yếu là các nước Trung Quốc, còn các nước Singapore, Malayxia và Ấn Độ thì chỉ tiêu thụ một lượng còn khá khiêm tốn, bên cạnh đó nhà máy cũng đẩy mạnh việc tìm kiếm các hợp đồng tiêu thụ, tổ chức tốt công tác tiêu thụ là những yếu tố góp phần tăng doanh thu sản phẩm của nhà máy. Đối với kênh 2 đây là kênh tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn trong nước nhiều nhất nên doanh thu mang lại cũng rất lớn, thể hiện năm 2008 là 697,39 tr.đ chiếm 1,26% tổng doanh thu của kênh tiêu thụ trong nước, năm 2009 đạt 1384,00 tr.đ tăng so với năm 2008 là 98,45%, năm 2010 thì doanh thu tiêu thụ qua kênh này tăng thêm 50,48% tương ứng tăng 698,67r.đ. Điều này là do nhà máy đã bắt đầu chú trọng đến việc tiêu thụ nội địa, đặc biệt là các công ty chế biến trong tỉnh, đã trở thành những khách hàng quen thuộc và tiêu thụ một lượng khá lớn, bên cạnh đó nhà máy luôn cố gắng hoàn thiệnb các chính sách tiêu thụ, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các công ty này. Bảng 11: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các kênh phân phối ĐVT : tr.đ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/- GT % +/- GT % Kênh1 54396,00 98,66 86167,41 98,32 121889,70 98,18 31771,41 58,40 35722,29 41,45 Kênh 2 697,39 1,26 1384,00 1,58 2082,67 1,68 686,61 98,45 698,67 50,48 Kênh 3 41,37 0,08 95,50 0,10 171,30 0,14 54,13 130,84 75,80 79,37  Tổng DTTT 55134,76 100 87646,91 100 124143,67 100 32512,15 58,97 36496,76 41,64 (Nguồn : Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) Còn với kênh 3 do lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn ít nên doanh thu cũng không cao lắm tuy nhiên cũng tăng lên qua các năm. Năm 2008 đạt 41,37tr.đ, năm 2009 đạt 95,50tr.đ tăng 54,13tr.đ so với năm 2008, đến năm 2010 thì đạt 171,30tr.đ tức là tăng so với năm 2009 là 75,80tr.đ hay tăng 79,37%. Tuy kênh này bán với doanh số thu lại không nhiều như các kênh khác nhưng lượng doanh thu tăng dần qua các năm điều này cho thấy sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy được người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng. Tóm lại, qua 3 năm doanh thu tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy tăng nhanh, đây là mặt tích cực mà nhà máy cần phát huy. Doanh thu tăng lên phần lớn là nhờ xuất khẩu tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, nhà máy cũng cần đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa, đây là vấn đề mà nhà máy đang quan tâm cũng như đang có những chính sách tiêu thụ hợp lý để có thể thu hút được lượng khách hàng, đồng thời cố gắng tìm kiếm thị trường để xuất khẩu sang các nước Mỹ, EU và các nước khác trong khu vực. 2.2.4. Khối lượng hàng tồn kho của nhà máy qua 3 năm Hầu hết các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đều có hàng tồn kho, một doanh nghiệp có khối lượng hàng tồn kho trong năm nhiều không hẳn là vì doanh nghiệp không bán được hàng mà một số doanh nghiệp phải trữ hàng để giao cho khách hàng đúng thời gian vào những năm sau hay doanh nghiệp dự đoán được tình hình thị trường vào năm tiếp theo bán được hàng với giá cao hơn nên dự trữ . Để thấy rõ được điều đó chúng ta đi vào phân tích bảng 12. Qua bảng 12, ta thấy lượng tồn kho ngày càng giảm, điều này cho thấy công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của nhà máy hoạt động tốt, cụ thể năm đầu năm 2008 lượng tồn kho rất lớn 4500 tấn nhưng đến cuối năm thì giảm xuống còn 4149,61 tấn tinh bột sắn chiếm 27,30% so với tổng khối lượng sản phẩm trong năm, năm 2009 lượng tồn kho là 3756,73 tấn chiếm 23,04% trong tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm, năm 2010 thì lượng tồn kho là 3367,62 tấn chiếm 19,60% của tổng khối lượng sản phẩm trong năm. Tuy lượng tồn kho giảm qua các năm với một tỷ lệ nhỏ là một chiều hướng kinh doanh có hiệu quả, nhưng bên cạnh việc sản phẩm tinh bột sắn còn nhiều trong kho là có chủ ý của nhà máy, đây không phải là lượng hàng ứ đọng lại mà nhà máy đang dự trữ một lượng nhất định trong kho để đáp ứng những nhu cầu đột xuất, phòng khi có cơn sốt về giá, thể hiện tính chủ động cung ứng cho thị trường nhanh nhất. Đây là chiến lược kinh doanh về lâu dài của nhà máy. Bảng 12: Khối lượng hàng tồn kho của nhà máy qua 3 năm ĐVT: tấn Chỉ tiêu TK đầu năm SX trong năm Tổng KLSP SL tiêu thụ Tồn kho cuối năm +/-SL % 2008 4500 10698,64 15198,64 11049,03 4149,61 27,30 2009 4149,61 12153,47 16303,08 12546,35 3756,73 23,04 2010 3350,67 13425,10 17181,83 13814,21 3367,62 19,60 (Nguồn : Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới biến động doanh thu qua các kênh tiêu thụ của nhà máy Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Doanh thu chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như kết cấu sản phẩm, giá, khối lượng tiêu thụ,chính sách marketing,…Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu nhiều nhất là giá bán và khối lượng tiêu thụ. Để biết rõ hơn về điều này ta xem bảng 13 và kết quả tinh toán ở phần phụ lục. Đối với kênh 1: chủ yếu là bán cho thị trường nước ngoài nên khối lượng tiêu thụ lớn và giá bán sản phẩm cao hơn so với các kênh khác nên làm cho doanh thu của kênh này tăng nhiều hơn so với kênh khác. Cụ thể: Xét năm 2009 so với năm 2008 Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 32512,15 tr.đ hay tăng 58,9% là do các nguyên nhân sau: - Sản lượng sản phẩm tiêu thụ của năm 2009 tăng so với năm 2008 là 11,63% làm cho doanh thu của nhà máy tăng lên 6413,39tr.đ. - Giá bán tăng lên, giá bán năm 2009 là 7 tr.đ/tấn tăng so với năm 2008 là 2 tr.đ/tấn tức là tăng 42,4% đã làm cho doanh thu tăng lên 35793,43 tr.đ hay tăng 47,3%. Xét năm 2010 so với 2009 Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 36496,76 tr.đ hay tăng 41,6% là do : - Sản lượng tiêu thụ của năm 2010 so với năm 2009 tăng 8,2% làm cho doanh thu tăng lên 7156,19 tr.đ. - Giá bán sản phẩm tinh bột sắn tăng 31% làm cho doanh thu tăng lên 31205,53 tr.đ hay tăng 33,4%. Như vậy, có thể nói doanh thu tăng lên chủ yếu là do số lượng sản phẩm, giá bán tăng lên. Bên cạnh đó đây là kênh tiêu thụ chủ lực và là những khách hàng truyền thống của nhà máy. Điều này cho thấy nhà máy đã đáp ứng được những yêu cầu về thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đây là một lợi thế mà nhà máy cần phát huy. Đối với kênh 2: Đây là kênh tiêu thụ nội địa,phần lớn số lượng tiêu thụ là các công ty chế biến trong nước mà chủ yếu là trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy doanh thu từ kênh này không cao bằng kênh 1 nhưng doanh thu vẫn tăng qua các năm. Xét năm 2009 so với 2008 Doanh thu năm 2009 so với 2008 tăng lên 98,4% hay là tăng 686,61 tr.đ là do: - Sản lượng tiêu thụ của năm 2009 so với năm 2008 tăng 38,1% làm cho doanh thu tăng 265,87 tr.đ. - Giá bán sản phẩm ở thị trường nội địa tăng 43,6% làm cho doanh thu tăng 383,67 tr.đ hay số tương đối là 60,3%. Xét năm 2010 so với 2009 Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 50,4% tương ứng với 698,67 tr.đ là do: - Sản lượng tiêu thụ của năm 2010 so với năm 2009 tăng 13,0% đã làm cho doanh thu tăng 180,5 tr.đ. - Giá bán sản phẩm tăng 33,1% đã làm cho doanh thu tăng 518,17 tr.đ hay tăng 37,4%. Đối với kênh 3: chủ yếu là các tư thương trong địa bàn tỉnh mua về để bán lẻ cho các chợ chủ yếu dùng để làm thực phẩm trực tiếp nên doanh thu của kênh này chỉ chiếm một tỷ trọng trong tổng doanh thu nội địa. Xét năm 2009 so với năm 2008 Doanh thu năm 2009 so với năm 2010 tăng 2,3% tương ứng với 54,13tr.đ là do: Sản lượng tiêu thụ của năm 2009 so với năm 2008 tăng 60,7% đã làm cho doanh thu tăng 25,1 tr.đ. Giá bán sản phẩm của năm 2009 so với năm 2008 tăng 43,6% đã làm cho doanh thu tăng 29,03 tr.đ hay tăng 70,1%. Xét năm 2010 so với 2009 Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 79,3% tương ứng với 75,8 tr.đ là do: - Sản lượng tiêu thụ của năm 2010 so với năm 2009 tăng 34,7% đã làm cho doanh thu tăng lên 33,18tr.đ. - Giá bán sản phẩm của năm 2010 so với năm 2009 tăng 33,1% đã làm cho doanh thu tăng 42,62 tr.đ hay tăng 44,6%. Như vậy, qua hai kênh tiêu thụ trong nước đó là kênh 2, kênh 3 cho thấy doanh thu tăng là do ảnh hưởng của giá bán và số lượng tiêu thụ tăng. Qua 3 năm thì sản lượng tiêu thụ, giá bán đều tăng lên, đây là lúc thích hợp để nhà máy đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng trong nước và cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở trong tỉnh mà ở các tỉnh khác. Bảng 13 : Các nhân tố ảnh hưởng tới biến động doanh thu qua các kênh tiêu thụ của nhà máy So sánh Biến động doanh thu Các nhân tố ảnh hưởng Giá bán Sản lượng Tuyệt đối(tr.đ) % Tuyệt đối(tr.đ) % Tuyệt đối(tr.đ) % 2009/2008 - Kênh 1 32512,15 58,9 26098,76 47,3 6413,39 11,63 - Kênh 2 686,61 98,4 420,74 60,3 265,87 38,1 - Kênh 3 54,13 130,8 29,03 70,1 25,10 60,7 2010/2009 - Kênh 1 36496,79 41,6 29340,57 33,4 7156,19 8,2 - Kênh 2 698,67 50,4 518,17 37,4 180,50 13,0 - Kênh 3 75,80 79,3 42,62 44,6 33,18 34,7 (Kết quả tính toán của tác giả) 2.4. Phương thức thanh toán của nhà máy Phương thức thanh toán là cách thanh toán tiền hàng trong hoạt động tài chính thương mại. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Phương thức thanh toán hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả người bán và người mua, việc lựa chọn cách thức thanh toán thuận lợi sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong tiêu thụ sản phẩm và trong sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được thời gian, là nhân tố giúp chu chuyển vốn, từ đó làm tăng vòng quay của vốn lưu động và góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, nhà máy đã chọn hai phương thức thanh toán là thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản . - Tiền mặt: đây là phương pháp thanh toán mà người mua hàng trả tiền trực tiếp cho nhà máy. Theo hình thức này thì nhà máy sẽ thu tiền nhanh hơn. - Chuyển khoản: đây là phương thức thanh toán cũng rất phổ biến hiện nay. Hình thức này được chuyển thông qua một hệ thông ngân hàng, DN bán hàng sẽ cung cấp cho bên mua hàng mã số tài khoản và họ ngân hàng mà DN mình mở tài khoản Bảng 14: Phương thức thanh toán của nhà máy về tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn ĐVT : tr.đ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 GT % GT % +/-GT % Chuyển khoản 49893,56 98,49 86415,00 98,59 122450,04 98,63 Tiền mặt 5241,20 9,51 1231,91 1,41 1693,63 1,36 Tổng DT 55134,76 100 87646,91 100 124143,67 100 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) Qua bảng 14, ta thấy nhà máy sử dụng hình thức thanh toán bằng chuyển khoản là chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 98% trong tổng doanh thu của nhà máy. Sở dĩ như vậy là do sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy chủ yếu bán cho Công ty thực phẩm và đầu tư FOCOCEV ( tổng công ty). Ngoài ra nhà máy còn sử dụng hình thức tiền mặt, chủ yếu là doanh thu từ thị trường trong nước. Và nguyên tắc của nhà máy là phải có tiền trong tài khoản hay tiền mặt nhận được mới cho xuất hàng.Với cách làm việc như vậy thì nhà máy có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra và làm tăng vòng quay của vốn lưu động. 2.5. Chính sách hỗ trợ tiêu thụ mà nhà máy đang áp dụng 2.5.1. Chính sách giá Chính sách giá có mối quan hệ mật thiết với quá trình tiêu thụ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới mức sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của nhà máy. Giá cả hàng hóa có khả năng làm tăng hoặc giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Giá cả mà nhà máy đưa ra vừa phải phù hợp với sức mua của thị trường trong nước vừa phải đảm bảo có hiệu quả cho nhà máy. Là đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào vùng nguyên liệu nên trước hết nhà máy đưa ra giá cả thu mua nguyên liệu sắn hợp lý. Giá cả mà nhà máy đưa ra có tác động lớn đến người dân trồng sắn, bởi vì nếu giá thu mua nguyên liệu sắn quá thấp, người nông dân sẽ phá bỏ không trống sắn nữa, ngược lại với giá đưa ra hợp lý sẽ khuyến khích mở rộng vùng nguyên liệu. Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tinh bột sắn, nên để có thể cạnh tranh và bình ổn giá cả, nhà máy đã áp dụng chính sách giá khá linh hoạt với các mức giá khác nhau, như có thể giảm giá nếu như những khách mua với khối lượng nhiều, thường xuyên. Ngoài ra nhà máy có thể dựa vào thị trường để đưa ra các chính sách giá như sau: - Chính sách giá cao: khi nhà máy kiểm soát được thị trường, lúc này có thể bán với múc giá cao. - Chính sách giá thấp: khi nhà máy có xu hướng mở rộng thị trường, khi những sản phẩm của nhà máy ở cuối thời kỳ của chu kỳ sống của sản phẩm. 2.5.2. Chính sách về sản phẩm Để phát triển phù hợp nhu cầu cũng như chất lượng sản phẩm, trong những năm gần đây nhà máy đã hết sức nỗ lực trong việc phát triển sản phẩm. Đối với các đơn đặt hàng để xuất khẩu luôn có bảng yêu cầu về chất lượng nên nhà máy đã thực hiện theo đúng chất lượng mà bên đối tác yêu cầu.Trong những năm tới để đáp ứng như cầu nội địa nên nhà máy sẽ đóng gói bao bì có khối lượng phù hợp để đáp ứng những nhu cầu tiêu dụng trực tiếp. 2.5.3. Chính sách khuyến mãi, khuếch trương Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay go và khốc liệt, các DN phải không ngừng xây dựng thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, do nhà máy là đơn vị trực thuộc công ty thực phẩm và đầu tư công nghệ nên chính sách xúc tiến khuếch trương, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đều do tổng công ty đảm nhận, chính sách xúc tiến mà nhà máy thực hiện chủ yếu là chính sách chiết khấu, việc xúc tiến bán hàng chỉ dừng lại ở mức chiết khấu cho những khách hàng mua với số lượng lớn. Vì thế nhà máy phải có chiến lược dài hơi cho sự phát triển vững chắc trong thời gian tới đồng thời từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. 2.5.4. Chính sách phân phối Sản phẩm tinh bột sắn là một mặt hàng tiêu thụ công nghiệp nên việc phân phối sản phẩm đều qua một trung gian, bên cạnh đó một phần do nhà máy chỉ bán hàng tại kho nên việc vận chuyển sản phẩm là hầu như do các trung gian, khách hàng chủ động phương tiện vận chuyển, nhà máy chỉ hỗ trợ trong việc bóc vác sản phẩm. Lý do mà nhà máy không phân phối sản phẩm đến tận nơi là vì nhà máy muốn hạn chế được những rủi ro trong quá trình vận chuyển và một phần nhà máy cũng không muốn phải tốn thêm một khoản chi phí bỏ ra để mua phương tiện vận chuyển sản phẩm. Với chính sách phân phối như vậy thì đây cũng là một hạn chế của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, điều này sẽ làm giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Cho nên trong thời gian tới nhà máy cần thay đổi, đưa ra chiến lược phân phối hợp lý để thu hút khách hàng, nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. 2.6. Kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy 2.6.1 Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Chi phí tiêu thụ là toàn bộ khoản tiền mà DN chi ra để phục vụ từ công đoạn sản xuất đến công tác tiêu thụ. Chi phí là chi tiêu làm giảm lợi nhuận của DN, chi phí càng cao thì lợi nhuận càng giảm, vì vậy mọi DN đều muốn giảm chi phí thấp nhất. Nhưng để thực hiện điều này thì đòi hỏi DN phải có chỉ đạo đúng đắn và có sự phối hợp giữa các khâu sản xuất kinh doanh trong DN. Đối với Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế chỉ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn nên chi phí tiêu thụ cũng chính là tổng chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy. Qua bảng 15 ta thấy, tổng chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng tăng qua các năm. Năm 2008, tổng chi phí là 54645,18 tr.đ, năm 2009 là 85733,67 tr.đ, năm 2010 là 115457,63 tr.đ tăng so với năm 2009 là 34,67%. Tấc cả các loại chi phí đều có sự biến động cụ thể như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí này bao gồm chi phí thu mua sắn nguyên liệu, chi phí bao bì, chỉ khâu,… Đây luôn là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm trên 70% trong tổng cho phí chi mà nhà máy bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và qua các năm đều có xu hướng tăng mạnh, năm 2008 chi phí này là 42357,89 tr.đ, năm 2009 là 69564,80 tr.đ, năm 2010 tăng 26137,70 tr.đ so với năm 2009 hay tăng 37,57%. Nguyên nhân là từ năm 2008 đến năm 2010, nhà máy luôn tăng quy mô về sản xuất nên tăng cường thu mua nguyên liệu sắn đầu vào đồng thời các do giá điện, than, dầu,…tăng mạnh làm cho chi phí tăng lên. Chi phí nhân công: chi phí này qua ba năm cũng biến động mạnh. Năm 2008, chi phí nhân công là 892,65 tr.đ, năm 2009 là 1172,32 tr.đ, đến năm 2010 là 1393,93 tr.đ, tăng so với năm 2009 là 501,28 tr.đ tương ứng với tốc độ tăng 42,76%. Nguyên nhân là do lạm phát tăng, đồng tiền mất giá nên giá thuê lao động và các khoản phụ cấp đều tăng, hơn nữa chất lượng, trình độ lao động cũng được nâng cao khiến cho mức tiền lương cho một lao động cũng tăng lên rất nhiều. Chi phí sản xuất chung: chi phí này bao gồm các loại chi phí trong phân xưởng sản xuất như chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định,… Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tổng chi phí của nhà máy. Ta thấy năm 2008, chi phí sản xuất chung là 7164,09 tr.đ chiếm 13,11%, năm 2009 là 9118,51 tr.đ, năm 2010 tăng lên 2574,84 tr.đ tức là tăng 28,23% so với năm 2009. Nguyên nhân là năm 2010 nhà máy đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị lắp đặt cho phân xưởng sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao công suất. Tuy nhiên, tỷ trọng của chi phí này trong cơ cấu đã giảm xuống, chứng tỏ nhà máy đã cố gắng giảm cơ cấu chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí để chi phí này ở mức thấp nhất có thể. Chi phí tài chính: chi phí này chủ yếu khoản lãi mà nhà máy phải trả cho nguồn vốn vay từ các cá nhân, tổ chức hay là chi phí vốn vay. Chi phí này năm 2008 là 2218,75 tr.đ, chiếm 4,06%, năm 2009 là 3519,87 tr.đ chiếm 4,10%, năm 2010 chi phí này là 1301,12 tr.đ. Nguyên nhân của vấn đề này là do cuộc khủng hoảng tài chính tác động làm tăng lãi suất của các ngân hàng khiến cho chi phí vốn vay của nhà máy tăng lên khá cao. Chi phí bán hàng: qua 3 năm chi phí bán hàng có chiều hướng tăng lên vì công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy tăng lên với khối lượng tiêu thụ ngày càng nhiều và sản phẩm được chào bán cả trong nước và nước ngoài. Năm 2008 chi phí này là 284,50 tr.đ, năm 2009 tăng 111,10 tr.đ tức là tăng 39,05% so với năm 2008, năm 2010 tăng lên 201,33tr.đ tức là tăng 50,89% so với năm 2009. Nguyên nhân chi phí này tăng mạnh là vì nhà máy tăng chi phi marketing sản phẩm nhằm tìm kiếm bạn hàng trên thị trường để tăng cường việc tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn. Do đó chi phí này tăng lên là điều dễ hiểu. Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2008, nhà máy bỏ ra 1676,43 tr.đ cho công tác quản lý, sang năm 2009 tăng lên 215,77 tr.đ. Tới năm 2010 chi phí là 1958,82 tr.đ, tăng 282,39 tr.đ tức là tăng 14,92% so với năm 2009. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu đi công tác vùng nguyên liệu của cán bộ nông vụ, họp, hội nghị tăng lên đồng thời để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và nâng cao công tác quản lý. Bảng 15: Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm ĐVT: Tr.đ Chi phí 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/- GT % +/- GT % CP NVL trực tiếp 42357,89 77,51 69564,80 81,15 95702,20 82,89 27206,91 64,23 26137,40 37,57 CP nhân công 892,65 1,64 1172,32 1,37 1393,93 1,20 279,67 31,33 501,28 42,76 CP SX chung 7164,09 13,11 9118,51 10,63 9738,93 8,44 1954,42 27,28 2574,84 28,23 CP tài chính 2218,75 4,06 3519,87 4,10 6057,55 5,25 1301,12 58,64 3838,80 109,1 CP bán hàng 284,50 0,52 395,60 0,46 485,83 0,42 111,10 39,05 201,33 50,89 CP QLDN 1676,43 3,07 1892,20 2,21 1958,82 1,70 215,77 12,87 282,39 14,92 CP khác 50,87 0,09 70,37 0,08 120,37 0,10 19,50 38,33 69,50 98,76 Tổng chi phí 54645,18 100 85733,67 100 115457,63 100 31088,49 56,89 29723,96 34,67 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) Bên cạnh các khoản chi phí trên thì các khoản chi phí khác cũng tăng qua các năm nhưng mức độ tăng không lớn lắm, do nhà máy đã cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết. Như vậy, qua ba năm tổng chi phí tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn biến động mạnh, điều này là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để có thể phù hợp với thị trường, tối thiểu hóa chi phí thì nhà máy cần tính toán, tiết kiệm hết sức các khoản chi phí trong sản xuất và kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh của mình. 2.6.2 Kết quả tiêu thụ của nhà máy Mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều có xu hướng đến một mục tiêu cuối cùng đó là lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là kết quả cuối cùng của DN, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ảnh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm khai thác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của DN. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh daonh là lợi nhuận được tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đây là điều kiện để DN thực hiện tích lũy tái sản xuất kinh doanh mở rộng, lập ra các quỹ, là điều kiện để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Để thấy rõ được điều đó, chúng ta tiếp tục phân tích bảng 16. Qua bảng trên, ta thấy lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn trong 3 năm qua đều tăng và đặc biệt là năm 2009 và 2010. Thể hiện, năm 2008 lợi nhuận đạt 489,58 tr.đ, nhưng đến năm 2009 lợi nhuận đã tăng vọt và đạt 1913,24 tr.đ, năm 2010 lợi nhuận lại tiếp tục tăng đạt 8686,04 tr.đ, tăng 6772,80 tr.đ tức là tăng 353,99% so với năm 2009, đây là kết quả đáng mừng đối với nhà máy, để có được kết quả này ngoài các đơn đặt hàng từ tổng công ty thì đây còn là nỗ lực phấn đấu của nhà máy trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn. Sự tăng lợi nhuận trên là do các nhân tố ảnh hưởng sau: Bảng 16: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm: ĐVT:Tr.đ Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Tổng DTTT 55134,76 87646,91 124143,67 32512,15 58,96 36496,76 41,64 Tổng CP 54645,18 85733,67 115457,63 31088,49 56,89 29723,96 34,67 LNTT 489,58 1913,24 8686,04 1423,66 290,79 6772,80 353,99 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế) T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docl7847n cu7889i.doc
Tài liệu liên quan