Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ năm 2007: Phân tích tình hình thực
hiện sản lượng của cảng
Cần Thơ năm 2007
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động không
ngừng. Để cho một nền kinh tế phát triển thì một yếu tố rất quan trọng trong việc
thúc đẩy nền kinh tế của một nước đó là vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông
thuận lợi và giao thông đường thuỷ thì cảng biển là một bộ phân không thể thiếu
trong hệ thống giao thông đường thuỷ trong thương mại quốc tế, 80% hàng hoá
được vận chuyển bằng đường biển. Chẳng hạn như hơn 30 năm trở về trước, nhờ
hình thành cảng trung chuyển quốc tế đã đưa Singapore trở thành trung tâm thương
mại, tài chính quốc tế,…. kế hoạch đó đã là cho Singapore phát triển như bây giờ.
Việt Nam cũng vậy trong việc phát triển kinh tế thì cảng là một bộ phận để giao
thông, mà giao thông có thuận lợi thì đất nước mới có cơ hội để phát triển kinh tế -
xã hội, mới giao lư...
74 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ năm 2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tình hình thực
hiện sản lượng của cảng
Cần Thơ năm 2007
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động không
ngừng. Để cho một nền kinh tế phát triển thì một yếu tố rất quan trọng trong việc
thúc đẩy nền kinh tế của một nước đó là vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông
thuận lợi và giao thông đường thuỷ thì cảng biển là một bộ phân không thể thiếu
trong hệ thống giao thông đường thuỷ trong thương mại quốc tế, 80% hàng hoá
được vận chuyển bằng đường biển. Chẳng hạn như hơn 30 năm trở về trước, nhờ
hình thành cảng trung chuyển quốc tế đã đưa Singapore trở thành trung tâm thương
mại, tài chính quốc tế,…. kế hoạch đó đã là cho Singapore phát triển như bây giờ.
Việt Nam cũng vậy trong việc phát triển kinh tế thì cảng là một bộ phận để giao
thông, mà giao thông có thuận lợi thì đất nước mới có cơ hội để phát triển kinh tế -
xã hội, mới giao lưu thông thương với các nước trên thế giới.
Cảng không những phục vụ cho nhu cầu đi lại cho con người mà còn là nơi trao
đổi hàng hoá cho nhu cầu nội địa và cho nhu cầu xuất nhập khẩu góp phần không
nhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việt Nam có tiềm năng về biển, có nguồn hàng
hoá dồi dào trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là
vựa lúa của cả nước đóng góp 60% sản lượng gạo , 90% kim ngạch xuất khẩu gạo,
65% kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản của cả nước (nguồn: báo điện tử kinh tế nông
thôn). Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của đồng bằng sông Cửu Long ngày càng
tăng nhanh nên nhu cầu vận chuyển hàng hoa ngày càng tăng cao, vị trí của các cảng
biển trong hệ thống giao thông ngày càng quan trọng.
Mặt khác, với địa hình của đồng bằng sông Cửu Long thì các tuyến giao thông
đường sông trở thành “mạch máu” quan trọng giúp các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long thông thương, giao lưu hàng hóa đến với các vùng miền trong cả nước và trên
thế giới góp phần thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO thì việc thu hút
nhà đầu tư vào để phát triển nền kinh tế của đất nước, nhưng điều mà nhà đầu tư nào
2
khi đầu tư đều phải chú trọng đó là cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật, hệ thống giao
thông đặc biệt là hệ thống cảng biển có đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá
hay không khi đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó hệ thống cảng biển cũng góp phần làm ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến
năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế do chi phí vận chuyển có
hợp lý hay không.
Đồng bằng sông Cửu Long có sông ngòi chằng chịt, hệ thống cảng biển cũng
góp phần vào việc phát huy thế mạnh và tiềm năng vốn có của vùng của vùng không
lãng phí điều kiện tự nhiên vốn có nếu khai thác đúng và hợp lý.
Hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng phát triển thì các doanh nghiệp có càng nhiều
cơ hội hơn để vươn mình ra thế giới cạnh tranh với các nước trên thế giới, các doanh
nghiệp ngày càng có cơ hội phát triển, ăn nên làm ra góp phần thúc đẩy nền kinh tế
vùng phát triển, từ đó nền kinh tế của đất nước cũng phát triển theo.
Vì vậy hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng nói chung trong đó cảng là một phần
không thể thiếu trong hệ thống giao thông và là một phần không thể thiếu trong một
nền kinh tế phát triển để phát huy thế mạnh của mình so với các nước khác. Cảng
hoạt động vừa mang tính chất phục vụ vừa là một đơn vị kinh tế, cùng với các doanh
nghiệp khác trong cả nước góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong cả nước.
Hệ thống cảng biển phát triển mạnh không những chính cảng biển đó đống góp vào
sự phát triển của nền kinh tế mà còn tạo cơ hội và điều kiện cho các hoạt động khác,
các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế khác phát triển và thúc đẩy nền kinh tế trong
nước phát triển.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Hoạt động vận tải mang tính chất phục vụ, vì vậy sản phẩm của vận tải đó chính
là hoạt động ấy. Cũng do đặc tính phục vụ nên sản phẩm của vận tải cũng mang tính
chất khác biệt.
Hoạt động vận tải có ích lợi là do đối tượng vận chuyển (hành khách hoặc hàng
hóa) được di chuyển tới nơi cần thiết. Như vậy tính sử dụng của hoạt động đưa đến
việc làm thỏa mãn nhu cầu cần có. Điều lợi đem lại do đối tượng đó có tại nơi yêu
cầu lại nằm ngoài phạm vi của sản xuất vận tải. Như vậy giá trị sử dụng của hoạt
3
động vận tải thống nhất với mục đích sản xuất, phải dựa trên chính bản thân sự di
chuyển.
Tóm lại, giá trị sử dụng của hoạt động vận tải phát sinh và được tiêu thụ ngay
trong quá trình vận tải.
Sau hoạt động vận tải, giá trị sử dụng của vận tải không còn, nhưng giá trị của
hoạt động vận tải vẫn còn tồn tại trong giá trị của đối tượng vận chuyển. Cũng giống
như các sản phẩm khác giá trị của hoạt động vận tải được xác định bởi thời gian lao
động xã hội cần thiết để làm ra quá trình hoạt động vận tải đó. Khi hàng hóa được
vận chuyển đến nơi yêu cầu thì giá trị của nó tăng thêm một lượng đúng bằng giá trị
của hoạt động vận tải tạo ra. Biểu hiện về mặt giá trị thành sản phẩm thì giá thành
này có bao gồm chi phí cho vận tải.
Mác đã chỉ ra rằng trong sản xuất, hàng hóa nhận giá trị mới, giá trị này tồn tại
độc lập và nhờ có phần đóng góp của lao động sống vào nên nó cao hơn giá trị của
nguyên, vật liệu, thiết bị dùng để làm ra hàng hóa đó. Mác đã diễn đạt điều đó bằng
biểu thức mô tả các giai đoạn kế tiếp liên tục biến tiền ở dưới dạng tư bản công
nghiệp qua quá trình sản xuất ra giá trị mới cao hơn của hàng hóa để rồi cuối cùng
lại trở lại dạng tiền với số lượng nhiều hơn.
Nếu ta coi sự phục vụ vận tải là có thể bán được thì là bán chính bản thân
hoạt động phục vụ ấy chứ không thể coi đấy là hàng hóa tách rời ra khỏi quá trình
sản xuất. Do đó quá trình sản xuất ra giá trị mới trong vận tải sẽ không có khâu hàng
hóa mới được sản xuất ra và nó sẽ có dạng:
SLĐ
T - H ………SX - T`
TLSX
Tóm lại hoạt động vận tải là một dạng sản xuất đặc biệt, sản phẩm của nó
chính là bản thân của hoạt động ấy. Sản phẩm của vận tải được sinh ra và tiêu thụ
ngay trong quá trình của hoạt động vận tải.
Khối lượng của sản xuất vận tải được đo bằng các đại lượng bằng khối lượng
vận chuyển nhân với quảng đường vận chuyển của hoạt động vận tải.
4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ qua các năm theo
nhiều hướng khác nhau: theo chiều hàng, theo loại hàng, theo mặt hàng, theo thời
gian và theo phương án xếp dỡ.
- Đánh giá mức độ thực hiện sản lượng so với kế hoạch đã đề ra và khả năng
đáp ứng nhu cầu thị trường của Cảng Cần Thơ.
- Tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện sản
lượng của Cảng Cần Thơ và biện pháp khắc phục những khó khăn, phát huy và tận
dụng những thuận lợi. Xác định ưu khuyết điểm, những thuận lợi, khó khăn và điểm
mạnh, điểm yếu của Cảng Cần Thơ trong việc thực hiện sản lượng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian: Cảng Cần Thơ
1.3.2. Thời gian:
- Lấy số liệu từ năm 2005, 2006, 2007
- Trực tiếp thâm nhập thực tế tại Cảng Cần Thơ từ ngày 25/02/2008 đến ngày
25/4/2008
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007
1.3.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiện cứu
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ
năm 2006 ( Phạm Hoàng Trãi- Trường Đại học Giao thông vận tải Thành Phố Hồ
Chí Minh)
5
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Các khái niệm
Sản lượng thông qua
Sản lượng thông qua là sản lượng hàng hoá thực tế vào cảng.
Sản lượng xếp dỡ
Sản lượng xếp dỡ bằng sản lượng thông qua cộng với sản lượng bốc xếp hàng
hoá từ kho bãi lên phương tiện của khách hàng và từ phương tiện của khách hàng
xuống kho bãi của cảng.
Sản lượng chuyển thẳng
Sản lượng chuyển thẳng là lượng hàng hoá chuyển trực tiếp từ cảng Cần Thơ
lên phương tiện của khách hàng hay từ phương tiện của khách hàng lên cảng Cần
Thơ.
Sản lượng lưu kho
Sản lượng lưu kho bãi là sản lượng hàng hoá thực tế đã lưu qua kho tại Cảng
Cần Thơ.
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là mối quan hệ tỉ lệ của mức độ cần đạt theo
kế hoạch đề ra với mức độ thực hiện đã đạt được ở kỳ kế hoạch trước về một chỉ
tiêu kinh tế nào đó. Số này phản ánh nhiệm vụ trong kỳ kế hoạch công ty phải phấn
đấu.
Số tương đối Mức độ cần đạt theo kế hoạch
nhiệm vụ kế = x 100%
hoạch (%) Mức độ thực tế đã đạt được kỳ kế hoạch trước
6
Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ phần trăm
Là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được
trong kỳ với mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào
đó. Số này phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Số tương đối Mức độ thực tế đạt được trong kỳ
hoàn thành = x 100%
kế hoạch (%) Mức độ đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ
Số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu là biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng giữa mức độ đạt được
của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào
đó. Số này cho thấy mối quan hệ, vị trí và vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.
Mức độ đạt được của bộ phận
Số tương đối kết cấu = x 100%
Mức độ đạt được của tổng thể
Số tuyệt đối
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu
kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện
vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính cá trị số khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty Cảng Cần Thơ từ phòng kế hoạch và đầu
tư, phòng tổ chức hành chánh, phòng sửa chữa và công nghệ, thu thập số liệu từ các
phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, internet, ……
2.2.2. Các phương pháp phân tích.
Để đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ qua các năm
theo nhiều hướng khác nhau ta tiến hành phương pháp phân tích là thu thập số liệu
7
từ phòng kế hoạch và đầu tư sau đó sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và số
tuyệt đối và số kết cấu để phân tích số liệu.
Để đánh giá mức độ thực hiện sản lượng so với kế hoạch đã đề ra và khả
năng đáp ứng nhu cầu thị trường của Cảng Cần Thơ thì bằng biện pháp là thu thập
số liệu từ phòng kỹ thuật – công nghệ và phòng kế hoạch và đầu tư ta tiến hành
dùng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phân tích.
Tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện sản
lượng của Cảng Cần Thơ bằng biện pháp thu thập, tổng hợp số liệu từ các phòng
ban và thu thập số liệu thứ cấp từ các phương tiện đại chúng như sách, báo, mạng
internet.
8
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ CỦA CẢNG CẦN THƠ
3.1. Giới thiệu chung về cảng Cần Thơ.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cảng Cần Thơ được xây dựng năm 1960 nhằm mục đích duy nhất là tiếp nhận
bom đạn phương tiện chiến tranh bằn đường thủy để phục vụ cho cuộc chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền tại miền Nam với quy mô chỉ có
60m cầu cảng, ngoài ra không có công trình phụ trợ
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng và nhân dân Cần Thơ bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế và xây
dựng các ngành kinh tế ổn định đời sống, chính trị, văn hóa xã hội của địa phương.
Cảng Cần Thơ hình thành vào tháng 8 năm 1980 trên cơ sở tiếp nhận từ cảng quân
sự thuộc tiểu đoàn vận tải thủy (D804) trung đoàn vận tải Quân Khu 9 (E 659) cho
tỉnh Hậu Giang để phát triển kinh tế địa phương và sở giao thông vận tải Hậu Giang
là cơ quan quản lý cấp trên của Cảng Cần Thơ
Để thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách đổi mới, Ủy ban
nhân dân tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 16/QĐ – UTB 90 ngày 10 tháng 01 năm
1990 cho phép Cảng Cần Thơ thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số
1393/QĐ – UBT 92 ngày 28 tháng 11 năm 1992.
Do cơ cấu ngành có nhiều chuyển đổi, để phù hợp với xu thế phát triển và tồn
tại trên thị trường khu vực. Tháng 10 năm 1993 Cảng Cần Thơ được chuyển giao về
cho Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý theo quyết định số 282/KHĐT ngày 17 tháng 9
năm1993. Năm 1997 để chuẩn bị cho tuyến vận chuyển từ Cần thơ đến Sài Gòn,
Cục Hàng Hải Việt Nam đầu tư nâng cấp Cảng Cần Thơ thành bến liền bờ và duy tu
nạo vét luồng Định An để tàu có trọng tải 23.000 Dwt, mơn nước 8m vào làm hàng
tại Cảng Cần Thơ
Năm 1998, do yêu cầu phát triển kinh tế nhà nước theo mô hình hợp tác, đảm
bảo vai trò chủ đạo của ngành kinh tế vận tải trong khu vực theo quyết định số:
91/1998/QĐ – TTG, ngày 08 tháng 5 năm 1998 của thủ tướng chính phủ đồng ý
chuyển Cảng Cần Thơ từ Cục Hàng Hải Việt Nam về trực thuộc Tổng công ty Hàng
9
hải Việt Nam, là đơn vị mạnh về kinh doanh vận tải biển, có nhiều khả năng đầu tư
cho Cảng Cần Thơ phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đầu
tư khai thác bến container phía thượng lưu cảng với diện tích 19.000m.
Triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Lần Thứ IX của Đảng và hội nghị lần
thứ 3 của Ban Chấp Hành Trung Ương khóa IX về tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng
cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp Nhà Nước. Được sự thống nhất Của Thủ Tướng
Chính Phủ và Bộ Giao Thông Vận Tải, Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam ban hành theo quyết định số: 631/QĐ – HĐBT ngày 30 tháng 7 năm 2002
sáp nhận Cảng Cần Thơ với công ty xếp dỡ Cần Thơ thành một dơn vị trực thuộc
cảng Sài Gòn với tên chính thức là Cảng Cần Thơ, tên giao dịch là CAN THO
PORT.
Đầu tháng 12-2006, Cảng Cần Thơ-đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn -chính thức
được tách chuyển nguyên trạng về làm đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc tổng
Công ty Hàng hải Việt Nam.
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
-Thời tiết: 2 mùa, mùa khô: tháng 11-tháng 4; mùa mưa: tháng 5- tháng 10.
Bình quân nhiệt độ 280C, độ ẩm 81%. Gió mùa Đông Bắc: tháng 10 – tháng 4; Tây
Nam: tháng 5 – tháng 9.
-Thủy triều: Bán nhật triều, chênh lệch bình quân 3m-4m.
3.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh khai thác.
- Xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển các loại hàng hóa: hàng container, sắt thép,
thiết bị, hàng siêu trường siêu trọng, hàng bao, hàng xá,…
- Dịch vụ lưu kho, bảo quản hàng hóa, đóng rút ruột hàng container, cho thuê
kho bãi.
- Dịch vụ hỗ trợ, lai dắt tàu biển ra vào các cảng sông Hậu.
- Dịch vụ vận tải thủy bộ tuyến Cần Thơ – TPHCM, Cần Thơ – các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, và vận chuyển hàng hóa sang Campuchia.
- Dịch vụ cung ứng tàu biển: cung cấp nước ngọt, nhiên liệu, thực phẩm, đỗ
rác,…..
3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
10
3.1.2.1. Khu vực cầu cảng
Vị trí cảng: 10003’ vĩ Bắc 105042’ kinh Đông.
Địa chỉ: 27 đường Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành
phố Cần Thơ.
Luồng vào: 65 hải lý từ cửa biển Định An. Hoa tiêu: bắt buộc, có trạm hoa
tiêu tại Định An và tại khu vực cảng. Độ sâu luồng: -7,5m.
Cỡ tàu: Tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 DWT, có báo hiệu hải quan cho tàu
chạy ban đêm.
3.1.2.2. Hệ thống kho bãi.
Cảng Cần Thơ có tổng diện tích mặt bằng 06 ha có 02 cầu tàu với tổng chiều
dài 304m. Độ sâu trước bến từ 10 ~ 11m có 10 bến phao với độ sâu 12m.
Có 07 kho chứa hàng với tổng diện tích 10,910m2
Có 01 kho hải quan với diện tích là 500m2
Bãi chứa hàng với tổng diện tích là 29.900m2 trong đó bãi container là
19.000m2
3.1.2.3. Hệ thống điện nước
Hệ thống điện nước thiết kế phù hợp với yêu cầu an toàn và hiện đại, được đi
ngầm dưới lòng đất, phục vụ ánh sáng cho công tác xếp dỡ và sinh hoạt hàng ngày
của cơ quan.
3.1.2.4. Vị trí các phòng ban
Khu văn phòng làm việc nằm sát ngay cổng ra vào, tập trung các phòng ban
nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi liên hệ làm việc, đối diện với
khu vực hoạt động trong cảng, có thể nhìn thấy và giám sát hoạt động và xử lý các
tình huống xảy ra kịp thời. Đối diện bãi B là văn phòng làm việc của đội bốc xếp cơ
giới nằm ngay sát cổng cảng là văn phòng làm việc của ban khai thác.
3.1.2.5. Trang thiết bị, phương tiện xếp dỡ
11
STT Tên phương tiện Số lượng Sức nâng / tải / công suất
1 Cần trục 13 15 Tấn – 120 Tấn
2 Xe nâng 8 2.5 Tấn – 10 Tấn
3 Xe chụp cont 2 -
4 Xe ủi – xe xúc 4 -
5 Xe đầu kéo 9 25 Tấn – 27 Tấn
6 Tàu kéo 3 135 CV – 1,200 CV
7 Xà lan 4 300 Tấn – 800 Tấn
8 Xe ben 6 7 Tấn – 12 Tấn
9 Romooc 27 -
Tổng cộng 76 -
( Nguồn: Phòng kỹ thuật – công nghệ)
Qua việc thống kê trang thiết bị hiện có của công ty và tình trạng trang thiết
bị kỹ thuật hiện nay vẫn còn tốt và được tu sửa một cách có khoa học. Trang thiết bị
tương đối hiện đại với công suất phù hợp và đầy đủ loại cần thiết. Từ đó cho thấy
Cảng Cần Thơ có tiềm năng rất lớn và khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng
tương đối cao về trang thiết bị kỹ thuật.
3.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
12
3.1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
P.KHAI THÁC TH/VỤ
-Thương vụ - Marketing
-Pháp chế
- Trực ban khai thác
P.KỸ THUẬT-C/NGHỆ
- Cung ứng vật tư-kỹ thuật
- Sữa chữa cơ khí
- Công trình - ATLĐ
P.GIAO NHẬN-K/HÀNG
- Kết toán-thống kê
- Tổ giao nhận-kho hàng
- Tổ quản lý container
P.BỐC XẾP-TỔNG HỢP
- Thống kê
- Trực ban(cơ giới-bốc xếp)
P.TỔ CHỨC-H/CHÁNH
- Tổ chức-Nhân sự
-Lao động-Tiền lương
- Hành chánh
PHÒNG BẢO VỆ
-Bảo vệ
- PCCC- An ninh cán bộ
P.TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
- Tài chính
- Kế toán
P.KẾ HOẠCH-ĐẦU TƯ
-Kế hoạch tổng hợp
-Dự án đầu tư
-Thống kê-Quản lý số liệu
P.DỊCH VỤ HÀNG HẢI
- Dịch vụ hàng hải
- Trạm xăng
Đội bốc xếp cơ giới
-Tổ cẩu bờ
- Tổ xe nâng
Đội cẩu tàu
- Tổ cẩu tàu 1
- Tổ cẩu tàu 2
Đội vận tải thủy- Bộ
-Tổ vận tải thủy
-Tổ xe container-Doughlas
- Tổ xe tải - bel
PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI
CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH
TẾ
PHÓ GIÁM ĐỐC KHAI
THÁC
13
Hình 1: Sơ đồ của cảng Cần Thơ
3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng đội
Ban giám đốc: ( Bao gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc)
Giám đốc:
Trách nhiệm:
- Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ trình tổng
giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện
theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ phưong án sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ đã được tổng
giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phê duyệt và tình hình thực hiện nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ trong từng thời kỳ để triển khai công tác
phòng chức năng và định biên cho phù hợp, đồng thời báo cáo cho tổng giám đốc
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trước khi quyết định.
14
- Việc bổ nhiệm các chức danh cán bộ của Cảng Cần Thơ phải thực hiện theo
quy định tại Quy chế phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ và lao động, tiền lương của
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đối với các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc
Tổng công ty .
- Tổ chức xây dựng và ban hành các bản quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng quản lý và đơn vị sản xuất kinh
doanh thuộc Cảng Cần Thơ phù hợp với Điều lệ và tổ chức hoạt động của Cảng Cần
Thơ.
Tùy theo nhu cầu thực tế và tính chất hoạt động cảu từng bộ phận trực thuộc,
giám đốc cảng quyết định thành lập các tổ công tác chuyên sâu trực thuộc bộ phận
đó trên cơ sở đề nghị của trưởng phòng. Đồng thời, nếu xét thấy cần thiết cũng có
thể thành lập thêm một số hội đồng, tiểu ban chuyên trách khác để thực hiện các
công tác riêng khác theo phân cấp của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Điều lệ
Đảng.
Cảng Cần Thơ có 09 phòng tham mưu - nghiệp vụ và sản xuất kinh doanh
sau:
-Phòng Tổ Chức - Hành Chánh
-Phòng Tài chính – Kế Tóan
-Phòng Kế Hoạch - Đầu Tư
-Phòng Khai Thác- Thương Vụ
-Phòng Kỹ Thuật – Công Nghệ.
-Phòng Giao Nhận – Kho Hàng
-Phòng Dịch vụ Hàng hải
-Phòng Bảo vệ
-Phòng Bốc xếp Tổng hợp.
Trưởng phòng là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm cá nhân trước
giám đốc cảng và trước pháp luật về lĩnh vực nhiệm vụ công tác đã được giao cho
bộ phận mình phụ trách. Tùy theo yêu cầu công việc, mỗi phòng tham mưu nghiệp
vụ, sản xuất kinh doanh đều có một trưởng phòng hoặc các phó trưởng phòng làm
15
nhiệm vụ giúp việc cho trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về
lĩnh vực chuyên môn, công tác được giao.
Số lượng nhân viên, lao động trong mỗi bộ phận trực thuộc do giám đốc cảng
xét duyệt sẽ do trưởng phòng đề nghị trên cơ sở chức năng nhiệm vụ quyền hạn quy
định cụ thể tại quy chế của công ty.
Phòng tổ chức – hành chánh
Chức năng:
Hành chánh, lễ tân, quản trị văn phòng.
- Tổ chức – cán bộ, quản trị nguồn nhân lực, bảo vệ chính trị nội bộ.
- Lao động – tiền lương.
- Y tế, bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khỏe.
Nhiệm vụ:
- Công tác hành chính, lễ tân và quản trị văn phòng:
Duy trì thường xuyên chế độ phục vụ nhu cầu công việc, thông tin liên lạc,
sinh hoạt hằng ngày và đi công tác theo đúng quy chế chung cho lãnh đạo, cán bộ
công nhân viên cảng.
Chuẩn bị cơ sở vật chất phương tiện phục vụ tiếp tân, tiếp khách giám đốc;
hoạt động lễ hội, sinh hoạt đoàn thể.
Giúp việc giám đốc công tác thi đua – khen thưởng, hoạt động xã hội từ
thiện do cảng tổ chức hoặc tổ chức tham gia.
Lập kế hoạch và mua sắm văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng, quà
tặng cần thiết,…. Phục vụ yêu cầu làm việc cho cán bộ công nhân viên và cho tiếp
thị cảng.
Thực hiện các tác nghiệp văn phòng, công tác văn thư lưu trữ, quản lý hồ sơ
doanh nghiệp, con dấu và tài liệu liên quan khác.
Quản lý hành chính nhà văn phòng, trang thiết bị văn phòng làm việc, nhà
khách nội bộ, thiết bị thông tin liên lạc, các loại ô tô con; bảo trì, giám sát kỹ thuật
hệ thống máy vi tính của cảng.
16
- Công tác tổ chức cán bộ, đào tao nguồn nhân lực, bảo vệ chính trị nội
bộ:
Tham mưu soạn thảo văn bản nghiệp vụ nhằm hực hiện Điều lệ của cảng,
các quy chế phân cấp quản lý của Tổng công ty để giám đốc cảng ban hành theo
thẩm quyền hoặc trình tổng công ty phê duyệt.
Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, quản lý sử dụng lao
động của cảng. Lập phương án chi tiết để sắp xếp tổ chức, phân loại lao động, xây
dựng định biên lao động, tiêu thức hóa các chức danh chuyên môn theo phân cấp
của Tổng công ty.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng - cho thôi việc. Lập thủ
tục tiếp nhận lao động, điều động, chuyển chức danh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của cảng theo phân cấp của Tổng công ty.
Lập phương án sắp xếp, huy động lao động trên cơ sở các phương án sản xuất
kinh doanh được giám đốc phê duỵêt theo đề nghị của trưởng phòng.
Chuẩn bị nhân sự, chương trình đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động; đào
tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý kế cận phục vụ sản xuất và phát triển cảng.
Chủ trì thực hiện công tác nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm theo quy định.
Theo dõi, lập hồ sơ để xuất trình hội đồng kỷ luật lao động xem xét quyết
định các trường hợp bị coi là vi phạm nội quy lao động, các quy định quản lý của
giám đốc cảng hoặc pháp luật nhà nước có liên quan.
Thực hiện các chế độ quản lý và thống kê, báo cáo hiện hành về cán bộ, lao
động tiền lương, tổ chức bộ máy, bảo vệ chính trị nội bộ …. theo quy định.
- Công tác lao động - tiền lương:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch lao động tiền lương, đơn giá tiền
lương, quy chế trả lương, các định mức lao động trình Tổng công ty phê duyệt.
Xây dựng các định mức giữa ca, công tác phí hoặc các phụ cấp công tác
khác,… trình giám đốc cảng phê duyệt theo thẩm quyền.
Phối hợp các bộ phận thuộc cảng, căn cứ quy chế hiện hành thực hiện phân
phối tiền lương hàng tháng; tiền thưởng ngày lễ, thưởng cuối năm,….thực hiện đầy
17
đủ các chính sách chế độ và quyền lợi cho công nhân viên theo pháp luật lao động
và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
Chủ trì bình xét nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên theo
đúng chế độ, chính sách hiện hành và phân cấp của tổng công ty.
- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm khác:
Thực hiện chế độ khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ
công nhân viên cảng.
Quản lý hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bảo hiểm xã hội phối hợp giải quyết chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn… cho cán bộ công nhân viên.
Theo dõi, tổ chức chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường.
Theo dõi và thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với phương tiện văn phòng, ô
tô con do giám đốc giao.
Phòng tài chính kế toán:
Chức năng:
- Thực hiện các hoạt động tài chính - kế toán, nghiệp vụ kế toán và giám sát
chế độ sử dụng vốn, quỹ, tài sản được giao cho cảng theo phân cấp của Tổng công
ty.
- Chuẩn bị các nguồn vốn phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu
tư, phát triển của cảng theo phân cấp và trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Ban tài chính –
kế toán Tổng công ty, giám đốc cảng.
- Xây dựng kế hoạch tài chính và phân tích hoạt động tài chính
tháng/quý/năm để báo cáo giám đốc.
Nhiệm vụ:
- Quản lý hoạt động kế toán:
Tổ chức hoạt động chuyên môn của bộ phận kế toán – tài vụ và các nghiệp vụ
kế toán tại cảng.
Là bộ phận thường trực giúp giám đốc cảng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo
toàn, phát triển các nguồn vốn của cảng do Tổng công ty giao cũng như các nguồn
vốn tự huy động khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ về tổ chức và hoạt động
của cảng.
18
Nghiên cứu, xây dựng hoặc đề xuất ý kiến cải tiến các quy chế quản lý nội bộ
về tài chính, tài sản của cảng và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy chế
đó.
Giám sát thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế theo phân cấp. Trực
tiếp tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời rõ ràng mọi hoạt
động tài chính của cảng.
Lập báo cáo định kỳ theo quy định chung hoặc yêu cầu của giám đốc cảng về
các hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính; Phân tích giá thành, chi phí sản xuất, …
nhằm giúp giám đốc cảng đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh chung của từng
loại hình kinh doanh trong cảng.
Chủ động đề xuất các biện pháp cân đối các nguồn vốn nhằm phục vụ nhu
cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cuả
cảng.
Thực hiện việc lưu trữ, bảo quản, phân loại các loại hồ sơ chứng từ tài chính,
sổ sách kế toán, giấy tờ về sở hữu tài sản, hợp đồng kinh tế theo quy định pháp luật
hiện hành.
Tổ chức thanh toán, đăng ký, báo cáo và nộp các khoản nghĩa vụ đối với
ngân sách nhà nước, kinh phí cấp trên các khoản nợ gốc, lãi vay ngân hàng (nếu có).
Trực tiếp xử lý công nợ tồn đọng và các khoản nợ khó thu khó đòi khác.
Cân đối và trích nộp đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện chế độ bảo
hiểm xã hội; bảo hiểm y tế. ..cho người lao động theo quy định hiện hành.
Chủ trì việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để chứng minh giá vật tư – phụ
tùng, giá bán hàng hóa, giá mua hàng trên thị trường …. Nhằm tham mưu cho giám
đốc cảng xây dựng giá thành hợp lý, chống thất thoát tài sản, tiền vốn của cảng…..
Kiểm tra, hướng dẫn các phòng ban trong toàn cảng về công tác thiết lập,
quản lý, khai thác sử dụng các sổ sách thống kê, hệ thống bảng biểu, cũng như
nguyên tắc sử dụng quản lý hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, vật tư – phụ tùng,
cung ứng dịch vụ có thu….
19
- Công tác khai thác, chuẩn bị nguồn vốn:
Chủ động giải quyết nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu tài chính phục vụ sản
xuất kinh doanh và công tác hàng ngày của cảng.
Chủ động tìm kiếm, khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại và các nguồn
vố tự huy động hợp pháp khác để phục vụ nhu cầu đầu tư – phát triển mở rộng sản
xuất kinh doanh của cảng.
- Xây dựng kế hoạch và phân tích tài chính:
Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động vốn, đầu tư tài chính của
cảng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Giúp giám đốc cảng phân tích các hoạt động kinh tế, nhằm đánh giá đúng kết
quả và hiệu quả sử dụng vốn của cảng.
Phòng kế hoạch - đầu tư
Chức năng:
Tham mưu cho giám đốc lĩnh vực kinh tế - kế hoạch, thống kê.
Lập báo cáo sản xuất kinh doanh, đầu tư trong năm và dự kiến năm sau.
Nghiên cứu định hướng và lập các dự án đầu tư theo phân cấp của Tổng công
ty.
Nhiệm vụ:
- Công tác kế hoạch – thống kê:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm và hàng năm theo khả năng
thực tế nguồn hàng và thị trường của cảng với các chỉ tiêu về sản lượng, thu - chi tài
chính, lao động – tiền lương, quan hệ ngân sách trình tổng công ty phê duyệt.
Lập các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo tháng/quý/năm và kiểm
soát thực hiện nhằm điều chỉnh chỉ tiêu phù hợp thị trường và nguồn lực cảng.
Thực hiện phân tích báo cáo thống kê, đề xuất phương án và ý tưởng mới về
tổ chức sản xuất, kinh doanh, phương hướng đầu tư.
Kết hợp chặt chẽ các phòng ban chức năng, lập kế hoạch định hướng chiến
lược kinh doanh của cảng, chiến lược đầu tư – phát triển cảng.
Lập số liệu tổng hợp về sản lượng, thu – chi tài chính, đầu tư, sửa chữa cơ
khí, xây dựng cơ bản, lao động – thu nhập… theo quy định thống kê.
20
Tổ chức bảo quản, lưu trữ số liệu, tài liệu của cảng thuộc lĩnh vực kinh tế - kế
hoạch, thống kê theo quy định giám đốc theo chế độ bảo mật.
Phục vụ kịp thời các yêu cầu khai thác, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thẩm
quyền về số liệu, tài liệu thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định pháp
luật thống kê.
- Công tác đầu tư:
Nghiên cứu chuẩn bị các dự án mới nhằm phát triển và hiện đại hóa thiết bị
phương tiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cảng hoặc hợp tác liên kết đầu tư.
Lập các phương án kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư về mua sắm
phương tiện thiết bị, công trình xây dựng cơ bản của cảng trình Tổng công ty phê
duyệt.
Chủ trì làm việc với các ban Dự án – Đầu tư, Tài chính – Kế toán của Tổng
công ty để theo dõi, thúc đẩy triển khai dự án đầu tư được duyệt.
Tuân thủ quy trình nghiệp vụ và trình tự lập thủ tục xét chọn thầu thực
hiện dự án đầu tư kỹ thuật, dự án xây dựng công trình; tham gia giám sát, nghiệm
thu quyết toán vốn dự án theo quy định của Nhà nước.
Thực hiện chế độ báo cáo kế hoạch xây dựng cơ bản và thực hiện dự
án đầu tư xây dựng công trình tháng /quý /năm theo hướng dẫn của Tổng công ty.
Thực hiện các thủ tục hành chính về qủn lý tăng, giảm tài sản theo quy
định hiện hành.
Phòng Khai thác - Thương vụ
Chức năng:
Tham mưu quản lý điều hành khai thác cảng, sử dụng hiệu quả nguồn lực
thiết bị, cơ sở hạ tầng và lao động của cảng.
Tham mưu xây dựng giá cước dịch vụ, thương thảo và ký kết hợp đồng kinh
tế khai thác cảng.
Tổ chức hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng và mở rộng thị trường.
21
Nhiệm vụ:
- Khai thác điều độ:
Tổ chức khai thác hiệu quả cầu bến, phao neo, buộc làm hàng, kho bãi, các
loại cẩu nặng, cẩu chuyên dùng, phương tiện cơ giới và nguồn nhân lực hiện có.
Làm nhiệm vụ đối ngoại với chủ hàng, chủ tàu, đại lý có liên quan phạm vi
xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa,
Xây dựng các phương án sản xuất, theo dõi chất lượng xếp dỡ trong ca, kịp
thời đề xuất các biện pháp điều chỉnh, bổ sung các tác nghiệp xếp dỡ, giải phóng tàu
nhanh…
Xác nhận năng suất: cơ giới cẩu hàng, phương tiện vận chuyển, bốc xếp thủ
công theo từng phương án sản xuất.
Thống kê, phân tích, lưu trữ số liệu, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản
lượng của hàng ngày/ tháng/ quý/ năm.
- Thương vụ
Nghiên cứu pháp luật, chế độ chính sách có liên quan và tình hình thị trường,
xây dựng hệ thống giá cước dịch vụ khai thác cảng.
Soạn thảo hợp đồng kinh tế trình giám đốc ký, triển khai theo dõi thực hiện
và thanh lý hợp đồng với khách hàng.
Theo dõi tình hình giá cước cạnh tranh khu vực, trình giám đốc giải quyết
tăng/giảm kịp thời các lọai giá cước, các trường hợp đặc biệt nhằm thu hút khách
hàng.
Tính các loại cước thu hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng, phí tàu lai hỗ trợ
và các phí dịch vụ hàng hải khác, phát hành hóa đơn tài chính cho khách hàng.
Kết hợp lập hồ sơ, chứng từ pháp lý giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên
quan đến quyền và trách nhiệm của cảng.
- Marketing
Tổ chức hoạt động tiếp thị, thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng, thông
tin về giá cả, chất lượng phục vụ,…. Và kiến nghị các giải pháp cạnh tranh.
22
Nghiên cứu thị trường hoạt động cảng biển trong và ngoài nước, thị trường
vận tải hàng hóa khu vực, đánh giá được mạnh - yếu, cơ hội – đe dọa đối với cảng
nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường lợi thế cạnh tranh.
Xây dựng chiến lược tiếp thị ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong đó việc
trọng tâm nhằm hướng tìm kiếm các đối tác chiến lược và phát triển dịch vụ đại lý,
môi giới hàng hải trong tương lai.
Phòng kỹ thuật và công nghệ:
Chức năng:
Tổ chức và duy trì hoạt động quản lý giám sát kỹ thuật phương tiện – thiết bị,
cơ sở hạ tầng của cảng.
Nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công
nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
Tham mưu thực hiện pháp luật bảo hộ lao động và môi trường trong sản xuất.
Nhiệm vụ:
- Quản lý và giám sát kỹ thuật:
Quản lý, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật phương tiện, thiết bị xếp dỡ và phương tiện kỹ
thuật khác của cảng thông qua hệ thống sổ sách thống kê và kiểm tra thực tế.
Hướng dẫn và theo dõi về kỹ thuật công tác vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa
phương tiện thiết bị kỹ thuật của cảng theo đúng quy trình – quy phạm.
Chủ trì biên soạn, sửa đổi cải tiến các quy trình – quy phạm an toàn kỹ thuật
phương tiện thiết bị.
Xây dựng trình giám đốc duyệt định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư và phụ
tùng thay thế, định mức kỹ thuật với tùng phương tiện thiết bị.
Cùng các đơn vị hữu quan xác định kịp thời nguyên nhân các sự cố kỹ thuật
và biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.
Thống kê và lập báo cáo tổng hợp tiêu hao nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng, vật
tư phụ tùng thay thế, sửa chữa lớn, sửa chữa định kỳ đột xuất, …. Và chi tiết từng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công trình xây dựng cơ bản theo tháng/ quý/ năm.
23
- Sửa chữa, bảo trì kỹ thuật:
Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh, thời gian quy định và nhu cầu thực tế
để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác sửa chữa lớn, sửa chữa định kỳ
phương tiện kỹ thuật của cảng trình giám đốc cảng phê duyệt.
Chủ trì lập kế hoạch, phương án và dự toán kinh phí bảo dưỡng, sữa chữa
phương tiện, thiết bị và trực tiếp tổ chức triển khai phương án đã được giám đốc
cảng phê duyệt.
Theo dõi, giám sát việc bảo dưỡng, sữa chữa phương tiện thiết bị trong thời
gian phương tiện đến hạn phảo sữa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật.
Tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng sửa chữa phương tiện, thiết bị
của cảng với các đơn vị hợp đồng theo đúng chế độ hiện hành.
- Xây dựng cơ bản:
Tham mưu giám đốc và điều chỉnh kế hoạch xây dựng cơ bản phù hợp điều
kiện thực tế của cảng; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản theo phương án
được duyệt.
Khảo sát, lập dự toán sửa chữa công trình nội bộ, tổ chức triển khai thực hiện
phương án sửa chữa các công trình được giám đốc cảng phê duyệt.
Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng công trình xây dựng cơ bản
phục vụ sản xuất theo đúng với công năng thiết kế nhằm kéo dài tuổi thọ công trình.
Lập và lưu trữ hồ sở kỹ thuật xây dựng cơ bản, hồ sơ dự án công trình xây
dựng cơ bản, hồ sơ dự án công trình xây dựng cơ bản hoàn thành của cảng có khoa
học.
Thực hiện chế độ lập báo cáo kế hoạch xây dựng cơ bản và thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình tháng/ quý/ năm theo quy định của giám đốc.
- Cung ứng vật tư kỹ thuật:
Khai thác nguồn cung cấp các loại vật tư, phụ tùng thay thế, đảm bảo giá cả
hợp lý, chất lượng phục vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng cho phương tiện, thiết bị
nâng cao hiệu quả trong sản xuất .
Quản lý danh mục vật tư, xuất nhập vật tư, thu hồi thanh lý vật tư, theo quy
định quản lý kỹ thuật và phân cấp của giám đốc.
24
Tổ chức bảo quản – kiểm kê vật tư, phụ tùng phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng kỹ
thuật định kỳ theo quy định của giám đốc.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới:
Chủ trì công tác nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới
nhằm tăng độ bền cho phương tiện thiết bị…. giảm chi phí sửa chữa nâng cao hiệu
quả sản xuất .
Nghiên cứu các quy trình xếp dỡ hàng hóa, theo dõi kiểm tra hướng dẫn việc
thực hiện quy trình, đồng thời đề xuất bổ sung kịp thời công nghệ xếp dỡ các loại
hàng và đầu tư công nghệ xếp dỡ tiên tiến.
- An toàn lao động:
Phổ biến hướng dẫn các chế độ chính sách về bảo hộ lao động, các quy trình
quy phạm, nội quy an toàn lao động cho công nhân viên cảng và các đơn vị tham
gia bốc xếp.
Xây dựng và trình duyệt kế hoạch bảo hộ lao động, kế hoạch kiểm tra và đôn
đốc thực hiện công tác an toàn lao động hàng năm của cảng và các đơn vị tham gia
bốc xếp.
Phối hợp biên soạn tài liệu: quy trình, nội quy, giáo án huấn luyện an toàn
lao động hàng năm.
Kiểm tra thường xuyên công tác an toàn lao động, nhắc nhở và kiến nghị xử
lý kịp thời các sai phạm an toàn vệ sinh lao động hiện trường và bảo vệ môi trường
tại cảng.
Tham gia lập biên bản báo cáo sự cố tai nạn lao động và giả quyết quyền lợi
cho người bị tai nạn lao động.
Tổng hợp tình hình công tác bảo hộ lao động từng thời kỳ. Tổ chức rút kinh
nghiệm và đề ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa hữu hiệu.
Đề xuất các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công
nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, trang bị bảo hộ lao động phù hợp thực tế dây
chuyền sản xuất tại cảng.
Kiến nghị các giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường các công trình, dự án
khai thác của cảng.
25
Phòng giao nhận - kho hàng
Chức năng:
Thực hiện các thể lệ của Nhà Nước về giao nhận và kho hàng tại cảng biển.
Lập phương án khai thác, kinh doanh kho bãi của cảng; phương án giao nhận
vận chuyển hàng hóa, thiết bị phục vụ cho các dự án của cảng và khách hàng.
Lập phương án làm giao nhận – vận chuyển và đại lý giao nhận container.
Nhiệm vụ:
Quản lý, lập phương án khai thác, kinh doanh kho bãi của cảng.
Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, luân chuyển chứng từ cho các bộ phận có
liên quan theo yêu cầu quản lý của cảng.
Phối hợp lập hồ sơ giải quyết tranh chấp về tổn thất hàng hóa đúng thể lệ quy
định đảm bảo lợi ích của cảng và khách hàng.
Phối hợp Marketing, lập phương án kinh doanh dịch vụ giao nhận – vận
chuyển.
Trực tiếp lập phương án tiếp thị, thương thảo, đàm phán hợp đồng giao nhận–
vận chuyển hoặc làm đại lý giao nhận container trình giám đốc ký.
Phòng giao nhận – kho hàng có các tổ sản xuất sau:
- Tổ giao nhận:
Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của phó Trưởng phòng phụ trách giao nhận, có tổ
trưởng điều hành trực tiếp.
Tổ trưởng tổ giao nhận do trưởng phòng giao nhận – kho hàng chỉ định, được
giao nhiệm vụ là người quản lý nhân viên thực hiện các quy định, quy chế của cảng
và trực tiếp tham gia sản xuất ở tổ. Quản lý phương tiện kỹ thuật trang bị được giao
phục vụ cho nghiệp vụ giao nhận.
Tiếp nhận, phân phát kế hoạch sản xuất cho nhân viên, thực hiện các tác
nghiệp giao nhận hàng hóa cảng biển theo kế hoạch, bảo đảm kiểm đếm chính xác
và trách nhiệm rõ ràng theo thể lệ quy định.
Hướng dẫn công nhân, cơ giới xếp dỡ hàng hóa đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng
quy cách theo lô của tàu và quy định về phòng chống cháy nổ….
Tổng kết đầy đủ chính xác với tàu, báo cáo hàng ngày sản lượng thực hiện.
26
Xác nhận năng suất bốc xếp thủ công, năng suất cơ giới theo phương án sản
xuất.
Phối hợp tổ chức thực hiện hợp đồng giao nhận – vận chuyển và đại lý giao
nhận.
-Tổ kho hàng – bãi container:
Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Phó trưởng phòng phụ trách kho hàng – bãi
container, có tổ trưởng điều hành trực tiếp.
Tổ trưởng tổ kho hàng – bãi container do Trưởng phòng giao nhận – kho
hàng chỉ định, được giao nhiệm vụ là người quản lý nhân viên thực hiện quy định,
quy chế của cảng và trực tiếp tham gia sản xuất ở tổ.
Quản lý hệ thống kho hàng, bãi chứa hàng, bãi container và các trang thiết bị,
phương tiện kỹ thuật, vật tư kho hàng – bãi container phục vụ cho nghiệp vụ giao
nhận – kho hàng.
Tổ chức khai thác tối đa diện tích kho – bãi, kho ngoại quan, bãi container
quản lý.
Tổ chức bảo quản, giao nhận hàng hóa lưu kho - bãi, kho ngoại quan đảm
bảo chất lượng, số lượng, nhanh chóng, chính xác.
Phối hợp thực hiện thuận lợi các thủ tục về quản lý, tổ chức vận chuyển, bốc
xếp, giao nhận và dịch vụ container tại cảng, đảm bảo lịch trình xếp dỡ cho các tàu
container nhằm thu hút khách hàng.
Phòng dịch vụ hàng hải:
Chức năng:
Tổ chức khai thác các dịch vụ hàng hải thông qua cảng.
Marketing khách hàng trong và ngoài nước cung ứng sản phẩm dịch vụ hàng
hải cho tàu biển tại cảng và các cảng trong khu vực.
Marketing làm đại lý hàng hải cho các hãng tàu trong tương lai.
Nhiệm vụ:
Căn cứ nhu cầu khách hàng và thị trừơng, xây dựng phương án khai thác các
dịch vụ hàng hải, phù hợp pháp luật kinh doanh và ngành nghề của cảng nhằm phát
huy tối đa ưu lợi thế vị trí và nguồn lực của cảng.
27
Phối hợp phòng khai thác – thương vụ để marketing và lập kế hoạch tiếp thị
tới các hãng tàu, khách hàng khác nhằm khai thác nguồn cung ứng dịch vụ hàng hải.
Tham gia xây dựng chiến lược giá, chính sách giá dịch vụ; phối hợp tổ chức
hội nghị khách hàng, thông tin giới thiệu quảng bá về khai thác cảng và các dịch vụ
hàng hải. thu thập thông tin giá cước dịch vụ cạnh tranh, chất lượng cung cấp dịch
vụ,… kiến nghị giải quyết các giải pháp cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng chiến
lược.
Tham mưu giám đốc ký kết các hợp đồng ghi nhớ dài hạn, các văn bản thỏa
thuận với khách hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ hàng hải.
Phối hợp xây dựng chính sách tiếp thị, trong đó việc trọng tâm định hướng
phát triển dịch vụ, môi giới hàng hải, dịch vụ giao nhận – vận chuyển.
Trực tiếp lập phương án tiếp thị, thương thảo, đàm pháp hợp đồng làm đại lý
hàng hải cho các hãng tàu trình giám đốc ký.
Phòng bảo vệ
Chức năng:
Tham mưu nắm tình hình an ninh chính trị, bảo vệ tài sản và trật tự an toàn
địa bàn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi cho cảng.
Tham mưu lĩnh vực an toàn phòng chống cháy nổ và công tác an ninh bến
cảng nhằm bảo vệ tốt tài sản, phương tiện thiết bị cơ giới và công trình xây dựng cơ
bản hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ:
Xây dựng phương án bảo vệ an ninh - chính trị, bảo vệ tài sản và trật tự an
toàn cơ quan; phối hợp xây dựng phương án phòng chống cháy nổ, giảm nhẹ thiên
tai, nhằm bảo vệ tốt phương tiện thiết bị công trình của cảng phục vụ sản xuất kinh
doanh.
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện nội quy ra vào cảng, các quy chế bảo vệ
cơ quan, nội quy phòng chống cháy nổ; phối hợp kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành
nội quy, thể lệ quy định đối với người, phương tiện hàng hóa ra vào cảng.
28
Tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ an toàn an ninh – chính trị đại bàn, an tòan
tài sản cơ quan, an toàn phòng chống cháy nổ và kịp thời phát hiện các vi phạm tiêu
cực báo cáo giám đốc xử lý.
Phối hợp ban chỉ huy quân sự thành phố Cần Thơ tổ chức huấn luyện quân sự
cho lực lượng tự vệ cảng. Chấp hành luật nghĩa vụ quân sự và chính sách hậu
phương quân đội. Chấp hành nghiêm chế độ bảo quản, giữ gìn vũ khí quân dụng
được trang bị theo quy định pháp luật.
Phối hợp phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy công an thành phố Cần Thơ
tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho công nhân viên và đội
phòng cháy chữa cháy nghĩa vụ.
Xây dựng nội quy quản lý, sử dụng, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương
tiện phòng chống cháy nổ được trang bị theo quy định pháp luật và quy chế.
Phối hợp và thi hành các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho cán bộ Đảng, Nhà Nước, chuyên gia nước ngoài, thuyền viên nước ngoài đến
tham quan hoặc làm việc tại cảng.
Phòng bốc xếp tổng hợp
Chức năng:
Quản lý thiết bị phương tiện vận tải, cơ giới xếp dỡ thực hiện nhiệm vụ bốc
xếp, vận chuyển hàng hóa, lai dắt, hỗ trợ tàu biển,… phục vụ sản xuất.
Tham mưu giám đốc công tác đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện kỹ thuật
của cảng.
Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kỹ thuật an toàn phương tiện thiết bị cơ
giới và kết quả thực hiện phương án sản xuất được giao.
Tiếp nhận kế hoạch sản xuất; lập phương án cơ giới sản xuất tối ưu hoặc
phương án thuê mướn phương tiện ngoài theo yêu cầu sản xuất. Phân nhiệm vụ cho
các đội sản xuất trực thuộc thực hiện cụ thể từng phương án sản xuất theo lĩnh vực
chuyên môn đảm nhiệm.
29
Tham gia xây dựng và phối hợp huấn luyện quy trình quy phạm an toàn kỹ
thuật phương tiện, máy móc, thiết bị xếp dỡ, vận tải; công cụ phòng chống cháy nổ
cho công nhân viên sản xuất.
Phối hợp kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện, thiết bị; lập kế hoạch bảo
dưỡng, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất, kịp thời phục vụ sản xuất.
Tư vấn phương án kỹ thuật trong mua sắm phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Thực hiện các quy định quản lý nhà nước về đăng kiểm, đăng ký phương tiện
cơ giới, đăng ký cấp phép sử dụng các máy móc phương tiện vật tư có quy định
nghiêm ngặt về an toàn như: các cần trục, thiết bị nâng,….. của cảng.
Phòng bốc xếp tổng hợp có các đội sản xuất trực thuộc:
- Đội bốc xếp - cơ giới:
Chịu sự chỉ đạo của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp, có đội trưởng trực tiếp
điều hành.
Đội trưởng bốc xếp – cơ giới là người chỉ huy cao nhất trong đội bốc xếp –
cơ giới và chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng bốc xếp tổng hợp về các
lĩnh vực cơ giới xếp dỡ được phân công phụ trách.
Quản lý phương tiện trang thiết bị, công cụ cơ giới xếp dỡ. Đề xuất bảo
dưỡng, sửa chữa định kỳ và đột xuất phương tiện, trang thiết bị,… phạm vi quản lý.
Thực hiện phương án cơ giới sản xuất đúng quy trình – quy phạm kỹ thuật,
cụ thể với từng loại hàng.
Chấp hành nội quy lao động, các quy định an toàn vệ sinh lao động, phòng
chống cháy nổ, bảo vệ môi truờng và công tác bảo hộ lao động.
Do yêu cầu công tác quản lý sản xuất, đội bốc xếp – cơ giới được lập các tổ
sản xuất trực tiếp theo yêu cầu của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp.
Tổ trưởng sản xuất do trưởng phòng bốc xếp tổng hợp chỉ định, được giao
nhiệm vụ quản lý nhân viên thực hiện quy định, quy chế của cảng và trực tiếp tham
gia sản xuất ở tổ.
- Đội cẩu tàu:
Chịu sự chỉ đạo của phó trưởng phòng bốc xếp tổng hợp phụ trách bốc xếp –
cẩu tàu, có đội trưởng trực tiếp điều hành.
30
Đội trưởng đội cẩu tàu là người chỉ huy cao nhất trong đội cẩu tàu và chịu
trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng bốc xếp tổng hợp về các lĩnh vực bốc xếp/
cẩu tàu được phân công phụ trách.
Quản lý dụng cụ, phương tiện bốc xếp, cần cẩu tàu; phối hợp công nhân các
hợp tác xã thuê ngoài trong việc xếp dỡ hàng hóa theo kế hoạch.
Thực hiện các dịch vụ đóng gói hàng hóa, rút hàng hóa trong container; hàng
hóa có yêu cầu kỹ thuật và giá trị kinh tế cao,…. Theo từng lệnh sản xuất cụ thể.
Quản lý công nhân chấp hành nội quy lao động, các quy định an toàn vệ sinh
lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và công tác bảo hộ lao động.
Do yêu cầu công tác quản lý sản xuất, đội cẩu tàu được lập tổ sản xuất trự
tiếp theo đề xuất của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp.
Tổ trưởng sản xuất do trưởng phòng bốc xếp tổng hợp chỉ định, được giao
nhiệm vụ quản lý nhân viên thực hiện quy định, quy chế của cảng và trực tiếp tham
gia sản xuất ở tổ.
Đội vận tải thủy – bộ:
Chịu sự chỉ đạo của phó trưởng phòng phụ trách vận tải, có đội trưởng trực
tiếp điều hành.
Đội trưởng đội vận tải thủy – bộ là người chỉ huy cao nhất trong đội vận tải
thủy - bộ và chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng phòng bốc xếp tổng hợp về các
lĩnh vực vận tải/ lai dắt được phân công phụ trách.
Quản lý phương tiện, trang thiết bị phục vụ vận tải thủy – bộ. thực hiện kế
hoạch vận chuyển đường thủy, đường bộ các loại hàng hóa theo từng phương án sản
xuất, hoặc vận chuyển theo các hợp đồng kinh tế.
Thực hiện kế hoạch lai dắt, hỗ trợ tàu biển làm hàng tại cảng; đưa rước công
nhân làm hàng trên các tàu, phương tiện đỗ tại phao, neo; phối hợp dịch vụ cung
ứng cho tàu biển khi được yêu cầu. Đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và đột xuất
phương tiện phạm vi quản lý.
Quản lý công nhân chấp hành nội quy lao động, các quy định an toàn vệ sinh
lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và công tác bảo hộ lao động.
31
Do yêu cầu công tác quản lý sản xuất, đội vận tải thủy – bộ được lập các tổ
chức sản xuất trực tiếp theo đề xuất của trưởng phòng bốc xếp tổng hợp.
Tổ trưởng sản xuất do trưởng phòng bốc xếp tổng hợp chỉ định, được giao
nhiệm vụ quản lý nhân viên thực hiện quy định, quy chế của cảng và trực tiếp tham
gia sản xuất ở cảng.
3.2. Tình hình tàu ra vào cảng Cần Thơ năm 2007.
- Số lượt tàu ra vào cảng năm 2007: 1.420 lượt phương tiện so với cùng kỳ
năm trước đạt 125% tăng 25%.
Trong đó:
- Tàu nội:160 lượt so với năm 2006 đạt 182%
- Tàu ngoại: 111 lượt so với năm 2006 đạt 156%.
- Ghe và sà lan: 1.149 lượt so với năm 2006 đạt 117%.
3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác của Cảng Cần Thơ .
3.2.1.1. Những thuận lợi.
- Có vị trí thuận lợi với vai trò là đầu mối giao thông thủy nội địa khu vực
đồng bằng sông Cửu Long với giao thông hàng hải các nước trong khu vực.
- Có phương tiện cơ giới hiện đại (có tổng 76 phương tiện cơ giới năm
2007).
- Phân công bố trí công việc rõ ràng, chi tiết, vị trí các phòng ban hợp lý
thuận lợi cho công tác quản lý và khách hàng dễ liên hệ.
- Đội ngũ công nhân viên có kinh nghiệm, nhanh nhẹn, nhiệt tình có tinh
thần trách nhiệm cao.
- Được sự quan tâm của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
- Sản lượng của Cảng Cần Thơ năm sau cao hơn năm trước.
- Có hơn 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động khai thác cảng biển, chất
lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao tạo lòng tin cho khách hàng.
3.2.1.2. Những khó khăn.
Trong năm 2007 vừa qua Cảng Cần Thơ thật sự đã trải qua nhiều khó khăn
thử thách
- Giá dầu thế giới và trong nước tăng cao.
32
- Giá vật tư, thiết bị, tiền thuê đất đều biến động tăng cao.
- Thời tiết không thuận lợi bão lụt xảy ra liên tục.
- Giá dịch vụ không tăng, cạnh tranh khốc liệt về giá dịch vụ trogn khu vực.
- Luồng cửa Định An ngày càng bị bồi lắng, luồng lạch không đảm bảo an
toàn cho tàu có trọng tải lớn ra vào, gây tâm lý trở ngại cho các hãng tàu và khách
hàng.
- Trong khu vực có nhiều cảng và bến bốc xếp như cảng X55 của Hải Quân,
cảng Trà Nóc của công ty lương thực Sông Hậu, cảng Bình Minh của Vĩnh Long,
cảng Mỹ Thới của An Giang, cảng xí nghiệp đóng tàu của Vinashin và cảng Cái
Cui.
- Các doanh nghiệp tư nhân bốc xếp ra đời cạnh tranh không lành mạnh tạo
tiền lệ xấu về việc giảm giá dịch vụ và tăng hoa hồng phí làm ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện hoặc một số hệ thống
đường giao thông xuống cấp gây cản trở làm giảm sản lượng của cảng Cần Thơ
3.3. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của cảng Cần Thơ năm
2005-2007.
3.3.1. Ý nghĩa và mục đích.
3.3.1.1. Ý nghĩa.
Kết quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh.
Hoàn thành kết quả sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của toàn
doanh nghiệp trên thương trường kinh doanh. Hoàn thành vượt mức kế hoạch hay
không hoàn thành kế hoạch đều phải xem xét, đánh giá phân tích nhằm tìm ra các
nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
3.3.1.2. Mục đích.
Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh giúp lãnh đạo doanh nghiệp có các
thông tin cần thiết để ra những quyết định sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt
33
được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành các quá trình sản xuất kinh
doanh.
3.3.2. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của cảng Cần Thơ theo từng
chỉ tiêu
Bảng 1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007
( Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư)
Qua thu thập số liệu từ phòng tài chính kế toán của cảng Cần Thơ ta có thể phân
tích và có các chỉ tiêu sau:
Doanh thu bình quân một ngày trong năm 2006 của Cảng Cần Thơ = Doanh
thu hàng năm/ 365 = 46.510.364.798 / 365 = 127.425.657 (đồng)
Doanh thu bình quân một ngày trong năm 2007 của Cảng Cần Thơ = Doanh
thu hàng năm/ 365 = 49.220.901.694 / 365 = 134.851.785,5 (đồng)
T
T
NỘI DUNG
ĐƠN
VỊ
KẾ HOẠCH
2007
THỰC HIỆN
2005
THỰC HIỆN
2006
THỰC HIỆN
2007
1
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ (doanh
thu thuần)
44.000.000.000 36.136.417.947 46.510.364.798 49.220.901.694
2 Chi phí quản lí Đồng 3.100.000.000 3.408.856.554 2.948.383.530 4.405.244.257
3
Lợi nhuận trước
thuế
Đồng 1.100.000.000
250.806.029
999.933.147 2.036.077.969
4
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Đồng
308.000.000
70.225.688 279.981.281 570.101.831
5
Lợi nhuận sau
thuế
Đồng
792.000.000
180.580.341
719.951.866
1.465.976.138
34
Kỳ thu tiền bình quân bằng các khoản phải thu bình quân / doanh thu bình quân
một ngày.
Kỳ thu tiền bình quân năm 2006
(8.979.740.092 + 8.961.627.816)/2
= 71 (ngày)
127.425.657
Kỳ thu tiền bình quân năm 2007
(8.961.627.816 + 6.395.550.880)/2
= 57 (ngày)
134.851.785,5
Cảng Cần Thơ phải mất 71 ngày để thu hồi một khoản phải thu năm 2006, mất
57 ngày để thu hồi một khoản phải thu năm 2007. Điều này chứng tỏ hiệu quả quản
lý các khoản phải thu của Cảng Cần Thơ ngày càng hiệu quả. Nguyên nhân giảm là
do các khoản phải thu trong năm 2007 giảm số tuyệt đối là 2.566.076.936 đồng, số
tương đối là 28,63 % làm cho kỳ thu tiền bình quân năm năm 2007 giảm 14 ngày so
với năm 2006.
35
Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO DOANH THU CỦA CẢNG CẨN THƠ TỪ
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN NĂM 2005 - 2007
Đơn vị tính: đồng
Mã
dịch
vụ
Diễn giải Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
CP01 Cước phí xếp dỡ
- Bốc xếp
- Cont hàng xuất
khẩu
18.436.622.041
10.909.117.811
12.017.029.412
26.294.758.515
CP02 Lưu kho bãi
- Chi phí lưu kho,
bãi, cho thuê kho
1.899.970.192
2.080.503.967
2.779.395.009
CP03 Kiểm đếm, giao
nhận, cân hàng
- Cước phí giao
nhận, cân hàng
94.408.589
181.278.221
385.073.041
CP05 Cho thuê cầu tàu
- Cước phí cầu
tàu
701.528.998
522.467.346
966.548.746
CP08 Buộc mở dây
- Cuộc cởi dây +
Lai dắt
1.058.110.277
153.948.583
596.568.696
Tổng cộng 22.190.640.097 25.864.345.340 31.022.344.007
( Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản thực hiện sản lượng của
Cảng Cần Thơ năm 2005:
Doanh thu hàng năm/ 365 = 22.190.640.097/365 = 60.796.274 (đồng)
36
Doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản thực hiện sản lượng của
Cảng Cần Thơ năm 2006:
Doanh thu hàng năm/ 365 = 25.864.345.340/ 365 = 70.861.220 (đồng)
Doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản thực hiện sản lượng của
Cảng Cần Thơ năm 2007:
Doanh thu hàng năm/ 365 = 31.022.344.007/ 365 = 84.992.723 (đồng)
Bảng 3: BẢNG TÍNH DOANH THU BÌNH QUÂN MỘT NGÀY
NĂM 2005 - 2007
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu
bình quân một
ngày
60.796.274 70.861.220 84.992.723
Ta thấy doanh thu bình quân một ngày từ các hoạt động cơ bản của Cảng Cần
Thơ ngày càng tăng. Cụ thể năm 2006 tăng 16,55% so với năm 2005 và năm 2007
tăng 19,94% so với năm 2006 điều này chứng tỏ Cảng Cần Thơ ngày càng hoạt
động có hiệu quả và đang dần phát huy được lợi thế của mình.
Tổng doanh thu.
Tổng doanh thu năm 2007 thực hiện là: 49.220.901.694 đồng đạt 112% kế họach
cả năm so với năm 2006 đạt 106%, tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 đạt
128,7 % vượt 28,7%. Trong đó ngoài doanh thu từ hoạt động cơ bản, Cảng Cần Thơ
còn có doanh thu phụ từ các hoạt động dịch vụ như: văn phòng cho thuê, kinh doanh
xăng dầu bán lẻ, cung cấp điện nước, cót, đỗ rác tàu.
Doanh thu từ hoạt động cơ bản
Năm 2006 so với năm 2005 đạt 116,5 % tăng 16,5% số tuyệt đối là
3.673.705.243 đồng nguyên nhân là doanh thu từ hoạt động xếp dỡ, kiểm đếm giao
nhận cân hàng, hoạt động cho thuê kho bãi có tăng nhưng không đáng kể ngoài ra
các hoạt động cho thuê cầu tàu, buột mở dây giảm làm cho doanh thu năm 2006 có
tăng nhưng không đáng kể so với năm 2005.
37
Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 đạt 119,94% vượt 19,94% số tuyệt đối là
5.157.998.667 đồng nguyên nhân là do doanh thu từ các hoạt động đều tăng. Điều
này cho thấy Cảng Cần Thơ đang dần từng bước khắc phục những khó khăn, và tận
dụng khai thác thế mạnh trong của mình.
Tuy nhiên hoạt động của Cảng Cần Thơ có hiệu quả nhưng chưa thực sự phát
huy hết những năng lực vốn có của mình do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài đó là
luồng cửa Định An bị bồi lắng làm giảm đáng kể lượng tàu cập cảng, công suất xây
dựng cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 tấn nhưng do đường vào cảng
không được khai thông nên đã làm giảm đáng kể lượng tàu muốn cập cảng. Hiện
nay luồng vào cảng chỉ có thể tiếp nhận tàu ra vào cảng có mớn nước dưới 7m tức là
tàu có trọng tải dưới 5.000 tấn trong khi đó tàu trên thế giới thông thường có trọng
tải từ 10.000 tấn đến 20.000 tấn. Điều này không những gây tâm lý lo ngại cho Cảng
Cần Thơ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Cảng Cần Thơ.
Doanh thu từ hoạt động phụ
Doanh thu từ hoạt động phụ của Cảng Cần Thơ đóng góp chính đó hoạt động
dịch vụ kinh doanh xăng dầu, doanh thu từ hoạt động phụ của Cảng Cần Thơ năm
2006 tăng so với năm 2005 nhưng không đáng kể, năm 2007 giảm so với năm 2006
nhưng giảm không đáng kể nguyên nhân là do các dịch vụ khác của năm 2007 tăng
so với năm 2006 tuy nhiên do dịch vụ kinh doanh xăng dầu giảm nên dẫn đến
daonh thu từ hoạt động phụ của Cảng Cần Thơ năm 2007 giảm so với năm so với
năm 2006.
Tổng chi phí.
Chi phí quản lý năm 2006 giảm so với năm 2005 do Cảng Cần Thơ thực hiện
chính sách tiết kiệm chi phí quản lý nhưng qua năm 2007 chi phí quản lý tăng là do
Cảng Cần Thơ đã từng bước hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đầu tư nhiều vào
công tác quản lý hơn từng bước nâng cao chất lượng đời sống công nhân viên.
Thực tế sản xuất kinh doanh Cảng Cần Thơ chưa thể sử dụng hết công suất của
cầu tàu, sản xuất có tính thời vụ phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan, luồng tàu
gây trở ngại lớn nhất đối với sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ. Cảng Cần
Thơ mới được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nên chi phí cố
38
định có tăng như khấu hao cầu tàu, kho bãi. Mặt khác sự biến động giá của một số
vật tư, nhiên liệu…. các loại chi phí làm tăng giá thành trong khi đó giá thu cước
không tăng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị.
Năm 2007 Cảng Cần Thơ dùng các biện pháp tiết kiệm về mọi mặt đặc biệt giảm
thiểu tối đa chi phí quản lí để hạ giá thành, cải tiến lề lối làm việc không gây phiền
hà tới khách hàng, tạo nề nếp cho công tác quản lý, cảng thực hiện nghiêm túc các
thông tư cũng như các chỉ thị và quyết định của cấp trên về quản lí. Trong sản xuất
kinh còn sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cảng, các bến, các cá nhân do sự
thiếu kiểm soát về giá của nhà nước – dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa
các doanh nghiệp. các bến tư nhân quyết định gia dịch vụ và chi hoa hồng tùy tiện,
vì vậy nhiều mặt hàng của Cảng Cần Thơ phải giảm cước để thu hút khách hàng.
Ngoài ra Cảng Cần Thơ còn đầu tư thêm chi phí với tổng cộng là 6.920.478.431
đồng để mua trang thiết bị và sửa chữa kiểm tra các thiết bị kỹ thuật của cảng đảm
bảo cho cảng luôn phục vụ tốt với trang thiết bị hiện đại và an toàn.
Tổng lợi nhuận
Tuy chi phí có tăng lên nhưng lợi nhuận của Cảng Cần Thơ không ngừng tăng
lên theo các năm nhất là từ năm 2005 đến năm 2007 nhưng lợi nhuận mà Cảng Cần
Thơ đạt được cũng tăng lên. Tuy nhiên tốc độ tăng lên về lợi nhuận đạt được cao
hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Để đạt được kết quả như trên chứng tỏ năm 2007
Cảng Cần Thơ đã phấn đấu không ngừng, bằng mọi biện pháp để tăng năng suất, tiết
kiệm chi phí, tránh lãng phí tăng cường hoạt động các dịch vụ ngoài khu vực để tăng
doanh thu hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra Cảng Cần Thơ cũng được
trang bị tương đối về thiết bị máy móc cơ sở hạ tầng đảm bảo phục vụ tốt cho sản
xuất, mặt khác cơ sở hạ tầng được nhà nước đầu tư cơ bản tạm thời đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ kinh tế chính trị cấp bách hiện nay.
39
CHƯƠNG 4
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ
NĂM 2005-2007
4.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm
2005-2007
4.1.1. Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh về sản lượng của Cảng
Cần Thơ năm 2005 - 2007
Bảng 4: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA
CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 -2007
S
T
T
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Thực hiện
năm 2005
Thực hiện
năm 2006
Thực hiện
năm 2007
1
Sản lượng thông
qua
Tấn 879.386 875.531 1.305.952
2 Sản lượng xếp dỡ Tấn
1.082.532
1.075.118 1.606.548
3
Sản lượng chuyển
thẳng
Tấn 768.944
781.046
1.150.492
4
Sản lượng lưu
kho bãi
Tấn 143.085 147.432 236.831
( Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư)
40
Bảng 5: BẢNG SO SÁNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA
CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007
Chênh lệch năm 2006 so với
năm 2005
Chênh lệch năm 2007 so với
năm 2006
S
T
T
CHỈ TIÊU
(Tấn) (%) (Tấn) (%)
1
Sản lượng
thông qua -3.855 -0,44 430.421 49,16
2
Sản lượng xếp
dỡ -7.414 -0,68 531.430 49,43
3
Sản lượng
chuyển thẳng 12.102 1,57 369.446 47,3
4
Sản lượng lưu
kho bãi 4.347 3,04 89.399 60,64
4.1.2. Đánh giá chung về từng chỉ tiêu.
Sản lượng thông qua
Sản lượng hàng hóa thông qua năm 2007: thực hiện 1.305.952 tấn đạt 131% kế
hoạch năm 2007, so với năm 2006 đạt 149,16%, tăng 49,16% số tuyệt đối là tăng
430.421 tấn. Nguyên nhân sản lượng hàng hoá thông qua năm 2007 tăng khá cao so
với năm 2006 nguyên nhân là do sản lượng gạo xuất ngoại tuy có giảm nhưng bù lại
năm 2007 sản lượng cát xuất khẩu và gỗ tràm xuất khẩu tăng mạnh, mặt khác tuy
sản lượng lương thực xuất ngoại giảm nhưng sản lượng lượng lương thực xuất nội
tăng đáng kể so với năm 2006 do áp dụng chính sách của nhà nước để đảm bảo an
toàn lương thực trong cả nước. Mặt khác các hàng hoá nhập nội xề sắt thép, than đá
và clinker cũng tăng mạnh do năm 2007 là năm có nhiều dự án, công trình sẽ và
đang khởi công xây dựng, nhu cầu về xây dựng để đáp ứng cơ sở hạ tầng, cơ sở hợp
tác đầu tư trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
Sản lượng hàng hoá năm 2006 so với năm 2005 đạt 99,56% giảm 0,44%, số
tuyệt đối là giảm 3.855 tấn. Nguyên nhân là do thời tiết lũ lụt, dịch bệnh trên lúa nên
41
sản lượng gạo sản xuất ra bị giảm dẫn đến sản lượng gạo xuất ngoại và xuất nội
giảm, ngoài ra mặt hàng thức ăn gia súc cũng giảm. Năm 2006 hàng hoá nhập ngoại
clinker giảm mạnh đây là một trong những nguyên nhân là cho lượng hàng hoá
trong năm 2006 giảm so với năm 2005.
Tuy nhiên, nhu cầu vận chuyển hàng hoá của đồng bằng sông Cửu Long ngày
càng tăng, nhưng thật sự hệ thống cảng biển của đồng bằng sông Cửu Long chưa thể
đáp ứng được nhu cầu vận chuyển này, các cảng không hoạt động hết công suất và
Cảng Cần Thơ cũng vậy do nhiều yếu tố khác nhau nhưng luồng vào cảng là một
yếu tố rất quan trọng. Năm 2007 khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua cảng
của đồng bằng sông Cửu Long khoảng 10 triệu tấn/năm. Với khối lượng lớn như
vậy, nhưng vùng này chỉ có 12 cảng biển và mới đảm nhận được khoảng 30% nhu
cầu hàng hóa của khu vực (nguồn: báo Cần Thơ). Với khoảng 30% nhu cầu hàng
hoá của khu vực thì sản lượng hàng hoá vận chuyển thông qua cảng là khoảng 3
triệu tấn trong đó Cảng Cần Thơ đã vận chuyển được 1.305.952 tấn chiếm khoảng
45,53%, cảng Mỹ Thới là 936.026 tấn chiếm khoảng 31,2 %, cảng Mỹ Tho 317.735
tấn chiếm khoảng 10,59 % , cảng Vĩnh Long 187.000 tấn chiếm khoảng 6,23 %, các
cảng còn lại tại đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 8,45 %.
Bảng 6: BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA
CẢNG CẦN THƠ SO VỚI CÁC CẢNG TRONG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG NĂM 2007
STT Tên cảng
Sản lượng
(tấn)
Tỷ trọng (%)
1 Cảng Cần Thơ 1.305.952 43,53
2 Cảng Mỹ Thới 936.026 31,20
3 Cảng Mỹ Tho 317.735 10,59
4 Cảng Vĩnh Long 187.000 6,23
5 Cảng khác 253.251 8,45
Tổng sản lượng 3.000.000 100
42
Cảng Cần Thơ,
43.53%
Cảng Mỹ Thới,
31.20%
Cảng Mỹ Tho,
10.59%
Cảng Vĩnh
Long, 6.23%
Cảng khác,
8.45%
Biểu đồ thực hiện sản lượng của các cảng đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cảng đầu mối là Cảng Cần Thơ, Cảng Mỹ Thới
và Cảng Mỹ Tho trong đó Cảng Cần Thơ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hàng
hoá thông qua các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên hầu hết các cảng
đều không hoạt động hết công suất do luồng vào không đảm bảo cho tàu có trọng tải
lớn ra vào. Các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có thể đáp ứng được khoảng
30% tổng sản lượng hàng hoá có nhu cầu thông qua cảng như vậy là quá thấp trong
khi đó cảng không hoạt động hết công suất. Khoảng 70% lượng hàng hoá xuất khẩu
của đồng bằng sông Cửu Long phải qua các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh trước
khi ra ngoài . Điều này không những làm cho tăng thời gian, giá thành, giao thông
thành phố quá tải, mà còn làm giảm chất lượng cũng như giảm tính cạnh tranh của
hàng hoá đồng bằng sông Cửu Long bởi vì chi phí vận chuyển lên thành phố Hồ Chí
Minh rồi mới xuất đi có khi lên đến 200 USD/tấn. Năng lực của cảng Cần Thơ là
không nhỏ nhưng khó hấp dẫn các chủ hàng và chủ tàu bởi sự hạn chế về độ sâu của
cửa Định An. Việc khai thông luồng vào cảng ở đồng bằng sông Cửu Long không
những giúp cho các cảng hoạt động hết công suất tránh lãng phí trong việc đầu tư
có sở hạ tầng cho các cảng, ngoài ra còn giảm áp lực cho Cảng Sài Gòn, giao thông
thành phố thông thoáng hơn và nhất là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
43
trên thị trường thế giới điều này đặc biệt quan trọng nhất là khi nước ta đã gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO. Hệ thống giao thông vận tải đường thuỷ nhất là
cảng biển hoạt động tốt cũng góp phần vào việc khẳng định vị trí của Việt Nam trên
thị trường thế giới.
Sản lượng xếp dỡ:
Sản lượng xếp dỡ bằng sản lượng thông qua cộng với sản lượng bốc xếp hàng
hoá từ kho bãi lên phương tiện của khách hàng và từ phương tịên của khách hàng
xuống kho bãi của cảng nên sản lượng hàng hoá xếp dỡ phụ thuộc nhiều vào sản
lượng hàng hoá thông qua.
Sản lượng hàng hoá thông qua tăng nên sản lượng hàng hoá xếp dỡ cũng tăng
theo ngược lại sản lượng hàng hoá thông qua giảm sẽ dẫn đến sản lượng hàng hoá
xếp dỡ cũng giảm theo, sản lượng hàng hoá xếp dỡ năm 2006 so với năm 2005 đạt
99,32% giảm 0.68% số tuyệt đối là giảm 7.414 tấn.
Sản lượng hàng hoá xếp dỡ năm 2007 so với năm 2006 đạt 149,43% tăng 49,43
%, số tuyệt đối là tăng 531.430 tấn.
Tuy sản lượng hàng hoá xếp dỡ tăng mạnh trong năm 2007 so với năm 2006, tuy
nhiên Cảng Cần Thơ vẫn chưa thực sự hoạt động hết công suất thiết kế. Trong khi
năng suất xếp dỡ của Cảng Cần Thơ cơ thể xếp dỡ được 2.187.500 tấn năm 2007 tuy
nhiên trong năm 2007 Cảng Cần Thơ chỉ xếp dỡ được 1.606.548 tấn, cảng Cần Thơ
chỉ đạt được 73,44 % công suất thiết kế. Nguyên nhân là do luồng vào Cảng Cần
Thơ chưa được khai thông nên không thu hút được nhiều chủ hàng, chủ tàu cập
cảng.
Sản lượng chuyển thẳng
Sản lượng chuyển thẳng năm 2006 so với năm 2005 đạt 101,57 % tăng 1,57 % số
tuyệt đối là tăng 12,102 tấn.
Sản lượng chuyển thẳng năm 2007 so với năm 2006 đạt 147,3 % tăng 47,3 % số
tuyệt đối là tăng 366.446 tấn.
Nguyên nhân là do lượt tàu ra vào cảng ngày càng tăng, cụ thể số lượt tàu ra vào
cảng năm 2007 là 1420 lượt phương tiện, so với cùng kỳ năm 2006 đạt 125% tăng
25%. Trong đó:
44
Tàu nội: 160 lượt so với năm 2006 đạt 182%
Tàu ngoại: 111 lượt so với năm 2006 đạt 156%
Ghe và sà lan: 1149 lượt so với năm 2006 đạt 117%
Tất cả các lượt tàu ghé vào cảng đều tăng đáng kể điều này cho thấy thương hiệu
Cảng Cần Thơ ngày càng có uy tín trong nước và quốc tế, được khách hàng trong và
ngoài nước tín nhiệm và đặt niềm tin thực sự. Tuy Cảng Cần Thơ chưa thực sự hoạt
động hết công suất và khả năng trang bị hiện có của cảng do các tác động bên ngoài
đặt biệt là luồng cửa Định An ngày càng bị bồi lắng, luồng bị cạn, nhà nước có đầu
tư nạo vét nhưng thực sự không hiệu quả bởi cửa Định An bị bồi lắng bởi dòng sông
Hậu. Do đó luồng lạch chưa đảm bảo an toàn cho tàu bè ra vào cảng, luồng thực sự
không ổn định, theo thông báo của hàng hải đôi khi cốt luồng chỉ đạt 2,5 m thì gây
tâm lý trở ngại cho các hãng tàu, thực tế Cảng Cần Thơ hiện nay chỉ tiếp nhận tàu có
mớn nước dưới 7 m. Nhưng đây là một dấu hiệu đáng mừng để Cảng Cần Thơ có
thể phát huy khả năng thực sự của mình khi luồng vào cảng được khai thông.
Sản lượng lưu kho bãi
Sản lượng lưu kho bãi năm 2006 đạt 103,04 % tăng 3,04 %, số tuyệt đối là tăng
4.347 tấn so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2006 tuy sản lượng nhập kho
thấp hơn năm 2005 nhưng sản lượng tồn kho cao hơn so với năm 2005 nên sản
lượng hàng hóa tồn kho năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005
Sản lượng lưu kho bãi năm 2007 đạt 160,64 % tăng 60,64 % so với năm 2006, số
tuyệt đối là tăng 89.399 tấn. Nguyên nhân là do trong năm 2007 phòng giao nhận
kho hàng thực hiện việc kiểm đếm giao nhận hàng hoá đầy đủ, chính xác, không có
xảy ra nhầm lẫn, thiếu hụt hay mất mát hàng hoá, luôn luôn cải tiến để sắp xếp điều
động để cán bộ kiểm đếm làm việc có hiệu quả. Mặt khác hàng hóa lưu kho bãi
được bảo quản tốt, việc giao nhận kiểm đếm hàng hoá trong kho và bãi luôn đầy đủ
chính xác, kịp thời, sắp xếp hàng hóa thứ tự ngăn nắp và khoa học đảm bảo tốt công
tác giao nhận và đảm bảo an toàn hàng hoá nên uy tín cũng như thương hiệu của
Cảng Cần Thơ ngày càng được nâng cao hơn, sản lượng hàng hoá lưu kho bãi ngày
càng nhiều hơn. Sản lượng hàng hoá nhập kho năm 2007 tăng mạnh hơn năm 2006
và lượng hàng hoá tồn kho cũng cao hơn lượng hàng lượng hàng hoá tồn kho năm
45
2006. Do vậy lượng hàng hoá lưu kho năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. Điều
này cho thấy kho bãi của Cảng Cần Thơ được quản lý và khai thác tương đối tốt
toàn bộ diện tích.
4.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ theo chiều
hàng
4.2.1. Ý nghĩa và mục đích
4.2.1.1. Ý nghĩa
Công ty có thể hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu về việc thực hiện sản lượng
hay không phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, nhiều khía cạnh khác nhau trong đó
thực hiện sản lượng theo chiều hàng cũng là một khía cạnh cần phải quan tâm. Cảng
Cần Thơ hoạt động chủ yếu mang tính chất dịch vụ và là nơi trao đổi mua bán của
các công ty trong nước và nước ngoài hay trong nước với nhau. Vì vậy sản lượng
của Cảng Cần Thơ phụ thuộc rất nhiều vào chiều hàng.
Phân tích tình hình thực hiện sản lượng theo chiều hàng để thấy được chiều
nào tăng, chiều nào giảm từ đó đưa ra biện pháp để cũng cố như bố trí lại nguồn
nhân lực, các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng,…. cho hợp lý theo chiều hàng đó.
Ngày nay việc trao đổi mua bán thông thương giữa các công ty nước ngoài
vào Việt Nam ngày càng dễ dàng hơn nhất là khi chúng ta đã gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO. Công ty Cảng Cần Thơ thực hiện sản lượng theo chiều
hàng gồm có chiều hàng: xuất ngoại, nhập ngoại, xuất nội, nhập nội.
4.2.1.2. Mục đích
- Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng theo chiều hàng nhằm tìm ra các
nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện sản lượng của công ty.
- Đưa ra các biện pháp khắc phục những khó khăn, phát huy điểm mạnh
nhằm tăng sản lượng cho công ty theo chiều hàng đó.
46
Bảng 7: BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP VÀO TỔNG SẢN
LƯỢNG THEO CHIỀU HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-2007
Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007
S
T
T
Chiều
hàng
Sản
lượng
(tấn)
Tỷ
trọng
(%)
Sản lượng
(tấn)
Tỷ
trọng
(%)
Sản lượng
(tấn)
Tỷ
trọng
(%)
1 Xuất
ngoại
54.712 6,22 52.606 6,00 413.017 31,63
2 Nhập
ngoại
272.627 31,00 285.836 32,65 211.123 16,17
3 Xuất nội 185.374 21,08 155.460 17,76 193.927 14,85
4 Nhập nội 366.673 41,70 381.629 43,59 487.885 37,35
5 Tổng cộng 879.386 100% 875.531 100% 1.305.952 100%
( Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư)
47
Năm 2005
xuất ngoại,
6.22%
nhập ngoại,
31%
xuất nội,
21.08%
nhập nội,
41.70%
Năm 2006
xuất ngoại,
6.00%
nhập ngoại,
32.65%
xuất nội,
17.76%
nhập nội,
43.59%
Năm 2007
xuất
ngoại,
31.36%
nhập
ngoại,
16.17%
xuất
nội,
14.85%
nhập
nội,
37.35%
Biểu đồ đánh giá tỷ trọng đóng góp vào tổng sản lượng theo chiều hàng của
Cảng Cần Thơ
Qua biểu đồ trên ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá thông qua theo
chiều hàng qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007, hàng hoá thông qua cảng xuất
ngoại giảm nhẹ qua từ năm 2005 đến năm 2006 (chiếm từ 6,22% xuống còn 6%
trong cơ cấu sản lượng thông qua Cảng Cần Thơ) nhưng qua năm 2007 hàng hoá
tăng nhanh gấp hơn 5 lần so với cơ cấu về sản lượng hàng hoá thông qua cảng
48
(chiếm 6% năm 2006 đã tăng lên chiếm 31,36 % trong tổng sản lượng thông qua
cảng). Nguyên nhân là do Cảng Cần Thơ tự tìm kiếm nguồn hàng và khác hàng
mới, tuy không thể tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhưng Cảng Cần Thơ đã và đang
khai thác tìm nguồn hàng mới có tính chất nhẹ và có sẵn nguồn cung tại chỗ, đảm
bảo cho tàu lớn nước ngoài vào tìm nguồn hàng vào được do trọng tải của hàng hoá
nhẹ nên có mớn nước thấp tàu có thể vào được vừa có thêm sản phẩm mới cho Cảng
Cần Thơ vừa tạo đầu ra cho sản phẩm của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát huy
thế mạnh của vùng.
Sự chuyển dịch cơ cấu của hàng nhập ngoại năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005
( chiếm 31% năm 2005 đến chiếm 32,65 % năm 2006 trong cơ cấu tổng sản lượng
hàng hoá thông qua của Cảng Cần Thơ ) nhưng tỷ trọng của hàng nhập ngoại trong
cơ cấu tổng sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007 lại giảm mạnh so với năm 2006
( tỷ trọng hàng nhập ngoại chiếm 16,17% trong cơ cấu tổng sản lượng hàng hoá
thông qua cuả Cảng Cần Thơ năm 2007).
Tỷ trọng hàng hoá xuất nội giảm qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007 (chiếm
21,08 % năm 2005, chiếm 17,76 % năm 2006 và chiếm 14,85% năm 2007)
Tỷ trọng hàng hoá nhập nội trong cơ cấu tổng sản lượng hàng hóa thông qua của
Cảng Cần Thơ năm 2006 giảm so với năm 2005 (năm 2005 chiếm 41,7 % so với
năm 2006 chiếm 43,59 % ), tỷ trọng hàng hóa nhập nội trong tổng cơ cầu hàng hoá
thông qua của Cảng Cần Thơ năm 2007 giảm so với năm 2006 (năm 2007 chiếm tỷ
trọng 37,35 %).
Tóm lại, qua 3 biểu đồ trên ta nhận thấy có sự chuyển dịch cơ cấu trong tổng sản
lượng hàng hoá thông qua của Cảng Cần Thơ qua các năm. Sự chuyển dịch cơ cấu
qua các năm tỷ trọng hàng hoá xuất ngoại tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu tổng sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Cần Thơ, đây là một dấu hiệu đáng
mừng chứng tỏ thị trường xuất khẩu ngày càng sôi động hơn, các doanh nghiệp có
nhiều cơ hội để vươn mình ra các nước khác hơn. Đây là một phần để giúp cho
Cảng Cần Thơ có thể đưa ra kế hoạch và chuẩn bị cho tương lai.
49
Bảng 8: BẨNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CủA
CẢNG CẦN THƠ THEO CHIỀU HÀNG.
Chênh lệch năm 2006 so
với năm 2005
Chênh lệch năm 2007 so
với năm 2006 S
T
T
Chiều hàng Số tuyệt
đối
(tấn)
Số tương
đối
(%)
Số tuyệt
đối
(tấn)
Số tương
đối
(%)
1 Xuất ngoại -2.106 -3,85 360.411 685,11
2 Nhập ngoại 13.209 4,85 -74.713 -26,14
3 Xuất nội -29.914 -16,14 38.467 24,74
4 Nhập nội 14.956 4,10 106.256 27,84
Tổng cộng -3.855 -0,44 430.421 49,16
Xuất ngoại
Sản lượng xuất ngoại năm 2006 so với năm 2005 đạt 96,15% giảm 3,85% số
tuyệt đối là giảm 2.106 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng lương thực năm 2006
giảm so với năm 2005.
Sản lượng xuất ngoại so với năm 2006 đạt 785,11% vượt 685,11% số tuyệt đối là
tăng 360.411 tấn. Nguyên nhân là do tuy sản lượng lương thực xuất khẩu giảm so
với năm 2006 nhưng năm 2007 sản lượng cát xuất khẩu và gỗ tràm xuất khẩu tăng
mạnh nên làm cho sản lượng xuất ngoại năm 2007 tăng mạnh.
Nhập ngoại
Sản lượng hàng hoá nhập ngoại năm 2006 đạt 104,85% so với năm 2005 tăng
4,85% số tuyệt đối là 13.209 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng gỗ và thạch cao nhập
nội tăng đáng kể nhưng do sản lượng clinker năm 2006 giảm đáng kể so với năm
2005 nên sản lượng hàng hoá thông qua năm 2006 có tăng so với năm 2005 nhưng
không đáng kể.
Sản lượng hàng hoá nhập ngoại năm 2007 so với năm 2006 đạt 73,86% giảm
26,14% số tuyệt đối là giảm 74.713 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng gỗ, clinker,
50
phân bón nhập ngoại năm 2007 giảm đáng kể so với năm 2006, tuy năm 2007 có sự
tăng lên về sản lượng của thạch cao tuy nhiên tổng lượng hàng hoá nhập ngoại năm
2007 vẫn giảm so với năm 2006.
Xuất nội
Xuất nội năm 2006 đạt 83,86% giảm 16,14% so với năm 2005 số tuyệt đối là
giảm 29.914 tấn. Nguyên nhân là do lượng lương thực xuất nội năm 2006 giảm
mạnh so với năm 2005.
Sản lượng hàng hoá xuất nội năm 2007 đạt 124,74% tăng 24,74% so với năm
2006 số tuyệt đối là 38.467 tấn. Nguyên nhân, tuy các mặt hàng khác có giảm nhưng
không đáng kể, nhưng mặt hàng chính là sản lượng gạo năm 2007 tăng đáng kể làm
cho sản lượng hàng hoá xuất nội năm 2007 tăng so với năm 2006
Nhập nội
Sản lượng hàng hoá nhập nội của Cảng Cần Thơ năm 2006 đạt 104,1% tăng
4,1% số tuyệt đối là 14.956 tấn so với năm 2005. Nguyên nhân là do sản lượng xi
măng và phân bón nhập nội năm 2006 tăng đáng kể so với năm 2005, tuy các mặt
hàng khác đặt biệt là than đá giảm một lượng khá cao, các mặt hàng khác có giảm
nhưng không đáng kể, hàng hoá nhập nội của Cảng Cần Thơ chủ yếu là than đá, xi
măng, hàng container.
Sản lượng hàng hoá nhập nội năm 2007 so với năm 2006 sản lượng nhập nội
năm 2007 đạt 127,84% tăng 27,84% số tuyệt đối là 106.256 tấn.
Nhìn chung sản lượng hàng hoá nhập nội tăng qua các năm cả về số tương
đối và số tuyệt đối nguyên nhân là do nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển
và để đáp ứng nhu cầu hội nhập thì nhu cầu về sự trao đổi, lưu thông hàng hoá ngày
càng cao.
Sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Cần Thơ ngày càng tăng một phần là do sản
lượng hàng hoá của đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu trao đổi ngày càng tăng
và Cảng Cần Thơ đã biết khai thác và phát huy thế mạnh của vùng đồng bằng sông
Cửu Long, không những góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh tế của Cảng
Cần Thơ mà còn góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm của đồng bằng sông Cửu Long.
51
Bảng 9: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH SẢN
LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ THEO CHIỀU HÀNG NĂM 2007
Sản lượng năm
2007
(tấn)
Chênh lệch giữa kế
hoạch với thực hiện
S
T
T
Chiều hàng
Kế
hoạch
Thực
hiện
Số tuyệt
đối
(tấn)
Số
tương
đối
(%)
Số
tương
đối
nhiệm
vụ kế
hoạch
(%)
Số
tương
đối
hoàn
thành
kế
hoạch
(%)
1 Xuất ngoại 59.500 413.017 353.517 594,15 113,10 694,15
2 Nhập ngoại 260.000 211.123 -48.877 -18,80 90,96 81,2
3 Xuất nội 164.000 193.927 29.927 18,25 105,49 118,25
4 Nhập nội 366.500 487.885 121.385 33,12 96,04 133,12
5 Tổng cộng 850.000 1.305.952 455.952 53,64 97,08 153,64
Qua bảng đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ năm 2007
Sản lượng hàng hoá xuất ngoại của Cảng Cần Thơ không những hoàn thành mà
còn vượt mức kế hoạch đề ra nhiệm vụ kế hoạch năm 2007. Sản lượng hàng hoá
xuất ngoại của Cảng Cần Thơ chỉ cần đạt 113,1 % sản lượng thực hiện của năm
2006 nhưng sản lượng hàng hoá xuất ngoại thực hiện của Cảng Cần Thơ đã đạt
694,15 % so với kế hoạch đã đề ra vượt 595,15 % so với kế hoạch đã đề ra, số tuyệt
đối là tăng 353.517 tấn. Vượt quá cao so với kế hoạch đã đề ra nguyên nhân là do
sản lượng tràm xuất khẩu năm 2007 tăng mạnh nguyên nhân là do sự cố gắng nhiệt
tình của Ban Giám đốc Cảng Cần Thơ đã tìm được nguồn hàng gỗ tràm và đã thuyết
phục các doanh nghiệp Trung Quốc chọn Cảng Cần Thơ làm nơi thu mua cây tràm
của đồng bằng sông Cửu Long vì sản lượng tràm của đồng bằng sông Cửu Long
nhiều, thân cây nhẹ nên dù tàu chở đầy tràm thì mơn nước vẫn thấp, dễ ra vào cửa
biển Định An.
52
Sản lượng hàng hoá nhập ngoại năm 2007 với số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
đạt 90,96 % so với thực hiện năm 2006 nhưng thực tế năm 2007 sản lượng hàng hoá
nhập ngoại hoàn thành được 81,2 % sản lượng kế hoạch đã đề ra, do vậy năm 2007
Cảng Cần Thơ không hoàn thành kế hoạch về sản lượng hàng hoá nhập ngoại, sản
lượng không hoàn thành là 18,8 %, số tuyệt đối là giảm 48.877 tấn so với kế hoạch
đã đề ra năm 2007.
Sản lượng hàng hoá xuất nội năm 2007, với số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
105,49 % so với năm 2006 tăng 5,49 % sản lượng thực hiện năm 2006. Sản lượng
thực hiện năm 2007, với số tương đối hoàn thành kế hoạch đạt 118,25 % vượt
18,25% so với kế hoạch đã đề ra. Như vậy sản lượng hàng hoá xuất nội năm 2007
không những đã hoàn thành kế hoạch đã đề ra mà còn vượt kế hoạch với số tương
đối là 29.927 tấn.
Sản lượng hàng hoá nhập nội năm 2007, với số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là
đạt 96,04% sản lượng hàng hoá nhập nội thực hiện năm 2006. Năm 2007 với số
tương đối hoàn thành kế hoạch là 133,12 % Cảng Cần Thơ không những hoàn
thành kế hoạch đã đề ra mà còn vượt mức kế hoạch đã đề ra là 33,12 %, số tuyệt đối
là 121.385 tấn.
Tóm lại, với bảng đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch của Cảng Cần Thơ ta
thấy chỉ có sản lượng hàng hoá nhập ngoại là không hoàn thành kế hoạch, còn việc
thực hiện theo các chiều hàng khác thì không những Cảng Cần Thơ đã hoàn thành
mà còn vượt mức kế hoạch đã đề ra. Qua đó ta nhận thấy Cảng Cần Thơ ngày càng
hoạt động có hiệu quả nhưng cần chú ý hơn trong việc đề ra kế hoạch thực hiện sản
lượng theo chiều hàng xuất ngoại do vượt mức quá xa so với kế hoạch đã đề ra, sản
lượng hàng hoá nhập ngoại không hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
4.3. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ theo loại hàng
4.3.1. Ý nghĩa và mục đích
4.3.1.1.Ý nghĩa.
Tuỳ theo từng đặc điểm khác nhau của hàng hoá mà mỗi hàng hoá có cách
đóng gói khác nhau được tạo thành nhiều loại hàng khác nhau. Mỗi loại hàng khác
nhau sẽ có phương pháp đóng gói và vận chuyển và xếp dỡ khác nhau. Có nhiều loại
53
hàng khác nhau là do nhu cầu về an toàn, đảm bảo chất lượng hàng hoá hay tiết
kiệm bao bì, cách đóng gói để giảm chi phí,…. Mỗi phương pháp vận chuyển và
xếpdỡ khác nhau đòi hỏi phải có phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với
từng loại hàng khác nhau.
Nguyên nhân tác động đến sản lượng hàng hoá là nhiều nguyên nhân khác
nhau tác động. Nguyên nhân khác quan là do sự biến động của hàng hoá, sự tiết
kiệm về bao bì để giảm chi phí cho hàng hoá, …..
Nguyên nhân chủ quan là do nhu cầu về trang thiết bị kỹ thuật của cảng
không đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng, điều này cũng có thể dẫn
đến việc sản lượng hàng hoá qua cảng giảm.
So sánh sự biến động của tùng loại hàng hoá từ đó tìm ra nguyên nhân gây ra
sự biến động đó để tìm cách khắc phục khuyết điểm, hạn chế những khó khăn.
4.3.1.2.Mục đích
Đánh giá sự tăng giảm của từng loại hàng hoá qua các năm. Tìm ra nguyên
nhân của sự biến động đó và đưa ra biện pháp để khắc phục.
Bảng 10: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
SẢN LƯỢNG THEO LOẠI HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007
Đơn vị tính: Tấn
S
T
T
Loại hàng
Thực hiện
năm 2005
Thực hiện
năm 2006
Thực hiện
năm 2007
1 Hàng bao 241.250 259.361 272.557
2 Hàng xá 328.799 191.803 427.957
3 Container 159.238 158.422 198.206
4 Gỗ 56.927 167.428 137.496
5 Hàng bó, hàng kiện 28.113 44.326 217.683
6 Hàng khác 65.059 54.191 52.053
Tổng cộng 879.386 875.531 1.305.952
( Nguồn: Phòng kế họach và đầu tư)
54
Bảng 11: BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA
CẢNG CẦN THƠ THEO LOẠI HÀNG NĂM 2005 – 2007.
Chênh lệch năm 2006
so với năm 2005
Chênh lệch năm 2007
so với năm 2006
S
T
T
Loại hàng
Số tuyệt
đối (tấn)
Số tương
đối (%)
Số tuyệt
đối (tấn)
Số tương
đối (%)
1 Hàng bao 18.111 7,51 13.196 5,09
2 Hàng xá -136.996 -41,67 236.154 123,12
3 Container -816 -0,51 39.784 25,11
4 Gỗ 110.501 194,11 -29.932 -17,88
5 Hàng bó, hàng kiện 16.213 57,67 173.357 391,10
6 Hàng khác -10.868 -16,70 -2.138 -3,95
Tổng cộng -3.855 -0,44 430.421 49,16
4.3.2.Phân tích tình hình của từng chỉ tiêu loại hàng.
Hàng bao
Hàng bao là loại hàng hoá được đựng trong bao.
Hàng bao là loại hàng tăng đều qua các năm ít có sự biến động, chiếm tỷ trọng
lớn trong loại hàng bao là lương thực và xi măng.
Sản lượng hàng bao năm 2006 đạt 107,51 % tăng 7,51 % so với năm 2005, số
tuyệt đối là tăng 18.111tấn. Nguyên nhân là sản lượng xi măng, phân bón tăng lên
đáng kể trong năm 2006 so với năm 2005 nhưng do sản lượng lương thực trong năm
2006 giảm đáng kể so với năm 2005 nên sản lượng loại hàng bao có tăng nhưng
không đáng kể.
Sản lượng hàng bao năm 2007 đạt 105,09% tăng 5,09% so với sản lượng hàng
bao năm 2006 số tuyệt đối là tăng 13.196 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng lương
thực, thức ăn gia súc tăng lên đáng kể nhưng do sản lượng xi măng giảm đáng kể
nên sản lượng loại hàng bao năm 2007 có tăng so với năm 2006 nhưng không đáng
kể.
55
Hàng xá
Hàng xá là các mặt hàng bao gồm than đá, clinker, bã đậu nành, cát vàng xuất
khẩu, thạch cao.
Sản lượng hàng xá năm 2006 đạt 58,33% giảm 41,67 % so với sản lượng hàng
xá năm 2005, số tuyệt đối là giảm 136.996 tấn . Nguyên nhân sản lượng hàng xá
năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005 là do các mặt hàng than đá, clinker giảm
mạnh, tuy các mặt hàng khác có tăng nhưng không đáng kể dẫn đến sản lượng theo
loại hàng xá năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005.
Sản lượng hàng xá năm 2007 đạt 223,12 % so với sản lượng hàng xá năm 2006
tăng 123,12 %, số tuyệt đối là tăng 236.154 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng cát
xuất khẩu và thạch cao tăng mạnh tuy sản lượng than đá có giảm nhưng giảm nhẹ
nên sản lượng hàng xá năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 và kế hoạch đã đề ra.
Container
Sản lượng hàng container năm 2006 đạt 9,49 %, giảm 0,51 % so với sản lượng
hàng container năm 2005, số tuyệt đối là giảm 816 tấn.
Sản lượng hàng container năm 2007 đạt 125,11 % tăng 25,11 % so với sản lượng
hàng contianer năm 2006, số tuyệt đối là tăng 39.784 tấn.
Tóm lại, sản lượng hàng container qua các năm 2005 đến 2007 ít có biến động,
giảm nhẹ năm 2006 so với sản lượng hàng container năm 2005 nhưng sản lượng
hàng container năm 2007 tăng cao hơn so với sản lượng hàng container năm 2006.
Theo xu hướng vận tải của thế giới là những loại tàu lớn, có nhu cầu sử dụng bến
container và cần những phương tiện bốc xếp hiện đại, đó là xu hướng chung của vận
tải thế giới, Cảng Cần Thơ đã nhìn thấy xu hướng phát triển vận tải của thế giới
trong hiện tại cũng như trong tương lai nhưng hiện tại Cảng Cần Thơ không thể đáp
ứng được nhu cầu của vận tải thế giới. Hiện tại Cảng Cần Thơ tiếp tục đầu tư vào hệ
thống kho bãi và phương tiện để bốc xếp hàng container phục vụ khu công nghiệp
Trà Nóc 1,2, cùng với hàng hoá nông sản của cảng sau này. Khi luồng Định An
được được khai thông, mở luồng mới Quan Bố Chánh tạo đà cho đồng bằng sông
Cửu Long phát triển. Mặt hàng container là một trong những mục tiêu mà Cảng Cần
Thơ được hướng phát triển xây dựng các bãi nhà kho chứa các hàng container, mua
56
sắm trang thiết bị để phục vụ nhu cầu ngày càng tốt hơn của xã hội, hàng container
có nhiều loại khác nhau tuy nhiên đồng bằng sông Cửu Long là nuôi trồng và xuất
khẩu thuỷ hải sản lớn của nước ta, nhu cầu về hàng đông lạnh cũng tăng cao.
Container là một trong những phương tiện vận chuyển đạt hiệu quả cao nhất, được
hầu hết các công ty thuỷ hải sản hay các công ty khác sử dụng vận chuyển qua các
cảng trước khi xuất khẩu sang nước ngoài. Mặt khác, Cảng Cần Thơ có vị trí địa lý
thuận lợi nằm kế khu công nghiệp Trà Nóc, các nhà máy chế biến thuỷ hải sản như
Nam Hải, … vận chuyển hàng hoá đông lạnh chủ yếu là qua Cảng Cần Thơ.
Xuất nhập khẩu hàng hoá bằng container của các doanh nghiệp tại khu công
nghiệp Trà Nóc đều phải kéo container về Cảng Cần Thơ từ đó được xếp lên tàu về
cảng Sai Gòn để kết nối tiếp lên tàu mẹ. Tuy nhiên có một khó khăn khách quan rất
lớn cản trở công việc lưu thông hàng hoá của các nhà máy trên khu công nghiệp Trà
Nóc cũng như là một nguyên nhân làm giảm sản lượng hàng container hiện nay của
Cảng Cần Thơ đó là sức chịu trọng tải của cầu Trà Nóc thấp, không đáp ứng được
nhu cầu vận chuyển hàng hoá đông lạnh của các nhà máy đến Cảng Cần Thơ. Điều
này không những ảnh hưởng đến sản lượng thực hiện của cảng Cần Thơ mà còn ảnh
hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp, làm tăng chi phí vận chuyển hàng hoá
khi phải chia nhỏ hàng hoá ra, làm giảm chất lượng hàng hoá sản phẩm nhất là sản
phẩm đông lạnh. Vì vậy việc sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông là rất quan trọng
trong việc phát triển kinh tế vùng.
57
Bảng 12: BẢNG BÁO CÁO CONTAINER HÃNG TÀU NĂM 2005 – 2007
Đơn vị tính: cont
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Loại
container
20’ 40’ 20’ 40’ 20’ 40’
Nhập 6.303 6.198 7.883
Có hàng 1.996 1.032 2.381 700 3.140 1.123
Rỗng 1.584 1.535 1.608 1.407 1.863 1.580
Đông lạnh 35 121 29 73 77 100
Xuất 6.570 6.375 7.676
Có hàng 880 283 992 217 1.172 164
Rỗng 2.155 1.268 2.277 927 2.939 1.268
Đông lạnh 726 1.258 762 1.200 795 1.338
Tổng cộng 12.873 12.573 15.559
( Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư)
Qua bảng báo cáo ta thấy sản lượng hàng container ra vào cảng năm 2005 - 2007
giảm nhẹ năm 2006, nhưng tăng mạnh năm 2007. Điều này cho thấy Cảng Cần Thơ
tuy không khai thác hết công suất nhưng cũng đang trong xu thế chung của vận tải
Việt Nam nói chung và của đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Gỗ
Sản lượng gỗ năm 2006 đạt 294,11 % tăng 194,11%, tăng vọt so với năm 2005,
số tuyệt đối là 110.501 tấn. Nguyên nhân sản lượng gỗ năm 2006 tăng vọt so với
năm 2005 là do sản lượng gỗ nhập ngoại tăng mạnh trong năm 2006.
Sản lượng gỗ năm 2007 đạt 82,12 % giảm 17,88 % so với năm 2006, số tuyệt
đối là giảm 29.932 tấn là do sản lượng gỗ nhập ngoại năm 2007 giảm so với năm
2006.
58
Hàng bó, hàng kiện
Hàng bó, hàng kiện bao gồm các mặt hàng: sắt xây dựng, gỗ tràm xuất khẩu,
gạch tàu, bia.
Sản lượng hàng bó, hàng kiện năm 2006 đạt 157,67 % so với năm 2005 tăng
57,67 %, số tuyệt đối là tăng 16.213 tấn. Nguyên nhân là do lượng sắt thép năm
2006 tăng mạnh so với năm 2005.
Sản lượng hàng bó, hàng kiện năm 2007 đạt 491,1 % tăng 391,1% so với năm
2006, số tuyệt đối là tăng 173.357tấn. Nguyên nhân tăng mạnh của mặt hàng trên là
do sản lượng gỗ tràm xuất khẩu tăng mạnh, tuy mặt hàng sắt xây dựng có giảm
nhưng không đáng kể nên sản lượng hàng bó, hàng kiện năm 2007 tăng vọt.
Hàng khác
Sản lượng các loại hàng khác có giảm nhưng hàng khác là các mặt hàng có đóng
góp cho quá trình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ nhưng sự đóng góp đó
không đáng kể trong tổng sản lượng mà cảng đạt được nên sự tăng giảm của các loại
hàng khác cũng không ảnh hưởng lớn đến tình hình thực hiện sản lượng của Cảng
Cần Thơ.
59
Bảng 13: BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG LOẠI
HÀNG TRONG TỔNG SẢN LƯỢNG HÀNG HOÁ CỦA
CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007
Thực hiện năm 2005
Thực hiện năm
2006
Thực hiện năm 2007
S
T
T
Loại hàng Sản
lượng
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
Sản
lượng
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
Sản
lượng
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
1 Hàng bao 241.250 27,43 259.361 29,62 272.557 20,87
2 Hàng xá 328.799 37,39 191.803 21,91 427.957 32,77
3 Container 159.238 18,11 158.422 18,09 198.206 15,18
4 Gỗ 56.927 6,47 167.428 19,12 137.496 10,53
5
Hàng bó,
hàng kiện
28.113 3,20 44.326 5,06 217.683 16,67
6 Hàng khác 65.059 7,40 54.191 6,20 52.053 3,98
Tổng cộng 879.386 100 875.531 100 1.305.952 100
60
Năm 2005
hàng bao,
27.43%
hàng xá, 37.39%
hàng container,
18.11%
gỗ, 6.47%
hàng bó, hàng
kiện, 3.20%
hàng khác,
7.40%
Năm 2006
hàng bao,
29.62%
hàng xá, 21.91%hàng container,
18.09%
gỗ, 19.12%
hàng bó, hàng
kiện, 5.06%
hàng khác,
6.20%
Năm 2007
hàng bao,
20.87%
hàng xá, 32.77%hàng container,
15.18%
gỗ, 10.53%
hàng bó,hàng
kiện, 16.67%
hàng khác,
3.98%
Biểu đồ đánh giá sự đóng góp của từng loại hàng trong cơ cấu tổng sản lượng
hàng hoá thông qua của Cảng Cần Thơ qua các năm 2005 - 2007
61
Qua biểu đồ đánh giá sự đóng góp của từng loại hàng trong cơ cấu tổng sản
lượng hàng hoá thông qua của Cảng Cần Thơ qua các năm 2005 – 2007 ta thấy có
sự chuyển dịch cơ cấu giữa các loại hàng.
Năm 2005 tỷ lệ đóng góp cao nhất trong tổng sản lượng thông qua năm 2005
cảu Cảng Cần Thơ là loại hàng xá, sau đó là hàng bao, hàng container, các loại hàng
khác, gỗ và hàng bó hàng kiện.
Năm 2006 tỷ lệ đóng góp cao nhất trong tổng sản lượng thông qua năm 2006
của Cảng Cần Thơ là loại hàng bao, tiếp đến là hàng xá, hàng container, hàng gỗ,
các loại hàng khác và hàng bó hàng kiện.
Năm 2007 tỷ lệ đóng góp cao nhất trong tổng sản lượng thông qua năm
20067 của Cảng Cần Thơ là loại hàng xá, hàng bao, hàng bó hàng kiện, hàng
container, gỗ, và các loại hàng khác.
Qua chuyển dịch cơ cấu về sự đóng góp từng loại hàng trong tổng sản lượng
hàng hoá thông qua của Cảng Cần Thơ qua các năm, rõ nhất là năm 2007 cho thấy
Cảng Cần Thơ đã có sự chuyển tuy Cảng Cần Thơ có tìm thêm nguồn hàng mới, đa
dạng hoá sản phẩm nhưng Cảng Cần Thơ vẫn không ngừng hướng chú trọng vào các
mặt hàng chủ yếu. Mua sắm trang thiết bị xếp dỡ, kho bãi phù hợp với các loại hàng
chủ yếu đáp ứng và thoã mãn tốt nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách hàng
khi hàng hoá của họ thông qua Cảng Cần Thơ.
62
Bảng 14: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH
THEO TỪNG LOẠI HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 - 2007
Chênh lệch thực
hiện so với kế hoạch
năm 2007
S
T
T
Loại hàng
Kế hoạch
năm
2007
Thực hiện
năm 2007
Số tuyệt
đối (tấn)
Số
tương
đối
(%)
Số
tương
đối
nhiệm
vụ kế
hoạch
(%)
Số
tương
đối
hoàn
thành
kế
hoạch
(%)
1 Hàng bao 238.500 272.557 34.057 14,23 91,96 114,28
2 Hàng xá 203.500 427.957 224.457 110,30 106,10 210,30
3 Container 178.000 198.206 20.206 11,35 112,36 111,35
4 Gỗ 150.000 137.496 -12.504 -8,34 89,59 91,66
5
Hàng bó,
hàng kiện
33.000 217.683 184.683 559,65 74,45 659,65
6 Hàng khác 47.000 52.053 5.053 10,75 86,73 110,75
Tổng cộng 850.000 1.305.952 455.952 53,64 97,08 153,64
Sản lượng loại hàng bao năm 2007 đạt 114,23 % vượt 14,23 % so với kế hoạch
đã đề ra, số tuyệt đối là vượt 34.057 tấn.
Sản lượng loại hàng xá năm 2007 đạt 210,3 % vượt 110,3 % so với kế hoạch đã
đề ra, số tuyệt đối là vượt 224.457 tấn
Sản lượng loại hàng container năm 2007 đạt 111,35 % vượt 11,35 % so với kế
hoạch đã đề ra, số tuyệt đối là vượt 20.206 tấn.
Sản lượng loại hàng bó, hàng kiện năm 2007 tăng đáng kể đạt 659,65 % tăng
559,65 %, số tuyệt đối là vượt 184.683 tấn.
63
Sản lượng của các loại hàng khác năm 2007 đạt 110,75 % vượt 10,75 % so với
kế hoạch đã đề ra, số tuyệt đối là vượt 5.053 tấn.
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch đề ra cho năm 2007 tương đối thấp đa số các
loại hàng trong kế hoạch như hàng bao, hàng gỗ, hàng bó, hàng kiện, hàng khác năm
2007 đưa ra đều thấp hơn sản lượng thực hiện năm 2006, chỉ có hàng xá và hàng
container theo kế hoạch đã đề ra cho năm 2007 là tăng lên so với sản lượng thực
hiện năm 2006.
Nhìn chung, năm 2007 Cảng Cần Thơ đã không những hoàn thành kế hoạch đã
đề ra theo loại hàng mà còn vượt mức kế hoạch sản lượng đã đề ra, vượt cao so với
kế hoạch đặc biệt là loại hàng bó, hàng kiện vựơt 559,65 %. Nguyên nhân là do sản
lượng gỗ tràm xuất khẩu năm 2007 là loại hàng mới mà Cảng Cần Thơ đã khai thác
được, nên sản lượng tràm xuất khẩu Cảng Cần Thơ không đưa ra trong kế hoạch
thực hiện. Như vậy cho thấy sự cố gắng nỗ lực của Cảng Cần Thơ trong việc tìm
nguồn hàng và khách hàng mới cho cảng.
4.4. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ theo mặt hàng
4.4.1. Ý nghĩa và mục đích
4.4.1.1. Ý nghĩa
Mặt hàng là sự đóng góp của từng loại sản phẩm vào tổng sản lượng của
Cảng Cần Thơ. Phân tích sự biến động, thay đổi sản lượng của từng mặt hàng
riêng biệt cho phép ta đánh giá một cách cụ thể hơn, chính xác hơn, xác định
nguyên nhân tăng giảm rõ ràng hơn.
Từng mặt hàng khác nhau sẽ có phương án bảo quản, dự trữ và vận chuyển
khác nhau.
Mỗi mặt hàng có những đặc điểm, tính chất riêng biệt, theo mùa vụ như
lương thực,…. Một số mặt hàng theo những chiều hàng nhất định như lương thực
theo chiều hàng là xuất ngoại, xuất nội; còn clinker thì theo chiều nhập ngoại, nhập
nội.
64
4.4.1.2. Mục đích
Đánh giá sự biến động của từng mặt hàng từ đó tìm ra nguyên nhân của sự
biến động đó và đưa ra biện pháp để khắc phục.
Bảng 15: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG
THEO MẶT HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-2007
Đơn vị tính: Tấn
S
T
T
Mặt hàng
Thực hiện
năm 2005
Thực hiện
năm 2006
Thực hiện
năm 2007
1 Lương thực 105.802 72.437 112.377
2 Xi măng 81.842 134.444 112.036
3 Than đá 130.852 84.544 77.837
4 Gỗ tràm xuất khẩu - - 130.000
5 Thạch cao 53.502 59.262 62.111
6 Phân bón 13.938 21.350 -
7 Gỗ 56.927 169.018 286.350
8 Container 159.238 158.422 198.206
9 Đưòng 16.231 3.418 -
10 Sắt thép 28.113 34.848 61.502
11 Bột mì 7.853 5.974 7.428
12 Clinker 144.445 47.997 39.271
13 Thức ăn gia súc 15.584 17.669 37.934
14 Đá, cát 21.670 24.835 271.386
15 Nhựa đường 16.441 13.096 12.359
16 Hàng khác 26.948 28.217 27.155
Tổng cộng 879.386 875.531 1.305.952
( Nguồn: Phòng kế họach và đầu tư)
65
4.4.2. Phân tích tình hình của từng chỉ tiêu mặt hàng.
Bảng 16: BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG
THEO MẶT HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 -2007.
Chênh lệch năm 2006 so với
năm 2005
Chênh lệch năm 2007 so với
năm 2006
S
T
T
Mặt hàng
Số tuyệt đối
(tấn)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(tấn)
Số tương
đối (%)
1 Lương thực -33.365 -31,54 39.940 55,14
2 Xi măng 52.602 64,27 -22.408 -16,67
3 Than đá -46.308 -35,39 -6.707 -7,93
4 Gỗ tràm xuất khẩu - - 130.000 -
5 Thạch cao 5.760 10,77 2.849 4,81
6 Phân bón 7.412 53,18 -21.350 -100,00
7 Gỗ 112.091 196,90 117.332 69,42
8 Container -816 -0,51 39.784 25,11
9 Đường -12.813 -78,94 -3.418 -100,00
10 Sắt thép 6.735 23,96 26.654 76,49
11 Bột mì -1.879 -23,93 1.454 24,34
12 Clinker -96.448 -66,77 -8.726 -18,18
13 Thức ăn gia súc 2.085 13,38 20.265 114,69
14 Đá, cát 3.165 14,61 246.551 992,76
15 Nhựa đường -3.345 -20,35 -737 -5,63
16 Hàng khác 1.269 4,71 -1.062 -3,76
Tổng cộng -3.855 -0,44 430.421 49,16
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa chiếm khoảng 90% sản lượng gạo xuất
khẩu của cả nước. Năm 2005, cả nước xuất khẩu khoảng 4,9 triệu tấn gạo (theo tổng
cục thống kê) như vậy đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu khoảng 4,41 triệu tấn
66
gạo trong đó sản lượng gạo qua Cảng Cần Thơ đạt 105.802 tấn chiếm khoảng 2,4 %
trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long. Chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ trong khi Cảng Cần Thơ là cảng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.
Sản lượng lương thực năm 2006 đạt 68,46% giảm 31,54% so với năm 2005, số
tuyệt đối giảm 33.365 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng lương thực xuất ngoại và
xuất nội đều giảm. Mặt khác do chia thị phần gạo với cảng lương thực Trà Nóc.
Sản lượng gạo của năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu được 4,9 triệu tấn gạo,
nhưng vì để đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia do bão lụt làm mất mùa các
tỉnh miền bắc và miền trung. Mặt khác, năm 2006 sản lượng lương thực cả nứơc đạt
khoảng 36,2 triệu tấn tăng khoảng 400.000 tấn so với năm 2005. Năm 2006 là năm
được mùa đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền tru
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ năm 2007.pdf