Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX 7 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex. 7 1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty 8 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 12 1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX 20 2.1. Hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích tình hình tài chính 20 2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 21 2.2.1. Phương pháp so sánh 22 2.2.2. Phương pháp loại trừ 22 2.3.Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 23 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 23 2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 34 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh d...

docx67 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX 7 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex. 7 1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty 8 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 12 1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX 20 2.1. Hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích tình hình tài chính 20 2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 21 2.2.1. Phương pháp so sánh 22 2.2.2. Phương pháp loại trừ 22 2.3.Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 23 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 23 2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 34 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh 41 2.3.4 Phân tích rủi ro tài chính đối với công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 46 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX 50 3.1. Đánh giá thực trạng về phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 50 3.1.1. Những ưu điểm 50 3.1.2. Những tồn tại 52 3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 52 3.2.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích 52 3.2.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích 53 3.2.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình tài chính 53 3.2.4. Các kiến nghị khác 57 KẾT LUẬN 59 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị BKS Ban kiểm soát TSCĐ Tài sản cố định TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình TSCĐVH Tài sản cố định vô hình CPXDCBDD Chi phí xây dựng cơ bản dở dang CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp TSNH Tài sản ngắn hạn LNST Lợi nhuận sau thuế GVHB Giá vốn hàng bán DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ/ BẢNG BIỂU TÊN SƠ ĐỒ/ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 2 Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chung Sơ đò 3 Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng tài chính kế hoạch Bảng 1 Bảng phân tích tình hình tài sản của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex( Năm 2007) Bảng 2 Bảng phân tích tình hình tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex( Năm 2007) Bảng 3 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex( Năm 2007) Bảng 4 Phân tích tình hình thanh toán của Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex năm 2007 Bảng 5 Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty Bảng 6 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của công ty LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghịêp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài chính tài sản, nguồn vốn các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doạnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đủ vì nó không giải thích được cho những người quan tâm biết rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này. Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex, được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS. TS Nguyễn Ngọc Quang và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng tài chính kế hoạch, tôi đã từng bước làm quen với thực tế, vận dụng những lý luận đã tiếp thu từ nhà trường vào thực tế. Xuất phát từ nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính, tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề: “ Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex” Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Tây, tháng 04 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Phương Thuý CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex. Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX Tên quan hệ quốc tế: VINACONEX ADVANCED COMPOUND STONE JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: VICOSTONE Địa chỉ: Khu công nghiệp Bắc Phú cát- Thạch Thất- Hà Tây Ngày 19 tháng 12 năm 2002, Nhà máy đá ốp lát cao cấp Vinaconex - tiền thần của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex được thành lập theo Quyết định số 1719QĐ/VC – TCLĐ của chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Viêt Nam – Vinaconex. Ngày 17 tháng 12 năm 2004 Bộ trưởng Bộ xây dựng ký Quyết định số 2015/QĐ – BXD chuyển Nhà máy đá ốp lát cao cấp Vinaconex thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex. Ngày 02 tháng 06 năm 2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0303000293 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp, vốn điều lệ đăng ký là 30.000.000.000 đồng, trong đó tỷ lệ vốn nhà nước là 51%. Ngày 14 tháng 03 năm 2007, ĐHĐCĐ thường niên năm 2007 của Công ty đã quyết định tăng vốn điều lệ từ 30.000.000.000 đồng lên 100.000.000.000 đồng. 1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex thực hiện theo mô hình quản lý trực tuyến trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động. Theo cơ cấu này các nhiệm vụ quản lý được chia cho các bộ phận chức năng nhất định. Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng Tổ chức – Lao ®éng Kế toán trưởng Phòng Hµnh chÝnh – Qu¶n trÞ Phòng Tài chính –Kế hoạch Phòng KD – XNK Phòng Vật tư Phòng Đầu tư Phòng Kỹ thuật Phòng Công nghệ - Chất lượng Phân xưởng Bretonstone Phân xưởng Terastone - Nghiền sàng Phó giám đốc thiết bị Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp thường kỳ mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ thông qua chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, bầu ra HĐQT và BKS là cơ quan thay mặt ĐHĐCĐ quản lý Công ty giữa hai kỳ Đại hội.: Hội đồng quản trị: HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ Công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm hoạch định chính sách cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở những định hướng chiến lược đã được ĐHĐCĐ thông qua. HĐQT có 05 thành viên, do ĐHĐCĐ bầu hoặc miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của HĐQT là 05 năm, các thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát BKS do ĐHĐCĐ bầu gồm 03 thành viên, thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của BKS. Nhiệm kỳ của BKS là 05 năm, thành viên BKS có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Giám đốc Giám đốc là người thực hiện các Nghị quyết của ĐHĐCĐ và HĐQT, chịu trách nhiệm điều hành công việc sản xuất kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định, nhưng không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các Phó Giám đốc Các phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc công ty do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc công ty. Các phòng chức năng, phân xưởng sản xuất Cơ cấu tổ chức của Công ty luôn được kiện toàn đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình của Công ty trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, là cơ sở đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ, các phân xưởng sản xuất dược quy định rõ ràng; quan hệ phối hợp tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị được củng cố, từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị nói riêng và của toàn Công ty nói chung. Hiện tại, công ty có 07 phòng chức năng và 03 phân xưởng sản xuất, bao gồm: Phòng Tổ chức – Lao động Phòng Tổ chức – Lao động là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực. Các công tác chủ yếu của phòng bao gồm: Thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương Thực hiện công tác Đảng vụ, thanh tra Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng Phòng Hành chính- Quản trị Phòng Hành chính- Quản trị là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong lĩnh vực đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. . Các công tác chủ yếu của phòng bao gồm: Thực hiện công tác hành chính - quản trị; Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, Phòng Tài chính - Kế hoạch Phòng Tài chính - Kế hoạch là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm quản lý hiệu quả các nguồn vốn của công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với mọi hoạt động kinh tế của công ty theo đúng quy định về kế toán – tài chính của Nhà nước. Phòng Vật tư Phòng Vật tư là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong công tác quản lý vật tư, thành phẩm. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch vật tư, chủ trì đề xuất phương án mua sắm vật tư, nguyên liệu, phụ tùng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất. Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước và quốc tế các sản phẩm của Công ty. Thực hiện công tác tìm kiếm nguồn hàng cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế bảo đảm cho công tác sản xuất được liên tục. Phòng Đầu tư: Phòng Đầu tư là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch đầu tư, quản lý các dự án đầu tư, hoàn tất thủ tục quyết toán đối với các dự án đầu tư hoàn thành. Phòng Công nghệ - Chất lượng Phòng Công nghệ - Chất lượng là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong công tác hoạch định kế hoạch chất lượng, xây dựng và điều phối thực hiện hệ thống quản lý đảm báo chất lượng trong toàn Công ty. Phòng Công nghệ - Chất lượng chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển mẫu sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu thị trường, xây dựng quy trình và công thức sản xuất, chuyển giao cho đến khi sản xuất đại trà đạt tiêu chuẩn và yêu cầu đề ra đồng thời là đơn vị chủ trì thực hiện hệ thống ISO 9001-2000 Phòng Kỹ thuật: Phòng Kỹ thuật là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty; chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị móc; Hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong toàn công ty; chủ trì chương trình nội địa hoá của Công ty. Phân xưởng Terastone và Bretonstone: Nhiệm vụ chính của hai phân xưởng này là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm đá ốp lát nhân tạo cao cấp theo kế hoạch, mẫu mã, chất lương, kỹ thuật và tiến độ đã được lãnh đạo công ty phê duyệt. Phân xưởng Nghiền sàng: Nhiệm vụ chính của Phân xưởng Nghiền sàng là tổ chức sản xuất cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào (bao gồm nguyên liệu đá hạt và cát sấy) đảm bảo chất lượng theo yêu cầu công nghệ và số lượng cho hai phân xưởng Terastone và Bretonstone 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Chức năng của Công ty Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng; Khai thác, chế biến các loại khoáng sản; Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá; Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, trang trí nội ngoại thất; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên phụ liệu sản xuất, tiêu dùng; Đại lý; Buôn bán vật tư thiết bị luân chuyển và thanh xử lý; Xây dựng công trình điện có cấp điện áp đến 35KV; San lấp mặt bằng; Sản xuất và buôn bán bao bì bằng giấy, nhựa PE, mỹ phẩm, xà phòng, các chất tẩy rửa; Sản xuất gia công các sản phẩm bằng gỗ, các sản phẩm bằng da; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc xuất khẩu, sản xuất sơn, vecni và các chất sơn, quét tương tự, sản xuất mực in và matít; Sản xuất và chế biến hàng nông, lâm, thổ, hải sản; Tư vấn đầu tư( không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, thuế và kế toán); Tư vấn và đào tạo trong lĩnh vực sản xuất; Mua bán máy móc, thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất bao bì; Chuyển giao công nghệ; Đầu tư phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; Hoạt động sản xuất Công ty có một nhà máy được đầu tư theo hình thức chuyển giao công nghệ độc quyển, hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, tính tự động hoá cao. Dây chuyền sản xuất của nhà máy bao gồm hai xưởng sản xuất chính cho ra các sản phẩm đá ốp lát nhân tạo: đá Bretonstone, Terastone, Hi-tech Stone, một xưởng nghiền sàng cung cấp nguyên liệu đá hạt đầu vào cho hai xưởng sản xuất chính nói trên. Cả ba dòng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo của Vicostone được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, tự động hoá, sử dụng công nghệ vật liệu mới, cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm độc đáo, mang nhiều tính năng vượt trội so với đá tự nhiên , đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của các nhà thi công công trình và thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những ưu thế vượt trội của sản phẩm đá ốp lát VICOSTONE chính là: ngoài bí quyết về công thức phối liệu(đã được tối ưu hoá). Công ty sử dụng công nghệ rung ép hỗn hợp liệu trong môi trường chân không, ở tần số định trước để tạo độ đặc chắc tuyệt đối của tấm đá. Công nghệ này cho phép kết dính các nguyên liệu khô(được tạo ra từ các loại đá nguyên liệu trong tự nhiên) bằng chất kết dính hữu cơ chuyên dụng hoặc vô cơ tạo thành loại đá nhân tạo có độ chắc chắn tuyệt đối, màu sắc theo ý muốn, không thấm nước và độ bền cao. Hoạt động kinh doanh Hiện nay, VICOSTONE là Công ty sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân tạo duy nhất ở Đông Nam Á và là một trong hai công ty duy nhất và có quy mô lớn nhất Châu Á. Hiện tại, trên 90% sản phẩm của Công ty được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và có mặt tại trên 30 nước ở 5 châu lục, trong đó có những thị trường lớn như Úc, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hongkong, Bỉ, Nam Phi, Canada, Isael… 1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex áp dụng hệ thống tài khoản Công ty được áp dụng tất cả các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán như chế độ đã ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/03/2006 của Bộ tài chính. Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng Công ty hiện đang sử dụng phần mềm kế toán và áp dụng hình thức nhật ký chung Sơ đồ trình tự của hình thức nhật ký chung: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lý, hợp lệ, đầy đủ, chính xác, kế toán ghi nhật ký chung theo trình tự thời gian. sau khi ghi nhật ký chung số liệu lần lượt chuyển đến sổ cái đồng thời ghi vào sổ nhật ký chuyên dùng... Sơ đồ 2: TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CỦA HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Sổ cái Nhật ký chung Sổ chi tiết Chứng từ gốc Sổ nhật ký chuyên dùng c. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Để làm tốt công tác phân tích tình hình tài chính đồng thời cung cấp cho Ban lãnh đạo những thông tin về tình hình tài chính của Công ty, những thông số thống kê chính xác, kịp thời và cụ thể hàng tháng về tình hình tài chính của Công ty, bộ máy kế toán của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung Sơ đồ 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng Phó phòng TC-KH Kế toán doanh thu, giá thành, TP; Công nợ phải thu; hàng gửi đại lý Kế toán tổng hợp; TSCĐ, vật tư nhập khẩu Kế toán ngân hàng; Công nợ phải trả Thủ quỹ Kế toán chi phí, quản lý chi phí Kế toán theo dõi nhập – xuất vật tư, Công cụ dụng cụ Kế toán thuế; Vật tư ; Công cụ dụng cụ Kế toán quỹ tiền mặt; Lương và các khoản trích theo lương; Báo cáo thống kê Trong đó: Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, trước Giám đốc về việc chỉ đạo thực hiện tổ chức công tác kế toán, thống kê kế hoạch, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán trong công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về việc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính trong công ty. Kế toán trưởng có quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp công việc của tất cả các nhân viên kế toán tại công ty, Có quyền yêu cầu các đơn vị trong công ty cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu pháp quy và các tài liệu khác cần thiết cho công tác kế toán. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp số liệu đã ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo quy định Kế toán tài sản cố định cập nhật theo dõi tình hình tăng giảm tài sản, tính khấu hao theo định kỳ. Kế toán ngân hàng quan hệ giao dịch với ngân hàng về các khoản tiền vay, tiền gửi, các khoản thanh toán của công ty tại ngân hàng; công nợ phải trả theo dõi công nợ phải trả cho các nhà cung cấp, đối chiếu công nợ cuối tháng với các nhà cung cấp phát sinh trong tháng để có kế hoạch thanh toán. Kế toán thành phẩm theo dõi nhập- xuất- tồn kho thành phẩm, tính giá thành sản phẩm, doanh thu và theo dõi công nợ phải thu của các khách hàng, theo dõi hàng gửi đại lý. Kế toán thuế tính các khoản thuế hàng năm mà công ty phải nộp cho nhà nước, các khoản thuế được khấu trừ và hoàn thuế GTGT. kế toán vật tư, công cụ dụng cụ có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh, phản ánh tồn kho và phân bổ công cụ dụng cụ kế toán vật tư, công cụ dụng cụ có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh thực tế đối chiếu với kho Kế toán thanh toán trong công ty: tạm ứng, hoàn ứng và các khoản thanh toán bằng tiền mặt: kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ tính tiền lương cho CBCNV hàng tháng và các khoản trích nộp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ); báo cáo thống kê Kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng và báo cáo chi phí sản xuất sản phẩm. Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý tình hình thu chi tiền mặt Việc phân chia nhiệm vụ của bộ phận kế toán tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp VINACONEX là khá rõ ràng, rành mạch. mỗi kế toán viên phụ trách một mảng riêng trong công tác hạch toán và quản lý tài chính đồng thời có sự gắn bó chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của bất kỳ một công ty nào nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của công ty, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của công ty. Thông tin về tình hình tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị công ty và cũng là nguồn thông tin quan trọng đối với những người ngoài công ty. Đối với phân tích tình hình tài chính không những cho biết tình hình tài chính của công ty tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động của công ty đạt được trong hoàn cảnh đó. Mục đích của phân tích tình hình tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của công ty. Bởi vậy, phân tích tình hình tài chính của công ty là mối quan tâm của ban giám đốc, hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông, các khách hàng, chủ nợ, … 2.1. Hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích tình hình tài chính Để tiến hành phân tích tình hình tài chính phải sử dụng nhiều tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo kế toán tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của công ty theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể giữa tài sản và nguồn vốn của công ty thể hiện ở phương trình cơ bản sau: TÀI SẢN= NỢ PHẢI TRẢ+ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo kế toán tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước cũng như tình hình thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và sinh lời của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của công ty. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của công ty cung cấp cho người sử dụng thông tin cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của công ty: Trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản, nguồn vốn để đánh giá từng khoản mục so với quy mô chung. Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từng chỉ tiêu làm nổi bật xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh trên cùng một dòng báo cáo 2.2.1. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh Trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích Tỷ lệ % HT kế hoạch = x 100 Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc + So sánh bằng số tương đối liên hệ: được thực hiện bằng cách liên hệ chỉ tiêu phân tích với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ mật thiết với nó nhằm đánh giá tốt hơn chất lượng công tác + So sánh bằng số tương đối kết hợp: thực chất là việc kết hợp giữa so sánh giản đơn và liên hệ nhằm xác định mức biến động tương đối bằng số tuyệt đối Mức tăng giảm của chỉ tiêu phân tích = Trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích - Trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch x Tỷ lệ % HTKH của chỉ tiêu liên hệ 2.2.2. Phương pháp loại trừ Trong phân tích kinh doanh , nhiều trường hợp cần nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ. Loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Số lợi nhuận thu được trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm bất kỳ có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Lượng hàng hoá bán ra, suất lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm. Cả hai nhân tố trên đồng thời ảnh hưởng tới lợi nhuận, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Muốn vậy, có thể dựa vào mức biến động của từng nhân tố . 2.3.Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm cung cấp thông tin cho tất cả mọi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của công ty biết được khả năng tài chính của công ty ở trạng thái như thế nào, để từ đó đưa ra các quyết định ứng xử cho phù hợp. Để đảm bảo độ tin cậy của các quyết định ngoài việc cung cấp thông tin tài chính là cơ bản, còn tham khảo các thông tin về môi trường xung quanh như chiến lược phát triển dài hạn của công ty, cầu thị trường về sản phẩm.... Để biết sâu về tình hình tài chính, về khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải ta phải phân tích các chỉ tiêu sau( căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2006.2007) : Vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn 35.370.848.699 + Đ ầu năm = = 0.092 383.642.766.965 182.847.594.627 + Cuối năm = = 0.387 471.624.459.079 Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm phân tích công ty có một đồng vốn thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Đối với công ty thì hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm tăng 4.2 lần tuy chưa cao nhưng cũng chứng tỏ càng ngày công ty càng chủ động trong các hoạt động tài chính, tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề kinh doanh. Để biết khả năng thanh toán của vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền đối với nợ ngắn hạn ta có hệ số thanh toán nhanh: Tiền + các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn 2.482.099.319 + Đầu năm = = 0.0208 119.252.451.291 16.510.264.920 + Cuối năm = = 0.075 219.783.560.646 Chỉ tiêu này cao quá hoặc thấp quá đều không tốt do vậy công ty phải có kế hoạch thu chi tiền một cách khoa học sao cho có hệ số 0,5=< k<= 1 là tốt So với đầu năm hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng lên tức là công ty ngày càng có khả năng thanh toán thì rủi ro tài chính giảm Tổng tài sản Hệ số thanh toán bình thường= Tổng nợ phải trả 383.642.766.965 + Đầu năm = = 1.1015 348.271.918.266 472.624.759.079 + Cuối năm = = 1.633 288.776.864.452 Hệ số thanh toán bình thường cuối năm cao hơn đầu năm chứng tỏ công ty ngày càng chủ động trong hoạt động tài chính. Tuy nhiên để đảm bảo thì công ty cần phải duy trì một hệ số phù hợp phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của công ty. Lợi nhuận sau thuế Hệ số lợi nhuận sau thuế  = So với tài sản ( ROA) Tài sản bình quân 5,621,985,847 + Năm 2006 = = 0.015 378,949,118,979 41,149,093,324 + Năm 2007 = = 0.096 427,633,613,022 Trong một kỳ hoạt động : Năm 2006 công ty bỏ ra 1đồng tài sản thì thu được 0.015đ lợi nhuận sau thuế, đến cuối năm 2007 công ty bỏ ra 1 đồng tài sản thì thu được 0.096 đ lợi nhuận sau thuế, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng tốt. Lợi nhuận sau thuế Hệ số lợi nhuận sau thuế = So với VCSH( ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân 5,621,985,847 + Năm 2006 = = 0.193 29,071,818,084 41,149,093,324 + Năm 2007 = = 0.378 108,773,566,284 Năm 2006 công ty bỏ ra 1đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 0.193đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 công ty bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 0.378 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng tốt. Tuy nhiên để đánh giá chính xác các chỉ tiêu trên ta cần phải so sánh với các công ty có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng quy mô hoạt động. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty Đối tượng phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán qua các năm, việc phân tích giúp cho các nhà quản lý đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách tổng quát nhất về sử dụng vốn và nguồn vốn. Sau khi so sánh đối chiếu số liệu theo nguyên tắc: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Qua bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2007 ta thấy rằng sự tăng lên một cách rõ rệt về tài sản cũng như nguồn vốn vào cuối năm so với đầu năm là: 471.624.459.079-383.642.766.965=87.981692.114đ tương ứng là 122.93% Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên qua sự so sánh trên chúng ta chưa thể kết luận một cách đầy đủ Công ty làm ăn đạt hiệu quả cao hay thấp, có bảo toàn và phát triển vốn của mình một cách đầy đủ hay không mà chúng ta phải tiếp tục xem xét qua các phần phân tích tiếp theo. Trong sự tăng lên của phần tài sản phải kể đến sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền: 16.510.264.920 - 2.482.099.318 = 14.028.165.601đ tương đương 665% đặc biệt là tiền gửi ngân hàng. Hàng tồn kho so với đầu năm tăng cao: 145.318.672.782 - 94.357.367.666 = 50.961.305.116đ tăng 154.01% điều này chúng ta cũng chưa khẳng định được điều gì Trong sự tăng lên của phần nguồn vốn là do nợ và vay ngắn hạn tăng so với đầu năm: 186.196.094.686 - 90.356.663.950 = 95839.430.736đ tăng 206.07% và sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2007 Công ty huy động vốn từ 30 tỷ lên 100 tỷ bằng cách phát hành cổ phiếu để đầu mở rộng sản xuất, góp vốn liên doanh tái cơ cấu lại tài chính. Hiện nay các cổ đông chỉ có thể góp thêm vốn cổ phần khi họ nhìn thấy thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. . Phân tích cơ cấu tài sản Cơ cấu tài sản của công ty phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, điều kiện trang bị vật chất kỹ thuật của công ty đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Mỗi một công ty cần xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp với đặc điểm của ngành nghề kinh doanh để góp phần nâng cao kết quả của quá trình sản xuất. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2007 ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty : BẢNG 1:BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX( NĂM 2007) CHỈ TIÊU Số đầu năm Số cuối năm So sánh số cuối kỳ so với đầu năm Số tiền % Số tiền % +- % A TÀI SẢN NGẮN HẠN 154,961,247,885 40.4 236,578,382,359 50.2 81,617,134,474 152.67 1 Tiền 2,482,099,319 1.6 16,510,264,920 7.0 14,028,165,601 665.17 2 Đầu tư ngắn hạn - - 9,500,000,000 4.0 9,500,000,000 3 Các khoản phải thu NH 49,179,331,944 31.7 49,916,523,590 21.1 737,191,646 101.50 4 Hàng tồn kho 94,357,367,666 60.9 145,318,672,782 61.4 50,961,305,116 154.01 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - - 5 Tài sản ngắn hạn khác 8,942,348,956 5.8 15,332,921,067 6.5 6,390,572,111 171.46 B TÀI SẢN DÀI HẠN 228,681,519,080 59.6 235,046,076,720 49.8 6,364,557,640 188 I Tài sản cố định 227,103,920,567 99.3 198,460,195,164 84.4 (28,643,725,403) 87.39 1 TSCĐHH 226,619,547,815 99.8 193,040,250,881 97.3 (33,579,296,934) 85.18 2 TSCĐ thuê tài chính - - - - - 3 TSCĐVH 177,103,997 0.1 172,910,527 0.1 (4,193,470) 97.63 4 CPXD DD 307,268,755 0.1 5,247,033,756 2.6 4,939,765,001 1,707.64 II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - 35,000,000,000 14.9 35,000,000,000 1 Đầu tư vào công ty con - - - - - 2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh - - 35,000,000,000 17.6 35,000,000,000 III Tài sản dài hạn khác 1,577,598,513 0.7 1,585,881,556 0.7 8,283,043 100.53 1 CP trả trước dài hạn 1,577,598,513 0.7 1,385,124,056 0.7 (192,474,457) 87.80 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - - - - 3 Tài sản dài hạn khác - - 200,757,500 0.1 200,757,500 Tổng tài sản 383,642,766,965 100 471,624,459,079 100 87,981,692,114 122.933 Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm tăng 87.981.692.114đ tương ứng 122,933% trong đó tài sản ngắn hạn tăng 81,617,134,474đ và chiếm 0,2% tổng tài sản. Bên cạnh đó tỷ trọng và giá trị tài sản dài hạn của công ty vào cuối năm giảm. Điều này cho thấy trong năm 2007 công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng quy mô tài sản sử dụng lại giảm cụ thể như sau: Đối với tài sản dài hạn Tài sản dài hạn giảm 28,643,725,403đ với tỷ lệ giảm từ 99,3 đầu năm xuống 84,4 vào cuối năm. Đây không thể nhận định rằng cơ sở vật chất, máy móc của công ty trong năm 2007 không được tăng cường đầu tư mà do máy móc thiết bị nhà xưởng mới được đầu tư xây dựng cùng với công ty với dây chuyền công nghệ hiện đại, việc sử dụng tài sản hợp lý. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty tăng lên rất nhiều từ chỗ đầu năm CPXDCB DD là 307,268,755 đ đến cuối năm 5,247,033,756đ tăng 1.707,64% điều này là do năm 2007 công ty được cấp đất để mở rộng mặt bằng xây dựng nhà xưởng, kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm và đầu tư vào dây chuyền mới nhưng vào cuối năm các công trình đều chưa hoàn thành. Để đánh giá đầy đủ và kết luận chính xác hơn về tình hình đầu tư chiều sâu này ta đi xem xét 2 tỷ suất đầu tư sau: TSCĐ hiện có + ĐTTCDH + CP XDCBDD Tỷ suất đầu tư chung = Tổng tài sản 227,103,920,567 + 307,268,755 + Đầu năm= = 0,5927 383,642,766,965 198,460,195,164 + 5,247,033,756 + Cuối năm= = 0,4319 471,624,459,079 Trị giá TSCĐ hiện có Tỷ suất đầu tư TSCĐ= Tổng tài sản 227,103,920,567 + Đầu năm= = 0,5919 383,642,766,965 198,460,195,164 + Đầu năm= = 0,4208 471,624,459,079 Như vậy vào cuối năm cùng với sự giảm xuống về giá trị của TSCĐ trong tổng tài sản thì tỷ suất đầu tư chung và tỷ suất đầu tư tài sản cố định đều giảm. Đối với tài sản ngắn hạn Do cấu tạo phức tạp nếu để đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn, khi phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn ta phải lập một bảng phân tích riêng: Qua bảng phân tích ta thấy so với đầu năm thì vào cuối năm tổng tài sản ngắn hạn tăng 81,617,134,474đ đạt 152,67% so với đầu năm trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, do lượng hàng xuất khẩu vào cuối năm cao và khách hàng thanh toán luôn qua ngân hàng. Lượng tiền gửi ngân hàng của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản so với các khoản khác thuộc vốn bằng tiền vào thời điểm cuối năm, điều này cho khả năng thanh toán tức thời của công ty được đảm bảo. Trên thực tế, vốn bằng tiền là loại tài sản dễ thanh khoản nhất, linh hoạt nhất, dễ dàng có thể thoả mãn nhu cầu sản xuất kinhn doanh nên việc tăng lên của vốn bằng tiền thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Tuy nhiên, nếu vốn bằng tiền tăng quá cao hoặc chiếm tỷ trọng quá lớn không hẳn là tốt vì nếu doanh thu không đổi mà lượng tiền dự trữ quá lớn sẽ gây tình trạng vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. BẢNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VIANCONEX( NĂM 2007) CHỈ TIÊU Số đầu năm Số cuối năm So sánh số cuối kỳ so với đầu năm Số tiền % Số tiền % +- % A TÀI SẢN NGẮN HẠN 154,961,247,885 40.4 236,578,382,359 50.2 81,617,134,474 152.67 I Tiền và các khoản tương đương tiền 2,482,099,319 16,510,264,920 14,028,165,601 665.17 1 Tiền 2,482,099,319 1.6 16,510,264,920 7.0 14,028,165,601 665.17 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 9,500,000,000 4.0 9,500,000,000 2 Đầu tư ngắn hạn - - 9,500,000,000 4.0 9,500,000,000 2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - - - - - III Các khoản phải thu ngắn hạn 49,179,331,944 31.7 49,916,523,590 21.1 737,191,646 101.50 1 Phải thu khách hàng 46,191,157,881 29.8 43,624,620,318 18.4 (2,566,537,563) 94.44 2 Trả trước cho người bán 2,879,284,702 1.9 6,317,400,368 2.7 3,438,115,666 219.41 3 Các khoản phải thu khác 108,889,361 0.1 488,564,217 0.2 379,674,856 448.68 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - (514,061,313) (0.2) (514,061,313) IV Hàng tồn kho 94,357,367,666 60.9 145,318,672,782 61.4 50,961,305,116 154.01 1 Hàng tồn kho 94,357,367,666 60.9 145,318,672,782 61.4 50,961,305,116 154.01 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - - V Tài sản ngắn hạn khác 8,942,348,956 5.8 15,332,921,067 6.5 6,390,572,111 171.46 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 5,428,881,897 3.5 10,478,874,662 4.4 5,049,992,765 193.02 2 Thuế GTGT được khấu trừ 2,608,375,977 1.7 3,768,367,237 1.6 1,159,991,260 144.47 3 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước - - - - - 4 Tài sản ngắn hạn khác 905,091,082 0.6 1,085,679,168 0.5 180,588,086 119.95 Tổng tài sản 383,642,766,965 100 471,624,459,079 100 87,981,692,114 122.933 Các khoản phải thu của khách hàng giảm 2,566,537,563đ vào cuối năm các khoản nợ của khách hàng đã được thu hồi nhanh. Hàng tồn kho của công ty là loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty 61,4% vào cuối năm tăng so với đầu năm là 50,961,305,116đ tương ứng 154,01% đó là do đặc thù kinh doanh của công ty là xuất nhập khẩu, thị trường chủ yếu ở Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ cuối năm là thời gian nghỉ lễ Noel và tết dương lịch thời gian hàng cập cảng là một tháng từ khi rời cảng Hải Phòng. Do vậy thông thường các đơn đặt hàng đặt cho tháng 11,12 và tháng 1 năm sau hoặc là xuất trước ngày 15/11 hoặc là sau ngày 25/12, khoảng thời gian giữa ngày 15/11 và ngày 25/12 tạm dừng đưa hàng xuống cảng nên lượng thành phẩm tồn kho cuối ngày 31/12 hàng năm đều tăng hơn so với các quý khác. Qua việc phân tích sự phân bố tài sản của công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex cho ta thấy: nhìn chung sự phân bố tài sản vào cả đầu năm và cuối năm là khá hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Song điều đó chưa khẳng định đựơc tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu bởi một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt không phải chỉ có kế cấu tài sản hợp lý mà phải có nguồn vốn hình thành nên tài sản đó có dồi dào, hợp pháp và cũng có kết cấu thích hợp. Do đó để những kết luận chính xác hơn về thực trạng tài chính của công ty chúng ta đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty so với đầu năm tăng 87,981,692,114đ chủ yếu tăng do tăng nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu do công ty huy động vốn để xây dựng thêm nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, góp vốn liên doanh bằng cách phát hành cổ phiếu, và tăng do thặng dư vốn cổ phần tăng. Các khoản nợ vay dài hạn giảm nhưng các khoản nợ vay ngắn hạn tăng do điều chỉnh khoản nợ vay dài hạn đến hạn trả sang nợ vay ngắn hạn và do công ty đã thanh toán những khoản nợ dài hạn, đến hạn. So với đầu năm khoản phải trả người bán cuối năm cũng tăng lên 3,938,773,850đ đây cũng là một cách chiếm dụng vốn của các công ty khác để phục vụ cho công ty. BẢNG 3: PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CÙA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VIANCONEX( NĂM 2007) CHỈ TIÊU Số đầu năm Số cuối năm So sánh số cuối kỳ so với đầu năm Số tiền % Số tiền % +- % A NỢ PHẢI TRẢ 348,271,918,266 90.8 288,776,864,452 61.2 (59,495,053,814) 82.92 I Nợ ngắn hạn 119,252,451,291 34.2 219,783,560,646 76.1 100,531,109,355 184.30 1 Nợ và vay ngắn hạn 90,356,663,950 25.9 186,196,094,686 64.5 95,839,430,736 206.07 2 Phải trả người bán 3,312,881,431 1.0 7,251,655,281 2.5 3,938,773,850 218.89 3 Người mua trả tiền trước 200,000,000 0.1 398,860,657 0.1 198,860,657 199.43 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 4,000,623,812 1.1 3,868,732,097 1.3 (131,891,715) 96.70 5 Phải trả người lao động 315,767,972 0.1 475,738,696 0.2 159,970,724 150.66 6 Chi phí phải trả 20,778,952,848 6.0 21,324,241,689 7.4 545,288,841 102.62 7 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 287,561,278 0.1 268,237,540 0.1 (19,323,738) 93.28 8 Dự phòng phải trả ngắn hạn - - - - - II Nợ dài hạn 229,019,466,975 65.8 68,993,303,806 23.9 (160,026,163,169) 30.13 1 Vay và nợ dài hạn 229,019,466,975 65.8 68,853,152,770 23.8 (160,166,314,205) 30.06 2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm - 140,151,036 140,151,036 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 35,370,848,699 9.2 182,847,594,627 38.8 147,476,745,928 516.94 I Vốn chủ sở hữu 35,211,436,167 99.5 182,335,696,400 99.7 147,124,260,233 517.83 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30,000,000,000 84.8 100,000,000,000 54.7 70,000,000,000 333.33 2 Thặng dư vốn cổ phần - 41,000,000,000 22.4 41,000,000,000 3 Quỹ đầu tư phát triển 1,401,198,383 4.0 1,401,198,383 0.8 - 100.00 4 Quỹ dự phòng tài chính 422,078,746 1.2 422,078,746 0.2 - 100.00 5 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3,388,159,038 9.6 39,512,419,271 21.6 36,124,260,233 1,166.19 III Nguồn kinh phí và quỹ khác 159,412,532 0.5 511,898,227 0.3 352,485,695 321.12 1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 159,412,532 0.5 511,898,227 0.3 352,485,695 321.12 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 383,642,766,965 100 471,624,459,079 100 87,981,692,114 122.93 Tuy nhiên chưa thể kết luận một cách đầy đủ nguyên nhân tăng giảm các khoản mục trên bảng cân đối kế toán nó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chúng ta phải đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thể về tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận của Công ty. 2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex a. Phân tích tình hình công nợ Phân tích tình hình công nợ có ý nghĩa cung cấp thông tin cho mọi đối tượng biết được cơ cấu của các khoản nợ phải thu, phải trả, tình hình công nợ quá hạn để từ đó đưa ra các biện pháp thu hồi hoặc huy động vốn nhằm nâng cao khả năng thanh toán. Mặt khác phân tích tình hình công nợ của công ty đó chính là những dấu hiệu giúp cho các nhà quản trị kinh doanh nhận biết được khả năng rủi ro để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp. BẢNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX( NĂM 2007) Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch đầu năm, cuối năm +- % A Các khoản phải thu 49,179,331,944 49,916,523,590 737,191,646 101.50 1 Phải thu khách hàng 46,191,157,881 43,624,620,318 (2,566,537,563) 94.44 2 Trả trước cho người bán 2,879,284,702 6,317,400,368 3,438,115,666 219.41 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - 4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - 5 Các khoản phải thu khác 108,889,361 488,564,217 379,674,856 448.68 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (514,061,313) (514,061,313) B Các khoản phải trả 348,271,918,266 288,776,864,452 (59,495,053,814) 82.92 1 Nợ và vay ngắn hạn 90,356,663,950 186,196,094,686 95,839,430,736 206.07 2 Phải trả người bán 3,312,881,431 7,251,655,281 3,938,773,850 218.89 3 Người mua trả tiền trước 200,000,000 398,860,657 198,860,657 199.43 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 4,000,623,812 3,868,732,097 (131,891,715) 96.70 5 Phải trả người lao động 315,767,972 475,738,696 159,970,724 150.66 6 Chi phí phải trả 20,778,952,848 21,324,241,689 545,288,841 102.62 9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 287,561,278 268,237,540 (19,323,738) 93.28 10 Vay và nợ dài hạn 229,019,466,975 68,853,152,770 (160,166,314,205) 30.06 Qua bảng phân tích ta nhận thấy rằng khoản phải thu của khách hàng cuối năm so với đầu năm giảm đây là một điều rất đáng mừng cho Công ty đã giảm bớt lượng vốn của công ty bị chiếm dụng: 43,624,620,318 - 46,191,157,881= -2,566,537,563 Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của Công ty cần phải xem xét rất nhiều yếu tố Phân tích tình hình công nợ phải thu Ta chi tiết các khoản phải thu của công ty theo từng đối tượng và thời hạn từ đó ta tổng hợp các chỉ tiêu theo từng nội dung. Qua đó so sánh số đầu kỳ so với số cuối kỳ để biết được tình hình tăng giảm các khoản phải thu. Các khoản phải thu Tỷ trọng các khoản phải thu = so với tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn 49.179.431.944 + Đầu năm = x100 = 31.736% 154.961.247.885 49,916,523,590 + Cuối năm = x100 = 21.1% 236,578,382,359 Tổng các khoản phải thu Tỷ trọng các khoản phải thu = x100 so với số tiền phải trả Tổng các khoản phải trả 49.179.431.944 + Đầu năm = x100 = 14.12% 348.271.918.266 49,916,523,590 + Cuối năm = x100 = 17.286% 288.776.864.452 Kết quả trên cho thấy Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng, Công ty đã cố gắng thu hồi các khoản nợ phải thu b.Phân tích khả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán cuả công ty nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng biết được khả năng tài chính của công ty. Khả năng tài chính được xét ở góc độ hiện thời và trong thời gian tới. Mặt khác phân tích khả năng thanh toán còn biết được tình hình sử dụng vốn của công ty đã hiệu quả chưa, công ty đã xây dựng chế độ thu chi phù hợp chưa. Đối với các nhà kinh doanh khi công ty sử dụng vốn không phù hợp làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp và khi không có đủ tiền để thanh toán thì dấu hiệu rủi ro lại xuất hiện Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của Công ty trong thời gian tới cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán: BẢNG 5: BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY NHU CẦU THANH TOÁN Số đầu năm Số cuối năm A Các khoản cần thanh toán ngay I Các khoản nợ quá hạn II Các khoản nợ đến hạn 4,316,391,784 4,344,470,793 1 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 4,000,623,812 3,868,732,097 2 Phải trả người lao động 315,767,972 475,738,696 B Các khoản phải thanh toán 114,936,059,507 215,439,089,853 1 Phải trả 90,356,663,950 186,196,094,686 2 Phải trả người bán 3,312,881,431 7,251,655,281 3 Người mua trả tiền trước 200,000,000 398,860,657 4 Chi phí phải trả 20,778,952,848 21,324,241,689 5 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 287,561,278 268,237,540 Tổng cộng nhu cầu thanh toán 119,252,451,291 219,783,560,646 A Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay 16,510,264,919 2,482,099,319 1 Tiền mặt 176,167,188 919,990,031 2 Tiền gửi ngân hàng 16,334,097,731 1,562,109,288 3 Tiền đang chuyển B Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới 143,536,699,610 195,235,196,372 1 Phải thu 49,179,331,944 49,916,523,590 2 Hàng tồn kho 94,357,367,666 145,318,672,782 Tổng cộng khả năng thanh toán 160,046,964,529 197,717,295,691 Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của Công ty trong thời gian tới cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Trên cơ sở bảng phân tích trên, tính hệ số về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán = Nhu cầu thanh toán 160,046,964,529 + Đầu năm = = 1.342 119,252,451,291 197,717,295,691 + Cuối năm = = 0.90 219,783,560,646 Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty trước tiên ta xem xét các khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh,... Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán của Tài sản ngắn hạn = đối với nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn 154,961,247,885 Đầu năm = = 1.299 119,252,451,291 236,578,382,359 Cuối năm = = 1.07641 219,783,560,646 Vốn bằng tiền Hệ số chuyển đổi TSNH = Thành vốn bằng tiền Tài sản ngắn hạn 2,482,099,319 Đầu năm = = 0.016 154,961,247,885 16,510,264,920 Cuối năm = = 0.069 236,578,382,359 Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ hoạt động kinh doanh khả năng chuyển đổi của tài sản ngắn hạn thành vốn bằng tiền. Chỉ tiêu này cuối năm cao hơn đầu năm chứng tỏ khả năng chuyển đổi nhanh, nhân tố này góp phần nâng cao khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán nợ dài hạn Tài sản dài hạn Hệ số thanh toán nợ dài hạn = từ tài sản dài hạn Nợ dài hạn 228,681,519,080 + Đầu năm = = 0.9985 229,019,466,975 235,046,076,720 + Cuối năm = = 3.406 68,993,303,806 Hệ số thanh toán nợ dài hạn từ tài sản dài hạn cho biết khả năng thanh toán tài sản dài hạn đối với nợ dài hạn, chỉ tiêu này cuối năm cao hơn đầu năm 2007 : 2.408 đây là một điều rất tốt đối với công ty, điều đó chứng tỏ tài sản dài hạn được đầu tư từ vốn chủ sở hữu góp phần nâng cao tính tự chủ trong các hoạt động tài chính. 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, vốn. Là hệ thống thông tin quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư. Đánh giá hiệu quả kinh doanh Kết quả đầu ra Đánh giá hiệu quả kinh doanh = Yếu tố sản xuất đầu vào Doanh thu thuần Hiệu quả kinh doanh = của CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp 199.723.447.388 Năm 2006 = =27 7.401.888.745 260.069.611.793 Năm 2007 = = 29.3 8.870.974.592 Năm 2006 cứ 1 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì tạo ra 27 đồng doanh thu thuần và năm 2007 thì cứ 1 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì tạo ra 29.3 đồng doanh thu, như vậy thì hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tốt. Yếu tố sản xuất đầu vào Hiệu quả( suất hao phí) = Kết quả đầu ra Chi phí QLDN Hiệu quả ( suất hao phí) = của CP QLDN Doanh thu thuần 7.401.888.745 + Năm 2006 = = 0.037 199.723.447.388 8.870.974.592 + Năm 2007= = 0.034 260.069.611.793 Năm 2006 cứ 1 đồng doanh thu thì cần 0.037 đồng chi phí QLDN, năm 2007 thì cần 0.034 đồng như vậy công ty đã giảm chi phí QLDN so với năm 2006: 0.003 lần Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Doanh thu thuần Hệ số doanh thu thuần = So với tài sản (SOA) Tài sản bình quân 199.723.447.388 Năm 2006 = = 0.527 378,949,118,979 260.069.611.793 Năm 2007 = = 0.608 427,633,613,022 Chỉ tiêu doanh thu thuần so với tài sản( SOA)cho biết một kỳ hoạt động 1 đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, năm 2007 1 đồng tài sản thì thu được 0.608 đồng doanh thu thuần tăng so với năm 2006 là 0.081đ điều này chứng tỏ công ty đã ngày càng cố gắng sử dụng một cách hợp lý tài sản để tạo ra thu nhập cho mình. Lợi nhuận sau thuế Hệ số LN sau thuế = So với TSNH Tài sản ngắn hạn BQ 5.621.985.847 Năm 2006 = = 0.21019 195,769,815,122 41.149.093.324 Năm 2007 = = 0.311 132,232,665,782 Chỉ tiêu này cho biết năm 2006 công ty đầu tư một đồng ngắn hạn thì thu được 0.21019 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2007 thu được 0.311 đồng. Như vậy sức sản xuất của hoạt động ngắn hạn ngày càng cao, đó chính là nhân tố để tăng lợi nhuận của công ty. Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân 153.173.606.722 + Năm 2006 = = 1.882 81,378,671,335 184,640,722,196 + Năm 2007 = = 1.54 119,838,020,224 Năm 2006 sau 1 năm hoạt động hàng tồn kho quay quay được 1.882 vòng, năm 2007 hàng tồn kho quay được 1.54 vòng, chỉ tiêu này năm 2007 cao hơn năm 2006 chứng tỏ vốn đầu tư hành tồn kho bị ứ đọng không tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này do rất nhiều các nguyên nhân chủ quan và khách quan: do đặc thù kinh doanh của công ty là xuất nhập khẩu, thị trường chủ yếu ở Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ cuối năm là thời gian nghỉ lễ Noel và tết dương lịch thời gian hàng cập cảng là một tháng từ khi rời cảng Hải Phòng. Do vậy thông thường các đơn đặt hàng đặt cho tháng 11,12 và tháng 1 năm sau hoặc là xuất trước ngày 15/11 hoặc là sau ngày 25/12, khoảng thời gian giữa ngày 15/11 và ngày 25/12 tạm dừng đưa hàng xuống cảng nên lượng thành phẩm tồn kho cuối ngày 31/12 hàng năm đều tăng hơn so với các quý khác. Công suất năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006, các đơn đặt hàng của khách ở tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau nhiều do vậy số hàng đã sản xuất nhưng chưa suất tăng hơn so với năm 2006. Thời gian của kỳ phân tích( 365 ngày) Thời gian BQ 1 vòng quay = Hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho 365 Năm 2006 = = 194 1.882 365 Năm 2007 = = 237 1.54 Đối với hàng tồn kho năm 2007 1 vòng quay hết 237 ngày trong khi đó năm 2006 chỉ mất có 194 ngày đây là một điều đáng quan tâm đối với các nhà quản trị công ty vì như vậy là vốn hàng tồn kho bị ứ đọng. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex BẢNG 6: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ CỦA CÔNG TY ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch +- % 1 Doanh thu 199,723,447,388 260,069,611,793 60,346,164,405 1.30 2 Lợi nhuận sau thuế 5,621,985,847 41,149,093,324 35,527,107,477 7.32 3 Giá vốn hàng bán 153,173,606,722 184,640,722,196 31,467,115,474 1.21 4 Chi phí bán hàng 6,172,981,808 4,063,249,622 (2,109,732,186) 0.66 5 Tổng chi phí 50,958,542,445 47,053,174,630 (1,795,635,629) 0.96 6 Tỷ suất LNST so với chi phí= LNST/ tổng chi phí x100 11.032 87.45 76.419 7.92 7 Tỷ suất LNST so với GVHB= LNST/ GVHB x100 3.67 22.29 18.62 6.07 8 Tỷ suất LNST so với CPBH= LNST/ CPBH x100 0.91 10.13 9.22 11.12 9 Tỷ suất doanh thu so với chi phí= DT thuần/ tổng chi phí x100 445.96 604.95 159.00 1.36 10 Suất hao phí của chi phí so với LNST= Tổng chi phí/ LN sau thuế 9.0641 1.143 (7.92) 0.1261 11 Suất hao phí của GVHB so với LNST= GVHB/ LN sau thuế 27.25 4.49 (22.76) 0.16 Suất hao phí của các chỉ tiêu chi phí, giá vốn hàng bán năm 2007 giảm so với năm 2006, tuy doanh thu tăng nhưng các khoản chi phí giảm so với năm 2006 điều này chứng tỏ công tác quản lý tài chính, chi phí của công ty ngày càng tốt .Các nhà quản trị công ty cần phải quan tâm tìm các biện pháp làm giảm chi phí của công ty như: phát động tiết kiệm-chống lãng phí, ra quy định và thực hiện thưởng phạt nghiêm đối với hành vi gây lãng phí. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay Công ty cần đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên phải có các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn song công ty cũng cần phải đánh giá sử dụng tiền vay để đưa ra quyết định phù hợp Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay Hệ số chi trả lãi vay = Chi phí lãi vay 36,832,675,931 Năm 2006 = = 1.18 31.210.690.084 66,526,076,782 Năm 2007 = = 2.62 25,376,983,458 Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán tốt hệ số này của công tycuối năm cao hơn so với đầu năm tăng rất nhiều, làm cho khả năng huy động vốn từ ngân hàng của công ty được thuận lợi, tình hình tài chính ngày càng tốt 2.3.4 Phân tích rủi ro tài chính đối với công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex Đối với bất kỳ một công ty sản xuất kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro.Rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro về tài chính. Nếu công ty gặp rủi ro về kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và ngược lại. Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex có các nhân tổ rủi ro sau: Rủi ro về kinh tế: Thị trường kinh doanh và cung cấp vật liệu xây dựng là một thị trường nhạy cảm với các diễn biến của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển và ổn định luôn đi đôi với các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, chính điều này làm cho lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng trở thành một thị trường hấp dẫn thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Vì vậy, trong tương lai không xa, chắc chắn sẽ xuất hiện thêm không ít các doanh nghiệp mới thành lập đáng chú ý là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng những công nghệ sản xuất mỗi ngày một hiện đại, dây chuyền sản xuất tiến tiến Rủi ro hoạt động: rủi ro hoạt động được coi là hiệu quả kinh doanh của các phương án không đạt được theo như dự toán hoặc kế hoạch đã được xây dựng dẫn đến không thu hồi đủ vốn góp đầu tư, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Do vậy khi nhận diện dấu hiệu rủi ro hoạt động công ty phải kiểm tra các thông tin và so sánh các chỉ tiêu của phương án đầu tư. Doanh thu an toàn = doanh thu theo dự toán – doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn = Tổng chi phí Doanh thu an toàn năm 2007 = 260.000.000.000- 229.281.217.712 = 30,718,782,288 Doanh thu an toàn Hệ số doanh thu an toàn = Doanh thu kế hoạch 30,718,782,288 Hệ số doanh thu an toàn = = 0.12 260,000,000,000 Để đảm bảo phương án có độ an toàn cao thì các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn, hệ số an toàn phải cao, khi đó xác suất rủi ro thấp và đó chính là quyết định đầu tư đúng đắn. Rủi ro về tài chính: Để phản ánh tình hình rủi ro về tài chính của công ty ta có thể thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau đây: Hệ số nợ trên tài sản, hệ số nợ trên tài sản ngắn hạn, hệ số thu hồi nợ Tổng số nợ Hệ số nợ/ tài sản = Tổng tài sản 348.271.918.266 Năm 2006 = = 0,91 383.642.766.965 288.776.864.452 Năm 2007 = = 0,61 471.624.459.07 Hệ số này cho biết trong tổng tài sản hiện có của công ty thì có bao nhiêu phần do vay nợ. Hệ số này ngày càng giảm đi điều này chứng tỏ rủi ro về tài chính giảm đi. Tổng số nợ ngắn hạn và nợ khác Hệ số nợ ngắn hạn/ tài sản ngắn hạn= Tài sản ngắn hạn 119.252.451.291 Năm 2006 = = 0,77 154.961.247.885 219.783.560.646 Năm 2007 = = 0,93 236.578.382.359 Hệ số này tăng chủ yếu do lượng hàng tồn kho tăng đây cũng là một sự rủi ro rất lớn đối với công ty Doanh thu thuần Hệ số thu hồi nợ = Số dư nợ BQ phải thu 260.069.611.793 Năm 2007 = = 5,21 49.916.523.590 Hệ số thu hồi của công ty lớn chứng tỏ sản phẩm sản xuất được bán ra chủ yếu theo phương thức thanh toán ngay và do đó số ngày thu hồi nợ càng ngắn, rủi ro tài chính giảm. Rủi ro về tỷ giá: Hịên nay nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty chủ yếu được nhập khẩu; trên 90% sản phẩm của công ty được xuất khẩu, các giao dịch trên đều được thanh toán bằng ngoại tệ, như vậy những biến động về tỷ giá của các đồng ngoại tệ so với đồng Việt Nam tuy có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng các rủi ro về biến động tỷ giá có thể được bù trừ lẫn nhau giữa nhập nguyên liệu đầu vào và xuất khẩu thành phẩm. CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX 3.1. Đánh giá thực trạng về phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex Như chúng ta đã biết phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tài chính của công ty. Đó là việc sử dụng các phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của công ty giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra quyết định tài chính quản lý phù hợp. Để định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là bên cạnh việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc còn tồn tại công ty đã định hướng, chiến lược phát triển kinh doanh cho thời gian tới. Công ty có kế hoạch sắp xếp, đào tạo cán bộ nhằm tăng sức mạnh của đội ngũ cán bộ quản lý, đồng thời sửa chữa bảo dưỡng, nâng cấp dây chuyền công nghệ, nhà xưởng để tăng cường cho việc thực hiện đúng kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược dài hạn của mình bên cạnh việc tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đồng thời công ty cũng đang cố gắng để thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm ở trong nước và chiếm lĩnh nhiều hơn thị trường thế giới. 3.1.1. Những ưu điểm Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của Công ty trong những năm qua, Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex đã sử dụng khá tốt việc phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên kết quả tạo nguồn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích công ty đã xác định được những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục từ đó thực hịên tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm tiếp theo. Năm 2007 là năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex, doanh thu tăng: 60,346,164,405 đ và lợi nhuận tăng 35,527,107,477đ so với năm 2006. Song song với điều này là công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Công ty đang thực hiện dự án tổng thể quy hoạch mặt bằng để mở rộng nhà xưởng, kho chứa để ổn định sản xuất và phát triển. Các chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng, sản lượng sản xuất đã đạt và vượt mức kế hoạch. Năm 2007 công ty đã trích lập quỹ khen thưởng- phúc lợi đã giúp cho việc phát huy năng lực, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất , ý thức tổ chức của người lao động được nâng cao. Vấn đề việc làm và đời sống người lao động tương đối đảm bảo. Do vậy, việc khen thưởng xứng đáng và động viên kịp thời cũng là vấn đề mà các nhà quản trị cần chú ý và nó cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính của công ty nhìn chung là gọn nhẹ, hợp lý. Các phòng ban chức năng được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Không có hiện tượng chồng chéo chức năng giữa các phòng ban. Bộ máy kế toán được bố trí phù hợp, hoạt động có khoa học. Bên cạnh đó, công tác kế toán của công ty đã hoà nhập và áp dụng các chế độ kế toán mới theo quy định của nhà nước, đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận. Các số liệu kế toán phản ánh được chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Các sổ sách được lập một cách có hệ thống, trung thực và sát với tình hình thực tế. Việc lập và gửi các báo cáo tài chính của công ty được tiến hành đúng thời hạn và đúng quy định của nhà nước. Báo cáo tài chính của công ty được lập mang tính chất khách quan, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về tình hình tài chính cho các đối tượng quan tâm. Công tác phân tích tài chính luôn sát thực và cập nhật. 3.1.2. Những tồn tại Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty còn nhiều khó khăn cần giải quyết: Lượng tiền gửi tăng lên nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của công ty Chưa lên kế hoạch đúng về lượng nguyên vật liệu nhập kho, kế hoạch sản xuất dẫn tới lượng tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn của công ty Vay ngắn hạn tăng lên do các khoản phải vay dài hạn đến hạn trả chuyển sang điều này cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2007 chi phí lãi vay là 25.376.983.458đ đã giảm so với năm 2006 30.399.462.18đ tuy nhiên công ty đã phải trích một khoản không nhỏ từ lợi nhuận để trả lãi vay. 3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex 3.2.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích Do công ty còn non trẻ và mới chuyển đổi từ nhà máy thành công ty cổ phần nên tài liệu để phân tích chưa có nhiều năm để so sánh với nhau. Các báo cáo của công ty đều đã được qua kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước kiểm tra nên các con số đều đầy đủ và chính xác 3.2.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích Để đánh giá mà chưa đi sâu vào so sánh với một số chỉ tiêu quan trọng khác như so sánh dọc và ngang từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn. Thực tế cho thấy khi phân tích tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp người ta thường phân tích theo hai phương pháp là so sánh và phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích. Do đó để có thể phản ánh rõ hơn, thực trạng tài chính của mình công ty nên tiến hành phân tích báo cáo tài chính dựa trên một hoặc cả hai phương pháp trên để có cái nhìn đầy đủ hơn và toàn diện hơn về tình hình tài chính của công ty. Bởi vì trên thực tế nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của hai kỳ kế toán thì có thể thấy tình hình tài chính là khả quan nhưng nếu đem kết quả đó so với tiêu chuẩn chung của ngành thì vẫn còn thấp, vẫn chưa phù hợp để các nhà lãnh đạo công ty có những giải pháp nữa để cải tiến tình hình tài chính của mình. Khi phân tích công ty thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu trên thì sẽ đưa ra được những nhận xét và đánh giá đầy đủ hơn về tình hình tài chính qua đó có những giải pháp cụ thể và chi tiết hơn cho từng mặt hoạt động của mình. Ngoài ra công ty còn thực hiện chương trình phân tích nhanh các chỉ tiêu tài chính để cung cấp thông tin thường xuyên cho ban lãnh đạo công ty để đáp ứng các yêu cầu về quản lý. 3.2.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình tài chính Những phân tích ở trên chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất và những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của công ty. Do vậy, những kiến nghị mang tính đề xuất dưới đây cũng chỉ có ý nghĩa trong một giới hạn nhất định. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex, tôi xin trình bày một số kiến nghị nhằm có thể cải thiện hơn tình hình tài chính của công ty: Hàng tồn kho đặc biệt là thành phẩm tồn kho tăng nhiều trong năm, vòng quay hàng tồn kho thấp,do đó các nhà quản trị công ty phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục để giảm lượng vốn bị ứ đọng. Tăng cường huy động nguồn vốn kinh doanh: nguồn vốn kinh doanh trong đó vốn chủ sở hữu có vai trò hết sức quan trọng, nó là nguồn hình thành tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty. Việc tăng cường nguồn vốn kinh doanh thể hiện tiềm lực của công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ nhiều về số lượng mà thiếu đi tính hiệu quả trong sử dụng vốn thì tình hình tài chính của công ty là chưa tốt. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn vốn là một mục tiêu quan trọng đặt ra cho công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì: nâng cao tổng doanh thu thuần đây là mục tiêu hàng đầu của hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty và toàn thể CBCNV. Trong thực tế công ty còn non trẻ nhưng những năm qua doanh thu tăng lên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để tăng doanh thu đòi hỏi công ty phải phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp để thu hút các khách hàng tiềm năng. Để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải có sự đầu tư về chiều sâu. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải có biện pháp để nâng cao khả năng huy động vốn. Việc huy động vốn tuỳ theo điều kiện cụ thể của công ty mà các nhà quản lý đề ra các biện pháp huy động phù hợp. Huy động vốn từ CBCNV trong công ty với các chính sách ưu đãi. Việc huy động vốn trong nội bộ công ty vừa có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh vừa có điều kiện để giải quyết tăng thêm thu nhập cho người lao động. Khuyến khích các đối tác bỏ vốn đầu tư. Đây là một biện pháp rất tốt, nếu thành công công ty có thể mở rộng sản xuất. Tuy nhiên đây cũng là một công việc khó khăn đòi hỏi công ty phải có chính sách tín dụng hợp lý cũng như có các chính sách khác. Vấn đề chi phí lãi vay cũng là điều đáng để các nhà quản trị quan tâm do vậy công ty cần phải có biện pháp thích hợp để thu hồi công nợ, chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp, cân bằng cán cân thanh toán. Bên cạnh đó công ty cần phải cố gắng giảm bớt các khoản chi phí quản lý, bán hàng để nâng cao lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tăng cường công tác quản lý tài sản ngắn hạn. Công tác quản lý tài sản phải đảm bảo được 2 yêu cầu là thoả mãn cho quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời phải tiết kiệm ở mức tối đa. Việc quản lý tài sản ở đây thực chất là quản lý sản xuất, quản lý tiền mặt, quản lý nguyên vật liệu và quản lý hàng tồn kho. Để làm tốt công tác này công ty cần thực hiện các biện pháp: Thông qua việc tìm hiểu thị trường để dự báo nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp. Nếu tổ chức tốt quá trình sản xuất thì cũng được coi là một giải pháp nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động được thông suốt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư theo định mức nhằm giảm thiểu chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm. Tổ chức tốt quá trình lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thực hiện tốt công việc. Nâng cao khả năng thanh toán của công ty: Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc quản lý tình hình tài chính của công ty. Nếu khả năng thanh toán của công ty là cao chứng tỏ công tác tài chính được thực hiện tốt. Khả năng thanh toán là đối tượng quan tâm chủ yếu của các đối tác có quan hệ tài chính với công ty như các ngân hàng, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư… Vì vậy việc nâng cao khả năng thanh toán sẽ làm cho tình hình tài chính khả quan hơn, đồng thời công ty cũng củng cố được mối quan hệ với các đối tác.Chuyển các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn tuỳ theo điều kiện của công ty thay vì việc huy động vốn từ bên ngoài như vay vốn ở các ngân hàng với thời gian đáo hạn dài hơn, đảm bảo cho sự an toàn về tài chính của công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ là loại công cụ không thể thiếu, vai trò của nó đối với sản xuất sản phẩm, nhất là về chất lượng sản phẩm- yếu tố hàng đầu của sản xuất. TSCĐ của quá trình sản xuất được thể hiện trong các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, đất đai… Chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng TSCĐ là rất quan trọng đối với mỗi công ty cũng như đối với hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cụ thể công ty cần phải chú ý đến một số giải pháp chủ yếu sau: Trước tiên phải sắp xếp dây chuyền sản xuất hợp lý sao cho khai thác hết công suất thiết kế, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất nhằm giảm chi phí khấu hao cho TSCĐ. Phân cấp quản lý TSCĐ cho các phân xưởng, các bộ phận trong công ty nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý. Chấp hành theo quy trình sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ Công tác trích khấu hao chính xác và phù hợp với thực tế là điều rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tập trung cho chiến lược đa dạng hoá loại hình kinh doanh: để có thể đảm bảo an toàn cho đồng vốn kinh doanh, trong thực tế công ty không chỉ đầu tư vào một loại hình mà thường đầu tư kinh doanh ở nhiều loại hình khác nhau bên cạnh việc sản xuất kinh doanh chính của công ty. Tuy nhiên khi quyết định đầu tư vào một loại hình kinh doanh mới công ty cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những rủi ro có thể gặp phải. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự nhanh nhạy, linh hoạt trong công tác quản lý cũng như khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường. Tập trung cho chiến lược đa dạng hoá loại hình kinh doanh sẽ tạo cơ hội cho công ty tăng lợi nhuận. Có thể thấy rằng trong điều kiện hiện nay việc đa dạng hoá loại hình kinh doanh là cần thiết. Việc này vừa có thể tăng thu nhập cho công ty lại có thể củng cố và tăng thêm mối quan hệ của công ty với bên ngoài. Tuy vậy, đối với mỗi quyết định bên cạnh việc cân nhắc kỹ lưỡng về những rủi ro và hiệu quả cũng cần chú ý đến việc cân đối nguồn vốn cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. 3.2.4. Các kiến nghị khác Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính: Bên cạnh những giải pháp đã trình bày ở trên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh song trên thực tế các giải pháp luôn có mối quan hệ ràng buộc qua lại với nhau. Do nguồn lực công ty có hạn công ty không thể chỉ tiến hành một vài giải pháp độc lập nào đó mà không thực hiện các giải pháp khác. Việc kết hợp các giải pháp khác nhau đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tổ chức quản lý tài chính là rất cần thiết. Một hệ thống quản lý có hiệu quả phối hợp với các khâu, các công đoạn với nhau là điều thiết yếu để hướng công ty đi đúng định hướng, chiến lược đã định. Để có thể quản lý tài chính chặt chẽ thì đội ngũ cán bộ của công ty phải có đủ năng lực quản lý. Bên cạnh đó việc kiểm tra, giám sát cũng rất cần thiết để công tác quản lý được tốt hơn. Xuất phát từ vấn đề này, để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính thì công tác đào tạo nguồn nhân lực trong công ty là cần thiết. Nếu như vấn đề này được thực hiện tốt thì công ty có một lực lượng hùng hậu trong công tác quản lý. Đồng thời công ty phải tạo mọi điều kiện để mọi cán bộ công nhân viên trong công ty có thể phát huy hết khả năng của mình hay đưa ra sáng kiến trong công việc. KẾT LUẬN Cũng như bất kỳ một công ty nào, tình hình tài chính của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex là vấn đều đáng quan tâm của HĐQT, ban lãnh đạo công ty cũng như các đối tượng khác có liên quan. Tình hình tài chính, quy mô tài sản, nguồn vốn, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty có sự tăng trưởng vượt bậc song bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn đọng cần phải khắc phục để từng bước đứng vững trên thương trường. Trong thời gian thực tập vừa qua với sự giứp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng đẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang và toàn thể anh chị em trong công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex nói chung và anh chị em phòng Tài chính- Kế hoạch nói riêng đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên do những hiểu biết còn hạn chế, thời gian không nhiều, nguyên nhân tìm ra nguồn gốc các con số trên báo cáo tài chính là khó nên bài viết có thể mắc nhiều những thiếu sót tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và các anh chị để bài viết được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn./. PHỤ LỤC TỔNG CÔNG TY CP XNK& XD VIỆT NAM CÔNG TY CP ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007 ĐVT: VNĐ TÀI SẢN Mã số Số cuối năm Số đầu năm A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 236,578,382,359 154,961,247,885 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 16,510,264,920 2,482,099,319 1 Tiền 111 16,510,264,920 2,482,099,319 2 Các khoản tương đương tiền 112 - - II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 9,500,000,000 - 1 Đầu tư ngắn hạn 121 9,500,000,000 - 2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 - - III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 49,916,523,590 49,179,331,944 1 Phải thu khách hàng 131 43,624,620,318 46,191,157,881 2 Trả trước cho người bán 132 6,317,400,368 2,879,284,702 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - 4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 - - 5 Các khoản phải thu khác 135 488,564,217 108,889,361 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 136 (514,061,313) IV Hàng tồn kho 140 145,318,672,782 94,357,367,666 1 Hàng tồn kho 141 145,318,672,782 94,357,367,666 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V Tài sản ngắn hạn khác 150 250,378,997,787 237,623,868,036 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 10,478,874,662 5,428,881,897 2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 3,768,367,237 2,608,375,977 3 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 - - 4 Tài sản ngắn hạn khác 158 1,085,679,168 905,091,082 B TÀI SẢN DÀI HẠN 235,046,076,720 228,681,519,080 I Các khoản phải thu dài hạn - - 1 Phải thu dài hạn của khách hàng - - 2 Vốn kịnh doanh ở các đơn vị trực thuộc - - 3 Phải thu nội bộ dài hạn khác - - 4 Phải thu dài hạn khác - - 5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - - II Tài sản cố định 198,460,195,164 227,103,920,567 1 Tài sản cố định hữu hình 193,040,250,881 226,619,547,815 Nguyên giá 309,956,650,099 302,520,108,809 Giá trị hao mòn luỹ kế (116,916,399,218) (75,900,560,994) 2 Tài sản cố định thuê tài chính - - Nguyên giá - - Giá trị hao mòn luỹ kế - - 3 Tài sản cố định vô hình 172,910,527 177,103,997 Nguyên giá 229,967,400 191,967,400 Giá trị hao mòn luỹ kế (57,056,873) (14,863,403) 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5,247,033,756 307,268,755 III Bất động sản đầu tư - - Nguyên giá - - Giá trị hao mòn luỹ kế - - IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 35,000,000,000 - 1 Đầu tư vào công ty con - - 2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 35,000,000,000 - 3 Đầu tư dài hạn khác - - 4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn - - V Tài sản dài hạn khác 1,585,881,556 1,577,598,513 1 Chi phí trả trước dài hạn 1,385,124,056 1,577,598,513 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - 3 Tài sản dài hạn khác 200,757,500 - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 471,624,459,079 383,642,766,965 NGUỒN VỐN Mã số Số cuối năm Số đầu năm A NỢ PHẢI TRẢ 288,776,864,452 348,271,918,266 I Nợ ngắn hạn 219,783,560,646 119,252,451,291 1 Nợ và vay ngắn hạn 186,196,094,686 90,356,663,950 2 Phải trả người bán 7,251,655,281 3,312,881,431 3 Người mua trả tiền trước 398,860,657 200,000,000 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3,868,732,097 4,000,623,812 5 Phải trả người lao động 475,738,696 315,767,972 6 Chi phí phải trả 21,324,241,689 20,778,952,848 7 Phải trả nội bộ - - 8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - 9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 268,237,540 287,561,278 10 Dự phòng phải trả ngắn hạn - - II Nợ dài hạn 68,993,303,806 229,019,466,975 1 Phải trả dài hạn người bán - - 2 Phải trả dài hạn nội bộ - - 3 Phải trả dài hạn khác - - 4 Vay và nợ dài hạn 68,853,152,770 229,019,466,975 5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 140,151,036 - 7 Dự phòng phải trả dài hạn - - B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 182,847,594,627 35,370,848,699 I Vốn chủ sở hữu 182,335,696,400 35,211,436,167 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100,000,000,000 30,000,000,000 2 Thặng dư vốn cổ phần 41,000,000,000 3 Vốn khác của chủ sở hữu - - 4 Cổ phiếu quỹ - - 5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - 7 Quỹ đầu tư phát triển 1,401,198,383 1,401,198,383 8 Quỹ dự phòng tài chính 422,078,746 422,078,746 9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 39,512,419,271 3,388,159,038 11 Nguồn vốn đầu tư XDCB - - III Nguồn kinh phí và quỹ khác 511,898,227 159,412,532 1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 511,898,227 159,412,532 2 Nguồn kinh phí - - 3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 471,624,459,079 383,642,766,965 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CHỈ TIÊU Mã số Số cuối năm Số đầu năm 1 Tài sản thuê ngoài - - 2 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công - - 3 Vật tư, hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược - - 4 Nợ khó đòi đã xử lý - - 5 Ngoại tệ các loại: Dollar Mỹ( USD) 192,995.35 89,186.24 Euro( EUR) 13.31 10.93 6 Dự toán chi sự nghiệp, dự án TỔNG CÔNG TY CP XNK& XD VIỆT NAM CÔNG TY CP ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐVT: VN Đ CHỈ TIÊU Mã số Năm nay Năm trước 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 262,634,406,272 200,939,936,807 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2,564,794,479 1,216,489,419 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 260,069,611,793 199,723,447,388 4 Giá vốn hàng bán 184,640,722,196 153,173,606,722 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 75,428,889,597 46,549,840,666 6 Doanh thu hoạt động tài chính 1,258,333,424 446,565,311 7 Chi phí tài chính 26,241,505,037 31,210,590,084 Trong đó: chi phí lãi vay 25,376,983,458 30,399,462,180 8 Chi phí bán hàng 7,877,445,379 6,172,981,808 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,870,974,592 7,401,888,745 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 33,697,298,013 2,210,845,340 11 Thu nhập khác 9,102,365,819 3,428,569,406 12 Chi phí khác 1,650,570,508 17,428,899 13 Lợi nhuận khác 7,451,795,311 3,411,140,507 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 41,149,093,324 5,621,985,847 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành - - 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 41,149,093,324 5,621,985,847 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 5,911 2,261 TỔNG CÔNG TY CP XNK& XD VIỆT NAM CÔNG TY CP ĐÁ ỐP LÁT CAO CẤP VINACONEX BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Theo phương pháp gián tiếp Năm 2007 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1 Lợi nhuận trước thuế 41,149,093,324 5,621,985,847 2 Điều chỉnh các khoản 66,568,169,436 75,692,113,106 Khấu hao tài sản cố định 41,315,865,526 45,479,240,936 Các khoản dự phòng 514,061,313 Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện (353,425,018) (17,192,316) Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (285,315,843) (169,397,694) Chi phí lãi vay 25,376,983,458 30,399,462,180 3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước sự thay đổi 107,717,262,760 81,314,098,953 Tăng giảm các khoản phải thu (3,890,984,270) (23,702,394,197) Tăng giảm hàng tồn kho (50,961,305,116) (25,957,392,662) Tăng giảm các khoản phải trả( không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp) 3,710,490,038 (5,935,631,391) Tăng giảm chi phí trả trước (4,857,518,308) 4,915,595,220 Tiền lãi vay đã trả (24,831,694,617) (22,811,955,151) Thuế TNDN đã nộp - - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 140,757,500 - Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (200,757,000) - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 26,826,250,987 7,822,320,772 II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (13,004,980,706) (11,299,734,412) 2 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các loại tài sản dài hạn khác 1,123,551,156 49,520,000 3 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (15,000,000,000) - 4 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 5,500,000,000 - 5 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (35,000,000,000) - 6 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - - 7 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 167,026,392 119,877,694 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (56,214,403,158) (11,130,336,718) III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 74,700,000,000 8,363,000,000 2 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp đã phát hành - - 3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 182,035,538,180 110,061,574,747 4 Tiền chi trả nợ gốc vay (210,062,421,649) (116,131,090,116) 5 Tiền chi trả nợ thuê tài chính - - 6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (3,284,483,463) - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 43,388,633,068 2,293,484,631 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 14,000,480,897 (1,014,531,315) Tiền và tương đương tiền vào đầu năm 2,482,099,319 3,490,090,767 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 27,684,704 6,539,867 Tiền và tương đương tiền tồn cuối năm 16,510,264,920 2,482,099,319 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh- Trường Đại học kinh tế quốc dân Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp- Học viện tài chính Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex năm 2007 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007 của Công ty cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT75.docx
Tài liệu liên quan