Đề tài Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty dệt Minh Khai quí III năm 1999

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty dệt Minh Khai quí III năm 1999: Mục lục Trang Lời nói đầu. 1 Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận và quản lý lợi nhuận trong các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất kinh doanh. 2 I. Khái niệm và ý nghĩa của lợi nhuận. 2 1. Khái niệm. 2 2. ý nghĩa. 2 II. Phương pháp xác định lợi nhuận. 3 1. Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. 3 2. Đối với các hoạt động tài chính. 4 3. Đối với các hoạt động bất thường. 4 III. Phân phối lợi nhuận. 5 IV. Các chỉ tiêu đánh giá và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận. 6 1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. 6 3. Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế. 6 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận. 7 2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận. 7 2.2. Phân tích lợi nhuận hoạt động khác. 7 2.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận. 8 IV. Biện pháp tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp công nghiệp. 10 1. Tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ. 10 2. Nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. 10 3. Hạ giá thành...

doc49 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty dệt Minh Khai quí III năm 1999, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Lời nói đầu. 1 Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận và quản lý lợi nhuận trong các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất kinh doanh. 2 I. Khái niệm và ý nghĩa của lợi nhuận. 2 1. Khái niệm. 2 2. ý nghĩa. 2 II. Phương pháp xác định lợi nhuận. 3 1. Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. 3 2. Đối với các hoạt động tài chính. 4 3. Đối với các hoạt động bất thường. 4 III. Phân phối lợi nhuận. 5 IV. Các chỉ tiêu đánh giá và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận. 6 1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. 6 3. Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế. 6 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận. 7 2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận. 7 2.2. Phân tích lợi nhuận hoạt động khác. 7 2.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận. 8 IV. Biện pháp tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp công nghiệp. 10 1. Tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ. 10 2. Nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. 10 3. Hạ giá thành sản phẩm. 11 4. Tổ chức tốt các hoạt động về quản lý sản xuất kinh doanh 11 5. Khai thác tối đa khả năng người lao động. 11 6. Tính đúng giá thành, nắm chắc quan hệ cung cầu. 11 Phần thứ hai: Thực trạng công tác tổ chức quản lý lợi nhuận ở Công ty dệt Minh Khai. 12 I. Đặc điểm tình hình chung của công ty dệt Minh Khai. 12 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. 12 2. Nhiệm vụ hiện nay của công ty. 15 3. Bộ máy quản lý của công ty. 16 4. Cơ cấu sản xuất của công ty. 22 4.1 Kiểu cơ cấu sản xuất của công ty 22 4.2. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty. 23 4.3. Qui trình sản xuất của công ty. 23 II. Thực trạng công tác tổ chức quản lý lợi nhuận ở công ty dệt Minh Khai. 27 1. Đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty. 31 1.1. Đánh giá chung. 31 1.2. Đánh giá xu hướng và triển vọng của công ty. 32 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về lợi nhuận. 35 2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận SXKD. 35 2.2. Phân tích lợi nhuân hoạt động khác. 36 2.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận. 39 Phần thứ ba: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý lợi nhuận ở Công ty dệt Minh Khai. 43 I. Nhận xét về công tác quản lý lợi nhuận ở công ty dệt Minh Khai. 43 1. Nhận xét chung. 43 2. Ưu điểm. 44 3. Nhược điểm. 44 II. Chiến lược phát triển lợi nhuận của công ty trong một vào năm tới. 45 1. Về quy mô sản xuất kinh doanh. 45 2. Về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, được thể hiện qua bảng sau. 46 III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý thực hiện lợi nhuận ở công ty dệt Minh Khai. 47 Kết luận. 48 Lời nói đầu Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Để phù hợp với yêu cầu đổi mới kinh tế và cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với Nghị quyết của Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII: Sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Làm cho công tác quản lý doanh nghiệp trở lên vô cùng quan trọng và đòi hỏi ngày càng được hoàn thiện hơn. Nhất là, đối với công tác quản lý lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận là cái đích cuối cùng của một đơn vị khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận còn luôn luôn là một nhân tố lớn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị. Để minh họa cho sự quan trọng của lợi nhuận, em đi xem xét về công tác quản lý kinh doanh và đánh giá, phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty dệt Minh Khai quí III năm 1999 so với qui trước, từ đó viết bài báo về công tác quản lý lợi nhuận của công ty và củng cố thêm kiến thức thực tế về công tác này cho bản thân. Với kiến thức và sự hiểu biết hạn chế của mình, trong quá trình viết bài chắc chắn có nhiều ý sai và thiếu sót, nhiều lời văn không đúng với bản chất kinh tế, rất mong được thầy (cô) giáo hướng dẫn góp ý và sửa chữa để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy (cô) giáo. Phần thứ nhất Một số vấn đề lý luận về lợi nhuận và quản lý lợi nhuận trong các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất kinh doanh I. Khái niệm và ý nghĩa của lợi nhuận. 1. Khái niệm: Trong nền kinh tế thị trường việc quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp là làm thế nào để sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của mình tiêu thụ được trên thị trường. Trong quá trình tiêu thụ đó các doanh nghiệp chuyển giao hàng hóa, dịch vụ của mình cho khách hàng và nhận lại một khoản tiền tương ứng với giá bán sản phẩm, dịch vụ theo qui định hoặc thỏa thuận từ khách hàng. Thời điểm xác định doanh thu bán hàng sẽ tùy thuộc phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền hàng. Mục đích kinh doanh cuối cùng của các doanh nghiệp là làm thế nào để có lợi nhuận cao nhất, lợi nhuận trong doanh nghiệp được tạo bởi từ kết quả của nhiều hoạt động tạo thành. Hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính, đầu tư vào các hoạt động khác. Vậy, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần (doanh thu thuần = tổng doanh thu - các khoản giảm trừ: GG, CK, GT HBBTL, thuế GTGT của hàng xuất khẩu) và trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ bán ra, chi phí hàng ngày, chi phí quản lý hoặc nó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động tài chính, đầu tư hoạt động khác trong một thời kỳ. 2. ý nghĩa: Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả kinh doanh và hiệu quả của cả quá trình kinh doanh, nó phản ánh cả về lượng và chất của các hoạt động trong quá trình kinh doanh. Lợi nhuận cao làm cho doanh nghiệp có nhiều khả năng phát triển kinh tế. Bởi vì, khi đó doanh nghiệp có tích luỹ lớn để phát triển nguồn vốn kinh doanh, đổi mới kỹ thuật. Do vậy, nâng cao lợi nhuận là đòi hỏi tất yếu của quá trình tái sản xuất mở rộng và của việc phát triển kinh tế hàng hóa. Lợi nhuận quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác trong doanh nghiệp như: chỉ tiêu về sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất, chỉ tiêu giá thành... Các chỉ tiêu này là điều kiện nhằm đảm bảo thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và do đó nó có tác dụng điều chỉnh (tăng hoặc giảm) lợi nhuận. II. Phương pháp xác định lợi nhuận. 1. Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. Nó được xác định bằng số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Công thức tính: LN = [ Qi Gi (QiZi + Qi Gi ti) - CPBH - CPQLDN ] Trong đó: + LN: lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. + Qi: khối lượng sản phẩm tiêu thụ thứ i. + Gi: giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ thứ i. + Zi: giá vốn hàng bán của sản phẩm thứ i. + ti: thuế suất doanh thu tiêu thụ của sản phẩm xuất khẩu. + CPBH: tổng chi phí bán hàng trong kỳ. + CPQLDN: tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhìn vào công thức trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. - Giá bán của sản phẩm. - Giá vốn hàng bán. - Thuế suất. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi kết cấu mặt hàng, mức ảnh hưởng này thông qua tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm khác nhau, nếu trong quá trình tiêu thụ, khối lượng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao tiêu thụ nhiều hơn và khối lượng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp tiêu thụ ít hơn thì lợi nhuận chung sẽ tăng lên và ngược lại. 2. Đối với các hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính. Các khoản này bao gồm: - Lợi nhuận về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh. - Lợi nhuận về hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. - Lợi nhuận về cho thuê tài sản. - Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. - Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng, và lãi tiền vay ngân hàng. - Lợi nhuận cho vay vốn. - Lợi nhuận do bán ngoại tệ... Công thức: TNTC - CPTC. Trong đó: + LNTC: lợi nhuận từ hoạt động tài chính. + TNTC: tổng thu nhập hoạt động tài chính. + CPTC: tổng chi phí hoạt động tài chính. 3. Đối với các hoạt động bất thường: Lợi nhuận bất thường (thu nhập đặc biệt) là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quan đơn vị hay khách quan đưa tới. Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: - Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. - Thu tiền được phạt vi phạm hợp đồng. - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. - Thu các khoản nợ không xác định được chủ. - Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra... Các khoản thu nhập trên sau khi trừ các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường. Công thức: LNBT = TNBT - CPBT Trong đó: + LNBT: lợi nhuận từ hoạt động bất thường + TNBT: tổng thu nhập + CPBT: tổng chi phí. III. Phân phối lợi nhuận. Việc phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp phải hợp lý và đúng chế độ tài chính qui định. Tùy từng loại hình doanh nghiệp, từng hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp để phân phối lợi nhuận thành các bộ phận với các tỷ lệ có khác nhau. Song về cơ bản theo nguyên tắc sau: - Làm nghĩa vụ với Nhà nước (thuế lợi tức). - Phân chia cho các bên tham gia liên doanh (nếu có). - Phân chia cho các chủ sở hữu vốn (nếu là công ty cổ phần). - Bổ sung vốn kinh doanh. - Trích lập các quĩ của doanh nghiệp. Các quĩ của doanh nghiệp bao gồm: quĩ phát triển kinh doanh, quĩ dự trữ tài chính, quĩ khen thưởng, phúc lợi, quĩ trợ cấp mất việc làm, quĩ quản lý của cấp trên. + Quĩ phát triển kinh doanh: được chi dùng vào việc mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu. + Quĩ dự phòng tài chính: nhằm bù đắp những thiệt hại rủi ro, thua lỗ hoặc đề phòng những tổn thất bất ngờ do những nguyên nhân khách quan bất khả kháng để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường. + Quĩ khen thưởng và phúc lợi: để dùng khen thưởng, khuyến khích vật chất và phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cua công nhân viên trong doanh nghiệp. + Quĩ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: dùng để chi cho việc đào tạo công nhân viên do thay đổi cơ cấu hoặc đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ và bồi thường tay nghề cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ 1 năm trở lên. IV. Các chỉ tiêu đánh giá và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận. 1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Nhữn số liệu cần thiết cho việc đánh giá chức năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các tỷ số như tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế, tỷ lệ số dư đảm phí và hệ số đòn bẩy kinh doanh là những tỷ số đánh giá quá trình sinh lợi của doanh nghiệp. a/ Tỷ lệ lãi gộp: Tỷ lệ lãi gộp = x 100%. Tỷ lệ lãi gộp cho phép nợ kiểu biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn và doanh nghiệp càng được đánh giá cao. Tỷ lệ lãi gộp càng thấp giá trị mới sáng tạo của hoạt động sản xuất càng nhỏ và nguy cơ bị lỗ càng cao. 3. Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế. = x 100 Tỷ lệ này càng có giá trị cao phản ánh lợi nhuận sinh ra từ HĐKD càng lớn, phần lãi trong doanh thu có tỷ trọng lớn và doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. c/ Chỉ tiêu ROA: ROA = = x Chỉ tiêu ROA là chỉ tiêu tổng hợp, nó cho biết tỷ lệ lãi trên tài sản đạt bao nhiêu, hệ số quay vòng vốn đạt bao nhiêu lần và tỷ lệ lãi trên doanh thu đạt bao nhiêu (%). Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: - Quá trình sinh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp. - Qui mô hoạt động của công ty là nhỏ hay lớn. 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận. 2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận: Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch, giữa kỳ này với kỳ trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng tới tình hình trên.. Khi phân tích, cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu. Đồng thời so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với tổng doanh thu thuần (lấy doanh thu thuần làm gốc). 2.2. Phân tích lợi nhuận hoạt động khác: Lợi nhuận hoạt động khác của doanh nghiệp là các loại lợi nhuận ngoài tiêu thụ sản phẩm. Để phân tích lợi nhuận hoạt động khác thường không thể so sánh số thực tế và kế hoạch, bởi nó thường không có số liệu kỳ kế hoạch mà phải căn cứ vào nội dung của từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp để phân tích. Nói chung, những khoản tổn thất phát sinh là không tốt, nhưng những khoản thu nhập phát sinh chưa hẳn là đã tốt. Chẳng hạn: thu nhập về lợi tức tiền gửi ngân hàng nhiều, điều này đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt nguyên tắc quản lý tiền mặt, nhưng mặt khác phải xem xét doanh nghiệp có tình hình thừa vốn lưu động không ? Vì doanh nghiệp chỉ được đánh giá là kinh doanh tốt khi vòng quay vốn nhanh và mở rộng qui mô sản xuất. Khi phân tích lợi nhuận hoạt động khác, có thể căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh để đánh giá tổng quát hoặc có thể lập bảng phân tích chi tiết theo nội dung của từng khoản theo bảng sau: Thu nhập Kỳ này Cộng từ đầu năm Chi phí Kỳ này Cộng từ đầu năm 1 2 3 4 5 6 I. Thu nhập HĐTC I. Chi phí HĐTC 1. Thu nhập về HĐ góp vốn liên doanh 1. Chi phí liên doanh 2. Thu nhập về HĐ đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn 2. Chi phí cho đầu tư tài chính 3. Thu về cho thuê TSCĐ 3. Chi phí liên quan đến cho thuê TSCĐ 4. Thu về lãi tiền gửi ngân hàng 4. Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ 5. Thu lãi cho vay vốn 6. Thu bán ngoại tệ II. THu nhập BT II. Chi phí bất thường 1. Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ 1. Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ 2. Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng 2. Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi thanh lý, nhượng bán. 3. Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý 3. Tiền phạt do vi phạm hợp đồng. 4. Thu các khoản nợ không xác định được chủ 4. Bị phạt thuế, tuy nộp thuế. 2.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận thực hiện được sau một quá trình sản xuất kinh doanh là một trong những hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Lợi nhuận tuyệt đối có thể không phản ánh đúng mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi vì chỉ tiêu này không chịu sức tác động của bản thân chất lượng công tác của doanh nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng của qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế, để đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Điều quan trọng ở đây không phải là tổng lợi nhuận bằng số tuyệt đối mà tỷ suất lợi nhuận tính bằng đơn vị %. Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng nhiều cách tùy theo mối quan hệ của lợi nhuận với các chỉ tiêu có liên quan. a/ Phân tích tình hình lãi suất chung: Lãi suất chung của doanh nghiệp có thể tính bằng 2 cách: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán ra, được xác định: Tỷ suất lợi nhuận = x 100. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 (đồng) doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = x 100 = x 100 Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 (đồng) vốn bỏ vào đầu tư sau 1 năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn sản xuất cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về qui mô sản xuất. b/ Phân tích tình hình lãi suất sản xuất: được xác định như sau: = x 100 Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành phản ánh hiệu quả kinh tế tính theo lợi nhuận và chi phí sản xuất. Trong trường hợp không có sự biến động về giá cả và cơ cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ, thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào giá thành sản phẩm hàng hóa. Mặc dù chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả tổng hợp của hoạt động sản xuất, nhưng trong chừng mực nhất định chỉ tiêu này chưa phản ánh được đầy đủ kết quả của hoạt động trong các đơn vị hạch toán kinh tế. Bởi vì, trong giá thành mới chỉ tính chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm hoàn thành chứ chưa bao gồm chi phí nguyên vật liệu dự trữ, chi phí về sản xuất dở dang và bán thành phẩm. do đó có thể phân tích lãi suất sản xuất bằng cách so sánh tổng lợi nhuận với chỉ tiêu giá thành sản lượng công nghiệp tính theo giá so sánh được để so sánh được giữa các kỳ khác nhau. c/ Phân tích lãi suất sản xuất của sản phẩm sản xuất: Lãi suất sản xuất của sản phẩm sản xuất là so sánh hiệu số giữa giá bán với giá thành của sản phẩm, hàng hóa so với giá thành của sản phẩm hàng hóa. Công thức tính: PSP = x 100 Trong đó: PSP: Tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm sản xuất. G: Giá bán của sản phẩm. Z: Giá thành sản phẩm hoặc giá thành toàn bộ sản phẩm. Chỉ tiêu này có thể nghiên cứu cho toàn bộ sản lượng hàng hóa trong kỳ, cũng có thể tính riêng cho từng loại sản phẩm cụ thể. Khi phân tích có thể so sánh sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá kế hoạch, nếu giá thực tế cao hơn kế hoạch (không phải do điều chỉnh) thì đó có thể do doanh nghiệp đã cố gắng cải tiến chất lượng sản phẩm do đó có thể thu được lợi nhuận tăng thêm và ngược lại. IV. Biện pháp tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp công nghiệp. Lợi nhuận chịu sự tác động của nhiều nhân tố, do đó để tăng lợi nhuận phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp và phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng doanh nghiệp. Sau đây là một vài biện pháp chính. 1. Tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ: Khi các nhân tố khác ổn định thì việc tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ làm tăng lợi nhuận. Muốn vậy cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện càn thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. 2. Nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ: Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo khả năng nâng giá bán sản phẩm để tăng lợi nhuận, cần chú ý nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm, việc làm này vừa nâng cao được giá trị, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. 3. Hạ giá thành sản phẩm: Hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quan trọng để tăng lợi nhuận trong đó, biện pháp chính là giảm chi phí nguyên vật liệu. 4. Tổ chức tốt các hoạt động về quản lý sản xuất kinh doanh như xây dựng chiến lược sản xuất, sản phẩm và phương án kinh doanh. Thường xuyên rút kinh nghiệm và không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý kinh doanh. 5. Khai thác tối đa khả năng người lao động: Thực hiện các biện pháp khuyến khích, chăm lo tới người lao động để họ cống hiến tài năng và sức lực cho kinh doanh, vì con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định nhất, nhất là những người lao động giỏi. 6. Tính đúng giá thành, nắm chắc quan hệ cung cầu để quyết định giá bán hợp lý ở từng thời điểm với từng đối tượng khách hàng cụ thể để thu được lợi nhuận cao nhất. Phần thứ hai Thực trạng công tác tổ chức quản lý lợi nhuận ở công ty dệt Minh Khai I. Đặc điểm tình hình chung của công ty dệt Minh Khai. 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. Nhà máy dệt khăn mặt, khăn tay nay là công ty dệt Minh Khai Hà Nội là một đơn vị lớn của ngành công nghiệp Hà Nội. Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 60, đầu những năm 70. Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Vì vậy, việc xây dựng công ty có những thời gian gián đoạn và phải sơ tán trên nhiều địa điểm khác nhau. Năm 1974 công ty cơ bản được xây dựng xong và được chính thức thành lập theo quyết định của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Cũng năm đó công ty đi vào sản xuất thử và từ năm 1975 chính thức nhận kế hoạch của Nhà nước giao. Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của công ty ban đầu là sản xuất các loại khăn mặt bông, khăn tắm, khăn ăn... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong thời gian đầu mới thành lập và đi vào sản xuất công ty gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn chỉnh, thiết bị do Trung Quốc viện trợ về lắp đặt không đồng bộ, khâu dầu dây chuyền sản xuất không hoạt động được phải chuyển làm theo phương pháp thủ công. Là đơn vị doanh nghiệp đầu tiên ở miền Bắc sản xuất mặt hàng khăn mặt bông nên nhiều thông số kỹ thuật không có sẵn mà phải vừa làm vừa nghiên cứu, tìm tòi. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nhân lành nghề thiếu thốn nhiều... Do đó, những năm đầu sản xuất công ty mới đưa vào hoạt động được hơn 100 máy dệt, số cán bộ công nhân viên chức có 415 người. Từ năm 1981 - 1989 là thời kỳ phát triển ổn định và với tốc độ cao của công ty. Những năm này công ty được thành phố đầu tư thêm cho một dây chuyền dệt kim đan dọc để dệt các loại vải tuyn, rèm, valide... Như vậy, về sản xuất công ty đã được giao cùng một lúc quản lý và triển khai thực hiện hai qui trình công nghệ dệt khác nhau là dệt kim và dệt thoi. Công ty cũng tập trung đầu tư chiều sâu, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, chấm dứt tình trạng khâu đầu sản xuất phải đi gia công, phụ thuộc bên ngoài và sản xuất thủ công ở công ty. Về sản xuất kinh doanh trong thời kỳ này, công ty đã chủ động chuyển hướng sản xuất kinh doanh từ chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, sang chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Xuất khẩu sang cả 2 thị trường khu vực I và II. Từ năm 1988 đến nay công ty đã được Nhà nước cho phép thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 9 năm từ 1981 - 1989 luôn luôn tăng trưởng ở mức độ cao, đặc biệt là chỉ tiêu xuất khẩu. Nhưng bước vào thời kỳ những năm 90 nền kinh tế nước ta chuyển mạnh sang cơ chế quản lý mới, theo tinh thần Nghị quyết đại hội VI, đại hội VII của Đảng. Trong khi đó, tình hình chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng biến động nhiều. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các quan hệ bạn hàng của công ty với nước này không còn nữa. Và như vậy, công ty đã mất đi một thị trường truyền thống rất quan trọng. Về máy móc, thiết bị hầu hết được đầu tư ở giai đoạn trước đã cũ và lạc hậu nhiều không đáp ứng được cho yêu cầu sản xuất mới. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty thì quá đông (gần 2400 người) lại quen với cơ chế bao cấp, nay chuyển sang cơ chế mới không dễ dàng thích nghi được. Trước tình hình thị trường bị thu hẹp đột ngột, cạnh tranh gay gắt và có nhiều khó khăn nan giải như vậy, nhưng với ý thức tự lực, tự cường phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và với sự cố gắng nỗ lực cao, công ty đã tập trung sức tháo gỡ những khó khăn, giải quyết từ những vẫn đề quan trọng nhất về thị trường, về tiền vốn, về tổ chức sản xuất, về lựa chọn bố trí lại đội ngũ lao động... nhằm thoát dần ra khỏi khó khăn, từng bước thích nghi với cơ chế quản lý mới để đứng vững trên thị trường, ổn định và phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu là chính. Trong 5 năm gần đây công ty đã đầu tư trên 14,5 tỷ đồng bằng các nguồn vốn vay, vốn đầu tư của thành phố và vốn tự có cho các công trình sản phẩm mới. Những tiến bộ kỹ thuật, những thiết bị mới được lắp đặt và được đưa vào sản xuất đã nâng cao đáng kể năng lực sản xuất của công ty, giúp công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời tạo những tiền đề vật chất kỹ thuật cần thiết để công ty đưa sản xuất tiến lên một bước phát triển vững chắc. Từ sự đầu tư vốn cải tiến dây chuyền công nghệ trên, kết quả đạt được là: Năm 1975, năm đầu đi vào sản xuất theo kế hoạch công ty mới đạt được giá trị tổng sản lượng gần 2,5 triệu đồng, đến năm 1990 đạt 9,1 tỷ đồng, năm 1999 đạt 55 tỷ đồng. Về sản phẩm chủ yếu: năm đầu đạt gần 2 triệu khăn các loại và chưa có sản phẩm tuyn, chưa có sản phẩm xuất khẩu. Đến năm 1999 đã đạt 28,5 triệu khăn QC và gần 85% sản phẩm khăn sản xuất ra đã được xuất khẩu, sản phẩm gần 800.000m2 vải tuyn. Về doanh thu: năm 1975 mới đạt 3,5 triệu đồng, năm 1990 đạt gần 13,5 tỷ đồng, năm 1999 đạt 64 tỷ. Tổng số nộp ngân sách năm đầu nộp 68.000đ, năm 1990 nộp trên 500 triệu đòng và năm 1999 nộp 1235 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đạt 1.635.666USD, năm 1994 đạt 2.437.000USD và năm 1999 đạt 4.050.000USD. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ từ năm đầu cho đến nay các mặt của công tác tổ chức và quản lý sản xuất được xây dựng, củng cố và không ngừng hoàn thiện, nâng cao công tác khoa học kỹ thuật đặc biệt chú ý và luôn được coi là biện pháp then chốt hàng đầu để thúc đẩy sản xuất phát triển, không ngừng tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Năm mươi năm qua công ty đã chế thử 1278 mẫu sản phẩm và đưa vào sản xuất 712 mẫu. Trong đó, sản phẩm mới 24 mẫu, sản phẩm cải tiến 694 mẫu. Những sản phẩm đó từ những loại khăn đơn giản, yêu cầu chất lượng không cao dùng trong nội địa hoặc xuất sang các nước Đông Âu, đã tiến tới sản xuất khăn ăn xuất khẩu cho thị trường tư bản và hiện nay đã sản xuất được các loại khăn in hoa nhuộm màu, các loại khăn zắcka nhiều màu, áo choàng cao cấp... bán tại các siêu thị Nhật Bản. Cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành về mặt kỹ thuật và phát triển sản xuất. 25 năm qua phong trào các hoạt động của công ty cũng không ngừng tiến bộ, phong trào thi đua lao động sản xuất, thi đua tập thể phát triển, hàng trăm đồng chí cán bộ công nhân viên chức đạt danh hiệu "lao động giỏi", các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng không ngừng lớn mạnh. Bộ máy quản lý của công ty ngày càng được củng cố và hoàn thiện, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức được đào tạo bổ sung, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hiện nay trên tổng số hơn 1200 công nhân, cán bộ của công ty thì có gần 1000 đồng chí là công nhân kỹ thuật, 50 đồng chí là cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý. Tổ chức Đảng của công ty năm đầu mới có một chi bộ Đảng với 30 đồng chí đảng viên, đến nay đã trở thành một Đảng bộ với 7 chi bộ và 250 đồng chí đảng viên. Trong 25 năm xây dựng và phát triển công ty đã nhiều năm tiên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, với bề dày thành tích công ty đã được tặng các bằng khen của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, bằng khen của Bộ Công nghiệp và Thủ tướng Chính phủ, được Nhà nước thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. 2. Nhiệm vụ hiện nay của công ty. Qua quá trình hình thành và phát triển của công ty cho thấy rằng công ty đã đạt được những thành tích đáng kể, đã biết tập trung, nỗ lực để vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. Tuy nhiên ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên chức của công ty vẫn hiểu rằng còn rất nhiều hạn khó khăn và những mặt yếu kém cần khắc phục. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty vừa nhận nhiệm vụ của Nhà nước giao, đồng thời đề ra nhiệm vụ cho chính mình trong những năm tới. a/ Nhiệm vụ của Nhà nước giao: Căn cứ vào quyết định số 496QĐ/UB ngày 26/01/1993 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Nhà máy dệt Minh Khai. Công ty dệt Minh Khai được Nhà nước giao thực hiện các nhiệm vụ sau: - Sản xuất các sản phẩm dệt thoi, dệt kim, sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, được nhập khẩu nguyên liệu máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành dệt và may mặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường. Được làm ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị có nhu cầu. - Được hợp tác liên doanh làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. 3. Bộ máy quản lý của công ty. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty dệt Minh Khai Phòng KH - TT Phòng Tài vụ Phòng TC - Bảo vệ Phòng HC - y tế Phòng Kỹ thuật PX tẩy nhuộm PX tẩy nhuộm PX dệt kim PX hoàn thành Phó GĐ sản xuất Phó GĐ kỹ thuật Giám đốc a/ Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. - Giám đốc: là người đứng đầu công ty, bảo vệ quyền lợi cho công nhân viên, phụ trách chung những vấn đề đối nội, đối ngoại. Thực hiện các chức năng: + Tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ. + Lập các kế hoạch tổng thể ngắn và dài hạn. + Đầu tư xây dựng cơ bản. - Phó giám đốc: là người giúp đỡ giám đốc theo các trách nhiệm được giao. + Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ Quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Quản lý nguồn cung cấp: điện, than, nước. Xây dựng các định mức vật tư. Quản lý việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. + Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ: Quản lý điều hành sản xuất. Chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch. Chỉ đạo tác nghiệp ở phân xưởng. b/ Các phòng ban chức năng: * Phòng tài vụ: - Chức năng: phòng kế toán có chức năng giúp giám đốc và khu vực thống kê kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm trước Nhà nước theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính và hướng dẫn chế độ chi tiền và hạch toán kinh tế nhằm giảm chi phí, nâng cao việc sử dụng tốt tài sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện những lãng phí trong sản xuất, đê xuất với giám đốc các biện pháp về tài chính đạt hiệu quả kinh tế cao. - Nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty năm, quí, tháng. + Xây dựng bảo vệ định mức vốn lưu động, tiến hành thủ tục vay vốn... + Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và phân tích thực hiện. + Nghiên cứu các biện pháp sử dụng hợp lý vốn, đem lại hiệu quả cao nhất. + Giám sát việc sử dụng lợi nhuận và các loại quĩ xí nghiệp. + Quản lý qũy tiền mặt, thu, chi, phát lương. + Kế toán vật liệu. + Kế toán tài sản cố định. + Kế toán lao động tiền lương. + Kế toán chi phí sản xuất và giá thành. + Kế toán tiêu thụ. + Kế toán gia công. + Kế toán xây dựng cơ bản. + Kế toán tổng hợp. + Kế toán xuất, nhập khẩu, thanh toán và công nợ. + Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế, đề xuất các phương án, biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm... + Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ kế toán thống nhất trong toàn công ty. + Giám sát toàn bộ các hoạt động tài chính kết toán kế hoạch. + Xét duyệt các dự trù chi tiêu tạm ứng. + Làm báo cáo định kỳ, chấp hành các thủ tục của ngân hàng, giao dịch với ngân hàng. + Bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán. * Phòng hành chính - y tế: - Chức năng: + Phòng hành chính - y tế có chức năng giúp giám đốc trong công việc hàng ngày, quản lý điều chỉnh mọi công việc thuộc phạm vi hành chính, tổng hợp, giao dịch, văn thư và truyền đạt chỉ thị, công tác của giám đốc đến các phòng và phân xưởng, quản lý tài sản hành chính, cung cấp văn phòng phẩm cho công ty. + Thực hiện công tác khám chữa bệnh tại chỗ, chăm lo, điều trị, phục hồi và tăng cường sức khỏe cho cán bộ công nhân viên chức. Chịu trách nhiệm chung công tác vệ sinh an toàn công ty. Thực hiện tốt phong trào vệ sinh công nghiệp, vệ sinh phòng bệnh. - Nhiệm vụ: + Thư ký giúp việc cho giám đốc và xây dựng chương trình công tác hàng tháng, tuần của đơn vị. + Thực hiện công tác văn thư lưu trữ tài liệu, bảo quản con dấu, đánh máy, in ấn các tài liệu, trực điện thoại, fax. + Tiếp khách và hướng dẫn khách đến công ty công tác. + Phục vụ khách và văn phòng giám đốc, các phó giám đốc, quản lý tu sửa phòng khách, hội trường, nhà làm việc và công tác trang bị hành chính khác. * Phòng kế hoạch thị trường: - Chức năng: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo, thực hiện kế hoạch sản xuất - xuất nhập khẩu - kỹ thuật - tài chính trong công ty. + Giúp giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phục vụ yêu cầu kinh tế đối ngoại của đơn vị. + Xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ cho yêu cầu của sản xuất. + Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất ra đảm bảo cho vòng quay vốn nhanh. - Nhiệm vụ: + Căn cứ vào chủ trương phát triển sản xuất của công ty, nhu cầu đòi hỏi của thị trường trong và ngoài nước tiến hành xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, kế hoạch giá thành sản phẩm (của phân xưởng và công ty) còn các kế hoạch khác thì phải phối hợp và đôn đốc các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng. Phòng kế hoạch - thị trường có nhiệm vụ tổng hợp thành kế hoạch sản xuất kỹ thuật - tài chính thống nhất toàn công ty. + Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và điều kiện thực tế của công ty tiến hành giao kế hoạch từng qúy, tháng cho các phân xưởng. Xây dựng tiến độ kế hoạch sản xuất, đề ra các yêu cầu cụ thể về việc thực hiện tiến độ đó. Phối hợp với các phân xưởng để điều độ sản xuất của phân xưởng. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch đảm bảo cho sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng, đều đặn trong toàn công ty. Tính toán giao chỉ tiêu cấp phát vật tư kỹ thuật, chỉ tiêu, sử dụng máy móc, thiết bị cho các phân xưởng. + Xây dựng kế hoạch khai thác khả năng hiệp tác sản xuất với bên ngoài. * Phòng kỹ thuật: - Chức năng: phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu cho giám đốc quản lý chung các mặt công tác kỹ thuật của công ty. + Nghiên cứu, thực hiện các chủ trương và biện pháp về kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn, áp dụng khoa học và kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế, chế tạo sản phẩm và đưa công nghệ mới vào sản xuất. Quản lý các thiết bị, máy móc, năng lượng toàn công ty. + Tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng các nguyên liệu chính, phụ tùng chi tiết máy móc, bán sản phẩm và sản phẩm trong đơn vị. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, cải tiến mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu dệt. Tổ chức sản xuất thử các mặt hàng, theo dõi ổn định và bàn giao cho phân xưởng tổ chức sản xuất đại trà. + Xây dựng qui trình công nghệ, đơn công nghệ, qui trình thao tác các khâu sản xuất sản phẩm của công ty. + Nghiên cứu đổi mới, cải tiến qui trình công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. + Theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường kỳ của các phân xưởng, giám định chất lượng các dạng sửa chữa, chất lượng các chi tiết gia công bên ngoài và bên trong công ty hoặc thanh lý thiết bị... * Phòng tổ chức - bảo vệ: - Chức năng: phòng tổ chức - bảo vệ có chức năng giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý trong công ty. Quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên chức. Sắp xếp đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. + Xây dựng quản lý qũy lương và các định mức lao động. + Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn nội bộ - bảo vệ tốt sản xuất. Thực hiện tốt công tác quân sự địa phương trong công ty. - Nhiệm vụ: + Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. + Chủ trì xây dựng các qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty cũng như các đơn vị phòng ban, phân xưởng, có bổ sung cho phù hợp từng giai đoạn. Phối hợp với các phòng ban phân xưởng xây dựng qui chế làm việc của các đơn vị trong công ty. + Thực hiện công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt và nhận xét cán bộ hàng năm. + Nghiên cứu, bố trí công nhân trên dây chuyền sản xuất cho hợp lý, phối hợp với các đội, tổ chức, xây dựng kế hoạch tuyển chọn để trình ban giám đốc, ký hợp đồng về lao động đối với cán bộ công nhân viên chức. + Thực hiện công tác tuyển dụng công nhân và tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác hồ sơ cán bộ công nhân viên chức. Thực hiện các chính sách hưu trí, tuất... đối với cán bộ công nhân viên chức... c/ Các phân xưởng sản xuất và phục vụ sản xuất: - Chức năng: phân xưởng là một đơn vị hành chính, sản xuất của xí nghiệp công nghiệp có nhiệm vụ tiến hành sản xuất một loại sản phẩm (hoặc cả bộ phận sản phẩm) hay là hoàn thành một giai đoạn trong quá trình sản xuất của xí nghiệp. Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch xí nghiệp giao cho phân xưởng tiến hành mọi hoạt động trên cơ sở hạch toán kinh tế nội bộ phân xưởng và xí nghiệp đảm bảo có hiệu quả. - Nhiệm vụ sản xuất của từng phân xưởng. * Phân xưởng tẩy nhuộm. + Tẩy sợi, khăn trắng. + Nhuộm, sợi, vải các màu. + Văng các loại vải, khăn, tuyn. + Nhập các loại sợi vào kho bán thành phẩm và giao khăn tuyn cho phân xưởng hoàn thành. * Phân xưởng dệt thoi. + Chuẩn bị sợi: đậu xe sợi, hồ sợi (sản xuất trục dệt). + Đánh suốt. + Dệt các loại khăn theo thiết kế. + Cắt, kiểm, phân loại giao cho phân xưởng hoàn thành. * Phân xưởng dệt kim: + Dệt các mặt hàng dệt kim theo thiết kế. + Kiểm, phân loại, nhập kho trung gian. * Phân xưởng hoàn thành. + Cắt, may kiểm, phân loại khăn theo tiêu chuẩn. + Sửa, nâng chất lượng khăn. + Cắt, kiểm, phân loại tuyn thành phẩm. + Đóng gói, kiện nhập kho thành phẩm. 4. Cơ cấu sản xuất của công ty. 4.1 Kiểu cơ cấu sản xuất của công ty: Tổ sản xuất Nơi làm việc PX DN 4.2. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty: Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty dệt Minh Khai PX tẩy nhuộm PX dệt thoi PX dệt kim PX hoàn thành Kho sợi Kho trung gian Kho thành phẩm Cơ cấu sản xuất công ty 4.3. Qui trình sản xuất của công ty: Công ty dệt Minh Khai bố trí theo nguyên tắc công nghệ có nghĩa là ở phân xưởng hay tổ sản xuất chỉ thực hiện một loại công nghệ nhất định. Trong công ty có 3 qui trình sản xuất sản phẩm là: qui định công nghệ sản xuất màn tuyn, qui trình công nghệ sản xuất khăn có sợi nấu tẩy trước khi dệt và khăn có sợi nấu tẩy sau khi dệt. a/ Qui trình công nghệ sản xuất màn tuyn: - Chuẩn bị sơi mộc dệt 400 - 600m/f - Nhuộm: nhiệt độ = 1260C/mẻ 300kg. - Vùng định hình: nhiệt độ 1500C - 2000C - Kiểm tra, đóng gói nhập kho. Sơ đồ 3: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất màn tuyn. Sợi Petex Mắc trục Dệt kim Kiểm mộc Nhuộm (Nếu có) Văng sấy định hình Cắt màn May Kiểm thành phẩm Đóng gói Đóng kiện b/ Qui trình công nghệ sản xuất khăn có sợi nấu tẩy trước khi dệt. + Sợi mộc nhập ngoại về sau khi kiểm tra chất lượng, đánh ống rồi đem đi nấu tẩy. + Nấu tẩy dùng thiết bị của Tây Đức ở nhiệt độ 650C, thời gian từ 3,5 - 4 giờ, có các hóa chất sút: Na2SO4; H2SO4, chất trợ nấu. + Nhuộm: toàn bộ khâu nấu tẩy nhuộm làm tự động, sau đó chuyển sang sấy ở nhiệt độ 1000C, thời gian từ 1,5h - 2h. + Tiếp đó là khâu dệt. + Cắt may: cắt dọc, cắt ngang, may dọc, may ngang. + Kiểm tra đóng gói, nhập kho. Sơ đồ 4: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất khâu có sợi nấu tẩy trước khi dệt ở Công ty dệt Minh Khai. Sợi mộc quả Đánh ống hộp Nấu Tẩy Nhuộm (nếu cần) Sấy Sợi dọc Mắc Hồ dồn Sợi ngang Đánh suốt Dệt Kiểm bán thành phẩm May Kiểm thành phẩm Đóng gói Đóng kiện Nhập kho thành phẩm c/ Qui trình công nghệ sản xuất khăn có sợi nấu tẩy sau khi dệt. Sơ đồ 5: Qui trình công nghệ sản xuất khăn có sợi nấu tẩy sau khi dệt ở Công ty dệt Minh Khai Sợi mộc quả Sợi dọc, sợi ngang Mắc Hồ dồn Đánh suốt Dệt Đóng kiện Kiểm mộc Nấu Tẩy Nhuộm (nếu cần) Sấy Cắt dọc May dọc Cắt ngang May ngang Kiểm thành phẩm Đóng gói + Dệt thành bán thành phẩm trước. Nấu tẩy: nấu tẩy bán thành phẩm trong nồi nấu áp lực P = 3kg, t0 = 1300C, thời gian 8h/mẻ 900kg. + Nhuộm. + Sấy, văng: mục đích để khăn ổn định kích thước, màu sắc. + Cắt may. + In hoa (nếu có). + Kiểm tra, đóng gói nhập khẩu. II. Thực trạng công tác tổ chức quản lý lợi nhuận ở công ty dệt Minh Khai. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất phong phú và đa dạng, nên lợi nhuận của công ty được hình thành nhiều bộ phận như: từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính, từ hoạt động bất thường. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đem lại. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là do kết quả của các hoạt động: bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá và lãi tiền gửi ngân hàng. - Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là do kết quả của việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định... Để có thể nhận xét được công tác quản lý lợi nhuận của công ty qúy III năm 1999 so với qúy II là khả quan hay là không khả quan, ta đi xem xét, đánh giá, phân tích một số nội dung sau: Có bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, qúy III - 1999. Biểu số 1: Bảng cân đối kế toán dạng so sánh. Tài sản Mã số Quí II - 1999 Qúy III - 1999 A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 14.586.008.149 19.648.934.295 I. Tiền mặt 110 1.985.388.573 579.156.054 1. Tiền mặt tại qũy (gồm cả ngân phiếu) 111 15.069.117 154.964.429 2. Tiền gửi ngân hàng 112 1.970.319.456 424.191.625 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - III. Các khoản phải thu 130 4.118.404.733 5.395.494.476 1. Phải thu của khách hàng 131 2.149.320.260 3.111.009.868 2. Phải trả cho người bán 132 27.398.340 - 3. Thuế VAT được khấu trừ 133 - 536.960.491 4. Các khoản phải thu khác 138 1.941.686.133 1.747.524.117 IV. Hàng tồn kho 140 8.474.298.043 13.608.877.776 1. NVL, NL tồn kho 142 5.286.256.472 6.083.876.652 2. CC, DC trong kho 143 125.210.196 129.916.838 3. CPSXKD dở dang 144 939.680.108 2.446.020.076 4. Thành phẩm tồn kho 145 2.123.151.267 4.795.614.210 5. Hàng hóa tồn kho 146 - 153.450.000 V. Tài sản lưu động khác 150 7.916.800 65.405.989 1. Tạm ứng 151 7.916.800 65.405.989 VI. Chi sự nghiệp 160 - - B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 18.044.310.688 17.234.838.868 I. TSCĐ 210 18.044.310.688 17.234.838.868 1. TSCĐ hữu hình 211 - - - Nguyên giá 212 39.680.925.279 40.256.548.073 - Giá trị hao mòn lũy kế 213 (21.636.614.591) (23.082.709.205) II. Các khoản đầu tư TC dài hạn 220 - - III. CPXDCBDD 230 - - IV. Các khoản ký quĩ, cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 32.630.318.837 36.883.773.163 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 17.461.012.936 21.390.034.241 I. Nợ ngắn hạn 310 12.442.759.489 16.907.659.295 1. Vay ngắn hạn 311 4.387.896.764 5.323.227.727 2. Phải trả cho người bán 313 2.531.377.696 6.899.640.565 3. Người mua trả tiền trước 314 796.800 10.000.000 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 369.255.326 381.161.282 5. Phải trả công nhân viên 316 4.075.027.578 3.270.056.993 6. Các khoản phải trả khác. 318 1.078.405.323 1.023.527.728 II. Nợ dài hạn 320 5.018.253.449 4.482.374.946 1. Vay dài hạn 321 5.018.253.449 4.482.374.946 III. Nợ khác 330 - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 15.169.305.901 15.493.738.922 I. Nguồn vốn qũy 410 15.169.305.901 15.493.738.922 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 14.752.960.283 14.752.960.283 2. Qũy đầu tư phát triển 414 22.913.289 124.003.117 3. Quĩ dự phòng tài chính 415 14.185.891 24.294.873 4. Quĩ trợ cấp mất việc làm 416 7.092.945 13.147.436 5. Lãi chưa phân phối 417 279.163.534 420.581.284 6. Quĩ khen thưởng, phúc lợi 418 93.989.595 135.751.929 II. Nguồn kinh phí 420 - 24.000.000 1. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 - 24.000.000 - Nguồn KPSN năm trước 423 - - - Nguồn KPSN năm nay 424 - 24.000.000 Tổng cộng nguồn vốn 430 32.630.318.837 36.883.773.163 Biểu số 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý III - 1999 Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước (quý II) Kỳ này (quý III) Luỹ kế từ đầu năm - Tổng doanh thu (có thuế GTGT) 01 16.055.263.297 17.141.945.411 48.622.853.837 Trong đó doanh thu XK 02 13.050.509.926 15.007.205.027 42.195.767.373 - Các khoản giảm trừ 03 272.051.938 194.908.311 586.746.814 + Chiết khấu 04 - - - + Giảm giá 05 1.624.135 1.629.569 3.253.704 + Hàng bán bị trả lại 06 - - - + Thuế GTGT phải nộp 07 270.427.803 193.278.742 583.493.110 1. Doanh thu thuần (01 - 03) 10 15.783.211.359 16.947.037.100 48.036.107.023 2. Giá vốn hàng bán 11 14.269.166.851 15.081.791.333 42.091.040.901 3. Lợi tức gộp (10 - 11) 20 1.514.044.508 1.865.245.767 5.945.066.122 4. Chi phí bán hàng 21 523.202.784 650.328.578 2.069.051.963 5. Chi phí QLDN 22 840.295.382 956.443.192 2.734.592.107 6. Lợi tức thuần từ HĐKD 30 150.546.342 258.473.997 1.141.422.052 - Thu nhập HĐTC 31 7.927.315 5.870.571 21.694.208 - Chi phí HĐTC 32 47.563.889 23.899.099 137.206.621 7. Lợi tức HĐTC 40 -39.636.574 -18.028.528 -115.512.413 - Các khoản thu nhập BT 41 110.982.408 18.506.000 250.590.026 - Thuế thu nhập phải nộp 42 9.988.417 1.682.362 18.291.871 - Chi phí bất thường 43 - - - 8. Lợi tức bất thường 50 100.993.991 16.823.638 232.298.155 9. Tổng lợi tức trước thuế (30 + 40 + 50) 60 211.903.759 257.269.107 1.258.207.794 10. Thuế lợi tức (suất thuế 32%) 70 67.809.205 82.326.114 402.626.510 11. Lợi tức sau thuế (60 - 70) 80 144.094.554 174.942.993 855.581.284 1. Đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty. 1.1. Đánh giá chung. Công ty dệt Minh Khai là một công ty có quy mô tương đối lớn. Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh ta tính được chỉ tiêu ROA. ROA = = x = = x = 0,00047 = 0,47 x 0,01 Tỷ lệ lãi trên tài sản chỉ đạt 0,0047 lần, tức 0,47%. Hệ số vòng quay vốn đạt 0,47 lần và tỷ lệ lãi trên doanh thu đạt 0,01 lần tức 1%. Qua các kết quả này có thể đánh giá khái quát về công ty dệt Minh Khai như sau: - Quá trình sinh lợi của công ty thấp (tỷ lệ lãi trên tài sản là 0,47%). - Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty khá lớn (doanh thu quý III trên 17 tỷ đồng), nhưng tính năng động trong kinh doanh không được nhanh (hệ số vòng quay tài sản chỉ có 0,47 lần). Vì vậy, hiệu quả kinh doanh thấp (tỷ lệ lãi trên doanh thu 1%). - Quy mô hoạt động kinh doanh khá lớn chứng tỏ công ty đang trong tư thế phát triển. Nhưng tính năng động và quá trình sinh lợi lại thấp, nó phản ánh tình hình tài chính không được mạnh và phương thức hành động của công ty chưa phù hợp nên chưa khai thác hết được tiềm năng của công ty. 1.2. Đánh giá xu hướng và triển vọng của công ty. Bảng số 3: Bảng phân tích theo chiều ngang bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu Quý II Quý III Mức tăng (giảm) Tỷ lệ % Tăng, giảm Q III/Q II (lần) A. TSLĐ và đầu tư NH 14.586.008.149 19.648.934.295 +5.062.926.146 34,7 1,35 I. Tiền mặt 1.985.388.573 579.156.054 -1.406.232.519 70,8 0,6 1. Tiền mặt tại quỹ 15.069.117 154.964.429 +139.895.312 928,4 10,3 2. Tiền gửi ngân hàng 1.970.319.456 424.191.625 -1.546.127.831 78,5 0,2 II. Các khoản ĐTTCNH - - - - - III. Các khoản phải thu 4.118.404.733 5.395.494.476 +1.277.089.743 31 1,3 1. Phải thu của KH 2.149.320.260 3.111.009.868 +961.689.608 44,7 1,45 2. Trả trước cho người bán 27.398.340 - -27.398.340 100 - 3. Thuế VAT được khấu trừ - 536.960.491 +536.960.491 100 100 4. Các khoản phải thu khác 1.941.686.133 1.747.524.117 -194.162.016 10 0,9 IV. Hàng tồn kho 8.474.298.043 13.608.877.776 +5.134.579.733 60,6 1,6 1. NVl, NL tồn kho 5.286.256.472 6.083.876.652 +797.620.180 15,1 1,2 2. CC, DC tồn kho 125.210.196 129.916.838 +4.706.642 3,8 1,04 3. Chi phí SXKD dở dang 939.680.108 2.446.020.076 +1.506.339.968 160,3 2,6 4. Thành phẩm tồn kho 2.123.151.267 4.795.614.210 +2.672.462.943 125,9 2,3 5. Hàng hóa tồn kho - 153.450.000 +153.450.000 100 - V. TSLĐ khác 7.916.800 65.405.989 +57.489.186 726,2 8,3 1. Tạm ứng 7.916.800 65.405.989 +57.489.186 726,2 8,3 VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ và ĐTDH 18.044.310.688 17.234.838.868 -809.471.820 4,5 0,96 I. Tài sản cố định 18.044.310.688 17.234.838.868 -809.471.820 4,5 0,96 1. TSCĐ hữu hình 18.044.310.688 17.234.838.868 -809.471.820 4,5 0,96 - Nguyên giá 39.680.925.279 40.256.548.073 +575.622.794 1,5 1,01 - Giá trị HM luỹ kế 21.636.614.591 23.082.709.205 -1.446.094.641 6,7 1,1 II. Các khoản đầu tư DH - - - - - III. Chi phí XDCB dở dang - - - - - IV. Các khoản ký cược, quỹ DH Tổng cộng tài sản 32.630.318.837 36.883.773.163 +4.253.454.326 13,04 1,17 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 17.461.012.936 21.390.034.241 +3.929.021.305 22,5 1,23 I. Nợ ngắn hạn 12.442.759.487 16.907.659.295 +4.404.899.808 35,9 1,4 1. Vay ngắn hạn 4.387.896.764 5.232.227.727 +935.330.963 21,3 1,2 2. Phải trả cho người bán 2.531.377.696 6.899.640.565 +4.368.262.869 172,6 2,7 3. Người mua trả tiền trước 796.800 10.000.000 +9.203.200 1155 11,6 4. Thuế và các khoản DNNN 369.255.326 381.161.282 +11.905.956 3,2 1,03 5. Phải trả CNV 4.075.027.579 3.270.056.993 -804.970.585 19,8 0,8 6. Các khoản phải trả khác 1.078.405.323 1.023.572.728 -54.832.595 5,08 0,95 II. Nợ dài hạn 5.018.253.449 4.482.374.946 -535.878.503 10,7 0,9 1. Vay dài hạn 5.018.253.449 4.482.374.946 -535.878.503 10,7 0,9 III. Nợ khác - - - - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 15.169.305.901 15.493.739.922 +324.433.021 2,1 1,02 I. Nguồn vốn quỹ 15.169.305.901 15.493.739.922 +324.433.021 2,1 1,02 1. Nguồn vốn kinh doanh 14.752.960.283 14.752.960.283 0 0 1 2. Qũy đầu tư phát triển 22.913.289 124.003.117 +110.089.828 441,2 5,41 3. Quỹ dự phòng TC 14.185.891 24.294.873 +10.108.982 71,2 1,71 4. Quỹ trợ cấp mất VL 7.092.945 12.147.436 +5.054.491 71,2 1,71 5. Lãi chưa phân phối 278.163.534 420.581.284 +142.417.750 51,2 1,51 6. Quỹ khen thưởng phúc lợi 93.989.959 135.751.929 +41.761.970 44,4 1,4 II. Nguồn kinh phí - 24.000.000 +24.000.000 100 - 1. Nguồn KPSN - 24.000.000 +24.000.000 100 - - Nguồn KPSN năm trước - - - - - - Nguồn KPSN năm nay - 24.000.000 +24.000.000 100 - Tổng cộng nguồn vốn 32.630.318..837 36.883.773.163 4.253.454.326 13,04 1,17 Qua bảng phân tích trên có mấy nhận xét sau: - Quy mô sản xuất của công ty khá lớn, thể hiện giá trị tổng tài sản, tăng từ 32.630.318.837 đ quý II lên 36.883.773.163 đ vào quý III, chủ yếu là tăng các khoản phải thu (1.277.089.743 đ) và hàng tồn kho (5.134.579.133 đ). Điều này chứng tỏ công ty có dự định mở rộng sản xuất. Điều này trước mắt là không tốt (công ty bị chiếm dụng vốn, hàng tồn kho nhiều), nhưng đây là biện pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ và là động lực để mở rộng quy luật sản xuất trong kỳ tới. - Công nợ: + Nợ ngắn hạn tăng khá nhiều (4.404.899.808), nhưng chủ là do chưa thanh toán cho người bán. + Nợ dài hạn giảm (535.878.503đ), điều này cho thấy chưa chú trọng đầu tư tài sản cố định. - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng (324.433.021đ) chủ yếu là do lãi chưa phân phối tăng (142.417.750 đ) và quỹ đầu tư phát triển (110.089.828đ) cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng. Bảng số 4: Bảng phân tích xu hướng đối với các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Quý II (1999) Quý III (1999) Số tiền % Số tiền % - Tổng doanh thu 16.055.263.297 100 17.141.945.411 100 Trong đó doanh thu XK 13.050.509.926 100 15.077.205.027 115,5 - Giá vốn hàng bán 14.269.166.851 100 15.081.791.333 105,7 - Lãi gộp 1.514.044.508 100 1.865.245.767 123,2 - Chi phí HĐKD 1.363.498.166 100 1.606.771.770 117,8 - Lãi thuần từ HĐSXKD sau thuế 102.371.513 100 175.762.318 171,7 Qua bảng trên cho thấy tổng doanh thu tăng 6,8% so với quý trước, đặc biệt là doanh thu xuất khẩu tăng 15,5%, có nghĩa là công ty đã phát huy được thế mạnh của mình hơn, thực hiện dần được mục đích doanh thu xuất khẩu là chủ yếu để giảm chi phí về thuế tiêu thụ (công ty dệt Minh Khai được nhà nước khuyến khích xuất khẩu sản phẩm nên không đánh thuế tiêu thụ hàng xuất khẩu của công ty). Vì vậy, mặc dù chi phí tăng 17,8% nhưng cũng không làm cho lãi thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh sau thuế giảm, mà lại tăng 71,7%. Kết quả này nó không chỉ ảnh hưởng của doanh thu xuất khẩu mà nó còn ảnh hưởng của nhân tố vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp sản xuất đó là giá vốn hàng bán. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (105,7%) thấp hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu thuần (106,8%) đây là xu hướng tốt, nó cho thấy công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất từ đó hạ được giá thành sản phẩm. 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về lợi nhuận. 2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận SXKD. Mục đích của phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận giữa kỳ này với kỳ trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng tới tình hình trên. Biểu số 5: Bảng phân tích chung tình hình lợi nhuận Đơn vị tính: Đồng Số TT Chỉ tiêu Quý II (năm 1999) Quý III (năm 1999) Mức biến động so với quý trước Tỷ lệ so với doanh thu thuần Số tiền % Qúy II (%) Quý III (%) 1 Tổng doanh thu 16.055.263.297 17.141.945.411 1.086.682.114 106,8 101,7 101,2 2 Chiết khấu HB - - - - - - 3 Giảm giá HB 1.624.135 1.629.569 5.434 100,3 0,01 0,009 4 Thuế tiêu thụ 270.427.803 193.278.742 77.149.061 71,5 1,8 1,14 5 Doanh thu thuần 15.783.211.359 16.947.037.100 1.163.825.741 107,4 100 100 6 Giá vốn hàng bán 14.269.166.851 15.081.791.333 812.624.482 105,7 90,4 89 7 Lợi tức gộp 1.514.044.508 1.865.245.767 351.201.259 123,2 9,6 11 8 Chi phí bán hàng 523.202.784 650.328.578 127.125.794 124,3 3,3 3,8 9 CPQLDN 840.295.382 956.443.192 116.147.810 113,8 5,3 5,6 10 Lợi tức thuần HĐKD 150.546.342 258.473.997 107.927.655 171,7 1 1,5 11 Thu HĐTC 7.927.315 5.870.571 2.056.744 74,1 0,05 0,035 12 Chi HĐTC 47.563.889 23.899.099 23.664.790 50,2 0,3 0,14 13 Lợi tức HĐTC 39.636.574 18.028.528 21.608.046 - - - 14 Thu nhập BT 110.982.408 18.506.000 92.476.408 16,7 0,7 0,11 15 Chi phí BT 9.928.417 1.682.362 8.246.055 16,9 0,06 0,001 16 Lợi tức HĐBT 100.993.991 16.823.638 84.170.353 16,7 0,07 0,01 17 Tổng lợi tức trước thuế 211.903.759 257.269.107 45.365.348 121,4 1,3 1,52 18 Thuế lợi tức 67.809.205 82.326.114 14.516.909 121,4 0,4 0,49 19 Lợi tức sau thuế 144.094.554 174.942.993 30.848.439 121,4 0,9 1,03 Bảng phân tích trên cho thấy tổng doanh thu quý III so với quý II tăng lên 1.086.691.114 đ, hay tăng 106,8%. Trong khi đó doanh thu thuần lại tăng nhiều hơn 1.163.825.741 đ, điều này là do thuế tiêu thụ quý này hơn quý trước. Mặc dù doanh thu quý này nhiều hơn nhưng chủ yếu là doanh thu xuất khẩu (được nhà nước khuyến khích), ngược lại, tổng doanh thu quý trước ít hơn, nhưng doanh thu nội địa lại nhiều hơn, do đó thuế tiêu thụ quý trước nhiều hơn. Mặt khác, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 105,7% thấp hơn tốc độ tăng của cả doanh thu thuần và tổng doanh thu, điều này là khả quan, nó không những làm tăng lợi nhuận của công ty mà còn hạ được giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm của công ty cạnh tranh được trên thị trường. Xu hướng này khẳng định rằng công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty rất tốt hay công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất. Cùng bảng phân tích trên, ta còn có thể biết được, trong quý trước cứ 1đ doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm tới 0,904 đ lợi tức gộp chiếm 0,096 đ, chi phí bán hàng là 0,033đ, chi phí quản lý doanh nghiệp là 0,053đ và lợi nhuận còn lại trước thuế chỉ chiếm 0,01đ. Còn trong quý này hiệu quả đạt cao hơn, cụ thể là cứ 1đ doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chỉ tiếm 0,89đ, lợi tức gộp tăng lên 0,11đ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng lên chút ít nhưng lợi nhuận vẫn tăng lên và chiếm 0,015đ. Tuy mức biến động này so với 1đ doanh thu thuần thì nhỏ nhưng so với tổng số doanh thu thuần của công ty thì sẽ là một lượng khác lớn. Tiếp theo, ta cần đi phân tích sâu hơn để xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh để từ đó biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể là: = - + + + + + + Từ báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy, so với quý trước, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh quý này tăng lên một lượng là: 258.473.997 - 150.546.342 = 107.927.655 (đ) hay đạt x 100 = 171,7% Kết quả này là do ảnh hưởng của các nhân tố. - Do tổng doanh thu bán hàng quý này so với quý trước tăng lên. 17.141.954.411 - 160.055.263.297 = 1.086.682.114 (đ) Nguyên nhân tăng do chất lượng sản phẩm của công ty được nâng lên, mẫu, mã, chủng loại sản phẩm đa dạng, được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Vì vậy, khối lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ nhiều hơn nên doanh thu bán hàng tăng, làm cho lợi nhuận tăng thêm một lượng tương ứng là: 1.086.682.114 (đ). - Do giảm giá hàng bán quí này nhiều hơn so với quí trước. 1.629.569 - 1.624.135 = 5.434đ. Đây là biện pháp khuyến khích người mua, để khối lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được nhiều hơn. Vì vậy, do giảm giá hàng bán đã làm cho lợi nhuận giảm tương ứng là: 5.434đ. - Do thuế tiêu thụ quí này giảm so với quí trước. 193.278.724 - 270.427.803 = -77.149.061đ. Đã làm lợi nhuận tăng một lượng tương ứng. Nguyên nhân giảm là do trong quí công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng với các đối tác nước ngoài, nên số lượng xuất khẩu chiếm 90%, mà nhà nước lại khuyến khích công ty xuất khẩu sản phẩm, do đó không đánh thuế tiêu thụ. Vì vậy làm cho thuế tiêu thụ giảm. - Do giá vốn hàng bán quí này so với quí trước tăng thêm. 15.081.791.333 - 14.269.166.851 = 812.624.482đ. Nguyên nhân tăng ở đây không phải là do công ty không tiết kiệm được chi phí sản xuất so với quí trước, như đã nghiên cứu ở phần trước thì tỷ lệ giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần và tổng doanh thu quí này giảm so với quí trước, mà là do khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều hơn, làm cho giá vốn tăng nên lợi nhuận giảm một lượng tương ứng là: 812.624.482đ. - Do chi phí bán hàng quí này tăng so với quí trước. 650.328.578 - 523.202.784 =127.125.794đ. Nguyên nhân cũng là do trong quí khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn nên các khoản chi phí về nhân viên, chi phí vận chuyển bốc dỡ,chi phí dịch vụ mua ngoài... tăng lên. Do đó đã làm cho lợi nhuận giảm một lượng là: 127.125.794đ. - Do chi phí quản lý doanh nghiệp: cụ thể là quí náy so với quí trước tăng thêm một lượng: 956.443.192 - 840.295.382 = 116.147.810đ. Nguyên nhân là do phát sinh các khoản chí phí về: đồ dùng văn phòng, về khấu hao tài sản cố định, về nhân viên quản lý... làm cho chi phí quản lý tăng. Do đó, lợi nhuận giảm tương ứng là: 116.147.810đ. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận. Tổng doanh thu: 1.068.682.114đ. Thuế tiêu thụ: 77.149.061đ Tổng cộng: 1.163.831.175đ + Các nhân tố làm giảm lợi nhuận. Giảm giá bán hàng: 5.434đ. Giá vốn hàng bán: 812.624.482đ. Chi phí bán hàng: 127.125.794đ. Chi phí quản lý: 116.147.810đ Tổng cộng: 1.055.903.520đ Tổng hợp các nhân tố tăng và giảm. 1.163.831.175 - 1.055.903.520 = 107.927.655đ. 2.2. Phân tích lợi nhuân hoạt động khác. Lợi nhuận hoạt động khác của công ty là các loại lợi nhuận ngoài tiêu thụ sản phẩm. Những loại lợi nhuận này gồm: lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính và lãi (lỗ) bất thường. Để có thể đánh giá những khoản lợi nhuận này có ảnh hưởng tốt hay không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có bảng sau. Biểu số 6: Bảng phân tích chi tiết theo nội dung của từng khoản lợi nhuận hoạt động khác. Đơn vị tính: đồng Thu nhập Quí II (1999) Quí III (1999) Chi phí Quí II (1999) Quí III (1999 I. Thu nhập HĐTC 7.927.315 5.870.571 I. Chi HĐTC 47.563.889 23.899.099 1. Thu về tiền lãi gửi ngân hàng 2.642.439 1.956.857 1. Chi liên quan đến mua bán NT. 47.563.889 23.899.099 2. Thu do bán ngoại tệ 5.284.876 3.913.714 - - - II. Thu nhập BT 110.982.408 18.506.000 II. Chi phí BT 9.988.417 1.682.362 1. Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ 73.988.272 12.337.333 1. Chi do thanh lý, NBTSCĐ 2.589.534 - 2. Thu tiền do vi phạm hợp đồng 36.994.136 6.168.667 2. Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi NB, thanh lý - 1.558.989 - - - 3. Thuế phải nộp 7.398.883 123.373 Qua bảng phân tích trên ta thấy: - Về hoạt động tài chính: số lỗ hoạt động tài chính của quỹ này giảm so với quý trước, chủ yếu là do tỷ giá ngoại tệ trong kỳ tăng lên, việc bán ngoại tệ thu được nhiều hơn. - Về hoạt động bất thường: ta thấy thu nhập và chi phí bất thường giảm rõ rệt, do đó lợi nhuận cũng giảm, điều này chứng tỏ công ty đã tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh hơn, đây là mặt tích cực của công tác quản lý trong công ty. 2.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận. Lợi nhuận thực hiện được sau một kỳ sản xuất kinh doanh là một trong hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của công ty. Lợi nhuận tuyệt đối có thể không phản ánh đúng mức độ hiệu quả của sản xuất kinh doanh, bởi vì chỉ tiêu này không chỉ chịu tác động của bản thân chất lượng công tác quản lý của công ty mà còn chịu ảnh hưởng của quy mô sản xuất. ở đây, ta xét lợi nhuận không phải là bằng số tuyệt đối mà là tỷ suất lợi nhuận tính bằng (%). Vì vậy, để đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của công ty cần xem xét một số nội dung sau. a/ Phân tích tình hình lãi suất chung. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán ra: được xác định như sau: = x 100 Quý II năm 1999 = x 100 = 0,94% Quý III năm 1999 = x 100 = 1,5% Với kết quả trên cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, trong quý này cứ tạo ra được 1 đồng doanh thu thì lợi nhuận chiếm 1,5% còn quý trước chỉ chiếm 0,94%, điều này có nghĩa là công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất và phát huy được thế mạnh của mình là xuất khẩu nhiều sản phẩm làm cho thuế tiêu thụ giảm từ đó tăng doanh thu thuần. - = x 100 = + Quý II năm 1999 = x 100 = 0,46% + Quý III năm 1999 = x 100 = 0,7% Qua số liệu tính toán của 2 quý, cho thấy công tác quản lý sản xuất kinh doanh tốt hơn nhiều so với quý trước, cụ thể là trong quý này bỏ 1 đồng vốn sản xuất ra thì lợi nhuận chiếm 0,7%, còn quý trước chỉ chiếm 0,46%. Đây là xu hướng tốt cho các kỳ sản xuất sau. b/ Phân tích tình hình lãi suất sản xuất (giá thành). Tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả kinh tế tính theo lợi nhuận và chi phí sản xuất. Mặc dù chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tổng hợp của hoạt động sản xuất, nhưng trong chừng mực nhất định nó chưa phản ánh được đầy đủ kết quả của hoạt động trong công ty. Bởi vì, trong giá thành mới chỉ tính chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm hoàn thành chứ chưa bao gồm chi phí nguyên vật liệu dự trữ, chi phí về sản xuất dở dang và bán thành phẩm. Công thức xác định: = x 100 Ta có bảng số liệu sau: Biểu số 7: Bảng tổng hợp giá thành sản xuất toàn công ty dệt Minh Khai Đơn vị: đồng Kỳ Chỉ tiêu Quý II (năm 1999) Quý III (năm 1999) Tổng Z sản xuất hoặc Z toàn bộ SP 15.252.500.132 16.124.557.617 + Chi phí NVL trực tiếp 10.829.275.094 11.820.496.192 + Chi phí NC trực tiếp 2.440.400.021 2.261.898.126 + Chi phí sản xuất chung 2.135.350.017 2.042.163.299 + Quý II = x 100 = 0,98% + Quý III = x 100 = 1,6% Qua kết quả tính, thì hiệu quả kinh tế của quý này (1,6%) cao hơn nhiêu so với quý trước (0,98%), thực tế tỷ lệ này vẫn còn thấp, nhưng nó có xu hướng khả quan hơn, đây là điều kiện thuận lợi cho các kỳ sản xuất sau. Điều này chứng tỏ rằng công tác quản lý vốn nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng đã phù hợp và quán triệt hơn. c/ Phân tích lãi suất sản xuất của sản phẩm sản xuất. Lãi suất sản phẩm sản xuất là so sánh hiệu số giữa giá bán với giá thành của sản phẩm, hàng hóa so với giá thành của sản phẩm hàng hóa. Công thức tính. PSP = x 100 Trong đó: + PSP: Tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm sản xuất. + G: Giá bán của sản phẩm (doanh thu). + Z: Giá thành sản xuất hoặc giá thành toàn bộ sản phẩm. + PSP quý trước = x 100 = 5,3% + PSP quý này = x 100 = 6,3% Ta thấy, hiệu quả kỳ này (6,3%) cao hơn kỳ trước (5,3%), kết quả này cho thấy công ty đã cải tiến được chất lượng sản phẩm. Do đó, khối lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều và làm cho lợi nhuận tăng thêm. Phần thứ ba Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý lợi nhận ở công ty dệt Minh Khai I. Nhận xét về công tác quản lý lợi nhuận ở công ty dệt Minh Khai. 1. Nhận xét chung. Có thể nói, cho đến nay công ty dệt Minh Khai trực thuộc Bộ công nghiệp đã khẳng định một chỗ đứng và vai trò quan trọng trong ngành dệt Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, công ty đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, từ chỗ có những thời kỳ công ty rơi vào tình trạng hết sức khó khăn (thiếu vốn sản xuất, sản phẩm ứ đọng, thị trường bị thu hẹp...) trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ và trong những năm đầu đổi mới kinh tế. Ngày nay, công ty đã tạo cho mình một hướng đi đúng đắn, tạo được niềm tin trên thương trường và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sự lớn mạnh của công ty được thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao, cũng như trình độ quản lý đang từng bước được hoàn thiện. Trong nền kinh tế thị trường, Công ty dệt Minh Khai đã và đang khẳng định tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh, biết khai thác phát huy và sử dụng có hiệu quả nội lực, tiềm năng sẵn có của mình, mà trong đó kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng này ban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp tích cực đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác thực hiện chiến lược phát triển lợi nhuận sao cho đạt mức cao nhất có thể được. - Công ty đã thực hiện tốt công tác, phân công, bố trí nhân lực ở các phân xưởng và phòng ban song song với việc tổ chức gọn nhẹ các bộ phận. ở bộ phận quản lý chỉ với số lượng cán bộ CNV chức chiếm 7% trong tổng số công nhân viên toàn công ty, nhưng với kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết của mình đã điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từng bước hoàn thiện hơn và đem lại kết quả khả quan hơn. - Công ty đã không ngừng tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn chặt chẽ và hợp lý hơn để có thể tiết kiện được chi phí sản xuất, từ đó hạ được giá thành sản phẩm. Đây là nhân tố rất quan trọng để tăng lợi nhuận. Qua quá trình thực tập tại công ty dệt Minh Khai, bằng những kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên phòng kế toán và phòng tổ chức lao động, em nhận thấy công tác tổ chức quản lý thực hiện lợi nhuận của công ty có những ưu nhược điểm nhất định. 2. Ưu điểm: - Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm rất tốt cụ thể là: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm kỳ này đặc biệt là doanh thu xuất khẩu tăng đáng kể so với kỳ trước, có nghĩa là công ty đã phát huy được thế mạnh và thực hiện được dần mục đích của mình là doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Điều này còn cho thấy chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty đã được nâng lên. - Kế hoạch lập và xác định định mức chi phí của sản phẩm tương đối chính xác, nên đã tiết kiện được chi phí sản xuất cụ thể: tốc độ tăng của giá vốn hàng bán giảm so với tốc độ tăng của doanh thu thuần và so với kỳ trước tỷ lệ giá vốn trong doanh thu thuần lại giảm hơn. Yếu tố này làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này tăng đáng kể so với kỳ trước. - Lợi nhuận thực hiện được trong năm, được công ty phân phối theo đúng quy định của Bộ Tài chính: + Nộp thuế thu nhập. + Trích lập các quỹ của công ty; quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, phúc lợi. 3. Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong công tác quản lý thực hiện lợi nhuận của công ty dệt Minh Khai còn có một số tồn tại cần khắc phục, nhằm không những củng cố và hoàn thiện công tác quản lý thực hiện lợi nhuận. - Hàng quý công ty chưa tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận như: + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán ra. + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn. + Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành (hay) lãi suất sản xuất. Mục đích, nhằm để đánh giá, so sánh kết quả kinh doanh của công ty giữa các quý, xem có khả quan hơn hay không để từ đó có biện pháp khắc phục hay phát huy nó. Cụ thể như trong bài báo cáo tính toán thì thấy rằng: hiệu quả kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, thực tế cho thấy rằng, hiệu quả đạt được còn hơi thấp, nhưng quý này có xu hướng gia tăng so với quý trước. II. Chiến lược phát triển lợi nhuận của công ty trong một vào năm tới. Qua quá trình hình thành và phát triển của công ty kể từ khi thành lập cho thấy rằng công ty đã đạt được những thành tích đáng kể. Nhưng, để công ty có thể tồn tại, đứng vững, phát triển và đặc biệt là khả năng độc lập về mặt tài chính trong cơ chế thị trường như hiện nay. Ban giám đốc công ty đã lập kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty trong 3 năm 2000 - 2002 như sau: 1. Về quy mô sản xuất kinh doanh. - Tiếp tục sắp xếp lại, quy hoạch lại mặt bằng sản xuất, cải tạo lại một số nhà xưởng. - Tạo ra nguồn vốn lớn để tập trung đổi mới thiết bị và công nghệ nhằm đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của công ty lên một bước mới. - Chú trọng hơn nữa tới công việc nghiên cứu, thiết kế để tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đi mạnh vào các mặt hàng cao cấp để xuất khẩu như: khăn khổ rộng phục vụ khách sạn, khăn Zắc ka nhuộm màu... nhằm đảm bảo cho công ty đủ khả năng đứng vững trên thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường nước ngoài. 2. Về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, được thể hiện qua bảng sau. Biểu số 8: Kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty. Đơn vị: Tỷ đồng Số TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 GT % GT % GT % GT % 1 Tổng doanh thu tiêu thụ 64 100 67 105 70,4 110 73,6 115 2 Trong đó doanh thu xuất khẩu 58 90 61,6 92 66,8 95 70 95 3 Giá vốn hàng bán 56 87 57,6 86 59 84 57,7 82 4 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất KD 0,96 1,5 1,34 2 2,1 3 2,5 3,5 III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý thực hiện lợi nhuận ở công ty dệt Minh Khai. Có thể nói, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì yêu cầu sống còn là phải không ngừng nâng cao hieẹu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường để tồn tại và phát triển. Muốn làm được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn mà doanh nghiệp mình bỏ ra đầu tư. ở Công ty dệt Minh Khai, trong công tác quản lý thực hiện lợi nhuận, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt hạn chế phải khắc phục dần. Hơn nữa với chiến lược phát triển lợi nhuận như trên thì: Thứ nhất: Cuối mỗi quý công ty nên tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận để đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của từng quý, để kịp thời phát huy các mặt tích cực và kịp thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Thứ hai: Công ty nên đầu tư thêm tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, công nghệ mới hiện đại... để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tăng chất lượng sản phẩm. Thứ ba, Công ty nên có kế hoạch, nghiên cứu, thiết kế các loại khăn mới, thay đổi mẫu mã, qui cách các loại khăn cũ, đặc biệt là các loại khăn xuất khẩu. Thứ tư, công ty nên có biện pháp quản lý lao động hợp lý hơn như: thường xuyên quan tâm, khuyến khích, động viên họ và có chế độ thưởng phạt để họ làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Trên đây là một số đề xuất mà em mạnh dạn đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác quản lý thực hiện lợi nhuận ở Công ty dệt Minh Khai, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kết luận Nói tóm lại, ta có thể khẳng định lại rằng: lợi nhuận có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nó là cái đích cuối cùng của mọi đơn vị hoạt động kinh doanh. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay, cùng với sự phát triển của sản xuất và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, thì đòi hỏi công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh phải không ngừng được hoàn thiện để thực hiện được kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty dệt Minh Khai rất chú trọng đến công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là công tác quản lý thực hiện lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, nhận thấy rằng bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn những hạn chế, tồn tại mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới để hoàn thiện hơn công tác quản lý thực hiện lợi nhuận của mình. Trong thời gian thực tập tại Công ty dệt Minh Khai, em đã có nhiều điều kiện để nghiên cứu, tiếp cận thực tế, trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thực hiện lợi nhuận ở công ty. Song với kiến thức còn nhiều hạn chế chắc chắn bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Mạnh Hùng và các bác, cô, chú, anh chị tại phòng Tổ chức và phòng Tài vụ Công ty dệt Minh Khai đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24240.DOC
Tài liệu liên quan