Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Tasco ( HUT)

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Tasco ( HUT): Học viện tài chính BÀI TIỂU LUẬN: Đề tài:  “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Tasco ( HUT)” Họ tên: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: CQ 46/17.01 Stt :17 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN  TASCO Xây dựng là một trong những ngành khá quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Do hiện nay cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang được đánh giá là yếu kém, nên trong những năm tới chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các hạng mục cầu đường, giao thông; vì vậy xây dựng sẽ là một ngành đầy tiềm năng. Công ty cổ phần TASCO tiền thân là DNNN hoạt đông chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông. Qua thời gian dài phát triển, TASCO đã trở thành một thương hiệu có uy tín, được khẳng định trên thị trường xây dựng nói chung và trong lĩnh vực xây lắp nói riêng. Bên cạnh đó, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà nước, do vậy công ty có lợi thế trong việc huy động vốn đầu tư và ưu đãi về lãi...

doc11 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Tasco ( HUT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện tài chính BÀI TIỂU LUẬN: Đề tài:  “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Tasco ( HUT)” Họ tên: Nguyễn Thị Minh Trang Lớp: CQ 46/17.01 Stt :17 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN  TASCO Xây dựng là một trong những ngành khá quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Do hiện nay cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang được đánh giá là yếu kém, nên trong những năm tới chính phủ sẽ ưu tiên xây dựng các hạng mục cầu đường, giao thông; vì vậy xây dựng sẽ là một ngành đầy tiềm năng. Công ty cổ phần TASCO tiền thân là DNNN hoạt đông chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông. Qua thời gian dài phát triển, TASCO đã trở thành một thương hiệu có uy tín, được khẳng định trên thị trường xây dựng nói chung và trong lĩnh vực xây lắp nói riêng. Bên cạnh đó, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà nước, do vậy công ty có lợi thế trong việc huy động vốn đầu tư và ưu đãi về lãi suất vay. Hoạt động kinh doanh của HUT trong thời gian qua tăng trưởng khá tốt. Đặc biệt từ năm 2010, những dự án bất động sản đã và đang đầu tư sẽ mang lại nguồn thu lớn cho công ty. Thông tin cơ bản Niêm yết Ngày giao dịch đầu tiên: 11/04/2008 Sàn: HNX Mã chứng khoán : HUT Thông tin ngày 10/03/2011: (*) EPS 4 quý gần nhất(nghìn đồng) : 2086 P/E : 7.1 Giá trị sổ sách /cp(nghìn đồng): 13.16 (**) Hệ số beta : 1.39 KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 148,760 KLCP đang lưu hành: 34,997,600 Vốn hóa thị trường(tỷ đồng) : 514.46 Thông tin cơ bản -Sản phẩm chính Xây dựng -Vốn điều lệ (tỷ VNĐ) : 135 -Sở hữu nước ngoài (%)  : 0.0 -Sở hữu nhà nước (%)   : 13.0 -Tỷ lệ HĐQT và BKS (%) :  22.1 Logo của công ty Tiền thân là DNNN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng. Xây lắp hiện đang là lĩnh vực chính của HUT, chiếm hơn 90% trong cơ cấu doanh thu năm 2009. Lĩnh vực hoạt động: Xây lắp: Đi cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhu cầu xây dựng hạ tầng là rất lớn để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Chính vì vậy, khối lượng hợp đồng ký kết của HUT ngày càng nhiều với giá trị hợp đồng ngày càng tăng. Năm 2009, tổng giá trị xây lắp của HUT đạt 545 tỉ đồng, năm 2010 có thể đạt hơn 726 tỷ đồng và tăng 33.2% so với năm 2009. (Phụ lục: Tổng hợp nguồn thu dự kiến của HUT). Bất động sản: Trước năm 2009, doanh thu từ bất động sản chỉ chiếm 3% -5% trong cơ cấu doanh thu. Từ năm 2010, nằm trong chiến lược phát triển của công ty, trong các năm  tới, TASCO phấn đấu đưa lĩnh vực kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực chính. Ngoài việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, lĩnh vực này còn hỗ trợ cho mảng xây lắp và các lĩnh vực hoạt động khác của TASCO cùng phát triển. Hiện tại Công ty đang triển khai những dự án rất khả thi nhằm tạo cơ sở phát triển bền vững và lâu dài trong tương lai như các dự án: Khu văn phòng Pháp Vân, Chung cư Vân Canh,Đơn vị ở 2 & 3 Khu đô thị mới Xuân Phương... Năm 2010, theo dự phóng của chúng tôi doanh thu từ bất động sản có thể chiếm gần 30% doanh thu. Đóng góp chính cho mảng này trong năm 2010 chủ yếu từ bán đất nền tại khu đơn vị ở 2 & 3 khu đô thị mới Xuân Phương và bán căn hộ khu chung cư Vân Canh... 3. Chiến lược phát triển trong tương lai: - Tiếp tục giữ vững và tăng trưởng mạnh thị trường truyền thống là thầu xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi và xây dựng dân dụng có giá trị lớn; nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong công nghệ xây cầu. - Năm 2010 – 2012: thực hiện đầu tư và kinh doanh bất động sản; tập trung đầu tư vào các dự án khu đô thị mới, nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê trung cấp và cao cấp, các dự án nhà ở xã hội. - Đến năm 2012- 2015: trở thành nhà đầu tư tài chính, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Đối với các dự án lớn Công ty sẽ đầu tư tài chính, góp vốn thành lập Công ty con để thực hiện. - Đến năm 2020, trở thành nhà đầu tư lớn mạnh, có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn lớn cũng như các nhà đầu tư nước ngoài tại VN trong lĩnh vực xây  dựng. Cơ cấu doanh thu: PHÂN TÍCH CẠNH TRANH            I.      Phân tích năng lực cạnh tranh Tasco phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu Giá cả các nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép,... biến động bất thường khiến cho các công ty xây dựng trong nước gặp khó khăn về hoạt động kinh doanh từ đó dẫn đến bị động trong việc thực hiện các hợp đồng của mình. Đây là một trong những điểm yếu của HUT khi chưa có chính sách quản trị nguồn nguyên vật liệu. Khách hàng chính của HUT chủ yếu là các đơn vị trực thuộc nhà nước HUT tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước nên có lợi thế khá lớn trong việc tiếp cận và kí kết hợp đồng với các đơn vị hành chính quốc gia, khách hàng chính của HUT chủ yếu là các đơn vị trực thuộc nhà nước. Nhờ vào lợi thế đó và yếu tố quyết định là chất lượng các công trình được đánh giá cao,HUT ngày càng nhận được thêm nhiều hợp đồng lớn. ·         Rào cản gia nhập ngành: Rào cản gia nhập ngành xây dựng lớn. Ngành xây dựng đòi hỏi phải có chuyên môn cũng như các thiết bị máy móc đặc biệt, nên cho dù các doanh nghiệp trong ngành khá nhiều nhưng chi phí chuyển đổi giữa các lĩnh vực là khá cao, đặc biệt là xây dựng hạ tầng đòi hỏi nhiều yếu tố từ vốn, công nghệ đến uy tín doanh nghiệp... ·         Sản phẩm thay thế : Rủi ro từ sản phẩm thay thế trong ngành xây dựng cơ sở hạ tầng hầu như là không có bởi tính đặc thù riêng của ngành. Dự kiến từ nay đến năm 2020, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn,Chính phủ đang thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, HUT và các doanh nghiệp trong ngành hầu như không chịu ảnh hưởng từ yếu tố này. ·         Mức độ cạnh tranh: Do đặc điểm ngành xây dựng ở Việt Nam là phân tán, mức độ chi phối thị trường hiện nay của các doanh nghiệp là chưa có. Hiện nay doanh nghiệp trong ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng (không bao gồm: xây dựng nhà các loại) có đến hơn 48 công ty trên 2 sàn chứng khoán, tuy nhiên tổng vốn điều lệ chỉ hơn 3,066 tỉ, trung bình vốn điều lệ của doanh nghiệp trong ngành khoảng 60.3 tỉ, chỉ có 3 mã có vốn điều lệ hơn 200 tỷ là HUT,SD9 & SDU, tiềm năng của các đối thủ trên thị trường chưa mạnh.Hơn nữa ngành xây dựng ở Việt Nam còn khá non trẻ, thị trường rộng lớn nhu cầu xây lắp ngày càng tăng, nên sẽ có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, trong ngành xây dựng, giá thầu là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa phải xác định một mức giá thầu hợp lý để có thể tạo ra lợi nhuận, đồng thời cũng phải đảm bảo mức giá đưa ra phù hợp để có khả năng trúng thầu cao. Thông thường, giá các gói thầu có sự chênh lệch rất ít. Vì vậy, có thể nói đây là khó khăn chung mà tất cả các DN ngành này đều phải đối mặt.               I.      Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty cp Tasco (HUT) Phân tích chỉ số tài chính đặc trưng 1.Phân tích các hệ số khả năng hoạt động: Chỉ tiêu 2009 2010 HUT SD9 SDU HUT SD9 SDU Vòng quay hàng tồn kho 4.86 1.67 0.85 1.20 1.22 3.40 Vòng quay khoản phải thu 1.43 3.73 7.11 1.40 13.09 8.18 Vòng quay vốn lưu động 1.04 1.13 3.11 0.80 1.29 1.79 Vòng quay toàn bộ vốn 0.64 0.64 3.05 0.77 0.40 0.54 So sánh với 2 doanh nghiệp cùng ngành có vốn điều lệ lớn hơn 200 tỷ VNĐ cùng niêm yết trên sàn HNX đó là : -Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà (mã chứng khoán :SDU) -Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (mã chứng khoán : SD9) Nhận xét: -Vòng quay hàng tồn kho của HUT năm 2010 giảm đi so với năm 2009 cho thấy  việc kinh doanh BĐS và xây lắp năm 2010 ko được thuận lợi,tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm, lí do 1 phần cũng do nền kinh tế chưa kịp hồi phục sau suy thoái. So với 2 doanh nghiệp cùng ngành thì năm 2009 tốc độ luân chuyển HTK của HUT cao hơn nhưng đến 2010 thì lại giảm đi. -Vòng quay khoản phải thu của HUT năm 2010 là 1.40 giảm đi so với 2009 là 1.43 cho thấy xu hướng của doanh nghiệp cho nợ nhiều để thúc đẩy việc kinh doanh. So với 2 DN là SD9 và SDU thì VQKPT của HUT thấp hơn cho thấy rủi ro của DN cao hơn vì bị chiếm dụng vốn nhiều. -Vòng quay vốn lưu động:Năm 2010 VQVLĐ của HUT giảm đi so với 2009 cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động không tốt,ứ đọng vốn nhiều. VQVLĐ của HUT lại nhỏ hơn của 2 DN còn lại nên chi phí của HUT cao hơn. -Vòng quay toàn bộ vốn:Chỉ tiêu này năm 2010 là 0.77 trong khi năm 2009 là 0.64 cho thấy sự tăng lên của tốc độ luân chuyển vốn nói chung. Và cao hơn của 2 DN cùng ngành năm 2010 chứng tỏ chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng vốn của công ty là tốt lên,HUT đang tìm ra được những hướng đi đúng đắn trong quản lý vốn. 2.Nhóm phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu 2009 2010 Hệ số thanh toán tổng quát 1.16 1.18 Hệ số thanh toán tạm thời 1.06 1.28 Hệ số thanh toán nhanh 0.28 0.11 Hệ số thanh toán lãi vay 3.72 12.84 So sánh với 2 doanh nghiệp đầu ngành khác là SDU và SD9: Chỉ tiêu HUT SD9 SDU Hệ số thanh toán tổng quát 1.18 1.76 1.88 Hệ số thanh toán tạm thời 1.28 1.27 0.78 Hệ số thanh toán nhanh 0.11 0.09 0.11 Hệ số thanh toán lãi vay 12.84 2.9 4.76 Nhận xét: -Khả năng thanh toán hiện thời của HUT cao và có sự tăng qua các năm ,năm 2009 là 1.16 đến năm 2010 tăng lên 1.18 cho thấy HUT sẵn sàng trong việc thanh toán. Hệ số thanh toán tổng quát của HUT so với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2010 thì vẫn còn thấp hơn (SD9 là 1.76 và SDU là 1.88). -Khả năng thanh toán tạm thời của  HUT  >1 cho thấy mức độ an toàn của HUT trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn .Chỉ số này năm 2010 có sự gia tăng so với năm 2009 và cao hơn so với 2 dn còn lại cùng ngành. Tuy nhiên khả năng thanh toán tạm thời chưa phản ánh được sự linh hoạt của công ty.Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng tồn kho và tập trung vào những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng ,hệ số thanh toán nhanh giúp xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty kể cả trường hợp doanh số bán tụt xuống 1 cách bất lợi. -Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn sau khi đã trừ đi giá trị vốn của vật tư hàng hóa.Hệ số này năm 2010 giảm đi so với năm 2009 (năm 2010 là 0.11 trong khi năm 2009 là 0.28),tuy nhiên vẫn cao hơn 2 dn cùng ngành là SD9 và SDU năm 2010 cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn sau khi đã trừ đi vốn vật tư hàng hóa. -Khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng hoàn trả các khoản lãi vay bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế do dn tạo ra.Năm 2009 hệ số này là 3.72 đến   năm 2010 là 12.84 gấp 3.45 lần cho thấy doanh nghiệp có khả năng hoàn trả lãi vay rất tốt và khả năng tạo ra doanh thu cao từ khoản đi vay. So với 2 dn cùng nghành là SD9 là 2.9và SDU là 4.76 thì hệ số thanh toán lãi vay của HUT cao hơn gấp nhiều lần cho thấy năng lực quản lí kinh doanh nắm bắt thời cơ của ban lãnh đạo là vượt trội. Tóm lại: ü      HUT đủ khả năng thanh toán.Các hệ số khả năng thanh toán tăng dần qua các năm cho thấy rủi ro về khả năng thanh toán đang có xu hướng giảm. ü      Tình hình tài chính của HUT là ổn định. 3.Nhóm phản ánh cơ cấu nguồn vốn,tài sản: Cơ cấu vốn 2007 2008 2009 2010 Nợ phải trả/tổng tài sản 0.71 0.79 0.86 0.72 Nợ phải trả / vốn chủ sở hữu 2.44 3.74 6.33 5.83 Qua bảng trên : Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản tăng dần qua các năm từ 2007 đến năm 2009,đến năm 2010 thì giảm, nợ phải trả còn 0.72 so với 2009. Hệ số nợ của HUT cao cũng là do tính chất ngành nghề hoạt động của công ty thuộc nghành công nghiệp nên có thể dẫn đến rủi ro vỡ nợ cao. Cơ cấu nguồn vốn 2009 2010 Trung bình ngành 2009 Trung bình ngành 2010 HUT SDU SD9 HUT SDU SD9 Nợ phải trả/tổng tài sản 0.86 0.56 0.49 0.72 0.53 0.62 0.54 0.72 Nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu 6.33 1.29 2.13 5.83 1.68 2.18 2.08 2.84 Hệ số nợ trên tổng tài sản năm 2010 của HUT là 0.72 trong khi trung bình của ngành là 0.72,của SDU là 0.53,của SD9 là 0.62 Như vậy hệ số nợ của HUT bằng mức trung bình ngành và cao hơn 2 công ty còn trong tổng số 3 công ty có vốn điều lệ trên 200 tỷ,cho thấy khả năng sinh lợi cao từ các khoản nợ hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn. Tương tự ,tỷ lệ nợ trên vốn chủ của HUT cao hơn so vs mức trung bình ngành và 2 công ty cùng ngành là SDU,SD9 cho thấy tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của HUT là cao. 4.Nhóm phản ánh khả năng sinh lời: Khả năng sinh lợi 2007 2008 2009 2010 ROS 1.53% 4.11% 3.24% 8.10% ROA 3.73% 2.65% 1.35% 2.30% ROE 13.83% 13.62% 9.93% 15.85% EPS 1505 1594 1143 2086 Bảng so sánh  khả năng sinh lời với 2 công ty SD9 ,SDU và mức trung bình ngành năm 2010 : Khả năng sinh lời HUT SD9 SDU Trung bình ngành ROA 2.30% 5.38% 4.60% 3.81% ROE 15.85% 18.87% 12.32% 15.07% EPS 2086 3228 2143 - Nhận xét: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) tăng dần qua các năm từ 2007 đến năm 2010 (8.10% năm 2010) và ở mức cao cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận trên doanh thu của HUT tốt. -Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009 , đến năm 2010 lại tăng lên ở mức 2.30% nhưng vẫn thấp.So với SDU ,SD9 và mức trung bình ngành thì tỷ suất này của HUT vẫn nhỏ hơn. -Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2009 là 9.93% đến năm 2010 là 15.85% tăng 1.6 lần đồng thời cũng cao hơn mức trung bình ngành xây dựng (15.07%). Điều này cho thấy mức lợi nhuận thu được trên đồng vốn chủ sở hữu của HUT là cao và tốt so với hệ số trung bình ngành. -EPS của HUT từ năm 2007 đến năm 2010 tăng từ 1505 đến 2086 nhưng vẫn nhỏ hơn SD9, SDU năm 2010. 5.Nhóm phản ánh tốc độ tăng trưởng: Chỉ tiêu 2010 Tỷ lệ chi trả cổ tức 33.6% Tỷ lệ tăng trưởng bền vững 12.5% -Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2010 là 33.6%,còn 66.4% còn lại được giữ lại để tái đầu tư cho thấy công ty đang có những chiến lược ,những dự án kinh doanh khả thi. -Tỷ lệ tăng trưởng của HUT năm 2010 ở mức 12.5% cho biết tăng trưởng của công ty cao ,chủ yếu là tăng trưởng nội lực. *Phân tích tỷ lệ tăng trưởng: 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 28.19% 34.33% 71.66% 74.40% Lợi nhuận sau thuế 243.97% 5.92% 75.98% 565.52% Qua bảng số liệu: Mặc dù năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu,hơn nữa lĩnh vực hoạt động chủ yếu của HUT là xây dựng cơ bản và bất động sản nên chịu tác động mạnh bởi biến động kinh tế nhưng HUT vẫn đạt được mức độ tăng trưởng khá cao cho thấy khả năng kinh doanh của HUT. Năm 2009 có thể coi là năm thành công vượt bậc của HUT,doanh thu thuần tăng cao 464,226 với tỷ lệ là 71.66% so với 2008 làm cho lợi nhuận tăng 75.98% so với 2008. Đó là do thị trường xây dựng và vật liệu xây dựng trong năm 2009 đã được hưởng lợi nhiều từ gói kich thích kinh tế của Chính phủ, trong đó ưu tiên mảng xây dựng cơ bản và phát triển hạ tầng, tạo điều kiện cho các chủ dự án bất động sản vay tín dụng với chi phí vốn rẻ. Năm 2010 ,HUT mức tăng trưởng lợi nhuận nhanh hơn mức tăng trưởng doanh thu cho thấy doanh nghiệp  giảm được chi phí . 6.Nhóm phản ánh giá trị thị trường Chỉ tiêu 2010 HUT SD9 SDU Tỷ suất lợi tức cổ phần theo giá thị trường 0.05 - - P/E 7.1 4.92 14.09 BV 13.16 16.63 18.25 P/B 1.05 0.7 1.74 Nhận xét: -Tỷ suất lợi tức cổ phần theo giá thị trường của HUT năm 2010 là 0.05 cho thấy tỷ lệ hoàn vốn của công ty là 5%. -P/E của công ty HUT năm 2010 là 7.1 ở mức trung bình cho thấy thị trường đang đánh giá cổ phiếu HUT mức trung bình,mỗi cổ phiếu thường đang được bán vào khoảng 7.1 lần so với thu nhập hiện hành của 1 cổ phiếu thường. -Hệ số giá thị trường so với giá trị ghi sổ của HUT là 1.05 năm 2010  cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phiếu của cty Tasco cao hơn 1.05 lần giá trị sổ sách của nó.            I.      Phụ lục 1.       Bảng so sánh Báo cáo kết quả kinh doanh giữa các năm (2006-2009) Năm 2006 2007 2008 2009  Doanh thu thuần 157,059 201,330 270,439 464,226 Giá vốn hàng bán 142,849 181,105 239,950 426,572 Lợi nhuận gộp 14,210 20,225 30,489 37,654 Chi phí bán hàng 0 0 0 3,230 Chi phí quản lý 10,172 13,671 16,053 17,261 Lợi nhuận tài chính -1,626 -1,170 -2,142 -3,960 Lợi nhuận thuần HĐKD 2,412 5,384 12,294 13,203 Lợi nhuận khác 814 4,606 758 5,160 Lợi nhuận trước thuế 3,226 9,990 13,052 18,363 Thuế thu nhập 309 777 3,080 2,937 Lợi nhuận sau thuế 2,406 8,276 8,766 15,426 2.      KBảng so sánh Bảng cân đối kế toán  ( 2006-2009) Năm 2006 2007 2008 2009 Tổng tài sản 160,502 221,932 331,000 1,138,585 Tài sản ngắn hạn 132,196 192,722 279,572 616,676 Tiền 22,924 27,587 51,889 166,997 Khoản phải thu 75,713 111,238 104,798 319,463 Hàng tồn kho 31,577 40,221 88,765 86,812 Đầu tư dài hạn 61 61 10 15,368 Tài sản cố định 26,540 27,129 49,610 504,584 Tổng nợ 139,830 157,404 261,206 983,225 Nợ ngắn hạn 130,043 151,584 225,338 583,745 Khoản phải trả 70,780 81,153 120,178 365,186 Nợ dài hạn 9,787 5,820 35,868 399,479 Nợ khác 0 0 0 0 Vốn chủ sở hữu 20,672 64,528 69,794 155,360 Vốn điều lệ 14,923 55,000 55,000 135,000 Lợi nhuận giữ lại 136 3,525 5,664 6,953 Nguồn vốn 160,502 221,932 331,000 1,138,585

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochvtv.doc