Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện

Tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 01: Tình hình lao động tại Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Việt Thiện qua 2 năm 2010 – 2011 6 Bảng 02: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 15 Bảng số 03: Một số chỉ tiêu phân tích của công ty 21 2011 26 Bảng số 04 : Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009, 2010, Bảng số 05 : Tình hình kết cấu và sự biến động của tài sản qua 3 năm Bảng số 06: Cơ cấu Tài sản ngắn hạn năm 2009, 2010, 2011 31 Bảng số 07 : Tình hình tài sản dài hạn 34 2009,2010,2011 29 Bảng số 08: Tình hình kết cấu và sự biến động của nguồn vốn 37 Bảng 09: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 41 Bảngsố 10: Biến động các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 44 Bảng số 11 : Kết quả hoạt động kinh doanh 45 Bảng số 12: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 47 Bảng số 13: Tình hình hoạt động tài chính 50 Bảng số 14: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011 51 Bảng số 15...

doc108 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 01: Tình hình lao động tại Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Việt Thiện qua 2 năm 2010 – 2011 6 Bảng 02: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 15 Bảng số 03: Một số chỉ tiêu phân tích của công ty 21 2011 26 Bảng số 04 : Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009, 2010, Bảng số 05 : Tình hình kết cấu và sự biến động của tài sản qua 3 năm Bảng số 06: Cơ cấu Tài sản ngắn hạn năm 2009, 2010, 2011 31 Bảng số 07 : Tình hình tài sản dài hạn 34 2009,2010,2011 29 Bảng số 08: Tình hình kết cấu và sự biến động của nguồn vốn 37 Bảng 09: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 41 Bảngsố 10: Biến động các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 44 Bảng số 11 : Kết quả hoạt động kinh doanh 45 Bảng số 12: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 47 Bảng số 13: Tình hình hoạt động tài chính 50 Bảng số 14: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011 51 Bảng số 15: Tình hình Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2009,2010, 2011 53 Bảng số 16: Phân tích tình hình các khoản phải thu 56 Bảng số 17 : Tình hình các khoản phải trả qua 3 năm 2009, 2010, 2011 58 Bảng 18: Nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty 60 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 01: Sơ đồ sản xuất sản phẩm tại Công ty....................................................8 Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9 Sơ đồ 03: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 11 Sơ đồ 04: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 40 LỜI MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính có hiệu quả và ngược lại. Việc tổ chức huy động nguồn vốn kịp thời, việc quản lý phân phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho hoạt động SXKD được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao. Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu mang tính chiến lược của mình các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tăng hiệu quả SXKD. Như vậy phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy,em lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện” để hiểu hơn về việc phân tích cũng như tầm quan trọng của việc quản trị tài chính. Đề tài gồm 3 phần: Phần 1 : Khái quát chung về công ty TNHH Xây Dựng Và Thương mại Việt Thiện Phần 2: Thực trạng tài chính của công ty TNHH Xây Dựng Và Thương mại Việt Thiện Phần 3: Nhận xét và kết luận Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THIỆN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Việt Thiện 1.1.1 Giới thiệu chung về công ty: - Tên công ty: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THIỆN - Tên viết tắt: VIETTHIEN.,CO.LTD - Tên tiếng anh: VIETTHIEN CONSTRUCTIONS AND TRANDING COMPANY LIMIDTED - Có thể nói, từ khi thành lập đến nay, công ty luôn tạo được uy tín thông qua chất lượng vượt trội về các ngành nghề như: tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát công trình dân dụng, công trình công nghiệp, hạ tầng đô thị, nông thôn… đó là một trong những ngành mũi nhọn của công ty và ngày càng được khẳng định qua sự tín nhiệm của các bạn hàng. - Theo thống kê, khả năng chiếm lĩnh thị trường của công ty: cấp xã là 70% đến 80%, cấp huyện là 90%, cấp thành phố, thị xã là 60% đến 70%. Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiên luôn đi đầu trong quy hoạch, thiết kế công trình vùng sâu vùng xa, công trình 135, kiên cố hoá trường học, đường giao thông, công trình thuỷ lợi. - Không chỉ chú trọng đến hiệu quả hoạt động, doanh thu, lợi nhuận, công ty còn luôn quan tâm đến các công trình phúc lợi xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đô thị trong và ngoài tỉnh. - Ngày nay, bắt nhịp với guồng quay của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi được cổ phần hoá, công ty ngày càng trở nên năng động và nhạy bén hơn, chất lượng các công trình luôn được đảm bảo và ngày càng mở rộng thêm nhiều ngành nghề, dịch vụ. 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện tiền thân là một đội xây dựng nhỏ quy tụ một số cán bộ công nhân viên có trình độ và tay nghề cao được thành lập từ năm 1995. Khi đó do nguồn vốn của đội còn hạn chế nên công việc chính của đội chủ yếu là nhận thi công lại một số công trinh xây dựng có quy mô vừa và nhỏ. Trải qua hơn 10 năm thành lập và phát triển, cán bộ công nhân của đội đã tích lũy được hơn một chút vốn và kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình. Đến cuối năm 2007 để thích ứng với tình hình phát triển kinh tế của đất nước đội xây dựng đã xin phép sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc thành lập Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện. Với nguồn vốn và kinh nghiệm đã có lại cộng thêm một đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ và tay nghề cao, nên tuy mới thành lập nhưng Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện luôn tự tin và khẳng định có thể đáp ứng được đầy đủ mọi nguồn lực để thi công công trình đạt hiệu quả, đảm bảo đúng chất lượng tiến độ theo yêu cầu của Chủ đầu tư. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. - Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 1902 001 319 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 12 tháng 12 năm 2007, công ty được phép hoạt động trong các lĩnh vực sau: 1. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp 2. Xây dựng công trình giao thông 3. Xây dựng công trình thuỷ lợi 4. Xây dựng hạ tầng công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư. 5. Xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp đến 35KV 6. Xây dựng công trình cấp thoát nước 7. San lấp mặt bằng. 8. Mua bán vật liệu xây dựng 9. Vận tải hàng hoá đường bộ bằng ô tô 10. Vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô 11.Cho thuê xe ôtô ngắn hạn 12. Mua bán hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng 13. Môi giới thương mại 14. Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá 15.Gia công cơ khí 16.Bán buôn tổng hợp 17. Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp - Công ty hiện nay đang tập trung lớn vào lĩnh vực lập dự án đầu tư, thiết kế công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi và tư vấn quản lý dự án, giám sát thi công công trình xây dựng. Đây có thể coi là các lĩnh vực mũi nhọn, được công ty đầu tư và có uy tín cao trong thị trường xây dựng. Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của thị trường, công ty đang có kế hoạch chuyển hướng hoạt động theo chiều rộng, phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có một số lĩnh vực khá mới đối với công ty mặc dù đã có mặt trong giấy phép đăng ký kinh doanh như kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Xu hướng này là một lối đi đúng dắn không chỉ giúp công ty khẳng định hơn nữa chỗ đứng trong thị trường xây dựng mà công ty còn có cơ hội thu được nguồn lợi nhuận dồi dào từ việc phát triển các lĩnh vực hiện nay đang rất được ưa chuộng. 1.3 Tình hình sử dụng lao động tại công ty Bất kỳ thời đại nào cũng vậy, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều có sự tác động của con người. Vì vậy vấn đề lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu của các công ty. Do đó, công ty đã tổ chức sử dụng, quản lý lao động sao cho thực sự có hiệu quả, chặt chẽ. Mặt khác, với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay canh tranh rất gay gắt đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định. Do vậy ngoài việc kinh doanh công ty còn mở lớp nâng cao kỹ năng bán hàng cho người lao động trước khi giao tuyến bán hàng. Theo báo cáo tình hình lao động trong năm 2011, số liệu về cơ cấu số lượng và chất lượng lao động được tổng hợp trong biểu sau: Bảng 01: Tình hình lao động tại Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại Việt Thiện qua 2 năm 2010 – 2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) D Người (%) Tổng số lao động 110 100 135 100 25 22,73 Phân theo trình độ 1. Đại học 5 4,45 7 5,19 4 40 2. Cao đẳng 8 7,27 11 8,15 3 37,5 3. Trung cấp 7 6,36 10 7,41 3 42,86 4. Lao động phổ thông 90 81,82 107 79,25 17 18,89 Theo giới tính Nam 104 94,55 126 93,33 22 20 Nữ 6 5,45 9 6,67 3 50 Phân theo công việc Lao động trực tiếp 98 89,09 122 90,37 24 24,49 Lao động gián tiếp 12 10,91 13 9,63 1 8,33 (Nguồn tài liệu: Phòng tổ chức - Hành chính) Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: Cơ cấu lao động năm 2011 có sự thay đổi không đáng kể so với năm 2010. Tổng số lao động của Công ty năm 2011 tăng 25 người so với năm 2010, tương ứng tăng 22,73%. Trong đó lao động có trình độ đại học năm 2011 tăng 2 người tương ứng tăng 40% so với năm 2010, lao động có trình độ cao đẳng năm 2011 là 11 người tăng 3 người tương ứng tăng 37,5% so với năm 2010, lao đông có trình độ trung cấp tăng 3 người tương ứng tăng 42,86% so với năm 2010, lao động phổ thông tăng 17 người tương ứng tăng 18,89%. Như vậy lao động phổ thông chiếm đa số trong tổng lao động của công ty. + Do đặc thù của công ty là lĩnh vực xây dựng, cần nhiều lao động trực tiếp sản xuát và thi công nên tỷ lệ lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động: năm 2010 lao động trực tiếp chiếm 89,09%, năm 2011 lao động trực tiếp chiếm 90,37% tăng 24,49%. Lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ: năm 2010 chiếm 10,91%, năm 2011 chiếm 9,63%. Đây chủ yếu là đội ngũ kế toán và nhân viên văn phòng của công ty. + Các đặc thù công việc tại các công trường xây dựng đa số là công việc nặng nên tỷ lệ lao động nam chiếm tỷ trọng rất cao: năm 2010 lao động nam là 104 người chiếm 94,55%, lao động nam năm 2011 là 126 người chiếm 90,37% như vậy số lượng lao động nam tăng 22 tương ứng tăng 20%. Bên cạnh đó lao động nữ năm 2010 chỉ chiếm phần nhỏ 5,45%, năm 2011 số lượng lao động nữ là 9 người chiếm 6,67%. 1.4 Đặc điểm tổ chức, sản xuất kinh của công ty 1.4.1 Đặc điểm kinh doanh - Sản phẩm của công ty mang tính riêng lẻ, không cá sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm đều có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. - Sản phẩm của công ty co giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài. Trong thời gian thi công chưa tạo ra sản phẩm nhưng phải sử dụng nhiều vật tư, nhân lực….. -Sản phẩm tạo ra được sử dụng tại chỗ, nhưng địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công 1.4.2 Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Hiện nay các công trình của Công ty đang thực hiện chủ yếu theo quy chế đấu thầu. Khi nhận được thông báo mời thầu, Công ty tiến hành lập dự toán công trình để tham gia dự thâu. Nếu thắng thầu, Công ty ký kết hợp đồng với chủ đầu tư khi trúng thầu Công ty lập dự án, ký kết hợp đồng với bên chủ đầu tư. Và sau đó tiến hành lập kế hoạch cụ thể về tiến độ thi công, phương án đảm bảo các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Căn cứ vào giá trị dự toán, Công ty sẽ tiến hành khoán gọn cho các đội thi công có thể là cả công trình hoặc khoản mục công trình. Khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư. Quy trình hoạt động của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau : Sơ đồ 01: Sơ đồ sản xuất sản phẩm tại Công ty Dự thầu Tiếp nhận hợp đồng Lập kế hoạch Thi công Nghiệm thu và bàn giao Quyết toán và thẩm định kết quả Thanh lý hợp đồng 1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Việt Thiện là một đơn vị kinh doanh, xuất phát từ yêu cầu kinh doanh phải có hiệu quả và để quản lý tốt quá trình kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng với bộ máy quản lý gọn nhẹ, quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kỹ thuật-vật tư-thiết bị Phòng kế toán Phòng tổ chức-hành chính Phòng kế hoạch Các đội thi công Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty - Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty, có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng, trước các nhà đầu tư, và trước cán bộ công nhân viên trong toàn công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Vì vậy giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau: + Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. +Tổ chức thực hiện các quy đinh dủa công ty. + Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty. +Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty. +Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ và quy định của công ty - Phó Giám Đốc: Phó giám đốc là những người giúp Giám Đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, trước pháp luật những công việc được phân công. Phòng kế hoạch: Phòng kế hoạch lập kế hoạch cụ thể cho các công trình thi công, chi tiết theo từng khoản mục, theo điều kiện và khả năng cụ thể của Công ty, giao khoán cho các đội xây dựng và soạn thảo nội dung các hợp đồng kinh tế. - Phòng kỹ thuật – vật tư – thiết bị (KT-VT-TB): Chỉ đạo các đơn vị trong công ty thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, thường xuyên giám sát, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng. Tổ chức nghiệm thu vật tư, sản phẩm, công trình với các tổ đội sản xuất theo quy định của công ty, của chủ đầu tư. Trên cơ sở đó xác định chất lượng, khối lượng tháng, quý theo điểm dừng kỹ thuật. Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý của các đơn vị, lập kế hoạch cho sản xuất và trực tiếp mua sắm các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất đảm bảo chất lượng, kịp tiến độ. Quản lý điều phối mọi nguồn vật tư, thiết bị, phụ tùng trong toàn công ty. - Phòng kế toán : Tham mưu về tài chính cho Giám đốc Công ty, thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp Giám đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đội sản xuất. - Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho Giám Đốc về vấn đề tổ chức lao động của công ty, quản lý sử dụng lao động và tiền lương, thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động, công tác bảo hộ lao động. Ngoài ra còn thực hiện các công việc hành chính như mua văn phòng phẩm, văn thư, y tế, hội nghị tiếp khách. Đồng thời là nơi nhận công văn, giấy tờ, giữ con dấu của công ty. 1.6. Đặc điểm tổ chức kế toán – tài chính tại công ty : 1.6.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Sơ đồ 03: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Kế toán tiền lương, TSCĐ Kế toán vật tư, công cụ Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh toán : Mối quan hệ chức năng : Mối quan hệ qua lại 1.6.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán Đi cùng với quy mô sản xuất của công ty, công tác kế toán trong công ty tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn công ty có một phòng kế toán và các đội sản xuất có các nhân viên kinh tế. Phòng kế toán được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: - Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế tóan của công ty, tham mưu cho Giám Đốc về công tác tài chính của Công ty, tập hợp số liệu của các kế toán viên khác, lập sổ kế toán tổng hợp hay báo cáo quyết toán. - Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán: Là người theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các nhà cung cấp , với khách hàng, nhà đầu tư. - Kế toán vật tư công cụ:Theo dõi tình hình nhập xuất của các loại vật liệu và công cụ dụng cụ trong kỳ. Hàng tháng cùng với phòng vật tư, các chủ công trình đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và kế toán TSCĐ: Hàng tháng lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán truởng ký duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Tính ra số BHXH cho từng cán bộ công nhân viên . Đồng thời kế toán viên này còn đảm nhiệm phần hành kế toán tài sản cố định. - Thủ quỹ: Căn cứ vào các phiếu thu chi được Giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt làm thủ tục thu, chi tiền mặt. . Lập sổ quỹ và xác định số tiền tồn quỹ cuối ngày, cuối tháng. Phát tiền lương hàng tháng tới từng nguời lao động. Ngoài phòng kế toán thì ở đội thi công xây dựng còn có các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động kinh tế phát sinh ở bộ phận mình quản lý. 1.6.3 Mối quan hệ của phòng kế toán với các phòng ban khác trong công ty Phòng kế toán tài chính là một bộ phận trong bộ máy quản lý có cơ cấu hoàn chỉnh và có tổ chức hoạt động chặt chẽ. Vì vậy phòng kế toán có quan hệ với các phòng ban bộ phận khác trong công ty như: * Quan hệ với phòng kế hoạch vật tư: Phòng kế hoạch vật tư phải chuyển toàn bộ hóa đơn nhập xuất đẻ kế toán làm căn cứ vào sổ. Phòng kế hoạch vật tư phải chịu trách nhiệm ký hợp đồng mua vật tư căn cứ vào định mức công ty giaocho cũng như tình hình thực hiện công trình của công ty, phòng kế hoạch vật tư xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất vật tư… xây dựng giá thành kế hoạch sau đó chuyển sang cho phòng kế toán tài chính để tiến hành so sánh và rút kinh nghiệm, kế toán căn cứ vào đó để đánh giá tình hình thực hiện và đưa ra những kiến nghị cần thiết cho lãnh đạo. * Phòng tổ chức lao động tiền lương: Phòng tổ chức lao động tiền lương chịu trách nhiệm về xây dựng cơ cấu tổ chức về lao động toàn công ty. Quản lý và chịu trách nhiệm về vấn đề bảo hiểm, an toàn cho người lao động, quản lý BHXH, BHYT, hàng tháng tiến hành tiến hành trích nộp bảo hiểm lên công ty bảo hiểm. Phòng tổ chức lao động tiền lương phải chuyển chứng từ sang phòng kế toánđể kế toán lao động tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương,…phục vụ công tác tính giá thành. * Phòng kỹ thuật: Xây dựng định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật từ đó xây dựng kế hoạch giá thành gửi cho kế toán vật tư phòng kế toán tài chính của công ty. 1.6.4. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Ở các đội xây dựng không có bộ phận kế toán mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ xử lý ban đầu và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán. Nguồn vật tư được đội xây dựng chủ động mua sắm và bảo quản phục vụ công trình theo nhu cầu thi công và kế hoạch cung ứng vật tư của công ty. Định kỳ gửi hóa đơn về phòng kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các đội trưởng quản lý và theo dõi tình hình lao động trong đội, lập bảng chấm công, bảng thanh toán tiền công, giấy đề nghị tạm ứng, bảng thanh toán tiền công theo khối lượng thi công…Các chứng từ này sau khi được tập hợp, phân loại sẽ được đính kèm với giấy đề nghị thanh toán do đội trưởng công trình lập, có xác nhận của phòng kỹ thuật thi công gửi về phòng kế toán xin thanh toán cho các đối tượng thanh toán đồng thời làm căn cứ cho việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Ở phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại, sử lý chứng từ, ghi sổ, hệ thống hóa số liệu và cung cấp thông tin kế toán để phục vụ yêu cầu quản lý. Đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán được lập, tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế giúp lãn đạo công ty trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Việt Thiện áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ban hành 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC -Áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung - Việc hạch toán hàng tồn kho Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính giá xuất kho theo giá thực tế đích danh. - Thực hiện hạch toán thuế theo GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Niên độ kế toán ở Công ty được xác định theo năm bắt đầu từ ngày 01/1 và kết thúc là ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong doanh nghiệp là tiền Việt Nam, còn các ngoại tệ khác đều được quy đổi ra tiền Việt Nam để ghi sổ. Báo cáo tài chính năm được lập và gửi cho cục Thống kê, các tổ chức tín dụng, cục Thuế. Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ gồm có: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh -Bản thuyết minh báo cáo tài chính 1.7 Sơ lược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty năm 2012 1.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm qua. BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Đơn vị tiền: Việt Nam Đồng  CỉCTIÊU CHÍ 2009 2010 2011 Doanh thu bán hhàng và cung cấp dịch vụ 653.528.408 4.634.654.337 7.580.011.977 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 653.528.408 4.634.654.337 7.580.011.977 Giá vốn hàng bán 413.264.883 3.413.540.879 5.644.476.602 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 240.263.525 1.221.113.458 1.935.535.375 Doanh thu hoạt động tài chính 227.102 1.095.911 822.966 Chi phí tài chính 339.542.266 870.857.636 Trong đó: Chi phí lãi vay 339.542.266 870.857.636 Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 231.009.280 841.971.457 1.025.302.812 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.481.347 40.695.646 40.197.893 Thu nhập khác 4.600.000 2.706.000 Chi phí khác 16.442.676 Lợi nhuận khác (11.842.676) 2.706.000 Lợi nhuận trước thuế 9.418.347 28.852.970 42.903.893 Thuế TNDN 2.370.337 7.213.243 7.508.181 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 7.111.010 21.639.727 35.395.712 Bảng 02: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 - Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, các chỉ tiêu tài chính của công ty đều có xu hướng tăng qua các năm, có thể nói đây là xu hướng phát triển lạc quan của doanh nghiệp. - Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là một số nét khái quát về kết quả hoạt động của công ty TNHH Thương mại và xây dựng Việt Thiện, mới chỉ đem lại cái nhìn tổng quan. Muốn khẳng định hiệu quả hoạt động kinh doanh thì cần phải xem xét ở nhiều phương diện hơn. Qua báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng . Năm 2010 tăng 3.981.125.929 đồng so với năm 2009, giá vốn hàng bán cũng tăng 3.000.275.996 đồng, mức tăng khá cao tương đương với mức tăng của doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ 610.962.177 đồng, điều này làm cho lợi nhuận của công ty tăng. Sang năm 2011 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 7.580.011.977 đồng tăng so với năm 2010. Song giá vốn hàng bán chỉ tăng thâp hơn mức tăng của doanh thu 2.230.935.723 đồng. Bên cạnh đó doanh thu của hoạt động tài chính giảm 272.945 đồng và có xu hướng tạm thời ngưng đầu tư vào lĩnh vực này. Các khoản chi phí quản lý tăng 183.331.355đồng làm cho lợi nhuận công ty tăng lên đáng kể. - Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là một số nét khái quát về kết quả hoạt động của công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện, mới chỉ đem lại cái nhìn tổng quan. Muốn khẳng định hiệu quả hoạt động kinh doanh thì cần phải xem xét ở nhiều phương diện hơn. 1.7.2 Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2012 Tuy mới đi vào hoạt động cồn gặp nhiều khó khăn song tất cả đội ngũ công nhân viên trong công ty đều quyết tâm cố gắng, phấn đấu để đưa công ty dần phát triển hơn nữa. Trong những năm trước công ty còn nhiều khó khăn về cả nhân lực và vốn…nên chủ yếu mới phát triển được lĩnh vực xây lắp. Đến năm 2012 công ty phấn đấu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh. Đầu tư thêm các thiết bị, máy móc, tài sản dài hạn…để phục vụ cho ngành sản xuất của công ty, mở rộng quy mô và thị trường trên toàn quốc và nước ngoài, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, các công trình và hiệu quả kinh doanh nhằm xây dựng thương hiệu cho công ty. - Mục tiêu, kế hoạch hoạt động của công ty trong những năm tới được xây dựng dựa trên kết quả hoạt động của những năm trước đó. - Là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng, mục tiêu của cụng ty trước mắt đó là nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng của các dự án, các công trình để cạnh tranh trên thị trường, thoả mãn nhu cầu của các bạn hàng. Đồng thời xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ giỏi, tay nghề cao, kỷ luật tốt. - Hướng tới đối tượng khách hàng ngoài tỉnh hơn nữa, nâng cao chất lượng của các công trình nhằm nâng cao hơn nữa uy tín của công ty. - Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật thông qua các lớp đào tạo chuyên môn. Thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí, giảm chi phí đầu vào nhằm ổn định giá thành sản phẩm. Nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. PHẦN 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THIỆN 2.1 Công tác tổ chức tài chính và cơ chế quản lý tài chính của công ty. a. Công tác tổ chức tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy phép kinh doanh số:1902 001 319 ngày 12 tháng 12 năm 2007. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, thực hiện chế độ tài chính kế toán của Nhà nước đối với công ty và thực hiện các quy định về hoạt động của sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty. Quy chế quản lý tài chính tài chính của công ty được xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu hoạt động của công ty mà điều lệ quy định, mang lại lợi nhuận tối đa, đảm bảo cổ tức cho các cổ đông, thu nhập cho người lao động, nghĩa vụ đối với nhà nước và phát triển doanh nghiêp. Nội dung quy chế được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa Điều lệ của công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện và chế độ chính sách của nhà nước hiện hành đối với công ty. b. Cơ chế quản lý tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, thực hiện chế độ tài chính kế toán của Nhà nước đối với công ty và thực hiện quy định về hoạt động của sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty. Chế độ quản lý tài chính của công ty được thể hiện qua những nội dung sau: A- Quản lý sử dụng vốn và tài sản - Giám đốc công ty có trách nhiêm sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của công ty để phục vụ kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển công ty. - Việc đầu tư vốn và tài sản ra ngoài công ty như liên doanh, góp vốn. - Giám đốc công ty lập phương án trích khấu hao tài sản cố định đảm bảo đúng các quy định của Bộ tài chính và phù hợp với tình hình thực tế của công ty. - Giám đốc có quyền huy động vốn với mọi hình thức theo quy định của pháp luật như: vay ngân hàng, tổ chức tín dụng… - Định kỳ khi kết thúc năm tài chính công ty và tất cả các đơn vị trực thuộc phải tiến hành kiểm kê tiền mặt, tài sản, hàng tồn kho, sản phẩm dở dang theo quy định. - Giám đốc công ty được thanh lý những tài sản kém, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty và có biện pháp xử lý thu hồi vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đối với khoản công nợ lâu năm từ hai năm trở lên hoặc có biểu hiện mất khả năng thanh toán công ty phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi. - Việc đối chiếu công nợ phải được tiến hành thường xuyên. B- Quản lý doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh - Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu của văn phòng công ty và doanh thu của các đơn vị thành viên trong công ty. - Chi phí nguyên liệu vật liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng cho sản xuất kinh doanh được tính theo định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá xuất kho. - Việc trích lập và sử dụng các quỹ của công ty được thực hiện đúng theo điều lệ của công ty. C- Chế độ khen thưởng, kỷ luật về quản lý tài chính - Nếu liên tục trong 3 năm liền Công ty kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước thì các thành viên trong công ty sẽ được xét thưởng theo hiệu quả. D- Công tác kế toán thống kê lưu trữ chứng từ - Giám đốc và kế toán trưởng công ty có nghĩa vụ thực hiện Luật kế toán- Luật thống kê, kiển toán, lập và gửi báo cáo quyết toán quý, năm đúng biểu mẫu, thời gian quy định, chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số liệu tài liệu trên. 2.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính của công ty Về việc lập báo cáo tài chính- nguồn thông tin sử dụng cho việc phân tích tài chính. Nguồn thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Việt Thiện gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Định kỳ, hằng năm phòng tài chính kế toán tiến hành thu thập tổng kết và lập báo cáo này. Các báo cáo này được lập theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng cho các phó phòng và các kế toán viên sau khi tổng hợp được số liệu của năm. Cuối năm căn cứ vào các số liệu kế toán, phòng kế tiến hành lập thuyết minh báo cáo tài chính để phục vụ cho việc phản ánh chi tiết và mở rộng các thông tin trong BCTC, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tài chính khi cần. Về nhân sự cho công tác phân tích tài chính. Nhân lực cho công tác phân tích tình hình tài chính đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phân tích tài chính. Tại công ty công việc này do cán bộ phòng tài chính kế toán phụ trách, kiêm nhiệm chưa có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm đây cũng là hạn chế của công ty cần được giải quyết để có thể nắm chắc hơn tình hình tài chính của công ty. Đội ngũ cán bộ kế toán tại công ty nhìn chung có trình độ chuyên môn, nắm vững đặc điểm hoạt động của công ty cũng như các qui định, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng đến sự biến động của nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nói riêng. Công tác phân tích tình hình tài chính chưa được chú trọng đúng mức là một hạn chế của công ty làm ảnh hưởng đến chất lượng kết quả phân tích. Nội dung phân tích. Nội dung phân tích tài chính của công ty mới dựa trên một số các chỉ tiêu tài chính như: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn. Nhận thấy rằng mảng nội dung phân tích khái quát hoạt động tài chính doanh nghiệp (Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích tình hình đảm bảo cho vốn hoạt động sản xuất kinh doanh …) đều bị bỏ ngỏ. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán lãi vay chưa được tính toán phân tích một cách cụ thể. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, sử dụng TSCĐ chưa được quan tâm. Như vậy công ty chỉ dừng lại ở việc tính toán các con số mà chưa đi sâu vào việc phân tích xem nguyên nhân tạo ra con số đó. Đây chính là mặt hạn chế và thiếu sót của công ty cần được khắc phục. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 I: Cơ cấu tài sản % 1. Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản % 0,55 15,78 7,73 2. Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản % 99,45 84,22 92,27 II: Cơ cấu nguồn vốn 1. Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 31,58 51,07 73,42 2. Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 68,42 48,93 26,58 III: Khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn Lần 3,17 1,96 1,36 2. Khả năng thanh toán nhanh Lần 2,54 0,88 0,67 IV: Tỷ suất sinh lợi 1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần % 0,11 0,47 0,47 Bảng số 03: Một số chỉ tiêu phân tích của công ty Phương pháp phân tích Phương pháp chủ yếu được công ty sử dụng trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ lệ. Việc sử dụng phương pháp tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. Các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của DN. Đó là các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động, nhóm các tỷ lệ về khả năng sinh lời. Thông qua các chỉ tiêu này để thấy được Trình tự phân tích: - Xác định mục tiêu phân tích: Mỗi chủ đề đều có những yêu cầu khác nhau đối với công tác phân tích tài chính. Vì vậy, họ cần đi sâu vào những nội dung khác nhau trong quá trình phân tích. Xác định mục tiêu phân tích sẽ giúp nhà phân tích sử dụng những phương pháp thích hợp và tập trung vào những vấn đề cụ thể hơn. Những người sử dụng khác nhau sẽ đưa ra các quyết định khác nhau theo những mục đích khác nhau. Đối với công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Việt Thiện khi nào ban giám đốc yêu cầu phân tích, để tìm hiểu tình hình tài chính của công ty thì bộ phận kế toán mới tiến hành phân tích chứ không phân tích thường xuyên. - Thu thập thông tin: Công ty sử dụng bảng cân đối kế toán, và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để phân tích. - Xử lý thông tin: Sau khi thu thập được những tài liệu cần thiêt, vận dụng các phương pháp phân tích phù hợp công ty tiến hành phân tích rồi đưa ra những nhận xét về tình hình tài chính của công ty, những ưu điểm, những tồn tại, những thành tích đã đạt được và những yếu kém từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tóm lại, để công tác phân tích tài chính thực sự phát huy vai trò trong quản trị tài chính doanh nghiệp trước mắt công ty cần phải đổi mới nhận thức, tư duy về phân tích tình hình tài chính. Sau đây bằng những kiến thức đã được được học và sự tìm hiểu của mình em xin phân tích và đánh giá về tình hình tài chính của công ty như sau: 2.3. Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người ta sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được. Trong đó bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính rất quan trọng, nó phản ánh tổng quản lý tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Bảng cân đối kế toán là một Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp vừa theo kết cấu vốn, vừa theo kết cấu nguồn hình thành vốn. Nội dung của loại, các mục, các khoản…phản ánh giá trị các loại tài sản hay nguồn vốn cụ thể hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Bảng cân đối kê toán có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp, vì nhìn vào đó người ta có thể nhìn thấy doanh nghiệp phát triển hay không. Các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: - Phần Tài sản: Phần Tài sản gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại một thời điểm lập Báo cáo tài chính. + Ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong báo cáo phần tài sản thể hiện giá trị các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đến thời điểm lập báo cáo như: Tiền, các khoản đầu tư tài chính, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định…Căn cứ vào số liệu này cho phép đánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiêp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. + Ý nghĩa pháp lý: Số liệu các chỉ tiêu trong phần tài sản thể hiện các loại vốn cụ thể mà doanh nghiệp đang có quyền quản lý, quyền sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, phần tài sản gồm 2 loại: Loại A: Tài sản ngắn hạn, gồm các mục sau đây: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Loại B: Tài sản dài hạn, gồm các mục sau: Các khoản phải thu dài hạn, Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. - Phần nguồn vốn: Phần này phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp lập báo cáo. + Ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện giá trị và quy mô các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã, đang huy động, sử dụng để đảm bảo cho lượng tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm lập Báo cáo tài chính. + Ý nghĩa pháp lý: Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện quyền quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp trong việc đầu tư hình thành kết cấu tài sản. Mặt khác, doanh nghiệp phải có trách nhệm trong việc quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn như nguồn vốn cấp phát của nhà nước, nguồn vốn góp của nhà đầu tư, nguồn vốn vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng… Nguồn vốn cũng được chia làm hai loại A và B. Loại A: Nợ phải trả, gồm các mục sau: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn Loại B: Vốn chủ sở hữu, gồm các mục sau: Vốn chủ sở hữu và Nguồn kinh phí và các quỹ khác. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiên cần phải xem xét tình hình sử dụng vốn qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động qua các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của công ty. Thông qua số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn để nhận biết mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp, đồng thời thấy được chính sách sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp như thế nào? Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CL(2010-2009) CL( 2011-2010) Số tiền(đ) % Số tiền(đ) % I. TÀI SẢN 8.312.615.696 11.666.483.494 21.604.259.597 3.353.867.808 40,34 9.937.776.103 85,18 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 8.266.946.784 9.825.192.069 19.933.632.864 1.558.245.285 18,85 10.108.440.795 102,88 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 45.668.912 1.841.291.425 1.670.626.733 1.795.622.513 3.931,9 (170.664.692) (9,27) II. NGUỒN VỐN 8.312.615.696 11.666.483.494 21.604.259.597 3.353.867. 808 40,34 9.937.776.103 85,18 A. NỢ PHẢI TRẢ 2.625.504.686 5.957.732.757 15.861.113.148 3.332.228.071 126,92 9.903.380.391 166,23 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.687.111.010 5.708.750.737 5.743.146.449 21.639.727 0,38 34.395.712 0,59 Bảng số 04 : Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011 Từ số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy: Năm 2010 so với năm 2009 Năm 2010 Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty là 11.666.483.494 đồng tăng so với năm 2009 tăng là 3.353.867.808 đồng tương ứng với 40,43%. Tài sản ngắn hạn là 9.825.192.069 đồng tăng so với năm 2009 là 1.558.245.285 đồng tương ứng với 18,85%. Tài sản dài hạn là 1.841.291.425 đồng tăng so với năm 2009 là 1.795.622.513 đồng tương ứng với 3.931,9%. Ta nhận thấy rằng năm 2010 tài sản của công ty có sự biến động tương đối mạnh, là do công ty đầu tư thêm trang thiết bị vào phục vụ sản xuất. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. - Nợ phải trả năm 2010 là 5.957.732.757 đồng, tăng so với năm 2009 là 3.332.228.071 đồng tương đương với 126.92%, đây là nguyên nhân chính làm tăng nguồn vốn qua hai năm hoạt động trên vì công ty đang huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, từ người mua hay người bán để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Vốn chủ sở hữu là 5.708.750.737 đồng tăng so với năm 2009 là 21.639.727 đồng tương ứng với 0,38%. Chứng tỏ tình hình tài chính của công ty tốt. Nguồn vốn tăng thêm tạo điều kiện cho công ty hoạt động tốt hơn và chủ động hơn trong sản xuất và cung cấp sản phẩm, rủi ro tài chính thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp cao. Năm 2011 Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty là 21.604.259.597 đồng tăng so với năm 2010 là 9.937.776.103 đồng tương ứng với 85,18% Tài sản ngắn hạn là 19.933.632.864 đồng tăng so với năm 2010 là 10.108.440.795 đồng tương ứng với 102,88%. Tài sản dài hạn là 1.670.626.733 đồng giảm so với năm 2010 là 170.664.692 đồng tương ứng với 9,27%. Ta nhận thấy rằng năm 2011 tài sản của công ty có sự biến động tương đối, là do công ty đầu tư thêm trang thiết bị vào phục vụ sản xuất. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. - Nợ phải trả năm 2011 là 15.861.113.148 đồng, tăng so với năm 2010 là 9.903.380.391 đồng tương đương với 166,23% . - Vốn chủ sở hữu là đồng tăng so với năm 2010 là 21.639.727 đồng tương ứng với 0,59%. Chứng tỏ tình hình tài chính của công ty tốt. Nguồn vốn tăng thêm là do tăng vốn góp từ các cổ đông vào công ty. Nguồn vốn tăng thêm tạo điều kiện cho công ty hoạt động tốt hơn và chủ động hơn trong sản xuất và cung cấp sản phẩm, rủi ro tài chính thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp cao. 2.3.2. Phân tích cơ cấu tài sản. Cơ cấu tài sản của công ty phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, điều kiện trang thiết bị vật chất kỹ thuật của công ty đối với qua trình sản xuất kinh doanh. Phân tích cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến của các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích này cho thấy tình hình sử dụng tài sản, việc phân bổ các loại tài sản trong các giai đoạn của một qua trình sản xuất kinh doanh để xem có hợp lý hay không và từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. 2.3.3.Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản Đơn vị tính: Việt Nam đồng TÀI SẢN Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 8.266.946.784 99,45 9.825.192.069 84,22 19.933.632.864 92,27 1.558.245.285 18,85 10.108.440.795 102,88 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.241.787.225 14,94 1.993.569.008 17,08 1.123.426.778 5,21 751.781.738 60,52 -870.142.230 -43,65 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 5.415.955.633 65,15 3.237.455.633 27,74 2.140.068.030 9,9 -2.178.500.000 -40,22 -1.097.387.603 -32,97 III. Hàng tồn kho 1.609.203.926 19,36 4.594.167.428 39,38 9.342.138.056 43,24 2.984.963.502 185,49 4.747.970.628 103,35 IV. Tài sản ngắn hạn khác 7.328.000.000 33,92 0 0 7.328.000.000 100 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 45.668.912 0,55 1.841.291.425 15,78 1.670.626.733 7,73 1.795.622.513 3.931,83 -170.664.692 -9,27 I. Tài sản cố định 28.968.912 0,35 1.841.291.425 15,78 1.670.626.733 7,73 1.812.322.513 6.256,09 -170.664.692 -9,27 II. Tài sản dài hạn khác 16.700.000 0,2 -16.700.000 -100 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 8.312.615.696 100 11.666.483.494 100 21.604.259.597 100 3.353.867.794 40,35 9.937.776.103 85,18 Bảng số 05 : Tình hình kết cấu và sự biến động của tài sản qua 3 năm 2009,2010,2011 *Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy sau 3 năm tỷ lệ tài sản ngắn hạn và dài hạn có sự thay đổi nhưng so với tổng tài sản thì tỷ trọng thay đổi không đáng kể.Tuy nhiên tỷ trọng chi tiết của từng khoản mục thì có kết cấu thay đổi đáng kể, cụ thể: - Tài sản ngắn hạn năm 2009 chiếm tỷ lệ 99,45% sang năm 2011 chiếm 92,27% giảm 7,18% nhưng trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm 9,73% (từ 14,94% xuống còn 5,21%). Hàng tồn kho tăng 23,88%, các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm đáng kể 55,25%, còn tài sản ngắn hạn khác tăng 32,92%. - Tài sản dài hạn năm 2009 chiếm 0,55% , sang năm 2011 tăng 7,18% lên 7,73% là do tỷ trọng của tài sản cố định cũng tăng lên. - Tổng tài sản ngắn hạn năm 2009 là 8.312.615.696 đồng, sang năm 2011 tăng lên 9.937.776.103 đông tương ưng tăng 85,19%. Để tìm hiểu rõ hơn về kết cấu và sự biến động của tài sản trước tiên ta đi phân tích chi tiết về tình hình Tài sản ngắn hạn của công ty theo đúng như thứ tự khoản mục của bảng CĐKT Ta có bảng sau: Đơn vị tính: Việt Nam đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.241.787.225 15,01 1.993.569.008 20,29 1.123.426.778 5,63 751.781.738 60,52 -870.142.230 -43,65 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 5.415.955.633 65,51 3.237.455.633 32,95 2.140.068.030 10,74 -2.178.500.000 -40,22 -1.097.387.603 -32,97 III. Hàng tồn kho 1.609.203.926 19,48 4.594.167.428 46,76 9.342.138.056 46,87 2.984.963.502 185,49 4.747.970.628 103,35 IV. Tài sản ngắn hạn khác 7.328.000.000 36,76 0 0 7.328.000.000 100 TỎNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 8.266.946.784 100 9.825.192.069 100 19.933.632.864 100 1.558.245.285 18,85 10.108.440.795 102,88 Bảng số 06: Cơ cấu Tài sản ngắn hạn năm 2009, 2010, 2011 Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng nhẹ cụ thể : Năm 2010 so với năm 2009 + Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009. Cụ thể năm 2009 tiền chiếm tỷ trong tổng tài sản ngắn hạn là 15,01% đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 20,29% tương ứng với tăng 751.781.738 đồng. Điều này cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả số tiền hiện có, còn để tồn đọng vốn quá nhiều. + Các khoản phải thu của công ty giảm năm 2009 các khoản phải thu chiếm 65,51% nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 32,95% tương ứng với 40,22% . + Hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2010 là 4.594.167.428 đồng tăng 2.984.963.502 đồng tương ứng 185,49%. Đây là mức tăng khá cao góp phần làm tăng tài sản ngắn hạn. Năm 2011 so với năm 2010 Tổng tài sản ngắn hạn năm 2011 là 19.933.632.864 đồng tăng 10.108.440.795 đồng so với năm 2010 tương ứng khoảng 102,88%. Trong đó thì Tiền và các khoản tương tiền giảm mạnh so với năm 2010 là 870.142.230 đồng tương ứng giảm 43,65%. + Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011là 2.140.068.030 đồng giảm rất nhiều 1.097.387.603 đồng tương ứng giảm khoảng 32,97% so với năm 2010. +Tiếp theo phải kể đến sự tăng lên đáng kể của hàng tồn kho : năm 2011 là 9.342.138.056 đồng tăng 4.747.970.628 đồng tương ứng tăng khoảng 103,35%. +Tài sản ngắn hạn khác năm 2011 là 7.328.000.000 đồng Nhìn chung tài sản ngắn hạn của công ty tăng liên tục qua 3 năm hoạt động là do các nguyên nhân sau : - Công ty đã sử dụng các khoản tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đồng thời đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị mới và hiện đại hơn để phục vụ cho các công trường thi công...Điều này dẫn đến các khoản tiền giảm nhưng tổng tài tài tản ngắn hạn của công ty lại tăng. Trong thời gian hoạt động công ty đã hoàn thành được rất nhiều các công trình xây dựng và các hợp đồng thiết kế, tư vấn xây dựng đã bàn giao nhưng khách hàng vẫn chưa thanh toán hết tiền. Do công ty có những chính sách bán chịu và thu nợ hợp lý nên làm cho các khoản thu ngắn hạn giảm mạnh. Đây là điều đáng mừng của công ty vì nó đã khắc phục được tình trạng ứ đọng nguồn vốn cho hoạt đông kinh doanh của công ty. - Hàng tồn kho tăng nhiều cũng là một nguyên nhân khiến tài sản ngắn hạn tăng lên. Chủ yếu là vì công ty vẫn còn hàng tồn kho của kỳ trước vẫn chưa sử dụng hết. Bên cạnh đó lại nhận thêm nhiều đơn đặt hàng mới của khách hàng cho năm tới nên công ty mua sắm thêm nhiều vật tư, thiết bị... để dự trữ nhằm phục vụ cho hoạt động của năm tiếp theo. * Bên cạnh việc phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn ta còn phải phân tích cơ cấu tài sản dài hạn của công ty. Đơn vị tính : Việt nam đồng TÀI SẢN Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) I.Tài sản cố định 28.968.912 63,43 1.841.291.425 100 1.670.626.733 100 1.812.322.513 6.256,09 -170.664.692 -9,27 II. Tài sản dài hạn khác 16.700.000 36,57 -16.700.000 -100 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN DÀI HẠN 45.668.912 100 1.841.291.425 100 1.670.626.733 100 1.795.622.513 3.931,83 -170.664.692 -9,27 Bảng số 07 : Tình hình tài sản dài hạn Dựa vào số liệu trong bảng trên,ta thấy tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng. Đây là một biểu hiện tốt cho thấy tình hình đầu tư chiều sâu của công ty càng được nâng cao, quy mô về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được tăng cường, tình hình tài chính của công ty khả quan hơn, cụ thể : Năm 2010 Tổng Tài sản dài hạn tăng 1.795.622.513 đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.931,83%. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là Tài sản cố định và một phần nhỏ là tài sản dài hạn khác. Cụ thể : - Năm 2010 TSCĐ tăng 1.812.322.513 đồng tương ứng tăng 6.256,09% so với năm 2009, do trong năm công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị ở các phân xưởng để tăng năng suất lao động. - Tài sản dài hạn khác của công ty qua hai năm giảm, Khoản mục này chiếm tỷ trọng đáng kể ở năm 2009 chiếm 36,57% nhưng đến năm 2010 tỷ trong này bằng 0. Sự thay đổi này tác động phần nào đến sự biến động của tổng tài sản. Sang năm 2011 : ta thấy tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2011 và năm 2010 chiếm trong tổng tài sản dài hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm : -Năm 2011 TSCĐ giảm 170.664.692 đồng tương ứng giảm 9,27% so với năm 2010. Sự thay đổi này tác động phần nào đến sự biến động của tổng tài sản dài hạn. 2.3.4 Phân tích kết cấu và sự biến động của nguồn vốn Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn nhất định để mua tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Như vậy, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị các loại tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào nguồn hình thành: vốn kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuộc quyền chi phối và sử dụng lâu dài vào các hoạt động của mình. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên bằng cách trích lợi nhuận sau thuế để bổ sung, huy động thêm vốn điều lệ ban đầu, huy động từ các quỹ doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính... Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm các khoản vay (vay ngắn hạn và vay dài hạn) các khoản phải thanh toán cho cán bộ nhân viên, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả nhà cung cấp và các khoản phải trả, phải nộp khác. Các khoản nợ phải trả phản ánh số vốn thuộc quyền sở hữu chủ thể khác, doanh nghiệp được quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định vào hoạt động kin doanh của mình. Như vậy, cơ cấu nguồn vố là thành phần và tỉ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm. Một cơ cấu nguồn vốn được gọi là hợp lí khi phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa nợi phải trả với vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định. Vì thế phân tích tài sản đi đôi với phân tích nguồn vốn, để thấy được khả năng tài trợ, phân tích khả năng chủ động trong kinh doanh của công ty. Tình hình kết cấu và sự biến động của nguồn vốn Đơn vị tính : Việt nam đồng NGUỒN VỐN Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 So sanh 2011/2010 Số tiền ( đ) Tỷ lệ (%) Số tiền ( đ) Tỷ lệ (%) Số tiền ( đ) Tỷ lệ (%) Số tiền ( đ) Tỷ lệ (%) Số tiền ( đ) Tỷ lệ (%) A. Nợ Phải Trả 2.625.504.686 31,58 5.957.732.757 51,07 15.681.113.148 72,52 3.332.228.071 126,93 9.723.380.383 62,01 I. Nợ ngắn hạn 2.625.504.686 5.957.732.757 51,07 15.681.113.148 72,52 3.332.228.071 126,93 9.723.380.383 62,01 II.Nợ dài hạn B. Vốn Chủ Sở Hữu 5.687.111.010 68,42 5.708.750.737 48,93 5.743.146.449 26,48 21.639.727 0,38 34.395.712 0,6 I Vốn chủ sở hưu 5.687.111.010 68,42 5.708.750.737 48,93 5.743.146.449 26,48 21.639.727 0,38 34.395.712 0,6 II.Quỹ khen thưởng, phúc lợi TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 8.312.615.696 100 11.666.483.494 100 21.604.259.597 100 3.353.867.794 40,.34 9.937.776.103 85,18 Bảng số 08: Tình hình kết cấu và sự biến động của nguồn vốn *Nhận xét: Nguồn vốn của Công ty gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ kết cấu trong tổng số nguồn vốn hiện tại đơn vị phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tải sàn biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn.Vì thế phân tích tài sản phải đi đôi với phân tích nguồn vốn. Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn qua 3 năm có xu hướng tăng đáng kể là do sự tăng trưởng lên của nợ phải trả và vốn chủ sở và kết cấu trong tổng nguồn vốn cũng có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể: - Tổng nguồn vốn năm 2009 là 8.312.615.696 đồng, năm 2010 tăng 11.666.483.494 đồng, tăng 3.353.867.798 đồng, tương ứng 40,35%, là do sự tăng nhanh của nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2009 là 2.625.504.686 đồng, chiếm 31,58% trong tổng nguồn vốn , sang năm 2010 lên tới 5.957.732.757 đồng, chiếm tới 73,42%. Như vậy riêng khoản nợ phải trả đã tăng 3.332.228.071 đồng, tương ứng 126,93%. Nguyên nhân chính là do các khoản vay ngắn hạn cũn tăng lên. + Vốn chủ sở hữu năm 2009 là 5.708.750.737 đồng, năm 2010 là 5.743.146.449 đồng ,tăng lên 21.639.727 đồng, tăng tương ứng 0,38%. Tuy nhiên xét trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại có su hướng giảm.Tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm 2009 chiếm 68,42% , năm 2010 chiếm 48,93%, giảm 19,49%.Trái ngược với tỷ lệ khoản nợ phải trả tăng mạnh thì nguồn vốn chủ sở hữu giảm so với năm trước. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là vì công ty đang thực hiện chính sách huy động các nguồn vốn từ bên ngoài , các nguồn vay ngắn hạn để phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh khiến chi các khoản phải trả tăng mạnh. Điều này làm cho tình hình thanh toán công nợ của công ty có dấu hiệu tốt, khả năng bảo đảm về mặt tài chính của công ty có xu hướng giảm. Công ty cần có biện pháp kịp thời để điều chỉnh, tránh tình trạng các khoản nợ tăng quá nhanh vượt ngoài khả năng tài chính của công ty. - Tổng nguồn vốn năm 2011 là 21.604.259.597 đồng tăng 9.937.776.103 đồng so với năm 85,18% là do sự tăng lên của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: + Nợ phải trả năm 2011 là 15.861.113.148 đồng chiếm 73,42% nguyên nhân khiến các khoản nợ phải trả tăng vẫn do sự tăng lên của nợ vay ngắn hạn. + Vốn chủ sở hữu năm 2011 là 5.743.146.449 đồng chiếm 26,58% trong tổng nguồn vốn. Tăng 34.394.712 đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 0,6%. Nhìn chung thì nguồn vốn kỳ này vẫn tăng lên nhưng mức tăng chậm hơn so với giai đoạng trước là do công ty đã đi vào ổn định hơn lên ít có những biến động bất thường như lúc đâu. Tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tuy giảm nhưng vẫn chiếm đa số trong tổng nguồn vốn. Chứng tổ những biện pháp tài chính của công ty đang có hiệu quả cần phải phát huy, công ty có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của công ty. 2.3.5 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa Tài sản và Nguồn vốn Vốn kinh doanh của một doanh nghiệp nếu xét về mặt hình thái thì thường xuyên được biểu hiện dưới hai hình thức: tài sản (vốn kinh doanh) và nguồn hình thành vốn kinh doanh (nguồn vốn) trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh thì các loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp luôn biến động tại mỗi thời điểm khác nhau thì sự biểu hiện của nguồn vốn và tài sản không giống nhau. Vì vậy, việc phân tích diễn nguồn vốn và các loại tài sản trong kỳ đã qua là rất cần thiết, vì nó giúp doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lí của toàn bộ quá trình tổ chức tạo lập vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những cơ sở, công cụ của các nhà quản lý doanh nghiệp để hoạch định tài chính cho kỳ tới. Nó trả lời cho câu hỏi “ Vốn hình thành từ đâu và được sử dụng vào việc gì?” Thông tin mà bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang tiến triển hay gặp khó khăn, thông tin này có hữu ích đối với người cho vay, các nhà đầu tư,…họ muốn biết doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ. Để lập được lập được bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, trước hết phaỉ liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục đó đều được xếp vào một cột diễn biến nguồn vốn hoặc sử dụng vốn theo nguyên tắc sau: Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn và được xếp vào cột sử dụng vốn. Nếu có các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điiều đó thể hiện việc tạo nguồn vốn và được xếp vào cột diễn nguồn vốn. Nguyên tắc lập bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn thể hiện ở sơ đồ sau: Bảng cân đối kế toán Sử dụng vốn - Tăng tài sản - Giảm nguồn vốn Diễn biến nguồn vốn - Tăng nguồn vốn - Giảm tài sản Sơ đồ 04: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Nếu sự tăng tăng lên bên phần tài sản thì bên phần “ sử dụng vốn” tiền nhận được có giá trị tài sản đó. Ngược lại, nếu có một tài sản giảm, tiền được thu hồi và do đó làm tăng bên “ diễn biến nguồn vốn”. Một khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà không thay đổithì không tạo ra “diễn biến nguồn vốn” và cũng không tạo ra “sử dụng vốn”. Tổng “diễn biến nguồn vốn” cân bằng với tổng “sử dụng vốn”. Kết hợp các tài liệu khác có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính doanh nghiệp trong kì báo cáo để phân tích và đánh giá tính chất hợp lí của việc tổ chức nguồn vốn, sử dụng vốn trong kì đã qua. Bảng 09: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Nguồn vốn Sử dụng vốn (SDV) Số tiền(đ) Số tiền(đ) Diễn biến Giá trị (đ) Diễn biến Giá trị( đ) A. Tài sản ngắn hạn 9.825.192.069 19.933.632.864 Tăng SDV 10.108.440.795 I. Tiền và các khoản tương tiền 1.993.569.008 1.123.426.778 Giảm SDV 870.142.230 II. Đầu tư TCNH - - Không thay đổi III. Các khoản phài thu ngắn hạn 3.237.455.633 2.140.068.030 Giảm DSV 1.097.387.603 IV. Hàng tồn kho 4.594.167.428 9.342.138.056 Tăng SDV 4.747.970.628 V. Tài sản ngắn hạn khác - 7.328.000.000 Tăng SDV 7.328.000.000 B. Tài sản dài hạn 1.841.291.425 1.670.626.733 Giảm SDV 170.664.692 I. Tài sản cố định 1.841.291.425 1.670.626.733 Giảm SDV 170.664.692 II. Bất động sản đầu tư - - Không thay đổi III. Các khoản đầu tư TCDH - - Không thay đổi IV. Tài sản dài hạn khác - - Không thay đổi Tổng tài sản 11.666.483.494 21.604.259.597 Tăng SDV A. Nợ phải trả 5.957.732.757 15.861.113.148 Tăng NV 9.903.380.573 I. Nợ ngắn hạn 5.957.732.575 15.861.113.148 Tăng NV 9.903.380.573 II. Nợ dài hạn - - Không thay đồi - B. Vốn chủ sở hữu 5.708.750.737 5.743.146.449 Tăng NV 34.395.712 I. Vốn chủ sở hữu 5.708.750.737 5.743.146.449 Tăng NV 34.395.712 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - Không thay đổi Tổng nguồn vốn 11.666.483.494 21.604.259.597 Tăng NV 9.937.776.103 Qua bảng số liệu ta thấy hầu hết nguồn vố được lấy ra từ các khoản vay ngắn hạn và vốn chủ sở hữu. Công ty chủ yếu sử dụng các nguồn này vào việc tăng các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định. 2.4. Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua BCKQSXKD Phân tích kết quả kinh doanh, trước hết tiến hành đánh giá chung báo cáo kết quả kinh doanh, sau đó đi sâu xem xét chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Báo cáo kết quả kinh doanh là một bản Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp. Khác với BCĐKT, số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, về sử dụng các tiềm năng vốn, lao động, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp và cho phếp dự tính khả năng hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp trong tương lai. Đây là một bảng Báo cáo tài chính được những nhà lập kế hoạch rất quan tâm, vì nó cung cấp số liệu về hoạt đông kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ. Nó còn được coi như là một bản hướng dẫn để dự báo xem doanh nghiệp sẽ hoạt đông ra sao trong tương lai. Khi phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta phải đề cập một cách toàn diện các vấn đề về không gian cũng như thời gian, đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn xã hội. Về thời gian, hiệu quả kinh doanh đạt được trong một thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả của thời kỳ kinh doanh tiếp theo và ổn định an toàn ngày càng phát triển. Về không gian, hiệu quả kinh doanh phải được thực hiện trong mọi bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các giải pháp để nâng cao hiệu kinh doanh, tăng khả năng sinh lời không thể không tính việc đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội như tôn trọng luật pháp, bảo vệ tài nguyên, môi trường… Việc đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa năm nay với năm trước. Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay giảm là do những nhân tố nào ảnh hưởng đến (Bởi đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp) dựa vào công thức: LN= DT- GV+(Dtc-Ctc)- CB-CQ Trong đó: LN: Lợi nhuận; DT: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; GV: Trị giá vốn của hàng bán; Dtc: Doanh thu tài chính; Ctc: Chi phí tài chính; CB: Chi phí bán hàng; CQ: Chi phí quản lý kinh doanh. Số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, tình hiện nghĩa vụ với nhà nước về các khoản nộp. Cùng với số liệu trên BCĐKT, số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận … CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Stiền(đ) Tỷ lệ(%) Stiền(đ) Tỷ lệ(%) Stiền(đ) Tỷ lệ(%) Stiền(đ) Tỷ lệ(%) Stiền(đ) Tỷ lệ(%) 1. DTBH và cung cấp dịch vụ 653.528.408 100 4.634.654.337 100 7.580.011.977 100 3.981.125.929 609,17 2.945.357.640 63,55 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 653.528.408 100 4.634.654.337 100 7.580.011.977 100 3.981.125.929 609,17 2.945.357.640 63,55 4.Giá vốn hàng bán 413.264.883 63,24 3.413.540.879 73,65 5.644.476.602 74,46 3.000.275.996 725,99 2.230.935.723 539,95 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 240.263.525 36,76 1.221.113.458 26,35 1.935.535.375 25,53 980.849.933 408,24 714.421.917 297,5 6.DT hoạt động tài chính 227.102 0,035 1.095.911 0,03 822.966 0,01 868.809 382,56 (272.945) (49,81) 7. Chi phí tài chính 339.542.266 7,33 870.857.636 11,48 339.542.266 531.315.370 156,64 -Trong đó: Chi phí lãi vay 339.542.266 7,33 870.857.636 11,48 339.542.266 531.315.370 165,67 8. CP quản lý kinh doanh 231.009.280 35,35 841.971.457 18,17 1.025.302.812 13,52 610.962.177 264,47 183.331.355 21,77 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.481.348 1,45 40.695.646 0,88 40.197.893 0,53 31.214.298 322,23 (497.735) (1,22) 10.Thu nhập khác 4.600.000 0,1 2.706.000 0,04 4.600.000 (1.894.000) (41,17) 11. Chi phí khác 16.442.676 0,35 16.442.676 (16.442.676) 12. Lợi nhuận khác (11.842.676) (0,26) 2.706.000 0,04 (11.842.676) 14.548.676 (122,85) 13.Tổng LN kế toán trước thuê 9.481.347 1,45 28.852.970 0,62 42.903.893 0,57 19.371.622 204,32 14.050.923 48,69 14.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.370.337 0,36 7.213.243 0,15 7.508.181 0,1 4.842.906 204,3 294.938 4,09 15.LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp 7.111.010 1,09 21.639.727 0,45 35.395.712 0,05 14.528.717 204,3 13.755.985 63,57 Bảngsố 10: Biến động các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 9.481.347 40.695.646 40.197.893 31.214.298 322,23 (497.735) (1,22) Lợi nhuận từ hoạt động khác (11.842.676) 2.706.000 Lợi nhuận trước thuế 9.481.347 28.852.970 42.903.893 19.371.623 204,32 14.050.923 48,7 Bảng số 11 : Kết quả hoạt động kinh doanh Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy, lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm tăng mạnh. Cụ thể : Năm 2009 Lợi nhuận trước thế của công ty là 9.481.347 đồng do đóng góp phần lớn của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi đó doanh thu từ hoạt động khác không có. Năm 2010 Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty là 28.852.970 đồng cao hơn 2 lần so với năm 2009 do đóng góp phần lớn của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong khi hoạt khác không tạo ra lợi nhuận mà còn làm giảm lợi nhuận trước thuế của công ty là do chi phí lãi vay giảm 11.842.676 đồng. Năm 2011 Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty tiếp tục tăng 14.050.923 đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 48,7%, chủ yếu vẫn do công ty mở rộng hoạt động sản xuất, tích cực trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất tăng cao, mặc dù một phần bù đắp vào khoản lỗ từ hột động khác nhưng vẫn làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng cao. Sau đây ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng lợi nhuận. 2.4.2 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Việt Nam Đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Stiền(đ) Tỷ lệ (%) Stiền(đ) Tỷ lệ (%) Stiền(đ) Tỷ lệ (%) Stiền(đ) Tỷ lệ (%) Stiền(đ) Tỷ lệ (%) 1. DTBH và cung cấp dịch vụ 653.528.408 100 4.634.654.337 100 7.580.011.977 100 3.981.125.929 609,17 2.945.357.640 63,55 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 653.528.408 100 4.634.654.337 100 7.580.011.977 100 3.981.125.929 609,17 2.945.357.640 63,55 4.Giá vốn hàng bán 413.264.883 63,24 3.413.540.879 73,65 5.644.476.602 74,46 3.000.275.996 725,99 2.230.935.723 539,95 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 240.263.525 36,76 1.221.113.458 26,35 1.935.535.375 25,53 980.849.933 408,24 714.421.917 297,5 6.DT hoạt động tài chính 227.102 0,035 1.095.911 0,03 822.966 0,01 868.809 382,56 (272.945) (49,81) 7. Chi phí tài chính 339.542.266 7,33 870.857.636 11,48 339.542.266 531.315.370 156,64 -Trong đó: Chi phí lãi vay 339.542.266 7,33 870.857.636 11,48 339.542.266 531.315.370 165,67 8. CP quản lý kinh doanh 231.009.280 35,35 841.971.457 18,17 1.025.302.812 13,52 610.962.177 264,47 183.331.355 21,77 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.481.348 1,45 40.695.646 0,88 40.197.893 0,53 31.214.298 322,23 (497.735) (1,22) Bảng số 12: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Từ bảng số liệu trên ta thây, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty rất khả quan. Từ năm 2009 đến năm 2010 doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhanh, trong tình trạng khủng hoảng kinh tế và lạm phát tăng cao mà doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt chứng tỏ doanh nghiệp đã có những chiến lược thích nghi với sự thay đổi này. Năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 40.695.646 đồng tăng so với năm 2009 là 31.214.298 đồng tương ứng với 322,23%. Nguyên nhân là do: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 là 653.528.408 đồng, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 4.634.654.337 đồng tăng 3.981.125.929đồng tương ứng tăng khoảng 609,17%. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 20111 đạt 7.580.011.977 đồngtăng 2.945.357.640 đồng so với năm 2010 tương ứng 63,55%. Điều này cho thấy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang dần có hiệu quả, tiến độ sản xuất được đẩy mạnh hơn so với năm trước. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm vừa qua tăng mạnh như vậy là do công ty đã dần đi vào hoạt động ổn đinh, có nhiều những hợp đồng xây dựng công trình có giá trị lớn được hoàn thành bàn giao, nhận thêm nhiều đơn đặt hàng thiết kế và tư vấn xây dựng của khách hàng. - Các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh. Điều này một phần chứng tỏ chất lượng các sản phẩm hoàn thành của công ty đạt tiêu chuẩn và không bị giảm sút. - Giá vốn hàng bán năm 2009 là 413.264.883 đồng, năm 2010 tăng lên 3.413.540.879 đồng tăng 3.000.275.966 đồng tương ứng tăng khoảng 725,99%. Giá vốn hàng bán năm 2011 là 5.644.476.602 đồng tăng 2.203.935.723 đồng tương ứng 539.95% so với năm 2010. Như vậy đi đôi với việc tăng doanh thu thì giá vốn cũng tăng mạnh. - Lợi nhuận gộp năm 2009 là 240.263.525 đồng, năm 2010 là 1.221.113.458 đồng mức tăng rất cao 980.849.933 đồng tương ứng 408,24%so với năm 2009. Đến năm 2011 lợi nhuận gộp đạt 1.935.535.375 đồng tăng 714.421.917 đồng tương ứng 297,5% so với năm 2010. - Chi phí tài chính năm 2010 là 339.542.266 đồng sang năm 2011 đạt 870.857.636 đồng tăng 531.315.370 đồng tương ứng tăng khoảng 156,64%. Doanh thu tài chính năm 2010 là 1.095.911 đồng, năm 2011 là 822.966 đồng giảm 272.945 đồng tương ứng giảm 49,81%. Như vậy khoản chi phí này lại lớn hơn khoản doanh thu tài chính. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 841.971.457 đồng tăng 610.962.177 đồng tương ứng tăng khoảng 264,47%. Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.025.302.812 đồng tăng 183.331.355 đồng tuong ứng tăng 21,77% so với năm 2010 bao gồm các chi phí quản lý như: Chi phí đào tạo nhân viên, lương, chi phí tiếp khách hội nghị, nâng cấp thiết bị văn phòng nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất... - Bên cạnh đó các khoản chi phí khác cũng phát sinh nhưng thấp hơn mức thu nhập khác cho nên không ảnh hương nhiều đến tổng chi phí của công ty. Nguyên nhân của việc tăng chi phí trong 3 năm hoạt động là do trong thời kỳ này công ty nhận thầu nhiều công trình hơn nên chi phí bỏ ra cho các công trình hơn nên chi phí bỏ ra cho các công trình cũng tăng theo. Bên cạnh đó công ty có thanh lý một vài máy cũ mà công ty đã mua trước đó để thay thế bằng những máy móc mới, hiện đại hơn nên xuất hiện thêm các khoản chi phí khác nhưng giá trị nhỏ. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí quản lý cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, như vậy công ty cũng cần kiểm tra lại các khoản chi phí này và đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Nhìn chung đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả nhưng công ty cũng nên có những biện pháp thích hợp hơn để tiết kiệm chi phí góp phần làm giảm giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận nhiều hơn. 2.4.3Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Tình hình hoạt động tài chính qua 3 năm được tổng hợp qua bảng sau: Bảng số 13: Tình hình hoạt động tài chính Đơn vị tính: Việt Nam Đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 Số tiền (đ) % Doanh thu từ hoạt động tài chính 1.095.911 822.966 (272.945) (24,91) Chi phí tài chinh 339.542.266 870.857.636 531.315.370 156,48 Trong đó: Chi phí lãi vay 339.542.266 870.857.636 531.315.370 156,48 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (338.446.355) (870.034.670) (531.588.315) 157,07 Từ bảng số liệu trên ta thấy hoạt động của công ty không mấy hiệu quả. Năm 2011, hoạt động tài chính lỗ 870.034.670 đồng giảm so với năm 2010 là 531.588.315 đồng, nguyên nhân chính là do chi chi phí tài chính tăng cao, năm 2011 chi phí tài chính là 870.857.636 đồng tăng 531.315.370 đồng so với năm 2010. Mặt khác doanh thu tài chính năm 2011 lại giảm 272.945 đồng làm cho lợi nhuận giảm 531.588.315 đồng tương ứng giảm 157,07% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chỉ có các nguồn tài chính từ việc cho khách hàng nợ tiền hưởng chiết khấu thương mại và lãi tiền gửi là không đáng kể, trong khi chi phí tài chính chủ yếu là số tiền lãi vay phải trả cho công ty với số tiền gốc tương đối cao, dẫn đến việc hoạt động tài chính không đem lại hiệu quả. 2.4.4 Tình hình chi phí Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tong năm tài chính, bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lí chi phí, bởi vì nếu chi phí không hợp lí, không đúng với thực chất của nó, để gây ra những khó khăn trong quản lý và để làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý tài chính phải kiểm soát được chi phí hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi nghành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng , ... đều có những đặc điểm kinh tế kĩ thuật riêng. Những đặc điểm đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và nội dung chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do điều kiện xây dựng mỗi công trình có những đặc điểm khác nhau, lại phân tán trên nhiều địa điểm khác nhau, bị ảnh hưởng bởi thời tiết, phần lớn các công trình xây lắp phải làm ngoài trời, phạm vi hoạt động rộng lớn, phân tán, máy móc thiết bị và công nhân thường xuyên di chuyển, điều này làm phát sinh thêm một số chi phí về điều động máy móc thiết bị, đưa công nhân tới địa điểm thi công, chi phí tháo lắp vận chuyển chạy thử máy móc, chi phí xây dựng và tháo dỡ những công trình trạm phục vụ cho xây dựng lán trại. Ngoài ra, nếu phát sinh thuê máy móc còn phải thanh toán với bên cho thuê một khoản tiền thuê máy thi công. Tình hình biến động chi phí của công ty qua 3 năm được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tính: Việt Nam Đồng Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2009/ 2010 So sánh 2011/ 2010 Chênh lệch % Chênh lệch % 1. Giá vốn hàng bán 413.264.883 3.634.654.337 5.644.476.602 3.000.275.996 725,99 2.230.935.723 63,55 2. CP bán hàng 3. CP quản lí doanh nghiệp 231.009.280 841.971.457 1.025.302.812 610.962.177 264,47 183.331.355 21,77 4. Chi phí tài chính 339.542.266 870.857.636 339.542.266 531.315.370 165,67 Tổng 644.274.166 4.816.168.060 7.540.637.050 3.950.780.439 990,46 2.945.582.448 250,99 Bảng số 14: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011 - Giá vốn hàng bán năm 2009 là 413.264.883 đồng, năm 2010 tăng lên 3.413.540.879 đồng tăng 3.000.275.966 đồng tương ứng tăng khoảng 725,99%. Giá vốn hàng bán năm 2011 là 5.644.476.602 đồng tăng 2.203.935.723 đồng tương ứng 539.95% so với năm 2010. Như vậy đi đôi với việc tăng doanh thu thì giá vốn cũng tăng mạnh. - Chi phí tài chính năm 2010 là 339.542.266 đồng sang năm 2011 đạt 870.857.636 đồng tăng 531.315.370 đồng tương ứng tăng khoảng 156,64%. Doanh thu tài chính năm 2010 là 1.095.911 đồng, năm 2011 là 822.966 đồng giảm 272.945 đồng tương ứng giảm 49,81%. Như vậy khoản chi phí này lại lớn hơn khoản doanh thu tài chính. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 841.971.457 đồng tăng 610.962.177 đồng tương ứng tăng khoảng 264,47%. Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.025.302.812 đồng tăng 183.331.355 đồng tuong ứng tăng 21,77% so với năm 2010 bao gồm các chi phí quản lý như: Chi phí đào tạo nhân viên, lương, chi phí tiếp khách hội nghị, nâng cấp thiết bị văn phòng nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất 2.4.5 Tình hình lợi nhuận và phân phối lợi nhuân trong doanh nghiệp 2.4.5.1Tình hình Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp là tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác. Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh ( 1) Lợi nhuận hoạt động khác ( 2 ) (1) Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bao gồm: - Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kì; - Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. (2) Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ. Để thấy rõ được tình hình lợi nhuận của công ty ta phân tích lợi nhuận của công ty qua 3 năm Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. LN hoạt đông kinh doanh 9.481.348 100 40.695.646 144,05 40.197.893 93,69 31.214.298 322,23 (497.735) (1,22) 2. LN hoạt động khác (11.842.676) (41,05) 2.706.000 6,31 (11.842.676) 14.548.676 (122,85) Tổng LN 9.481.348 100 28.852.970 100 42.903.893 100 19.371.622 322,23 14.050.941 (124,07) Bảng số 15: Tình hình Lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2009,2010, 2011 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty qua 3 năm tăng lên rõ rệt. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 là 9.481.347 đồng, năm 2010 là 28.852.970 đồng tăng 19.371.622 đồng so với năm 2009.Lợi nhuận kế toán năm 2011 là 42.903.893 đồng tăng 14.050.923 đồng so với năm 2010 .Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận kế toán trước thuế tăng nhanh như vậy là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 là 9.481.347 đồng đến năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 40.197.893 đồng tăng 31.214.298 đông tương ứng tăng 322,23% và lợi nhuận khác năm 2009 không phát sinh năm 2010 giảm 11.842.676 đồng. Sang năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ đạt 40.197.892 đồng giảm so với năm 2010 là 497.735 đồng tương ứng giảm 1,22% so với năm 2010. Bên cạnh đó lợi nhuận từ hoạt động khác lại tăng 2.706.000 đồng. Làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 14.050.941 đồng so với năm 2010. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động tương đối ổn định và tăng trưởng khá mạnh. 2.4.5.2 Phân phối và sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp Việc phân phối lợi nhuận phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây: Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm đối với nhà nước theo pháp luật quy định như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận để lại thích ứng nhu cầu SXKD của mình, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong dơn vị mình, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau: a. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); b. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế; c. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa; d. Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỉ lệ đã được Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập (quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành doanh nghiệp); đ. Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm ( a, b,c,d ) thì được phân phối theo tỉ lệ giữa vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp và vốn doanh nghiệp điều hành doanh nghiệp) 2.5 Phân tích tình hình thanh toán và công nợ của công ty Tình hình thanh toán và công nợ phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính của công ty. Để biết được hoạt động tài chính của công ty có tốt không ta phải xem xét khả năng thanh toán của công ty như thế nào. Chúng ta cũng không thể đánh giá phiến diện là nếu hoạt động tài chính tốt thì công ty ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít chiếm dụng vốn và cũng ít bị người khác chiếm dung vốn và ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản nợ phải thu, nợ trả kéo dài, làm mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và dẫn đến khủng hoẳng về tài chín trong công ty. Đó chỉ là một phần, có thể công ty đi chiếm dụng của các đơn vị khác để mở rộng quy mô, phát triển sản xuất mang lại lợi nhuận cho công ty thì chưa chắc đã là xấu. Vì vậy ta đi phân tích từng khoản mục để thấy rõ nhất tình hình và khả năng thanh toán của công ty. 2.5.1 Phân tích các khoản phải thu 2.5.1.1Phân tích các khoản phải thu Đơn vị tính: Việt Nam Đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(đ) Tỷ lệ (%) 1.Phải thu của khách hàng 115.005.400 5,37 0 115.005.400 2. Trả trước cho người bán 1.538.106.997 71,87 0 1.538.106.997 3. Các khoản phải thu khác 5.415.955.633 100 3.237.455.633 100 486.955.633 22,76 (2.178.500.000) (40,22) (2.750.500.000) (84,96) Tổng các khoản phải thu 5.415.955.633 100 3.237.455.633 100 2.140.068.030 100 (2.178.500.000) (40,22) (1.097.387.603) (33,89) Bảng số 16: Phân tích tình hình các khoản phải thu Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu của công ty qua 3 năm hoạt động giảm rất nhanh cụ thể: - Các khoản phải thu năm 2009 là 5.415.955.633 đồng, năm 2010 là 3.237.455.633 đồng giảm 2.178.500.000 đồng tương ứng giảm 40,22% so với năm 2009. Các khoản phải thu năm 2011 là 2.140.068.030 đồng giảm 1.097.387.603 đồng tương ứng giảm 33,89% so với năm 2010. Đây là một tỷ lệ giảm khá mạnh của các khoản phải thu. Như vậy tốc độ giảm của các khoản phải thu khá cao hơn nhiều so với khoản trả trước cho người bán và tỷ trọng của các khoản phải thu khách hàng luôn giữ tỷ trọng cao trong tổng các khoản phải thu cho thấy công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Khoản phải thu tăng là hợp lý vì công ty đã có bước phát triển hơn trong việc kinh doanh, có thêm nhiều khách hàng hơn để nhanh chóng thu hồi vốn nhằm quay vòng vốn nhanh và mở rông quy mô đồng thời đảm bảo nguồn vốn để phục vụ hoạt động của công ty. 2.5.1.2 Phân tích các khoản phải trả Đơn vị tính: Việt Nam Đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) Số tiền(Đ) Tỷ lệ (%) 1.Phải trả người bán 499.065.924 19,01 1.588.868.991 26,67 2.650.257.875 16,71 1.089.803.067 218,37 1.061.388.884 2. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 10.931.820 0,42 14.950.537 0,25 40.578.427 0,26 4.018.717 36,76 25.627.890 3. Vay ngắn hạn 1.000.000.000 38,09 3.360.000.000 56,4 5.819.000.000 36,68 2.360.000.000 236 2.459.000.000 4.Người mua trả tiền trước 1.115.506.924 42,48 993.913.229 16,68 7.351.276.846 46,35 (121.593.695) (10,9) 6.357.363.617 5.Phải trả người lao động 6.Chi phí phải trả Tổng nợ phải trả 2.625.504.686 100 5.957.732.757 100 15.861.113.148 100 3.332.288.071 126,92 9.903.380.391 166,23 Bảng số 17 : Tình hình các khoản phải trả qua 3 năm 2009, 2010, 2011 Qua bảng phân tích ta nhận thấy các khoản phải trả tăng mạnh - Các khoản phải trả năm 2009 là 2.625.504.686 đồng, năm 2010 là 5.957.732.757 đồng tương ứng tăng 126.92% so với năm 2009. Trong năm này khoản phải trả đột nhiên tăng mạnh và tốc độ tăng còn nhanh hơn của khoản phải thu là do sự tăng nhanh của khoản phải trả người bán và phải trả người lao động. + Phải trả người bán năm 2009 là 499.065.924 đồng, năm 2010 là 1.588.868.991 đồng tăng 1.089.803.067 đồng tương ứng tăng 218,37% so với năm 2009. Sở dĩ có sự tăng nhanh bất thường trên là do trong thời kì này công ty đã phải mua sắm nhiều nguyên vật liệu, vật tư thiết bị cũng như thuê thêm nhiều lao động hơn để phục vụ cho công trình đang xây dựng và chuẩn bị cho việc tiến hành số lượng lớn các hợp đồng xây dựng đã ký xong công ty vẫn chưa thanh toán được hết cho bên bán và người lao động. - Sang năm 2011 khoản phải trả lên tới 15.861.113.148 đồng tăng 9.903.380.391 đồng tương ứng tăng 166,23% so với năm 2010. Nhìn chung ta thấy khoản phải trả người bán luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số nợ phải trả cho thấy công ty đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Khoản vốn đi chiếm dụng này không phải mất chi phí sử dụng nên nếu tận dụng tốt thì nó sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty. Tuy nhiên công ty cần cân đối nguồn trả nợ, đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản phải trả người bán khi đến hạn, để tránh mất uy tín với các nhà cung cấp. Bên cạnh đó cũng phải chú ý thanh toán các khoản nợ nhà nước và người lao động tránh làm mất uy tín của công ty và làm tăng lòng tin của người lao động và các đơn vị ngoài công ty. 2.5.2 Nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán Để đánh giá tình hình tài chính của công ty trước mắt và triển vọng khả năng thanh toán trong thời gian tới cần phải đi phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được biểu hiện ở số tài sản của doanh nghiệp hiện có, có thể trang trải các khoản công nợ. Đơn vị tính: Đồng Việt Nam CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 NHU CẦU THANH TOÁN I. Các khoản cần thanh toán ngay 2.625.504.686 5.957.732.757 15.861.113.148 1. Vay ngắn hạn 1.000.000.000 3.360.000.000 5.819.000.000 2.Phải trả người bán 499.065.924 1.588.868.991 2.650.257.875 3.Người mua trả trước tiền 1.115.506.942 993.913.229 7.351.276.846 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 10.931.820 14.950.537 40.578.428 5. Chi phí phải trả - - - II. Nhu cầu thanh tóan trong thời gian tới - - - 1. Phải trả người lao động - - - Tổng nhu cầu thanh toán 2.625.504.686 5.957.732.757 15.861.113.148 Khả năng thanh toán I. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay 1.241.787.225 1.993.569.008 1.123.426.778 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 1.241.787.225 1.993.569.008 1.123.426.778 II. Các khoản có thể dùng để thanh toán gian tới 7.025.159.559 7.831.623.061 18.810.206.086 1. Các khoản phải thu 5.415.955.633 3.237.455.633 2.140.068.030 2. Hàng tồn kho 1.609.203.926 4.594.167.428 9.342.138.056 3. Tài sản ngắn hạn khác - - 7.328.000.000 Tổng khả năng thanh toán 8.266.946.784 9.825.192.069 19.933.632.864 Bảng 18: Nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản cần thanh toán ngay ở năm 2009 là 2.625.504.686 đồng, năm 2010 là 5.957.732.757 đồng tăng 3.332.228.071 đồng so với năm 2009. Trong đó các khoản có thể dùng để thanh toán ngay năm 2009 là 1.241.787.225 đồng còn năm 2010 là 1.993.569.008 đồng tăng 751.781.782 đồng so với năm 2009. Như vậy có thể thấy công ty công ty hoàn thành có khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Bước sang năm 2011các khoản cần thanh toán ngay vẫn tăng lên 15.861.113.148 đồng tăng 9.903.380.081 đồng so với năm 2010. Trong đó các khoản có thể dùng để thanh toán lại giảm xuống còn 1.123.426.778 đồng tương ứng giảm 870.142.230 đồng so với năm 2010. Vậy nên công ty sẽ không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Đây là dấu hiệu không tốt công ty cần quan tâm và có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh tình trạng không đáp ứng kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động cần thanh toán. 2.6 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính 2.6.1. Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỉ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lí. Những kết này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỉ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quan về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. a. Cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay hoặc có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn ta sử dụng chỉ tiêu hệ số nợ. Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ = = 1 – Hệ số nợ Hệ số nợ cho biết một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. 8.312.615.696 Hệ số Nợ = = 32 (%) 2.625.504.686 năm 2009 5.957.732.757 11.666.483.494 Hệ số nợ năm 2010 = = 51 (%) 15.861.113.148 21.604.259.597 Hệ số nợ năm 2011= = 73 (%) Hệ số vốn chủ sở hữu = 1- Hệ số nợ Hệ số vốn chử sở hữu năm 2009= 100 – 32 = 68(%) Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2010 = 100 - 51 = 49( %) Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2011 = 100 - 73 = 27( %) Qua thực tế ta thấy trong năm 2009 thì cứ một đồng vốn kinh doanh thì có 0,68 đồng tự trang trải được và có 0,32 đồng phải đi vay. Năm 2010 thì cứ 1 đồng vốn đi vay tạo ra 0,49 đồng là có thể tự trang trải được còn phải đi vay thêm 0,51 đồng. Năm 2011 cứ 1 đồng vốn kinh doanh công ty có thể tự trang trải được 0,73 đồng và phải đi vay 0,27 đồng.Ta nhận thấy hệ số vốn chủ sở hữu của công ty cao hơn so với hệ số nợ, điều này chứng tỏ công ty có tính độc lập cao với các chủ nợ, ít bị ràng buộc hay bị sức ép của các khoản nợ vay. Đó là một lợi thế cho công ty vì sẽ tạo được lòng tin cho các chủ nợ của công ty. Tuy nhiên hệ số nợ của công ty đang có xu hướng tăng cho thấy công ty bắt đầu có những chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận cho công ty vì khi đó công ty được sủ dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vừa phải. b. Cơ cấu tài sản Tài sản dài hạn 1- Tỷ suất đầu tư vào TSNH Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư = = vào tài sản dài hạn Tỉ suất đầu tư và tài sản càng lớn thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong trong tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doang nghiệp. Tuy nhiên, để kết luận tỉ suất này là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể. 45.668.912 8.312.615.696 Tỷ suất đầu tư vào = = 0,005 ( lần) tài sản dài hạn năm 2009 1.841.291.425 11.666.483.494 Tỷ suất đầu tư vào = = 0,16 ( lần) tài sản dài hạn năm 2010 1.670.626.733 21.604.259.597 Tỷ suất đầu tư vào = = 0,08( lần ) tài sản dài hạn năm 2011 Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2009 = 1- 0,005 = 0,995 ( lần) Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2010 = 1- 0,16= 0,84 ( lần) Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2011= 1- 0,08= 0,92 ( lần) Nhìn vào hệ số về tỷ suất đầu tư trên ta có thể thấy qua 3 năm hoạt động động tư không có sự thay đổi. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty luôn cao hơn so với tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn và chiếm đa số. Nguyên nhân là do đặc thù kinh doanh của công ty là lĩnh vực xây lắp cho nên công ty tập trung chủ yếu đầu tư vào các tài sản ngắn hạn. 2.6.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Để đánh giá chính xác hơn về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty ta đi phân tích các chỉ tiêu cụ thể: + Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả Tổng nợ phải thu x100% Tổng nợ phải trả Tỷ lệ các khoản phải thu = so với các khoản phải trả 206,28% 5.415.955.633 2.625.504.686 *100 Tỷ lệ các khoản phải thu so với = = các khoản phải trả năm 2009 54,34% 3.237.455.633 = * 100 5.957.732.757 Tỷ lệ các khoản phải thu so = các khoản phải trả năm 2010 2.140.068.030 *100 15.861.113.148 Tỷ lệ các khoản phải thu so với = = 13,49% các khoản phải trả năm 2011 Nhận xét: Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản giảm năm 2010 giảm 151,94% so với năm 2009 chứng tỏ vốn bị chiếm dụng của công ty đã giảm, công ty cố gắng giảm các khoản phải thu so với số phải trả. Đến năm 2011tỷ lệ này vẫn đạt 13,49% tương ứng giảm 40,48%. Đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty, chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác nhiều hơn số vốn mà công ty bị chiếm dụng. + Vòng quay các khoản phải thu Đó là quan hệ tỉ lệ giữa doanh thu với số dư bình quân của các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ. Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Vòng quay các = khoản phải thu Doanh thu ở đây được tính chính là tổng doanh thu của cả ba loại hoạt động ( hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác) Số dư bình quân các khoản phải thu được tính bằng phương pháp bình quân các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. Nó phản ánh trị giá hàng hóa lao vụ mà khách hàng còn nợ doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Đây là biểu hiện tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải thu thấp thì chưa chắc đã là biểu hiện xấu. Bởi vì, nó còn liên quan đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Phải thu đầu kỳ + Phải thu cuối kỳ 2 Các khoản phải thu = bình quân 2.707.977.816( đ) 5.415.955.633 2 Các khoản phải thu = = bình quân năm 2009 3.237.455.633+5.415.955.633 4.326.705.633(đ) = 2 Các khoản phải thu = bình quân năm 2010 Các khoản phải thu = 2 2.140.068.030+ 3.237.455.633 = 2.688.761.831(đ) bình quân năm 2011 0,24( vòng/ năm) 653.528.408 2.707.977.816 Vòng quay các khoản = = phải thu năm 2009 1,07( vòng/ năm) = 4.634.654.337 4.326.705.633 Vòng quay các khoản = phải thu năm 2010 2,82( vòng/năm) 7.580.011.977 2.688.761.831 = Vòng quay các khoản = phải thu năm 2011 Vòng quay các khoản phải thu năm 2009 là 0,24 vòng / năm, sang năm 2011 là 1,07 vòng/ năm, đến năm 2011 tiếp tục tăng 2,82 vòng/năm. Điều này cho thấy việc thu hồi nợ của công ty tăng nhanh. Đây là biểu hiện tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu. + Hệ số thanh toán tổng quát (Htq): Hệ số thah toán tổng quát và mối quan hệ tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lí sử dụng với tổng số nợ phải trả bao gồm (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn…) Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Htq = Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh tình hình đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp. Nếu Htq < 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vố chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. 8.312.615.696 3,17( lần) = 2 2.625.504.686 Hệ số thanh toán = tổng quát năm 2009 11.666.483.484 = 1,96( lần) 5.957.732.757 Hệ số thanh toán = tổng quát năm 2010 21.604.259.597 1,36( lần) = 15.861.113.148 Hệ số thanh toán = tổng quát năm 2011 Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh tình hình đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp. Ta thấy hệ số khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1, Năm 2009 khi vay 1 đồng thì có 3,17 đồng tài sản đảm bảo, năm 2010 khi vay 1 đồng thì có 1,96 đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này ở năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 là tài sản của công ty tăng thêm 3.353.867.788 đồng nhưng vẫn cao hơn mức tăng của tổng số nợ phải trả là 3.332.228.071 đồng. Năm 2011 khi vay 1 đồng thì có 1,36 đồng tài sản đảm bảo chứng tỏ các khoản huy động từ bên ngoài có tài sản đảm bảo. Hệ số này thấp hơn năm 2010. + Hệ số thanh toán hiện thời ( Hht) Hệ số thanh toán hiện thời ( Hht) thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Các koanr nợ ngắn hạn là koanr nợ phải trả trong một khoảng thời gian ngắn thường dưới 1 năm. Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Hht = 8.266.946.784 3,15( lần) = 2.625.504.686 Hệ số thanh toán = hiện thời năm 2009 9.825.192.069 1,65( lần ) = 5.957.732.757 Hệ số thanh toán = hiện thời năm 2010 19.933.632.864 1,26 ( lần ) = 15.861.113.148 Hệ số thanh toán = hiện thời năm 2011 Qua số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2009 thấp hơn năm 2010. Cụ thể ở năm 2009 thì 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 3,15 đồng tài sản lưu động thì đến năm sau 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được bảo bởi 1,65 đồng tài sản lưu động. Sang đến năm 2011 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lại tiếp tục giảm xuống còn 1,26 đồng nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,26 đồng tài sản lưu động. Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán của công ty ở mức độ cao hơn, chính xác hơn ta cần xác định hệ số thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh ( Hnh) Hệ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự cuardoanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Nợ ngắn hạn TSNH- HTK Hệ số khả năng thanh = toán nhanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời gian ngắn vì vậy các loại hàng hóa tồn kho có tính thanh khoản thấp bởi việc biến chúng thành tiền có thể mất rất nhiều thời gian. 8.266.946.784-1.609.203.926 2,54( lần ) = 2.625.504.686 Hệ số khả năng thanh = toán nhanh năm 2009 9.825.192.069 – 4.594.167.428 0,88 ( lần) = 5.957.732.757 Hệ số khả năng thanh = toán nhanh năm 2009 = 19.933.632.864- 9.342.138.056 0,67 ( lần ) 15.861.113.148 Hệ số khả năng thanh = toán nhanh năm 2011 Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Hệ số này ở năm 2009 là 2,54 lần nhưng đã giảm mạnh ở năm 2010 còn 0,88 lần và tiếp tục còn giảm ở năm 2011 chỉ còn 0,67 lần. Điều đó chứng tỏ tài sản lưu động của công ty gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển nhanh thành tiền để đáp ứng những nhu cầu thanh toán cần thiết trong thời gian ngắn. Công ty cần có những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình này. + Hệ số thanh toán tức thời ( Htt) : Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng = thanhtoán tức thời 1.241.787.225 0,47( lần) = 2.625.504.686 Hệ số khả năng thanh = toán tức thời năm 2009 1.993.569.008 0,34( lần ) = 5.957.732.757 Hệ số khả năng thanh = toán tức thời năm 2010 1.123.426.778 0,07( lần ) = 15.861.113.148 Hệ số khả năng thanh = toán tức thời năm 2011 Hệ số thanh toán tức thời năm 2009 là 0,47 lần, đến năm 2010 thì giảm còn 0,34 lần, năm 2011 còn 0,07 lần. Qua 3 năm hoạt động hệ số này giảm nhanh và hệ số này còn còn nhỏ hơn 1. Điều đó cho thấy công ty không thuận lợi trong việc thanh toán tức thời công nợ, lí do là do các khoản tiền có thể huy động nhỏ hơn nhiều so với các khoản thanh toán. Mặc dù lượng tiền năm 2010 có tăng so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 thì lại giảm không thể bù đắp sự tăng của các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần cân đối vấn đề này, bởi nếu dự trữ lượng tiền mặt quá ít thì sẽ không thể ứng phó được những trường hợp phát sinh lớn, bất ngờ, tuy nhiên cũng cần phải tính toán bởi nếu lượng tiền mặt tồn quỹ quá lớn sẽ ảnh hưởng không tôt đến việc phát huy các nguồn lực vì lượng tiền nhàn rỗi. + Hệ số Vòng quay tồn kho ( Htk) Giá vốn hàng bán trong kỳ Hàng tồn kho bình quân Htk = Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ 2 Hàng tồn kho = bình quân 1.609.203.926+ 0 804.601.963( đ) = 2 Hàng tồn kho = bình quân năm 2009 4.594.167.428+ 1.609.203.926 3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài- Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiện.doc
Tài liệu liên quan