Đề tài Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam: Lời mở đầu Phân tích tài chính là quá trình nhận thức và đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện tại cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chính xác và đánh giá được doanh nghiệp, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội gắn liền với tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ và biện chứng với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Do vậy, việc nhận thức được bản chất, tính chất và xu hướng phát triển của tài chính doanh nghiệp là một đòi hỏi thường xuyên và liên tục Chính vì thế ,phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng ...

doc64 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Phân tích tài chính là quá trình nhận thức và đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện tại cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý chính xác và đánh giá được doanh nghiệp, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội gắn liền với tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ và biện chứng với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Do vậy, việc nhận thức được bản chất, tính chất và xu hướng phát triển của tài chính doanh nghiệp là một đòi hỏi thường xuyên và liên tục Chính vì thế ,phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết.Nó giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận một cách đúng đắn,khách quan nhất về thực trạng tài chính của mình để từ đó có những hướng giải quyết cụ thể phù hợp với doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Do vậy sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại,kết hợp với thời gian thực tập tại trung tâm du lịch thanh liên việt nam cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô-Th.S. Lương Thị Trâm em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính tại trung tâm du lịch thanh niên việt nam “làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá của mình. Chuyên đề gồm có 3phần: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương II: Phân tích tình hình tài chính của trung tâm du lịch thanh liên Việt Nam. Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại trung tâm du lịch thanh niên việt nam Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp I. bản chất và nội dung của tài chính doanh nghiệp 1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Mỗi một mối quan hệ kinh tế xã hội cụ thể đều được thông qua một hình thức trên cơ sở của một hệ thống mối quan hệ cụ thể nào đó .tài chính doanh nghiệp là một hệ thống những mỗi quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính của doanh ngiệp thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định ,nhằm thực hiện các mục tiêu dã được định trước của doanh nghiệp,mà ở đó mục tiêu chủ yếu là tối đa hoá lợi nhuận ,giảm chi phí kinh doanh Bất kì tồn tại dưới hình thức nào doanh nghiệp được thành lập cũng nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện một ,một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ,đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định , đó là tiền đề cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .trong thực tế vốn là hình thứcbiểu hiện bên ngoài của tài chính doanh nghiệp .Vốn tiền tệ trong doanh nghiệp luônđược vận động và luân chuyển không ngừng qua các giai đoạn từ việc dự trữ để sản xuất đến khi hình thành sản phẩm và đưa đến tay người tiêu dùng.Quá trình vận động này là quá trình chuyển dịch giá trị từ chủ thể này sang chủ thể khác,đây là quá trình hình thái biểu hiện của vốn trong sản xuất kinh doanh theo từng chu kỳ.Có thể hiểu rằng tài chính doanh nghiệp là tiền tệ hay các quỹ tiền tệ tồn tại trong doanh nghiệp ,nhưng thực chất tiền tệ hay các quỹ tiền tệ chỉ là hình thức .Đó là các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước ,doanh nghiệp vối cac doanh nghiệp ,các tổ chức ,cá nhân,Cũng thông qua các mối quan hệ king tế này mà quá trìnhphối hơp lại được thực hiện và là tiền đề cho tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp được thực hiện. Từ đó cho thấy bản chất tài chính của doanh nghiệp là hệ thống những mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong qúa trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp,để phục vụ cho mục đích của sản xuất kình doanh và giải quyết các nhu cầu của xã hội .Hay nói cách khác :Tàichính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp vôi các việc tổ chức,huydộng ,phân phối ,sử dụng và quản lý vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2. Nội dung của tài chính doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thức giá trị; hay đó là các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Các mối quan hệ này chính là nội dung của tài chính doanh nghiệp và được thể hiện dưới những hình thức sau: 2.1. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước là mối quan hệ về phân phối thu nhập do Nhà nước đièu tiết thông qua các chính sách về thuế, về các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định và theo những chính sách hiện hành. Đây là các khoản phải nộp mang tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp, đó cũng là điều kiện vật chất nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. Giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp Nhà nước như: thuế doanh thu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK, thuế NK, thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phụ thu (nếu có), cùng với các khoản lệ phí khác. Đối với các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước cấp phát vốn kinh doanh khi mới thành lập, doanh nghiệp này phải chịu sự kiểm soát của nhà nước với tư cách nhà nước là chủ sở hữu doanh nghiệp. Tóm lại, thực chất đây là hình thức phân phối và phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa các doanh nghiệp với Nhà nước. 2.2. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác trong nền kinh tế thị trường. Là mối quan hệ của doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khách quan như quan hệ về mặt thanh toán tiền mua, bán tài sản, vật tư hàng hoá và dịch vụ. Đây là những quan hệ mua bán trao đổi các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc vay vốn và trả nợ. Đây là nguồn cung cấp vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Do vậy, yêu cầu đặt ra trong tình hình sản xuất kinh doanh, để việc đầu tư tài chính có hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải tính toán, lựa chọn nguồn vay và mức độ vay cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần phải tính đến các biện pháp phòng ngừa, biện pháp hỗ trợ đó là mối quan hệ với các tổ chức các Công ty bảo hiểm trong việc phân tích tình hình và tham gia mua bảo hiểm để hạn chế tổn thất xuống mức thấp nhất có thể với mức mua bảo hiểm đã xác định. Ngoài những mối quan hệ kể trên doanh nghiệp còn có mối quan hệ với thị trường sức lao động, thị trường tài chính, trong các mối quan hệ liên doanh liên kết với các Công ty, các tổ chức trong và ngoài nước hay với các tầng lớp nhân dân trong việc thu hút và huy động vốn dưới hình thức mua bán chứng khoán hay góp vốn liên doanh. Tóm lại, các mối quan hệ trên giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác đều nhằm mục đích tìm kiếm vốn và bổ xung vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình sao cho có hiệu quả nhất. 2.3. Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua việc phân phối thu nhập, trên cơ sở tiền thu về từ bán hàng sau khi bù đắp cho chi phí sản xuất, kinh doanh còn lại sẽ được hình thành quỹ tích luỹ tài sản của doanh nghiệp. Đây cũng là mối quan hệ phân phối lợi nhuận cho các đơn vị thành viên, trả lương, trả thưởng cho các người lao động và hình thành nên các quỹ của doanh nghiệp từ một phần lợi nhuận thông qua tỉ lệ trích lập. Trong các doanh nghiệp thương mại ngoài quốc doanh còn hình thành nên các mối quan hệ thanh toán hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp với công nhân, viên chức và thanh toán tiền lãi vay, trả lãi cổ tức... cho các cổ đông. Tóm lại, từ các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp nêu trên chúng ta có thể thấy: Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ hay vốn huy động được của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật. 3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp. Nói đến chức năng là nói đến khả năng khách quan phát huy tác dụng xã hội của nó hay là sự cụ thể hoá bản chất của tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có những chức năng cơ bản sau: 3.1. Chức năng chu chuyển vốn tiền tệ. Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn cần phải có một lượng vốn tiền tệ đủ lớn để hoạt động và có quyền sử dụng nguồn vốn đó một cách chủ động. Quá trình hoạt động cua doanh nghiệp luôn nảy sinh các nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Do vậy chức năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. Mặt khác, nó còn giúp cho các nhà quản lý hay các chủ đầu tư nắm được tình hình tài chính để tổ chức nguồn vốn nhằm đầu tư đúng hướng và kịp thời nhu cầu vốn khi cần thiết. Với cơ chế "mở" hiện nay, nguồn tài chính hoạt động không chỉ trong giới hạn ở nguồn cấp phát của ngân sách, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp hay nguồn vốn tín dụng ngân hàng mà còn có thể được hình thành từ thị trường vốn hay huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và các khoản đầu tư nước ngoài. Việc hình thành thị trường tài chính song song với thị trườn hàng hoá, tạo ra cơ chế "bơm - hút" vốn một cách hợp lý và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp phát triển. Điều đó cho thấy chức năng chu chuyển vốn tiền tệ là một chức năng quan trọng của tài chính doanh nghiệp vì nó tạo ra động lực thúc đẩy, quyết định sự hoạt động của doanh nghiệp. Nó liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác nó tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 3.2. Chức năng phân phối. Phân phối là một chức năng quan trọng của tài chính doanh nghiệp, dựa trên cơ sở sản xuất kinh doanh, khi chu kỳ kinh doanh kết thúc, sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ trên thị trường, doanh nghiệp có thu nhập thu về từ bán hàng hoặc dịch vụ. Nói cách khác, chức năng phân phối là cái vốn có nằm sẵn trong phạm trù tài chính và biểu hiện bản chất của tài chính trong đời sống kinh tế xã hội khi phân phối của cải vật chất dưới hình thức giá trị. Cũng từ chức năng phân phối mà các nguồn tài lực là đại diện cho của cải của xã hội được đưa vào những mục đích sử dụng khác nhau đảm bảo những nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. Chức năng phân phối của doanh nghiệp chủ yếu là phân phối thu nhập bởi vì việc phân phối có tác động tới toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường có thể tiếp tục tái sản xuất mở rộng. Hình thức phân phối thể hiện theo quy trình sau khi thu tiền từ hoạt động bán hàng hay dịch vụ, doanh nghiệp phải phân phối theo cơ chế: - Một phần dùng để bù đắp vốn đã bỏ ra mua hàng và cũng để nhằm mục đích bảo toàn vốn lưu động. - Bù đắp một phần chi phí thuộc các yếu tố vật chất đã sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí bù đắp hao mòn tài sản cố định, chi phí vật liệu, nhiên liệu, chi phí lao động trong đó bao gồm cả chi phí tiền lương, chi phí vận tải, chi phí bốc dỡ hàng hoá,... mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ kinh doanh. - Thanh toán các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước khác như: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK, và các khoản lệ phí và phụ thu khác... - Số còn lại sau khi bù đắp được các khoản chi phí gọi là lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Lợi nhuận này sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi phí không hợp lý như nộp tiền phạt, hao hụt vượt quá mức quy định, tiền lãi vay quá hạn... phần còn lại sẽ được doanh nghiệp phân phối vào các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi... 3.3. Chức năng giám đốc tài chính. Đây là chức năng mang tính chất khách quan được sử dụng trong kiểm tra, kiểm soát tài chính doanh nghiệp, chức năng giám đốc tài chính phản ánh tính chất khách quan của hoạt động tài chính và thông qua đó có thể phản ánh được trình độ sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hướng vào việc thực hiện các yêu cầu của các quy luật kinh tế của nền kinh tế trị trường. Trong đó đặc điểm cơ bản nhất của giám đốc tài chính là giám đốc bằng tiền các hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục và có hiệu quả nhất. Giám đốc tài chính cho thấy được khả năng sử dụng vốn có hiệu quả hay không và việc phân phối chúng như thế nào đối với mỗi đồng vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Đồng thời thông qua một số chỉ tiêu về sử dụng vốn, một số chỉ tiêu về chi phí hay lợi nhuận... mà có thể phát hiện ra các hiện tượng sử dụng vốn bất hợp lý, sử dụng chi phí kinh doanh kém hiệu quả để tư vấn cho lãnh đạo hoặc chủ doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn về tài chính đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Và cũng có thể nắm một cách chính xác, toàn diện tình hình tài chính doanh nghiệp để lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp và bám sát mục tiêu kinh doanh. Cũng thông qua chức năng này mà quá trình kinh doanh được chủ động, không ngừng được mở rộng và phát triển theo định hướng, đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế, đảm bảo đời sống của người lao động trong doanh nghiệp, tránh tham ô lãng phí và những tổn thất không đáng có do hoạt động tài chính gây nên. 4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với quá trình HĐKD Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh ngày nay, tài chính giữ những vai trò chủ yếu sau: Đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn cho các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Vai trò tài chính doanh nghiệp trước hết được thể hiện ở việc xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và sau đó lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp (huy động từ bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp). Chính vì thế vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho quá trình huy động nhịp nhàng, liên tục với chi phí thấp nhất. Bên cạnh đó, tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Việc tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích một số chỉ tiêu kinh tế như khả năng sinh lời, mức độ rủi ro,... để lựa chọn ra một dự án đầu tư tối ưu. Huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất lớn để doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Mặt khác, huy động tối đa nguồn vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh để có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được khoản chi phí trả lãi tiền vay. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ doanh nghiệp cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng phạt vật chất nghiêm minh và hợp lý sẽ là động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên quan tâm tới công việc, gắn bó với doanh nghiệp từ đó nâng cao sản xuất lao động góp phần cải tiến và hợp lý hóa trong sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện hàng loạt chỉ tiêu kế hoạch tài chính đã được xây dựng. Thường xuyên giám sát, kiểm tra và đánh giá một cách khái quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp đồng thời phát hiện ra những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh để từ đó có những biện pháp khắc phục góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với thực tế kinh doanh. II. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1. Khái niệm và mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm. Mọi sự vật và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan, muốn nắm bắt, nhận thức và cải tạo được chúng để đưa vào sử dụng phục vụ cho lợi ích của con người thì cần phải hiểu biết về bản chất sự vật và hiện tượng cũng như quy luật vận động của nó. Vì vậy, để hiểu biết được chúng ta cần phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó có phương pháp phân tích. Vậy phân tích có thể hiểu là sự bóc tách, chia nhỏ sự vật hiện tượng trong mối quan hệ trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật, hiện tượng; từ đó cho ta nhận thức được về hình dáng, kích thước, tính chất của chúng trong đối tượng nghiên cứu và thấy được mối liên hệ, tác động qua lại giữa chúng. Đồng thời qua phân tích quy luật của sự vật hiện tượng. Đó là phân tích trong lĩnh vực tự nhiên, còn trong lĩnh vực kinh tế xã hội thì các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng những khái niệm trừu tượng. C.Mác đã chỉ ra rằng: "Khi phân tích các hình thái kinh tế xã hội thì không thể sử dụng hoặc kính hiển vi hoặc những phản ứng hoá học. Lực lượng trừu tượng phải thay thế cái này hoặc cái kia". Phân tích kinh tế là một trong những khái niệm chung, tuỳ theo phạm vi của đối tượng nghiên cứu mà ta chia ra thành phân tích kinh tế vĩ mô hay phân tích kinh tế vi mô. - Phân tích kinh tế vĩ mô có phạm vi nghiên cứu rộng trong nền kinh tế quốc dân hay một vùng lãnh thổ. - Phân tích kinh tế vi mô hay còn gọi là phân tích hoạt động kinh tế có phạm vi là các hiện tượng và quá trình kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế cụ thể. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ tiền tệ gắn liền với việc hình thành nên vốn, phân phối, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh và được biểu hiện bằng việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua phân tích tình hình tài chính mà người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh hay những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai hoặc triển vọng phát triển có thể đạt được của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, phân tích tài chính doanh nghiệp đã và ngày càng trở thành một công cụ quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế xã hội. Hơn thế nó đã phát triển thành một môn khoa học kinh tế độc lập có đối tượng nghiên cứu riêng. Đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính doanh nghiệp là việc đi phân tích những kết quả kinh doanh gắn liền với việc huy động, sử dụng và quản lý vốn, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế và các nhân tố tác động tới nó. Nói tóm lại, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu các mối quan hệ nói trên nhằm nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn trong quản lý kinh tế nói chung và trong đó có quản lý tài chính. 1.2. Mục đích của phân tích tài chính. Với nền kinh tế "mở" có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đều có quyền bình đẳng như nhau, được tự do cạnh tranh với nhau. Vì thế, những thông tin về tài chính không chỉ được những đối tượng có vai trò quản lý trong doanh nghiệp quan tâm như: bán giám đốc (hội đồng quản trị) mà còn là những thông tin hữu ích cho các chủ đầu tư, nhà cho vay, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà quản lý liên quan khác, các nhà bảo hiểm, đối thủ cạnh tranh... Mỗi nhóm đối tượng này có những nhu cầu về thông tin khác nhau và do vậy mỗi nhóm có xu hướng sử dụng thông tin khác nhau, do đó mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong "bức tranh" toàn cảnh tài chính doanh nghiệp. Vậy, phân tích tình hình tài chính nhằm các mục đích sau: - Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các tín chủ và người sử dụng thông tin tài chính khác để họ có những quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tư hoặc cho vay. - Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các thông tin cho các chủ doanh nghiệp, các nhà cho vay... trong việc đánh giá tính ổn định và khả năng của các dòng tiền ra - vào, tình hình sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Việc phân tích tình hình tài chính phải cung cấp được các thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, đây cũng chính là quá trình kiểm tra, xem xét, đối chiếu, đánh giá thực trạng và so sánh số liệu về tài chính hiện tại với quá khứ nhằm xác định đúng tiềm năng và hiệu quả kinh doanh cũng như những triển vọng trong tương lai cua doanh nghiệp hay những hiện tượng rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra cho các doanh nghiệp có những biện pháp tối ưu, đạt hiệu qủa trong kinh doanh. 2. ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 2.1. ý nghĩa. Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các đối thủ cạnh tranh... trong việc đánh giá các thông tin về khả năng của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai để có những quyết định đúng đắn trong lựa chọn phương án kinh doanh hoặc phương án đầu tư một cách tốt nhất. Do vậy, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp được thể hiện: - Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối quan tâm lớn nhất của họ là tìm kiếm khả năng trả nợ cùng với nhiều mối quan tâm khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp các sản phẩm hàng hoá dịch vụ với chi phí thấp nhất... Tuy nhiên một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mục tiêu trên khi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ và có tích luỹ từ lợi nhuận của mình. Còn nếu là một doanh nghiệp luôn làm ăn thua lỗ thì các nguồn lực sẽ bị cạn kiệt dần cùng với không có khả năng thanh toán nợ đến hạn điều đó sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động và đóng cửa. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị rất quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để có thể hiểu rõ và đánh giá chính xác khả năng tài chính để có những quyết định đúng đắn cho hoạt động của mình. - Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng thì mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm khả năng trả nợ của khách hàng. Do vậy họ đặc biệt quan tâm với số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh; từ đó đem so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Một mặt họ còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bởi đây là khoản mang tính chất bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Họ sẽ sẵn sàng không cho vay khi thấy các thông tin của người đi vay không đảm bảo chắc chắn rằng khi khoản vay đó đến hạn mà doanh nghiệp không có khả năng để thanh toán. Nói cách khác, là doanh nghiệp không đủ vật tư để đảm bảo thì các nhà đầu tư hay các nhà cung cấp tín dụng sẽ không ra quyết định đầu tư hoặc cho vay. - Đối với các nhà cung cấp vật tư hàng hoá, dịch vụ... trước khi quyết định họ cần phải xem xét về khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt là trường hợp mua chịu hàng hoá. Nhóm người này cũng giống như chủ ngân hàng, họ muốn biết khả năng thanh toán của khách hàng ở hiện và tương lai ra sao, liệu có đủ cơ sở để tin cậy khi giao hàng hay không? - Đối với các nhà đầu tư thì mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào việc phán đoán các yếu tố rủi ro có thể xảy ra, thời gian hoàn vốn và khả năng sinh lời, khả năng thanh toán của mỗi đồng vốn đầu tư. Do vậy họ cần có những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và các tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời để đảm bảo cho sự an toàn của đồng vốn đầu tư, họ cũng rất quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. - Bên cạnh chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư,... còn có nhiều nhóm người khác cũng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp như cơ quan thuế, các tổ chức tài chính, thống kê, những người lao động... những người này cũng cần có những thông tin giống như các ngân hàng, các nhà đầu tư... vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ ở hiện tại và trong tương lai như: - Đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó có thể ra những quyết định như bổ sung vốn cho các doanh nghiệp.... - Đối với những Công ty có phát hành chứng khoán thì những cổ đông cần thông tin tài chính để xem xét hiệu quả đầu tư vốn vào đó liệu có tốt hay không? Đối với các nhà phân tích tài chính thì họ sẽ quan tâm hơn đến việc đánh giá các rủi ro có thể xảy ra, thông qua phân tích các chi tiêu về khả năng thanh toán, khả năng cân đối về vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đồng thời cũng qua phân tích có thể đưa ra dự đoán về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Nói tóm lại, phân tích tài chính không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn rất có ý nghĩa đối với các đối tượng khác có liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với cơ chế cạnh tranh hiện nay thì việc phân tích tình tài chính của mỗi doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn. 2.2. Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có những nhiệm vụ sau: - Đánh giá chính xác toàn diện và khách quan tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt huy động các nguồn vốn và phân phối và sử dụng vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đánh giá tình hình công nợ phải trả, phải thu, tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ, tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng của từng bộ phân vốn nói riêng. III. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN). 1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn. Qua phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình huy động vốn và các nguồn vốn hay có thể nhận thức được việc phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn vốn của doanh nghiệp trong kinh doanh. Đồng thời cũng thấy được khả năng đáp ứng về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn (TCDN) được dựa trên số liệu đã được tổng hợp trên bảng cân đối kế toán và một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: doanh thu bán hàng, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh... Để có thể phân tích được tình hình TCDN, phương pháp thường được sử dụng là phương pháp so sánh. Với phương pháp này người sử dụng có thể tính các chỉ tiêu, tỉ lệ tăng giảm, số chênh lệch tăng giảm... để đánh giá khái quát tình hình biến động và các nhân tố ảnh hưởng TCDN ở các thời kỳ. 1.1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài sản trong doanh nghiệp nhằm mục đích thấy được sự biến động tăng giảm của tài sản, cơ cấu phân bổ tài sản và sự tác động ảnh hưởng đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó thấy được tính tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng tài sản doanh nghiệp để có những biện pháp khắc phục. 1.2. Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp, người xem có thể thấy ngay được thực trạng về tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cũng qua việc xem xét này người ta thấy được tình hình huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ như vốn của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng, vốn vay của các đối tượng khác... Nếu như doanh nghiệp huy động tốt nguồn tự có trong kinh doanh sẽ giúp cho công ty nâng cao được khả năng tự chủ về tài chính. Hay nhìn vào đó mà người sử dụng thấy được trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp với người lao động, với nhà cung ứng hay với ngân sách. 2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản nhằm mục đích đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp. Từ đó thấy được trình độ sử dụng vốn, việc phân bổ giữa các loại tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, đồng thời đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vậy để nhận rõ tình hình quản lý và sử dụng tài sản chúng ta nên đi sâu phân tích vào từng bộ phận cấu thành nên tài sản. 2.1. Phân tích chung về tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ). Tài sản lưu động (TSLĐ) là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian hoạt động trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. TSLĐ của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật và các khoản nợ phải thu ngắn hạn; bao gồm vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho và các khoản ứng trước. 2.1.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng, sự biến động tăng giảm, nguyên nhân biến động tăng giảm của tiền trong kỳ kinh doanh hay khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tới. 2.1.2. Phân tích về các khoản phải thu. Phân tích các khoản phải thu nhằm mục đích thấy được những khoản tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp đã và đang bị doanh nghiệp, cá nhân khác chiếm dụng một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. 2.1.3. Phân tích tình hình hàng tồn kho. Phân tích tình hình hàng tồn kho nhằm mục đích phân tích và đánh giá tình hình biến động cơ cấu và thực trạng của hàng tồn kho và khả năng đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng qua phân tích tình hình hàng tồn kho sẽ cho ta thấy được hệ số vòng quay tốc độ chu chuyển hàng tồn kho trong kỳ, những mâu thuẫn tồn tại của hàng hoá tồn khô để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời và đề ra những chính sách, biện pháp, quản lý hàng tồn kho một cách tốt nhất cho một quá trình kinh doanh hợp lý. 2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ). Mục đích phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu của TSCĐ cho thấy sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh TSCĐ của doanh nghiệp tăng hay giảm? và cơ cấu phân bổ của chúng ra sao? Việc phân bổ đó có hợp lý hay không? để từ đó tìm ra những nguyên nhân tồn tại để khắc phục hay phts huy những thế mạnh sẵn có của mình. 3. Phân tích tình hình nguồn vốn (NV) của doanh nghiệp. Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp là việc đi đánh giá sự biến động các loại NV của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động và sử dụng các loại NV đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. 3.1. Phân tích tình hình công nợ phải trả và khả năng thanh toán công nợ. Mục đích của công tác phân tích công nợ phải trả là nhằm nhận thức và đánh giá tình hình biến động tăng giảm cơ cấu và tính chất của các khoản nợ; qua đó thấy được những nguyên nhân của sự tăng gảm. Đồng thời qua phân tích sẽ thấy được tình hình trả nợ và khả năng trả nợ của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai để từ đó có những đề xuất, giải pháp và kế hoạch trả nợ, tránh tình trạng trả nợ chậm có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong việc huy động vốn cho quá trình hoạt động. 3.2. Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn CSH). Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu nhằm nhận thức, đánh giá tình hình biến động tăng giảm, nguyên nhân của sự biện động đó, qua đó thấy được khả năng đáp ứng cho những nhu cầu sản xuất kinh doanh để có kế hoạch huy động tốt các nguồn vốn. IV. Các phương pháp và nguồn tài liệu sử dụng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN). Các phương pháp và nguồn tài liệu sử dụng để phân tích tình hình TCDN là một hệ thống bao gồm các công cụ, các biện pháp nhằm tiếp cận các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng chuyển dịch và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình TCDN. Trên thực tế tồn tại rất nhiều phương pháp phân tích tình hình TCDN khác nhau tuỳ theo mối quan tâm và yêu cầu của nghiên cứu để lựa chọn phương pháp phân tích. Trong giới hạn của chuyên đề này, em xin trình bày một số phương pháp sau: 1. Các phương pháp phân tích tình hình TCDN. 1.1. Phương pháp so sánh. So sánh là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của phân tích. So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các sự vật hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác. Mục đích của việc so sánh là tìm ra được những điểm giống và khác nhau giữa những sự vật và hiện tượng được đem ra so sánh. So sánh là phương pháp nghiên cứu được coi trọng trong lĩnh vực khoa học trong đó có phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Để tiến hành so sánh được người ta cần phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định được số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định được mục tiêu so sánh, đặc biệt là phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Chẳng hạn như quy sự thống nhất về mặt không gian, về thời gian, nội dung, tính chất hay đơn vị tính toán. Mặt khác, dựa vào mục đích phân tích để xác định kỳ gốc và kỳ báo cáo cho hợp lý. Do vậy phân tích TCDN có nhiều nội dung so sánh khác nhau như: - So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch hoặc số định mức để thấy được mức độ hình thành bằng tỉ lệ phần trăm (%) hoặc số chênh lệch tăng giảm. - So sánh giữa số thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện kỳ cùng năm trước hoặc các năm trước để thấy được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua các thời kỳ và xu hướng phát triển của nó ở tương lai. - So sánh giữa số liệu thực hiện của đơn vị này với một đơn vị khác để thấy được sự khác nhau, mức độ và khả năng phấn đấu của từng đơn vị. Thông thường số liệu so sánh thường được lấy là số liệu bình quân của các doanh nghiệp hay của ngành. - So sánh giữa bộ phận và tổng thể để xác định tỷ trọng của nó trong chỉ tiêu chung. Ngoài ra còn so sánh giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên chỉ tiêu mới. 1.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ. Tỷ lệ là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch so với kỳ trước. Phương pháp phân tích tỷ lệ cho thấy rõ hơn sự biến đổi của các chỉ tiêu kinh tế trong kỳ phân tích. Phương pháp phân tích tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các định mức, các ngưỡng cùng với sự so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng để nhận xét, đánh giá theo những mục tiêu cơ bản đặt ra của doanh nghiệp. Các nhóm tỷ lệ được phân thành: - Nhóm tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. - Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Nhóm khả năng sinh lời: Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhóm tỷ lệ về khả năng cân đối vốn, cơ cấn vốn và nguồn vốn; là những chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng chiếm dụng nợ vay của doanh nghiệp. Mỗi nhóm chỉ tiêu trên phục vụ cho mục đích khác nhau của người phân tích như trong khi ban giám đốc quan tâm tới khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình thì các nhà đầu tư lại chú trọng xem xét nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, còn các chủ nợ lại đặc biệt quan tâm tới nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán... 1.3. Phương pháp cân đối. Phương pháp cân đối là phương pháp phân tích và mô tả các hiện tượng kinh tế tồn tại trong mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại dưới sự cân bằng. Mọi sự vật và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan và có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau; do vậy trong phân tích kinh tế tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu có liên hệ mật thiết với nhau bằng mối quan hệ mang tính chất cân đối. Các quan hệ cân đối trong doanh nghiệp có hai loại. Cân đối mang tính chất tổng thể và cân đối cá biệt. - Cân đối mang tính chất tổng thể là mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Ví dụ, mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua công thức Tài sản = Nguồn vốn hay mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí thể hiện qua công thức Doanh thu = Chi phí + Kết quả. - Cân đối cá biệt là mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế cá biệt như mối quan hệ sau: Nợ phải thu khách hàng đầu kỳ + Nợ phải thu khách hàng trong kỳ = Nợ phải thu của khách hàng đã thu trong kỳ + Nợ phải thu của khách hàng còn phải thu ở cuối kỳ Do chúng có mối quan hệ cân đối, vì vậy chỉ cần có một chỉ tiêu thay đổi sẽ làm cho các chỉ tiêu khác thay đổi theo. 1.4. Phương pháp biểu mẫu. Người ta thường dùng biểu mẫu trong phân tích TCDN để phản ánh một cách trực quan các số liệu phân tích. Các biểu mẫu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Các biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên quan với nhau như số kỳ gốc với kỳ báo cáo, số kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo... hay so sánh giữa các chỉ tiêu cá biệt hoặc các chỉ tiêu tổng thể. Tuỳ theo nội dung phân tích mà các biểu có tên gọi khác nhau như biểu phân tích tình hình công nợ phải trả, biểu phân tích tình hình nguồn vốn sở hữu... cùng với các đơn vị tính khác nhau. 2. Nguồn tài liệu phân tích. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp ngày nay chịu sự rất nhiều tác động ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố bên trong như cơ cấu tổ chức bộ máy, khả năng tăng trưởng và năng suất lao động... Các yếu tố bên ngoài như luật pháp, khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành và khác ngành. Để tiến hành được công việc phân tích người ta còn phải dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau cũng như phải lường được sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài; nhưng chủ yếu người phân tích dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin mà không chỉ chủ doanh nghiệp cần mà còn rất hữu ích đối với các chủ thể kinh tế khác. Tài liệu được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hai loại sau: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1. Bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định và theo một đơn vị tiền tệ nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh được toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp cũng như cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu hình thành nên tài sản đó. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. * Phần tài sản: Phần này phản ánh giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phần tài sản của doanh nghiệp bao gồm hai mục: + Mục A: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn: loại này phản ánh tổng giá trị TSLĐ và các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. + Mục B: TSCĐ và đầu tư dài hạn: phản ánh toàn bộ giá trị TSCĐ mà doanh nghiệp dang có tại thời điểm lập báo cáo và các khoản đầu tư tài chính dài hạn như các khoản ký quỹ, ký cược, công trình xây dựng cơ bản dở dang... * Phần nguồn vốn: Phần này cho người xem thây được thực trạng về tài chính doanh nghiệp, nó phản ánh nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn được chia thành hai mục: + Mục A: "Nợ phải trả" bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác mà tính đến thời điểm lập báo cáo doanh nghiệp còn chưa trả. + Mục B: "Nguồn vốn chủ sở hữu" đây là các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp. 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhân sách Nhà nước. Căn cứ vào số liệu trên báo cáo này, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ,so sánh số liệu với các kỳ trước hay với các đơn vị khác để thấy được kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ra sao và su hướng tới sẽ như thế nào để đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Báo cáo kết quả kinh doanh được chia thành ba phần: *Phần I: Báo cáo lãi lỗ:phần này phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh,kết quả của hoạt động tài chính và kết quả của hoạt động bất thường của kỳ trước so với kỳ này và được luỹ kế từ đầu năm. *Phần II: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo từng chỉ tiêu như nộp thuế, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế ,kinh phí công đoàn… Các chỉ tiêu phản ánh trong phần này theo rõi số còn phải nộp kì trước chuyển sang, số phát sinh trong kỳ,và số còn phải nộp chuyển sang kỳ sau theo từng cột tương ứng. Số còn phải Số còn phải nộp Số phát sinh Số đã nộp nộp chuyển = kỳ trước chuyển + trong kỳ - cuối kỳ sang kỳ sau sang * Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ,được hoàn lại,được miên giảm. 2.3. Tài liệu khác Bên cạnh bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để có thể phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hơn,chính xác hơn người phân tích cần phải kết hợp với các báo cáo có khác như :báo cáo lưu chuyển tiền tệ(nếu có),báo cáo chi tiết về tình trạng tăng giảm tài sản,nguồn vốn ;công nợ phải thu ,phải trả, báo cáo giải trình về tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn, tình hình tài sản thừa thiếu và các chế độ về quản lý tài chính, kế hoạch hoá tài chính. Chương II Phân tích tình hình tài chính của trung tâm du lịch thanh niên việt nam I. vài nét khái quát về đặc điểm hoạt động kinh doanh của trung tâm du lịch thanh niên việt nam 1.Quá trình hình thành và phát triển Ngày 10/10/1985,Ban bí thư Trung ương Doàn Thanh Liên Cộng Sản Hồ Chí Minh kí quyết định 396 thành lập trung tâm du lịch thanh liên Việt Nam Và đến ngày 18/12/1986 thì Chủ Tịch Hội Đồng bộ trưởng kí quyết định cho phép trung tâm có đủ tư cách pháp nhân để có hoạt động trong và ngoài nước . Trung tâm ra đời với tư cách là đơn vị kinh tế của Trung Ương đoàn ,có một số chức năng như : + Nghiên cứu tham mưu đề xuất cho Bí Thư Trung ương đoàn chủ trương ,hoạt động tham gia du lịch ,đảm bảo nội dung giáo dục của đoàn phù hợp với tuổi trẻ . + Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục du lịch Việt Nam để tổ chức hoạt động du lịch cho thanh liên Việt Nam và du khách quốc tế. + Lập kế hoạch hàng năm cho các tỉnh thành tổ chức tham quan cho thanh thiếu nhi. + Tổ chức kinh doanh thêo nguyên tắc hạch toán kinh tế XHCN ,lấy thu bù chi và góp phần tăng nguồn thu kinh phí cho Trung ương đoàn. Từ những ngày đầu mới thành lập trong cơ chế tập trung bao cấp ,các điều kiện kinh tế kĩ thuật còn nghèo nàn lạc hậu , Trung tâm chỉ có một phòng quản lí hành chính để làm việc với 6 cán bộ công nhân viên ,hoạt động đang mang tính chất tìm kiếm thị trường ,doanh thu của trung tâm chỉ đạt 700.000đ /năm và lợi nhuận chỉ đạt 20.000đ/nâm. nhưng từ khi đất nước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,phát triển theo hướng CNH-HĐH,Trung tâm đã đổi mới đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và dã thu được doanh thu nên tới 1 tỷ đồng trong năm 1996 .Và đến nay ,năm 2001Trung tâm đã có 250 giường nghỉ với 2 cơ sở nhà nghỉ là Khách sạn Khăn Quàng Đỏ tại Hà Nội và trại hè Thanh thiếu niên ở Đồ Sơn,có một đội xe gồm 5 chiếc chuyên chở khách du lịch và vật tư hàng hoá .Doanh thu trong năm đã đạt được 4.3 tỷ đồng ,lợi nhuận là 559 triệu ,đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên trong trung tâm và nộp đủ nghĩa vụ cho nhà nước . 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm Là nghành kinh doanh hoạt động du lịch, nên có một đặc điểm như sau : + Là hoạt động kinh doanh tổng hợp gồm nhiều hoạt động khác nhau như kinh doanh hướng dẫn du lịch ,vận chuyểndu lịch ,khách sạn và các dịch vụ khác . +Sản phẩm dịch vụ là sản phẩm khômg mang hình thái vật chất cụ thể như hàng hoá thông dụng khác ,quá trình sản xuất ra sản phẩm đồng thời là quá trình tiêu thụ ,tức là các dịch vụ được trực tiếp thực hiện với khách hàng luôn. +Trong cơ cấu giá thành của hoạt động du lịch thì đại bộ phận là hao phí về lao động sống, về khấu hao TSCĐ ,còn các hao phí về đối tượng lao động chiếm tỷ trọng nhỏ. + Là hoạt động mang tính thời vụ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết ,phong tục tập quán từng nơi. + Đối tượng phục vụ của hoạt động du lịch phức tạp ,không ổn định gồm nhiều lứa tuổi,giới thính ,sắc tộc, vùng văn hoá khác nhau và nhu cầu của mỗi người đối với hoạt động du lịch cũng khác nhau . Từ những đặc điểm chung về nghành du lịch như trên ,ta tháy được Trung tâm du lịch Thanh niên Việt Nam cũng mang những đặc điểm đạc thù của nghành kinh doanh hoạtđộng du lịch .những đặc điểm này hoàn toàn khác hẳn với các ngành khác. - Cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh : hệ thống sản xuất kinh doanh của Trung tâm được tổ chứ thành các tổ, phòng ban như : tổ buồng, lữ hành, nhà hàng, kế toán, tổ bảo vệ, lễ tân, giặt là. 3. Đặc điểm tổ chức bổ máy quản lý : Trung tâm du lịch thanh niêm Việt Nam có tất cả 65 người trong đó 1/2 là theo hợp đồng. Bộ máy quản lý được tổ chức đứng đầu là ban giám đốc, sau đó là các phòng ban và các tổ sản xuất dịch vụ. -Ban giám đốc : gồm 2 người : Một là giám đốc : là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm . Một phó giám đốc : giúp giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của trung tâm. Ban giám đốc có nhiệm vụ chủ động tổ chức quản lý mọi hoạt động kinh doanh của trung tâm, sắp xếp lại bộ máy lao động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh. Thực hiện quyền tự chủ về tài chính, giao các nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch tài chính, các định mức kinh tế kĩ thuật cho các cá nhân, các phòng ban, các tổ. Ban giám đốc được phép áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng , kỉ luật nâng bậc lương cho cán bô nhân viên và các phòng ban trực thuộc. Dưới giám đốc có các phòng ban, nhiệm vụ do bản giám đốc quyết định. -Phòng hành chính tổ chức : gồm 6 người : Có trách nhiệm phụ trách về mặt nhân sự, tổ chức quản lý toàn bộ công nhân viên của trung tâm. Phụ trách về tiền lương, quản lý về thang bậc lương của từng người trong từng phòng ban đơn vị trực thuộc.Tham mưu cho ban giám đốc về mặt lao động tiền lưong. Phòng kế hoạch vật tư gồm 4 người: Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về mặt chiến lược kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn hàng quý, hàng năm, tiến hành lập kế hoạch định hướng sự phát triển cho trung tâm cung cấp đầy đủ vật tư trang thiết bị cần thiết cho các phòng ban, bộ phận sản xuất. -Phòng kế toán- tài vụ : gồm 4 người : Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tình hình thu chi tài chính của trung tâm.Tổ chức hạch toán kế toán trong trung tâm theo đúng chế độ kế toán của nhà nước. Cung cấp những thông tin thực hiện về tình hình kinh doanh, thu chi tài chính của trung tâm. Tổ chức kế toán phân tích để giúp ban giám đốc khai thác triệt để tiềm năng của trung tâm phục vụ kịp thời cho kinh doanh. -Phòng giao dịch hướng dẫn : gồm 10 người : Có nhiệm vụ tổ chức đón khách hàng, giới thiệu điều kiện lưu trú, loại hạng phòng, tiện nghi, vị trí giá cả của khách. Khi đạt được thoả thuận thì làm thủ tục nhận khách, giao chìa khoá phòng cho khách, thu tiền và có trách nhiệm hướng dẫn khách đến tận phòng họ thuê, tổ chức công tác hướng dẫn, phiên dịch để phục vụ khách nếu họ yêu cầu. Dưới các phòng ban còn có các tổ, bộ phận trực tiếp làm công tác dịch vụ: -Tổ buồng : gồm 10 người : Có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh, không gian bố trí sắp xếp các bộ phận trong phòng đảm bảo tính thẩm mỹ cần thiết cho phòng ở của khách. Giúp cho du khách thấy sạch sẽ, gọn gàng, thích thú và thoải mái. -Tổ bảo vệ : gồm 7 người : Có trách nhiệm bảo vệ các loại tài sản của trung tâm, bảo vệ tình hình trật tự an ninh nhằm đảm bảo cho du khách tin tưởng, cảm thấy thoải mái an tâm khi nghỉ tại trung tâm. Tổ giặt là: gồm 5 người: Các loại chăn, màn, đệm trong phòng khách đều do các nhân viên của tổ gặt là đảm nhiệm công việc giặt giũ. Đó là nhiệm vụ chính của họ, ngoài ra còn tổ chức giặt thuê theo nhu cầu của khách nhằm tận dụng trang thiết bị hiện có để tăng thu nhập cho Trung tâm. - Tổ bàn, bar, bếp: gồm có 12 người: Có nhiệm vụ phục vụ ăn uống cho khách thuê phòng nghỉ, khách các hội nghị, các lớp tập huấn.... - Tổ bảo dưỡng: có 5 người Nhiệm vụ của tổ là tiến hành sữa chữa lặt vặt các thiết bị của Trung tâm như điện, nước, mộc... Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Trung tâm Giám đốc Phó Giám đốc Phòng HC tổ chức Phòng KH vật tư Phòng KT tài vụ Phòng GD hướng dẫn Tổ buồng Tổ bảo vệ Tổ Bar, bếp Tổ Giặt là Tổ bảo dưỡng 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Để cung cấp thông tin kịp thời cho ban quản lý kinh doanh của Trung tâm phù hợp với đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh, tình hình phân cấp quản lý kinh tế tài chính trong nội bộ Trung tâm, khả năng và trình độ của đội ngũ kế toán hiện có. Trung tâm áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này, toàn Trung tâm chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để tập trung thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở Trung tâm. Đơn vị trực thuộc của Trung tâm ở Đồ Sơn không hạch toán kết quả riêng mà hạch toán theo hình thức báo sổ, tức là không hạch toán kết quả kinh doanh mà báo về Trung tâm để kế toán tại Trung tâm hạch toán. Phòng kế toán tại Trung tâm thực hiện việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở tất cả các bộ phận trong Trung tâm nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin kinh tế và tình hình biến động của tài sản, vật tư, hàng hoá, tiền vốn, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Trung tâm nói chung và của từng bộ phận trực thuộc nói riêng. Theo hình thức tổ chức kế toán này, bộ máy kế toán của Trung tâm được tổ chức theo mô hình sau: - Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn bộ tình hình tổ chức công tác kế toán ở Trung tâm. Phân công, chỉ đạo, đôn đốc trực tiếp cả các nhân viên kế toán của đơn vị đang làm việc tại bất cứ bộ phận nào thực hiện đúng, kịp thời chức năng của mình. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán do Nhà nước quy định. Khi phát hiện những hành động của bất cứ người nào trong đơn vị vi phạm luật lệ và thể lệ quy đinhj thì tuỳ từng trường hợp, kế toán trưởng có quyền báo cáo cho Ban giám đốc Trung tâm hoặc các cơ quan thanh tra Nhà nước. Nhiệm vụ của kế toán trưởng còn có nhiệm vụ là trên cơ sở đảm nhiệm kế toán tổng hợp, theo dõi Sổ Cái, lập các báo cáo tài chính cần thiết và phù hợp để cung cấp số liệu cho Ban giám đốc và các cơ quan quản lý tài chính có liên quan, tham mưu cho Ban giám đốc về chế độ quản lý tài chính tình hình thu chi.... đảm bảo hợp lý, hợp pháp, đúng quy tắc và mang lại hiệu quả cao cho Trung tâm. Các phần hành kế toán, kế toán trưởng phân chia công việc cho từng nhân viên trong phòng kế toán, mỗi người đảm nhiệm một số phần hành. - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá và TSCĐ Theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, hàng hoá của Trung tâm, các loại thực phẩm mua về để chế biến cả về số lượng và giá trị của chúng. Theo dõi tình hình nhập xuất tồn công cụ dụng cụ, phân bổ giá trị của chúng vào các kỳ kinh doanh một cách thích hợp. Theo dõi toàn bộ tình hình tăng giảm tài sản cố định tại Trung tâm, tình hình trích khấu hao và việc phân bổ chi phí khấu hao vào các bộ phận có liên quan. - Kế toán thu chi tiền mặt, tiền lương và BHXH. Bảo đảm theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi tiền mặt của Công ty theo đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính hiện hành của Nhà nước. Đảm bảo trả lương kịp thời cho từng bộ phận theo đúng mức lương mà phòng tổ chức hành chính đã tính và chuyển giao. Phân bổ kịp thời chi phí tiền lương vào các bộ phận có liên quan. - Kế toán công nợ và chi phí Đảm bảo theo dõi chặt chẽ tình hình công nợ của Trung tâm với các đơn vị khác theo từng chủ nợ hay con nợ. Đảm bảo đôn đốc việc thanh toán kịp thời, đầy đủ, tránh tình trạng để các đơn vị khác chiếm dụng vốn của Trung tâm. Theo dõi chặt chẽ tình hình chi phí cho từng hoạt động của Trung tâm. Mở các sổ sách thích hợp, phân bổ chi phí quản lý và các hoạt động kinh doanh theo các định mức tiêu chuẩn hợp lý Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ, CCDC, hàng hoá, NVL Kế toán thu chi tiền mặt, tiền lương và BHXH Kế toán công nợ và chi phí 5. Đặc điểm hệ thống sổ sách kế toán tại Trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam Do đặc điểm về mặt tổ chức và quản lý của Trung tâm chủ yếu là phục vụ khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu về mọi mặt của du khách; đặc điểm của bộ máy kế toán tại Trung tâm được tổ chức một cách tập trung. Hơn nữa, các nghiệp vụ kinh tế trong kỳ có đặc điểm là phát sinh nhiều. Vì thế mà Trung tâm áp dụng hạch toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký chung. Hình thức Nhật ký chung có quan điểm là ghi chép tương đối đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra, giảm được sự nhầm lẫn, thuận tiện cho việc cơ giới hoá tính toán, công việc giàn đều khi nghiệp vụ phát sinh, dễ phân công chia nhỏ công việc kế toán. Vì thế hình thức này áp dụng tại Trung tâm giúp cho kế toán làm việc một cách nhẹ nhàng và đơn giản hơn các hình thức mà lại ít gặp phải sai sót không đáng có xẩy ra. Theo hình thức này có các loại sổ chủ yếu sau: Sổ chi tiết tài khoản Sổ nhật ký chung Sổ Cái. Theo hình thức này, trình tự và phương pháp ghi chép sổ kế toán như sau: Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo Tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra II.Phân tích tình hình tài chính của trung tâm du lịch thanh niên việt nam năm 2002-2003 Phân tích tình hình tài chính của trung tâm là quá trình đi phân tích các báo cáo tài chính để đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên những cơ sở đó kiến nghị những biện pháp, tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Tóm lại phân tích báo cáo tài chính là làm cho các con số trên báo cáo "biết nói" để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp đồng thời giúp cho nhà quản lý có những quyết định đúng đắn và có những phương án tối ưu đạt mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Căn cứ vào cơ sở lý luận và nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp , cùng với số liệu thu được từ thực tế thuộc trung tâm du lịch và trong khuôn khổ đề tài này em xin phân tích nội dung dưới đây: 1.Phân tích khái quát tình hình tài chính của trung tâm. Phân tích khái quát tình hình tài chính của trung tâm sẽ giúp cho người xem có thể đánh giá được về quy mô phát triển của doanh nghiệp, tính năng động và quá trình sinh lời của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó có thể thấy được xu hướng phát triển và sự biến động chung của tình hình tài chính tại trung tâm. Vì vậy để thấy rõ hơn ta cần phân tích một số nội dung cơ bản sau đây: 1.1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản của trung tâm. Biểu 1: Phân tích khái quát sự biến động tăng giảm của tài sản. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/2002 ST Tỉ trọng (%) ST Tỉ trọng (%) ST Tỉ lệ (%) Tỉ trọng (%) I/ Tổng TS 8.910.601.439 100 13.926.000.739 100 +5.015.399.300 +56,28 0 1/ TSLD và DTNH 8.163.452.147 91,61 12.487.371.533 89,6 4.314.919.386 +52,85 -2,01 2/ TSCD và DTDH 747.149.292 8,39 1.447.629.206 10,4 +700.479.914 +93,7 +2,01 II/Tổng DT 5.517.924.100 10.517.497.812 4.999.573.712 +90,6 III/ Lợi nhuận (-315.858.913) (-1.691.746.902) (-1.375.887.189) -435,6 Kết quả trong biểu số 1 ta thấy tổng tài sản bình quân của năm 2003 tăng lên so với năm 2002 là (+5.015.399.300)đ, ứng với tỷ lệ tăng 56,28%. Điều này cho ta thấy quy mô kinh doanh của trung tâm ngày càng mở rộng. Xem xét về tài sản của công ty cho ta thấy: TSLD và DTNH của trung tâm năm 2003 tăng lên 52,28% tương ứng với số tiền là 4.314.919.386đ so với năm 2002. Nhưng nếu xét trong mối quan hệ tỷ trọng tối với tổng tài sản thì lại giảm (-2,01%). Điều đó cho thấy năm 2003 trung tâm đã giảm tỷ trọng về TSLD và DTNH trong tổng tài sản < năm 2002, chiếm tỷ trọng 91,61% và năm 2002 giảm xuống 89,6%. TSCD và DTDH của trung tâm năm 2003 đã tăng lên 93,7% tương ứng với sô tiền tăng lên là 700.479.914đ cùng với sự tăng tỷ trọng 2,01% cho thấy trung tâm đã từng bước hợp lý hoá cơ cấu tài sản của mình cho phù hợp với loại hình kinh doanh. Có thể thấy năm 2003 tỷ trọng của TSCD đã tăng lên 10,4% thay vì 8,39% năm 2002. Tuy nhiên trung tâm là một doanh nghiệp kinh doanh do vậy với sự phân bố vốn kinh doanh như trên là chưa hợp lý, bởi vì TSLD và DTNH lớn rất nhiều so với TSCD và DTDH. Còn xét về hiệu quả kinh doanh của trung tâm ta thấy so với năm 2002 năm 2003 tổng doanh thu tăng 4.999.573.712đ với tỷ lệ tăng 90,6%. Bên cạnh đó tổng LN của trung tâm năm 2003 giảm (1.375.887.189). Bên cạnh đó chứng tỏ việc kinh doanh của trung tâm đang có chiều hướng kém. Nguyên nhân :Do cơ cấu quản lý của trung tâm hai năm vừa qua chưa được tốt, tuy doanh thu tăng nhưng chi phí kinh doanh lớn, dẫn đến lợi nhận giảm. Do đất nước ngày càng phát triển xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường lên sự cạnh tranh của trung tâm ngày càng gay gắt . Trung tâm có thể tìm ra được những giải pháp tích cực giúp cho công tác quản lý chỉ đạo đạt kết quả cao hơn. Trên đây là sự phân tích khái quát tình hình biến động về tài sản của trung tâm. Để đánh giá được tình hình tài chính của trung tâm một cách tốt hơn ta đánh giá tình hình huy động các nguồn vốn để thấy được việc huy động vốn trong kỳ kinh doanh của trung tâm và việc sử dụng nguồn vốn như thế nào? 1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của trung tâm. Để thấy được tình hình nguồn vốn của trung tâm ta đi xem xét một số chỉ tiêu sau: Hệ số tự chủ tài chính (hệ số tự tài trợ): là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn kinh doanh của trung tâm. Công thức: Hệ số tự chủ tài chính = Tổng nguồn vốn CSH Tổng ngồn vốn kinh doanh Hệ số tự chủ tài chính cho ta biết doanh nghiệp có bao nhiêu nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn kinh doanh mà doanh nghiệp huy động trong kỳ. Hệ số tự chủ tài chính phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. + Nên hệ số này > 0,5 và tăng lên thì khả năng tự chủ tài chính tăng. Nếu hệ số này < 0,5 và giảm xuống thì khả năng tự chủ tài chính doanh nghiệp thấp. Hệ số nợ: là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn kinh doanh. Hệ số < 0,5 và giảm là tốt và ngược lại. Công thức: Hệ số nợ = Tổng công nợ phải trả Tổng ngồn vốn kinh doanh Hệ số nợ và hệ số tự chủ tài chính có mối quan hệ mật thiết. Nó phản ánh mối quanhệ giữa khả năng độc lập tài chính và tình trạng nợ nần của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích khái quát nguồn vốn của trung tâm ta có biểu sau: Biểu 2: Phân tích khái quát sự biến động của nguồn vốn: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003\2002 ST Tỉ trọng (%) ST Tỉ trọng (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Tỉ trọng (%) I/ Tổng NV 8.910.601.439 100 13.926.000.739. 100 5.015.399.291 56,28 - Trong đó Nợ phải trả 8.534.950.767 95,78 16.873.593.887 121 8.338.643.204 97,67 1.8 Nguồn vốn CSH 375.650.672 4,22 (-2.947.593.148) (-21) (-3.323.243.820) II/ Hệ số TCTC 0.042 - (-0.21) - (-0,252) III/ Hệ số nợ 0,957 1,587 0,63 Với số liệu phân tích tại biểu 2 pản ánh tình hình huy động vốn tại trung tâm là tốt. Năm 2003 nguồn vốn kinh doanh của trung tâm tăng 5.015.399.291đ tương ứng với tỷ lệ tăng 56,28%. Như vậy nguồn vốn củ trung tâm tăng mạnh. Hệ số TCTC của trung tâm trong 2 năm đều nhỏ hơn 0,5; không những thế năm 2003 so với năm 2002 còn giảm từ 0,042 xuống (-0,21). Chứng tỏ tình hình hoạt động của trung tâm ngày càng đi xuống. Đồng thời hệ số nợ cao tình hình đó làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm. Nguyên nhân làm cho vốn CSH giảm và âm là do lợi nhuận năm 2002 âm lên các chủ doanh nghiệp đầu tư vào trung tâm rút vốn lại, và không được bổ xung từ lợi nhuận và các nguồn khác . 2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ của trung tâm. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động là việc đi xem xét tình hình biến động của các khoản mục cụ thể. Qua đó đánh giá tình hợp lý của sự biến động để nhận thức rõ nét về tình hình tài chính doanh nghiệp ta đi phân tích những nội dung sau: Phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng TSLD. Phân tích tình hình vốn bằng tiền. Phân tích các khoản phải thu. Phân tích hàng tồn kho. 2.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLD. Để phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng TSLD ta lập biểu phân tích nhằm đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý vì sự phân bổ của từng loại tài sản và thấy được sự biến động của chúng từ đó đánh giá chung và hiệu quả sử dụng chúng. Biểu 3: Phân tích chung tình hình quản lý sử dụng TSLD. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003\2002 ST Tỉ trọng (%) ST Tỉ trọng (%) ST Tỉ lệ (%) Tỉ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 I/ TSLD và DTNH. Trong đó: 8.163.452.147 100 12.478.371.533 100 4.314.919.383 52,85 0 1/ Tiền 27.628.068 0,34 45.362.918 0,36 17.734.850 64,19 0.02 2/ Các khoản DTTCNH 3/ Các khoản phải thu 2.707.755.048 33,17 6.244.729.898 50,04 3.536.974.850 130,6 16,87 4/ Hàng tồn kho 4.567.025.275 55,94 5.632.198.586 45,15 1.065.173.311 23,32 -10,79 5/ TSLD khác 861.042.756 10,55 556.080.131 4,45 (-304.962.625) (-35,41) -6,1 6/ Chi sự nghiệp II/ Tổng doanh thu 5.517.924.100 10.517.497.812 4.999.573.712 90,6 III/ Tổng LN (-315.858.913) (-1.691.746.902) (-1.375.887.189) (-435,6) Với số liệu của biểu 3: Phân tích chung tình hình quản lý sử dụng TSLD ta thấy tổng giá trị TSLD của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng 4.314.919.383đ với tỷ lệ tăng 52,85 nhân nhân do: Các khoản phải thu tăng cao tăng 3.536.974.850đ ứng với tỷ lệ 130,6%. Điều đó nói lên tình trạng vốn của trung tâm bị chiếm dụng nhất là các khoản phải thu từ khách hàng tăng lên nhanh và lớn nguyên nhân do trung tâm làm các dịch vụ ăn uống; thuê xe nhưng chưa thu được tiền và các khoản phải thu nội bộ như thu tạm ứng, phải thu thuế thu nhập cũng tăng cao. Trong kinh doanh các dịch vụ thường kéo dài về thời gian thanh toán, đòi hỏi trung tâm phải có lượng vốn lưu động lớn. Vét về hiệu quả kinh doanh ta thấy, có sự tăng lên về TSLD và DTNH, và tổng doanh thu tăng 4.999.573.721đ với tỷ lệ 90,6%. Điều này chứng tỏ trung tâm đã quản lý và sử dụng TSLD tương đối tốt, nhưng lợi nhuận giảm (-1.375.887.189)đ với tỷ lệ giảm (-435,6). Xét về mặt tỷ trọng của TSLD ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đói lớn (năm 2002) chiếm 55,94% và năm 2003 là 45,15%) bên cạnh đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2002 chiếm 33,17% đến năm 2003 chiếm 50,04% đã tăng lên 16,87 điều đó chứng tỏ vốn lưu động của trung tâm đang bị chiếm dụng làm cho vốn thực chất tham gia vào hoạt động kinh doanh giảm đi. TSLD bằng tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ; tuy có sự tăng lên về tỷ trọng nhưng rất nhỏ tăng 0,02%. Tóm lại, ta thấy rằng sự biến động của TSLD là lớn, xong để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không thì ta sẽ tiến hành xem xét từng khoản mục trong phần tiếp theo. Thông qua phân tích có thể đánh giá khái quát việc quản lý, sử dụng và phân bổ TSLD của trung tâm trong kỳ còn có những bất hợp lý hoặc chưa đồng bộ do đó doanh nghiệp chưa khai thác hết khả năng tiềm tàng về nguồn tài chính và vốn. Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng TSLD của trung tâm ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sau. Hiệu quả sử dụng TSLD của trung tâm được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu: hệ số doanh thu trên TSLD và hệ số sinh lợi của TSLD. Hệ số doanh thu trên TSLD của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Hệ số doanh thu trên TSLD = Doanh thu thuần TSLD bình quân Hệ số sinh lợi của TSLD: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần trong kỳ. Hệ số sinh lợi của TSLD = Lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh TSLD bình quân Ta phân tích biểu sau: Biểu 4: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Đơn vị: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Doanh thu thuần 5.506.351.382 10.509.956.354 5.003.604.972 90,8 2/ LN thuần hoạt động sản xuất kinh doanh (-85.920.247) (-1.556.579.367) (-1.470.699.120) (-1710,1) 3/ Tài sản lưu động bình quân 8.163.452.147 12.478.371.533 4.314.919.383 52,85 4/ Hệ số doanh thu trên TSLD (= 1/3) 0,676 0,843 0,167 24,7 5/ Hệ số sinh lợi của TSLD (= 2/3) (-0,01) (-0,124) (-0,114) Qua số liệu biểu trên ta thấy: Năm 2003 cứ 1 đồng giá trị TSLD bỏ ra đem lại 0,843đ doanh thu thuần, tăng so với năm 2002 là 0,167 với tỷ lệ tăng 24,7%. Đồng thời cứ 1 đồng TSLD bỏ ra năm 2003 đem lại (0,124)đ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó năm 2002 đem lại (0,01)đ như vậy giảm (0,124)đ. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng TSLD của trung tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đang có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng TSLD còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu tốc độ chu chuyển của TSLD, nó được xác định qua các chỉ tiêu: Vòng chu chuyển TSLD: chỉ tiêu này phản ánh số vòng TSLD chu chuyển trong kỳ và được tính theo công thức: Số vòng chu chuyển TSLD = Doanh thu < theo giá vốn TSLD bình quân Số vòng chu chuyển TSLD: phản ánh số ngày cần thiết để TSLD: quay được một vòng đây chính là thời gian của một vòng chu chuyển: Số ngày chu chuyển của TSLD = Thời gian của kỳ phân tích (360 ngày) Số vòng chu chuyển của TSLD Hệ số đảm nhiệm TSLD: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, nó cho biết muốn có một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng TSLD bình quân: Hệ số đảm nhiệm TSLD = LSLD bình quân Doanh thu (giá vốn) Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu đòng càng cao. Trong đó: Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - (Số thuế TTĐB, thuế doanh thu, thuế VAT, thuế XK phải nộp + chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng bán + doanh thu hàng bán bị trả lại). Để thấy được tốc độ chu chuyển của TSLD ta có biểu phân tích sau: Biểu 5: Phân tích tốc độ chu chuyển TSLD. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Doanh thu theo GV 4.864.364.367 11.357.970.767 6.493.606.393 133,5 2/ TSLD bình quân (đ) 8.163.452.147 12.478.371.533 4.314.919.383 52,85 3/ Số vòng chu chuyển TSLD (vòng) 0,595 0,91 0,315 55,94 4/ Hệ số chu chuyển TSLD (ngày / vòng) 605,04 395,6 (-209,44) (-34,61) 5/ Hệ số đảm nhận TSLD 1,678 1,098 (-0,58) (-34,56) Căn cứ vào số liệu biểu 6 ta thấy tốc độ chu chuyển của TSLD của năm 2003 so với năm 2002 như: Số vòng chu chuyển tài sản lưu động năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,315 vòng với tỷ lệ tăng 55,94%. Bên cạnh đó số ngày chu chuyển TSLD lại giảm 209,44 ngày / vòng với tỷ lệ giảm 34,61% đồng thời hệ số đảm nhiệm TSLD hay giá trị TSLD lại giảm 0,58đ tương ứng với tỷ lệ giảm (-34,56%) cho ta thấy để có thêm 1 đồng doanh thu theo giá vốn trung tâm cần phải tăng ít nhất 0,58đ TSLD bình quân. Vậy có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 kém đi. Trên đây chúng ta đã phân tích chung về TSLD của trung tâm và cũng đã thấy tình hình quản lý sử dụng và hướng sử dụng TSLD của trung tâm và khả năng tiềm tàng của tài sản còn tiềm ẩn chưa được khai thác triệt để, điều này chỉ ra cho nhà quản lý cần phải xem xét để hợp lý hoá khâu quản lý và tổ chức sản xuất cùng các mối quan hệ kinh tế - xã hội khác. Do đó vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải xem xét các khoản mục trong bộ phận cấu thành TSLD và sự biến động của chúng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của trung tâm như thế nào. Do vậy cần đi sâu vào phân tích các vấn đề sau: 2.1.1. Phân tích tình hình vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền là một khoản đáp ứng cho việc chi trả cho các hoạt động của trung tâm nhất là khi trung tâm có nhu cầu thanh toán ngay. Do tính "thanh khoản" của tiền, nên nếu có sự gia tăng vốn bằng tiền sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh của trung tâm thuận lợi và ngược lại. Xong xu hướng bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì không nên dự trữ lượng tiền mặt và số lượng tiền giử quá lớn mà không đưa vào kinh doanh, tăng vòng quay của vốn hay trả nợ. Để phân tích tình hình vốn bằng tiền ta có biểu sau: Biểu 6: Bảng phân tích tình hình vốn bằng tiền. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST TT (%) ST TT (%) CL TL (%) T T (%) Tiền mặt tại quỹ 17.210.000 62,23 25.300.918 55,77 8.090.918 47,01 6,46 TGNH 10.418.068 37,77 20.062.000 47,23 9.643.932 92,56 9,46 Tổng cộng 27.628.068 100 45.362.918 100 17.734.850 64,19 - Với số liệu trong biểu 7 cho ta thấy vốn bằng tiền của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 17.734.850đ tương ứng với tỷ lệ tăng 64,19 nguyên nhân do. Tiền mặt tại quỹ tăng lên 8.090.918đ ứng tỷ lệ tăng 47,01% và tăng lên về mặt tỷ trọng là 6,46. Tiền gửi ngân hàng cũng tăng lên 9.643.932 với tỷ lệ tăng 92,56 và tăng lên về mặt tỷ trọng là 9,46. Cho ta thấy vốn bằng tiền của trung tâm tồn quỹ và tại ngân hàng ở dạng trung bình. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu của mục vốn bằng tiền, ta thấy tỷ trọng tiền mặt tại quỹ vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản bằng tiền. Điều đó là không lên, vì lượng tiền đó không thể sinh lời bằng lượng tiền giử tại ngân hàng. Vì vậy để phân tích xác tình hình vốn bằng tiền cần kết hợp với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ở các phần tiếp theo. 2.1.2. Phân tích các khoản phải thu. Cùng với cơ sở lý luận và số liệu thực tế tại trung tâm du lịch, để phân tích tình hình các khoản phải thu ta đi lập biểu phân tích. Biểu 7: Phân tích tình hình nợ phải thu. Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) T T (%) 1/ Phải thu của khách hàng 1.200.321.623 44,33 3.200.423.300 51,25 2.000.101.677 166,63 6,92 2/ Trả trước cho người bán hàng 360.721.200 13,32 900.300.720 14,41 539.579.520 149,58 1,09 3/ Thuế VAT được khấu trừ 20.124.300 0,743 300.120.320 4,8 298.096.020 1489,27 4,057 4/ Phải thu nội bộ 600.320.130 22,17 1.000.000.320 16,01 399.680.190 66,57 -6,17 5/ Các khoản phải thu khác 526.267.795 19,537 843.885.238 13,53 317.617.443 60,35 -6,007 6/ Tổng cộng 2.707.755.048 100 6.244.729.898 100 3.536.974.850 130,62 0 Qua số liệu ở biểu 5 ta thấy các khoản thu của trung tâm tăng rất nhanh vào năm 2003, so với năm 2002 tăng 130,62% tương ứng số tiền tăng 3.536.974.850đ nguyên nhân do: Các khoản phải thu từ khách hàng tăng mạnh với tỷ lệ tăng 166,63% tương ứng số tiền là 2.000.101.677đ chủ yếu là do việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nên trung tâm đã cho các công ty trả chậm. Do đó cùng với việc bán hàng ra thì các khoản phải thu tăng là điều tất yếu. Tiếp đến là các khoản trả trước cho người bán tăng ứng tỷ lệ 149,58% ứng với số tiền tăng 539.579.520đ các khoản này tăng nguyên nhân do năm 2003 trung tâm tăng việc ứng trước tiền cho các hợp đồng mua ôtô, bàn ghế. Các khoản phải thu nội bộ tăng ứng với tỷ lệ 66,57% ứng với số tiền 399.680.190đ là các khoản phải thu tạm ứng phải thu thuế thu nhập trong năm đều lên. Đồng thời các khoản thu khác của trung tâm tăng với tỷ lệ 60,35% ứng với số tiền 317.617.443đ. Thuế VAT được khấu trừ năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1481,27% ứng với số tiền 298.096.020đ. Với các khoản mục trên cho ta thấy tình hình vốn kinh doanh của trung tâm bị khách hàng và các đơn vị khác nội bộ chiếm dụng với số lượng rất lớn và ngày càng có xu hướng tăng lên. Xét về tỷ trọng của các khoản cầu thành nợ phải thu thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2002 là 49,33% thì đến năm 2003 là 51,25% tức là tăng 6,92%. Qua các chỉ tiêu tài chính trên biểu 5 phản ánh tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động có xu hướng xấu đi và được thể hiện quy mô SXKD năm 2003 so với năm 2002 đã được mở rộng. Nói tóm lại, với sự tăng mạnh của các khoản thu đòi hỏi trung tâm phải có chính sách mới trong kỳ kinh doanh tới để làm sao giảm được các khoản phải thu xuống mức tối thiểu. Ngoài những nội dung phân tích trên,phân tích nợ phải thu còn cần đi phân tích các chỉ tiêu như hệ số (vòng) thu nợ ,số ngày thu hồi nợ của các khoản phải thu phải thu khách hàng vì các khoản này phát sinh thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu. Hệ số thu hồi nợ và số ngày thu hồi nợ được tính như sau: Hệ số vòng thu nợ = Nợ phải thu của khách hàng đã thu được trong kỳ Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng Trong đó: nợ phải thu khách hàng đã thu được trong kỳ là tổng số nợ đã thu được trong niên độ kế toán do bán chịu hàng hoá. Số dư bình quân nợ phải thu được tính toán bằng phương pháp bình quân gia quyền căn cứ vào các số dư nội trong năm của tài khoản "phải thu khách hàng". Số ngày thu nợ = Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng Mức thu nợ khách hàng bình quân ngày Mức thu nợ khách hàng bình quân ngày = Nợ phải thu khách hàng đã thu được trong kỳ Số ngày trong kỳ phân tích Để phân tích tốc độ thu hồi ta dựa vào biểu sau: Biểu 8: Phân tích tốc độ thu hồi nợ của trung tâm. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Số dư nợ bình quân đầu kỳ 112.003.000 122.006.200 10.003.200 8,93 2/ Nợ phát sinh trong kỳ 60.003.200 80.000.000 19.996.800 33,32 3/ Nợ thu được trong kỳ 50.000.000 70.000.000 20.000.000 40 4/ Số dư nợ cuối kỳ 122.006.200 132.006.200 10.000.000 8,19 5/ Số dư nợ bình quân 117.004.600 127.006.200 10.001.600 8,54 6/ Vòng thu hồi nợ 0,427 0,551 0,124 29 7/ Mức thu hồi nợ bình quân trong ngày 13888.8,8 19444.4,4 (-189,3) 40 8/ Ngày thu hồi nợ 842,4 635,1 (-22,4) Từ số liệu trong biểu 8 cho ta thấy mặc dù số dư nợ bình quân năm 2003 tăng lên so với năm 2002 tăng 10.001.600đ với tỷ lệ tăng là 8,54% nhưng mức thu trong năm 2003 so với năm 2002 tăng 20.000.000 cứ tỷ lệ tăng 40% (tăng lên). Do đó hệ số thu nợcủa năm 2003 so với năm 2002 đã tăng 0,124 vòng và số ngày thu hồi nợ giảm (189,3) ngày. Như vậy cho thấy trung tâm trong năm 2003 đã rất chú trọng trong việc thu hồi nợ của khách hàng giúp cho trung tâm tiết kiệm vốn do giảm được số nợ đọng trong khâu thanh toán (do bị khách hàng chiếm dụng) là: 194444,4 * (189) = (36749991,6) 2.1.3. Phân tích tình hình hàng tồn kho. Hàng tồn kho là những hàng hoá mà trung tâm mua vào để bán ra, nguyên vật liệu, các vật dụng để sản xuất, các sản phẩm dở dang và các thành phẩm tồn kho. Căn cứ vào khoản mục hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán của trung tâm du lịch tap lập biểu phân tích sau: Biểu 9: Phân tích tình hình hàng tồn kho. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) T T (%) 1/ NVL tồn kho 105.320.400 2,3 190.400.720 3,3 85.080.320 80,07 1 2/ CCDC trong kho 1.700.620.100 37,2 2.210.320.130 35,2 509.700.030 29,97 (-2) 3/ Hàng hoá tồn kho 1.801.320.100 39,44 1.900.478.560 33,7 99.158.460 5,5 (-5,74) 4/ Hàng gửi bán 959.764.675 27,06 1.330.999.176 23,8 371.234.501 38,67 (-2,74) 5/ Tổng cộng 4.567.025.275 100 5.632.198.586 100 1.065.173.311 23,32 Qua số liệu biểu 9 ta thấy: Tổng giá trị hàng hoá tồn kho năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.065.173.311đ tương ứng với tỷ lệ tăng 23,32% nguyên nhân là do: Nguyên vật liệu tồn kho năm 2003 so với năm 2002 tăng 85.080.320đ với tỷ lệ tăng 80,07% và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng hàng tồn kho. Công cụ, dụng cụ trong kho năm 2003 so với năm 2002 tăng 509.700.030 ứng với tỷ lệ tăng 29,97, và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tồn hàng tồn kho (năm 2002 chiếm 37,2%, năm 2003 chiếm 39,2%). Nguyên nhân công cụ, dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn bởi trung tâm phải thường xuyên cho thuê các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp khác. Tất cả các yếu tố trên đã dẫn đến hàng hoá tồn kho của trung tâm tăng trong năm 2003. Để phân tích kỹ hơn tình hình hàng tồn kho của trung tâm ta tiến hành phân tích tốc độ chu chuyển hàng tồn kho tại đơn vị. Tốc độ hàng tồn kho biểu hiện qua các chỉ tiêu sau: Vong chu chuyển hàng tồn kho: là chỉ tiêu mà phản ánh số vòng mà lượng hàng hoá tồn kho chu chuyển trong kỳ. Số vòng chu chuyển hàng tồn kho = Doanh thu (theo giá vốn) Tồn kho bình quân Số ngày chu chuyển hàng tồn kho: phản ánh số ngày cần thiết để lượng hàng hoá được một vòng. Số ngày chu chuyển hàng tồn kho = Thời gian của kỳ phân tích (360 ngày) Số vòng chu chuyển hàng tồn kho Trong đó thời gian kỳ phân tích được tính là 360 ngày. Hàng tồn kho bình quân được tính theo phương pháp bình quân giản đơn. Ta có biểu phân tích: Biểu 10: Phân tích tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho. Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Doanh thu (theo giá vốn) 4.864.364.367 11.375.970.767 6.493.606.393 133,5 2/ Tồn kho bình quân 4.567.025.275 5.632.198.586 1.065.173.311 23,32 3/ Số vòng quay của hàng tồn kho 1,065 2,016 0,951 89,23 4/ Mức bán ra hàng ngày 13512123,24 31549918,78 18037795,54 133,49 5/ Số ngày CC hàng tồn kho 338,028 178,57 (-159,45) (-47,17) Qua số liệu của biểu 10 ta thấy tốc độ chu chuyển hàng tồn kho của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng lên cụ thể. Số vòng quay của hàng tồn kho năm 2003 là 2,016 vòng tăng 0,951 vòng với tỷ lệ tăng 89,23%. Số ngày chu chuyển năm 2003 là 178,57 ngày / vòng giảm (159,45) ngày / vòng. Mức bán ra hàng ngày của năm 2003 là 31549918,78đ tăng 18037795,54đ so với năm 2002 ứng với tỷ lệ tăng là 133,49%. Số vòng chu chuyển tăng lên, số ngày chu chuyển giảm đi sẽ làm cho lượng hàng hoá trong khi giảm đi. Như vậy ta thấy tốc độ chu chuyển hàng tồn kho của trung tâm tăng lên, điều đó chứng minh việc sử dụng vốn lưu động của trung tâm đã khai thác tốt, cần duy trì và phát huy tốt hơn. Bên cạnh TSLĐ thì TSCĐ là bộ phận không thể thiếu được để cấu thành tài sản của trung tâm. Do vậy cũng cần phải phân tích về TSCĐ của trung tâm. 2.2 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. Căn cứ vào cơ sở lý luận và số liệu thực tiễn tại trung tâm ta phân tích những nội dung sau: Thông qua phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ mà ta thấy được sau mỗi kỳ kinh doanh thì TSCĐ của trung tâm tăng hay giảm? Cơ cấu phân bổ ra sao, có hợp lý hay không? Việc phân tích nguyên nhân tăng giảm tài sản lưu động cần dựa vào công thức: NG TSCĐ cuối kỳ = NG TSCĐ đầu kỳ + NG TSCĐ tăng trong kỳ - NG TSCĐ giảm trong kỳ Qua đó thấy được sự tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của tài sản cố định, ta còn căn cứ vào số liệu hoạch toán chi tiết của tài sản cố định trong các báo cáo tài chính của trung tâm. Đồng thời để so sánh giữa tổng nguyên giá tài sản cố định (NG TSCĐ) với giá trị hao mòn luỹ kế để xác định giá trị thực còn lại và tính hệ số hao mòn của tài sản cố định. Hệ số hao mòn của TSCĐ được tính theo công thức sau: HTSCĐ = Tổng khấu hao Tổng NG TSCĐ Trong đó: HTSCĐ : Hệ số hao mòn TSCĐ. Tổng KH : Tổng khấu hao tích luỹ. Tổng NG TSCĐ: Tổng nguyên giá TSCĐ. Quá trình phân tích này sẽ cho xác định được giá trị thực tế còn lại và hệ số hao mòn giúp cho chủ doanh nghiệp thấy được thực trạng giá trị. Cũng như giá trị sử dụng của TSCĐ để có những chính sách đầu tư bổ xung hoặc đổi mới. Biểu 11: Phân tích tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu Năm 2002 Tiền TT% Năm 2003 Tiền TT% So sánh CL TT% TL% I/ TSCĐ 697.832.436 91.2 1.425.254.864 98.4 727.422.428 7.2 104,24 1/ TSCĐ HH 697.832.436 91.2 1.425.254.864 98.4 727.422.428 104,24 - Nguyên giá 900.320.000 1.600.720.120 700.400.120 77,79 - Giá trị hao mòn luỹ kế (-202.487.564) (-175.456.256) (-27.022.308) (-13,34) II/ ĐTTC DH III/ Chi phí XDCB 67.316.856 8.8 22.374.342 1.6 (-44.942.514) (-7.2) (-66,67) Tổng cộng 765.149.292 100 1.447.629.206 100 682.479.914 0 89,19 Qua số liệu biểu 11 ta thấy TSCĐ và ĐT DH của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng 682.479.914đ với tỷ lệ tăng là 89,19% nguyên nhân là do: NG TSCĐ của trung tâm năm 2003 tăng 727.422.428đ tương ứng với tỷ lệ tăng 104,24. Điều này cho thấy năm 2003 trung tâm đã đầu tư mua sắm thêm TSCĐ và đưa vào sử dụng một số TSCĐ để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với sự tăng lên của NG TSCĐ thì các giá trị hao mòn của trung tâm năm 2003 giảm 27.022.308đ với tỷ lệ giảm 13,34%. Đồng thời chi phí XDCB giảm đi 449.425.514đ với trung tâm đã xây dựng các công trình phục vụ cho doanh nghiệp nên năm 2003 kinh phí xây dựng giảm đi. Để thấy được hiệu quả sử dụng TSCĐ của trung tâm ta cần phải đi xem xét thêm một số chỉ tiêu sau: Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh = Doanh thu thuần Vốn CĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết Vốn CĐ bình quân sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số sinh lời trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận thuần Vốn CĐ bq Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn CĐ bình quân sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ: Hệ số này cho ta biết để có một đồng doanh thu thuần cần phải có bao nhiêu đồng NG TSCĐ bình quân. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ = Vốn CĐ bq Doanh thu thuần Trong đó vốn cố định bình quân được tính theo phương pháp tính bình quân giản đơn. Biểu 12: Phân tích hiệu quả sự dụng vốn cố định. Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Doanh thu thuần 5.506.351.382 10.509.956.354 5.003.604.972 90,8 2/ Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD (-85.920.247) (-1.556.579.367) (-1.470.659.120) 1711,6 3/ NG bình quân TSCĐ 697.832.436 1.425.254.864 727.422.428 104,24 4/ Hệ số doanh thu thuần (1/3) trên NG TSCĐ 7,89 7,37 (-0,52) (-6,6) 5/ Hệ số sinh lợi của TSCĐ (-0,123) (-1,09) (-0,967) (768,1) 6/ Hệ số đảm nhiệm 0,126 0,135 0,009 7,14 Nhìn vào số liệu trên ta thấy năm 2003 hiệu quả sử dụng TSCĐ của trung tâm có xu hướng giảm xuống so với năm 2002 cụ thể là: Cứ một đồng NG bình quân TSCĐ năm 2003 đem lại 7,37đ doanh thu thuần nhỏ hơn so với năm 2002 là (0,52)đ tương ứng với tỷ lệ giảm 6,6%. Đồng thời cứ một đồng NG bình quân TSCĐ năm 2003 thì lỗ 1,09đ; tăng so với năm 2002 là (0,967)đ. Trong khi đó hệ số đảm nhiệm TSCĐ lại tăng 0,009đ tương ứng tăng 7,14% có nghãi là để có 1 đồng doanh thu thuần năm 2003 phải bỏ ra 0,135đ NG bình quân TSCĐ thay vì 0,126đ như năm 2002. Như vậy cho thấy rằng, việc khai thác và sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả chưa cao. Mặt khác, mức độ hao mòn TSCĐ của công ty lại rất lớn do vậy trung tâm cần có kế hoạch đầu tư, bổ xung để khắc phục và tăng giá trị sử dụng của TSCĐ. Tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ bù đắp lẫn nhau và tổng giá trị tài sản luôn bằng tổng giá trị nguồn vốn. Do vậy khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ta không thể không đi xem xét về tình hình nguồn vốn của trung tâm. 3. Phân tích tình hình nguồn vốn của trung tâm. Phân tích tình hình nguồn vốn của trung tâm là việc đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn của trung tâm nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng của loại nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời thấy được thực trạng nguồn vốn của trung tâm ta đi phân tích các nội dung sau: 3.1. Phân tích tình hình nợ phải trả và khả năng thanh toán công nợ. Biểu 13: Bảng phân tích tình hình nợ phải trả. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TL % TT% I/ Nợ ngắn hạn 7.530.430.000 88,23 5.320.310.000 90,79 7.789.880.000 103,4 2,56 1/ Vay ngắn hạn 4.300.456.100 26,95 4.000.700.000 23,7 1.700.243.900 73,9 (-3.25) 2/Phải tra người bán 2.500.000.000 29,29 4.200.800.230 24,9 1.700.800.230 68,03 (-4,39) 3/ Thuế và các khoản phải nộp - - - - - - - 4/ Phải trả công nhân viên 20.000.000.530 23,4 6.300.000.000 37,3 4.299.999.470 214,9 13,9 5/ Các khoản phải trả phải nộp khác 729.973.370 7,98 818.809.770 4,89 88.836.400 12,1 (-3,09) II/ Nợ khác 1.004.520.767 11,77 1.553.283.880 9,21 548.763.113 54,46 Tổng cộng Công nợ phải trả là khoản mục phản ánh nguồn tài trợ bên ngoài của trung tâm hay chính là các khoản mà trung tâm nợ chủ thể kinh doanh. Căn cứ vào số liệu trong biểu 13 phân tích tình hình nợ phải trả ta thấy rằng nợ phải trả năm 2003 so với năm 2002 tăng 7.789.880.000đ tương ứng với tỷ lệ 103,4%. Trong đó: Vay ngắn hạn tăng với tỷ lệ 73,9% với số tiền tăng là 1.700.243.900đ để có đủ vốn để mua cơ sở vật chất trung tâm cần vay vốn ngắn hạn để tăng vốn lưu động để phục vụ kinh doanh. Phải trả người bán hàng mạnh tăng 68,03% ứng với số tiền tăng 1.700.800.230đ là do trung tâm tăng cường mua nguyên liệu, vật liệu xong vẫn còn nợ người bán. Thuế và các khoản phải nộp không có do trong 2 năm trung tâm đã kinh doanh không có lãi do vậy vấn đề này các nhà lãnh đạo cần phải có phương hướng giải quyết mới. Các khoản phải trả công nhân việc tăng 214,9% ứng với số tiền 4.299.999.470đ là do lượng tiền tồn quỹ chưa trả lương tăng. Xét về tỷ trọng ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2002 chiếm 88,23% năm 2003 chiếm tỷ trọng 20,79% tăng. Tỷ trọng tăng do kết cấu nợ phải trả năm 2003 thay đổi. Các khoản vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn năm 2003 chiếm 23,7% giảm (-4,39%) so với năm 2002. Phải trả người bán cũng chiếm tỷ trọng lớn năm 2002 chiếm 29,29%, năm 2003 chiếm 24,9%. Phải trả cho công nhân viên năm 2002 tỷ trọng chiếm 23,4% năm 2003 chiếm 37,3% tăng 13,9%. Nhưng các khoản phải trả phải nộp khác giảm (-3,09%). Tóm lại trung tâm thực hiện tốt việc chiếm dụng vốn xong trung tâm cần phải lưu ý việc thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn tránh tình trạng bị quá hạn làm ảnh hưởng đến uy tín và tình hình tài chính của mình. Để thấy rõ tình hình tài chính của trung tâm du lịch qua việc phân tích tình hình nguồn vốn ta tiến hành phân tích tình hình và khả năng thanh toán của trung tâm. Trước tiên ta đi vào phân tích tình hình thanh toán cu trung tâm ta thấy trong quá trình hoạt động của trung tâm luôn tồn tại các khoản phải thu ra các khoản phải trả, do vậy tình hình thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nếu vốn bị chiếm dụng nhiều thì trung tâm sẽ không đủ vốn để trang trải các hoạt động của mình. Mặt khác tình hình thanh toán còn thể hiện tính chấp hành kỷ luật tài chính tín dụng của nhà nước. Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, các khoản phải trả để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự chậm trong quá trình thanh toán, giúp trung tâm làm chủ tình hình tì chính đảm bảo cho sự phát triển của mình. Đối với các khoản phải thu tính ra chỉ tiêu (tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn). Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu % vốn thực chất tham gia vào hoạt động SXKD, hay nó phản ánh mức chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu so với tổng nguồn vốn = Tổng giá trị các khoản phải thu 100 Tổng nguồn vốn Đối với các khoản nợ phải trả ra chỉ tiêu "tỷ số nợ" chỉ tiêu này phản ánh mức độ trong tổng tài sản của trung tâm từ đó cho thấy trong tổng tài sản sở hữu thực chất của trung tâm bao nhiêu, nếu tỷ số nợ tăng lên thì mức độ thanh toán tăng, điều đó sẽ cho thấy ự ảnh hưởng như thế nào tới khả năng thanh toán của trung tâm. Tỷ số nợ = Tổng số nợ phải trả * 100 Tổng số nợ tài sản Bảng 14: Phân tích tình hình khả năng thanh toán. Đơn vị: VNĐ. Các khoản phải thu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Các khoản phải trả Năm 2002 Năm 2003 Chên lệch 1/ Phải thu từ khách hàng 1.200.321.623 3.200.900.300.720 2.000.101.677 1/ Vay ngắn hạn 2.300.456.100 4.000.700.000 1.700.234.900 2/ Trả chước cho người bán 360.721.200 300.120.320 539.579.520 2/ Phải trả người bán 2.000.000.000 4.200.800.230 1.700.800.230 3/ Thuế VAT được khấu trừ 20.124.300 1.000.000.320 298.096.020 3/ Thuế và các khoản phải nộp 4/ Phải thu nội bộ 600.320.130 843.885.238 399.680.190 4/ Phải trả công nhân viên 2.000.000.530 6.300.000.000 4.299.999.470 5/ Các khoản phải thu khác 526.267.795 6.244.729.898 31.761.443 5/ Phải trả khác 729.973.370 818.809.770 88.836.400 6/ Nợ khác 100.452.763 1.553.283.880 548.763.113 Tổng cộng 2.707.755.048 3.536.974.850 8.534.950.767 16.873.593.887 8.338.643.204 Qua số liệu biểu 14 ta có thể tính được tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn. Năm 2002 = 2.707.755.048 = 30,38% 8.910.601.439 Năm 2003 = 6.244.729.898 = 48,84% 13.926.000.739 Chênh lệch tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn là 48,84 - 30,38 = 18,46%. Chỉ tiêu này tăng đây là biểu hiện không tốt đối với trung tâm, điều này cho thấy tỷ lệ vốn bị chiếm dụng tăng lên, tỷ lệ vốn thực tế tham gia vào kinh doanh giảm đi. Mặt khác, tổng các khoản phải thu của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng 3.536.974.850đ. Trong đó các khoản thu đều tăng mạnh. Điều đó cho thấy trung tâm đang bị chiếm dụng vốn, trung tâm cần có biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó ta cũng tính được tỷ số nợ của các khoản nợ phải trả: Năm 2002 = 8.534.950.767 = 95,78% 8.910.601.439 Năm 2003 = 16.873.593.887 = 121,1% 13.926.000.739 Tỷ số nợ của năm 2003 là 121,1%, tăng 25,32% (121,1 - 95,78 = 25,32%). Điều đó chứng tỏ cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của trung tâm trong tổng nguồn vốn giảm đi do vậy sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của trung tâm. Cùng với các khoản phải thu, đi xem xét các khoản phải trả ta thấy năm 2003 các khoản phải trả là 16.973.593.887đ, tăng 8.338.643.204đ so với năm 2002. Trong đó hầu hết các khoản nợ đều tăng mạnh. Điều này cho thấy trung tâm đang bị hạn chế về khả năng thanh toán các khoản nợ nhiều năm tới trung tâm nên tìm các biện pháp thu về các khoản thu và để chủ động về cân đối thu chi, giảm số dư phải thu do đó sẽ giảm được chỉ tiêu vay thanh toán. Từ việc phân tích trên để thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, về khả năng thanh toán của trung tâm có đủ để trang trải các khoản nợ phải trả ngắn hạn ta đi xem xét các chỉ tiêu sau: Hệ số thanh toán hiện hành = (1) (2) (3) Tổng số TSLĐ (loại A - TS) Nợ ngắn hạn (loại A, mục I-NV) Hệ số thanh toán nhanh = Vốn = tiền + ĐTTCNH + các khoản phải thu Nợ ngắn hạn (loại A, mục I-NV) Các chỉ tiêu trên (hệ số trên) nếu xấp xỉ = 1 là tốt, doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn dến hạn trả. + Nếu (1, 2) > 1 trong khoảng từ 2 -> 2,5 thì đánh giá là tốt. + Nếu (1, 2) < 1 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn = tiền (loại A, I - TS) Nợ ngắn hạn (loại A, mục I-NV) + Nếu (3) > 0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả quan. + Nếu (3) < 0,5 thì trung tâm gặp khó khăn trong thanh toán. Với số liệu thực tế trung tâm đi tính toán các hệ số trên ta có: Biểu 15: Hệ số khả năng thanh toán nợ. Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 1/ Hệ số thanh toán hiện hành 8.163.452.147 = 1,08 12.478.371.533 = 0,81 (-0,27) 7.530.430.000 15.320.310.000 2/ Hệ số thanh toán nhanh 27.628.068+2.707.755.048 = 0,36 45.362.918+624.472.988 = 0,41 0,05 7.530.430.000 15.320.310.000 3/ Hệ số thanh toán tức thời 27.628.068 = 0,0036 45.362.918 = 0,003 (-0,0006) 7.530.430.000 15.320.310.000 Kết quả biểu 15 ta thấy, trung tâm gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, và nợ ngắn hạn đến hạn trả. Đồng thời hệ số thanh toán nhanh cho ta thấy trong 2 năm đều nhỏ hơn 0,5 điều đó chứng tỏ trung tâm gặp khó khăn rất lớn trong việc thanh toán các khoản tức thời các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Cấu thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm có nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Đi đối với việc phân tích nợ phải trả, để thấy rõ hơn thực trạng nguồn vốn của trung tâm ta cần đi phân tích về nguồn vốn chủ sở hữu (VNCSH). Sau đây là sự phân tích về tình hình NVCSH của trung tâm du lịch 3.2. Phân tích tình hình NVCSH Để đánh giá được sự biến động của NVCSH ta cần tính các chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ.Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự chủ tài chính của trung tâm trong hoạt động kinh doanh. Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Nếu hệ số này >0,5 và tăng lên thì đánh giá tình hình tài chính của trung tâmlà khả quan. Phân tích tình hình NVCSH được dựa trên biểu phân tích sau: Biểu 16: Phân tích tình hình NVCSH. Đơn vị: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền TT % Số tiền TT % Chênh lệch TL % TT% 1/ Nguồn vốn quỹ 300.000.000 79,86 (-2.943.813.148) (-3.243.813.148) 2/ Nguồn kinh phí quỹ khác 75.650.672 20,14 (-3.780.000) (-79.430.072) Tổng cộng 375.650.672 100 (-2.947.593.148) (-3.323.243.820) Tỉ suất tài trợ 375.650.672 = 0,042 (-2.947.593.148) = (-0.21) (-0,168) 8.910.601.439 13.926.000.739 Dựa vào biểu 16 ta thấy: Nguồn vón CSH củ trung tâm năm 2003 so với năm 2002 giảm (3.323.243.820đ). Nguyên nhân dẫn đến NVCSH tăng là do nguồn vốn quỹ giảm (3.243.813.148) chứng tỏ rằng hiệu quả kinh doanh của trung tâm đang có chiều hướng đi xuống; trung tâm cần phải có những biện pháp khả quan để trung tâm phát triển hơn. Mặt khác sự tự chủ của trung tâm về tài chính trong 2 năm chưa được tốt. Bên cạnh đó, để phản ánh được mức độ sinh lợi của vốn chủ sở hữu ta cần phải đi phân tích một số chỉ tiêu sau: Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Hệ số sinh lời của vốn CSH = Lãi dòng trước thuế Vốn chủ sở hữu bình quân - Hệ số vòng quay của vốn CHS: Đây là chỉ tiêu phản ánh vốn CSH trong kỳ kinh doanh quay được bao nhiêu vòng. Hệ số vòng quay của VCSH = Doanh thu thuần Vốn CSH bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn CSH: Phản ánh việc trung tâm đầu tư bao nhiêu đồng vốn để có một đồng doanh thu thuần. Hệ số đảm nhiệm của vốn CSH = Vốnn CSH bình quân Doanh thu thuần Trong đó vốn CSH bình quân tính theo phương pháp bình quân giản đơn. Ta có biểu phân tích khả năng sinh lời của vốn CSH như sau: Biểu 17: Phân tích khả năng sinh lợi của vốn CSH. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Vốn CSH bình quân 375.650.672 (-2.947.593.148) (-3.323.243.820) 2/ Doanh thu thuần 5.506.351.382 10.509.956.354 5.003.604.972 90,8 3/ LN thuần trước thuế (-315.858.913) (-1.691.746.920) (-1.375.888.007) (-435,5) 4/ Hệ số sinh lợi của vốn CSH (3/1) (-0,84) (-0,057) 0,27 5/ Hệ số vòng quay của vốn CSH (2/1) 14,66 (-3,56) (-18,22) 6 Hệ số đảm nhiệm của vốn CSH (1/2) 0,068 (-0,28) (-0,348) Qua biểu phân tích trên ta thấy khả năng sinh lợi của vốn CSH năm 2003 so với năm 2002 giảm cụ thể là: Hệ số doanh lợi của vốn CSH năm 2003 cho ta thấy cứ 1 đồng vốn CSH sẽ cho (0,57đ) lợi nhuận tăng 0,27đ so với năm 2002. Năm 2003 so với năm 2002 thì hệ số vòng quay của vốn CSH giảm 18, 22 vòng song để có được một đồng doanh thu thuần thì trung tâm phải đầu tư (0,28đ) năm 2003 và năm 2002 là (0,068đ). Vậy ta có thể kết luận rằng khả năng sinh lợi vốn CSH của trung tâm năm 2003 kém hơn so với năm 2002 cũng như hiệu quả kinh doanh mặc dù tổng nguồn vốn tăng lên rất nhiều. Tóm lại qua những nội dung phân tích trên ta có thể thấy tình hình tài chính của trung tâm một cách khái quát như sau: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của trung tâm tăng lên nhiều, xong tình hình tài chính của trung tâm còn tiềm ẩn nhiều nhân tố tác động làmm giảm hiệu quả đồng vốn đầu tư vào kinh doanh. Trung tâm không có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện hành, không đủ khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn; chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của trung tâm trong thanh toán là chưa tốt. Xét về hiệu quả sử dụng tài sản năm 2003 ta thấy kém hơn so với năm 2002 đặc biệt là hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Đồng thời ta thấy hệ số sinh lời của vốn CSH âm và giảm điều đó chứng minh vốn đầu tư cua trung tâm còn kém hiệu quả. Trên đây là toàn bộ tình hình tài chính của trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam trong hai năm 2002 - 2003. Một số nhận xét và giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại em xin trình bày trong chương III. Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại trung tâm du lịch thanh niên việt nam Có thể nói du lịch Việt Nam là một nghành còn rất non trẻ, song những năm qua đã có những bước vững chắc đã tạo được đà cho sự phát triển của nghành một cách hoàn hảo và đồng bộ.Du lịch đã là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là nhu cầu cần thiết cho mọi người sau những tháng ngày làm việc căng thẳng,ồn ào, ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải được giải trí,nghỉ ngơi thay đổi không khí và mở mang thêm sự hiểu biết.Điều đáng quan tâm là những thành quả đạt được không phải nằm trong bối cảnh thuận lợi mà hết sức khó khăn và gian khổ. Nhưng năm gần đây du lịch của Việt Nam gặp những khó khăn do sự phát triển của các nước bạn nhằm thu các lượng khách du lịch. Để tháo gỡ những khó khăn trên trung tâm đã triển khai hàngloạt các biện pháp nhằm thu hút được sự chú ý của khách. Trong những năm qua cùng với định hướng đúng đắn ban đầu.trung tâm đã xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật tốt luôn luôn phục vụ tốt các nhu cầu của khách,như phương tiện đi lại gồm những loại xe ô tô tốt , phục vụ ăn uống, và chỗ ngủ chu đáo cho khách,có một đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình.Đặc biệt đối với công tác kế toán trung tâm đang dần bước hiện đại hoá bằng mạng lưới vi tính và các chương trình dành cho kế toán. Bên cạnh những ưu điểm trên trong quá trình quản lý và sản xuất,Trung Tâm còn bộc lộ những tồn tại thuộc về yếu tố chủ quan.Thông qua sự phân tích tình hình tài chính của Trung Tâm qua hai năm2002-2003 ta thấy. Tuy có sự tăng lên rất lớn về quy mô kinh doanh song tình hình tài chính của trung tâm lại có su hướng giảm sút. Điều đó được thể hiên qua tổng nguồn vốn của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 56.28% nhưng khả năng tự chủ tài chính lại giảm xuống.Khả năng tự chủ tài chính của trung tâm kém và nếu cứ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo thì Trung Tâm sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề tài chính,hay có nghĩa nguồn vốn CSH đang có su hướng giảm xuống điều này không tốt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24899.DOC