Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội thời kỳ 2002-2004: LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có các yếu tố: lao động, tài chính và công nghệ. Trong đó tài chính là quan trọng nhất, quyết định sự làm ăn thành bại của doanh nghiệp. Cùng với sự đổi mới sâu sắc và mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi thích hợp để theo kịp xu hướng phát triển của đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Vì vậy, nhu cầu tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho đầu tư phát triển mở rộng thị trường là rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn tài chính vững mạnh mà cụ thể là phải có một nguồn vốn dồi dào, thì mới đáp ứng các yêu cầu trên.
Thực tế cho thấy rằng, với cơ chế mới, doanh nghiệp lúc này được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn ổn định nguồn tài chính của riêng mình. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã thích nghi kịp thời với tìn...
77 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội thời kỳ 2002-2004, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có các yếu tố: lao động, tài chính và công nghệ. Trong đó tài chính là quan trọng nhất, quyết định sự làm ăn thành bại của doanh nghiệp. Cùng với sự đổi mới sâu sắc và mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi thích hợp để theo kịp xu hướng phát triển của đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Vì vậy, nhu cầu tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho đầu tư phát triển mở rộng thị trường là rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn tài chính vững mạnh mà cụ thể là phải có một nguồn vốn dồi dào, thì mới đáp ứng các yêu cầu trên.
Thực tế cho thấy rằng, với cơ chế mới, doanh nghiệp lúc này được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn ổn định nguồn tài chính của riêng mình. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã thích nghi kịp thời với tình hình mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng rõ rệt, tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ; đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây lắp đang được mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn xã hội quan tâm. Thành công của ngành xây dựng đã tạo tiền đề không nhỏ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên đất nước ta. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là phải xác định nhu cầu vốn thường xuyên, cần thiết, tối thiểu; xác định được doanh nghiệp hiện nay thừa hay thiếu vốn; hiệu quả sử dụng vốn ra sao và các giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình. Đây cũng chính là những vấn đề đáng quan tâm hiện nay và thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư tài chính doanh nghiệp vì vốn là yếu tố chủ yếu quan trọng trong tình hình tài chính của công ty.
Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng là doanh nghiệp nhà nước (vốn nhà nước trên 50%), sản xuất kinh doanh năng động, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt so với kế hoạch đã đề ra, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng vốn của doanh nghiệp sao cho hiệu quả sinh lợi với mức cao nhất, đang là bức súc của doanh nghiệp. Muốn vậy phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Từ vai trò, ý nghĩa thực tiễn nêu trên, trong thời gian thực tập em đã dần tiếp cận với thực tiễn và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, khi đi sâu tìm hiểu thực tế và nghiên cứu về Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Phan Công Nghĩa và các phòng ban của công ty, đặc biệt là phòng tài chính kế toán, em càng thấy rõ được tầm quan trọng và bức thiết của vấn đề điều chỉnh và ổn định tình hình tài chính của công ty. Mà cụ thể hơn là vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nói chung, của Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội nói riêng. Do đó, em xin chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội thời kỳ 2002-2004” làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Nội dung nghiên cứu
Như ta đã biết tài chính của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều chỉ tiêu, với giới hạn của đề tài, em xin phép đi sâu phân tích hệ thống chỉ tiêu về vốn sản xuất kinh doanh là nhân tố quyết định sự thành bại của đơn vị, trong giai đoạn hiện nay.
Gồm các nội dung sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của quá trình sử dụng vốn và giải pháp nhằm sử dụng vốn có hiệu quả. Cụ thể là đi sâu nghiên cứu qui mô, kết cấu, các quan hệ so sánh, các nhân tố liên quan đến quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sử dụng số liệu thống kê và kế toán của Công ty cổ phần lắp máy điện nước thời kỳ 2002 đến 2004.
4. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận bao gồm những chương sau:
Chương I: Hệ thống chỉ tiêu thống kê về tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội.
Chương II: Phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội.
Chương III: Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội thời kỳ 2002-2004
CHƯƠNG I
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI
I. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Doanh nghiệp và môi trường hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phải bởi các cá nhân.
Theo luật doanh nghiệp Việt Nam: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, tức là thực hiện một, một số hoặc tất các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm các: Doanh nghiệp Nhà Nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.
1.2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế xã hội phức tạp và luôn biến động. Có thể kể đến một số yếu tố khách quan tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp như:
- Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ. Sự phát triển của công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của Nhà Nước. Sự thắt chặt hay nới lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính.
- Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính để có cách ứng phó kịp thời và đúng đắn. Doanh nghiệp, dưới sức ép của thị trường cạnh tranh, phải chuyển dần từ chiến lược trọng cung cổ điển sang chiến lược trọng cầu hiện đại. Những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá, về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, tinh tế hơn của khách hàng buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao.
- Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm vốn chủ sử hữu có tác động đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau.
2. Tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
2.1. Khái niệm tài chính
Tài chính của doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các nguồn vận động của những nguồn tài chính trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đạt tới mục tiêu doanh lợi trong khuôn khổ của pháp luật. Tài chính doanh nghiệp phản ánh các quan hệ kinh tế đa dạng trong các quá trình đó của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan hệ đó là:
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp với Nhà nước. Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn với doanh nghiệp.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ như vay ngắn hạn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán… Còn các nhà tài trợ được các doanh nghiệp trả lãi vay, vốn vay, lãi cổ phần.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp và các thị trường khác: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động… Điều quan trọng là doanh nghiệp thông qua thị trường có thể xác định nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị, nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường.
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các quan hệ này được sử dụng thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như chính sách cổ tức, chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn chi phí…
2.2. Tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động, thậm chí có thể là tiêu cực đối với kinh doanh trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người quản lý, sau nữa nó còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, phụ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô - sự can thiệp và phương thức can thiệp bằng bàn tay hữu hình của Nhà nước vào nền kinh tế.
Trước đây, khi chưa có luồng gió đổi mới của Đảng, nền kinh tế ở nước ta với đặc điểm là đơn giản hoá hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó vai trò của tài chính doanh nghiệp đã trở nên hết sức thụ động, tác động của nó đến sản xuất kinh doanh là rất yếu ớt.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với những chính sách, cơ chế quản lý đổi mới hàng loạt, vai trò tài chính của doanh nghiệp ngày càng được đề cao và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp có những vai trò sau:
- Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
- Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
- Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh.
- Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
II. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
1. Chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu thống kê
1.1. Chỉ tiêu thống kê
Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Tính chất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thống kê. Do đó chỉ tiêu thống kê phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả các đơn vị tổng thể.
Chỉ tiêu thống kê có hai mặt: Khái niệm và mức độ.
- Khái niệm có nội dung là định nghĩa và giới hạn về thuộc tính, số lượng, thời gian của hiện tượng.
- Mức độ có thể biểu hiện bằng các thang đo khác nhau, phản ánh quy mô hoặc cường độ của hiện tượng.
Căn cứ vào nội dung, có thể chia các chỉ tiêu thống kê thành hai loại: Chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu khối lượng:
- Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện các tính chất, trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể. Có một số chỉ tiêu chất lượng không thể biểu hiện được bằng con số một cách trực tiếp (chỉ dừng lại ở các khái niệm và phải biểu hiện một cách gián tiếp thông qua các chỉ tiêu khác). Trong thống kê xã hội, người ta thường gặp loại này.
- Chỉ tiêu khối lượng biểu hiện qui mô của tổng thể.
Nhìn chung các hiện tượng mà thống kê cần nghiên cứu đều rất phức tạp. Để phản ánh chính xác chúng, cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê với 4 nguyên tắc sau:
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Hiện tượng càng phức tạp, nhất là các hiện tượng trừu tượng, số lượng chỉ tiêu cần nhiều hơn so với các hiện tượng đơn giản.
- Để thực hiện thu thập thông tin, chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẵn có ở cơ sở, nhưng cần hình dung trước số chỉ tiêu sẽ phải tính toán nhằm phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp phân tích, dự đoán ở các bước sau.
- Để tiết kiệm chi phí, không để một chỉ tiêu thừa nào trong hệ thống.
1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tổng hợp các chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng và các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt, các tổng thể và giữa tổng thể nghiên cứu với các hiện tượng liên quan. Để phục vụ cho phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong một doanh nghiệp thì hệ thống chỉ tiêu bao gồm:
- Chỉ tiêu qui mô vốn sản xuất
- Chỉ tiêu cấu thành và kết cấu vốn
- Chỉ tiêu về tình hình trang bị vốn
- Chỉ tiêu hiệu quả của việc sử dụng vốn
2. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Đảm bảo tính hướng đích: đối tượng nghiên cứu của thống kê thường là hiện tượng phức tạp. Vì vậy việc nghiên cứu phải có quá trình chặt chẽ và khoa học, các chỉ tiêu phải được áp dụng một cách khoa học và hiệu quả. Điều đó có nghĩa là chỉ tiêu được lựa chọn phải mô tả được sự kiện hiện tượng khác nhau trong quá trình hoạt động kinh tế xã hội, từ mặt lượng sang mặt chất với nhiều góc độ khác nhau. Để từ đó đưa ra những nhận xét và kết luận cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đảm bảo tính hệ thống: tức là các chỉ tiêu phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Định rõ chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu thứ yếu và chỉ tiêu chủ yếu. Các chỉ tiêu và mục tiêu phải phù hợp với nhau, phù hợp với các chỉ tiêu được tính toán với các tổ chức quốc tế và các nước khác trên thế giới về nội dùng, phạm vi và phương pháp tính nhờ đó đảm bảo việc so sánh được.
- Đảm bảo tính khả thi: tức là phù hợp với khả năng, điều kiện về nhân tài vật lực.
- Đảm bảo tính hiệu quả: thông tin được coi là hàng hoá, quá trình tạo ra thông tin coi như sản xuất. Thông tin được coi như đầu vào của quá trình sản xuất. Vì vậy nội dung thông tin phải phù hợp với mục đích nghiên cứu, với nhu cầu thông tin cho quản lý vĩ mô và quản trị kinh doanh. Không dựa vào những thông tin thừa không chính xác.
- Đảm bảo tính thích nghi: thông tin thu được phải phù hợp với cuộc điều tra, phù hợp với nội dung điều tra. Không sử dụng các thông tin không có thực hoặc những thông tin không phù hợp trong quá trình điều tra tìm hiểu.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành (hiện có) về tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng HN.
Công ty cố phần lắp máy điện nước và xây dựng có tổng số vốn của nhà nước chiếm trên 50%, là doanh nghiệp của nhà nước, vì vậy hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành của doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho yêu cầu của chế độ báo cáo doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng bộ kế hoạch - đầu tư ra quyết định số 62/2003/BKH.
Bên cạnh đó chế độ báo cáo quý, năm của doanh nghiệp theo Quyết định của Bộ tài chính cũng được doanh nghiệp triển khai thực hiện.
Cũng như bất kỳ một công ty nào khi hoạt động đều phải cố định và cân bằng vốn. Vì vậy muốn hoạt động có hiệu quả Công ty Cổ phần lắp máy điện nước đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá về tổng vốn kinh doanh, phù hợp với tình hình hạch toán của đơn vị, theo các chỉ tiêu sau:
3.1. Chỉ tiêu về quy mô vốn sản xuất
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Đó là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ dùng vốn này để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Do sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động mà hàng hoá dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường. Cuối cùng, các hình thái vật chất khác nhau đó được chuyển hoá về hình thái tiền tệ ban đầu. Để đảm bảo sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp toàn bộ các chi phí đã bỏ ra và có lãi. Như vậy, số tiền đã ứng ra ban đầu không những được bảo tồn mà nó còn được tăng thêm do hoạt động kinh doanh mang lại. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh được gọi là vốn. Vốn được biểu hiện bằng tiền của giá trị vật tư tài sản và hàng hoá của doanh nghiệp, tồn tại dưới 2 hình thức vật chất: cụ thể và không cụ thể. Từ đó có thể hiểu, vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Quy mô vốn sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ và được tính theo đơn vị giá trị. Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó vốn cố định là bộ phận cơ bản nhất. Để nghiên cứu chỉ tiêu này nguồn số liệu lấy từ báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp.
3.1.1. Quy mô vốn cố định.
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là hình thái tiền tệ của giá trị các tài sản cố định trong doanh nghiệp được tính theo giá còn lại.
Quy mô vốn cố định là chỉ tiêu tuyệt đối, thời điểm và được tính theo đơn vị giá trị. Để biểu hiện quy mô vốn cố định trong một thời kỳ nhất định nhằm tính toán và phân tích một số chỉ tiêu kinh tế ta cần tính vốn cố định bình quân:
Bằng công thức: (1)
: Vốn cố định bình quân trong kỳ
Vcdk: Vốn cố định đầu kỳ
Vcck: Vốn cố định cuối kỳ
Trong đó: Vcdk (hay Vcck) = ∑i.Si
Với : Đơn giá tài sản cố định bình quân i (i = 1,n)
Si : Số lượng tài sản cố định hiện có đầu kỳ hay cuối kỳ.
* Phân biệt vốn cố định và tài sản cố định
+ Xét vốn cố định là xét về mặt giá trị, xét về mặt tài chính, còn xét về tài sản cố định là xét về mặt hiện vật, vật chất.
+ Giá trị tài sản cố định có thể tính theo nhiều loại giá khác nhau, vốn cố định chỉ xét theo giá còn lại, không tính phần đã khấu hao là bộ phận của vốn khấu hao.
* Phân biệt vốn cố định và vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản liên quan đến việc tái sản xuất tài sản cố định, còn vốn cố định là giá trị của tài sản cố định đã được hình thành, là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Quy mô vốn lưu động.
Vốn lưu động trong doanh nghiệp là một bộ phận của vốn kinh doanh là hình thái tiền tệ của giá trị các tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là chỉ tiêu tuyệt đối, thời điểm, được tính theo đơn vị tiền tệ, theo giá hiện hành, theo giá so sánh và giá cố định.
Vì vậy, để biểu hiện quy mô vốn lưu động trong một thời kỳ nhằm mục đích tính toán, phân tích các chỉ tiêu liên quan đến vốn lưu động thì phải tính vốn lưu động bình quân.
Bằng công thức: (2)
: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Vldk: Vốn lưu động đầu kỳ
Vlck: Vốn lưu động cuối kỳ
hoặc
Trong đó:
: vốn lưu động bình quân kỳ nghiên cứu.
VL1, VL2... VLn: vốn lưu động có ở tháng 1,2… tháng n trong kỳ nghiên cứu.
3.2. Chỉ tiêu về cấu thành và kết cấu vốn
3.2.1. Chỉ tiêu về cấu thành vốn kinh doanh.
+ Cấu thành vốn sản xuất kinh doanh theo đặc điểm chu chuyển vốn bao gồm:
* Vốn cố định.
* Vốn lưu động.
+ Cấu thành vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn vốn bao gồm:
* Nguồn vốn do chủ kinh doanh đầu tư.
* Nguồn vốn tự bổ sung.
* Nguồn vốn liên doanh liên kết.
* Nguồn vốn tín dụng
3.2.2. Chỉ tiêu về cấu thành vốn cố định.
+ Cơ cấu vốn cố định theo nguồn gốc:
* Nguồn vốn do chủ kinh doanh đầu tư
* Nguồn vốn tự bổ sung.
* Nguồn vốn liên doanh liên kết.
* Nguồn vốn tín dụng.
+ Cơ cấu vốn cố định theo loại tài sản cố định
+ Cơ cấu vốn cố định theo các đơn vị thành viên
3.2.3. Chỉ tiêu về cấu thành vốn lưu động.
+ Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn vốn
+ Cơ cấu vốn lưu động theo vai trò của vốn trong sản xuất
* Tài sản lưu động (là bộ phận chủ yếu)
* Tài sản lưu thông.
3.3. Chỉ tiêu về tình hình trang bị vốn cố định cho lao động
Tình hình trang bị vốn cố định cho lao động sản xuất kinh doanh phản ánh mức trang bị kỹ thuật cho lao động, tạo điều kiện tăng năng suất lao động.
Để đánh giá tình hình trang bị vốn cố định cho sản xuất kinh doanh có thể sử dụng chỉ tiêu mức trang bị vốn cố định cho lao động
Công thức: MVC = (3)
MVC : Mức trang bị vốn cố định cho lao động sản xuất kinh doanh.
VC : Vốn cố định dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ
: Số lao động bình quân trong kỳ.
3.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Mục đích của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là lợi nhuận. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có, tức là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp cần có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất doanh nghiệp.
3.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:
*Hiệu suất (hay hiệu năng) tổng vốn (Htv)
Được nghiên cứu qua công thức: Htv = (4)
Htv: Hiệu suất (hiệu năng)
Q : Kết quả sản xuất (kết quả tiêu thụ)
: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
Trong đó:
+ Kết quả sản xuất có thể là tổng giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), giá trị gia tăng thuần (NVA)
+ Kết quả tiêu thụ có thể là doanh thu bán hàng (G) và doanh thu thuần (DT).
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn sản xuất kinh doanh tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng kết quả sản xuất (hay doanh thu tiêu thụ). Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng tăng và ngược lại, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng giảm.
* Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ:
Được nghiên cứu qua công thức: Ltv = (5)
Ltv: Vòng quay tòan bộ vốn trong kỳ
D: doanh thu tiêu thụ sản phẩm
: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
Ý nghĩa: Đây là hệ số phản ánh hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn hay tài sản của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu cho biết trong kỳ tổng vốn của doanh nghiệp quay được mấy vòng (hay chu chuyển được mấy lần). Nói chung vòng quay toàn bộ vốn càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn càng cao.
* Mức doanh lợi toàn bộ vốn
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
Được nghiên cứu qua công thức: Rtv = (6)
Rtv: mức doanh lợi của tổng vốn
M: Lợi nhuận
: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
Lợi nhuận để tính mức doanh lợi toàn bộ vốn có thể tính theo lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm trong kỳ (từ hoạt động sản xuất kinh doanh) hoặc tính theo lợi nhuận ròng.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mức doanh lợi vốn kinh doanh càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được phản ánh qua cách tính và so sánh các chỉ tiêu sau:
Hiệu năng vốn chủ sở hữu (HvSH)
Được nghiên cứu qua công thức: HvSH = (7)
HvSH: Hiệu năng vốn chủ sở hữu
D : Doanh thu
: Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu cho biết cứ 1 đơn vị tiền tệ vốn chủ sở hữu đầu tư vào tài sản trong kỳ tạo ra được mấy đơn vị kết quả sản xuất (hay doanh thu)
Vòng quay vốn chủ sở hữu (LvSH)
Được nghiên cứu qua công thức: LvSH = (8)
LvSH: Vòng quay vốn chủ sở hữu
D: Doanh thu bán hàng (doanh thu thuần)
: Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần.
Mức doanh lợi vốn chủ sở hữu
Được nghiên cứu qua công thức: RvSH = (9)
RvSH: Mức doanh lợi của vốn chủ sở hữu
M: Lãi ròng trước thuế
: Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu, phản ánh trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanh nghiệp, bởi vậy chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung. Để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn cần tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này.
Được nghiên cứu qua công thức: TvSH = x 100 (10)
TvSH: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
M: Lợi nhuận sau thuế
: Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa: cứ một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Mặt khác, doanh lợi vốn chủ sở hữu lớn hơn doanh lợi tổng vốn điều đó chứng tỏ việc sử dụng vốn vay rất có hiệu quả.
3.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu suất (hay hiệu năng) sử dụng vốn cố định (Hc)
Được nghiên cứu qua công thức: Hc = (11)
Hc : Hiệu suất (hiệu năng) vốn cố định
D : Doanh thu trong kỳ
: Vốn cố định bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng kết quả sản xuất hay doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Đối với doanh nghiệp chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Mức doanh lợi vốn cố định (Rc)
Được nghiên cứu qua công thức: Rc = (12)
Rc: Mức doanh lợi vốn cố định
M: Lợi nhuận thuần trong kỳ
: Vốn cố định bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do đó chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
3.4.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
3.4.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung của vốn lưu động
Mức doanh lợi vốn lưu động (RVL)
Được nghiên cứu qua công thức: Rvl = (13)
Rvl: Mức doanh lợi vốn lưu động
M: Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một triệu đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Mức doanh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động (H`VL):
Được nghiên cứu qua công thức: H`VL = (14)
H`Vl: Mức đảm nhiệm vốn lưu động
: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
D: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ảnh để tạo ra một đồng doanh thu tiêu thụ trong kỳ thì phải cần bao nhiêu đồng vốn lưu động.
3.4.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
Số vòng quay (số lần chu chuyển) của vốn lưu động (LVL)
Được nghiên cứu qua công thức: LVL = (15)
LvL: Vòng quay vốn lưu động trong kỳ
D: Tổng doanh thu bán hàng (doanh thu thuần) trong kỳ .
: Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị vốn lưu động bình quân bỏ vào kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Nó phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động trong kinh doanh. Chỉ tiêu này tăng hay giảm biểu hiện trình độ và hiệu quả sử dụng tăng hay giảm tương ứng theo tỷ lệ thuận.
Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động
Được nghiên cứu qua công thức: d = (16)(ngày/vòng) hoặc (lần)
N: số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu trên thực tế N được tính theo số chẵn (tháng: 30 ngày, quý: 90 ngày, năm: 360 ngày)
LVL: Số vòng quay của vốn lưu động
Ý nghĩa: Vốn lưu động của doanh nghiệp quay một vòng thì hết bao nhiêu ngày.
Nếu kết quả so sánh, tốc độ phát triển của vòng quay vốn lớn hơn 1, độ dài bình quân nhỏ thua 1 phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu nhanh hơn kỳ gốc, chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm vốn lưu động.
Số vốn lưu động tiết kiệm (∆VL)
Được nghiên cứu qua công thức: ∆VL = x ∆d (17)
hoặc ∆VL = ∆H`VL × D1
Trong đó:
D1 : Tổng doanh thu bán hàng (doanh thu thuần) kỳ nghiên cứu.
N : Số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu
∆d : Số chênh lệch độ dài bình quân một vòng quay VLĐ kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
∆H`VL : Chênh lệch mức đảm nhiệm vốn kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Với hệ thống chỉ tiêu hiện đang được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp như vậy là tương đối đầy đủ. Các chỉ tiêu được xây dựng có tác dung bổ trợ và làm sáng tỏ chỉ tiêu cần phân tích. Chỉ tiêu qui mô vốn cho biết tiềm năng về vốn trong doanh nghiệp, nhưng với khả năng như vậy doanh nghiệp đã sử dụng nó như thế nào và đem lại lợi ích ra sao lại phải cần đến các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, số vòng quay của vốn, mức doanh lợi ... Nhưng khi phân tích không thể gói gọn trong một vài chỉ tiêu độc lập mà cần phải xem xét mối tương hỗ qua lại giữa các chỉ tiêu thì sẽ cho ra kết quả chính xác, mới có những kiến nghị phù hợp.
III. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI
Như ta đã biết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường với những rủi ro tiềm tàng về tài chính là khá lớn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an tòan tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn, một trong các phương pháp hết sức quan trọng là doanh nghiệp phải thiết lập và nghiên cứu các đặc trưng tài chính của đơn vị mình thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Vì vậy, để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về tình hình họat động tài chính của công ty cổ phần lắp máy điện nước, trước yêu cầu mở rộng sản xuất và quản lý kinh tế sao cho có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao nhất, với hệ thống chỉ tiêu hiện có tại đơn vị có thể phân tích, nhận định được tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra nhưng kiến nghị thiết thực nhất.
Như vậy hệ thống chỉ tiêu bao gồm:
- Chỉ tiêu qui mô vốn sản xuất
+ Qui mô vốn cố định
+ Qui mô vốn lưu động
- Chỉ tiêu cấu thành và kết cấu vốn
+ Chỉ tiêu cấu thành vốn kinh doanh
+ Chỉ tiêu cấu thành vốn cố định
+ Chỉ tiêu cấu thành vốn lưu động
- Chỉ tiêu về tình hình trang bị vốn
- Chỉ tiêu hiệu quả của việc sử dụng vốn
+ Chỉ tiêu hiệu quả vốn kinh doanh : Hiệu suất, vòng quay vốn, mức doanh lợi
+ Chỉ tiêu hiệu quả vốn chủ sở hữu: Hiệu suất, vòng quay vốn, mức doanh lợi
+ Chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định: Hiệu suất mức, doanh lợi, suất tiêu hao TSCĐ
+ Chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động: Hiệu quả chung, tốc độ chu chuyển vốn.
Khi nghiên cứu tình hình tài chính doanh nghiệp, chỉ tiêu qui mô vốn cho ta biết khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như việc phát triển và bảo toàn nguồn vốn này ra sao thông qua phương pháp so sánh tăng trưởng qua các năm. Biết được khả năng tài chính của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu qui mô vốn, nhưng đi sâu mổ xẻ vấn đề này ta phải xem xét thực chất của nguồn hình thành và kết cấu vốn thông qua chỉ tiêu cấu thành và kết cấu vốn. Với qui mô vốn như vậy, tình hình trang bị cho lao động như thế nào có phù hợp hay không lại được nghiên cứu qua chỉ tiêu mức trang bị vốn cho một lao động. Các chỉ tiêu nói trên đã cho phép hình dung một cách khái quát về khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng khi nghiên cứu về tình hình tài chính của doanh nghiệp chỉ có các chỉ tiêu như vậy là không đầy đủ (qui mô vốn, cấu thành và kết cấu vốn, mức trang bị 1 lao động) mà phải đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng vốn ra sao thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn. Vì nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được. Như vậy với hệ thống chỉ tiêu hiện có trong doanh nghiệp ta có thể phân tích một cách đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Hệ thống chỉ tiêu nói trên có thể khai thác một cách dễ dàng trong sổ sách kế toán, các chế độ báo cáo thống kê và tài chính của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
1. Đặc điểm và yêu cầu của phân tích thống kê.
Cơ sở để phân tích thống kê là hệ thống số liệu thống kê được thu thập thông qua quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu của từng đơn vị tổng thể để tính toán được các trị số của chi tiêu đó. Từ các đặc trưng riêng của tổng thể qua xử lý số liệu ta chuyển thành các đặc trưng chung của tổng thể, chuẩn bị cho công tác phân tích.
Căn cứ vào kết quả xử lý số liệu, kết hợp với mục đích nghiên cứu ta lựa chọn xây dựng những mô hình phân tích phù hợp trên cơ sở áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích thống kê. Các mô hình phân tích phải nêu rõ những vấn đề cần giải quyết trong phạm vi nhất định và phải phân tích trên cơ sở phân tích lý luận lý luận kinh tế xã hội. Phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.
Như vậy đặc điểm cơ bản của phân tích thống kê là lấy số liệu thống kê làm tư liệu để phân tích, thông qua các công cụ là phương pháp thống kê.
2. Vấn đề cơ bản của phân tích thống kê
Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, từ các biểu hiện về lượng nhằm nên lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Khi phân tích thống kê, người ta căn cứ vào các tài liệu báo cáo và điều tra đã được tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó dưới dạng bảng số liệu hoặc đồ thị thống kê, từ đó rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết.
Vấn đề cơ bản của phân tích thống kê là phải tìm ra tính qui luật và bản chất của hiện tượng để từ đó rút ra kết luận và đề ra hướng giải quyết.
3. Nhiệm vụ của phân tích thống kê
Nhiệm vụ chủ yếu của phân tích là đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ ra những nguyên nhân hoàn thành hoặc không hoàn thành các mục tiêu, nêu rõ sự biến động và xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các hiện tượng có liên quan, phát hiện ra các năng lực tiềm tàng có thể khai thác trong doanh nghiệp, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn, những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó có thể dự đóan sự phát triển trong tương lai.
Trong phân tích thống kê, không có mẫu báo cáo phân tích nào có thể áp dụng cho mọi trường hợp; mà tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu vào điều kiện cụ thể về nội dung và đặc điểm của hiện tượng, về nguồn số liệu hiện có mà xây dựng những mô hình phân tích phù hợp trên cơ sở áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích thống kê. Trong nhiệm vụ cụ thể cần phần biệt phân tích tĩnh và phân tích động, từ đó có thể kết hợp với nhau trong quá trình phân tích. Phân tích tĩnh là phân tích hiện tượng ở trạng thái đứng yên trong tổng thể ví dụ: cơ cấu, nghiên cứu độ đồng đều, độ phân tán). Phân tích động, phân tích sự biến động ở thời gian khác nhau để tìm ra qui luật biến động, mức độ biến động từ đó tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và vai trò của các nhân tố.
II. CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI.
1. Nguyên tắc chọn phương pháp
- Đảm bảo tính hệ thống: tức là khi lựa chọn các phương pháp phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Phải xem xét kỹ lưỡng mối liên hệ của phương pháp với đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu vì không phải bất kỳ một phwong pháp nào cũng có thể phân tích được tất cả cá hiên tượng kinh tế và cũng không phải chỉ sử dụng một phương pháp để phân tích. Để có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau tạo thành một hệ thống các phương pháp tính đúng bản chất và tìm ra được quy luật của hiện tượng. Ngoài ra khi lựa chọn các phương pháp phải phù hợp với các phương pháp phân tích đã quy định trong nước và các tổ chức quốc tế, các nước khác trên thế giới về nội dung, phạm vi và phương pháp phân tích nhờ đó đảm bảo việc so sánh được.
- Đảm bảo tính hướng đích: đối tượng nghiên cứu của thống kê thường là hiện tượng phức tạp. Vì vậy việc nghiên cứu phải có quá trình chặt chẽ và khoa học, các phương pháp phải được áp dụng một cách khoa học và hiệu quả. Điều đó có nghĩa là phương pháp đưa ra phải mô tả được sự kiện hiện tượng khác nhau trong quá trình hoạt động kinh tế xã hội, từ mặt lượng sang mặt chất với nhiều góc độ khác nhau. Để từ đó đưa ra những nhận xét và kết luận cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đảm bảo tính khả thi: tức là phương pháp được lựa phải phổ biến và phù hợp với điều kiện nghiên cứu, đồng thời phải đáp ứng được yếu cầu trong nghiên cứu
- Đảm bảo tính hiệu quả: mỗi phương pháp phân tích nghiên cứu được lựa chọn phải đáp ứng được những yêu cầu của công tác nghiên cứu, mỗi phương pháp phải bộc lộ những ưu nhượng điểm khác nhau nên khi sử dụng phải quan tâm đến thông tin thu thập được thời gian nghiên cứu và đặc biệt phải phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích của hệ thống.
- Đảm bảo tính thích nghi: phương pháp nghiên cứu phải phù hợp với cuộc điều tra, phù hợp với nội dung điều tra. Không sử dụng các phương pháp không có thực hoặc những phương pháp không phù hợp trong quá trình điều tra tìm hiểu.
2. Các phương pháp thống kê hiện dùng để phân tích tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội.
Tại doanh nghiệp các phương pháp thống kê hiện dùng để phân tích tình hình hoạt động tài chính gồm có: Phương pháp phân tổ, phương pháp bảng thống kê, phương pháp dãy số biến động theo thời gian, phương pháp chỉ số.
- Phương pháp phân tổ được dùng để phân chia chỉ tiêu lao động (theo giới tính, theo trình độ, theo đơn vị...), phân chia chỉ tiêu doanh thu (theo ngành sản xuất kinh doanh, theo đơn vị), phân chia chỉ tiêu vốn (theo đơn vị, theo tính chất luân chuyển, theo nguồn hình thành), phân chia kết quả sản xuất kinh doanh, phân chia các khoản nộp ngân sách...
Từ phương pháp phân tổ ta có thể sử dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp cân đối.
- Phương pháp bảng thống kê được dùng ở hầu hết các chỉ tiêu thống kê hiện có tại doanh nghiệp. Trình bày số liệu thông qua biểu bảng sẽ hợp lý, khoa học và rõ ràng hơn, từ đó áp dụng các phương pháp chỉ số, phân tổ thống kê để phân tích.
- Phương pháp dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Tại doanh nghiệp dãy số biến động theo thời gian dùng để phân tích các chỉ tiêu về tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh như: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thuế phải nộp; các yếu tố của quá trình sản xuất như: lao động, vật tư...
- Phương pháp chỉ số chỉ sử dụng ở mức độ nào đó khi phân tích sự biến động của giá cả đối với vật tư hàng hoá, TSCĐ (thường dùng chỉ số cá thể và chỉ số tổng hợp).
3. Chọn phương pháp phân tích thống kê tình hình hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội.
Phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác hơn trong quá trình sử dụng vốn, nhằm mang lại hiệu quả cao. Vì vậy ta phải xem xét, đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cũng như mức doanh lợi của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó phân tích, đánh giá ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn bộ phận đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung, phát hiện ra tính qui luật, đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Với nhiệm vụ nêu trên, các phương pháp phân tích thống kê cần dùng là:
- Phương pháp phân tổ
- Phương pháp bảng kê
- Phương pháp dãy số biến động theo thời gian
- Phương pháp chỉ số
- Phương pháp đồ thị thống kê
Xét về đặc điểm cơ bản của các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính đó là chỉ tiêu giá trị có quan hệ mật thiết với nhau, có thể phân thành các tổ tiểu tổ và so sánh theo thời gian của từng chỉ tiêu. Vì vậy các phương pháp phân tích nêu trên là có thể vận dụng được.
4. Đặc điểm vận dụng của các phương pháp
- Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê. Phương pháp nay dễ ứng dụng trong thực tế có thể phân tổ theo một tiêu thức họăc nhiều tiêu thức. Với đặc điểm của chỉ tiêu tài chính mà cụ thể là các chỉ tiêu về vốn ta có thể phân tổ theo một tiêu thức hoặc nhiều tiêu thức.
- Phương pháp dãy số theo thời gian: do đặc điểm của phương pháp này có 2 thành phần là thời gian và các mức độ cho phép ta có thể nghiên cứu biến động theo thời gian tìm ra tính qui luật của hiện tượng. Hệ thống chỉ tiêu tài chính được nghiên cứu theo phương pháp dãy số theo thời gian sẽ biết được sự biến động của từng loại vốn qua các năm, sự biến động đó bị tác động bởi các nguyên nhân nào thông qua cách phân tổ các mức độ.
- Phương pháp chỉ số nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian, phân tích mức độ ảnh hưởng và xác định vai trò của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của hiện tượng. Ví dụ: phân tích biến động của doanh thu do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn; hoặc phân tích biến động của lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh...
5. Kiến nghị về phương pháp phân tích tình hình hoạt động tài chính tại doanh nghiệp
Về số lượng phương pháp phân tích đang áp dụng tại doanh nghiệp như vậy là chưa đầy đủ, cần thêm các phương pháp sau:
- Phương pháp chỉ số được nêu ở trên, nhưng số chỉ tiêu dùng phương pháp này chưa nhiều (mới chỉ dùng trong phân tích giá cả), vì vậy cần sử dụng phương pháp này rộng rãi hơn.
- Phương pháp đồ thị
Như vậy các phương pháp phân phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm:
5.1. Phương pháp phân tổ
5.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê.
a/ Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thống kê được lựa chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê và việc lựa chọn này phải được giải quyết chính xác phù hợp với mục đích nghiên cứu và điều kiện lịch sử cụ thể.
b/ Ý nghĩa: Phân tổ thống kê là phương pháp được dùng rất phổ biến trong tất cả các giai đoạn nghiên cứu thống kê. Trong điều tra thống kê dùng trong điều tra chọn mẫu, trong tổng hợp thống kê thì phân tổ là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê, trong phân tích thống kê phân tổ là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác.
c/ Nhiệm vụ:
- Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu.
- Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu: Xác định chính xác các bộ phận có tính chất khác nhau trong tổng thể, sau đó tính toán tỷ trọng của từng bộ phận.
- Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.
5.1.2 Các loại phân tổ thống kê
a/ Phân tổ theo một tiêu thức (phân tổ giản đơn)
- Khái niệm: Phân tổ theo một tiêu thức là xây dựng tần số phân tổ của một tập hợp theo một tiêu thức. Đây là cách phân tổ giản đơn nhất và cũng là cách thường được sử dụng nhất.
- Xác định số tổ và các khoảng cách tổ: Tuỳ thuộc vào phân tổ theo tiêu thức số lượng hay tiêu thức thuộc tính:
+ Khi phân tổ và khoảng cách tổ: các tổ được hình thành thường do các loại hình khác nhau, song không nhất thiết mỗi loại hình hình thành nên một tổ.
+ Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng: tuỳ vào lượng biến nhiều hay ít mà giải quyết khác nhau:
Trường hợp số lượng các lượng biến ít thì mỗi lượng biến có thể hình thành nên một tổ và gọi là phân tổ không có khoảng cách tổ.
Trường hợp số lượng các lượng biến thiên nhiều: tuỳ thuộc vào quan hệ lượng chất cụ thể xem lượng biến tích luỹ dần đến một mức độ nào đó thì chất mới thay đổi và làm nẩy sinh một tổ mới. Mỗi tổ gồm một phạm vi lượng biến với hai giới hạn là giới hạn trên và giới hạn dưới.
Chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới gọi là khoảng cách tổ và gọi là phân tổ có khoảng cách tổ. Khoảng cách tổ không nhất thiết phải đều nhau.
b/ Phân tổ kết hợp: là cách phân tổ theo nhiều tiêu thức và lần lượt theo từng tiêu thức một, ở mỗi tiêu thức cách làm như phân tổ giản đơn, cần chú ý sắp xếp các thứ tự tiêu thức.
c/ Phân tổ lại:
- Là thành lập các tổ mới trên cơ sở các tổ cũ đã có sẵn từ trước nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó.
- Vận dụng: thường vận dụng trong các trường hợp các tài liệu trước được phân tổ không thống nhất với nhau nên không so sánh được, hoặc các tài liệu trước được phân thành quá nhiều số tổ nhỏ nên chưa phân biệt được các loại hình khác nhau, hoặc các tài liệu phân tổ cũ chưa hợp lý và không phản ánh đúng tình hình thực tế.
- Phương pháp: lập các tổ mới bằng cách thay đổi các khoảng cách tổ của phân tổ cũ, hoặc lập các tổ mới theo tỷ trọng của mỗi tổ chiếm trong tổng thể.
d/ Phân tổ nhiều chiều
- Khái niệm: phân tổ nhiều chiều là loại phân tổ mà ở đó các tiêu thức nguyên nhân đồng thời làm các tiêu thức phân tổ. Vì vậy người ta phải đưa các tiêu thức phân tổ về dạng một tiêu thức tổng hợp, rồi căn cứ vào một tiêu thức này để phân tổ nhưng phân tổ theo một tiêu thức.
Tiêu thức tổng hợp có ý nghĩa là với lượng biến của các tiêu thức khác nhau có trị số và đơn vị tính khác nhau khi đó được đưa về dạng tỷ số thì đã xoá bỏ được sự khác nhau đó. Vì vậy, mặc dù các tiêu thức khác nhau nhưng nếu các tỷ số của nó giống nhau thì sẽ có vai trò như nhau trong việc biểu hiện tính chất của hiện tượng.
5.2. Phương pháp bảng thống kê
a/ Khái niệm: bảng thống kê là hình thức biểu hiện các hình thức tài liệu thống kê một cách hợp lý, có hệ thống rõ ràng nhằm nêu nên các biểu hiện về lượng của các hiện tượng nghiên cứu.
b/ Cấu thành của bảng thống kê:
- Theo hình thức gồm 3 bộ phận:
+ Các hàng ngang và cột dọc: phản ánh quy mô của bảng.
+ Tiêu đề: phản ánh nội dung của bảng, gồm hai loại là tiêu đề chung phản ánh tên bảng, tiêu đề nhỏ là các tiêu đề hình thành trong các đầu bảng đầu mục.
+ Các tài liệu và con số: phản ánh các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu.
- Theo nội dung gồm 2 bộ phận:
+ Chủ đề (chủ từ): giải thích đối tượng nghiên cứu gồm những đơn vị loại hình nào.
+ Giải thích (tân từ): gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng.
c/ Các loại bảng: gồm 3 loại
- Bảng giản đơn: phân chủ đề không phân tổ chỉ liệt kê các đơn vị.
- Bảng phân tổ: đối tượng nghiên cứu ở phần chủ thể được phân chia thành các tổ.
- Bảng kết hợp: đối tượng nghiên cứu ở phần chủ thể được phân tổ từ 2 tiêu thức trở lên.
d/ Yêu cầu của bảng thống kê
- Quy mô bảng không nên quá lớn
- Các chỉ tiêu đề, tiêu mục cần chính xác, gọn, dễ hiểu.
- Các chỉ tiêu giải thích cần sắp xếp hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Các cột cần phải được ký hiệu
- Thống nhất cách ghi số liệu vào bảng theo các ký hiệu sau:
+ Các số liệu phải được ghi theo trình độ chính xác như nhau.
+ Nếu không có số liệu thì ghi dấu (-)
+ Nếu số liệu còn thiếu sẽ bổ sung sau thì ghi dấu (…)
+ Không có liên quan nếu biết sẽ vô nghĩa thì ghi dấu (x)
- Phải có ghi chú ở cuối bảng để nói rõ nguồn số liệu trong bảng hoặc giải thích một số nội dung, một số chỉ tiêu nếu cần.
- Phải có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu hoặc cho từng cột hoặc chung cả bảng.
5.3. Phương pháp dãy số biến động theo thời gian
a/ Khái niệm: Dãy số biến động theo thời gian là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của lượng.
b/ Phân loại: Dựa vào đặc điểm tồn tại của quy mô qua thời gian của hiện tượng thì có thể phân dãy số thời gian qua hai loại:
+ Dãy số thời kỳ: là dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Dãy số thời điểm: Là dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mạt lượng của hiện tượng ở những thời điểm nhất định
+ Sự khác nhau giữa dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm: Số tuyệt đối thời kỳ có sự tích luỹ theo thời gian, trong dãy số thời kỳ có thể cộng quy mô của các thời kỳ để ra quy mô thời kỳ lớn hơn. Còn dãy số thời điểm thì không có tính chất này.
c/ Yêu cầu xây dựng dãy số thời gian:
+ Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Qua đó có thể cho phép chúng ta phân tích một cách đúng đắn sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
+ Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất.
+ Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí với nhau.
+ Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là dãy số thời kỳ.
5.4. Phương pháp chỉ số
a/ Khái niệm chỉ số:
- Theo nghĩa rộng: chỉ số là một số tương đối (lần, %) tính được bằng cách đem so sánh 2 mức độ hiện tượng với nhau.
- Theo nghĩa hẹp: chỉ số là một số tương đối biểu hiện sự biến động của hiện tượng phức tạp gồm nhiều đơn vị cá biệt khác nhau về đặc điểm, tính chất, các nhân tố tác động.
b/ Tác dụng của chỉ số:
- Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian.
- Dùng chỉ số để nêu lên sự biến động của hiện tượng qua không gian.
- Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch, thực hiện kế hoạch.
- Dùng chỉ số để phân tích biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.
c/ Các loại chỉ số cơ bản: có 3 loại
- Chỉ số chỉ tiêu số lượng (vd: lượng hàng hoá (q))
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng (vd: giá cả (p))
- Chỉ số chỉ tiêu giá trị (vd: doanh thu (pq))
* Các chỉ số trên nếu tính cho từng đơn vị, từng phần tử ta có các chỉ số đơn:
- Chỉ số đơn về giá cả: phản ánh sự thay đổi về giá cả của từng mặt hàng.
Công thức: ip =
- Chỉ số về lượng hàng hoá tiêu thụ: phản ánh sự biến động của lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng.
Công thức: iq =
* Các chỉ số trên nếu tính chung cho các đơn vị, các phân tử ta có các chỉ số tổng hợp:
+ Chỉ số tổng hợp về giá cả: phản ánh sự biến động chung của các mặt hàng. Có 3 cách tính:
- Chỉ số tổng hợp về giá của Laspeyres (chọn quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc):
IP =
- Chỉ số tổng hợp về giá của Peasche (chọn quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ báo cáo):
Ip =
- Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher (chọn quyền số kết hợp cả hai kỳ báo cáo và kỳ gốc):
Ip =
5.5. Phương pháp đồ thị
Đồ thị thống kê là hình vẽ hoặc hình nét hình học để miêu tả có tính chất qui ước các tài liệu thống kê. Khác với các bảng thống kê chỉ dùng các con số, các đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Phương pháp đồ thị giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng.
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI THỜI KỲ TỪ 2002 ĐẾN 2004
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội.
Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng là một doanh nghiệp Nhà Nước đã tiến hành cổ phần hoá từ ngày 01/07/2000, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh lắp máy điện nước và xây dựng, trong đó các xí nghiệp của công ty thực hiện hạch toán phụ thuộc. Công ty trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Hiện nay trụ sở chính của công ty tại: Toà nhà Công ty Lắp máy điện nước 198 Nguyễn Tuân - Cầu Giấy - Hà Nội
Tiền thân của Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội là Xí nghiệp lắp máy điện nước thuộc Công ty Xây dựng số 1, Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Năm 1978, trước sự đòi hỏi của quá trình chuyên môn hoá sản xuất, Xí nghiệp lắp máy điện nước được thành lập. Khi đó, Công ty Xây dựng số 1 gồm nhiều xí nghiệp con, mỗi xí nghiệp đảm trách một phần việc cụ thể của công tác xây dựng. Trong đó, Xí nghiệp lắp máy điện nước có nhiệm vụ thiết kế, thi công và lắp đặt các hạng mục công trình điện nước. Trong thời kỳ bao cấp, cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế đất nước, xí nghiệp cũng gặp không ít khó khăn về vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự phát triển của công ty Xây dựng số 1, Xí nghiệp lắp máy điện nước là một đơn vị hoạt động có hiệu quả, đóng góp một phần giá trị không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Do đó, để phát huy hơn nữa tính hiệu quả của hoạt động cũng như mở rộng quy mô sản xuất của xí nghiệp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 151A/BXD – TCLĐ ngày 26/03/1993 về việc thành lập lại Doanh nghiệp Nhà Nước, Xí nghiệp lắp máy điện nước đã tách khỏi Công ty xây dựng số 1, Tổng công ty Hà Nội và được được đặt tên là Công ty lắp máy điện nước và xây dựng, trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Từ đó đến nay, công ty đã trực tiếp thi công nhiều công trình trên phạm vị cả nước và mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng, từng bước cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Ngày 13/12/1999, theo quyết định số 1595/QĐ – BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà Nước, công ty lắp máy điện nước và xây dựng đã chuyển thành Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng. Đây là doanh nghiệp loại 1 của Bộ Xây dựng, với số vốn điều lệ là 8 tỷ đồng và giá trị cổ phần phát hành lần đầu là 6 tỉ. Trong đó:
+ Cổ phần Nhà nước: 65,46% vốn phát hành lần đầu.
+ Cổ phần người lao động trong công ty: 29,07% vốn phát hành lần đầu.
+ Cổ phần ngoài doanh nghiệp: 672 cổ phần.
Cho đến nay, sau 27 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng luôn hoành thành tốt nhiệm vụ mà Nhà Nước giao, đã tham gia xây dựng nhiều công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, các công trình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Công ty đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất, Nhì, Ba và là đơn vị xây dựng có uy tín trong số các công ty xây dựng trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Để công tác tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của công ty được tốt, bộ máy quản lý điều hành được tổ chức theo mô hình sau:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
- Hội đồng quản trị: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty.
- Ban giám đốc: có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt dộng của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về quá trình quản lý của mình.
- Giám đốc: là người điều hành cao nhất mọi hoạt động hàng ngày của công ty, trực tiếp kiểm tra hoạt động của các phòng ban, các xí nghiệp và các đội trực thuộc. Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của công ty.
- Các phó Giám đốc: tham mưu giúp việc cho Giám đốc, chuyên trách từng lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó còn có Kế toán trưởng phụ trách phòng tài chính Kế toán, bên dười là các phòng ban, xí nghiệp và tổ đội trực thuộc.
- Các phòng ban nghiệp vụ của công ty bao gồm:
+ Phòng kế hoạch tổng hợp: chịu sự chỉ đạo trựn tiếp cảu ban giám đốc, có nhiệm vụ lên kế hoạch, tổng hợp các hoạt động chính của công ty.
+ Phòng lao động tổ chức: chịu sự chỉ đạo trục tiếp của ban giám đốc, có nhiệm vụ quản lý lao động, xây dựng kế hoạch quản lý đào tạo và sử dụng lực lượng lao động, tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, xây dựng quy chế phương án phân phối tiền lương, định mức lao động và đảm bảo công tác bảo về thanh tra thi đua khen thưởng…
+ Phòng tài chính kế toán: chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc, có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, công tác kiểm tra giám sát việc huy động vốn và sử dụng vốn của công ty, lập báo cáo về tình hình tài chính theo quy định của Nhà Nước. Đồng thời tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh chính xác trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và nguồn vốn kinh doanh.
+ Phòng kỹ thuật thi công: có nhiệm vụ giám sát chất lượng kỹ thuật mỹ thuật, tiến độ thi công, an toàn lao động của các công trình, hạng mục công trình mà công ty đảm nhận thi công, lập chương trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ vào sản xuất thi công…
+ Phòng hành chính: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc, có nhiệm vụ quản lý hành chính trong công ty.
+ Trung tâm tư vấn: có nhiệm vụ tư vấn về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
+ Ban quản lý dự án: chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ dự án của công ty về cả mặt chất lượng và số lượng, xem xét tính khả thi của từng dự án để trình lên ban giám đốc xét duyệt.
+ Các đơn vị sản xuất: bao gồm các xí nghiệp, tổ, đội, phân xưởng trực thuộc công ty. Đây là những đơn vị có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo lĩnh vực được giao. Đây là lực lượng chính trực tiếp thực thi nhiệm vụ xây lắp của công ty đổng thời tạo ra khoản thu nhập chủ yếu cho công ty. Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình tổ chức bộ máy quản lý, điều hành của Công ty cổ phần lắp máy điện nước qua sơ đồ sau:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
BAN KIỂM SOÁT
CÁC PHÒNG BAN
CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 9
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 7
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC SỐ 5
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC SỐ 4
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC SỐ 2
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC SỐ 3
XN CƠ GIỚI VÀ KINH DOANH VẬT TƯ
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
CÁC ĐỘI:
CƠ ĐIỆN, GIA CÔNG CƠ KHÍ
XÂY LẮP TỔNG HỢP, XD 10
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TRUNG TÂM TƯ VẤN
PHÒNG HÀNH CHÍNH
PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG
PHÒNG LAO ĐỘNG TỔ CHỨC
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
3. Đặc điểm hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh.
a. Chức năng kinh doanh của công ty sau:
- Xây dựng, tư vấn và thiết kế điện nước kinh doanh nhà, sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Thực hiện các công trình gồm:
+ Xây dựng các công trình dân dụng và công nhiệp nhóm A.
+ Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng và khu công nghiệp.
+ Xây dựng các công trình giao thông.
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ.
+ Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 110 kv
+ Lập các dự án đầu tư và quản lý các dự án đầu tư.
+ Thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng khác.
b. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Do vậy, về cơ bản, điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của công ty có sự khác biệt khá lớn so với các ngành sản xuất vật chất khác.
* Đặc điểm về sản phẩm sản xuất
Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài, sản phẩm được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận nên tính chất hàng hoá thể hiện không rõ; sản phẩm cố định tại nơi sản xuất; sản phẩm đa dạng về hình thức, chủng loại kích thước, khó chế tạo, khó sữa chữa và yêu cầu về mặt chất lượng cao… Chính vì thế nên trong sản xuất xây dựng cũng có những đặc điểm riêng.
Công trình xây dựng thường có giá trị lớn, thời gian thực hiện lâu nên số lượng vốn của công ty bỏ ra thường bị ứ đọng, gây ra việc tính giá thành của công trình thường cao hơn mức bình thường và phải tính vào các chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí về TSLĐ vào giá dự thầu. Do vậy đòi hỏi công ty phải tính toán cẩn thận và chính xác để tránh sự thiếu hụt vốn sau này. Bên cạnh đó, các yếu tố về máy móc thiết bị, nguồn lực lao động khó huy động hơn các lĩnh vực khác.
Công trình xây lắp phải đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng cũng như phải đạt chất lượng và có giá trị thẩm mỹ cao. Do vậy đối với các công trình có quy mô lớn, công ty thường giao cho các xí nghiệp trực thuộc để thi công đảm bảo đúng tiến độ cho từng hạng mục công trình. Có như vậy công ty mới đảm bảo được yêu cầu của khách hàng.
Hoạt động sản xuất xây dựng đa phần được thực hiện ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, điều kiện sản xuất thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công. Do đó, phải lựa chọn phương án cũng như tiến độ thi công hợp lý, thích hợp về mặt tổ chức và kỹ thuật theo từng thời điểm để tránh rủi ro xảy ra.
Đặc điểm về công nghệ sản xuất
* Trên phương diện sản xuất kinh doanh, hoạt động xây dựng từng công trình, hạng mục công trình được tiến hành như sau:
- Tổ chức mặt bằng thi công: mặt bằng thi công của công ty thường được bên chủ thầu tự giao. Tuy nhiên, để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, công ty phải giải phóng mặt bằng và xác định mức độ thuận lợi, khó khăn trong quá trình tập kết và vận chuyển vật liệu để có biện pháp tổ chức phù hợp.
- Thi công phần thô:
+ Khảo sát thăm dò và thi công phần móng công trình: ở công đoạn này máy móc thiết bị được sử dụng tối đa.
+ Tiến hành thi công xây dựng công trình: nguyên vật liệu (xi măng, cát, đá, sỏi, vôi, sắt, thép, gạch… ) được đưa vào xây dựng phần thô (móng công trình, trụ, cột, tường bao, vách ngăn, cầu thang… ) của công trình.
+ Hoàn thiện công trình: lắp đặt hệ thống điện nước, hệ thống thông gió, cấp nhiệt… thiết bị theo yêu cầu của công trình; lắp cửa, dọn dẹp công trình (trang trí tô điểm đảm bảo tính mỹ thuật của công trình) đồng thời trang trí nội thất (nếu có). Kết thúc công đoạn này, công ty tiến hành nghiệm thu và bàn giao, quyết toán công trình. Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất xây dựng:
Giải phóng mặt bằng
Phá dỡ công trình cũ
San nền, lắp nến
Thi công phần thô
Làm móng
Đào móng, đóng cọc
Đổ bê tông móng
Xây dựng công trình ngầm
Làm thân với mái công trình
Lắp đặt kết cấu thép
Ghép cốp pha
Đổ bê tông
Xây tường
Hoàn thiện công trình
Lắp đặt thiết bị điện nước, hệ thống thông gió, cấp nhiệt…
Trát tường: trát trong và trát ngoài
Chống thấm, chống nóng, cách âm
Sơn quét vôi ve, ốp lát
* Trên phương diện lắp đặt điện nước, hoạt động lắp đặt điện nước được tiến hành theo quy trình công nghệ sau:
Khảo sát kiểm tra mặt bằng, lắp đặt theo bản thiết kế kỹ thuật: vật tư, ống dẫn nước, van xả, trang thiết bị lắp đặt… được đưa vào xây dựng lắp đặt công trình điện nước (xây bể chứa, đường thoát nước, cống rãnh, ống dẫn nước sách, xậy dựng trạm biến thế, gia công móng, cột điện, kéo dây… ).
Hoàn thiện công trình và vận hành thử, kiểm tra các thông số kỹ thuật, nghiệm thu công trình, bàn giao và quyết toán công trình với bên chủ quản. Có thể khái quát quy trình công nghệ lắp đặt qua bảng sau:
Khảo sát kiểm tra mặt bằng thi công
Tiến hành thi công lắp đặt công trình điện nước
Hoàn thiện công trình sửa sang, kiểm tra
Đưa công trình vào vận hành thử, kiểm tra nghiệm thu
II. LỰA CHỌN CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỂ VẬN DỤNG NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI THỜI KỲ 2002 – 2004
1. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Lý do chọn các chỉ tiêu: Căn cứ tình hình hạch toán và nguồn số liệu hiện có tại doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được chọn khi phân tích phản ánh được thực tế quản lý và sử dụng vốn tại doanh nghiệp.
1.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (Lần)
- Mức đảm nhiệm vốn kinh doanh (Lần)
- Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh (%)
1.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định (lần)
- Mức doanh lợi trên vốn cố định (%)
1.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Số vòng quay vốn lưu động (Vòng)
- Mức đảm nhiệm vốn lưu động (lần)
- Độ dài bình quân 1 vòng quay vốn lưu động (Ngày)
- Mức doanh lợi trên vốn lưu động (%)
1.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
- Hiệu suất sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu (%)
- Tỷ suất lợi nhuận (%)
- Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu(%)
2. Các phương pháp phân tích dùng để phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Phương pháp dãy số theo thời gian
- Phương pháp chỉ số
- Phương pháp đồ thị
III. VẬN DỤNG TÍNH CÁC CHỈ TIÊU ĐÃ CHỌN
Căn cứ vào các chỉ tiêu đã chọn và các công thức để tính các chỉ tiêu đó ở chương I phần I mục 3, ta có thể tính các chỉ tiêu, phục vụ cho việc phân tích hình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp sau này.
1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 1: Một số chỉ tiêu hiệu quả vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn kinh doanh bq()
Tr. đồng
128 902
143 020
166 223
3. Lợi nhuận trước thuế (M)
Tr. đồng
1 179
2 954
2 842
4. Hiệu suất sử dụng VKD (Htv)
Lần
0,85
1,14
1,21
5. Mức đảm nhiệm VKD (µk)
Lần
1,2
0,9
0,8
6. Mức doanh lợi trên DT (Rd)
%
1,07
1,81
1,41
7. Mức doanh lợi trên VKD (Rtv)
%
0,91
2,07
1,71
Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán tài chính Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và XD
Các chỉ tiêu tính toán:
Mức đảm nhiệm vốn kinh doanh (µk) =
D: Doanh thu thuần
: Vốn kinh doanh bình quân
2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2: Một số chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn cố định bq()
Tr. đồng
12 040
11971
13677
3. Lợi nhuận trước thuế (M)
Tr. đồng
1 179
2 954
2 842
4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (Hc)
Lần
9,1
13,7
14,8
5. Mức doanh lợi trên VCĐ (Rc)
%
9,8
24,7
20,8
Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán tài chính Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và XD
3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 3: Một số chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn lưu động bq()
Tr. đồng
116 862
131 049
152 547
3. Lợi nhuận trước thuế (M)
Tr. đồng
1 179
2 954
2 842
6. Mức doanh lợi trên VLĐ (Rvl)
%
1,01
2,25
1,86
7. Mức đảm nhiệm VLĐ (Hvl)
Lần
1,08
0,8
0,76
8. Vòng quay VLĐ (Lvl)
Vòng
0,94
1,25
1,32
9. Độ dài bq 1 vòng quay (d)
Ngày
382
288
272
Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán tài chính Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và XD
4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Bảng 4: Một số chỉ tiêu hiệu quả vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn chủ sở hữu bq()
Tr. đồng
5365
6982
8552
3. Lợi nhuận sau thuế (M)
Tr. đồng
884,3
2215,5
2131,3
6. Mức doanh lợi trên CSH (Rvsh)
%
22
42,3
33,2
7. Hiệu suất vốn CSH (Hvsh)
Lần
20,5
23,4
23,6
8. Tỷ suất lợi nhuận (Tvsh)
%
16,5
31,7
24,9
Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán tài chính Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và XD
IV. VẬN DỤNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI THỜI KỲ TỪ 2002 ĐẾN 2004.
1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 1: Kết quả sản xuất của doanh nghiệp từ năm 2002 đến 2004
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
Tỷ lệ (%)
2002
2003
2004
03/02
04/03
1
Doanh thu thuần
110 151
163 567
201 751
148,5
123,3
2
Giá vốn hàng bán
107 193
158 009
196 904
147,4
124,6
3
Lợi nhuận trước thuế
1 179
2 954
2 842
250,5
96,2
4
Tỷ suất lợi nhuận/DT x 100 (Lần)
1,07
1,81
1,41
169,2
77,9
Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán tài chính Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và XD
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của đơn vị tăng qua từng năm, cụ thể năm 2003 tăng 48,5% (hay tăng 53416 triệu đồng) so với năm 2002; năm 2004 tăng 23,3% (hay tăng 38184 triệu đồng) so năm 2003. Mặc dù tốc độ tăng của năm sau chậm hơn so với năm trước, nhưng đã phần nào thể hiện, sự năng động nhạy bén trong sản xuất của doanh nghiệp. Về lợi nhuận trước thuế, năm 2003 đã tạo ra 2954 triệu đồng lợi nhuận, tăng 1,5 lần (tăng 1775 triệu đồng) so năm trước; Nhưng đến năm 2004, do giá cả vật tư cung ứng cho XDCB liên tục tăng, đã phần nào làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, giá vốn hàng bán trên doanh thu như sau: 2002: 97,3%, 2003: 96,6%, 2004: 97,6%,, so sánh 3 năm liên tục ta thấy giá vốn hàng bán năm 2004 cao hơn năm 2002 là 0,3%; năm 2003 là 1%, chính điều này đã làm lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ bằng 96,2% so với năm trước.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2002 là 1,07; năm 2003 là 1,81 và năm 2004 là 1,41; điều này cho ta biết trong năm 2002 cứ một đồng doanh thu thì tạo ra 1,07 đồng lợi nhuận, năm 2003 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 1,81 đồng lợi nhuận đến năm 2004 cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 1,41 đồng lợi nhuận. Có thể nói, trong 3 năm nghiên cứu năm 2003 là năm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
2. Phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Sản xuất của công ty từ 2002 đến 2004, liên tục tăng trưởng; để biết được nhân tố nào đã tác động làm cho sản xuất kinh doanh tăng, ta phải đi sâu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, để có cái nhìn tổng quát nhất.
2.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Bảng 2.1a: Tình hình tài chính của công ty từ năm 2002 đến 2004
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
03/02
(%)
03/04
(%)
1. Tổng tài sản cuối kỳ
139 176
146 863
185 583
105,5
126,4
- Tài sản cố định & ĐTDH
11 483
12 459
14 894
108,5
119,5
- Tài sản lưu động & ĐTNH
127 693
134 404
170 689
105,3
127,0
2. Tổng nguồn vốn cuối kỳ
139 176
146 863
185 583
105,5
126,4
- Vốn chủ sở hữu
5 929
8 034
9 069
135,5
112,9
- Nợ phải trả
133 246
138 829
176 514
104,2
127,1
3. Tỷ suất đầu tư (%)
8,25
8,48
8,03
-
-
4. Tỷ lệ nợ phải trả (%)
95,7
94,5
95,1
-
-
5. Tỷ lệ vốn chủ SH (%)
4,3
5,5
4,9
-
-
Qua số liệu tính toán trên đây có thể thấy khái quát tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây.
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm, Giá trị tổng tài sản tăng từ 139,2 tỷ đồng năm 2002 đã lên đến 185,6 tỷ đồng năm 2004; trong đó năm 2003 tăng 5,5% (hay tăng 7,7 tỷ đồng); năm 2004 tăng 26,4% hay tăng 38,7 tỷ đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng huy động mọi nguồn vốn để sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, phát triển sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn vốn khác và chiếm dụng vốn đối với doanh nghiệp XDCB (chu kỳ sản xuất dài) là điều không nên, vì lãi vay phải trả sẽ rất lớn.
Tỷ lệ vốn chủ SH (%) được tính bằng công thức =
Vsh: Vốn chủ sở hữu
Vkd: vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu tăng từ 5,9 tỷ năm 2002 lên đến 9,1 tỷ năm 2004 (tăng 3,2 tỷ), nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu chỉ mới chiếm 4,3% năm 2002; 5,5% năm 2003; 4,9% năm 2004. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ nợ phải trả là chỉ tiêu nghịch đảo của vốn sở hữu, qua bảng trên cho thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng dần.
Về tỷ suất đầu tư, năm 2002 TSCĐ chiếm 8,25% trong tổng tài sản, tỷ trọng này giảm xuống còn 8,03% vào năm 2004. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản đã giúp công ty giảm được giá thành sản phẩm và giảm bớt được áp lực giá đấu thầu cao do phải trích khấu hao TSCĐ lớn.
Tỷ suất đầu tư (%) đuợc tính bằng công thức =
Xét về cơ cấu, vốn công ty được bố trí như sau:
Bảng 2.1.b: Cơ cấu vốn kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng,%
2002
2003
2004
Chỉ tiêu
Giá trị
cơ cấu (%)
Giá trị
cơ cấu (%)
Giá trị
cơ cấu (%)
Vốn kinh doanh
139 176
100
146 863
100
185 583
100
- Vốn cố định
11 483
8,2
12 459
8,5
14 894
8,1
- Vốn lưu động
127 693
91,8
134 404
91,5
170 689
91,9
Qua bảng trên ta thấy trong tổng vốn của doanh nghiệp, vốn lưu động chiếm đa số (trên 91%), vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (trên 8%). Như vậy công ty đã có một lượng vốn lớn, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cần điều chỉnh về cơ cấu để vốn cố định chiếm trên 10%, mới đảm bảo tính cân đối và thay thế dần lao động thủ công bằng lao động cơ giới bằng cách đầu tư thêm TSCĐ.
2.2. Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, ta đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng của đồng vốn.
2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Không ngừng nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh là mục tiêu và nhiệm vụ mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ thực hiện trong hoạt động của mình. Từ những chỉ tiêu đã tính toán được, thông qua phương pháp phân tích thống kê sẽ cho thấy cho ta kết luận doanh nghiệp đã sử dụng vốn như thế nào.
a. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 2.2.1.a: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh từ 2002 – 2004
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn kinh doanh bq()
Tr. đồng
128 902
143 020
166 223
3. Hiệu suất sử dụng VKD (Htv)
Lần
0,85
1,14
1,21
4. Tốc độ phát triển liên hoàn của hiệu suất sử dụng VKD
%
-
134,1
106,1
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn hiệu suất VKD
Lần
-
0,29
0,07
Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán tài chính Công ty Cổ phần lắp máy điện nước và
Xét về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua từng năm. Năm 2002 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,85 lần, năm 2003 đã tăng lên 1,14 lần và đến năm 2004 là 1,21 lần.
b. Mức đảm nhiệm vốn kinh doanh
Bảng 2.2.1.b: Mức đảm nhiệm vốn kinh doanh từ 2002 – 2004
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn kinh doanh bq()
Tr. đồng
128 902
143 020
166 223
3. Mức đảm nhiệm VKD (µk)
Lần
1,2
0,9
0,8
4. Tốc độ phát triển liên hoàn của mức đảm nhiệm VKD
%
-
75
88,9
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức đảm nhiệm VKD
Lần
-
-0,3
-0,1
6. Mức tiết kiệm (lãng phí) VKD do sự biến động mức đảm nhiệm VKD (∆)
Tr. đồng
-
-49070
-20175
∆ = Lượng tăng giảm tuyệt đối mức đảm nhiệm (x) doanh thu
Mức đảm nhiện vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm dần qua từng năm. Năm 2002 để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 1,2 đồng vốn kinh doanh bình quân, năm 2003 cần 0,9 đồng VKD, đến năm 2004 chỉ cần 0,8 đồng. Như vậy mức đảm nhiệm vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 về số tương đối giảm 25%, về số tuyệt đối giảm 0,3 lần, tương ứng đã tiết kiệm một lượng vốn kinh doanh là 49070 triệu đồng. Năm 2004 do chỉ giảm 11,1% so năm 2003 về số tương đối nên số tiền tiết kiệm được là 20175 triệu đồng (ít hơn năm 2003 là 28895 triệu đồng).
c. Mức doanh lợi trên doanh thu và vốn kinh doanh
Bảng 2.2.1.c: Mức doanh lợi trên doanh thu và vốn kinh doanh từ 2002 – 2004
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn kinh doanh bq()
Tr. đồng
128 902
143 020
166 223
3. Lợi nhuận thuần
Tr. đồng
1 179
2 954
2 842
3. Mức doanh lợi VKD (Rtv)
%
0,91
2,07
1,71
4. Tốc độ phát triển liên hoàn của mức doanh lợi trên VKD
%
-
227,5
82,6
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức doanh lợi trên VKD
Lần
-
1,16
-0.36
6. Mức doanh lợi doanh thu (Rd)
%
1,07
1,81
1,41
7. Tốc độ phát triển liên hoàn của mức doanh lợi trên doanh thu
%
169,2
77,9
8. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức doanh lợi trên DT
Lần
0,74
-0,4
Hệ số doanh lợi tổng vốn không ổn định, dao động trong 3 năm: năm 2002: 0,91%; năm 2003: 2,07%; năm 2004: 1,71%. Sở dĩ năm 2003 hệ số tăng cao bởi vì tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng tài sản đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
d. Phân tích sự biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh bình quân
Doanh thu thuần là một trong các chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều nhân tố tác động đến doanh thu, trong phạm vi bài này chỉ nghiên cứu sự tác động của vốn cố định.
Từ công thức (4): Htv =
Ta có: D = Htv x
Ta có hệ thống chỉ số:
Về tương đối: ID = = = x
Về tuyệt đối: ∆D = D1 – D0 = (Htv1 – Htv0) + ( - ). Htv0
, : Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Htv1 , Htv0 : Hiệu suất sử dụng VKD kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
D1 , D0 : Doanh thu thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Bảng 2.2.1.d: Biến động của doanh thu do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Năm 2003/2002
Năm 2004/2003
Chỉ tiêu
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Biến động của DT thuần (D)
148,5
53 416
123,3
38 184
+ Do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng VKD (Htv)
134,1
41 475
106,1
11636
+ Do ảnh hưởng của VKD bình quân ()
110,7
11 941
116,2
26 548
Qua bảng 2.2.d ta thấy:
Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 về tương đối tăng 48,5% (hay tăng 53416 triệu đồng), năm 2004 so năm 2003: tăng 23,3% (hay tăng 38184 triệu đồng)là do ảnh hưởng:
- Do hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2003 so năm 2002 tăng 34,1% (hay tăng 41475 triệu đồng); năm, 2004 so năm 2003: tăng 6,1% (hay tăng 11636 triệu đồng).
- Do vốn cố định bình quân năm 2003 so năm 2002 tăng 10,7% (hay tăng 11941 triệu đồng); năm 2004 so năm 2003: tăng 16,2% (hay tăng 26548 triệu đồng).
Năm 2003: nguyên nhân chính đẩy nhanh tốc độ tăng doanh thu là hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (chiếm 77,7% giá trị tăng so năm 2002 của doanh thu).
Năm 2004: nguyên nhân chính đẩy nhanh tốc độ tăng doanh thu là tăng vốn kinh doanh (chiếm 69,5% giá trị tăng so năm 2003 của doanh thu).
Như vậy, việc sử dụng vốn của doanh nghiệp không ổn định, muốn tăng sản xuất lại phải dựa quá nhiều vào vốn, mà không khai thác được các nguồn lực khác.
e. Phân tích sự biến động lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh bình quân
Lợi nhuận thuần là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của sản xuất kinh doanh. nó cho biết sau một chu kỳ doanh nghiệp thu được tổng lãi là bao nhiêu. Xét 2 nhân tố tác động đến sự biến động của lợi nhuận thuần.
Từ công thức (6): Rtv =
Ta có: M = Rtv x
Ta có hệ thống chỉ số:
Về tương đối: IM = = = x
Về tuyệt đối: ∆M = M1 – M0 = (Rtv1 – Rtv0) + ( - ). Rtv0
, : Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Rtv1 , Rtv0 : Mức doanh lợi kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
M1 , M0 : Lợi nhuận thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Bảng 2.2.1.e: Biến động lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
Năm 2003/2002
Năm 2004/2003
CHỈ TIÊU
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Biến động của LN thuần (M)
250,6
1 775
96,21
-112
+ Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên VKD (Rtv)
227,5
1 659
82,6
-598
+ Do ảnh hưởng của VKD bình quân ()
110,7
116
116,2
486
Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 tăng 1,5 lần, tăng về số tuyệt đối là 1775 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 giảm 3,8%, làm giảm 112 triệu đồng. Là do 2 nhân tố:
- Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh năm 2004 giảm 17,4% so năm 2003, làm giảm 598 triệu đồng (năm 2003 tăng 1,3 lần làm tăng 1659 triệu đồng, chiếm 93,5% giá trị tăng)
- Do ảnh hưởng của vốn kinh doanh bình quân năm 2003 tăng 10,7% so năm 2002 (tăng về giá trị là 116 triệu đồng); năm 2004 tăng 16,2% so năm 2003, tăng về giá trị 486 triệu đồng.
Như vậy nhân tố làm giảm lợi nhuận của năm 2004 so năm 2003 là do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn.
g. Phân tích biến động mức doanh lợi trên vốn kinh doanh do ảnh hưởng hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và mức doanh lợi trên doanh thu thuần.
Mức doanh lợi tăng hay giảm sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng hay giảm. Các nhân tố tác động đến mức doanh lợi đó là: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và mức doanh lợi trên doanh thu thuần.
Ta có công thức: = x
M : Lợi nhuận thuần
D : Doanh thu thuần
: Vốn kinh doanh bình quân
Ta có công thức: Rtv = Rd x Htv
Rtv : Mức doanh lợi trên vốn
Rd : Mức doanh lợi trên doanh thu
Htv : Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Ta có hệ thống chỉ số:
Về tương đối: IRtv = = = x
Về tuyệt đối: ∆Rtv = Rtv1 – Rtv0 = (Rd1 – Rd0) Htv1 + (Htv1 – Htv0). Rd0
, : Vốn kinh doanh bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Rtv1 , Rtv0 : Mức doanh lợi kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
M1 , M0 : Lợi nhuận thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Htv1 , Htv0 : Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Bảng 2.2.1.g: Biến động của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh do ảnh hưởng hiệu suất sử dụng VKD và mức doanh lợi trên doanh thu
Năm 2003/2002
Năm 2004/2003
CHỈ TIÊU
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(%)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(%)
Biến động của mức doanh lợi trên vốn kinh doanh (Rtv)
227,5
1,16
82,6
-0,35
+ Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên doanh thu (Rd)
169,2
0,84
77,9
-0,48
+ Do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng VKD ()
134,1
0,32
106,1
0,13
Qua bảng trên ta thấy mức doanh lợi trên vốn kinh doanh có xu hướng giảm dần, năm 2004 chỉ bằng 82,6% so năm 2003; trong khi đó năm 2003 tăng 1,3 lần so năm 2002. Dãy số liệu trên thể hiện phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp không ổn định. Ta đi tìm nguyên nhân thông qua các nhân tố sau:
- Do mức doanh lợi trên doanh thu có xu hướng giảm dần (năm 2004 so năm 2003 giảm 22,1% làm giảm số tuyệt đối là 0,48%). Năm 2003 tăng 69,2% làm tăng số tuyệt đối 0,84%.
- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh vẫn giữ được tốc độ tăng, nhưng không cao và có xu hướng giảm dần. Nếu năm 2003 tăng 34,1% (hay tăng 0,32%), thì năm 2004 chỉ tăng 6,1% (hay tăng 0,13%).
Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2002-2004, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không ổn định, năm cao năm thấp, chưa khai thác hết khả năng vốn có của doanh nghiệp.
Để phân tích sâu hơn nữa, ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu của vốn bộ phận:
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp
Vốn cố định được sử dụng tốt, sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh, là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ta xem xét các chỉ tiêu sau:
a. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ảnh một đơn vị vốn cố định bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn cố định càng tăng thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.
Bảng 2.2.2.a: Hiệu suất sử dụng vốn cố định từ 2002 - 2004
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn cố định bq()
Tr. đồng
12 040
11971
13677
3. Hiệu suất sử dụng VCĐ (Hc)
Lần
9,1
13,7
14,8
4. Tốc độ phát triển liên hoàn hiệu suất sử dụng VCĐ
%
-
150,6
108,0
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn hiệu suất sử dụng VCĐ
Lần
-
4,6
1,08
Vốn cố định được trang bị bình quân cho 1 lao động ngày càng tăng (năm 2002: 4,14 triệu; năm 2003: 4,06 triệu; năm 2004: 4,4 triệu) điều này thể hiện doanh nghiệp đã quan tâm đến người lao động, thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới, nhằm tăng năng suất lao động. Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng nhanh trong năm 2003 (tăng 50,6%) nhưng tốc độ tăng giảm dần ở năm 2004 (tăng 8%), nhưng nhìn chung với một đồng vốn cố định đã tạo ra được 1 đồng doanh thu ở các năm 2002 là 9,1; năm 2003 là 13,7; năm 2004 là 14,8 đã mang lại hiệu quả cho sản xuất của doanh nghiệp.
b. Mức doanh lợi trên vốn cố định
Mức doanh lợi trên vố cố định cho biết một đơn vị vốn cố định bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần.
Bảng 2.2.2.b: Mức doanh lợi trên vốn cố định từ 2002 - 2004
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Lợi nhuận thuần (M)
Tr. đồng
1 179
2 954
2 842
2. Vốn cố định bq()
Tr. đồng
12 040
11971
13677
3. Mức doanh lợi trên VCĐ (Rc)
Lần
9,8
24,7
20,8
4. Tốc độ phát triển liên hoàn mức doanh lợi trên VCĐ
%
-
252,0
84,2
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức doanh lợi trên VCĐ
Lần
-
14,9
-3,9
Mức doanh lợi trên vốn cố định có xu hướng giảm dần, năm 2004 chỉ bằng 84,2% so năm 2003; chi phí cao đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần đi sâu phân tích về chi phí để có thể biết được những khoản chi phí nào tăng bất hợp lý để có hướng điều chỉnh kịp thời.
c. Phân tích biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân
Để nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự biến động của doanh thu thuần, ta xét đến nhân tố hiệu suất sử dụng vốn cố định .
Từ công thức (11): Hc =
Ta có: D = Hc x
Ta có hệ thống chỉ số:
Về tương đối: ID = = = x
Về tuyệt đối: ∆D = D1 – D0 = (Hc1 – Hc0) + ( - ). Hc0
, : Vốn cố định bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Hc1 , Hc0 : Hiệu suất sử dụng vốn cố định kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
D1 , D0 : Doanh thu thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Bảng 2.2.2.c: Biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân
Năm 2003/2002
Năm 2004/2003
CHỈ TIÊU
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Biến động của doanh thu (D)
148,5
53 416
123,3
38 184
+ Do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng VCĐ (Hc)
150,6
52 788
108,0
15 045
+ Do ảnh hưởng của vốn cố định bình quân ()
99,43
-628
114,25
23 139
Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 tăng 48,5% (tăng 53416 triệu đồng); năm 2004 so năm 2003 tăng 23,3% (tăng 38184 triệu đồng), là do:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2003 so năm 2002 tăng 50,6% tăng về giá trị 52788 triệu đồng; tương tư như vậy năm 2004 tăng 8%, tăng về giá trị 15045 triệu đồng.
- Vốn cố định bình quân năm 2003 so năm 2002 giảm 0,5% làm giảm giá trị là 628 triệu đồng; năm 2004 tăng 14,3% làm tăng giá trị 23139 triệu đồng.
Như vậy, qua các năm nhân tố làm tăng doanh thu chủ yếu do sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cố định.
d. Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của mức doanh lợi
Từ công thức (12): Rc =
Ta có: M = Rc x
Về tương đối: IM = = = x
Về tuyệt đối: ∆M = M1 – M0 = (Rc1 – Rc0) + ( - ). Rc0
, : Vốn cố định bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Rc1 , Rc0 : Mức doanh lợi vốn cố định kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
M1 , M0 : Lợi nhuận thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Bảng 2.2.2.d: Biến động của lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn cố định
Năm 2003/2002
Năm 2004/2003
CHỈ TIÊU
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Biến động của lợi nhuận (M)
250,6
1775
96,2
-112
+ Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên VCĐ (Rc)
252
1784
84,2
-533
+ Do ảnh hưởng của vốn cố định bình quân ()
99,43
-9
114,25
421
Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 tăng 50,6% hay tăng 1775 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 giảm 3,8% hay giảm 112 triệu đồng, là do:
- Ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn năm 2003 so năm 2002 tăng 52% (tăng 1784 triệu đồng); năm 2004 giảm 15,8% đã làm giảm lợi nhuận 533 triệu đồng.
- Ảnh hưởng của vốn cố định bình quân năm 2003 so năm 2002 giảm 0,57% đã làm giảm 7 triệu đồng; năm 2004 tăng 14,3% đã làm tăng lợi nhuận 421 triệu đồng.
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động bình quân từ 2002 đến 2004
Vốn lưu động của doanh nghiệp chiếm trên 91% tổng vốn. Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết.
a. Cơ cấu tài sản lưu động
Bảng 2.2.3.a: Cơ cấu tài sản lưu động
Đơn vị tính: triệu đồng,%
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Cơ cấu 02 (%)
Cơ cấu 03 (%)
Cơ cấu 04 (%)
Tổng số TSLĐ cuối kỳ
127 693
134 404
170 689
100
100
100
1. Tiền
1 463
926
3 601
1,1
0,7
2,1
2. Các khoản phải thu
91 022
107 565
148 219
71,3
80,0
86,8
3. Hàng tồn kho
32 697
22 536
15 523
25,6
16,8
9,1
4. TSLĐ khác
2 511
3 377
3 346
2,0
2,5
2,0
Qui mô tổng vốn lưu động không ngừng tăng lên qua các năm; năm 2003 tăng 6,7 tỷ đồng (hay tăng 5,3%) so năm 2002, năm 2004 tăng 36,3 tỷ (hay tăng 27%) so năm 2003. Như vậy vốn lưu động từ 127,7 tỷ đồng năm 2002 đã lên đến 170,7 tỷ đồng năm 2004. Trong tổng vốn lưu động, các khoản phải thu chiếm cơ cấu khá lớn, năm 2002 chiếm 71,3%; năm 2003: 80%; năm 2004: 86,8%; để các khoản phải thu có xu hướng tăng lên như vậy là điều bất lợi đối với doanh nghiệp vì nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm trên 95% qua các năm (doanh nghiệp sử dụng vốn vay là chính), các khoản trả lãi vay không ngừng tăng lên.
Đứng thứ 2 sau các khoản phải thu là hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng có xu hướng giảm dần (năm 2002: 25,6%; năm 2003: 16,8%; năm 2004: 9,1%); Trong hàng tồn kho, đối với ngành XDCB chủ yếu là chi phí dở dang, với tỷ lệ 9,1% của năm 2004 là chấp nhận được.
Qua cơ cấu của vốn lưu động ta thấy được sự khó khăn của doanh nghiệp trong những năm gần đây về thanh toán khối lượng hoàn thành; sự thanh toán không theo tiến độ thi công giữa A và B đã làm tăng chi phí, do phải trả lãi vay quá lớn, giảm hiệu quả sản xuất
b. Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay của vốn lưu động là số lần chu chuyển được xác định theo kết quả đầu ra so với vốn đưa vào chu kỳ tái sản xuất. Số vòng quay của vốn lưu động càng tăng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Bảng 2.2.3.b: Số vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn lưu động bq()
Tr. đồng
116 862
131 049
152 547
3. Vòng quay VLĐ (Lvl)
Vòng
0,94
1,25
1,32
4. Tốc độ phát triển liên hoàn vòng quay VLĐ
%
-
132,9
105,6
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn vòng quay VLĐ
Vòng
-
0,31
0,07
Vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng lên qua các năm: năm 2002: 0,94 vòng, năm 2003: 1,25 vòng, năm 2004: 1,32 vòng. Năm 2003 so năm 2002 tăng 32,9%, hay tăng 0,31 vòng, năm 2004 so năm 2003 tăng 5,6%, hay tăng 0,07 vòng.
c. Mức đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị doanh thu thuần cần bao nhiêu đơn vị vốn lưu động bình quân.
Bảng 2.2.3.c: Mức đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn lưu động bq()
Tr. đồng
116 862
131 049
152 547
3. Mức đảm nhiệm VLĐ (Hvl)
Lần
1,08
0,8
0,76
4. Tốc độ phát triển liên hoàn mức đảm nhiệm VLĐ
%
-
74,1
95,0
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức đảm nhiệm VLĐ
Lần
-
-0,28
-0,04
Qua bảng số liệu ta nhận thấy, mức đảm nhiệm của vốn lưu động giảm dần qua từng năm. Năm 2003 so năm 2002 giảm 25,9%, hay giảm 0,28 lần, có nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2003 cần 0,8 đồng vốn lưu động (năm 2002 là 1,08 đồng). Năm 2004 so năm 2003 giảm 5%, hay giảm 0,04 lần, có nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2004 chỉ cần 0,76 đồng vốn lưu động.
d. Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động
Bảng 2.2.3.d: Độ dài bình quân 1 vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn lưu động bq()
Tr. đồng
116 862
131 049
152 547
3. Độ dài bình quân của một vòng quay vốn lưu động (d)
Ngày
382
288
272
4. Tốc độ phát triển liên hoàn độ dài bq 1 vòng quay VLĐ
%
-
75,4
94,4
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn độ dài bq 1 vòng quay VLĐ
Ngày
-
-94
-16
Qua bảng trên ta thấy độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động giảm nhanh qua các năm. Năm 2003 chỉ bằng 75,4% so năm 2002 (giảm 94 ngày); năm 2004 chỉ băng 94,4% năm 2003 (giảm 16 ngày). Điều này cứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
e. Mức doanh lợi trên vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần.
Bảng 2.2.3.e: Mức doanh lợi trên vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Vốn lưu động bq()
Tr. đồng
116 862
131 049
152 547
2. Lợi nhuận trước thuế (M)
Tr. đồng
1 179
2 954
2 842
3. Mức doanh lợi trên VLĐ (Rvl)
%
1,01
2,25
1,86
4. Tốc độ phát triển liên hoàn mức doanh lợi trên VLĐ
%
-
222,8
82,7
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức doanh lợi trên VLĐ
%
-
1,24
-0,39
Mức doanh lợi trên vốn không ổn định. Năm 2003 so năm 2002 tăng 1,2 lần, tăng về số tuyệt đối là 1,24%; năm 2004 so năm 2003 giảm 17,3%, giảm số tuyệt đối là 0,39%. Như vậy năm 2002 cứ 1 đồng vốn lưu động thu được 1,01 đồng lợi nhuận, năm 2003 là 2,25 đồng, năm 2004 là 1,86 đồng.
Qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp, có thể nói rằng doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc thu hồi công nợ, rút ngắn vòng quay của vốn. Tuy nhiên do các khoản phải thu còn quá lớn đã ảnh hưởng nhất định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
f. Phân tích biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của vòng quay vốn lưu động bình quân.
Từ công thức (15): Lvl =
Ta có: D = Lvl x
Về tương đối: ID = = = x
Về tuyệt đối: ∆D = D1 – D0 = (Lvl1 – Lvl0) + ( - ). Lvl0
, : Vốn lưu động bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Lvl1 , Lvl0 : Vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
D1 , D0 : Doanh thu thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Bảng 2.2.3.f: Biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động
Năm 2003/2002
Năm 2004/2003
CHỈ TIÊU
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Biến động của doanh thu (D)
148,5
53 416
123,3
38 184
+ Do ảnh hưởng của số vòng quay VLĐ (Lvl)
132,5
40 625
105,9
10678
+ Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân ()
112,1
12 791
116,4
27 506
Doanh thu năm 2003 so năm 2002 tăng 48,5%, làm tăng giá trị là 53416 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 tăng 23,3% hay tăng 38184 triệu đồng.
- Do ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng 32,5% làm tăng doanh thu 40625 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 5,9% làm tăng doanh thu 10678 triệu đồng.
- Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân năm 2003 so năm 2002 tăng 12,1% làm tăng doanh thu 12791 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 tăng 16,4% làm tăng doanh thu 27506 triệu đồng.
g. Phân tích biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của mức doanh lợi vốn lưu động bình quân.
Từ công thức (15): Rvl =
Ta có: M = Rvl x
Về tương đối: IM = = = x
Về tuyệt đối: ∆M = M1 – M0 = (Rvl1 – Rvl0) + ( - ). Rvl0
, : Vốn lưu động bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Rvl1 , Rvl0 : Mức doanh lợi vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
M1 , M0 : Lợi nhuận thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Bảng 2.2.3.g: Biến động của lợi nhuận thuần do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn lưu động
Năm 2003/2002
Năm 2004/2003
CHỈ TIÊU
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Biến động của lợi nhuận (M)
250,6
1775
96,2
-112
+ Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên VLĐ (Rvl)
222,8
1625
82,7
-595
+ Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân ()
112,1
150
116,4
483
Lợi nhuận thuần năm 2003 so năm 2002 tăng 1,5 lần hay tăng 1775 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 giảm 3,8% làm giảm giá trị 112 triệu đồng.
- Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng 1,2 lần làm tăng lợi nhuận 1625 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 giảm 17,3% làm giảm lợi nhuận 595 triệu đồng.
- Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân năm 2003 so năm 2002 tăng 112,1% làm tăng lợi nhuận 150 triệu đồng; năm 2004 so năm 2003 tăng 16,4% làm tăng lợi nhuận 483 triệu đồng.
Như vậy, lợi nhuận thuần của doanh nghiệp chủ yếu do tăng vốn lưu động. Mức doanh lợi của vốn sử dụng không ổn định, năm cao năm thấp.
h. Phân tích biến động mức doanh lợi trên vốn lưu động do ảnh hưởng của vòng quay vốn và mức doanh lợi trên doanh thu
Ta có công thức: = x
M : Lợi nhuận thuần
D : Doanh thu thuần
: Vốn lưu động bình quân
Ta có công thức: Rvl = Rd x Lvl
Rvl : Mức doanh lợi trên vốn lưu động
Rd : Mức doanh lợi trên doanh thu
Lvl : Vòng quay vốn lưu động
Ta có hệ thống chỉ số:
Về tương đối: IRvl = = = x
Về tuyệt đối: ∆Rvl = Rvl1 – Rvl0 = (Rd1 – Rd0) Lvl1 + (Lvl1 – Lvl0). Rd0
, : Vốn lưu động bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Rvl1 , Rvl0 : Mức doanh lợi trên vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Rd1 , Rd0 : Mức doanh lợi trên doanh thu kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Lvt1 , Lvl0 : Vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Bảng 2.2.3.h: Biến động của mức doanh lợi trên vốn lưu động do ảnh hưởng của vòng quay vốn và mức doanh lợi trên doanh thu
Năm 2003/2002
Năm 2004/2003
CHỈ TIÊU
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(%)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(%)
Biến động của mức doanh lợi trên vốn lưu động (Rvl)
222,8
1,24
82,7
-0,39
+ Do ảnh hưởng của mức doanh lợi trên doanh thu (Rd)
169,2
0,84
77,9
-0,48
+ Do ảnh hưởng của số vòng quay VLĐ (Lvl)
132,9
0,4
105,6
0,09
Mức doanh lợi trên vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng 1,2 lần hay tăng 1,24%; năm 2004 so năm 2003 giảm 17,3% hay giảm 0,39%, là do:
- Ảnh hưởng của mức doanh lợi trên doanh thu năm 2003 so năm 2004 tăng 69,2% làm mức doanh lợi tăng 0,84%; năm 2004 giảm 22,1% làm mức doanh lợi giảm 0,48%.
- Ảnh hưởng của số vòng quay vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng 32,9% làm tăng mức doanh lợi 0,4%; năm 2004 tăng 5,6% làm tăng mức doanh lợi 0,09%.
2.2.4. Phân tích hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn rất quan trọng trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Thông qua nguồn vốn chủ sở hữu ta biết được doanh nghiệp có tự chủ được nguồn vốn kinh doanh trong họat động của mình hay không.
a. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hũu phản ảnh một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
Bảng 2.2.4.a: Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu từ 2002 - 2004
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Doanh thu thuần (D)
Tr. đồng
110 151
163 567
201 751
2. Vốn chủ sở hữu bq()
Tr. đồng
5 365
6 982
8 552
3. Hiệu suất sử dụng VCSH (Hvsh)
Lần
20,5
23,4
23,6
4. Tốc độ phát triển liên hoàn hiệu suất sử dụng VCSH
%
-
114,1
100,9
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn hiệu suất sử dụng VCSH
Lần
-
2,9
0,2
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu tăng nhanh trong năm 2003 (tăng 14,1%) nhưng tốc độ tăng giảm dần ở năm 2004 (tăng 0,9%), nhưng nhìn chung với một đồng vốn CSH đã tạo ra được doanh thu ở các năm 2002 là 20,5; năm 2003 là 23,4; năm 2004 là 23,6 đã mang lại hiệu quả cho sản xuất của doanh nghiệp.
b. Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu
Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu cho biết một đơn vị vốn CSH bình quân đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần.
Bảng 2.2.4.b: Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu từ 2002 - 2004
Chỉ tiêu
Đ.V.T
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. Lợi nhuận thuần (M)
Tr. đồng
1 179
2 954
2 842
2. Vốn chủ sở hữu bq()
Tr. đồng
5 365
6 982
8 552
3. Mức doanh lợi trên VCSH (Rvsh)
Lần
22
42,3
33,2
4. Tốc độ phát triển liên hoàn mức doanh lợi trên VCSH
%
-
192,3
78,5
5. Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn mức doanh lợi trên VCSH
Lần
-
20,3
-9,1
Mức doanh lợi trên vốn cố định có xu hướng giảm dần, năm 2004 chỉ bằng 78,5% so năm 2003; chi phí cao đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần đi sâu phân tích về chi phí để có thể biết được những khoản chi phí nào tăng bất hợp lý để có hướng điều chỉnh kịp thời.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm dần. Năm 2002 là 16,5%, năm 2003 là 31,7%, năm 2004 là 24,9%.
c. Phân tích biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân
Để nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự biến động của doanh thu thuần, ta xét đến nhân tố hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu.
Từ công thức (11): Hvsh=
Ta có: D = Hvsh x
Ta có hệ thống chỉ số:
Về tương đối: ID = = = x
Về tuyệt đối: ∆D = D1 – D0 = (Hvsh1 – Hvsh0) + ( - ). Hvsh0
, : Vốn sở hữu bình quân kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Hvsh1 , Hvsh0 : Hiệu suất sử dụng vốn sở hữu chủ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
D1 , D0 : Doanh thu thuần kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
Bảng 2.2.4.c: Biến động của doanh thu thuần do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân
Năm 2003/2002
Năm 2004/2003
CHỈ TIÊU
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Số tương đối
(%)
Số tuyệt đối
(Tr. đồng)
Biến động của doanh thu (D)
148,5
53 416
123,3
38 184
+ Do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng VCSH (Hvsh)
114,1
20 248
100,9
1710
+ Do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bình quân ()
130,1
33 186
122,5
36 474
Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2003 so năm 2002 tăng 48,5% (tăng 53416 triệu đồng); năm 2004 so năm 2003 tăng 23,3% (tăng 38184 triệu đồng), là do:
- Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2003 so năm 2002 tăng 14,1% tăng về giá trị 20248 triệu đồng; tương tự như vậy năm 2004 tăng 0,9%, tăng về giá trị 1710 triệu đồng.
Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2003 so năm 2002 tăng 30,1% tăng về giá trị 33186 triệu đồng; tương tự như vậy năm 2004 tăng 22,5%, tăng về giá trị 36474 triệu đồng.
Như vậy, qua các năm nhân tố làm tăng doanh thu chủ yếu do tăng nguồn vốn chủ sở hữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24329.DOC