Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tân Trần Phương: LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào đều gắn liền với hoạt động tài chính và hoạt động tài chính không thể tách khỏi quan hệ trao đổi tồn tại giữa các đơn vị kinh tế. Hoạt động tài chính có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật. Trong kinh doanh nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng.v.v. Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa.v.v.. Vì vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tà...
60 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tân Trần Phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào đều gắn liền với hoạt động tài chính và hoạt động tài chính không thể tách khỏi quan hệ trao đổi tồn tại giữa các đơn vị kinh tế. Hoạt động tài chính có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật. Trong kinh doanh nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng.v.v. Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa.v.v.. Vì vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà DN và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần TÂN TRẦN PHƯƠNG” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận còn gồm có các phần chính sau:
Chương I: Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính công ty CP Tân Trần Phương.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty CP Tân Trần Phương.
Chương 1: Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.1Bản chất tài chính và ý nghĩa của phân tích tài chính
1.1.1Bản chất tài chính doanh nghiệp
Về bản chất TCDN là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sp xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua đó tạo lập và sd các quỹ tiền tệ , nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.2.Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp.
PTTC làm giảm đi sự tín nhiệm vào linh cảm, sự chuẩn đoán và trực giác thuần tuý. Điều này góp phần thu hẹp phạm vi không chắc chắn trong quá trình ra quyết định. Bản thân từng số liệu tài chính đứng đơn lẻ rất khó sử dụng, nói khác đi, các số liệu tài chính đơn lẻ không mang ý nghĩa tự thân.
Ví dụ, khi ta nói thu nhập ròng (net income) của công ty ABC năm 2000 là 321 triệu USD, dường như đây là một mức thu nhập khổng lồ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ đánh giá khác đi khi thấy rằng, nó chỉ chiếm 0,5% doanh thu của Công ty trong năm đó, từ góc nhìn của PTTC.
Như vậy, có thể khẳng định, PTTC giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích tình hình tài chính.
1.2.1. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính
Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn hợp lý không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, phát hiện nguyên nhân thừa thiếu vốn.
Đánh giá tình hình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Phát hiện khả năng tiềm tang, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tang nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Mục tiêu của phân tích tài chính.
Có hai mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh.
- Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
- Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
Trong nhiều trường hợp người ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, thậm chí cả việc đọc kỹ lưỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lại các số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của người phân tích. Khi đó, người ta có thể hỏi tại sao không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, nói cách khác là tại sao lại “can thiệp vào các con số” ngay từ đầu? Câu trả lời hiển nhiên là, hầu như luôn luôn phải có can thiệp đôi chút để “hiểu rõ các con số”. Nhìn chung, đòi hỏi phải có sự phân tích nào đó với tư cách là bước đầu tiên đối với báo cáo tài chính đã được chuẩn bị nhằm chắt lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báo cáo. Thứ hai, hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thường là một cách làm không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể được phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý.
1.3. Tài liệu, phương pháp phân tích.
1.3.1. Tài liệu phân tích.
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
1.3.2. Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh so sánh số tuyệt đối, số tương đối.
so sánh theo quy mô chung
- Phương pháp thay thế liên hoàn.
- Phương pháp số chênh lệch
Hiện này, công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là Phân tích tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụng theo hai phương pháp chính. Thứ nhất, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành. Có thể có những tiêu chuẩn của ngành này thông qua các dịch vụ thương mại như của tổ chức Dun and Bradstreet hoặc Robert Morris Associates, hoặc thông qua các hiệp hội thương mại trong trường hợp không có sẵn, các tiêu chuẩn ngành cho ngành đã biết hoặc do tổ chức mà ta đang xem xét không thể dễ dàng gộp lại được thành một loại hình ngành “tiêu chuẩn”. Các nhà phân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành. Cho dù nguồn gốc của các tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty trong cùng một ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ.
Công dụng lớn thứ hai của các tỷ lệ là để so sánh xu thế theo thời gian đối với mỗi công ty riêng lẻ. Ví dụ, xu thế số dư lợi nhuận sau thuế đối với công ty có thể được đối chiếu qua một thời kỳ 5 năm hoặc 10 năm. Rất hữu ích nếu ta quan sát các tỷ lệ chính thông qua một vài kỳ sa sút kinh tế trước đây để xác định xem công ty đã vững vàng đến mức nào về mặt tài chính trong các thời kỳ sa cơ lỡ vận về kinh tế.
Đối với cả hai phạm trù sử dụng chính, người ta thường nhận thấy rằng “trăm nghe không bằng mắt thấy” và việc mô tả các kết quả phân tích dưới dạng đồ thị thường rất hữu ích và xúc tích. Nếu ta chọn phương pháp này để trình bày các kết quả thì tốt nhất là nên trình bày cả tiêu chuẩn ngành và xu thế trên cùng một biểu đồ. Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính, tuỳ theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ. Bốn loại chính, xét theo thứ tự mà chúng ta sẽ được xem xét ở dưới đây là:
a. Khả năng sinh lợi: Các tỷ lệ “ở hàng dưới cùng” được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của công ty.
b. Tính thanh khoản: Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn.
c. Hiệu quả hoạt động: Đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty để kiếm được lợi nhuận.
d. Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn): Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần. Có hàng loạt tỷ lệ trong mỗi loại nêu trên. Ta sẽ xem xét tuần tự từng loại và sẽ khảo sát các tỷ lệ chính trong mỗi nhóm.
1.4. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích tài chính.
1.4.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Là một quá trình nhận thức để cải tạo hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện và yêu cầu trong quản lý kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho doanh nghiệp. Nó cũng là công cụ để dự báo, đề phòng và phát hiện những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2. Phân tích khái quát tình hình tài sản nguồn vốn.
Đây là một chỉ tiêu nằm trong báo cáo tài chính của mỗi công ty. Việc phân tích chỉ số này sẽ cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng. Đó là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dưới dạng một khối vốn (tài sản) được bố trí dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông). Tài sản tương đương với nợ và vốn cổ đông nên bản cân đối tài khoản là bản liệt kê các hạng mục sao cho hai bên đều bằng nhau. Không giống với bản báo cáo kết quả kinh doanh là bản cho biết kết quả của các hoạt động trong một khoảng thời gian, bản cân đối kế toán cho biết tình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định. Nó là một ảnh chụp (tĩnh) chứ không phải là một cuốn phim (động) và phải được phân tích dựa trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán trước đây và các báo cáo hoạt động khác.
1.4.3. Phân tích các chỉ số tài chính.
Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…
Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng:
Chỉ số thanh toán: các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?
- Chỉ số thanh toán hiện hành :
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán hiện hành =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
- Chỉ số thanh toán nhanh:
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán nhanh =
Tiền mặt + Chứng khoán khả mại + Các khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
- Chỉ số tiền mặt:
Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả?
Chỉ số tiền mặt =
Tiền mặt + Chứng khoán khả mại
Nợ ngắn hạn
- Chỉ số dòng tiền từ hoạt động:
Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động
Chỉ số dòng tiền hoạt động =
Dòng tiền hoạt động
Nợ ngắn hạn
- Chỉ số vòng quay các khoản phải thu:
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh số thuần hàng năm
Các khoản phải thu trung bình
Trong đó: các khoản phải thu trung bình = (các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
- Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu :
Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng
Số ngày trung bình =
365
Vòng quay các khoản phải thu
- Chỉ số vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho trung bình
Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2
- Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho:
Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.
Số ngày bq vòng quay hàng tồn kho =
365
Vòng quay hàng tồn kho
- Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải trả =
Doanh số mua hàng thường niên
Phải trả bình quân
Trong đó
Doanh số mua hàng thường niên = giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ - hàng tồn kho đầu kỳ
Phải trả bình quân = (phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2
- Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả:
Số ngày bq vòng quay các khoản phải trả =
365
Vòng quay các khoản phải trả
Chỉ số hoạt động: Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào?
Chỉ số lợi nhuận hoạt động:
Lợi nhuận hoạt động được cấu thành bởi lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận đầu tư.
Lợi nhuận bán hàng:
Biên lợi nhuận thuần:
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.
Biên lợi nhuận thuần =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Biên lợi nhuận hoạt động:
Biên lợi nhuận hoạt động =
Thu nhập hoạt động
Doanh thu thuần
Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ
Biên EBITDA
Biên EBITDA =
Lợi nhuận trước thuế và khấu hao
Doanh thu thuần
Biên EBT:
Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận truớc thuế =
Thu nhập trước thuế
Doanh thu
Biên lợi nhuận ròng.
Biên lợi nhuận ròng =
Thu nhập ròng
Doanh thu
Biên lợi nhuận phân phối:
Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.
Biên lợi nhuận phân phối =
Tổng doanh thu phân phối
Doanh thu
Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi
Lợi nhuận đầu tư
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA):
Đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính
ROA =
Thu nhập trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản trung bình
Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước + Tổng tài sản hiện hành)/2
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ( ROCE):
Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi.
ROCE =
Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi
Vốn cổ phần thường bình quân
Trong đó : Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + Vốn cổ phần thường hiện tại)/2
Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE):
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.
ROA =
Thu nhập ròng
Tổng vốn cổ phần bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần bình quân = (Tổng vốn cổ phần năm trước + Tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2
Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn ( ROTC)
Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ
ROTC =
Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay
Tổng vốn trung bình
Chỉ số hiệu quả hoạt động:
Vòng quay tổng tài sản:
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản . Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản trung bình
Vòng quay tài sản cố định:
Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định trung bình
Vòng quay vốn cổ phần:
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần( bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.
Vòng quay vốn cổ phần =
Doanh thu thuần
Tổng vốn cổ phần trung bình
Chỉ số rủi ro: bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.
- Chỉ số rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh được định nghĩa như là rủi ro liên quan đến những biến động trong doanh thu. Để đo lường rủi ro kinh doanh ngưòi ta dùng nhiều phương thức từ đơn giản đến phức tạp.
Phương thức đơn giản:
Bốn chỉ số dưới đây đại diện cho phương thức đơn giản trong việc tính toán các chỉ số rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là rủi ro mà công ty có thể kiếm được ít tiền hơn hoặc tệ hơn là mất tiền khi doanh số giảm xuống. Trong một môi trường có doanh số đang trên đà sụp giảm, một công ty có thể thua lỗ nếu công ty ấy sử dụng chi phí cố định quá nhiều. Nếu phần lớn chi phí trong công ty chỉ là chi phí biến đổi thì nó sẽ ít khi nào rơi vào tình trạng trên. Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng chi phí cố định và chi phí biến đổi. Do vậy việc hiểu được cấu trúc chi phí cố định của doanh nghiệp thật sự là điều cần thiết khi đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó. Một vài chỉ số thường được sử dụng là:
Chỉ số biên lợi nhuận phân phối.
Chỉ số này cho biết phần lợi nhuận tăng thêm từ sự thay đổi của mỗi đô la trong doanh thu. Nếu chỉ số biên phân phối lợi nhuận của công ty bằng 20%, sau đó nếu có sự sụp giảm $50.000 trong doanh thu thì sẽ có sự sụp giảm $10.000 trong lợi nhuận
Biên phân phối = 1 -
Chi phí biến đổi
Doanh thu
Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh (OLE)
Chỉ số đòn bẩy kinh doanh được sử dụng để dự đoán bao nhiêu phần trăm thay đổi trong thu nhập và tỷ suất sinh lợi trên tài sản đối với mỗi phần trăm thay đổi trong doanh thu.
Nếu doanh nghiệp có OLE lớn hơn 1 thì sau đó đòn bẩy kinh doanh vẫn được duy trì. Nếu OLE bằng 1, sau đó tất cả các chi phí là biến đổi, vì vậy cứ 10% gia tăng trong doanh thu, thì ROA của công ty cũng gia tăng 10%
Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh (OLE) =
Chỉ số biên lợi nhuận phân phối
% thay đổi trong thu nhập (ROA)
Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính( FLE):
Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động, do đó sẽ tạo nên ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và gia tăng tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông, thể hiện rủi ro kinh doanh tăng thêm khi doanh thu thay đổi.
FLE =
Thu nhập hoạt động
Thu nhập thuần
Nếu một công ty có FLE bằng 1.33 thì, khi thu nhập hoạt động gia tăng 50% sẽ tạo nên sự gia tăng 67% trong thu nhập ròng.
Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE) bằng sự kết hợp giữa OLE và FLE ta có hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE).
TLE được xác định bằng:
TLE = OLE x FLE
Trong ví dụ trước, doanh số gia tăng $50.000, OLE bằng 20% và FLE bằng 1.33. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tồng thể bằng $13,333, ví dụ, thu nhập ròng sẽ tăng $13.33 cho mỗi $50.000 doanh thu tăng thêm.
- Chỉ số rủi ro tài chính
Các chỉ số về rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của công tyPhân tích việc sử dụng nợ của công ty.
Tỷ số nợ trên tổng vốn:
Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn.
Nợ trên tổng vốn =
Tổng nợ
Tổng vốn
Trong đó:
Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Tổng vốn = Tổng nợ + Tổng vốn chủ sở hữu.
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần:
Nợ trên vốn cổ phần =
Tổng nợ
Tổng vốn cổ phần
Phân tích các chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay:
Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo thanh toán và được đo lường:
Khả năng thanh toán lãi vay =
Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)
Lãi vay
Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định:
Trong doanh nghiệp ngoài lãi vay thì còn một số chi phí tài chính cố định khác như chi phí thuê tài chính, thuê hoạt động,…
Chỉ số khả năng thanh toán các CF TC cố định =
TN trước các CF TC cố định
Chi phí tài chính cố định
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay:
Dòng tiền hoạt động điều chỉnh được định nghĩa là dòng tiền hoạt động + chi
phí tài chính cố định + thuế phải trả
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay =
Dòng tiền hoạt động điều chỉnh
Chi phí lãi vay
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định:
K/năg tiền mặt đảm bảo chi trả các CFTC cố định =
Dòng tiền hoạt động điều chỉnh
Chi phí tài chính cổ định
Chỉ số chi tiêu vốn :
Chỉ số này cho biết thông tin bao nhiêu tiền mặt được tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp sẽ được để lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của chi tiêu vốn để phục vụ cho các khoản nợ của công ty. Nếu chỉ số này bằng 2, có nghĩa là công ty đang hoạt động bằng 2 lần so với những gì nó thật sự cần để tái đầu tư cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, phần thặng dư có thể được phân bổ để trả bớt nợ.
Chỉ số chi tiêu vốn =
Dòng tiền hoạt động
Chi tiêu vốn.
Chỉ số dòng tiền với nợ:
Chỉ số này cung cấp thông tin cho biết bao nhiêu tiền mặt của công ty tạo ra từ hoạt động có thể được sử dụng để trả tổng nợ
Chỉ số dòng tiền so với nợ =
Dòng tiền từ hoạt động
Tổng nợ
Chỉ số tăng trưởng tiềm năng: đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.
- Chỉ số tăng trưởng
G =RR x ROE
Trong đó: RR= Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1- ( cổ tức/ tổng thu nhập ròng)
ROE = thu nhập ròng / tổng vốn chủ sở hữu = (thu nhập ròng/ doanh thu) x (doanh thu/ tổng tài sản) x (tổng tài sản/ vốn cổ phần).
Trên đây là một số các chỉ số tài chính cơ bản nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải hết sức lưu ý rằng các chỉ số đứng một mình thì nó cũng không có nhiều ý nghĩa. Các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác thí dụ như:
Chỉ số trung bình ngành: So sánh công ty với trung bình ngành là dạng so sánh phổ biến hay gặp
So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: Đôi khi cần phải nhìn tổng thể chu kỳ kinh tế, điều này sẽ giúp nàh phân tích hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái.
So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp : đây cũng là dạng so sánh thường gặp. So sánh dạng này tương tự như phân tích chuỗi thời gian để nhìn ra khuynh hướng cho các chỉ số.
Nói chung, phân tích chỉ số một cách máy móc thì rất nguy hiểm. Nói cách khác, sử dụng chỉ số phân tích tài chính một cách thông minh sẽ cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin bổ ích.
1.4.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ(LCTT).
Là một bộ phận hợp thành của BCTC, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo LCTT tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng
Báo cáo LCTT dung để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động thay đổi giá cả.
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính công ty CP Tân Trần Phương.
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty CP Tân Trần Phương.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Tân Trần Phương được thành lập năm 2000. Năm 2007 với nhu cầu tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh nên công ty chính thức cổ phần hóa và trở thành công ty Cổ phần Tân Trần Phương. Trải qua quá trình 11 năm hình thành và phát triển với những thăng trầm trong những ngày mới thành lập, nhưng nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, hiện nay công ty cổ phần Tân Trần Phương đã từng bước lớn mạnh. Là công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao gồm cả xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh, do số vốn ban đầu không lớn nên công ty chưa phải là một doanh nghiệp kinh doanh lớn, việc khẳng định tên tuổi trên thương trường là vấn đề còn hết sức khó khăn đối với công ty.
Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực :
- XNK, kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, vật tư thiết bị văn phòng phẩm
- XNK thiết bị vật tư kỹ thuật, máy móc, hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm) dụng cụ thí nghiệm, đo lường, kiểm nghiệm, đo đạc, khảo sát khí tượng thủy văn, môi trường
- Xây dựng công trình công nghiệp, nhà và các công trình dân dụng.San ủi mặt bằng , làm đường
- Sữa chữa, bảo dưỡng, bảo trì lắp đặt, cho thuê các thiết bị máy móc
- Chế tạo thiết bị khoa học kỹ thuật, y tế, thiết bị dạy học , máy móc phục vụ chế biến và bảo quản nông sản,thực phẩm và các sản phẩm sau thu hoạch.
- Chế tạo , xây lắp , dựng cột thép phục vụ cho việc khảo sát các yếu tố môi trường, khí tượng thủy văn, lắp đặt thiết bị viễn thong (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình).
- Cho thuê nhà bạt , nhà nhẹ tháo lắp cơ động
- Kinh doanh thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm
- Xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường
- Buôn bán trang thiết bị y tế
- Dịch vụ đo đạc khảo sát khí tượng thủy văn môi trường ( không bao gồm khảo sát công trình)
- Mua bán cho thuê ô tô
- Mua bán các sản phẩm dầu khí
Đây đều là những sản phẩm chất lượng cao được cấp chứng chỉ quốc tế ISO, sản phẩm đa chủng loại, có thể đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Công ty cổ phần Tân Trần Phương luôn đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng với những sản phẩm chất lượng cao và luôn gắn lợi ích của khách hàng với lợi ích của công ty. Công ty Cổ phần Tân Trần Phương luôn phấn đấu trở thành đối tác tin cậy trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lấy nguồn lực con người làm nòng cốt cho mọi hoạt động của công ty, thành công đạt được tạo nền tảng vững chắc cho công ty phát triển thêm nhiều về mọi mặt.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, công ty cổ phần Tân Trần Phương luôn mong muốn được hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để cống hiến nhiều hơn nữa trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện khẩu hiệu mà công ty đang hướng tới “ Tạo dựng giá trị hướng tới tương lai”.
Cho đến nay, công ty đã có một đội ngũ lao động gồm hơn 50 nhân viên tương đối đồng đều về chất lượng, năng động , nhiệt huyết đối với công việc, có khả năng hoàn thành công việc được giao.
Hiện nay, công ty có trụ sở tại : số 88 ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại : 0437730375.
2.1.2.Mô hình tổ chức của công ty
Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, công ty đã không ngừng củng cố, điều chỉnh mô hình quản lý gồm các phòng ban gọn nhẹ, mà vẫn chuyên nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, công ty cổ phần Tân Trần Phương đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình như sau :
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng TC hành chính
Phòng TC
Kế toán
Phòng kỹ thuật
Các đơn vị trực thuộc
Giám đốc : Là người đứng đầu công ty, trực tiếp chỉ đạo bộ máy quản lý, có quyền ra quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, có quyền ủy quyền, ủy nhiệm.
Phó giám đốc : Là người được Giám đốc ủy quyền, ủy nhiệm để giải quyết công việc cần thiết, cùng Giám đốc quản lý công ty.
Phòng tổ chức hành chính tổng hợp : chịu trách nhiệm về việc quản lý nhân sự của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, các vấn đề về hành chính- pháp lý, cũng như các kế hoạch của công ty.
Phòng Tài chính kế toán : Là trung tâm giao dịch và thanh toán của công ty. Tại đây tất cả các chứng từ được tập hợp để kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hướng dẫn và kiểm tra chế độ kế toán trong toàn công ty. Đồng thời, kiểm tra và tổng hợp số liệu để báo cáo toàn công ty theo đúng pháp lệnh và chế độ Kế toán Nhà nước ban hành. Trên cơ sở đó, tham mưu cho Giám đốc phương hướng và kế hoạch năm tới về mọi khía cạnh tài chính liên quan đên công tác kinh doanh của toàn công ty. Phòng Tài chính kế toán của công ty được phân chia theo hình thức kế toán các khoản mục, bao gồm:
- Kế toán vốn, tài sản cố định, công nợ.
- Kế toán hàng tồn kho, nguyên vật liệu.
- Kế toán ngân hàng.
- Kế toán tại các đơn vị trực thuộc.
Phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tài sản, máy móc cũng như các nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn kỹ thuật trong công ty.
Các đơn vị trực thuộc : Là các đơn vị cơ sở của công ty, có chức năng và nhiệm vụ riêng, hoạt động theo các lĩnh vực và theo kế hoạch được giao.
2.2. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty CP Tân Trần Phương.
Phân tích chung về tình hình tài chính bao gồm việc đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn, đồng thời xem xét quan hệ cân đối giữa chúng nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong năm gần nhất là năm 2010.
2.2.1. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn tại công ty.
2.2.1.1. Đánh giá khái quát về tài sản, nguồn vốn.
Bảng: Kết cấu tài sản nguồn vốn năm 2010. Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU
ĐẦU NĂM
CUỐI NĂM
BIẾN ĐỘNG
Số tiền
%
I. TÀI SẢN
17.104
17.569
465
2,72
A.TSLĐ&ĐTNH
15.126
15.457
331
2,19
B.TSCĐ&DTDH
1.978
2.112
134
6,77
II. NGUỒN VỐN
17.104
17.569
465
2,72
A.Nợ phải trả
16.385
16.800
415
2,53
B.Nguồn vốn CSH
719
769
50
6,95
Đến cuối năm 2010, quy mô doanh nghiệp được mở rộng với tổng giá trị 17.569 triệu đồng, tăng 465 triệu tương ứng 2,72%. Trong đó TSLĐ & ĐTNH tăng 331 triệu đồng tương đương 2,19% vẫn cao hơn so với TSCĐ & ĐTDH. Với xu hướng biến động như vậy là tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào sự phân bố tối ưu giữa các loại tài sản trong từng chỉ tiêu và tình hình thực tế của doanh nghiệp mà ta sẽ xem xét cụ thể ở những phần sau.
Với quy mô của doanh nghiệp được mở rộng thì mức độ huy động vốn cũng tăng lên tương ứng để đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó, nợ phải trả tăng 415 tương đương 2,53%, và nguồn vốn chủ sở hữu tăng 50 triệu tương đương 6,95%. Điều này cho ta thấy là trong năm 2010 công ty đã tập chung mở rộng quy mô sản xuất tạo tiền đề cho các năm tiếp theo.
Để hiểu rõ hơn tình hình trên ta phân tích quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và tài sản.
2.2.1.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Ta có:
* Vốn lưu động thường xuyên(VLĐTX) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
- Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh
Trong đó: Tài sản kinh doanh gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. Nợ kinh doanh là các khoản nợ từ bên thứ ba như các khoản nợ người bán, người mua, các khoản phải nộp ngân sách, phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả, phải nộp khác.
* Vốn bằng tiền = VLĐTX – Nhu cầu vốn lưu động
Kết hợp các công thức trên với số liệu trong bảng cân đối kế toán ta có bảng sau:
Bảng: Quan hệ TS - NV: ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2008-2009
2009-2010
CL
%
CL
%
VLĐ TX
5.894
5.961
6.524
67
1,14
563
9,44
Nhu cầu VLĐ
6.583,5
10.660,3
10,621,3
4.076,8
61,92
-39
-0.37
Vốn bằng tiền
-689,5
-4,699,3
-4,097,3
-4.009,8
581,55
602
-12,81
Theo bảng trên ta thấy:
Trong cả 3 năm vừa qua công ty duy trì một cơ cấu đầu tư rất ổn định, VLĐ TX và N/c VLĐ >0 trong khi VBT <0 điều này cho thấy nguồn vốn dài hạn của công ty không những tài trợ đầy đủ cho tài sản dài hạn mà còn có một phân đôi ra để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Bên cạnh đó nhu cầu vốn lưu động được tài trợ một phần bởi nguồn vốn dài hạn một phần bằng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Co thể nhận thấy đây là cơ cấu rủi ro không lớn nhưng chi phí lại khá cao. Để làm rõ hơn các yếu tố chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn:
- Năm 2008, Vốn lưu động thường xuyên là 5.894 triệu đồng. Nhu cầu vốn lưu động của công ty là 6.583,5 triệu đồng. Nhu cầu vốn lưu động lớn hơn mức vốn lưu động có trong doanh nghiệp. Điều này cho thấy một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ 3 và công ty đã giải quyết bằng cách vay ngắn hạn từ ngân hàng.
- Năm 2009, Vốn lưu động thường xuyên tăng 67 triệu. Phần tăng thêm này là một phần lợi nhuận để lại của công ty dành để đầu tư thêm và một phần nhỏ dành cho vốn lưu động. Cũng vì trong năm 2009 nhu cầu vốn lưu động tăng 4.076,8 triệu đồng tương ứng với mức tăng 61,92% so với năm ngoái. Nguyên nhân là do năm 2009 công ty mở rộng quy mô hoạt động của mình nên hàng tồn kho cũng tăng lên và các khoản phải trả cho bên thứ 3 thì giảm đi rất lớn. Việc tăng này là lớn trong khi vốn lưu động thường xuyên của công ty tăng lên không đáng kể làm cho Vốn bằng tiền của công ty âm nặng tăng 581,55% buộc công ty phải tăng các khoản vay ngắn hạn lên để phục cu nhu cầu của mình.
- Năm 2010, năm này sự biến đổi về nhu cầu vốn lưu động là không đáng kể dù nhu cầu có giảm 39 triệu đồng. Tuy nhiên phải thấy rằng để giảm được một phần gánh nặng nợ nần của mình năm nay công ty đã quan tâm đến vốn lưu động nhiều hơn, công ty đã để cho mức vốn lưu động năm nay tăng thêm 563 triệu đồng. Việc làm này nếu xét trên góc độ của người sử dụng vốn thì sẽ là không tốt. Tuy nhiên thì với viêc nhu cầu vốn lưu động của công ty là rất lớn nên việc tăng lên này sẽ đảm bảo cho công ty có một cơ cấu vốn an toàn hơn.
Việc vốn bằng tiền luôn ở trong tình trạng nhỏ hơn không trong 3 năm vừa qua cho thấy doanh nghiệp luôn gặp phải khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ cũng như chi phí lãi vay. Đây là điều tất yếu khi mà vốn chiếm dụng từ bên thứ thấp hơn nhiều so với nợ vay ngân hàng. Với tài sản kinh doanh có giá trị lớn, buộc công ty phải tìm nguồn để tài trợ khi mà nguồn vốn dài hạn chỉ đáp ứng được một phần cho nhu cầu của mình.
2.2.1.3. Phân tích kết cấu tài sản
Phân tích kết cấu tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn, cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn … từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tài sản cố định(TSCĐ) và đầu tư dài hạn(ĐTDH).
Tình hình biến động về TSCĐ & ĐTDH được đánh giá thông qua tỷ suất đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của xí nghiệp.
Ta có:
Tỷ suất đầu tư =
TSCĐ & ĐTDH
x 100%
Tổng tài sản
Từ công thức trên với số liệu trong bảng CĐKT của công ty ta có bảng sau:
Bảng: tỷ suất đầu tư Đơn vị: triệu đồng
Năm
TSCĐ
ĐTDH
Tổng TS
Tỷ suất đầu tư
2008
2.329
0
21.121
11,03%
2009
3.471
0
23.624
14,69%
2010
3.609
0
24.779
14,56%
Ta thấy: công ty không có đầu tư dài hạn.Tuy nhiên tỷ suất đầu tư vẫn tăng do công ty chủ yếu đầu tư vào TSCĐ. Việc tăng TSCĐ này chủ yếu do công ty xây dựng thêm nhà kho để đảm bảo cho khả năng dự trữ hàng hóa, nguyên liệu.
Tài sản lưu động(TSLĐ) và đầu tư ngắn hạn(ĐTNH):
Theo bảng CĐKT ta có bảng sau:
Bảng: tình hình TSLĐ và ĐTNH Đơn vị: Triệu đồng
Năm
TSLĐ
ĐTNH
Tổng TS
Tỷ suất đầu tư
2008
283,5
0
21.121
1,34%
2009
499,8
0
23.624
2,12%
2010
981,7
0
24.779
3,96%
Có thể thấy được rằng do đặc điểm của lĩnh vực hoạt động của công ty nên nhu cầu về TSLĐ cao hơn nên công không có đầu tư ngắn hạn mà chỉ dành cho TSLĐ vì vậy nên TSLĐ tăng đáng kể trong năm 2009 và 2010. Việc tăng này đang có xu hướng tăng phù hợp với quy mô hoạt động đang được mở rộng của công ty.
2.2.1.4. Phân tích kết cấu nguồn vốn.
Vốn chủ sở hữu(VCSH)
Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu, ta sẽ kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Tỉ suất này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Ta có:
Tỷ suất tự tài trợ =
Nguồn VCSH
x 100%
Tổng nguồn vốn
Theo bảng CĐKT ta có bảng sau:
Bảng: tỷ suất tự tài trợ Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2008-2009
2009-2010
CL
%
CL
%
VCSH
5.509
7.239
7.979
1.730
31,4
740
10,22
Tổng NV
21.121
23.624
24.779
2.503
11,85
1.155
4,89
Tỷ suất tự tài trợ
26,08%
30,64%
32,20%
4,56%
17,78
1,56%
5,1
Từ bẳng trên ta thấy
Năm 2008, tỷ số tự tài trợ là 26,08%, tức là trong 100 đồng vốn thì số vốn được tài trợ từ bản thân doanh nghiệp là 26,08 đồng.
Đến năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1.730 triệu đồng (31,4%) trong khi đó tổng nguồn vốn chỉ tăng 11.85% làm cho tỷ xuất tự tài trợ tăng 4,56%. Nguyên nhân của việc tăng VCSH là các cổ đông đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm bớt gánh nặng nợ nần nên đầu tư thêm vào làm VCSH tăng lên.
Năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 740 triệu (10,22%) trong khi đó quy mô nguồn vốn cũng được tăng lên 1.155 triệu đồng (4,89%) nên làm tỷ suất tự tài trợ tăng 1,56%. Đây là biểu hiện tố của việc công ty không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng có lẽ các cổ đông của công ty vẫn hết sức thận trọng nên tỷ lệ tăng trong năm 2010 là ít.
Như vậy, với sự tăng dần của tỷ suất tự tài trợ qua các năm 2009, 2010 đã cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty cải thiện dần. Điều này sẽ giúp cho công ty giảm bớt gánh nặng về nợ cũng như những rủi ro tài chính.
Nợ phải trả(NPTr).
Để đánh giá các khoản phải trả, ta thông qua chỉ tiêu tỷ số nợ. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ trong tổng tài sản doanh nghiệp. Từ đó cho thấy trong tổng tài sản, sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu.
Ta có:
Tỷ số nợ =
Tổng số nợ phải trả
x 100%
Tổng tài sản
Theo công thức trên và bảng CĐKT ta có bảng sau:
Bảng: Tỷ số nợ Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2008-2009
2009-2010
CL
%
CL
%
Tổng NPTr
15.612
16.385
16.800
773
4,95
415
2,53
Tổng tài sản
21.121
23.624
24.779
2.503
11,85
1.155
4,89
Tỷ số nợ
73,92%
69,36%
67,8%
-4,56%
-6,16%
-1,56%
-2,25%
Dựa vào bảng phân tích ta thấy tỷ số nợ của công ty có xu hướng giảm dần trong các năm sau là 2009 và 2010. Đây là xu hướng tốt vì mức độ nợ cần thanh toán giảm dần. Cụ thể như sau:
Năm 2009 tỷ số nợ là 69,36% giảm hơn năm 2008 là 4,56%. Nguyên nhân của tình hình trên là: khoản nợ phải trả tăng 773 triệu đồng (tương đương 4,95%) trong khi đó tổng tài sản lại tăng lên 2.503 triệu đồng. Ta có thế thấy mặc dù NPTr cũng đã tăng nhưng so với mức độ tăng của tổng tài sản thì là thấp hơn nên đã làm cho tỷ số nợ giảm xuống.
Năm 2010, tỷ số nợ là 67,8%, giảm hơn trước 1,56%, do tốc độ tăng của nợ phải trả là 2,53% nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 4,89% nên tình hình này vẫn đánh giá là tích cực bởi vì: Nguồn vốn vẫn tăng và tăng nhiều hơn mức đi vay.
Có thế thấy do mới thành lập nhưng với nhưng mối quan hệ tốt nên công ty muốn mở rộng hoạt động của mình vì vậy mức đi vay tăng nhưng mức đóng góp của VCSH là nhiều hơn mức đi vay đó. Công ty vẫn chấp nhận vay thêm để mở rộng quy mô. Đây có thế là việc làm tốt, nó sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai cho công ty.
2.2.2. Thực trạng công tác phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
2.2.2.1. Phân tích khái quát sự biến đổi của các khoản mục trong báo cáo (doanh thu, chi phí, lợi nhuận)
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua như sau:
Bảng: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch 2009
Chênh lệch 2010
ST
%
ST
%
1.Doanh thu bán hàng
13.177
15.822
18.603
2.645
20,07
2.781
17,58
2.Doanh thu thuần
13.177
15.822
18.603
2.645
20,07
2.781
17,58
3.Giá vốn hàng bán
6.493
7.872
8.710
1.379
21,23
838
10,65
4.Lợi nhuận gộp
6.684
7.950
9.893
1.266
18,94
1.943
24,44
5.Doanh thu HĐTC
360
450
600
90
25
150
33,33
6.Chi phí tài chính
198
148
183
-50
-25,25
35
23,65
7.Chi phí BH&QLDN
4.229
4.760
5.532
531
12,56
772
16,22
8.Lợi nhuận thuần
2.617
3.492
4.778
875
33,44
1.286
36,83
9.Thu nhập khác
157
178
280
21
13,38
102
57,30
10.Chi phí khác
96
100
102
4
4,17
2
2
11.Lợi nhuận khác
61
78
178
17
27,87
100
128,21
12.Tổng LN trước thuế
2.678
3.570
4.956
892
33,31
1.386
38,82
13.Tổng LN sau thuế
2.008,5
2.677,5
3.717
669
33,31
1.039,5
38,82
Năm 2008, Doanh thu bán hàng của công ty là 13.177 triệu đồng. Công ty đạt mức lợi nhuận trước thuế là 2.678 triệu đồng, do đóng góp rất lớn của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính với số lợi nhuận là 2.617 triệu đồng, còn lợi nhuận của hoạt động khác là không đáng kể
Năm 2009, Doanh thu tăng 2.645 triệu đồng tăng tăng 20,07%. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng thêm 892 triệu đồng tương đương 33,31%, nhờ lợi nhuận từ bán hàng tăng 1.266 triệu đồng (18,94%) và do DT từ hoạt động TC tăng 90 triệu đồng, trong khi đó CF cho hoạt động TC lại giảm 50 triệu đồng. LN khác cũng tăng 17 triệu đồng(27,87%). Có thể nói đây là năm mà công ty đã gặp thuận lợi trong nhiều hoạt động đầu tư của mình.
Năm 2010, Lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng và với một lượng khá cao là 1.386 triệu đồng tương đương 38,82%. Năm 2010 này công ty vẫn duy trì được đà phát triển của mình với sự tăng trưởng đồng đều về tất cả các hoạt động tài chính của mình.
Sau năm 2010 ta có thế thấy được rằng lãi từ hoạt động tài chính và hoạt động khác trong các năm đều có sự thay đổi nhưng là không đáng kể so với mức lợi nhuận mà công ty đã đạt được trong những năm qua. Trong khi đó lãi từ hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm đều có sự gia tăng rõ rệt. Điều này chứng tỏ rằng bộ máy hoạt động của công ty là tốt.
2.2.2.2. Phân tích sự thay đổi về mặt kết cấu.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng: Lơị nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2008-2009
2009-2010
CL
%
CL
%
Doanh thu BH
13.177
15.822
18.603
2.645
20,07%
2.781
17,58%
Doanh thu thuần
13.177
15.822
18.603
2.645
20,07%
2.781
17,58
Giá vốn hàng bán
6.493
7.872
8.710
1.379
21,24%
838
10,65%
Lợi nhuận gộp
6.684
7.950
9.893
1.266
18,94%
1.943
24,44
Doanh thu HĐTC
360
450
600
90
25%
150
33.33%
Chi phí tài chính
198
148
183
-50
-25.25%
35
23.65%
CF BH&QLDN
4.229
4.760
5.532
531
12,56%
772
16,22%
Lợi nhuận thuần
2.617
3.492
4.778
875
33,44%
1.286
36,83%
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối khả quan, nguồn lợi nhuận này hàng năm đều là nguồn chính tạo nên và gia tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Năm 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh lãi triệu đồng tức là tăng 875 triệu tương đương 33,44% làm tổng lợi nhuận tăng. Nguyên nhân tình hình này là:
- Doanh thu tăng 2.645 triệu đồng tương đương 20.07%. Nguyên nhân do là năm đó chính phủ đã kích thích tiêu dùng nên đã đưa ra những gói kích cầu làm lợi nhuận công ty tăng theo.
- Giá vốn hàng bán tăng 1.379 triệu đồng tương đương 21,24%, do công ty nhập khẩu hàng hóa từ nước khác nên chi phí vận chuyển cao. Làm giảm lợi nhuận của công ty.
- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 531 triệu đồng, tương đương 12,56% làm giảm lợi nhuận. Trong đó chủ yếu do công ty thực hiện chính sách khen thưởng cho hoạt động bán hàng, chính sách lương theo kết quả kinh doanh để tạo động lực mới trong kinh doanh.
Như vậy, xét về chiều dọc ta thấy giá vốn hàng bán tăng, chi phí bán hàng và QLDN cũng tăng nhưng trong năm doanh thu bán hàng tăng nhiều hơn các chi phí tăng them nên làm lợi nhuận công ty tăng.
Năm 2010, lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 1.286 triệu đồng tức là tăng gấp 1,37 lần làm tổng lợi nhuận gia tăng tương ứng. Nguyên nhân là:
- Doanh thu bán hàng tăng 2.781 triệu đồng tương đương 17,85%. Nguyên nhân do năm ngoái công ty thu được lợi nhuận lớn và phần lớn trong số đó công ty đầu tư mở rộng thị trường nên trong năm đã có thêm nguồn thu mới.
- Giá vốn hàng bán tăng 838 nhưng với mức độ thấp hơn trước và thấp hơn cả doanh thu làm tăng lợi nhuận, nhờ thực hiện tốt tiết kiệm chi phí hạ giá thành, cụ thể là nhờ thông tin kịp thời về diễn biến trong năm công ty có kế hoạch thu mua nguyên liệu nhập kho và chờ lên giá.
- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 772 triệu đồng tương đương 16,22% làm giảm lợi nhuận. Trong đó chủ yếu do chi phí bán hàng tăng vì trong năm công ty mở rộng thị trường tiêu thụ nên đã thuê thêm nhân công làm tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, dù tỷ trọng của chi phí bán hàng và quản lý có tăng, nhưng nhờ tỷ trọng giá vốn giảm nhẹ và với doanh thu tăng nhiều nên lợi nhuận tăng và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng doanh thu cũng tăng.
Tóm lại: Năm nào công ty đều cố gắng giữ cho lợi nhuận bán hàng tăng đều làm tăng tổng lợi nhuận.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính(HĐTC).
Bảng: Lợi nhuận từ HĐTC Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2008-2009
2009-2010
CL
%
CL
%
Thu nhập HĐTC
360
450
600
90
25%
150
33,33%
Chi phí HĐTC
198
148
183
-50
-25,25%
35
23,65%
Lãi HĐTC
162
302
417
140
86,42%
115
38,08%
Từ bảng trên ta thấy hoạt động tài chính của công ty khá là hiệu quả, cụ thể là:
Năm 2008, hoạt động tài chính lãi 162 triệu đồng. Sang năm 2009 đã tăng thêm 140 triệu (86,42%) tức là tăng hơn trước đến 1.86 lần làm tổng lợi nhuận tăng tương ứng. Tình hình này là do thu nhập từ hoạt động tài chính khá cao tăng 90 triệu đồng trong khi đó chi phí cho HĐTC lại giảm đi 50 triệu đồng do năm đó công ty vay được khoản vay có lãi suất ưu đãi.
Năm 2010, hoạt động này tiếp lãi 115 triệu, việc tăng năm nay là do chủ yếu từ thu nhập HĐTC. Thu nhập HĐTC tăng 150 triệu (33,33%). Thu nhập tài chính có tăng lớn như vậy là do trong năm công ty xuất khẩu nhiều và thu được lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá.
Nhìn chung ta thấy hoạt động tài chính của công ty là tốt hầu như đều lãi và khoản lãi này rất đeeuf đặn nó sẽ giúp công ty tăng tổng lợi nhuận.
Lợi nhuận từ hoạt động khác.
Bảng: Lợi nhuận từ HĐ khác Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2008-2009
2009-2010
CL
%
CL
%
Thu nhập khác
157
178
280
21
13,38%
102
57,3%
Chi phí khác
96
100
102
4
4,17%
2
2%
Lãi hđ khác
61
78
178
17
27,87%
100
128,2%
Nhìn chung, tuy khoản thu nhập không thường xuyên này chiếm không nhiều trong tổng lợi nhuận của công ty nhưng cũng có sự ảnh hưởng nhất định. Cụ thể là:
Năm 2008, lãi từ hoạt động khác là 61 triệu đồng
Năm 2009, lãi hoạt động này tiếp tục tăng 17 triệu tương đương 27,87% làm tổng lợi nhuận tăng tương ứng, do chi phí khác tăng nhẹ là 4,17% và khoản thu nhập tăng 13,38% do thu nhập từ việc bán phụ phẩm.
Năm 2010, hoạt động này tăng mạnh tăng 100 triệu đồng (128,2%). Do trong năm công ty thanh lý tài sản để thay đổi và mở rộng quy mô nên làm cho thu nhập khác tăng 102 triệu đồng (57,3%) trong khi chi phí khác chỉ tăng 2 triệu đồng (2%).
Như vậy, ta thấy rằng trong những năm qua hoạt động khác đã có những chuyển biến tốt nhưng việc thu nhập này tăng chủ yếu là do thanh lý tài sản nên t không thế nói được việc tăng lãi từ hoạt động khác này là tốt hay xấu được.
2.2.3. Thực trạng công tác phân tích các tỷ số tài chính tại công ty.
2.2.3.1. Năng lực hoạt động của tài sản.
Bảng: Số liệu trung bình Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2009
2010
KPT BQ
7.121,5
9.104
HTK BQ
7.807,5
7.049
TSCĐ BQ
2.900
3.540
Tổng TS BQ
22.372,5
24.201,5
Bảng: Năng lực hoạt động của tài sản.
Chỉ tiêu
2009
2010
Vòng quay các khoản phải thu (vòng)
2,22
2,04
Kì thu tiền trung bình (ngày)
162,04
176,18
Vòng quay hàng tồn kho (vòng)
1,01
1,23
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày)
357,05
291,35
Năm 2010, vòng quay các khoản phải thu giảm đi 0,18 vòng, tương ứng kì thu tiền trung bình tăng lên 14,14 ngày. Vòng quay KPT giảm đi trong khi DTT tăng 2.781 triệu tương ứng với 17,58% nguyên nhân là do tốc độ tăng của KPT lớn hơn tốc độ tăng của DTT. KPT bình quân tăng 1.982,5 triệu (27,84%). Điều đó chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty đang giảm đi, tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn. đồng thời, các khoản phải thu của Công ty không ngừng tăng lên cho thấy công tác quản lí khoản phải thu của Công ty không tốt.
Vòng quay hàng tồn kho tăng lên 0,22 vòng, số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho giảm 65,7 ngày, cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty tăng. Vòng quay HTK có xu hướng tăng nguyên nhân bởi sự tác động của cả hai yếu tố trong khi giá vốn tăng 10,65% thì HTK bình quân lại có xu hướng giảm. HTK bình quân trong năm 2010 giảm 758,5 triệu tương ứng với 9,72%, hàng tồn kho bình quân giảm do công tác tiêu thụ của Công ty tốt hơn, dấu hiệu khả quan, điều này là tiền đề cho công ty quay vòng vốn nhanh hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.3.2. Tỉ số về khả năng thanh toán.
Bảng: Khả năng thanh toán.
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
1,48
1,44
1,46
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0,49
0,66
0,76
Hệ số khả năng thanh toán tức thì
0,02
0,04
0,07
Hệ số nợ
0,74
0,69
0,68
Nợ dài hạn trên vốn CSH
0,01
0
0
Tỉ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
1,87
1,82
1,94
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có xu hướng giảm nhưng năm 2010 cũng đã tăng hơn so với năm 2009, chứng tỏ đã có sự cố gắng của Công ty trong việc cải thiện khả năng thanh toán. Việc khả năng thanh toán nợ NH tăng trong năm 2010 nguyên nhân là do tốc độ tăng của TSNH lớn hơn tốc độ tăng của Nợ NH. Trong khi TSNH tăng 5,2% thì Nợ NH chỉ tăng 3,4%, chính vì thế khả năng thanh toán đã được cải thiện.
Khả năng thanh toán nhanh tăng lên qua 3 năm, tuy nhiên vẫn dưới mức chuẩn cần thiết.Công ty đang ngày càng tăng mức độ đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng cách chuyển đổi những tài sản ngắn hạn không kể hàng tồn kho thành tiền, mà nguyên nhân như chúng ta đã biết công ty đã đẩy mạnh được việc tiêu thụ hàng hóa trong năm vừa qua. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với công ty.
Hệ số khả năng thanh toán tức thì cũng tăng nhanh, tuy nhiên vẫn đang ở mức thấp. Công ty nên quan tâm hơn đến tỉ số này để góp phần ổn định tình hình tài chính của mình.
Khả năng thanh toán dài hạn:
Hệ số nợ của công ty so với các công ty trong ngành vẫn duy trì ở mức khá cao, tuy có xu hướng giảm trong thời gian qua nhưng vẫn ở mức khá cao. Việc hệ số nợ giảm chứng tỏ công ty đã giảm sự phụ thuộc vào các chủ nợ, tăng sự tự chủ của công ty.
Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu thấp và giảm, năm 2009 và 2010 hệ số này đạt 0, do Công ty không có nợ dài hạn chứng tỏ mức độ độc lập của Công ty cao, tỉ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cũng không ngừng tăng qua các năm, đó là một dấu hiệu đáng mừng vì khi tự chủ về tài chính Công ty cũng tự chủ về kinh doanh và lợi nhuận không phải chia sẻ cho các chủ nợ nhiều.
2.2.3.3. Khả năng sinh lời.
Bảng: Khả năng sinh lời.
Chỉ tiêu
2009
2010
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
17%
20%
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng TS
11,33%
15%
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH
36,99%
46,58%
Để có thể rõ hơn ta có thể phân tích tỷ suất sinh lời qua các chỉ số dupont.
Ta có:
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH =
Lợi nhuận sau thuế
VCSH
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH =
Doanh thu thuần
x
Lợi nhuận sau thuế
VCSH
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH = DTT/TTS x TTS/VCSH x LNst/DTT
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 09 =15822/23624 x 23624/719 x 2677.5/15822
= 0.67 x 32.86 x 0.17
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 10 = 18603/24779 x 24779/769 x 3717/18603
= 0.75 x 32.22 x 0.2
Nhìn chung tỉ suất sinh lời của Công ty đều tăng lên. Năm 2009, có 16,92 đồng lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu thuần thì tới năm 2010 con số đó đã tăng lên 19,98 đồng, tăng hơn năm 2009 là 3,06 đồng. doanh thu thuần tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, đó là lí do tỉ suất lợi nhuận tăng. Năm 2010, 100 đồng tài sản trong kì tạo ra hơn so với năm 2009 là 3,67 đồng lợi nhuận sau thuế. Và 100 đồng vốn chủ sở hữu mang đầu tư đem lại hơn năm 2009 là 9,6 đồng lợi nhuận. chứng tỏ Công ty đang phát huy tốt năng lực sản xuất của tài sản và sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả.
2.2.4. Đánh giá chung về công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty.
2.2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác phân tích tình hình tài chính của công ty.
Công ty cổ phần TÂN TRẦN PHƯƠNG là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nên chiến lược hoạt động mà công ty đề ra là giảm chi phí, mở rộng thị trường kinh doanh, đa dạng hoá loại hình kinh doanh về số lượng lẫn chất lượng, tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh. Việc phân tích tài chính ở công ty cũng giống các doanh nghiệp khác ở Việt Nam trong tình hình hiện nay là còn theo nghĩa vụ, theo quy định của cơ quan cấp trên, những kết quả phân tích chỉ là tài liệu tham khảo cho định hướng của công ty chứ chưa mang tính quyết định. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp khác, công tác phân tích tài chính của công ty cũng đạt được một số kết quả nhất định trên các khía cạnh sau:
Về tổ chức nhân sự
Hàng năm, nhân viên phòng tài chính kế toán dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng đều thực hiện phân tích tài chính thông qua các báo cáo tài chính được lập ra trên cơ sở thu thập, xử lý chính xác kịp thời các thông tin kế toán. Từ đó tính toán, so sánh, rút ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính nhằm giúp giám đốc nắm được các thông tin về tình hình tài chính của Công ty. Đồng thời đề xuất phương án khắc phục. Mặt khác ban giám đốc cũng rất quan tâm đến việc phân tích tài chính thường xuyên chỉ đạo đôn đốc phòng tài chính kế toán thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình.
Nguồn thông tin
Công tác kế toán của công ty được thực hiện rất tốt bằng đội ngũ nhân lực hùng hậu là 8 người, mỗi người phụ trách một mảng kế toán do đó các số liệu được cung cấp và lập trong báo cáo tài chính là khá chính xác, đủ độ tin cậy, có chất lượng, mang tính chuẩn hoá, khoa học, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cho công tác phân tích. Các nhân viên của phòng khi phân tích tài chính, bên cạnh nguồn thông tin của chính công ty cũng rất quan tâm đến thông tin bên ngoài về tình hình chính trị, kinh tế thế giới, chính sách, luật, chủ trương của Đảng và Nhà nước mà có tác động đến lĩnh vực kinh doanh của công ty để từ đó tiến hành phân tích phục vụ cho quyết định kinh doanh trong năm sắp tới.
Phương pháp phân tích
Công ty sử dụng phương pháp phân tích so sánh và phân tích tỷ lệ để phân tích, từ đó đưa ra những tính toán, nhận xét, đánh giá về sự biến động của các chỉ tiêu về chiều ngang, lẫn chiều dọc, bộ phận so với tổng thể, những nguyên nhân ảnh hưởng để có quyết định cho hoạt động năm tiếp theo.
Nội dung phân tích
Các báo cáo tài chính được lập theo mẫu của Bộ tài chính quy định nên công việc phân tích được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, công ty đã đi sâu phân tích chi tiết một số chỉ tiêu theo khoản mục, thấy được sự biến động của các chỉ tiêu và nguyên nhân gây ra sự biến động đó, tổng hợp kết quả, đưa ra biện pháp nhằm khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tóm lại, việc phân tích như vậy đã phần nào khái quát được thực trạng tài chính của công ty giúp các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính công ty cũng có quyết định cho mình.
2.2.4.2. Những tồn tại trong công tác phân tích tình hình tài chính của công ty
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phân tích tài chính của công ty còn vấp phải những hạn chế sau:
Hạn chế về nguồn nhân lực
Công việc phân tích tài chính được thực hiện trực tiếp của các nhân viên phòng kế toán do đó bị gặp những khó khăn trong khi phân tích ảnh hưởng đến chất lượng phân tích: Thứ nhất, nhân viên kế toán là những người được tuyển dụng từ chuyên ngành kế toán mà không phải là những người có kinh nghiệm trong phân tích tài chính, chỉ thực hiện theo chỉ đạo cấp trên. Thứ hai, công việc hàng ngày của nhân viên kế toán do phải phụ trách một mảng hoạt động của mình nên điều kiện về thời gian và nghiệp vụ cho công tác phân tích là hạn chế. Thứ ba, công tác phân tích tài chính chưa được chú trọng, quan tâm và được thực hiện bởi nguồn nhân lực hạn chế về số lượng nên dẫn đến chất lượng của những quyết định là chưa chính xác và hiệu quả.
Hạn chế về nguồn thông tin
Chất lượng phân tích tài chính của công ty bị ảnh hưởng do hiện nay công ty không sử dụng số liệu trung bình ngành vì vậy kết quả phân tích của công ty chưa được so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành mà điều này là quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Nguồn thông tin sử dụng chưa đầy đủ và thật chính xác. Công ty chưa xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên việc phân tích các luồng tiền ra vào trong ngân quỹ gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó luồng tiền vào ra xuất hiện tương đối lớn rất cần được phân tích. Các nhà phân tích khó khăn trong đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai, khả năng tài trợ, khả năng đầu tư…
Các số liệu dùng để phân tích tài chính chưa được tập hợp sắp xếp theo quy định dẫn tới chưa thể dễ dàng xác định được một số chỉ tiêu trung gian cũng như các chi phí biến đổi, chi phí cố định... để phân tích điểm hoà vốn, đòn bẩy hoạt động của Công ty.
Hạn chế về phương pháp phân tích
Có được thông tin nhưng việc sử dụng thông tin như thế nào là điều đáng nói, điều đó đòi hỏi cần phải có phương pháp phân tích khoa học, hợp lý. Công ty TÂN TRẦN PHƯƠNG trong khi phân tích có sử dụng phương pháp so sánh và tỷ lệ nhưng chủ yếu là so sánh chưa tận dụng được những ưu thế của phương pháp tỷ lệ và chưa có sự kết hợp linh hoạt giữa hai phương pháp trên trong phương pháp phân tích, chưa sử dụng phương pháp như phân tích tài chính Dupont trong khi phương pháp này đang được sử dụng nhiều trên thế giới và việc áp dụng phương pháp này không phức tạp, mặt khác sẽ cho những kết quả nhận xét ngắn gọn nhưng cần thiết về nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận và ảnh hưởng của các hệ số lợi nhuận đến hoạt động tài chính của Công ty.
Hạn chế về nội dung phân tích
Nội dung phân tích là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phân tích. Nội dung càng cụ thể, đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì chất lượng phân tích càng cao hơn. Công ty cổ phần TÂN TRẦN PHƯƠNG đã có hạn chế về nội dung phân tích nên những kết quả phân tích mới chỉ đạt ở mức độ nhất định, thể hiện trên các mặt sau:
- Công ty chưa đi sâu phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh, chưa so sánh chúng với số liệu ngành và các doanh nghiệp khác do đó chưa thấy mối liên hệ và tác động qua lại giữa các chỉ tiêu, dẫn đến quyết định kém chính xác.
- Khả năng thanh toán là vấn đề sống còn của công ty, nhưng việc phân tích nó được thực hiện chưa đầy đủ, chỉ mới đề cập đến 3 chỉ tiêu là khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán ngắn hạn mà chưa đề cập đến hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nợ dài hạn...do vậy làm cản trở cho việc thu hút vốn của công ty đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng và ảnh hưởng đến tính chính xác của kết luận tài chính là chưa đúng sát với tình hình thực tế.
- Các tỷ lệ về cơ cấu tài chính cũng chưa được chú trọng phân tích hầu như là không có, do hoạt động trong thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam và do nhận thức lãnh đạo công ty. Các chỉ tiêu này chỉ được phân tích sơ qua và chưa có nhưng kết luận rút ra trong khi các chỉ tiêu này phản ánh tổng quát tình hình hoạt động của công ty từ cơ cấu nợ, mức độ đầu tư tài sản ra sao cho đến khả năng trả lãi... ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh và hiệu quả tài chính. Các chủ tiêu này cần được tính đến và phân tích cụ thể và chi tiết.
Hạn chế về việc đưa ra kết luận từ kết quả phân tích
Việc phân tích tài chính của công ty còn mang tính hình thức, các chỉ tiêu được tính toán chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa đủ căn cứ để đưa ra kết luận. Các chỉ tiêu được tính toán ra nhưng chưa được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau dẫn đến các kết luận đưa ra mang tính một chiều, thiếu tính đa diện và kết quả là các quyết định tài chính thiếu tính chính xác so với thực tế. Các giải pháp kiến nghị đưa ra còn sơ sài, chưa sâu do vậy làm ảnh hưởng đến chất lương phân tích, hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại đã chỉ ra trong công tác phân tích tình hình tài chính của công ty.
Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, mặt tốt cần được phát huy còn mặt hạn chế thì phải tìm nguyên nhân để khắc phục. Chất lượng phân tích tài chính của công ty cổ phần TÂN TRẦN PHƯƠNG cũng là một vấn đề hai mặt. Bên cạnh nhưng mặt đạt được thì còn vấp phải những hạn chế mà không riêng gì công ty gặp phải đó là: phân tích tài chính chỉ mang tính hình thức, chưa có kế hoạch cụ thể, và quy trình thực hiện không theo các bước, tiến hành không có hệ thống, khoa học và logic. Những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình phân tích là:
Nguyên nhân khách quan
- Việc phân tích tài chính ở các doanh nghiệp Việt Nam còn khá mới mẻ. Do vậy hầu như chưa có doanh nghiệp nào thực hiện phân tích một cách chính xác đầy đủ để phục vụ cho công tác quản lý tài chính của mình. Việc phân tích tài chính mới chỉ có tính chất tham khảo, do vậy việc lựa chọn nguồn thông tin, thu thập thông tin sử dụng các kỹ thuật công cụ phân tích còn nhiều hạn chế.
- Thị trường tiền tệ, thị trường vốn của Việt Nam còn chưa phát triển hoàn chỉnh nên phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn nhỏ bé nên kết quả phân tích tài chính chưa thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp do đó việc phân tích tài chính chưa được quan tâm . Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp, quy định, quy chế về tài chính kế toán còn nhiều bất cập, tạo ra khe hở cho các doanh nghiệp không cần phải đưa ra những số liệu về tình hình tài chính mà vẫn có thể trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước, với ngân hàng.
- Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh tài chính chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đó cũng là nguyên nhân gây nên thiếu thông tin trong công tác phân tích tài chính.
- Các hoạt động trong ngành kiểm toán chưa hiệu quả, con số thống kê thu thập được của cơ quan thống kê về tình hình tài chính các công ty chưa được chuẩn xác do đó chưa có về số liệu trung bình ngành hoặc có thì chưa chính xác làm hạn chế việc so sánh, phân tích kết quả tài chính.
Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ cán bộ phân tích còn hạn chế tại Công ty chưa có cán bộ chuyên trách. Việc phân tích tài chính mới chỉ là nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán sau mỗi năm hoạt động phải tiến hành để báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền. Kế toán và tài chính được hiểu là trùng nhau do đó phân tích tài chính không được thực hiện theo đúng nghĩa của nó. Trình độ cán bộ phân tích còn hạn chế trong việc sử dụng các kỹ thuật công cụ phân tích tài chính đồng thời thiếu các công cụ gây khó khăn cho công tác phân tích tài chính. Các cán bộ phân tích tài chính chưa được bổ sung kiến thức nghiệp vụ đầy đủ.
- Thông tin sử dụng trong phân tích chưa thật đầy đủ và chính xác do muốn giữ kín thông tin về tài chính của Công ty nên các báo cáo tài chính vẫn bị điều chỉnh sửa chữa làm giảm ý nghĩa của phân tích tài chính.
- Trong công tác phân tích tài chính Công ty chỉ quan tâm thông tin trong các báo cáo tài chính mà chưa chú trọng thu thập các thông tin khác, việc cập nhật thông tin còn nhiều hạn chế, không liên tục, chưa đầy đủ, không kịp thời.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính của công ty. Để phần nào khắc phục nguyên nhân trên tôi xin đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính ở công ty.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty CP Tân Trần Phương.
3.1. Định hướng sự phát triển của công ty trong thời gian tới
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp đề chọn cho mình một hướng đi cũng như phương hướng kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu tối đa hóa lợ nhuận. Từ khi được thành lập, công ty đã gặt hái được nhiều thành tựu.Tuy vậy, những khó khăn chưa phải đã hết đòi hỏi ban lãnh đạo công ty luôn luôn xây dựng kế hoạch, mục tiêu, phương hướng kinh doanh làm sao cho phù hợp với cơ chế thị trường, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh đã chọn. Với ý nghĩa đó, công ty cổ phần Tân Trần Phương đã đưa ra phương hướng và mục tiêu như sau:
3.1.1. Mục tiêu hoạt động của công ty
- Mục tiêu trước mắt: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 22% - 28% trong năm 2011 và duy trì trong các năm tiếp theo. Năm 2011 đặt mục tiêu doanh thu đạt trên 20 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 4 tỷ.
- Mục tiêu lâu dài :
+ Xây dựng dược đội ngũ cán bộ quản lý năng động, nhiệt tình, có trình độ cũng như tinh thần trách nhiệm cao, tạo ra hệ thống thông minh lanh lợi, giúp lãnh đạo nắm bắt vấn đề.
+ Với phương châm : "Chất lượng là yếu tố hàng đầu", công ty luôn phấn đấu cung cấp cho các khách hàng sản phẩm một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
3.1.2. Định hướng sự phát triển của công ty
Xây dựng và phát triển công ty trở thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đó chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm.Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết đủ việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty CP Tân Trần Phương.
Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận cao, chi phí thấp, kế hoạch đặt ra phải phù hợp với tình hình thực tế... đòi hỏi phải có các quyết định tài chính đúng đắn. Do đó, đối với công ty cổ phần Tân Trần Phương nói riêng việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính là điều cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng cần phải làm tốt trong tương lai. Một số giải pháp được đưa ra là:
3.2.1. Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính
Chất lượng phân tích tài chính có được nâng cao hay không tùy thuộc rất lớn vào nội dung phân tích, đây là cốt lõi của vấn đề ở công ty, nội dung đề cập đến trong phân tích tài chính là chưa đủ. Do vậy, giải pháp đưa ra là cần phân tích một số nội dung sau để góp phần làm tăng độ chính xác cho các quyết định tài chính như phân tích các luồng tiền.
Mục đích của nội dung này là xác định và dự báo luồng tiền vào ra trong từng thời kỳ ngắn hạn để chủ động lựa chọn nguồn tài trợ và xác định ngân quỹ xí nghiệp. Phân tích các nguồn thu bằng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, trong đó thu bằng tiền là hoạt động chủ yếu. Phân tích các khoản chi như: chi tiền mua hàng hoá, chi các khoản nộp ngân sách, trả vốn, trả lãi vay, chi bên ngoài, chi lương và các khoản chi nội bộ. Trên cơ sở số dư tiền đầu kỳ tối ưu và dựa vào chênh lệch thu chi, công ty tiến hành cân đối thu chi bằng tiền để chủ động tìm nguồn tài trợ và khả năng đầu tư ngắn hạn.
Công ty hiện nay chưa phân tích nội dung này, đây là một giải pháp đưa ra giúp công ty có thể chủ động hơn trong việc chi tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích tài chính nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.
3.2.2. Công ty nên đưa phương pháp Dupont trong phân tích tài chính
Phân tích dupont giúp cho công ty hiểu hơn về tình hình tài chính, cũng như các yếu tố tác động đến chỉ số chung của công ty. Việc hiểu nguyên nhân, cũng như từng nhân tố tác động sẽ giúp công ty biết được đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân thứ yếu để từ đó tìm ra biện pháp tác động đến các chỉ số này để nâng cao tính lành mạnh của các chỉ số tài chính.
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức hoạch định phân tích tài chính
Để đi sâu vào các nội dung phân tích tài chính như trên cần phải hoàn thiện công tác tổ chức hoạch định phân tích tài chính đây là quá trình chuẩn bị nhằm định hướng mục tiêu, sắp xếp các vấn đề cần nghiên cứu thật khoa học, có hệ thống, đảm bảo tính lý luận. Các giải pháp đưa ra cho vấn đề này như sau:
a) Xây dựng và thực hiện tốt quy trình phân tích tài chính
Quy trình phân tích được lập qua các bước:
- Bước 1: Lập kế hoạch phân tích
Đây là giai đoạn đầu tiên, là một khâu quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng phân tích tài chính. Giai đoạn này được chuẩn bị tốt, chu đáo sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành có kết quả.
+ Xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích để từ đó phát hiện vấn đề và hạn định một cách chính xác để đi sâu vào vấn đề chính tránh lãng phí thời gian và chi phí.
+ Lập kế hoạch phân tích bao gồm nội dung phân tích, phạm vi phân tích, nguồn nhân lực cho phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần lựa chọn và thu thập, tìm hiểu.
- Bước 2: Giai đoạn tiến hầnh phân tích:
+ Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu
+ Tính toán các chỉ tiêu phân tích
+ Xác định nguyên nhân và tính toán các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
+ Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thành công.
+ Đưa ra quyết định tài chính
+ Dự báo và lập kế hoạch tài chính cho năm tới và các năm tiếp theo.
- Bước 3:
+ Viết báo cáo phân tích
+ Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.
b) Tổ chức tốt công tác kế toán
Công tác kế toán thực hiện càng tốt bao nhiêu thì chất lượng phân tích tài chính càng tốt bây nhiêu. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa muốn công khai thông tin về doanh nghiệp mình, do đó các số liệu nộp cho các cơ quan quản lý và đối tượng quan tâm xem xét là chưa phản ánh đúng thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà là các số liệu có sửa đổi. Công tác kế toán cần phản ánh đúng thực tế hàng ngày để cung cấp nguồn thông tin chuẩn xác, trung thực, thống nhất góp phần cho việc đưa ra những quyết định tài chính phù hợp cho tình hình tài chính của công ty.
c) Nâng cao nhận thức, trình độ và chất lượng chuyên môn cho cán bộ phân tích tài chính
Hiện nay, công việc phân tích tài chính ở công ty được thực hiện bởi nhân viên chuyên về nghiệp vụ kế toán, điều này là bất cập. Để nâng cao chất lượng phân tích tài chính, vấn đề này cần được giải quyết như sau:
- Trước hết là nâng cao nhận thức cho nhân viên công ty đặc biệt là nhân viên phòng tài chính kế toán về tầm quan trọng của phân tích tài chính bằng cách tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện, đưa ra những ví dụ cụ thể chứng minh cho lợi ích của công ty nếu phân tích tài chính được quan tâm đúng mức.
- Chất lượng phân tích có cao hay không phụ thuộc vào trình độ và chuyên môn của cán bộ phân tích. Thực tế ở công ty chưa có đội ngũ chuyên trách về công việc phân tích tài chính. Giải pháp trước mắt là nâng cao trình độ cho các kế toán về các nghiệp vụ tài chính bằng cách khuyến khích đi học thêm, giành thêm thời gian cho các nhân viên ngoài công việc kế toán kiêm phần tích tài chính để họ có thời gian tập trung cho phân tích tốt hơn. Về lâu dài, công ty cần có bộ phận quản trị tài chính riêng, nhằm giúp cho ban giám đốc có thể quản lý tài chính một cách tốt nhất. Bộ phận quản trị tài chính có thể trực thuộc phòng kế toán, nhưng tốt nhất là nên nằm riêng biệt.
d) Các quy định về công tác phân tích tài chính
- Thời gian tiến hành phân tích nên qui định ngay sau khi các báo cáo tài chính của công ty được lập xong. Độ dài thời gian cần được xác định rõ ràng.
- Quy định về trách nhiệm yêu cầu công việc đối với cán bộ phân tích. Đặc biệt đối với người có trách nhiệm chính điều hành tổ chức toàn bộ công tác phân tích của Công ty.
- Quy định về đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn của các cán bộ phân tích.
- Quy định khen thưởng kỷ luật với cán bộ phân tích.
- Quy định về trách nhiệm của các phòng ban chức năng có liên quan.
- Quy định kiểm tra đánh giá chất lượng phân tích.
3.2.4. Cung cấp và sử dụng thông tin trong phân tích tài chính
- Nguồn thông tin bên ngoài:
Hiện tại, trong công ty chưa sử dụng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm tỷ lệ tham chiếu trong khi phân tích vì do hệ thống chỉ tiêu này chưa được cơ quan chuyên trách cung cấp rộng rãi, bên cạnh đó là những chỉ tiêu này chưa thật chính xác do đó đòi hỏi các nhà phân tích phải linh hoạt khi sử dụng chỉ tiêu này, đưa chỉ tiêu này vào phân tích tài chính để phần nào có được kết quả chính xác nhất. Công ty cần thường xuyên theo dõi biến động về tình hình chính trị, kinh tế văn hoá trên thế giới, trong khu vực và trong nước như giá cả nguyên vật liệu, lãi suất , tỷ giá hối đoái, chiến tranh, bệnh tật, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, các chính sách vĩ mô của nhà nước liên quan đến ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó có sự đối phó kịp thời và điều chỉnh hợp lý.
- Nguồn thông tin nôi bộ:
Quan trộng nhất là các báo cáo tài chính vì đây là cơ sở quan trọng cho phân tích tài chính. Thông tin trong báo cáo tài chính cần chính xác, đầy đủ do vậy cần tiến hành kiểm toán nội bộ dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Công ty cần có báo cáo lưu chuyên tiền tệ để tạo ra sự cân đối trong thu chi và tạo điều kiện cho các đối tượng quan tâm khác cã cái nhìn cụ thể hơn về công ty. Thông tin cần lưu trữ cẩn thận và lưu chuyển giữa các phòng qua hệ thống máy vi tính được nối mạng. Ban lãnh đạo thường xuyên giám sát thông tin qua hệ thống này.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với công ty
Công ty nên tiến hành phân tích các báo cáo tài chính dựa trên cả hai phương pháp là so sánh và phân tích tỷ lệ, phân tích tất cả các chỉ tiêu trong các nhóm kết hợp với phương pháp phân tích tài chính Dupont để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình tài chính của Công ty. Bởi trên thực tế nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của hai kỳ kế toán sẽ cho kết quủ khả quan, nhưng nếu đem kết quả đó so sánh với chỉ tiêu chung của ngành thì vẫn còn thấp chưa phù hợp có nghĩa là Công ty cần có giải pháp khác để cải thiện tình hình tài chính của mình. Ngoài ra Công ty cần thực hiện chương trình phân tích nhanh các chỉ tiêu tài chính trên máy tính để cung cấp thông tin thường trực cho ban quản lý Công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý Công ty.
3.3.2. Đối với Nhà nước
Hiện nay chế độ kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, các quy định chưa phù hơp với thông lệ quốc tế và khu vực, số liệu sổ sách còn chưa thống nhất gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Tài chính cần có quy định cụ thể và phù hợp để hoàn thiện công tác kế toán doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng phân tích tài chính.
Công tác thanh tra kiểm tra của cơ quan thuế, tổng cục thuế được tiến hành và thực hiện có hiệu quả nhằm phát hiện ra sai sót, bất hợp lý về số liệu để tạo nên sự chuẩn xác cho các báo cáo tài chính.
Nhà nước cần có những văn bản quy định về việc cung cấp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân tích tài chính được chính xác hơn.
Hiện nay công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp vẫn diễn ra tự phát và sơ sài, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn và bắt buộc các đơn vị thực hiện phân tích tài chính tự đánh giá hoạt động kinh doanh, báo cáo lên cơ quan cấp trên. Trước mắt giúp đỡ, tạo điều kiện cho các Công ty có nhu cầu phân tích tài chính cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh của từng Công ty.
Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống Pháp Luật, tạo hành lang pháp lý và cần có các chính sách cũng như cần có các văn bản hướng dẫn, giúp cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mà hệ thống quản lý tài chính còn yếu để các doanh nghiệp này tự hoàn thiện công tác quản trị tài chính của mình.
Ngoài ra, Chính phủ cần có những chính sách mới trong việc phát triển thị trường vốn, tạo cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khóan có điều kiện và nhu cầu phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng các công ty tài chính, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư các doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu góp vốn liên doanh, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Qua tất cả những phân tích trên ta thấy công tác phân tích tài chính đã khẳng định được những ưu điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh và ra quyết định tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần TÂN TRẦN PHƯƠNG nói riêng. Trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, công ty cổ phần TÂN TRẦN PHƯƠNG muốn thu thập được những thông tin tốt nhất liên quan đến ngành hoạt động của mình để tránh rủi ro trong kinh doanh và tăng cao lợi nhuận; muốn tự mình thay đổi những phương pháp, cách nghĩ, cách làm để thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động và phức tạp, đưa ra nhưng chiến lược kinh doanh thật hiệu quả.
Qua thời gian thực tập ngắn ngủi của công ty, bằng những hiểu biết hạn hẹp của mình tôi đã chọn đề tài: "Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần TÂN TRẦN PHƯƠNG" làm đề tài nghiên cứu của mình. Tuy vậy, tôi cũng nhận thấy rằng vấn đề mình đưa ra là rộng và khó so với những kiến thức về tài chính mà tôi thu nhận được. Những kiến thức tôi đưa ra về đề tài này không tránh khỏi thiếu sót: Phần cơ sở lý luận chung chỉ để là tài liệu tham khảo; Phần thực trạng mang nhiều ý kiến chủ quan; Các giải pháp và kiến nghị chưa đầy đủ, chính xác và sát thực. Do đó, tôi mong rằng bằng những cố gắng và nỗ lực của mình trong khi phân tích sẽ được đáp lại bằng sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bạn, công ty những người quan tâm đến nôi dung này để vấn đề này ngày một hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn các cô, chú, anh chị trong công ty đặc biệt là ở phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chuyên đề này. Với nội dung rộng và khó của chuyên đề những khiếm khuyết xảy ra là điều khó tránh khỏi, em mong thầy thông cảm và bỏ qua.
Em xin trân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp NXB Đại Học KTQD do TS. LÊ THỊ XUÂN và Ths.NGUYỄN XUÂN QUANG biên soạn.
Một số wedsite:
PHỤ LỤC
Gồm có bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán (trang sau)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_tai_chinh_cong_ty_co_phan_845.doc