Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn trang bị bảo hộ lao động Hưng Thịnh

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn trang bị bảo hộ lao động Hưng Thịnh: LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay... mỗi đối tượng quan t...

docx64 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn trang bị bảo hộ lao động Hưng Thịnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay... mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Chính vì tầm quan trọng đó tôi chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh’’ để làm khóa luận tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được, chỉ thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới có thể phát hiện để kinh doanh có hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh “ là để đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của công ty. Qua việc nghiên cứu đề tài tôi có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báo cáo tài chính được công ty cung cấp, từ các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính của công ty. Trên thực tế đó tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp Nội dung nghiên cứu Dựa vào các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, các báo biểu kế toán chúng ta sẽ tiến hành: - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó ta có thể đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của Công Ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh. - Phương pháp xử lý số liệu: lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của Công Ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh. So sánh, phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai. 5. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo biểu kế toán, sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm: 2007, 2008, 2009 để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của công ty. Kết cấu khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sỡ lý luận về phân tích báo cáo tài chính Chương 2: Giới thiệu về công ty và phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh Do thời gian nghiên cứu có hạn cùng với hạn chế về kiến thức của bản thân nên khóa luận không tránh khỏi các sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, các cô và các cán bộ công tác tại Công Ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tp.HCM, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện PHAN DUY TỰ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính Khái niệm Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Nội dung các báo cáo tài chính : Có hai vấn đề cơ bản sau : + Phân tích trên từng báo cáo tài chính: - Phân tích trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối. - So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. - Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính doanh nghiệp. - Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính. Trên cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững. + Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. - Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích giá trị doanh nghiệp. 1.2 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng tài chính, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, kinh doanh, cũng như điểm mạnh và điểm yếu từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nó thật sự cần thiết cho một doanh nghiệp nếu muốn đạt được lợi nhuận nhưng hạn chế được những rủi ro đang tiếc. Ý nghĩa - Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính , ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn... 1.3. Phương pháp phân tích và nội dung phân tích tình hình tài chính 1.3.1. Phương pháp phân tích 1.3.1.1. Phương pháp tỷ số Đây là phương pháp truyền thống và được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Ta dùng các tỷ số để phân tích trong phương pháp này. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện : + Nguồn thông tin kế toán tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. + Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số. + Phương pháp này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. 1.3.1.2. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dung khi phân tích tình hình tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tôn trọng ba nguyên tắc sau: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, gốc so sánh có thể là: - Tài liệu năm trước ( kỳ trước ) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. - Các mục tiêu đã dự kiến ( kế hoạch, dự toán, định mức ) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. - Các chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các đơn vị khác ngành. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc ( gốc so sánh ) được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được. Điều kiện so sánh được - Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau. - Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán. - Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. Kỹ thuật so sánh So sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế, là căn cứ để tính các số khác. Y1: trị số phân tích Y0: trị số gốc Y : trị số so sánh Y = Y1 - Y0 So sánh bằng số tương đối Là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối có nhiều loại tùy thuộc vào nội dung phân tích mà sử dụng cho thích hợp. So sánh bằng số bình quân Số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng, san bằng mọi chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng thể hiện có cùng tính chất, qua so sánh số bình quân, đánh giá tình hình biến động chung về mặt số lượng, chất lượng, phương hướng phát triển và vị trí giữa các doanh nghiệp. Khi sử dụng so sánh bằng số bình quân phải chú ý đến tính chặt chẽ của số bình quân. - So sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể ở mỗi bảng cáo. - So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp. 1.3.1.3. Phương pháp Du Pont Với phương pháp này, các nhà phân tích tài chính sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. 1.3.2. Nội dung phân tích tài chính Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Qua bảng cân đối kế toán ta sẽ thấy được kết cấu của nguồn vốn, kết cấu tài sản, kết cấu nợ…của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của doanh nghiệp vào một thời điểm nhất định. 1.3.2.1. Phân tích tổng quát về các báo cáo tài chính Phân tích trên từng báo cáo tài chính -Phân tích trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối. - So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. - Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính doanh nghiệp. - Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính. Trên cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính - Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. - Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích giá trị doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn Dựa vào bảng cân đối kế toán so sánh tổng tài sàn và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải phân tích các mối quan hệ giữa các khoản, mục của bảng cân đối kế toán. Các loại khoản, mục trên bảng cân đối kế toán như sau: Chỉ tiêu A . Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tiền Các khoản đầu tư ngắn hạn Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản lưu động khác B . Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định Đầu tư tài chính dài hạn Đầu tư bất động sản Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN A . Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ khác B . Nguồn vốn chủ sở hữu Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhắm đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động, sử dụng vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Ta có mối quan hệ cân đối sau: Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả Ta có: B Nguồn vốn = A Tài Sản + B Tài sản Cân đối trên chỉ mang tính lý thuyết. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có mối quan hệ kinh tế qua lại với nhau kéo theo mối quan hệ về thanh toán nên việc chiến dụng vốn lẫn nhau là phổ biến. Trường hợp 1: Nếu B Nguồn vốn > A Tài sản + B Tài sản Trường hợp này, nguồn vốn chủ sở hữu không sử dụng hết nên bị các đơn vị khác chiếm dụng, nguồn vốn của doanh nghiệp không được đưa vào sử dụng hết trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trường hợp 2: Nếu B Nguồn vốn < A Tài sản + B Tài sản Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu nên tất yếu doanh nghiệp phải đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Để đánh giá chính xác cần xem xét số vốn đi chiếm dụng có hợp lý không? Vốn vay có quá hạn không ? Phân tích kết cấu vốn Bảng kết cấu vốn Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A . Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn .v.v.. B . Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định Góp vốn liên doanh .v.v.. Qua bảng kết cấu vốn có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định. Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc đầu tư chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư xác định bằng công thức: Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đầu tư dài hạnTổng tài sản × 100% Nhìn vào sự tăng lên của tỷ suất đầu tư, các chủ doanh nghiệp sẽ thấy năng lực sản xuất có xu hướng tăng. Nếu tình hình khác không đổi (vẫn phát triển bình thường) thì đây là hiện tượng khả quan. Song các chủ doanh nghiệp thuộc các ngành khác như thương mại, dịch vụ… thì phải thận trọng trong việc xem xét tỷ suất này. Các nhà quản lý thông qua bảng cân đối kế toán sẽ có những giải pháp tốt hơn trong việc sắp xếp, phân bố vốn của doanh nghiệp mình hợp lý và tối ưu hơn. Phân tích kết cấu nguồn vốn Ngoài việc xem xét tình hinh phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các chủ đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều đó được thể hiện qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt. Tỷ suất tự tài trợ được xác định: Tỷ số tự tài trợ =Vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn × 100% BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ A . Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Nợ khác B . Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn – Quỹ Nguồn kinh phí Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành. Qua phân tích kết cấu nguồn vốn ngoài việc phản ánh tỷ lệ vốn theo từng đối tượng góp vốn, còn có ý nghĩa phản ánh tỷ lệ rủi ro mà chủ nợ phải chịu nếu doanh nghiệp thất bại. Tuy nhiên, việc phân tích trên mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát, để kết luận chính xác cần phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến tình hình tài chính. 1.3.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạnNợ ngắn hạn Hệ số này có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp. Tài sản lưu động dư thừa thường không tạo ra doanh thu. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển thành tiền để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh trong cùng thời điểm. Hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền nên hàng tồn kho không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền. Hệ số thanh toán nhanh = Tiền+Đầu tư ngắn hạn+Các khoản phải thuNợ ngắn hạn Hoặc: Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động-Hàng tồn khoNợ ngắn hạn Tỷ số này thông thường nếu lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan , doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. Hệ số thanh toán bằng tiền Hệ số thanh toán bằng tiền = Vốn bằng tiềnNợ ngắn hạn Hệ số thanh toán bằng tiền lớn thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang rất khả quan. Tuy nhiên, vốn bằng tiền cao cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn không tốt. Phân tích các hệ số về nợ Hệ số nợ Hệ số nợ phản ánh quan hệ giữa nợ vay dài hạn và nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều sức ép từ bên ngoài hơn khi tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn càng cào. Hệ số nợ = Nợ phải trảTổng nguồn vốn Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế+Lãi vayChi phí lãi vay Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn đối với người cung cấp tin dụng. Phân tích các chỉ số hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán. Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với hàng hòa dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bánTrị giá hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở thành hàng ứ đọng. Vòng quay các khoản phải thu Hệ số vòng quay các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần với các khoản phải thu của khách hàng. Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuầnCác khoản phải thu bình quân Hệ số này cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng càng nhanh. Tuy nhiên hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ số này cao quá đồng nghĩa với kì hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách mua hàng. Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nửa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuầnTổng vốn sử dụng bình quân Tổng số vốn sử dụng bình quân = Tổng vốn đầu kỳ+Tổng vốn cuối kỳ2 Hiệu suất sử dụng vốn cố định Vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuầnVốn cố định sử dụng bình quân Vốn cố định bình quân = Vốn cố định đầu kỳ+Vốn cố định cuối kỳ2 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Vòng quay sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuầnVốn lưu động sử dụng bình quân Vốn lưu động bình quân Vốn lưu động đầu ky+Vốn lưu động cuối kỳ2= 1.3.2.3. Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Những số liệu cần thiết cho việc đánh giá chức năng tao ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Các tỷ số : tỷ lệ lãi gộp, doanh lợi tiêu thụ… là những tỷ số đánh giá quá trình sinh lợi của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi gộp: Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộpDoanh thu thuần Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, đây là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Doanh lợi tiêu thụ (ROS): Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm (%) lợi nhuận. Doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần = × 100% Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn cao và doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Doanh lợi tài sản (ROA): Doanh lợi tài sản = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản = × 100% Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuếTổng vốn chủ sở hữu = × 100% Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng phản ánh tính hiệu quả của lợi nhuận sinh ra từ vốn hoạt động. Tỷ số này càng cao nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng = Lợi nhuận sau thuếVốn sử dụng bình quân = × 100% Tỷ lệ sinh lời vốn cố định: Tỷ lệ sinh lời vốn cố định =Lợi nhuận sau thuếVốn cố định sử dụng bình quân = × 100% Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động: Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuếVốn lưu động sử dụng bình quân = × 100% Doanh lợi vốn tự có: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu. Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận sau thuếVốn tự có = × 100% 1.3.2.4. Phân tích tài chính Du Pont Đây là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng: ROA thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời, đồng thời cũng cho biết thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư ( hay lượng tài sản) ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Ta có: ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản Ta chia cả tử và mẫu cho doanh thu: ROA = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu×Doanh thuTổng tài sản = ROS×Vòng quay tài sản Như vậy để tăng ROA công ty có thể thúc đẩy ROS hoặc tăng vòng quay tài sản. Phân tích ROE và các nhân tố ảnh hưởng. - ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản hữu hình) , là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tao ra bao nhiêu đồng lời. - ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn mở rộng quy mô. - ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Ta có: ROE = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu Ta cũng có thể viết theo dạng sau: ROE = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu×Doanh thuTổng tài sản×Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu = ROA × Đòn bẩy tài chính - Như vậy để tăng ROE chúng ta có thể tăng 1 trong 3 yếu tố chính là doanh lợi tiêu thụ, vòng quay tài sản hoặc đòn bẩy tài chính. - Thứ nhất doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận. - Thứ hai doanh nghiệp có thể sử dụng tốt các tài sản sẵn có của mình nhằm năng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách khác doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có. - Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn đầu tư. Khi áp dụng công thức DuPont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số nay qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong ba nguyên nhân kể trên từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau. CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG HƯNG THỊNH PHẦN A 2.1. Giới thiệu về Công Ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh Tên Công ty: CÔNG TY TNHH TRANG BỊ BHLĐ HƯNG THỊNH. Giám đốc : Ông VÕ VĂN HÙNG Công ty TNHH Trang Bị BHLĐ Hưng Thịnh có trụ sở đặt tại: 27 Hoàng Dư Khương – Phường 12 – Q.10 – Tp.Hồ Chí Minh. ĐT : 083.862.7189 Fax : 083.862.0598 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Hưng Thịnh Căn cứ vào phương án tình hình đặc điểm chung và sự cần thiết thành lập công ty do các sáng lập viên của công ty đề ra như : - Từ khi có chính sách đổi mới nền kinh tế ngày cành phát triển, Đảng và nhà nước có chủ trương huy động khả năng mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng đất nước với mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh”. Hiện nay, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã và đang có những kế hoạch đầu tư thuộc các ngành nghề khác nhau. Do vậy nhu cầu lao động cũng rất to lớn để phục vụ cho việc sản xuất. - Tuy nhiên trong những năm qua, vấn đề an toàn lao động chưa được các nhà đầu tư quan tâm đúng mức, nên thường xẩy ra tai nạn lao động đáng tiếc. Từ khi có Bộ Luật Lao Động do Quốc Hội ban hành năm 1994, vấn đề đảm bảo an toàn lao động trong các xí nghiệp sản xuất là vấn đề bắt buộc. Cũng vì vậy, nhu cầu về các trang thiết bị bảo hộ lao động là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. - Từ những phương án kế hoạch kinh doanh để sản xuất nên Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh đã được thành lập theo quyết định số 041426 ngày 13/06/1997 và quyết định thành lập chi nhánh số 4112008153 ngày 05/05/2002 của sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh. Ban đầu trụ sở chính của công ty được đặt tại 21 – D1 Điện Biên Phủ - P.25 – Q.Bình Thạnh, chi nhánh đặt tại 979/E12 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.26 – Q.Bình Thạnh và một cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt tại 16A/A1 Lê Hồng Phong (nd) – P.2 – Q10. Và đến ngày 03/07/2003 trụ sở chính được dời về 16A/A1 Lê Hồng Phong (nd) – P.2 – Q.10, còn chi nhánh công ty vẫn đặt tại 79/5/E12 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.26 – Q.Bình Thạnh và nay cũng chính là xưởng cắt may của công ty 2.1.2. Chức năng – Nhiệm vụ - Mục đích hoạt động của Công Ty Hưng Thịnh. 2.1.2.1. Chức Năng. Công ty Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh là một công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, hạch toán độc lập chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho việc bảo hộ lao động. 2.1.2.2. Nhiệm Vụ. Sản xuất hàng bảo hộ lao động (Quần áo, giày dép, nón, khẩu trang, găng tay bảo hộ lao động,…) Mua bán hàng bảo hộ lao động, thiết bị máy công nghiệp – khai khoáng lâm nghiệp – xây dựng, thiết bị máy móc phục vụ ngành bảo hộ lao động, thiết bị phòng cháy chữa cháy, vải, hàng may sẵn, giày dép, quần áo thể thao quần áo bảo hộ lao động…, may công nghiệp. 2.1.2.3. Mục đích hoạt động. Mục tiêu kinh doanh : Sản xuất. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động: + Quần áo bảo hộ lao động. + Giày dép phục vụ cho người lao động. + Sản xuất bao bì bằng giấy. Phạm vi hoạt động : trên toàn quốc. 2.1.3. Hình thức sử dụng vốn Vốn điều lệ ban đầu : 2.600.000.000 đồng. Vốn kinh doanh : 4.300.000.000 đồng. Bao gồm các nguồn vốn: - Vốn doanh nghiệp : 3.600.000.000 đồng. - Vốn vay : 700.000.000 đồng. Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty còn có con dấu riêng và có quyền mở tài khoản tại ngân hàng. 2.1.4. phương hướng phát triển Thuận lợi : - Sự ổn định về tổ chức nhân sự, đoàn kết nội bộ. Có sự thống nhất cao trong việc hoạch định các chủ trương, biện pháp chủ đạo thực hiện kế hoạch. - Có uy tín cao là yếu tố thu hút sự chú ý và tin cậy của các đối tác, các đơn vị bạn trong quan hệ sản xuất - kinh doanh. Sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận, công ty có những khách hàng có vị trí tương đối trên thị trường Việt Nam. Đây là truyền thống của công ty được duy trì và phát huy qua các thời kỳ. - Với lực lượng lao động trẻ có tiềm năng tốt, tận tình trong công việc và luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch kinh doanh. - Có đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo nhạy bén với thị trường nên trong các năm qua Công ty giữ vững tiến bộ sản xuất, đảm bảo công việc cho người lao động, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đảm bảo trả lương đúng kỳ hạn và các quyền lợi khác như: Bảo hiểm xã hộ, Bảo hiểm y tế,… Khó khăn : - Hiện nay các sản phẩm hàng BHLĐ của công ty đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt trong cơ chế thị trường và của những mặt hàng BHLĐ giả mạo, không đạt chất lượng của một số doanh nghiệp. - Giá cả nguyên vật liệu, vật tư phụ liệu tăng cao mà điển hình là sự thiếu hụt và tăng giá của nguyên vậy liệu vải sợi trong thời gian gần đây đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, giá cả của sản phẩm và gây chậm trễ tiến độ hoàn thành hợp đồng với khách hàng. - Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng đứng trước một tình cảnh khó khăn là thiếu vốn đầu tư và công ty Hưng Thịnh cũng không phải là một trường hợp đặc biệt, các khoản chi của công ty khá cao, thời gian thu hồi vốn lâu vì hầu hết các khác hàng của công ty đều thanh toán khi ngân sách cấp xuống, hoặc khi hoàn thành các công trình. Phương hướng phát triển: - Đổi mới và nâng cấp máy móc thiết bị tại xưởng, để phục vụ khịp thời sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng. - Thực hiện đầy đủ kịp thời việc nâng lương, nâng các khoản trợ cấp. - Quan tâm giúp đỡ gia đình công nhân viên nghèo, khó khăn đã có nhiều đóng góp xây dựng cho công ty, tổ chức cho công nhân viên được vui chơi và học tập đồng thời xây dựng các tổ chức phúc lợi khác, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng. - Doanh nghiệp nào cũng muốn tăng sản lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để đạt được điều đó thì công ty đã đề ra cho mình một phương hướng phát triển trong tương lai, cụ thể như: Tăng cường công tác tiếp thị khuyến mại, có phương pháp tiêu thụ hợp lý, hình thức thanh toán chặt chẽ đảm bảo vốn kinh doanh tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành tăng lợi nhuận, đối với sản phẩm sản xuất ra công ty sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn nửa từ chất lượng nguyên liệu đến sản lượng sản phẩm. Ngoài ra bên cạnh việc giữ vững khách hàng cũ, công ty đã có kế hoạch tìm kiếm thêm khác hàng mới. 2.1.5. Cơ sở vật chất, đặc điểm hoạt động. 2.1.5.1. Cơ sở hạ tầng: Trụ sở chính : 27 Hoàng Dư Khương – P.12 – Quận 10 – Tp.HCM - Về vị trí mặt bằng sản xuất có các xưởng như sau: - Xưởng cắt và may 1: được đặt tại số 79/5/E12 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.26 – Q.Bình Thạnh. + Xưởng cắt và may 2: được đặt tại Số 342/106 - Kp.6 – Thị Trấn Nhà Bè. + Xưởng in : đặt tại số 33/2 Kp.3 – Phường Bình Thuận – Q.7 Tất cả phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. 2.1.5.2. Đặc điểm hoạt động: Quy trình sản xuất được tiến hành như sau: - Nhận công tác từ công ty giao xuống phẩn xưởng gồm: tài liệu kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm, các định mức nguyên phụ liệu liên quan đến mã hàng, nhận nguyên liệu từ kho khách hàng. Lập biên bản ký nhận nguyên vật liệu. - Quy trình sản xuất: + Quần áo : à Cắt áo, quần theo mẫu mã đã được thiết kế. à Tiến hành phân công nhân ráp thành sản phẩm. à In logo và tên công ty của khách hàng nếu có yêu cầu. à Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm. à Đóng gói. à Xuất xưởng. + Giày: à Cắt da theo mẫu thiết kế. à May mui giày à Cho vào máy ép : phần mui giày và đế giày được làm bằng cao su. à Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm. à Đóng gói. à Xuất xưởng. Sau quá trình sản xuất, hàng hóa được bộ phận dịch vụ đưa đi giao cho khách hàng. Đây là một khâu rất quan trọng của công ty, vì bộ phận này sẽ trực tiếp gặp gỡ khách hàng, nên sẽ nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng. Giúp công ty có những điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề xẩy ra. 2.1.6. Bộ máy tổ chức và nhân sự của công ty 2.1.6.1. Tổ Chức nhân sự. Công ty có bộ máy tổ chức như sau: Bảng 1.1: Sơ đồ tở chức bộ máy công ty Hưng Thịnh GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG DỊCH VỤ XƯỞNG MAY XƯỞNG CẮT XƯỞNG IN 2.1.6.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. Giám Đốc : Quản lý và điều hàng Phó Giám Đốc : Quản lý và chỉ đạo phòng kinh doanh. Quản lý và điều hành công ty khi giám đốc đi công tác. Phòng Kinh Doanh : Phụ trách bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh, phân việc cho phòng Vật Tư và phòng Dịch Vụ. Kế Toán Trưởng : Quản lý phòng kế toán, lập kế hoạch sản xuất, kiểm duyệt chứng từ kế toán. Phòng Dịch Vụ : Chăm sóc khách hàng, giao hàng, quản lý đơn hàng, báo cáo tiến độ công việc cho ban quản lý. Phòng Vật Tư : Mua vật tư, quản lý hàng tồn kho, báo cáo tiến độ sản xuất. Xưởng Cắt : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, thiết kế mẫu mã, cắt quần áo, và các loại hàng hoá khác khi có đơn hàng. Xưởng May : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, nhận hàng từ xưởng cắt, tiến hành ráp thành phẩm, kiểm tra và xuất xưởng. Xưởng In : Nhận hàng từ xưởng cắt hoặc xưởng may tùy theo yêu cầu kỹ thuật. Tiến hành in theo yêu cầu của khách hàng. Qua sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy và công tác nhân sự hiện nay của công ty Hưng Thịnh, xin có một số nhận xét sau : - Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, phân định rõ chức năng quyền hạn, trách nhiệm của mỗi phòng ban và từng công nhân viên. - Cần lập thêm phòng Marketing. - Công ty cần phải không ngừng đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên, cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên. - Ngoài ra công ty cũng đã thực hiện tốt việc đào tạo con người, mỗi ngày công nhân cắt may lành nghề ngày càng cao, tuy trang bị máy móc chưa thật sự hiện đại nhưng đội ngũ công nhân may giỏi sẽ làm cho sản phẩm có chất lương cao. Trong đó chế độ ưu đãi và phúc lợi của công ty cao, tạo được môi trường làm việc hết sức thoải mái cho công nhân. 2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm (2007-2009) Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2007 – 2009) Đvt : VNĐ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 .Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14,587,635,318 16,832,070,716 12,952,361,928 2 .Các khoản giảm trừ DT 2,050,200 12,300,000 6,019,000 3 .Doanh thu thuần 14,585,585,148 16,819,770,716 12,946,342,928 4 .Giá vốn hàng bán 13,292,222,405 15,596,389,117 11,395,438,452 5 .Lợi nhuận gộp 1,293,362,743 1,223,381,599 1,550,904,476 6 .Doanh thu tài chính 12,980,657 15,858,197 8,976,481 7 .Chi phí tài chính 69,900,000 54,300,000 / 8 .Chi phí bán hàng 140,872,824 271,512,340 167,959,679 9 .Chi phí quản lý DN 983,275,537 813,689,999 852,052,497 10 .Lợi nhuận thuần 112,595,009 99,737,457 539,868,781 11 .Thu nhập khác / / / 12 .Chi phí khác / / 388,851,716 13 .Lợi nhuận khác / / (388,851,716) 14 .Lợi nhuận trước thuế 112,595,009 99,737,457 151,017,065 15 .Chi phí thuế TNDN 31,526,603 20,105,402 26,427,979 16 .Chi phí thuế TNDN hoãn lại / / / 17 .LN sau thuế 81,068,406 79,632,055 124,589,041 Bảng 2.1 là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hưng Thịnh, trong ba năm liền từ 2007 đến 2009, nhìn vào bảng ta thấy từ năm 2007-2008 doanh thu của công ty đã tăng nhưng lợi nhuận thu về lại thấp. Từ năm 2008 đến 2009 thì doanh thu của công ty đã giảm cụ thể là doanh thu của năm 2009 đã giảm so với năm 2008 nhưng lợi nhuận thu về lại cao hơn so với năm 2008. PHẦN B PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG HƯNG THỊNH. 2.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính. 2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán. Bảng 2.2. Trích bảng cân đối kế toán 3 năm 2007-2009 như sau: ĐVT:VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 11,074,057,932 12,089,557,175 7,920,323,419 Tiền và các khoản tương đương 3,120,949,348 1,614,867,216 956,064,299 1. Tiền 1,568,615,102 441,433,418 248,390,136 2. Các khoản tương đương tiền 1,552,334,246 1,173,433,789 707,674,163 Đầu tư tài chính ngắn hạn / / / III. Các Khoản phải thu 1,223,989,280 3,369,155,153 2,240,702,118 1. Phải thu khách hàng 1,223,989,280 3,369,155,153 2,240,702,118 IV. Hàng tồn kho 6,566,869,704 6,814,768,749 4,683,867,898 V . Tài sản ngắn hạn khác 152,249,600 290,766,057 39,689,104 1. Chi phí trả trước ngăn hạn 29,060,500 186,627,057 39,689,104 2. Thuế GTGT được khấu trứ / 9,217,500 / B. TÀI SẢN DÀI HẠN 436,657,612 318,631,336 318,631,336 Các khoản phải thu dài hạn / / / Tài sản cố định 382,357,612 318,631,336 318,631,336 Tài sản cố định hữu hình 382,357,612 318,631,336 318,631,336 -Nguyên giá 662,182,716 662,182,716 24,920,000 -Giá trị hao mòn lũy kế (279,852,104) (343,551,380) (24,920,000) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 11,510,715,544 12,408,188,511 7,920,323,419 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 7,314,449,252 7,482,290,164 2,967,344,423 Nợ ngắn hạn 7,314,449,252 7,482,290,164 2,967,344,423 1. Vay nợ ngăn hạn / / / 2. Phải trả người bán 7,194,953,083 7,357,658,974 2,871,775,418 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 119,496,169 117,055,250 95,569,005 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,196,266,292 4,925,898,347 4,925,978,996 Vốn chủ sở hữu 4,196,266,292 4,925,898,347 4,925,978,996 1. Vốn đầu tư của vốn chủ sở hữu 4,300,000,000 4,950,000,000 4,950,000,000 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 262,292,112 314,924,167 314,924,167 TỔNG NGUỒN VỐN 11,510,715,544 12,408,188,511 7,920,323,419 (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty trong năm, ta phân tích các số liệu phản ánh về vốn, nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế toán trên cơ sở xác định những biến động về qui mô, kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn. Phân tích khái quát sự biến động tài sản. Vốn doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại trong các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Trên bản cân đối kế toán có 2 loại: -Tài sản ngắn hạn. -Tài sản dài hạn. Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về qui mô của công ty, đồng thời so sánh giá trị của tỷ trọng của toàn bộ vốn. Bảng 2.3. Bảng kết cấu tài sản ĐVT: VND 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A .Tài sản ngắn hạn 11,074,057,932 96.21% 12,089,557,175 97.43% 7,920,323,419 100% I . Tiền và các khoản tương đương 3,120,949,348 27.11% 1,614,867,216 13.01% 956,064,299 12.07% 1. Tiền 1,568,615,102 13.63% 441,433,418 3.56% 248,390,136 3.14% 2. Các khoản tương đương tiền 1,552,334,246 13.49% 1,173,433,789 9.46% 707,674,163% 8.93 II .Đầu tư tài chính / / / / / / III .Các khoản phải thu 1,223,989,280 10.63 % 3,369,155,153 27.15 % 2,240,702,118 28.29 % 1. Phải thu khách hàng 1,223,989,280 10.63 % 3,369,155,153 27.15 % 2,240,702,118 28.29% IV .Hàng tồn kho 6,566,869,704 57.05 % 6,814,768,749 54.92% 4,683,867,898 59.14% V .Tài sản ngắn hạn khác 152,249,600 1.32% 290,766,057 2.34% 39,689,104 0.50% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 29,060,500 0.25% 186,627,057 1.50% 39,689,104 0.50% 2. Thuế GTGT được khấu trừ / / 9,217,500 0.07% / / B .Tài sản dài hạn 436,657,612 3.79% 318,631,336 2.57% 318,631,336 4.02% I .Các khoản phải thu / / / / II .Tài sản cố định 382,357,612 87.56 % 318,631,336 100 % 318,631,336 100% 1. Tài sản cố định hữu hình 382,357,612 87.56 % 318,631,336 100% 318,631,336 100% TỔNG TÀI SẢN 11,510,715,544 100% 12,408,188,511 100% 7,920,323,419 100% Nhìn vào bảng kết cấu tài sản ta có thể thấy được trong cả 3 năm 2007 - 2008 - 2009 tỷ trọng của tài sản ngắn hạn luôn cao hơn tài sản dài hạn, dù có thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung không đáng kể. Năm 2008: Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn có tăng hơn so với năm 2007 từ 96.21% lên 97.43%. Trong đó tăng đáng kể ở khoản mục tài sản ngắn hạn khác từ 1.32% lên 2.34%. Tài sản dài hạn giảm từ 3.79 % xuống 2.57 % ở năm 2008 và hầu hết các khoản mục đều giảm. Riêng với các khoản phải thu dài hạn đã không còn đây cũng là một điều tốt vì việc thu hồi được hết tiền bên ngoài sẽ giúp cho công ty có thêm khoản để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác. Năm 2009: Trong năm 2009 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng từ 97.43% năm 2008 lên 100% và tăng ở tài sản dài hạn từ 2.57% năm 2008 lên 4.02 %. Đây cũng có thể coi là dấu hiệu công ty đang bắt đầu chú tâm vào việc đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh lâu dài của công ty. Phân tích khái quát sự biến động của nguồn vốn. Nguồn vốn của đơn vị gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ kết cấu tổng số nguồn vốn phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Vì vậy phân tích tài sản đi đôi với vốn. Năm 2008: Dựa vào việc so sánh nguồn vốn cuối năm 2008 với đầu năm 2008 để đánh giá mức độ huy động đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh, đồng thời so sánh tỷ trọng của bộ phận cấu thành vốn. Bảng 2.4.Bảng thê hiện nguồn vốn trong năm 2008 ĐVT: VND Chỉ tiêu Đầu năm 2008 Tỷ trọng Cuối năm 2008 Tỷ trọng Chênh lệch A .Nợ phải trả 7,314,449,252 63.54 % 7,482,290,164 60.30 % 167,840,912 B .Nguồn vốn CSH 4,196,266,292 36.46% 4,925,898,347 39.70 % 729,632,055 Tổng 11,510,715,544 100% 8,244,085,055 100% (3,266,630,489) (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Nguồn vốn của công ty cuối năm 2008 giảm so đầu năm 2008 là 3,266,630,489 VND , tỉ lệ giảm là 0.28%. - Nợ phải trả tăng 167,840,912 VND với tỉ lệ tăng 0.02%. - Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2008 tăng hơn so với đầu năm 2008 729,632,055VND, tỉ lệ tăng 0.17% điều này cho thấy công ty chưa chủ động về vốn. Năm 2009: Xét về kết cấu thì năm 2009 đã có sự thay đổi đáng kể. Tổng nguồn vốn có giảm so với đầu năm một phần cũng là do công ty đã thanh toán được các khoản nợ mà công ty đã dùng để làm vốn kinh doanh thời gian qua và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên lại cho thây công ty đã chú trọng vào việc đầu tư vốn để kinh doanh. Việc giảm của nợ phải trả cũng cho ta thấy được tình hình thanh toán công nợ trong năm 2009 của công ty là đã đươc cãi thiện. Bảng 2.5. Bảng thê hiện nguồn vốn trong năm 2009 ĐVT: VND Chỉ tiêu Đầu năm 2009 Tỷ trọng Cuốinăm 2009 Tỷ trọng Chênh lệch A .Nợ phải trả 7,482,290,164 60.30% 2,967,344,423 37.46 % (4,514,945,741) B .Nguồn vốn CSH 4,925,898,347 39.70 % 4,925,978,996 62.19 % 80,649 Tổng 12,408,188,511 100% 7,920,323,419 100% (4,487,865,092) (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Nguồn vốn của công ty cuối năm 2009 so với đầu năm tiếp tục giảm như năm 2008 nhưng ít hơn với mức giảm 4,487,865,092 VND, tỉ lệ giảm 0.36%. - Nợ phải trả giảm 4,514,945,741 VND, tỉ lệ giảm 0.60%. - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 80,649 VND, tỉ lệ 0.00002%. Xét năm 2009 tỷ trọng nợ phải trả đầu năm đã giảm từ 60.30% xuống 37.46% vào cuối năm, một lần nữa cho ta thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty ngày thể hiện tốt. Kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng chiếm tỷ trọng 62.19% vào cuối năm so với 39.70% đầu năm . Một lần nữa cho ta thấy mặc dù công ty muốn chủ động về vốn với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu tuy vậy nó không bù lại được cho khoản nợ mà công ty đã thanh toán nên làm giảm tổng nguồn vốn của công ty. Nhận xét: Nhìn chung vào số liệu trên ta có thể thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty có giảm qua các năm ở một số khoản mục. Tuy nhiên nếu xét rộng hơn ta có thể nhận thấy được rằng là tình hình kinh doanh của công ty đang rất khả quan khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng và khả năng thanh toán công nợ rất hiệu quả khi nợ phải trả giảm qua các năm điều này sẽ giúp cho công ty giảm bớt rủi ro và chủ động hơn trong công việc kinh doanh và đầu tư của mình. 2.1.1.2 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Việc phân tích này giúp ta thấy được nguồn vốn chủ sở hữu có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá kinh doanh của công ty hay không, từ đó có những chiến lược huy động vốn một cách hợp lý. Ta xét qua việc so sánh: (I+II+IV+(1,2,4)V)A Tài sản + (II+III+IV)B Tài sản với B Nguồn vốn Bảng 2.6.Ta có bảng số liệu kết cấu tài sản và nguồn vốn như sau: ĐVT: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 11,074,057,932 12,089,557,175 7,920,323,419 Tiền và các khoản tương đương 3,120,949,348 1,614,867,216 956,064,299 1. Tiền 1,568,615,102 441,433,418 248,390,136 2. Các khoản tương đương tiền 1,552,334,246 1,173,433,789 707,674,163 Đầu tư tài chính ngắn hạn / / / III. Các Khoản phải thu 1,223,989,280 3,369,155,153 2,240,702,118 1. Phải thu khách hàng 1,223,989,280 3,369,155,153 3,369,155,153 IV. Hàng tồn kho 6,566,869,704 6,814,768,749 4,683,867,898 V . Tài sản ngắn hạn khác 152,249,600 290,766,057 39,689,104 1. Chi phí trả trước ngăn hạn 29,060,500 186,627,057 39,689,104 2. Thuế GTGT được khấu trứ / 9,217,500 / B. TÀI SẢN DÀI HẠN 436,657,612 318,631,336 318,631,336 Các khoản phải thu dài hạn / / / Tài sản cố định 382,357,612 318,631,336 318,631,336 Tài sản cố định hữu hình 382,357,612 318,631,336 318,631,336 -Nguyên giá 662,182,716 662,182,716 24,920,000 -Giá trị hao mòn lũy kế (279,852,104) (343,551,380) (24,920,000) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 11,510,715,544 12,408,188,511 7,920,323,419 NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ 7,314,449,252 7,482,290,164 2,967,344,423 Nợ ngắn hạn 7,314,449,252 7,482,290,164 2,967,344,423 1. Vay nợ ngăn hạn / / / 2. Phải trả người bán 7,194,953,083 7,357,658,974 2,871,775,418 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 119,496,169 117,055,250 95,569,005 B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,196,266,292 4,925,898,347 4,925,978,996 (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Bảng 2.7 .Từ bảng số liệu Bảng 2.5. ta lập bảng so sánh: ĐVT: VND 2007 2008 2009 (I+II+IV+(1,2,4)V)A Tài sản + (II+III+IV) B Tài sản 10,070,176,664 8,748,267,301 5,958,563,533 B Nguồn vốn 4,196,266,292 4,925,898,347 4,925,978,996 Chênh lệch 5,873,910,372 3,822,368,954 1,032,584,537 Tỉ lệ tăng, giảm 2008 so với 2007 2009 so với 2008 0.65% 0.27% Qua bảng so sánh ta nhận thấy cả 3 năm 2007 – 2008 – 2009: (I+II+IV+(1,2,4)V)A Tài sản + (II+III+IV)B Tài sản > B Nguồn vốn , nghĩa là nguồn vốn của công ty vẫn không đủ trang trải cho tài sản hiện tại. Tuy vậy ta vẫn có thể nhìn thấy mặt tích cực khi tỉ lệ chênh lệch đều có xu hướng giảm như năm 2008 đã giảm 0.65% so với năm 2007 và năm 2009 đã giảm 0.27% so với năm 2008 đây là những dấu hiệu cho thấy rằng doanh nghiệp đang dần cố gắng giảm bớt khoảng cách này xuống để chủ động hơn về vốn trong hoạt động kinh doanh. So sánh giữa lượng vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vốn đi chiếm dụng = IA Nguồn vốn – (1)IA Nguồn vốn Vốn bị chiếm dụng = IIIA Tài sản + (3)VA Tài sản Bảng 2.8 .Bảng So sánh giữa lượng vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng như sau: ĐVT: VND Vốn đi chiếm dụng Vốn bị chiếm dụng Chênh lệch 2007 1,376,238,880 1,223,989,280 (152,249,600) 2008 3,659,921,210 3,369,155,153 (290,766,057) 2009 2,280,391,222 2,240,702,118 (39,689,104) - Năm 2008 lượng vốn đi chiếm dụng của đơn vị khác đã tăng so với năm 2007 một lượng là 2,283,682,330 VND. - Năm 2009 giảm vốn đi chiếm dụng là 1,379,529,988 VND. - Đồng thời ta cũng thấy vốn bị chiếm dụng của công ty cũng đã tăng ở năm 2008 là 2,145,165,873 VND với năm 2007 và giảm ở năm 2009 so với năm 2008 là 1,128,453,035 VND. Nhìn chung việc công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác để kinh doanh không có gì lạ, bởi khó có công ty hay doanh nghiệp nào có thể tự bỏ vốn ra để kinh doanh thường là đi chiếm dụng vốn hoặc tìm nguồn tài trợ. Xem bảng tính trên ta cũng thấy rõ là công ty đang giảm dần lượng vốn đi chiếm dụng và cũng giảm nguồn vốn bị đơn vị khác chiếm dụng cho thấy khả năng thu hồi vốn bên ngoài của công ty rất khả quan, giảm không để tình trạng công nợ kéo dài. 2.1.1.3 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn. Phân tích kết cấu tài sản. Bảng 2.9 .Tài sản ngắn hạn ĐVT: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 11,074,057,932 12,089,557,175 7,920,323,419 I .Tiền và các khoản tương đương 3,120,949,348 1,614,867,216 956,064,299 1. Tiền 1,568,615,102 441,433,418 248,390,136 2. Các khoản tương đương tiền 1,552,334,246 1,173,433,789 707,674,163 II . Đầu tư tài chính ngắn hạn / / / III. Các Khoản phải thu 1,223,989,280 3,369,155,153 2,240,702,118 1. Phải thu khách hàng 1,223,989,280 3,369,155,153 3,369,155,153 IV. Hàng tồn kho 6,566,869,704 6,814,768,749 4,683,867,898 V . Tài sản ngắn hạn khác 152,249,600 290,766,057 39,689,104 1. Chi phí trả trước ngăn hạn 29,060,500 186,627,057 39,689,104 2. Thuế GTGT được khấu trứ / 9,217,500 / (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Từ Bảng 2.9. ta có một Bảng 2.10.Bảng so sánh các khoản mục tài sản ngắn hạn như sau: Chệnh lệch 2008-2007 % tăng, giảm Chênh lệch 2009-2008 % tăng, giảm I .Tiền và các khoản tương đương (1,506,082,132) (0.48) (658,802,917) (0.34) 1 .Tiền (1,127,181,684) (0.72) (193,043,282) (0.44) 2 .Các khoản tương đương tiền (378,900,457) (0.24) (465,759,626) (0.40) II .Các khoản đầu tư tài chính / / / / III .Các khoản phải thu 2,145,165,873 1.75 (1,128,453,035) (0.33) 1 .Phải thu khách hàng 2,145,165,873 1.75 / / IV .Hàng tồn kho 247,899,045 0.04 (2,130,900,851) (0.31) V .Tài sản ngắn hạn khác 138,516,457 0.91 (251,076,953) (0.86) 1 .Chi phí trả trước 157,566,557 5.42 (146,937,953) (0.79) 2 .Thuế GTGT được khấu trừ 9,217,500 / (9,217,500) (1.00) TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,015,499,243 0.09 (4,169,233,756) (0.34) Căn cứ vào bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng tài sản ngắn hạn năm 2008 đã tăng 1,015,499,243 VND, tỉ lệ 0.09% so với năm 2007 và năm 2009 giảm 4,169,233,756 VND, tỉ lệ 0.34% so với năm 2008, điều này xảy ra là do: - Tiền và các khoản tương đương năm 2008 giảm so với năm 2007 trong đó tiền giảm 1,127,181,684 VND, tỉ lệ giảm 0.72% cho thấy công ty đã dùng tiền vào việc kinh doanh để tăng vòng luân chuyển của tiền, và khoản tương đương tiền giảm 378,900,457 VND, tỉ lệ giảm là 0.24%. Sang năm 2009 tiền cũng giảm xuống 193,043,282VND , tỉ lệ giảm 0.44% việc này không tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thanh toán, còn các khoản tương đương tiền trong năm 2009 đã giảm 465,759,626 VND, tỉ lệ 0.40%. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 đã tăng 2,145,165,873 VND, tỉ lệ tăng 1.75% so với năm 2007 và ở năm 2009 giảm 0,33% so với năm 2008. Điều này cho thấy công ty đang cố gắng thu hồi lượng vốn bị chiếm dụng bên ngoài và nó có vẻ khả quan khi tỉ lệ giảm luôn ở mức 2 con số trong 2 năm 2008 và 2009. Hàng tồn kho của công ty là không đáng kể chiếm 1 tỷ trọng rất thấp do loại hình kinh doanh của công ty không yêu cầu lượng hàng tồn kho quá cao. Ở năm 2008 lượng hàng tồn kho giảm 1,749,389, tỉ lệ giảm 34.57% so với năm 2007, nhưng tăng tới 286.5% ở năm 2009 so với năm 2008. Tài sản ngắn hạn khác trong năm 2008 tăng 138,516,457 VND, tỉ lệ tăng 0.91% so với năm 2007. Nhưng trong năm 2009 nó lại giảm 251,076,953VND, tỉ lệ giảm 0.86% điều này xảy ra một phần là do thuế GTGT được khấu trừ ở năm 2008 tăng 9,217,500 VND so với năm 2007 nhưng đã giảm 9,217,500 VND so với năm 2009, tỉ lệ giảm 1.00% điều này cho thấy công ty đã làm tốt các thủ tục hoàn thuế để tránh không bị chiếm dụng vốn. Tóm lại tài sản ngắn hạn tuy có giảm trong 3 năm do nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn và giá nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, tuy nhiên lượng giảm vẫn ở mức chấp nhận được và chắc chắn công ty sẽ hoạt động khởi sắc hơn trong thời gian tới. Bảng 2.11.Tài sản dài hạn. ĐVT: VND B. TÀI SẢN DÀI HẠN 436,657,612 318,631,336 318,631,336 I .Các khoản phải thu dài hạn / / / II .Tài sản cố định 382,357,612 318,631,336 318,631,336 1 .Tài sản cố định hữu hình 382,357,612 318,631,336 318,631,336 -Nguyên giá 662,182,716 662,182,716 24,920,000 -Giá trị hao mòn lũy kế (279,852,104) (343,551,380) (24,920,000) (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Từ Bảng 2.11.Ta có Bảng 2.12.bảng so sánh các khoản mục tài sản dài hạn như sau: ĐVT: VND Chênh lệch 2008-2007 % tăng, giảm Chênh lệch 2009-2008 % tăng, giảm B. TÀI SẢN DÀI HẠN (118,026,276) (0.27) / / I .Các khoản phải thu dài hạn / / / / II .Tài sản cố định (63,726,276) (0.17) / / 1 .Tài sản cố định hữu hình (63,726,276) (0.17) / / -Nguyên giá / / (637,262,716) (0.96) -Giá trị hao mòn lũy kế (63,699,276) 0.23 318,631,380 (0.93) Qua bảng phân tích ta thấy năm 2008 tài sản dài hạn giảm hơn so với năm 2007 118,026,276VND, tỉ lệ giảm 0.27%. Sang năm 2009 là không tăng không giảm Tài sản cố định giảm liền trong năm 2008 với mức giảm là 63,726,276 VND điều này cho thấy công ty đã thanh lý một số tài sản cố định không cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Phân tích kết cấu nguồn vốn. Việc phân tích kết cấu nguồn vốn sẽ giúp công ty thấy được tình hình và khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng như cầu sản xuất kinh doanh, cũng như thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Bảng 2.13 .Nợ phải trả ĐVT: VND A . NỢ PHẠI TRẢ 7,314,449,252 7,482,290,164 2,967,344,423 I . Nợ ngắn hạn 7,314,449,252 7,482,290,164 2,967,344,423 1. Vay nợ ngăn hạn / / / 2. Phải trả người bán 7,194,953,083 7,357,658,974 2,871,775,418 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 119,496,169 117,055,250 95,569,005 (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Từ Bảng 2.13 .Ta có Bảng 2.14 .Bảng so sánh các khoản mục nợ phải trả như sau: ĐVT: VND Chên lệch 2008-2007 % tăng, giảm Chênh lệch 2009-2008 % tăng, giảm A .NỢ PHẢI TRẢ 167,840,912 0.02 (4,514,945,741) (0.60) I .Nợ ngắn hạn 167,840,912 0.02 (4,514,945,741) (0.60) 1 .Vay và nợ ngắn hạn / / / / 2 . Phải trả người bán 162,705,891 0.02 (4,485,883,556) (0.61) 3.Thuế và các khoản phải nộp NN (2,440,919) (0.02) (21,486,245) (0.18) Qua bảng phân tích trên ta thấy nợ phải trả tăng qua các năm. Năm 2008 so với năm 2007 nợ tăng 167,840,912VND, tỉ lệ tăng 0.02%. Còn năm 2009 so với năm 2008 nợ giảm 4,514,945,741 VND, tỉ lệ giảm là 0.60% trong đó đáng chú ý là sự giảm của các khoản phải trả ngắn hạn khác. Phải trả người bán củng vậy tăng trong năm 2008 so với năm 2007 khi tăng 162,705,891 VND, tỉ lệ tăng 0.02%, sau đó giảm nhẹ ở năm 2009 so với năm 2008 khi giảm 4,485,883,556 VND, tỉ lệ giảm 0.61%. Nhìn chung thì ta co thể thấy công ty đang có sự lựa chọn nguồn vốn chiếm dụng để sử dụng cho việc kinh doanh, khi giảm mạnh khoản nợ ngắn hạn điều này thật sự là tốt vì nợ vay càng nhiều ngoài chịu áp lực về lãi suất, còn rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh. Khoản mục phải trả người bán có thể là nguồn vốn hợp lý khi không phải chịu áp lực lãi suất tuy nhiên nếu để quá cao đồng nghĩa công ty đang tự làm mất hình ảnh của mình trong mắt bạn hàng, khi khả năng thanh toán thấp. Do vậy công ty nên cân nhắc kỹ khi muốn đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Bảng 2.15.Nguồn vốn chủ sở hữu ĐVT: VND B .NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,196,266,292 4,925,898,347 4,925,978,996 I .Vốn chủ sở hữu 4,196,266,292 4,925,898,347 4,925,978,996 1. Vốn đầu tư của vốn chủ sở hữu 4,300,000,000 4,950,000,000 4,950,000,000 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 262,292,112 314,924,167 314,924,167 (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Từ Bảng 2.15.Ta có Bảng 2.16. Bảng phân tích nguồn vốn chủ sở hữu như sau: ĐVT: VND Chênh lệch 2008-2007 % Tăng giảm Chênh lệch 2009-2008 % Tăng giảm B .NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 729,632,055 0.17 80,649 0.00 I .Vốn chủ sở hữu 729,632,055 0.17 80,649 0.00 1. Vốn đầu tư của vốn chủ sở hữu 650,000,000 0.15 - - 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 52,632,055 0.20 - - Qua bảng phân tích ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, năm 2008 so với 2007 tăng 729,632,055 VND, tỉ lệ tăng 0.07%. Năm 2009 so với 2008 tăng 80,649 VND, tỉ lệ tăng không đáng kể. Để đánh giá khả năng tự chủ về vốn của công ty qua các năm ta dựa vào tỷ suất tự tài trợ. +Năm 2007: Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn × 100% = 4,196,266,292 11,510,715,544 × 100% = 36% +Năm 2008: Tỷ suất tự tài trợ = 4,925,898,347 12,408,188,511 × 100% = 40% +Năm 2009: Tỷ suất tự tài trợ = 4,925,978,996 7,920,323,419 × 100% = 62% Ta thấy trong ba năm tỷ suất tự tài trợ có chiều hướng tăng lên, cho thấy khả năng tự chủ về vốn của công ty ngày càng tăng. - Năm 2007 tỷ suất tài trợ là 36% có nghĩa trong 100 đồng tiền vốn thì có 36 đồng thuộc sở hữu công ty, còn lại là các khoản nợ vay, đi chiếm dụng… Điều này là không tốt vì công ty phải chịu thêm những khoản phí khác ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, đồng thời làm giảm khả năng chủ động trong chi tiêu của công ty. - Năm 2008 tỷ suất tự tài trợ là 40% cho thấy công ty đang chú trọng tới việc tự chủ về nguồn vốn và gia tăng nguồn vốn thông qua việc tăng quỹ đầu tư phát triển. - Năm 2009 tỷ suất tự tài trợ là 62% tăng nhờ quỹ đầu tư phát triển giúp làm tăng khả năng chi tiêu cũng như tự chủ về vốn. Nhìn chung qua 3 năm tỷ suất tự tài trợ của công ty đều tăng, cho thấy công ty ngày càng thể khả năng độc lập về mặt tài chính, đồng thời cũng cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển thuận lợi. Phân tích bảng kết quả kinh doanh Bảng 2.17. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2008-2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 .Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14,587,635,318 16,832,070,716 12,952,361,928 2 .Các khoản giảm trừ DT 2,050,200 12,300,000 6,019,000 3 .Doanh thu thuần 14,585,585,148 16,819,770,716 12,946,342,928 4 .Giá vốn hàng bán 13,292,222,405 15,596,389,117 11,395,438,452 5 .Lợi nhuận gộp 1,293,362,743 1,223,381,599 1,550,904,476 6 .Doanh thu tài chính 12,980,657 15,858,197 8,976,481 7 .Chi phí tài chính 69,900,000 54,300,000 / 8 .Chi phí bán hàng 140,872,824 271,512,340 167,959,679 9 .Chi phí quản lý DN 983,275,537 813,689,999 852,052,497 10 .Lợi nhuận thuần 112,595,009 99,737,457 539,868,781 11 .Thu nhập khác / / / 12 .Chi phí khác / / 388,851,716 13 .Lợi nhuận khác / / (388,851,716) 14 .Lợi nhuận trước thuế 112,595,009 99,737,457 151,017,065 15 .Chi phí thuế TNDN 31,526,603 20,105,402 26,427,979 16 .Chi phí thuế TNDN hoãn lại / / / 17 .LN sau thuế 81,068,406 79,632,055 124,589,041 ĐVT:VND (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Từ Bảng 2.17. Ta có Bảng 2.18. Bảng phân tích các khoản mục kết quả hoạt động kinh doanh như sau: ĐVT: VND CHỈ TIÊU Chênh lệch 2008-2007 % Tăng giãm Chênh lệch 2009-2008 % Tăng giãm 1 .Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,244,435,368 15.39 (3,879,708,788) (1.73) 2 .Các khoản giảm trừ DT 10,249,800 499.94 (6,281,000) (0.61) 3 .Doanh thu thuần 2,234,185,568 15.32 (3,873,427,788) (1.73) 4 .Giá vốn hàng bán 2,304,166,712 17.33 (4,200,950,665) (1.82) 5 .Lợi nhuận gộp (69,981,144) -5.41 327,522,877 (4.68) 6 .Doanh thu tài chính 2,877,540 22.17 (6,881,716) (2.39) 7 .Chi phí tài chính (15,600,000) -22.32 (54,300,000) 3.48 8 .Chi phí bán hàng 130,639,516 92.74 (103,552,661) (0.79) 9 .Chi phí quản lý DN (169,585,538) -17.25 38,362,498 (0.23) 10 .Lợi nhuận thuần (12,857,552) -11.42 440,131,324 (34.23) 11 .Thu nhập khác / / / / 12 .Chi phí khác / / 388,851,716 / 13 .Lợi nhuận khác / / (388,851,716) / 14 .Lợi nhuận trước thuế (12,857,552) -11.42% 51,279,608 (3.99) 15 .Chi phí thuế TNDN (11,421,201) -36.23% 6,322,577 (0.55) 16 .Chi phí thuế TNDN hoãn lại / / / / 17 .LN sau thuế (1,436,351) -1.77% 44,957,031 (31.30) Phân tích biến động và kết cấu doanh thu. - Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng 2,244,435,368 VND so với năm 2007, tỉ lệ tăng 15.39%. Nhưng năm 2009 so với năm 2008 giãm 3,879,708,788 VND, tỉ lệ giảm 1.73%. - Doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 tăng 2,234,185,568 VND, tỉ lệ tăng 15.32% , năm 2009 so với năm 2008 giảm 3,873,427,788 VND, tỉ lệ giảm 1.73%. Do các khoản giảm trừ doanh thu không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu thuần. - Doanh thu tài chính cũng tăng. Năm 2008 tăng 2,877,540 VND so với năm 2007 và năm 2009 giảm 6,881,716 VND so với năm 2008 nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể so với mức tăng của năm 2008. Cho thấy các khoản đầu tư tài chính đã đem lại doanh thu đáng kể cho công ty. Nhìn chung doanh thu của công ty từ các hoạt động kinh doanh là khá tốt vì nó tăng ở năm 2008 tuy có giảm ở năm 2009 nhưng không đáng kể so với mức tăng ở năm 2008 cho thấy công việc kinh doanh của công ty củng thuận lợi và sẽ còn tiếp tục phát triển lớn mạnh. Phân tích biến động và kết cấu chi phí. - Năm 2008 so với năm 2007 nhìn chung các loại chi phí đều giảm riêng chi phí bán hàng tăng 130,639,516, tỉ lệ tăng 92.74% và giá vốn hàng bán tăng 2,304,166,712VND, tỉ lệ tăng 17.33% và chiếm một lượng chi phí khá lớn ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, việc tăng này có thể giải thích là do việc tăng cao của hàng loạt các loại giá cả trong đó có giá nguyên vật liệu, đối với một công ty sản xuất thì chi phí này chiếm khá cao. - Năm 2009 so với 2008 thì giá vốn hàng bán đã giảm 4,200,950,665 VND, tỉ lệ giảm 1.82%. Còn các khoản mục chi phí hầu như giảm, nếu co tăng cung không cao. Qua đó ta thấy tình hình chi phí tuy có giảm được ở các khoản như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng giá vốn hàng bán vẫn còn khá cao do chi phí nguyên vật liệu tăng cao làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Phân tích biến động và kết cấu lợi nhuận. - Qua bảng phân tích ta cũng nhận ra lợi nhuận trước thuế ở năm 2008 so với năm 2007 giảm 12,857,552 VND, tỉ lệ giảm 11.42%. Trong năm 2009 có tăng so với năm 2008 nhưng không cao 51,279,608 VND, tỉ lệ tăng 3.99% điều này có thể hiểu là do chi phí qua các năm tăng, tuy doanh thu tăng nhưng vẫn không thể đẩy lợi nhuận trước thuế của công ty lên được. - Lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 giảm 1,436,3 VND, tỉ lệ giảm 1.77% và năm 2009 so với năm 2008 tăng 44,957,031VND, tỉ lệ tăng 31.30% điều này bị ảnh hưởng củng bởi do thuế thu nhập doanh nhiệp hiện hành tăng như ở năm 2009 so với năm 2008 tăng 6,322,577VND, tỉ lệ 0.55% ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận sau thuế của công ty. Nhìn chung để tăng được lợi nhuận công ty nên giảm bớt các nguồn chi phí không cần thiết tới mức tối đa và để làm được điều này công ty cần phân phối các nguồn vốn và sử dụng tài sản kinh doanh một cách hợp lý có hiệu quả. 2.2 Phân tích các tỷ số tài chính Các hệ số thanh toán Hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạnNợ ngắn hạn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =11,074,057,9327,314,449,252 = 1.51 =12,089,557,175 7,482,290,164 = 1.62 =7,920,323,419 2,967,344,423 =2.67 - Năm 2008 khả năng thanh toán hiện thời của công ty cao hơn so với năm 2007. Cụ thể ở năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.51 đồng tài sản ngắn hạn, còn năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.62 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty chưa được cao. - Năm 2009 khả năng thanh toán hiện thời của công ty cũng cao hơn so với năm 2008 khi hệ số năm 2009 là 2.62, mặc dù tài sản ngắn hạn có giảm hơn so với năm 2008 nhưng nợ ngắn hạn củng giảm theo, thậm chí giảm mạnh hơn lượng giảm tài sản ngắn hạn nên hệ số thanh toán cao hơn. Qua số liệu phân tích trên ta có thể thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng có chiều hướng tốt hơn, điều này giúp cho công ty giảm đi được khoản chi phí do lãi suất nợ vay tạo ra. Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh = Tiền và các khỏan tương đương+Đầu tư TCNH+Các KPThuNợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2007 =3,120,949,348 +1,223,989,280 7,314,449,252 =0.59 2008 =1,614,867,216 +3,369,155,153 7,314,449,252=0.67 2009 =956,064,299 +3,369,155,153 7,314,449,252=1.46 Hệ số khả năng thanh toán thanh thể hiện khả năng doanh chuyển nhanh thành tiền các loại tài sản ngắn hạn để trả nợ. Qua bảng tính ta thấy khả năng thanh toán nhanh cua công có xu hướng tăng Năm 2007 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0.59 có nghĩa là với 1 đồng nợ ngắn thì được đảm bảo bởi 0.59 đồng tài sản ngắn hạn có thể chuyển nhanh thành tiền trả nợ. Năm 2008 hệ số này tăng lên 0.67, tuy tiền và khoản phải thu giảm nhưng nợ ngắn hạn cũng giảm đáng kể nên giúp hệ số tăng lên. Năm 2009 tiền tăng hơn so với năm 2008, khoản phải thu và đầu tư tài chinh giảm nhưng nợ ngắn hạn tiếp tục giảm xuống là nguyên nhân khiến hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tiếp tục tăng lên 1.46. Trong 2 năm 2007 và năm 2008 hệ số khả năng thanh toán nhanh ở mức 0.59 và 0.67 nhỏ hơn 1, còn lại năm, 2009 đều tăng và lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty là rất tốt. Tuy nhiên không nên để hệ số này quá cao vì nó phản ánh công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu đông so với nhu cầu của doanh nhiệp, tài sản lưu đông thừa không thể tạo ra doanh thu, hệ số này bằng 1 là hoàn hảo nhất. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền và các khỏan tương đương+Đầu tư TCNHNợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 2007 =3,120,949,348 7,314,449,252 =0.43 2008 =1,614,867,216 7,482,290,164 =0.22 2009 =956,064,299 2,967,344,423 =0.32 Qua bảng ta thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền giảm ở năm 2007 là 0.43 thì sang 2008 là 0.22 và năm 2009 thì tăng lên 0.32, điều này chứng tỏ công ty khá linh hoạt trong việc chi trả các khoản nợ đến hạn phải trả, cho thấy tình hình tài chính của công ty đang rất khả quan. Tuy nhiên nếu để hệ số này cao thì cũng không thật sự tốt vì đơn giản là tiền không thể sinh ra tiền nếu để nó năm im một chỗ. Phân tích các tỷ số về nợ Hệ số nợ. Hệ số nợ = Nợ phải trảTổng nguồn vốn 2007 2008 2009 Hệ số nợ 7,314,449,252 11,510,715,544 =0.64 7,482,290,164 12,408,188,511 =0.60 2,967,344,423 7,920,323,419 =0.37 Ta có thể thấy hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm qua các năm, như năm 2007 là 0.64 thì năm 2008 giảm còn 0.60 và sang năm 2009 giảm chỉ còn 0.37. Điều này cho thấy công ty đang muốn giảm tỷ trọng của nợ trên tổng nguồn vốn, vì nếu nợ phải trả cao sẽ rất nguy hiểm cho công ty khi lãi ngân hàng tăng cao hoặc các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế+ lãi vaylãi vay trong kỳ ĐVT: VND 2007 2008 2009 Tiền chi trả lãi vay 69,600,000 54,300,000 0 (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 2007 =112,595,009 +69,600,00069,600,000=2.62 2008 =99,737,457 +54,300,00054,300,000=2.84 2009 =151,017,065+00=0 Qua bản tính trên ta có thể thấy lợi nhuận trước thuế và lãi cao hơn rất nhiều lần so với lãi vay. Điều này có thể hiểu được là dù có khoản nợ phải trả không nhỏ nhưng nợ và vay chịu lãi của công ty lại không cao. Cho thấy công ty có sự lựa chọn cho các khoản vay nợ để ít rủi ro nhất. Phân tích các tỷ số hoạt động Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bánTrị giá hàng tồn kho bình quân Trị giá hàng tồn kho bình quân = Trị giá hàng TK năm trước+Trị giá hàng TK năm kế2 - Trị giá hàng tồn kho bình quân 2007 = 5,778,688,435+6,566,869,7042 = 12,345,558,139 2 = 6,172,779,070 - Trị giá hàng tồn kho bình quân 2008 = 6,566,869,704+6,814,768,7492 = 13,381,638,453 2 = 6,690,819,227 - Trị giá hàng tồn kho bình quân 2009 = 6,814,768,749+4,683,867,898 2 = 11,498,636,647 2 = 5,749,318,324 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bánTrị giá hàng tồn kho bình quân - Vòng quay hàng tồn kho 2007 = 13,292,222,405 6,172,779,070 = 2.1533 - Vòng quay hàng tồn kho 2008 = 15,596,389,1176,690,819,227 = 2.3310 - Vòng quay hàng tồn kho 2009 = 11,395,438,452 5,749,318,324 = 1.9820 Qua kết quả trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2007 so với năm 2008 đã tăng, cụ thể năm 2007 là 2.1533vòng/năm sang năm 2008 là 2.3310 vòng/năm. Và sang năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho đã giảm so với năm 2008 nhưng không nhiều cụ thể la năm 2008 là 2.3310 vòng /năm sang năm 2009 là 1.9820 vòng/ năm . Từ đó cho thấy tình hình bán ra của năm 2009 chưa tốt. Vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuầnCác khoản phải thu bình quân +Năm 2008 Các khoản phải thu bình quân = 3,369,155,153+1,223,989,2802 = 4,593,144,433 2 = 2,296,572,217 VND Hệ số vòng quay các khoản phải thu = 16,819,770,7162,296,572,217 =7.3 (vòng/năm) +Năm 2009 Các khoản phải thu bình quân = 2,240,702,118 +3,369,155,1532 = 5,609,857,271 2 = 2,804,928,636 VND Hệ số vòng quay các khoản phải thu = 12,946,342,9282,804,928,636 =4.6 (vòng/năm) Qua 2 năm ta thấy hệ số này chưa được cụ thể năm 2008 là 7.3 vòng/năm còn năm 2009 là 4.6 vòng/năm , dù có giảm ở năm 2009 so với năm 2008 nhưng vẫn cho thấy khả năng thu hồi công nợ chậm và khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu chậm ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của công ty. Số ngày bình quân khoản phải thu +Năm 2008 Số ngày bình quân KPT = 365Vòng quay các khỏan phải thu = 3657.3 = 50 ngày +Năm 2009 Số ngày bình quân KPT = 365Vòng quay các khỏan phải thu = 3654.6 = 79 ngày Cũng tương tự như vòng quay khoản phải thu nhưng được quy đổi ra ngày. Nếu như ở vòng quay khoản phải thu số vòng càng cao càng tốt, thì số ngày bình quân khoản phải thu càng nhỏ thì càng tốt. Các chỉ tiêu và hiệu suất sử dụng vốn. ĐVT: VND 2007 2008 2009 1 .Tài sản ngắn hạn 11,074,057,932 12,089,557,175 7,920,323,419 2 .Tài sản dài hạn 436,657,612 318,631,336 318,631,336 3 .Tổng nguồn vốn 11,510,715,544 12,408,188,511 7,920,323,419 (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ) Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuầnTổng vốn sử dụng bình quân +Năm 2008 Tổng vốn sử dụng bình quân = 12,408,188,511+ 11,510,715,5442 = 23,918,904,0552 = 11,959,452,028 Vòng quay toàn bộ vốn = 16,819,770,716 11,959,452,028 = 1.4 vòng/năm +Năm 2009 Tổng vốn sử dụng bình quân = 7,920,323,419 +12,408,188,5112 = 20,328,511,9302 = 10,164,255,965 Vòng quay toàn bộ vốn = 12,946,342,92810,164,255,965 = 1.27 vòng/năm Hiệu suất sử dụng vốn lưu động +Năm 2008 Vốn lưu động sử dụng bình quân = 12,089,557,175 +11,074,057,9322 = 23,163,615,1072 = 11,581,807,554 Vòng quay vốn lưu động = 16,819,770,71611,581,807,554 = 1.45 vòng/năm +Năm 2009 Vốn lưu động sử dụng bình quân = 7,920,323,419 +12,089,557,1752 = 20,009,880,5942 = 10,004,940,297 Vòng quay vốn lưu động = 12,946,342,92810,004,940,297 = 1.29 vòng/năm Chỉ tiêu này nói lên năm 2008 mỗi đồng vốn lưu động sẽ cho 1.45 đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 1.45 vòng luân chuyển trong năm. Năm 2009 một đồng vốn lưu động sẽ cho 1.29 đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 1.29 vòng luân chuyển trong năm . Vậy trong năm 2009 công ty sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả hơn so với năm 2008 số vòng quay giảm 0,16 vòng / năm Hiệu suất sử dụng vốn cố định +Năm 2008 Vốn cố định sử dụng bình quân = 318,631,336 +436,657,6122 = 755,288,9482 = 377,644,474 Vòng quay vốn cố định = 16,819,770,716377,644,474 = 44.57 vòng/năm +Năm 2009 Vốn cố định sử dụng bình quân = 318,631,336 +318,631,3362 = 637,262,6722 = 318,631,336 Vòng quay vốn cố định = 12,946,342,928318,631,336 = 40.63 vòng/năm Chỉ tiêu này đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào? Cụ thể năm 2008 mỗi đồng tài sản cố định được đầu tư tạo ra 44.57 đồng doanh thu thuần, năm 2009 mỗi đồng tài sản cố định được đầu tư tạo ra 40.63 đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2009 thấp hơn năm 2009 là 3.94 đồng vốn cố định bỏ ra. Chỉ Tiêu 2008 2009 So sánh 2008 - 2009 1. Doanh thu thuần 16,832,070,716 12,952,361,928 (3,879,708,788) 2. Vốn lưu động bình quân 11,581,807,554 10,004,940,297 -1,576,867,260 3. Vốn cố định bình quân 377,644,474 318,631,336 -59,013,138 4. Tổng vốn sử dụng bình quân 11,959,452,029 10,164,255,965 -1,795,196,060 5. Số vòng quay toàn bộ vốn 1.4 1.27 -0.13 6. Số vòng quay vốn lưu động 1.45 1.29 -0.16 7. Số vòng quay vốn cố định 44.57 40.63 -3.94 Qua bảng phân tích trên ta thấy: + Số vòng quay toàn bộ vốn năm 2009 so với năm 2008 giảm 0.13 vòng / năm + Số vòng quay vốn lưu động năm 2009 so với năm 2008 giảm 0.16 vòng / năm + Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2009 so với năm 2008 giảm 3.94 Từ đó cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa hiệu quả. và hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động củng vậy. Cho thấy tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty chưa tốt. Và số vòng quay của các loại vốn ở cả hai năm còn chậm chứng tỏ công ty sử dụng tài sản chưa hiệu quả lắm. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Số ngày của một vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân ×360Doanh thu thuần + Năm 2008 = 11,581,807,554 ×36016,819,770,716 = 247 ngày + Năm 2009 = 10,004,940,297 ×36012,946,342,928 = 287 ngày Ta thấy tốc độ luân chuyển của vốn lưu động năm 2002 so với năm 2001 tăng. Và do tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tăng dẫn đến tình trạng đơn vị phải gia tăng thêm lượng vốn là: 12,946,342,928360 ×287-247=1,438,482,547 Qua số liệu tính toán trên cho ta thấy: + Số vòng quay vốn lưu động năm 2009 so với năm 2008 giảm 0,13 vòng / năm + Số ngày của một vòng quay vốn lưu động cũng tăng hơn và do đó đã làm cho số vốn lưu động trong năm phải sử dụng thêm một giá trị nữa là: 1,438,482,547đ. Điều đó cho thấy việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng với việc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động công ty có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ, và mở rộng thêm về quy mô sản xuất kinh doanh. 2.2.4 Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Những số liệu cần thiết cho việc đánh giá chức năng tao ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Các tỷ số : tỷ lệ lãi gộp , doanh lợi tiêu thụ … là những tỷ số đánh giá quá trình sinh lợi của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi gộp: Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộpDoanh thu thuần × 100% Năm 2008 Tỷ lệ lãi gộp = 1,223,381,59916,819,770,716 × 100% = 0.7% Năm 2009 Tỷ lệ lãi gộp = 1,550,904,476 12,946,342,928 = × 100% = 12% Tỷ lệ lãi gộp năm 2009 so với năm 2008 tăng 11.3% ( 12% - 0.7% ), Tỷ lệ lãi gộp tăng chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo để bù đắp chi phí ngoài sản xuất càng lớn, công ty càng được đánh giá cao. Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí , đây là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Doanh lợi tiêu thụ (ROS): Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm (%) lợi nhuận. Doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần × 100% Năm 2007 Doanh lợi tiêu thụ = 81,068,406 4,585,585,148 × 100% = 56% Năn 2008 Doanh lợi tiêu thụ = 79,632,055 16,819,770,716 × 100% = 0.47% Năm 2009 Doanh lợi tiêu thụ = 124,589,086 12,946,342,928 × 100% = 0.96% Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn cao và doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Trong năm 2009 doanh lợi tiêu thụ đạt 0.96%, so với năm 2008 là 0.47% công ty đã kinh doanh có hiệu quả, từ 100đ doanh thu tạo ra được 0.96đ lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh lợi tiêu thụ quá thấp phản ảnh lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thấp, nguyên nhân là do chi phí còn cao. Năm 2009 doanh lợi tiêu thụ tăng lên là do doanh thu tăng lớn hơn sự tăng của chi phí chung. Đây là những chi phí ngoài sản xuất, phản ảnh chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp. Do đó công ty cần có những biện pháp quản lí các loại chi phí nhằm tiết kiệm chi phí để gia tăng sinh lời. Doanh lợi tài sản (ROA): Doanh lợi tài sản = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản × 100% Doanh lợi tài sản 2007 = 81,068,40611,510,715,544 × 100% = 0.70% Doanh lợi tài sản 2008 = 79,632,05512,408,188,511 × 100% = 0.60% Doanh lợi tài sản 2009 = 124,589,086 7,920,323,419 × 100% = 0.16% Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuếTổng vốn chủ sở hữu × 100% Doanh lợi vốn chủ sở hữu 2007 = 81,068,4064,196,266,292 × 100% = 1.93% Doanh lợi vốn chủ sở hữu 2008 = 79,632,055 4,925,898,347 × 100% = 1.61% Doanh lợi vốn chủ sở hữu 2009 = 124,589,0864,925,978,996 × 100% = 2.52% Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng phản ánh tính hiệu quả của lợi nhuận sinh ra từ vốn hoạt động. Tỷ số này càng cao nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng =Lợi nhuận sau thuếVốn sử dụng bình quân × 100% Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng 2007 = 81,068,4069,961,204,973 × 100% = 0.81% Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng 2008 = 79,632,05511,959,452,028 × 100% = 0.66% Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng 2009 = 124,589,041 10,164,255,965 × 100% = 1.22% Qua số liệu trên ta thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng năm 2009 tăng so với năm 2008 cho thấy công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. Nếu trong năm 2008 công ty đầu tư 100đ vốn vào hoạt động kinh doanh sẽ có 0.66đ lợi nhuận, thì trong năm 2009 cứ đầu tư 100đ vốn công ty sẽ thu được 1.22đ lợi nhuận Tỷ lệ sinh lời vốn cố định: Tỷ lệ sinh lời vốn cố định = Lợi nhuận sau thuếVốn cố định sử dụng bình quân × 100% Tỷ lệ sinh lời vốn cố định 2008 = 79,632,055377,644,474 × 100% = 21.08% Tỷ lệ sinh lời vốn cố định 2009 = 124,589,041318,631,336 × 100% = 39.13% Tỷ lệ sinh lời vốn cố định năm 2009 đạt 39.13% tăng so với năm 2008 đạt 21.08% cho thấy công ty cũng có chú trọng nhiều trong việc trang bị cơ sở vật chất, có đầu tư nâng cấp cải tạo một số dây chuyền sản xuất nhằm để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng không cao, hiệu quả kinh doanh thấp. Công ty nên xem xét lại tình hình sử dụng vốn để nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn kinh doanh Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động: Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuếVốn lưu động sử dụng bình quân × 100% Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động 2008 = 79,632,05511,581,807,554 × 100% = 0.68% Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động 2009 = 124,589,04110,004,940,297 × 100% = 1.24% Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động năm 2009 đạt 1.24% tăng so với năm 2008 đạt 0.68% cho thấy cứ 100đ vốn lưu động thì tạo ra được 1.24đ lợi nhuận. Cho thấy việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao hơn so với năm 2008. Chỉ tiêu 2008 2009 1. Tỷ lệ lãi gộp 0.7% 12% 2. Doanh lợi tiêu thụ 0.47% 0.96% 3. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng 0.66% 1.22% 4. Tỷ lệ sinh lời trên vốn cố định 12.08% 39.13% 5. Tỷ lệ sinh lời trên vốn lưu động 0.68% 1.24% 6. Doanh lợi vốn chủ sở hữu 1.61% 2.52% Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu tỷ số doanh lợi đều tăng, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng toàn bộ vốn và từng loại vốn trong năm 2009 rất hiệu quả. 2.3 Phân tích tài chính Du Pont Đây là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng. ROA thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời, đồng thời cũng cho biết thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư ( hay lượng tài sản) ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Ta có: ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản Ta chia cả tử và mẫu cho doanh thu: ROA = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu×Doanh thuTổng tài sản = ROS×Vòng quay tài sản Như vậy để tăng ROA công ty có thể thúc đẩy ROS hoặc tăng vòng quay tài sản. Phân tích ROE và các nhân tố ảnh hưởng. - ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản hữu hình) , là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tao ra bao nhiêu đồng lời. - ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn mở rộng quy mô. - ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Ta có: ROE = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu Ta cũng có thể viết theo dạng sau: ROE = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu×Doanh thuTổng tài sản×Tổng tài sảnVốn chủ sở hữu = ROA × Đòn bẩy tài chính - Như vậy để tăng ROE chúng ta có thể tăng 1 trong 3 yếu tố chính là doanh lợi tiêu thụ, vòng quay tài sản hoặc đòn bẩy tài chính. - Thứ nhất doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận. - Thứ hai doanh nghiệp có thể sử dụng tốt các tài sản sẵn có của mình nhằm năng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách khác doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có. - Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn đầu tư. Khi áp dụng công thức DuPont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số nay qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong ba nguyên nhân kể trên từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty: Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty TNHH Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh, chúng ta rút ra được một số nhận xét như sau: - Thứ nhất, tổng tài sản qua năm 2008 so với năm 2007 có xu hướng tăng lên chứng tỏ qui mô sản xuất kinh doanh của công ty đang được cải thiện nhưng sang năm 2009 tổng tài sản của công ty lại giảm chứng tỏ quy mô sản xuât kinh doanh của công ty đang gặp kho khăn cần phải khắc phục. - Thứ hai, tuy mức tích luỹ tài sản cố định năm 2008 bằng 2009 nhưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định lại có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do công ty đã đầu tư và sử dụng hợp lý tài sản cố định, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, thanh lý các máy móc hư hỏng không dùng nữa. Từ đó đem lại hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hơn. - Thứ ba, tuy mức tích lũy tài sản lưu động năm 2008 cao hơn năm 2009 nhưng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động lại có xu hướng giảm, do mức tăng của doanh thu tăng chậm hơn mức tăng của tài sản lưu động vào năm 2009. Vì vậy, công ty cần có biện pháp kích thích, tìm kiếm thị trường để cung cấp sản phẩm của mình từ đó mới tăng doanh thu lên được. - Thứ tư, các khoản phải thu của công ty năm 2009 có xu hướng giảm so với năm 2008 nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động mà công ty hiện có nhất là khoản phải thu của khách hàng. Điều này nói lên công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều. Công ty cần cố gắng hơn nữa để đôn đốc khách hàng trả nợ. - Thứ năm, doanh lợi tiêu thụ và tỷ suất lợi nhuận trên các loại vốn của công ty có xu hướng tăng, chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã được cải thiện so với năm 2009. Tuy nhiên, lợi nhuận tạo ra vẫn còn thấp do chi phí của công ty còn cao và vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng rất khó khăn. - Thứ sáu, tỷ số nợ của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008, chứng tỏ công ty đã tận dụng hết các khoản đi chiếm dụng. và đã tận dụng hết các khoản vốn đi chiếm dụng nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đã cao hơn. cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Nhưng công ty cần phải kiểm soát tỷ số nợ không nên để tỷ số nợ quá cao công ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Trên cơ sở những nhận xét trên cùng với diễn biến tình hình tài chính của công ty, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG HƯNG THỊNH TP.HCM 3.1 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh Trên đây, ta đã phân tích từng nét chung, nét riêng vế tình hình tài chính của công ty TNHH Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn những mặt còn hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục trong những mặt hạn chế tại doanh nghiệp, có những vấn đề thuộc về những nguyên nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều gặp phải: sự cạnh tranh khốc liệt khiến hoạt đông kinh doanh ngày càng khó khăn, chính sách chế độ của Nhà nước trong các lĩnh vực, những thay đổi trong quan điểm của khách hàng... Những mặt khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động, uyển chuyển để thích nghi và khắc phục, chính những điều đó sẽ giúp gạn lọc những doanh nghiệp có khả năng thích nghi thì tồn tại, nếu không sẽ bị phá sản. Để tồn tại đã khó, để đứng vững càng khó khăn hơn. Lúc này, vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này là cản trở trên con đường phát triển của doanh nghiệp. Từ những nhận định đó, cộng thêm sự hiểu biết về tình hình thực tế doanh nghiệp, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh: - Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ Trong 3 năm qua nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh còn chưa cao, lợi nhuận làm ra ít nên vốn dùng để bổ sung ít, trong khi nhu cầu lại tăng cao, hệ quả là doanh nghiệp phải đi vay bên ngoài hoặc đi chiếm dụng của các đối tượng khác. Do đó công ty cần chú ý gia tăng tỷ lệ vốn tự có bằng cách tăng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện khả năng thanh toán. - Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động hàng năm, doanh nghiệp phải lập kế hoạch nguồn vốn lưu động để so sánh nguồn vốn hiện có với số vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu để xem vốn lưu động thừa hay thiếu nhằm xử lý số thừa, tổ chức huy động nguồn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nếu thừa phải mở rộng sản xuất kinh doanh, Nếu thiếu phải tìm nguồn tài trợ, trước hết là nguồn bên trong ( quỹ phát triển sản xuất kinh doanh...) rồi mới tới nguồn bên ngoài ( vay ngân hàng, vay cá nhân...). Về tình hình công nợ và thanh toán Công nợ của công ty qua các năm qua còn tồn đọng nhiều gồm cả các khoản phải thu và phải trả. Công ty cần quản lý chặt chẽ và đôn đốc thanh toán đúng hạn. - Đối với các khoản phải thu: việc các khoản phải thu tăng trong năm 2008 có thể làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, nhưng đôi khi các khoản phải thu tăng cũng sẽ có lợi cho công ty, vì công ty đã có nhiều khách hàng, bán được sản phẩm, từ đó làm tăng doanh thu lên. Và trong năm 2009 các khoản phải thu đã có xu hướng giảm điều đó chứng tỏ công ty đã có một số biện pháp để có thể giảm bớt các khoản phải thu. - Đối với khoản tạm ứng cho công nhân viên: công ty cần nhắc nhở nhân viên làm tốt việc hoàn ứng sau mỗi đợt công tác hoặc mua vật tư, nếu chậm trễ sẽ cắt khen thưởng, cắt danh hiệu thi đua... - Đối với các khoản phải trả: theo dõi sít sao từng khoản nợ ứng với từng chủ nợ, xác định khoản nào có thể chiếm dụng hợp lý, khoản nào đã đến hạn cần thanh toán nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tăng sự tin cậy của các bạn hàng. Công ty cần chú trọng thanh toán các khoản công nợ với ngân sách nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước Về hiệu quả hoạt động kinh doanh Thông thường, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tuy nhiên việc tăng lợi nhuận phải phù hợp với bản chất nền kinh tế, phải có quan điểm đúng đẳn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ít lâu dài. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan: giá cả, thị trường, chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế... và chủ quan: trình độ tổ chức quản lý. Cụ thể đối với doanh nghiệp cần thực hiện các hướng sau: - Tăng doanh thu bán hàng hợp lý, tích cực: + Trên cơ sở nắm vững nhu cầu thị hiếu khách hàng, doanh nghiệp nên đa dạng hoá mẫu mã, phát huy những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng. Phấn đấu đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. + Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra phải được tiêu chuẩn hoá để tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra. Công ty cần tìm được các đối tác cung ứng trực tiếp vật tư, nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng tốt, ổn định và giá cả hợp lý để từ đó sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. - Chú trọng công tác quảng cáo: quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị. Do đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khẳng định vị trí cuả công ty trên thương trường, công ty nên có kế hoạch cho chi phí quảng cáo khoảng 3% trên doanh thu. Thiết lập một số quảng cáo thật tốt, phù hợp với đặc điểm tình hình của sản phẩm, tổ chức khuyến mãi cho khách hàng mua với số lượng lớn để thu hút khách hàng. - Công ty phải lập và xây dựng một đội ngũ marketing có trình độ và nghiệp vụ cao để tìm hiểu thị trường. Chú ý đến thị hiếu của khách hàng, chú trọng đến thị trường miền bắc chứ không chỉ quan tâm đến thị trường miền nam. Hạ thấp chi phí kinh doanh Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất phát từ quan điểm: mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất lao động, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hoãn còn chi phí nào không cần thiết thì cương quyết không chi... Trên quan điểm đó, cần phải: - Tích cực thanh lý tài sản cũ, lạc hậu không cần dùng để đầu tư trang thiết bị mới đồng bộ hơn, cải tiến dây chuyền sản xuất để giữ ổn định chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất. - Trong việc sử dụng vật liệu, dụng cụ cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ sẵn có. Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó. - Giảm chi phí hành chánh đến mức thấp nhất có thể được... Quản lý chi phí theo từng bộ phận để quy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đền bù hoặc xét khen thưởng. Tăng cường công tác quản lý lao động: Lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, quản lý lao động tốt góp phần không nhỏ vào sự thành đạt và phát triển của công ty. Để quản lý lao động tốt cần phải: - Căn cứ vào nhu cầu công tác ở doanh nghiệp để tuyển dụng và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người. Mạnh dạn đào tạo cán bộ đủ năng lực và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. - Quản lý thời gian lao động chặt chẽ, làm việc đúng giờ giấc, rèn luyện ý thức kỷ luật lao động. - Tạo cho người lao động những điều kiện thuận lợi nhất để làm việc , điều này liên quan đến các vấn đề cải thiến những điều kiện vệ sinh lao động nơi làm việc... Tổ chức các phòng ban gọn nhẹ, phân định chức năng quyền lực rõ ràng. - Về vấn đề quản lý quỹ tiền lương: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được doanh nghiệp ( người sử dụng lao động ) trả để bù đắp hao phí sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tái sản xuất sức lao động và phát triển thêm đời sống vất chất lẫn tinh thần cho người lao động. Đối với doanh nghiệp, tiền lương được sử dụng là đòn bẩy kích thích sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Do đó cần chấp hành tốt chính sách, chế độ quản lý quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội: + Tính toán chính xác tiền lương và các khoản trợ cấp, bảo hiểm phải trả cho từng người lao động, thanh toán các khoản này đầy đủ và đúng thời hạn quy định cho người lao động. + Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích bảo hiểm xã hội ... vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đơn vị sử dụng lao động. + Tính toán, phản ánh và thanh toán đẩy đủ, kịp thời các khoản thuế thu nhập và trích nộp khác 3.2. Kiến nghị: Đối với công ty: - Một khó khăn đối với công ty là vốn thiếu. Do đó công ty cần phải gia tăng tỷ lệ tích lũy vốn bằng cách tăng quỹ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường mối quan hệ tốt đối với các công ty, các tổ chức tài chính, ngân hàng để có thể tìm được các khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi. - Quản lý tài sản lưu động: xác định nhu cầu tài sản cần thiết cho từng kỳ sản xuất nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài sản lưu động công ty hoặc sẽ gặp khó khăn trong thanh toán, sản xuất bị ngừng trệ hoặc sẽ dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động. - Quản lý tài sản cố định: bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất và nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị, xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, lỗi thời không còn phù hợp với quy mô sản xuất nhằm thu hồi vốn cố định, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoặc đưa vào luân chuyển, bổ sung vào tài sản lưu động cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn. - Công ty phải từng bước hiện đại hóa phương pháp quản lý, cập nhật nhanh thông tin, giữ nghiêm tính kỷ luật của chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ để làm cơ sở ra quyết định nhanh chóng, chính xác. - Công ty cần có đường lối chủ trương chính sách kinh doanh đúng đắn, triển khai công việc kịp thời đồng bộ. Về quản lý, giao quyền cho các phòng ban trực thuộc công ty, cho người quản lý điều hành, quản lý, bảo toàn, phát triển và trực tiếp chịu trách nhiệm, có chế độ thưởng phạt rõ ràng. Mạnh dạn đào tạo cán bộ đủ năng lực và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. 3.3 Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính của Công Ty. Công tác phân tích tình hình tài chính tại Công Ty do kế toán trưởng thực hiện hiện. Thực tế công tác này chỉ mang tính hình thức, việc phân tích chỉ mang tính tổng quát chưa đi sâu vào phân tích chi tết các nguyên nhân ảnh hưởng do đó không phản ánh được tình hình tài chính thực tế của Công Ty. Để công tác phân tích tài chính thực sự có hiệu quả tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Một là: Cần xác định đối tượng sử dụng tài liệu phân tích. Xác định đối tượng sử dụng tài liệu phân tích giúp cho công tác phân tích đi theo trọng điểm không tập trung vào những yếu tố không cần thiết. Hai là: Cần lập kế hoạch phân tích. Đưa ra một kế hoạch phân tích cụ thể trên cơ sở xác định đối tượng quan tâm từ đó xác định: thời gian tiến hành, loại tài liệu, nguồn thông tin cần cho phân tích, phương pháp phân tích được sử dụng. Ba là : Tiến hành phân tích Cần phân tích chi tiết cụ thể trên những thông tin của kế toán, ngoài ra còn những thông tin thị trường, xây dựng các tỷ suất ngành để so sánh. Quan trọng hơn cả là công tác phân tích nên được tiến hành thường xuyên có thể là sau mỗi quý. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, có không ít doanh nghiệp sau khi hoạt động chưa được bao lâu đã phải phá sản vì những lý do chủ quan lẫn khách quan. Những doanh nghiệp còn tồn tại thì cũng gặp nhiều khó khăn. Công ty TNHH Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh từ ngày thành lập đến nay đã hơn 10 năm, đã trải qua không ít khó khăn. Cùng với sự chuyển mình của đất nước công ty đã và đang tự khẳng định mình để đi lên. Tuy còn tồn tại nhiều khó khăn, nhưng qua phân tích ở trên cho thấy: - Các khoản công nợ của công ty tuy lớn nhưng công ty có thể khống chế và quản lý. - Doanh lợi của công ty tuy không cao nhưng công ty đang có những biện pháp để thu hút khách hàng và ngày càng tạo được uy tín với khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả. Với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh lãnh đạo của Ban giám đốc công ty đã tận dụng thuận lợi vượt qua những khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tương đối. Những điều đó khẳng định một tương lai phát triển vững chắc của công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phan Duy Tự TÁI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu báo cáo hảng năm của Công Ty May Bảo Hộ Lao Động Hùng Thịnh Báo cáo tốt nghiệp khóa trước Nguyễn Tấn Bính – Sách kế toán quản trị - nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp. HCM Th.S Nguyễn Văn luận – Đại Học Kinh Tế - Quản Trị Tài Chính – Nhà Xuất Bản Thống Kê 2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx6 NOI DUNG 5-4-2011.docx
Tài liệu liên quan