Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ để nghiên cứu

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ để nghiên cứu: PHẦN MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặt biệt là khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của WTO thì hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, và để có thể tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức trên bước đường hội nhập thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực về tài chính. Tài chính doanh nghiệp vững mạnh sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo được lòng tin cho các đối tác, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình mở rộng qui mô sản xuất của mình. Để doanh nghiệp có thể thích ứng với nền kinh tế phát triển như hiện nay thì quá trình hoàn thiện các báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính nó trở thành yếu tố hết sức quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính dần dần trở thành một công cụ không thể thiếu không những đối với các nhà quản trị mà còn đối với các nhà đầu tư và những người sử dụng báo cáo tài chính. Nó giúp họ ...

doc67 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ để nghiên cứu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặt biệt là khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của WTO thì hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, và để có thể tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức trên bước đường hội nhập thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực về tài chính. Tài chính doanh nghiệp vững mạnh sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo được lòng tin cho các đối tác, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình mở rộng qui mô sản xuất của mình. Để doanh nghiệp có thể thích ứng với nền kinh tế phát triển như hiện nay thì quá trình hoàn thiện các báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính nó trở thành yếu tố hết sức quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính dần dần trở thành một công cụ không thể thiếu không những đối với các nhà quản trị mà còn đối với các nhà đầu tư và những người sử dụng báo cáo tài chính. Nó giúp họ đánh giá tình hình tài chính, phân tích cơ cấu, lựa chọn và quản lý nguồn vốn để đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư hiệu quả. Tóm lại quá trình phân tích tình hình tài chính nó chiếm một vị trí hết sức quan trọng, chính vì thế để hiểu rỏ được tình hình tài chính tại công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ và để từ đó có thể đưa ra những giải pháp để cải thiện tình hình tài chính tại công ty nên em đã chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ để nghiên cứu II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thông qua 3 chỉ tiêu quan trọng: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các tỉ số tài chính của công ty trong 3 năm qua. Để từ đó tiến hành phân tích những biến động của từng khoản mục trong 3 chỉ tiêu trên cả về số tương đối và số tuyệt đối, để xem xét những khoản mục nào biến động theo chiều hướng tốt những khoản mục nào biến động theo chiều hướng tiêu cực không phù hợp với tính chất và lĩnh vực hoạt động của công ty và tìm ra những nguyên nhân dẩn đến những biến động đó. Để từ đó có những biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty được tốt hơn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, cần có những phương pháp đúng đắn, phù hợp với tính chất và điều kiện của mỗi công ty, vì thế đề tài đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Thu thập thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản từ báo chí và mạng. Thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề phân tích tình hình tài chính từ sách kế toán quản trị và quản trị tài chính… Thu thập số liệu tài liệu trực tiếp từ công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ Kết hợp phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh số tuyệt đối, số tương đối cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và các anh chị cô chú trong công ty. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn nhiều hạn chế, nên đề tài chỉ đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ. Dựa trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh số liệu qua ba năm 2003, 2004, 2005. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình tình tài chính của công ty. Trong quá trình nghiên cứu không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.Khái niệm - Tài chính: Là tất cả các mối quan hệ biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, tồn tại trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Tài chính là từ được dùng để mô tả các nguồn tiền tệ có thể sử dụng được (hay sẳn có để dùng) cho chính phủ, công ty hoặc cá nhân và sự quản trị các nguồn này. - Báo cáo tài chính: Là những biểu mẫu do bộ tài chính ban hành bao gồm: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thiết minh báo cáo tài chính, theo những chỉ tiêu nhất định và được cấp theo định kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) nhằm thông báo kết quả kinh doanh, tình hình tài chính cho nhà quản trị, người sử dụng báo cáo tài chính và các cấp hữu quan, để có những quyết định hợp lý đối với việc sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Phân tích tình hình tài chính: Là phương pháp thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính, từ đó kiểm tra đối chiếu so sánh số tương đối, số tuyệt đối năm nay so với năm trước để đánh giá tình hình tài chính cùng với phân tích cơ cấu, lựa chọn và quản lý vốn để có những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. Hay nói cách khác phân tích tình hình tài chính là một trong những nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của đơn vị sản xuất kinh doanh. 2. Mục đích Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính là giúp phân tích, đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời, tiềm năng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.Đánh giá triển vọng cũng như rủi ro trong tương lai của công ty để từ đó đưa ra chính sách hợp lý. 3.Ý nghĩa của báo cáo tài chính. Hoạt động tài chính có mối quan hệ mật thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, tình hình tài chính tốt hay xấu đều ảnh hưởng mạnh đến quá trình sản xuất kinh doanh.Các báo cáo phản ánh kết quả và tình hình hoạt động của công ty bằng các giá trị. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo theo định kỳ nhằm cung cấp thông tin và tình hình các mặt của công ty cho người sử dụng. Tất cả các báo cáo tài chính đều là những tài liệu có tính lịch sử vì chúng xãy ra trong một kỳ nào đó. Ý nghĩa của việc phân tích là giúp cho đối tượng sử dụng báo cáo dự đoán tương lai bằng cách so sánh; đánh giá và xem xét xu hướng dựa trên những thông tin có tính lịch sử đó. Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tài chính của Nhà Nước. 4. Nhiệm vụ. - Đánh giá tình hình sử dụng vốn, như: xem xét việc phân vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không. - Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của đơn vị. - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. - Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm năng cao khả năng sử dụng vốn. - Phân tích khả năng sinh lời của vốn. - Phân tích tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động. 5. Đối tượng phân tích Đối tượng của phân tích báo cáo tài chính là từng khoản mục và các yếu tố trên báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, cần phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng và tác động của từng nhân tố trong quá trình sản xuất kinh doanh thể hiện trên phương diện tài chính. 6. Giới thiệu về các báo cáo tài chính. - Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước. Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước. Người ta ví bản cân đối tài sản như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó ( thời điểm cuối năm chẳng hạn). -Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lổ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. -Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo ngân lưu, là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lượng tiền vào và lượng tiền ra trong doanh nghiệp. Kết quả phân tích giúp doanh nghiệp đều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm ba phần: + Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh. + Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư. + Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính. -Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính của công ty, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kimh doanh, tình hình tài chính của công ty trong kỳ báo cáo mà các báo cáo không rỏ hay chi tiết được thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của công ty, nội dung một số chế độ kế toán được công ty lựa chọn để áp dụng, tình hình và lí do biến động của một số đối tượng biến động tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của công ty. 7. Nguyên tắc hoạt động. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: có mục đích, sử dụng tiết kiệm và có lợi, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của mình đúng mục đích, tuân thủ các thủ tục tài chính, kỷ luật tín dụng và kỷ luật thanh toán của Nhà Nước đã ban hành, cấp phát và chi tiêu đúng chế độ thu chi của Nhà Nước, không chi sai phạm vi qui định, không chiếm dụng vốn của ngân sách, ngân hàng và các doanh nghiệp khác. II. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 1. Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán: Phân tích các tỉ số tài chính là bước đầu tiên trong phân tích tài chính. Các tỉ số tài chính được xây dựng qua mối quan hệ giữa các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Từ giác độ quan điểm của nhà đầu tư, phân tích các báo cáo tài chính để tiên đoán toàn diện về tương lai của công ty, trong khi từ giác độ quan điểm của nhà quản trị phân tích các báo cáo tài chính là phương diện hữu ích để dự đoán tình trạng của công ty trong tương lai và điều quan trọng hơn nó là điểm xuất phát cho các hoạt động hoạt định của công ty. 1.1 Vốn luân chuyển ròng (NWC) hay là tài sản lưu động ròng đôi khi còn gọi là vốn luân chuyển Nó là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và tổng các khoản nợ lưu động (nợ ngắn hạn). Như vậy, vốn luân chuyển ròng biểu thị khoản tiền còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ lưu động hay khả năng đáp ứng nhu cầu bằng tiền mặt của công ty. Vốn luân chuyển ròng = tài sản lưu động – nợ lưu động 1.2 Hệ số thanh toán vốn lưu động. Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty.Hệ số thanh toán vốn lưu động thấp chứng tỏ khả năng thanh toán vốn lưu động thấp, tuy nhiên nếu quá cao lại biểu hiện tình trạng ứ động vốn kém hiệu quả. Tiền và các chứng khoán ngắn hạn Hệ số thanh toán vốn lưu động = (lần) Tài sản lưu động 1.3 Khả năng thanh toán hiện thời (C/R) hay còn gọi là tỷ số lưu động Chỉ tiêu này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn là thước đo khả năng có thể trả nợ cho công ty. Nó chỉ ra phạm vi, qui mô và các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ. Tài sản lưu động Khả năng thanh toán hiện thời = (lần) Tổng nợ lưu động (nợ ngắn hạn) Nhìn chung, những công ty có qui mô hàng tồn kho nhỏ và dể dàng thu lại số tiền bán hàng của mình, thường hoạt động một cách an toàn hơn các công ty có C/R lớn hơn nhưng lại bán chịu sản phẩm của mình. 1.4 Khả năng thanh toán nhanh hay còn gọi là tỉ số tài sản quay vòng nhanh (hay tỉ số kiểm tra nhanh). (Q/R) Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá khá khắc khe về khả năng thanh toán. Nó đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền với nợ ngắn hạn. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng thanh toán càng lớn. Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = (lần) Tổng nợ lưu động (nợ ngắn hạn) 1.5 Khả năng thanh toán bằng tiền mặt: Khả năng thanh toán bằng tiền mặt là so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu đánh giá khắc khe nhất về khả năng thanh toán của công ty. Nó phản ánh khả năng thanh toán của công ty sẽ ra sao nếu công ty không sử dụng khoản phải thu và hàng tồn kho. Nó là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, không dựa vào việc bán vật tư, hàng hóa, sản phẩm và các khoản phải thu của công ty khi chưa thể chuyển đổi thành tiền mặt. Vốn bằng tiền Hệ số thanh toán bằng tiền mặt = (lần) Tổng nợ lưu động 2. Phân tích các tỉ số quản trị nợ: Tỉ số quản trị nợ được xem là một chính sách tài chính nhằm gia tăng lợi nhuận của công ty. Nó phản ánh sự góp vốn của chủ sở hữu công ty trong tổng nguồn vốn. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng đối với chủ nợ khi quyết định cho vay. 2.1 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hửu (D/E) Nó là một chỉ tiêu để đánh giá xem công ty có lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho các mục tiêu thanh toán hay không. Tỷ số này càng cao mang lại hiệu quả cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định và kinh doanh có lãi. Tỷ số này càng thấp, mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lổ. Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = (%) Tổng vốn chủ sở hửu 2.2 Tỷ số quản trị nợ trên tổng tài sản (D/A) Tỷ số nợ trên tổng tài sản hay còn gọi là tỷ số nợ, nó đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người đi vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của công ty. Tổng số nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản = (%) Tổng tài sản 3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại của công ty. Nó là chỉ tiêu được sự quan tâm đặt biệt của chủ sở hữu và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng của công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. 3.1 Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng bởi việc xác định qui mô hàng tồn kho như thế nào để đạt doanh thu và lợi luận cao nhất, đều này phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố: thời gian trong năm và loại hình kinh doanh. Một phương pháp để đo lường tính chất hợp lý và cân đối của hàng tồn kho và so sánh hàng tồn kho với mức tiêu thụ trong năm để tính tỷ số luân chuyển hàng tồn kho. Giá vốn hàng bán Tỷ số lưu chuyển HTK = (lần) Hàng tồn kho 3.2 Tỷ số luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được tính bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu động trong kỳ. Nó thể hiện một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần Tỷ số luân chuyển vốn lưu động = (lần) Vốn lưu động 3.3 Tỷ số luân chuyển vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản. Nó đo lường sự luân chuyển của toàn bộ tài sản. Nó phản ánh một đồng vốn của công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần Tỷ số luân chuyển vốn cố định = (lần) Vốn cố định 3.4 Tỷ suất luân chuyển toàn bộ tài sản Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản. Nó đo lường sự luân chuyển của toàn bộ tài sản. Nó phản ánh một đồng vốn của công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Doanh thu thuần Tỷ số luân chuyển toàn bộ tài sản = (lần) Tổng tài sản 4. Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời Khả năng sinh lời là kết quả cuối cùng của một loạt các chính sách và quyết định của công ty, đây cũng là đáp số sau cùng về khả năng quản trị của các nhà lãnh đạo. Đối với các nhà đầu tư chỉ tiêu này có ý nghĩa đặt biệt quan trọng trước khi đầu tư vào bất kì dự án nào. 4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng hơn nếu chúng ta so sánh với lợi nhuận ròng năm trước. Sự thay đổi mức lợi nhuận có thể thay đổi về hiệu quả hoạt động và đường lối sản phẩm của công ty. Lợi nhuân ròng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hửu = (%) Vốn chủ sở hữu 4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu hay chính xác hơn là đo lường khả năng sinh lời trên mức đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra đầu tư. Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận/VCSH = (%) Vốn chủ sở hữu 4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản, hay khả năng sinh lời của vốn đầu tư. Được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản trong kỳ. Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = (%) Tổng tài sản 5. Chỉ tiêu về tình hình công nợ 5.1 Hệ số khái quát Chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu và phải trả của công ty. Đây là nhóm chỉ tiêu được quan tâm của các nhà quản trị, chủ sở hửu và đặt biệt là các nhà cho vay. Tổng các khoản phải thu Hệ số khái quát = Tổng các khoản phải trả 5.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng và số dư bình quân các khoản phải thu. Doanh thu thuần Vòng luân chuyển các KPT = (vòng) Số dư bình quân các KPT 5.3 Kì thu tiền bình quân Kì thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu. Thời gian của kì phân tích Kì thu tiền bình quân = (ngày) Vòng luân chuyển các khoản phải thu 6. Các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư. 6.1 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, trang bị tài sản cố định trong tổng tài sản, tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản trong tổng tài sản của công ty. Việc phân tích này chỉ phát huy tác dụng khi chú ý đến ngành nghề mà công ty thực hiện và mức độ sử dụng tài sản cố định. Tỷ suất này cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của công ty. Giá trị hiện có của TSCĐ Tỷ suất đầu tư TSCĐ = (lần) Tổng tài sản 6.2Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ. Tỷ suất này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu dùng để trang bị cho TSCĐ là bao nhiêu. Công ty nào có khả năng tài chính lành mạnh và vững vàng thì tỷ suất này thường lớn hơn 1.Và sẽ là mạo hiểm nếu công ty đi vay ngắn hạn để mua sắm TSCĐ, vì tài sản cố định thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh lâu dài nên không thể thu hồi nhanh chóng được. Vốn chủ sở hửu Tỷ suất tài trợ TSCĐ = (lần) Giá trị hiện có của TSCĐ CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU I. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển. Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ trước đây thuộc xí nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu Cần Thơ, xí nghiệp được thành lập từ tháng 7 năm 1993 trên cơ sở tận dụng kho của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Cần Thơ, tại khu công nghiệp và khu chế xuất Trà Nốc, với diện tích chung là: 3.764,81 m2 còn lại là hành lang giao thông để xe ra vào vận chuyển hàng hóa. Xí nghiệp trực thuộc công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Cần Thơ. Xí nghiệp hạch toán báo sổ. Đến ngày 31/08/1993 xí nghiệp đi vào hoạt động chính thức, xí nghiệp thành lập theo chủ trương của Đảng ủy và ban lãnh đạo công ty cùng lãnh đạo sở thương mại Tỉnh Cần Thơ. Với mục tiêu của sự ra đời của công ty là sản xuất mặt hàng mới, đồng thời giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên trong thời bao cấp của các đơn vị trực thuộc công ty (xí nghiệp rau quả đông lạnh củ). Xí nghiệp rau qủa đông lạnh lúc bấy giờ ngưng hoạt động do không có thị trường vì biến cố chính trị ở Liên Xô củ và khối Đông Âu, với chủ trương của lãnh đạo công ty nhằm giải quyết việc làm cho anh em cán bộ công nhân viên dôi dư nên đã ra đời xí nghiệp chế biến hạt điều. Lúc bấy giờ xí nghiệp chế biến hạt điều là một đơn vị hạch toán báo sổ trong sản xuất kinh doanh có nhiều cố gắng đã đạt được những cố gắng nhất định. Nhưng bên cạnh đó những khó khăn chung của tổng công ty cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xí nghiệp nhất là công tác tài chính, nhưng xí nghiệp luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Qua 10 năm hoạt động với tư cách là một công ty thuộc doanh nghiệp Nhà Nước mặt dù đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên hình thức doanh nghiệp Nhà Nước vẩn còn những mặt hạn chế nhất định của nó. Với chủ trương của Đảng và Nhà Nước khuyến khích các doanh nghiệp Nhà Nước tiến hành cổ phần hóa nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và tạo ra được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh thay vì khi sản xuất lời hay lổ thì doanh nghiệp ít có trách nhiệm mà trách nhiệm thuộc về Nhà Nước. Chính vì thế thường tạo ra sự chai lì trong sản xuất và không tạo ra động lực làm việc trong công ty. Mặt khác, tạo ra một sân chơi công bằng giữa các doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, để có thể huy động được những nguồn vốn nhàn rổi của người dân tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Dựa vào những nguyên nhân trên nên xí nghiệp chế biến hạt điều vào tháng 10/2003 đã tiến hành cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ. Vì đây là một xí nghiệp nhỏ khi tiến hành cổ phần hóa thì phần vốn điều lệ của công ty là những người hiện đang làm việc tại xí nghiệp góp vốn lại với nhau và cổ phiếu của công ty chỉ lưu hành nội bộ công ty chứ không bán trên thị trường. Bởi vì thứ nhất đây là lĩnh vực hoạt động không tạo ra sự thu hút cho những người dân có vốn nhàn rổi, thứ hai là do đây chỉ là một công ty nhỏ với số vốn điều lệ tương đối thấp khoản 2,6 tỉ đồng. II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CẦN THƠ. 1. Chức Năng Từ khi thành lập đến nay, chức năng chủ yếu của công ty vẩn không thay đổi, công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ là một đơn vị kinh doanh nguyên liệu thô đó là nhân hạt điều do kỹ thuật , máy móc của công ty còn nhiều hạn chế vì thế công ty chỉ bán nguyên liệu thô cho công ty xuất khẩu để chế biến và sau đó đem xuất khẩu. Công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất đó là nhân hạt điều. Công ty mua nguyên liệu từ các địa điểm: Sông Bé, Bình Dương…nguyên liệu chính là hạt điều sau đó chở về Cần Thơ và tiến hành sản xuất cho ra nhân hạt điều. Khi sản phẩm đã được hoàn thành sẽ tiến hành phân loại với các kích cỡ khác nhau và đem đi bán lại cho công ty xuất khẩu và sau đó công ty xuất khẩu sẽ tiến hành chế biến cho ra sản phẩm để xuất khẩu. Ngoài ra, vỏ của hạt điều thì công ty cũng bán cho các đơn vị cần nguyên liệu nhằm tạo thêm thu nhập cho công ty. 2.Nhiệm vụ của công ty. Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ là đơn vị kinh tế thuộc công ty cổ phần nên có những nhiệm vụ sau: - Hoạt động đúng qui định của Nhà Nước, làm đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh, thực hiện đúng theo qui định công nghệ chế biến. Đảm bảo chất lượng, số lượng và thời hạn thực hiện tốt vệ sinh môi trường và an toàn chính trị. - Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực của công nhân viên có thực lực phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty. - Thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà Nước, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính, lao động tiền lương bảo hiểm, chế độ hạch toán kế toán. - Việc sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đảm bảo việc đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến khoa học công nghệ… đáp ứng việc kinh doanh xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cho Thành Phố. Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu ngoài đơn vị kinh doanh xuất khẩu, công ty còn nhận nhiệm vụ là một công ty cổ phần hạch toán kinh tế độc lập khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, 100% vốn do các thành viên trong công ty đóng góp lại.Công ty luôn phấn đấu để đổi mới thiết bị hiện đại, cải tiến kĩ thuật công nghệ chế biến, kĩ thuật công nghệ hiện đại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY: 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Quản đốc Phòng tổ chức hành chánh Phòng kế toán Giám đốc Hội đồng quản trị Nhà kho Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ là một công ty đã qua nhiều năm hoạt động với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ quản lí cao.Trong những năm qua tuy nền kinh tế có nhiều biến động, tuy nhiên công ty vẫn giữ được vị thế ổn định kinh doanh và luôn hoàn thành nhiệm vụ của Nhà Nước.Cơ cấu tổ chức của công ty gọn, hoạt động có hiệu quả.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được xây dựng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, qui mô hoạt động của bộ máy theo phương châm tinh gọn ,linh hoạt đảm bảo được hiệu quả cao nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Công ty có cơ cấu quản lý, mô hình quản lý trực tuyến chức năng , đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các phòng ban khác vừa làm tham mưu cho ban giám đồc, vừa trực tiếp thực hiện các quyết định và nhiệm vụ được giao. 2. Chức năng , nhiệm vụ cụ thể từng bộ phận: a. Hội đồng quản trị. Trong hội đồng quản trị bao gồm 5 người, những người này trước đây là thành viên của xí nghiệp và sau khi xí nghiệp tiến hành cổ phần hóa thì họ trở thành cổ đông của công ty. Họ cùng nhau tham gia vào quá trình quản lý công ty. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, là cơ quan có quyền lực cao nhất trong việc đưa ra các chính sách chung và các định hướng hoạt động của công ty. Cụ thể là hội đồng có quyền bỏ phiếu thông qua những quyết định quản trị chính yếu như đầu tư tài chính xây dựng một nhà máy mới, phát triển một tuyến sản phẩm hay thành lập một chi nhánh mới. b.Giám đốc của công ty Trong hội đồng quản trị bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị là người có số cổ phần chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Cần Thơ thì chủ tịch hộ đồng quản trị cũng chính là giám đốc (có thể thuê). Giám đốc là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm và có nhiệm vụ thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị, giải quyết các vấn đề được pháp luật cho phép và cấp trên qui định như điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị, quan hệ giao dịch với khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về những hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, hao hụt lãng phí tài sản, vốn vật tư, thiết bị sản xuất kinh doanh…Ngoài ra còn tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh dịch vụ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương hợp đồng lao động. c. Phòng kế toán Bao gồm bốn người có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất khẩu lưu số liệu vào sổ sách kế toán của công ty (thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ nộp thuế đối với Nhà Nước) quyết toán hàng quí. Tổ chức công tác kế hoạch, kế toán thống kê của công ty, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợ vay Ngân Hàng, vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tư hoặc kịp thời báo cáo lãi lổ hàng tháng trong xí nghiệp sản xuất kinh doanh và các nguồn khác nếu có. Thu chi đúng qui định của Nhà Nước và các thông tư liên bộ. d. Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi sự biến động nhân sự của công ty và các đoàn thể. e. Nhà kho Là phần tài sản của công ty bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nằm dưới sự kiểm soát của giám đốc. g. Quản đốc Là người phụ trách mọi hoạt động trong quá trình sản xuất của công ty, theo dõi cách thức làm việc của công nhân, kiểm tra dây truyền sản xuất và có nhiệm vụ tổng kết lại để báo cáo lên cấp trên. Vai trò của quản đốc rất quan trọng người quản đốc biết cách quản lý công nhân tốt sẽ thút đẩy hiệu quả làm việc cao hơn. 3. Cơ cấu tổ chức sản xuất a. Cơ cấu tổ chức sản xuất Quản đốc đĐóng gói PX Phân Loại PX bóc vỏ lụa PX Cắt tách PX Chao Dầu PX Sấy b.Chức năng của từng bộ phận. - Phân xưởng chao dầu: trong phân xưởng này bao gồm 15 nam phụ trách nhiệm vụ sau đây: khi hạt điều được mua về thì sẽ đưa vào phân xưởng chao dầu để tiến hành chao dầu nghĩa là làm cho hạt điều bung vỏ ra để dể cắt tách, công việc này cũng nặng nhọc chính vì thế lao động trong phân xưởng chao dầu đều là nam. - Phân xưởng cắt tách: bao gồm 19 nam và 61 nữ. Sau khi hạt điều đã được chao dầu xong, sẽ bung vỏ ra nên dể tách cắt phần vỏ ra để lấy nhân ở phía trong . Ở khâu này công việc rất cần độ cẩn thận cao nên phần lớn công nhân là nữ. - Phân xưởng sấy: ở phân xưởng này bao gồm 3 nam. Sau khi hạt điều đã được tách nhân ra phần nhân được tách ra sẽ đem đi sấy, phần nhân này nhẹ nên ở khâu sấy số lượng công nhân ít. - Phân xưởng vỏ lụa: 56 nữ ở phân xưởng này phụ trách nhiệm vụ lấy phần vỏ lụa phủ trên nhân ra, công việc này cần sự khéo léo và cẩn thận nên chỉ do nữ phụ trách. - Phân xưởng phân loại: sau khi hạt điều được lấy nhân và sấy khô, lấy vỏ lụa đi thì sản phẩm đã được hoàn thành ở khâu này do 18 nữ phụ trách để chọn ra những kích cỡ khác nhau. -Tổ KCS: sau khi nhân hạt điều đã được phân loại thì sẽ tiến hành kiểm tra xem lại có những thiếu soát nào để đảm bảo nhân hạt điều có chất lượng ở tổ này do 3 nử phụ trách. -Tổ bao bì: do 4 nam phụ trách đây là khâu đóng gói bao bì để tiến hành bán cho công ty xuất khẩu. IV.ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 1.Thuận lợi. - Công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhân điều xuất khẩu là do trong nước sản xuất hoàn toàn, giá rẻ hơn so với công nghệ nhập nước ngoài, chất lượng sử dụng tốt, không tốn ngoại tệ để mua thiết bị. - Công ty có lực lượng công nhân trực tiếp lao động sản xuất giỏi, tay nghề cao, năng động sáng tạo chịu khó trong lao động sản xuất. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thiết bị máy móc thấp đây là điều kiện để xí nghiệp mạnh dạn cạnh tranh trong ngành về giá thành và chất lượng sản phẩm. -Công ty là thành viên của Hiệp Hội Cây Điều Việt Nam được ưu đãi trong thu mua tại vùng nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu nhân điều hơn 10 năm qua từ năm 1995 về trước xuất chủ yếu qua thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch tiêu thụ hơn 80% sản lượng, số lượng còn lại cho vài nước Châu Á. Từ năm 1995 trở lại đây chủ yếu xuất cho thị trường Mỹ, Canada, Nhật Bản…chiếm hơn 80% sản lượng còn lại là thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore…Nói chung thị trường tiêu thụ nhân hạt điều rất lớn. - Chính phủ rất quan tâm đến ngành chế biến điều xuất khẩu, ưu tiên các nhà máy thu mua nguyên liệu chế biến thành phẩm xuất khẩu được miễn thuế 100%. Theo kết luận của Hội Nghị chuyên ngành cây điều Chính Phủ và Bộ Nông Nghiệp phát triển nông thôn cùng các Tỉnh có trồng cây điều đã định hướng và có chính sách kèm theo là đảm bảo được nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 2.Khó khăn - Công ty sản xuất nhân điều xuất khẩu cần phải có sân phơi từ 5-7 ngàn m2 (vì điều 1 năm có một vụ thời gian thu hoạch từ 1-2 tháng là hết cho nên phải phơi khô và có kho dự trữ). Công ty hiện nay mặt bằng hẹp, cố gắng đầu tư cho những năm tiếp theo về sân khơi và kho dự trữ để mở rộng sản xuất. Công ty không có văn phòng giao dịch với khách hàng. -Lĩnh vực hoạt động của công ty ít được các nhà đầu tư quan tâm vì thế qui mô của công ty nhỏ do vốn của công ty là do các thành viên trong các công ty gốp lại và cổ phiếu của công ty chỉ lưu hành nội bộ. - Máy móc của công ty còn nhiều hạn chế vì thế công ty không thể chế biến nhân hạt điều để xuất khẩu trực tiếp mà công ty chỉ bán nguyên liệu thô vì thế không mang lại doanh thu cao hơn so với các công ty xuất khẩu trực tiếp. - Mặt khác do nguyên liệu để sản xuất của công ty chủ yếu mua từ miền ngoài vào vì thế tốn kém chi phí vận chuyển CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CẦN THƠ I.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY. 1.Đánh giá khái quát bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài chính của công ty. Nó còn là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, trình độ quản lý và sử dụng vốn cũng như triển vọng kinh tế, tài chính của công ty để định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo. Việc đánh giá khái quát bảng cân đối kế toán được thực hiện thông qua sự so sánh các số liệu, các chỉ tiêu tổng thể trên bảng cân đối kế toán. Đầu tiên so sánh tổng tài sản cuối kì và đầu kì. Sự so sánh có thể cho thấy sự thay đổi về qui mô cũng như khả năng huy động vốn của công ty. Tiếp theo là xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn có tác dụng như thế nào đến quá trình kinh doanh? Để làm được điều này, ta cần xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản và so sánh các loại qua từng thời kì, để thấy được sự biến động về cơ cấu vốn. Điều này chỉ phát huy tác dụng khi chú ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của công ty, kết hợp với việc xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt trong kì. Ngoài ra, ta cũng cần xác định mức độ độc lập về tài chính của công ty qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa các kì cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Đồng thời so sánh và xác định tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty là cao, mức độ phụ thuộc về tài chính của công ty đối với chủ nợ là thấp và ngược lại. 1.1.Đánh giá khái quát tổng tài sản. Bảng1: Đánh giá khái quát tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Tài Sản Số tiền Tỷ trg (%) Số tiền Tỷ trg (%) Số tiền Tỷ trg (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A.TS lưu động đầu tư ngắn hạn 4.207,9 96,7 887,5 47,3 2.892 72,13 - 3.320,4 -78,9 2004,5 225,8 B.TS cố định - đầu tư dài hạn 140,1 3,3 990,5 52,7 1.117 27,87 850,4 606 126,5 12,77 Tổng TS 4.348 100 1.878 100 4.009 100 - 2.470 -56,7 2.131 113,4 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán) Hình1: Phân tích khái quát tài sản Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của công ty luôn biến động. Cụ thể, năm 2004 tổng tài sản của công ty giảm 2.470 triệu (đ), tương đương 56,7% so với năm 2003. Tốc độ giảm này khá cao nguyên nhân là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 78,9%, tương đương 3.320,4 triệu (đ). Tuy tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2004 tăng với một tỷ lệ rất cao 606%, tương đương 850,4 triệu (đ). Nhưng phần tăng giảm giữa tài sản lưu động -đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định - đầu tư dài hạn của năm 2004 so với năm 2003 thì phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm tới 3.320,4 triệu (đ) trong khi đó phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng lên chỉ có 850,4 triệu (đ). Chính phần tăng tài sản cố định và đầu tư dài hạn thấp hơn phần giảm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Vì thế tổng tài sản năm 2004 thấp hơn năm 2003. Đến năm 2005 tổng tài sản tăng so với năm 2004 là 113,4%. Nguyên nhân là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2005 tăng so với năm 2004 là 2004,5 triệu (đ) chiếm 225,6%, chính vì sự gia tăng mạnh tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn này đã làm cho tổng tài sản tăng theo. Bên cạnh đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng một lượng 126,5 triệu (đ), tương đương 12,17% của năm 2004. Do tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng và tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng tăng Vì thế tổng tài sản của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004. Qua đó ta thấy tình hình tài sản của công ty luôn có xu hướng biến động bất thường, nhưng do năm 2003 công ty đang tiến hành cổ phần hóa vì thế tổng tài sản của công ty từ năm 2003 đến năm 2004 có chiều hướng giảm vì lúc này nguồn vốn của công ty chỉ do những người trong công ty đóng góp lại chứ không phải do Nhà Nước cấp như lúc trước, nhưng từ năm 2004 đến năm 2005 thì tài sản của công ty có xu hướng tăng lên do lúc này hoạt động của công ty đã trở lại bình thường. Mặt khác, tỷ trọng của từng loại tài sản cũng biến động qua ba năm. Năm 2004 tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty giảm từ 96,7% xuống còn 47,3% và tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng từ 3,3% năm 2003 đến 52,7% năm 2004. Điều này thể hiện qui mô hoạt động của công ty đang được mở rộng công ty đang đầu tư cho hoạt động mua sắm tài sản cố định và đầu tư dài hạn chuẩn bị cho những kế hoạch trong tương lai. Sang năm 2005 tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng từ 47,3% đến 72,3% và tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm từ 52,7% xuống còn 27,87% năm 2005. Điều này thể hiện công ty có xu hướng ưu tiên đầu tư cho tài sản phục vụ trực tiếp cho kinh doanh hơn. 1.2 Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn Bảng2:Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Tài Sản Số tiền Tỷ trg (%) Số tiền Tỷ trg (%) Số tiền Tỷ trg (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A.Nợ phải trả 3.104 71,4 1.619 86,2 40 1 -1.485 -47,6 -1.579 -97,53 B.NV chủ sở hữu 1.244 28,6 259 13,8 3.969 99 -985 -79 3.710 1433 Tổng nguồn vốn 4.348 100 1.878 100 4.009 100 - 2.470 -56,7 2.131 113,4 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán) Hình2: Phân tích khái quát nguồn vốn Song song với sự biến động của tổng tài sản thì nguồn vốn cũng biến động liên tục qua ba năm. Năm 2004 tổng nguồn vốn giảm so với năm 2003 là 2.470 triệu (đ), tương đương giảm 56,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều giảm. Cụ thể năm 2004 khoản phải trả giảm một lượng 1.485 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 47,6%, và nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm một lượng 985 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 79% của năm 2004 so với năm 2003. Sang năm 2005 thì tổng nguồn vốn của công ty lại tăng lên cao hơn năm 2004 một lượng 2.131triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 113,4%. Nguyên nhân là do tuy khoản phải trả giảm đi so với năm 2004 một lượng 1.579 triệu (đ), tương đương với một tỷ lệ là 97,53%. Nhưng nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2005 lại tăng lên với một lượng rất lớn là 3.710 triệu (đ), tương đương với một tỷ lệ 1433% so với năm 2004. Về tỷ trọng các khoản mục trong nguồn vốn cũng luôn biến động. Trong năm 2004 thì tỷ trọng khoản phải trả trong tổng nguồn vốn tăng từ 71,4% lên 86,2%. Từ đó ta thấy các khoản nợ mà công ty còn thiếu trong năm 2004 tăng hơn so với năm 2003. Nhưng đến năm 2005 thì tỷ trọng khoản phải trả trong tổng nguồn vốn chỉ chiếm 1%. Điều này cho thấy công ty có thể tăng được khoản nợ trong tương lai, vì trong kinh doanh thì ta có thể huy động vốn từ bên ngoài nếu công ty của chúng ta có huy tín thì tăng khoản nợ hơn 1% trong tổng nguồn vốn đó cũng là một trong những cách tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Còn về nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng 28,6% trong năm 2003 sang năm 2004 thì tỷ trọng này của công ty giảm đi chỉ chiếm 13,8% trong tổng nguồn vốn. Nhưng sang năm 2005 thì tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn chiếm một tỷ lệ rất cao 99%. Điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty là rất cao và mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với chủ nợ là thấp. Tình hình tăng giảm tài sản của công ty sau một thời kỳ hoạt động kinh doanh phản ánh các nguồn lực tài chính của công ty và để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của công ty, ta cần phải xem xét thêm các tỷ số sau: 1.3 Phân tích tỷ số tài trợ và tự tài trợ Để thấy được khả năng tự trang bị tài sản của công ty như thế nào? Và xem xét công ty có những định hướng cho tương lai như thế nào cho việc đầu tư vào tài sản cố định, đặt biệt với nguồn vốn chủ sở hữu của công ty thì khả năng đầu tư vào tài sản chiếm một tỷ lệ ra sao?, vì thế ta tiến hành phân tích các tỷ số tài trợ và tự tài trợ để thấy rỏ hơn. Bảng 3: Bảng phân tích tài trợ - tự tài trợ ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2003 2004 2005 04/03 05/04 A.Tài sản cố định 140,1 990,5 1.117 850 126,5 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 1.244 259 3.969 -985 3.710 C.Tổng tài sản 4.348 1.878 4.009 -2.470 2.131 1.Tỷ suất đầu tư tài sản cố định (A/C) lần 0,03 0,52 0,27 0,49 -0,25 2.Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định (B/A) lần 8,86 0,26 3,55 -8,6 3,29 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán a.Tỷ suất đầu tư tài sản cố định Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định của công ty. Qua số liệu ta thấy tỷ số này có sự biến động mạnh qua 3 năm. Cụ thể, năm 2004 tăng so với năm 2003 0,49 (lần) từ 0,03 (lần) tăng lên 0,52 (lần). Nhưng sang năm 2005 thì lại giảm xuống so với năm 2004 là 0,25 (lần) . Điều này cho thấy , trong năm 2004 thì công ty có nhu cầu đầu tư cho tài sản cố định và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng sang năm 2005 thì lại hạn chế hơn năm 2004 nhưng về tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản của công ty lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong năm 2005. Nghĩa là trong năm 2005 công ty đã chú trọng giữ lại tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hơn so với đầu tư vào tài sản cố định. Công ty chú trọng đầu tư vào tài sản phục vụ trực tiếp cho kinh doanh hơn. b. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định Tỷ suất này phản ánh tỷ lệ về vốn chủ sở hữu để trang bị tài sản cố định. Trong năm 2004 tỷ suất này là 0,26 (lần), giảm 8,6 (lần) so với năm 2003. Nguyên nhân là do trong năm 2004 thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty giảm đi 985 triệu (đ), trong khi đó phần đầu tư cho tài sản cố định lại tăng lên 850,5 triệu (đ). Sang năm 2005 thì tỷ suất này lại có xu hướng tăng lên 3,29 (lần) so với năm 2004. Điều này thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng lên 3.710 triệu (đ). Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty luôn biến động lúc thì nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên và ngược lại. Vì thế năng lực tài chính còn nhiều hạn chế. 2. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của công ty. Để thấy rỏ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán ta tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chúng để có thể đánh giá được khái quát tình hình tài chính của công ty. Nguồn hình thành nên 2 loại tài sản lưu động và tài sản cố định chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng trong công ty thực tế thì có khi công ty lại thừa nguồn vốn chủ sở hữu nhưng lại có khi thiếu nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư cho 2 tài sản trên. Vì thế ta sẽ phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm qua. Bảng 4: Quan hệ giữa tài sản - NVCSH ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 I.A- Tài sản 4 522,6 1.983 IV.A-Tài sản 1.004 10,3 6,6 I.B- Tài sản 140,1 990,5 1.117 B.Nguồn vốn chủ sở hữu (1) 1.244 259 3.969 I.A+IV.A+I.B(2) 1.148,1 1.523,4 3.107 Chênh Lệch (2)-(1) - 95,9 1.264,4 - 862 Tỷ lệ (%) -7,7 488 - 21,7 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2003 thì vốn chủ sở hữu của công ty sử dụng không hết cho tài sản (thừa nguồn vốn), nên đã bị các công ty hoặc các đối tượng khác chiếm dụng dưới các hình thức như: công ty bán chịu thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc ứng trước tiền cho bên bán, các khoản thế chấp, ký cược…với số nguồn vốn thừa trong năm 2003 là 95,9 triệu (đ), tương đương 7,7%. Sang năm 2004 thì ta thấy công ty thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản cho mọi hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vậy, để hoạt động kinh doanh được bình thường, công ty phải huy động thêm nguồn vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác dưới nhiều hình thức như: mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán thiếu một lượng 1.264,4 triệu (đ). Năm 2005 thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty sử dụng không hết cho tài sản (thừa nguồn vốn) một lượng 862 triệu(đ). Và nếu như công ty bị thiếu vốn nghĩa là bằng với nguồn vốn chủ sở hữu mà công ty vẫn chưa có thể trang trãi cho mọi tài sản của công ty thì buộc công ty phải đi vay nhưng trên thực tế thường xãy ra hai trường hợp:một là thừa nguồn vốn chủ sở hữu cộng với phần đi vay, hai là với nguồn vốn chủ sở hữu cộng với phần đi vay nhưng công ty vẫn thiếu vốn. Để thấy được mối quan hệ giữa tài sản và phần vốn chủ sở hữu cộng với lãi vay của công ty như thế nào ta cần tiến hành phân tích mối quan hệ này. Bảng5: Phân tích quan hệ giữa tài sản – nguồn vốn - vay ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 I.A-Tài sản 4 522,6 1.983,4 II.A- Tài sản - - 211 IV.A-Tài sản 1.004 10,3 6,6 I.B-Tài sản 140,1 990,5 1.117 I.B-Nguồn vốn (NV) 1.510 218 3.969 Vay ngắn hạn = I(1) - - - (I+II+IV).A-TS +(I+II+II+IV).B-TS=C 1.148,1 1.523 3.318 I.B-NV +I(1)+II(1)=D 1.244 259 3.887 Chênh Lệch D-A 959 -1.264 568 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005-Phòng kế toán) Nhìn chung qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn cộng vay của công ty sử dụng không hết qua các năm, nên đã bị các đơn vị khác chiếm dụng, như: khách hành nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng vào việc thế chấp, ký cược, ký quỹ.v.v. Nhưng năm 2004 ta nhận thấy nguồn vốn cộng với lãi vay của công ty bị thiếu hụt. Vì thế công ty có biện pháp đồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn, nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của công ty. Trong một công ty thường thì có hai trường hợp xãy ra hoặc là công ty bị chiếm dụng vốn nghĩa là số tiền mà công ty cho khách hàng thiếu chiếm tỷ lệ cao hơn so với số tiền mà công ty thiếu nợ hoặc là công ty chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nghĩa là số tiền mà doanh nghiệp thiếu chiếm tỷ lệ cao hơn so với số tiền mà công ty cho khách hàng thiếu. 3.Phân tích biến động từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 3.1 Phân tích phần tài sản a.Phân tích tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Hình3 :Tài Sản Lưu Động và Đầu Tư Ngắn Hạn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty luôn biến động liên tục qua 3 năm. Năm 2003 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 96,7% trong tổng tài sản. Sang năm 2004 thì tỷ trọng này giảm xuống còn 47,3%, chủ yếu do các khoản mục trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đều giảm. Đặt biệt là các khoản phải thu trong năm 2004 giảm 93,28% so với năm 2003 và hàng tồn kho giảm 98,97% trong năm 2004, tuy vốn bằng tiền trong năm 2004 tăng 12965% nhưng phần tăng này không bù đắp các khoản giảm trong khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chính vì thế, tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong năm 2004 giảm so với năm 2003. Trong một công ty mà các khoản phải thu có xu hướng giảm chứng tỏ năm hoạt động đó công ty đã thu được lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ cao và khoản phải thu khách hàng giảm đi chứng tỏ khách hàng ít thiếu nợ của công ty, điều này sẽ có lợi cho công ty vì trong kỳ công ty đã hoàn thàmh tốt việc thu hồi các khoản nợ. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bao gồm nhiều khoản mục, ứng với mỗi khoản mục đó được sử dụng với những mục đích khác nhau, đặc điểm khác nhau. Do đó phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ta cần phân tích cụ thể biến động của từng khoản mục. * Vốn bằng tiền Tiền là một loại tài sản có tính lưu động nhất có thể sử dụng để chi cho các mục đích khác nhau, do đó ta cần quản lý chặt chẽ khoản mục này theo những nguyên tắc nhất định. Phân tích khoản mục tiền nhằm mục đích thấy được tình hình tăng giảm và nguyên nhân của nó. Qua đó thấy được nhu cầu đáp ứng kinh doanh, để có biện pháp quản lý hữu hiệu. Nếu trong một công ty mà lượng tiền mặt chiếm tỷ lệ cao thì cũng thể hiện công ty làm ăn chưa thật sự có hiệu quả và ngược lại nếu lượng tiền mặt quá ít thì khả năng tự chủ của công ty cũng bị hạn chế. Bảng6: Vốn bằng tiền ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr(%) Số Tiền Tỷ Tr(%) Số Tiền Tỷ Tr(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) I.Vốn bằng tiền 4 0,09 522,6 27,82 1.983,4 49,46 518,6 12839 1.460 279 1.Tiền mặt tại quỹ 2,9 0,06 271 14,42 15,5 0,38 268,1 9186 - 255.5 - 94,2 2.Tiền gửi NH 1,1 0,03 251,6 13,4 1.967,9 49,08 250,5 22349 1.716,3 681 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua số liệu trên ta thấy tài khoản vốn bằng tiền của công ty luôn có xu hướng tăng qua 3 năm. Trong năm 2003 thì vốn bằng tiền của công ty là 4 triệu (đ), chiếm một tỷ trọng 0,09% trong tổng tài sản. Nhưng sang năm 2004 thì lượng vốn bằng tiền của công ty tăng lên với con số 522,6 triệu (đ), chiếm tỷ trọng 27,82% trong tổng tài sản, nó tăng hơn so với năm 2003 một lượng là 518,6 triệu (đ), tương đương với một tỷ lệ là 12839%. Nguyên nhân làm cho vốn bằng tiền của công ty tăng nhanh như thế là do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của công ty trong năm 2004 đều tăng, cụ thể năm 2004 lượng tiền mặt tại quỹ của công ty tăng lên một lượng 268,1 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 9186% và tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên với một tỷ lệ cao 22349%, tương đương một lượng 250,5 triệu (đ), chính sự gia tăng của hai khoản mục này làm cho tỷ trọng của chúng trong tổng vốn bằng tiền cũng tăng lên trong năm 2004 tỷ trọng tiền mặt tại quỹ cũng tăng lên từ 0,06% tăng lên 14,42% và tỷ trọng tiền gửi ngân hàng cũng tăng lên từ 0,03% lên 13,4%. Đến năm 2005 thì tài khoản vốn bằng tiền của công ty lại tiếp tục tăng lên với con số là 1.983,4 triệu (đ), chiếm một trọng 49,46% trong tổng tài sản của công ty tăng hơn so với năm 2004 một lượng 1.460 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 279%, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2004. Nguyên nhân tăng này là do tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên 1.716,3 triệu (đ), tương đương với một tỷ lệ là 681% ,mặt dù tiền mặt tại quỹ có giảm đi một lượng 255,5 triệu (đ), nhưng lượng giảm này vẩn thấp hơn so với lượng tăng tiền gửi ngân hàng chính vì thế trong năm 2005 thì vốn bằng tiền của công ty lại tiếp tục tăng. Tóm lại: vốn bằng tiền của công ty tăng liên tục qua 3 năm. Điều này thể hiện khả năng thanh toán nhu cầu cấp thiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao. Tuy nhiên lượng tiền mặt trong công ty lớn cũng chưa hẳn là tốt vì nó sẽ làm cho khả năng sinh lời giảm đi. Vì vậy, cần xóm đưa lượng tiền này vào lưu thông để tăng nhanh vòng quay của vốn. * Khoản phải thu Công nợ phải thu là khoản tiền hoặc tài sản của công ty hiện đang bị đơn vị, cá nhân khác chiếm dụng một cách hợp pháp và bất hợp pháp mà công ty có trách nhiệm phải thu hồi. Quản lý công nợ phải thu đồi hỏi các nhà quản trị phải nắm vững tính chất, nội dung và thời gian thu hồi các khoản công nợ. Tù đó để có những quyết định thu hồi công nợ hữu hiệu. Quản lý công nợ phải thu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, phát hiện ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng vốn và mất vốn trong kinh doanh. Bảng7: Các khoản phải thu ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) II.Khoản phải thu 3.040 69,91 204,1 10,86 172,5 4,30 -2.835,9 -93,28 -31,6 -15,48 1.Phải thu khách hàng 3.040 69,91 146,1 7,78 117 2,91 -2.892,9 -95,19 -29,1 -20,02 2.Trả trước người bán - - 58 3,08 - - 58 100 -58 -100 3.Thuế GTGT được khấu trừ - - - - 0,2 0,06 - - 0,2 100 4Các khoản phải thu khác - - - - 55,3 1,37 - - 55,3 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy, khoản phải thu của công ty luôn giảm đi trong 3 năm qua và tỷ trọng của chúng trong tổng tài sản cũng giảm xuống liên tục. Trong năm 2003 thì tỷ trọng của khoản phải thu là 69,91% trong tổng tài sản với một lượng 3.040 triệu (đ), và chủ yếu là do khách hàng thiếu. Nhưng sang năm 2004 thì tỷ trọng khoản phải thu của công ty giảm xuống còn 204,1 triệu (đ) giảm so với năm 2003 một lượng 2.835,9 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 93,28%. Nguyên nhân là khoản phải thu khách hàng giảm đi một lượng 2.893,9 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 95,19% và trong năm 2004 thì công ty đã trả trước cho người bán một khoản tiền là 58 triệu (đ), nhưng khoản tiền này rất nhỏ so với khoản giảm của phải thu khách hàng. Vì vậy, khoản phải thu trong năm 2004 giảm mạnh so với năm 2003. Sang năm 2005 thì tỷ trọng của khoản phải thu lại tiếp tục giảm so với năm 2004 một lượng là 31 triệu (đ), tương đương với một tỷ lệ là (15,48%). Nguyên nhân là do tuy giá trị thuế GTGT được KT trong năm 2005 là 0,2 triệu (đ), và các khoản phải thu khác trong năm 2005 là 55,3 triệu (đ), nhưng lại nhỏ hơn phần giảm phải thu khách hàng và phần trả trước cho người bán. Tóm lai: khoản phải thu của công ty trong 3 năm qua luôn có xu hướng giảm đi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng tiền mặt tại quỹ hay là tăng nguồn vốn bằng tiền của công ty. Vì công ty đã thực hiện những chính sách thu hồi tiền nhanh, điều này có lợi cho công ty nếu công ty biết cách tận dụng khoản tiền này để phục vụ cho việc kinh doanh thì mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn. * Hàng tồn kho Để thực hiện tốt kế hoạch bán ra đòi hỏi công ty phải đảm bảo về số lượng, chất lượng, kết cấu chủng loại, kiểu cách mẩu mã...Quản trị hàng tồn kho là nội dung quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định thực hiện kế hoạch bán ra, đến tốc độ chu chuyển vốn lưu động và kết quả kinh doanh. Do đó cần phân tích tình tình và đánh giá thực trạng hàng tồn kho, để đưa ra quyết định phù hợp với hiện tại. Bảng8:Hàng tồn kho ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) IV.Hàng tồn kho 1.004 23,08 10,3 0,54 6,6 0,16 -993,7 -98,97 -3,7 -35,52 1.Nguyên vật liệu tồn kho 0,7 0,01 - - - - -0,7 -100 - - 2.Công cụ dụng cụ tồn kho 12,9 0,29 10,3 0,54 6,6 0,16 -2,6 -20,15 -9,5 -35,52 3.Thành phẩm tồn kho 990,4 22,77 - - - - -990,4 -100 - - Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 3 năm qua hàng tồn kho luôn có sự biến động mạnh và có xu hướng giảm đi trong 3 năm. Cụ thể, năm 2003 giá trị hàng tồn kho là 1.004 triệu (đ) giảm xuống còn 10,3 triệu (đ) vào năm 2004 giảm với một lượng là 993,7 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 98,97%. Nguyên nhân làm cho giá trị hàng tồn kho giảm mạnh như thế là do trong năm 2004 thì công ty không có nguyên vật liệu tồn kho mà chỉ có công cụ dụng cụ tồn kho nhưng giá trị của công cụ dụng cụ tồn kho cũng giảm một lượng 2,6 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 20,15%, và năm 2004 thì công ty không có thành phẩm tồn kho. Chính những nguyên nhân này làm cho hàng tồn kho của năm 2004 giảm mạnh so với năm 2003. Chính sự giảm mạnh giá trị của hàng tồn kho làm cho tỷ trọng của hàng tồn kho của tổng tài sản cũng giảm từ 23,08% xuống còn 0,54% của năm 2004 so với năm 2003 và chính nguyên nhân này vẫn đến vốn bằng tiền của công ty trong năm 2004 tăng hơn so với năm 2003. Sang năm 2005 thì giá trị hàng tồn kho của công ty lại tiếp tục giảm một lượng 3,7 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 35,92%. Nguyên nhân là do trong năm 2005 thì tỷ trọng của hàng tồn kho giảm từ 0,54% xuống còn 0,16% do trong năm 2005 công ty không có giá trị nguyên vật liệu tồn kho và thành phẩm tồn kho còn giá trị công cụ dụng cụ tồn kho giảm từ 10,3 triệu (đ) xuống còn 6,6 triệu (đ), giảm một lượng là 9,5 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 35,52%. Tóm lại: giá trị hàng tồn kho của công ty qua 3 năm luôn giảm liên tục, điều này thể hiện những chính sách của công ty giảm lượng hàng tồn kho để tăng lượng vốn bằng tiền. *Tài sản lưu động khác Bảng9:Tài sản lưu động khác ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) V.Tài sản lưu động khác 159,9 3,67 150,5 8,01 518,5 12,93 -9,4 -5,89 -368 244,5 1.Tạm ứng 159,9 3,67 67,4 3,58 130,3 3,24 -92,5 -57,85 62,9 93,22 2.Chi trả trước - - 54,6 2,90 388,2 9,68 54,6 100 333,6 610 3. Chi phí chờ kết chuyển - - 28,5 1,51 - - 28,5 100 -28,5 -100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy tài sản lưu động khác luôn biến động qua 3 năm. Phần tài sản lưu động khác chiếm một tỷ trọng không cao qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 khoản mục tài sản lưu động khác chiếm một tỷ trọng 3,67% trong tổng cơ cấu tài sản. Đặt biệt trong năm 2003 thì ở khoản mục tài sản lưu động khác công ty chỉ chi cho phần tạm ứng tương đương một lượng 159,9 triệu (đ) trong năm 2003. Sang năm 2004 thì tổng tài sản của công ty giảm so với năm 2003 là 2.470 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 56,8%. Chính nguyên nhân này nên mặt dù trong năm 2004 tỷ trọng của tài sản lưu động khác mặt dù tăng so với năm 2003 nhưng về số lượng thì nhỏ hơn năm 2003 với một lượng 9,4 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 5,89%, nhưng xét về phương diện tỷ trọng thì trong năm 2004 tài sản lưu động khác của công ty lại tăng lên, nghĩa là tuy tỷ trọng của tạm ứng trong tài sản lưu động khác không có biến động nhưng trong năm 2004 thì công ty lại chi trả trước một khoản 54,6 triệu (đ),chiếm 2,9% trong tổng tài sản của công ty và trong năm này công ty đã chi cho phần chi phí kết chuyển chiếm một lượng 28,5 triệu (đ), tương đương một tỷ trọng là 1,51% và chính nguyên nhân này nó làm cho tăng giá trị tài sản lưu động khác về phương diện tỷ trọng. Trong một công ty thì việc chi cho tạm úng và chi trả trước là không thể thiếu được, tuy nhiên trong năm hoạt động đó nếu xét về mặt kinh tế thì phần tạm ứng và chi trả trước mà tăng thì sẽ không tốt cho công ty. Đến năm 2005 tăng hơn năm 2004 một lượng 368 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 244,5%. Nguyên nhân là do phần tạm ứng của công ty tăng thêm 62,9 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 93,22%, và phần chi trả trước tăng thêm 333,6 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 610%, chính sự tăng nhanh của chi trả trước làm cho tăng tỷ trọng của tài sản lưu động khác trong tổng tài sản với một lượng 368 triệu (đ) và với một tỷ trọng 244,5% trong tổng tài sản, trong đó chi trả trước chiếm tới 9,68%, tương đương một lượng 388,2 (đ) Tóm lai: nhìn chung về tình hình tài sản lưu động khác của công ty có xu hướng tăng, đặt biệt là phần chi trả trước nó không thể thiếu trong hoạt động của công ty. Tuy nhiên nếu khoản mục này chiếm tỷ trọng cao thì nó làm giảm đi lượng tiền mặt tại công ty. b.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng hữu ích lâu dài phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những tài sản mà doanh nghiệp năm giữ để sử dụng chứ không phải để bán, và được coi như những tài sản dài hạn dùng trong một số năm. Hình4:Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Qua bảng số liệu trên ta thấy, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 3,22% trong tổng tài sản. Đến năm 2004 thì tỷ trọng này tăng lên 52,74% trong tổng tài sản tăng một lượng 850,4 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 606%. Sang năm 2005 thì khoản mục này lại tiếp tục tăng lên chiếm một tỷ trọng 27,87% trong tổng tài sản, chính vì trong năm 2005 tổng tài sản của công ty tăng lên một lượng 2.131triệu (đ), tương đương một tỷ lệ là 113,4% nên tuy tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn có giảm đi nhưng về giá trị thì nó cao hơn so với năm 2004 và để tìm hiểu một cách cụ thể xem những nguyên nhân nào làm cho khoản mục tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng lên và phân tích những mặt `tích cực và hạn chế của sự tăng lên đó, ta sẽ đi sâu từng khoản mục trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn *Tài sản cố định hữu hình Trong khoản mục tài sản cố định và đầu tủ dài hạn thì công ty chỉ chú trọng đến vấn đề tài sản cố định vì đây chỉ là một công ty tương đối nhỏ nên chú trong đầu tư vào tài sản cố định ít quan tâm đến vấn đề đầu tư tài chính. Chính vì thế ta chỉ phân tích phần tài sản cố định và đặt biệt là tài sản cố định hữu hình. Bảng10:Tài sản cố định hữu hình ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) I.Tài sản cố định 140,1 3,22 990,5 52,7 1.117 27,87 850,4 606 126,7 12,7 1.TS cố định hữu hình 140,1 3,22 990,5 52,7 1.117 27,87 850,4 606 126,7 12,7 Nguyên giá 1.223,5 28,13 3.019,5 160 2.350 58,61 1.796 146 -669,5 22,1 Giá trị hao mòn luỹ kế -1.083,4 -24,91 -2.029 108 1.233 30,74 945,6 87,3 -796 39,2 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu tên ta thấy, tài sản cố định hữu hình của công ty đều tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 tài sản cố định hữu hình là 140,1 triệu (đ), tương đương một tỷ trọng là 3,22% trong tổng tài sản. đến năm 2004 thì tài sản cố định hữu hình tăng lên một lượng 850,4 triệu (đ), tương đương một tỷ lệ 606% chứng tỏ trong năm 2004 công ty đầu tư chú trọng vào tài sản cố định hữu hình, vì trong giai đoạn này công ty mới bước vào hoạt dộng độc lập chính vì thế cần phải đầu tư cho tài sản nhiều hơn. Đến năm 2005 thì tài sản cố định hữu hình của công ty lại tiếp tục tăng .Nguyên nhân trong năm 2005 tuy phần nguyên giá của tài sản cố định hữu hình giảm đi một lượng 669,5 triệu (đ), tương đương 22,1% nhưng trong năm công ty đã trích khấu hao giảm đi một lượng 796 triệu (đ), tương đương 39,23% chính vì thế tổng tài sản cố định hữu hình của công ty trong năm 2005 lại tiếp tục tăng lên một lượng 126,7 triệu (đ), tương đương 12,7%. Còn về tỷ trọng thì trong năm 2004 tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản chiếm đến 52,7% trên tổng tài sản. Nguyên nhân do nguyên giá của tài sản cố định hữu hình trong năm 2005 chiếm một tỷ trọng rất cao 160% với hkấu hao 108%. Đến năm 2005 thì tài sản cố định hữu hình tuy tăng lên 12,7%, nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng 27,87%. Nguyên nhân là do trong năm 2005 thì tổng tài sản của công ty tăng lên và công ty đã trích khấu hao ít đi 39,2% chính vì thế làm cho tài sản cố định hữu hình của năm 2005 là cao nhất. Trong một công ty nếu ta chú trọng đến việc đầu tư cho tài sản cố định hữu hình nhiều thì đó cũng là vấn đề tốt vì cho thấy được khả năng đầu tư cho sản xuất trong tương lai, tuy nhiên ta cũng cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định đầu tư cho tài sản cố định hữu hình, vì nếu đầu tư cho tài sản nhiều mà không đem lại kết quả kinh doanh cao hơn thì xem như việc đầu tư của công ty kém hiệu quả, 3.2 Phân tích nguồn vốn Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh và phục vụ các doanh nghiệp cần có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản trên phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn (nợ phải trả) và nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ trung hạn và vốn chủ sở hữu). Vốn và nguồn vốn là hai mặt của một thể thống nhất, đó là lượng tài sản của công ty. Do đó ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, cần phân tích kết cấu nguồn vốn. Việc phân tích này giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác các nguồn vốn. a.Nợ phải trả Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm:nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Công nợ phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn được tài trợ từ các doanh nghiệp hoặc cá nhân bên ngoài mà công ty có trách nhiệm phải trả. Phân tích nợ phải trả nhằm cung cấp thông tin cho chủ công ty và nhà quản trị về tình hình phát sinh, quản lý các công nợ và tình hình khả năng thanh toán các khoản nợ. Hình5: Nợ phải trả Qua bảng số liêu trên ta thấy nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 nợ phải trả là 3.104 triệu (đ) chiếm một tỷ trọng 71,39% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2004 thì nợ phải trả giảm xuống còn 1.619 triệu (đ) và chiếm một tỷ trọng rất cao 86,21%. Nguyên nhân do trong năm 2004 tổng nguồn vốn của công ty giảm xuống. Nhưng đến năm 2005 thì nợ phải trả của công ty giảm mạnh xuống chỉ còn 40 triệu (đ) và chiếm một tỷ trọng là 0,99% trong tổng nguồn vốn. Và để thấy rỏ ràng hơn những nguyên nhân làm cho tình hình biến động của nợ phải trả ta tiến hành phân tích từng khoản mục của chúng. * Nợ ngắn hạn Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả, có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, tại thời điểm báo cáo. Bảng11: Nợ ngắn hạn ĐVT: triệu đồng Chỉ Tỉêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số tiền Tỷ Tr (%) Số tiền Tỷ Tr (%) Số tiền Tỷ Tr (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Nợ ngắn hạn 2.970 68,3 1.582 84,23 32,5 0,8 -1.388 -46,73 -1.549,5 -97,94 1.Phải trả người bán 235,7 5,42 8,4 0,45 5 0,13 -227,3 -96,42 -3 -40,43 2.Thuế phải nộp Nhà Nước 66,4 1,52 78,9 4,20 - - 12,5 18,86 -78,9 -100 3.Phải trả công nhân viên 496,8 11,42 5,7 0,3 5,7 0,14 -491,1 -98,86 - - 4.Phải trả các đơn vị nội bộ 2.152,2 49,47 1.470,8 78,31 - - -681,4 -31,66 1.470,8 100 5.Các khoản phải trả phải nộp khác 19 0,43 18,2 0,96 21,8 0,54 -0,8 3,97 3,6 19,51 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy: nợ ngắn hạn của công ty trong 3 năm qua luôn biến động và có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 nợ ngắn hạn của công ty chiếm 68,3% trong tổng nguồn vốn, trong đó khoản mục phải trả cho các đơn vị nội bộ khác chiếm một tỷ trọng rất cao 49,47% trong tổng nguồn vốn, tương đương một lượng 2.152,2 triệu (đ) và phải trả công nhân viên chiếm một tỷ trọng 11,42%, tương đương một lượng 496,8 triệu (đ). Sang năm 2004 thì nợ ngắn hạn giảm đi một lượng 1.388 triệu (đ), tương đương 46,73%. Nguyên nhân giảm do tất cả các khoản mục trong nợ ngắn hạn đều giảm đi trong đó đặt biệt là phải trả người bán giảm 96,42%, tương đương một lượng 227,3 triệu (đ), phải trả công nhân viên giảm một lượng 491,1 triệu (đ), tương đương 98,86% xét về mặt tỷ trọng thì nợ ngắn hạn trong năm 2004 lại chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2003 84,23%. Nguyên nhân do trong năm 2004 nguồn vốn của công ty giảm 56,8%. Đến năm 2005 thì nợ ngắn hạn giảm mạnh một lượng 1.549,5 triệu (đ), tương đương 97,94% và nó chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 0,8% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân do trong năm công ty chỉ còn thiếu nợ người bán 5 triệu ( đ), tương đương 0,13% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn và phần các khoản phải trả phải nộp khác chiếm 0,54%, tương đương một lượng 21,8 triệu (đ), vì chỉ có 2 khoản mục trong tổng nợ ngắn hạn nên tỷ trọng của chúng giảm mạnh. Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì trong công ty nếu tỷ lệ nợ giảm qua các năm thì thể hiện công ty đó hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể , nếu tỷ lệ này giảm thể hiện sự chiếm dụng vốn của công ty kém, vì thế xét về mặt kinh tế thì tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm sẽ là không tốt, vì như thế nó sẽ làm giảm lượng tiền mặt hay là nguồn vốn của công ty. * Nợ khác Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Bảng12:Nợ khác ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) III.Nợ Khác 134 3,08 37 1,98 7,5 0,18 -97 72,27 -29 79,83 1.CP phải trả 134 3,08 37 1,98 7,5 0,18 -97 72,27 -29 79,83 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liêu trên ta thấy: nợ khác của công ty qua 3 năm đều giảm và trong tài khoản nợ khác thì công ty chỉ thiếu phần chi phí phải trả. Chi phí phải trả phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng chưa thực chi tại thời điểm báo cáo. Và phần chi phí phải trả này đều giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 khoản mục này chiếm một tỷ trọng 3,08% trong tổng nguồn vốn, tương đương 134 triệu (đ). Đến năm 2004 thì chi phí phải trả này giảm một lượng 97 triệu (đ), tương đương 72,27%. Đến năm 2005 thì tài khoản này giảm một lượng 29,5 triệu (đ), tương đương 79,83%. Tóm lại: qua phân tích trên ta thấy khoản nợ khác của công ty qua 3 năm đều giảm thể hiện khả năng thanh toán nợ của công ty tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá nhỏ thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng kém hiệu quả. b.Nguồn vốn chủ sở hữu Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của công ty, các quỹ công ty và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên. Hình 6: Nguồn vốn chủ sở hữu Qua bảng số liệu trên ta thấy, NVCSH của công ty qua 3 năm qua luôn biến động mạnh. Cụ thể, năm 2003 NVCSH chiếm 28,61% tỷ rọng trong tổng nguồn vốn, tương đương một lượng 1.510 triệu (đ). Nhưng đến năm 2004 thì tỷ trọng này lại giảm xuống còn 13,78% trong tổng nguồn vốn, giảm một lượng 985 triệu (đ), tương đương 79,18%. Sang năm 2005 thì tỷ trọng của NVCSH chiếm một tỷ trọng rất cao 99%, tăng hơn năm 2004 một lượng 3.710 triệu (đ), tương đương 1433,2%. Qua đó ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty luôn biến động nhất là vào năm 2003 đến năm 2004 do công ty đang chuyển từ DNNN thành công ty cổ phần lúc này nguồn vốn chính của công ty là do các thành viên trong công ty đóng góp lại và mới bước vào giai đoạn đầu hoạt động vì thế NVCSH đã giảm đi đáng kể. Sang năm 2005, do công ty hoạt động bình thường trở lại vì thế nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tới 99% trong tổng nguồn vốn. Đây là một điều kiện tốt nó thể hiện tìm lực tài chính vững mạnh của công ty nếu công ty biết cách sử dụng tốt NVCSH này . Để hiểu được một cách cụ thể những nguyên nhân dẩn đến sự biến động NVCSH ta đi phân tích từng khoản mục trong NVCSH. * Nguồn vốn-quỹ Bảng13: Nguồn vốn – quỹ ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh Lệch Chênh Lệch 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Tr (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) I. Nguồn vốn-quỹ 1.510 34,74 218 13,46 3.887 96,9 -1.219 -85,57 3.669 1683 1.NVKD 51 1,18 0 0 2.621 65,38 -51 -100 2.621 100 2.Qũy DT 21 0,49 0 0 0 0 -21 -100 0 0 3.Lãi CPP 1.438 33,06 218 13,46 1.266 31,56 -1.220 -84,8 1.048 480 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy; nguồn vốn –quỹ của công ty luôn biến động liên tục qua 3 năm. Cụ thể, năm 2003 nguồn vốn –quỹ của công ty là 1.510 triệu (đ), chiếm 34,74% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn và trong tỷ trọng 34,74% thì lãi chưa phân phối của công ty còn lại 33,06%, còn lại là nguồn vốn kinh doanh và quỹ dự trữ. Đến năm 2004 thì nguồn vốn – quỹ giảm một lượng 1.219 triệu (đ), tương đương 85,57%. Nguyên nhân do trong năm 2004 thì công ty không có nguồn vốn kinh doanh và phần quỹ dự trữ , trong khi đó lãi chưa phân phối của công ty giảm một lượng 1.220 triệu (đ), tương đương 84,8%. Sang năm 2005 thì nguồn vốn – quỹ của công ty tăng một lượng 3.669 triệu (đ), tương đương 1683%. Nguyên nhân do NVKD trong năm 2005 của công ty là 2.621triệu (đ) và lãi chưa phân phối của công ty tăng 1.048 triệu (đ), tương đương 480%. Tóm lại: chính sự biến động về nguồn vốn – quỹ của công ty ảnh hưởng đến sự biến động về nguồn vốn chủ sở hữu. * Nguồn kinh phí-quỹ khác Bảng14:Nguồn vốn – quỹ khác ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2004/2003 Số tiền Tỷ Tr (%) Số tiền Tỷ Tr (%) Số tiền Tỷ tr (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) II.Nguồn KP-QK 1.Quỹ KTPL -266 -266 -6,13 -6,13 41 41 2,18 2,18 82 82 2,05 2,05 -307 -307 115,32 115,32 41 41 100,89 100,89 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Nhìn chung nguồn kinh phí – quỹ khác của công ty đều tăng qua 3 năm, trong đó nguồn kinh phí quỹ này chỉ trích cho phần quỹ khen thưởng phúc lợi, đều này cho thấy sự quan tâm của công ty đối với cho công nhân cũng như sự khen thưởng cho những công nhân tham gia tích cực vào công việc. Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn kinh phí – quỹ khác của công ty trong năm 2003 là -226 triệu (đ), đến năm 2004 thì nguồn kinh phí – quỹ khác tăng lên một lượng 307 triệu (đ), tượng đương 115,32% Đến năm 2005, nguồn kinh phí quỹ này tiếp tục tăng lên 100,89%, tương đương 41 triệu (đ). Bảng15: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004 SỐ TIỀN TỶ TRG (%) SỐ TIỀN TỶ TRG (%) SỐ TIỀN TỶ TRG (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ (%) SỐ TIỀN TỶ LỆ (%) 1.Tổng doanh thu 22.169 100 10.880 100 9.557,2 100 -11.289 -50,92 -1.323 -12,16 2.Doanh thu hàng xuất khẩu 998,5 4,50 2.807 25,80 0 0 1.809 181 -2.807,8 -100 3.Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4.doanh thu thuần 22.169 100 10.880 100 9.557 100 -11.289 -50,92 -1.323 -12,16 5. Giá vốn hàng bán 19.283,5 86,98 10.152,7 93,31 7.767 81,27 -9.131 -47,35 -2385 -23,49 6.Lợi nhuận gộp 2.885,5 13,02 728 6,69 1.790 18,73 -2.158,9 -74,78 1.062 146 7.Lợi nhuận từ HĐTC 0 0 0 0 53 0,56 0 0 53 100 8.Chi phí từ HĐTC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9.Chi phí bán hàng 642,4 2,89 68 0,63 13 0,14 -574 -89,35 -55 -80,39 10.Chi phí QL-DN 701,2 3,16 427 3,92 564 5,9 -274 -39,09 137 32,13 11.Lợi nhuận từ HĐKD 1.542 6,97 233 2,14 1.213 13,25 -1.310 -84,94 980 422 12.Thu nhập khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 13.Chi phí khác 0 0 0 0 -0,1 -0,0017 0 0 0,1 100 14.Lợi nhuận khác 0 0 0 0 -0,1 -0,0017 0 0 0,1 100 15.Lợi nhuận trước thuế 1.542 6,97 233 2,14 1.265,9 13,24 -1.310 -84,94 1.032,9 445 16.Thuế TNDN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 17.Lợi nhuận sau thuế 1.542 6,97 233 2,14 1.265,9 13,24 -1.310 -84,94 1032,9 445 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kimh doanh năm 2003-2004- Phòng kế toán 4.Phân tích báo cáo tài chính Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm, vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Đồng thời kiểm tra tình hình thực thiện trách nhiệm, nghĩa vụ của công ty đối với Nhà Nước, đánh giá xu hướng phát triển của công ty qua các kỳ khác nhau. Để việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) có hiệu quả ta cần phân tích trên hai phương diện. Thứ nhất: xem xét biến động của từng chỉ tiêu trên BCKQHĐKD Qua bảng báo cáo ta thấy: tổng lợi nhuận sau thuế của công ty qua 3 năm có xu hướng giảm đi. Cụ thể , lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2003 là 1.543 triệu (đ), chiếm 6,97% trên tổng doanh thu, nhưng đến năm 2004 thì tỷ trọng lợi nhuận sau thuế chỉ chếm 2,14% trên tổng doanh thu, tương đương một lượng 233 triệu (đ), giảm một lượng 1.032,9 triệu (đ), tương đương 445%. Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 giảm là - Doanh thu thuần trong năm 2004 giảm một lượng 11.289 triệu (đ), tương đương 50,92% - Giá vốn hàng bán (GVHB) giảm một lượng 9.131 triệu (đ), tương đương 47,35% Trong năm 2004 ta thấy rằng tình hình lợi nhuận sau thuế (LNST) giảm, nguyên nhân chính là do lượng bán ra trong năm giảm, còn khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm giảm kèm theo giảm GVHB là đều đương nhiên. Nhưng về phần chi phí trong năm 2004 ta thấy lượng tiêu thụ của công ty ít đi nên vẩn đến chi phí bán hàng cũng giảm theo đó là điều không đáng nói: nhưng phần chi phí quản lý – doanh nghiệp (CPQL-DN) cũng giảm theo trong năm 2004. Đến năm 2005 nguyên nhân làm cho LNST tăng trên là - Do doanh thu thuần giảm với một tỷ lệ 12,16% nhưng GVHB lại giảm đến 23,49% chính sự chênh lệch lớn này làm cho mặt dù năm 2005 khối lượng sản phẩm tiêu thụ ít nhưng LNST lại tăng lên. - Do trong năm 2005 công ty tham gia vào hoạt động tài chính nên đã tạo ra được một lượng lợi nhuận từ hoạt động tài chính 53 triệu (đ). Thứ hai: tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của công ty. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí 1.Tỷ suất GVHB trên doanh thu thuần (DTT): là tỷ lệ giữa GVHB trên doanh thu thuần,được tính bằng công thức: Trị GVHB Tỷ suất GVHB/DTT = x 100% DTT Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 (đ) DTT thu được công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị GVHB. Qua bảng BCKQKD của công ty qua 3 năm ta thấy - Trong năm 2004 thì tỷ suất này tăng 6,33% (93,31%-86,98%), điều này cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB chưa tốt. - Trong năm 2005 thì tỷ suất này giảm xuống một lượng 12,04% (81,27%-93,31%), điều này cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong GVHB tốt và cũng chính nguyên nhân này đã làm cho LNST của công ty tăng hơn so với năm 2004. 2. Tỷ suất CPQL-DN trên DTT Là tỷ lệ phần trăm của CPQL-DN trên DTT được tính bằng công thức CPQL-DN Tỷ suất CPQL-DN/DTT = x100% DTT Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 (đ) DTT công ty phả bỏ ra bao nhiêu đồng CPQL-DN. Qua bảng số liệu ta thấy: tỷ suất CPQL-DN trên DTT của năm 2004 so với năm 2003 tăng một lượng 0,76% (3,92%-3,16%). Điều này thể hiện công ty đã bị lãng phí phần CPQL-DN , vì thế cần phải có biện pháp để tiết kiệm phần lãng phí đó, nếu không việc kinh doanh sẽ kém hiệu quả. Đến năm 2005 thì tỷ lệ tang tỷ suất CPQL-DN/DTT càng cao 1,98% (5,9%-3,92%). Điều này cho thấy công ty cần phải chú trọng nhiều hơn phần chi phí này nếu không sẽ làm giảm LNST của công ty. 3.Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần Là tỷ lệ phần trăm chi phí bán hàng (CPBH) trên doanh thu thuần được tính bằng công thức CPBH Tỷ suất CPBH/DTT = x 100% DTT Chỉ tiêu này cho biết để thu 100 (đ) DTT thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng CPBH Qua bảng BCKHHĐKD ta thấy: tỷ suất CPBH/DTT đều giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2004 giảm 2,26% (2,89-0,63%). Điều này cho thấy công ty đã quản lý tốt phần CPBH, hiệu quả quản lý các khoản CPBH tốt. Đến năm 2005 thì tỷ suất này giảm xuống một lượng 0,49% (0,63-0,14%) cho thấy hiệu quả quản lý CPBBH của công ty tốt. Tuy nhiên tốc độ thấp hơn so với năm 2004. * Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 1.Tỷ suất LNST/DTT: là tỷ lệ phần trăm của LNST trên DTT, được tính bằng công thức LNST Tỷ suất LNST/DTT = x 100% DTT Tỷ suất LNST trên DTT phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ 100 (đ) doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng số liệu ta thấy: tỷ suất LNST/DTT của công ty năm 2004 giảm 4,83% (6,97%-2,14%), điều này thể hiện công ty hoạt động kém hiệu quả. Đến năm 2005 thì tỷ suất này tăng lên 11,1% (13,24%-2,14%), điều này cho thấy năm 2005 công ty hoạt động có hiệu quả nên đã tăng tỷ suất LNST lên 11,1%. Tóm lại: qua phân tích khái quát sự biến động từng khoản mục trong bảng BCKQHĐKD và các tỷ suất chi phí và tỷ suất kết quả kinh doanh. Ta nhận thấy rằng trong năm 2004 thì công ty hoạt động kém hiệu quả và doanh thu của công ty bị giảm, tỷ suất GVHB tăng lên, tỷ suất CPQL-DN cũng tăng chỉ có tỷ suất CPBH giảm đi nhưng chỉ với một lượng nhỏ thôi. Chính những nguyên nhân này đã làm giảm tỷ suất LNST của công ty. Đến năm 2005 do công ty đã quản lý tốt khâu chi phí trong GVHB nên đã giảm lượng tỷ suất GVHB/DTT và tỷ suất CPBH/DTT lại tiếp tục giảm , tuy trong năm này công ty đã quản lý không tố phần chi phí quản lý doanh nghiệp và đã phát sinh thêm phần chi phí khác, nhưng công ty đã tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính vì thế đã tăng tỷ suất LNST/DTT. II.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH . 1. Phân tích tình hình công nợ Sức mạnh tài chính của công ty thể hiện khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp luôn đặt ra câu hỏi: liệu công ty có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không? Và tình hình thanh toán của công ty như thế nào?. Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn để ý đến các khoản nợ tới hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị sẳn các nguồn thanh toán chúng. Nếu không , các chủ nợ, căn cứ vào luật phá sản có thể yêu cầu doanh nghiệp tuyên bố phá sản nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn. Trong kinh doanh, việc chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là điều bình thường do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng như Nhà Nước, khách hàng, nhà cung ứng.v.v. Điều làm cho các nhà quản trị quan tâm là các khoản nợ nần dây dưa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Để nhận biết được điều đó cần phân tích tình hình công nợ để thấy được tính chất hợp lý của các khoản công nợ. Bảng16: Nợ phải thu – nợ phải trả ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu 2003 2004 2005 Chênh Lệch 2004/2003 Chênh Lệch 2005/2004 Số Tiền Tỷ Lệ (%) Số Tiền Tỷ Lệ (%) 1.Phải thu KH 3.039 146,1 117 -2.892,9 -105 -29,1 -20,02 2.Trả trước NB 0 58 0 58 100 -58 -100 3.Thuế GTGTĐKT 0 0 0,2 0 0 0,2 100 4.Các khoản PTK 0 0 55,3 0 0 55,3 100 5.Tạm ứng 159,9 67,4 130,3 -92,5 -57,85 62,9 93,22 6.Chi trả trước 0 54,6 388,2 54,6 100 333,6 610 7.CP chờ KC 0 28,5 0 28,5 100 -28,5 -100 Tổng các KPThu 3.199,9 354,6 691 -2.844,3 -88,91 336,4 94,83 1.Phải trả NB 235,7 8,4 5 -227,3 -96,42 -3,4 -40,83 2.Thuế- các KPTK 66,4 78,9 0 12,5 18,86 -78,9 -100 3.Phải trả CNV 496,8 5,7 5,7 -491,1 -98,86 0 0 4.Các khoản PT-PNK 19 18,2 21,8 -0,8 -3,97 3,6 19,51 5.Phải trả Các ĐVNB 2.152,2 1.470,8 0 -681,4 -31,66 -1.470,8 -100 6.CPPT 134 37 7,5 -97 -79,18 -29,5 -79,83 TỔNG KPTrả 3.104 1619 40 -1485 -89,71 -1570 97,5 Chênh Lệnh 94,9 -1264,4 651 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2003-2005- Phòng kế toán Qua bảng số liệu ta thấy, khoản phải thu của công ty trong năm 2004 giảm so với năm 2003 một lượng 2.844,3 triệu (đ), tương đương (88,91%). Điều này thể hiện công ty có chính sách thu hồi tiền mặt để thu hồi vốn nhằm tránh rủi ro trong thanh toán, tuy nhiên đó cũng làm giảm đi quan hệ tốt với các khách hàng của công ty.Nguyên nhân làm giảm khoản phải thu là do trong năm này công ty đã giảm lượng tiền cho khách hàng thiếu 2.892,9 triệu (đ), và phần tạm ứng của công ty trong năm cũng giảm một lượng 92,5 triệu (đ), tương đương 57,85%. Đến năm 2005 thì khoản phải thu của công ty lại tăng lên 336,4 triệu (đ), tương đương 94,83%, do trong năm này công ty chú trọng đến phần chi phí chi trả trước và phần tạm ứng nên đã đầu tư phần chi phí trả trước tăng 333,6 triệu (đ), tương đương 610%, tạm ứng tăng 62,9 triệu (đ), tương đương 93,22%. Về các khoản phải trả của công ty qua 3 năm luôn giảm. cụ thể, năm 2004 khoản phải trả giảm một lượng 1485 triệu (đ), tương đương 89,71%. Nguyên nhân do công ty chú trọng đến việc thanh toán khoản phải trả công nhân viên vì thế trong năm này phải trả công nhân viên công ty chỉ còn thiếu lại ít đi một một lượng 491,1 triệu (đ), tương đương 98,86%, thêm vào đó công ty đã hạn chế thiếu nợ người bán nên đã thanh toán khoản phải trả người bán, vì thế khoản này giảm một lượng 227,3 triệu (đ), tương đương 96,42%. Đến năm 2005 thì khoản phải trả lại tiếp tục giảm 1570 triệu (đ), tương đương 97,5%. Nguyên nhân chính do công ty đã hoàn thành việc thanh toán cho các đơn vị nội bộ trong năm 2004 đến năm 2005 công ty không còn thiếu khoản phải trả các đơn vị nội bộ nữa, ngoài ra các khoản phải trả khác của công ty trong năm 2005 đều giảm, chẳng hạn như chi phí phải trả giảm 29,5 triệu (đ), tương đương 79,83%, phải trả người bán giảm một lượng 3,4 triệu (đ), tương đương 40,83%. Qua phân tích tình hình công nợ ta thấy khoản phải thu luôn có xu hướng lớn hơn khoản phải trả, điều này thể hiện công ty đang bị chiếm dụng vốn. Để đánh giá rõ hơn về tình hình công nợ cần phải so sánh sự biến động của các khoản phải thu và các khoản phải trả qua các năm như thế nào ta cần phân tích các tỷ số sau: Bảng17:Phân tích tình hình công nợ ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04 2003 2004 23005 SỐ TIỀN SỐ TIỀN Khoản phải thu (A) Triệu 3.198,9 354,6 691 -2.844,3 336,4 Khoản phải trả (B) Triệu 3.104 1619 40 -1485 -1579 Doanh thu thuần (C) Triệu 22.169 10.880 9.557 -11.289 -1.323 Hệ số khái quát (A/B) % 103,08 21,9 1730 -81,18 1708,1 Vòng luân chuyển khoản phải thu (C/A) Vòng 6,92 30,68 13,83 23,76 -16,85 Kì thu tiền bình quân (365/D) Ngày 53 12 27 -41 15 Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán 1.1.Hệ số khái quát. Qua bảng số liệu ta thấy. Hệ số khái quát của công ty trong 3 năm qua có chiều hướng tăng, và hệ số này trong 3 năm qua luôn chiếm tỷ lệ cao nhưng trong năm 2004 tỷ lệ này giảm mạnh, nhưng nhìn chung số vốn công ty chiếm dụng của đơn vị khác ít hơn bị chiếm. Cụ thể, năm 2004 hệ số này giảm 81,18% (21,9%-103,08%). Do trong năm 2004 cả khoản phải thu và khoản phải trả đều giảm, nhưng lượng giảm khoản phải thu 2.844,3 triệu (đ) lớn hơn lượng giảm khoản phải trả 1485 triệu (đ). Năm 2005 hệ số khái quát tăng với tốc độ cao , tăng 1708,1%. Nguyên nhân trong năm 2005 khoản phải thu tăng 336,4 triệu (đ), trong khi đó khoản phải trả lại giảm 1579 triệu (đ). Qua đó ta thấy tình hình công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng tăng, vì thế ta cần phải phân tích cụ thể hơn tính chất và nguyên nhân các khoản phải thu tăng để từ đó có những quyết định đúng đắn. 1.2.Vòng luân chuyển các khoản phải thu. Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty. Vòng luân chuyển các khoản phải thu của công ty trong năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 23,76%. Điều này cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty đang có tiến bộ (nhanh) hơn trước, nó thể hiện một chiều hướng tốt, vì công ty không phải đầu tư cho khoản phải thu, nhưng sang năm 2005 vòng luân chuyển các khoản phải thu lại giảm xuống từ 30,68 vòng còn 13,83 vòng. Cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm lại. Do đó công ty cần quan tâm hơn về điều chỉnh lại các chính sách bán hàng nhằm tăng tốc độ quay vòng của khoản phải thu. 1.3.Kì thu tiền bình quân Kì thu tiền bình quân phản ánh thời gian cần để thu hồi các khoản phải thu là trong bao lâu. Qua bảng số liệu ta thấy, kì thu tiền bình quân của công ty có xu hướng được cải thiện hơn . Cụ thể , năm 2004 kì thu tiền bình quân giảm 41 ngày từ 53 ngày xuống còn 12 ngày. Nguyên nhân do trong năm 2004 công ty áp dụng chính sách thu hồi tiền tốt, vì thế vòng luân chuyển khoản phải thu tăng dẩn đến kì thu tiền bình quân của công ty giảm xuống. Nhưng đến năm 2005 kì thu tiền bình quan nhỏ hơn năm 2003 nhưng lớn năm 2004 là 15 ngày. Nguyên nhân trong năm 2005 công ty thực hiện chính sách chi trả trước chính vì thế làm tăng khoản phải thu 336,4 triệu (đ) nên kì thu tiền bình quân của công ty tăng hơn so với năm 2004 . 2.Phân tích khả năng thanh toán Các tỷ số khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của công ty trong một kì, đồng thới xem xét các tỷ lệ thanh toán cũng giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năng thanh toán của công ty. Để phân tích khả năng thanh toán của công ty ta cần đi vào phân tích các tỷ số sau: Bảng18: Phân tích khả năng thanh toán ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04 2003 2004 2005 SỐ TIỀN SỐ TIỀN A.TSLĐ-ĐTNH Triệu 4.207,9 887,5 2.892 -3.320,4 2004,5 B.Tài sản quay vòng nhanh Triệu 3.203,9 877,2 2.885,4 -2.326,7 2008,2 C.Vốn bằng tiền Triệu 4 522,6 1.983,4 518,6 1.460,8 D.Nợ ngắn hạn Triệu 2.970 1.582 32,5 -1.388 -1.549,5 E.Vốn luân chuyển ròng (A-D) Triệu 1.237,9 -694,5 2.859,5 -1.932,4 3.554 F.Tỷ số thanh toán hiện hành (A/D) Lần 1,41 0,56 88,98 -0,85 88,42 G.Tỷ số thanh toán nhanh (B/D) Lần 1,07 0,55 88,78 -0,52 88,23 H. Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt (C/D) Lần 0,001 0,33 61,02 0,329 60,69 Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán 2.1.Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy công ty có bao nhiêu đồng tài sản lưu động để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 2:1. Ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành năm 2004 thấp hơn năm 2003 0,85 (lần). Điều này cho thấy trong năm 2004 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trên phần tài sản lưu động sẽ bị giảm xuống. Nguyên nhân trong năm 2004 thì tài sản lưu động của công ty giảm đến 3.320,4 triệu (đ), trong khi đó nợ ngắn hạn giảm một lượng thấp hơn 1.388 triệu (đ), vì thế tỷ số thanh toán hiên hành giảm xuống . Đến năm 2005, tỷ lệ này tăng lên với tốc độ rất nhanh. Cụ thể tăng 88,42 (lần) so với năm 2004. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính của công ty trong năm 2005 được cải thiện hơn, và công ty không gặp khó khăn trong khâu thanh toán, nguyên nhân trong năm 2005 tài sản lưu động của công ty tăng 2004,5 triệu (đ), trong khi đó nợ ngắn hạn mà công ty thiếu giảm 1.549,5 triệu (đ). 2.2.Tỷ số thanh toán nhanh Năm 2003 tỷ số thanh toán nhanh của công ty 1,07 (lần) có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 1,07 đồng tài sản quay vòng nhanh. Đến năm 2004 thì tỷ số này giảm 0,52 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,55 đồng tài sản lưu động, nhưng đến năm 2005 thì tỷ số này tăng với tốc độ rất cao tăng 86,69 (lần) nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 87,24 đồng tài sản lưu động. Thông thường tỷ số thích hợp là 1:1 vì thế trong năm 2005 công ty cần xem xét lại để tránh tình trạng ứ động vốn. 2.3.Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ số này thể hiện một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bao nhiêu đồng vốn bằng tiền, thông thường tỷ số này được chấp nhận là 0,05:1. Trong năm 2003 tỷ số thanh toán nhah rất thấp 0,001 (lần). Điều này thể hiện lượng vốn bằng tiền trong năm 2003 của công ty rất thấp 4 triệu (đ), trong khi đó nợ ngắn hạn 2.970 triệu (đ). Đến năm 2004 tỷ số này được cải thiện hơn tăng 0,329 (lần) so với năm 2004, điều này cho thấy lượng vốn bằng tiền tăng lên 518,5 triệu (đ). Đặt biệt trong năm 2005 tỷ số này tăng 60,69 (lần) so với năm 2004. Nguyên nhân trong năm 2005 lượng vốn bằng tiền tăng lên 1.460,8 triệu (đ) trong khi đó nợ ngắn hạn giảm 1.549 triệu (đ). Nhưng nếu tỷ số này quá cao cũng không tốt ta cần phải điều chỉnh sau cho hợp lý để đưa những đồng tiền mặt đi vào hoạt động để tăng vòng quay của vốn. 2.4.Tỷ số vốn luân chuyển ròng Tỷ số vốn luân chuyển ròng là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển ròng càng lớn thể hiện khă năng thanh toán càng cao của công ty. Qua bảng phân tích số liệu ta thấy vốn luân chuyển ròng năm 2004 giảm 1.932,4 triệu (đ) so với năm 2003, chứng tỏ trong năm 2004 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty chưa tốt. Đến năm 2005 tỷ số này tăng hơn so với năm 2004 một lượng 3.554 triệu (đ), chứng tỏ trong năm 2005 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty được cải thiện tốt hơn. 3.Phân tích tỷ số quản trị nợ Một mức nợ nhất định thì có thể chấp nhận, nhưng nợ quá nhiều là một tín hiệu báo động đối với các nhà đầu tư. Các tỷ số quản trị nợ là một công cụ quan trọng để đánh giá xem công ty có lạm dụng các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu bởi đây là sự đảm bảo các khoản tín dụng cảu người vay. Bảng19:Phân tích tỷ số quản trị nợ ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04 2003 2004 2005 SỐ TIỀN SỐ TIỀN A.Tổng nợ (Nợ phải trả) Triệu 3.104 1619 40 -1485,1 -1579 B.Tổng tài sản Triệu 4.348 1.878 4.009 -2.470 2.131 C.Nguồn vốn chủ sở hữu Triệu 1.244 259 3.969 -985 3.710 D.Tỷ số nợ trên tổng tài sản (A/B) % 71,39 86,2 0,99 14,82 85,21 E. Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu (A/C) Lần 2,49 6,25 0,01 3,76 -6,24 Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán 3.1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản. Tỷ số này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số nợ do người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty trong năm 2004 tăng so với năm 2003 14,82%, điều này cho thấy trong năm 2004 tổng tài sản của công ty giảm xuống do công ty thực hiện thanh toán nợ phải trả hay nói cách khác khoản nợ mà công ty chiếm dụng trong năm 2004 giảm so với năm 2003. Đến năm 2005 tỷ số này giảm 85,21% so với năm 2004. Nguyên nhân trong năm 2005 nợ phải trả của công ty còn thiếu chỉ còn 40 triệu (đ) giảm 1579 triệu (đ). Điều này cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty rất tốt. 3.2.Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2004 tăng so với năm 2003 3,76 (lần). Đến năm 2005 tỷ số này giảm xuống 6,24 (lần). Ta thấy khả năng tự chủ về mặt nguồn vốn của công ty tốt. Trong năm 2005 tỷ số này là 0,01 (lần) có nghĩa công ty sử dụng 0,01 đồng nợ cho một đồng vốn chủ sở hữu. 4.Phân tích hiệu quả sử dụng Tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng tốt hay không, còn thể hiện qua tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động. Một công ty có tốc độ luân chuyển (hiệu quả sử dụng vốn) cao thể hiện tình trạng sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá tình hình hiệu quả sử dụng vốn, nhưng ở đây chỉ phân tích một số chỉ tiêu cơ bản:Bảng20: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04 2003 2004 2005 SỐ TIỀN SỐ TIỀN A. Doanh thu thuần Triệu 22.169 10.880 9.557 -11.289 -1.323 B. Giá vốn hàng bán Triệu 19.283,5 10.152 7.767,1 -9.131 -2.385 C. Hàng tồn kho Triệu 1.004 10,3 6,6 -993,7 -3,7 D. Tài sản lưu động Triệu 4.207,9 887,5 2.892 3.320 2004,5 E. Tài sản cố định Triệu 140,1 990,5 1.117 850,4 -126,5 F. Tổng tài sản Triệu 4.348 1.878 4.009 -2.470 2.131 G. Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho (B/C) Lần 19,20 985,6 1176,8 966,4 191,2 H. Tỷ số luân chuyển TSLĐ (A/D) Lần 5,26 12,25 3,3 6,99 -8,95 I. Tỷ số luân chuyển TSCĐ (A/E) Lần 158 10,98 8,5 -147,22 -2,43 J.Tỷ số luân chuyển tổng tài sản (A/F) Lần 5,09 5,79 0,41 0,7 -5,38 4.1.Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho Hàng tồn kho là loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất bình thường liên tục. Mức độ dự trữ hàng tồn kho còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, tính chất sản phẩm… Qua số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2004 tăng so với năm 2003 966,4 (lần). Nguyên nhân do công ty thực hiện chính sách dự trữ hàng tồn kho ít đi chính vì thế lượng hàng tồn kho trong năm 2004 giảm 993,7 triệu (đ) so với năm 2003 vì thế tỷ số luân chuyển hàng tồn kho tăng lên. Đến năm 2005 tỷ số này lại tăng lên 191,2 (lần), tương đương 1176,8 (lần) trong năm 2005, vì trong năm này lượng hàng tồn kho lại giảm 3,7 triệu (đ). Qua đó ta thấy công ty đang thực hiện giảm lượng dự trữ hàng tồn kho. 4.2.Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Theo số liệu trên ta thấy chỉ tiêu này có sự biến động qua ba năm. Cụ thể năm 2003 tỷ số luân chuyển tài sản lưu động là 5,26 (lần), nghĩa là trung bình cứ một đồng Tài sản lưu động sẽ tạo ra 5,26 (lần) doanh thu. Năm 2004 tỷ số này tăng 6,99 (lần) so với năm 2003 và đến năm 2005 tỷ số này giảm xuống 8,95 (lần). Nhìn chung tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của công ty chưa tốt bởi vì nó luôn biến động với tốc độ khác nhau. 4.3.Tỷ số luân chuyển tài sản cố định Qua bảng số liệu ta thấy. Tỷ số luân chuyển tài sản cố định của công ty trong năm 2003 là 158 (lần), nghĩa là khi công ty bỏ ra một đồng tài sản cố định sẽ thu được 158 đồng doanh thu. Năm 2004 tỷ số này giảm đi 147,22 (lần). Do trong năm 2004 thì công ty đã đầu tư thêm vào tài sản cố định làm cho tỷ số luân chuyển tài sản cố định giảm đi. Đến năm 2005 tỷ số này chỉ còn 8,5 (lần) giảm 2,43 (lần) so với năm 2004. Qua đó ta thấy mức độ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm. Vì thế chúng ta cần phải xem xét đánh giá một cách cẩn thận trước khi quyết định đầu tư vì nếu đầu tư vào tài sản cố định nhiều mà không tạo ra nhiều doanh thu thì việc đầu tư kém hiệu quả. 4.4.Tỷ số luân chuyển tài sản Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển tài sản của công ty luôn biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 tỷ số này là 5,09 (lần), có nghĩa là cứ một đồng công ty bỏ ra để đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được 5,05 đồng doanh thu. Đến năm 2004 thì tỷ số này tăng lên 0,7 (lần) cho thấy trong năm 2004 việc đầu tư vào tài sản của công ty có hiệu quả hơn so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 thì tỷ số luân chuyển tài sản lại giảm 5,38 (lần) cho thấy sự đầu tư trong năm 2005 của công ty về tài sản kém hiệu quả hơn so với năm 2004. 5. Phân tích tỷ số lợi nhuận Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kì sống của công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động càng hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự tăng giảm của lợi nhuận không thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được, với tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả toàn bộ hoạt động cũng như từng bộ phận hoạt động. Bảng21: Phân tích tỷ số lợi nhuận ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM CHÊNH LỆCH 04/03 CHÊNH LỆCH 05/04 2003 2004 23005 SỐ TIỀN SỐ TIỀN A. Lợi nhuận ròng Triệu 1.543 233 1.265,9 -1.310 1.032,9 B. Doanh thu thuần Triệu 22.169 10.880 9.557 -11.289 -1.323 C. Tổng tài sản Triệu 4.348 1.878 4009 -2.470 2.131 D. Vốn chủ sở hữu Triệu 1.244 259 3.969 -985 3.710 E. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (A/B) % 6,96 2,14 13,24 -4,82 11,1 F. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (A/D) % 124 89,96 31,89 -34,04 -57,07 G. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (A/C) % 35,48 12,40 31,57 -23,08 19,17 Nguồn:Báo cáo quyết toán 2003-2005-Phòng kế toán 5.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Qua số liệu ta thấy, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu luôn biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2003 tỷ suất này là 6,96%, điều này có nghĩa là cứ 100 (đ) doanh thu công ty sẽ thu được 6,96 (đ) lợi nhuận. Đến năm 2004 tỷ suất này giảm 4,82% so với năm 2003, thể hiện công ty hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2003. Đến năm 2005 tỷ suất này tăng 11,1% so với năm 2004. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty không ổn định qua các năm, vì thế công ty cần phải quan tâm đến tỷ suất này để đưa công ty luôn phát triển ổn định và hoạt động có hiệu quả hơn. 5.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2003 là 124%, nghĩa là cứ 100 (đ) vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 124 (đ) lợi nhuận đây là một tỷ suất thể hiện công ty hoạt động có hiệu quả trên nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Đến năm 2004 tỷ suất này giảm xuống 34,04% so với năm 2003 và đến năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ còn 31,89% giảm 58,07% so với năm 2004. Qua đó ta thấy mức lợi nhuận thu được trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm qua luôn giảm,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockilo33 .doc
Tài liệu liên quan