Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đại lý hàng hải Sài Gòn: LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay nền kinh tế thế giới cũng như trong nước biến động không ngừng gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp , công ty sản xuất kinh doanh , vì vậy nếu doanh nghiệp muốn gặp ít rủi ro mà vẫn có thể sinh lời thì công việc cần thiết và đầu tiên mà doanh nghiệp nên làm là phân tích tình hình tái chính để có thể xác định được nguồn vốn ( vốn lưu động, vốn cố định …) các khoản nợ (ngắn hạn , dài hạn .. ) , củng như kết quả kinh doanh của những năm trước đó từ đó xác định được tình hình tài chính hiện tại , đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gián tới, vạch ra chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp để đạt được lơi nhuận cao nhất có thể trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc về tài chính , tín dụng và chấp hành luật pháp.
Phân tích tình hình tài chính là công việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị ,nhà đầu tư ….. mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục phụ cho lĩnh vực quản lý , đầu ...
63 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đại lý hàng hải Sài Gòn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay nền kinh tế thế giới cũng như trong nước biến động không ngừng gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp , công ty sản xuất kinh doanh , vì vậy nếu doanh nghiệp muốn gặp ít rủi ro mà vẫn có thể sinh lời thì công việc cần thiết và đầu tiên mà doanh nghiệp nên làm là phân tích tình hình tái chính để có thể xác định được nguồn vốn ( vốn lưu động, vốn cố định …) các khoản nợ (ngắn hạn , dài hạn .. ) , củng như kết quả kinh doanh của những năm trước đó từ đó xác định được tình hình tài chính hiện tại , đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gián tới, vạch ra chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp để đạt được lơi nhuận cao nhất có thể trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc về tài chính , tín dụng và chấp hành luật pháp.
Phân tích tình hình tài chính là công việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị ,nhà đầu tư ….. mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục phụ cho lĩnh vực quản lý , đầu tư của họ . Cho nên phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc thường xuyên và không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp , nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài . Chính vì tầm quan trọng đó nên em chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty CP đại lý hàng hải Sài Gòn ” để làm đề tài tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là cách để có thể tìm ra được nhửng rủi ro tiềm ẩn cũng như mặt mạnh trong sản xuất kinh doanh để giúp cho doanh hoạt động hiệu quá hơn . Chính vì lẽ đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty CP đại lý hàng hải Sài Gòn” là để đánh giá sức mạnh tài chính , hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của công ty . Qua việc nghiên cứu đề tài em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báo cáo tài chính được công ty cung cấp, từ đó các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính của công ty và trên những kết quả thực tế đó em cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của cả công ty.
Phương pháp nghiên cứu
- Phượng pháp thu thập số liệu : thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của cơ quan thực tập (Bảng cân đối kế toán , Bảng kết quả kinh doanh).
- Phương pháp xử lý số liệu : dựa trên các số liệu thu thập được tại cơ quan thực tập để tính toán các tỷ số tài chính từ đó phân tích , so sánh , tổng hợp các kết quả để đánh giá sự biến động của các tỷ số , qua đó có thể thấy được thực trạng của cơ quan thực tập trong những năm qua , trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai.
Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Là các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh , các báo biểu kế toán…từ đó sẽ tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm : 2007 , 2008 , 2009 để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của công ty.
Giới thiệu kết cấu chuyên đề
Báo cáo thực tập của em gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CP ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM – VOSA SÀI GÒN
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM – VOSA SÀI GÒN
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính
Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
1.2.1. Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng tài chính , hiệu quả sử dụng nguồn vốn, kinh doanh , cũng như điểm mạnh và điểm yếu từ đó đưa ra 1 chiến lược phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nó thật sự cần thiết cho một doanh nghiệp nếu muốn đạt được lợi nhuận nhưng hạn chế được những rủi ro đang tiếc.
1.2.2. Ý nghĩa
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh , là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý,nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính , ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn...
1.3. Phương pháp phân tích và nội dung phân tích tình hình tài chính
1.3.1. Phương pháp phân tích
1.3.1.1. Phương pháp tỷ số
Đây là phương pháp truyền thống và được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Ta dùng các tỷ số để phân tích trong phương pháp này. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện .
1.3.1.2. Phương pháp so sánh
Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh,được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp.
Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc (gốc so sánh) được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được.
Điều kiện so sánh được
- Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
Kỹ thuật so sánh
So sánh bằng số tuyệt đối
Phản ánh tổng hợp số lượng , quy mô của các chỉ tiêu kinh tế , là căn cứ để tính các số khác.
So sánh bằng số tương đối
Là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối có nhiều loại tùy thuộc vào nội dung phân tích mà sử dụng cho thích hợp.
- Số tương đối kế hoạch: phản ánh bằng tỷ lệ % , là chỉ tiêu mà doanh nghiệp phải thực hiện.
- Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng từng bộ phận chiếm trong tổng số.
- Số tương đối hiệu suất: là kết quả so sánh giữa 2 chỉ tiêu khác nhau nhằm đánh giá tổng quát chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
So sánh bằng số bình quân
Số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng , san bằng mọi chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng thể hiện có cùng tính chất , qua so sánh số bình quân , đánh giá tình hình biến động chung về mặt số lượng , chất lượng , phương hướng phát triển và vị trí giữa các doanh nhiệp. Khi sử dụng so sánh bằng số bình quân phải chú ý đến tính chặt chẽ của số bình quân.
- So sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể ở mỗi bảng cáo.
- So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp.
1.3.1.3. Phương pháp Du Pont
Với phương pháp này , các nhà phân tích tài chính sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt , xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA) , thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp.
1.3.2. Nội dung phân tích tài chính
1.3.2.1. Phân tích tổng quát về các báo cáo tài chính
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Dựa vào bảng cân đối kế toán so sánh tổng tài sàn và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải phân tích các mối quan hệ giữa các khoản, mục của bảng cân đối kế toán.
Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhắm đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động, sử dụng vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Ta có mối quan hệ cân đối sau:
TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
NGUỒN VỐN CSH = TỔNG TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ
Ta có:
Nguồn vốn CSH = (I+II+IV+(1,2,4)V)Tài Sản NH + (II+III+IV)Tài sản DH
Cân đối trên chỉ mang tính lý thuyết. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có mối quan hệ kinh tế qua lại với nhau kéo theo mối quan hệ về thanh toán nên việc chiến dụng vốn lẫn nhau là phổ biến.
Trường hợp 1:
Nguồn vốn CSH >(I+II+IV+(1,2,4)V)Tài sản NH + (II+III+IV)Tài sản DH
Trường hợp này, nguồn vốn chủ sở hữu không sử dụng hết nên bị các đơn vị khác chiếm dụng, nguồn vốn của doanh nghiệp không được đưa vào sử dụng hết trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trường hợp 2:
Nguồn vốn CSH < (I+II+IV+(1,2,4)V)Tài sản NH + (II+III+IV)Tài sản DH
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu nên tất yếu doanh nghiệp phải đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Để đánh giá chính xác cần xem xét số vốn đi chiếm dụng có hợp lý không? Vốn vay có quá hạn không ?
Phân tích kết cấu tài sản
Qua bảng kết cấu vốn có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định.
Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc đầu tư chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư xác định bằng công thức:
Tỷ suất đầu tư = 100%
Nhìn vào sự tăng lên của tỷ suất đầu tư, các chủ doanh nghiệp sẽ thấy năng lực sản xuất có xu hướng tăng. Nếu tình hình khác không đổi (vẫn phát triển bình thường) thì đây là hiện tượng khả quan. Song, các chủ doanh nghiệp thuộc các ngành khác như thương mại, dịch vụ … thì phải thận trọng trong việc xem xét tỷ suất này. Các nhà quản lý thông qua bảng cân đối kế toán se có những giải pháp tốt hơn trong việc sắp xếp, phân bố vốn của doanh nghiệp mình hợp lý và tối ưu hơn.
Phân tích kết cấu nguồn vốn
Ngoài việc xem xét tình hinh phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các chủ đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều đó được thể hiện qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt.
Tỷ suất tự tài trợ được xác định:
Tỷ số tự tài trợ = 100%
BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu
Số đầu kỳ
Số cuối kỳ
A . Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nợ khác
B . Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn
Nguồn kinh phí
….
Qua phân tích kết cấu nguồn vốn ngoài việc phản ánh tỷ lệ vốn theo từng đối tượng góp vốn, còn có ý nghĩa phản ánh tỷ lệ rủi ro mà chủ nợ phải chịu nếu doanh nghiệp thất bại.
1.3.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Hệ số này có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên , nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp. Tài sản lưu động dư thừa thường không tạo ra doanh thu.
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =
Tỷ số này thông thường nếu lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan , doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên , hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động.
Hệ số thanh toán bằng tiền
Hệ số thanh toán bằng tiền =
Hệ số thanh toán bằng tiền lớn thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang rất khả quan. Tuy nhiên vốn bằng tiền cao cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn không tốt.
Phân tích các hệ số về nợ
Hệ số nợ
Hệ số nợ phản ánh quan hệ giữa nợ vay dài hạn và nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều sức ép từ bên ngoài hơn khi tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn càng cao.
Hệ số nợ =
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay =
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có đối với người cung cấp tin dụng.
Phân tích các chỉ số hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ , rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở thành hàng ứ đọng.
Vòng quay các khoản phải thu
Hệ số vòng quay các khoản phải thu =
Hệ số này cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng càng nhanh. Tuy nhiên hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ số này cao quá đồng nghĩa với kì hạn thanh toán ngắn , không hấp dẫn khách mua hàng.
Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân =
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Vòng quay tài sản dài hạn =
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Vòng quay tài sản ngắn hạn =
1.3.2.3. Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh
Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp = 100%
Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí , đây là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh.
Doanh lợi tiêu thụ (ROS)
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm (%) lợi nhuận.
Doanh lợi tiêu thụ = 100%
Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn cao và doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Doanh lợi tài sản (ROA)
Doanh lợi tài sản = 100%
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu = 100%
1.3.2.4. Phân tích tài chính Du Pont
Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng
ROA thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời, đồng thời cũng cho biết thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản)
ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Ta có:
ROA =
Ta chia cả tử và mẫu cho doanh thu:
ROA = = ROSVòng quay tài sản
Như vậy để tăng ROA công ty có thể thúc đẩy ROS hoặc tăng vòng quay tài sản.
Phân tích ROE và các nhân tố ảnh hưởng
- ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản hữu hình) , là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tao ra bao nhiêu đồng lời.
- ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn mở rộng quy mô.
- ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư hơn.
Ta có:
ROE =
Ta cũng có thể viết theo dạng sau:
ROE =
= ROA Đòn bẩy tài chính
- Như vậy để tăng ROE chúng ta có thể tăng 1 trong 3 yếu tố chính là doanh lợi tiêu thụ , vòng quay tài sản hoặc đòn bẩy tài chính.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÀ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CP ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM – VOSA SÀI GÒN
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty CP Đại lý hàng hải Việt Nam – Vosa Sài Gòn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Đại lý hàng hải Việt Nam ( VietNam Ocean Shipping Agency) viết tắt là VOSA, được chính thức thành lập ngày 13/3/1957 theo Nghị Định số 50 của Bộ Giao Thông Vận Tải và Bưu Điện Việt Nam với trụ sở chính đặt tại Hải Phòng , khởi đầu những bước đi đầu tiên trong nghành dịch vụ đại lý hàng hải tại Việt Nam.
- Ngay từ những ngày đầu thành lập , VOSA phát triển rất mạnh ở miền Bắc với 3 chi nhánh đặt tại Hòn Gai , Cẩm Phả và Bến Thủy. Sau năm 1975, với ưu thế Việt Nam nằm trên con đường hàng hải huyết mạch của thế giới, thấy rõ hiệu quả hoạt động của VOSA cùng với nhu cầu mở rộng hoạt động đại lý hàng hải trong cả nước, chi nhánh của VOSA đã liên tiếp được thành lập tại khắp các cảng thường xuyên có tàu cập bến.
-Cho đến nay VOSA có 14 đại lý đóng tại các cảng biển quan trọng:
+VOSA Hà Nội
+VOSA Quảng Ninh
+VOSA Hải Phòng
+Northern Freight
+Orimas
+VOSA Bến Thủy
+VOSA Đà Nẵng
+VOSA Quy Nhơn
+VOSA Nha Trang
+VOSA Sài Gòn
+SamTra
+Vitamas
+Safi
+VOSA Vũng Tàu
+VOSA Cần Thơ
- Trong đó chi nhánh VOSA tại Thành Phố Hồ Chí Minh là đại lý hoạt động mạnh nhất về đại lý tàu biển.
- Để đáp ứng nhu cầu của công tác đại lý hàng hải và để có điều kiện phục vụ các hãng tàu tốt hơn, năm 1989 VOSA đã chuyển trụ sở chính từ Hải Phòng vào TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao dịch kinh tế của cả nước, là nơi có nguồn hàng lớn và có điều kiện tốt trong giao dịch với các hãng tàu lớn trên toàn thế giới, từ đó VOSA Sài Gòn trở thành VOSA Việt Nam.
- Từ năm 1989 đến năm 1996 VOSA không ngừng lớn mạnh bởi hoạt động hiệu quả trên vị trí độc quyền . Ngoài việc làm đại lý hàng hải , đại lý vận tải , môi giới thuê tàu và mua bán tàu , VOSA còn tham gia kinh doanh một số mặt hàng nhất định. Từ quy mô hoạt động trên có thể xem VOSA là một trong những đơn vị kinh tế mũi nhọn của cả nước, mang lại cho ngân sách nhà nước một nguồn thu đáng kể.
- Hiện nay do xu thế cạnh tranh gay gắt giữa hàng trăm đại lý hàng hải do chủ trương cấp giấy phép hàng loạt của Nhà nước nhằm xóa bỏ vị trí độc quyền của VOSA , VOSA đã không ngừng cải tổ bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng công tác phục vụ, luôn đề ra các chính sách thích hợp và linh hoạt để bắt kịp tốc độ cạnh tranh đang diễn ra trong ngành đại lý hàng hải. VOSA đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 . Vì thế ngày nay VOSA vẫn rất vững vàng hoạt động kinh doanh luôn có hiệu quả và được khách hàng trong nước và ngoài nước biết đến như một đại lý hàng hải uy tín và phục vụ tốt nhất ở Việt Nam.
- Đến năm 2001 để dễ dàng hơn trong việc quả lý và kinh doanh , VOSA Sài Gòn tách khỏi VOSA Việt Nam để hoạt động độc lập. VOSA Việt Nam (VOSA Tổng) trở thành đơn vị chủ quản , quản lý hoạt động kinh doanh của các chi nhánh VOSA trên toàn quốc.
- Như vậy đại lý hàng hải Sài Gòn (VOSA Sài Gòn) là công ty chi nhánh của đại lý hàng hải (VOSA), được tách ra hoạt động độc lập từ ngày 01/01/2001. VOSA Sài Gòn là một đơn vị hạch toán phụ thuộc , hàng tháng thực hiện công tác báo cáo số liệu và sổ sách kế toán cho VOSA Tổng.
- Ngày 30/12/2005 Bộ GTVT ra quyết định số 5009/QĐ-BGTVT về phê duyệt dự án và chuyển đại lý hàng hải Việt Nam đơn vị hạch toán độc lập của công ty hàng hải Việt Nam thành công ty cổ phần. Vào tháng 10/2006, VOSA Sài Gòn đã chính thức trở thành công ty cổ phần.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của công ty
2.1.2.1. Chức năng: đại lý hàng hải Việt Nam có các chức năng sau
- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch bằng đường biển và đường hàng không.
- Nhận ủy thác của chủ tàu,người thuê tàu trong và ngoài nước thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.
- Liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hải.
- Đảm bảo cho toàn bộ hoạt động dịch vụ đại lý cho tàu.
- Đảm nhận dịch vụ đại lý vận tải, các dịch vụ sữa chữa tàu.
- Đảm nhận cung cấp dịch vụ cho tàu.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Căn cứ vào chức năng ủy thác của người ủy thác, VOSA Sài Gòn phối hợp với cảng và các ngành liên quan, thực hiện tốt nhiệm vụ đại lý bốc xếp, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ hàng hải khác. Thu ngoại tệ cho nhà nước đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người ủy thác.
- Để xây dựng phương án đu tư phát triển, VOSA còn tham gia các tổ chức quốc tế (BIMCO, FIATA, IATA.. ) nhằm nghiên cứu và ứng dụng kịp thời những thay đổi nghiệp vụ và luật pháp quốc tế.
- Quản lý cán bộ, nhân viên theo chức năng của mình làm tốt công tác đại lý, công tác đối ngoại tham gia tích cực vào công tác bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự xã hội, bí mật nhà nước và nội bộ công ty.
- Quản lý lao động vật tư, tiền vốn của tổ chức, hạch toán các hoạt động kinh doanh, báo cáo định kỳ theo quy định của cấp trên.
- Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng công tác phục vụ để ngày càng có nhiều hãng tàu, khách hàng trong và ngoài nước biết đến một đại lý hàng hải có uy tín ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ của VOSA Sài Gòn quy định ở 2 nhóm đối tượng:
Nhóm tàu và hàng
- Thu xếp hợp đồng tiêu , lai dắt , xếp dỡ, kiểm kiện … và các dịch vụ khác như kiểm dịch y tế, dịch vụ thuyền viên …
- Tìm nguồn xuất hàng cho tàu.
- Đảm bảo việc chuẩn bị và lập chứng từ, văn bản đúng chính xác cho kịp từng chuyến tàu.
- Thu xếp các thủ tục hải quan,công an,cảng vụ cho tàu vào cảng,lưu cảng và rời cảng.
- Thu xếp dỡ hàng, giao nhận hàng.
- Thu cước hàng xuất nhập khẩu và các cước phí khác.
- Kiểm tra chứng từ hóa đơn, giải quyết công nợ của các bên.
- Giải quyết tổn thất chung, các khiếu nại kiện tụng khi có sự cố.
Nhóm thị trường và mua bán
- Lưu cước và phân phối hàng.
- Thực hiện các hợp đồng lưu cước và thuê tàu.
- Thông báo lịch tàu và chào giá cước.
- Liên hệ kho bãi, người xuất nhập khẩu, đại lý gởi hàng, cảng, các tổ chức thương mại và cơ quan chức năng khác (cục thuế, kiểm dịch, cảng vụ).
Tóm lại VOSA có chức năng chính là hoạt động dịch vụ đại lý hàng hải bao gồm : đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, cung ứng tàu biển và dịch vụ đại lý vận tải.
2.1.2.3. Đặc điểm
Với chức năng đã được nêu ở trên là trung gian nhận sự ủy thác của cả chủ tàu lẫn chủ hàng, để tiến hành công việc ở một cảng thì VOSA phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều tổ chức trong và ngoài nước.
Quan hệ đối ngoại
- Quan hệ với các hãng tàu và người thuê tàu về các thông tin của tàu như thời gian tàu khởi hành , cập cảng , ra cảng …Mối quan hệ này phải dựa trên cơ sở của hợp đồng đã thỏa thuận.Quan hệ này thường xuyên hay cách quãng tùy thuộc vào công việc của con tàu hoặc hàng hóa chuyên chở.
- Quan hệ với các cảng hàng hải trên thế giới,nắm bắt phong tục tập quán của từng quốc gia nhằm hỗ trợ thêm thông tin về chủ tàu và chủ hàng hóa , ngoài ra còn để theo dõi giá cả và cước phí của hàng hóa để điều chỉnh cho phù hợp , tránh tình trạng tàu chạy rong sau khi đã chở xong hàng.
Quan hệ với các cơ quan trong nước
- Tạo mối quan hệ tốt với các xí nghiệp vận tải biển ở trung ương địa phương nhằm hỗ trợ nhau khi cần thiết.
- Các cơ quan có chức năng kiểm tra như cảng vụ,hải quan,cửa khẩu và kiểm dịch …
- Các công ty bốc xếp và giao nhận hàng.
- Các xí nghiệp sửa chữa tàu.
- Các cơ quan đại diện hàng hải ở Việt Nam.
- Các công ty xuất nhập khẩu.
SƠ ĐỒ 1.1. Sơ đồ các mối quan hệ của VOSA
Chủ hàng trong nước
VOSA
Chủ hàng nước ngoài
Các tổ chức hàng hải trong nước
Các tổ chức hàng hải nước ngoài
Hãng tàu trong nước
Hãng tàu nước ngoài
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức
SƠ ĐỒ 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổng thể của đại lý hàng hải Việt Nam
SAMTRA
VITAMAS
Đại lý HH Vũng tàu
Đại lý HH ORIMAS
Đại lý HH Hà nội
Đại lý HH Bến Thủy
Đại lý HH Quảng Ninh
ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM
Đại lý HH Đà Nẵng
Đại lý HH Hải Phòng
Đại lý HH Quy Nhơn
N Freight Hà Nội
Đại lý HH Quy Nhơn
Đại lý HH Sài Gòn
Đại lý HH Cần Thơ
SƠ ĐỒ 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VOSA CORPORATION
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban Tổng Giám Đốc
Phòng tổ chức tiền lương
Phòng tài chính kế toán
Phòng quản lý đầu tư
Phòng kinh tế đối ngoại
Mạng chi nhánh
Liên doanh
VOSA Hà Nội
VOSA Quảng Ninh
VOSA Hải Phòng
North Freight
NYK Line (Việt Nam)
ORIMAS
VOSA Bến Thủy
VOSA Đà Nẵng
VOSA Quy Nhơn
NYK Logistics (Việt Nam)
VOSA Nha Trang
VOSA Vũng Tàu
VOSA Cần Thơ
China Shipping (Việt Nam)
VOSA Sài Gòn
VITAMAS
SAMTRA
SYMS (Việt Nam)
SƠ ĐỒ 1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vosa Sài Gòn
Ban Giám Đốc
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ chức nhân sự
Phòng thường vụ
Đội phương tiện
Phòng đại lý Container
Phòng dịch vụ
Phòng đại lý vận tải
Phòng đại lý tàu
2.1.3.2. Nhiệm vụ các phòng ban
Ban Giám đốc
Gồm một giám đốc và một phó giám đốc, chịu trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch quản lý kinh doanh đã đề ra , chỉ đạo và phê duyệt các hoạt động kinh doanh quản lý.
Phòng tổ chức nhân sự - lao động tiền lương – tổ chức hành chính
- Chịu trách nhiệm về kế hoạch, thực hiện tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Chịu trách nhiệm về việc phân phối tiền lương, lập kế hoạch và thực hiện việc phát lương, lập bảng lương hàng tháng cho công ty dựa vào báo cáo doanh thu từ phòng kế toán tài vụ.
- Chịu trách nhiệm thực hiện mọi vấn đề hành chính của cơ quan , thực hiện công tác văn thư và lưu trữ.
- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc của toàn công ty như điện thoại, internet và hệ thống mạng nội bộ để công việc kinh doanh được trôi chảy.
Phòng thường vụ
- Theo dõi tin tức các tàu , các hãng tàu trên thế giới cũng như tất cả các cơ quan liên quan đến nghiệp vụ đại lý. Phối hợp với các phòng ban khác tiếp tục thực hiện hoặc trình lên ban giám đốc giải quyết những vấn đề khó khăn.
- Theo dõi tình hình các tàu cập cảng, bốc dỡ hàng hóa.
- Lập giấy tờ cho tàu đến để báo cáo với cơ quan có liên quan để chuẩn bị đón tàu.
- Liên hệ với các chủ hàng, thực hiện nghiệp vụ đại lý môi giới thuê tàu với chủ tàu.
- Thực hiện việc quảng cáo trên báo, internet …
- Giải quyết các vấn đề có tính chất pháp lý.
Phòng kế toán – tài vụ
- Thu cước, kiểm tra cước theo thị thực các hãng tàu.
- Thực hiện kế hoạch tài chính của công ty, theo dõi và thực hiện việc thu chi của công ty, hàng tháng tổng hợp số liệu kế toán để theo dõi và chuyển về cho VOSA tổng.
- Nhận chứng từ của các cơ quan đã phục vụ cho tàu , lập khoản thanh toán và đòi tiền của các hãng tàu mà công ty đã phục vụ.
- Thống kê thời gian sử dụng các tàu.
Phòng đại lý tàu
- Làm thủ tục xuất nhập khẩu cho tàu.
- Làm nhiệm vụ hiện trường, theo dõi đôn đốc tình hình xây dựng hàng hóa, cầu cảng và các vấn đề khác liên quan . Kịp thời thông báo cho các hãng tàu để cùng phối hợp giải quyết những khó khăn.
- Lập chứng từ hàng hóa và chứng từ đại lý.
- Dịch vụ cung ứng như dầu , nước ngọt, trang thiết bị sữa chữa vật tư … tân trang các thiết bị làm hàng, thu xếp việc đi lại, lo cho thuyền viên bị ốm đau.
Phòng dịch vụ
Cung cấp các dịch vụ cho tàu như lương thực , thực phẩm , xăng dầu … làm thủ tục nhập khẩu các phụ tùng thay thế cho các thiết bị hư hỏng của tàu.
Phòng đại lý Container
- Thực hiện việc xếp dỡ Container và thông báo cho các chủ hàng có liên quan đến việc giao nhận hàng.
- Sửa chữa và cho thuê Container.
- Nhận làm dịch vụ nhập xuất hàng qua các cảng trên thế giới.
Đội phương tiện
- Quản lý phương tiện, sử dụng phương tiện phục vụ trong kinh doanh và phục vụ cho tàu.
- Lập kế hoạch mua sắm phương tiện mới.
- Lập kế hoạch xăng dầu hàng năm.
2.1.4. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của công ty
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
Chênh lệch
Tỷ lệ
Doanh thu
23,736,329,057
26,319,631,769
2,583,302,712
10.88%
Lợi nhuận
1,764,882,211
1,634,282,979
(130,599,232)
-7.4%
(Trích bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 – 2009)
- Nhìn vào bảng trên ta cũng có thể dễ dàng nhận ra được là doanh thu của công ty trong năm 2009 đã tăng đáng kể 2,583,302,712 đồng, tỷ lệ tăng 10.88% so với năm 2008. Doanh thu tăng một phần do sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, chính điều này đã tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty và cũng cho thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang thuận lợi.
- Doanh thu tăng nhưng giá vốn hàng bán tăng , các chi phí khác có tăng có giảm nhưng không nhiều, cộng thêm thuế thu thập tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận công ty , lợi nhuận năm 2009 giảm so với năm 2008 là 130,599,232 , tỷ lệ giảm 7,4%.
Tuy có giảm trong lợi nhuận nhưng đây là một năm khó khăn cho cả nền kinh tế nên việc công ty chịu giảm lợi nhuận cũng không phải là đáng ngại , quan trọng là công ty phải biết duy trì kinh doanh sao cho thuận lợi để tăng doanh thu đồng thời giảm các chi phí không cần thiết.
Thuận lợi
- Với cơ cấu tổ chức như ở phần trên giúp cho công ty linh hoạt, chủ động về tình hình tài chính và cân đối thu chi.
- Hoạt động của doanh nghiệp đang trên xu hướng đổi mới, ngày càng ổn định và hiệu quả ngày càng cao.
- Doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệp trong công tác đại lý, có uy tín trên thị trường vận tải biển trong và ngoài nước, có mối quan hệ rộng rãi với các hãng tàu, bạn hàng, đại lý vận tải trong và ngoài nước.
- Hệ thống trang thiết bị, văn phòng máy móc, phương tiện thông tin liên lạc vận tải đầy đủ giúp cho các bộ phận hoạt động được hiệu quả hơn.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên năng nổ, có trình độ nghiệp vụ cao, nắm bắt thị trường tốt.
Khó khăn
- Số lượng công việc kế toán quá lớn, VOSA Tổng luôn phải giám sát tình hình của các đơn vị để tránh những sai sót không cần thiết.
- Công ty đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các công ty và đơn vi khác.
- Công tác môi giới khách hàng chưa mạnh vì có quá ít đại diện của công ty tại nước ngoài.
- Công ty chưa thực sự chủ động trong mối quan hệ với khách hàng.
2.2. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Đại lý hàng hải Việt Nam – Vosa Sài Gòn
2.2.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính
2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
BẢNG 2.1. Trích bảng cân đối kế toán 3 năm 2007-2008-2009
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
18,321,593,088
15,576,473,953
14,142,481,585
I. Tiền và các khoản tương đương
9,883,959,577
8,280,549,973
9,355,691,342
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
160,000,000
350,000,000
75,000,000
III. Các Khoản phải thu
7,689,938,279
5,746,323,894
4,003,425,865
IV. Hàng tồn kho
252,951
165,481
639,605
V . Tài sản ngắn hạn khác
587,442,282
1,199,434,605
707,724,773
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
8,594,559,172
8,092,262,827
8,485,458,491
I. Các khoản phải thu dài hạn
159,637,466
-
-
II. Tài sản cố định
6,726,935,469
6,568,731,634
6,340,987,466
1. Tài sản cố định hữu hình
2,275,125,264
2,675,923,635
4,235,701,551
-Nguyên giá
-
4,913,902,497
6,895,730,754
-Giá trị hao mòn lũy kế
-
(2,237,978,862)
(2,660,029,203)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
-
-
-
3. Tài sản cố định vô hình
474,233,608
493,993,054
476,338,078
-Nguyên giá
476,607,132
500,475,609
488,415,119
-Giá trị hao mòn lũy kế
(2,373,525)
(6,482,555)
(12,077,041)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3,977,576,597
3,398,814,945
1,628,947,838
III. Đầu tư bất động sản
-
-
-
IV. Đầu tư tài chính dài hạn
1,275,162,913
1,208,957,990
1,917,508,010
V. Tài sản dài hạn khác
432,823,325
314,573,203
226,963,015
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
26,916,152,261
23,668,736,780
22,627,940,077
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
18,537,256,016
14,241,784,055
12,624,287,080
I. Nợ ngắn hạn
18,032,951,198
13,668,883,138
12,376,102,982
II. Nợ dài hạn
504,304,818
572,900,916
248,184,099
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
7,953,261,846
8,857,657,417
9,514,645,127
I. Vốn chủ sở hữu
7,167,048,996
7,935,437,180
8,452,950,569
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
786,212,850
922,220,238
1,061,694,558
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
425,634,399
569,295,308
489,007,870
TỔNG NGUỒN VỐN
26,916,152,261
23,668,736,780
22,627,940,077
(Nguồn: phòng kế toán – tài vụ)
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty trong năm , ta phân tích các số liệu phản ánh về vốn , nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế toán trên cơ sở xác định những biến động về qui mô , kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty.
a. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn
Phân tích khái quát sự biến động tài sản
Vốn doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại trong các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Trên bản cân đối kế toán có 2 loại:
-Tài sản ngắn hạn.
-Tài sản dài hạn.
Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về qui mô của công ty , đồng thời so sánh giá trị của tỷ trọng của toàn bộ vốn.
BẢNG 2.2. Bảng kết cấu tài sản
ĐVT: đồng
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
18,321,593,088
68.07%
15,576,473,953
65.81%
14,142,481,585
62.5%
I.Tiền và các khoản tương đương
9,883,959,577
53.95%
8,280,549,973
53.16%
9,355,691,342
66.15%
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn
160,000,000
0.87%
350,000,000
2.25%
75,000,000
0.53%
III.Các Khoản phải thu
7,689,938,279
41.97%
5,746,323,894
36.89%
4,003,425,865
28.31%
IV.Hàng tồn kho
252,951
0.00%
165,481
0.00%
639,605
0.00%
V .Tài sản ngắn hạn khác
587,442,282
3.21%
1,199,434,605
7.70%
707,724,773
5.00%
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
8,594,559,172
31.93%
8,092,262,827
34.19%
8,485,458,491
37.5%
I. Các khoản phải thu dài hạn
159,637,466
1.86%
-
-
-
-
II.Tài sản cố định
6,726,935,469
78.27%
6,568,731,634
81.17%
6,340,987,466
74.73%
III.Đầu tư tài chính dài hạn
1,275,162,913
14.84%
1,208,957,990
14.94%
1,917,508,010
22.60%
IV.Tài sản dài hạn khác
432,823,325
5.04%
314,573,203
3.89%
226,963,015
2.67%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
26,916,152,261
100%
23,668,736,780
100%
22,627,940,077
100%
Nhìn vào bảng kết cấu tài sản ta có thể thấy được trong cả 3 năm 2007 – 2008 – 2009 tỷ trọng của tài sản ngắn hạn luôn cao hơn tài sản dài hạn, dù có thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung không đáng kể.
Năm 2008
Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn có giảm hơn so với năm 2007 từ 68.07% xuống còn 65.81% . Trong đó các khoản phải thu giảm từ 41.97% ở năm 2007 xuống còn 36.89% ở năm 2008.
Tài sản dài hạn tăng từ 31.93% lên 34.19% ở năm 2008 do hầu hết các khoản mục đều giảm so với năm 2007 . Cho thấy trong năm 2008 công ty đang có xu hướng đầu tư lâu dài cho việc kinh doanh của công ty.
Năm 2009
Trong năm 2009 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn cũng giảm nhẹ từ 65.81% năm 2008 xuống 62.5% và tăng nhẹ ở tài sản dài hạn từ 34.19% năm 2008 lên 37.5%. Đây cũng có thể coi là dấu hiệu công ty đang bắt đầu chú tâm vào việc đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh lâu dài của công ty.
Qua đó ta cũng thấy tỷ trọng đầu tư tài chính tăng đều trong 3 năm từ 14.84% năm 2007 lên 22.60% ở năm 2009 cho thấy sức hút của nó ngày càng tăng và là 1 trong những lựa chọn của công ty trong tương lai để đầu từ lâu dài.
Phân tích khái quát sự biến động của nguồn vốn
Nguồn vốn của đơn vị gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỉ lệ kết cấu tổng số nguồn vốn phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Vì vậy phân tích tài sản đi đôi với vốn.
Năm 2008
Dựa vào việc so sánh nguồn vốn cuối năm 2008 với đầu năm 2008 để đánh giá mức độ huy động đảm bảo vốn cho quá trình kinh doanh, đồng thời so sánh tỷ trọng của bộ phận cấu thành vốn.
BẢNG 2.3. Bảng thể hiện nguồn vốn trong năm 2008
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm 2008
Tỷ trọng
Cuối năm 2008
Tỷ trọng
Chênh lệch
A .Nợ phải trả
18,537,256,016
68.87%
14,241,784,055
60.17%
(4,295,471,962)
B .Nguồn vốn CSH
7,953,261,846
29.55%
8,857,657,417
37.42%
904,395,571
C . Lợi ích cổ đông tối thiểu
425,634,399
1.58%
569,295,308
2.41%
143,660,909
TỔNG
26,916,152,261
100%
23,668,736,780
100%
(3,247,415,481)
(Nguồn: phòng kế toán – tài vụ)
Nguồn vốn của công ty cuối năm 2008 giảm so với đầu năm 3,247,415,481 đồng , tỉ lệ giảm là 12.06%.
-Nợ phải trả giảm 4,295,471,962 đồng với tỉ lệ giảm 23.17%.
-Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2008 tăng hơn so với đầu năm 2008 904,395,571 đồng , tỉ lệ tăng 11.37% điều này cho thấy công ty đang dần muốn chủ động về vốn.
-Lợi ích cổ đông tối thiểu cuối năm tăng hơn so với đầu năm trong năm 2008 là 143,660,909 đồng , tỉ lệ 33.75%.
Xét về kết cấu thì năm 2008 đã có sự thay đổi đáng kể. Tổng nguồn vốn có giảm so với đầu năm một phần cũng là do công ty đã thanh toán được các khoản nợ mà công ty đã chiếm dụng để làm vốn kinh doanh thời gian qua nhưng nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên lại không lớn hơn khoản giảm của nợ phải trả. Tuy vậy việc giảm của nợ phải trả cũng cho ta thấy được tình hình thanh toán công nợ trong năm 2008 của công ty là rất khả quan.
Năm 2009
BẢNG 2.4. Bảng thê hiện nguồn vốn trong năm 2009
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm 2009
Tỷ trọng
Cuối năm 2009
Tỷ trọng
Chênh lệch
A .Nợ phải trả
14,241,784,055
60.17%
12,624,287,080
55.79%
(1,617,496,974)
B .Nguồn vốn CSH
8,857,657,417
37.42%
9,514,645,127
42.05%
656,987,709
C . Lợi ích cổ đông tối thiểu
569,295,308
2.41%
489,007,870
2.16%
(80,287,438)
TỔNG
23,668,736,780
100%
22,627,940,077
100%
(1,040,796,703)
(Trích bảng cân đối kế toán năm 2009)
Nguồn vốn của công ty cuối năm 2009 so với đầu năm tiếp tục giảm như năm 2008 nhưng ít hơn với mức giảm 1,040,796,703 đồng , tỉ lệ giảm 4.39%.
-Nợ phải trả giảm 1,617,496,974 đồng , tỉ lệ giảm 11.35%.
-Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 656,987,709 đồng , tỉ lệ 7.41%.
-Lợi ích cổ đông tối thiểu giảm 80,287,438 đồng , tỉ lệ 14.1%
Xét năm 2009 tỷ trọng nợ phải trả đầu năm đã giảm từ 60.17% xuống 55.79% vào cuối năm , một lần nữa cho ta thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty ngày thể hiện tốt. Kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng chiếm tỷ trọng 42.04% vào cuối năm so với 37.42% đầu năm . Một lần nữa cho ta thấy mặc dù công ty muốn chủ động về vốn với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu tuy vậy nó không bù lại được cho khoản nợ mà công ty đã thanh toán nên làm giảm tổng nguồn vốn của công ty.
Nhận xét:
Nhìn chung vào số liệu trên ta có thể thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty có giảm nhẹ qua các năm ở một số khoản mục. Tuy nhiên nếu xét rộng hơn ta có thể nhận thấy được rằng là tình hình kinh doanh của công ty đang rất khả quan khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng và khả năng thanh toán công nợ rất hiệu quả khi nợ phải tra giảm qua các năm điều này sẽ giúp cho công ty giảm bớt rủi ro và chủ động hơn trong công việc kinh doanh và đầu tư của mình.
b. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Việc phân tích này giúp ta thấy được nguồn vốn chủ sở hữu có đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá kinh doanh của công ty hay không , từ đó có những chiến lược huy động vốn một cách hợp lý. Ta xét qua việc so sánh:
(I+II+IV+(1,2,4)V)A Tài sản + (II+III+IV)B Tài sản với B Nguồn vốn
Từ bảng cân đối kế toán ở trên ta lập bảng so sánh:
BẢNG 2.5. Bảng so sánh giữa tài sản và nguồn vốn qua các năm
ĐVT: đồng
2007
2008
2009
(I+II+IV+(1,2,4)V)A Tài sản + (II+III+IV) B Tài sản
19,066,576,517
17,921,954,353
18,602,205,722
B Nguồn vốn
7,953,261,846
8,857,657,417
9,514,645,127
Chênh lệch
11,113,314,671
9,064,296,936
9,087,560,595
Tỉ lệ tăng, giảm
2008 so với 2007
2009 so với 2008
-18.44%
0.26%
Qua bảng so sánh ta nhận thấy cả 3 năm 2007 – 2008 – 2009:
(I+II+IV+(1,2,4)V)A Tài sản + (II+III+IV)B Tài sản > B Nguồn vốn , nghĩa là nguồn vốn của công ty vẫn không đủ trang trải cho tài sản hiện tại. Tuy vậy ta vẫn có thể nhìn thấy mặt tích cực khi tỉ lệ chênh lệch đều có xu hướng giảm như năm 2008 đã giảm 18.44% so với năm 2007 , tuy nhiên năm 2009 có tăng 0.26% so với năm 2008 nhưng không đáng kể. Công ty nên cố gắng giảm bớt chênh lệch giữa nguồn vốn và nợ để chủ động hơn về vốn đồng thời giảm các chi phí phát sinh do nợ.
So sánh giữa lượng vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng.
Vốn đi chiếm dụng = IA Nguồn vốn – (1)IA Nguồn vốn
Vốn bị chiếm dụng = IIIA Tài sản + (3)VA Tài sản
Ta có thể lập bảng như sau:
BẢNG 2.6. Bảng so sánh giữa vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng
ĐVT: đồng
Vốn đi chiếm dụng
Vốn bị chiếm dụng
Chênh lệch
2007
16,964,647,798
7,689,938,279
9,274,709,520
2008
13,617,883,138
5,746,782,427
7,871,100,711
2009
11,903,529,982
4,025,734,355
7,877,795,627
-Năm 2008 lượng vốn đi chiếm dụng của đơn vị khác đã giảm hơn so với năm 2007 là 3,346,764,660 đồng.
-Năm 2009 cũng tương tự với mức giảm vốn đi chiếm dụng là 1,714,353,157 đồng.
-Đồng thời ta cũng thấy vốn bị chiếm dụng của công ty cũng đã giảm theo từng năm với mức giảm 1,943,155,851 đồng ở năm 2008 so với năm 2007 và 1,721,048,073 đồng ở năm 2009 so với năm 2008.
Nhìn chung việc công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác để kinh doanh không có gì lạ , bởi khó có công ty hay doanh nghiệp nào có thể tự bỏ vốn ra để kinh doanh thường là đi chiếm dụng vốn hoặc tìm nguồn tài trợ. Xem bảng tính trên ta cũng thấy rõ là công ty đang giảm dần lượng vốn đi chiếm dụng và cũng giảm nguồn vốn bị đơn vị khác chiếm dụng cho thấy khả năng thu hồi vốn bên ngoài của công ty rất khả quan, giảm không để tình trạng công nợ kéo dài.
c. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
Phân tích kết cấu tài sản.
Tài sản ngắn hạn
BẢNG 2.7. Bảng thể hiện chi tiết tài sản ngắn hạn
ĐVT: đồng
2007
2008
2009
I .Tiền và các khoản tương đương
9,883,959,577
8,280,549,973
9,355,691,342
1 .Tiền
8,743,914,977
6,326,469,973
7,527,161,342
2 .Các khoản tương đương tiền
1,140,044,600
1,954,080,000
1,828,530,000
II .Các khoản đầu tư tài chính
160,000,000
350,000,000
75,000,000
1 .Đầu tư ngắ hạn
160,000,000
350,000,000
75,000,000
III .Các khoản phải thu
7,689,938,279
5,746,323,894
4,003,425,865
1 .Phải thu khách hàng
5,482,520,134
4,330,622,149
2,795,430,137
2 .Trả trước cho người bán
330,908,269
445,617,557
295,857,809
3.Phải thu nội bộ
615,779,612
-
-
4 .Các khoản thu khác
1,287,768,976
999,212,156
958,025,047
5 .Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(27,038,712)
(29,127,968)
(45,902,127)
IV .Hàng tồn kho
252,951
165,481
639,605
V .Tài sản ngắn hạn khác
587,442,282
1,199,434,605
707,724,773
1 .Chi phí trả trước
11,795,663
58,117,076
10,586,199
2 .Thuế GTGT được khấu trừ
114,119,793
419,104,975
91,915,478
3 .Thuế và các khoản phai thu NN
-
458,533
22,308,490
4 .Tài sản ngắn hạn khác.
461,526,825
721,754,021
582,914,606
TÀI SẢN NGẮN HẠN
18,321,593,088
15,576,473,953
14,142,481,585
(Trích bảng cân đối kế toán năm 2007-2008-2009)
Từ đây ta có một bảng so sánh các khoản mục như sau:
BẢNG 2.8. Bảng so sánh tài sản ngắn hạn giữa các năm
Chênh lệch 2008-2007
% tăng, giảm
Chênh lệch 2009-2008
% tăng, giảm
I .Tiền và các khoản tương đương
(1,603,409,604)
-16.22%
1,075,141,369
12.98%
1 .Tiền
(2,417,445,004)
-27.65%
1,200,691,369
18.98%
2 .Các khoản tương đương tiền
814,035,400
71.40%
(125,550,000)
-6.43%
II .Các khoản đầu tư tài chính
190,000,000
118.7%
(275,000,000)
-78.57%
1 .Đầu tư ngắ hạn
190,000,000
118.75%
(275,000,000)
-78.57%
III .Các khoản phải thu
(1,943,614,385)
-25.27%
(1,742,898,029)
-30.33%
1 .Phải thu khách hàng
(1,151,897,985)
-21.01%
(1,535,192,012)
-35.45%
2 .Trả trước cho người bán
114,709,288
34.66%
(149,759,748)
-33.61%
3.Phải thu nội bộ
-
0.00%
-
0.00%
4 .Các khoản thu khác
(288,556,820)
-22.41%
(41,187,110)
-4.12%
5 .Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(2,089,256)
7.73%
(16,774,159)
57.59%
IV .Hàng tồn kho
(87,469)
-34.58%
474,124
286.5%
V .Tài sản ngắn hạn khác
611,992,323
104.2%
(491,709,832)
-41.00%
1 .Chi phí trả trước
46,321,413
392.70%
(47,530,877)
-81.78%
2 .Thuế GTGT được khấu trừ
304,985,182
267.25%
(327,189,497)
-78.07%
3 .Thuế và các khoản phải thu NN
-
0.00%
21,849,957
4765.18%
4 .Tài sản ngắn hạn khác.
260,227,195
56.38%
(138,839,414)
-19.24%
TÀI SẢN NGẮN HẠN
(2,745,119,136)
-14.98%
(1,433,992,367)
-9.21%
Căn cứ vào bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2008 đã giảm 2,745,119,136 đồng , tỉ lệ 14.98% so với năm 2007 và năm 2009 cũng đã giảm 1,433,992,367 đồng , tỉ lệ giảm 9.21% so với năm 2008 , điều này xảy ra là do:
- Tiền và các khoản tương đương năm 2008 giảm so với năm 2007 trong đó tiền giảm 2,417,445,004 đồng , tỉ lệ giảm 27.64% cho thấy công ty đã dùng tiền vào việc kinh doanh để tăng vòng luân chuyển của tiền , tuy nhiên các khoản tương đương tiền lại tăng 814,035,400 đồng , tỉ lệ tăng là 71.4% . Sang năm 2009 tiền đã tăng lên 1,200,691,369 đồng , tỉ lệ tăng 18.98% việc này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thanh toán , còn các khoản tương đương tiền trong năm 2009 đã giảm 125,550,000 đồng , tỉ lệ 6,43%.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhanh trong năm 2008 với mức tăng 190,000,000 đồng , tỉ lệ 118.7% so với năm 2007 cho thấy sự chú ý của công ty giành cho đầu tư tài chính . Tuy nhiên sang năm 2009 thì đầu tư tại chính đã giảm 275,000,000 đồng , tỉ lệ giảm 78.57% so với năm 2008 điều này cũng có thể dễ nhận ra vì tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vào lúc này vẫn chưa thật sự hồi phục và sẽ là mạo hiệm nếu đầu tư quá nhiều vào khoản mục này.
- Các khoản phải thu ngắn hạn giảm dần qua các năm như 2008 đã giảm 1,943,614,385 đồng , tỉ lệ giảm 25.27% so với năm 2007 và ở năm 2009 cũng giảm 30,33% so với năm 2008. Điều này cho thấy công ty đang cố gắng thu hồi lượng vốn bị chiếm dụng bên ngoài và nó có vẻ khả quan khi tỉ lệ giảm luôn ở mức 2 con số trong 2 năm 2008 và 2009.
- Hàng tồn kho của công ty là không đáng kể chiếm 1 tỷ trọng rất thấp do loại hình kinh doanh của công ty không yêu cầu lượng hàng tồn kho quá cao. Ở năm 2008 lượng hàng tồn kho giảm 87,649 đồng , tỉ lệ giảm 34.57% so với năm 2007 , nhưng tăng tới 286.5% ở năm 2009 so với năm 2008. Chủ yếu hàng tồn kho ở đây là các vật dụng , dụng cụ dùng cho công việc kinh doanh và có giá trị không cao.
- Tài sản ngắn hạn khác trong năm 2008 tăng mạnh 611,992,323 đồng , tỉ lệ tăng 104.1% so với năm 2007. Nhưng trong năm 2009 nó lại giảm 491,709,832 đồng , tỉ lệ giảm 41% điều này xảy ra 1 phần là do thuế GTGT được khấu trừ ở năm 2008 tăng 304,985,182 đồng , tỉ lệ tăng 267.25% so với năm 2007 nhưng đã giảm 327,189,497 đồng so với năm 2008 , tỉ lệ giảm 78.07% điều này cho thấy công ty đã làm tốt các thủ tục hoàn thuế để tránh không bị chiếm dụng vốn.
Tóm lại tài sản ngắn hạn tuy có giảm trong 3 năm do nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn và giá nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty , tuy nhiên lượng giảm vẫn ở mức chấp nhận được và chắc chắn công ty sẽ hoạt động khởi sắc hơn trong thời gian tới.
Tài sản dài hạn
BẢNG 2.9. Bảng thể hiện tài sản dài hạn
ĐVT: đồng
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
8,594,559,172
8,092,262,827
8,485,458,491
I . Các khoản phải thu dài hạn
159,637,466
-
-
II .Tài sản cố định
6,726,935,469
6,568,731,634
6,340,987,466
1 .Tài sản cố định hữu hình
2,275,125,264
2,675,923,635
4,235,701,551
-Nguyên giá
4,155,004,641
4,913,902,497
6,895,730,754
-Giá trị hao mòn lũy kế
(1,879,879,377)
(2,237,978,862)
(2,660,029,203)
2 .Tài sản cố định thuê tài chính
-
-
-
3 .Tài sản cố định vô hình
474,233,608
493,993,054
476,338,078
-Nguyên giá
476,607,132
500,475,609
488,415,119
-Giá trị hao mòn lũy kế
(2,373,525)
(6,482,555)
(12,077,041)
4 .Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3,977,576,597
3,398,814,945
1,628,947,838
III. Đầu tư bất động sản
-
-
-
IV. Đầu tư tài chính dài hạn
1,275,162,913
1,208,957,990
1,917,508,010
V. Tài sản dài hạn khác
432,823,325
314,573,203
226,963,015
(Trích bảng cân đối kế toán năm 2007-2008-2009)
Ta có bảng so sánh như sau:
BẢNG 2.10. Bảng so sánh tài sản dài hạn qua giữa các năm
ĐVT: đồng
Chênh lệch 2008-2007
% tăng giảm
Chênh lệch 2009-2008
% tăng, giảm
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
(502,296,345)
-5.84%
393,195,664
4.86%
I . Các khoản phải thu dài hạn
(159,637,466)
-100%
-
0.00%
II .Tài sản cố định
(158,203,835)
-2.35%
(227,744,168)
-3.47%
1 .Tài sản cố định hữu hình
400,798,371
17.62%
1,559,777,916
58.29%
-Nguyên giá
4,913,902,497
-
1,981,828,257
40.33%
-Giá trị hao mòn lũy kế
(2,237,978,862)
-
(422,050,341)
18.86%
2 .Tài sản cố định thuê tài chính
-
0.00%
-
0.00%
3 .Tài sản cố định vô hình
19,759,446
4.17%
(17,654,976)
-3.57%
-Nguyên giá
23,868,477
5.01%
(12,060,490)
-2.41%
-Giá trị hao mòn lũy kế
(4,109,030)
173.12%
(5,594,486)
86.30%
4 .Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
(578,761,652)
-14.55%
(1,769,867,108)
-52.07%
III . Đầu tư bất động sản
-
0.00%
-
0.00%
IV . Đầu tư tài chính dài hạn
(66,204,923)
-5.19%
708,550,020
58.61%
V .Tài sản dài hạn khác
(118,250,122)
-27.32%
(87,610,188)
-27.85%
Qua bảng phân tích ta thấy năm 2008 tài sản dài hạn giảm hơn so với năm 2007 502,296,345 đồng , tỉ lệ giảm 5.84% . Sang năm 2009 tăng lại 393,195,664 đồng , tỉ lệ tăng 4.86%.
- Tài sản cố định giảm liền trong 2 năm 2008 , 2009 với mức giảm lần lượt là 158,203,835 đồng và 227,744,168 đồng điều này cho thấy công ty đã thanh lý một số tài sản cố định không cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
- Đầu tư tài chính dài hạn ở năm 2008 giảm 66,204,923 đồng , tỉ lệ giảm 5.19% , nguyên nhân có thể là do khủng hoảng tài chính ở Mỹ và toàn thế giới nên công ty không giám mạo hiểm. Tuy vậy ở năm 2009 do tình tình tài chính trên thế giới dần phục hồi nên công ty đã tập trung nhiều vào đầu tư tài chính , khi mức tăng lên tới 708,550,020 đồng với tỉ lệ tăng 58.61%.
- Các tài sản dài hạn khác giảm theo các năm 27.32% ở năm 2008 và 27.85% ở năm 2009 cũng có thể là do công ty đã thanh lý bớt tài sản dài hạn khác để tiết kiệm chi phí cho công ty.
Tỷ suất đầu tư của công ty qua các năm như sau:
Tỷ suất đầu tư = 100%
+ Năm 2007
Tỷ suất đầu tư =
+ Năm 2008
Tỷ suất đầu tư =
+ Năm 2009
Tỷ suất đầu tư =
Tỷ suất đầu tư trong 3 năm có chiều hướng tăng , từ 31.93% ở năm 2007 lên 34.19% ở năm 2008 và 37.5% năm 2009 , từ đó cho ta thấy công ty đã định hướng mục đích kinh doanh của mình, bằng việc gia tăng tỷ suất đầu tư cho thấy công ty đang muốn tăng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh trong tương lai.
Phân tích kết cấu nguồn vốn
Việc phân tích kết cấu nguồn vốn sẽ giúp công ty thấy được tình hình và khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng như cầu sản xuất kinh doanh , cũng như thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Nợ phải trả
BẢNG 2.11. Bảng thể hiện nợ phải trả
ĐVT: đồng
A .NỢ PHẢI TRẢ
18,537,256,016
14,241,784,055
12,624,287,080
I .Nợ ngắn hạn
18,032,951,198
13,668,883,138
12,376,102,982
1 .Vay và nợ ngắn hạn
1,068,303,400
51,000,000
472,573,000
2 . Phải trả người bán
1,863,263,582
3,793,227,056
3,877,683,974
3 .Người mua trả tiền trước
569,199,744
761,087,701
219,622,785
4.Thuế và các khoản phải nộp NN
703,316,779
454,755,361
595,385,054
5 .Phải trả người lao động
743,198,948
828,787,494
1,453,087,092
6 .Chi phí phải trả
169,643,167
296,439,346
271,157,912
7 .Phải trả nội bộ
997,325,182
-
-
8 .Phải trả theo tiến độ kế hoạch
-
-
-
9 .Các khoản phải tra ngắn hạn khác
11,918,700,396
7,483,586,180
5,486,593,164
10 . Dự phòng phải trả NH
-
-
-
II .Nợ dài hạn
504,304,818
572,900,916
248,184,099
1 .Phải trả người bán
2,392,019
-
-
2 .Phải trả nội bộ
-139,622
-
-
3 .Phải trả dài hạn khác
152,815,341
49,054,601
7,799,147
4 . Nợ dài hạn
313,945,300
462,945,300
163,195,300
5 .Thuế TN hoãn lại phải trả
4,225,065
-
-
6 . Dự phòng trợ cấp việc làm
31,066,715
60,901,015
77,189,652
7 .Dự phòng phải tra DH
-
-
-
(Trích bảng cân đối kế toán năm 2007-2008-2009)
Ta có bản so sánh như sau:
BẢNG 2.12. Bảng so sánh nợ phải trả giữa các năm
ĐVT: đồng
Chênh lệch 2008-2007
% tăng giảm
Chênh lệch 2009-2008
% tăng, giảm
A .NỢ PHẢI TRẢ
(4,295,471,962)
-23.17%
(1,617,496,974)
-11.36%
I .Nợ ngắn hạn
(4,364,068,060)
-24.20%
(1,292,780,157)
-9.46%
1 .Vay và nợ ngắn hạn
(1,017,303,400)
-95.23%
421,573,000
826.61%
2 . Phải trả người bán
1,929,963,475
103.58%
84,456,918
2.23%
3 .Người mua trả tiền trước
191,887,957
33.71%
(541,464,916)
-71.14%
4.Thuế và các khoản phải nộp NN
(248,561,418)
-35.34%
140,629,693
30.92%
5 .Phải trả người lao động
85,588,547
11.52%
624,299,598
75.33%
6 .Chi phí phải trả
126,796,178
74.74%
(25,281,434)
-8.53%
7 .Phải trả nội bộ
(997,325,182)
-100%
-
0.00%
8 .Phải trả theo tiến độ kế hoạch
-
0.00%
-
0.00%
9 .Các khoản phải tra ngắn hạn khác
(4,435,114,216)
-37.21%
(1,996,993,016)
-26.68%
10 . Dự phòng phải trả NH
-
0.00%
0
0.00%
II .Nợ dài hạn
68,596,098
13.60%
(324,716,818)
-56.68%
1 .Phải trả người bán
(2,392,019)
-100.00%
-
0.00%
2 .Phải trả nội bộ
139,622
-100.00%
-
0.00%
3 .Phải trả dài hạn khác
(103,760,740)
-67.90%
(41,255,454)
-84.10%
4 . Nợ dài hạn
149,000,000
47.46%
(299,750,000)
-64.75%
5 .Thuế TN hoãn lại phải trả
(4,225,065)
-100.00%
-
0.00%
6 . Dự phòng trợ cấp việc làm
29,834,300
96.03%
16,288,636
26.75%
7 .Dự phòng phải tra DH
-
0.00%
-
0.00%
Qua bảng phân tích trên ta thấy nợ phải trả giảm qua các năm. Năm 2008 so với năm 2007 nợ giảm 4,295,471,962 đồng , tỉ lệ giảm 23.17% . Còn năm 2009 so với năm 2008 nợ tiếp tục giảm 1,617,496,974 đồng , tỉ lệ giảm là 11.36% trong đó đáng chú ý là sự giảm mạnh của 2 khoản mục vay , nợ ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn khác …
- Vay và nợ ngắn hạn ở năm 2008 giảm 1,017,303,400 đồng so với năm 2007 , tỉ lệ giảm 95.23% , bước sang năm 2009 lại tăng 421,573,000 đồng , tỉ lệ tăng 826.61% nguyên nhân một phần có thể là do công ty cần thêm vốn để đầu tư.
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác , năm 2008 so với năm 2007 giảm 4,435,114,216 đồng , tỉ lệ giảm 37.2% và năm 2009 so với 2008 cũng tiếp tục giảm thêm 1,996,993,016 đồng , tỉ lệ giảm 26.6%.
- Phải trả người bán thì ngược lại với 2 khoản mục trên khi tăng mạnh trong năm 2008 so với năm 2007 khi tăng 1,929,963,475 đồng , tỉ lệ tăng 103.5% , sau đó tiếp tục tăng nhẹ ở năm 2009 so với năm 2008 khi tăng 184,456,918 đồng , tỉ lệ tăng 2.22%.
Nợ dài hạn đa phần đều giảm chỉ riêng dự phòng trợ cấp việc làm tăng cụ thể năm 2008 tăng 29,834,300 đồng so với năm 2007 , tỉ lệ tăng 96.03% và tăng tiếp ở năm 2009 so với năm 2008 là 16,288,636 đồng , tỉ lệ tăng 26.75%.
Nhìn chung thì ta có thể thấy công ty đang có sự lựa chọn nguồn vốn chiếm dụng để sử dụng cho việc kinh doanh , khi giảm mạnh khoản vay và nợ ngắn hạn điều này thật sự là tốt vì nợ vay càng nhiều ngoài chịu áp lực về lãi suất , còn rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh. Khoản mục phải trả người bán có thể là nguồn vốn hợp lý khi không phải chịu áp lực lãi suất tuy nhiên nếu để quá cao đồng nghĩa công ty đang tự làm mất hình ảnh của mình trong mắt bạn hàng , khi khả năng thanh toán thấp. Do vậy công ty nên cân nhắc kỹ khi muốn đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
Nguồn vốn chủ sở hữu
BẢNG 2.13. Bảng thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu
ĐVT: đồng
2007
2008
2009
B .NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
7,953,261,846
8,857,657,417
9,514,645,127
I .Vốn chủ sở hữu
7,167,048,996
7,935,437,180
8,452,950,569
1 .Vốn đầu tư của chủ sở hữu
5,821,850,000
5,821,850,000
5,825,000,000
2 .Thặng dư vốn cổ phần
-
-
-
3 .Vốn khác của chủ sở hữu
-
-
-
4 .Cổ phiếu quỹ
-
-
-
5 .Chênh lệch đánh giá lại tài sản
-
-
-
6 .Chênh lệch tỷ giá hối đoái
-
-
258,528,787
7 .Quỹ đầu tư phát triển
37,209,140
752,002,591
1,145,680,386
8 .Quỹ dự phòng tài chính
30,010,103
133,476,055
169,577,393
9 .Quỹ khác thuộc vồn CSH
9,940,777
24,087,417
31,363,469
10 .LN sau thuế chưa phân phối
1,268,038,976
1,204,021,116
1,022,800,533
11 .Nguồn vốn đầu tư xây dưng cơ bản
-
-
-
II .Nguồn kinh phí và quỹ khác
786,212,850
922,220,238
1,061,694,558
1 .Quỹ khen thưởng,phúc lợi
786,212,850
922,220,238
1,061,694,558
2 .Nguồn kinh phí
-
-
-
3 .Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
-
-
-
(Trích bảng cân đối kế toán năm 2007-2008-2009)
Ta có bảng phân tích như sau:
BẢNG 2.14. Bảng so sánh nguồn vốn chủ sở hữu giữa các năm
ĐVT: đồng
Chênh lệch 2008-2007
% tăng giảm
Chênh lệch 2009-2008
% tăng, giảm
B .NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
904,395,571
11.37%
656,987,709
7.42%
I .Vốn chủ sở hữu
768,388,183
10.72%
517,513,389
6.52%
1 .Vốn đầu tư của chủ sở hữu
0
0.00%
3,150,000
0.05%
6 .Chênh lệch tỷ giá hối đoái
0
0.00%
258,528,787
0.00%
7 .Quỹ đầu tư phát triển
714,793,451
1921.02%
393,677,795
52.35%
8 .Quỹ dự phòng tài chính
103,465,952
344.77%
36,101,338
27.05%
9 .Quỹ khác thuộc vồn CSH
14,146,640
142.31%
7,276,052
30.21%
10 .LN sau thuế chưa phân phối
(64,017,860)
-5.05%
(181,220,583)
-15.05%
II .Nguồn kinh phí và quỹ khác
136,007,388
17.30%
139,474,320
15.12%
1 .Quỹ khen thưởng,phúc lợi
136,007,388
17.30%
139,474,320
15.12%
C .LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
143,660,909
33.75%
(80,287,438)
-14.10%
Qua bảng phân tích ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm , năm 2008 so với 2007 tăng 904,395,571 đồng , tỉ lệ tăng 11.37% . Năm 2009 so với 2008 tăng 656,987,709 đồng , tỉ lệ tăng 7.42% .
- Vốn chủ sở hữu năm 2008 so với năm 2007 tăng 768,388,183 đồng , tỉ lệ tăng 10.72% và năm 2009 so với năm 2008 tiếp tục tăng 517,513,389 đồng , tỉ lệ tăng 6.52%.
- Có mức tăng như vậy một phần là do sự tăng của quỹ đầu tư phát triển khi tăng 714,793,451 đồng ở năm 2008 so với năm 2007 với mức tỉ lệ tăng rất cao 1921%.
- Năm 2009 công ty đã kiếm được một lượng vốn đáng kể nhờ chênh lệch tỷ giá hối đoái 5,170,575,744 đồng và sự gia tăng của quỹ đầu tư phát triển tăng 7,873,555,896 đồng , tỉ lệ tăng 52,35%.
Để đánh giá khả năng tự chủ về vốn của công ty qua các năm ta dựa vào tỷ suất tự tài trợ.
Tỷ suất tự tài trợ = 100%
+ Năm 2007
Tỷ suất tự tài trợ =
+ Năm 2008
Tỷ suất tự tài trợ =
+ Năm 2009
Tỷ suất tự tài trợ =
Ta thấy trong ba năm tỷ suất tự tài trợ có chiều hướng tăng lên , cho thấy khả năng tự chủ về vốn của công ty ngày càng tăng.
- Năm 2007 tỷ suất tài trợ là 29.55% có nghĩa trong 100 đồng tiền vốn thì có 29.55 đồng thuộc sở hữu công ty , còn lại là các khoản nợ vay , đi chiếm dụng … Điều này là không tốt vì công ty phải chịu thêm những khoản phí khác ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty , đồng thời làm giảm khả năng chủ động trong chi tiêu của công ty.
- Năm 2008 tỷ suất tự tài trợ là 37.42% cho thấy công ty đang chú trọng tới việc tự chủ về nguồn vốn và gia tăng nguồn vốn thông qua việc tăng quỹ đầu tư phát triển.
- Năm 2009 tỷ suất tự tài trợ là 42.05% tăng 4.63% nhờ quỹ đầu tư phát triển và chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng nên đã bổ sung thêm vào nguồn vốn của công ty , giúp làm tăng khả năng chi tiêu cũng như tự chủ về vốn.
Nhìn chung qua 3 năm tỷ suất tự tài trợ của công ty đều tăng , cho thấy công ty ngày càng thể khả năng độc lập về mặt tài chính , đồng thời cũng cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển thuận lợi.
2.2.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh
BẢNG 2.15. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2008-2009
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1 .Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
21,429,260,313
23,736,329,057
26,319,631,769
2 .Các khoản giảm trừ DT
51,812,874
440,130
-
3 .Doanh thu thuần
21,377,447,439
23,735,888,927
26,319,631,769
4 .Giá vốn hàng bán
17,445,699,382
20,159,676,996
23,042,974,218
5 .Lợi nhuận gộp
3,931,748,057
3,576,211,931
3,276,657,551
6 .Doanh thu tài chính
818,029,170
1,220,733,748
1,349,520,525
7 .Chi phí tài chính
126,519,128
479,430,783
95,356,025
Trong đó: chi phí lãi vay
4,324,287
34,430,899
41,278,352
8 .Chi phí bán hàng
-
-
-
9 .Chi phí quản lý DN
2,835,803,650
3,050,468,579
2,987,721,590
10 .Lợi nhuận thuần
1,787,454,448
1,267,046,317
1,543,100,461
11 .Thu nhập khác
248,416,010
54,414,465
40,911,522
12 .Chi phí khác
92,659,083
47,014,174
119,202,702
13 .Lợi nhuận khác
155,756,927
7,400,291
(78,291,180)
14 . Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết
412,282,086
540,376,046
487,508,823
15 .Lợi nhuận trước thuế
2,355,493,462
1,814,822,653
1,952,318,104
16 .Chi phí thuế TNDN
162,662,126
60,131,461
318,035,125
17 .Chi phí thuế TNDN hoãn lại
4,225,065
(10,191,019)
-
18 .LN sau thuế
2,188,606,271
1,764,882,211
1,634,282,979
(Nguồn: phòng kế toán – tài vụ)
Ta có bảng phân tích như sau:
BẢNG 2.16. Bảng so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2008-2007
% tăng, giảm
Chênh lệch 2009-2008
% tăng, giảm
1 .Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2,307,068,743
10.77%
2,583,302,712
10.88%
2 .Các khoản giảm trừ DT
(51,372,744)
-99.15%
0
0.00%
3 .Doanh thu thuần
2,358,441,488
11.03%
2,583,742,842
10.89%
4 .Giá vốn hàng bán
2,713,977,614
15.56%
2,883,297,222
14.30%
5 .Lợi nhuận gộp
(355,536,126)
-9.04%
(299,554,380)
-8.38%
6 .Doanh thu tài chính
402,704,578
49.23%
128,786,777
10.55%
7 .Chi phí tài chính
352,911,655
278.94%
(384,074,757)
-80.11%
Trong đó: chi phí lãi vay
30,106,612
696.22%
6,847,453
19.89%
8 .Chi phí bán hàng
0
0.00%
0
0.00%
9 .Chi phí quản lý DN
214,664,929
7.57%
(62,746,989)
-2.06%
10 .Lợi nhuận thuần
(520,408,132)
-29.11%
276,054,144
21.79%
11 .Thu nhập khác
(194,001,545)
-78.10%
(13,502,943)
-24.81%
12 .Chi phí khác
(45,644,909)
-49.26%
72,188,528
153.55%
13 .Lợi nhuận khác
(148,356,636)
-95.25%
(85,691,471)
-1157%
14 . Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên kết
128,093,960
31.07%
(52,867,222)
-9.78%
15 .Lợi nhuận trước thuế
(540,670,809)
-22.95%
137,495,451
7.58%
16 .Chi phí thuế TNDN
(102,530,665)
-63.03%
257,903,664
428.90%
17 .Chi phí thuế TNDN hoãn lại
(14,416,084)
-341.2%
0
0.00%
18 .LN sau thuế
(423,724,060)
-19.36%
(130,599,232)
-7.40%
Phân tích biến động và kết cấu doanh thu
- Doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 tăng 2,358,441,488 đồng , tỉ lệ tăng 11.03% , năm 2009 so với năm 2008 tăng 2,583,742,842 đồng , tỉ lệ tăng 10.89%. Do các khoản giảm trừ doanh thu không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu thuần.
-Doanh thu tài chính cũng tăng qua các năm như năm 2008 tăng 402,704,578 đồng so với năm 2007, tỉ lệ tăng 49.23% và năm 2009 tăng 128,786,777 đồng so với năm 2008, tỉ lệ tăng 10.55%. Cho thấy các khoản đầu tư tài chính đã đem lại doanh thu đáng kể cho công ty.
Nhìn chung doanh thu của công ty từ các hoạt động kinh doanh là rất tốt vì nó tăng dần qua các năm cho thấy công việc kinh doanh của công ty đang thuận lợi và sẽ còn tiếp tục phát triển lớn mạnh.
Phân tích biến động và kết cấu chi phí
-Năm 2008 so với năm 2007 nhìn chung các loại chi phí đều giảm riêng chi phí tài chính tăng 352,911,655 đồng , tỉ lệ tăng 278.9% và giá vốn hàng bán tăng 2,713,977,614 đồng , tỉ lệ tăng 15.56% và chiếm một lượng chi phí khá lớn ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty , việc tăng này có thể giải thích là do việc tăng cao của hàng loạt các loại giá cả trong đó có giá xăng dầu , đối với một công ty đại lý hàng hải thì chi phí này chiếm khá cao.
-Năm 2009 so với 2008 thì giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 2,883,297,222 đồng , tỉ lệ tăng 14.3%. Còn các khoản mục chi phí hầu như giảm , nếu co tăng cung không cao.
Qua đó ta thấy tình hình chi phí tuy có giảm được ở các khoản như chi phí tài chính , chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng giá vốn hàng bán vẫn còn khá cao do chi phí nguyên vật liệu tăng cao làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.
Phân tích biến động và kết cấu lợi nhuận
- Qua bảng phân tích ta cũng nhận ra lợi nhuận trước thuế ở năm 2008 so với năm 2007 giảm 540,670,809 đồng , tỉ lệ giảm 22,95% . Trong năm 2009 có tăng so với năm 2008 nhưng không cao 137,495,451 đồng , tỉ lệ tăng 7.58% điều này có thể hiểu là do chi phí qua các năm tăng , tuy doanh thu tăng nhưng vẫn không thể đẩy lợi nhuận trước thuế của công ty lên được.
- Lợi nhuận sau thuế cũng giảm qua các năm điển hình năm 2008 so với năm 2007 giảm 423,724,060 đồng , tỉ lệ giảm 19.36% và năm 2009 so với năm 2008 giảm 130,599,232 đồng , tỉ lệ giảm 7.4% điều này bị ảnh hưởng củng bởi do thuế thu nhập doanh nhiệp hiện hành tăng như ở năm 2009 so với năm 2008 tăng 257,903,664 đồng , tỉ lệ 428.9% ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận sau thuế của công ty.
Nhìn chung để tăng được lợi nhuận công ty nên giảm bớt các nguồn chi phí không cần thiết tới mức tối đa và để làm được điều này công ty cần phân phối các nguồn vốn và sử dụng tài sản kinh doanh 1 cách hợp lý có hiệu quả.
2.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính
2.2.2.1. Các hệ số thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
2007
2008
2009
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
= 1.016
= 1.14
=1.143
- Năm 2008 khả năng thanh toán hiện thời của công ty cao hơn so với năm 2007. Cụ thể ở năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.016 đồng tài sản ngắn hạn , còn năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.14 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang dần tốt hơn.
- Năm 2009 khả năng thanh toán hiện thời của công ty cũng cao hơn so với năm 2008 khi hệ số năm 2009 là 1.143 , mặc dù tài sản ngắn hạn có giảm hơn so với năm 2008 nhưng nợ ngắn hạn cũng giảm theo , thậm chí giảm mạnh hơn lượng giảm tài sản ngắn hạn nên hệ số thanh toán cao hơn.
Qua số liệu phân tích trên ta có thể thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng có chiều hướng tốt hơn , điều này giúp cho công ty giảm đi được khoản chi phí do lãi suất nợ vay tạo ra.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
2007
2008
2009
Hệ số khả năng thanh toán thanh thể hiện khả năng doanh chuyển nhanh thành tiền các loại tài sản ngắn hạn để trả nợ.
Qua bảng tính ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hướng tăng cụ thể:
- Năm 2007 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0.98 có nghĩa là với 1 đồng nợ ngắn thì được đảm bảo bởi 0.98 đồng tài sản ngắn hạn có thể chuyển nhanh thành tiền trả nợ.
- Năm 2008 hệ số này tăng lên 1.05 , tuy tiền và khoản phải thu giảm nhưng nợ ngắn hạn cũng giảm đáng kể nên giúp hệ số tăng lên.
- Năm 2009 tiền tăng hơn so với năm 2008 , khoản phải thu và đầu tư tài chinh giảm nhưng nợ ngắn hạn tiếp tục giảm xuống là nguyên nhân khiến hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tiếp tục tăng lên 1.08.
Duy chỉ có năm 2007 hệ số khả năng thanh toán nhanh ở mức 0.98 nhỏ hơn 1, còn lại các năm 2008, 2009 đều tăng và lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty là rất tốt. Tuy nhiên không nên để hệ số này quá cao vì nó phản ánh công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu đông so với nhu cầu của doanh nhiệp , tài sản lưu đông thừa không thể tạo ra doanh thu , hệ số này bằng 1 là hoàn hảo nhất.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền =
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
2007
2008
2009
Qua bảng ta thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền tăng qua các năm cụ thể ở năm 2007 là 0.56 thì sang 2008 là 0.63 và năm 2009 là 0.76 , điều này chứng tỏ công ty khá linh hoạt trong việc chi trả các khoản nợ đến hạn phải trả , cho thấy tình hình tài chính của công ty đang rất khả quan. Tuy nhiên nếu để hệ số này cao thì cũng không thật sự tốt vì đơn giản là tiền không thể sinh ra tiền nếu để nó nằm im một chỗ.
2.2.2.2. Phân tích các tỷ số về nợ
Hệ số nợ
Hệ số nợ =
2007
2008
2009
Hệ số nợ
Ta có thể thấy hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm qua các năm , như năm 2007 là 0.69 thì năm 2008 giảm còn 0.60 và sang năm 2009 giảm chỉ còn 0.56 . Điều này cho thấy công ty đang muốn giảm tỷ trọng của nợ trên tổng nguồn vốn , vì nếu nợ phải trả cao sẽ rất nguy hiểm cho công ty khi lãi ngân hàng tăng cao hoặc các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
ĐVT: đồng
2007
2008
2009
Tiền chi trả lãi vay
4,324,287
34,430,899
41,278,352
(Nguồn: phòng kế toán – tài vụ)
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
2007
2008
2009
Qua bản tính trên ta có thể thấy lợi nhuận trước thuế và lãi cao hơn rất nhiều lần so với lãi vay . Điều này có thể hiểu được là dù có khoản nợ phải trả không nhỏ nhưng nợ và vay chịu lãi của công ty lại không cao . Cho thấy công ty có sự lựa chọn cho các khoản vay nợ để ít rủi ro nhất.
2.2.2.3. Phân tích các tỷ số hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Trị giá hàng tồn kho bình quân =
Vì là công ty thuộc vào loại dịch vụ vận tải và có hình thức kinh doanh đặc thù nên không có hàng tồn kho , nếu có chỉ là những đồ dùng phục phụ cho việc kinh doanh nên ta không thể xét được vòng quay hàng tồn kho ở đây.
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu
Hệ số vòng quay các khoản phải thu =
Năm 2008
Các khoản phải thu bình quân =
=6,797,949,819 đồng
Hệ số vòng quay các khoản phải thu =
vòng/năm
Năm 2009
Hệ số vòng quay các khoản phải thu =
vòng/năm
- Năm 2008 vòng quay các khoản phải thu là 3.49 vòng 1 năm cho thấy việc thu hồi nợ của công ty chưa phải là cao.
- Năm 2009 vòng quay các khoản phải thu tăng lên 5.4 vòng 1 năm , do sự gia tăng của doanh thu thuần và giảm đi của các khoản phải thu cho thấy tình hình thu công nợ của công ty đang tốt hơn.
Số ngày bình quân khoản phải thu
Năm 2008
Số ngày bình quận KPT = 105 ngày
Năm 2009
Số ngày bình quận KPT = 68 ngày
Cũng tương tự như vòng quay khoản phải thu nhưng được quy đổi ra ngày. Nếu như ở vòng quay khoản phải thu số vòng càng cao càng tốt , thì số ngày bình quân khoản phải thu càng nhỏ thì càng tốt.
Các chỉ tiêu và hiệu suất sử dụng vốn
ĐVT: đồng
2007
2008
2009
1 .Tài sản ngắn hạn
18,321,593,088
15,576,473,953
14,142,481,585
2 .Tài sản dài hạn
8,594,559,172
8,092,262,827
4,003,425,865
3 .Tổng nguồn vốn
26,916,152,261
23,668,736,780
22,627,940,077
(Trích bảng cân đối kế toán năm 2007-2008-2009)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản =
Năm 2008
Vòng quay tổng tài sản = vòng/năm
Năm 2009
Vòng quay tổng tài sản = vòng/năm
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Vòng quay tài sản dài hạn =
Năm 2008
Vòng quay tài sản dài hạn = 2.84 vòng/năm
Năm 2009
Vòng quay tài sản dài hạn = 3.18 vòng/năm
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Vòng quay tài sản ngắn hạn =
Năm 2008
Vòng quay tài sản ngắn hạn = 1.4 vòng/năm
Năm 2009
Vòng quay tài sản ngắn hạn = 1.8 vòng/năm
Các chỉ tiêu này nói lên khả năng quay vòng vốn trong kinh doanh của công ty , mà như ta quan sát ở cả 3 chỉ số ta đều có năm 2009 lớn hơn năm 2008 có nghĩa là công việc kinh doanh của công ty đang ngày 1 tốt và hiệu quả hơn.
2.2.2.4. Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh
Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp = 100%
Lãi gộp = doanh thu thuần-Giá vốn hàng bán
ĐVT: đồng
Tỷ lệ lãi gộp
2007
2008
2009
Tỷ lệ lãi gộp có xu hướng giảm qua các năm , cụ thể năm 2007 là 18.39% sang năm 2008 giảm xuống còn 15.06% và tới cuối năm 2009 chỉ còn 12.45%. Điều này là do giá vốn hàng bán tăng cao hơn so với tỉ lệ tăng của doanh thu thuần. Như ở năm 2009 doanh thu thuần tăng 2,583,742,842 đồng so với năm 2009 , tỉ lệ tăng 10.89% trong khi đó giá vốn hàng bán tăng 2,883,297,222 đồng so với năm 2008 , tỉ lệ tăng 14.3%.
Doanh lợi tiêu thụ (ROS)
Doanh lợi tiêu thụ = 100%
ĐVT: đồng
Doanh lợi tiêu thụ
2007
2008
2009
Tỷ số này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiều % lợi nhuận , như vậy qua bảng tính tá nhận thấy doanh lợi tiêu thu có xu hướng giám qua các năm như ở năm 2007 là 10.23%, 2008 là 7.43% và 2009 là 6.21% nguyên nhận trực tiếp là do giá vốn hàng bán qua các năm đều tăng hơn so với độ tăng của doanh thu thuần và các chi phí khác không giảm nên ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận công ty.
Doanh lợi tài sản (ROA)
Doanh lợi tài sản = 100%
ĐVT: đồng
Doanh lợi tài sản
2007
2008
2009
Nhìn bảng tính ta thấy doanh lợi tài sản giảm qua các năm, năm 2007 là 8.13%, năm 2008 7.46% và năm 2009 là 7.22% nghĩa là từ 100 đồng tài sản tạo ra được 7.22 đồng lợi nhuận , cho thấy công việc kinh doanh của công ty đang không được thuận lợi.
Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu = 100%
ĐVT: đồng
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
2007
2008
2009
Tuy nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm , tuy nhiên lợi nhuận lại đi theo hướng ngược lại làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu củng giảm theo nếu ở năm 2007 là 27.51% thì năm 2008 là 19.92% và tới năm 2009 giảm xuống 17.18% tức là từ 100 đồng vốn chủ sở hữu tao ra được 17.18 đồng lợi nhuận. Điều này cũng cho thấy công ty đã sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn của cổ đông.
2.2.3. Phân tích tài chính Du Pont
2.2.3.1. ROA và các nhân tố ảnh hưởng
ROA thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời, đồng thời cũng cho biết thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư ( hay lượng tài sản)
ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Ta có:
ROA =
Ta chia cả tử và mẫu cho doanh thu:
ROA = = ROSVòng quay tài sản
Như vậy để tăng ROA công ty có thể thúc đẩy ROS tức là giảm chi phí để tăng lợi nhuận tuy nhiên như ta thấy qua các năm chi phí đều tăng đặc biệt là giá vốn hàng bán hoặc tăng vòng quay tài sản để tăng hiệu quả kinh doanh với lượng vốn tương đương.
2.2.3.2. ROE và các nhân tố ảnh hưởng
ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản hữu hình) , là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tao ra bao nhiêu đồng lời.
ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn mở rộng quy mô.
ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư hơn.
Ta có:
ROE =
Ta cũng có thể viết theo dạng sau:
ROE =
= ROA Đòn bẩy tài chính
Hoặc:
ROE = ROSVòng quay TS
- Như vậy để tăng ROE chúng ta có thể tăng 1 trong 3 yếu tố chính là doanh lợi tiêu thụ , vòng quay tài sản hoặc đòn bẩy tài chính.
- Thứ nhất doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.
- Thứ hai doanh nghiệp có thể sử dụng tốt các tài sản sẵn có của mình nhằm năng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách khác doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.
- Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn đầu tư.
2008
2009
ROS
7.43%
6.21%
Vòng quay TS
0.94
1.14
Qua bảng ta thấy ROS giảm nên góp phần vào việc làm giảm ROE . Để tăng ROS công ty cần giảm các khoản chi phí không cần thiết nhằm tăng lợi nhuận công ty. Thứ 2 ta có thể tăng tổng tài sản lên so với vốn chủ sử hữu tức là tăng tỷ lệ nợ trong nguồn vốn tức là doanh nghiệp sẽ không tự chủ được về vốn nhưng nếu vượt qua được thì sẽ làm ROE tăng (tỷ số nợ tăng là tốt nhưng không thể nói cụ thể là tăng bao nhiêu là tốt mà tùy vào từng trường hợp, và do người làm công tác tài chính quyết định).
2.2.4. Nhận xét và đánh giá thực trạng tại Vosa Sài Gòn
BẢNG 2.17. BẢNG TÓM TẮT
2007
2008
2009
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
1.016
1.14
1.143
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0.98
1.05
1.08
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
0.56
0.63
0.76
Hệ số nợ
0.69
0.60
0.56
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
545.7
53.71
48.29
Vòng quay khoản phải thu
3.49
5.4
Số ngày bình quân khoản phải thu
105
68
Vòng quay tổng tài sản
0.94
1.14
Vòng quay tài sản dài hạn
2.84
3.18
Vòng quay tài sản ngắn hạn
1.4
1.8
Tỷ lệ lãi gộp
18.39%
15.06%
12.45%
ROS
10.24%
7.43%
6.21%
ROA
8.13%
7.46%
7.22%
ROE
27.51%
19.92%
17.18%
a. Nhận xét
Qua bảng tóm tắt các hệ số thanh toán và vòng quay đều tăng đều qua các năm , điều này cho thấy tình hình công nợ của công ty rất tốt , cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngày cáng hiệu quả. Mặc dù hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh có giảm nhưng đó cũng là thực trạng chung của hầu hết các công ty đại lý hàng hải ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cho nên việc có lợi nhuận vẫn có thể coi là một điều tốt đối với hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là cơ sở để phát triển trong tương lai.
b. Thực trạng tại VOSA Sài Gòn
Thực trạng trong thanh toán
Do đặc thù của nghành hàng hải, đặc biệt là nghiệp vụ đại lý tàu nên trong thanh toán có những quy định riêng. Do vậy việc quản trị tiền, các khoản phải thu tài VOSA chịu tác động khá lớn từ những quy định đặc thù.
Những quy định trong thanh toán của nghiệp vụ đại lý tàu:
Đại lý thanh toán với người ủy nhiệm theo hình thức dứt điểm từng chuyến với quy định sau:
+ Người ủy nhiệm (chủ tàu, người thuê tàu) phải trực tiếp thanh toán cho đại lý:
- Các khoản chi phí tàu ra vào cảng phải trả theo quyết định hiện hành của pháp luật nhà nước.
- Các khoản chi tiêu của tàu trong thời gian tàu hoạt động tại khu vực cảng. - Có thể người ủy nhiệm yêu cầu hoặc thỏa thuận trong hợp đồng với người thuê tàu, một phần chi phí hoặc toàn bộ chi phí có người thứ ba thanh toán trực tiệp với đại lý.
+ Sau mỗi chuyến tàu, đại lý có trách nhiệm tổng kết các chi phí và chứng từ gốc, nếu người ủy nhiệm kiểm tra chứng từ trong vòng 30 ngày mà không có ý kiến gì coi như chấp nhận thanh toán.
+ Các giấy yêu cầu được thuyền trưởng hoặc đại diện hãng tàu xác nhận đều là chứng từ có giá trị thanh toán các chi tiêu của tàu.
+ Ngoài các chi phí trên, người ủy nhiệm phải trả tất cả các khoản như thủ tục phí ngân hàng, các khoản đại lý chi cho phục vụ như tem thư, điện tín, điện thoại, để giải quyết công việc theo yêu cầu của người ủy nhiệm.
+ Người ủy nhiệm chuyến hoặc người ủy nhiệm dài hạn phải ký ngân khoản tiền tối thiểu chi cho một chuyến tàu ra vào cảng và hoạt động ở cảng (kể cả cước phí) theo dự kiến của đại lý.
- Số tiền do người đại lý ước tính và báo cho người ủy nhiệm chuyển tiền.
- Nếu số tiền ký không đủ do chi đột xuất tăng lên thì người ủy nhiệm phải chuyển tiền gửi thêm.
- Trường hợp đại lý phải ứng trước tiền thì lãi suất tùy tháng theo lãi suất hiện hành của ngân hàng.
+ Đại lý có toàn quyền sử dụng tiền ký ngân của người ủy nhiệm để chi trả các khoản đã dự đoán trước. Trong trường hợp bất thường, đại lý phải hỏi người ủy nhiệm trước khi chi.
+ Số tiền ký ngân không dùng hết phải hoàn lại người ủy nhiệm. Nếu người ủy nhiệm dài hạn, đại lý phải báo cáo kết quả, kết tiền ký ngân và xin ý kiến của người ủy nhiệm dài hạn về việc sử dụng số tiền thừa.
Thực trạng quản lý vốn bằng tiền
Doanh nghiệp nào cũng lưu giữ vốn bằng tiền nhằm vào các mục đích như mua bán, đầu cơ, phòng bị. Tuy nhiên, dù lưu giữ với mục dích nào thì quản lý vốn bằng tiền cũng là vấn đề rất quan trọng. Quản lý vốn bằng tiền sẽ giúp doanh nghiệp biết được lượng vốn bằng tiền cần lưu giữ, lưu giữ trong bao lâu …
Tại VOSA Sài Gòn, do là doanh nghiệp kinh doanh về cung cấp các dịch vụ cho tàu biển, có quan hệ làm ăn với các hãng tàu trong nước cũng như nước ngoài. Do đó vốn bằng tiền không chỉ có VNĐ mà còn có tiền ngoại tệ mà chủ yếu là đô la Mỹ. Nên để tiện quản lý, trong công các hạch toán vốn bằng tiền có những nguyên tắc chung sau:
+ Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là VNĐ.
+ Doanh nghiệp đã sử dụng ngoại tệ trong kinh doanh thì hạch toán sẽ sử dụng tỷ giá thực tế do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổi ngoại tê ra đồng Việt Nam, chênh lệch do biến động tỷ giá sẽ được phản ảnh vào TK 413.
Đối với các nghiệp vụ phát sinh tiền mặt thì ở VOSA có mở hai loại sổ nhật ký đặc biệt là “Nhật ký thu tiền” (thu tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) và “Nhật ký chi tiền”. Như vậy để quản lý vốn bằng tiền VOSA Sài Gòn sẽ theo dõi thông qua hệ thống số sau:
-Sổ nhật ký chung.
-Sổ nhật ký đặc biệt.
-Sổ nhật ký thu tiền.
-Sổ nhật ký chi tiền.
-Sổ quỹ tiền mặt (được mở chi tiết theo đơn vị tiền tệ là VNĐ và USD)
-Sổ quỹ tiền gửi ngân hàng.
-Sổ phụ.
-Sổ cái.
Một nguyên tắc trong quản trị tiền là tăng tốc độ thu hồi và giảm tốc độ chi tiêu. Thực tế tại VOSA Sài Gòn do quá trình thanh toán chủ yếu thông qua ngân hàng dưới hình thức là lệnh chuyển tiền, doanh thu tại công ty chủ yếu là làm dịch vụ đại lý tàu mà theo quy định thì trước khi thực hiện nghiệp vụ này, các hãng tàu đều phải ký ngân trước một khoản nên kỳ thu tiền bình quân tại doanh nghiệp không cao. Do vậy tốc độ thu hồi các khoản phải thu tại Vosa là khá nhanh chỉ trậm trễ chủ yếu là do những yếu tố khách quan như bên ngân hàng mở tài khoản ký ngân chuyển tiền chậm …
Thực trạng quản lý khoản phải thu
Để quản lý khoản phải thu, VOSA Sài Gòn áp dụng một số quy định chung sau:
+ Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán. Kế toán phải theo dõi chặt từng khoản nợ phải thu và thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ nần dây dưa, ứ đọng. Đối tượng phải thu là khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ.
+ Không phản ánh vào tài khoản phải thu các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay.
+ Những khách hàng nợ có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận sối nợ phải thu bằng văn bản.
+ Các khách hàng không thanh toán các khoản nợ phải thu cho doanh nghiệp bằng tiền mặt, bằng séc … mà thanh toán bằng hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu với nợ phải trả hoặc phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bản xóa nợ kèm theo các bằng chứng xác đáng về số thất thu.
+ Phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với các nợ tồn đọng lâu ngày chứ và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi về các khoản nợ phải thu này. Ngoài phải thu khách hàng là chủ yếu, trong các khoản phải thu còn có khoản phải thu khác nhằm ghi nhận:
- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân , còn chờ xử lý.
- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể ( trong và ngoài đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng… đã được xử lý bắt bồi thường.
- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi hoặc xữ lý.
- Các khoản tiền cho đơn vị nhận ủy thác xuất , nhập khẩu nộp hộ để mua hàng hộ hoặc nộp hộ các loại thuế.
- Các khoản phải thu khác.
Phải thu khách hàng tại VOSA Sài Gòn được ghi nhận vào toài khoản 131 như sau:
BÊN NỢ:
- Phí đại lý, phí dịch vụ, hoa hồng được hưởng từ các dịch vụ đại lý tàu biển, đại lý cho tàu container và các dịch vụ hàng hải khác do doanh nghiệp thực hiện.
- Kết chuyển các khoản chi hộ được khách hàng chấp nhận thanh toán trong các hoạt động dịch vụ đại lý.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
- Các khoản chi hộ chủ hãng tàu hoặc chủ hàng được công ty cho thuê container trong các hoạt động dịch vụ đại lý và hoạt động cho thuê lao động.
- Các khoản nợ và tiền lãi phải thu khác.
BÊN CÓ:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ.
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.
- Bù trừ các khoản phải thu, phải trả với khách hàng.
SỐ DƯ BÊN NỢ:
- Số tiền còn phải thu khách hàng.
Khoản phải thu của khách hàng chủ yếu phát sinh do Vosa Sài Gòn chấp nhận tín dụng đối với các khách hàng là những hãng tàu đã có quan hệ làm ăn lâu năm và có tàu thường xuyên ra vào cảng. Khi đó, nếu khoản tiền ký ngân của một chuyến tàu của hãng này thiếu, không đủ do chi đột xuất tăng lên hay công tác ước tính chi phí ban đầu không chinh xác thì Vosa Sài Gòn có thể cho hãng tàu trả chậm và sẽ tính bù vào khoản tiền ký ngân của chuyến tàu tiếp theo của hãng khi vào cảng.
Chính sách thu hồi nợ
Bộ phận kế toán công nợ và thanh toán quốc tế tại Vosa sẽ lưu giữ tất cả các hồ sơ chi tiết của một chuyến tàu gọi là hồ sơ con tàu, đồng thời cũng lưu giữ tất cả các hồ sơ về quá trình thanh toán của các hãng tàu, còn tàu. Việc lưu giữ hồ sơ này giúp cho doanh nghiệp luôn quản lý được tình hình công nợ.
Khi có một khách hàng chậm thanh toán thì thủ tục thông thường đầu tiên là gửi một bản sao tài khoản của hãng tàu.
Tiếp theo là sử dụng điện thoại, hoặc thư tín gửi công văn nhắc nợ ngày càng thúc bách hơn. Biện pháp sử dụng chủ yếu là nhắc nhở, thúc ép khách hàng thanh toán các khoản nợ.
Nếu các biện pháp này không có hiệu lực, thì doanh nghiệp buộc phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền để đòi các khoản nợ khó đòi của mình. Tuy nhiên đây là một biện pháp mà doanh nghiệp rất hạn chế sử dụng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CP ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM – VOSA SÀI GÒN
3.1. Đối với công ty
a. Tăng nhanh vòng quay khoản phải thu
Để gia tăng vòng quay khoản phải thu, nhằm tránh tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn thì công ty cần phải tăng doanh thu cũng như giảm khoản phải thu xuống.
Tăng doanh thu
Trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất sản xuất kinh doanh không phải do doanh nghiệp quyết định mà là do thị trường quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các phương án kinh doanh phải được xây dựng xuất phát từ nhu cầu thi trường để quyết định loại hình dịch vụ, chất lượng và giá bán. Từ lý thuyết trên ta có thể nhận thấy thị trường hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân kinh doanh mặt hàng cung cấp dịch vụ đại lý tàu và đại lý vận tải này. Do đó việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt đã làm cho giá bán dịch vụ giảm, từ đó dẫn đến giảm doanh thu.
Để có thể hạn chết tình trạng này, Vosa Sài Gòn cần phát huy lợi thế ưu việt của của mình là một doanh nghiệp lớn hàng đầu trong cả nước, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hàng hải, có đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, cơ sở vật chất tốt, quen biết nhiều các đối tác quan trọng từ đó có thể mở rộng quan hệ, tìm kiếm khách hàng mới và không ngừng củng cố mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng cũ. Việc mở rộng loại hình kinh doanh dịch vụ đang từng bước được Vosa Sài Gòn thực hiện, trước hết là mở rộng loại hình dịch vụ đại lý vận tải từ tàu biển thêm đại lý vận tải bằng đường hàng không.
Ngoài ra, để tăng doanh thu thì hoạt động quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ của doanh nghiệp cần được đẩy mạnh không những trong nước mà cón ở ngoài nước. Hiện nay khách hàng tìm đến Vosa chủ yếu chỉ thông qua con đường giới thiệu từ các hiệp hội mà Vosa có tham gia. Do vậy số lượng khách hàng có phần nào hạn chế. Đẩy mạnh công tác Marketing giúp cho Vosa Sài Gòn phát triển thêm uy tín sẵn có trên thị trường, giúp cho Vosa sài Gòn tự mình chủ động tìm ra khách hàng mới, đồng thời giúp cho Vosa có thể tìm hiểu được thị trường một cách chuyên sâu hơn, cũng như thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh từ đó kịp thời có được phương án kinh doanh hợp lý.
Vosa Sài Gòn cũng cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo cho các loại dịch vụ của doanh nghiệp luôn có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để thực hiện được điều này , đòi hỏi Vosa phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Có như vậy, lượng khách hàng tìm đến doanh nghiệp mới ngày càng tăng.
Giảm khoản phải thu
Để giảm được các khoản phải thu, doanh nghiệp cần thu hồi nhanh chóng các khoản nợ, mà chủ yếu là doanh nghiệp cần có những hình thức khuyến khích các khách hàng thanh toán tiền nhanh. Doanh nghiệp có thể áp dụng một hình thức phổ biến là khách hàng sẽ được hưởng một khoản chiết khấu thanh toán nếu như họ trả đủ tiền trong một thời hạn nào đó.
Bên cạnh đ1o cần đốc thúc nhân viên đòi nợ thường xuyên, tích cực hơn bằng cách cho họ hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên tổng số tiền đã đòi được để nhằm khuyến khích họ tích cực hơn.
Để tăng cường cho việc quản lý công nợ, đòi nợ khách hàng. Phòng kế toán tài chính tài Vosa Sài Gòn nên thêm nhân viên để theo dõi công nợ đối với các hãng tàu trong nước cũng như ngoài nước và cần đối chiếu công nợ thường xuyên hàng tuần, hàng tháng. Từ đó giúp việc theo dõi công nợ được tốt, kịp thời phát hiện và xử lý các khoản nợ khó đòi.
Thêm nữa, ngay khi ký hợp đồng làm đại lý với các hãng tàu, Vosa Sài Gòn cần quy định rõ điều kiện thanh toán và thời gian thanh toán sao cho thuận lợi nhất, để tránh tình trạng các hãng tàu chậm chi trả tiền.
Vosa Sài Gòn cũng có thể khắc phục được tình trạng nợ khó đòi bằng cách sử dụng bao thanh toán (Factoring).Khi sử dụng nghiệp vụ này. Vosa sẽ bán lại quyền đòi nợ của mình cho ngân hàng. Theo đó, mỗi khi Vosa cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn ghi chú là khi đến hạn thanh toán thì khách hàng đến ngân hàng để thanh toán và Vosa giao cho ngân hàng các chứng từ hóa đơn ở dạng bản sao. Sau đó ngân hàng thanh toán tiền lại cho Vosa sau khi đã trừ đi lệ phí dịch vụ và các chi phí khách cho nghiệp vụ này. Đây là phương thức thanh toán có hệ số an toàn cao hơn tất cả các phương thức khác. Do ngân hàng nhận mua quyền đòi nợ sẽ phải gánh chịu mọi rủi ro mà không được đòi hỏi Vosa phải gánh chịu một phần. Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng ngoài chức năng thanh toán còn có thêm nhiệm vụ và có quyền kiểm tra, giám sát khả năng thanh toán của khách hàng của Vosa. Bên cạnh sự an toàn, nghiệp vụ này còn giú[ cho Vosa tiết kiệm được nhân lực lao động cho hoạt động theo dõi công nợ và thanh toán.
Đối với những khách hàng đã hoàn toàn mất khả năng chi trả thì doanh nghiệp cần kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành phát mãi tài sản hiện có của khách hàng nhằm thu hồi lại khoản vốn đã bị chiếm dụng. Đồng thời, để hạn chế tình trạng trên xảy ra, Vosa cần có những biện pháp xử phạt, quy trách nhiệm cho những nhân viên nào để xảy ra tình trạng nợ khó đòi, nhằm nâng cao hơn trách nhiệm trong công tác thu hồi các khoản nợ khó đòi.
Các kiến nghị khác
Công tác hoạch định, lên kế hoạch hoạt động tại doanh nghiệp Vosa Sài Gòn cần được chứ trọng và đầu tư đúng mức. Bởi vì đây là một công tác rất cần thiết ở doanh nghiệp. Thông qua những báo cáo phân tích, bảng kế hoạch mà ban Giám đốc có thể giám sát kịp thời mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết hữu hiệu, giúp không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc này có thể được tiến hành theo các bước sau:
+ Giai đoạn đầu, Ban Giám đốc và các phòng ban cần vạch ra chiến lược hoạt động cho các doanh nghiệp. Muốn vậy, cần phải phân tích các nguy cơ và vận hội của thị trường mà doanh nghiệp sẽ phải đương đầu, đánh giá các mặt mạnh yếu của doanh nghiệp cũng như quyết định mục tiêu cần phải đạt được cho mỗi phòng ban của doanh nghiệp.
+ Giai đoạn tiếp theo, lãnh đạo các phòng ban và bộ phận nhân sự sẽ diễn dịch các mục tiêu định lượng, theo hướng thị trường đã được thiết lập ở giai đoạn một thành các nhiệm vụ cụ thể để làm sao đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ở giai đoạn này Ban giám đốc cần phải xác định rõ việc phân chia các nguồn lực cho mỗi phòng ban và phải vạch ra các dự báo sơ khởi về tài chính để đảm bảo rằng các kế hoạch của mình về cơ bản là phù hợp với các nguồn lực.
+ Giai đoạn thứ ba, nhân sự các phòng ban sẽ triển khai một loạt các kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch ngân quỹ đã được định lượng dựa trên các hoạt động đã được xác định ở giai đoạn hai. Lúc này cần thiết phải xác định các loại chi tiêu dựa trên các hoạt động của các phòng ban. Tổng hợp chi tiết về các kế hoạch tiền mặt này ở tất cả các phòng ban sẽ cho biết kết quả dự báo tài chính của cả doanh nghiệp. Nếu như kế hoạch chi tiết ở tất cả các phòng ban lớn hơn các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, thì Ban giám đốc có thể nhanh chóng điều chỉnh lại chỉ tiêu ở một vài phòng ban.
Ta có thể nhận thấy rằng lượng tiền nhàn rõi tại doanh nghiệp khá lớn nên Vosa Sài Gòn có thể đầu tư vào các lĩnh vực khách để tìm kiếm thêm lợi nhuận, phát triển nguồn vốn của mình. Ví dụ Vosa có thể tàu tư thêm vào thị trường chứng khoán. Đầu tư vào thị trường chứng khoán, doanh nghiệp không chỉ kiếm được lời mà đảm bảo được khả năng thanh toán của mình do chứng khoán và cổ phần mà doanh nghiệp mua có thể chuyển đổi thành tiền vào bất cứ lúc nào.
Cần nâng cao quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của kế toán trưởng về việc quản lý và phát triển nguồn vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Bởi lẽ hiện nay, chức danh giám đốc tài chính nếu xem xét một cách chính xác thì không tồn tại trong doanh nghiệp nhà nước, kế toán trưởng chỉ dừng lại ở vai trò là một kiểm toán viên nhà nước, giám sát tình hình tài chính tại doanh nghiệp chứ không thực sự tự chủ trong việc quản lý và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp.
Để tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, Vosa trước khi ký hợp đồng giao dịch với khách hàng cũng như khi cấp tín dụng cho khách hàng nên chú trọng đến công tac phân loại khách hàng, nhằm hạn chế đồng vốn bị ứ động trong khâu thanh toán. Phương pháp phân loại đanh giá khách hàng có thể là:
+ Tư cách tín dụng: liên quan đến việc cam kết thanh toán nợ của khách hàng hay thái độ tự nguyện đối với các nghĩa vụ trả nợ, tiêu chuẩn này rất quan trọng do nó bị ảnh hưởng bởi uy tín của khách hàng trên thị trường.
+ Khả năng thanh toán: tiêu chuẩn này phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Có thể đánh giá dựa trên thành tích trong quá khứ, phương thức quản lý, vị thế của doanh nghiệp.
+ Vốn tự có: đo lường bằng tình hình tài chính tổng quát của khách hàng thông qua phân tích các tỷ số tài chính từ bảng cân đối của khách hàng.
+ Thế chấp : xem xét các khoản mà khách hàng có thể đem ra thế chấp để được cung cấp tin dụng.
+ Điều kiện kinh tế: liên quan đến nền kinh tế nói chung và mức độ phát triển của từng vùng nói riêng có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng.
Vosa có thể thu nhập thông tin về các chỉ tiêu này thông qua các bạn hàng có quan hệ mua bán với khách hàng mà doanh nghiệp dự tính quan hệ, hay thông qua các tổ chức tư vấn tài chính, các hiệp hội tổ chức mà khách hàng có tham gia, hoặc cũng có thể tim thông tin ở ngân hàng của khách hàng.
3.2. Đối với nhà nước
Do là chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận chuyên chở hàng hóa bằng tàu biển và máy bay nên rất tốn nhiên liệu ảnh hưởng trực tiếp tới giá các dịch vụ mà công ty cung cấp . Mà giá nhiên liệu thì ngày một tăng cao cộng thêm sự suy giảm của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đã làm ảnh hưởng tới lượng khách hàng của công ty. Nên nhà nước cần xem xét để hỗ trợ thêm về giá nhiên liệu đối với công ty để giúp công ty giảm bớt chi phí tạo lợi nhuận, để có thể thực hiện tốt hơn nghĩa vụ đóng thuế đối với nhà nước.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay , có không ít công ty và doanh nghiệp sau khi hoạt động chưa được bao lâu đã phải phá sản vì những lý do chủ quan lẫn khách quan. Những công ty và doanh nghiệp còn tồn tại cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là những công ty và doanh nghiệp trong nước.
Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam – Vosa Sài Gòn từ ngày thành lập cách đây hơn 50 năm , đã trải qua không ít những khó khăn đặc biệt là sau khi nhà nước quyết định cấp giấy phép kinh doanh hàng loạt cho các đại lý hàng hải khác để xóa bỏ vị trí độc quyền của VOSA , phải chịu sức ép lớn từ các đối thủ cạnh tranh và thị trường. Nhưng VOSA vẫn luôn đi lên và khẳng định mình vẫn là đại lý hàng hải hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích tài chính công ty ta vẫn còn thấy ở đó những khó khăn, nhưng không phải là không giải quyết được:
-Các khoản nợ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng công ty vẫn có thể khống chế nó bằng cách thanh toán nợ và tăng nguồn vốn chủ sở hữu , đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản nợ để sử dụng nó đúng mục đích.
-Lợi nhuận công ty có giảm nhưng vẫn còn ở mức chấp nhận được, điều này cho thấy VOSA vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong và ngoài nước. Công ty phải luôn tăng cường quảng bá hình ảnh của mình để thu hút thêm được lượng khách hàng mới và tiềm năng sau này.
Với tinh thần đoàn kết , bản lĩnh lãnh đạo của Ban giám đốc công ty đã có những chiến lược kinh doanh phù hợp để vượt qua được giai đoạn khó khăn của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng , tuy chưa phải là xuất sắc nhưng nó cũng cho thấy được một tương lai tốt đẹp phát triển vững chắc của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “Quản trị tài chính” của ThS. Ngô Ngọc Cương – Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM
2. Các wed có những tài liệu cần thiết mà em đã tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai Bao Cao Chuan.doc