Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của điện lực Hải Dương: Lời mở đầu.
Trong cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, nhà nước ta đã xoá bỏ cơ chế quản lý tập chung bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhà nước ta đã có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện, môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp được bổ xung và hoàn thiện làm cho các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng lãn quy mô. Bên cạnh đó trước xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt.Điều này khiến cho một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải biết rõ vị trí của mình đang ở đâu, những ưu nhược điểm của doanh nghiệp mình cũng như các đối thủ cạnh tranh. Việc thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy, việc phân tích để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Nó có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát ...
88 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của điện lực Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu.
Trong cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, nhà nước ta đã xoá bỏ cơ chế quản lý tập chung bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhà nước ta đã có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện, môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp được bổ xung và hoàn thiện làm cho các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng lãn quy mô. Bên cạnh đó trước xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt.Điều này khiến cho một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải biết rõ vị trí của mình đang ở đâu, những ưu nhược điểm của doanh nghiệp mình cũng như các đối thủ cạnh tranh. Việc thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy, việc phân tích để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Nó có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tìm ra được những điểm yếu và mạnh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời hoạt dộng kinh doanh có quan hệ trực tiếp tới hoạt động tài chính ở doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy có thể nói hoạt động tài chính là nội dung chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh và được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Muốn làm tốt công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp ta phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính giúp cho người quản lý nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp để xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính, từ đó tìm ra các giải pháp và quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bằng những kiến thức đã học tại trường cùng thời gian thực tập tại điện lực Hải Dương em đã chọn đề tài:"Phân tích tình hình tài chính của điện lực Hải Dương ". Bản đồ án gồm 4 phần:
Phần I:Cơ cấu tổ chức hành chính sản xuất kinh doanh của điện lực Hải Dương.
Phần II. cơ sở lý luận về phân tích tài chính.
Phần III. Phân tích tình hình tài chính điện lực Hải Dương.
Phần IV. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của điện lực Hải Dương .
Song do trình độ và thời gian có hạn nên bản đồ án này đã không thể phân tích một cách đầy đủ, toàn diện về tình hình tài chính của điện lực cũng như đưa ra những giải pháp hoàn hảo, kính mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Trọng Phúc đã tận tình giúp em hoàn thành bản đồ án này.
Phần I: Cơ cấu tổ chức hành chính sản xuất kinh doanh của điện lực Hải Dương.
I. Đ ặc điểm của điện lực Hải Dương
1. Quá trình hình thành phát triển của điện lực Hải Dương.
Điện lực Hải Dương là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Điện lực I.
Điện lực Hải Dương được thành lập từ tháng 4-1997. Hiện nay số CBCNV tính đến ngày 30/12/2002 có 658 người bao gồm:
- Viên chức quản lý là 143 người.
- Nhân viên 41 người
- Công nhân 420 người
- Cán bộ đoàn thể chuyên trách 1 người.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Điện Lực Hải Dương
2.1. Chức năng:
- Điện lực Hải Dương trực thuộc tổng công ty điện lực I là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước và điều lệ của tổng công ty điện lực I giao, có tài khoản, có quan hệ tín dụng với ngân hàng, có con dấu riêng.
-Điện lực Hải Dương có chức năng điều hành hệ thống sản xuất kinh doanh trong Điện lực và điạ phương trực thuộc điện lực quản lý.
- Quản lý vận hành, xây dựng, sửa chữa lưới điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo kế hoạch của Công ty điện lực 1 giao.
- Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng, an toàn liên tục và đảm bảo chất lượng.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn điện, nguồn vốn. .. đã được Công ty điện lực 1 giao.
- Quản lý, sử dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhiệm vụ của đơn vị trong từng giai đoạn phát triển.
2.2 Nhiệm vụ:
Điện lực Hải Dương chịu trách nhiệm về các vấn đề sau :
- Thực hiện, việc quản lý tập trung thống nhất toàn bộ các mặt công tác từ công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh điện, tài chính, quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, điều phối lưới điện tại địa phương trực thuộc.
- Lập kế hoạch phát triển khách hàng hàng năm và dài hạn (5năm). Lập dự báo nhu cầu phụ tải hàng quý, hàng năm.
-Trực tiếp giả quyết phương án cấp điện cho khách hàng ngoài diện công ty quản lý (điện áp dưới 35kV, công suất dưới 1000 kW).
Lập hồ sơ phương án cấp điện :
+ Tổ chức khảo sát thực tế.
+ Lập sơ đồ cấp điện (điểm đấu đường dây, nhánh dây).
+ Tính toán dung lượng bù.
+ Tính toán các thông số kỹ thuật cho sơ đồ cấp điện (khả năng tải của nguồn và các đường dây trước và sau khi lắp trạm biến áp mới, tổn thất điện áp).
+ Hệ thống đo lường.
- Được uỷ quyền kí kết và mua bán điện cho mọi khách hàng sử dụng điện trong địa bàn quản lý theo đúng pháp luật của nhà nước và hướng dẫn của công ty. Quản lý chặt chẽ hồ sơ mua bán điện. Hàng năm phải quyết toán và thanh lý hợp đồng mua bán điện hết hạn.
- Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh điện năng có hiệu quả, xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ viên chức có đủ trình độ chuyên môn, tư cách tốt để làm công tác này.
- Phân tích điện thương phẩm và điện năng chuyên tải, phân phối, điện năng tổn thất. Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh điện năng được giao và các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng.
- Hàng tháng báo cáo tình hình quản lý và phát triển khách hàng theo mẫu báo cáo kinh doanh điện năng.
Nhiệm vụ của điện Lực Hải Dương trong công tác bán điện:
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch công ty giao.
+ Trên cơ sở hợp đồng mua bán điện áp dụng đơn giá bán điện theo đúng qui định, hướng dẫn của nhà nước và công ty.
+ Thực hiện ghi chỉ số công tơ bán điện cho khách hàng theo đúng lịch, lập hoá đơn tiền điện, thu nộp tiền điện và chấm xoá nợ đúng các qui định trong các qui trình hiện hành của tổng công ty và của công ty.
+ Tổng hợp kết quả bán điện, lập báo cáo kinh doanh điện năng theo đúng mẫu và thời gian qui định của công ty.
* Nhiệm vụ của điện lực Hải Dương trong công tác điện nông thôn:
+ Lập và thực hiện kế hoạch hỗ trợ điện nông thôn thuộc địa bàn quản lý của Tỉnh được công ty phê duyệt.
+Tư vấn cho địa phương về xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện cũ theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và kinh doanh bán điện.
+ Kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng đa dạng hoá mô hình tổ chức quản lý bán điện, đại lý bán điện, đảm bảo bán lẻ tới hộ nông dân dùng điện không vượt mức giá trần qui định của nhà nước.
+ Cùng với chính quyền và các tổ chức quản lý điện ở địa phương, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý và bán điện ở nông thôn theo đúng qui định.
Phần kế hoạch :
Trên cơ sở các mục tiêu nhiệm vụ và thực tế nguồn lực của mình. điện lực Hải Dương có trách nhiệm lập kế hoạch dài hạn 5 năm có phân chia ra từng năm trình công ty phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể như sau :
Kế hoạch sản xuất điện.
Kế hoạch kinh doanh điện năng, phát triển khách hàng.
Kế hoạch sửa chữa lớn.
Kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Kế hoạch đầu tư xây dựng.
Kế hoạch vốn đầu tư phát triển.
Kế hoạch vật tư, thiết bị, phụ tùng
Kế hoạch tài chính, giá thành.
Kế hoạch tổ chức, lao động và tiền lương.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên và nghiên cứu khoa học.
Kế hoạch cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện phân phối.
Kế hoạch phát triển các nguồn điện nhỏ.
Phần tài chính :
Quản lý, bảo toàn vốn phát triển được giao. Điện lực có quyền huy động vốn theo pháp luật để phục vụ chung cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của điện lực. Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, điện lực Hải Dương quản lý, sử dụng và phát triển vốn. Cụ thể như sau:
- Trách nhiệm của điện lực Hải Dương trong việc quản lý tài sản và các loại vốn:
+ Quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và nguồn lực do Công ty giao đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước và qui định hiện hành của Tổng công ty.
+ Lập hồ sơ đúng thủ tục trình công ty xét duyệt ( Hoặc trình Tổng công ty xét duyệt )việc thanh lý xử lý tài sản cố định không cần sử dụng, sử dụng không hiệu quả, lạc hậu kỹ thuật, hư hỏng. Thuộc vốn ngân sách do Công ty hoặc Tổng công ty cấp cho điện lực.
+ Được quyền thanh xử lý tài sản cố định do điện lực đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung theo các thủ tục qui định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hạch toán lãi lỗ theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
+Trong trường hợp cần thiết điện lực được Công ty uỷ quyền vay vốn tín dụng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư theo chế độ hiện hành của nhà nước.
+ Lợi nhuận được để lại (sau khi nộp về Công ty) thuộc phần sản xuất kinh doanh khác, điện lực được quyền sử dụng theo chế độ hiện hành của nhà nước.
- Trách nhiệm của điện lực Hải Dương trong việc quản lý công tác kế hoạch hoá tài chính :
+ Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính đồng thời với kế hoạch sản xuất kinh doanh trình Công ty vào tháng 10 của năm trước năm kế hoạch.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính năm đã được Công ty duyệt đảm bảo tiết kiệm, hạ giá thành, tăng doanh thu và lợi nhuận thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ kinh tế tài chính nhà nước qui định.
- Trách nhiệm của Điện lực Hải Dương trong công tác tổ chức hạch toán kế toán :
+ Điện lực được mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, thanh toán nội và ngoại tệ tại các ngân hàng chuyên doanh tại địa phương. Điện lực cũng được quyền mở tài khoản hạn mức tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh tại địa phương.
+ Điện lực được tổ chức bộ máy kế toán tài chính để cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời những hoạt động kinh tế phát sinh trong điện lực, nắm chắc tình hình tài sản và tiền vốn của mình. Thực hiện theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và chế độ kế toán hiện hành của Công ty và Tổng công ty.
+ Hạch toán nội bộ về giá thành sản xuất kinh doanh điện, điện lực phải hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá thành, doanh thu, thuế của phần sản xuất kinh doanh điện theo chế độ kế toán của nhà nước và qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của Tổng công ty.
+ Hạch toán đầy đủ chính xác kịp thời về giá thành, doanh thu, thuế, lãi lỗ của phần sản xuất kinh doanh khác (ngoài kinh doanh điện năng) theo chế độ kế toán tài chính hiện hành.
+ Điện lực có trách nhiệm thực hiện hạch toán đầy đủ chính xác kịp thời vốn đầu tư và chi phí đầu tư của các dự án theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước.
+ Điện lực đồng thời có trách nhiệm theo dõi và thu hồi công nợ thuộc phạm vi quản lý của mình.
II. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của điện lực Hải Dương
Do đặc điểm của ngành điện và do nhu cầu về mặt quản lý nên tổ chức bộ máy quản lý của điện lực Hải Dương được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, nghĩa là giám đốc là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý Công ty, các bộ phận sản xuất của Công ty và các phó giám đốc cùng các phòng ban tham mưu cho Giám đốc theo chức năng và nhiệm vụ cuả mình, giúp Giám đốc ra những quyết định, chỉ thị công tác đúng đắn.
1.Bộ máy quản lý của điện lực Hải Dương bao gồm:
Ban giám đốc 4 người:
Giám đốc: giám đốc điện lực Hải Dương là người được tổng giám đốc tổng công ty điện lực Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm, được giám đốc Công ty điện lực 1 giao nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc tổng công ty điện lực Việt Nam, giám đốc công ty điện lực 1 về mọi mặt sản xuất, kinh doanh, việc thực hiện chế độ chính sách và đời sống của cán bộ công nhân viên điện lực Hải Dương. Giám đốc là người đại diện của điện lực Hải Dương trước pháp luật. Trong quá trình điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của điện lực Hải Dương có trách nhiệm phân công công việc cho các Phó giám đốc và trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động của các phòng:
Kế hoạch - đầu tư.
Phòng tổ chức – thanh tra.
Phòng tài chính kế toán.
Giám đốc điện lực Hải Dương trực tiếp:
Kí các quyết định đề bạt, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật cán bộ công nhân viên, hợp đồng lao động, các nội quy, quy chế của điện lực ban hành, các quyết định tiếp nhận, sa thải lao động và các quyết định khác theo quy chế phân cấp đã ban hành.
Kí các hợp đồng kinh tế theo uỷ quyền của giám đốc Công ty điện lực 1.
Kí duyệt các quyết toán, các báo cáo tài chính, các phiếu chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của điện lực, các hợp đồng mua bán các trang thiết bị hành chính, các quyết định giao nhiệm vụ, các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Các phó giám đốc điện lực Hải Dương : 3 phó giám đốc.
Phó giám đốc điện lực Hải Dương được giám đốc Công ty điện lực 1 ra quyết định bổ nhiệm, là người giúp việc cho giám đốc điện lực Hải Dương và được giám đốc điện lực Hải Dương giao nhiệm vụ trực tiếp quản lí, chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty điện lực 1 và giám đốc điện lực Hải Dương
Phó giám đốc phụ trách vật tư xây dựng cơ bản
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
2/ Mô hình tổ chức điện lực Hải Dương :
Điện lực Hải Dương gồm 24 đơn vị
a/ Khối phòng ban nghiệp vụ : gồm 12 phòng và 01 tổ trực thuộc gồm :
Phòng Hành chính quản trị : ký hiệu P1
Phòng Kế hoạch : ký hiệu P2
Phòng Tổ chức thanh tra : ký hiệu P3
Phòng Kỹ thuật :ký hiệu P4
Phòng Tài chính Kế toán :ký hiệu P5
Phòng Vật tư vận tải : ký hiệu P6
Phòng Kinh doanh điện năng : ký hiệu P7
Phòng Xây dựng cơ bản :ký hiệu P8
Phòng An toàn :ký hiệu P9
Phòng điện nông thôn :ký hiệu P10
Phòng Điều độ :ký hiệu P11
Phòng Máy tính :ký hiệu P12
Tổ thiết kế.
b/ Khối sản xuất gồm :
Chi nhánh điện Thành Phố Hải Dương
Chi nhánh điện Tứ lộc
Chi nhánh điện Kim thành
Chi nhánh điện Kinh môn
Chi nhánh điện Cẩm bình
Chi nhánh điện Chí linh
Chi nhánh điện Nam thanh
Chi nhánh điện Ninh thanh
Phân xưởng 110kV
Phân xưởng Thí nghiệm đo lường
Đội Xây lắp điện.
3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng
. Phòng kế hoạch và đầu tư.
Trên cơ sở các mục tiêu của công ty và cân đối năng lực của điện lực, hướng dẫn các đơn vị trong điện lực xây dựng kế hoạch từng mặt của mình. Chủ trì tổng hợp và cân đối xây dựng kế hoạch toàn diện của điện lực (bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, đại trang sửa chữa lớn, thi công xây lắp, sản xuất và dịch vụ khác). Tổ chức thông qua điện lực và trình duyệt cấp trên.
Chuẩn bị cho giám đốc giao kế hoạch cho các đơn vị trong điện lực sau khi kế hoạch được duyệt. Tổ chức việc theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và điều độ kế hoạch nếu thấy cần thiết.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện kế hoạch toàn diện của điện lực. Khai thác và cân đối các nguồn lực của điện lực, các nguồn vốn để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhằm hạ giá thành sản xuất kinh doanh.
Chuẩn bị hội nghị các kế hoạch giao ban tuần, tháng. Tổ chức định kỳ việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch của từng đơn vị và toàn điện lực.
Tổ chức công tác thống kê sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, báo cáo đầy đủ và kịp thời cho cấp trên.
Đầu mối xây dựng và áp dụng các định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của điện lực và Công ty.
Nghiên cứu đề xuất cho Giám đốc phương án mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài sản xuất chính.
Theo dõi kiểm tra và xác nhận hoàn thành kế hoạch của các đơn vị trong điện lực.
Phòng tổ chức lao động.
Trên cơ sở đặc điểm tình hình của điện lực và các qui định mẫu của Công ty, nghiên cứu, đề xuất các tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của điện lực để trình Công ty hoặc điện lực quyết định theo phân cấp của Công ty.
Tổ chức triển khai thành lập, giải thể, sát nhập các tổ chức sau khi có quyết định. Xây dựng qui chế nhiệm vụ cho các đơn vị, các chức danh trong điện lực. Xây dựng biên chế và áp dụng chức danh viên chức trong toàn điện lực.
Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch bảo hộ lao động, kế hoạch đời sống xã hôi hàng năm, quý, tháng trình công ty duyệt và triển khai sau khi được duyệt.
Nghiên cứu tổ chức lao động khoa học. Xây dựng định mức, định biên cho các đơn vị và các loại công việc. Lập dự án bố trí lao động, điều động sắp xếp trình Giám đốc quyết định đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý của điện lực.
Trên cơ sở qui chế trả lương, thưởng của Công ty, xây dựng qui chế trả lương, trả thưởng cho toàn sở tổ chức cho việc trả lương trả thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng qui chế.
Quản lý công tác nhân sự của điện lực bao gồm tuyển dụng, bố trí, đề bạt, khen thưởng kỷ luật, giả quyết các chế độ cho người lao động. Quản lý chặt chẽ chính xác hồ sơ cán bộ công nhân viên của điện lực.
Tổ chức công tác thống kê lao động, tiền lương, tổ chức cán bộ, báo cáo chính xác và đúng hạn cho cấp trên và phục vụ công tác thông tin kinh tế của điện lực kịp thời.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng bậc hàng năm và tổ chức thực hiện theo phân cấp của Công ty.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động cho công nhân trong điện lực.
Thực hiện công tác thanh tra thủ trưởng về việc thực hiện pháp luật và các quyết định của Giám đốc điện lực và cấp trên. Đề xuất Giám đốc giải quyết các vụ việc khiếu tố trong điện lực.
Tổ chức công tác bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản và trật tự an ninh phòng cứu hoả trong điện lực.
Giúp Giám đốc tổ chức công tác thi đua khen thưởng của điện lực, phát hiện kịp thời và khen thưởng các đơn vị cá nhân có thành tích trong công tác sản xuất.
Phòng tài chính kế toán.
Xây dựng và trình duyệt kế hoạch tài chính tín dụng hàng năm, quý, tháng của điện lực, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, quỹ của điện lực phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh .
Thực hiện các biện pháp đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính cho các hoạt động của điện lực, đề xuất việc sử dụng linh hoạt các loại vốn, quỹ trên nguyên tắc có hoàn trả phục vụ kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của điện lực.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, cấp phát, thu nộp tài chính theo đúng chế độ tài chính qui định đối với cán bộ công nhân viên , khách hàng, ngân sách và cấp trên.
Quản lý vốn và mọi tài sản của điện lực theo đúng chế độ qui định của nhà nước về mặt giá trị và hiện vật. Chủ trì việc kiểm kê, đối chiếu định kỳ và thường xuyên theo qui định đối với mọi tài sản của điện lực.
Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong toàn điện lực nhằm đảm bảo việc ghi chép tính toán, phản ánh kịp thời, trung thực, chính xác tình hình hoạt động kinh tế tài chính của điện lực theo đúng pháp lệnh kế toán của nhà nước và qui định của công ty. Hướng dẫn các đơn vị trong điện lực thực hiện thống nhất và đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ sổ sách báo cáo kế toán, qui trình hạch toán kế toán, lưu chuyển chứng từ. Theo đúng qui định.
Thực hiện chế độ thanh toán, quyết toán, báo cáo theo đúng qui định của nhà nước và công ty.
Chủ trì cùng với các phòng liên quan tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, tình hình thực hiện giá thành, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chịu trách nhiệm việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, với cấp trên và bạn hàng theo phân cấp của công ty.
Chủ trì việc thanh xử lý tài sản hư hỏng, kém phẩm chất, tồn kho ứ đọng theo đúng qui định của công ty.
Kiểm tra kiểm soát thường xuyên và định kỳ các đơn vị trong điện lực có hoạt động tài chính kinh tế chấp hành các qui định nhằm kịp thời chấn chỉnh các khiếm khuyết, giữ nghiêm kỷ luật tài chính, qui định của nhà nước.
Quản lý việc thực hiện chính sách tài chính giá cả trong toàn điện lực. Tham gia ký kết các hợp đồng tài chính của điện lực với khách hàng.
Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng từ, tài liệu kế toán. Cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo và các bộ phận liên quan.
áp dụng tin học, đưa nhanh vi tính vào sử dụng trong công tác tài chính kế toán của điện lực.
Phòng vật tư vận tải:
Xây dựng kế hoạch nhu cầu và đơn đặt hàng về vật tư thiết bị cho các yêu cầu sản xuất kinh doanh, sửa chữa, xây dựng cơ bản của điện lực.
Tổ chức việc cung ứng vật tư theo kế hoạch và phân cấp của công ty, đảm bảo đáp ứng kịp thời, đầy đủ, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng kỹ thuật cho nhu cầu của toàn điện lực, đồng thời không để gây tồn kho ứ động quá định mức.
Tổ chức việc bảo quản vật tư thiết bị, quản lý kho tàng bến bãi.
Thực hiện việc cấp phát kịp thời vật tư thiết bị theo kế hoạch cho các đơn vị và các nhu cầu của điện lực.
Thực hiện công tác thống kê, ghi chép, chế độ sổ sách, thẻ kho, chứng từ đầy đủ chính xác theo qui định.
Thực hiện công tác kiểm kê định kỳ và đột xuất. Tham gia thanh xử lý vật tư ứ đọng, hư hỏng, kém phẩm chất.
Tổ chức việc thu hồi vật tư sau đại trang cải tạo, kết dư công trình, tổ chức việc quyết toán vật tư với các đơn vị trong điện lực và cấp trên theo qui định.
Kiểm tra việc sử dụng vật tư tiết kiệm, đúng mức kỹ thuật, bảo quản vật tư dự phòng của các đơn vị trong điện lực.
Quản lý công tác vận tải của điện lực, lập kế hoạch và điều độ phương tiện phục vụ cho nhu cầu của điện lực, quản lý xe và các phương tiện bốc xếp của điện lực.
Phòng kỹ thuật và thanh tra an toàn.
Quản lý kỹ thuật trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm hiệu chỉnh lưới điện và thiết bị điện của điện lực Hải Dương. Đảm bảo việc cung cấp điện an toàn, liên tục kinh tế cho mọi khách hàng của điện lực Hải Dương.
Lập phương án sửa chữa định kỳ và đột xuất lưới điện và thiết bị do điện lực Hải Dương quản lý.
Nghiên cứu phương án vận hành tối ưu, tính toán và đề xuất các biện pháp giảm tổn thất điện năng, giảm tổn thất trên lưới điện thuộc điện lực Hải Dương quản lý. Phân tích sự cố và đề ra các biện pháp phòng chống.
Quản lý kỹ thuật đo đếm cho toàn điện lực.
Tổ chức áp dụng quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng và ban hành các quy trình, nội quy thuộc nội bộ điện lực Hải Dương.
Kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị trong điện lực Hải Dương.
Nghiên cứu, đề xuất, đổi mới trang bị, cải tiến kỹ thuật. Quản lý công tác sáng kiến cải tiến của điện lực Hải Dương.
Xây dựng kế hoạch trang bị an toàn hàng năm, tổ chức công tác kiểm tra an toàn thường xuyên và định kỳ, tổ chức điều tra sự cố và tai nạn lao động xảy ra trong điện lực Hải Dương. Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn sản xuất và an toàn lao động trong toàn điện lực. Tổ chức tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân.
Tư vấn hướng dẫn hỗ trợ cho nông thôn trong việc phát triển xây dựng và quản lý mạng điện nông thôn.
Tổ chức công tác dịch vụ thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình và thiết kế sửa chữa theo giấy phép của điện lực Hải Dương.
Tổ chức công tác thống kê và báo cáo kỹ thuật theo quy định của ngành.
Phòng kinh doanh điện năng
Điều tra, dự báo lập kế hoạch phát triển khách hàng và điện năng tiêu thụ hàng năm và dài hạn cho điện lực Hải Dương.
Tiếp nhận yêu cầu và chuẩn bị các hợp đồng cho điện lực Hải Dương ký kết.
Quản lý việc đo đếm điện năng nhận của Công ty, giao cho chi nhánh và bán cho khách hàng của điện lực Hải Dương.
Theo dõi và tính toán tổn thất thực hiện trong toàn điện lực, cùng phòng kỹ thuật phân tích tổn thất và tự mình đề ra các biện pháp chống tổn thất thương mại.
Thực hiện việc áp giá điện, tính toán tình hình, thực hiện kiểm tra việc thực hiện của các chi nhánh.
Quản lý công tác ghi chỉ số công tơ.
Tổ chức quản lý việc thu nộp tiền điện.
Quản lý và kiểm tra việc sử dụng điện hợp pháp và kinh tế của khách hàng. Tổ chức việc chống lấy cắp điện.
Thường trực và chuẩn bị cho hội đồng xử lý những khách hàng vi phạm sử dụng điện.
Thực hiện công tác thống kê báo cáo theo quy định.
Phòng hành chính và quản trị
Trung tâm điều độ lưới điện:
Là đơn vị chỉ huy vận hành lưới điện của điện lực Hải Dương có nhiệm vụ lập phương thức vận hành hàng ngày, tháng năm và dài hạn lưới điện thuộc phạm vi quản lý của điện lực Hải Dương. Điều độ vận hành lưới điện hàng ngày theo lệnh của điều độ cấp trên và chỉ huy thao tác vận hành lưới điện trong phạm vi phân cấp của điện lực, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện, cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng cho khách hàng, đảm bảo vận hành kinh tế.
Phần II. cơ sở lý luận về phân tích tài chính.
I. phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm.
Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính doanh nghiệp. Vì vậy tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó trước khi lập kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu báo cáo tài chính của kì thực hiện. Các báo cáo tài chính được soạn thảo theo định kỳ phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản nguồn vốn, công nợ, kết quả kinh doanh… bằng các chỉ tiêu giá trị nhằm mục đích thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho người lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của đơn vị mình, chuẩn bị căn cứ lập kế hoạch cho kỳ tương lai.
Vì vậy người ta phải dùng phương pháp phân tích để thuyết minh các mối quan hệ chủ yếu, giúp cho các nhà kế hoạch dự đoán và đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai, bằng cách so sánh, đánh giá xem xét xu hướng dựa trên các thông tin đó.
Phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm các phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp người xử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
2. Các bước tiến hành phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
2.1. Thu thập thông tin.
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng giá trị… trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy phân tích tài chính thực tế là phân tích các báo cáo tài chính.
2.2. Sử lý thông tin.
Quá trinh tiếp theo của phân tích tài chính là sử lý thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này người sử dụng thông tin ở góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau có phương pháp sử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra: sử lý thông tin là quá trinh sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
2.3. Dự đoán và quyết định.
Thu thập và sử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định tài chính.
Thông tin có giá trị nhất đối với các nhà sử dụng báo cáo tài chính là những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó các tỷ số có được do phân tích tài chính sẽ giúp những nhà sử dụng báo cáo tài chính dự đoán tương lai bằng cách so sánh đánh giá và phân tích xu thế.
II. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp chính là để đạt được mục đích cao nhất là đánh giá thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp từ đó giúp những người ra quyết định dự đoán và lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.
Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình đẳng trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…kể cả các cơ quan nhà nước và những người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.
1. Đối với bản thân doanh nghiệp.
1.1. Đối với chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp.
Đối với chủ doanh nghiệp và những người quản lý doanh nghiệp thì mục tiêu hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng tài trợ. Một doanh nghiệp nếu làm ăn thua lỗ liên tục thì các nguồn lực sẽ cạn kiệt và sẽ buộc phải đóng cửa, một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ cũng dẫn đến chỗ phá sản. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp và những người quản lý còn quan tâm đến các mục tiêu khác như: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo công ăn việc lam, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường… Do ở trong doanh nghiệp nên các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý có thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, họ có lợi thế để phân tích tài chính tốt nhất. Việc phân tích tài chính giúp cho họ trong nhiều vấn đề như: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả không, có đạt lợi nhuận không, tương lai sẽ có nhiều triển vọng hay khó khăn. Khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn ra sao, vốn được huy động từ những nguồn nào và đầu tư vào đâu để thu lợi nhuận cao nhất.
1.2. Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết lương là khoản thu nhập chính của những người làm công. Ngoài ra theo quy định doanh nghiệp luôn giữ một phần được gọi là cá nhân người hưởng lương góp cho doanh nghiệp. như vậy người hưởng lương buộc phải quan tâm tới tình hình tài chính doanh nghiệp vì đó cũng chính là tình hình tài chính của họ. Cách quan tâm của người hưởng lương tới tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng chính là phân tích tài chính.
2. Đối với các chủ nợ.
Các chủ nợ bao gồm các ngân hàng, các doanh nghiệp cho vay, ứng trước hay bàn chịu. Họ phân tích tài chính chủ yếu là để quan tâm đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đi vay. Đối với các khoản vay ngăng hạn thì người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tức là khả năng ứng phó của các doanh nghiệp đối với món nợ này khi đến hạn. còn đối với các khoản nợ dài hạn thì người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi phụ thuộc vào chính khả năng sinh lời đó.
Việc phân tích tài chính thay đổi theo bản chất và thời hạn của các khoản vay nhưng dù cho đó là vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Như vậy trước khi chấp nhận cho vay người cho vay phải phân tích tài chính của doanh nghiệp đi vay vì việc phân tích đó sẽ giúp họ trong các vấn đề như: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn hay không, tổng số nợ của doanh nghiệp so với tổng tài sản của doanh nghiệp là cao hay thấp, nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp như thế nào, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Từ những nghiên cứu đó xem xét có nên cho vay hay không và nếu cho vay thì hạn mức là bao nhiêu, thời hạn thanh toán khoản vay trong bao lâu.
3. Đối với các nhà đầu tư.
Đây là các doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm trực tiếp đến các tính toán giá trị của doanh nghiệp và họ đã giao vốn cho doanh nghiệp và có thể phải chịu rủi ro. Thu nhập của họ là tiền chia lợi tức và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. các nhà đầu tư lớn thường dựa vào các nhà chuyên môn, những người chuyên phân tích tài chính, để phân tích và làm rõ triển vọng của doanh nghiệp cũng như đánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư hiện tạo cũng như nhà đầu tư tiềm năng, thì mối quan tâm trước hết của họ là đánh giá những đặc điểm đầu tư của doanh nghiệp. Các đặc điểm đầu tư của một doanh vụ có tính đến các yếu tố rủi ro, sự hoàn lại lãi cổ phần hoặc tiền lời, sự bảo toàn vốn, khả năng thanh toán vốn, sự tăng trưởng và các yếu tố khác.
Mặt khác, các nhà đầu tư cũng quan tâm tới thu nhập của doanh nghiệp. Để đánh giá thu nhập bình thường của doanh nghiệp họ quan tâm tới tiềm năng tăng trưởng các thông tin liên quan đến việc doanh nghiệp đã giành được nguồn tiềm năng gì và như thế nào, đã sử dụng chúng ra sao, cơ cấu vốn của doanh nghiệp là gì, những rủi ro và may mắn nào doanh nghiệp cần đảm bảo cho các nhà đầu tư cổ phần, doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính nào không. Các đánh giá đầu tư cũng liên quan đến việc dự đoán thời gian, độ lớn và những điều không chắc chắn của những quyết toán tương lai thuộc doanh nghiệp. Ngoài ra các nhà đầu tư cũng quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý trong doanh nghiệp. Những thông tin về công tác quản lý đòi hỏi những nguồn nào và sử dụng những nguồn ấy dưới sự giám sát của công tác quản lý như thế nào cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
4. Đối với các cơ quan chức năng.
Cơ quan chức năng bao gồm: các cơ quan cấp cao trực thuộc bộ, cơ quan thuế, thanh tra tài chính. Các cơ quan này sử dụng báo cáo tài chính do các doanh nghiệp gửi lên để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đó với mục đích kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, xem họ có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước hay không, xem họ có kinh doanh đúng luật hay không. Đồng thời giám sát này còn giúp cho các cơ quan có thẩm quyền có thể hoạch định chính sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất có hiệu quả.
III. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ huy động sử dụng các loại vốn và nguồn vốn bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quan điểm luân chuyển vốn, xét về mặt lý thuyết thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho các loại tài sản, cho hoạt động chủ yếu như hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư mà không phải đi vay và chiếm dụng vốn.
1.1. Cân đối thứ nhất.
Bảng 1.
Chỉ tiêu
Giá trị
Chỉ tiêu
Giá trị
A. TSLĐ
I. Tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn.
IV. Hàng tồn kho.
V. TSLĐ khác
2. Chi phí trả trước
=
B. Nguồn vốn chủ sở hữu.
I. Nguồn vốn quỹ.
II. Nguồn kinh phí
B. TSCĐ và ĐTDH
I. Tài sản cố định.
III.Chi phí xây dựng cơ bản
Cộng:
Cộng:
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Trên thực tế thường xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Vế trái < Vế phải.
Trong trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu không sử dụng hết nên bị các đơn vị khác chiếm dụng.
Trường hợp 2: Vế trái > Vế phải.
Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu, nên tất yếu doanh nghiệp phải đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá chính xác cần xem xét số vốn đi chiếm dụng có hợp lý không, vốn vay có quá hạn không… Từ trường hợp này ta có mối quan hệ cân đối thứ hai.
1.2. Cân đối thứ hai
Bảng 2:
Chỉ tiêu
Giá trị
Chỉ tiêu
Giá trị
A. TSLĐ
I. Tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn.
IV. Hàng tồn kho.
V. TSLĐ khác
2. Chi phí trả trước
=
B. Nguồn vốn chủ sở hữu.
I. Nguồn vốn quỹ.
B. TSCĐ và ĐTDH
I. Tài sản cố định.
II.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Cộng:
Cộng:
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Cân đối này mang tính lý thuyết, nó thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay đảm bảo trang trải cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế ít xảy ra trường hợp này mà thường xảy ra 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Vế trái < Vế phải.
Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay chưa sử dụng hết vào quá trình hoạt động, bị các đơn vị khác chiếm dụng nhỏ hơn số vốn chiếm dụng.
Bảng 3:
Chỉ tiêu
Giá trị
Chỉ tiêu
Giá trị
A. TSLĐ
A. Nợ phải trả.
III. Các khoản phải thu
V. Tài sản lưu động khác
1. Tạm ứng
4. TS thiếu chờ sử lý
5. Các khoản thế chấp ngắn hạn
>
I. Nợ ngắn hạn
3. Phải trả người bán
8. Phải trả nộp khác.
Cộng:
Cộng:
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Trường hợp 2: Vế trái > Vế phải.
Trương hợp này nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu, doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác và đi chiếm dụng lớn hơn số vốn bị chiếm dụng như sau:
Bảng 4:
Chỉ tiêu
Giá trị
Chỉ tiêu
Giá trị
A. TSLĐ
A. Nợ phải trả.
III. Các khoản phải thu
V. Tài sản lưu động khác
1. Tạm ứng
4. TS thiếu chờ sử lý
5. Các khoản thế chấp ngắn hạn
<
I. Nợ ngắn hạn
3. Phải trả người bán
8. Phải trả nộp khác.
Cộng:
Cộng:
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Từ hai trương hợp trên ta rút ra mối quan hệ cân đối chung như sau:
(A+B)Tài sản = (A+B) Nguồn vốn: Đây chính là tính cân đối của bảng cân đối kế toán.
2. Phân tích tình hình phân bổ vốn.
Phần tài sản trong bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tổng tài sản gồm có:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn.
Khi phân tích tình hình phân bổ vốn là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được trình độ sử dụng vốn và việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh có hợp lý không, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phương pháp phân tích là tiến hành xác định tỷ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ và sự thay đổi về tỷ trọng giữa đầu năm và cuối kỳ và tìm nguyên nhân cụ thể của chênh lệch tỷ trọng này. Qua đó so sánh bằng số tuyệt đối và tỷ trọng có thể thấy được sự thay đổi về số lượng, quy mô và tỷ trọng từng loại vốn. Để có thể phân biệt tình hình thay đổi của tài sản là hợp lý hay không cần phải đi sâu nghiên cứu sự biến động của từng loại tài sản.
2.1.Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn:
Căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất của doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thải khỏi quá trình sản xuất. Mọi tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định như:
Tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định vô hình.
Đầu tư tài chính dài hạn.
Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn phải tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối (trừ tài sản cố định chờ thanh lý và chưa cần dùng). Bởi vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất và kinh doanh tốt. Tuy nhiên không phải lúc nào giá trị tài sản cố định tăng lên cũng tốt, có nhiều trường hợp doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên vật liệu sản xuất hoặc đầu tư nhiều nhưng không sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được. Đây là tình hình thừa vốn cố định … Do vậy, để đánh giá sự hợp lý của sự biến động này cần xem xét tỷ lệ của tài sản cố định trong sự phân bổ tối ưu giữa tài sản cố định và tài của lưu động. Để đánh giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn, trước hết phải tính chỉ tiêu tỷ suất đầu tư và xem xét sự biến động của nó. Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư chung phản ánh tình hình chung về đầu tư cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và xây dựng tài sản cố định và đầu tư tài chính như mua: Cổ phần, cổ phiếu, góp vốn liên doanh và kinh doanh bất động sản.
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, mua sắm và xây dựng tài sản cố định. Khi xác định chỉ tiêu này cần phân biệt số đã đầu tư và đã hoàn thành và số đang đầu tư xây dựng.
Xu hướng chung của quá trình sản xuất kinh doanh là tài sản cố định tăng cả về trị số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Tuy nhiên không phải lúc nào tài sản tăng cũng được đánh giá là tích cực.
Đầu tư tài chính dài hạn phản ánh tình hình giá trị các khoản đầu tư dài hạn vào lĩnh vực kinh doanh mua cổ phần, cho vay dài hạn và kinh doanh bất động sản.
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang tăng lên có thể do doanh nghiệp đầu tư thêm và tiến hành sửa chữa lớn tài sản cố định. Đây là biểu hiện tốt nhằm đánh giá sự tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Nếu chi phí xây dựng cơ bản tăng lên do tiến độ thi công kéo dài gây lãng phí vốn đầu tư thì đó là biểu hiện không tốt
2.2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Tài sản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thời gian luân chuyển ngắn. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của chúng. Quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Tài sản lưu động tăng lên về số tuyệt đối, giảm về tỷ trọng trong tổng giá trị tài sản là xu hướng chung của sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này thể hiện sự biến động của tài sản lưu động phù hợp với sự gia tăng tài sản tài sản cố định, thể hiện trình độ tổ chức tốt, dự trữ vật tư hợp lý. Tuy nhiên để đánh giá tính hợp lý sự biến động của tài sản lưu động và tài sản cố định, kết hợp với phân tích các bộ phận cấu thành tài sản lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Vốn bằng tiền mà chủ yếu là tiền gửi ngân hàng: Tỷ trọng loại vốn này tăng lên cho thấy doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong kinh doanh, đáp ứng khả năng thanh toán kịp thời. Doanh nghiệp có thể dùng tiền để thoả mãn mọi nhu cầu kinh doanh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên không nên dự trữ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải giải phóng nó đưa vào sản xuất kinh doanh tăng vòng quay vốn và trả nợ.
Các khoản phải thu: Là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng, các khoản phải thu giảm thì doanh nghiệp tránh được ứ đọng vốn và việc sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiênkhông phải lúc nào các khoản thu tăng lênlà đánh giá không tích cực mà có trường hợp doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ kinh tế thì khoản này tăng lên là điều tất yếu. Vấn đề là xem số vốn chiếm dụng là có hợp lý không.
Tài sản lưu động khác giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi tạm ứng xử lý tài sản thiếu.
3. Phân tích kết cấu nguồn vốn.
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để doanh nghiệp được lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy quản lý vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức huy động vốn khác nhau. Vốn và nguồn vốn là hai mặt trong một thể thống nhất, đó là tài sản trong doanh nghiệp. Do đó ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, cần tiến hành phân tích kết cấu nguồn vốn. Nguồn vốn được chia làm hai phần:
Nợ phải trả.
Nguồn vốn chủ sở hữu.
Khi phân tích tiến hành so sánh giữa tổng số nguồn vốn ở cuối kỳ với đầu năm, xác định tỷ trọng từng loại nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn.
3.1. Nợ phải trả.
Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ trong kỳ hạn nhất định và được coi là nguồn vốn đối với doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn đi vay và nguồn vốn trong thanh toán.
Xu hướng nợ phải trả giảm về số tuyệt đối và tỷ trọng, trong khi tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên trường hợp này được đánh giá là tốt, do nguồn vốn chủ của doanh nghiệp cao. Nhưng nợ phải trả do nguồn vốn, do quy mô và nhiệm vụ sản xuất thu hẹp thì không tốt.
Khi quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng vẫn không đảm bảo cho nhu cầu. Trong trường hợp này khoản nợ phải trả tăng lên về trị số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng vẫn đánh giá là hợp lý.
Trong quá trình phân tích nợ phải trả cần phân tích từng loại vốn để đánh giá chính xác.
Nguồn vốn vay ngắn hạn, nợ phải trả, nợ dài hạn tăng:
Do tỷ lệ vốn vay trong hạn mức tăng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả được ngân hàng cho vay theo nhu cầu.
Do doanh nghiệp mở rông quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gia tăng, trong khi các nguồn vốn khác không đủ đáp ứng
Nguồn vốn vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến trả nợ dài hạn giảm:
+Do nguồn vốn chủ sở hữu tăng và nguồn vốn đi chiếm dụng hợp lý tăng ở đây là biểu hiện tích cực, giảm được chi phí lãi vay ngân hàng.
+Do quy mô và nhiệm vụ sản xuất thu hẹp đây là biểu hiện không tốt.
+Do nguồn vốn đi chiếm dụng không hợp lý tăng lên thì đánh giá không tốt, bởi vì đây là doanh nghiệp vi phạm kỷ luật tài chính, tín dụng.
Khoản nợ vay quá hạn cần phải hạn chế vì lãi suất vay cao mặt khác nếu phát sinh khoản vay chứng tỏ doanh nghiệp vi phạm kỷ luật tài chính, tín dụng.
Riêng vốn vay dài hạn cần kiểm tra tình hình mua sắm tài sản cố định có đúng mục đích không có hợp lý không, tình hình trả nợ vay thế nào.
Nguồn vốn đi chiếm dụng :
+ Một số khoản nợ ngắn hạn :
Phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên, các khoản phải trả phải nộp.
+ Nợ khác.
Những khoản trên tăng lên về số tuyệt đối giảm về tỷ trọng và nếu đi chiếm dụng hợp lý thì đánh giá tích cực.
Đối với nguồn vốn đi chiếm dụng của các đơn vị khác cần lưu ý rằng nếu tình hình sản xuất kinh doanh được mở rộng, số vốn vay này tăng lên là tất yếu. Vì vậy khi phân tích không chỉ nhìn vào số liệu cuối kỳ mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể từ khi khi phát sinh đến khi thanh toán để xác định tình hình chiếm dụng vốn có hợp lý không.
3.2 Nguồn vốn chủ sở hữu.
Đây là nguồn vốn cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng thì được đánh giá là tốt, nó biểu hiện hiệu quả sản xuất tăng, tích luỹ tăng, thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ phát triển sản xuất. Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu trước hết phải tính chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính, từ đó cho thấy khả năng chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động của mình.
Vốn bổ sung từ lợi nhuận, quỹ phát triển và thu nhập chưa phân phối tăng lên dây là biểu hiện tích cực cho thấy khoản tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp gia tăng, cũng cần xem xét tình hình trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp, cần lưu ý rằng các nguồn vốn như quỹ doanh nghiệp đã phân phối và sử dụng.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối, giảm về tỷ trọng điều này có thể là do nguồn vốn tín dụng tăng lên với tốc độ lớn hơn hoặc nguồn vốn đi chiếm dụng tăng lên với tốc độ cao hơn. Cần kết hợp phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn chiếm dụng được đánh giá chính xác.
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu giảm do nguồn vốn tự bổ sung giảm, vốn liên doanh giảm, vốn ngân sách cấp giảm... đây là biểu hiện không tốt chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt.
4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.
4.1 Phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả khác.
Các khoản phải thu là những khoản tiền vốn của doanh nghiệp nhưng do quan hệ thanh toán các đơn vị cá nhân khác còn chưa trả cho doanh nghiệp.
Để đánh giá mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả ta xem xét tỷ trọng tổng số tiền phải thu so với tổng số tiền phải trả.
Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn.
Nếu ngược lại, chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Chiếm dụng và bị chiếm dụng trong doanh nghiệp là bình thường nhưng cần phải xem xét khoản nào là hợp lý, khoản nào là không hợp lý để có giải pháp tích cực nhằm quản lý tốt công nợ. Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần dây dưa kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh.
Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần xác định tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động ở đầu năm và cuối kỳ.
Nếu tỷ trọng các khoản phải thu chưa cao, phải xem xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xác định hệ số quay vòng các khoản phải thu.
= x 100%
Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Số dư bình quân các khoản phải thu thường được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia 2.
Doanh thu thuần năm được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm.
Hệ số quay vòng các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh.Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ làm cho kỳ hạn thanh toán ngắn hạn và do đó ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Hệ số quay vòng các khoản phải thu là một chỉ tiêu để đánh giá tốc độ thu hồi các khoản phải. Một chỉ tiêu khác để đánh giá tốc độ này là số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu hay là số ngày của doanh thu chưa thu.
Số ngày của doanh thu chưa thu có ý nghĩa nhiều hơn nếu biết được kỳ hạn bán chịu của doanh nghiệp.
4.2 Phân tích khả năng thanh toán.
Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, sản xuất sẽ ít công nợ khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu phải trả sẽ dây dưa kéo dài.
Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và trong thời gian tới cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
Với nhu cầu thanh toán các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay). Còn với khả năng thanh toán thì các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động ( huy động ngay, huy động trong thời gian tới).
Bảng 5: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán.
Khả năng thanh toán
I. Các khoản phải thanh toán ngay.
1. Các khoản nợ quá hạn
- Phải nộp ngan sách.
- Phải trả ngân hàng
- Phải trả công nhân viên.
- Phải trả người bán.
- Phải trả khác.
2. Các khoản nợ đến hạn.
- Nợ ngân sách.
- Nợ ngân hàng.
II. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới.
1. tháng tới.
- Ngân sách
- Ngân hàng
2.Quý tới
I. Các khoản có thể thanh toán ngay.
1. Tiền mặt.
2. Tiền gửi ngân hàng.
3. Tiền đang chuyển.
II. Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tới.
1. tháng tới
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- Đầu tư ngắn hạn khác.
- Khoản phải thu.
- Hàng gửi bán.
-Thành phẩm.
-Vay...
2. Quý tới
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Trên cơ sở bảng phân tích trên, tính hệ số về khả năng thanh toán :
Nếu hệ số về khả năng thanh toán lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
Nếu hệ số về khả năng thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp. Hệ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán bấy nhiêu và khi hệ số này bằng không thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán.
Khi phân tích cần lưu ý là không phải hệ số thanh toán càng cao càng tốt, vì điều này cũng có thể do tình hình ứ đọng vốn gây ra.
Cũng cần phải sử dụng chỉ tiêu tương đối (hệ số thanh toán ) là mối quan hệ giữa tài sản lưu động và khoản nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì phản ánh khả năng thanh toán càng cao. Tuy nhiên nếu hệ số thanh toán quá cao thì cũng không phải là tốt vì khi đó có một số tiền (hoặc tài sản lưu động ) tồn trữ quá đáng, việc sử dụng tiền không hiệu qủa. Để có căn cứ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi cho vay thì hệ số được đa số các chủ nợ chấp nhận là 2.
Nói chung hệ số này thường biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên cũng giống như trường hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để đánh giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác nếu hệ số này quá nhỏ (<0,5) thì doanh nghiệp nhất định sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Trong lúc cần thiết thì doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán vội các cổ phiếu đầu tư để có tiền thanh toán. Ngoài ra phương thức thanh toán và kỳ hạn thanh toán nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hệ số quay vòng của hàng tồn kho: Nhu cầu vốn hoàn chuyển của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng của độ dài thời gian của hàng hoá trong kho bằng cách tính hệ số quay vòng hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay kho hàng.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho =
Hệ số quay vòng hàng tồn kho càng cao thì tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là tốt.
Trên góc độ vốn luân chuyển thì một doanh nghiệp có hệ số quay vòng càng cao thì đòi hỏi đầu tư thấp hơn cho hàng tồn kho so với các doanh nghiệp khác cùng doanh thu nhưng hệ số quay vòng thấp hơn.
Tuy nhiên nếu hệ số quay vòng hàng tồn kho quá cao thì việc duy trì mức tồn kho sẽ thấp và sẽ không đủ đáp ứng các hợp đồng tiêu thụ kỳ sau và ảnh hưởng không tốt đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu số ngày của vòng quay kho hàng, chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho.
5. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh.
5.1. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh ( lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, trình độ quản lý...) nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu cả tổng hợp và chi tiết nhất.
Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí, sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn, và phải thống nhất với công thức đánh giá chung.
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp...
Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay...
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xem xét dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động.
a/ Hiệu quả sử dụng tài sản cố định có thể biểu thị bằng chỉ tiêu sau:
=
b/ Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:
Hiệu quả về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua chỉ tiêu sau:
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lời của vốn lưu động tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên và ngược lại.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ- sản xuất- tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động, số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động còn được phản ánh qua các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Hệ số đảm nhận vốn lưu động =
Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử vốn lưu động càng cao, thì số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Khi phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động cần tính toán, so sánh các chỉ tiêu của kỳ phân tích và kỳ gốc hoặc kỳ thực tế và kỳ kế hoạch. Cần đi sâu phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Đó là các nguyên nhân sau:
- Tình hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu.
- Tiến độ sản xuất.
- Tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá (tốc độ bàn giao khối lượng công trình hoàn thành).
- Tình hình thanh toán công nợ.
Để tăng tốc độ luân chuyển vốn cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và giảm thời gian vốn lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện vốn không đổi, nếu doanh nghiệp tăng được hệ số luân chuyển vốn thì sẽ tăng được doanh thu thuần, xuất phát từ công thức sau:
Tổng doanh thu = Vốn lưu động bình quân x Hệ số luân chuyển.
Để xác định số vốn lưu động tiết kiệm (hay lãng phí) trong kỳ của doanh nghiệp do tăng (hay giảm) tốc độ luân chuyển vốn có thể sử dụng công thức:
5.2 Phân tích khả năng sinh lợi của vốn:
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động khi phân tích cần xem xét đến hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Tính sinh lợi được coi là khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận thuần tuý là thước đo quan trọng và duy nhất của sinh lợi. Các nhà đầu tư và nhà cung cấp tín dụng có mối quan hệ lớn đối với việc đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì việc này gắn liền với lợi ích của họ hiện tại và tương lai. Các tỷ suất doanh lợi (tỷ suất doanh lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của doanh nghiệp cùng loại) có các tỷ suất sinh lợi sau đây:
=
Trong các công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận ròng trước thuế hay sau thuế lợi tức hoặc lợi nhuận gộp, còn vốn kinh doanh là tổng số nguồn vốn (vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả).
Đối với tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu, có thể chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
= x
= x
Tương tự như vậy, tỷ suất lợi nhuận của tổng tài sản phản ánh khả năng quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận, cũng có thể biểu diễn theo hai thành phần sau :khả năng sinh lợi nhuận dòng từ doanh thu và hệ số quay vòng của tổng tài sản là khả năng sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.
Khi phân tích tính sinh lợi của hoat động sản xuất kinh doanh cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu trên và xác định ảnh hưởng của các nhân tố, đưa các nhận xét và kiến nghị thích hợp.
6.Hiệu ứng đòn bẩy tài chính.
Xây dựng hiệu ứng đòn bẩy tài chính để nhằm mục đích cuối cùng là sử dụng vốn chủ sở hữu sinh lợi nhiều nhất.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu =
Phân tích công thức trên:
= x x
Hay KVC= K1x K2x K3
Trong đó K1: tỷ suất lợi nhuận của 1 đồng doanh thu.
K2: Năng suất 1 đồng tài sản.
Có:
Hệ số nợ càng lớn thì tỷ số càng lớn, chỉ tiêu hiệu quả càng khuếch trương.
Ta có công thức tổng quát sau:
* Xét sự biến động của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu qua các năm, ta có:
Để xác định rõ ảnh hưởng của từng chi tiêu đến tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
- ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên một đồng doanh thu:
- ảnh hưởng của chỉ tiêu năng suất của 1 đồng tài sản:
- ảnh hưởng của chỉ tiêu hệ số nợ:
.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích tới đối tượng phân tích ta có:
Sau khi phân tích như trên ta sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu , từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá thích hợp để tìm cách nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Phần III. Phân tích tình hình tài chính Điện lực Hải Dương.
I. Khái quát tài chính điện lực Hải Dương:
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của điện lực Hải Dương ta dựa vào các báo cáo kế toán trong đó chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những báo cáo này do phòng kế toán soạn thảo vào cuối mỗi kỳ kế toán theo đúng những quy định và hướng dẫn của Bộ tài chính.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo chủ yếu phản ánh tổng quát tài sản của điện lực Hải Dương theo 2 phần cân đối sau:
Phần 1- Tài sản.
Phần 2- Nguồn vốn.
Phần tài sản bao gồm 2 loại: tài sản lưu động và đồng tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn xét về mặt pháp lý đây là vốn thuộc quyền sở hữu của điện lực.
Phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành tài sản của điện lực bao gồm 2 phần: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (hay còn được gọi tắt là báo cáo thu nhập) nhằm xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở một kỳ kế toán nhất định, thường gồm 4 phần:
- Doanh thu.
- Giá vốn hàng bán.
- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lãi, lỗ: phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
II. Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn:
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa năm 2002 với năm 2001 đã tăng 15,8% tương đương với 30.372.890.049 đồng.
Như vậy quy mô của điện lực Hải Dương đã tăng lên.
1.Phần tài sản.
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 2002 so với 2001 đã tăng 23, 4% tương đương với 14.497.546.775 đồng. Nguyên nhân là do sự tăng lên của tiền là 56,89% điều này cho ta thấy điện lực sẽ chủ động hơn trong kinh doanh, điện lực có khả năng thanh toán kịp thời. Các khoản phải thu là 22,41%, tài sản lưu động khác là 43,15% của năm 2002 so với năm 2001.
Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn giảm về tỷ trọng năm 2001tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 67,7% tổng tài sản , sang năm 2002 chỉ chiếm 65, 6% tổng tài sản với số lượng giảm tương ứng là 15.875.583.176 đồng, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2002 Điện lực đã đầu tư thêm tài sản cố định và chi phí đầu tư xây dựng.
Giá trị xây dựng cơ bản năm 2001 là 5.775.583.176 đồng còn năm 2002 là 10.196.329.880 đồng, do điện lực đã đầu tư và tiến hành sửa chữa lớn tài sản cố định. Đây là một biểu hiện tốt chứng tỏ được sự tăng cường năng lực của các thiết bị của điện lực .
2. Phần nguồn vốn .
Nợ phải trả năm 2001 chiếm 70,6% sang năm 2002 chiếm 55% tổng nguồn vốn tương ứng với giảm một lượng là 13.101.836.260 đồng .
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 tăng 77% tương ứng với một lượng là 43.474.726.309 đồng so với năm 2001 chứng tỏ kết quả sản xuất kinh doanh của Điện lực rất tốt, mang lại lợi nhuận cho điện lực.
3.Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn .
3.1Cân đối thứ nhất.
+Cân đối thứ nhất của năm 2001
Bảng 1 Đ ơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
Chỉ tiêu
Giá trị
A.Tài sản lưu động
I.Tiền
IV. Hàng tồn kho
2. Chi phí trảtrước
3 129 121 042
3 292 568 280
1 670 733 499
>
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
I.Nguồnvốn _quỹ
II.Nguồn kinh phí
55 819 498 459
667 201 708
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
I.Tài sản cố định
III. Chi phí xây dựng cơ bản
124 168 375 015
5 775 583 176
Cộng
138 036 381 012
Cộng
56 486 700 167
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của Điện lực. Vì vậy Điện lực phải đi vay vốn với giá trị 81.549.680.845 đồng , số vốn vay này là ngắn hạn .
+Cân đối thứ nhất của năm 2002.
Bảng 2. Đ ơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Giátrị
Chỉ tiêu
Giá trị
A.Tài sản lưu động
I.Tiền
IV. Hàng tồn kho
V. Hàng tồn kho
2. Chi phí trả trước
4 909 288 716
3 143 666 965
2 699 823 716
>
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
I.Nguồnvốn _quỹ
II.Nguồn kinh phí
98 623 578 552
1 337 847 924
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
I.Tài sản cố định
III. Chi phí xây dựng cơ bản
135 622 971 585
10 196 329 880
Cộng
156 572 080862
Cộng
99 961 426 476
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Năm 2002 nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của điện lực, cho nên điện lực phải đi vay ngắn hạn với một lượng tiền là 46.414.324.430 đồng.
3.2. Cân đối thứ hai.
+Cân đối thứ hai của năm 2001.
Bảng 3. Đ ơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
Chỉ tiêu
Giá trị
A.Tài sản lưu động
I.Tiền
IV. Hàng tồn kho
V.Tài sản lưu động khác
2. Chi phí trả trước
3 129 121 042
3 292 568 280
1 670 733 499
>
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
I.Nguồnvốn _quỹ
55 819 498 459
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
I.Tài sản cố định
III. Chi phí xây dựng cơ bản
124 168 375 015
5 775 583 176
Cộng
138 036 381 012
Cộng
55 819 498 459
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của điện lực, vì vậy điện lực phải đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Trường hợp này số vốn mà điện lực đi chiếm dụng lớn hơn số vốn bị chiếm dụng như sau:
Bảng 4: Đ ơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
>
Chỉ tiêu
Giá trị
A.Tài sản lưu động.
III.Các khoản phải thu.
V. Tài sản lưu động khác.
1.Tạm ứng.
4.Tài sản thiếu chờ xử lý .
5. Các khoản thế chấp ngắn hạn
53 624 024 790
247 507 003
A.Nợ phải trả
I.Nợ ngắn hạn.
3.Phải trả người bán.
8. Phải trả nộp khác
3 661 258 666
468 283 999
Cộng
53 871 531 793
Cộng
4 129 542 665
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
+Cân đối thứ hai của năm 2002:
Bảng5: Đ ơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
Chỉ tiêu
Giá trị
A.tài sản lưu động
I.Tiền
IV. Hàng tồn kho
2. chi phí trả trước
4 909 288 716
3 143 666 965
2 699 823 716
>
A.Nợ phải trả.
I.Nợ ngắn hạn.
1.Vay ngắn hạn.
II.Nợ dài hạn
187 527 000
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
I.Tài sản cố định
III.Chi phí xây dựng cơ bản
135 622 971 585
10 196 329 880
B, Nguồn vốn chủ sở hữu.
I. Nguồn vốn quỹ
98 623 578 552
Cộng
156 572 080862
Cộng
98 811 105 552
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Năm 2002 nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay của điện lực không đủ để điện lực trang trải cho các hoạt động chủ yếu của điện lực nên điện lực sẽ phải đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Trường hợp này số vốn điện lực đi chiếm dụng được sẽ lớn hơn số vốn bị chiếm dụng . Điều này được phản ánh theo bảng dưới đây:
Bảng 6: Đ ơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
>
Chỉ tiêu
Giá trị
A.Tài sản lưu động.
III.Các khoản phải thu.
V. Tài sản lưu động khác.
1.Tạm ứng.
4.Tài sản thiếu chờ xử lý .
5. Các khoản thế chấp ngắn hạn
65 642 472 643
112 727 166
A.Nợ phải trả
I.Nợ ngắn hạn.
3.Phải trả người bán.
8. Phải trả nộp khác
6 823 884 889
393 984 862
Cộng
65 755 199 809
Cộng
7 217 869 751
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
4. Đánh giá và nhận xét chung tình hình tài chính của điện lực Qua đánh giá khái quát tình hình biến động và tính chất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn , ta có một số nhận xét sau:
Năm 2002 giá trị tổng tài sản và nguồn vốn tăng 15,8% tương đương với 30.372.890.049 đồng. Chứng tỏ quy mô về tài sản và nguồn vốn của điện lực đã được tăng lên.
Tốc độ tăng của tài sản lưu động nhanh, năm2002 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 23,4% tương đương với 14.497.546.775 đồng so với năm 2001.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng, chủ yếu do điện lực đã đầu tư vào tài sản cố định .
Nguồn vốn chủ sở hữu của điện lực không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của điện lực . Nên điện lực phải đi vay nợ ngắn hạn .
Năm 2001và 2002 điện lực đi chiếm dụng vốn được nhiều hơn so với số vốn bị chiếm dụng, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của điện lực được thực hiện rất tốt.
Nhìn chung tình hình tài chính của Điện lực là tương đối khả quan, trong năm 2002 điện lực đã kinh doanh có lãi mở rộng được quy mô về tài sản và nguồn vốn.
III.Phân tích tình hình phân bổ vốn.
Bảng 7: Đ ơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2002 so với năm 2001
Số tiền.
Tỷ trọng
Số tiền .
Tỷ trọng
Số tiền .
Tỷ trọng
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
62.010.432.431
32,30%
75.507.979.206
34,41%
14.497.546.775
123,37%
I. Tiền
3.129.121.042
1,63%
4.909.288.716
2,21%
1.780.167.674
156,89%
II. Đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu.
53.624.024.790
27,93%
65.642.472.643
29,52%
12.018.447.857
122,41%
IV. Hàng tồn kho
3.292.568.280
1,71%
3.143.666.965
1,41%
(148.901.315)
4,59%
V. Tài sản lưu động khác
1.964.718.319
1,02%
2.812.550.882
1,26%
847.832.563
143,15%
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
129.943.958.191
67,69%
145.819.301.465
65,59%
15.875.343.274
112,21%
I. Tài sản cố định
124.168.375.015
64,68%
135.622.971.585
61%
11.454.596.570
109,22%
II. Đầu tư dài hạn
0
0
0
0
0
0
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
5.775.583.176
3,01%
10.196.329.880
4,58%
4.420.746.704
176,54%
IV. Ký quỹ, ký cược
Tổng
191.954.390.622
100%
222.327.280.671
100%
30.372.890.149
115,82%
1.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Năm 2002 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của điện lực đã tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng số giá trị tài sản. Điều này thể hiện sự biến động của tài sản lưu động phù hợp với sự gia tăng của tài sản cố định, điều này thể hiện trình độ tổ chức , dự trữ vật tư hợp lý của điện lực. Năm 2002 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bằng 123,37% so với năm 2001.
Để đánh giá hợp lý sự biến động của tài sản lưu động cần xem xét chi tiết sự thay đổi về số lượng cũng như tỷ trọng của các thành phần của tài sản lưu động.
Vốn bằng tiền :Năm 2002 tiền tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản . Điều này chứng tỏ Điện lực kinh doanh phát triển , thu được lợi nhuận . Điện lực có khả năng thanh toán kịp thời . Tuy nhiên tiền tăng không phải lúc nào cũng tốt ,vì tiền là tài sản rất linh động ,khi tiền tăng chứng tỏ lượng tiền được giải phóng đưa vào sản xuất kinh doanh ,quay vòng vốn của Điện lực còn hạn chế.
Đầu tư tài chính ngắn hạn băng 0 chứng tỏ Điện lực chưa chú ý đầu tư ngắn hạn vào thị trường vốn liên doanh hoặc cho vay ngắn hạn.
Các khoản phải thu năm 2002 tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản so với năm 2001. Năm 2002 tổng giá trị các khoản phải thu bằng 122,41% so với năm 2001, tăng 12.018.447.857 đồng. Điều này chứng tỏ điện lực vẫn chưa áp dụng tốt các phương thức thanh toán hợp lý, công tác quan hệ khách hàng chưa tốt, đạt hiệu quả không cao và thực hiện không tốt việc đôn đốc việc đòi nợ.
Hàng tồn kho năm 2002 giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản. Hàng tồn kho năm 2002 giảm 4,52 % tương ứng với 148.091.351 đồng, đây là hiện tượng tốt, điện lực đã có biện pháp tốt tránh ứ đọng vốn và giảm các khoản chi phí về bảo quản và kho bãi. Đặc biệt là nguyên liệu, vật liệu tồn kho đã giảm 976.282.173 đồng.
Tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản năm 2001 chiếm 1,02 % năm 2002 chiếm 1,26 % trong tổng tài sản. Năm 2002 giá trị tài sản lưu động tăng là do chi phí trả trước tăng.
2. Tài Sản Cố Định Và Đầu Tư Dài Hạn
Qua bảng 8 phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy giá trị tài sản cố định và dầu tư dài hạn giảm về tỷ trọng và tăng về số lượng. Năm 2001 tài sản cố định chiếm 67,69% , năm 2002 chỉ chiếm 65,59 % với lượng tăng 15.875.343.274 đồng. Hiện tượng này là tốt vì chứng tỏ điện lực chú trọng đầu tư chiều sâu. Ta cần xem xét chi tiết sự biến đổi các thành phần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Tài sản cố định năm 2001 chiếm 64,48 % tổng tài sản sang năm 2002 chỉ chiếm 61% tổng tài sản với lượng tăng là 11.454.343.274 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2002 điện lực đã đầu tư thêm vào tài sản cố định.
Chi phí xây dựng cơ bản năm 2002 tăng 176,54 %so với năm 2001 tương ứng 4.420.746.704 đồng là do các công trình chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng, đầu năm 2002 điện lực đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất .
Qua các có liệu của bảng 8 có thể tính được các tỷ suất đầu tư chung, tỷ suất đầu tư tài sản cố định và tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn.
Kết quả tính toán như sau: Đ ơn vị:đồng
TT
Chỉ tiêu
Công thức
Kết quả %
2002 so với 2001
2001
2002
%
1
Tỷ suất đầu tư chung
67,76
65,58
- 2,48
96,78
2
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định
64,68
61
- 3,68
94,31
3
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn
0
0
0
0
Ta thấy trong năm 2002 các tỷ suất đầu tư chung và đầu tư tài sản cố định đều giảm so với năm 2001.
3. Nhận Xét Tình Hình Phân Bổ Vốn Của điện lực
Sự phân bổ vốn của điện lực nói chung là hợp lý, tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản (chiếm 65,59 %). Mặt khác sự thay đổi về số lượng và tỷ trọng tài sản lưu động và tài sản cố định diễn ra theo chiều hướng không tốt. Trong năm 2002 tài sản lưu động tăng lên nhiều là do các khoản phải thu tăng đây là hiện tượng không tốt điện lực cần tìm biện pháp khắc phục. Tuy nhiên điện lực đã có một số biện pháp nhằm tránh ứ đọng vốn và giảm các chi phí bến bãi, bảo quản. Ngoài ra ta cũng có thể thấy điện lực chưa chú trọng công việc đầu tư vào thị trường vốn và góp vốn liên doanh liên kết.
IV.Phân Tích Kết Cấu Nguồn Vốn .
Bảng 10 phân tích kết cấu nguồn vốn. Đơn vị:đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2002 so với 2001
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Nợ phải trả
135 467 690 455
70,57
122 365 854 195
55,03
(13 101 836 260)
90,33
Nợ đến hạn
128 646 846 409
67,01
119 005 405 222
53,52
(9 641 441 200)
92,51
Vay ngắn hạn
Nợ dài hạn đến hạn trả
Phải trả ngưởi bán
3 661 258 666
1,91
6 823 884 889
3,06
3 162 626 223
186,38
Người mua trả trước
4 466 899 320
2,32
3 775 230 974
1,69
(691 668 346)
84,52
Thuế và các khoản phải trả nhà nước
2 574 584 679
1,34
3 679 024 093
1,65
1 104 439 414
142,89
Phải trả CNV
1 796 933 754
0,93
2 438 508 195
1,09
641 574 441
135,70
Phải trả cho các ĐV nội bộ
115 678 885 991
60,26
101 894 772 209
45,83
(13 784 113 790)
88,09
Các khoản4 phải trả khác
468 283 999
0,24
393 984 862
0,17
(74 299 137)
84,14
Nợ dài hạn
7 463 450 700
3,88
187 527 000
0,08
(7 275 923 700)
27,42
Nợ khác
(642 606 654)
0,33
3 172 921 973
1,42
3 815 528 627
493,75
Nguồn vốn CSH
56 486 700 167
29,43
99 961 426 476
44,96
43 141 928 309
176,37
Nguồn vốn quỹ
55 819 498 459
29,12
98 623 578 552
44,35
42 804 080 093
176,68
Nguồn vốn kinh doanh
54 904 712 346
28,60
97 564 902 924
43,88
42 660 190 578
177,69
Chênh lệch tỷ giá
0
0
0
0
0
0
Quỹ đầu tư phát triển
94 063 118
0,05
486 275 878
0,21
392 212 760
516,96
Quỹ dự phòng tài chính
153 901 241
0,08
257 445 602
0,11
103 544 361
167,27
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
76 950 621
0,04
128 722 801
0,06
51 772 180
167,27
Lãi chưa phân phối
666 821 754
0,34
314 954 148
0,14
(351 867 606)
47,24
Tổng nguồn vốn
191 954 390 622
100
222 327 280 671
100
30 372 890 149
115,82
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
1. Nợ Phải trả.
Ta thấy nợ phải trả của điện lực năm 2002 giảm bằng 96,7% so với năm 2001 với lượng giảm tương ứng là 13.101.856.260 đồng. Đây là hiện tượng tốt chứng tỏ điện lực đã không phải đi vay nhiều.
Tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn vốn:
Chỉ tiêu trên có ý nghĩa là trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm.
Năm 2001 tỷ suất nợ là :
Vậy trong năm 2001 nợ phải trả chiếm 70,57% trong tổng nguồn vốn.
Năm 2002 tỷ suất nợ là :
Vậy nợ phải trả của điện lực trong năm 2002 đã giảm về số tuyệt đối và tỷ trọng trong khi tổng số nguồn vốn của điện lực tăng lên, đây được đánh giá là tốt vì nguồn vốn chủ của điện lực cao, điện lực có thể chủ động, độc lập trong kinh doanh.
Tương tự trong năm 2002 nợ phải trả chiếm 55,03% trong tổng nguồn vốn.
Để tìm hiểu nguyên nhân giảm của nợ phải trả ta xét sự biến động sự biến động các thành phần của nợ phải trả:
Nợ ngắn hạn năm 2001 chiếm 67,01 % tổng nguồn vốn. Năm 2002 chiếm 53,52 % tổng nguồn vốn với lượng giảm là 9.641.441.200 đồng. Như vậy công tác trả nợ ngắn hạn của điện lực thực hiện tốt. Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn, nợ ngắn hạn giảm là do điện lực không phải đi vay vốn. Vì vậy điện lực đã giảm được chi phí trả lãi cho ngân hàng. Như vậy trong năm 2002 điện lực đã chiếm dụng vốn của khách hàng giảm so với năm 2001.
Công tác nộp thuế và nộp ngân sách cho nhà nước trong năm 2002 của điện lực thực hiện chưa đầy đủ và kịp thời nhưng năm 2001 việc nộp thuế và nộp ngân sách được thực hiện khá tốt (Năm 2001 nợ 2.574.584. 679 đồng) năm 2002 nợ 3.679.024.093 đồng. Cũng theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy điện lực chưa thực hiện tốt các khoản thanh toán với công nhân viên. Năm 2001 nợ 1.796.933.754 đồng và năm 2002 là 2.438.508.195 đồng.
- Nợ dài hạn trong năm 2002 giảm 2,42 % so với năm 2001 tương ứng là 779.693.754 đồng.
Như vậy việc thực hiện thanh toán các khoản nợ dài hạn của điện lực được thực hiện khá tốt.
- Nợ khá năm 2002 tăng 1,42 % tương ứng 3.172.921.973 đồng theo bảng cân đối kết toán sự tăng lên này là do chi phí phải trả tăng lên.
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu trước hết ta phải tính chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ.
Tỷ suất tự tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính của điện lực.
Năm 2001 tỷ suất tự tài trợ là :
Năm 2002 tỷ suất tự tài trợ là : 44,96 %
Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tức là điện lực có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của điện lực đối với các chủ nợ là cao.
Năm 2002 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 76,37% so với năm 2001 tương ứng là 43.141.928.309 đồng. Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Tình hình này được đánh giá là tốt, tình hình tài chính của điện lực biến động theo chiều hướng tốt. Tính chủ động trong kinh doanh của điện lực tăng lên.
Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta thấy năm 2001 nguồn vốn kinh doanh tăng 77,69 % so với năm 2001 tương ứng là 42.660.190.578 đồng.Sự gia tăng này là dấu hiệu tích cực cho ta thấy sự phấn đấu của điện lực trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
Bảng 11 Tổng hợp chỉ têu tỷ suất nợ phải trả và tỷ suất tự tài trợ.
TT
Chỉ tiêu
Công thức tính
Kết quả %
2002 so với 2001
2001
2002
%
1
Tỷ suất nợ phải trả
70,57
55,03
15,54
77,97
2
Tỷ suất tự tài trợ
29,43
44,96
15
152,76
3. Đánh giá và nhận xét chung về kết cấu nguồn vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và năm sau tăng hơn so với năm trước cho thấy tính chủ động trong kinh doanh của điện lực ngày càng cao.
Tỷ suất nợ phải trả năm 2002 giảm 23,03% so với năm 2001 chứng tỏ điện lực đã thực hiện tốt việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
V.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán .
Phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả.
Bảng 12. Đ ơn vị:đồng
Các khoản phải thu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Phải thu của khách
1 842 418 860
3 890293 647
2 047 874 787
Trả trước người bán
143 046 606
119 605 508
-23 441 098
Phải thu nội bộ
51 608 675 952
61 512 424 725
9 903 748 773
Phải thu khác
29 883 372
120 148 763
90 265 391
Tạm ứng
247 507 003
112 727 166
-134 779 837
Tài sản thiếu
Thế chấp
Dự phòng phải thu khó đòi
Tổng các khoản phải thu
53 871 531 793
65 755 199 809
11 883 668 016
Các khoản phải trả
Phải trả người bán
3 661 258 666
6 823 884 889
3 162 626 223
Nợ dài hạn đến hạn
Người mua trả trước
4 466 899 320
3 775 230 974
-691 668 346
Thuế và các khoản phải nộp
2 574 584 679
3 679 024 093
1 104 439 414
Phải trả cho CNV
1 796 933 754
2 438 508 195
641 574 441
Phải trả nội bộ
115 678 885 991
101 894 772 209
-13 784 113 782
Phải trả khác
468 28 999
393 984 862
-74 299 137
Vay ngắn hạn
Tổng các khoản phải trả
128 646 846 409
119 005 405 222
-9 641 441 187
Các số liệu ở bảng trên lấy từ bảng cân đối kế toán của số đầu năm và số cuối kỳ.
Xét mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả.
Hệ số công nợ đánh giá mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả.
Năm 2001,
Trong năm 2001 các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả, chứng tỏ điện lực đang chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.
Năm 2002,
Trong năm 2002 các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả, chứng tỏ điện lực đang chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác.
Kết quả trên cho thấy tình hình tài chính của Điện lực khá ổn định và thuận lợi, đảm bảo cho điện lực có khả năng thanh toán được các khoản nợ một cách kịp thời và chủ động trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên năm 2002 hệ số công nợ còn cao chứng tỏ phần vốn vay và phần vốn mà điện lực chiếm dụng của khách hàng luôn nhiều hơn bị chiếm dụng. Điện lực cần có biện pháp khắc phục để điện lực chủ động và nâng cao hơn uy tín trong kinh doanh .
Qua bảng phân tích trên ta thấy sang năm 2002 các khoản phải thu tăng lên 11.883.668.016 đồng , chủ yếu là do khoản phải thu nội bộ tăng
9.903.748.773 đồng và khoản phải thu của khách hàng tăng 2.047.874.787 đồng chứng tỏ điện lực còn bị khách hàng chiếm dụng vốn. Khoản tạm ứng giảm 134.779.837 đồng chứng tỏ điện lực đã thu hồi và xử lý kịp thời tình hình ứ đọng vốn .
Sang năm 2002 các khoản phải trả đã giảm 9.641.441.187 đồng so với năm2001. Trong đó phải trả người bán tăng 3.162.626.223 đồng chứng tỏ điện lực đã chiếm dụng vốn của khách hàng. Công tác thực hiện nghĩa vụ với nhà nước điện lực thực hiện chưa được tốt điều đó thể hiện qua khoản phải nộp ngân sách tăng 1.104.439.414 đồng.
Để đánh giá sự ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính của điện lực ta xét tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng số nguồn vốn lưu động.
Tỷ trọng của các khoản phải thu phản ánh sự ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính của điện lực.
Năm 2001,
Năm 2002,
Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động của điện lực khá cao , điều này ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của điện lực.
Xác định hệ số quay vòng các khoản phải thu để đánh giá tốc độ thu hồi các khoản phải thu.
Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của điện lực.
Năm2001,
Hệ số quay vòng năm 2001 của Điện lực cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của điện lực được thực hiện nhanh.
Năm 2002,
Tương tự như năm 2001 hệ số quay vòng năm 2002 của điện lực cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của điện lực được thực hiện nhanh. Tuy nhiên ta thấy hệ số quay vòng các khoản phải thu năm 2002 thấp hơn năm 2001 chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu năm 2002, điện lực đã thực hiện chưa được tốt .
Xác định số ngày của doanh thu chưa thu:
Chỉ tiêu số ngày doanh thu chưa thu phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu của điện lực.
Năm 2001:
Năm 2002:
Nhìn chung số ngày doanh thu chưa thu thấp , công tác thu hồi vốn của điện lực đạt hiệu quả cao.
2 Phân tích khả năng thanh toán.
Tính hệ số về khả năng thanh toán :
Xét khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn:
Có nghĩa là cứ nợ ngân hàng một đồng thì điện lực có mấy đồng tiền mặt để thanh toán nhanh.
Năm 2001:
Trong năm 2001 cứ nợ ngân hàng 1 đồng thì điện lực có 0,44 đồng tiền mặt để thanh toán nhanh.Điều này cho thấy năm 2001 điện lực gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.
Năm 2002:
Trong năm 2002 cứ nợ ngân hàng 1 đồng thì Điện lực có 0,59 đồng tiền mặt để thanh toán nhanh.Điều này là tốt , điện lực có khả năng thanh toán nhanh.
Nhìn chung hệ số thanh toán nhanh của Điện lực là tốt cho thấy Điện lực có khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng năm 2001 hệ số thanh toán nhanh là 0,44 chứng tỏ điện lực gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản công nợ.
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bảo đảm của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Có nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng vốn lưu động đảm nhận.
Năm 2001:
Vậy trong năm 2001 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,48 đồng vốn lưu động đảm nhận.
Năm 2002:
Vậy trong năm 2002 cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,64 đồng vốn lưu động đảm nhận.
Năm 2001 hệ số thanh toán ngắn hạn là 0,48. Năm 2002 hệ số thanh toán ngắn hạn là 0,64.
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán tổng quát. Năm 2001 và 2002 hệ số thanh toán ngắn hạn của điện lực là thấp. Tuy nhiên tình hình tài chính của điện lực vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2002 khả năng thanh toán nợ của điện lực có tăng so với năm 2001 các chủ nợ có thể yên tâm khi điện lực vay vốn.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho:
Hệ số quay vòng hàng tồn kho phản ánh sự ảnh hưởng của độ dài thời gian của hàng hoá trong kho đến tốc độ luân chuyển vốn của điện lực.
Năm2001:
Hệ số quay vòng hàng tồn kho của năm 2001 là cao, đây là dấu hiệu tốt.Qua đó cho thấy điện lực không phải đầu tư nhiều vào cho hàng tồn kho.
Năm 2002 :
vòng
Tương tự năm 2001 hệ số quay vòng hàng tồn kho của năm 2002 là cao ,đây là dấu hiệu tốt.Qua đó cho thấy điện lực không phải đầu tư nhiều vào cho hàng tồn kho.
Nói chung hệ số quay vòng hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là tốt. Nhìn chung hệ số quay vòng hàng tồn kho của điện lực là tốt. Tuy nhiên năm 2002 cao hơn năm 2001 chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm của năm 2002 là tốt hơn, Các chi phí liên quan đến kho bãi, bảo quản hàng tồn kho giảm đi.
Chỉ tiêu số ngày của một vòng quay kho hàng:
Chỉ tiêu số ngày của vòng quay kho hàng phản ánh số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày của một vòng quay kho hàng của năm 2001 là: (ngày).
Số ngày của một vòng quay kho hàng của năm 2002 là:(ngày).
Bảng 13:Tổng hợp số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Điện lực trong hai năm 2001 và năm 2002.
TT
Chỉ tiêu.
Công thức tính
Kết quả
Năm 2002so năm 200
2001
2002
%
1
Hệ số công nợ.
41,87
55
13,13
131,35
2
Tỷ trọng các khoản phải thu.
86,87
85,94
-0,93
98,92
3
Hệ số quay vòng các khoản phải thu.
6,19
6,05
-0,14
97,73
4
Số ngày doanh thu chưa thu.
57,87
59,61
1,74
103
5
Hệ số thanh toán nhanh.
0,44
0,59
0,15
134,09
6
Hệ số thanh toán ngắn hạn.
0,48
0,64
0,16
133,33
7
Hệ số quay vòng hàng tồn kho.
15,26
20,07
4,81
131,52
8
Số ngày một vòng quay kho hàng
23,91
18,18
-5,73
76,03
3. Đánh giá nhận xét chung tình hình công nợ và khả năng thanh toán.
Điện lực luôn có khả năng chiếm dụng vốn và sang năm 2002 điện lực chiếm dụng vốn của khách hàng còn cao. Mặt khác tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động còn quá cao ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính của điện lực. Điện lực cần phải có biện pháp thu hồi các khoản phải thu, tránh ứ đọng vốn .
Nhìn chung điện lực có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tình hình tài chính của điện lực là tương đối khả quan, các chủ nợ có thể yên tâm khi cho điện lực vay vốn.
VI. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh .
1.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của điện lực.
1.1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Vậy cứ một đồng giá trị còn lại của tài sản cố định thì sinh ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Của năm 2001 là:
Vậy trong năm 2001 cứ một đồng giá trị còn lại của tài sản cố định thì sinh ra được 2,68 đồng doanh thu thuần.
Của năm 2002 là:
Vậy trong năm 2002 cứ một đồng giá trị còn lại của tài sản cố định thì sinh ra được 2,93 đồng doanh thu thuần.Có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng giá trị còn lại của tài sản cố định đảm nhận.
Của năm 2001 là:
Vậy trong năm 2001 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0,371 đồng giá trị còn lại của tài sản cố định đảm nhận.
Của năm 2002 là:
Vậy trong năm 2002 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0,340 đồng giá trị còn lại của tài sản cố định đảm nhận
Vậy cứ một đồng giá trị còn lại của tài sản cố định thì sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Của năm 2001 là:
Của năm 2002 là:
Vậy cứ một đồng giá trị tài sản cố định thì thu được 0,121 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2001 , đối với năm 2002 thì cứ một đồng giá trị tài sản cố định thì thu được 0,451 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh .
1.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động cũng chính là số vòng quay của vốn lưu động. Nó phản ánh hiệu quả về sử dụng tài sản lưu động.
Có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân thì sinh ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Của năm 2001 là:
Vậy trong năm 2001 cứ một đồng vốn lưu động bình quân thì sinh ra được 5,38 đồng doanh thu thuần.
Của năm 2002 là:
Vậy trong năm 2002 cứ một đồng vốn lưu động bình quân thì sinh ra được 5,20 đồng doanh thu thuần.
Doanh lợi của vốn lưu động của điện lực trong 2 năm là cao , chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của điện lực là cao. Tuy nhiên năm 2002 có giảm so với năm 2001.
Doanh lợi của vốn lưu động=
Vậy cứ một đồng vốn lưu động bình quân thì sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Của năm 2001 là:
Vậy trong năm 2001 cứ một đồng vốn lưu động bình quân thì sinh ra được 0,653 đồng doanh thu thuần.
Của năm 2002 là:
Vậy trong năm2002 cứ một đồng vốn lưu động bình quân thì sinh ra được 0,799 đồng doanh thu thuần.
Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2002 lớn hơn năm 2001, chứng tỏ tình hình sử dụng vốn lưu động của điện lực trong năm 2002 đạt hiệu quả cao.
Có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân đảm nhận.
Của năm 2001 là:
Vậy trong năm 2001 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0,19 đồng vốn lưu động bình quân đảm nhận.
Của năm 2002 là:
Vậy trong năm 2002 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0,19 đồng vốn lưu động bình quân đảm nhận.
Của năm 2001 là:(ngày).
Của năm 2002là:(ngày).
Qua đó cho ta có thể xác định được số vốn lưu động lãng phí trong năm 2002 so với năm 2001 do giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động như sau:
Trong đó T2002 ,T2001 lần lượt là thời gian của một vòng quay vốn lưu động năm 2002 và năm 2001.
đồng.
2.Phân tích khả năng sinh lợi của vốn.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Có nghĩa là cứ 1đồng tổng doanh thu của điện lực thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Của năm 2001 là:
Có nghĩa là cứ 1đồng tổng doanh thu của điện lực thì sinh ra 0,122 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Của năm 2002là:
Có nghĩa là cứ 1đồng tổng doanh thu của điện lực thì sinh ra 0,153 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh :
Có nghĩa là cứ 1 đồng vốn kinh doanh của điện lực thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Của năm 2001 là:
Có nghĩa là cứ 1đồng vốn kinh doanh của điện lực thì sinh ra 0,749 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Của năm 2002 là:
Có nghĩa là cứ 1đồng vốn kinh doanh của điện lực thì sinh ra 0,632 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất doanh lợi của vốn chủ sở hữu:
Có nghĩa là cứ 1đồng vốn chủ sở hữu của điện lực thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Của năm 2001 là:
Có nghĩa là cứ 1đồng vốn chủ sở hữu của điện lực thì sinh ra 0,728 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Của năm 2002 là:
Có nghĩa là cứ 1đồng vốn chủ sở hữu của điện lực thì sinh ra 0,617 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với mỗi nhà đầu tư vì nó nói lên một đồng vốn của họ bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận . Ta thấy năm 2002 khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2001 . Đây là một tín hiệu không tốt cho điện lực .
Bảng 14: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả:
TT
Chỉ tiêu
Công thức tính
Kết quả
2002 so với 2001
2001
2002
%
1
Doanh lợi của tài sản cố định
2,68
2,93
0,25
109,32
2
Hệ số đảm nhận của TSCĐ
0,371
0,340
-0,031
91,64
3
Sức sinh lợi của TSCĐ
0,121
0,451
0,33
372,72
4
Số vòng quay vốn lưu động .
5,38
5,20
-0,18
96,65
5
Sức sinh lợi của vốn lưu động
0,653
0,799
0,146
122,35
6
Hệ số đảm nhận của vốn lưu động.
0,19
0,19
0
100
7
Thời gian của 1 vòng quay vốn lưu động
67,84
70,19
2,35
103,46
8
Tỷ suất doanh lợi của 1 đồng doanh thu
0,122
0,153
0,031
125,40
9
Tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh
0,749
0,632
-0,117
88,3
10
Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu
0,728
0,617
-0,111
84,75
3.Đánh giá chung về hiệu quả và khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực .
Nhìn chung hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của điện lực năm 2002 tăng lên so với năm 2001. Điều này được thể hiện ở chỗ , năm 2002 sức sinh lợi của tài sản cố định tăng,sức sinh lợi của vốn lưu động tăng, sức sinh lợi của vốn lưu động tăng.
VII.Hiệu ứng đòn bẩy tài chính .
Tính cho năm 2001,ta có:
Như vậy , trong năm 2001 cứ một đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào kinh doanh thì mang lại cho điện lực 0,495 đồng lợi nhuận sau thuế là do các nhân tố sau:
Trong một đồng vốn kinh doanh bình quân có 0,705 đồng hình thành từ vay nợ.
Sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh tạo ra 1,739 đồng doanh thu.
Trong một đồng doanh thu có 0,084 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tính cho năm 2002:
Như vậy , trong năm 2002 cứ một đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào kinh doanh mang lại cho điện lực 0,422 đồng lợi nhuận sau thuế là do các nguyên nhân sau :
Trong một đồng vốn kinh doanh bình quân có 0,551 đồng hình thành từ vay nợ.
Sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh tạo ra 1,789 đồng doanh thu.
Trong một đồng doanh thu có 0,106 đồng lợi nhuận sau thuế.
+Xét sự biến đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2002 so với năm 2001:
Để xác định rõ ảnh hưởng của từng chi tiêu đến tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
- ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên một đồng doanh thu:
- ảnh hưởng của chỉ tiêu năng suất của 1 đồng tài sản:
- ảnh hưởng của chỉ tiêu hệ số nợ:
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích tới đối tượng phân tích ta có:
Sang năm 2002 tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu giảm so với năm 2001 là do hệ số nợ giảm.
Phần IV: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của điện lực Hải Dương.
Qua quá trình phân tích tài chính của điện lực, ta thấy nổi bật một số vấn đề lớn về tình hình tài chính của điện lực Hải Dương như sau:
-Tình hình tài chính của Điện lực tương đối khả quan, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn điều này giúp Điện lực có độ tự chủ cao trong hoạt động kinh doanh.
-Sự phân bổ nguồn vốn của Điện lực nói chung là hợp lý,điều này được thể hiện ở tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản.
-Các khoản phải thu tăng chứng tỏ Điện lực còn bị khách hàng chiếm dụng vốn.
-Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động còn quá cao ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính của Điện lực.
-Điện lực luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
-Số vòng quay vốn lưu động của năm 2002 thấp hơn năm 2001.
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của vốn là tương đối tốt, điều này cho thấy Điện lực đã phát huy được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh .
Đối với tình hình tài chính trên điện lực cần áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình hình tài chính của Điện lực dưới các khía cạnh sau:
Tăng vòng quay của vốn lưu động bằng cách giảm vốn bị chiếm dụng.
Sau đây tôi đề suất một số biện pháp giải quyết các vấn đề trên.
I.Biện pháp “Giảm giá thành sản phẩm”.
1.Mục tiêu biện pháp.
Giảm vốn bị khách hàng chiếm dụng, chuyển các khoản phải thu thành tiền để trả nợ ngân hàn.
Kết quả : giảm chi phí l;ãi vay ngân hàng, tăng vòng quay của vốn lưu động.
2. Giải pháp thực hiện .
Khi làm hợp đồng bán Điện cho khách hàng phải ghi rõ thời hạn trả tiền, nếu đến hạn chưa thanh toán thì khách hàng phải chịu thêm phần lãi suất của khoản tiền còn thiếu bằng lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng và nếu thời gian quá hạn càng lâu thì mức lãi suất này càng được nâng lên .
Khi đến thời hạn thanh toán Điện lực phải làm văn bản đòi nợ gửi đến khách hàng, nếu khách hàng không trả thì một thời gian sau lại làm văn bản trong đó ghi số tiền mà khách hàng nợ cùng với số tiền lãi đã được tính gửi đến khách hàng để họ cảm thấy để nếu lâu thì số tiền phải trả là rất lớn.
Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà khách hàng vẫn chưa chịu thanh toán thì Điện lực sẽ có văn bản nêu hạn cuối cùng, nếu không nộp thì Điện lực sẽ cắt điện của khách hàng đó.
3. Chi phí thực hiện biện pháp .
Dự trù chi phí tăng lên do đẩy mạnh công tác thực hiện biện pháp là:3.000.000 đồng.
4.Tính toán kết quả.
Theo bảng cân đối kết toán, năm 2002 khách hàng bị chiếm dụng vốn với số tiền là3.890.293.647 đồng, giả sử trong năm 2003 Điện lực thực hiện tốt biện pháp “Thu hồi công nợ” giảm được 80% số vốn bị khách hàng chiếm dụng so với năm 2002 thì Điện lực sẽ tiết kiệm được một khoản tiền do giảm chi phí trả lãi ngân hàng là:
80% x 3.890.293.647 x 0,7% =21.785.644,42 đồng.
Dự trù chi phí tăng lên do thực hiện biện pháp “Thu hòi công nợ”:3.000.000đồng.
Vậy số tiền Điện lực có thể thu được nhờ biện pháp này là:
21.785.644,42 – 3.000.000 = 18.785.644,42 đồng.
5. Đánh giá hiệu quả sử dụng biện pháp.
Nhờ thực hiện biện pháp “Thu hồi công nợ” Điện lực sẽ tiết kiệm được chi phí trả lãi ngân hàng, do thanh toán được các khoản nợ đến hạn, tăng vòng quay của vốn lưu động nhanh hơn sẽ mang nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.
II.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Trong bảng cân đối kế toán của điện lực Hải Dương thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tổng tài sản (năm 2001 chiếm 64,68%, năm 2002 chiếm 61%) .Tuy nhiên hiệu suất sử dụng chưa cao.Cứ 1 đồng tài sản cố định thì trong năm 2001 sinh ra được 2,6 8đồng doanh thu hay 2,93 đồng doanh thu trong năm 2002. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cần thực hiện một số giải pháp sau:
Cần phải quản lý chặt chẽ về tài sản, máy móc thiết bị không để hư, mất mát. Các máy móc cần phải đựoc sửa chữa bảo dưỡng.
Cần phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với vịêc thu hồi hết giá trị còn lại của máy móc, trang thiết bị đó. Yêu cầu này được coi là căn cứ chủ yếu để đưa ra quyết định tài chính, đó là tiếp tục kéo dài tuổi thọ của máy hay thanh lý, nhượng bán để đổi mới tài sản cố định.
Tiến hành thanh lý, nhượng bán các tài sản có hiệu suất thấp, cũ sau khi đã tiến hành đánh giá phân loại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24947.DOC