Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa: LỜI MỞ ĐẦU
&
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển theo mô hình kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy việc phân tích tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp cũng phải được thay đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển đó. Hơn nữa nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Và đặc biệt nước ta đã và sẽ hội nhập chủ động hiệu quả vào khu vực AFTA/ASEAN, mức độ mở cửa hàng hoá dịch vụ tài chính đầu tư sẽ đạt và ngang bằng với các nước trong khối ASEAN từng bước tạo điều kiện nặng về kinh tế, về pháp lý để hội nhập sâu hơn về kinh tế khu vực và thế giới. Do đó vấn đề phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp là một khâu trọng tâm của quản lý doanh nghiệp.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định đ...
36 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
&
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển theo mô hình kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy việc phân tích tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp cũng phải được thay đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển đó. Hơn nữa nền kinh tế thị trường chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Và đặc biệt nước ta đã và sẽ hội nhập chủ động hiệu quả vào khu vực AFTA/ASEAN, mức độ mở cửa hàng hoá dịch vụ tài chính đầu tư sẽ đạt và ngang bằng với các nước trong khối ASEAN từng bước tạo điều kiện nặng về kinh tế, về pháp lý để hội nhập sâu hơn về kinh tế khu vực và thế giới. Do đó vấn đề phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp là một khâu trọng tâm của quản lý doanh nghiệp.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá tiềm năng , hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các bước tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp với kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của cô Huỳnh Bá Thúy Diệu, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài này với nội dung “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa”. Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính.
Phần II: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần điện tử Biên Hòa từ 2007-2009.
Phần III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty.
Do kiến thức thực tế và hiểu biết còn hạn chế, nhóm 21 mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để nhóm có thể có cách nhìn sâu sắc hơn, thực tế hơn giúp cho nhóm tiếp nhận kiến thức của chuyên nghành mình thuận lợi và áp dụng tốt công việc sau này.
Nhóm 21 xin chân thành cảm ơn đến giảng viên Huỳnh Bá Thúy Diệu đã trực tiếp hướng dẫn nhóm hoàn thành đồ án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT
THUẬT NGỮ
GIẢI THÍCH
1
CP
Chi phí
2
CCDV
Cung cấp dịch vụ
3
TSCĐ
Tài sản cố định
4
TTS
Tổng tài sản
5
PE
Giá trên thu nhập
6
EPS
Lãi cơ bản trên thu nhập
7
ROA
Thu nhập trên tổng tài sản
8
ROE
Thu nhập trên vốn chủ sở hữu
9
VCSH
Vốn chủ sở hữu
10
LNST
Lợi nhuận sau thuế
11
NNH
Nợ ngắn hạn
12
TSNH
Tài sản ngắn hạn
13
LN
Lợi nhuận
14
GVHB
Giá vốn hàng bán
15
SXKD
Sản xuất kinh doanh
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm, hệ thống, chức năng và vai trò của tài chính
1.1.1. Khái niệm về tài chính
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về tài chính.
Định nghĩa 1: Dựa vào quan điểm P.J.Drake, tài chính đơn thuần phản ánh hoạt động thu chi tiền tệ của chính phủ, đó là theo nghĩa hẹp. Còn theo nghĩa rộng hơn thì tài chính phản ánh các khoản vay và cho vay ảnh hưởng đến mức cung tiền.
Định nghĩa 2: Theo từ điển kinh tế học hiện đại, tài chính hiển thị vốn dưới dạng tiền tệ, nghĩa là ở các khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua thị trường tài chính hay các định chế tài chính. Nói cách khác, tài chính phản ánh hoạt động mà các cá nhân, công ty và tổ chức tạo lập tiền tệ và sử dụng nguồn tiền tệ để đáp ứng những nhu cầu phát triển khác nhau.
Khi xã hội có sự phân công về lao động, có sự chiếm hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, nền sản xuất hàng hóa ra đời và tiền tệ xuất hiện. Các quỹ tiền tệ được tạo lập và được sử dụng bởi các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Các quan hệ kinh tế đó đã làm nảy sinh phạm trù tài chính.
Cùng với quá trình phát triển của xã hội, khi Nhà nước ra đời đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tài chính. Nhà nước, với chức năng, quyền lực và để duy trì hoạt động của mình đã tạo lập quỹ ngân sách nhà nước thông qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, hình thành lĩnh vực tài chính nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, thúc đẩy và mở rộng phạm vi hoạt động của tài chính.
Các mối quan hệ tài chính
Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các với các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư.
Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian (như ngân hàng, quỹ tiền tệ) với các cơ quan, tổ chức kinh tế phi tài chính, dân cư.
Quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư với nhau.
Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia...
1.1.2. Hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính bao gồm;
Ngân sách Nhà nước
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính hộ gia đình, cá nhân
Tài chính của các tổ chức không vì lợi nhuận
Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian.
Hoạt động bảo hiểm
Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính.
1.1.3. Chức năng của tài chính
Chứa năng của tài chính là sự cụ thể hóa bản chất của tài chính, nó mở ra nội dung của tài chính và vạch rõ tác dụng xã hội của tài chính. Chức năng của tài chính là chức năng bên trong, biểu lộ tác dụng xã hội của nó và tác dụng đó chỉ có thể có được với sự tham gia nhất thiết của con người. Tài chính vốn có hai chức năng cơ bản, chức năng phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới dạng hình thái tiền tệ và chức năng giám đốc bằng tiền đối với toàn bộ hoạt động kinh tế xa hội(gọi tắc là chức năng giám đốc).
1.1.3.1. Chức năng huy động
Đây là chức năng tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn.
1.1.3.2. Chức năng phân phối
Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó, tài chính được sử dụng với tư cách một công cụ phân phối.
Khái niệm
Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ đó, các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau, để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội.
Phân phối tài chính phải xác định quy mô, tỉ trọng của đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân phù hợp với khả năng và sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi thời kì nhất định.
Phân phối tài chính phải bảo đảm giải quyết thỏa đáng giữa tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư.
Phân phối phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ về lợi ích kinh tế của những chủ thể tham gia phân phối.
Phân phối phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ cân đối trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong từng khâu riêng biệt.
Phân phối phải bảo đảm tạo lập và chu chuyển nguồn vốn, bảo đảm quá trình tái sản xuất xã hội bình thường.
Đặc điểm của phân phối tài chính:
Phân phối của tài chính luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.
Phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, không kèm theo với sự thay đổi hình thái giá trị.
Phân phối tài chính bao hàm cả quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại.
Phân phối lần đầu sản phẩm xã hội là quá trình phân phối chỉ diễn ra ở lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các dịch vụ. Chủ thể phân phối: doanh nghiệp, người lao động, nhà nước, ngân hàng,... Kết quả phân phối: Hình thành nên các phần thu nhập của các chủ thể phân phối.
Phân phối lại là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản đã hình thành qua phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, thỏa mãn nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội.
1.1.3.3. Chức năng giám sát
Đây là chức năng kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Thông qua chức năng này để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của mỗi thời kỳ, kiểm tra các chế độ tài chính của Nhà nước...
1.1.4. Vai trò của tài chính
Tài chính- công cụ phân phối tổng sản phẩm quốc dân: kinh tế thị trường là một nên kinh tế mà trước hết mọi sản phẩm của sản xuất đều mang tính chất hang hóa với đúng nghĩa của nó. Tức là một nền kinh tế mà mọi sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ trên thị trường với giá cả được xác định chủ yếu theo quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Nền kinh tế đó không chấp nhận kiểu phân phối theo mệnh lệnh hành chính với giá cả ép buộc không phản ánh đúng giá trị của hàng hóa, mà trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã áp dụng trong nền kinh tế đó nước ta đã thực hiện một chính sách phân phối như vậy, do đó đã không sử dụng hiệu quả tiềm năng của đất nước, nền kinh tế bị trì trệ trong thời gian dài. Công cụ tài chính đã làm sôi động nên kinh tế trong các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; hướng các nguồn tài chính vào những điểm xung yếu nhất cần thiết nhất và có hiệu quả nhât để phát triển kinh tế xã hôi.
Tài chính- công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nên kinh tế: Vai trò quản lý điều tiết vĩ mô nên kinh tế xã hội được thể hiện trong việc định hướng, khuyến khích, hướng dẫn và điều tiết các quan hệ kinh tế phát triển theo đường lối, chính sách, luật pháp của nhà nước, theo hướng có lợi cho nền kinh tế quốc dân.
1.2. Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu về phân tích tài chính
1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mục đích của phân tích tài chính là nhằm nhận định trạng thái tài chính của doanh nghiệp và làm cơ sở để ra các quyết định đầu tư và tài trợ nhằm nâng cao giá trị tài sản của doanh nghệp.
Thực hiện phân tích tài chính của công ty có thể do các nguyên nhân sau:
Bản thân doanh nghiệp.
Các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các nhà cung cấp vốn như ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, nhà cung cấp… và các nhà đầu tư như công ty chứng khoán, nhà đầu tư tổ chức hay nhà đầu tư cá nhân…
Các báo cáo tài chính thường được sử dụng gồm: bảng tổng kết tài sản ( bảng cân đối kế toán), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( báo cáo thu nhập), báo cáo nguồn sử dụng ngân quỹ ( luân chuyển tiền tệ), báo cáo lợi nhuận để lại…
1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Loại hình quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc trưng chung.
Thông thường, báo cáo tài chính được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Người cho vay muốn biết liệu doanh nghiệp đang tìm ngân quỹ có khả năng hoàn vốn lại không. Các nhà đầu tư quan tâm đến khả năng ổn định tài chính và phát sinh lợi nhuận cũng như thu nhập của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm như thế nào trong tương lai. Những nhân viên có năng lực sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh hiện tại của một công ty trước khi họ ký kết hợp đồng lao động với công ty đó. Các cơ quan ban hành định chế cần các báo cáo tài chính để đánh giá hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp đó.
Những thông số này giúp mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, năng suất hoạt động, khả năng sinh lợi tương ứng, cũng như nhận thức của các nhà đầu tư được thể hiện thông qua hành vi của họ trên thị trường tài chính. Nó cũng giúp chuyên viên phân tích hoặc những người ra quyết định có khái niệm chung về nguồn gốc của một doanh nghiệp, hiện trạng và tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp đó. Trong hầu hết trường hợp, các thông số thường không nói lên đầy đủ bản chất của một doanh nghiệp, nhưng chúng có thể là sự khởi đầu.
1.2.3. Mục tiêu của phân tích tài chính
Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh.
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
Trong nhiều trường hợp người ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, thậm chí cả việc đọc kỹ lưỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lại các số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của người phân tích. Khi đó, người ta có thể hỏi tại sao không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, nói cách khác là tại sao lại “can thiệp vào các con số” ngay từ đầu? Câu trả lời hiển nhiên là, hầu như luôn luôn phải có can thiệp đôi chút để “hiểu rõ các con số”. Nhìn chung, đòi hỏi phải có sự phân tích nào đó với tư cách là bước đầu tiên đối với báo cáo tài chính đã được chuẩn bị nhằm chắt lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báo cáo. Thứ hai, hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thường là một cách làm không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu logic, trong đó, các cảm nghĩ và các kết luận có thể được phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý.
1.3. Phương pháp phân tích tài chính
1.3.1. Thông tin trên báo cáo tài chính
Phân tích tài chính dựa trên nền thông tin căn bản là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính là để cung cấp thông tin tài chính hữu ích về một doanh nghiệp cho các nhà dầu tư và người cho vay cũng như các bên hữu quan khác. Người đọc chính của báo cáo tài chính thường là người chủ, người đầu tư của doanh nghiệp và các chủ nợ của nó.
Có nhiều loại báo cáo tài chính khác nhau, tuy nhiên với những người phân tích bên ngoài nói chung, mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, khả năng có được các báo cáo tài chính đó là khác nhau. Hệ thống báo cáo tài chính sử dụng cho các đối tượng bên ngoài công ty gồm có:
Bảng cân đối kế toán ( Bảng tổng kết tài sản).
Báo cáo kết quả hoạch định kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Đối với các nhà quản trị,báo cáo tài chính cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, các xu hướng phát triển, các ưu và nhược điểm trong các hoạt động của công ty. Đối với các nhà đầu tư tiềm năng, báo cáo tài chính cung cấp các thông tin cần thiết để tìm hiểu các yếu tố rủi ro, khả năng hoàn vốn, khả năng bảo toàn và thanh toán vốn, sự tăng trưởng… Cụ thể hơn, họ ước lượng giữa giá trị hiện tại của khoảng đầu tư với giá trị tương lai mà họ có thể đạt được. hơn nữa họ còn nguyên cứu thu nhập hoạt động. Đặt biệt, họ muốn tìm ra các yếu tố tăng trưởng tìm năng như:
Công ty có nguồn tài năng nào?
Các nguồn đã được sử dụng như thế nào?
Công ty đang duy trì cơ cấu như thế nào?
Những rủi ro và cơ hội có thể có?
Các đòn bẫy tài chính.
Thời hạn, độ lớn, sự không chắc chắn của các ước đoán.
Báo cáo tài chính của một công ty thường được xuất phát từ hai báo cáo chính là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ hai báo cáo này, có những báo cáo phát sinh khác được hình thành như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo lợi nhuận sau thế…
1.3.1.1. Bảng cân đối kế toán
Dùng phưong pháp phân tích theo chiều dọc và theo chiều ngang để:
Xem xét và đánh giá các khoản mục nợ ngắn hạn doanh nghiệp đang khai thác như vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước,…có phù hợp không?
Xem xét, đánh giá các khoản nợ dài hạn doanh nghiệp đang sử dụng như thế nào.
Xem xét và đánh giá các khoản nợ khác như chi phí trả trước,..có phù hợp với mục đích sử dụng vốn hay không?
Xem xét và đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đang khai thác…
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn.
Và để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, ta thường đi sâu vào phân tích chỉ tiêu luân chuyển vốn.
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn
Vốn luân chuyển = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn
1.3.1.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh.
Sử dụng phương pháp so sánh theo chiều dọc và theo chiều ngang để:
Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không?
Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh...
1.3.1.3. Phân tích biến động các dòng tiền tệ qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD
tiền từ hoạt động =
sản xuất kinh doanh Tổng dòng tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
tiền từ hoạt động =
đầu tư Tổng dòng tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
tiền từ hoạt động =
tài chính Tổng dòng tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư
thu từ hoạt động =
đầu tư Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động SXKD
thu từ hoạt động =
SXKD Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính
thu từ hoạt động =
tài chính Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động SXKD
chi hoạt động =
sản xuất kinh doanh Tổng dòng tiền chi các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động đầu tư
chi hoạt động =
đầu tư Tổng dòng tiền chi các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động tài chính
chi hoạt động =
Tài chính Tổng dòng tiền chi các hoạt động
1.3.2. Các thông số tài chính
1.3.2.1. Nhóm thông số đo lường khả năng thanh toán.
Các chỉ số thanh toán này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?
Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio): Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn, chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
Theo từ điển quản lý tài chính ngân hàng, khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền. Hay khả năng thanh toán được hiểu như việc công ty có tiền và các tài sản có khả năng chuyển hóa ra tiền mặt để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Thông số này đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
Nhóm thông số này bao gồm:
Chỉ tiêu
Công thức tính
Khả năng thanh toán hiện thời
TSNH/NNH
Khả năng thanh toán nhanh
(TSNH-TK)/NNH
Khả năng thanh toán tức thời
TM/NNH
Vòng quay hàng tồn kho
R = GVHB / TKBQ
Vòng quay phải thu khách hàng
Vòng quay phải thu KH = DT tín dụng/PTKH bình quân
Kỳ thu tiền bình quân
ACP = PTbq*360 / doanh số tín dụng
1.3.2.2. Nhóm thông số nợ .
Để đánh giá khả năng tài chính của một công ty người ta thường dùng rất nhiều các chỉ số tài chính. Trong đó, chỉ số phản ánh tình trạng nợ của một công ty rất quan trọng và được nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích tài chính quan tâm.
Chỉ số cơ bản phản ánh nợ của một doanh nghiệp bao gồm:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả nợ
Thông thường nhà phân tích sử dụng tỷ số Nợ trên tổng tài sản, tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản.
Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.
Tỷ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản
Công thức tính như sau:
Chỉ tiêu
Công thức tính
Tỷ lệ từ tài trợ
Tổng VCSH/Tổng TS
Tỷ lệ nợ trên tài sản
Tổng nợ / Tổng tài sản
1.3.2.3. Số khả năng sinh lợi.
Thông số khả năng sinh lợi bao gồm hai nhóm- một nhóm biểu diễn khả năng sinh lợi trong mối quan hệ với doanh thu và một nhóm biểu diễn khả năng sinh lợi trong mối quan hệ với vốn đầu tư. Kết hợp lại, các thông số này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó phản ứng mức độ ổn định của thu nhập khi so sách với các thông số quá khứ và thể hiện mức độ hấp dẫn của công ty khi so sánh với các thông số bình quân ngành.
ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equytyROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông phổ thông. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Công thức tính như sau:
Khả năng sinh lợi trên doanh số
Chỉ tiêu
Công thức tính
Lợi nhuận gộp biên
LNGBiên= lợi nhuận gộp về BH và CCDV / doanh thu thuần về BH và CCDV
Lợi nhuận ròng biên
LNRBiên= Ln sau thuế TNDN / DT thuần về BH vàCCDV
Lợi nhuận thuần biên
LN thuần / DT thuần
Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư
Chỉ tiêu
Công thức tính
Thu nhập trên tổng tài sản( ROA)
ROA=Ln sau thuế TNDN / tổng TS BQ trong kỳ
Thu nhập trên vốn chủ
( ROE)
ROE=LN sau thuế TNDN / tổng VCSH BQ
1.3.2.4. Thông số hoạt động
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Công thức tình như sau:
Chỉ tiêu
Công thức tính
Vòng quay tài sản
DT/TTS
Vòng quay tài sản cố định
DT/TSCĐ ròng
1.3.2.5. Thông số giá trị thị trường
Hai chỉ số mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi đánh giá một cổ phiếu trên thị trường đó là chỉ số EPS và P/E. Mỗi chỉ số có một ý nghĩa khác nhau mà từ đó cho nhà đầu tư biết được tình trạng cổ phiếu đó như thế nào để có một chiến lược đầu tư cho thích hợp.
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS: Earning Per Share) và tỷ số giá thu nhậpHệ số giá và thu nhập cổ phiếu (P/E: Price on Earning per share) hiện nay là chỉ số được rất nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam sử dụng để đánh giá chứng khoán
Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó. Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường. Nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn. Công thức tính là:
Trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi thì EPS được tính lại, gọi là EPS giảm bớt, bởi số trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường vào bất kỳ lúc nào. Kết quả là số lượng cổ phiếu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.
Công ty nào có EPS cao hơn so với các công ty khác sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại.
EPS thay đổi tuỳ theo phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá được lấy từ thông tin công ty. Do đó, dù là EPS lấy từ công ty hay chuyên gia cũng chỉ là con số ước tính.
Do vậy, chỉ số này nên được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty. Và EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm không đủ 10% thì EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm theo.
Hệ số này cho nhà đầu tư biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của một cổ phiếu. Và bằng cách nghịch đảo của tỷ số P/E (lấy 1 chia cho P/E), nhà đầu tư có thể xác định được tỷ suất lợi nhuận tương đối trên khoản đầu tư của họ.
Thông thường, P/E từ 5-15 là bình thường, nếu P/E lớn hơn 20 có nghĩa là: Nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai.Cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư tho mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp.Nhà đầu tư dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Nhiều ý kiến cho rằng cổ phiếu đó đang được định giá quá cao và giá cổ phiếu sẽ sớm giảm đến một giá trị tương đối hợp lý. Tuy nhiên, điều khó có thể phủ nhận là P/E cao thường ám chỉ một mức rủi ro lớn và rủi ro lớn hàm ý một cơ hội thu lợi nhuận lớn hơn. Những cổ phiếu này thường nhạy cảm với tin tức xấu, còn những cổ phiếu có P/E thấp thì không.
Khi tính được tỷ số P/E, nên so sánh với 4 chuẩn mực sau: Tỷ số tăng trưởng trong quá khứ (kiểm tra qua nhiều năm để có thể biết được mức bình thường của P/E). Mức tăng trưởng dự kiến trong tương lai của công ty. Cổ phiếu của các công ty khác trong cùng ngành kinh doanh.
Lưu ý rằng P/E sẽ trở lên vô ích nếu nó không phản ánh khuynh hướng của lạm phát. Nếu mức lạm phát là 8% một năm và tỷ số P/E là 12 thì tỷ số P/E thực sẽ gần với 20. Tỷ số P/E thực này cho ta biết sự mong đợi của các nhà đầu tư có thực tế hay không. Nếu tỷ số P/E thực thấp thì hầu như giá các cổ phiếu luôn tăng lên. Nếu chúng quá cao, giá các cổ phiếu luôn hạ xuống.
Và chỉ số P/E cũng chỉ thực sự có ý nghĩa trong việc xác định giá cổ phiếu khi thị trường chứngkhoán đã phát triển tương đối với nhiều công ty cùng ngành nghề, cùng quy mô được niêm yết. Khi đó, chỉ cần nhân hệ số P/E với lợi nhuận mỗi cổ phiếu là có thể xác định một cách tương đối giá trị của cổ phiếu (P0 = P/E x EPS). Đây là cách xác định giá cổ phiếu thường nhanh nhất và đơn giản nhất.
Mặc dù vậy, P/E không phải là con số kỳ diệu. Tỷ số này được dùng để có được một thước đo tương đối về giá cổ phiếu mà thôi. Không nên hiểu nó một cách biệt lập, mà nên so sánh nó với P/E bình quân của ngành.
P/E của các loại công ty trong các ngành nghề khác nhau thì khác nhau. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến những công ty có chỉ số P/E cao vì họ nghĩ rằng công ty có tiềm năng phát triển trong tương lai. . Tuy nhiên cũng có trường hợp P/E cao không phải do giá thị trường của cổ phần hiện tại cao mà do EPS đang ở mức thấp (thường gặp ở các công ty mới tăng trưởng) .
Các công ty lâu đời hay những công ty đã phát triển đến mức tột bật thường P/E rất thấp. Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng và đẩy giá lên nữa. Do đó P/E sẽ thấp. Cũng có trường hợp công ty hoạt động tốt nhưng lại có chỉ số P/E thấp là do thị trường không đánh giá cao hay người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty. Tuy nhiên, vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm không phải P/E hiện tại mà P/E tương lai tức là tiên đoán lợi nhuận kì tới của công ty (EPS1) và do đó P1 = EPS1 x P/E. Nhưng việc dự đoán lợi nhuận của năm tới không thể hoàn toàn chính xác được.
Nói tóm lại, hệ số EPS và P/E chỉ cho ta hình ảnh về công ty, chưa phải là hệ số đáng tin cậy để đánh giá chứng khoán bởi những lý do sau:
Thứ nhất, ta chưa có cơ sở nào để nói P/E bây giờ là cao cả vì Việt Nam chưa có đủ các công ty cùng ngành nghề và cùng quy mô trên thị trường nên ta không thể lấy cơ sở nào mà so sánh. Ví dụ ta không thể so sánh FPT với HAP được.
Thứ hai, luật CKVN chưa bắt buộc các cty phải công bố cụ thể các thông tin. Do đó các nhà đầu tư không thể dự kiến được lợi nhuận sắp đến chắc chắn được.
Công thức tính như sau:
Chỉ tiêu
Công thức tính
Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành(ESP)
ESP=(LN sau thuế TNDN- Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu lưu hành trong kỳ
Giá trên thu nhập(P/E)
P/E=Giá trị thị trường cổ phiếu / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ BIÊN HÒA 2007-2009
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần Điện tử BiênHòa - Viettronics Bien Hoa Joint Stock Company là một trong những công ty điện tử hàng đầu của Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử - điện lạnh - điện gia dụng mang thương hiệu BELCO
Đặc điểm và tình hình hoạt động:
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Tên giao dịch: VIETTRONICS BIEN HOA JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: BELCO.
Vốn điều lệ: 60 tỷ VND.
Số lượng phát hành: N/A.
Giấy ĐKKD số: 4103002784 do Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 21/10/2004.
Trụ sở chính:
Địa chỉ: 52-54 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 3822 4124 Fax: (84-8) 3822 4124.
Nhà máy sản xuất : KCN Biên Hòa I, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai.
Chi nhánh Hà Nội : 178 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội.
Chi nhánh TP.HCM - Trung tâm Thương Mại & Dịch Vụ : 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận1, Tp.HCM.
Các nghành nghề Công ty kinh doanh:
Sản xuất, bảo hành, kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử và tin học.
Xuất nhập khẩu thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, vật tư, sản phẩm điện, điện tử, tin học.
Dịch vụ cho thuê nhà, văn phòng, cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, siêu thị, kho hàng, bến bãi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Dịch vụ du lịch, lữ hành, trò chơi giải trí, trang trí.
Các dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các sản phẩm điện, điện tử, tin học.
Sản phẩm/dịch vụ chính.
Tivi màu hiệu Belco.
Điện gia dụng: lò viba, nồi cơm điện, quạt điện cao cấp điều khiển từ xa hiệu Belco.
Máy điều hòa không khí hiệu Belco.
Trong nhiều năm qua, Công ty cổ phần Điện Tử Biên Hòa đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại. Đồng thời, với một đội ngũ lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, công ty đã sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng cao, ngày càng thỏa mãn tốt hơn các yêu cầu của người tiêu dùng.
Chính sách chất lượng của chúng tôi là :
" THỎA MÃN KHÁCH HÀNG - PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU "
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN.
Tiền thân của Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa là một công ty liên doanh giữa Công ty SANYO ELECTRIC Nhật Bản và Công ty Việt Nam được thành lập vào tháng 4 năm 1971 với tên giao dịch là Công ty SANYO INDUSTRIES VIETNAM, chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng.
Năm 1978, Công ty SANYO INDUSTRIES VIETNAM được quốc hữu hóa và đổi tên là Xí nghiệp Sanyo thuộc Công ty Cơ khí, Bộ Cơ khí và Luyện kim.
Năm 1983, Xí nghiệp Sanyo được đổi tên thành Xí nghiệp Viettronics Biên Hòa trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Điện tử, Bộ Cơ khí và Luyện kim.
Năm 1991 được đổi tên thành Công ty Viettronics Biên Hòa trực thuộc Liên hiệp Điện tử và Tin học Việt Nam, Bộ Công nghiệp nặng.
Năm 1993 được thành lập lại với tên là Công ty Điện tử Biên Hòa trực thuộc Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam – Bộ Công nghiệp nặng.
Ngày 24/12/2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 229/2003/QĐ-BCN chuyển Công ty Điện tử Biên Hòa thành Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa.
Và ngày 21/10/2004 Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa tên giao dịch VIETTRONICS BIEN HOA JOINT STOCK COMPANY chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103002784 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp.
Công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa (tiền thân là Công ty Điện tử Biên Hòa - Viettronics Bien Hoa) luôn chú trọng việc đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất, đổi mới trang thiết bị có công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Từ năm 1985 đến nay, công ty đã nhiều lần đầu tư mở rộng và đến hôm nay có một cơ sở vật chất kỹ thuật có thể đủ mạnh để tồn tại và phát triển. Mỗi thời điểm đầu tư đổi mới là những bứoc ngoặc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công ty.
Năm 1985
Trang bị hệ thống thiết bị đo lường chuyên dùng đồng bộ dùng để sản xuất, kiểm tra chất lượng các sản phẩm điện tử.
Hệ thống cung cấp tín hiệu truyền hình màu chuẩn trung tâm do hãng SHIBASOKU Co. Ltđ Nhật Bản sản xuất.
Năm 1987
Xây dựng xưởng sản xuất thứ hai tại Nhà máy Khu công nghiệp Biên Hòa
Năm 1990
Đầu tư dây chuyền lắp ráp tự động theo công nghệ tiên tiến, điều khiển bằng hệ thống “Các điều khiển Logic có thể lập trình được” PLC (Programmable Logical Controllers) do hãng HIRATA INDUSTRIAL MACHI NERIES Co. Ltd Nhật Bản chế tạo và lắp đặt.
Lắp đặt dây chuyền lắp PCB theo công nghệ tiên tiến do Philips thiết kế.
Năm 1996
Xây dựng văn phòng Chi nhánh Hà Nội đặt tại 178 Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Năm 1998
Sản xuất CTV, VCD, SVCD mang thương hiệu riêng của công ty là “BELCO”.
Khởi công xây dựng Công trình Trung tâm Thương mại Dịch vụ Điện và Điện tử - 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận I, Tp. Hồ Chí Minh.
Đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến kỹ thuật cao, trang bị hệ thống thiết bị lắp ráp tự động.
Lắp ráp đầu máy VCR cho Sharp.
Năm 2000
Đưa toà nhà ‘BELCO TOWER” vào hoạt động.
NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT
Với những nổ lực của tập thể CB CNV, Công ty Điện tử Biên Hòa đã được Đảng và Nhà nước khen thưởng thành tích trong hoạt động SX-KD, được các tổ chức chất lượng và người tiêu dùng tin tưởng :
Năm 1985
- Huân chương Lao động hạng Ba do Hội đồng Nhà nước trao tặng.
Năm 1986
- 18 Huy chương vàng cho các sản phẩm điện tử của Công ty Viettronics Biên Hòa sản xuất tại Hội chợ Triển lãm thành tựu Kinh tế Kỹ thuật toàn quốc tổ chức tại Giảng Võ - Hà Nội.
Năm 1988
- Bằng khen về Quản lý chất lượng sản phẩm của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước.
- Ba Bằng chứng nhận chất lượng Quốc gia: 01 Bằng chất lượng cấp cao, 02 Bằng chất lượng cấp 1.
Năm 1994
- Huân chương Lao động hạng Nhì do Hội đồng Nhà nước trao tặng.
Từ năm
1999 đến
năm 2007
* Danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn :
1. Hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài gòn tiếp thị tổ chức.
2. Danh hiệu thương hiệu mạnh Việt Nam cho thời báo kinh tế tổ chức.
3. BELCO là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do Phòng công nghiệp và thương mại (VCCI) kết hợp với Công ty AC NEILSEL tổ chức.
* Các giải thưởng đạt được :
1. Cúp vàng thương hiệu công nghiệp Việt Nam.
2. Huy chương vàng Hội chợ triễn lãm Quốc tế hàng công nghiệp tại Việt Nam.
Năm 2008 và năm 2009
Được Bộ trưởng Bộ Công thương tặng bằng khen đã có thành tích trong phong trào thi đua thực hiện vượt mức kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Toà nhà văn phòng BELCO tại 97 Nguyễn Thị Minh Khai: đang khai thác cho thuê hiệu quả 100% diện tích
Nhà văn phòng 52 – 54 Nguyễn Huệ, Quận I, Tp.Hồ Chí Minh: đang làm thủ tục xin thuê đất
2.1.2. Tình hình tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007-2009
2.1.2.1. Quy mô hoạt động của công ty
Công ty hoạt động trên nhiều nghành nghề khác nhau với mức đầu tư khá cao trong ba năm, điều đó được thể hiện:
Đầu tư tài chính: Công ty đã đầu tư 20 tỷ đồng mua cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương theo giá ưu đãi mà Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương dành cho cổ đông chiến lược.
Dự án xây dựng Nhà văn phòng và Trung tâm thương mại tại 178 Phố Bà Triệu: căn cứ vào thông tin qui hoạch, và qua nghiên cứu khả thi, việc xây dựng nhà cao tầng làm văn phòng cho thuê ở đây chưa hiệu quả (do hạn chế số tầng cao và mật độ xây dựng cho phép thấp) nên Công ty không tiếp tục triển khai Dự án này. Trước mắt, Công ty vẫn sử dụng để làm Chi nhánh Công ty tại Hà nội. Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án khác để khai thác có hiệu quả hơn nhà số 178 Phố Bà Triệu – Hà Nội như chuyển đổi, thuê, bán,….
Công ty tiếp tục cho thuê toàn bộ 100% diện tích toà nhà văn phòng BELCO tại 97 Nguyễn Thị Minh Khai trong năm 2008, góp phần đáng kể trong tổng thu nhập của công ty.
Công ty tiếp tục nghiên cứu các phương án khai thác có hiệu quả hơn nữa nhà văn phòng 52 – 54 Nguyễn Huệ, Quận I, Tp.Hồ Chí Minh và Nhà 178 Phố Bà Triệu (hiện đang làm Chi nhánh Công ty tại Hà nội).
Bảng cân đối kế toán, có thể cho ta thấy được quy mô hoạt động của công ty một cách rõ ràng và cụ thể. Điều đó được thể hiện qua ba năm từ 2007-2009:
TT
NỘI DUNG
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
I
TÀI SẢN NGẮN HẠN
74.863.793.683
68.246.073.867
49.089.177.436
1
Tiền và các khoản tương đương tiền
4.897.024.307
4.995.636.790
3.817.371.550
2
Các khoản đầu tư tài chính
30.000.000.000
29.000.000.000
13.300.000.000
3
Các khoản phải thu ngắn hạn
13.779.935.572
14.274.373.859
10.449.117.392
4
Hàng tồn kho
25.073.430.116
19.894.135.388
20.817.704.443
5
Tài sản ngắn hạn khác
1.113.403.688
81.927.830
698.984.051
II
TÀI SẢN DÀI HẠN
15.360.963.570
34.064.686.994
33.046.090.620
1
Các khoản phải thu dài hạn
410.900.000
382.300.000
355.000.000
2
Tài sản cố định
4.484.298.733
3947076070
3.511.471.520
TSCĐ hữu hình
1.837.891.799
985.096.876
562.720.184
TSCĐ vô hình
3.022.961.480
2.961.979.194
2.948.751.336
TSCĐ thuê tài chính
-
-
-
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
23.445.454
3
Bất động sản đầu tư
10.465.764.847
9.789.310.924
9.179.319.100
4
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
20.000.000.000
20.000.000.000
5
Tài sản dài hạn
-
-
-
III
TỔNG TÀI SẢI
90.224.757.263
102.310.760.861
82.129.268.056
IV
NỢ PHẢI TRẢ
16.779.878.387
26.537.834.481
667.4902.058
1
Nợ ngắn hạn
11.442.912.933
21.598.703.862
1.790.304.677
2
Nợ dài hạn
5.336.965.454
4.939.130.619
4.884.597.381
V
VỐN CHỦ SỬ HỮU
73.444.878.876
7.577.292.680
75.454.365.998
1
Vốn chủ sử hữu
73.572.394.497
75.383.071.526
74.511.177.432
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
60.000.000.000
60.000.000.000
60.000.000.000
Quỹ đầu tư phát triển
2.432.625.669
4.539.639.215
6.433.348.532
Quỹ dự phòng tài chính
631.743.940
119.787.159
1.731.183.593
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
10.508.024.888
9.645.544.952
634.664.6307
2
Nguồn kinh phí, quỹ khác
(127.515.621)
389.855.054
943.188.566
Quỹ khen thưởng
(48.808.485)
307.682.171
673.259.386
Phúc lợi
(83.707.136)
82.172.883
269.929.180
VI
TỔNG NGUỒN VỐN
90.224.757.263
102.310.760.861
82.129.268.056
2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn và thách thức trong giai đoạn bước đầu hội nhập kinh tế thế giới, trong năm 2007 vừa qua Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa đã duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được những kết quả đáng khích lệ như đã nêu, thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận để đảm bảo cổ tức cho các cổ đông, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong công ty, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Trong năm 2007, tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ có giảm một ít so với kế hoạch do ngưng sản xuất sản phẩm đã hết vòng đời (như tivi màn hình cong), hoặc giảm sản lượng do hiệu quả kinh doanh không còn cao (như đầu DVD). Tuy nhiên, bộ phận kỹ thuật kết hợp với bộ phận nghiên cứu thị trường đã kịp thời đưa ra thị trường nhiều sản phẩm Tivi màn hình phẳng mới, trong đó có 4 mẫu Tivi màu Slim và Ultra Slim phù hợp với thị trường, nhờ vậy vẫn đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận.
Mạng lưới bán hàng tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện, công tác chăm sóc khách hàng được quan tâm đúng mức, phương thức bán hàng linh hoạt hơn, nhờ đó công ty đã giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng dịch vụ bảo hành tiếp tục được nâng cao bao gồm việc mở rộng mạng lưới bảo hành, rút ngắn thời gian xử lý kỹ thuật, phục vụ khách hàng chu đáo, đã tạo thuận lợi cho công tác bán hàng và xây dựng niềm tin của khách hàng vào sản phẩm BELCO.
Để đảm bảo nguồn cung cấp đèn hình được liên tục, Công ty đã tích cực giao dịch, tìm kiếm thêm nhiều nguồn cung cấp đèn hình có chất lượng, có giá cả tốt và đảm bảo nhập khẩu đèn hình đúng tiến độ, hạn chế việc ngưng sản xuất do thiếu đèn hình; mặt khác, bộ phận Kỹ thuật cũng tích cực nghiên cứu kỹ thuật, rút ngắn thời gian xử lý kỹ thuật nhằm đảm bảo tiến độ nhập khẩu cho đèn hình.
Hoạt động dịch vụ cho thuê văn phòng tiếp tục đạt được hiệu suất cao, năm 2007 cho thuê suốt năm toàn bộ 100% diện tích tòa nhà văn phòng BELCO tại 97 Nguyễn thị Minh Khai, đóng góp đáng kể trong tổng thu nhập của công ty.
Để thấy được tình hình hoạt động của công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa, nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, nguồn lực cũng như đầu tư của các nhà quản trị. Qua các chỉ tiêu ba năm từ 2007- 2009 cùng việc sử dụng các thông số tài chính, chúng ta có thể đánh giá một cách tổng quan hơn về công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó đưa ra những biện pháp thỏa đáng khắc phục cũng như phát huy tính vốn có của doanh nghiệp.
TT
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
100.452.686.284
92.949.900.629
88.802.344.773
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
3
Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ
100.452.686.284
72.949.900.629
88.802.344.773
4
Giá vốn hàng bán
74.725.277.437
54.790.375.380
69.714.612.534
5
Lợi nhuận gộp về bán hang và cung cấp dịch vụ
25.727.408.847
18.159.525.249
19.087.732.239
6
Doanh thu từ hoạt động tài chính
3.652.514.490
3.682.533.549
2.182.977.751
7
Chi phí tài chính
84.827.957
3.655.814.841
1.182.977.751
8
Chi phí bán hang
8.764.491.691
6.954.778.758
4.042.571.650
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
8.030.499.598
6.771.720.424
8.742.080.349
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
12.500.104.091
4.459.744.755
7.216.122.786
11
Thu nhập khác
183.826.876
1.277.985.256
144.611.248
12
Chi phí khác
10.555
62.449
3.965.064
13
Lợi nhuận khác
183.816.321
1.277.922.807
140.646.184
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
12.683.920.412
5.737.667.582
7.356.768.970
15
Thuế thu nhập doanh nghiệp
124.302.420
435.697.914
457.686.408
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
12.559.617.992
5.301.969.668
6.899.082.562
17
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
20933
8.837
11.498
2.2. Phân tích tài chính từ 2007-2009 của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên có nhiều tác động tích cực với thị trường trong nước: Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2007 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8,46% - mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đạt mức kỷ lục (hơn 20 tỉ USD); vốn viện trợ phát triển chính thức ODA và kim ngạch xuất khẩu đều đạt mức tăng trưởng rất cao; thu nhập của người lao động khá hơn, người tiêu dùng mua sắm hàng hoá nhiều hơn trong đó có mặt hàng điện tử.
Mạng lưới bán hàng trải rộng khắp cả nước kết hợp với Dịch vụ hậu mãi chu đáo, nhanh chóng vẫn là thế mạnh của Công ty. Thương hiệu BELCO được người tiêu dùng cả nước tín nhiệm
Gia nhập WTO, những cơ hội thuận lợi mở ra nhưng sự cạnh tranh khắc nghiệt càng tăng lên. Trong năm 2007 do tác động của hội nhập kinh tế và cạnh tranh, giá bán các mặt hàng điện tử giảm rất mạnh , đặc biệt là qua các đợt bán hàng giảm giá của các Trung tâm điện máy lớn trong những tháng cuối năm vừa qua, đã tạo áp lực lớn trong việc cân đối giữa sản lượng tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh . Ngoài ra, trên thị trường cũng đã xuất hiện các dòng sản phẩm tivi màu giá rẻ do các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư lớn để sản xuất hay nhập khẩu về để bán với số lượng lớn. Hậu quả là các công ty sản xuất kinh doanh trong ngành hàng Điện tử, trong đó có Công ty CP Điện tử Biên Hòa, đã rất khó khăn khi đối mặt với xu hướng giá giảm liên tục này.
Tình hình sản xuất tivi màu dùng đèn hình (CRT) trên thế giới nói chung ngày càng thu hẹp lại. Vì vậy nguồn cung cấp linh kiện đầu vào như đèn hình ngày càng khó khăn hơn. Đặc biệt là khi Công ty sản xuất và cung cấp đèn hình duy nhất ở Việt Nam là ORION HANEL đột ngột ngưng sản xuất các loại đèn hình kể từ tháng 11/2007 do thiếu nguyên liệu, mặc dù đã tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp đèn hình thay thế ở nước ngoài như Malaysia, Indonesia,… nhưng kế hoạch sản xuất – kinh doanh của Công ty trong tháng 11/2007 vẫn phần nào bị ảnh hưởng.
Dù đã vạch ra những giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn, kịp thời nghiên cứu sản xuất dòng sản phẩm tivi Slim, Ultra Slim tham gia thị trường nhưng việc các công ty Hàn Quốc chuyển chiến lược kinh doanh tivi màu, theo đó sẽ tập trung mạnh vào dòng sản phẩm tivi Slim / Ultra Slim và giảm giá mạnh cho dòng sản phẩm này đã tạo áp lực lớn cho việc kinh doanh dòng sản phẩm mới Slim và Ultra Slim của Công ty
Mãi lực tiêu thụ hàng điện tử – điện máy phần nào bị ảnh hưởng khi chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 2 chữ số, CPI ở mức 12,61% so với tháng 12/2006 – mức tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua.
Những tháng cuối năm, giá nguyên liệu vật tư đầu vào , giá nhiên liệu và các loại chi phí đều tăng cao trong khi giá bán các sản phẩm điện tử lại giảm mạnh cũng làm cho việc kinh doanh của công ty càng khó khăn hơn.
Thiên tai, bão lụt xảy ra liên tục trong những tháng cuối năm gây hậu quả nặng nề cho nhân dân ở Miền Trung làm sức mua ở phân khúc thị trường này giảm đáng kể.
Kể từ 01/01/2008, Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu cho gần 1.700 dòng thuế theo cam kết trong WTO và các cam kết đa phương, song phương khác, trong đó mặt hàng điện, điện tử cũng nằm trong diện cắt giảm thuế quan. Đây là thách thức rất lớn đối với Công ty Cổ phần Điện tử Biên Hòa khi vừa phải cạnh tranh với hàng hoá của các liên doanh thương hiệu lớn ở Việt Nam vừa phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu của các nước trên thế giới vốn có nền công nghiệp điện tử phát triển trước ta nhiều.
Các tháng đầu năm 2008, giá nguyên liệu vật tư đầu vào, giá nhiên liệu và các loại chi phí tiếp tục tăng cao trong khi giá bán các sản phẩm điện tử lại giảm, đặc biệt là sự xuất hiện các sản phẩm có dòng giá thấp cũng đã tạo áp lực lớn cho việc kinh doanh sản phẩm điện tử của Công ty khi vừa phải giữ thị phần vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, với nổ lực của cán bộ công nhân viên Công ty cùng với bề dày kinh nghiệm phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường, linh hoạt trong sản xuất, chuyển đổi mẫu mã sản phẩm rất nhanh, tổ chức và quản lý tốt mạng phân phối , luôn đi tiên phong trong dịch vụ hậu mãi, Công ty cổ phần Điện tử Biên hoà sẽ vượt qua thách thức để tiếp tục phát triển.
Đầu năm 2009, sản xuất, kinh doanh giảm sút nghiêm trọng, nhưng ngay sau đó Công ty đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đánh giá lại và chọn sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường, xây dựng giá bán phù hợp với người tiêu dùng , một mặt tổ chức lại lực lượng sản xuất, củng cố lại mạng phân phối, nhờ đó, từ quí II/2009, doanh thu và sản lượng đều có mức tăng trưởng rõ rệt , đặc biệt là nhóm sản phẩm đầu DVD / MIDI .
Về sản phẩm, trong năm 2009, Công ty đã đưa ra thị trường 30 sản phẩm mới các loại phù hợp với yêu cầu thị trường . Các dòng sản phẩm đầu DVD/ MIDI mới ra đời tạo bước tăng đáng kể về sản lượng tiêu thụ. Các sản phẩm Loa, Ampli đã được thiết kế lại cả phần sản phẩm chính lẫn bao bì , kiểu dáng nhờ đó được thị trường đón nhận . Công ty cũng đã chuẩn bị tốt dòng tivi LCD loại 20” phù hợp với thu nhập của phần lớn người tiêu dùng để đưa ra thị trường đầu năm 2010.
Chăm sóc khách hàng, triển khai các chương trình khuyến mãi dưới hình thức thưởng vé đi du lịch vẫn là một thế mạnh của công ty. Các chương trình tham quan Trung Quốc, Campuchia dành cho khách hàng phía Nam, chương trình khuyến mãi đi Vịnh Hạ Long, đi tham quan các tỉnh miền Tây và đảo Phú Quốc tổ chức cho khách hàng phía Bắc được khách hàng ủng hộ và tích cực bán hàng để tham gia. Nhờ thực hiện tốt các chương trình khuyến mại trong tình hình kinh tế, xã hội vô cùng khó khăn, thị trường chậm, Công ty vẫn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng, duy trì hình ảnh thương hiệu, sản phẩm BELCO.
Phát huy thế mạnh là công ty có dịch vụ bảo hành phục vụ khách hàng bao rộng khắp cả nước, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hành, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bán hàng đồng thời tạo niềm tin của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm BELCO.
Bước đầu triển khai kinh doanh các sản phẩm máy tính mang thương hiệu Belco, qua đó nắm bắt được yêu cầu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ. làm cơ sở để phát triển thêm nhóm sản phẩm tin học trong thời gian tới.
Công ty đã sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, lực lượng lao động ở tất cả các đơn vị sản xuất, nhờ đó hoạt động của công ty tinh gọn, linh hoạt hơn. Công ty đã sử dụng quỹ tái cấu trúc đươc Đại hội đồng cổ đông cho trích lập tại cuộc họp đại Hội đồng cổ đông 2009 để trợ cấp thêm cho những lao động dôi dư trong diện cắt giảm, thay thế.
Công ty đã đảm bảo việc làm cho người lao động suốt cả năm, thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động theo như Thỏa ước lao động tập thể đã ký kết, thu nhập của người lao động trong năm 2009 được cải thiện so với năm 2008 .
Thông qua hai bảng số liệu là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta phân tích các thông số tài chính của công ty như sau:
2.2.1. Khả năng thanh toán
Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn.
Thông số
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Khả năng thanh toán hiện thời
6.54
6.16
27.4
Khả năng thanh toán nhanh
4.35
2.2
15.79
Khả năng thanh toán tức thời
0.04
0.23
2.1
Nhận xét: Qua biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán và bảng số liệu, ta thấy rằng khả năng thanh toán của công ty cổ phần điện tử Biên Hòa trong thời gian ba năm từ 2007 đến 2009 là rất cao, và nhất là trong năm 2009. Chính vì vậy ta có thể nhận định rằng rủi ro phá sản của công ty trong thời gian này là không có. Mặc dù có thông số khả năng thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh rất cao, nhưng khả năng thanh toán tức thời của công ty này trong hai năm 2007 và 2008 không vượt quá 1 lần cho đến năm 2009 con số này mới được cải thiện lên 2 lần. Và có một sự biến động mạnh trong 3 năm nghiên cứu đó là khả năng thanh toán nhanh thay đổi một cách không liên tục (4.35 năm 2007 và giảm còn 2.2 năm 2008 nhưng dến năm 2009 lại tăng mạnh đạt đến con số 15.79). Có thể nói rằng trong thời gian này công ty điện tử Biên Hòa có một thời kỳ khủng hoảng, nhiều hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền thấp, nhưng ban lãnh đạo công ty đã không gặp phải bế tắc mà cải thiện được tình hình này. Điều đó chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty trong ba năm 2007-2009 là rất tốt, và các con số này cũng thể hiện khả năng quản lí của nhà quản trị tại công ty là không tồi.
2.2.2. Thông số nợ
Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần. Có hàng loạt tỷ lệ trong mỗi loại nêu trên. Ta sẽ xem xét tuần tự từng loại và sẽ khảo sát các tỷ lệ chính trong mỗi nhóm.
Thông số
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ lệ nợ
19%
26%
8%
Tỷ lệ tự tài trợ
81%
74%
92%
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận định được một điều: tổng số nợ trong từng năm không vượt quá 50%, đây là con số đảm bảo tính an toàn cho việc sử dụng vốn vay của công ty. Điều đó được chứng minh qua tình hình hoạt động trong ba năm 2007- 2009 của công ty. Năm 2007 là 19%, cho biết các chủ nợ cung cấp 0.19 đồng tài trợ so với mỗi đồng vốn mà cổ đông cung cấp là 0.81 hay nói cách khác, một đồng vốn chủ đảm bảo 0.19 đồng vay. Trong năm 2008 có một vài biến động nhỏ về việc sử dụng vốn vay, tuy nhiên các con số này vẫn tăng nhưng với mức không nhiều, trường hợp này có thể do giá trị tài sản bị giảm hay bị thua lỗ. Và cứ như vậy, đến năm 2009, con số này đạt mức rất cao, với tỷ lệ tự tài trợ lên đến 92%. Thông thường các chủ nợ muốn thông số này thấp vì tỷ lệ này càng thấp thì mức tài trợ trong khi đó tỷ lệ tự tài trợ lại rất cao. Từ đó ta có thể thấy rằng tính tự chủ của doanh nghiệp là rất mạnh và có chiều hướng tăng. Và con số này cho thấy tỷ lệ tài trợ bằng vốn chủ càng lớn, thì lớp đệm an toàn cho các chủ nợ càng lớn.Như vậy có thể thấy rằng, công tác sử dụng vốn của công ty rất hiệu quả. Tuy nhiên, một công ty được đánh giá là hoạt động tốt thì phải có một khoản vay nhất định để giảm các khoản thuế từ nhà nước và sử dụng khoản vay đó đầu tư cho các hoạt động khác nhằm đem lại lợi nhuận.
2.2.3. Thông số hoạt động
Đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty để kiếm được lợi nhuận.
Thông số
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Vòng quay tài sản
1.1
0.7
1.08
Vòng quay tài sản cố định
22.4
18.5
25.3
Nhận xét: Thông số hoạt động là thông số phản ánh khả năng quản lý và sử dụng tổng tài sản của các nhà quản trị để tạo ra doanh thu. Một công ty được đánh giá có hiệu quả trong công tác này thì phải đảm bảo thông số vòng quay tài sản nằm trong khoản 4- 5. Và từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng công tác quản lý và sử dụng tài sản của công ty là chưa tốt. Vòng quay tài sản thì năm 2007 đạt con số cao nhất trong ba năm là 1.1, và giảm mạnh trong năm 2008 là 0.7, đến 2009 thì con số được cải thiện nhưng không nhiều, chỉ đạt 1.08. Vì số vòng quay tài sản là kết quả của phép chia doanh thu cho tổng tài sản, chính vì doanh thu của công ty không cao dẫn đến vòng quay tài sản còn thấp. Hơn nữa, trong công tác sử dụng tài sản cố định, các thông số này rất cao, chứng tỏ rằng hao mòn tài sản cố định trong quá trình hoạt động rất tốn kém, vì tài sản cố định ròng là phép toán của thương giữa tài sản cố định và hao mòn.Tài sản cố định ròng càng thấp thì vòng quay tài sản cố định sẽ càng cao. Tuy nhiên doanh thu của công ty lại thấp,chúng ta có thể tạm kết luận rằng, công ty đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho, đó là nguyên nhân làm cho vòng quay tổng tài sản thấp. Điều đó chứng tỏ rằng, công ty cần phải cải thiện tình hình của mình trong công tác quản lý và sử dụng tài sản. Nếu doanh nghiệp xem xét lại phương thức hoạt động kinh doanh của mình và duy trì được mức doanh thu nhưng giảm đầu tư vào hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn, thì có thể cải thiện được thông số vòng quay tài sản.
2.2.4. Khả năng sinh lợi
Các tỷ lệ “ở hàng dưới cùng” được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của công ty.
2.2.4.1.Khả năng sinh lợi trên doanh số.
Thông số
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Lợi nhuận gộp biên
0.256
0.249
0.215
Lợi nhuân ròng biên
0.125
0.073
0.078
Lợi nhuận thuần biên
0.124
0.061
0.081
Nhận xét: Nhìn vào thông số khả năng sinh lợi, ta thấy cứ một đồng doanh thu bán ra thì thu được 0.256 trong năm 2007; 0.249 trong năm 2008 và 0.125 trong 2009. Các con số này đang giảm dần qua ba năm, như vậy ta thấy được rằng, việc đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất và marketing giảm dần và công ty hoạt động tương đối kém hiệu quả trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Từ đó phản ánh tính hiệu lực của công ty trong việc tạo ra thu nhập vượt quá chi phí của hàng hóa, dịch vụ còn kém. Như vậy việc cắt giảm chi phí, hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động của công ty chưa tốt. Đặc biệt, thông số này còn phản ánh tính pháp lý trong chính sách định giá của công ty. Lợi nhuận ròng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông số này cho thấy độ hấp dẫn và hiệu suất của công ty. Vào năm 2007 công ty điện tử Biên Hòa thu được 0.125 đồng trên mỗi đồng doanh số và con số này giảm dần qua 2 năm liền kề(0.073 năm 2008 và 0.078 năm 2009). Lợi nhuận ròng biên ngày càng thấp cho thấy khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty tương đối thấp. Qua thông số này, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu lợi nhuận hoạt động biên giảm qua ba năm nhưng lợi nhuận ròng biên giảm cùng thời kỳ đó thì chúng ta biết nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng tăng tương đối so với doanh số hoặc là do tiền lãi tăng lên.
2.2.4.2.Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Thu nhập trên tổng tài sản(ROA)
0.139
0.052
0.084
Thu nhập trên vốn chủ(ROE)
0.171
0.067
0.091
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu, nhìn chung tổng quan về công ty trong ba năm hoạt động có chiều hướng giảm về việc đem lại thu nhập cho công ty và cho các cổ đông của danh nghiệp. Trong năm 2007, cứ một đồng thu nhập đem 0.139 đồng tài sản cho doanh nghiệp và 0.171 đồng thu nhập vốn chủ sở hữu. Và con số này đã giảm trong năm 2008, điều đó chứng tỏ hiệu suất của công ty đang giảm về cả hai phương diện, công ty phải sử dụng nhiều tài sản hơn để tạo ra doanh số và hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông của họ ngày càng kém đi. Trong năm 2009, mặc dù đã có cải thiện hơn nhưng con số không đáng kể, chỉ tăng nhẹ ở mức ROA là 0.084 và ROE là 0.091. Như vậy, muốn các cổ đông của công ty muốn tăng thu nhập cho mình và cho doanh nghiệp thì cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện lợi nhuận của mình.
PHẦN III. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Ý thức rõ ràng những thách thức to lớn cũng như thời cơ mà hội nhập mang lại, Công ty đã vạch ra những giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu BELCO đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường, cụ thể:
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: vừa chuẩn bị các sản phẩm công nghệ cao như Tivi LCD, DVD Recorder,… để đưa vào sản xuất ở thời điểm thích hợp, vừa tiếp tục phát triển thế mạnh của công ty trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm Tivi màu, DVD, Ampli, Loa phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khu vực thị trường; Đặc biệt, chú trọng phát triển mạnh các sản phẩm Tivi màu Slim; đẩy mạnh hơn nữa nhóm hàng Audio là Ampli và Loa.
Nghiên cứu thị trường, chuẩn bị phương án nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm điện lạnh, điện gia dụng theo lộ trình cắt giảm thuế quan.
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động kinh doanh với các tập đoàn lớn, tận dụng chi phí lao động thấp để tiếp cận công nghệ mới, các kênh cung ứng quốc tế, nâng cao năng lực công nghệ của Công ty và tạo điều kiện tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu; giao dịch tìm đối tác trong và ngoài nước để hợp tác trong lĩnh vực gia công, lắp ráp, phân phối,… để khai thác thế mạnh của mỗi bên phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Hợp tác với các đơn vị cùng ngành nghề trong nước trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, gia công lắp ráp, dịch vụ bảo hành,… để phát huy thế mạnh của từng đơn vị, tạo điều kiện cùng nhau phát triển.
Xem xét để điều chỉnh về cơ cấu tổ chức lại công ty phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động, cắt giảm chi phí.
Tiếp tục phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm trên 64 tỉnh, thành trong cả nước. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo sản phẩm, thương hiệu và hình ảnh công ty, xây dựng thêm ít nhất một nhãn hiệu hàng hóa trong năm 2008 để thuận lợi trong việc bán hàng. Tổ chức các đợt khuyến mãi, chú trọng hoạt động chăm sóc khách hàng. Duy trì vị trí tiên phong trong dịch vụ hậu mãi.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tay nghề cao để tiếp cận những tri thức mới của ngành. Có chế độ khuyến khích và phát triển đội ngũ quản lý và kỹ thuật có trình độ cao, có đạo đức và nhiệt huyết.
Tiếp tục đầu tư tài chính với sự đúng đắn và có hiệu quả, tránh sự sai lầm trong chiến lược đầu tư không đúng chỗ.
Giải quyết các vấn đề vòng quay tài sản cũng như vòng quay hàng tồn kho để lượng tiền có thể kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu của công ty như: khuyến mãi, giảm giá, loại bỏ những hàng hóa không, phát triển sản phẩm mới, thị trường mới
Duy trì tình hình hoạt động với chiều hướng tăng để phát triển trong điều kiện kinh tế khó khăn.
Cắt bỏ những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tăng cường liên kết hợp tác kinh doanh để duy trì doanh thu nhưng hạn chế các chi phí không cần thiết.
Công ty cần thanh lý các hàng hóa, máy móc không cần thiết; Sử dụng thuê ngoài nhiều hơn thay cho những máy móc ít sử dụng.
Vì lợi nhuận của công ty có chiều hướng giảm nên cần phải:
Đàm phán với nhà cung cấp, tìm nguồn cung cấp mới có giá tốt
Xem xét lại tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất, tỷ lệ sản phẩm hỏng
Xem lại giá bán hợp lý, tăng cường chăm sóc khách hàng và dịch vụ để tăng giá bán
Cắt giảm các khoản chi phí marketing, nghiên cứu sản phẩm không có triển vọng; cắt giảm nguồn nhân lực thừa, năng cao năng suất lao động; cắt giảm các chi phí quản lý không cần thiết.
ƯU ĐIỂM
Thu hút nhiều vốn đầu tư.
Có nhiều chi nhánh trên khắp cả nước.
Mạng lưới bao phủ, hệ thống phân phối hoàn chỉnh.
Công ty luôn coi trọng chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
Tham gia hội chợ triển lãm trong nược và ngoài nước, tạo điều kiện quảng bá và giới thiệu các sản phẩm.
Ngành chế biến điện tử là một trong những ngành mũi nhọn để cạnh tranh với các nước trong giai đoạn nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày càng được hoàn thiện và nâng cao.
Các đại lý và đối tác của công ty có nhiều lựa chọn và được hổ trợ nhiều hơn về các dịch vụ và kĩ thuật.
Thu hút nhiều vốn đầu tư.
NHƯỢC ĐIỂM
Các số liệu trong bảng báo cáo tài chính không chính xác, chỉ mang tính tương đối do các nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do các nhà quản lí cố tình bóp méo thông tin tài chính để nhằm thu hút vốn đầu tư bên ngoài.
Dù đã vạch ra những giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn, kịp thời nghiên cứu sản xuất dòng sản phẩm tivi Slim, Ultra Slim tham gia thị trường nhưng việc các công ty Hàn Quốc chuyển chiến lược kinh doanh tivi màu, theo đó sẽ tập trung mạnh vào dòng sản phẩm tivi Slim / Ultra Slim và giảm giá mạnh cho dòng sản phẩm này đã tạo áp lực lớn cho việc kinh doanh dòng sản phẩm mới Slim và Ultra Slim của Công ty
Mãi lực tiêu thụ hàng điện tử – điện máy phần nào bị ảnh hưởng khi chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 2 chữ số, CPI ở mức 12,61% so với tháng 12/2006 – mức tăng cao nhất trong vòng 12 năm qua.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, thành quả của nền văn minh nhân loại, thương hiệu luôn là niềm tự hào là tài sản quý giá của mọi doanh nghiệp thành đạt của mọi quốc gia, càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp càng cần coi trọng thương hiệu, coi đó là công cụ cạnh tranh giành thắng lợi trong thương trường WTO. Để khẳng định vị thế của mình tại sân nhà, các doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất, đầu tư chiều sâu về công nghệ, lẫn con người để có thể đủ mạnh sản xuất hàng điện tử trong nước, tạo tín nhiệm đối với người tiêu dùng và có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Đồng thời có những chiến lược, chính sách cụ thể, đem lại hiệu quả cao góp phần phát triển thương hiệu công ty mình bền vững trong tương lai.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các sản phẩm điện tử hàng tiêu dùng, một lĩnh vực mà ở đó sự cạnh tranh giữa các công ty diễn ra khốc liệt. Công ty cổ phần điện tử Biên Hòa cũng đang đối mặt với nhiều thách thức và đặt ra vấn đề nan giải trong quá trình hội nhập. Trong ba năm hoạt động, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 có biểu hiện kéo dài, kinh tế Việt nam bị ảnh hưởng và chưa hoàn toàn phục hồi.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là các sản phẩm điện tử dân dụng, đang cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu nguyên chiếc, cũng như cạnh tranh với sản phẩm của các tập đoàn điện tử lớn trên thế giới với qui mô toàn cầu đang tham gia trực tiếp vào thị trường Việt nam.
Do áp lực cạnh tranh, giá bán các sản phẩm trong ngành hàng điện tử dân dụng giảm rất nhanh, đặc biệt trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong thời gian vừa qua, hàng điện tử dân dụng giảm giá mạnh.
Tuy vậy, dựa vào mạng lưới khách hàng trải rộng cả nước mà công ty đã dày công xây dựng, thương hiệu BELCO đã được người tiêu dùng chấp nhận, cán bộ công nhân viên công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh Đại hội đồng cổ đông đã giao .
Trong ba năm, sản xuất kinh doanh giảm sút nghiêm trọng, nhưng ngay sau đó Công ty đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đánh giá lại và chọn sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường, xây dựng giá bán phù hợp với người tiêu dùng, một mặt tổ chức lại lực lượng sản xuất, củng cố lại mạng phân phối, nhờ đó năm 2009, doanh thu và sản lượng đều có mức tăng trưởng rõ rệt, đặc biệt là nhóm sản phẩm đầu DVD / MIDI .
Phát huy thế mạnh là công ty có dịch vụ bảo hành phục vụ khách hàng bao rộng khắp cả nước, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hành, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bán hàng đồng thời tạo niềm tin của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm BELCO.
Bước đầu triển khai kinh doanh các sản phẩm máy tính mang thương hiệu Belco, qua đó nắm bắt được yêu cầu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ. làm cơ sở để phát triển thêm nhóm sản phẩm tin học trong thời gian tới.
Công ty đã sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, lực lượng lao động ở tất cả các đơn vị sản xuất, đội ngũ nhân viên linh hoạt, xử lý kịp thời mọi tình huống. Các nhà quản trị có chiến lược hiệu quả, giải quyêt nhanh những khó khăn khi công ty ặp phải. Công ty đã sử dụng quỹ tái cấu trúc đươc Đại hội đồng cổ đông cho trích lập tại cuộc họp đại Hội đồng cổ đông 2009 để trợ cấp thêm cho những lao động dôi dư trong diện cắt giảm, thay thế.
Mặc dù suy thoái kinh tế đã kết thúc nhưng ảnh hưởng của nó còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong nước, nguy cơ lạm phát cao tái diễn đang là một mối lo cho cả người dân lẫn các nhà quản lý, điều hành chính sách.
Dựa vào các thông số tài chính, qua ba năm ta thấy rằng khả năng quản lý tài chính của công ty rất hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua thông số khả năng sinh lợi và thông số nợ, công ty đã biết lợi dụng những khả năng vốn có của mình để tăng lợi nhuận. Hai thông số này nói lên được một điều, rủi ro phá sản của doanh nghiệp là không có, và hơn nữa khả năng phát triển là rất cao vì các khả năng đó đủ để công ty tận dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, với thông số hoạt động thì ngược lại, vòng quay tài sản và vòng quay tài sản cố định không được đảm bảo và còn có nguy cơ giảm. Điều này cho thấy, vẫn còn một vấn đề bất cập trong công tác sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Vì trong ba năm, ta thấy rằng khả năng sinh lợi của công ty đang có chiều hướng giảm dần, tuy rằng công ty đang từng bước cải thiện tình hình của mình nhưng cũng cần phải xem xét lại việc đầu tư của mình trong vấn đề hàng tồn kho. Công ty nên giảm thời gian vòng quay hàng tồn kho, và cần thanh lý nhanh hơn để có thể huy động vốn một cách kịp thời, như vậy mới đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình.
Nói một cách khái quát, công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, qua ba năm hoạt động từ 2007- 2009 đã có những bước vượt bậc rõ. Tuy vẫn còn những bất cập chưa khả dụng nhưng trong giai đoạn kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng, tình hình hoạt động của công ty như vậy là tốt. Với tình hình đó, nếu công ty điều chỉnh lại một vài chiến lược của mình và đưa ra những biện pháp hữu dụng trong vấn đề đầu tư, hàng tồn kho, chi phí kinh doanh thì như vậy khả năng phát triển trong tương lai sẽ rất cao, cơ hội để mở rộng công ty sẽ rất lớn.
Trong sự hiểu biết của mình, nhóm chúng em đã nhìn nhận tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Điện tử Biên Hòa như vậy. Chúng em mong được sự góp ý của các thầy cô chuyên môn để đồ án có sức thuyết phục và hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó chúng em có củng cổ lại những kiến thức đã được học. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tài chính doanh nghiệp( dùng cho trình độ cao đẳng), tác giả: Đồng Thị Vân Hồng.
Giáo trình : Thị trường chứng khoán, tác giả: Đồng Thị Vân Hồng.
Giáo trình : Lý thuyết tiền tệ tín dụng, tác giả: Đồng Thị Vân Hồng.
Giáo trình : Tài chính Quốc tế, tác giả: Nguyễn Văn Tiến.
Giáo trình Tài chính tín dụng, trường cao đẳng CNTT hữu nghị Việt- Hàn
Trang web: www.tailieu.vn.
Trang web: www.sanotc.com.vn.
Trang web: www.belco.com.vn.
Bảng phân chia công việc làm nhóm:
STT
Tên thành viên
Phụ trách
Tỷ lệ
1
Trần Thị Xuân Trang
Phần I+ Phần II(2.1+2.2.1+2.2.2)Phần III+Kết luận
100%
2
Nguyễn Thị Ánh Hồng
Phần I+ Phần II(2.1+2.2.4)+Phân III+Kết luận
100%
3
Nguyễn Nhật Hạ Quỳnh
Phần I+Phần II(2.1+2.2.3)+Phần III+Kết luận
70%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2727891 n TC hon ch7881nh.doc